Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Trader là gì? Bí quyết để trở thành Trader thành công

Ngày nay đầu tư đang là một trong những lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm, có thể nói nó đã trở thành một trong những xu hướng của năm 2022 này. Do vậy mà sẽ có rất nhiều khái niệm phổ biến mà mọi người cần nắm được. Vậy cụ thể Trader là gì và làm thế nào để trở thành một Trader thành công thì hãy để Unica giải đáp kỹ hơn cho bạn ở bài viết này nhé!

Trader là gì?

>>> Xem ngay: Momentum là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo Momentum

Trader là gì

Trader là gì?

Khái niệm chung

Trader có nghĩa tiếng việt là người thực hiện giao dịch. Cụ thể, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những người trực tiếp tham gia quá trình trao đổi mua, bán tài sản với mục đích thu về lợi nhuận từ việc chênh lệch giá giữa các phiên giao dịch trên thị trường.

Trong đó, tài sản có thể giao dịch đó là tiền điện tử, ngoại tệ, cổ phiếu…hay cả vàng, bạc, trang sức thông thường nhưng chủ yếu là trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

Với đặc điểm như vậy, Trader có thể hoạt động độc lập hoặc phục vụ cho một doanh nghiệp, tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng hay quỹ đầu tư… Ngoài ra thì các Trader sẽ không phải là một nghề quá khuôn mẫu về thời gian làm việc. Bạn có thể trở thành một người giao dịch full-time hoặc part-time. Đây cũng được xem là một trong những lý do tạo nên sức hút của lĩnh vực đầu tư này. 

Sự khác biệt giữa Investor (nhà đầu tư) và Trader là gì? Có rất nhiều yếu tố để phân biệt hai thuật ngữ này. Trong đó, có 3 đặc điểm nổi bật bạn cần nắm được đó là:

  • Lợi nhuận của Investor thường sẽ đến chủ yếu từ việc nâng cao giá trị nội tại của tài sản, chính xác hơn là sự gia tăng mức giá của tài sản trên thị trường. Trong khi đó, thì lợi nhuận của Trader sẽ đến từ việc chênh lệch mức giá hay chính là những biến động về giá của tài sản trên thị trường, không phân biệt xu hướng tăng hay giảm. 
  • Một kế hoạch đầu tư thường mang tính lâu dài hơn một quá trình giao dịch
  • Và các nhà đầu tư cần có số vốn ban đầu, có thể trực tiếp nhận về lợi nhuận hoặc chịu hoàn toàn các rủi ro

Đối với các trường hợp làm việc cho một công ty tài chính, ngân hàng, Trader sẽ phải sử dụng vốn của doanh nghiệp, lợi nhuận hoặc những rủi ro thuộc về doanh nghiệp.

Cách phân loại Trader phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay việc phân loại Trader cũng rất đơn giản, dựa vào một vài những yếu tố nhất định, cụ thể. Phụ thuộc vào tiêu chí phân loại, chúng ta có thể chia Trader thành những loại sau đây:

Theo chủ thể quản lý

Trader theo chủ thể quản lý sẽ bao gồm 2 loại:

  • Trader hoạt động độc lập: Sẽ sử dụng và chịu hoàn toàn trách nhiệm với tài sản của chính mình
  • Trader làm việc cho các đơn vị khác: Trường hợp này sử dụng tài sản của đơn vị quản lý và không trực tiếp hưởng lợi nhuận hay chịu rủi ro

Theo phong cách phân tích

Phân loại theo phong cách phân tích, Trader gồm có 4 nhóm là:

  • Trader phân tích cơ bản: Loại này sẽ có quyền đưa ra quyết định giao dịch dựa vào những tin tức, thông tin được công khai trên thị trường
  • Trader phân tích kỹ thuật: Đưa ra lệnh dựa vào các kết quả phân tích trên biểu đồ giá cũng như chỉ số phân tích
  • Trader phân tích tổng hợp: Sẽ được đưa ra các quyết định sau khi kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
  • Trader phân tích tự do: Đưa ra lựa chọn giao dịch dựa vào những cảm tính cá nhân

Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp

Kiến thức cơ bản thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu
Trần Quang Vinh
299.000đ
700.000đ

Bí quyết đầu tư chứng khoán từ vài chục triệu lên vài tỷ
Phạm Minh Hoàng
459.000đ
800.000đ

Đầu tư Chứng Khoán theo phương pháp CANSLIM
Nguyễn Trịnh Anh Khoa
799.000đ
1.000.000đ

Lợi ích của việc trở thành Trader là gì?

>>> Xem ngay: Chỉ số NAV là gì? Công thức tính NAV chính xác nhất

Lợi ích của việc trở thành Trader là gì

Lợi ích của việc trở thành Trader là gì?

Đa dạng các lĩnh vực và vị trí lựa chọn

Cũng giống như các nhà đầu tư, một Trader có thể tham gia vào việc mua bán, thực hiện giao dịch với nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu và vàng bạc… Sự xuất hiện của các loại, các dạng tài sản mới đồng nghĩa những người giao dịch có thêm nhiều sự lựa chọn. Ví dụ dễ nhận thấy chính là thị trường Crypto với các đồng tiền mã hóa như: BTC, ETH, XVG…đang hoạt động rất sôi động.

Cũng cần nhấn mạnh một lần nữa, tuy đa dạng là vậy nhưng lĩnh vực tài chính vẫn là trọng tâm được nhiều Trader hướng đến bởi tính linh hoạt, thuận tiện so với các loại tài sản khác. Xét theo chiều dọc, tức là từ vị trí công việc, khi đã có kinh nghiệm của một Trader, bạn có thể tiếp tục giao dịch kiếm lợi nhuận, trở thành một nhà tư vấn viên hoặc mở lớp đào tạo Trading của riêng mình…

Bí quyết để trở thành một Trader thành công

Rèn luyện được tư duy phản biện

Thương trường như chiến trường là câu nói được nhắc nhiều nhất trong quá trình tham gia vào lĩnh vực đầu tư, tính khắc nghiệt và nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn sau những "miếng mồi béo bở" của thị trường. Nếu bạn không rèn luyện cho mình khả năng phản xạ nhanh nhạy, một tâm lý vững vàng cùng một tư duy phản biện, thì bạn sẽ rất khó nhận ra tiềm ẩn sau mỗi lần giao dịch. Thành công trong thị trường này không phải không có, chỉ là tỷ lệ thành công sẽ chỉ bằng một nửa của các nguy cơ thất bại.

Có những điều trong đầu tư sách vở sẽ không bao giờ dạy bạn, nhưng bạn vẫn phải luôn ý thức được rằng: đường tắt chưa chắc đã là đường thẳng, thành công đến sớm không hẳn là thành công lâu bền. Nhận thức được điều này, bạn sẽ có được cho mình những chiến lược và tâm lý vững vàng.

Lên kế hoạch chi tiết cho mỗi phiên giao dịch

Trader cần có một hệ thống giao dịch rõ ràng và cụ thể. Điều này sẽ không đảm bảo là bạn thành công 100%, nhưng ít nhất sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thất bại. Hãy luôn đặt câu hỏi để bản thân có thể xác định các bước tiếp theo cần làm. Ví dụ như, làm thế nào để xác định được xu hướng của thị trường? Thời điểm cắt lỗ hay chốt lệnh là khi nào? Phải giữ khối tài sản trong bao lâu để có thể tối đa hóa được giá trị? Và làm sao để quản lý vốn một cách chặt chẽ?

Hãy hành động một cách có kế hoạch, thị trường này chắn chắn không dành cho những người hành xử theo bản năng.

Tham gia nhiều khóa đào tạo bài bản và chuyên nghiệp

Tài nguyên xung quanh bạn luôn luôn rất dồi dào. Bạn có thể đăng ký các khóa học về chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử, cổ phiếu hay trái phiếu…từ nhiều tên tuổi khác và có độ uy tín cao. Người xưa có câu: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học là điều cha ông ta vẫn dạy từ thuở ban sơ. Việc làm này sẽ giúp cho quá trình trở thành một Trader của bạn thành công hơn.

Hãy nên kết hợp với các yếu tố ban đầu, học một cách có chọn lọc và căn cứ, chỉ tiếp thu những gì bạn có thể kiểm chứng cũng như đối chiếu.

Lựa chọn các phong cách phù hợp

Bạn cần hiểu được rằng bản thân phù hợp với hình thức giao dịch nào nhất, loại hình kinh doanh ra sao. Có thể có rất nhiều Trader muốn tham gia vào quá trình đầu tư lâu dài, nhưng cũng sẽ có không ít người muốn giao dịch trong thời gian ngắn. Hình thức nào không quan trọng, quan trọng là bạn phải hiểu được chính mình phù hợp với loại hình nào hay tài sản đó phù hợp với cách giao dịch nào.

Điều này cũng vô cùng linh động. Bạn có thể thay đổi ngay cả khi thời cuộc bắt đầu có những sự biến đổi.

Tổng kết

Unica hy vọng rằng mọi người đã có thể hiểu được những kiến thức quan trọng về khái niệm Trader. Nắm được Trader là gì và cách để có thể trở thành một Trader chuyên nghiệp thế nào sẽ giúp cho rất nhiều người mới tham gia có thể định hình được chính xác. Đồng thời sẽ không bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm nhà đầu tư và Trader. Chúc cho các bạn thật thành công khi lựa chọn tham gia vào lĩnh vực đầu tư này!

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Trở thành hội viên
Tác giả
Trần Quang Vinh PGĐ C.Ty Chứng Khoán FPT
Từ tháng 10/2008 đến nay: Phó giám đốc bộ phận môi giới chứng khoán - CTCP Chứng Khoán FPT. Từ tháng 4/2007 đến tháng 10/2008: Trưởng nhóm môi giới - CTCP Chứng Khoán FPT. Từ tháng...