Thiết Kế

Bật mí xu hướng thiết kế nội thất năm 2020
Trong năm 2019 vừa qua những mẫu thiết kế nội thất mang phong cách cổ điển, sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên được nhiều gia chủ ưa chuộng và lựa chọn hơn cả. Vậy xu hướng thiết kế nội thất trong năm 2020 này là gì? Phong cách thiết kế nội thất nào sẽ lên ngôi? Tất cả các thắc mắc trên sẽ được UNICA bật mí trong bài viết dưới đây.
Thiết kế đơn giản, mang phong cách hiện đại
Nếu như các năm trước phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển, cổ điển được phần lớn các gia chủ yêu thích thì trong năm 2020 này phong cách thiết kế hiện đại lại lên ngôi và trở thành trào lưu trong kiến trúc thiết kế. Với phong cách hiện đại, không gian nội thất được thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ trong đường nét, hình khối nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp. Đối với những không gian sống có diện tích như chung cư cao cấp, nhà ống thì thiết kế nội thất mang phong cách hiện đại luôn là gợi ý số 1 mà các gia chủ không nên bỏ qua. Bởi mẫu thiết kế này sẽ giúp bạn “ăn gian” diện tích, giúp không gian sống trở nên thoáng rộng hơn bao giờ hết.
>> Các đặc điểm của phong cách hiện đại trong thiết kế nội thất nhà ở
Thiết kế đơn giản, mang phong cách hiện đại là một trong những xu hướng thiết kế nội thất năm 2020
Sử dụng đá tự nhiên
Sở hữu vẻ đẹp sang trọng, tinh tế, đẳng cấp các sản phẩm nội thất được làm bằng đá tự nhiên đang “làm mưa làm gió” trong thời gian gần đây và được đại đa số gia chủ lựa chọn trong thiết kế và trang trí nội thất trong năm 2020 này.
Các sản phẩm nội thất được thiết kế, chế tác công phu bằng đá tự nhiên không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cho không gian sống mà còn rất tốt cho sức khỏe của gia chủ. Đây cũng chính là lý do vì sao trong quá trình thiết kế nội thất đá tự nhiên lại được ưa chuộng đến vậy. Hiện nay các nhà sản xuất nội thất cho ra đời rất nhiều sản phẩm nội thất được làm bằng các loại đá khác nhau như thạch anh, Granite, cẩm thạch… bạn nên dựa vào sở thích, túi tiền và yếu tố phong thủy để lựa chọn cho mình các sản phẩm phù hợp nhất.
Sử dụng gam màu trung tính và đơn sắc
Để không gian nội thất trở nên hoàn hảo việc kết hợp giữa những sản phẩm nội thất được thiết kế đơn giản, hiện đại với gam màu trung tính, nhẹ nhàng đã trở thành xu hướng trong năm 2020. Hiện nay, trong quá trình thiết kế nội thất hầu hết các gia chủ đều yêu cầu kiến trúc sư tập trung đến việc kết hợp giữa những tone màu nhẹ nhàng và các vật dụng nội thất trong nhà một cách tinh tế để tạo nên được một không gian sống đầy sinh động, tươi mới nhưng vẫn giữ được nét thanh nhã, tinh tế.
>> Màu trung tính là gì? Tại sao nên sử dụng màu trung tính trong thiết kế nội thất?
>> Thiết kế tiểu cảnh sân vườn cần lưu ý điều gì?
Sử dụng gam màu trung tính kết hợp với những món đồ nội thất được thiết kế đơn giản, hiện đại giúp tạo nên một không gian sống hoàn hảo
Đưa thiên nhiên vào không gian sống
Thiết kế không gian sống gần gũi với thiên nhiên cũng là một trong những xu hướng thiết kế nội thất thịnh hành hiện nay. Một không gian sống với ánh nắng tự nhiên kết hợp hài hòa với cây xanh tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, các ngôi nhà được thiết kế đón nắng, đón gió hoặc trang trí thêm cây xanh còn giúp điều hòa không khí và tăng giá trị thẩm mỹ một cách hiệu quả.
Trên đây là những xu hướng thiết kế nội thất 2020 mà UNICA gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên các gia chủ có thể bắt kịp xu hướng để lên ý tưởng thiết kế cho không gian sống của mình.
11/06/2019
2096 Lượt xem

Tư duy thiết kế là gì? Những lợi ích của tư duy thiết kế
Việc học thiết kế tốt sẽ tạo ra những tác phẩm mang tới sự mới mẻ cho người xem, để làm được điều này thì bạn phải có một tư duy thiết kế tốt. Vậy tư duy thiết kế là gì? Tư duy thiết kế có đặc điểm như thế nào? Bài viết dưới đây UNICA sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên để có thêm những kiến thức bổ ích về tư duy thiết kế. Cùng tham khảo ngay.
Tư duy thiết kế là gì?
Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đối với sáng tạo cách tân, sử dụng các bộ công cụ của nhà thiết kế, để gắn kết nhu cầu của con người, tính khả thi của công nghệ và tính bền vững của kinh doanh. Theo Tim Brown, CEO của IDEO
Tư duy thiết kế là gì?
Bạn cần chú ý rằng, tư duy thiết kế không dừng lại ở một công việc cụ thể như thiết kế sản phẩm, thiết kế quảng cáo, thiết kế nội thất, thiết kế giao diện mà nó được ứng dụng ở tất cả các lĩnh vực.
>>> Xem ngay: Postcard là gì? Cách để tạo ra một Postcard ấn tượng
Lợi ích của tư duy thiết kế
Với mong muốn nâng tầm và cải tiến sản phẩm mang tính chất đột phá. Cải thiện được hành vi của người dùng để đưa ra được những giải pháp tìm kiếm tốt nhất. Giải quyết được tất cả các vấn đề. Sau đây là các lợi ích mà tư duy thiết kế đem lại:
Nhận thức được vấn đề từ mọi góc nhìn.
Đi sâu và phân tích vấn đề đó cách chuẩn xác nhất.
Nâng cao tư duy và đổi mới sáng tạo cách hiệu quả nhất.
Đáp ứng được các nhu cầu và mục tiêu của khách hàng là việc cần thiết nhất.
Đem tới những trải nghiệm thực sự tốt nhất cho người dùng.
Liên tục học hỏi để nâng cao kiến thức.
Các đặc điểm của tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế lấy con người làm trung tâm
Hiện nay, tư duy thiết kế được các nhà học thuật, nhà lãnh đạo định nghĩa khác nhau, tuy nhiên họ đều cho rằng để thiết kế hay cải tiến một sản phẩm/dịch vụ nào đi chăng nữa đều phải đặt con người ở vị trí trung tâm. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời thiết kế, sắp xếp sao cho sản phẩm/quy trình thực hiện dịch vụ hợp lý nhằm mục đích nâng cao giá trị của khách hàng.
Trong một tập thể, việc lấy con người làm trung tâm có nghĩa là khi tham gia thực hiện thiết kế cùng một số thành viên khác bạn cần loại bỏ tư duy cá nhân, tư duy ý chí của mình để thống nhất đưa ra những giải pháp phù hợp nhất.
Tư duy thiết kế là cả một quá trình liên tục và lâu dài giúp bạn kiên định và kiểm chứng những giả thuyết ban đầu để đưa ra được giải pháp an toàn.
Tư duy thiết kế đề cao sự trải nghiệm
Để có thể xác định kết quả của quá trình tư duy thiết kế phần lớn các nhà thiết kế thường đặt ra giả thuyết những trường hợp có thể xảy ra đối với người sử dụng và tự mình trực tiếp trải nghiệm. Từ đó, lý giải và tìm ra được ý tưởng sau toàn bộ quá trình trải nghiệm.
Sử dụng nhiều minh họa trực quan
Một trong những đặc điểm nổi bật của tư duy thiết kế đó là sử dụng nhiều hình ảnh minh họa trực quan. Việc làm này sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hay trình bày ý tưởng dễ hiểu hơn rất nhiều. Việc sử dụng hình ảnh minh họa trong tư duy thiết kế không chú trọng về chất lượng hình ảnh mà mục đích của nó là thúc đẩy sự đồng cảm và khiến những người đang làm việc cùng hiểu được những gì mà bạn muốn truyền tải.
Tuy nhiên không phải ai cũng có năng lực hội họa, nếu bạn không thể tự tạo ra những hình ảnh minh họa trực quan thì có thể tìm đến một giải pháp thay thế như trình bày ý tưởng của mình bằng văn.
Đề cao trực giác nhưng theo một cách có hệ thống
Trực giác (hay còn gọi là cảm tính) đóng vai trò quan trọng và những người có năng lực sáng tạo đều hiểu được điều này. Do đó mà tư duy thiết kế luôn đề cao trực giác. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc sử dụng trực giác một cách tùy tiện, trực giác chỉ nên sử dụng khi trao đổi ý kiến với đồng nghiệp cùng thực hiện dự án hoặc những người có liên quan.
>>> Xem ngay: Top 5 Font chữ viết tay Việt hóa cho người làm thiết kế
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
[course_id:1380,theme:course]
[course_id:1567,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
Quy trình tư duy thiết kế
Quá trình áp dụng tư duy thiết kế được chia thành 5 bước cơ bản: Thấu cảm (Empathize), Xác định vấn đề (Define), Sáng tạo giải pháp (Ideate), Làm mẫu (Prototype) và Thử nghiệm (Test).
Điều quan trọng cần lưu ý là 5 bước này không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách tuyến tính. Đây là một quy trình lặp đi lặp lại, trong đó bạn có thể quay lại các bước trước đó để tinh chỉnh khi khám phá ra những hiểu biết mới qua từng giai đoạn.
Quy trình tư duy thiết kế được chia thành 5 bước chính
Bước 1: Thấu cảm (Empathize)
Giai đoạn đầu tiên trong tư duy thiết kế là thấu cảm. Điều này đòi hỏi nhà thiết kế đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu rõ hơn về tình trạng, cảm xúc và nhu cầu của họ. Quá trình này không chỉ đơn thuần là thu thập thông tin mà còn cần sự đồng cảm sâu sắc với những gì người dùng đang trải qua.
Các phương pháp như phỏng vấn, quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện là cách hiệu quả để tiếp cận người dùng. Những câu hỏi mở như "Điều gì làm bạn cảm thấy khó khăn nhất?" hay "Trải nghiệm lý tưởng của bạn sẽ như thế nào?" giúp khám phá được các khía cạnh ẩn sâu mà đôi khi người dùng cũng không nhận thức rõ.
Việc thấu cảm không chỉ là nền tảng để hiểu rõ vấn đề cần giải quyết mà còn tạo ra cơ sở vững chắc cho các ý tưởng thiết kế sáng tạo sau này. Khi bạn hiểu sâu sắc người dùng của mình, bạn có thể phát triển các giải pháp chạm đến mong muốn của họ một cách chính xác và hiệu quả.
Thấu cảm là giai đoạn đầu tiên trong tư duy thiết kế
Bước 2: Xác định vấn đề (Define)
Tại bước này, bạn tập trung vào việc xác định rõ ràng vấn đề mà người dùng đang gặp phải. Để làm được điều này, hãy tổng hợp thông tin đã thu thập được từ bước thấu cảm và phân tích những điểm chung, thách thức hay nhu cầu đặc trưng của nhóm người dùng.
Kết quả của quá trình này cần được trình bày dưới dạng một tuyên bố vấn đề cụ thể, lấy quan điểm từ người dùng thay vì từ doanh nghiệp. Ví dụ, thay vì nói "Chúng tôi muốn tăng số lượng khách hàng trẻ đến cửa hàng sách", bạn nên viết "Người trẻ tuổi thường thiếu không gian yên tĩnh để đọc sách và tìm cảm hứng".
Một tuyên bố vấn đề rõ ràng sẽ định hướng toàn bộ quy trình tư duy thiết kế, giúp bạn sáng tạo giải pháp và xây dựng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng.
Xác định làm rõ vấn đề người dùng gặp phải
Bước 3: Sáng tạo giải pháp (Ideate)
Giai đoạn này khuyến khích sự sáng tạo tối đa trong việc tìm ra các giải pháp. Dựa trên các vấn đề đã được xác định, bạn và đội ngũ sẽ tổ chức các buổi brainstorming để tạo ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, kể cả những ý tưởng có vẻ không thực tế.
Một môi trường không phán xét là điều cần thiết để thúc đẩy tư duy đột phá. Thông qua việc trao đổi, bạn sẽ dần thu hẹp phạm vi ý tưởng và chọn ra những ý tưởng khả thi nhất để tiếp tục phát triển.
Những ý tưởng này sẽ được chuyển hóa thành các nguyên mẫu để kiểm tra tính khả thi trong bước tiếp theo.
