Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Ngoại Ngữ

Tổng quan về câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh
Tổng quan về câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh Câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh là một chủ đề ngữ pháp “bắt buộc” mọi người phải nắm trong quá trình học tiếng Anh. Với lý do đó, UNCIA đã tổng hợp những kiến thức về phần này cho các bạn hiểu và thực hành đúng khi làm bài tập! Câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh là gì? Nếu tiếng Việt có câu trực tiếp, gián tiếp thì trong tiếng Anh cũng có hai loại câu này. Trong đó, câu trực tiếp được hiểu là câu tường thuật kể lại nguyên văn nghĩa và lời nói của người nói. Dạng câu này được trích nguyên trong dấu ngoặc kép “...”. Eg: My teacher says: “You should go to school early”. (Cô giáo tôi nói: “Bạn nên đi học sớm”). Nhận xét: “You should go to school early” là câu trực tiếp được trích nguyên văn lời của giáo viên. Câu gián tiếp là một câu trong nhóm câu trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh hay còn được gọi câu tường thuật lại. Với chức năng mang ý nghĩa của người nói mà không cần giữ nguyên câu văn chủ từ nói và được bỏ ngoặc kép. Eg: My teacher says to me that I should go to school early. (Cô giáo của tôi nói với tôi rằng tôi nên đi học sớm). Ví dụ về câu trực tiếp và gián tiếp  >> Xem thêm: Bật mí cách nhớ cấu trúc tiếng Anh đơn giản nhất Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Quy tắc chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp  Câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh là 2 loại câu được dùng rất nhiều trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Đôi khi việc nhớ nguyên văn một câu là một điều không hề dễ vì vậy chúng ta sử dụng câu gián tiếp để chuyển đổi. Cách đổi từ trực tiếp sang gián tiếp như sau: Đổi chủ ngữ và các đại từ nhân xưng khác trong câu trực tiếp sao cho khi sang câu gián tiếp mang ý nghĩa tương đồng, không đổi. Biến đổi các đại từ chỉ định chỉ người, các trạng từ chỉ thời gian và trạng từ chỉ địa điểm, nơi chốn sang gián tiếp theo quy tắc cho sẵn, nên bạn cần học thuộc lưu ý này. Động từ phải lùi một thì so với câu ở dạng trực tiếp. Eg: Linh says “I am a doctor”. (Linh nói “Tôi là một bác sĩ”). -> Linh says that she is a doctor.  Nếu câu ở thể trực tiếp muốn nói một sự thật hiển nhiên, những chân lý luôn đúng thì ta không được lùi thì khi diễn tả sang nhóm câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh. Chủ yếu những điều này được dùng với động từ ở hiện tại đơn. Eg: Teacher said people “The sun rises in the East and sets in the West”. (Giáo viên tôi nói “Mặt trời mọc đằng Đông và lặn đằng Tây”). -> Teacher said the sun rises in the East and sets in the West.  Lùi thì của động từ trong câu Thì hiện tại đơn: S + V + O -> S + V (ed). Thì hiện tại tiếp diễn: S + am/is/are + V-ing + O -> S + was/were + Ving. Thì hiện tại hoàn thành: S + has/have + PP.2 + O -> S + had + PII. Thì quá khứ đơn: S + V-ed + O -> S +had + PII. Thì quá khứ tiếp diễn: S + was/were + V-ing + O -> S + had + been + Ving.  Động từ Model verbs: S + model verb + V + O -> S + would/ could/might/had to + V. Cách chuyển sang câu gián tiếp chung của thì Đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và tính từ sở hữu Đại từ nhân xưng sẽ được thay đổi khi chuyên từ câu trực tiếp sang gián tiếp như sau:  I -> She/he We -> They You -> I / She / TheyMe - Us -> Them Our -> Their Myself -> Himself/ herself Ourselves -> Himself/ herself/ myself My -> His/Her Me -> Him/Her Mine -> His/hers Yours -> His, her, my/ Their Us -> Them Our -> Their Eg:  My friend says: “I haven’t met him since January.” => My friend said that she hadn’t met him since January. Bảng đại chuyển từ trực tiếp sang câu gián tiếp  Thay đổi cụm từ chỉ thời gian và địa điểm Chuyển đổi câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh ngoài việc chú ý đến thì của câu trực tiếp thì người viết cần quan tâm đến các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn. Now -> then Ago -> Before This -> that These -> those Here -> there Today ->  that day Last week/ month/year -> the previous week/ month/year… Yesterday -> The day before… Cách chuyển câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh Chuyển câu trần thuật Cấu trúc như sau:  S+say/said (that)+mệnh đề được tường thuật Eg: “I am going to school”, my sister said. (Tôi đang đi học, chị gái tôi nói). -> My said me that she was going to school.  Chuyển câu hỏi Câu hỏi dạng yes/no Cấu trúc: S + asked/wondered/wanted to know (sb) + if/whether + Clause. Eg: “Do you love me?”, he asked. (“Bạn có yêu tôi không”, anh ấy hỏi). -> He asked me if I love he. - Câu hỏi Wh-  Cấu trúc: S + asked/wondered/wanted to know (sb) + Clause Lưu ý: Mệnh đề trong dạng câu này không được phép đảo ngữ. Eg: “What do you like subject, Mai?”, Nam aksed. (“Môn học bạn yêu thích là gì Mai”, Nam hỏi). -> Nam asked Mai what she liked subject.  Câu mệnh lệnh, sai khiến - Cấu trúc:  S + asked/ told/ required/ requested/ demanded + O +(not) + to V… S + ordered + somebody + to do something Lưu ý: Động từ "order" trong câu được sử dụng với mục đích nhấn mạnh tính chất bắt buộc. Eg:  “Turn off your radio! It is so noisy” – she demanded. => She demanded we turn off our radio because it was so noisy. >> Xem thêm: Nắm nhanh cấu trúc As soon as và cách sử dụng trong 3 phút Một số trường hợp đặc biệt khi chuyển đổi câu Shall/Would Shall/Would được sử dụng trong các tình huống diễn tả lời đề nghị. Vì thế khi chuyển đổi sang câu gián tiếp, chúng ta tiếp tục sử dụng cấu trúc của dạng câu yêu cầu, đề nghị. Eg:  “Would you like to drink coffee?” – she asked. => She offered to drink coffee. Will/ would/can/could Will/ would/can/could được sử dụng trong câu diễn tả một yêu cầu lịch sự từ người nói. Eg:  “Can I borrow your pen?” – My little brother asked. => My little brother asked me to borrow my pen. Câu cảm thán Eg:  “What a beautiful girl she is” – he said. => He exclaimed that she was a beautiful girl. Một số lỗi thường gặp khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp - Lỗi thứ nhất: Không lùi thì ở mệnh đề. -> Đây là một trong những lỗi phổ biến thường gặp. Lỗi này tuy không làm cho câu bị sai về mặt nội dung nhưng trong các bài thi hay bài kiểm tra, nếu mắc lỗi này thì bạn sẽ bị trừ điểm về ngữ pháp.  - Lỗi thứ hai: Sử dụng sai câu trúc gián tiếp -> Không phải tất cả các câu gián tiếp đều được diễn đạt như dạng câu tường thtaaj thông thường với "say, tell". Thực tế, câu mệnh mệnh hoặc câu hỏi có những đặc điểm riêng về cấu trúc diễn đạt.  Tham khảo mẫu bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp 1. “Why don’t you go with me?”- she asked. 2. “Don’t open the window, it is raining.”- she tells her son. 3. “We have worked at this company for 3 years.” – he told me. 4. “Shall we have another dish of fried fish?”- he asked. 5. “What a naughty boy!” – she said. 6. “Where do they visit next week?” – My friend wondered. 7. “Do you pay in cash or settle the payment online?” – The staff asked the customer. 8. “Would you like to drink beer with me?” – he suggested. 9. “I don’t know how to solve this problem” – she said. 10. “Don’t go out!” –My mother required it. Kết luận Với những kiến thức về cấu trúc và cách dùng câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh, mà UNICA chia sẻ ở trên, tin rằng bạn sẽ biết chọn lọc những cách học nhanh nhất, hiệu quả nhất kết hợp với việc thực hành thường xuyên để đạt được kết quả học tốt nhất nhé. Đặc biệt, tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bí quyết giúp bạn chinh phục hệ thống ngữ pháp thông dụng và quan trọng nhất với khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc giúp bạn thành công trong việc chinh phục tiếng Anh nhé! Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia để trang bị thêm cho mình một ngôn ngữ thông dụng và đang rất cần thiết trong công việc, học tập hiện nay nhé!
23/09/2019
3041 Lượt xem
Câu cảm thán trong tiếng Anh là gì? Cấu trúc và cách sử dụng
Câu cảm thán trong tiếng Anh là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Câu cảm thán trong tiếng Anh là một loại câu rất quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Một cuộc hội thoại, một câu chuyện có trở nên sinh động, thu hút, ấn tượng với người nghe hay không luôn cần những biểu cảm, cảm xúc nhất định. Hiểu được điều này, UNICA sẽ cung cấp những bí kíp về câu cảm thán để bạn truyền cảm hứng cho người nghe và đưa câu chuyện trở nên lôi cuốn, hấp dẫn nhất! Câu cảm thán tiếng Anh là gì? Nếu trong tiếng Việt, câu cảm thán là một loại câu sử dụng để bộc lộ tất cả các cảm xúc vui vẻ, đau xót, phấn khích, ngạc nhiên của người nói với sự vật, hiện tượng và trong tiếng Anh, câu cảm thán cũng được hiểu như vậy. Trong cấu trúc tiếng Anh, câu cảm thán có rất nhiều loại. Đó có thể là các câu diễn tả cảm giác (feeling), sự xúc động (emotion), hay đơn giản là những từ chỉ cảm súc mạnh nhé như:  awesome (tuyệt vời), awful (kinh khủng). Eg: What lovely flowers there are! (Những bông hoa này đẹp quá!) Cấu trúc câu cảm thán trong Tiếng Anh Câu cảm thán với “What” Cấu trúc với danh từ đếm được số ít: What + a/an + adj + danh từ đếm được Trong cấu trúc này, người học cần lưu ý, danh từ phải là danh từ đếm được ở số ít hoặc số nhiều. Nếu danh từ ở số ít thì được dùng a/an. Còn danh từ ở số  nhiều thì bỏ a/an. Cấu trúc câu cảm thán trong Tiếng Anh Eg:  What a beautiful girl! (Cô gái đó xinh đẹp quá!). What a big house! (Ngôi nhà này to thật!). What a lazy boy! (Cậu ta thật lười biếng). >> Xem thêm: Cách chuyển câu chủ động sang bị động | Cấu trúc câu bị động Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Cấu trúc đếm được với sanh từ số nhiều: What + adj + danh từ đếm được số nhiều + (be) Eg:  What lovely cats! (Những con mèo này thật đáng yêu!). What fastly cars! (Những chiếc ô tô này thật nhanh!). What + adj + danh từ không đếm được. Eg: What nice weather! (Thời tiết thật đẹp làm sao!) Cấu trúc với danh từ không đếm được: What + adj + danh từ không đếm được! Câu cảm thán kết hợp với kể chuyện: What + (a/an) + adj + N + S + V! Câu cảm thán với “How” Nếu với câu cảm thán trong tiếng Anh với What đi theo sau là một danh từ/cụm từ đếm được thì theo sau How sẽ là một danh từ/trạng từ. Cấu trúc tương tự như với “What”. Cấu trúc: How + adj/adv + S + V/be Trong đó:  Chủ ngữ bao gồm chỉ người, chỉ vật, con vật, sự vật, hiện tượng… V: Là các động từ thường hoặc động từ “tobe”. Eg: How fun it is! (Nó thật là buồn cười!). How well he sings! (Anh ấy hát thực sự tốt!). Câu cảm thán sử dụng So/ So Such S +V + so + adj/adv Eg:  + He is so handsome. (Anh ấy rất đẹp trai). + The house is so big. (Ngôi nhà thực sự rất to). S + V + such + (a/an) + adj/adv. Eg:  She bought such a beautiful hat. (Cô ấy mua một chiếc mũ rất đẹp). I have such a nice boyfriend. (Tôi có một người bạn trai rất tử tế). Chú ý: Với dạng này ta có thể đảo ngữ so/such lên trước. Eg:  So amazing! (Thật tuyệt vời!). Such a nice day! (Một ngày thật đẹp!). Such a nice day! Là một dạng câu cảm thán Cách sử dụng câu cảm thán trong tiếng Anh Câu cảm thán được sử dụng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết. Nhũng từ ngữ này được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hằng này. Thông thường, câu cảm thán thường đứng ở vị trí đầu hoặc cuối câu. Không sử dụng câu cảm thán trong các biên bản, hợp đồng, đơn từ vì nó không phù hợp với tính chất của văn bản đó.  Một số câu cảm thán trong tiếng Anh thông dụng Câu cảm thán chung chung thường dùng It’s risky! : Nhiều rủi ro quá! Go for it!: Cố gắng đi  Cheer up!: Vui lên! Calm down!: Bình tĩnh nào! How lucky!: May quá! Well – done!: Làm tốt lắm  That’s really awesome!: Bá đạo đấy! What a pity!: Đáng tiếc thật! What nonsense!: Thật là vô nghĩa! Thank God!: Cảm tạ trời đất! Câu cảm thán thể hiện cảm xúc Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường sử dụng những câu cảm thán trong tiếng Anh đặc biệt, không theo một cấu trúc nào kể trên. Một số câu cảm thán hay gặp trong giao tiếp được người nói ưu tiên như: What a pity!: Tiếc quá đi! Too bad!: quá tệ Go for it!: Cố gắng đi Cheer up!: Vui lên đi It’s over!: Chuyện đã qua rồi That’s strange!: Lạ thật đó What nonsense!: Thật là ngớ ngẩn What a thrill!: Thật là li kì Suit yourself!: Tùy bạn thôi What a bore!: Thật là chán quá Too bad!: Tệ quá Poor fellow!: Thật tội nghiệp What a pity!: Thật đáng tiếc What nonsense!: Thật vô lý How lucky!: Thật là may quá That’s amazing!: Thật bất ngờ That’s great!: Thật tuyệt That’s really awesome!: Quá tuyệt vời Thank God!: Cảm ơn trời đất I did it!: Mình làm được rồi Nothing could make me happier: Không điều gì làm tôi hạnh phúc hơn: I  have nothing more to desire: Tôi rất hài lòng We are happy deed: Chúng tôi rất vui mừng >> Xem thêm: Câu trần thuật trong tiếng Anh - Cấu trúc, cách sử dụng và ví dụ minh họa   “Wow”là loại câu thường được sử dụng trong giao tiếp Bài tập vận dụng câu cảm thán trong Tiếng Anh Bài tập: Viết lại câu cảm thán dựa trên những từ gợi ý có sẵn 1. Lovely/ dress 2. Tight/ shoes 3. beautiful/ flowers 4. awful/ weather 5. smooth/ hair Đáp án: 1. What a lovely dress! 2. What tight shoes! 3. What beautiful flowers! 4. What awful weather! 5. What smooth hair! Kết luận Câu cảm thán trong tiếng Anh tuy đơn giản, ít lý thuyết nhưng lại là loại câu mang nhiều tầng ý nghĩa và “mẹo” lừa mà bất kỳ học viên nào cũng bị nhầm lẫn. Mong rằng bài viết, UNICA chia sẻ sẽ giúp bạn khám phá “tất tần tật” kiến thức quan trọng về câu cảm thán trong Tiếng Anh.  Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia để trang bị thêm cho mình một ngôn ngữ thông dụng và đang rất cần thiết trong công việc, học tập hiện nay nhé! Chúc bạn thành công
23/09/2019
4641 Lượt xem
Câu trần thuật trong tiếng Anh - Cấu trúc, cách sử dụng và ví dụ
Câu trần thuật trong tiếng Anh - Cấu trúc, cách sử dụng và ví dụ Trong quá trình giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài, bạn thường xuyên phải sử dụng những câu kể để diễn tả sự vật, hiện tượng, nhận định hay giải thích cho người nghe hiểu…. Tất cả những câu trên chính là một mẫu câu trần thuật trong tiếng Anh. Vậy câu trần thuật là gì và cách sử dụng loại câu này như nào, hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé! Câu trần thuật trong Tiếng Anh là gì? Câu trần thuật dạng khẳng định Câu trần thuật khẳng định là một câu khẳng định đơn giản, diễn tả câu nói về một điều gì đó xảy ra, không quan trọng là câu đó được chia ở thì hiện tại, quá khứ hay hoàn thành. Có thể khẳng định, đây chính là một câu xuất hiện thường xuyên, nhiều nhất trong các bài hội thoại, báo, khoa học tiếng Anh. Cấu trúc của câu: S+ V. Trong đó: S: Chủ ngữ là tất cả các ngôi trong tiếng Anh, là chủ thể thực hiện hành động. V: Động từ được chia theo chủ từ, thời gian diễn ra hành động. She can play the guitar là một câu khẳng định Eg:  I playing game. (Tôi đang chơi game). She is watching TV. (Cô ấy đang xem phim). He went to the zoo last week. (Anh ấy đã đi sở thú vào tuần trước). >> Xem thêm: Phân biệt Can, Could, Be able to dễ dàng trong Tiếng Anh Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Câu trần thuật dạng phủ định Câu trần thuật dang phủ định là một dạng câu trần thuật trong tiếng Anh, trái ngược hoàn toàn với câu khẳng định, dùng để phủ định hành động đã không diễn ra. Công thức phủ định: S + not +V. Trong đó: Để biến câu khẳng định thành câu phủ định, chúng ta chỉ việc thêm not vào chủ ngữ. Tuy nhiên không phải việc thêm “not” vào sau chủ ngữ là được, “not” thêm vào cũng cần đúng vị trí theo các nguyên tắc cơ bản sau:  Với động từ “tobe” và các động từ khiếm khuyết như: Can, must, should, may, might, need… thì thêm “not” trực tiếp vào sau động từ. Eg:  I cannot speak English. (Tôi không thể nói tiếng Anh). Trong đó: Cannot = cann’t. He is not student. (Anh ấy không phải là học sinh). Với động từ thường khác: Thêm not vào sau trợ động từ như do/does/did/had/have… Eg: I don’t go to school. (Tôi không đi học). Ngoài ra, có những trường hợp rất đặc biệt, câu trần thuật không theo một cấu trúc chủ ngữ, động từ nào cả.  Eg:  So far, so good. So then. Thêm “not” vào sau chủ ngữ trong câu khẳng định để được phủ định Phân loại câu tường thật trong Tiếng Anh Câu tường thuật dạng kể: Dạng câu này dùng để kể một câu chuyện hay sự việc nào đó đã được diễn ra trước đó. Eg: He told me he would lend me his car. Câu tường thuật dạng câu hỏi: Bao gồm 2 loại là Yes/No question và Wh-Question. Dạng câu hỏi này mang ý nghĩa là tường thuật lại câu hỏi cho người thứ ba.  Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh: Mang ý nghĩa kể lại một mệnh lệnh của người thứ 3.  Eg: Brad told Lana to call him Câu tường thuật dạng đặc biệt: Mang ý nghĩa kể lại một lời đồng ý, lời buộc tội hay lời hứa của một ai đó cho người thứ 3 nghe.  Eg: He promised to marry her. Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu trần thuật Chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật dạng kể Bước 1: Chọn động từ giới thiệu, cụ thể là: said/told.  Bước 2: Áp dụng quy tắc lùi thì trong câu gián tiếp. Quy tắc lùi thì được minh họa như sau:  Bước 3: Đổi đại từ nhân xưng, tân ngữ, đại từ và tính từ sở hữu.  - Bước 4: Đổi các từ chỉ địa điểm và thời gian cho phù hợp. Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật dạng câu hỏi Dạng câu hỏi Yes/No Quesiton Cấu trúc câu như sau:   S + asked (+object) + if / whether + subject + V ( lùi thì ) Dạng câu hỏi Wh - Question Cấu trúc như sau:    S + asked (+Object) + What / When /… + Subject +Verb (lùi thì) Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh Cấu trúc dạng câu mệnh lệnh ở thể khẳng định:  S + told + O + to – infinitive. Cấu trúc dạng câu mệnh lệnh ở thể phủ định:   S + told + O + not to – infinitive. Câu tường thuật ở dạng câu điều kiện ở lời nói gián tiếp a. Điều kiện có thật, có thể xảy ra ( điều kiện lại 1) Câu điều kiện dạng này có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Áp dụng chung quy tắc lùi thì. b. Điều kiện không có thật/giả sử ( điều kiện loại 2, loại 3) Câu điều kiện không thể xảy ra, trái ngược với hiện tại. Chúng ta giữ nguyên, không đổi.  Một số dạng câu trần thuật đặc biệt Cấu trúc một số dạng câu tường thuật đặc biệt như sau:  S + promised + to V Eg: He promised to quit smoking. (Anh ấy hứa sẽ bỏ thuốc lá) S + agree + to V Eg: She agrees to go to the birthday party. (Cô ấy đồng ý đến dự buổi tiệc sinh nhật.) S + accuse + sb + of + V-ing Eg: He accused her of stealing. (Anh ta buộc tội cô ấy ăn cắp.) SHALL/ WOULD diễn tả đề nghị, lời mời Eg: Tom asked: “Shall I bring you some food?” -> Tom offered to bring me some food. WILL/ WOULD/ CAN/ COULD diễn tả sự yêu cầu Eg: Tom asked: “Will you help me, please?” -> Tom asked me to help him. >> Xem thêm: RELATIVE CLAUSE - Phân loại và cách sử dụng mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh Bài tập vận dụng câu tường thuật trong Tiếng Anh Đề bài: Chuyển các câu dưới đây về dạng câu tường thuật 1. he asked me: “Do you have a red pen?”. 2. Mom told me, “Cook before your dad comes home.”. 3. My dad asked me, “Will you come visit me this weekend?”. 4. Coach told us: “Don’t forget to eat a lot of beef for energy.”. 5. My mom told us: “Turn off the lights and go to sleep.” Đáp án 1. He asked me if I had a red pen. 2. Mom told me to cook before my dad came back home. 3. My dad asked me if I would visit him over that weekend. 4. The coach reminded us to eat beef for energy. 5. My mom ordered us to turn off the lights and go to sleep. Kết luận Với những chia sẻ và những lưu ý quan trọng về câu trần thuật trong tiếng Anh, trong bài viết nêu trên UNICA hy vọng rằng các bạn sẽ ghi được điểm “tuyệt đối” khi giao tiếp với người bản ngữ. Đặc biệt, với những ai có ý định thi IELTS thì phần chủ điểm ngữ pháp này các bạn nên học cẩn thận nhé. 
