Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Breakout là gì? Dấu hiệu nhận biết Breakout trong chứng khoán

Để nắm bắt và phân tích đầu tư chứng khoán thành công đem lại nhiều lợi nhuận thì các nhà đầu tư không thể bỏ qua tín hiệu quan trọng trong phân tích kỹ thuật đó là Breakout. Có thể nói đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đem lại hiệu quả đầu tư cho nhiều người. Vậy Breakout là gì và các nhận biết Breakout trong chứng khoán thế nào thì mời các bạn cùng tìm hiểu với Unica ở bài viết này nhé!

Tổng quan về Breakout

Khái niệm Breakout là gì khá rộng, hiện nay thuật ngữ này hay được dùng chủ yếu trong lĩnh vực chứng khoán. Cụ thể như sau:

Breakout là gì?

Breakout là một diễn đồ họa tuyệt vời cho thấy điều gì đó đã xảy ra làm thay đổi tâm lý của thị trường đối với một cổ phiếu nhất định. Thêm nữa Breakout còn có nghĩa là sự phá vỡ, đây là hiện tượng giá tăng mạnh làm phá vỡ đường kháng cự hoặc giảm xuống phá vỡ đường hỗ trợ

Breakout được biết đến là một trong những khái niệm thiết yếu trong việc phân tích kỹ thuật. Các khu vực thường dựa vào thị trường trong quá khứ, đồng thời cũng là nơi diễn ra mọi sự tranh chấp, xung đột giữa 2 phe mua và phe bán. Vùng kháng cự sẽ là đường thẳng nối các đỉnh, còn vùng hỗ trợ chính là đường thẳng và đi qua các đáy. 

Breakout  Breakout là gì?

Tổng quan về Breakout

Breakout trong chứng khoán là gì?

Nắm được định nghĩa Breakout nói chung là gì chắc chắn nhiều người sẽ vẫn tò mò vậy còn trong chứng khoán thì nó sẽ được hiểu thế nào? Breakout trong chứng khoán mang ý nghĩa là một xu hướng hiện tại đã kết thúc. Giá của chúng có thể tăng, giảm hoặc đi ngang sau các sự kiện, nhưng nó hiếm khi tiếp tục chính xác ở cùng một mức và mô hình giao dịch được hình dung trước khi xảy ra hiện tượng Breakout.

Ví dụ là: Với trường hợp giá Breakout khỏi đường kháng cự, hay mức giá đóng cửa của cây nến đã ở phía trên của vùng kháng cự. Theo lý thuyết, khi giá đi từ dưới lên trên và gặp một đường kháng cự, thì tại đây sẽ xuất hiện một khối lượng bán rất lớn để đẩy giá quay ngược xuống dưới. Khi lực bán không đủ mạnh, giá sẽ bị phá vỡ đường kháng cự, đây là tín hiệu tốt để các trader thực hiện hành động mua vào. Lúc này thị trường sẽ xuất hiện một lượng mua cực mạnh và đẩy giá tiếp tục đi lên.

Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán bằng cách đăng ký học video ngay. Khoá học cung cấp cho bạn những kiến thức, kỹ năng và lưu ý cần thiết để thực hiện giao dịch chứng khoán thành công. Và chia sẻ cho bạn các công thức, kỹ thuật đầu tư chứng khoán tuyệt vời.

Phân tích cơ bản thị trường chứng khoán chuyên sâu
TÂM HỢP PHÁT
2.000.000đ
2.600.000đ

Hành trình tự tin cùng chứng khoán
Đoàn Đình Khánh
499.000đ
600.000đ

Phương pháp phân tích Price Action trong chứng khoán
Phạm Chánh Trực
349.000đ
500.000đ

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng Breakout

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều hiện tượng Breakout sai, xảy ra trong các phiên giao dịch hoặc kể cả khi đóng cửa phiên mà tạo tín hiệu Breakout, tuy nhiên sau đó sẽ đảo chiều xu hướng, nhà đầu tư vào lệnh theo các tín hiệu sai nên phải chịu thua lỗ vì giá diễn biến không đúng với kỳ vọng. Do đó các nhà đầu tư có thể tham khảo một vài dấu hiệu sau để nhận biết đúng điểm Breakout:

Sử dụng giá đóng cửa và ngưỡng lọc để nhận biết đúng Breakout

Sử dụng giá đóng cửa, có thể là các nến giờ, nến ngày hoặc nến tuần phụ thuộc vào khung giờ giao dịch mà nhà đầu tư lựa chọn là điều quan trọng khi quyết định đi theo chiến lược Breakout. So với mức giá đang được khớp (Realtime trên bảng điện tử) thì giá đóng cửa sẽ có mức tin cậy cao hơn vì đây là khoảng giá cuối cùng trong khoảng thời gian này mà bên mua và bên bán cân bằng với nhau. Ngoài ra nhà đầu tư cũng quan tâm và tham chiếu nhiều đến các nến đóng cửa nên có sự tin tưởng cao hơn.

Ngưỡng lọc (threshold) cho điểm break là mức độ thường xuyên qua ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ theo chiều Breakout mà giá đạt được. Khi đó nhà đầu tư nên đặt ra các ngưỡng lọc để nâng cao tính chính xác và tránh được những tín hiệu nhiễu.

Xác nhận Breakout bằng cách sử dụng tính thanh khoản

Trên thực tế, giao dịch Breakout được hiểu đơn giản là việc bạn chấp nhận đi theo xu hướng hiện tại, mua chứng khoán giá cao rồi bán lại với mức giá cao hơn. Chính vì vậy, xu hướng phải rất mạnh mới làm các nhà đầu tư chấp nhận mua đuổi. Do đó thì tính thanh khoán cũng chính là yếu tố kỹ thuật xác định được nguồn tiền vào thị trường có tốt hay không, cầu mua đang đi lên hay cung bán xuống.

>>> Xem ngay: Lãi suất FED là gì? Làm thế nào để giao dịch lãi suất FED?

Cách giao dịch khi có hiện tượng Breakout

Qua việc tìm hiểu khái niệm Breakout là gì thì nhà đầu tư cũng cần phải có những chiến lược giao dịch mới có thể thành công trong lĩnh vực này. Vậy làm thế nào để giao dịch với Breakout hiệu quả? Cùng tìm hiểu nhé!

  • Lần vào lệnh đầu tiên khi có dấu hiệu Breakout xảy ra. Lệnh này chỉ chiếm 30% trong tổng khối lượng, nếu đây là điểm Breakout thật thì bạn vẫn thu được nguồn lợi nhuận, còn là điểm Breakout giả thì bạn sẽ bị thua lỗ nhưng không đáng kể.

  • Đến lần vào lệnh thứ 2 tại ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Lệnh này sẽ được đặt ở cao hơn lệnh đầu.

  • Lần vào lệnh tiếp theo khi giá đã test lại hỗ trợ và kháng cự. Lúc này xác suất thành công thường rất cao.

  • Lệnh thứ 4 đến n, bạn có thể đặt cao hơn so với lệnh trước và có khối lượng to nhỏ như thế nào tùy ý.

cach-giao-dich-khi-co-hien-tuong-breakout

Cách giao dịch khi có hiện tượng Breakout

Lưu ý rằng: Nguyên tắc là bao nhiêu lần vào lệnh là bấy nhiêu lần phải đặt Stop loss để đảm bảo an toàn cho túi tiền của bạn. Mặc dù nó tạo ra mức sinh lời thấp nhưng phương pháp này khá an toàn và không bao giờ khiến bạn bỏ lỡ những cơ hội ăn giá tốt.

Ngoài ra, có một phương pháp vào lệnh khác phù hợp hơn với nhiều nhà đầu tư thích mạo hiểm và muốn kiếm tiền lớn. Đó là việc thực hiện giao dịch khi bóng nến vừa vượt qua khu vực kháng cự hay hỗ trợ trong khi nến chưa đóng cửa. 

Ngoài ra các trader thận trọng sẽ thường chọn vào lệnh ngay khi giá quay lại retest đường trendline sau khi đã Breakout ra khỏi khu vực đó. Đây là phương pháp vào lệnh ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, thì nhà đầu tư sẽ có khả năng cao bỏ lỡ cơ hội vào lệnh vì không phải lúc nào giá cũng Pullback sau khi đã bị phá vỡ.

>>> Xem ngay: Price action là gì? Price action từ cơ bản đến nâng cao

Các chiến lược giao dịch với Breakout là gì?

Để có thể thành công trên thị trường đầu tư chứng khoán, bạn không thể giao dịch theo cảm hứng mà cần phải có những chiến lược cụ thể. Khi sử dụng hiện tượng Breakout cũng vậy, muốn đạt được hiệu quả thì bạn cần phải đầu tư phân tích thật chuyên sâu. Việc lên những chiến lược đầu tư khoa học sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ra quyết định đầu tư của bạn.

Vào lệnh mua Breakout

Điều kiện để vào được lệnh này đó là:

  • Đồ thị giá của chỉ số này đang ở trong xu hướng tăng ở mức trung và dài hạn.

  • Breakout sẽ đóng cửa trên vùng kháng cự và khối lượng giao dịch trên mức trung bình là 20 phiên.

Vào lệnh bán Breakout

Nhà đầu tư cũng có thể vào lệnh bán Breakout khi thị trường thỏa mãn 2 điều kiện sau đây:

  • Đồ thị giá của chỉ số đang nằm trong xu hướng giảm trong khoảng thời gian trung và dài hạn.

  • Breakout đóng cửa nằm ở phía dưới vùng hỗ trợ, khối lượng giao dịch lớn hơn mức trung bình của 20 phiên giao dịch gần nhất.

chung-khoan

Chờ Retest rồi mới thực hiện đặt lệnh

Đối với trường hợp giá Breakout trong phiên giao dịch tăng mạnh dẫn đến khoảng cách từ giá mua cho đến giá cắt lỗ là quá lớn. Nhà đầu tư nên chờ cho đến khi xuất hiện nhịp Retest rồi mới bắt đầu tham gia vào thị trường. Bởi vì giao dịch lúc này thường có rủi ro rất lớn và kéo dài thời gian vào lệnh.

Tổng kết

Nắm được khái niệm Breakout là gì, các dấu hiệu nhận biết cũng như các giao dịch khi gặp hiện tượng này đã giúp cho các nhà đầu tư bổ sung được những kiến thức cần thiết để thành công hơn trong lĩnh vực đầu tư này. Unica hy vọng rằng các bạn sẽ áp dụng chính xác thông tin vừa được tìm hiểu ở trên để đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp và đem lại hiệu quả đầu tư cho bản thân mình nhé. Chúc các bạn thành công!

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Trở thành hội viên
Tác giả
Phạm Chánh Trực Giảng viên
Hơn 10 năm kinh nghiệm tham gia thị trường chứng khoán và nghiên cứu quy luật của các thị trường tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường vàng, thị trường ngoại hồi. 7 năm làm việc...