Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Marketing Tin Học Văn Phòng Kinh Doanh Tài Chính Kế Toán Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Excel Word IC3 Google Sheets PowerPoint Google AppSheet Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Tin Học Văn Phòng khác

Kinh doanh

Thị trường mục tiêu là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là gì? Yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn thị trường mục tiêu Bạn đọc thân mến, là người kinh doanh chắc chắn bạn sẽ luôn quan tâm làm sao sản phẩm/dịch vụ của mình là tốt nhất, chất lượng và giúp ích được cho nhiều khách hàng nhất. Thế nhưng cũng chính vì suy nghĩ như vậy mà rất nhiều chủ doanh nghiệp chủ quan và "bỏ qua" giai đoạn tìm kiếm nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Vi sao doanh nghiệp cần xác định rõ thị trường này? Cùng đón đọc trong bài viết này nhé! Khái niệm Thị trường mục tiêu là gì Thị trường là gì? Khái niệm Thị trường là gì? Hiểu một cách khái quát thì thị trường là bao gồm tất cả các đối tượng có thể là khách hàng của doanh nghiệp, gồm khách hàng hiện tại và khách hàng trọng tương lai có liên quan đến hoạt động tìm hiểu, có nhu cầu sở hữu sản phẩm/dịch vụ, hoạt động mua bán, sở hữu sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp và các yếu tố khác. Thị trường là một cộng đồng đông đảo người dùng với những nhu cầu, mục đích, sở thích hay vấn đề khác nhau, xét về một góc độ nào đó thì những người có chung đặc điểm nào đó sẽ trở thành một nhóm thị trường hoặc một phân khúc thị trường nhỏ. Tùy theo khả năng bao phủ "khoanh vùng" của doanh nghiệp mà các nhóm thị trường này cũng sẽ tách biệt ra, và doanh nghiệp sẽ tìm ra thị trường mà mình cần hướng tới. Thị trường mục tiêu là gì? Như vậy (target market) Thị trường mục tiêu là gì? Chính là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến. Những người nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu sẽ có những đặc điểm, nhu cầu, vấn đề hoặc mong muốn giống nhau tương ứng với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Và họ là những người có tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhất, là những người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu chúng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận từ đó. Vì sao doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu? Vì đây là cách tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm Vì sao doanh nghiệp cần xác định cho mình thị trường riêng? Việc nắm được những thông tin quan trọng về thị trường cần nhắm đến của doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp - những người sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng hiểu được mình cần cải thiện gì ở sản phẩm/dịch vụ đang có, làm sao mà chúng có thể phục vụ và đáp ứng tốt nhất mong muốn nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn là người quản lý một doanh nghiệp chắc chắn bạn sẽ cần phải quan tâm đến khách hàng mục tiêu của mình rằng họ quan tâm điều gì, họ  đang gặp vấn đề gì, họ muốn được giải quyết vấn đề như thế nào từ sản phẩm của mình... từ đó bạn sẽ biết cách nhận định các công dụng, tính năng cần bổ sung để phát triển sản phẩm/dịch vụ tốt. Giúp doanh nghiệp kiểm soát được sự kỳ vọng Là một người kinh doanh thì ai cũng tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ của mình là tuyệt vời nhất, mong muốn mình có được nhiều khách hàng mục tiêu, bán được nhiều đơn hàng và nhân lên con số doanh thu đem về từ chính sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo đó. Do vậy việc xác định thị trường mục tiêu không chỉ giúp các nhà quản lý biết cách tối ưu hơn sản phẩm của mình mà còn giúp họ tránh được những kỳ vọng quá lớn về sản phẩm/dịch vụ, đem về kết quả khả thi hơn, sát thực tế hơn. Ngoài ra việc này còn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp xây dựng được một nhóm khách hàng thật sự trung thành với sản phẩm/dịch vụ, đem về kết quả doanh thu tốt hơn nhiều so với nhóm khách hàng chỉ sử dụng một lần rồi thôi.  Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quảng cáo tới đúng thị trường Xác định thị trường mục tiêu sẽ tăng hiệu quả quảng cáo Thị trường bao gồm rất nhiều người, việc đi tìm và "gom" những người có chung một vấn đề, mong muốn nào đó liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản lý tiết kiệm được một khoản kha khá chi phí quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Ví dụ khi doanh nghiệp nắm được hành vi dùng Facebook của người dùng, doanh nghiệp sẽ có những quyết sách quảng cáo hiển thị trên nền tảng Facebook thiết bị di động làm sao nhiều người thấy được nhất, từ đó quảng cáo và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ tới đúng nhóm đối tượng mục tiêu.  Vai trò của việc xác định thị trường mục tiêu Rất nhiều nhà quản lý, chủ doanh nghiệp vì tự tin vào sản phẩm/dịch vụ của mình là tốt, uy tín doanh nghiệp cao được nhiều người tín nhiệm mà bỏ qua bước tìm thị trường thật sự cho riêng mình. Đây thật sự là một sai lầm rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng chiến lược kinh doanh và sự tồn vong của doanh nghiệp trong tương lai.  Khi xác định thị trường mục tiêu một cách chi tiết, doanh nghiệp không chỉ hiểu hơn những sản phẩm/dịch vụ của mình mà còn hiểu hơn đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến có mong muốn hay ý kiến phản hồi gì, từ đó giúp doanh nghiệp biết nên định hướng cải tiến sản phẩm như thế nào và ra chiến lược kinh doanh sao để hiệu quả nhất. Các cấp độ của thị trường nhắm đến Hiện nay trong các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm doanh nghiệp chúng được phân chia ra thành 4 loại cấp độ khác nhau. Từ biểu đồ so sánh đó bạn - nhà quản lý doanh nghiệp sẽ biết được mình nên nhắm đến nhóm đối tượng nào để đem về hiệu quả tốt nhất.  Các cấp độ của thị trường đang nhắm đến Yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn thị trường mục tiêu Yếu tố khách quan 1. Chính sách và định hướng thị trường của chính phủ Việc xác định thị trường mục tiêu kinh doanh cần xuất phát từ cơ hội có thể có của thị trường hiện tại. Ngoài ra chính sách định hướng của Chính phủ Việt Nam có thể mở rộng hoặc thu hẹp các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó, sự ổn định của đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ cũng là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định, tìm kiếm và lựa chọn thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. 2. Môi trường cạnh tranh Với thị trường kinh doanh hiện nay cạnh tranh là yếu tố tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nếu doanh nghiệp của bạn xác đinh được mục tiêu thị trường của mình, thì doanh nghiệp cần tính đến mức độ khả thi khi than gia vào thị trường đó. Các yếu tố cần em xét như: số lượng đối thủ, ưu - nhược điểm của đối thủ, kế hoạch cạnh tranh với đối thủ... 3. Đặc điểm tiêu thụ, thị hiếu Mức độ tiêu thu, thị hiếu của khách hàng quyết định lớn đến thương hiệu. Vì vậy doanh nghiệp cần xác định và nghiên cứu kỹ lưỡng về các đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu. Từ đó đưa ra được kế hoạch quảng cáo và các loại dịch vụ.  4. Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ Mức thu nhập và phân bổ thu nhập của khách hàng cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thị trường mục tiêu. Bởi thu nhập của khách hàng quyết định đến nhu cầu và khả năng mua hàng của họ. Trong trường hợp, điều kiện nguồn thu nhập còn hạn chế thì mức chi tiêu sẽ phân bổ cho các như cầu theo những tỷ lệ khác nhau và mức độ ưu tiên khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại và chất lượng sản phẩm. Chính vì thế, doanh nghiệp cần đưa ra thị trường mục tiêu các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn yêu cầu khách hàng trên thị trường mục tiêu. Yếu tố chủ quan Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Trong nhóm nhân tố chủ quan, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu. Thông thường, doanh nghiệp thường sẽ theo đuổi các mục tiêu chẳng hạn như: Mục tiêu cạnh tranh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu giảm thiểu rủi ro, mục tiêu khai thác tiềm năng… Tùy theo tiềm năng của mình, doanh nghiệp sẽ lựa chọn ra  phân đoạn thị trường phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh tốt nhất. Tiềm năng lực lượng lao động Con người đóng vai trò cũng là yếu tố quan trọng đối với sư phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có sức mạnh về con người sẽ có khả năng xác định chính xác thị trường mục tiêu và sắp xếp đủ và đúng số lượng lao động cho từng vị trí công tác. Chính vì vậy, đánh giá và phát triển tiềm năng lực lượng lao động có thể coi là nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong doanh nghiệp. Tiềm lực tài chính Tiềm lực tài chính đề cập đến sức mạnh thông qua số vốn mà một doanh nghiệp có khả năng huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một nguồn tài chính được quản lý hiệu quả sẽ mang lại cho doanh nghiệp sức cạnh tranh, khả năng theo đuổi được thị trường mục tiêu đã chọn.  Trình độ tổ chức quản lý Mỗi doanh nghiệp trên thị trường là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng tới mục tiêu chung. Và để đạt được mục tiêu đặt ra và hoạt động tốt trên thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng.  Trong doanh nghiệp, trình độ tổ chức quản lý thể hiện sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát tập trung vào những mối quan hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp.  Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về thị trường mục tiêu là gì và những thông tin cơ bản nhất về thị trường này. Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn đọc thành công!
06/10/2020
2556 Lượt xem
Thị trường ngách là gì? Tại sao doanh nghiệp cần khai thác Niche Market 
Thị trường ngách là gì? Tại sao doanh nghiệp cần khai thác Niche Market  Bên cạnh những thành công khác trong lĩnh vực kinh doanh, lịch sử thế giới cũng đã ghi nhận được rất nhiều sự khởi nghiệp thành công của các doanh nghiệp, các công ty lớn bắt đầu từ thị trường ngách. Thế nhưng để bắt đầu khởi nghiệp từ đây thì không phải ai cũng làm được nếu không hiểu được thị trường này là gì cũng như những lý do vì sao nên khai thác thị trường nhỏ hấp dẫn niche market. Cùng Unica tìm hiểu khái niệm thị trường ngách là gì và những vấn đề liên quan ngay đến thị trường này trong bài viết nhé! Thị trường ngách là gì? Khái niệm Niche market là gì Thị trường ngách (hay niche market) được hiểu đơn giản là một phân khúc nhỏ nào đó của thị trường với những nhu cầu, mong muốn và mục tiêu khác biệt so với các thị trường khác. Bạn có thể hiểu đơn giản đó là nhóm khách hàng nhỏ ở giữa hai  nhóm khách hàng lớn nhưng không bị quá ảnh hưởng từ cả hai mà có những điểm riêng biệt, họ có những nhu cầu hoặc vấn đề nào đó mà không giống như những người khác bên cạnh mình.  Như vậy nếu doanh nghiệp nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường này tức là doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào nhóm khách hàng "nhỏ bé" ấy chứ sẽ không tham gia vào việc đi tìm và giành thị phần nào trong thị trường lớn. Do đó chiến lược và hướng kinh doanh của doanh nghiệp lựa chọn ngách đó cũng khác biệt rất nhiều.  Nói đến thành công của những doanh nghiệp, tập đoàn khởi nghiệp từ thị trường nhỏ bé đầy tiềm năng này, có thể nói đến những ví dụ điển hình như cửa hàng tay trái Lefty’s Store, chuyên tập trung vào những sản phẩm được thiết kế dành riêng cho những người chỉ thuận tay trái - số người chỉ chiếm 10% toàn dân số thế giới, hay hãng xe hơi hạng sang Roll-Royce dành cho doanh nhân. Hay tại Việt Nam có thể nói đến tập đoàn Tân Hiệp Phát tập trung vào nhóm thị trường rất nhỏ trà xanh, Tribeco - sản phẩm sữa đậu nành đầu tiên trên thị trường Việt Nam. Thị trường niche market béo bở và tiềm năng là vậy, nhưng nếu doanh nghiệp không nhạy bén và khôn ngoan thì thị trường này sẵn sàng trở thành con dai hai lưỡi nhanh chóng hạ gục doanh nghiệp chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. Rõ ràng đây cũng không hẳn là thị trường "dễ nuốt" như các thị trường lớn khác. Vì sao doanh nghiệp cần lựa chọn thị trường ngách cho mình Ngách thị trường tuy nhỏ nhưng đầy tiềm năng cho doanh nghiệp Các doanh nghiệp start-up vừa và nhỏ tỏ ra dễ dàng tiếp xúc với thị trường niche market hơn là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn khác. Việc lựa chọn được ngách thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn để phát triển và đẩy mạnh cơ hội kinh doanh của mình do không có nhiều đối thủ cạnh tranh cũng như áp lực từ các thị trường lớn.  Bởi bản chất của thị trường ngách là gì? Đó là khai thác đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có nhu cầu và mong muốn riêng biệt khác với cộng đồng lớn, giống như việc bạn khai thác "kẽ hở" của thị trường lớn vậy. Tuy thị trường này nhỏ nhưng tiềm năng lại rất lớn, một khi xác định được niche market cho riêng mình doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở rộng ra phạm vi lớn hơn, từ đó có được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ thị trường nhỏ bé. Lợi ích của thị trường ngách Doanh nghiệp khai thác thị trường ngách sẽ có những lợi ích như:  - Mối quan hệ giữa khách hàng không ngừng gia tăng. - Khả năng hiển thị và tiếp cận nâng cao. - Giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ. - Chuyên môn hóa thị trường. - Sử dụng ít nguồn lực và tài nguyên hơn so với thị trường chính thống. - Tăng nhận thức thương hiệu. Ưu - nhược điểm của Niche Market  Ưu điểm Nếu các doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu là tệp khách hàng lớn có chung một chân dung thì phải lường trước được sức cạnh tranh khủng khiếp từ đối thủ của doanh nghiệp, họ có thể đã xuất hiện trước, có những thành công vang dội trước, và có riêng cộng đồng khách hàng của mình. Thế nhưng nếu bạn biết cách khai thác và lựa chọn thị trường này làm mục tiêu, bạn sẽ không phải chịu quá nhiều cạnh tranh từ đối thủ của mình. Đây là một ưu điểm rất lớn dành cho các startup hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông thường các khách hàng trong nhóm thị trường này mà doanh nghiệp đang hướng đến sẽ có những nhiều đặc điểm tương đồng, các nhu cầu khá cụ thể và rõ ràng, do vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể khai thác triệt để điều này để đánh trúng tâm lý khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Lợi ích của thị trường ngách là giúp có lợi nhuận ròng trên mỗi sản phẩm cao hơn thị trường đại chúng, nhưng do dung lượng thị trường nhỏ khiến tổng lợi nhuận nhỏ hơn. Nhược điểm  - Những doanh nghiệp lớn lựa chọn thị trường ngách để phát triển sẽ khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. - Với quy mô thị trường ngách nhỏ nên sẽ không đủ duy trì hoạt động cho công ty. - Đặc tính của thị trường ngách là khách hàng mục tiêu không ổn định, khách hàng dễ bị thay đổi bởi các tác động bởi xu hướng. Do vậy thị trường ngách tiềm ẩn những bất ổn và thiếu sự ổn định Cách xác định thị trường ngách cho doanh nghiệp Tìm ra thị trường niche market cho doanh nghiệp Có một câu "thần chú" có thể giúp bạn và doanh nghiệp tìm ra được thị trường "nhỏ mà có võ" này của riêng mình. Đó là: “Sản phẩm/ dịch vụ của tôi giúp được (nhóm người) khi họ gặp (vấn đề khó khăn/ thử thách/mong muốn)” Cùng với các mô hình, các công thức để khai thác thông tin cụ thể từ phía khách hàng là trường ngách tiềm năng của bạn như công thức AIDA, công thức 5W1H thì bạn đã có trong tay những thông tin cơ bản và rõ ràng nhất về nhân khẩu học, về hành vi thói quen hay nhu cầu mong muốn của khách hàng, từ đó doanh nghiệp có đủ cơ sở dữ liệu thông tin để bắt tay vào việc khai thác, triển khai các chiến dịch marketing, các chiến lược kinh doanh lớn và lâu dài từ thị trường này.  Sau khi đã xác định được thị trường thì bạn sẽ tiến hành các bước để kinh doanh luôn tìm hiểu và áp dụng chiến lược STP giúp kinh doanh hiệu quả hơn. Bạn nên hiểu thứ gì càng khó vươn tới, càng có nhiều việc khó khăn chông gai thì thành công mà bạn có được từ những khó khăn đó càng đáng giá và tuyệt vời. Hi vọng những thông tin trên về thị trường ngách là gì sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết để từ đó bắt tay vào việc xây dựng kế hoạch kinh doanh thành công trong tương lai.  Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
06/10/2020
2331 Lượt xem
Data mining là gì? Lợi ích & các bước trong data mining
Data mining là gì? Lợi ích & các bước trong data mining Nếu bạn đã từng đọc những bài viết về big data thì sẽ không còn quá xa lạ đến khái niệm data mining. Tuy nhiên, để cho những bạn đọc mới hiểu và nắm được lợi ích, ứng dụng của data thì trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đi thẳng vào việc giới thiệu data mining là gì? Mời các bạn cùng khám phá nhé. Data mining là gì? Data mining nghĩa tiếng việt là khai phá dữ liệu, dữ liệu hoặc khám phá kiến ​​thức, là quá trình phân tích dữ liệu và chuyển đổi dữ liệu để cung cấp thông tin cho các quyết định kinh doanh. Phần mềm khai thác dữ liệu cho phép các tổ chức phân tích dữ liệu từ một số nguồn để phát hiện các mẫu. Với khối lượng dữ liệu sẵn có ngày nay, các tổ chức chuyển sang sử dụng các giải pháp quản lý dữ liệu lớn và giải pháp quản lý trải nghiệm khách hàng có khả năng khai thác dữ liệu nâng cao để chuyển dữ liệu thô thành thông tin chi tiết có thể hành động. Datamining là gì? Với khai thác dữ liệu, các tổ chức này xác định các mối quan hệ giữa giá cả, sản phẩm, các chỉ số kinh tế, nhân khẩu học của khách hàng và hơn thế nữa. Khai thác dữ liệu cho phép các tổ chức sau đó xác định tác động đến doanh số bán hàng, sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận của công ty. Khai thác dữ liệu là chìa khóa để đạt được lợi thế cạnh tranh . Như Neil Patel, Phó chủ tịch KISSmetrics chỉ ra, việc khai thác dữ liệu mang lại những thông tin chi tiết cần thiết để tăng lòng trung thành của khách hàng, mở ra khả năng sinh lời tiềm ẩn và giảm tỷ lệ khách hàng bỏ trốn. >> Xem thêm: Digital Transformation là gì? Tầm quan trọng & quy trình chuyển đổi số Lợi ích của việc sử dụng data mining  Quá trình khai thác dữ liệu bao gồm báo cáo và phân tích. Chỉ khi các tổ chức khai thác dữ liệu của họ đúng cách, họ mới có khả năng hiển thị rõ ràng hơn về hành vi của khách hàng thông qua hồ sơ khách hàng toàn diện hơn ở cấp độ cá nhân.  Các giải pháp khai thác dữ liệu hàng đầu cho phép các tổ chức học hỏi từ mọi tương tác của khách hàng, có được hành vi và thông tin ngữ cảnh nhanh hơn, tạo ra thông tin chi tiết có thể hành động hiệu quả hơn và thực thi thông tin chi tiết để tìm, tối ưu hóa và thu hút các mục tiêu. Bước quan trọng nhất mà một tổ chức có thể thực hiện về khai thác dữ liệu là tận dụng các cơ hội mà tổ chức mang lại. Thu thập dữ liệu và sử dụng tốt với khai thác dữ liệu và bạn sẽ sớm bắt đầu gặt hái được những lợi ích : Sử dụng data mining giúp giảm thiếu chi phí cho doanh nghiệp Giảm thiểu chi phí: Tìm hiểu những loại sản phẩm mà khách hàng đã mua và tận dụng thông tin chi tiết đó để cá nhân hóa trải nghiệm, tăng lòng trung thành của khách hàng và nâng cao giá trị lâu dài của khách hàng. Doanh nghiệp có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất, marketing, bán hàng...ngăn chặn những rủi ro để tránh lãng phí. Cải thiện thương hiệu và tiếp thị: Nhận phản hồi và sử dụng khai thác dữ liệu để xác định những gì hiệu quả và những gì không hiệu quả với thương hiệu và tiếp thị. Hợp lý hóa việc tiếp cận: Làm cho tất cả các hoạt động tiếp cận của bạn kịp thời và phù hợp hơn với khai thác dữ liệu. Khai thác các thị trường mới: Sử dụng các cơ sở dữ liệu để xác định khách hàng tiềm năng và tiến hành tiếp cận có liên quan. Học hỏi từ quá khứ: So sánh dữ liệu hiện tại với thông tin trong quá khứ để tìm ra các xu hướng cần lưu ý khi đưa ra quyết định kinh doanh. Bạn yêu thích công nghệ thông tin và muốn học các kỹ năng về lập trình, hãy đăng ký khoá học online lập trình trên Unica. Khoá học không chỉ tập trung vào việc hướng dẫn học viên thành thạo một loại ngôn ngữ cụ thể như: Java, Python, JavaScript, PHP. Mà còn cải thiện kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề trong quá trình code. [course_id:202,theme:course] [course_id:1703,theme:course] [course_id:621,theme:course] Các bước trong Data Mining Bước 1: Làm sạch dữ liệu Đây là bước đầu tiên, dữ liệu được làm sạch sao cho không bị lẫn những tạp âm hay bất thường trong dữ liệu. Bước 2: Tích hợp dữ liệu Trong quá trình tích hợp dữ liệu thì nhiều nguồn dữ liệu được kết hợp lại thành một thể.  Bước 3: Lựa chọn dữ liệu Trong bước này, dữ liệu được trích xuất từ cơ sở dữ liệu. Bước 4: Chuyển đổi dữ liệu Ở bước này dữ liệu sẽ được chuyển đổi để thực hiện phân tích tóm tắt cũng như các hoạt động tổng hợp.  Bước 5: Khai phá dữ liệu Trong bước này, chúng tôi trích xuất dữ liệu hữu ích từ nhóm dữ liệu hiện có. Bước 6: Đánh giá mẫu – Chúng tôi phân tích một số mẫu có trong dữ liệu. Bước 7: Trình bày thông tin – Trong bước cuối cùng, thông tin sẽ được thể hiện dưới dạng cây, bảng, biểu đồ và ma trận.  Ứng dụng của Data Mining  DataMining được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau như: Phân tích thị trường và chứng khoán Quản lý rủi ro và phân tích doanh nghiệp Khám phá thêm 10 ứng dụng khai phá dữ liệu Phát hiện gian lận Phân tích giá trị trọn đời của khách hàng Tại sao data mining lại trở nên quan trọng? Sau khi chia sẻ khái niệm và lợi ích của data mining là gì thì ngay sau đây chúng ta cùng đi hiểu tại sao khai phá dữ liệu lại quan trọng đến vậy. Số lượng người sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh ngày càng gia tăng và việc kết nối internet để tìm kiếm thông tin, xem phim, giải trí, mua sắm trên thế giới gia tăng với tốc độ chóng mặt. Không những thế, hiện nay việc kết nối giữa các thiết bị bằng internet với nhau cho phép sự truyền tải thông tin giữa người với người trở nên đơn giản. Việc doanh nghiệp, cá nhân tổ chức sử dụng data mining trong hoạt động kinh doanh, sản xuất với mục đích kiếm cơ hội để phát triển lợi nhuận, tránh rủi ro. Chính vì những lý do đó mà chúng ta có thể thấy khối lượng data ngày càng được khai thác nhiều và đa dạng. Công cụ data mining càng không thể thiếu, nó giúp cá nhân, doanh nghiệp hiểu được mình muốn gì để cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích… Khai thác dữ liệu thực sự rất quan trọng Một số công cụ khai phá dữ liệu Dưới đây là một số công cụ khai phá dữ liệu phổ biến cho bạn tham khảo: RapidMiner Đây chính là một công cụ phổ biến nhất để khai phá dữ liệu, RapidMiner được viết trên nền tảng Java nhưng không yêu cầu mã hóa để vận hành. Ngoài ra, nó cũng cung cấp các chức năng khai thác dữ liệu khác nhau như xử lý dữ liệu, lọc, phân cụm... Weka Chắc hẳn nhiều người còn chưa biết Weka là gì. Đây chính là phần mềm khai thác dữ liệu mã nguồn mở, việc đưa vào sử dụng Weka bạn có thể gọi trực tiếp các thuật toán máy học hoặc nhập chúng bằng mã Java, nó cung cấp một loạt các công vụ như trực quan hóa, tiền xử lý, phân loại, phân cụm... KNime Là một bộ khai thác dữ liệu lớn chủ yếu được sử funjg cho tiền xử dữ liệu đó là ETL: trích xuất, chuyển đổi và tải. Ngoài ra, nó còn tích hợp những thành phần khác nhau của khoa học máy tính và khai phá dữ loeeuj để cung cấp một nền tảng bao gồm cho tất cả các hoạt động phù hợp. Apache Mahout Đây là một phẩn mở rộng của bền tảng Big Data Hadoop, phần mềm này ra đời để giải quyết như cầu ngàu càng tăng về khai phá dữ liệu và hoạt động phân tích trong Hadoop.  Kết quả là, nó chứa các chức năng học máy khác nhau như phân loại, hồi quy, phân cụm, v.v. Oracle DataMining Oracle DataMining là một công cụ tuyệt vời để phân loại, phân tích và dự đoán dữ liệu. Nó cho phép người dùng thực hiện khai phá dữ liệu trên cơ sở dữ liệu SQL để trích xuất các khung hình và biểu đồ. Thách thức của việc khai phá dữ liệu Dữ liệu của mỗi công ty đều rất lớn và phức tạp nhưng nó chứa giá trị rất lớn. Thách thức của data mining chính là sự đảm bảo hiệu quả trong quá trình thu thập, xử lý và phân tích data. Đối với data mining thì thách thức về khối lượng dữ liệu, sự đa dạng dữ liệu, độ chính xác, tính chính xác dữ liệu và tốc độ xử lý dữ liệu. Do đó, việc lựa chọn công cụ khai thác dữ liệu là một nhiệm vụ rất khó khăn. Thêm nữa, chi phí trong việc mở rộng hệ công cụ data mining và vấn đề training còn rất kém và tốn nhiều. Mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như điện toán đám mây, các phần mềm máy tính chuyên dụng… Kết luận Đến đây là kết thúc tổng quan những gì chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn về data mining là gì hay khai thác dữ liệu là gì và những thách thức mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp đến bạn đọc những khóa học marketing online như khóa học Youtube, khóa học Content marketing... với sự hướng dẫn và giảng dạy từ các chuyên gia hàng đầu tại Unica.vn. Hy vọng bài viết này thật sự có ích cho mọi người. >> Xem thêm: MOU là gì? Khác nhau giữa bản ghi nhớ và hợp đồng
02/10/2020
4175 Lượt xem
Offer là gì? Những khái niệm Offer phổ biến hiện nay
Offer là gì? Những khái niệm Offer phổ biến hiện nay Khái niệm Offer là gì chắc chắn không phải ai cũng biết, nhưng rất có thể bạn đã gặp các "hình thức" Offer bên ngoài cuộc sống rồi. Vậy thật sự Offer nghĩa là gì? Offer có những khái niệm nào khác? Mời bạn đọc quan tâm đón đọc ngay trong bài viết  này nhé! Offer là gì Trong tiếng Anh, Offer trên thực tế có khá nhiều nghĩa khi được dịch ra tiếng Việt, tuy nhiên nghĩa chung nhất của Offer có nghĩa là đưa ra lời đề nghị, hoặc một yêu cầu nào đó với một người khác, giả dụ như đưa ra lời đề nghị hợp tác giữa người đưa ra lời đề nghị và người được đề nghị hợp tác. Như vậy  hiểu rộng ra lĩnh vực kinh doanh, Offer trong kinh doanh có thể hiểu đơn giản là người đứng ra đại diện cho một doanh nghiệp, công ty đến doanh nghiệp muốn làm đối tác, thực hiện công việc khảo sát, đưa thông tin, bày tỏ quan điểm, đánh giá sản phẩm/dịch vụ và lời đề nghị hợp tác kinh doanh tới bên doanh nghiệp đó. Bạn cũng có thể sử dụng mô hình Chuỗi giá trị của Michael Porter để phân tích cũng như đánh giá offer. Offer là gì? Offer trong kinh doanh nghĩa là gì? Trên thực tế Offer trong kinh doanh không chỉ làm vậy, Offer còn là người đi đàm phán hoặc phải đưa ra một mức giá cả nhất định cho một thương vụ hợp tác kinh doanh để đạt được mục đích cuối cùng là có được hợp đồng làm ăn và mua bán giữa doanh nghiệp và đối tác. Và để có được sự chấp thuận từ bên đối tác, Offer sẽ có thể thực hiện quảng cáo sản phẩm, tặng ưu đãi cho đối tác làm ăn, tăng % lợi nhuận hoặc giảm giá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Hình thức này sẽ giống một marketing hơn. Và thông thường, một người làm Offer sau khi trải qua quá trình đàm phán và được bên đối tác chấp nhận lời đề nghị sẽ yêu cầu phải có hợp đồng, có cam kết hai bên. Do đó những Offer đi đàm phán làm ăn thường có giá trị gấp nhiều lần so với thương vụ bình thường. Gợi ý một số cách dùng với Offer trong Tiếng Anh - Be Open to an offer: Lời chào mua hàng - Special Offer: Giá chào bán đặc biệt - To offer someone Something: Tặng ai đó một cái gì đó giá trị - This Job offers Prospects of Promotion: Kế hoạch hoặc dự án có khả năng triển vọng và có thể phát triển hơn nữa.  - Offer someone a chance/opportunity: cho ai đó cơ hội. - Offer themselves/itself: có mặt trong một thời điểm nào đó.  Những khái niệm khác khi làm Offer là gì Đặc điểm của nghề Offer đó là sự thoải mái không bị gò bó không gian cũng như dễ dàng kiếm tiền trực tuyến, do đó đã có rất nhiều khái niệm Offer ra đời. Dưới đây là một vài khái niệm cũng như hình thức Offer phổ biến hiện nay: 1. Offer Android Offer là gì? Offer Android là gì Offer Android có thể hiểu là Offer dùng hệ điều hành Android để tải ứng dụng và trải nghiệm, thông qua ứng dụng đó để thực hiện các cuộc khảo sát. Khi mà người dùng các thiết bị thông minh hệ điều hành Android chiếm tới hơn 67% tổng số người dùng thiết bị thông minh, Offer Android có thể nói là một trong những Offer phổ biến nhất, thông dụng và được lựa chọn nhiều nhất, không chỉ chi phí ban đầu ít cho Offer mà còn đảm bảo thông tin bảo mật, giúp Offer Android dễ dàng thu thập thông tin và ý kiến khách hàng hơn. Đặc biệt hệ điều hành Android còn dễ dàng làm việc trên những hệ điều hành khác hoặc các thiết bị thông minh giả lập. 2. Offer IOS Hệ điều hành IOS là hệ điều hành của các thiết bị thông minh như Iphone, Ipad, Macbook, do Apple và một số công ty khác cung cấp. Do chúng không phổ biến như Android, do đó những Offer IOS sẽ chỉ có thể làm việc trên hệ điều hành này với idevice thật của thiết bị cài IOS. Tuy nhiên giá trị của nó lại cao hơn nhiều so với Offer Android vì giá thành thiết bị đắt đỏ cũng như độ "hiếm" hơn so với Android, nên giá trị mà các Offer IOS có được sẽ cao hơn nhiều. Tuy độ phổ biến đã nhiều hơn ở thời điểm hiện nay, thế nhưng Offer IOS vẫn được đánh giá cao và có thể có được mức thu nhập hấp dẫn hơn. 3. Offer PC PC chính là máy tính cá nhân, bao gồm cả máy tính để bàn và máy tính xách tay. Offer PC sẽ làm việc bằng laptop hoặc máy tính để bàn để làm việc. Do sự phổ biến của máy tính, ngày càng có nhiều hơn các Offer PC. Công việc của Offer PC đa phần sẽ là thu thập thông tin, khảo sát ý kiến của khách hàng, thường thực hiện trả lời các câu hỏi, các thắc mắc của khách hàng. Ngoài ra Offer PC cũng sẽ làm công việc tạo ra các thông tin giả để đăng ký ứng dụng trên PC hoặc điện thoại di động, tạo lòng tin và uy tín cho sản phẩm của doanh nghiệp. 