Kinh Doanh
Tầm quan trọng & cách phân tích thị trường cho doanh nghiệp
Ngày nay, dưới sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường kinh doanh, việc tìm ra những thời cơ đối với doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Phân tích thị trường vừa là thời cơ, vừa là thách thức buộc các doanh nghiệp phải đối mặt để tìm ra những chiến lược kinh doanh mới mang tính đột phá. Vậy, phân tích thị trường có thật sự quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp hay không ?Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Phân tích thị trường là gì?
Phân tích thị trường là thời cơ và thách thức đối với doanh nghiệp
Phân tích thị trường kinh doanh là một khái niệm khá rộng lớn, bao gồm các hoạt động tìm hiểu, thu thập các thông tin liên quan đến thị trường như: đối thủ cạnh tranh, sản phẩm kinh doanh, phân khúc khách hàng, nỗi đau của khách hàng, phản hồi của người mua hàng… để từ đó có thể xây dựng chiến lược kinh doanh mới phù hợp với mô hình của doanh nghiệp. Đây vừa là thời cơ, cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nghiên cứu thị trường bao gồm một số hoạt động phân tích về: sự cạnh tranh trên thị trường, xu hướng phát triển của thị trường, phân khúc thị trường, hành vi và tâm lý của người mua hàng, các kênh phân phối hiệu quả, lợi nhuận mà thị trường mang lại…
Tầm quan trọng của việc phân tích thị trường
Đã là một nhà kinh doanh, không thể tránh khỏi những rủi ro, thất bại. Thế nhưng việc hạn chế được thấp nhất những rủi ro đó sẽ khiến doanh nghiệp của bạn tạo dựng được chỗ đứng trong thị trường kinh doanh. Chính vì vậy, việc phân tích thị trường sẽ giúp bạn nhìn thấy được trước những khó khăn mà doanh nghiệp mình sắp phải đối mặt để từ đó có thế xây dựng được những kế hoạch phù hợp. Phân tích thị trường giúp củng cố kế hoạch kinh doanh của bạn, giúp cho bạn có sự hiểu biết về thị trường và có thể lập kế hoạch ra một cách tốt nhất để đánh bại đối thủ cũng như tiếp cận được với khách hàng. Những yếu tố này là Marketing Mix, còn được gọi là 4P của E. Jerome McCarthy.
Thị trường luôn biến động theo từng ngày, từng giờ, thật là đáng lo ngại nếu doanh nghiệp của bạn không thể biến đổi linh hoạt và xác định được con đường rõ ràng nếu không hiểu rõ về thị trường. Việc nghiên cứu thị trường một cách bài bản sẽ kim chỉ nam giúp doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong thời gian sắp tới.
Nghiên cứu đối thủ để tìm ra cơ hội phát triển mới cho daonh nghiệp
Phân tích thị trường vừa là thời cơ, cũng là thách thức đối với doanh nghiệp. Nếu biết vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ thì doanh nghiệp của bạn sẽ tạo được vị thế và thương hiệu của mình trước những đối thủ cạnh tranh khác.
Ngoài ra, phân tích thị trường còn là một cách để tìm hiểu mô hình kinh doanh của đối thủ để từ đó giải quyết những vấn đề còn đang tồn tại trong doanh nghiệp mình, đồng thời phát huy được những thế mạnh, nguồn lực sẵn có.
- Sản phẩm (Product): các sản phẩm có thể được cải thiện trên các yếu tố như: xu hướng thị trường, những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm, các phân khúc thị trường khác nhau bạn đang cố gắng tiếp cận và các yếu tố thành công của bạn.
- Giá (Price): Các chi phí công nghiệp và khả năng sinh lời của thị trường, cũng như các hiểu biết chi tiết về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn thiết lập mức giá phù hợp giúp cả khách hàng và cổ đông đều hài lòng.
- Phân phối (Place): Sự hiểu biết về thị trường và các mô hình phân phối của bạn có thể tạo ra các cơ hội mới, từ cơ hội bán hàng mới với các franchise và đại lý đến hậu cần của sản xuất và phân phối.
- Quảng bá (Promotion): Thương hiệu cần có các chiến lược Marketing khác nhau để tiếp cận hiệu quả các phân đoạn nhân khẩu học và địa lý khác nhau. Điều này có thể bao gồm các dòng sản phẩm khác nhau hoặc chiến lược Marketing khác biệt.
Cách phân tích thị trường đạt hiệu quả
Tìm kiếm thông tin
Để có một bản kế hoạch phân tích thị trường đầy đủ và chi tiết, việc tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin là vô cùng cần thiết. Thực tế, thông tin có ở rất nhiều nguồn khác nhau, đó có thể là thông tin thực tế hoặc thông tin đã được xử lý thông qua tài liệu. Nhiệm vụ của người tìm kiếm thông tin là phải biết chắt lọc nội dung, tìm hiểu những thông tin cần thiết, chính xác thông qua điều tra, phỏng vấn cá nhân, quan sát và trải nghiệm thực tế.
Phân khúc thị trường
Tùy vào từng mặt hàng, sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh mà việc nghiên cứu phân khúc thị trường cũng khác nhau. Bản chất của việc phân tích phân khúc thị trường là tìm hiểu về những mục tiêu khác nhau để từ đó đưa ra được những kế hoạch Marketing quảng bá, tiếp thị, truyền thông một cách hiệu quả hơn.
Ví dụ, là một công ty chuyên sản xuất xe đạp, bạn cần phân chia ra các phân khúc thị trường xe đạp được sử dụng theo những mục đích và công năng khác nhau như: xe đạp địa hình dùng trong các hoạt động luyện tập thể dục thể thao, xe đạp điện để gia tăng tốc độ di chuyển, xe đạp thường sử dụng với các đối tượng là học sinh cấp 1, cấp 2…..
Xu hướng phát triển của thị trường
Thị trường luôn luôn biến động và thay đổi từng ngày, từng giờ. Việc tìm hiểu quy luật phát triển của thị trường sẽ giúp bạn đưa ra những kế hoạch, chiến lược phù hợp với sản phẩm đang kinh doanh.
Nghiên cứu xu hướng phát triển thị trường
Xác định hành vi, nhu cầu và thái độ của người tiêu dùng
Bản chất của phân tích thị trường là để tiếp cận khách hàng và xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng doanh số. Chính vì thế mà khách hàng được xem là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Việc phân tích được hành vi, tâm lý khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu hơn về những nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng để từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Bạn cần phân tích những yếu tố như:
- Khách hàng của bạn là ai? Các thông tin như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập,…
- Khách hàng bạn mua gì? Mô tả thói quen mua hàng liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bao gồm số lượng, nhà cung cấp ưa thích của họ, các tính năng phổ biến nhất và các mức giá chiếm ưu thế.
- Vì sao họ mua? hãy cố gắng đặt mình vào tâm trí của khách hàng bạn sẽ tìm ra những sản phẩm họ có xu hướng mua.
- Họ sẽ muốn mua gì từ bạn? Đây luôn là trăn trở của nhiều người làm kinh doanh, tuy nhiên câu hỏi này hoàn toàn có thể trả lời dựa trên những thông tin chi tiết về thị trường, số liệu bán hàng. Từ đó bạn có thể nhận ra được động lực mua hàng của đối tượng tiềm năng là gì.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ giúp bạn tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu mà nó còn là bức tranh tổng thể về thị trường kinh doanh đang diễn ra khốc liệt. Để từ đó có thể học hỏi, rút kinh nghiệm và phát triển những thế mạnh mà đối thủ khác không có trong mô hình kinh doanh của mình.
Kiểm tra và phân tích
Sau khi bạn đã thu thập được tất cả các nguồn thông tin, dữ liệu thì bạn cần khảo sát và kiểm tra chúng. Hãy đảm bảo chính xác từ những bước đầu tiên, đồng thời cũng cần sàng lọc và loại bỏ những thông tin không cần thiết.
Khi đã hoàn tất việc kiểm tra thì bạn cần phân tích và đưa ra kết luận:
- Tổng quan về ngành của bạn bao gồm quy mô, tốc độ tăng trưởng và các nhóm khách hàng lớn.
- Mục tiêu thị trường bao gồm nhu cầu, nhân khẩu học, xu hướng mua, kích thước và tăng trưởng dự báo.
- Tỷ lệ phần trăm thị phần mà bạn mong đợi đạt được. Giá cả, tỷ suất lợi nhuận gộp và bất kỳ khoản chiết khấu nào bạn dự định cung cấp. Bạn cũng có thể áp dụng mô hình chuỗi giá trị vào trong doanh nghiệp giúp tăng giá trị cho sản phẩm.
- Kết quả phân tích cạnh tranh của bạn, bao gồm thị phần và điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.
Từ những kết luận và dự đoán đó, bạn có trong tay bản phân tích hoàn chỉnh. Nhờ đó, bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra chiến lược phát triển của công ty mình.
Thông qua bài viết này, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng, phân tích thị trường Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp vậy nên việc bạn cần làm là tham gia các khoá học quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, trau dồi các kiến thức về kinh doanh sẽ giúp cho bạn đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể khẳng định được vị thế và phát triển một cách bền vững trong tương lai.
16/09/2020
2125 Lượt xem
Banner quảng cáo là gì? Liệt kê chi tiết kích thước banner chuẩn nhất 2020
Banner quảng cáo ngày nay là một trong những phương pháp marketing rất hiệu quả được hầu hết các công ty, doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình. Và trong thiết kế Banner yếu tố kích thước là một yếu tố không nên xem nhẹ ngoài nội dung và hình ảnh. Trong phạm vi bài viết này Unica se giới thiệu tới bạn đọc khái niệm banner là gì, những kích thước banner chuẩn mới nhất và những lưu ý cần biết khi thiết kế banner trong từng trường hợp nhé!
Banner quảng cáo là gì?
Theo tiếng Anh dịch Banner có nghĩa là biểu ngữ, là khẩu hiệu chính trị, cờ dùng để quảng bá một nội dung nào đó bằng cách thu hút sự quan tâm chú ý của người xem.
Còn trong truyền thông, Banner được dùng để chỉ những tấm biển quảng cáo thu hút người xem, dùng để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp... tới người xem, hay nói ngắn gọn là banner quảng cáo.
Có rất nhiều loại quảng cáo banner, tuy nhiên chúng được phân chia thành 3 loại lớn dựa trên không gian sử dụng chúng, đó là:
- Banner quảng cáo trên báo chí, tạp chí
- Banner quảng cáo đường phố
- Banner quảng cáo xuất hiện trong môi trường mạng (banner online)
Kích thước banner quảng cáo chuẩn nhất năm 2020
Với sự phân chia theo môi trường sử dụng, các loại banner cũng được quy ước theo kích thước riêng biệt để phù hợp với từng môi trường. Cụ thể:
Banner quảng cáo trên báo chí, tạp chí
Banner quảng cáo trên tạp chí, ấn phẩm báo chí
Banner quảng cáo trên báo chí, tạp chí được trình bày dưới dạng ảnh trên các sản phẩm cầm được như báo giấy, tạp chí chuyên ngành, thời trang,... chúng có thể được in màu hoặc đen trắng. Với hình thức này các quảng cáo banner sẽ phải phụ thuộc vào từng quy định riêng của tòa soạn.
Banner quảng cáo đường phố
Đường phố luôn là một nơi có thể thu hút được nhiều nhất số người quan tâm, không nhất thiết cứ phải là người đi bộ, đó có thể là người đi xe máy, đi ô tô xe hơi hoặc các loại phương tiện khác, với đặc điểm chỉ cần mất vài giây để họ nhìn ra được thông điệp bên trong quảng cáo của bạn. Như vậy là đã có thể ngay lập tức hấp dẫn được người xem rồi.
Do vậy những yêu cầu của quảng cáo banner này cũng sẽ có sự khác biệt.
Về kích thước quảng cáo banner phụ thuộc vào môi trường sử dụng chúng như nơi treo banner là ở các cột điện hay cột đèn, khoảng cách giữa các cột, chiều cao để treo banner quảng cáo...Do vậy nội dung thiết kế banner quảng cáo cũng bị chi phối theo nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều.
Banner quảng cáo đường phố
Thông thường kích thước chuẩn của dạng banner này là:
- Chiều ngang: 1 x 4 (m) hoặc 0.8 x 3 (m)
- Chiều dọc: lấy theo kích thước của Standee là 0.6 x 1.6 (m) – 0.8 x 1.8 (m) – 0.8 x 2 (m)
- Chất liệu in: Bạt Hiflex
Lý do lựa chọn bạt Hiflex để làm chất liệu in banner quảng cáo đường phố đó là vì chúng có khả năng chịu môi trường bên ngoài tốt, màu sắc sáng sủa hấp dẫn và sẽ tiết kiệm được kinh phí.
Banner quảng cáo trong môi trường mạng (banner online)
Internet đã trở thành môi trường ảo vô cùng hấp dẫn với tiềm năng khổng lồ không thể phủ nhận. Cùng với nhu cầu sử dụng internet khác biệt trong cộng đồng, banner quảng cáo trong môi trường này cũng có sự phân chia. Có thể tạm chia thành hai nhóm lớn phổ biến nhất:
- Banner quảng cáo trên website
- Banner quảng cáo trên mạng xã hội Facebook
Đối với banner quảng cáo trên website
Website ở đây có thể là các trang báo trực tuyến, các trang website thông tin, trang website bán hàng, ... có lượng truy cập lớn mỗi ngày. Media trên các trang này cũng có thể là hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video, animation... và chúng có kích thước khá nhỏ so với thực tế.
Với hình thức quảng cáo banner online trên trang website, thông điệp ý nghĩa và nội dung quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cũng được khai thác và phát huy một cách triệt để.
Với một kiểu trang web sẽ có quy định riêng về kích thước banner quảng cáo. Tuy nhiên sự sai lệch không quá nhiều.
Dưới đây là kích thước banner trên một trang website cơ bản:
Kích thước banner quảng cáo và vị trí của banner
Đối với banner quảng cáo trên mạng xã hội Facebook
Facebook là một kênh mạng xã hội với rất nhiều tính năng, tuy nhiên để có thể tối ưu cả cho người dùng và cho các nhà quảng cáo khi thiết kế banner cho Facebook bạn cũng nên chú ý một số vị trí với kích thước khác nhau
- Ảnh bìa fanpage Facebook: Tỷ lệ khung hình: 2.63:1
Kích thước lớn nhất: 1958 x 745 px
Kích thước nhỏ nhất: 820 x 312 px
Kích thước ảnh bìa fanpage Facebook
- Ảnh bìa Group nhóm: Tỷ lệ khung hình: 1.78:1
Kích thước lớn nhất: 1640 x 922 px
Kích thước tối thiểu: 820 x 461 px
- Ảnh đại diện Fanpage Facebook: Tỷ lệ khung hình: 1:1
Kích thước lớn nhất: 2048px x 2048px
Kích thước nhỏ nhất: 168px x 168px
- Ảnh sự kiện Facebook: Tỷ lệ khung hình: 1.91:1
Kích thước lớn nhất: 1000px x 524px
Kích thước nhỏ nhất: 500px x 262px
Ngoài ra còn có rất nhiều khung hình quy ước trên Facebook khác như kích thước ảnh quảng cáo, kích thước cover Facebook fanpage, kích thước hiển thị nhiều ảnh vuông....
Những lưu ý cần biết khi thiết kế banner quảng cáo online
Kích thước banner đầu trang được sử dụng nhiều nhất cho các website là 728x90px
Dung lượng banner: bởi website không chỉ chứa mỗi hình ảnh hay chữ, chúng còn chứa rất nhiều tập tin khác, do đó các banner quảng cáo luôn được khuyến nghị nên tối ưu dung lượng tập tin càng nhỏ càng tốt, tránh khiến cho website của bạn load chậm, khiến người xem khó chịu.
Kích thước banner tối thiểu là 10kb (không kèm flash)
Kích thước banner được thiết kế phức tạp (hoặc kèm theo flash) nên tối thiểu là 30kb.
Với Banner động cần chú ý thời gian chuyển hình tránh để người đọc chưa kịp đọc nội dung đã nhảy sang hình ảnh khác.
Hi vọng bài viết trên đây Unica đã cung cấp những thông tin cần thiết về banner quảng cáo cho bạn.
Chúc bạn thành công.
>> Mời bạn quan tâm đón đọc:
- 4 bước thiết kế banner giúp thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên
- Những điều cần lưu ý khi thiết kế banner quảng cáo
- Bật mí các cách đăng bài bán hàng trên Facebook hiệu quả 100%
15/09/2020
722 Lượt xem
Infusionsoft là gì? 3 bí mật của Infusionsoft 2020 bạn đã biết chưa?
Bạn đang startup kinh doanh, chủ doanh nghiệp với số vốn nhỏ, muốn tự mình quản lý công việc để một phần nào đó tiết kiệm chi phí thuê nhân lực. Tuy nhiên, duy trì công việc kiểu đó chỉ có thể hiệu quả trong thời gian ngắn, bạn sẽ không thể tiếp tục cách quản lý đó được. Chính vì thế, phần mềm Infusionsoft ra đời. Vậy Infusionsoft là gì mà lại “thần kỳ” đến vậy?
Infusionsoft là gì?
Infusionsoft là một phần mềm CRM được sáng lập để giúp bạn quản lý những quan hệ khách hàng dành cho ngành tiếp thị và thương mại điện tử.
Nó giúp hỗ trợ các doanh nghiệp tự động hóa các nhiệm vụ cần hoàn thành, giúp người quản lý có nhiều thời gian hơn. Khi công ty của bạn có đội ngũ nhân lực nhỏ, không đủ khả năng phát triển nhân viên, tự động hóa các chiến lược marketing và bán hàng thì bạn nên sử dụng phần mềm Infusionsoft ngay lập tức.
Không những thế phần mềm này có khả năng liên kết khách hàng tiềm năng đến kênh bán hàng của doanh nghiệp bạn. Thêm nữa, tự động hóa Infusionsoft còn giúp bạn duy trì một đội ngũ người dùng trả phí, đảm bảo người dùng sẽ quay lại mua hàng của bạn.
Phần mềm Infusionsoft giúp quản lý công việc tối ưu
3 lợi ích chính của Infusionsoft với doanh nghiệp
Sau khi hiểu được cơ bản Infusionsoft là gì chắc hẳn bạn đang nghĩ xem tính năng nổi bật của nó là gì và nó hữu ích như thế nào với sự vận hành của doanh nghiệp phải không?
Infusionsoft giúp phát triển doanh nghiệp
Infusionsoft giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể tự động hóa tất cả các công việc nhỏ nhất mỗi ngày, tăng hiệu quả bán hàng mà không bỏ sót khách hàng nào.
Nhiều người chỉ cần sử dụng hiệu ứng tự động hóa để thu hút khách mua hàng đảm bảo họ sẽ quay lại mua hàng của bạn một lần nữa.
Hiện nay, đa phần khách hàng đều mong chờ vào chiến lược cá nhân hóa trong marketing, chúng ta mỗi ngày nhận được rất nhiều email từ những doanh nghiệp kinh doanh và nhiệm vụ của công ty bạn là hãy làm nổi bật email đến người tiêu dùng so với đối thủ cạnh tranh.
Nhưng, bạn phải nghĩ tới trường hợp email của bạn nằm trong hòm thư spam, dẫn đến tình trạng mất khách.
Thay vì sử dụng email marketing để mở rộng quy mô thì bạn hãy sử dụng Infusionsoft.
Phần mềm Infusionsoft giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện
Infusionsoft cung cấp dữ liệu
Infusionsoft là gì bạn đã phần nào nắm được rồi đúng không? Vậy, sử dụng Infusionsoft giúp dữ liệu phân tích của bạn rất chính xác. Bạn có thể sử dụng Analytics để theo dõi khách hàng tiềm năng trên Infusionsoft Việt Nam để tính toán nguồn lợi của khách hàng mang lại.
Thêm nữa, nếu bạn lo lắng không đạt hiệu quả vì phần lớn khách hàng trong danh sách đều là nhân viên cũ hoặc không còn liên hệ được nữa thì đơn giản, bạn hãy sử dụng phần mềm này để thực hiện các hoạt động cá nhân hóa và sử dụng toàn bộ email để chuyến đến khách hàng mua sản phẩm.
