Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Momentum là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo Momentum

Một trong những chỉ báo quan trọng trong lĩnh vực tài chính và ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư đó là Momentum. Vậy chính xác chỉ báo Momentum là gì và cách tính chỉ số này thế nào thì Unica sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng chỉ báo này cụ thể ở bài viết dưới đây nhé!

Chỉ báo Momentum là gì?

>>> Xem ngay: Sàn OTC là gì? Tổng quan về thị trường OTC tại Việt Nam

chi-bao-momentum-la-gi

Chỉ báo Momentum là gì?

Khái niệm chung

Đối với những người mới bước chân vào tìm hiểu lĩnh vực đầu tư tài chính thì chắc hẳn đều thắc mắc momentum là gì? Hiểu theo cách đơn giản nhất, thì đây là chỉ số dùng để đo lường các phân tích kỹ thuật. Sự biến động của chỉ số momentum hàng ngày chính là thay đổi lên xuống của giá chứng khoán trên các sàn giao dịch. Do đó, các nhà đầu tư có thể đánh giá tổng quan về tình hình chứng khoán trong thời gian gần đây.

Ngoài ra chỉ báo momentum còn có liên quan mật thiết đến xu hướng thị trường. Các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào đó để đưa ra những suy luận logic nhất về tình hình biến động chứng khoán. Thông thường có hai xu hướng sẽ xảy ra là: đảo chiều hoặc tiếp tục tăng trưởng. Khi đó thì kả năng giá cổ phiếu "nằm bất động" sẽ ít có cơ hội xảy ra hơn.

Còn chỉ báo Momentum indicator được dùng để đánh giá sức mạnh của xu hướng thị trường. Nhờ đó, mà các trader mới có thể biết được xu hướng sẽ tiếp tục hay đảo chiều và ra quyết định giao dịch chính xác hơn.

Xu hướng thị trường là một khái niệm quan trọng trong việc phân tích kỹ thuật. Rất nhiều chiến lược giao dịch phụ thuộc vào xu hướng của thị trường - thị trường đang theo xu hướng hay đang đi ngang (sideway), xu hướng mới bắt đầu hay sắp kết thúc. Những thông tin này vô cùng cần thiết với trader và chỉ báo động lượng momentum chính là phương thức để trader xác định chính xác những thông tin trên.

Công thức tính Momentum

Momentum tính = (Closei / Closei-n ) x 100

Trong đó:

- Closei được hiểu là giá đóng cửa tại phiên giao dịch (hay cây nến) thứ i và Closei-n sẽ là giá đóng cửa tại phiên giao dịch hay cây nến thứ i-n

- Với n chính là khoảng thời gian (hoặc số kỳ) được xác định bởi mỗi nhà đầu tư, dựa vào những chiến lược cụ thể. Trên phần mềm MT4, giá trị n được mặc định là 14

Trong quá trình tính toán, cũng có những trường hợp người ta tính giá trị của Momentum theo một cách đơn giản hơn, đó là Momentum = Closei – Closei-n, với cách tính này thì chỉ báo Momentum sẽ chỉ phản ánh được sự thay đổi trong độ lớn của giá, còn với cách tính đầu tiên thì chỉ báo Momentum phản ánh rõ hơn về tốc độ thay đổi của giá, được biểu thị bằng phần trăm, gần với bản chất của động lượng. Trong phần mềm MT4, chỉ báo Momentum này được mặc định tính theo cách thứ nhất.

Đặc điểm của chỉ số Momentum

Sau khi tìm hiểu được chỉ báo Momentum là gì, tiếp theo là tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm của Momentum. Đường Momentum sẽ dao động xung quanh đường 100 và khoảng cách giữa 2 đường này càng xa có nghĩa là giá biến động càng mạnh. Chỉ báo này còn có thể được dùng trong bất kỳ thời điểm nào.

Giả sử:

Chỉ báo Momentum được thiết lập trên khung thời gian H1 với n=14 với Momentum = 100, 2 đường này nếu cắt nhau thì chứng tỏ giá đóng cửa tại thời điểm đang xem xét sẽ bằng với giá đóng cửa trong khoảng thời gian n, nghĩa là trong thời gian 14 giờ trước. Với trường hợp Momentum < 100 nghĩa là giá tại thời điểm xem xét thấp hơn giá ở 14 giờ trước và tương tự với Momentum > 100.

Ngoài ra tốc độ di chuyển của giá còn được phản ánh thông qua khoảng cách giữa đường Momentum và đường 100. Ví dụ Momentum = 110 % so với Momentum = 105% nghĩa là giá đang tăng với lực mạnh hơn. Ngược lại, Momentum = 98% đồng nghĩa với việc giá đang giảm với tốc độ mạnh hơn Momentum = 99%.

Cách đọc chỉ báo Momentum chính xác

>>> Xem ngay: Trader là gì? Bí quyết để trở thành Trader thành công

cach-doc-chi-bao-momentum-chinh-xac

Cách đọc chỉ báo Momentum chính xác

Chỉ báo momentum thường sẽ xuất hiện trên thị trường chứng khoán. Đối với các trader đầu tư mạnh tay thì momentum còn có ảnh hưởng không nhỏ tới "túi tiền". Mức độ mạnh yếu của chỉ số momentum này sẽ quyết định tới giá chứng khoán tăng hay giảm theo thời gian.

Khi theo dõi biểu đồ chứng khoán chung trên các sàn giao dịch, bạn cần có cái nhìn tổng quan nhất. Giá hiện tại của chứng khoán có thể cao hơn phiên giao dịch trước đó nếu chỉ báo momentum lớn hơn 100. Đồng thời, các trader cũng cần quan tâm đến những cổ phiếu đang có chiều hướng giảm sút. Tỷ giá giao dịch sẽ ở mức thấp hơn ngày trước đó nếu chỉ số momentum nhỏ hơn 100.

Cách tính momentum cũng là kiến thức cơ bản nhất mà các trader cần hiểu rõ và áp dụng nhuần nhuyễn. Nhờ vào những ứng dụng của khoa học kỹ thuật, chỉ số momentum đã được máy móc tính toán rất chính xác. Tham gia trên các nền tảng giao dịch tiên tiến, trader sẽ không cần mất thời gian tính momentum. Chỉ cần với một vài cú nhấp chuột đơn giản, các thông tin mà nhà đầu tư mong muốn sẽ được hiển thị ngay lập tức.

Hướng dẫn cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Tín hiệu trong trường hợp Momentum giao nhau với đường 100

Momentum thông thường nằm phía trên hoặc phía dưới của đường 100 do giá trên thị trường luôn luôn biến đổi không ngừng. Khi Momentum giao nhau với đường 100 thì đây là những thời điểm mà thị trường xuất hiện các tín hiệu mua hoặc bán nhưng những tín hiệu này thường không quá mạnh.

Nếu Momentum giao nhau với đường 100 theo hướng từ dưới lên trên có nghĩa là ưu thế đang thuộc về các nhà đầu tư ở vị thế Long (mua). Vì vậy đây được coi là tín hiệu tốt để các bạn truy cập lệnh Buy bởi khả năng cao giá sẽ còn tiếp tục tăng. Tương tự như vậy, nếu hướng cắt của Momentum với đường 100 là từ trên xuống dưới nghĩa là ưu thế sẽ thuộc về phe bán (Short) và bạn sẽ sử dụng tín hiệu này để vào lệnh Sell vì giá sẽ có khả năng tiếp tục giảm xuống.

Khi Momentum giao cắt với đường trung bình di động MA

Bên cạnh đường 100, thì đường trung bình di động MA cũng thường xuyên được các chuyên gia sử dụng để phân tích kỹ thuật. Những điểm này thường có khả năng giá sẽ đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới, tại đó sẽ được tín hiệu giao cắt của Momentum và đường MA tìm ra. Thông thường, mọi người sẽ thiết lập đường MA với số kỳ là 9, 14, 21 hoặc tùy vào lựa chọn của bạn. Độ mượt sẽ tỷ lệ thuận với độ dài của số kỳ, tuy nhiên thì tín hiệu nhận được sẽ chậm hơn so với tốc độ biến động của mức giá.

Tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ giữa đường giá và đường Momentum

- Khi đáy sau được tạo bởi Momentum cao hơn đáy trước nhưng đáy sau được tạo bởi giá lại thấp hơn đáy trước thì sẽ xảy ra tình trạng hội tụ

- Ngược lại nếu chỉ báo Momentum tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng giá lại tạo đỉnh sau cao hơn thì cũng sẽ xảy ra hiện tượng phân kỳ

Giả sử thị trường hiện nay đang có xu hướng tăng trước khi xuất hiện phân kỳ giữa giá và chỉ báo Momentum thì sau đó, giá sẽ bị đảo chiều và bắt đầu xu hướng mới khi chuyển từ tăng sang giảm.

Tuy nhiên khi xuất hiện hội tụ hoặc phân kỳ, các tín hiệu xuất hiện thường là các tín hiệu yếu. Do vậy mà rất dễ là những tính hiệu sai nếu giá đang trong một xu hướng mạnh. Như vậy việc phân tích sự đảo chiều của giá trong trường hợp này chỉ mang tính chất tương đối và không nên sử dụng các tín hiệu này một cách độc lập mà không có sự kết hợp với các chỉ báo khác.

Tổng kết

Qua những chia sẻ về chỉ báo Momentum này Unica mong rằng các nhà đầu tư mới vẫn có thể nắm được rõ khái niệm Momentum là gì cũng như cách sử dụng chỉ báo này một cách chính xác nhất. Chúc cho mọi người sẽ có thể nhận định được các xu hướng của thị trường kịp thời để điều chỉnh phù hợp với xu thế ngày nay.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Trở thành hội viên