B2B là gì? Phân biệt giữa B2B và B2C chi tiết

B2B là gì? Phân biệt giữa B2B và B2C chi tiết

Mục lục

B2B là thuật ngữ phổ biến được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Mặc dù xuất hiện nhiều nhưng không phải ai cũng biết B2B là gì? Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về khái niệm này. Hôm nay trong chủ đề học kinh doanh, Unica sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin xoay quanh thuật ngữ B2B, cùng khám phá để có thêm cho mình những thông tin hữu ích nhé.

1. Mô hình B2B là gì? Đặc điểm và tính chất của B2B

B2B chính là từ viết tắt của cụm từ “Business To Business” mang nghĩa tiếng việt để chỉ một hình thức kinh doanh, cụ thể hơn là hình thức kinh doanh giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển. Hiểu một cách đơn giản nhất B2B chính là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp này sẽ cung cấp những thứ mà doanh nghiệp khác đang cần.

Mô hình B2B sẽ bao gồm các sản phẩm như: sản phẩm được bán theo số lượng lớn, sản phẩm có giá trị cao, sản phẩm phức tạp về đặc tính kỹ thuật. Hiện nay, B2B đang rất phát triển, nhất là ở những doanh nghiệp đang đẩy mạnh kinh doanh qua website. Hiện nay, mô hình B2B đang được đánh giá rất cao, nó là một hình thức kinh doanh hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Mô hình B2B là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

Đặc điểm, tính chất của mô hình kinh doanh B2B đó là mỗi doanh nghiệp đều đã có sản phẩm/ dịch vụ hay một quy trình bán hàng riêng. Sau đó, doanh nghiệp này sẽ cung cấp những thứ mà doanh nghiệp khác cần. Mục đích để tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho quá trình sản xuất mà vẫn gia tăng hiệu quả, tăng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp.

Để hoạt động tốt được mô hình B2B cần tập trung vào yếu tố logic. Bởi khách với khách hàng là người tiêu dùng, khách hàng doanh nghiệp sẽ chú trọng vào tính logic hơn là cảm xúc. Mô hình B2B thành công cần khai thác được đặc điểm, chức năng của sản phẩm. Bên cạnh đó cũng phải biết rõ nhu cầu cũng như mong muốn của bộ phận khách hàng muốn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.

2. Tầm quan trọng của B2B trong kinh doanh

Mô hình B2B đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Sự ra đời của mô hình này đã tạo nên mối quan hệ cộng tác cùng phát triển trong cộng đồng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để gặp gỡ những nhà cung cấp tốt với chi phí phải chăng. Nhà cung cấp cũng gặp được doanh nghiệp trung thành, tạo dựng mối quan hệ cộng tác lâu dài với nhau. Mô hình B2B cắt giảm nhiều khâu trung gian nên hàng hoá/ dịch vụ đến tay đại lý bán lẻ nhanh hơn.

Hoạt động mua bán B2B trong kinh doanh hầu hết đều là những giao dịch to nên sản phẩm/ dịch vụ có thể lưu thông với số lượng lớn. Điều này giúp nhà cung cấp tránh được tình trạng tồn hàng và nhanh thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Mô hình B2B còn giúp các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc điều chỉnh nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng. Ngoài ra, mô hình B2B cũng là hình thức kinh doanh có hợp đồng nên đảm bảo quyền lợi giữa đôi bên

>> Xem thêmCustomer Service là gì? Vai trò & cách tạo chiến lược dịch vụ khách hàng

B2B là gi

Tầm quan trọng của B2B trong kinh doanh 

3. Lợi ích của B2B trong doanh nghiệp

Thông qua tầm quan trọng của B2B trong kinh doanh chắc hẳn phần nào bạn cũng hình dung ra được lợi ích của mô hình này. Dưới đây là chia sẻ một số lợi ích điển hình của mô hình B2B.

Hơn nữa, mô hình này còn phá vỡ những khó khăn về không gian, thời gian giữa người mua và người bán. Hoạt động sản xuất có tính linh hoạt hơn. Doanh nghiệp còn có thể phân tích nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng một cách chính xác để có những chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn nhất.

Tiết kiệm chi phí và thời gian

Không giống như những mô hình kinh doanh khác, mô hình B2B xây dựng một quy trình mua hàng riêng biệt nên giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian. Mô hình B2B phá vỡ khó khăn về khoảng cách, không gian, thời gian giữa người mua và người bán, hơn nữa hoạt động sản xuất còn mang tính linh hoạt nên tối ưu hơn những mô hình kinh doanh khác rất nhiều.

Tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp

So với những hình thức kinh doanh trên thị trường thì B2B hỗ trợ tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp hơn rất nhiều. Trong mạng lưới kinh doanh này, mỗi doanh nghiệp sẽ như một mắt xíc nhỏ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các doanh nghiệp nếu như hợp tác được với nhau thì sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội hợp tác với những doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong lĩnh vực. Doanh nghiệp nếu như tạo được đội uy tín, tin cậy thì sẽ càng mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp.

Lợi ích của B2B trong doanh nghiệp

Phát triển thị trường và mở rộng khách hàng

Việc tăng cường mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cũng chính là tiền đề giúp sản phẩm/ dịch vụ phát triển rộng trên thị trường hơn. Từ đó, mở rộng được tệp khách hàng, xây dựng được khách hàng là những doanh nghiệp tiềm năng. Doanh nghiệp nếu như cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tốt thì sẽ cung ứng được một số lượng sản phẩm lớn và khách hàng nhận sản phẩm sẽ bền vững giúp doanh nghiệp càng ngày càng phát triển hơn.

 Tạo ra giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp

Mô hình B2B đánh vào tính logo, chất lượng và những giá trị mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại chứ không đánh vào cảm xúc của khách hàng. Vì vậy, mô hình B2B sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được những giá trị nhất định. Bên cạnh đó, B2B cũng giúp tạo giá trị cho khách hàng bởi việc phân phối sản phẩm chất lượng ra thị trường sẽ tạo ra được độ uy tín, xây dựng được lòng tin cho người dùng.

4. Các mô hình kinh doanh B2B phổ biến

Bên cạnh thông tin giải đáp B2B là gì cũng như giải thích tầm quan trọng của B2B. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn biết mô hình kinh doanh B2B.

Mô hình trực tuyến (e-commerce)

Mô hình trực tuyến là mô hình quen thuộc nhất hiện nay không chỉ với doanh nghiệp mà còn với cả những người tiêu dùng nhỏ lẻ. B2B tập trung cung cấp sản phẩm/ dịch vụ hướng đến đối tượng là doanh nghiệp nên cần một khối lượng sản phẩm/ dịch vụ khá lớn. Mô hình trực tuyến sẽ là không gian để các nhà cung cấp và các doanh nghiệp vận hành kinh doanh.

Tại mô hình này, nhà cung cấp có nhu cầu bán sẽ đăng hình ảnh sản phẩm/ dịch vụ lên website hoặc sàn thương mại điện tử. Sau đó người mua sẽ xem, đánh giá rồi chọn lọc quyết định mua hàng. Mô hình trực tuyến có tình cạnh tranh khá cao, đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp cần đầu tư về hình ảnh để tạo sự thu hút.

Mô hình kinh doanh B2B phổ biến

Mô hình chuyển giao công nghệ (technology transfer)

Chuyển giao công nghệ được hiểu theo cách đơn giản là cách thức để công nghệ được ứng dụng vào trong thực tiễn, đem lại lợi ích cho chủ sở hữu, thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới. Trong mô hình B2B chuyển giao công nghệ thực chất chính là quá trình chuyển công nghệ từ bên có công nghệ sang bên không có công nghệ. Đây giống như mối quan hệ mua bán công nghệ có hợp đồng. Công nghệ ở đây sẽ bao gồm: Phương pháp, truy trình, bí quyết, kỹ năng, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.

Mô hình đặt hàng qua điện thoại (telephone ordering)

Mô hình đặt hàng qua điện thoại nghĩa là doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản phẩm/ dịch vụ sẽ liên hệ tới doanh nghiệp cung cấp bằng số điện thoại sau khi đã tham khảo sản phẩm/ dịch vụ ở trên web. Khi bên mua liên lạc, bên bán sẽ cung cấp một số thông tin về sản phẩm/ dịch vụ theo yêu cầu rồi bên mua sẽ tiến hành đặt hàng.

Ngoài ra, mô hình đặt hàng qua điện thoại cũng được áp dụng khi doanh nghiệp mua đã từng hợp tác với doanh nghiệp bán. Bởi vậy nên họ yên tâm đặt hàng qua điện thoại. Thông thường, mô hình đặt hàng qua điện thoại thường áp dụng với những sản phẩm có giá trị nhỏ và có khả năng tiêu thụ nhanh, ít rủi ro.

Mô hình bán hàng qua đại lý (selling through agents)

Mô hình bán hàng qua đại lý nghĩa là doanh nghiệp cung cấp chỉ thực hiện chức năng sản xuất ra sản phẩm/ dịch vụ. Nếu sản phẩm/ dịch vụ đó muốn phân phối rộng rãi trên thị trường họ sẽ liên hệ với các đại lý, uỷ quyền để họ, bán sản phẩm cho mình. Mô hình kinh doanh đại lý được hiểu là mô hình kinh doanh thương mại giữa 2 bên với nhau theo sự uỷ thác của bên cung cấp, bên đại lý sẽ được nhận chính sách chiết khấu cho đại lý.

Hiện nay, mô hình bán hàng qua đại lý khá phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng.

Mô hình B2B bán hàng qua đại lý

Mô hình bán hàng trực tiếp (direct selling)

Mô hình bán hàng trực tiếp nghĩa là không thông qua bất cứ một đơn vị trung gian nào, doanh nghiệp tự bán hàng trực tiếp tại một địa điểm cụ thể. Mô hình bán hàng này sẽ giúp tạo dựng mối quan hệ thân thiện với doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác. Đồng thời cũng giúp gây dựng mối quan hệ với khách hàng có nhu cầu.

5. Sự khác biệt giữa B2B và B2C

Nếu B2B (Business To Business) là hình thức kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp thì B2C (Business To Customer) lại là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Cụ thể sự khác biệt giữa B2B và B2C như sau:

Đối tượng khách hàng

Khác biệt đầu tiên giữa B2B và B2C đó chính là đối tượng khách hàng. Khách hàng trong mô hình B2B là doanh nghiệp, công ty còn đối tượng trong mô hình B2C là khách hàng cá nhân. Ngoài ra, chứ C trong B2C còn là người tiêu dùng cuối cùng, nghĩa là nó bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để sử dụng.

Phương thức bán hàng

Phương thức bán hàng giữa B2B và B2C là hoàn toàn khác nhau. Bán hàng cho các doanh nghiệp sẽ bao gồm nhiều yếu tố như: sự đàm phán về giá cả, hình thức giao hàng, xác định quy cách và tính kỹ thuật của sản phẩm. Bán hàng cho người tiêu dùng thì không cần thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như vậy, phương thức bán hàng B2C sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn.

So sánh B2B và B2C

Quy trình mua bán

Quy trình mua hàng mô hình B2B sẽ nhiều bước lâu và phức tạp hơn. Bởi doanh nghiệp mua cần phải đánh giá, kiểm tra kỹ về sản phẩm/ dịch vụ nói riêng cũng như doanh nghiệp của người bán nói chung. Quyết định mua bán của các doanh nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệ dẫn dắt và dựa trên những giá trị kinh tế mà sản phẩm/ dịch vụ đó có thể mang lại.

Quy trình mua bán mô hình B2C đơn giản và ngắn hơn. Bởi người mua hàng chỉ cần quan tâm đến chất lượng, hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Quyết định mua hàng của người tiêu dùng do sản phẩm dẫn dắt, nó thuộc về cảm xúc về nhu cầu, hoàn cảnh hoặc giá cả.

 Yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ

Doanh nghiệp sẽ yêu cầu về sản phẩm/ dịch vụ cao hơn, vừa phải tốt, giá phải chăng, vừa phải phù hợp với thị trường và cũng vừa phải đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng. Người tiêu dùng chỉ yêu cầu sản phẩm/ dịch vụ ở mức độ cơ bản và đơn giản hơn, sản phẩm/ dịch vụ chỉ cần chất lượng kèm mức giá tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng là được.

6. Những lưu ý khi tham gia thị trường B2B

Mặc dù mang lại những lợi ích tuyệt vời nhưng khi tham gia thị trường B2B doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Hiểu rõ về thị trường và đối tượng khách hàng

Thị trường và đối tượng khách hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạt động mô hình B2B. Vì vậy, khi tham gia B2B doanh nghiệp cung cấp cần phải nghiên cứu kỹ càng về thị trường, xác định xem thị trường đang mạnh cái gì. Đồng thời, xác định được rõ chân dung khách hàng. Như vậy, quá trình hoạt động và vận hành mới ổn định, tránh được rủi ro.

mUtsL7Q.png

Những lưu ý khi tham gia thị trường B2B

Chọn đúng mô hình kinh doanh phù hợp

Việc tìm hiểu, phân tích thị trường và đối thủ khách hàng thôi là chưa đủ, để hiệu quả doanh nghiệp cũng cần phải chọn đúng mô hình kinh doanh phù hợp. Mô hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được hết sức mạnh. Từ đó, mang lại được những giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp và khách hàng.

Xây dựng mối quan hệ và tạo lòng tin với đối tác

Doanh nghiệp áp dụng B2B thành công nhất định phải chú ý tới vấn đề văn hóa để xây dựng mối quan hệ và lòng tin cho đối tác. Điều này giúp tạo nên mối quan hệ bền vững, gắn kết lâu dài để cùng phát triển.

7. Thách thức và cơ hội trong B2B

Mô hình kinh doanh B2B sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời, đó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức cho doanh nghiệp. Vậy thách thức và cơ hội trong B2B cụ thể là gì?

Thách thức của thị trường B2B

Hình thức kinh doanh B2B gặp phải thách thức ở việc doanh nghiệp cung cấp phải có đủ điều kiện cung ứng các đơn hàng lớn. Bên cạnh đó cũng phải chú trọng đầu tư, chi nhiều tiền để làm sao quảng cáo, tiếp cận được đến những doanh nghiệp tiềm năng. B2B tuy có thể bán hàng nhiều sản phẩm/ dịch vụ cùng lúc trên nhiều kênh nhưng việc tập trung vào doanh nghiệp đã khiến họ bỏ lỡ đi những khách hàng cá nhân có tiềm năng.

Ngoài ra, B2B còn gặp khó khăn trong quyết định mua hàng. Bởi các doanh nghiệp trước khi quyết định mua cần phải xem xét, phân tích và cân nhắc rất kỹ. Điều này khiến hoạt động kinh doanh tốn thời gian hơn rất nhiều.

Cơ hội và tiềm năng phát triển của thị trường B2B

Doanh nghiệp B2B có thể thu về lợi nhuận cao và bền vững khi hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu mua đều mua với số lượng lớn. Khi số lượng đặt đơn lớn thì doanh số bán hàng chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, mô hình B2B cũng giúp doanh nghiệp mở rộng được kênh bán hàng. Thay vì việc sản phẩm/ dịch vụ của bạn ở một địa điểm duy nhất thì bây giờ đã mở rộng, thậm chí còn có cơ hội tiếp cận với khách hàng trên toàn thế giới mà chi phí ban đầu không hề quá cao.

Ngoài ra, mô hình B2B còn thể hiện được sự cá nhân hoá, tăng nhận diện thương hiệu. Thêm nữa, B2B còn tạo nên mối quan hệ hợp tác bền vững giúp doanh nghiệp bạn ngày một phát triển trên thị trường.

Cơ hội và tiềm năng phát triển của thị trường B2B

8. Một số ví dụ về doanh nghiệp B2B

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình doanh nghiệp B2B là gì? Bạn có thể xem xét một số ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. 

- Doanh nghiệp General Electric chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng và cung cấp phụ tùng cho các doanh nghiệp khác.

- Doanh nghiệp Xerox chuyên cung cấp các dịch vụ in ấn cho các doanh nghiệp khác.

- Tập Đoàn Tâm Việt chuyên về cung cấp dịch vụ tư vấn văn hóa doanh nghiệp và đào tạo kỹ năng cho nhân viên các doanh nghiệp khác. 

9. Tổng kết

Trên đây Unica đã cung cấp tới bạn một số thông tin xoay quanh vấn đề mô hình B2B là gì? Các loại mô hình B2B phổ biến thường gặp. Để mô hình này có thể phát triển một cách mạnh mẽ hơn nữa và có những bước đột phá trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược bài bản để có thể hội nhập và xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, thành công hơn nữa trong tương lai.

Để nâng cao kiến thức cũng như các kỹ năng mềm trong công việc giúp việc quản lý doanh nghiệp được dễ dàng hơn, Unica cho ra mắt các khoá học quản trị doanh nghiệp được hướng dẫn giảng dạy từ các chuyên gia có tên tuổi giúp bạn định hình, phân tích, tổng quan và đưa ra những giải pháp giúp việc quản trị doanh nghiệp tốt hơn.

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên