Phơi sáng là gì? Cách chụp ảnh phơi sáng cơ bản cho người mới

Phơi sáng là gì? Cách chụp ảnh phơi sáng cơ bản cho người mới

Mục lục

Nhiều người thắc mắc tại sao chụp ảnh ban đêm lại có những tác phẩm rất sắc nét, không bị hạt hay đặc biệt hơn là ánh sáng được trở nên lung linh, kéo dài trông ấn tượng? Đấy là nhờ kỹ thuật chụp phơi sáng. Vậy chụp phơi sáng là gì, làm sao để có một bức ảnh phơi sáng đẹp? Cùng Unica tìm hiểu kinh nghiệm chụp ảnh phơi sáng chi tiết qua bài viết dưới đây.

Chụp phơi sáng là gì?

Chụp ảnh phơi sáng là quá trình ghi lại hình ảnh bằng cách điều chỉnh mức độ ánh sáng vào máy ảnh. Khi chụp ảnh, ánh sáng sẽ đi qua ống kính và chiếu lên bề mặt cảm biến ảnh trong máy ảnh. Quá trình này tạo ra một hình ảnh phản ánh mức độ ánh sáng và màu sắc của khung cảnh.

Để chụp ảnh phơi sáng, người chụp ảnh có thể điều chỉnh các thông số như tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy ISO. Tốc độ màn trập quyết định thời gian mà cảm biến ảnh được phơi sáng, khẩu độ điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua ống kính và độ nhạy ISO điều chỉnh độ nhạy của cảm biến ảnh với ánh sáng.

chup-anh-phoi-sang

Chụp ảnh phơi sáng giúp bức hình trở nên lung linh và sắc nét

Khi chụp ảnh phơi sáng, bạn cần lưu ý cân bằng ánh sáng để đảm bảo mức độ sáng phù hợp trong khung hình. Nếu ảnh quá tối, có thể tăng tốc độ màn trập, mở khẩu độ hoặc tăng độ nhạy ISO để nhận thêm ánh sáng. Ngược lại, nếu ảnh quá sáng, bạn có thể giảm tốc độ màn trập, đóng khẩu độ hoặc giảm độ nhạy ISO để hạn chế ánh sáng vào cảm biến ảnh.

Chụp ảnh phơi sáng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra hình ảnh chất lượng và thể hiện ý tưởng nhiếp ảnh của người chụp. Qua việc điều chỉnh phơi sáng, người chụp ảnh có thể tạo ra những hiệu ứng khác nhau, từ hình ảnh sáng rõ đến hình ảnh mờ, tạo nên sự sáng tạo và cá nhân hóa trong ảnh.

Tìm hiểu về tam giác phơi sáng

Trong chụp ảnh phơi sáng, bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ tam giác phơi sáng. Loại tam giác này gồm có khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO, 3 giá trị này liên hệ mật thiết với nhau. Muốn lấy sáng khi chụp ảnh, bạn cần nắm được khái niệm và đặc điểm của 3 thông số trong tam giác phơi sáng.

1. Tốc độ màn trập (Shutter speed)

Tốc độ màn trập được đinh nghĩa là khoảng thời gian máy cần để chụp một bức ảnh. Đây là một trong những thông số quyết định khi phơi sáng vì những lý do say đây:

- Tốc độ màn trập càng dài thì lượng ánh sáng đi qua càng lớn, còn tốc độ màn trập càng ngắn thì lượng ánh sáng đi qua càng ít.

- Tốc độ màn trập tạo nên hiệu ứng chuyển động mờ cho ảnh chụp.

