Kinh Doanh
Ý nghĩa của vốn lưu động đối với mỗi doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp thì vốn lưu động có vai trò quan trọng có tác động đến sự ổn định và phát triển. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể vận hành và hoạt động liên tục, thường xuyên. Vậy cụ thể vốn lưu động là gì và ý nghĩa của nó đối với mỗi doanh nghiệp thế nào hãy cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động là số vốn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo nên tài sản lưu động, giúp doanh nghiệp tiếp tục các hoạt động kinh doanh của mình. Để tính toán chính xác vốn này, bạn chỉ cần lấy tài sản hiện tại trừ đi nợ ngắn hạn. Đối với trường hợp tài sản hiện tại nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp này được coi là thiếu vốn lưu hoặc bị thâm hụt nguồn vốn.
Vốn lưu động là gì?
Ngoài tài sản cố định thì mỗi doanh nghiệp để có thể hoạt động được còn phải có các tài sản lưu động khác nhau. Cơ cấu của các loại tài sản lưu động này sẽ tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp nhưng nhìn chung đều có hai bộ phận chính đó là: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông.
Mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo được lượng tài sản lưu động ở một mức nhất định để việc kinh doanh được tiến hành liên tục và thường xuyên hơn. Để có thể đảm bảo điều này, một số vốn đầu tư vào loại tài sản này sẽ được doanh nghiệp ứng ra và đây chính là vốn lưu động.
Đặc điểm của vốn lưu động
Có khả năng lưu chuyển nhanh
Tiện lợi trong việc chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh
Hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi thực hiện một quá trình sản xuất kinh doanh
Quá trình vận động của vốn lưu là một chu kỳ khép kín từ hình thái này chuyển sang hình thái khác rồi cuối cùng sẽ trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là để cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa vốn này với vốn cố định đó là: vốn cố định thường sẽ chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua các mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ của mỗi giai đoạn kinh doanh.
Cách tính vốn lưu động chính xác
Nguồn vốn này còn có thể xác định liệu một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không, đồng thời cần bao nhiêu thời gian để làm được điều đó. Vốn lưu động cũng mang lại nhiều lợi ích trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp. Công thức tính vốn lưu động đó là:
Vốn lưu động được tính = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán bằng cách đăng ký học video ngay. Khoá học cung cấp cho bạn những kiến thức, kỹ năng và lưu ý cần thiết để thực hiện giao dịch chứng khoán thành công. Và chia sẻ cho bạn các công thức, kỹ thuật đầu tư chứng khoán tuyệt vời.
[course_id:2186,theme:course]
[course_id:1384,theme:course]
[course_id:1441,theme:course]
Cách phân loại vốn lưu động
Dựa theo vai trò
Trong khâu dự trữ sản xuất: Các loại vốn lưu động này sẽ bao gồm tất cả giá trị của các khoản nguyên vật liệu (chính và phụ), động lực, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ và cả phụ tùng thay thế khác nhau
Đới với khâu sản xuất: Thì loại vốn này sẽ bao gồm những giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm hay các khoản chi phí đang chờ kết quả chuyển
Còn khâu lưu thông: Vốn lưu động loại này thường sẽ bao gồm các loại: vốn bằng tiền, giá trị thành phẩm, vốn đầu tư ngắn hạn, những khoản thế chấp...
Phụ thuộc theo hình thái biểu hiện
Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn lưu động này có hình thái biểu hiện chính là hiện vật cụ thể như sản phẩm dở dang, nguyên hay nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm…
Những loại vốn bằng tiền: Sản phẩm của loại vốn này sẽ là các khoản vốn tiền tệ như tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ hay các khoản đầu tư chứng khoán khác…
Theo quan hệ sở hữu
Vốn chủ sở hữu: Chính là vốn lưu thuộc quyền sở hữu của các doanh nghiệp và doanh nghiệp này sẽ có toàn quyền đối với loại vốn này cụ thể: quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Có nhiều vốn chủ sở hữu khác nhau tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp như do doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra, từ ngân sách nhà nước, vốn góp trong các công ty cổ phần.
Các khoản nợ: Nguồn vốn này đa phần đều được tạo nên từ vốn vay của các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại, vốn vay thông qua việc phát hành trái phiếu, khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
Phụ thuộc vào nguồn hình thành
Vốn điều lệ: Chính là nguồn vốn lưu động được tạo nên từ nhiều nguồn vốn điều lệ ban đầu hoặc vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn tự bổ sung: Loại vốn lưu động này sẽ do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình hoạt động của mình, cũng như việc tái đầu tư từ lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vốn liên doanh, liên kết: Nguồn vốn này cũng được tạo nên từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh.
Vốn đi vay: Thường sẽ là vốn lưu được vay từ các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng…
Vốn huy động từ thị trường: Thông qua việc phát hành các loại trái phiếu và cổ phiếu.
Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Vốn lưu động tạm thời: Chính là những loại vốn có tính chất đáp ứng nhu cầu tạm thời, phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như các khoản vay ngắn hạng ngân hàng.
Vốn lưu thường xuyên: Các loại vốn có tính chất ổn định để tạo nên tài sản lưu động thường xuyên.
>>> Xem ngay: Quỹ mở là gì? Có nên đầu tư vào quỹ mở hay không?
Những giải pháp huy động vốn lưu động
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều đang trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà việc huy động là rất cần thiết và quan trọng của mỗi công ty. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào cho doanh nghiệp có thể huy động được tối đa các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trên thực tế có nhiều giải pháp huy động vốn ngắn hạn và dài hạn cụ thể là:
Huy động vốn lưu thường xuyên
Vốn lưu động dài hạn có thể là những nguồn vốn tự có của các cổ đông trong công ty đóng vào. Trong hoạt động kinh doanh thì vốn lưu động dài hạn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thay đổi phương thức kinh doanh, phương thức đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trên thị trường. Bên cạnh các nguồn có thể huy động trong nội bộ doanh nghiệp còn có thể huy động vốn lưu từ các nguồn sau cụ thể là:
Phát hành cổ phiếu
Phát hành các loại chứng khoán có thể chuyển đổi được
Các công ty phát hành trái phiếu
Vay vốn dài hạn hoặc vốn trung hạn của ngân hàng
Sử dụng máy móc và các thiết bị hiện đại theo hình thức tín dụng thuê mua
Các liên kết đầu tư dài hạn với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển Công ty
Những giải pháp huy động vốn lưu động
Các hình thức huy động vốn trong ngắn hạn
Thông thường sẽ còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các biện pháp huy động vốn lưu động ngắn hạn khác nhau như là:
Vay ngắn hạn của các ngân hàng, vay từ các tổ chức tín dụng cũng như cán bộ công nhân viên.
Sẽ được hưởng tín dụng của các nhà cung ứng
Tận dụng được các khoản nợ ngắn hạn ủa mỗi doanh nghiệp
Tổng kết
Mong rằng những chia sẻ từ Unica trên đây về vốn lưu động sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận định được tình hình phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp có thể nắm được nguồn lực tiềm năng để đáp ứng được các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trên thị trường.
01/03/2022
2934 Lượt xem
Quỹ mở là gì? Có nên đầu tư vào quỹ mở hay không?
Những nhà đầu tư lâu năm thì không còn xa lạ với khái niệm quỹ mở. Một hình thức đầu tư dành cho mọi người có thể nâng cao được lợi nhuận sinh lời. Còn với những người mới thì quỹ mở là gì và việc đầu tư vào quỹ mở có thực sự đem lại hiệu quả và an toàn hay không thì mời các bạn cùng Unica tìm hiểu xem nhé!
Quỹ mở là gì?
Quỹ mở chính là các quỹ được góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư có cùng một mục tiêu đầu tư, và được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ uy tín.
Với các chuyên gia đầu tư có dày dặn kinh nghiệm của quỹ sẽ dùng để đầu tư tiền vào chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu), đồng thời được sàng lọc và lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố cơ bản của doanh nghiệp và định giá cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trường, giúp cho các nhà đầu tư có lợi nhuận trong trung và dài hạn.
Quỹ mở là gì?
Quỹ mở có thời hạn hoạt động không xác định. Đồng thời quỹ này phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ không giới hạn. Sau những đợt phát hành lần đầu ra công chúng, giao dịch mua hoặc bán của các nhà đầu tư được thực hiện định kỳ căn cứ vào giá trị tài sản ròng trên 1 đơn vị quỹ. Việc mua hay bán lại được thực hiện trực tiếp với các công ty quản lý quỹ.
Ngoài ra quỹ mở cũng cho phép đa dạng hóa các danh mục đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro tài chính cho nhiều doanh nghiệp.
Quỹ mở sẽ chủ yếu dành cho những nhà đầu tư có mong muốn đa dạng hóa vào một danh mục với số vốn nhỏ và chi phí thấp hơn. Và có mong muốn đầu tư lâu dài trong khi không có đủ nguồn lực để phân tích chứng khoán hàng ngày.
Ngoài ra sẽ có một vài sản phẩm đầu tư kỷ luật và tiện lợi được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
>>> Xem ngay: Ý nghĩa của vốn lưu động đối với mỗi doanh nghiệp
Quỹ mở phù hợp với ai?
Việc đầu tư Quỹ mở dành cho các đối tượng có các mục tiêu như sau: Nhà đầu tư mong muốn đầu tư đa dạng hóa trong một danh mục với số vốn nhỏ. Ví dụ, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số tiền tối thiểu 2 triệu đồng là đã có thể tham gia vào các Quỹ mở do VinaCapital quản lý. Nhà đầu tư không có đủ nguồn lực và thời gian để phân tích thị trường chứng khoán hàng ngày trong thời gian dài. Nhà đầu tư mong muốn tài sản đầu tư được đội ngũ quản lý, các chuyên gia kinh nghiệm, an toàn và tiện lợi.
Quỹ mở và quỹ đóng có gì khác biệt
Dưới đây là so sánh chi tiết quỹ mở và quỹ đóng, bạn hãy tham khảo để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Quỹ mở
Đảm bảo tốt được tính thanh khoản của mình
Ngoài ra quỹ còn có khoản dự trữ tiền mặt để có thể đáp ứng việc mua lại các chứng chỉ quỹ
Giá của giao dịch sẽ căn cứ theo giá trị tài sản ròng hoặc đơn vị quỹ khác
Phương thức giao dịch chủ yếu là trực tiếp với công ty quản lý quỹ (có thể có phí phát hành và phí mua lại)
Quy mô quỹ có thể thay đổi đáng kể thông qua hoạt động phát hành/mua lại chứng chỉ quỹ
Không xác định đúng được thời gian hoạt động
Quỹ đóng
Sản phẩm này có tính thanh khoản thấp hơn
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tương đối thấp, về mặt lý thuyết quỹ này có thể đầu tư toàn bộ số tiền hiện có vào
Quỹ đóng sẽ căn cứ vào nhu cầu mua và bán trên thị trường giao dịch
Các phương thức giao dịch đa dạng, chứng chỉ quỹ đóng được niêm yết. Nhà đầu tư giao dịch chứng chỉ quỹ như một chứng khoán niêm yết thông thường qua các sàn giao dịch và công ty môi giới chứng khoán.
Quy mô quỹ vẫn sẽ được giữ nguyên cho đến ngày đáo hạn (trừ khi có sự thay đổi tăng vốn)
Thời hạn hoạt động cũng sẽ được xác định cụ thể
Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán bằng cách đăng ký học video ngay. Khoá học cung cấp cho bạn những kiến thức, kỹ năng và lưu ý cần thiết để thực hiện giao dịch chứng khoán thành công. Và chia sẻ cho bạn các công thức, kỹ thuật đầu tư chứng khoán tuyệt vời.
[course_id:2186,theme:course]
[course_id:1384,theme:course]
[course_id:1441,theme:course]
Có nên đầu tư vào quỹ mở không?
Để trả lời cho câu hỏi này thì hãy cùng nhìn lại những lợi ích mà đầu tư quỹ mở đem lại cho các nhà đầu tư.
Có tính an toàn cao
Khi lựa chọn đầu tư vào sản phẩm quỹ mở thì khách hàng có thể phần nào an tâm về sự an toàn bởi quỹ mở sẽ được quản lý bởi chuyên gia đầu tư với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, trình độ chuyên môn cao và luôn theo dõi, nắm bắt những biến động của thị trường để tăng khả năng sinh lời của các nhà đầu tư lên cao nhất có thể.
Đa dạng hóa
Thông thường thì các nhà đầu tư chỉ cần có một khoản tiền nhỏ là đã có thể tham gia đầu tư ngay sản phẩm này, cũng như có nhiều quyền hơn trong việc đa dạng hóa tài sản của mình vào nhiều cổ phiếu khác nhau.
Tuy đây chỉ là một hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp nhưng những người tham gia vẫn có thể đầu tư trong dài hạn. Đối với trường hợp này, lợi nhuận mà bạn nhận được sẽ cao hơn mức thông thường. Đồng thời thì hầu hết các tổ chức tài chính hoặc các ngân hàng đều khuyến khích khách hàng tham gia dài hạn nhằm hạn chế được tính chu kỳ trên thị trường chứng khoán.
Có nên đầu tư vào quỹ mở không?
Chi phí thấp
Chỉ với một khoản đầu tư nhỏ, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau từ cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản trong khi việc đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực này rất khó có thể thực hiện trực tiếp với số vốn nhỏ.
>>> Xem ngay: ROA là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ROA
Sự chuyên nghiệp
Quỹ này sẽ cho phép các nhà đầu tư tiếp cận với các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp, người có kinh nghiệm chuyên môn cao và có nguồn lực để phân tích, tìm hiểu cũng như theo dõi khoản đầu tư tại quỹ cho nhà đầu tư. Do đó mà nhà đầu tư giải phóng được thời gian cho mình, không cần theo dõi thị trường thường xuyên.
Tính linh hoạt
Quỹ mở được điều hành bởi một đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên sâu. Họ luôn luôn linh hoạt điều chỉnh các danh mục đầu tư phù hợp với sự biến đổi và diễn biến phức tạp của thị trường. Yếu tố này thường sẽ hù hợp với những nhà đầu tư không có nhiều thời gian theo dõi và ứng biến với những thay đổi của thị trường và kể cả những nhà đầu tư nước ngoài chưa thật sự am hiểu về thị trường tại Việt Nam.
Gia tăng lợi nhuận
Với mục tiêu xuyên suốt trong thời gian hoạt động của quỹ mở này là bảo vệ lợi ích và gia tăng giá trị cho người sở hữu các chứng chỉ quỹ, thì các nhà đầu tư đồng thời còn có cơ hội nhận được sự tăng trưởng vốn cùng với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hàng đầu trên thị trường hiện nay.