Khuyến khích sự sáng tạo tối đa trong các lĩnh vực
Bước 4: Làm mẫu (Protype)
Giai đoạn xây dựng nguyên mẫu trong quy trình tư duy thiết kế là bước tạo ra các nguyên mẫu dựa trên những ý tưởng đã lựa chọn trước đó. Việc xây dựng nguyên mẫu sẽ cho ta thấy rõ hơn cách hoạt động của các ý tưởng trong thực tế. Những nguyên mẫu này có thể là mô hình vật lý, bản vẽ đơn giản, hoặc sản phẩm kỹ thuật số có thể tương tác.
Về bản chất, các mẫu thử nghiệm giống như phiên bản thu nhỏ của sản phẩm và tính năng. Nó cũng được xây dựng tương tự như mô hình đơn giản hoặc các mẫu kỹ thuật để có tính tương tác cao hơn.
Mục tiêu chính là tạo ra một phiên bản thử nghiệm giúp bạn và người dùng hình dung được cách giải pháp hoạt động. Đây là giai đoạn để kiểm tra các tính năng, phát hiện vấn đề và cải thiện giải pháp trước khi tiến hành sản xuất hoàn thiện.
Xây dựng nguyên mẫu để tạo sản phẩm trước những ý tưởng đã lựa chọn trước đó
Bước 5: Thử nghiệm (Test)
Bước cuối cùng trong quy trình tư duy thiết kế là thử nghiệm các nguyên mẫu với người dùng thực tế. Điều này giúp bạn thu thập phản hồi chân thực từ người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Qua giai đoạn này, bạn có thể phát hiện ra những lỗi cần sửa chữa hoặc những điểm cần cải tiến. Nếu cần thiết, bạn có thể quay lại các bước trước đó, như xác định lại vấn đề hoặc sáng tạo giải pháp mới.
Kiểm nghiệm nguyên mẫu với người dùng thực tế
Kết luận
Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên bạn đọc đã hiểu tư duy thiết kế là gì cũng như biết được những đặc điểm của tư duy thiết kế.
10/06/2019
8135 Lượt xem

6 Lưu ý khi thiết kế tiểu cảnh sân vườn hợp phong thủy
Hiện nay, Nhiều gia chủ không chọn thiết kế tiểu cảnh sân vườn cầu kỳ mà thay vào đó là những mẫu thiết kế đơn giản. Vậy để có một tiểu cảnh sân vườn hoàn hảo trong quá trình thiết kế tiểu cảnh cần chú ý những gì? Sau đây, Unica sẽ chia sẻ 6 Lưu ý khi thiết kế tiểu cảnh sân vườn hợp phong thủy. Cùng tìm hiểu ngay.
Chú ý lựa chọn tiểu cảnh sân vườn cảnh phù hợp
Khi bắt tay vào thiết kế tiểu cảnh sân vườn điều đầu tiên mà chúng ta cần chú ý đó chính là lựa chọn tiểu cảnh phù hợp. Hiện nay có 2 loại tiểu cảnh đó là tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước. Trong đó, tiểu cảnh nước bao gồm vòi nước, thác nước (tiểu cảnh động) và mặt hồ, thủy sinh (tiểu cảnh động). Còn tiểu cảnh khô bao gồm cây cỏ, hoa lá, các vật trang trí… Thông thường, thiết kế tiểu cảnh nước sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn. Do đó, bạn nên dựa vào sở thích, túi tiền và không gian sân vườn của mình mà bạn có thể lựa chọn loại tiểu cảnh phù hợp.
Khi thiết kế tiểu cảnh bạn cần chú ý lựa chọn tiểu cảnh phù hợp với không gian sân vườn của mình
Chọn cây trồng cho tiểu cảnh sân vườn Mini
Khi lựa chọn cây trồng cho tiểu cảnh sân vườn mini, bạn cần chú ý đế kích thước của cây. Phải lựa chọn các loại cây xanh có kích thước phù hợp với tiểu cảnh, không quá lớn cũng không quá nhỏ. Cây xanh phải thuộc dạng cây khỏe, ít sâu bệnh. Đặc biệt bạn nên chọn những loại cây có tính phong thủy để mang lại vượng khí cho ngôi nhà của mình.
Cụ thể:
Bạn có thể chọn các loại cây như dương sỉ, cỏ lan chi, phong lan, dây thường xuân, kim phát tài…chúng sẽ giúp hút tài lộc, sức khỏe, may mắn cho gia đình bạn.
Đối với sân vườn có thiết kế tiểu cảnh sân vườn mini cụ thể thì bạn có thể lựa chọn một số loại cây bonsai nhỏ như tùng cối, tùng la hán, cây xanh, cây si hoặc cây lộc vừng ( các loại cây này phải tồn tại dạng bonsai nhỏ).
Một số loại cây thích hợp trồng dưới nước gồm cây sen, cây súng, rong, rêu.
Không nên trồng hoa vì tuổi thọ của chúng không cao dễ làm ảnh hưởng đến quang cảnh chung khi hoa tàn
Vị trí đặt tiểu cảnh sân vườn
Lựa chọn vị trí đặt tiểu cảnh cũng là một trong những lưu ý quan trọng khi thiết kế tiểu cảnh sân vườn mà bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể lựa chọn vị trí trung tâm của sân hoặc sát tường rào để đặt tiểu cảnh. Tuy nhiên bạn nên dựa vào diện tích sân vườn của gia đình mình để xác định vị trí đặt tiểu cảnh hợp lý. Hãy chú ý rằng, thiết kế tiểu cảnh giúp tạo nên một không gian xanh cho ngôi nhà do đó, chỉ cần một khoảng đất trống vừa phải là bạn đã có thể đặt và trang trí tiểu cảnh cho không gian sống của mình.
Đăng ký khoá học Thiết kế nội thất online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn tạo ra các bức ảnh kiến trúc, nội thất, quy hoạch đẹp trong thời gian ngắn nhất, tạo ra được những đoạn phim kiến trúc sinh động hơn. Đồng thời, bạn sẽ có được bí kíp để làm ảnh đẹp thông qua các bài về bố cục, màu sắc, ánh sáng.
[course_id:2700,theme:course]
[course_id:453,theme:course]
[course_id:1177,theme:course]
Cung cấp đầy đủ ánh sáng cho tiểu cảnh sân vườn
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây cối, hoa lá (tiểu cảnh khô), các loài thủy sinh, động vật cảnh (tiểu cảnh nước) sinh trưởng và phát triển. Do đó, khi thiết kế tiểu cảnh bạn cần chú ý cung cấp đầy đủ ánh sáng. Ngoài việc sử dụng ánh sáng tự nhiên bạn có thể lắp đặt thêm đèn để không gian tiểu cảnh của bạn thêm phần sinh động vào mỗi tối.
>>> Xem ngay: Phong cách Mid Century Modern là gì? Đặc trưng, ứng dụng
Cung cấp đầy đủ ánh sáng cho tiểu cảnh sân vườn cũng là một trong những lưu ý quan trọng
Thêm vật trang trí
Để tiểu cảnh sân vườn nhà bạn thêm phần sinh động, bắt mắt thì việc thêm các vật trang trí là điều vô cùng cần thiết. Đối với tiểu cảnh nước bạn có thể thêm vào các vật trang trí như: các loại sỏi màu, vỏ sò hay tượng ông già đang câu cá… Còn đối với tiểu cảnh khô bạn có thể thiết kế các chậu trồng cây bằng vỏ đồ uống, chai lọ không sử dụng.
Phòng trừ côn trùng cho tiểu cảnh sân vườn
Chắc chắn rằng, khu vườn của gia đình bạn sẽ bị tấn công bởi các loại côn trùng như muỗi, kiến, rết… Do đó, để thiết kế tiểu cảnh sân vườn của bạn luôn bền đẹp với thời gian bạn cần lựa chọn những loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học để loại trừ côn trùng và các sinh vật gây hại. Bạn cũng nên chú ý lựa chọn thuốc, phân bón có nguồn gốc tự nhiên để bảo vệ tiểu cảnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Kết luận
Như vậy, Unica đã chia sẻ tới bạn một số lưu ý khi thiết kế tiểu cảnh, sân vườn. Trang trí tiểu cảnh, sân vườn sẽ giúp ngôi nhà của bạn thêm đẹp và sinh động hơn rất nhiều. Hi vọng nội dung bài viết đã mang những nội dung hữu ích cho bạn.
10/06/2019
3645 Lượt xem

Cách in nhiều bản vẽ trong Cad nhanh chóng hay nhất
In nhiều bản vẽ trong Cad là thao tác mà bất cứ người làm thiết kế kỹ thuật nào cũng phải biết. Đối với những người mới làm quen với khóa học Autocad thì việc thực hiện thao tác này khá khó khăn. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, bởi trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ hướng dẫn bạn cách in nhiều bản vẽ trong Autocad cực đơn giản và nhanh chóng.
Cách in nhiều bản vẽ trong Cad cùng lúc
Trước khi thực hiện in nhiều bản vẽ trong Autocad cùng một lúc, thì đòi hỏi bạn phải tiến hành load lisp cho phần mềm Autocad trên máy tính của bạn.
Lisp in nhiều bản vẽ trong cad là tính năng cho phép người sử dụng in được nhiều bản vẽ trong một file thiết kế duy nhất mà không cần phải chỉnh sửa nhiều. Không chỉ có vậy Lisp còn cho phép người sử dụng chọn cả khung tên Dynamic.
Trước khi in nhiều bản vẽ trong CAD thì bạn nên tiến hành load lisp cho phần mềm Autocad
Theo lời khuyên của những nhà thiết kế giàu kinh nghiệm thì bạn nên thực hiện cách load lisp 1 lần để tiết kiệm thời gian cho những lần in bản vẽ tiếp theo.
>>> Xem thêm: Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Đăng ký khoá học làm video bằng Autocad online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo Autocad, dễ dàng thiết lập hồ sơ thiết kế một cách chuyên nghiệp chỉ sau 20 ngày.
[course_id:2767,theme:course]
[course_id:617,theme:course]
[course_id:634,theme:course]
Để thực hiện cách in nhanh trong cad thì bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đầu tiên, bạn phải gọi được lệnh in bản vẽ trong Cad. Cụ thể, bạn sẽ dùng lệnh tắt TPL, IN hoặc MP, sau đó nhấn phím Enter để hiển thị lệnh (Đối với lệnh này thì bạn có thể gõ chữ in hoa hoặc in thường).
Bước 2: Lúc này, trên giao diện của phần mềm sẽ hiển thị vùng cửa sổ Lips.
Bước 3: Trong vùng cửa sổ lips, bạn thực hiện việc chọn tên máy in, khổ giấy và Plotstyle cần in. Để không bị trùng với các Plotstyle trong Autocad thì bạn nên nhấn nút Add khi tải lệnh này.
Chỉ với 5 bước đơn giản, bạn đã có thể thực hiện thao tác in nhanh cad rồi
Bước 4: Khi hiển thị Plot Style thì bạn sẽ cần nắm 3 công cụ chính sau:
+ Rectangle: Đối với công cụ này thì khi bạn chọn, vùng in sẽ nằm trong hình rectangle (Có layer nằm trong khung layer).
+ Block: Nếu lựa chọn công cụ Block thì vùng in sẽ nằm trong block đã chọn. Nếu muốn in mẫu bản vẽ thì bạn ấn vào nút Pick để lấy mẫu Block mà bạn muốn in.
+ All: Đây là công cụ giúp hỗ trợ việc chọn nhiều đối tượng khác nhau trong cùng một khung in.
Bước 5: Sau khi đã thiết lập xong các thao tác kỹ thuật trên thì bạn nhấn OK để tiến hành in nhiều bản vẽ trong Cad.
>>> Xem thêm: 2 cách chỉnh nét in trong Cad mà bạn không nên bỏ qua
Lưu ý khi in nhiều bản vẽ trong CAD
Để quá trình dùng lệnh in nhiều bản vẽ trong cad được nhanh chóng và tránh gặp những sai sót không đáng có, thì bạn cần nắm những lưu ý sau đây:
Đối với vùng cửa sổ Lisp, trong quá trình sử dụng sẽ bị hạn chế đối với các đối tượng như: Mtext, Text, Dim, Xline, Line, Leader, Ray... khi thực hiện khung in. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi các đối tượng này thường không được sử dụng trong khung in.
Công cụ Plot scale: Đối với công cụ này thì bạn nên chọn thẻ Custom để in theo những tỷ lệ khác nhau (trong đó, có hai tỷ lệ chính là Denominator và Numerator).
Khi xuất file ra dạng PDF thì bạn chọn đường dẫn đến vị trí lưu file để tránh gặp những lỗi như bản vẽ in bị mờ, các đường thẳng in không rõ...
Khi thực hiện sắp xếp bản vẽ để in thì bạn cần nắm được các công cụ chính như: Normal (Đối tượng nào được chọn trước thì sẽ được in trước); Left -> Right (In từ trái sang phải không phụ thuộc vào đối tượng được lựa chọn); Top -> Bottom (In từ trên xuống dưới và không phụ thuộc vào đối tượng mà bạn đã chọn).
Đối với cách in bản vẽ cad hàng loạt bạn cần nắm những lưu ý để tránh những sai sót không đáng có
Đặc biệt: Trường hợp khi dùng lệnh in hàng loạt trong cad bản vẽ của bạn có chứa block dạng Anonymous thì chắc chắn Lisp sẽ bị lỗi. Cách khắc phục trong trường hợp này đó là đổi block dạng Anonymous sang dạng block bình thường là được.
>>> Xem thêm: Cách thiết lập và định dạng cho khung bản vẽ Cad
Kết luận
Với những kiến thức nêu trên, chắc chắn bạn đã nắm được quy trình thực hiện lệnh in nhanh trong cad sao cho nhanh chóng và đơn giản nhất, để quá trình in ấn bản vẽ trong Autocad của bạn được thuận lợi và chính xác hơn, hỗ trợ nhanh chóng công việc của bạn thêm hiệu quả.
Để biết thêm nhiều kiến thức cũng như những công cụ hỗ trợ trong quá trình thiết kế các bản vẽ, mời bạn đọc theo dõi thêm khóa học Solidworks trên Unica, các bài giảng được thiết kế bài bản, chi tiết giúp người học dễ hiểu và có thể áp dụng luôn vào trong quá trình thiết kế của mình.
Chúc bạn thành công!
10/06/2019
18476 Lượt xem

Texture là gì? Ứng dụng Texture trong Photoshop vào thiết kế
Texture là yếu tố vô cùng quan trọng trong thiết kế. Sử dụng Texture một cách hợp lý giúp gia tăng thẩm mỹ của không gian. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ tới bạn Texture là gì và có những loại nào. Cùng Unica tìm hiểu ngay.
Texture là gì?
Texture được hiểu là 1 dạng ảnh mang họa tiết, hiệu ứng giống pattern trong Photoshop, thường dùng để làm Background, Blend hoặc hiệu ứng cho hình ảnh. Thông thường Texture có sẵn, chúng ta có thể dễ dàng Download trên mạng về sử dụng miễn phí. Trong thực tế, Texture được nhìn thấy ở trên những thân cây, kim loại, gỗ, da. Hay nói dễ hiểu hơn thì texture liên quan đến những đặc điểm về mặt của vật thể, có kích thước, mật độ, sự sắp xếp, hình dáng, tỷ lệ thành phần cơ bản của vật thể.
Ví dụ minh họa về Texture trong Photoshop
Phân loại Texture trong Photoshop
Theo thống kê, có 2 loại Texture thường được sử dụng nhiều nhất trong Photoshop. Đó là:
Tactile Texture:
Tactile được hiểu là chạm vào và tactile texture có nghĩa là sự gồ ghể của bất kỳ một bề mặt nào đó mà khi chúng ta chạm vào có thể cảm thấy được. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế 3D so với 2D.
Bên cạnh đó, Texture sẽ được cảm nhận, nhìn thấy bằng cách để ánh sáng thực chiếu lên bề mặt của nó. Vì vậy, những họa sĩ hay tận dụng lợi thế này để làm cho bề mặt tranh thêm phần sống động và có nét đặc trưng hơn. Đặc biệt, những lớp sơn có thể chồng lên nhau để tạo được những đỉnh gồ ghề và nó được gọi là Impasta.
Visual Texture:
Visual Texture là những ấn tượng có thể nhìn thấy được mà texture mang lại cho người xem như về màu sắc, xu hướng hay có thể là mật độ trong trên một bức ảnh. Texture nó liên quan trực tiếp đến những ảo ảnh của một kết cấu bề mặt. Nó chính là hình dạng của tactile texture ở bề mặt 2D.
Có thể thấy, công cụ Tactile Texture cũng như Visual Texture rất quan trọng đối với mỗi nhà thiết kế. Tuy nhiên, trong thiết kế nghệ thuật 2D, Visual Texture được các chuyên gia sử dụng nhiều hơn so với Tactile Texture.
>>> Xem ngay: Booklet là gì? Những điều cần biết khi tạo thiết kế Booklet
Vai trò của Texture
Chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc về công dụng cũng như vai trò của Texture trong Photoshop. Dưới đây là công dụng của Texture mà theo nhiều chuyên gia chia sẻ:
Texture có tác dụng làm tăng màu sắc, chuyển đổi và tạo hiệu ứng hình ảnh được lung linh và tạo được nét đặc trưng của mỗi bức ảnh.
Blending: chú trọng vào hòa trộn màu sắc, tạo được hiệu ứng màu để bức hình được đẹp, sắc nét và lung linh hơn. Đối với light texture được dùng để tạo những đốm sáng, tia sáng trong bức ảnh…
Background: đối với texture thường được sử dụng để làm Background thường có độ phân giải cao và dùng để làm nền cho những artwork.
Icons: trong texture có những icons giống như dành cho graphic, bên cạnh đó cũng có loại để blend hay background. Kích thước nhỏ vì vậy yêu cầu ứng dụng cao hơn.
Bên cạnh đó, một số loại texture được tìm kiếm bằng những từ khóa: broken textures, color textures, texture pack, light textures,…
Những loại Texture phổ biến trên thị trường hiện nay
Texture vải
Phổ biến nhất trên thị trường và được dùng trong quá trình sản xuất, bọc sofa hoặc nội thất mang phong cách cổ điển, hiện đại. Tùy vào sản phẩm, mục đích sử dụng của khách hàng mà họ đưa ra những lựa chọn khác nhau.
Texture vải
Texture gỗ
Texture gỗ hiện nay cũng là một sự lựa chọn được đông khác hàng ưa chuộng.
Texture nước
>>> Xem ngay: Calligraphy là gì? Cách vẽ Calligraphy tại nhà đơn giản nhất
Cách sử dụng Texture trong Photoshop
Sử dụng texture là một kỹ thuật phổ biến trong Photoshop để tạo hiệu ứng bề mặt, làm phong phú thêm thiết kế hoặc chỉnh sửa ảnh. Texture giúp bạn thêm chiều sâu và cảm giác thực tế cho hình ảnh. Dưới đây là các bước cơ bản để sử dụng texture trong Photoshop:
Bước 1: Nhân đôi layer background
Trước tiên, hãy chọn hình ảnh cần chỉnh sửa và mở nó trong Photoshop. Tiếp theo, tạo bản sao của layer chứa hình ảnh gốc để giữ nguyên bản gốc. Để làm điều này, nhấn tổ hợp phím Ctrl + J (hoặc Cmd + J trên Mac).
Sau đó, chuyển đổi hình ảnh sang dạng đen trắng bằng cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + U (hoặc Cmd + Shift + U). Nếu muốn thực hiện thủ công, bạn vào Image, chọn Adjustments, rồi chọn Desaturate. Ở phần Blending Mode, đổi chế độ hiển thị thành Overlay để tạo hiệu ứng ánh sáng phù hợp.
Nhân đôi layer Background trong Photoshop
Bước 2: Tạo layer với Hue/Saturation
Chọn lại layer background ban đầu và nhân đôi layer này bằng cách nhấn Ctrl + J. Kéo layer vừa tạo lên vị trí trên cùng.
Tiếp theo, vào Image, chọn Adjustments, và chọn Hue/Saturation hoặc nhấn Ctrl + U. Khi bảng điều chỉnh xuất hiện, nhập các thông số phù hợp với thiết kế để đạt được màu sắc mong muốn.
Tạo layer với Hue/Saturation
Bước 3: Sử dụng texture
Chuẩn bị hình ảnh texture mà bạn muốn sử dụng và mở nó trong Photoshop. Nhấn Ctrl + A để chọn toàn bộ hình, sau đó nhấn Ctrl + C để sao chép và Ctrl + V để dán texture vào file đang chỉnh sửa.
Di chuyển texture đến vị trí mong muốn bằng cách sử dụng công cụ Move Tool (phím V). Đặt layer texture ở vị trí trên cùng và chọn chế độ hòa trộn Soft Light trong bảng Layers. Tùy chỉnh texture để đạt hiệu ứng mong muốn.
Chọn Soft Light để sử dụng Texture
Bước 4: Tiếp tục thêm Texture thứ 2
Lặp lại quy trình như ở bước 3 để thêm một texture khác. Sau khi tải texture vào Photoshop, sử dụng Ctrl + A để chọn toàn bộ, sau đó di chuyển texture vào hình cần chỉnh sửa.
Nếu cần, nhấn Ctrl + T để xoay texture hoặc thay đổi kích thước. Trong phần Blend Mode, chọn Screen và loại bỏ các phần không cần thiết bằng công cụ Eraser Tool (E).
Tạo Texture thứ 2
Bước 5: Tạo layer mới
Tạo một layer mới bằng cách nhấn Ctrl + Shift + N, sau đó nhấn Shift + F5 và chọn Back ở phần Use.
Tiếp theo, vào Filter, chọn Render, rồi chọn Lens Flare. Điều chỉnh các thông số để phù hợp với kích thước và thiết kế của hình ảnh. Sử dụng công cụ Move Tool (phím V) để di chuyển layer đến góc trái và đặt chế độ Blend Mode thành Lighten.
Tạo layer mới
Bước 6: Sử dụng Gradient
Trên thanh công cụ, chọn Gradient Tool (hoặc nhấn G). Nhấp đôi vào ô Gradient để mở bảng chọn màu. Lựa chọn màu sắc phù hợp với thiết kế và đặt chế độ hòa trộn thành Soft Light. Điều chỉnh độ mờ Opacity để đạt được hiệu ứng mong muốn.
Sử dụng Gradient
Bước 7: Sử dụng pattern
Tạo một layer mới bằng tổ hợp phím Ctrl + Shift + N, sau đó sử dụng Ctrl + Shift + Alt + E để gộp toàn bộ các layer lại thành một layer duy nhất.
Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + N để tạo layer mới
Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Alt + E để nhóm toàn bộ layer
Bước 8: Thực hiện những chỉnh sửa cuối cùng
Thực hiện các bước chỉnh sửa cuối cùng như thêm text, chỉnh màu sắc, hoặc tinh chỉnh hiệu ứng. Khi hoàn thành, xuất ảnh ra định dạng mong muốn như JPEG hoặc PNG để sử dụng.
Điều chỉnh thêm rồi tải xuống
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
[course_id:1380,theme:course]
[course_id:1567,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
Kết luận
Trên đây, Unica đã chia sẻ với các bạn về Texture và cách sử dụng của công cụ này trong Photoshop. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn. Chúc bạn thành công!
10/06/2019
10899 Lượt xem

5 Ý tưởng thiết kế nội thất quán cafe đẹp, độc, lạ
Để thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng hầu hết các chủ quán cafe đều chú trọng vào việc thiết kế nội thất sao cho độc đáo và thể hiện một phong cách riêng biệt. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm mẫu thiết kế nội thất quán cafe đẹp, độc lạ thì không nên bỏ qua top 5 mẫu thiết kế nội thất quán cafe được UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Thiết kế nội thất quán cafe theo phong cách Vintage
Một trong những mẫu thiết kế nội thất quán cafe được nhiều chủ quán cafe áp dụng nhất hiện nay đó chính là sử dụng phong cách Vintage. Phong cách độc đáo này là sự pha trộn, phá cách giữa truyền thống và hiện đại nhưng vẫn giữ lại những nét đẹp độc đáo của một thời xưa cũ. Khi sử dụng phong cách thiết kế độc đáo này quán cafe của bạn sẽ sở hữu một vẻ đẹp sang trọng nhưng không xa hoa, kiểu cách lại nhẹ nhàng đơn giản, đặc biệt là gây được ấn tượng sâu đậm trong lòng của khách hàng. Tại đây, những vị khách ghé thăm không chỉ đơn thuần đến để thưởng thức một ly cafe mà còn là nơi để họ chiêm nghiệm lại những ký ức cũ xưa.
>>> Xem ngay: Top 4 ý tưởng thiết kế nội thất văn phòng làm việc sáng tạo
Quán cafe được thiết kế nội thất theo phong cách Vintage
Mẫu thiết kế nội thất quán cafe theo phong cách Vintage được các chuyên gia thiết kế đánh giá cao bởi vẻ đẹp “lạ” và đặc biệt là không bị lỗi mốt với thời gian.
2. Thiết kế nội thất quán cafe theo phong cách đương đại
Không chỉ được sử dụng trong các thiết kế nhà ở, văn phòng, phong cách thiết kế nội thất đương đại còn được đánh giá cao và có chỗ đứng nhất định trong thiết kế nội thất quán cafe, quán bar. Phong cách đương đại được thiết kế với những đường nét, hình khối rõ ràng nhưng không quá cứng nhắc như phong cách hiện đại. Thiết kế nội thất quán cafe theo phong cách đương đại mang vẻ đẹp đơn giản, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sang trọng với những đường cong bắt mắt, thu hút ánh nhìn của mọi người trong lần chạm mặt đầu tiên.
Mẫu thiết kế nội thất quán cafe theo phong cách đương đại
Hiện nay, hầu hết các quán cafe được thiết kế nội thất theo phong cách đương đại đều lựa chọn nền đen kết hợp với tông màu mạnh tạo nên ấn tượng cho những vị khách ghé qua. Đây cũng là một trong những mẫu thiết kế nội thất quán cafe đẹp và sang trọng và bạn không nên bỏ qua.
3. Thiết kế nội thất quán cafe theo phong cách cổ xưa
Khi xã hội hiện đại ngày càng phát triển thì không ít người lại thích trở về với quá khứ, tìm về những thứ cổ xưa để suy nghĩ về những điều đã qua đây cũng chính là lý do mà những mẫu thiết kế nội thất quán cafe mang phong cách cổ điển ra đời và được nhiều chủ quán lựa chọn. Với phong cách cổ xưa, những quán cafe được thiết kế, trang trí bằng những món đồ của thời bao cấp đã thu hút được rất nhiều người. Không chỉ những người lớn tuổi đến đây để hoài niệm về quá khứ mà đây cũng là điểm đến của rất nhiều bạn trẻ muốn tìm đến không gian cũ xưa để cảm nhận sự mới lạ hoặc “selfie” chụp ảnh cùng với bạn bè.
>>> Xem ngay: 3 phong cách thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp nhất hiện nay
“Cafe Cộng” là một trong những mẫu thiết kế nội thất quán cafe theo phong cách cổ xưa
Một trong những ví dụ về thiết kế nội thất quán cafe theo phong cách cổ xưa đó là thương hiệu “Cà Phê Cộng”. Nơi đây thu hút khách hàng không chỉ bởi những món đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng mà còn bởi cách thiết kế, trang trí nội thất theo phong cách hoài niệm, cổ xưa.
Làm chủ Thiết kế nội thất bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ được cấu tạo sản phẩm nhiều đồ nội thất, cách chọn thiết bị, chủng loại vật liệu sử dụng, hiểu rõ quy trình triển khai hoàn thiện một bộ hồ sơ thiết kế thi công nội thất. Đồng thời, bạn sẽ tự tin ứng tuyển vào các vị trí thiết kế - diễn họa nội thất tại các công ty doanh nghiệp.
[course_id:360,theme:course]
[course_id:501,theme:course]
[course_id:1941,theme:course]
4. Thiết kế quán cà phê theo phong cách nhiệt đới
Phong cách nhiệt đới hay còn có tên gọi khác là Tropical Style, đây là phong cách thiết kế lấy nguồn cảm hứng từ thiên nhiên, nơi có những khu rừng xanh bất tận của khu vực nhiệt đới. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều quán cà phê lựa chọn theo phong cách này.
Với phong cách nhiệt đới, bạn sẽ cảm nhận được không khí yên tĩnh, nhẹ nhàng và thật sự hòa mình với thiên nhiên. Vì thế, việc tạo ra không gian thư giãn kết hợp cây xanh là điểm đặc trưng nổi bật thu hút của phong cách Tropical Style.
Phong cách Tropical Style đang rất được ưa chuộng
5. Thiết kế quán cà phê theo phong cách Đông Dương
Phong cách Đông Dương trong thiết kế nội thất quán cà phê là sự kết hợp tuyệt vời giữa nét truyền thống văn hóa Việt kết hợp với điểm nhấn nội thất Pháp. Sự khác biệt của phong cách Đông Dương đó chính là quan điểm mỹ thuật, bản sắc riêng được tích lũy khẳng định theo bề dày lịch sử lâu đời. Nét tinh xảo, ấn tượng thể hiện qua từng chi tiết nhỏ là đặc trưng của phong cách Pháp.
Phong cách Đông Dương trong thiết kế
Trên đây là top 5 mẫu thiết kế nội thất quán cafe đẹp, độc, lạ đang được ưa chuộng hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên bạn đọc có thể tham khảo phục vụ việc học thiết kế nội thất online và lựa chọn được một mẫu thiết kế phù hợp để tạo được dấu ấn riêng và thu hút lượng lớn khách hàng ghé thăm.
Chúc bạn thành công!
10/06/2019
3400 Lượt xem

Cách sử dụng lệnh cắt Dim trong Autocad đơn giản nhất
Khi sử dụng phần mềm Autocad, nhiều người thường gặp khó khăn trong việc sử dụng lệnh cắt Dim. Xuất phát từ điều này, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng lệnh Dim một cách chi tiết và cụ thể nhất.
Lệnh cắt Dim là gì?
Lệnh cắt Dim là lệnh gióng thẳng hàng các chân dim với nhau. Trong quá trình xây dựng và thiết kế, đặc biệt là khi nhấc kéo đối tượng sang vị trí khác sẽ có rất nhiều trường hợp các hình bị nhảy chân hoặc các chân dim bị thay đổi vị trí. Đây là tính năng associative của DIM, lệnh cắt chân dim trong cad sẽ giúp các điểm và chân Dim không bị mất kết nối trong quá trình di chuyển.
Ý nghĩa của lệnh Dim cắt dim trong cad
Khi sử dụng phần mềm Autocad, ngoài việc sử dụng các lệnh như: extrim, scale, lệnh cắt, lệnh vẽ đường tròn, lệnh phóng to thu nhỏ đối tượng thì bạn nhất định phải sử dụng lệnh Dim.
Lệnh Dim giúp bạn đo kích thước và chỉnh kích thước cho đối tượng trong bản vẽ
Cụ thể, đây là lệnh dùng để đo kích thước của vật thể, chi tiết, đường nét... trong bản vẽ trên Cad. Ngoài việc đo kích thước thì lệnh cắt chỉnh chân dim trong cad còn cho phép bạn điều chỉnh kích thước của toàn bộ đối tượng trong bản vẽ, giúp cho bản vẽ được chính xác hơn.
>>> Xem thêm: Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Đăng ký nhận ưu đãi khóa học Autocad Online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn thành thạo Autocad Mechanical, Autocad 2D, biết cách triển khai toàn bộ các chi tiết cấu tạo thi công kiến trúc công trình chỉ sau 30 ngày.
[course_id:954,theme:course]
[course_id:636,theme:course]
[course_id:372,theme:course]
Cách sử dụng lệnh cắt Dim trong Autocad
Để có thể sử dụng thành thạo cách cắt chân dim trong cad thì bạn cần nắm vững tình tự các thao tác sau đây:
Thiết lập đường đo kích thước
Đối với thao tác thiết lập đường đo kích thước thì bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nhấp chuột vào bảng quản lý Dimstyle.
Bước 2: Nhập phím D vào ô commant bar để hiển thị lệnh Dim.
Bước 3: Trong mục Format chọn Dimension Style. Trong bảng Dimension Style thì bạn cần quan tâm đến các công cụ sau:
+ Style: Hiển thị các kiểu Dim mà bạn đã thiết lập.
+ List: Đặt chế độ hiển thị cho các kiểu dim (Trong đó: All style tức là hiển thị tất cả các kiểu dim, còn Style in use sẽ hiển thị các kiểu của lệnh cắt Dim mà bạn đang dùng).
+ Set Current: Hiển thị lệnh Dim hiện hành.
+ New: Tạo một kiểu Dim mới.
+ Modify: Chỉnh sửa kiểu Dim đã được chọn.
+ Override: Ghi đè tạm thời kiểu Dim được chọn.
+ Compare: So sánh các thông số của hai kiểu Dim với nhau.
Để sử dụng lệnh Dim thì đầu tiên bạn cần thiết lập đường đo kích thước cho đối tượng
Thiết lập kiểu Dim theo TCVN
Đối với thao tác này thì bạn thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Bạn click chuột vào thẻ New trên giao diện của Cad để hiển thị cửa sổ Create New Dimension Style.
Bước 2: Trong cửa sổ này, bạn đặt tên file bản vẽ là TCVN.
Bước 3: Trong mục Start With bạn click chọn Annotative. Sau đó, nhấp chuột vào thẻ Continue để thiết lập lệnh cắt Dim.
>>> Xem thêm: Mách bạn các nhóm lệnh dim trong cad cơ bản nhất
Thiết lập thẻ Lines trong lệnh Dim
Thiết lập thẻ Lines trong lệnh Dim. Trong thẻ này thì bạn cần quan tâm đến một số công cụ như:
Linetype: Chọn kiểu đường cho đường kích thước.
Lineweight: Chọn trọng lượng nét cho đường kích thước.
Dimension lines: Nhóm kích thước của đối tượng trong bản vẽ.
Color: Chọn màu của đường kích thước.
Extend boyond ticks: Khoảng nhô của đường kích thước so với đường gióng.
Baseline spacing: Chọn khoảng cách giữa hai đường kích thước nối tiếp với nhau.
Suppress: Loại bỏ đường kích thước (Nếu tích vào “Dim line 1″ sẽ bỏ đường kích thước 1, click vào Dim ine 2 thì sẽ bỏ đường kích thước 2).
Extension lines: Nhóm đường gióng kích thước trong bản vẽ Cad.
Color: Chọn màu của đường gióng kích thước.
Linetype ext line 1: Chọn kiểu đường gióng kích thước 1.
Linetype ext line 2: Chọn kiểu đường cho đường gióng kích thước 2.
Lineweight: Chọn trọng lượng nét cho đường gióng kích thước.
Suppress: Loại bỏ đường gióng kích thước (Nếu click vào “Ext line 1” phần mềm sẽ bỏ đường gióng kích thước số 1. Còn nếu click vào “Ext line 2” thì phần mềm sẽ bỏ đi đường gióng kích thước số 2.
Extend beyond dim lines: Khoảng nhô của đường gióng kích thước so với đường kích thước.
Trong thẻ Lines của lệnh Dim thì bạn cần nắm một số công cụ cơ bản
>>> Xem thêm: Thủ thuật chỉnh dim trong cad giúp hoàn chỉnh bản vẽ 100%
Khắc phục lỗi nhảy Dim
Về bản chất đây cũng chỉ là một tính năng trong Autocad chứ không phải bị lỗi đâu. Đây là tính năng associative của DIM, nó giúp DIM liên kết với các đối tượng. Khi đối tượng bản vẽ bị dịch chuyển hoặc có thay đổi thì giá trị của DIM cũng sẽ bị thay đổi theo. Tính năng này sẽ được áp dụng hiệu quả khi sử dụng để Dim kích thước trong Layout. Tuy nhiên, bạn thường ít sử dụng tính năng này.
Để khắc phục xử lý được lỗi này, bạn cần làm 2 bước như sau:
Gõ lệnh OP (option) --> Vô thẻ User Preferences --> Không check ô Make new dimensions associative.
Khắc phục lỗi Dim trong cad
Chọn tất cả các dim trước --> sau đó gõ lệnh DDA (DimDisAssociate) và nhấn enter.
Gõ lệnh DDA (DimDisAssociate) và nhấn enter
Kết luận
Có thể thấy, để sử dụng thành thạo lệnh cd trong cad thì đòi hỏi bạn nắm chắc được các công cụ hỗ trợ cũng như các thao tác cơ bản trên lệnh. Có như vậy thì khi thiết kế mới không gặp lỗi Dim không cắt được, hoặc những đường Dim không đều nhau. Hy vọng với những thông tin chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn trang bị được cho mình kiến thức và kỹ năng cơ bản đến từ chuyên gia hàng đầu Unica. Đặc biệt là với những bạn đang theo học autocad online thì cũng đừng bỏ qua bài viết này nhé!
>>>> Bỏ túi khóa học 3d max của giảng viên - chuyên gia trên Unica với lộ trình bài giảng chi tiết, rõ ràng. Giúp cho người mới học cũng có thể cập nhật được kiến thức nhanh nhất.
Chúc bạn thành công!
10/06/2019
15979 Lượt xem

Cách in hàng loạt trong layout trong cad nhanh chóng nhất
Nhằm giúp tiết kiệm thời gian khi thiết kế bản vẽ, nhiều người thường áp dụng cách in hàng loạt trong layout. Vậy thao tác cho người mới học Autocad có phức tạp hay không? Bao gồm những bước nào? Hãy cùng tham khảo bài viết mà UNICA chia sẻ dưới đây.
Tại sao nên thực hiện in hàng loạt trong layout trong cad?
Khi thực hiện lệnh in hàng loạt trong cad, nhiều người thường thắc mắc không biết tại sao lại nên áp dụng thao tác in hàng loạt. Thực tế, thao tác này có ý nghĩa rất lớn, bởi quá trình thiết kế bản vẽ trong Autocad. Layout cho phép bạn thiết kế nhiều đối tượng cùng một lúc trong cùng một khung hình, hình vẽ hoặc khung tên.
Việc in hàng loạt layout trong cad giúp bạn tiết kiệm thời gian tối đa
Chính vì vậy, cách in hàng loạt trong cad sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian thiết kế một cách tối đa. Theo đó, các đối tượng trong bản vẽ sẽ được nhân bản lên nhiều lần và in cùng một lúc, giúp mang lại độ chính xác tuyệt đối về tỷ lệ cũng như kích thước mà bạn xây dựng cho bản vẽ ngay từ đầu.
>>> Xem thêm: Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Đăng ký khoá học làm video bằng Autocad online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo Autocad, dễ dàng thiết lập hồ sơ thiết kế một cách chuyên nghiệp chỉ sau 20 ngày.
[course_id:2767,theme:course]
[course_id:617,theme:course]
[course_id:634,theme:course]
Cách in hàng loạt trong layout trong cad
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số lưu ý khi dùng lệnh in hàng loạt trong layout cũng như cách in hàng loạt trong layout trong cad. Chi tiết như sau:
Lưu ý khi dùng lệnh in hàng loạt trong layout
Trước khi thực hiện thao tác in hàng loạt layout trong cad, bạn cần nắm được 2 lưu ý chính sau đây:
Thứ nhất: Để thao tác in hàng loạt layout được nhanh chóng hơn thì bạn nên đặt cố định 1 vị trí của góc khung trên bản vẽ theo tọa độ (0,0). Điều này sẽ tạo sự thuận tiện khi bạn thực hiện lệnh Publish để in hàng loạt.
Thứ hai: Nếu các layout trong khung hình đang được sắp xếp theo vị trí ngẫu nhiên thì bạn nên dùng lệnh Plot (Ctrl + P). Đây chính là lệnh in cơ bản trước khi thực hiện cách in nhiều layout trong cad, giúp cho các bước tiếp theo như: chọn máy in, khổ giấy, khung windows, nét in... được dễ dàng hơn.
Cách in hàng loạt trong layout cad bạn cần chú ý nắm được 2 lưu ý chính
>>> Xem thêm: Cách in nhiều bản vẽ trong layout của Autocad bạn biết chưa?
Các bước in layout hàng loạt trong cad
Nhiều người thường nghĩ, việc in layout hàng loạt trong cad thực hiện rất phức tạp với nhiều bước kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi quy trình này có cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Đầu tiên, bạn click chuột vào mục Page setup -> Name, trong mục này bạn chọn ô Previous plot. Cụ thể, lệnh này sẽ có nhiệm vụ là chọn lại lệnh giống hệt lệnh đã in thành công trước đó. Sau khi thực hiện xong thì bạn nhấn Apply to Layout để phần mềm thực hiện lưu lại toàn bộ quá trình thiết lập in cho Layout. Tiếp theo, bạn nhấn Save để lưu lại file.
Bước 2: Sau khi bạn đã thiết lập xong các thông số cho một layout trong 1 file thì bước tiếp theo bạn cần thực hiện là preview trước bản in để xem còn thiếu thao tác nào hay không trước khi nhấn in hàng loạt trong layout.
Bước 3: Khi bạn đã chắc chắn với phương án in mà mình thiết lập cho layout, nhấn vào nút Apply to layout nhằm cố định các thiết lập trên layout mà mình đã xây dựng.
Bước 4: Tiếp theo, bạn tiến hành load lisp CPS - Apply all Layout, trong thư mục này, bạn gõ lệnh CPS và nhấn phím Enter để hiển thị lệnh.
Bước 5: Nhập mật khẩu để mở lệnh, sau đó nhấn mục Apply to Layout số 1.
Bước 6: Trong mục này, bạn nhấn nút Windows và quét chọn toàn bộ khung hình mà mình cần in. Lưu ý là không nhấp chọn mục Previous plot.
Bước 7: Nhấn OK để hoàn thành và tiến hành in.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo layer mới và quản lý layer trong Autocad
Chỉ với 7 bước đơn giản, bạn đã thực hiện xong cách in cad hàng loạt
Với cách này sẽ giúp bạn thực hiện thành thạo 7 bước này hoàn thiện được kỹ năng và sử dụng in layout trong cad được nhanh chóng và chính xác hơn. Có thể thấy, các bước thực hiện rất đơn giản nên bạn có thể tự thực hiện ngay trên bản vẽ của mình.
Kết luận
Trên đây là cách in hàng loạt trong layout của phần mềm Autocad, các bạn nên áp dụng để tiết kiệm thời gian in ấn bản vẽ cũng như giúp tỷ lệ kích thước giữa bản vẽ phụ và bản vẽ chính được đồng nhất.
Như vậy, nếu bạn muốn trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp trong thời gian ngắn nhất thì hãy tham gia khóa học ngay từ hôm nay nhé. Ngoài ra Unica còn muốn giới thiệu đến bạn khoá học 3d max, thiết kế nội thất, kiến trúc và một số khóa học khác trên unica.
Video hướng dẫn cách in bản vẽ trong Layout
10/06/2019
20052 Lượt xem

Tìm hiểu về Drop Shadow trong Photoshop đơn giản chi tiết nhất
Bạn có muốn tạo ra những hình ảnh ấn tượng và chuyên nghiệp với photoshop? Bạn có biết cách sử dụng drop shadow trong photoshop để tạo bóng đổ cho các đối tượng trong ảnh? Drop Shadow là một trong những hiệu ứng phổ biến và dễ sử dụng nhất trong photoshop, giúp tăng độ sâu và thực tế cho hình ảnh của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo shadow trong photoshop và các thuộc tính của Drop Shadow. Hãy cùng Unica khám phá về Drop Shadow trong bài học Photoshop dưới đây nhé.
Drop shadow là gì?
Drop shadow hay còn gọi là đổ bóng chữ trong pts, đây là một hiệu ứng trong photoshop, cho phép bạn tạo ra một bóng đổ của một đối tượng trên một nền khác. Bóng đổ này có thể được điều chỉnh về màu sắc, độ trong suốt, góc chiếu, khoảng cách, kích thước và hình dạng. Drop shadow giúp tạo ra cảm giác đối tượng nổi lên trên nền, tạo ra hiệu ứng 3D và làm nổi bật đối tượng. Nói cách khác, để tạo chiều sâu cho ảnh photoshop, bạn nên sử dụng hiệu ứng Drop shadow.
Tạo shadow trong photoshop
Cách tạo shadow trong photoshop
Để tạo drop shadow trong photoshop, bạn cần làm theo các 6 sau:
Bước 1: Mở file ảnh bạn muốn thêm bóng đổ trong photoshop.
Bước 2: Chọn đối tượng bạn muốn thêm bóng đổ. Bạn có thể sử dụng công cụ Selection Tool hoặc Magic Wand Tool để chọn đối tượng.
Bước 3: Nhấn chuột phải vào lớp chứa đối tượng và chọn Blending Options.
Bước 4: Trong cửa sổ Layer Style, chọn Drop Shadow và tích vào ô Enable.
Chọn Drop Shadow và tích vào ô Enable
Bước 5: Điều chỉnh các thuộc tính của Drop Shadow theo ý muốn. Bạn có thể xem kết quả trực tiếp trên ảnh.
Bước 6: Nhấn OK để lưu lại hiệu ứng.
Kết quả đổ bóng trong Drop Shadow
Trở thành chuyên gia Photoshop bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn tư duy thiết kế đồ họa sáng tạo, có kiến thức bài bản theo lộ trình, cắt ghép, chỉnh sửa...thành thạo. Học thử ngay.
[course_id:1706,theme:course]
[course_id:312,theme:course]
[course_id:2119,theme:course]
Các thuộc tính của drop shadow trong photoshop
Drop shadow có nhiều thuộc tính cho bạn điều chỉnh như là Blend mode, Opacity, Angle, Distance Drop shadow, Spread, Size, Contour và Noise. Chi tiết từng thuộc tính như sau:
Chế độ hoà Trộn Blend mode
Cho phép bạn chọn cách màu sắc của bóng đổ sẽ hoà trộn với nền. Có nhiều chế độ hoà trộn khác nhau như Multiply, Screen, Overlay, Soft Light,… Bạn có thể thử nghiệm các chế độ khác nhau để xem kết quả phù hợp nhất với ảnh của mình.
Chế độ hoà Trộn Blend mode
Opacity của Drop Shadow trong photoshop
Cho phép bạn điều chỉnh độ trong suốt của bóng đổ. Giá trị càng cao thì bóng đổ càng đậm và ngược lại.
Tìm hiểu về Drop Shadow trong Photoshop
Angle Trong Drop shadow
Cho phép bạn điều chỉnh góc chiếu của ánh sáng trên đối tượng. Bạn có thể nhập giá trị góc hoặc kéo thanh trượt để thay đổi góc chiếu. Bạn cũng có thể tích vào ô Use Global Light để sử dụng góc chiếu chung cho tất cả các lớp có hiệu ứng ánh sáng.
Tìm hiểu về Drop Shadow trong Photoshop
Distance Drop shadow trong photoshop
Distance Drop shadow trong photoshop cho phép bạn điều chỉnh khoảng cách từ đối tượng đến bóng đổ. Giá trị càng cao thì bóng đổ càng xa đối tượng và ngược lại.
Tìm hiểu về Drop Shadow trong Photoshop
Spread trong Drop shadow
Cho phép bạn điều chỉnh độ rộng của bóng đổ. Giá trị càng cao thì bóng đổ càng rộng mờ, và ngược lại.
>>> Xem thêm: 3 cách tạo ảnh động trong photoshop đơn giản, chi tiết nhất
Size trong drop shadow
Cho phép bạn điều chỉnh kích thước của bóng đổ. Giá trị càng cao thì bóng đổ càng lớn mờ và ngược lại.
Tìm hiểu về Drop Shadow trong Photoshop
Contour của Drop Shadow
Contour của Drop Shadow cho phép bạn chọn hình dạng của bóng đổ. Bạn có thể chọn một trong các hình dạng có sẵn hoặc tạo hình dạng riêng của bạn bằng cách nhấn vào nút Custom.
Noise của Drop Shadow
Với Noise của Drop Shadow, bạn có thể thêm nhiễu vào bóng đổ. Giá trị càng cao thì bóng đổ càng có nhiều hạt nhiễu, tạo ra hiệu ứng xỉn màu hoặc lấm lem.
Với Noise của Drop Shadow, bạn có thể thêm nhiễu vào bóng đổ
Thêm nhiều Drop Shadow
Nếu bạn đang sử dụng Adobe Photoshop CC phiên bản mới, bạn có thể thêm nhiều phiên bản của Drop Shadow. Điều này thật tuyệt nếu bạn đang tạo các hiệu ứng phức tạp đòi hỏi nhiều hơn một kiểu.
Trong cửa sổ tùy chọn Layer Style, nhìn vào menu bên trái. Bạn sẽ thấy nút dấu cộng (+) ở bên phải tùy chọn Drop Shadow. Nó sẽ cho phép bạn thêm nhiều kiểu Shadow mà không cần thoát ra khỏi cửa sổ tùy chọn. Bạn có thể thêm tối đa 10 Layer Style trên một layer. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công cụ Drop Shadow trong Photoshop.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết các công cụ của Blending option trong Photoshop
Các thuộc tính khác
Ngoài các thuộc tính trên, bạn cũng có thể sử dụng các thuộc tính khác để tùy biến bóng đổ theo ý muốn như là:
Layer Knocks Out Drop Shadow
Layer Knocks Out Drop Shadow cho phép bạn quyết định xem lớp chứa đối tượng có che khuất bóng đổ hay không. Nếu tích vào ô này, bóng đổ sẽ chỉ hiển thị ở phần nền không bị che khuất bởi lớp chứa đối tượng. Nếu không tích vào ô này, bóng đổ sẽ hiển thị ở toàn bộ nền, kể cả phần bị che khuất.
Tìm hiểu về Drop Shadow Photoshop
Quality
Tính năng này cho phép bạn điều chỉnh chất lượng của bóng đổ. Bạn có thể chọn một trong các mức chất lượng có sẵn, từ Low đến Best hoặc tùy chỉnh chất lượng theo ý muốn bằng cách nhấn vào nút Custom.
