Ngành F&B đang dần trở thành xu hướng nghề nghiệp hàng đầu bởi sự phát triển của ngành dịch vụ nhưng liệu rằng bạn đã thực sự hiểu rõ về ngành đặc biệt này? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngành F&B là gì? Lĩnh vực f&b là gì và làm thế nào để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành F&B là gì?
Ngành F&B là viết tắt của Food and Beverage, tạm dịch là thực phẩm và đồ uống, và nó thường ám chỉ đến lĩnh vực dịch vụ ẩm thực trong ngành nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống.
Dịch vụ F&B có thể được tìm thấy trong các khách sạn và các doanh nghiệp độc lập như nhà hàng, quán bar, quán cà phê, và quán rượu. Tuy nhiên, dịch vụ F&B trong khách sạn và các doanh nghiệp độc lập có những khác biệt. Trong khách sạn, ngoài việc cung cấp dịch vụ ẩm thực cho khách hàng lưu trú, dịch vụ F&B còn có thể bao gồm tổ chức các sự kiện như liên hoan, sinh nhật, và tiệc theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, tại các khách sạn lớn với số lượng nhân viên đông, dịch vụ F&B còn chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ ăn uống cho nhân viên khách sạn.
Phạm vi hoạt động của dịch vụ F&B cũng khác nhau tùy theo từng địa điểm. Trong các khách sạn lớn có đầy đủ tiện nghi, thường có quầy bar và khu vực ẩm thực riêng biệt. Trong khi đó, ở các khách sạn nhỏ hơn, dịch vụ F&B thường chỉ được cung cấp trong một không gian giới hạn.
Ngành F & B là gì?
2. Vai trò của ngành F&B
Ngành F&B (Food and Beverage) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người. Với sự kết hợp giữa sản xuất, chế biến và phục vụ thực phẩm và đồ uống, ngành F&B tạo ra nhiều lợi ích đáng kể.
2.1. Phục vụ nhu cầu ăn uống
Ngành F&B là trụ cột quan trọng trong mỗi nhà hàng và khách sạn. Hiện nay, có nhiều đơn vị kinh doanh khách sạn đã thu hút đông đảo khách hàng nhờ sự nổi tiếng về các món ăn ngon. Theo lý thuyết tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu ăn ngon và mặc đẹp được coi là những nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy, các nhà hàng và khách sạn tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu này sẽ nâng cao vị thế của mình lên một tầm cao mới.
2.2. Tạo ra trải nghiệm ẩm thực
Mỗi quốc gia mang đặc trưng văn hóa ẩm thực riêng, và sự hòa trộn giữa hệ thống kinh doanh F&B quốc tế đã thúc đẩy hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực một cách mạnh mẽ. Điều này đã đóng góp vào việc đưa ẩm thực đặc trưng của từng quốc gia ra thế giới, đồng thời làm phong phú hơn trải nghiệm ẩm thực tại Việt Nam.
2.3. Tạo việc làm cho lượng lớn người lao động
Hoạt động trong lĩnh vực F&B rất đa dạng và liên kết chặt chẽ giữa nhiều bộ phận. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của nhiều vị trí công việc và chức danh hàng đầu trong ngành kinh doanh. Sự phát triển của ngành này cũng tạo ra nhu cầu tuyển dụng lớn, mở ra hàng loạt cơ hội việc làm phù hợp với đa dạng lứa tuổi, giới tính và năng lực chuyên môn.
2.4. Thúc đẩy kinh tế quốc gia và toàn cầu phát triển
Nhu cầu thưởng thức ẩm thực của con người ngày càng tăng cao, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế cá nhân và xã hội. Từ nhu cầu cơ bản về ăn ngon và no đã tiến triển thành nhu cầu ăn ngon và mặc đẹp, tạo động lực cho sự tham gia của nhiều doanh nghiệp F&B cả trong và ngoài nước. Đây cũng là một đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội.
Ngành F&B (Food and Beverage) đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
3. Các bộ phận trong ngành F&B
Ngành F&B bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, từ bộ phận nhà hàng, quầy bar đến dịch vụ phòng, yến tiệc. Cụ thể các bộ phận trong ngành F&B như sau:
3.1. Lobby bar (Bộ phận quầy Bar)
Lobby bar là một phần không thể thiếu tại khu vực tiền sảnh của khách sạn từ 3 - 5 sao. Đây là một không gian được dành riêng cho khách lưu trú tại khách sạn để thưởng thức những món cafe thơm ngon và các ly cocktail tuyệt vời trong suốt cả ngày. Ngoài ra, Lobby bar cũng đảm nhận việc phục vụ các loại nước Welcome drink để khách hàng có thể thưởng thức trong quá trình chờ đợi thủ tục nhận phòng. Hiện nay, quầy Lobby bar tại các khách sạn đã mở rộng thêm nhiều chương trình như High Tea, Happy Hours... nhằm thu hút sự quan tâm của cả khách lưu trú và khách vãng lai.
3.2. Restaurant (Bộ phận Nhà hàng)
Restaurant, hay nhà hàng, không chỉ là nơi cung cấp các bữa ăn cho thực khách mà còn mang trong mình nhiều vai trò khác nhau. Đầu tiên, nhà hàng là điểm đến cho khách đến tham dự các hội nghị, hội thảo và họp hành tại khách sạn, nơi mà họ có thể tận hưởng các món ăn trong một môi trường chuyên nghiệp và thoải mái. Ngoài ra, nhà hàng cũng đảm nhận việc tổ chức các loại tiệc theo yêu cầu của khách vãng lai. Tuy nhiên, doanh thu của nhà hàng thường không ổn định và thay đổi theo nhu cầu ăn uống thực tế của khách hàng, tạo ra sự chênh lệch qua các tháng.
3.3. Room Service (Dịch vụ phòng)
Room Service, hay dịch vụ phục vụ ăn uống tại phòng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách mang đồ ăn và đồ uống trực tiếp đến phòng theo yêu cầu. Đối với khách sạn từ 4 sao trở lên, Room Service hoạt động suốt 24/24, đảm bảo khách hàng có thể tận hưởng dịch vụ mọi lúc. Ngoài việc phục vụ ăn uống, bộ phận này còn đảm nhận việc chuẩn bị trái cây tươi ngon và bánh ngọt trong phòng để chào đón các khách VIP và quan trọng. Hơn nữa, Room Service cũng có trách nhiệm kiểm soát và bổ sung Minibar trước và sau khi khách lưu trú. Mặc dù hầu hết các khách sạn xem Room Service là một bộ phận độc lập trong ngành F&B, nhưng có một số khách sạn khác có tổ chức Room Service như một phần của nhà hàng.
Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được những nền tảng cốt lõi của marketing, hình thành tư duy marketing cơ bản cũng như biết được tất tần tật những kiến thức về marketing để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
3.4. Banquet (Bộ phận Yến tiệc)
Bộ phận tổ chức yến tiệc đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ cho các sự kiện đa dạng như hội họp, tiệc cưới, tiệc công ty và nhiều loại tiệc khác, theo yêu cầu của khách hàng. Tại hầu hết các khách sạn 4-5 sao, Banquet đóng góp một phần lớn vào doanh thu và lợi nhuận tổng cộng của ngành F&B.
Bộ phận tổ chức yến tiệc góp phần lớn vào doanh thu
Bên cạnh việc cung cấp không gian và trang thiết bị cho các sự kiện, Banquet còn chịu trách nhiệm tổ chức và phục vụ các món ăn và đồ uống chất lượng cao, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Bộ phận này thường phải làm việc chặt chẽ với khách hàng để hiểu và đáp ứng đúng những yêu cầu đặc biệt và mong muốn riêng của từng sự kiện. Qua đó, Banquet tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ và tạo dựng danh tiếng cho khách sạn trong lĩnh vực tổ chức tiệc.
3.5. Executive Lounge (bộ phận Lounge cao cấp)
Executive Lounge - một tiện ích thường chỉ có tại các khách sạn từ 4 sao trở lên, là một không gian độc đáo dành riêng cho khách hàng đang lưu trú, đặc biệt là khách VIP. Tương tự như nhà hàng, Executive Lounge cung cấp các bữa ăn, nhưng với sự tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. Mỗi món ăn và đồ uống được lựa chọn kỹ lưỡng và chế biến đạt độ hoàn hảo, mang đến cho khách hàng một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời.
Ngoài chất lượng ẩm thực xuất sắc, Executive Lounge còn đặc biệt với sự phục vụ chuyên nghiệp và tận tâm. Khách hàng khi đến đây được trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp cao, với sự chu đáo và tận tụy từ đội ngũ nhân viên phục vụ. Tất cả những điều này tạo nên một không gian đáng mơ ước để thư giãn, làm việc hoặc gặp gỡ đối tác trong một môi trường sang trọng và thoải mái.
3.6. Kitchen (Bộ phận Bếp)
Kitchen là nơi đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp thực hiện công việc chế biến các món ăn được phục vụ trong toàn bộ khách sạn, không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn đầu tư vào vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, bếp cũng đóng vai trò sáng tạo để tạo ra những món ăn độc đáo, mang đậm dấu ấn, phong cách và văn hóa địa phương, thu hút sự quan tâm của thực khách.
Ngoài các dịch vụ đã được đề cập, bộ phận F&B còn mở rộng hình thức phục vụ khác tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu thực tế của khách sạn. Có thể kể đến những hình thức như Rooftop bar, Club và nhiều hình thức F&B khác, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo và đa dạng.
Kitchen (Bộ phận Bếp) - chế biến thức ăn
4. Các mô hình kinh doanh ngành F&B
Ngành F&B bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau, bao gồm: Take away, Self service, Farm to Table, One-Stop Dining. Cụ thể các loại mô hình kinh doanh ngành F&B như sau:
4.1. Mô hình “One-Stop Dining”
Mô hình "One-Stop Dining" là một hình thức kinh doanh ngành F&B nổi tiếng, nơi khách hàng có thể tận hưởng nhiều loại dịch vụ ẩm thực và giải trí trong cùng một không gian. Đây là một điểm đến đa chức năng, kết hợp nhà hàng, quầy bar, sân vườn ngoài trời và thậm chí cả khu vực vui chơi giải trí. Mô hình này thu hút khách hàng bằng sự tiện lợi và đa dạng, mang đến trải nghiệm toàn diện cho khách hàng.
4.2. Mô hình “Take-away”
Mô hình "Take-away" tập trung vào việc cung cấp các món ăn và đồ uống để mang đi. Khách hàng có thể đặt mua thực phẩm và đồ uống từ quầy phục vụ và mang đi theo nhu cầu cá nhân. Mô hình này phổ biến trong các quán cà phê, nhà hàng nhanh và quán ăn vặt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng về tiện lợi và thời gian.
4.3. Mô hình “Self service”
Mô hình "Self service" cho phép khách hàng tự phục vụ thực phẩm và đồ uống. Thay vì có nhân viên phục vụ, các quầy phục vụ và không gian tự phục vụ được đặt để khách hàng có thể lựa chọn và lấy món ăn mình thích. Mô hình này thường xuất hiện trong các nhà hàng buffet, quán trà sữa và các quán ăn tự chọn, tạo ra sự linh hoạt và sự thoải mái cho khách hàng.
4.4. Mô hình “Farm to Table”
Mô hình "Farm to Table" tập trung vào việc sử dụng nguyên liệu tươi từ các nguồn nông sản địa phương. Nhà hàng hoặc quán ăn áp dụng mô hình này sẽ tìm kiếm và sử dụng các nguyên liệu tươi ngon từ các trang trại và nhà nông trong khu vực gần đó. Mục tiêu của mô hình này là tăng cường chất lượng và giá trị dinh dưỡng của món ăn, đồng thời hỗ trợ cộng đồng nông nghiệp địa phương.
5. Phân biệt F&B và ngành dịch vụ khác
Như đã biết, F&B viết tắt của Food and Beverage, là một phân khúc đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ. Trong khi lĩnh vực dịch vụ bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau như tuyển dụng, vận chuyển, quảng cáo, du lịch và nhà hàng khách sạn, F&B tập trung vào các hoạt động liên quan đến ẩm thực và đồ uống.
Ngành F&B phổ biến trong chuỗi khách sạn, nhà hàng
Sự khác biệt chính giữa F&B và các ngành dịch vụ khác là sự tập trung vào cung cấp dịch vụ ăn uống và thức uống. Ngành F&B đảm nhận nhiệm vụ chế biến và phục vụ các món ăn và đồ uống cho khách hàng. Các doanh nghiệp trong ngành này có thể là nhà hàng, quán bar, quán cà phê, nhà hàng khách sạn, nhà hàng tự phục vụ và nhiều hình thức ẩm thực khác.
Trong khi đó, các ngành dịch vụ khác như tuyển dụng, vận chuyển và quảng cáo tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ khác nhau như tìm kiếm và đào tạo nhân viên, vận chuyển hàng hóa và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Mặc dù có thể có một số tương đồng trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nhưng F&B có sự chuyên sâu và đặc biệt trong lĩnh vực ẩm thực và đồ uống.
6. Thế nào là một chiến lượng Marketing tốt cho ngành F&B
Thời đại công nghệ marketing 4.0 chính là cuộc chiến của Marketing Online, khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu, lựa chọn và so sánh giữa các đơn vị dịch vụ trước khi quyết định. Sẽ thế nào nếu bạn xây dựng một hệ thống khách sạn có quy mô, nhân viên được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ tốt nhưng chẳng ai biết đến bạn ngoài đối thủ và người dân trong vùng? Đó là lý do mà việc đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng giúp đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu và nâng cao lợi nhuận kinh doanh cho khách sạn.
6.1. Bài toán định vị thương hiệu
Làm thế nào để khách hàng ghi nhớ bạn trong hàng ngàn thương hiệu F&B nổi bật khác? Thực chất chẳng có câu trả lời chính xác nào cho bài toán hóc búa này, việc bạn có thể làm là định vị thương hiệu cho nhà hàng của bạn và là nổi bật nó bằng sự khác biệt tích cực. Hãy xác định rõ loại hình mà bạn theo đuổi, nó sẽ là một quầy bar, một nhà hàng, một tiệm bánh hay một nơi tổ chức sự kiện và những sản phẩm mà bạn sẽ theo đuổi là gì? Đây sẽ là một trong những yếu tố hàng đầu giúp bạn có thể đưa thương hiệu của mình nhanh nhất vào trong tâm trí của khách hàng.
Định vị thương hiệu của mình trên thị trường F&B
6.2. Giúp khách hàng nhớ đến bạn
Đối với ngành F&B việc tốt nhất để khách hàng có thể nhớ đến bạn chính là đưa sản phẩm tốt nhất, ấn tượng nhất vào trong tâm trí khách hàng. Việc tạo ra sự khác biệt không khó nhưng làm sao để nó đạt hiệu quả thì chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nghiên cứu đối thủ và tạo ra những điểm nổi bật khác như về hương vị, an toàn, chế độ dinh dưỡng hay “ngon mắt” và menu mới mẻ,...sẽ là một trong những yếu tố giúp bạn có thể tạo nên sự độc đáo cho thương hiệu của mình. Hoặc nếu biết đến Starbuck, bạn có nghĩ rằng điểm nổi bật của nó nằm ở bao bì? Việc tăng khả năng nhận diện bằng việc thiết kế bao bì hay logo thương hiệu cũng là cách giúp bạn bước gần hơn đến tháp nhu cầu của khách hàng.
Nắm bắt insight khách hàng là cách tốt nhất giúp bạn có thể đưa ra một chiến lược marketing hiệu quả
6.3. Social Media Marketing
Bạn nghĩ điều gì sẽ quyết định sự lựa chọn của khách hàng khi mua sắm qua Internet? Một bài Pr hay, một Menu đa dạng hay một hình ảnh sản phẩm thật bắt mắt? Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của mạng xã hội đối với công cuộc Marketing trong ngành F&B này, Những bức ảnh đẹp, content chất và các chiến dịch Viral Marketing hiệu quả sẽ giúp thương hiệu của bạn nhanh chóng và dễ dàng phủ sóng đến các khách hàng tiềm năng, thành công đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với khách hàng.
6.4. Liên kết với thương hiệu khác
Việc trở thành đối tác với các ngành hàng liên quan sẽ giúp bạn bán được nhiều sản phẩm cũng như đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Việc kết hợp với các thương hiệu đã có trên thị trường là cách tốt nhất giúp thương hiệu của bạn có thể xóa bỏ sự nghi ngờ về sản phẩm mới với khách hàng.
Liên kết các thương hiệu F&B với nhau
6.5. Hướng đến thực phẩm lành mạnh
Trong một thị trường ngày càng nhạy cảm với sức khỏe và chất lượng cuộc sống, việc hướng đến thực phẩm lành mạnh là một phần quan trọng của chiến lược marketing trong ngành F&B. Khách hàng ngày càng chú trọng đến việc ăn uống lành mạnh và chất lượng cao, do đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ăn uống có giá trị dinh dưỡng cao, nguyên liệu tươi ngon và quy trình chế biến an toàn.
6.6. Liên kết đa nền tảng, công nghệ số, thanh toán trực tuyến
Trong thời đại số hóa, việc tận dụng các nền tảng trực tuyến và công nghệ số là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược marketing của ngành F&B. Các doanh nghiệp cần xây dựng một mạng lưới liên kết đa nền tảng, từ website, ứng dụng di động cho đến các mạng xã hội, để tạo sự hiện diện và tiếp cận với khách hàng tiềm năng. Đồng thời, việc cung cấp các phương thức thanh toán trực tuyến an toàn và thuận tiện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và tiện lợi cho khách hàng.
6.7. Nhượng quyền kinh doanh
Mô hình nhượng quyền kinh doanh là một chiến lược marketing hiệu quả cho ngành F&B. Bằng cách nhượng quyền thương hiệu và mô hình kinh doanh cho các đối tác địa phương hoặc khách hàng quan tâm, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động một cách nhanh chóng. Điều này cung cấp cơ hội tiếp cận thị trường địa phương, tận dụng sự hiểu biết về văn hóa và thị trường địa phương của các đối tác, đồng thời tăng cường sự nhận diện thương hiệu và tăng trưởng doanh thu.
7. Kết luận
Với sự phát triển của ngành F&B hiện nay, việc áp dụng một chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả là điều vô cùng quan trọng giúp bạn có thể thành công đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng từ đó sử dụng nét độc đáo của mình thành công đưa thương hiệu vào tháp nhu cầu của khách hàng. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn phần nào hiểu ngành F&B là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong các hệ thống dịch vụ cũng như việc làm thế nào để đưa ra một chiến lược Marketing phù hợp nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Ngoài ra bạn cần trang bị thêm cho mình kiến thức, chiến lược và nhiều kinh nghiệm để việc kinh doanh đạt hiệu quả như kế hoạch. Tham khảo ngay những khoá học kinh doanh tại Unica từ những chuyên gia hàng đầu Việt Nam sẽ giúp doanh thu của bạn đạt ngoài sức mong đợi.