Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Marketing

Thuật “Đen/Trắng” trong bán hàng trên Facebook
Thuật “Đen/Trắng” trong bán hàng trên Facebook Bán hàng trên facebook là một trong những cách làm có hiệu quả, là một môi trường béo bở giúp người bán và khách hàng xích lại gần nhau hơn, giảm thiểu chi phí quảng cáo. Hiện nay trên toàn thế giới, bình quân mỗi người dành ra 3h mỗi ngày để lướt web, truy cập facebook. Nhiều người bán hàng rất thành công trên facebook do biết thuật Đen/ trắng. Bạn biết về thuật ngữ này chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé! Thuật ngữ Đen Thuật ngữ Đen trong bán hàng trên facebook là thuật ngữ chỉ những khách hàng không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, hoặc chưa từng sử dụng sản phẩm. Người bán hàng trên đăng tải những phần nội dung lên bài viết đều đã hướng tới đối tượng trước tiên để viết bài về sản phẩm cho phù hợp với đối tượng. >>> Xem ngay: Cần lưu ý điều gì để Fanpage không bị “TRẢM” Thuật ngữ đen trong bán hàng là gì? Thuật đen chỉ khách hàng không có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, không có nghĩa rằng sau này họ sẽ không sử dụng sản phẩm. Những người gọi là thuật ngữ đen họ nghĩ rằng sản phẩm mà bạn đang giới thiệu không phù hợp với họ. họ không cần tới những sản phẩm ấy, và không sử dụng sản phẩm. Chúng ta có thể hiểu như ví dụ: Bạn giới thiệu sản phẩm son môi cho nam giới, tất nhiên không tính trường hợp giới thiệu cho người đồng tính. Nhiều người sẽ nghĩ rằng: “con trai không sử dụng son, nên họ không phải đối tượng khách hàng mà mà họ hướng tới”. Nhưng nếu bạn xem xét một cách kỹ lưỡng, có thể họ không mua để sử dụng nhưng mua để tặng cho bạn bè, người yêu, và rất có thể họ đặt mua để kinh doanh. Chính vì vậy thuật ngữ Đen trong bán hàng trên facebook bạn cần quan tâm để đưa ra những chiến lược hợp lý đối với những đối tượng này. Khách hàng tiềm năng, chưa có nhu cầu sử dụng: Nghe có vẻ tệp khách hàng lớn, ngon ăn, luôn tự nghĩ mình có thể tấn công và làm ngay. Hãy lại tĩnh tâm chút trả lời 1 số câu hỏi dưới đây: – Bạn đang kinh doanh có lãi và đều đều chứ, nhân sự ổn định và có thể sẵn sàng cuộc chiến này chứ, vì nó phải qua nhiều bước để thay đổi hành vi, nhu cầu đó. – Bạn có một sản phẩm khác biệt duy nhất chứ? Sản phẩm mang đến cái cực kỳ hay ho cho khách hàng chứ? Nếu không thì tìm hiểu phân tích đối thủ coi họ làm gì với tệp khách hàng này, rồi hãy tính kế. – Nếu sản phẩm không có gì nổi bật lớn. Vậy bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền của để nhận diện, hướng dẫn, tạo nhu cầu, dùng thử, kiểm thử, phản hồi, phân tích. Lời khuyên nếu bạn muốn chiến thì hãy test thật kỹ ở 1 quy mô nhỏ trước đã. Như vậy với tệp khách hàng ĐEN này bạn phải sẵn sàng, bản đã trải nghiệm, bạn có nhiều lợi thế, nhân sự, tiền bạc, tâm huyết… thì mới bắt đầu lao vào. Tuy là khó khăn nhưng mở đường mới là điều cần thiết. Nhưng hãy lưu ý: Hãy test kỹ 1 tệp khách hàng nhỏ, test tỷ mỉ, từng bước (lắng nghe, phần tích phản hồi), test tâm huyết và đừng xao nhãng và bỏ cuộc. Thuật ngữ Trắng Thuật ngữ trắng dùng để chỉ đối tượng khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ, hoặc những khách hàng đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bên bạn. Thường thì người bán sản phẩm chỉ tập trung đến thuật ngữ Trắng- tức là những đối tượng có nhu cầu mua hàng. >>> Xem ngay: 6 thủ thuật cần thiết để bắt đầu bán hàng trên facebook hiệu quả Tìm hiểu thuật ngữ trắng Đối với những khách hàng cũ, bạn càng nên chăm sóc nhiệt tình, bởi nếu như họ nhận thấy được nhiều lợi ích từ sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, hoặc thấy hài lòng, họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm, và có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn tới đối tượng khác. Ví dụ: Bạn đang bán sản phẩm son môi, và đối tượng khách hàng bạn hướng tới là nữ giới, hãy hướng tới những điều mà khách hàng đang mong muốn. Như vậy, bạn sẽ thành công. Thuật ngữ “Đen/Trắng” trong bán hàng trên Facebook là 2 thuật ngữ trái ngược nhau, tất nhiên đối với người bán hàng bao giờ cũng thích thuật ngữ trắng. Nhưng chúng ta cũng nên biết các khai thác thuật ngữ đen (khách hàng không có nhu cầu sử dụng, khách hàng tiềm năng) để có thể có những chiến lược hợp lý trong việc kinh doanh bán hàng trên facebook. Cùng với đó, bạn có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như kiếm bộn tiền với khóa học Bí quyết kiếm tiền tỷ từ Facebook Marketing.
28/02/2019
2174 Lượt xem
Top công cụ SEO miễn phí bạn đã biết?
Top công cụ SEO miễn phí bạn đã biết? Ngành SEO hiện nay đã trở nên vô cùng phổ biến trong doanh nghiệp, kéo theo đó các công cụ SEO cũng ra đời nhiều hơn giúp doanh nghiệp trong quá trình làm SEO hiệu quả. Tuy nhiên, có những công cụ phí phải trả rất lớn và có cả những công cụ không mất phí. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn top những công cụ SEO miễn phí nhưng hiệu quả tốt giúp tiết kiệm chi phí. >> Top 5 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí >> Hướng dẫn cài đặt và sử dụng SEOquake Keyword Planner Keyword Planner là một công cụ nghiên cứu từ khóa của Google, nó là một phần nền tảng của quảng cáo Google Adwords. Công cụ này cho phép doanh nghiệp của bạn nghiên cứu những từ khóa hiệu quả, phân tích các danh sách từ khóa để sử dụng trong các chiến dịch SEO website của doanh nghiệp. Công cụ SEO Keyword Planner có thể giúp bạn có thể nghiên cứu những vấn đề hiệu quả như: - Nghiên cứu, xây dựng từ khóa thông qua những cụm từ khóa hiệu quả phân tích được - Đưa kết quả về lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng trong một thời gian cụ thể - Xu hướng tìm kiếm từ khóa theo thời gian của người dùng >> Xem thêm: Cách sử dụng Keywords Planner để phân tích từ khóa trong Seo Keyword Planner Google Webmaster Tools Google Webmaster Tools cũng là một trong những công cụ miễn phí của Google, nhờ công cụ này bạn có thể nắm bắt tình trạng website doanh nghiệp của mình, giúp bạn phát hiện những vấn đề cần khắc phục và những phần mềm gây hại cho website của bạn. Một số hiệu quả mà công cụ Google Webmaster Tools mang lại cho website doanh nghiệp của bạn có thể kể đến như sau: - Công cụ giúp bạn phát hiện và loại bỏ những tác nhân gây hại đến website của bạn như các phần mềm độc hại, spam,...mà rất khó có thể phát hiện những điều đó qua những công cụ khác - Giúp bạn theo dõi, đánh giá website hiệu quả giúp bạn cải thiện nội dung phù hợp với người dùng hơn - Công cụ hỗ trợ bạn phát hiện những từ khóa mà người dùng nhập vào thanh công cụ tìm kiếm để đến được với website của bạn - Bạn có thể nhìn thấy những trang web đang có liên kết với website của mình - Giúp bạn so sánh, đánh giá lượng người dùng truy cập vào website của bạn qua các thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tình bàn,.... >> Xem thêm: Hướng dẫn cấu hình Google Webmaster Tools Google Webmaster Tools Google Analytics Google Analytics là một công cụ phân tích trang web miễn phí được cung cấp bởi Google để giúp bạn phân tích lưu lượng truy cập trang web của mình. Công cụ này cung cấp cho bạn các vấn đề về SEO như các dữ liệu về traffic, nguồn traffic, các dữ liệu nhân khẩu học, hành vi của người tiêu dùng trên website… Google Analytics giúp bạn tổng hợp dữ liệu được thu thập từ website doanh nghiệp theo nhiều cách như: - Cấp độ người dùng (liên quan đến hành động của từng người dùng) - Cấp độ phiên (mỗi chuyến thăm cá nhân) - Cấp độ lượt xem (mỗi trang được truy cập) - Cấp độ sự kiện (nhấp vào nút, lượt xem video,...) Ngoài ra, Google Analytics còn có thể cho phép bạn chia sẻ dữ liệu của mình với họ hoặc cung cấp cho họ nhiều quyền hơn để thực hiện những việc như quản lý người dùng, chỉnh sửa cài đặt,...thông qua việc cấp quyền truy cập cho những người dùng khác. Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách chia sẻ quyền truy cập Google Analytics cho người khác tại đây >> Xem thêm: Các thống kê trên Google Analytics bạn cần xem khi làm SEO Google Analytics Google Trend Google Trend cho bạn thấy tần suất một cụm từ tìm kiếm nhất định được nhập vào công cụ tìm kiếm của Google so với tổng khối lượng tìm kiếm của trang web trong một khoảng thời gian nhất định, cung cấp dữ liệu liên quan đến từ khóa bao gồm chỉ số khối lượng tìm kiếm và thông tin địa lý về người dùng công cụ tìm kiếm. Đây là một công cụ SEO miễn phí giúp bạn trong công việc tìm kiếm những xu hướng trong một khoảng thời gian nhất định, giúp bạn làm những nội dung với các chủ đề xu hướng có thể giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của bạn, thu hút người dùng biết đến doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, xây dựng bộ từ khóa phù hợp với xu hướng người dùng. Google Trend Bài viết trên đã giúp bạn hiểu biết thêm về các công cụ SEO miễn phí và từng công cụ với từng hiệu quả khác nhau. Những công cụ này đều đã được qua kiểm duyệt và bạn có thể sử dụng hiệu quả và giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm tối ưu chi phí, rất thích hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp startup chưa có nhiều chi phí cho hoạt động SEO. Sử dụng những công cụ nghiên cứu trong các chiến dịch SEO của doanh nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng được website hiệu quả, tiếp cận nhanh chóng với doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!
28/02/2019
3358 Lượt xem
Google SandBox là gì?  Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox
Google SandBox là gì? Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox Google Sandbox là một thuật ngữ phổ biến trong SEO, nó thường được dùng để gọi tên hiện tượng website bị xếp hạng kém do chưa được Google công nhận. Google Sandbox được tạo ra nhằm mục đích hướng đến lợi ích người dùng giúp loại bỏ đi các website kém chất lượng, mang lại kết quả tốt nhất cho từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Trong bài viết này, Unica sẽ giới thiệu chi tiết khái niệm Google SandBox là gì, hướng dẫn bạn cách nhận biết và khắc phục Google sandbox trong SEO. Google SandBox là gì? Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực SEO và Marketing thì thuật ngữ Google Sandbox sẽ không quá xa lạ. Tuy nhiên với người ngoài hay với người mới thì sẽ còn nhiều bỡ ngỡ về thuật ngữ Google Sandbox là gì? Thấu hiểu điều đó, sau đây các chuyên gia SEO của Unica sẽ giải đáp chi tiết cho bạn. Google Sandbox là một thuật ngữ chuyên ngành chuyên được dùng trong SEO và Marketing dùng để gọi tên hiện tượng website bị kìm hãm, không được Google đánh giá cao nên mãi không thể lên top trên các trang tìm kiếm. Biểu hiện rõ ràng nhất của hiện tượng Google Sandbox đó là, dù bạn có làm SEO tốt đến đâu và có tối ưu từ khoá hoàn hảo cỡ nào thì website của bạn vẫn không được Google công nhận, không bao giờ xuất hiện lên trang nhất kết quả tìm kiếm. Google SandBox là gì? Google Sandbox được xem là một dạng “penalty” được Google áp dụng cho các website mới được tạo khoảng từ 3 - 5 tháng. Giai đoạn này được gọi là thời gian mà Google thử thách với website và khi mà xuất hiện Google Sandbox thì tức là trang web của bạn không thể đạt được thứ hạng như mong muốn. Hiện nay, chưa có bất kỳ một thông báo chính thức nào từ Google công nhận thuật toán Google Sandbox. Tuy nhiên với những người làm SEO lâu năm thì họ ghi nhận hiện tượng này thực sự có tồn tại. >> Xem thêm: Google Business là gì? 3 Lợi ích không ngờ của GMB Nguồn gốc Google Sandbox được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2004, khi nhiều SEOer nhận thấy rằng các website mới thực hiện SEO sẽ phải trải qua một giai đoạn đầu “thử việc”. Cụ thể, đây là giai đoạn mà người SEOer đã thực thi toàn bộ các hành động cần thiết để nâng cao thứ hạng website, phát triển các nhóm từ khóa và tăng mức độ hiển thị của website nhưng không tạo ra kết quả nào khả thi. Google sandbox được cho là một trong những thuật toán bí mật của Google, không được công bố chính thức. Tuy nhiên, nhiều chứng cứ thực tế đã chứng minh sự tồn tại của Google sandbox như việc các website mới bị giảm thứ hạng, bị mất index hoặc bị loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm. Google Sandbox được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2004 Mục đích ra đời Google sandbox được tạo ra với mục đích hướng đến lợi ích của người dùng, cũng như của các website tốt. Cụ thể, mục đích của Google sandbox là: Tạo kết quả tốt cho người dùng: Google Sandbox giúp Google cung cấp các kết quả tìm kiếm tốt nhất cho từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Bằng cách kiểm tra và đánh giá các website mới, Google Sandbox đảm bảo rằng các website xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm là các website chất lượng, có giá trị và phù hợp với nhu cầu của người dùng. Có lợi cho website mới, phạt và loại bỏ website kém chất lượng: Google Sandbox giúp các website tốt duy trì và nâng cao thứ hạng của mình trên trang kết quả tìm kiếm, phạt những website kém chất lượng hay đang sử dụng thủ thuật để nhằm đạt được thứ hạng một cách nhanh chóng. Chức năng Google Sandbox là một bộ lọc, một công cụ để Google kiểm soát, quản lý và tạo sự công bằng trong việc xếp hạng các website trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Chức năng chính của Google Sandbox là: Chức năng chính của Google sandbox Ngăn chặn các website mới sử dụng các thủ thuật spam như: sao chép nội dung, stuff từ khóa, mua bán backlink,... để đạt được thứ hạng cao một cách nhanh chóng. Đảm bảo rằng các website mới phải tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Google như cung cấp nội dung chất lượng, có giá trị và phù hợp với từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Tạo ra một sân chơi công bằng cho các website mới và cũ, tránh tình trạng các website mới chiếm lĩnh thị trường và đẩy lùi các website cũ đã có uy tín và thẩm quyền. Trở thành chuyên gia thiết kế website chuẩn SEO bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Thông qua khóa học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay: [course_id:1981,theme:course] [course_id:277,theme:course] [course_id:1629,theme:course] Biểu hiện của Google SandBox là gì? Biểu hiện của Google Sandbox thường không được Google công bố chính thức, nhưng có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu sau: Thứ hạng trang web giảm: Trang web mới có thứ hạng thấp trong kết quả tìm kiếm, ngay cả khi website đã rất được đầu tư, dày công nghiên cứu bộ từ khóa mục tiêu từ insight người dùng. Biểu hiện rõ ràng nhất của Google SandBox còn là hiện tượng thứ hạng website bị giảm đột ngột và không lý do rõ ràng, không cao hơn quá trang 2. Lượng truy cập website giảm: Lượng truy cập website có thể giảm đột ngột và không lý do rõ ràng. Website tự nhiên không còn traffic dù vẫn đang tối ưu SEO rất tốt. Điều này khiến website thậm chí còn bị rơi xuống từ vị trí 30 đến 500 trong danh sách trang tìm kiếm. Website không được hiển thị trong Google Search Console: Website mới có thể không được hiển thị trong Google Search Console trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc bị Google Search Console cảnh báo về các vấn đề kỹ thuật hoặc nội dung, khiến website bị hạn chế khả năng hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Không xuất hiện trang web trên Google: Biểu hiện rõ ràng nhất của Google SandBox là không thể tìm kiếm bài viết của trang web trên Google tuy nhiên trên các trình duyệt tìm kiếm khác thì vẫn có. Website bị Sandbox sẽ bị giảm thứ hạng tìm kiếm Nguyên nhân khiến website lại bị dính Google SandBox Có rất nhiều nguyên nhân khiến website bị dính Google sandbox, một số những nguyên nhân tiêu biểu nhất có thể kể đến là: Có sự thay đổi bất ngờ về số lượng backlink Sẽ không có gì để nói nếu như website của bạn có lượng backlink nhiều và chất lượng. Tuy nhiên, nếu như số lượng backlink bất ngờ tăng đột ngột, thêm nữa còn có chất lượng yếu kém, không liên quan, được tạo ra một cách thụ động và chứa nội dung cấm hoặc nhạy cảm thì khả năng cao website sẽ dính Google SandBox. Mặc dù backlink rất tốt cho SEO, nó cho thấy mức độ uy tín và thẩm quyền của website. Tuy nhiên, việc web có số lượng backlink tăng đột ngột thì lại không tốt. Đây được xem là hành động SEO quá đà bị Google đánh giá là spam, từ đó đưa website vào Sandbox để kiểm tra và xử lý, đó chính là lý do tại sao website bị ảnh hưởng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm hay không còn tìm thấy trên Google. SEO quá đà cho những website mới Nguyên nhân website bị Google SandBox là gì? Một nguyên nhân khác khiến website bị Google Sandbox là SEO quá đà cho website mới. Đây là một sai lầm phổ biến mà nhiều người làm SEO mắc phải, khi muốn đạt được kết quả nhanh chóng. Website bị Google sandbox khi SEO quá đà cho website mới SEO quá đà cho website mới có thể bao gồm các hành động như: stuff từ khóa, mua bán backlink, sử dụng các công cụ tự động,... Những hành động này giúp tạo ra một lượng lớn các tín hiệu SEO nhưng lại không phản ánh được chất lượng và giá trị của website. Khi này, Google sẽ nhận thấy sự bất thường và không tự nhiên của các tín hiệu SEO này và nghi ngờ rằng website đang sử dụng các thủ thuật spam để lừa Google và người dùng. Vì lẽ đó, Google sẽ đưa website vào Sandbox để kiểm tra và xử lý. Nội dung sao chép, trùng lặp giống nhau Một trong những nguyên nhân chính khiến website bị dính Google sandbox là nội dung không đảm bảo unique 100%. Website có nội dung sao chép, trùng lặp hoặc giống nhau về đường dẫn URL sẽ dễ bị Google nghi ngờ và đưa vào Sandbox để kiểm tra. Điều này làm giảm giá trị và độc đáo của website, cũng như gây nhầm lẫn cho Google và người dùng. Google luôn ưu tiên các website có nội dung mới, chất lượng, có giá trị và phù hợp với từ khóa mà người dùng tìm kiếm. Do đó, nếu website có nội dung sao chép, trùng lặp hoặc giống nhau về đường dẫn URL, Google sẽ coi đó là một hành vi spam và không công nhận. [trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Website bị đối thủ chơi xấu Một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến website bị dính Google SandBox đó chính là bị đối thủ chơi xấu. Website bị đối thủ chơi xấu có thể bao gồm các hành động như: tấn công DDoS, sao chép nội dung, spam backlink, báo cáo vi phạm,... Những hành động này sẽ làm giảm hiệu suất, uy tín, thứ hạng của website, cũng như gây ra sự nghi ngờ của Google. Do đó, Google có thể đưa website vào sandbox để kiểm tra và xử lý. Website bị đối thủ chơi xấu nên bị Google nghi ngờ và đánh Sandbox Một số nguyên nhân khác Ngoài những yếu tố trên, việc website bị dính thuật toán của Google SandBox cũng do một số nguyên nhân như: Tỷ lệ cạnh tranh từ khoá cao. Nội dung website mỏng, không chứa những thông tin hữu ích mà người dùng cần. Website có ít lượng truy cập do vi phạm thuật toán hoặc quy tắc tìm kiếm của Google search. Tại sao Google lại áp dụng Sandbox vào website? Không phải ngẫu nhiên mà Google lại áp dụng Sandbox vào website, nguyên nhân khiến Google áp dụng thuật toán này vào website đó là để chống lại tình trạng spam. Các công ty có thể sẵn sàng tạo ra một website để quảng cáo và sản phẩm và họ chi tiền để trong một đêm có được một số lượng backlink lớn giúp website tạo dựng được độ uy tín. Khi đó, các từ khoá về sản phẩm/ dịch vụ lập tức chiếm vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm. Google SandBox ra đời để ngăn chặn tình trạng website spam.Kể từ khi Google giới thiệu thuật toán này thì rất nhiều website sau khi Google index sẽ rơi vào Sandbox. Google SandBox ngăn cản một website xếp vị trí cao cho các từ khóa cạnh tranh,  bên cạnh đó cũng cho thời gian để Google đánh giá vị trí thứ hạng website. Ngoài ra, Google SandBox cũng nâng cao chất lượng tìm kiếm, chống gian lận SEO cho trải nghiệm tìm kiếm của người dùng tốt hơn. Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox Đối với những website mới lập, Google có quy tắc rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Vì vậy, không quá khó hiểu khi Google áp dụng Sandbox để đánh giá website của bạn. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng website bị Google Sandbox, sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn. Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox Tìm hiểu nguyên nhân khiến website bị coi là spam Trước khi đi tìm hiểu cách khắc phục website bị Google SandBox là gì bạn cần phải tìm hiểu được nguyên nhân khiến website bị soi là spam. Có rất nhiều nguyên nhân khiến website bị rơi vào chế độ “hộp cát”, trong đó có 2 nguyên nhân phổ biến nhất đó là: Sự thay đổi bất thường về số lượng backlink và outbound link Website có số lượng backlink và outbound link quá nhiều, bị thay đổi một cách đột ngột sẽ là nguyên nhân khiến website của bạn bị Google “để ý”. Để kiểm tra số lượng backlink và outbound link bị gia tăng hay giảm bớt bất thường này, các SEOer có thể sử dụng các công cụ để hỗ trợ như: Ahrefs, Google Search Console. Khi xây dựng hệ thống backlink và outbound link, SEOer cần chú ý: Xây dựng backlink thường xuyên và đều đặn, tránh tình trạng “đổ” một cách ồ ạt. Xây dựng backlink có độ uy tín cao, tránh link không liên quan và chứa nội dung nhạy cảm. Thường xuyên kiểm tra outbound link trên toàn website hoặc 1 trang cụ thể, đảm bảo sử dụng outbound link chất lượng nhất. Website có sự thay đổi bất thường về backlink SEO quá đà cho website mới Rất nhiều người làm SEO, đặc biệt là người mới hay có xu hướng tối ưu hoá với mong muốn đẩy nhanh website lên top. Chính việc này làm bất lợi khiến website dễ bị Google “để ý”. SEO cần phải có thời gian, tuyệt đối không được vội vàng, hấp tấp. Dưới đây là 7 dấu hiệu của việc làm SEO quá đà mà các SEOer cần tránh: Trên 1 trang sử dụng quá nhiều thẻ H1. Đặt từ khoá chính quá nhiều, nhồi nhét từ khoá. Sử dụng anchor text quá mức độ cho phép. Sử dụng từ khoá không liên quan để cố gắng kiếm traffic cho website. Trỏ tất cả các internal link và backlink đến những trang chính. Chứa liên kết tới site độc hại. Khắc phục biến cố, luôn hướng đến mục tiêu SEO Whitehat Để website không bị dính Google SandBox, bạn hãy hướng tới cách làm SEO mũ trắng. Cụ thể như sau: Kiên định và bền bỉ Website nếu như đã bị dính Google SandBox thì sẽ rất khó thoát ra, để  thoát khỏi “hộp kiểm” SandBox của Google là cả một quá trình dài kiên trì chứ không thể ngày 1, ngày 2. Thông thường, thời gian để website thoát khỏi Google SandBox khoảng từ 2 - 6 tháng, trong một số trường hợp nó cũng có thể lâu hơn. Vì vậy, SEOer cần kiên trì, kiên định và bền bỉ.   Kiên định và bền bỉ để website thoát khỏi Google SandBox Nhìn lại những điểm website còn thiếu sót Nếu chẳng may website bị dính Google SandBox thì bạn cũng không nên quá nặng nề. Khoảng thời gian này hãy coi như là cơ hội tốt để bạn nhìn lại xem website còn đang thiếu sót gì để khắc phục. Việc khắc phục những thiếu sót của website sẽ giúp trang web thân thiện hơn với Google và người dùng. Khi này chẳng những website thoát khỏi Google SandBox mà còn dễ dàng xếp hạng được những vị trí cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Duy trì và tiếp tục phương pháp SEO WhiteHat SEO WhiteHat là phương pháp làm SEO an toàn, mang lại hiệu quả bền vững nên cần phải luôn được duy trì và tiếp tục. “Có công mài sắt có ngày nên kim”, sự kiên định kết hợp với phương pháp SEO WhiteHat sẽ giúp website gặt hái được nhiều thành công. Khi này chắc chắn Google sẽ đánh giá cao website của bạn, bỏ qua lỗi Google Sandbox. Một số cách để duy trì và tiếp tục phương pháp SEO WhiteHat bạn có thể thực hiện đó là: Thường xuyên cập nhật nội dung mới và đảm bảo unique 100%. Loại bỏ nội dung mỏng, nội dung trùng lặp quá mức. Loại bỏ những liên kết ngược có hại cho web. Bù đắp lượng organic traffic bị giảm do giảm thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Mẹo tránh để website không dính Google SandBox Để website không bị dính Google SandBox bạn cần đặc biệt chú ý tới một số những mẹo làm SEO hữu ích sau: Mẹo tránh để website không dính Google SandBox Mua lại các domain có tuổi đời cao Một cách để tránh hoặc giảm khoảng thời gian sandbox là mua một domain có tuổi đời cao, tức là một domain đã được sử dụng trước đó và có lượng truy cập và backlink ổn định. Đây là một cách đơn giản nhất để giảm thiểu thời gian bị sandbox vì Google sẽ tin tưởng hơn các domain có tuổi đời cao hơn các domain mới. Bạn có thể tìm kiếm và mua các domain tuổi đời cao trên các trang web chuyên bán domain như: GoDaddy, Namecheap,... SEOer nên chọn những domain có liên quan đến chủ đề của website của mình, có lượng truy cập và backlink ổn định, không bị phạt hoặc sandbox trước đó. Viết nội dung mới, độc và lạ Viết nội dung mới, độc và lạ là một trong những yếu tố quan trọng trong SEO vì nó giúp website tạo ra giá trị và sự khác biệt cho người dùng. SEOer trong quá trình xây dựng website nên viết nội dung theo góc nhìn và phong cách riêng của mình, không nên sao chép hoặc viết lại nội dung từ các nguồn khác. Bên cạnh đó, nội dung cũng nên cập nhật được cập nhật thường xuyên, theo xu hướng và nhu cầu của người dùng. Tránh nội dung mỏng, viết nội dung quá ngắn, quá dài hoặc không liên quan đến từ khóa mà bạn muốn SEO. Content mới lạ và độc đáo, liên quan đến website Thu thập các liên kết chất lượng và có độ uy tín cao Thu thập các liên kết chất lượng và có độ uy tín cao cũng là cách hữu hiệu để website không bị dính Google SandBox. Hãy ưu tiên xây dựng các backlink chất lượng, liên quan và tự nhiên từ những website có độ tin cậy cao, thay vì tạo ra hàng loạt các backlink kém chất lượng, không liên quan hoặc được tạo ra một cách tự động. Backlink cần phải thật tự nhiên, ban đầu có thể xây dựng backlink từ social network, sau đó dần dần xây dựng backlink từ các diễn đàn, forum, guest post, bài viết trên báo,... Không nên tối ưu từ khoá quá mức Việc sử dụng từ khoá quá nhiều và quá mức sẽ khiến Google hiểu nhầm rằng bạn đang spam và đưa website của bạn vào SandBox để quản thúc. Vì vậy, để mọi thứ hoàn hảo, bạn chỉ nên tối ưu vừa đủ, không nên tối ưu quá mức. Từ khoá chính chỉ nên xuất hiện khoảng 5 lần trong bài viết 1000 chữ. Ngoài ra, chúng cũng phải được đặt ở những vị trí phù hợp sao cho tự nhiên và hợp ngữ cảnh nhất. Kết luận Thông qua bài viết trên chắc chắn các SEOer đã hiểu google sandbox là gì và bỏ túi được những bí kíp giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng website của mình bị rơi vào Sandbox để có thể quản trị và làm SEO và học SEO một cách hiệu quả nhất. Những website doanh nghiệp mới lập thường rất dễ gặp phải vấn đề không đạt được thứ hạng cao trong trang kết quả tìm kiếm của Google, ngoài nguyên do như bạn đã tìm hiểu ở trên là do Google Sandbox thì cũng có một số nguyên nhân khác như bạn không tối ưu nội dung website, từ khóa không phù hợp hay các liên kết trong website không chất lượng...
28/02/2019
3937 Lượt xem
Tổng hợp những loại keyword quan trọng trong SEO bạn nên biết
Tổng hợp những loại keyword quan trọng trong SEO bạn nên biết Trong SEO, từ khóa (keyword) là một yếu tố vô cùng quan trọng vì nó là cầu nối giữa người dùng và website của bạn. Từ khóa là những từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào thanh tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin, sản phẩm, dịch vụ,... mà họ quan tâm. Nếu website của bạn có chứa những từ khóa phù hợp với nhu cầu của người dùng thì website sẽ có cơ hội xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và thu hút người dùng truy cập vào website của bạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các từ khóa đều có giá trị như nhau. Bạn cần biết cách phân biệt và lựa chọn những loại từ khóa phù hợp với mục tiêu, đối tượng, nội dung và chiến lược SEO của bạn. Trong bài viết này, tôi sẽ tổng hợp những loại keyword quan trọng trong SEO mà bạn nên biết. Từ khóa SEO là gì? Từ khóa SEO (keyword trong SEO) là những từ hoặc cụm từ mà bạn muốn website của bạn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm, khi người dùng tìm kiếm những từ hoặc cụm từ đó. Từ khóa SEO giúp bạn xác định chủ đề, nội dung, đối tượng và mục tiêu của website. Từ khóa SEO là những từ hoặc cụm từ mà bạn muốn website của bạn xuất hiện trên kết quả google search Từ khóa SEO cũng là một trong những yếu tố quan trọng để các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của website của bạn. Khi các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu từ website, chúng sẽ phân tích và đánh giá những từ khóa mà bạn sử dụng trong website để xác định chủ đề, mục đích, độ liên quan và độ chính xác của website. Dựa vào những yếu tố này, các công cụ tìm kiếm sẽ xếp hạng và hiển thị website của bạn trên kết quả tìm kiếm. Vì vậy, bạn cần chọn và sử dụng những từ khóa SEO phù hợp với nội dung và mục tiêu của website để có thể tối ưu hóa website và nội dung của bạn cho các công cụ tìm kiếm. Bạn cũng cần nghiên cứu và phân tích những từ khóa SEO mà người dùng đang tìm kiếm để cung cấp những nội dung hữu ích và hấp dẫn cho người dùng. >> Xem thêm: Giải đáp: Nên làm SEO từ khoá có dấu hay không dấu? Tầm quan trọng của keyword là gì? Từ khóa SEO có tầm quan trọng rất lớn đối với việc tối ưu hóa website và nội dung của bạn. Một số lợi ích của từ khóa SEO có thể kể đến như sau: - Từ khóa SEO giúp bạn tiếp cận nhanh chóng và chính xác với người dùng. Khi bạn sử dụng những từ khóa SEO phù hợp với nhu cầu và hành vi tìm kiếm của người dùng, bạn sẽ có cơ hội xuất hiện cao hơn trên kết quả tìm kiếm, thu hút người dùng truy cập vào website của mình. Điều này sẽ giúp bạn tăng lưu lượng truy cập chất lượng, tăng khả năng chuyển đổi, tăng doanh thu và lợi nhuận cho bạn. Vai trò của từ khóa trong SEO - Từ khóa SEO giúp bạn nâng cao uy tín và thương hiệu trên Internet. Khi bạn sử dụng những từ khóa SEO chuyên nghiệp, chính xác, liên quan và hữu ích, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt với người dùng và các công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng được sự tin tưởng và lòng trung thành của người dùng, cũng như tăng độ nhận biết và tôn vinh thương hiệu của bạn trên Internet. - Từ khóa SEO giúp bạn vạch ra được các chiến lược và hướng đi đúng đắn, thống nhất cho toàn bộ website và nội dung. Khi bạn nghiên cứu và lựa chọn những từ khóa SEO phù hợp, bạn sẽ có được một cái nhìn tổng quan và chi tiết về chủ đề, nội dung, đối tượng và mục tiêu của website của bạn. Điều này sẽ giúp bạn lên kế hoạch, thiết kế, viết, chỉnh sửa và tối ưu hóa website và nội dung của bạn một cách hiệu quả và nhất quán. Những loại keyword quan trọng trong SEO Trên Internet, có hàng triệu từ khóa SEO khác nhau nhưng không phải tất cả chúng đều có giá trị như nhau. Có những loại từ khóa quan trọng hơn, có những loại từ khóa ít quan trọng hơn. Bạn cần biết cách phân biệt và lựa chọn những loại từ khóa phù hợp với website và nội dung của mình. Sau đây là những loại keyword quan trọng trong SEO mà bạn nên biết: 1. Các loại Từ khóa nhắm mục tiêu (Targeted Keyword) Đây là những từ khóa mà bạn muốn website của mình xuất hiện trên kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm những từ khóa đó. Những từ khóa nhằm mục tiêu giúp bạn xác định chủ đề, nội dung, đối tượng và mục tiêu của website của mình. Các loại từ khóa được bao gồm trong danh mục này là: 1.1. Từ khóa phân khúc thị trường (market segment) Từ khóa phân khúc thị trường là những từ khóa chung chung được liên kết với một ngành hoặc thương hiệu. Chúng là những thuật ngữ mà đối tượng mục tiêu sử dụng để tìm kiếm thông tin chung về một ngành/lĩnh vực. Các thuật ngữ có thể được liên kết rộng rãi với một ngành hoặc được định nghĩa nhiều hơn cho các mục đích marketing thích hợp. Ví dụ: giày chạy bộ Từ khóa phân khúc thị trường là những từ khóa chung chung được liên kết với một ngành hoặc thương hiệu 1.2. Từ khóa xác định khách hàng (customer-define) Từ khóa xác định khách hàng là các cụm từ tìm kiếm xác định một nhóm nhỏ khách hàng hoặc đối tượng cụ thể. Trong những tìm kiếm này, khách hàng sử dụng các từ hoặc cụm từ để xác định chính họ. Ví dụ: giày chạy bộ cho nữ 1.3. Từ khóa Sản phẩm (Product keyword) Từ khóa sản phẩm là các thuật ngữ liên quan đến các dịch vụ thương hiệu cụ thể. Những loại từ khóa này là những cụm từ đề cập trực tiếp đến các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Các thương hiệu nên có chiến lược từ khóa cho từng sản phẩm và dịch vụ của họ để khách hàng và khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy dịch vụ của họ thông qua tìm kiếm. Ví dụ: Nike Flex Contact Từ khóa sản phẩm là các thuật ngữ liên quan đến các dịch vụ thương hiệu cụ thể 1.4. Từ khóa được gắn thương hiệu (Branded keyword) Từ khóa được gắn thương hiệu là các cụm từ tìm kiếm bao gồm tên thương hiệu hoặc các thuật ngữ được gắn thương hiệu khác. Những loại từ khóa này có thể chỉ bao gồm tên thương hiệu hoặc tên thương hiệu cùng với loại sản phẩm, tên sản phẩm hoặc một cụm từ tìm kiếm mô tả khác. Ví dụ: giày chạy bộ Nike 1.5. Từ khóa đối thủ cạnh tranh (Competitor keyword) Từ khóa của đối thủ cạnh tranh là loại từ khóa nhắm mục tiêu đến tên thương hiệu của các doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ cạnh tranh. Việc nghiên cứu từ khóa của đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích cho thương hiệu vì nó mang lại cho thương hiệu cơ hội thu hút đối tượng tương tự gồm những người mua tiềm năng, quan tâm tới sản phẩm. Ví dụ: Đối với Nike, từ khóa đối thủ cạnh tranh có thể là: giày chạy bộ Reebok Từ khóa đối thủ cạnh tranh (Competitor keyword) 1.6. Từ khoá được Nhắm mục tiêu theo Địa lý (Geo-targeted keyword) Từ khóa được nhắm mục tiêu theo địa lý là những từ khóa bao gồm tên địa điểm hoặc vị trí địa lý. Những loại từ khóa này giúp bạn tiếp cận với khách hàng tiềm năng ở một khu vực cụ thể hoặc thể hiện rằng bạn cung cấp dịch vụ ở một khu vực cụ thể. Ví dụ: giày chạy bộ ở Hà Nội Thiết kế website chuẩn SEO sẽ giúp việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tới gần hơn với khách hàng. Để biết cách thiết kế website chuẩn, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Sau khi học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay: [course_id:277,theme:course] [course_id:1629,theme:course] [course_id:1668,theme:course] 2. Các loại từ khóa theo độ dài Độ dài của từ khóa cũng là một yếu tố quan trọng trong SEO vì nó ảnh hưởng đến độ khó, độ cạnh tranh, độ chuyển đổi và độ phổ biến của từ khóa. Những loại keyword quan trọng chia từ khóa theo độ dài gồm: 2.1. Short tail: Từ khóa chính hoặc Từ khóa đuôi ngắn Từ khóa đuôi ngắn là những từ khóa chỉ gồm một hoặc hai từ, thường là những từ khóa chung chung, rộng rãi và có độ phổ biến cao. Ví dụ: giày, giày chạy, giày Nike,... Từ khóa đuôi ngắn có ưu điểm là có lượng tìm kiếm lớn, có thể thu hút nhiều lưu lượng truy cập cho website. Tuy nhiên, từ khóa đuôi ngắn cũng có nhược điểm là có độ cạnh tranh cao, độ chuyển đổi thấp và có độ liên quan thấp với nội dung cũng như mục tiêu của website. Từ khóa đuôi ngắn là những từ khóa chỉ gồm một hoặc hai từ, thường là những từ khóa chung chung, rộng rãi và có độ phổ biến cao 2.2. Middle tail: Từ khóa giữa với độ dài trung bình Từ khóa giữa là những từ khóa gồm từ ba đến bốn từ, thường là những từ khóa cụ thể hơn, hẹp hơn và có độ phổ biến trung bình. Ví dụ: giày chạy bộ nam, giày chạy bộ Nike, giày chạy bộ ở Hà Nội,... Từ khóa giữa có ưu điểm là có độ cạnh tranh trung bình, có độ chuyển đổi trung bình, có độ liên quan trung bình với nội dung và mục tiêu của website. Tuy nhiên, loại từ khóa này cũng có nhược điểm là có lượng tìm kiếm trung bình, có thể không thu hút đủ lưu lượng truy cập cho website. 2.3. Long tail: Từ khóa đuôi dài Từ khóa đuôi dài là những từ khóa gồm năm từ trở lên, thường là những từ khóa rất cụ thể, chặt chẽ và có độ phổ biến thấp. Ví dụ: giày chạy bộ nam Nike Flex Contact, giày chạy bộ Nike ở Hà Nội giá rẻ,... Từ khóa đuôi dài có ưu điểm là có độ cạnh tranh thấp, có độ chuyển đổi và có độ liên quan cao với nội dung và mục tiêu của website. Dẫu vậy, từ khóa đuôi dài cũng có nhược điểm là có lượng tìm kiếm thấp, có thể không thu hút đủ lưu lượng truy cập cho website. Từ khóa đuôi dài là những từ khóa gồm năm từ trở lên, thường là những từ khóa rất cụ thể, chặt chẽ và có độ phổ biến thấp 2.4. Từ khóa chính Từ khóa chính là những từ khóa mà bạn muốn tập trung SEO cho website và nội dung của bạn. Từ khóa chính thường là những từ khóa có độ phổ biến cao, có độ liên quan và có độ chuyển đổi cao. Từ khóa chính thường là những từ khóa đuôi ngắn hoặc giữa, vì chúng có thể thu hút nhiều lưu lượng truy cập cho website. Ví dụ: Đối với một website bán giày chạy bộ, từ khóa chính có thể là: giày chạy bộ, giày chạy bộ nam, giày chạy bộ Nike,... [trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 2.5. Từ khóa liên quan hoặc Từ khóa LSI Từ khóa liên quan hoặc Từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing) là những từ khóa có liên quan đến từ khóa chính nhưng không giống hệt nhau. Từ khóa liên quan giúp bạn mở rộng và đa dạng hóa nội dung, cũng như tăng độ liên quan và độ chính xác của website với các công cụ tìm kiếm. Từ khóa liên quan thường là những từ khóa đuôi dài vì chúng có thể miêu tả chi tiết và cụ thể hơn về nội dung cũng như mục tiêu của website. Ví dụ: Đối với một website bán giày chạy bộ, từ khóa liên quan có thể là cách chọn giày chạy bộ, đánh giá giày chạy bộ Nike, so sánh giày chạy bộ Nike và Adidas,... Từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing) là những từ khóa có liên quan đến từ khóa chính nhưng không giống hệt nhau 3. Các loại từ khóa theo mục đích Mục đích của từ khóa là lý do mà người dùng sử dụng từ khóa đó để tìm kiếm trên Google. Mục đích của từ khóa ảnh hưởng đến hành động mà người dùng sẽ thực hiện sau khi xem kết quả tìm kiếm. Những loại keyword quan trọng có thể được chia thành 4 loại từ khóa theo mục đích chính là: 3.1. Từ khóa thông tin (Informational keyword) Từ khóa thông tin là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin, kiến thức, hướng dẫn hoặc giải đáp thắc mắc về một chủ đề nào đó. Những loại từ khóa này thường bắt đầu bằng các từ như là gì, cách, tại sao, ai, khi nào, ở đâu,... Ví dụ: SEO là gì, cách làm bánh mì, tại sao trời xanh, ai là tổng thống Mỹ, khi nào là tết, ở đâu bán giày chạy bộ,... Từ khóa thông tin có ưu điểm là có lượng tìm kiếm lớn, có thể thu hút nhiều lưu lượng truy cập cho website. Tuy nhiên, từ khóa thông tin cũng có nhược điểm là có độ cạnh tranh cao, có độ chuyển đổi và có độ liên quan thấp với mục tiêu bán hàng của website. Từ khóa thông tin là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin, kiến thức, hướng dẫn hoặc giải đáp thắc mắc về một chủ đề nào đó 3.2. Từ khóa thương mại (Commercial keyword) Từ khóa thương mại là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ, giá cả, so sánh, đánh giá hoặc khuyến mãi liên quan đến một chủ đề nào đó. Những loại từ khóa này thường bao gồm các từ như mua, bán, giá, rẻ, đắt, so sánh, đánh giá, khuyến mãi,... Ví dụ: mua giày chạy bộ, bán giày chạy bộ, giá giày chạy bộ, giày chạy bộ rẻ, giày chạy bộ đắt, so sánh giày chạy bộ Nike và Adidas, đánh giá giày chạy bộ Nike, khuyến mãi giày chạy bộ,... Từ khóa thương mại có ưu điểm là có độ chuyển đổi và độ liên quan cao với mục tiêu bán hàng của website. Tuy nhiên, từ khóa thương mại cũng có nhược điểm là có độ cạnh tranh cao, có lượng tìm kiếm thấp và có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thị trường. Từ khóa thương mại là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin về các sản phẩm, dịch vụ, giá cả, so sánh, đánh giá 3.3. Từ khóa giao dịch (Transactional keyword) Từ khóa giao dịch là những từ khóa mà người dùng sử dụng để thực hiện một hành động cụ thể trên website như đăng ký, đăng nhập, đặt hàng, thanh toán, tải xuống,... Những loại từ khóa này thường bao gồm các từ như đăng ký, đăng nhập, đặt hàng, thanh toán, tải xuống,... Ví dụ: đăng ký tài khoản, đăng nhập website, đặt hàng giày chạy bộ, thanh toán giày chạy bộ, tải xuống ebook về SEO,... Từ khóa giao dịch có ưu điểm là có độ chuyển đổi và độ liên quan rất cao với mục tiêu bán hàng của website. Tuy nhiên, từ khóa giao dịch cũng có nhược điểm là có lượng tìm kiếm rất thấp, có độ cạnh tranh rất cao và có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật. 3.4. Từ khóa điều hướng (Navigational keyword) Từ khóa điều hướng là những từ khóa mà người dùng sử dụng để truy cập trực tiếp vào một website, trang web hoặc nội dung cụ thể mà họ đã biết trước. Những loại từ khóa này thường bao gồm tên thương hiệu, tên sản phẩm, tên dịch vụ, tên miền, URL hoặc các từ khóa đặc biệt. Từ khóa điều hướng có ưu điểm là có độ chuyển đổi và độ liên quan cao với website Ví dụ: Nike, giày chạy bộ Nike Flex Contact, dịch vụ SEO Leading, leading.vn, https://leading.vn/blog/ppc/cac-loai-tu-khoa-trong-google-ads/,... Từ khóa điều hướng có ưu điểm là có độ chuyển đổi và độ liên quan cao với website. Tuy nhiên, từ khóa điều hướng cũng có nhược điểm là có lượng tìm kiếm thấp, có độ cạnh tranh cao và chỉ phù hợp với những website đã có thương hiệu và uy tín. 4. Các loại từ khóa của người mua (Buyer keyword) Từ khóa của người mua là những từ khóa mà người dùng sử dụng khi họ đã có ý định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của bạn. Những loại từ khóa này thường có độ chuyển đổi rất cao vì người dùng đã sẵn sàng để thực hiện hành động. Có thể chia từ khóa của người mua thành những loại keyword quan trọng là: 4.1. Từ khóa đánh giá (Review keyword) Từ khóa đánh giá là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm những ý kiến, nhận xét, đánh giá hoặc phản hồi về một sản phẩm, dịch vụ, hoặc thương hiệu nào đó. Những loại từ khóa này thường bao gồm các từ như đánh giá, review, nhận xét, phản hồi, feedback,... Ví dụ: đánh giá giày chạy bộ Nike, review dịch vụ SEO Leading, nhận xét về robot hút bụi Xiaomi,... Từ khóa đánh giá có ưu điểm là có độ chuyển đổi cao vì người dùng đã có nhu cầu mua hàng và chỉ cần tham khảo thêm ý kiến của người khác. Tuy nhiên, loại từ khóa đánh giá cũng có nhược điểm là có độ cạnh tranh cao vì nhiều website cung cấp nội dung đánh giá cho cùng một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Từ khóa đánh giá 4.2. Từ khóa so sánh (Comparison keyword) Từ khóa so sánh là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm những thông tin so sánh, đối chiếu hoặc phân tích về các sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu khác nhau. Những loại từ khóa này thường bao gồm các từ như so sánh, đối chiếu, phân tích, versus,... Ví dụ: so sánh giày chạy bộ Nike và Adidas, đối chiếu dịch vụ SEO Leading và SEO Thetop, phân tích robot hút bụi Xiaomi và iRobot,... Từ khóa so sánh có ưu điểm là có độ chuyển đổi cao vì người dùng đã có nhu cầu mua hàng và chỉ cần lựa chọn sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu phù hợp nhất. Tuy nhiên, từ khóa so sánh cũng có nhược điểm là có độ cạnh tranh cao vì nhiều website cung cấp nội dung so sánh cho cùng một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. 4.3. Từ khóa giá cả (Price keyword) Từ khóa giá cả là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm những thông tin về giá cả, chi phí hoặc ngân sách liên quan đến một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu nào đó. Những loại từ khóa này thường bao gồm các từ như giá, chi phí, ngân sách, rẻ, đắt, tiết kiệm,... Ví dụ: giá giày chạy bộ Nike, chi phí dịch vụ SEO Leading, ngân sách mua robot hút bụi Xiaomi, giày chạy bộ rẻ, giày chạy bộ đắt, tiết kiệm khi mua giày chạy bộ,... Từ khóa giá cả là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm những thông tin về giá cả, chi phí hoặc ngân sách Từ khóa giá cả có ưu điểm là có độ chuyển đổi cao vì người dùng đã có nhu cầu mua hàng và chỉ cần tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu phù hợp với túi tiền của họ. Tuy nhiên, từ khóa giá cả cũng có nhược điểm là có độ cạnh tranh cao vì nhiều website cung cấp nội dung về giá cả cho cùng một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. 4.4. Từ khóa ưu đãi (Offer keyword) Từ khóa ưu đãi là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm những thông tin về các ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá hoặc miễn phí liên quan đến một sản phẩm, dịch vụ, hoặc thương hiệu nào đó. Những loại từ khóa này thường bao gồm các từ như ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá, miễn phí, coupon, voucher,... Ví dụ: ưu đãi giày chạy bộ Nike, khuyến mãi dịch vụ SEO Leading, giảm giá robot hút bụi Xiaomi, miễn phí ebook về SEO, coupon mua giày chạy bộ, voucher dịch vụ SEO,... Từ khóa ưu đãi có ưu điểm là có độ chuyển đổi rất cao, vì người dùng đã có nhu cầu mua hàng và chỉ cần tận dụng các cơ hội mua hàng giá rẻ. Mặc dù vậy, từ khóa ưu đãi cũng có nhược điểm là có độ cạnh tranh rất cao vì nhiều website cung cấp nội dung về ưu đãi cho cùng một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. >> Xem thêm: 6 gợi ý giúp bạn lựa chọn từ khoá Google chuẩn không cần chỉnh Từ khóa ưu đãi là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm những thông tin về các ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá hoặc miễn phí Lời kết Tóm lại, những loại keyword quan trọng trong SEO là yếu tố căn bản mà người làm SEO cần nắm được để đưa website lên top. Lựa chọn được từ khóa SEO hiệu quả sẽ giúp các chiến dịch SEO của bạn hoạt động hiệu quả hơn, thứ hạng website của bạn tăng cao, giúp doanh nghiệp của bạn sẽ tiếp cận nhanh chóng với người dùng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ khóa không phải là yếu tố duy nhất khiến website hoạt động hiệu quả nhất mà còn rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng khác trong SEO mà bạn cần lưu ý như tối ưu nội dung, tối ưu On-site, On-page,... mà bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu rõ hơn tại các khóa học SEO trên Unica. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng các chiến lược SEO, nghiên cứu từ khóa và tối ưu website một cách hiệu quả. Từ đó thành công đưa website của bạn lên Top Google.  Chúc bạn thành công!
28/02/2019
4249 Lượt xem
Textlink là gì? Hướng dẫn sử dụng Textlink an toàn khi triển khai SEO
Textlink là gì? Hướng dẫn sử dụng Textlink an toàn khi triển khai SEO Những liên kết xuất hiện trong website doanh nghiệp của bạn là một yếu tố vô cùng quan trọng khi làm SEO. Một trong những liên kết trong trang web mà bất cứ người làm SEO nào cùng cần phải chú ý đó là Textlink. Vậy Textlink là gì? Sử dụng Textlink như thế nào cho an toàn khi làm SEO? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé. 1. Textlink là gì?  Textlink là một siêu liên kết bằng văn bản, khi click vào liên kết bằng văn bản này bạn sẽ được đưa đến một tài liệu khác, một trang khác hay một website khác. Khái niệm Textlink gần giống như Backlink, tuy nhiên thay vì dán trực tiếp link liên kết đến website của bạn thì Textlink đưa người dùng về trang web của bạn thông qua một đoạn văn bản và gắn đường link trỏ về vào đó. Textlink là gì? Ưu điểm của Textlink là giúp cách link liên kết trong ngắn gọn, dễ nhìn hơn, người dùng khi truy cập cũng dễ dàng hiểu được ý nghĩa của nó và quyết định có truy cập vào link hay không chứ sẽ không dài dòng và khó hiểu như các link URL đơn thuần. Khi người dùng hiểu được ý nghĩa của các text cũng góp phần thúc đẩy người dùng click vào link hơn đối với những text chứa những thông tin mà người dùng quan tâm. >> Xem thêm: Ưu nhược điểm của SEO - Làm sao khai thác SEO một cách tối đa? 2. Sự khác nhau giữa textlink và backlink Textlink và backlink là hai khái niệm thường được sử dụng trong SEO. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Textlink là một liên kết được hiển thị dưới dạng văn bản. Khi người dùng nhấp vào textlink này, họ sẽ được chuyển hướng đến một trang web khác. Textlink thường được sử dụng trong các bài viết, bài đăng trên mạng xã hội hoặc trong các email marketing. Backlink là một liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn. Backlink có thể được tạo tự nhiên hoặc được tạo theo cách thủ công. Backlink tự nhiên là backlink được tạo bởi người dùng khác, chẳng hạn như khi họ chia sẻ bài viết của bạn trên mạng xã hội hoặc khi họ trích dẫn nội dung của bạn trong bài viết của họ. Backlink được tạo theo cách thủ công là backlink được bạn tạo hoặc yêu cầu người khác tạo. Sự khác nhau giữa textlink và backlink Về mặt lợi ích, cả textlink và backlink đều có thể giúp tăng thứ hạng SEO và tăng lượng truy cập website. Tuy nhiên, backlink được coi là có giá trị hơn textlink vì nó được tạo từ một trang web khác. Ngoài ra, backlink có thể giúp tăng độ uy tín và tin cậy của website bạn. Khi một trang web có uy tín liên kết đến website của bạn, điều đó cho thấy website của bạn cũng có chất lượng tốt. Tuy nhiên, backlink cần phải được tạo một cách tự nhiên và chất lượng. Backlink được tạo theo cách thủ công không tự nhiên hoặc backlink từ các trang web kém chất lượng có thể gây hại cho thứ hạng SEO của website của bạn. Vì vậy cần hết sức chú ý vấn đề này nhé. [trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 3. Ảnh hưởng của Textlink trong SEO Textlink trong SEO có thể làm thay đổi thứ hạng website của bạn, một liên kết hiệu quả sẽ giúp thứ hạng website của bạn đi lên và ngược lại một liên kết không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của bạn. Điều bạn cần nhớ khi đặt các Textlink đó là nội dung liên kết của nó phải liên quan đến website của doanh nghiệp, tức là những nội dung đó phải cùng chủ đề, cùng lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Với những liên kết không liên quan đến nội dung website của doanh nghiệp rất có thể bị Google đánh giá là spam và nó gây ảnh hưởng xấu đến website của bạn. Bạn cần phải nhớ một điều đó là ưu tiên chất lượng Textlink hơn số lượng. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đặt các liên kết trong website của doanh nghiệp ngày nay. Khi Google sẽ chú trọng đánh giá hiệu quả chất lượng của các liên kết hơn số lượng của các liên kết đó và nó ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng trang web của bạn. Chính vì vậy bạn cần chú trọng đặt Textlink với những trang web có uy tín để không làm ảnh hưởng xấu cho SEO. Ảnh hưởng của Textlink trong SEO 4. Lý do tại sao các website sử dụng textlink vẫn lên top Chắc hẳn có nhiều người làm SEO có thắc mắc rằng tại sao họ sử dụng textlink vẫn lên top được, trong phần tiếp theo của bài viết Unica sẽ giải thích cho viêc này với 3 lý do chính sau. 4.1. Website sử dụng link có độ liên quan cao Nếu textlink được sử dụng một cách tự nhiên và chất lượng, chẳng hạn như trong các bài viết có nội dung liên quan, thì nó vẫn có thể giúp tăng thứ hạng SEO của website. Trong trường hợp website đã sở hữu nhiều link tốt có sự liên quan mật thiết thì một số textlink xuất hiện cũng sẽ không gây ảnh hưởng là mấy. Thiết kế website chuẩn SEO sẽ giúp việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tới gần hơn với khách hàng. Để biết cách thiết kế website chuẩn, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Sau khi học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay: [course_id:277,theme:course] [course_id:1629,theme:course] [course_id:1668,theme:course] 4.2. Website xây dựng backlink hiệu quả Website nếu đã sử dụng link chất lượng và hiệu quả quá nhiều thì việc chèn thêm textlink cũng sẽ không bị ảnh hưởng. Đây là lý do dễ hiểu bởi website của họ đã có một lượng backlink xây dựng chất lượng, trong trường họp họ có thêm 3 hay 5 textlink không liên quan đến texlink website đó thì cũng sẽ không bị ảnh hưởng do website đã có sẵn sự uy tín. 4.3. Website đã sử dụng textlink từ trước Vào khoảng thời gian năm 2014 - 2015 trở về trước thì việc sử dụng textlink mang lại hiệu quả rất cao giúp cho các website lên top rất nhanh. Vì vậy ở thời điểm này họ đã có thể lên top với texlink và khi học đứng top tại một thời gian nào đó thì traffic vô website rất nhiều, thu hút thêm nhiều backlink tự nhiên... tất cả những điều này khiến cho website của họ càng đứng vững ở top khi có thuật toán update thì họ cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Website có mật độ backlink cao thì khi sử dụng textlink vẫn lên top 5. Cách sử dụng Textlink hiệu quả cho SEO Như đã nói ở trên, liên kết trong website có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng website, vì vậy để có thể sử dụng Textlink cho SEO một cách hiệu quả và tối ưu nhất bạn cần đặc biệt quan tâm đến những yếu tố sau: 5.1. Tần suất đặt liên kết website Bạn không nên đặt Textlink một cách ồ ạt và liên tục trong cùng một thời gian hay trong một khoảng thời gian ngắn, điều này ảnh hưởng rất xấu đến website của bạn. Đặt Textlink một cách ồ ạt sẽ khiến những liên kết trang web của bạn xuất hiện một cách thiếu tự nhiên cho những link trỏ về trang, và nếu bạn có một Textlink hiệu quả thì việc không tự nhiên đó cũng khiến Google xác định những liên kết của bạn là thiếu tự nhiên và gây hậu quả xấu cho SEO. Để tăng hiệu quả cho SEO, việc đặt textlink cần logic và có quy định tần suất đặt cụ thể, tuyệt đối không nên đặt quá nhiều và ồ ạt. 5.2. Số lượng các các liên kết trong bài viết Khi xây dựng các liên kết cho website doanh nghiệp của bạn, bạn cần xác định được số lượng các liên kết mà mình dự tính sẽ đặt trong bài. Bạn cần có cái nhìn cụ thể và khái quát cho việc mình sẽ cần xây dựng bao nhiêu liên kết backlink và bao nhiêu liên kết Textlink để website hiệu quả. Gợi ý: Bạn có thể tham khảo số lượng đặt liên kết theo tỷ lệ khoảng 10 - 15% cho Textlink và còn lại cho Backlink. Đây là một tỷ lệ liên kết phù hợp trong nội dung của website. Sử dụng Textlink hiệu quả trong SEO  >> Xem thêm: Tổng hợp toàn bộ nguyên nhân Google index website chậm 5.3. Đa dạng hóa các liên kết Đa dạng hóa các liên kết là một trong những cách sử dụng textlink hiệu quả cho SEO. Điều này có nghĩa là bạn nên sử dụng các textlink với các loại liên kết khác nhau như: - Textlink nội bộ: Đây là các textlink liên kết đến các trang khác trên cùng một website. Textlink nội bộ giúp cải thiện thứ hạng SEO của các trang được liên kết. - Textlink ngoài trang: Đây là các textlink liên kết đến các trang web khác. Textlink ngoài trang giúp tăng độ uy tín và tin cậy của website của bạn. - Textlink tự nhiên: Đây là các textlink được tạo một cách tự nhiên, chẳng hạn như trong các bài viết có nội dung liên quan. Textlink tự nhiên thường có giá trị hơn textlink được tạo theo cách thủ công. Ngoài ra, bạn cũng nên đa dạng hóa các textlink về mặt vị trí đặt như: - Textlink trong nội dung bài viết: Đây là loại textlink phổ biến nhất. Textlink trong nội dung bài viết nên được sử dụng một cách tự nhiên và phù hợp với nội dung của bài viết để mang lại hiệu quả chuyển đổi cao nhất. - Textlink trong footer: Đây là vị trí đặt textlink ít phổ biến hơn, nhưng vẫn có thể mang lại hiệu quả cao. - Textlink trong header: Đây là vị trí đặt textlink có thể giúp tăng khả năng hiển thị của website của bạn trên các kết quả tìm kiếm. Việc đa dạng hóa các liên kết sẽ giúp tăng giá trị của textlink đối với SEO. Điều này là do Google sẽ đánh giá cao các website sử dụng textlink một cách tự nhiên và chất lượng. Đa dạng hóa các textlink để được Google đánh giá cao 6. Các lưu ý khi sử dụng textlink là gì? Tuỳ vào mục đích sử dụng của người làm SEO và của mỗi doanh nghiệp mà sự ảnh hưởng của textlink sẽ khác nhau. Dưới đây 3 lưu ý trong quá trình sử dụng textlink bạn cần phải ghi nhớ để quá trình sử dụng textlink mang lại hiệu quả cao nhất. 6.1. Tần suất gắn liên kết Hiện nay nhiều người đang có thói quen lạm dụng textlink vì nghĩ rằng nó mang lại hiệu quả chuyển đổi tốt. Tuy nhiên đây được xem là suy nghĩ cực kỳ sai lầm khiến website của bạn càng ngày càng tệ đi. Khi sử dụng textlink bạn cần phải thật cẩn thận ghi gắn và tuyệt đối không được lạm dụng gắn quá nhiều. Bên cạnh đó, cũng phải có tần suất gắn liên kế để mang lại hiệu quả chuyển đổi cao đúng như mong muốn. Đối với những website mới, bạn không nên mua quá nhiều liên kết cùng một thời điểm. Nếu lạm dụng một lượng lớn backlink sẽ dẫn về website của bạn, điều này sẽ thấy Google cảm thấy bất thường và nảy sinh nghi ngờ bạn. 6.2. Số lượng liên kết sử dụng Số lượng link liên kết sử dụng trong bài viết seo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Kinh nghiệm khi sử dụng textlink đó là, trước khi bắt đầu đặt liên kết cố định, ban đầu bạn cần phải xây dựng hệ thống backlink chất lượng và hiệu quả cho website. Tính toán và có dự tính trong đầu xem bao nhiêu backlink và bao nhiêu textlink là đủ cho website của mình để không bị thừa hoặc thiếu gây hại cho seo. Kinh nghiệm đặt liên kết sử dụng đó là: 10% text link trên tổng số liên kết được xem là phù hợp và an toàn. Tỷ lệ backlink còn lại sẽ tuỳ thuộc vào độ dài và số lượng bài viết trên trang web của bạn. 10% text link trên tổng số liên kết được xem là phù hợp và an toàn 6.3. Chọn lọc website để gắn liên kết Khi lựa chọn link đặt liên kết bạn nên chọn những website có nội dung liên quan và có lượng traffic ổn định để tạo an toàn cho người xem. Tuyệt đối không nên đặt liên kết ở những trang ít traffic hay có độ tin cậy thấp. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên gắn liên kết ở những trang chứa quá nhiều broke link vì như vậy chất lượng của liên kết sẽ giảm. Link được dẫn về từ những trang web có nội dung chất lượng cao và nhiều traffic sẽ được Google đánh giá cao. Ngược lại những link từ trang không liên quan, thiếu an toàn có nguy cơ sẽ bị Google đánh spam.  Lưu ý: Liên kết lựa chọn để gắn về web không nên chỉ sử dụng từ khóa chính làm text link. Bạn hãy sử dụng thêm từ khóa phụ, từ đồng nghĩa,… để đa dạng hoá liên kết. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các định dạng khác như: hình ảnh, video clip… 7. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề Textlink là gì? Cách sử dụng Textlink như thế nào cho hiệu quả. Mong rằng bài viết trên đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Từ đó, giúp bạn xây dựng được nội dung website và đặt các liên kết hiệu quả cho website của mình trong quá trình học và làm seo của mình.
28/02/2019
5422 Lượt xem
15 Thuật ngữ khi kiếm tiền với Affiliate Marketing bạn nên biết
15 Thuật ngữ khi kiếm tiền với Affiliate Marketing bạn nên biết Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, khi bạn là người mới bắt đầu, sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Bạn sẽ gặp phải những thuật ngữ, những khái niệm khó hiểu mà có thể bạn chưa bao giờ được tiếp xúc. Khi kiếm tiền với Affiliate cũng vậy, nếu bạn là người lần đầu tiên biết đến khái niệm “ tiếp thị liên kết” thì chắc chắn sẽ cảm thấy nó vô cùng trừu tượng. Vậy, làm thế nào để bạn khắc phục được những khó khăn khi gặp phải các thuật ngữ về nó. Để đơn giản hóa cách kiếm tiền online với Affiliate marketing thì trước tiên chúng ta nên dành một chút thời gian nghiên cứu các thuật ngữ khi kiếm tiền với Affiliate marketing thường gặp phải đã nhé. 1. Affiliate Marketing Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là quá trình bạn giới thiệu người đọc đến các sản phẩm, địa điểm, dịch vụ nào đó. Nếu họ đồng ý sử dụng dịch vụ của bạn thì bạn sẽ được hoa hồng đến từ các nhà sản xuất, doanh nghiệp,... Nó giống như bạn giới thiệu bạn của mình đi xem một chương trình hay giới thiệu họ ở trong một khách sạn, khi đó, bạn sẽ được hưởng hoa hồng từ việc tiếp thị. 2. Affiliate Networks Affiliate Networks là một thị trường kết nối các chi nhánh và các nhà quảng cáo. Cũng giống như một thư viện các chương trình, mỗi chương trình tượng trưng cho một thương hiệu khác nhau. Khi đó, họ được tự do tham gia như một chi nhánh. Và lúc này, bạn phải điền vào một ứng dụng trực tuyến và bạn sẽ có quyền truy cập nó bất cứ lúc nào. Đồng thời, để tăng giá trị cho sự tương tác giữa nhà xuất bản với nhau ta có thể tạo bằng cách thu thập người tham gia và quản lý các khía cạnh thanh toán,...  3. Affiliate Program ( chương trình tiếp thị liên kết) Tức là Affiliate Program được liên kết với một nhà quảng cáo cụ thể (công ty, thương hiệu, nhà bán lẻ). Một số thương hiệu hoặc công ty có chương trình liên kết độc lập của riêng bạn mà bạn có thể tham gia - có nghĩa là họ được điều hành riêng bởi một thương hiệu hoặc nhà bán lẻ (như Amazon hoặc eBay). Chương trình tiếp thị liên kết >> Xem thêm: Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là gì? 4. Publisher Một chi nhánh là một nhà thầu trực tuyến, chẳng hạnh như một blogger, người gây ảnh hưởng hoặc maven phương tiện truyền thông xã hội, người được liên kết với một nhà quảng cáo để giới thiệu, quảng bá hoặc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của họ. Các tài khoản truyền thông xã hội trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, Youtube,... cũng là các kênh thông qua các chi nhánh để kiếm tiền từ nội dung dựa trên Internet. 5. Affiliate Các nhà xuất bản là một cá nhân, công ty có sự hiện diện trực tuyến như blog, trang web hoặc bất kỳ nền tảng phương tiện trực tuyến nào khác. Các nhà xuất bản có thể sử dụng mô hình kiếm tiền khác nhau để kiếm tiền từ bất động sản kỹ thuật số của họ. Ví dụ, bằng cách tích hợp quảng cáo hoặc tiếp thị liên kết. Tạo nguồn thu nhập thụ động cho bản thân bằng cách tham gia khoá học kiếm tiền online trên Unica. Khoá học với giảng viên là chuyên gia kinh doanh hàng đầu sẽ chia sẻ cho bạn những kênh kiếm tiền online đầy tiềm năng. Đồng thời bật mí cho bạn những ngành hot và những kinh nghiệm bổ ích để kinh doanh online thành công. [course_id:155,theme:course] [course_id:2571,theme:course] [course_id:354,theme:course] 6. Sub- Affiliate Networks (chi nhánh liên kết phụ) Là những người phê duyệt ứng dụng của bạn, họ có mối quan hệ với các thương hiệu, đàm phán các điều khoản và hoa hồng. Để tạo tập hợp dịch vụ này và cung cấp cho các bạn các công cụ để thu thập và chia sẻ sản phẩm, họ sẽ cắt giảm hoa hồng trung gian. 7. Affiliate Publisher Là chủ sở hữu liên trang web cá nhân hoặc doanh nghiệp kiếm được hoa hồng cho việc giới thiệu doanh số, khách hàng tiềm năng và lưu lượng truy cập cho nhà quảng cáo bằng cách đặt quảng cáo tiếp thị liên kết, chẳng hạn như liên kết và biểu ngữ, trên tảng web của họ. Các chi nhánh kết nối sản phẩm của nhà quảng cáo với người dùng cuối, vì họ là nhà cung cấp lưu lượng truy cập tạo ra doanh số bán hàng.  8. Affiliate Link Khi bạn tham gia quảng bá một sản phẩm bất kỳ, bạn sẽ nhận được một đường link gọi là link liên kết giữa Affiliate với nhà sản xuất. Trường hợp, khi khách hàng mua dịch vụ bấm vào đường link của bạn thì khi đó bạn sẽ nhận được hoa hồng. 9. Deep Linking Là các liên kết (bao gồm mã theo dõi của bạn) hướng khách truy cập trang web của bạn đến một trang cụ thể trên trang web của nhà quảng cáo thay vì đến trang chủ của nhà quảng cáo. Chúng là các liên kết sâu hơn vào một trang web. 10. Link Generator (liên kết Generator) Là một bookmarklet, một nút trên thanh công cụ, bạn có thể dễ dàng cài đặt trên trình duyệt của bạn, khi mà nhấn vào, liên kết văn bản được trở thành liên kết được chỉ định. Hầu hết, nếu không phải tất cả, mạng liên kết đều có trình tạo liên kết và mỗi liên kết tự động tạo ra một liên kết văn bản, miễn là bạn nhấp vào nó từ trong trang web của nhà bán lẻ được hỗ trợ và được chấp thuận cho chương trình của họ. 11. Advertisers Advertisers (nhà quảng cáo) là các công ty, doanh nghiệp, nhà bán lẻ hoặc thương hiệu trả hoa hồng hoặc phí cho các chi nhánh tiếp xúc và mua hàng được thúc đẩy bởi nội dung kỹ thuật số của các chi nhánh trên các kênh của họ. 12. Commission là gì Commission là khoản hoa hồng mà các Publisher nhận được khi kiếm tiền với hình thức Affiliate Marketing. Có 3 cách tính Commission phổ biến như sau: - Tính hoa hồng theo số sale: Với cách tính này, bạn bán được càng nhiều khách, hoa hồng của bạn càng tăng. - Tính hoa hồng theo % giá trị đơn hàng: Cách tính này phổ biến cho các chiến dịch tiếp thị liên kết. Bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây: Ví dụ về một số nhãn hàng lớn ở Việt nam và cách tính % hoa hồng - Tính hoa hồng theo hành động của khách hàng: Với cách này, bạn sẽ nhận được hoa hồng khi khách hàng đăng ký các thông tin vào Form có sẵn hoặc cài đặt các App.  13. Customer Cumstomer là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm khách hàng tiềm năng sẽ mua hàng của bạn qua link Affiliate mà bạn quảng cáo.  14. Last Click là gì Last Click được hiểu là lượt Click cuối cùng. Trong trường hợp này, hoa hồng sẽ được tính cho người đến sau. Ví dụ: Cả A và B đều chạy chiến dịch Affiliate Marekting cho Unica. Ban đầu khách hàng C nhấp vào Link Affiliate của A nhưng chỉ xem và không mua khóa học. Sau đó, khách C tiếp tục nhấp vào Link Affiliate của B và quyết định mua hàng. Cuối cùng, Commission sẽ được tính cho B bởi cơ chế của Last Click là tính cho người đến sau.  15. First Click First Click mang ý nghĩa ngược với Last Click là tính hoa hồng cho người đầu tiên.  Ví dụ: Cả A và B đều chạy chiến dịch Affiliate Marekting cho Unica. Ban đầu khách hàng C nhấp vào Link Affiliate của A nhưng chỉ xem và không mua khóa học. Sau đó, khách C tiếp tục nhấp vào Link Affiliate của B và quyết định mua hàng. Cuối cùng, Commission sẽ được tính cho A bởi cơ chế của First Click là tính cho người đến trước.  >> Xem thêm: 6 Cách kiếm tiền hoa hồng đầu tiên với Affiliate marketing Trên đây, mình đã giới thiệu tới các bạn 15 thuật ngữ thường hay sử dụng trong khi kiếm tiền với Affiliate Marketing. Hi vọng bài viết trên mang cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!
28/02/2019
3974 Lượt xem
Giải đáp: Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là gì?
Giải đáp: Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là gì? Bạn nghĩ sao khi sản phẩm của bạn làm ra nhưng không bán được dù chất lượng đạt yêu cầu, giá thành rẻ hơn so với các doanh nghiệp hay các công ty khác? Khi đó, bạn nghĩ rằng sản phẩm của mình đủ sức cạnh tranh? Và bạn có thể thất bại hoàn toàn khi không có một nhà phân phối nào dám nhận hàng hóa của bạn. Xuất phát từ những nguyên nhân đó mà Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) đã ra đời. Cụ thể khái niệm Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là gì, chức năng của Affiliate là gì? Bạn hãy tham khảo ngay bài viết chủ đề học bán hàng online dưới đây. 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Affiliate Marketing  Khái niệm Affiliate Marketing được manh nha hình thành vào năm 1989 và được sáng chế bởi William J. Tobin, người sáng lập PC Hoa & Quà tặng. Kể từ đó tiếp thị sản phẩm bắt đầu được phát triển. Tuy nhiên phải mất một thời gian khá dài người dùng mới biết đến khái niệm “tiếp thị sản phẩm”. Phải đến đầu thế kỷ XXI thuật ngữ “ tiếp thị sản phẩm” mới được dùng rộng rãi trên các website thương mại điện tử. Khi đó, lợi ích mang lại từ tiếp thị sản phẩm mới dần được đem lại.  2. Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là gì? Affiliate Marketing có ý nghĩa Tiếng Việt là tiếp thị liên kết, tức là một hình thức học kinh doanh trực tuyến, khi đó tiếp thị liên kết sẽ đóng vai trò quảng cáo, tiếp thị sản phẩm từ nhà cung cấp, phân phối đến tay người tiêu dùng. Nghĩa là tiếp thị sản phẩm sẽ đứng ở vị trí thứ 2 nhà cung cấp - tiếp thị liên kết - nhà sản xuất- người tiêu dùng. Bất kỳ giao dịch nào thành công, bạn đều được trả một khoản tiền, đó tạm được coi là hoa hồng. Hoa hồng cũng có thể là thưởng doanh số mang lại nhưng cũng có thể là một tỷ lệ phần trăm được chuyển đổi từ các giao dịch. Ví dụ: Bạn có một đường link mua hàng ở trên Shopee PC, Sendo.vn, Dr.wild,.. Khi người dùng kích vào đường link đó của bạn và mua hàng. Và khi đó, bạn sẽ có hoa hồng ngay lập tức. Tùy vào giá trị của sản phẩm mà bạn sẽ được hoa hồng ít hay nhiều. Ví dụ về đường link mua hàng trên Shoppe, Sendo,Dr.wild Bạn cũng có thể tự tạo một đường link riêng biệt cho từng sản phẩm và mang đường link này quảng cáo trên các diễn đàn, fanpage, website,... mà bạn xác định nó đem lại hiệu quả cho mình và kiếm được tiền. Thành phần của Affiliate Marketing: - Công ty, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp hoặc cho riêng bản thân mình. Trong tiếng Anh gọi là  Advertiser (người quảng cáo).  - Các tổ chức, đơn vị, cá nhân sở hữu website, blog hay các fanpage mà có thể kiếm tiền trực tiếp. Được gọi là Affiliate. Còn người sử dụng dịch vụ, chịu trách nhiệm đăng tải trên website, blog, .. được gọi là publisher  - Đơn vị kết nối giữa nhà cung cấp và các đối tác, được gọi là Affiliate Network >> Xem thêm: 15 Thuật ngữ khi kiếm tiền với Affiliate Marketing bạn nên biết 3. Tại sao affiliate marketing là phương thức kiếm tiền nhanh? Bạn có biết không, do mức chiết khấu phần trăm hoa hồng của loại hình này rất hấp dẫn nên Affiliate marketing  nhanh chóng trở thành một “miếng đất màu mỡ” được nhiều người đầu tư và trở nên rất phổ biến. Nó có thể kết hợp với rất nhiều các công cụ và kênh Marketing như SEO, google ads, Facebook, Social, Youtube… Nhưng cơ bản, bản chất của Affiliate là việc các nhà quảng cáo đặt publisher để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên website của công ty. Bạn lưu ý, publisher có thể chạy tất cả các hình thức marketing và họ chỉ cần biết sẽ nhận được hoa hồng khi người mua đăng ký thành công qua link của họ. Không những thế, nó kiếm tiền rất nhanh chóng và tiết kiệm chi phí bởi vì: Tiếp thị liên kết là gì Tác động nhanh đến khách hàng Hiện nay, có rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ có mức giá khác nhau tác động đến quá trình mua hàng của người tiêu dùng, khiến cho hành vi người mua khá phức tạp và khó nắm bắt. Vì thế, doanh nghiệp cần có một chiến lược cụ thể để tiếp cận tập khách hàng đúng thời điểm. Affiliate marketing sẽ giúp doanh nghiệp dựa vào những Publisher để trao đổi thông điệp đến khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng sâu hơn. Thấu hiểu insight khách hàng Insight khách hàng hiểu đơn giản là hành vi và xu hướng của khách hàng khi quyết định trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của bạn. Sau mỗi chiến dịch Marketing thì doanh nghiệp thu được rất nhiều  doanh số, tập dữ liệu khách hàng cũng gia tăng để từ đó doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm trong tương lai cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp sử dụng Affiliate marketing thì dữ liệu khách hàng được các partner đem về rất nhiều, tiềm năng để từ đó doanh nghiệp có thể phân tích insight. Đo lường chiến dịch Marketing hiệu quả Hiện nay, sau mỗi chiến dịch bạn không còn lo lắng mỗi khi đo lường hiệu quả chiến dịch vì Affiliate marketing đã làm hết mọi thứ. Bảng mô tả hoa hồng tiếp thị liên kết kiếm được trong tháng  4. Vấn đề Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) thường gặp phải - Đôi khi tiếp thị liên kết thường bị nhầm lẫn với tiếp thị giới thiệu, vì cả hai hình thức tiếp thị đều sử dụng bên thứ ba để thúc đẩy doanh số cho các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, tiếp thị liên kết sẽ phát triển dựa vào động lực về tài chính, còn tiếp thị giới thiệu phụ thuộc vào niềm tin và việc tạo dựng mối quan hệ cá nhân. - Tiếp thị liên kết thường bỏ qua khâu các nhà quảng cáo. Trong khi các công cụ hỗ trợ tìm kiếm, email, trang web sẽ có được nhiều sự thu hút hơn. 5. 5 bước kiếm tiền đơn giản với Affiliate marketing  Sau khi các bạn đã nắm được Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết) là gì, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn các kiếm tiền Affiliate marketing chỉ với 5 gạch đầu dòng đơn giản. - Bước 1: Chọn sản phẩm Đây là bước quan trọng nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền. Nếu bạn chọn được sản phẩm tốt, nhà cung cấp tốt thì tỷ lệ chuyển đổi đơn của bạn sẽ rất cao và ngược lại. Bạn hãy chọn những sản phẩm dễ bán, có giá trị hợp lý và được quan tâm nhiều trong cuộc sống. - Bước 2: Tìm chương trình tiếp thị tốt Bạn có thể đăng ký chương trình Affiliate marketing trực tiếp tại nhà cung cấp để tạo link Affiliate marketing hoặc thông qua network. - Bước 3: Xây dựng trang web và blog Xây dựng được website và blog mạnh để bán hàng mất rất nhiều thời gian, chính vì thế bạn có thể sử dụng blog hoặc website của nhà cung cấp. 5 bước kiếm tiền Affiliate marketing đơn giản - Bước 4: Tạo nội dung Nội dung hấp dẫn giúp cho khách hàng tìm đến sản phẩm của bạn. Muốn nội dung của bạn đạt top tìm kiếm cao thì bạn cần tối ưu seo bài viết. - Bước 5: Xây dựng traffic Xây dựng blog chỉ là bước đầu của việc kiếm tiền Affiliate marketing, bạn cần kéo đọc giả về blog của mình. Người dùng luôn tìm kiếm trước hàng khi quyết định mua vì thế bạn cần tiếp cận được khách hàng lúc họ đi tìm kiếm thông tin. Trên đây là một vài nội dung tìm hiểu về Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là gì. Một "bí mật" nữa mà Unica muốn mang đến cho bạn đó chính là thị trường chứng khoán. Đây là một trong những mỏ vàng đang được nhiều người tìm hiểu và đầu tư. >> Xem thêm: Publisher là gì? Kinh nghiệm trở thành một Publisher đỉnh cao Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều khóa học marketing online như Facebook, Youtube, SEO... với sự hướng dẫn của những chuyên gia hàng đầu được nhiều người săn đón nhất trên Unica. Hi vọng những khóa học sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!
28/02/2019
3143 Lượt xem
Hướng dẫn chia sẻ quyền truy cập Google Analytics cho người khác
Hướng dẫn chia sẻ quyền truy cập Google Analytics cho người khác Google Analytics là một công cụ phân tích dữ liệu web của Google, giúp bạn theo dõi và đánh giá hiệu quả của website, chiến dịch marketing, khách hàng tiềm năng,... Tuy nhiên, bạn không phải là người duy nhất cần truy cập vào Google Analytics. Bạn có thể muốn chia sẻ quyền truy cập Google Analytics cho đồng nghiệp, nhân viên, đối tác, khách hàng,... để họ có thể xem, phân tích, báo cáo, chỉnh sửa hoặc quản lý dữ liệu trên Google Analytics. Vậy làm thế nào để chia sẻ quyền truy cập Google Analytics cho người khác? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Vì sao nên chia sẻ quyền truy cập Google Analytics? Chia sẻ quyền truy cập trong tài khoản Google Analytics có nhiều lợi ích như: Lý do nên chia sẻ quyền truy cập trong tài khoản Google Analytics - Tăng hiệu quả làm việc: Bạn có thể phân công nhiệm vụ, giao việc, theo dõi tiến độ, nhận phản hồi,... cho những người liên quan đến dự án hoặc chiến dịch của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng. - Tăng tính minh bạch và tin cậy: Bạn có thể chứng minh được kết quả, hiệu suất, độ chính xác,... của website, chiến dịch, sản phẩm, dịch vụ của bạn cho những người quan tâm như đối tác hoặc khách hàng bằng cách cho họ xem dữ liệu trên Google Analytics. - Tăng khả năng học hỏi và cải thiện: Bạn có thể nhận được những góp ý, ý kiến, đề xuất,... từ những người có kinh nghiệm, chuyên môn, kiến thức,... về Google Analytics để bạn có thể cải thiện, tối ưu hóa,... website, chiến dịch, sản phẩm, dịch vụ,... của bạn. [trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Hướng dẫn chia sẻ quyền truy cập trong Google Analytics Để chia sẻ quyền truy cập google analytics, bạn cần thực hiện những bước sau đây: - Bước 1: Truy cập vào Google Analytics: analytics.google.com  Truy cập vào Google Analytics - Bước 2: Nếu bạn chưa đăng nhập tài khoản mà bạn đang quản lý Google Analytics, hãy nhập thông tin đăng nhập.  - Bước 3: Nhấp vào phần quản trị ở thanh menu dọc bên trái.   Nhấp vào phần quản trị ở thanh menu dọc bên trái Nếu bạn có nhiều website thì bạn nhấp vào phần danh sách các website trong tài khoản và chọn website mà bạn muốn chia sẻ quyền truy cập. - Bước 4: Nhấp vào phần Quản lý người dùng:  Nhấp vào phần Quản lý người dùng - Bước 5: Sau khi nhấp vào phần Quản lý người dùng, bạn sẽ thấy giao diện bên dưới. Giao diện quản lý người dùng Ở giao diện này, bạn sẽ nhìn thấy danh sách các tài khoản đã được phân quyền. Bao gồm Tên tài khoản, Email tương ứng và Quyền tài khoản. Quyền tài khoản trong Analytics có 4 mức: 1. Edit (Chỉnh sửa): Có thể tạo và chỉnh sửa tài khoản, thuộc tính, chế độ xem, bộ lọc, mục tiêu… nhưng không thể quản lý người dùng. 2. Collaborate (Cộng tác): Có thể tạo và chỉnh sửa nội dung được chia sẻ như trên trang tổng quan hoặc chú thích. 3. Read & Analyze (Đọc và phân tích): Có thể xem các báo cáo và cấu hình dữ liệu của website. 4. Manage Users (Quản lý người dùng) – Quyền cao nhất: Có đủ 3 quyền như trên. Và có thể thêm người dùng, xóa người dùng và thay đổi quyền của người dùng. Nếu muốn thay đổi quyền hoặc gỡ bỏ tài khoản đã thêm vào trước đó, bạn chọn dấu “chấm than được khoanh tròn” hoặc “dấu 3 chấm đứng” dọc bên phải như trên hình. Nếu muốn thêm mới một tài khoản và phân quyền cho tài khoản này, bạn chọn “dấu cộng màu xanh” ở góc phải trên cùng. Tiếp theo chọn Add new users/Add new groups (thêm người dùng mới/thêm nhóm) tùy mục đích. Khi phân quyền cho một cá nhân, bạn chọn Add new users. Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy giao diện sau đây: Bây giờ, điền email của người dùng mới và tùy chọn phân quyền. Có 4 mức độ phân quyền như trên, bạn muốn phân quyền tới mức độ nào thì đánh dấu vào ô vuông tương ứng. Cuối cùng, nhấn vào nút ADD trên cùng (khoanh đỏ trong hình). >> Xem thêm: Google+ là gì? 12 tính năng vượt trội mang hiệu quả 200% cho SEO và ADS Thiết kế website chuẩn SEO sẽ giúp việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tới gần hơn với khách hàng. Để biết cách thiết kế website chuẩn, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Sau khi học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay: [course_id:277,theme:course] [course_id:1629,theme:course] [course_id:1668,theme:course] Lưu ý khi chia sẻ quyền truy cập Google Analytics Khi chia sẻ quyền truy cập Google Analytics cho người khác, bạn cần lưu ý một số điều sau đây: - Bạn nên chọn cẩn thận người dùng mới mà bạn muốn chia sẻ quyền truy cập, chỉ chia sẻ cho những người mà bạn tin tưởng và trong trường hợp cần thiết. Bạn không nên chia sẻ quyền truy cập cho người lạ vì họ có thể lợi dụng dữ liệu của bạn. Lưu ý khi chia sẻ quyền truy cập Google Analytics - Bạn nên cấp quyền hạn phù hợp cho người dùng mới, không nên cấp quá nhiều hoặc quá ít quyền hạn. Bạn không nên cấp quyền hạn cao nhất (Manage Users) cho người mới, trừ khi bạn hoàn toàn tin tưởng và cần họ quản lý người dùng khác. Bạn cũng nên cấp hạn chế dữ liệu hợp lý cho người dùng mới để bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi những rủi ro không mong muốn. - Bạn nên theo dõi và kiểm tra hoạt động của người dùng mới trên Google Analytics để đảm bảo rằng họ đang sử dụng dữ liệu một cách đúng đắn và an toàn. Bạn có thể xem lịch sử thay đổi, báo cáo tùy chỉnh, cảnh báo thông minh,... để kiểm tra hoạt động của người dùng mới. Hãy giao tiếp và nhận phản hồi từ người dùng mới để biết họ đang làm gì và cần gì với dữ liệu. >> Xem thêm: Google Business là gì? 3 Lợi ích không ngờ của GMB Kết luận Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn cách chia sẻ quyền truy cập google analytics cho người khác, cũng như các bước và lưu ý cần thiết. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong việc quản lý và chia sẻ dữ liệu trên Google Analytics. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các kiến thức về các khóa học marketing online, khóa học Facebook, khóa học Youtube... với sự hướng dẫn và giảng dạy từ những chuyên gia hàng đầu tại Unica.vn. Mời bạn đọc tham khảo thêm
27/02/2019
5124 Lượt xem
Hướng dẫn cách kiểm tra bài viết copy bằng Google nhanh nhất
Hướng dẫn cách kiểm tra bài viết copy bằng Google nhanh nhất Trùng lặp nội dung là tình trạng thường xuyên xảy ra trên Google do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là do lỗi từ phía content copy hoặc do đối thủ copy bài viết của bạn. Để tránh tình trạng bị trùng lặp nội dung trên Google bạn có thể sử dụng công cụ để kiểm tra. Đối với dân làm content hay SEOer thì công cụ kiểm tra bài viết copy bằng google chắc chắn không còn xa lạ gì nữa. Tuy nhiên với người ngành nghề khác rẽ sang thì chắc chắn sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy trong bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ cho bạn top 10 công cụ kiểm tra bài viết tốt nhất, bạn hãy tham khảo nhé. 1. Tại sao phải kiểm bài viết copy? Kiểm tra bài viết copy là một việc làm cần thiết để bảo vệ bản quyền, nâng cao chất lượng SEO, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng lợi thế cạnh tranh cho website của bạn. Dưới đây là những lý do giải đáp tại sao bạn nên kiểm tra bài viết copy hay không. Copy nội dung ảnh hưởng nghiêm trọng đến SEO - Tránh vi phạm bản quyền: Việc sao chép nội dung từ các trang web khác mà không ghi nguồn có thể dẫn đến vi phạm bản quyền. Vi phạm bản quyền có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như bị kiện tụng, phạt tiền, ảnh hưởng đến uy tín website của bạn. - Giảm chất lượng SEO: Việc sử dụng nội dung copy là một trong những nguyên nhân điển hình khiến trang web của bạn bị tụt hạng trong kết quả tìm kiếm, ảnh hưởng đến lượng traffic và doanh thu của bạn. - Gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: Người dùng sẽ cảm thấy thất vọng khi họ đọc phải nội dung trùng lặp trên nhiều trang web. Việc sử dụng nội dung copy có thể là nguyên nhân khiến người dùng rời khỏi trang web của bạn và chuyển sang các trang web khác. - Mất đi lợi thế cạnh tranh: Nội dung copy không thể giúp bạn tạo dựng thương hiệu và khẳng định vị thế của bạn trên thị trường. Việc sử dụng nội dung copy sẽ khiến bạn mất đi lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. >> Xem thêm: Copywriting là gì? 30 Thủ thuật đỉnh cao dành cho Copywriter 2. Trường hợp nào được coi là "trùng lặp nội dung"? Trùng lặp nội dung (Duplicate Content) xảy ra khi hai hoặc nhiều trang web chứa nội dung giống nhau hoặc tương tự nhau một cách đáng kể. Google và các công cụ tìm kiếm khác coi đây là một vấn đề SEO vì nó có thể gây khó khăn cho họ trong việc xác định trang web nào là trang web gốc và trang web nào là trang web sao chép. Trùng lặp nội dung xảy ra khi hai hoặc nhiều trang web chứa nội dung giống nhau Dưới đây là một số trường hợp phổ biến được coi là trùng lặp nội dung: - Sao chép nội dung từ các trang web khác: Việc sao chép nội dung từ các trang web khác mà không ghi nguồn hoặc chỉ thay đổi một vài chi tiết nhỏ sẽ bị coi là trùng lặp nội dung. - Đăng tải nội dung trùng lặp trên nhiều trang web: Việc đăng tải cùng một nội dung trên nhiều trang web thuộc sở hữu của bạn cũng sẽ bị coi là trùng lặp nội dung. - Sử dụng nội dung tự động tạo: Việc sử dụng các công cụ để tự động tạo nội dung có thể dẫn đến việc tạo ra nội dung trùng lặp với nội dung đã có trên mạng. - Nội dung mỏng: Các trang web có nội dung mỏng, ít thông tin hữu ích cũng có thể bị coi là trùng lặp nội dung. [trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 3. Cách kiểm tra bài viết copy bằng google Để đánh giá một bài viết có chuẩn SEO và có trùng lặp nội dung hay không tốt hơn hết là bạn nên sử dụng phần mềm. Dưới đây là tổng hợp 10 công cụ kiểm tra bài viết copy bằng google hữu ích nhất cho bạn tham khảo. 3.1. Small SEO Tools (miễn phí) Đứng top đầu trong danh sách các công cụ kiểm tra bài viết copy bằng google tốt nhất hiện nay nhất định phải kể đến Small SEO Tools. Đây là một công cụ check Unique Content miễn phí được các Writer sử dụng khá phổ biến. Ưu điểm của công cụ này thao tác thực hiện nhanh, dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ cần copy một đoạn văn hoặc tất cả nội dung bài viết cần kiểm tra rồi dán vào mục tìm kiếm là hoàn thành. Sau vài giây, giao diện sẽ thông bào bài viết đó Unique bao nhiêu % và những câu văn nào đang copy, cần phải sửa lại. Căn cứ vào kết quả check đạo văn của Small SEO Tools bạn có thể điều chỉnh lại phần nội dung để unique đạt 100%. Không chỉ có chức năng check đạo văn, công cụ kiểm tra bài viết copy bằng google Small SEO Tools còn giúp SEOer và Content kiểm tra mức độ chuẩn SEO của bài viết xem đã đạt chưa. Công cụ ra đời hỗ trợ bạn tạo được một bài viết chuẩn SEO nhất có thể. Small SEO Tools 3.2. Dust Ball Dust Ball là một công cụ SEO giúp bạn xác định và sửa lỗi nội dung trùng lặp trên trang web của bạn. Nó hoạt động bằng cách thu thập dữ liệu từ trang web của bạn và so sánh nó với dữ liệu từ các trang web khác trên mạng. Sau đó, nó sẽ cung cấp cho bạn một báo cáo chi tiết về các trang web có nội dung trùng lặp, bao gồm cả tỷ lệ phần trăm nội dung trùng lặp và các từ khóa cụ thể bị ảnh hưởng. Thực tế, Dust Ball là công cụ kiểm tra bài viết chuẩn seo miễn phí. Tuy nhiên, để phát huy hết tác dụng cũng như để hiển thị kết quả chuẩn xác thì người dùng phải bỏ ra 8$/tháng sử dụng. Nếu bạn cũng muốn kiểm tra trùng lặp nội dung thì đây là một công cụ rất hữu ích và đáng để bạn phải chi tiền. 3.3. DMCA Scan Nhắc đến công cụ kiểm tra bài viết copy bằng google hữu ích, nhất định không thể bỏ qua công cụ DMCA Scan. Tính năng của DMCA vô cùng tuyệt vời bởi bạn vừa có thể xác định nội dung bị viết copy, vừa có thể yêu cầu gỡ nội dung trùng lặp đó ra khỏi trang web của mình. Tuy nhiên đây là công cụ mất phí nên số lượng người dùng còn chưa nhiều. Nếu không chi tiền mua, công cụ  DMCA Scan chỉ cho phép người dùng kiểm tra miễn phí 2 lần. Kiểm tra bài viết copy google bằng công cụ DMCA Scan 3.4. Duplichecker Duplichecker là cái tên tiếp theo trong top phần mềm check đạo văn hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Ưu điểm của phần mềm này đó là: Giao diện thân thiện, thao tác sử dụng vô cùng đơn giản chỉ cần Copy - Paste - Check là công cụ sẽ cho ra ngay kết quả. Không chỉ check nội dung trùng lặp, Duplichecker còn có thể check được cả lỗi chính tả của bài viết. Duplichecker được đánh giá là công cụ rất hữu ích và chính xác trong việc check nội dung trùng lặp và lỗi chính tả. Tuy nhiên, công cụ này lại chỉ cho check giới hạn ở mức 1500 từ. Nếu bài viết của bạn dài hơn thì bạn sẽ phải mất thời gian kiểm tra đạo văn nhiều lần. 3.5. Copy Space Copy Space là công cụ check trùng lặp online nội dung chính xác nhất. Thao tác thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhập link vào nội dung bài viết vào ô tìm kiếm, ngay lập tức giao diện sẽ trả về kết quả cho biết unique là bao nhiêu %. Khi sử dụng phần mềm này, người dùng không cần phải copy toàn bộ đoạn văn hoặc nội dung, việc copy link của bài viết hoặc link website vào công cụ này giúp check đạo văn nhanh và tiện. Copy Space >> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO dành cho các Newbie 3.6. Plagiarisma Plagiarisma là công cụ kiểm tra đạo văn free được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Theo đánh giá, đây là công cụ check unique tương đối đơn giản nhưng kết quả lại vô cùng chính xác. Bảng điều khiển Plagiarisma cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về tình trạng đạo văn của bài viết của bạn. Bao gồm: số lượng các trường hợp trùng lặp, tỷ lệ phần trăm nội dung trùng lặp trung bình và các nguồn cụ thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, báo cáo Plagiarisma cũng cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các trường hợp trùng lặp trong bài viết của bạn. Nó bao gồm nguồn của nội dung bị trùng lặp, tỷ lệ phần trăm nội dung trùng lặp và vị trí của nội dung trong bài viết của bạn. Plagiarisma là một công cụ trả phí, nhưng nó cung cấp bản dùng thử miễn phí. Bạn có thể đăng ký bản dùng thử tại trang web Plagiarisma. 3.7. Kiemtradaovan.com Đây là một công cụ kiểm tra bài viết copy bằng google đang được rất nhiều người tin tưởng và yêu thích lựa chọn. Cách check đạo văn bằng công cụ này vô cùng đơn giản, việc của bạn chỉ là truy cập vào link chính thức Kiemtradaovan.com, sau đó copy và dán nội dung vào ô để kiểm tra đạo văn. Sau khi đã check trùng lặp xong, những dòng và đoạn bôi đỏ tức là đang bị trùng lặp với một bài viết khác và sẽ không vượt qua bài kiểm tra đạo văn của Google. Công cụ kiểm tra đạo văn hiệu quả 3.8. DoIT DoIT là phần mềm check đạo văn được phát triển bởi Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Phần mềm này sử dụng các thuật toán tiên tiến để so sánh văn bản của bạn với cơ sở dữ liệu khổng lồ gồm các bài báo, sách và trang web. Sau đó, nó sẽ cung cấp cho bạn một báo cáo cho biết các phần nào trong văn bản của bạn bị trùng lặp và nguồn gốc của nội dung đó. DoIT có một số tính năng hữu ích, bao gồm: - Khả năng kiểm tra nội dung của bạn với nhiều nguồn khác nhau: Điều này giúp bạn đảm bảo rằng nội dung của bạn là nguyên bản. - Khả năng lọc kết quả dựa trên tỷ lệ phần trăm nội dung trùng lặp: Điều này cho phép bạn tập trung vào các phần văn bản có tỷ lệ trùng lặp cao nhất. - Khả năng xuất báo cáo dưới dạng PDF hoặc HTML: Điều này giúp bạn dễ dàng chia sẻ báo cáo với các thành viên khác trong nhóm của mình. - Hỗ trợ tiếng Việt: DoIT có giao diện tiếng Việt và hỗ trợ kiểm tra đạo văn cho văn bản tiếng Việt. 3.9. Plagium Plagium là phần mềm check đạo văn hiệu quả đang được rất nhiều người tin dùng. Phiên bản miễn phí của Plagium chỉ cho phép bạn kiểm tra tối đa 500 từ mỗi lần. Plagium cho phép bạn so sánh văn bản của mình với nhiều nguồn tài liệu khác nhau nên đảm bảo độ chính xác lên đến 90%. Bên cạnh độ check đạo văn chính xác, Plagium còn sở hữu giao diện trực quan và dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng người dùng từ học sinh, sinh viên đến các nhà nghiên cứu và chuyên gia. So với việc kiểm tra thủ công, Plagium giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức trong việc rà soát và xác định đạo văn. Plagium là phần mềm check đạo văn hiệu quả đang được rất nhiều người tin dùng 3.10. Công cụ Copygator Copygator là một công cụ trực tuyến cho phép bạn theo dõi nguồn cấp dữ liệu RSS của trang web và tìm thấy nơi bài viết của bạn được đăng tải trên Google. Đồng thời nó cũng sẽ giúp bạn xác định xem nội dung của bạn chính xác bao nhiêu phần trăm, có bị sao chép hay không. Copygator là một công cụ miễn phí có thể sử dụng. Tuy nhiên, có một phiên bản trả phí cung cấp các tính năng bổ sung, chẳng hạn như khả năng theo dõi nhiều nguồn cấp dữ liệu RSS hơn và tạo báo cáo chi tiết hơn. Thiết kế website chuẩn SEO sẽ giúp việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tới gần hơn với khách hàng. Để biết cách thiết kế website chuẩn, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Sau khi học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay: [course_id:277,theme:course] [course_id:1629,theme:course] [course_id:1668,theme:course] 4. Kết luận Công cụ kiểm tra bài viết copy bằng Google là một công cụ hữu ích giúp người dùng xác định xem nội dung của họ có bị sao chép hay không. Thực tế, công cụ check đạo văn cũng chỉ hỗ trợ một phần. Điều quan trọng nhất là nội dung của bạn phải sáng tạo, khi bạn tự tạo cho mình bản sắc riêng thì chắc chắn sẽ không thể trùng lặp với những người khác. Chúc các bạn làm việc hiệu quả, luôn có nội dung chất lượng giúp thu được nhiều traffic và làm SEO hiệu quả nhất.
27/02/2019
8270 Lượt xem
Hướng dẫn chi tiết cách chèn code google analytics vào mọi website
Hướng dẫn chi tiết cách chèn code google analytics vào mọi website Tìm hiểu cách thêm Google Analytics vào WordPress là một phần rất quan trọng trong việc điều hành trang web của riêng bạn. Phần mềm có thể cung cấp cho bạn thông tin có giá trị về những gì đang và không hoạt động trên trang web của bạn và cho phép bạn đưa ra quyết định, chiến lược cho việc học SEO của riêng mình. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ trả lời một số câu hỏi về Google Analytics, bao gồm Google Analytics là gì? Làm cách nào để thêm Google Analytics vào Website? Chèn code google analytics như thế nào? Hãy cùng Unica đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây. Giới thiệu nhanh về Google Analytics Google Analytics là một công cụ phân tích web miễn phí của Google, được ra mắt vào năm 2005. Google Analytics cho phép bạn theo dõi và đánh giá hiệu quả của website bằng cách thu thập và xem các số liệu thống kê về lưu lượng truy cập, nguồn gốc, hành vi, mục tiêu, chuyển đổi và nhiều thông tin khác về khách hàng tiềm năng của bạn. Google Analytics có hai phiên bản chính là Google Analytics GA4 và Google Analytics Universal. Google Analytics GA4 là phiên bản mới nhất, được ra mắt vào năm 2020, với nhiều tính năng nâng cao như phân tích theo sự kiện, phân tích theo người dùng, phân tích theo thiết bị, phân tích theo kênh,... Google Analytics Universal là phiên bản cũ, được ra mắt vào năm 2013, với nhiều tính năng cơ bản như phân tích theo phiên, phân tích theo trang, phân tích theo nguồn, phân tích theo mục tiêu,... Để sử dụng Google Analytics, bạn cần có một tài khoản Google và một mã Google Analytics. Mã Google Analytics là một đoạn mã JavaScript, được Google cung cấp khi bạn đăng ký Google Analytics. Bạn cần chèn mã Google Analytics vào website để Google có thể thu thập và gửi dữ liệu về Google Analytics. Bạn có thể xem và phân tích dữ liệu trên Google Analytics bằng cách truy cập vào trang web analytics.google.com. >> Xem thêm: Hướng dẫn chia sẻ quyền truy cập Google Analytics cho người khác Google Analytics là một công cụ phân tích web miễn phí của Google, được ra mắt vào năm 2005 Cách tạo và lấy mã Google Analytics Trước khi tìm hiểu cách chèn code google analytics, bạn cần biết cách tạo và lấy mã Google Analytics, bạn cần thực hiện các bước sau: 1. Tạo tài khoản Google Analytics - Bước 1: Truy cập vào trang web https://analytics.google.com/ và đăng nhập bằng tài khoản Google của bạn. - Bước 2: Nhấn vào nút “Bắt đầu đo lường” để tạo tài khoản Google Analytics mới. - Bước 3: Nhập tên tài khoản Google Analytics của bạn, ví dụ: “Website của tôi”. - Bước 4: Nhấn vào nút “Tiếp theo” để tạo thuộc tính Google Analytics mới. - Bước 5: Nhập tên thuộc tính Google Analytics của bạn, ví dụ: “Website của tôi”. - Bước 6: Chọn loại thuộc tính là “Web”, và nhập URL của website của bạn, ví dụ: “https://websitecuatoi.com”. - Bước 7: Nhấn vào nút “Tạo” để hoàn thành việc tạo tài khoản Google Analytics mới. Cách tạo tài khoản Google Analytics 2. Lấy mã Google Analytics GA4 Muốn lấy mã GA4, bạn cần kiểm tra trong Google Analytics đã có thuộc tính này hay chưa. Dưới đây sẽ là 2 trường hợp khi Google Analytics đã có GA4 và chưa có GA4 cho bạn tham khảo: 2.1. Trường hợp 1: Tạo một thuộc tính mới (Property) cho Google Analytics 4 - Bước 1: Bạn vào mục quản trị trong tài khoản GA, rồi bấm nút tạo thuộc tính mới.  Tạo thuộc tính mới - Bước 2: Sau đó bạn nhập các thông tin sau cho thuộc tính mới theo GA 4: + Tên thuộc tính + Ngành nghề + Múi giờ + Loại tiền tệ Bấm “Save” để lưu lại cài đặt. Cài đặt thuộc tính  - Bước 3: Bạn chọn “web” làm loại thu thập dữ liệu trong Google Analytics 4.  Bạn chọn “web” làm loại thu thập dữ liệu trong Google Analytics 4 - Bước 4: Bạn cấu hình luồng dữ liệu. Tiếp theo bạn thiết lập các thông tin thu thập dữ liệu cho website của mình, rồi bấm “Tạo luồng” để hoàn thành cài đặt. Bấm “Tạo luồng” để hoàn thành cài đặt URL trang web là tên miền mà bạn sử dụng để đăng trang landing page. Khi bấm “Tạo luồng” bạn sẽ thấy thông tin về thuộc tính và cách cài đặt. Bạn copy Mã đo lường có dạng như hình dưới đây. Đây là ID của GA4 để bạn dùng cho ID GA của landing page. Copy Mã đo lường >> Xem thêm: Các thống kê trên Google Analytics bạn cần xem khi làm SEO 2.2. Trường hợp 2: Trong GA đã có thuộc tính GA4 Bạn có thể lấy ID GA4 như sau nếu bạn đã có thuộc tính cho GA4.  - Bước 1: Bạn vào tài khoản GA và chọn Thuộc tính đã tạo.  Chọn Thuộc tính đã tạo - Bước 2: Bạn truy cập vào Quản trị của thuộc tính, rồi chọn luồng dữ liệu.  Chọn luồng dữ liệu - Bước 3: Bạn chọn luồng dữ liệu hiện có và copy ID GA4. Làm chủ kỹ năng SEO website bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách phân tích đối thủ SEO, biết cách nghiên cứu thị trường và từ khóa SEO, biết cách gom nhóm từ khóa SEO nhanh nhất, hiệu quả nhất và sở hữu phương pháp tối ưu SEO Onpage, tối ưu liên kết nội bộ, tối ưu Social và Entity. Đăng ký ngay: [course_id:2715,theme:course] [course_id:3096,theme:course] [course_id:1632,theme:course] Hướng dẫn chèn code google analytics vào mọi trang web Sau khi bạn đã có mã Google Analytics, bạn cần chèn mã đó vào website của bạn, để Google có thể thu thập và gửi dữ liệu về Google Analytics. Cách chèn code google analytics vào website có thể khác nhau tùy thuộc vào loại website và công cụ quản lý website của bạn. Dưới đây là một số cách chèn code google analytics vào các loại website phổ biến nhất: 1. Cách chèn Google Analytics vào website WordPress  Để chèn Google Analytics vào website WordPress, bạn thực hiện 1 trong 3 cách như sau: 1.1. Cách 1 – Dùng Plugin Nếu bạn không quen với cấu trúc file WordPress và PHP, chúng tôi khuyên bạn sử dụng phương thức Plugin. Một trong những plugin tốt nhất để chèn code google analytics vào WordPress là Analytics Code Integration. Plugin này sẽ chèn Universal Analytics tracking code tự động – bạn chỉ cần điền tracking ID. Sau đây là hướng dẫn bạn cài plugin và chèn Google Analytics tracking ID: - Bước 1: Đăng nhập vào Dashboard WordPress và cài đặt plugin Google Analytics.  - Bước 2: Khi quá trình cài đặt đã hoàn tất, chuyển hướng tới section Settings và click vào Google Analytics Code. - Bước 3: Dán code ở đó và click vào nút Save. Dán code ở đó và click vào nút Save Như vậy là xong, mã tracking đã được cài thành công vào blog WordPress. Kết quả 1.2. Cách 2 – Chèn mã vào header.php - Bước 1: Truy cập vào khu vực quản trị WordPress và tới mục Appearance -> Editor. - Bước 2: Mở header.php để chỉnh sửa. - Bước 3: Chèn Tracking Code Analytics code bạn đã thu thập ở Bước 1 trước khi đó tag vàn nhấn nút Update File. Chèn Tracking Code Analytics code Ghi chú: Analytics code chỉ được thêm vào theme hiện hành. Bạn sẽ phải chèn lại lần nữa nếu bạn đổi theme. 1.3. Cách 3 – Tạo Funciton mới từ file functions.php Cách này đòi hỏi bạn có kiến thức cơ bản về lập trình và chúng tôi chỉ khuyên bạn dùng nó khi bạn biết chắc mình đang làm gì. Hơn nữa, chúng tôi cũng khuyên bạn phải backup file functions.php hoặc thậm chí là cả site WordPress trước khi bắt đầu: Trong trang dashboard của WordPress, chuyển hướng tới section Appearance – > Editor. Chuyển hướng tới section Appearance – > Editor Chọn functions.php từ danh sách file bên phải. Code snippet bên dưới sẽ tạo một function mới và chèn Analytics tracking vào trước tag đóng trong WordPress site của bạn. Dán mã này vào dòng cuối cùng của file functions.php, hãy chắc rằng bạn đã đổi tracking ID add_action('wp_head','my_analytics', 20); function my_analytics() { ?> }. Lưu thay đổi bạn đã thực hiện và nhấn vào nút Update File. Ghi chú: code này sẽ được chèn vào theme hiện hành. Nếu bạn đổi theme, bạn sẽ phải chèn lại code lần nữa. 2. Cách chèn code google analytics vào web LadiPage LadiPage là một công cụ tạo landing page chuyên nghiệp, giúp bạn tạo ra các trang web bán hàng, quảng cáo, thu thập thông tin khách hàng, v.v. một cách dễ dàng và nhanh chóng. Để chèn Google Analytics vào web LadiPage, bạn cần làm như sau: - Bước 1: Đặt mã ID theo dõi cho toàn bộ trang landing page. Lấy mã ID theo dõi ở phần Admin -> Cài đặt thuộc tính: Cài đặt thuộc tính Đặt mã ID vừa lấy ở phần cài đặt mã chuyển đổi trên LadiPage builder: Đặt mã ID Bạn đã đặt xong phần mã cơ bản. Bây giờ các dữ liệu về truy cập sẽ được cập nhật.  - Bước 2: Cài đặt theo dõi form đăng ký. Nếu bạn chỉ đặt ID như bước 1, bạn chỉ theo dõi được lượt xem toàn trang landing page. Để theo dõi lượt hoàn thành form đăng ký, bạn cần làm như sau: Lưu data của form --> Sự kiện mã chuyển đổi --> Chọn loại sự kiện bạn muốn sử dụng: Hoàn thành đăng ký (Complete Registration), Mua hàng (Purchase), và Lead (sự kiện SubmitForm và completePayment là 2 sự kiện của tiktok pixel). Lưu data của form Tùy chọn một số thuộc tính Bạn đã cài đặt xong theo dõi sự kiện chuyển đổi ở form. Bạn cần xuất bản trang Landing Page để lưu lại thay đổi này.  - Bước 3: Cài đặt theo dõi sự kiện nhấp chuột (nếu có) Thông thường để đo lường các sự kiện, bạn cần đặt một đoạn code theo hướng dẫn của Google. LadiPage Builder đã cài đặt sẵn các công thức này, bạn chỉ cần gán tên cho nút bấm đó, hệ thống sẽ tự động tạo code và gửi kết quả cho Google Analytics. Ví dụ bạn muốn theo dõi hành động nhấp chuột vào nút bấm Liên hệ với chúng tôi. Nhấp chuột vào nút bấm Liên hệ với chúng tôi - Chọn nút và trong thiết lập chọn phần Sự kiện. - Chọn mục Đo lường sự kiện nhấp chuột. - Đặt tên cho nút trong mục Tên sự kiện, ví dụ: lienhe. Bạn đã cài đặt theo dõi thành công cho sự kiện nhấp chuột vào nút bấm. Bạn cần xuất bản trang Landing Page để lưu lại thay đổi này. Lưu ý: các nút submit trên form đăng ký KHÔNG có phần đặt mã sự kiện. Muốn đo lường cho form, bạn vào mục Lưu data của form > Mã theo dõi sự kiện.  - Bước 4: Kiểm tra hoạt động của mã Google Analytics. Để kiểm tra xem Google Analytics đã ghi nhận những sự kiện mà bạn đã cài đặt ở trên hay chưa, các bạn cần tải ứng dụng Google Tag Assistant và cài đặt trên trình duyệt Chrome. Sau khi ứng dụng đã hiển thị trên trình duyệt, bạn mở trang landing page cần kiểm tra và chọn Enable sau đó F5 để tải lại trang. Chọn Enable Tiến hành thực hiện các hành động nhấp chuột và theo dõi sự kiện được ghi nhận thành công. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra đo lường ở thời gian thực trên Google Analytics ở mục sau: Kiểm tra đo lường ở thời gian thực trên Google Analytics Bạn cần đợi một khoảng thời gian để dữ liệu ghi nhận trên báo cáo tại mục Hành vi -> Sự kiện. Bạn đã hoàn tất toàn bộ quá trình cài đặt Google Analytics để theo dõi chuyển đổi. >> Xem thêm: Hướng dẫn cấu hình Google Webmaster Tools 3. Cách chèn code google analytics vào website bằng Tag Manager - Bước 1: Vào Admin – Property của GA  Bạn đăng nhập GA, bấm vào Admin ở góc dưới bên trái, ở cột Property, bấm vào Tracking Info – Tracking code. Bấm vào Tracking Info – Tracking code - Bước 2: Copy mã Tracking ID do GA cấp. Copy mã Tracking ID do GA cấp - Bước 3: Vào trình quản lý thẻ GTM – Variables  Bạn vào GTM, bấm vào Variables (biến), rồi bấm vào New để tạo biến mới. Bấm vào Variables (biến), rồi bấm vào New để tạo biến mới - Bước 4: Tạo biến mới trong Google Tag Manager  Khi bấm vào tạo mới, sẽ hiện ra giao diện như hình, bạn bấm vào Google Analytics Settings. Bấm vào Google Analytics Settings Lúc này, phần Google Analytics Settings sẽ xuất hiện như hình dưới, bạn dán đoạn Tracking ID của GA trong bước 2 vào ô Tracking ID của GTM. Đặt tên cho variables này và bấm Save lại.  Dán đoạn Tracking ID của GA trong bước 2 vào ô Tracking ID của GTM - Bước 5: Vào phần Tags (thẻ) trong GTM  Bạn vào Tags, bấm vào New để tạo thẻ mới cho biến GA bạn vừa tạo. Vào Tags > bấm vào New - Bước 6: Chọn Google Analytics: Universal Analytics  Hộp thoại hiện ra, bạn bấm vào phần Tag Configuration trên – chọn Google Analytics Universal Analytics như hình dưới: Chọn Google Analytics Universal Analytics Bạn chọn Track Type là Page View và ở phần Google Analytics Settings chọn biến bạn vừa tạo ở bước 4. Chọn Track Type là Page View Dưới đó, phần Triggering, bạn bấm vào và chọn All Pages. Sau đó, đặt tên cho thẻ và lưu lại. Chọn All Pages Khi bấm Save thẻ, màn hình sẽ hiện ra như bên dưới. Lúc này, bạn bấm Submit. Bấm Submit Một hộp thoại khác xuất hiện, bạn bấm vào Publish, rồi bấm vào Continue. Bấm vào Continue Mất Bao Lâu Để Google Analytics Bắt Đầu Hoạt Động? Google Analytics thường cập nhật báo cáo của bạn sau mỗi 24 giờ. Điều này có nghĩa là có thể mất 24 giờ để dữ liệu xuất hiện trong tài khoản của bạn sau khi bạn cài đặt mã theo dõi lần đầu tiên. Nếu bạn đã cài đặt mã theo dõi và vẫn không thể xem dữ liệu sau 24 giờ, vui lòng liên hệ với Trình quản lý tài khoản của bạn . Khoá học hấp dẫn tại UNICA: >>> Thiết kế Web chuẩn SEO bằng Wordpress cho người mới bắt đầu Cách kiểm tra Google Analytics đã hoạt động chưa Để kiểm tra Google Analytics đã hoạt động chưa, bạn thực hiện các bước sau: - Bước 1: Bạn vào quản trị Google Analytic. Bấm vào “Thời gian thực” >> Tổng quan.  - Bước 2: Bấm F5 website nếu code Google Analytic chạy rồi thì số người đang trên website sẽ xuất hiện ở mục Ngay bây giờ Ngay bây giờ là “1” có nghĩa là code thống kê Google Analytic đã chạy. Cách kiểm tra Google Analytics đã hoạt động chưa Lời kết Như vậy tới đây thì các bạn đã biết cách chèn code Google Analytics là gì rồi nhé. Thông qua những thông tin mà Google Analytics cung cấp cho bạn, bạn sẽ đề ra được chiến lược phù hợp để tăng lượng khách truy cập cũng như giúp công việc của bạn thêm nhiều thuận lợi hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé. 
27/02/2019
4048 Lượt xem
2020 Liệu Backlink có còn quan trọng?
2020 Liệu Backlink có còn quan trọng? Backlink là một yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO góp phần vào việc xếp thứ hạng website trên thanh công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên với sự cập nhập thuật toán liên tục của Google, rất nhiều người cho rằng backlink đã không còn quan trọng trong SEO. Vậy câu trả lời thực sự là gì? Năm 2020, backlink có còn quan trọng hay không? Hãy tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây bạn nhé. >> 9 cách để nhận được Backlinks chất lượng >> Textlink là gì? Hướng dẫn sử dụng Textlink an toàn khi triển khai SEO >> Phân loại Anchor text trong SEO website >> Disavow Link Tool là gì? Chi tiết cách sử dụng Disavow Link Tools Backlink là gì? Backlink (liên kết trỏ lại, liên kết liên kết lại) là một liên kết của một trang web này tới một trang web khác hay gọi nôm nà là liên kết từ bên ngoài trỏ về.  Backlink ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của trang web trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Chính vì vậy, nó là một yếu tố quan trọng trong SEO giúp cải thiện thứ hạng của website doanh nghiệp. Chính vì backlink mang một vai trò quan trọng trong SEO nên đã có rất nhiều hành động xấu của các doanh nghiệp như: mua backlink, trao đổi backlink, bán backlink,...để giúp doanh nghiệp tăng thứ hạng trong SEO và tăng hiệu quả kinh doanh. Để có thể ngăn chặn các hành động đó Google sẽ xử phạt những trang web bị nghi ngờ có liên quan đến các hành động như trên. Backlink là gì? 2020 backlink có còn quan trọng? Những năm về trước, backlink đóng một vai trò rất quan trọng trong SEO, xây dựng được một website với những liên kết mạnh mẽ sẽ góp phần quan trọng vào thứ hạng trang web của bạn. Vậy đến năm 2020 thì sao, backlink có còn quan trọng?  Câu trả lời là có. Các backlink vẫn sẽ là một trong những yếu tố hàng đầu cho các website cùng với nội dung chất lượng. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất của backlink 2020 đó là chất lượng sẽ quan trọng hơn số lượng. Tức là thứ hạng website của bạn trên trang tìm kiếm của Google sẽ không còn được quyết định bởi website có chứa nhiều liên kết hay không mà sẽ phụ thuộc vào các liên kết đó có thực sự chất lượng không. Nếu website doanh nghiệp của bạn có chứa nhiều backlink liên kết đến những trang web có chuyên môn, uy tín thì thứ hạng website của bạn sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Ngược lại nếu các liên kết trong trang web của bạn từ những trang web thiếu uy tín, chất lượng thấp hay không mang lại những thông tin hữu ích thì sẽ ảnh hưởng rất xấu cho thứ hạng website doanh nghiệp của bạn. Backlink chất lượng sẽ quan trọng hơn số lượng Làm thế nào để “kiếm” những backlink chất lượng cao? Chất lượng của backlink rất quan trọng trong xây dựng các website, muốn SEO của website tốt thì backlink phải chất lượng tốt. Vậy làm thế nào để “kiếm” những backlink chất lượng, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây: - Đầu tiên, bạn có thể xây dựng liên kết website với những chuyên gia hay những trang uy tín đã được người dùng công nhận liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ của bạn. Điều này cũng giúp bạn tăng khả năng được biết đến nhiều hơn. - Bạn cũng có thể khéo léo chèn link liên kết ở đó về link web bạn cần đẩy thứ hạng bằng cách comment ở những trang web có những bài viết chất lượng, tương tác tốt nhất - Xây dựng backlink từ những trang Blog uy tín, bạn có thể đa dạng liên kết website của mình bằng cả những blog nước ngoài và những trang blog việt nam uy tín. Xây dựng liên kết website với những trang uy tín Qua bài viết trên có thể thấy, khi bạn muốn xây dựng một website hoạt động hiệu quả, bạn cần tìm kiếm những backlink tốt nhất cho website của bạn chứ không phải cố chèn thật nhiều những backlink kém hiệu quả gây ảnh hưởng xấu đến website. Và bây giờ bạn cũng đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi lúc đầu: Năm 2020, Backlink có còn quan trọng? Tuy nhiên nếu muốn website của mình OnTop thì bạn cần trang bị thêm nhiều kỹ năng, chiến lược và bí quyết SEO nữa. Tất cả sẽ có trong các khóa học SEO tại Unica cùng những chuyên gia hàng đầu Việt Nam. Cùng khám phá nhé!
27/02/2019
3104 Lượt xem
 Redirect 301 là gì? Tổng quan về Redirect 301 mới nhất
Redirect 301 là gì? Tổng quan về Redirect 301 mới nhất Redirect 301 là một trong những kỹ thuật hữu ích trong SEO, bởi nó giúp tăng traffic đáng kể cho website của bạn. Vậy Redirect 301 là gì? Đối với những người làm SEO thì chắc đây không phải thuật ngữ xa lạ gì, tuy nhiên với người mới tìm hiểu thì chắc sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Cùng khám phá nội dung bài viết sau để biết những thông tin về Redirect 301 mới nhất 2024 nhé. 1. Redirect 301 là gì?  Đối với dân SEO, Redirect 301 được coi là thuật ngữ chuyên ngành và thường xuyên được sử dụng. Redirect 301 hay chuyển hướng 301 là một phương pháp chuyển hướng vĩnh viễn từ URL này sang URL khác. Chuyển hướng 301 chuyển tiếp các trình duyệt và công cụ tìm kiếm đến một URL khác với URL ban đầu. Chuyển hướng 301 là một kỹ thuật thiết kế web, khi một trang web phải sửa đổi vì một lý do nào đó dẫn tới URL của trang web cần thay đổi và tên miền cũng cần phải thay đổi và bạn sẽ cần phải sử dụng đến Redirect 301.  Redirect 301 là gì? 2. Cách hoạt động của Redirect 301 như thế nào? Dưới cái nhìn của Google, Redirect 301 là sự chuyển hướng cố định và vĩnh viễn. Đây là một phương thức thông báo cho trình duyệt web và công cụ tìm kiếm rằng trang web hoặc URL đã được di chuyển vĩnh viễn đến một địa chỉ mới. Cách hoạt động của Redirect 301 như sau: - Yêu cầu truy cập: Khi người dùng truy cập URL cũ, trình duyệt web sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ web. - Mã trạng thái 301: Máy chủ web sẽ trả về mã trạng thái 301, cho biết trang web đã được di chuyển vĩnh viễn. - Vị trí mới: Máy chủ web cũng sẽ cung cấp vị trí mới (URL mới) của trang web trong phần header của phản hồi. - Chuyển hướng: Trình duyệt web sẽ tự động chuyển hướng người dùng đến URL mới. Redirect 301 được sử dụng khi bạn muốn đổi một URL cũ sang một URL mới Thông thường, lệnh chuyển hướng 301 thường được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể sau: - Trang đã được thay thế bằng một link mới hoặc trang đã được di chuyển. - Tên miền đã được thay đổi bằng một tên miền khác do thay đổi thương hiệu. - Có lỗi 404 xảy ra hoặc khi nội dung đã hết thời, không còn sử dụng được nữa. - Website bị trùng lặp nội dung quá nhiều. Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng Redirect 301 nhưng lại hoàn toàn thất bại. Vì vậy, SEOer cần ý thức rõ về việc chuyển hướng 301 bởi nó đóng vai trò rất quan trọng.  [trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 3. Lý do một số Redirect 301 lại thất bại Redirect 301 với mục đích xây dựng backlink không phải là một phương pháp làm SEO mới mẻ gì. Tuy nhiên, đôi khi chẳng may nó cũng gây nguy hiểm cho website. Một số lý do giải thích tại sao Redirect 301 lại nguy hiểm đó là: 3.1. Đường Link không liên quan Thuật toán Penguin của Google rất thông minh, nó có thể sẽ chỉ ra các trang web với hồ sơ backlinks chứa toàn những đường link spam không hề liên quan. Trong trường hợp, Redirect 301 một tên miền không liên quan thì sẽ đồng nghĩa với việc bạn đang yêu cầu Penguin đánh sập trang web của mình. Như vậy tức là Redirect 301 đã thất bại. 3.2. Anchor Text không liên quan Trong một số trường hợp nếu như bạn chuyển hướng 301 một tên miền không liên quan thì sẽ làm mất đi tỷ lệ vàng anchor text của bạn bằng những anchor chẳng hề liên quan. Như vậy, việc chuyển hướng 301 không những thất bại mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho website của bạn. Thiết kế website chuẩn SEO sẽ giúp việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tới gần hơn với khách hàng. Để biết cách thiết kế website chuẩn, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Sau khi học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay: [course_id:277,theme:course] [course_id:1629,theme:course] [course_id:1668,theme:course] 3.3. Khiến Google bối rối Ngoài những lý do trên, việc chuyển hướng 301 còn có thể là nguyên nhân khiến Google bối rối. Ví dụ: Bạn đang muốn SEO cho từ khoá “xây dựng link” nhưng bạn lại chuyển hướng sang tên miền mới với keyword “huấn luyện mèo” cùng với một lượng backlink quá khủng. Sau đó, bạn chuyển hướng tên miền này này tới website của bạn vì chỉ số của nó đang cao. Tuy nhiên, khi thực hiện hành động này, bạn đã vô tình cho Google các đường dẫn và bộ anchor text không liên quan về cụm từ “huấn luyện mèo”. Chính điều này đã tạo nên sự nhầm lẫn cho Google bởi Google không biết liệu bạn đang muốn đề cập đến chủ đề nào. Việc Google gặp khó khăn trong quá trình thu thập thông tin cũng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khiến website không được xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Nguyên nhân gây lỗi chuyển hướng 301 4. Phương pháp Redirect 301 mới Như đã chia sẻ ở trên có thể thấy, việc sử dụng phương pháp Redirect 301 cũ chưa hoàn toàn tối ưu, đôi khi nó vẫn có thể gây thất bại ảnh hưởng đến quá trình làm SEO của bạn. Thấu hiểu điều đó, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách sử dụng Redirect 301 mới mang lại hiệu quả đáng kể hơn. Đối với cách sử dụng mới này, bạn sẽ chỉ sử dụng các tên miền đã hết hạn có chứa những chủ đề “Topical Trust Flow (TFF)” tương tự với website của bạn. Tại sao phải sử dụng chủ đề “Topical Trust Flow (TFF)” mà lại không phải là những website thuần lĩnh vực. Thực tế, việc sử dụng website thuần lĩnh vực là cực kỳ lý tưởng, tuy nhiên đôi khi nó sẽ khó tìm kiếm hơn so với những website có cùng chủ đề. Ví dụ: Nếu thiết kế website về máy massage thì bạn chỉ cần tìm kiếm 1 tên miền có cụm từ “sức khỏe” hay một số chủ đề TTF có liên quan đến sức khỏe là được. Phương pháp chuyển hướng 301 mới này hiệu quả là vì bạn sẽ tập trung vào những tên miền hết hạn có chủ đề liên quan với nhau. Để xây dựng được những backlink hiệu quả, chủ đề liên quan là yếu tố quan trọng bậc nhất. Google có thể dễ dàng phát hiện ra những phương pháp redirect truyền thống thông qua các nội dung và đường link không liên quan. Kỹ thuật chuyển hướng redirect 301 mới này sử dụng chủ đề có liên quan nên sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. 5. Cách để vận dụng tối đa kỹ thuật Redirect 301? Mục đích của việc sử dụng kỹ thuật Redirect 301 là giúp nâng cao mức độ uy tín cho website. Bạn sở hữu một trang web càng có độ uy tín cao thì càng được Google đánh giá tốt giúp quá trình xếp hạng từ khoá được đẩy top cao hơn. Khi áp dụng phương pháp làm SEO Redirect 301, bạn cần đảm bảo đã tối ưu SEO onpage theo đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó cần phải ghi nhớ là tránh lạm dụng kỹ thuật này quá mức vì nó có thể là nguyên nhân khiến cho website của bạn bị phạt. Kỹ thuật Redirect 301 giúp nâng cao mức độ uy tín cho website 6. So sánh Redirect 301 và 302. Nên dùng chuyển hướng 301 hay 302? Redirect 301 và 302 là hai loại chuyển hướng được sử dụng phổ biến trong SEO. Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt quan trọng về ý nghĩa và cách sử dụng. Redirect 301 (Moved Permanently): - Ý nghĩa: Chuyển hướng vĩnh viễn, thông báo rằng trang web hoặc URL đã được di chuyển đến một địa chỉ mới mãi mãi. - Tác động SEO: Giữ nguyên PageRank và backlink của trang web cũ, giúp cải thiện thứ hạng SEO của trang web mới. - Cách sử dụng: Thích hợp cho các trường hợp sau: Di chuyển trang web đến một tên miền mới; Thay đổi cấu trúc URL của website; Xóa bỏ một trang web và chuyển hướng người dùng đến trang web mới. Redirect 302 (Found): - Ý nghĩa: Chuyển hướng tạm thời, thông báo rằng trang web hoặc URL đã được di chuyển đến một địa chỉ mới tạm thời. - Tác động SEO: Không giữ nguyên PageRank và backlink của trang web cũ, không ảnh hưởng đến thứ hạng SEO của trang web mới. - Cách sử dụng: Thích hợp cho các trường hợp sau: Bảo trì trang web; Thử nghiệm A/B; Hiển thị nội dung khác nhau cho người dùng ở các khu vực khác nhau; Nên dùng chuyển hướng 301 hay 302? Việc lựa chọn sử dụng Redirect 301 hay 302 phụ thuộc vào mục đích của bạn. Nên sử dụng Redirect 301: Khi bạn di chuyển trang web hoặc URL vĩnh viễn và khi bạn muốn giữ nguyên PageRank, backlink của trang web cũ. Nên sử dụng Redirect 302: Khi bạn di chuyển trang web hoặc URL tạm thời và khi bạn muốn thử nghiệm A/B hoặc hiển thị nội dung khác nhau cho người dùng ở các khu vực khác nhau. Lưu ý: - Sử dụng Redirect 301 một cách cẩn thận, vì nó có thể ảnh hưởng đến thứ hạng SEO của website nếu không được sử dụng đúng cách. - Kiểm tra kỹ lưỡng sau khi thực hiện Redirect 301 hoặc 302 để đảm bảo rằng nó hoạt động chính xác. Nên dùng chuyển hướng 301 hay 302 7. Lỗi thường gặp khi Redirect 301 Trong quá trình sử dụng phương pháp Redirect 301 chắc chắn sẽ có lúc gặp lỗi không thống nhất giao thức có “www” hoặc không có giao thứ “www”. Lỗi này khiến website bị phân tác backlink, pagerank, độ uy tín,... Điều này khiến Google hiểu rằng 2 trang web này sẽ là một. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải thiết lập chuyển hướng 301 giữa 2 phiên bản “http://” và “http://www”. Khi chuyển domain nhưng lại không thiết lập Redirect 301 đầu tiên: Điều này sẽ làm cho tất cả các giá trị, uy tín ở domain cũ bị bỏ không. Vì vậy, bạn cần đảm bảo chắc chắn rằng đã thiết lập Redirect 301 trước khi di chuyển domain cũ sang domain mới. 8. Cách xử lý khi gặp lỗi 302 Moved Temporarily Lỗi 302 Moved Temporarily xuất hiện khi địa chỉ website được di chuyển tạm thời tới một vị trí khác. Điều này đồng nghĩa với việc địa chỉ đã được thay đổi. Khi xảy ra lỗi này, bạn có thể khắc phục như sau: Khi địa chỉ website (URL) được chuyển tới vị trí khác thì Webmaster sẽ chuyển hướng nó qua địa chỉ mới. Nếu sự chuyển hướng này gặp sự cố thì bạn chỉ cần liên hệ Webmaster để xử lý kịp thời. 9. Kết luận Trên đây là những thông tin về Redirect 301 là gì và  những ảnh hưởng của chuyển hướng 301 trong SEO. Việc hiểu rõ các mã chuyển hướng đóng vai trò quan trọng giúp bạn duy trì tính liên kết, nâng cao trải nghiệm người dùng. Vì vậy bạn cần phải tham khảo thật kỹ nội dung bài viết này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm khóa học SEO để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giúp SEO trang web doanh nghiệp của bạn lên top nhanh và hiệu quả.
27/02/2019
3938 Lượt xem