Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Lý thuyết Dow là gì? Những nguyên lý cơ bản trong đầu tư

Mua 3 tặng 1

Với những nhà đầu tư lâu năm thì chắc sẽ không còn xa lạ với khái niệm Dow nữa. Tuy nhiên thì với những người mới tham gia sẽ thấy khó khăn hơn với lý thuyết này. Vậy lý thuyết Dow là gì và những nguyên lý cơ bản của nó trong đầu tư thế nào. Hãy để Unica giải đáp cho bạn kỹ hơn nhé!

Lý thuyết Dow là gì?

>>> Xem ngay: Tổng hợp những kiến thức về lý thuyết hộp Darvas

ly-thuyet-dow-la-gi

Lý thuyết Dow là gì?

Khái niệm chung

Lý thuyết này được xem là một trong những nền tảng và là viên gạch đầu tiên để nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Tuy có vấn đề về độ trễ, khác biệt so với nến Nhật, nhưng nó luôn được nhiều nhà đầu tư coi trọng và sử dụng trong đầu tư.

Học thuyết Dow thể hiện biến động của thị trường hoặc của từng mã cổ phiếu hay một cặp tiền tệ nào đó. Khi thị trường chứng khoán tăng hoặc giảm, dù có một vài cổ phiếu đi ngược với thị trường nhưng theo nhiều nhà đầu tư thì có tới 3/4 cổ phiếu sẽ dao động giống thị trường và chắc chắn mã cổ phiếu của bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều về xu hướng.

Do vậy mà khi bạn mua cổ phiếu dựa vào phân tích kỹ thuật thì cũng nên quan tâm đến chỉ số chung. Ví dụ như: Khi mua cổ phiếu ở Việt Nam thì nên quan tâm đến chỉ số của VN-Index.

Lý thuyết này thường được gắn liền với chỉ số trung bình chứng khoán, mà hiện nay được biết đến với cái tên là: "Chỉ số Dow Jone", tập hợp 30 cổ phiếu lớn và hàng đầu của nước Mỹ. Chỉ số Dow này có thể hiểu tương tự như chỉ số VN30, còn S&P500 thì sẽ giống với chỉ số VN - Index.

Lịch sử hình thành lý thuyết Dow

Người bắt đầu và biên soạn Dow chính là Charles H.Dow. Những bài viết của ông được đăng tải lần đầu tiên trên tờ Wall Street Journal. Trong phần mục lục của những bài luận này, ông đã đưa ra những dẫn chứng về sự biến động của thị trường chứng khoán khá thuyết phục. Ông cho rằng cách thức thị trường phản ứng sẽ cho thấy được một phần sức khỏe và nhà đầu tư có thể dựa vào đó để thu lợi nhuận lớn hơn.

Ngoài ra Charles H. Dow đã phân tích lý thuyết này dựa trên 2 yếu tố đó là: chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số đường sắt Dow Jones. Lý thuyết này lý giải việc vì sao đã có thời gian hơn trăm năm, nhưng đến nay nó vẫn có ảnh hưởng rất lớn và luôn là nền tảng lý thuyết quan trọng của các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp.

Một vài đặc điểm tiêu biểu trong lý thuyết Dow được ông nhấn mạnh chính là thị trường chứng khoán của một nước sẽ phản ánh được tình trạng kinh tế của quốc gia đó. Các nhà đầu tư có thể xác định được những biến động của thị trường tăng hay giảm nếu phân tích tổng thể chính xác và đầy đủ.

Tuy nhiên, ông đột ngột qua đời vào năm 1902. Những tài liệu mà ông nghiên cứu còn dang dở, chưa thể hoàn thành. Sau đó một thời gian, William P. Hamilton đã kế thừa nền tảng lý luận này, hoàn thiện và cho ra đời lý thuyết đầy đủ như ngày nay.

Những nguyên lý cơ bản của học thuyết Dow

>>> Xem ngay: Đường EMA là gì? Cách sử dụng đường EMA trong chứng khoán

nhung-nguyen-ly-co-ban-cua-hoc-thuyet-dow

Những nguyên lý cơ bản của học thuyết Dow

Nguyên lý 1: Thị trường sẽ phản ánh tất cả

– Theo thuyết Dow, thì tất cả các thông tin từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và đều được phản ánh thông qua giá của cổ phiếu và những chỉ số liên quan. Những thông tin này bao gồm: lãi suất, lạm phát, thu nhập… và cảm xúc của nhà đầu tư. Tất cả những yếu tố này sẽ được tính và định giá trên thị trường

– Đây là điều mà không một ai có thể phủ định. Trên thực tế, có rất nhiều trader chỉ cần nhìn vào sự biến động của giá cả cũng có thể xác định được xu thế của thị trường

Nguyên lý 2: Ba xu thế chung của thị trường 

- Xu thế chính (xu thế cấp 1): Xu hướng này thường kéo dài trong khoảng từ 1 - 3 năm. Không ai có thể đoán trước được chu kỳ này và nó cũng không bị thao túng bởi bất kỳ một tổ chức nào

- Xu thế phụ (xu thế cấp 2): Thường được kéo dài trong khoảng từ 1 đến 3 tháng. Ngoài ra, các xu thế phụ luôn có xu hướng đi ngược lại với xu thế chính

- Xu thế nhỏ (hay xu thế cấp 3): Sẽ kéo dài không quá thời gian 3 tuần. Và thường có xu hướng đi ngược lại với xu thế phụ

Thông thường, nhà đầu tư sẽ tập trung giao dịch theo xu hướng chính còn xu hướng phụ và xu hướng nhỏ không được rõ ràng và dễ dàng bị nhiễu.

Nếu nhà đầu tư quan tâm đến xu hướng phụ và xu hướng nhỏ tức là họ đang bị phân tâm quá nhiều bởi những biến động ngắn hạn của thị trường. Điều này làm mất tầm nhìn tổng quát và có thể bỏ lỡ những cơ hội lớn, dài hạn của các nhà đầu t.

Nguyên lý 3: Các xu hướng xác định bởi khối lượng giao dịch

– Trong một xu hướng, khối lượng giao dịch sẽ gia tăng theo hướng của trend và giảm dần trong giai đoạn ngược trend. Nghĩa là, trong một xu hướng tăng, khối lượng tăng khi giá tăng và khối lượng giảm khi giá giảm

– Trong một số trường hợp, khối lượng sẽ đi ngược lại với xu hướng, khi giá tăng nhưng khối lượng vẫn giảm hoặc giá giảm mà khối lượng giao dịch tăng thì thể hiện sự yếu kém trong xu hướng và khả năng cao nó sẽ đảo chiều trong thời gian tới

Nguyên lý 4: Chỉ số bình quân phải xác định lẫn nhau

Theo lý thuyết này thì sự đảo chiều của thị trường từ thị trường tăng sang giảm phải được xác định từ 2 chỉ số. Nghĩa là các dấu hiệu xảy ra trên đồ thị của chỉ số này sẽ phải tương ứng với các dấu hiệu xảy ra trên đồ thị của chỉ số khác. Có 2 chỉ số được sử dụng đó là: chỉ số trung bình công nghiệp và chỉ số đường sắt.

Nguyên lý 5: Xu hướng được duy trì đến khi có dấu hiệu đảo chiều

Một xu hướng vẫn sẽ được duy trì cho đến khi có những dấu hiệu cho thấy nó đã bị đảo chiều. Do vậy mà các nhà đầu tư cần phải kiên nhẫn, quan sát thật kỹ để nhận biết rõ ràng sự đảo chiều của xu hướng để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

Hạn chế của lý thuyết Dow

Không có phương pháp nào là hoàn hảo 100%. Ngoài những đóng góp quan trọng của lý thuyết này để đặt nền tảng cho việc phân tích kỹ thuật thì cũng sẽ có những mặt hạn chế cụ thể như:

- Độ trễ lớn: Thuyết Dow rất coi trọng việc giao dịch theo trend, dó vậy nó sẽ báo hiệu tín hiệu bán đỉnh hình thành và mua sau khi đáy hình thành một khoảng thời gian cũng như một đoạn giá lớn. Vì nếu tập trung vào việc giao dịch các xu hướng ngắn hạn thì sẽ tốn nhiều chi phí giao dịch

- Không thể phân loại xu hướng rõ ràng: Học thuyết Dow sẽ có 3 xu hướng đó là: xu hướng chính (xu hướng cấp 1), xu hướng thứ cấp (cấp 2), xu hướng nhỏ hay ngắn hạn (cấp 3)

Nhưng chính sự dao động giá nên rất khó để xác định chúng thuộc xu hướng nào, có thể một xu hướng thứ cấp trộn lẫn với xu hướng chính. Vì khi bắt đầu thì chúng có nhiều nét tương đồng, dễ tạo sự nhầm lẫn.

Tổng kết

Có thể nói lý thuyết Dow đang dần được nhiều nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn để phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán. Unica mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư để đạt được thành công trong lĩnh vực này.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Trở thành hội viên