Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Vốn chủ sở hữu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng vốn chủ sở hữu

Nội dung được viết bởi Đặng Trọng Khang

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Trong đó vốn chủ sở hữu rất cần thiết và có tác động đến việc tồn tại và vận hành của một doanh nghiệp bất kỳ. Vậy vốn chủ sở hữu là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu thế nào thì hãy cùng Unica tìm hiểu xem nhé!

Vốn chủ sở hữu là gì?

>>> Xem ngay: Giá trần là gì? Giá trần có vai trò thế nào trong đầu tư?

Vốn chủ sở hữu là gì

Vốn chủ sở hữu là gì?

Khái niệm

Vốn chủ sở hữu (tên tiếng anh Owner’s Equity) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần.

Các chủ sở hữu này góp vốn để cùng nhau để tiến hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và cũng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như  gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh thất bại, không có lãi.

Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ cố định và thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị ngừng hoạt động hoặc lâm vào tình trạng bị phá sản, lúc này đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại mới được chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.

chung-khoan

Công thức tính vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu được tính = Tài sản - Nợ phải trả

Trong đó tài sản sẽ được tính gồm rất nhiều các hạng mục khác nhau. Chỉ cần tất cả những thứ có thể quy ra thành tiền đều có thể được sử dụng như là:

  • Đất đai
  • Nhà cửa
  • Vốn
  • Hàng hóa
  • Hàng tồn kho
  • Các khoản thu nhập khác

Còn nợ phải trả ở đây được hiểu là các khoản vay của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Hoặc các loại chi phí khác được sử dụng để duy trì công ty, doanh nghiệp hoạt động. Chỉ cần xác định được 2 yếu tố liên quan thì bạn sẽ dễ dàng thu được các kết quả như mong muốn.

Vốn chủ sở hữu gồm những yếu tố nào?

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 

Chính là toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu và doanh nghiệp như vốn đầu tư của Nhà nước (đối với công ty Nhà nước), vốn góp của các cổ đông (đối với các công ty cổ phần), vốn góp của các bên liên doanh, vốn góp của các thành viên hợp danh và vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn cũng như vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Thặng dư vốn cổ phần

Đây là tổng giá trị chênh lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu. Là toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu vào doanh nghiệp như vốn đầu tư của Nhà nước (đối với công ty Nhà nước), ngoài ra vốn góp của các cổ động (đối với công ty cổ phần), vốn góp của các bên liên doanh và vốn góp của các thành viên hợp danh, vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hay vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

Vốn khác của chủ sở hữu

Được hiểu là vốn được bổ sung từ nguồn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, hoặc được tặng, biếu hay viện trợ… 

Cổ phiếu quỹ

Là giá trị thực tế của việc mua lại số cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành sau đó được mua lại bởi chính công ty cổ phần đó làm cổ phiếu ngân quỹ. 

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Được biết đến là sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của vật tư, sản phẩm, hàng hóa và tài sản cố định so với giá đánh giá lại và được thể hiện trong biên bản đánh giá lại của vật tư, sản phẩm, hàng hóa và tài sản cố định khác. 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Là chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn đầu trước khi đi vào hoạt động). 

Quỹ đầu tư phát triển

Sẽ là quỹ được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư khác của doanh nghiệp. 

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của các doanh nghiệp.

Nắm bắt kiến thức và kỹ năng về đầu tư chứng khoán bằng cách tham gia khoá học online chứng khoán qua video. Khoá học giúp bạn nắm được chi tiết A-Z kiến thức về chứng khoán. Và giúp bạn tránh tất tần tật những rủi ro, cạm bẫy để tăng thu nhập từ đầu tư thị trường chứng khoán.

Tự do tài chính cùng chứng khoán
Đặng Trọng Khang
250.000đ
600.000đ

Nhập môn chứng khoán
Đặng Trọng Khang
249.000đ
600.000đ

Phân tích cơ bản thị trường chứng khoán chuyên sâu
TÂM HỢP PHÁT
2.000.000đ
2.600.000đ

Những yếu tố tác động đến vốn chủ sở hữu?

>>> Xem ngay: Doanh thu thuần là gì? Các yếu tố ảnh hưởng doanh thu thuần

Những yếu tố tác động đến vốn chủ sở hữu

Những yếu tố tác động đến vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu giảm

Đối với trường hợp vốn chủ sở hữu giảm thì chỉ khi doanh nghiệp gặp các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp phải hoàn trả lại vốn góp cho đối tượng là các chủ sở hữu vốn
  • Giá của cổ phiếu khi phát hành thấp hơn so với mệnh giá
  • Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hay bị giải thể
  • Ngoài ra phải bù lỗ vào các hoạt động kinh doanh theo quy định các cấp thẩm quyền
  • Khi các công ty cổ phần phải hủy bỏ cổ phiếu quỹ

Vốn chủ sở hữu tăng

Vốn chủ sở hữu tăng khi doanh nghiệp gặp các trường hợp như là:

  • Chủ sở hữu góp thêm vốn vào các doanh nghiệp
  • Bổ sung thêm nguồn vốn từ lợi nhuận trong kinh doanh hay từ các quỹ thuộc vốn của chủ sở hữu khác của doanh nghiệp
  • Thêm nữa là cổ phiếu phát hành sẽ cao hơn mệnh giá
  • Giá trị của các khoản tài trợ, quà biếu hay tặng trừ đi khoản thuế phải nộp là một con số dương đồng thời được các cấp thẩm quyền và được phép ghi tăng vốn chủ sở hữu

Các nguyên tắc hạch toán vốn chủ sở hữu

Các doanh nghiệp muốn hạch toán vào nguồn vốn kinh doanh theo số vốn thực tế đã góp bằng tiền, bằng tài sản từ khi mới thành lập hoặc huy động thêm vốn để mở rộng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp.

Khi đó các doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng nguồn hình thành vốn. Đồng thời cần theo dõi chi tiết cho từng tổ chức cá nhân tham gia góp vốn.

Đối với các doanh nghiệp liên doanh phải tổ chức hạch toán chi tiết nguồn vốn kinh doanh theo từng bên góp vốn, từng số lần góp vốn, mức vốn góp, loại vốn góp như: vốn góp ban đầu, vốn được bổ sung từ các kết quả hoạt động kinh doanh.

Chỉ ghi giảm vốn kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp nộp trả vốn cho cho ngân sách Nhà nước, bị điều động vốn cho doanh nghiệp khác trong nội bộ tổng công ty hoặc trả lại vốn góp cho các cổ đông hoặc các bên góp vốn liên doanh hoặc giải thể thanh lý. Ngoài ra doanh nghiệp xử lý bù lỗ kinh doanh theo quyết định của đại hội cổ đông.

Còn trường hợp nhận góp vốn liên doanh, vốn góp cổ phần bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ trên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngay tại thời điểm phát sinh.

Đối với nhiều công ty cổ phần, vốn góp cổ phần của các cổ động được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng đó là: Vốn đầu tư của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần. Vốn đầu tư của chủ sở hữu thường được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần sẽ phản ánh khoản chênh lệch tăng giữa số tiền thực tế thu được so với mệnh giá khi phát hành lần đầu, hoặc phát hành bổ sung cổ phiếu và chênh lệch tăng giảm giữa số tiền thực tế thu được so với giá mua lại cổ phiếu khi tái phát hành cổ phiếu quỹ.

Riêng với trường hợp mua lại cổ phiếu để hủy bỏ ngay tại ngày mua thì giá trị của cổ phiếu được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh tại ngày mua lại giá thực tế và cũng ghi giảm nguồn vốn kinh doanh chi tiết theo mệnh giá và phần thặng dư vốn cổ phần của cổ phiếu mua lại. 

Tổng kết

Mong rằng những thông tin trên từ Unica sẽ giúp cho mọi người có thêm kiến thức cần thiết về vốn chủ sở hữu. Nắm được vốn chủ sở hữu là gì, cách tính cũng như yếu tố ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó còn rất nhiều kiến thức chứng khoán hữu ích khác có trên khóa học đầu tư chứng khoán online được các chuyên gia bật mí các mẹo, các phân tích và nhận định chính xác.

Chúc các bạn thành công!

Trở thành hội viên

Muốn đầu tư chứng khoán hiệu quả? Khóa học của chúng tôi sẽ trang bị cho bạn kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự tin chinh phục thị trường.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính chứng khoán chuyên sâu
2.000.000đ 2.600.000đ
0/5 - (1 bình chọn)