Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Kinh Doanh

Logistics là gì? Tổng quan về ngành dịch vụ Logistics
Logistics là gì? Tổng quan về ngành dịch vụ Logistics Như các đã biết, để sản phẩm/ dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng thì không thể thiếu khâu cung ứng và vận chuyển sản phẩm. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi xem Logistics là gì? Tổng quan về Logistics thông qua bài viết dưới đây nhé.  Logistics là gì? Logistics có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng hiểu một cách đơn giản nhất Logistics là quá trình cung ứng và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến kho trung chuyển, thông qua các nhà phân phối để đến tay tận tay người tiêu dùng.  Không chỉ trong xã hội hiện đại, người ta mới biết ý nghĩa thật sự của Logistics mà từ xa xưa trong thời kỳ la mã, Logistics được áp dụng trong việc cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết cho các doanh trại bộ đội để đảm bảo các hoạt động liên quan đến chiến đấu diễn ra thông suốt Ngày nay, có rất nhiều những doanh nghiệp mới được mở ra chuyên về ngành Logistics để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các khâu luân chuyển hàng hóa, đóng gói, lưu trữ, bảo quản sản phẩm trong và ngoài nước. Chính vì sức cạnh tranh này, mà các doanh nghiệp về Logistics phải không ngừng cải tiến về kĩ thuật, tốc độ vận chuyển với một mức giá hợp lý. >>> Xem ngay: Gratification là gì? Cách vượt qua khuynh hướng hài lòng tức thì Giải thích thuật ngữ Logistics Chính vì sự đa dạng của ngành công nghiệp Logistics mà nó giúp mở rộng cơ hội việc làm cho những sinh viên theo nghề này. Có thể kể đến một số việc liên quan đến ngành Logistics như sau: giao nhận, cung ứng vật tư, kinh doanh quốc tế, dịch vụ khách hàng, điều hành vận tải… Hiểu rõ về thuật ngữ Logistic, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích đặc biệt mà Logistics mang lại như sau: - Thứ nhất, Logistics góp phần nâng cao năng suất sản xuất, giảm thiểu rủi ro và các chi phí không đáng có giúp cho quá trình sản xuất trở nên đơn giản hơn rất nhiều.  - Thứ 2, Logistics đảm bảo quá trình cung ứng, lưu thông, phân phối sản phẩm diễn ra theo đúng quy trình, nhanh chóng, đơn giản và an toàn.  - Thứ 3, dịch vụ Logistics góp phần mở rộng cơ hội việc làm, tăng giá trị của các doanh nghiệp vận tải thực hiện chức năng giao nhận. - Thứ 4, ngành Logistics phát triển góp phần tạo nên thị trường buôn bán sôi nổi, tấp nập diễn ra trên phạm vi toàn cầu.  Các hình thức Logistics phổ biến hiện nay - 1PL - First Party Logistic Với hình thức này doanh nghiệp sản xuất chịu mọi trách nhiệm trong hoạt động lưu trữ, vận chuyển từ đầu vào tới đầu ra. - 2PL - Second Party Logistic Doanh nghiệp sản xuất quản lý Logistic và cũng thuê ngoài thêm dịch vụ Logistic trong chuỗi cung ứng của mình. 2PL là hình thức được hiểu có 2 bên liên quan. - 3PL - Third Party Logistic Doanh nghiệp sản xuất chủ động thuê ngoài dịch vụ quản lý Logistic và thực hiện một số hoạt động của Logistic. - 4PL - Fourth Party Logistic Doanh nghiệp sản xuất thuê toàn bộ dịch vụ Logistic bên ngoài quản lý. Từ phân phối, điều hành để tạo ra một chuỗi Logistic hoạt động hiệu quả. Quy trình dịch vụ Logistic cơ bản Các hoạt động của Logistics bao gồm: - Dịch vụ khách hàng: ngày nay nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics tăng cao do đó trách nhiệm của phía nhà cung cấp dịch vụ cũng phải được đề cao, vậy nên bạn cần giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng, có thể truy xuất đơn hàng, thủ tục hải quan, xử lý, đơn từ khiếu nại tố cáo từ khách hàng. Dịch vụ khách hàng bao gồm 3 yếu tố như trước khi giao dịch, trong giao dịch, sau khi giao dịch với những công việc hết sức cụ thể.  - Dự báo nhu cầu: đòi hỏi bạn cần phải có nhiều kinh nghiệm, khả năng phân tích thị trường và thấu hiểu được nhu cầu khách hàng, từ đó có được cái nhìn tổng quan để có thể đưa ra dự báo nhu cầu xác định và ít sai xót nhất.  - Thông tin trong phân phối: Sự phối hợp giữa các hệ thống cung cấp cho nhà quản lý Logistics những thông tin chính xác và kịp thời để lên kế hoạch, thực thi và điều chỉnh các hoạt động logistics của doanh nghiệp - Kiểm soát lưu kho: công việc kiểm soát kho thực hiện công việc sắp xếp, phân loại hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn của hàng hóa trong kho - Vận chuyển nguyên vật liệu: là quá trình vận chuyển vật liệu từ nơi sản xuất địa điểm có nhu cầu sử dụng. Logistics cần lựa chọn hình thức vận chuyển cho từng lô hàng sao cho đáp ứng được các yêu cầu của khách về giá cả. Quá trình vận chuyển đến các phương tiên vận tải cần diễn ra nhanh chóng, an toàn, tối ưu hiệu quả. - Quản lý quá trình đặt hàng: việc quản lý quá trình đặt hàng ngày nay diễn ra đơn giản hơn nhờ sự hỗ trợ của các hệ thống đặt hàng, kỹ thuật hiện đại để có thể nhập liệu, theo dõi trạng thái và xử lý đơn hàng, tránh được những lỗi chồng chéo gây khó khăn trong quá trình quản lý. - Thu gom hàng hóa: Công việc này đòi hỏi phải có sự rà soát và tính toán hợp lý các tuyến hành trình để lên kế hoạch thu gom hàng hóa được tối ưu nhất. - Đóng gói, xếp dỡ hàng - Phân loại hàng hóa. Chính vì vậy những dịch vụ Logistics ra đời với sự chuyên nghiệp và giải pháp Logistics thông minh sẽ là đối tác cực kỳ hữu ích cho doanh nghiệp. Chức năng của Marketing Logistics Sau khi giải thích thuật ngữ Logistics là gì, rất nhiều bạn sẽ thắc mắc vậy Logistics sẽ thực hiện những chức năng nào. Hãy cùng chúng tôi tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây nhé. Phân phối sản phẩm Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp tìm được những khách hàng tiềm năng thông qua Logistic. Bởi lẽ, Logistics không chỉ cung ứng sản phẩm phù hợp với mô hình công ty bạn mà còn đảm bảo mọi giao dịch từ khâu mua bán, lập hóa đơn, vận chuyển và giao hàng đúng như dự kiến ban đầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp bạn có thể hoàn toàn yên tâm 100% khi tiến hành đặt cọc tiền để bên Logistics thực hiện chức năng phân phối sản phẩm diễn ra nhanh chóng, đúng hẹn.  >>> Xem ngay: PEST là gì? Tìm hiểu chi tiết các yếu tố trong mô hình PEST Logistics làm nhiệm vụ phân phối và cung ứng sản phẩm Giá bán Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ lấy một ví dụ như sau: Khi bạn muốn kinh doanh các sản phẩm quần áo, giày dép từ Quảng Châu thì marketing Logistics sẽ làm nhiệm vụ đàm phán về giá cả và tiến hành các giao dịch, sau đó vận chuyển trực tiếp đến tận tay bạn. Ngoài mức giá mà nhà cung ứng sản phẩm đưa ra, Logistics sẽ quyết định giá bán cuối cùng dựa trên chi phí vận chuyển theo cân nặng, kích thước, hình thức vận chuyển là chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát thông thường.  Lấy một ví dụ khác như sau: Nếu doanh nghiệp bạn muốn kinh doanh các sản phẩm liên quan đến đồ gia dụng nhập khẩu 100% như: tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, máy rửa bát… thì mức giá và phí dịch vụ Logistics đưa ra chắc chắn sẽ cao hơn so với các mặt hàng về quần áo và giày dép vì khâu vận chuyển sản phẩm khá cồng kềnh và quy trình bảo quản để sản phẩm không bị va đập, trầy xước cũng nghiêm ngặt hơn. Qua 2 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rõ một điều rằng Logistics sẽ nhận nhiệm vụ, chức năng điều chỉnh và quyết định giá cả cuối cùng để đưa sản phẩm đến tận tay doanh nghiệp. Việc tăng hay giảm giá cho chi phí dịch vụ vận chuyển sẽ tùy thuộc vào sản phẩm mà bên cung ứng sản phẩm cung cấp.  Khuyến mãi Để giúp doanh nghiệp bán sản phẩm ra ngoài thị trường, Marketing Logistic còn làm nhiệm vụ là quảng cáo. Nghĩa là Logistics là liên kết với nhà cung cấp bên ngoài để phân phối lại các sản phẩm đó. Quá trình này phải diễn ra thống nhất, đảm bảo sự vận hành thông suốt dưới sự kiểm soát của các đơn vị Logistics. Địa điểm Đừng bao giờ giải thích với khách hàng rằng có giá bán sản phẩm như vậy là do quá trình Logistics bới thứ mà họ quan tâm đó là đầu ra. Bởi lẽ việc lựa chọn địa điểm gần hay xa. trung tâm hay ngoại thành sẽ ảnh hưởng đến giá thành cuối cùng của sản phẩm thông qua cách tăng giảm chi phí mà Marketing logistics đưa ra.  Bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn đọc tìm hiểu về tổng quan ngành Logistics là gì. Hiểu được tầm quan trọng của ngành dịch vụ Logistics, chúng tôi hy vọng Logistics sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
25/09/2020
2035 Lượt xem
Thương mại điện tử là gì? Học thương mại điện tử thì làm gì
Thương mại điện tử là gì? Học thương mại điện tử thì làm gì Các em học sinh 2002 đang khẩn trương bước vào giai đoạn chọn trường, chọn ngành, đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, trách nhiệm về hành động cũng như công việc sau này của mình. Để giúp các em có một tương lai tốt nhất, chúng tôi định hướng ngành học thương mại điện tử sẽ lên ngôi trong những năm sắp tới. Đây là một ngành học rất hot hiện nay. Vậy TMĐT là gì và ra trường sẽ làm gì, làm ở đâu? 1. Thương mại điện tử là gì? Như đã nói ở trên, thương mại là ngành đang rất nóng, rất hot đang được rất nhiều theo học tại các trung tâm hoặc thông qua các khóa học marketing online. Đây là ngành công việc nói một cách đơn giản là bạn mua bán sản phẩm, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện truyền thông khác. Ví dụ, các hoạt động như giao dịch, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo… Bản chất của nó là việc sử dụng các website và mạng internet để tiếp cận người dùng. Nó giúp doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tiếp cận được rất nhiều khách hàng. Thật vậy, tốc độ tăng trưởng của nó rất mạnh vì hầu hết các công ty bán hàng ngay này đều tích hợp TMĐT và mua sắm online, thanh toán trực tuyến… Thương mại điện tử là ngành học rất hot Khi thế giới bùng nổ về mạng internet và máy tính, Việt Nam cũng đang phát triển nhanh chóng công nghệ 4.0, 5.0, con người không còn muốn giao tiếp, trao đổi qua thư tư hay mua sắm trực tiếp mà thay vào đó sẽ là click chuột vào giỏ hàng. Đây càng là bàn đạp thuận lợi cho lĩnh vực điện tử phát triển. Thương mại điện tử đã và đang trở thành phương tiện quen thuộc của các doanh nghiệp, giúp ích cho các doanh nghiệp và khách hàng, khách hàng mua sản phẩm rẻ hơn, nhanh hơn, thuận lợi hơn. 2. Các sàn thương mại điện tử Những năm qua chúng ta chứng kiến được sự đổ bộ cũng như phát triển như vũ bão của các ông lớn trong ngành như Lazada, Tiki, Shopee. Như vậy, các hình thức kinh doanh TMĐT thay thế dần cho bán hàng offline. Đây là tin vui cho các cử nhân ngành TMĐT đang học. Nếu bạn đam mê kinh doanh, nếu có kiến thức về điện tử thì bạn có thể khởi nghiệp bằng nghề này bằng việc bán hàng qua các kênh TMĐT. Một sàn thương mại điện tử - Shopee: Sau khi gia nhập Việt Nam, Shopee phát triển rất bùng nổ và mạnh mẽ về số lượng cũng như người dùng, nhà bán hàng và đơn vị cung cấp vận chuyển. - Lazada Việt Nam: Đây là sàn TMĐT thuộc tập đoàn của Alibaba, sàn này gia nhập Việt Nam rất lâu và trở thành kênh bán hàng lớn thứ 3 của Việt Nam với rất nhiều chính sách hỗ trợ bán hàng, các công cụ miễn phí, tính năng tăng độ hiển thị cao và có nhiều chương trình khuyến mãi. - Sendo: Đây là sàn thương mại của người Việt, do tập đoàn FPT phát triển và xây dựng. Khi bán hàng trên đây thời gian đăng và bán rất nhanh, chính sách bảo mật tốt…. 3. Học thương mại điện tử ra trường làm gì?  Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh, sinh viên mong muốn nhận được câu trả lời để có định rõ ràng đi trong tương lai. TMĐT Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung sẽ phát triển rất mạnh trong vài năm tới, chính vì thế các doanh nghiệp thường xuyên đào tạo, tuyển dụng nhân lực để bộ máy nhân sự phát triển mạnh mẽ. Sau khi  Chuyên viên quản trị Hầu hết, hiện nay các doanh nghiệp đều đang xây dựng cho mình một trang web bán hàng riêng để thúc dẩy doanh số. Vì thế, việc phát triển và duy trì được những trang website bán hàng đều  được chú trọng và phát triển rất nhiều. Nếu bạn có đầu óc và biết nắm bắt thì cơ hội thăng tiến là rất cao. Tư vấn viên Nếu bạn có kinh nghiệm, trình độ làm việc và có giọng nói, cách giao tiếp tốt cũng như ứng xử thông minh thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một tư vấn viên cho các công ty trong và ngoài nước. Công việc tư vấn, xây dựng và bảo trò các dự án công nghệ thông tin liên quan đến thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp. Thậm chí bạn có đủ khả năng để trở thành chuyên viên phân tích, phát triển của sàn TM điện tử . Có rất nhiều các công việc rằng cho lĩnh vực này Giảng viên  Nếu bạn có học lực khá, giỏi, có vốn kiến thức nhiều thì bạn thậm chí có thể xin nhà trường ở lại để làm giảng viên, chuyên viên đào tạo TMĐT hoặc làm chuyên viên đào tạo nhân sự tại các trường đại học, cao đẳng. Ngoài ra, còn rất nhiều công việc hấp dẫn yêu cầu chứng chỉ này như truyền thông quảng cáo, nhân viên chăm sóc khách hàng online, nhân viên nhập liệu, marketing online tổng hợp, nhân viên seo, nhân viên quảng cáo Google, Facebook… Sau khi kết thúc quá trình học tại trường đại học, cao đẳng thì các bạn sinh viên có thể tự xin việc cho bản thân tại các phòng ban Marketing, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch tại các doanh nghiệp, công ty kinh doanh, thương mại… Hơn nữa, bạn có thể làm tại các công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến giải pháp công nghệ. Chinh phục Facebook Marketing từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của Facebook Marketing, cũng như quy trình triển khai một chiến dịch Facebook Marketing, cách test các chiến dịch quảng cáo, cách chạy quảng cáo Facebook và tối ưu quảng cáo đem lại hiệu quả cao, cách thực hiện chiến dịch Facebook Remarketing,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:34,theme:course] [course_id:2160,theme:course] [course_id:1276,theme:course] 4. Mức lương của ngành thương mại điện tử So với các ngành nghề khác, mức lương của ngành thương mại điện tử khá cao. Tùy vào vị trí, năng lực và trình độ chuyên môn, bạn sẽ nhận được những mức lương khác nhau. Mức lương cụ thể sẽ dao động như sau: - Nhân viên kinh doanh Online: khoảng 8 - 15 triệu/ 1 tháng - Chuyên viên Marketing Online: khoảng 10 - 20 triệu/1 tháng - Chuyên viên quản trị: 8 - 20 triệu/1 tháng.  5. Tố chất cần có khi học ngành thương mại điện tử Khi xu hướng mua sắm trên Internet ngày càng phổ biến thì đồng nghĩa với việc cơ hội cho đội ngũ nhân lực trẻ ngày càng nhiều. Theo học ngành thương mại điện tử phù hợp với những bản trẻ thích kinh doanh, yêu công nghệ và sẵn sàng bùng nổ với hàng nghìn những ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, để theo học ngành này, bạn cần đảm bảo những tố chất như sau:. - Yêu thích công nghệ số, đam mê với công việc kinh doanh - Biết cách lắng nghe và hoạt động nhóm tốt - Nắm được kỹ năng đàm phán, giao tiếp hiệu quả - Tư duy, sáng tạo và xử lý các vấn đề nhanh nhạy phát sinh trong thực tiễn kinh doanh - Tự tin, sẵn sàng đối mặt với môi trường cạnh tranh - Chăm chỉ, cần cù và kiên trì với công việc.  Với những chia sẻ ở trê, phần nào các bạn đã biết học thương mại điện tử sau này sẽ làm gì và làm ở đâu. Chúng tôi hy vọng rằng, các bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm ít ỏi để bán hàng trên những loại sàn công nghệ này. Chúc các bạn thành công!
25/09/2020
2742 Lượt xem
Chinh phục ngành F&B và các nguyên tắc vàng Marketing cần nắm
Chinh phục ngành F&B và các nguyên tắc vàng Marketing cần nắm Ngành dịch vụ ăn uống đóng góp lớn vào lợi nhuận của ngành khách sạn. Với sự gia tăng tầm quan trọng của các cuộc họp kinh doanh, một loạt các sự kiện cá nhân và xã hội, một lượng lớn khách hàng thường xuyên đến các nhà hàng, quán nước để trao đổi công việc. Chính vì thế các nhà hàng thực phẩm và đồ uống làm việc không ngừng nghỉ để cải thiện và nâng cao trải nghiệm của khách hàng thông qua dịch vụ của họ. Dịch vụ F&B cung cấp cho các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm và đồ uống cho khách hàng của họ tại một địa điểm cụ thể (tại cơ sở) như khách sạn, nhà hàng hoặc tại cơ sở dự định của khách hàng (ngoài cơ sở). Như vậy ngành F&B là gì? Ngành F&B là gì? F&B là từ viết tắt của cụm từ Food and Beverage Service, dịch vụ đồ ăn và nước uống tại các nhà hàng, cafe, quán bar.  Dịch vụ đồ ăn và đồ uống ở đây là quá trình chuẩn bị, trình bày và phục vụ đồ ăn và đồ uống cho khách hàng. Hiện nay, ngành này tại Việt đang được phát triển rất bùng nổ với rất nhiều nền ẩm thực, hình thức kinh doanh khác nhau, độc đáo, nhiều chiến lược marketing rất phong phú, sáng tạo. >>> Xem ngay: Mô hình kinh doanh AirBnB có thật sự hiệu quả như lời đồn? F&B là ngành cung cấp dịch vụ ăn uống nhà hàng, quán bar Dịch vụ F&B có thể thuộc hai loại sau: - On Premise: Thức ăn được giao đến tận nơi. Khách hàng chỉ cần ghé thăm cơ sở để tận dụng dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn, quán nước. Mặt bằng bán được trang bị đầy đủ và hoàn thiện để thu hút khách hàng đến với dịch vụ F&B. Ví dụ, nhà hàng, quán rượu, v.v. - Dịch vụ ăn uống ngoài trời hoặc ngoài trời : Loại hình dịch vụ này bao gồm việc nấu ăn từng phần, chuẩn bị và phục vụ tại cơ sở của khách hàng. Nó được cung cấp xa cơ sở của nhà cung cấp dịch vụ ăn uống nhân dịp các sự kiện lớn thu hút một lượng lớn khách hàng.  Ngành fmcg là gì? Đây được em là một ngành có tiềm năng vô cùng lớn tại Việt Nam, sau ngành F&b thì ngành này là ngành gì mà có sức ảnh hưởng lớn đến vậy. Chúng ta hiểu, từ FMCG là cụm từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, có nghĩa là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Là một ngành tương tự như F&B nhưng mở rộng hơn  phục vụ nhu cầu của người dần như đồ ăn, thức uống, các vật dụng thường ngày đến xăng dầu, điện thoại, mỹ phẩm. Xu hướng của ngành này thường hướng đến sự thân thiện với môi trường, giảm thiểu rác thải, sản phẩm dành cho cả nam và nữ, các sản phẩm tốt cho sức khỏe con  người, ứng dụng công nghệ,... Như vậy, FMCG là ngành đang rất hot vì sức tiêu thụ của nó rất lớn và khổng lồ. Ở Việt Nam, thị trường này cạnh tranh rất khốc liệt mà chúng ta có thể kể tên một số nhà phân phối của FMCG như Bách hóa xanh, Thế giới di động, xăng dầu petro… >>> Xem ngay: 7 Tool free phân tích đối thủ trên Facebook bạn nên biết FMCG là ngành đang rất hot vì sức tiêu thụ của nó rất lớn và khổng lồ Các nguyên tắc vàng Marketing cần nắm trong ngành F&B Với đặc thù nổi bật là một ngành mới và nó hầu như đã khiến rất nhiều các startup bị sụp đổ, chia tay người đi người ở rất nhiều chỉ vì không biết cách điều hành và quản lý. Mô hình nhượng quyền thương mại được sử dụng ở đây rất nhiều. Tuy nhiên nó cũng không mấy thành công. Để có thể thành công và đứng được trên thị trường f&B và thị trường FMCG thì các nhà hàng, quán bar, cửa hàng cần trang bị cho mình thật nhiều kiến thức về Marketing. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các ba chiến lược Marketing thần thần thánh cho ngành F&B. Chiến lược định vị thương hiệu Ngay khi vừa bước chân tại Việt Nam  thì các chủ cửa hàng cần nhanh chóng định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng. Bạn cần xác định đúng mục tiêu khách hàng, sản phẩm mình sẽ cung cấp ra thị trường là gì và đối tượng khách hàng là những ai? Chiến lược vỏ bao bì Bao bì hay chúng ta hiểu sâu hơn là chiến lược về logo, thương hiệu để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp rộng hơn trong tâm trí khách hàng. Xây dựng menu, danh thiếp, tài liệu tìm kiếm thậm chí bạn cần phải dùng đến Facebook, Google để học chạy quảng cáo Facebook. Chính vì thế, bạn cần chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh bao bì cũng như thiết kế các menu. Những yếu tố kể trên sẽ giúp cho sản phẩm và thương hiệu của bạn ghi dấu trong lòng khách hàng. Xây dựng bao bì ấn tượng trong tâm trí khách hàng Social media marketing Những người làm trong ngành F&B cần quan tâm đến phương tiện truyền thông social media vì nó có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến thị trường. Các ban chỉ hiểu đơn giản rằng, người dùng hiện nay có xu hướng mua hàng và đặt hàng qua mạng rất nhiều. Bạn nên sử dụng cách chiến dịch viral, KOLS trên Social media để đẩy mạnh cũng như thúc đẩy doanh nghiệp phủ sóng đến tất cả các khách hàng và gia tăng doanh số vượt bậc. Với những chia sẻ ở trên, các bạn đã phần nào nắm được bản chất của ngành F&B và cách phát triển thương hiệu của mình bùng nổ so với các brand cùng ngành chưa? Chúc các bạn thành công và một tay đưa ngành F&B của Việt Nam lên vị trí xứng tầm thế giới.
24/09/2020
714 Lượt xem
Business Intelligence (BI) là gì? Tìm hiểu vai trò và hoạt động của BI
Business Intelligence (BI) là gì? Tìm hiểu vai trò và hoạt động của BI Business Intelligence là gì có lẽ là khái niệm vẫn còn rất mới mẻ với nhiều người. Đối với một người bắt đầu làm quen thì thuật ngữ này sẽ tốn mất một khoảng thời gian rất nhiều. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn từ A đến Z đến những thông tin cần thiết và quan trọng về BI. Business Intelligence là gì? Business Intelligence hay còn gọi tắt là BI, hiểu đơn giản kinh doanh thông minh. Đây là một quá trình dựa trên các công nghệ để phân tích dữ liệu và cung cấp đầy đủ thông tin có thể hành động giúp các giám đốc điều hành, người quản lý và người lao động đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt.  Là một phần của quy trình BI, các tổ chức thu thập dữ liệu từ các hệ thống CNTT nội bộ và các nguồn bên ngoài, chuẩn bị để phân tích, chạy các truy vấn dựa trên dữ liệu và tạo trực quan hóa dữ liệu, bảng điều khiển BI  và báo cáo để cung cấp kết quả phân tích cho người dùng doanh nghiệp để đưa ra quyết định hoạt động- lập và hoạch định chiến lược. Business Intelligence là gì? Mục tiêu cuối cùng của các sáng kiến kinh doanh thông minh là thúc đẩy các quyết định kinh doanh tốt hơn cho phép các tổ chức tăng doanh thu, cải thiện hiệu quả hoạt động và đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ kinh doanh. Để đạt được mục tiêu đó, BI kết hợp sự kết hợp của các công cụ phân tích, quản lý dữ liệu và báo cáo, cùng với các phương pháp khác nhau để quản lý và phân tích dữ liệu. Tóm lại thì Business Intelligence là quá trình sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, phân tích, thông báo thông tin cho các nhà quản lý để có một chiến lược cạnh tranh kinh doanh hoàn hảo nhất. Lợi ích của việc kinh doanh thông minh Như đã nói ở trên, chúng ta hiểu được Business Intelligence là gì và thông qua khái niệm thì chúng ta cũng biết được lợi ích mà nó mang lại như thế nào với doanh nghiệp. Nếu bạn áp dụng BI thành công vào kinh doanh, công việc thì nó có rất nhiều lợi ích to lớn. Cụ thể: Quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách liên tức để hoạt động nhanh chóng. Phân tích dữ liệu khách hàng giúp các nỗ lực tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng hiệu quả hơn. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng, sản xuất và phân phối có thể được phát hiện trước khi chúng gây ra thiệt hại về tài chính. Các nhà quản lý nhân sự có khả năng giám sát tốt hơn năng suất của nhân viên, chi phí lao động và các dữ liệu khác về lực lượng lao động. Tốc độ làm việc gia tăng và cải thiện được việc ra quyết định. Quy trình kinh doanh nội bộ tổ chức được tối ưu để kết quả hoạt động tốt nhất và năng suất nhất. BI có rất nhiều lợi ích lớn trong doanh nghiệp Thúc đẩy được doanh số bán hàng cao lên và đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường và vượt mặt đối thủ. Thêm nữa, khi áp dụng các quy trình BI sẽ cung cấp rất nhiều lợi ích kinh doanh để giúp nhà quản lý dự án dễ dàng theo dõi được tình trạng của dự án và thu nhập nhanh chóng thông tin báo cáo của đối thủ. Không những thế, nếu bạn làm về Marketing, công nghệ thông tin cũng được hưởng rất nhiều lợi ích từ trí tuệ kinh doanh để ứng dụng nó vào phân tích các chiến lược, dự án, ra mắt sản phẩm. >>> Xem ngay: SKU sản phẩm là gì? Cách đặt mã SKU cho sản phẩm Bạn yêu thích công nghệ thông tin và muốn học các kỹ năng về lập trình, hãy đăng ký khoá học online lập trình trên Unica. Khoá học không chỉ tập trung vào việc hướng dẫn học viên thành thạo một loại ngôn ngữ cụ thể như: Java, Python, JavaScript, PHP. Mà còn cải thiện kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề trong quá trình code. [course_id:202,theme:course] [course_id:1703,theme:course] [course_id:621,theme:course] Xu hướng của Business Intelligence hiện nay Có lẽ, chủ đề về BI là chủ đề được nhận rất nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý, quản trị trên thế giới. Đơn giản chỉ vì BI đang là xu hướng được áp dụng rất nhiều vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo trang khảo sát BI có tên miền là BI survey.com khi nghiên cứu 2600 người làm trong lĩnh BI trên toàn thế giới, am hiểu xu hướng, phân tích xu hướng thì nhìn chung BI năm 2020 cơ bản là làm về: Top 1: Master data và data quality management - dữ liệu tổng thể và quản lý chất lượng dữ liệu. Top 2: Data discovery - Khám phá data. Top 3: Self-service BI - Kinh doanh BI tự phục vụ. Chúng ta có thể nhìn thấy xu hướng của BI rất thông minh và cụ thể, nếu Master data và data quality management giúp cho tổ chức và doanh nghiệp xây dựng, quản lý dữ liệu vững chắc cho tương lai thì việc quan tâm đến Data discovery và Self-service BI sẽ khiến người dùng muốn tự mình khám phá thông tin dữ liệu mới mẻ. >>> Xem ngay: Startup là gì? Những kỹ năng cần có để Startup thành công > Hiện nay, BI có rất nhiều xu hướng mới mẻ Ngoài ra, thì một số xu hướng khác trên thị trường BI mà bạn cũng cần quan tâm đó là:  Phát triển mã nguồn thấp và không mã: Nhiều nhà quản trị BI cũng đang bổ sung rất nhiều các công cụ đồ họa để phát triển mạnh mẽ ứng dụng BI mà không cần nhiều nguồn mã hóa. Tích hợp sử dụng đám mây: Nhiều người nói rằng sử dụng hệ thống kinh doanh thông minh làm cho việc chuyển dữ liệu lên đám mây chậm do các kho dữ liệu chủ yếu được triển khai từ trung tâm dữ liệu tại chỗ. Việc triển khai dự án đám mây này đang được BI phát triển vào đầu năm 2020. Cải thiện về kiến thức data: BI sẽ tự phục vụ mở rộng việc sử dụng các công cụ Smart trong việc kinh doanh, marketing để người dùng mới cũng có thể sử dụng và làm việc. Thành phần của Business Intelligence Dữ liệu được dùng trong BI là những dữ liệu được tổng hợp từ kho dữ liệu đến từ nhiều nguồn, nhiều định dạng, phân tán. Quy trình phân tích dữ trong Bi không chỉ dừng lại ở mức cơ bản mà cần sử dụng đến kỹ thuật khai thác dữ liệu (Data Mining) nhằm phân loại (classification) và phân cụm (Clustering) hoặc dự đoán (Prediction). Hệ thống BI có thể được xem là sự kết hợp của 3 thành phần sau: Data Warehouse (Kho dữ liệu): Chứa dữ liệu của doanh nghiệp. Data Mining (Khai thác dữ liệu): Các kỹ thuật dùng để khai thác dữ liệu như phân loại (Classification), phân nhóm (Clustering), dự đoán (Prediction)… Business Analyst (Phân tích kinh Doanh): Quyết định chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối tượng nên sử dụng Business Intelligence Đối tượng nên sử dụng Business Intelligence Business Intelligence được áp dụng trong tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ thuộc các kĩnh vực khác nhau, đặc biệt là đối với ngành hàng hóa tiêu dùng, F&B. Tuy nhiên, việc tích hợp sử dụng vẫn nên được cân nhắc kỹ lưỡng. Những đối tượng nhận được nhiều lợi ích khi sử dụng BI bao gồm: ban quản trị, khách hàng, phân tích viên, người đưa ra quyết định kinh doanh. Kết luận Với những chia sẻ về Business Intelligence là gì và hệ thống kinh doanh thông minh, chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ rất bổ ích cho các bạn để tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả công việc.
23/09/2020
3161 Lượt xem
Tổng hợp phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức và cách dùng hiệu quả
Tổng hợp phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức và cách dùng hiệu quả Thời đai 4.0 với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều phẩn mềm ra đời hỗ trợ con người hơn. Bạn đang tìm kiếm những phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức để giúp bạn dễ dàng nhìn ra cấu trúc quản lý, phân cấp của doanh nghiệp nào đó. Trong bài viết dưới đây UNICA sẽ chi tiết đến bạn top những phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức được nhiều người dùng nhất. Cùng tham khảo nhé! Sơ đồ tổ chức là gì? Sơ đồ tổ chức (hay sơ đồ luồng) hiểu một cách đơn giản nhất đó là tập hợp các hình vẽ như hình hộp, hình tròn, vuông, elip, các đối tượng như đường thẳng, đường cong, văn bản,... để tạo thành một bản vẽ thiết kế đơn giản sơ khai, tạo nền móng ban đầu cho các công việc hoặc quá trình nào đó. Một dạng sơ đồ tổ chức hiện nay Vẽ sơ đồ tư duy tổ chức thường thấy nhiều nhất là vẽ trên giấy. Tuy nhiên ngày nay cũng đã có rất nhiều phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức hiệu quả và miễn phí dành cho tất cả mọi người, hỗ trợ cho rất nhiều mục đích, đặc biệt là những mục đích không phải kinh doanh, vừa tiết kiệm thời gian vẽ sơ đồ tổ chức, vừa tối ưu hóa hơn hình ảnh để phù hợp với các nền tảng, ứng dụng công nghệ khác. Phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức là gì? Sơ đồ tổ chức sẽ cho thấy cấu trúc quản lý và phân cấp tổ chức của một doanh nghiệp. Phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức cho phép bạn ghi chép lại hệ thống phân cấp trong công ty của mình. Một phần mềm sơ đồ tốt phải cung cấp đầy đủ các tính năng chi tiết để xem được nhiều cấp quản lý. Các công cụ vẽ sơ đồ có thể miễn phí cho một người dùng, hoặc chi phí hàng trăm USD mỗi tháng, tùy thuộc vào quy mô của công ty bạn và số lượng sơ đồ tổ chức bạn xây dựng. Có thể kể tên những phần mềm sẽ sơ đồ tổ chức như sơ đồ mindmap, ThinkComposer,... Tầm quan trọng của sơ đồ tổ chức trong quản lý tổ chức Sơ đồ tổ chức là một công cụ quan trọng trong quản lý tổ chức vì nó giúp các tổ chức phân chia trách nhiệm, quản lý và điều phối các hoạt động. Sơ đồ tổ chức giúp cho mọi người trong tổ chức có thể hiểu rõ vị trí và trách nhiệm của mình, đồng thời tạo điều kiện cho việc phân chia công việc, quyền hạn, trách nhiệm, tạo sự minh bạch và khách quan trong công tác quản lý và đưa ra quyết định. Một sơ đồ tổ chức đúng đắn giúp cho các nhân viên hiểu rõ mối quan hệ giữa các phòng ban, các nhân viên, đồng thời nắm bắt được mục tiêu của tổ chức và cách thức hoạt động của nó. Sơ đồ tổ chức cũng giúp cho các nhân viên có thể liên kết với nhau, giúp cho công việc diễn ra thuận lợi và tạo ra hiệu quả tối đa. Ngoài ra, sơ đồ tổ chức cũng giúp cho tổ chức có thể nắm bắt được sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức, giúp cho công tác quản lý và kiểm soát được tốt hơn. Khi sơ đồ tổ chức được thiết kế đúng đắn, nó có thể giúp cho tổ chức tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm thiểu sai sót và tăng cường sự linh hoạt trong việc thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức. Do vậy, sơ đồ tổ chức là một phần quan trọng trong quản lý tổ chức và cần được thiết kế và triển khai một cách chính xác và hiệu quả để đạt được các mục tiêu của tổ chức và tạo ra sự phát triển bền vững. Sơ đồ quản lý tổ chức Lợi ích của việc sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức trong quản lý tổ chức Việc sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức trong quản lý tổ chức có rất nhiều lợi ích, bao gồm: - Tiết kiệm thời gian và năng lực: Sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức giúp cho quản lý có thể tạo ra sơ đồ tổ chức nhanh chóng và dễ dàng hơn, không cần phải vẽ bằng tay và mất nhiều thời gian và năng lực. Nó cũng cho phép người dùng chỉnh sửa và cập nhật thông tin một cách nhanh chóng. - Tạo sự minh bạch và khách quan: Sơ đồ tổ chức được tạo ra bằng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức rất rõ ràng và dễ đọc, giúp cho mọi người trong tổ chức hiểu rõ vị trí và trách nhiệm của mình, đồng thời giúp cho quản lý có thể minh bạch hóa các mối quan hệ giữa các bộ phận, nhân viên và cấp bậc. - Dễ dàng thực hiện các thay đổi: Khi cần phải thay đổi sơ đồ tổ chức, việc sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức giúp cho quản lý thực hiện điều này dễ dàng và nhanh chóng. Quản lý chỉ cần chỉnh sửa thông tin trên phần mềm và sơ đồ tổ chức sẽ được cập nhật tự động. - Tăng hiệu quả và độ chính xác: Sơ đồ tổ chức được tạo ra bằng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức có thể giúp cho quản lý đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong việc phân chia trách nhiệm và quản lý. Nó giúp cho quản lý có thể tạo ra sơ đồ tổ chức chính xác và tránh sai sót. - Dễ dàng chia sẻ thông tin: Phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ sơ đồ tổ chức với các thành viên khác trong tổ chức hoặc với đối tác bên ngoài. Việc chia sẻ thông tin này giúp cho mọi người trong tổ chức hiểu rõ hơn về sơ đồ tổ chức và tạo ra sự đồng thuận trong công tác quản lý tổ chức. Các tính năng cơ bản chung của phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức Các tính năng cơ bản chung của phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức bao gồm: - Tạo hình dạng: Cho phép người dùng tạo các hình dạng cơ bản như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác để tạo sơ đồ tổ chức. - Kết nối các hình dạng: Cho phép người dùng kết nối các hình dạng với nhau bằng các đường thẳng hoặc đường cong để tạo thành các mối quan hệ giữa các bộ phận, chức vụ và nhân viên. - Chèn văn bản: Cho phép người dùng chèn văn bản vào các hình dạng để mô tả trách nhiệm và nhiệm vụ của từng bộ phận, chức vụ và nhân viên. - Chèn hình ảnh: Cho phép người dùng chèn hình ảnh vào các hình dạng để thể hiện hình ảnh của từng bộ phận, chức vụ và nhân viên. - Chỉnh sửa định dạng: Cho phép người dùng chỉnh sửa định dạng của các hình dạng và văn bản, bao gồm màu sắc, cỡ chữ, kiểu chữ và độ dày của đường viền. - Lưu và chia sẻ: Cho phép người dùng lưu và chia sẻ sơ đồ tổ chức với các thành viên khác trong tổ chức hoặc đối tác bên ngoài. - Công cụ vẽ: Các phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức thường có các công cụ vẽ như bút vẽ, chì vẽ và đồ họa vector để người dùng có thể tạo ra các sơ đồ tổ chức đẹp mắt và chuyên nghiệp. - Công cụ tham khảo: Các phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức thường cung cấp các công cụ tham khảo, bao gồm các mẫu sơ đồ tổ chức để người dùng có thể tạo sơ đồ tổ chức nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhìn chung các tính năng cơ bản chung của phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức giúp cho người dùng có thể tạo ra các sơ đồ tổ chức chuyên nghiệp và dễ dàng chia sẻ với các thành viên khác trong tổ chức. Sơ đồ quản lý tổ chức chuẩn   Vẽ sơ đồ tổ chức trực quan và dễ hiểu Để vẽ sơ đồ tổ chức trực quan và dễ hiểu, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc và kỹ thuật sau: - Sử dụng màu sắc phù hợp: Sử dụng màu sắc để phân biệt các bộ phận, chức vụ và nhân viên trong tổ chức. Nên sử dụng màu sắc phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng bộ phận, chức vụ hoặc nhân viên để dễ dàng phân biệt. - Sử dụng biểu tượng và hình ảnh: Sử dụng biểu tượng và hình ảnh để minh họa và mô tả trực quan hơn về mỗi bộ phận, chức vụ và nhân viên trong tổ chức. Biểu tượng và hình ảnh giúp tăng tính trực quan và dễ hiểu của sơ đồ tổ chức. - Sử dụng ký hiệu và biểu đồ: Sử dụng các ký hiệu và biểu đồ để giải thích rõ ràng hơn về các mối quan hệ, luồng công việc và trách nhiệm của từng bộ phận, chức vụ và nhân viên trong tổ chức. - Cân đối và đồng nhất: Cân đối và đồng nhất các kích thước và khoảng cách giữa các hình dạng và văn bản trong sơ đồ tổ chức để tạo sự cân đối và đồng nhất. Điều này giúp sơ đồ tổ chức trông chuyên nghiệp hơn và dễ dàng đọc và hiểu hơn. - Đơn giản và tập trung: Tập trung vào những thông tin quan trọng nhất và đơn giản hóa sơ đồ tổ chức để giúp người đọc hiểu và nhớ lâu hơn. Tránh sử dụng quá nhiều thông tin không cần thiết, tạo sự mất tập trung và khó hiểu. - Sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức: Sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức để tạo ra sơ đồ tổ chức trực quan và dễ hiểu. Phần mềm này cung cấp các công cụ và tính năng để tạo ra các hình dạng, biểu tượng và biểu đồ phù hợp với yêu cầu của sơ đồ tổ chức của bạn. Thay đổi và cập nhật sơ đồ tổ chức nhanh chóng Để thay đổi và cập nhật sơ đồ tổ chức nhanh chóng, bạn có thể thực hiện các bước sau: - Đánh giá tình hình hiện tại: Đầu tiên, bạn nên đánh giá sơ đồ tổ chức hiện tại và nhận diện các vấn đề hoặc lỗ hổng cần cải thiện. Điều này sẽ giúp bạn xác định những thay đổi cần thiết và đưa ra quyết định chính xác. - Đề xuất các thay đổi: Sau khi đánh giá sơ đồ tổ chức, bạn có thể đề xuất các thay đổi để giải quyết vấn đề. Nếu có thể, hãy tìm kiếm ý kiến ​​đóng góp từ nhân viên và các bộ phận liên quan để đưa ra các giải pháp tốt nhất. - Tạo ra kế hoạch: Khi bạn đã quyết định thực hiện các thay đổi, hãy tạo ra kế hoạch chi tiết để thực hiện chúng. Hãy xác định thời gian và nguồn lực cần thiết để hoàn thành các thay đổi này. - Thực hiện: Thực hiện các thay đổi theo kế hoạch đã tạo ra. Hãy đảm bảo rằng tất cả nhân viên có được thông tin đầy đủ và hỗ trợ cần thiết để thích nghi với các thay đổi. - Đánh giá và điều chỉnh: Khi các thay đổi đã được triển khai, hãy đánh giá kết quả và xác định những điều cần điều chỉnh để cải thiện hiệu quả của sơ đồ tổ chức. Trong quá trình thực hiện các bước trên, hãy đảm bảo rằng bạn luôn liên tục trao đổi và giao tiếp với các thành viên trong tổ chức để đảm bảo sự thông tin đầy đủ và tránh sự cố xảy ra. Sơ đồ quản lý tổ chức đúng chuẩn Tạo ra nhiều loại sơ đồ tổ chức khác nhau Có nhiều loại sơ đồ tổ chức khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của nó. Dưới đây là một số loại sơ đồ tổ chức phổ biến: - Sơ đồ tổ chức theo chức năng: Sơ đồ tổ chức theo chức năng là loại sơ đồ tổ chức phổ biến nhất, trong đó các công việc được phân chia theo chức năng hoặc phòng ban. Ví dụ: phòng kế toán, phòng nhân sự, phòng sản xuất. - Sơ đồ tổ chức theo sản phẩm: Sơ đồ tổ chức theo sản phẩm được sử dụng trong các công ty có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Ví dụ: phòng sản xuất sản phẩm A, phòng sản xuất sản phẩm B. - Sơ đồ tổ chức theo địa điểm: Sơ đồ tổ chức theo địa điểm được sử dụng trong các công ty có nhiều văn phòng hoặc chi nhánh khác nhau. Ví dụ: chi nhánh A, chi nhánh B. - Sơ đồ tổ chức theo khách hàng: Sơ đồ tổ chức theo khách hàng được sử dụng trong các công ty có nhiều đối tác hoặc khách hàng khác nhau. Ví dụ: phòng kinh doanh khách hàng A, phòng kinh doanh khách hàng B. - Sơ đồ tổ chức ma trận: Sơ đồ tổ chức ma trận được sử dụng trong các công ty có nhiều dự án hoặc sản phẩm khác nhau. Trong sơ đồ này, các nhân viên được phân công theo dự án và chức năng. Ví dụ: dự án A, dự án B, phòng kế toán, phòng nhân sự. - Sơ đồ tổ chức hỗn hợp: Sơ đồ tổ chức hỗn hợp là sự kết hợp của nhiều loại sơ đồ tổ chức khác nhau. Ví dụ: sơ đồ tổ chức theo sản phẩm và theo địa điểm. Việc chọn lựa các loại sơ đồ tổ chức phù hợp sẽ giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của các bộ phận trong công ty. Chia sẻ và lưu trữ sơ đồ tổ chức dễ dàng Để chia sẻ và lưu trữ sơ đồ tổ chức dễ dàng, có thể áp dụng các phương pháp sau: - Sử dụng các phần mềm vẽ sơ đồ: Có nhiều phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức như Microsoft Visio, Lucidchart, Creately... giúp người dùng tạo và lưu trữ các sơ đồ tổ chức dễ dàng. Những phần mềm này cũng cho phép người dùng chia sẻ sơ đồ với các thành viên khác trong tổ chức và lưu trữ trên đám mây để truy cập bất cứ khi nào cần thiết. - Sử dụng công cụ trực tuyến: Có nhiều công cụ trực tuyến như Google Docs, Dropbox, OneDrive... cho phép người dùng tạo và lưu trữ các sơ đồ tổ chức. Những công cụ này cũng cho phép chia sẻ sơ đồ với các thành viên khác trong tổ chức và truy cập bất cứ khi nào cần thiết. - Lưu trữ trên máy tính cá nhân hoặc máy chủ trong tổ chức: Người dùng có thể tạo và lưu trữ các sơ đồ tổ chức trực tiếp trên máy tính cá nhân hoặc máy chủ trong tổ chức. Tuy nhiên, cách này có thể gây ra khó khăn trong việc chia sẻ và truy cập sơ đồ đối với các thành viên khác trong tổ chức. - In và lưu trữ bản giấy: Người dùng có thể in ra các sơ đồ tổ chức và lưu trữ bản giấy trong thư mục hoặc tủ hồ sơ. Tuy nhiên, cách này không tiện lợi và có thể gây ra khó khăn trong việc cập nhật sơ đồ khi có thay đổi trong tổ chức. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện sử dụng, người dùng có thể lựa chọn phương pháp lưu trữ và chia sẻ sơ đồ tổ chức phù hợp nhất. Quản lý tổ chức chuyên nghiệp Các bước chọn và sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức hiệu quả Để chọn và sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức hiệu quả, có thể thực hiện các bước sau: - Xác định mục đích sử dụng: Trước khi chọn phần mềm, cần xác định mục đích sử dụng của sơ đồ tổ chức. Có nhiều phần mềm có tính năng khác nhau, nên việc xác định mục đích sử dụng sẽ giúp lựa chọn được phần mềm phù hợp. - Tìm hiểu các phần mềm: Sau khi xác định được mục đích sử dụng, cần tìm hiểu các phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức phổ biến trên thị trường. Có thể tìm kiếm thông tin trên mạng, đọc các đánh giá và so sánh tính năng của từng phần mềm để lựa chọn được phần mềm phù hợp. - Thử nghiệm các phần mềm: Sau khi đã tìm hiểu và lựa chọn được một số phần mềm, cần thử nghiệm từng phần mềm để đánh giá tính năng và khả năng sử dụng của chúng. Có thể tải về phiên bản dùng thử hoặc sử dụng các phiên bản miễn phí để thử nghiệm. - Lựa chọn phần mềm phù hợp: Sau khi đã thử nghiệm và đánh giá các phần mềm, cần lựa chọn phần mềm phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng sử dụng của người dùng. - Học cách sử dụng phần mềm: Sau khi đã chọn được phần mềm phù hợp, cần học cách sử dụng phần mềm để vẽ sơ đồ tổ chức một cách hiệu quả. Có thể xem hướng dẫn sử dụng phần mềm trực tuyến hoặc tham khảo các tài liệu hướng dẫn để nắm rõ cách sử dụng phần mềm. - Lưu trữ và chia sẻ sơ đồ: Sau khi đã vẽ sơ đồ tổ chức, cần lưu trữ và chia sẻ sơ đồ để các thành viên trong tổ chức có thể truy cập và cập nhật khi cần thiết. Có thể lưu trữ trên đám mây hoặc máy chủ trong tổ chức và chia sẻ bằng cách gửi liên kết. Quản lý tổ chức hiện đại Bước 1: Đánh giá nhu cầu sử dụng phần mềm Đánh giá nhu cầu sử dụng phần mềm để vẽ sơ đồ tổ chức là rất quan trọng để chọn được phần mềm phù hợp với mục đích sử dụng. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét để đánh giá nhu cầu sử dụng phần mềm: - Mục đích sử dụng: Nếu mục đích sử dụng là để tạo sơ đồ tổ chức đơn giản, có thể sử dụng các phần mềm miễn phí hoặc các công cụ vẽ sơ đồ trực tuyến. Nếu mục đích sử dụng là để tạo sơ đồ tổ chức phức tạp hơn, có thể cần sử dụng các phần mềm chuyên dụng. - Khả năng sử dụng: Người dùng cần đánh giá khả năng sử dụng của mình để chọn được phần mềm phù hợp. Nếu người dùng là người mới bắt đầu, có thể chọn phần mềm có giao diện đơn giản và dễ sử dụng. Nếu người dùng là người có kinh nghiệm, có thể chọn phần mềm có nhiều tính năng phức tạp để tối ưu hóa quá trình vẽ sơ đồ. - Tính năng: Đánh giá các tính năng của phần mềm để đảm bảo rằng nó đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dùng. Các tính năng cần xem xét có thể bao gồm: chức năng vẽ sơ đồ tổ chức cơ bản, khả năng chia sẻ và lưu trữ sơ đồ, tính năng đồ họa và thiết kế, tính năng tùy chỉnh, v.v. - Hỗ trợ kỹ thuật: Đánh giá mức độ hỗ trợ kỹ thuật của phần mềm để đảm bảo rằng người dùng có thể được hỗ trợ nếu gặp phải vấn đề trong quá trình sử dụng phần mềm. - Chi phí: Đánh giá chi phí của phần mềm để đảm bảo rằng nó phù hợp với ngân sách của tổ chức hoặc cá nhân sử dụng phần mềm. Việc đánh giá nhu cầu sử dụng phần mềm là rất quan trọng để chọn được phần mềm phù hợp với mục đích sử dụng. Bước 2: Tìm hiểu các tính năng của phần mềm và đánh giá khả năng sử dụng Các tính năng của phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức thường bao gồm: - Vẽ sơ đồ tổ chức: tính năng cơ bản của phần mềm là cho phép người dùng vẽ sơ đồ tổ chức. Các phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức thường có các công cụ để vẽ các hình dạng cơ bản như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, v.v. để biểu diễn các thành phần của sơ đồ tổ chức. - Chỉnh sửa và định dạng: phần mềm cho phép người dùng chỉnh sửa và định dạng các thành phần của sơ đồ tổ chức. Người dùng có thể thay đổi màu sắc, kích thước, định dạng chữ, v.v. - Tùy chỉnh: nhiều phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức cho phép người dùng tùy chỉnh các hình dạng và đối tượng, thêm các hình ảnh hoặc biểu tượng để biểu thị các yếu tố trong sơ đồ tổ chức. - Chia sẻ và lưu trữ: phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức cũng cho phép người dùng chia sẻ và lưu trữ sơ đồ. Người dùng có thể lưu trữ sơ đồ trực tuyến hoặc tải xuống để chia sẻ với người khác. - Đồ họa và thiết kế: một số phần mềm có tính năng đồ họa và thiết kế để giúp người dùng tạo ra sơ đồ tổ chức có hình thức chuyên nghiệp hơn. - Tương thích: phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức phải tương thích với các hệ thống và thiết bị khác nhau. Nhiều phần mềm có phiên bản cho các hệ điều hành khác nhau... Khi đánh giá khả năng sử dụng của phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức, người dùng cần xem xét mức độ khó khăn trong việc sử dụng phần mềm, đặc biệt là đối với người dùng mới. Một số phần mềm có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, trong khi đó, một số phần mềm có tính năng phức tạp hơn và yêu cầu người dùng có kiến thức kỹ thuật cao hơn.  Tiềm năng quản lý tổ chức Bước 3: Lựa chọn và mua phần mềm phù hợp với nhu cầu và ngân sách Khi lựa chọn và mua phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức, người dùng cần xem xét một số yếu tố sau đây để đảm bảo rằng phần mềm phù hợp với nhu cầu và ngân sách của họ: - Nhu cầu sử dụng: trước khi mua phần mềm, người dùng cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình. Có thể có những tính năng cần thiết mà một số phần mềm không hỗ trợ, hoặc ngược lại, có những tính năng không cần thiết mà người dùng không muốn trả tiền cho chúng. - Tính năng của phần mềm: khi xác định nhu cầu sử dụng, người dùng cần xem xét các tính năng của phần mềm để đảm bảo rằng phần mềm có đáp ứng đủ các yêu cầu của họ. Một số tính năng quan trọng cần xem xét bao gồm khả năng tùy chỉnh, chia sẻ và lưu trữ, tính năng đồ họa và thiết kế, tính năng tương thích, v.v. - Đánh giá và so sánh giá: trước khi mua phần mềm, người dùng cần đánh giá và so sánh giá của các sản phẩm khác nhau. Có thể tìm hiểu trên các trang web đánh giá phần mềm, xem các bài viết về phần mềm trên các blog hoặc xem các video hướng dẫn trên YouTube. - Thử nghiệm và đánh giá: trước khi mua phần mềm, người dùng nên thử nghiệm và đánh giá phần mềm để đảm bảo rằng nó phù hợp với nhu cầu sử dụng của họ. Nhiều phần mềm có phiên bản dùng thử miễn phí hoặc cho phép đăng ký để sử dụng một khoảng thời gian nhất định trước khi quyết định mua. - Ngân sách: người dùng cần xác định ngân sách của mình và chọn phần mềm phù hợp với ngân sách đó. Có nhiều lựa chọn phần mềm với mức giá khác nhau, từ miễn phí đến rất đắt tiền. Người dùng cần xem xét các tính năng và đánh giá giá trị của phần mềm trước khi quyết định mua. Bước 4: Đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm Đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức là rất quan trọng để đảm bảo rằng nhân viên có thể sử dụng phần mềm một cách hiệu quả và nhanh chóng đạt được mục tiêu công việc của mình. Dưới đây là một số bước cơ bản để đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm: - Tìm hiểu về phần mềm: Trước khi bắt đầu đào tạo, người giảng dạy cần phải tìm hiểu và nắm vững kiến thức về phần mềm mà họ sẽ đào tạo cho nhân viên. - Xác định nhu cầu đào tạo: Để đào tạo hiệu quả, người giảng dạy cần xác định rõ nhu cầu đào tạo của nhân viên. Nhu cầu đào tạo có thể khác nhau tùy theo mức độ kinh nghiệm, vai trò và mục tiêu công việc của từng nhân viên. - Chuẩn bị tài liệu đào tạo: Người giảng dạy cần chuẩn bị các tài liệu đào tạo, bao gồm bài giảng, hướng dẫn sử dụng chi tiết. Top những phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức miễn phí  Dia Dia là phần mềm ứng dụng giúp vẽ sơ đồ, biểu đồ miễn phí với các công cụ hỗ trợ vẽ hữu ích. Người dùng khi sử dụng phần mềm này sẽ dùng các công cụ như chỉnh sửa bản vẽ, thêm/xóa đối tượng trong bản vẽ, chèn hình ảnh, di chuyển... để tạo thành các khối hình hộp, tròn, đường thẳng - cong, kết hợp và tạo thành một bản vẽ sơ đồ tổ chức hoàn chỉnh. Phần mềm vẽ sơ đồ Dia Phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức này là mã nguồn mở theo giấy phép GPLv2. Chúng rất phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng. Ưu điểm nổi trội của phần mềm Dia:  - Giao diện làm việc đơn giản, dễ sử dụng và có tính trực quan rõ ràng - Hỗ trợ nhiều định dạng chuẩn và phương thức nhập liệu như IPA, Windows IME...  - Tùy ý thêm các hình dạng tùy chỉnh như tạo hình khối, sửa đối tượng, văn bản... được xuất dưới file SVG, XML - Có thể sáng tạo tô màu cho đối tượng trong bản thiết kế theo màu chuẩn hoặc chỉnh sửa tự do yEd Graph Editor Phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức yEd Graph Editor là phần mềm ứng dụng có cập nhật mới thường xuyên nhất, Chúng cho phép bạn thực hiện tạo các biểu đồ, đặc biệt là đối với các biểu đồ luồng, biểu đồ dạng nhánh (cây), biểu đồ lưới, đồ thị, sơ đồ UML... Tinh năng của yEd Graph Editor bao gồm nhiều đối tượng cơ bản và mở rộng, giúp bạn nhanh chóng thiết lập và sáng tạo ra những sơ đồ tổ chức của mình. Phần mềm vẽ sơ đồ yEd Graph Editor Nếu bạn muốn tải yEd Graph Editor về bạn có thể tải dưới dạng tệp JAR nếu máy tính của bạn đã có sẵn Java hoặc dạng tệp EXE, chúng sẽ tích hợp trình cài đặt Java. Ưu điểm nổi trội của phần mềm yEd Graph Editor:  - Tính chuyên nghiệp và chất lượng cao hơn các phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức khác - Dễ dàng tạo các biểu đồ thông qua các yếu tố được thiết lập mở rộng - Tự động sắp xếp sơ đồ để tiết kiệm nhất thời gian làm việc của bạn với sơ đồ - Hỗ trợ định tuyến đường trực giao và tổ chức, mở rộng nút nhóm...  - Tùy chọn xuất file đa dạng như PNG, JP, SVG và PDF ThinkComposer Đây là app vẽ sơ đồ tổ chức cho doanh nghiệp và các chuyên gia với nhiều điểm và tính năng cập  nhật chuyên sâu mới. Bên cạnh những tính năng cơ bản cần có để vẽ được một sơ đồ tổ chức hoàn chỉnh chúng có thể giúp bạn xử lý được các mô hình kinh doanh, các biểu đồ thời gian... Nếu bạn là người mới học vẽ sơ đồ có lẽ sẽ cần nhiều thời gian hơn so với các phần mềm khác, đổi tại bạn sẽ có được một/ nhiều bản vẽ sơ đồ đẹp mắt, ấn tượng và chuyên nghiệp.  Phần mềm vẽ sơ đồ ThinkComposer Ưu điểm nổi trội của phần mềm ThinkComposer:  - Hỗ trợ tạo và kết nối các nút giữa các đối tượng; tái sử dụng và tùy chỉnh các đối tượng trong sơ đồ - Hỗ trợ chèn và hiển thị hình ảnh đầy đủ sáng tạo với các biểu đồ sâu, đa cấp độ cho ý tưởng sơ đồ - Kết hợp thông minh các thành phần của nhiều biểu đồ, sơ đồ khác nhau  - Tùy chọn xuất file đa dạng như PDF, XPS hoặc HTML và tạo báo cáo từ những dữ liệu trên - Dễ dàng mở rộng các plugin với mã nguồn mở tích hợp LibreOffice Draw Rất nhiều người nhận định phần mềm LibreOffice Draw có khả năng xử lý văn bản, nội dung, biểu đồ hình ảnh hay bảng biểu tốt ngang hàng với  Microsoft Office, hoàn toàn có thể thay thế được. Tương tự như một  Microsoft Office Word nhưng đối tượng chính là hình ảnh, bảng biểu, các đối tượng shape, đường thẳng, hình tròn, vuông, elip... phần mềm này được đánh giá rất linh động và dễ dàng sử dụng cho tất cả mọi người. Phần mềm vẽ sơ đồ LibreOffice Draw Ưu điểm nổi trội của phần mềm LibreOffice Draw:  - Hỗ trợ căn chỉnh kích thước trang tùy ý, rất phù hợp với đại đa số các loại biểu đồ, sơ đồ hiện nay - Dễ dàng thực hiện sáng tạo và làm việc với nhiều biểu đồ, sơ đồ khác nhau (mỗi biểu đồ một trang làm việc) - Hỗ trợ và cập nhật nhiều cách thao tác với đối tượng từ đơn giản tới nâng cao, đặc biệt là bộ điều khiển 3D rất mới - Được hỗ trợ mở file định dạng Microsoft Visio dễ dàng OrgCharting Công cụ vẽ sơ đồ tổ chức này giúp người dùng biết được cách vẽ sơ đồ tư duy đẹp về tổ chức công ty, doanh nghiệp hay kế hoạch làm việc một cách nhanh chóng nhất Phần mềm PhaOrgCharting Ưu điểm nổi bật của phần mềm OrgCharting - Dễ dàng chỉnh sửa sơ đồ - Có nhiều themes cho người dùng lựa chọn - Hỗ trợ xuất file PDF, PDF, HTML - Có thể xử lý các số liệu thô dưới dạng tệp CSV, XLSX, hoặc TXT, sau đó phần mềm sẽ hỗ trợ vẽ sơ đồ cho bạn Edraw Org Chart Tương tự như các phần mềm vễ sơ đồ tổ chức khác thiết kế rất dễ sử dụng, người dùng chỉ cần thao tác đơn giản chuyên nghiệp một cách nhanh chóng Edraw Org Chart Một sống tính năng nổi bật của Edraw Org Chart - Tự động sắp xếp tất cả mọi thứ, áp dụng các chủ đề thiết kế chuyên nghiệp để tối ưu bản vẽ  - Chỉnh sửa sơ đồ, định dạng, layout dễ dàng - Thiết lập ảnh hình ảnh, thêm các liên kết vào các hình khối trong sơ đồ  RFFlow RFFlow là phần mềm lý tưởng cho việc tạo ra một loạt các sơ đồ tổ chức, sơ đồ cho giáo dục, kinh doanh, sơ đồ điện tử, biểu đồ và nhiều loại sơ đồ khác. RFFlow Tính năng nổi bật của phần mềm RFFlow - Người dùng có thể tạo được sơ đồ có kích thước lớn - Hỗ trợ liên kết các hình dang biệu đồ - Có thể lưu dưới dạng GIF, JPEG, HTML - Tính năng tìm, thay thế và kiểm tra chính tả Organimi Organimi Organimi cũng rất phù hợp đặc biệt dành cho các doanh nghiệp mong muốn tùy chỉnh dữ liệu hiển thị trên sơ đồ tổ chức của mình. Bạn có thể tạo tối đa 4 trường dữ liệu tùy chỉnh cho các mục riêng biệt mà chỉ công ty của bạn mới theo dõi được, ví dụ như tên thú cưng của mỗi nhân viên, đồ ăn nhẹ yêu thích hoặc các loại giấy phép lái xe của họ. Organimi còn cung cấp rất nhiều tùy chọn chia sẻ cho người dùng, chẳng hạn như việc chia sẻ trực tuyến dưới dạng liên kết công khai, đăng lên trang blog cá nhân dưới dạng mã HTML hoặc chỉ lưu PDF. Tính năng chính của Organimi bao gồm: - Chức năng kéo thả - Các trường để tùy chỉnh - Chức năng biểu đồ thông minh - Photoboard và các thư mục tích hợp - In và xuất thành dạng PDF, PNG và PPT - Chia sẻ các liên kết OrgChart4U OrgChart4U chính là một sự lựa chọn tốt nhất cho những doanh nghiệp nào muốn truy cập vào sơ đồ tổ chức của họ thông qua một thiết bị di động. Ngoài sơ đồ tổ chức, nó còn cung cấp một tiện ích xã hội và thư mục nhân viên cụ thể. Bạn có thể xem ảnh nhân viên trên màn hình thông qua điện thoại thông minh và cũng có thể xem tất cả dữ liệu chi tiết của nhân viên từ thư mục. Điều này sẽ rất hữu ích nếu bạn hoặc nhân viên của bạn thường xuyên phải ra khỏi văn phòng. - Thư mục nhân viên - Tìm kiếm nâng cao và gắn thẻ - Hiển thị phân cấp nhiều mức độ - Màu sắc dễ dàng tùy chỉnh - Tính bảo mật và ủy quyền - Tải lên hàng loạt - Lời mời hàng loạt dànhcho nhân viên - Chức năng in và xuất file Microsoft Visio Microsoft Visio là một phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức, sơ đồ tư duy, sơ đồ mạng và các loại biểu đồ khác. Nó được phát triển bởi Microsoft và có sẵn trong bộ phần mềm Microsoft Office. Với Visio, người dùng có thể dễ dàng tạo ra các sơ đồ phức tạp để mô tả tổ chức, kế hoạch dự án, mạng máy tính, luồng công việc và các loại biểu đồ khác. Nó cung cấp nhiều loại hình vẽ, các mẫu được tùy chỉnh sẵn và nhiều tính năng tùy chỉnh để tạo ra các biểu đồ phức tạp. Visio cũng tích hợp với các ứng dụng khác của Office như Word, Excel và PowerPoint để người dùng có thể dễ dàng chèn các biểu đồ vào tài liệu và trình bày. Nó cũng hỗ trợ các tính năng chia sẻ để người dùng có thể chia sẻ các biểu đồ của mình với đồng nghiệp hoặc khách hàng. Visio có nhiều phiên bản khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng người dùng, từ các phiên bản cơ bản đến các phiên bản chuyên nghiệp. Microsoft Visio Lucidchart Lucidchart là một phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức, sơ đồ tư duy, sơ đồ mạng và các loại biểu đồ khác trên đám mây. Nó cho phép người dùng tạo ra các biểu đồ chất lượng cao với tính tương tác cao, mà không cần cài đặt phần mềm nào trên máy tính của mình. Lucidchart cung cấp một loạt các loại hình vẽ và mẫu được tùy chỉnh sẵn để giúp người dùng dễ dàng tạo ra các biểu đồ phức tạp. Nó cũng hỗ trợ tính năng kéo và thả để người dùng có thể di chuyển, thay đổi kích thước và tổ chức các thành phần của biểu đồ một cách dễ dàng. Ngoài ra, Lucidchart còn cung cấp tính năng hợp tác và chia sẻ để người dùng có thể chia sẻ biểu đồ của mình với đồng nghiệp hoặc khách hàng. Nó cũng tích hợp với các ứng dụng khác như Google Drive, Microsoft Office và các dịch vụ lưu trữ đám mây khác để người dùng có thể lưu trữ và truy cập biểu đồ của mình từ bất kỳ đâu. Lucidchart có nhiều phiên bản khác nhau để phù hợp với nhu cầu của từng người dùng, từ các phiên bản cá nhân đến các phiên bản doanh nghiệp và giáo dục. Lucidchart SmartDraw SmartDraw là một phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức và các loại biểu đồ khác được phát triển bởi SmartDraw LLC. Nó cung cấp một loạt các mẫu và hình vẽ để người dùng dễ dàng tạo ra các biểu đồ chuyên nghiệp. SmartDraw có khả năng tự động tạo ra các biểu đồ chính xác và đẹp mắt trong vài giây thông qua tính năng tự động hóa. Nó cũng cho phép người dùng nhập liệu và dữ liệu từ các nguồn khác nhau để tạo ra các biểu đồ phức tạp. SmartDraw cung cấp tính năng tương tác cao giữa các thành phần trong biểu đồ. Nó cho phép người dùng tạo ra các liên kết. SmartDraw Gliffy Gliffy là một phần mềm vẽ sơ đồ và diagram trực tuyến được sử dụng để tạo ra các biểu đồ tổ chức, sơ đồ luồng công việc, sơ đồ mạng và nhiều loại biểu đồ khác. Đây là một công cụ rất hữu ích cho các nhà quản lý, kỹ sư phần mềm, nhà thiết kế web, nhà phát triển phần mềm, quản lý dự án và nhiều người khác. Gliffy được thiết kế để làm việc trực tuyến, vì vậy bạn không cần phải tải xuống hay cài đặt bất kỳ phần mềm nào. Thay vào đó, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Gliffy của mình và bắt đầu vẽ. Gliffy cung cấp nhiều mẫu và hình dạng khác nhau để bạn có thể tạo ra các biểu đồ phức tạp một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn cũng có thể tùy chỉnh màu sắc, kích thước và vị trí của các hình dạng, và chia sẻ biểu đồ của mình với người khác để có thể cùng làm việc trên cùng một trình duyệt. Gliffy Tổng kết Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc top phần mềm vẽ sơ đồ tổ chức online hay nhất được nhiều người dowload và tin dùng. Để biết được những bí quyết kinh doanh hiệu quả mời bạn đọc quan tâm theo dõi các khoá học kinh doanh trên Unica để có thể áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
21/09/2020
9748 Lượt xem
4 Cách quảng cáo bất động sản hiệu quả nhất
4 Cách quảng cáo bất động sản hiệu quả nhất Ngày nay, khi bạn muốn kinh doanh bất kỳ một sản phẩm hay dịch vụ nào thì việc sử dụng quảng cáo cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được những khách hàng mục tiêu. Ngành bất động sản cũng không phải là một trong các ngoại lệ đó. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết 4 cách quảng cáo bất động sản hữu ích dành cho dân kinh doanh mà Unica sẽ chia sẻ ngay dưới đây nhé ! Quảng cáo bất động sản là gì ?  Quảng cáo hiện nay là một cụm từ không còn xa lạ đối với bất cứ ai làm kinh doanh. Dù là bạn đang kinh doanh sản phẩm gì đi chăng nữa thì việc sử dụng các hình thức quảng cáo khác nhau cũng là điều vô cùng cần thiết. Đối với một Marketer, quảng cáo chính là một bước không thể thiếu trong việc xây dựng một bản kế hoạch Marketing tổng thể.  Quảng cáo kinh doanh bất động sản được hiểu là việc người bán sử dụng các công cụ và phương pháp khác nhau để có thể Pr sản phẩm của mình nhằm thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng để từ đó có thể nâng cao doanh số và đạt mục tiêu trong kinh doanh.  Quảng cáo là một bước không thể thiếu trong triển khai chiến dịch Marketing Hướng dẫn cách viết bài quảng cáo bất động sản Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng Khác với những mặt hàng có giá trị thấp, bất động sản là một mặt hàng kinh doanh không phải ai cũng có nhu cầu quan tâm bởi giá trị cao, thủ tục mua bán phức tạp. Chính vì vậy, để có thể quảng cáo hiệu quả, bạn cần xác định được đối tượng tiếp nhận thông tin quảng cáo là ai ? Họ muốn mua ở đâu? Lý do họ tìm đến bạn? Họ muốn mua như thế nào và có giá trị khoảng bao nhiêu?.... Bước 2: Tổng hợp thông tin liên quan đến dự án Để có đủ những kiến thức giúp quá trình tư vấn diễn ra thuận lợi, việc am hiểu thông tin về sản phẩm mình đang kinh doanh sẽ tăng tính thuyết phục với khách hàng. Ngoài ra, những thông tin về dự án là những kiến thức tối thiểu để lên content quảng cáo chất lượng. Có thể kể đến một số nội dung như: vị trí “đắc địa” của dự án, giá cả, tiện ích đi kèm, chủ đầu tư, thời gian bàn giao…., Bước 3: Lựa chọn content Tùy vào hình thức quảng cáo facebook ads, google adwords mà chúng ta sẽ xây dựng những thể loại content khác nhau. Nhưng nhìn chung, có 4 kiểu cơ bản bạn có thể áp dụng khi lên content cho chương trình quảng cáo về dự án bất động sản như sau: kiểu BAB (Before- After- Bridge), PAS (Problem- Agitate- Solve), AIDA (Attention- Interest- Desire- Action), 3S (Star- Story- Solution). Content chất lượng giúp nội dung quảng cáo trở nên lôi cuốn Bước 4: Lựa chọn tiêu đề hấp dẫn Khi lên bất cứ một content cho chiến dịch quảng cáo nào thì việc đặt một tiêu đề hấp dẫn, đủ sức hút sẽ giúp lôi cuốn người đọc xem tiếp bài viết của bạn. Hãy lựa chọn một tiêu đề độc đáo bằng cách đưa ra con số, chương trình khuyến mãi hoặc bằng việc đưa ra câu hỏi…… Bước 5: Thực trạng vấn đề của khách hàng Để quảng cáo có thể tiếp cận được những khách hàng tiềm năng, việc phân tích những thực trạng và khó khăn mà khách hàng đang gặp phải là điều vô cùng cần thiết. Hãy để cho người đọc cảm thấy bạn thật sự am hiểu và có thể chia sẻ những vướng mắc mà họ đang gặp phải. Bước 6: Nêu ra lợi ích Để quảng cáo trở nên hấp dẫn, bạn nhất định không thể bỏ qua nội dung lợi ích. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể đan xen những ưu đãi, chương trình khuyến mãi để có thể thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng. Bước 7: Kêu gọi Lời kêu gọi giúp khách hàng khẩn trương khi đưa ra quyết định của mình. Chính vì vậy, đây là một phần không thể thiếu khi bạn muốn lên content quảng cáo cho bất kỳ sản phẩm nào, kể cả bất động sản.  >>> Có thể bạn quan tâm: 5 Lý do khiến bạn thất bại trong chốt sale bất động sản Cách quảng cáo bất động sản thành công Email Marketing Dưới sự bùng nổ của Internet, Email được xem như là công cụ để tiếp thị sản phẩm vô cùng hữu ích. Email có thể được gửi đi với số lượng lớn và giới thiệu được đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Thông Email, người bán cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Email là công cụ hữu ích giúp người bán tiếp thị sản phẩm Ưu điểm:  Có thể tiếp cận hàng nghìn khách hàng cùng lúc chỉ trong thời gian ngắn nhất.  Kiểm tra được số lượng Email mà người nhận đã mở để có được cách tiếp cận với khách hàng phù hợp nhất.  Thực tiễn cho thấy, kết quả mang lại rất tốt.  Nhược điểm: Có thể bị phạt hoặc tạo spam vì gửi Email rác với số lượng lớn.  Email đến khách hàng có thể bị cho vào mục spam.  Cần chi trả một mức phí cho phần mềm chuyên dụng thì mới có thể gửi Email với số lượng lớn.  Cách khắc phục những nhược điểm này cũng khá dễ dàng. Bạn có thể sử dụng những phần chuyên dụng chất lượng cao như: mailchimp, sendy, emailhunter. Đồng thời, trước khi gửi Email thì nên khai thác Google Contact để có được những khách hàng tiềm năng và rút ngắn thời gian chốt sale.  Xây dựng Website dự án Đã là kinh doanh thì phải xây dựng Website. Website không chỉ tăng độ uy tín cho việc mặt hàng bạn đang kinh doanh mà nó còn là một bức tranh tổng thể để khách hàng am hiểu hơn về sản phẩm của mình. Trong bất động sản cũng vậy, việc xây dựng Website sẽ giúp khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, phương thức giao dịch, chính sách khuyến mãi… ở mọi lúc mọi nơi thông qua Internet.  >>> Có thể bạn quan tâm: 6 Kênh Marketing bất động sản thời đại công nghệ 4.0 Quảng cáo qua website online là hình thức được nhiều chủ đầu tư áp dụng Ưu điểm:  Khách hàng có thể tiếp cận dự án bất động sản của bạn dễ dàng thông qua công cụ tìm kiếm trên Internet.  Dễ dàng đưa ra được những so sánh ban đầu về giá, vị trí, loại hình bất động sản, kết cấu tiện nghi… Chủ đầu tư và nhà môi giới có thể tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua trang web, đồng thời trao đổi thông tin một cách dễ dàng.  Nhược điểm:  Do nhiều chủ đầu tư áp dụng cách này nên vô tình tạo nên tính cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ.  Quá nhiều dự án, thông tin bất động sản chồng chéo lên nhau khiến cho khách hàng bị “nhiễu” và khó có thể chú tâm vào dự án của bạn.  Nếu đăng tin thiếu chuyên nghiệp, giật tít quá mức sẽ khiến cho khách hàng không tin tưởng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển về sau.  Chi phí đăng tải thông tin không hề rẻ.  Đăng ký khóa học bất động sản trên Unica ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn. Khóa học hướng dẫn bạn cách giải mã thành công khi kinh doanh và môi giới bất động sản. Đồng thời, chia sẻ bí quyết kiếm tiền từ nghề môi giới bất động sản, phân tích yếu tố tác động đến bất động sản như: phong thuỷ, vị trí,... [course_id:1002,theme:course] [course_id:411,theme:course] [course_id:1003,theme:course] Làm SEO website trên Google  Hình thức quảng cáo này có mục đích tương tự như quảng cáo Adwords, nhằm giới thiệu website của mình đến với người dùng nhanh chóng hơn. Điểm khác đó là bạn không cần mất chi phí mà Google sẽ tự động sắp xếp thứ hạng website của bạn dưới dạng tìm kiếm từ khóa.  Ưu điểm:  Website của bạn có thể xuất hiện trên trang nhất tìm kiếm của Google. Như vậy, thông qua từng từ khóa cụ thể, khách hàng có thể tiếp cận với website và liên hệ về dự án nếu có nhu cầu mà không phải mất bất cứ chi phí nào.  Mức giá quảng cáo rẻ, tiện lợi và có giá trị lâu dài.  Nhược điểm:  Phải có kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về SEO website cũng như cách tạo website đạt chuẩn.  Không mang lại kết quả tức thời, mà cần có thời gian để có thể hiển thị, nếu nhanh nhất cũng phải mất một tháng.  Đối với SEO website, cần chú ý đến nội dung sao cho chất lượng Và để cách quảng cáo bất động sản thông qua công cụ SEO website đạt được hiệu quả thì ban đầu bạn cần xây dựng một website đạt chuẩn theo đánh giá của Google PageSpeed Insight. Có một mẹo nhỏ đó là bạn hãy sử dụng website có nền tảng Wordpress để giao diện hiển thị được đẹp hơn. Và để lên trang nhất dễ dàng thì hãy bổ sung thật nhiều nội dung chất lượng liên quan đến từ khóa và tối ưu tốc độ cũng như tối ưu seo.  Quảng cáo qua Facebook, Zalo cá nhân  Đây được xem là kênh truyền thông cực hiệu quả. Đặc biệt, thông qua các khách hàng cũ, khách hàng thân thiết, chủ đầu tư và nhà môi giới hoàn toàn có thể khai thác thêm nhiều khách hàng mới. Ưu điểm:  Tiếp cận khách hàng nhanh, hiệu quả, có thể thu về được lượng lớn khách hàng tiềm năng.  Không mất chi phí quảng cáo.  Có thể tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi theo nhiều hình thức khác nhau.  Bạn có thể sử dụng Facebook, Zalo để tiến hành quảng cáo dự án bất động sản Nhược điểm: Chỉ thực sự mang lại hiệu quả trong trường hợp bạn xây dựng theo hướng môi giới bất động sản cá nhân, hoặc theo hướng hỗ trợ, giải đáp thông tin.  Nếu muốn tiếp cận khách hàng nhanh thì phải bỏ ra mức chi phí cho quảng cáo.  Để có thể quảng cáo các dự án bất động sản qua Facebook, Zalo cá nhân hiệu quả thì bạn nên phát triển theo hướng cộng đồng, để nhân rộng khách hàng và chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm.  Kết luận Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ về 3 cách quảng cáo bất động hữu ích bạn nhất định không nên bỏ lỡ. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn được một phương pháp quảng cáo phù hợp để có thể nâng cao doanh số bán hàng và đạt mục tiêu kinh doanh như đã đề ra. Ngoài ra, để tránh hỏi những rủi ro bạn cần học hỏi kiến thức ở bất cứ đầu, nhất là từ những người đã có kinh nghiệm đầu tư hoặc bạn tham khảo một số lớp học bất động sản tại Unica với những kinh nghiệm thực chiến các chuyên gia sẽ có những nhận định phân tích và lời khuyên cho bạn. Chúc các bạn thành công !
21/09/2020
5747 Lượt xem
Chiến lược cạnh tranh là gì? Vai trò, phân loại, yếu tố ảnh hưởng
Chiến lược cạnh tranh là gì? Vai trò, phân loại, yếu tố ảnh hưởng Ngày nay, khi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên rậm rộ, để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển lớn mạnh hơn nữa thì việc đưa ra được những chiến lược chính xác, đúng đắn và kịp thời là điều vô cùng cần thiết. Một trong số đó phải kể đến là các chiến lược cạnh tranh. Để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé. Chiến lược cạnh tranh là gì? Chiến lược cạnh tranh là kế hoạch tổng thể mà doanh nghiệp sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nó bao gồm các quyết định về cách doanh nghiệp sẽ cạnh tranh trên thị trường, cách nó sẽ tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh Vai trò của chiến lược cạnh tranh Chiến lược cạnh tranh có vai trò là giúp doanh nghiệp khám phá những cơ hội mới, tăng doanh số và giữ thị phần. Chi tiết như sau: 1. Khám phá cơ hội mới Chiến lược cạnh tranh giúp doanh nghiệp khám phá ra các cơ hội mới trên thị trường, từ việc mở rộng vào các thị trường mới, đến việc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Chiến lược marketing cạnh tranh giúp doanh nghiệp khám phá cơ hội mới trên thị trường 2. Tăng trưởng doanh số Bằng cách cạnh tranh một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể tăng doanh số và lợi nhuận. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng và mở rộng. 3. Giữ vững thị phần Chiến lược cạnh tranh cũng giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần của mình trong một thị trường cạnh tranh. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành công nghiệp nơi mà sự cạnh tranh là rất cao. Chiến lược marketing cạnh tranh giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần 4 Loại chiến lược cạnh tranh phổ biến Đối với các marketer thì 4 loại chiến lược là dẫn đầu về chi phí, dẫn đầu về sự khác biệt, tập trung chi phí và tập trung hóa khác biệt đã không còn xa lạ. Ưu và nhược điểm của từng loại như sau: 1. Chiến lược dẫn đầu về chi phí Ưu điểm: - Có thể thu hút một lượng lớn khách hàng thông qua giá cả cạnh tranh. - Tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với các đối thủ đang tập trung vào giá thành cao. Nhược điểm: - Có thể dẫn đến giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nếu việc giảm chi phí không được thực hiện một cách cân nhắc. - Khó khăn trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh nếu các đối thủ khác cũng cạnh tranh với giá cả thấp. >>> Xem thêm: Giới thiệu chiến lược về giá Chiến lược dẫn đầu về chi phí là chiến lược cạnh tranh bằng cách định giá sản phẩm thấp hơn các đối thủ  2. Chiến lược dẫn đầu về sự khác biệt Ưu điểm: - Tạo ra sự khác biệt rõ ràng trong tâm trí của khách hàng, giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu. - Có thể giúp tạo ra một lượng lớn khách hàng trung thành, đặc biệt là trong các thị trường đòi hỏi sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo. Nhược điểm: - Cần đầu tư nhiều cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới để duy trì sự khác biệt. - Có thể dễ bị sao chép nếu không có các biện pháp bảo vệ thương hiệu mạnh mẽ. Chiến lược dẫn đầu về sự khác biệt 3. Chiến lược tập trung chi phí Ưu điểm: - Tạo ra lợi thế cạnh tranh rõ ràng trong một phân khúc thị trường cụ thể. - Có thể tạo ra lợi nhuận cao nếu công ty có thể tối ưu hóa chi phí trong lĩnh vực tập trung của mình. Nhược điểm: - Rủi ro cao nếu phân khúc thị trường này không đủ lớn hoặc không đủ sinh lợi. - Khả năng bị ảnh hưởng bởi các biến động thị trường hoặc sự cạnh tranh từ các đối thủ khác. Chiến lược tập trung chi phí 4. Chiến lược tập trung khác biệt hóa Ưu điểm: - Tạo ra một thị trường nhỏ hơn nhưng có khả năng sinh lợi cao hơn thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ tùy chỉnh và cao cấp. - Duy trì sự trung thành của khách hàng thông qua sự khác biệt rõ ràng trong sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhược điểm: - Yêu cầu nhiều nguồn lực cho việc phát triển và duy trì sự khác biệt độc đáo. - Có thể đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ khác cố gắng sao chép hoặc phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. Chiến lược tập trung khác biệt hóa Chinh phục Facebook Marketing từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của Facebook Marketing, cũng như quy trình triển khai một chiến dịch Facebook Marketing, cách test các chiến dịch quảng cáo, cách chạy quảng cáo Facebook và tối ưu quảng cáo đem lại hiệu quả cao, cách thực hiện chiến dịch Facebook Remarketing,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:34,theme:course] [course_id:2160,theme:course] [course_id:1276,theme:course] So sánh chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh Chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh đều là những yếu tố quan trọng trong việc định hình thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng có những khác biệt quan trọng. Mục Tiêu Chính:  - Chiến Lược Phát Triển: Tập trung vào việc mở rộng và phát triển doanh nghiệp, thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ. - Chiến Lược Cạnh Tranh: Tập trung vào việc giành lấy một phần thị phần từ các đối thủ trong ngành và duy trì vị thế cạnh tranh. Khác biệt về mục tiêu Phạm Vi Thời Gian: - Chiến Lược Phát Triển: Thường dài hạn và tập trung vào việc xây dựng sự bền vững và phát triển dài lâu. - Chiến Lược Cạnh Tranh: Có thể ngắn hạn hoặc dài hạn, tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể và tình hình cạnh tranh trong ngành. Khác biệt về phạm vi Phương Tiện: - Chiến Lược Phát Triển: Sự phát triển dựa trên nền tảng của các chiến lược dài hạn, bao gồm nghiên cứu và phát triển, đầu tư vào hạ tầng và mở rộng quy mô. - Chiến Lược Cạnh Tranh: Sự cạnh tranh thường bao gồm các chiến lược như giảm giá, tiếp thị mạnh mẽ, phát triển sản phẩm mới và cải thiện chất lượng hoặc dịch vụ. Đặc Điểm: - Chiến Lược Phát Triển: Thường liên quan đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và mối quan hệ với khách hàng và cộng đồng. - Chiến Lược Cạnh Tranh: Thường liên quan đến việc tìm cách tăng lợi nhuận, giảm chi phí hoặc nắm bắt cơ hội thị trường. Đo Lường Kết Quả: - Chiến Lược Phát Triển: Các chỉ số dài hạn như tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, thị phần thị trường, lợi nhuận và hài lòng của khách hàng. - Chiến Lược Cạnh Tranh: Các chỉ số ngắn hạn như thị phần thị trường, doanh số bán hàng và lợi nhuận thuần. Khác biệt về đo lường kết quả Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh Những yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược cạnh tranh đó là đối thủ, người mua, nhập ngành từ đối thủ, sản phẩm thay thế. Chi tiết như sau: 1. Đối thủ Đối thủ cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của bạn. Bạn cần phải hiểu rõ về đối thủ của mình, bao gồm sản phẩm hoặc dịch vụ của họ, chiến lược marketing và vị trí trên thị trường. Đối thủ là những doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn 2. Người mua Người mua cũng có thể ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của bạn. Bạn cần phải hiểu rõ về nhu cầu và mong đợi của khách hàng, và cách họ đánh giá và so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với các đối thủ cạnh tranh. 3. Nhập ngành từ đối thủ Mối đe dọa về sự nhập ngành của các đối thủ mới cũng có thể ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của bạn. Bạn cần phải theo dõi thị trường và cập nhật về các xu hướng mới để bạn có thể điều chỉnh chiến lược của mình khi cần thiết. Nhập ngành từ đối thủ là sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới trên thị trường 4. Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu tương tự của khách hàng, nhưng thuộc về ngành hàng khác. Sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp bằng cách giảm nhu cầu, giá cả, lợi nhuận, trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xác định sản phẩm thay thế về tính năng, giá cả, chất lượng,... Ví dụ về chiến lược cạnh tranh Để giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược cạnh tranh, dưới đây sẽ là một vài ví dụ của chúng tôi: 1. Chiến lược cạnh tranh của Coca-Cola Chiến lược cạnh tranh của Coca-Cola được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau: - Sản phẩm đa dạng và chất lượng: Coca-Cola tập trung vào việc phát triển một loạt các sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Chiến lược giá cả cạnh tranh: Coca-Cola đã xây dựng một chiến lược giá cả cạnh tranh để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ. - Kênh phân phối rộng lớn: Coca-Cola đã xây dựng một hệ thống phân phối rộng lớn để đảm bảo sản phẩm của họ có mặt ở mọi nơi. - Chiến lược quảng cáo và khuyến mãi: Coca-Cola sử dụng nhiều hình thức quảng cáo và khuyến mãi để tăng cường nhận diện thương hiệu cũng như thu hút khách hàng. - Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh chính của Coca-Cola bao gồm Suntory PepsiCo Vietnam, Tân Hiệp Phát, Red Bull, Tân Quang Minh, Interfood, Monster Energy, La Vie. - Tập trung vào sức khỏe: Coca-Cola cũng đang tập trung vào việc phát triển các sản phẩm tốt cho sức khỏe, thay vì chỉ tập trung vào nước ngọt. - Mở rộng quan hệ đối tác: Coca-Cola đang tìm cách mở rộng quan hệ đối tác để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. - Khai thác thị trường ở các nước đang phát triển: Coca-Cola đang tìm cách khai thác thị trường ở các nước đang phát triển để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. - Xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến: Coca-Cola đang tìm cách xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. - Mua bán và sáp nhập: Coca-Cola cũng đang tìm cách mua bán và sáp nhập để tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Coca-Cola đã vẫn đang tiếp tục cải tiến và phát triển chiến lược cạnh tranh của mình để đảm bảo vị thế hàng đầu của họ trong ngành nước giải khát. Chiến lược cạnh tranh của Coca-Cola 2. Ví dụ về chiến lược cạnh tranh của Vinamilk Vinamilk, một trong những công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam, đã xây dựng chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ để duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường. Dưới đây là một số điểm chính trong chiến lược cạnh tranh của Vinamilk: - Chiến lược cạnh tranh về giá: Vinamilk định giá sản phẩm của mình một cách cạnh tranh, nhắm vào tầng lớp bình dân và trung lưu, giúp sản phẩm của họ có giá phải chăng hơn so với các đối thủ. - Đa dạng hóa sản phẩm: Vinamilk sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi độ tuổi và đối tượng, từ sản phẩm không chứa cholesterol cho người cao huyết áp đến sản phẩm giàu canxi cho người chứng loãng xương. - Chất lượng sản phẩm: Vinamilk đầu tư vào công nghệ và máy móc chế tạo đóng gói tiên tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm tương đương với sữa nhập khẩu từ các quốc gia có nền công nghiệp chế biến hàng đầu. - Chiến lược kinh doanh quốc tế: Vinamilk không chỉ phân phối sản phẩm trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác, mở rộng thị trường và tăng cường vị thế của mình trên bản đồ kinh tế toàn cầu. - Mô hình marketing 4P: Vinamilk áp dụng mô hình marketing 4P bao gồm Sản phẩm (Product), Giá (Price), Hệ thống phân phối (Place) và Quảng bá (Promotion). Mục đích là để giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Ví dụ về chiến lược cạnh tranh của Vinamilk Một số lưu ý khi triển khai chiến lược cạnh tranh Khi triển khai chiến lược cạnh tranh, có một số lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần phải xem xét: - Xác định rõ ràng đối thủ cạnh tranh và hiểu rõ về thế mạnh và điểm yếu của họ. - Phân tích kỹ lưỡng thị trường để khám phá cơ hội mới và hiểu rõ nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. - Chọn lựa chiến lược phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp. Có thể là chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hóa, chiến lược tập trung chi phí hoặc chiến lược tập trung phân biệt. - Tập trung vào việc xây dựng các khối lợi thế cạnh tranh và phát triển năng lực đặc biệt để tạo ra sự khác biệt. - Tạo môi trường học tập trong tổ chức để thúc đẩy sự sáng tạo và cải tiến liên tục. - Thích ứng với sự thay đổi của thị trường và sẵn sàng điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Lưu ý khi triển khai chiến lược cạnh tranh Tạm kết Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ về 4 chiến lược cạnh tranh không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng, là một người kinh doanh thông thái,  bạn sẽ đưa ra được một chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp nâng cao doanh số bán hàng trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, bạn đọc tham khảo thêm kiến thức về  Social Listening giúp doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan về sản phẩm từ những đánh giá của khách hàng.
21/09/2020
7469 Lượt xem
Phân khúc thị trường là gì? Cách phân loại và thực hiện
Phân khúc thị trường là gì? Cách phân loại và thực hiện Phân khúc thị trường là gì? Vì sao bạn hay doanh nghiệp của bạn cần phải xác định được "đoạn" thị trường của riêng mình mà doanh nghiệp đang hướng đến? Làm thế nào để “khoanh vùng” thị trường của bạn? Hãy cùng Unica đi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé! 1. Phân khúc thị trường là gì? Khái niệm phân khúc trong thị trường Phân khúc thị trường (cách gọi khác là phân đoạn thị trường) là một thuật ngữ marketing rất hay xuất hiện trong kinh doanh, tiếng Anh là Market segmentation. Nghĩa đơn giản đó là xác định thị trường thành nhiều “khúc” khác nhau với các yếu tố khác nhau, dựa trên các tiêu chí như nhân khẩu học, hành vi mua sắm, khu vực… từ đó lựa chọn được cho mình phân khúc mà doanh nghiệp có thể phục vụ tốt nhất và đem về tỷ lệ doanh thu cao nhất. Việc xác định thị trường là một công việc rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu của thị trường trong một “rổ thị trường” khổng lồ ngoài kia, xác định được mục tiêu của doanh nghiệp tương ứng với những gì mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho thị trường, từ đó đáp ứng và phục vụ khách hàng được tốt nhất từ tiềm lực nhân sự, ngân sách, cách thức marketing, khai thác thế mạnh của doanh nghiệp,... 2. 4 phân loại phân khúc thị trường hiện nay Hiện nay có rất nhiều cách để giúp bạn phân đoạn thị trường một cách chính xác. Tuy nhiên dù là cách nào thì bạn cũng phải dựa vào 4 cơ sở sau: Nhân khẩu học là một trong 4 yếu tố phân đoạn thị trường  Nhân khẩu học Là hình thức phân khúc thị trường được sử dụng phổ biến và đòi hỏi phải phân loại thị trường của bạn dựa theo những thông tin về độ tuổi, giới tính, học vấn, thu nhập, nơi sinh sống. Ở mức tối thiểu, hầu hết các công ty đều có ý tưởng chung về nhân khẩu học mua sản phẩm của họ. Tâm lý khách hàng Các đặc điểm cụ thể hơn được phân loại theo ô của phân khúc tâm lý. Tính cách khách hàng, lối sống, tầng lớp xã hội ( học sinh sinh viên, đã đi làm, tầng lớp trung lưu…) Hành vi khách hàng Là hành động phân loại khách hàng tiềm năng dựa trên hành động của họ, thường là trong kênh tiếp thị của bạn ví dụ như họ thường xuyên mua hang ở đâu (facebook, shopee,…), mức độ trung thành, cách đánh giá sản phẩm, cách đưa ra quyết định mua hang…Phân khúc thị trường của bạn dựa trên các hành vi thường được thực hiện bởi các nhà tiếp thị trong phần mềm tự động hóa tiếp thị của họ, nhưng bất kỳ công ty nào có danh sách gửi thư đã thực hiện phân đoạn hành vi chỉ bằng cách theo dõi khách hàng tiềm năng đã đăng ký để nhận email. Cách làm này giúp bạn xác định được thị trường ngách sản phẩm mà mình đang muốn hướng tới thị trường.  Khu vực địa lý khách hàng Tại phân khúc này sẽ tính đến các địa điểm triên vọng để xác định hco bạn chiến lược tiếp thị như khu vực thành phố, nông thôn (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, …) các khu vực Bắc Trung Nam, miền Tây,… tất cả đều có sự khác biệt nhất định giữa các vùng miền. Bởi vì khách hàng tiềm năng có nhu cầu, sở thích và sở thích khác nhau theo địa lý của họ, hiểu được khí hậu và khu vực địa lý của các nhóm khách hàng có thể giúp xác định nơi bán và quảng cáo, cũng như nơi mở rộng kinh doanh của bạn. 3. Lợi ích của phân khúc thị trường Thấu hiểu thị trường của doanh nghiệp Tác dụng của phân đoạn thị trường là gì Trên thực tế, việc thấu hiểu thị trường là điều bắt buộc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải nằm lòng. Việc xác định được nhu cầu, vấn đề của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được hướng phát triển của doanh nghiệp, thông điệp quảng cáo tới đúng đối tượng, cách tiếp cận khách hàng, cách để giúp khách hàng giải quyết được vấn đề của họ, từ đó trực tiếp tang tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công, đồng thời tiết kiệm và tối ưu hóa hơn ngân sách, khẳng định hơn thương hiệu của doanh nghiệp. Tăng tỷ lệ chuyển đổi Rõ ràng rồi, bạn càng thấu hiểu khách hàng của mình bạn càng có nhiều dữ liệu về nhu cầu, vấn đề và mong muốn của họ, từ đó bạn càng có nhiều cách hơn để tiếp cận chi tiết, hỗ trợ và giúp giải quyết vấn đề cho khách hàng một cách triệt để nhất có thể. Hiển nhiên giữa một bên chỉ trình bày tác dụng của sản phẩm với một bên là bạn trực tiếp hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng giải quyết vấn đề bằng sản phẩm của bạn bằng sự chắc chắn, không có lý do gì khách hàng lại bỏ qua bạn rồi. Giúp giữ chân khách hàng tốt hơn Phân khúc thị trường mà bạn “khoanh vùng” chính là đối tượng khách hàng bạn thấu hiểu trong lòng bàn tay. Chỉ riêng cách chạm sâu hơn vào vấn đề của họ, bạn sẽ biết cách nói chuyện và trở thành một người bạn chia sẻ, người hướng dẫn của khách hàng thay vì chỉ là mối quan hệ mua - bán đơn thuần Mở rộng hơn các thị trường mục tiêu mới Bất cứ phân đoạn nào trong thị trường cũng có sự giao thoa nhất định, sự tương đồng, nhất quán nào đó. Một khi bạn đã thấu hiểu được mục tiêu thị trường của bạn bạn hoàn toàn có thể mở rộng chúng đến những thị trường mới hay quy mô thị trường. Ví dụ đối với mặt hàng quần áo mục tiêu thị trường là dân công sở, nữ, trên 25 tuổi, bạn hoàn toàn có thể mở rộng ra theo những nhu cầu khác của dân công sở là nữ như giày dép cho dân công sở, phụ kiện đồng hồ,… cũng bắt đầu từ chính thị trường của bạn. 4. Chiến lược phân khúc thị trường Chiến lược tập trung Chiến lược tập trung là việc doanh nghiệp dồn toàn bộ nỗ lực vào một phân khúc thị trường cụ thể và duy nhất. Chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sử dụng phân khúc này sẽ cho phép công ty đầu tư nhiều thời gian, tài nguyên và năng lượng vào một thị trường cụ thể, giúp giảm thiểu chi phí quảng cáo và có khả năng giảm thiểu lãng phí nguồn lực. Ưu điểm:  - Chi phí tiếp thị thấp - Tỷ lệ chuyển đổi cao - Thực hành tiếp thị lặp lại.  Nhược điểm: - Tiềm năng tăng trưởng bị giới hạn bởi giới hạn của phân khúc.  Chiến lược đa phân khúc Chiến lược đa phân khúc được thiết kế để quảng cáo, tiếp thị cho một sản phẩm đến nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Với mỗi một phân khúc thị trường khác nhau, doanh nghiệp phải xây dựng chiến dịch khác nhau để phù hợp với các nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên nếu một phân khúc có chuyển đổi tốt thì bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh chiến lược của mình để tiếp thị trực tiếp đến phân khúc đó nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí tiếp thị. Ưu điểm: - Tiệp thị đa dạng, tiềm năng tăng trưởng cao. - Tính an toàn cao và thu hút được nhiều người tiêu dùng. Nhược điểm: - Tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn - Chi tiêu tiếp thị lớn hơn.  5. Làm thế nào để xác định phân khúc thị trường cho riêng bạn Bí quyết để phân khúc trong thị trường cho riêng doanh nghiệp của bạn Thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu phân đoạn thị trường là điều bắt buộc nếu bạn muốn thấu hiểu thị trường của mình. Bạn có thể thực hiện thu thập dữ liệu bằng những cách sau:    - Nghiên cứu theo quy mô công ty: có thể đo bằng cách tính số lượng nhân viên, khách hàng và doanh thu tổng thể của doanh nghiệp đó.    - Nghiên cứu theo ngành (hay phân khúc ngành): giúp bạn nhắm đúng mục tiêu thị trường thay vì lãng phí ngân sách vào những ngành khác mà doanh nghiệp của bạn không có.    - Nghiên cứu theo địa điểm: việc xác định vị trí bạn sẽ tập trung như thị trường trong nước – nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định được những chiến lược kinh doanh phù hợp. Khảo sát Khảo sát phân khúc trong thị trường là cách để có được những thông tin cụ thể có tính chính xác cao từ phía khách hàng mục tiêu. Đây là một trong những phương pháp tốt nhất để doanh nghiệp có được những thông tin cụ thể nhất từ thị trường. Có rất nhiều cách để có thể khảo sát, trong đó nhiều nhất là lồng ghép phần thưởng cụ thể (voucher, giảm giá…) để có được những thông tin chính xác. Sắp xếp dữ liệu thành các phân đoạn Việc sắp xếp dữ liệu và xây dựng được chiến lược phân khúc thị trường cụ thể, bạn cần phải trả lời được những câu hỏi như sau:  - Phân khúc này có đo lường được không (sức mua của người mua,…)  - Phân khúc này có giúp bạn kiếm được nguồn lợi nhuận?  - Phân khúc này có ổn định không, có tính lâu dài hay sẽ biến mất chỉ sau một thời gian ngắn?  - Phân khúc này có thể giúp bạn tiếp cận với những chiến lược quảng bá, tiếp thị khác không?  - Phân khúc này có đồng nhất với chiến lược tiếp thị và có thể đem lại kết quả tương ứng không? Cố định các kênh tiếp thị của bạn Việc quyết định kênh tiếp thị mà doanh nghiệp bạn nhắm đến sẽ giúp bạn thiết lập được kế hoạch kinh doanh tiếp thị tốt nhất, tối ưu nhất và tiết kiệm ngân sách nhất, quyết định chiến lược kinh doanh dành riêng cho từng kênh tiếp thị. Ví dụ bạn xác định dung Facebook để tiếp thị đến thị trường mục tiêu, bạn sẽ có sự chuẩn bị về mục tiêu, chiến lược, ngân sách, nhân sự,… để đạt được doanh thu tốt nhất. Như vậy Unica đã giới thiệu và giải đáp giúp bạn đọc những thông tin cụ thể nhất về Phân khúc thị trường là gì rồi. Nếu bạn đọc muốn nâng cao kiến thức cũng như những kỹ năng xây dựng chiến lược kinh doanh cùng tìm hiểu thêm các khoá học kinh doanh có trên website Unica bạn nhé. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
21/09/2020
2889 Lượt xem
Chiến lược là gì? Bật mí chiến lược kinh doanh thành công
Chiến lược là gì? Bật mí chiến lược kinh doanh thành công Để có thể kinh doanh thành công, việc các Marketer đưa ra những chiến lược trong Marketing là vô cùng cần thiết. Để tìm hiểu kỹ hơn về marketing chiến lược, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Chiến lược là gì thông qua bài viết dưới đây.  Chiến lược là gì ? Chiến lược là việc các doanh nghiệp xây dựng những mục tiêu khác nhau và phương pháp để đạt được mục tiêu đó trong thời gian sớm nhất.  Trong hoạt động của doanh nghiệp, việc xác định mục tiêu, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, xác định ngân sách và tiềm lực sẵn có sẽ là nhân tố vô cùng quan trọng để xây dựng được một chiến lược marketing độc đáo giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn trong tương lai.  Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược - Ngày nay, khi thị trường kinh doanh kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt, việc xây dựng marketing chiến lược giúp doanh nghiệp có những hướng đi đúng đắn để đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.  - Thị trường kinh doanh không ngừng biến động và thay đổi theo từng ngày, việc dự báo trước về môi trường kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể thích nghi một cách nhanh chóng. Chính vì vậy việc đưa ra chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp có những kế hoạch đúng đắn để có thể thay đổi một cách linh hoạt. >>> Xem ngay: 12 Cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook đơn giản nhất Xây dựng chiến lược marketing có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp - Ngày nay, khi đối thủ cạnh tranh kinh doanh cùng lĩnh vực xuất hiện ngày càng nhiều, việc doanh nghiệp xây dựng được những chiến lược Marketing phù hợp sẽ là cơ hội để phát huy những nguồn lực của mình trong tương lai.  - Bản chất của chiến lược kinh doanh giống như một kim chỉ nam soi đường để doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn. Vì vậy, để có thể cạnh tranh một cách hiệu quả thi việc xây dựng chiến lược là điều vô cùng cần thiết.  Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh thành công Sau khi giải thích “chiến lược là gì” và tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước xây dựng chiến lược thành công mà bất cứ ai làm kinh doanh cũng nhất định không nên bỏ lỡ.  Bước 1: Xác định mục tiêu và nguồn lực Để có thể xây dựng những chiến lược kinh doanh hiệu quả, việc xác định mục tiêu giống như một kim chỉ nam giúp doanh nghiệp có những hướng đi đúng đắn. Dù là mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn thì mục đích cuối cùng vẫn là tăng doanh số và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Tùy vào những mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp sẽ có sẽ xây dựng những chiến lược khác nhau. Thế nhưng, việc xây dựng một bản kế hoạch đi từ tổng thể đến chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp có những nhìn nhận khách quan, toàn diện để đưa ra phương pháp thực hiện hiệu quả. Ngoài việc xác định mục tiêu, việc xác định nguồn lực về tài chính, con người, hàng hóa...sẽ giúp Marketer xây dựng chiến lược phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp mình.  Bước 2: Hiểu rõ chân dung khách hàng Không thể phủ nhận một điều rằng, dù doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing như thế nào đi chăng nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là nhắm vào đối tượng khách hàng để có thể gia tăng doanh số. Chình vì vậy, để có thể phân tích được chân dung khách hàng, Marketer cần đặt ra ra một số câu hỏi như: Phân khúc khách hàng của bạn là ai ? Nhu cầu cầu của khách hàng? Rào cản ảnh hưởng đến quyết định mua hang ? Phương thức tiếp cận khách hàng...  >>> Xem ngay: Top 8 chiến lược về giá đỉnh cao trong Marketing Phân tích chân dung khách hàng mục tiêu Bước 3: Phân tích đối thủ Thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt , để xây dựng một chiến lược marketing phù hợp với mô hình doanh nghiệp thì phân tích đối thủ là một bước không thể thiếu. Dân gian vẫn thường có câu “ biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” chính là một cách để các doanh nghiệp có thể nhìn nhận lại toàn bộ tiềm lực của mình so với đối thủ để có thể tìm ra những điểm khác biệt và lợi thế mà các đối thủ cạnh tranh khác không có. Hãy đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để có thể xây dựng được chiến lược phòng thủ và tấn công một cách mạnh mẽ giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trước những thách thức mà thị trường kinh doanh đặt ra.  Bước 4: Xây dựng bản kế hoạch chi tiết Việc xây dựng một bản kế hoạch đi từ tổng thể đến chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được các bước thực hiện để có thể điều chỉnh ngân sách và nguồn lực một cách linh hoạt.  Bước 5: Sử dụng các phương tiện truyền thông Để sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng thì ngoài những công cụ marketing truyền thống như: tờ rơi, radio, quảng cáo ngoài trời… các marketer có thể áp dụng các công cụ marketing Online như: mạng xã hội, email Marketing, SEO, google adwords, Facebook ads….Tùy vào ngân sách đã được xác định trong khi xây dựng bản kế hoạch mà các Marketer có thể áp dụng những công cụ khác nhau để triển khai một cách hợp lý.  Sử dụng các công cụ marketing Online để triển khai chiến lược Bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn đọc giải thích khái niệm chiến lược là gì và tổng quan về vấn đề chiến lược. Nếu muốn tăng doanh số và kinh doanh thành công thì đừng bỏ lỡ bài viết bổ ích mà Unica đã chia sẻ nhé ! Chúc các bạn thành công. 
21/09/2020
1705 Lượt xem
Bí quyết thành công kinh doanh homestay không phải ai cũng biết 
Bí quyết thành công kinh doanh homestay không phải ai cũng biết  Thời đại Covid đã ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới nhiều ngành nghề, lĩnh vực lớn nhỏ hiện nay, trong đó phải nói đến Kinh doanh và Du lịch. Vậy sau khi dịch Covid đi qua bạn sẽ cần phải làm gì để bắt đầu lại công việc kinh doanh của mình? Hãy đến với hình thức kinh doanh homestay và cùng tìm hiểu tiềm năng khổng lồ của Homestay trong bài viết này nhé. Homestay là gì? Homestay là một loại hình lưu trú khá đặc biệt và hấp dẫn,khách du lịch sẽ đến và nghỉ lại tại nhà của người dân địa phương để khách du lịch họ sẽ mình trải nghiệm và khám phá đời sống văn hóa, sinh hoạt, các phong tục tập quán của người địa phương nơi họ đến tham quan du lịch.  Bạn có thể hiểu đơn giản đó là bạn sẽ được trực tiếp tới nhà người dân địa phương nơi bạn đến du lịch để khám phá nếp sinh hoạt của người dân, về văn hóa của vùng miền nơi bạn đến. Bạn sẽ được tiếp xúc và trải nghiệm một cách chân thực nhất với người dân địa phương, được thưởng thức ẩm thực nơi đó, hoặc các lễ hội, các hoạt động thường ngày… Bởi Homestay là loại hình du lịch dựa vào chủ yếu là cộng đồng, do đó chúng rất phù hợp để dùng quảng bá hình ảnh con người, văn hóa và cảnh quan khu vực đó. Có thể kể đến một số tỉnh thành lớn như Đà Nẵng, Hội An, Bến Tre, Đà Lạt… Vì sao bạn nên bắt đầu kinh doanh homestay ngay hôm nay? Tiềm năng khổng lồ từ nhu cầu du lịch >>> Xem ngay: Nghiên cứu thị trường là gì? Các bước nghiên cứu thị trường hiệu quả Kinh doanh homestay có tiềm năng rất lớn Homestay là hình thức kinh doanh dựa vào cộng đồng, mà Việt Nam lại là một đất nước đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc, do đó nếu bạn có thể khai thác sự đặc biệt này của homestay sẽ đem đến cho bạn nói riêng và nền du lịch  nước nhà nói chung thu gặt được rất nhiều điều hấp dẫn. Hơn nữa thời đại mở cửa đã đón chào đa dạng những khách du lịch là nước ngoài tới Việt Nam, cùng với đó tư tưởng giới trẻ cũng trở nên thoải mái và ưa "phượt" không kém gì khách nước ngoài, do đó homestay sẽ là một hình thức lưu trú giá rẻ mà trải nghiệm cá nhân lại hấp dẫn hơn các hình thức khác không thể đem lại cho họ, đặc biệt là ở những thành phố lớn hay những vùng đất còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đơn sơ như Hà Giang, Lai Châu, Kiên Giang,... Lợi nhuận hấp dẫn Yếu tố lợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng cho bất cứ hoạt động kinh doanh hay đầu tư nào. Với hình thức kinh doanh này, một người kinh doanh homestay thành công hoàn toàn có thể kiếm được tới vài trăm triệu đồng mỗi tháng. Bởi khách hàng chủ yếu là khách du lịch và giới trẻ, họ sẵn sàng chi trả cho vị trí homestay đẹp để được trải nghiệm một cách trọn vẹn nhất không gian cũng như tận hưởng toàn bộ thời gian khi đi du lịch kiểu này. Khả năng thu hồi vốn nhanh Để kinh doanh homestay thành công, vấn đề cải tạo cũng rất được người kinh doanh quan tâm. Tuy nhiên thời gian để cải tại chúng thì rất ngắn, chỉ khoảng 2 tuần đến 1 tháng là bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh homestay rồi. Khả năng thu hồi vốn kinh doanh hình thức này cũng rất nhanh chóng. Tùy từng mức giá thuê homestay khác nhau mà tốc độ thu hồi vốn cũng sẽ khác nhau. Tự do tài chính Đến một thời điểm homestay của bạn đã đủ ổn định, bạn hoàn toàn có thể biến kinh doanh homestay thành một nguồn thu nhập thụ động rất tốt. Dùng số tiền 'cánh tay trái' đó để mở rộng quy mô kinh doanh, hay dùng để tăng chất lượng cuộc sống,... bạn hoàn toàn được tự do quyết định nhờ kinh doanh homestay thành công.  Kinh doanh homestay cần những gì? Hấp dẫn là vậy, song có vài chú ý bạn cần quan tâm khi bắt tay chuẩn bị kinh doanh homestay. 1. Vốn Kinh doanh homestay cần chuẩn bị vốn đầu tư Khả năng thu hồi vốn nhanh nhưng trước đó bạn cũng cần phải có một khoản kha khá khoảng vài chục triệu để đầu tư cải tạo homestay, thuê mặt bằng, trang trí, ... với rất nhiều khoản cần phải chi trả. Bạn có thể huy động vốn từ ngân hàng, bạn bè góp chung,...  2. Xác định đối tượng mà bạn muốn nhắm đến Bạn sẽ cần phải lên một kế hoạch chi tiết về những tệp khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến: tuổi tác, nhu cầu, khả năng chi trả, nước ngoài hay người Việt, sở thích... từ đó có được những định hướng homestay phù hợp với từng đối tượng. 3. Địa điểm Vị trí đắc địa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của hình thức kinh doanh homestay. Những khu vực còn giữ được nét hoang sơ, hay thời tiết mát mẻ, địa điểm du lịch nổi tiếng... sẽ là những nơi có nhiều tiềm năng thu hút khách du lịch. 4. Nội thất Đa số số tiền vốn bạn có ngoài chi trả mặt bằng thì sẽ đầu tư phần lớn vào việc cải tạo không gian, sủa/thay đổi đồ nội thất, đồ decor "sống ảo". Nội thất không gian càng ấn tượng, đặc biệt, "chill chill" thì càng thu hút được nhiều khách du lịch tới. 5. Quảng bá Thời đại công nghệ số 4.0 đã kéo gần hơn con người với nhau, tận dụng điều này bạn nên bắt tay ngay vào hoạt động quảng bá homestay của mình như lập website, đăng tải quảng bá hình ảnh video của homestay trên đó. Ngoài ra bạn có thể quảng bá homestay của mình trên Facebook, Instagram, kết nối với các kênh/website đặt phòng online... Hơn nữa thì có thể mở rộng đại lý du lịch, thuê người nổi tiếng quảng cáo... Một số khó khăn gặp phải khi kinh doanh homestay 1. Cạnh tranh ngày càng gay gắt Kinh doanh homestay là hình thức không còn quá xa lạ, trở nên phổ biến hiện nay. Vì vậy rất nhiều người đầu tư vào, do đó mức độ cạnh tranh của loại hình kinh doanh này rất gay gắt. Vì vây, các chủ đầu tư homestay cần chú trọng trong việc đầu tư nâng vao chất lượng cơ sở của mình cũng như điều chỉnh mức giá phù hợp nhất. 2. Khó giữ chân khách hàng Đối tượng hướng tới là những người trẻ, những người thích khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ. Vì vậy, rất ít khả năng họ sẽ quay trở lại với homestay của mình, tuy nhiên cũng có thể giữ chân khách hàng bằng cách bạn cung cấp những trải nghiệm độc đáo, sáng tạo mà chỉ có stayhome của mình có. Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy có ấn tượng và giới thiệu cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp của mình.  3. Thất thoát khi thu chi từ xa Đối với nhiều người (ví dụ dân văn phòng), kinh doanh homestay là một công việc làm thêm ngoài giờ. Thậm chí, có nhiều người còn kinh doanh homestay ở địa phương khác nơi họ sinh sống và làm việc. Do đó, họ bắt buộc phải thuê người khác quản lý (thường là dân địa phương).  Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách kiểm soát thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát doanh thu. Chẳng hạn, quản lý và nhân viên có thể thông đồng để gian lận tiền phòng. Đây là nỗi lo lắng lớn nhất của những người kinh doanh homestay từ xa.  4. Rắc rối với chủ nhà Với những người kinh doanh nhưng không sở hữu những căn nhà mà đi thuê của người khác để kinh doanh, có lúc sẽ gặp phải tình trạng chủ nhà đòi lại mặt bằng hoặc nhà chủ thấy mình làm ăn tốt muốn phá hợp đồng... Do đó bạn cần có kế hoạch cũng như những điều kiện thỏa thuận hợp lý.  Chiến lược kinh doanh homestay hiệu quả >>> Xem ngay: Growth Hacking là gì? Cách thức hoạt động của tăng trưởng đốt phá 1. Thiết kế homestay thật độc đáo Để thu hút khách hàng tới homestay của mình bạn cần thiết kế, trang trí homestay của mình bằng những thứ độc đáo, mới mẻ để thu hút khách đến với homestay của mình. Ngoài ra, homestay càng độc đáo thì càng khuyến khích khách hàng chụp ảnh “check-in” và chia sẻ trên mạng xã hội. Đây cũng là một cách hiệu quả để quảng cáo miễn phí cho homestay của bạn. 2. Cung cấp những trải nghiệm độc đáo Nhiều chủ kinh doanh đã biết khai thác dịch vụ trải nghiệm văn hóa địa phương cho khách du lịch lưu trú tại homestay của mình. Rất nhiều homestay đã “ăn nên làm ra” nhờ cho phép du khách trải nghiệm: thăm ruộng lúa chín, hái hoa quả, xuống ao bắt cá… hay tự tay nấu nướng với những nguyên liệu họ tự tay thu hoạch được. 3. Đầu tư vào gian bếp Mô hình kinh doanh homestay luôn muốn mang lại những trải nghiệm, cảm giác ấm cúng và thoải mái như đang ở nhà mình. Nhiều người đã biết tập trung vào gian bếp của căn nhà. Bởi gian bếp đại diện cho sự ấm cúng, thân thuộc với những bữa cơm của gia đình. Do đó, hãy chú trọng đầu tư cho gian bếp sao cho thật tiện nghi và sạch sẽ. 4. Sử dụng các kênh OTA Đẩy mạnh truyền thông quảng bá trên các kênh mạng xã hội, bạn có thể tham khảo các kệnh OTA như Agoda.com, Expedia.com, Booking.com… những kênh này có lượng người truy cập cũng như tìm kiếm những địa điểm du lịch sẽ là cơ hộ lớn cho bạn nếu bạn biết đến những kênh quảng cáo này.  5. Sử dụng phần mềm quản lý Rất nhiều người có tư tưởng rằng homestay quy mô nhỏ (chỉ có vài phòng) thì không cần sử dụng phần mềm quản lý. Đây là một sai lầm bởi một phần mềm quản lý chuyên nghiệp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Trước hết, nó có thể giúp bạn quản lý homestay từ xa, rất phù hợp với những chủ homestay phải thuê người quản lý và không thể có mặt 24/24 tại homestay của mình. Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về homestay, về hình thức kinh doanh homestay tiềm năng hiện nay. Hy vọng rằng qua những thông tin này bạn đã có được những bước thiết lập ban đầu cho dự định kinh doanh của mình một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công!
18/09/2020
800 Lượt xem
7 Tuyệt chiêu tăng doanh số bán hàng dành cho dân kinh doanh
7 Tuyệt chiêu tăng doanh số bán hàng dành cho dân kinh doanh Trong kinh doanh, doanh số là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn đau đầu giải quyết. Ngoài việc xây dựng những chiến lược Marketing phù hợp nhằm mục đích tăng doanh số thì những thương hiệu thành công trên thị trường kinh doanh còn sở hữu cho mình những bí kíp riêng. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ 7 tuyệt chiêu tăng doanh số bán hàng thần thánh mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ.  Tại sao cần phải tăng doanh số bán hàng Là một người kinh doanh, vấn đề ưu tiên hàng đầu quyết định sự thành công đó là doanh số và lợi nhuận thu về mỗi tháng. Doanh số tăng cao đồng nghĩa với việc doanh thu cũng tăng, ngược lại nếu doanh số tụt giảm trầm trọng thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy xảy ra. Việc doanh số bán hàng tụt giảm trầm trọng theo các tháng sẽ khiến cho bộ máy kinh doanh bị ảnh hưởng do doanh nghiệp không đủ tiền chi trả cho nhân viên, dẫn đến phá sản. Chình vì lý do đó, mà những người kinh doanh luôn phải tìm ra những “chiến lược”, “kế sách” khác nhau để phục vụ cho mục đích cuối cùng là tăng doanh số.  Doanh số tăng đồng nghĩa với việc doang nghiệp đang kinh doanh hiệu quả - Ngoài ra, doanh số còn là một minh chứng rõ ràng và cụ thể nhất về kết quả kinh doanh của cá nhân cũng như toàn bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường kinh doanh khốc liệt đồng nghĩa với việc kết quả kinh doanh luôn đạt tín hiệu tốt. Doanh số cao là kết quả của những nỗ lực trong toàn thể bộ máy kinh doanh. Đồng thời nó là câu trả lời cho việc doanh nghiệp đó đang áp dụng những chiến lược kinh doanh đúng đắn.  >> Đọc ngay: Chiến lược là gì? Bật mí chiến lược kinh doanh thành công 7 Bí kíp giúp tăng doanh số bán hàng Quy trình giao dịch cần được đơn giản hóa Với những giao dịch mang tính cá nhân, quá trình thực hiện càng đơn giản, tin cậy sẽ thúc đẩy hành vi mua hàng diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, việc tạo ra các Combo mua hàng chỉ bằng một cú “click” chuột sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy hứng thú hơn thay vì phải mất quá nhiều thao tác để có thể mua hàng một cách thành công.  Bí quyết chốt Sale đỉnh cao Trong vô vàn những cách thức bán hàng khác nhau thì Telesale là một phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy phải mất tiền để thuê các Seller quảng cáo, tiếp thị sản phẩm thông qua điện thoại nhưng không phải Seller nào cũng biết chốt sale hiệu quả. Muốn trở thành một Best Seller, ngoài những kỹ năng cần thiết như lắng nghe, am hiểu tường tận về những sản phẩm mà mình đang kinh doanh thì việc nắm bắt tâm lý khách hàng, chốt sales đúng thời điểm, nhanh chóng, kịp thời sẽ giúp bạn gia tăng doanh số bán hàng một cách nhanh chóng.  >> Xem ngay: Top 5 kỹ năng chốt sale đỉnh cao bách phát, bách trúng Nghệ thuật chốt sale đỉnh cao giúp tăng hiệu quả bán hàng Xây dựng và khẳng định thương hiệu Bạn có biết không, với những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Apple, Chanel, LV,  Dior… họ đã mất rất nhiều thời gian, công sức để có thể khẳng định được chỗ đứng của mình trong thị trường kinh doanh khốc liệt. Không chỉ vậy, khi nhắc đến tên những thương hiệu có sức ảnh hưởng vô cùng lớn này người ta không còn băn khoăn quá nhiều về chất lượng, mẫu mã và giá thành sản phẩm. Cái mà khách hàng quan tâm chính ra khi nào những thương hiệu nổi tiếng nay sẽ cho ra mắt những sản phẩm và bộ sưu tập mới.  Có thể thấy, nếu xây dựng được một thương hiệu có đủ sức phủ sóng rộng rãi trên thị trường thì việc giới thiệu những dòng sản phẩm mới sẽ giúp doanh số bán hàng gia tăng một cách chóng mặt.  >> Đọc thêm: Bỏ túi 4 bí quyết phát triển thương hiệu vững chắc nhất Chất lượng sản phẩm vẫn là số 1 Bạn hãy thử tưởng tượng rằng, nếu một sản phẩm được quảng cáo một cách rầm rộ với chi phí truyền thông lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng nhưng chất lượng sản phẩm lại không được như khách hàng kỳ vọng thì chẳng những hàng không bán được và doanh thu cũng bị tụt giảm một cách trầm trọng.  Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc thường xuyên tham khảo ý kiến khách hàng, nhận những phản hồi tích cực, tiêu cực để hoàn thiện hơn sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số đáng kể. Tổ chức các chương trình khuyến mãi, sale off Trước khi đưa ra quyết định mua hàng, ngoài vấn đề về chất lượng sản phẩm thì giá thành chính ra rào cản khiến khách hàng cảm thấy bối rối, lúng túng. Hiểu được tâm lý đó, việc tổ chức những chương trình khuyến mãi, sale off hay mua 1 tặng 1 sẽ kích thích hành vi mua hàng diễn ra nhanh chóng.  >> Đọc thêm: 15+ tuyệt chiêu chương trình khuyến mãi hay giúp bạn bùng nổ doanh số Tổ chức chương trình Sale để tri ân khách hàng và tăng doanh số bán hàng Hỗ trợ chi phí vận chuyển Cùng là một sản phẩm có giá thành như nhau nhưng một bên lựa chọn hình thức hỗ trợ 50% phí vận chuyển với một bên để khách hàng chịu 100% phí vận chuyển thì chắc chắn nhưng người mua hàng thông thái sẽ lựa chọn cửa hàng thứ nhất. Đôi khi việc tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cũng là 1 tuyệt chiêu để tăng doanh số.  Thanh toán điện tử Ngày nay khi thời đại công nghệ số hóa ngày càng phát triển thì việc sử dụng hình thức thanh toán điện tử sẽ giúp khách hàng không chỉ chủ động hơn trong việc quản lý nguồn tiền mà nó còn giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Chỉ bằng một chiếc thẻ tín dụng hoặc chiếc điện thoại thông minh thì việc mua hàng sẽ được diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ 7 tuyệt chiêu tăng doanh số bán hàng dành cho dân kinh doanh. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ đưa ra được việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể khẳng định được vị thế của mình trên thị trường kinh doanh đầy thách thức.
17/09/2020
383 Lượt xem
3 Cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp đỉnh cao dành cho người mới
3 Cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp đỉnh cao dành cho người mới Không thể phủ nhận một điều rằng, khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Sở hữu một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ gia tăng doanh số mà nó còn khẳng định vị thể trong thị trường kinh doanh so với các đối thủ khác. Thế nhưng làm sao để tiếp cận được khách hàng một cách hiệu quả? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ về 5 cách tiếp cận khách khách hàng doanh nghiệp vô cùng đơn giản dành cho người mới bắt đầu. Tiếp cận khách hàng là gì? Trước khi tìm hiểu về cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp, chúng ta cùng nhau giải thích thuật ngữ “tiếp cận khách hàng”. Ngày nay, dưới sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường kinh doanh việc tiếp cận khách hàng, đặc biệt là những khách hàng doanh nghiệp càng trở nên khó khăn hơn. Khách hàng doanh nghiệp hiểu một cách đơn giản là các công ty, tổ chức, doanh nghiệp đang muốn tìm hiểu và sử dụng, mua bán các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa của bạn. Tiếp cận khách hàng doanh nghiệp được hiểu là bạn có thể đưa ra những chiến lược, vận dụng toàn bộ những kỹ năng để có thể thu thập được thông tin phục vụ cho quá trình hợp tác diễn ra nhanh chóng. Tiếp cận khách hàng doanh nghiệp là vấn đề khó khăn đối với sales B2B Các bước tiếp cận khách hàng doanh nghiệp Bước 1: Tìm hiểu thông tin khách hàng Tìm hiểu thông tin khách hàng là bước đầu tiên quan trọng trong khi bắt đầu quy trình tiếp cận khách hàng. Khác với khách hàng là những cá nhân đơn lẻ, việc tiếp cận khách hàng doanh nghiệp là các công ty, tổ chức, doanh nghiệp cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy, để có thể tiếp cận một cách dễ dàng, bạn cần tìm hiểu những thông tin một cách chắt lọc, đầy đủ của khách hàng đó. Đặc biệt là phải tìm hiểu về nhu cầu mà người tiêu dùng đang muốn hướng tới. Bước 2: Nắm vững kiến thức chuyên môn, am hiểu sản phẩm Muốn bán được hàng bạn phải am hiểu về sản phẩm của mình. Chính sự hiểu biết tường tận về sản phẩm sẽ tạo ra một mối liên hệ giữa khách hàng doanh nghiệp với xây dựng chiến lược kinh doanh sản phẩm của mình.  Khác với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp khá kỹ tính trong việc lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ mới do bộ máy hoạt động tương đối cồng kềnh. Chính vì vậy, để có thể tiếp cận được một cách nhanh chóng thì bản thân người học bán hàng online phải nắm được những kiến thức một cách bài bản. Ngoài ra, việc nêu bật được những lợi thế mà sản phẩm bạn đang có so với các đối thủ khác sẽ là một cơ hội để bạn dễ dàng tiếp cận được những khách hàng doanh nghiệp khó tính. Hoặc một cách khác là bạn sẽ chọn thị trường ngách để đánh sản phẩm nếu tìm được sản phẩm thị trường ngách thì bạn sẽ rất dễ dàng thành công. Tìm hiểu thông tin khách hàng để xây dựng kịch bản tiếp cận khách hàng dễ dàng Bước 3: Tiếp cận khách hàng Đây được xem là bước khó khăn nhất trong toàn bộ quá trình để đi đến giao dịch và ký kết hợp đồng. Vì khách hàng là một doanh nghiệp nên việc đưa ra quyết định cũng không mang tính tuyệt như các khách hàng cá nhân. Chính vì vậy, để tiết kiệm được thời gian cũng như công sức, là một sale B2B bạn nên tìm hiểu xem ai mới là người có thể đưa ra quyết định để việc tiếp cận trở nên dễ dàng hơn.  Bước 4: Giải đáp thắc mắc của khách hàng, bán sản phẩm và ký kết hợp đồng Trong quá trình tư vấn và bán hàng, chắc hẳn bạn sẽ không thể tránh khỏi những “câu hỏi hóc búa” mà khách hàng đặt ra. Hãy chắc chắn rằng, mọi điều thắc mắc sẽ được giải thích tận tình, cặn kẽ để khách hàng có thể am hiểu tường tận về sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.  Sau khi mọi vấn đề thắc mắc đã được giải đáp thì việc tiến hành giao dịch sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu khách hàng doanh nghiệp chưa thể đưa ra quyết định ký kết hợp đồng ngay thì bạn cũng đừng nóng vội nhé. Hãy thật kiên trì để có thể chinh phục được những khách hàng doanh nghiệp khó tính nhất ! Đăng ký khoá học kinh doanh online qua video trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Trong khoá học, giảng viên sẽ chia sẻ kiến thức kinh doanh online từ A - Z để bạn có cái nhìn tổng quan về mô hình kinh doanh này. Bên cạnh đó, giảng viên cũng chia sẻ cho bạn bí quyết kinh doanh online đột phá trên các kênh marketing online. [course_id:266,theme:course] [course_id:1344,theme:course] [course_id:773,theme:course] Các cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp Tận dụng các mối quan hệ cá nhân thông qua kênh đối tác của khách hàng cũ Trong các cách tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp thì việc sử dụng các mối quan hệ cá nhân được ưu tiên hàng đầu. Với cách này, bạn không cần mất quá nhiều thời gian để tiếp cận khách hàng mới mà thay vào đó là tận dụng mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, đối tác đã được xây dựng lòng tin tưởng trước đó. Thông qua mạng Internet Bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào đều xây dựng riêng cho mình một Website để giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng. Thông qua việc tìm kiếm trên Internet, sales B2B có thể tiếp cận được những khách hàng là doanh nghiệp. Tuy nhiên với cách này tỉ lệ thành công là không cao.  Tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua mối quan hệ và Internet Sử dụng chiêu thức PR PR là một trong những phương thức hay được các doanh nghiệp sử dụng để “đánh bóng tên tuổi” và tạo dựng niềm tin, chỗ đứng của mình trong thị trường kinh doanh đầy biến động đây là một mẹo kinh doanh. Việc các cá nhân, tổ chức sử dụng các hình thức PR khác nhau như: quảng cáo Facebook, tài trợ, tham gia các hoạt động từ thiện… sẽ là một công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu thông qua việc tiếp cận khách hàng doanh nghiệp đầy tiềm năng.  Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ về các chiến lược tiếp cận khách hàng doanh nghiệp dành cho người mới bắt đầu học kinh doanh. Hy vọng, thông qua những kiến thức đầy bổ ích, là một dân Sales B2B, bạn có thể khai thác và vận dụng những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể tìm kiếm được những khách hàng đầy tiềm năng cho doanh nghiệp mình. Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Đào tạo Sale B2B chuyên nghiệp dành cho cấp quản lý đội nhóm kinh doanh" XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
16/09/2020
9446 Lượt xem