4. Offer Change và Fake Offer là gì? Offer Change và Fake Có phần gần tương tự như Offer PC, Offer Change and Fake sẽ thực hiện công việc thay đổi thông tin và làm giả thông tin, kiểu như tạo ra các thông tin, địa chỉ đăng ký ứng dụng trên. Thông thường Offer Change and Fake sẽ chỉ cần thực hiện thay đổi IP máy, thay đổi thông số máy, thay đổi tên, đổi imei.... để có được nhiều hơn những thông tin giả cần thiết. Và thông thường, Offer Change và Fake được sử dụng để thay đổi một cách rộng rãi và toàn diện chứ không chỉ đơn thuần là làm giả. 5. Offer Lead Theo khái niệm GMMO thì Lead có nghĩa là lượt chia sẻ thành công ở người dùng. Như vậy Offer Lead sẽ làm công việc thu thập thông tin, các kết quả sau khảo sát và được chia sẻ thành công. Mỗi một Lead được chia sẻ thì người Offer Lead sẽ được trả chi phí. Cái này sẽ thấy rõ nhất ở trong việc quảng cáo game. Offer Lead sẽ chia sẻ link game đó, Mỗi một lượt chia sẻ thành công nghĩa là bạn có thêm hoa hồng.  6. Offer Fake IP Fake tức là làm giả rồi, như vậy Offer Fake IP nghĩa là việc làm giả IP và che giấu IP thật thông qua một Server Proxy nào đó để che giấu thông tin như sock, SSH, HMA,... có sẵn trong máy tính cá nhân. Các IP giả thường là IP ảo hoặc IP của một quốc gia nào đó, tránh để bị lộ thông tin cá nhân. 7. Offer Point Offer là gì? Offer Point là gì? Đối với Offer Point bạn có thể hiểu là những Offer được tính điểm, thường sẽ phù hợp cho những người mới tiếp xúc với Offer. Có thể thấy rõ nhất trong việc quản trị website. Thông thường khi bạn có một website bạn sẽ cần một Admin để trực và làm việc cho bạn. Khi đó trên website của bạn sẽ có những chế độ Point (tức điểm) để tiện tính. Tổng hợp đến cuối tháng hoặc theo mốc thời gian nhất định Offer Point được bao nhiêu điểm sẽ quy ra số tiền tương ứng.  >> Xem thêm: M&A là gì? Lợi ích và các hình thức M&A hiện nay Mục đích của Offer trong kinh doanh là gì? Người dùng Offer chủ yếu dùng để làm giả địa chỉ ID và thực hiện yêu cầu từ nhà cung cấp như họ thực hiện các cuộc khảo sát, tải ứng dụng về điện thoại hoặc máy tính để trải nghiệm hoặc đăng ký trở thành thành viên của một website nào đó. Thay vì các nhà sản phẩm đưa các ứng dụng đến tay người tiêu dùng thì các công ty, nhà sản xuất sẽ thuê các offer để họ làm thử nghiệm đánh giá sản phẩm và đưa ra nhận xét. Những người làm offer sẽ trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và đưa ra những lời có cánh, hoa mỹ nhằm tăng mức độ uy tín và sự chú ý của khách hàng. Khi đã thực hiện xong công việc các offer sẽ được nhà cung cấp trẻ tiền theo thỏa thuận. Trong kinh doanh, người ta dùng offer với nhiều mục đích khác nhau. về bản chất, offer thể hiện quá trình mua, bán giữa các đối tác. Ngoài ra offer có thể hiểu là các chương trình khuyến mãi, giảm giá của một mặt hàng nào đó cũng có thể hiểu người sử dụng offer trong kinh doanh để quảng bá thương hiệu. Như vậy Unica đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin về khái niệm Offer là gì? Những khái niệm khác thường gọi trong quá trình làm Offer là gì. Hi vọng những thông tin trên có ích cho bạn. Ngoài ra, chúng tôi còn mang đến những kiến thức xung quanh lĩnh vực quản lý doanh nghiệp với các khoá học quản lý doanh nghiệp hot nhất hiện nay trên Unica sẽ được các chuyên gia bật mí những kiến thức thực tế không có trên sách vở, mời bạn đọc theo dõi. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
02/10/2020
2137 Lượt xem
Chiến lược kinh doanh của Grab giữ chân người dùng cũ, hút người dùng mới
Chiến lược kinh doanh của Grab giữ chân người dùng cũ, hút người dùng mới Grab là một ứng dụng đa dịch vụ, cung cấp các giải pháp vận chuyển, giao hàng, thanh toán, tài chính, du lịch, giải trí cho hàng triệu người dùng tại Đông Nam Á. Grab đã trở thành một trong những công ty khởi nghiệp thành công nhất tại khu vực này, với giá trị định giá lên đến 40 tỷ USD. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích tại sao Grab thành công ở Việt Nam, khách hàng mục tiêu của Grab, chiến lược kinh doanh của Grab và những thách thức mà Grab đang đối mặt. Ứng dụng Grab là gì? Grab là một ứng dụng di động, cho phép người dùng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ, thông qua một nền tảng trực tuyến. Người dùng có thể đặt xe, gọi taxi, giao hàng, thanh toán, mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, xem phim, chơi game và nhiều dịch vụ khác chỉ bằng một vài thao tác trên điện thoại.  Grab cũng cung cấp các giải pháp tài chính như ví điện tử, thẻ tín dụng, cho vay, bảo hiểm cho cả người dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Grab là một ứng dụng đa dịch vụ, với mục tiêu trở thành siêu ứng dụng, cung cấp mọi nhu cầu của người dùng tại Đông Nam Á. Grab hiện là ứng dụng gọi xe "trùm" của thị trường Tại sao Grab thành công ở Việt Nam? Grab đã thành công ở Việt Nam vì doanh nghiệp này đã nắm bắt được các yếu tố sau: - Nhu cầu vận chuyển cao: Việt Nam là một quốc gia đông dân, hơn 90 triệu người, với hơn 45 triệu xe máy. Nhu cầu vận chuyển, đặc biệt là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng rất cao nhưng cũng rất khó khăn do tình trạng ùn tắc, tai nạn, thiếu hụt hạ tầng, thiếu chất lượng dịch vụ. Grab đã cung cấp một giải pháp vận chuyển tiện lợi, an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm, cho người dùng, bằng cách kết nối họ với các tài xế, các loại xe, các hình thức thanh toán, phù hợp với nhu cầu và túi tiền của họ. - Nhu cầu giao hàng cao: Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6% mỗi năm. Nhu cầu giao hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử, ẩm thực, du lịch, rất cao nhưng cũng rất thiếu hiệu quả do tình trạng thiếu nhân lực, thiếu công nghệ, thiếu tiêu chuẩn, thiếu minh bạch. Grab đã cung cấp một giải pháp giao hàng đáp ứng được nhu cầu của người dùng, bằng cách kết nối họ với các nhà cung cấp dịch vụ, các sản phẩm, các ưu đãi, các đánh giá, các phản hồi, các cách giải quyết khiếu nại, trên một nền tảng trực tuyến. - Nhu cầu thanh toán cao: Việt Nam là một quốc gia có nền tài chính đang phát triển, với hơn 70% dân số chưa có tài khoản ngân hàng và hơn 90% giao dịch được thực hiện bằng tiền mặt. Nhu cầu thanh toán, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển, giao hàng, rất cao nhưng cũng rất bất tiện do tình trạng thiếu an toàn, thiếu tiện lợi, thiếu linh hoạt và thiếu tiết kiệm. Grab đã cung cấp một giải pháp thanh toán đơn giản, dễ dàng, an toàn, tiết kiệm cho người dùng bằng cách kết nối họ với ví điện tử GrabPay, thẻ tín dụng GrabPay Card, cho vay GrabFinance, bảo hiểm GrabInsure và nhiều dịch vụ tài chính khác, trên một nền tảng trực tuyến. Chiến lược kinh doanh của Grab rất đỉnh cao Khách hàng mục tiêu của Grab Trước khi tới với chiến lược kinh doanh của grab, bạn cần biết khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp này. Khách hàng mục tiêu của Grab là những người dùng tại Đông Nam Á, đặc biệt là tại Việt Nam. Đây là những người có nhu cầu vận chuyển, giao hàng, thanh toán, tài chính, du lịch, giải trí,.. trên một nền tảng trực tuyến. Khách hàng mục tiêu của Grab có các đặc điểm sau: - Độ tuổi: Từ 18 đến 65 tuổi, với trọng tâm là nhóm tuổi từ 25 đến 40 tuổi, là những người có thu nhập ổn định, có nhu cầu cao về các dịch vụ của Grab. - Giới tính: Cả nam và nữ, với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, do nam giới thường có nhu cầu vận chuyển, giao hàng, thanh toán và tài chính nhiều hơn nữ giới. - Địa lý: Chủ yếu là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Huế, Hội An, Hạ Long, Cần Thơ, Vũng Tàu, Phú Quốc và một số tỉnh thành khác. Những nơi này người dân có nhu cầu vận chuyển, giao hàng, thanh toán, tài chính cao. Đồng thời, những địa điểm này có sự phát triển của thương mại điện tử, ẩm thực, du lịch, giải trí, có sự cạnh tranh của các đối thủ khác. - Thu nhập: Từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng mỗi tháng, với trọng tâm là nhóm thu nhập từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Đây là những người có khả năng chi trả cho các dịch vụ của Grab, có nhu cầu tiết kiệm, đầu tư, vay vốn, bảo hiểm cho người dùng, nhà cung cấp dịch vụ và tài sản của họ. - Nhu cầu du lịch, giải trí cao: Việt Nam là một quốc gia có nhiều địa danh du lịch, văn hóa, lịch sử, thiên nhiên hấp dẫn, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Nhu cầu du lịch, giải trí, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết, nghỉ lễ rất cao nhưng cũng rất phức tạp do tình trạng thiếu chỗ ở, thiếu phương tiện, thiếu dịch vụ, thiếu an ninh, thiếu an toàn. Grab đã cung cấp một giải pháp du lịch, giải trí, tiện lợi, tiết kiệm, an toàn, cho người dùng, bằng cách kết nối họ với các nhà cung cấp dịch vụ, địa điểm, hoạt động, ưu đãi, đánh giá, phản hồi, cách giải quyết khiếu nại` trên một nền tảng trực tuyến. Khách hàng mục tiêu của Grab là những người dùng tại Đông Nam Á Bạn muốn kinh doanh ngành F&B đắt khách, hãy đăng ký ngay khoá học kinh doanh trên Unica. Khoá học với các bài giảng chia sẻ về cách lên menu, công thức pha chế và nấu ăn ngon. Kết hợp cùng tuyệt chiêu để làm hài lòng khách hàng sẽ giúp bạn gia tăng lợi nhuận bền vững trong lĩnh vực này. [course_id:1163,theme:course] [course_id:1198,theme:course] [course_id:1416,theme:course] Chiến lược kinh doanh của Grab Để giữ chân người dùng cũ và hút người dùng mới, Grab đã áp dụng các chiến lược kinh doanh sau: 1. Tập trung vào sản phẩm/dịch vụ Grab luôn tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển, cải tiến, đổi mới, sản phẩm của mình để đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Grab luôn lắng nghe, thu thập, phân tích, đánh giá, phản hồi ý kiến, góp ý, đề xuất của người dùng để cải thiện, khắc phục, nâng cao chất lượng, tính năng, trải nghiệm của sản phẩm. Grab luôn theo dõi, nắm bắt, dự đoán các xu hướng, thị hiếu, thói quen của người dùng để đưa ra, thử nghiệm, triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới, độc đáo, hấp dẫn. Tập trung vào sản phẩm/dịch vụ 2. Chiến lược truyền thông Marketing đỉnh cao Chiến lược kinh doanh của grab là tập trung vào truyền thông, marketing đỉnh cao để tăng cường, nâng cao, nhận diện, hình ảnh, thương hiệu, của mình, trên thị trường. Grab luôn kết hợp, tối ưu hóa các kênh, công cụ, phương tiện, truyền thông, marketing hiện đại như website, ứng dụng, mạng xã hội, email, tin nhắn, blog, video, podcast, livestream, sự kiện, hội thảo, triển lãm, hợp tác, tài trợ, quảng cáo, PR, SEO, SEM, SMM, CRM,... để tiếp cận, thu hút, tương tác, chuyển đổi, giữ chân người dùng.  Grab luôn tạo ra, truyền tải, lan tỏa, các thông điệp, nội dung, giá trị, cốt lõi, sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý, phong cách, văn hóa, của mình đến với người dùng bằng cách sử dụng logo, slogan, màu sắc, hình ảnh, âm thanh, cảm xúc, câu chuyện, nhân vật, trải nghiệm của mình. 3. Chiến lược giá của Grab Grab luôn có những chiến lược giá hợp lý, cạnh tranh và linh hoạt cho các sản phẩm, dịch vụ của mình để tạo ra sự hài lòng, sự tiết kiệm, sự giá trị cho người dùng. Grab luôn nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá, các yếu tố như chi phí, lợi nhuận, cạnh tranh, thị trường, người dùng để đưa ra, điều chỉnh, áp dụng các mức giá phù hợp với từng sản phẩm/dịch vụ ở từng thời điểm, từng địa điểm, từng đối tượng người dùng.  Grab gọi vốn đỉnh cao rồi đốt tiền Grab luôn cung cấp, thực hiện các chương trình, ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá, tặng quà, tích điểm, đổi quà cho người dùng để tăng cường gắn kết của người dùng với sản phẩm/dịch vụ của mình.  4. Kênh phân phối đa dạng, phủ sóng rộng khắp nơi Grab luôn có những kênh phân phối đa dạng, phủ sóng cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Mục đích là để đảm bảo sự tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng, an toàn cho người dùng khi sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của mình.  Grab luôn mở rộng, phát triển và cải thiện các kênh phân phối như ứng dụng di động, website, hotline, chatbot, email, tin nhắn, mạng xã hội,... để người dùng có thể tìm kiếm, đặt hàng, thanh toán, giao nhận, đánh giá, phản hồi, khiếu nại và giải quyết các sản phẩm, dịch vụ  một cách thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Kênh phân phối đa dạng, phủ sóng rộng khắp nơi Những thách thức mà Grab đang đối mặt Mặc dù chiến lược kinh doanh của grab đã đem tới những thành công cho doanh nghiệp này ở Việt Nam nhưng Grab vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Một số thách thức mà Grab đang đối mặt là: 1. Sự cạnh tranh khốc liệt Grab phải cạnh tranh với nhiều đối thủ, cả trong và ngoài ngành, cả trong và ngoài khu vực, cả trực tuyến và ngoại tuyến như Gojek, Be, FastGo, Vato, Mai Linh, Vinasun, Uber, Didi, Ola, Lyft,... Bởi vậy, Grab cần phải nâng cao chất lượng, tính năng, trải nghiệm, giá cả, ưu đãi của các sản phẩm, dịch vụ của mình để giữ chân người dùng cũ và hút người. 2. Sự thay đổi nhu cầu của người dùng Grab phải đáp ứng được sự thay đổi, nhu cầu, mong muốn, thị hiếu, thói quen của người dùng. Các yếu tố làm thay đổi nhu cầu người dùng có thể kể tới đó là công nghệ, kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, môi trường, luật pháp, đạo đức, tâm lý, sức khỏe,... Grab cần phải nghiên cứu, theo dõi để có thể nắm bắt, dự đoán xu hướng của người dùng. Từ đó, triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới, độc đáo, hấp dẫn cho người dùng trước sự thay đổi nhu cầu của họ. Grab phải đáp ứng được sự thay đổi, nhu cầu, mong muốn, thị hiếu, thói quen của người dùng 3. Thách thức pháp lý Các vấn đề pháp lý về việc hoạt động của các dịch vụ giao thông vận tải mới, cũng như dịch vụ giao hàng, là một thách thức. Các quy định và chính sách có thể thay đổi nên Grab cần phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định địa phương. Ngoài ra, Grab phải duy trì mối quan hệ tích cực với chính phủ Việt Nam để đảm bảo rằng họ đang hoạt động hợp pháp và tuân thủ theo các chính sách và quy định mới của chính phủ. Tổng kết Grab là một ứng dụng đa dịch vụ, cung cấp các giải pháp vận chuyển, giao hàng, thanh toán, tài chính, du lịch, giải trí, cho hàng triệu người dùng tại Đông Nam Á. Để giữ chân người dùng cũ và hút người dùng mới, Grab đã áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh của grab vẫn còn phải đối mặt với nhiều cạnh tranh khốc liệt, sự thay đổi nhu cầu của người dùng, sự can thiệp của nhà nước, mà cần phải vượt qua, để duy trì, phát triển, vị thế, thị phần, của mình. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn có được chiến lược kinh doanh hợp lý mang đến hiệu quả nhanh chóng thì cần phải có vốn kiến thức cũng như chiến thuật mới lạ, độc đáo thu hút người dùng, bạn đọc có thể tham khảo những khoá học kinh doanh trên Unica nhé.
30/09/2020
10182 Lượt xem
Chiết khấu là gì? Bật mí cách tính chiết khấu nhanh nhất
Chiết khấu là gì? Bật mí cách tính chiết khấu nhanh nhất Bạn có biết, chiết khấu là “bí quyết” được rất nhiều ông lớn trong kinh doanh sử dụng nhằm mục đích kích thích tâm lý cũng như nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Nhung có rất nhiều người tiêu dùng không hiểu thậm chí không nắm được bản chất thật sự của chiết khấu. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những điều cần biết về chiết khấu là gì và sử dụng chiết khấu như thế nào để tối ưu doanh thu khi bán hàng? Chiết khấu là gì? Hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu thì chiết khấu là việc mà người bán giảm giá niêm yết chính của sản phẩm hay dịch vụ nào đó với một mức tỷ lệ phần trăm nhất định. Phương pháp giảm giá bán thông qua việc chiết khấu được sử dụng rất nhiều trong các chiến dịch Marketing để thúc đẩy doanh thu bán hàng và kích thích người mua tiêu dùng. Doanh nghiệp, người bán sử dụng hình thức chiết khấu này dưới dạng rất nhiều hình thức khác nhau như chiết khấu cho khách hàng mua sản phẩm lần đầu tiên, chiết khấu khách hàng mua sỉ, chiết khấu khách hàng khi mua sản phẩm trên danh mục, chiết khấu trực tiếp trên sản phẩm dịch vụ trong dịp tết, lễ hay các chương trình khuyến mại. Chiết khấu bán hàng là gì? Chiết khấu là việc giám giá bán niêm yết Mục đích chiết khấu có thể phục thuộc vào rất nhiều hoàn cảnh mục đích của doanh nghiệp nhưng thông thường là dùng để cạnh tranh, lôi kéo khách hàng là chủ yếu, giới thiệu sản phẩm hoặc giữ lòng trung thành của người tiêu dùng với sản phẩm doanh nghiệp. Nó là một vòng xoay mua sắm mà các chủ doanh nghiệp tạo ra để mua sắm. Với cách làm khá thông minh này thì doanh nghiệp vừa bán được hàng lại ghi được dấu ấn trong tâm trí người dùng một cách dài lâu. Chiết khấu kinh doanh là gì? Phân loại Bạn đã hiểu được cơ bản chiết khấu là gì rồi phải không? Chiết khấu bán là tỷ lệ % giảm giá mà người bán tri ân khách hàng để thúc doanh số của sản phẩm, dịch vụ lên nhiều lần hoặc tăng số lượng mua lên nhiều sản phẩm. Tuy nhiên chiết khấu bán này thường đi kèm với điều kiện là khách hàng phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán bằng eBay. Thêm nữa, trong bán hàng thì có 3 loại chiết khấu cơ bản bản đó là chiết khấu khuyến mại, chiết khấu số lượng, chiết khấu thương mại. - Chiết khấu khuyến mại: Bạn chỉ cần hiểu đơn giản thì nó việc người bán trợ cấp cho người mua để người mua mua hàng trong thời gian vô cùng ngắn. Đây là kỹ thuật cực kỳ tốt trong bán hàng. - Chiết khấu số lượng: Đây là khoản chiết khấu nếu như bạn mua nhiều sẽ được người bán giảm. - Chiết khấu thương mại: Là việc giảm giá một sản phẩm bất kỳ nào đó nếu như người mua mua số lượng lớn. Đây là việc khuyến khích người mua để người mua số lượng lớn. Tuy nhiên hình thức này thường được sử dụng cho đơn hàng lớn, các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng tạp hóa, mức chiết khấu có thể là 5 đến 20% giá trị sản phẩm hoặc đơn hàng. Đăng ký khoá học kinh doanh online qua video trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Trong khoá học, giảng viên sẽ chia sẻ kiến thức kinh doanh online từ A - Z để bạn có cái nhìn tổng quan về mô hình kinh doanh này. Bên cạnh đó, giảng viên cũng chia sẻ cho bạn bí quyết kinh doanh online đột phá trên các kênh marketing online. [course_id:266,theme:course] [course_id:1344,theme:course] [course_id:773,theme:course] Tỷ lệ chiết khấu là gì? Là phần lãi suất được chiết khấu trên dòng tiền vào ra kinh doanh, nó thường tính tương đương với chi phí vốn trong tài chính.  + Trong mua bán, kinh doanh thương mại thì tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ lệ được giảm giá, khuyến mại cho người mua nhằm kích thích mua sắm. + Trong đầu tư, ở các dự án tư nhân thì tỷ lệ này được dựa trên chi phí bình quân gia quyền về vốn mà doanh nghiệp phải chịu. Nó có thể giúp xác định xem một khoản đầu tư kinh doanh có mang lại lợi nhuận hay không. Ngoài ra, tỷ lệ chiết khấu còn có các định nghĩa khác như sau: - Lãi suất mà ngân hàng trung ương của một quốc gia tính cho các ngân hàng thương mại trong nước cho các khoản vay rất ngắn hạn. - Lãi suất được sử dụng trong phân tích dòng tiền chiết khấu. - Là phần giảm trừ nếu khách hàng thanh toán trước một ngày cụ thể. Ý nghĩa này cũng được áp dụng nếu người mua mua nhiều hơn một số tiền nhất định. Chiết khấu nên được sử dụng một cách thông minh vào quá trình bán Cách tính chiết khấu phần trăm bán hàng Với các doanh nghiệp hay các chủ cửa hàng, sẽ có 2 tính cách chiết khấu phần trăm bán hàng nhanh và thông dụng nhất hiện nay gồm: phương pháp tính nhẩm và tính tổng quát. Phương pháp tổng quát  - Đầu tiên, xác định tỷ lệ chiết khấu. Tùy theo điều kiện tương ứng, phù hợp với chi phí vốn để đảm bảo lợi nhuận. - Tiếp theo bạn cần xác định phần trăm giảm giá chiết khấu. Nhân giá bán gốc (trước chiết khấu) với tỷ lệ chiết khấu. - Cuối cùng xác định giá sau chiết khấu. Lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá Ví dụ: Giá bán gốc là X; Tỷ lệ chiết khấu là t %; Thì giá sau chiết khấu sẽ là: Y = X – t%.X = (1 – t%).X Phương pháp tính nhẩm Đây là cách tính giá chiết khấu cho đại lý nhanh nhất mà không cần sử dụng máy tính mà có thể đưa ra con số nhanh và chính xác nhất. Phương pháp này sẽ hiệu quả với các tỷ lệ chiết khấu có đuôi là 0 hoặc 5 (15%, 20%, 50%), là các tỷ lệ chiết khấu phổ biến, cụ thể như sau: - Đầu tiên bạn làm tròn giá gốc lên số tròn chục gần nhất rồi chia cho 10 (được số A). - Tiếp theo chi tỷ lệ chiết khấu cho 10 và lấy phần nguyên (được số B). - Xác định mức giảm giá: nhân 2 kết quả thu được bên trên với nhau (A x B) và cộng (A/2) - Xác định giá sau chiết khấu: Lấy giá gốc trừ đi mức giảm giá. Cách tính phần trăm chiết khấu Phần trăm chiết khấu của một sản phẩm, dịch vụ được quy đổi tương ứng dưới dạng giá trị trên 100. Để tính phần trăm chiết khấu, bạn có thể làm theo các bước sau: Chiết khấu cao là gì? Cách tình phần trăm chiết khấu - Trừ giá sau chiết khấu cho giá trước khi chiết khấu - Chia số mới này cho giá trước chiết khấu - Nhân kết quả nhận được với 100 - Kết quả cuối cùng chính là số phần trăm chiết khấu Ví dụ: phần trăm chiết khấu của sản phẩm là 20% thì có nghĩa: Nếu sản phẩm được bán với giá ban đầu là 100.000 đồng thì giá hiện tại sẽ là 80.000 đồng. Phần trăm chiết khấu được sử dụng rất phổ biến với các chương trình khuyến mại quảng cáo thương hiệu, khuyến mại theo mùa để khuyến khích người mua hàng với mức giá giảm.lệ chiết khấu cho 10, và lấy phần nguyên (được số B) Đỉnh cao sử dụng chiết khấu trong kinh doanh hiệu quả Sau khi hiểu và nắm được cơ bản chiết khấu là gì thì bạn cần áp dụng được nó một cách thông minh vào bán hàng. Chiết khấu được xem là một công cụ bán rất hiệu quả và để sử dụng được nó đỉnh cao thì bạn phải là người luôn sáng tạo mới mẻ, có sự kích thích đến khách hàng và tạo niềm cảm hứng mua sắm cho người tiêu dùng. Chiết khấu này sẽ được sử dụng trong kế hoạch kinh doanh quần áo, hàng hiệu mang lại hiệu quả. Nhưng làm sao để sử dụng được nó thì đầu tiên, bạn cần xem sản phẩm bán của mình là loại sản phẩm nào và bạn định chiết khấu nó bao nhiêu để khi khách hàng được hưởng chiết khấu thì họ cảm thấy sung sướng, vui vẻ và tuyệt vời còn bạn thì vẫn giữ được doanh số như ban đầu. Tiếp theo, bạn cần cố gắng tập trung chỉ vào 1 khách hàng mục tiêu để theo đuổi được họ, bạn cần chọn thời gian áp dụng mức chiết khấu này và kích thích khách hàng, thúc đẩy khách hàng phải mua sản phẩm của bạn. Việc cuối cùng để cho chiến lược Marketing của bạn trở nên “đắt giá” thì bạn hãy cố gắng kết hợp với quảng cáo để chiến dịch càng bùng nổ, viral trên mọi kênh Marketing, tạo được niềm tin cũng như tâm lý an toàn cho khách hàng. Thường chiết khấu sẽ được sử dụng cho các mặt hàng outlet rất hiệu quả. Có nên lạm dụng chiết khấu khi bán hàng hay không? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều chủ doanh nghiệp gặp phải khi họ đứng ở giữa hai luồng ý kiến là chiết khấu bán để tăng doanh thu hay chiết khấu quá nhiều sẽ gây thiệt hại về lợi nhuận. Không nên lạm dụng sử dụng chiết khấu nhiều Câu trả lời đó là chiết khấu rất quan trọng nhưng tuyệt đối chúng ta không thể lạm dụng nó. Như đã phân tích ở trên thì muốn bán được hàng bạn cần giảm giá bán xuống nhưng nếu bạn giảm giá quá nhiều thì doanh nghiệp bạn sẽ lỗ, nên bạn hãy cố gắng giảm giá một cách thông minh, có chiến lược  và đặc biệt, không được lạm dung  để khách hàng cảm thấy nghi ngờ, làm mất đi giá trị thực của sản phẩm, mất niềm tin của khách hàng, thâm hụt doanh số doanh nghiệp… Như vậy, các bạn đã phần nào hiểu được chiết khấu là gì cũng như 3 lưu ý đỉnh cao khi áp dụng chiết khấu vào bán hàng rồi phải không? Hy vọng rằng, bạn sẽ biết cách áp dụng hình thức chiết khấu này một cách thông minh để tăng thêm lượng khách hàng tiềm năng cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu bạn đọc quan tâm những kiến thức kinh doanh hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học kinh doanh dưới sự hướng dẫn và giảng dạy từ những chuyên gia trên Unica bạn nhé.
29/09/2020
4941 Lượt xem
Vlog là gì? Hướng dẫn các bước làm video thu hút người xem
Vlog là gì? Hướng dẫn các bước làm video thu hút người xem Youtube ngày càng phát triển và phổ biến đến nỗi dù là người già hay trẻ em đều có thể xem Youtube mỗi ngày với những chủ đề và câu chuyện khác nhau. Rất nhiều người cho rằng những người đăng video của mình lên Youtube và kiếm tiền "khủng" từ chúng đều là Vlogger - tức là người sáng tạo video, còn những video đó được gọi với cái tên Vlog. Vậy Vlog là gì? Vlogger là ai? Cùng Unica tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!  Vlog là gì? Vlog (viết tắt của Video Blog) thường là một cá nhân dùng việc quay video dạng nhật ký ngắn hoặc một chương trình video nào đó để đăng tải lên các kênh mạng xã hội.  Đại đa số những người làm Vlog có khả năng sáng tạo nội dung Youtube rất sáng tạo, ấn tượng, cùng với đó là khả năng trình bày những nội dung đó bằng phong cách cá tính riêng của bản thân trong video để tạo nên những nét đặc trưng mà không video nào có thể trùng lặp, nhằm mục đích cuối là thu hút lượt view cao cũng như lượt sub cho kênh vlog đó.  Vlog là viết tắt của từ gì? Nền tảng mà những người làm Vlog đăng tải thông thường là các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, nhưng phổ biến nhất vẫn là trên Youtube - nền tảng đăng tải video khổng lồ.   Những người làm Vlog được gọi là là Vlogger Youtube. Vlogger là ai? Vlog nghĩa là gì? Vlogger là ai? Như đã nói Vlogger là những người làm ra các video Vlog để đăng tải trên kênh Youtube của mình. Thông thường các Vlogger cũng sẽ là Youtuber và có một cộng đồng riêng của mình với sức sáng tạo tuyệt vời. Tuy nhiên không phải ai cũng đăng tải video lên Youtube đều là Vlogger nhé. Lấy ví dụ về hai kênh Vlog nổi tiếng nhất nhì hiện nay tại Việt Nam để bạn có thể hiểu rõ hơn khái niệm daily vlog là gì đó là2 kênh  Giang Ơi và Bà Tân Vlog. Ở kênh Bà Tân Vlog, kênh của bà Tân và cậu con trai Hưng Vlog đăng tải rất nhiều video với lượt view rất tuyệt vời, tuy nhiên tất cả đều là những video giải trí đơn thuần với câu nói "siêu to khổng lồ" và không có chia sẻ suy nghĩ, bình luận cá nhân về một vấn đề nào đó, thậm chí còn mang tính chất câu view, gần như không có giá trị thông tin nào khác ngoài giải trí.  Còn đối với kênh Giang Ơi, các video đa phần là những video chia sẻ quan điểm cá nhân, bình luận về một vấn đề hoặc chủ đề nào đó xuyên suốt từ đầu đến cuối. Thông qua những video đó của Giang Ơi bạn sẽ được chia sẻ về hành trình, về quan điểm và cảm thấy được kết nối thật sự. Đây mới chính là Vlog chuẩn.  Kênh Vlog của Giang Ơi Bạn thấy sự khác biệt không? Do vậy nếu bạn xác định muốn trở thành một Vlogger cần rất lưu ý đến vấn đề này. Bạn bắt buộc phải phân biệt được công việc và tính chất của một người làm vlogger thật sự giữa bạt ngàn những video nhan nhản. Chinh phục cách Kiếm tiền từ Youtube đỉnh cao bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng kênh Youtube riêng có nhiều subcribes, tối ưu kênh YouTube phát triển với ít chi phí nhất, đem lại giá trị cao. Bạn sẽ tự tin với ý tưởng làm clip cũng như vấn đề bản quyền, nguyên tắc cộng đồng. Đăng ký ngay: [course_id:1705,theme:course] [course_id:3046,theme:course] [course_id:1479,theme:course] Ưu và nhược điểm của Vlog Khi đã nắm được rõ khái niệm Vlog là gì, bạn cần biết đến những ưu - nhược điểm của Vlog trên mạng xã hội và với người dùng như thế nào. Ưu điểm Xây dựng nội dung ý nghĩa nhằm giúp giảm tỷ lệ thoát.  Thu hút lớn lượng người xem và theo dõi một cách dễ dàng hơn.  Công cụ tìm kiếm xếp hạng đơn giản. Mang lại nguồn thu nhập đáng cao.  Ưu điểm làm Vlog Nhược điểm Chi phí để thực hiện sản xuất một video chất lượng là khá cao.  Luôn phải đổi mới và xây dựng nội dung truyền tải đến người dùng một cách ý nghĩa và thiết thực.  Mất một khoảng thời gian để tạo ra một vlog. Cần trang bị nhiều dụng cụ cũng như thiết bị hỗ trợ cầu kỳ.  Trở thành Vlogger có khó không? Vlogs là gì - Xác định chủ đề làm Vlog của bạn Khó. Chắc chắn là khó! Có lẽ bạn cũng biết đến những thế hệ Vlogger Việt Nam đầu tiên trên Facebook như Michelle Phan, An Nguy, Toàn Shinoda, JVevermind, Huy Me... gần như đến thời điểm này đã không còn sản xuất nhiều video nữa bởi áp lực công việc quá lớn, hoặc do quá nổi tiếng mà dừng lại nghiệp Vlogger. TIêu biểu nhất phải nói đến Vlogger Michelle Phan  - cô gái gốc Việt được mệnh danh là phù thủy trang điểm với lượt sub Youtube lên tới hơn 9 triệu lượt. Cô đã vô cùng thành công khi được đánh giá là doanh nhân trẻ có khối lượng tài sản ước tính lên tới hơn 500 triệu USD (năm 2015) - một con số vô cùng không tưởng. Mức thu nhập riêng từ việc làm Vlog cũng thừa sức để cô sống dư dả giàu có. Thế nhưng đến năm 2017 cô tuyên bố dừng làm Vlog để trở về công việc đời thường vì vấn đề tâm lý và áp lực nặng nề. Bạn thấy đấy. Cho dù hấp dẫn, cho dù có thể có được mức thu nhập không tưởng chỉ sau mỗi video nhưng áp lực (hoặc vì quá nổi tiếng) lại rất nhiều, nhất là khi bạn muốn trở thành một Vlogger chuyên nghiệp thì càng khó. Sẽ cần phải rất kiên trì và luôn cố gắng mỗi ngày, cùng với đó là đam mê mạnh mẽ để gắn bó với công việc áp lực này. Các bước tạo ra một Vlog chất lượng Để tạo ra được một Vlog hay thu hút được người xem bạn cần phải thực hiện cách làm vlog bước sau: Bước 1: Nghiên cứu các Vlog đang có Đây là bước đầu tiên bạn cần xem xét và xây dựng nội dung để cảm nhận, thông qua những Vlog nổi tiếng và đang phát triển từ đó bạn có được kinh nghiệm để bắt kịp trend và cân nhắc chi phí cho mỗi Vlog. Nghiên cứu các Vlog Bước 2: Xác định thể loại nội dung vlog của bạn.  Nhìn chung, Vlog là thể loại nội dung hình video tóm tắt và ghi lại những gì chân thực nhất về nội dung mà bạn muốn truyền tải. Bạn cần hiểu rõ nội dung mà Vlog của bạn muốn hướng tới, sau đó lên kế hoạch để tạo ra một Visual Video tổng thể để sử dụng dễ dàng trong quá trình sản xuất nội dung. Bước 3: Những thiết bị cần thiết để tạo ra Vlog Để sản xuất ra một video chất lượng, bạn cần chuẩn bị những thiết bị cũng như công cụ hỗ trợ như máy quay, chân máy, ánh sáng và micro... đây là những thiết bị cơ bản nhất để giúp bạn làm ra vlog.  Bước 4: Định hướng ý trước khi quay Nắm rõ được Vlog thì bạn đã có cho mình một nền tảng để xây dựng những vlog cho riêng bản thân và đặt ra những much tiêu cho những sản phẩm vlog của mình.  Định hướng ý trước khi quay Bước 5: Tiến hành chỉnh sửa video sau khi đã quay Khi đã quay hoàn chỉnh được video bạn cần bắt tay vào chỉnh sửa video sao cho hoàn hảo, cắt ghép và cân nhắc thời lượng để tạo cảm giác cho người xem thú vị. Chỉnh sửa video vlog Bước 6: Tải video lên mạng xã hội  Bạn cần đăng tải video lên những nền tảng mạng xã hội có nhiều người tham gia như Facebook, Twitter, Youtube... nhằm mục đích tăng tương tác của người xem đối với video của bạn với những hành động như like, share, commtent... Bước 7: Quảng bá Vlog của bạn: Bạn có thể xây dựng những nội dung gần gũi và thiết thực nhất để có thể đến gần với người xe. Đây cũng là cách để bạn tăng tương tác trên trang vlog của bạn. Mẹo làm vlog xịn sò chất lượng dành cho bạn 3 mẹo làm Vlog chất như nước cất ngay cả khi bạn chưa từng làm Vlogger Không cần lên kế hoạch quá chi tiết Đặc điểm của Vlog là dấu ấn cá nhân đặc biệt, sự chân thật của Vlogger, do đó việc lên kế hoạch quá chi tiết sẽ vô tình khiến cho vlog của bạn mất đi tính cá nhân hóa đó. Thế nên lời khuyên đầu đó là bạn chỉ cần thật tự nhiên, thật thoải mái trong phạm vi video của mình nhé!  Tương tác với người xem - điều không thể thiếu khi muốn vlog thành công Hầu như vlog nào các vlogger cũng đều kêu gọi người xem để lại bình luận hoặc đặt thêm câu hỏi thắc mắc... để hỏi lại. Ngoài ra tương tác với người xem ở đây còn là ngôn ngữ cơ thể, trao đổi lời nói, ánh mắt để tương tác và kết nối hơn với người xem. Biết đâu từ những câu hỏi tương tác của người xem bạn còn phát hiện ra những chủ đề vlog hấp dẫn từ đó. Tương tác với người xem Chú ý âm thanh và ánh sáng tốt để vlog thêm chất lượng  Cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, và khi bạn sẵn sàng trở thành một Vlogger chuyên nghiệp bạn vẫn nên đầu tư cho mình một chiếc máy ảnh/máy quay chất lượng và thu âm tốt. Ít nhất với một chiếc máy chất lượng như vậy những vấn đề về hình ảnh và ghi âm của bạn đã được giải quyết phần lớn rồi.   Còn về ánh sáng tốt nhất nên sử dụng ánh sáng tự nhiên để tăng thêm sự chân thật nhé, ví dụ như cửa sổ chẳng hạn. Một số chủ đề làm vlog thu hút người xem lớn Lựa chọn những chủ đề nhiều quan tâm chính là cách làm video thu hút người xem nhanh nhất trên Youtube. Làm đẹp. Làm đẹp Khoa học Kiến thức đời sống Lịch sử Ẩm thực. Chủ đề ẩm thực Đời sống. Cung cấp kỹ năng mềm, kiến thức. Cung cấp kỹ năng mềm, kiến thức Reaction. Reaction Troll người khác Tổng kết Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin về Vlog là gì, Vlogger là gì và 3 mẹo để tạo ra những video vlog chất lượng hấp dẫn. Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều khóa học marketing online như Facebook, học làm Youtuber, SEO... với sự hướng dẫn của những chuyên gia hàng đầu được nhiều người săn đón nhất trên Unica. Hy vọng những khóa học sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
29/09/2020
9880 Lượt xem
Workshop là gì? Các bước tổ chức một buổi Workshop thành công
Workshop là gì? Các bước tổ chức một buổi Workshop thành công Khái niệm Workshop là gì trên thực tế không phải ai cũng dùng khái niệm này mà thay vào đó là "buổi trao đổi" hoặc "buổi ngoại khóa". Tuy nhiên nếu nói như vậy thì không thể nào định nghĩa chính xác Workshop chính xác nghĩa là gì. Vậy ý nghĩa thật sự của khái niệm Workshop này là gì, mời bạn đọc quan tâm đón đọc bài viết dưới đây nhé! Workshop là gì? Workshop để hiểu một cách đơn giản thì "Work" là thực hành làm thực tế mọi công việc mọi tình huống trong một chuỗi công việc nào đó để giải quyết vấn đề, còn "Shop" là địa điểm để bạn thực hiện những công việc đó. Khái niệm này rất gần với hoạt động học tập ngoại khóa và có tính thực tiễn rất cao cũng như tính mở mang rất tuyệt vời, thế nhưng chúng yêu cầu phải kết hợp nhuần nhuyễn và liên tục các yếu tố khác như âm thanh, hoạt động trao đổi giao tiếp giữa người tổ chức - diễn giả workshop với người tham gia.  >>> Xem ngay: PEST là gì? Tìm hiểu chi tiết các yếu tố trong mô hình PEST Hoạt động Workshop tại Việt Nam và trên thế giới Workshop được tổ chức tùy theo từng mục đích và chủ đề mà người tổ chức muốn đem đến người tham gia của mình. Tại Việt Nam thông thường các hoạt động Workshop sẽ kéo dài từ 2 - 4 tiếng, gồm hai hoạt động chính là những chia sẻ của khách mời Workshop và những hỏi đáp của người tham gia dành cho khách mời. Hiện nay Workshop có rất nhiều và đa dạng các chủ đề hay các ngành nghề bất kỳ, từ giáo dục, công nghệ thông tin, kiến trúc, nghệ thuật, y tế, marketing, giải trí,... đều hoàn toàn có thể tổ chức workshop. Mặc dù nhiều nhưng trên thực tế tại Việt Nam hình thức Workshop lại không quá phổ biến, chủ yếu các hoạt động Workshop được sinh viên hoặc các tổ chức phi chính phủ quan tâm và tham gia, trong khi Workshop lại phát huy tốt nhất hiệu quả của mình trong các hoạt động liên quan đến giải pháp doanh nghiệp, kinh doanh. Tại các quốc gia phát triển trên thế giới hoạt động Workshop rất được ưa chuộng bởi đây là hình thức thu hút được rất nhiều khách hàng tiềm năng quan tâm và giúp doanh nghiệp rút ngắn được các hoạt động marketing khác, cũng như giúp doanh nghiệp hiểu hơn khách hàng của mình, từ đó có những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất  tối ưu nhất. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều chiến lược kinh doanh để áp dụng cho doanh nghiệp của mình hãy cùng tìm hiểu thêm các khoá học kinh doanh trên Unica. Những lợi ích của việc tổ chức Workshop Cách tổ chức workshop hiệu quả sẽ mang lại thành công cho bạn Phát huy khả năng làm việc nhóm Việc tổ chức Workshop không chỉ giúp mọi người chia sẻ, trao đổi thông tin với chuyên gia mà còn là cơ hội để tất cả bạn nâng cao kỹ năng làm việc nhóm. Trong các buổi workshop, diễn giả sẽ  cung cấp cho bạn những kiến bổ ích, đôi khi sẽ làm những bài tập nho nhỏ có sự tham gia của các thành viên khác như lấy ý kiến hoặc giải các bài toán...điều này, tạo ra thế chủ động để những người tham dự có thể nâng cao khả năng giao tiếp và hoạt động nhóm một cách hiệu quả nhất. Phát huy khả năng tư duy, sáng tạo Ở mỗi buổi workshop những người tham gia sẽ phát huy được năng lực của bản thân thông qua những câu hỏi mà chương trình đặt ta, những câu hỏi này không hoàn toàn có tính bắt buộc và áp lực như những bài kiểm tra trên lớn. Với khung thời gian giới hạn và những phần quà hấp dẫn, workshop là thiên đường để bạn thể hiện năng lực tư duy của mình về vấn đề, chủ đề. Không những vậy, đó còn là diễn đàn để bày tỏ ý kiến, trình bày những quan điểm của riêng mình một cách tự do phù hợp với những người hướng nội. Với người yêu thích đám đông, thích sự kiện, Workshop là địa hạt không thể bỏ bởi lẽ, nó có thể là nơi ươm mầm những mối quan hệ mới - những người cũng sở thích, mối quan tâm và mục tiêu Workshop là kênh quảng bá thương hiệu Workshop có thể cùng với tiếp thị truyền thống phát triển thương hiệu thông qua những giới thiệu, chia sẻ, trải nghiệm, quá trình thành lập doanh nghiệp với khách hàng. Đây cũng là kênh cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng trực tiếp và thu về những phản hồi thực tế nhất mà không phải chắt lọc hay khảo sát, điều tra trên thực tiễn. Chỉ những người thật sự quan tâm đến sản phẩm mới đủ kiên nhẫn tham gia các buổi workshop điều này đồng nghĩa hầu hết các khách hàng tiềm năng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tư vấn, định hướng mua sản phẩm hữu ích Các bước tổ chức một buổi Workshop thành công Chuẩn bị tổ chức buổi Workshop Một hoạt động Workshop có nhiều người tham gia như vậy bắt buộc phải xác định được những tiêu chí sau: - Mục tiêu cụ thể bao trùm của cả buổi Workshop la gi - Ai sẽ là khách mời tham gia Workshop của bạn? - Ai sẽ là người điều phối và ghi chép thông tin trong buổi Workshop? - Mục tiêu cuối cùng mà Workshop cần phải đạt được là gì? - Ai sẽ là người liên hệ để chuẩn bị và sắp xếp không gian cho buổi Workshop. các thiết bị cần có, người mời khách hàng là ai, đồng thời địa điểm không gian đó ở đâu, có thuận lợi với khách hàng không - Cần chuẩn bị kịch bản chương trình buổi Workshop một cách chi tiết cụ thể để xác định được tiến độ quá trình tổ chức - Trong nhiều trường hợp bạn có thể tổ chức phỏng vấn và mời các khách hàng tham dự của mình tham gia phỏng vấn, tạo tư liệu báo chí về sau. Luôn nhớ rằng việc chuẩn bị tốt không chỉ giúp bạn có được những đánh giá tốt từ khách hàng mà còn lường trước được những sự cố trong quá trình tổ chức Workshop và biết cách xử lý để làm sao buổi Workshop của bạn được tổ chức một cách thành công nhất. Xác định vai trò của từng thành viên tổ chức buổi Workshop >>> Xem ngay: Coworking Space là gì? Các mô hình Coworking phổ biến nhất Vị trí điều phối viên trong Workshop Một buổi đi Workshop thành công chắc chắn các vị trí yêu cầu cũng cần rõ ràng để không bị trùng việc giữa các thành viên gây mất ổn định, ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của buổi Workshop. Nhưng cơ bản cần xác định cụ thể hai vị trí sau: - Vị trí điều phối viên (Facilitator): Đây là vị trí yêu cầu người làm điều phối phải có kinh nghiệm tương tác giao tiếp tốt với khách hàng tham dự, phối hợp nhuần nhuyễn các bộ phận khác để đảm bảo người tham dự đều được chia sẻ và được tương tác trực tiếp. Vị trí này cũng yêu cầu người làm điều phối phải biết cách xử lý tình huống bất ngờ xảy ra cũng như "thêm mắm thêm muối" cho không khí của buổi Workshop sôi động, hài hước và nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng cũng phải hài hòa làm sao để người tham dự thoải mái, tự nhiên... Đây có thể nói là một trong những vị trí quan trọng nhất , quyết định trực tiếp tới thành công của buổi Workshop - Vị trí Nhà tài trợ: Vị trí này sẽ là cần thiết đối với những hoạt động Workshop có quy mô lớn với mục tiêu phi lợi nhuận. Thông thường vị trí nhà tài trợ sẽ xuất hiện ở những banner, phông nền phía sau hoặc trong phần giới thiệu của điều phối viên. Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về Workshop là gì, các bước tổ chức buổi Workshop thành công. Hi vọng những thông tin trên có ích cho bạn để bạn có thể lựa chọn các chủ đề workshop hay.  Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
29/09/2020
3035 Lượt xem
Khởi nghiệp thành công từ các ý tưởng kinh doanh sáng tạo
Khởi nghiệp thành công từ các ý tưởng kinh doanh sáng tạo Trong kinh doanh khởi nghiệp, việc đưa được những ý tưởng sáng tạo, độc đáo sẽ giúp bạn nhanh chóng chạm tay được đến thành công. Thế nhưng không phải ai cũng biết xây dựng những ý tưởng trong kinh doanh phù hợp với số vốn hiện có. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ các ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng dành cho những ai đã và đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp.  Ý tưởng kinh doanh là gì ? Mỗi một cá nhân hay bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn kinh doanh thì đều phải xây dựng cho mình một ý tưởng. Ý tưởng kinh doanh được hiểu là việc người kinh doanh đưa ra một sáng kiến trong hoạt động kinh doanh nhằm mục đích cuối cùng là mang lại lợi nhuận và thành công.  Ý tưởng sáng tạo giúp bạn kinh doanh thành công Các ý tưởng trong kinh doanh có thể khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều mang 4 đặc điểm chính như sau: - Tính vượt trội: Ngày nay, khi các đối thủ kinh doanh cùng ngành nghề, lĩnh vực xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường cạnh tranh đầy thử thách, muốn tạo ra một lợi thế nhất định, khi xây dựng các ý tưởng phải nêu bật được những ưu thế, tính năng nổi bật của sản phẩm, dịch vụ hơn hẳn các đối thủ khác.  - Tính độc đáo: Muốn kinh doanh thành công, việc đưa ra các ý tưởng mang tính độc đáo, sáng tạo là điều vô cùng cần thiết. - Tính mới mẻ: Với một sản phẩm/ dịch vụ chưa từng xuất hiện trên thị trường, tính mới mẻ thể hiện sự khác biệt và giá trị của ý tưởng đó. - Tính thực dụng: Dù là một ý tưởng đơn đơn giản hay mang tầm vĩ mô thì mục đích cuối cùng vẫn là phục vụ cho nhu cầu cho khách hàng mà mang về lợi nhuận thật sự cho các nhân hoặc doanh nghiệp.  Bật mí các ý tưởng kinh doanh tiềm năng Ý tưởng trong kinh doanh với số vốn nhỏ Freelance Writer Freelance Writer hay còn gọi là người viết bài tự do. Nếu bạn có một bộ óc sáng tạo cùng với kỹ năng viết linh hoạt thì chắc chắn rất nhiều người sẽ muốn bỏ tiền ra để thuê bạn làm những nội dung mà họ yêu cầu. Viết các bài đăng trên Blog, các bài báo tạp chí hoặc bài trên Website, chỉ cần bạn đảm bảo được một khối lượng công việc ổn định trong một một khoảng thời gian nhất định thì đây hứa hẹn là một ý tưởng đầy hấp dẫn trong kinh doanh khi số vốn trong tay bạn gần như bằng 0.  Xây dựng ý tưởng kinh doanh từ Freelance Writer Dịch vụ tư vấn Không thể phủ nhận một điều rằng, khi mạng Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, dù bạn muốn tìm kiếm bất cứ một thông tin nào thì chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên google search là bạn đã hoàn thành xong quá trình tìm kiếm của mình. Thế nhưng việc xuất hiện quá nhiều nội dung, thông tin thậm chí là không chính thống khiến cho người dùng không khỏi hoang mang. Vì vậy, lên ý tưởng cho hoạt động kinh doanh liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn thuộc các chuyên ngành khác nhau sẽ giúp người kinh doanh gia tăng lợi nhuận vô cùng đơn giản.  Dịch vụ ship hàng Khi nhu cầu mua sắm Online của người tiêu dùng ngày càng gia tăng thì tại sao bạn không thử sức mình với ý tưởng kinh doanh dịch vụ ship hàng. Với số vốn bỏ ra rất nhỏ để xây dựng một phần mềm giao hàng chuyên biệt cùng với đội ngũ shipper hùng hậu, có trách nhiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công với ý tưởng này.  Ý tưởng kinh doanh Online Kinh doanh quần áo Đây không phải là ý tưởng mới mẻ nhưng đối với kinh doanh các mặt hàng quần áo, thời trang chưa bao giờ trở nên lỗi thời bởi nhu cầu mua sắm theo mùa, theo cảm hứng, theo trend của khách hàng là không bao giờ thay đổi. Tận dụng ưu thế đó, bạn hoàn toàn có thể xây dựng ‘đế chế” riêng cho mình thông qua hình thức bán quần áo Online. Một nguồn hàng chất lượng, giá cả phải chăng cùng với dịch vụ vận chuyển nhanh chóng, tiết kiệm sẽ giúp bạn thực hiện ý tưởng này một cách hiệu quả và thành công.  Kinh doanh đồ Handmade Không phải ngẫu nhiên là Handmade được xem là mặt hàng kinh doanh đầy tiềm năng bởi các sản phẩm Handmade luôn mang tính độc đáo mà không phải bất cứ ai cũng có thể copy theo được. Thông qua mạng xã hội như facebook, zalo và các sàn thương mại điện tử, bạn hoàn toàn có thể giới thiệu được sản phẩm của mình đến những khách hàng tiềm năng. Chỉ cần một bộ óc sáng tạo, đôi bàn tay linh hoạt, khéo léo cùng với đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chúng tôi tin chắc rằng đây sẽ là ý tưởng được nhiều người quan tâm và ủng hộ.  Kinh doanh online đồ handmade Kinh doanh đồ ăn vặt Đây là một ý tưởng kinh doanh giúp bạn có thể tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng khác nhau ở bất cứ ngành nghề nào như: học sinh, sinh viên, dân văn phòng, mẹ bỉm sữa…. Khi bạn không cần mất quá nhiều chi phí cho việc mở cửa hàng, hình thức kinh doanh đồ ăn vặt online sẽ vẫn được khách hàng nhiệt tình đón nhật nếu bạn mang lại sự đa dạng trong menu, tính chất lượng, đẹp mắt và đảm bảo vệ sinh an toàn trong các món ăn.  Với những ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo mà Unica đã chia sẻ, hy vọng bạn có thể áp dụng và kinh doanh thành công. Cảm ơn và chúc bạn thành công hơn nữa trong tương lai ! >> Bạn đọc cũng quan tâm: - Ý tưởng mở shop quần áo với 30 triệu cực độc đáo  - Điểm mặt ý tưởng kinh doanh quán cafe “độc nhất vô nhị” - Ý tưởng kinh doanh quán cafe bóng đá hiệu quả không ngờ - 5 mô hình kinh doanh nhỏ hiệu quả “1 vốn 4 lời”
29/09/2020
510 Lượt xem
Các kênh và kỹ năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất
Các kênh và kỹ năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất Khách hàng là một trong những yếu tố tiên quyết, quyết định trực tiếp đến sự thành bại của một doanh nghiệp, thế nhưng nhóm khách hàng đem về cho doanh nghiệp nguồn lợi nhuận chính là khách hàng tiềm năng, những người quan tâm và sẵn sàng chi trả một khoản tiền để sở hữu sản phẩm/dịch vụ của bạn. Vậy khách hàng tiềm năng là ai? Tìm kiếm khách hàng tiềm năng như thế nào? Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé. Khách hàng tiềm năng là gì? Khách hàng tiềm năng là những người đã có sự quan tâm nhất định về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn có, nghiên cứu chi tiết, tìm hiểu cụ thể và quan trọng là đủ khả năng tài chính để chấp nhận sở hữu sản phẩm/dịch vụ đó. Để xác định được khách hàng tiềm năng của bạn là ai, nằm trong đối tượng mục tiêu nào bạn sẽ cần biết được phân khúc thị trường mà doanh nghiệp bạn hướng đến và "khoanh vùng" lại để có được những quyết sách, chiến lược kinh doanh thành công với chi phí tối ưu nhất. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp Nhận diện khách hàng tiềm năng Chúng ta có thể nhận diện khách hàng tiềm năng theo mô hình BANT, Budget - Authority - Need - Timeline. Mô hình này giúp chúng ta phân tích và đánh giá khách hàng theo 4 tiêu chí. Từ cơ sở này chúng ta có thể phân loại khách hàng và nhận diện khách hàng tiềm năng, cũng như giúp chúng ta lên kế hoạch để chuyển hóa từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.  4 tiêu chí của mô hình BANT cụ thể như sau:  Budget - Ngân sách: Đây là tiêu chí dự đoán khả năng chi trả khi mua hàng. Theo đó, ngân sách của khách hàng tiềm năng phải lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm.  Authority - Quyền hạn: Khách hàng tiềm năng phải là người có quyền quyết định mua hàng. Ví dụ, khi bán đồ chơi trẻ em, người có quyền hạn mua là các bậc phụ huynh hoặc người đã có thu nhập riêng. Do đó, đối tượng khách hàng tiềm năng là phụ huynh hoặc những người mua làm quà cho trẻ em. Need - Nhu cầu: Khách hàng tiềm năng phải là người có nhu cầu mua các sản phẩm mà bạn sẽ bán.  Timeline - Khung thời gian: Là tiêu chí xác định thời gian khách hàng tiềm năng sẽ đưa ra quyết định mua hàng. Nhận diện khách hàng tiềm năng Để biết được chi tiết khách hàng tiềm năng của bạn là ai bạn ít nhất cần phải hiểu được phân khúc khách hàng của nhóm người mục tiêu bạn hướng đến: độ tuổi, giới tính, học vấn, khu vực địa lý sinh sống, tài chính cá nhân, nghề nghiệp, xu hướng mua sắm... Tiếp đến cần quan tâm khách hàng của bạn tìm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn bằng cách nào, kênh quảng cáo nào? Họ quan tâm gì đến sản phẩm/dịch vụ của bạn? Thứ họ thật sự cần là gì, họ muốn được tư vấn như thế nào... Bạn phải thật sự hiểu khách hàng của mình để có thể trả lời được những giả thuyết thực tế trên.  Khác biệt giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu Khách hàng mục tiêu có thể được hiểu là nhóm khách hàng có các tiêu chí phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng:  Có thói quen sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tương tự. Có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ họ cần. Trong khi đó, khách hàng tiềm năng được xác định là những người thuộc nhóm khách hàng mục tiêu. Điểm khác biệt giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu là khách hàng tiềm năng là những người đang có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Đồng thời, họ phải có đủ khả năng chi trả và quyền quyết định mua hàng. Nói dễ hiểu hơn. khách hàng tiềm năng là những người mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành khách hàng thực tế.  Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu Các kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng Để thúc đẩy doanh thu bán hàng, bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng online thông qua các kênh truyền thông quảng cáo. Dưới đây là một số các kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho bạn tham khảo. Tìm kiếm khách hàng thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram,…) Giải pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua mạng xã hội luôn được các doanh nghiệp và người bán lẻ ưu tiên hàng đầu. Sau khi đã xác định được chân dung đối tượng khách hàng tiềm năng (độ tuổi, thu nhập, thói quen tiêu dùng, sở thích,...) bạn có thể tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.  Hoặc bạn có thể chủ động lập nhóm, tạo nội dung thu hút người xem. Cụ thể hơn là nội dung thu hút khách hàng mục tiêu. Khi nhóm của bạn đã hoạt động ổn định, bạn có thể khéo léo tạo các bài đăng, quảng cáo, giới thiệu thông tin sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được những nền tảng cốt lõi của marketing, hình thành tư duy marketing cơ bản cũng như biết được tất tần tật những kiến thức về marketing để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:1752,theme:course] [course_id:207,theme:course] [course_id:538,theme:course] Thông qua email marketing Email marketing là hình thức quảng bá sản phẩm/dịch vụ thông qua hộp thư điện tử. Hình thức quảng bá qua email marketing đại trà hiện tại không được khuyến khích vì điều này có thể làm cho doanh nghiệp của bạn bị đưa vào "Blacklist". Để tăng hiệu quả tìm kiếm khách hàng tiềm năng qua email marketing, bạn hãy thu thập email của khách hàng thông qua các Demo về sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi,... và tạo lời đề nghị đăng ký nhận email. Khi bạn đã có email của khách hàng, bạn hãy gửi đến họ những chương trình khuyến mãi, thông tin các sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng Sử dụng Google Adwords Google Adwords là một trong những cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả hàng đầu hiện nay. Google Adwords có thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh số bán hàng. Bởi vì nhóm đối tượng người dùng đang sử dụng từ khóa tìm kiếm là người đang có nhu cầu mua hàng và họ đã sẵn sàng để chi trả cho nhu cầu của họ. Thông qua các triển lãm, sự kiện Đây là cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng offline. Ở những hội chợ, triển lãm, sự kiện thu hút đông đảo người tham gia, việc đặt booth bán hàng sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm hiệu quả.  Để có thể tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng, bạn phải có gian hàng thật hấp dẫn với chương trình giới thiệu sản phẩm, chương trình khuyến mãi ấn tượng. Quan trọng hơn cả là bạn phải thu thập được dữ liệu khách hàng và giữ liên lạc với họ. Điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng chuyển đổi giữa khách hàng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng và chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế. Tìm kiếm khách hàng qua hội thảo Phương pháp tìm kiếm khách hàng thông qua hội thảo chỉ dành cho những doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt và có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp.  Thông qua hội thảo bạn có cơ hội tiếp xúc gần hơn với khách hàng tiềm năng. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng hiệu quả. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng Tìm kiếm khách hàng qua KOLs KOLs là những người nổi tiếng có một lượng fan nhất định. Việc liên kết với KOLs để quảng bá sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp bạn tiếp cận tốt hơn với thị trường tiêu dùng. Đồng thời, thông qua KOLs cũng phần nào tạo ảnh hưởng tích cực đến quyết định của người mua.  Lưu ý: Khi chọn KOLs hợp tác bạn phải chọn được KOLs phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Bên cạnh đó, khi hợp tác với KOLs bạn phải dự phòng phương án giải quyết khi KOLs dính scandal. Thông qua các website (LinkedIn, Mailtester,…) Linkedin, Mailtester,... cũng là một trong số những công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng miễn phí mà bạn nên thử. Nền tảng website này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí xây dựng và duy trì website. Tuy vậy, để tăng hiệu quả chuyển đổi khách hàng bạn nên có website riêng cho doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn tăng hiệu quả chuyển đổi khách hàng. Tìm kiếm khách hàng qua telesale cách tìm khách hàng tiềm năng qua telesale giúp bạn tiếp cận gần hơn với khách hàng tiềm năng không có thói quen sử dụng internet.  Lưu ý: Việc tìm kiếm khách hàng qua telesale có thể làm phiền khách hàng. Để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, bạn nên chọn lọc danh sách khách hàng kỹ lướng trước khi thực hiện cuộc gọi. Kế hoạch tìm kiếm khách hàng qua báo chí Trong thời đại công nghệ thông tin tân tiến như hiện nay, báo chí không chỉ gói gọn trong khuôn khổ là báo giấy mà còn là các trang báo mạng (báo điện tử). Nội dung đăng tải sẽ là văn bản, hình ảnh, video clip,... Đây là một trong những phương tiện truyền thông rất tốt.  Để có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn cần bài quảng cáo giới thiệu doanh nghiệp, thông tin sản phẩm ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn. Đây chắc chắn là cách để giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí quảng cáo.  Tìm kiếm khách hàng hiệu quả Tìm kiếm khách hàng mới qua chiến dịch SEO website Dịch vụ SEO website là giải pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng tương tự như Google Adwords. Điểm khác biệt là chiến dịch SEO sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với việc quảng cáo Google Adwords. Và chiến dịch SEO website yêu cầu bạn phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để đẩy từ khóa về sản phẩm/dịch vụ của bạn lên top đầu tìm kiếm. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn nhìn thấy được những khách hàng mà đối thủ cạnh tranh bỏ lỡ. Hoặc những khuyết điểm mà đối thủ cạnh tranh làm cho khách hàng không hài lòng. Đây chính là cơ hội để bạn tạo chiến lược để thu hút khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng tiềm năng Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học bán hàng được hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia chuyên gia đào tạo hàng đầu với nhiều năm thực chiến và dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp bạn học được các kỹ năng bán hàng cơ bản đến nâng cao. Từ đó, kinh doanh có được lợi nhuận tối đa nhất. [course_id:213,theme:course] [course_id:209,theme:course] [course_id:165,theme:course] Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng Để tăng hiệu quả tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn hãy thử quy trình tìm khách hàng tiềm năng gồm 6 bước sau đây:  Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu Vì khách hàng tiềm năng nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu nên trước khi tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn hãy xác định tiêu chí của khách hàng mục tiêu.  Để xác định được khách hàng mục tiêu, bạn hãy phân tích khách hàng theo các dữ liệu sau: Sản phẩm của bạn phù hợp với khách hàng nam hãy nữ? Sản phẩm của bạn phù hợp với đối tượng thuộc độ tuổi nào? Đối tượng khách hàng của bạn ở khu vực địa lý nào? Nông thôn hay thành thị, ở những nơi có điều kiện thời tiết nóng hay lạnh,... Phân khúc thị trường bạn hướng đến là phân khúc bình dân, cao cấp hay siêu cao cấp? Những tiêu chí xác định khách hàng mục tiêu càng chi tiết càng giúp bạn chọn lọc thị trường tối ưu hơn. Xác định đối tượng khách hàng muốn hướng đến Bước 2: Xác định kênh tiếp cận khách hàng phù hợp với ngành hàng bạn kinh doanh.  Bạn hãy tham khảo 11 kênh tiếp cận khách hàng mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để chọn lọc các kênh phù hợp.  Bước 3: Lên kế hoạch tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bạn có thể xây dựng kế hoạch tiếp cận khách hàng thông qua một số hoạt động như: Thường xuyên tương tác khách hàng qua các kênh mạng xã hội như facebook, tiktok, zalo, instagram,... Tham gia các hội thảo, hội chợ. Bước 4: Tiến hành quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm Phương án quảng cáo sẽ phụ thuộc vào khả năng chi trả của bạn. Tùy theo khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn quảng cáo qua báo chí, đài truyền hình. Hoặc quảng cáo sản phẩm thông qua các chương trình khuyến mãi của sàn thương mại điện tử, tạo chương trình tặng quà miễn phí cho khách hàng dùng thử sản phẩm, chơi mini game nhận quà miễn phí,...  Bước 5: Thu thập thông tin và quản lý dữ liệu khách hàng Khách hàng tiềm năng là nhóm những người tiêu dùng có thể sẽ mua sản phẩm của bạn. Tại thời điểm bạn giới thiệu sản phẩm, có thể họ chưa cần hoặc chưa sẵn sàng tài chính. Chỉ cần bạn kiên nhẫn chăm sóc và giữ liên lạc tốt với họ đến thời điểm thích hợp những vị khách tiềm năng này sẽ được chuyển hóa thành khách hàng thực tế. Thu thập thông tin và quản lý dữ liệu khách hàng Bước 6: Đánh giá Đánh giá hiệu quả thực hiện 5 bước trong quy trình trên để xây dựng một kế hoạch tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn. Kỹ năng tìm kiếm khách hàng Thông qua các kênh tìm kiếm khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn biết được nơi tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tuy vậy, để tiếp cận được nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp bạn cần có một số kỹ năng cơ bản dưới đây.  Xây dựng thương hiệu cá nhân Việc xây dựng thương hiệu cá nhân vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, các nhà bán hàng. Bởi vì, người tiêu dùng đặt niềm tin và sẵn sàng tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khi cảm nhận được sự chuyên nghiệp, độ tin cậy. Kỹ năng tìm kiếm khách hàng Rèn luyện kỹ năng giao tiếp Thị trường khách hàng rất đa dạng từ giới tính, tôn giáo, tính cách, sở thích, cá tính,... Khi tiếp xúc với mỗi đối tượng khách hàng sẽ phát sinh tình huống giao tiếp khác biệt. Để có thể giữ chân được khách hàng tiềm năng và bán được hàng, bạn phải có đủ sự bình tĩnh, khéo léo để ứng phó và xử lý tình huống giúp khách hàng hài lòng hoặc không thể than phiền về dịch vụ của doanh nghiệp. Hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ sản phẩm Bạn không thể bán hàng khi không hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang bán. Để bán được hàng, bạn nhất định phải hiểu cặn kẽ về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và phải đáp ứng được mọi thắc mắc về sản phẩm khi khách hàng yêu cầu.  Quan trọng hơn cả là bạn phải có kỹ năng nắm bắt tâm lý, hành vi của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn cung cấp đúng và đủ những thông tin khách hàng đang cần về sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng quyết định mua hàng của bạn thay vì mua hàng ở nơi khác.  Tham khảo kịch bản sẵn có Những kịch bản sẵn có sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức, kinh nghiệm xử lý tình huống khi tiếp cận khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn xử lý nhanh vấn đề một cách hiệu quả và giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn với khách hàng. Tham khảo các kịch bản có sẵn Đừng cố bán hàng ở bước tìm kiếm khách Hầu hết người tiêu dùng khi được giới thiệu về sản phẩm mới hoặc đang tìm hiểu về một sản phẩm/dịch vụ để mua sắm họ sẽ cần thời gian tìm hiểu và so sánh. Thế nên, bạn đừng cố bán hàng ở bước tìm kiếm khách hàng, điều này sẽ gây ra tâm lý hoang mang lo lắng cho khách hàng. Và có thể làm thay đổi quyết định lựa chọn mua hàng từ khách hàng. Như vậy, bạn sẽ mất luôn khách hàng tiềm năng.  Xây dựng lòng tin với khách hàng Lòng tin của khách hàng được xây dựng khi họ tiếp cận với doanh nghiệp, qua những lần dùng thử sản phẩm, trải nghiệm sử dụng sản phẩm, chính sách hậu mãi,...  Để xây dựng lòng tin với khách hàng bạn có thể tạo dựng với nhiều hoạt động như: Xây dựng hình ảnh thân thiện, gần gũi, chuyên nghiệp, đáng tin cậy với khách hàng. Luôn sẵn sàng chia sẻ, giải đáp thông tin khách hàng yêu cầu một cách vui vẻ, nhiệt tình. Luôn xử lý khiếu nại khách hàng với không khí ôn hòa và hướng đến lợi ích của khách hàng. Xây dựng chính sách cam kết uy tín để tạo dựng lòng tin với khách hàng. Kết luận Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về khách hàng tiềm năng cũng như những cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng được xếp vào công việc quan trọng hàng đầu trong quy trình bán hàng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, xây dựng chiến lược marketing phù hợp, tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo,... Quan trọng hơn cả là có thể tạo chiến dịch thúc đẩy doanh thu từ data khách hàng tiềm năng. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
28/09/2020
5234 Lượt xem
Chiến lược thương hiệu là gì? 6 bước xây dựng chiến lược thương hiệu 2020
Chiến lược thương hiệu là gì? 6 bước xây dựng chiến lược thương hiệu 2020 Thương hiệu là bộ mặt, là đại diện cho cả một doanh nghiệp, một tập đoàn, công ty. Việc quảng bá thương hiệu càng rộng lớn, uy tín và tiếng nói của doanh nghiệp càng lớn mạnh theo thời gian trên thương trường, do đó cần phải có những chiến lược hiệu quả, lâu dài và bền vững. Vậy chiến lược thương hiệu là gì? Các bước để xây dựng chiến lược cho thương hiệu cụ thể như thế nào? Mời bạn đọc quan tâm cùng đón đọc trong bài viết này nhé! Khái niệm Chiến lược thương hiệu là gì? Chiến lược thương hiệu là gì? Chiến lược thương hiệu có thể hiểu là kế hoạch phát triển, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp một cách lâu dài, bền vững nhằm khẳng định vị thế của doanh  nghiệp, khẳng định được thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên thị trường và trong mắt người tiêu dùng mục tiêu, vừa gây ấn tượng vừa khẳng định uy tín của mình. Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược thương hiệu Giúp người xem nhận diện sản phẩm và doanh nghiệp Nói đến thương hiệu không chỉ nói đến logo của doanh nghiệp mà còn là những đánh giá chất lượng, những ấn tượng của người tiêu dùng tới sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Nhờ có thương hiệu mà người dùng sẽ nhanh chóng dễ dàng phân biệt bạn với các đối thủ khác trên thị trường, vừa khẳng định uy tín vị thế của doanh nghiệp vừa tạo nên sự khác biệt đặc trưng gây ấn tượng thu hút người dùng. Ví dụ như sản phẩm Coca Cola. Chỉ cần nhìn thấy một sản phẩm nước ngọt có màu đỏ làm nền và dòng chữ Coca Cola màu trắng nổi bật trên nền đỏ, đã tạo ra sự tương phản đơn giản nhưng mạnh mẽ vui vẻ và gây ấn tượng rất tốt tới người dùng, kết hợp với các quảng cáo viral hấp dẫn càng khiến người dùng bị ấn tượng và luôn lựa chọn Coca Cola cho việc giải khát của mình. Coca Cola - thương hiệu nước có ga nổi tiếng hàng đầu thế giới Tạo sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn với đối thủ cạnh tranh Việc tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường sẽ giúp bạn đồng thời khác biệt hóa cả các chiến lược quảng cáo sản phẩm, khác biệt về cản thiết kế sản phẩm/dịch vụ, đem đến cho người dùng "lựa chọn hàng đầu" là bạn thay vì là đối thủ cạnh tranh, hay nói cách khác đưa doanh nghiệp của bạn trở thành một "Lovemark" - thương hiệu được yêu thích. Giúp kết nối với người tiêu dùng Chiến lược cho thương hiệu doanh nghiệp giúp gắn kết người tiêu dùng Điều này gắn liền với sự tin cậy và uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng, tạo nên sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Trong đó việc tác động và kết nối với người tiêu dùng bằng giá trị cảm xúc có tác động mạnh mẽ nhất, dễ lan tỏa nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới việc truyền bá bằng miệng của người tiêu dùng, đưa sản phẩm/dịch vụ của bạn tới nhiều hơn những khách hàng tiềm năng thật sự, vừa giúp doanh nghiệp vươn dài hơn thương hiệu của mình vừa tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí. Hơn tất cả đó là sự trung thành và tin tưởng của người dùng đối với doanh nghiệp của bạn, họ sẽ ưu tiên sản phẩm/dịch vụ của bạn trước những đối thủ cạnh tranh. Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp 2020 1. Xác định khách hàng mục tiêu Để xác định được khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp để có được những thông tin cơ bản của họ, về nhu cầu, vấn đề và mong muốn của khách hàng mà sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể cung cấp. Hiện nay để xác định được khách hàng mục tiêu trong chiến lược cho thương hiệu của bạn, bạn có thể áp dụng mô hình 5W để tìm ra được phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. Trong đó 5W là:  - What (cái gì - sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì có thể giải quyết mong muốn của khách hàng),  - When (địa điểm - khách hàng của bạn sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?),  - Where (Ở đâu - khách hàng của bạn ở khu vực nào, vị trí địa lý có lợi thế khó khăn gì, hành vi họ mua như thế nào...),  - Who (ai - ai sẽ mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp...),  - Why (vì sao - họ mua để làm gì, vì sao họ quan tâm sản phẩm/dịch vụ của bạn...) 2. Định vị vị thế của thương hiệu doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn định hướng kế hoạch và phát triển chiến lược thương hiệu đúng đắn nhất. Để có thể phân tích được những lợi thế và điểm yếu của đối thủ cũng như của chính doanh nghiệp bạn sẽ cần phải quan tâm 4 câu hỏi sau:    - Đối thủ truyền thông tới dùng thông điệp gì?    - Đánh giá khách quan chất lượng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ    - Điểm nhấn/khác biệt của đối thủ trong sản phẩm/dịch vụ là gì?    - Khách hàng họ phản hồi như thế nào đối với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ? 3. Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường mục tiêu Xác định xu hướng thị trường mục tiêu sẽ giúp định hướng chiến lược cho thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả Thị trường luôn thay đổi, đó là lý do vì sao doanh nghiệp cũng cần phải xác định được những xu hướng thay đổi của thị trường, từ đó khai thác những cơ hội của mình và có kế hoạch chiến lược thương hiệu tốt nhất. Việc xác định xu hướng thị trường mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp của bạn dự đoán được xu hướng tiêu dùng trong tương lai, có được những dữ liệu khách quan về cả phân khúc khách hàng và đối thủ cạnh tranh để tìm ra được hướng phát triển đúng đắn hiệu quả nhất. 4. Xây dựng định vị thương hiệu Đây là bước quan trọng nhất trong chiến lược cho thương hiệu của doanh nghiệp. Việc định vị được thương hiệu riêng của doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng nhanh chóng liên tưởng ngay tới doanh nghiệp của bạn và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn bên cạnh những đối thủ của mình.  Bạn có thể định vi thương hiệu bằng những cách sau:    - Dựa vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp    - Dựa vào giá trị mà sản phẩm/dịch vụ đem đến cho khách hàng     - Dựa vào tính năng đặc hiệu của sản phẩm/dịch vụ    - Dựa vào mối quan hệ    - Dựa vào mong muốn của khách hàng    - Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp    - Dựa vào đối thủ cạnh tranh    - Dựa vào cảm xúc tác động đến khách hàng 5. Xây dựng nhận diện thương hiệu Xây dựng nhận diện thương hiệu cũng là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược cho thương hiệu của doanh nghiệp. Tiêu chí của bộ nhận diện thương hiệu cần đảm bảo các yếu tố sau để có thể đạt kết quả cao nhất: Dễ nhớ - Có ý nghĩa - Dễ thích nghi - Dễ chuyển đổi và dễ bảo hộ 6. Quản trị thương hiệu Bước cuối cùng tác động trực tiếp tới sự bền vững lâu dài của thương hiệu. Việc quản trị thương  hiệu sẽ giúp doanh nghiệp duy trì được vị thế, hình ảnh đặc trưng của doanh nghiệp trên thị trường và với người tiêu dùng. Đặc biệt là khi thị trường ngày càng có nhiều sự cạnh tranh gay gắt, việc quản trị thương hiệu tốt sẽ quyết định sự sống còn của thương hiệu doanh nghiệp. Như vậy Unica đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về Chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp rồi, xin cảm ơn và chúc bạn thành công! >> Bạn đọc cũng quan tâm:  - Activation là gì? 3 Bí kíp kích hoạt thương hiệu thành công - Viral là gì? Lan tỏa thương hiệu nhờ video Viral - 5 Cách quảng cáo sản phẩm hữu ích dành cho doanh nghiệp - Nhận diện thương hiệu là gì? Bí quyết xây dựng bộ diện thương hiệu ấn tượng
28/09/2020
434 Lượt xem
Logistics là gì? Tổng quan về ngành dịch vụ Logistics
Logistics là gì? Tổng quan về ngành dịch vụ Logistics Như các đã biết, để sản phẩm/ dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng thì không thể thiếu khâu cung ứng và vận chuyển sản phẩm. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi xem Logistics là gì? Tổng quan về Logistics thông qua bài viết dưới đây nhé.  Logistics là gì? Logistics có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng hiểu một cách đơn giản nhất Logistics là quá trình cung ứng và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến kho trung chuyển, thông qua các nhà phân phối để đến tay tận tay người tiêu dùng.  Không chỉ trong xã hội hiện đại, người ta mới biết ý nghĩa thật sự của Logistics mà từ xa xưa trong thời kỳ la mã, Logistics được áp dụng trong việc cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết cho các doanh trại bộ đội để đảm bảo các hoạt động liên quan đến chiến đấu diễn ra thông suốt Ngày nay, có rất nhiều những doanh nghiệp mới được mở ra chuyên về ngành Logistics để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các khâu luân chuyển hàng hóa, đóng gói, lưu trữ, bảo quản sản phẩm trong và ngoài nước. Chính vì sức cạnh tranh này, mà các doanh nghiệp về Logistics phải không ngừng cải tiến về kĩ thuật, tốc độ vận chuyển với một mức giá hợp lý. >>> Xem ngay: Gratification là gì? Cách vượt qua khuynh hướng hài lòng tức thì Giải thích thuật ngữ Logistics Chính vì sự đa dạng của ngành công nghiệp Logistics mà nó giúp mở rộng cơ hội việc làm cho những sinh viên theo nghề này. Có thể kể đến một số việc liên quan đến ngành Logistics như sau: giao nhận, cung ứng vật tư, kinh doanh quốc tế, dịch vụ khách hàng, điều hành vận tải… Hiểu rõ về thuật ngữ Logistic, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích đặc biệt mà Logistics mang lại như sau: - Thứ nhất, Logistics góp phần nâng cao năng suất sản xuất, giảm thiểu rủi ro và các chi phí không đáng có giúp cho quá trình sản xuất trở nên đơn giản hơn rất nhiều.  - Thứ 2, Logistics đảm bảo quá trình cung ứng, lưu thông, phân phối sản phẩm diễn ra theo đúng quy trình, nhanh chóng, đơn giản và an toàn.  - Thứ 3, dịch vụ Logistics góp phần mở rộng cơ hội việc làm, tăng giá trị của các doanh nghiệp vận tải thực hiện chức năng giao nhận. - Thứ 4, ngành Logistics phát triển góp phần tạo nên thị trường buôn bán sôi nổi, tấp nập diễn ra trên phạm vi toàn cầu.  Các hình thức Logistics phổ biến hiện nay - 1PL - First Party Logistic Với hình thức này doanh nghiệp sản xuất chịu mọi trách nhiệm trong hoạt động lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào tới đầu ra. - 2PL - Second Party Logistic Doanh nghiệp sản xuất quản lý Logistic và cũng thuê ngoài thêm dịch vụ Logistic trong chuỗi cung ứng của mình. 2PL là hình thức được hiểu có 2 bên liên quan. - 3PL - Third Party Logistic Doanh nghiệp sản xuất chủ động thuê ngoài dịch vụ quản lý Logistic và thực hiện một số hoạt động của Logistic. - 4PL - Fourth Party Logistic Doanh nghiệp sản xuất thuê toàn bộ dịch vụ Logistic bên ngoài quản lý. Từ phân phối, điều hành để tạo ra một chuỗi Logistic hoạt động hiệu quả. Quy trình dịch vụ Logistic cơ bản Các hoạt động của Logistics bao gồm: - Dịch vụ khách hàng: ngày nay nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics tăng cao do đó trách nhiệm của phía nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được đề cao, vậy nên bạn cần giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng, có thể truy xuất đơn hàng, thủ tục hải quan, xử lý, đơn từ khiếu nại tố cáo từ khách hàng. Dịch vụ khách hàng bao gồm 3 yếu tố như trước khi giao dịch, trong giao dịch, sau khi giao dịch với những công việc hết sức cụ thể.  - Dự báo nhu cầu: đòi hỏi bạn cần phải có nhiều kinh nghiệm, khả năng phân tích thị trường và thấu hiểu được nhu cầu khách hàng, từ đó có được cái nhìn tổng quan để có thể đưa ra dự báo nhu cầu xác định và ít sai xót nhất.  - Thông tin trong phân phối: Sự phối hợp giữa các hệ thống cung cấp cho nhà quản lý Logistics những thông tin chính xác và kịp thời để lên kế hoạch, thực thi và điều chỉnh các hoạt động logistics của doanh nghiệp - Kiểm soát lưu kho: công việc kiểm soát kho thực hiện công việc sắp xếp, phân loại hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn của hàng hóa trong kho - Vận chuyển nguyên vật liệu: là quá trình vận chuyển vật liệu từ nơi sản xuất địa điểm có nhu cầu sử dụng. Logistics cần lựa chọn hình thức vận chuyển cho từng lô hàng sao cho đáp ứng được các yêu cầu của khách về giá cả. Quá trình vận chuyển đến các phương tiên vận tải cần diễn ra nhanh chóng, an toàn, tối ưu hiệu quả. - Quản lý quá trình đặt hàng: việc quản lý quá trình đặt hàng ngày nay diễn ra đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ của các hệ thống đặt hàng, kỹ thuật hiện đại để có thể nhập liệu, theo dõi trạng thái và xử lý đơn hàng, tránh được những lỗi chồng chéo gây khó khăn trong quá trình quản lý. - Thu gom hàng hóa: Công việc này đòi hỏi phải có sự rà soát và tính toán hợp lý các tuyến hành trình để lên kế hoạch thu gom hàng hóa được tối ưu nhất. - Đóng gói, xếp dỡ hàng - Phân loại hàng hóa. Chính vì vậy những dịch vụ Logistics ra đời với sự chuyên nghiệp và giải pháp Logistics thông minh sẽ là đối tác cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp. Chức năng của Marketing Logistics Sau khi giải thích thuật ngữ Logistics là gì, rất nhiều bạn sẽ thắc mắc vậy Logistics sẽ thực hiện những chức năng nào. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé. Phân phối sản phẩm Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tìm được những khách hàng tiềm năng thông qua Logistic. Bởi lẽ, Logistics không chỉ cung ứng sản phẩm phù hợp với mô hình công ty bạn mà còn đảm bảo mọi giao dịch từ khâu mua bán, lập hóa đơn, vận chuyển và giao hàng đúng như dự kiến ban đầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp bạn có thể hoàn toàn yên tâm 100% khi tiến hành đặt cọc tiền để bên Logistics thực hiện chức năng phân phối sản phẩm diễn ra nhanh chóng, đúng hẹn.  >>> Xem ngay: PEST là gì? Tìm hiểu chi tiết các yếu tố trong mô hình PEST Logistics làm nhiệm vụ phân phối và cung ứng sản phẩm Giá bán Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ lấy một ví dụ như sau: Khi bạn muốn kinh doanh các sản phẩm quần áo, giày dép từ Quảng Châu thì marketing Logistics sẽ làm nhiệm vụ đàm phán về giá cả và tiến hành các giao dịch, sau đó vận chuyển trực tiếp đến tận tay bạn. Ngoài mức giá mà nhà cung ứng sản phẩm đưa ra, Logistics sẽ quyết định giá bán cuối cùng dựa trên chi phí vận chuyển theo cân nặng, kích thước, hình thức vận chuyển là chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát thông thường.  Lấy một ví dụ khác như sau: Nếu doanh nghiệp bạn muốn kinh doanh các sản phẩm liên quan đến đồ gia dụng nhập khẩu 100% như: tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, máy rửa bát… thì mức giá và phí dịch vụ Logistics đưa ra chắc chắn sẽ cao hơn so với các mặt hàng về quần áo và giày dép vì khâu vận chuyển sản phẩm khá cồng kềnh và quy trình bảo quản để sản phẩm không bị va đập, trầy xước cũng nghiêm ngặt hơn. Qua 2 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ một điều rằng Logistics sẽ nhận nhiệm vụ, chức năng điều chỉnh và quyết định giá cả cuối cùng để đưa sản phẩm đến tận tay doanh nghiệp. Việc tăng hay giảm giá cho chi phí dịch vụ vận chuyển sẽ tùy thuộc vào sản phẩm mà bên cung ứng sản phẩm cung cấp.  Khuyến mãi Để giúp doanh nghiệp bán sản phẩm ra ngoài thị trường, Marketing Logistic còn làm nhiệm vụ là quảng cáo. Nghĩa là Logistics là liên kết với nhà cung cấp bên ngoài để phân phối lại các sản phẩm đó. Quá trình này phải diễn ra thống nhất, đảm bảo sự vận hành thông suốt dưới sự kiểm soát của các đơn vị Logistics. Địa điểm Đừng bao giờ giải thích với khách hàng rằng có giá bán sản phẩm như vậy là do quá trình Logistics bới thứ mà họ quan tâm đó là đầu ra. Bởi lẽ việc lựa chọn địa điểm gần hay xa. trung tâm hay ngoại thành sẽ ảnh hưởng đến giá thành cuối cùng của sản phẩm thông qua cách tăng giảm chi phí mà Marketing logistics đưa ra.  Bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn đọc tìm hiểu về tổng quan ngành Logistics là gì. Hiểu được tầm quan trọng của ngành dịch vụ Logistics, chúng tôi hy vọng Logistics sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
25/09/2020
2035 Lượt xem