Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Nhiếp Ảnh Và Video

Top 15 phần mềm tạo video từ ảnh đẹp nhất trên điện thoại, máy tính
Top 15 phần mềm tạo video từ ảnh đẹp nhất trên điện thoại, máy tính Càng ngày nhu cầu làm video từ ảnh của mọi người càng tăng cao, bởi nó có thể giúp bạn lưu giữ được nhiều khoảnh khắc đẹp. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi người nên hiện nay rất nhiều phần mềm làm video từ ảnh đã ra đời, tuy nhiên không phải phần mềm nào cũng có thể giúp bạn tạo được những video tốt và chất lượng nhất. Nếu bạn vẫn chưa biết phần mềm làm video ảnh đẹp nào tốt? Đừng lo! Hãy cùng Unica tham khảo 15 phần mềm trong bài viết dưới đây để có thể tự tay làm ra một video ảnh cực chất nhé. Phần mềm Proshow Producer Proshow Producer là phần mềm làm video ảnh đẹp một cách chuyên nghiệp đang được rất nhiều người biết đến. Giao diện của phần mềm trực quan, dễ thực hiện ngay cả những người mới bắt đầu đầu đều có thể sử dụng thuần thục trong thời gian ngắn. Phần mềm cung cấp tính năng thuật sĩ Wizards giúp các bạn tạo video từ hình ảnh sinh động và nhanh chóng. Phần mềm tạo video từ ảnh Proshow Producer có một quy trình làm việc đơn giản cho đến những hiệu ứng màu sắc, hình ảnh chuyên nghiệp, hỗ trợ người dùng tạo một slideshow chỉ trong một thời gian ngắn. Ngoài ra Proshow Producer còn tương thích với hầu hết phiên bản của hệ điều hành Windows. ProShow Producer còn tích hợp với mạng xã hội, do đó bạn có thể chia sẻ trình chiếu trên Facebook, Twitter, YouTube và nhiều website khác. Nhược điểm của phần mềm này là ngốn nhiều tài nguyên trên máy tính và sử dụng tối đa CPU của bạn. Giao diện phần mềm làm video ảnh Proshow Producer Tính năng của phần mềm Proshow Producer: Phần mềm làm video ảnh đẹp Proshow Producer có chức năng chèn âm thanh, nội dung, chú thích cho hình ảnh cùng với các hiệu ứng chữ đa dạng. Cung cấp nhiều hiệu ứng cho hình ảnh, chuyển ảnh bao gồm các layer điều chỉnh, khung hình và mặt nạ. Các bạn có thể biến một hình ảnh tĩnh thành hình ảnh động nhờ kho hiệu ứng phong phú của phần mềm. Xuất ra nhiều định dạng tùy chọn khác nhau bao gồm DVD, CD... Hỗ trợ nhiều định dạng hình ảnh đầu vào. Độ phân giải siêu cao lên tới 4K. Windows Movie Maker: Phần mềm phần mềm làm video ảnh miễn phí Phần mềm Windows Movie Maker là một trong những phần mềm làm video ảnh, tạo video từ ảnh phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể dễ dàng tạo câu chuyện của mình từ những bức ảnh, đoạn video với những khoảnh khắc kỷ niệm như đi du lịch, ảnh cưới, sinh nhật, hoặc đơn giản chỉ là nổi hứng làm một video nhạc với bài hát mà mình yêu thích.  Với giao diện đơn giản, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học cách làm video từ ảnh với Windows Movie Maker kể cả khi không phải là một chuyên gia dựng video. Đối với phần mềm này, bạn hoàn toàn có thể xử lý khâu cắt, ghép ảnh và sắp xếp ảnh phù hợp với ý thích của mình hoặc thêm logo bản quyền cho từng nội dung và từng video cụ thể. Ngoài ra, phần mềm Windows Movie Maker còn hỗ trợ rất nhiều định dạng file video đầu ra khác nhau như MP3, WMA, WAV, AVI... giúp cho người dùng dễ dàng lựa chọn được định dạng video phù hợp nhất cho thiết bị của mình. Phần mềm làm video ảnh Windows Movie Maker Adobe After Effects: Phần mềm làm video từ ảnh Bạn đang muốn tìm một phần mềm làm video từ ảnh để phục vụ cho buổi sự kiện của mình thì Adobe After Effects chính là phần mềm hữu ích dành cho bạn. Chức năng làm video từ ảnh có lẽ là tính năng độc đáo nhất của Adobe After Effects. Khi bạn làm video từ album ảnh trên Adobe After Effects, video của bạn cũng không kém phần chuyên nghiệp với chuyển động mượt nhờ hàng loạt tính năng như: Chỉnh sửa từng bức ảnh. Tạo hiệu ứng và kỹ xảo chuyên nghiệp trên các slide. Tạo hoạt ảnh trong video nhanh chóng và dễ dàng. Tự động thiết lập bố cục cho video. Tạo đồ họa chuyển động. Ghép nhạc cho video. Từ những tính năng này, Adobe After Effects hỗ trợ người dùng tạo nên những đoạn phim chân thực, sống động, chuyên nghiệp. Adobe After Effects được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất gameshow truyền hình, xây dựng các trò chơi điện tử, phim, phim hoạt hình,... Phần mềm làm video từ ảnh Adobe After Effects chất lượng iMovie: Phần mềm tạo video từ ảnh và nhạc, chỉnh sửa video iMovie là một trong những phần mềm làm video ảnh đẹp miễn phí trên máy tính. iMovie cung cấp cho người dùng đầy đủ các tính năng để giúp bạn tự do sáng tạo nên video chất lượng 4K từ ảnh. Một trong những tính năng nổi bật của iMovie phải kể đến là: Cho phép người dùng chỉnh sửa nhằm cải thiện chất lượng hình ảnh trong từng khung hình. Thư viện hiệu ứng âm thanh đa dạng với GarageBand và iTunes. Bạn có thể thu âm, ghi âm cho video của bạn.  Cho phép người dùng cắt, xoay, tách, ghép video để tạo thành video mới. Cho phép người dùng chèn thêm hiệu ứng, các tiêu đề vào video. Cho phép người dùng chia sẻ video vừa tạo lên các trang mạng xã hội như youtube, facebook. Có hiệu ứng tăng - giảm tốc độ video. Phần mềm làm video từ ảnh miễn phí trên máy tính iMovie Sony Vegas Pro: Phần mềm làm slide ảnh đẹp Sony Vegas Pro là phần mềm làm video chuyên nghiệp, cung cấp hàng trăm hiệu ứng cùng nhiều tính năng cao cấp giúp các bạn tạo video hấp dẫn. Sony Vegas Pro có nhiều chế độ chỉnh sửa mở rộng, giao diện người dùng trực quan, hỗ trợ chia sẻ file media, cho xem trước video… Phần mềm hỗ trợ xuất file video dưới nhiều định dạng khác nhau, video xuất ra có chất lượng vừa phải, độ nét cao, âm thanh chân thực nhất. Tính năng của phần mềm Sony Vegas Pro: Giao diện tùy biến mang đến sự linh hoạt khi sử dụng. Hỗ trợ hơn 300 hiệu ứng âm thanh và hình ảnh khác nhau. Chèn âm thanh, thêm tiêu đề. Có khả năng tạo video, video 3d, video hd. Khả năng kiểm soát âm thanh bậc nhất với công cụ Mixing Console, hỗ trợ các hiệu ứng âm thanh mới lạ: EQ, Reverb, Delay… Tại đĩa Blu-ray hoặc DVD có độ phân giải cao. Phần mềm làm video ảnh Sony Vegas Pro Đăng ký hoá học biên tập video ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn. Khoá học với sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên hàng đầu sẽ giúp bạn dựng video chuyên nghiệp trên các phần mềm nổi tiếng như: Adobe Premiere, Proshow producer, iMove,... để từ đó bạn tự tay sản xuất video phục vụ cho mục đích của bản thân. [course_id:2269,theme:course] [course_id:1637,theme:course] [course_id:754,theme:course] ProShow Gold: Phần mềm tạo video từ hình ảnh đẹp, chất lượng Có thể nói phần mềm Proshow Gold chính là người anh em thân thiết của phần mềm Proshow Producer bởi 2 phần mềm này cũng có ngoại hình y hệt nhau. Với phần mềm Proshow Gold, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những video ảnh hết sức chuyên nghiệp với những thao vô cùng đơn giản. Thiết kế của phần mềm Proshow Gold nhằm mục đích giúp người dùng nhanh chóng tạo ra trình chiếu từ các file ảnh và video cá nhân của mình. Sau đó, bạn có thể tùy chỉnh phần mềm này bằng cách thêm bài hát yêu thích, hiệu ứng chuyển cảnh, thêm phụ đề hoặc chú thích và hành động. Cuối cùng, sau khi hoàn thiện video, bạn có thể chia sẻ video đó lên Youtube hoặc các diễn đàn mạng xã hội để tăng view. Đặc biệt, phần mềm Proshow sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động truyền thông, hoạt động đào tạo,... giúp cho công việc của bạn được hoàn thành nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Phần mềm làm video ảnh Proshow Gold PhotoStage Slideshow: Phần mềm tạo clip từ ảnh Điểm nổi bật của phần mềm làm video ảnh đẹp PhotoStage Slideshow là phần mềm làm clip từ nhiều định dạng ảnh khác nhau. PhotoStage Slideshow hỗ trợ bạn điều chỉnh các thông số về độ tương phản, màu sắc, ánh sáng, độ bão hòa cho ảnh. Đồng thời, bạn có thể thêm bình luận cho ảnh để tạo nên đoạn clip trình chiếu độc đáo. Bên cạnh đó bạn có thể thêm nhạc nền, hiệu ứng để nâng cao chất lượng video hoàn chỉnh. PhotoStage Slideshow cũng cho phép người dùng chia sẻ video lên các trang mạng xã hội. Mặc dù sở hữu nhiều tính năng chỉnh sửa video chuyên nghiệp, tuy nhiên so với các phần mềm tạo video từ ảnh khác thì PhotoStage Slideshow cũng có một hạn chế là không được tích hợp công cụ chỉnh sửa ảnh. PhotoStage Slideshow - Phần mềm tạo clip từ ảnh chuyên nghiệp MAGIX Photostory easy: Phần mềm tạo slideshow ảnh đẹp, chuyên nghiệp Với giao diện đơn giản, dễ sử dụng cùng với các trình điều khiển độc đáo, bất cứ ai cũng có thể tạo slideshow của riêng mình bằng phần mềm Magix PhotoStory Easy. Đối với phần mềm này, bạn có thể dễ dàng tự động tối ưu, thiết kế nhiều hiệu ứng, lồng tiếng và tạo các slideshow bằng bất kỳ bức ảnh nào của bạn, bạn cũng có thể chuyển đổi tất cả các bức hình và video clip của bạn vào trong một trình chiếu đáng kinh ngạc bằng cách sử dụng văn bản, nhạc và hiệu ứng một cách dễ dàng. Phần mềm Magix PhotoStory Easy sẽ cung cấp cho bạn 20 mẫu Template về các chủ đề khác nhau như sinh nhật, giáng sinh, năm mới, dịp lễ,… kèm theo đó là các tùy chọn cài đặt cho slideshow, hiệu ứng, tiêu đề, nhạc nền,… khác nhau. Nhạc trên nền tảng này gồm nhạc có bản quyền và nhạc không bản quyền, tùy vào nhu cầu của bản thân mà bạn chọn loại nhạc phù hợp.  Phần mềm làm video ảnh Magix PhotoStory Easy SmartSHOW 3D: Phần mềm tạo trình chiếu ảnh độc đáo Thêm một phần mềm làm video từ ảnh chất lượng mà bạn không thể bỏ qua mà Unica muốn chia sẻ cho bạn đó là SmartSHOW 3D. Ưu điểm nổi bật của phần mềm làm video ảnh đẹp SmartSHOW 3D đó là khả năng tạo video từ ảnh đa định dạng. SmartSHOW 3D hỗ trợ kho nhạc nền, hiệu ứng chuyển cảnh độc đáo. Thêm vào đó, SmartSHOW 3D còn hỗ trợ chuyển đổi video sang nhiều định dạng khác nhau như: MP4, AVI, 3GP, MKV, WMV,... Với SmartSHOW 3D bạn thỏa sức tạo trình chiếu video từ ảnh để phục vụ một cách tốt nhất cho nhu cầu của mình. Mách nhỏ: SmartSHOW 3D cho phép bạn mua 1 lần và dùng trọn đời chỉ với 69,95$. Sử dụng SmartSHOW 3D bạn có thể tạo nên được những video chất lượng, độc đáo CyberLink MediaShow: Phần mềm làm slide ảnh chuyên nghiệp Nếu bạn đang muốn học cách làm video từ ảnh nhưng không biết nên sử dụng phần mềm nào để làm thì hãy lựa chọn CyberLink MediaShow. CyberLink MediaShow là một phần mềm làm slide ảnh chuyên nghiệp, cung cấp cho bạn vô vàn những tính năng hữu ích để phục vụ cho quá trình làm video, điển hình như một số tính năng nổi bật sau: Sắp xếp và phân loại ảnh theo thời gian trước khi tạo clip từ ảnh. Được tích hợp công cụ FaceMe giúp xác định và gắn thẻ mọi người có trong slideshow của bạn.  Phần mềm chỉnh sửa ảnh được tích hợp trên CyberLink MediaShow cho phép bạn nâng cấp từng bức ảnh. Với nhiều tính năng và hiệu ứng như cắt, xoay, tự động chỉnh độ sáng, độ tương phản và xóa hiện tượng mắt đỏ trong ảnh.  Cho phép người dùng xuất video ở nhiều định dạng như WMV, MP4, MPG. Có thể chia sẻ video đã hoàn thiện lên các trang mạng xã hội. Phần mềm làm slide ảnh chuyên nghiệp CyberLink MediaShow Wondershare DVD Slideshow Builder Deluxe: Phần mềm tạo video từ ảnh Wondershare DVD Slideshow Builder Deluxe là phần mềm làm video ảnh đẹp được đánh giá là thân thiện với người dùng. Dù bạn ở trình độ công nghệ nào cũng có thể dễ dàng sử dụng Wondershare DVD Slideshow Builder Deluxe. Bạn có thể dễ dàng kết hợp các file hình ảnh, âm thanh, video để tạo nên video mới chỉ với thao tác kéo thả đơn giản.  Với phần mềm này video của bạn sẽ sống động và chuyên nghiệp hơn. Wondershare DVD Slideshow Builder Deluxe sở hữu những tính năng đặc biệt như: Chỉnh sửa ảnh, chỉnh sửa cảnh quay. Chọn template từ kho với hàng trăm template ấn tượng. Có hỗ trợ hiệu ứng chuyển cảnh giúp video của bạn thêm mượt và xuyên suốt hơn. Hỗ trợ tạo hiệu ứng 2D/3D. Hỗ trợ chia sẻ trực tiếp video lên các mạng xã hội. Wondershare DVD Slideshow Builder Deluxe là phần mềm làm video ảnh đẹp MiniTool MovieMaker: Phần mềm tạo video từ ảnh và nhạc tốt nhất MiniTool MovieMaker là phần mềm làm video từ ảnh đẹp, được giới làm phim chuyên nghiệp lựa chọn và tín nhiệm. MiniTool MovieMaker có đầy đủ tính năng hỗ trợ người dùng tạo ra video clip từ kho ảnh. Điểm nổi bật của MiniTool MovieMaker là hỗ trợ người dùng tạo video từ nhiều định dạng âm thanh, hình ảnh, video khác nhau.  Thao tác trên MiniTool MovieMaker cũng khá đơn giản mà kết quả mang lại không làm bạn thất vọng. Bạn có thể tạo nên video chất lượng cao với tính năng hỗ trợ thêm hiệu ứng, hình động và phụ đề cho video. Bên cạnh đó, bạn có thể chỉnh sửa từng bức ảnh trước khi tạo vido với trình sửa ảnh chuyên nghiệp. Một trong số những hiệu ứng nổi bật nhất của MiniTool MovieMaker là: Phần mềm tạo video từ ảnh và nhạc tốt nhất MiniTool MovieMaker Hiệu ứng Animate Zoom Tool giúp tạo hiệu ứng xoay, thu - phóng ảnh để tạo ảnh động. Hiệu ứng chuyển cảnh giúp bạn tạo nên những màn chuyển cảnh ngoạn mục. Ashampoo Slideshow Studio: Phần mềm tạo video từ ảnh và nhạc chuyên nghiệp Ashampoo Slideshow Studio cũng là một trong các phần mềm làm video từ ảnh chuyên nghiệp. Phần mềm này cung cấp nhiều hiệu ứng đẹp mắt, giúp các hình ảnh trở lên sinh động hơn. Điểm nổi bật so với các phần mềm khác đó là các bạn có thể ghi chú các file hình ảnh bằng giọng nói được ghi âm trực tiếp trên phần mềm. Ngoài ra, các bạn có thể thêm các bài hát yêu thích vào video khi sử dụng phần mềm này. Các tính năng tiêu biểu của phần mềm Ashampoo Slideshow gồm: Làm video từ hình ảnh nhanh chóng và dễ dàng Cung cấp nhiều hiệu ứng hình ảnh đẹp Thêm âm thanh, bài hát, thêm lời thoại bằng cách ghi âm trực tiếp giọng nói Xem video trong khi thực hiện Hỗ trợ Wizards giúp các bạn tạo video dễ dàng Hỗ trợ nhiều định dạng đầu ra Phần mềm làm video ảnh Ashampoo Slideshow Studio Phần mềm làm video Gopro Quik GoPro Quik là phần mềm chỉnh sửa Video dễ dàng, nhanh chóng với bộ lọc độc quyền của Quik. Ứng dụng này được sử dụng rộng rãi với những người mới bắt đầu làn Video hoặc những người đã chuyên nghiệp.  Tính năng nổi bật của phần mềm này là công cụ chỉnh sửa Video dễ dàng sử dụng. Ngoài ra, bạn còn được hỗ trợ thêm được 75 ảnh và video, sử dụng các tính năng chỉnh sửa cơ bản và nâng cao.  Với phần mềm này, bạn có thể lưu lại bản nháp trong vòng 7 ngày và dễ dàng chia sẻ lên các trang mạng xã hội.  Giao diện GoPro Quik Phần mềm làm clip từ ảnh Slideshow Movie Creator Với phần mềm làm video ảnh GiliSoft Slideshow Movie Creator bạn có thể kết hợp những bức ảnh của mình vào video, biến những bức ảnh tĩnh của bạn thành những trình chiếu ấn tượng và sống động để dễ dàng chia sẻ với người khác bằng mạng xã hội, thiết bị di động hoặc chép ra đĩa DVD. Ứng dụng này cung cấp cho bạn nhiều cách định dạng âm thanh như: MP3, WMA, OGG, FLAC, M4A, AAC, AU... làm nhạc nền. Phần mềm Slideshow Movie Creator cũng hỗ trợ thu âm thanh từ tập tin video để làm nhạc nền cho slide. Trường hợp nếu bạn muốn hoặc bạn có thể thêm lời thoại của bạn vào trình chiếu thì sử dụng tính năng ghi âm từ microphone và máy tính, phần thiết kế hiệu ứng trong phần mềm Slideshow Movie Creator se cung cấp rất nhiều theme có sẵn để giúp bạn dễ dàng tạo ra video hình ảnh cũng như hỗ trợ thiết kế tiêu đề và credit, chỉnh độ sáng, độ tương phản của video và ảnh, ngoài ra bạn có thể xoay ảnh, lật ảnh một cách dễ dàng...  Giao diện phần mềm làm video ảnh Slideshow Movie Creator Kết luận Trên đây là những phần mềm làm video ảnh đẹp đơn giản, dễ dàng trên máy tính, bạn có thể chọn cho mình một công cụ để thực hiện tạo video ảnh và chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè và người thân. Nếu bạn muốn học thêm cách làm video từ ảnh trên máy tính thì có thể tham khảo các khóa học Photoshop cùng chuyên gia của Unica để có thể tạo lên những thước phim đẹp đúng chuẩn nhé! Chúc các bạn thành công! 
17/05/2019
8425 Lượt xem
Tiêu Cự Là Gì? Các Loại Tiêu Cự Ống Kính Máy Ảnh Và Cách Chọn Ống Kính Tiêu Cự Phù Hợp
Tiêu Cự Là Gì? Các Loại Tiêu Cự Ống Kính Máy Ảnh Và Cách Chọn Ống Kính Tiêu Cự Phù Hợp Tiêu cự là một trong những thông số quan trọng trong máy ảnh. Dù quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu tiêu cự là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về nhiếp ảnh thì đây là kiến thức không thể bỏ qua. Mời bạn cùng Unica theo dõi nội dung dưới đây.  Tiêu cự máy ảnh là gì? Theo định nghĩa của các chuyên gia trong lớp học chụp ảnh online thì tiêu cự máy ảnh là một thông số quan trọng để mô tả khả năng thu phóng và góc nhìn của ống kính máy ảnh. Nó được đo bằng đơn vị mm và thường được ghi trên thân ống kính. Tiêu cự xác định khoảng cách từ trung điểm ống kính đến điểm tiêu điểm trong một hệ thống quang học. Nếu máy ảnh có ống kính có tiêu cự ngắn, nó có khả năng ghi lại một góc nhìn rộng hơn và có khả năng chụp gần hơn. Trong khi đó, ống kính có tiêu cự dài sẽ có khả năng thu phóng xa và có góc nhìn hẹp hơn. Thông số tiêu cự cũng ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh, hiệu ứng phông nền và bức ảnh tổng thể. Một ống kính góc rộng (tiêu cự ngắn) thường cho phép chụp cảnh quan rộng, trong khi ống kính telephoto (tiêu cự dài) thích hợp cho chụp chân dung và các tình huống chụp từ xa. Khi mua ống kính mới hoặc lựa chọn máy ảnh, thông số tiêu cự vật lý là một yếu tố quan trọng để xác định khả năng và ứng dụng của ống kính, giúp bạn chọn được ống kính phù hợp với nhu cầu chụp ảnh của mình. Tiêu cự là gì? Các loại tiêu cự ống kính máy ảnh Khi đã biết tiêu cự là gì, bạn nên biết thêm về các loại tiêu cự ống kính máy ảnh như là tiêu cự là góc siêu rộng (8mm đến 24mm), góc rộng (24mm đến 35mm), ống kính tiêu chuẩn (35mm đến 70mm) và ống kính telephoto (70mm đến 300mm). Thông tin chi tiết từng loại như sau: Tiêu cự 8mm đến 24mm (Góc siêu rộng) Tiêu cự máy ảnh 8mm - 24mm cho phép ghi lại góc nhìn rộng, giúp bạn chụp được nhiều phong cảnh, kiến trúc hoặc chụp trong không gian hẹp. Ống kính góc siêu rộng giúp tạo ra hiệu ứng kéo dài và bóng một cách đặc biệt. Tiêu cự máy ảnh 8mm - 24mm cho phép ghi lại góc nhìn rộng, chụp được nhiều phong cảnh, kiến trúc hoặc chụp trong không gian hẹp Tiêu cự 24mm đến 35mm (Góc rộng - tiêu chuẩn) Loại này thích hợp cho nhiều tình huống chụp như chân dung, phong cảnh và chụp trong không gian hẹp. Ống kính trong phạm vi này cung cấp góc nhìn tự nhiên và không bị méo hoặc biến dạng nhiều. Tiêu cự 35mm đến 70mm (Ống kính tiêu chuẩn) Tiêu cự 35mm đến 70mm là độ dài tiêu cự tiêu chuẩn, phổ biến cho chụp chân dung, cảnh quan và nhiều tình huống chụp hình khác. Nó tạo ra góc nhìn tương đối tự nhiên, gần giống với cách con người nhìn thế giới. Tiêu cự 70mm đến 300mm (Ống kính telephoto) Loại thấu kính tiêu cự từ 70mm đến 300mm cho phép chụp từ xa và tạo ra hiệu ứng phông nền mờ. Nó thường được sử dụng trong chụp thể thao, chân dung nghệ thuật và chụp động vật hoang dã. Loại thấu kính tiêu cự từ 70mm đến 300mm cho phép chụp từ xa và tạo ra hiệu ứng phông nền mờ Ảnh hưởng của tiêu cự khi chụp ảnh Tiêu cự ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố như là phạm vi tầm nhìn, độ sâu trường ảnh, góc nhìn, tốc độ màn trập va độ rung khi chụp trong Photography. Ảnh hưởng của tiêu cự là gì? Mời bạn theo dõi nội dung dưới đây: Phạm vi tầm nhìn - Field of view Tiêu cự ống kính máy ảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi tầm nhìn khi chụp ảnh như sau: Tiêu cự góc rộng (tiêu cự ngắn): Ống kính góc rộng có tiêu cự ngắn cho phép ghi lại một phạm vi rộng hơn so với mắt người. Nó mở rộng góc nhìn, giúp bạn chụp được nhiều phong cảnh, không gian rộng và kiến trúc một cách tự nhiên. Tiêu cự góc rộng cũng có khả năng chụp gần, cho phép ghi lại chi tiết nhỏ và tạo ra hiệu ứng kéo dài và bóng đặc biệt. Tiêu cự tiêu chuẩn: Tiêu cự tiêu chuẩn thường từ 35mm đến 70mm mang lại góc nhìn tương đối tự nhiên. Nó thích hợp cho chụp chân dung, cảnh quan và nhiều tình huống chụp khác. Tiêu cự này tạo ra ảnh có tỷ lệ góc nhìn tương đối giống với mắt người và không biến dạng quá mức. Tiêu cự telephoto (tiêu cự dài): Tiêu cự telephoto có khả năng thu phóng xa và có góc nhìn hẹp hơn. Nó cho phép bạn chụp từ xa và tạo ra hiệu ứng phông nền mờ. Tiêu cự này thường được sử dụng trong chụp thể thao, chân dung nghệ thuật và chụp ảnh động vật hoang dã. Tiêu cự ống kính máy ảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi tầm nhìn  Độ sâu trường ảnh - Depth of field Tiêu cự ống kính máy ảnh là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra độ sâu trường ảnh trong một bức ảnh. Độ sâu trường ảnh là phạm vi từ trước đến sau của một vùng trong bức ảnh mà các đối tượng trong đó có thể xuất hiện trong tầm nét. Khi sử dụng một ống kính có tiêu cự ngắn, tức là góc nhìn rộng, độ sâu trường ảnh sẽ tăng lên. Điều này có nghĩa là các đối tượng trong bức ảnh, từ gần đến xa, đều có thể nằm trong tầm nét. Đây là lý do tại sao các ống kính góc nhìn rộng thường được sử dụng trong nhiếp ảnh chụp phong cảnh hoặc khi muốn bao quát một khu vực rộng lớn. Trái lại, khi sử dụng một ống kính có tiêu cự dài, tức là góc nhìn hẹp, độ sâu trường ảnh sẽ giảm đi. Điều này có nghĩa là chỉ có một phạm vi hẹp trong bức ảnh mà các đối tượng có thể nằm trong tầm nét. Các ống kính telephoto, ví dụ như ống kính zoom telephoto hoặc ống kính telephoto cố định, thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng nổi bật đối tượng và làm nổi bật chúng so với nền. Tiêu cự cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ phóng đại của đối tượng trong bức ảnh. Ống kính có tiêu cự dài tạo ra hiệu ứng thu gọn, làm cho các đối tượng trong bức ảnh nhìn lớn hơn so với thực tế. Trong khi đó, ống kính có tiêu cự ngắn tạo ra hiệu ứng phóng to, làm cho các đối tượng trong bức ảnh nhìn nhỏ hơn so với thực tế. Tiêu cự ống kính máy ảnh là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra độ sâu trường ảnh Góc nhìn - Perspective Tiêu cự của ống kính máy ảnh cũng có ảnh hưởng đáng kể đến góc nhìn khi chụp ảnh. Tiêu cự sẽ xác định phạm vi mà ống kính có thể nhìn thấy và ghi lại trong khung hình. Khi sử dụng một ống kính có tiêu cự ngắn, góc nhìn của máy ảnh sẽ rộng hơn. Điều này có nghĩa là ống kính có thể ghi lại một phạm vi lớn hơn trong khung hình. Những ống kính góc nhìn rộng thường được sử dụng để chụp phong cảnh. Bạn có thể nhìn thấy nhiều chi tiết và không gian rộng hơn trong bức ảnh. Trái lại, khi sử dụng một ống kính có tiêu cự dài, góc nhìn của máy ảnh sẽ hẹp hơn. Điều này có nghĩa là chỉ một phạm vi hẹp hơn trong khung hình được ghi lại. Các ống kính telephoto thường được sử dụng để thu gọn góc nhìn và làm nổi bật một đối tượng cụ thể trong khung hình. Bạn có thể chụp các chi tiết gần một cách rõ ràng và tập trung vào đối tượng chính. Ngoài ra, tiêu cự cũng ảnh hưởng đến các đặc điểm hình ảnh khác như chi tiết, phóng đại và méo hình. Các ống kính có tiêu cự khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng biệt và tạo ra những góc nhìn độc đáo. Vì vậy, khi lựa chọn ống kính, bạn cần xem xét tiêu cự để quyết định góc nhìn phù hợp với mục đích chụp ảnh của mình. Tiêu cự của ống kính máy ảnh cũng có ảnh hưởng đáng kể đến góc nhìn khi chụp ảnh Tốc độ màn trập & Độ rung khi chụp - Image shake Ảnh hưởng của tiêu cự là gì đến tốc độ màn trập và độ rung khi chụp ảnh. Khi sử dụng ống kính có tiêu cự dài, ánh sáng cần đi qua một quãng đường dài hơn để đạt được mục tiêu trên bộ cảm biến máy ảnh. Điều này có nghĩa là ánh sáng sẽ ít đi vào máy ảnh hơn nên tốc độ màn trập cần được điều chỉnh chậm hơn để nhận đủ ánh sáng. Tốc độ màn trập chậm hơn có thể gây mờ hoặc mất nét trong ảnh nếu máy ảnh hoặc đối tượng chụp di chuyển trong quá trình chụp. Đồng thời, do tốc độ màn trập chậm hơn, nguy cơ bị rung lắc máy ảnh cũng tăng lên, gây hiện tượng mờ hoặc nhòe ảnh. Ngược lại, khi sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn, ánh sáng chỉ cần đi qua một quãng đường ngắn trước khi đạt tới bộ cảm biến máy ảnh. Điều này cho phép lượng ánh sáng lớn hơn đi vào máy ảnh, tốc độ màn trập có thể được điều chỉnh nhanh hơn. Tốc độ màn trập nhanh hơn giúp đảm bảo ảnh sắc nét hơn khi chụp các đối tượng động hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Đồng thời, với tốc độ màn trập nhanh, khả năng rung lắc máy ảnh cũng giảm, làm tăng khả năng chụp ảnh sắc nét. Tóm lại, tiêu cự của ống kính ảnh hưởng đến tốc độ màn trập và độ rung khi chụp ảnh. Sử dụng ống kính có tiêu cự dài có thể yêu cầu tốc độ màn trập chậm hơn và tăng khả năng rung lắc máy ảnh. Trong khi đó, sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn có thể cho phép tốc độ màn trập nhanh hơn và giảm độ rung khi chụp. Ảnh hưởng của tiêu cự đến tốc độ màn trập và độ rung khi chụp ảnh Để chụp được những bức ảnh đẹp, bạn cần phải kiểm soát được ánh sáng và chọn được góc chụp phù hợp. Thêm nữa, bạn cũng phải hiểu được cách phối hợp các trang thiết bị trong nhiếp ảnh. Đăng ký học online qua video ngay trên Unica để học những điều này. Khoá học giúp bạn thao tác chụp ảnh thuần thục để tạo ra những bức ảnh có một không hai. [course_id:1732,theme:course] [course_id:244,theme:course] [course_id:285,theme:course] Độ crop tác động đến tiêu cự như thế nào? Độ crop là một khái niệm trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, liên quan đến việc cắt bớt một phần của hình ảnh gốc để tạo ra một hình ảnh mới với kích thước và tỷ lệ khác. Độ crop có tác động đáng kể đến cảm giác tiêu cự của thấu kính trong bức ảnh. Khi thực hiện độ crop, một phần của hình ảnh ban đầu được loại bỏ, chỉ một phần nhỏ hơn được giữ lại. Kết quả là, đối tượng trong khung hình sẽ có kích thước lớn hơn và điểm ảnh sẽ bị phân tán hơn. Tuy nhiên, cấu trúc tiêu cự của ống kính vẫn không thay đổi. Điều này có nghĩa là mức độ thu gọn hoặc phóng to của ống kính vẫn được giữ nguyên. Ví dụ, giả sử bạn chụp một bức ảnh bằng một ống kính có tiêu cự 50mm trên một máy ảnh kỹ thuật số không có độ crop. Khi xem bức ảnh này trên màn hình hoặc in ra, các đối tượng trong khung hình sẽ có kích thước và tỷ lệ tự nhiên tương ứng với tiêu cự 50mm. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng độ crop trên bức ảnh này, chỉ giữ lại một phần nhỏ hơn của hình ảnh ban đầu, kích thước của đối tượng trong khung hình sẽ trở nên lớn hơn. Mặc dù vậy, sự phóng to này không phải do thay đổi tiêu cự của ống kính mà chỉ là kết quả của việc cắt bớt và chỉ lấy một phần nhỏ hơn của ảnh gốc. Có thể thấy, độ crop không tác động trực tiếp đến tiêu cự của ống kính, nhưng nó có thể tạo ra ảnh hưởng gián tiếp đến cảm giác tiêu cự trong bức ảnh bằng cách thay đổi kích thước và tỷ lệ của các đối tượng trong khung hình. Độ crop có tác động đáng kể đến cảm giác tiêu cự của thấu kính trong bức ảnh Cẩm nang chọn ống kính tiêu cự phù hợp Tùy vào từng mục đích chụp ảnh mà loại ống kính tiêu cự sẽ khác nhau. Để giúp bạn dễ dàng chọn lựa, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý sau đây: Chụp ảnh thể thao Khi chụp ảnh thể thao, việc lựa chọn ống kính có tiêu cự phù hợp là rất quan trọng để có thể ghi lại các hoạt động nhanh chóng và đảm bảo sắc nét cho các đối tượng chuyển động. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi: Ống kính telephoto (từ 70mm trở lên): Ống kính telephoto là lựa chọn phổ biến để chụp ảnh thể thao. Tiêu cự dài giúp thu gọn góc nhìn và làm nổi bật các đối tượng trong khung hình. Với ống kính telephoto, bạn có thể chụp từ xa mà vẫn ghi lại chi tiết của các vận động viên hoặc hoạt động thể thao. Ống kính zoom telephoto: Sử dụng ống kính zoom telephoto cho phép bạn thay đổi tiêu cự trong quá trình chụp. Bạn có thể điều chỉnh khung hình dựa trên khoảng cách và vị trí của các đối tượng. Ví dụ, bạn có thể sử dụng tiêu cự dài khi chụp các đối tượng ở xa và tiêu cự ngắn hơn khi chụp các đối tượng gần hơn. Ống kính rộng (từ 24mm đến 35mm): Một số tình huống thể thao có thể yêu cầu góc nhìn rộng để ghi lại không gian rộng hoặc chụp toàn cảnh của sự kiện. Sử dụng ống kính rộng giúp bạn bao quát được diễn biến tổng thể và tạo ra những bức ảnh phóng to về không gian của các hoạt động thể thao. Ống kính có khả năng lấy nét nhanh: Trong chụp ảnh thể thao, độ nhanh chóng và chính xác của việc lấy nét là rất quan trọng. Lựa chọn ống kính có khả năng lấy nét nhanh giúp bạn nắm bắt được các khoảnh khắc chính xác và tránh hiện tượng ảnh mờ. Chọn ống kính để chụp ảnh thể thao Chụp ảnh động vật hoang dã Khi chụp ảnh động vật hoang dã, lựa chọn ống kính có tiêu cự phù hợp là rất quan trọng để có thể ghi lại các chi tiết và hành động tự nhiên của động vật. Những loại ống kính phù hợp cho hoạt động chụp ảnh này là: Ống kính telephoto (từ 200mm trở lên): Để chụp ảnh động vật hoang dã, ống kính telephoto là lựa chọn phổ biến nhất. Tiêu cự dài giúp thu hẹp góc nhìn và cho phép bạn chụp từ xa mà vẫn ghi lại chi tiết hình ảnh của động vật. Với ống kính telephoto, bạn có thể tạo ra hiệu ứng phông nền mờ và làm nổi bật đối tượng chính trong khung hình. Ống kính zoom telephoto: Sử dụng ống kính zoom telephoto cho phép bạn thay đổi tiêu cự trong quá trình chụp. Điều này hữu ích khi bạn cần điều chỉnh khung hình dựa trên khoảng cách và hành vi của động vật. Bạn có thể sử dụng tiêu cự dài để chụp động vật ở xa và tiêu cự ngắn hơn khi chụp động vật ở gần. Ống kính macro: Nếu bạn muốn ghi lại các chi tiết hình ảnh và hoạt động của động vật hoặc chụp các loài côn trùng, ống kính macro là sự lựa chọn tốt. Ống kính macro cho phép bạn tiếp cận gần và ghi lại các chi tiết nhỏ nhất của động vật hoang dã. Ống kính rộng (từ 24mm đến 35mm): Để tạo ra các bức ảnh động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên rộng lớn, sử dụng ống kính rộng có thể làm nổi bật động vật trong không gian và môi trường tự nhiên xung quanh. Ống kính rộng giúp bạn chụp toàn cảnh hoặc ghi lại các hành vi trong một khung cảnh rộng hơn. Khi chụp ảnh động vật hoang dã, lựa chọn ống kính có tiêu cự phù hợp  Chụp ảnh du lịch Các loại ống kính được gợi ý dùng cho chụp ảnh cở bản khi đi du lịch gồm ống kính tiêu cự rộng từ 24mm đến 35mm, ống kính tiêu cự trung bình (từ 35mm đến 70mm), ống kính telephoto từ 70mm trở lên, ống kính zoom telephoto. Ống kính tiêu cự rộng (từ 24mm đến 35mm): Ống kính tiêu cự rộng cho phép bạn ghi lại cảnh toàn cảnh, kiến trúc và khung cảnh tổng thể của địa điểm du lịch. Đồng thời, ống kính tiêu cự rộng cũng phù hợp để chụp những bức ảnh nhóm hoặc khi bạn muốn tạo cảm giác không gian rộng. Ống kính tiêu cự trung bình (từ 35mm đến 70mm): Ống kính tiêu cự trung bình cung cấp góc nhìn tự nhiên và gần với góc nhìn của mắt người. Ống kính này thích hợp cho việc chụp chân dung, các hoạt động du lịch và ghi lại các chi tiết nhỏ hơn trong khung hình. Ống kính telephoto (từ 70mm trở lên): Ống kính telephoto có tiêu cự dài hơn nên bạn có thể chụp các đối tượng ở xa hoặc thu gọn góc nhìn để tạo ra những ảnh phông nền mờ. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn ghi lại các chi tiết của kiến trúc, cảnh đẹp từ xa hoặc các sự kiện du lịch. Ống kính zoom telephoto: Sử dụng ống kính zoom telephoto cho phép bạn điều chỉnh tiêu cự máy ảnh trong quá trình chụp. Điều này linh hoạt và tiện lợi khi bạn muốn tạo ra nhiều góc nhìn khác nhau từ cùng một vị trí hoặc khi không thể tiếp cận gần với đối tượng muốn chụp. Các loại ống kính được gợi ý dùng cho chụp ảnh du lịch gồm ống kính tiêu cự rộng từ 24mm đến 35mm Chụp ảnh phong cảnh Khi chụp ảnh phong cảnh, bạn nên lựa chọn ống kính tiêu cự rộng, ống kính tiêu cự trung bình, ống kính telephoto hoặc ống kính panoramic. Ống kính tiêu cự rộng (từ 14mm đến 35mm): Ống kính tiêu cự rộng là lựa chọn phổ biến để chụp ảnh phong cảnh. Tiêu cự rộng cho phép bạn bao quát được cảnh quan tổng thể và tạo ra một cảm giác không gian rộng lớn. Đồng thời, nó cũng giúp tăng sự sâu trong khung hình và làm nổi bật các yếu tố trước và sau cùng của phong cảnh. Ống kính tiêu cự trung bình (từ 35mm đến 70mm): Ống kính tiêu cự trung bình cũng có thể được sử dụng để chụp ảnh phong cảnh. Nó cho phép ghi lại chi tiết trong khung hình và tạo ra một góc nhìn tự nhiên tương đối với mắt người. Đây là lựa chọn phù hợp khi bạn muốn tạo ra những bức ảnh phong cảnh chân thực và thực tế. Ống kính telephoto (từ 70mm trở lên): Mặc dù ống kính telephoto thường không được sử dụng rộng rãi cho chụp ảnh phong cảnh, nhưng nó có thể được sử dụng để nắm bắt các yếu tố nhỏ hơn trong khung hình hoặc để tạo ra hiệu ứng nén không gian. Với tiêu cự dài, bạn có thể tạo ra các góc nhìn độc đáo và thu hẹp góc nhìn của phong cảnh. Ống kính panoramic (chụp toàn cảnh): Đối với những phong cảnh rộng lớn và tầm nhìn bao quát, ống kính panoramic là lựa chọn lý tưởng nhất. Ống kính này có tiêu cự rất rộng nên sẽ cho phép bạn ghi lại toàn bộ cảnh quan trong một khung hình. Khi chụp ảnh phong cảnh, bạn nên lựa chọn ống kính tiêu cự rộng  Chụp ảnh macro Chụp ảnh macro là chế độ chụp cận cảnh, cho phép chụp đối tượng có kích thước nhỏ ở khoảng cách rất gần. Ảnh Macro thu được từ đối tượng chụp thường có tỉ lệ từ 1:2 (nhỏ hơn đối tượng 2 lần), 1:1, 10:1 (lớn hơn đối tượng 10 lần), đôi khi có thể lên đến 20:1 (lớn hơn đối tượng 20 lần). Chế độ chụp macro luôn gây hứng thú cho người chụp vì nó mang lại những góc nhìn hoàn toàn mới lạ về các đối tượng như hoa, cỏ, mầm cây, con trùng nhỏ,… Những loại ống kính bạn nên sử dụng để chụp ảnh macro là: Ống kính macro 1:1: Ống kính này cho phép bạn ghi lại đối tượng với tỷ lệ thu phóng 1:1, có nghĩa là đối tượng trên màn hình sẽ có kích thước thật như trên thực tế. Điều này giúp bạn ghi lại các chi tiết nhỏ nhất của đối tượng macro như cánh hoa, côn trùng hay các chi tiết của động vật nhỏ. Ống kính telephoto macro: Ống kính telephoto macro cung cấp tiêu cự dài hơn, cho phép bạn tiếp cận từ xa đối tượng macro mà không làm ảnh hưởng tới nó. Điều này hữu ích khi bạn muốn giữ khoảng cách an toàn với các đối tượng nhạy cảm hoặc không thể tiếp cận gần. Ống kính telephoto macro cũng cho phép bạn tạo ra hiệu ứng phông nền mờ đẹp. Ống kính macro góc rộng: Ống kính macro góc rộng có tiêu cự ngắn hơn và cho phép bạn chụp các đối tượng macro trong môi trường rộng lớn hơn. Nó hữu ích khi bạn muốn ghi lại cảnh toàn cảnh của một đối tượng macro hoặc muốn tạo ra hiệu ứng độ sâu. Tiêu cự ảnh hưởng đến độ mở, nét của vật thể khi chụp ảnh macro Chụp ảnh kiến trúc Mục đích của chụp ảnh kiến trúc là để ghi lại những đối công trình kiến trúc đẹp và ấn tượng. Vậy loại ống kính nào sẽ phù hợp với kiểu chụp ảnh này? Ống kính góc rộng (từ 14mm đến 24mm): Ống kính góc rộng cho phép bạn ghi lại toàn bộ cảnh quan và tạo ra một cảm giác không gian rộng lớn. Nó cũng giúp tạo nên các đường thẳng thẳng đứng và đường cong trong kiến trúc một cách tự nhiên và không bị méo mó. Ống kính trung bình (từ 35mm đến 70mm): Ống kính trung bình cũn cho phép ghi lại các chi tiết trong khung hình và tạo ra một góc nhìn tự nhiên tương đương với mắt người. Điều này thích hợp khi bạn muốn ghi lại các đặc điểm chi tiết của kiến trúc hoặc tạo ra các khung cắt hợp lý cho một phần của kiến trúc. Ống kính tilt-shift: Ống kính tilt-shift cho phép bạn kiểm soát độ sâu trường và góc nhìn, giúp điều chỉnh các đường thẳng và đảm bảo rằng các đối tượng trong khung hình không bị méo mó. Ống kính này đặc biệt hữu ích khi chụp các tòa nhà cao hoặc các kiến trúc có hình dạng đặc biệt. Ống kính telephoto: Ống kính telephoto cung cấp tiêu cự dài hơn và thích hợp khi bạn muốn tạo ra các góc nhìn nét hoặc tập trung vào các chi tiết cụ thể của kiến trúc. Tiêu cự tác động đến góc nhìn của ảnh Kết Luận Trên đây là những chia sẻ về tiêu cự là gì mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn, hãy nắm chắc cho mình những kiến thức căn bản của nhiếp ảnh để có thể tạo nên những bức ảnh nghệ thuật cho riêng mình. Điều này cũng giúp bạn xác định được cần sử dụng ống kính nào với máy ảnh bạn đang có để khắc phục các nhược điểm của ống kính. 
17/05/2019
5639 Lượt xem
18 Cách chụp ảnh nghệ thuật bằng điện thoại cực chất
18 Cách chụp ảnh nghệ thuật bằng điện thoại cực chất Chụp ảnh nghệ thuật là lĩnh vực có thể ngốn của bạn hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để đổi lấy những bức ảnh đẹp và độc đáo giúp thỏa mãn niềm đam mê nhiếp ảnh. Nếu bạn đang muốn chụp những bức ảnh thật hấp dẫn và ấn tượng bằng điện thoại nhưng không biết cách chụp như thế nào nghệ thuật, vậy thì những mẹo dưới đây sẽ là vũ khí độc đáo giúp các bạn có được những bức ảnh đẹp nhất. Cẩn thận với việc chụp cận mặt Nếu bạn muốn chụp ảnh nghệ thuật để làm profile thì chụp cận mặt chính là điều mà mọi người đều nghĩ ngay. Tự chụp cận mặt đồng thời cũng là thói quen phổ biến trong thời đại xã hội mạng như hiện nay. Tuy nhiên, chụp cận mặt không phải là một điều đơn giản, bởi nó có thể ảnh hưởng đến kết cấu và hình dáng khuôn mặt của bạn. Khi chụp ảnh cận mặt bạn cần chú ý để máy ảnh ở xa hơn một chút để tận dụng chất lượng hình ảnh, điều này sẽ giúp những bức ảnh của bạn không bị bóp méo  Học cách bắt ánh sáng tốt Ánh sáng tốt là phần quan trọng của một bức ảnh đẹp. Cần lưu ý rằng nguồn ánh sáng phải ở phía trước mặt chứ không phải ở đằng sau lưng bạn, nếu không thứ bạn nhận được chỉ là một bóng mờ do ngược sáng. Ảnh chụp nghệ thuật đề cao việc bắt ánh sáng tốt Chụp ảnh toàn cảnh Một trong những cách chụp ảnh nghệ thuật đẹp chính là Panorama hay được gọi là chụp toàn cảnh. Với chế độ này bạn sẽ hoàn toàn thu nhỏ thế giới tuyệt đẹp vào chiếc điện thoại bằng tính năng chụp toàn cảnh. Bạn có thể tải ứng dụng này về ở trên cửa hàng của Android và IOS miễn phí. Giữ cho ống kính điện thoại được sạch sẽ Trong hướng dẫn chụp ảnh đẹp, một trong những mẹo bạn cần biết đó là giữ cho ống kính sạch sẽ. Bụi bẩn, dấu vân tay sẽ làm chất lượng hình ảnh của bạn bị suy giảm đáng kể, ảnh trông mờ nhoè, nhiễu và độ phân giải kém hơn rất nhiều. Vì vậy khi chụp ảnh bạn cần chú ý làm sạch ống kính thường xuyên bằng bông hoặc vải mềm nhé. Chỉ cần một chút chăm sóc tới ống kính điện thoại là bạn đã có thể tạo nên được những bức ảnh đẹp và sắc nét, trông chuyên nghiệp hơn rất nhiều rồi đó. Giữ cho ống kính luôn sạch sẽ Bố cục ảnh là yếu tố cần phải nắm rõ Nghệ thuật chụp ảnh đẹp bằng điện thoại Iphone hay bất kì loại máy nào khác thì cũng nên sắp xếp bố cục sao cho hợp lý, hãy thay đổi các góc độ, vị trí chụp hình ngang dọc - cao thấp làm sao có được bức ảnh ưng ý nhất. Vì vậy, trong quá trình chụp, bạn nên thay đổi các góc nhìn chứ không nên đứng một chỗ hay cầm điện thoại theo một kiểu duy nhất. Luôn để độ phân giải cao nhất Kỹ thuật chụp ảnh đẹp trên điện thoại bạn nhất định phải nhớ kỹ cho mình đó chính là luôn để độ phân giải ở mức độ cao nhất. Bởi độ phân giải sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng hình ảnh có sắc nét và rõ hay không. Việc luôn để độ phân giải cao sẽ tạo nên sự chuyên nghiệp cho bức ảnh. Trường hợp bạn muốn chụp gần đối tượng, hãy cố gắng đứng sát nhất có thể, điều này sẽ giúp cho bức ảnh có độ nét cao. Chú ý bạn nên đứng gần, tránh sử dụng chức năng zoom vì nó có thể sẽ khiến chất lượng ảnh bị suy giảm và không được rõ khi chụp gần. Nhờ đến sự giúp đỡ của giá đỡ điện thoại, gậy tự sướng Trong balo của các bạn trẻ ham mê chụp ảnh sẽ không bao giờ thiếu được những chiếc gậy tự sướng hay giá đỡ điện thoại. Những dụng cụ nhỏ gọn tiện dụng này gắn chặt lấy điện thoại giúp chúng ta chụp ảnh mà không bị rung tay mang đến những bức ảnh chuẩn nhất. Sử dụng giá đỡ điện thoại để không bị rung khi chụp ảnh Cập nhật các phần mềm chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh Những ứng dụng hay phần mềm chỉnh sửa ảnh trên điện thoại sẽ là cánh tay đắc lực để bạn có những bức ảnh đẹp mê ly. Nếu bạn là người sành chụp ảnh thì không nên bỏ qua những app chụp ảnh nghệ thuật cho iphone cũng như trên các hệ điều hành Android và Lumia như: Camera 360, Photoshop Express, VSCO, Photowonder, App Snow… Thành thạo cách lựa chọn ống kính, phụ kiện nhiếp ảnh, góc chụp ảnh đẹp, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chụp ảnh bằng cách tham gia khóa học online qua video. Khoá học chụp ảnh cơ bản với dung đơn giản từ lý thuyết đến thực hành, đảm bảo phù hợp cho tất cả mọi người yêu thích nhiếp ảnh. [course_id:285,theme:course] [course_id:2205,theme:course] [course_id:457,theme:course] Sử dụng quy tắc lưới 1/3 Cách chụp ảnh nghệ thuật bằng điện thoại đẹp là sử dụng quy tắc lưới 1/3.  Sử dụng quy tắc 1/3 trong chụp ảnh là một cách để bức ảnh của bạn trông trở thên nghệ thuật hơn. Để sử dụng tính năng bày, bạn thực hiện các bước như sau: Vào phần vài đặt của máy ảnh -> Ảnh -> Camera -> Lưới -> chọn Bật. Sau khi thực hiện các bước như Unica đã hướng dẫn, bạn sẽ thấy có một lưới xuất hiện khi mở máy ảnh.  Trong khi chụp, bạn đặt đối tượng tại 4 giao điểm của lưới thì bức ảnh trông sẽ độc đáo và đẹp mắt hơn rất nhiều.  Quy tắc lưới 1/3 Chuyển động (Movement) Nhiều bạn muốn chụp ảnh nghệ thuật khi đang chuyển động nhưng không thể nào chụp được vì lần nào chụp cũng bị nhoè. Cách khắc phục đó là khi chụp một vật gì đó đang chuyển động, bạn hãy tạo cho ảnh một khoảng trống trước nó. Với cách chụp này bức ảnh của bạn trông sẽ có chiều sâu và trở nên sinh động, ấn tượng hơn rất nhiều. Với những bạn muốn tạo một bức ảnh sống động thì có thể sử dụng kỹ thuật Motion Blur. Chức năng chính của Motion Blur đó là ghi lại hình ảnh của những chuyển động nhanh, liên tục của đối tượng trong một khung hình và một khoảng thời gian nhất định. Không phóng to khi chụp ảnh Một trong những điều cấm kỵ khi bạn chụp ảnh là không nên phóng to ảnh bởi nó sẽ khiến ảnh của bạn chụp bị mờ do độ phân giải thấp, bức ảnh sẽ không được sắc nét đến từng chi tiết như bạn muốn. Thay vào nó, bạn nên cắt ảnh bằng tính năng Crop của Camera hoặc sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp thông qua phần mềm Photoshop. Phóng to khi chụp ảnh sẽ khiến ảnh bị mờ và vỡ Chụp thật nhiều Chụp ảnh nghệ thuật trong phòng yêu cầu bạn phải chụp thật nhiều. Bạn có thể mất thời gian khi lựa chọn ảnh nhưng thao tác này sẽ giúp bạn tạo ra những khoảnh khắc tuyệt vời. Bạn nên chụp nhiều ảnh ở nhiều góc và ánh sáng khác nhau để lựa chọn ra tấm ảnh ưng ý nhất. Nên nhớ, ảnh nhìn trên màn hình điện thoại có thể rất đẹp nhưng khi đưa ra máy tính lại trông khá khác biệt đấy nhé. Do đó việc chụp thật nhiều và lựa chọn kỹ lưỡng là điều vô cùng cần thiết.  Kỹ thuật tạo khuôn ảo (Framing) Mẹo chụp ảnh nghệ thuật tiếp theo bạn cần ghi nhớ để có thể tạo ra được những bức ảnh đẹp đó là kỹ thuật tạo khuôn ảo. Tạo khuôn ảo nghe thì có vé trừu tượng nhưng nó lại là một kỹ thuật chụp ảnh vô cùng đơn giản. Kỹ thuật chụp ảnh này nghĩa là bạn tận dụng môi trường xung quanh để tạo cái khung và làm nổi bật cho nhân vật hoặc đối tượng trong ảnh mà bạn muốn thể hiện. Kỹ thuật tạo khuôn ảo thường được áp dụng nhiều trong quá trình chụp ảnh chân dung. Bởi nó giúp làm nổi bật, tạo điểm nhấn cho chủ thể chính. Kỹ thuật tạo khuôn ảo giúp tạo điểm nhấn cho ảnh Lấy nét khi chụp ảnh Để lấy nét khi chụp ảnh, bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau: Cách 1: Chạm vào màn hình vị trí bạn muốn lấy nét, sau nó một hình vuông viền vàng sẽ xuất hiện bao quanh lấy phần bạn muốn lấy nét. Bạn chỉ cần chỉnh ánh sáng tại khu vực đó theo ý muốn của mình vfa chụp. Cách 2: Trong trường hợp bạn muốn khóa khu vực nhất định làm tiêu điểu để dễ dàng hơn cho việc chụp hình, bạn nhấn vào khu vực đó để lấy nét cho đến khi xuất hiện khóa AE/AF (tự động phơi sáng/ lấy nét tự động).  Khi chụp ảnh lấy nét, bạn nên lưu ý giữ im máy và hạn chế di chuyển để đối tượng chủ thể lấy nét không bị làm mờ trong quá trình chụp.  Phương hướng (Direction) Để có thể học được cách chụp ảnh nghệ thuật đẹp bạn cần phải xác định được phương hướng. Bởi điều này sẽ giúp bức ảnh của bạn trở nên có điểm nhấn hơn. Thông thường, não của chúng ta sẽ tiếp nhận thông tin từ trái qua phải, vì vậy khi chụp ảnh bạn nên đặt những chi tiết quan trọng ở phía bên trái của bức ảnh. Đồng thời, hãy áp dụng nguyên tắc ⅓ để có một bức ảnh thú vị và đẹp mắt nhất nhé. Bên cạnh phương hướng thì kỹ thuật sử dụng tiền cảnh, độ sâu, không gian âm, góc chụp,... cũng là điều bạn cần phải thật sự chú ý để giúp bức ảnh trở nên thú vị và sáng tạo hơn. Đổ bóng và phản chiếu (Shadows và reflections) Đổ bóng và phản chiếu là 2 kỹ thuật chỉnh sửa ảnh vô cùng quen thuộc mà bất cứ ai khi chỉnh ảnh cũng đều sử dụng để giúp bức ảnh có chiều sâu hơn. Sử dụng kỹ thuật đổ bóng và phản chiếu tức là bạn tạo ra một phiên bản nữa cho chủ thể chính trong ảnh, điều này sẽ làm bức ảnh trở nên ấn tượng, mới lạ, thu hút sự chú ý của người xem. Đổ bóng và phản chiếu giúp bức ảnh có chiều sâu Chú ý: Để có thể đổ bóng và phản chiếu ảnh một cách tốt nhất bạn nên chụp ảnh ở góc máy rộng. Đặc biệt khi chụp những bức ảnh về tự nhiên hoặc thiên nhiên, bạn nhất định phải kết hợp cùng con người để dễ dàng đổ bóng, tạo nên những thước hình đẹp nhất. Giờ vàng và giờ xanh (Golden hour và Blue hour) Khái niệm giờ vàng, giờ xanh với người học chụp ảnh thì chắc chắn sẽ biết nhưng với người không chuyên thì còn nhiều xa lạ. Giờ vàng là lúc mặt trời lặn gần nhất phía sát đường chân trời, lúc này đường chân trời sẽ xuất hiện một vùng sáng tương phản với các vùng tối còn lại. Giờ xanh là lúc mặt trời đã lặn và chuẩn bị mọc, lúc này bầu trời sẽ không tối hẳn mà vẫn còn một chút ánh sáng le lói, vùng trời khi đó sẽ là một màu xanh chủ đạo. Các bạn cần phải nắm chắc đặc điểm của giờ vàng và giờ xanh để có thể chớp được những khoảnh khắc ảnh đẹp. Học hỏi và sáng tạo Nắm được hết các mẹo chụp ảnh nghệ thuật trên thôi là chưa đủ mà bạn còn cần học hỏi và sáng tạo thêm. Nếu không học hỏi và sáng tạo, mãi áp dụng theo những cách thủ động thì nó sẽ bị hạn chế bởi không phải lúc nào ảnh cũng chụp và chỉnh sửa được theo công thức đó. Việc học hỏi và sáng tạo sẽ giúp bạn sáng tạo được những tấm ảnh chất lượng, bố cục cân đối, màu sắc hài hòa, phù hợp với mọi hoàn cảnh. Kết luận Trên đây là 18 mẹo chụp ảnh nghệ thuật bằng điện thoại hay, chất lượng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng với những mẹo nghệ thuật chụp ảnh hay này bạn đã có thể tự tay chụp được những bức hình ưng ý nhất cho mình. Còn nếu bạn muốn học sâu thêm về nhiếp ảnh, hãy tham khảo ngay lớp học chụp ảnh online của Unica. Bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn có thể vận dụng chụp ảnh đẹp ngay sau khi học xong. 
17/05/2019
8110 Lượt xem
Các chế độ chụp ảnh thường thấy trên máy ảnh và điện thoại không phải ai cũng biết
Các chế độ chụp ảnh thường thấy trên máy ảnh và điện thoại không phải ai cũng biết Trên cùng một không gian, cùng một cảnh vật, bạn chỉ cần thay đổi chế độ chụp ảnh một chút thôi thì hình ảnh chụp được đã có sự khác biệt không ít. Nếu bạn là người thường xuyên đi du lịch và thích ghi lại những khoảnh khắc đẹp thì bạn nên tìm hiểu các chế độ chụp trên máy ảnh và điện thoại để có thể chụp được những bức hình đẹp nhất nhé. Chế độ chụp ảnh của máy ảnh kỹ thuật số là gì? Chế độ chụp ảnh của máy ảnh kỹ thuật số được hiểu là các chương trình được cài đặt trên máy ảnh. Tùy theo từng chế độ cụ thể mà người dùng có thể tùy chỉnh các thông số trong tam giác phơi sáng gồm: ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập. Hoặc người dùng có thể ưu tiên khẩu độ, ưu tiên tốc độ màn trập, chế độ còn lại sẽ được điều chỉnh tự động. Chế độ chụp ảnh kỹ thuật số là chương trình được cài trên máy ảnh 6 chế độ chụp ảnh trong máy ảnh Trên các máy ảnh kỹ thuật số hiện đại có khá nhiều chế độ chụp ảnh khác nhau. Dưới đây là các chế độ trên máy ảnh phổ biến được chia sẻ trong học chụp ảnh online mà bạn cần ghi nhớ để quá trình tùy chỉnh máy ảnh được chủ động nhất.  Chế độ Program Chế độ Program được ký hiệu là chữ P. Khi bạn chụp ảnh ở chế độ này, ống kính máy ảnh sẽ căn cứ vào lượng ánh sáng để tự động điều chỉnh tốc độ màn trập và khẩu độ. Cụ thể như sau: Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng cao, máy ảnh sẽ điều chỉnh tăng khẩu độ và giữ tốc độ màn trập ở mức cao. Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp, máy ảnh sẽ điều chỉnh giảm khẩu độ và duy trì tốc độ màn trập ở mức vừa phải. Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, máy ảnh sẽ điều chỉnh khẩu độ ở mức tối đa để cân bằng lượng ánh sáng đi vào ống kính.  Ưu điểm của chế độ Program là giúp cân bằng lượng ánh sáng cần thiết khi bạn cần tốc độ chụp ảnh nhanh.  Chế độ ưu tiên tốc độ màn trập Chế độ ưu tiên tốc độ màn trập được ký hiệu là Tv hoặc S. Khi bạn sử dụng chế độ này, bạn có thể tùy chỉnh thông số tốc độ màn trập. Máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ theo lượng ánh sáng đi qua ống kính. Cụ thể hơn là: Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng cao, máy ảnh sẽ tự động tăng khẩu độ để hạn chế ánh sáng đi vào ống kính. Khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thấp, máy ảnh sẽ tự động giảm khẩu độ để tăng lượng ánh sáng đi vào ống kính. Ưu điểm của chế độ chụp ảnh ưu tiên tốc độ màn trập là giúp bạn ghi hình được đối tượng đang chuyển động nhanh. Hoặc tạo hiệu ứng "chuyển động mờ" cho đối tượng. Nhược điểm của chế độ này là dễ làm cho bức ảnh bị thiếu sáng hoặc thừa sáng. Chế độ ưu tiên tốc độ màn trập giúp ghi hình được chuyển động nhanh Chế độ ưu tiên khẩu độ Chế độ chụp ảnh ưu tiên khẩu độ ký hiệu là Av hoặc A. Khi bạn chụp ở chế độ này, bạn có thể tùy chỉnh cài đặt khẩu độ. Máy ảnh sẽ căn cứ theo lượng ánh sáng đi qua ống kính để tự động điều chỉnh tốc độ màn trập. Cụ thể như sau: Khi bạn chụp ở điều kiện ánh sáng cao, máy ảnh sẽ tự động tăng tốc độ màn trập để giảm lượng ánh sáng đi qua ống kính. Khi bạn chụp ở điều kiện ánh sáng thấp, máy ảnh sẽ tự động giảm tốc độ màn trập để tăng lượng ánh sáng đi qua ống kính. Ưu điểm của chế độ này là bạn có thể kiểm soát được độ sâu trường ảnh và ánh sáng thường ở mức cân bằng. Chế độ ưu tiên khẩu độ phù hợp dùng để ghi lại những hình ảnh sinh hoạt đời thường, ảnh chân dung, ảnh phong cảnh. Chế độ thủ công Chế độ chụp thủ công ký hiệu là M. Chế độ này cho phép bạn cài đặt cả 3 thông số gồm: ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ. Chế độ này thường được sử dụng để chụp ảnh trong những điều kiện ánh sáng khắc nghiệt. Hoặc khi bạn muốn chụp toàn cảnh hay khi bạn sử dụng thêm đèn flash. Hoặc chế độ này cũng được sử dụng khi bạn muốn tạo hiệu ứng đặc biệt cho ảnh. Ưu điểm của chế độ chụp thủ công là bạn có thể tùy chỉnh các thông số ánh sáng theo nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, đây là chế độ khó sử dụng nhất trong các chế độ chụp ảnh. Chế độ chụp thủ công giúp tùy chỉnh các thông số của ảnh theo nhu cầu Chế độ phim Chế độ phim chính là chế độ quay phim trên máy ảnh kỹ thuật số. Trước kia ở những máy ảnh cũ thường không có chế độ này hoặc nếu có thì chất lượng quay cũng kém. Ngày nay ở những máy ảnh kỹ thuật số hiện đại, cụ thể là máy ảnh thương hiệu Canon đều đã có chế độ quay phim. Một số máy ảnh cao cấp còn hỗ trợ quay phim chất lượng 4K giúp bạn lưua giữ được những khoảnh khắc đẹp một cách ấn tượng và rõ nét nhất. Chế độ bán tự động Chế độ chụp ảnh bán tự động được có tên là Program AE. Khi bạn sử dụng chế độ chụp ảnh này, máy ảnh sẽ tự động cài đặt khẩu độ, tốc độ màn trập. Tuy vậy, bạn có thể kiểm soát các chỉ số khác ví dụ như cân bằng trắng, nhiệt độ màu,... Chế độ bán tự động là chế độ giúp bạn chụp hình nhanh, bạn dễ dàng chụp được những khoảnh khắc bất ngờ mà vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh ở mức độ cao. Chế độ bán tự động giúp bạn chụp được những khoảnh khắc bất ngờ Thành thạo cách lựa chọn ống kính, phụ kiện nhiếp ảnh, góc chụp ảnh đẹp, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chụp ảnh bằng cách tham gia khóa học online qua video. Khoá học chụp ảnh cơ bản với dung đơn giản từ lý thuyết đến thực hành, đảm bảo phù hợp cho tất cả mọi người yêu thích nhiếp ảnh. [course_id:285,theme:course] [course_id:2205,theme:course] [course_id:457,theme:course] Tổng hợp các chế độ chụp ảnh trên điện thoại Trong một vài năm vừa qua các hãng smartphone đã không ngừng chạy đua công nghệ nhằm thu hẹp khoảng khác giữa camera smartphone và máy ảnh kỹ thuật số. Nếu bạn biết sử dụng chế độ chụp trên điện thoại, chất lượng ảnh bạn chụp sẽ không hề thua kém chất lượng ảnh từ máy ảnh đâu nhé. Sau đây là tổng hợp một số nguyên tắc khi tự học chụp ảnh trên điện thoại bạn cần ghi nhớ. Chế độ chụp đêm (Night Mode) Night Mode là chế độ chụp đêm, cho phép người dùng chụp ảnh vào ban đêm mà vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh tốt nhất. Khi sử dụng chế độ chụp đêm bạn cần lưu ý một vài những vấn đề sau: Bạn chỉ nên chụp những hình ảnh tĩnh để đảm bảo chất lượng hình ảnh ở mức tốt nhất. Chế độ chụp đêm cần thời gian để xử lý trong điều kiện thiếu sáng. Thời gian cần thiết để camera làm việc có thể từ 1-10 giây. Do vậy, khi chụp bạn cần giữ ổn định camera cho đến khi smartphone đã lấy được hình ảnh sắc nét nhất. Nếu tay hay bị rung bạn nên sắm cho mình một chân giữ điện thoại. Chế độ chụp chân dung (Portrait Mode) Khi mở camera điện thoại lên, bạn sẽ được gợi ý lựa chọn chế độ ảnh chân dung. Khi bạn chọn chế độ này, các camera trong smartphone sẽ làm nhiệm vụ nhận biết độ nét tập trung chủ thể ở đâu và làm mờ hậu cảnh. Tiếp theo, thuật toán AI sẽ tự tính toán để làm nổi bật chủ thể, chân dung chủ thể.  Chế độ chụp ảnh chân dung được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu selfie của người dùng và giúp chụp ảnh đẹp nét như trên máy tính. Với chế độ này, bạn tha hồ ghi lại những khoảnh khắc đẹp của tuổi thanh xuân. Chế độ chụp chân dung lấy nét chủ thể làm mờ hậu cảnh Chế độ chụp đơn sắc (Monochrome Mode) Chế độ chụp đơn sắc chính là chế độ chụp ảnh trắng đen. Chế độ này rất thích hợp với những người yêu thích phong cách vintage, những người muốn ghi lại dấu ấn thời gian theo phong cách hoài niệm.  Chế độ chụp ảnh đơn sắc thường được sử dụng nhiều trong nghệ thuật nhiếp ảnh đường phố, chân dung, kiến trúc. Khi chọn chế độ chụp ảnh đơn sắc, bạn nên chú ý đến việc sắp xếp bố cục, chọn hướng ánh sáng để cho bức ảnh thêm nổi bật nhé. Chế độ chụp Macro Chụp Macro là chế độ chụp ảnh cho phép bạn ghi lại những góc ảnh cực kỳ mới lạ từ những đối tượng quen thuộc như: giọt sương, hoa, lá, những tia sáng, ong, bướm,... Chế độ Macro cho phép bạn khám phá thế giới tí hon mà mọi người ít thấy bằng mắt thường nhờ chế độ phóng to hình ảnh. Chế độ chụp này yêu cầu camera của điện thoại phải có độ phân giải tốt và thường được được phân bổ ở các dòng điện thoại cao cấp, cận cao cấp.  Chụp phơi sáng Chụp phơi sáng là chế độ chụp ảnh giúp cho những bức ảnh thiếu sáng trở nên sáng và chất lượng hơn. Hình ảnh chụp ở chế độ phơi sáng trở nên mịn hơn và hạn chế bị nhiễu hạt. Chế độ chụp phơi sáng sẽ không cần dùng đèn flash để tăng cường ánh sáng. Bạn có thể sử dụng chế độ chụp ảnh phơi sáng để ghi lại những chuyển động trong bóng tối như pháo hoa, xe ô tô, sao băng,... Hoặc bạn có thể chụp bầu trời hoàng hôn hay khi bình minh vừa ló dạng. Bạn cũng có thể sử dụng chế độ chụp phơi sáng vào ban ngày để chụp mặt hồ, thác nước,...  >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách lấy ánh sáng khi chụp ảnh cho người mới bắt đầu Chụp phơi sáng giúp ảnh thiếu sáng trở nên đẹp hơn Chế độ chụp ảnh HDR Đặc điểm nổi bật của chế độ chụp HDR là giúp bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, thừa sáng mà vẫn ghi lại được nhiều chi tiết ảnh nhất. Cụ thể hơn, bạn có thể chụp ảnh trong điều kiện ngược sáng, có nhiều ánh sáng phức tạp,... mà trông vẫn đẹp và nét. Nhờ có chế độ chụp HDR mà bạn sẽ giảm bớt được việc chỉnh sửa ảnh sau khi chụp, vô cùng tuyệt vời phải không nào.  Chế độ chụp chuyên nghiệp Đây là một trong các chế độ chụp ảnh yêu thích của những người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh bằng smartphone. Ở chế độ chụp này, bạn có thể kiểm soát hầu hết các thông số liên quan đến hình ảnh như: ISO, thời gian phơi sáng, tốc độ màn trập, cân bằng trắng, chế độ lấy nét,... Từ đây, bạn có thể sáng tạo nên những bức ảnh sáng hơn hoặc tối hơn so với điều kiện môi trường gốc.  Việc tùy chỉnh từng thông số theo ý thích sẽ giúp bạn sở hữu những bức ảnh ưng ý nhất. Tuy nhiên, chế độ này chỉ phù hợp với những người có khả năng cảm nhận nghệ thuật cao và am hiểu các thông số chỉnh ảnh. Nếu bạn chưa có tí kỹ năng gì, hãy để tự động để bức ảnh trông hài hoà và cân đối nhất nhé. Kết luận  Hy vọng với những chia sẻ về các chế độ chụp ảnh trên cả máy ảnh và điện thoại trên sẽ giúp bạn chụp ảnh nhanh - rõ - đẹp hơn. Nếu bạn muốn sử dụng thành thạo các chế độ chụp khó hơn bạn hãy kiên nhẫn luyện tập. Việc thường xuyên chụp ảnh ở nhiều điều kiện sáng khác nhau sẽ giúp bạn quen dần với việc phán đoán điều kiện ánh sáng và chế độ chụp. Chúc bạn thành công.
17/05/2019
5485 Lượt xem
Hướng dẫn cách làm video trên điện thoại cực đơn giản
Hướng dẫn cách làm video trên điện thoại cực đơn giản Bạn là một người thích làm video để ghi lại những khoảnh khắc và dấu ấn đẹp trong cuộc đời? Vậy, bạn đã tìm cho mình được phần mềm làm video ưng ý hay chưa? Hôm nay, Unica sẽ giới thiệu đến các bạn một ứng dụng hỗ trợ làm video trên điện thoại cực kỳ chuyên nghiệp. Với những phần mềm này, cách làm video trên điện thoại của bạn sẽ đơn giản hơn bao giờ hết.  Ưu điểm làm video bán hàng bằng điện thoại Để người tiêu dùng biết tới sản phẩm của mình nhiều hơn, bạn cần thực hiện PR, Marketing. Một trong những cách quảng cáo sản phẩm đơn giản nhất đó là quay video. Bạn có thể thực hiện việc này bằng điện thoại hoặc máy ảnh. Nhưng tiện lợi nhất vẫn là dùng điện thoại, thiết bị này có kích thước nhỏ nên cực kỳ dễ sử dụng. Các phần mềm hỗ trợ làm video trên điện thoại cũng rất đa dạng, chỉ với một vài thao tác đơn giản là bạn đã có cho riêng mình đoạn video quay sản phẩm đẹp và ấn tượng. Còn rất nhiều ưu điểm khi làm video bằng điện thoại nữa mà chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần dưới đây: Nhỏ - gọn - dễ sử dụng Khi sử dụng điện thoại làm video bán hàng chính là nhỏ gọn - tiện lợi. Kích thước điện thoại nhỏ nên bạn có thể dễ dàng mang theo, mọi lúc mọi nơi nên khi bạn cần có thể ghi lại những khoảnh khắc quan trọng và biên tập, sản xuất chúng ngay lập tức.  Mẫu mã điện thoại hiện nay cực kỳ đa dạng, giá thành sản phẩm cũng rất đa dạng từ vài triệu tới hàng trăm triệu, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng. Bởi vậy, việc sở hữu một smart phone ngày nay đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Với một chiếc điện thoại thông minh được tích hợp đa tính năng, bạn có thể dễ dàng sử dụng và quay cũng như chụp ảnh bất cứ lúc nào.  Dựng video trên điện thoại sẽ tiện lợi hơn Tiết kiệm nhiều lần so với máy quay chuyên dụng Điện thoại thông minh hiện nay được tích hợp rất nhiều tính năng quay phim chụp ảnh, ngoài ra, các nhà phát hành còn đem tới nhiều ứng dụng hỗ trợ quay video mà không mất phí. Với những ứng dụng này, bạn đã có thể thoải mái quay phim, chụp ảnh để tạo ra những đoạn video siêu đẹp và chất lượng. Với những bạn cần dựng video chuyên nghiệp hơn thì nên sắm cho mình một vài phụ kiện khác hoặc sử dụng máy quay chuyên nghiệp cấu hình khủng.  Tác nghiệp trong điều kiện nhạy cảm Nhiều lúc bạn muốn quay phim hay chụp ảnh một cách bí mật thì chắc chắn không ai dại gì vác cả một chiếc camera to đùng theo mình. Nếu khéo léo và biết sử dụng một số mẹo như tắt âm thanh khi quay phim, chụp ảnh, quay phim ngay cả khi không cần mở màn hình,… chắc chắn chiếc điện thoại thông minh sẽ hữu ích cho bạn. Với thiết kế nhỏ gọn, tính năng đa dạng, không gây ra tiếng động thì bạn hoàn toàn có thể dùng smart phone để tác nghiệp trong những hoàn cảnh nhạy cảm. Điện thoại dễ tác nghiệp trong điều kiện nhạy cảm Cách làm video trên điện thoại cực đơn giản với 13 phần mềm thông dụng Cách làm video trên điện thoại sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn sử dụng các phần mềm như là Vivavideo, VideoShow, KineMaster, Adobe Premiere Clip, Filmora Go, iMovie, Wevideo,... Đây đều là những phần mềm thông dụng được các chuyên gia giới thiệu trong các khoá học dựng video. Mỗi phần mềm sẽ có những ưu điểm như sau: Phần mềm Vivavideo Phần mềm làm video Vivavideo dành cho cả hai nền tảng là iOS và Android. Vivavideo hỗ trợ người dùng tạo ra những Video HD chất lượng với hàng trăm tính năng và bộ lọc đẹp mắt. Ưu điểm nổi bật của ứng dụng này giao diện đơn giản, phù hợp với những người mới bắt đầu làm Video. Tùy vào phiên bản của ứng dụng, Vivavideo có thể đi kèm với các tính năng cao cấp như hỗ trợ độ phân giải cao, các hiệu ứng đặc biệt và bộ lọc thú vị. Để tận hưởng những tính năng này, người dùng có thể cân nhắc nâng cấp lên phiên bản trả phí của ứng dụng. Phần mềm VivaVideo Phần mềm VideoShow VideoShow là một trong những phần mềm làm Video dành cho điện thoại hoàn toàn miễn phí nên được nhiều người tin dùng và sử dụng để tạo ra những Video hấp dẫn. VideoShow hỗ trợ người dùng tạo video từ ảnh trên điện thoại một cách dễ dàng, bạn chỉ cần chọn những bức ảnh trong thư viện mà mình muốn sử dụng để tạo video. Phần mềm được tích hợp sẵn bộ công cụ chỉnh sửa video như độ ẩm, tương phản, chèn chữ, các bộ lọc, thiết lập thời gian, điều chỉnh ánh sáng,… nên bạn dễ dàng tạo video của riêng mình để lưu giữ kỷ niệm hay chia sẻ với bạn bè. Bạn có thể thỏa mái chỉnh sửa video của mình với hơn 30 bộ lọc màu và hơn 50 chủ đề nền video đa dạng và sẵn có. Tùy vào sự sáng tạo cá nhân, bạn có thể chọn sáng tạo ra những video chất lượng, mang đậm chất riêng của mình.  Phần mềm Video Show Khi sử dụng VideoShow, bạn có thể biên tập, ghép nối nhiều video thành một video dài không giới hạn dung lượng mà không ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh của video. Kho nhạc của VideoShow cực kỳ phong phú, bạn có thể chèn nhạc trên thiết bị hoặc sử dụng nhạc trong bộ sưu tập của ứng dụng. Đặc biệt, VideoShow cho phép người dùng lồng tiếng video và sử dụng hiệu ứng giọng nói hoặc âm thanh của riêng bạn để làm cho video hấp dẫn hơn. Muốn điều chỉnh tốc độ của video, bạn chỉ cần điều chỉnh thanh gạt sang phải hoặc trái để tăng giảm tốc độ. Với VideoShow, bạn cũng có thể chèn văn bản vào video với các kiểu văn bản, phông chữ, màu sắc và hiệu ứng chữ khác nhau.  Bạn dễ dàng lưu video của mình về điện thoại với hình ảnh chất lượng cao sau khi tạo và biên tập, chỉnh sửa video của mình xong. Sau khi xuất video, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ video của mình đến bạn bè và người thân thông qua các trang mạng xã hội. Phần mềm KineMaster KineMaster dành cho nền tảng iOS 11.4 trở lên hoặc Android 5.0 trở lên. Đối với iOS, ổ nhớ của máy cần lên tới 134MB, còn Android thì máy cần ổ nhớ chỉ cần 75MB. Cách tạo dựng video với KineMaster sẽ trở nên cực kỳ đơn giản vì những tính năng nổi bật nhất của phần mềm này là: Hỗ trợ xuất video chất lượng cao lên đến 4k 30fps. Hỗ trợ lồng tiếng, nhạc nền và hiệu ứng âm thanh vào video nhờ công cụ Equalizer. Đầy đủ các tính năng chỉnh sửa như cắt, ghép, thêm hiệu ứng âm thanh, nhạc vào video nên giúp cách làm video trên điện thoại trở nên đơn giản hơn. KineMaster được trang bị nhiều bộ lọc màu, đa dạng tuỳ chỉnh chuyên nghiệp. Phần mềm KineMaster Phần mềm Adobe Premiere Clip Phần mềm tạo video trên điện thoại Adobe Premiere Clip mang tới một giao diện người dùng trực quan và dễ sử dụng, giúp người dùng nhanh chóng làm quen và tận dụng các tính năng một cách hiệu quả. Ưu điểm khác của Premiere Clip là khả năng đồng bộ hóa dữ liệu trên các nền tảng khác nhau. Bạn có thể bắt đầu chỉnh sửa video trên điện thoại di động và sau đó tiếp tục làm việc trên máy tính để bàn thông qua phiên bản Adobe Premiere trên PC hoặc Mac. Adobe Premiere Clip tích hợp chặt chẽ với Adobe Creative Cloud, cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ dễ dàng các dự án của mình trên các nền tảng khác nhau. Mặt khác, phần mềm này cung cấp một loạt hiệu ứng và bộ lọc chất lượng cao để tùy chỉnh video một cách chuyên nghiệp và tạo ra hiệu ứng độc đáo. Premiere Clip cho phép người dùng cắt ghép và sắp xếp các phân đoạn video một cách dễ dàng, giúp tạo nên những câu chuyện hấp dẫn. Ngoài việc chỉnh sửa video, Adobe Premiere Clip cũng cung cấp các công cụ chỉnh sửa âm thanh mạnh mẽ, giúp người dùng cải thiện chất lượng âm thanh của video. Tóm lại, Adobe Premiere Clip là một phần mềm đáng tin cậy để chỉnh sửa video trên điện thoại di động và tích hợp nền tảng. Với các tính năng chất lượng cao và tích hợp với Adobe Creative Cloud, nó là một lựa chọn tuyệt vời cho những người yêu thích chỉnh sửa video chuyên nghiệp trên thiết bị di động. Phần mềm Adobe Premiere Clip Phần mềm Filmora Go Filmora Go là một ứng dụng chỉnh sửa Video phổ biến. Tính năng nổi bật của phần mềm này là tạo Video bằng âm nhạc và hiệu ứng. Ngoài ra, nó còn giúp bạn có thể dễ dàng chia sẻ với bạn bè trên mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram, WhatsApp. Khi sử dụng ứng dụng này, bạn có thể chọn nhiều chủ đề cho Video cùng một lúc, đồng thời thực hiện cách dựng video trên điện thoại một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, bạn còn có thể ghi lại giọng nói của mình để làm các Video hát nhép hoặc lồng tiếng thú vị. Với kho hiệu ứng, hình ảnh phong phú, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh và cân bằng âm thanh, giọng nói. Phần mềm FilmoraGo Thành thạo phần mềm Adobe After Effect bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn nắm vững kiến thức tổng quan, làm quen với After Effect. Đồng thời nắm được các hiệu ứng, công cụ và chức năng để từ đó tự tay dựng phim hoàn hảo. [course_id:455,theme:course] [course_id:713,theme:course] [course_id:804,theme:course] Phần mềm làm Video trên điện thoại iMovie iMovie là một ứng dụng phần mềm làm video chất lượng cao được phát triển bởi Apple cho điện thoại di động iPhone và iPad. Đây là một trong những ứng dụng phổ biến và mạnh mẽ cho việc chỉnh sửa video trực tiếp trên các thiết bị di động của Apple. Cách làm video từ ảnh trên điện thoại sẽ trở nên đơn giản hơn vì những ưu điểm nổi bật mà iMovie mang tới như là: Giao diện thân thiện: iMovie có giao diện người dùng trực quan, dễ sử dụng, giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận các tính năng chỉnh sửa và tạo video một cách hiệu quả. Cắt ghép và sắp xếp dễ dàng: Ứng dụng cho phép người dùng cắt ghép và sắp xếp các phân đoạn video một cách thuận tiện, giúp tạo ra câu chuyện liền mạch và hấp dẫn. Chỉnh sửa âm thanh: iMovie cung cấp các công cụ chỉnh sửa âm thanh mạnh mẽ, cho phép người dùng thêm nhạc nền, hiệu ứng âm thanh và điều chỉnh âm lượng một cách chuyên nghiệp. Hiệu ứng và bộ lọc: Ứng dụng này đi kèm với nhiều hiệu ứng và bộ lọc sẵn có để làm cho video trở nên thú vị và đẹp mắt. Tích hợp với iCloud: iMovie tích hợp với iCloud, cho phép người dùng lưu trữ dự án video trên đám mây và truy cập từ nhiều thiết bị khác nhau. Chia sẻ dễ dàng: Sau khi chỉnh sửa hoàn tất, người dùng có thể dễ dàng chia sẻ video trên các mạng xã hội phổ biến hoặc lưu trữ trên ảnh chụp (Camera Roll) của thiết bị. iMovie là một ứng dụng phần mềm làm video chất lượng cao Phần mềm Wevideo Wevideo dành cho nền tảng Android 6.0 trở lên và iOS 10.0 trở lên. Với Android, bộ nhớ của máy cần 29MB, còn iOS bộ nhớ của máy phải lên tới 62.9MB mới có thể tải phần mềm này. Các tính năng nổi bật của Wevideo có thể kể tới là: Cho phép bạn ghép 2 hoặc nhiều video với nhau một cách nhanh chóng Cắt video, sắp xếp thứ tự video để phù hợp với ý định làm video của mình Cung cấp các công cụ tùy chỉnh để người dùng đặt tên video, thêm mô tả một cách dễ dàng với tính năng tùy chọn font chữ, cỡ chữ, vị trí, màu sắc, độ mờ nhạt,... Cho phép bạn lồng tiếng trực tiếp vào video của mình Kho nhạc đa dạng thể loại từ không lời đến nhạc sôi động, nhạc buồn,... Người dùng cũng có thể lựa chọn bài hát từ kho nhạc trong điện thoại di động của mình. Wevideo dành cho nền tảng Android 6.0 trở lên và iOS 10.0 trở lên Phần mềm làm Video trên điện thoại Splice  Phần mềm Splice sở hữu giao diện dễ sử dụng, thân thiện và trực quan do vậy nên người dùng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng các tính năng chỉnh sửa một cách nhanh chóng. Ứng dụng cho phép người dùng cắt ghép và sắp xếp các đoạn video một cách dễ dàng, giúp tạo ra câu chuyện trọn vẹn và hấp dẫn. Splice cung cấp nhiều tùy chọn chỉnh sửa âm thanh, cho phép người dùng thêm nhạc nền, hiệu ứng âm thanh và điều chỉnh âm lượng theo ý muốn. Bên cạnh đó, Splice đi kèm với nhiều hiệu ứng và bộ lọc chất lượng cao để làm cho video trở nên sinh động và đẹp mắt. Người dùng có thể dễ dàng nhập âm nhạc và âm thanh từ thư viện của họ để sử dụng trong video. Sau khi chỉnh sửa hoàn tất, bạn có thể dễ dàng chia sẻ video trên các mạng xã hội phổ biến hoặc lưu trữ trên thiết bị di động của mình. Tóm lại, Splice là một phần mềm tuyệt vời để tạo và chỉnh sửa video chuyên nghiệp trên điện thoại di động. Với giao diện thân thiện và các tính năng mạnh mẽ, đây là một công cụ hữu ích cho những người muốn tạo ra những video chất lượng cao và ấn tượng. Phần mềm Splice Phần mềm Inshot  Nếu bạn đang học cách làm video, đừng bỏ qua InShot. Đây là một ứng dụng chỉnh sửa video và chỉnh sửa ảnh phổ biến trên điện thoại di động vì nó cung cấp nhiều công cụ chỉnh sửa chuyên nghiệp cho video, bao gồm cắt ghép, cắt video, thêm hiệu ứng chuyển cảnh, điều chỉnh tốc độ video, và nhiều tính năng khác. Ứng dụng này cũng hỗ trợ chỉnh sửa ảnh với các tính năng như cắt, xoay, điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và các bộ lọc ảnh. InShot cung cấp nhiều hiệu ứng và bộ lọc đẹp mắt để làm cho video thêm sinh động. Người dùng cũng có thể thêm nhạc nền từ thư viện âm nhạc có sẵn trong thiết bị hoặc ghi âm trực tiếp vào video. Với giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, người dùng có thể tạo nhanh chóng những video độc đáo chỉ với vài bước đơn giản. InShot cũng cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ video chỉnh sửa hoàn tất trên các mạng xã hội phổ biến như Instagram, TikTok, Facebook và nhiều nền tảng khác. Tạo video trên điện thoại nhanh chóng Phần mềm làm Video trên điện thoại Quik  Cách làm video trên điện thoại bằng Quik vô cùng dễ dàng vì phần mềm này có tính năng tạo video tự động. Bạn chỉ cần chọn ảnh và video từ thư viện của mình, sau đó ứng dụng sẽ tự động tạo video với các hiệu ứng, chuyển cảnh và nhạc nền phù hợp. Ngoài việc tạo video tự động, người dùng cũng có thể tự chỉnh sửa video theo ý muốn với các công cụ chỉnh sửa chuyên nghiệp như cắt ghép, điều chỉnh tốc độ, xoay và nhiều tính năng khác. Ứng dụng cung cấp nhiều mẫu chỉnh sửa sẵn có với các hiệu ứng và chuyển cảnh độc đáo, giúp người dùng tạo video độc đáo và chất lượng cao chỉ trong vài thao tác đơn giản. Nếu bạn muốn thêm nhạc vào video thì có thể lấy từ thư viện hoặc sử dụng âm nhạc miễn phí có sẵn trong Quik. Phần mềm này cung cấp nhiều hiệu ứng và bộ lọc độc đáo để làm cho video trở nên sinh động và thú vị. Cách làm video trên điện thoại bằng Quik đơn giản Adobe Premiere Rush  Adobe Premiere Rush dành cho nền tảng iOS 12.0 trở lên hoặc Android (tùy điện thoại). Với iOS, bộ nhớ của máy cần khoảng 449.5 MB, còn với Android thì bộ nhớ của máy chỉ cần 153 MB là đã có thể tải ứng dụng.  App quay video đẹp bằng iPhone này cho phép bạn làm clip trên điện thoại với hình ảnh chất lượng cao. Adobe Premiere Rush có bộ công cụ chỉnh sửa video mạnh mẽ, chuyên nghiệp như cắt, ghép, hiệu ứng âm thanh và màu sắc, thêm chữ,… cho phép bạn tùy chỉnh video theo ý muốn một cách dễ dàng để có video hoàn hảo nhất. Một điểm nổi bật nhất của ứng dụng phần mềm này đó là cung cấp hơn 100 mẫu đồ họa chuyên nghiệp. Nhờ đó, người dùng có thể thoải mái lựa chọn các mẫu thiết kế video chuyên nghiệp mà không lo hình ảnh trong video của mình sẽ bị chèn các logo hoặc watermark. Khác với các phần mềm khác, Adobe Premiere Rush tích hợp sẵn trí thông minh nhân tạo Adobe Sensei hỗ trợ bạn cân bằng âm thanh và tự động tắt tiếng trong video. Adobe Premiere Rush cho phép chèn nhạc vào video một cách dễ dàng với hơn 30 bản nhạc miễn phí có bản quyền. Một tính năng khác của Adobe Premiere Rush là được đồng bộ với bộ lưu trữ đám mây nên bạn hãy đăng ký tài khoản Adobe ID sử dụng tính năng Adobe Cloud và lưu trữ các sản phẩm của mình lên đám mây. Nhờ đó, bạn có thể truy cập những video này ở bất kỳ thiết bị nào của bạn một cách dễ dàng. Bạn có thể chỉnh sửa và thay đổi kích thước video phù hợp với các trang mạng xã hội bạn muốn chia sẻ video. Bạn chỉ cần chọn tỷ lệ khung hình, Adobe Premiere Rush sẽ tự động thu nhỏ, phóng to kích thước video theo ý muốn của mình một cách nhanh chóng. Adobe Premiere Rush dành cho nền tảng iOS 12.0 trở lên hoặc Android (tùy điện thoại) Phần mềm Androvid  Nếu bạn đang sử dụng điện thoại Android 5.0 trở lên thì có thể cân nhắc sử dụng ứng dụng Androvid. Phần mềm này yêu cầu bộ nhớ của điện thoại tối thiểu là 44MB. Những tính năng nổi bật của Androvid có thể kể tới đó là: Chỉnh sửa ảnh nhanh chóng với các bộ lọc hình ảnh, chèn văn bản, thêm nhãn dán, thay đổi kích thước ảnh,... Chỉnh sửa video bằng bộ lọc màu cực đẹp như Vignette, Grey, Blur, Vintage, Sepia,... Bạn cũng có thể pha trộn màu tùy ý theo sở thích của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các tính năng như xoay, lật video, chỉnh độ sáng, tương phản, nhiệt độ, ghép nhạc, thay đổi tốc độ cho video và nhiều những tính năng đặc biệt khác nữa. Chỉnh sửa tỉ lệ ảnh/video phù hợp với Instagram, YouTube và Tik Tok,... Cho phép ghép tối đa 9 ảnh trong một lần ghép. Phần mềm Androvid cho phép làm video nhanh chóng, siêu đơn giản Phần mềm Funimate Video Editor Funimate Video Editor sở hữu kho hiệu ứng phong phú, các hiệu ứng chuyển động, bộ lọc màu sẽ giúp bạn có được đoạn video ấn tượng. Ngoài ra, bạn còn có thể tạo video ngắn lặp đi lặp lại đang rất "Hot" hiện nay khi sử dụng Funimate Video Editor.  Để tăng thêm sự hấp dẫn cho video, bạn có thể chèn nhạc từ kho nhạc sẵn có trong điện thoại hoặc dùng nhạc từ kho ứng dụng của app.  Ngoài việc tạo hiệu ứng, thêm nhạc, bạn còn có thể cắt, xoay, ghép video của mình theo ý muốn với bộ công cụ chỉnh sửa đầy đủ. App tạo video này còn trang bị các nhãn dán mới lạ, biểu tượng cảm xúc ngộ nghĩnh, thậm chí bạn còn có thể chèn văn bản vào video. Khi chỉnh sửa video hoàn tất, bạn có thể tải video về điện thoại để lưu lại hoặc chia sẻ qua các trang mạng xã hội khác, gửi cho bạn bè và người thân cùng xem. Funimate Video Editor sở hữu kho hiệu ứng phong phú Kết luận Như vậy, chỉ với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết cách làm video trên điện thoại với sự hỗ trợ của các phần mềm chưa? Nếu bạn là người có niềm đam mê làm video thì tại sao bạn không tận dụng thế mạnh này để sản xuất video kiếm thêm thu nhập của mình. Để tạo nên những thước phim ấn tượng, chất lượng cao và chuyên nghiệp, việc bắt đầu học làm quen với các phần mềm tạo video đang được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay như học Blender, học AI,... giúp bạn dựng video 3D chất lượng. Hoặc bạn tham khảo thêm những khoá học dựng video trên Unica để có được những kiến thức hữu ích nhất cho mình về các kỹ năng thiết kế.
17/05/2019
12601 Lượt xem
Tổng hợp kiến thức cần biết khi học chụp ảnh cơ bản
Tổng hợp kiến thức cần biết khi học chụp ảnh cơ bản Bạn là người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh và muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Bạn muốn học những kiến thức, những thuật ngữ cơ bản trong ngành nhiếp ảnh. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những kiến thức hướng dẫn chụp ảnh cơ bản cho người bắt đầu, hãy cùng khám phá nhé. Tổng quan những điều cần biết khi học chụp ảnh Phần lớn mọi người đều nghĩ, để trở thành thợ chụp ảnh, nhiếp ảnh gia chỉ cần có tố chất, năng khiếu nghệ thuật. Thực tế thì nếu bạn muốn thành công trên con đường trở thành nhiếp ảnh gia, bạn cũng cần phải học. Học những kiến thức chụp ảnh cơ bản. Từ nền tảng đó kết hợp với trí sáng tạo và khả năng cảm thụ nghệ thuật, bạn mới có thể tỏa sáng. Nhiếp ảnh là gì? Nhiếp ảnh là hành động ghi lại hình ảnh cảnh sắc, con người mà chúng ta bắt gặp bằng thiết bị chuyên dụng. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta có thể tiến hành hoạt động nhiếp ảnh từ điện thoại, iPad, iPod, máy chụp ảnh chuyên dụng,... Các tác phẩm nhiếp ảnh có thể được chia sẻ dưới dạng hình ảnh giấy, hình ảnh kỹ thuật số.  Do nhu cầu của xã hội, nhiếp ảnh không chỉ là một lĩnh vực nghệ thuật phục vụ đam mê của cá nhân. Mà nhiếp ảnh còn được phát triển thành nghề photographer (nhiếp ảnh gia) để phục vụ nhu cầu cộng đồng.   Mỗi dòng máy sẽ mang một phong cách chụp ảnh khác nhau Lợi ích của nhiếp ảnh mang đến cho chúng ta Lợi ích đầu tiên và thiết thực nhất của chụp ảnh cơ bản là giúp chúng ta ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời sống. Tiếp theo nhờ có nhiếp ảnh mà cuộc sống trở nên vui vẻ, lạc quan và giảm stress hiệu quả hơn. Đó chính là lý do vì sao nhiếp ảnh thường là một nghề tay trái hoặc là sở thích, là đam mê của nhiều người. Bên cạnh đó, nhiếp ảnh còn mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích khác như: Mang đến cho chúng ta cơ hội tận hưởng những điều thú vị, mới lạ trong cuộc sống hàng ngày và trong tự nhiên.  Giúp bạn mở rộng kết nối với mọi người. Từ hành trình khám phá cái đẹp, bạn sẽ đi đến nhiều nơi, làm quen với nhiều người, tiếp thu nhiều điều mới lạ trong văn hóa vùng miền nơi bạn đặt chân đến. Đồng thời, hầu hết các nhiếp ảnh gia đều có xu hướng tham gia các câu lạc bộ nhiếp ảnh để kết giao và học hỏi kinh nghiệm.  Nhiếp ảnh giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp, nhờ nhiếp ảnh bạn có thể kiếm thêm thu nhập. Mang đến cho bạn những giải thưởng danh giá khi bạn có tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc. Giúp bạn quảng bá nét đẹp văn hóa, quảng bá du lịch, quảng bá đặc sản vùng miền. Thông qua nhiếp ảnh, người thợ chụp ảnh sẽ giúp bạn lưu trữ lại những khoảnh khắc đẹp, những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời. Những phong cách chụp ảnh hiện nay được nhiều người ưa thích đso là chụp ảnh vintage, chụp ảnh trong studio, chụp ảnh theo concept nàng thơ, chụp ảnh cùng hoa cỏ,... Chụp ảnh giúp chúng ta ghi lại được những khoảnh khắc đẹp Cầm máy thế nào cho đúng Để sáng tạo nên bức ảnh đẹp, chất lượng hình ảnh sắc nét. Bạn cần phải biết căn góc chụp, tạo tỉ lệ ánh sáng phù hợp. Quan trọng hơn cả là bạn phải cầm máy ảnh đúng kỹ thuật. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sự cố hình ảnh do rung lắc, làm cho ảnh bị mờ hoặc lấy nét không chuẩn. Dưới đây là cách cầm máy chụp ảnh cơ bản chuẩn được chia sẻ từ các bậc thầy nhiếp ảnh: Khi cầm máy ảnh, tay trái sẽ làm nhiệm vụ nâng đỡ máy ảnh. Cụ thể hơn là bạn đưa tay trái ôm sát ống kính, lòng bàn tay hướng lên trên. Lúc này ngón cái sẽ đặt ở bên trái ống kính, 4 ngón tay còn lại sẽ ôm sát ống kính.  Tay phải khi tham gia hoạt động nhiếp ảnh sẽ làm nhiệm vụ chính là giữ đuôi máy và thao tác nhấn chụp. Cụ thể hơn, ngón cái sẽ được đặt sau máy ảnh để thực hiện lệnh chụp hình. Ngón trỏ sẽ được đạt lên cạnh trên của màn trập. 3 ngón tay còn lại sẽ bám vào thân trước của máy ảnh để tạo lực bám trụ cho ngón cái và ngón trỏ làm việc. Khi ngắm chụp, bạn hãy để chân mày mắt ngắm (mắt thuận của bạn) tì vào đệm cao su của máy. Điều này sẽ giúp giữ máy ổn định, chống rộng. Mắt còn lại thì nheo lại để tập trung tầm nhìn cho mắt ngắm. Tư thế cầm máy ảnh đúng cách giúp chụp ảnh đẹp Các thể loại nhiếp ảnh Không ít người đã choáng ngợp trước sự phân loại thể loại nhiếp ảnh. Dưới đây là một số thể loại nhiếp ảnh mà chúng tôi tìm hiểu được: Nhiếp ảnh kiến trúc Nhiếp ảnh thiên văn Nhiếp ảnh đen trắng Nhiếp ảnh trẻ sơ sinh Nhiếp ảnh trừu tượng Nhiếp ảnh thương mại Nhiếp ảnh sự kiện Nhiếp ảnh sự kiện Nhiếp ảnh thời trang. Nhiếp ảnh phong cảnh. Nhiếp ảnh tài liệu: Nhiếp ảnh hòa nhạc. Nhiếp ảnh Macro Nhiếp ảnh Boudoir  Nhiếp ảnh phơi sáng kép Nhiếp ảnh ẩm thực, nhà hàng. Nhiếp ảnh chân dung. Nhiếp ảnh bất động sản. Nhiếp ảnh nội thất. Nhiếp ảnh thể thao. Nhiếp ảnh ảnh vật. Báo ảnh: Nhiếp ảnh gia ghi lại các hình ảnh sự kiện phục vụ cho các bài báo trên các phương tiện truyền thông báo chí Nhiếp ảnh báo chí giúp ghi lại các hình ảnh sự kiện Nhiếp ảnh du lịch. Nhiếp ảnh dưới nước. Nhiếp ảnh trên không.  Nhiếp ảnh đường phố. Nhiếp ảnh cưới. Nhiếp ảnh động vật hoang dã. Nhiếp ảnh thú cưng. Nhiếp ảnh gia đình. Nhiếp ảnh light painting Nhiếp ảnh Light Painting giúp bức ảnh thêm độc đáo Thành thạo cách lựa chọn ống kính, phụ kiện nhiếp ảnh, góc chụp ảnh đẹp, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chụp ảnh bằng cách tham gia khóa học online qua video. Khoá học chụp ảnh cơ bản với dung đơn giản từ lý thuyết đến thực hành, đảm bảo phù hợp cho tất cả mọi người yêu thích nhiếp ảnh. [course_id:285,theme:course] [course_id:2205,theme:course] [course_id:457,theme:course] Máy ảnh - Ống kính - Thiết bị - Phụ kiện Trong phần nội dung này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các thiết bị, phụ kiện cần dùng trong quá trình phục vụ nhiếp ảnh. Máy ảnh Trên thị trường hiện nay có các loại máy ảnh phổ biến, đó là máy ảnh cơ, máy ảnh dùng film và máy ảnh kỹ thuật số. Chất lượng ảnh của máy ảnh film được các chuyên gia nhiếp ảnh đánh giá cao. Tuy vậy, ngày nay những máy ảnh kỹ thuật số lại được ưu tiên hơn vì dung lượng bộ nhớ nhiều. Bạn có thể thực hiện thao tác quay phim trên máy ảnh kỹ thuật số. Ống kính máy ảnh Ống kính máy ảnh thường được gọi là Lens. Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng của chiếc máy ảnh. Chất lượng ánh sáng, lượng sáng đi qua lens sẽ quyết định chất lượng tác phẩm nhiếp ảnh. Mỗi ống kính sẽ có những công năng riêng biệt. Tùy theo thể loại nhiếp ảnh, thời gian, điều kiện môi trường mà bạn chọn ống kính cho phù hợp. Ống kính máy ảnh sẽ quyết định chất lượng tác phẩm nhiếp ảnh Thiết bị nhiếp ảnh Thiết bị nhiếp ảnh là các thiết bị hỗ trợ quá trình tác nghiệp và bảo vệ tài sản của nhiếp ảnh gia. Dưới đây là 5 loại thiết bị nhiếp ảnh mà bạn nên mua sắm. Đèn flash speedlight Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều có trang bị đèn flash. Tuy nhiên, chức năng đèn flash trên máy chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiếp ảnh gia. Lúc này, bạn cần đến sự hỗ trợ của đèn flash rời.  Chiếc đèn flash này sẽ được gắn lên thân máy. Chúng có nhiệm vụ hỗ trợ ánh sáng trong một số điều kiện chụp thiếu sáng hoặc cung cấp thêm nguồn sáng thứ cấp để tạo hiệu ứng đẹp mắt hơn cho tác phẩm.  Đèn chiếu sáng liên tục Chúng ta có thể sử dụng một hoặc nhiều đèn chiếu sáng liên tục để bổ sung nguồn sáng thứ cấp cho môi trường. Nhờ có đèn chiếu sáng liên tục mà ảnh được hỗ trợ lấy nét tốt hơn, trở nên chuyên nghiệp hơn. Đèn chiếu sáng liên tục giúp bức ảnh trở nên chuyên nghiệp hơn Báng cầm grip Báng cầm là thiết bị nối thêm vào máy ảnh mang đến sự tiện lợi cho người dùng. Cụ thể hơn là:  Giúp người dùng chụp ảnh thoải mái hơn ở mọi tư thế.  Giúp ổn định vị trí máy ảnh tốt hơn. Giúp nhiếp ảnh gia làm việc liên tục nhiều giờ mà đỡ mỏi tay hơn. Giúp tăng thời lượng dùng máy ảnh nhờ có thiết kế pin kèm theo. Tủ chống ẩm Tủ chống ẩm có thiết kế khép kín như một chiếc tủ thông thường. Chiếc tủ này hoạt động nhờ điện năng, giúp cân bằng độ ẩm trong tủ. Nhờ vậy mà các vi mạch điện tử trong máy ảnh được bảo vệ tốt hơn, kéo dài thời gian tuổi thọ sử dụng máy ảnh. Đây được xem là một thiết bị vô cùng quan trọng đối với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.  Máy tính hậu kỳ Máy tính hậu kỳ sẽ làm nhiệm vụ biên tập lại ảnh. Tiêu chuẩn để chọn máy tính hậu kỳ sẽ căn cứ vào 2 yếu tố chính sau đây: Độ phân giải màu sắc và chất lượng màu sắc hiển thị trung thực. Cấu hình đủ mạnh để sử dụng được các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh. Đồng thời tốc độ xử lý phải nhanh để tiết kiệm thời gian cho nhiếp ảnh gia. Máy tính hậu kỳ có chức năng biên tập lại ảnh Phụ kiện ngành ảnh Những phụ kiện ngành ảnh sẽ bổ trợ cho quá trình chụp ảnh của bạn. Chúng giúp nâng cao hiệu quả chụp ảnh và gia tăng sự tiện lợi trong quá trình tác nghiệp. Dưới đây là một số phụ kiện ngành ảnh bạn nên mua sắm: Ngàm chuyển: Đây là bộ phận liên kết giữa ống kính mà thân máy ảnh. Ví dụ, bạn muốn gắn len Canon 24-70f4 cho máy ảnh Sony A7, bạn cần ngàm chuyển Commlite EF-Nex hoặc ngàm chuyển M4/3-Nex.  Kính lọc filter.  Chân máy tripod. Thẻ nhớ. Tấm hắt sáng. Phụ kiện studio: phông nền, đèn chiếu sáng,... Balo đựng máy ảnh và phụ kiện. Các khái niệm và thông số nhiếp ảnh cơ bản Khi học chụp ảnh cho người mới bắt đầu bạn sẽ làm quen với nhiều khái niệm cơ bản. Đây được xem là các từ ngữ chuyên ngành chụp ảnh cơ bản, các thông số kỹ thuật máy ảnh mà bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng nên biết.  Khẩu độ là gì? Khẩu độ được ký hiệu là F/X là độ mở của ống kính. Trong đó là X là chỉ số độ mở của ống kính. Giá trị X càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ.  Khẩu độ càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều, giúp cho ảnh sáng và rõ hơn. Tuy vậy, khi chụp ảnh, bạn không nên điều chỉnh khẩu độ ở mức hợp lý, không nên sử dụng khẩu độ tối đa của ống kính. Xem thêm: Pixel là gì? Ý nghĩa của công cụ Pixel Tiêu cự là gì? Tiêu cự chính là khoảng cách từ trọng tâm ống kính đến cảm biến hình ảnh. Đơn vị đo của tiêu cự được tính bằng milimet. Tiêu cự càng lớn thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Có nghĩa là chúng ta có thể chụp được đối tượng ở khoảng cách xa mà không cần dùng đến tính năng zoom ảnh. Tiêu cự chính là khoảng cách từ trọng tâm ống kính đến cảm biến hình ảnh Độ nhạy sáng ISO là gì? Chỉ số độ nhạy sáng IOS biểu thị yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng tối của bức ảnh. Chỉ số IOS càng cao thì cảm biến bắt sáng càng nhạy. Tuy nhiên, độ nhạy sáng IOS càng cao thì hình ảnh nhiễu hạt càng nhiều. Vì vậy, khi chụp ảnh cơ bản, nếu đủ ảnh sáng bạn hãy cố giữ IOS ở mức thấp nhất.  Màn trập và tốc độ màn trập Màn trập có tác dụng điều chỉnh thời lượng phơi sáng cảm biến của máy ảnh. Khi bạn chụp ảnh, màn trập sẽ mở ra để thu hút ánh sáng. Thời gian thu hút ánh sáng được gọi là tốc độ màn trập. Nếu bạn làm chủ tốc độ màn trập tốt sẽ giúp bạn làm chủ được độ sáng của ảnh. Tốc độ màn trập thông thường sẽ được dùng ở mức 1/40s-1/250s (áp dụng cho chuyển động sinh hoạt hàng ngày) hoặc 1/300s-1/1000s áp dụng cho chuyển động thể thao. Độ sâu trường ảnh DOF Độ sâu trường ảnh là khoảng không gian phía trước ống kính có thể cho ra hình ảnh rõ nét trên cảm biến máy ảnh. Nói dễ hiểu hơn, khi bạn muốn chụp chủ thể nào đó, bạn hãy đưa chủ thể vào độ sâu trường ảnh DOF để lấy nét chủ thể đó. Độ sâu trường ảnh là khoảng không gian phía trước ống kính Các loại ánh sáng Ánh sáng là một trong những yếu tố chụp ảnh cơ bản ảnh hưởng hàng đầu đến chất lượng tác phẩm của nhiếp ảnh gia. Trước khi chụp ảnh, nhiếp ảnh gia thường quan tâm đến các loại ánh sáng sau đây: Độ sáng của ánh sáng tự nhiên. Độ sáng của ánh sáng nhân tạo. Độ sáng của ánh sáng thuận. Độ sáng của ánh sáng nghịch. Ánh sáng xiên từ góc hợp với hướng chụp. Các mode chụp (chế độ chụp) trên máy ảnh Các chế độ chụp (mode) trên máy ảnh là chế độ tùy chỉnh tự động trên máy ảnh. Các mode chụp sẽ được hiển thị trên bánh xe vòng xoay trên thân ống kính máy ảnh. Để hiểu rõ hơn về các mode chụp ảnh trên mỗi dòng máy ảnh cụ thể bạn hãy xem xét các ký hiệu trên bánh xe vòng xoay và bảng hướng dẫn sử dụng. Chế độ chụp (mode) trên máy ảnh là chế độ tùy chỉnh tự động trên máy ảnh Stop phơi sáng và bù sáng EV Stop phơi sáng là một đại lượng chỉ mức sáng của ảnh. Stop phơi sáng phụ thuộc vào 3 chỉ số quan trọng là ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập. Nếu bạn muốn thay đổi stop phơi sáng bạn cần điều chỉnh đồng thời cả 3 chỉ số mà chúng tôi vừa nêu.  Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thay đổi tốc độ màn trập mà không thay đổi khẩu độ và ISO thì độ sáng của ảnh sẽ bị giảm đi 1 stop giảm đi một nửa. Lúc này để giữ nguyên độ sáng, bạn chỉ cần thực hiện thao tác bù sáng EV bằng cách điều chỉnh bánh xe tăng giảm EV ở góc phải máy ảnh. Trong đó, mỗi mức tăng giảm bù sáng EV sẽ tương đương với các mức tăng giảm 1/3 stop phơi sáng. Biểu đồ ánh sáng Histogram Histogram là một công cụ xử lý ảnh hậu kỳ trên nền tảng các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Biểu đồ Histogram gồm 5 vùng: Tối- bóng -trung tính - sáng mờ - sáng rõ. Nếu trên biểu đồ histogram có càng nhiều điểm ảnh ở gần khu vực gốc thì ảnh càng tối. Tương tự, nhiều điểm ảnh ở gần khu vực ngọn thì độ sáng của ảnh càng sáng.  Histogram là một công cụ xử lý ảnh hậu kỳ trên nền tảng các phần mềm chỉnh sửa ảnh Chế độ đo sáng Đo sáng là bước chụp ảnh cơ bản bạn cần biết. Đây là hoạt động điều chỉnh thông số trong tam giác phơi sáng ISO, khẩu độ và tốc độ trập. Đo sáng giúp nhiếp ảnh gia kiểm soát được độ sáng chuẩn theo ý đồ cá nhân. Trên máy ảnh có gợi ý một số chế độ đo sáng, bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh các thông số trong tam giác phơi sáng để có được bức ảnh nghệ thuật như ý. Nhiệt độ màu Theo vật lý ứng dụng, mỗi màu sắc sẽ tương ứng với tần số sóng ánh sáng và bước sóng ánh sáng nhất định. Tương ứng với màu quang phổ mắt người có thể nhìn thấy. Đồng thời, mỗi màu sắc sẽ có một nhiệt độ nguồn mà chúng ta thường quen gọi là nhiệt độ màu. Do đó, khi tiến hành chụp ảnh, chúng ta cần xem xét điều kiện môi trường nguồn sáng. Tiếp đến thực hiện cân bằng sáng tương ứng trên máy ảnh để màu sắc thể hiện trong bức ảnh sẽ trung thực và rõ nét hơn.  Cân bằng trắng White Balance (WB) Trong môi trường tự nhiên, màu trắng thường áp đảo các màu sắc khác. Điều này sẽ làm cho màu sắc bức ảnh sẽ không chuẩn màu nếu bạn không thực hiện cân bằng trắng. Phần lớn các máy ảnh kỹ thuật số sẽ có tính năng tự động cân bằng trắng hoặc bạn có thể tự động cân bằng trắng theo các thông số tùy chọn. Các máy ảnh kỹ thuật số sẽ có tính năng tự động cân bằng trắng Chế độ lấy nét Lấy nét là thao tác chụp ảnh cơ bản sử dụng kết hợp độ phân giải của ống kính, cảm biến hình ảnh. Theo đó, chủ thể được làm nổi bật hơn trong khung hình.  Hiện nay rên các dòng máy ảnh có 2 cách để lấy nét là: lấy nét tự động (AF) và lấy nét thủ công (MF). Bố cục nhiếp ảnh Bố cục trong nhiếp ảnh đề cập đến cách sắp xếp các yếu tố hình ảnh bên trong khung cảnh để tạo ra một cấu trúc và sự cân đối hài hòa. Bố cục nhiếp ảnh có thể được coi là kiến trúc tổ chức của các yếu tố như: đối tượng chính, đường cong, màu sắc, đối xứng và không gian âm dương trong khung cảnh. Một bố cục tốt trong nhiếp ảnh có thể tạo ra ảnh có sự thu hút mạnh mẽ và sắp xếp các yếu tố hình ảnh một cách cân đối và hài hòa. Dưới đây là một số nguyên tắc chung trong bố cục nhiếp ảnh: bố cục 1/3, bố cục đường hội tụ, bố cục đường dẫn, bố cục đối xứng,... Bố cục nhiếp ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chụp ảnh Ảnh HDR Ảnh HDR -High Dynamic Range (Phạm vi động rộng cao) là một kỹ thuật chụp ảnh được sử dụng để tái tạo một phạm vi độ tương phản rộng hơn so với ảnh thông thường. Kỹ thuật HDR được sử dụng để tái hiện chân thực các trường hợp ảnh chụp trong điều kiện có ánh sáng khó khăn như: chụp cảnh đêm hoặc trong các cảnh có sự khác biệt rõ rệt giữa vùng sáng và vùng tối. Kết quả là một bức ảnh có màu sắc tươi sáng, độ tương phản cao và các chi tiết rõ ràng trong cả khu vực sáng và tối. Chụp Raw hay Jpeg Thông tin chụp ảnh cơ bản cuối cùng chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là Raw và Jpeg. Raw là hình ảnh ở dạng thô, được ghi nhận theo hình ảnh nguyên gốc chưa qua xử lý thông tin ánh sáng mà được chuyển trực tiếp vào thẻ nhớ. Còn Jpeg là hình ảnh đã được xử lý màu sắc, cân bằng trắng, độ nét và các thông số hình ảnh khác trước khi lưu vào thẻ nhớ. Thông thường các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ chọn phương pháp chụp Raw. Sau đó sẽ sử dụng phương án xử lý hậu kỳ để tạo nên tác phẩm nghệ thuật theo phong cách riêng. Còn phương pháp chụp Jpeg sẽ phù hợp với những nhiếp ảnh nghiệp dư, những người thích chụp ảnh lưu niệm, không có thời gian xử lý ảnh hậu kỳ. Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường chọn phương pháp chụp ảnh Raw Một số kỹ thuật chụp ảnh cho người mới bắt đầu Biết cách chụp ảnh cơ bản bạn sẽ chụp được những bức ảnh đẹp, thu hút người xem. Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số kỹ thuật chụp ảnh cơ bản từ khóa học chụp ảnh online cho người mới bắt đầu, bạn hãy tham khảo nhé: Chụp ngược sáng Khi chụp ảnh, bạn cần phải phân biệt được đâu là hướng thuận sáng và đâu là hướng ngược sáng hay vị trí nào là ánh sáng xiên. Việc phân biệt rõ hướng sáng sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp và rõ nét nhất. Chụp ngược sáng mang lại hiệu quả thị giác tuyệt vời nhưng bạn cần phải biết cách. Có 4 phương pháp chính đó là: Chụp ngược sáng theo phong cách Silhouette - tức chụp bóng của chủ thể. Chụp ngược sáng nhưng bù sáng bằng điện thoại để làm rõ chi tiết của chủ thể. Chụp ảnh HDR. Chụp ngược sáng bằng cách đưa mẫu vào phần bóng râm để cho ánh sáng ngược bớt gắt, sau đó xử lý hậu kỳ. Phân biệt rõ các hướng sáng để có được bức ảnh tuyệt vời nhất Chụp phơi sáng Kỹ thuật chụp ảnh tiếp theo bạn cần biết đó là chụp phơi sáng. Đây là phương pháp chụp với tốc độ màn trập chậm giúp thu được nhiều ánh sáng hơn vào cảm biến mà không cần phải đẩy ISO lên cao. Chụp phơi sáng cũng giúp tạo ra các hiệu ứng đẹp mắt cho ảnh như: làm biến mất đối tượng chuyển động, làm mềm chuyển động, vệt sáng kéo dài,... Để chụp phơi sáng thành công không phải là điều đơn giản, bạn cần phải có kiến thức sâu và phải làm chủ 3 yếu tố gồm: ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính. Bên cạnh đó bạn cùng phải thành thục trong việc sử dụng chân máy, filter, remote điều khiển, dây bấm mềm. Chụp Panning lia máy Chụp Panning lia máy là phương pháp chụp ảnh tạo chuyển động mờ giúp bức ảnh trông ấn tượng và nổi bật hơn. Để chụp được kỹ thuật này bạn cần phải chụp ảnh với tốc độ màn trập phù hợp với chuyển động của chủ thể, đồng thời phải kết hợp ăn ý với các chuyển động lia máy ảnh. Có như vậy thì sự kết hợp của chuyển động mới có thể giúp bạn làm nét chủ thể và xoá mờ phông được. Chụp ảnh macro Macro là thể loại chụp ảnh phóng to các chủ thể, tỷ lệ phóng đại tối thiểu là 1:1, nhiều khi có thể phóng đại tới 25:1. Thông thường, kỹ thuật chụp ảnh macro hay áp dụng cho đối tượng là hoa, côn trùng hay các sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo đòi hỏi sự rõ nét từng hoa văn. Để chụp được ảnh macro đẹp bạn cần phải chọn được ống kính macro chuyên dụng. Trong trường hợp không có ống kính chuyên dụng bạn có thể đảo đầu ống kính, bổ sung extension, lắp kính phóng đại,... Kỹ thuật chụp ảnh macro hay áp dụng cho đối tượng là hoa, côn trùng Chụp ảnh Panorama Panorama là thể loại chụp ảnh cơ bản bạn cần biết, Panorama chỉ kỹ thuật chụp ảnh view rộng. Để chụp được bức ảnh này các nhiếp ảnh gia sẽ ghép nhiều tấm chụp liên tiếp kế nhau trong khi máy ảnh xoay lia thành một đường cong, mục đích để ghi hình tổng thể. Có 2 phương pháp chụp ảnh Panorama điển hình nhất đó là: Chụp Panorama auto và chụp bằng tay. Panorama auto: Tích hợp sẵn trong các máy điện thoại tầm trung trở lên, chỉ cần bạn quét một vòng đường cong là các bức ảnh sẽ tự động nối với nhau thành một tấm view rộng duy nhất. Chụp Panorama bằng tay: Các tấm sau khi đã chụp xong sẽ được ghép lại với nhau. Khi chụp các tấm hình đơn để ghép thành ảnh toàn cảnh đòi hỏi phải có độ trùng khít với nhau để đảm bảo quá trình ghép nối được trơn tru. Chụp ảnh đen trắng Chụp ảnh đen trắng là thể loại chụp ảnh chỉ có 2 màu đen và trắng, trong đó mức đậm nhạt của màu đen được biến thiên giữa 3 vùng: Shadow - Midtone - Highlight. Ưu điểm của thể loại chụp ảnh này đó là: Không bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn sáng màu. Không khiến cho ánh mắt bị xao lãng. Tạo sự đồng điệu giữa mọi vật thể với nhau. Gợi cảm giác hoài niệm, sâu lắng, cổ kính thời xưa cũ. Để chụp được ảnh đen trắng đẹp bạn cần chú ý để ISO thấp, tránh noise, chọn chế độ chụp ảnh Raw, tập trung cao cho phần bố cục gồm: bố cục tương phản, bố cục điểm hội tụ, hình khối cụ thể, hướng sáng,... Chụp ảnh đen trắng cần tránh để ISO thấp và nên chọn chế độ chụp ảnh Raw Luật cắt cúp trong nhiếp ảnh chân dung Trong nhiếp ảnh chân dung không phải lúc nào chúng ta cũng chụp ảnh toàn thân, đôi khi chụp ⅓ thân hoặc chụp bán thân. Chính vì vậy bạn cần biết luật cắt cúp trong nhiếp ảnh chân dung, tức là biết chụp bán thân thì nên cắt ở vị trí nào để trông cho bức ảnh đẹp mắt và ấn tượng nhất. Lưu ý khi chụp ảnh bạn cần biết Khi chụp ảnh cơ bản, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết để đảm bảo chất lượng và thành công của bức ảnh. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm: Chuẩn bị đầy đủ đồ cho một buổi chụp hình. Có thể tìm hiểu trước về nơi mình sẽ chụp để công tác chuẩn bị được tốt nhất. Nếu như chụp ảnh đường phố thì không nên mang quá nhiều đồ để thuận tiện di chuyển. Điều chỉnh cấu hình máy ảnh: Tùy thuộc vào điều kiện chụp, hãy điều chỉnh cấu hình máy ảnh như: độ mở khẩu (aperture), tốc độ màn trập (shutter speed), và độ nhạy ISO (ISO) để đáp ứng yêu cầu của bức ảnh. Hiểu và sử dụng các cấu hình này sẽ giúp bạn kiểm soát ánh sáng, độ sắc nét và độ nhiễu của ảnh. Điều chỉnh máy ảnh để chụp được những bức hình đẹp nhất Quan sát ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất trong chụp ảnh. Quan sát ánh sáng xung quanh, xem liệu nó có đủ sáng, mềm mại hay có bóng đổ không mong muốn. Điều chỉnh góc chụp và sử dụng nguồn sáng phụ nếu cần thiết để tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp Ứng dụng nguyên tắc cân bằng và đối xứng: Áp dụng nguyên tắc cân bằng và đối xứng trong ảnh để tạo sự ổn định và cân đối. Sắp xếp các yếu tố trong ảnh sao cho hài hòa, đối xứng và cân bằng về hình dạng, màu sắc và tỉ lệ. Lựa chọn góc chụp phù hợp: Đảm bảo rằng bạn tìm ra được góc chụp phù hợp nhất để thỏa sức tác nghiệp những bức ảnh đẹp. Kết luận Trên đây là chi tiết toàn bộ những thông tin về kỹ thuật chụp ảnh cơ bản mà Unica đã tổng hợp được. Đây được xem là nền tảng vững chắc để con đường trở thành nhiếp ảnh gia của bạn được dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!
16/05/2019
5525 Lượt xem
Top 9 góc chụp ảnh cơ bản mà đẹp cho cả nam và nữ
Top 9 góc chụp ảnh cơ bản mà đẹp cho cả nam và nữ Đối với mỗi nhiếp ảnh gia, việc bắt được các góc chụp ảnh đẹp sẽ giúp cho bức ảnh trở nên có hồn và mang tính nghệ thuật hơn. Tuy nhiên, đối với những dân “săn ảnh” mới vào nghề thì không phải ai cũng biết căn góc chụp sao cho đẹp. Nhằm giúp bạn sớm trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những góc chụp đẹp nhất qua bài viết dưới đây. Một số góc chụp ảnh đẹp bạn không nên bỏ qua Muốn có được bức ảnh ấn tượng, bạn cần chọn được góc chụp ảnh đẹp. Một số góc chụp thông thường gồm The medium shot, Close up, The long shot, The Extreme Close - up, High angle, Low angle,... Dưới đây sẽ là mô tả chi tiết về từng góc này, đây là những thông tin cơ bản được chia sẻ trong các lớp học chụp ảnh online, mời bạn cùng chúng tôi theo dõi: The medium shot (góc chụp trung cảnh) Trung cảnh chính là một trong số các góc chụp ảnh đẹp mà dân “săn ảnh vẫn thường sử dụng. Đối với góc chụp này, chủ thể sẽ được chụp từ đầu gối hoặc eo lên đến đỉnh đầu. Trong đó, khung cảnh chụp sẽ bao gồm chủ thể và một phần nhỏ của hậu cảnh, mục đích của việc này là để làm nổi bật chủ thể trong bối cảnh chụp ảnh. Trong một số trường hợp, phần nền phía sau chủ thể có thể được làm mờ đi để giúp chủ thể nổi bật hơn, đặc biệt là với những phông nền nhiều màu sắc hoặc họa tiết nổi bật. Góc ảnh trung cảnh giúp làm nổi bật lên nhân vật Close up (Góc chụp cận cảnh) Góc chụp cận cảnh được chia thành hai loại là cận cảnh rộng và cận cảnh hẹp. Trong đó, cận cảnh rộng là khung hình sẽ được lấy từ ngực của nhân vật trở lên. Còn cận cảnh hẹp thì khung hình được lấy từ cổ trở lên. Góc chụp này sẽ miêu tả rõ nét hình ảnh của chủ của bức hình, phù hợp với kiểu chụp ảnh chân dung.  Cách căn góc chụp ảnh đẹp khi chụp cận cảnh The long shot (chụp ảnh toàn cảnh) Góc chụp ảnh đẹp cho nữ và nam tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu đó là chụp toàn cảnh. Đối với góc này, người chụp sẽ phải cân đối để có thể lấy được hết toàn khung cảnh xung quanh chủ thể. Thông qua bức ảnh, bạn sẽ truyền tải được thông điệp mà mình muốn. Đây là góc chụp dành để chụp phong cảnh hoặc chân dung. Trong quá trình chụp, bạn cần chú ý tới bố cục, màu sắc và ánh sáng của khung hình nếu muốn tạo ra bức ảnh ấn tượng. Góc ảnh toàn cảnh thường thiên về những khung cảnh rộng Góc ảnh qua vai (The Over The Shoulder) Góc chụp qua vai được sử dụng để tạo ra một sự kết nối giữa chủ thể chính và những người xung quanh, tạo ra một cảm giác sâu sắc về mối quan hệ và tương tác. Nó thường được sử dụng trong chụp ảnh chân dung hoặc chụp các tình huống giao tiếp, như trong chụp đám cưới, chụp gia đình hoặc các tình huống đời thường. Góc chụp qua vai giúp tạo ra một cảm giác tự nhiên và chân thực. Nó cho phép ta nhìn thấy chủ thể chính từ góc độ tự nhiên của người khác. Khi sử dụng góc chụp qua vai, bạn cần lưu ý về sự cân bằng và góc nhìn. Đảm bảo rằng máy ảnh ở vị trí ổn định để không làm mất cân bằng trong khung hình. Ngoài ra, lựa chọn góc nhìn phù hợp để tạo ra sự kết nối và tương tác giữa các chủ thể trong bức ảnh. Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng khi sử dụng góc chụp qua vai. Đảm bảo ánh sáng phù hợp để tạo ra sự gợi cảm và sự sắc nét trong khung hình. Nếu cần thiết, sử dụng đèn flash hoặc các nguồn ánh sáng phụ để tạo ra hiệu ứng ánh sáng tốt hơn. Góc chụp qua vai còn có thể thể hiện sự đa chiều và phức tạp của nhân vật chính. Nó cho phép ta nhìn thấy các biểu cảm, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể của nhân vật từ góc nhìn trực tiếp, giúp ta hiểu rõ hơn về tâm trạng của họ.  Góc chụp ảnh qua vai  Low angle (góc chụp thấp) Góc chụp hình đẹp này là một kỹ thuật nhiếp ảnh tạo ra những bức ảnh đẹp và ấn tượng. Góc chụp này được thực hiện bằng cách đặt máy ảnh ở một vị trí thấp hơn so với chủ thể chính trong khung hình. Kỹ thuật này mang đến một cái nhìn mới mẻ và thú vị, cho phép bạn nhìn thấy thế giới từ một góc độ khác. Người chụp thường chọn góc này để làm nổi bật những đối tượng lớn như tòa nhà, cây cối cao hoặc người mẫu. Góc chụp thấp cũng tạo ra sự cân đối và đồng nhất trong bức ảnh, với đường chân trời thường nằm ở phía trên hoặc dưới. Góc chụp thấp, giúp bức hình trở nên rộng hơn, thoáng hơn và bắt mắt hơn. Đặc biệt, khi bạn chụp các tấm ảnh liên quan tới kiến trúc hoặc địa danh nổi tiếng thì sẽ rõ hơn đặc điểm này. Nếu bạn dùng góc chụp thấp chụp mẫu ảnh thì sẽ làm nổi bật đường cằm hoặc ánh mắt của người mẫu. Muốn thực hiện kỹ thuật này, đầu tiên, bạn cần chọn một góc chụp thấp phù hợp, có thể là đặt máy ảnh trên mặt đất, sử dụng tripod hoặc đặt máy ảnh ở một vị trí thấp hơn so với chủ thể chính. Sau đó, bạn cần cân nhắc vị trí chủ thể trong khung hình, đảm bảo rằng nó nằm ở vị trí dễ thấy. Một lưu ý nhỏ khi bạn sử dụng góc chụp thấp là độ cân bằng và độ lấy nét. Việc đặt máy ảnh ở một vị trí thấp có thể gây khó khăn trong việc duy trì cân bằng và lấy nét chính xác. Bởi vậy, bạn có thể sử dụng chế độ lấy nét tự động hoặc lấy nét thủ công để đảm bảo chủ thể được sắc nét. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến ánh sáng và màu sắc. Góc chụp thấp có thể tạo ra các hiệu ứng ánh sáng độc đáo, như ánh sáng chiếu thẳng vào máy ảnh hoặc tạo ra ánh sáng mờ dưới chủ thể. Bạn có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên hoặc sử dụng đèn flash để tạo ra hiệu ứng ánh sáng đặc biệt. Góc chụp ảnh thấp Thành thạo cách lựa chọn ống kính, phụ kiện nhiếp ảnh, góc chụp ảnh đẹp, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chụp ảnh bằng cách tham gia khóa học online qua video. Khoá học chụp ảnh cơ bản với dung đơn giản từ lý thuyết đến thực hành, đảm bảo phù hợp cho tất cả mọi người yêu thích nhiếp ảnh. [course_id:285,theme:course] [course_id:2205,theme:course] [course_id:457,theme:course] High angle (góc chụp cao) Góc chụp này được thực hiện bằng cách đặt máy ảnh ở một vị trí cao hơn so với chủ thể chính trong khung hình. Góc chụp cao thường được sử dụng để tạo ra một bức hình tổng thể, trong đó chủ thể sẽ được chụp từ trên xuống. Điều này rất hữu ích khi muốn tạo ra một bức ảnh có khả năng truyền đạt một thông điệp tổng quát hoặc góc nhìn rộng hơn về một sự kiện hay địa điểm. Góc chụp cao tạo ra sự cân đối và đồng nhất trong bức ảnh, với đường chân trời thường nằm ở phía dưới. Ngoài ra, góc chụp cao cũng có thể tạo ra một hiệu ứng đặc biệt về tỷ lệ và góc nhìn. Với góc chụp cao, chủ thể thường nhỏ hơn nên sẽ tạo ra sự cảm giác thú vị và độc đáo, đặc biệt khi chụp các chủ thể như người mẫu, động vật hoặc các đối tượng nhỏ. Góc chụp cao cũng có thể tạo ra cảm giác của sự nhẹ nhàng và tĩnh lặng. Nó thường được sử dụng để tạo ra các bức ảnh yên tĩnh, như chụp phong cảnh tự nhiên vào buổi hoàng hôn, cảnh đô thị từ trên cao, hoặc các bức ảnh chân dung mang tính nghệ thuật. Góc chụp cao giúp tạo ra sự cân bằng và mở rộng không gian trong bức ảnh, tạo nên một cảm giác thoáng đãng và tĩnh lặng. Góc chụp ảnh cao The Extreme Close-up (góc chụp đặc tả) Góc đặc tả chính là một trong các góc ảnh đẹp mà dân săn ảnh thường chú trọng. Sở dĩ có điều này vì góc đặc tả giúp tạo được điểm nhấn cho bức ảnh và gây ấn tượng mạnh đối với người xem. Thông thường, người ta sẽ sử dụng nhiều góc chụp này trong các lễ cưới với điểm nhấn là: ngón tay đeo nhẫn, đôi mắt, khăn chùm đầu của cô dâu, hoa cưới... Góc chụp ảnh đặc tả thường được sử dụng để chụp ảnh cưới  Góc cô gái Hà Lan (Dutch Angle) Một trong những góc chụp ảnh đẹp là góc cô gái Hà Lan (Dutch Angle). Góc chụp ảnh cô Gái Hà lan được chụp nghiêng máy khi muốn miêu tả tâm trạng bất ổn, lo lắng hoặc căng thẳng của chủ thể. Với những bức ảnh chụp theo góc này, tính nghệ thuật của ảnh sẽ được tăng lên rất nhiều lần. Ngoài ra, khi chụp ảnh góc nghiêng, dù là đứng chụp hay ngồi chụp thì chiều cao của nhân vật cũng được cải thiện một cách đáng kể.  Góc chụp Dutch angle The Extreme Close - up (Góc đặc tả) Extreme Close-up là góc chụp tập trung vào chi tiết cụ thể của chủ thể. Góc chụp này cho phép bạn khám phá và thể hiện những chi tiết tinh tế và độc đáo mà ta thường bỏ qua trong đời sống hàng ngày. Bởi đặc điểm này mà rất nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên thế giới rất yêu thích góc chụp đặc tả.  Góc chụp đặc tả thường được sử dụng để tạo ra những bức ảnh gần gũi, gợi lên sự tò mò và tạo cảm giác tương tác mạnh mẽ với người xem. Bằng cách thu hẹp góc nhìn, ta có thể tận dụng đầy đủ không gian trên khung hình để làm nổi bật chi tiết cần quan tâm. Khi sử dụng góc chụp đặc tả, bạn có thể tập trung vào các đặc điểm như mắt, miệng, tay hoặc các chi tiết nhỏ khác. Góc chụp này thường mang đến một cái nhìn đặc biệt và tạo ra những bức ảnh sáng tạo, mang tính nghệ thuật cao. Kỹ thuật chụp ảnh đặc tả yêu cầu sự chính xác cao nên chỉ những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp mới có thể thực hiện. Bạn cần điều chỉnh độ lấy nét một cách chính xác để đảm bảo rằng mục tiêu cần chụp nằm trong phạm vi lấy nét. Đồng thời, bạn cần lựa chọn kích thước khung hình phù hợp để tạo ra sự cân đối và tạo cảm giác tương tác với người xem. Góc chụp đặc tả thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực gồm nhiếp ảnh chân dung, chụp sản phẩm và tạo mẫu ảnh. Góc chụp đặc tả là một công cụ mạnh mẽ trong nhiếp ảnh, cho phép ta khám phá vẻ đẹp ẩn giấu trong những chi tiết nhỏ bé. Khi sử dụng kỹ thuật này một cách sáng tạo, bạn có thể tạo ra những bức ảnh độc đáo và ấn tượng. Khi sử dụng góc chụp đặc tả, bạn cần kiểm soát ánh sáng và màu sắc. Việc sử dụng ánh sáng nhẹ nhàng và tạo đường nét bóng cho chi tiết sẽ làm nổi bật chúng. Đồng thời, ta cần xem xét màu sắc và tương phản để giúp bức hình chân thực và rõ nét hơn. Quy tắc chọn góc chụp đẹp trong nhiếp ảnh Để chọn được góc chụp ảnh đẹp, bạn cần nắm được những quy tắc cơ bản trong nhiếp ảnh như là quy tắc một phần ba, quy tắc bố cục trung tâm và đối xứng, quy tắc bố cục tiền cảnh và chiều sâu, quy tắc đường thẳng, quy tắc tạo khung, quy tắc đường chéo và tam giác,... Quy tắc một phần ba Quy tắc này chia khung hình thành ba phần bằng nhau theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Bằng cách đặt chủ thể chính ở một trong ba phần sẽ tạo ra sự cân đối cho bức ảnh. Quy tắc một phần ba trong nhiếp ảnh Quy tắc bố cục trung tâm và đối xứng Bạn cần căn góc sao cho chủ thể chính được đặt ở trung tâm khung hình hoặc tạo ra một bố cục đối xứng để tạo ra sự cân đối cho tổng thể khung hình. Mặt khác, bạn cũng nên sử dụng các đường cong để bức ảnh thêm phần uyển chuyển, mềm mại và lôi cuốn người xem.  Quy tắc đường thẳng Quy tắc đường thẳng sẽ giúp tạo ra sự cân bằng và sự hài hòa trong khung hình. Đường thẳng có thể là ngang, dọc hoặc chéo, và chúng có thể được sử dụng để tạo ra những hiệu ứng và tác động khác nhau trong bức ảnh. Đường thẳng ngang thường được sử dụng để tạo ra sự ổn định và cân đối. Chẳng hạn, một đường thẳng ngang giữa bầu trời và đất sẽ tạo ra sự cân bằng, tạo nên cảm giác bình yên và hòa hợp. Ngoài ra, đường thẳng ngang cũng có thể được sử dụng để tách biệt các phần khác nhau trong khung hình, tạo ra sự rõ ràng giúp người xem dễ nhìn. Đường thẳng dọc thường được sử dụng để tăng chiều cao cho chủ thể trong khung hình Ví dụ, một đường thẳng dọc trong bức ảnh có thể là một cột, một cây hay một tòa nhà cao, những đường thẳng này giúp khung hình cao hơn, dài hơn và ấn tượng hơn.  Quy tắc đường thẳng trong nhiếp ảnh Đường thẳng chéo thường được sử dụng để tạo ra sự chuyển động trong khung hình. Trong tấm ảnh, một đường chéo có thể là đường chéo của con đường, đường sắt hay các yếu tố khác trong khung hình. Đường thẳng chéo cũng có thể được sử dụng để tạo ra sự kết nối và tương tác giữa các yếu tố trong ảnh. Quy tắc đường thẳng có thể áp dụng trong cả chụp ảnh phong cảnh, chân dung và các thể loại nhiếp ảnh khác. Bằng cách sử dụng các đường thẳng một cách thông minh, bạn có thể tạo ra những bức ảnh đẹp mắt, cân đối và sắc nét, tạo nên sự tương tác và cảm xúc cho người xem. Quy tắc thay đổi góc nhìn Để tạo ra một tấm ảnh đẹp, bạn nên thay đổi góc nhìn, góc chụp linh hoạt, đừng chỉ chụp mãi một góc qua vai, đặc tả hoặc từ trên xuống. Thay đổi góc nhìn cũng sẽ đem tới những bức ảnh lạ mắt và ấn tượng hơn, tránh sự nhàm chán.  Quy tắc đường chéo và tam giác Quy tắc đường chéo và tam giác giúp tạo ra sự cân bằng, sự tương tác và sự thú vị trong khung hình. Việc sử dụng đường chéo và tam giác trong cách bố trí trong ảnh có thể tạo ra sự cân đối và tạo điểm nhấn mạnh mẽ. Quy tắc đường chéo và tam giác Đường chéo là sự phối hợp giữa hai đường thẳng chéo nhau trong khung hình. Đường chéo có thể được tạo ra bởi các yếu tố trong bức ảnh, chẳng hạn như đường chéo của con đường, dòng sông, hàng rào hoặc các yếu tố kiến trúc khác. Sử dụng đường chéo trong nhiếp ảnh tạo ra sự chuyển động, tương tác và cả kết nối giữa các yếu tố trong bức ảnh. Tam giác là một hình dạng có ba cạnh và ba góc. Trong nhiếp ảnh, tam giác có thể được tạo ra bằng cách sắp xếp ba yếu tố hoặc chủ thể trong khung hình theo hình dạng tam giác. Tam giác trong nhiếp ảnh tạo ra sự cân bằng, sự hài hòa và thu hút người xem. Nó cũng có thể tạo ra một đường dẫn mắt tốt, dẫn dắt người xem quan sát từ một yếu tố đến yếu tố khác trong bức ảnh.  Quy tắc số lẻ Khi chụp ảnh, bạn không nên chỉ quan tâm tới góc chụp, mà còn cần để ý tới số lượng chủ thể trong hình. Để tạo nên bức ảnh ấn tượng, bạn nên áp dụng quy tắc số lẻ khi chụp ảnh. Quy tắc này hiểu đơn giản là bạn cần sắp xếp sao cho số lượng chủ thể trong ảnh luôn là số lẻ. Ví dụ, nếu bạn muốn chụp ảnh một nhóm bạn thì số lượng người trong khung hình nên là 3, 5, 7 hoặc 9. Bạn cũng có thể chụp số lượng người nhiều hơn 9 nhưng nhớ đảm bảo đó là một số lẻ. Quy tắc số lẻ trong nhiếp ảnh Quy tắc lấp đầy khung ảnh Góc chụp ảnh đẹp là góc có thể lấp đầy khung ảnh, không tạo ra khoảng trống thừa trong bức ảnh. Việc để khoảng trống trong ảnh sẽ khiến tấm hình thiếu chuyên nghiệp và trở nên kém hấp dẫn. Nguyên nhân chính dẫn tới việc xuất hiện khoảng trắng thường là vì người chụp ảnh không có kinh nghiệm nhiếp ảnh hoặc do cách sắp xếp bố cục không hợp lý.  Quy tắc chừa lại không gian trống Nghe có vẻ mâu thuẫn với nguyên tắc bên trên nhưng sự thật là trong lúc chụp ảnh, bạn cần bố trí đối tượng sao cho các chủ thể không bị đặt quá gần nhau, cần có khoảng cách giữ từng đối tượng để tạo sự thông thoáng. Việc tạo khoảng cách giữa các đối tượng cũng là để tránh bức ảnh có quá nhiều chi tiết và gây rối mắt.  Quy tắc đơn giản và tối giản Góc chụp ảnh đẹp càng đơn giản sẽ giúp bạn căn chỉnh và chụp ảnh nhanh hơn. Cùng với đấy, thời gian chỉnh sửa ảnh cũng sẽ được giảm xuống vì bối cảnh không bị lẫn nhiều cảnh vật nên không cần chỉnh sửa nhiều. Quy tắc đơn giản và tối giản trong chụp ảnh Quy tắc phối màu Quy tắc phối màu là một nguyên tắc quan trọng trong nhiếp ảnh, giúp tạo ra sự hài hòa, sự tương phản và  nhấn mạnh mẽ trong bức ảnh. Phối màu có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau như sau: Phối màu tương phản: Sử dụng các màu sắc tương phản nhau để tạo ra sự nổi bật và sự tương phản trong khung hình. Ví dụ, kết hợp màu vàng và xanh lá cây, hoặc màu đỏ và xanh dương. Phối màu tương đồng: Sử dụng các màu sắc tương đồng hoặc thuộc cùng một gam màu để tạo ra sự hòa hợp và sự nhất quán trong khung hình. Ví dụ, kết hợp các gam màu xanh lá cây và xanh lam. Phối màu bổ sung: Sử dụng các màu sắc bổ sung nhau trên bánh xe màu sắc để tạo ra sự cân bằng và sự tương phản đặc biệt. Ví dụ, kết hợp màu vàng và tím, hoặc màu xanh lá cây và đỏ. Phối màu một màu chủ đạo: Sử dụng một màu chủ đạo và các biến thể của nó để tạo ra sự đồng nhất và sự nhất quán trong khung hình. Ví dụ, sử dụng các biến thể của màu xanh dương từ nhạt đến đậm trong bức ảnh. Phối màu đối xứng: Sử dụng các màu sắc đối xứng trên bánh xe màu sắc để tạo ra sự cân bằng và sự hài hòa. Ví dụ, kết hợp màu vàng và xanh lá cây, hoặc màu cam và xanh lam. Quy tắc phối màu trong nhiếp ảnh  Quy tắc cân bằng các yếu tố Góc chụp ảnh đẹp là góc chụp mà các yếu tố trong khung hình được sắp xếp theo một trật tự để tại nên sự cân bằng. Đối với chủ thể chính, bạn có thể đặt ở vị trí chính giữa hoặc vị trí dễ nhìn để tạo sự nổi bật, gây ấn tượng thu hút người xem.  Phá vỡ quy tắc thông thường Không phải lúc nào tuân theo quy tắc là tốt, muốn có một góc chụp ảnh đẹp và mới lạ thì bạn cần phá vỡ một vài quy tắc nhiếp ảnh. Thay vì tuân thủ các quy tắc truyền thống, bạn có thể thử: Thử góc chụp mới: Thay vì chụp từ góc nhìn thông thường, nhiếp ảnh gia có thể tìm kiếm các góc chụp không thường để tạo ra sự khác biệt. Ví dụ, chụp từ góc thấp hoặc góc cao, hoặc chụp theo hướng ngược lại. Sử dụng ánh sáng không thông thường: Thay vì sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng chính xác, nhiếp ảnh gia có thể thử nghiệm với ánh sáng không thông thường như ánh sáng màu sắc, ánh sáng đèn flash hay ánh sáng từ nguồn khác. Tạo hiệu ứng đặc biệt: Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như kéo dài thời gian, chuyển động mờ hoặc phản chiếu ánh sáng để tạo ra sự độc đáo và sáng tạo trong khung hình. Bố trí không đối xứng: Thay vì tuân thủ quy tắc bố trí đối xứng, nhiếp ảnh gia có thể tạo ra bố trí không đối xứng để tạo ra sự nổi bật và sự tương phản. Sử dụng màu sắc mới: Thử nghiệm với các màu sắc không thường và không tuân theo quy tắc phối màu truyền thống để tạo ra sự nổi bật và sự sáng tạo. Phá vỡ quy tắc thông thường để tạo ra những góc chụp mới Kết Luận Ngoài những quy tắc chụp ảnh này, bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật chụp ảnh bokeh để tạo ra những bức ảnh lung linh, huyền ảo đầy sức hấp dẫn. Đây là cách chụp những ánh đèn có cường độ thấp và nhẹ, kết hợp với việc tăng giảm độ mở ống kính và khoảng tới chủ thể để tạo ra những hình dạng phản chiếu khác nhau của ánh đèn. Chính điều này sẽ làm cho phông nền mềm mịn hơn với những hiệu ứng đốm sáng lung linh, mờ mờ và ảo ảo. Trên đây là các góc chụp ảnh đẹp nhất mà bất cứ người nào muốn trở thành dân chụp ảnh chuyên nghiệp không thể bỏ qua. Nếu bạn còn phân vân chưa biết cách lấy góc, hãy tham khảo ngay học chụp ảnh chuyên nghiệp của Unica. Với số lượng bài giảng đa dạng, nội dung được thiết kế ngắn gọn và xúc tích, chúng tôi tin rằng bạn có thể thực hành được ngay sau khi học xong. 