Dùng tốc độ màn trập hỗ trợ chuyển động nhanh tốt hơn. Trong trường hợp bạn sử dụng hiệu ứng zoom xa để chụp ảnh thì hình ảnh rất dễ bị mờ. Bởi vậy, bạn cần dùng tốc độ màn trập ngắn để bắt được chuyển động của chủ thể. Một số thông số bạn có thể tham khảo gồm có:

- Các hoạt động thể thao hoặc chụp ảnh động vật hoang giã: Tốc độ 1/500

- Hình ảnh chân dung tele: Tốc độ 1/100

- Ảnh chân dung hoặc ảnh du lịch góc rộng: Tốc độ 1/50

- Đối tượng đứng yên, bạn có chân máy: Tốc độ bất kỳ

toc-do-man-trap.jpg

Tốc độ màn trập được đinh nghĩa là khoảng thời gian máy cần để chụp một bức ảnh

2. ISO - Độ nhạy sáng

ISO làm sáng ảnh sau khi cảm biến đã được tiếp xúc với ánh sáng. Trong trường hợp không còn cách nào để tăng độ sáng của ảnh thì bạn nên dùng chỉ số ISO nhưng IOS càng lớn sẽ khiến độ nhiễu của bức ảnh tăng lên. 

Các mức chính trên thang đo ISO gồm có 100, 200, 400, 800, 1600, 3200 và 6400. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt các giá trị ISO trung gian như là ISO 640 hoặc ISO 1250. Mức ISO thấp nhất trên máu ảnh được gọi là ISO cơ sở, giá trị này thường là 100 nhưng một số máy có thể là 64 hoặc 200. 

Để điều chỉnh ISO, bạn cần dựa vào tình trạng thực tế của bức ảnh vì trong một số trường hợp bạn sẽ không thể nâng tốc độ màn trập lâu hơn, ánh sáng quá yếu mà bạn chỉ sử dụng ISO cơ sở thì khó có được bức ảnh đẹp. 

do-nhay-sang.jpg

ISO làm sáng ảnh sau khi cảm biến đã được tiếp xúc với ánh sáng

3. Khẩu độ (Aperture)

Theo định nghĩa, khẩu độ là độ mở của ống kính để cho lượng ánh sáng đi qua. Khi chụp ảnh phơi sáng ban ngày, bạn chỉ nên mở khẩu độ hẹp còn nếu chụp ảnh lúc trời tối thì bạn nên đặt khẩu độ của ống kính rộng để thu được nhiều ánh sáng hơn. 

Ký hiện của khẩu độ là f/tham số, ví dụ f/2, f/8, f/16,... Từ đó có thể thấy, tham số càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ và ngược lại. 

Khẩu độ càng lớn thì bức ảnh sẽ càng sáng, cụ thể với những khẩu độ như f/1.4 và f/2 sẽ cho phép bạn nhìn thấy trong bóng tối. Nếu bạn dùng khẩu độ f/16 để chụp ảnh ban đêm thì tấm ảnh bạn thu được sẽ chỉ có màu đen. 

Khẩu độ cũng giúp thay đổi độ sâu trường ảnh. Cụ thể hơn, với những khẩu độ nhỏ như f/11 hoặc f/16 sẽ làm độ sâu trường ảnh lớn nên giúp mọi phần tử trong ảnh sẽ xuất hiện rõ nét hơn. Ngược lại, với những độ sâu trường ảnh lớn như f/1.4 hoặc f/2.8 thì độ sâu trường ảnh mỏng hơn, nếu hiệu ứng lấy nét nông sẽ giúp bạn làm nổi bật chủ thể ở gần còn những phần tử khác sẽ bị mờ đi. 

khau-do.jpg

Khẩu độ là độ mở của ống kính để cho lượng ánh sáng đi qua

Ưu điểm của tính năng chụp phơi sáng

Chụp ảnh phơi sáng sẽ đem lại một số ưu điểm như là cho phép người chụp điều chỉnh ánh sáng, tạo hiệu ứng nghệ thuật, điều chỉnh mức độ chi tiết, chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng khó khăn, tự động điều chỉnh thủ công,... Chi tiết từng tính năng sẽ được trình bày ở dưới đây:

- Điều chỉnh ánh sáng: Tính năng chụp phơi sáng cho phép người dùng điều chỉnh mức độ ánh sáng vào máy ảnh, từ đó tạo ra hình ảnh phù hợp với ý tưởng và mục đích của người chụp. Người dùng có thể tăng hoặc giảm độ sáng để tạo ra hiệu ứng màu sắc, độ tương phản và độ sâu trường hình ảnh mong muốn.

- Tạo hiệu ứng nghệ thuật: Tính năng chụp phơi sáng cho phép người dùng tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt như ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng lóa, ánh sáng đèn flash, ánh sáng chớp nhanh,...

- Điều chỉnh mức độ chi tiết: Tính năng chụp phơi sáng cho phép người dùng điều chỉnh mức độ chi tiết trong ảnh. Bằng cách điều chỉnh độ sáng, người dùng có thể làm nổi bật hoặc ẩn đi các chi tiết trong khung hình, tạo ra một sự tương phản độc đáo và nâng cao hiệu quả truyền thông của ảnh.

- Chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng khó khăn: Tính năng chụp phơi sáng cho phép người dùng chụp ảnh trong các điều kiện ánh sáng khó khăn như ban đêm, trong nhà với ánh sáng yếu hoặc trong môi trường có độ tương phản cao. Việc điều chỉnh phơi sáng đúng cách giúp tăng cường khả năng chụp ảnh ở những điều kiện ánh sáng yếu.

- Tự động và điều chỉnh thủ công: Tính năng chụp phơi sáng cung cấp cả chế độ tự động và chế độ điều chỉnh thủ công. Người dùng có thể chọn tự động để máy ảnh tự động điều chỉnh phơi sáng dựa trên thông số của khung cảnh hoặc chọn chế độ thủ công để điều chỉnh các thông số phơi sáng một cách tùy chỉnh. Chế độ tự động thường thuận tiện cho người mới bắt đầu hoặc trong những tình huống chụp nhanh, trong khi chế độ thủ công cho phép người dùng kiểm soát hoàn toàn quá trình chụp ảnh và thể hiện sự sáng tạo và cá nhân hóa.

- Đảm bảo độ chính xác: Tính năng chụp phơi sáng giúp đảm bảo độ chính xác và cân bằng ánh sáng trong ảnh. Bằng cách điều chỉnh tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy ISO, người dùng có thể đạt được mức độ phơi sáng chính xác và tránh hiện tượng ảnh quá sáng hoặc ảnh quá tối.

- Tự động bù trừ đèn nền: Tính năng chụp phơi sáng cũng cho phép tự động bù trừ đèn nền (backlight compensation), giúp cân bằng độ sáng giữa các khu vực sáng và tối trong khung hình. Điều này giúp người dùng chụp ảnh một cách cân đối và tránh hiện tượng mất chi tiết trong các vùng quá sáng hoặc quá tối.

uu-diem-cua-chup-phoi-sang.jpg

Chụp phơi sáng đem tới rất nhiều ưu điểm cho bức ảnh

Chụp phơi sáng khi nào?

Kỹ thuật chụp phơi sáng được áp dụng khi bạn muốn chụp ảnh phong cảnh vào ban đêm. Phơi sáng giúp bạn khắc phục được tình trạng bức ảnh quá nhiều hạt hoặc quá tối trong điều kiện thiếu sáng. Vì thế, thời điểm trời chập tối cho đến gần sáng là thời điểm thích hợp để bạn chụp phơi sáng. 

Thiết bị cần để chụp phơi sáng

Những thiết bị cần để chụp ảnh phơi sáng gồm có máy ảnh, ống kính, Tripod, đèn flash, đèn ngoại cảnh, HDR,... Từng thiết bị cụ thể sẽ được giới thiệu ở dưới đây:

- Máy ảnh: Đây là thiết bị chính để ghi lại hình ảnh. Có thể sử dụng máy ảnh DSLR (Digital Single Lens Reflex) hoặc máy ảnh mirrorless với khả năng điều chỉnh phơi sáng. Máy ảnh nên có các chế độ chụp tự động và thủ công để bạn có thể điều chỉnh phơi sáng linh hoạt.

- Ống kính: Đối với máy ảnh có khả năng thay đổi ống kính, bạn cần chọn ống kính phù hợp với nhu cầu chụp ảnh. Ống kính có độ dài tiêu cự khác nhau sẽ ảnh hưởng đến góc nhìn và khả năng thu gần hoặc rộng hơn của ảnh. Ngoài ra, ống kính cũng có khả năng điều chỉnh khẩu độ, ảnh hưởng đến lượng ánh sáng đi vào máy ảnh.

- Chân máy (Tripod): Chân máy giúp bạn giữ máy ảnh ổn định trong quá trình chụp. Điều này hỗ trợ đặc biệt khi bạn chụp trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc cần thời gian chụp dài để tạo hiệu ứng phơi sáng đặc biệt.

- Đèn flash: Đèn flash là một nguồn ánh sáng bổ sung để cung cấp ánh sáng chính hoặc fill-in trong điều kiện ánh sáng yếu. Đèn flash có thể gắn trực tiếp lên máy ảnh hoặc sử dụng đèn flash độc lập được điều khiển từ xa.

- Bộ lọc: Bộ lọc là những tấm mỏng được gắn trước ống kính để lọc ánh sáng đi vào máy ảnh. Có nhiều loại bộ lọc khác nhau như bộ lọc polarizing, bộ lọc ND (Neutral Density) hoặc bộ lọc màu để tạo hiệu ứng đặc biệt trên ảnh.

- Remote shutter release: Remote shutter release là một thiết bị hoặc phụ kiện cho phép bạn kích hoạt chụp ảnh từ xa, mà không cần chạm vào máy ảnh. Điều này giúp tránh rung lắc và giữ ảnh ổn định khi chụp ở tốc độ chậm hoặc khi sử dụng tripod.

- Bộ dụng cụ đo ánh sáng: Bộ dụng cụ đo ánh sáng như light meter có thể được sử dụng để đo mức độ ánh sáng trong một khung cảnh cụ thể. Điều này giúp bạn xác định chính xác thông số phơi sáng như tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy ISO.

- Bộ chụp phơi sáng kép (HDR): Bộ chụp phơi sáng kép (HDR - High Dynamic Range) là một phương pháp kết hợp nhiều ảnh với các mức độ phơi sáng khác nhau để tạo ra một bức ảnh cuối cùng với phạm vi độ sáng rộng hơn. Để thực hiện HDR, bạn cần phần mềm hoặc chế độ chụp đặc biệt trên máy ảnh để tự động chụp nhiều ảnh với các mức độ phơi sáng khác nhau.

- Đèn ngoại cảnh: Đèn ngoại cảnh (external lighting) như đèn studio hoặc đèn LED có thể được sử dụng để tạo ra ánh sáng môi trường và điều chỉnh mức độ chi tiết của hình ảnh.

den-ngoai-canh.jpg

Đèn ngoại cảnh dùng để chụp phơi sáng

Ngoài các thiết bị trên, kiến thức và kỹ năng về phơi sáng là điều rất quan trọng mà người thợ chụp ảnh cần nắm được. Hiểu và áp dụng đúng các nguyên tắc phơi sáng, biết cách điều chỉnh các thông số như tốc độ màn trập, khẩu độ, và độ nhạy ISO sẽ giúp bạn tận dụng tối đa tiềm năng của thiết bị để tạo ra những bức ảnh đẹp và chất lượng.

Các kiểu phơi sáng

Có 4 kiểu phơi sáng là phơi sáng quá mức, phơi sáng lâu, thiếu phơi sáng và phơi sáng kép. Mỗi kiểu phơi sáng sẽ có những đặc điểm khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu chụp ảnh phơi sáng mà người thợ chụp ảnh sẽ chọn kiểu phơi sáng phù hợp.

1. Phơi sáng quá mức (Overexposure)

Phơi sáng quá mức là khi cảm biến máy ảnh thu về lượng ánh sáng lớn khiến tổng thể bức ảnh xuất hiện hiệu ứng tỏa sáng. Trường hợp áp dụng kỹ thuật này thường là những vị trí ngược sáng.

phoi-sang-qua-muc.jpg

Phơi sáng quá mức là khi cảm biến máy ảnh thu về lượng ánh sáng lớn khiến tổng thể bức ảnh xuất hiện hiệu ứng tỏa sáng

2. Phơi sáng lâu (Long Exposure)

Khi thực hiện ảnh chụp phơi sáng này, người chụp ảnh sẽ chọn tốc độ màn trập thấp để thu về ánh sáng trong thời gian dài. Trường hợp áp dụng kỹ thuật này là các cảnh vào ban đêm. 

3. Thiếu phơi sáng (Underexposure)

Ở kỹ thuật này, người chụp sẽ giảm thiểu ánh sáng thu vào thông qua cảm biến máy ảnh thấp hơn so với mức bình thường. Tổng quan bức hình phơi sáng này sẽ tối màu, có cảm giác hơi u ám và nhiều chi tiết khó nhìn vì thiếu ánh sáng.

4. Phơi sáng kép (Multi Exposure/Double Exposure)

Trong kỹ thuật này, người chụp sẽ thực hiện ghép hai bức ảnh có mức độ phơi sáng khác nhau lại thành một bức ảnh phơi sáng kép. 

ky-thuat-phoi-sang-kep.jpg

Người chụp sẽ thực hiện ghép hai bức ảnh có mức độ phơi sáng khác nhau lại thành một bức ảnh phơi sáng kép

Cách cài đặt chụp phơi sáng trên máy ảnh

Muốn cài đặp chụp phơi sáng trên máy ảnh, bạn có thể tùy chỉnh một số thông số sau đây:

- Phơi sáng thủ công: Khi chụp phơi sáng thủ công (Manual Exposure), người chụp có thể tự do tùy chỉnh màn trập, khẩu độ và ISO theo ý muốn của mình.

- Ưu tiên màn trập: Ở chế độ Shutter Priority, người chụp sẽ có thể chỉnh tốc độ màn trập theo ý muốn, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ và ISO.

- Ưu tiên khẩu độ: Ở chế độ này, người chụp có thể chỉnh khẩu độ tùy theo ý muốn, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh tốc độ màn trập và ISO.

Ngoài những thông số này, một số dòng máy sẽ tích hợp tính năng phơi sáng (EV hay Exposure Value) để giúp quá trình thiết lập chế độ chụp phơi sáng của bạn nhanh hơn. 

cai-dat-may-anh-de-chup-phoi-sang.jpg

Cài đặt chụp phơi sáng trên máy ảnh

Cách để chụp ảnh có độ phơi sáng phù hợp

Không phải lúc nào cảnh bạn chụp cũng đủ ánh sáng. Vậy trong trường hợp này, bạn cần nắm được kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng để có được cho mình tấm ảnh đẹp nhất. Dưới đây sẽ là nội dung của kỹ thuật này:

1. Luôn giữ ISO ở mức thấp nhất có thể

ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, có thể điều chỉnh một bức ảnh phơi sáng luôn đẹp và tốt hơn so với việc sử dụng chế độ tự động và giơ máy lên chụp thông thường. Để chụp ảnh phơi sáng, bạn nên để ISO ở mức 50, 64 hoặc 100. Mức ISO thấp nhất sẽ phụ thuộc từng loại máy nên bạn cần tìm hiểu kỹ máy của mình trước khi thực hiện điều chỉnh ISO. 

chup-anh-phoi-sang-1

Muốn chụp ảnh phơi sáng nên giữ ISO ở mức thấp nhất có thể

Nếu bức ảnh bạn chụp đã kéo dài thời gian của màn trập, bạn nên tăng ISO của máy lên sẽ có ánh sáng tốt hơn. Tất nhiên nếu để  ISO quá cao sẽ khiến ảnh bị nhiễu, vì vậy bạn nên điều chỉnh một cách hợp lý.

2. Lấy nét chủ thể chính

Chủ đề chính của ảnh phơi sáng thường là phong cảnh và hình ảnh chủ thể ở phía xa. Các loại máy ảnh hiện nay có sẵn hệ thống lấy nét tự động khá tốt nên bạn có thể thử trước khi chuyển hẳn sang lấy nét thủ công, bằng cách chạm lên màn hình vị trí muốn lấy nét bạn sẽ có một bức ảnh có ánh sáng đẹp nhưng vẫn làm nổi bật chủ thể.

chup-anh-phoi-sang-2

Cần xác định rõ chủ thể là gì trong bức ảnh để có ánh sáng rõ nét

3. Lựa chọn tốc độ màn trập phù hợp

Sau khi chọn ISO, lấy nét thì với tốc độ màn trập, bạn hãy thử chụp một tấm xem thử kết quả. Nếu ảnh của bạn vẫn bị tối, hãy điều chỉnh tốc độ của màn trập nhanh hơn hoặc chậm hơn so với lúc ban đầu, điều chỉnh từng chút một để có thể bắt đúng được ánh sáng cần lấy.

4. Nên chọn chế độ hẹn giờ khi chụp

Nhiều người tự chụp ảnh cho mình muốn lấy được toàn bộ người và phong cảnh thì chụp ảnh chế độ hẹn giờ là một giải pháp thông minh. Với biện pháp này bạn nên sử dụng tripod kèm theo bởi nó sẽ là giúp máy không bị rung lắc khi phơi sáng. Bạn nên điều chỉnh ánh sáng và căn góc trước khi máy tự động chụp.

Trong khi chụp ảnh bạn có thể sẽ bị rung tay do căn chỉnh góc hình ảnh, vì vậy ảnh sẽ không được sắc nét. Chính vì vậy bạn nên để chế độ hẹn giờ và hoàn tất các thủ tục sẵn sàng máy để có những bức hình như ý.

chup-anh-phoi-sang-4

Nên bật chế độ hẹn giờ để ảnh không bị mờ hoặc không rõ nét do bị rung lắc

5. Kiểm tra kết quả thật kỹ càng trước khi tiếp tục hoặc kết thúc chụp

Kiểm tra là giai đoạn quan trọng cần thực hiện sau khi chụp ảnh nhưng nhiều người thường bỏ qua bước này. Để bắt được khoảnh khắc quan trọng khi chụp phơi sáng thì bạn không thể vội được mà cần bình tĩnh và kiểm tra một cách kỹ lưỡng.

Sau khi chụp xong, đặc biệt là những tấm ảnh lần đầu tiên bạn nên quan sát thật kỹ độ nét, màu sắc, bố cục để rút kinh nghiệm cho những tấm chụp sau. Đặc biệt khi bạn lấy nét thủ công thì việc cố gắng zoom 100% bức ảnh chụp ra để kiểm tra độ nét là điều hết sức quan trọng vì chắc chắn bạn chẳng hề muốn rằng khi thấy trên điện thoại rất nét (vì thường mật độ điểm ảnh rất cao) nhưng khi xem lại trên máy tính và phóng to 100% thì lại phát hiện độ nét chưa ổn.

Một số sai lầm khi chụp ảnh phơi sáng

Trong quá trình chụp ảnh phơi sáng, một số bạn sẽ bị run tay và khó điều khiển thiết bị chụp ảnh của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải một trong những lỗi sau:

- Không cào đặt máy chụp sau 2 giây, không sử dụng điều khiển từ xa và ảnh thường bị nhòe sau khi ấn nút chụp.

- Phơi sáng quá lâu dẫn đến hiện tượng vệt sáng bị cháy, hỏng ảnh.

- Sử dụng kính lọc UV không tốt làm ảnh hưởng đên chất lượng ảnh.

- Không sử dụng chân máy ảnh là cho ảnh bị nhòe.

- Không sạc đầy pin chụp ảnh, hết pin trong khi chụp ảnh

de-may-anh-het-pin.jpg

Để máy ảnh hết pin là lỗi thường gặp khi chụp phơi sáng

Trên đây là những kinh nghiệm chụp ảnh phơi sáng mà các chuyên gia thường hay sử dụng. Ngoài ra, để tạo nên được bức ảnh đẹp bạn nên tham khảo khóa học chụp ảnh từ cơ bản đến nâng cao từ chuyên gia hàng đầu để nắm trọn các kỹ thuật chụp ảnh và tạo nên những bức ảnh nghệ thuật nhất.

Chúc bạn thành công!

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên