Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Giá trị cốt lõi là gì? Yếu tố lợi ích của giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp

Nội dung được viết bởi Phạm Anh Cường

Giá trị cốt lõi trong doanh doanh nghiệp là một khái niệm quen thuộc mà có lẽ kai cũng biết. Bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào ngay từ khi thành lập cũng đã xây dựng giá trị cốt lõi cho riêng mình. Giá trị cốt lõi hỗ trợ tầm nhìn và hình thành văn hoá nên rất được các doanh nghiệp chú trọng. Bài viết sau đây Unica sẽ giải đáp cho bạn thông tin giá trị cốt lõi là gì? Lợi ích của giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp? Cùng khám phá để hiểu rõ hơn nhé.

Giá trị cốt lõi là gì?

Giá trị cốt lõi là niềm tin, triết lý và nguyên tắc thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Chúng tác động đến trải nghiệm của nhân viên mà bạn mang lại cũng như mối quan hệ mà bạn phát triển với khách hàng, đối tác và cổ đông của mình. 

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp giúp định hình tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và tác động đến chiến lược kinh doanh của bạn. Chúng giúp bạn tạo ra mục đích, cải thiện sự gắn kết trong nhóm và tạo cảm giác chuyên nghiệp, thân thiện trong môi trường làm việc. 

Không có gì ngạc nhiên khi giá trị công ty của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút nhân tài. Theo nghiên cứu, có tới 46% người tìm việc cho rằng văn hóa công ty là rất quan trọng khi lựa chọn ứng tuyển vào một công ty. 

Core Value là gì? Core Values được hiểu là giá trị cốt lõi

Core Value là gì? Core Values được hiểu là giá trị cốt lõi

Vai trò của giá trị cốt lõi trong quản lý doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó chính là đòn bẩy của sự thành công. Sau đây là một số vai trò quan trọng nhất của giá trị cốt lõi trong quản lý doanh nghiệp.

  • Giá trị cốt lõi giúp người quản lý định hình được văn hoá, hình ảnh, đạo đức của doanh nghiệp. Từ đó, tạo ra bước đệm cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Giá trị cốt lõi góp phần hỗ trợ, củng cố quyết định cho doanh nghiệp. Bất kỳ một quyết định nào để đưa ra được cũng đều khó khăn, nhất là quyết định trong kinh doanh, khi có giá trị cốt lõi thì quyết định sẽ được đưa ra đơn giản hơn.
  • Nhờ có giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp dễ dàng tăng nhận diện thương hiệu. Thông qua giá trị cốt lõi, khách hàng, đối tác sẽ biết doanh nghiệp bạn đang làm gì, cung cấp sản phẩm nào. Từ đó, nhìn nhận doanh nghiệp một cách rõ ràng và chi tiết hơn.
  • Giá trị cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh có chức năng như một công cụ tuyển dụng hiệu quả. Hiện nay, hầu hết các ứng viên đều cực kỳ quan tâm đến hình ảnh, văn hoá công ty, nếu công ty có giá trị cốt lõi rõ ràng chắc chắn sẽ thu hút và giữ chân được nhiều nhân viên.
  • Xây dựng giá trị cốt lõi doanh nghiệp sẽ giải quyết khủng hoảng nhanh chóng. Bởi một giá trị cốt lõi mạnh mẽ sẽ chứng tỏ được tiềm lực phát triển của thương hiệu giúp giải quyết khủng hoảng hiệu quả.

Vai trò của việc xây dựng giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp

Vai trò của việc xây dựng giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp

Các yếu tố của giá trị cốt lõi

Doanh nghiệp để xây dựng được giá trị cốt lõi chân chính, mang tính khả thi cao cần phải là thông tin tổng hợp từ yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Cụ thể như sau:

Yếu tố khách quan của giá trị cốt lõi

Yếu tố khách quan của giá trị cốt lõi bao gồm: ý kiến của nhân viên, mong muốn hay nhu cầu của khách hàng,... Sở dĩ giá trị cốt lõi bị chi phối bởi yếu tố khách quan là vì việc xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp không chỉ cho ban lãnh đạo mà còn cho toàn bộ nhân viên và hướng đến cái đích cuối cùng là cho khách hàng. Nếu như giá trị này được đưa ra nhờ quá trình khảo sát khách hàng và tổng hợp ý kiến của nhân viên thì chắc chắn sẽ mang tính khả thi cao hơn, xác định được rõ bước nền vững chắc đưa hoạt động kinh doanh của công ty nhanh chóng chạm đến thành công.

quan-tri-doanh-nghiep

Yếu tố chủ quan của giá trị cốt lõi

Mục đích của việc xây dựng giá trị cốt lõi là để xác định mục tiêu, đích đến mà doanh nghiệp hướng đến. Đây cũng chính là nguyên tắc, là động lực thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh của cả nhân viên và ban lãnh đạo. Chính vì vậy, cách xây dựng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp bởi yếu tố chủ quan. Yếu tố chủ quan ở đây chính là: ý kiến cá nhân của ban lãnh đạo doanh nghiệp muốn thể hiện trong giá trị cốt lõi hay mục tiêu, giá trị mà doanh nghiệp có thể mang cho khách hàng.

Tầm quan trọng của việc xây dựng giá trị doanh nghiệp

Tầm quan trọng của việc xây dựng giá trị doanh nghiệp

Lợi ích của việc xác định và phát triển giá trị cốt lõi

Sau khi đã hiểu rõ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì, sau đây Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của việc xác định và phát triển theo giá trị cốt lõi. Cụ thể”

Nhận diện thương hiệu

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những bản sắc văn hoá, sản phẩm/ dịch vụ, hướng phát triển riêng biệt, không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào. Việc xây dựng giá trị cốt lõi sẽ góp phần thể hiện những nét giá trị rất riêng giúp tạo điểm nhấn, gây ấn tượng, thu hút khách hàng nhớ đến nhiều hơn. Điều này giúp tăng nhận diện thương hiệu. Nhờ sự tăng nhận diện thương hiệu này mà doanh nghiệp sẽ xây dựng được lượng khách hàng trung thành trong suốt thời gian dài, luôn lựa chọn ủng hộ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.

Giúp tạo sự khác biệt và cạnh tranh

Doanh nghiệp xây dựng được giá trị cốt lõi tiềm năng chắc chắn sẽ tạo nên sự khác biệt, tăng tính cạnh tranh cho đối thủ. Khách hàng nếu như thấy giá trị của doanh nghiệp bạn có nhiều cái mới mẻ, riêng biệt thì đương nhiên sẽ vô cùng hứng thú muốn tiếp cận để trải nghiệm. Giá trị cốt lõi được đưa ra mang tính khả thi cao và có sự khác biệt sẽ như một công cụ marketing hiệu quả giúp thu hút khách hàng có cùng chung tư tưởng. Đồng thời cũng giúp công ty xây dựng được lòng tin trong mắt khách hàng, đối tác tiềm năng.

Xác định giá trị cói lõi trong doanh nghiệp

Xác định giá trị cói lõi trong doanh nghiệp

Tạo động lực và sự cam kết cho nhân viên và khách hàng

Việc có một bộ giá trị đứng đắn sẽ giúp nhân viên và khách hàng hiểu rõ doanh nghiệp bạn đang đại diện cho điều gì? Doanh nghiệp bạn có hướng đi rõ ràng trong tương lai hay không. Từ đó, mang lại cho họ sự tin tưởng và cảm giác an toàn nếu như gắn bó. Đồng thời cũng giúp thúc đẩy sự tương tác, tạo động lực làm việc cho nhân viên. Nhân viên khi đã có cho mình mục tiêu thì sẽ tìm cách để cống hiến chăm chỉ hơn để giúp cả hai cùng phát triển, có thể hợp tác bền vững và lâu dài hơn.

Hiểu được tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp, chia sẻ những giá trị mà doanh nghiệp đại diện sẽ hài lòng khách hàng, mở ra cơ hội kinh doanh tốt. Điều này đồng thời cũng giúp mang về doanh thu giúp doanh nghiệp càng ngày càng phát triển hơn.

Tạo ra nền tảng cho các quyết định chiến lược

Trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, không tránh khỏi được việc có lúc người quản lý khó đưa ra quyết định quan trọng trong chiến lược. Giá trị cốt lõi ra đời tạo nền tảng cho các quyết định chiến lược được đưa ra dễ dàng hơn. Từ đó, giải quyết tốt nhất những vấn đề đang gặp phải, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn vận hành một cách trơn tru, đi đúng quỹ đạo, chính xác theo mục đích ban đầu.

Giá trị cốt lõi giống như kim chỉ nam thu hút sự chú ý, nhắc nhở những gì cần làm và làm nên. Từ đó, nhà quản lý dễ dàng đưa ra quyết định cho các chiến lược được sáng suốt và đúng đắn hơn.

Thu hút nhân tài

Hầu hết các ứng viên tài giỏi, ưu tú đều rất thích ứng tuyển vào những công ty chuyên nghiệp, và tất nhiên một công ty chuyên nghiệp không thể thiếu giá trị cốt lõi. Xây dựng được giá trị tốt đẹp sẽ giúp doanh nghiệp thu hút, chiêu mộ được nhiều nhân tài. Đồng thời tìm ra được những ứng viên có ý định gắn bó lâu dài.

Giá trị cốt lõi doanh nghiệp giúp thu hút nhiều nhân sự tài năng, ưu tú

Giá trị cốt lõi doanh nghiệp giúp thu hút nhiều nhân sự tài năng, ưu tú

Ứng dụng giá trị cốt lõi trong quản lý doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cả về văn hoá và chiến lược doanh nghiệp. Vậy ứng dụng giá trị cốt lõi trong quản lý doanh nghiệp như thế nào. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn.

Đối với phát triển sản phẩm

Ứng dụng cốt lõi là những yếu tố bất khả xâm phạm bởi nó tác động đến cả công việc bên trong và bên ngoài. Việc xây dựng những giá trị doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững của sản phẩm và tạo ra được những nét riêng biệt của sản phẩm. Từ đó, kích thích sự thu hút của khách hàng, khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn.

Đối với quảng cáo và truyền thông

Giá trị cốt lõi doanh nghiệp giống như một thông điệp để quảng cáo và truyền thông, tăng nhận diện thương hiệu. Khi ứng dụng giá trị cốt lõi doanh nghiệp, đội ngũ marketing và truyền thông sẽ thống nhất được các dữ liệu, từ đó dễ dàng đưa ra được các chiến lược quảng cáo nhằm kích cầu doanh thu cho doanh nghiệp.

Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay:

Nghệ thuật quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phan Văn Trường
299.000đ
600.000đ

Quản trị tài chính doanh nghiệp
PHẠM THỊ TUYẾT
399.000đ
700.000đ

Quản trị tài chính doanh nghiệp: Làm gì khi DÒNG TIỀN ÂM
HÀ THÚY QUỲNH
699.000đ
1.500.000đ

Đối với tuyển dụng và quản lý nhân sự

Đối với tuyển dụng và quản lý nhân sự, chắc chắn việc ứng dụng giá trị cốt lõi là một điều vô cùng cần thiết. Nhờ giá trị cốt lõi mà việc tuyển dụng sẽ được dễ dàng hơn, nhân sự tuyển dụng được sẽ ổn định và làm việc lâu dài. Thêm nữa, nhân sự cũng dễ dàng tuyển được những ứng viên tài năng. Bên cạnh đó, nhờ giá trị cốt lõi mà nhà quản lý cũng xác định được rõ hệ tư tưởng cho nhân sự của mình, dễ dàng quản lý và đào tạo hơn.

gia-tri-cot-loi

Làm thế nào để phát huy được giá trị cốt lõi của nhân viên

Các ví dụ về giá trị cốt lõi

Để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn về giá trị cốt lõi, sau đây sẽ là một số ví dụ cụ thể của các tập đoàn lớn cho bạn tham khảo.

Ví dụ về giá trị cốt lõi của Nike

Nhắc đến một trong những thương hiệu giày nổi tiếng, không thể không nhắc tới. Sứ mệnh của Nike là mang lại nguồn cảm hứng và sự sáng tạo cho mọi vận động viên: Giá trị cốt lõi của Nike đó là:

  • We dare to design the future of sport : Chúng tôi dám thiết kế lại tương lai của thể thao.
  • A team that’s empowered, diverse and inclusive: Một đội ngũ được trao quyền, đa dạng và hoà nhập.
  • The world is our community: Thế giới chính là cộng đồng.
  • A fair sustainable future for every athlete: Một tương lai bền vững, công bằng cho mọi vận động viên.

Ví dụ về giá trị cốt lõi của Coca-Cola

Coca-Cola là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong ngành nước giải khát. Giá trị cốt lõi của Coca-Cola đó là:

  • Lãnh đạo: dũng cảm, can đảm để định hình tương lai tốt hơn.
  • Hợp tác: Mọi người đều phải chung tay vào với nhau để xây dựng, phát triển.
  • Chính trực: Xây dựng văn hoá chân thực.
  • Đam mê: Có niềm yêu thích, hăng say.
  • Phẩm chất: Luôn cố gắng để làm tốt nhất
  • Đa dạng: Luôn có nhiều sự đổi mới
  • Trách nhiệm: Trách nhiệm với những gì của mình.

Coca-cola có giá trị cốt lõi rõ ràng

Coca-cola có giá trị cốt lõi rõ ràng, cụ thể

Ví dụ về giá trị cốt lõi của Google

Google là ông trùm internet lớn mạnh xuất hiện trên mọi quốc gia. Giá trị cốt lõi của Google là:

  • Luôn tập trung vào khách hàng và mọi thứ khác sẽ theo sau.
  • Hãy làm một thứ thôi, và phải làm tốt, hoàn thành xuất sắc mục tiêu.
  • Hãy làm nhanh để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Luôn không ngừng đổi mới và cải tiến.
  • Tập trung hướng đến sự phát triển toàn cầu.

Kết luận

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về giá trị cốt lõi là gì? Yếu tố lợi ích của giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp. Cùng chúng tôi đi tham khảo thêm các khóa học quản trị doanh nghiệp các chuyên gia Unica sẽ giúp bạn phân tích, kiểm tra, đưa ra nhận định các phương án quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý nhất.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)