Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

IoT là gì? Tổng quan về IoT trong cuộc sống

Cuộc sống con người ngày càng trở nên tự động hóa, tối ưu hóa giúp tiết kiệm sức lao động tay chân cũng như nâng cao hơn chất lượng cho mọi hoạt động của con người. Thế nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc điều gì đã khiến các thiết bị kết nối internet của chúng ta trở thành một phần không thể thiếu chưa? Ứng dụng của chúng thật sự to lớn đến mức nào? Mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu về IoT là gì? Tổng quan về IoT trong bài viết này nhé!

Khái niệm IoT là gì?

IoT là gì 1

Khái niệm IoT là gì?

IoT viết tắt của từ gì? IoT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Internet of Things, hay Internet vạn vật, dùng để chỉ các thiết bị vật lý được kết nối internet có khả năng thu thập dữ liệu, chia sẻ thông tin với độ bao phủ toàn cầu, nghĩa là bất cứ thiết bị vật lý nào có khả năng kết nối internet, thu thập, lưu giữ và chia sẻ thông tin thì đều là IoT. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra các thiết bị IoT nhờ có bộ xử lý thông minh bên trong cùng mạng không dây, giống như các thiết bị trên, biến mọi thứ trở nên thông minh và chủ động hơn bao giờ hết.

Như vậy có thể thấy xung quanh chúng ta đâu cũng có sự xuất hiện của các thiết bị IoT: máy tính, điện thoại di động cảm biến, ô tô cảm biến nhiệt, các thiết bị gia dụng cảm ứng nhiệt, các hệ thống tự động hóa... Sự xuất hiện của các thiết bị IoT giúp bổ sung một mức độ thông minh kỹ thuật số tới  các thiết bị thụ động khác, cho phép chúng tự động thu thập, trao đổi thông tin tự động mà không cần sự can thiệp của con người, giúp tối ưu hóa giữa hai thế giới vật lỹ và kỹ thuật số.

Nguồn gốc ra đời của IoT

iot là gì 2

IoT là gì? Nguồn gốc Intetnet

IoT được chỉ các thiết bị có kết nối Internet nhưng trên thực tế ý tưởng này đã được ra đời và xuất hiện vào các năm 1980 - 1990, khi mà Internet đang bắt đầu vươn dài ra tầm ảnh hưởng của mình tới toàn thế giới. Tuy nhiên lúc này chúng chỉ xuất hiện trong dự án đầu là các máy bán hàng tự động kết nối internet mà thôi. 

Trước đây các thiết bị IoT đều phải kết nối dây để có thể kết nối mạng internet, tuy nhiên nhờ sự xuất hiện và thay thế của chip thẻ RFID - chip năng lượng thấp kết nối internet không dây đã giải quyết được vấn đề chi phí đắt đỏ và sự hạn chế phổ biến của mạng có dây. Cùng với đó việc áp dụng IPv6 - cung cấp địa chỉ IP vào các thiết bị càng giúp cho độ phổ biến của IoT lan rộng ra.

Ban đầu ứng dụng đầu tiên của IoT đó là gắn thẻ RFID vào các thiết bị khác có chi phí khá đắt đỏ để theo dõi vị trí của chúng. Tuy nhiên theo thời gian cùng với sự phổ biến của IoT, các chi phí để thêm cảm biến vào các thiết bị có kết nối internet đang ngày càng giảm, giúp kết nối mọi thứ với internet một cách nhanh chóng. Về sau IoT lan rộng ra lĩnh vực kinh doanh - sản xuất, sau đó là ứng dụng vào nhà cửa, văn phòng một cách thông minh, khiến chúng càng trở nên gần gũi với con người.

Vậy là khái niệm Internet Of Things - IoT được ra đời bởi Kevin Ashton - nhà khoa học sáng lập Trung tâm Auto-ID tại đại học MIT vào năm 1999.

Cách thức hoạt động của IoT

Các thiết bị IoT hoạt động dựa trên sự cảm biến bên trong thiết bị. Chúng được dùng để kết nối các thiết bị riêng với nhau thông qua các chip cảm biến nhằm phát hiện và chuyển đổi các thông tin dữ liệu mình nhận được thành "hành động" tương ứng tiếp theo thông qua điều hướng mạng Internet. 

Ví dụ như hệ thống tưới cây của trang trại bạn quản lý, hệ thống tưới nước tự động đó có gắn một bộ cảm biến để tự động thu thập, đánh giá các yếu tố như lượng nước, nhiệt độ, thời gian... của cây cối và không gian, từ đó chuyển thành dữ liệu và những dữ liệu này sẽ được thiết lập thành các chế độ chăm sóc riêng tùy theo mục đích sử dụng của cây cối, sau đó thông qua internet chúng gửi thông báo tới con người qua thiết bị cũng được kết nối internet.

Chẳng hạn như khi chúng thu thập được thông tin nhiệt độ đang bị giảm hơn so với mức bình thường, chúng sẽ cập nhật thay đổi đó và điều chỉnh nhiệt độ đúng với những gì con người đã thiết lập trước đó thông qua cảm biến.

iot là gì 3

IoT là gì? Ứng dụng chăm sóc trang trại bằng IoT

Ưu - nhược điểm của IoT

Ưu điểm: 

- Giúp cho việc truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị 

- Giao tiếp giữa các thiết bị được cải thiện đáng kể

- Dữ liệu được chuyển qua mạng internet giúp tiết kiêm thời gian và tiền bạc

- Các nhiệm vụ được tự động hóa giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp

Nhược điểm

- Thông tin dễ bị lấy cắp khi nhiều thiết bị được kết nối và các thông tin được chia sẻ với giữa các thiết bị

- Nếu trong hệ thống có lỗi thì mọi thiết bị được kết nối cũng sẽ bị hỏng

- Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, rất khó để các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau giao tiếp với nhau.

- Các doanh nghiệp có thể phải đối phó với số lượng lớn thiết bị IoT và việc thu thập và quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó sẽ là một thách thức.

Ứng dụng của IoT trong đời sống

iot là gì 4

IoT là gì? Tầm quan trọng của IoT trong cuộc sống con người

Ngày nay IoT đã trở thành một phần không thể thiếu đối với con người chúng ta, khi mà hầu như tất cả các thiết bị, các lĩnh vực đều cầu IoT. Trong đó phải nói đến một số lĩnh vực sau:

1. Doanh nghiệp

Việc vận hành và tối ưu doanh nghiệp một cách hiệu quả, nhanh chóng luôn là một điều vô cùng quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp, việc ứng dụng IoT vào quá trình sản xuất, dây chuyền, kết nối và trao đổi thông tin dữ liệu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp đã đẩy nhanh hơn tốc độ sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tìm ra được những lỗi trong dây truyền và kịp thời khắc phục chúng. Ngoài ra cũng nhờ có IoT, việc thực hiện cung ứng và hoàn thiện sản phẩm cũng trở nên hoàn hảo hơn.

>> Bạn quan tâm nghệ thuật quản lý sản xuất? Tìm hiểu ngay bài viết 3 nghệ thuật quản lý sản xuất mà bạn cần nắm vững 

2. Với người tiêu dùng

Có thể thấy rõ nhất sự xuất hiện của IoT trong cuộc sống con người đó là kiểm soát hoạt động thông qua các thiết bị kết nối internet như camera, cảm ứng ngoài sân, cảm ứng âm thanh... giúp con người kiểm soát tốt cuộc sống và nhanh chóng có được các các giải quyết vấn đề chỉ với điện thoại di động.

3. Ngành marketing toàn cầu

Ngành marketing khi ứng dụng IoT vào lĩnh vực sẽ nhanh chóng giúp các marketer thu thập được thông tin của người dùng, tiếp cận được nhiều thông tin để từ đó có dữ liệu phân tích, tối ưu hơn hoạt động của mình cũng như đáp ứng được các nhu cầu, sở thích khác nhau của khách hàng. 

Vậy là Unica đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về khái niệm IoT là gì, tổng quan về IoT như nguồn gốc và tầm quan trọng của IoT trong cuộc sống. Mời bạn đọc quan tâm cùng Unica tham khảo khoá học kinh doanh để có cho mình những ý tưởng, chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

>> Mời bạn đọc quan tâm đón đọc thêm các bài viết hay khác:

Big data là gì? Công nghệ biến “sắt” thành “vàng”

Hướng dẫn chi tiết cách dùng data validation

[Tổng số: 9 Trung bình: 2]

Tags: