Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Nuôi dạy con

3 Bài tập giúp giảm đau lưng khi mang thai dành cho mẹ bầu
3 Bài tập giúp giảm đau lưng khi mang thai dành cho mẹ bầu Đau lưng khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu do sự phát triển của thai nhi. Những cơn đau lưng có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vậy, làm cách nào để giảm bớt những cơn đau này, hãy cùng tham khảo những bài tập mà UNICA chia sẻ dưới đây. Nguyên nhân đau lưng khi mang thai Nhiều bà bầu bị đau lưng khi mang thai nhưng lại không biết nguyên nhân gây nên triệu chứng này là gì. Thực tế, triệu chứng này bao gồm những nguyên nhân sau đây: Thay đổi hormon Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên triệu chứng đau lưng ở bà bầu đó chính là sự thay đổi hormon. Theo đó, trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ tiết ra hormon relaxin. Loại hormon này có tác dụng giúp khung chậu và dây chằng ở vùng lưng dưới giãn nở, giúp thuận lợi cho quá trình sinh. Vì vậy, gây nên tình trạng đau lưng ở bà bầu. >>> Xem thêm: Dấu hiệu vỡ ối - Cẩm nang quan trọng dành cho mẹ bầu Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu tiết ra hormon relaxin gây nên triệu chứng đau lưng Căng thẳng Một tâm lý căng thẳng, stress cũng có thể gây nên triệu chứng đau lưng khi mang thai. Bởi nếu cơ thể căng thẳng sẽ khiến cho các cơ không được giãn nở và phục hồi, gây nên tình trạng căng cứng, làm cho mẹ bầu bị đau lưng. Vị trí thai nhi Càng về cuối thai kỳ, thai nhi sẽ đạt đến một cân nặng tối đa và chuẩn bị chào đời chính vì vậy khiến cho bà bầu đau lưng. Đặc biệt, đối với những bé có vị trí lưng nằm lên lưng mẹ thì cơn đau sẽ càng nặng hơn. Cơ bụng bị yếu đi Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là các phần cơ bụng. Cụ thể, cơ bụng sẽ trở nên yếu ớt hơn do bị kéo giãn quá cỡ cùng với sự phát triển kích thước của thai nhi. Từ đó, gây sức ép cho phần lưng và gây nên những cơn đau. >>> Xem thêm: Độ mờ da gáy là gì? Chỉ số quan trọng mẹ cần ghi nhớ Cơ bụng sẽ bị kéo dãn quá cỡ khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau lưng Bài tập giúp mẹ bầu giảm đau lưng Bị đau lưng khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, để giảm bớt triệu chứng này thì mẹ bầu có thể áp dụng 3 bài tập sau đây: Bài tập 1 -    Đầu tiên, mẹ bầu đứng ở tư thế thẳng lưng, chân rộng ngang vai, đầu gối hơi cong nhẹ. Sau đó, chống cả hai tay lên đùi. Giữ nguyên tư thế này và thực hiện động tác hít sâu. -    Hít sâu xong thì quay về trạng thái ban đầu rồi lại tiếp tục thực hiện. Lặp lại động tác 4 lần. Bài tập 2 -    Mẹ bầu nằm lên một tấm thảm, sau đó nằm nghiêng sang một bên, đưa tay dưới hướng lên trên, lòng bàn tay để mở ra. -    Lúc này, mẹ thực hiện hít sâu, đồng thời đưa chân trên lên cao rồi thở ra và từ từ hạ chân và tay xuống. -    Lặp lại động này tương tự với tay và chân còn lại, mỗi bên thực hiện khoảng 4 – 6 lần. Khi bị đau lưng, mẹ bầu nên tập các bài tập để giúp giảm đau lưng Bài tập 3 Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc bà bầu bị đau lưng có nên đấm lưng không, nhưng lời khuyên đưa ra là không nên. Thay vào đó, mẹ bầu hãy tập bài tập sau: -     Mẹ đứng thẳng người, chân trái bước lên trước, dùng một tay đỡ sau lưng. -     Tiếp theo, hít và thở ra thật đều đặn, sau đó đổi chân và thực hiện tương tự. -     Lặp lại động tác này mỗi chân khoảng 4 lần. Phương pháp giúp phụ nữ giảm đau lưng khi mang thai 1. Không ăn quá nhiều: Trong suốt giai đoạn của thai kỳ, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, ít nhất là 5 bữa/1 ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Cân nặng tốt nhất của bé nên tăng dần theo mỗi thánh, tránh tăng cân quá nhanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. 2. Chườm ấm: Khi xuất hiện các cơn đau lưng, mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm và chườm ấm các vùng vai, thắt lưng kết hợp với các bài tập Massage dành cho bà bầu. Đây là phương pháp giúp lưu thông mạch máu, làm mềm các cơ và giảm đau lưng hiệu quả. 3. Bổ sung thêm Canxi: Mẹ bầu cần bổ sung Canxi để hạn chế đau xương khớp, đồng thời giúp thai thi phát triển toàn diện. Ngoài các thuốc Canxi được bác sĩ khuyên dùng, mẹ có thể cung cấp thêm Canxi và Magie từ những nguồn thực phẩm đa dạng như: sữa, đậu, thịt bò và các loại rau xanh. 4. Không nên đi giày cao gót: Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên sử dụng các loại giày bệt, đế thấp, chất liệu co giãn thoải mái. Không nên đi giày cao gót bởi khi khi lượng máu dồn vào đầu các ngón chân và cơ thể hướng về phía trước sẽ khiến cho các cơn đau lưng tăng lên rất nhiều. Chưa kể việc đi cao gót rất nguy hiểm bởi mẹ có thể vấp ngã bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc thậm chí là sinh non.  5. Không mang đồ nặng: Việc mang đồ nặng trong khi mang thai không chỉ gây áp lực lên cột sống làm mẹ bầu cảm thấy đau lưng, khó thở mà nó còn rất nguy hiểm đến thai nhi khi thai nhi còn yếu ớt và mới được hình thành trong " tổ thai" bụng mẹ.  Như vậy, qua bài viết trên đây, mẹ bầu đã nắm được nguyên nhân cũng như các bài tập giúp giảm triệu chứng đau lưng khi mang thai. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp mẹ bầu trong việc chữa bệnh đau lưng và các triệu chứng thường gặp trong quá trình mang thai.  Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
25/04/2019
1662 Lượt xem
4 Cách bế trẻ sơ sinh chuẩn xác bạn cần biết
4 Cách bế trẻ sơ sinh chuẩn xác bạn cần biết Giai đoạn sơ sinh em bé có trọng lượng từ trung bình khoảng 3kg, nhiều bà mẹ thậm chí còn sinh bé 2 - 2,5 kg. Việc sinh con to hay nhỏ không quan trọng nhiều tới sự phát triển của bé. Tuy nhiên giai đoạn này việc bế trẻ có thể là một sự khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt là các ông bố và những người mẹ mang thai lần đầu. Nếu không biết cách bế có thể sẽ nguy hại đến xương của bé. Vậy cách bế trẻ sơ sinh như thế nào là chuẩn xác nhất, mời bạn cùng Unica tìm hiểu qua bài viết sau. Cách bế trẻ sơ sinh từ nôi Trong giai đoạn sơ sinh, cơ thể trẻ còn non yếu, tất cả các cơ trên cơ thể chưa đủ sức giữ toàn bộ cơ thể thăng bằng khi được đưa lên trên không. Chính vì vậy khi bé trừ nôi lên lòng, bạn cần chú ý nhẹ nhàng và thật khéo léo. Khi bế trẻ sơ sinh từ trong nôi bạn cần cúi sát người và nâng bé lên một cách nhẹ nhàng Các bước thực hiện: - Đầu tiên mẹ nên cúi thấp người khoảng cách gần nhất tới bé và dùng 2 tay để bế. - Tay phải bạn luồn dưới đầu của bé, tay trái luồn xuống phần mông của bé, bấm nhẹ ngón tay vào người bé để giữ vững khi đưa lên cao. Sau khi đã chắc chắn mẹ từ từ bế bé lên, đồng thời đứng thẳng dần. - Ngoài ra không nhất thiết bạn phải sử dụng tay phải đặt ở phần đầu, tay trái đặt phần mông mà bạn có thể tùy vào sự linh hoạt và thuận tay của mình, sao cho cảm thấy an toàn nhất cho bé. >>> Xem ngay: Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao? Giải pháp hữu hiệu cho mẹ Cách bế và ru bé trên tay Khi bế bé trên tay, có thể em bé sẽ cảm thấy mất cân bằng khi được đưa lên cao, chính vì vậy để em bé không bị giật mình và cảm thấy sợ hãi, bạn cần thận trọng. Cách bế trẻ sơ sinh trên tay Đặt phần đầu của bé tì vào ngực của bạn. Luồn tay trái dưới cổ của bé lấy bàn tay đỡ cổ, nhẹ nhàng di chuyển đầu của bé đến chỗ vòm tay, vẫn giữ cổ. Đặt tay phải bên dưới tay trái và đung đưa để ru ngủ. Khi ôm bé bạn cố gắng cho toàn bộ cơ thể của bé sát vào cơ thể của mình để con cảm thấy được an toàn.  Khi bế em bé trên tay bạn nên đi lại và nói chuyện nhẹ nhàng Cách bế trẻ sơ sinh khi tiến hành tắm cho bé Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc làm giúp cơ thể của bé sạch sẽ và thoải mái. Vì trẻ sơ sinh rất yếu và nhỏ, chính vì vậy người mẹ có thể khó khăn trong việc bế bé tắm như thế nào. Chị Hoài Thơm 29 tuổi chia sẻ: “mặc dù mình sinh 2 bé rồi nhưng mình vẫn sợ việc tắm cho bé. Đối với bé đầu, mình không biết cách bế như thế nào vì bé nhà mình quá nhỏ, chỉ 2,5kg nên tháng đầu tiên tắm cho bé mình đã thuê y tá. Tới lần sinh con thứ hai, mình xác định về quê sinh nên mình khá lo lắng. Nghĩ tới việc phải bế bé như thế nào để con thấy an toàn, và tắm sạch sẽ cho con khiến mình khá căng thẳng vào tháng cuối cùng khi mang thai. Mình quyết tâm lên mạng tìm kiếm cách bế, tắm cho bé và học cho bằng được. Sau khi đắn đo giữa nhiều khóa học, mình đã lựa chọn khóa: “Tắm bé - 10 ngày vàng chăm sóc trẻ sơ sinh” của giảng viên Đinh Thị Tuyết. Đây đúng là khóa học tuyệt vời đối với mình, không phải mất nhiều thời gian đi lại hay việc thuê y tá đến tận nhà. Mình chỉ học trong vòng 1 tuần nhưng đã lĩnh hội được hết kiến thức. Tới lúc sinh em bé và về nhà, mình có thể tự tin bế, tắm cho con một cách thành thạo nhờ xem video cụ thể từng bước chị Tuyết hướng dẫn. Mình còn học được cách massage nữa nên mỗi lần đi tắm, bé nhà mình không hề khóc, ngược lại, con cảm thấy rất thích thú và nằm yên trên tay mình. Ngoài hướng dẫn cách bế em bé tắm, các bước khi tắm và các bài tập massage, khóa học còn giúp mình biết cách tự vệ sinh cho bé mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ hay y tá. Mình thấy rất hài lòng về khóa học”. Bế bé tắm cần những kiến thức khoa học không phải bố mẹ nào cũng biết  Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm. [course_id:163,theme:course] [course_id:1024,theme:course] [course_id:819,theme:course] Các kiểu bế trẻ sơ sinh mẹ nên tham khảo 1. Kiểu bế trẻ vào lòng  Bế trẻ vào lòng là kiểu bế được nhiều mẹ áp dụng khi cho con bú. Đối với cách bế này, mẹ hãy luồn một tay để nâng đầu và cổ của bé. Tiếp theo, cho phần lưng của bé lên cẳng tay để vừa có thể giữ đầu và giữ thân bé một cách chắc chắn. Mẹ cũng cần chú ý để bé cuộn tròn theo phần hông và chân duỗi thẳng. Đối với tay còn lại thì mẹ hãy dùng để nâng đầu bé khi bé bú, nhằm đảm bảo đúng tư thế cho cả đầu và cổ của bé yêu.  2. Kiểu bế chạm ngực Cách bế trẻ sơ sinh khi ngủ mà các điều dưỡng khuyên nên áp dụng đó là kiểu bế chạm ngực. Theo đó, bạn sẽ ôm bé sao cho đầu của bé được áp lên phần ngực của bạn. Một tay bạn sẽ dùng để đỡ mông và hông của bé, tay còn lại thì đỡ đầu và cổ bé.  Để bé dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn thì bạn nên chú ý đặt đầu của bé hướng sang một bên. Lúc này, bé cũng sẽ cảm giác được nhịp tim của bạn, giúp tạo sự gắn bó giữa mẹ/bố và bé.  Cách bế trẻ sơ sinh kiểu chạm ngực 3. Kiểu bế “mặt đối mặt”  Nếu bạn muốn giao tiếp với bé một cách hiệu quả nhất thì nên áp dụng kiểu bế “mặt đối mặt”. Cụ thể, bạn hãy đặt một tay sau cổ và đầu của bé, tay còn lại thì bạn đặt ở phần hông và thân, hướng toàn bộ cơ thể bé dưới tầm ngực để mặt bé được đối diện với mặt bạn.  Để tạo sự liên kết giữa mẹ và bé, khi thực hiện kiểu bế này, mẹ/bố nên trò chuyện hoặc trêu đùa để chọc bé cười.  4. Kiểu bế vác vai  Sau khi cho bé bú, nếu bạn muốn bé ợ hơi thì nên sử dụng kiểu bế vác vai. Tương tự như kiểu bế chạm ngực chỉ khác là bạn sẽ cho cằm của bé chạm lên vai bạn thay vì chạm vào ngực. Còn phần bụng thì bạn sẽ cho chạm vào phần ngực của bạn.  Đối với kiểu bế này, bạn chú ý ngả người về phía sau sao cho một tay ôm mông và lưng, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi bé ợ được. Sau đó, hãy cho bé nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.  >>> Xem ngay: 3 Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh theo lời khuyên của bác sĩ Kiểu bế vác vai khi vỗ ợ hơi cho bé Các lưu ý khi bế trẻ sơ sinh 1. Chọn tư thế bế bé thoải mái nhất  Nếu bạn là người lần đầu tiên làm mẹ và chưa có kinh nghiệm trong cách bế trẻ sơ sinh thì tốt nhất nên chọn tư thế bế bé thoải mái nhất. Như vậy, không chỉ giúp bé thoải mái, thư giãn hơn mà mẹ cũng không bị mỏi trong quá trình bế bé. 2. Rửa tay thật sạch Trước khi bế bé, mẹ nên chú ý rửa tay thật sạch, bởi trong những tháng đầu tiên, cơ thể cũng như hệ miễn dịch của bé vẫn còn rất yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, khi bế bé, nếu tay mẹ không sạch sẽ có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, gây nên tình trạng nhiễm trùng da và một số bộ phận khác. Cách tốt nhất là mẹ nên rửa sạch tay với xà phòng có mùi hương nhẹ để bảo sức khỏe của bé yêu.  Trước khi bế bé thì mẹ nên chú ý rửa tay thật sạch để đảm bảo an toàn  3. Duy trì tinh thần thoải mái  Nếu bạn bế bé với một tâm trạng căng thẳng, khó chịu và bực tức, chắc chắn sẽ gây nên những tổn thương cho bé yêu. Chính vì vậy, khi bế bé, bạn nên duy trì một tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó, nếu bạn đeo đồng hồ, lắc tay thì nên cởi bỏ để tránh làm bé bị thương.  4. Luôn sẵn sàng hỗ trợ bé Trong trường hợp bạn đang bế bé với tư thế này nhưng bế lại ngọ nguậy và tỏ vẻ khó chịu, cách tốt nhất là bạn nên đổi tư thế bế để giúp bé được thư giãn hơn. Đặc biệt, trong quá trình bế, hãy chú ý đến phần đầu và phần cổ của bé.  Như vậy, Unica vừa chia sẻ cho bạn cách bế trẻ sơ sinh chính xác nhất, bạn hãy áp dụng đối với bé yêu nhà mình để bé được bảo vệ và phát triển toàn diện. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Chúc bạn sức khỏe và luôn vui vẻ bên con yêu!
25/04/2019
3511 Lượt xem
Góc giải đáp: Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que?
Góc giải đáp: Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que? Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que? Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều ông bố, bà mẹ đang “sốt sắng” mong ngóng con yêu từng ngày. Để trả lời câu hỏi này, các bạn hãy cùng Unica.vn tìm hiểu các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé. Chuyển phôi là gì? Trước khi tìm hiểu về sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que, hãy cùng Unica tìm hiểu về "Chuyển phôi là gì" các bạn nhé. Với những người phụ nữ không may mắn có thể mang thai một cách tự nhiên thì chuyển phôi là một phương pháp được lựa chọn để có con. Chuyển phôi là một bước nằm trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai khoảng 48 giờ sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ.  Trong mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 - 3 phôi thai để tăng khả năng thụ thai thành công và kiểm soát số lượng thai nhi phát triển. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 -3 ngày hoặc đã được tiêm hormon ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên. Mục đích là để nội mạc tử cung trở nên dày hơn giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn. >>> Xem thêm: 4 Dấu hiệu sau chuyển phôi 5 ngày? Các vấn đề cần lưu ý Hình ảnh chi tiết quá trình chuyển phôi thai Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que? Đối với các phụ nữ có thai tự nhiên thì đa phần sau khi chậm kinh 2 tuần sẽ đi siêu âm hoặc dùng que thử thai để biết chắc chắn rằng mình có thai hay không? Phôi thai đã di chuyển về tử cung làm tổ hay chưa? Vậy, còn đối với phụ nữ áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì sao? Thông thường, ngay sau khi chuyển phôi từ 1 - 3 ngày cơ thể mẹ sẽ có những dấu hiệu thay đổi. Khi đó, mẹ chỉ cần chú ý quan sát đã có thể chắc chắn đến 80% khả năng mẹ đã thụ thai thành công. Nhưng để có kết quả chính xác tuyệt đối thì sau 14 ngày chuyển phôi các chị em có thể tiến hành sử dụng que thử thai để xác định mình đã có thai hay chưa. Trường hợp nếu bạn có những dấu hiệu thụ thai thành công (cho link bài trước vào chèn) nhưng que thử không lên vạch thì các mẹ hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để khám và đo chỉ số HCG trong máu. Chỉ số HCG của thai nhi theo tuần Ở thời điểm này nếu chỉ số HCG đạt trên 25mIU/ml thì các cặp vợ chồng có thể yên tâm đến 90% mình đã chuyển phôi thành công và đã có thai. Bởi nội tiết tố đặc biệt này chỉ sản sinh khi đã có thai và tăng rất nhanh cho tới sau khi sinh và nó sẽ biến mất dần dần. Việc của chị em lúc này là yên tâm tĩnh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Ngày thứ mấy sau chuyển phôi thì biết có tim thai? Mang thai tự nhiên hay mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm IVF thì trái tim của trẻ là một trong những bộ phận được hình thành sớm nhất. Thông thường, sau khi được chuẩn đoán có thai, ở ngày thứ 14 sau chuyển phôi các chị em sẽ được bác sĩ khuyên khám lại vào ngày 21 - 22 để theo dõi sự hình thành và phát triển của tim thai. Ở các giai đoạn tiếp theo, trái tim của trẻ sẽ phát triển từ hình dạng ống đơn giản, sau đó xoắn và phân chia cuối cùng hình thành trái tim 4 buồng và van tim mở đóng để thực hiện vòng tuần hoàn luân chuyển máu đến khắp các cơ quan của cơ thể bé.  Trên thực tế, đến cuối tuần thứ 5 chuẩn bị bước sang tuần thứ sáu, mẹ đã bắt đầu cảm nhận và nghe thấy những âm thanh của tim thai. Lúc này nhịp tim có tốc độ khoảng 80 nhịp/phút, các mạch máu tiến thân cũng bắt đầu được hình thành. Đến tuần thứ 7, nhịp tim tăng lên 150 - 170 nhịp/phút, nhanh gấp 2 lần nhịp tim của mẹ. Do đó, bố mẹ đã hoàn toàn có thể nghe thấy tiếng nhịp tim đập của con khi áp sát vào bụng mẹ. Sang đến tuần thứ 10, nhịp tim của bé sẽ chậm và dần ổn định hơn. Trong suốt quá trình mang thai, chắc hẳn các mẹ sẽ muốn thực hiện thai giáo từ sớm để bé khỏe và phát triển nhận thức từ sớm. Để giúp các mẹ hiểu hơn về thai giáo, Unica đã ra mắt các khóa học Thai giáo online. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:799,theme:course] [course_id:1576,theme:course] [course_id:1820,theme:course] Sau khi chuyển phôi nên ăn những thực phẩm nào ? Sau khi giải đáp thắc mắc về chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que. Hãy cùng Unica tìm hiểu về những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu sử dụng sau khi chuyển phôi diễn ra.  - Cháo cá chép: Sau khi chuyển phôi, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn cháo cá chép 2 lần/ 1 tuần. Vì hàm lượng cháo dinh dưỡng trong cá chép rất cao, giúp phôi thai phát triển tốt. - Nước ép trái cây: Hàm lượng Vitamin A, C có trong nước ép của quả cam, dứa, dưa hấu... giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, cơ thể phục hồi giúp cho phôi thai phát triển khỏe mạnh. - Rau xanh: Axit Folic có trong rau xanh rất tót cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra ăn rau xanh còn giúp mẹ bầu tiêu hóa tốt, hạn chế táo bón trong suốt thời kỳ mang thai. - Hoa quả sạch: Đu đủ chín, bơ, lựu, táo...không chỉ bổ sung hàm lượng sắt cần thiết cho phụ nữ mang bầu mà hàm lượng Vitamin dồi dào có trong những loại quả này giúp tăng cường mạch mấu, duy trì huyết áp ổn định trong thời kì mang bầu. Ngoài ra ăn những quả có vị chua như chanh, kiwi còn hạn chế được cảm giác chán ăn, streess, ốm nghén cho mẹ bầu, nhờ đó thai nhi cũng phát triển khỏe mạnh hơn.  Cháo cá chép rất tốt cho phụ nữ mang thai Những thực phẩm không nên ăn trong quá trinh chuyển phôi cũng như suốt giai đoạn mang thai như: - Rượu bia, cà phê, các chất có cồn và chất kích thích. - Giai đoạn đầu thai kì không nên ăn đủ đủ xanh, rau ngót, nước dừa, rau má. - Không ăn những thực phẩm cay, nóng. - Không nên ăn đồ tái, sống.  Như vậy, sau 14 ngày chuyển phôi thì mẹ bầu có thể sử dụng que thử thai để xác định chắc chắn rằng mình đã có thai hay chưa. Cũng trong thời gian này, nếu mẹ bầu đã xác định chắc chắn mình đã mang bầu thì có thẻ đi khám để xác định tim thai của bé nhé. Đây là thời điểm mẹ bầu rất cần trang bị những kiến thức quan trọng và cần thiết cho quá trình mang thai cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc bằng cách tham khảo khoá học thai giáo online trên Unica, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết và bài bản để mẹ bầu có thể chăm sóc thai nhi của mình một cách khoa học và khoẻ mạnh.
25/04/2019
9725 Lượt xem
Kinh nghiệm chọn quần áo trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết
Kinh nghiệm chọn quần áo trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết Khi mang thai bố mẹ rất háo hức chào đón em bé ra đời, một trong những biểu hiện của sự mong đợi ấy là mua thật nhiều quần áo cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu như không có kinh nghiệm có thể bạn sẽ phải bỏ đi nhiều đồ không hợp lý mặc dù con chưa mặc lần nào. Đặc biệt là đối với những bậc phụ huynh sinh con lần đầu tiên. Để có những sự lựa chọn đúng đắn và khoa học, hôm nay Unica xin chia sẻ cho bạn kinh nghiệm chọn quần áo cho trẻ sơ sinh bố mẹ nên biết. Chọn quần áo cho trẻ trước khi sinh là điều mong đợi với các ông bố và mẹ 1. Chọn quần áo cho trẻ sơ sinh dựa trên tiêu chí gì Chất liệu Chất liệu quần áo rất quan trọng khi bé nhà bạn mặc, bởi giai đoạn sơ sinh, da của bé rất nhạy cảm, nếu không lựa chọn những bộ quần áo có chất liệu tốt, có thể sẽ gây hại cho da bé. Chất liệu vải bố mẹ nên lựa chọn là vải cotton mềm mại và có khả năng thấm hút tốt. Nếu không biết rõ về chất liệu, bạn nên hỏi nhân viên bán hàng tư vấn cho bạn để có những sự lựa chọn phù hợp. Kích cỡ Kích cỡ của quần áo cũng rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, vì vậy bố mẹ nên mua với kích cỡ lớn hơn một size so với kích thước trọng lượng cơ thể và chiều cao của bé, tránh quần áo quá rộng, hoặc quá chật, vừa gây mất thẩm mỹ vừa khiến bé không thoải mái. Kiểu dáng, màu sắc Đối với trẻ sơ sinh, các bộ phận trên cơ thể của bé còn yếu, nhất là giai đoạn chưa rụng cuống rốn, việc mặc quần áo như thế nào có ảnh hưởng trực tiếp đến bé, giai đoạn chưa rụng cuống rốn, bạn nên mặc tã cho bé không nên mặc quần.  Giai đoạn cuống rốn rụng sau khoảng 2 tuần, bạn nên chọn quần áo có cúc thay vì chọn những chiếc áo phải chui đầu. Không nên chọn những bộ quần áo có nút bấm bằng kim loại, nó có thể gây kích ứng với da của bé. Quần được lựa chọn nên là quần dài để bảo vệ làn da mong manh của con trẻ, có nới đũng tiện cho việc mặc bỉm. Đối với màu sắc quần áo đối với trẻ sơ sinh, màu sắc chủ đạo là những gam màu nhạt, màu sắc không quá phong phú hay khác nhau giữa nam và nữ. >>> Xem thêm: Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không Bố mẹ nên lựa chọn quần áo có chất liệu cotton có thể hút mồ hôi và tạo cảm giác thoải mái cho trẻ 2. Chọn quần áo phù hợp với từng mùa Vào mùa Đông Bạn nên lựa chọn những áo len và áo bông mỏng, không cần quá dày bởi chúng ta có thể điều chỉnh nhiệt độ trong phòng vào mùa đông, cũng như có thêm chăn mỏng đắp cho bé. Tuy nhiên bạn không nên lựa chọn loại len xù, mà nên chọn bông được dệt từ vải tự nhiên chính là lựa chọn hoàn hảo cho bé. Vào mùa Hè Bạn nên lựa chọn những loại quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi hay chọn vải cotton để bé cảm thấy thoải mái và thư giãn. Lưu ý: Khi lựa chọn quần áo cả mùa đông và mùa hè, bạn không thể quên các vật dụng đi kèm như mũ, tất tay, tất chân… Dù là mùa đông hay mùa hè, trong giai đoạn sơ sinh bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ. >>> Xem thêm: Lịch khám thai định kỳ mẹ bầu nên ghi nhớ Dù là mùa đông hay mùa hè khi lựa chọn đồ sơ sinh cho trẻ bạn đừng quên tất tay, tất chân để giữ ấm cho bé 3. Những lưu ý khi mua quần áo cho trẻ sơ sinh Không nên mua quần áo nhiều màu Màu sắc quần áo được tạo ra do nhuộm phẩm màu, trong giai đoạn sơ sinh da của bé rất nhạy cảm, vậy nên bạn không nên chọn quá nhiều màu hoặc màu sắc quá sặc sỡ, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho da của bé. Không nên mua nhiều Trong giai đoạn trẻ sơ sinh, tháng đầu em bé phát triển nhanh. Chính vì vậy có thể sang tháng thứ hai bé không mặc được những bộ quần áo sơ sinh ở tháng đầu. Bạn nên mua ít để tránh lãng phí. Khoảng 10- 15 bộ quần áo là số lượng hợp lý.  Nên mua quần áo rõ nguồn gốc và xuất xứ Nguồn gốc xuất xứ rất quan trọng trong việc lựa chọn mua đồ cho bé. Bạn nên lựa chọn những nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua hàng Việt Nam là sự lựa chọn tốt bởi chất lượng và giá cả hợp lý. Nên giặt quần áo trẻ sơ sinh trước khi cho bé mặc Trong quá trình vận chuyển, bụi bẩn và vi khuẩn có thể xâm nhập và bám vào vải, chính vì vậy bạn nên giặt kỹ trước khi cho con mặc để đảm bảo quần áo sạch sẽ và không có vi khuẩn gây hại đối với làn da nhạy cảm của bé. Giặt đồ trước khi mua về là khâu quan trọng bạn cần thực hiện trước khi mặc cho bé  Việc lựa chọn quần áo cho trẻ sơ sinh sẽ trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian và an toàn đối với sức khỏe và sự phát triển của em bé nếu như bạn tham khảo những kinh nghiệm trên. Đồng thời, giai đoạn đầu đời là quá trình vô cùng quan trọng để trẻ có thể lớn khỏe và phát triển toàn diện. Đó là lý do mà việc nắm trọn những kiến thức về dinh dưỡng và nuôi dạy con với khóa học Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên chắc chắn là yếu tố hàng đầu mà mẹ không thể bỏ qua.
25/04/2019
2500 Lượt xem
Top 7 Món ăn vặt cho bà bầu
Top 7 Món ăn vặt cho bà bầu "bớt nghén" hạn chế được cơn thèm ăn Nhiều người thường nghĩ khi mang bầu thì không được ăn vặt vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, đây lại là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi vẫn có những món ăn vặt cho bà bầu vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe. Các mẹ có thể tham khảo thêm qua bài viết dưới đây để bổ sung các món ăn vặt vào thực đơn của mình nhé! 1. Sữa chua Đứng đầu danh sách các món ăn vặt cho bà bầu đó chính là sữa chua. Trung bình, trong 100g sữa chua sẽ có khoảng 100 kcal cùng với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Na, K, Photpho, vitamin D... Vì vậy, việc bổ sung thêm sữa chua sẽ giúp cho mẹ bầu có thể tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, còn giúp cung cấp canxi cho thai nhi, giúp cho việc hình thành và phát triển xương của trẻ được phát triển tốt nhất ngay từ trong bụng mẹ. Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất đó chính là vào buổi tối sau bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. >>> Xem thêm: Mang thai tháng đầu tiên mẹ bầu cần lưu ý những gì? Sữa chua giúp cho sức khỏe của mẹ bầu được cải thiện tốt hơn 2. Trái cây sấy khô Trái cây sấy khô cũng chính là món mà mẹ bầu có thể ăn khi thèm đồ ăn vặt. Bởi trong các loại trái cây sấy khô có chứa nhiều chất xơ, sắt, vitamin và khoáng chất... rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, khi chọn mua trái cây sấy khô thì mẹ bầu chỉ nên chọn những loại có ít đường hoặc không tẩm đường. Còn những loại tẩm đường sẽ không đảm bảo vệ sinh, vì vậy các mẹ nên lưu ý. 3. Hoa quả dầm Hoa quả dầm chính là món ăn vặt cho bà bầu vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe. Vào mùa hè, nếu thèm đồ ăn vặt, thay vì ăn những thực phẩm không đảm bảo thì các mẹ nên làm cho mình một bát hoa quả dầm và thưởng thức. Các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin nên rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng khi mang thai.   Hoa quả dầm có nhiều vitamin nên rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu 4. Ngô Ngô là món ăn vặt mà nhiều mẹ bầu vẫn thường ưu tiên dùng trong bữa sáng hoặc bữa khuya (nếu đói). Trong ngô có ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ có thể lựa chọn nhiều món ăn vặt từ ngô như: ngô luộc, ngô xào, xôi ngô... 5. Các món chè đậu Các món chè đậu cũng chính món ăn vặt cho bà bầu được nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên vì vừa tốt cho sức khỏe vừa có hương vị thơm ngon. Để đảm bảo vệ sinh thì mẹ nên tự tay nấu chè. Có nhiều món chè đạu rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé như: chè đậu đen, chè hạt sen, chè đậu xanh... Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất thì bạn nên ăn món chè vào buổi sáng hoặc buổi tối sau bữa ăn. Mỗi bữa chỉ ăn một bát, tránh ăn nhiều quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược. Mẹ bầu có thể ăn chè đậu vào bữa sáng hoặc bữa tối 6. Sữa nóng Một cốc sữa nóng sẽ giúp cho mẹ bầu cảm thấy thư thái, dễ chịu và chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu vào buổi tối mẹ bầu cảm thấy khó ngủ thì có thể uống một cốc sữa nóng. Mẹ chú ý là chỉ uống một cốc vừa phải, không uống quá nhiều. Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:799,theme:course] [course_id:1171,theme:course] [course_id:1191,theme:course] 7. Nước dừa Nước dừa là một trong những loại thức uống vô cùng quan trọng đối với bà bầu bởi nó mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời. Theo kinh nghiệm từ xa xưa, nước dừa sẽ giúp mẹ sinh con sạch ối và thai nhi sẽ có làn da mịn màng, trắng hồng. Ngoài ra, trong nước dừa có chứa Kali, Natri, phôtpho giúp mẹ cân bằng huyết áp, tăng cường hoạt động của các cơ và giảm triệu chứng chuột rút vô cùng hiệu quả. Thế nhưng, mẹ chỉ nên sử dụng nước dừa ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ để thai nhi phát triển ổn định và khỏe mạnh.  Trên đây là 7 món ăn vặt cho bà bầu mà mẹ bầu có thể yên tâm bổ sung vào thực đơn của mình. Trong quá trình mang thai, bên cạnh việc chú ý về chế độ dinh dưỡng hằng ngày, thì mẹ bầu nên chú ý đến cả vấn đề tâm lý nhằm giúp cho cả mẹ và bé được phát triển khỏe mạnh nhất. 
25/04/2019
4084 Lượt xem
Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho bà bầu
Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho bà bầu Để mẹ bầu và em bé luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ thì những thực phẩm cho bà bầu đóng vai trò rất quan trọng. Vậy, khi mang thai bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì, hãy tham khảo bài viết mà UNICA chia sẻ dưới đây. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với sự phát triển của thai nhi Chế độ dinh dưỡng hay thực phẩm cho mẹ bầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt giai đoạn của thai kỳ bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động rất lớn đến sự phát triển của thai nhi từ khi còn là bào thai cho đến khi trưởng thành. Nếu người mẹ khi mang bầu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến thai nhi chậm phát triển thông qua các chỉ số về chiều cao và cân nặng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cho bé sau này. Chính vì thế, việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp mẹ giảm đáng kể tỷ lệ những bệnh tật ở các giai đoạn muộn hơn trong hành trình phát triển của bé. Ngoài ra, trong quá trình mang bầu, mẹ sẽ có những thay đổi nhất định không chỉ về tâm sinh lý, cảm xúc mà còn có sự thay đổi về trọng lượng cơ thể. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do tăng cân ở cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, để đáp ứng về nhu cầu thay đổi của cơ thể, trung bình một phụ nữ mang bầu tăng khoảng 10-12 kg trong suốt giai đoạn 9 tháng 10 ngày của thai kỳ.  Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn Có rất nhiều thực phẩm tốt cho bà bầu mà mẹ nên bổ sung, cụ thể mẹ nên bổ sung thêm những thực phẩm dưới đây. Trứng Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, một quả trứng chứa 77 calo cùng với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: vitamin D,, canxi, vitamin D, omega-3... rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ ăn khoảng 3 – 4 quả trứng/ tuần sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. >>> Xem thêm: 8 Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu cực hiệu quả Ăn trứng sẽ giúp giảm tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi Thịt gà Thực phẩm cho bà bầu thứ hai đó chính là thịt gà. Trong thịt gà có chứa nhiều protein, sắt, canxi và các loại vitamin... Việc ăn thịt gà sẽ giúp mẹ bầu có thể tạo ra được các tế bào máu đỏ, từ đó giúp cung cấp oxy cho bé. Bên cạnh thịt gà thì mẹ cũng nên bổ sung thêm thịt lợn, thịt bò để đầy đủ chất dinh dưỡng. Đậu lăng Đậu lăng là thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu, giúp trẻ phát triển cân nặng tốt nhất đồng thời giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Bởi vì trong đậu lăng có chứa nhiều chất xơ, protein, sắt và canxi. Sữa chua Với lượng canxi và vitamin D dồi dào, sữa chua là một trong những thực phẩm tốt cho bà bầu mà các mẹ nên bổ sung thêm. Ăn một hộp sữa chua mỗi ngày không chỉ giúp mẹ bầu cải thiện hệ tiêu hóa, mà còn giúp giảm các biến chứng như: tiểu đường, tiền sản giật, nhiễm trùng âm đạo, dị ứng... Sữa chua là thực phẩm tốt dành cho bà bầu Những thực phẩm mẹ bầu không nên ăn Bên cạnh những thực phẩm cho bà bầu nêu trên thì các mẹ cũng cần chú ý không nên ăn những thực phẩm sau đây, nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con. Thịt chế biến sẵn Trong thịt chế biến sẵn có chứa nhiều vi khuẩn listeria, không tốt cho cả mẹ bầu và bé yêu. Thậm chí, ăn nhiều thịt nguội còn khiến cho mẹ bầu có thể bị sảy thai, vì vậy mẹ cần chú ý. Rau ngót Rau ngót là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, sắt và chất xơ, nhưng trong rau ngót lại có chứa nhiều Papaverin. Đây là một chất gây nên tình trạng cổ tử cung bị co bóp mạnh. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn rau ngót vì có thể gây nguy cơ sảy thai. Ăn rau ngót có thể khiến cho mẹ bầu bị sảy thai Măng tươi Măng tươi không phải là thực phẩm tốt cho bà bầu, bởi trong măng có chứa nhiều chất Cyanide. Nếu ăn măng vào sẽ khiến cho chất Cyanide kết hợp với Enzym của đường tiêu hóa và hình thành nên Acid Cyanhydric (HCN). Đây là một chất độc đối với cơ thể, đặc biệt là các mẹ bầu. Mướp đắng Mặc dù trong mướp đắng có chứa nhiều vitamin và chất xơ, tuy nhiên lại có chất Quinin, Monodicine, Vicine làm cho tử cung bị co bóp mạnh, gây động thai hoặc thậm chí là sảy thai nếu như ăn phải. Vì vậy, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn quả mướp đắng để bảo vệ sức khỏe của mình và con yêu. >>> Xem thêm: 3 Bước thủ tục làm bảo hiểm thai sản bạn nên biết Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn mướp đắng Rau mầm sống Trong giai đoạn mang bầu, phụ nữ không nên ăn các loại rau mầm sống bởi vì môi trường ẩm ướt khiến rau mầm có thể bị nhiễm Salmonella. Đây là một trong những vi khuẩn không tốt cho sự phát triển của thai nhi.Chính vì thế, mẹ bầu không nên sử dụng các loại rau mầm khi chưa được nấu chín.  Caffeine Caffeine có thể cản trở sự phát triển của thai dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sinh non. Chính vì thế, trong thời gian bầu, phụ nữ nên hạn chế lượng caffeine ở mức 200mg mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé trong suốt giai đoạn của thai kỳ.  Qua bài viết trên đây, chắc chắn các mẹ đã biết được những thực phẩm cho bà bầu và những thực phẩm mà bà bầu không nên ăn. Các mẹ có thể tham khảo để giúp mẹ khỏe con an nhiên trong suốt quá trình mang thai.  Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
25/04/2019
2788 Lượt xem
7 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông để con không bị ốm
7 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông để con không bị ốm Chăm sóc trẻ sơ sinh đã khó, chăm sóc vào mùa đông lại càng khó hơn bởi lúc này sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện. Bé rất dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi. Vậy làm thế nào để chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông một cách tốt nhất. Cùng Unica khám phá 5 bí quyết qua bài viết dưới đây nhé! Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông mẹ cần chuẩn bị những kiến thức khoa học cụ thể 1. Giữ ấm cho trẻ Trẻ sơ sinh sức đề kháng rất kém, đặc biệt cơ thể của bé rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, trời lạnh là thời điểm bé có thể mắc các bệnh về đường hô hấp. Cách tốt nhất bạn cần làm là luôn để bé được mặc đầy đủ quần áo, đeo tất tay, tất chân và đắp chăn cho bé. Khi thay tã cho bé bạn cần thực hiện nhanh để bé không bị lạnh quá lâu. Bạn không nên mặc quá nhiều quần áo cho bé, bởi như thế bé sẽ có thể khó chịu. Thay vào đó, bạn nên mặc những bộ quần áo sơ sinh thoải mái cho bé, và ủ thêm bằng cách ôm bé và đắp thêm chăn nhẹ phía trên. Ngoài ra, bạn cũng cần tăng nhiệt độ trong phòng, luôn giữ ở nhiệt độ 25 - 27 độ C để cho bé được ấm áp.   >>> Xem ngay: Các giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ phải nắm vững Bạn tuyệt đối không nên để bé bị hở chân, tay trong mùa đông 2. Tắm và giữ vệ sinh cho bé Đối với mùa đông, không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm cho bé, bạn có  thể thực hiện 2 - 3 ngày một lần, nếu nhiệt độ ngoài trời là dưới 10 độ C bạn có thể tắm cho bé 1 tuần 2 lần là đủ. Tuy nhiên vệ sinh hàng ngày cho bé bạn luôn cần thực hiện mỗi ngày nhất là phần mông và phần bẹn. Khi tắm cho bé, bạn cần chú ý những điểm sau đây: - Nhiệt độ của nước tắm cho bé là 32 - 36 độ C không quá nóng bởi sẽ làm bé bị bỏng, nếu dưới 30 độ bé sẽ rất dễ bị cảm lạnh. - Không tắm cho bé quá lâu, khoảng thời gian dưới 3 phút là đủ kể từ khi cho bé xuống chậu nước. - Thời điểm thích hợp tắm cho bé là khoảng thời gian buổi sáng 10 - 10h30, buổi chiều từ 13h tới trước 16h. Bạn cũng nên tắm cho bé trong phòng kín và tuyệt đối tránh gió khi tiến hành tắm cho trẻ sơ sinh. Mùa đông lạnh tuy nhiên bạn vẫn nên tắm cho bé tuần 2 - 3 lần 3. Cho bé uống đủ nước Nhiều bậc phụ huynh không để ý cho con uống nước mỗi ngày, đặc biệt là mùa đông vì có thể nghĩ bé sẽ không khát, tuy nhiên đây là việc không nên làm. Đặc biệt đối với những em bé từ 6 tháng tuổi trở lên bạn nên cho bé uống nước ít nhất 3 lần mỗi ngày. Nước là khoáng chất cần thiết vào mùa đông cần bổ sung cho trẻ sơ sinh 4. Dưỡng ẩm và massage thường xuyên cho bé Vào mùa đông da của bé rất dễ bị nứt nẻ hoặc bị khô, chúng ta nên sử dụng một số kem dưỡng ẩm cho bé, chú ý nên sử dụng những loại kem có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuyệt đối không sử dụng kem của người lớn cho trẻ sơ sinh dùng vì da của bé rất nhạy cảm và khả năng rất cao sẽ gây dị ứng. Cách tốt nhất sau khi tắm xong chúng ta nên bôi kem dưỡng ẩm cho bé, trong khi bôi kem dưỡng ẩm, kết hợp với massage là một điều tuyệt vời, giúp em bé cảm thấy thoải mái, các bộ phận trong cơ thể của bé được chăm sóc đồng đều nhất. 5. Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ Giai đoạn trẻ sơ sinh chúng ta nên cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ, đặc biệt là vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đặc biệt và tuyệt đối an toàn đối với sự phát triển của bé, có chứa chất dinh dưỡng giúp bé tăng cường sức đề kháng, hạn chế những căn bệnh về tiêu hóa, sốt, cảm lạnh và những tác nhân gây hại từ môi trường.  >>> Xem ngay: Lưu ý khi dạy trẻ tự kỷ ăn nhai mà phụ huynh cần biết  Sữa mẹ giàu sức đề kháng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ chống lại những tác nhân gây bệnh xấu từ môi trường. Để trẻ sơ sinh có một sức khỏe tốt trong mùa đông, ngoài chăm sóc cho bé, người mẹ cần chú ý quan tâm đến sức khỏe của mình, từ chế độ ăn uống tới chế độ nghỉ ngơi. Người mẹ ốm sẽ ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng bé đang hấp thụ hàng ngày là sữa mẹ. 6. Giữ cho bé luôn khô thoáng Vào mùa đông, dù là người lớn hay trẻ sơ sinh cũng gặp phải tình trạng da khô, nứt nẻ. Chính vì thế, để cho da bé luôn mềm mịn, căng bóng, ngoài việc sử dụng kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh, cha mẹ phải giữ cho da bé luôn sạch sẽ và thật khô thoáng. Trre trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi, mẹ phải thay tã liên tục để tránh tình trạng ẩm ướt và bị hăm da. Mẹ có thể dùng thêm phấn rôm để phòng tránh bệnh lý phát ban ở trẻ.  7. Cho bé ở trong nhà Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá kèm gió mạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và phụ nữ mới sinh. Chính vì thế mẹ nên giữ ấm cơ thể mình bằng cách ở trong nhà, nơi kín gió. Ngoài ra, mẹ không nên sử dụng các thức uống quá lạnh vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa và chất lượng sữa. Ngoài ra, mẹ và bé có thể tranh thủ tắm nắng lúc 8-9h sáng vào mùa đông để trẻ hấp thụ Vitamin D một cách tốt nhất.  Qua bài viết này, Unica đã chia sẻ cho bạn 5 bí quyết giúp chăm sóc trẻ sơ sinh một cách tốt nhất. Hãy áp dụng ngay những bí quyết này đối với bé nhà mình để con yêu được phát triển một cách khỏe mạnh, thông minh và sáng suốt nhé.  Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
25/04/2019
1766 Lượt xem
5 Cách chăm sóc dây rốn trẻ sơ sinh an toàn
5 Cách chăm sóc dây rốn trẻ sơ sinh an toàn Dây rốn chính là sợi dây kết nối giữa cơ thể của mẹ và cơ thể của em bé, khi bé nằm trong bụng mẹ dinh dưỡng mà bé thu nạp được từ cơ thể của người mẹ đều thông qua đường dây rốn. Tuy nhiên khi bé chào đời thì sợi dây rốn này sẽ được kẹp và cắt đi, phần cuống rốn còn lại nếu không chăm sóc chu đáo có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, đây là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm. Vậy làm sao để chúng ta có thể chăm sóc cuống rốn của bé cho đến khi cuống rốn lành và rụng. Cùng Unica.vn tìm hiểu cách chăm sóc dây rốn trẻ sơ sinh qua bài viết sau đây nhé! Dây rốn là bộ phận quan trọng bạn cần chăm sóc chu đáo ở giai đoạn bé sơ sinh  Dây rốn có tầm quan trọng như thế nào? Đối với thai nhi đủ tháng, dây rốn dài trung bình từ 50 - 60cm, đường kính khoảng 1,5cm màu trắng mềm mại. Khi dây rốn bị chèn ép thì mạng sống của thai nhi sẽ bị đe dọa. Trước lúc sinh và sau khi sinh việc chăm sóc rốn cho trẻ là một trong vấn đề quan trọng. Bố mẹ cần quan tâm và quan sát liên tục tình trạng phần rốn của bé. Khi chúng chưa rụng cần giữ cho chúng khô sạch, không được đỏ chảy nước, có mủ, hay mùi hôi, đấy là tình trạng ổn định của rốn. Cách chăm sóc dây rốn trẻ sơ sinh đúng cách 1. Vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng vùng rốn cho bé Có nhiều ông bố, bà mẹ hoặc ông bà của bé thường có thói quen băng rốn cho trẻ để giữ vệ sinh, tuy nhiên theo các tổ chức y tế thế giới chúng ta không nên băng lại bởi chúng ta sẽ không thấy được những phần tổn thương hoặc những nhiễm trùng có thể xảy ra đối với rốn của bé.  Khi thay tã cho bé chúng ta nên vệ sinh vùng rốn sạch sẽ và nhẹ nhàng để tránh sự tổn thương, ngoài ra nên để rốn của bé thoáng sẽ giúp nhanh khô và rụng dây rốn. Không dùng tã để che phần rốn hoặc dùng băng quấn rốn của bé chặt lại. >>> Xem ngay: 3 Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh theo lời khuyên của bác sĩ Nên để phần rốn của bé cần được vệ sinh hàng ngày và để khô thoáng  2. Cẩn thận khi tắm cho bé Nhiều phụ huynh lo sợ việc làm nguy hại đến phần rốn của bé và không giám tắm cho bé, tuy nhiên việc tắm cho bé bạn có thể thực hiện bình thường, chỉ cần khi tắm cho bé bạn hạn chế cho rốn chạm nước, nếu bị ướt bạn nên dùng khăn mềm và lau ngay rốn cho bé. Khi tắm xong cho bé bạn vệ sinh lại bằng nước muối và lau khô để cho cuống rốn của bé được sạch sẽ, khô thoáng. Đối với trẻ sơ sinh bạn nên tắm nhanh và tránh để nước vào quá lâu phần rốn  3. Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé Khi mặc quần áo cho bé bạn nên cẩn thận và nhẹ nhàng để không bị vùng rốn của bé bị tổn thương, bạn nên quấn tã phía dưới rốn để được khô thoáng, ngoài ra bạn nên kiểm tra thường xuyên xem phần tã hay áo của bé có bị vướng vào rốn hay không để gỡ cho bé nhé. Khi quấn tã cho bé bạn nên để lộ phần rốn  4. Để cuống rốn rụng một cách tự nhiên Chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt khi cuống rốn chưa rụng khá khó khăn, chính vì vậy các ông bố bà mẹ luôn mong cuống rốn nhanh khô và rụng để giảm nguy cơ tổn thương hay nhiễm trùng vùng rốn.  Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng, sau 1 - 2 tuần dây rốn sẽ tự khô lại và rụng một cách tự nhiên, nếu thấy dây rốn rụng có biểu hiện ra máu trong 2- 3 ngày bạn nên hỏi ngay ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. 5. Tã phải được gấp dưới rốn Khi quấn tã cho bé, mẹ nên gấp phần tã ở dưới rốn để giúp rốn có môi trường thoáng mát, giúp rốn khô và rụng nhanh hơn. Không sử dụng tã hoặc gạc để băng rốn vì nó có thể tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài ra mẹ nên sử dụng những loại tã có chất liệu mềm với các thành phần an toàn với bé để lỡ tã có chạm vào cuống rốn cũng không khiến trẻ bị đau hoặc khó chịu.  Cách triệu chứng nhiễm trùng rốn cần đi bệnh viện Trong quá trình trẻ rụng rốn, nếu trẻ có những biểu hiện như sau thì mẹ nên đưa trẻ đến những phòng khám y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời: - Trẻ bị sốt liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm - Trẻ khóc dữ dội khi chạm nhẹ vào rốn - Rốn có mùi, chảy máu, thậm chí là sưng hoặc có mủ bên trong - Viền rốn tấy đỏ, chảy máu hoặc dịch vàng >>> Xem ngay: Cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng sữa tắm chuẩn từng milimet Trẻ quấy khóc khi bị nhiễm trùng rốn Lưu ý trong cách chăm sóc dây rốn trẻ sơ sinh - Không băng rốn cho trẻ sơ sinh quá kín, quá chặt vì nó sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển dẫn tới viêm rốn, sưng rốn hoặc có mủ - Không tự ý bôi thuốc cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ - Không sử dụng các cách chăm sóc rốn theo kiểu dân gian như: đắp lá, rắc các loại bột vì nó có thể là nguyên nhân khiến rốn trẻ bị dị ứng và sưng tấy - Không tự ý cắt bỏ cuống rốn của trẻ sơ sinh khi rốn đã gần rụng bởi nó có thể khiến trẻ cảm thấy đau đớn và chảy máu.  - Không dùng kháng sinh để rắc lên rốn cho trẻ nếu chưa được bác sĩ thăm khám và chỉ định. Như vậy Unica.vn vừa chia sẻ cho bạn 4 cách chăm sóc dây rốn trẻ sơ sinh đúng cách, đây là một trong những cách chăm sóc và nuôi dưỡng con ở giai đoạn sơ sinh. Đối với giai đoạn tiếp theo, chăm sóc và giáo dục bé như thế nào bạn cần có những kế hoạch cụ thể để bé nhà bạn được phát triển toàn diện.  Chúc mẹ thành công!
25/04/2019
1921 Lượt xem
8 Thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ nên bổ sung
8 Thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ nên bổ sung Đâu là thực phẩm tốt cho bầu 3 tháng đầu chính là vấn đề được nhiều mẹ đặc biệt quan tâm. Bởi thời điểm 3 tháng đầu rất quan trọng, quyết định đến nền tảng phát triển của trẻ sau này. Dưới đây là top 8 thực phẩm mà mẹ bầu nên bổ sung trong 3 tháng đầu để con yêu được thông minh và khỏe mạnh. 1. Thịt gia cầm Thịt gia cầm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: vitamin, sắt, canxi, acid nicotinic... nên rất tốt cho bà bầu. Chính vì vậy, trong danh sách thực phẩm cho bà bầu 3 tháng đầu thì mẹ bầu nên bổ sung thêm các món ăn từ thịt gà, thịt vịt, thịt bò, thịt dê... >>> Xem thêm: 7 Tác dụng của nước dừa đối với bà bầu Thịt gia cầm rất tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu 2. Thịt đỏ Thịt đỏ là thực phẩm có chứa nhiều chất sắt giúp cho bà bầu tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai. Bên cạnh đó, ăn thịt đỏ còn giúp bạn ổn định được lượng đường có trong máu, tránh nhiễm khuẩn và tăng sức đề kháng. Khi ăn thịt đỏ thì mẹ bầu nên chú ý ăn thịt đã nấu chín, không ăn đồ tái. 3. Trứng Thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu tiếp theo đó chính là trứng. Cụ thể, trong trứng có chứa nhiều canxi, vitamin D, Omega-3... rất tốt cho sự phát triển của thị giác và trí não của thai nhi. Khi ăn trứng, mẹ cũng nên chú ý chỉ ăn từ 3 – 4 quả trong 1 tuần để tránh tình trạng thừa cân. 4. Các loại rau xanh Rau xanh chính là thực phẩm không thể thiếu trong quá trình mang thai. Bởi trong rau xanh có chứa nhiều axit folic, giúp cho thai nhi phát triển tốt ống thần kinh, chống lại khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh. Đồng thời, còn giúp giảm sự mệt mỏi cho mẹ bầu khi mang thai. Cụ thể, mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại rau xanh như: rau diếp cá, rau cải xoăn, súp lơ xanh... Rau xanh giúp thai nhi phát triển tốt ống thần kinh, không bị dị tật 5. Măng tây Măng tây được xem là “thần dược” trong danh sách những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, bởi trong măng tây có chứa nhiều chất xơ, chất đạm, glucid, các loại vitamin rất tốt cho thai nhi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu ăn khoảng 400mg măng tây mỗi ngày sẽ giúp giảm đến 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Mang thai chính là niềm hạnh phúc nhất mà mỗi người phụ nữ được Thượng Đế ban tặng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ khiến cơ thể và tâm lý của mẹ thay đổi nên bạn cần chuẩn bị kiến thức khi mang thai để vượt qua giai đoạn này. Hiểu được điều đó, khóa học online này sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản khi mang thai để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:829,theme:course] [course_id:871,theme:course] [course_id:2275,theme:course] 6. Các loại hạt Các loại hạt như: óc chó, đậu phộng, hướng dương, hạt bí... có chứa rất nhiều chất sắt nên rất tốt cho bà bầu trong quá trình mang thai. Đặc biệt, trong các loại hạt này còn chứa nhiều axit béo omega-3 có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại hạt hằng ngày khi mang thai. 7. Trái cây giàu vitamin C Những loại trái cây có múi chính là thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mà mẹ nên bổ sung. Trong những loại trái cây này có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường mạch máu, ngăn ngừa tình trạng xuất hiện bên trong ở bà bầu. Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa cảm lạnh cho mẹ bầu rất hiệu quả. >>> Xem thêm: 8 Loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ Trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu 8. Các loại đậu Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng... có chứa nhiều protein, chất béo và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Đặc biệt, những loại đậu này còn giúp phát triển hệ thần kinh, khung xương và hệ cơ bắp của trẻ. Do đó, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu Trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, ốm nghén, căng thẳng nên việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, để giúp mẹ bầu ăn uống ngon miệng và đảm bảo cho sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau: - Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/1 ngày để hạn chế được tình trạng chán ăn, buồn nôn. - Kết hợp thực đơn có tinh bột, trứng, trái cây, rau củ... đang dạng các nhóm dưỡng chất để tốt cho sự phát triển của thai nhi. - Cung cấp 2-3 lít nước mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và tiêu hóa tốt hơn. - Bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều Axit Folic để tốt cho sự hình thành của não bộ như: súp lơ, cải bó xôi, quả việt quất, quả mâm xôi.... - Không sử dụng những thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng hoặc các thực phẩm tái, chưa chín như: các món gỏi hoặc sushi, cũng như các thực phẩm được chế biến sẵn đóng hộp. . - Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường như: kẹo, chè vì nó dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. - Không nên ăn quá no trong một bữa bởi nó sẽ khiến mẹ bầu khó tiêu, buồn nôn.  Trên đây là danh sách 8 thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mà các mẹ nên bổ sung thêm. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì trong quá trình mang thai, mẹ bầu cũng nên thực hiện các bài tập chuyên môn để giúp cải thiện sức khỏe và giúp sinh nở tốt hơn để mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy khỏe mạnh và con yêu được phát triển toàn diện.
24/04/2019
4275 Lượt xem
3 Lưu ý khi sử dụng nhạc Beethoven cho bà bầu
3 Lưu ý khi sử dụng nhạc Beethoven cho bà bầu Sử dụng nhạc Beethoven cho bà bầu là một trong những phương pháp được nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên, nhằm giúp cho bé yêu được khỏe mạnh và thông minh ngay từ trong bụng mẹ. Vậy, khi sử dụng nhạc Beethoven thì mẹ bầu nên chú ý những điều gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết mà UNICA chia sẻ dưới đây. Tác dụng của nhạc Beethoven đối với bà bầu Nhiều mẹ bầu thường sử dụng nhạc Beethoven cho thai nhi nhưng lại thực sự không biết rõ về tác dụng của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ. Theo chia sẻ của bác sĩ Hoàn Thị Diễm Tuyết, giám đốc bệnh viện Hùng Vương cho biết, “Việc cho trẻ nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ”. Nhiều khảo sát cũng đã đưa ra kết quả khi nghiên cứu về việc cho trẻ nghe nhạc, cụ thể, âm nhạc đặc biệt là nhạc Beethoven giúp kích thích sự phát triển của trí não. Đồng thời, tăng khả năng sáng tạo và cảm xúc tích cực cho trẻ trong quá trình phát triển. Nhạc Beethoven giúp trẻ phát triển trí não và cảm xúc Những lưu ý khi sử dụng nhạc Beethoven cho bà bầu Nhạc Beethoven rất tốt đối với sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên nếu mẹ bầu không biết cách sử dụng thì có thể gây tác dụng ngược. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất, mẹ bầu nên chú ý những điểm dưới đây. 1. Điều chỉnh âm lượng phù hợp Khi nghe nhạc Beethoven, mẹ bầu nên chọn những không gian yên tĩnh, tránh sự ồn ào. Như vậy sẽ tốt hơn cho thính giác của thai nhi. Cách tốt nhất là mẹ bầu không nên sử dụng tai nghe mà nên dùng loa ngoài. Trường hợp sử dụng tai nghe thì mẹ nên dùng loại dành cho bà bầu, áp sát vào bụng và điều chỉnh mức âm lượng nhỏ hơn mức mà mẹ vẫn nghe trực tiếp. Khi nghe nhạc, mẹ bầu nên chọn không gian yên tĩnh 2. Thời điểm nghe nhạc Không phải bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng nhạc Beethoven cho bà bầu mà các mẹ chỉ nên sử dụng từ tuần thứ 16 của thai kỳ. Bởi đây là lúc mà bé yêu bắt đầu cảm nhận được các âm thanh từ bên ngoài. Khi nghe nhạc, mẹ cũng nên chọn thời điểm mà mình cảm thấy thư giãn và thoải mái. Điều này sẽ giúp cho bé yêu có thể cảm nhận được giai điệu âm nhạc một cách tốt nhất. Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:799,theme:course] [course_id:1171,theme:course] [course_id:1191,theme:course] 3. Thời gian nghe nhạc Nhiều mẹ thường nghĩ càng cho bé nghe nhạc nhiều thì càng tốt, tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Theo đó, mẹ bầu chỉ nên cho bé nghe nhạc khoảng 20 phút/ lần và 2 – 3 lần/ngày. Trong quá trình nghe nhạc, mẹ cũng nên chú ý cảm nhận âm nhạc cùng với bé yêu, để kích thích sự phát triển trí não của bé yêu. Mẹ bầu chỉ nên nghe nhạc 20 phút/lần Như vậy, qua bài viết trên đây, các mẹ đã biết cách sử dụng nhạc Beethoven cho bà bầu một cách tốt nhất, nhằm giúp bé yêu phát triển toàn diện. >> 5 lưu ý khi sử dụng nhạc bà bầu tháng thứ 8 mẹ nên “nằm lòng” >> Nhạc cho mẹ bầu khi mang thai và những điều cần biết >> Nhạc giao hưởng cho bà bầu thực sự tốt cho thai nhi hay không
24/04/2019
4382 Lượt xem
5 hiện tượng chuyển dạ báo hiệu mẹ sắp sinh
5 hiện tượng chuyển dạ báo hiệu mẹ sắp sinh Hiện tượng chuyển dạ chính là một trong những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết được mình sắp “lâm bồn”. Tuy nhiên, đối với những mẹ mới mang thai lần đầu thì vẫn chưa biết rõ về các hiện tượng báo hiệu sắp chuyển dạ là gì. Đừng quá lo lắng, bởi bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu 5 hiện tượng chứng tỏ sắp “vượt cạn” mà mẹ nên biết. Hiện tượng chuyển dạ mẹ nên biết 1. Rỉ nước ối Rỉ nước ối chính là một trong những kinh nghiệm dấu hiệu chuyển dạ được nhiều mẹ bầu truyền lại cho nhau. Theo đó, ở càng cuối thai kỳ thì nước ối sẽ có màu vàng đục hoặc vàng xanh. Nước ối thường không có mùi và chảy ra ngoài không theo ý định của cơ thể nên mẹ bầu cần chú ý để tránh nhầm với nước tiểu. Trường hợp nước ối chảy ra ngoài thì chứng tỏ bà bầu đang bị rỉ nước ối hoặc vỡ nước ối. Khi đó, nên đưa mẹ bầu đến bệnh viện sớm bởi đây là dấu hiệu chuyển dạ thật, chứng tỏ em bé sắp chào đời. >>> Xem thêm: Hãy để trầm cảm sau sinh không còn là nỗi lo? Rỉ nước ối là dấu hiệu chuyển dạ thường gặp nhất 2. Đau bụng quằn quại Hiện tượng chuyển dạ tiếp theo mà các mẹ bầu nên biết đó chính là bị đau bụng quằn quại. Cụ thể, mẹ bầu sẽ cảm thấy bị đau như ai đấm vào bụng, cảm giác đau này sẽ kéo dài liên tục khiến cho mẹ bầu vô cùng đau đớn và mệt mỏi. Lúc này, mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện gấp để được bác sĩ hỗ trợ cho quá trình sinh em bé. 3. Ra máu âm đạo Khi mẹ bầu đã bước sang tháng thứ 9 của thai kỳ thì sẽ thường gặp hiện tượng ra máu âm đạo trong quá trình chuyển dạ. Việc ra máu này không quá nhiều và chỉ thường ra rất ít, màu hồng nhạt. Trường hợp mẹ bầu thấy ra máu âm đạo thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy bé yêu sẽ chào đời trong vài giờ tới. Khi bị ra máu âm đạo, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để thăm khám 4. Dịch nhầy tiết ra nhiều hơn bình thường Theo kinh nghiệm dân gian về hiện tượng chuyển dạ của nhiều mẹ bầu cho biết, khi mẹ thấy dịch nhầy trong âm đạo ra nhiều hơn bình thường có thể là mẹ sắp sinh. Thực tế, trong quá trình mang thai thì chất nhầy này có tác dụng là bịt kín cổ tử cung, nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong bào thai. Vì vậy, khi chất nhầy trong âm đạo chảy ra ngoài và có màu vàng nhạt hoặc màu nâu, hơi lợn cợn thì chứng tỏ là mẹ bầu sắp “vượt cạn”. 5. Bụng có cảm giác tụt mạnh Càng gần đến ngày sinh thì bụng của mẹ bầu càng có dấu hiệu tụt mạnh xuống. Cụ thể, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng mình tụt gần sa xuống dưới giống như thai nhi sắp chui ra ngoài. Dấu hiệu này thường gặp nhiều nhất và dễ nhận biết nhất đối với những mẹ mới mang thai lần đầu. Vì vậy, nếu mẹ gặp hiện tượng này thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện để đón bé yêu chào đời. >>> Xem thêm: Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không Nếu cảm thấy bụng bị tụt mạnh thì chứng tỏ mẹ sắp sinh Sản phụ cần làm gì khi thấy hiện tượng chuyển dạ Khi bước vào quá trình chuyển dạ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ rệt các cơn co tử cung kéo dài, tăng dần về cường độ cùng với mức độ đau ngày càng tăng. Trong lúc này, bạn cần tuân theo sự hưỡng dẫn của bác sĩ như sau: - Hít thở sâu, vận động nhẹ nhàng để kiểm soát các cơn co và hạn chế đau đớn. Ngoài ra, đây còn là cách giúp cung cấp đầy đủ oxy trong bụng mẹ và giúp cổ tử cung giãn nở ra. - Trong thời gian chuyển dạ, mẹ nên ăn uống đồ dễ tiêu hóa, uống nhiều nước để cung cấp đủ năng lượng cho cuộc chuyển dạ diễn ra an toàn, nhanh chóng. - Massage nhẹ nhàng vùng thắt lưng để hạn chế cơn đau và được tiếp sức ủng hộ về mặt tinh thần. - Nếu cơn chuyển da khiến bạn cảm thấy quá đau, thậm chí gần như ngất xỉu, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ các bác sĩ bằng việc sử dụng các biện pháp giảm đau giúp tinh thần trở nên tốt nhất để sẵn sàng đón con yêu của mình chào đời.  Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Để giúp các mẹ hiểu hơn về thai giáo, Unica đã ra mắt các khóa học Thai giáo online. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay: [course_id:799,theme:course] [course_id:1576,theme:course] [course_id:1820,theme:course] Bài viết trên đây đã chia sẻ cho các mẹ 5 hiện tượng chuyển dạ thường gặp và chính xác nhất mà mẹ nên tham khảo thêm, nhằm giúp cho quá trình sinh con được an toàn và thuận lợi hơn. Trong quá trình mang thai, bên cạnh việc nhận biết dấu hiệu chuyển dạ thì các mẹ bầu cũng cần có đầy đủ các kiến thức về: chế độ dinh dưỡng, quá trình sinh con an toàn, các quan hệ khi mang thai, phương pháp chăm sóc bé yêu khi mới chào đời... để mẹ bầu luôn khỏe mạnh và con yêu sinh ra ngoan ngoãn, phát triển toàn diện.
24/04/2019
3510 Lượt xem
10 Dấu hiệu thụ thai thành công chính xác 100%
10 Dấu hiệu thụ thai thành công chính xác 100% Nhiều chị em vẫn còn khá "non nớt" trong chuyện tính toán khả năng mang thai, cũng có những người sốt ruột mong chờ tin vui ngay sau một thời gian ngắn quan hệ tình dục. Vậy làm thế nào để xác định được trứng đã gặp tinh trùng hay phôi thai có được làm tổ và cấy vào tử cung hay không? Nếu chị em nào còn đang tò mò thì hãy cùng Uinca.vn tham khảo ngay 6 dấu hiệu thụ thai thành công dưới đây nhé. Quá trình thụ thai diễn ra như thế nào? Những con tinh trùng được xuất ra từ dương vật của nam giới vào trong âm đạo phụ nữ có số lượng khoảng 300 - 500 triệu con. Dù số lượng nhiều như vậy nhưng chỉ có những con tinh trùng khoẻ mạnh nhất có thể đi đến thành công để trở thành phôi. Bây giờ hãy cùng UNICA tìm hiểu về hành trình của những chú tinh trùng này nhé! Đầu tiên ta cần biết về yếu tô quan rọng nhất đó chính là môi trường âm đạo. Môi trường âm đạo là một môi trường axit khá khắc nhiệt với tinh trùng. Môi trươngf này sẽ tiêu diệt những chú tinh trùng yếu, bơi chậm,... Ngoài ra những vi khuẩn có trong âm đạo cũng sẽ làm giảm số lượng tinh trùng đi rất nhiều. Sau khi bơi qua được môi trường âm đạo đầy khó khăn thì cuộc hành trình vẫn chưa dừng lại ở đó. Các chú tinh trùng còn phải vượt qua cổ tử cung. Vào những ngày bình thường cổ tử cung sẽ đóng lại chỉ những ngày rụng trứng cổ tử cung mới mở ra. Tuy nhiên diện tích mở rộng không quá lớn, số lượng tinh trùng sau khi đi qua cổ từ cung sẽ bị giảm đi rất nhiều, thậm chí là 1 nửa.  >>> Xem thêm: Nguyên nhân que thử thai 2 vạch nhưng không có thai?   Những chú tinh trùng phải tiếp tục hành trình vượt thểm 20cm nữa từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng. Để vượt qua quãng đường này tốn khá nhiều thời gian, phụ thuộc vào tốc đọ di chuyển của tinh trùng. Có những con tinht rùng di chuyển nhanh thì chỉ mất khoảng 45' đến 1 tiếng là có thể đến đích. Nhưng cũng có con phải mất đến 12h. Khi tới đến ông dẫn trứng là những con tinh trùng đã thành công vượt qua hành trình đầy khắc nhiệt, khó khăn phía trước. Quyết định tiếp theo nằm ở trứng của người phụ nữ. Trứng sau khi rụng sẽ di chuyển đến 1/3 ống dẫn trứng từ phía bên ngoài để chờ tinh trùng. Với trường hợp trứng và tinh trùng đến sớm hơn thì khoảng thời gian có thể tồn tại được trong ống dẫn trứng của tinh trùng là tối đa 72 tiếng còn với trứng thì ngắn hơn khoảng từ 12 - 24 giờ. Nếu trong khoảng thời gian này trứng và tinh trùng không gặp nhau thì tháng sau sẽ có một chu kỳ như vậy tiếp tục diễn ra. Nếu trứng gặp được tinh trùng thì 1 cuộc chiến lại tiếp tục diễn ra. Các tinh trùng sẽ tiết ra 1 chất có tác dụng làm mềm vỏ trứng để chúng có thể chuo vào bên trong trứng. Sau khi 1 con tinh trùng chui được vào bên trong qua trứng thì trứng sẽ tiết ra 1 chất làm cứng vỏ trứng ngăn không cho các tinh trùng khác chui vào. Sau đó trúng và tinh trùng sẽ tiếp tục quá trình biến thành hợp tử và tiếp tục chuyển sang một hành trình mới.  Trong suốt quá trình mang thai, chắc hẳn các mẹ sẽ muốn thực hiện thai giáo từ sớm để bé khỏe và phát triển nhận thức từ sớm. Để giúp các mẹ hiểu hơn về thai giáo, Unica đã ra mắt các khóa học Thai giáo online. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:799,theme:course] [course_id:1576,theme:course] [course_id:1820,theme:course] 10 Dấu hiệu thụ thai thành công nhìn là biết ngay 1. Ngực căng tức, đau và lớn hơn Đây được coi là dấu hiệu thụ thai thành công sớm nhất sau 1 tuần đầu tiên quan hệ mà hầu như chị em nào cũng dễ nhận ra. Việc phụ nữ bị đau cứng ngực là do sau khi trứng gặp tinh trùng thụ tinh thành công sẽ có sự thay đổi đột ngột về nồng độ hormon trong cơ thể. Sự thay đổi này làm cho lượng máu tuần hoàn đến phần ngực nhiều hơn khiến bà bầu có cảm giác căng tức và đau rát ở ngực. Nhưng sau khi cơ thể thích ứng được với sự thay đổi của hoocmon này, những cảm giác khó chịu nơi vùng ngực sẽ biến mất. Cách tốt nhất để bạn giảm bớt sự căng tức ở ngực là chọn áo ngực rộng hơn và bổ sung vitamin E, D và massage nhẹ nhàng. 2. Dấu hiệu ra máu nhẹ Hiện tượng này có thể xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 sau khi trứng được thụ tinh. Đây là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã làm tổ vào niêm mạc tử cung và là nơi ở của em bé trong những tháng tiếp theo. Nguyên nhân của việc chảy máu nhẹ là do khi phôi làm tổ, các tế bào gai rau đâm xuyên vào lớp niêm mạc tử cung phá hủy các mạch máu khiến máu chảy vào buồng tử cung và chảy ra ngoài âm đạo.  Về màu sắc, máu báo thường sẫm màu hơn và có xu hướng chuyển sang màu nâu đậm thay vì máu đỏ tươi như máu kinh. Về lượng máu, máu báo cũng ít hơn máu kinh rất nhiều. Nó thường chỉ xuất hiện vài giọt và ngưng hoặc nếu nhiều hơn có thể kéo dài cả ngày nhưng lượng máu cực ít. Nhưng các mẹ hoàn toàn yên tâm, điều này không gây đau đớn cho mẹ bầu mà là dấu hiệu thụ thai thành công.  >>> Xem thêm: Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai như thế nào là bình thường? Ra máu báo là dấu hiệu nhận biết bạn đã “dính” bầu 3. Màu sắc “nhũ hoa” thay đổi Ngoài cảm giác đau tức ngực và mềm hơn thì màu sắc nhũ hoa cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ đã “dính” bầu. Thông thường, “nhũ hoa” của chị em sẽ có màu hồng nhưng khi mang bầu sẽ chuyển sang màu sẫm hơn và thường xuyên xuất hiện những đường gân xanh trên vòm ngực.  4. Chuột rút Đi đôi với máu báo, bạn cũng có thể bị chuột rút nhẹ. Lý do là vì tử cung lúc này đang điều chỉnh để có thể thích nghi với sự có mặt của một bào thai. Thời gian bị chuột rút do trứng thụ tinh làm tổ có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày. Mặc dù đây là dấu hiệu rất bình thường nhưng bạn cũng nên cẩn trọng với những vấn đề sức khỏe khác với mức độ nghiêm trọng đáng kể. Nếu tình trạng chuột rút kéo dài và xuất hiện thêm cơn đau dữ dội ở một bên hông thì bạn hãy đi khám ngay vì đó có thể là do bạn đang mang thai ngoài tử cung. 5. Thèm ăn Nếu bạn bỗng nhiên có cảm giác thèm ăn những món mà trước đây bạn ít ăn hoặc không muốn ăn thì bạn cần chú ý đi kiểm tra vì rất có thể bạn đã mang bầu tháng đầu tiên đấy. Những người mang thai tháng đầu luôn có cảm giác thèm ăn 6. Buồn đi vệ sinh liên tục Nếu đột nhiên bạn thường xuyên ghé thăm nhà vệ sinh nhiều hơn thì đừng vội nghĩ rằng thận bạn có vấn đề bởi rất có thể bạn đã mang bầu. Bởi khi phôi thai đã cấy thành công vào tử cung, sẽ bắt đầu tiết ra lượng Hcg khiến mẹ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu hơn. Triệu chứng này sẽ còn theo mẹ bầu suốt cả thai kỳ. 7. Nóng lạnh thất thường Chắc chắn đây sẽ là một trong những hiện tượng bạn sẽ cảm thấy rõ rệt nhất ở mình trong những tuần đầu mang thai. Có lúc bạn cảm thấy nóng trong người đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu, ngứa người,... tuy nhiên hiện tượng này không kéo dài quá lâu. Bạn sẽ sớm trở về bình thường. Tuy nhiên sẽ có lúc bạn cảm thấy lạnh người. Tuỳ vào cơ địa từng người mà mỗi hiện tượng sẽ biểu thị khác nhau. 8. Luôn cảm thấy mệt mỏi Có những ngày bạn cảm thấy rất mệt mỏi dù chẳng phải làm gì hay mọi hoạt động vẫn diễn ra như thường ngày nhưng bất chợt bạn cảm thấy mệt mỏi, không thiết làm gì. Đôi khi chỉ cần bụng hơi đối là có thể tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt. Hiện tượng này xuất hiện là do hormone progesterone được tiết ra trong thời kỳ thai sản khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, kiệt sức. Đừng quá lo lắng, tất cả các sản phụ đều phải trải qua giai đoạn này trong 3-4 tháng mang thai đầu tiên.  Phụ nữ mang bầu luôn cảm thấy mệt mỏi 9. Buồn nôn Buồn nôn là một trong những dấu hiệu thụ thai thành công mà nhiều chị em phụ nữ hay gặp phải. Triệu chứng buồn nôn có thể bắt đầu từ 2 tuần kể từ khi quá trình thụ thai thành công và có thể kéo dài đến 7-9 tháng thai kỳ.  Buồn nôn có thể xuất hiện mọi lúc, ngay cả khi bạn ngửi thấy mùi thức ăn hoặc mùi khác trong không khí. Tùy thuộc cơ địa của mỗi người mà buồn nôn có thể có mức độ và tần suất khác nhau. Nhưng bạn hãy hoàn toàn yên tâm rằng, đây là một trong những biểu hiện hết sức bình thường trong suất toàn bộ quá trình mang thai của phụ nữ. 10. Táo bón Khi phụ nữ mang thai, đồng nghĩa với việc lượng Hormone trong cơ thể cũng tăng cao, chính vì thế mà hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Cùng với đó, khi thai nhi lớn dần theo thời gian sẽ làm tăng áp lực cho bàng quang và vùng xương chậu, khiến mẹ gặp khó khăn hơn trong việc đi vệ sinh. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón trong quá trình phụ nữ mang bầu.  Dấu hiệu thụ thai thành công qua các tuần Tuần (Kể từ tuần đầu chậm kinh) Dấu hiệu nhận biết thụ thai thành công - 4 tuần đầu - Tháng đầu tiên - Tuần thứ 4 và tuần thứ 5 - Tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 - Tuần thứ 6 - Tuần thứ 8 - Tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 - Tuần thứ 11 - Tuần thứ 12 - Tuần 13 trở đi - Trễ kinh, tức ngực, đau bụng nhẹ và có hiện tượng báo báo thai (Máu báo thai thường rất ít, chỉ nhỏ giọt xuất hiện trong 1 vài ngày - Cơ thể mệt mỏi, thèm ăn, hay cảm thấy buồn nôn   - Ngực căng và đau nhức, đi tiểu nhiều lần trong ngày, bụng bắt đầu chướng lên và sờ cảm giác mềm tay - Nóng lạnh thất thường, thay đổi tính cách dễ nổi nóng, bụng to lên, da mặt bằng đầu sưng phù - Tăng huyết áp - Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, nóng trong người, hay ợ nóng, nhịp tim bắt đầu thay đổi nhanh hơn   - Ngực bắt đầu thay đổi rõ rệt, đặc biệt là đầu vú bắt đầu to và thâm hơn, nhiều mụn xuất hiện và kích thước và câng nặng cơ thể tăng nhanh- - Dạ bắt đầu biến đổi nhiều hơn. Khô và sạm hơn nhiều.  - Cơ thể thay đổi nhiều và rõ rệt theo từng ngày Trên đây là 6 dấu hiệu thụ thai thành công các bạn nên biết. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học cùng với phương pháp luyện tập phù hợp. Mẹ bầu có thể đăng ký và theo dõi khoá học thai giáo trên Unica để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc thai nhi khoẻ mạnh. Cảm ơn và mời mẹ bầu cùng theo dõi.
23/04/2019
11598 Lượt xem