23/09/2019
9294 Lượt xem
3 Loại câu điều kiện trong tiếng Anh - Công thức và cách sử dụng
3 Loại câu điều kiện trong tiếng Anh - Công thức và cách sử dụng Trong cuộc sống, có ít nhất những lần bạn nói những cụm từ “giá như”, “nếu...thì”... để nói lên sự tiếc nuối, chưa làm được. Câu điều kiện trong tiếng Anh là một chủ điểm ngữ pháp rất quan trọng, được sử dụng khi đưa ra một câu điều kiện, hay sự giả định nào đó. Vậy, để biết câu điều kiện có cấu trúc như nào, sử dụng ra sao thì hãy cùng UNICA đi tìm hiểu ngày nhé! Câu điều kiện là gì? Câu điều kiện trong tiếng Anh có cấu trúc tương tự như một câu trong tiếng Anh, bao gồm chủ ngữ, tân ngữ, trạng từ…. Câu điều kiện có hai phần chính: Một phần: Là nêu điều kiện, giả định hay gọi là mệnh đề chỉ điều kiện. Phần còn lại: Nêu lên kết quả hay gọi là mệnh đề chỉ kết quả. Câu điều kiện là một loại câu thường dùng trong giao tiếp  Vị trí của 2 mệnh đề:  Khi mệnh đề chứa “if” đứng đầu thì giữa hai mệnh đề chúng ta bắt buộc phải thêm dấu phẩy để ngăn cách. Khi mệnh đề chứa “if” đứng sau mệnh đề chính thì không được sử dụng dấu phẩy để ngăn cách hai mệnh đề. Trong đó ta nhận thấy 2 mệnh đề này có thể đổi chỗ được cho nhau. Đối với người mới học tiếng Anh, các bạn cần nắm thật chắc các vấn đề về phân loại, cấu trúc, cách dùng, các lưu ý… để câu văn thêm hoàn thiện và đạt điểm tối ưu trong bài thi. >> Xem thêm: Câu trần thuật trong tiếng Anh - Cấu trúc, cách sử dụng và ví dụ minh họa Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Tổng hợp các câu điều kiện trong Tiếng Anh Câu điều kiện loại 1 Định nghĩa: Là câu điều kiện trong tiếng Anh, được dùng để nói về một sự việc có thể được xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Có nghĩa là câu điều kiện loại 1 là câu điều kiện có thật, cho rằng khả năng của hành động, sự việc có thể xảy ra và cho một kết quả ở hiện tại. Cấu trúc: If + S + V (s/es), S + will/can/shall+... V. Nhận xét: Trong câu điều kiện loại 1, mệnh đề “if” chúng ta “bắt buộc” phải chia ở  thì hiện tại đơn và mệnh đề kết quả được chia ở thì tương lai. Cách sử dụng câu điều kiện loại 1 Khi diễn tả các hành động “có thể xảy ra” ở hiện tại, tương lai. Eg: If you don’t eat, you will die. (Nếu bạn không ăn, bạn sẽ chết). Ta thấy hành động này ở hiện tại chắc chắn sẽ xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. nếu bạn không ăn trong một thời gian thì bạn sẽ chết. Khi chỉ sự khả năng khách quan. Eg: It’s rain. If we go out without an umbrella, we may get a headache. (Trời đang mưa. Nếu chúng tôi ra ngoài không mang theo ô, chúng tôi có thể bị đau đầu). Khi giả định sự cho phép. Eg: If you complete your test, you can go to the zoo. (Nếu bạn hoàn thành xong bài kiểm tra, bạn có thể được đi sở thú). Để chỉ sự yêu cầu, đề nghị. Eg: If you want go to home, you must finish your test. (Nếu bạn muốn về nhà, bạn phải làm xong bài kiểm tra đó). Ví dụ về câu điều kiện loại 1 Câu điều kiện loại 2 Định nghĩa: Là câu điều kiện trong tiếng Anh được dùng để nói, diễn tả về một sự việc không thể, không có thực xảy ra ở trong hiện tại nếu có một giả định, điều kiện nào đó. Cấu trúc : If + S + Ved, S + would/could/should … + V. Trong câu điều kiện loại 2, mệnh đề “if” chúng ta luôn phải chia ở quá khứ đơn và mệnh đề chính ta sử dụng cấu trúc: S + would/could/should … + V với V luôn ở dạng nguyên mẫu, không chia. Lưu ý: Chúng ta dùng “were” cho tất cả các ngôi, không dùng “was” Cách sử dụng câu điều kiện loại 2 Dùng để diễn tả hành động không có thật ở hiện tại và tương lai. Eg: If I spoken China, I would work in China. (Nếu tôi nói được tiếng Trung, tôi sẽ làm việc ở Trung Quốc). Giải thích: Hiện tại, tôi không nói được hoặc không biết nói tiếng Trung Quốc nhưng tôi đang giả sử mình nói được tiếng Trung Quốc. Trong điều kiện đó, nếu tôi mà nói được tiếng Trung Quốc thì tôi sẽ làm việc ở bên đó nhưng trên thực tế hiện tại thì tôi không phải làm ở Trung Quốc. Sự tiếc nuối ở hiện tại, tương lai Eg: I helped him, he could do something. (Nếu tôi giúp anh ta, anh ta có thể làm được mọi thứ). >> Xem thêm: Cách dùng one/another/other/the other/others/the others dễ hiểu nhất Câu điều kiện loại 3 Định nghĩa: Câu điều kiện loại 3 là một dạng trong phân loại các câu điều kiện trong tiếng Anh, diễn tả một điều kiện không có thực, không thể xảy ra ở quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả định đi ngược với quá khứ. Cấu trúc: If + mệnh đề ở thì quá khứ hoàn thành, S + would/could/might (not) + have + PII. Trong câu điều kiện loại 3, động từ của mệnh đề if luôn phải ở quá khứ phân từ, còn động từ ở mệnh đề còn lại chia theo điều kiện hoàn thành. Eg: If he had studied harder, he would have passed the exam. (Nếu anh ấy chăm chỉ học hơn, anh ta đã thi đậu bài kiểm tra đó). Nhận xét: Trong quá khứ, do anh ta không học bài chăm chỉ, chịu khó (hành động đó đã xảy ra) nhưng anh ta đang giả sử mình học chăm. Trong mệnh đề kết quả, anh ta đã thi đỗ nhưng thực tế thì anh ta không học chăm và đã trượt ở quá khứ rồi. Cách sử dụng câu điều kiện loại 3 Câu điều kiện loại 3 nói về một sự việc đã KHÔNG xảy ra trong quá khứ. Eg: If I had studied harder, I would have passed the exam. (Nếu tôi đã học bài chăm chỉ hơn thì tôi đã thi đậu rồi) Câu điều kiện loại 3 được sử dụng để giả định trong khứ Một số lưu ý về cách dùng câu điều kiện Khi sử dụng cấu trúc câu điều kiện, bạn cần lưu ý một số điểm sau: Chúng ta có thể dùng "unless" thay cho "if not..."trong câu điều kiện có mệnh đề phụ ở dạng phủ định.  Eg: I will go to Ha Noi tomorrow if it doesn’t rain. ( Tôi sẽ đi Ha Noi vào ngày mai nếu mà trời không mưa ) Đối với câu điều kiện loại 1, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai đơn trong mệnh đề phụ nếu mệnh đề phụ diễn ra sau khi mệnh đề trình diễn ra.  Eg: If you will take me to the park at 9 a.m, I will wake you up at 8 a.m. (Nếu bạn có thể đưa tôi tới công viên lúc 9 giờ sáng, tôi sẽ đánh thức bạn dậy lúc 8 giờ sáng.) Chúng ta có thể sử dụng "were" thay cho "was". Eg: If I were you, I would never do that to her.  (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không bao giờ làm vậy với cô ấy.) Với câu điều kiên loại 2 và loại 3, chúng ta thuownhf sử dụng cấu trúc câu wish hoặc cấu trúc câu would rather nhằm mục đích thể hiện sự tiếc nuối về một điều gì đó.  Eg: If I had gone to that party, I could have met her. (Nếu tôi tới bữa tiệc đó, tôi đã có thể gặp cô ấy.) Bài tập áp dụng câu điều kiện trong Tiếng Anh Bài tập: Chia động từ ở trong ngoặc 1. If we meet at 9:30, we (to have) plenty of time. 2. Lisa would find the milk if she  (to look) in the fridge. 3. The zookeeper would have punished her with a fine if she  (to feed) the animals. 4. If you spoke louder, your classmates  (to understand) you. 5. Dan (to arrive) safe if he drove slowly. 6. You (to have) no trouble at school if you had done your homework. 7. If you  (to swim) in this lake, you‘ll shiver from cold. 8. The door will unlock if you  (to press) the green button. 9. If Mel  (to ask) her teacher, he‘d have answered her questions. 10. I (to call) the office if I was/were you. Đáp án: 1. If we meet at 9:30, we will have plenty of time. 2. Lisa would find the milk if she looked in the fridge. 3. The zookeeper would have punished her with a fine if she had fed the animals. 4. If you spoke louder, your classmates would understand you. 5. Dan would arrive safe if he drove slowly. 6. You would have had no trouble at school if you had done your homework. 7. If you swim in this lake, you‘ll shiver from cold. 8. The door will unlock if you press the green button. 9. If Mel had asked her teacher, he‘d have answered her questions. 10. I would call the office if I was/were you. Kết luận Kiến thức về câu điều kiện trong tiếng Anh rất dễ học phải không các bạn? Tuy nhiên, mọi người không được chủ quan mà không học ngữ pháp này một cách cẩn thận. >> Xem thêm: Tổng hợp danh sách các từ nối trong tiếng Anh đầy đủ nhất
23/09/2019
3967 Lượt xem
Cấu trúc câu trong tiếng Anh cơ bản nhất
Cấu trúc câu trong tiếng Anh cơ bản nhất Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi cho mình rằng những kiểu câu như trên thuộc loại câu gì, cấu tạo ra sao chưa?. Nếu bạn chưa có câu trả lời, hãy cùng UNICA khám phá các cấu trúc câu trong tiếng anh với chuỗi bài giảng học tiếng Anh online ngay nhé! Phân theo loại câu Câu đơn (Simple sentences) Câu đơn là câu thuộc một dạng của cấu trúc câu trong tiếng Anh, chỉ có một mệnh đề chính, nghĩa là câu chỉ có 1 chủ ngữ và 1 động từ hoặc có thể là 2 chủ ngữ được nối với nhau bằng liên từ “and”  những vẫn là câu đơn. Eg: I go to school. (Tôi đi học). Tôi đi học là một câu đơn trong tiếng Anh Một câu đơn không phải là một câu ngắn, cộc lốc mà là một câu chỉ mang một ý chính. Một câu đơn có thể có nhiều hơn 1 chủ ngữ. Eg: I and Mai were happy. (Tôi và Mai thực sự rất vui). Một câu đơn cũng có thể có nhiều động từ. Eg: My dad is  driving and singing. (Bố tôi đang lái xe và hát). >> Xem thêm: Cấu trúc Wish trong Tiếng Anh - Công thức và cách sử dụng Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay. [course_id:595,theme:course] [course_id:286,theme:course] [course_id:3177,theme:course] Câu ghép (Compound sentences) Là loại câu chứa từ 2 mệnh đề độc lập trở lên. Có hai mệnh đề chính được nối với nhau bằng các liên từ như and, but, so, or… diễn tả các ý chính có tầm quan trọng ngang nhau. Chúng ta sử dụng các cách sau để nối hai mệnh đề: Sử dụng dấu chấm phẩy. Sử dụng dấu phẩy và một liên từ đẳng lập. Sử dụng dấu chấm phẩy và một liên từ trạng từ như however, therefore, nevertheless… Eg:  My sister is a doctor and my mother is a farmer. (Chị gái tôi là một bác sĩ và mẹ tôi là một người nông dân). The bus was very crowded; therefore, I had to stand all the way. (Xe bus thực rất đông; do đó, tôi đã phải đứng suốt quãng đường). Nếu hai mệnh đề trong câu ghép quá ngắn, người viết được phép bỏ dấu phẩy không cho vào câu. Eg: I talked and she studies. (Tôi nói và cô ấy đang học bài). Chú ý: Trong giao tiếp chúng ta không quá coi trọng dấu câu, nhưng trong văn viết tiếng Anh việc đặt dấu chấm, phẩy, dấu chấm phẩy lại rất quan trọng. Vì vậy, khi học cấu trúc trong tiếng Anh mọi người cần chú cẩn thận trọng điều này. Câu ghép trong tiếng Anh được sử dụng Câu phức (Complex Sentences) Là câu chứa một mệnh đề quan hệ độc lập và một hay nhiều mệnh đề phụ thuộc có liên quan. Mệnh đề phụ thuộc có thể bắt đầu bằng các liên từ hoặc các đại từ quan hệ. Eg: When I came, they were  watching TV. (Khi tôi đến họ đang xem phim). Nhận xét: Mệnh đề phụ thuộc là khi tôi đến, mệnh đề độc lập là họ đang xem phim. It makes me happy that he loves you. (Điều làm tôi hạnh phúc đó chính là anh ta yêu bạn). Nhận xét: Câu này có 1 mệnh đề độc lập đó là “It makes me happy” và 1 mệnh đề phụ thuộc “that he loves you”. Câu phức sử dụng liên từ phụ thuộc để nối các vế của câu lại với nhau. Eg: They left before I came. (Họ rời đi trước khi tôi đến). Câu phức tổng hợp (Compound-complex sentences) Đây là một loại câu có 2 mệnh đề chính, nối với nhau bằng liên từ và 1 hay nhiều nhiều mệnh đề phụ khác. Eg: The cat lived in the backyard, but the dog, who knew he was superior, lived inside the house.( Con mèo sống ở trong nhà, nhưng con chó, cáo con được anh ta coi như người hùng thì sống ở ngoài nhà). Phân theo mục đích và chức năng Câu trần thuật (declarative sentence)  Đây là loại câu thông dụng và quan trọng nhất của cấu trúc câu trong tiếng Anh. Nó được sử dụng nhằm mục đích thuật lại sự việc, hành động, thông tin, trạng thái, tính chất, diễn đạt một lời nói trong thực tế hay đơn giản cung cấp thông tin cho người tiếp nhận. Câu trần thuật trong tiếng Anh là một kiểu câu được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp. Với cấu trúc đơn giản, không quá phức tạp, đặc biệt có thể diễn tả được câu một cách đa dạng, phong phú. Cấu trúc câu trần thuật: S+ V. Eg:  Once upon a time, there are 5 peoples lived in the castle. (Ngày xửa ngày xưa, có 5 người nọ sống trong tòa lâu đài). I play the badminton. (Tôi chơi cầu lông) Câu nghi vấn (Interrogative sentence)  Khi bạn muốn đặt câu hỏi cho ai đó nhằm mục đích hỏi thông tin về một sự vật, sự việc hoặc một hiện tượng nào đó thì bạn nên sử dụng câu nghi vấn. Câu nghi vấn được kết thúc bằng dấu hỏi chấm, đây cũng là dấu hiệu nhận biết. Trong câu nghi vấn, được chia nhỏ ra thành các dạng câu như: Câu hỏi Yes/no: Trợ động từ  + S + V+...? Eg: Are you a student? Yes, I am. Câu hỏi có từ để hỏi: Wh- + V + S+...? Eg: What do you do? (Bạn đang làm cái gì thế?). Câu hỏi lựa chọn: Là một câu trong dạng câu nghi vấn, thường được bắt đầu bằng một trợ động từ như do. does, did, have….Dùng câu lựa chọn để tập trung nghe thông tin về con người, sự vật, sự việc. Thể loại câu này giúp cho khả năng nghe của bạn phát triển rất nhiều. Eg: Would you like some tea or water? (Bạn muốn dùng một chút trà hay nước lọc?). Câu cầu khiến Câu cầu khiến là một cấu trúc câu trong tiếng Anh thường xuyên được sử dụng, còn được gọi là câu mệnh lệnh, được dùng để đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, các cấm đoán được cho phép hoặc ngăn cản cho bất kỳ ý kiến, hành động nào đưa ra. Câu mệnh lệnh thường sử dụng Câu cầu khiến được dùng để đưa ra một chỉ thị trực tiếp với người nghe. Eg: Sit down, please! (Vùi lòng ngồi xuống!). Khi bạn muốn đưa ra một hướng dẫn cho ai đó. Eg: Open your book to chapter 7. (Mở sách của các bạn chương 7 ra). Đưa ra một lời mời. Eg: Come to our party at 7 pm tonight. (Hãy đến bữa tiệc của chúng tôi vào ngày mai). Một câu mệnh lệnh trên biển thông báo. Eg: No smoking. (Không hút thuốc). >> Xem thêm: Cấu trúc SUCH THAT / SO THAT và cách sử dụng Cấu trúc ngữ pháp của một câu tiếng Anh Cấu trúc chung: Chủ ngữ + Động từ Eg: Mai made coffee in the kitchen (Mai đã pha cà phê trong nhà bếp) Trong đó:  Mai: Chủ ngữ Pha: Động từ Coffee: Tân ngữ Tuy nhiên, không phải động từ nào cũng cần một tân ngữ. Chẳng hạn như: I sleep (tôi ngủ). Do vậy, một tân ngữ có tồn tại trong câu hay không tùy thuộc vào động từ đó có cần tân ngữ hay không.  Qua ví dụ trên, chúng ta có thể xác định được một câu bao gồm các thành phần chính như sau:  Cấu trúc ngữ pháp tiếng anh Trong đó: Chủ ngữ: Là thành phần bắt buộc, đó có thể là người/vật. Động từ: Là thành phần bắt buộc, biểu hiện hành động của câu. Tân ngữ: Là thành phần có thể có hoặc không, tùy theo động từ. Tân ngữ bị người/vật tác động. Các thông tin nền: Thường là các thông tin bổ sung liên quan để câu được rõ nghĩa hơn. Chẳng hạn như: nơi chốn, địa điểm, thời gian, cách thức, lý do xảy ra hành động.  Xác định vị trí của động từ trong cấu trúc câu Động từ chính là gì Động từ chính trong câu là động từ được chia ở các thì.  Mỗi động từ bình thường trong Tiếng Anh có 6 dạng:  Nguyên mẫu: (write) Thêm s/es: (writes) Qúa khứ: (Wrote) To + nguyên mẫu: (To + write) V-ing: (Writting) V3: (Written). Xác định vị trí của động từ trong câu Những câu chỉ có động từ Eg: Annie usually goes to school at 7am. Trong câu này, "goes" chính là động từ. Động từ này đang được chia theo thì hiện tại đơn → "goes" là động từ chính trong câu. Eg: Yesterday Alex visited his grandmother in New York. Trong câu này, "Visited" chính là động từ. Động từ này đang được chia theo thì quá khứ đơn → "visited" là động từ chính trong câu. Những câu có 2 động từ Eg: Kate is doing her homework at the moment. Trong câu trên, "is" là động từ chính trong câu, được chia bởi trợ động từ "tobe". Ngoài ra, "doing" (động từ "to do" được chia ở dạng V-ing) chính là động từ dạng V-ing đi kèm để tạo ra cụm "is doing".  Eg: The man that I saw yesterday was Helen's father. Trong câu trên, cụm từ  "the man that I saw yesterday" là một cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ, với "that I saw yesterday" cũng có chức năng bổ nghĩa cho danh từ "the man" tương tự như một tính từ. Vậy nên, "was" mới là động từ chính. Những cấu trúc câu trong Tiếng Anh thông dụng nhất S + V + too + adj/adv + (for someone) + to do something (Quá….để cho ai làm gì…) S + V + so + adj/ adv + that + S + V (Quá… đến nỗi mà…) It + V + such + (a/an) + N(s) + that + S + V (Quá… đến nỗi mà…) S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something (Đủ… cho ai đó làm gì…) Have/ get + something + done (past participle) (Nhờ ai hoặc thuê ai làm gì…) It + be + time + S + V (-ed, cột 2) / It’s +time +for someone +to do something (Đã đến lúc ai đó phải làm gì…) It + takes/took+ someone + amount of time + to do something (Làm gì… mất bao nhiêu thời gian…) To prevent/stop + someone/something + From + V-ing (Ngăn cản ai/ cái gì… làm gì..) S + find+ it+ adj to do something (Thấy … để làm gì…) To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing. (Thích cái gì/ làm gì hơn cái gì/ làm gì) Would rather (‘d rather) + V (infinitive) + than + V (infinitive (Thích làm gì hơn làm gì) To be/get Used to + V-ing (Quen làm gì) Used to + V (infinitive) (Thường làm gì trong qk và bây giờ không làm nữa) To be amazed at = to be surprised at + N/V-ing: (Ngạc nhiên về….) To be angry at + N/V-ing (Tức giận về…) To be good at/ bad at + N/ V-ing (Giỏi về…/ kém về…) By chance = by accident (adv) (Tình cờ) To be/get tired of + N/V-ing (Mệt mỏi về…) Can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing (Không chịu nỗi/không nhịn được làm gì…) Kết luận Với những kiến thức về cấu trúc câu trong tiếng Anh mà UNICA đã tổng hợp lại, hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin trong giao tiếp cũng như dễ dàng ôn luyện để đạt kết quả tốt nhất trong các kỳ thi. Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia để trang bị thêm cho mình một ngôn ngữ thông dụng và đang rất cần thiết trong công việc, học tập hiện nay nhé! Chúc bạn thành công!
23/09/2019
5933 Lượt xem
Phân loại và cách sử dụng mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh
Phân loại và cách sử dụng mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh Khác với ngữ pháp về các thì trong tiếng Anh, mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh là một chủ điểm quan trọng, yêu cầu người học cần nắm chắc kiến thức khi học. Trong bài viết này, UNICA đã tổng hợp các kiến thức và “mẹo” để hỗ trợ các bạn trong việc học tập. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn trên con đường học tập tiếng Anh! Mệnh đề quan hệ là gì ? Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh (Clause) hay còn gọi là mệnh đề tính từ, là một thành phần của câu, nó được bao gồm nhiều từ hay có cấu trúc tương tự như cấu trúc của một câu. Mệnh đề quan hệ có tác dụng bổ nghĩa cho danh từ đứng trước nó, nhằm giúp cho câu được rõ nghĩa hơn. Mệnh đề quan hệ thường được bắt đầu bằng các đại từ quan hệ hoặc các trạng từ quan hệ. Trong đó: Các đại từ quan hệ: Who, whom, which, that, whose. Trạng từ quan hệ: Where, when, why. Mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho câu đứng trước nó Eg: The woman who is standing in the tree is my sister. (Người phụ nữ mà đứng dưới gốc cây là chị gái tôi). Nhận xét: Trong câu ta nhận thấy “who” là đại từ quan hệ, “who is standing in the tree” là một mệnh đề quan hệ và được dùng để xác định danh tính của người phụ nữ. Nếu bỏ mệnh đề này thì câu vẫn mang một nghĩa hoàn chỉnh nhưng không cụ thể: The woman is my sister. >> Xem thêm: Tổng hợp danh sách các từ nối trong tiếng Anh đầy đủ nhất Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ Đại từ quan hệ (Relative pronouns) Who: Là mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh dùng để chỉ người, đứng sau danh từ chỉ người để làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho động từ đứng sau nó. Eg: The man who lives next door is my brother. (Người đàn ông sống cạnh cửa nhà tôi chính là anh trai tôi). Whom: Là đại từ quan hệ chỉ người, đứng sau các danh từ chỉ người để làm tân ngữ cho động từ đứng sau. Eg: The woman whom you sang yesterday is my girlfriend. (Người phụ nữ mà hát với bạn tối hôm qua là bạn gái của tôi). Lưu ý: Whom làm tân ngữ trong câu có thể lược bỏ được trong mệnh đề quan hệ xác định. Which: Là đại từ quan hệ chỉ vật, đứng sau danh từ chỉ vật để làm chủ ngữ cho danh từ đó.  Eg:  The pen which is black is mine. (Cái bút màu đen đó là của tôi). This is the car which I like best. (Chiếc ô tô đó là cái tôi thích nhất). That: Là đại từ quan hệ chỉ cả người lẫn vật. That có thể được dùng thay cho tất cả các đại từ: Who, whom, which trong mệnh đề quan hệ xác định. Cách dùng đại từ quan hệ that This is the hat that I like. (Đây là cái mũ mà tôi thích). My mother is the person that I love. (Mẹ là người mà tôi yêu). Chú ý: That luôn được dùng sau các tiền tố chỉ cả người lẫn vật, sau các đại từ: everything, something, anything, all little, much, more và sau dạng so sánh nhất. Eg: She is the nicest woman that I’ve ever met. (Cô ấy là một người tốt mà tôi gặp từ trước đến giờ). Whose: Là đại từ quan hệ chỉ sở hữu, đứng sau những danh từ chỉ người, chỉ vật, con vật và thay cho tính từ sở hữu trước danh từ. Tuy nhiên, whose luôn đi kèm với một danh từ. Eg: The girl whose pen you borrowed yesterday is Mai. (Cô gái mà bạn mượn bút ngày hôm qua là Mai). Trạng từ quan hệ When: là trạng từ mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh chỉ thời gian, đứng sau danh từ chỉ người hoặc vật. When được dùng để thay thế cho các giới từ chỉ thời gian như at/on/in which/then. When = On/in/at + which Eg: Sunday is the day when I meet you. (Chủ nhật là một ngày mà tôi gặp bạn). Where: Là trạng từ quan hệ chỉ nơi chốn, được đứng sau các danh từ chỉ nơi chốn. Tương tự như when, where được dùng thay thế cho at/in/to Eg: Ha Noi is the place where I don’t live. (Hà Nội là một nơi mà tôi không muốn sống). Why: Là trạng từ quan hệ chỉ lý do, nguyên nhân đứng sau the reason. Why được dùng thay cho for which. Eg: My mother told me the reason why I didn’t go to school. (Mẹ tôi hỏi lý do tại sao tôi không đi học). Giới từ trong mệnh đề quan hệ Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh ngoài đại từ và trạng từ quan hệ, người học cần chú ý đến đến giới từ. Các động từ có giới từ đi kèm trong mệnh đề quan hệ thường được đặt ở cuối mỗi câu hoặc đứng trước các đại từ quan hệ. Eg: The girl about whom you are talking is my sister. (Người con gái mà bạn nói chuyện ngày hôm qua là em gái tôi). The picture at which you are looking is very expensive. (Bức tranh mà bạn nhìn thấy nó thực sự rất đắt). Chú ý: Khi giới từ đứng cuối mệnh đề quan hệ thì ta có thể bỏ đại từ quan hệ và dùng that thay cho whom và which trong mệnh đề quan hệ xác định. Các loại mệnh đề quan hệ Tiếng Anh Mệnh đề quan hệ xác định Mệnh đề quan hệ xác định cung cấp những thông tin quan trọng cần thiết để xác định danh từ, cụm danh từ đứng trước. Bởi vậy nếu bỏ mệnh đề này đi thì câu sẽ trở nên tối nghĩa.  Mệnh đề quan hệ xác định được dùng trong trường hợp khi danh từ là danh từ không xác định và không dùng dấu phẩy ngăn cách nó với một mệnh đề chính.  Eg: The woman you met yesterday is the homeroom teacher of my class. (Người phụ nữ người mà bạn gặp hôm qua là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi.) Mệnh đề quan hệ không xác định Mệnh đề quan hệ không xác định cung cấp thêm thông tin cho chủ ngữ. Do đó, nếu bỏ mệnh đề này đi thì câu vẫn trở nên có nghĩa. Dấu hiệu nhận biệt của mệnh đề quan hệ không xác định là có dấu ",".  Eg: Ms. Lan, who taught me dance, is getting married next month. (Cô Lan, người mà dạy tôi múa chuẩn bị kết hôn vào tháng sau.) Cách rút gọn mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh Nếu đại từ quan hệ là tân ngữ Nếu đại từ quan hệ đóng chức năng là tân ngữ, ta được phép bỏ đại từ quan hệ. Nếu có giới từ trước đại từ quan hệ, ta đảo giới từ ra cuối mệnh đề. Eg:  I saw the boy whom my parents talked to yesterday -> I saw the boy my parents talked to yesterday. Nếu đại từ quan hệ là chủ ngữ Rút gọn bằng cách dùng Ving: Chúng ta có thể rút gọn theo cách Ving trong trường hợp động từ của mệnh đề quan hệ đang ở thể chủ động thực hiện hành vi. Eg: The couple who live next door to me are professors. -> The couple living next door to me are professors. Rút gọn bằng cách dùng Ved/V3: Trái ngược với cách rút gọn bằng Ving, khi rút gọn bằng Ved thì mệnh đề quan hệ phải ở thể bị động. Rút gọn bằng cách lược bỏ đại từ quan hệ, bỏ “be” và giữ nguyên động từ dạng Ved. Eg: The book which was bought by my mother is interesting.-> The book bought by my mother is interesting. Rút gọn bằng cách dùng to Verb: Mệnh đề quan hệ được rút thành cụm động từ nguyên mẫu (To-infinitive) trong trường hợp trước đại từ quan hệ có các cụm từ như: the last, the only, the first, the second... Eg: Mệnh đề quan hệ được rút thành cụm động từ nguyên mẫu (To-infinitive) khi trước đại từ quan hệ có các cụm từ: the first, the second, the last, the only hoặc hình thức so sánh bậc nhất.  Bài tập sử dụng mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh Bài tập 1: Tìm và sữa lỗi sai trong các câu sau đây 1. The film who my brother watched yesterday was interesting. 2. I like that shirt whom is really beautiful. 3. The only house to be paint last week was Lan’s. 4. Do you get on with the person which lives behind? 5. A dictionary is a book whom gives him the meaning of words. Đáp án: 1. Who -> Which 2. Whom -> Which 3. To be paint -> To be painted 4. Which -> Who 5. Whom -> Which >> Xem thêm: Cách phân biệt A Few và Few, A Little và Little trong Tiếng Anh Bài tập 2: Viết lại những câu sau sử dụng mệnh đề quan hệ 1. The man is his father. You met him last week. ➔ …………………………………………………….. 2. I have a sister. Her sister’s name is Lan. ➔  …………………………………………………….. 3. Show me the new shirt. You bought them last week. ➔  …………………………………………………….. 4. Linh likes the blue T-shirt. My sister is wearing it. ➔ …………………………………………………….. 5. That is a company. It produces telephones. ➔  …………………………………………………….. Đáp án:  1. The man whom you met last week is his father. 2. I have a sister whose name is Lan. 3. Show me the new shirt which you bought last week. 4. Linh likes the blue T-shirt which my sister is wearing. 5. That is a company which produces telephones. Kết luận Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh là phần ngữ pháp không quá khó đối với người học, nếu bạn có lộ trình học khoa học. UNICA hy vọng rằng, với những kiến thức chia sẻ trên, cùng với “một chút” chăm chỉ đọc lại lý thuyết và kết hợp với việc làm bài tập thì chắc chắn khả năng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ vượt trội. 
23/09/2019
4774 Lượt xem
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn? Cấu trúc và cách sử dụng
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn? Cấu trúc và cách sử dụng Ngoài một lộ trình học cụ thể, bạn phải xây dựng cho mình một cách học thông minh, trong đó có thì tương lai hoàn thành tiếp diễn. Nhằm giúp bạn hoàn thành tốt bài tập liên quan đến thì này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn phương pháp học tiếng Anh siêu thông minh sau đây. Tổng quan về thì tương lai hoàn thành tiếp diễn Một trong những phương pháp học tiếng Anh mà UNICA muốn chia sẻ cho bạn khi học ngữ pháp tiếng Anh đó là “đừng để bất kỳ ai nhồi nhét kiến thức vào đầu bạn”. Bạn cần có cho mình một động lực, một đam mê học tiếng Anh cụ thể. Việc đầu tiên, bạn hãy ngồi đọc hết bài viết này của chúng tôi nhé! Phương pháp học tiếng Anh rất quan trọng Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn là gì? Khi làm quen một ngữ pháp mới, việc đầu tiên bạn cần nắm chính là định nghĩa của nó. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future perfect continuous tense) là một thì khá khó khi học tiếng Anh. Được dùng để diễn tả một hành động đã và đang được xảy ra cho tới một thời điểm cụ thể trong tương lai, khi người nói muốn nhấn mạnh hành động nào đó nhưng bắt buộc hành động đó phải mang tính liên tục với một mốc thời gian cụ thể tại thời điểm tương lai. Nói đơn giản, thì này được dùng để diễn tả một hành động bắt đầu trong quá khứ và được kéo dài đến một mốc thời điểm cho trước trong tương lai và chưa được hoàn thành. Công thức thì tương lai hoàn thành tiếp diễn 3 cấu trúc cơ bản của thì TLHTTD   Thể khẳng định: S + will + have + been + Ving. Trong đó: S: là chủ ngữ bao gồm tất cả các ngôi như I/you/we/they/he/she/it. Trợ động từ: will/ have Been dạng phân từ hai của động từ tobe Động từ thêm đuôi ing Eg:  They will have been playing piano for 10 years by next day. (Họ sẽ chơi piano được 10 năm cho đến ngày mai). I will have been losing the job for 6 months by tomorrow. (Tôi sẽ mất việc được 6 tháng tính từ ngày mai). Thể phủ định: S + will not + have + been + Ving. Chú ý: will not = won’t. Eg: They won’t have been living in that house for 1 years by next day. (Họ sẽ không sống ở ngôi nhà này được 1 năm vào ngày mai). Thể nghi vấn a) Dạng câu hỏi Yes/No question:  Will + S (+ not) + have + been + V-ing +… ? Câu trả lời:  Nếu tán thành: Yes, S + will. Nếu không tán thành: No, S + won’t. Eg:  Will he have been studying in the school for 3 years by next month? (Anh ấy sẽ học ở ngôi trường này được 3 năm vào tháng tới?). No, he won’t. Will you have been living in Viet Nam for 4 months by the end of this week? (Bạn sẽ sống ở Việt Nam được 4 tháng tính đến cuối tuần này sao?). Yes, I will. b) Câu hỏi WH- question:  WH-word + will + S + have + been + V-ing +…? Ví dụ: How long will you have been playing football by next year? (Bạn sẽ chơi bóng được bao lâu tính đến năm sau?) >> Xem thêm: Thì tương lai đơn là gì? Cấu trúc, cách sử dụng và bài tập thực hành Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Dấu hiệu nhận biết của thì tương lai hoàn thành tiếp diễn Để phân biệt được các thì, bạn không nên dịch nghĩa ngay. Phương pháp học đó không hiệu quả, hãy quan sát xem trong có các dấu hiệu nhận biết nào không. Đối với thì hiện tại hoàn hoàn thành, khi trong câu có các trạng từ chỉ thời gian sau, bạn chắc chắn 100% khẳng định câu đó thuộc thì tương lai hoàn thành tiếp diễn: By then: Tính đến lúc đó. By this + thời gian trong tương lai: Tính đến Eg: By this 6am morning tomorrow: Tính đến 6 giờ sáng ngày mai. By the end of this week/month/year: Tính đến cuối tuần/tháng/năm. By the time + 1 mệnh đề ở hiện tại. Cách dùng thì tương lai hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh Khi người nói, người viết muốn diễn tả một hành động nào đó xảy ra và được kéo dài liên tục đến một thời gian cụ thể được xác định trong tương lai. Eg: He will have been studying English for 8 years by the end of this week. (Anh ấy sẽ học tiếng Anh được 8 năm tính đến thời điểm kết thúc tuần sau). Nhận xét: Hành động học tiếng Anh của anh ấy sẽ được trong 8 năm sau vào ngày chủ nhật của tuần sau. Có nghĩa là khi kết thúc tuần sau, anh ấy đã học được 8 năm tiếng Anh. Một số trường hợp “bất di bất dịch” không được sử dụng thì tương lai hoàn thành tiếp diễn. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn không được dùng trong các mệnh đề được bắt đầu bằng những từ thời gian như: when, while, before, after, by the time, as soon as, if, unless. Thay vào đó trong trường hợp này bạn có thể dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn. Có một số loại động từ không bao giờ được ở dạng tiếp diễn nên không được dùng trong tương lai hoàn thành tiếp diễn như: Những từ chỉ cảm xúc: Believe (hi vọng), know (biết), think (nghĩ), understand hope (hi vọng), feel (cảm thấy), like (yêu), hate (ghét), regret (từ chối), want (muốn), wish (mong muốn)... Những từ chỉ giác quan: Hear, see, smell, taste, touch,... Bạn cũng có thể sử dụng “be going to” thay cho “will” với cấu trúc của câu trong tương lai hoàn thành tiếp diễn để nói cùng một ý nghĩa. Eg: He is going to have been waiting for more than 3 hours when his plane arrives. (Anh ấy chắc sẽ phải đợi hơn 3 tiếng thì máy bay của anh mới đến). Sử dụng trong dạng bị động: Will have been being + V3/ed. Cách dùng thì tương lai hoàn thành tiếp diễn Lưu ý khi sử dụng thì tương lai hoàn thành tiếp diễn Với những câu bắt đầu bằng: when, while, before, after, by the time, as soon as, if, unless…sẽ không sử dụng thì tương lai hoàn thành tiếp diễn mà dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.  Có một từ ngũ không dùng ở dạng tiếp diễn cũng như thì tương lai hoàn thành tiếp diễn. Cụ thể: state: be, cost, fit, mean, suit possession: belong, have senses: feel, hear, see, smell, taste, touch feelings: hate, hope, like, love, prefer, regret, want, wish brain work: believe, know, think (nghĩ về), understand Bạn có thể sử dụng "be going to" thể thay thế cho "Will" trong cấu trúc tương lai hoàn thành tiếp diễn để biểu thị cùng một nội dung.  >> Xem thêm: Thì tương lai tiếp diễn là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Phân biệt thì tương lai hoàn thành tiếp diễn và tương lai hoàn thành trong Tiếng Anh Về cấu trúc Tương lai hoàn thành: S + will have + PII Tương lai hoàn thành tiếp diễn: S + will have been + V-ing Về cách sử dụng Thì tương lai hoàn thành dùng để diễn tả 1 hành động sẽ hoàn thành vào 1 thời điểm cho trước ở tương lai, trước khi hành động hay sự việc khác xảy ra. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn tả 1 hành động bắt đầu từ quá khứ và kéo dài đến 1 thời điểm cho trước ở tương lai và vẫn chưa hoàn thành. Về dấu hiệu nhận biết Thì tương lai hoàn thành thường có các cụm từ như sau:  By + mốc thời gian (by the end of, by tomorrow) By then By the time + mốc thời gian Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn thường có các cụm từ như sau:  By … for (+ khoảng thời gian) By then By the time Bài tập áp dụng thì thì tương lai hoàn thành tiếp diễn Bài tập 1: Cho dạng đúng của động từ 1. They (watch) ____ TV all day. 2. In half an hour she (work) ____ for six hours without a break. 3. In two months I (teach) ____ English at this school for ten years. 4. Next week you (live) ____ in your new house for a year. 5. My friends (lie) ____ on the beach all holiday. Đáp án: 1. will have been watching 2. will have been working 3. will have been teaching 4. will have been living 5. will have been lying Bài tập 2: Hoàn thành các câu sau cho đúng 1. (How long/we/wait/for her) ____ by now? 2. (How long/they/run) ____ 3. (How long/she/learn/English) ____ 4. (How long/they/go out together) ____ 5. (How long/he/do/this) ____ Đáp án:  1. How long will we have been waiting for her 2. How long will they have been running? 3. How long will she have been learning English? 4. How long will they have been going out together? 5. How long will he have been doing this? Kết luận Học ngữ pháp tiếng Anh nói chung và học thì tương lai hoàn thành tiếp diễn nói riêng là cả một quá trình học tập và ghi nhớ cấu trúc, cách sử dụng, các dấu hiệu và những lưu ý chuyên sâu mà bạn hoàn toàn có thể "nắm trọn" tại khóa học Bí mật ngữ pháp tiếng Anh. Hy vọng rằng, với những thông tin bổ ích mà UNICA cung cấp, các bạn sẽ thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh!
23/09/2019
2299 Lượt xem
Thì tương lai hoàn thành trong Tiếng Anh - Cấu trúc và cách sử dụng
Thì tương lai hoàn thành trong Tiếng Anh - Cấu trúc và cách sử dụng Tiếng Anh ngày nay đang trở thành ngôn ngữ toàn cầu và được nhiều người theo học. Trong đó, nhiều bạn thường cảm thấy bối rối khi tiếp cận với thì tương lai hoàn thành? Đừng quá lo lắng, UNICA sẽ cung cấp cho những kiến thức “siêu to khổng lồ” giúp bạn chinh phục dạng thì này một cách dễ dàng! Thì tương lai hoàn thành là gì? Thì tương lai hoàn thành (Future Perfect) được dùng để diễn ra một hành động nào đó đã diễn ra và hoàn thành trước một thời điểm nhất định trong tương lai. Ngoài ra, thì này còn dùng để diễn tả hành động, sự việc được hoàn thành trước một hành động, sự việc khác trong tương lai.  Cấu trúc thì tương lai hoàn thành Trước khi học cấu trúc thì tương lai hoàn thành, UNICA sẽ chia sẻ qua cho bạn về định nghĩa của thì. Tương lai hoàn thành (future perfect) là một thì khá quan trọng trong tiếng Anh được dùng để diễn tả những hành động sẽ kết thúc vào một thời gian, thời điểm cụ thể, chính xác nào đó trong tương lai.  Tương lai hoàn thành có 3 cấu trúc chính ở thể khẳng định, phủ định và nghi vấn. 3 cấu trúc của thì tương lai hoàn thành Khẳng định:  S + will + have + VpII Trong đó:  S (subject): Chủ ngữ Will & have: Trợ động từ VpII: Phân từ II của động từ (quá khứ phân từ) Eg:  + I will have played basketball by the end of 30 minutes. (Tôi sẽ hoàn thành trận bóng rổ trong 30 phút nữa). + She will have finished homework  before 10 pm. (Cô ấy sẽ hoàn thành bài tập về nhà trước 10 giờ tối). Phủ định: S + will + not + have + V3/ed. Chú ý: Câu phủ định có cấu trúc tương tự như câu khẳng định về chủ ngữ, trợ động từ và động từ. Vì là câu phủ định nên bắt buộc người học phải thêm “not” vào sau will. will not = won’t Eg:  My parents won’t have came home by 11am this morning. (Bố mẹ tôi sẽ chưa về nhà vào lúc 11 giờ trưa nay). He won’t have got up by 6am tomorrow. (Anh ấy sẽ không dậy vào 6 giờ sáng đâu). Nghi vấn:  Dạng câu hỏi Yes/no questions: Will + S + have + V3/ed? Khác với câu khẳng định và câu phủ định, trong câu nghi vấn của thì tương lai hoàn thành, ta chỉ cần đảo trợ động từ “will” lên trên trước chủ ngữ. Câu trả lời:  Nếu đồng ý: Yes, S + will. Không đồng ý: No, S + won’t. Eg:  Will they have gone out by 8pm this evening? (Bọn họ sẽ đi ra ngoài lúc 8 giờ tối ngày mai phải không?). No, they won’t. Will you have done homework before 8pm? (Bạn sẽ làm xong bài tập trước 8 giờ tối chứ?). No, I won’t. * Dạng câu hỏi với từ để hỏi: Wh- + will + S +have + V3/ed? Eg:  What will they have gone to school before 7am tomorrow? (Họ sẽ đi đi học trước 7 giờ ngày mai chứ?). What will he have sang in the coffee by 10pm this evening? (Anh ấy sẽ hát ở quán cà phê vào lúc 10 giờ tối ngày mai phải không?). >> Xem thêm: Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn? Cấu trúc và cách sử dụng Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Cách sử dụng thì tương lai hoàn thành Việc học lại ngữ pháp của thì tương lai hoàn thành đồng nghĩa với việc bạn phải nắm được cách sử dụng của thì. Tương lai hoàn thành có cách dùng khá đơn giản so với các thì trong chủ điểm thì tương lai.  Khi người nói muốn diễn tả một hành động nào đó hay sự việc sẽ hoàn thành trước một mốc thời gian cụ thể, xác định trong tương lai. Eg: I will have finished watching TV before 8pm this evening. (Tôi sẽ xem xong bộ phim trước 8 giờ tối ngày mai). Nhận xét: “8 giờ tối nay” là một thời điểm trong tương lai, chưa xảy ra.  “Xem phim” sẽ được kết thúc trước thời điểm này nên ta sử dụng thì tương lai hoàn thành để chia động từ “finish”. Khi diễn tả một hành động hay sự việc, kế hoạch sẽ hoàn thành trước một hành động, sự việc khác trong tương lai. Eg: I will have got up before my parents come tomorrow. (Tôi sẽ thức dậy trước khi bố mẹ tôi về vào ngày mai). Nhận xét: Có hai sự việc sắp sửa xảy ra trong tương lai: “Sẽ đến” và “ngủ dậy”. Việc “thức dậy” sẽ được hoàn thành trước khi việc “bố mẹ đến” nên ta sử dụng chia hành động “thức dậy” ở thì tương lai hoàn thành, hành động “bố mẹ đến vào ngày mai” chia ở hiện tại đơn. Cách sử dụng cơ bản nhất của thì tương lai hoàn thành trong tiếng Anh Dấu hiệu nhận biết thì tương lai hoàn thành Trong tiếng Anh có 12 thì cơ bản, bạn sẽ phải học 12 dấu hiệu nhận biết. Trong đó có những thì có dấu hiệu nhận biết giống nhau. Nếu bạn nắm chắc kiến thức về ngữ pháp, UNICA tin chắc rằng bạn có thể phân biệt được. Các dấu hiệu nhận biết của thì: By + thời gian trong tương lai. Eg: By 9am tomorrow, by 3pm this afternoon, by the year 2022, ... By the end of + thời gian cụ thể trong tương lai. Eg: By the end of 10 o’clock this evening. By the time… Before + thời gian trong tương lai. Eg: Before 5am tomorrow… Eg:  By the time you arrive, I will have written the novel. (Khi bạn đến, tôi sẽ viết xong cuốn tiểu thuyết). By the year 2020, many peoples will have played football. (Đến năm 2020, nhiều người sẽ chơi được bóng đá). Cách thêm "ed" vào sau động từ của thì tương lai hoàn thành Tương tự như thì quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành… động từ của thì tương lai hoàn thành có quy tắc thêm đuôi ed tương tự. Động từ tận cùng bằng “e” ta chỉ việc thêm “d” vào sau động từ. Eg: type -> typed Động từ có một âm tiết, tận cùng là 1 phụ âm, trước là 1 nguyên âm thì nhân đôi phụ âm rồi thêm ed. Eg: Stop -> stopped Một số động từ không có quy tắc thì bắt buộc người học phải học thuộc bảng 360 động từ bất quy tắc. Eg: Go -> went -> gone >> Xem thêm: Thì tương lai tiếp diễn là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Bài tập áp dụng thì tương lai hoàn thành Bài 1: Cho dạng đúng của động từ trong ngoặc 1. I (leave) ____ by six. 2. (You/finish) ____ the report by the deadline? 3. When (we/do) ____ everything? 4. She (finish) ____ her exams by then, so we can go out for dinner. 5. You (read) ____ the book before the next class. 6. She (not/finish) ____ work by seven. 7. When (you/complete) ____ the work? 8. They (arrive) ____ by dinner time. 9. We (be) ____ in London for three years next week. 10. (She/get) ____ home by lunch time? 11. (you/do) ____ everything by seven? 12. (not/eat) ____ before we come, so we'll be hungry. 13. (he/finish) ____ his exams when we go on holiday? 14. (we/arrive) ____ by the time it gets dark? 15. How long (you/know) ____ your boyfriend when you get married? 16. He (not/complete) ____ the project by July. 17. I (not/finish) ____ the essay by the weekend. 18. Why (she/finish) ____ the cleaning by six? 19. How long (you/be) ____ in this company when you retire? 20. They (not/go) ____ at six. Đáp án: 1. will have left 2. Will you have finished 3. will we have done 4. will have finished 5. will have read 6. won't have finished 7. will you have completed 8. will have arrived 9. will have been 10. Will she have got 11. Will you have done 12. won't have eaten 13. Will he have finished 14. Will we have arrived 15. will you have known 16. won't have completed 17. won't have finished 18. will she have finished 19. will you have been 20. won't have gone Bài tập 2: Điền từ vào chỗ trống 1. Anne (to repair) ____ her bike next week. 2. We (to do) ____ the washing by 8 o'clock. 3. She (to visit) ____ Paris by the end of next year. 4. I (to finish) ____ this by 6 o'clock. 5. Sam (to leave) ____ by next week. 6. She (to discuss) ____ this with her mother tonight. 7. The police (to arrest) ____ the driver. 8. They (to write) ____ their essay by tomorrow. 9. Paolo (to manage) ____ the teams. 10. If we can do that - then we (to fulfil) ____ our mission. Đáp án: 1. will have repaired 2. shall have done 3. will have visited 4. shall have finished 5. will have left 6. will have discussed 7. will have arrested 8. will have written 9. will have managed 10. shall have fulfilled Kết luận Với cấu trúc, cách dùng và những lưu ý khá “xoắn não” kể trên, bạn đừng cảm thấy hoảng sợ về thì tương lai hoàn thành. UNICA đã tổng hợp một cách chi tiết, dễ hiểu cho bạn đọc tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ vận dụng tốt các kiến thức phía trên, kết hợp với việc làm bài tập chia động từ để thu về kết quả học tốt nhất!
23/09/2019
2954 Lượt xem
Thì tương lai tiếp diễn  là gì? Cấu trúc và cách sử dụng
Thì tương lai tiếp diễn là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Bạn muốn diễn tả một hành động nào đó đang xảy ra trong tương lai nhưng không biết sử dụng thì nào. Trong trường hợp này, câu trả lời hợp lý nhất là thì tương lai tiếp diễn. Và để nắm vững được cấu trúc và cách sử dụng của thì này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây! Thì tương lai tiếp diễn là gì?  Thì tương lai tiếp diễn (future continuous) là một thì được dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra, xảy ra tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai. Có nghĩa là đã có mốc thời gian cụ thể rõ ràng. Trong tiếng Anh, thì tương lai tiếp diễn được dùng chủ yếu trong giao tiếp, trong các bài báo, khoa học, các buổi thuyết trình. Cấu trúc của thì tương lai tiếp diễn Các cấu trúc thì tương lai tiếp diễn cơ bản Thể khẳng định: S + will + be + Ving. Trong đó:  Chủ ngữ bao gồm tất cả các ngôi: I/you/we/they/he/she/it. Trợ động từ: will Be Động từ: Ving Ví dụ minh họa thể khẳng định thì tương lai tiếp diễn Eg:  He will be playing soccer at the zoo. (Anh ấy đang chơi bóng đá ở công viên). I will be staying at home at 8 am tomorrow. (Tôi sẽ đang ở nhà vào lúc 8 giờ sáng ngày mai). She will be working hard at the factory when they come tomorrow. (Cô ấy sẽ đang làm việc chăm chỉ ở nhà máy lúc họ đến vào ngày mai). Câu phủ định: S + will + not + be + Ving. Chú ý: Giống như câu ở thể khẳng định, thể phủ định bạn chỉ việc thêm “not” vào sau trợ động từ “will”. Will not = won’t Eg:  I will not be watching TV at home tomorrow. (Tôi sẽ không đang xem phim TV ở nhà vào ngày mai). They won’t be studying at 4pm tomorrow. (Họ sẽ đang không học lúc 4 giờ chiều ngày mai). Câu nghi vấn Cấu trúc câu hỏi Yes/No question: Will + S + be + Ving? Câu trả lời:  Yes, S + will. No, S + won’t. Eg:  Will he be working hard at this time tomorrow? (Liệu anh ấy có đang làm việc chăm chỉ vào ngày mai không?). Yes, he will. Will you be coming with us? (Bạn sẽ đang đến với chúng tôi chứ?). Will baby be sleeping in this room? (Đứa trẻ đó đang ngủ ở phòng chứ?). Cấu trúc câu hỏi WH - Question:  WH-word + will + S + be + V-ing +…? Eg:  What will she be doing at this time tomorrow? (Cô ấy sẽ đang làm gì vào giờ này ngày mai?) >> Xem thêm: Thì tương lai hoàn thành trong Tiếng Anh - Cấu trúc và cách sử dụng Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Cách sử dụng thì tương lai tiếp diễn Khi học bất kỳ một thì nào đó, ngoài việc quan tâm đến cấu trúc thì cách sử dụng thì cũng rất là quan trọng. Thì tương lai tiếp diễn được sử dụng để: Khi muốn diễn tả một hành động hay sự việc, kế hoạch nào đó đang diễn ra tại một thời điểm xác định rõ ràng trong tương lai. Eg: At 10am tomorrow, we will be having lunch at school. (Vào lúc 10 giờ sáng ngày mai, chúng tôi sẽ đang ăn trưa tại trường). Nhận xét: Hành động sẽ ăn trưa tại trường vào ngày mai chưa được diễn ra, nhưng thời gian cụ thể đã được xác định cụ thể trong tương lai là lúc 10 giờ sáng ngày mai. Do vậy, động từ ăn trưa sẽ chia ở thì tương lai tiếp diễn. Diễn tả hành động, sự việc, sự kiện đang xảy ra thì có một hành động, sự việc khác xen ngang trong tương lai. Eg: When he comes tomorrow, she will be studying. (Khi anh ấy đến vào ngày mai, cô ấy sẽ đang đi học). Nhận xét: Hành động sẽ đang đi học vào ngày mai thì bị hành động anh ấy đến chen ngang nên hành động đi học chia ở hiện tại tiếp diễn, hành động anh ấy đến chia ở thì tương lai đơn. Một hành động sẽ diễn ra và được kéo dài liên tục suốt một khoảng thời gian ở tương lai. Eg: My mother is going to China, so I will be staying with my sister for the next 1 week. (Mẹ tôi sẽ đi Trung Quốc, vì vậy tôi sẽ ở với chị gái trong 1 tuần tới). Nếu hành động sẽ xảy ra như là một phần trong kế hoạch hoặc thời gian biểu đã lên kế hoạch trước. Eg: The party will be ending at 11pm. (Bữa tiệc sẽ kết thúc vào lúc 11 giờ tối). Kết hợp với “still” để chỉ những hành động đã xảy ra hiện tại và được cho là sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Eg:  Tomorrow he will still be suffering from his cold. ( Ngày mai anh ấy sẽ vẫn bị cơn cảm lạnh hành hạ) Cách dùng thì tương lai tiếp diễn trong tiếng Anh Dấu hiệu thì tương lai tiếp diễn Trong thì tương lai tiếp diễn thường có các cụm từ như sau:  At this time/ at this moment + thời gian trong tương lai: Vào thời điểm này… Eg: At this time 5 am, at this moment present,... At + giờ cụ thể + thời gian trong tương lai: Vào lúc… Eg: At 5 pm tomorrow… Bên cạnh những trạng từ chỉ thời gian, có một vài trường hợp thì tương lai tiếp diễn kết hợp với từ “still” để diễn tả những hành động hay sự việc xảy ra trong hiện tại và có thể vẫn được tiếp tục trong tương lai. Eg: Tomorrow, I will still be suffering from abdominal pain. (Ngày mai, tôi chắc sẽ vẫn bị cơn đau bụng hành hạ). Thì tương lai tiếp diễn còn được sử dụng để diễn tả những hành động song song với nhau nhằm để mô tả lại không khí tại một thời gian xác định cụ thể trong tương lai. Eg: When I arrive at the home, my parent will be celebrating. (Khi tôi về đến nhà, bố mẹ tôi đang ăn mừng). Những lưu ý khi sử dụng thì tương lai tiếp diễn Với những mệnh đề bắt đầu với các từ như: when, while, before, after, by the time, as soon as, if, unless… thì không dùng thì tương lai tiếp diễn mà dùng thì hiện tại tiếp diễn. Một số cụm từ sau không hoặc ít khi dùng ở dạng tiếp diễn nói chung và thì tương lai tiếp diễn nói riêng: state: be, cost, fit, mean, suit possession: belong, have senses: feel, hear, see, smell, taste, touch feelings: hate, hope, like, love, prefer, regret, want, wish brain work: believe, know, think (nghĩ về), understand Một số bài tập vận dụng thì tương lai tiếp diễn Bài tập 1: Điền từ đúng vào chỗ trống 1. At midnight we (sleep) ____. 2. This time next week we (sit) ____ at the beach. 3. At nine I (watch) ____ the news. 4. Tonight we (cram up) ____ for our English test. 5. They (dance) ____ all night. 6. He (not/play) ____ all afternoon. 7. I (not/work) ____ all day. 8. (eat/you) ____ at six? 9. (drive/she) ____ to London? 10. (fight/they) ____ again? Đáp án:  1. will be sleeping 2. will be sitting 3. will be watching 4. will be cramming up 5. will be dancing 6. will not be playing 7. will not be working 8. Will you be eating 9. Will she be driving 10. Will they be fighting Bài tập 2: Sắp xếp lại các câu sao cho đúng nghĩa 1. They/be/play/soccer/time/tomorrow/their classmates. 2. It/seem/her/that/she/be/study/abroad/time/she/graduate/next year. 3. The kids/be/live/London/for/3 months/because/visit/their uncle’s house. 4. Lucas/be/do/homework/7 p.m/tomorrow evening//so/I/not/ask/him/go out. 5. Henry and I/not/be/have/lunch/together/when/she/come/tomorrow. Đáp án 1. They will be playing soccer at that time tomorrow with classmates. 2. It seems to her that she will be studying abroad by the time she graduates next year. 3. The kids will be living in London for 3 months because of their visit to their uncle’s house. 4. Lucas will be doing his homework at 7 p.m. tomorrow evening, so I don’t ask him to go out. 5. Henry and I will not/won’t be having lunch together when she comes tomorrow. Kết luận Với những kiến thức mà UNICA chia sẻ, bạn sẽ đầy tự tin “bỏ túi” thêm những kiến thức quan trọng về thì tương lai tiếp diễn, từ đó giúp cho quá trình làm bài tập dược dễ dàng hơn. UNICA chúc các bạn luôn đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh.
20/09/2019
3368 Lượt xem
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn? Cấu trúc và cách sử dụng
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn? Cấu trúc và cách sử dụng Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn là một thì khá khó và phức tạp với người học tiếng Anh. Quá khứ hoàn thành rất ít được sử dụng trong văn nói cũng như trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên trong văn viết hay các kỳ thi ta vẫn hay bắt gặp thì này xuất hiện. Để nắm chắc về thì quá khứ hoàn thành, UNICA xin chia sẻ cho người học các mẹo học nhanh về thì này để không mất điểm trong các bài thi nhé! Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn là gì? Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (Past perfect continuous) là 1 trong 12 thì trong tiếng Anh. Quá khứ hoàn thành tiếp diễn được sử dụng để diễn tả những hành động đã xảy ra được bao lâu trong quá khứ, xảy ra trước hành động khác cũng trong quá khứ. Trong quá khứ hoàn thành tiếp diễn, nếu người học không xác định được rõ ràng, cụ thể mốc thời gian của hành động xảy ra thì sẽ bị nhầm lẫn sang thì quá khứ hoàn thành. Đọc lại định nghĩa quá khứ hoàn thành ta thấy: Thì quá khứ hoàn thành đi diễn tả hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Nếu không xác định được mốc thời gian thì chắc chắn 2 thì này sẽ có cách dùng như nhau. Ví dụ về thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh Cấu trúc quá khứ hoàn thành tiếp diễn Câu khẳng định: S + had + been + V-ing. Chủ ngữ: Bao gồm tất cả các ngôi như I/we/you/they/he/she/it. Trợ động từ: Had. Been Động từ: V-ing. Eg: She had been studying very hard before they came. (Cô ấy học bài rất chăm chỉ cho tới khi họ đến). Câu phủ định: S + hadn’t + been + V-ing. Chú ý: had not = hadn’t Còn cấu trúc ở dạng phủ định tương tự như câu khẳng định, chỉ việc thêm “not” vào sau trợ động từ. Eg:  He hadn’t been playing football for long when his feet were completely gone. (Anh ta đã không chơi bóng đá được một thời dài cho đến khi chân anh ta hồi phục). They hadn’t been looking for a new job before they quitted. (Họ đã không tìm được công việc mới trước khi họ nghỉ việc). Câu hỏi: Had + S + been + V-ing? / Wh - question + had + S + been + V-ing? Câu trả lời:  Yes, S + had. No, S + hadn’t. Eg: Had she been watching TV before her mother came? (Cô ấy đã xem ti vi trước khi mẹ cô ấy về?). Yes, she had. Had they been working hard for 2 hours before he arrived? (Họ đã làm việc rất chăm chỉ trong vòng 2 tiếng trước khi anh ta đến phải không?). No, they hadn’t. 3 cấu trúc cơ bản thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn >> Xem thêm: Bài tập về thì quá khứ đơn nâng cao giúp bạn tăng level cực nhanh Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Cách dùng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn Như đã nêu trên, thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn là một thì rất khó học nên chúng tôi sẽ “bật mí” cho bạn một vài mẹo nhỏ khi dùng thì này: Quá khứ hoàn thành tiếp diễn được dùng để diễn tả những hành động, hiện tượng, sự kiện xảy ra liên tục trước một hành động khác cũng xảy ra trong quá khứ. Nghĩa là trong trường hợp này, TQKHTTD mang tính nhấn mạnh sự tiếp diễn của quá trình. Eg: I had been listening to music for 3 hours before my mother cooked dinner. (Tôi đã nghe nhạc được 3 tiếng cho đến khi mẹ tôi nấu xong bữa tối). Nhận xét: Hành động nghe nhạc kéo dài trong khoảng thời gian 3 tiếng trong quá khứ, trước hành động nấu cơm tối hoàn thành. Nhấn mạnh vào việc nghe nhạc liên tục. Cách dùng cơ bản của thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn Khi muốn diễn tả một hành động, sự việc đang xảy ra liên tục trong quá khứ, trước một thời điểm đã được xác định trong quá khứ. Eg: They had been driving for 4 hours before 8 pm last night. (Họ đã lái xe 4 tiếng liên tục trước thời điểm 8 giờ tối ngày hôm qua). Ta thấy: Thời điểm trong quá khứ đã được xác định cụ thể là 8 giờ tối ngày hôm qua. Hành động lái xe được diễn ra kéo dài liên tục trong 4 tiếng, không bị gián đoạn. Khi muốn nhấn mạnh hành động đã để lại kết quả gì đó (vui, buồn, không tốt, mệt mỏi,...) trong quá khứ. Eg: She fail the final test because she hadn’t been studying. (Cô ấy đã trượt bài kiểm tra cuối kỳ bởi vì cô ta không chịu học). Nhận xét: Kết quả của hành động trong quá khứ không học cẩn thận dẫn đến nguyên nhân cô ta bị trượt bài kiểm tra. Hành động không học được chia ở quá khứ tiếp diễn. Dùng trong câu điều kiện loại 3 để diễn đạt một điều không có thực trong quá khứ.  Eg: I would have been more confident if I had been preparing better. (Tôi sẽ tự tin hơn nếu tôi chuẩn bị tốt hơn). Diễn đạt một hành động là nguyên nhân của điều gì đó xảy ra trong quá khứ.  Eg: Tom failed the final test because he hadn’t been attending class. (Tom đã trượt bài kiểm tra cuối kỳ vì anh ấy đã không đi học). Dấu hiệu nhận biết của thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn Đối với thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn, dấu hiệu của nó gần giống với thì quá khứ hoàn thành. Do đó, để nhận biết thì QKHTTD bạn cần dựa vào mốc thời gian và cách dùng của thì để không làm sai bài tập. How long: Bao lâu For + khoảng thời gian Since + mốc thời gian By the time, before, after, until now, up till now,... Cách chia động từ ở thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn Cách kết hợp trợ động từ: Cách thêm đuôi "ing" vào động từ chính được mô tả như sau:  >> Xem thêm: Thì quá khứ đơn trong Tiếng Anh? Cấu trúc và cách sử dụng Bài tập vận dụng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn Bài tập : Chia động từ và hoàn thành các câu sau 1. It was very noisy next door. Our neighbours were having (have) a party. 2. John and I went for a walk. I had difficulty keeping up with him because he … (walk) so fast 3. Sue was sitting on the ground.She was out of breath. She … (run) 4. When I arrived, everybody was sitting round the table with their mouths full. They … (eat) 5. When I arrived, everybody was sitting round the table and talking. Their mouths were empty, but their stomachs were full. They … (eat) 6. Jim was on his hands and knees on the floor. He … (look) for his contact lens. 7. When I arrived, Kate … (wait) for me. She was annoyed with me because I was late and she … (wait) for a long time. Đáp án: 2. was walking 3. had been running 4. were eating 5. had been eating 6. was looking 7. was waiting … had been waiting. Kết luận Quá khứ khứ hoàn thành tiếp diễn là một thì không hay sử dụng trong giao tiếp tiếng Anh nhưng lại là những câu làm mẹo, những câu phân loại học sinh trong các kỳ thi. Vì vậy, việc bạn nắm chắc các kiến thức về định nghĩa, cấu trúc, cách dùng, nhận biết sẽ giúp bạn phân biệt được các thì còn lại trong tiếng Anh. UNICA tin rằng, với những mẹo nhỏ mà chúng tôi chia sẻ, khi gặp các dạng bài về quá khứ hoàn thành tiếp diễn các bạn sẽ tự tin hoàn thành bài thi thật tốt. Cùng với đó, bạn cũng có thể nâng cao kiến thức về hệ thống ngữ pháp tiếng Anh quan trọng nhất với khóa học Bí mật ngữ pháp tiếng Anh.
18/09/2019
3154 Lượt xem
Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh? Cấu trúc và cách sử dụng
Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh? Cấu trúc và cách sử dụng Thì quá khứ hoàn thành là một thì trong tiếng Anh tương đối khó học bởi vì cách sử dụng của nó rất phức tạp và dễ nhầm lẫn sang các thì khác, đòi hỏi người học phải học thuộc 360 động từ bất quy tắc. Vì vậy trong bài viết này, UNICA xin chia sẻ cho bạn các bí quyết hữu ích giúp bạn nắm chắc kiến thức hơn về dạng thì này!  Định nghĩa cơ bản về quá khứ hoàn thành Thì quá khứ hoàn thành (Past perfect tense) là một thì trong tiếng Anh. Được dùng để diễn tả các hành động, hoạt động, sự việc xảy ra trước một sự việc, hành động khác nhưng điều kiện là cả hai hành động này đều đã xảy ra trong quá.  Chú ý: Nếu hành động nào xảy ra trước thì ta chia hành động đó về thì quá khứ hoàn thành. Còn hành động nào xảy ra sau thì chia về thì quá khứ đơn. Thì quá khứ hoàn thành được dùng diễn tả hành động trong quá khứ Cấu trúc của thì quá khứ hoàn thành 3 cấu trúc cơ bản thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh Khẳng định: S + had + VpII. Trong đó:  Chủ ngữ bao gồm tất cả các ngôi: I/we/they/you/he/she/it. Trợ động từ: Had cho tất cả các ngôi. VpII: Chia theo quá khứ phân từ, là động từ có quy tắc và động từ bất quy tắc. Eg:  I had gone out when my sister came into the house. (Tôi đã ra khỏi ngoài khi chị gái tôi về nhà). He had eaten by the time she left. (Anh ấy đã ăn khi cô ấy rời đi). Phủ định: S + hadn’t + VpII. Để chuyển từ câu khẳng định sang câu phủ định trong quá khứ hoàn thành thì ta chỉ cần thêm “not” vào ngay sau trợ động từ “had”. Eg:  They hadn’t left before they finished the job. (Họ không rời đi trước khi công việc của họ kết thúc). I hadn’t gone home when my mother telephoned me.(Tôi đã không về nhà khi mẹ tôi gọi điện). Câu nghi vấn: Yes/No question? Had + S + VpII ? Câu trả lời:  Yes, S + had. No, S + hadn’t. Trong đó ta có hadn’t = had not. Eg:   Had she sang when he came out? ( Liệu cô ấy có hát khi anh ta bước ra ngoài không?). No. she hadn’t. (Không, cô ta sẽ không làm). Câu hỏi với từ để hỏi: Wh- + had + S +VpII + O +... ? Eg: What had they thought before their teacher asked the question? (Họ sẽ nghĩ câu trả lời như nào khi giáo viên của họ đặt câu hỏi?). >> Xem thêm: Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn? Cấu trúc và cách sử dụng Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Cách dùng của quá khứ hoàn thành Nếu người nói muốn diễn tả những hành động đã được xảy ra và đã hoàn thành trước một một hành động khác trong quá khứ thì hành động xảy ra trước đó được chia động từ quá khứ hoàn thành. Trong câu thường sử dụng các liên từ như: Before: Trước đây After: Sau đó When: Khi nào As soon as: Ngay sau By the time: Theo thời gian Until: Cho tới khi Cách sử dụng của thì quá khứ hoàn thành Eg: She had eaten by the time they left. (Cô ấy đã ăn xong trước khi anh ta rời đi). Nhận xét: Ta thấy dấu hiệu nhận biết là “by the time” và hành động anh ấy rời đi sau khi cô ấy ăn xong được chia ở thì quá khứ đơn. Diễn tả một hành động đã xảy ra được một khoảng thời gian trong quá khứ, nhưng trước một mốc thời gian cụ thể khác đã được xác định. Eg: He had gone to school before 8 am yesterday. (Anh ấy đã đi học trước 8 giờ sáng ngày hôm qua). Nhận xét: Hành động đi học ngày hôm qua là hành động đã xảy ra trong quá khứ. Mốc thời gian cụ thể là 7 giờ sáng ngày hôm qua. Nên hành động đi học được chia ở quá khứ hoàn thành. Nếu hành động này xảy ra là điều kiện kiên quyết cho một hành động khác thì hành động điều kiện chia ở thì quá khứ hoàn thành. Eg: I had had a new job and I will do it well. (Tôi đã có một công việc mới và tôi sẽ làm tốt nó). Sử dụng trong câu điều kiện loại 3 Eg: If I had a lot of money, I would travel around the world. (Nếu tôi có nhiều tiền, tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới). Đây là câu điều kiện loại 3, diễn tả hành động, sự vật, sự việc không có thật ở quá khứ. Nếu tôi có nhiều tiền thì tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới nhưng sự thật là tôi rất nghèo, không đi được. Dùng để diễn tả trong câu mong ước ở quá khứ. Eg: He wishes he had had a new job good. (Anh ấy ước anh ấy đã có một công việc tốt hơn). Các dấu hiệu nhận biết Trong thì quá khứ hoàn thành, bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu trong câu như: until them, by the time, prior to that time, before, after, for, as soon as, by… By the end of Time in the past Eg bài tập thì quá khứ đơn: By the time they met you, they had worked hard. (Vào lúc họ gặp bạn, họ đã làm việc rất chăm chỉ). Nhận xét: Họ đã làm việc rất chăm chỉ trước đó, trước khi mà họ gặp bạn nên hành động gặp bạn chia ở thì quá khứ đơn, còn làm việc chăm chỉ chia ở quá khứ hoàn thành. Nhận biết thì quá khứ hoàn thành thông qua ngữ cảnh. Eg: When we got home last night. We found that somebody had broken into the flat. (Tối qua khi chúng tôi về nhà, chúng tôi phát hiện ra có ai đó đã đột nhập vào ngôi nhà.) Lưu ý khi sử dụng thì quá khứ hoàn thành Các động từ trong thì quá khứ hoàn thành được chia như sau: Với động từ có quy tắc, ta chỉ việc thêm "ed" vào sau động từ. Eg: watch – watched, turn – turned, want – wanted Khi thêm "ed" vào động từ, bạn cần chú ý như sau: Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêm “d”. Eg: Type -> Typed Động từ có MỘT âm tiết, tận cùng là MỘT phụ âm, trước phụ âm là MỘT nguyên âm -> ta nhân đôi phụ âm cuối rồi thêm “-ed”. Eg: stop – stopped Động từ bất quy tắc Eg:  go – gone, see – seen, buy - bought. Bài tập áp dụng thì quá khứ hoàn thành Bài tập 1: Chia động từ cho sẵn theo dạng đúng của thì quá khứ hoàn thành 1. When David came, everybody ________ (leave). 2. He ________ (already/watch) the movie, so he wouldn’t want to see it atopgain. 3. My kids didn’t eat anything at the party because they _________ (eat) dinner at home. 4. The motorbike burned just after it ______ (crash) into the tree. 5. John _______ (not/complete) his homework by the deadline, so he called his teacher to tell that he would submit it late. 6. She didn’t cry because she _______ (know) the truth. Đáp án: 1. had left 2. had already watched 3. had eaten 4. had crashed 5. hadn’t completed 6. had known Bài tập 2: Viết lại câu dựa theo từ cho sẵn 1. David had gone home before we arrived. After……………………………………………………………………………………. 2. We had lunch then we took a look around the shops. Before…………………………………………………………………………………… 3. The light had gone out before we got out of the office. When……………………………………………………………………………………. 4. After she had explained everything clearly, we started our work. By the time……………………………………………………………………………. 5. My father had watered all the plants in the garden by the time my mother came home. Before…………………………………………………………………………………. Đáp án 1. After David had gone home, we arrived. 2. Before we took a look around the shops, we had had lunch. 3. When we got out of the office, the light had gone out. 4. By the time we started our work, she had explained everything clearly. 5. Before my mother came home, my father had watered all the plants in the garden. Kết luận Vì sự phức tạp trong cách sử dụng, cũng như trong quá trình phân tích câu mà thì quá khứ hoàn thành làm khó rất nhiều người học. Thông qua bài viết trên, UNICA hy vọng bạn có thêm những kiến thức bổ ích, hiệu quả về các thì trong tiếng Anh, cũng như bổ sung vào “túi bí kíp” ôn luyện của mình.
18/09/2019
2868 Lượt xem
Bí kíp “khổng lồ”- Giúp bạn nắm chắc ngữ pháp của thì quá khứ tiếp diễn
Bí kíp “khổng lồ”- Giúp bạn nắm chắc ngữ pháp của thì quá khứ tiếp diễn Bạn đang lo sợ vì trống rỗng kiến thức về thì quá khứ tiếp diễn? Bạn không biết bắt tay học từ đâu, với lộ trình học cụ thể như thế nào? Đừng quá lo lắng, bởi UNICA sẽ bật mí những bí kíp “khổng lồ” để bạn có thể xây dựng một nền tảng vững vàng, chắc chắn về dạng thì này! Khái niệm về thì quá khứ tiếp tiếp diễn Để việc học tiếng Anh được chắc chắn hơn, đầu tiên bạn nên cầm nắm vững đó chính là khái niệm. Đây là một điều cơ bản khi học về những kiến thức mới. Thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh được hiểu đơn giản là thì diễn tả những hoạt động, diễn biến của sự vật, con người trong một thời điểm nhất định trong quá khứ. Thì quá khứ tiếp diễn là một thì được sử dụng phổ biến Cấu trúc đơn giản thì quá khứ tiếp diễn - Khẳng định: S + was/were + V-ing. Cấu trúc thể khẳng định thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh Nhìn cấu trúc của thì ta thấy, trong câu có hai thành phần chính đó là tobe và Ving. Tương tự như các thì khác, tobe cũng được chia theo ngôi: You/we/they + were I/she/he/it + was * Chú ý cách thêm đuôi -ing. +  Nếu động từ kết thúc bằng “e” thì bỏ “e” thêm -ing. Eg: Write -> Writing + Nếu động từ kết thúc bằng “ee” thì ta thêm -ing vào sau động từ. Eg: Agree -> agreeing + Với động từ có một âm tiết, tận cùng kết thúc là một phụ âm, trước là một nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm cuối rồi thêm đuôi -ing. Eg: Stop -> stopping + Tận cùng là “ie” thì đổi thành “y” thêm -ing. Eg: Lie -> lying Eg:  I was cooking dinner at 7 pm yesterday. (Tôi đang nấu cơm tối vào lúc 7h ngày hôm qua). They were playing football in the school-yard yesterday. (Họ đang chơi bóng đá ở sân trường vào ngày hôm qua). - Phủ định : S + was/ were not + Ving. Giống cấu trúc câu khẳng định, câu phủ định trong thì quá khứ tiếp diễn ta chỉ việc thêm “not” ngay sau động từ “tobe”. Chú ý:  Was not = wasn’t Were not = were n’t Eg:  They weren’t watching TV at 6 pm yesterday. (Họ không xem phim TV vào lúc 6 giờ tối ngày hôm qua). She wasn’t cleaning in the room. (Cô ấy không lau dọn nhà). - Nghi vấn: Was/were + S + V-ing ? Câu trả lời:  Yes, I/she/he/it + was. Yes, You/we/ they + were. No, I/she/he/it + wasn’t. No, You/we/ they + weren’t. Eg:  Was he going to school at 7 am yesterday? (Có phải anh ấy đi học lúc 7 giờ sáng ngày hôm qua không?). Yes, he was. Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn Các thì trong tiếng Anh đều có cách dùng riêng nếu, nắm được cách dùng của các thì sẽ giúp việc bạn phân biệt 12 thì trong tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Trong tiếng Anh, thì quá khứ tiếp diễn diễn tả hành động đang xảy ra (hành động đang xảy chứ không phải hành động đã kết thúc) tại một thời điểm được xác định trong quá khứ.  Eg: At 8 am yesterday, they were working hard. (Vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm qua, họ đang làm việc rất chăm chỉ). Nhận xét ví dụ trên ta thấy: Vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm qua là một thời gian cụ thể được xác định rõ ràng trong quá khứ, người nói và người nghe đều hiểu. Tại thời điểm 8 giờ sáng này thì việc mọi người đang làm việc chăm chỉ được diễn ra thì ta nên chia động từ ở thì quá khứ tiếp diễn. -  Dùng thì quá khứ tiếp diễn khi muốn diễn tả một hành động nào đó đang xảy ra thì có một hành động khác bỗng nhiên chen vào, làm gián đoạn. Trong đó, hành động đang xảy ra thì vẫn tiếp tục xảy ra được chia ở quá khứ tiếp diễn, còn hành động chen ngang thì chia ở quá khứ đơn. Eg: She was watching TV with her family when her friend came. (Cô ấy đang xem phim với gia đình thì bạn cô ta đến). Nhận xét: Trong ví dụ trên, ta thấy có 2 hành động đều đang xảy ra trong quá khứ: một hành động đang xem phim cùng với gia đình, một hành động là bạn đến nhà chơi. Vào thời điểm cô ta đang xem phim với gia đình  thì bị hành động bạn đến chơi xen vào nên hành động đang xem phim được chia theo thì quá khứ tiếp diễn, hành động bạn đến chơi được chia ở thì quá khứ đơn. Ví dụ minh họa cách dùng thì quá khứ tiếp diễn đơn giản - Nếu 2 hành động đang đồng thời xảy ra tại cùng một thời điểm xác định được trong quá khứ thì chia ở quá khứ tiếp diễn. Trong câu thường đi kèm với “while”. Cả 2 hành động này đều chia ở thì quá khứ tiếp diễn. Eg: I was studying while my sister was watching TV last night. (Tôi đang học bài trong khi chị gái tôi đang xem phim tối qua). Ta thấy cả hai hành động đang diễn ra đồng thời và song song nhau trong quá khứ nên cả hai động chia ở quá khứ tiếp diễn. Dấu hiệu nhận biết thì Nếu trong câu có các dấu hiệu sau thì bạn học tự tin, chắc chắn rằng câu đó được chia ở quá khứ tiếp diễn. - At + giờ + thời gian trong quá khứ: At 7 am yesterday, at 9 pm last night…. - At this time + thời gian trong quá khứ: At this time last year,... - In + năm: In 2000, in 1998… - In the past -  When, while… Thì quá khứ tiếp diễn là một trong những thì rất quan trọng trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, nó xuất hiện thường xuyên trong các bài báo, văn bản, đề tài khoa học tiếng Anh. Vì thế, việc nắm vững tất cả các cấu trúc, cách sử dụng, dấu hiệu về thì này rất quan trọng. Hiểu được điều đó, UNICA đã tổng hợp toàn bộ các kiến thức từ đơn giản đến chuyên sâu cho bạn học hiểu rõ hơn về thì quá khứ này. >> Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: 10 phút học mẹo cùng UNICA >> Thì quá khứ đơn: Tổng quát trọn bộ kiến thức trong 12 năm học >> 4 cách “nhớ lâu, ngấm nhanh” ngữ pháp tiếng Anh cực hiệu quả
18/09/2019
2244 Lượt xem