Thị trường chứng khoán như mọi người biết thì rất đa dạng với nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong đó chứng quyền cũng rất phổ biến và được nhiều người đầu tư trong thời gian gần đây. Vậy để hiểu rõ hơn chứng quyền là gì và những điều bạn cần nắm được về sản phẩm này thế nào hãy cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về chứng quyền
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền là gì?
Chứng quyền có bảo đảm được biết đến là loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do các công ty chứng khoán phát hành, và cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được phép bán ra (gọi là chứng quyền bán) các loại chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định từ trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được định sẵn, hoặc nhận một khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện với giá chứng khoán của cơ sở tại thời điểm thực hiện.
Đặc điểm
- Luôn luôn gắn liền với một mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ tham chiếu và giúp cho việc xác định lãi hoặc lỗ
- Các loại giá của chứng quyền:
IPO: Nghĩa là công ty chứng khoán sẽ phát hành tại 1 mức giá xác định. Sau khi niêm yết: Giá sẽ biến động trên cơ sở tăng giảm của mã chứng khoán cơ sở làm tham chiếu.
Mỗi nhà đầu tư khi mua chứng quyền đều có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ cho đến lúc đáo hạn. Nhà đầu tư giữ chứng quyền đến ngày đáo hạn sẽ được nhận lãi chênh lệch bằng tiền mặt giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn cùng với giá thực hiện của chứng quyền.
- Có tính đòn bẩy cao: Giá của chứng quyền thường sẽ nhỏ hơn nhiều lần so với giá của các chứng khoán cơ sở, tuy nhiên giá trị nội tại của chứng quyền có thể thay đổi gần như tương ứng với mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở. Vì vậy, mà tỷ lệ thay đổi giá của chứng quyền thường sẽ lớn hơn tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở. Do đó,chứng quyền có thể sẽ làm gia tăng tỷ suất sinh lợi cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động đúng với dự báo của các nhà đầu tư.
- Cố định khoản lỗ tối đa: Khi nhà đầu tư không thể nhận định được chính xác về sự thay đổi giá của chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể đầu tư vào chứng quyền như một phương án thay thế. Trường hợp giá chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với dự đoán của nhà đầu tư thì những khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư trong trường hợp này sẽ chỉ là khoản phí (giá) của chứng quyền mà nhà đầu tư phải trả để có thể sở hữu được chứng quyền.
Ví dụ đó là: Nhà đầu tư muốn mua 1.000 cổ phiếu A, thì nhà đầu tư có thể thực hiện các phương án sau:
- Phương án 1: Mua 1.000 cổ phiếu A (với giá 10.000đ/cổ phiếu) => tổng chi phí là: 10.000.000 đồng
- Phương án 2: Mua 1.000 chứng quyền mua, nắm giữ đến ngày đáo hạn để thực hiện quyền Chứng khoán cơ sở: A, giá CW: 2.000đ/CW, tỷ lệ thực hiện 1:1, giá thực hiện: 10.000 đồng) => tổng chi phí bằng: 2.000.000 đồng
Sau đó thời gian 6 tháng thì giả sử giá của cổ phiếu A giảm xuống chỉ còn dưới 10.000 đồng, khi đó các khoản lỗ của nhà đầu tư đối với các phương án này như sau:
Trong đó thì:
- Giá thanh toán chứng quyền: Được hiểu là trung bình giá của 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn của chứng khoán cơ sở
- Giá thực hiện của chứng quyền là: Giá xác định trước tại thời điểm mua chứng quyền và không có sự thay đổi theo thời gian
Phân loại
Hiểu được chứng quyền là gì tiếp theo mọi người phải nắm được cách phân loại chứng quyền để có thể hiểu sâu hơn về sản phẩm này. Cụ thể hiện nay có hai loại chứng quyền có bảo đảm đó là: chứng quyền mua và chứng quyền bán.
- Chứng quyền mua là: Những loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền này sẽ được hưởng quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo những mức giá thực hiện hoặc nhận được khoản tiền chênh lệch khi giá của thị trường chứng khoán cơ sở cao hơn so với mức giá thực hiện tại thời điểm hiện tại
- Chứng quyền bán: Được hiểu rằng là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền có thể được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.
Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
Thông tin cơ bản về chứng quyền
>>> Xem ngay: Tổng hợp những câu nói hay của warren buffett trong đầu tư
Thông tin cơ bản về chứng quyền
- Chứng khoán cơ sở: Chứng khoán cơ sở của chứng quyền có thể là những cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số chứng khoán hoặc các chứng chỉ quỹ ETF. Trong thời gian đầu triển khai chứng quyền tại Việt Nam, thì chỉ có cổ phiếu mới được chọn làm chứng khoán cơ sở.
- Giá của chứng quyền: Chính là các khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu một chứng quyền nhất định.
- Giá thực hiện: Chính là các khoản chi phí mà nhà đầu tư phải bỏ ra nếu muốn sở hữu một chứng quyền nhất định.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Tiêu chí này sẽ cho biết số chứng quyền mà nhà đầu tư cần phải có để đổi lấy một chứng khoán cơ sở. Ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, có nghĩa là bạn phải cần sở hữu đủ 10 chứng quyền để có thể mua được một chứng khoán cơ sở.
- Thời hạn chứng quyền: Thường sẽ là thời gian lưu hành của một chứng quyền cụ thể, tối thiểu là 3 tháng và tối đa là trong vòng 24 tháng.
- Ngày giao dịch cuối cùng: Là ngày giao dịch trước hai 2 ngày so với ngày đáo hạn của chứng quyền có bảo đảm và cũng là ngày cuối cùng mà chứng quyền còn được giao dịch. Đối với trường hợp chứng quyền bị hủy do chứng khoán cơ sở đã bị hủy niêm yết, thì ngày giao dịch cuối cùng của chứng quyền sẽ trùng vào ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở.
- Ngày đáo hạn: Được biết đến là ngày cuối cùng mà người sở hữu chứng quyền được thực hiện việc chứng quyền.
- Kiểu thực hiện quyền: Thường sẽ bao gồm 2 kiểu thực hiện quyền đó là: kiểu Châu Âu và kiểu Châu Mỹ. Trong giai đoạn triển khai chứng quyền ở Việt Nam, thì chứng quyền này sẽ chỉ được thực hiện quyền theo kiểu Châu Âu. Do đó người sở hữu chứng quyền sẽ chỉ được thực hiện quyền tại ngày đáo hạn.
- Thanh toán khi thực hiện quyền: Bằng tiền mặt. Do vậy người sở hữu chứng quyền đồng thời sẽ nhận được khoảng tiền chênh lệch khi giá thanh toán của chứng khoán cơ sở cao hơn mức giá thực hiện.
Cấu trúc giá của chứng quyền
Trên thực tế giá của một chứng quyền khi chưa đáo hạn sẽ bao gồm hai phần đó là: giá trị nội tại và giá trị theo thời gian, trong đó thì:
Giá trị nội tại của một chứng quyền: Hiểu chính là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện của chứng quyền. Khi chứng quyền đang được lưu hành, chứng quyền sẽ luôn tồn tại một trong ba trạng thái như sau:
- Lãi – ITM: Giá CKCS > Giá thực hiện đối với chứng quyền mua, Giá CKCS < Giá thực hiện (chứng quyền bán).
- Thua Lỗ – OTM: Giá CKCS < Giá thực hiện( mua), Giá CKCS > Giá thực hiện (bán)
- Điểm hòa vốn – ATM: Giá CKCS = Giá thực hiện (với CW mua), Giá CKCS = Giá thực hiện ( CW bán)
Giá trị thời gian của chứng quyền sẽ là phần chênh lệch giữa giá của chứng quyền trên thị trường với giá trị nội tại của chứng quyền đó. Chính vì vậy mà một chứng quyền ở trạng thái lỗ (OTM) sẽ không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị thời gian. Đồng thời giá trị thời gian của chứng quyền sẽ giảm theo thời gian và có thể trở về bằng 0 vào đúng ngày đáo hạn của chứng quyền.
4. Tổng kết
Những thông tin cơ bản về chứng quyền là gì cũng như đặc điểm trên Unica mong rằng sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận định được sản phẩm chứng quyền này. Nhận biết được lợi ích của nó để có thể lựa chọn việc đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả nhất.