Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Tin Học Văn Phòng

4 cách bỏ dấu tiếng Việt trong excel nhanh và đơn giản
4 cách bỏ dấu tiếng Việt trong excel nhanh và đơn giản Trong quá trình làm việc với excel, đôi khi bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như: dấu tiếng việt bị lỗi, xuất hiện không đúng vị trí. Những lúc như này, thường bạn sẽ muốn loại bỏ dấu tiếng Việt để quá trình tính toán hay xử lý dữ liệu được nhanh chóng hơn. Trong nội dung bài viết hôm nay, Unica sẽ gợi ý cho bạn 4 cách bỏ dấu tiếng Việt trong excel nhanh và đơn giản mới nhất 2024, hãy tham khảo ngay nhé. Loại bỏ dấu tiếng Việt trong excel bằng công cụ Unikey Cách nhanh nhất để loại bỏ dấu tiếng việt trong excel đó chính là sử dụng công cụ Unikey. Về cơ bản thao tác thực hiện trên công cụ này không khác nhiều lắm so với cách loại bỏ dấu trong Word. Hướng dẫn nhanh Đầu tiên bạn mở tài liệu excel muốn bỏ dấu, sau đó chọn vị trí các ô chứa văn bản muốn bỏ dấu và nhấn Ctrl + C để copy => Click chuột phải chọn vào biểu tượng Unikey => Chọn Công cụ,...[CS+F6] => Click chuột vào ô Loại bỏ dấu => Lựa chọn Chuyển mã => Nhấn Ctrl + V để dán văn bản đã được loại bỏ dấu vào đúng với vị trí mà bạn muốn. Hướng dẫn chi tiết Muốn bỏ dấu tiếng Việt trong Excel, bạn cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Mở tài liệu Excel, chọn vị trí các ô chứa văn bản muốn bỏ dấu. Ở đây chúng tôi sẽ bôi đen toàn bộ phần dữ liệu từ A3 - A7 cần bỏ dấu tiếng Việt. Sau đó, nhấn chuột phải chọn Copy hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + C để sao chép vùng dữ liệu này. Hướng dẫn bỏ dấu tiếng Việt đơn giản nhất Bước 2: Bạn click chuột phải vào Unikey có biểu tượng là chữ V ở góc phải phía bên dưới màn hình laptop và chọn Công cụ. Hoặc, bạn bấm tổ hợp phím tắt Ctrl + Shift + F6 để mở thanh công cụ Unikey Toolkit. Mở thanh công cụ Unikey Toolkit Bước 3: Tại phần bảng mã chọn nguồn Unicode đích Unicode hoặc tùy vào bảng mã các bạn sử dụng và tích vào phần Loại bỏ dấu => Click vào Chuyển Mã. Tích vào phần loại bỏ dấu Một thông báo hoàn thành hiển thị click vào Ok để copy Clipboard. Click vào OK Và bây giờ bạn chỉ việc quay lại file Excel và Ctrl+V đè lên vùng dữ liệu cũ chúng ta sẽ có chữ không dấu và không bị lỗi font. Nếu bạn bị lỗi font chữ chuyển không đúng thì Ctrl + Z lại và chọn bảng mã cho phù hợp lại. Quay lại file Excel và Ctrl+V đè lên vùng dữ liệu cũ Loại bỏ dấu tiếng việt trong excel bằng hàm tự tạo trong VBA Excel Hiện nay, excel chưa có hàm hỗ trợ loại bỏ dấu tiếng việt. Vì vậy bạn sẽ phải dùng tới hàm tự tạo trong VBA. Khi viết code trong VBA, bạn dễ dàng tạo ra các Function có cách dùng không khác gì hàm excel bình thường. Hướng dẫn nhanh Mở file excel cần loại bỏ dấu tiếng việt => Nhấn Alt + F11 để mở VBA => Chọn Insert => Chọn Module => => Quay lại màn hình chính ,mở menu rồi chọn File => Chọn Options => Tại hộp thoại Excel Options bạn chọn Trust Center => Trust Center Settings...  => Chọn Macro Settings => Tick chọn 2 mục => Chọn OK để lưu => Nhấn Cancel để thoát khỏi cửa sổ Trust Center => Nhập công thức =ConvertToUnSign(...) và nhấn Enter sẽ thu được kết quả. Bước 1: Mở file Excel bạn cần loại bỏ dấu tiếng Việt. Sau đó, hãy nhấn tổ hợp phím Alt + F11 để mở trình VBA > Chọn Insert > Module => Nhập code vào cửa sổ Module Sử dụng hàm VBA để bỏ dấu Bước 2: Truy cập link để lấy code tại đây => Copy bộ code này sau đó dán lại vào cửa sổ Module vừa hiện ra bằng tổ hợp phím tắt Ctrl + V. Sử dụng hàm VBA để bỏ dấu Bước 3: Trở lại màn hình chính, mở menu rồi chọn File > Options sẽ thấy hộp thoại Excel Options hiện ra. Lúc này bạn chọn Trust Center > Trust Center Settings... Chọn Trust Center Bước 4: Tại cửa sổ Trust Center, bạn click vào Macro Settings => Tick chọn 2 mục như bên dưới ảnh: Tick chọn 2 mục  Enable all macros (not recommended; potentially dangerous code can run): Kích hoạt tất cả các macro (không khuyến khích, vì có thể kích hoạt mã độc hại gây nguy hiểm tiềm tàng). Trust access to the VBA project object model: Tin vào code VBA. Bạn chọn OK để lưu thiết lập, sau đó nhấn Cancel để thoát khỏi cửa sổ Trust Center. Như vậy, hàm xóa dấu tự tạo đã được thêm vào và sẵn sàng sử dụng. Bước 5: Nhập công thức =ConvertToUnSign(B2) vào ô C2 sẽ thu được kết quả như sau: Công thức sử dụng hàm VBA Bạn có thể tiếp tục loại bỏ dấu cho dữ liệu ở các ô còn lại bằng chức năng sao chép công thức của Excel như hướng dẫn trong hình dưới. Giữ và kéo thả dấu cộng Kết quả của cách bỏ dấu tên trong excel như sau: Kết quả thu được khi sử dụng VBA >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Loại bỏ dấu trong excel bằng phần mềm EVkey Một trong những cách bỏ dấu trong excel nhanh chóng, đơn giản mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua đó chính là sử dụng phần mềm EVKey. Đối với cách loại bỏ dấu trong excel này thì bạn thực hiện như sau: Hướng dẫn nhanh Đầu tiên vẫn là công đoạn mở tài liệu Excel, sau đó chọn vị trí các ô chứa văn bản muốn bỏ dấu => Nhấn Ctrl + C để copy => Click chuột phải chọn biểu tượng EVkey => Chọn Công cụ...[CS+F6] => Nhấn chuột chọn Loại bỏ dấu => Nhấn Chuyển mã => Cuối cùng nhấn Ctrl + V để dán văn bản đã được loại bỏ dấu tiếng việt vào vị trí bạn muốn. Hướng dẫn chi tiết Bước 1: Mở file cần chỉnh sửa, copy toàn bộ vùng dữ liệu cần bỏ dấu tiếng Việt, ở đây là vùng dữ liệu từ B2:B10. Sau đó, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl +C để tiến hành sao chép vùng dữ liệu này. Tiếp tục nhấn chuột phải chọn biểu tượng EVkey màu hồng, sau nó nhấn chọn công cụ...[CS+F6].  Copy toàn bộ vùng dữ liệu cần loại bỏ dấu tiếng Việt Bước 2: Trong giao diện cửa sổ EVkey Toolkit bạn chọn Loại bỏ dấu rồi nhấn chuyển mã.  Nhấn vào Chuyển mã rồi tích chọn Đóng Bước 3: Dán văn bản đã loại bỏ dấu vào vị trí bạn muốn bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl +V.  Kết quả bỏ dấu tiếng Việt Loại bỏ dấu tiếng việt trong excel bằng hàm bỏ dấu Ngoài cách tạo hàm tự định nghĩa trong VBA Excel như đã nêu ở trên, bạn cũng có thể sử dụng một số hàm có sẵn trong excel để loại bỏ dấu tiếng Việt cho các ô trong excel. Một số hàm phổ biến như sau: Loại bỏ dấu trong excel bằng hàm SUBSTITUTE Hàm này cho phép bạn thay thế một chuỗi ký tự bằng một chuỗi ký tự khác trong một ô hoặc một vùng dữ liệu. Bạn có thể sử dụng hàm này để thay thế các ký tự có dấu bằng các ký tự không dấu tương ứng. Cú pháp của hàm bỏ dấu tiếng việt trong excel này là: SUBSTITUTE(text, old_text, new_text, [instance_num]) Trong đó: text: là ô hoặc vùng dữ liệu cần thay thế. old_text: là chuỗi ký tự cần thay thế. new_text: là chuỗi ký tự thay thế. instance_num: là số thứ tự của lần xuất hiện của old_text trong text. Nếu bỏ qua, hàm sẽ thay thế tất cả các lần xuất hiện của old_text. Ví dụ: Cho bảng ví dụ 1: Cho bảng ví dụ Yêu cầu: Bỏ dấu 1 ký tự bất kỳ trong bảng ví dụ 1.  Cách thực hiện thủ thuật bỏ dấu tiếng việt trong excel: Bước 1: Trong ô B2, bạn đặt hàm đổi chữ có dấu thành không dấu =SUBSTITUTE(A2;"ă";"a"). Nhập công thức SUBSTITUTE vào ô B2 Bước 2: Nhấn enter, sẽ thu được kết quả là Nguyễn Van A. Vậy là chữ ă trong Văn đã được thay bằng chữ a. Kết quả sau khi nhập công thức Bước 3: Ở các dòng tiếp theo, bạn chọn ký tự muốn thay thế và nhập công thức tương tự như trên. Kết quả thu được như sau: Chọn ký tự muốn thay thế và nhập công thức Loại bỏ dấu trong excel bằng hàm REPLACE Hàm này cho phép bạn thay thế một số ký tự trong một chuỗi ký tự bằng một chuỗi ký tự khác. Bạn có thể sử dụng hàm này để loại bỏ dấu tiếng Việt bằng cách xác định vị trí và độ dài của các ký tự có dấu và thay bằng ký tự không dấu tương ứng. Cú pháp của hàm loại bỏ dấu trong excel này là: REPLACE(old_text, start_num, num_chars, new_text) Trong đó: old_text: là ô hoặc vùng dữ liệu cần thay thế. start_num: là vị trí bắt đầu của chuỗi ký tự cần thay thế. num_chars: là số lượng ký tự cần thay thế. new_text: là chuỗi ký tự thay thế. Ví dụ: Cho bảng ví dụ 1: Cho bảng ví dụ Yêu cầu: Bỏ dấu 1 ký tự bất kỳ trong bảng ví dụ 1 bằng cách dùng hàm chuyển từ tiếng việt có dấu sang không dấu replace.  Cách bỏ dấu trong excel: Bước 1: Nhập công thức replace vào ô B2: =REPLACE(A2;5;1;"e"). Nhập công thức REPLACE Bước 2: Nhấn Enter sẽ thu được kết quả là Nguyen Văn A. Kết quả sau khi nhập công thức Bước 3: Ở các dòng tiếp theo, bạn chọn ký tự muốn thay thế và nhập công thức tương tự như trên. Kết quả thu được như sau: Kết quả thu được Kết luận Trên đây là 4 thủ thuật bỏ dấu tiếng Việt trong excel mới nhất mà Unica muốn gợi ý cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề liên quan đến dấu tiếng Việt trong excel một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian. >>> Xem thêm: Trọn bộ khóa học tin học văn phòng chất lượng chỉ từ 99K >>> Xem thêm: 7 cách đổi chữ thường thành chữ hoa trong excel nhanh chóng >>> Xem thêm: 8 cách viết hoa chữ cái đầu trong Excel đầy đủ chi tiết >>> Xem thêm: 3 cách đổi dấu phẩy thành dấu chấm trong Excel nhanh, tiện lợi
07/03/2019
13620 Lượt xem
6 Cách lọc dữ liệu trong Excel đơn giản mà dân văn phòng cần biết
6 Cách lọc dữ liệu trong Excel đơn giản mà dân văn phòng cần biết Excel là một phần mềm không thể thiếu trong công việc văn phòng, đặc biệt là khi bạn phải xử lý các bảng dữ liệu lớn và phức tạp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lọc dữ liệu trong Excel một cách hiệu quả và nhanh chóng. bài viết dưới đây trong chuỗi bài viết học Excel Online sẽ giới thiệu cho bạn 6 cách lọc dữ liệu Excel đơn giản mà dân văn phòng cần biết. Bộ lọc trong excel là gì? Bộ lọc trong excel là một tính năng cho phép bạn hiển thị chỉ những dòng dữ liệu thỏa mãn một hoặc nhiều điều kiện lựa chọn. Bằng cách lọc dữ liệu trong excel, bạn có thể loại bỏ những thông tin không cần thiết, tập trung vào những dữ liệu quan trọng và thực hiện các phân tích, thống kê và báo cáo một cách chính xác và tiết kiệm thời gian. Bộ lọc trong excel là một tính năng cho phép bạn hiển thị chỉ những dòng dữ liệu thỏa mãn một hoặc nhiều điều kiện lựa chọn 6 cách lọc dữ liệu trong excel phổ biến Để lọc dữ liệu trong Excel, bạn thực hiện một trong 6 cách như là Find and Replace, dùng công cụ Auto Filter, lọc theo màu hoặc dùng slicer. Mỗi cách làm cụ thể sẽ được trình bày dưới đây: Tìm kiếm dữ liệu đơn giản trong excel bằng Find and Replace Một cách lọc dữ liệu đơn giản nhất trong excel là sử dụng chức năng Find and Replace. Với tính năng này, bạn có thể tìm dữ liệu trong 1 sheet hoặc nhiều sheet khác nhau. Để hiểu hơn về cách lọc dữ liệu này, mời bạn theo dõi 2 ví dụ dưới đây: Ví dụ 1: Cho bảng danh sách 1: Cho bảng danh sách 1 Yêu cầu: Tìm tên và thông tin của những người có địa chỉ Hà Nội. Cách lọc excel theo tên: Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F sẽ thấy hộp thoại Find and Replace. Mở hộp thoại Find and Replace Bước 2: Ở mục Find What, bạn nhập từ khóa Hà Nội. Nhập từ khóa Hà Nội Bước 3: Nhấn Find All sẽ thu được bảng kết quả sau: Nhấn Find All  Ngoài lọc khách hàng bằng tiêu chí địa chỉ, bạn cũng có thể lọc số điện thoại trong Excel để tìm khách hàng mình muốn.  Ví dụ 2: Cho danh sách 1 và 2: Cho danh sách 1 và 2 Yêu cầu: Tìm tên và thông tin của những người có địa chỉ Hà Nội ở cả hai danh sách trong 2 sheet. Cách lọc dữ liệu trong excel: Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F sẽ thấy hộp thoại Find and Replace. Mở hộp thoại Find and Replace Bước 2: Ở mục Find What, bạn nhập từ khóa Hà Nội. Nhập từ khóa Hà Nội Bước 3: Nhấn vào mục Options > Chọn within là workbook. Chọn within là workbook Bước 4: Cuối cùng là nhấn Find All sẽ thu được bảng kết quả sau: Nhấn Find All sẽ thu được bảng kết quả Tìm dữ liệu trong cột nhờ công cụ Auto Filter Một cách lọc dữ liệu khác trong excel là sử dụng công cụ Auto Filter. Công cụ này sẽ cho bạn lọc dữ liệu nhanh và chính xác hơn.  Ví dụ 1: Cho bảng danh sách 3: Cho bảng danh sách 3 Yêu cầu: Tìm tên và thông tin của những người có nhu cầu tư vấn. Cách lọc dữ liệu trong excel:  Bước 1: Để lọc giữ liệu trong excel, bạn cần bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu cần lọc. Bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu cần lọc Bước 2: Trên thanh công cụ, nhấn chọn Data > Chọn Filter sẽ thấy xuất hiện mũi tên nhỏ trỏ xuống bên dưới từng hộp thoại như hình dưới đây: Chọn Filter sẽ thấy xuất hiện mũi tên nhỏ trỏ xuống bên dưới từng hộp thoại Bước 3: Bấm vào mũi tên ở dưới ô Nhu cầu. Bấm vào mũi tên ở dưới ô Nhu cầu Bước 4: Bỏ chọn Select All, chọn Tư vấn và nhấn OK sẽ thu được bảng dưới đây: Chọn Tư vấn Kết quả Lệnh lọc trong excel Conditional Formatting Một cách lọc dữ liệu đặc biệt trong excel là lọc theo màu. Bạn có thể sử dụng tính năng này khi bạn muốn phân loại các dữ liệu theo màu nền hoặc màu chữ của chúng. Để lọc theo màu, bạn sử dụng tính năng Conditional Formatting. Sau đó, bạn chọn màu nền hoặc màu chữ mà bạn muốn lọc ra. Ví dụ 1: Cho bảng danh sách 4: Cho bảng danh sách Yêu cầu: Tìm tên và thông tin của những người có cùng địa chỉ ở Hà Nội. Cách lọc tên trong excel: Bước 1: Để lọc data trong excel, bạn cần bôi đen toàn bộ bảng dữ liệu 4. Bôi đen toàn bộ bảng dữ liệu cần lọc Bước 2: Trong thẻ Home, bạn chọn Conditional Formatting. Chọn Conditional Formatting Bước 3: Chọn Highlight Cells Rules > Chọn Duplicate Values… Chọn Duplicate Values… Bước 4: Khi hộp thoại Duplicate Values hiện ra, bạn nhấn chọn OK sẽ thu được kết quả như hình dưới đây: Nhấn chọn OK  Slicer - Công thức lọc trong excel Một cách lọc dữ liệu khác trong excel là sử dụng Slicer là một công cụ lọc dữ liệu trong excel cho phép bạn tạo ra các nút bấm để lựa chọn các giá trị trong một hoặc nhiều cột. Bạn có thể sử dụng Slicer khi bạn muốn lọc dữ liệu theo nhiều tiêu chí khác nhau một cách dễ dàng và trực quan. Cách dùng hàm lọc trong excel này như sau: Bước 1: Chọn bảng dữ liệu cần lọc, sau đó chọn tab Insert > Slicer. Bước 2: Trong hộp thoại Insert Slicers, chọn những cột mà bạn muốn tạo Slicer, sau đó nhấn OK. Bước 3: Bạn sẽ thấy các Slicer xuất hiện trên Sheet, mỗi Slicer chứa các nút bấm tương ứng với các giá trị trong cột đó. Bạn có thể di chuyển, thay đổi kích thước, và định dạng các Slicer theo ý muốn. Bước 4: Để lọc dữ liệu, bạn chỉ cần nhấn vào các nút bấm trên các Slicer. Bạn có thể nhấn nhiều nút bấm trên cùng một Slicer hoặc trên nhiều Slicer khác nhau để lọc theo nhiều điều kiện. Bạn cũng có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl và click vào các nút bấm để bỏ chọn hoặc chọn lại. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Lọc dữ liệu số hoặc văn bản Bước 1: Chọn biểu tượng hình tam giác trong ô các bạn muốn lọc dữ liệu. Bước 2: Nếu cột dữ liệu chứa văn bản cần lọc thì các bạn chọn Text Filters, nếu cột dữ liệu chứa số cần lọc thì các bạn chọn Number Filters. Bạn có thể chọn bất cứ kiểu muốn lọc nào . Ví dụ hướng dẫn cách lọc dữ liệu trong Excel Bước 3: Trong hộp thoại bất kỳ, các bạn nhập điều kiện lọc nếu có 2 điều kiện lọc các bạn nhập cả 2 điều kiện vào các ô dữ liệu. Chọn quan hệ giữa 2 điều kiện And hoặc Or cho phù hợp với điều kiện lọc. Sau đó nhấn OK. Ở ví dụ mình chọn Greater Than Or Equal To.. ( tức là lớn hơn hoặc bằng). Nhập điều kiện lọc Tiếp tục với dữ liệu của ví dụ trên, ta chọn 200 và ấn Ok sẽ có kết quả như hình sau Kết quả xuất hiện Hàm lọc dữ liệu có điều kiện trong excel - Filter Công thức filter trong excel như sau:  = FILTER(array,include,[if_empty]) Trong đó: array: Vùng dữ liệu cần lọc. include: Điều kiện cần lọc. if_empty: Nếu lọc mà không có kết quả thì trả về giá trị gì? Đối với yếu tố này không bắt buộc phải nhập. Đây chính là công thức lọc dữ liệu trong excel mà bạn có thể áp dụng vào trong quá trình thực hiện. Sử dụng hàm Filter trong Excel Cách xóa bộ lọc trong Excel Khi bạn sử dụng lệnh lọc dữ liệu trong excel cụ thể nào đó để xóa bộ lọc, bạn sẽ có cách xóa bộ lọc phù hợp với từng phương pháp này. Ví dụ, với cách dùng Auto Filter để lọc dữ liệu, để bỏ bộ lọc bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng cái phễu có chữ Filter một lần nữa là được.  Còn đối với phương pháp lọc theo Conditional Formatting, muốn loại bỏ bộ lọc, bạn thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tô đen toàn bộ vùng dữ liệu đã được lọc. Tô đen vùng dữ liệu đã được lọc Bước 2: Trong thẻ Home, bạn chọn Conditional Formatting. Chọn Conditional Formatting Bước 3: Chọn clear rules > Chọn clear rules entire sheet. Chọn clear rules entire sheet Bạn sẽ thu được kết quả như sau: Kết quả thu được Kết luận Lọc dữ liệu trong excel là một kỹ năng quan trọng và hữu ích cho người làm văn phòng. Bằng cách lọc dữ liệu excel, bạn có thể tìm kiếm, phân loại, và phân tích dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn 6 cách lọc dữ liệu trong excel đơn giản mà dân văn phòng cần biết. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng lọc dữ liệu trong excel của mình. Những kiến thức này sẽ sẽ giúp ích cải thiện kỹ năng tin học văn phòng cho bạn rất nhiều trong việc học Kế toán online và quản lý công viện của nhân sự công ty. >>> Xem thêm: Cách lọc dữ liệu trùng nhau từ 2 sheet trong Excel chi tiết nhất >>> Xem thêm: Cách lọc dữ liệu trùng nhau trong 2 cột excel chính xác nhất   Video Hướng dẫn cách lọc dữ liệu bằng bộ lọc Filter Hướng dẫn cách lọc dữ liệu bằng bộ lọc Filter
07/03/2019
16468 Lượt xem
Cách giảm dung lượng file Excel nhanh đơn giản, hiệu quả
Cách giảm dung lượng file Excel nhanh đơn giản, hiệu quả Exel là phần mềm bảng tính quan trọng nằm trong bộ Microsoft Office mà có lẽ không ai là không biết đến. Sử dụng công cụ excel bạn có thể làm được rất nhiều việc, giúp quá trình tính toán được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Trong quá trình làm việc với excel, người dùng rất hay gặp lỗi file excel nặng gây khó khăn trong việc xử lý và biên tập dữ liệu. Làm sao để giảm dung lượng file excel là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Thấu hiểu điều đó, trong bài học Excel hôm nay, Unica sẽ bật mí cho bạn các cách làm file excel nhẹ hơn, hãy bỏ túi ngay nhé. Nguyên nhân làm cho file Excel nặng, tốc độ xử lý kém Có một số nguyên nhân làm cho file Excel nặng, tốc độ xử lý kém, có thể kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu như: File excel chứa nhiều dữ liệu, nhiều hình ảnh. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi file Excel chứa quá nhiều dữ liệu và hình ảnh thì excel sẽ cần nhiều thời gian để truy cập và xử lý dữ liệu đó. Trong file excel chứa nhiều ô trong bảng tính không sử dụng nhưng lại được định dạng. Điều này sẽ gây ra tình trạng lỗi khiến file xử lý chậm hơn so với bình thường. File excel chứa nhiều công thức phức tạp. Công thức phức tạp đòi hỏi Excel phải thực hiện nhiều phép tính, điều này sẽ khiến file Excel nặng và chậm. File excel bị nặng là do chứa quá nhiều dữ liệu và hình ảnh Lợi ích giảm dung lượng file Excel Việc làm nhẹ file excel mang lại nhiều lợi ích quan trọng như: Tăng tốc độ xử lý file: Khi file excel nhẹ hơn, excel sẽ dễ dàng truy cập và xử lý dữ liệu nhanh hơn. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi làm việc với file excel. Dễ dàng chia sẻ file: File Excel có dung lượng lớn sẽ khó chia sẻ qua email hoặc các phương tiện truyền thông khác. Khi file excel nhẹ hơn, bạn dễ dàng chia sẻ file với người khác bằng nhiều hình thức khác nhau. Giảm nguy cơ mất dữ liệu: File Excel có dung lượng lớn sẽ rất dễ bị hỏng hoặc mất dữ liệu hơn. Khi file nhẹ hơn, nguy cơ mất dữ liệu sẽ giảm xuống. Giảm dung lượng file excel giúp bạn làm việc được thuận tiện hơn Cách giảm dung lượng file excel Có rất nhiều cách để bạn có thể làm giảm dung lượng file excel, tuỳ thuộc mỗi cách sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Sau đây là một số cách hạ dung lượng file excel tiêu biểu bạn có thể tham khảo: Cách làm giảm dung lượng file excel bằng xóa định dạng có điều kiện Cách giảm dung lượng file excel đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là bỏ định dạng có điều kiện. Bởi định dạng có điều kiện chính là một trong những tiêu biểu khiến file nặng, có dung lượng lớn. Cách giảm dung lượng file bằng xóa định dạng có điều kiện như sau: Đầu tiên bạn mở file bạn cần giảm dung lượng, sau đó chọn Home => Chọn Conditional Formatting => Chọn Clear Rules => Chọn Clear Ruler from Entire Sheet. Bỏ định dạng có điều kiện Vậy là tập tin của bạn đã giảm đi một lượng dung lượng tối đa, thử lưu xem bạn đã lưu được chưa nhé. >>> Xem thêm: Tổng hợp 9 cách giảm dung lượng file PowerPoint đơn giản, hiệu quả >>> Xem thêm: Cách nén file Word và giảm dung lượng lưu trữ của file Word Cắt giảm ô tính ở vùng chưa cần sử dụng Cách làm nhẹ file excel có nhiều công thức tiếp theo mà Unica muốn chia sẻ với bạn đó là tiến hành cắt giảm ô tính ở vùng chưa cần sử dụng. Cách giảm dung lượng file bằng phương pháp này vô cùng đơn giản, bạn thực hiện theo các bước sau: Đầu tiên mở file excel, sau đó sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + phím mũi tên phải/xuống để chọn cột và hàng trống. Tiếp theo bạn bấm chuột phải vào vị trí bôi đen => Chọn Delete để xoá các vùng chưa được sử dụng. Như vậy là bạn có thể giảm dung lượng file excel thành công. Từ đó quá trình làm việc trên file được trơn tru và thuận tiện hơn. Thao tác cắt giảm ô tính ở vùng chưa cần dùng Xoá DATA LINKS Xoá DATA LINKS cũng là một trong nhưng cách giảm dung lượng file excel hiệu quả lại dễ thực hiện bạn không nên bỏ qua. Đối với phương pháp này, để xoá DATA LINKS bạn thực hiện như sau: Đầu tiên bạn mở file excel, tiếp theo chọn Data => Chọn Edit Links => Chọn link liên kết mà bạn muốn xoá => Cuối cùng chọn Break Link. Thao tác xoá Data Links Nén ảnh trong Excel Đối với một số những file excel bao gồm cả hình ảnh thì sẽ rất nặng. Trong trường hợp này, bạn cần phải nén ảnh để giảm dung lượng file. Cách nén file trong excel như sau: Nhấn chọn vào hình ảnh cần giải nén. Thực hiện thao tác chọn Format => Chọn Compress Pictures => bỏ dấu tích trong hộp thoại mới xuất hiện => Chọn Options. Nén ảnh để làm giảm dung lượng file 1 Hộp thoại mới xuất hiện khi nhấn Options. Các bạn tích theo hình dưới đây và có thể tùy chọn tích vào các chỗ theo mục đích khác nhau: Nén ảnh để làm giảm dung lượng file 2 Trong phần Compression Options bạn cần chú ý: Automatically perform basic compression on save: Có nghĩa là tự động thực hiện nén cơ bản khi lưu. Delete cropped areas of picture: Xóa các phần đã crop: Bạn tích vào đây thì phần ảnh bạn crop trong Excel sẽ biến mất hoàn toàn. Trong phần Target Output: Prin 220ppi: Sẽ cho chất lượng tốt để in hoặc xem trên màn hình. Screen 150 ppi: Chất lượng vừa phảicho web hoặc cho trình chiếu. E- mail 96 ppi: Chất lượng thấp nhất dùng để gửi email.  Tuy nhiên là nếu như ảnh của bạn có chất lượng không cao thì càng đỡ tốn dung lượng. Việc nén hình ảnh này nhằm chính là cách làm nhẹ file Excel giúp giảm dung lượng excel.  >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Xóa Watch Window Bước 1: Mở file excel mà bạn muốn thực hiện xóa Watch Window. Xóa watch windows Bước 2: Chọn Formulas => Chọn Watch Window. Chọn Watch Window Bước 3: Chọn Delete Watch. Chọn Delete Watch Sau khi thực hiện xong bước này là hoàn thành xóa Watch Window. Xóa bỏ các named range trong file Excel Bước 1: Mở file excel bạn muốn xóa Named Range. Xóa bỏ Name Range Bước 2: Chọn Formulas > Chọn Name Manager. Chọn Name Manager Bước 3: Chọn tên bị lỗi mà bạn muốn xóa > Nhấn Delete. Thao tác xoá bỏ Name Range Bước 4: Nhấn OK để xác nhận. Nhấn OK để xác nhận EXCEL BINARY WORKBOOK GIÚP GIẢM DUNG LƯỢNG Đối với phương pháp này, bạn thực hiện để giảm dung lượng như sau: Bước 1: Đầu tiên bạn mở file excel ra sau đó chọn File Chọn file Bước 2: Tiếp theo chọn Save as => Chọn Browse. Chọn Brows Bước 3: Cuối cùng tại mục Save as type chọn Excel Binary Workbook => Bấm Save để lưu là hoàn thành. Bấm Save để lưu Lưu file dưới dạng tập tin nhị phân Thêm một cách giúp bạn giải quyết vấn đề làm sao để file excel nhẹ hơn đó là lưu file dưới dạng tập tin nhị phân. Đối với cách này, bạn thực hiện theo các bước sau để giảm dung lượng file excel nhé. Bước 1: Bạn tiến hành mở Excel lên, tiếp đó nhấp đúp chuột vào ứng dụng Exel màu trắng với chữ X màu xanh lá, sau đó, bạn nhấp vào nút File, nhấp tiếp vào tùy chọn Open... (mở) rồi chọn file cần thao tác. >>> Xem thêm: Không lưu được file excel: Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi Lưu file dưới dạng tập tin nhị phân Bước 2: Để lưu file mới, bạn nhấp chuột vào File. Nhấp chuột vào File Bước 3: Chọn Save As… (lưu dưới dạng…). Chọn Save As Bước 4: Tiếp tục, bạn gõ tên tập tin mới vào hộp thoại. Gõ tên tập tin mới Bước 5: Sau đó, nhấp vào trình đơn thả xuống nằm ở mục "File Format" (định dạng tập tin). Chọn định dạng tập tin Bước 6: Chọn định dạng Excel Binary Workbook (tập tin nhị phân) nằm bên dưới hạng mục "Specialty Formats". Tập tin được lưu dưới định dạng này có dung lượng nhỏ hơn nhiều so với file có đuôi .xls tiêu chuẩn. Chọn định dạng Excel Binary Workbook Bước 7: Cuối cùng, nhấp vào nút Save. File Exel nhỏ hơn sẽ được lưu vào máy tính. Chọn Save Cách nén file excel giảm dung lượng Cách làm cho file excel nhẹ đi cuối cùng mà Unica muốn chia sẻ với bạn đó chính là sử dụng phần mềm để nén file. Nếu không muốn giảm dung lượng theo cách thủ công, bạn hãy thử ngay với các phần mềm chuyên mục nhé. Một số phần mềm giảm dung lượng file miễn phí, hiệu quả mà bạn có thể sử dụng như: NXPowerLite Desktop, FILEminimizer Office, PowerShrink,... Kết luận Trên đây là top 9 cách giảm dung lượng file excel hiệu quả mà Unica đã tổng hợp được. Với những cách hữu ích này, bạn hãy áp dụng ngay cho việc làm giảm dung lượng file của mình nhé. Vậy là kể từ bây giờ bạn sẽ không gặp khó khăn trong quá trình lưu file nữa, có thể làm việc với file excel một cách suôn sẻ và thuận tiện rồi. Bạn quan tâm tơi chủ đề tin học văn phòng hãy tham khảo thêm những bài viết khác tại Unica nhé.
06/03/2019
17204 Lượt xem
Cách định dạng văn bản trong Word để có một file đúng xác chuẩn
Cách định dạng văn bản trong Word để có một file đúng xác chuẩn Định dạng văn bản chuẩn là việc cần phải làm để văn bản trở nên dễ đọc và chuyên nghiệp. Từ việc căn lề, cỡ chữ, khoảng cách giữa dòng,... tất cả đều cần được chỉnh một cách kỹ lưỡng. Để giúp bạn thực hiện việc này đúng, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách định dạng văn bản trong word chuyên nghiệp. Tìm hiểu ngay. Định dạng văn bản trong Word là gì? Định dạng văn bản là việc bạn thay đổi cấu trúc của một hoặc hàng loạt văn bản để trông tài liệu trông chuyên nghiệp, khoa học và hợp lý hơn. Có rất nhiều cách định dạng văn bản, phải kể đến như là: căn lề, thay đổi font chữ, cỡ chữ, màu chữ, đánh số trang, mục lục,... Nhìn chung, định dạng văn bản trong Word được chia thành hai loại chính: Các thao tác định dạng đoạn văn bản: Nhấn mạnh vào các nội dung quan trọng, giúp cho người đọc hiểu được nội dung cốt lõi. Định dạng ký tự: Làm nổi bật các phần cần chú ý của nội dung, giúp người đọc dễ dọc và dễ nhìn văn bản. Định dạng văn bản trong Word là quá trình thay đổi và cấu trúc lại văn bản Mục đích của việc định dạng văn bản Nhìn chung, việc định dạng văn bản trong Word giúp tài liệu của bạn trở nên khoa học, chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra còn có một số mục đích sau: Tài liệu được trình bày đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn. Nội dung trong văn bản dễ nhìn, rõ ràng hơn. Làm nổi bật những nội dung quan trọng, người đọc dễ dàng nắm được phần nội dung cốt lõi trong văn bản. Việc định dạng văn bản có nhiều mục đích khác nhau Hướng dẫn cách định dạng văn bản trong word Đối với một trang word, những việc bạn cần làm để định dạng văn bản đó là căn lề, chỉnh kích thước và font chữ của văn bản. Chi tiết từng mục sẽ được trình bày cụ thể ở dưới đây: Căn lề và chỉnh kích thước cho văn bản Căn lề và kích thước cho văn bản là việc điều chỉnh khoảng cách giữa biên của trang và nội dung của văn bản. Bạn có thể căn lề và kích thước cho văn bản theo các bước sau: Bước 1: Chọn tab Layout (Bố cục) trên thanh Ribbon => Chọn Size để căn lề chuẩn cho văn bản. Chọn Size để căn lề chuẩn cho văn bản Bước 2: Bảng điều chỉnh căn lề Page setup, bạn chọn Margins và bắt đầu điều chỉnh kích thước lề chuẩn theo khổ giấy A4 như sau: Top: 2 - 2.5 cm Bottom: 2 - 2.5 cm Left: 3 - 3.5 cm Right: 1.5 - 2 cm Nhấn OK để hoàn thành.  Chỉnh căn lề và nhấn OK để hoàn thành Bước 3: Chọn Orientation để chỉnh sửa khổ giấy của văn bản. Trong đó: Portrait để chọn khổ dọc. Landscape để chọn khổ ngang. Chỉnh sửa khổ giấy của văn bản >> Xem thêm: Cách bỏ formatted trong Word chỉ mất vài phút Làm chủ kỹ năng soạn thảo văn bản trên Word bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được toàn bộ kiến thức về công cụ Word 365, về cách dùng, các tính năng trong Word 365… Từ việc thành thạo Word sẽ tạo tiền đề và bước đệm vững chắc để tạo nhiều cơ hội hơn đến đỉnh cao sự nghiệp. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:1378,theme:course] [course_id:1559,theme:course] [course_id:3108,theme:course] Định dạng font chữ với trang mới  Bước 1: Bạn vào thẻ Home ở bên góc bên trái của giao diện Word, hoặc ấn tổ hợp phịm Ctrl + D để mở cửa sổ định dạng font chữ.  Định dạng font chữ cho trang mới Bước 2: Sau khi xuất hiện cửa sổ trang, ở mục Font bạn chọn font chữ mà bạn muốn. Lúc này bạn cũng có thể tùy chỉnh tương tự cỡ chữ, kiểu chữ mà mình muốn để định dạng cho trang. Sau đó ấn OK để hoàn thành. Định dạng font chữ trong văn bản Bước 1: Bạn mở file Word cần thay đổi định dạng > nhấn tổ hợp Ctrl + A để bôi đen toàn bộ văn bản > chọn thẻ Home ở góc bên trái. Nhấn Ctrl + A Bước 2: Khi xuất hiện cửa sổ, bạn tìm mục Font > chọn mũi tên ở góc để mở hộp thoại > thực hiện các thao tác hướng dẫn các định dạng văn bản trong Word. Định dạng văn bản trong word Bước 3: Ở đây, bạn có thể tận dụng các tính năng để thay đổi định dạng văn bản như sau:  Mục Font: thay đổi định dạng font chữ. Mục Font Style: thay đổi kiểu chữ. Mục Size: thay đổi cỡ chữ. Tùy vào nhu cầu của mình, bạn lựa chọn tùy chọn có sẵn bằng cách lăn chuột ở mỗi phần hoặc tự thêm, điền kiểu chữ, cỡ chữ vào ô trống. Bước 4: Ấn OK để hoàn tất quá trình. Tiến hành thay đổi font chữ, cỡ chữ và kiểu chữ >>> Xem thêm: Paragraph trong word là gì? Tại sao cần paragraph trong word? Định dạng khoảng cách các chữ  Bước 1: Bạn vào thẻ Home hoặc ấn tổ hợp phịm Ctrl + D để mở cửa sổ định dạng font chữ. Sau đó chọn mục Advanced. Các bước định dạng khoảng cách giữa các chữ trong Excel Bước 2: Tại mục Spacing, bạn thiết lập khoảng cách chữ trong văn bản theo mong muốn của bản thân. Ngoài ra, bạn cần chú ý những chữ sau để điều chỉnh cho đúng: Bình thường - Normal. Khoảng cách rộng hơn bình thường - Expanded. Khoảng cách các chữ thu hẹp lại - Condensed. Bước 3: Sau đó bạn ấn OK để hoàn thành quá trình. Định dạng văn bản bằng Format Painter Bước 1: Bôi đen đoạn văn bản cần định dạng. Bước 2: Bạn vào thẻ Home ở góc bên trái giao diện Word, chọn mục Format Painter (biểu tượng hình cái sơn).  Các bước định dạng văn bản bằng Format Painter Bước 3: Hoàn thành, đoạn văn bản đã được hoàn tất định dạng. Định dạng văn bản dùng cách phím tắt Định dạng văn bản bằng phím tắt là việc sử dụng các tổ hợp phím trên bàn phím để thực hiện các thao tác định dạng nhanh chóng và tiện lợi. Bạn có thể tham khảo một số cách phím tắt cơ bản được dùng để định dạng văn bản trong Word như sau: Ctrl + B: In đậm văn bản In đậm văn bản Ctrl + I: In nghiêng văn bản In nghiêng văn bản Ctrl + U: Gạch chân văn bản Gạch chân văn bản Ctrl + L: Căn lề trái văn bản Căn lề trái văn bản Ctrl + R: Căn lề phải văn bản Căn lề phải văn bản Ctrl + E: Căn giữa văn bản Căn giữa văn bản Ctrl + J: Căn đều hai lề văn bản Căn đều hai lề văn bản Ctrl + Shift + >: Dùng để tăng kích cỡ văn bản Tăng kịch thước của văn bản Ctrl + Shift + <>: Gảm kích cỡ văn bản. Thu nhỏ kích thước của văn bản Ctrl + M: Thụt lề đầu dòng Thụt lề đầu dòng Ctrl + Shift + M: Hủy thụt lề đầu dòng Ctrl + T: Thụt lề treo Thụt lề treo Ctrl+D: Mở cửa sổ định dạng font chữ Mở cửa sổ định dạng font chữ Ctrl + 1: Đặt khoảng cách dòng là 1 Ctrl + 2: Đặt khoảng cách dòng là 2 Ctrl + 5: Đặt khoảng cách dòng là 1.5 Cách chỉnh văn bản word chuẩn bằng chức năng Paragraph Định dạng văn bản bằng chức năng Paragraph là việc sử dụng hộp thoại Paragraph để điều chỉnh các thiết lập liên quan đến đoạn văn, như căn chỉnh văn bản chuẩn trong word, khoảng cách, thụt lề, gạch đầu dòng,... Thực hiện chức năng Paragraph theo các bước sau: Bước 1: Tô đen toàn bộ vùng văn bản cần định dạng. Tô đen toàn bộ vùng văn bản cần định dạng Bước 2: Chọn thẻ Home, hãy nhấp chuột vào mũi tên ô Paragraph. Nhấp chuột vào mũi tên ô Paragraph Bước 3: Tại cửa sổ Paragraph, tại mục General, bạn hãy chọn Alignment (canh lề đoạn văn bên trái hoặc phải), Outline Level (chọn kích cỡ của văn bản). Tại Indentation: bao gồm Left và Right (chọn khoảng cách đoạn văn lề trái và lề phải), để chọn thì bạn nhập số. Tại Special: Chọn kiểu thụt đầu dòng của đoạn văn Trong đó: None: không thụt First line: thụt dòng đầu tiên Hanging: thụt từ dòng thứ 2. Tại By: điền mức độ lùi vào ở mỗi đầu dòng. Ở phần Spacing gồm có: Before: Khoảng cách giữa dòng đầu với dòng bên trên). After: Khoảng cách giữa dòng cuối cùng với dòng bên dưới). Line Spacing: Khoảng cách giữa các dòng trong cùng 1 đoạn văn). At: Khoảng cách dòng giữa các đoạn văn). Chỉnh thông số trong hộp thoại Paragraph Bước 4: Nhấn OK để áp dụng các mục vừa chỉnh sửa văn bản word chuẩn. Nhấn OK Ngoài cách chỉnh paragraph trong word chuẩn như trên, bạn cũng có thể định dạng văn bản theo chiều ngang hoặc dọc. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "Sách hướng dẫn thực hành Word từ cơ bản đến nâng cao" [blog_custom:3] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2850&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] >> Xem thêm: Cách xóa bỏ chữ bị gạch đỏ trong Word dễ dàng Khám phá thêm chứng chỉ tin học ic3 đến từ các chuyên gia hàng đầu Unica. Cách định dạng văn bản trong word bằng nút mũi tên Định dạng văn bản bằng nút mũi tên là việc sử dụng các nút mũi tên trên thanh công cụ để thay đổi kích thước, căn lề, căn giữa, xoay hay di chuyển các đối tượng như hình ảnh, biểu đồ, bảng, v.v. trong văn bản. Bạn có thể định dạng văn bản bằng nút mũi tên theo các bước sau: Bước 1: Chọn thẻ Layout => Bấm vào biểu tượng mũi tên trong Page Setup để tiến hành thiết lập trang. Bấm vào biểu tượng mũi tên trong Page Setup Bước 2: Tại bảng điều chỉnh lề, bạn chọn Margins và tiến hành điều chỉnh lề theo kích thước chuẩn lề A4. Trong đó: Top: Căn lề trên Bottom: Căn lề dưới Left: Căn lề trái Right: Căn lề phải. Chỉnh căn lề Bước 3: Nhấn OK để áp dụng các tùy chỉnh. Nhấn OK để áp dụng các tùy chỉnh Định dạng văn bản bằng thước ngang Để định dạng văn bản bằng thước ngang, bạn thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Trên thanh công cụ, bạn chọn thẻ View, sau đó chọn Ruler. Chọn Ruler Bước 2: Bạn kéo thanh công cụ căn chỉnh lề 2 bên theo mong muốn. Kéo thanh công cụ căn chỉnh lề 2 bên theo mong muốn Một số lưu ý khi định dạng văn bản  Khi thực hiện các cách định dạng văn bbarn trên, bạn cần chú ý một số điều sau: Tùy vào từng loại văn bản, bạn cần sử dụng những thông số về khoảng cách, căn lề, giãn dòng, cỡ chữ,... sao cho phù hợp nhất. Đối với những văn bản đặc biệt như hợp đồng, luật pháp,... cần trình bày theo các quy tắc hiện hành. Nhấn mạnh những nội dung quan trọng bằng cách in nghiêng và bôi đen. Đảm bảo sau khi định dạng văn bản trông dễ nhìn, chuyên nghiệp và khoa học. Áp dụng linh hoạt các định dạng để văn bản trở nên đẹp hơn. Kết luận Cách định dạng văn bản trong word là một kỹ năng quan trọng giúp bạn tạo ra những văn bản đẹp mắt, rõ ràng và chuyên nghiệp. Bằng cách sử dụng các công cụ và tính năng có sẵn trong chương trình Word, bạn có thể thay đổi và cấu trúc lại văn bản theo ý muốn. Trong bài viết này, tôi đã giới thiệu cho bạn một số cách định dạng văn bản cơ bản và phổ biến nhất. Hy vọng bạn đã hiểu và áp dụng được những cách này trong công việc và học tập của mình. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về tin học văn phòng mời bạn đọc tham khảo một số khoá học Word hấp dẫn đang được nhiều người quan tâm hiện nay. 
06/03/2019
21103 Lượt xem
Hướng dẫn định dạng dữ liệu trong excel với Format Cells
Hướng dẫn định dạng dữ liệu trong excel với Format Cells Trong quá trình học tập và làm việc với bảng tính excel, bạn nên định dạng số cho dữ liệu để bảng tính trở nên dễ nhìn và chính xác hơn, đồng thời giúp tăng tính thẩm mỹ. Thao tác định dạng dữ liệu trong excel không khó, tuy nhiên với một số bạn không hay làm việc với excel thì có thể sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ. Đừng lo lắng nhé, bài viết sau Unica sẽ hướng dẫn bạn cách định dạng dữ liệu trong excel đơn giản và nhanh chóng nhất. Định dạng dữ liệu là gì? Định dạng dữ liệu trong Excel là việc thay đổi cách hiển thị dữ liệu trên trang tính. Định dạng dữ liệu có thể giúp bạn làm cho dữ liệu dễ đọc và dễ hiểu hơn. Có nhiều loại định dạng dữ liệu khác nhau trong Excel, bao gồm: Định dạng số: Định dạng số giúp bạn hiển thị dữ liệu số dưới dạng số, tiền tệ, phần trăm, v.v. Định dạng văn bản: Định dạng này giúp bạn hiển thị dữ liệu văn bản theo kiểu chữ, kích thước, màu sắc, v.v. Định dạng ngày và giờ: Định dạng ngày và giờ giúp bạn hiển thị dữ liệu ngày và giờ theo định dạng mong muốn. Định dạng ô: Định dạng ô giúp bạn thay đổi màu nền, màu viền,... của ô. Định dạng dữ liệu trong excel là thao tác thay đổi cách hiển thị dữ liệu Tại sao cần định dạng dữ liệu trong excel? Định dạng dữ liệu trong Excel là một tính năng quan trọng giúp bạn làm cho dữ liệu của mình dễ đọc và dễ hiểu hơn. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần học cách định dạng excel: Định dạng dữ liệu trong excel giúp bảng tính gọn gàng hơn Để làm cho dữ liệu dễ đọc và dễ hiểu hơn, từ đó thao tác trên excel diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều. Giúp cho bảng tính trông chuyên nghiệp hơn: Định dạng dữ liệu giúp đảm bảo tính thẩm mỹ. Từ đó giúp cho bảng tính của bạn trông chuyên nghiệp hơn rất nhiều. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Các định dạng dữ liệu trong Excel Như bên trên đã chia sẻ, định dạng dữ liệu trong excel có rất nhiều loại khác nhau. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn chi tiết cách định dạng số trong excel, cách định dạng văn bản trong excel cùng nhiều cách định dạng dữ liệu khác, cùng khám phá nhé. Định dạng số - Number Bước 1: Dùng chuột bôi đen vùng dữ liệu cần định dạng. Bôi đen vùng dữ liệu cần định dạng Bước 2: Nhấn chuột phải chọn Format Cells.  Chọn Format Cells Bước 3: Trong cửa sổ Format Clells, chọn Number để định dạng số. Tiếp tục chọn mục Use 1000 Separtor để Excel tự động thêm dấu phẩy sau mỗi 2 chữ số.  Chọn Number để định dạng số Bước 4: Nhấn Enter để nhận kết quả.  Nhấn Enter để nhận kết quả Định dạng tiền tệ và kế toán Bước 1: Dùng chuột bôi đen vùng dữ liệu cần định dạng tiền tệ Bôi đen vùng dữ liệu cần định dạng Bước 2: Nhấp vào biểu tượng $ trên thanh công cụ và lựa chọn đơn vị tiền tệ mà mình muốn sử dụng.  Lựa chọn đơn vị tiền tệ Bước 3: Kết quả sau khi hoàn thành như sau. Kết quả sau khi hoàn thành Định dạng ngày tháng và thời gian Bước 1: Đầu tiên, bạn chọn định dạng ô trong Excel ngày, tháng, năm mà mình muốn sử dụng. Sau đó nhấn OK.  Chọn định dạng ô trong Excel Bước 2: Trong ô hiển thị, bạn nhập ngày tháng năm theo định dạng đã chọn.  Nhập ngày tháng năm theo định dạng Bước 3: Kéo chuột xuống phía dưới để hiển thị kết quả ở những ô tiếp theo. Kéo chuột xuống phía dưới để hiển thị kết quả Kết quả như sau: Kết quả cuối cùng Định dạng phần trăm trong Excel Bước 1: Bôi đen vùng dữ liệu cần định dạng phần trăm. Bôi đen vùng dữ liệu cần định dạng Bước 2: Dùng chuột nhấp vào trình thả đơn xuống Number Format trên tab Home trên thanh công cụ. Sau đó chọn Percentage. Chọn Percentage Kết quả sau khi hoàn thành như sau: Kết quả hoàn thành Định dạng phân số trong Excel Bước 1: Bôi đen vùng dữ liệu cần định dạng số. Bôi đen vùng dữ liệu cần định dạng số Bước 2: Dùng chuột nhấp vào trình thả đơn xuống Number Format trên tab Home trên thanh công cụ. Sau đó chọn Fraction Nhấp vào trình thả đơn xuống Number Format  Định dạng khoa học  Bước 1: Dùng chuột bôi đen vùng dữ liệu bạn cần định dạng khoa học. Dùng chuột bôi đen vùng dữ liệu  Bước 2: Dùng chuột nhấp vào trình thả đơn xuống Number Format trên tab Home trên thanh công cụ. Sau đó chọn Scientific.  Nhấp vào trình thả đơn xuống Number Format Kết quả sau khi hoàn thành như sau: Kết quả nhận được Định dạng dữ liệu kiểu chữ Bước 1: Dùng chuột bôi đen vùng dữ liệu bạn cần định dạng khóa học. Bôi đen phần dữ liệu cần định dạng kiểu chữ Bước 2: Nhấn chuột vào mũi tên tam giác trỏ xuống, sau đó lựa chọn phông chữ mà bạn muốn sử dụng. Lựa chọn phông chữ muốn sử dụng Kết quả sau khi hoàn thành như sau: Kết quả sau khi hoàn thành Định dạng đặc biệt – Special Có thể nhiều bạn vẫn chưa biết một điều rằng, mỗi một nước khác nhau sẽ có 1 số dãy số đặc trưng như: số điện thoại, mã số bưu điện, số bảo hiểm an sinh xã hội,... Tất cả những dãy số này được gọi là định dạng đặc biệt. Để định dạng đặc biệt bạn sử dụng mục Special. Định dạng đặc biệt Định dạng của người dùng - Custom Đây là một kiểu định dạng tùy chọn của người dùng. Với định dạng này, người dùng có thể tự mình tạo ra định dạng theo quy định của Excel.  Cách sử dụng của định dạng Custom vô cùng đơn giản. Trong hộp thoại "Format Cells" chọn "Custom" ở cột bên trái. Sau đo tùy chỉnh định dạng mong muốn tại mục "Type" ở cột bên tay phải. Như vậy là bạn đã biết được cách định dạng cột trong excel của mình rồi đó. Định dạng Custom Kết luận Trên đây là hướng dẫn giới thiệu về cách định dạng dữ liệu trong excel, với 9 định dạng kiểu dữ liệu trong excel khác nhau này bạn có thể định dạng dữ liệu sao cho phù hợp nhất với công việc của mình. Nếu bạn muốn thành thạo excel, hãy tham gia khóa học Excel online từ chính các chuyên gia hàng đầu của Unica. Với nội dung bài giảng hay, đầy đủ và xúc tích, chắc chắn bạn sẽ làm việc với photoshop thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều. >>> Xem thêm: Cách chuyển ngày tháng năm sang dạng text bằng các hàm cơ bản >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách quy đổi tỷ giá trong Excel chi tiết nhất >>> Xem thêm: Cách sử dụng conditional formatting trong excel để tô màu, đánh dấu ô
06/03/2019
13427 Lượt xem
Cách dùng data validation trong Excel tạo list nhập nhanh dữ liệu
Cách dùng data validation trong Excel tạo list nhập nhanh dữ liệu Trong Excel, data validation là một tính năng hữu ích cho phép bạn kiểm soát dữ liệu được nhập vào các ô hoặc các phạm vi ô. Bạn có thể sử dụng data validation để tạo các list chọn nhanh, giới hạn giá trị nhập vào, định dạng dữ liệu theo kiểu mong muốn và hiển thị các thông báo khi có lỗi xảy ra. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách dùng data validation trong Excel để tạo list nhập nhanh dữ liệu, cũng như cách bỏ định dạng data validation và khắc phục một số lỗi thường gặp khi sử dụng tính năng này. Data validation là gì? Chức năng validation trong excel  Data validation là một tính năng trong Excel cho phép bạn thiết lập các quy tắc để kiểm soát dữ liệu được nhập vào các ô hoặc các phạm vi ô. Bạn có thể sử dụng data validation để: Tạo các list chọn nhanh từ các danh sách giá trị đã có sẵn hoặc nhập tay. Điều này giúp bạn nhập dữ liệu nhanh hơn, tránh sai sót do đánh máy, và đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu. Giới hạn giá trị nhập vào theo một số tiêu chí nhất định, ví dụ như chỉ cho phép nhập số, ngày tháng, chuỗi ký tự, hoặc giá trị trong một khoảng xác định. Điều này giúp bạn ngăn chặn việc nhập sai loại dữ liệu hoặc nhập quá giới hạn cho phép. Định dạng dữ liệu theo kiểu mong muốn, ví dụ như định dạng số thành tiền tệ, phần trăm, hay ngày tháng. Điều này giúp bạn thể hiện rõ ràng ý nghĩa của dữ liệu và tăng tính chuyên nghiệp của bảng tính. Hiển thị các thông báo khi có lỗi xảy ra do vi phạm các quy tắc data validation. Bạn có thể tùy chỉnh nội dung và kiểu của thông báo để hướng dẫn người dùng cách nhập dữ liệu đúng cách. Data validation là một tính năng quan trọng trong Excel Ứng dụng của Data Validation trong Excel  Data validation có nhiều ứng dụng trong Excel, tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của bạn. Một số ví dụ phổ biến của data validation là: Tạo list chọn nhanh để nhập tên các quốc gia, thành phố, sản phẩm, khách hàng, nhân viên, hoặc bất kỳ danh sách nào bạn cần. Giới hạn giá trị nhập vào để chỉ cho phép nhập số nguyên, số thập phân, số âm, số dương, số lớn hơn hoặc nhỏ hơn một giá trị xác định hoặc số thuộc một khoảng xác định. Data validation có nhiều ứng dụng trong Excel Giới hạn giá trị nhập vào để chỉ cho phép nhập ngày tháng trong một khoảng thời gian xác định hoặc ngày tháng trước hoặc sau một ngày xác định. Giới hạn giá trị nhập vào để chỉ cho phép nhập chuỗi ký tự có độ dài xác định, hoặc chuỗi ký tự chứa hoặc không chứa một ký tự hoặc một từ xác định. Định dạng dữ liệu theo kiểu tiền tệ, phần trăm, ngày tháng, thời gian hoặc bất kỳ kiểu nào bạn muốn. Hiển thị thông báo khi có lỗi xảy ra để hướng dẫn người dùng cách nhập dữ liệu đúng cách hoặc để cảnh báo người dùng về việc nhập sai dữ liệu. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách dùng data validation Excel  Để sử dụng data validation trong Excel, bạn cần làm theo các bước sau: Bước 1: Trong file excel cần tạo danh sách trỏ xuống, bạn chọn thẻ Data. Chọn thẻ Data Bước 2: Chọn Data Validation ở mục Data Tools. Chọn Data Validation Bước 3: Trong hộp thoại Data Validation, ở mục Settings chọn điều kiện và nhập dữ liệu nhanh cho ô được chọn. Chọn điều kiện và nhập dữ liệu nhanh Trong đó: Any Value: Không có điều kiện nên nếu bạn chọn mục này thì có thể nhập mọi loại dữ liệu.  Không có điều kiện nên nếu bạn chọn mục này thì có thể nhập mọi loại dữ liệu Whole number: Số nguyên bao gồm số dương, số âm và số 0.  Nhập số nguyên bao gồm số dương, số âm và số 0 Bạn có thể cho phép bỏ trống ô bằng cách chọn Ignore Blank. Các thiết lập trong mục này gồm: between: giá trị nằm ở giữa khoảng nhỏ nhất (Minimum) và lớn nhất (Maximum). not between: giá trị nằm ở ngoài khoảng nhỏ nhất (Minumum) và lớn nhất (Maximum). equal to: bằng 1 giá trị nào đó bạn nhập vào. not equal to: không bằng giá trị mà bạn nhập vào. greater than: lớn hơn giá trị bạn nhập vào. less than: nhỏ hơn giá trị  bạn nhập vào. greater than or equal to: lớn hơn hoặc bằng giá trị bạn nhập vào. less than or equal to: nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bạn nhập vào. decimal: Số thực (có dấu phẩy). Thẻ Decimal Bạn có thể cho phép bỏ trống ô bằng cách chọn Ignore Blank. List: Danh sách. Thẻ danh sách  Bạn có thể cho phép bỏ trống ô bằng cách chọn Ignore Blank. Ở mục List này bạn cũng có thể chọn định dạng danh sách xổ xuống ở In-cell dropdown. Date: Ngày tháng. Thẻ Date Bạn có thể cho phép bỏ trống ô bằng cách chọn Ignore Blank. Time: Thời gian. Thẻ thời gian Bạn có thể cho phép bỏ trống ô bằng cách chọn Ignore Blank. Text Length: Độ dài chuỗi. Thẻ Text Length Custom: Tùy chọn. Thẻ Custom Bước 4: Thẻ Input Message thiết lập các dòng tin khi người xem chọn vào ô có định dạng Data Validation. Title: Nhập tiêu đề sẽ hiện lên khi nhấn vào ô được định dạng Data Validation. Input Messeges: Nhập nội dung sẽ hiện lên cho ô được định dạng Data Validation. Nhập nội dung sẽ hiện lên cho ô được định dạng Data Validation Bước 5: Khi nhập không đúng dữ liệu có sẵn trong ô, thẻ Error Alert sẽ thêm cảnh báo. Style: Ở phần này bạn chọn icon sẽ hiện lên khi báo lỗi. Title: Bạn đặt tên cho lỗi, cảnh báo này. Error message: Nội dung của lỗi. Nội dung của lỗi Bước 6: Nhấn OK. Ví dụ về tạo list data validation trong Excel Ví dụ 1: Thực hiện cách tạo data validation trong excel cho cột Họ và Tên. Cách sử dụng data validation trong excel: Bước 1: Bôi đen vùng dữ liệu từ A2 đến A5. Chọn thẻ Data > Chọn Data Validation. Chọn Data Validation - Bước 2: Trong hộp thoại Data Validation, chọn Settings và điều chỉnh các thông số: Allow: List. Source: Kéo chọn vùng chứa dữ liệu từ A8 đến A11. Chỉnh thông số Nhấn OK. Kết quả thu được khi thực hiện cách làm data validation như sau: Kết quả thu được Ví dụ 2: Hãy tạo validation trong excel cho cột Năm sinh. Cách dùng data validation: Bước 1: Bôi đen vùng dữ liệu từ B2:B5. Chọn thẻ Data > Chọn Data Validation. Chọn Data Validation Bước 2: Trong hộp thoại Data Validation, chọn settings và điều chỉnh các thông số: Allow: Date Data: less than End date: 01/01/2021 Nhấn OK. Chỉnh thông số trong settings Bước 3: Chọn phần Input Message để thiết lập thông báo xuất hiện khi ô được chọn. Trong đó: Title: Nhập ngày tháng năm sinh. Input message: Nhập trước ngày 01/01/2021. Chỉnh thông số trong Input Message Khi bạn chọn vào ô bất kỳ trong cột Năm sinh, kết quả thông báo sẽ hiện lên như dưới đây: Kết quả thông báo hiển thị Bước 4: Chọn vào Error Alert để thiết lập cảnh báo xuất hiện khi nhập sai ô được chọn. Trong đó: Style: Stop. Title: Nhập sai năm sinh. Input message: Nhập năm sinh trước 2021. Nhấn OK. Chỉnh thông số của Error Alert Kết quả sau khi thiết lập cảnh báo khi nhập năm sinh sau 2021 như dưới đây: Kết quả sau khi thiết lập cảnh báo Cách bỏ định dạng Data Validation trong Excel  Sau khi thiết lập data validation trong excel, một số người sẽ cần bỏ định dạng này. Nếu bạn đang muốn thực hiện thao tác xóa bỏ này, hãy theo dõi hướng dẫn dưới đây: Bước 1: Mở File Excel, bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu cần bỏ định dạng Data Validation. Trên thanh công cụ, nhấn chọn Data > Chọn Data Validation. Chọn Data Validation Bước 2: Chọn Clear All để bỏ định dạng Data Validation. Chọn Clear All Không sử dụng được data validation  Trong một số trường hợp, bạn có thể không sử dụng được data validation trong Excel do một số nguyên nhân sau: Nguyên nhân Bạn đang sử dụng phiên bản Excel cũ hơn Excel 2007. Data validation là một tính năng mới được giới thiệu từ Excel 2007 trở đi, nên nếu bạn đang sử dụng phiên bản Excel cũ hơn, bạn sẽ không thấy nút Data Validation trên thanh công cụ. Bạn đang làm việc trên một bảng tính được bảo vệ. Khi một bảng tính được bảo vệ, bạn sẽ không thể thay đổi các thiết lập của data validation cho các ô hoặc các phạm vi ô trong bảng tính đó. Bạn đang làm việc trên một bảng tính được chia sẻ. Khi một bảng tính được chia sẻ, bạn sẽ không thể thêm, xóa hoặc thay đổi các quy tắc của data validation cho các ô hoặc các phạm vi ô trong bảng tính đó. Bạn đang làm việc trên một bảng tính có chứa các công thức phức tạp hoặc các hàm đặc biệt. Một số công thức hoặc hàm có thể gây xung đột với data validation, khiến cho data validation không hoạt động đúng cách hoặc không hoạt động một cách nhất quán. Nguyên nhân không dùng được Data Validation  Cách khắc phục Từ nguyên nhân trên, bạn có thể khắc phục lỗi không sử dụng được data validation trong Excel bằng cách các sau: Nếu bạn đang sử dụng phiên bản Excel cũ hơn Excel 2007, bạn nên nâng cấp lên phiên bản Excel mới hơn để sử dụng được data validation. Bạn có thể tải về phiên bản Excel mới nhất từ trang web chính thức của Microsoft. Nếu bạn đang làm việc trên một bảng tính được bảo vệ, bạn cần nhập mật khẩu để mở khóa bảng tính trước khi sử dụng data validation. Bạn có thể nhấn vào nút Unprotect Sheet trên thanh công cụ, sau đó nhập mật khẩu để mở khóa bảng tính. Nếu bạn không biết mật khẩu, bạn cần liên hệ với người tạo ra bảng tính để xin mật khẩu. Nếu bạn đang làm việc trên một bảng tính được chia sẻ, bạn cần ngừng chia sẻ bảng tính trước khi sử dụng data validation. Bạn có thể nhấn vào nút Share Workbook trên thanh công cụ, sau đó bỏ chọn ô Allow changes by more than one user at the same time trong hộp thoại Share Workbook. Lưu ý rằng khi bạn ngừng chia sẻ bảng tính, bạn sẽ không thể làm việc cùng lúc với những người khác trên bảng tính đó. Nếu bạn đang làm việc trên một bảng tính có chứa các công thức phức tạp hoặc các hàm đặc biệt, bạn cần kiểm tra lại các công thức hoặc hàm đó để xem có xung đột với data validation hay không. Bạn có thể sử dụng chức năng Trace Error để tìm ra nguồn gốc của lỗi, hoặc sử dụng chức năng Evaluate Formula để theo dõi các bước tính toán của công thức. Nếu có xung đột, bạn cần sửa lại các công thức hoặc hàm đó để tránh gây ảnh hưởng đến data validation. Khắc phục lỗi không sử dụng được data validation trong Excel Kết luận  Data validation là một tính năng hữu ích trong Excel cho phép bạn kiểm soát dữ liệu được nhập vào các ô hoặc các phạm vi ô. Thông qua phần cách dùng data validation, hy vọng bạn có thể sử dụng data validation để tạo các list chọn nhanh, giới hạn giá trị nhập vào, định dạng dữ liệu theo kiểu mong muốn, và hiển thị các thông báo khi có lỗi xảy ra. Để sử dụng data validation trong Excel, bạn cần thiết lập các quy tắc cho data validation trong tab Settings của hộp thoại Data Validation. Để bỏ định dạng data validation cho một ô hoặc một phạm vi ô, bạn cần chọn Any value trong phần Allow của tab Settings. Nếu bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm các khóa học tin học văn phòng khác trên Unica để hiểu rõ hơn về các thủ thuật, cách sử dụng hàm trong Excel thông qua các khoá học Excel giúp bạn xử lý số liệu, báo cáo một cách nhanh chóng và chính xác nhất từ đó giảm thiểu tối đa thời gian cũng như nâng cao hiệu suất công việc. Chúc bạn thành công! >>> Xem thêm: Hàm datevalue trong excel: Khái niệm, cách dùng và lưu ý >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo ghi chú trong excel cho người mới >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo form nhập liệu trong excel cho người mới
06/03/2019
10902 Lượt xem
Tổng hợp cách dụng hàm vlookup giữa 2 sheet và 2 file trong Excel
Tổng hợp cách dụng hàm vlookup giữa 2 sheet và 2 file trong Excel Hàm VLOOKUP là một trong những hàm phổ biến và hữu ích nhất trong Excel, cho phép bạn tra cứu và lấy dữ liệu từ một bảng hoặc một phạm vi theo một giá trị khóa. Tuy nhiên, nhiều người dùng Excel gặp khó khăn khi sử dụng hàm VLOOKUP giữa 2 sheet hoặc 2 file khác nhau. Bài viết này sẽ tổng hợp các cách dụng hàm VLOOKUP giữa 2 sheet trong Excel chi tiết, cũng như các cách kết hợp hàm VLOOKUP với các hàm khác để tra cứu dữ liệu trên nhiều sheet hoặc file. Giới thiệu về Hàm Vlookup Hàm VLOOKUP trong Excel, cho phép bạn tra cứu và lấy dữ liệu từ một bảng hoặc một phạm vi theo một giá trị khóa. Bạn có thể sử dụng hàm VLOOKUP để tìm thông tin, so sánh dữ liệu, kết hợp bảng, tính toán giá trị và nhiều ứng dụng khác. Để sử dụng hàm VLOOKUP, bạn cần biết cú pháp, các tham số và các ví dụ minh họa của hàm. Cú pháp của hàm VLOOKUP là: =VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup]) Trong đó: lookup_value: là giá trị bạn muốn tra cứu, có thể là một số, một chuỗi, một ô hoặc một công thức. table_array: là phạm vi chứa dữ liệu bạn muốn lấy, bắt đầu từ cột chứa giá trị khóa. Bạn phải thêm tên sheet trước dấu chấm than (!) để chỉ ra rằng phạm vi này nằm trên sheet khác với sheet hiện tại. col_index_num: là số thứ tự của cột trong phạm vi table_array mà bạn muốn lấy dữ liệu. [range_lookup]: là một tham số tùy chọn, có thể là TRUE (mặc định) hoặc FALSE. Nếu là TRUE, hàm VLOOKUP sẽ tra cứu giá trị gần nhất với lookup_value trong cột đầu tiên của table_array. Nếu là FALSE, hàm VLOOKUP sẽ tra cứu giá trị chính xác với lookup_value trong cột đầu tiên của table_array. Ví dụ: Cho bảng dữ liệu. Bạn muốn tra cứu tổng số lượng cam ở tháng 3, hãy sử dụng công thức sau: 1 ví dụ về hàm vlookup sử dụng cho nhiều Sheet Công thức này sẽ tra cứu tên sản phẩm từ Sheet2 theo mã sản phẩm ở ô A2. Tham số table_array là Sheet2!A:B, tức là phạm vi A:B trên sheet có tên Sheet2. Tham số col_index_num là 2, tức là số thứ tự của cột B trong phạm vi A:B. Tham số [range_lookup] là FALSE, tức là yêu cầu tra cứu giá trị chính xác. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách dụng hàm vlookup giữa 2 sheet Cách dụng hàm vlookup giữa 2 sheet đơn giản nhất là sử dụng công thức sau: =VLOOKUP(lookup_value, Sheet2!table_array, col_index_num, [range_lookup]) Trong đó: lookup_value là giá trị bạn muốn tra cứu, có thể là một số, một chuỗi, một ô hoặc một công thức. Sheet2!table_array là phạm vi chứa dữ liệu bạn muốn lấy, bắt đầu từ cột chứa giá trị khóa. Bạn phải thêm tên sheet trước dấu chấm than (!) để chỉ ra rằng phạm vi này nằm trên sheet khác với sheet hiện tại. col_index_num là số thứ tự của cột trong phạm vi table_array mà bạn muốn lấy dữ liệu. [range_lookup] là một tham số tùy chọn, có thể là TRUE (mặc định) hoặc FALSE. Nếu là TRUE, hàm VLOOKUP sẽ tra cứu giá trị gần nhất với lookup_value trong cột đầu tiên của table_array. Nếu là FALSE, hàm VLOOKUP sẽ tra cứu giá trị chính xác với lookup_value trong cột đầu tiên của table_array. Ví dụ: Cho hai bảng tính 1 và 2 như dưới đây. Trong đó, Sheet 1 là mục danh sách các nhân viên đang cần nhập số tiền thưởng tết. Sheet 2 là những điều kiện xếp loại ứng với số tiền thưởng tết. Yêu cầu: Dùng hàm vlookup để tính ra số tiền thưởng tết của mỗi nhân viên. Áp dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet (1) Để tính ra số tiền thưởng tết của mỗi nhân viên thông qua cả 2 Sheet1 và Sheet2. Bạn có thể sử dụng công thức sau tại ô D3: D3=VLOOLUP(C3,Thuong!$A$1:$D$3) Áp dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet (2) Giữ nguyên công thức vừa nhập, bạn nhấn chọn vào sheet 2 và chọn vùng dữ liệu chứa điều kiện lương A1: B4 sau đó sử dụng F4 để cố định lần lượt các ô dữ liệu A1:B4. Áp dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet (3) Quay lại Sheet 1, thêm (2,1) vào cuối công thức vừa thiết lập như hình dưới đây: Áp dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet (4) Nhấn Enter, sau khi kết quả ở ô D3 xuất hiện, bạn kéo công thức xuống dưới các ô còn lại của cột lương thưởng sẽ thu được kết quả chính xác như hình dưới đây: Áp dụng hàm Vlookup giữa 2 sheet (5) Cách dụng hàm vlookup giữa 2 file Ngoài cách dụng hàm vlookup giữa 2 sheet, bạn có thể áp dụng giữa 2 file. Cách dùng tương tự, chỉ khác là bạn phải thêm đường dẫn của file chứa phạm vi table_array vào công thức. Công thức có dạng như sau: =VLOOKUP(lookup_value, ‘[File_path]Sheet_name’!table_array, col_index_num, [range_lookup]) Trong đó: [File_path] là đường dẫn của file chứa phạm vi table_array, bao gồm tên file và phần mở rộng. Bạn có thể nhập đường dẫn bằng tay hoặc chọn file từ hộp thoại mở file khi nhập công thức. Bạn phải đặt đường dẫn trong dấu ngoặc vuông ([]). Sheet_name là tên của sheet chứa phạm vi table_array trong file đó. Bạn phải đặt tên sheet trong dấu nháy đơn (‘’). Ví dụ: Bạn có 2 file như sau: File thứ nhất gồm các thông tin về người nhận tiền thưởng. Áp dụng hàm Vlookup giữa 2 file (1) File thứ hai chứa thông tin về điều kiện thưởng: Áp dụng hàm Vlookup giữa 2 file (2) Để mở cùng lúc 2 file này trên màn hình làm việc, bạn chỉ cần mở 1 file ra trước, sau đó dưới thanh taskbar click chuột phải vào microsoft excel chọn file thứ 2 là xong. Bước 1: Tại ô D3 nhập công thức Vlookup như hình dưới đây: Áp dụng hàm Vlookup giữa 2 file (3) Bước 2: Chuyển sang File 2, trước đó, bạn nên đặt tên cho file 2 là dulieu.xlsx, chọn vùng dữ liệu A1: B4. Sau đó, bạn dùng phím F4 và nhấn chọn từng ô dữ liệu trong vùng A1: B4 để cố định dữ liệu trong khu vực này. Áp dụng hàm Vlookup giữa 2 file (4) Bước 3: Quay lại File 1, nhập thêm (2,0) vào dưới cùng công thức rồi nhấn Enter. Sau khi kết quả được trả về, bạn thực hiện sao chép công thức sẽ nhận được toàn bộ kết quả thưởng của từng nhân viên. Áp dụng hàm Vlookup giữa 2 file (5) Lưu ý: Để sử dụng hàm VLOOKUP ở 2 file khác nhau, bạn phải mở cả 2 file đồng thời. Nếu bạn đóng file chứa phạm vi table_array, công thức sẽ không hoạt động và hiển thị lỗi #REF!. Cách dùng hàm vlookup nhiều sheet kết hợp với hàm IFERROR Nếu bạn muốn tra cứu dữ liệu từ nhiều sheet khác nhau, bạn có thể áp dụng cách dùng hàm VLOOKUP với hàm IFERROR để xử lý các trường hợp không tìm thấy giá trị khóa. Hàm IFERROR có cú pháp như sau: =IFERROR(value, value_if_error) Trong đó: value: là giá trị hoặc công thức bạn muốn kiểm tra lỗi. value_if_error: là giá trị hoặc công thức bạn muốn trả về nếu value bị lỗi. Ví dụ: Bạn có 3 sheet như sau: Ví dụ 3 sheet Bạn muốn tra số lượng hoa quả ở Sheet1 theo Sheet2 và Sheet3 thì cần làm theo các bước sau:  Bước 1: Chọn chọn ô C2 cần điền số lượng sản phẩm và lồng hàm VLOOKUP vào hàm IFERROR. Tại đây, bạn nhập công thức như hình dưới đây: Nhập công thức vào ô C2 Bước 2: Ta chuyển qua sheet 2 và kéo chọn từ ô A2:B5 xong bấm F4 để cố định dòng và cột và nhập thêm "2,FALSE)" vào công thức như hình dưới đây.   Nhập thêm "2,FALSE)" vào cuối công thức Bước 3: Lặp lại thao tác ở bước 1, sau đó chuyển qua sheet3 và thực hiện tương tự bước 2. Lưu ý, ở bước này bạn cần nhập thêm cụm từ  "Not found" vào công thức để đề phòng nếu không tìm thấy dữ liệu sẽ trả về giá trị "Not found". Quay trở lại sheet1 (slsp) là thành công. Công thức đầy đủ Bước 4: Kéo công thức từ dòng C2 xuống C10 để trả về kết quả tìm kiếm cho tất . Bảng kết quả Công thức này sẽ tra cứu điểm thi của sinh viên từ Sheet2 trước, nếu không tìm thấy giá trị khóa, sẽ tra cứu tiếp từ Sheet3. Nếu vẫn không tìm thấy giá trị khóa, sẽ trả về lỗi #N/A. >>> Xem thêm: Hàm VLOOKUP kết hợp với hàm IF sử dụng thế nào? Ví dụ cụ thể Hàm VLOOKUP trong nhiều cửa sổ làm việc Cũng giống như khi dùng hàm VLOOKUP giữa 2 File, khi bạn dùng hàm VLOOKUP giữa nhiều cửa sổ làm việc thì hãy lồng hàm này bên trong hàm IFERROR. Cùng với đó, bạn cần đặt tên cửa sổ làm việc trong dấu ngoặc vuông và đặt nó làm tiền tố trước tên trang tính.  Công thức tổng quát sau: =IFERROR(VLOOKUP(B2, [file1.xlsx]dulieu1!$B$2:$C$6, 2, FALSE), IFERROR(VLOOKUP(B2, [file2.xlsx]dulieu2!$B$2:$C$6, 2, FALSE),"Not found")) Làm cho địa chỉ cột thành Vlookup nhiều cột Nếu bạn muốn tra cứu dữ liệu từ nhiều cột khác nhau trong cùng một phạm vi table_array, bạn có thể sử dụng hàm VLOOKUP kết hợp với hàm COLUMN theo cú pháp như sau: =IFERROR(VLOOKUP(lookup_value, table_array, COLUMN(column_index_range), False), "") Trong đó: Lookup_value: Là giá trị mà bạn muốn tìm kiếm Table_array: Là phạm vi dữ liệu trong đó bạn muốn tìm kiếm giá trị Column_index_range: Là phạm vi cột mà bạn muốn trả về kết quả Ví dụ: Bạn có sheet như sau: Ví dụ cho một sheet Yêu cầu: tìm tên của một loại trái cây dựa trên ID của nó, ví dụ tìm tên của Orange theo mã ID là 303.  Giả sử giá trị cần tìm (lookup_value) nằm trong ô A4 và bảng dữ liệu (table_array) nằm trong các ô A2:B6. Bạn có thể sử dụng công thức dưới đây ở ô E2 để lấy tên trái cây: E2=IFERROR(VLOOKUP(A$, $A$1:$B$5, 2, FALSE), "") Trong đó: VLOOKUP(A4, $A$1:$B$5, 2, FALSE): Phép tính này sẽ tìm giá trị trong ô A2 (303) trong cột đầu tiên của phạm vi bảng A1:B5. Vì column_index_range là 2, nó sẽ trả về giá trị tương ứng từ cột thứ hai (B). Trong trường hợp này, nó sẽ tìm thấy "Orange" trong ô B4. IFERROR(result, ""): Nếu hàm VLOOKUP trả về một kết quả hợp lệ (ví dụ: "Orange"), hàm IFERROR sẽ trả về giá trị đó. Tuy nhiên, nếu hàm VLOOKUP gặp phải lỗi (giá trị lookup_value không có trong table_array), nó sẽ trả về một chuỗi trống (""). Nếu thực hiện đúng, công thức sẽ trả về "Orange" vì lookup_value (303) được tìm thấy trong cột đầu tiên của bảng và "Orange" là giá trị tương ứng trong cột thứ hai. Công thức trả về giá trị đúng Nếu lookup_value là 949 (mã không có trong bảng), công thức sẽ trả về một chuỗi trống ("") vì hàm VLOOKUP sẽ gặp lỗi, và hàm IFERROR sẽ xử lý lỗi đó bằng cách cung cấp một chuỗi trống làm kết quả. Công thức trả về giá trị bị lỗi Hàm VLOOKUP trên nhiều trang tính kết hợp với hàm INDIRECT Nếu bạn muốn tra cứu dữ liệu từ nhiều trang tính khác nhau trong cùng một file, bạn có thể sử dụng hàm VLOOKUP kết hợp với hàm INDIRECT. Cú pháp như sau: VLOOKUP(lookup_value, INDIRECT("'"&INDEX(Lookup_sheets, MATCH(1, –(COUNTIF(INDIRECT("'" & Sheet_list & "'!lookup_range"), lookup_value)>0), 0)) & "'!table_array"), col_index_num, FALSE) Trong đó: Lookup_sheets: Là tên trang tính cần tra cứu Lookup_value: Giá trị cần tìm kiếm Lookup_range: Phạm vi cột trong trang tính tra cứu nơi tìm kiếm giá trị tra cứu Table_array: Chuỗi dữ liệu trong trang tính -Col_index_num: Số cột trả về một giá trị trong bảng Ví dụ: Bạn có 4 trang tính như sau: Bảng ví dụ Yêu cầu: Tìm kiếm giá trị "X" trong các sheet này và trả về giá trị từ cột thứ 2 của phạm vi tìm kiếm. Công thức sẽ tìm kiếm giá trị "X" trong cột A từ hàng 2 đến hàng 6 trên các sheet "Sheet1", "Sheet2", "Sheet3" và "Sheet4". Nếu tìm thấy, nó sẽ trả về giá trị tương ứng từ cột B, tức là "Value1" (từ sheet "Sheet1"). Trong trường hợp không tìm thấy, công thức sẽ trả về lỗi #N/A. Cách sử dụng công thức để VLOOKUP trên các trang tính Sử dụng ví dụ trên để làm rõ cách công thức để VLOOKUP trên các trang tính cùng một lúc. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Viết tên của tất cả các trang tính mà bạn muốn tra cứu vào trong cửa sổ làm việc của mình và đặt tên cho phạm vi đó. Ở ví dụ, chúng tôi sẽ tạo một phạm vi là "Lookup_sheet" và liệt kê tên các trang tính vào đó. Tạo phạm vi Bước 2: Đồng bộ dữ liệu của bạn. Ví dụ sau đây mô tả cách thực hiện công thức VLOOKUP trên nhiều trang tính: lookup_value: Tìm kiếm giá trị trong ô A2. Phạm vi từ A2 - A6 (lookup_range) trên bốn trang tính (East, North, South và West). Trích xuất giá trị từ cột B (cột thứ 2) (col_index_num) trong phạm vi dữ liệu từ A2 đến C6 (table_array). Công thức sử dụng: =VLOOKUP($A2, INDIRECT("'"&INDEX(Lookup_sheet, MATCH(1, --(COUNTIF(INDIRECT("'"& Lookup_sheet&"'!$A$2:$A$6"), $A2)>0), 0))&"'!$A$2:$B$5"), 2, FALSE) Lưu ý: Trong công thức trên, hai phạm vi ($A$2:$A$6) và ($A$2:$B$5) đều được cố định bằng cách sử dụng tham chiếu ô tuyệt đối. Bước 3: Nhập công thức vào ô C2, sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để hoàn thành công thức dạng mảng. Điều này sẽ áp dụng công thức cho tất cả các ô trong cột. Bước 4: Để sao chép công thức xuống cột, bạn nhấp đúp chuột vào ô C2 hoặc kéo nốt fill handle (nút đen ở góc dưới cùng bên phải của ô đang chọn). Thao tác này sẽ áp dụng công thức cho tất cả các ô trong cột và trả về giá trị tương ứng từ các trang tính khác nhau. Kết quả vẫn còn lỗi N/A Nếu không tìm thấy giá trị cụ thể, công thức sẽ trả về lỗi #N/A. Cách khắc phục lỗi này là đưa hàm IFNA vào công thức: =IFNA(VLOOKUP($A2, INDIRECT("'"&INDEX(Lookup_sheet, MATCH(1, --(COUNTIF(INDIRECT("'"& Lookup_sheet&"'!$A$2:$A$6"), $A2)>0), 0))&"'!$A$2:$B$5"), 2, FALSE),"Not found") Bảng kết quả trả về như sau: Kết quả sau khi khắc phục lỗi N/A VLOOKUP nhiều trang tính giữa các cửa sổ làm việc Thay vì làm việc giữa các trang tính, bạn sẽ sử dụng hàm VLOOKUP để làm việc trên nhiều cửa sổ làm việc. Công thức chung như sau: =IFNA(VLOOKUP($A2, INDIRECT("'[Tên_tệp.xlsx]" & INDEX(Lookup_sheets, MATCH(1, --(COUNTIF(INDIRECT("'[Tên_tệp.xlsx]" & Lookup_sheets & "'!$A$2:$A$6"), $A2)>0), 0)) & "'!$A$2:$B$5"), 2, FALSE), "Not found") Với công thức tổng quát bên trên, bạn cần thay thế [Tên_tệp.xlsx] bằng tên của tệp Excel mình cần tra cứu trên đó. Nếu tên tệp là "Book2.xlsx", bạn sẽ thay thế [Tên_tệp.xlsx] thành "Book2.xlsx". Đồng thời, bạn cũng cần chắc chắn rằng các trang tính trong tệp Excel đó có tên tương ứng với những gì được liệt kê trong phạm vi tên "Lookup_sheets". Từ công thức chúng tôi vừa gợi ý bên trên, bạn có thể áp dụng hàm VLOOKUP trên nhiều trang tính giữa các cửa sổ làm việc khác nhau. Nếu không tìm thấy giá trị tìm kiếm, công thức sẽ trả về "Not found". Kết quả VLOOKUP nhiều trang tính giữa các cửa sổ làm việc Hàm vlookup trong excel 2 sheet và trả về nhiều cột Nếu bạn muốn tra cứu dữ liệu giữa 2 sheet và trả về nhiều cột, bạn có thể sử dụng hàm VLOOKUP kết hợp với hàm INDIRECT và INDEX theo cú pháp như sau: =VLOOKUP($A2, INDIRECT("'"&INDEX(Lookup_sheets, MATCH(1, –(COUNTIF(INDIRECT("'"& Lookup_sheets &"'!$A$2:$C$6"), $A2)>0), 0)) &"'!$A$2:$C$6"), {2,3}, FALSE) Trong đó: $A2: Là giá trị cần tìm kiếm. Lookup_sheets: Là phạm vi tên trang tính mà bạn đã đặt trước đó, chứa tên của các trang tính mà bạn muốn tra cứu. INDEX(Lookup_sheets, MATCH(1, –(COUNTIF(INDIRECT("'"& Lookup_sheets &'"!$A$2:$C$6"), $A2)>0), 0)): Sẽ trả về tên của trang tính chứa giá trị tìm kiếm. Công thức này sử dụng hàm MATCH để tìm vị trí của giá trị tìm kiếm trong phạm vi từ A2:C6 trên các trang tính và sau đó sử dụng hàm INDEX để trích xuất tên của trang tính. INDIRECT("'"&INDEX(Lookup_sheets, MATCH(1, –(COUNTIF(INDIRECT("'"& Lookup_sheets &"'!$A$2:$C$6"), $A2)>0), 0)) &"'!$A$2:$C$6"): Tạo một tham chiếu động đến phạm vi dữ liệu trên trang tính được xác định bởi tên trang tính. {2,3}: Là một mảng chỉ mục cột. Công thức VLOOKUP sẽ trả về giá trị trong cột thứ 2 và 3 của phạm vi dữ liệu. FALSE: Đảm bảo hàm VLOOKUP sẽ tìm kiếm giá trị chính xác. Kết quả hàm VLOOKUP giữa 2 sheet và trả về nhiều cột Lỗi không thực hiện được công thức vlookup giữa 2 sheet và cách khắc phục Một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng hàm VLOOKUP giữa 2 file khác nhau là lỗi #REF!, có nghĩa là Excel không thể tìm thấy phạm vi table_array bạn đã chỉ định. Nguyên nhân có thể là: Bạn đã đóng file chứa phạm vi table_array khi nhập công thức. Điều này sẽ khiến Excel không thể liên kết đến file đó và hiển thị lỗi #REF!. Bạn đã di chuyển, đổi tên hoặc xóa file chứa phạm vi table_array sau khi nhập công thức. Điều này sẽ khiến Excel không thể tìm thấy file đó và hiển thị lỗi #REF!. Bạn đã thay đổi tên sheet hoặc cấu trúc của phạm vi table_array sau khi nhập công thức. Điều này sẽ khiến Excel không thể tìm thấy phạm vi table_array bạn đã chỉ định và hiển thị lỗi #REF!. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau: Kiểm tra lại đường dẫn của file chứa phạm vi table_array trong công thức và đảm bảo rằng file đó vẫn tồn tại và không bị di chuyển, đổi tên hoặc xóa. Mở file chứa phạm vi table_array và giữ nó mở khi nhập hoặc tính toán lại công thức. Kiểm tra lại tên sheet và cấu trúc của phạm vi table_array trong file đó và đảm bảo rằng chúng không bị thay đổi sau khi nhập công thức. Nếu bạn đã thay đổi tên sheet hoặc cấu trúc của phạm vi table_array, bạn phải cập nhật lại công thức để phản ánh những thay đổi đó. Lỗi và cách sửa lỗi hàm VLOOKUP Tổng kết Hàm VLOOKUP là một hàm rất hữu ích trong Excel, cho phép bạn tra cứu và lấy dữ liệu từ một bảng hoặc một phạm vi theo một giá trị khóa. Tuy nhiên, để sử dụng hàm VLOOKUP hiệu quả, bạn cần nắm vững các cách dụng hàm vlookup giữa 2 sheet hoặc 2 file khác nhau, cũng như các cách kết hợp hàm VLOOKUP với các hàm khác để tra cứu dữ liệu trên nhiều sheet hoặc file. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng hàm VLOOKUP một cách thành thạo và hiệu quả trong Excel. 
05/03/2019
28855 Lượt xem
Hướng dẫn cách cố định hàm trong excel đơn giản, nhanh chóng
Hướng dẫn cách cố định hàm trong excel đơn giản, nhanh chóng Trong quá trình làm việc, bạn sẽ thường xuyên phải tham chiếu đến một vùng dữ liệu nào đó. Khi này, việc cố định ô đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết, nhất là đối với những bảng tính có nhiều hàng và cột. Để thuận tiện trong quá trình làm việc với bảng tính excel bạn cần phải biết cách cố định hàm trong excel. Trong bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn cách cố định hàm trong excel đơn giản và nhanh chóng Mục đích của việc cố định hàm trong Excel Để cố định hàm, cột hay một vùng dữ liệu nào đó trong excel bạn sẽ dùng dấu $. Mục đích của việc cố định hàm trong quá trình làm việc với excel là để: Bảo đảm tính chính xác khi sao chép công thức Mục đích của việc cố định hàm để là để giữ nguyên tham chiếu đến một ô hoặc một vùng dữ liệu khi sao chép công thức sang các ô khác. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác khi sao chép, không gây ra lỗi nếu bạn không muốn thay đổi tham chiếu. Cố định hàm trong excel giúp đảm bảo tính chính xác cho trang tính khi sao chép công thức Giảm thời gian và công sức Việc cố định hàm excel khi sao chép cũng giúp giảm thời gian và công sức đáng kể trong quá trình làm việc với bảng tính excel. Bởi khi bạn cố định hàm, việc tính toán chính xác thì bạn sẽ không mất thời gian và công sức để làm lại. Điều này cực kỳ thuận tiện và tiện lợi. Bảo đảm tính ổn định của các công thức phức tạp Các công thức phức tạp thường bao gồm nhiều tham chiếu đến các ô hoặc vùng dữ liệu khác nhau. Nếu bạn không cố định hàm, Excel sẽ tự động thay đổi tham chiếu khi bạn sao chép công thức. Điều này dẫn đến các lỗi hoặc kết quả không chính xác. Cố định hàm sẽ giúp giữ nguyên tham chiếu đến các ô hoặc vùng dữ liệu khi bạn sao chép công thức. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng các công thức phức tạp của bạn sẽ tiếp tục hoạt động chính xác khi bạn sao chép chúng sang các ô khác. >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách khóa dòng trong excel chi tiết và dễ hiểu nhất  Đảm bảo tính toán chính xác khi dữ liệu thay đổi Nếu bạn biết cách cố định trong excel thì bạn sẽ thực hiện các thao tác tính toán được dễ dàng, nhanh chóng, linh hoạt mà vẫn đảm bảo tính chính xác cao cao khi thay đổi dữ liệu. Điều này rất cần thiết và hữu ích trong quá trình làm việc với excel. Cố định hàm giúp bảo tính toán chính xác khi dữ liệu thay đổi Tránh lỗi khi dữ liệu được sắp xếp lại Cố định dữ liệu trong Excel giúp tránh lỗi khi dữ liệu được sắp xếp lại. Khi bạn sắp xếp dữ liệu, Excel sẽ tự động thay đổi thứ tự của các ô trong vùng dữ liệu. Nếu hàm của bạn tham chiếu đến một ô hoặc một vùng dữ liệu không còn ở vị trí ban đầu, hàm sẽ trả về lỗi. Cố định hàm sẽ giúp giữ nguyên tham chiếu đến các ô hoặc vùng dữ liệu khi bạn sắp xếp dữ liệu. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng hàm của bạn sẽ tiếp tục hoạt động chính xác sau khi dữ liệu được sắp xếp lại. Bảo mật thông tin nhạy cảm Khi bạn cố định hàm, Excel sẽ không tự động thay đổi tham chiếu khi bạn sao chép công thức. Điều này giúp ngăn chặn việc ai đó vô tình hoặc cố ý thay đổi thông tin nhạy cảm. Ngoài ra, việc cố định hàm trong excel còn giúp ngăn chặn việc truy cập trái phép vào các ô hoặc vùng dữ liệu chứa thông tin nhạy cảm. Cố định hàm là một kỹ năng quan trọng cần nắm vững để có thể sử dụng Excel hiệu quả. Cố định hàm trong excel để bảo mật thông tin nhạy cảm Cách cố định hàm trong excel Để cố định hàm trong excel bạn dùng ký hiệu $. Có 3 kiểu cố định phổ biến nhất đó là: B$1: Ký tự $ nằm ở giữa số và chữ. Chức năng của nó là để cố định dòng nhưng không cố định cột. Khi bạn copy công thức trong Excel sang một cột khác thì địa chỉ cột sẽ thay đổi còn số thứ tự dòng thì sẽ không thay đổi. $B1: Ký tự $ nằm ở trước số và chữ. Chức năng của kiểu cố định này là để cố định cột nhưng không cố định dòng. Khi bạn copy công thức sang một dòng khác thì địa chỉ số thứ tự của dòng sẽ thay đổi nhưng địa chỉ cột thì không. $B$1: Ký tự $ nằm ở trước số và trước chữ. Chức năng cố định tất cả dòng và cột. Khi bạn thực hiện copy công thức sang một cột khác thì cả địa chỉ số thứ tự dòng và cột đều không thay đổi. Tham khảo ví dụ sau để biết cách giữ ô tham chiếu cố định trong excel Ta xét ví dụ: Cách cố định hàm trong excel Bạn có bảng dữ liệu như hình trên, yêu cầu: Tính thành tiền của các mặt hàng, biết: Giá niêm yết của tất cả các mặt hàng này đều là 230, vì vậy bạn cần cố định cột C dòng 4.  Bạn nhập công thức =PRODUCT(B4,$CD4), khi kéo thả chuột đến các ô bên dưới thì $CD4 vẫn cố định và không bị thay đổi, các giá trị khác như B4, B5,... sẽ thay đổi vậy đấy chính là cách cố định giá trị trong excel. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách cố định công thức trong excel Trong bài viết này Unica sẽ hướng dẫn bạn 2 cách để cố định trong excel đó là: Cố định một giá trị bất kỳ trong công thức Để cố định một giá trị bất kỳ trong công thức bạn hãy tham khảo ví dụ và cách thực hiện sau Bước 1: Bảng dữ liệu cần tính số tiền cần thanh toán cho đại lý cấp 1 bằng cách lấy giá trị số lượng trong cột B x với đơn giá ở ô C5. Bạn nhập công thức = B5*C5: Nhập công thức vào bảng Bước 2: Nhấn Enter chúng ta sẽ thu được kết quả tại ô C7, khi kéo công thức xuống các ô khác sẽ xảy ra lỗi #VALUE như sau: Nhấn Enter xảy ra lỗi Nguyên nhân xảy ra lỗi #VALUE là vì công thức nhân đơn giá được cố định ô C5, trong công thức B5*C5 ở dạng tuyệt đối nên khi sao chép công thức cho các giá trị khác địa chỉ ô C5 được thay đổi theo, ví dụ như ở đây ô C6 không có giá trị số nên giá trị trả về lỗi Value: C6 không có giá trị nên xảy ra lỗi Do bài toán chỉ yêu cần tính thành tiền cho đơn vị đại lý cấp 1 nên bạn cần cố định giá trị trong Excel của đơn giá ở ô C5, như vậy bạn đã cố định số trong excel. Bước 3: Cách cố định công thức trong Excel bạn cần chọn công thức cần cố định trong Excel rồi nhấn phím F4 lần 1 là có thể đổi địa chỉ C4 thành địa chỉ tuyệt đối. Cố định công thức trong excel Bước 4: Cố định hàng 5 bằng cách nhấn phím F4 lần 2. Cố định hàng 5 Bước 5: Bảng dữ liệu trả về kết quả đúng khi bạn tính thành tiền cho đại lý cấp 1: Kết quả trả về Để chuyển sang cố định cột C mà không cố định hàng thứ 5 của C5, bạn nhấn F4 lần 3.  Cố định cột C Như vậy kết quả sẽ trả lại giá trị sai: Kết quả trả về giá trị sai Cố định các giá trị trong công thức Vẫn như ví dụ phía trên mà chúng tôi cung cấp, yêu cầu của đề bài này là tính tiền cho đại lý các cấp với mỗi đại lý là một đơn giá khác nhau.  Công thức chúng sử dụng là: Bx*K5. Trong đó: X: chạy từ 7 tới n là hàng K: là cột tương tương với các đại lý.  Cách thực hiện như sau: Bước 1: Cố định cột B của B7. Nhập công thức =B7 vào ô cần tính tiền của đại lý cấp 1 (ô C7). Sau đó nhấn F4 3 lần để cố định cột B của B7. Nhập công thức vào bảng Bước 2: Cố định hàng 5 của K5. Đầu tiên bạn nhấn dấu nhân trong công thức, sau đó kích chọn giá trị ô C5. Cuối cùng nhấn F4 2 lần để khóa hàng của địa chỉ đơn giá.  Cố định hàng 5 Bước 3: Nhấn Enter để nhận kết quả.  Nhấn enter Bước 4: Để nhận kết quả ở những ô tiếp theo, bạn chỉ cần sao chép công thức các giá trị trong cột đại lý cấp 1.  Áp dụng cho những hàng sau Bước 5: Đặt trỏ chuột vào ô giá trị cuối cùng của đại lý cấp 1, sau đó nhấn giữ chuột và kéo sang phải để hiển thị kết quả cho các đại lý cấp 2, cấp 3.  Cố định các giá trị Hướng dẫn cách khóa giá trị trong Excel để bảo vệ dữ liệu không bị thay đổi Để thực hiện cách khóa giá trị trong Excel để bảo vệ dữ liệu không bị thay đổi bạn làm theo các bước sau: Bước 1: Mở File Excel và chọn ô hoặc vùng dữ liệu mà bạn muốn xóa. Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn Home -> Alignment -> click vào mũi tên nhỏ ở góc bên phải. Thao tác đầu tiên để khóa giá trị trong Excel  Bước 3: Trong cửa sổ Format Cells, bạn chọn Tab Protection. Sau đó bạn kích chuột vào vào hộp kiểm Locked. Sau đó nhấn OK để lưu lại. Chọn Locked Bước 4: Trên thanh công cụ, tiếp tục chọn Review và chọn Protect Sheet để khóa trang tính đang tháo tác.  Chọn Protect Sheet Bước 5: Trong khung Password to unprotect sheet bạn đặt mật khẩu bảo vệ. Bạn có thể lựa chọn các hình thức khóa như sau: Select locked cells: Chọn các ô khóa. Select unlocked cells: Chọn các ô không khóa. Delete columns: khóa không cho xóa các cột. Delete rows: khóa không cho xóa các hàng. Nhấn OK để tiếp tục. Đặt mật khẩu bảo vệ Bước 6: Nhấn mật khẩu lần nữa rồi nhấn OK để hoàn tất.  Nhấn OK để hoàn tất Kết luận Trên đây là hướng dẫn cách cố định hàm trong excel đơn giản và nhanh chóng nhất cho các bạn tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ này, các bạn đã biết cách cố định hàm để bảo đảm tính chính xác cho bảng tính của mình, từ đó có quá trình làm việc với excel nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tham khảo thêm những khoá học Excel online nâng cao đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica trực tiếp giảng dạy. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm cuốn sách Excel của đội ngũ giảng viên Unica đang được nhiều người quan tâm. >>> Xem thêm:  Hướng dẫn 3 cách cố định tiêu đề trong excel chi tiết nhất Hướng dẫn cách cố định hàng trong excel chi tiết nhất
05/03/2019
18940 Lượt xem
Cách sử dụng hàm weekday trong excel chi tiết kèm ví dụ
Cách sử dụng hàm weekday trong excel chi tiết kèm ví dụ Hàm WEEKDAY thuộc nhóm hàm ngày giờ (Date and Time), đây được đánh giá là hàm vô cùng hữu dụng trong excel. Khi sử dụng hàm này bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, có thể nhập hàm trả các số tự nhiên về các thứ trong tuần hiệu nhanh chóng, hiệu quả. Hàm WEEKDAY đặc biệt hữu ích khi bạn muốn lập kế hoạch hay lên lịch làm việc cho các dự án kinh doanh. Để biết hàm WEEKDAY trong excel là gì? Cách dùng hàm weekday trong excel như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo nội dung trong bài viết sau nhé. Hàm WEEKDAY là gì? Ứng dụng của hàm WEEKDAY trong Excel Nếu bạn là người mới làm quen với các hàm trong Excel khi nhắc tới hàm WEEKDAY chắc hẳn bạn chưa biết hàm WEEKDAY là gì hay cách dùng như thế nào? Hàm WEEKDAY là hàm trả về giá trị là một số từ 0 đến 7, tương đương với 7 giá trị đó các thứ trong tuần. Số 1 là chủ nhật, từ số 2 đến số 7 tương đương là thứ 2 cho đến thứ 7 trong tuần. Tất cả đều được quy ước mặc định là số nguyên. Hàm WEEKDAY Excel thường được áp dụng nhiều nhất khi cần tính toán ngày tháng năm cần trả về là thứ mấy trong năm của bảng Excel online, đặc biệt xuất hiện nhiều trong bảng chấm công tính toán của nhân sự và bảng biểu. Biết cách dùng hàm WEEKDAY trong excel bạn sẽ chủ động và thuận tiện hơn rất nhiều trong quá trình làm việc với công cụ excel của mình. Bạn có thể theo dõi bảng ở dưới đây:   Ví dụ về hàm Weekday Cú pháp hàm WEEKDAY Hàm Weekday trong Excel có cú pháp như sau: =WEEKDAY(serial_number,[return_type]) Trong đó: serial_number: Đây là số tự nhiên hoặc ngày bạn cần kiểm tra là thứ mấy trong tuần. [return_type]: Số xác định kiểu giá trị sẽ được trả về của các thứ trong tuần. Mặc định là 1. Ví dụ: Nếu bạn nhập =WEEKDAY(7;1) thì hàm sẽ trả về giá trị là 7 có nghĩa là thứ 7. Nếu bạn nhập =WEEKDAY(7;2) thì hàm sẽ trả về giá trị 6 nghĩa là thứ 7. Nếu bạn nhập =WEEKDAY(7;3) thì hàm sẽ trả về giá trị là 5 có nghĩa là thứ 7. return_type: đây là tham số tùy chọn. Giá trị xác định kiểu trả về ngày trong tuần. Mặc định là 1. Ví dụ công thức hàm WEEKDAY Lưu ý: WEEKDAY: chấp nhận một ngày và trả về một số từ 1 - 7 đại diện cho các ngày trong tuần. WEEKDAY: trả về giá trị 1 cho ngày Chủ nhật và 7 cho Thứ Bảy. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Các kiểu [return_type] thường dùng Để có thể hiểu được cách sử dụng hàm Weekday, bạn cần phải hiểu được tham số [return_type]. Đây cũng là thành phần khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, khó hiểu khi sử dụng hàm này. Dưới đây là một số cách mà Excel hiểu về tham số này: [return_type] Ý nghĩa =1 hoặc để trống Ngày đầu tuần là Chủ nhật (ngày 1)... ngày cuối tuần là thứ 7 (ngày 7). =2 Ngày đầu tuần là Thứ 2 (ngày 1)... ngày cuối tuần là Chủ nhật (ngày 7). =3 Ngày 0 là thứ 2, ngày đầu tuần là thứ 3  (ngày 1)... ngày cuối tuần là Chủ nhật (ngày 7). =11 Ngày đầu tuần là Thứ 2  (ngày 1)... ngày cuối tuần là Chủ nhật  (ngày 7). =12  Ngày đầu tuần là Thứ 3 (ngày 1)... ngày cuối tuần là Thứ 2 (ngày 7). =13 Ngày đầu tuần là Thứ 4 (ngày 1)... ngày cuối tuần là Thứ 3  (ngày 7). =14  Ngày đầu tuần là Thứ 5 (ngày 1)... ngày cuối tuần là Thứ 4 (ngày 7). =15 Ngày đầu tuần là Thứ 6  (ngày 1)... ngày cuối tuần là Thứ 5 (ngày 7). =16 Ngày đầu tuần là Thứ 7 (ngày 1)... ngày cuối tuần là Thứ 6 (ngày 7). =17 Ngày đầu tuần là Chủ nhật (ngày 1)... ngày cuối tuần là Thứ 7 (ngày 7). Cách dùng hàm WEEKDAY trong Excel WEEKDAY là một hàm dựng sẵn có thể được sử dụng làm hàm bảng tính trong Excel. Để hiểu cách sử dụng của hàm này, chúng ta hãy xem xét ví dụ: Ví dụ: Làm thế nào để có thể phân biệt chủ nhật và các ngày trong tuần. Nó có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các quy tắc định dạng có điều kiện. Cách sử dụng hàm WEEKDAY trong excel Ở đây, chúng ta đặt return_type là 1 vì muốn chủ nhật là ngày đầu tiên trong tuần. Vì vậy, ở đây một ngày thứ Sáu sẽ là ngày cuối tuần. Tuy nhiên khi bạn nhìn vào mặt thẩm mỹ thì không được rõ ràng, để cải thiện việc trình bày dữ liệu, chúng ta có thể sử dụng định dạng có điều kiện để làm nổi bật các ngày trong tuần với các màu sắc khác nhau. Sử dụng định dạng có điều kiện Trong định dạng có điều kiện chúng ta tạo 2 quy tắc, trong đó quy tắc đầu tiên sẽ là WEEKDAY ($ A2,1) <6 và quy tắc thứ hai sẽ là = WEEKDAY ($ A2,1)> 5. Quy tắc tạo được trong định dạng có điều kiện Kết quả cách dùng hàm excel WEEKDAY trong excel như sau: Kết quả cuối cùng Cách dùng hàm Weekday kết hợp với hàm khác Biết cách dùng hàm WEEKDAY trong excel thôi là vẫn chưa đủ để bạn có thể làm việc với excel một cách hiệu quả nhất, bởi hàm WEEKDAY chỉ trả về kết quả là số nguyên dương. Với trường hợp bạn muốn nhận về kết quả là các thứ trong tuần thì bạn cần phải kết hợp hàm WEEKDAY với các hàm khác.  Hàm Weekday kết hợp với IF Các bước thực hiện kết hợp hàm Weekday và hàm If: Bước 1: Cho ví dụ sau đây, tại cột “Thứ dạng số” bạn nhập cú pháp sau đây =Weekday(B3;1) trong đó serial_number là B3 còn [return_type] là 1. Ở đây chúng ta có thể sử dụng công thức ngắn gọn =Weekday(B3) bởi vì tham số [return_type] bằng 1 thì có thể lược bỏ bớt. Sau khi đã hoàn thành việc điền cú pháp, bạn ấn Enter ở trên bàn phím để Excel tự động hiện thử kết quả. Tại ô C3 bạn nhập công thức  Bước 2: Di chuyển con trỏ chuột để kéo công thức đến các ô mà bạn muốn áp dụng hàm. Tại đây Excel sẽ tự động gán công thức cho các ô mà bạn đã chọn và bạn thu được kết quả như hình. Kéo con chỏ chuột để gắn công thức cho các ô tính khác Bước 3: Ở đây, để chuyển giá trị của kết quả bằng số về dạng chữ, thì có thể áp dụng công thức kết hựp với hàm If. Bạn nhập cú pháp như sau =IF(Weekday(B3)=1;”Chủ nhật”;Thứ”Weekday(B3))” Nhập công thức hàm If Sau khi áp dụng công thức bạn sẽ thu được kết quả như sau. Kết quả thu được như sau Hàm Weekday kết hợp Choose Để biết cách kết hợp hàm WEEKDAY với hàm CHOOSE trong excel như thế nào bạn hãy tham khảo ví dụ bên dưới nhé: Dùng hàm CHOOSE VÀ WEEKDAY lấy ra các thứ trong tuần ở giá trị ngày/ tháng/ năm trong hình bên dưới: Ví dụ sử dụng hàm WEEKDAY kết hợp hàm CHOOSE Bước 1: Để lấy ra các thứ trong tuần bạn nhập vào cột giá trị ngày/ tháng/ năm cú pháp: =CHOOSE(WEEKDAY(Giá trị thời gian);"Chủ nhật";"Thứ 2";"Thứ 3";"Thứ 4";"Thứ 5";"Thứ 6";"Thứ 7"). Nhập cú pháp hàm Bước 2: Nhấn Enter xong đó kiểm tra kết quả nhận được Kiểm tra kết quả Bước 3: Áp dụng công thức xuống cho các hàng bên dươi bằng cách: Nhấn giữ ô vuông nhỏ ở góc của ô vừa nhập. Áp dụng cho các hàng bên dưới Các lỗi thường gặp trong hàm WEEKDAY Trong quá trình làm việc với lệnh WEEKDAY trong excel không phải lúc nào cũng cho kết quả đúng, đôi khi bạn sẽ gặp lỗi do sử dụng hàm không đúng. Một số lỗi phổ biến khi làm việc với hàm WEEKDAY có thể kể đến như: Lỗi #VALUE!  Nguyên nhân: Lỗi #VALUE! trong Excel sẽ xảy ra khi serial_number đã cho hoặc [return_type] đã cho không phải là số hoặc nằm ngoài phạm vi một tháng.  Ví dụ: 32/7/2020 Lỗi #VALUE khi dùng hàm WEEKDAY Lỗi #NUM!  Nguyên nhân: Đối số serial_number đã cho là số nhưng nằm ngoài phạm vi cho cơ sở ngày hiện tại. Đối số return_type đã cho không phải là một trong các giá trị được phép (1 - 3 hoặc 11 - 17). Lỗi #NUM khi dùng hàm WEEKDAY Kết luận Bài viết trên đây Unica sẽ chia sẻ tới bạn đọc tất tần tật thông tin có liên quan tới cách dùng hàm WEEKDAY trong Excel, bạn hãy tham khảo và áp dụng vào các trường hợp cần thiết nhé. Hiện nay, trên Unica đang cung cấp rất nhiều khóa học Excel trực tuyến bổ ích từ các giảng viên hàng đầu, bạn đọc quan tâm hãy tìm hiểu và nhanh chóng sở hữu những khóa học phù hợp nhất với bạn nhé! Chúc bạn thành công!
05/03/2019
15844 Lượt xem
Cách dùng hàm so sánh chuỗi trong excel, có ví dụ minh họa
Cách dùng hàm so sánh chuỗi trong excel, có ví dụ minh họa Nếu bạn là người thường xuyên làm việc với excel, chắc chắn bạn đã "nắm lòng" công thức về các hàm. Một trong những hàm quan trọng và vô cùng cần thiết trong excel đó chính là hàm so sánh chuỗi. Biết cách dùng hàm so sánh chuỗi trong excel bạn sẽ dễ dàng kiểm tra thông tin dữ liệu trùng lặp trong bảng excel một cách đơn giản và dễ dàng nhất. Bài viết sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn cách dùng hàm so sánh text, ký tự hay có điều kiện trong excel, cùng tìm hiểu nhé. Hàm so sánh chuỗi trong Excel là gì? Hàm so sánh chuỗi trong Excel là một hàm được sử dụng để so sánh hai hoặc nhiều chuỗi văn bản. Hàm này có thể được sử dụng để xác định xem hai chuỗi có giống nhau hay không, hoặc để xác định xem một chuỗi có chứa một chuỗi khác hay không. Hàm so sánh chuỗi trong excel là hàm cực phổ biến Hàm so sánh có nhiều loại, có thể kể đến một số hàm tiêu biểu như: Hàm EXACT: Hàm EXACT so sánh hai chuỗi văn bản và trả về TRUE nếu chúng hoàn toàn giống nhau, FALSE nếu khác. Hàm EQUAL: Hàm EQUAL so sánh hai chuỗi văn bản và trả về TRUE nếu chúng giống nhau, FALSE nếu khác. Hàm MATCH: Hàm MATCH tìm kiếm một chuỗi trong một mảng và trả về vị trí của chuỗi đó. Hàm FIND: Hàm FIND tìm kiếm một chuỗi trong một chuỗi khác và trả về vị trí của chuỗi đó. Hàm SEARCH: Hàm SEARCH tìm kiếm một chuỗi trong một chuỗi khác và trả về vị trí của chuỗi đó, bắt đầu từ một vị trí cụ thể. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách dùng hàm so sánh chuỗi trong excel Như ở phần trên đã chia sẻ, hàm so sánh chuỗi trong excel bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có cách sử dụng riêng. Vậy cách dùng hàm so sánh chuỗi trong excel như thế nào, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn 4 cách tương ứng với các hàm khác nhau, hãy tham khảo ngay để biết cách thực hiện nhé. Hàm EXACT trong excel Hàm EXACT là một hàm có sẵn trong Excel được phân loại là Hàm Chuỗi / Văn bản. Nó có thể được sử dụng như một hàm bảng tính trong Excel. Là một hàm trang tính, hàm EXACT có thể được nhập như một phần của công thức trong một ô của trang tính để so sánh ký tự trong excel. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách dùng hàm exact trong excel. Hàm EXACT là một hàm so sánh chuỗi có sẵn trong Excel  Công thức Cú pháp của hàm EXACT chính là hàm so sánh text trong Excel. EXACT( text1, text2 ) text1: Chuỗi văn bản thứ 1 cần so sánh, là tham số bắt buộc. text2: Chuỗi văn bản thứ 2 cần so sánh, là tham số bắt buộc. Trả về kết quả: Hàm EXACT trả về TRUE nếu hai chuỗi giống nhau.  Hàm EXACT trả về SAI nếu hai chuỗi khác nhau. Lưu ý: Hàm EXACT phân biệt chữ hoa chữ thường khi so sánh 2 chuỗi trong Excel. Ví dụ minh họa Ví dụ: Hãy xem xét một số ví dụ về hàm EXACT của Excel và khám phá cách sử dụng hàm EXACT Cách dùng hàm so sánh chuỗi trong excel Dựa trên bảng tính Excel ở trên, các ví dụ CHÍNH XÁC sau đây sẽ trả về: =EXACT(A2, A3) Kết quả: TRUE =EXACT(A3, A4) Kết quả: TRUE =EXACT(A4, A5) Kết quả: FALSE  Bạn đã hoàn thành việc sử dụng hàm so sánh 2 chuỗi ký tự trong excel. Ở đây hàm phân biệt chữ hoa và chữ thường nhưng không phân biệt định dạng, như bạn thấy, tại ô A2 và A3 đều là chữ hoa như nhau trả về kết quả True, nhưng tại ô A4 và A5 lại là chữ hoa và chữ thường nên kết quả sẽ là FALSE. Hàm COUNTIF trong excel Ngoài hàm EXACT trong excel bạn cũng có thể sử dụng hàm COUNTIF kết hợp để so sánh chuỗi trong excel. Đối với hàm này, bạn sẽ sử dụng để đếm số ô thỏa mãn một điều kiện nào đó trong mảng dữ liệu mà bạn chọn.  Hàm COUNTIF trong excel Công thức Công thức hàm COUNTIF như sau: =COUNTIF(Range,Criteria) Trong đó: Range: mảng dữ liệu chứa ô mà bạn cần so sánh dữ liệu. Criteria: điều kiện cần so sánh trong mảng dữ liệu trên. Ví dụ minh họa Ví dụ: Cho bảng dữ liệu cột 1 và 2. Nhiệm vụ của bạn là so sánh tìm ra những dữ liệu có trong cột 1 mà cột 2 không có hoặc ngược lại. Cách dùng hàm so sánh 2 chuỗi trong excel này như sau: Bước 1: Bôi đen dữ liệu cột 1 => Chọn Home => Chọn Conditional Formating => Chọn New Rule. Chọn New Rule Bước 2: Một hộp thoại hiện ra bạn dùng chuột click chọn "Use a formula to determine which cells to format". Sau đó nhập vào công thức hàm: =COUNTIF($C$6:$C$14,D6)=0 => Chọn Format. Trong đó: Phần tử ($C$6:$C$14,D6): dùng để so sánh dữ liệu của cột 2 và đối chiếu với dữ liệu bắt đầu từ ô B2 Phần tử =0: là điều kiện, giúp ô không có giá trị trùng nhau sẽ trả về giá trị bằng 0 và định dạng ô theo màu mà bạn đã chọn Nhập công thức vào ô Bước 3: Tại hộp thoại Format Cells, bạn chọn màu Fill cho giá trị không trùng khớp => Nhấn OK. Chọn màu fill cho giá trị trùng khớp Thực hiện tương tự các bước như vậy đối với cột 2, kết quả nhận về như ảnh Kết quả cuối cùng Hàm so sánh 2 chuỗi trong excel với nhiều điều kiện Trong quá trình làm việc với excel, sẽ có những lúc bạn phải đối chiếu các ký tự với nhiều hơn một điều kiện. Vì vậy, phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách so sánh 2 chuỗi trong excel với nhiều điều kiện. Hàm OR kết hợp COUNTIF để so sánh ký tự trong Excel Hàm so sánh có điều kiện trong excel với hơn 1 điều kiện, bạn dùng hàm OR kết hợp hàm COUNTIF. Ví dụ: Cho một danh sách các mã sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiệm vụ tìm các mã sản phẩm bắt đầu bằng kí tự A hoặc kí tự B. Công thức như sau: =OR(COUNTIF(A2,"A*"),COUNTIF(A2,"B*")) Công thức hàm OR kết hợp hàm COUNTIF sử dụng để so sánh 2 chuỗi trong Excel và trả về kết quả TRUE nếu mã sản phẩm thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện cho trước. Trường hợp không thoả mãn thì sẽ trả về kết quả FALSE. Kết quả nhận được khi dùng hàm OR kết hợp COUNTIF so sánh ký tự Hàm SUM kết hợp COUNTIF để so sánh ký tự trong Excel Bên cạnh hàm so sánh trong excel OR kết hợp COUNTIF bạn cũng có thể sử dụng hàm SUM kết hợp COUNTIF. Ví dụ: Cho một danh sách các mã sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiệm vụ tìm các mã sản phẩm bắt đầu bằng kí tự A hoặc kí tự B. Công thức hàm này như sau: =SUM(COUNTIF(A2,"A*"),COUNTIF(A2,"B*")) Khi áp dụng công thức này kết quả trả về 1 nếu mã sản phẩm thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện cho trước. Còn không thoả mãn thì kết quả trả về 0 Sau đó, chúng ta sử dụng tính năng Fill Down để áp dụng cho những dòng dưới. Kết quả thu được như hình dưới đây. Kết quả dùng hàm SUM kết hợp COUNTIF so sánh ký tự Hàm IF so sánh chuỗi trong excel Nếu bạn đang muốn dùng hàm so sánh text trong excel hay so sánh 2 text trong excel thì bạn có thể dùng hàm IF. Đối với hàm này, bạn sẽ so sánh chuỗi dựa trên điều kiện. Cụ thể để so sánh chuỗi, bạn cần sử dụng các hàm như: EXACT, SEARCH, FIND kết hợp với hàm IF. Công thức Công thức hàm IF như sau: =IF(logical_test, value_if_true, value_if_false) Trong đó: logical_test: Là điều kiện mà bạn muốn kiểm tra. value_if_true: Là giá trị trả về nếu điều kiện là TRUE. value_if_false: Là giá trị trả về nếu điều kiện là FALSE. Ví dụ minh họa Bạn muốn kiểm tra xem dữ liệu text trong ô A1 có phải là "apple" không. Nếu đúng thì trả về "đúng" còn sai thì trả về "sai". Công thức áp dụng: =IF(EXACT(A1, "apple"), "Đúng", "Sai") Kết quả nhận được như hình: Kết quả nhận được Kết luận Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách dùng hàm so sánh chuỗi trong excel. Hy vọng với những thông tin này, các bạn đã sử dụng hàm thành thạo khi muốn so sánh dữ liệu. Từ đó có quá trình làm việc trên bảng tính được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại trong các bài học Excel tiếp theo. Chúc bạn thành công! >>> Xem thêm: 4 hàm nối chuỗi trong Excel cực hay và hữu ích nhất
05/03/2019
15857 Lượt xem
Cách dùng hàm Vlookup với 2 điều kiện cho trước
Cách dùng hàm Vlookup với 2 điều kiện cho trước Nếu phải làm việc thường xuyên với Excel thì chắc hẳn ai cũng phải biết đến hàm Vlookup, hàm thực hiện tra cứu dọc chính xác và là hàm tích hợp trong Excel. Hàm này có thể được sử dụng như một bảng tính hay là một hàm trang tính được sử dụng phổ thông rất được ưa dùng trong Excel. Để hiểu rõ hơn về hàm Vlookup trong Excel là gì? Cách dùng như thế nào? Bạn hãy tham khảo nội dung chia sẻ trong bài viết sau nhé. Hàm Vlookup trong Excel là gì? Hàm Vlookup là hàm dùng để tìm kiếm các giá trị trong Excel và trả về kết quả theo hàng dọc. Không chỉ có vậy, hàm này còn được sử dụng để thống kê, hàm dò tìm 2 điều kiện dữ liệu rất nhanh chóng tiện lợi mà không mất quá nhiều thời gian và công sức.  Chức năng   Trong Excel thì hàm Vlookup thường sử dụng với mục đích tìm kiếm dữ liệu trong bảng hoặc một phạm vi theo cột trong bản dò tìm đã được định nghĩa trước. Tức là hàm Vlookup dùng để tìm kiếm giá trị trong một bản giá trị cho trước đó. Công thức vlookup có điều kiện =VLOOKUP(lookup_value;table_array;col_index_num;[range_lookup]) Trong đó: lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm. table_array: Là bảng chứa giá trị muốn dò tìm. col_index_num: Vị trí của cột có chứa giá trị bạn muốn dò tìm. [range_lookup]: Là phạm vi mà dữ liệu tìm kiếm, có giá trị 0 (dò tìm tương đối) hoặc 1 (dò tìm tuyệt đối). Nếu TRUE hoặc bỏ qua, kết quả khớp tương đối được trả về. Nghĩa là nếu kết quả khớp chính xác không được tìm thấy, cách dùng hàm Vlookup có điều kiện của bạn sẽ trả về giá trị lớn nhất kế tiếp nhỏ hơn look_up value. Nếu FALSE, chỉ kết quả khớp chính xác được trả về. Nếu không giá trị nào trong hàng chỉ định khớp chính xác với giá trị tìm kiếm, hàm Vlookup sẽ trả về lỗi #N/A. >>> Xem thêm: Hàm LOOKUP trong Excel: Công thức, ví dụ minh họa và lưu ý >>> Xem thêm: Hàm VLOOKUP kết hợp với hàm IF sử dụng thế nào? Ví dụ cụ thể >>> Xem thêm: Hàm đếm có nhiều điều kiện trong excel COUNTIFS: Công thức và cách dùng Hàm Vlookup Hàm Vlookup 2 điều kiện trong Excel Như đã nói ở trên thì hàm Vlookup là hàm có chức năng dò tìm giá trị nhưng chỉ có thể tìm kiếm được với giá trị dò tìm là một ô tham chiếu, một giá trị hoặc một chuỗi văn bản. Vậy nên nếu trong trường hợp dò tìm nhiều điều kiện hơn mà sử dụng hàm Vlookup thì sẽ không thể thực hiện được. Để thực hiện được điều này bạn có thể sử dụng hàm Vlookup với 2 điều kiện với hai cách nhu dùng cột phục và dùng công thức mảng.  Hàm Vlookup 2 điều kiện >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách sử dụng hàm Vlookup 2 điều kiện Sử dụng hàm trong trường hợp tạo cột phụ Để có thể hiểu và biết cách dùng vlookup 2 điều kiện mời bạn cùng đến với ví dụ bên dưới, làm cách nào để tìm được sản lượng của sản phẩm này theo ca này trong bảng dữ liệu bên dưới đây: Sử dụng hàm trong trường hợp tạo cột phụ Thường thì chúng ta sẽ tìm bằng cách sử dụng hàm Vlookup nhưng chỉ tìm được với 1 điều kiện thôi, không tìm được theo 2 điều kiện, nhưng dùng hàm Vlookup 2 điều kiện chúng ta có thể tìm kiếm một cách dễ dàng, bằng việc tạo thêm một cột phụ mới ở trước cột mã sản phẩm, như ở bảng trên thì cột phụ đặt là cột hàng A: Bước 1: Nhập công thức tại cột phụ để ghép các mã sản phẩm với ca ở từng các hàng cột: Nhập công thức tại cột phụ để ghép mã sản phẩm B2&C2 là ghép mã sản phẩm và Ca ở ô B2 và C2. Bước 2: Thực hiện việc tìm sản lượng của sản phẩm theo ca, tạo ra một bảng tìm riêng: Tìm sản lượng của sản phẩm theo ca Nhập mã và ca còn sản lượng để thực hiện việc nhập công thức để tìm, đối với việc tìm sản lượng của mã A và ca 1 thì nhập công thức tại ô G6: =VLOOKUP(G4&G5;$A$2:$D$6;4;0) --> OK kết quả sản lượng cho ở trong bảng, cũng tương tự cho việc tìm các sản lượng khá theo mã và ca. Áp dụng hàm tìm sản phẩm theo ca = Vlookup: là hàm sử dụng để tìm kiếm. G4&G5: giá trị được sử dụng đẻ truy vấn trên bảng và đưa ta kết quả tương đương. ;$A$2:$D$6: là khoanh vùng tìm kiếm từ Cột A2 đến D6. 4;0:4: đây là giá trị theo cột thứ mấy, số 4 tương đương với cột sản lượng còn số 0 là giá trị logic True or False. Nếu 0 tức là Fale hàm sẽ trả về giá trị tuyệt đối còn nếu là 1 thì là True có kết quả tương đối. Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng hàm cột phụ: Ưu điểm: Đơn giản, dễ dàng áp dụng cũng như dễ dùng. Chúng cũng có thể được dùng trong cả hàm Vlookup nhiều điều kiện. Nhược điểm: Giúp gia tăng lượng dữ liệu và tìm kiếm bởi việc tạo thêm cột phụ. Sử dụng hàm bằng cách tạo công thức mảng Việc sử dụng công thức mảng không được biết nhiều bởi cách dùng có vẻ hơi phức tạp, nhưng dùng công thức mảng không những chỉ tìm được với 2 điều kiện cho trước mà còn dùng với nhiều điều kiện. Sử dụng hàm bằng cách tạo công thức mảng không chỉ riêng dùng với mỗi hàm Vlookup mà sử dụng kết hợp với hàm Choose. Hàm Choose cũng được dùng để tìm kiếm, hàm sẽ tìm kiếm 1 giá trị trong một danh sách các giá trị khác nhau.  Cách sử dụng hàm choose kết hợp vlookup để tìm sản lượng theo 2 tiêu chí ở ví dụ trên thì ở phần này chúng ta không cần sử dụng cột phụ và nhập trực tiếp công thức: =VLOOKUP(G3&G4;CHOOSE({1\2};(B2:B6)&(C2:C6);D2:D6);2;0) Nhập trực tiếp công thức Tùy theo từng máy mà có thể dấu sử dụng dấu ( ; ) hay dấu ( , ) sau khi nhập hàm công thức xong nhấn tổ hợp Ctrl + Shift + Enter: Nhấn tổ hợp Ctrl + Shift + Enter Tuy nhiên sử dụng cách tạo công thức mảng có thể dùng mà không cần tạo cột phụ, nhưng nhập công thức quá dài và khó nhớ khiến cho dễ nhầm lẫn. Do đó, các bạn có thể tìm tìm được lời giải khác nhanh hơn và hay hơn cho hàm tìm kiếm với nhiều các điều kiện thông qua các khóa học Excel online trọn đời tại Unica với học phí chỉ từ 199K Việc sử dụng công thức mảng có những ưu - nhược điểm: Ưu điểm: Không làm tăng lượng dữ liệu, không gây dư thừa, áp dụng được với cả hàm vlookup nhiều điều kiện cũng như cách dùng hàm vlookup nhiều điều kiện. Nhược điểm: Công thức dài, trừu tượng, khóa nhớ và khó áp dụng Lưu ý khi sử dụng hàm Vlookup 2 điều kiện bằng công thức mảng: Sau khi nhập xong công thức mảng, bạn nhớ nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter. Sau khi kết thúc quá trình nhập công thức, Excel sẽ tự động thêm dấu ngoặc nhọn {} để bao lại công thức.  Không nên sử dụng công thức mảng nếu bạn không thực hành thành thạo vì đây là một công thức khó. Kết luận Cách dùng hàm Vlookup nâng cao này có thể dùng cho 2 cách là tạo bảng và sử dụng công thức mảng để tìm kiếm có điều kiện, hay tìm kiếm 2 điều kiện hoặc nhiều điều kiện. Bạn đọc có thể sử dụng 1 trong 2 cách tùy theo dùng cách nào thấy phù hợp cho công việc của bạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều khoá học tin học văn phòng khác đang được rất nhiều quan tâm như khoá học Powerpoint, khoá học word ... mời bạn đọc cùng theo dõi. Hoặc bạn hãy đặt mua cuốn sách Excel từ cơ bản đến nâng cao từ đội ngũ giảng viên Unica. Chúc bạn thành công!
05/03/2019
15815 Lượt xem
Cách dùng hàm if trong excel, có ví dụ đơn giản dễ hiểu đi kèm
Cách dùng hàm if trong excel, có ví dụ đơn giản dễ hiểu đi kèm Hàm IF là một trong những hàm cơ bản và phổ biến nhất trong Excel, cho phép bạn thực hiện các phép so sánh và trả về kết quả khác nhau tùy theo điều kiện đúng hay sai. Có thể nói đây là một trong những hàm cơ bản trong Excel mà bất kỳ ai đang theo học Excel từ cơ bản đến nâng cao đều cần biết. Bởi vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách dùng hàm IF trong Excel, cùng với một số ví dụ đơn giản dễ hiểu đi kèm. Hàm IF trong Excel dùng để làm gì? Hàm IF trong Excel dùng để kiểm tra một điều kiện nào đó có đúng hay không. Hàm sẽ trả về một giá trị nếu điều kiện đó đúng và một giá trị khác nếu điều kiện đó sai. Bạn có thể sử dụng hàm IF để thực hiện các tác vụ như: Phân loại dữ liệu theo các tiêu chí nhất định. Tính toán các công thức khác nhau tùy theo điều kiện. Hiển thị các thông báo hoặc cảnh báo khi có sự thay đổi trong dữ liệu. Kết hợp với các hàm khác để tạo ra các công thức phức tạp hơn. Hàm IF trong Excel dùng để kiểm tra một điều kiện nào đó có đúng hay không Công thức if trong excel Hàm điều kiện trong excel IF có cấu trúc như sau: =IF(logical_test, value_if_true, value_if_false) Trong đó: logical_test: là điều kiện cần kiểm tra, có thể là một giá trị, một biểu thức hoặc một công thức khác. Điều kiện này phải trả về giá trị TRUE hoặc FALSE. value_if_true: là giá trị sẽ được trả về nếu điều kiện đúng. Giá trị này có thể là một số, một chuỗi, một ô hoặc một công thức khác. value_if_false: là giá trị sẽ được trả về nếu điều kiện sai. Giá trị này có thể là một số, một chuỗi, một ô, hoặc một công thức khác. Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 1: Cho bảng dữ liệu Yêu cầu: Tìm những sinh viên đạt trong môn triết, điều kiện là điểm thi thực tế của sinh viên đó phải cao hơn 7. Cách làm: Bước 1: Nhập công thức =IF(B3>7;"đạt";"không đạt") vào ô C3. Nhập công thức vào ô C3 Bước 2: Nhấn Enter sẽ thu được kết quả là “không đạt”. Kết quả sau khi nhập công thức Bước 3: Sao chép công thức xuống bên dưới sẽ thu được kết quả như sau: Sao chép công thức xuống bên dưới Một số cách dùng hàm IF trong Excel Ngoài cách dùng hàm IF đơn giản như trên, bạn còn có thể sử dụng hàm IF trong nhiều trường hợp khác, như: Cách sử dụng hàm IF nhiều điều kiện trong Excel Không chỉ được dùng để tính toán các phép toán 1 điều kiện, bạn có thể dùng hàm IF để tính những phép tính phức tạp hơn có nhiều điều kiện. Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 2: Cho bảng dữ liệu Yêu cầu: Tính mức phụ cấp của từng nhân viên có trong bảng hai, sử dụng hàm if có nhiều điều kiện.  Cách dùng hàm if trong excel: Bước 1: Đặt con trỏ chuột vào ô C18 và nhập công thức sau: =IF(B18="Nhân viên";100000;IF(B18="Chuyên viên";250000;500000)). Nhập công thức vào ô C18 Bước 2: Nhấn Enter sẽ thu được kết quả là 100000 VNĐ. Kết quả sau khi nhập công thức Bước 3: Copy công thức xuống bên dưới sẽ thu được bảng kết quả như sau: Copy công thức xuống bên dưới Ngoài cách dùng hàm IF lồng với nhiều điều kiện, bạn có thể dùng hàm ifs trong excel để thực hiện phép tính phức tạp này. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách sử dụng hàm if và and Với những phép tính đòi hỏi sự phức tạp thì ngoài hàm IF lồng, bạn có thể sử dụng hàm IF cùng hàm AND.  Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 3: Yêu cầu: Tìm những học sinh đạt trong bảng dữ liệu 3, điều kiện là điểm lý thuyết và thực hành của học sinh đó phải cùng trên 5. Cách dùng hàm if trong excel: - Bước 1: Nhập công thức =IF(AND(B34>5;C34>5);"đạt";"không đạt") vào D34. Nhập công thức vào ô D34 - Bước 2: Nhấn enter sẽ thu được kết quả là “không đạt”. Kết quả sau khi nhập công thức - Bước 3: Copy công thức xuống phía dưới sẽ thu được bảng kết quả như sau: Copy công thức xuống bên dưới Công thức hàm IF cho ngày tháng với hàm DATEVALUE Nếu bạn muốn sử dụng hàm IF cho ngày tháng trong Excel, bạn có thể sử dụng hàm DATEVALUE để chuyển đổi các chuỗi ngày tháng thành các giá trị số, rồi so sánh chúng với các điều kiện mong muốn. Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 4: Cho bảng dữ liệu  Yêu cầu: Xác định tiến độ của từng người, điều kiện để hoàn thành dự án là phải xong trước ngày 20/4/2023. Cách dùng hàm if trong excel: Bước 1: Đặt công thức =IF(B47>DATEVALUE("20/4/2023");"đã xong";"chưa xong") vào ô C47. Nhập công thức vào ô C47 Bước 2: Nhấn Enter sẽ thu được kết quả là “chưa xong”. Kết quả sau khi nhập công thức Bước 3: Kéo thả chuột xuống phía dưới sẽ thu được bảng kết quả như sau: Kéo thả chuột xuống phía dưới  Lưu ý: Bạn nên sử dụng hàm IF cho ngày tháng với cẩn thận, vì nếu bạn nhập sai định dạng ngày tháng, hoặc có những ngày tháng không tồn tại, bạn sẽ nhận được kết quả lỗi. Bạn cũng nên kiểm tra xem các hàm có bị lỗi hay không, để tránh nhận được kết quả sai. >>> Xem thêm: Tìm hiểu hàm LEFT trong excel chi tiết cho người mới bắt đầu Một vài lỗi thường gặp khi sử dụng hàm IF Khi sử dụng hàm IF trong Excel, bạn có thể gặp phải một số lỗi thường gặp, như: Kết quả hiển thị thị trong ô bằng 0 (không) Đây là một lỗi thường gặp khi bạn sử dụng hàm IF để trả về một chuỗi rỗng (“”) nếu điều kiện sai. Tuy nhiên, Excel sẽ hiểu chuỗi rỗng là một giá trị số bằng 0, và hiển thị nó trong ô. Để khắc phục lỗi này, hãy thêm 2 dấu ngoặc kép (""), hoặc thêm giá trị cụ thể trả về. Ví dụ: =IF(A1>5,"Đạt","") hoặc =IF(A1>5,"Đạt","Không Đạt") Kết quả hiển thị trong ô là #NAME? Đây là một lỗi thường gặp khi bạn nhập sai tên của hàm hoặc của các tham số trong công thức. Excel sẽ không nhận ra tên đó và hiển thị lỗi #NAME?. Để khắc phục, bạn hãy kiểm tra lại chính tả của công thức và các dấu ngoặc đã đủ chưa (đặc biệt trong hàm IF lồng). Kết luận Hàm IF là một hàm rất hữu ích và linh hoạt trong Excel, cho phép bạn thực hiện các phép so sánh và trả về các kết quả khác nhau tùy theo điều kiện. Bạn có thể sử dụng hàm IF trong nhiều trường hợp khác nhau, như phân loại dữ liệu, tính toán công thức, hiển thị thông báo, v.v. Bạn cũng có thể kết hợp hàm IF với các hàm khác để tạo ra các công thức phức tạp hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến một số lỗi thường gặp khi sử dụng hàm IF, và cách khắc phục chúng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng hàm IF trong Excel và có thể áp dụng nó vào các bài toán thực tế của mình. Hướng dẫn cách sử dụng hàm điều kiện IF trong Excel Xem thêm: Trọn bộ tin học văn phòng giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc 100%
05/03/2019
8889 Lượt xem