Quality cho phép bạn điều chỉnh chất lượng của bóng đổ
Kết luận
Drop Shadow là một hiệu ứng rất hữu ích và dễ sử dụng trong photoshop, giúp bạn tạo ra những hình ảnh ấn tượng và chuyên nghiệp. Bạn có thể điều chỉnh các thuộc tính của Drop Shadow để tạo ra những bóng đổ khác nhau theo ý muốn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Drop Shadow trong photoshop và cách tạo shadow trong photoshop. Chúc bạn thành công!
10/06/2019
11360 Lượt xem

Cách in bản vẽ CAD đúng kỹ thuật và đầy đủ nhất
Sau khi hoàn thành bản vẽ trên Autocad, bạn cần thực hiện in bản vẽ ra giấy để tiến hành thi công sản phẩm hoặc công trình. Thực tế, nhiều bản vẽ in ra thường bị mờ, kém chất lượng do không thực hiện đúng cách in bản vẽ cad. Vậy, để thực hiện cách in bản vẽ một cách chuẩn xác nhất bạn sẽ phải làm những gì? Hãy tham khảo các bước hướng dẫn in file cad mà UNICA chia sẻ dưới đây.
Bước 1: Mở cửa sổ phần mềm AutoCAD
Để thực hiện cách in trong CAD thì việc đầu tiên bạn phải thực hiện đó chính là mở cửa sổ phần mềm AutoCAD. Cụ thể cách thực hiện như sau: Bạn sẽ nhấn tổ hợp phím Ctrl + P => mở hộp thoại Plot – Model. Trong hộp thoại này, bạn click vào thẻ More để mở hộp thoại này sang phần => Cài đặt nét in.
Bước đầu tiên cách in bản vẽ cad là mở cửa sổ file bản vẽ mà bạn đang thực hiện
Bước 2: Sử dụng công cụ Plot Style Table
Sau khi đã Plot – Model thành công, tiếp theo bạn chọn vào New để tạo nét in mới => Giao diện Start from scratch hiển thị => Chọn Next.
Chọn New để tạo một cài đặt nét in mới trong Cad
Lúc này, trên giao diện bạn cần quan tâm đến hai công cụ chính là:
Use this plot style for the current drawing: Dùng để cài đặt nét in mà bạn đang tạo cho bản vẽ mới.
Use this plot style for new and pre-Autocad 2007 drawings: Sau khi cài đặt xong nét in thì nhấn Finish để hoàn thành và quay về mục cửa sổ cài đặt.
>>> Xem thêm: Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Trở thành chuyên gia Autocad bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học Autocad Online với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn làm chủ AutoCAD 2D, 3D và thực hiện bản vẽ đúng chuẩn.
[course_id:472,theme:course]
[course_id:1716,theme:course]
[course_id:1434,theme:course]
Bước 3: Cài đặt nét in trong AutoCad
Khi thực hiện cách in bản vẽ autocad ra giấy a4, nhiều người thường nhận được bản vẽ không đạt chất lượng như mong muốn. Đó là do bạn bỏ qua bước cài đặt chi tiết nét in. Đối với bước này thì bạn thực hiện như sau:
Đầu tiên, trong cửa sổ cài đặt nét vẽ, bạn click chuột vào biểu tượng cây bút để tạo mới một table nét vẽ. Sau đó, bạn tiến hành cài đặt 2 thẻ sau:
Cài đặt chi tiết nét in trong CAD
The Form View
Tại thẻ Form View bạn chọn vào Plot Style => Sau đó, giữ phím Shift đồng thời click chuột chọn color 255. Chú ý: Phải chọn tất cả các màu, tránh bỏ sót màu được thể hiện trong bản vẽ.
Thẻ Properties: Chức năng chọn màu cho bản in
Đối với thẻ Properties bạn chọn mục Color bằng cách: Click mũi tên để bảng màu sổ xuống => Chọn màu đen (Black), mục đích để ấn định màu của các nét được in ra đều là màu đen. Lưu ý: Điều này chỉ áp dụng cho bản vẽ khi in ra chỉ có 2 màu đen và trắng, trường hợp in màu thì bạn chọn Use object color.
Thao tác tại thẻ Form và Properties
Lúc này, bạn cần chú ý đến các công cụ chính như:
Lineweight: Độ rộng nét của bản in.
Thẻ Properties: Dùng để chọn màu cho bản in.
Để bản vẽ sau khi in được chất lượng hơn thì bạn nên thực hiện cài đặt chi tiết nét in
Sau khi đã thực hiện việc cài đặt chi tiết nét in trong cách in file autocad thì bạn nhấn Save & Close để lưu và đóng hộp thoại.
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn cách xuất nhiều bản vẽ Cad sang PDF cực đơn giản
Cách in full khổ giấy a4 trong word trên tất cả các phiên bản
Bước 4: Sử dụng công cụ Drawing orientation
Drawing orientation là công cụ để cài đặt chiều của khổ giấy trước khi in trong cách in autocad. Cụ thể, bạn cần nắm được các lệnh sau đây:
Portrait: In theo chiều dọc khổ giấy.
Landscape: In theo chiều ngang khổ giấy.
Plot upside-down: In toàn bộ nội dung theo chiều thuận hoặc ngược.
Sử dụng công cụ Drawing orientation
Bước 5: Lựa chọn máy in cho bản in
Thực hiện cách in file cad để bản in được in đúng kỹ thuật nhất thì bạn nên lựa chọn máy in tương thích với máy tính của bạn. Trong trường hợp file bản vẽ chỉ để ở dạng PDF và không muốn in ra thì nên để ở định dạng là DWG to PDF.pc3. Có như vậy thì file mới không bị lỗi và gặp những sai sót về layout.
Lựa chọn máy in cho bản in CAD
Bước 6: Chọn khổ giấy
Để thực hiện cách in bản vẽ auto cad ra giấy A4, A3 thì yêu cầu bắt buộc là phải chọn khổ giấy. Thao tác chọn khổ giấy như sau: Bạn vào Paper size => Chọn mũi tên trỏ xuống để mở cửa số các khổ giấy => Lúc này bạn chọn khổ giấy muốn in ra là được.
>>> Xem thêm: Mẫu khung tên bản vẽ A3 – Bản vẽ thiết kế kỹ thuật
Trước khi in bản vẽ, bạn nên chọn kích cỡ cho khổ giấy
Bước 7: Chọn vùng cách in bản vẽ CAD
Để thực hiện được bước này thì bạn chọn lệnh Plot area. Khi lệnh hiển thị thì bạn click vào mũi tên xổ xuống trong thư mục What to plot, chọn thẻ Window để chọn vùng mà bạn cần in. Sau đó, quét từ điểm đầu đến điểm cuối của vùng bản vẽ cần in. Sau khi thực hiện xong các lệnh thì bạn nhấn nút OK vậy là bạn đã làm đúng theo hướng dẫn in autocad.
In bản vẽ bằng What to plot
Kết luận
Như vậy, với 7 bước nêu trên chắc hẳn bạn đã biết thực hiện đúng cách in bản vẽ cad đúng tỷ lệ và in bản vẽ cad rõ nét nét nhất, để bản vẽ in ra không còn xảy ra tình trạng mờ nhòe hay đứt gãy trong các đường thẳng. Để biết được những kiến thức hay cũng như những công cụ hỗ trợ khác trong việc chỉnh sửa, tạo những video chất lượng mời bạn tham khảo thêm khoá học Solidworks trên Unica, các giảng viên sẽ bật mí những mẹo hay mà bạn chưa biết.
Ngoài những kiến thức lý thuyết về cách in bản vẽ Autocad đẹp, đúng chuẩn mà Unica chia sẻ trong bài viết. Unica mời bạn đọc tham khảo Video hướng dẫn "In ấn và trích xuất hồ sơ bản vẽ chuyên nghiệp trên model và layout" thông qua video bài giảng sau:
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
10/06/2019
23097 Lượt xem

Cách ghép ảnh vào khung trong photoshop cực chất
Bạn có muốn tạo ra những bức ảnh đẹp mắt, ấn tượng và chuyên nghiệp bằng photoshop? Bạn có biết cách ghép ảnh vào khung hình để tạo ra những hiệu ứng độc đáo và sáng tạo? Nếu bạn chưa biết, hãy theo dõi bài viết này để học cách ghép ảnh vào khung trong photoshop cực “chất” nhé! Đây chắc chắn sẽ là chủ đề được nhiều bạn đang học photoshop quan tâm.
Cách ghép ảnh vào khung trong photoshop đơn giản, dễ thực hiện
Cách ghép ảnh vào khung trong Photoshop không quá phức tạp, với những bạn mới tiếp xúc với thiết kế cũng có thể thực hiện thông qua các cách mà chúng tôi giới thiệu dưới đây:
Cách chèn ảnh vào Layer có sẵn
Nếu bạn đã có Layer sẵn thì cách chèn ảnh vào sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Khởi động phần mềm Photoshop
Khởi động và mở phần mềm Photoshop trong máy tính. Nếu máy tính bạn chưa có có sẵn phần mềm Photoshop thì hãy lên Google gõ tải phần mềm Photoshop, nó sẽ hiện ra cho bạn 1 list kết quả để bạn lựa chọn. Sau đó bạn tải phần mềm Adobe Photoshop CC về máy là được.
Tiếp theo, bạn vào File, vào Open để chọn 1 bức ảnh bạn thích nhất để ghép vào khung. Sau đó bạn vào Layer > Chọn New > Chọn layer hoặc bạn kết hợp dùng tổ hợp phím Shift + Ctrl + N.
Tạo Layer mới
Bước 2: Cho ảnh vào cửa sổ Layer
Bạn đặt tên cho layer mới và nhấn Enter, sau đó đưa 2 tấm ảnh này vào cùng một cửa sổ Layer.
Hoặc cách đơn là nhấn tổ hợp Ctrl + A rồi nhấn Ctrl + C để copy toàn bộ ảnh ở cửa sổ này, rồi dán vào cửa sổ kia. Một cách khác hay hơn (nhưng cũng chậm hơn) là để bạn làm quen với thao tác ấn đúp chuột đôi vào Thumnail trong cửa sổ danh sách Layers ở góc phải, rồi nhấn Enter để convert nó về dạng đối tượng đồ họa hỗ trợ và tiến hành kéo thả nó sang cửa sổ bên kia.
Cho ảnh vào cửa sổ Layer
Nhấn vào File, Chọn Place Embedded... để chèn ảnh vào Layer
Chọn Place Embedded để chèn ảnh
Bước 3: Chọn ảnh cần chèn vào Layer, chọn Place để tiếp tục
Đưa ảnh xuống dưới khung, để khung nổi lên trên ảnh.Lưu ý, khung phải được trống (trong suốt) ở phần lòng khung chính giữa, thường thì khi tải về khung có định dạng .png. Nếu khung không trong suốt, bạn phải sử dụng đến tính năng layer mask đã được hướng dẫn ở bài trước, bạn hãy tham khảo và làm theo.
Chọn ảnh cần chèn vào Layer
Nhìn vào danh sách Layers ở góc dưới, bên phải. Kéo thả thumbnail cho thứ tự của khung phải nằm bên trên ảnh.
Lưu ý: Bạn hoàn toàn có thể co dãn kích thước to nhỏ đối với nhiều ảnh, bằng cách kéo thả chuột ở cạnh bên của layer ảnh. Trong trường hợp bạn thích ghép nhiều ảnh vào khung, chỉ cần thao tác kéo nhiều file ảnh vào một file chủ (chọn làm khung) là được.
Click chọn vào các góc để thực hiện căn chỉnh kích thước của ảnh vừa chèn vào Layer
Căn chỉnh kích thước của ảnh vừa chèn ghép ảnh photoshop
Bước 4: Hoàn thiện thao tác chèn ảnh vào layer thành công
Chỉnh sửa tùy ý và hoàn thiện bức tranh là bước cuối cùng của ghép ảnh trong photoshop.
Hoàn thiện thao tác chèn ảnh vào layer thành công
Sử dụng Brush tool kết hợp với Layer mask của layer khung tạo độ mềm mượt cho viền khung, ở điểm tiếp xúc ảnh ẩn và khung hiện. Khi đã chỉnh sửa xong, bạn nhớ lưu thành sản phẩm ở dạng file .png hay .jpg tùy ý. Nhớ là trước đó phải vào File/Save để lưu lại file vừa thực hiện nhé.
Cho ảnh chui vào hình trong photoshop bằng công cụ Layer Mask
Bước 1: Thực hiện mở ảnh nền và ảnh dùng để ghép trong Photoshop. Sau đó, bạn chọn Ctrl + A để khoanh vùng của ảnh nền và chọn Ctrl + C để làm sao chép vùng chọn. Tiếp theo bạn Click vào vùng ảnh nền > Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V để tạo 1 lớp nền cho ảnh.
Cách ghép ảnh vào khung hình có sẵn trong photoshop
Bước 2: Sử dụng công cụ Quick Selection Tool > Khoanh vùng đối tượng cần ghép
Cách chèn ảnh vào khung trong photoshop
Bước 3: Tiếp theo, bạn click chuột chọn vào Add a mask để tạo 1 lớp mặt nạ cho ảnh vừa chọn
Cách ghép ảnh trong photoshop
Bước 4: Sử dụng Ctrl + C để sao chép lớp mặt nạ vừa tạo
Cách ghép ảnh vào khung có sẵn
Bước 5: Dùng Ctrl + V để dán vào ảnh nền
Dùng Ctrl + V để dán Layer
Bước 6: Chèn ảnh vào Layer bằng Layer Mask thành công
Kết quả chèn ảnh
Trong quá trình lồng ảnh vào khung, bạn có thể phóng to thu nhỏ ảnh trong photoshop để phù hợp với khung hình. Việc thay đổi kích thước ảnh cũng sẽ giúp bạn thực hiện công việc chỉnh sửa nhanh chóng hơn.
Thành thạo Photoshop với khóa học Photoshop Online chuyên nghiệp. Khóa học giúp bạn thành thạo ghép ảnh, thiết kế ảnh, banner, poster, chỉnh sửa hình ảnh dễ dàng. Đăng ký ngay.
[course_id:2119,theme:course]
[course_id:1200,theme:course]
[course_id:1706,theme:course]
Cách ghép ảnh vào khung trong photoshop từ 2 hình khác nhau
Bước 1: Mở 2 file ảnh muốn ghép trong photoshop.
Bước 2: Chọn file ảnh nào đó, nhấn Ctrl+A để chọn toàn bộ ảnh, sau đó nhấn Ctrl+C để copy.
Bước 3: Chuyển sang file ảnh còn lại, nhấn Ctrl+V để paste ảnh vào. Lúc này, ảnh sẽ được tạo thành một Layer mới trên Layer ảnh cũ.
Bước 4: Điều chỉnh kích thước và vị trí của Layer ảnh mới sao cho phù hợp với Layer ảnh cũ. Bạn có thể dùng công cụ Free Transform (Ctrl+T) để kéo giãn hoặc xoay Layer ảnh mới.
Bước 5: Chọn Layer ảnh mới, nhấn chuột phải và chọn Blending Options. Trong cửa sổ hiện ra, bạn có thể thay đổi các tùy chọn như Opacity, Blend Mode, Fill, Stroke, Drop Shadow, Inner Glow, Outer Glow, Bevel and Emboss,… để tạo ra những hiệu ứng ghép ảnh khác nhau.
Bước 6: Lưu lại kết quả bằng cách nhấn Ctrl+S hoặc File > Save As.
Ghép ảnh vào khung trong photoshop từ 2 hình khác nhau
Cách ghép nhiều ảnh vào 1 khung bằng photoshop
Muốn ghép nhiều ảnh trong photoshop, bạn có thể thử làm theo 7 bước dưới đây:
Bước 1: Mở file khung hình muốn ghép nhiều ảnh vào trong photoshop.
Bước 2: Mở các file ảnh muốn ghép vào khung hình trong photoshop.
Bước 3: Chọn từng file ảnh, nhấn Ctrl+A để chọn toàn bộ ảnh, sau đó nhấn Ctrl+C để copy.
Bước 4: Chuyển sang file khung hình, nhấn Ctrl+V để paste từng ảnh vào. Lúc này, mỗi ảnh sẽ được tạo thành một Layer mới trên Layer khung hình.
Bước 5: Điều chỉnh kích thước và vị trí của từng Layer ảnh sao cho phù hợp với Layer khung hình. Bạn có thể dùng công cụ Free Transform (Ctrl+T) để kéo giãn hoặc xoay từng Layer ảnh.
Bước 6: Chọn từng Layer ảnh, nhấn chuột phải và chọn Create Clipping Mask. Lúc này, từng Layer ảnh sẽ được cắt theo hình dạng của Layer khung hình.
Bước 7: Lưu lại kết quả bằng cách nhấn Ctrl+S hoặc File > Save As.
Ghép nhiều ảnh vào 1 khung bằng photoshop
Ngoài cách dùng pts, bạn có thể dùng một số phần mềm khác để ghép ảnh vào khung hình. Những phần mềm đấy là PT Gui, Canva, BeFunky, PiZap,... Mỗi phần mềm sẽ có những ưu điểm riêng nhưng đều sẽ giúp bạn lồng ảnh vào khung trong thời gian nhanh nhất.
Một số lưu ý khi ghép ảnh vào khung hình trong Photoshop
Khi ghép ảnh vào khung trong photoshop, bạn cần chọn ảnh và khung hình phù hợp, tạo một lớp mới cho ảnh muốn ghép vào khung, sử dụng lớp mặt nạ, chú ý tới độ trong suốt, chú ý tới ánh sáng, màu sắc, độ tương phản và kiểm tra lại sản phẩm. Cụ thể sẽ được trình bày dưới đây:
Chọn ảnh và khung hình phù hợp
Khi ghép ảnh vào khung hình trong photoshop, bạn nên chọn những bức ảnh và khung hình có chủ đề, màu sắc và kích thước phù hợp với nhau. Nếu không, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để chỉnh sửa sao cho hai thành phần này hài hòa với nhau.
Ví dụ: Nếu bạn muốn ghép một bức ảnh chân dung vào một khung hình hoa lá, bạn nên chọn một bức ảnh có tông màu trung tính hoặc tương đồng với màu của hoa lá.
Chọn những bức ảnh và khung hình có chủ đề, màu sắc và kích thước phù hợp với nhau
Tạo một lớp mới cho ảnh muốn ghép vào khung hình
Khi ghép ảnh vào khung hình trong photoshop, bạn nên tạo một lớp mới cho ảnh muốn ghép vào khung hình. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh, sửa đổi và xóa bỏ ảnh mà không ảnh hưởng đến lớp khung hình hoặc lớp nền.
Ví dụ: Nếu bạn muốn ghép một bức ảnh cảnh quan vào một khung hình tròn, bạn nên tạo một lớp mới cho bức ảnh cảnh quan và paste nó vào lớp khung hình tròn. Tiếp đến, bạn có thể dùng công cụ Free Transform (Ctrl+T) để kéo giãn hoặc xoay bức ảnh cảnh quan sao cho vừa với khung hình tròn.
Nên tạo một lớp mới cho ảnh muốn ghép vào khung hình
Sử dụng lớp mặt nạ
Lớp mặt nạ là một công cụ rất hữu ích khi ghép ảnh vào khung hình trong photoshop. Lớp mặt nạ cho phép bạn hiển thị hoặc ẩn đi những phần của lớp ảnh mà bạn muốn ghép vào khung hình. Bạn có thể dùng công cụ Brush (B) để vẽ lên lớp mặt nạ với màu đen hoặc trắng. Màu đen sẽ ẩn đi những phần của lớp ảnh, còn màu trắng sẽ hiển thị những phần của lớp ảnh.
Ví dụ: Nếu bạn muốn lồng ảnh vào khung hình chữ nhật, bạn nên tạo một lớp mặt nạ cho lớp ảnh con người và dùng công cụ Brush (B) để vẽ lên lớp mặt nạ với màu đen. Như vậy, bạn sẽ loại bỏ những phần của bức ảnh con người không liên quan đến khung hình chữ nhật, ví dụ như phần nền hoặc phần cánh tay.
Lớp mặt nạ cho phép bạn hiển thị hoặc ẩn đi những phần của lớp ảnh mà bạn muốn ghép vào khung hình
Cân nhắc độ trong suốt
Độ trong suốt là một yếu tố quan trọng khi ghép ảnh vào khung photoshop. Độ trong suốt cho biết mức độ hiển thị của lớp ảnh so với các lớp bên dưới. Bạn có thể thay đổi độ trong suốt của lớp ảnh bằng cách điều chỉnh thanh Opacity hoặc Fill trong cửa sổ Layers. Độ trong suốt càng cao, lớp ảnh càng rõ ràng và ngược lại.
Ví dụ: Nếu bạn muốn ghép một bức ảnh hoa lá vào một khung hình vuông, bạn có thể giảm độ trong suốt của lớp ảnh hoa để tạo ra hiệu ứng như hoa được in trên giấy. Bạn có thể giảm độ trong suốt của lớp ảnh hoa từ 100% xuống khoảng 50% hoặc thấp hơn tuỳ theo ý thích.
Độ trong suốt là một yếu tố quan trọng khi ghép ảnh vào khung photoshop
Cân nhắc ánh sáng và màu sắc
Ánh sáng và màu sắc là những yếu tố quyết định đến sự hài hòa và thẩm mỹ của bức ảnh khi bạn chèn ảnh vào shape trong photoshop. Khi ghép ảnh vào khung hình trong photoshop, bạn nên cân nhắc đến ánh sáng và màu sắc của cả hai thành phần này. Bạn có thể dùng các công cụ như Brightness/Contrast, Levels, Curves, Color Balance, Hue/Saturation,… để chỉnh sửa ánh sáng và màu sắc của lớp ảnh hoặc lớp khung hình. Bạn nên chọn những ánh sáng và màu sắc có tương quan và bổ sung nhau giữa hai thành phần này.
Ví dụ: Nếu bạn muốn ghép một bức ảnh biển vào một khung hình hình tròn, bạn nên chọn một bức ảnh biển có ánh sáng và màu sắc tươi sáng, rực rỡ. Sau đấy, bạn có thể dùng công cụ Brightness/Contrast để tăng độ sáng và độ tương phản của lớp ảnh biển. Bạn cũng có thể dùng công cụ Color Balance để tăng độ xanh của lớp ảnh biển để tạo ra hiệu ứng như biển xanh ngắt.
Chỉnh sửa màu sắc và độ tương phản
Màu sắc và độ tương phản là những yếu tố làm nổi bật và khiến bức ảnh thêm sinh động. Khi ghép ảnh vào khung hình trong photoshop, bạn nên chỉnh sửa màu sắc và độ tương phản của bức ảnh để tạo ra những hiệu ứng khác nhau. Bạn có thể dùng các công cụ như Gradient Map, Photo Filter, Color Lookup, Selective Color,… để thay đổi màu sắc của bức ảnh theo ý muốn. Bạn cũng có thể dùng các công cụ như Exposure, Vibrance, Black & White,… để thay đổi độ tương phản của bức ảnh theo ý muốn.
Màu sắc và độ tương phản là những yếu tố làm nổi bật và khiến bức ảnh thêm sinh động
Nếu bạn muốn ghép một bức ảnh hoàng hôn vào một khung hình hình vuông, bạn có thể dùng công cụ Gradient Map để thay đổi màu sắc của bức ảnh hoàng hôn theo một gam màu nào đó, ví dụ như gam màu cam vàng. Bạn cũng có thể dùng công cụ Exposure để tăng độ tương phản của bức ảnh hoàng hôn để tạo ra hiệu ứng như ánh nắng chói chang. Ngoài chỉnh màu sắc, độ tương phản, bạn cũng có thể tạo hiệu ứng khung ảnh để làm tác phẩm của mình thêm phần thu hút.
Kiểm tra kết quả cẩn thận
Sau khi ghép ảnh vào khung hình trong photoshop, bạn nên kiểm tra kết quả cẩn thận trước khi lưu lại. Hãy xem xét các yếu tố như kích thước, vị trí, hình dạng, ánh sáng, màu sắc, độ trong suốt, hiệu ứng,… của lớp ảnh và lớp khung hình để đảm bảo rằng chúng phù hợp và hài hòa với nhau. Bạn cũng nên so sánh kết quả với bản gốc để xem có sự khác biệt nào không. Nếu bạn không hài lòng với kết quả, bạn có thể quay lại các bước trước và chỉnh sửa lại cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
Ví dụ: Nếu bạn muốn ghép một bức ảnh mèo vào một khung hình hình tim, bạn nên kiểm tra kết quả cẩn thận để xem bức ảnh mèo có vừa vặn với khung hình hình tim hay không. Bạn cũng nên xem xét ánh sáng và màu sắc của bức ảnh mèo có phù hợp với khung hình hình tim hay không. Nếu bạn thấy bức ảnh mèo quá nhỏ hoặc quá lớn, quá sáng hoặc quá tối, quá xanh hoặc quá đỏ,… bạn có thể dùng các công cụ đã nêu trên để chỉnh sửa lại cho phù hợp.
Kiểm tra kết quả cẩn thận trước khi lưu lại
Kết luận
Đó là những cách ghép ảnh vào khung trong photoshop cực “chất” mà bạn có thể áp dụng để tạo ra những bức ảnh đẹp mắt, ấn tượng và chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn học hỏi thêm nhiều kỹ năng và mẹo hay khi sử dụng photoshop. Nếu bạn có thắc mắc hoặc góp ý, hãy để lại bình luận bên dưới nhé! Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo khoá khóa học pts trên Unica để có được những kiến thức, mẹo, thủ thuật cho mình trong quá trình thiết kế.
10/06/2019
21298 Lượt xem

Cách dùng Brush Tool trong Photoshop đơn giản nhất
Brush là công cụ thông dụng nhất trong Photoshop, bất cứ ai muốn học Photoshop thì điều đầu tiên cần học đó là phải sử dụng thành thạo Brush. Vậy, Brush Tool trong Photoshop là gì? Cách sử dụng Brush Tool trong Photoshop như thế nào? Tất cả sẽ được Blog Unica bật mí trong bài viết dưới đây.
Brush Tool trong Photoshop là gì?
Brush Tool trong Photoshop là công cụ dùng để vẽ và tạo brush đơn giản. Brush hoạt động dựa trên nguyên lý vẽ ra những vệt màu có hình dạng nhất định liên tiếp nhau. Công cụ này được đặt trên thanh ToolBar và có phím tắt là B. Nếu bạn đang theo học nhiếp ảnh nên lưu ý tìm hiểu nhé! Brush Tool được coi là một chiếc “bút thần” trong Photoshop bởi điểm nổi bật của nó là bạn có thể vẽ bất kỳ hình thù gì với bất kỳ một màu sắc nào một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Brush Tool trong Photoshop
Các công cụ hỗ trợ nằm trong tính năng Brush Tool trong Photoshop
Các công cụ hỗ trợ nằm trong tính năng Brush Tool trong Photoshop có rất nhiều, tiêu biểu như một số công cụ chính sau:
Brush Tip
Đây là chức năng cơ bản nhất cho người dùng Photoshop. Các tùy chọn trong Brush Tip sẽ giúp bạn thay đổi và điều chỉnh cách tạo màu trong bản vẽ Photoshop. Bạn có thể mở Brush Tip bằng cách bấm vào phím mũi tên thu nhỏ cạnh mẫu Brush trên thanh tùy chỉnh, hoặc nhanh hơn là click chuột phải vào giữa khung hình đang vẽ. Một Brush thông thường sẽ có 2 giá trị tùy chọn sau:
Master Diameter: Tăng hoặc giảm kích cỡ của Brush.
Hardness: Tăng giảm độ mờ viền của Brush (chỉ điều chỉnh được thông số này với các Brush có hình dạng đơn giản).
Preset Picker Contextual Menu
Đây là phần mở rộng của công cụ Brush. Vì vậy, để mở menu tùy chỉnh này của Brush bạn chỉ cần bấm vào mũi tên nhỏ ở Brush Tip. Toàn bộ menu này sẽ được chia làm 3 phần chính:
List display options: Cho phép bạn thay đổi kiểu hiển thị các mẫu Brush.
Managing: Quản lý các Brush có trong Brush Tip, với mục này bạn có thể tùy ý thêm bớt hay thay thế các Brush có sẵn trong bảng chọn Brush.
Existing Presets: Gồm những bộ Brush có sẵn theo chủ đề được tích hợp sẵn trong Photoshop từ khi cài.
3 phần chính của Brush Tool trong Photoshop
Brush Blending Modes
Giống như chức năng chỉnh chế độ hòa trộn (Blending Modes) trong Layer, mỗi nét vẽ Brush cũng có mục tùy chỉnh chế độ hòa trộn riêng. Tùy chọn này sẽ giúp hòa trộn các màu của Brush đang vẽ với các đối tượng phía sau chúng, bằng cách sử dụng những thuật toán để làm việc thông qua giá trị RGB của mỗi pixel trên Brush.
Dưới đây là một số ví dụ về sử dụng Blending Mode trong Brush:
Một là Normal Mode, chế độ này giúp tô màu một cách bình thường, lớp màu vẽ sau sẽ đè hoàn lên lớp vẽ trước.
Hai là Dissolve Mode nghĩa là thêm vào một chút noise (nhiễu) vào các đường viền mép của dải Brush.
Ba là Behind Mode có nghĩa là tô đằng sau một dải màu khác có sẵn kể cả khi cả 2 ở cùng trên một lớp (layer).
Bốn là Clear Mode thì giúp bạn xóa một phần màu có sẵn mà nó quét qua, tính năng này khá giống công cụ tẩy.
Thành thạo Photoshop với khóa học Photoshop Online chuyên nghiệp. Khóa học giúp bạn thành thạo ghép ảnh, thiết kế ảnh, banner, poster, chỉnh sửa hình ảnh dễ dàng. Đăng ký ngay.
[course_id:2119,theme:course]
[course_id:1200,theme:course]
[course_id:1706,theme:course]
Hướng dẫn cách cài Brush vào Photoshop
Ngoài các Brush đã được tích hợp sẵn trong pts, bạn có thể dùng các trang web tải brush đẹp trong photoshop để làm đa dạng hóa tính năng này. Chúng ta có 3 cách để thêm Brush vào Photoshop. Bạn hãy tham khảo và chọn cho mình cách tạo Brush trong Photoshop dễ thực hiện nhất nhé.
Cách 1: Cách tạo Brush trong photoshop với thao tác kéo tả file brush vào Brush Presets
Bước 1: Mở ứng dụng Photoshop, chọn "Windows" và chọn tiếp "Brushes"
Chọn "Windows" và chọn tiếp "Brushes"
Bước 2: Kéo thả file Brush (file có đuôi là .abr) bạn vừa tải về vào khung Brushs hiển thị
Kéo thả Brush vừa tải về vào Photoshop
Cách 2: Cách cài brush vào Photoshop với thao tác tải brush vào Brush Presets
Bước 1: Mở ứng dụng Photoshop. Chọn công cụ Brush (hoặc nhấn phím tắt B). Sau đó nhấn vào mũi tên xổ ở biểu tượng Brushes
Mở Photoshop chọn công cụ Brush
Bước 2: Nhấn vào biểu tượng cài đặt (bánh răng) rồi chọn “Import Brushes” hoặc “Load Brushes”, tùy phiên bản photoshop.
Chọn “Import Brushes” hoặc “Load
Bước 3: Nhấn chọn file Brush bạn vừa tải về (file có đuôi .abr) và chọn Load.
Chọn file Brush sau đó chọn Load
Cách 3: Cách thêm Brush tool trong Photoshop với thao tác chép file Brush vào thư mục Photoshop
Bước 1: Bạn hãy mở thư mục chứa Brush theo đường dẫn sau:
Đối với hệ điều hành Windows: C:\Program Files\Adobe\Adobe Photoshop\Presets\Brushes
Đối với hệ điều hành MacOS: /Users/{TÊN NGƯỜI DÙNG}/Library/Application Support/Adobe/Adobe Photoshop/Presets\Brushes
Bước 2: Kéo và thả file Brush (file có đuôi .abr) vào thư mục bạn vừa mở.
Kéo và thả file Brush vào thư mục
Cách sử dụng Brush Tool trong Photoshop
Bước 1: Lựa chọn sử dụng công cụ brush trong photoshop
Để chọn công cụ Brush Tool bạn tìm tới thanh công cụ (Tool Box) của Photoshop sau đó chọn công cụ có biểu tượng chiếc bút lông hoặc nhấn phím tắt là B.
Mô tả cách sử dụng brush trong photoshop
Bước 2: Lựa chọn ngòi bút và kích thước trong Brush Tool
Đầu tiên bạn cần chọn “ngòi bút” sử dụng là gì và kích thước của ngòi bút đó. Bạn nhìn lên thanh tùy chọn của Photoshop để chọn kiểu ngòi bút và kích thước ngòi bút.
Mô tả cách sử dụng Brush Tool trong Photoshop
Hoặc bạn có thể Click chuột phải vào màn hình khi đó sẽ có một bảng tùy chỉnh hiện ra cho phép bạn lựa chọn ngòi bút và kích thước. Ngòi bút bạn chọn trong bảng ngòi còn kích thước của ngòi bút bạn điều chỉnh tăng giảm trong phần Size nhé!
Bước 3: Cách đổi màu brush trong photoshop tùy chỉnh độ đậm nhạt của ngòi bút
Màu của Brush Tool được quy định bởi màu Foreground, chính là ô màu bên trên trong thanh công cụ của Photoshop. Bạn chỉ cần click vào ô màu này và lựa chọn màu sắc bạn muốn. Độ đậm nhạt của ngòi bút do Opacity quy định, bạn có thể dễ dàng tìm thấy Opacity trên thanh tùy chọn.
Bước 4: Sử dụng công cụ Brush Tool trong Photoshop khá dễ dàng
Sau khi đã lựa chọn xong ngòi bút, kích thước và độ đậm nhạt bạn chỉ cần sử dụng chuột trái và tô vẽ hình mà bạn muốn lên bản thiết kế Photoshop.
Hình minh họa sử dụng Brush Tool trong Photoshop
Ngoài ra, bạn có thể dùng công cụ brush để tạo Brush khói trong Photoshop. Đây chắc chắn sẽ là thiết kế ấn tượng và đẹp mắt, thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Cách tăng giảm kích thước Brush
Chúng ta có 2 cách để tăng giảm kích thước brush trong photoshop.
Cách 1: Bạn hãy nhấp vào mũi tên sổ bên cạnh ô chứa con số trên thanh công cụ brush. Sau đó tăng giảm kích thước brush cho phù hợp.
Cách 2: Ở thanh tùy chỉnh size bạn hãy kéo về bên trái để giảm kích thước brush. Hoặc kéo về bên phải để tăng kích thước brush theo đúng nhu cầu sử dụng.
Các tùy chỉnh khi sử dụng Brush Tool trong Photoshop
Mặc dù sử dụng Brush Tool trong Photoshop không khó nhưng vẫn cần nhớ các tuỳ chỉnh. Khi sử dụng Brush Tool có 4 tùy chỉnh bạn cần chú ý, bao gồm những tuỳ chọn sau:
Chọn màu sắc cho cọ
Trong brush tool thì màu mặc định của cọ vẽ sẽ là màu trắng. Khi bạn muốn thay đổi màu sắc cho brush thì bạn hãy vào Tool Bar và nhấp chuột vào Color Picker. Tiếp theo, bạn chỉ cần chọn màu sắc bạn muốn rồi nhấn "OK" để hoàn thành.
Chọn màu sắc cho cọ vẽ
Chỉnh độ trong suốt của nét vẽ
Để điều chỉnh độ trong suốt của nét vẽ, bạn hãy vào mục "Opacity" trên thanh "Options", nhấn nút sổ xuống để chọn thông số phù hợp.
Điều chỉnh độ trong suốt của nét vẽ
Lưu ý: Độ trong suốt càng cao thì nét vẻ càng trở nên mờ hơn.
Chọn loại cọ khi sử dụng Brush Tool
Tùy theo từng phiên bản photoshop mà cách chọn loại cọ khi sử dụng brush tool sẽ có đôi chút khác biệt. Về cơ bản, bạn sẽ cần mở giao diện “Toggle the Brush Settings panel”, biểu tượng hình cây cọ vẽ trên thanh công cụ. Sau đó một giao diện mới sẽ được mở ra.
Lúc này bạn có thể chọn loại cọ vẽ bằng cách tick chọn vào mục "Brush Tip Shape" ở bên trái màn hình. Hoặc chọn các biểu tượng phù hợp ở bên góc phải màn hình.
Chỉnh kích cỡ cọ và độ cứng của viền cọ
Chỉnh kích thước cọ với thanh tùy chỉnh “Size”. Bạn chỉ cần di chuyển mũi tên trên thanh trượt để chọn size cọ theo nhu cầu sử dụng.
Chỉnh độ cứng viền cọ với thanh tùy chỉnh “Hardness”. Nếu thông số hardness càng tiến về 0 thì nét vẽ từ cây cọ sẽ mờ dần ở phía đường viền. Nếu thông số hardness càng tiếng về 100 thì nét viền cọ sẽ đậm và đều màu hơn.
Ngoài chỉnh kích thước cọ, bạn có thể tạo lưới trong photoshop để quá trình thiết kế thuận lợi hơn.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vẽ mũi tên trong photoshop với 3 công cụ đơn giản
Kết luận
Hy vọng với những kiến thức về Brush Tool trong bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong công việc thiết kế và tăng thêm khả năng sáng tạo bất tận của bạn. Không chỉ có các kiến thức về tính năng nhỏ như Brush Tool trong Photoshop. Bạn đọc quan tâm chủ đề thiết kế tại Unica hoàn toàn có thể sở hữu được lộ trình trở thành chuyên gia thiết kế đồ họa từ mới bắt đầu đến bậc thầy chuyên nghiệp lĩnh vực này.
Chúc các bạn thành công!
10/06/2019
20229 Lượt xem