>> Xem ngay: Các thống kê trên Google Analytics bạn cần xem khi làm SEO
Infusionsoft hỗ trợ tính năng tích hợp
Tính năng Infusionsoft tích hợp với Wordpress. Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng wordpress để quản lý blog của mình. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi về tính năng mà Infusionsoft mang lại cho Wordpress.
Một trong những tính năng mà chúng ta có thể thấy đó là khả năng gắn thẻ liên hệ khách hàng dựa trên các hành vi cụ thể. Thẻ tag sẽ giúp phân loại từ liên kết theo vị trí địa lý, theo mối quan hệ và nhiều yếu tố khác.
3 bí mật của Infusionsoft 2020 được công khai
Infusionsoft là gì bạn đã biết chưa và bạn có biết nó có rất nhiều phiên bản, nhưng phiên bản Infusionsoft mới nhất là phiên bản Infusionsoft 2020.
Phần mềm tự động hóa tối ưu
Infusionsoft là phần mềm có thể tự động hóa. Ví dụ, bạn có thể tạo các kích hoạt email dựa trên việc gửi biểu mẫu, mở email, số lần nhấp chuột và thanh toán. Quy trình tự động này sẽ giúp cho việc bán hàng nhanh hơn và nhanh chóng chuyển khách hàng đến bước quan trọng.
Tạo được Landing Pages hiệu quả
Bạn có khẳng định với tôi rằng, việc tạo lập được 1 landing pages mất rất nhiều thời gian và công sức. Tại sao bạn lại không vận dụng những template có sẵn trong Infusionsoft để công việc được hoàn thành nhanh chóng nhất có thể.
Những tính năng được sử dụng một cách đơn giản lại dễ dàng cho người sử dụng.
Đâu chỉ có mỗi Landing Pages, Infusionsoft còn hỗ trợ luôn cả phần giao diện biến hóa email.
>> Đọc thêm:
- Cách tạo Landing Page miễn phí với 5 website thông dụng nhất
- Tham khảo mẫu Email gửi khách hàng chuẩn xác nhất cho người mới bắt đầu
Tạo Landing pages đơn giản
Tính năng tăng AOV
Bạn có biết cách để tăng AOV là tăng giá thành sản phẩm không. Sử dụng Infusionsoft sẽ giúp bạn tăng AOV mà không cần tăng giá sản phẩm lên quá nhiều.
Để sử dụng được tính năng này hiệu quả thì bạn lên tăng giá thành một hoặc một vài sản phẩm và sau đó thực hiện kiểm tra nhỏ để doanh số bạn tăng hay giảm sau khi tăng giá sản phẩm.
Nếu bạn thấy doanh số giảm mà không tăng thì bạn chỉ cần giảm giá một lần nữa hoặc tăng giá thêm một vài sản phẩm khác để mang lại hiệu ứng mới mẻ.
Với những chia sẻ về Infusionsoft là gì ở trên, bạn có nghĩ doanh nghiệp bạn cần mua và sử dụng ngay phần mềm này không? Ngay cả khi bạn không am hiểu về Infusionsoft thì bạn cũng có có thể cảm nhận được Infusionsoft nổi bật như nào.
>> Bạn đọc cũng quan tâm:
- Cách tạo Landing Page miễn phí với 5 website thông dụng nhất
- Điểm mặt 3 phần mềm quản lý bán hàng miễn phí bạn không nên bỏ qua
15/09/2020
1031 Lượt xem
Blog là gì? Định nghĩa, cấu trúc và hướng dẫn tạo blog cá nhân miễn phí
Blog là một từ quen thuộc với nhiều người, nhất là những người yêu thích viết lách, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cảm xúc hay quan điểm của mình với cộng đồng mạng. Nhưng bạn có biết blog là gì, blog được sử dụng với mục đích gì, blog có cấu trúc như thế nào không? Bạn có biết cách tạo blog cá nhân miễn phí đơn giản không? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi trên, cũng như cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về blog và blogging.
Blog là gì?
Ở phần này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu blog là gì, mục đích sử dụng blog cũng như cấu trúc của một blog.
1. Định nghĩa của blog
Blog là một từ viết tắt của weblog, có nghĩa là nhật ký trên web. Blog là một loại website, nơi mà người viết (gọi là blogger) có thể đăng tải các bài viết (gọi là blog post) theo thời gian, thường là theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất.
Các bài viết trên blog thường liên quan đến một chủ đề, lĩnh vực cụ thể nào đó. Bài viết có thể bao gồm các nội dung như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, liên kết hay các định dạng khác.
Blog là một từ viết tắt của weblog, có nghĩa là nhật ký trên web
2. Blog được sử dụng với mục đích gì?
Blog có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của blogger. Một số mục đích phổ biến của blog là:
- Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cảm xúc hay quan điểm của blogger với người đọc, tạo ra sự tương tác và gắn kết với cộng đồng mạng.
- Thể hiện cá tính, sở thích, đam mê hay phong cách của blogger, tạo ra dấu ấn riêng biệt và khác biệt trên internet.
- Học hỏi, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của blogger về một chủ đề, lĩnh vực hay lĩnh hội nào đó, thông qua việc nghiên cứu, viết lách, đọc bình luận hay trao đổi với người đọc.
- Kiếm tiền, tạo ra thu nhập từ blog, thông qua việc bán hàng, quảng cáo, hợp tác, tài trợ hay các hình thức khác, tùy thuộc vào lượng traffic, độ nổi tiếng và chất lượng của blog.
Công việc chính của Blogger là Viết
3. Cấu trúc blog là gì?
Một blog thường có cấu trúc gồm các phần sau:
- Header: Là phần đầu tiên của blog, thường chứa tên, logo, slogan hay mô tả ngắn gọn về blog, cũng như menu hay thanh điều hướng để người đọc có thể truy cập các trang hay chuyên mục khác trên blog.
- Content: Là phần chính của blog, thường chứa các bài viết hay blog post của blogger, được sắp xếp theo thời gian, từ mới nhất đến cũ nhất. Mỗi bài viết thường có tiêu đề, ngày đăng, tác giả, nội dung, hình ảnh, video, liên kết, thẻ hay danh mục, cũng như phần bình luận để người đọc có thể để lại ý kiến hay góp ý cho blogger.
- Sidebar: Là phần bên cạnh của blog, thường chứa các thông tin bổ sung hay hữu ích cho người đọc như tìm kiếm, bài viết nổi bật, bài viết mới nhất, bài viết ngẫu nhiên, bài viết liên quan, lưu trữ, thống kê, quảng cáo, liên kết hay các widget khác.
- Footer: Là phần cuối cùng của blog, thường chứa các thông tin về bản quyền, liên hệ, điều khoản sử dụng, chính sách bảo mật, mạng xã hội hay các liên kết khác của blog.
>> Xem thêm: Top 5 web 2.0 mà seoer không thể không dùng
Cấu trúc blog
Các thuật ngữ liên quan đến Blog
Khi nói đến blog, bạn có thể gặp một số thuật ngữ liên quan như blogging, blogspot, blogger,… Bạn có biết ý nghĩa của các thuật ngữ này không? Dưới đây là một số giải thích cho bạn:
1. Blogging là gì?
Blogging là hành động viết lách, đăng tải, chỉnh sửa, cập nhật hay quản lý các bài viết trên blog. Blogging cũng có thể hiểu là một hoạt động, sở thích, đam mê hay nghề nghiệp của những người viết blog. Blogging có thể được thực hiện trên nhiều nền tảng khác nhau như Blogger, WordPress, Tumblr, Squarespace…
Blogging là hành động viết lách, đăng tải, chỉnh sửa, cập nhật hay quản lý các bài viết trên blog
2. Blogspot là gì?
Blogspot là một dịch vụ miễn phí cho phép bạn tạo và quản lý blog của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng. Blogspot được phát triển bởi công ty Pyra Labs vào năm 1999, sau đó được Google mua lại vào năm 2003. Blogspot cung cấp cho bạn một tên miền có dạng tenblog.blogspot.com, cho phép bạn tùy biến giao diện, chức năng, nội dung hay quảng cáo của blog của mình. Blogspot cũng được gọi là Blogger, là một trong những nền tảng blog phổ biến nhất thế giới.
3. Blogger là ai?
Blogger là người viết blog, tức là người sử dụng blog để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cảm xúc hay quan điểm của mình với cộng đồng mạng. Blogger có thể viết blog với nhiều mục đích khác nhau, như thể hiện cá tính, học hỏi, kiếm tiền hay cải thiện SEO. Blogger cũng có thể được gọi là người viết, người làm nội dung, người sáng tạo hay người ảnh hưởng, tùy thuộc vào phong cách, chủ đề hay mục tiêu của họ.
Blogger là người viết blog, tức là người sử dụng blog để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cảm xúc hay quan điểm của mình với cộng đồng mạng
Lịch sử của Blog và Blogging
Blog và blogging là những khái niệm không mới, mà đã có từ rất lâu trên internet. Bạn có biết lịch sử của blog và blogging là gì không? Dưới đây là một số sự kiện quan trọng trong lịch sử của blog và blogging:
- Năm 1994: Justin Hall, một sinh viên đại học, tạo ra trang web cá nhân của mình, gọi là Justin’s Links from the Underground, được coi là blog đầu tiên trên thế giới.
- Năm 1997: Jorn Barger, một nhà văn và nhà phê bình, đặt ra thuật ngữ weblog, có nghĩa là nhật ký trên web, để mô tả hoạt động của mình trên internet.
- Năm 1999: Peter Merholz, một nhà thiết kế web, rút gọn weblog thành blog và tạo ra một trang web gọi là Peterme.com, nơi ông viết về các chủ đề khác nhau.
- Năm 1999: Blogger, một trong những nền tảng blog đầu tiên và phổ biến nhất, được ra mắt bởi công ty Pyra Labs. Blogger cho phép người dùng tạo và quản lý blog của họ một cách miễn phí và dễ dàng.
- Năm 2001: Wikipedia, một dự án bách khoa toàn thư trực tuyến, được ra mắt bởi Jimmy Wales và Larry Sanger. Wikipedia cho phép người dùng viết, chỉnh sửa và cập nhật các bài viết về các chủ đề khác nhau, theo nguyên tắc cộng tác và mở.
- Năm 2003: WordPress, một nền tảng quản trị nội dung, được ra mắt bởi Matt Mullenweg và Mike Little. WordPress cho phép người dùng tạo và quản lý các loại website khác nhau, bao gồm cả blog với nhiều tính năng và tùy biến.
- Năm 2003: Google mua lại Blogger và trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ blog lớn nhất thế giới.
- Năm 2004: Podcasting, một hình thức phát thanh trực tuyến, được ra mắt bởi Adam Curry và Dave Winer. Podcasting cho phép người dùng tạo, phát sóng và nghe các chương trình âm thanh về các chủ đề khác nhau, thông qua internet.
- Năm 2005: YouTube, một nền tảng chia sẻ video, được ra mắt bởi Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim. YouTube cho phép người dùng tải lên, xem, bình luận và chia sẻ các video về các chủ đề khác nhau, thông qua internet.
- Năm 2006: Facebook, một mạng xã hội, được mở rộng cho tất cả người dùng trên 13 tuổi, sau khi chỉ dành cho các sinh viên đại học. Facebook cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, kết nối và giao tiếp với bạn bè, gia đình và cộng đồng thông qua internet.
- Năm 2007: Tumblr, một nền tảng blog và mạng xã hội, được ra mắt bởi David Karp. Tumblr cho phép người dùng tạo và quản lý blog cá nhân, với nhiều định dạng nội dung khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, liên kết hay trích dẫn.
- Năm 2010: Instagram, một ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video, được ra mắt bởi Kevin Systrom và Mike Krieger. Instagram cho phép người dùng tải lên, chỉnh sửa và chia sẻ các hình ảnh và video về cuộc sống hàng ngày của họ thông qua internet.
- Năm 2012: Medium, một nền tảng xuất bản trực tuyến, được ra mắt bởi Evan Williams và Biz Stone. Medium cho phép người dùng viết, đọc và chia sẻ các bài viết về các chủ đề khác nhau, với một giao diện đơn giản và tập trung vào nội dung.
- Năm 2016: LiveJournal, một trong những nền tảng blog đầu tiên và nổi tiếng nhất, bị chính phủ Nga kiểm soát và hạn chế, sau khi có những bài viết phản đối chính quyền.
- Năm 2019: WordPress trở thành nền tảng quản trị nội dung phổ biến nhất thế giới, với hơn 35% các website trên internet sử dụng nó.
Lịch sử của Blog và Blogging
Phân loại blog
Sau khi đã hiểu blog là gì, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc các loại blog hiện nay. Blog có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như nội dung, đối tượng, mục đích, phong cách hay định dạng. Dưới đây là một số loại blog phổ biến nhất:
1. Blog cá nhân
Blog cá nhân là loại blog do một cá nhân tạo ra và quản lý, để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cảm xúc hay quan điểm của mình với người đọc. Blog cá nhân thường có phong cách tự do, gần gũi và thân thiện, có thể viết về nhiều chủ đề khác nhau, tùy theo sở thích, đam mê hay lĩnh hội quan tâm của blogger. Blog cá nhân cũng là loại blog phổ biến nhất và dễ tạo nhất trên internet.
Ví dụ: Nhật ký của Mèo, Lê Thanh Huyền Trân, Phạm Huy Hoàng,...
Blog cá nhân là loại blog do một cá nhân tạo ra và quản lý, để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cảm xúc hay quan điểm của mình với người đọc
2. Blog cộng tác/Blog nhóm
Blog cộng tác hay blog nhóm là loại blog do nhiều người cùng tạo ra và quản lý, để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cảm xúc hay quan điểm của họ với người đọc. Blog cộng tác hay blog nhóm thường có phong cách chuyên nghiệp, chính thống và đa dạng và thường viết về một chủ đề, lĩnh vực hay lĩnh hội cụ thể, tùy theo mục đích, định hướng hay sứ mệnh của nhóm blogger. Blog cộng tác hay blog nhóm cũng là loại blog có nhiều ảnh hưởng và uy tín trên internet.
Ví dụ: VnExpress, TED, TechCrunch,...
SEO Youtube chắc hẳn không còn là khái niệm xa lạ với những người chuyên làm SEO. Tuy nhiên, để SEO Youtube thành công, bạn cần tham gia những khóa học chuyên sâu. Thông qua những khóa học này, bạn sẽ biết cách SEO video Youtube chiếm hết vị trí TOP đầu trên Youtube, google trong 5 giờ, biết cách phát triển kênh Youtube cá nhân và kênh Youtube thương hiệu,... Đăng ký ngay:
[course_id:2702,theme:course]
[course_id:3046,theme:course]
[course_id:1091,theme:course]
3. Tiểu blog (Facebook, Twitter, Weibo,…)
Tiểu blog là gì? Tiêu blog hay microblog là loại blog có nội dung ngắn gọn, thường dưới 280 ký tự, để chia sẻ thông tin, cảm xúc, suy nghĩ hay quan điểm của người viết với người đọc. Tiểu blog thường có phong cách nhanh nhẹn, trực tiếp và cập nhật và thường được sử dụng trên các mạng xã hội hay ứng dụng di động. Tiểu blog cũng là loại blog có nhiều người dùng và tương tác nhất trên internet.
Ví dụ: Facebook, Twitter, Weibo,...
Tiểu blog hay microblog là loại blog có nội dung ngắn gọn, thường dưới 280 ký tự
4. Blog tổng hợp
Blog tổng hợp hay aggregator blog là loại blog chuyên thu thập, tổng hợp và hiển thị các nội dung từ các nguồn khác nhau, thường là các blog hay website khác, để cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan và đa chiều về một chủ đề, lĩnh vực hay lĩnh hội nào đó. Blog tổng hợp thường có phong cách khách quan, trung lập và toàn diện, và thường được sử dụng để theo dõi, cập nhật hay so sánh các thông tin hay xu hướng mới nhất trên internet.
Ví dụ: Alltop, Popurls, Digg,...
5. Blog đảo ngược
Blog đảo ngược hay reverse blog là loại blog do người đọc tạo ra và quản lý, thay vì do blogger. Blog đảo ngược cho phép người đọc đăng tải, chỉnh sửa, cập nhật hay bình luận các nội dung trên blog, trong khi blogger chỉ đóng vai trò kiểm duyệt, hỗ trợ hay tạo điều kiện cho người đọc. Blog đảo ngược thường có phong cách cộng đồng, dân chủ và sáng tạo, thường được sử dụng để tạo ra nội dung chất lượng, đa dạng và phong phú trên internet.
Ví dụ: Wikipedia, Quora, Reddit,...
Quora là Blog đảo ngược
Tại sao ngày nay nhiều người viết blog?
Viết blog là một hoạt động có nhiều lợi ích cho người viết cũng như người đọc. Một số lý do tại sao ngày nay nhiều người viết blog là:
- Viết blog giúp người viết thể hiện bản thân, sáng tạo, tự do và tự tin hơn. Viết blog cũng là một cách để giải tỏa stress, cảm xúc tiêu cực hoặc ghi lại kỷ niệm hay những bài học từ cuộc sống.
- Viết blog giúp người viết chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cảm xúc hay quan điểm của mình với người đọc, tạo ra sự tương tác và gắn kết với cộng đồng mạng. Viết blog cũng là một cách để truyền cảm hứng, giúp đỡ, hỗ trợ hay ảnh hưởng đến người khác.
- Viết blog giúp người viết học hỏi, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của mình về một chủ đề, lĩnh vực hay lĩnh hội nào đó, thông qua việc nghiên cứu, viết lách, đọc bình luận hay trao đổi với người đọc. Viết blog cũng là một cách để phát triển tư duy phản biện, logic và sáng tạo.
- Viết blog giúp người viết kiếm tiền, tạo ra thu nhập từ blog thông qua việc bán hàng, quảng cáo, hợp tác, tài trợ hay các hình thức khác, tùy thuộc vào lượng traffic, độ nổi tiếng và chất lượng của blog. Viết blog cũng là một cách để xây dựng thương hiệu cá nhân, nâng cao uy tín và cơ hội nghề nghiệp.
Lý do nhiều người viết blog
Blogger có kiếm được tiền từ blog không?
Câu trả lời là có, blogger có thể kiếm được tiền từ blog, nếu họ biết cách tận dụng các nguồn thu nhập khác nhau từ blog của họ. Một số nguồn thu nhập phổ biến từ blog là:
- Quảng cáo: Là cách kiếm tiền từ blog phổ biến nhất, bằng cách hiển thị các quảng cáo trên blog của bạn, nhận tiền từ số lần hiển thị hay số lần nhấp chuột vào quảng cáo. Bạn có thể sử dụng các mạng quảng cáo như Google Adsense, Media.net, Propeller Ads,… để đặt quảng cáo trên blog của mình.
- Bán hàng: Là cách kiếm tiền từ blog hiệu quả nhất, bằng cách bán các sản phẩm hay dịch vụ của bạn hoặc của người khác trên blog và nhận tiền từ mỗi lần bán hàng. Bạn có thể sử dụng các nền tảng bán hàng như Shopify, WooCommerce, BigCommerce,… để tạo cửa hàng trực tuyến trên blog của mình.
- Hợp tác: Là cách kiếm tiền từ blog dễ dàng nhất, bằng cách giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ của người khác trên blog và nhận tiền hoa hồng từ mỗi lần người đọc mua hàng thông qua liên kết của bạn. Bạn có thể sử dụng các mạng hợp tác như Amazon Associates, CJ Affiliate, ShareASale,… để tìm và tham gia các chương trình hợp tác phù hợp với blog.
- Tài trợ: Là cách kiếm tiền từ blog tiềm năng nhất, bằng cách nhận tiền từ các công ty, tổ chức hay cá nhân để viết và đăng các bài viết hay nội dung liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của họ trên blog của bạn. Bạn có thể sử dụng các nền tảng tài trợ như FameBit, IZEA, TapInfluence,… để tìm và tham gia các cơ hội tài trợ phù hợp với blog của bạn.
Kiếm tiền từ blog
Hướng dẫn cách tạo blog cá nhân đơn giản
Nếu bạn muốn tạo blog cá nhân của riêng mình, bạn có thể làm theo các bước sau:
1. Chọn nền tảng để tạo blog
Đầu tiên, bạn cần chọn một nền tảng phù hợp để tạo blog. Có nhiều nền tảng miễn phí và dễ sử dụng như WordPress.com, Blogger và Tumblr. Nếu bạn muốn kiểm soát hoàn toàn và tùy chỉnh cao hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng WordPress.org hoặc Joomla nhưng điều này đòi hỏi kiến thức kỹ thuật hơn.
Chọn nền tảng tạo blog
2. Chọn tên miền cho blog
Sau khi đã quyết định nền tảng, bạn cần chọn tên miền cho blog của mình. Tên miền cần phản ánh nội dung hoặc chủ đề của blog và dễ nhớ. Có nhiều dịch vụ cung cấp đăng ký tên miền như GoDaddy, Namecheap hoặc bạn có thể đăng ký trực tiếp thông qua nền tảng tạo blog mà mình đã chọn.
3. Tiến hành đăng ký dịch vụ hosting
Sau khi có tên miền, bạn cần đăng ký dịch vụ hosting để lưu trữ các tệp và dữ liệu của blog. Chọn một nhà cung cấp hosting đáng tin cậy với tốc độ tải trang nhanh và hỗ trợ kỹ thuật tốt. Một số dịch vụ hosting phổ biến có thể kể đến như Bluehost, SiteGround và HostGator.
Tiến hành đăng ký dịch vụ hosting
4. Sản xuất nội dung, theo dõi lượt traffic tăng trưởng của blog
Sau khi cài đặt và tùy chỉnh blog của mình, bạn có thể bắt đầu tạo và đăng bài viết. Hãy chọn những chủ đề mà bạn có kiến thức và đam mê để viết bài chất lượng để thu hút độc giả. Đồng thời, sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics để theo dõi lượt truy cập và tăng trưởng của blog, từ đó điều chỉnh chiến lược nội dung và tiếp thị của bạn.
Hướng dẫn cách viết blog cá nhân
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách viết một blog cá nhân:
1. Xác định mục tiêu và độc giả
Trước khi bắt đầu viết, bạn cần xác định mục tiêu của blog cá nhân của mình và đối tượng độc giả mà bạn muốn gây ấn tượng. Điều này giúp bạn tạo ra nội dung phù hợp và hấp dẫn cho độc giả của mình.
Xác định mục tiêu và độc giả
2. Chọn chủ đề và nội dung
Chọn một chủ đề chính cho blog của bạn dựa trên sở thích, kỹ năng hoặc kiến thức của bạn. Hãy chọn chủ đề mà bạn đam mê và có kiến thức để chia sẻ. Sau đó, tạo ra các bài viết chất lượng và đa dạng liên quan đến chủ đề đó.
3. Viết theo phong cách cá nhân
Một blog cá nhân thường phản ánh cá nhân của bạn vì vậy hãy viết theo phong cách riêng của bạn. Hãy sử dụng ngôn từ tự nhiên và giao tiếp một cách chân thành và trực tiếp với độc giả của bạn.
Viết theo phong cách cá nhân
4. Tạo tiêu đề hấp dẫn
Tiêu đề là yếu tố quan trọng nhất để thu hút sự chú ý của độc giả. Hãy tạo tiêu đề hấp dẫn, đầy cảm xúc và thú vị để kích thích sự tò mò và muốn đọc của độc giả.
5. Tổ chức nội dung
Chia nhỏ nội dung thành các đoạn văn ngắn và sử dụng các tiêu đề phụ để tạo cấu trúc rõ ràng và dễ đọc. Sử dụng hình ảnh, video hoặc đồ họa minh họa để làm cho bài viết của bạn trở nên hấp dẫn hơn.
6. Sử dụng từ khóa và SEO
Tối ưu hóa bài viết của bạn cho các công cụ tìm kiếm bằng cách sử dụng từ khóa liên quan và tối ưu hóa các yếu tố SEO như tiêu đề, thẻ meta description và URL.
Sử dụng từ khóa và SEO
7. Tương tác với độc giả
Cuối bài viết, mời độc giả để lại bình luận và chia sẻ ý kiến của họ. Hãy tương tác với độc giả bằng cách trả lời các bình luận và thảo luận với họ để xây dựng cộng đồng quan tâm và trung thực.
8. Định kỳ cập nhật
Hãy duy trì một lịch đăng bài đều đặn để giữ cho blog của bạn luôn mới mẻ và hấp dẫn. Đồng thời, cập nhật nội dung hiện có để giữ cho blog của bạn luôn là nguồn thông tin đáng tin cậy và hữu ích.
Định kỳ cập nhật nội dung
Sự khác biệt giữa blog và website là gì?
Sự khác nhau lớn nhất giữa hai loại này đó là nội dung cập nhật.
Đối với blog là gì, chúng gần như phải được cập nhật thường xuyên và phải được tối ưu làm sao là người đọc có thể tương tác được trên đó với blogger, ví dụ như bình luận, share bài viết,... Ngoài ra bài viết của blog cũng có những điểm nhận dạng như ngày xuất bản, tag, người viết, categories. Những cái này website sẽ không bao giờ dùng.
Còn đối với website, khi bạn có một website bạn sẽ không cần phải thường xuyên cập nhật nhiều những nội dung mới, ít nhất là so với tính thường xuyên của blog. Còn trang web (web page) phân biệt với blog bằng yếu tố tĩnh. Khi bạn truy cập một trang web nào đó, gần như không có gì thay đổi, tuy nhiên blog mỗi lần truy cập thì lại luôn thay đổi, những bài mới luôn update được đẩy lên đầu. Chúng rất linh động so với website.
Nội dung cập nhật giúp phân biệt Blog và website
Các nền tảng website thường được dùng để viết blog
Các nền tảng website thường được dùng để viết blog có thể kể tới là blogger.com, tumblr.com, WordPress.com, Squarespace, Postach.io và SETT.
1. Blogger.com
Blogger là một dịch vụ tạo blog miễn phí của Google. Nó cung cấp một giao diện dễ sử dụng và tích hợp tốt với các sản phẩm khác của Google như Google Analytics và AdSense. Blogger cho phép bạn tùy chỉnh giao diện blog và đăng bài viết một cách dễ dàng.
Blogger là một dịch vụ tạo blog miễn phí của Google
2. Tumblr.com
Tumblr là một nền tảng blog và mạng xã hội được ưa chuộng đặc biệt trong giới trẻ. Nó cho phép người dùng tạo và chia sẻ nội dung ngắn như ảnh, video và các bài đăng viết. Tumblr có một cộng đồng rất lớn và đa dạng, là nơi tốt để tìm kiếm và chia sẻ nội dung theo sở thích.
3. WordPress.com
WordPress.com là một dịch vụ tạo blog miễn phí và dễ sử dụng. Nó cung cấp nhiều tính năng và tùy chỉnh cho người dùng bao gồm hàng trăm mẫu giao diện, plugin mở rộng và khả năng tùy chỉnh tên miền. WordPress.com cũng cung cấp các gói trả phí để mở rộng chức năng của blog.
Wordpress - Nền tảng viết Blog được ưa chuộng nhất
4. Squarespace
Squarespace là một nền tảng tạo trang web và blog chuyên nghiệp. Nó cung cấp các công cụ thiết kế mạnh mẽ và dễ sử dụng, cho phép người dùng tạo ra các trang web và blog đẹp mắt và chuyên nghiệp mà không cần có kiến thức kỹ thuật sâu.
5. Postach.io
Postach.io là một nền tảng blog đặc biệt được tích hợp với Evernote. Bạn có thể viết bài viết trong Evernote và đăng trực tiếp lên blog của mình thông qua Postach.io. Điều này làm cho việc viết blog trở nên đơn giản và thuận tiện cho những người đã quen với Evernote.
Postach.io là một nền tảng blog đặc biệt được tích hợp với Evernote
6. SETT.com
SETT là một nền tảng blog được thiết kế để tối ưu hóa cho sự tương tác và giao tiếp giữa các blogger và độc giả. Nó cung cấp các tính năng như hệ thống bình luận thông minh và khả năng chia sẻ nội dung một cách dễ dàng, giúp xây dựng cộng đồng chung quanh blog của bạn.
Mẹo tối ưu hóa nội dung blog cho những người lười đọc
Nội dung của blog thường tương đối dài với mục đích chính là cung cấp thông tin cho người đọc. Chính bởi vậy, với những người lười đọc thì blogger cần thực hiện 1 số mẹo sau để những đối tượng này không cảm thấy chán khi đọc bài viết của bạn:
1. Phác họa nội dung tổng thể cho mỗi tiêu đề
Trước khi bắt đầu viết, hãy phác họa nội dung tổng thể cho mỗi tiêu đề của bài viết. Sử dụng các dấu gạch ngang, danh sách hoặc các điểm chính để làm nổi bật những điều quan trọng mà bạn muốn truyền đạt trong bài viết. Điều này giúp đảm bảo rằng nội dung của bạn sẽ được tổ chức và dễ hiểu.
Phác họa nội dung cho mỗi tiêu đề
2. Giữ cho các đoạn giới thiệu được ngắn gọn và hấp dẫn
Người đọc thường chỉ quan tâm đến những điều chính xác và cụ thể vì vậy hãy giữ cho các đoạn giới thiệu ngắn gọn và hấp dẫn. Sử dụng các câu chuyện, thống kê hoặc đặt câu hỏi để kích thích sự tò mò của độc giả và giữ họ đọc tiếp.
>> Đọc ngay: 5 Cách làm tiếp thị liên kết không cần Website hiệu quả
3. Sử dụng mục lục chi tiết & Nút Cuộn lên đầu trang
Sử dụng mục lục chi tiết ở đầu bài viết để giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về nội dung của bài viết. Điều này giúp họ chọn lựa và điều hướng đến những phần mà họ quan tâm nhất. Ngoài ra, cung cấp một nút cuộn lên đầu trang giúp người đọc dễ dàng quay lại đầu bài viết khi họ muốn xem lại hoặc chuyển đến phần khác.
Sử dụng mục lục chi tiết & Nút Cuộn lên đầu trang
Tổng kết
Trong bài viết này, bạn đã hiểu được blog là gì cũng như học được cách viết blog cá nhân một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Việc viết blog cá nhân không chỉ giúp bạn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, đam mê của mình với cộng đồng, mà còn mang lại cho bạn nhiều cơ hội phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân, kiếm tiền từ blog và tạo ra một cộng đồng độc giả trung thành. Bên cạnh đó bạn đọc muốn biết thêm nhiều thông tin về marketing hãy nhanh tay đăng ký vào theo dõi khoá học marketing trên Unica được các giảng viên hướng dẫn bài bản chi tiết, đảm bảo sau khi kết thúc khoá học bạn sẽ nắm vững kiến thức và có thể áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình.
Chúc bạn thành công!
15/09/2020
4698 Lượt xem
Cơ hội kinh doanh là gì? Lợi ích các loại cơ hội kinh doanh mang lại
Biết nắm bắt và tận dụng cơ hội kinh doanh chính là mấu chốt vấn đề giúp doanh nghiệp kinh doanh thành công, đứng vững trên thị trường, đặc biệt là với những doanh nghiệp trẻ. Cơ hội kinh doanh được xem như là chìa khóa mở ra con đường đầy thành công cho doanh nghiệp. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ tới bạn Cơ hội kinh doanh là gì? Lợi ích các loại cơ hội kinh doanh mang lại. Cùng tìm hiểu ngay.
Cơ hội kinh doanh là gì?
Cơ hội kinh doanh là khái niệm để chỉ thời cơ thuận lợi để một cá nhân, tổ chức có thể bắt đầu công việc kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, cơ hội kinh doanh là việc cá nhân/ tổ chức nắm vững các yếu tố bao gồm: hoàn cảnh, thị trường, điều kiện, mục tiêu,... để bắt đầu phát triển doanh nghiệp.
Cơ hội kinh doanh xuất phát từ ý tưởng kinh doanh với mong muốn khát khao kiếm lợi nhuận. Chính điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp hình thành và phát triển mạnh mẽ. Để tận dụng được cơ hội kinh doanh, người kinh doanh cần phải có sự kiên trì, quyết đoán. Bên cạnh đó cũng phải có năng lực quản lý và kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình để tối đa hóa cơ hội đó.
Nắm bắt cơ hội để có bước tiến mới trong kinh doanh
Cách nhận biết cơ hội kinh doanh tốt gồm có:
Thứ nhất: đã là cơ hội thì nó phải mang tính hấp dẫn, tính hấp dẫn bao gồm các yếu tố về mặt thị trường ví dụ như tỉ lệ lợi nhuận cao hơn mức trung bình của nền kinh tế, qui mô lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp...
Thứ hai: đó là thời điểm thuận lợi, việc lựa chọn kinh doanh sớm hay muộn so với thị trường có tác động lớn tới kết quả kinh doanh.
Thứ ba: là tính ổn định bền vững.
Thứ tư: cơ hội đó phải hướng tới nhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh.
Các loại cơ hội kinh doanh
Cơ hội kinh doanh chính là cách bạn nắm bắt cơ hội để tìm ra lợi nhuận lâu dài khi kinh doanh. Cơ hội kinh doanh bao gồm các loại phổ biến sau:
Kinh doanh trực tuyến
Kinh doanh trực tuyến là loại cơ hội kinh doanh điển hình nhất hiện nay đang được nhiều người lựa chọn. Kinh doanh trực tuyến bao gồm các loại kinh doanh nhỏ hơn bao gồm:
Bán hàng trực tuyến:
Bán hàng trực tuyến chính là mô hình kinh doanh truyền thống được hình thành khi thương mại điện tử và bán lẻ trực tuyến trở nên phổ biến. Bán hàng trực tuyến nghĩa là cá nhân/ doanh nghiệp sử dụng kênh bán hàng online trực tiếp để bán sản phẩm tới tay khách hàng. Đối với loại hình kinh doanh này, cá nhân/ doanh nghiệp vẫn phải sở hữu một nguồn hàng sẵn và có kho lưu để đảm bảo cung cấp hàng hóa nhanh chóng, tránh tình trạng hàng hoá bị hư hỏng. Nhìn chung, bán hàng trực tuyến chính là sự kết hợp giữa bán hàng trực tiếp song song với trực tuyến để tăng khả năng chốt đơn, giúp bạn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
Các lợi cơ hội kinh doanh phổ biến
Marketing liên kết:
Marketing liên kết cũng là mô hình kinh doanh trực tuyến phổ biến. Mô hình này được thực hiện thông qua các trang của đối tác để tiến hành giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng. Người dùng có nhu cầu truy cập vào website từ đường link của đối tác, sau đó thực hiện các hành động như: đăng ký tài khoản, để lại thông tin tư vấn mua hàng thì đối tác sẽ nhận được tiền hoa hồng.
Marketing liên kết chính là một hình thức marketing dựa trên hiệu suất. Đối với loại hình kinh doanh này, cá nhân/ doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản lớn cho chi phí Marketing. Hình thức Marketing liên kết mang tính chất hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Kinh doanh dropshipping:
Dropshipping là một hình thức kinh doanh còn khá mới mẻ nhưng vẫn khá phổ biến, dành được sự quan tâm của đông đảo mọi người khi có ý định kinh doanh. Kinh doanh dropshipping bạn chỉ cần có một cửa hàng trực tuyến, tại cửa hàng này bạn đăng tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ của bên khác lên. Nếu như có người muốn mua sản phẩm, dịch vụ thì bạn chỉ cần liên hệ lại với bên cung cấp, sau đó họ sẽ có trách nhiệm liên hệ và chuyển sản phẩm tới bên khách hàng.
Kinh doanh dropshipping khác hoàn toàn với Marketing liên kết. Đối với loại hình kinh doanh này, khách hàng sẽ chủ động đặt đơn trên website của bạn nên sẽ không phải thông qua bất cứ đường link nào.
Mô hình kinh doanh dropshipping
Kinh doanh ngoại tuyến
Cơ hội kinh doanh không chỉ thể hiện ở kinh doanh trực tuyến mà còn thể hiện ở kinh doanh ngoại tuyến. Kinh doanh ngoại tuyến là kiểu kinh doanh gặp mặt trực tiếp giữa người bán và người mua. Ưu điểm của loại hình kinh doanh này đó là: tăng trải nghiệm thực tế cho khách hàng, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn, thanh toán an toàn, tiết kiệm chi phí vận chuyển,...
Đối với mô hình kinh doanh ngoại tuyến thì sẽ bao gồm các loại nhỏ sau:
Mở cửa hàng bán lẻ:
Mở cửa hàng bán lẻ chính là loại mô hình kinh doanh ngoại tuyến điển hình nhất hiện nay. Đối với mô hình kinh doanh này, bên bán sẽ có một cửa hàng cố định, sau đó khách hàng để đến trực tiếp cửa hàng đó để mua. Đối tượng mà loại hình kinh doanh này hướng đến đó là cá nhân mua hàng với số lượng ít. So với các loại hình đầu tư khác, loại mô hình này giúp người tham gia dễ đầu tư có lãi hơn.
Một số yếu tố quan trọng cần thiết tạo cơ hội kinh doanh thuận lợi cho cá nhân/ doanh nghiệp khi muốn mở cửa hàng bán lẻ đó là: Xác định được thị trường và sản phẩm, tìm được nguồn hàng và nơi cung cấp chất lượng, giá tốt, xác định được đối tượng khách hàng và vị trí xây dựng cửa hàng tiềm năng,...
Chinh phục Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Bạn còn phân vân gì nữa mà không đăng ký ngay:
[course_id:1547,theme:course]
[course_id:3149,theme:course]
[course_id:668,theme:course]
Dịch vụ tư vấn:
Đúng như tên gọi, dịch vụ tư vấn chính là giao dịch mua bán 2 bên trực tiếp gặp nhau, bên bán sẽ gặp bên mua để tư vấn về sản phẩm/ dịch vụ nhằm giúp bên mua có cái nhìn khách quan và cụ thể hơn về sản phẩm/ dịch vụ họ đang quan tâm. Việc gặp gỡ này cũng giúp bên mua cảm thấy an tâm hơn khi quyết định lựa chọn sử dụng.
Mô hình kinh doanh ngoại tuyến tư vấn có ưu điểm là giúp khách hàng được chăm sóc tốt hơn. Đồng thời mô hình kinh doanh này cũng như một hình thức tiếp thị, quảng cáo để mở rộng sản phẩm/ dịch vụ, tăng nhận diện thương hiệu.
Đại lý phân phối sản phẩm:
Ngoài những mô hình kinh doanh trên, kinh doanh ngoại tuyến còn bao gồm các đại lý phân phối sản phẩm. Đây là mô hình kinh doanh bán ra sản phẩm với số lượng lớn, bên bán không chỉ bán sản phẩm trực tiếp cho con người mà còn là đại lý phân phối sản phẩm cho nhiều đơn vị bán lẻ khác. Bên cạnh việc cung cấp sản phẩm hàng hóa, đại lý phân phối cũng sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin bao gồm: kỹ thuật về sản phẩm, thông số sản phẩm, chế độ ưu đãi và dịch vụ bảo hành (nếu có) tới khách hàng.
Đại lý phân phối sản phẩm trong kinh doanh ngoại tuyến
Lợi ích của việc khai thác cơ hội kinh doanh
Cơ hội kinh doanh hội tụ đầy đủ các yếu tố để hình thành và phát triển doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận. Khai thác cơ hội kinh doanh bạn sẽ nhận về được những lợi ích sau.
Tạo thu nhập bổ sung
Khai thác cơ hội kinh doanh sẽ giúp cá nhân/ doanh nghiệp khi kinh doanh tạo được cho mình thu nhập bổ sung. Việc nắm bắt được các yếu tố bên ngoài và bên trong sẽ hạn chế được mọi rủi ro, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động và phát triển đúng hướng hơn so với hiện tại. Đồng thời, khi khai thác cơ hội kinh doanh thành công bạn sẽ tạo ra được doanh thu và lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm.
Độc lập tài chính
Trong kinh doanh sẽ luôn có thời điểm vàng kinh doanh lên như “diều gặp gió”, doanh nghiệp nên khai thác, nắm bắt cơ hội đó để có thể tăng trưởng giúp doanh nghiệp độc lập tài chính. Thời cơ thường chỉ đến trong một thời gian ngắn, nếu doanh nghiệp không nắm bắt được thì sẽ đánh mất cơ hội để phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Để khai thác cơ hội kinh doanh giúp độc lập tài chính, doanh nghiệp nên đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, theo dõi xu hướng, đánh giá sức cạnh tranh và định hướng chiến lược sao cho phù hợp nhất.
Lợi ích của việc khai thác cơ hội kinh doanh
Tự do thời gian
Bên cạnh những lợi ích trên, việc khai thác cơ hội kinh doanh cũng mang lại sự tự do thời gian. Tự do ở đây nghĩa là bất cứ lúc nào thời cơ đến bạn phải chớp lấy để hình thành và phát triển luôn.Cơ hội kinh doanh giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và sáng suốt nhất, không bị bó buộc, cản trở về thời gian làm mất đi cơ hội làm giàu.
Phát triển kỹ năng và kinh nghiệm
Cơ hội kinh doanh giúp phát triển kỹ năng và kinh nghiệm. Điều này thể hiện ở chỗ khi bạn đã xác định được đây là cơ hội thì tất yếu bạn đã có một kinh nghiệm đủ dày và đã hiểu hết về thị trường và các ngành kinh doanh. Cơ hội kinh doanh hỗ trợ gia tăng sự sáng tạo, kích thích bạn tìm ra những ý tưởng mới để phát triển sản phẩm cũng như dịch vụ của mình.
Xây dựng mối quan hệ và mạng lưới
Lợi ích cuối cùng mà khai thác cơ hội kinh doanh mang lại đó là giúp bạn xây dựng mối quan hệ và mạng lưới tốt. Nếu như bạn biết cách khai thác cơ hội thì nó sẽ giúp bạn mở rộng thị trường, tiếp cận thêm được các mối quan hệ mới. Từ đó, tìm kiếm được những đối tác trung thành. Đồng thời mở rộng mạng lưới giúp kinh doanh đạt hiệu quả cao như mong muốn.
Cách xác định cơ hội kinh doanh tốt
Cơ hội kinh doanh là một trong những yếu tố cốt lõi để giúp các cá nhân, doanh nghiệp tạo được sự bứt phá trong thương trường. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Dưới đây Unica sẽ gợi ý quy trình 4 giai đoạn để bạn có thể nhận biết và nắm bắt cơ hội kinh doanh.
Nghiên cứu khách hàng
Một trong những yếu tố tiên quyết là các doanh nghiệp, công ty cần phải thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình đang cần gì, mong muốn và có nhu cầu như thế này. Vì vậy, các công ty cần thu thập các dữ liệu thực tế liên quan đến khách hàng như là nhu cầu, mục tiêu hoặc là mong đợi của khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nắm bắt được các xu hướng của khách hàng trong khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng trong tương lai. Chắc chắn việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn khám phá được các mong muốn, sở thích của khách hàng.
Giả thuyết sản phẩm
Sau khi đã xác định được mong muốn của khách hàng là đến lúc xác định các tính năng của sản phẩm. Công ty cần phải phát minh, sáng tạo những tính năng sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề của khách hàng một cách thỏa mãn nhất.
Để thực hiện được điều này, công ty cần xây dựng quá trình phát triển sản phẩm dựa vào những thông tin đã thu được từ quá trình nghiên cứu khách hàng.
Trước khi tung ra sản phẩm mới cần phải nghiên cứu và bắt đầu từ nhu cầu khách hàng
Giả thuyết thị trường
Trước khi tung một sản phẩm ra ngoài thị trường, các công ty cần phải xác định và kiểm tra tất cả các kịch bản có thể xảy ra khi tung ra sản phẩm này.
Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ước tính được mức độ đón nhận của khách hàng, phát hiện nhanh những rủi ro trong thương trường ngày nay. Bằng việc nghiên cứu thực tế từ đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh/điểm yếu, các thách thức,... để xác định các yếu tố thị trường.
Phát triển sản phẩm
Các giai đoạn trên khi đã đem lại kết quả tích cực thì đây chính là dấu hiệu của việc bắt đầu một cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp nếu muốn nắm lấy cơ hội này thì cần tiếp tục phát triển các giá trị cốt lõi của sản phẩm để đi tới việc sản xuất đại trà.
Doanh nghiệp cần phải thiết kế và thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ liên tục dưới nhiều phương pháp cách thức khác nhau để đảm bảo tính khả thi của nó. Trong quá trình thử nghiệm, doanh nghiệp cần phải phát hiện ra những lỗi, điểm chưa tốt của sản phẩm để tiến hành sửa đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Những thách thức khi bắt đầu khởi nghiệp
Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, hầu như ai cũng sẽ gặp khó khăn, khó khăn này chính là nguyên nhân khiến nhiều người kinh doanh thất bại. Dưới đây là điển hình như một số thách thức khi bắt đầu khởi nghiệp:
Thiếu vốn đầu tư
Dù là lựa chọn mô hình kinh doanh nào đi chăng nữa thì vốn cũng luôn là vấn đề đau đầu. Nhiều người nghĩ rằng kinh doanh chỉ cần có niềm tin và đam mê là có thể thành công, tuy nhiên thực tế không phải là như vậy. Kinh doanh trước tiên là phải có tiền, bởi có rất nhiều thứ phải lo cho một người khi bắt đầu khởi nghiệp. Nếu như không có đủ vốn, chắc chắn doanh nghiệp bạn sẽ không thể tồn tại và duy trì được lâu dài trong thị trường khốc liệt như hiện nay.
Thiếu kinh nghiệm và kiến thức
Thiếu kiến thức và kinh nghiệm là một trong những vấn đề mà hầu hết ai kinh doanh cũng gặp phải, nhất là ở những người trẻ. Nguồn kiến thức là vô tận, hơn nữa những kiến thức mới lại luôn được khám phá mỗi ngày. Đợi đến khi có đủ kinh nghiệm và kiến thức thì cơ hội kinh doanh sẽ qua đi mà khởi nghiệp khi không có đủ kiến thức và kinh nghiệm thì rủi ro lại rất cao.
Mẹo nhỏ cho bạn khi bắt đầu khởi nghiệp đó là trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực mình sẽ và sắp kinh doanh. Dành thời gian đi làm 3 - 5 năm tại những công ty, tập đoàn lớn để tích lũy kinh nghiệm, nắm bắt nhu cầu thị trường.
Những thách thức khi bắt đầu khởi nghiệp
Cạnh tranh khốc liệt
Kinh doanh dù là lĩnh vực nào đi chăng nữa thì cạnh tranh trên thị trường cũng sẽ vô cùng khốc liệt. Chính bởi sự cạnh tranh khốc liệt này mà rất nhiều người khi khởi nghiệp đã thất bại. Nếu bạn đã quyết định và bắt tay vào khởi nghiệp, bạn phải dũng cảm và dám đương đầu với thị trường. Cần phải chuẩn bị kinh nghiệm, kiến thức, vốn cũng như tinh thần để sẵn sàng đối đầu với mọi tình huống sẽ xảy ra.
Khó khăn trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp
Việc quản lý và phát triển doanh nghiệp mới không hề đơn giản. Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp đã không biết cách quản lý và tổ chức, dẫn đến việc không tồn tại được lâu. Để tối ưu hoá kinh doanh, doanh nghiệp nên phân chia đầu việc và có cấu trúc bộ phận rõ ràng. Bên cạnh đó cũng phải xây dựng hướng đi, truyền bá giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển doanh nghiệp cho tất cả thành viên nắm rõ, mục đích để tất cả đều xác định được mục tiêu chung
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở đâu?
Việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nằm ở những những điều nhỏ nhặt nhất nhưng lại có tính khả thi cao. Mặc dù không có gì là dễ dàng, nhưng lựa chọn các cơ hội kinh doanh cần phải đòi hỏi các doanh nghiệp có sự kiên nhẫn, nhanh nhạy và nắm bắt.
Chẳng hạn như ngày xưa, khi hình thức kinh doanh online vẫn còn chỉ còn nhỏ lại và khó cạnh tranh ngược lại với các cửa hàng truyền thống. Thế nhưng, chỉ với việc xuất hiện dịch bệnh Covid-19 lại tạo ra một đà phát triển cho thương mại điện tử một bước nhảy vọt mới. Nhiều doanh nghiệp đã tăng doanh thu thông qua việc giao hàng online, các doanh nghiệp thi nhau mở các gian hàng trên sàn thương mại điện tử.
Trên thực tế, ngày nay nhiều khách hàng đã thay đổi thói quen tiêu dùng. Họ trở nên thích mua sắm online, đặt hàng trực tuyến nhiều hơn so với việc đến tận các cửa hàng để mua sắm.
Câu 2: Những lĩnh vực kinh doanh nổi bật hiện nay là gì?
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc nhiều lĩnh vực kinh doanh hơn cho các doanh nghiệp lựa chọn. Nếu bạn muốn thử sức tạo ra đa dạng các nguồn thu nhập và muốn nắm bắt cơ hội kinh doanh, bạn có thể tìm hiểu về các lĩnh vực kinh doanh nổi bật sau đây:
Đầu tư cổ phiếu: Đây chính là sự lựa chọn khôn ngoan cho các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuộn và an toàn. Bạn có thể đầu tư cổ phiếu lô lẻ với giá thấp, trải nghiệm làm cổ đông với số vốn nhỏ hoặc mở các tài khoản chứng khoán ở các ứng dụng tài chính.
Đầu tư bất động sản: Kinh doanh bất động sản là hình thức không bị lỗi thời theo giời gian và có giá trị cao. Tuy nhiên nếu đầu tư bất động sản, bạn cần chú ý nắm bắt cơ hội và cập nhật thị trường liên tục để tránh rủi ro.
Tái chế rác thải điện tử: Đây là một lĩnh vực kinh doanh được nhiều nhà kinh tế nắm tới bởi các sản phẩm điện tử luôn đổi mới và có thời gian sử dụng nhất định. Chính vì vậy, việc rử lý rác thải công nghệ được ưu tiên và có nhiều chính sách từ chính phủ.
Tự động hóa: Cùng với sự phát triển của nền tảng Blockchain và AI thì tự động hóa trở thành một mô hình có tính ứng dụng cao và cần thiết trong tất cả các lĩnh vực từ công, nông, nghiệp. Vì vậy đây cũng là một cơ hội tốt để bạn có thể đầu tư và gia nhập ngành.
Tổng kết
Như vậy, Unica đã chia sẻ về Cơ hội kinh doanh là gì? Lợi ích các loại cơ hội kinh doanh mang lại. Hy vọng, việc nắm bắt đúng thời cơ sẽ mang lại những bước phát triển mới, bền vững cho doanh nghiệp của bạn. Khi bạn đã tìm kiếm được cơ hội kinh doanh riêng cho mình hãy bắt tay vào kinh doanh. Nếu bạn thành lập doanh nghiệp lớn thì bạn cũng cần biết cách quản lý doanh nghiệp của mình bao gồm nhân sự, ngân sách, chiến lược kinh doanh,...
Ngoài ra, Hãy tham khao thêm một số khóa học quản lý doanh nghiệp được các chuyên gia Unica biên soạn và giảng dạy chi tiết. Các khóa học này chắc chắn sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cách quản trị doanh nghiệp hiệu quả.
15/09/2020
6809 Lượt xem
B2B là gì? Phân biệt giữa B2B và B2C chi tiết
B2B là thuật ngữ phổ biến được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Mặc dù xuất hiện nhiều nhưng không phải ai cũng biết B2B là gì? Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về khái niệm này. Hôm nay trong chủ đề học kinh doanh, Unica sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin xoay quanh thuật ngữ B2B, cùng khám phá để có thêm cho mình những thông tin hữu ích nhé.
Mô hình B2B là gì?
B2B chính là từ viết tắt của cụm từ “Business To Business” mang nghĩa tiếng việt để chỉ một hình thức kinh doanh, cụ thể hơn là hình thức kinh doanh giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển. Hiểu một cách đơn giản nhất B2B chính là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp này sẽ cung cấp những thứ mà doanh nghiệp khác đang cần.
Mô hình B2B sẽ bao gồm các sản phẩm như: sản phẩm được bán theo số lượng lớn, sản phẩm có giá trị cao, sản phẩm phức tạp về đặc tính kỹ thuật. Hiện nay, B2B đang rất phát triển, nhất là ở những doanh nghiệp đang đẩy mạnh kinh doanh qua website. Hiện nay, mô hình B2B đang được đánh giá rất cao, nó là một hình thức kinh doanh hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Mô hình B2B là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
Đặc điểm, tính chất của mô hình kinh doanh B2B đó là mỗi doanh nghiệp đều đã có sản phẩm/ dịch vụ hay một quy trình bán hàng riêng. Sau đó, doanh nghiệp này sẽ cung cấp những thứ mà doanh nghiệp khác cần. Mục đích để tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho quá trình sản xuất mà vẫn gia tăng hiệu quả, tăng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Để hoạt động tốt được mô hình B2B cần tập trung vào yếu tố logic. Bởi khách với khách hàng là người tiêu dùng, khách hàng doanh nghiệp sẽ chú trọng vào tính logic hơn là cảm xúc. Mô hình B2B thành công cần khai thác được đặc điểm, chức năng của sản phẩm. Bên cạnh đó cũng phải biết rõ nhu cầu cũng như mong muốn của bộ phận khách hàng muốn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
Tầm quan trọng của B2B trong kinh doanh
Mô hình B2B đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Sự ra đời của mô hình này đã tạo nên mối quan hệ cộng tác cùng phát triển trong cộng đồng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để gặp gỡ những nhà cung cấp tốt với chi phí phải chăng. Nhà cung cấp cũng gặp được doanh nghiệp trung thành, tạo dựng mối quan hệ cộng tác lâu dài với nhau. Mô hình B2B cắt giảm nhiều khâu trung gian nên hàng hoá/ dịch vụ đến tay đại lý bán lẻ nhanh hơn.
Tầm quan trọng của B2B trong kinh doanh
Hoạt động mua bán B2B trong kinh doanh hầu hết đều là những giao dịch to nên sản phẩm/ dịch vụ có thể lưu thông với số lượng lớn. Điều này giúp nhà cung cấp tránh được tình trạng tồn hàng và nhanh thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Mô hình B2B còn giúp các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc điều chỉnh nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng. Ngoài ra, mô hình B2B cũng là hình thức kinh doanh có hợp đồng nên đảm bảo quyền lợi giữa đôi bên
>> Xem thêm: Customer Service là gì? Vai trò & cách tạo chiến lược dịch vụ khách hàng
Lợi ích của B2B trong doanh nghiệp
Thông qua tầm quan trọng của B2B trong kinh doanh chắc hẳn phần nào bạn cũng hình dung ra được lợi ích của mô hình này. Dưới đây là chia sẻ một số lợi ích điển hình của mô hình B2B. Hơn nữa, mô hình này còn phá vỡ những khó khăn về không gian, thời gian giữa người mua và người bán. Hoạt động sản xuất có tính linh hoạt hơn. Doanh nghiệp còn có thể phân tích nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng một cách chính xác để có những chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn nhất.
Tiết kiệm chi phí và thời gian
Không giống như những mô hình kinh doanh khác, mô hình B2B xây dựng một quy trình mua hàng riêng biệt nên giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian. Mô hình B2B phá vỡ khó khăn về khoảng cách, không gian, thời gian giữa người mua và người bán, hơn nữa hoạt động sản xuất còn mang tính linh hoạt nên tối ưu hơn những mô hình kinh doanh khác rất nhiều.
Tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp
So với những hình thức kinh doanh trên thị trường thì B2B hỗ trợ tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp hơn rất nhiều. Trong mạng lưới kinh doanh này, mỗi doanh nghiệp sẽ như một mắt xíc nhỏ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các doanh nghiệp nếu như hợp tác được với nhau thì sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội hợp tác với những doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong lĩnh vực. Doanh nghiệp nếu như tạo được đội uy tín, tin cậy thì sẽ càng mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Lợi ích của B2B trong doanh nghiệp
Phát triển thị trường và mở rộng khách hàng
Việc tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cũng chính là tiền đề giúp sản phẩm/ dịch vụ phát triển rộng trên thị trường hơn. Từ đó, mở rộng được tệp khách hàng, xây dựng được khách hàng là những doanh nghiệp tiềm năng. Doanh nghiệp nếu như cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tốt thì sẽ cung ứng được một số lượng sản phẩm lớn và khách hàng nhận sản phẩm sẽ bền vững giúp doanh nghiệp càng ngày càng phát triển hơn.
Tạo ra giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp
Mô hình B2B đánh vào tính logo, chất lượng và những giá trị mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại chứ không đánh vào cảm xúc của khách hàng. Vì vậy, mô hình B2B sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được những giá trị nhất định. Bên cạnh đó, B2B cũng giúp tạo giá trị cho khách hàng bởi việc phân phối sản phẩm chất lượng ra thị trường sẽ tạo ra được độ uy tín, xây dựng được lòng tin cho người dùng.
Các mô hình kinh doanh B2B phổ biến
Bên cạnh thông tin giải đáp B2B là gì cũng như giải thích tầm quan trọng của B2B. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn biết mô hình kinh doanh B2B.
Mô hình trực tuyến (e-commerce)
Mô hình trực tuyến là mô hình quen thuộc nhất hiện nay không chỉ với doanh nghiệp mà còn với cả những người tiêu dùng nhỏ lẻ. B2B tập trung cung cấp sản phẩm/ dịch vụ hướng đến đối tượng là doanh nghiệp nên cần một khối lượng sản phẩm/ dịch vụ khá lớn. Mô hình trực tuyến sẽ là không gian để các nhà cung cấp và các doanh nghiệp vận hành kinh doanh.
Tại mô hình này, nhà cung cấp có nhu cầu bán sẽ đăng hình ảnh sản phẩm/ dịch vụ lên website hoặc sàn thương mại điện tử. Sau đó người mua sẽ xem, đánh giá rồi chọn lọc quyết định mua hàng. Mô hình trực tuyến có tình cạnh tranh khá cao, đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp cần đầu tư về hình ảnh để tạo sự thu hút.
Mô hình kinh doanh B2B phổ biến
Mô hình chuyển giao công nghệ (technology transfer)
Chuyển giao công nghệ được hiểu theo cách đơn giản là cách thức để công nghệ được ứng dụng vào trong thực tiễn, đem lại lợi ích cho chủ sở hữu, thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới. Trong mô hình B2B chuyển giao công nghệ thực chất chính là quá trình chuyển công nghệ từ bên có công nghệ sang bên không có công nghệ. Đây giống như mối quan hệ mua bán công nghệ có hợp đồng. Công nghệ ở đây sẽ bao gồm: Phương pháp, truy trình, bí quyết, kỹ năng, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Mô hình đặt hàng qua điện thoại (telephone ordering)
Mô hình đặt hàng qua điện thoại nghĩa là doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản phẩm/ dịch vụ sẽ liên hệ tới doanh nghiệp cung cấp bằng số điện thoại sau khi đã tham khảo sản phẩm/ dịch vụ ở trên web. Khi bên mua liên lạc, bên bán sẽ cung cấp một số thông tin về sản phẩm/ dịch vụ theo yêu cầu rồi bên mua sẽ tiến hành đặt hàng.
Ngoài ra, mô hình đặt hàng qua điện thoại cũng được áp dụng khi doanh nghiệp mua đã từng hợp tác với doanh nghiệp bán. Bởi vậy nên họ yên tâm đặt hàng qua điện thoại. Thông thường, mô hình đặt hàng qua điện thoại thường áp dụng với những sản phẩm có giá trị nhỏ và có khả năng tiêu thụ nhanh, ít rủi ro.
Mô hình bán hàng qua đại lý (selling through agents)
Mô hình bán hàng qua đại lý nghĩa là doanh nghiệp cung cấp chỉ thực hiện chức năng sản xuất ra sản phẩm/ dịch vụ. Nếu sản phẩm/ dịch vụ đó muốn phân phối rộng rãi trên thị trường họ sẽ liên hệ với các đại lý, uỷ quyền để họ, bán sản phẩm cho mình. Mô hình kinh doanh đại lý được hiểu là mô hình kinh doanh thương mại giữa 2 bên với nhau theo sự uỷ thác của bên cung cấp, bên đại lý sẽ được nhận chính sách chiết khấu cho đại lý.
Hiện nay, mô hình bán hàng qua đại lý khá phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng.
Mô hình B2B bán hàng qua đại lý
Mô hình bán hàng trực tiếp (direct selling)
Mô hình bán hàng trực tiếp nghĩa là không thông qua bất cứ một đơn vị trung gian nào, doanh nghiệp tự bán hàng trực tiếp tại một địa điểm cụ thể. Mô hình bán hàng này sẽ giúp tạo dựng mối quan hệ thân thiện với doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác. Đồng thời cũng giúp gây dựng mối quan hệ với khách hàng có nhu cầu.
Sự khác biệt giữa B2B và B2C
Nếu B2B (Business To Business) là hình thức kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp thì B2C (Business To Customer) lại là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Cụ thể sự khác biệt giữa B2B và B2C như sau:
Đối tượng khách hàng
Khác biệt đầu tiên giữa B2B và B2C đó chính là đối tượng khách hàng. Khách hàng trong mô hình B2B là doanh nghiệp, công ty còn đối tượng trong mô hình B2C là khách hàng cá nhân. Ngoài ra, chứ C trong B2C còn là người tiêu dùng cuối cùng, nghĩa là nó bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để sử dụng.
Phương thức bán hàng
Phương thức bán hàng giữa B2B và B2C là hoàn toàn khác nhau. Bán hàng cho các doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều yếu tố như: sự đàm phán về giá cả, hình thức giao hàng, xác định quy cách và tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng thì không cần thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy, phương thức bán hàng B2C sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn.
So sánh B2B và B2C
Quy trình mua bán
Quy trình mua hàng mô hình B2B sẽ nhiều bước lâu và phức tạp hơn. Bởi doanh nghiệp mua cần phải đánh giá, kiểm tra kỹ về sản phẩm/ dịch vụ nói riêng cũng như doanh nghiệp của người bán nói chung. Quyết định mua bán của các doanh nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệ dẫn dắt và dựa trên những giá trị kinh tế mà sản phẩm/ dịch vụ đó có thể mang lại.
Quy trình mua bán mô hình B2C đơn giản và ngắn hơn. Bởi người mua hàng chỉ cần quan tâm đến chất lượng, hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Quyết định mua hàng của người tiêu dùng do sản phẩm dẫn dắt, nó thuộc về cảm xúc về nhu cầu, hoàn cảnh hoặc giá cả.
Yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ
Doanh nghiệp sẽ yêu cầu về sản phẩm/ dịch vụ cao hơn, vừa phải tốt, giá phải chăng, vừa phải phù hợp với thị trường và cũng vừa phải đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng. Người tiêu dùng chỉ yêu cầu sản phẩm/ dịch vụ ở mức độ cơ bản và đơn giản hơn, sản phẩm/ dịch vụ chỉ cần chất lượng kèm mức giá tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng là được.
Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay:
[course_id:1547,theme:course]
[course_id:1564,theme:course]
[course_id:3162,theme:course]
Những lưu ý khi tham gia thị trường B2B
Mặc dù mang lại những lợi ích tuyệt vời nhưng khi tham gia thị trường B2B doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Hiểu rõ về thị trường và đối tượng khách hàng
Thị trường và đối tượng khách hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạt động mô hình B2B. Vì vậy, khi tham gia B2B doanh nghiệp cung cấp cần phải nghiên cứu kỹ càng về thị trường, xác định xem thị trường đang mạnh cái gì. Đồng thời, xác định được rõ chân dung khách hàng. Như vậy, quá trình hoạt động và vận hành mới ổn định, tránh được rủi ro.
Những lưu ý khi tham gia thị trường B2B
Chọn đúng mô hình kinh doanh phù hợp
Việc tìm hiểu, phân tích thị trường và đối thủ khách hàng thôi là chưa đủ, để hiệu quả doanh nghiệp cũng cần phải chọn đúng mô hình kinh doanh phù hợp. Mô hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được hết sức mạnh. Từ đó, mang lại được những giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp và khách hàng.
Xây dựng mối quan hệ và tạo lòng tin với đối tác
Doanh nghiệp áp dụng B2B thành công nhất định phải chú ý tới vấn đề văn hóa để xây dựng mối quan hệ và lòng tin cho đối tác. Điều này giúp tạo nên mối quan hệ bền vững, gắn kết lâu dài để cùng phát triển.
Thách thức và cơ hội trong B2B
Mô hình kinh doanh B2B sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời, đó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức cho doanh nghiệp. Vậy thách thức và cơ hội trong B2B cụ thể là gì?
Thách thức của thị trường B2B
Hình thức kinh doanh B2B gặp phải thách thức ở việc doanh nghiệp cung cấp phải có đủ điều kiện cung ứng các đơn hàng lớn. Bên cạnh đó cũng phải chú trọng đầu tư, chi nhiều tiền để làm sao quảng cáo, tiếp cận được đến những doanh nghiệp tiềm năng. B2B tuy có thể bán hàng nhiều sản phẩm/ dịch vụ cùng lúc trên nhiều kênh nhưng việc tập trung vào doanh nghiệp đã khiến họ bỏ lỡ đi những khách hàng cá nhân có tiềm năng.
Ngoài ra, B2B còn gặp khó khăn trong quyết định mua hàng. Bởi các doanh nghiệp trước khi quyết định mua cần phải xem xét, phân tích và cân nhắc rất kỹ. Điều này khiến hoạt động kinh doanh tốn thời gian hơn rất nhiều.
Cơ hội và tiềm năng phát triển của thị trường B2B
Doanh nghiệp B2B có thể thu về lợi nhuận cao và bền vững khi hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu mua đều mua với số lượng lớn. Khi số lượng đặt đơn lớn thì doanh số bán hàng chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, mô hình B2B cũng giúp doanh nghiệp mở rộng được kênh bán hàng. Thay vì việc sản phẩm/ dịch vụ của bạn ở một địa điểm duy nhất thì bây giờ đã mở rộng, thậm chí còn có cơ hội tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới mà chi phí ban đầu không hề quá cao.
Ngoài ra, mô hình B2B còn thể hiện được sự cá nhân hoá, tăng nhận diện thương hiệu. Thêm nữa, B2B còn tạo nên mối quan hệ hợp tác bền vững giúp doanh nghiệp bạn ngày một phát triển trên thị trường.
Cơ hội và tiềm năng phát triển của thị trường B2B
Một số ví dụ về doanh nghiệp B2B
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình doanh nghiệp B2B là gì? Bạn có thể xem xét một số ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
- Doanh nghiệp General Electric chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và cung cấp phụ tùng cho các doanh nghiệp khác.
- Doanh nghiệp Xerox chuyên cung cấp các dịch vụ in ấn cho các doanh nghiệp khác.
- Tập Đoàn Tâm Việt chuyên về cung cấp dịch vụ tư vấn văn hóa doanh nghiệp và đào tạo kỹ năng cho nhân viên các doanh nghiệp khác.
Tổng kết
Trên đây Unica đã cung cấp tới bạn một số thông tin xoay quanh vấn đề mô hình B2B là gì? Các loại mô hình B2B phổ biến thường gặp. Để mô hình này có thể phát triển một cách mạnh mẽ hơn nữa và có những bước đột phá trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược bài bản để có thể hội nhập và xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, thành công hơn nữa trong tương lai.
Để nâng cao kiến thức cũng như các kỹ năng mềm trong công việc giúp việc quản lý doanh nghiệp được dễ dàng hơn, Unica cho ra mắt các khoá học quản trị doanh nghiệp được hướng dẫn giảng dạy từ các chuyên gia có tên tuổi giúp bạn định hình, phân tích, tổng quan và đưa ra những giải pháp giúp việc quản trị doanh nghiệp tốt hơn.
15/09/2020
8548 Lượt xem
5 Cách tiếp cận khách hàng tiềm năng - Cơ hội vàng dành cho doanh nghiệp
Như bạn cũng đã biết, một doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài thì việc sở hữu một tệp khách hàng tiềm năng chính là điều vô cùng quan trọng. Hiểu được tầm quan trọng đó, thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đưa ra được những chiến lược để có thể tìm kiếm được khách hàng. Hiểu được khó khăn đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ 7 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng dành cho doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của việc tiếp cận khách hàng tiềm năng đối với hoạt động kinh doanh
Trước khi đi sâu vào 7 cách tiếp cận khách hàng, chúng ta cùng nhau lý giải về tầm quan trọng của việc tiếp cận khách hàng tiềm năng đối với sự sống còn của doanh nghiệp.
- Khách hàng tiềm năng hiểu một cách đơn giản là những người có đủ khả năng về tài chính để có thể mua, sở hữu những sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Chính vì thế, một doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển lâu dài thì việc tiếp cận khách hàng tiềm năng là điều vô cùng cần thiết. Bằng một trong những cách nào đó, khách hàng tiềm năng có thể là những người mới hoặc những khách hàng trung thành đã mua, sử dụng và cảm thấy hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Tiếp cận khách hàng tiềm năng có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
- Việc tiếp cận khách hàng tiềm năng còn giúp bạn tăng doanh số, nhờ đó xây dựng được thương hiệu lớn mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Có một thực tế chỉ ra rằng, đối với những khách hàng mới, khi họ còn hoài nghi về những tính năng cũng như giá thành của các sản phẩm mà doanh nghiệp bạn mang lại thì việc tiếp cận sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Còn với những khách hàng đã tin tưởng mua những sản phẩm của doanh nghiệp bạn, làm sao để họ trung thành và giới thiệu rộng rãi đến những đối tượng khác thì đó cũng là một câu hỏi mà các nhà doanh nghiệp đang đau đầu để giải quyết. Chính vì thế, việc được ra một chiến lược cụ thể, chi tiết, sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.
- Ngoài ra việc tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng mới và giữ chân khách hàng cũ sẽ giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong các hoạt động kinh doanh, nhờ đó có thể tự tin đứng vững trước những biến động của thị trường.
>> Xem ngay:
- 3 kungfu đỉnh cao trong cách thu hút khách hàng
- Các hình thức tiếp cận khách hàng trên facebook thành công
Các cách tiếp cận khách hàng tiềm năng
Tổ chức sự kiện, hội nghị hoặc triển lãm
Như các bạn đã biết, việc doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các sự kiện là một cách không chỉ nhằm quảng bá thương hiệu, gây dựng niềm tin và tri ân đối với khách hàng cũ mà đây còn là phương thức để phân khúc thị trường khách hàng, nhờ đó mà việc tiếp cận cũng trở nên đơn giản hơn.
Thông qua các các hội nghị, hội chợ, triển lãm, doanh nghiệp sẽ thu được một lượng lớn data khách hàng. Sau quá trình sàng lọc, chăm sóc, nhân viên sale sẽ tìm kiếm được những khách hàng then chốt mà doanh nghiệp đang muốn hướng tới.
Tổ chức sự kiện là cách để tiếp cận khách hàng
“ Thả con săn sắt- bắt con cá rô”
Là một doanh nghiệp trẻ, việc chú trọng đến lợi nhuận, doanh số là một điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để làm được điều đó thì việc gây dựng thiện cảm, sự tin tưởng đối với khách hàng chính là một cánh cửa mở ra những cơ hội mới thành công hơn. Thay vì mất quá nhiều tiền cho quảng cáo , truyền thông thì việc cung cấp những thông tin hữu ích, sự tư vấn miễn phí và hết lòng giúp đỡ sẽ là cách tiếp cận khách hàng mới đầy tiềm năng mặc dù trước đó họ chưa biết gì về sản phẩm của bạn.
Thường xuyên tổ chức Mini Game, Give away, chương trình Sale-off
Đây chính là một cách mà doanh nghiệp hay sử dụng để đánh vào tâm lý người mua hàng đang quan tâm đến sản phẩm của bạn nhưng vì lý do nào đó mà họ còn đang ngập ngừng, do dự. Còn gì tuyệt vời hơn khi mặt hàng họ đang “săn đón” lại có chương trình ưu đãi, giảm giá và còn có cơ hội được nhận những món quà hấp dẫn. Và bạn hãy tin chắc một điều rằng, nếu sản phẩm cả bạn đủ độ uy tín, chất lượng thì việc tiếp cận những khách hàng mới này sẽ trở nên vô cùng đơn giản.
Ngoài ra, thông qua cách này, doanh nghiệp còn còn thu về lượng like, lượng tương tác “khủng” dành cho fanpage và website của mình. Nhờ đó mà doanh số bán hàng cũng tăng lên nhanh chóng.
Tổ chức Minigame là hình thức giúp doanh nghiệp sở hữu lượng data khách hàng tiềm năng
Tận dụng triệt để những trang mạng xã hội
Hiện nay, nếu như các trang mạng xã hội: Google, Facebook, Zalo đã trở nên quá quen thuộc thì việc tiếp cận những trang mạng xã hội khác dành cho giới trẻ như: Tiktok, Instagram, Blog, Youtube sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận được nhiều đối tượng khách tiềm năng khác nhau phù thuộc vào độ tuổi, nghề nghiệp và giới tính.
Tăng cường các hoạt động tương tác, chia sẻ những nội dung hấp dẫn, chất lượng… sẽ là cơ hội giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng thông qua hình thức Online.
>> Đọc thêm các bài viết mới:
- 5 mẹo đơn giản giúp tăng tương tác hiệu quả khi kinh doanh online trên Facebook
- 3 Cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp đỉnh cao dành cho người mới
Sử dụng Email Marketing
Ngày nay khi thời đại công nghệ số hóa phát triển, hình thức làm việc Online cũng trở nên phổ biến và đơn giản hơn rất nhiều. “Check mail” được xem là một thao tác không thể thiếu khi bắt đầu một ngày làm việc mới. Tận dụng lợi thế đó, việc gửi tới khách hàng những Email có giá trị như: chương trình sale off, mua 1 tặng 1…. sẽ là cách giúp thu hút những khách hàng mới đầy tiềm năng.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ về 5 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đứng trước những cơ hội và thách thức mới, hy vọng doanh nghiệp của bạn sẽ lựa chọn và xây dựng được những chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp để có thể tồn tại vững mạnh và thành công hơn nữa trên thị trường.
15/09/2020
1061 Lượt xem
5W1H là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của 5W1H trong kinh doanh
Ngày nay trong kinh doanh đã xuất hiện rất nhiều các mô hình ứng dụng, nổi bật và quen thuộc nhất trong số đó chính là 5W1H. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu phương pháp 5W1H là gì và làm sao để có thể ứng dụng tốt nhất mô hình trên vào công việc hiệu quả nhất. Hãy cùng Unica đi tìm hiểu khái niệm phương pháp 5W1H, ưu điểm và giải nghĩa chi tiết các thành phần của 5W1H bài viết này nhé!
Khái niệm 5W1H là gì?
Mô hình 5W1H là cụm từ viết tắt của 5 từ tiếng Anh What - When - Where - Why - Who - How. Đây là một cụm từ kỹ thuật rất nổi tiếng không chỉ bởi sự đơn giản, dễ hiểu mà hơn cả là tính ứng dụng rất cao của chúng vào trong rất nhiều công việc, nhất là trong kinh doanh. Chúng giúp giám đốc kinh doanh (CCO), nhà quản lý doanh nghiệp nắm rõ các hành vi của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình, xác định chính xác vấn đề họ đang gặp phải, và có được những quyết đoán đúng đắn.
Khái niệm 5W1H
Tại sao 5W1H quan trọng?
5W1H quan trọng là vì mô hình này giúp bạn xác định được mục tiêu, phạm vi, tối ưu quá trình đưa ra quyết định và cải thiện khả năng ghi nhớ. Từng mục sẽ được Unica bật mí ngay dưới đây:
1. Giúp xác định mục đích và phạm vi
Mô hình 5W1H gồm bộ 5 câu hỏi What - When - Where - Why - Who - How. Mỗi câu hỏi này sẽ giúp bạn giải đáp từng thắc mắc của một vấn đề cụ thể. Từ đó, bạn sẽ xác định được mục tiêu và phạm vi của vấn đề. Khi phạm vi và mục đích đã được làm rõ, bạn sẽ dễ dàng hơn trong làm việc thực hiện từng đầu mục công việc để đạt được kết quả cuối cùng.
2. Tối ưu hóa quá trình đưa ra quyết định
Quá trình đưa ra quyết định là một giai đoạn kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí là nhiều tháng. Khi thiết lập được mô hình 5W1H, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề mình đang xử lý. Nhờ đó, việc đưa ra quyết định cũng sẽ được tối giản hóa và đơn giản hơn. Thời gian đưa ra quyết định cuối cùng cũng sẽ được rút ngắn giúp bạn có nhiều thời gian để xử lý những công việc khác.
3. Cải thiện khả năng ghi nhớ
Theo nghiên cứu khoa học, bộ não của người ghi nhớ hình ảnh tốt hơn các con số và chữ cái. Khi sử dụng mô hình 5W1H, bạn có thể dùng các hình khối để tạo lập bộ 5 câu hỏi What - When - Where - Why - Who - How. Phần trên cùng của mỗi hình khối sẽ là các chữ cái tương ứng với bộ 5W1H, còn phần bên dưới sẽ là nơi trả lời các câu hỏi tương ứng. Để tăng thêm phần sinh động, bạn nên dùng các màu sắc cho từng khối hình, màu sắc càng tươi sáng sẽ càng thu hút và giúp việc ghi nhớ của bạn tốt hơn.
5W1H giúp cải thiện khả năng ghi nhớ
Ưu điểm của phương pháp 5W1H
- Tính đơn giản: 5W1H chính là 5 chữ cái đầu của What - When - Where - Why - Who - How. Chúng vô cùng đơn giản, dễ nhớ và dễ thực hiện, không cần thiết phải qua một lớp đào tạo nào.
- Tính đa năng: không chỉ ứng dụng trong kinh doanh, mô hình 5W1H cũng được dùng để thiết kế một quy trình làm việc học quản trị nhân sự nào đó hoặc giải quyết một vấn đề gì đó trong các lĩnh vực khác như SEO, Content, target khách hàng, xác định vấn đề cần giải quyết,...
- Tính hệ thống và bao quát: Trả lời được 5W1H bạn đã có thể có được một cái nhìn tổng quan và cụ thể nhất về vấn đề hoặc đốt tượng bạn đang quan tâm, từ đó giúp bạn có được những phương án giải quyết triệt để nhất, hiệu quả nhất, giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn, đem về mức doanh số ấn tượng.
Quản trị nhân sự là một trong những kỹ năng quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân được nhân tài. Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự, mời bạn tham khảo các khóa học online sau đây:
[course_id:3088,theme:course]
[course_id:2752,theme:course]
[course_id:256,theme:course]
Ý nghĩa của phương pháp 5W1H trong kinh doanh
Trên thực tế phương pháp 5W1H không chỉ được ứng dụng riêng trong kinh doanh, tuy nhiên những ý nghĩa mà 5W1H mang lại cho kinh doanh vẫn là rõ ràng và cụ thể nhất:
Ý nghĩa của phương pháp 5W1H trong kinh doanh
- Trả lời được câu hỏi 5W1H là gì sẽ giúp bạn và doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể nhất, chi tiết nhất liên quan đến những khía cạnh mà không phải ai cũng có thể lưu tâm đến.
- Nhờ 5W1H mà bạn có được cái nhìn bao quát và khách quan để bạn có những dữ liệu phân tích chi tiết liên quan đến sản phẩm, khách hàng của bạn và có những điều chỉnh cần thiết hướng tới mục tiêu kinh doanh hiệu quả.
- Phương pháp tư duy 5W1H sẽ giúp bạn nhìn nhận cũng như phán đoạn được toàn bộ các vấn đề từ cảm tính về những hậu quả và giúp khắc phục được nhanh chóng. Từ đó mang lại hiệu quả tốt hơn trong hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Ứng dụng 5W1H vào trong kinh doanh
1. W - What (Cái gì)
Trong 5W là gì bạn cần phải trả lời được chữ cái W đầu tiên - What. Trong kinh doanh với câu hỏi Cái gì bạn cần phải trả lời được: Cái gì đã tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ trên thị trường? Khách hàng của bạn họ quan tâm gì, giá cả, chất lượng, hình thức sản phẩm hay thương hiệu của bạn…
Câu hỏi What trong bộ 5W1H
2. W - When (Khi nào)
Có thể hiểu khi nào chính là thời điểm và thời gian bạn cần chú tâm đến. Với câu hỏi Khi nào bạn sẽ cần phải trả lời được rất nhiều vấn đề: thời điểm nào là thích hợp nhất để quảng bá chiến dịch marketing, chiến dịch truyền thông? Bạn nên ra mắt sản phẩm khi nào? Thời điểm nào là lúc khách hàng có khả năng quan tâm và mua sản phẩm của bạn cao nhất? Hay thời gian quảng bá là bao lâu là ổn nhất…
3. W - Where (Ở đâu)
Địa điểm chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tác động đến khách hàng của bạn. Bạn sẽ phải trả lời câu hỏi: Địa điểm PR sản phẩm của bạn là ở đâu? Bạn nên thực hiện chiến dịch marketing online hay trực tiếp tại các siêu thị, cửa hàng? Bạn nên dùng kênh quảng bá sản phẩm nào để đem về hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất: Facebook, Google, sàn thương mại điện tử...
4. W - Who (Ai)
Rõ ràng khi kinh doanh mà không xác định được bạn bán sản phẩm cho ai chính là một sai lầm. Câu hỏi Ai này sẽ đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản lý, nhà kinh doanh, có thể kể đến như: Bộ phận nào sẽ thực hiện công việc đem sản phẩm tới tay khách hàng? Bạn nên tìm dịch vụ bên ngoài hay sử dụng luôn nhân lực trong doanh nghiệp? Rồi Ai là khách hàng tiềm năng của bạn? Ai sẽ là người sẵn sàng bỏ tiền để mua sản phẩm của bạn?... Bạn sẽ cần phải quan tâm rất nhiều
Giải nghĩa chi tiết phương pháp 5W1H
5. W - Why (Tại sao)
Câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được những vấn đề sâu hơn như nguyên nhân vì sao khách hàng lựa chọn sản phẩm của đối thủ thay vì của bạn, vì sao khách hàng lựa chọn bạn giữa một loạt đối thủ của bạn, vì sao nhân viên của bạn chưa làm hết khả năng, có phải do chính sách của bạn có vấn đề không?... Từ đó giúp bạn có được những hướng giải quyết tốt với từng vấn đề.
6. H - How (Như thế nào)
Trong một vài trường hợp, câu hỏi này có thể được lược bỏ, tuy nhiên điều đó không có nghĩa How không quan trọng. Giống như việc xác định từng bước thực hiện hay giải quyết vấn đề, đối với How bạn sẽ cần phải trả lời những câu hỏi như: Làm thế nào để tăng doanh số cho doanh nghiệp của bạn? Làm thế nào để tiếp cận và thu hút khách hàng tốt nhất? Hay cần phải tối ưu nhân sự phòng kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?...
Ví dụ về 5W1H
Để hiểu hơn về mô hình 5W1H, bạn hãy cùng theo dõi những ví dụ thực tế dưới đây:
1. 5W1H trong học tập
Trong học tập, mô hình 5W1H sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi liên quan tới việc học như sau:
- What: Buổi học/bài học này nói về chủ đề gì?
- When: Khi nào bài học diễn ra?
- Where: Tiết học sẽ diễn ra ở đâu?
- Why: Tại sao bài học này lại quan trọng?
- Who: Ai sẽ là người giảng dạy bài học cho bạn? Ai sẽ là người học cùng bạn?
- How: Làm thế nào để hoàn thành bài học đó tốt nhất? Bạn rút ra được điều gì từ bài học?
2. 5W1H trong thuyết trình
Việc thuyết trình sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi bạn sử dụng mô hình 5W1H. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng những câu hỏi này dưới dạng hình khối để làm slides thuyết trình. Việc này rất đơn giản nên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Ví dụ, bạn muốn thuyết trình về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, 5W1H sẽ giúp bạn xử lý những vấn đề sau:
- Who: Nguyễn Nhật Ánh là ai?
- Where: Quê hương của Nguyễn Nhật Ánh là ở đâu?
- What: Thuyết trình cái gì về Nguyễn Nhật Ánh?
- When: Nguyễn Nhật Ánh trở thành nhà văn khi nào? Lần đầu ông xuất bản cuốn sách đầu tay là vào năm nào?- Why:
- How: Làm thế nào Nguyễn Nhật Ánh trở thành một nhà văn được nhiều người yêu thích?
5W1H giúp quá trình thuyết trình đơn giản vả dễ dàng hơn
3. 5W1H trong lập kế hoạch
Trong lập kế hoạch, mô hình 5W1H cnafg phát huy hiệu quả và tính ưu việt của mình. Ví dụ, bạn muốn lập kế hoạch học tiếng anh, 5W1H sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi:
- What: Cần học những cái gì trong tiếng Anh?
- When: Khi nào nên bắt đầu học tiếng Anh?
- Where: Nên học tiếng anh ở đâu?
- Why: Tại sao nên học tiếng Anh
- Who: Học tiếng Anh của/với ai?
- How: Làm thế nào để giỏi tiếng anh trong 6 tháng?
4. 5W1H trong sản xuất
Trong sản xuất, mô hình 5W1H sẽ giúp bạn xác định được những vấn đề như sau:
- What: Sản xuất cái gì?
- When: Sản xuất sản phẩm khi nào?
- Where: Sản xuất sản phẩm ở đâu?
- Why: Tại sao phải sản xuất sản phẩm đó?
- Who: Ai là người phụ trách sản xuất?
- How: Làm thế nào để sản xuất 1000/2000/3000... sản phẩm chất lượng trong thời gian ngắn?
5. 5W1H trong marketing
Trong marketing, mô hình 5W1H sẽ hỗ trợ bạn lên chiếc lược cụ thể, chi tiết và đơn giản hơn cho sản phẩm. Ví dụ, công ty bạn đang cần giới thiệu sản phẩm thuốc nhuộm tóc thảo tới khách hàng, 5W1H sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề sau:
- What: Thuốc nhuộm tóc thảo dược có đặc điểm gì nổi bật?
- When: Nên bán thuốc nhuộm tóc khi nào?
- Where: Thuốc nhuộm tóc thảo dược nên được bán ở những kênh nào?
- Why: Tại sao khách hàng nên sử dụng thuốc nhuộm tóc thảo dược?
- Who: Nhóm đối tượng nào nên sử dụng thuốc nhuộm tóc thảo dược?
- How: Làm thế nào để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng?
5W1H giúp quá trình marketing đơn giản và dễ dàng hơn
6. 5W1H trong giao tiếp
Trong giao tiếp, 5W1H sẽ giúp bạn có một cuộc nói chuyện rành mạnh, rõ ràng và hấp dẫn hơn. Nếu không phải là người giỏi nói chuyện, bạn cũng có thể áp dụng mô hình này để tự tin hơn trong giao tiếp. Giả sử, bạn cần gặp khách hàng để trao đổi về đơn hàng quần áo trong tháng tới. Trong cuộc nói chuyện của bạn cần trao đổi với khách những vấn đề sau:
- What: Quần áo loại gì? Có những kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc nào?
- When: Khi nào thực hiện giao hàng?
- Where: Giao hàng ở địa chỉ nào?
- Why: (Trong trường khách muốn giảm giá sản phẩm) Lý do giảm giá?
- Who: Ai sẽ là người trực tiếp ký đơn hàng này?
- How: Cách để bán được giá tốt?
7. 5w1H trong khởi nghiệp
Khởi nghiệp là một quá trình khó khăn cần nhiều sức lực, tiền bạc và thời gian. Bởi vậy, bạn cần chuyển bị cẩn thận trước khi tiến hành khởi nghiệp để tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro. Những vấn đề 5w1H sẽ giúp bạn đó là:
- What: Làm cái gì? Sản phẩm/Dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
- When: Khi nào nên bắt đầu khởi nghiệp?
- Where: Địa điểm làm việc nên đặt ở đâu?
- Why: Tại sao nên khởi nghiệp mà không phải là đi làm cho doanh nghiệp?
- Who: Ai sẽ là người cùng khởi nghiệp với mình?
- How: Làm thế nào để khởi nghiệp thành công?
8. 5w1h trong bán hàng
Bán hàng là cả một nghệ thuật vì tâm lý của người tiêu dùng luôn là mua những mặt hàng tốt với giá thấp nhất. Để có thể đảm bảo được mức giá doanh nghiệp đưa ra được thị trường chấp nhận, bạn cần có chiếc lược và chiến thuật cụ thể. Lấy một ví dụ, bạn muốn bán một bộ trang sức cao cấp, những vấn đề bạn cần tìm lời giải đáp đó là:
- What: Trang sức cao cấp được làm bằng loại đá nào?
- When: Khi nào nên bán bộ trang sức cao cấp đó?
- Where: Nên bày bán trang sức ở đâu?
- Who: Nhóm đối tượng nên sử dụng bộ trang sức này là ai?
- Why: Tại sao nhóm đối tượng ... lại phù hợp sử dụng bộ trang sức này?
- How: Làm thế nào để khách hàng mua trang sức?
Ứng dụng 5w1h trong bán hàng
9. 5w1h trong làm việc nhóm
Mô hình 5w1h được ứng dụng rất nhiều trong làm việc nhóm. Ví dụ, nhóm của bạn chuyên thực hiện các hoạt động liên quan tới sách. Bạn muốn tổ chức một buổi đọc sách hàng tuần cho tất cả các thành viên, những việc bạn cần giải quyết gồm có:
- What: Loại sách nào sẽ được đọc trong buổi đọc sách chung?
- When: Buổi đọc sách chung nên được tổ chức khi nào?
- Where: Nên tổ chức buổi đọc sách chung ở đâu?
- Why: Tại sao nên tổ chức một buổi đọc sách chung?
- Who: Những ai nên tham gia buổi đọc sách chung? Ai là người quản lý nhóm đọc sách chung?
- How: Làm thế nào để buổi đọc sách chung diễn ra thuận lợi?
Tổng kết
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc về phương pháp 5W1H là gì, ý nghĩa và giải nghĩa chi tiết các chữ cái trong khái niệm này. Bạn đọc quan tâm hãy tham khảo thêm khái niệm Holacracy trong kinh doanh cũng như quản lý nhân sự hiệu quả hơn. Hi vọng rằng bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về 5W1H để có thể ứng dụng hiệu quả nhất vào công việc kinh doanh của mình.
Chúc bạn thành công!
14/09/2020
12856 Lượt xem
Quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và chi tiết
Trong những năm trở lại đây, cụm từ “tổ chức sự kiện” không còn là một khái niệm xa lạ đối với doanh nghiệp. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách để tổ chức một sự kiện thành công và để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khách hàng. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ tới bạn về một quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp mà không phải ai cũng biết, mời bạn cùng khám phá nhé.
Quy trình tổ chức sự kiện là gì?
Sự kiện là các hoạt động quy tụ số lượng người lớn tại một địa điểm nhất định, thời gian nhất định nhằm truyền đạt các thông điệp ý nghĩa tới người tham gia. Hiểu một cách đơn giản thì sự kiện chính là một hình thức quảng bá của doanh nghiệp. Sự kiện thường được tổ chức với quy mô lớn nên cần có quy trình cụ thể và chi tiết từng hoạt động.
Quy trình tổ chức sự kiện chính là tổng hợp các hoạt động sẽ diễn ra trong buổi sự kiện đó và những hoạt động này sẽ phải diễn ra theo đúng trình tự bao gồm: giai đoạn trước khi sự kiện diễn ra. lập kế hoạch, giai đoạn triển khai tổ chức sự kiện, đánh giá và nghiệm thu. Bên trong từng các hoạt động này phải cụ thể, chi tiết về kế hoạch sẽ thực hiện, thời gian diễn ra cho từng mục, cách thức triển khai như thế nào?
Quy trình tổ chức sự kiện giúp sự kiện diễn ra đúng hướng, thể hiện được đúng mong muốn của người tổ chức. Bên cạnh đó, việc thực hiện đúng theo quy trình tổ chức cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những tình huống phát sinh, tối ưu nhân sự và chi phí. Và trên hết, quy trình tổ chức sự kiện rõ ràng cũng giúp thúc đẩy hoạt động bán hàng, gia tăng doanh số cho doanh nghiệp trong buổi sự kiện.
Quy trình tổ chức sự kiện là gì?
Lên kế hoạch tổ chức sự kiện
Lên kế hoạch chính là bước đầu tiên trong quy trình tổ chức sự kiện doanh nghiệp cần phải thực hiện. Kế hoạch tổ chức sự kiện cần phải thật chi tiết và cụ thể, càng chi tiết bao nhiêu thì càng hạn chế được những rủi ro trong quá trình thực hiện. Trong bảng kế hoạch tổ chức sự kiện cần phải bắt buộc có các yếu tố sau:
Xác định mục đích và mục tiêu của sự kiện
Việc nghiên cứu kỹ các thông tin về mục tiêu sự kiện, mục đích tổ chức buổi sự kiện là gì sẽ giúp bạn lên được một kế hoạch thật kỹ lưỡng và chi tiết. Từ đó buổi sự kiện diễn ra thành công đúng như mong muốn. Việc xác định mục đích, mục tiêu sẽ mở ra hướng đi đúng đắn giúp doanh nghiệp biết mình cần phải làm gì để hoàn thành tốt nhất sự kiện này.
Thực tế việc các doanh nghiệp tổ chức sự kiện sẽ nhằm mục đích và những mục tiêu khác nhau. Có thể doanh nghiệp này tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới, còn thương hiệu khác lại tổ chức sự kiện đại hạ giá nhằm tri ân khách hàng,... Vì vậy, việc xác định mục đích, mục tiêu sự kiện là rất quan trọng, bởi nó chính là linh hồn của buổi sự kiện, là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự thành công.
Thiết lập ngân sách cho sự kiện
Sau khi đã xác định được mục đích và mục tiêu, tiếp theo doanh nghiệp cần phải xác định ngân sách tổ chức. Ngân sách tổ chức sự kiện bao gồm rất nhiều thứ, doanh nghiệp cần dự trù ngân sách tối thiểu và tối đa để chủ động hơn, cũng như để tối ưu chi phí. Dù tổ chức sự kiện ở bất kỳ quy mô nào đi chăng nữa thì việc thiết lập ngân sách, sau đó chi tiêu trong khoản ngân sách đó rất cần thiết và không được bỏ qua.
Để tổ chức một buổi sự kiện, chi phí phát sinh là điều không thể lường trước. Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết lập ngân sách rõ ràng để nếu phát sinh cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chi phí vận hành doanh nghiệp. Thông thường, khi tổ chức sự kiện, chi phí dự phòng của doanh nghiệp thường chỉ rơi vào khoảng 5 - 15% tuỳ mức độ rủi ro cũng như mức độ phức tạp của từng sự kiện.
Bạn có thể tham khảo thêm các bước tham gia khóa học online miễn phí trên Unica.
Tổ chức sự kiện là hình thức giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm
Lên kế hoạch cho hoạt động quảng cáo và tiếp thị
Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng mục đích tổ chức sự kiện cũng như xác định ngân sách, tiếp theo doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch cho hoạt động quảng cáo và tiếp thị sản phẩm sẽ diễn ra trong buổi sự kiện đó. Tại bản kế hoạch này cần xây dựng kịch bản chi tiết, timeline chương trình cũng như chuẩn bị nhân sự sẽ có mặt trong chương trình, lên phương án cho hoạt động tiếp thị và quảng cáo.
Việc lên kế hoạch cho hoạt động quảng cáo và tiếp thị đóng vai trò quan trọng, quyết định rất lớn đến việc buổi sự kiện có thành công hay không. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch này sao cho thật chi tiết và rõ ràng, như vậy buổi sự kiện sẽ diễn ra đúng với mục đích ban đầu được đưa ra
Đặt nơi tổ chức sự kiện và xác định thời gian
Tiếp theo trong quá trình tổ chức sự kiện đó chính là đặt nơi tổ chức sự kiện và xác định thời gian. Thời gian, địa điểm là điều kiện tiên quyết phải có trong thư mời để khách mời để biết đến tham dự. Nơi tổ chức sự kiện cần phải có đầu tư về quy mô và có đội ngũ tiếp đón nồng nhiệt, vui vẻ và thân thiện để khách mời cảm thấy được tôn trọng.
Chọn đội ngũ tổ chức sự kiện
Doanh nghiệp muốn tổ chức sự kiện thành công bắt buộc phải chọn được đội ngũ tổ chức chất lượng. Đội ngũ tổ chức sự kiện uy tín, làm việc có tâm sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng buổi sự kiện hoành tráng và đúng như mong muốn. Chọn được đúng đội ngũ tổ chức, doanh nghiệp cũng tối ưu được chi phí mà vẫn có một buổi sự kiện đúng như mong đợi.
Đội ngũ tổ chức sự kiện cần phải có nhiều năm kinh nghiệm
Chuẩn bị cho sự kiện
Sau khi đã lên kế hoạch tổ chức sự kiện xong, bước tiếp theo trong quy trình tổ chức đó chính là chuẩn bị cho sự kiện. Quá trình chuẩn bị này bao gồm:
Lập kế hoạch trình diễn cho sự kiện
Trong buổi sự kiện sẽ bao gồm rất nhiều các hạng mục khác nhau, doanh nghiệp cần lập kế hoạch trình diễn cho sự kiện để biết mạng mục nào trước, hạng mục nào sau. Việc này sẽ tạo sự nhất quán cho buổi sự kiện. Để lập kế hoạch trình diễn cho sự kiện, doanh nghiệp có thể dựa theo kịch bản tổ chức chương trình đã xây dựng trước đó.
Thiết kế và in ấn các tài liệu cần thiết
Bên cạnh việc lập kế hoạch trình diễn, tiếp theo doanh nghiệp cần thiết kế và in ấn các tài liệu cần thiết bao gồm: thiệp mời, backdrop, standee,... Các tài liệu này là những công cụ bắt buộc phải có trong buổi sự kiện để cho thấy sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp cũng như là một hình ảnh quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn.
Thiết kế, in ấn các tài liệu cần thiết cho sự kiện
Chuẩn bị trang thiết bị âm thanh, ánh sáng và thiết bị trình chiếu
Dựa theo kịch bản tổ chức chương trình, tiếp theo doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị trang thiết bị âm thanh, ánh sáng và thiết bị trình chiếu. Những thiết bị để phục vụ cho buổi sự kiện này cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng khi lắp đặt xong để buổi lễ diễn ra trơn tru, không gặp rủi ro gây ảnh hưởng tới thời gian sự kiện diễn ra.
Chuẩn bị các đồ uống và thức ăn (nếu cần)
Trong các buổi sự kiện thường sẽ có đồ uống và thức ăn cho khách mời. Điều này thể hiện được sự chu đáo cũng như thể hiện được quy mô buổi sự kiện của doanh nghiệp Trường hợp nếu doanh nghiệp tổ chức sự kiện quy mô nhỏ thì có thể không cần chuẩn bị đồ uống và thức ăn.
Xác định các nhiệm vụ và vai trò của từng thành viên trong đội ngũ tổ chức
Để buổi sự kiện diễn ra đúng tuần tự, không bị rối giữa các khâu, doanh nghiệp cần xác định rõ nhiệm vụ và vai trò của từng thành viên trong đội ngũ tổ chức. Mỗi phòng ban, bộ phận phải có sự phân công công việc rõ ràng, phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo sự kiện được diễn ra thông suốt, đúng tiến độ như kế hoạch đã đề ra. Khi xác định được rõ nhiệm vụ, vai trò từng người thì khi có vấn đề phát sinh cũng sẽ dễ giải quyết, không ảnh hưởng đến quá trình sự kiện đang diễn ra.
Để đảm bảo được sự kiện diễn ra suôn sẻ, nhân sự cần phải được training một cách bài bản, tác phong làm việc chuyên nghiệp và một tinh thần năng động, nhanh nhẹn và sáng tạo. Đồng thời bạn cũng cần phương án backup như có thể là thời gian làm việc linh hoạt cho mọi người giúp cho mọi người làm việc tinh thần thoải mái.
Chinh phục Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Bạn còn phân vân gì nữa mà không đăng ký ngay:
[course_id:1547,theme:course]
[course_id:3149,theme:course]
[course_id:668,theme:course]
Tổ chức sự kiện
Sau khi đã chuẩn bị được hết những công đoạn trên thì buổi tổ chức sự kiện sẽ diễn ra. Để buổi tổ chức sự kiện diễn ra thành công nhất cần phải đảm bảo một số yếu tố sau:
Đảm bảo tất cả các hoạt động được diễn ra theo kế hoạch và đúng thời gian
Trong thời gian buổi sự kiện diễn ra, doanh nghiệp cần phải đảm bảo tất cả các hoạt động được diễn ra theo đúng kế hoạch và đúng timeline. Nếu như có bất kỳ một hoạt động nào diễn ra sai, không đúng thời gian thì sẽ kéo theo hết những hoạt động khác bị ảnh hưởng. Do đó, cần phải hết sức chú ý vấn đề vận hành hoạt động của buổi sự kiện.
Lên kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức sự kiện
Theo dõi tiến độ và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình tổ chức sự kiện
Dù là tổ chức một buổi sự kiện theo quy mô nào đi chăng nữa thì cũng không tránh khỏi được việc xảy ra một số vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức. Để phát sinh này không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sự kiện, doanh nghiệp cần theo dõi gắt gao và theo sát tiến độ của chương trình. Bên cạnh đó cũng phải chuẩn bị dự bị nhân sự để kịp thời giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình tổ chức. Để sự kiện thành công, doanh nghiệp cũng cần biết áp dụng quy tắc 5s, điều này giúp đề ra quy định cũng như mọi thành viên cần thực hiện đúng.
Đảm bảo an toàn và sự thoải mái cho khách hàng
Trong suốt quá trình sự kiện diễn ra, doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho khách hàng. Mục đích của buổi sự kiện hầu như là hướng đến quảng cáo, tăng nhận diện thương hiệu nên trải nghiệm khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sự kiện không đem lại trải nghiệm hài lòng cho khách hàng thì khách hàng sẽ không có ấn tượng tốt, như vậy sự kiện sẽ thất bại, doanh nghiệp đầu tư nhưng không thu về được lợi nhuận.
Đánh giá kết quả của sự kiện
Bước cuối cùng trong quy trình tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp đó chính là đánh giá kết quả. Sau khi sự kiện kết thúc, doanh nghiệp cần phải:
Tổng hợp phản hồi từ khách hàng và đối tác
Sau khi sự kiện kết thúc, doanh nghiệp cần phải tổng hợp các ý kiến phản hồi từ khách hàng và đối tác. Việc tổng hợp này sẽ giúp doanh nghiệp biết buổi sự kiện chưa tốt ở đâu, cần phải cải thiện cái gì để rút kinh nghiệm cho lần sau. Ngoài ra, việc tổng hợp phản hồi từ khách hàng, đối tác cũng giúp doanh nghiệp rút ra kinh nghiệm cho quá trình phát triển dịch vụ và sản phẩm của mình.
Đánh giá, rút ra bài học sau khi kết thúc sự kiện
So sánh kết quả với mục tiêu được đặt ra và lập báo cáo
Để đánh giá sự kiện có thành công hay không, doanh nghiệp sẽ so sánh kết quả với mục tiêu đã được đặt ra trong bảng kế hoạch ban đầu. Sau khi so sánh xong sẽ có báo cáo cụ thể, báo cáo này phải thể hiện được phần trăm rõ ràng so với mục tiêu là bao nhiêu để doanh nghiệp có cái nhìn khách quan nhất. Việc so sánh, đối chiếu KPI đặt ra ban đầu cho từng nhân sự với KPI thực tế sẽ là một cách để thưởng, phạt nhân sự thỏa đáng sau khi sự kiện kết thúc.
Đề xuất các cải tiến cho các sự kiện tương lai
Cuối cùng trong bảng báo cáo đánh giá kết quả của sự kiện đó chính là đề xuất các cải thiện cho sự kiện trong tương lai. Đề xuất này được đưa ra dựa theo tổng hợp phản hồi từ khách hàng và bảng so sánh kết quả với mục tiêu. Những cải tiến này được đưa ra sau tổ chức sự kiện sẽ mang tính khách quan cao nên nếu áp dụng cho các sự kiện tương lai sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, sự kiện tương lai hứa hẹn sẽ thành công rực rỡ.
Kết luận
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ khái niệm tổ chức sự kiện và 6 bước trong quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp dành cho doanh nghiệp. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp doanh nghiệp tổ chức sự kiện thành công nhằm quảng bá thương hiệu rộng rãi và tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng. Ngoài ra kỹ năng quản lý doanh nghiệp cũng cần phải được nâng cao, bạn đọc có thể tham khảo các khoá học quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trên Unica để có thêm những kiến thức quản lý hiệu quả.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Trở thành nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
14/09/2020
4639 Lượt xem
Triết lý kinh doanh là gì? Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp
Đối với một doanh nghiệp, dù là kinh doanh sản phẩm gì, theo phương thức nào thì việc xây dựng một triết lý kinh doanh là điều vô cùng cần thiết. Triết lý kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp gây dựng được thương hiệu, niềm tin trong lòng khách hàng mà nó còn chính là những tổng quan các giá trị mà doanh nghiệp đó mang lại. Để có cái nhìn rõ nét hơn nữa, trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem triết lý kinh doanh là gì mà nó lại được xem là nền tảng xây dựng doanh nghiệp vững mạnh.
Triết lý kinh doanh là gì?
Triết lý kinh doanh được hiểu là một phương tiện để doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích dẫn dắt nhân sự và phát triển các hoạt động kinh doanh dựa trên một nguyên tắc, đạo lý đã được xây dựng từ ban đầu.
Để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, các doanh nghiệp có thể xây dựng triết lý kinh doanh riêng cho mình hoặc có thể tham khảo những triết lý kinh doanh của những người nổi tiếng đã kinh doanh thành công trước đó. Triết lý kinh doanh có thể được thể hiện qua các câu châm ngôn, những câu slogan hay về kinh doanh hoặc có thể là bài hát mang tính độc quyền do doanh nghiệp tự sáng tác… hoặc ghé thăm webiste Unica để xem thêm nhiều hơn các triết lý kinh doanh trong khóa học quản trị doanh nghiệp của chúng tôi.
Triết lý kinh doanh là vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm
Tại sao phải xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp
Phần mở đầu, chúng ta đã cùng nhau lý giải triết lý kinh doanh là gì. Hiểu được khái niệm sâu xa đó, với nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc hiểu được tầm quan trọng của triết lý kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn phát triển một cách bền vững thì việc xây dựng một văn hóa làm việc chuẩn mực sẽ mang lại những giá trị chung, đậm bản sắc văn hóa, nhờ đó mà gây được thiện cảm không chỉ với nhân viên mà còn đối với phía khách hàng và đối tác. Việc xây dựng triết lý kinh doanh sẽ đào tạo được đội ngũ nhân lực không chỉ có tác phong làm việc chuyên nghiệp và nó còn giúp phát huy những ý tưởng, tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân để xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh.
Mỗi một triết lý kinh doanh đều ẩn chứa những sứ mệnh và mục tiêu khác nhau. Chính vì vậy, đây được xem là đích đến mà mọi doanh nghiệp đều muốn phấn đấu để đạt được nó.
Triết lý kinh doanh mang tính khái quát cao, ổn định và khó thay đổi bởi nó phản ánh tinh thần cốt lõi của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy mà đây được xem là cơ sở để bảo tồn những giá trị văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp và lâu đời.
Triết lý kinh doanh giúp gắn kết các thành viên trong một doanh nghiệp, là nguồn lực để phát huy tính sáng tạo, làm việc hăng say, thống nhất vì một mục tiêu chung của tập thể.
Xây dựng triết lý kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số lợi ích cụ thể nhất.
Phương thức để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực
Đào tọa nguồn nhân lực ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Việc lập ra mục tiêu và ý tưởng kinh doanh giúp định hướng cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng, công việc và mục tiêu phát triển. Nó cung cấp các giá trị chuẩn mực hành vi tạo nên một phong cách làm việc và sinh hoạt chung đậm đà bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.
Xây dựng phong cách đặc thù cho doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh tạo ra giá trị chuẩn mực, các hành vi cho cán bộ nhân viên trong toàn bộ doanh nghiệp. Điều này tạo lên một phong cách làm việc, sinh hoạt chung trong doanh nghiệp, mang những nét độc đáo, riêng biệt của doanh nghiệp đó.
Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp và phương thức phát triển bền vững
Triết lý kinh doanh nó phản ánh tinh thần ý thức của doanh nghiệp ở mức cơ bản nhất và có tính khát quát cũng như rất khó thay đổi. Một khi đã phát huy được tác dụng nó sẽ trở thành tư tưởng chung và khi cơ cấu doanh nghiệp có thay đổi thì triết lý đó vẫn giữ nguyên giá trị. Bởi vậy việc xác định và xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có.
Tạo sức mạnh thống nhất cho tập thể
Triết lý trong kinh doanh góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp có vai trò quyết định trong việc bảo tồn nền văn hóa này từ đó góp phần tạo nên một tập thể thống nhất, mạnh mẽ.
Chinh phục Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Bạn còn phân vân gì nữa mà không đăng ký ngay:
[course_id:1547,theme:course]
[course_id:3149,theme:course]
[course_id:668,theme:course]
Công cụ định hướng cho doanh nghiệp
Triết lý doanh nghiệp có vai trò định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là tiền đề để định hướng cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Nếu thiếu đi thì việc lập kế hoạch chiến lược và thực hiện các dự án của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn.
Vai trò của triết lý kinh doanh với doanh nghiệp
Các yếu tố cấu thành triết lý kinh doanh
Các yếu tố cấu thành triết lý kinh doanh bao gồm: sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, nguyên tắc kinh doanh. Cụ thể:
Sứ mệnh (mission)
Yếu tố cấu thành lên triết lý kinh doanh đầu tiên phải nói đến đó chính là sứ mệnh. Sứ mệnh kinh doanh có tư cách như một bản tuyên bố “tại sao doanh nghiệp lại tồn tại”, “doanh nghiệp là ai”, “doanh nghiệp làm những gì”. Thông thường, một triết lý kinh doanh được lập ra sẽ được bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh gắn liền với sứ mệnh sẽ mạnh và có tầm ảnh hưởng sâu sắc. Đồng thời thể hiện được giá trị, phong cách đặc thù riêng của doanh nghiệp bạn so với những doanh nghiệp khác.
Tầm nhìn (vision)
Bên cạnh sứ mệnh, tầm nhìn cũng là yếu tố quan trọng cấu thành lên triết lý kinh doanh. Tầm nhìn chính là những điều mà doanh nghiệp mong muốn trong tương lai sẽ đạt được. Tầm nhìn mang ý nghĩa là mục tiêu dài hạn, triết lý kinh doanh gắn liền với tầm nhìn sẽ giúp cho các thành viên xác định được hướng đi rõ ràng để tăng năng suất làm việc tốt hơn. Đồng thời giúp doanh nghiệp xác định được những hành động, quyết định cần thực hiện để làm sao đạt được mục đích kinh doanh như ban đầu đã đưa ra.
Giá trị cốt lõi (core values)
Như đã chia sẻ ở phần trên, triết lý kinh doanh chính là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy nên triết lý kinh doanh nhất định phải bao hàm giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh được hình thành từ giá trị cốt lõi sẽ mang tính chiều sâu, tính bền vững và lâu dài tạo nên hình ảnh thương hiệu và bộ mặt cho doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh mang giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp đặt ra cho mình mục tiêu, định hướng phát triển. Ngoài ra còn tạo ra những giá trị về văn hóa, tinh thần, đạo đức cho nhân viên. Triết lý kinh doanh gắn với giá trị cốt lõi là cơ sở để quy định và xác lập các tiêu chuẩn về đạo đức, hành vi trong doanh nghiệp.
Các yếu tố bắt buộc cần có để xây dựng triết lý kinh doanh
Nguyên tắc kinh doanh (business principles)
Triết lý kinh doanh 100% sẽ gắn liền với nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trước khi bắt tay vào hoạt động cần xác định rõ nguyên tắc kinh doanh của mình là gì để đi theo hướng đó, tránh sai đường. Sau khi đã xác định được nguyên tắc kinh doanh, việc xây dựng triết lý sẽ căn cứ vào đó để hình thành nhằm mang tính khả thi cao, phù hợp với yêu cầu và mục đích của doanh nghiệp đã được hình thành từ ban đầu.
5 Bước xây dựng triết lý kinh doanh
Doanh nghiệp muốn xây dựng thành công triết lý kinh doanh không hề đơn giản. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn các bước xây dựng hiệu quả.
Bước 1: Xác định sứ mệnh và tầm nhìn
Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng triết lý đó chính là xác định sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp là gì. Mục đích để triết lý kinh doanh khi xây dựng sẽ thể hiện được mục đích tồn tại của doanh nghiệp. Từ đó nó sẽ mang tính khả thi cao, thể hiện được sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
Bước 2: Thiết lập giá trị cốt lõi
Sau khi đã xác định được sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp, tiếp theo cần thiết lập giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi giống như linh hồn, có khả năng quyết định đến sự sinh - tử, thành - bại của công ty. Việc thiết lập giá trị cốt lõi sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng để xây dựng triết lý kinh doanh sao cho vừa phù hợp với văn hoá và cũng phải vừa phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Thiết lập giá trị cốt lõi để xây dựng triết lý kinh doanh
Bước 3: Xác định các nguyên tắc kinh doanh
Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp đó chính là xác định các nguyên tắc kinh doanh. Nguyên tắc kinh doanh ra đời tạo thuận lợi cho việc quản trị, là công cụ đánh giá những chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc hành động, Vì vậy, để xây dựng được triết lý kinh doanh mang lại hiệu quả cao, hướng tới mục tiêu giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận, doanh nghiệp nhất định phải xác định rõ ràng, cụ thể các nguyên tắc kinh doanh.
Bước 4: Đảm bảo triết lý kinh doanh được thực thi trong doanh nghiệp
Bước cuối cùng trong việc xây dựng triết lý kinh doanh đó chính là phải đảm bảo làm sao triết lý kinh doanh được thực thi trong doanh nghiệp. Việc đảm bảo triết lý kinh doanh được thực thi trong doanh nghiệp sẽ tạo nên sự đồng nhất nội bộ giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, khi triết lý kinh doanh được thực thi hết trong doanh nghiệp thì cũng sẽ như một hình thức để quảng bá giúp tăng nhận diện thương hiệu, gây ấn tượng cho khách hàng.
Một số ví dụ về triết lý kinh doanh thành công
Để hiểu rõ hơn về triết lý kinh doanh, sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số các triết lý kinh doanh thành công từ các thương hiệu nổi tiếng.
Triết lý kinh doanh của Apple
Apple là một “ông lớn” của ngành công nghệ mà có lẽ không ai là không biết đến. Triết lý kinh doanh của Apple bao gồm 2 loại là: triết lý thấu hiểu và triết lý tập trung.
Triết lý thấu hiểu: Apple ưu tiên việc thấu hiểu khách hàng, thậm chí họ còn tạo ra nhu cầu trước khi khách hàng biết đến. Apple thấu hiểu trải nghiệm người dùng nên các tính năng, cấu hình sản phẩm đều dựa trên việc tăng trải nghiệm người dùng.
Triết lý tập trung: Apple chỉ tập trung vào những thứ mang lại hiệu quả, tạo ra được lợi ích, loại bỏ đi những thứ không quan trọng.
Hãy lắng nghe thật kỹ là chìa khóa để thành công
Triết lý kinh doanh của Coca-Cola
Coca - Cola là một thương hiệu nước giải khát có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường hiện nay. Triết lý kinh doanh của Coca - Cola thay đổi theo từng giai đoạn thực hiện chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên mục tiêu, triết lý kinh doanh chung hướng đến vẫn là: ““Cung cấp thức uống hương Cola tuyệt hảo- mang lại sự sảng khoái- cho mọi người”.
Triết lý kinh doanh của Amazon
Amazon là website thương mại điện tử lớn và chất lượng bậc nhất hiện nay. Đối với Amazon, triết lý kinh doanh sẽ là: “Sáng tạo nằm trong DNA của mình”, tức là tập trung vào quá trình nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, không ngừng cố gắng sáng tạo và cải tiến. Chính bởi triết lý này mà Amazon luôn xây dựng các chiến lược kinh doanh mang thiên hướng không ngừng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm, công nghệ, dịch vụ mới cho công chúng.
Triết lý kinh doanh của Vinamilk
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là một doanh nghiệp đình đám trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Triết lý kinh doanh của Vinamilk đó là: ““Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở trên mọi khu vực, mọi lãnh thổ. Vì thế Vinamilk luôn ttâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành xuyên suốt của chúng tôi. Vinamilk xem khách hàng chính là vị trí trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.”
Triết lý kinh doanh của Viettel
Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Việt Nam là một tập đoàn nổi tiếng mà có lẽ không ai là không biết đến. Triết lý của Viettel đó là “Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”. Chính bởi triết lý kinh doanh này mà mọi quyết định của Viettel đều dựa trên góc nhìn bổn phận và quá trình chịu trách nhiệm với xã hội. Trách nhiệm của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô và tầm vóc của doanh nghiệp mang đến cho người dùng..
Triết lý kinh doanh của FPT
FPT là một tập đoàn lớn có triết lý kinh doanh vô cùng rõ ràng. Triết lý kinh doanh của FPT bao gồm 3 yếu tố xuyên suốt đó là: Hài hòa – Nhất quán – Con người, trong đó con người chính là yếu tố cốt lõi. Với 3 triết lý kinh doanh này, tập đoàn FPT hướng tới mục tiêu chung là trở thành tập đoàn lớn mạnh toàn cầu hàng đầu về dịch vụ công nghệ thông tin.
Kết luận
Bài viết trên đây Unica đã chia sẻ tới bạn toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề triết lý kinh doanh là gì. Là một chủ doanh nghiệp, hy vọng bạn sẽ lựa chọn được cho mình một triết lý kinh doanh phù hợp để tiếp tục đưa doanh nghiệp của mình phát triển một cách bền vững và trường tồn với thời gian. Để tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác, các bạn hãy truy cập vào blog Unica nhé.
14/09/2020
4897 Lượt xem
Top 3 khóa học tối ưu bán hàng trên shopee hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều hình thức kinh doanh đạt lợi nhuận cao trên nhiều nền tảng công nghệ nổi trội như Facebook, Zalo, Youtube, Amazon… một trong những số đó cần kể tới đó là hình thức bán hàng trên Shopee đang dần trở thành xu hướng “trẻ” tại Việt Nam. Nhưng sự thật, bán hàng trên Shopee như thế nào, cần những gì để bán được hàng thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn "Top 3 khóa học bán hàng trên Shopee" đang được nhiều học viên lựa chọn và đánh giá khá cao tại Unica.vn. Đó là những khóa học nào mời bạn tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây:
Khóa học bán hàng shopee từ A-Z: Bí mật nghìn đơn dễ dàng
Bán hàng trên Shopee những năm gần đây ngày càng thu hút nhiều người từ các bà mẹ bỉm sữa, các bạn sinh viên tới nhân viên văn phòng. Hiểu được tâm lý này giảng viên Hiếu Suro đã cho ra mắt bộ bài giảng "Khóa học bán hàng shopee từ A-Z: Bí mật nghìn đơn dễ dàng" với số số lượng bài giảng lên tới 121 bài với tổng thời lượng lên tới 15h04 phút. Mỗi bài giảng được thiết kế trực quan, nội dung dễ hiểu và ngắn gọn kéo dài từ 4 tới 18 phút.
Mặc dù số lượng bài giảng nhiều nhưng thầy Hiếu Suro đã chia thành 15 chương sau đây:
Phần 1: Hiểu TMĐT và thời điểm nào thì nên bắt đầu bán trên Shopee
Phần 2: Bắt đầu từ đâu để bán hàng trên Shopee đạt ngàn đơn
Phần 3: Cách tìm sản phẩm ngon, nguồn hàng tốt và đối thủ xứng tầm
Phần 4: Tạo Uy tín để bán hàng trên Shopee
Phần 5: Cách tạo shop và làm đẹp shop online để thu hút khách
Phần 6: Phát triển shop bền vững
Phần 7: Cách đăng sản phẩm chuẩn (SEO) để nhiều khách hàng thấy nhất
Phần 8: Chia sẻ một số mẹo thủ thuật khi bán hàng trên Shopee
Phần 9: Cách để tiếp cận trăm nghìn khách hàng dễ dàng
Phần 10: Cách quảng cáo shopee đạt hiệu quả cao
Phần 11: Quy trình khi có đơn
Phần 12: Quy trình tăng đơn hàng, tăng đánh giá 5 sao hiệu quả an toàn
Phần 13: Tài chính ở shopee
Phần 14: Phân tích dữ liệu để bứt phá shop
Phần 15: Tổng kết
Mỗi phần sẽ bao gồm các bài giảng nhỏ nên học viên rất dễ học và theo dõi. Cách giải thích của thầy Hiếu rất dễ hiểu, mỗi phần thầy sẽ đều lấy ví dụ cụ thể để giúp người học hiểu nhanh hơn về vấn để thầy đang nói. Slides bài giảng được thiết kế tinh gọn, đơn giản nhưng không kém phần chi tiết. Trong quá trình học, thầy sẽ đưa ra những dẫn chứng cụ thể bằng số liệu để tăng độ uy tín nên bạn không cần lo lắng về những con số thầy đưa ra liệu có chính xác hay không.
Không chỉ có lý thuyết, khóa học này của thầy Hiếu còn có thêm cả Bài tập cuối kỳ để kiểm tra năng lực của học viên. Đây mặc dù không phải là hình thức mới nhưng sẽ giúp người học thống kê được toàn bộ kiến thức của mình thu được trong toàn bộ các khóa học.
Không dừng lại ở đó, thầy Hiếu sẽ chia sẻ thêm cho bạn các file quản lý để giúp bạn quản lý được số liệu một cách chi tiết, tránh tình trạng sai sót hoặc làm thiếu số liệu trong quá trình kinh doanh. Học viên tham gia khóa học này còn được thầy Hiếu chia sẻ thêm về cách liên hệ hỗ trợ ở Shopee và 4 công cụ phục vụ cho bán hàng trên Shopee.
Sau khi khóa học kết thúc, bạn sẽ được cấp chứng nhận Hoàn thành khóa học ở dạng bản mềm. Với những bạn có nhu cầu dùng bản cứng, Unica sẽ hỗ trợ gửi bản cứng về cho học viên trong thời gian sớm nhất.
Shopee Success System - Chiến lược xây dựng hệ thống bán lẻ tự động trên Shopee từ con số 0
Khóa học "Shopee Success System - Chiến lược xây dựng hệ thống bán lẻ tự động trên Shopee từ con số 0"
XEM TOÀN BỘ: Shopee Success System
Như các bạn cũng đã biết, Shopee được biết đến là một trong những kênh bán hàng Online hiệu quả nhất hiện nay, được nhiều người dùng lựa chọn để phục vụ cho quá trình bán hàng của mình. Tận dụng được những lợi thế mà Shopee mang lại, nếu bạn có thể khai thác được thế mạnh đó thì bạn hoàn toàn có thể thu về được hàng trăm triệu mỗi tháng. Thấu hiểu tầm quan trọng đó, giảng viên Văn Chính hợp tác cùng Unica xuất bản khóa học "Shopee Success System - Chiến lược xây dựng hệ thống bán lẻ tự động trên Shopee từ con số 0".
Lộ trình khoá học có 54 bài giảng với thời lượng 04 giờ 59 phút. Mở đầu khóa học, giảng viên sẽ giới thiệu tổng quan về thương mại điện tử và nghiên cứu thị trường Việt Nam. Nội dung chính của khóa học sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi "Bán gì trên Shopee để nhanh GIÀU và trở thành TOP 1 ngành hàng". Cuối cùng là những kiến thức liên quan đến cách thức nhập hàng để được giá tốt và hạn chế rủi ro nhất.
Kết thúc thúc khóa học này, học viên sẽ nắm chắc được quy trình vận hành của sàn Thương Mại điện tử để kinh doanh thành công. Ngoài ra, học viên còn nắm được toàn bộ những kiến thức liên quan đến việc tối ưu chi phí quảng cáo, quy trình vận hàng đơn,cách xây dựng thương hiệu để có thể có cơ hội chiếm lĩnh được thị trường kinh doanh trên sàn Thương Mại Điện Tử.
Bí quyết xây dựng bộ máy bán hàng ngàn đơn trên sàn Shopee từ A đến Z
Khóa học bao gồm 29 bài giảng và thời lượng học là 04 giờ 27 phút
Mua một lần sở hữu trọn đời
Đến với khóa học bán hàng trên Shopee mang tên “Bí quyết xây dựng bộ máy bán hàng ngàn đơn trên sàn Shopee từ A đến Z” của giảng viên Nguyễn Trung Kiên trên UNICA. Đây là một khóa học sẽ giúp cho những bạn mới bước chân vào kinh doanh trên Shopee kiếm được thu nhập đột phá, bỏ túi được cách bán hàng hiệu quả.
Khóa học “Bí quyết bán lẻ ngàn đơn trên Shopee, Zalo và Facebook”
XEM TOÀN BỘ: Bí quyết xây dựng bộ máy bán hàng ngàn đơn trên sàn Shopee từ A đến Z
Nội dung khóa học có 29 bài giảng, được chia làm 3 nội dung chính.
Mở đầu khóa học, giảng viên sẽ cùng bạn tìm hiểu tổng quan về sàn thương mại điện tử và những lý do nên chọn Shopee để kinh doanh khởi nghiệp.
Tiếp theo, giảng viên sẽ hướng dẫn bạn cách đăng sản phẩm và tối ưu chi tiết để hiện thị tới nhiều khách hàng nhất: trong nội dung này, bạn sẽ nắm được kỹ thuật đăng sản phẩm chuẩn SEO Shopee, cách cài đặt danh mục shop, tìm kiếm các từ khóa Hashtag của Shopee dừa trên xu hướng tìm kiếm của Google. Không chỉ dừng lại ở đó, trong khóa học này bạn sẽ nắm được các tiêu chí đánh giá shop yêu thích trên Shopee và cách cài đặt giá tiền Freeship.
Để có thể tiếp cận sản phẩm đến nhanh hơn với khách hàng, việc bỏ ra chi phí cho các kênh quảng cáo trên Shopee là điều vô cùng cần thiết. Hiểu được ý nghĩa đó, giảng viên Nguyễn Trung Kiên sẽ hướng dẫn bạn tìm từ khóa đầu thầu của Shopee bằng phần mềm Keyword Tool.io, kỹ thuật quảng cáo Shop Ads và hướng dẫn quảng cáo liên quan trên Shopee và cách vận hành thực chiến nhất.
Điểm đặc biệt của khóa này là ngoài kiến thức lý thuyết, giảng viên sẽ cung cấp phương pháp đào tạo thực hành trực tiếp trên máy tính, giúp học viên dễ dàng hơn trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức liên quan đến kỹ năng bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Là một khóa học mới trên Unica, bỏ qua những lý thuyết rườm rà và đi chú trọng đến thực hành, giảng viên Nguyễn Trung Kiên sẽ chỉ cho học viên những kinh nghiệm thực chiến hiệu quả tức thì chỉ với một khóa học thực chiến tại nhà: "Bí quyết xây dựng bộ máy bán hàng ngàn đơn trên sàn Shopee từ A đến Z".
Kết thúc khóa học, học viên không chỉ thành thạo kỹ năng và công cụ hỗ trợ bán hàng trên các sàn TMĐT và còn tự xây dựng được cho mình những chiến lược bán hàng đỉnh cao để mang về doanh thu hàng trăm triệu mỗi tháng. Ngoài ra, những bí quyết và hướng dẫn chi tiết cách để hiển thị quảng cáo trên Shopee, đưa quảng cáo hiển thị tới đúng đối tượng mua hàng, đúng từ khóa quan tâm... tất cả đều được chia sẻ từ những kinh nghiệm thực chiến 5 năm trên Shopee với lượng 1000 đơn/ngày từ chính giảng viên. Ngoài ra các chuyên gia sẽ bật bí Affiliate Shopee giúp bạn kiếm tiền đơn giản và nhanh chóng hơn.
Kinh doanh ra tiền thành công đến 90% từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp những người chưa biết gì học được các phương pháp, kỹ năng bán hàng hiệu quả. Với các giảng viên là những chuyên gia kinh doanh dày dặn kinh nghiệm, khởi nghiệp từ kinh doanh online sẽ không hề khó.
[course_id:246,theme:course]
[course_id:1127,theme:course]
[course_id:851,theme:course]
Kết luận
Như vậy, với những chia sẻ rất chi tiết về nội dung 3 khóa học shopee ở trên, chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm cho mình những hiểu biết sâu hơn về việc kinh doanh online trên Shopee để ra nghìn đơn mỗi ngày và tăng doanh thu cho mình
23/04/2020
11665 Lượt xem
Công thức làm các món ăn vặt dễ làm để bán
Thời buổi công nghệ 4.0 phát triển đòi hỏi nguồn tài chính dồi dào để có thể xây dựng nền tảng kinh doanh một cách vững chắc. Tuy nhiên nhiều bạn muốn khởi nghiệp nhưng số vốn trong tay lại quá ít ỏi. Vậy tại sao các bạn không thử nghĩ tới hình thức kinh doanh các mặt hàng về ăn vặt. Đây là hình thức kinh doanh với số vốn nhỏ, rủi ro ít và dễ thành công. Trong bài viết này, Unica sẽ chia sẻ cho các bạn một số công thức các món ăn vặt dễ làm để bán.
Gợi ý công thức các món ăn vặt dễ làm để bán
Bánh tráng trộn
Nguyên liệu
10 cái bánh tráng trộn dạng tròn
1 quả xoài xanh
10 quả trứng cút
3 quả quất (hay còn gọi là “tắc”)
5g thịt bò khô xé sợi (có thể thay thế bằng mực xé sợi)
100g củ hành khô
50g lạc
1 bó rau răm
Muối tôm Tây Ninh
Dụng cụ bao gồm dao bào, tô lớn sâu lòng, đĩa, găng tay nilon
Nguyên liệu làm bánh tráng trộn
Cách làm bánh tráng trộn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bánh tráng bạn mua về, tiến hành cắt thành sợi hình chữ nhật cho vừa ăn. Lưu ý không nên cứt quá vụn vì khi trộn nguyên liệu bánh tráng dễ bị nát.
Xoài xanh bạn dùng dao nạo gọt vỏ, rửa sạch rồi bào thành sợi dài, mỏng. Để xoài ngon hơn, bạn có thể âm ngoài vào trong ấu đá để xoài được giòn hơn và bớt nhựa.
Trứng cút cho vào nồi luộc cho chín. Để nguội rồi bóc vỏ. Sau đó để riêng ra một bát nhỏ.
Hành khô bạn bóc vỏ, rửa sạch và thái thành lát nhỏ.
Quất bỏ hạt, vắt lấy nước cốt.
Rau răm rửa sạch rồi thái nhỏ.
Bước 2: Tiến hành các công đoạn trộn bánh tráng
Bạn đặt chảo lên bếp, đổ dầu ăn cho nóng già rồi cho hành vào phi cho đến khi hành có mùi thơm và chuyển sang màu vàng cánh gián. Lưu ý phải cho nhỏ lửa và đảo đều tay để hành không bị cháy.
Lạc bạn rang vàng, sau đó để nguội rồi bóc sạch vỏ. Mang đi giã sơ qua cho nát, không nên giã thành bột vì như vậy sẽ mất đi độ bùi của lạc, thành phẩm sẽ không được đẹp mắt.
Cho các nguyên liệu bao gồm: bánh tráng, xoài xanh, nước cốt quả quất (tắc), mỡ hành, muối tôm, bò khô vào một bát lớn rồi trộn cho đều. Dùng găng tay nilon để đảm bảo vệ sinh.
Cuối cùng bạn cho rau răm, lạc rang vào hỗn hợp là bạn hoàn thành xong món bánh tráng trộn.
Bước 3: Hoàn thành và thành phẩm
Bạn cho bánh tráng ra đĩa, cắt trứng cút làm đôi rồi để ăn lên. Vừa đẹp mắt lại vừa tăng khẩu vị cho món ăn.
Vị chua cay kết hợp với dai giòn của bánh tráng tạo ra hương vị đậm đà khó tả. Đây là món ăn vặt được giới trẻ vô cùng yêu thích.
Bánh tráng trộn chua cay hấp dẫn
Bánh chuối An Giang
Trong các món ăn vặt dễ làm để bán thì bánh chuối An Giang tuy là một món ăn mới xuất hiện nhưng lại chiếm được rất nhiều cảm tình trong lòng giới trẻ bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy của nó. Ngoài ra với nguyên liệu và cách chế biến vô cùng đơn giản, đây hứa hẹn là món ăn vặt được “săn lùng” nhiều nhất hiện nay.
Nguyên liệu
5 quả chuối Tây đã chín
100gr bột gạo
50gr bột mì
1 bát đường trắng
1 bát con vừng đen
Cách làm bánh chuối An Giang
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chuối chọn quả chín, bóc vỏ rồi bổ đôi theo chiều dọc
Cho hỗn hợp bột mì, bột gạo và đường trắng, mè đen vào bát tô lớn. Thêm nước lọc rồi đánh đều hỗn hợp cho đến khi đạt độ sánh đặc. Để bột nghỉ trong vòng 20-30 phút. Lưu ý trong bước này, tùy vào khẩu vị và sở thích của từng người mà cho lượng đường phù hợp.
Bước 2: Tiến hành rán bánh
Đặt chảo lên bếp cùng với dầu ăn và đun sôi cho nóng già.
Trong lúc chờ dầu sôi, cho chuối vào bát bột đã chuẩn bị ở bước 1 nhúng cho miếng chuối được phủ đều bột trên bề mặt.
Cho chuối vào chảo dầu sôi, lượng dầu phải ngập miếng chuối. Chiên vàng đều hai mặt miếng bánh chuối. Khi chuối chín đều thì gắp ra đĩa có giấy thấm dầu để hút bớt lượng dầu có trên bánh.
Các miếng bánh chuối sau làm tương tự như vậy.
Bánh chuối rắc mè đen thơm ngon, nóng hổi
Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức
Món bánh chuối có mùi thơm từ bột và mè đen kết hợp với vị ngọt của chuối không chỉ là món ăn vặt được yêu thích mà nó còn là món bánh chống đói vô cùng hiệu quả.
Bánh chuối nên ăn nóng để giữ được hương vị thơm ngon.
Đăng ký khoá học làm món ăn vặt online ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn. Khóa học bật mí những công thức và những mẹo hay trong nhà bếp giúp công việc nấu ăn của bạn trở nên dễ dàng hơn. Khóa học cũng tập trung vào công thức chế biến các món ăn và bài tập thực hành giúp học viên có thể vừa học vừa ứng dụng hiệu quả vào việc kinh doanh của mình.
[course_id:859,theme:course]
[course_id:1335,theme:course]
[course_id:866,theme:course]
Chân gà ngâm sả ớt
Nguyên liệu
10 cái chân gà
2 cây sả
2 quả ớt
10 quả quất (hay còn gọi là tắc)
1 củ gừng
Gia vị gồm bột canh, tiêu, nước mắm, đường, rượu trắng, giấm.
Hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh để đựng
Nguyên liệu cơ bản làm chân gà sả ớt
Cách làm chân gà ngâm sả ớt
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Chân gà sau khi được mua về sơ chế bằng cách rửa sạch, cắt móng, chặt khúc vừa ăn.
Xả cắt bằng 2-3 đốt ngón tay, dập nát. ớt cắt nhỏ, quất thái lát vừa phải.
Ngâm chân gà với một ít muối và rượu trắng trong vòng 5-10 phút cho sạch và khử độc. Sau đó rửa qua lại bằng nước.
Bước 2: Tiến hành ngâm chân gà
Bắc ⅓ nồi nước lên bếp, thêm 1 chút muối và gừng đã cắt miếng nhỏ để chân gà được thơm và đậm đà hơn. Khi nước sôi thì thả chân gà vào, đun nhỏ lửa và đảo đều rồi trong khoảng 2-3 phút rồi tắt bếp.
Vớt chân gà ra, rửa sạch bằng nước lọc để chân gà khi ngâm không bị váng mỡ và đục. Sau đó ngâm chân gà vào âu nước lạnh đã bỏ đá, ngâm khoảng 10-15 phút để chân gà được giòn và ngon hơn.
Làm hỗn hợp nước ngâm chân gà sả ớt theo tỷ lệ: Đổ 1 lít nước vào nồi đun sôi + 6 thìa đường + 6 thìa mắm + 5 thìa giấm gạo + 1 thìa muối. Khi thấy nước sôi có độ trong thì tắt bếp
Khi nước nguội thì cho thêm sả, ớt, tỏi, gừng đã thái mỏng cùng với chân gà trộn lên cho đều.
Bước 3: Hoàn thành và bảo quản
Rắc thêm 1 chút tiêu để chân gà thơm ngon hấp dẫn hơn.
Cho hỗn hợp chân gà vào hộp thủy tinh, lưu ý nước ngâm phải ngập hết chân gà để đảm bảo chân gà được ngấm hết gia vị.
Đậy kín hộp chân gà, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng là dùng được. Nếu muốn chân gà ngấm hết gia vị thì bạn có thể để qua đêm.
Chân gà ngâm sả ớt chua ngọt
Thành phẩm
Món chân gà ngâm sả ớt chua ngọt thành công nhìn bằng mắt sẽ thấy chân gà có màu trắng hơi nâu, phần da ở chân gà mịn màng không bị nứt.
Khi thưởng thức chân gà có vị dai giòn sần sật, mùi thơm từ quất và xả. Vị chua ngọt thanh vừa phải từ quất và đường.
Món chân gà ngâm ngon hơn khi ăn lạnh, kết hợp cùng với một số loại quả chua để tăng khẩu vị như: cóc, xoài, dưa chuột.
Xoài dầm bò khô
Xoài dầm bò khô được lựa chọn để đưa vào danh sách các món ăn vặt dễ làm để bán bởi tính kinh tế cao, nguyên liệu và thời gian thực hiện vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu
2 quả xoài xanh
100 gram thịt bò khô
Lạc rang
Đường, bột canh, nước mắm, giấm, ớt bột.
Cách làm xoài dầm bò khô
Xoài xanh mua về bạn gọt vỏ và rửa sạch. Cắt miếng vừa ăn. Sau đó ngâm vào âu nước bỏ đá và thêm 1 chút đường để xoài giòn hơn, bớt chua và không bị nhựa xoài dính trên bề mặt.
Ngâm khoảng 10 phút bạn vớt ra và để ráo nước.
Sau đó bạn ướp xoài cùng với đường, bột canh và bột ớt.
Ướp xoài 15 phút cho ngấm gia vị rồi cho thịt bò khô xé sợi cùng với chút nước mắm và giấm. Đeo găng tay rồi trộn cho đều.
Lạc rang sẵn, bóc vỏ rắc lên hỗn hợp xoài dầm bò khô rồi thưởng thức.
Chảy nước miếng với xoài dầm bò khô chua cay
Thành phẩm
Xoài dầm bò khô có vị chua cay của xoài và bột ớt. Mùi thơm từ lạc rang và thịt bò.
Màu xanh của xoài kết hợp với màu đỏ thẫm cùng bò khô vô cùng hấp dẫn.
Kết luận
Với những chia sẻ của Unica về công thức các món ăn vặt dễ làm để bán, hi vọng các bạn có thể “bỏ túi” cho mình những kinh nghiệm để làm những món ăn vô cùng đơn giản mà hấp dẫn này.
Bạn có thể tham khảo một số khóa học hấp dẫn sau có trên UNICA:
>> 10 chiến lược giúp bạn kinh doanh online thành công
>> Kinh doanh & Khởi nghiệp chuyên sâu: Khởi nghiệp từ Tâm - Vững bước lên Tầm
20/04/2020
3202 Lượt xem