Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Lãi suất FED là gì? Làm thế nào để giao dịch lãi suất FED?

Ngoài việc tìm hiểu thị trường đầu tư trong nước thì bạn cũng nên tìm hiểu ở thị trường nước ngoài. Vì hiện nay có thể nói mọi người có xu hướng đầu tư theo người nước ngoài để mong có thể đạt được lợi nhuận tốt hơn. Khái niệm lãi suất FED có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường đầu tư. Vậy lãi suất FED là gì? Và làm thế nào để giao dịch được với lãi suất này? Hãy để Unica giúp bạn giải đáp ngay nhé!

Lãi suất FED là gì?

>>> Xem ngay: MACD là gì? Các giao dịch với MACD hiệu quả nhất

lai-suat-fed-la-gi

Lãi suất FED là gì?

Khái niệm

Lãi suất quỹ liên bang (tên tiếng anh: federal funds rate) là mức lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay trong khoảng thời gian là một ngày (hoặc các khoản vay qua đêm) để có được số tiền bằng đúng với yêu cầu dự trữ bắt buộc của FED.

Tuy nhiên, lãi suất FED cũng là một công cụ được sử dụng để kiểm soát mức tăng trưởng của kinh tế Mỹ và là chuẩn mực cho những lãi suất của thẻ tín dụng, thế chấp hoặc vay ngân hàng và nhiều thứ khác. Đây là mức lãi suất nền tảng mà bất kỳ sự thay đổi nào trong FED rate đều có thể gây ra những biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt đó là đồng đô la Mỹ.

Ngoài ra lãi suất FED còn là công cụ để kiểm soát sự tăng trưởng kinh tế tài chính nước Mỹ và đây cũng là chuẩn mực cho lãi suất vay thẻ tín dụng thanh toán, thế chấp ngân hàng, hoặc vay ngân hàng nhà nước và nhiều thứ khác.

Lãi suất FED này đã được ủy ban thị trường mở (FOMC) công bố ngay sau các phiên họp định kỳ, nó không mang tính chất ấn định cụ thể mà thực chất chỉ là một vùng lãi suất mục tiêu. Ví dụ lãi suất FED đang được công bố là khoảng 1,5 - 1,75%/năm.

FED tăng lãi suất là gì?

Lãi suất FED chính là cơ sở cho các loại lãi suất vay, lãi suất tiền gửi hay lãi suất trái phiếu. Khi lãi suất này tăng lên thì hầu hết các loại lãi suất đang có mặt trên thị trường cũng sẽ đồng thời tăng lên, từ đó làm hạn chế nhu cầu vay mượn của các cá nhân, tổ chức, hay các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.

FED giảm lãi suất là gì?

Ngược lại, khi lãi suất FED giảm thì sẽ kích thích các chủ thể vay mượn lẫn nhau, từ đó sẽ làm gia tăng nhiều nhu cầu đầu tư, kích cầu cho nền kinh tế. Khi kinh tế đã đủ ổn định mà vẫn giữ nguyên mức lãi suất thấp thì sẽ dấn đến việc sử dụng vòng vốn kém hiệu quả, từ đó nảy sinh ra nhiều khả năng rủi ro. Hai hiện tượng phổ biến nhất khi FED có mức lãi suất thấp chính là sinh ra bong bóng tài sản và có tỷ lệ lạm phát cao. Nguy hại đến sự bền vững cũng như gây ra khủng hoảng về kinh tế.

Chức năng của lãi suất FED

Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ (có tên tiếng anh: monetary policy) là những quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ với mục đích thường là hướng tới một lãi suất mong muốn nhất định để đạt được mục tiêu ổn định và tăng trưởng cho nền kinh tế.

Các công cụ chính trong chính sách tiền tệ

Hiện nay trên thị trường công cụ chính của chính sách tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang đó là:

- Hoạt động trên thị trường mở

- Tỷ lệ chiết khấu

- Yêu cầu về dự trữ

Đặc biệt hoạt động thị trường mở liên quan đến việc mua và bán chứng khoán chính phủ.

Thuật ngữ thị trường mở mang nghĩa là FED không tự quyết định đại lý chứng khoán nào sẽ kinh doanh vào một ngày cụ thể. Khi đó sẽ có một thị trường mở trên thị trường, trong đó các đại lý chứng khoán khác nhau mà FED hợp tác sẽ cạnh tranh trên cơ sở giá cả. Hoạt động thị trường mở rất linh hoạt. Do vậy đây là một công cụ được sử dụng thường xuyên nhất của chính sách tiền tệ.

Nguyên nhân dẫn đến lãi suất FED là gì?

>>> Xem ngay: Breakout là gì? Dấu hiệu nhận biết Breakout trong chứng khoán

nguyen-nhan-dan-den-lai-suat-fed-la-gi

Nguyên nhân dẫn đến lãi suất FED là gì?

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Cục Dự trữ Liên bang là giữ cho tình hình lạm phát ổn định tại mức 2%, vì như mọi người đều biết lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng giá của các loại hàng hóa và dịch vụ. Do đó lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng cân nhắc thay đổi lãi suất FED.

- Trong trường hợp lạm phát tăng quá cao, FED có thể tìm cách tăng lãi suất của việc huy động vốn. Điều này làm giảm lượng tiền mà các ngân hàng phải cho vay, đồng thời làm chậm nhu cầu vay và nhu cầu của người tiêu dùng. Thêm nữa nó còn làm cho nợ tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn buộc mọi người phải chi tiêu ít hơn, do vậy làm giảm nhu cầu và đưa giá hàng hóa hoặc dịch vụ xuống thấp hơn.

- Tuy nhiên lạm phát giảm còn là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, dẫn đến dấu hiệu suy thoái kinh tế. Với trường hợp này, nhiều khả năng FED hạ giảm lãi suất để kích thích các hoạt động của kinh tế. Lãi suất thấp hơn đồng nghĩa với việc những khoản vay này sẽ rẻ hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, từ đó có thể dẫn đến việc tăng trưởng kinh tế trở lại.

Quyết định lãi suất tác động thế nào đến thị trường?

Lãi suất có khả năng quyết định dòng vốn đi ra vào của một quốc gia. Về mặt lý thuyết, nếu một quốc gia cắt giảm lãi suất thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ có xu hướng mất giá trị so với các quốc gia khác. Điều này là do lãi suất thấp hơn đồng nghĩa với việc tỷ suất sinh lợi cũng thấp hơn trong các công cụ tài chính như trái phiếu chính phủ. Ngược lại, khi tăng lãi suất, các nhà quản lý quỹ, nhà đầu tư và quản lý danh mục đầu tư hưu trí sẽ chuyển luôn nguồn vốn của họ đến quốc gia đó để hưởng lợi từ tỷ suất sinh lợi ở mức cao hơn.

Nếu các nhà đầu tư nhận định một quốc gia có khả năng tăng hoặc cắt giảm lãi suất trong tương lai, họ sẽ bắt đầu chuyển vốn trước khi có thông báo chính thức. Đây cũng chính là lý do tại sao việc theo dõi tin tức và lịch kinh tế có thể mang lại lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư.

Đối với các quyết định lãi suất của FED và tác động của nó đối với đồng đô la Mỹ: nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng kém, khi đó nền kinh tế toàn cầu hoạt động không hiệu quả. Cho nên, nếu FED cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế, các nhà đầu tư có thể giữ vốn bằng đồng đô la vì đây là đồng tiền dự trữ của thế giới và chúng được coi là một trong những đồng tiền toàn cầu an toàn và ổn định nhất.

Làm thế nào để quyết định giao dịch lãi suất FED

Khi giao dịch khả năng tăng lãi suất của FED (Fed raises interest rate), hoặc cắt giảm lãi suất của FED, các trader có thể tận dụng khả năng biến động thông qua các kênh tin tức. Nhìn chung, thị trường thường có xu hướng biến động mạnh khi lãi suất chính thức được công bố. Chính vì vậy, chìa khóa của một giao dịch thành công chính là sự chuẩn bị trước.

Vào ngày 30 tháng 10 năm 2019, FOMC đã thông báo về việc FED hạ lãi suất từ 2% xuống chỉ còn 1,75%. Thông báo công bố thông qua họp báo của FOMC, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang đã giải thích rõ lý do đằng sau những quyết định này. Chúng ta hãy xem xét hành động giá của đồng đô la Mỹ trước, trong và cả sau khi phát hành tin tức.

Tổng kết

Unica hy vọng rằng những thông tin về lãi suất FED là gì, trường hợp tăng giảm FED sẽ giúp cho các nhà học đầu tư chứng khoán có cơ hội để sử dụng hiệu quả lãi suất này trong đầu tư. Ngoài ra lãi suất này còn làm tăng khả năng nắm bắt tình hình kinh tế với xu hướng trong và ngoài nước. 

[Tổng số: 6 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên