Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Marketing Tin Học Văn Phòng Kinh Doanh Tài Chính Kế Toán Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Excel Word IC3 Google Sheets PowerPoint Google AppSheet Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Tin Học Văn Phòng khác

Kinh doanh

Omni Channel là gì? Cách bán hàng đa kênh đạt hiệu quả nhất
Omni Channel là gì? Cách bán hàng đa kênh đạt hiệu quả nhất Ngày nay, Internet và thương mại điện tử đang phát triển và bùng nổ một cách mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm ra những hình thức kinh doanh mới để có thể đáp ứng được yêu cầu của xu thế phát triển chung. Chính vì thế Omni Channel được xem là mô hình kinh doanh đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Để hiểu một cách chi tiết nhất về Omni Channel là gì, hãy cùng Unica tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. Omni Channel là gì? Omni Channel được hiểu là hình thức bán hàng trên nhiều kênh khác nhau. Bán hàng đa kênh là ý tưởng sử dụng tất cả các kênh khác nhau để tạo ra một trải nghiệm thông nhất cho khách hàng. Đa kênh bao gồm cả kênh bán hàng truyền thông và kênh kỹ thuật số, bán hàng tại điểm bán, cửa hàng và bán hàng trực tuyến... Mục đích của việc bán hàng đa kênh là giúp khách hàng chủ động hơn trong việc mua sắm nhằm mang lại những trải nghiệm tuyệt vời dù là mua sắm trực tiếp tại cửa hàng hay thông qua hình thức bán hàng Online. Nếu bạn đang theo học bán hàng online thì tuyệt đối không thể bỏ qua định nghĩa quan trọng này. >>> Xem ngay: Sứ mệnh là gì? Vai trò & các bước xác định sứ mệnh của doanh nghiệp Omni Channel là bán hàng đa kênh Mục tiêu của Omni Channel Marketing là gì? Omni Channel Marketing - Tiếp thị đa kênh là sử dụng các kênh tiếp thị kỹ thuật số hoặc kênh truyền thống để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng, nhờ vậy mà quá trình giới thiệu sản phẩm cũng như tương tác với khách hàng đạt hiệu quả cao hơn. Sử dụng chiến lược tiếp thị đa kênh đồng nghĩa với việc: - Khi khách hàng đến với thương hiệu của doanh nghiệp bạn, bất kể kênh nào thì hình ảnh sản phẩm cũng đều có mặt. - Mỗi kênh mà khách hàng sử dụng để tương tác với nội dung cập nhật của bạn sẽ tự động đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Doanh nghiệp sẽ nhận được mức độ cá nhân hóa hiệu quả hơn bất kể khách hàng là ai, họ đang sử dụng kênh nào hoặc họ đang ở giai đoạn nào trong hành trình mua hàng của mình. Để làm được điều này doanh nghiệp cần kết nối giám sát các tương tác của khách hàng qua những kênh như: Website của doanh nghiệp, Facebook, Zalo, Viber, Telegram… SMS, Email, Chatbot.  Có thể nhiều doanh nghiệp đã thiết lập sự hiện diện của họ trên các kênh này, nhưng điều quan trọng là tất cả phải được gắn kết với nhau thì mới được gọi là Omni Channel Tại sao doanh nghiệp nên đầu tư vào Omni Channel - Theo số liệu thống kê, số lượng đăng ký điện thoại  thông minh trên toàn cầu là 1,6 tỷ vào năm 2013. Theo một báo cáo được thực hiện bởi một doanh nghiệp công nghệ di động hàng đầu, con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 5,6 tỷ vào năm 2019. 90% dân số thế giới khi đó sẽ có thể truy cập Internet di động kết nối. Sự tăng trưởng về mức độ thâm nhập Internet và sự gia tăng đáng kể của điện thoại thông minh sẽ chỉ làm tăng hành vi của khách hàng đa kênh theo cấp số nhân. Những xu hướng này hướng tới việc đa kênh trở thành cách kinh doanh bán lẻ bền vững duy nhất trong tương lai khi “mua sắm bằng một cú nhấp chuột “ trở thành hiện thực. - Sự đổi mới trong công nghệ cũng đang thúc đẩy sự quan tâm của các nhà bán lẻ đối với bán lẻ đa kênh, hỗ trợ các khả năng mới trong việc tương tác với người tiêu dùng được cá nhân hóa.  - Mạng xã hội đang trở thành một kênh tiếp thị và bán hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc các doanh nghiệp sở hữu được một dữ liệu data khách hàng phong phú có thể dễ dàng trong việc tùy chỉnh các ưu đãi nhằm nhắm mục tiêu người tiêu dùng hiệu quả hơn.  - Vì vậy, ngày nay công nghệ cho phép người tiêu dùng hiện diện ở khắp mọi nơi đòi hỏi doanh nghiệp phải bán hàng đa kênh để có thể đáp ứng được yêu cầu của họ. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư vào các công nghệ bán lẻ hiện đại cho phép khách hàng trải nghiệm đa kênh một cách liền mạch.  Khác nhau giữa Omnichannel và Multichannel - Với Omnichannel luôn tập trung vào việc cung cấp những trải nghiệm nhất quán, được cá nhân hóa cho khách hàng trên tất cả các thiết bị. Mục tiêu chính là làm trải nghiệm cho khách hàng dễ dàng nhất có thể và có sự nhất quán trong việc tương tác cho dù khách hàng có đến từ kênh nào.  - Còn Multichannel trải dài trên các kênh khác nhau, các kênh này đều hoạt động độc lập và có những chiến lược và mục tiêu riêng. Các trải nghiệm mà người dùng nhận được sẽ không liền mạch, thông tin giữa các kênh sẽ không có sự nhất quán >>> Xem ngay: Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì? Cách xác định Core Values Multichannel đã từng rất hiệu quả, tuy nhiên hiện tại, phương pháp này gặp phải khá nhiều vấn đề, có thể kể đến theo các thống kê dưới đây: - 90% khách hàng mong đợi trải nghiệm nhất quán trên tất cả các kênh (Nguồn: sdl.com) - 89% khách hàng cảm thấy thất vọng vì phải lặp lại các vấn đề của họ ở mỗi kênh tương tác khác nhau (Nguồn: accenture.com) - 61% khách hàng thừa nhận gặp khó khăn khi chuyển giữa các kênh, khiến quá trình mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ trở nên khó khăn hơn (Nguồn: blogs.aspect.com) - 87% khách hàng tin rằng các thương hiệu cần nỗ lực hơn để cung cấp trải nghiệm liền mạch (Nguồn: iqmetrix.com) Làm sao để bán hàng đa kênh hiệu quả Sau khi giải thích thuật ngữ “Omni Channel là gì”, mời bạn đọc tìm hiểu cách phát triển chiến lược bán hàng đa kênh thông qua một vài luận điểm dưới đây nhé. - Nghiên cứu xem khách hàng đã ở đâu: Bước đầu tiên trong việc tạo ra một chiến lược bán lẻ đa kênh hoàn hảo nằm ở việc tìm ra nền tảng, phương tiện và thiết bị mà khách hàng của bạn sử dụng hàng ngày. Điều đó bao gồm nơi khách hàng đã từng thực hiện một số hoạt động như: mua sắm, đi chơi và những trải nghiệm nào thúc đẩy cuộc sống hàng ngày của họ. - Làm cho mọi điểm tiếp xúc đều có thể mua được: Có thể lấy ví dụ cho luận điểm này như sau: Nếu khách hàng thêm sản phẩm vào giỏ hàng của họ từ trang web của bạn, thì sản phẩm đó cũng cần có trong ứng dụng dành cho thiết bị di động của họ. Nếu họ truy cập Facebook, họ cần các sản phẩm được đề xuất dựa trên việc xem sản phẩm trước đó. Với Shopify Plus, khách hàng có thể thanh toán ngay do hệ thống tích hợp của hàng được liên kết trực tiếp với Facebook.  - Cầu nối giữa trực tuyến và ngoại tuyến: Bằng cách sử dụng tích hợp đa kênh bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và bán hàng qua mạng mạng xã hội Online, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng, thậm chí là tăng gấp 2-3 lần bởi sự trải nghiệm liền mạch từ ngoại tuyến đến trực tuyến của khách hàng.  Tích hợp trực tuyến và ngoại tuyến để bán hàng đa kênh hiệu quả Một số lưu ý khi sử dụng Omni Channel 1. Đặt mình vào vị trí khách hàng Bạn hãy thử đặt mình vào vị trí là một khách hàng để trải nghiệm những sản phẩm và dịch của bạn, hãy thử đặt hàng, tương tác qua tất cả các kênh có sẵn... Những thử nghiệm này giúp bạn có cái nhìn tổng quan khi sử dụng Omni Channel 2. Sử dụng dữ liệu Thông qua những dữ liệu tiếp thị qua digital marketing thì doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Việc sử dụng dữ liệu để xem cách khách hàng tương tác trực tuyến và trong cửa hàng.Chúng ta sử dụng dữ liệu để truyền tải những nội dung liên quan mật thiết đến insight của họ. 3. Phân khúc đối tượng Xác định phân khúc khách hàng để giúp cho việc dễ dàng xác định phương thức tiếp cận. Ví dụ: Số lượng nam giới sử dụng điện thoại Iphone làm việc trong lĩnh vực marketing, độ tuổi từ 23 - 35 có nhiều khả năng mua hàng dựa trên các thông số kỹ thuật. Để việc tiếp thị đạt hiệu quả thì bạn không thể bỏ qua thông số quan trọng này.  4. Sử dụng nội dung làm remarketing Nếu một khách hàng đã bỏ sản phẩm vào giỏ hàng nhưng chưa thanh toán, hãy tiếp cận họ bằng những nội dung nhắc nhớ, khơi gợi lại nhu cầu. Nếu một khách hàng đã từng mua hàng, hãy tiếp cận và giới thiệu cho họ những sản phẩm đi kèm, bổ sung… Loại nội dung này khiến người dùng cảm thấy được quan tâm một cách cá nhân hóa, thúc đẩy tương tác, sự trung thành và tăng khả năng mua hàng. Xem thêm bài viết remarketing và gì và 4 cách làm remarketing đơn giản trên Facebook. 5. Liên kết giữa các kênh và thiết bị Ngày càng có nhiều người sử dụng nhiều thiết bị trong 1 hành trình mua hàng. Hãy chắc chắn bạn có thể lắng nghe và phản hồi tất cả những tương tác này. Ví dụ, một nhà bán lẻ thương mại điện tử cần “bảo toàn” những sản phẩm đã được khách hàng thêm vào giỏ. Nếu khách hàng thêm sản phẩm bằng điện thoại thì khi đăng nhập bằng máy tính, giỏ hàng vẫn được dữ nguyên và có thể thanh toán ngay. Như vậy, thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Omni Channel là gì và những lý giải tại sao các doanh nghiệp nên áp dụng Omni Channel. Unica hy vọng các doanh nghiệp có thể áp dụng bán hàng đa kênh để đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách hàng cũng như gia tăng doanh số bán hàng trong thời gian sắp tới. Chúc các bạn thành công!
14/10/2020
1459 Lượt xem
M&A là gì? Những điều nhà đầu tư cần biết
M&A là gì? Những điều nhà đầu tư cần biết M&A là một thuật ngữ kinh doanh quen thuộc, được sử dụng để chỉ hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các doanh nghiệp. M&A là viết tắt của Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A được thực hiện nhằm tăng trưởng, mở rộng quy mô, tận dụng nguồn lực và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về M&A là gì, những lợi ích và thách thức của hình thức này, các hình thức M&A phổ biến hiện nay, quy trình thực hiện thương vụ M&A và những thương vụ M&A nổi tiếng ở Việt Nam. M&A là gì? M&A là sự kết hợp của hai hoặc nhiều doanh nghiệp thành một, thông qua việc hợp nhất (merger) hoặc mua lại (acquisition) một doanh nghiệp bằng cách mua cổ phần hoặc tài sản của nó. M&A được thực hiện nhằm tăng trưởng, mở rộng quy mô, tận dụng nguồn lực và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Sáp nhập là hình thức kết hợp hai doanh nghiệp có cùng quy mô và lĩnh vực hoạt động, tạo ra một doanh nghiệp mới có tư cách pháp nhân mới. Sáp nhập thường diễn ra theo cách thân thiện và được cả hai bên đồng ý. Hai doanh nghiệp sáp nhập sẽ trở thành đối tác bình đẳng trong doanh nghiệp mới. Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn hơn bỏ tiền ra để mua một hoặc nhiều doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn. Mua lại có thể diễn ra theo cách thân thiện hoặc thù địch, tùy thuộc vào việc doanh nghiệp bị mua lại có đồng ý hay không. Doanh nghiệp mua lại sẽ giữ nguyên tư cách pháp nhân và trở thành công ty con của doanh nghiệp mẹ. >> Xem thêm: Offer là gì? Những khái niệm Offer phổ biến hiện nay M&A là hoạt động sáp nhập và mua lại Những lợi ích và hạn chế của việc mua bán sáp nhập m&a là gì? M&A mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia, chẳng hạn như: - Cải thiện hiệu quả kinh tế theo quy mô: Khi kết hợp, các doanh nghiệp có thể tận dụng được nguồn lực, công nghệ, thị trường và khách hàng của nhau, giảm chi phí và tăng doanh thu. - Tăng thị phần: Khi sáp nhập hoặc mua lại, các doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt động, chiếm lĩnh thị trường và cạnh tranh với các đối thủ. - Tăng khả năng phân phối: Khi mở rộng về mặt địa lý, các doanh nghiệp có thể thêm vào mạng lưới phân phối của mình hoặc mở rộng khu vực dịch vụ địa lý của mình. - Giảm chi phí nhân lực: Khi loại bỏ tình trạng dư thừa nhân sự, các doanh nghiệp có thể giảm chi phí và tăng năng suất. - Nâng cao tài năng lao động: Khi mở rộng nguồn lao động, các doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân được nhiều nhân viên có chuyên môn và kinh nghiệm cao. - Nâng cao nguồn tài chính: Khi tăng lợi nhuận và giảm chi phí, các doanh nghiệp có thể có nhiều nguồn tài chính để đầu tư vào các dự án mới hoặc mở rộng hoạt động. Mặc dù sáp nhập và mua lại là những cam kết tốn kém, nhưng vẫn có những phần thưởng tiềm năng. Và có những bất lợi hoặc lý do để không mua một chuyển đổi, bao gồm: - Chi phí lớn liên quan đến việc mua một công ty, đặc biệt nếu nó không muốn bị mua lại.  - Chi phí pháp lý cao hơn, có thể bị cắt cổ nếu một công ty không muốn bị mua lại. - Chi phí cơ hội của việc bỏ qua các giao dịch khác để tập trung vào việc đưa hai công ty lại với nhau. - Khả năng xảy ra phản ứng tiêu cực đối với việc sáp nhập hoặc mua lại, điều này khiến giá cổ phiếu của công ty thấp hơn. Những lợi ích và hạn chế của việc mua bán sáp nhập (M&A) Các hình thức của M&A hiện nay Có nhiều hình thức M&A khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu, phương thức và quy mô của các doanh nghiệp tham gia. Dưới đây là một số hình thức M&A phổ biến hiện nay: 1. M&A theo chiều dọc M&A theo chiều dọc là hình thức một doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp khác cùng chuỗi cung ứng, nhưng ở các giai đoạn khác nhau. Mục đích của M&A theo chiều dọc là kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng, giảm chi phí, tăng hiệu quả và cạnh tranh.  Ví dụ: Một công ty sản xuất xe hơi mua lại một công ty sản xuất linh kiện xe hơi. M&A theo chiều dọc 2. M&A theo chiều ngang M&A theo chiều ngang là hình thức một doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực hoạt động, cùng sản phẩm hoặc dịch vụ, cùng thị trường hoặc cùng khách hàng. Mục đích của M&A theo chiều ngang là tăng thị phần, mở rộng quy mô, tận dụng nguồn lực và khai thác lợi thế cạnh tranh.  Ví dụ: Một công ty bán lẻ mua lại một công ty bán lẻ khác. 3. M&A kết hợp M&A kết hợp là hình thức một doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động, nhưng không cùng sản phẩm hoặc dịch vụ, không cùng thị trường hoặc khách hàng. Mục đích của M&A kết hợp là tạo ra sự đa dạng hóa, tận dụng sự bổ sung và tương tác giữa các sản phẩm hoặc dịch vụ, mở rộng thị trường và khách hàng.  Ví dụ: Một công ty sản xuất bánh kẹo mua lại một công ty sản xuất nước giải khát. M&A kết hợp Đăng ký khoá học kinh doanh trên Unica để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh. Đồng thời nắm được cách sử dụng công cụ, cách ứng dụng Ai vào kinh doanh đỉnh cao, có được hiệu quả cao đúng như mong muốn. [course_id:2812,theme:course] [course_id:642,theme:course] [course_id:2732,theme:course] Quy trình thực hiện thương vụ M&A như thế nào? Bước 1: Xây dựng chiến lược M&A Đầu tiên trong quy trình M&A người giám đốc, quản lý cần xây dựng phát triển chiến lược M&A rõ ràng và mục đích mà họ muốn đạt được về việc mua lại, các phương thức để đạt được mục tiêu đó.  Bước 2: Xác định tiêu chí tìm kiếm M&A Cần xác định các tiêu chí chính đê xác định các công tu mục tiêu tiềm năng ví dụ như lợi nhuận. Bước 3: Đánh giá các mục tiêu tiềm năng Cần đặt ra các tiêu chí tìm kiếm được xác định sau đó đánh giá các công ty có tiềm năng từ các danh sách đã lập sẵn. Đánh giá các mục tiêu tiềm năng Bước 4: Bắt đầu lập kế hoạch mua lại Tại bước này công ty sẽ có người đại diện liên hệ với một hoặc nhiều công ty đáp ứng được những tiêu chí như cung cấp giá trị tốt...Mục đích của các cuộc hội thoại này để có thêm thông tin và xem xét mực đọ phù hợp của việc sáp nhập hoặc mua lại công ty. Bước 5: Thực hiện phân tích định giá Giả sử các liên lạc và cuộc hội thoại ban đầu diễn ra tốt đẹp, người thâu tóm yêu cầu công ty mục tiêu cung cấp thông tin đáng kể (tài chính hiện tại, v.v.) để cho người thâu tóm đánh giá thêm mục tiêu, cả về doanh nghiệp và mục tiêu mua lại phù hợp Bước 6: Đàm phán Khi đã sản xuất một số mô hình định giá của công ty mục tiêu, người thâu tóm phải có đủ thông tin để cho phép nó xây dựng một đề nghị hợp lý; Khi đề xuất ban đầu đã được trình bày, hai công ty có thể thương lượng các điều khoản chi tiết hơn Đàm phán Bước 7: Thẩm định Sự thẩm định nhằm mục đích xác nhận hoặc điều chỉnh giá trị của công ty mục tiêu bằng cách tiến hành kiểm tra và phân tích chi tiết mọi khía cạnh của hoạt động của công ty mục tiêu – các chỉ số tài chính, tài sản và nợ, khách hàng, nguồn nhân lực,… Bước 8: Hợp đồng mua bán Khi không có vấn đề lớn phát sinh, bước tiếp theo là thực hiện hợp đồng mua bán cuối cùng; các bên sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về loại thỏa thuận mua hàng, cho dù đó là mua tài sản hay mua cổ phần. Bước 9: Tài chính Khi thỏa thuận ký kết, các nhà đầu tư thường nhận được một cổ phiếu mới trong danh mục đầu tư của họ – cổ phiếu mở rộng của công ty mua lại. Đôi khi các nhà đầu tư sẽ nhận được cổ phiếu mới xác định một thực thể doanh nghiệp mới được tạo ra bởi thỏa thuận M&A. Trong một vụ sáp nhập mà một công ty mua một công ty khác, công ty mua lại sẽ thanh toán cho cổ phiếu của công ty mục tiêu bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc cả hai. Bước 10: Kết thúc giao dịch Kết thúc giao dịch, các nhóm quản lý của mục tiêu và người thâu tóm làm việc cùng nhau trong quá trình sáp nhập hai công ty. Người mua và Người bán thường có một số điều chỉnh tài chính sau khi kết thúc và Người mua phải tích hợp công ty được mua lại vào công ty mẹ hoặc đảm bảo rằng họ có thể tiếp tục hoạt động như một doanh nghiệp độc lập. Kết thúc giao dịch Những thương vụ M&A nổi tiếng Việt Nam Sau khi đã biết m&a là gì thì phần này, Unica sẽ tổng hợp những thương vụ M&A nổi tiếng Việt Nam cho bạn tham khảo. Những cái tên nổi bật nhất có thể kể tới là: 1. Masan Group mua lại VinComerce và VinEco (thuộc Vingroup) - Thời gian: Tháng 12 năm 2021 - Giá trị: Không công bố - Mục tiêu: Tạo ra một hệ sinh thái tiêu dùng toàn diện, kết nối các mảng sản xuất, phân phối và bán lẻ của Masan và Vingroup - Chi tiết: Masan Group, một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam về thực phẩm và nước giải khát, đã mua lại VinCommerce và VinEco, hai công ty con của Vingroup, tập đoàn bất động sản và bán lẻ lớn nhất Việt Nam.  Theo thỏa thuận, Masan sẽ nắm giữ 83,74% cổ phần của Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật và Dịch vụ Tiêu dùng (NET), công ty mẹ của VinCommerce và VinEco, trong khi Vingroup sẽ nắm giữ 14,9% cổ phần của NET và 28,57% cổ phần của Masan.  VinCommerce là chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam với hơn 2.600 cửa hàng, bao gồm siêu thị VinMart, cửa hàng tiện lợi VinMart+ và trang thương mại điện tử Adayroi. VinEco là công ty nông nghiệp chuyên cung cấp rau quả sạch cho VinMart và VinMart+. Thương vụ M&A này được xem là một bước ngoặt lớn trong lịch sử ngành tiêu dùng Việt Nam, khi tạo ra một hệ sinh thái tiêu dùng toàn diện, kết nối các mảng sản xuất, phân phối và bán lẻ của Masan và Vingroup. Mục tiêu của Masan là trở thành công ty tiêu dùng hàng đầu Đông Nam Á, với doanh thu 10 tỷ USD và lợi nhuận 1 tỷ USD trong vòng 5 năm tới. Masan Group mua lại VinComerce và VinEco (thuộc Vingroup) 2. Masan mua lại 85% cổ phần Phúc Long - Thời gian: Tháng 6 năm 2021 - Giá trị: 280 triệu USD - Mục tiêu: Mở rộng mảng kinh doanh thức uống, tăng cường hệ sinh thái tiêu dùng của Masan - Chi tiết: Masan Group, thông qua công ty con là Công ty TNHH The Sherpa, đã mua lại 85% cổ phần của Phúc Long Heritage, công ty mẹ của chuỗi cửa hàng trà và cà phê Phúc Long.  Thương vụ M&A này có giá trị 280 triệu USD, được đánh giá là một trong các thương vụ giá trị cao nhất trong mảng thực phẩm, nước uống F&B (Food&Beverage) tại Việt Nam. Phúc Long là một trong những thương hiệu trà và cà phê nổi tiếng và được yêu thích tại Việt Nam, với hơn 80 cửa hàng trên toàn quốc và doanh thu hơn 1.200 tỷ đồng năm 2020.  Với việc sở hữu Phúc Long, Masan Group mong muốn mở rộng mảng kinh doanh thức uống, tăng cường hệ sinh thái tiêu dùng của mình, bao gồm cả kênh bán lẻ trực tuyến và truyền thống. Masan Group cũng có kế hoạch phát triển Phúc Long thành một thương hiệu toàn cầu, với mục tiêu đạt 3.000 cửa hàng trên thế giới trong vòng 10 năm tới. Masan mua lại 85% cổ phần Phúc Long 3. An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex Xây dựng - Thời gian: Tháng 9 năm 2021 - Giá trị: 1.000 tỷ đồng - Mục tiêu: Mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản - Chi tiết: Công ty Cổ phần Đầu tư An Quý Hưng, một công ty con của Tập đoàn An Phát Holdings, đã mua lại 51% cổ phần của Công ty Cổ phần Vinaconex Xây dựng (VCG), một công ty con của Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex).  Thương vụ M&A này có giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng, được thực hiện thông qua việc mua cổ phiếu VCG trên thị trường chứng khoán. Sau khi hoàn tất thương vụ, An Quý Hưng sẽ trở thành cổ đông chiến lược của VCG, đồng thời sẽ tham gia quản trị và điều hành công ty.  VCG là một trong những công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam, có nhiều dự án lớn như Khu đô thị Nam An Khánh, Khu đô thị Splendora, Khu đô thị Mỹ Đình, Khu đô thị Ciputra, Khu đô thị Thanh Hà, Khu đô thị Thăng Long Victory,… Với việc sở hữu VCG, An Quý Hưng mong muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm của cả hai bên. An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex Xây dựng 4. THACO mua CTCP Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai  - Thời gian: Tháng 12 năm 2021 - Giá trị: 3.800 tỷ đồng - Mục tiêu: Mở rộng hệ sinh thái hoạt động sang lĩnh vực nông nghiệp - Chi tiết: Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO), một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất và kinh doanh ô tô, đã mua lại 35% cổ phần của Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico), một công ty con của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.  Thương vụ M&A này có giá trị khoảng 3.800 tỷ đồng, được thực hiện thông qua việc mua cổ phiếu HNG trên thị trường chứng khoán. Sau khi hoàn tất thương vụ, THACO sẽ trở thành cổ đông lớn nhất của HAGL Agrico, đồng thời sẽ hỗ trợ công ty trong việc tái cấu trúc tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành các dự án nông nghiệp.  HAGL Agrico là một trong những công ty nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, có nhiều dự án trồng cây ăn trái, cây công nghiệp và chăn nuôi tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Với việc sở hữu HAGL Agrico, THACO mong muốn mở rộng hệ sinh thái hoạt động sang lĩnh vực nông nghiệp, tận dụng nguồn lực và kinh nghiệm của cả hai bên. THACO mua CTCP Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai 5. F.I.T mua lại Nước khoáng Khánh Hòa (Vikoda) - Thời gian: Tháng 5 năm 2021 - Giá trị: 206 tỷ đồng - Mục tiêu: Mở rộng mảng kinh doanh nước giải khát, tận dụng nguồn nước khoáng thiên nhiên - Chi tiết: Công ty Cổ phần Tập đoàn F.I.T, một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam, đã mua lại 100% cổ phần của Công ty Cổ phần Nước khoáng Khánh Hòa (Vikoda), một công ty có lịch sử hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực nước khoáng và nước giải khát.  Thương vụ M&A này có giá trị khoảng 206 tỷ đồng, được thực hiện thông qua việc mua cổ phiếu VIK trên thị trường chứng khoán. Sau khi hoàn tất thương vụ, F.I.T sẽ trở thành cổ đông duy nhất của Vikoda, đồng thời sẽ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ và nhân sự của công ty.  Vikoda là một trong những thương hiệu nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng tại Việt Nam, với nguồn nước khoáng được khai thác từ núi Hòn Bà, có hàm lượng khoáng cao và tốt cho sức khỏe. Với việc sở hữu Vikoda, F.I.T mong muốn mở rộng mảng kinh doanh nước giải khát, tận dụng nguồn nước khoáng thiên nhiên và khẳng định vị thế trên thị trường. F.I.T mua lại Nước khoáng Khánh Hòa (Vikoda) 6. Kido thâu tóm Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex)  - Thời gian: Tháng 7 năm 2021 - Giá trị: 1.000 tỷ đồng - Mục tiêu: Mở rộng mảng kinh doanh dầu ăn, tăng cường hệ sinh thái tiêu dùng của Kido - Chi tiết: Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (Kido Group), một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam về thực phẩm và nước giải khát, đã thâu tóm Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về sản xuất và kinh doanh dầu ăn.  Thương vụ M&A này có giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng, được thực hiện thông qua việc mua cổ phiếu VOC trên thị trường chứng khoán. Sau khi hoàn tất thương vụ, Kido sẽ nắm giữ 51% cổ phần của Vocarimex, đồng thời sẽ hỗ trợ công ty trong việc tái cấu trúc tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý và vận hành các dự án dầu ăn.  Vocarimex là một trong những doanh nghiệp có lịch sử hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực dầu ăn, sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng như Neptune, Kiddy, Simply, Cái Lân, Tường An… Với việc sở hữu Vocarimex, Kido Group mong muốn mở rộng mảng kinh doanh dầu ăn, tăng cường hệ sinh thái tiêu dùng của mình, bao gồm cả kênh bán lẻ trực tuyến và truyền thống. Kido Group cũng có kế hoạch phát triển Vocarimex thành một thương hiệu toàn cầu, với mục tiêu đạt 10% thị phần dầu ăn tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Kido thâu tóm Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) Có cần chú trọng M&A trong Marketing? Đến dòng này bạn không còn cảm thấy thắc mắc liên quan đến M&A là gì phải không? Đây là một câu hỏi khá hay. Bất kỳ thương vụ nào đều chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bạn là một Marketer, bạn có thể nhìn thấy hình thức này có thể giúp doanh nghiệp của bạn thâu tóm được đối thủ cạnh tranh hoặc có thể thâm nhập vào thị trường một cách sâu hơn.  Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nó không giúp cho doanh nghiệp của phát triển, chinh phục được khách hàng nếu như doanh nghiệp của bạn không có sự đầu tư chính xác. Sau khi đã sáp nhập thành công hoặc mua lại doanh nghiệp, thì người quản trị, đứng đầu công ty cần xem xét lại khách hàng và thị trường của mình bây giờ thay đổi như thế nào, chú ý đến vấn đề phân khúc, định vị thương hiệu, sáng tạo sản phẩm. Đặc biệt, nếu việc mua lại của bạn là 2 doanh nghiệp đối thủ thì bạn cần xem trước đây đối thủ sản xuất những dòng sản phẩm gì, giá tiền, chất lượng, hệ thống phân phối, đội ngũ nhân viên, văn hóa doanh nghiệp… Chúng tôi lấy một ví dụ về việc mua lại Uber của Grab. Trước đây, Uber trong tâm trí của người dùng là dịch vụ đưa đón sang trọng, tiên phong. Còn Grab thì chỉ là bình dân và đời thường. Có thể nói Uber làm rất tốt trong việc xây dựng hình ảnh nhưng lại không tốt trong việc chuyển lời nói sang hành động. Các chiến dịch Marketing của Grab thì quá xuất sắc, khiến cho mọi người trầm trồ khi đặt xe. Chính vì thế, mà Uber dần dần bị Grab thâu tóm. Grab đã thâu tóm Uber thành con "ghẻ" của mình Kết luận Như vậy, UNICA đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về M&A là gì cũng như những lưu ý về việc doanh nghiệp định vị lại thương hiệu của mình khi sáp nhập của ông lớn Grab để gia trăng giá trị, lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn mang đến những kiến thức xung quanh lĩnh vực kinh doanh với các khoá học kinh doanh hot nhất hiện nay trên Unica sẽ được các chuyên gia bật mí những kiến thức thực tế không có trên sách vở, mời bạn đọc theo dõi. >> Xem thêm: B2B là gì? Phân biệt giữa B2B và B2C chi tiết
13/10/2020
5046 Lượt xem
Consumer là gì? Phân biệt khác nhau Consumer và Customer
Consumer là gì? Phân biệt khác nhau Consumer và Customer Trong các hoạt động kinh doanh bán hàng, Consumer đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thế nhưng nếu không hiểu rõ bản chất của nó, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn với thuật ngữ “customer”. Vậy Consumer là gì, hãy cùng Unica tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. Consumer là gì? Trong kinh doanh, consumer là một định nghĩa đã trở nên rất quen thuộc và không còn xa lạ bởi bất cứ ai cũng đều đã từng là một Consumer. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, Consumer là chỉ đối tượng người tiêu dùng mua và sử dụng các sản phẩm, hàng hóa có mặt trên thị trường. Consumer có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức, tập thể nào đó không liên quan đến quyết định mua hàng nhưng sẽ là người tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm, hàng hóa cuối cùng.  Consumer được hiểu là người tiêu dùng Có thể lấy một ví dụ đơn giản như sau: Khi bạn mua hàng từ một cửa hàng tạp hóa cho gia đình mình thì bạn sẽ trở thành khách hàng vì chính bạn là người thực hiện hành vi mua hàng. Còn các thành viên trong gia bạn sẽ đóng vào trò là người tiêu dùng vì sử dụng trực tiếp sản phẩm đang được cung ứng trên thị trường. Qua ví dụ trên cho thấy tất cả các cá nhân tham gia vào nền kinh tế đều là người tiêu dùng sản phẩm.  Tầm quan trọng của Consumer - Consumer tạo ra nhu cầu: Người tiêu dùng đóng vai trò là gốc chính cho nhu cầu của bất kỳ sản phẩm nào. Chính vì vậy, tất cả các doanh nghiệp sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ khác nhau đều mục nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường. - Consumer tạo ra nhu cầu đối với các sản phẩm khác nhau: Những người tiêu dùng khác nhau sẽ có nhiều nhu cầu khác nhau hoặc người tiêu dùng cá nhân sẽ có những yêu cầu về loại hàng hóa khác nhau so với người tiêu dùng là một tổ chức hoặc công ty. Chính điều này đã khuyến khích nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm khác nhau trên thị trường. - Consumer tăng nhu cầu đối với hàng tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ tạo ra những nhu cầu đối với các hàng tiêu dùng khác nhau như: hàng hóa sử dụng một lần, hàng hóa có khả năng tự phân hủy sinh học sau quá trình sử dụng, hàng hóa có độ bền cao… - Consumer giúp tăng cường đa dạng hóa dịch vụ: Người tiêu dùng không chỉ sử dụng các loại sản phẩm khác nhau mà còn sử dụng các dịch vụ khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của mình. Chẳng han như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ vận tải và thông tin liên lạc, dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm… Điều này sẽ định hướng cho sự phát triển và cải thiện ngành dịch vụ trong nền kinh tế thị trường.  Trở thành người lãnh đạo đội nhóm kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học bật mí những kỹ năng tổ chức, đào tạo, huấn luyện đội nhóm kinh doanh, giúp đội sales của bạn gia tăng doanh số đột phá. Đồng thời cũng hướng dẫn bạn công cụ để tiếp cận nhiều khách hàng giúp tăng tỷ lệ chốt đơn. [course_id:1279,theme:course] [course_id:1101,theme:course] [course_id:962,theme:course] Consumer và Customer khác nhau như thế nào? Sau khi giải thích thuật ngữ Consumer là gì, mời bạn đọc tìm hiểu những điểm khác nhau cơ bản giữa hai thuật ngữ Consumer ( người tiêu dùng) và Customer (khách hàng) thông qua một số nội dung dưới đây.  Dù bằng cách này hay cách khác, tất cả chúng ta đều là những người tiêu dùng không phân biệt tuổi tác, giới tính, mức lương, tôn giáo. Người tiêu dùng đóng vai trò tiêu thụ hàng hóa, tức là sử dụng hàng hóa đó trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì thế, consumer thường bị hiểu sai với Customer (khách hàng), dùng để chỉ một người trả giá và mua hàng hóa thông qua giao dịch với người bán. Mỗi một hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đều hướng đến việc tác động đến hành vi của khách hàng, tức là khiến khách hàng đưa ra quyết định mua hàng theo ý muốn của nhà tiếp thị. Vì vậy mà khách hàng được coi là “thượng đế” của doanh nghiệp. Sự khác nhau giữa Customer và Consumer Có những trường hợp khi khách hàng và người tiêu dùng đều cùng là một người, nghĩa là khi một người mua hàng hóa đều phục vụ cho mục đích sử dụng các nhân của mình. Tuy nhiên có những trường hợp chúng không phải là một và mang những ý nghĩa khác nhau. Chúng tôi sẽ đưa ra một vài khía cạnh để phân biệt “consumer” và “customer” như sau: - Hành vi bán lại: Khách hàng có thể là một tổ chức kinh doanh, họ mua các sản phẩm/ dịch vụ với mục đích bán hàng còn người tiêu dùng thì không. Họ sử dụng chính sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của mình. - Hành vi mua hàng: Khách hàng sẽ là những người trực tiếp mua hàng còn người tiêu dùng thì không nhất thiết phải đóng vai trò là người mua. - Hành vi trả giá và thanh toán: Giá của sản phẩm dịch vụ do khách hàng trực tiếp trả giá trong quá trình thực hiện giao dịch. Còn người tiêu dùng không nhất thiết phải thực hiện hành vi thanh toán trực tiếp với người bán.  - Đối tượng: Khách hàng có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức còn người tiêu dùng là cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người cụ thể.  Tìm hiểu Insight của Consumer và Customer Để thấy hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng là điều vô cùng qan trọng và đảm bảo cho sự thành công trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Việc lắng nghe khách hàng giúp bạn thu nhập được nhiều thông tin về những mong muốn của họ với sản phẩm của doanh nghiệp bạn.  Cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp bước đầu tiên trong việc tìm hiểu insight của customer và consumer là thu thập dữ liệu, các thông tin được thu thập từ những nguồn khác nhau bao gồm nghiên cứu thị trường, dữ liệu từ dịch vụ chăm sóc khách hàng, lịch sử mua hàng và đánh giá sản phẩm trên mạng xã hội… Sau đó dữ liệu được phân tích thành thông tin để ứng dụng vào các hoạt động của doanh nghiệp. Biết được lý do tại sao khách hàng có hành động mua hàng hoặc rời bỏ, động lực và mong muốn tiềm ẩn của họ là gì, và dự đoán xu hướng hành vi của người tiêu dùng trong tương lai.  Việc doanh nghiệp của bạn biết và hiểu về khách hàng rất quan trọng trong việc cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Sử dụng các kỹ thuật để nghiên cứu hành vi, phân khúc khách hàng, lập bản đồ và khảo sát. Các công ty hớn họ còn đầy tư thuê các chuyên gia marketing hoặc nhà tâm lý học phân tích các thông tin và hành vi của khách hàng.  Insight của customer và consumer được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh: - Phát triển các chiến lược về dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng để tạo trải nghiệm tốt nhất.  - Chọn chủng loại sản phẩm chủ đạo để tập trung vào việc nghiên cứu và mở rộng trong tương lai.  - Lựa chọn những mẫu tài liệu tiếp thị và quảng cáo với nội dung phù hợp đến từng phân khúc khách hàng cụ thể.  - Cập nhật sản phẩm với các tính năng hoặc công cụ mới sau khi cập nhật phản hồi của khách hàng/người tiêu dùng.  Vậy nên, để nắm được những kỹ năng cũng như kiến thức khi bắt đầu kinh doanh bạn nên tham khảo những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng để có cho mình những vốn kiến thức kinh doanh hiệu quả. Như vậy thông qua những kiến thức bổ ích mà chúng tôi đã đề cập phía trên, chúng tôi hy vọng các bạn đã hiểu Consumer là gì và những điểm khác nhau cơ bản giữa consumer (người tiêu dùng) và Customer (khách hàng). Tuy có một vài điểm khác biệt nhất định nhưng đây đều là những nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm trên thị trường của doanh nghiệp.  Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết trên Unica. Chúc các bạn thành công!
13/10/2020
9325 Lượt xem
9 bước lập kế hoạch truyền thông Marketing hoàn hảo
9 bước lập kế hoạch truyền thông Marketing hoàn hảo Để thành công trong kinh doanh, việc xây dựng chiến lược truyền thông marketing hiệu quả là vô cùng quan trọng. Một kế hoạch truyền thông bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu, truyền tải thông điệp thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. Dưới đây là 9 bước để lập kế hoạch truyền thông marketing hoàn hảo, bạn hãy bỏ túi ngay cho mình nhé. 1. Kế hoạch truyền thông là gì? Bất cứ một công việc nào lĩnh vực nào cũng cần phải có kế hoạch thực hiện. Kế hoạch phát động chiến lược, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch bán hàng, kế hoạch quảng cáo, ... Tất cả các kế hoạch này đều phải được xác định mục tiêu truyền thông, đối tượng hướng đến, phương thức tiếp cận, hay các phương án dự phòng, ngân sách dự kiến để có thể đạt được kết quả ban đầu đề ra. Tìm hiểu khái niệm Truyền thông cũng vậy. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì kế hoạch truyền thông marketing  là quá trình bạn lên xác mục tiêu, xác định đối tượng mục tiêu, phương thức tiếp cận và truyền thông dự kiến, ngân sách dự định trong từng giai đoạn,... làm sao để khi kết thúc bạn đạt được những mục tiêu chiến lược truyền thông ban đầu đã đặt ra khi lên kế hoạch. 2. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch truyền thông chi tiết Truyền thông là một phần quan trọng không thể thiếu đối với doanh nghiệp, tác động trực tiếp tới sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó việc lập kế hoạch triển khai truyền thông là điều vô cùng cần thiết, bởi: 2.1. Định hướng và phối hợp Kế hoạch truyền thông giúp xác định mục tiêu cụ thể và đo lường được cho các hoạt động truyền thông. Đồng thời, giúp xác định thông điệp cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu. Đặc biệt, kế hoạch truyền thông còn giúp giúp xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh truyền thông phù hợp và xây dựng nội dung hiệu quả. Thực hiện một kế hoạch truyền thông bài bản giúp đảm bảo sự thống nhất giữa các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp. Việc này giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách hiệu quả và tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng. Khi có một kế hoạch truyền thông chi tiết và đã xác định rõ được mục tiêu, định hướng, doanh nghiệp cũng sẽ tối ưu hoá được nguồn lực, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn mà không phải tốn quá nhiều chi phí đầu tư. 2.2. Xây dựng hình ảnh và nhận thức Kế hoạch truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và nhận thức về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi khi có kế hoạch truyền thông, doanh nghiệp sẽ xác định được thông điệp cốt lõi mà mình muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu. Thông điệp này được truyền tải một cách nhất quán thông qua các kênh truyền thông khác nhau, chính điều này đã giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, tăng cường nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Việc xuất hiện thường xuyên trên các kênh truyền thông sẽ giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch triển khai truyền thông 2.3. Ứng phó khẩn cấp và quản lý tình huống Kế hoạch truyền thông không chỉ đơn thuần là một bản kế hoạch hoạch định ra những việc cần phải làm để làm sao gia tăng doanh thu mà kế hoạch truyền thông còn được chuẩn bị để sử dụng cho những tình huống khẩn cấp. Khi xảy ra sự cố, bản kế hoạch truyền thông giúp doanh nghiệp kịp thời phản ứng nhanh chóng, đồng thời duy trì niềm tin và ổn định lại tổ chức. 2.4. Xác định công cụ và phương tiện truyền thông Như bên trên đã chia sẻ, kế hoạch truyền thông giúp xác định mục tiêu, hướng đi cho doanh nghiệp. Từ mục tiêu và hướng đi đó, doanh nghiệp có thể xác định công cụ và phương tiện truyền thông phù hợp để đạt được mục tiêu đã đặt ra ngay từ đầu. Một số kênh truyền thông mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn đó là: báo chí, truyền hình, mạng xã hội, trang web hay Email. Đăng ký khoá học Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao trong Marketing, tầm quan trọng và lý do tại sao phải lập kế hoạch Marketing, biết cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:803,theme:course] [course_id:402,theme:course] [course_id:1227,theme:course] 2.5. Tối ưu hóa hiệu quả truyền thông Từ bản kế hoạch truyền thông đã lập, bạn sẽ xác định đượccác kênh truyền thông phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mình. Điều này giúp tối ưu hoá hiệu quả truyền thông, doanh nghiệp tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu và truyền tải thông điệp mang hiệu quả cao hơn. 3. SMCRFN - Yếu tố cần có ở một kế hoạch truyền thông Để xây dựng kế hoạch truyền thông marketing hiệu quả là một điều không hề dễ dàng. Nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, môi trường mà mỗi kế hoạch truyền thông sẽ đem lại hiệu quả và những lợi ích khác nhau, vì vậy để lên kế hoạch truyền thông tổng thể thì bạn cần hiểu được mô hình SMCRFN  dưới đây. Mô hình SMCRFN Mô hình  SMCRFN hay đối chiếu với một quan hệ tình cảm, đây là mô hình kinh điển quen thuộc đối với dân PR - Marketer, là nền tảng để lập kế truyền thông tổng thể hiệu quả. - Chữ S (Source/Sender – Nguồn): là nhân tốt đàu tiên, nó có thể là một cá nhân hay tổ chức phát đi đến công chúng.  - Chữ M (Message –  Thông điệp): là thông điệp chính gửi trực tiếp đến khách hàng - Chữ C (Channel – Kênh): tập hợp những kênh để tiếp cận được đến người dùng có thể là kênh online hoặc offline... dựa vào các kênh truyền thông này các nhãn hàng, doanh nghiệp sẽ truyền đi thông điệp của mình.  - Chữ R (Receiver – Người nhận): người nhân chính là đối tượng cuối cùng mà các doanh nghiệp cần nhắm tới, cần tìm hiểu kỹ đối tượng, phân tích và đưa ra những chiến lược cụ thể để đánh vào tâm lý người tiêu dùng một cách dễ dàng.  - Chữ F (Feedback – Phản hồi): những phản hồi của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận được sự đánh giá khách quan từ khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Từ những đóng góp đóng doanh nghiệp biết được điểm mạnh, điểm yếu, những điều cần cải tiến trong sản phẩm để phục vụ được yêu cầu của người dùng.  - Chữ N (Noise – Nhiễu): đây là yếu tố doanh nghiệp cần hết sức quan tâm. Đôi lúc, doanh nghiệp của bạn đưa ra những thông điệp mà do yếu tố khách quan như đối thủ hay môi trường cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng.  Tóm lại để có được một bản kế hoạch truyền thông hiệu quả thì người phụ trách cần biết và hiểu rõ bản chất về các bước. 4. Các bước lập kế hoạch mô hình truyền thông chuyên nghiệp Để nhanh chóng lên được một chiến lược marketing cho sản phẩm mới cụ thể, bạn cần phải hiểu được mô hình truyền thông dưới đây: Dựa trên những tiêu chí trong mô hình, người ta gọi đây là mô hình SMCRFN - tức Đối chiếu với một quan hệ tình cảm.  Sau khi hiểu được mô hình này bạn sẽ tiến hành thực hiện các bước lập kế hoạch truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. 4.1. Bước 1: Phân tích thị trường hiện tại Xác định thị trường hiện tại "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Công việc Phân tích thị trường hiện tại này sẽ giúp bạn xác định được vị trí hiện tại của mình trên thị trường, xác định được hiệu quả truyền thông tiềm năng, những lợi thế của bạn, những cản trở, rủi ro mà bạn sẽ phải đối mặt khi thực hiện kế hoạch truyền thông.  Và để có thể phân tích thị trường một cách khách quan tổng thể và đầy đủ bạn có thể sử dụng mô hình SWOT (viết tắt của Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats). Thông qua mô hình này bạn đã có thể có được cái nhìn tổng quan nhất về thị trường mà bạn nhắm đến: - Lợi thế hiện tại bạn đang có? - Vấn đề bạn đang gặp phải là gì? - Đối thủ của bạn là ai? - Đối thủ của bạn có lợi thế gì, hạn chế gì? - Thời gian phát động kế hoạch nào là tốt nhất?  - ...  4.2. Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông Mục tiêu truyền thông bạn muốn đạt được là gì? Tạo được thương hiệu thân thiện ở mức đội nào trong mắt người dùng? Lượng người tiếp cận doanh nghiệp tăng bao nhiêu %? ... Xác định mục tiêu truyền thông sẽ giúp bạn có được những con số dự đoán trong một khoảng thời gian xác định và khả năng đạt được chúng.  Để xác định được mục tiêu truyền thông bạn có thể sử dụng mô hình SMART để có được những mục tiêu hiệu quả.  Mô hình SMART 4.3. Bước 3: Xác định công chúng mục tiêu Công chúng của bạn chính là nhóm người bạn muốn kế hoạch của mình trực tiếp đến với họ, hay nói cách khách công chúng mục tiêu hiện tai chính là khách hàng mục tiêu mà bạn đang nhắm đến. Công đoạn này đòi hỏi bạn phải xác định chính xác được ai mới thật sự là công chúng của bạn, ai mới thật sự quan tâm đến sản phẩm của bạn? Bằng các công cụ đo lường và đánh giá, bạn sẽ nhanh chóng xác định được nhóm công chúng mục tiêu và lên kế hoạch tác động đến họ. 4.4. Bước 4: Xác định thông điệp cần truyền tải Đôi khi thương hiệu truyền thông mới là thứ mà khách hàng lưu giữ trong đầu. Mà để có thể làm được điều này, bạn cần phải xác định rất rõ bạn muốn truyền tải điều gì tới khách hàng của mình, rồi "truyền tải" chúng bằng content đỉnh cao như thế nào. Thông điệp cũng sẽ chỉ lối cho kế hoạch truyền thông của bạn hoàn thành một cách hiệu quả, đúng hướng.  4.5. Bước 5: Thiết lập bộ thiết kế truyền thông Sau khi đã xác định được thông điệp cần truyền tải, tiếp theo sẽ đến bước thiết lập bộ thiết kế truyền thông. Ba yếu tố then chốt của một bộ thiết kế truyền thông hoàn chỉnh đó là: - Chiến lược cho những thông điệp truyền thông (Message strategy): Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của bộ thiết kế truyền thông. Đối với chiến lược này quan trọng nhất là bạn phải xác định rõ mục tiêu truyền thông, đối tượng muốn hướng đến và hệ thống các thông điệp chính và phụ. - Chiến lược cho những hình thức sáng tạo (Creative strategy): Chiến lược này sẽ quyết định đến cách thức truyền tải thông điệp tới đối tượng mục tiêu. Nó bao gồm các hoạt động như: thiết kế đồ hoạ, âm thanh, video,... - Nguồn phát thông điệp (Message source): Đây là yếu tố giúp tăng độ tin cậy và thuyết phục đối với đối tượng mục tiêu muốn hướng đến. Nguồn phát thông điệp bao gồm: thương hiệu, người nổi tiếng, hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. 4.6. Bước 6: Xác định kênh truyền thông phù hợp Xác định kênh truyền thông hợp lý >> Xem thêm: Truyền thông nội bộ là gì? Cách xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ Thời đại 4.0, 5.0 lên ngôi, các doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội khai thác và phát động kế hoạch của mình trên nhiều kênh khác nhau, có thể là kênh Social, có thể là qua báo đài, qua phát thanh, qua hình thức truyền thông trực tiếp,... Tùy vào xu hướng thị trường và đặc điểm của đối tượng bạn muốn hướng đến, hãy cân nhắc và xác định một đến vài kênh truyền thông hiệu quả nhất với bạn. 4.7. Bước 7: Lên chiến thuật truyền thông chi tiết và ngân sách Ngân sách luôn là một trong những vấn đề khá đau đầu của các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể lên một kế hoạch ngân sách tốt cho hoạt động truyền thông của doanh nghiệp, tốt nhất hãy chia nhỏ ra càng chi tiết càng tốt, chia thành các đầu mục, công việc cụ thể, bạn sẽ có được bảng đề xuất chi phí tiết thuyết phục được quản lý của mình. 4.8. Bước 8: Thiết lập Timeline và dự phòng rủi ro Sau khi đã lên kế hoạch các hoạt động truyền thông chi tiết và xác định ngân sách, tiếp theo doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch thiết lập timeline chi tiết cho từng hoạt động để thực hiện sao cho đúng tiến độ để mang lại hiệu quả cao nhất. Thời gian thực hiện cần phải được xác định hợp lý, đảm bảo các hoạt động truyền thông thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả nhất.  Bên cạnh việc lên kế hoạch timeline cụ thể, bạn cũng cần phải dự phòng rủi ro, doanh nghiệp cần phải đưa ra ít nhất 1 - 2 phương án dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp không may xảy đến. Bởi không ai có thể chắn chắn một điều rằng kế hoạch truyền thông sẽ diễn ra thành công 100% ngay từ đầu. Dự phòng rủi ro giúp doanh nghiệp làm chủ được các hoạt động của mình. Đồng thời có những phương án ứng phó kịp thời, đảm bảo được thực hiện đúng mục tiêu. 4.9. Bước 9: Đo lường và báo cáo hiệu quả của kế hoạch Có bắt đầu kế hoạch thì cũng phải có đánh giá hiệu quả sau khi hoàn thành. Công việc cuối cùng này bạn cần phải biết cách đo lường hiệu quả của kế hoạch phát động truyền thông mà bạn đã tạo ra xem chúng có đạt được kết quả như mong muốn không, vượt mức hay chưa đạt, từ đó phân tích chi tiết lý do bạn làm được/không làm được và rút kinh nghiệm cho những kế hoạch lần sau. Để lên mô hình truyền thông hiệu quả, bạn có thể tham khảo bản kế hoạch truyền thông mẫu với các bước truyền thông cụ thể trên đây. 5. Câu hỏi thường gặp Để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn liên quan đến kế hoạch truyền thông, bạn hãy tham khảo ngay cho mình những câu hỏi có liên quan dưới đây nhé. 5.1. Sự khác biệt giữa lập kế hoạch truyền thông và mua phương tiện truyền thông? Mua phương tiện truyền thông sẽ khác với lập kế hoạch truyền thông. Cụ thể như sau: Mua phương tiện truyền thông là giai đoạn sau, xảy ra khi kế hoạch truyền thông đã hoàn tất, 2 giai đoạn này tuy khác nhau nhưng luôn đi kèm với nhau. Mua phương tiện truyền thông sẽ liên quan đến việc đánh giá tất cả các tuỳ chọn quảng cáo truyền thông trong phạm vi ngân sách mà bạn có, mục đích để xác định đối tượng, kiểu quảng cáo và sự kết hợp giữa các kênh truyền thông. Tất cả nhằm mục tiêu giúp chiến dịch mang lại kết quả tốt nhất, sau đó tiến hành mua quảng cáo. Thông thường, các thương hiệu sẽ hợp tác với người lập kế hoạch truyền thông để nhằm mục đích mua quảng cáo truyền thông. Việc mua phương tiện truyền thông sẽ tập trung vào truyền thông trả phí. 5.2. Truyền thông trả phí và không phải trả phí là gì? Truyền thông trả phí: Là hình thức truyền thông mà doanh nghiệp phải trả tiền cho các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp của mình. Các kênh truyền thông trả phí phổ biến bao gồm: Quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads,...), Quảng cáo truyền hình, Quảng cáo báo chí, Quảng cáo ngoài trời, Marketing influencer,... Ưu điểm: Tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu trong thời gian ngắn. Kiểm soát được thông điệp và hình ảnh thương hiệu. Đo lường được hiệu quả của chiến dịch Truyền thông không phải trả phí: Là hình thức truyền thông mà doanh nghiệp không phải trả tiền cho các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp của mình. Các kênh truyền thông không phải trả phí phổ biến bao gồm: Quan hệ công chúng (PR), Marketing nội dung (blog, website,...), Social media marketing (Facebook, Instagram,...), SEO (Search Engine Optimization). Ưu điểm: Chi phí thấp, tạo dựng được uy tín và niềm tin với khách hàng, tăng cường sự tương tác với khách hàng Truyền thông trả phí và truyền thông không phải trả phí cần phải thực hiện song song, phối hợp cùng nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình thực hiện các chiến dịch kinh doanh. 6. Kết luận Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin về lập kế hoạch truyền thông marketing cũng như 7 bước thực hiện lên một kế hoạch mẫu. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Bạn đọc quan tâm đến các cách lên kế hoạch truyền thông hoặc kiến thức lên chiến lược kinh doanh hãy nhanh tay theo dõi những khoá học marketing tại website Unica.vn của chúng tôi để tích luỹ cho mình vốn kiến thức rộng lớn tại chủ đề marketing bạn nhé. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
10/10/2020
7216 Lượt xem
Giá trị thương hiệu là gì? Các bước nâng cao giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là gì? Các bước nâng cao giá trị thương hiệu Nói đến thương hiệu có lẽ bạn đã nghe đến "Giá trị của thương hiệu" đi kèm, nghĩa là thương hiệu đó được định giá bao nhiêu tiền. Thế nhưng đây có thật là cách hiểu đúng và đầy đủ? Thật sự Giá trị thương hiệu là gì mà doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm và tìm cách nâng cao hơn mỗi ngày? Cùng Unica tìm hiểu trong bài viết này nhé! Giá trị thương hiệu là gì? Giá trị thương hiệu là gì? Lấy ví dụ từ thương hiệu Starbucks nhé! Nhắc đến Starbucks, người ta biết ngay đây là một chuỗi cửa hàng cafe và có mặt ở đầy hết các quốc gia trên toàn thế giới. Trong suốt hành trình xây dựng và phát triển mạng lưới chuỗi cửa hàng cafe của mình, Starbucks đã tập trung đem thật nhiều giá trị cho khách hàng như dịch vụ phục vụ tại quán, sản phẩm mới, wifi, cải tiến không gian, chế độ phục vụ đặc biệt, âm nhạc... Chẳng mấy chốc người ta biết đến Starbucks như nơi chốn thứ ba - chỉ sau công ty và gia đình của họ. Cuối cùng đến năm 2018, thương hiệu Starbucks đã được trả giá một con số rất rất đắt đỏ - khoảng 44 503 triệu Đô la Mỹ , khiến starbucks trở thành một trong 10 thương hiệu có giá trị nhất hành tinh. Giá trị về mặt thương hiệu của Starbucks Cho đến nay, các chuỗi cửa hàng của Starbucks vẫn được duy trì và phát triển với mỗi cửa hàng như một câu lạc bộ thu nhỏ với tính cá nhân hóa cao, vừa tạo không gian thoải mái riêng tư với từng sản phẩm trong cửa hàng cho khách hàng vừa giúp doanh nghiệp kinh doan hiệu quả, nâng tầm thương hiệu và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Như vậy ta có thể rút ra được khái niệm đơn giản của giá trị thương hiệu - Brand Value đó là giá trị mà khách hàng nhận được sau khi đã chi trả một khoản chi phí nào đó khi mua thương hiệu/sản phẩm của thương hiệu, và giá trị mà khách hàng nhận lại có ý nghĩa về mặt tài chính, ví dụ như dịch vụ phục vụ của doanh nghiệp, tính năng, công dụng của sản phẩm đem lại, không gian... Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì? giá trị thương hiệu của th true milk Thương hiệu nào cũng có giá trị riêng, trong đó giá trị mang tính đặc trưng nhất, độc đáo khác biệt  nhất của doanh nghiệp với các thương hiệu khác trên thị trường chính là giá trị cốt lõi của thương hiệu. Nghĩa là giá trị mà tất cả các hoạt động, từ kinh doanh, sản xuất, tiếp thị bán hàng, cho đến kết hợp làm việc với các đối tác,... đều phải lấy giá trị cốt lõi làm mục tiêu hướng đến.  Cùng lấy thương hiệu TH True Milk làm ví dụ nhé. TH True Milk là một thương hiệu sữa rất nổi tiếng tại Việt Nam. TH True Milk đem lại rất nhiều giá trị nhận thức thương hiệu cho thị trường, tuy nhiên giá trị cốt lõi của thương hiệu này chính là 5 giá trị sau: - Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng. - Sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên. - Sản phẩm tươi ngon, bổ dưỡng. - Sản phẩm thân thiện với môi trường. - Tư duy vượt trội và hài hòa lợi ích. Từ những giá trị cốt lõi trên, tất cả các hoạt động từ khâu xây dựng sản phẩm, sản xuất các loại sữa,  kế hoạch, chiến lược phát triển mở rộng thị trường, tiếp thị sản phẩm... đều xoay quanh những giá trị này, cuối cùng tạo nên thương hiệu TH True Milk nổi tiếng. Còn đối với thương hiệu sữa Mộc Châu - một đối thủ nặng ký của TH True Milk, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp này hướng đến đó là: - Chất lượng tốt nhất. - Dịch vụ chuyên nghiệp. - Thương hiệu uy tín. - Đối tác tin cậy. - Thân thiện môi trường. Cũng giống như TH True Milk, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp sẽ đều hướng đén 5 giá trị cốt lõi trên, từ đó xây dựng và phát triển một hãng sữa Mộc Châu nổi tiếng.  Sự khác nhau giữa giá trị và tài sản thương hiệu tài sản thương hiệu là gì Giá trị về thương hiệu là giá trị có ý nghĩa về tài chính mà khách hàng bỏ tiền ra để sở hữu, vậy chúng có phải là tài sản thương hiệu không vì chúng đều liên quan đế tài chính cả mà. Đừng hiểu nhầm nhé, giá trị về mặt thương hiệu và tài sản thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau đấy. Giá trị thương hiệu Như đã nói, giá trị về thương hiệu là giá trị có ý nghĩa về tài chính mà thương hiệu đó có. Nghĩa là để có thể xác định được giá trị về thương hiệu của doanh nghiệp, bạn sẽ cần phải tính toán ước lượng giá trị của mình so với thị trường hiện thời. Hay nói một cách đơn giản nhất, đó là nếu ở vị trí là một khách hàng trên thị trường, thì người đó sẽ cần phải trả bao nhiêu tiền để mua thương hiệu đó.  Tài sản thương hiệu Khái niệm tài sản thương hiệu là bao gồm các tài sản, công nợ của doanh nghiệp hiện có và  sẽ phải trả dưới dạng liên kết thương hiệu, tăng giảm giá trị sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu qua sự trung thành của khách cũng như tiềm năng phát triển do thương hiệu mở rộng và phát triển. Hay nói cách khác Tài sản thương hiệu chính là giá trị thặng dư mà thương hiệu đó đem lại.   Tái sản thương hiệu còn là một chiến lược kinh doanh của các thương hiệu. Chúng giúp doanh nghiệp thay đổi về nhận diện thương hiệu của người dùng, mang ý nghĩa hỗ trợ kinh doanh rất tốt cho doanh nghiệp và có giá trị tồn tại lâu dài.  Các bước nâng cao giá trị thương hiệu hiệu quả Xây dựng sự khác biệt cho thương hiệu của mình Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng chọn lựa mua những sản phẩm từ những hãng nổi tiếng, bởi vậy việc tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút cũng như tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn. Một thương hiệu có thể xây dựng cảm xúc tích cực cho khách hàng thì có thể đạt được hiệu quả nhiều hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp không làm được điều đó. Để có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh thì thương hiệu phải được xây dựng tốt thông qua đội ngũ marketing và có sự khác biệt đối với các đối thủ cùng phân khúc. Sự khác biệt này được tạo dựng lên hoặc cung cấp được những điều mà đối thủ không thể bắt chước mình. Đồng thời cần phải xây dựng câu chuyện thương hiệu mang bản sắc riêng cho doanh nghiệp của mình. Tạo dựng thương hiệu phục vụ lợi ích người tiêu dùng Bạn có biết Google là một trong những thương hiệu đắt giá nhất thế giới, Google luôn tìm cách đa dạng hóa nền tảng của mình giúp cải thiện những trải nghiệm của người dùng nhằm tăng lợi ích cho họ. Một trong những lĩnh vực truyền thông là Google+ và hình thức liên lạc là Gmail. Khi thương hiệu đã trở thành thương hiệu mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thì tự nhiên sẽ được khách hàng đón nhận và ủng hộ, khi đó sẽ có lợi nhuận từ phía khách hàng. Đây là cách tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn vì vậy việc thiết kế tên thương hiệu cũng rất quan trọng. Đem lại cho khách hàng một trải nghiệm thương hiệu giá trị tạo nên thương hiệu Năm 2013 Toyota đã trở thành một trong những thương hiệu xe hơi có giá trị nhất vượt BMW khi đã tăng giá trị của mình lên 12%. Hãng xe này cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mà không có hãng xe nào làm được. Họ cung cấp các trải nghiệm tích cực cho khách hàng và xây dựng được cốt lõi khách hàng trung thành từ đó khách hàng sẽ có những chia sẻ và đề xuất thẳng thắn đối với hãng xe. Điều này được xem là những điều có lợi khi các đối thủ khác không làm được.  Giám đốc điều hành của hãng thời trang Burberry cũng đã tạo ra trải nghiệm người dùng mạnh mẽ cả trên môi trường kỹ thuật số. Burberry hiện nay là thương hiệu thời trang sang trọng nằm trong top 10 trên thế giới do đóng góp thương hiệu chiếm phần lớn giúp người tiêu dùng nhận biết khi thấy nhãn hiệu và thương hiệu của hãng này. Cân bằng giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế của thương hiệu Mối quan hệ giữa kỳ vọng và sự hài lòng của người tiêu dùng khi mua một sản phẩm có thể được thể hiện như sau. - Giá trị mong đợi cho sản phẩm < Giá trị hài lòng thực tế → Có ấn tượng tích cực cho sản phẩm - Giá trị mong đợi cho sản phẩm = Giá trị hài lòng thực tế → Ấn tượng về sản phẩm còn yếu - Giá trị mong đợi cho sản phẩm >Giá trị hài lòng thực tế → Có ấn tượng tiêu cực về sản phẩm Như vậy Unica đã giúp bạn phân biệt được hai khái niệm giá trị thương hiệu là gì, giá trị cốt lõi là gì, đồng thời phân biệt hai khái niệm giá trị về thương hiệu và tài sản về thương hiệu rồi.  Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết nhất.  Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
10/10/2020
2844 Lượt xem
Innovation là gì? Tại sao cần dùng Innovation trong kinh doanh
Innovation là gì? Tại sao cần dùng Innovation trong kinh doanh Ngày nay, khi thị trường kinh doanh đang cạnh tranh ngày một gay gắt thì việc các doanh nghiệp đưa yếu tố Innovation vào chiến lược marketing là điều vô cùng cần thiết. Bởi lẽ những sự đổi mới này sẽ mang lại những hiệu ứng vô cùng tuyệt vời đối với các doanh nghiệp muốn tăng sức ảnh hưởng của mình trên thị trường. Để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, hãy cùng Unica tìm hiểu Innovation là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.  1. Innovation là gì? Không thể phủ nhận một điều rằng, thị trường kinh doanh đang thay đổi từng ngày, từng giờ đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra được chiến lược kinh doanh sáng tạo, đổi mới để có thể nắm bắt cơ hội phát triển cũng như khẳng định tên tuổi thương hiệu so với các đối thủ khác.  Innovation được hiểu là sự đổi mới trong kinh doanh Theo Marketing, Innovation được hiểu là một tập hợp các quy trình và hoạt động đổi mới nhằm tiếp thị và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ mới cho một nhóm khách hàng tiềm năng (Target audience). “Innovation- đổi mới”- “marketing” có mối quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau. Đổi mới trong marketing là một hoạt động liên quan đến những ý tưởng mới có tác động tích cực đến một sản phẩm/ dịch vụ về các khía cạnh như: thiết kế bao bì, giá bán, các chương trình giảm giá. Đổi mới trong marketing xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường về nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng, phát triển một mẫu thử nghiệm hoặc những thay đổi trong thiết kế sản phẩm, định giá hoặc quảng cáo sản phẩm theo cách độc đáo. 2. Tại sao nên áp dụng Innovation trong kinh doanh Vai trò của đổi mới trong marketing là khám phá thị trường mới để tăng doanh thu và lợi nhuận. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên áp dụng Innovation trong kinh doanh. 2.1. Tổng quan về Innovation trong kinh doanh Innovation trong kinh doanh là quá trình sáng tạo và áp dụng những ý tưởng mới mẻ nhằm mang lại giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng. Innovation trong kinh doanh không chỉ đơn thuần là đổi mới trong việc giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ mới, mà còn bao hàm sự cải tiến về quy trình, mô hình kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp,... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vai trò của innovation trong kinh doanh là vô cùng quan trọng: - Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu: Đáp ứng nhu cầu mới của thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường. - Nâng cao hiệu quả: Giảm chi phí, tăng năng suất lao động và tối ưu hóa lợi nhuận. - Tăng cường khả năng cạnh tranh: Tạo ra sản phẩm/dịch vụ độc đáo, thu hút nhân tài và khẳng định vị thế trên thị trường. - Phát triển bền vững: Giúp doanh nghiệp thích ứng với thay đổi của thị trường và duy trì sự phát triển lâu dài. Phải luôn "đổi mới" để có bước đột phá trong kinh doanh 2.2. Tại sao doanh nghiệp cần khuyến khích Innovation? Innovation đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có sự đổi mới về hướng đi và nhân viên thì sẽ có thêm cơ hội chiếm lĩnh thị trường, tiếp cận được nhiều khách hàng mới. Đặc biệt, Innovation cũng là một điều rất quan trọng để doanh nghiệp vượt mặt đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn muốn doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, luôn có chiến lược đúng đắn và phù hợp với xu hướng thì việc đổi mới, cải tiến là vô cùng cần thiết. Đối mới kinh doanh thành công chính là cơ hội để tìm kiếm doanh thu, tối ưu hoá các kênh hiện có và quan trọng hơn hết là giúp tạo ra lợi nhuận bền vững. Vì vậy, nên Innovation được doanh nghiệp rất khuyến khích. 3. Mô hình Innovation trong kinh doanh Những mô hình đổi mới trong kinh doanh phổ biến hiện nay bao gồm: 3.1. Innovation mô hình doanh thu Mô hình này thường được áp dụng với các doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm động lực chính để đổi mới kinh doanh. Thông qua việc đánh giá lại các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp hoặc xam xét lại chiến lược giá của công ty. Đôi khi bạn chỉ cần thay đổi một vài điều nhỏ trong hoạt động kinh doanh cũng đem lại kết quả đáng kể. Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được những nền tảng cốt lõi của marketing, hình thành tư duy marketing cơ bản cũng như biết được tất tần tật những kiến thức về marketing để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:1752,theme:course] [course_id:207,theme:course] [course_id:538,theme:course] 3.2. Innovation mô hình kinh doanh Đổi mới mô hình kinh doanh đòi hỏi các tổ chức phải xác địn quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ để cải thiện nhằm mục đích tăng lợi nhuận của cong ty. Đổi mới trong trường hợp này có thể đề cập đến việc hình thành quan hệ đối tác mới, thuê ngoài các nhiệm vụ cụ thể hoặc thực hiện các công nghệ mới. 3.3. Innovation mô hình công nghiệp Innovation được coi là mô hình kinh doanh triệt để nhất, tuy nhiên các tổ chức có nhiều tham vọng có thể chọn thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp mà họ đang theo đuổi vì mục đích đổi mới. Hoặc thậm chỉ tạo ra một ngành công nghiệp hoàn toàn mới cho chính họ. Mô hình Innovation trong kinh doanh 4. Kỹ thuật Innovation Marketing Sau khi giải thích thuật ngữ Innovation là gì, sau đây chúng tôi sẽ gợi ý một số kỹ thuật tiếp thị đổi mới để có thể giúp doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng hơn nữa trong phạm vi ngân sách hạn chế. 4.1. Truyền miệng Đây có lẽ là loại hình tiếp thị mạnh mẽ nhất vì nó được thực hiện bởi những khách hàng trung thành. Mục tiêu tiếp thị chính của doanh nghiệp là mang lại trải nghiệm độc đáo cho khách hàng theo cách vượt quá mong đợi của họ. Một khách hàng hài lòng sẽ luôn tin tưởng và trung thành với thương hiệu của bạn. Đừng quên lập bản đồ hành trình của khách hàng và khiến họ ngạc nhiên mỗi khi tương tác với thương hiệu của bạn nhé.  4.2. Social Media Trong thời buổi Internet phát triển mạnh mẽ, các nền tảng xã hội đã dân chủ hóa cả hoạt động tiếp thị và tương tác với khách hàng. Điều này có thể có nghĩa là người có ý tưởng và kỹ thuật tốt nhất dẫn đến tương tác với khách hàng sẽ giành được thị phần lớn hơn là người chi ngân sách khổng lồ cho quảng cáo.  Dựa trên thị trường mục tiêu và nhân khẩu học (Demographic) của công ty, các nền tảng truyền thông xã hội là nguồn lực có thể thu hẹp khoảng cách giữa sản phẩm và khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng là vua và họ có quyền chuyển sang một thương hiệu mới gia nhập hoặc thương hiệu chất lượng hiện có. Ở đây các nhà tiếp thị được yêu cầu đưa ra một ý tưởng xác thực và sáng tạo để giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả nhất.  Xây dựng các chiến lược "đổi mới" trong Marketing 5. Innovation marketing như thế nào để hiệu quả Để xây dựng chiến lược Innovation marketing hiệu quả không hề đơn giản, nó bao gồm rất nhiều việc khác nhau, bao gồm: tái định vị thương hiệu và khám phá thị trường kinh doanh mới. Cụ thể cách thực hiện Innovation marketing hiệu quả như sau: 5.1. Tái định vị thương hiệu Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn không tốt, đây là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp coi đó là thách thức và suy nghĩ lại về chiến lược của mình. Tiến hành phân tích tổng thể để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Điểm mạnh của công ty bạn hoặc lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của bạn là gì? Khi trả lời những câu hỏi này, hãy làm tốt hơn những gì doanh nghiệp bạn đang làm và tìm hiểu sâu hơn để điều chỉnh cách phục vụ khách hàng tốt hơn cũng như thay đổi tư duy làm mới sản phẩm.  5.2. Khám phá thị trường kinh doanh mới Ngày nay khi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn, nếu cơ hội thật sự không đến với doanh nghiệp bạn, hãy tự tìm đến cho mình một cánh cửa hoặc cơ hội mới. Bởi bất cứ khi nào sản phẩm đã trở nên bão hòa và khó thu hút khách hàng, tốt hơn hết là doanh nghiệp bạn nên tìm kiếm các khu vực địa lý mới. Các thị trường mới với mức độ cạnh tranh thấp và nhu cầu cao sẽ là “đòn bẩy” để đưa doanh nghiệp của bạn phát triển hơn nữa. 6. 8 yếu tố quan trọng với Innovation  Để thúc đẩy đổi mới hiệu quả và phù hợp với thị trường, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến 8 yếu tố quan trọng sau: 6.1. Aspire (Khát vọng) Yếu tố quan trọng đầu tiên được nhắc đến đó chính là Aspire (Khát vọng). Một ý tưởng đổi mới có khát vọng và táo bạo chính là yếu tố dẫn dắt khiến các doanh nghiệp hành động để trở thành người tiên phong. Mục tiêu doanh nghiệp không thể tầm thường mà cần phải đủ lớn hoặc mang lại giá trị lớn đến mức mà ban quản trị không thể không cân nhắc. Tuy nhiên mục tiêu nếu chỉ có tầm nhìn xa thôi chưa đủ mà cần có định hướng. Doanh nghiệp cần có một chiến lược cụ thể để mục tiêu đổi mới mang tính khả thi cao và kích thích các bên liên quan hành động. Đổi mới cần có quy mô và mang tính khả thi cao 6.2. Choose (Lựa chọn) Yếu tố thứ hai doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đó là Choose (lựa chọn). Hiện nay, số đông công ty đều gặp khó khăn trong việc lựa chọn ý tưởng, tức là không biết nên thực hiện đổi mới nào. Thực tế dù chọn đổi mới như thế nào đi chăng nữa thì Innovation luôn tồn tại những rủi ro, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải tìm cách quản lý rủi ro chứ không phải ngay lập tức là loại bỏ chúng. Bạn cần cân nhắc xem các ý tưởng đổi mới nào sẽ mang lại cho công ty những giá trị lớn nhất, sau đó lựa chọn ý tưởng đó. 6.3. Discover (Khám phá) Ý tưởng đổi mới được xem là hiệu quả khi nó có sự khám phá. Hầu hết các ý tưởng đổi mới đều xuất phát từ việc khám phá, tìm ra những thông tin độc đáo, mục đích để thúc đẩy sự tiến bộ trong kinh doanh. Khám phá ở đây là tìm ra những vấn đề có giá trị mà họ có thể giải quyết, sau đó thực hành áp dụng công nghệ phù hợp nhằm mục đích tạo ra những giải pháp. Cuối cùng là phát triển mô hình kinh doanh để kiếm tiền. Hiện nay, gần như mọi ý tưởng Innovation thành công đều phải có sự khám phá chi tiết, chặt chẽ. 6.4. Evolve (Cải tiến) Đổi mới là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của Innovation. Đổi mới trong kinh doanh bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì nó là việc đổi mới về cách thức hoạt động của công ty để làm sao tạo ra lợi nhuận trong nền kinh tế mới, làm sao để có thể mở rộng nguồn thu nhập. Ngoài ra, đổi mới trong kinh doanh cũng có thể là đổi mới, điều chỉnh về cách thức cung cấp sản phẩm/ dịch vụ đến tay khách hàng. Các công ty lâu đời và lớn cần tự tạo mô hình kinh doanh của mình trước khi các công ty trẻ trở thành mối đe doạ với những công nghệ mới. 6.5. Accelerate (Tăng tốc) Trong quá trình doanh nghiệp đổi mới, có rất nhiều nguyên nhân sẽ gây cản trở quá trình này. Một trong những nguyên nhân điển hình nhất đó là quy trình quản trị thận trọng của các phòng ban dẫn đến việc làm chậm quá trình phê duyệt dự án đổi mới. Để giải quyết, tăng tốc quá trình đổi mới, các công ty nên để những người có quan hệ tốt đảm nhiệm vị trí dẫn dắt dự án Innovation. Ngoài ra, các thành viên trong nhóm dự án cũng phải tư tiên dự án đổi mới hơn so với những dự án khác để đẩy nhanh được quá trình đổi mới này. Thúc đẩy quá trình đổi mới diễn ra nhanh chóng 6.6. Scale (Quy mô) Quy mô đổi mới cũng là yếu tố ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình đổi mới của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh mà quy mô đổi mới sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau. Một số mặt hàng xa xỉ và điện thoại thông minh, cao cấp sẽ được xem là thị trường ngách nên không cần quy mô to. Trong khi đó lại có những ý tưởng kinh doanh khác lại hướng đến quy mô toàn cầu. Việc xác định quy mô của một dự án Innovation là yếu tố quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực thực hiện hay không. 6.7. Extend (Mở rộng) Để thực hiện quá trình đổi mới thành công, việc mở rộng phạm vi là rất quan trọng. Hầu hết các công ty hiện nay đều nhận ra một điều rằng, họ rất cần hợp tác với những đối tác ngoài nếu muốn thành công. Việc mở rộng hợp tác sẽ giúp họ chia sẻ được tài năng và kiến thức, từ đó nhanh chóng đổi mới, tạo ra được những giá trị hữu ích và mới nhất cho khách hàng. Những công ty đổi mới thành công chắc chắn sẽ luôn có cách để thu hút được những người giỏi. Hợp tác, mở rộng thông minh không chỉ giúp tìm ra những ý tưởng mới mà còn giúp chia sẻ chi phí và tiếp cận thị trường nhanh hơn. 6.8. Mobilize (Động viên) Mobilize (Động viên) là yếu tố quan trọng trong kế hoạch Innovation cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Doanh nghiệp làm gì hàng đầu để khuyến khích tinh thần sáng tạo, tư duy mới nội bộ là yếu tố đang được rất nhiều người quan tâm. Gợi ý đó là tạo điều kiện để mọi người làm việc chung, cùng nhau đóng góp ý kiến, chia sẻ ý tưởng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể thử nghiệm với nhiều chương trình khác nhau, đồng thời xây dựng môi trường làm việc khác biệt, không bị ràng buộc bởi những quy trình làm việc thông thường. Để đổi mới cần phải luôn động viên, khuyến khích sáng tạo 7. Một số ví dụ về chiến lược Innovation hiệu quả Chiến lược Innovation hiện đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu về chiến lược Innovation hiệu quả cho bạn tham khảo: 7.1. IKEA IKEA là đơn vị chuyên cung cấp đồ nội thất vô cùng nổi tiếng, hiện IKEA đang sở hữu rất nhiều khách hàng trung thành. Trong việc ứng dụng chiến lược Innovation, IKEA được đánh giá là doanh nghiệp đi đầu. Hiện tại, IKEA đã thay đổi hướng và đã cho ra mắt các ứng dụng xem qua AR để khách hàng có thể xem được đồ nội thất mà chọn lựa dễ dàng. Thông qua xem AR, họ sẽ dễ dàng xem và chọn nội thất để xem có phù hợp với gia đình hay không trước khi quyết định đi mua chúng. 7.2. L’Oréal Nếu bạn là nữ giới và hay trang điểm, chắc chắn bạn không còn xa lạ gì với thương hiệu L’Oréal nữa. Đây là một thương hiệu mỹ phẩm lớn sở hữu lượng khách hàng lớn trên toàn cầu. Hiện nay, L’Oréal đã cho ra mắt ứng dụng trang điểm với mục đích hỗ trợ người dùng thực hiện việc trang điểm kỹ thuật số trên chính chiếc điện thoại thông minh của mình. Với ứng dụng này, L’Oréal đã nhận được sự hưởng ứng cao và nhận được lượt tải về lên tới con số hàng triệu lần. Chiến lược Innovation của L’Oréal 8. Một số câu hỏi thường gặp về Marketing Innovation Để có thêm cho bản thân thật nhiều kiến thức xoay quanh chủ đề Innovation, các bạn hãy tham khảo một số câu hỏi thường gặp kèm câu trả lời mà chúng tôi đã tổng hợp được dưới đây nhé. 8.1. Marketing Innovation có thực sự quan trọng với một doanh nghiệp? Marketing Innovation (Đổi mới Marketing) đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Sở dĩ Marketing Inovation quan trọng là vì: - Tạo ra sự khác biệt: Marketing Innovation giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm/dịch vụ, chiến lược marketing mới mẻ, độc đáo, thu hút khách hàng và dẫn đầu thị trường. - Giữ chân khách hàng: Đổi mới liên tục giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng, giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. - Tăng khả năng thích ứng: Doanh nghiệp cần đổi mới để thích ứng với thay đổi của thị trường, công nghệ và xu hướng tiêu dùng, đảm bảo sự phát triển bền vững. - Tối ưu hóa chi phí: Marketing Innovation giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa chi phí marketing. - Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Chiến lược marketing sáng tạo, nội dung thu hút và trải nghiệm khách hàng tốt hơn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu. - Tạo dựng hình ảnh thương hiệu độc đáo: Marketing Innovation giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, khác biệt hoàn toàn so với đối thủ cạnh tranh. 8.2. Doanh nghiệp có nên thực hiện Marketing Innovation hay không? Trong thời đại bùng nổ công việc như hiện nay, việc thực hiện Marketing Innovation là vô cùng cần thiết bởi khi này các phương pháp marketing truyền thống cũ đã không còn hữu dụng nữa. Bộ phận marketing trong doanh nghiệp cần nắm vững kịp thời những công cụ quảng cáo hiện đại để giúp các chiến dịch quảng cáo trong thời đại mới đạt hiệu quả cao hơn. Mặc dù việc thực hiện Marketing Innovation trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên việc áp dụng Marketing Innovation cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố. Vì vậy bạn không nên chủ quan nhé. 8.3. Nền tảng mạng xã hội có phải là một công cụ quảng cáo hiệu quả? Trong thời đại mà mạng xã hội bùng nổ như hiện nay thì nền tảng mạng xã hội chính là một công cụ quảng cáo hiệu quả nhất. Hiện nay, việc quảng cáo trên mạng xã hội là một giải pháp và hướng đi vô cùng đứng đắn. Tuy nhiên thực tế không phải cứ chi tiền cho quảng cáo là sẽ thành công mà nó còn xét trên nhiều yếu tố khác nữa. Mạng xã hội là công cụ quảng cáo rất hiệu quả 8.4. Có phải chỉ cần có “tiền” là có thể thực hiện các chiến dịch quảng cáo hiệu quả? Như đã chia sẻ ở trên, không phải cứ chi tiền là thực hiện các chiến dịch quảng cáo sẽ thành công. Mặc dù tiền đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các chiến dịch quảng cáo, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả của chiến dịch. Để việc thực hiện chiến dịch quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau: - Xác định mục tiêu của chiến dịch quảng cáo: Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo là gì? (tăng nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh thu,...). - Lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp: Kênh quảng cáo nào phù hợp với mục tiêu và đối tượng mục tiêu? (Facebook, Google Ads, Youtube Ads,...) - Theo dõi và đo lường kết quả: Sử dụng các công cụ đo lường để theo dõi hiệu quả của chiến dịch (tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi,...) 9. Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu tổng quan Innovation là gì là một số thông tin có liên quan. Không thể phủ nhận một điều rằng, “đổi mới” luôn là yếu tố quan trọng quyết định để quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Chúng tôi hy vọng, các Marketer sẽ xây dựng được những chiến lược đổi mới đúng đắn, kịp thời để các doanh nghiệp có những bước đột phá trong tương lai. Chúc các bạn thành c
10/10/2020
4624 Lượt xem
MBA là gì? Các hình thức học MBA phổ biến nhất hiện nay.
MBA là gì? Các hình thức học MBA phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn là một người làm kinh doanh, một nhà quản lý, hay chỉ đơn giản là bạn đã/ đang học tại các trường đại học chuyên ngành kinh doanh, quản trị, marketing,... thì có lẽ đã nghe đến bằng MBA. Thế nhưng số người hiểu khái niệm này rất ít, và không phải ai cũng hiểu bằng MBA có tác dụng gì. Hãy cùng Unica đii tìm hiểu khái niệm MBA là gì và cùng giải đáp vì sao bạn nên có cho mình tấm bằng MBA nhé! MBA là gì? Khái niệm MBA là gì? Theo Wikipedia, MBA là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, được viết tắt bởi cụm từ Master of Business Administration - MBA. Đây là tấm bằng thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh mang tính học thuật cao có nguồn gốc từ Mỹ, khi mà các công ty công nghiệp nước này yêu cầu tìm đến những người có khả năng giúp doanh nghiệp tiếp cận hơn khoa học trong công việc quản lý doanh nghiệp. Xuất hiện đầu tiên vào năm 1950 do đại học Western Ontario ở Canada, cho đến nay tấm bằng MBA đã và đang trở thành một 'thước đo' quan trọng đối với những nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp muốn ứng viên quản lý tương lai của mình có.  Vì sao bạn nên trang bị cho mình tấm bằng MBA? Khái niệm MBA là gì? Vì sao bạn nên trang bị cho mình tấm bằng MBA?  Trên thực tế việc sở hữu một tấm bằng MBA không hề dễ dàng. Thế nhưng bằng MBA có thể nói là sự công nhận ban đầu về khả năng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong tương lai của người ứng viên, là những người đã được cung cấp các kiến thức về chức năng quản lý, lãnh đạo, đã tiếp cận sâu tới các lĩnh vực cần thiết như quản lý tài chính, nhân sự, tâm lý học, quản trị kinh doanh, quản trị marketing, quản lý dự án, chiến lược kinh doanh... Có thể tóm tắt ngắn gọn thành các lý do dưới đây: 1. MBA là một tấm bằng giá trị trước nhà tuyển dụng Để vào vị trí quản lý bất kỳ, người ứng viên cũng phải có được một sự công nhận, một tấm bằng hoặc chứng chỉ nào đó có giá trị ngang bằng hoặc hơn để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng, đồng thời trang bị cho mình những kiến thức về quản trị kinh doanh hiệu quả. Hơn nữa bằng MBA còn là bằng cấp quốc tế, trong mắt các nhà tuyển dụng, ứng viên có tấm bằng MBA chính là những người đã có sự học tập bài bản và chuẩn quốc tế, có những kỹ năng tốt về cả kiến thức, kỹ năng làm việc, kỹ năng quản trị, khả năng ngoại ngữ, nhạy bén, tư duy nhanh... có thể đem đến nhiều giải pháp tốt giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp. 2. MBA là nền tảng để thăng tiến Nền tảng để bạn thăng tiến  Như đã nói ở trên, MBA là một tấm bằng chuẩn quốc tế, do đó kể cả khi bạn mới là sinh viên vừa tốt nghiệp, việc hồ sơ ứng tuyển của bạn có tấm bằng MBA đã giúp cho bạn trở thành một ứng viên có lợi thế hơn rất nhiều so với những ứng viên khác. Không chỉ bởi kiến thức nền tảng quản trị ban đầu được trang bị, chính bạn cũng sẽ được 'ưu ái' hơn rất nhiều bởi những nhà tuyển dụng, nhà quản lý lãnh đạo doanh nghiệp. Rõ ràng rồi, họ sẽ muốn đào tạo người có nền tảng tốt ngay từ ban đầu để đưa bạn đến những vị trí cốt lõi hơn, quan trọng hơn. Do đó có tấm bằng MBA trong tay, cơ hội thăng tiến của bạn sẽ là rất lớn! 3. Chương trình đào tạo MBA sẽ nâng cao khả năng lãnh đạo Bằng MBA là gì? Là bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế, mà để bạn có được tấm bằng quản trị kinh doanh này bạn không chỉ đơn giản phải học những kiến thức về quản lý, quản trị doanh nghiệp, bạn còn phải đáp ứng được rất nhiều yêu cầu cao về chuẩn mực quốc tế, chuẩn mực đầu ra, chất lượng học viên - giảng viên, liên tục trau dồi cho bản thân những kiến thức, kỹ năng nền tảng, kỹ năng mềm để quản trị doanh nghiệp hiệu quả... khác để có thể đủ điều kiện tốt nghiệp thạc sỹ.  4. Học MBA để đi trước những xu thế của thị trường và thời đại Được đánh giá là khóa học đào tạo những con người của tương lai, một người khi có tấm bằng MBA sẽ có tầm nhìn xa và chiến lược hơn so với một người bình thường. Hơn nữa các chương trình đào tạo MBA cũng thường xuyên thay đổi để phù hợp với xu thế thị trường, do đó những người theo học MBA đa phần đều có khả năng nhạy bén, nắm bắt nhanh thị trường cũng như khả năng đánh giá, lường trước những biến động của thị trường và 'chèo lái' doanh nghiệp tiến tới thành công cao hơn.  Yêu cầu đầu vào phổ biến đối với người học bằng MBA là gì? Yêu cầu đầu vào để theo học MBA Vì đây là tấm bằng thạc sỹ Quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế, bạn ít nhất đã phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng nền tảng ban đầu để có thể theo học tốt nhất. Và chúng sẽ được công nhận bằng những tấm bằng hoặc chứng chỉ nhất định, cụ thể đây là những chứng chỉ ít nhất bạn phải có một cái trước khi theo học MBA:  - Chứng chỉ GMAT (Graduate Management Admission Test) - Đây là bài thi linh hoạt đánh giá khả năng theo học thành công của các ứng viên đối với những lĩnh vực trên đại học,  cụ thể ở đây là về kinh doanh và quản trị (Management)  - Chứng chỉ GRE (Graduate Record Examinations): bài kiểm tra khảo thí tiêu chuẩn để xét tuyển các điều kiện để vào học các trường đại học/ sau đại học.  - Chứng chỉ TOEIC hoặc IELTS, các bằng cấp tiếng Anh tương tự nếu bạn theo học bằng MBA mà ngôn ngữ mẹ đẻ không phải Tiếng Anh.   - Cùng một số bài luận, thư giới thiệu, dự án,... khác Các chương trình MBA MBA tổng quát - Mọi người thường lựa chọn chương trình MBA tổng quát là phương án tốt nhất cho những học viên có trải nghiệm kinh doanh hạn chế (thường dưới 3 năm kinh nghiệm) nhưng mong muốn được thăng tiến nhanh trong công việc với vai trò quản lí hay bước vào lĩnh vực tài chính, chiến lược doanh nghiệp. MBA chuyên ngành - MBA chuyên ngành - Specialist MBA là chương trình phù hợp với những ai đã có kinh nghiệm quản lí cấp cao và đang muốn bước vào một lĩnh vực khác. Executive MBA - Executive MBA (Thạc sĩ điều hành Quản trị Kinh doanh) thường được tổ chức dưới hình thức bán thời gian ( part- time) những người không sắp xếp được thời gian dài để hoàn thành khóa học, đây là khóa học lý tưởng cho những ai đã nắm vai trò quản lí doanh nghiệp (có chương trình yêu cầu đến 10 năm kinh nghiệm) và có tham vọng bước vào ban quản trị. Các hình thức học MBA Hình thức học BMA chia làm 3 loại MBA toàn thời gian (full-time), bán thời gian (part-time) và MBA trực tuyến (online). Nhiều hình thức học cũng nư giảng dạy MBA khác nhau ra đời nhằm giúp các đối tượng học viên có nhu cầu tìm hiếm lĩnh vực này có thể dễ dàng đạt được MBA phù hợp với như cầu sử dụng của bản thân. - Đối với MBA toàn thời gian thì học viên thường là những người có nhu cầu chuyển ngành hoàn toàn, lịch học yêu cầu sự tập trung hoàn toàn thời gian, để hoàn thành khóa học là 1,5 - 2 năm - Đối với MBA bán thời gian thì thường là những người có nhu cầu thăng tiến trong công việc, họ muốn bổ sung kiến thức để áp dụng vào công việc của họ. Chương trình đào tạo bán thời gian và chương trình học online được giảnh dạy rộng rãi để đáp ứng nhu cầu của những học viên vốn là chuyên gia chưa sẵn sàng hoặc gặp khó khăn trong việc sắp xếp công việc trong 1 - 2 năm để hoàn thành khóa học. Ngoài ra, mức chi phí cho từng chương trình cũng có sự chênh lệch, tương xứng với ngân sách của học viên. Vậy là bạn đã có được những thông tin về bằng MBA là gì rồi đúng không. Hy vọng những thông tin trên của Unica cung cấp đã phần nào giúp bạn hình dung ra được con đường tương lai của bạn sau này. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công! >> Mời bạn đọc quan tâm tiếp tục đón đọc các bài viết hay khác: - Các kinh nghiệm “xương máu” trong việc quản trị kinh doanh ở tập đoàn nước ngoài - Cách thức vận hành nghệ thuật quản trị kinh doanh - Gợi ý nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực tuyệt đỉnh
09/10/2020
1409 Lượt xem
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm trên thị
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm trên thị Bạn muốn học kinh doanh và bán hàng mang lại hiệu quả cao thì bạn nhất định phải định vị được sản phẩm của mình. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu không định vị, xác định được điểm mạnh của sản phẩm thì bạn sẽ không thể để lại dấu ấn đặc biệt cho khách hàng mục tiêu, lâu dần sản phẩm của bạn sẽ bị đào thải ra ngoài. Định vị sản phẩm là yếu tố vô cùng cần thiết để doanh nghiệp xây dựng được niềm tin đối với khách hàng. Để hiểu kỹ hơn về các vấn đề liên quan đến định vị sản phẩm là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 1. Định vị sản phẩm là gì Định vị sản phẩm là quá trình xác định và xây dựng vị trí của sản phẩm/ dịch vụ trong tâm trí của khách hàng mục tiêu. Ngày nay, khi thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc tạo ra những nét riêng nổi bật của sản phẩm sẽ giúp khách hàng nhận biết sản phẩm một cách dễ dàng. Định vị sản phẩm chính là hành động phác thảo tất cả các tính năng làm cho sản của bạn trở nên nổi bật, độc đáo và tốt hơn các sản phẩm khác. Từ đó, doanh nghiệp tạo ra được một hình ảnh và nhận thức riêng biệt cho sản phẩm của mình so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh khác Tìm hiểu thuật ngữ "định vị sản phẩm"  Hãy coi việc định vị sản phẩm là nền tảng của kế hoạch phát triển sản phẩm. Nếu không định vị sản phẩm thì kế hoạch tiếp thị của bạn sẽ thất bại vì bị áp lực trước đối thủ cạnh tranh. Định vị sản phẩm là một quá trình lâu dài và cần được thực hiện thường xuyên để phù hợp với nhu cầu của khách hàng và sự thay đổi của thị trường. >>> Xem ngay: Cyber Monday là gì? Khác nhau Cyber Monday và Black Friday 2. Tại sao phải định vị sản phẩm Sau khi giải thích thuật ngữ “định vị sản phẩm” là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tầm quan trọng của việc định vị sản phẩm đối với việc xây dựng các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp thông qua các luận điểm dưới đây. 2.1. Hiểu nhu cầu khách hàng Định vị sản phẩm hiệu quả đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về nhu cầu của khách hàng để từ đó lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp và thông điệp chính để gây ấn tượng với khách hàng. Định vị sản phẩm bắt đầu bằng việc xác định các phân khúc thị trường cụ thể, thích hợp để nhắm mục tiêu. Định vị sản phẩm để thấu hiểu nhu cầu khách hàng Ngoài việc xác định khách hàng dựa trên các thuộc tính nhân khẩu học và tâm lý học (tính cách/lối sống), các nhà tiếp thị cần hiểu nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp, để truyền tải rõ ràng giá trị như một phần của kế hoạch tiếp thị của họ. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng này nếu bạn phân tích kỹ thì bạn sẽ hiểu được rõ nhu cầu của khách hàng là những gì từ đó sẽ cho ra bản kế hoạch rõ ràng hơn. 2.2. Cân nhắc áp lực cạnh tranh Các nhà tiếp thị phải cân nhắc áp lực cạnh tranh khi họ đang xem xét các yếu tố định vị của kế hoạch tiếp thị của họ. Định vị hiệu quả truyền tải cho người tiêu dùng (Consumer) lý do tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty này nên được ưu tiên hơn các lựa chọn cạnh tranh khác dựa trên những gì công ty biết về nhu cầu của đối tượng mục tiêu. Kế hoạch tiếp thị hiệu quả xác định rõ sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào và theo những cách nào. 2.3. Nhắm mục tiêu các kênh truyền thông Định vị sản phẩm giúp các nhà tiếp thị xem xét dịch vụ của họ khác với những sản phẩm khác mà người tiêu dùng phải lựa chọn. Nhưng nếu chỉ qua góc nhìn nội bộ, các nhà tiếp thị chưa thể truyền đạt được hết ý nghĩa thật sự cho đối tượng mục tiêu. Để làm được điều này một cách hiệu quả, người làm marketing phải chọn các kênh truyền thông khác nhau để kết nối với khán giả mục tiêu mà họ sẽ dễ tiếp nhận những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Định vị sản phẩm giúp nhà tiếp thị xem xét dịch vụ của họ khác với những sản phẩm khác Khởi nghiệp kinh doanh thành công bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học hướng dẫn bạn đường đi nước bước để tư duy tinh gọn trong kinh doanh. Và trang bị cho bạn những kiến thức và kỹ năng để chinh phục những thách thức trong quá trình kinh doanh của mình. Kinh doanh nhàn mà vẫn có hiệu quả cao. [course_id:2311,theme:course] [course_id:235,theme:course] [course_id:443,theme:course] 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định vị sản phẩm là gì? Sau khi đã hiểu "định vị sản phẩm là gì?" chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc: "Vậy làm thế nào để định vị sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến định vị sản phẩm là gì? Sau đây là tổng hợp các yếu tố cho bạn tham khảo. 3.1. Giá cả Giá bán không chỉ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng mà nó còn là một minh chứng cụ thể cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp. Vì vậy, tùy vào chiến lược marketing mà việc định vị sản phẩm qua giá bán có thể cao nhất hoặc thấp nhất so với các thủ cạnh tranh khác.  3.2. Phân khúc khách hàng Phân khúc khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình định vị sản phẩm. Bởi tuỳ thuộc vào phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp sẽ định vụ sản phẩm riêng sao cho phù hợp với nhu cầu, mong đợi của họ. Doanh nghiệp nếu như tìm hiểu rõ được từng phân khúc khách hàng cụ thể sẽ tạo ra được sản phẩm phù hợp. Đồng thời có thể tập trung được nguồn lực vào các chiến lược tiếp thị hiệu quả nhằm tăng khả năng nhận diện thương hiệu và giữ chân khách hàng. Ngoài ra, việc định vị sản phẩm theo từng phân khúc khách hàng còn tạo ra được sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Phân khúc khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến định vị sản phẩm 3.3. Bối cảnh thị trường Bối cảnh thị trường bao gồm các yếu tố đó là: Địa lý, xu hướng tiêu dùng, văn hoá,... Tất cả những yếu tố này tác động trực tiếp đến quá trình định vị thương hiệu bởi nó tạo ra sự khác biệt. Bối cảnh thị trường sẽ tạo ra các tác động bên ngoài, nơi sản phẩm có thể tiếp cận được với khách hàng. 3.4. Định vị thương hiệu Định vị thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định vị sản phẩm. Bởi thương hiệu và sản phẩm có mối quan hệ liên kết với nhau. Sự liên kết giữa sản phẩm và thương hiệu không chỉ góp phần tạo ra giá trị cho sản phẩm mà còn giúp tạo sự tin cậy, cảm giác tin tưởng trong lòng khách hàng. Sản phẩm gắn với thương hiệu đáng tin cậy, uy tín sẽ tạo dấu ấn tích cực và nhận được sự tín nhiệm từ phía khách hàng. Điều này giúp khách hàng an tâm và tin tưởng khi mua hàng hơn. Định vị sản phẩm bằng giá bán 4. Các chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả Trong kinh doanh bán hàng có rất nhiều chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả. Dưới đây là một số chiến lược định vị sản phẩm mang lại giá trị và hiệu quả cao cho bạn tham khảo: 4.1. Chiến lược More for more Chiến lược này được sử dụng cho các doanh nghiệp có hướng kinh doanh, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao hơn từ đó đinh giá cao hơn đối thủ. Chiến lược này thường gắn liền với những nền kinh tế phát triển, đối tượng khách hàng hướng tới là những người có kinh tế ổn định. 4.2. Chiến lược More for the same Với việc đưa ra mức giá ngang bằng với giá của đối thủ nhưng chất lượng lại cao hơn. Bởi trên thị trường hiện nay có qua nhiều đối thủ cạnh tranh để đánh bại họ bạn nên sử dụng chiến lược này.  Chiến lược More for the same 4.3. Chiến lược More for less Chiến lược này công ty đưa ra giá thấp hơn mức giá của đối thủ nhưng chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm lại cao hơn. Tuy vậy, chiến lược này không nên áp dụng lâu dài vì chi phí bỏ ra cao hơn so với lợi nhuận thu về.  4.4. Chiến lược Less for much less Đối với các doanh nghiệp phân khúc khách hàng nhắm đến là những người có thu nhập thấp thì đây chính là chiến lược khá phù hợp cho đội ngũ marketing. Sản phẩm có chất lượng thấp hơn đối thủ và mức giá công tu đưa ra cũng thaaos nhất có thể. Bởi những người thu nhập thấp họ thường quan tâm tới những sản phẩm giá ẻ mà thôi.  Sau khi doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược và thực thi bạn cần phải đo lường kết quả, đo lường mức độ hài lòng là thước đo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của bạn thông quá số lần quay lại mua hàng và những feedback hay cho sản phẩm của bạn. Chiến lược Less for much less 5. 5 bước định vị sản phẩm chо dоаnh nghiệр Sau khi đã có chiến lược định vị sản phẩm, cuối cùng là bạn bắt tay vào quá trình định vị sản phẩm cho doanh nghiệp. Các bước định vị sản phẩm cho doanh nghiệp hiệu quả như sau: 5.1. Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng Bước đầu tiên trong quá trình định vị sản phẩm đó là doanh nghiệp phải xây dựng được chân dung khách hàng. Việc xây dựng chân dung khách hàng giúp nắm rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, định vị sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn đó của khách hàng giúp kinh doanh mang lại giá trị cao và thành công hơn.  Để xây dựng chân dung khách hàng thành công doanh nghiệp có thể sử dụng công thức 5W bао gồm: - Whо: Ai sẽ là người muа sản phẩm? Sản phẩm bán cho ai? - Whаt: Khách hàng tìm kiếm gì từ sản phẩm? Sản phẩm mà khách hàng muốn muа là gì? - Why: Lý do tại sao khách hàng lại muốn mua sản phẩm đó? - Whеrе: Địa điểm khách hàng mua hàng ở đâu? - Whеn: Khách hàng sẽ quyết định muа sản phẩm nhanh chóng vàо những dịр nàо? Xác định chân dung khách hàng mục tiêu 5.2. Bước 2: Nghiên cứu đối thủ Nghiên cứu đối thủ giúp người kinh doanh hiểu rõ được nhu cầu, xu hướng thị trường hiện nay là gì? Tình hình cạnh tranh ra sao? Doanh nghiệp đang phát triển ở khía cạnh nào và tiềm ẩn rủi ro ra sao? Mục đích của nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là để bạn có cái nhìn cụ thể hơn về mức độ cạnh tranh đối với sản phẩm bạn sắp kinh doanh. Đồng thời, đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm đúng xu hướng thị trường để tăng giá trị cạnh tranh. Việc khảo sát thị trường để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình định vị sản phẩm. Vì vậy bạn hãy hoàn thành thật tốt bước này nhé. 5.3. Bước 3: Nghiên cứu sản phẩm Có thể bạn không biết nhưng mọi yếu tố đều có thể ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Vì vậy, để định vị sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ sản phẩm. Các yếu tố cần phải đặc biệt quan tâm khi nghiên cứu sản phẩm đó là: Yếu tố bên ngoài (màu sắc, logo, nhãn mác, mẫu mã,...), yếu tố bên trong (hương vị, tính năng, mùi hương,...) cùng các chế độ, chính sách bảo hành đi kèm. Tất cả đều phải được nghiên cứu thật kỹ để tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh khiến khách hàng phải mua sản phẩm của bạn. Nghiên cứu sản phẩm để định vị sản phẩm hiệu quả 5.4. Bước 4: Lậр bản đồ định vị sản phẩm Một trong những bước định vị sản phẩm vô cùng quan trọng bạn không được bỏ qua đó là lậр bản đồ định vị sản phẩm. Để lập bản đồ hiệu quả bạn cần: - Xác định được vị trí của sản phẩm đang đứng trên bản đồ. - Định vị sản phẩm mà bạn mong muốn trên bản đồ. - Đối thủ cạnh tranh của bạn đang đứng đâu trên bản đồ. - Thời gian bao lâu bạn sẽ đạt được vị trí mong muốn. - Chiến lược bạn đặt ra để đạt được vị trí mong muốn là gì? 5.5. Bước 5: Đưа rа kế hоạch định vị sản phẩm Bước cuối cùng trong công đoạn định vị sản phẩm đó là: Các nhà marketing lên kế hоạch để xây dựng định vị sản phẩm thật hiệu quả. Hãy lựа chọn cho mình những kênh truyền thông рhù hợр cũng như các chiến lược thực hiện để gây ấn tượng chо khách hàng về sản phẩm. 6. Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu định vị sản phẩm là gì và chia sẻ cho bạn 5 cách thức định vị sản phẩm vô cùng hữu ích. Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ trong bài viết các doanh nghiệp có thể xây dựng được những chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả để nâng cao hiệu suất kinh doanh cũng như khẳng định được thương hiệu hiệu trên thị trường. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
09/10/2020
4828 Lượt xem
Hàng Outlet là gì? Ưu - nhược điểm của hàng Outlet
Hàng Outlet là gì? Ưu - nhược điểm của hàng Outlet Các mặt hàng thời trang trên thị trường ngày càng đa dạng, nhiều thương hiệu nổi tiếng mà chúng ta chỉ dám mơ ước chứ không dám mua. Nhưng bạn đừng lo lắng, những cửa hàng Outlet ra đời để bạn sở hữu sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng đó. Như vậy, hàng Outlet là gì và tại sao nó lại hấp dẫn đến vậy. Hàng Outlet là gì? Nếu hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì từ Outlet có nghĩa là chỗ tiêu thụ hàng hóa hay gọi là cửa hàng tiêu thụ hàng hóa. Nhưng có một đặc điểm khá riêng biệt so với những cửa hàng khác đó là loại hình cửa hàng này chỉ tiêu thụ những hàng tồn kho, những mặt hàng giảm giá, không phải là những mẫu hàng mới theo trend của thế giới nhưng cũng không phải là loại hàng “second hand”.  Outlet là cửa hàng tiêu thụ sản phẩm Những sản phẩm được bán tại những cửa hàng này là những sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Gucci, Adidas, Zara, Nike… nhưng do sự thay đổi mẫu sản phẩm để cạnh tranh và bắt kịp thế giới nên những mẫu sản phẩm cũ thường xuyên được tung ra thị trường, những mẫu sản phẩm không còn mốt, hay không còn đủ size hoặc nhà cung cấp không sản xuất nữa hoặc sản phẩm trong quá trình sản xuất gặp lỗi nhỏ như rách, thiếu phụ kiện, sai chữ… Vì thế, giá gốc của sản phẩm sẽ được đại giảm giá cao so với niêm yết ban đầu. Loại hàng outlet này xuất hiện trên thị trường như một phép màu để giải quyết cho những người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất. Có thể nói nó là cơ hội để cho những ai đam mê hàng hiệu có thể mua được mà chất lượng không tới mức xấu. Còn về phía nhà sản xuất thì nó giúp cho họ tiêu thụ được được hàng hóa, sản phẩm hàng tồn kho mỗi khi hết hot hoặc hết mùa. Ưu - nhược điểm của hàng Outlet thu hút người dùng 1. Ưu điểm của hàng Outlet Đến đây, bạn đã phần nào hiểu được Outlet là gì rồi phải không. Ở Việt Nam hiện nay, đã xuất hiện nhiều những cửa hàng Outlet. Tuy nhiên, có rất nhiều người hiểu biết sai lầm về loại hàng này. Nhưng nó vẫn thực sự mang đến rất nhiều lợi ích thu thu hút khách hàng bởi những ưu điểm mà nó mang lại như sau: Sản phẩm đa dạng mẫu mã Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng sản phẩm đại hạ giá không đa dạng mẫu mã, chủng loại, nó rất phổ biến trong lĩnh vực thời trang với các mặt hàng như quần áo, phụ kiện trang sức, giày dép, mũ nón… Những mặt hàng này đa dạng như vậy là do sự tồn đọng của nhiều mẫu cũ trong khoảng thời gian dài nhưng chỉ vì gặp lỗi sản xuất nên chúng không được bán tại các cửa hàng chính. Mời bạn đọc tham khảo thêm kinh doanh quần áo trẻ em để có thêm nhiều kinh nghiệp hay. Ngoài những mặt hàng về lĩnh vực thời trang thì những cửa hàng Outlet còn bán cả những mặt hàng gia dụng, các thiết bị điện tử. Mẫu mã sản phẩm đa dạng Giá thành rẻ Một đặc điểm nữa mà những loại sản phẩm này thu hút được rất nhiều khách hàng là do giá rẻ.So với sản phẩm được trưng bày và bán trong cửa hàng hay trung tâm thương mại thì cửa hàng Outlet này bán sản phẩm với giá rẻ hơn gấp nhiều lần thận chí giảm từ 50 đến 70% giá trị. Sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng Outlet là gì đến giờ phút này không còn lạ lẫm với mọi người đúng không? Nếu bạn là tín đồ của mua sắm thì chắc hẳn bạn muốn sở hữu những sản phẩm đạt chất lượng cao, những thương hiệu nổi tiếng, mẫu mới. Bạn hãy thường xuyên cập nhật chương trình khuyến mãi của những thương hiệu nổi tiếng. Đơn giản, những thương hiệu này thực hiện chương trình giảm giá tương đối ít, hoặc hàng hóa outlet tung ra thường bị gom rất nhiều. 2. Nhược điểm của loại hàng Outlet Bên cạnh những ưu điểm nổi bật về sản phẩm giá rẻ, thương hiệu nổi tiếng thì nó có một số ưu điểm như sau nhưng bạn phải chấp nhận nó. Sản phẩm gặp lỗi Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng tại sao sản phẩm của những thương hiệu đình đám thế giới lại có mức giá rẻ hơn đồ của Việt Nam, nó rẻ từ 30 đến 70% giá trị niêm yết của sản phẩm bán trong cửa hàng vì đơn giản nó là sản phẩm lỗi. Sản phẩm gặp nhiều lỗi nhỏ Sản phẩm chỉ thuộc hạng 2 Vì mức giá rẻ nên chúng ta cũng có thể lý giải được tại sao hàng outlet lại thuộc hạng 2, thậm chí là hạng 3. Tùy vào từng thời điểm cũng như tùy vào từng hãng mà mức độ lỗi có thể khác nhau nhưng nhìn chung mặt hàng này đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đôi khi người mua hàng phải thực sự tinh vi thì mới có thể phát hiện ra lỗi này. Bạn cần lưu ý một điều cơ bản sau đây rằng khi đã có ý định bước chân vào những cửa hàng này thì bạn không thể coi mình là thượng đế, không được khó tính đòi hỏi hay phán xét hàng hóa bị lỗi hay cũ mốt. Size, số không đầy đủ Do sản phẩm tồn nên những sản phẩm sẽ khó có đủ size mà mẫu bạn đã chọn lựa. Một lưu ý khi mua hàng Outlet những người có số đo phổ thông thường rất khóa mua những sản phẩm tại cửa hàng outlet, con phụ thuộc nhiều vào yếu tố may mắn.  Ngoài ra các sản phẩm còn hay có một số lỗi nhỏ khác như lỗi đường nay, form dáng. Lỗi mốt Với những người ưu tiên sự tiện dụng, chất lượng của sản phẩm, không quá quan trọng về mặt xu hướng thì hàng outlet vẫn là lựa chọn rất hợp lý. Nhưng nếu bạn là người yêu thích thời trang, luôn muốn theo kịp dòng chảy thời trang thì sản phẩm outlet có phần hơi lỗi mốt vì đây thường là các sản phẩm từ các bộ sưu tập cũ từ các năm trước đó. Những lưu ý khi mua hàng Outlet - Cần kiểm tra hàng trước khi thanh toán: Do hàng outlet thường có những lỗi trong quá trình sản suất hoặc do khách thử quá nhiều... Bởi vậy bạn cần lựa chọn kỹ càng trước khi thanh toán thì bạn sẽ tránh mua phải những sản phâm lỗi về đường may, lỗi chỉ, hay rách một chỗ nhỏ nào đó. Cùng với đó các cửa hàng luôn có những chương trình khuyến mãi nên chính sách đổi trả gặp nhiều khó khăn khi bạn mua phải sản phẩm bị lỗi. Vậy nên việc kiểm tra trước khi thanh toán rất quan trọng. - Nên thử trực tiếp: Với những mặt hàng như quần áo thì bạn nên thử trực tiếp, không chỉ với outlet mà bạn còn nên mặc thử kể cả khi bạn mua hàng tại các showroom chính thức.  - Ưu tiên đồ basic: một kinh nghiệm nhỏ khi đi mua đồ outlet tại các cửa hàng là bạn hãy luôn ưu tiên chọn các món đồ basic một màu, họa tiết tối giản như áo phông trơn, váy hoa nhí màu sắc ấm như be, nâu, hay áo khoác kẻ, giày sneakers trắng, đen,… Có rất nhiều sản phẩm mà bạn có thể mặc lại nhiều mùa nếu biết khéo léo lựa chọn đó. Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn hàng outlet là gì cũng như ưu nhược điểm mà loại hàng này mang đến cho người mua. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Bạn đọc cũng quan tâm cách kinh doanh quần áo thành công
08/10/2020
2468 Lượt xem
IoT là gì? Tổng quan về IoT trong cuộc sống
IoT là gì? Tổng quan về IoT trong cuộc sống Cuộc sống con người ngày càng trở nên tự động hóa, tối ưu hóa giúp tiết kiệm sức lao động tay chân cũng như nâng cao hơn chất lượng cho mọi hoạt động của con người. Thế nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc điều gì đã khiến các thiết bị kết nối internet của chúng ta trở thành một phần không thể thiếu chưa? Ứng dụng của chúng thật sự to lớn đến mức nào? Mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu về IoT là gì? Tổng quan về IoT trong bài viết này nhé! Khái niệm IoT là gì? IoT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Internet of Things, hay Internet vạn vật, dùng để chỉ các thiết bị vật lý được kết nối internet có khả năng thu thập dữ liệu, chia sẻ thông tin với độ bao phủ toàn cầu, nghĩa là bất cứ thiết bị vật lý nào có khả năng kết nối internet, thu thập, lưu giữ và chia sẻ thông tin thì đều là IoT. Khái niệm IoT là gì? Bạn hoàn toàn có thể tạo ra các thiết bị IoT nhờ có bộ xử lý thông minh bên trong cùng mạng không dây, giống như các thiết bị trên, biến mọi thứ trở nên thông minh và chủ động hơn bao giờ hết. Như vậy có thể thấy xung quanh chúng ta đâu cũng có sự xuất hiện của các thiết bị IoT: máy tính, điện thoại di động cảm biến, ô tô cảm biến nhiệt, các thiết bị gia dụng cảm ứng nhiệt, các hệ thống tự động hóa... Sự xuất hiện của các thiết bị IoT giúp bổ sung một mức độ thông minh kỹ thuật số tới  các thiết bị thụ động khác, cho phép chúng tự động thu thập, trao đổi thông tin tự động mà không cần sự can thiệp của con người, giúp tối ưu hóa giữa hai thế giới vật lỹ và kỹ thuật số. Nguồn gốc ra đời của IoT IoT là gì? Nguồn gốc Intetnet IoT được chỉ các thiết bị có kết nối Internet nhưng trên thực tế ý tưởng này đã được ra đời và xuất hiện vào các năm 1980 - 1990, khi mà Internet đang bắt đầu vươn dài ra tầm ảnh hưởng của mình tới toàn thế giới. Tuy nhiên lúc này chúng chỉ xuất hiện trong dự án đầu là các máy bán hàng tự động kết nối internet mà thôi.  Trước đây các thiết bị IoT đều phải kết nối dây để có thể kết nối mạng internet, tuy nhiên nhờ sự xuất hiện và thay thế của chip thẻ RFID - chip năng lượng thấp kết nối internet không dây đã giải quyết được vấn đề chi phí đắt đỏ và sự hạn chế phổ biến của mạng có dây. Cùng với đó việc áp dụng IPv6 - cung cấp địa chỉ IP vào các thiết bị càng giúp cho độ phổ biến của IoT lan rộng ra. Ban đầu ứng dụng đầu tiên của IoT đó là gắn thẻ RFID vào các thiết bị khác có chi phí khá đắt đỏ để theo dõi vị trí của chúng. Tuy nhiên theo thời gian cùng với sự phổ biến của IoT, các chi phí để thêm cảm biến vào các thiết bị có kết nối internet đang ngày càng giảm, giúp kết nối mọi thứ với internet một cách nhanh chóng. Về sau IoT lan rộng ra lĩnh vực kinh doanh - sản xuất, sau đó là ứng dụng vào nhà cửa, văn phòng một cách thông minh, khiến chúng càng trở nên gần gũi với con người. Vậy là khái niệm Internet Of Things - IoT được ra đời bởi Kevin Ashton - nhà khoa học sáng lập Trung tâm Auto-ID tại đại học MIT vào năm 1999. Bạn yêu thích công nghệ thông tin và muốn học các kỹ năng về lập trình, hãy đăng ký khoá học online lập trình trên Unica. Khoá học không chỉ tập trung vào việc hướng dẫn học viên thành thạo một loại ngôn ngữ cụ thể như: Java, Python, JavaScript, PHP. Mà còn cải thiện kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề trong quá trình code. [course_id:202,theme:course] [course_id:1703,theme:course] [course_id:621,theme:course] Cách thức hoạt động của IoT Các thiết bị IoT hoạt động dựa trên sự cảm biến bên trong thiết bị. Chúng được dùng để kết nối các thiết bị riêng với nhau thông qua các chip cảm biến nhằm phát hiện và chuyển đổi các thông tin dữ liệu mình nhận được thành "hành động" tương ứng tiếp theo thông qua điều hướng mạng Internet.  Ví dụ như hệ thống tưới cây của trang trại bạn quản lý, hệ thống tưới nước tự động đó có gắn một bộ cảm biến để tự động thu thập, đánh giá các yếu tố như lượng nước, nhiệt độ, thời gian... của cây cối và không gian, từ đó chuyển thành dữ liệu và những dữ liệu này sẽ được thiết lập thành các chế độ chăm sóc riêng tùy theo mục đích sử dụng của cây cối, sau đó thông qua internet chúng gửi thông báo tới con người qua thiết bị cũng được kết nối internet. Chẳng hạn như khi chúng thu thập được thông tin nhiệt độ đang bị giảm hơn so với mức bình thường, chúng sẽ cập nhật thay đổi đó và điều chỉnh nhiệt độ đúng với những gì con người đã thiết lập trước đó thông qua cảm biến. Ứng dụng chăm sóc trang trại bằng IoT Ưu - nhược điểm của IoT Dưới đây là chi tiết thông tin ưu, nhược điểm của LoT cho bạn đọc tham khảo: Ưu điểm Giúp cho việc truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị . Giao tiếp giữa các thiết bị được cải thiện đáng kể. Dữ liệu được chuyển qua mạng internet giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Các nhiệm vụ được tự động hóa giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Nhược điểm Thông tin dễ bị lấy cắp khi nhiều thiết bị được kết nối và các thông tin được chia sẻ với giữa các thiết bị Nếu trong hệ thống có lỗi thì mọi thiết bị được kết nối cũng sẽ bị hỏng Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, rất khó để các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau giao tiếp với nhau. Các doanh nghiệp có thể phải đối phó với số lượng lớn thiết bị IoT và việc thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó sẽ là một thách thức. Ứng dụng của IoT trong đời sống Tầm quan trọng của IoT trong cuộc sống con người Ngày nay IoT đã trở thành một phần không thể thiếu đối với con người chúng ta, khi mà hầu như tất cả các thiết bị, các lĩnh vực đều cầu IoT. Trong đó phải nói đến một số lĩnh vực sau: Với doanh nghiệp Việc vận hành và tối ưu doanh nghiệp một cách hiệu quả, nhanh chóng luôn là một điều vô cùng quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp, việc ứng dụng IoT vào quá trình sản xuất, dây chuyền, kết nối và trao đổi thông tin dữ liệu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp đã đẩy nhanh hơn tốc độ sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra được những lỗi trong dây truyền và kịp thời khắc phục chúng. Ngoài ra cũng nhờ có IoT, việc thực hiện cung ứng và hoàn thiện sản phẩm cũng trở nên hoàn hảo hơn. >> Bạn quan tâm nghệ thuật quản lý sản xuất? Tìm hiểu ngay bài viết 3 nghệ thuật quản lý sản xuất mà bạn cần nắm vững  Với người tiêu dùng Có thể thấy rõ nhất sự xuất hiện của IoT trong cuộc sống con người đó là kiểm soát hoạt động thông qua các thiết bị kết nối internet như camera, cảm ứng ngoài sân, cảm ứng âm thanh... giúp con người kiểm soát tốt cuộc sống và nhanh chóng có được các các giải quyết vấn đề chỉ với điện thoại di động. Với ngành marketing toàn cầu Ngành marketing khi ứng dụng IoT vào lĩnh vực sẽ nhanh chóng giúp các marketer thu thập được thông tin của người dùng, tiếp cận được nhiều thông tin để từ đó có dữ liệu phân tích, tối ưu hơn hoạt động của mình cũng như đáp ứng được các nhu cầu, sở thích khác nhau của khách hàng.  Kết luận Vậy là Unica đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về khái niệm IoT là gì, tổng quan về IoT như nguồn gốc và tầm quan trọng của IoT trong cuộc sống. Mời bạn đọc quan tâm cùng Unica tham khảo khoá học kinh doanh để có cho mình những ý tưởng, chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công! >> Mời bạn đọc quan tâm đón đọc thêm các bài viết hay khác: - Big data là gì? Công nghệ biến “sắt” thành “vàng” - Hướng dẫn chi tiết cách dùng data validation