16/05/2019
7901 Lượt xem
Phơi sáng là gì? Cách chụp ảnh phơi sáng cơ bản cho người mới
Phơi sáng là gì? Cách chụp ảnh phơi sáng cơ bản cho người mới Nhiều người thắc mắc tại sao chụp ảnh ban đêm lại có những tác phẩm rất sắc nét, không bị hạt hay đặc biệt hơn là ánh sáng được trở nên lung linh, kéo dài trông ấn tượng? Đấy là nhờ kỹ thuật chụp phơi sáng. Vậy chụp phơi sáng là gì, làm sao để có một bức ảnh phơi sáng đẹp? Cùng Unica tìm hiểu kinh nghiệm chụp ảnh phơi sáng chi tiết qua bài viết dưới đây. Chụp phơi sáng là gì? Chụp ảnh phơi sáng là quá trình ghi lại hình ảnh bằng cách điều chỉnh mức độ ánh sáng vào máy ảnh. Khi chụp ảnh, ánh sáng sẽ đi qua ống kính và chiếu lên bề mặt cảm biến ảnh trong máy ảnh. Quá trình này tạo ra một hình ảnh phản ánh mức độ ánh sáng và màu sắc của khung cảnh. Để chụp ảnh phơi sáng, người chụp ảnh có thể điều chỉnh các thông số như tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy ISO. Tốc độ màn trập quyết định thời gian mà cảm biến ảnh được phơi sáng, khẩu độ điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua ống kính và độ nhạy ISO điều chỉnh độ nhạy của cảm biến ảnh với ánh sáng. Chụp ảnh phơi sáng giúp bức hình trở nên lung linh và sắc nét Khi chụp ảnh phơi sáng, bạn cần lưu ý cân bằng ánh sáng để đảm bảo mức độ sáng phù hợp trong khung hình. Nếu ảnh quá tối, có thể tăng tốc độ màn trập, mở khẩu độ hoặc tăng độ nhạy ISO để nhận thêm ánh sáng. Ngược lại, nếu ảnh quá sáng, bạn có thể giảm tốc độ màn trập, đóng khẩu độ hoặc giảm độ nhạy ISO để hạn chế ánh sáng vào cảm biến ảnh. Chụp ảnh phơi sáng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra hình ảnh chất lượng và thể hiện ý tưởng nhiếp ảnh của người chụp. Qua việc điều chỉnh phơi sáng, người chụp ảnh có thể tạo ra những hiệu ứng khác nhau, từ hình ảnh sáng rõ đến hình ảnh mờ, tạo nên sự sáng tạo và cá nhân hóa trong ảnh. Tìm hiểu về tam giác phơi sáng Trong chụp ảnh phơi sáng, bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ tam giác phơi sáng. Loại tam giác này gồm có khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO, 3 giá trị này liên hệ mật thiết với nhau. Muốn lấy sáng khi chụp ảnh, bạn cần nắm được khái niệm và đặc điểm của 3 thông số trong tam giác phơi sáng. Tốc độ màn trập (Shutter speed) Tốc độ màn trập được đinh nghĩa là khoảng thời gian máy cần để chụp một bức ảnh. Đây là một trong những thông số quyết định khi phơi sáng vì những lý do say đây: Tốc độ màn trập càng dài thì lượng ánh sáng đi qua càng lớn, còn tốc độ màn trập càng ngắn thì lượng ánh sáng đi qua càng ít. Tốc độ màn trập tạo nên hiệu ứng chuyển động mờ cho ảnh chụp. Dùng tốc độ màn trập hỗ trợ chuyển động nhanh tốt hơn. Trong trường hợp bạn sử dụng hiệu ứng zoom xa để chụp ảnh thì hình ảnh rất dễ bị mờ. Bởi vậy, bạn cần dùng tốc độ màn trập ngắn để bắt được chuyển động của chủ thể. Một số thông số bạn có thể tham khảo gồm có: Các hoạt động thể thao hoặc chụp ảnh động vật hoang giã: Tốc độ 1/500 Hình ảnh chân dung tele: Tốc độ 1/100 Ảnh chân dung hoặc ảnh du lịch góc rộng: Tốc độ 1/50 Đối tượng đứng yên, bạn có chân máy: Tốc độ bất kỳ Tốc độ màn trập được đinh nghĩa là khoảng thời gian máy cần để chụp một bức ảnh ISO - Độ nhạy sáng ISO làm sáng ảnh sau khi cảm biến đã được tiếp xúc với ánh sáng. Trong trường hợp không còn cách nào để tăng độ sáng của ảnh thì bạn nên dùng chỉ số ISO nhưng IOS càng lớn sẽ khiến độ nhiễu của bức ảnh tăng lên.  Các mức chính trên thang đo ISO gồm có 100, 200, 400, 800, 1600, 3200 và 6400. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt các giá trị ISO trung gian như là ISO 640 hoặc ISO 1250. Mức ISO thấp nhất trên máu ảnh được gọi là ISO cơ sở, giá trị này thường là 100 nhưng một số máy có thể là 64 hoặc 200.  Để điều chỉnh ISO, bạn cần dựa vào tình trạng thực tế của bức ảnh vì trong một số trường hợp bạn sẽ không thể nâng tốc độ màn trập lâu hơn, ánh sáng quá yếu mà bạn chỉ sử dụng ISO cơ sở thì khó có được bức ảnh đẹp.  ISO làm sáng ảnh sau khi cảm biến đã được tiếp xúc với ánh sáng Khẩu độ (Aperture) Theo định nghĩa, khẩu độ là độ mở của ống kính để cho lượng ánh sáng đi qua. Khi chụp ảnh phơi sáng ban ngày, bạn chỉ nên mở khẩu độ hẹp còn nếu chụp ảnh lúc trời tối thì bạn nên đặt khẩu độ của ống kính rộng để thu được nhiều ánh sáng hơn.  Ký hiện của khẩu độ là f/tham số, ví dụ f/2, f/8, f/16,... Từ đó có thể thấy, tham số càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ và ngược lại.  Khẩu độ càng lớn thì bức ảnh sẽ càng sáng, cụ thể với những khẩu độ như f/1.4 và f/2 sẽ cho phép bạn nhìn thấy trong bóng tối. Nếu bạn dùng khẩu độ f/16 để chụp ảnh ban đêm thì tấm ảnh bạn thu được sẽ chỉ có màu đen.  Khẩu độ cũng giúp thay đổi độ sâu trường ảnh. Cụ thể hơn, với những khẩu độ nhỏ như f/11 hoặc f/16 sẽ làm độ sâu trường ảnh lớn nên giúp mọi phần tử trong ảnh sẽ xuất hiện rõ nét hơn. Ngược lại, với những độ sâu trường ảnh lớn như f/1.4 hoặc f/2.8 thì độ sâu trường ảnh mỏng hơn, nếu hiệu ứng lấy nét nông sẽ giúp bạn làm nổi bật chủ thể ở gần còn những phần tử khác sẽ bị mờ đi.  Khẩu độ là độ mở của ống kính để cho lượng ánh sáng đi qua Để chụp được những bức ảnh đẹp, bạn cần phải kiểm soát được ánh sáng và chọn được góc chụp phù hợp. Thêm nữa, bạn cũng phải hiểu được cách phối hợp các trang thiết bị trong nhiếp ảnh. Đăng ký học online qua video ngay trên Unica để học những điều này. Khoá học giúp bạn thao tác chụp ảnh thuần thục để tạo ra những bức ảnh có một không hai. [course_id:1732,theme:course] [course_id:244,theme:course] [course_id:285,theme:course] Ưu điểm của tính năng chụp phơi sáng Chụp ảnh phơi sáng sẽ đem lại một số ưu điểm như là cho phép người chụp điều chỉnh ánh sáng, tạo hiệu ứng nghệ thuật, điều chỉnh mức độ chi tiết, chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng khó khăn, tự động điều chỉnh thủ công,... Chi tiết từng tính năng sẽ được trình bày ở dưới đây: Điều chỉnh ánh sáng: Tính năng chụp phơi sáng cho phép người dùng điều chỉnh mức độ ánh sáng vào máy ảnh, từ đó tạo ra hình ảnh phù hợp với ý tưởng và mục đích của người chụp. Người dùng có thể tăng hoặc giảm độ sáng để tạo ra hiệu ứng màu sắc, độ tương phản và độ sâu trường hình ảnh mong muốn. Tạo hiệu ứng nghệ thuật: Tính năng chụp phơi sáng cho phép người dùng tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt như ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng lóa, ánh sáng đèn flash, ánh sáng chớp nhanh,... Điều chỉnh mức độ chi tiết: Tính năng chụp phơi sáng cho phép người dùng điều chỉnh mức độ chi tiết trong ảnh. Bằng cách điều chỉnh độ sáng, người dùng có thể làm nổi bật hoặc ẩn đi các chi tiết trong khung hình, tạo ra một sự tương phản độc đáo và nâng cao hiệu quả truyền thông của ảnh. Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng khó khăn: Tính năng chụp phơi sáng cho phép người dùng chụp ảnh trong các điều kiện ánh sáng khó khăn như ban đêm, trong nhà với ánh sáng yếu hoặc trong môi trường có độ tương phản cao. Việc điều chỉnh phơi sáng đúng cách giúp tăng cường khả năng chụp ảnh ở những điều kiện ánh sáng yếu. Tự động và điều chỉnh thủ công: Tính năng chụp phơi sáng cung cấp cả chế độ tự động và chế độ điều chỉnh thủ công. Người dùng có thể chọn tự động để máy ảnh tự động điều chỉnh phơi sáng dựa trên thông số của khung cảnh hoặc chọn chế độ thủ công để điều chỉnh các thông số phơi sáng một cách tùy chỉnh. Chế độ tự động thường thuận tiện cho người mới bắt đầu hoặc trong những tình huống chụp nhanh, trong khi chế độ thủ công cho phép người dùng kiểm soát hoàn toàn quá trình chụp ảnh và thể hiện sự sáng tạo và cá nhân hóa. Đảm bảo độ chính xác: Tính năng chụp phơi sáng giúp đảm bảo độ chính xác và cân bằng ánh sáng trong ảnh. Bằng cách điều chỉnh tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy ISO, người dùng có thể đạt được mức độ phơi sáng chính xác và tránh hiện tượng ảnh quá sáng hoặc ảnh quá tối. Tự động bù trừ đèn nền: Tính năng chụp phơi sáng cũng cho phép tự động bù trừ đèn nền (backlight compensation), giúp cân bằng độ sáng giữa các khu vực sáng và tối trong khung hình. Điều này giúp người dùng chụp ảnh một cách cân đối và tránh hiện tượng mất chi tiết trong các vùng quá sáng hoặc quá tối. Chụp phơi sáng đem tới rất nhiều ưu điểm cho bức ảnh Chụp phơi sáng khi nào? Kỹ thuật chụp phơi sáng được áp dụng khi bạn muốn chụp ảnh phong cảnh vào ban đêm. Phơi sáng giúp bạn khắc phục được tình trạng bức ảnh quá nhiều hạt hoặc quá tối trong điều kiện thiếu sáng. Vì thế, thời điểm trời chập tối cho đến gần sáng là thời điểm thích hợp để bạn chụp phơi sáng.  Thiết bị cần để chụp phơi sáng Những thiết bị cần để chụp ảnh phơi sáng gồm có máy ảnh, ống kính, Tripod, đèn flash, đèn ngoại cảnh, HDR,... Từng thiết bị cụ thể sẽ được giới thiệu ở dưới đây: Máy ảnh: Đây là thiết bị chính để ghi lại hình ảnh. Có thể sử dụng máy ảnh DSLR (Digital Single Lens Reflex) hoặc máy ảnh mirrorless với khả năng điều chỉnh phơi sáng. Máy ảnh nên có các chế độ chụp tự động và thủ công để bạn có thể điều chỉnh phơi sáng linh hoạt. Ống kính: Đối với máy ảnh có khả năng thay đổi ống kính, bạn cần chọn ống kính phù hợp với nhu cầu chụp ảnh. Ống kính có độ dài tiêu cự khác nhau sẽ ảnh hưởng đến góc nhìn và khả năng thu gần hoặc rộng hơn của ảnh. Ngoài ra, ống kính cũng có khả năng điều chỉnh khẩu độ, ảnh hưởng đến lượng ánh sáng đi vào máy ảnh. Chân máy (Tripod): Chân máy giúp bạn giữ máy ảnh ổn định trong quá trình chụp. Điều này hỗ trợ đặc biệt khi bạn chụp trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc cần thời gian chụp dài để tạo hiệu ứng phơi sáng đặc biệt. Đèn flash: Đèn flash là một nguồn ánh sáng bổ sung để cung cấp ánh sáng chính hoặc fill-in trong điều kiện ánh sáng yếu. Đèn flash có thể gắn trực tiếp lên máy ảnh hoặc sử dụng đèn flash độc lập được điều khiển từ xa. Bộ lọc: Bộ lọc là những tấm mỏng được gắn trước ống kính để lọc ánh sáng đi vào máy ảnh. Có nhiều loại bộ lọc khác nhau như bộ lọc polarizing, bộ lọc ND (Neutral Density) hoặc bộ lọc màu để tạo hiệu ứng đặc biệt trên ảnh. Remote shutter release: Remote shutter release là một thiết bị hoặc phụ kiện cho phép bạn kích hoạt chụp ảnh từ xa, mà không cần chạm vào máy ảnh. Điều này giúp tránh rung lắc và giữ ảnh ổn định khi chụp ở tốc độ chậm hoặc khi sử dụng tripod. Bộ dụng cụ đo ánh sáng: Bộ dụng cụ đo ánh sáng như light meter có thể được sử dụng để đo mức độ ánh sáng trong một khung cảnh cụ thể. Điều này giúp bạn xác định chính xác thông số phơi sáng như tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy ISO. Bộ chụp phơi sáng kép (HDR): Bộ chụp phơi sáng kép (HDR - High Dynamic Range) là một phương pháp kết hợp nhiều ảnh với các mức độ phơi sáng khác nhau để tạo ra một bức ảnh cuối cùng với phạm vi độ sáng rộng hơn. Để thực hiện HDR, bạn cần phần mềm hoặc chế độ chụp đặc biệt trên máy ảnh để tự động chụp nhiều ảnh với các mức độ phơi sáng khác nhau. Đèn ngoại cảnh: Đèn ngoại cảnh (external lighting) như đèn studio hoặc đèn LED có thể được sử dụng để tạo ra ánh sáng môi trường và điều chỉnh mức độ chi tiết của hình ảnh. Đèn ngoại cảnh dùng để chụp phơi sáng Ngoài các thiết bị trên, kiến thức và kỹ năng về phơi sáng là điều rất quan trọng mà người thợ chụp ảnh cần nắm được. Hiểu và áp dụng đúng các nguyên tắc phơi sáng, biết cách điều chỉnh các thông số như tốc độ màn trập, khẩu độ, và độ nhạy ISO sẽ giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng của thiết bị để tạo ra những bức ảnh đẹp và chất lượng. Các kiểu phơi sáng Có 4 kiểu phơi sáng là phơi sáng quá mức, phơi sáng lâu, thiếu phơi sáng và phơi sáng kép. Mỗi kiểu phơi sáng sẽ có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu chụp ảnh phơi sáng mà người thợ chụp ảnh sẽ chọn kiểu phơi sáng phù hợp. Phơi sáng quá mức (Overexposure) Phơi sáng quá mức là khi cảm biến máy ảnh thu về lượng ánh sáng lớn khiến tổng thể bức ảnh xuất hiện hiệu ứng tỏa sáng. Trường hợp áp dụng kỹ thuật này thường là những vị trí ngược sáng. Phơi sáng quá mức là khi cảm biến máy ảnh thu về lượng ánh sáng lớn khiến tổng thể bức ảnh xuất hiện hiệu ứng tỏa sáng  Phơi sáng lâu (Long Exposure) Khi thực hiện ảnh chụp phơi sáng này, người chụp ảnh sẽ chọn tốc độ màn trập thấp để thu về ánh sáng trong thời gian dài. Trường hợp áp dụng kỹ thuật này là các cảnh vào ban đêm.  Thiếu phơi sáng (Underexposure) Ở kỹ thuật này, người chụp sẽ giảm thiểu ánh sáng thu vào thông qua cảm biến máy ảnh thấp hơn so với mức bình thường. Tổng quan bức hình phơi sáng này sẽ tối màu, có cảm giác hơi u ám và nhiều chi tiết khó nhìn vì thiếu ánh sáng. Phơi sáng kép (Multi Exposure/Double Exposure) Trong kỹ thuật này, người chụp sẽ thực hiện ghép hai bức ảnh có mức độ phơi sáng khác nhau lại thành một bức ảnh phơi sáng kép.  Người chụp sẽ thực hiện ghép hai bức ảnh có mức độ phơi sáng khác nhau lại thành một bức ảnh phơi sáng kép Cách cài đặt chụp phơi sáng trên máy ảnh Muốn cài đặp chụp phơi sáng trên máy ảnh, bạn có thể tùy chỉnh một số thông số sau đây: Phơi sáng thủ công: Khi chụp phơi sáng thủ công (Manual Exposure), người chụp có thể tự do tùy chỉnh màn trập, khẩu độ và ISO theo ý muốn của mình. Ưu tiên màn trập: Ở chế độ Shutter Priority, người chụp sẽ có thể chỉnh tốc độ màn trập theo ý muốn, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ và ISO. Ưu tiên khẩu độ: Ở chế độ này, người chụp có thể chỉnh khẩu độ tùy theo ý muốn, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh tốc độ màn trập và ISO. Ngoài những thông số này, một số dòng máy sẽ tích hợp tính năng phơi sáng (EV hay Exposure Value) để giúp quá trình thiết lập chế độ chụp phơi sáng của bạn nhanh hơn.  Cài đặt chụp phơi sáng trên máy ảnh Cách để chụp ảnh có độ phơi sáng phù hợp Không phải lúc nào cảnh bạn chụp cũng đủ ánh sáng. Vậy trong trường hợp này, bạn cần nắm được kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng để có được cho mình tấm ảnh đẹp nhất. Dưới đây sẽ là nội dung của kỹ thuật này: Luôn giữ ISO ở mức thấp nhất có thể ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, có thể điều chỉnh một bức ảnh phơi sáng luôn đẹp và tốt hơn so với việc sử dụng chế độ tự động và giơ máy lên chụp thông thường. Để chụp ảnh phơi sáng, bạn nên để ISO ở mức 50, 64 hoặc 100. Mức ISO thấp nhất sẽ phụ thuộc từng loại máy nên bạn cần tìm hiểu kỹ máy của mình trước khi thực hiện điều chỉnh ISO.  Muốn chụp ảnh phơi sáng nên giữ ISO ở mức thấp nhất có thể Nếu bức ảnh bạn chụp đã kéo dài thời gian của màn trập, bạn nên tăng ISO của máy lên sẽ có ánh sáng tốt hơn. Tất nhiên nếu để  ISO quá cao sẽ khiến ảnh bị nhiễu, vì vậy bạn nên điều chỉnh một cách hợp lý. Lấy nét chủ thể chính Chủ đề chính của ảnh phơi sáng thường là phong cảnh và hình ảnh chủ thể ở phía xa. Các loại máy ảnh hiện nay có sẵn hệ thống lấy nét tự động khá tốt nên bạn có thể thử trước khi chuyển hẳn sang lấy nét thủ công, bằng cách chạm lên màn hình vị trí muốn lấy nét bạn sẽ có một bức ảnh có ánh sáng đẹp nhưng vẫn làm nổi bật chủ thể. Cần xác định rõ chủ thể là gì trong bức ảnh để có ánh sáng rõ nét  Lựa chọn tốc độ màn trập phù hợp Sau khi chọn ISO, lấy nét thì với tốc độ màn trập, bạn hãy thử chụp một tấm xem thử kết quả. Nếu ảnh của bạn vẫn bị tối, hãy điều chỉnh tốc độ của màn trập nhanh hơn hoặc chậm hơn so với lúc ban đầu, điều chỉnh từng chút một để có thể bắt đúng được ánh sáng cần lấy. Nên chọn chế độ hẹn giờ khi chụp Nhiều người tự chụp ảnh cho mình muốn lấy được toàn bộ người và phong cảnh thì chụp ảnh chế độ hẹn giờ là một giải pháp thông minh. Với biện pháp này bạn nên sử dụng tripod kèm theo bởi nó sẽ là giúp máy không bị rung lắc khi phơi sáng. Bạn nên điều chỉnh ánh sáng và căn góc trước khi máy tự động chụp. Trong khi chụp ảnh bạn có thể sẽ bị rung tay do căn chỉnh góc hình ảnh, vì vậy ảnh sẽ không được sắc nét. Chính vì vậy bạn nên để chế độ hẹn giờ và hoàn tất các thủ tục sẵn sàng máy để có những bức hình như ý. Nên bật chế độ hẹn giờ để ảnh không bị mờ hoặc không rõ nét do bị rung lắc Kiểm tra kết quả thật kỹ càng trước khi tiếp tục hoặc kết thúc chụp Kiểm tra là giai đoạn quan trọng cần thực hiện sau khi chụp ảnh nhưng nhiều người thường bỏ qua bước này. Để bắt được khoảnh khắc quan trọng khi chụp phơi sáng thì bạn không thể vội được mà cần bình tĩnh và kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Sau khi chụp xong, đặc biệt là những tấm ảnh lần đầu tiên bạn nên quan sát thật kỹ độ nét, màu sắc, bố cục để rút kinh nghiệm cho những tấm chụp sau. Đặc biệt khi bạn lấy nét thủ công thì việc cố gắng zoom 100% bức ảnh chụp ra để kiểm tra độ nét là điều hết sức quan trọng vì chắc chắn bạn chẳng hề muốn rằng khi thấy trên điện thoại rất nét (vì thường mật độ điểm ảnh rất cao) nhưng khi xem lại trên máy tính và phóng to 100% thì lại phát hiện độ nét chưa ổn. Một số sai lầm khi chụp ảnh phơi sáng Trong quá trình chụp ảnh phơi sáng, một số bạn sẽ bị run tay và khó điều khiển thiết bị chụp ảnh của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải một trong những lỗi sau: Không cào đặt máy chụp sau 2 giây, không sử dụng điều khiển từ xa và ảnh thường bị nhòe sau khi ấn nút chụp. Phơi sáng quá lâu dẫn đến hiện tượng vệt sáng bị cháy, hỏng ảnh. Sử dụng kính lọc UV không tốt làm ảnh hưởng đên chất lượng ảnh. Không sử dụng chân máy ảnh là cho ảnh bị nhòe. Không sạc đầy pin chụp ảnh, hết pin trong khi chụp ảnh Để máy ảnh hết pin là lỗi thường gặp khi chụp phơi sáng Kết Luận  Trên đây là những kinh nghiệm chụp ảnh phơi sáng mà các chuyên gia thường hay sử dụng. Ngoài ra, để tạo nên được bức ảnh đẹp bạn nên tham khảo khóa học chụp ảnh từ cơ bản đến nâng cao từ chuyên gia hàng đầu để nắm trọn các kỹ thuật chụp ảnh và tạo nên những bức ảnh nghệ thuật nhất. Chúc bạn thành công!
13/05/2019
4464 Lượt xem
Blend màu là gì? Những điều cần biết về Blend màu
Blend màu là gì? Những điều cần biết về Blend màu Trong lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh, khái niệm blend màu là thuật ngữ quen thuộc có tác dụng tạo nên những bức tranh đẹp mang tính nghệ thuật khiến người nào nhìn thấy cũng phải trầm trồ khen ngợi. Blend màu là gì, tác dụng ra sao, yêu cầu đối với blend màu là gì? Hãy cùng Unica tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây. 1. Khái niệm Blend màu Blend màu là khái niệm chỉ công cụ hỗ trợ chỉnh sửa ảnh, pha trộn các màu sắc, trong một bức ảnh tạo nên những sản phẩm mới theo ý muốn của tác giả. Chỉ cần một bức ảnh gốc, bạn sẽ sáng tạo được nhiều kiểu phù hợp với từng concept, chủ đề mà bạn muốn hướng tới. Sử dụng công cụ này các chủ thể chính sẽ trở nên nổi bật và truyền tải được đúng ý đồ, thông điệp của người chụp hơn. Các chế độ Blend màu trong Photoshop Trong Photoshop chia chế độ hòa trộn màu sắc thành 4 nhóm: - Darken Modes: Được sử dụng để xử lý những bức ảnh bị chói sáng hoặc làm tối hình ảnh. - Lighten Modes: Được sử dụng để xử lý những bức ảnh thiếu sáng hoặc làm sáng hình ảnh. - Contrast Modes: Hiệu chỉnh độ tương phản của bức ảnh. - Coloring Modes: Sửa sắc độ và độ bão hòa màu săc.  2. Vì sao cần phải Blend màu? Việc sử dụng blend màu giúp thể hiện chính xác chủ đề, cũng như thông điệp bạn muốn truyền tải tới mọi người. Những bức ảnh gốc có thể sẽ không có màu sắc rõ nét và phù hợp với nội dung bạn muốn chia sẻ.  Thêm vào đó màu sắc ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc của người nhìn, chẳng hạn bạn đang muốn tạo nên một bức ảnh đượm buồn, bạn nên lựa chọn những gam màu tối, sẽ tạo cho bức ảnh trở nên có hồn. Đối với những bức ảnh thể hiện niềm vui nên lựa chọn màu sáng, nóng sẽ được ưu tiên. Hơn nữa, không phải lúc nào ánh sáng cũng hoàn hảo, đôi khi ta chụp hình trong môi trường thiếu ánh sáng, lúc này hình sẽ bị ám màu xanh. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng blend màu sẽ giúp ta cân bằng màu sắc, khiến bức hình “chuẩn” tông hơn. Nói tóm lại ý nghĩa của blend là mang lại một giá trị mới, hoàn toàn khác biệt cho các bức hình. Sử dụng Blend màu để tạo hình ảnh, màu sắc sống động, tạo thông điệp và cảm xúc cho bức ảnh 3. Tiêu chuẩn đánh giá Blend màu đẹp Để có thể sử dụng thành thạo kỹ thuật Blend màu, trước hết bạn phải cần hiểu rõ về phần mềm chỉnh sửa ảnh mà bạn định sử dụng. Blend màu được ví như một hình thái nghệ thuật. Chính vì thế mà nó cần vận dụng những năng khiếu bẩm sinh hoặc khiếu thẩm mỹ riêng của bạn để tạo ra những bức ảnh được Blend màu theo cách hoàn hảo nhất.  4. Công cụ phổ biến dùng để Blend màu Để lên được màu cho bức ảnh như ý, bạn cần sử dụng các công cụ hoặc các phần mềm được thiết kế sẵn. Có rất nhiều phần mềm và công cụ được ra đời để hỗ trợ cho việc blend màu đẹp, tuy nhiên 2 công cụ được nhiều người sử dụng nhất vẫn là Photoshop và Lightroom. Hai phần mềm này có rất nhiều tính năng nổi bật, và chỉnh sửa ảnh một cách dễ dàng, không chỉ tạo được tông màu như ý, phần mềm còn giúp cắt ghép, chỉnh sửa hình ảnh sắc nét, tạo những bức ảnh đẹp khác xa với những bức ảnh gốc.  >> Những điều bạn chưa biết về phần mềm Lightroom trong chụp ảnh Photoshop và Lightroom là hai công cụ đắc lực để blend màu Để sử dụng thành thạo 2 phần mềm này thành thạo nhằm tạo những bức ảnh đẹp, bạn cần được hướng dẫn cụ thể từng bước về công dụng của từng công cụ trong phần mềm, cũng như cách sử dụng kết hợp các công cụ ấy với nhau để tiết kiệm thời gian, tạo được những bức ảnh đẹp. Bạn đọc muốn biết thêm nhiều công cụ, các thủ thuật hay về thiết kế hãy theo dõi khoá học thiết kế của chúng tôi trên Unica bạn nhé. Cảm ơn bạn đọc quan tâm! >> Những nguyên tắc khi tự học chụp ảnh bạn nên biết >> Kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng dành cho người mới bắt đầu
13/05/2019
2425 Lượt xem
10 cách chụp ảnh trẻ em
10 cách chụp ảnh trẻ em " HOT nhất NĂM" bố mẹ không nên bỏ qua Ba mẹ nào cũng muốn lưu giữ những bức ảnh đẹp nhất cho con. Vì vậy, cách tạo dáng chụp hình trẻ như thế nào đẹp lung linh luôn là chủ đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Để chụp ảnh trẻ em đẹp, ba mẹ cần phải có sự hiểu biết về các nguyên tắc trong chụp ảnh. Như vậy mới có thể làm nổi bật được vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên và đáng yêu của con yêu. Bài viết sau là kinh nghiệm cách chụp hình bé đẹp lung linh, mẹ hãy tham khảo ngay nhé. Nên chụp ảnh trẻ em ở đâu? Có rất nhiều nơi có thể chụp ảnh bé, ví dụ như tại nhà, studio hoặc chụp ngoại cảnh. Nên chụp ảnh trẻ em ở đâu sẽ tùy thuộc vào mong muốn cũng như sở thích của bố mẹ. Chụp ảnh cho bé tại nhà Nhà là nơi chan chứa tình yêu thương, là nơi quen thuộc của bé hàng ngày nên chụp ảnh ở nhà sẽ mang ý nghĩa sâu sắc. Thêm nữa, việc chụp ảnh trẻ em ở nhà cũng giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, ba mẹ dễ chớp được những khoảnh khắc trẻ tự nhiên và dễ khai thác được tối đa những góc cạnh trong cuộc sống thường ngày của bé. Đặc biệt, đối với bé sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường, ba mẹ muốn chụp ảnh bé sơ sinh nên chụp ở nhà để đảm bảo sức khỏe cho bé. Đối với concept chụp ảnh trẻ em tại nhà thì ba mẹ có thể tự chụp đơn giản vào bất cứ lúc nào mà cảm thấy bé đáng yêu và dễ thương nhất. Nếu muốn chụp ảnh trẻ em tại nhà trông chuyên nghiệp hơn, ba mẹ có thể tổ chức một buổi chụp, thuê thợ về chụp tại nhà. Chụp ảnh tại nhà bé sẽ thoải mái nên có thể sẽ hợp tác với bạn hơn. Chụp ảnh tại nhà giúp bé cảm thấy thoải mái hơn Chụp ảnh cho bé ở studio Ở studio đã có sẵn thiết bị đèn flash công suất lớn và đã chuẩn bị đầy đủ đạo cụ nên hầu hết cha mẹ nào cũng muốn cho bé đến studio chụp để thuận tiện hơn. Việc chụp ảnh ở studio với các photographer chuyên nghiệp cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp cha mẹ và bé tạo nên được những bức hình đẹp nhất. Khi có ý định đưa bé đi chụp ảnh, cha mẹ nên tham khảo trước để lựa chọn những studio chất lượng. Ngoài ra cũng cần chú ý đến sức khoẻ của bé, nhất là bé dưới 1 tháng tuổi vì đây là thời điểm bé rất nhạy cảm với môi trường, việc di chuyển có thể sẽ gặp nhiều bất tiện. Chụp ảnh cho bé ngoại cảnh Ngoài tại nhà và studio ba mẹ cũng có thể chụp hình trẻ em ngoại cảnh. Ưu điểm khi chụp ảnh ngoại cảnh đó là cả gia đình sẽ có không gian rộng rãi để vui đùa, ảnh chụp dễ chớp được những khoảnh khắc tự nhiên nhất. Thêm nữa, ánh sáng ngoài trời cũng chân thực và đẹp nên khi chụp ảnh sẽ tạo nên những bức hình chất lượng hơn bao giờ hết. Nếu có ý định đi chụp hay tạo dáng chụp ảnh trẻ em ở ngoại cảnh, ba mẹ nên chú ý vấn đề thời tiết nhé. Ngoài ra nếu có thể nên mang theo các phụ kiện để dễ dàng tạo nên những bức hình đẹp nhất nhé. Chụp ảnh ngoại cảnh dễ dàng chụp được khoảnh khắc tự nhiên của bé Thành thạo cách lựa chọn ống kính, phụ kiện nhiếp ảnh, góc chụp ảnh đẹp, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chụp ảnh bằng cách tham gia khóa học online qua video. Khoá học chụp ảnh cơ bản với dung đơn giản từ lý thuyết đến thực hành, đảm bảo phù hợp cho tất cả mọi người yêu thích nhiếp ảnh. [course_id:285,theme:course] [course_id:2205,theme:course] [course_id:457,theme:course] Bật mí cách chụp ảnh trẻ em đẹp siêu đơn giản Chụp ảnh trẻ em sao cho đẹp, tự nhiên và chân thực nhất luôn là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Sau đây là gợi ý cách chụp ảnh trẻ em siêu đẹp cực đơn giản mà chúng tôi đã tổng hợp từ những lớp học nhiếp ảnh online: Chụp một cách tự nhiên Ảnh chụp tự nhiên khi nào cũng đẹp, vì trẻ em luôn có rất nhiều biểu hiện vô tư cực kỳ đáng yêu. Để chụp ảnh bé đẹp nhất ba mẹ nên làm trò vui hoặc một điều gì đó mà bé thích để bé cười, vui đùa một cách tự nhiên nhất. Sau đó sẽ chớp khoảnh khắc vô tư, tự nhiên của bé đó để chụp. Khu chụp ảnh trẻ em, không nên tập cho trẻ thể hiện cảm xúc giả tạo, vì chẳng những ảnh không đẹp mà nó còn không phù hợp với lứa tuổi. Chụp ảnh tự nhiên chính là bí quyết để tạo nên những bức hình trẻ em đẹp nhất. Tạo nên những bức ảnh trẻ em đẹp nhất nhằm lưu giữ quá trình phát triển của con yêu Sử dụng hậu cảnh đơn giản Khi chụp ảnh trẻ con ba mẹ nên ưu tiên chọn những hậu cảnh đơn giản để không bị rối, chủ thể chính tập trung vào bé. Một hậu cảnh đơn giản sẽ tránh được các yếu tố gây mất tập trung cho bức ảnh. Hơn nữa việc chọn hậu cảnh đơn giản cũng giúp bé cảm thấy đỡ sợ hãi, cảm giác như đây không phải là một buổi chụp hình chính thức. Điều này giúp bé cảm thấy thoải mái để tạo dáng chụp ảnh trẻ em. Cố gắng chụp gần, điều tiết ánh sáng hài hòa Mỗi một nhiếp ảnh gia sẽ có một cách chụp ảnh khác nhau, tuy nhiên hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khi chụp ảnh cho bé đều cố gắng chụp gần và điều tiết ánh sáng hài hoà. Khi chụp ảnh trẻ em, các nhiếp ảnh gia thường chụp các bé bằng những ống góc rộng, mục đích để đạt được độ gần cũng như độ nét tối đa cho bức ảnh. Những bức ảnh chụp gần sẽ thấy rõ được biểu cảm trên gương mặt của bé, từ đó thu hút người đối diện hơn rất nhiều. Mặc dù là chụp gần nhưng khi chụp ảnh cho bé, các bạn cần chú ý nên sử dụng ánh sáng tự nhiên. Nếu sử dụng ánh sáng nhân tạo, cần tuyệt đối không nên tập trung quá cho khuôn mặt. Cách chụp ảnh bé nằm chơi đùa với thú bông Bắt khoảnh khắc trong từng biểu cảm Để tạo nên được những bức hình chụp ảnh trẻ em đẹp nhất cha mẹ cần phải bắt được khoảnh khắc trong từng biểu cảm của con. Bởi bé sẽ có những sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt khác nhau và thay đổi nhanh chóng. Những bức ảnh trẻ đang vui đùa sẽ chứa đựng nhiều biểu cảm vô cùng đáng yêu, ba mẹ đừng bận tâm bé đang chơi gì và chơi như thế nào, chỉ cần chớp những khoảnh khắc biểu cảm hồn nhiên, vô tư đó là được. Hãy cứ để con vui đùa một cách thoải mái, bố mẹ hãy tranh thủ cầm máy để chụp được những bức ảnh bé đẹp nhất nhé. Lấy nét hoàn hảo Ba mẹ muốn chụp ảnh bé đẹp, trông tự nhiên và đáng yêu thì ngoài những bí quyết trên nhất định phải học kỹ năng cách lấy nét khi chụp ảnh. Biết cách lấy nét đúng chỗ chẳng những giúp bức ảnh trông chuyên nghiệp hơn mà hình bé trong bức ảnh cũng trông nổi bật và thu hút hơn rất nhiều. Tập trung vào đôi mắt Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là nơi chứa đựng biểu cảm của khuôn mặt, vì vậy để chụp ảnh bé tự nhiên nhất định phải tập trung vào đôi mắt. Tập trung hướng ống kính và lấy nét vào đôi mắt vô tư, hồn nhiên, trong trẻo sẽ giúp ghi hình được rất nhiều khoảnh khắc tuyệt vời. Đối với kỹ thuật chụp hình tập trung vào đôi mắt, dù là chụp nghiêng hay zoom gần thì cũng đều được, đây là một bí quyết chụp hình đẹp vô cùng thông minh. Tập trung vào đôi mắt của bé khi chụp ảnh Thư giãn và tận hưởng Nhiều cha mẹ và các nhiếp ảnh gia luôn tạo cho bé thật nhiều kiểu dáng để chụp ảnh mà không biết rằng tư thế thư giãn và tận hưởng cũng là một ý tưởng chụp ảnh hay có thể giúp bé tạo nên những khoảnh khắc đẹp nhất. Tư thế thư giãn và tận hưởng giúp ghi lại được những khoảnh khắc đời thường chân thực và vô cùng ngộ nghĩnh của bé. Ba mẹ không nên gượng ép, cứ để con thư giãn, thoải mái làm những điều con thích. Đây là một ý tưởng chụp ảnh trẻ em rất hay, chắc chắn sẽ tạo ra được những bức ảnh đáng yêu. Lựa chọn vị trí phù hợp Khi chụp ảnh trẻ em, việc lựa chọn vị trí phù hợp rất quan trọng để tạo ra những bức ảnh tươi vui, đáng yêu và tự nhiên nhất cho trẻ. Một số vị trí chụp ảnh cho trẻ mà ba mẹ có thể lựa chọn đó là: Ngoại cảnh: Chứa ánh sáng tự nhiên và không gian rộng cho bé tha hồ vui đùa, tự do vui chơi. Trong nhà: Tạo không gian chụp ảnh trong nhà với ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ hoặc thiết lập ánh sáng nhẹ nhàng. Kết hợp sử dụng các phụ kiện, đồ chơi yêu thích của trẻ em. Studio chuyên nghiệp: Nếu bạn muốn có những bức ảnh chuyên nghiệp hơn, bạn có thể đặt lịch chụp trong một studio chuyên nghiệp. Studio có đầy đủ ánh sáng, phông nền và trang phục phù hợp nên sẽ giúp cả gia đình tạo ra được những bức ảnh chất lượng cao. Nơi yêu thích của trẻ: Để tạo cảm giác thoải mái và tự nhiên cho trẻ em, hãy chụp ảnh tại nơi yêu thích của bé như: căn phòng chơi, sân vườn hoặc nơi trò chơi yêu thích. Bé đang nằm ngủ cùng là một trong những cảnh tạo nên bức ảnh đẹp cho bé  Hạ mình xuống cùng tầm với đứa trẻ Trẻ em luôn cảm thấy vô cùng hứng thú và tò mò trước những vật thể lạ trước mắt. Vì vậy nếu nhiếp ảnh gia cầm ống kính và hạ mình xuống cùng tầm với trẻ thì sẽ chợp được nhiều khoảnh khắc trẻ nhìn vào ống kính hơn. Đối với trẻ sơ sinh, cách làm này sẽ giúp trẻ tập trung hơn bao giờ hết. Để chụp ảnh trẻ em đẹp và tự nhiên, bạn không nên chụp ảnh từ trên cao xuống mà hãy hạ thấp mình xuống nhé. Như vậy bạn sẽ dễ dàng để tạo ra những bức hình cuốn hút nhất. Chọn ống kính phù hợp Khi chụp ảnh trẻ em, việc lựa chọn ống kính phù hợp sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh chất lượng và tương thích với yêu cầu chụp của trẻ nhỏ. Một số ống kính phổ biến khi chụp ảnh cho bé có thể kể đến như: ống kính tiêu cự góc rộng thường là từ 24mm đến 35mm trên máy ảnh full-frame; ống kính tiêu cự góc trung bình thường từ 50mm đến 85mm trên máy ảnh full-frame, ống kính tele, ống kính macro. Lựa chọn ống kính phù hợp để chụp ảnh bé tự nhiên nhất Những kinh nghiệm khi chụp hình trẻ em Để chụp ảnh cho bé trai và bé gái trông tự nhiên nhất thì biết cách chụp thôi là chưa đủ, ba mẹ hãy bỏ túi thêm một số kinh nghiệm chụp hình bé sau đây nhé. Hãy cố gắng quan sát và lưu tâm đến tâm trạng của trẻ. Nếu trẻ đang xấu hổ và chưa sẵn sàng tâm lý cho việc chụp hình thì bạn tuyệt đối không nên chụp lúc này bởi điều đó sẽ khiến trẻ bị sợ hãi và không phối hợp. Hãy tập trung vào đôi mắt của trẻ để làm tiêu điểm cho bức ảnh. Một đôi mắt thơ ngây, to tròn sẽ giúp tạo nên những bức hình đẹp nhất. Thường xuyên thay đổi góc chụp để có được những bức ảnh tự nhiên nhất. Bạn có thể chụp từ xa đến gần, chụp ống kính Tele cho đến góc rộng. Luôn bắt trọn những khoảnh khắc của bé bởi bé sẽ có những sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt khác nhau và thay đổi nhanh chóng.  Thường xuyên vui đùa và tương tác với trẻ để tạo ra những bức hình ấn tượng, nhiều cảm xúc nhất. Cố gắng sử dụng ánh sáng tự nhiên trong khi chụp ảnh cho trẻ để diễn tả được hết khuôn mặt đáng yêu, ngây thơ và làn da trắng mịn không tì vết. Kết luận Với 10 cách chụp ảnh trẻ em đẹp Unica chia sẻ phía trên, bạn có thể áp dụng ngay để có thể lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất cho con. Tuy nhiên để có những bức ảnh đắt giá, bạn nên biết các kỹ thuật điều chỉnh hình ảnh, độ sáng, cũng như các góc quay đẹp nhất. Chúc bạn thành công!
13/05/2019
4596 Lượt xem
Hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng cho người mới
Hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng cho người mới Với những nhiếp ảnh gia mới vào nghề hay với những người không có kinh nghiệm chụp ảnh thì lỗi chụp ảnh thiếu sáng thường rất hay xảy ra. Thực tế, lỗi này không khó để khắc phục, chỉ cần bạn biết một số những kỹ thuật chụp ảnh đơn giản và khéo léo một chút là đã có ngay cho mình những bức ảnh chất lượng. Sau đây là gợi ý một số kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng cơ bản cho người mới, bạn hãy tham khảo ngay nhé. Kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng - Tăng ISO Một trong những cách chụp ảnh sáng đẹp, màu sắc cân đối trong các khóa học chụp ảnh online luôn đề cập tới đó chỉnh là tăng ISO. ISO là độ nhạy của máy để nói về độ sáng của máy, ISO được đo bằng các chỉ số cụ thể, sổ càng cao thì ảnh càng sáng. Lượng ánh sáng của ảnh sẽ tỉ lệ thuận với số của ISO. Để tăng ánh sáng cho ảnh, bạn hãy tăng ISO lên cao nhé. Mặc dù tăng ISO có thể giúp ảnh sáng hơn tuy nhiên nó cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh. Máy ảnh có độ ISO cao thường tạo ra độ nhiễu cho ảnh so với ISO thấp. Để vừa chụp ảnh ánh sáng tốt, vừa không bị nhiễu, bạn hãy tăng ISO hợp lý và lựa chọn loại máy ảnh phù hợp, Gợi ý: Nếu muốn chụp hình trong điều kiện ánh sáng mà không muốn sử dụng Flash, bạn hãy đặt ISO ở mức 400 hoặc 800. Mức ISO này sẽ giúp ảnh nhận được nhiều ánh sáng hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng. ISO là một tính năng của máy ảnh chứ không phải của ống kính Chụp ảnh nghệ thuật bằng cách tăng tốc độ màn trập Nhiều bạn không biết nhưng việc tăng tốc độ màn trập cũng là một trong những cách để khắc phục tình trạng ảnh thiếu sáng, ảnh bị mờ nhoè. Nếu tốc độ màn trập quá thấp thì bạn sẽ thấy máy chụp rung, ảnh chụp mờ. Để tránh điều này, tốt nhất là bạn nên tăng tốc độ màn trập trên thiết bị chụp hình của mình lên mức cao hơn. Kỹ thuật tăng tốc độ màn trập là kỹ thuật đơn giản và nhanh chóng giúp bạn chụp lên những bức hình nghệ thuật. Vì vậy hãy thật ghi nhớ nhé. Chụp ảnh nghệ thuật bằng cách sử dụng khẩu độ lớn hơn Bạn đang gặp tình trạng chụp ảnh trong phòng thiếu sáng nhưng không biết sao để khắc phục, hãy áp dụng ngay nguyên tắc sử dụng khẩu độ nhé. Thông số của khẩu độ sẽ tương ứng với tốc độ màn trập và ngược lại. Điều này tức là khẩu độ mở lớn thì sẽ có độ độ cao lớn giúp ảnh sáng hơn rất nhiều. Nếu bạn đang muốn chụp chân dung trong phòng trong điều kiện ánh sáng không đủ, bạn có thể tăng khẩu độ tối đa. Điều này sẽ giúp bạn thu được nhiều ánh sáng hơn, đồng thời cũng đảm bảo tốc độ chụp ảnh, phông nền ảnh chụp mịn và đẹp. Khẩu độ là một tính năng của ống kính, không phải là của máy ảnh Chụp ảnh RAW Khi chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu bạn nên chụp ở định dạng RAW vì định dạng này có thể giúp bạn khôi phục nhiều chi tiết từ ảnh. Chụp ảnh RAW là kỹ thuật chụp cho phép xử lý hậu kỳ ở mức độ linh hoạt cao và giữ lại chất lượng cao nhất. Chụp ảnh ở định dạng file RAW giúp bạn xử lý hình ảnh một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn, định dạng hỗ trợ làm giảm các điểm sáng và tạo bóng trong phần mềm xử lý hậu kỳ mà tuyệt đối không làm tăng nhiễu cho hình ảnh. Sử dụng ống kính độ mở lớn Có một số loại ống kính chuyên dụng được sử dụng để phục vụ cho việc chụp ảnh thiếu sáng. Nếu bạn sử dụng máy ảnh DSLR, ống kính phải có độ mở lớn như f/3.5, f/2.8, f/1.8, f/1.2. Khẩu độ càng lớn thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn và đảm bảo tốc độ chụp để có hình ảnh rõ ràng và sắc nét hơn. Sử dụng ống kính độ mở lớn để ảnh chụp sắc nét hơn Thành thạo cách lựa chọn ống kính, phụ kiện nhiếp ảnh, góc chụp ảnh đẹp, nguyên lý hoạt động của các thiết bị chụp ảnh bằng cách tham gia khóa học online qua video. Khoá học chụp ảnh cơ bản với dung đơn giản từ lý thuyết đến thực hành, đảm bảo phù hợp cho tất cả mọi người yêu thích nhiếp ảnh. [course_id:285,theme:course] [course_id:2205,theme:course] [course_id:457,theme:course] Kỹ thuật chụp ảnh đẹp trong B & W Kỹ thuật chụp ảnh B&W cũng là một vấn đề bạn cần đặc biệt quan tâm nếu muốn chụp được những bức hình đẹp nhất. Bởi nếu không biết cài đặt chế độ cân bằng trắng thì những bức ảnh chẳng những thiếu sáng mà còn trông rất mờ và nhoè. Khi chụp ảnh bạn nên điều chỉnh lại chế độ chụp ảnh cân bằng trắng cho máy ảnh của mình sao cho phù hợp nhất, nếu không biết chỉnh bạn có thể nhờ mọi người hướng dẫn hoặc lên các diễn đàn để học hỏi. Có như vậy thì ảnh chụp trông mới cân đối và chuyên nghiệp được. Thiết lập tùy chỉnh cài đặt cho máy ảnh Để chụp được những bức ảnh đẹp, chất lượng đúng như với mong muốn bạn cần phải thiết lập tùy chỉnh cho máy ảnh. Đây là một điều vô cùng quan trọng để những bức hình chụp được cân đối và hài hòa nhất. Cài đặt chụp ảnh thiếu sáng phổ biến khoảng 1/60 giây đến 1/160 giây, f/1.4 hoặc f/2.8 và khoảng ISO nằm ở bất cứ mức nào trong khoảng 3000 đến 12800. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào ánh sáng tại địa điểm đó. Cài đặt máy ảnh để chụp được những tấm hình chất lượng Lựa chọn góc chụp ảnh lấy sáng đúng cách Cách chụp ảnh thiếu sáng trên điện thoại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của bức ảnh. Biết cách chụp ảnh đúng góc sẽ tạo ra sự đột phá cả về chất lượng, ánh sáng, màu sắc của bức ảnh nên bạn cần hết sức chú ý nhé. Để lựa chọn được góc chụp phù hợp bạn hãy xác định nguồn sáng chính trong không gian chụp. Hãy di chuyển và thay đổi thật nhiều góc chụp, vị trí tạo dáng chụp của chủ thể để tìm ra đúng góc. Sau khi đã xác định xong nguồn ánh sáng, góc chụp ảnh chính, tiếp theo bạn cần tránh chụp ngược sáng. Bởi khi chụp ngược sáng, nguồn sáng sẽ nằm phía sau đối tượng, điều này dẫn đến việc ảnh bị tối. Sử dụng ánh sáng tự nhiên để chụp ảnh thiếu sáng Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp bức ảnh trông đẹp và chuyên nghiệp hơn rất nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng biết tận dụng nguồn ánh sáng này. Khi sử dụng ánh sáng tự nhiên, nhất là ánh sáng từ mặt trời bạn cần biết tận dụng đúng thời điểm, chú ý không nên chọn vào những thời điểm quá oi bức và chói. Trường hợp bạn muốn sử dụng ánh sáng tự nhiên khi mặt trời đang có cường độ mạnh, bạn nên tìm kiếm một bóng cây hoặc cải tạo lại khu vực bối cảnh định chụp bằng cách kết hợp thêm hắt sáng hoặc ô che để góp phần tạo “đổ bóng” lên đối tượng chủ thể mà bạn muốn chụp. Điều này giúp tạo ra những hiệu ứng độc đáo cho bức ảnh của bạn. Sử dụng ánh sáng tự nhiên để chụp ảnh thiếu sáng Sử dụng kết hợp với những đạo cụ hỗ trợ điều chỉnh ánh sáng Trong trường hợp môi trường chụp ảnh không đủ sáng, để khắc phục bạn cần chuẩn bị thêm đạo cụ. Sử dụng kết hợp với những đạo cụ hỗ trợ điều chỉnh ánh sáng là một cách hiệu quả để tạo ra hiệu ứng ánh sáng đặc biệt. Những đạo cụ hỗ trợ chiếu sáng phổ biến có thể kể đến như: đèn flash, hắt sáng, đèn pin, nến, bàn xoay ánh sáng,... Những đạo cụ này có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau. Nghệ thuật chụp ảnh: Tự tạo nguồn ánh sáng  Kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng cuối cùng bạn cần biết đó là tự tạo nguồn sáng cho mình để tạo nên những bức hình đẹp, có ánh sáng cân đối. Có rất nhiều cách để bạn có thể tự tạo nguồn ánh sáng cho mình, tiêu biểu như sau: Với đèn flash Đèn flash là công cụ hỗ trợ quá trình chụp ảnh được tốt nhất, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu. Nếu bạn là dân nhiếp ảnh chắc chắn đèn flash là công cụ vô cùng quen thuộc bởi nó nhỏ gọn, dễ mang theo khi di chuyển. Biết cách sử dụng ánh sáng nhân tạo từ đèn bạn có thể chụp những bức ảnh tuyệt đẹp ngay cả khi không đủ ánh sáng. Lưu ý: Khi sử dụng đèn flash tốt nhất không nên để ở chế độ tự động, bởi nó dễ dẫn đến tình trạng lúc cần hoạt động thì không thấy lúc không cần thì lại hoạt động. Hãy sử dụng đèn flash trong hoàn cảnh phù hợp để giúp những bức hình thêm đẹp và tự nhiên nhất nhé. Sử dụng đèn flash hỗ trợ chụp ảnh thiếu sáng đẹp Với đèn cấp sáng trong studio Ngoài đèn flash ra thì bạn cũng có thể tự tạo ánh sáng cho mình bằng việc sử dụng đèn cấp sáng trong studio. Đây là một loại đèn chuyên dụng có ưu điểm chính là có thể tạo ra ánh sáng mạnh và đồng đều cho chủ thể và đối tượng cần tập trung lấy nét. Với đèn này, bạn còn thể tuỳ chỉnh ánh sáng mạnh yếu vào bất cứ vị trí nào mà mình muốn, nhờ đó những bức ảnh chụp được trở nên chuyên nghiệp hơn rất nhiều. >>> Xem thêm: Mẹo chụp ảnh bằng điện thoại đẹp và đơn giản nhất định bạn phải biết Kết luận Trên đây là tổng hợp 11 kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng chất lượng cho bạn tham khảo. Những kỹ thuật nêu trên có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vấn đề là bạn phải biết phát huy những ưu điểm của nó và hạn chế nhược điểm. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững các kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng, và đầu tư học chụp ảnh một cách bài bản từ đó tạo nên những bức ảnh sắc nét và chất lượng nhất. Chúc bạn thành công!
13/05/2019
5383 Lượt xem