Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Fomo là gì? Làm thế nào để nhà đầu tư thoát được bẫy Fomo

Nội dung được viết bởi Phạm Minh Hoàng

Khi tham gia vào thị trường đầu tư chứng khoán bạn sẽ dễ gặp nhiều tình trạng về các cơ hội trong đầu tư khác nhau. Vậy hiện tượng Fomo là gì và nếu nhà đầu tư bị dính phải xu hướng này thì phải làm thế nào để thoát được ra thì hãy để Unica giới thiệu cho bạn kỹ hơn ở bài viết này nhé!

Fomo là gì?

Fomo được viết tắt của cụm từ "Fear of missing out", được hiểu là sợ bị bỏ lỡ, sợ bị mất cơ hội trong đầu tư. Những người mắc phải hội chứng Fomo sẽ này thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi về việc bản thân mình có thể sẽ bị bỏ lỡ những điều thú vị gì đó trong cuộc sống hay trong công việc hằng ngày.

Cảm giác Fomo sẽ luôn ám ảnh những nhà đầu tư. Họ sẽ luôn có ý nghĩ những người xung quanh sẽ đạt được điều gì đó mà mình không đạt được. Cũng chính vì vậy mà họ luôn bị thôi thúc phải hành động, phải làm điều gì đó tại thời điểm mà họ dường như thiếu lý trí nhất, từ đó sẽ dẫn đến việc ra những quyết định sai lầm, gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc trong đầu tư.

Fomo là gì?

Fomo là gì?

Nguyên nhân xảy ra tình trạng Fomo

Hiện tượng Fomo xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu và điển hình nhất bạn nhất định phải biết.

Tâm lý sợ bỏ qua cơ hội

Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xảy ra trạng thái Fomo trong đầu tư chứng khoán. Sự ám ảnh về việc phải thành công sẽ khiến cho các nhà đầu tư mất kiểm soát, gây ra những quyết định và hành động của họ, cũng chính vì vậy mà chệch đi so với hướng đi ban đầu.

Mặc dù mã cổ phiếu đang nắm giữ đều tăng giá mạnh, nhưng nhà đầu tư lại tiếp tục mua vào thật nhiều vì không muốn bỏ lỡ mất đợt tăng giá sau đó. Ngay cả khi lãi đạt mức kỳ vọng bạn đầu, họ vẫn không hề có ý định bán ra. Kết quả là nhà đầu tư không ứng phó kịp thời khi giá của cổ phiếu xuống đột ngột và đánh mất tất cả chỉ trong vài giây.

chung-khoan

Thiếu kiến thức về thị trường chứng khoán và bị cuốn theo số đông

Phần lớn những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán đều không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tất cả những gì họ làm chỉ là cố gắng học hỏi từ những người đi trước, thực hành trên sàn giao dịch thật nhiều để quen dần với môi trường này.

Nhưng bạn cũng cần chú ý câu nói là "biết người biết ta thì trăm trận trăm thắng". Cạm bẫy Fomo luôn luôn hiện hữu, vì thế chỉ khi có sự am hiểu tường tận về thị trường mới bảo vệ được cá nhà đầu tư khỏi nguy cơ tiềm ẩn từ Fomo.

Fomo xuất hiện do nhà đầu tư không có kiến thức về thị trường

Fomo xuất hiện do nhà đầu tư không có kiến thức về thị trường

Việc đặt kỳ vọng quá cao vào thị trường

Việc kỳ vọng vào thị trường một cách thái quá là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên Fomo. Đối với các mã cổ phiếu đang tăng, nhà đầu tư thường nghĩ rằng nó sẽ còn tăng trong thời gian dài, nếu mua thì chắc chắn không thể lỗ, ngược lại không mua thì lại cực kỳ lãng phí cơ hội.

Tuy nhiên thị trường chứng khoán chưa bao giờ là dễ dàng bị thao túng như vậy. Do vậy nếu như mọi người luôn có suy nghĩ chủ quan như trên thì sẽ chẳng thể mang đến một kết quả tốt đẹp, mà chỉ biến nhiều nhà đầu tư thành con mồi cho thị trường xâu xé mà thôi.

Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp

Kiến thức cơ bản thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu
Trần Quang Vinh
299.000đ
700.000đ

Bí quyết đầu tư chứng khoán từ vài chục triệu lên vài tỷ
Phạm Minh Hoàng
459.000đ
800.000đ

Đầu tư Chứng Khoán theo phương pháp CANSLIM
Nguyễn Trịnh Anh Khoa
799.000đ
1.000.000đ

Quá tự tin hoặc tự ti

Cả 2 trạng thái này đều có thể ảnh hưởng không tốt đến việc đầu tư. Việc bạn quá tự tin tạo nên tính chủ quan và vì thế mà nhà đầu tư có thể sẽ bỏ qua những biến động quan trọng trên sàn giao dịch. Nhiều người muốn chứng tỏ bản thân, khẳng định rằng mình không hề kém cạnh ai nhưng cuối cùng vẫn phải ngậm ngùi chịu cái kết đắng.

Ngoài ra các nhà đầu tư cũng không nên quá tự ti. Những người tự ti về bản thân chính là đối tượng dễ bị Fomo kiểm soát nhất, khi mà họ không có đủ bản lĩnh cũng như ý chí để tiếp nối kế hoạch đã lập ra trước đó.

Mong muốn chiến thắng

Nhà đầu tư có thể đạt được những thành quả nhất định, tùy nhiên điều đó chẳng có ý nghĩa gì nếu họ luôn khao khát thắng "đậm". Đến lúc, khi gặp thất bại, họ có thể bị sụp đổ và điên cuồng tìm cách bù đắp lại số tiền mà mình đã mất.

Hậu quả khi nhà đầu tư dính phải bẫy Fomo

>>> Xem ngay: Gap là gì? Vì sao xuất hiện Gap trong chứng khoán

hau-qua-khi-nha-dau-tu-dinh-phai-bay-fomo

Hậu quả khi nhà đầu tư dính phải bẫy Fomo

Nắm được khái niệm Fomo là gì cũng như nguyên nhân gây nên tình trạng Fomo tiếp theo sẽ là hậu quả mà nó để lại. Ngay cả Isaac Newton cũng không tránh khỏi bẫy Fomo, đến nỗi ông đã phải nói rằng: "Tôi có thể tính toán được sự chuyển động của các hành tinh, nhưng lại không thể tính toán được sự điên rồ của con người".

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1720, Newton sở hữu cổ phần của công ty South Sea Company, một trong những cái tên "hot" nhất tại Anh lúc bấy giờ và được cấp phép độc quyền buôn bán tại khu vực Nam Mỹ.

Một thời gian sau khi đầu tư, cổ phiếu South Sea đã tăng rất mạnh, Newton lập tức thực hiện hóa lợi nhuận và thu về được khoản lợi nhuận gấp đôi, tương đương với 7.000 bảng Anh.

Tuy nhiên chỉ sau vài tháng khi Newton chốt lời, cổ phiếu South Sea vẫn tiếp tục tăng khiến nhà bác học này không thể kiềm chế thêm được nữa và mau chóng bị cuốn theo đám đông, mua lại cổ phiếu này với mức giá cao hơn nhiều so với thời điểm chốt lãi.

Không may mắn cho Newton vì ngay sau khi ông tái gia nhập thị trường thì cổ phiếu của South Sea Bubble lập tức tụt dốc giảm mạnh.

Kết quả, là tất nhiên ông bị mất cả vốn lẫn lãi với số tiền khoảng 20.000 bảng Anh, một con số có thể nói là rất lớn vào thời điểm đó. Và bắt đầu kể từ ngày đó ông cấm bất kỳ ai đề cập đến "South Sea Bubble" trước mặt mình.

Làm thế nào để thoát bẫy Fomo?

Hiểu được khái niệm cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng Fomo thì quan trọng là làm thế nào để có thể thoát được bẫy Fomo để không ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư trong tương lai. Để mình không thành con mồi của Fomo, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây:

  • Luôn kiên định với những chiến lược đã đề ra: Nếu đã xác định được điểm vào, bạn hãy kiên nhẫn đợi cho giá về đúng điểm đó thì mới vào lệnh, không cố mua khi giá đi ngoài dự định của mình.

  • Luôn nghĩ rằng thị trường có rất nhiều cơ hội: Trên thực tế thì thị trường ngày nay có rất nhiều cơ hội để bạn kiếm được tiền. Đối với trường hợp nếu thấy cổ phiếu đã bị Fomo và lên giá quá cao thì tốt nhất bạn nên đứng ngoài cuộc chơi chứ đừng ra sức đầu tư thêm.

  • Biết cắt lỗ đúng lúc: Nếu bạn dính Fomo và bị đu đỉnh thì đừng ngần ngại mà cắt lỗ. Cắt lỗ chưa bao giờ là xấu mà nó còn giúp bạn giữ lại được vốn và tìm kiếm những cơ hội khác cho bản thân.

  • Lợi nhuận không dành cho tất cả mọi người: Bạn phải nắm được quy luật là lợi nhuận của người này tức là khoản thua lỗ của người khác. Khi bạn nhảy vào một cổ phiếu bị Fomo thì đã có một người khác chốt lời thành công trên cổ phiếu đó rồi.

  • Tiền từ tay người thiếu kiên nhẫn vào tay người kiên nhẫn: Quan niệm này sẽ giúp cho bạn tránh khỏi những tác động xấu của Fomo một cách tốt hơn.

Kết luận

Có thể nói hiện tượng Fomo này không có lợi ích gì cho mỗi nhà đầu tư, chính vì vậy những chia sẻ trên về Fomo là gì cũng như nguyên và cách khắc phục khi nhà đầu tư dính Fomo ở trên sẽ giúp ích cho mọi người nhiều. Unica cũng hy vọng rằng mọi người cần sáng suốt và thông minh trong những quyết định đầu tư của mình. Nếu trong trường hợp bị dính bẫy Fomo thì cũng cần bình tĩnh và tỉnh táo để thoát khỏi nó một cách nhanh chóng và đơn giản nhất có thể.

Trở thành hội viên

Khám phá bí quyết đầu tư thông minh! Khóa học chứng khoán của chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích thị trường, quản lý rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Phân tích cơ bản thị trường chứng khoán
1.500.000đ 1.800.000đ
0/5 - (0 bình chọn)