08/10/2020
4842 Lượt xem
Brand Equity là gì? Các yếu tố tạo nên Brand bền vững
Brand Equity là gì? Các yếu tố tạo nên Brand bền vững Ngày nay, khi thị trường kinh doanh đang cạnh tranh gay gắt, thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc ứng dụng Brand Equity vào thực tiễn luôn là một trong những vấn đề mà các Marketer phải đau đầu suy nghĩ. Thế nhưng là một “tân binh mới”, chúng tôi tin chắc rằng bạn chưa thể có những cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này. Bạn đừng quá lo lắng, hãy cùng Unica tìm hiểu Brand Equity là gì thông qua bài viết dưới đây nhé. Brand Equity là gì? Theo dịch nghĩa tiếng Việt, Equity nghĩa là “vốn”, Brand là “thương hiệu”, Brand Equity là tài sản thương hiệu. Trong thuật ngữ Marketing, tài sản thương hiệu được hiểu một cách tổng quát là những giá trị của một thương hiệu, được đánh giá thông qua hình ảnh thương thương hiệu trong tiềm thức khách hàng và những trải nghiệm, hành vi thực tế của họ liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp đó.  >>> Xem ngay: RSM là gì? Vai trò chính của RSM trong doanh nghiệp Brand Equity là giá trị thương hiệu Nếu thương hiệu của doanh nghiệp bạn lớn mạnh, có đủ tầm ảnh hưởng đối với người tiêu dùng thì có nghĩa là giá trị của brand “dương”. Ngược lại, nếu khách hàng tỏ ra thất vọng và có những phản hồi tiêu cực sau khi trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, thì giá trị, hình ảnh thương hiệu đang bị tụt giảm trầm trọng trong suy nghĩa và tiềm thức của khách hàng, đạt chỉ số “âm”.  Vai trò Brand Equity trong Marketing Giúp nâng giá bán sản phẩm và tăng lợi nhuận Khi một doanh nghiệp có một sản phẩm mang giá trị thương hiệu được nhiều người biết đến thì khách hạng họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn, mặc dù đó là một sản phẩm phổ thông và có nhiều sản ohaamr cùng loại trên thị trường. Khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Tăng giá trị đặt hàng Khi doanh nghiệp của bạn đã có thương hiệu uy tín vậy nên khả năng thúc đẩy khách hàng mua hàng rất lớn, bởi thương hiệu của bạn đã có uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng Giảm chi phí quảng cáo Đối với những doanh nghiệp mới hình thành và đang phát triển thì cần phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để quảng cáo cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên nếu sử dụng brand equity sẽ mang lại lợi ích như tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn thành công trong việc tạo dựng thương hiệu, hình ảnh sản phẩm thì bạn sẽ chỉ cần đầu tư ít tiền cho việc quảng cáo khi tung ra sản phẩm mới, vì sự tin tưởng của khách hàng đã được lập từ trước. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và lợi nhuận  Tăng giá trị vòng đời khách hàng Doanh nghiệp thành công trong việc tạo dựng thương hiệu sẽ có một tệp khách hàng trung thành, họ thường xuyên quay lại mua sản phẩm hoặc nhiều hơn thế.  Thúc đẩy giá trị cổ phiếu Một thương hiệu với dịch vụ tốt, sản phẩm chất lượng, sẽ có khả năng thúc đẩy cổ phiếu tăng trưởng vì khách hàng sẽ còn tin tưởng rằng giá trị thương hiệu đó sẽ tiếp tục tăng trong tương lai  Thành phần của Brand Equity Sau khi giải thích thuật ngữ Brand Equity là gì, mời bạn đọc tìm hiểu một số thành phần của Brand Equity thông qua các luận điểm dưới đây. Như các bạn đã biết, giá trị thương hiệu phát triển và tăng trưởng nhờ trải nghiệm của khách hàng thông qua việc sử dụng các sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu đó. Quá trình này thường liên quan đến mối quan hệ tự nhiên của khách hàng hoặc người tiêu dùng đối với thương hiệu diễn ra theo một quy trình có thể dự đoán được thông qua các thành phần như sau: - Nhận thức: Thương hiệu được giới thiệu với các đối tượng mục tiêu và khách hàng tiềm năng thông qua hình thức khác nhau: quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu, email…. theo cách khiến nó được chú ý. - Nhận biết: Khách hàng trở nên quen thuộc với các sản phẩm, dịch vụ đến từ cùng một thương hiệu và nhận ra được thương hiệu đó tại các cửa hàng hoặc so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề/lĩnh vực. - Trải nghiệm thương hiệu: Sau khi đã nhận biết được thương hiệu, khách hàng sẽ có những trải nghiệm thực tế thông qua việc sử dụng trực tiếp sản phẩm. Trải nghiệm là một trong những thành phần tạo nên giá trị thương hiệu - Yêu thích: Quá trình trải nghiệm thương hiệu có thể diễn ra trong những khoảng thời gian khác nhau. Thế nhưng nếu sản phẩm của thương hiệu bạn thật sự tốt và chất lượng thì khách hàng sẽ biến nó trở thành sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. - Mức độ trung thành: sau một loạt trải nghiệm thương hiệu tốt, khách hàng không chỉ giới thiệu cho người khác, mà thương hiệu của bạn sẽ trở thành “duy nhất” và “ưu tiên hàng đầu” khi khách hàng muốn mua và sử dụng các sản phẩm khác có liên quan. Khách hàng có thể đánh giá cao sản phẩm đến nỗi bất kỳ sản phẩm nào gắn với thương hiệu đó đều mang lại chất lượng và hiệu quả như nhau. Nhờ vậy, mà quá trình đưa ra quyết định mua hàng cũng diễn ra nhanh chóng.  Bí quyết xây dựng Brand bền vững - Chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu: Để thương hiệu của doanh nghiệp thật sự có giá trị và nâng tầm ảnh hưởng trong mắt người tiêu dùng thì việc các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật hiện đại sẽ là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp khẳng định tên tuổi, vị thế của mình trong tiềm thức của khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh khác.  - Khách hàng trung thành là giá trị cốt lõi: Ngoài những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, việc thường xuyên tạo ra các chiến lược Marketing, các chương trình giảm giá, ưu đãi, khuyến mãi, tri ân khách hàng và tham gia các hoạt động thiện nguyện, tài trợ sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được niềm tin, sự yêu mến và độ tin cậy của thương hiệu trong mắt khách hàng. Từ đó có thể biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành trong tương lai. Không ai khác, chính khách hàng trung thành mới tạo nên giá trị cốt lõi của một thương hiệu.  >>> Xem ngay: CSI là gì? Tầm quan trọng của CSI đối với doanh nghiệp Chất lượng sản phẩm làm nên giá trị thương hiệu - Đảm bảo tính nhất quán: Ngày nay trước sự biến động của thị trường, việc các doanh nghiệp thường xuyên bị dao động bởi những chiến lược kinh doanh đầy sức hút của đối thủ là điều không thể tránh khỏi. Đảm bảo tính nhất quán trong mô hình kinh doanh, truyền thông, quảng bá cũng như chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cùng với thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một Brand Equity bền vững, phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai.  Như vậy, thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu Brand Equity là gì và các yếu tố tạo nên giá trị của một thương hiệu có tầm ảnh hưởng đối với khách hàng. Unica hy vọng bạn sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh đúng hướng, hiệu quả để xây dựng thương hiệu phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
07/10/2020
2268 Lượt xem
CCO là gì? Vai trò và công việc của CCO trong doanh nghiệp
CCO là gì? Vai trò và công việc của CCO trong doanh nghiệp Trong một doanh nghiệp. CCO đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên đối với những “tân binh mới” sẽ chưa hiểu hết về công việc cũng như nhiệm vụ của một CCO. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Unica tìm hiểu tổng quan CCO là gì thông qua bài viết dưới đây. CCO là gì? Co có tên đầy đủ là Chief Customer Officer dịch ra tiếng việt là giám đốc kinh doanh. Đây được xem là một chức vụ có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Định nghĩa ngắn gọn về vị trí CCO mô tả người chịu trách nhiệm quản lý mối quan hệ kinh doanh với khách hàng của mình. CCO có tầm ảnh hưởng đến các hoạt động khác nhau như: cuộc gọi, tiếp thị, bán hàng, thanh toán, hỗ trợ khách hàng và các khía cạnh trong mục tiêu tiếp cận khách hàng tiềm năng.  CCO được hiểu là giám đốc kinh doanh Công việc chính của một CCO Sau khi giải thích thuật ngữ CCO là gì, chắc chắn nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi rằng “Vậy một giám doanh sẽ làm những công việc gì”. Không để các bạn chờ lâu, hãy cùng Unica tìm hiểu những công việc chính của một CCO thông qua các luận điểm dưới đây nhé.  1. Tạo động lực cho nhân viên Khi nhân viên vui vẻ và có động lực làm việc, khách hàng hài lòng. Đây là lý do tại sao Giám đốc khách hàng chịu trách nhiệm tương tác với các nhân viên tuyến đầu (như nhân viên tổng đài và kỹ thuật viên hiện trường). Tuy nhiên, bên cạnh việc chỉ tạo động lực cho nhân viên tuyến đầu, CCO cũng có trách nhiệm thiết lập một hệ thống (như eNPS) để thu thập phản hồi từ họ về mức độ hài lòng của họ khi làm việc tại công ty tương ứng. Mục đích là giải quyết các vấn đề khiến nhân viên không hài lòng để tỷ lệ năng suất được tăng lên. Đây chính là nghệ thuật quản lý nhân viên mà ai làm quản lý cũng nên biết. 2. Sử dụng dữ liệu khách hàng để xây dựng hồ sơ tổng thể Với tất cả dữ liệu lấy khách hàng trung tâm mà ngày nay chúng ta có được có thể dễ dàng bị phát tán bởi các đối thủ cạnh tranh. Giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ phải tìm cách tập trung tất cả các dữ liệu khách hàng trong một công ty để để các bộ phận liên quan có cái nhìn toàn diện về nhu cầu chung của tệp khách hàng. Bằng cách này, việc tối ưu hóa hành trình của khách hàng và đo lường mức độ hài lòng trở nên dễ dàng hơn nhiều- điều mà theo nghiên cứu, dự đoán về mức độ hài lòng của người tiêu dùng cao hơn khoảng 30% so với chỉ tập trung vào các cuộc phỏng vấn tương tác của khách hàng lẻ. Hơn nữa, CCO cũng phải sử dụng tất cả dữ liệu đó để làm nổi bật các vấn đề và khiếu nại định kỳ của khách hàng, để nhóm hỗ trợ và phát triển sản phẩm của bạn có thể giải quyết chúng trước khi chúng xảy ra.  CCO làm những công việc gì?  3. Xác định và thực hiện các tiêu chuẩn đo lường Là một CCO, bạn có nhiệm vụ theo dõi về mức độ hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp và dịch vụ của bạn, mức độ dễ dàng để họ tương tác với thương hiệu của bạn và nhu cầu của khách hàng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình đối với người tiêu dùng.  4. Kiểm soát số liệu của hoạt động kinh doanh và khách hàng Muốn bán hàng thành công, bản thân doanh nghiệp phải thấu hiểu nhu cầu chung của khách hàng để có thể đưa ra được những chiến lược kinh doanh tổng thể. Nhiệm vụ của CCO là tổng bao quát tất cả những số liệu kinh doanh và khách hàng theo từng tuần, tháng, quý, năm để có những phương án triển khai hoạt động kinh doanh hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng doanh số.  Ngoài ra, là một CCO bạn còn phải đảm nhiệm một số nhiệm vụ khác như sau: - Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh theo trong quyền hạn của mình. - Kiểm soát các hoạt động chăm sóc khách hàng. - Giải quyết vấn đề và phỏng vấn nhân sự về một số vị trí liên quan đến phòng ban của mình như: trưởng phòng kinh doanh, leader chăm sóc khách hàng… - Gặp gỡ, quan hệ với đối tác nhằm tạo ra những hợp đồng có giá trị. Yếu tố cần thiết ở một CCO thành công 1. Kiến thức chuyên môn Không phải ngẫu nhiên mà CCO lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có tầm ảnh hưởng trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp bởi CCO phải có kiến thức chuyên môn những như nền tảng kiến thức sâu rộng về kinh doanh, marketing, kinh tế… Ngoài kiến thức thôi chưa đủ, muốn trở thành một CCO bạn cần trau dồi kinh nghiệm qua thực tế nhiều năm làm việc để có thể có cái nhìn tổng quan về các chiến lược kinh doanh trước sự biến động của kinh tế thị trường diễn ra ngày càng biến động. 2. Kỹ năng Muốn trở thành một CCO, bạn cần trang bạn cho mình một số kỹ năng cần thiết như: đàm phán, lên kế hoạch kinh doanh, quản lý bộ máy kinh doanh, xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng và đối tác tiềm năng… Học vấn và kỹ năng là hai yếu tố cần thiết để trở thành một CCO 3. Hoạch định chiến lược kinh doanh Giám đốc kinh doanh phải là người nắm bắt rõ các yêu cầu từ cấp trên, tiến hành nghiên cứu thị trường và đưa ra chiến lược rõ ràng dựa trên nhiều yếu tố như sản phẩm mới, giá cả, chi phí và nhu cầu thị trường. Đưa ra một chiến lược hoàn chỉnh nhất để có thể đạt được các mục tiêu công ty đề ra. 4. Dự báo được thị trường kinh doanh và kế hoạch bán hàng cụ thể - Người có trách nhiệm cao nhất về việc bán hàng, doanh số của công ty chính là giám độc kinh doanh. CCo phải nắm bắt cũng như kiểm soát được số liệu về số lượng sản phẩm và doanh số bán hàng trong từng thời điểm cụ thể của năm. Từ đó phân tích, đánh giá và lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.  - Nếu doanh số bán hàng đạt được đúng như mục tiêu đề ra, thì CCO sẽ được tưởng thưởng xứng đáng. 5. Quản lý đội ngũ sale Muốn công ty đạt được doanh số như mong muốn bán được hàng thì cần có đội ngũ sale đóng vai trò quan trọng. Giám đốc kinh doanh ở đây có vai trò quản lý, trao đổi, đào tạo nhân viên kinh doanh để phát triển chuyên môn. Đồng thười tạo động lực cho đội ngũ sale phấn đấu hơn trong công việc để đạt được mục tiêu đề ra. Những thách thức đối với CCO  - CCO dù được coi là có “quyền năng” lớn nhưng đôi khi vai trò không được xác định rõ ràng và chính xác. - CCO không báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị. - Công việc của CCO không được quyết định và chấm dứt chỉ từ Hội đồng quản trị. - CCO không có nguồn lực tài chính và nhân lực cần thiết để thực hiện công việc. - Không có chính sách và thủ tục giám sát và báo cáo hiệu quả tại chỗ, và CCO không thể làm gì về điều đó. Biết viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu CCO là gì và những công việc chính của một CCO. Chúng tôi hy vọng bạn có thể trau dồi những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một CCO trong tương lai. Để trở thành một CCO thành công bạn nên biết đến 5W1H trong kinh doanh sẽ giúp bạn nắm bắt và lên kế hoạch cụ thể chi tiết cho doanh nghiệp hiệu quả. Chúc các bạn thành công!
07/10/2020
2020 Lượt xem