Tiết kiệm thời gian
Nhà đầu tư có thể giải phóng được khối lượng công việc khổng lồ thay vì trực tiếp phân tích, tìm kiếm cơ hội đầu tư trên thị trường tài chính đang ngày càng phức tạp. Nhà đầu tư có nhiều quỹ thời gian hơn để dành cho công việc kinh doanh khác của mình.
Minh bạch
Cùng với sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều ngân hàng giám sát, mọi thông tin về quá trình hoạt động đều được gửi tới các nhà đầu tư một cách đầy đủ, rõ ràng và thường xuyên.
Đầu tư Quỹ mở có rủi ro không?
Quỹ mở được thành lập đầu tiên trên thế giới là quỹ Massachusetts Investors’ Trust ở Boston, Hoa Kỳ năm 1924. Như vậy, hình thức quỹ mở có lịch sử phát triển hoạt động gần 100 năm trên thế giới và là sản phẩm đầu tư rất phổ biến tại các nước tài chính phát triển lâu năm như Mỹ, Châu Âu.
Quỹ mở được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính quản lý chặt chẽ các hoạt động chặt chẽ bằng những thủ tục pháp lý cùng sự quản lý của Công ty Quản lý Quỹ nên vẫn đảm bảo được sự minh bạch, tính an toàn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có sự tham gia giám sát của các hệ thống Ngân hàng lớn. Trong đó có quỹ VinaCapital được quản lý, giám sát, lưu ký và quản trị bởi Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Việt Nam) và các đại lý chuyển nhượng: Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư có thể theo dõi được lợi nhuận từ các quỹ mở thường xuyên và minh bạch ngay trên các ứng dụng giao dịch trên điện thoại hoặc các ứng dụng ngân hàng điện tử.
Lợi nhuận khi đầu tư quỹ mở thế nào?
Thông thường các danh mục đầu tư của cổ phiếu quỹ mở thường rất đa dạng nên giảm thiểu được rủi ro hiệu quả. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra quy định, một cổ phiếu không được chiếm quá 20% giá trị quỹ, tổng giá trị các cổ phiếu trên 5% giá trị của quỹ cũng không được vượt quá 40%. Đặc biệt, các quỹ uy tín cũng chỉ nên rót tiền vào những cổ phiếu tốt và không được đầu tư vào những cổ phiếu bị đồn thổi giá trị quá chênh lệch.
Lợi nhuận kỳ vọng của quỹ mở thường ở khoảng 12% - 15%/năm. Các chuyên gia cũng khuyến nghị việc đầu tư dài hạn để đón cơ hội cao hơn khi thị trường tăng mạnh hoặc vượt qua giai đoạn rớt giá. Bạn có thể nhận được phần lãi gấp đôi sau khoảng 7 năm, tất nhiên bạn cũng sẽ có cơ hội để thu được lợi nhuận sớm hơn nếu thị trường phát triển ổn định và thuận lợi.
Kinh nghiệm đầu tư Quỹ mở dành cho người mới bắt đầu
Trước khi bạn đưa ra quyết định đầu tư vào một Công ty Quản lý Quỹ, nhà đầu tư cần biết những kinh nghiệm đầu tư Quỹ mở nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận an toàn và ổn định.
Lựa chọn các quỹ mở có khả năng sinh lời ổn định dựa trên các yếu tố: tính linh hoạt tỷ trọng theo thị trường, đầu tư đúng vào các danh mục có sự tăng trưởng tốt và có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, một Quỹ mở hoạt động tốt cũng có lợi nhuận tăng dần đến hiện tại.
Quản lý nguồn vốn tốt khi đầu tư, kể cả các chi phí quản lý thường niên (2%/NAV/tháng), phí giám sát của ngân hàng, thuế thu nhập phát sinh và các chi phí giao dịch mua bán. Kiểm tra các dự án quỹ đã và đang đầu tư mang lại lợi nhuận sinh lời tốt. Khoản vốn đầu tư nhỏ có thể chỉ cần từ 2 triệu đồng là các nhà đầu tư có thể mở quỹ sinh lời.
Tổng kết
Unica hy vọng đầu tư quỹ mở sẽ là một sự lựa chọn mới và có ích cho nhiều nhà đầu tư mong muốn có thể gia tăng được lợi nhuận. Bằng việc hiểu được quỹ mở là gì bạn đã có thể nhận định được rằng có nên đầu tư vào quỹ mở này hay không. Chúc cho các nhà đầu tư có thể tìm hiểu và tham gia đầu tư hợp lý cũng như thành công hơn trong năm 2022 này nhé!
01/03/2022
2165 Lượt xem
Chứng quyền là gì? Những kiến thức cơ bản về chứng quyền
Thị trường chứng khoán như mọi người biết thì rất đa dạng với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong đó chứng quyền cũng rất phổ biến và được nhiều người đầu tư trong thời gian gần đây. Vậy để hiểu rõ hơn chứng quyền là gì và những điều bạn cần nắm được về sản phẩm này thế nào hãy cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về chứng quyền
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền có bảo đảm được biết đến là loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do các công ty chứng khoán phát hành, và cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được phép bán ra (gọi là chứng quyền bán) các loại chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định từ trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được định sẵn, hoặc nhận một khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện với giá chứng khoán của cơ sở tại thời điểm thực hiện.
Đặc điểm
Luôn luôn gắn liền với một mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ tham chiếu và giúp cho việc xác định lãi hoặc lỗ
Các loại giá của chứng quyền:
IPO: Nghĩa là công ty chứng khoán sẽ phát hành tại 1 mức giá xác định. Sau khi niêm yết: Giá sẽ biến động trên cơ sở tăng giảm của mã chứng khoán cơ sở làm tham chiếu.
Mỗi nhà đầu tư khi mua chứng quyền đều có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ cho đến lúc đáo hạn. Nhà đầu tư giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn sẽ được nhận lãi chênh lệch bằng tiền mặt giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn cùng với giá thực hiện của chứng quyền.
Có tính đòn bẩy cao: Giá của chứng quyền thường sẽ nhỏ hơn nhiều lần so với giá của các chứng khoán cơ sở, tuy nhiên giá trị nội tại của chứng quyền có thể thay đổi gần như tương ứng với mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở. Vì vậy, mà tỷ lệ thay đổi giá của chứng quyền thường sẽ lớn hơn tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở. Do đó,chứng quyền có thể sẽ làm gia tăng tỷ suất sinh lợi cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động đúng với dự báo của các nhà đầu tư.
Cố định khoản lỗ tối đa: Khi nhà đầu tư không thể nhận định được chính xác về sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể đầu tư vào chứng quyền như một phương án thay thế. Trường hợp giá chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với dự đoán của nhà đầu tư thì những khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư trong trường hợp này sẽ chỉ là khoản phí (giá) của chứng quyền mà nhà đầu tư phải trả để có thể sở hữu được chứng quyền.
Ví dụ đó là: Nhà đầu tư muốn mua 1.000 cổ phiếu A, thì nhà đầu tư có thể thực hiện các phương án sau:
Phương án 1: Mua 1.000 cổ phiếu A (với giá 10.000đ/cổ phiếu) => tổng chi phí là: 10.000.000 đồng
Phương án 2: Mua 1.000 chứng quyền mua, nắm giữ đến ngày đáo hạn để thực hiện quyền Chứng khoán cơ sở: A, giá CW: 2.000đ/CW, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000 đồng) => tổng chi phí bằng: 2.000.000 đồng
Sau đó thời gian 6 tháng thì giả sử giá của cổ phiếu A giảm xuống chỉ còn dưới 10.000 đồng, khi đó các khoản lỗ của nhà đầu tư đối với các phương án này như sau:
Trong đó thì:
Giá thanh toán chứng quyền: Được hiểu là trung bình giá của 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn của chứng khoán cơ sở
Giá thực hiện của chứng quyền là: Giá xác định trước tại thời điểm mua chứng quyền và không có sự thay đổi theo thời gian
Phân loại
Hiểu được chứng quyền là gì tiếp theo mọi người phải nắm được cách phân loại chứng quyền để có thể hiểu sâu hơn về sản phẩm này. Cụ thể hiện nay có hai loại chứng quyền có bảo đảm đó là: chứng quyền mua và chứng quyền bán.
Chứng quyền mua là: Những loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền này sẽ được hưởng quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo những mức giá thực hiện hoặc nhận được khoản tiền chênh lệch khi giá của thị trường chứng khoán cơ sở cao hơn so với mức giá thực hiện tại thời điểm hiện tại
Chứng quyền bán: Được hiểu rằng là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền có thể được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
[course_id:608,theme:course]
[course_id:1240,theme:course]
[course_id:1310,theme:course]
Thông tin cơ bản về chứng quyền
>>> Xem ngay: Tổng hợp những câu nói hay của warren buffett trong đầu tư
Thông tin cơ bản về chứng quyền
Chứng khoán cơ sở: Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là những cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc các chứng chỉ quỹ ETF. Trong thời gian đầu triển khai chứng quyền tại Việt Nam, thì chỉ có cổ phiếu mới được chọn làm chứng khoán cơ sở.
Giá của chứng quyền: Chính là các khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu một chứng quyền nhất định.
Giá thực hiện: Chính là các khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu một chứng quyền nhất định.
Tỷ lệ chuyển đổi: Tiêu chí này sẽ cho biết số chứng quyền mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, có nghĩa là bạn phải cần sở hữu đủ 10 chứng quyền để có thể mua được một chứng khoán cơ sở.
Thời hạn chứng quyền: Thường sẽ là thời gian lưu hành của một chứng quyền cụ thể, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là trong vòng 24 tháng.
Ngày giao dịch cuối cùng: Là ngày giao dịch trước hai 2 ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm và cũng là ngày cuối cùng mà chứng quyền còn được giao dịch. Đối với trường hợp chứng quyền bị hủy do chứng khoán cơ sở đã bị hủy niêm yết, thì ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền sẽ trùng vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.
Ngày đáo hạn: Được biết đến là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện việc chứng quyền.
Kiểu thực hiện quyền: Thường sẽ bao gồm 2 kiểu thực hiện quyền đó là: kiểu Châu Âu và kiểu Châu Mỹ. Trong giai đoạn triển khai chứng quyền ở Việt Nam, thì chứng quyền này sẽ chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu. Do đó người sở hữu chứng quyền sẽ chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn.
Thanh toán khi thực hiện quyền: Bằng tiền mặt. Do vậy người sở hữu chứng quyền đồng thời sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn mức giá thực hiện.
Cấu trúc giá của chứng quyền
Trên thực tế giá của một chứng quyền khi chưa đáo hạn sẽ bao gồm hai phần đó là: giá trị nội tại và giá trị theo thời gian, trong đó thì:
Giá trị nội tại của một chứng quyền: Hiểu chính là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện của chứng quyền. Khi chứng quyền đang được lưu hành, chứng quyền sẽ luôn tồn tại một trong ba trạng thái như sau:
Lãi – ITM: Giá CKCS > Giá thực hiện đối với chứng quyền mua, Giá CKCS < Giá thực hiện (chứng quyền bán).
Thua Lỗ – OTM: Giá CKCS < Giá thực hiện( mua), Giá CKCS > Giá thực hiện (bán)
Điểm hòa vốn – ATM: Giá CKCS = Giá thực hiện (với CW mua), Giá CKCS = Giá thực hiện ( CW bán)
Giá trị thời gian của chứng quyền sẽ là phần chênh lệch giữa giá của chứng quyền trên thị trường với giá trị nội tại của chứng quyền đó. Chính vì vậy mà một chứng quyền ở trạng thái lỗ (OTM) sẽ không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị thời gian. Đồng thời giá trị thời gian của chứng quyền sẽ giảm theo thời gian và có thể trở về bằng 0 vào đúng ngày đáo hạn của chứng quyền.
4. Tổng kết
Những thông tin cơ bản về chứng quyền là gì cũng như đặc điểm trên Unica mong rằng sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận định được sản phẩm chứng quyền này. Nhận biết được lợi ích của nó để có thể lựa chọn việc đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
01/03/2022
2964 Lượt xem
Cổ phiếu là gì? Những điều cần biết khi đầu tư cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư. Hãy cùng Unica tìm hiểu chi tiết về khái niệm cổ phiếu là gì để hiểu rõ cách chúng hoạt động, từ đó xây dựng các chiến lược đầu tư hiệu quả!
Cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu (hay còn gọi là chứng khoán vốn) là một loại chứng khoán thể hiện quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn của công ty phát hành. Khi mua cổ phiếu của một công ty, nhà đầu tư trở thành cổ đông của công ty đó và có quyền nhận cổ tức cũng như tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty thông qua quyền biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán thể hiện quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn của công ty phát hành
Đặc điểm của cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu có một số đặc điểm quan trọng mà nhà đầu tư cần biết trước khi quyết định mua hoặc bán. Dưới đây là những đặc điểm chính của cổ phiếu:
Quyền sở hữu: Cổ phiếu thể hiện quyền sở hữu một phần tài sản và lợi nhuận của công ty. Số lượng cổ phiếu mà một nhà đầu tư nắm giữ tỷ lệ thuận với phần vốn góp và quyền lợi của họ trong công ty.
Quyền biểu quyết: Cổ đông thường có quyền biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông. Quyền biểu quyết này cho phép họ tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty, như bầu chọn ban giám đốc hoặc phê duyệt các kế hoạch chiến lược.
Cổ tức: Cổ tức là khoản lợi nhuận mà công ty chia sẻ với các cổ đông. Cổ tức có thể được trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu bổ sung. Cổ tức của cổ phiếu thường không cố định và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
Tính thanh khoản: Cổ phiếu thường có tính thanh khoản cao, nghĩa là có thể dễ dàng mua bán trên các sàn giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, tính thanh khoản có thể thay đổi tùy theo quy mô và uy tín của công ty phát hành.
Giá thị trường: Giá trị của cổ phiếu được xác định bởi thị trường và có thể biến động mạnh dựa trên nhiều yếu tố như tình hình kinh doanh của công ty, tình hình kinh tế, chính sách của nhà nước, và tâm lý của nhà đầu tư.
Rủi ro: Đầu tư vào cổ phiếu mang theo rủi ro, bao gồm rủi ro thị trường (giá cổ phiếu giảm), rủi ro tài chính (công ty phá sản) và rủi ro thanh khoản (khó khăn trong việc bán cổ phiếu).
Khả năng sinh lời: Đầu tư vào cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận cao thông qua tăng giá trị cổ phiếu và cổ tức. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của công ty và tình hình thị trường.
Phân chia quyền lợi: Trong trường hợp công ty bị giải thể hoặc phá sản, tài sản của công ty sẽ được phân chia theo thứ tự ưu tiên, với cổ đông thường được thanh toán sau các chủ nợ và cổ đông ưu đãi.
Đặc điểm của cổ phiếu
Vì sao nên đầu tư cổ phiếu?
Đầu tư vào cổ phiếu có thể mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Dưới đây là một số lý do chính:
Lợi nhuận cao trong dài hạn
Tiềm năng tăng trưởng: Cổ phiếu thường có khả năng mang lại lợi nhuận cao trong dài hạn do giá trị của chúng có thể tăng trưởng theo thời gian. Những công ty phát triển tốt và có chiến lược kinh doanh hiệu quả thường mang lại lợi nhuận đáng kể cho cổ đông.
Lợi nhuận kép: Khi lợi nhuận từ cổ phiếu được tái đầu tư, nó có thể tạo ra lợi nhuận kép, tức là lợi nhuận trên lợi nhuận, giúp gia tăng giá trị đầu tư một cách đáng kể trong dài hạn.
Cổ tức: Ngoài việc tăng giá trị, nhiều công ty còn trả cổ tức đều đặn cho cổ đông. Đây là nguồn thu nhập thụ động bổ sung, giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tổng thể.
Lợi nhuận cao trong dài hạn
Chứng khoán là tài sản thanh khoản cao nhất chỉ sau tiền mặt
Dễ dàng mua bán: Chứng khoán có tính thanh khoản cao, nghĩa là chúng có thể dễ dàng được mua bán trên các sàn giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư có thể nhanh chóng chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt khi cần thiết.
Thị trường lớn: Thị trường chứng khoán toàn cầu rất lớn và có nhiều người tham gia, do đó khả năng tìm người mua hoặc người bán cho cổ phiếu là rất cao.
Chứng khoán là kênh đầu tư linh hoạt
Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách mua cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau, từ nhiều ngành nghề và khu vực địa lý khác nhau, giảm thiểu rủi ro.
Khả năng tiếp cận: Với sự phát triển của công nghệ và các sàn giao dịch trực tuyến, việc đầu tư vào cổ phiếu trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch bất kỳ lúc nào và từ bất kỳ đâu.
Linh hoạt về chiến lược: Nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều chiến lược đầu tư khác nhau, từ đầu tư dài hạn đến giao dịch ngắn hạn, tùy thuộc vào mục tiêu tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của mình.
Chứng khoán là kênh đầu tư linh hoạt
Những lý do trên làm cho đầu tư vào cổ phiếu trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mong muốn đạt được lợi nhuận cao và sự linh hoạt trong quản lý tài sản của mình.
Các loại cổ phiếu
Sau khi hiểu cổ phiếu là gì, bạn sẽ biết rằng đây là công cụ tài chính quan trọng trong thị trường chứng khoán, được phân loại thành nhiều loại khác nhau tùy theo đặc điểm và quyền lợi của cổ đông. Dưới đây là ba loại cổ phiếu phổ biến:
Cổ phiếu thường (Common Stock)
Quyền sở hữu: Cổ phiếu thường đại diện cho quyền sở hữu một phần của công ty phát hành. Cổ đông thường có quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty thông qua việc biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông.
Quyền biểu quyết: Cổ đông thường có quyền biểu quyết về các vấn đề quan trọng như bầu cử ban giám đốc, sáp nhập, hoặc tái cấu trúc công ty.
Cổ tức: Cổ tức của cổ phiếu thường không cố định và phụ thuộc vào lợi nhuận và chính sách chia cổ tức của công ty. Khi công ty làm ăn phát đạt, cổ tức có thể tăng; ngược lại, khi công ty gặp khó khăn, cổ tức có thể giảm hoặc không có.
Rủi ro: Cổ phiếu thường có rủi ro cao hơn so với cổ phiếu ưu đãi, đặc biệt trong trường hợp công ty phá sản. Trong trường hợp này, cổ đông thường chỉ được thanh toán sau khi tất cả các khoản nợ và cổ phiếu ưu đãi đã được thanh toán.
Cổ phiếu thường (Common Stock)
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock)
Quyền cổ tức: Cổ phiếu ưu đãi thường mang lại cổ tức cố định và được ưu tiên nhận cổ tức trước cổ đông thường. Điều này làm cho cổ phiếu ưu đãi hấp dẫn đối với những nhà đầu tư tìm kiếm thu nhập ổn định.
Quyền biểu quyết: Cổ đông ưu đãi thường không có quyền biểu quyết hoặc quyền biểu quyết hạn chế tại các cuộc họp cổ đông, khác với cổ đông thường.
Ưu tiên trong thanh toán: Trong trường hợp công ty phá sản, cổ đông ưu đãi được ưu tiên thanh toán trước cổ đông thường nhưng sau các chủ nợ.
Các loại cổ phiếu ưu đãi: Có nhiều loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau, bao gồm cổ phiếu ưu đãi tích lũy (cổ tức chưa trả sẽ được tích lũy và trả sau), cổ phiếu ưu đãi không tích lũy, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi (có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi có thể mua lại (công ty có quyền mua lại cổ phiếu này trong tương lai).
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock)
Cổ phiếu chưa phát hành (Unissued Stock)
Khái niệm: Cổ phiếu chưa phát hành là số cổ phiếu mà công ty đã đăng ký phát hành nhưng chưa bán ra thị trường. Những cổ phiếu này không có chủ sở hữu và không được giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Quyền lợi: Cổ phiếu chưa phát hành không mang lại quyền lợi cho bất kỳ ai cho đến khi chúng được bán và chuyển thành cổ phiếu phát hành. Chúng không có quyền biểu quyết, không nhận cổ tức, và không có quyền lợi nào khác trong công ty.
Mục đích: Công ty có thể giữ lại một lượng cổ phiếu chưa phát hành để có thể phát hành thêm sau này khi cần huy động vốn, thực hiện các chương trình thưởng cổ phiếu cho nhân viên hoặc các mục đích chiến lược khác.
Quyết định phát hành: Quyết định phát hành thêm cổ phiếu chưa phát hành thường phải được sự đồng ý của ban giám đốc hoặc cổ đông, tùy theo quy định của công ty và pháp luật.
Cổ phiếu chưa phát hành (Unissued Stock)
Mỗi loại cổ phiếu đều có đặc điểm và lợi ích riêng, phù hợp với các mục tiêu đầu tư và chiến lược tài chính khác nhau. Nhà đầu tư cần hiểu rõ những đặc điểm này để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Quy trình tham gia đầu tư cổ phiếu
Tham gia đầu tư cổ phiếu đòi hỏi người đầu tư phải tuân theo một quy trình cụ thể. Dưới đây là các bước chính:
Bước 1: Mở tài khoản giao dịch tại Công ty chứng khoán
Lựa chọn công ty chứng khoán: Chọn một công ty chứng khoán uy tín và phù hợp với nhu cầu của bạn. Các yếu tố cần xem xét bao gồm phí giao dịch, dịch vụ hỗ trợ, nền tảng giao dịch và đánh giá từ người dùng.
Hoàn thành thủ tục mở tài khoản: Điền các thông tin cá nhân cần thiết, bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại, và các thông tin liên quan khác. Bạn cần cung cấp giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để xác thực thông tin.
Ký hợp đồng: Ký hợp đồng mở tài khoản với công ty chứng khoán. Bạn có thể ký trực tiếp tại văn phòng công ty hoặc ký online nếu công ty hỗ trợ.
Nhận thông tin tài khoản: Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn sẽ nhận được thông tin tài khoản giao dịch bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu và các hướng dẫn liên quan.
Mở tài khoản giao dịch tại Công ty chứng khoán
Bước 2: Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán
Liên kết tài khoản ngân hàng: Liên kết tài khoản chứng khoán của bạn với tài khoản ngân hàng để thuận tiện cho việc chuyển tiền.
Nạp tiền vào tài khoản chứng khoán: Chuyển một khoản tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản chứng khoán để bắt đầu giao dịch. Bạn có thể thực hiện việc này qua các hình thức như chuyển khoản ngân hàng, thanh toán online hoặc nộp tiền mặt tại quầy giao dịch của công ty chứng khoán.
Kiểm tra số dư: Đảm bảo số tiền đã được nạp vào tài khoản chứng khoán và kiểm tra số dư để chắc chắn bạn đã sẵn sàng thực hiện các giao dịch.
Bước 3: Giao dịch và đặt lệnh
Nghiên cứu thị trường: Trước khi đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu, bạn nên nghiên cứu kỹ về thị trường, tình hình kinh doanh của các công ty và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
Đặt lệnh giao dịch: Sử dụng nền tảng giao dịch của công ty chứng khoán để đặt lệnh mua hoặc bán cổ phiếu. Các lệnh phổ biến bao gồm lệnh giới hạn (limit order), lệnh thị trường (market order), lệnh dừng (stop order) và lệnh dừng giới hạn (stop-limit order).
Theo dõi giao dịch: Sau khi đặt lệnh, bạn cần theo dõi trạng thái của lệnh để biết lệnh đã được thực hiện hay chưa. Bạn cũng nên thường xuyên theo dõi thị trường và tình hình tài chính của các công ty mà bạn đã đầu tư.
Quản lý danh mục đầu tư: Theo dõi và quản lý danh mục đầu tư của bạn để điều chỉnh các chiến lược đầu tư khi cần thiết. Điều này bao gồm việc đánh giá hiệu quả của các khoản đầu tư và thực hiện các giao dịch mua bán khi thị trường có sự biến động.
Giao dịch và đặt lệnh
Những lưu ý cần biết trước khi đầu tư vào cổ phiếu là gì?
Trước khi đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư cần nắm rõ một số lưu ý quan trọng để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là các lưu ý cần thiết:
Lập quỹ dự phòng
Mục đích: Quỹ dự phòng giúp bạn có nguồn tiền để xử lý các tình huống khẩn cấp mà không ảnh hưởng đến khoản đầu tư.
Kích thước: Một quỹ dự phòng thường tương đương với 3-6 tháng chi phí sinh hoạt của bạn.
Lập quỹ dự phòng
Lựa chọn công ty mở tài khoản hợp pháp
Uy tín: Chọn công ty chứng khoán có uy tín, được cấp phép bởi cơ quan quản lý nhà nước như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tại Việt Nam.
Dịch vụ: Kiểm tra các dịch vụ mà công ty cung cấp như hỗ trợ khách hàng, nền tảng giao dịch, báo cáo tài chính và các công cụ phân tích.
Phí giao dịch: So sánh phí giao dịch giữa các công ty để chọn lựa công ty có mức phí hợp lý nhất.
Hiểu biết về chi phí thuế
Thuế thu nhập cá nhân: Lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu có thể phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Bạn cần nắm rõ quy định về thuế và cách tính thuế.
Thuế cổ tức: Cổ tức bạn nhận được cũng có thể bị đánh thuế. Tìm hiểu về các quy định thuế này để có kế hoạch tài chính phù hợp.
Hiểu biết về chi phí thuế
Lựa chọn cổ phiếu hoặc trái phiếu
Cổ phiếu: Đầu tư vào cổ phiếu mang lại tiềm năng lợi nhuận cao nhưng cũng đi kèm với rủi ro lớn hơn.
Trái phiếu: Trái phiếu thường mang lại lợi nhuận thấp hơn nhưng ổn định hơn và có rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu.
Đa dạng hóa: Tùy thuộc vào mục tiêu và khẩu vị rủi ro, bạn có thể lựa chọn kết hợp cả cổ phiếu và trái phiếu để đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Các hành vi cấm trong mua bán cổ phiếu theo pháp luật
Giao dịch nội gián: Sử dụng thông tin nội bộ không công khai để mua bán cổ phiếu là hành vi vi phạm pháp luật.
Làm giá: Hành vi thao túng giá cổ phiếu nhằm tạo ra các thông tin giả mạo về cung cầu để trục lợi.
Giao dịch ảo: Thực hiện các giao dịch không thực chất để tạo ra thông tin giả về giao dịch cổ phiếu.
Các hành vi cấm trong mua bán cổ phiếu theo pháp luật
Tìm hiểu về chỉ số quan trọng trong cổ phiếu
Chỉ số P/E (Price to Earnings): Tỷ lệ giá trên lợi nhuận của cổ phiếu, giúp đánh giá mức định giá của cổ phiếu so với lợi nhuận.
Chỉ số P/B (Price to Book): Tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách của cổ phiếu, giúp đánh giá giá trị của cổ phiếu so với giá trị tài sản ròng.
ROE (Return on Equity): Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
EPS (Earnings Per Share): Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, cho biết khả năng sinh lời của công ty.
So sánh lợi nhuận và rủi ro
Lợi nhuận kỳ vọng: Đánh giá mức lợi nhuận kỳ vọng từ cổ phiếu và so sánh với các kênh đầu tư khác.
Rủi ro: Xem xét các rủi ro có thể gặp phải như rủi ro thị trường, rủi ro tài chính của công ty và rủi ro về thanh khoản.
Khẩu vị rủi ro: Đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro của bản thân và lựa chọn các khoản đầu tư phù hợp.
So sánh lợi nhuận và rủi ro
Việc nắm vững các lưu ý trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả.
Một số câu hỏi
Trong quá trình tìm hiểu về cổ phiếu, chắc hẳn bạn sẽ gặp phải một số thắc mắc sau:
Gian lận trong chứng khoán bị phạt thế nào?
Gian lận trong chứng khoán là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt nghiêm trọng. Dưới đây là một số hình thức gian lận và các hình phạt liên quan:
Giao dịch nội gián (Insider Trading):
Hành vi: Sử dụng thông tin không công khai, thông tin nội bộ để mua hoặc bán chứng khoán nhằm trục lợi.
Hình phạt: Có thể bao gồm phạt tiền, tịch thu lợi nhuận phi pháp, cấm tham gia vào thị trường chứng khoán và thậm chí là án tù. Tại Việt Nam, mức phạt tiền có thể lên đến hàng tỷ đồng, án tù có thể từ vài tháng đến nhiều năm.
Hình phạt giao dịch nội gián
Thao túng thị trường (Market Manipulation):
Hành vi: Tạo ra các thông tin sai lệch hoặc thực hiện các giao dịch giả mạo để làm biến động giá chứng khoán.
Hình phạt: Bao gồm phạt tiền, cấm tham gia vào thị trường chứng khoán, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt tiền cũng có thể rất lớn, án tù có thể áp dụng đối với các hành vi nghiêm trọng.
Gian lận thông tin (False Information):
Hành vi: Cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ hoặc gây hiểu lầm về tình hình tài chính hoặc hoạt động của công ty.
Hình phạt: Có thể bao gồm phạt tiền, cấm phát hành hoặc niêm yết chứng khoán và các hình phạt khác theo quy định của pháp luật. Án tù cũng có thể áp dụng trong trường hợp nghiêm trọng.
Hình phạt gian lận thông tin
Các hình phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia và mức độ vi phạm. Tại Việt Nam, các quy định này được quản lý chặt chẽ bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các cơ quan liên quan.
Khi nào nên mua hoặc bán cổ phiếu?
Quyết định mua hoặc bán cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là một số hướng dẫn chung:
Khi nên mua cổ phiếu:
Giá trị bị định giá thấp: Khi bạn tin rằng cổ phiếu đang bị định giá thấp so với giá trị thực của nó. Điều này có thể dựa trên phân tích cơ bản như tỷ lệ P/E, P/B, ROE hoặc so sánh với các công ty cùng ngành.
Tăng trưởng tiềm năng: Khi bạn thấy công ty có tiềm năng tăng trưởng cao trong tương lai, có thể là do sản phẩm mới, mở rộng thị trường hoặc cải thiện hiệu quả hoạt động.
Thị trường lạc quan: Khi thị trường chung đang trong xu hướng tăng và các chỉ số kinh tế vĩ mô (như GDP, lãi suất, lạm phát) ủng hộ sự phát triển của doanh nghiệp.
Tín hiệu kỹ thuật: Dựa trên phân tích kỹ thuật, nếu các chỉ báo như MA (Moving Averages), MACD, RSI hoặc các mô hình giá cho thấy tín hiệu mua.
Thời điểm nên mua cổ phiếu
Khi nên bán cổ phiếu:
Định giá cao: Khi cổ phiếu đã tăng giá đáng kể và có vẻ như đang bị định giá quá cao so với giá trị thực.
Tình hình kinh doanh xấu đi: Khi có các dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh của công ty xấu đi như giảm doanh thu, lợi nhuận hoặc các vấn đề về quản lý và tài chính.
Thị trường bi quan: Khi thị trường chung đang trong xu hướng giảm và các chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy sự suy thoái kinh tế.
Đạt mục tiêu lợi nhuận: Khi cổ phiếu đã đạt được mục tiêu lợi nhuận mà bạn đã đặt ra từ trước hoặc khi cần tiền mặt cho các mục đích khác.
Tín hiệu kỹ thuật: Dựa trên phân tích kỹ thuật, nếu các chỉ báo cho thấy tín hiệu bán hoặc có dấu hiệu của xu hướng giảm giá.
Thời điểm nên bán cổ phiếu
Mỗi nhà đầu tư có chiến lược và phong cách đầu tư riêng vì vậy quyết định mua hoặc bán cổ phiếu cần dựa trên các phân tích kỹ lưỡng và phù hợp với mục tiêu tài chính cá nhân.
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ về khái niệm cổ phiếu là gì và một số thông tin quan trọng cần nắm khi đầu tư vào cổ phiếu. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp và đạt được thành công.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách lọc cổ phiếu để đầu tư sinh lời tốt nhất
28/02/2022
3799 Lượt xem
ROA là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ROA
Cũng là một trong những chỉ số tài chính quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. ROA thể hiện khả năng sinh lời và thông qua đó các công ty, doanh nghiệp có thể nhận định tình hình chính xác tài chính của công ty, doanh nghiệp mình và cũng giúp các nhà đầu tư nắm bắt được sự phát triển của công ty này. ROA là gì? Và công thức tính cụ thể ra sao thì Unica sẽ giới thiệu cho bạn ngay sau đây nhé!
ROA là gì?
Chỉ số ROA được viết tắt bởi "Return On Asset" hay còn được gọi lợi nhuận trên tổng tài sản chính là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một doanh nghiệp.
Ngoài chức năng đo lường, ROA cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về độ hiệu quả sử dụng tài sản của mỗi doanh nghiệp, trước khi đưa ra các quyết định đầu tư của mình vào những doanh nghiệp này.
ROA là gì?
Công thức tính chỉ số ROA
ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông phổ thường / Tổng tài sản
ROA sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản nhất định). Chí số ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào các ngành kinh doanh khác nhau. Điều này cũng lý giải vì sao khi sử dụng ROA để so sánh với các công ty, bạn nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đương với nhau.
Tài sản của một công ty được hình thành từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này đều được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Việc chuyển đổi vốn đầu tư thành lợi nhuận đều được thể hiện qua ROA. Chỉ số ROA này càng cao thì càng tốt vì cho thấy rằng công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên nguồn vốn đầu tư mà mình bỏ ra.
Ví dụ như: Nếu công ty A có thu nhập ròng là 15 tỷ đồng, nhưng tổng tài sản là 60 tỷ đồng, khi đó tỷ lệ ROA sẽ là 25%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự như trên nhưng tổng tài sản là 100 tỷ đồng, ROA của B sẽ là 15%. Do đó, bạn có thể nhận thấy được là việc cùng dùng mức lợi nhuận 10 tỷ đồng nhưng công ty A lại có hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Ngoài ra các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ khác. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà dùng chi trả cho các hoạt động đầu tư, thì đây không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu chỉ số ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính.
Ý nghĩa của chỉ số ROE
Chỉ số ROE được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%), thể hiện một đống vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho các hoạt động đó sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ ROE càng cao thì càng thể hiện được việc hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Việc tính toán chỉ số ROE này mang lại nhiều ý nghĩa cho các doanh nghiệp cụ thể đó là:
Giúp cho các phác thảo trở nên rõ ràng hơn, với tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của các cổ đông vốn chủ sở hữu công ty.
Ngoài ra còn giúp cho các nhà đầu tư so sánh được hiệu suất của các khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau. Đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến các chiến lược đầu tư trong tương lai của họ.
Tính toán chỉ số ROE giúp nhà đầu tư so sánh được hiệu suất
Chỉ số ROA thế nào là tốt?
Hiện nay một doanh nghiệp được cho là hoạt động hiệu quả khi đạt mức ROE từ 15% trở lên và ROA từ 7.5% trở lên. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc xác định chỉ số ROA bao nhiêu là tốt cho mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau.
Điều này còn phụ thuộc vào yếu tố như: lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động là gì, so sánh ROA các đối thủ cùng ngành, so sánh ROA với các kết quả trong quá khứ. Thêm một điều cần lưu ý đó là các nhà đầu tư nên xem xét và phân tích chỉ số ROA của một doanh nghiệp trong ba năm liên tiếp để thấy rõ được hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Với các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng như: sản xuất, chế biến thép, xi măng, lắp ráp ô tô…đòi hỏi cần có nguồn tài sản cố định rất lớn. Vì vậy mà chỉ số ROA thường sẽ khá thấp. Ngược lại, các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, truyền thông…yêu cầu về tài sản cố định thường thấp hơn, kéo theo ROA sẽ tăng cao. Do vậy mà nhà đầu tư không nên so sánh ROA giữa các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau.
Chỉ số ROA là một phương pháp đánh giá doanh nghiệp tương đối hiệu quả dành cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì nhà đầu tư nên kết hợp với những chỉ số khác và sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích chiến lược đầu tư của mình.
Chinh phục thị trường đầu tư chứng khoán với số vốn ít bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học cung cấp cho bạn kiến thức về thị trường chứng khoán, góc nhìn mới về tài chính hay những kiến thức và phương pháp đầu tư cần thiết. Từ đó bạn sẽ nắm được cách thức, các bước tham gia vào thị trường và nắm bắt được cơ hội đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao.
[course_id:2255,theme:course]
[course_id:1208,theme:course]
[course_id:703,theme:course]
Mối quan hệ giữa chỉ số ROA với ROE
ROA và ROE là hai chỉ số luôn được phân tích cùng nhau vì mối quan hệ tương quan với nhau. Cũng thuộc những chỉ số phân tích tài chính của một doanh nghiệp cụ thể. Vậy chính xác mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE thế nào hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
Công thức tính chỉ số ROE:
Thông thường có rất nhiều thường hợp ROE tăng cao chủ yếu lại đến từ việc doanh nghiệp tăng cương sử dụng đòn bẩy tài chính, thay vì việc phải nâng cao hiệu quả sản suất.
Trong khi đó thì các chỉ tiêu tài sản trong ROA bao gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ vay sẽ giúp bạn khắc phục được vấn đề trên.
Tuy nhiên việc kết hợp giữa 2 chỉ số ROA và ROE cũng cho chúng ta biết rằng, các doanh nghiệp đang sử dụng các khoản vay nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Mức độ hiệu quả quản lý tài sản của NTP là chưa cao (ROA thấp hơn BMP) và cơ cấu tài chính cũng nhiều rủi ro hơn là BMP.
Khi kết hợp cặp chỉ số này với nhau, bạn không những đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn có cái nhìn rõ hơn về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp này.
>>> Xem ngay: Chỉ số EPS là gì? Những điều cần biết về chỉ số EPS
Chỉ số ROA và ROE trong kinh doanh
Thông thường, hầu hết trên các sàn chứng khoán, các nhà đầu tư thường sẽ dành sự chú ý của mình tới cổ phiếu của công ty mà có chỉ số ROA và ROE có mức tăng trưởng đều đặn qua các kỳ. Và đây cũng được đánh giá là chỉ số chính để các nhà đầu tư có thể nhận định cổ phiếu của một công ty đó có khả năng phát triển tốt hay không.
Tuy nhiên, trong khi phân tích ROA và ROE thì bạn cũng vẫn cần quan tâm tới ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Bởi vì giữa hai doanh nghiệp hoạt động trong 2 lĩnh vực khác nhau thường sẽ có sự chênh lệch rất lớn giữa 2 chỉ số này. Ngay trong trường hợp là ROE và ROA bằng nhau hoặc khác nhau thì các nhà đầu tư cũng cần phân tích thêm về nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp trước khi thực hiện việc đầu tư.
Do vậy mà nếu chỉ dựa vào ROA thì sẽ không giúp cho những người phân tích nhận thấy được khả năng sinh lời trong kinh doanh của doanh nghiệp mình mang đến lợi nhuận như thế nào từ vốn góp của các cổ đông. Ngoài ra, thì cũng cần kết hợp phân tích thêm các yếu tố khác như: tỷ lệ vốn vay, lãi suất ngân hàng…
Tổng kết
Những chia sẻ của Unica về chỉ số ROA là gì và ý nghĩa của nó ra sao sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm những kiến thức quan trọng trong việc phân tích và nhận định được doanh nghiệp nào nên đầu tư. Cũng giúp cho các nhà đầu tư tránh được những rủi ro và sai lầm trong quá trình tham gia đầu tư chứng khoán.
28/02/2022
2758 Lượt xem
Chỉ số EPS là gì? Những điều cần biết về chỉ số EPS
Trong mỗi doanh nghiệp cũng như đối với các nhà đầu tư thì chỉ số EPS rất quan trọng, đóng vai trò lớn trong việc phân tích tình hình tài chính cũng như lợi nhuận của một công ty cụ thể. Vậy chỉ số EPS là gì và cách tính cũng như ý nghĩa của nó ra sao thì cùng Unica tìm hiểu ở bài viết này nhé!
EPS là gì?
EPS là viết tắt của "Earnings Per Share", tiếng Việt là "lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu". Đây là một chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để đo lường mức độ sinh lời của một công ty.
Công ty thường báo cáo số bình quân trọng số các cổ phiếu đang lưu hành trong kỳ hạn báo cáo tài chính. Lợi nhuận trên cổ phần, một thước đo được sử dụng rộng rãi về khả năng sinh lời, thường được báo cáo theo hai cách đó là: lợi nhuận cơ bản trên cổ phần và lợi nhuận trên cổ phần pha loãng, bao gồm tất cả các loại chứng khoán có thể chuyển đổi và chứng chỉ chuyển đổi hay chứng chỉ đặc quyền (warrant).
Ví dụ:
Một công ty B phát hành 10 triệu cổ phiếu thông thường trên thị trường. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 của công ty B là 1 triệu USD.
Khi đó, mỗi cổ phiếu sẽ có EPS vào khoảng 10 USD. Hay hiểu đơn giản thì mỗi cổ phiếu của công ty B có lợi nhuận vào khoảng là 10 USD.
EPS là gì?
Ý nghĩa của EPS là gì?
EPS là một trong những chỉ số tài chính quan trọng ảnh hưởng đến tình hình phát triển của công ty. Đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho nhiều nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp nói chung. Cụ thể có thể nhận thấy đó là:
Chỉ số EPS có thể phản ánh được tình hình kinh doanh của một công ty, giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn việc nên đầu tư vào mã cổ phiếu của công ty nào
EPS là ông cụ để so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực
EPS cũng sẽ được sử dụng trong việc tính toán các chỉ số kinh tế khác, phổ biến nhất đó là ROE hay chỉ số P/E
>>> Xem ngay: ROA là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ROA
Công thức tính EPS
Công thức tính chỉ số EPS như sau:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức của cổ phiếu ưu đãi) / Lượng cổ phiếu bình quân đang được lưu hành
Khi tính toán chỉ số EPS, sẽ chính xác hơn nếu như bạn sử dụng lượng cổ phiếu đang được lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu này sẽ thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên thì trên thực tế để có thể dễ dàng hơn trong việc tính toán thì mọi người thường sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Điều này có thể làm giảm EPS dựa trên công thức tính toán cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá trị của cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu để cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng khác của EPS thường hay bị bỏ qua. Nó là lượng vốn cần thiết để tạo ra nguồn thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.
Trong trường hợp có hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn nghĩa là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là tương đương nhau thì cho thấy là doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại.
Vì doanh nghiệp có thể vận dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nhưng các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính chính xác nhất của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỷ lệ này. Một lời khuyên cho các bạn đó là không nên dựa vào duy nhất một thước đo tài chính mà nên kết hợp với các bảng báo cáo phân tích tài chính và các chỉ số khác của một doanh nghiệp cụ thể.
EPS được coi là biến số quan trọng nhất trong việc tính toán giá trị cổ phiếu
Chinh phục thị trường đầu tư chứng khoán với số vốn ít bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học cung cấp cho bạn kiến thức về thị trường chứng khoán, góc nhìn mới về tài chính hay những kiến thức và phương pháp đầu tư cần thiết. Từ đó bạn sẽ nắm được cách thức, các bước tham gia vào thị trường và nắm bắt được cơ hội đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao.
[course_id:2255,theme:course]
[course_id:1208,theme:course]
[course_id:703,theme:course]
Cách sử dụng chỉ số EPS
Nắm được EPS là gì cũng như ý nghĩa của nó thế nào đối với mỗi doanh nghiệp và nhà đầu tư thì tiếp theo là bạn phải biết được cách sử dụng chỉ số này thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Xác định chỉ số P/E trong các hoạt động định giá
Như đã phân tích ở trên thì EPS chính là thành phần chính tạo nên chỉ số định giá P/E , E trong P/E được hiểu là EPS.
Bằng việc thực hiện chia giá một cổ phần của công ty cho EPS của nó, các nhà đầu tư có thể thấy được giá trị của một cổ phiếu qua các kỳ, khi đó sẽ biết được thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu này một mức định giá là bao nhiêu.
Cách sử dụng chỉ số EPS
Đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các thời kỳ
Điều đầu tiên là bạn cần xác định được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu bất kỳ là bao nhiêu:
EPS Growth Rate % = (EPS1 – EPS0) / EPS0
Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá thị giá của doanh nghiệp, tỷ lệ này mà càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp cũng được đánh giá khá cao và ngược lại.
Phụ thuộc vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay bị giảm xuống.
Thường những doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu ổn định ở mức cao sẽ luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm và để ra quyết định đầu tư của mình.
>>> Xem ngay: VN Index là gì? Cách tính chỉ số VN Index chính xác nhất
Những hạn chế của EPS là gì?
Chỉ số EPS được hiểu là chỉ số hiệu quả trong việc đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của mỗi cổ phiếu sau khi đã trừ đi phần tiền thuế nhất định. Mặc dù, chỉ số này thường xuyên được dùng trong các kết quả báo cáo kinh doanh của một doanh nghiệp, tuy nhiên thì nó vẫn sẽ tồn tại một vài điểm hạn chế đó là:
Đối với nhiều trường hợp, chỉ số EPS âm và công thức P/E hoàn toàn không có ý nghĩa khi EPS mang giá trị âm. Điều này thể hiện rằng công ty cần phải sử dụng đến một công cụ khác để có thể đánh giá mức độ lợi nhuận khác
Chỉ số EPS dễ bị thay đổi khi có những biến động của doanh nghiệp xảy ra: doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có chu kỳ biến động cao, doanh nghiệp bán tài sản….
EPS sẽ bị giảm trong trường hợp các doanh nghiệp phát hành thêm các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu thông thường hay cổ phiếu ESOP. Khi đó nhà đầu tư sẽ gặp phải nhiều rủi ro và đồng thời làm giảm mức lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu
Nhà đầu tư có thể sẽ phải gặp nhiều rủi ro khi đầu tư vào các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận ảo bằng cách tăng số lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Hạn chế của EPS là gì?
Phân biệt EPS cơ bản và EPS pha loãng
Chỉ số EPS bao gồm 2 loại đó là: EPS cơ bản và EPS pha loãng.
EPS pha loãng (Dilluted EPS): Chỉ số bổ sung nhằm điều chỉnh được rủi ro pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, các quyền mua cổ phiếu, ESOP… Chỉ số này thường có độ chính xác cao hơn EPS cơ bản, do nó đã phản ánh các tiêu chí có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong tương lai.
EPS cơ bản (Basic EPS): Là chỉ số EPS được tính toán dựa trên tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm báo cáo tài chính.
Chỉ số EPS và P/E có mối quan hệ như thế nào?
Mối quan hệ giữa EPS và P/E sẽ được tính toán dựa trên công thức:
P / E = P / EPS
Trong đó:
P (Market Price): Giá của thị trường.
EPS: Hiểu là mức lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu.
P/E: Nghĩa là chỉ số phản ánh hệ số giá của thu nhập.
Chỉ số P/e là gì? Với công thức tính chỉ số P/E, hệ số E hay EPS có vai trò là một biến số để tính giá trị cổ phiếu. Việc tính chỉ số P/E sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư đưa ra quyết định dễ dàng hơn khi lựa chọn cổ phiếu, dự án để đầu tư. Chỉ số P/E còn thể hiện được cùng một cổ phiếu thì giá thị trường của nó cao hơn lợi nhuận bao nhiêu lần.
Nhìn chung, bạn hiểu được chỉ số EPS là gì và dựa vào công thức để đánh giá được lợi nhuận mang lại cho bản thân. Tuy nhiên, với những kiến thức mà nhà đầu tư mới tìm hiểu, việc phân tích và dùng chỉ số EPS là một vấn đề không dễ dàng. Vì vậy, những người mới có thể tham gia đầu tư sinh lời qua quỹ mở để an toàn và ổn định hơn, cũng không đòi hỏi qua nhiều tới kiến thức chuyên môn cao.
Tổng kết
Unica hy vọng rằng những kiến thức chia sẻ trên về EPS, sẽ giúp cho mọi người có thể nắm được thông tin cơ bản như chỉ số EPS là gì, cách tính và ý nghĩa của nó đối với mỗi doanh nghiệp cụ thể. Từ đó có thể giúp các nhà đầu tư có thể nhận định và ra các quyết định đầu tư phù hợp và hiệu quả hơn trong những lần giao dịch tiếp theo. Chúc các bạn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận sinh lời và thành công trong lĩnh vực này.
28/02/2022
4739 Lượt xem
VN Index là gì? Cách tính chỉ số VN Index chính xác nhất
Tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán có rất nhiều thuật ngữ bạn cần nắm rõ, để tránh nhầm lẫn chúng với nhau dẫn đến phán đoán và thao tác sai. Trong đó là chỉ số VN Index mọi người cũng được nghe rất nhiều. Vậy cụ thể VN Index là gì và cách tính chỉ số này thế nào hãy cùng Unica tìm hiểu xem nhé!
VN Index là gì?
>>> Xem ngay: Chỉ số EPS là gì? Những điều cần biết về chỉ số EPS
VN Index là gì?
Khái niệm chung
VN-Index được hiểu chính xác là chỉ số thể hiện sự biến động giá cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (trên sàn HOSE). Công thức tính chỉ số VN-Index này được áp dụng cho tất cả cổ phiếu niêm yết tại sàn chứng khoán HOSE để thể hiện xu hướng giá của các loại cổ phiếu hàng ngày.
Chỉ số VN-Index có giá trị cơ sở ban đầu là 100 điểm vào ngày đầu tiên của thị trường bắt đầu đi vào hoạt động là ngày 28/7/2000.
Cho đến ngày 25/11/2021, chỉ số VN-Index chính thức đạt mốc 1.500 điểm. Điều này có nghĩa tổng giá trị thị trường của tất cả cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn HOSE đều có giá trị cao gấp 1.500 lần giá trị cơ sở ban đầu của ngày 28/7/2000.
Nguồn gốc hình thành và phát triển của VN Index
Vào những năm 2006, Việt Nam gia nhập vào WTO, Lúc này thị trường chứng khoán đã có những thay đổi nhanh chóng và tăng trưởng một cách rõ rệt. Sau đà tăng trưởng này thì quay lại tụt dốc giảm mạnh vào thời gian sau đó.
Đến năm 2007, việc ra quyết định cắt giảm ưu tiên về thuế đối với các doanh nghiệp niêm yết bắt đầu có hiệu lực và hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước tiến hàng IPO.
Cũng trong năm này được coi là năm phát triển rực rỡ của thị trường chứng khoán. Khi đó chỉ số VN Index tăng gần 4 lần so với cùng kỳ của năm 2006.
Sang đến năm 2008 nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại trước tình hình của thị trường lúc này không được khả quan cho lắm, sau cuộc suy thoái nền kinh tế toàn cầu.
Trước những biến động về kinh tế như vậy thì năm 2009 chỉ số VN Index mới bắt đầu có dấu hiệu tăng lên.
Và ccho đến năm 2020 thì do chịu ảnh hưởng của dịch Covid -19, chỉ số này có dấu hiệu giảm 31%, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ra. Do đó Chính phủ đã phải cắt giảm lãi suất và sau đó tình hình dịch bệnh được kiểm soát tố hơn làm cho thị trường cũng đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại.
Ý nghĩa của VN Index là gì?
Ngoài việc nắm chắc được khái niệm VN Index là gì thì các nhà đầu tư cũng phải nắm được ý nghĩa của chỉ số này. Có như vậy thì bạn mới có thể tự tin tham gia vào đâu tư trên các sàn giao dịch chứng khoán, đồng thời đem lại nhiều nguồn lợi nhuận cho bản thân. Cụ thể lợi ích của VN Index mang lại đó là:
Tâm lý của các nhà đầu tư: Đây chính là yếu tố quan trọng và được đặt lên đầu tiên. Vì tâm lý của người tham gia sẽ rất cần thiết cho việc đưa ra những quyết định đầu tư chính xác hay không. Giá cả của cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng bởi quy luật cung – cầu trên thị trường, vì vậy tâm lý của nhiều nhà đầu tư sẽ gây ra ảnh hưởng tới chỉ số của VN-Index
Sự biến động không ngừng của nền kinh tế: Có thể nói kinh tế là một trong những yếu tố có sự chuyển biến rất lớn. Khi nền kinh tế có sự phát triển tốt, các doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tài chính tốt và tăng trưởng đều đặn, có những nhà đầu tư còn có xu hướng đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn là đầu tư vào các kênh đầu tư và tích luỹ tài chính khác, do đó mà chỉ số VN-Index cũng sẽ tăng lên đáng kể
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh thu và tình hình tài chính của công ty hai là yếu tố có thể nói là quan trọng nhất ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu, khi doanh thu và tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới giá của cổ phiếu doanh nghiệp đó và ngược lại. Vì vậy, giá trị của cổ phiếu doanh nghiệp sẽ có xu hướng tác động cùng chiều tới chỉ số VN-Index
Công thức tính
Trong đó:
P1i: Chính là thị giá hiện hành của cổ phiếu i hiện tại
Q1i: Được biết đến là khối lượng đang lưu hành (khối lượng niêm yết) của cổ phiếu I hiện tại
P0i: Là giá của cổ phiếu i ngày phát hành gốc cơ sở vào 28/07/2000
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại ngày phát hành gốc cơ sở là 28/07/2000
Nắm bắt kiến thức và kỹ năng về đầu tư chứng khoán bằng cách tham gia khoá học online chứng khoán qua video. Khoá học giúp bạn nắm được chi tiết A-Z kiến thức về chứng khoán. Và giúp bạn tránh tất tần tật những rủi ro, cạm bẫy để tăng thu nhập từ đầu tư thị trường chứng khoán.
[course_id:260,theme:course]
[course_id:410,theme:course]
[course_id:2186,theme:course]
Các yếu tố ảnh hưởng tới VN - Index
>>> Xem ngay: Ros là gì? Hướng dẫn cách tính chỉ số Ros chính xác nhất
Các yếu tố ảnh hưởng đến VN - Index
Tâm lý của các nhà đầu tư: Đây chính là yếu tố quan trọng và được đặt lên đầu tiên. Vì tâm lý của người tham gia sẽ rất cần thiết cho việc đưa ra những quyết định đầu tư chính xác hay không. Giá của cổ phiếu sẽ bị ảnh hưởng bởi quy luật cung – cầu trên thị trường, vì vậy tâm lý của nhiều nhà đầu tư sẽ gây ra ảnh hưởng tới chỉ số của VN-Index
Sự biến động không ngừng của nền kinh tế: Có thể nói kinh tế là một trong những yếu tố có sự chuyển biến rất lớn. Khi nền kinh tế có sự phát triển tốt, các doanh nghiệp sẽ có cơ cấu tài chính tốt và tăng trưởng đều đặn, có những nhà đầu tư còn có xu hướng đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn các kênh đầu tư và tích luỹ tài chính khác, do đó mà chỉ số VN-Index cũng sẽ tăng lên đáng kể
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh thu và tình hình tài chính của công ty hai là yếu tố có thể nói là quan trọng nhất ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu, khi doanh thu và tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới giá của cổ phiếu doanh nghiệp đó và ngược lại. Vì vậy, giá trị của cổ phiếu doanh nghiệp sẽ có xu hướng tác động cùng chiều tới chỉ số VN-Index
Phân biệt chỉ số VN - Index với chỉ số VN30
Dù là người mới tham gia vào thị trường chứng khoán hay tham gia lâu năm thì cũng có nhiều người vẫn bị nhầm lẫn bởi 2 chỉ số đó là VN Index và VN30. Vậy cụ thể 2 chỉ số này được phân biệt với nhau như nào, chúng khác nhau ra sao thì hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Chỉ số VN - Index sẽ được tính bằng cách so sánh giữa giá trị vốn hóa của thị trường ở chính thời điểm hiện tại so với giá trị vốn hóa của thị trường đúng vào ngày cơ sở, thể hiện hiệu suất của thị trường chứng khoán. Chỉ số này sẽ cho biết giá của thị trường ở thời điểm hiện tại so với giá cả thị trường của ngày đầu tiên giao dịch đã thay đổi gấp bao nhiêu lần.
Còn chỉ số VN30 chính là kết quả từ sự thay đổi trong giá trị vốn hóa thị trường đối với 30 công ty đang có trị giá vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Những công ty này sẽ được xét trong chỉ số VN30 thường sẽ chiếm đến hơn 80% tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán.
Nhìn chung thì 2 chỉ số này sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tuy vậy dù có khác nhau nhưng cả hai chỉ số VN-Index và VN30 đều rất quan trọng. Là một nhà đầu tư thông minh thì bạn cần hiểu được bản chất cũng như ý nghĩa của chúng để có được cái nhìn toàn diện và chính xác nhất về thị trường. Từ đó, có thể giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư của bản thân phù hợp và hiệu quả. Từ đó mới có thể mang đến lợi nhuận cao trong tương lai.
Tổng kết
Nắm được chỉ số VN Index là gì và cách tính chính xác nhất sẽ giúp cho các nhà đầu tư nhận định và phân tích thị trường đầu tư hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc phân biệt VN Index với chỉ số VN30 là rất quan trọng nên các nhà đầu tư nên lưu ý về vấn đề này nếu như muốn thành công hơn nữa trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
25/02/2022
4804 Lượt xem
Ros là gì? Hướng dẫn cách tính chỉ số Ros chính xác nhất
Ros là một trong những chỉ số tài chính cơ bản và quan trọng của một doanh nghiệp. Phản ánh được tình hình hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp cụ thể. Vậy Ros là gì và cách tính chỉ số ros thế nào chính xác nhất thì hãy cùng Unica tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Ros là gì?
>>> Xem ngay: VN Index là gì? Cách tính chỉ số VN Index chính xác nhất
Ros là gì?
Khái niệm chung
Ros là gì? từ được viết tắt của tên tiếng anh Return On Sales, có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ số này sẽ cho biết được với 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ, sẽ tạo ra được tổng bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế).
Chỉ số Ros được tính theo tỷ lệ phần trăm - %. Ví dụ Ros = 40% tức là với 1 đồng doanh thu thuần bỏ ra thì sẽ thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế.
Ngoài ra chỉ số này còn thể hiện được hiệu quả của việc quản lý kiểm soát chi phí của mỗi doanh nghiệp. Tỷ lệ Ros càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, ổn định và có khả năng sinh lời cao.
Công thức tính Ros
ROS tính = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100%
Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế và Doanh thu thuần được lấy ở báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Công thức tính doanh thu thuần đó là:
Doanh thu thuần sẽ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu
Ý nghĩa
Nắm được khái niệm Ros là gì tiếp theo sẽ cần hiểu được ý nghĩa của chỉ số này. Tuy mọi người đều biết rằng Ros có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp. Vậy cụ thể chỉ số Ros này đem lại cho doanh nghiệp lợi ích như thế nào thì cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Theo như định nghĩa của nó, chỉ tiêu Ros cho biết một đơn vị doanh thu đem lại mấy đồng đơn vị lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao thì cho thấy rằng hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp càng tốt:
Tỷ lệ Ros càng cao cho thấy khả năng sinh lợi từ doanh thu cũng tăng lên và ngược lại
Trong một vài tình huống nhất định thì Ros có thể mang giá trị âm nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh này không hiệu quả, việc doanh nghiệp đang bị thua lỗ còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Cũng có thể doanh nghiệp chấp nhận việc thua lỗ thời gian ban đầu để thâu tóm thị trường hoặc những doanh nghiệp mới thành lập…
Dựa vào những kết luận trên, doanh nghiệp và công ty có thể tìm ra những hướng hoạt động tốt hơn trong tương lai, để đạt hiệu quả hơn về lợi nhuận, cũng như cải thiện được chỉ số này.
Như mọi người đều biết rằng doanh thu thuần luôn luôn là một con số dương, chính vì vậy mà kết quả chỉ số Ros âm hay dương sẽ phụ thuộc vào kết quả của lợi nhuận sau thuế. Cụ thể đó là:
Nếu chỉ số ROS mà âm: có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh trong tình trạng thua lỗ. Điều này chứng tỏ rằng các nhà quản lý đang không kiểm soát được chi phí cho hoạt động kinh doanh (chi phí đầu vào, chi phí quản lý doanh nghiệp và cả chi phí cho bán hàng…)
Chỉ số ROS dương: đây là dấu hiệu của một doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Đặc biệt nếu như chỉ số Ros càng lớn thì càng thể hiện được rằng công ty đang hoạt động tốt
Chỉ số Ros trong đánh giá hiệu quả kinh doanh
Với những ý nghĩa mà Ros mang lại được phân tích ở trên thì bạn cũng sẽ thắc mắc liệu cách thức để cải thiện chỉ số Ros cụ thể là gì. Sau đây sẽ là những chỉ tiêu để giúp bạn đánh giá được hiệu quả kinh doanh sản xuất của một doanh nghiệp nhất định đó là:
Tăng cường, thúc đẩy mạnh doanh thu của công ty
Theo dõi sát sao chu kỳ sống của mọi sản phẩm
Kiểm soát tốt các loại chi phí của doanh nghiệp
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng đến người mua như là: thu nhập của người mua, nhu cầu mua sản phẩm… và các yếu tố khác có liên quan đến đối thủ (giá, độ đa dạng của sản phẩm…). Với việc quan tâm đến những yếu tố này, bạn sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được chỉ số Ros như nào là tốt nhất, do đó có thể đẩy mạnh được chỉ số hoạt động của công ty.
Nắm bắt kiến thức và kỹ năng về đầu tư chứng khoán bằng cách tham gia khoá học online chứng khoán qua video. Khoá học giúp bạn nắm được chi tiết A-Z kiến thức về chứng khoán. Và giúp bạn tránh tất tần tật những rủi ro, cạm bẫy để tăng thu nhập từ đầu tư thị trường chứng khoán.
[course_id:260,theme:course]
[course_id:410,theme:course]
[course_id:2186,theme:course]
Quan hệ giữa chỉ số ROS với ROA và ROE
>>> Xem ngay: ROA là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ROA
Quan hệ giữa chỉ số ROS với ROA và ROE
Dựa vào những thông tin đã được phân tích ở trên thì để đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, chúng ta cần kết hợp với việc đánh giá các chỉ số của ROE và ROA.
Cả ba chỉ số ROS, ROE và ROA có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng có mối liên quan mật thiết và bổ trợ lẫn nhau. Do vậy khi phân tích tình hình hoạt động của một doanh nghiệp thì cần chú ý cả 3 yếu tố này. Đồng thời phải thực hiện cùng lúc 3 chỉ số này để đưa ra những nhận định chính xác nhất.
ROA được hiểu rằng là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, thể hiện được mối quan hệ giữa mức sinh lợi của công ty so với chính tài sản của nó. Dựa vào chỉ số ROA này chúng ta có thể biết được hiệu quả của hoạt động của mỗi công ty trong việc sử dụng tài sản để thu nguồn lợi nhuận.
Còn chỉ số ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay còn được gọi với cái tên là lợi nhuận trên vốn. Chỉ số ROE sẽ thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp.
Cả 3 chỉ số ROS, ROA, ROE đều là các yếu tố được sử dụng nhiều để đánh giá xem công ty có đang thực sự hoạt động hiệu quả hay là không. Trong đó ROS được tính dựa trên hoạt động kinh doanh còn ROE và ROA sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán. Nhìn chung những chỉ số này có mối quan hệ tương đồng về mặt xu hướng đối với nhau.
Ngoài ra thì ROS và vòng quay tài sản thường sẽ có xu hướng trái ngược nhau. Chính vì vậy khi đánh giá tỷ số ROS người ta thường tìm hiểu nó kết hợp cùng với vòng quay tài sản để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác hơn.
Công thức tính của các chỉ số trên là:
ROS được tính = Lợi Nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản doanh nghiệp
ROA sẽ = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng Tài sản
Còn chỉ số ROE = Lợi nhuận sau Thuế/ Vốn Chủ Sở Hữu
Phân tích chỉ số Ros
Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty A cụ thể, bạn có thể tính được chỉ tiêu Ros của công ty năm trước giải sử là 5%, năm nay là 7% và Ros trung bình ngành là 10%.
Những con số trên thể hiện được rằng:
Tỷ lệ Ros của công ty này có dấu hiệu tăng so với cùng kỳ trước, cho thấy được khả năng sinh lời về mặt doanh thu tăng hay nói cách khác, thì một đồng doanh thu năm nay sẽ tạo ra được bao nhiều đồng lợi nhuận hơn so với năm trước.
Tuy nhiên, so với chỉ tiêu trung bình ngành thì hệ số Ros của công ty này có vẻ đang thấp hơn, cho thấy công ty tạo ra lợi nhuận từ doanh thu thấp hơn mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Cũng như việc phản ánh rằng các doanh nghiệp này quản lý chi phí không hiệu quả bằng các doanh nghiệp khác.
Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?
Mỗi ngành nghề khác nhau đều sẽ có thước đo của ROS khác nhau, vì vậy chúng ta chỉ có thể đánh giá qua các chỉ số tốt hơn mức trung bình của ngành mà không thể so sánh các ngành chung với nhau. Vì lý do này, mỗi mức chỉ số ROS nhận được sẽ lại có một cách nhìn khác về tình hình hoạt động của công ty và doanh nghiệp.
Nhìn chung, nếu đánh giá riêng chỉ số ROS một cách độc lập (tức là không kết hợp đánh giá cả ROE và ROA) thì khi ROS > 10% tức là công ty đang hoạt động vững mạnh.
Tổng kết
Thông qua những kiến thức mà Unica đem lại cho bạn ở bài viết này hy vọng rằng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về chỉ số Ros này. Biết được Ros là gì cũng như cách tính chính xác nhất. Đồng thời có thể hiểu được mối quan hệ của Ros với các chỉ số khác như Roe và Roa. Từ đó có thể tự mình nhận định, phân tích và đánh giá được tình hình tài chính của bất kỳ một công ty nào khác.
Để tăng thêm khả năng sinh lời và tránh gặp những rủi ro không đáng có, cách tốt nhất mà nhà đầu tư cần nắm vững đó là tham khảo các kinh nghiệm của những nhà đầu tư đi trước hoặc từ các khóa học chứng khoán online của chuyên gia đến từ Unica sẻ chia sẻ đến bạn, bao gồm: phân tích thị trường, cách thức hạn chế rủi ro…
25/02/2022
3296 Lượt xem
Phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán đúng nhất
Cũng tương tự như phương pháp phân tích cơ bản thì phân tích kỹ thuật cũng được nhiều nhà đầu tư áp dụng trong quá trình phân tích chứng khoán. Cụ thể phân tích kỹ thuật chứng khoán được các nhà đầu tư hiện nay sử dụng thế nào thì hãy cùng Unica tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!
Phân tích kỹ thuật là gì?
>>> Xem ngay: Doanh thu thuần là gì? Các yếu tố ảnh hưởng doanh thu thuần
Phân tích kỹ thuật là gì?
Khái niệm chung
Phân tích kỹ thuật (Có tên tiếng anh: Technical analysis) được hiểu là phương pháp dựa vào biểu đồ hay đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động của cung – cầu đối với cổ phiếu để giúp cho các nhà đầu tư đưa ra những quyết định thời điểm nên mua vào hay bán ra và có nên giữ cổ phiếu trên thị trường hay không?
Đặc điểm
Nếu như ở phương pháp phân tích cơ bản (Fundmental analysis) – được sử dụng để đánh giá các giá trị của một cổ phiếu dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì phân tích kỹ thuật (PTKT) sẽ tập trung vào việc nghiên cứu giá cả chứng khoán và khối lượng giao dịch.
Các công cụ trên đều được sử dụng trong phân tích kỹ thuật và dùng để xem xét các tác động của cung và cầu đối với một cổ phiếu, xem nó sẽ ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu đó như thế nào. Phân tích kỹ thuật thường được sử dụng trong các chiến thuật đầu tư trong ngắn hạn.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
Xác định được các tín hiệu để phân tích xu hướng giá của chứng khoán là yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư thành công trong các chiến lược đầu tư. Nếu phương pháp phân tích cơ bản thường được sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư thì phân tích kỹ thuật được dùng để xác định điểm mua vào và điểm bán ra của mỗi cổ phiếu.
Nhược điểm
Trên thị trường chứng khoán có rất nhiều yếu tố tác động mà chúng ta không thể lường trước và cũng không thể được phát hiện ra khi phân tích kỹ thuật. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản không đảm bảo chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư.
Tương tự như phân tích cơ bản thì các nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kỹ các cách thức phù hợp để phân tích cũng như đưa ra những lựa chọn đầu tư hợp lý nhất.
Vai trò của phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật đóng vai trò quan trọng và là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 3 chức năng chính bao gồm: báo động, xác thực và dự đoán.
Công cụ báo động: Phân tích kỹ thuật sẽ cảnh báo được sự phá vỡ các ngưỡng an toàn gồm hỗ trợ và kháng cự cũng như thiết lập ra các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác chính là thiết lập mức giá mới. Thay vì chỉ dao động quanh một mức giá cũ. Đối với các trader, việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm sẽ giúp cho họ có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời, đúng lúc.
Công cụ xác nhận: Mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các cách thức khác hoặc các phương pháp phân tích cơ bản để có thể đánh giá về xu thế của giá chứng khoán. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật này sẽ giúp các nhà đầu tư có được kết luận chính xác và hiệu quả hơn.
Công cụ dự đoán: Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá tương lai với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn.
Để trở thành nhà đầu tư chứng khoán thông minh là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần rất nhiều kỹ năng và có phương pháp phân tích chuẩn xác. Đăng ký khoá học online chứng khoán trên Unica để học đầu tư chứng khoán theo phương pháp phân tích kỹ thuật và có thêm bí quyết kinh nghiệm đầu tư chứng khoán thành công.
[course_id:559,theme:course]
[course_id:560,theme:course]
[course_id:641,theme:course]
Công cụ được nhà phân tích kỹ thuật sử dụng
>>> Xem ngay: Hướng dẫn phân tích cơ bản chứng khoán chính xác nhất
Công cụ được nhà phân tích sử dụng
Nguyên tắc chính của việc phân tích kỹ thuật là giá của cổ phiếu sẽ phản ánh tất cả thông tin có thể tác động đến thị trường. Thông thường thì các nhà phân tích sẽ sử dụng hai công cụ chính đó là các mô hình giá và các chỉ báo kỹ thuật để phân tích biến động về giá.
Các mô hình giá
Các mô hình giá được nhà đầu tư phân tích và sử dụng để xác định các vùng hỗ trợ cũng như kháng cự. Vùng hỗ trợ được hiểu là vùng giá mới đạt được khi giá của chứng khoán giảm xuống mức đáy dự kiến (hay được gọi là mức hỗ trợ). Vùng kháng cự sẽ là vùng giá mới đạt được khi giá của chứng khoán tăng lên cao hơn mức đỉnh dự kiến (hay còn được gọi là mức kháng cự). Các mô hình này sẽ được thiết kế để dự đoán vị trí của giá, sau một thời điểm nhất định và khi một điểm giá nào đó bị phá vỡ hoàn toàn.
Chỉ báo kỹ thuật
Chỉ báo kỹ thuật là những công thức tính toán hay dự báo giá chung dựa trên các thông số trong quá khứ như giá, khối lượng hay các nhu cầu mua bán của một cổ phiếu. Các chỉ báo này được các nhà giao dịch sử dụng theo phương pháp phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư.
Hiện nay có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật được nhà nghiên cứu phát triển để hỗ trợ giao dịch. Một vài chỉ báo tập trung vào việc xác định xu hướng thị trường hiện tại, bao gồm các khu vực hỗ trợ và kháng cự. Các chỉ báo còn lại thường tập trung vào việc xác định sức mạnh của xu hướng và khả năng tiếp tục.
Các chỉ báo kỹ thuật thường được các nhà đầu tư sử dụng đó là:
Xu hướng của giá cả
Chỉ báo về khối lượng và chỉ báo dao động
Đường trung bình động
Chuyển động trung bình hội tụ và phân kỳ
Các giả định cơ bản của phân tích kỹ thuật
Mỗi một phương pháp phân tích đều sẽ có những giả định cơ bản. Cũng có nghĩa là, các nhà phân tích cho rằng những giả định này là đúng, và dựa trên những giả định này để đưa ra những kết luận về giá cụ thể.
Charles Dow đã viết và chia sẻ một loạt bài thảo luận về lý thuyết phân tích kỹ thuật trong đó ông đã đưa ra hai giả định cơ bản là nền tảng cho phương pháp này:
Các thông tin về thị trường đã được phản ánh qua giá của các loại cổ phiếu
Ngay cả những biến động về giá ngẫu nhiên, chuyển động theo các mô hình và xu hướng xác định được, sẽ có xu hướng lặp lại theo thời gian
Các nguyên tắc phân tích này, hiện nay phần lớn đều được xây dựng dựa trên nền tảng của Dow. Trong đó, hiện nay có 3 giả định chung thường được các nhà phân tích chuyên nghiệp tuân theo bao gồm:
Thị trường giảm giá mọi thứ: Tất cả các thông tin, từ nguyên tắc cơ bản của công ty đến các yếu tố, tâm lý của thị trường đều đã được phản ánh qua giá của cổ phiếu. Quan điểm này sẽ rất phù hợp với Giả thuyết Thị trường Hiệu quả (EMH - Efficient Market Hypothesis), giả thuyết này đã đưa ra kết luận tương tự về giá cổ phiếu. Việc còn lại là nhà đầu tư cần phân tích khả năng biến động giá, để xác định cung và cầu của một cổ phiếu cụ thể trên thị trường.
Giá lên xuống theo xu hướng: Các nhà phân tích kỹ thuật kỳ vọng rằng giá, ngay cả trong các chuyển động thị trường ngẫu nhiên, cũng thể hiện xu hướng ở bất kỳ khoảng thời gian nào. Do vậy thay vì những biến động thất thường, giá cổ phiếu nhiều khả năng sẽ tiếp tục chuyển động theo xu hướng trong quá khứ. Chủ yếu các chiến lược giao dịch kỹ thuật đều dựa trên giả định này.
Lịch sử có xu hướng tự lặp lại: Nhà phân tích kỹ thuật cũng tin rằng lịch sử có xu hướng tự lặp lại. Bản chất lặp đi lặp lại của các chuyển động giá thường được cho là do tâm lý chung của thị trường, thường rất dễ đoán dựa trên cảm xúc của những nhà đầu tư như sợ hãi hay phấn khích.
Kết Luận
Những chia sẻ trên từ Unica mong rằng sẽ đem lại cho mọi người những thông tin cần thiết về phân tích kỹ thuật chứng khoán. Điều này sẽ giúp cho các bạn học đầu tư chứng khoán online có thể tự tin hơn trong quá trình lựa chọn chứng khoán đầu tư hiệu quả và chính xác nhất đem lại nhiều lợi nhuận sinh lời cho bản thân.
25/02/2022
3686 Lượt xem
Hướng dẫn phân tích cơ bản chứng khoán chính xác nhất
Để thực hiện việc phân tích cơ bản chứng khoán thì ngoài việc bạn nắm rõ các kiến thức trong quá trình bạn học chứng khoán online thì bắt buộc còn phải biết cách phân tích các chỉ số. Vậy cụ thể cách phân tích cơ bản chứng khoán thế nào mới chính xác thì hãy cùng Unica giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản là gì?
Khái niệm
Phân tích cơ bản ( tên tiếng anh: Fundamental analysis) là phương pháp dùng để đo lường giá trị hiện tại của chứng khoán bằng cách kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai. Các nhà phân tích cơ bản sẽ nghiên cứu tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu, từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như: trạng thái của nền kinh tế, điều kiện ngành đến các yếu tố kinh tế vi mô như hiệu quả quản lý của công ty...
Qua việc phân tích cơ bản cổ phiếu, mọi nhà đầu tư có thể tìm ra những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiềm lực tài chính tốt và có tiềm năng tăng trưởng với quy mô lớn trong tương lai. Đây cũng là cách đem lại những khoản đầu tư vô cùng thành công cho những nhà đầu tư nổi tiếng như: Warren Buffett, Benjamin Graham.
Đặc điểm cơ bản
Mục tiêu của việc sử dụng phân tích cơ bản là để đánh giá được giá trị nội tại của chứng khoán, nhà đầu tư thực hiện so sánh với mức giá hiện tại của thị trường để xem liệu chứng khoán đó bị định giá thấp hay được định giá cao. Nhờ vào đó mà nhà đầu tư quyết định mua vào hay bán ra cổ phiếu.
Phân tích cơ bản sử dụng các dữ liệu công khai của doanh nghiệp như: doanh thu, thu nhập, tăng trưởng trong tương lai, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, biên lợi nhuận và các dữ liệu khác để xác định giá trị cơ bản của công ty và tiềm năng phát triển của chúng trong tương lai.
Phương pháp phân tích cơ bản thường trái ngược với phương pháp phân tích kỹ thuật. Tập trung vào việc nghiên cứu giá cả chứng khoán và khối lượng giao dịch để đánh giá đúng hướng đi của các giá cổ phiếu khác nhau.
Nguyên tắc chung
Việc phân tích cơ bản sẽ liên quan đến các nhân tố tài chính, kinh doanh, triển vọng doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, khoản nợ, thị phần, chất lượng quản lý…
Những yếu tố cơ bản này có thể phân thành hai loại đó là: định lượng và định tính.
Định lượng: Có thể dùng để đo lường và được thể hiện bằng số. Nguồn dữ liệu định lượng lớn nhất trong báo cáo tài chính chính là: lợi nhuận, tài sản
Định tính: Dựa vào chất lượng hoặc tính chất của một doanh nghiệp, có thể là chất lượng quản trị, thương hiệu hay lợi thế của việc cạnh tranh
Ý nghĩa
Đánh giá được vai trò quản lý của ban lãnh đạo công ty
Sự quản lý của những yếu tố này được ví như linh hồn của một công ty. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của một công ty. Việc phân tích cơ bản sẽ giúp cho các thành viên công ty hiểu được cấu trúc của ban lãnh đạo, cách thức quản lý cũng như cách vận hành công ty.
Đánh giá tiềm lực của công ty
Sử dụng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá đúng về tiềm lực phát triển của công ty đó. Qua những nhận định về tiềm lực của công ty cũng giúp cho nhà đầu tư so sánh công ty này với các đối thủ trên thị trường.
Đo lường giá trị hợp lý
Sử dụng kết quả từ phân tích cơ bản, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định giá trị hợp lý của mọi cổ phiếu. Bằng cách phân tích tất cả các kết quả hoạt động trong quá khứ và hiện tại của công ty đó.
Trên cơ sở phân tích này, các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định về hành động cần thực hiện. Nếu giá trị nội tại thấp hơn so với giá thị trường, có nghĩa là cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị. Lúc này nhà đầu tư nên mua vào cổ phiếu đó.
Dự đoán được giá cổ phiếu trong tương lai
Dựa vào các thông số nhất định của phân tích cơ bản. Các nhà phân tích có thể dự đoán trước được giá của cổ phiếu trong tương lai. Để có thể ra những quyết định đầu tư phù hợp đem lại nhiều lợi nhuận cho bản thân.
Nắm bắt kiến thức và kỹ năng về đầu tư chứng khoán bằng cách tham gia khoá học online chứng khoán qua video. Khoá học giúp bạn nắm được chi tiết A-Z kiến thức về chứng khoán. Và giúp bạn tránh tất tần tật những rủi ro, cạm bẫy để tăng thu nhập từ đầu tư thị trường chứng khoán.
[course_id:260,theme:course]
[course_id:410,theme:course]
[course_id:2186,theme:course]
Ưu nhược điểm của phân tích cơ bản chứng khoán
Ưu điểm
Phương pháp phân tích cơ bản này thường được dùng để hỗ trợ các nhà đầu tư ra các quyết định đầu tư hợp lý trong dài hạn.
Ngoài ra việc phân tích này còn giúp nhà đầu tư nhận định được các công ty tốt để đầu tư và đánh giá được các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của công ty và giá trị cổ phiếu.
Nhược điểm
Khi sử dụng phương pháp phân tích cơ bản nhà đầu tư phải tiếp cận và xử lý một khối lượng lớn thông tin kinh tế và tài chính.
Mức độ chính xác của việc phân tích cơ bản sẽ phụ thuộc vào tính chính xác của thông tin mà nhà đầu tư sử dụng. Ngoài ra trong phân tích cơ bản có nhiều biến số phải tính đến và giá trị của các biến số này đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan.
Trong thị trường chứng khoán sẽ còn nhiều những yếu tố tác động mà chúng ta không thể lường trước và không thể được phát hiện ra nếu chí sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên bạn nên hiểu rằng việc sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản này không đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư.
Chính vì vậy các nhà đầu tư cần có một chiến lược quản lý rủi ro để hạn chế tác động của các biến động bất lợi tới những danh mục đầu tư của mình.
Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật?
>>> Xem ngay: Phân tích lợi ích khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi
Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật?
Qua những phân tích đặc điểm khác biệt trong chứng khoán thì liệu phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật sẽ là lựa chọn vượt trội? Trên thực tế thì nhà đầu tư cần hiểu rằng không có phương pháp nào là tuyệt đối, xét về bản chất mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm khác nhau.
Do đó cả 2 phương pháp phân tích trên đều sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với từng đối tượng và nhà đầu tư, với mục tiêu và chiến lược khác nhau. Nếu như các nhà đầu tư muốn đầu tư ngắn hạn, lướt sóng để chốt lời thì phương pháp phân tích kỹ thuật sẽ phát huy tối đa ưu thế của mình để mau kiếm được lợi nhuận. Ngược lại, nếu trường hợp nhà đầu tư tham gia thị trường dài hơi hơn, mong muốn có thể đầu tư lâu dài thì cần phải quan tâm đến cách thức phân tích cơ bản.
Tuy nhiên, điều quan trọng là cả 2 phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong chứng khoán chỉ khác nhau chứ không mẫu thuẫn hay bác bỏ nhau. Thông tin của phân tích cơ bản là những kiến thức nền tảng để hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định đầu tư ở đâu, mặt khác còn phân tích kỹ thuật sẽ hỗ trợ xác định thời điểm ra - vào của thị trường khi nào. Chính vì vậy, tùy vào chiến lược của mình mà nhà đầu tư có thể lưu ý kết hợp đồng thời hai phương pháp phân tích nhằm gia tăng được tỷ lệ lợi nhuận ở mức cao nhất.
Tổng kết
Phân tích cơ bản chứng khoán hiện nay có thể nói là phương pháp được sử dụng nhiều nhất kết hợp cùng với phương pháp phân tích kỹ thuật. Unica mong rằng các nhà đầu tư có thể áp dụng phương pháp này để có thể phân tích chính xác cũng như đưa ra những quyết định phù hợp nhất góp phần đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất, kiếm nhiều lợi nhuận cho bản thân các nhà đầu tư.
24/02/2022
3818 Lượt xem
Gợi ý cách chọn mã chứng khoán để đầu tư hiệu quả
Với những nhà đầu tư mới hay đã tham gia được một thời gian thì chắc hẳn việc lựa chọn mã chứng khoán tốt nhất để đầu tư là điều khá khó khăn. Trên thị trường chứng khoán hiện nay có rất nhiều các loại mã chứng khoán khác nhau, sẽ rất khó để phân biệt đâu là chứng khoán có thể sinh lời cao. Hiểu được điều này nên sau đây Unica sẽ gợi ý cho bạn cách chọn mã chứng khoán để đầu tư hiệu quả nhất nhé!
Tổng quan về chọn mã chứng khoán
Tiêu chí lựa chọn cổ phiếu
Với một cổ phiếu để được đánh giá tốt cần được nhận định trên nhiều khía cạnh khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu đầu tư. Do vậy việc này đòi hỏi cần phải có nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như tầm nhìn dài hạn về thị trường. Sau đây là tổng quan một số tiêu chí lựa chọn cổ phiếu tốt, thường được sử dụng bởi đa số các nhà đầu tư:
Vốn hóa của cổ phiếu trên thị trường: Vốn hóa chính là tổng khối lượng hoặc tổng cơ cấu vốn cổ phần của công ty, doanh nghiệp bao gồm các mục như: giá trị của cổ phiếu, các khoản nợ dài hạn và phần thu nhập được giữ lại
Doanh thu: Đây là tiêu chí để đánh giá phần thu nhập mà doanh nghiệp kiếm được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và vốn góp của chủ sở hữu
P/E: Tiêu chí này tập trung vào tỷ số giá của lợi nhuận trên một cổ phiếu
P/B: Yếu tố này sẽ thể hiện tỷ số giá cổ phiếu và phần tài sản ròng của công ty
Tổng quan về chọn mã chứng khoán
Lãi ròng: Được dùng để đánh giá phần lợi nhuận doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ các khoản lãi suất, thuế doanh nghiệp, chi trả cổ tức và chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh khác
Tổng tài sản: Giúp cho việc đánh giá toàn bộ lượng tài sản mà doanh nghiệp có, bao gồm cả tài sản dài hạn và ngắn hạn
Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp và các cổ đông trong công ty có liên quan
ROA, ROE: Để phản ánh về tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
EPS qua các quý trong năm: Thể hiện mức tăng trưởng về tỷ suất lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phần
>>> Xem ngay: Cổ phiếu là gì? Đặc điểm và cách phân loại cổ phiếu
Nắm bắt kiến thức và kỹ năng về đầu tư chứng khoán bằng cách tham gia khoá học online chứng khoán qua video. Khoá học giúp bạn nắm được chi tiết A-Z kiến thức về chứng khoán. Và giúp bạn tránh tất tần tật những rủi ro, cạm bẫy để tăng thu nhập từ đầu tư thị trường chứng khoán.
[course_id:260,theme:course]
[course_id:410,theme:course]
[course_id:2186,theme:course]
Cách chọn mã chứng khoán để đầu tư
Cách chọn mã chứng khoán để đầu tư
Qua những phân tích trên về các tiêu chí để có thể lựa chọn được những mã cổ phiếu tốt nhất cho việc đầu tư của bạn. Tiếp theo sẽ là những cách chọn mã chứng khoán để đầu tư hiệu quả dành cho tất cả các nhà đầu tư. Cụ thể:
Lọc cổ phiếu bằng phương pháp Canslim
Canslim là gì? Phương pháp này sẽ dựa trên 7 tiêu chí đánh giá về sự thành công trong quá khứ của cổ phiếu để ra quyết định. Đây là phương pháp rất hay được phát triển bởi ông William O’Neil, công tác tại tạp chí Investor’s Business Daily.
Lựa chọn theo phương pháp canslim
Lựa chọn cổ phiếu theo ngành
Hiện tại thị trường chứng khoán tại Việt Nam có hàng trăm ngàn mã cổ phiếu thuộc nhiều lĩnh vực và ngành kinh doanh khác nhau. Trong đó, các công ty trong một ngành nghề thường có nhiều đặc điểm chung với những xu hướng biến động khá tương đồng.
Thông thường trên thị trường hiện nay sẽ có các giai đoạn trong ngành này tăng trưởng tốt hơn so với ngành khác. Vì mọi người đều hiểu rằng bản chất của việc đầu tư chính là lựa chọn cổ phiếu tốt của các ngành đang tăng trưởng tốt hơn so với thị trường chung để thu về nhiều lợi nhuận.
Thông qua một số mô hình phân tích thì chúng ta có thể lựa chọn được các ngành "hot nhất", không chỉ là những lĩnh vực đang hoạt động hiệu quả mà còn có tiềm năng phát triển lâu dài trong tương lai cao hơn.
Các ngành nghề kinh doanh thường được chia làm 2 nhóm chinh đó là:
Nhóm ngành có những biến động tương đối mạnh trong một khoảng thời gian dài (ví dụ: bất động sản, du lịch …)
Các ngành thường có biến động nhẹ và ít thay đổi (ví dụ: hàng tiêu dùng, y tế, giáo dục…)
Khi nền kinh tế nước ta tăng trưởng ổn định, nên lựa chọn cổ phiếu của các ngành tăng trưởng cao như bất động sản, ngân hàng…Còn nếu nắm bắt được các con sóng mạnh của ngành tiềm năng cũng có thể kiếm lời cho các nhà đầu tư rất lớn.
Còn nếu nền kinh tế có khả năng rơi vào khủng hoảng hay suy thoái, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành này sẽ có nhiều biến động mạnh sẽ và có khả năng rớt giá nhiều nhất. Do vậy, trong giai đoạn này nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu thuộc các ngành nghề ổn định, ít biến động như thực phẩm, y tế hay giáo dục.
Ngoài ra, một trong những tiêu chí quan trọng được đặt lên hàng đầu là nhà đầu tư phải thực sự tìm hiểu để có các kiến thức nhất định về ngành nghề mà mình dự định đầu tư. Bởi mỗi ngành nghề đều có những tính chất đặc thù riêng với các chiến lược phát triển riêng đòi hỏi người có kiến thức và tầm nhìn để thực sự đánh giá đúng tiềm năng của ngành.
Lựa chọn cổ phiếu theo giá trị
Đây được xem là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì dễ thực hiện. Để đánh giá được hiệu quả sẽ dựa vào giá trị thực tế của cổ phiếu so sánh với giá trị thị trường. Một vài tiêu chí có thể dùng để tham khảo cụ thể là:
Quy mô vốn hóa của các công ty trên thị trường
Các chỉ số thể hiện hiệu quả tài chính như ROE, ROA
Chỉ số về hiệu quả của cổ phiếu là P/E, P/B
Mức tỷ lệ lợi tức được nhận trên mỗi cổ phiếu
Bên cạnh đó thì các nhà đầu tư cũng cần để ý đến các dấu hiệu phát triển hay sự suy thoái của doanh nghiệp. Trên thực tế, những số liệu trên bảng giá chứng khoán chỉ mang tính chất tương đối, bất kỳ sự biến động nào của doanh nghiệp cũng có thể ảnh hưởng mạnh đến của giá cổ phiếu.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn các bước cơ bản để đầu tư chứng khoán online
Cách lọc cổ phiếu tăng trưởng
Một cách trong số cách tốt nhất để chọn cổ phiếu là lọc các chứng khoán tăng trưởng. Cụ thể là cổ phiếu tăng trưởng chính là sản phẩm của một doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tăng với tốc độ cao hơn vượt so với mức trung bình của thị trường.
Thường các cổ phiếu tăng trưởng sẽ không được phép chia cổ tức, vì lợi nhuận sẽ được tái đầu tư để tập trung vào việc phát triển doanh nghiệp, nhưng sẽ khá rủi ro nếu công ty không hoạt động tốt như dự kiến. Hoặc thường tập trung nhiều ở các nhóm ngành có sự đổi mới nhiều như công nghệ sinh học, kỹ thuật, hàng tiêu dùng,…
Cách lọc cổ phiếu theo giá
Tiếp đến thì bạn sẽ cần phải lọc theo giá để lựa chọn ra cổ phiếu có mức giá tốt nhất, phù hợp với các tiêu chí đầu tư ban đầu và mức vốn bạn có. Sau đó sẽ bắt tay tiến hành đánh giá, phân tích và dự đoán xu hướng của cổ phiếu trong thời gian sắp tới. Cụ thể tiêu chí như sau:
Giá gần đây.
Giá tối đa trong 52 tuần.
Giá thấp nhất trong 52 tuần.
Khối lượng trung bình 10 ngày.
Khối lượng giao dịch.
Giá trị giao dịch.
Giá cao nhất trong lịch sử.
Giá thấp nhất trong lịch sử.
Cách lọc cổ phiếu dựa trên chỉ số định giá
Phương pháp cuối cùng trong cách chọn cổ phiếu tốt là bạn sẽ lọc được dựa trên chỉ số định giá. Tuy nhiên, phương pháp này lại chỉ phù hợp với số lượng cổ phiếu cần lọc ít, từ 10 loại trở xuống. Vì thế Unica khuyên bạn nên sử dụng cách này để lọc các cổ phiếu cùng ngành thì sẽ hiệu quả hơn.
Các chỉ số cần lọc sẽ bao gồm:
P/E cơ bản.
P/E pha loãng.
P/E trước thu nhập khác.
PEG %.
Hệ số Giá Cổ phiếu/Trị giá Sổ sách (P/B).
Hệ số Giá Cổ phiếu/Doanh số trên cổ phiếu (P/S).
Hệ số Giá/Trị giá Sổ sách TSHH.
Hệ số giá/Dòng tiền.
Giá trị Doanh nghiệp/Doanh số.
Giá trị Doanh nghiệp/EBITDA.
Giá trị Doanh nghiệp/EBIT.
Phần mềm để lọc cổ phiếu công ty
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, phương pháp giao dịch chứng khoán ở Việt Nam cũng có nhiều bước thay đổi, chuyển mình khác nhau. Một trong những cách lựa chọn cổ phiếu tốt nhất để đầu tư hiệu quả đó là sử dụng các công cụ hiện đại. Một trong số bộ lọc chứng khoán tiêu biểu có thể kể đến như: cophieu68, bộ lọc của Vndirect, bộ lọc của vietstock.
Bộ lọc cổ phiếu của Vndirect
Các nhà đầu tư lâu năm chắc hẳn đã quen thuộc với cái tên Vndirect, một trong những công ty cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán hàng đầu thị trường với số lượng khách hàng rất lớn trong nhiều năm. Ngoài ra, Vndirect cũng cung cấp một công cụ lọc cổ phiếu vô cùng linh hoạt, thông minh để hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.
Bộ lọc của Vndirect sẽ bao gồm 5 loại chính
Bộ lọc này sẽ giúp phân đoạn thị trường cổ phiếu: Dựa vào các tiêu chí như quy mô vốn hóa, các lĩnh vực hoạt động hay sàn chứng khoán niêm yết
Ngoài ra còn là bộ lọc giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu: Cũng phụ thuộc vào các tiêu chí như khoảng giá biến động tăng hay giảm, khối lượng biến động tăng hoặc giảm và khối lượng giao dịch trung bình
Đồng thời hỗ trợ phân tích cơ bản như: Dựa vào các tiêu chí cơ bản để đánh giá một vài cổ phiếu như P/E, PEG, P/S…
Tiếp theo về doanh thu và phân phối cổ tức: Cũng là dựa vào các tiêu chí như tốc độ tăng trưởng EPS hằng năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng cổ tức phân bổ để phân tích…
Cuối cùng là hỗ trợ phân tích kỹ thuật: Để dự báo và phân tích các tín hiệu biến động giá cao nhất hay giá thấp nhất, đường SMA (trung bình động)…
Tổng kết
Qua những gợi ý về cách chọn mã chứng khoán để đầu tư ở trên, Unica cũng hy vọng rằng các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình những chứng khoán tiềm năng và có khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Đem lại nhiều tiền sinh lời cho bản thân hơn nữa trong tương lai. Bạn đọc quan tâm, có thể tham khảo khóa học chứng khoán trên Unica để biết thêm nhiều mã chứng khoán cũng như ưu - nhược điểm và cách đầu tư nhanh sinh lời nhất.
Cuối cùng là chúc tất cả các bạn sẽ thành công trong việc đầu tư chứng khoán trong năm 2022 này nhé!
24/02/2022
2960 Lượt xem
Cổ tức là gì? Hướng dẫn cách chi trả cổ tức chính xác nhất
Trong một doanh nghiệp, các cổ đông sẽ quan tâm đến vốn góp của mình để hướng đến sự tồn tại và phát triển của công ty, đồng thời mong muốn sẽ được hưởng một khoản cổ tức định kỳ. Vậy cổ tức là gì? Cách tính cổ tức thế nào? Mời các bạn hãy cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!
Cổ tức là gì?
Để biết được cụ thể mọi thông tin xoay quanh vấn đề cổ tức là gì, bạn đọc hãy tham khảo nội dung mà Unica chia sẻ dưới đây nhé.
Khái niệm
Cổ tức chính là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của một công ty sau khi đã thực hiện hết các nghĩa vụ về tài chính.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, phần cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi sẽ được thực hiện theo các điều kiện áp dụng cụ thể cho mỗi loại cổ phần. Cổ tức để trả cho cổ phần phổ thông thường được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và các khoản đã trả được trích ra từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.
Cổ tức là gì?
Phân loại
Sau khi tìm hiểu và trả lời được câu hỏi cổ tức là gì thì bạn cần nắm được cách phân loại cổ tức đúng nhất. Cổ tức bao gồm 2 loại đó là cổ tức cổ phần ưu đãi và cổ tức cổ phần cổ thông. Cụ thể:
Cổ tức của cổ phần ưu đãi
- Được xem là loại cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm cổ tức được chia hằng năm. Bao gồm: cổ tức cố định và cổ tức thường, cổ tức cố định sẽ không bị phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty
- Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức sẽ được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức
Với cổ tức của cổ phần phổ thông
Dựa vào Luật Doanh nghiệp của năm 2020, cổ tức trả cho cổ phần phổ thông thường được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã được thực hiện và khoản chi trả cổ tức này được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của mỗi công ty.
Ý nghĩa
Việc chi trả cổ tức định kỳ thường được hiểu đơn giản là phương thức để phân phối lại lợi nhuận nhưng đồng thời lại có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cổ đông trong công ty. Cụ thể:
Khi bạn là cổ đông, việc công ty trả cổ tức sẽ thể hiện rằng công ty đó vẫn đang hoạt động có lãi.
Đối với nhiều nhà đầu tư, việc công ty chi trả cổ tức vẫn tốt hơn là việc công ty giữ lại tiền của cổ đông.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, xu hướng đầu tư cổ phiếu để nhận về cổ tức cũng được mọi người tìm hiểu và lựa chọn vì:
- Điều này sẽ mang lại nguồn thu nhập khá ổn định cho các cổ đông
- Có thể giúp các nhà đầu tư hưởng lợi nhuận kép nếu lãi suất bị giảm mạnh
Cổ túc có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông
Trên thị trường hiện nay, hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh tốt đều sẽ chi trả cổ tức cho cổ đông.
Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
[course_id:608,theme:course]
[course_id:1240,theme:course]
[course_id:1310,theme:course]
Hình thức chi trả cổ tức
Có rất nhiều hình thức chi trả cổ tức khác nhau, bao gồm: tiền mặt, cổ phần, tài sản thế chấp,... Cụ thể như sau:
Trả cổ tức bằng tiền mặt
Nếu lựa chọn hình thức chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng tiền mệnh giá Đồng Việt Nam ngoài ra có thể được chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông đó.
Trả cổ tức bằng cổ phần
Nếu công ty có nhu cầu giữ lại lợi nhuận để đầu tư phát triển, họ có thể sử dụng cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu quỹ (nếu có) để chi trả cổ tức. Khoản cổ tức dùng để trả cho mỗi cổ phiếu theo cách này là phần cổ phần thay cho khoản tiền cụ thể.
Lưu ý rằng: Trong trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty sẽ không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 123, 124 và 125 của Luật doanh nghiệp năm 2020. Các công ty chỉ cần đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn là 10 ngày, tính từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.
Bằng tài sản khác quy định tại điều lệ công ty
Hình thức này ít được sử dụng hơn hai hình thức trên, tuy nhiên tuỳ theo điều lệ của mỗi công ty mà sẽ có thêm hình thức chi trả cổ tức này.
>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách xem vùng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán
Cách thức chi trả cổ tức
Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng, bắt đầu tính từ ngày kết thúc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Các công ty sẽ lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là trong 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện việc trả cổ tức.
Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 6 tháng
Trong thông báo bắt buộc phải có các nội dung sau đây:
Tên công ty cũng như địa chỉ trụ sở chính của công ty
Tiếp theo thông tin là thông tin về họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu và các chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là các cá nhân
Tên và mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là những tổ chức khác nhau
Số lượng cổ phần của các cổ đông, mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông này nhận được
Thời điểm cũng như phương thức chi trả cổ tức
Cuối cùng là các mục về họ tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty
Cách thức chi trả cổ tức
Các cách chia cổ tức phổ biến
Hiện nay, các công ty niêm yết có thể lựa chọn một trong 4 kiểu chia cổ tức dưới đây để chi trả cho các cổ đông của mình cụ thể:
Chia cổ tức bằng tiền mặt
Chia cổ tức bằng cổ phiếu
Cổ tức được chia bằng cả tiền mặt và cổ phiếu
Không được chia (có thể do công ty đang bị thua lỗ hoặc phải bù lỗ lũy kế)
Việc chia cổ tức theo cách nào và với tỷ lệ bao nhiêu sẽ được Đại hội cổ đông thường niên thông qua trên cơ sở số lợi nhuận sau thuế đã được kiểm toán chính xác.
Đối với những nhà đầu tư đang theo đuổi chiến lược "nhận cổ tức" thì thường sẽ phù hợp với những công ty có định hướng ổn định và tỷ lệ "Cổ tức tiền mặt hoặc Lợi nhuận sau thuế" lớn.
Ngược lại với những công ty có tham vọng tăng trưởng mạnh trong tương lai thì tỷ lệ "cổ tức tiền mặt hay LNST" thường rất nhỏ, phần lớn lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư. Những công ty này thường sẽ phù hợp với các nhà đầu tư hoặc quỹ đầu tư ưa thích chiến lược tăng trưởng. Trên thực tế, một số công ty niêm yết còn không đủ lợi nhuận để có thể trả tiền mặt cho cổ đông.
Cách tính cổ tức tiền mặt
Cách tính cổ tức này luôn dựa trên cơ sở mệnh giá gốc của cổ phiếu. Theo quy định chung của Việt Nam hiện nay, mệnh giá gốc là 10.000 VNĐ. Tuy nhiên thì nhiều người vẫn lầm tưởng rằng việc trả cổ tức sẽ dựa trên giá thị trường của cổ phiếu.
Ví dụ như: Công ty HND chi trả cổ tức tiền mặt 16% thì ta có thể hiểu là 16% của 10.000 VNĐ là 1.600 VND chứ không phải 16% của thị giá cổ phiếu của HND.
Cách tính cổ tức cổ phiếu
Trong trường hợp doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, ta thường thấy thông báo kiểu theo tỷ lệ như. Công ty X chi trả cổ tức cổ phiếu năm 2022 theo tỷ lệ 100:30. Nên nếu bạn đang nắm giữ 100 cổ phiếu của công ty đó thì sẽ được nhận thêm 30 cổ phiếu nữa. Và giá của cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh theo mức quy định chung.
Tổng kết
Nhìn chung qua chia sẻ của Unica, nếu như các bạn có thể nắm chắc được khái niệm cổ tức là gì cũng như những đặc điểm, ý nghĩa khác về cổ tức. Điều này sẽ giúp cho bản thân các cổ đông có thể tự tính toán và biết được khoản lợi tức mà mình sẽ được nhận là bao nhiêu. Từ đó có thể kiểm soát và theo dõi được số lượng này định kỳ chính xác nhất.
24/02/2022
1792 Lượt xem