Bollinger Band là gì? Cách sử dụng Bollinger Band chính xác

Bollinger Band là gì? Cách sử dụng Bollinger Band chính xác

Mục lục

Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán thì không thể không nhắc đến chỉ báo Bollinger Band. Có thể nói nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà đầu tư xác định được xu hướng của thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả và chính xác hơn. Sau đây Unica sẽ giải đáp giúp các bạn Bollinger Band là gì và cách sử dụng nó như thế nào nhé!

Tổng quan về Bollinger Band 

toang-quan-ve-bollinger-band

Tổng quan về Bollinger Band

Dải Bollinger Band là gì?

Bollinger Bands được hiểu là một chỉ báo kỹ thuật dùng để đo lường sự biến động giá cả của thị trường, bao gồm 3 dải băng là: cao, thấp và trung bình. Chỉ báo này được cấu tạo từ đường trung bình động MA (Moving Average) với độ lệch chuẩn của giá.

Dải Bollinger Bands sẽ dần bị thu hẹp khi tình hình trên thị trường có sự biến động yếu. Và ngược lại, khi thị trường biến động mạnh thì dải băng sẽ mở rộng ra. Ngoài ra nó còn cung cấp một định nghĩa về giá cao và thấp cho các nhà giao dịch, vì giá cao là khi nó ở dải trên và giá thấp là khi nằm ở dải dưới.

Chỉ báo Bollinger Band đang ngày càng trở nên phổ biến với các nhà giao dịch nhờ vào sự đơn giản và hiệu quả mà nó mang lại. Mục đích của nó chính là cung cấp một định nghĩa đơn giản nhất về giá cao và thấp cho các nhà giao dịch.

Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger Band là gì?

Bollinger band là một trong những chỉ báo quan trọng giúp các nhà đầu tư vào lệnh cũng như xác định xu hướng thị trường rất hiệu quả. 

Sự thu hẹp (siết chặt)

Sự thu hẹp là khi cả hai dải trên và dải dưới di chuyển lại gần nhau và tiến sát đến đường SMA 20. Sự thu hẹp này sẽ thể hiện một giai đoạn biến động thấp đến mức tối thiểu. Đây là tín hiệu hoàn hảo báo hiệu biến động có thể tăng trở lại trong thời gian tới và đây cũng được coi là cơ hội vào lệnh tiềm năng cho các nhà đầu tư để kiếm tiền sinh lời.

Việc siết chặt thì luôn đi cùng với mở rộng. Khi các dải này dịch chuyển rộng ra thì độ biến động cũng có khả năng giảm mạnh và phần trăm thoát vị thế cũng càng lớn hơn. Tuy nhiên, những biến động này sẽ không được coi là tín hiệu trade vì nó không dự báo được các xu hướng di chuyển của giá là đang tăng hay giảm.

Điểm break out (hay đột phá)

Bất kỳ một sự đột phá nào diễn ra ở cả hai dải Bollinger thì cũng là một điểm đặc biệt để thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà giao dịch. Cũng giống như Bollinger siết chặt, điểm đột phá break out sẽ không được coi là tín hiệu giao dịch.

Hầu hết các nhà đầu tư đều nhầm lẫn rằng khi giá bứt ra khỏi một trong hai dải trên và dưới thì đều là tín hiệu để tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, điểm bứt phá không cho ra những dấu hiệu rõ ràng về xu hướng hay mức độ biến động của giá cả sau đó.

Hơn nữa chỉ báo này cũng cung cấp manh mối về việc giá chỉ có thể di chuyển trong 1 vùng nhất định và khó để thoát ra khỏi vùng đó. Do đó Bollinger Band có khả năng phát huy rất tốt tiềm năng của nó trong quá trình đánh giá xu hướng dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn. Ở bất kỳ khung giờ nào, nó cũng sẽ đưa ra các kết quả khá chính xác.

Công thức tính Bollinger Band là gì?

Bollinger Band thường hình thành nên 3 dải nên công thức sẽ được tính cụ thể là:

- Dải trên = SMA (20) + (độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)

- Dải giữa sẽ = SMA (20)

- Dải dưới được tính = SMA (20) – (Độ lệch chuẩn 20 ngày của giá x 2)

SMA (20): chính là đường trung bình đơn giản trong chu kỳ 20 ngày.

Lý do để SMA (20) vì nó sẽ dùng để mô tả xu hướng trong trung hạn tương đương với khoảng thời gian giao dịch trong vòng là 3 tuần. Đây cũng là chu kỳ được rất nhiều nhà giao dịch trên thế giới sử dụng làm quy chuẩn chung.

Ví dụ:

Bạn muốn mua một cặp tiền tệ EUR/USD có tỷ giá hiện tại là 1.1250, giá trị SMA là 60 và độ lệch giá trong 20 ngày là 1,5. Khi đó bạn có thể dễ dàng tính toán được chỉ số như sau:

- Dải giữa = 60

- Dải trên được tính = 60 + 2 x 1,5 = 63

- Dải dưới là = 60 – 2 x 1,5 = 57

Cách sử dụng Bollinger Band chính xác nhất

cach-su-dung-bollinger-band-chinh-xac-nhat

Cách sử dụng Bollinger Band chính xác nhất

Nếu các nhà đầu tư chỉ nắm được lý thuyết mà không biết cách áp dụng vào thực tế giao dịch thì tất cả cũng đều trở nên vô nghĩa. Do vậy nếu muốn trở thành một trader chuyên nghiệp thì các bạn không nên bỏ qua các chiến lược giao dịch với chỉ báo Bollinger Band dưới đây.

1. Mua thấp, bán cao

Tuy nó có tên gọi khác nhau nhưng thực chất dải trên Bollinger có vai trò giống như đường kháng cự trong khi dải dưới có vai trò giống đường hỗ trợ. Cụ thể cách giao dịch như sau:

- Khi giá tăng lên và chạm vào dải trên thì mọi người nên bán ra

- Còn nếu giá giảm chạm đến dải dưới, nghĩa là bạn nên mua vào

Nhìn chung việc mua thấp bán cao là chiến lược trading khá phổ biến và đơn giản được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra nó cũng tương đối hiệu quả khi thị trường đang trong giai đoạn sideway (giá đi ngang và có xu hướng không rõ ràng). Tuy nhiên lại có khả năng xảy ra rủi ro nếu thị trường có sự biến động mạnh mẽ.

Ngoài ra đây cũng được coi là phương pháp đơn giản nhất trong các cách sử dụng Bollinger Band. Cho nên, khi chưa có đủ kinh nghiệm và khả năng để phân tích thị trường một cách chính xác và tốt nhất thì mọi người không nên lựa chọn chiến lược này.

2. Nút thắt cổ chai

Khi giá liên tục có sự biến động lên xuống trong một phạm vi hẹp và kéo dài trong một khoảng thời gian dài thì nó là dấu hiệu cho thấy một sự biến động giá trong tương lai mạnh thế nào. Tuy nhiên để xác định được dấu hiệu này thì không hề dễ dàng đối với các nhà đầu tư

Nhưng với Bollinger Band lại khác, nó sẽ cho nhà đầu tư dễ dàng nhận biết giá biến một phạm vi hẹp thông qua nút thắt cổ chai. Hình dáng của nút thắt cổ chai xuất hiện trên biểu đồ là tín hiệu cho các trader biết đây chính là thời điểm chuẩn bị có những sự biến động rất lớn và bạn nên vào lệnh.

Cách đặt lệnh đơn giản cụ thể là:

- Bạn nên vào lệnh mua khi giá bị phá vỡ và vượt khỏi vùng tích lũy

- Ngoài ra bạn vào lệnh bán khi giá phá vỡ đi xuống, ra khỏi vùng tích lũy

3. Kết hợp Bollinger band cùng các chỉ báo khác

 Kết hợp Bollinger band và RSI

Phương pháp này còn được mệnh danh là sự kết hợp "song kiếm hợp bích" và là chiến lược vô cùng hiệu quả trong các trường hợp thị trường không có sự thay đổi lớn và rõ ràng trong xu hướng. Nó sẽ cho phép các trader nắm được thị trường đang ở vùng quá mua hay quá bán, liệu giá này đang quá cao hay quá thấp. Những thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư từ chúng là vô cùng quý giá, giúp họ có thể đưa ra các quyết định đầu tư trên thị trường.

Đây không hẳn là một chiến lược hoàn hảo nhưng nếu bạn biết cách kết hợp Bollinger band với chỉ báo RSI thì việc xác định và tính toán thời gian vào lệnh, thoát lệnh sẽ trở nên chính xác và hiệu quả hơn.

– Kết hợp Bollinger band với MACD

Dải Bollinger Band giúp bạn nhìn nhận được bản chất của các chu kỳ biến động về giá, mặt khác MACD là một chỉ báo động lượng theo xu hướng hiệu quả. Kết hợp hai công cụ này lại có thể đảm bảo độ chắc chắn trong giao dịch vì chúng chính là những công cụ phân tích xu hướng và đo lường sức mạnh của các xu hướng hiện tại có cùng một dao động.

Do đó mà các trader thường hay sử dụng hai chỉ báo này để nhận định xem giá trong giai đoạn đang giảm tốc hay tăng tốc, dự bán cho một cú breakout sắp diễn ra. Thêm nữa, Bollinger Band còn giúp các nhà đầu tư xác định rõ xu hướng và vị trí vào lệnh hợp lý hơn.

Tổng kết

Mong rằng những chia sẻ trên từ Unica đã đem lại cho bạn những kiến thức đầu tư, giao dịch cùng chỉ báo Bollinger Band một cách hiệu quả nhất. Việc nắm được khái niệm Bollinger Band là gì và công thức tính cũng như cách sử dụng nó trong giao dịch sẽ giúp cho nhà đầu tư tự tin và đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác hơn.

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên