Cùng với những đường chỉ báo quan trọng khác trong đầu tư chứng khoán thì đường EMA cũng được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Vậy bạn đã nắm rõ khái niệm đường EMA là gì? Và đã biết rằng tại sao mọi người lại sử dụng EMA trong giao dịch chưa? Nếu chưa hãy cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!
Đường EMA là gì?
EMA (có tên tiếng anh "Exponential Moving Average", đây chính là đường trung bình động của hàm mũ. Dựa vào đường này các nhà giao dịch có thể dễ dàng phân tích kỹ thuật cũng như đưa ra các mức giá giao dịch hợp lý. Dựa vào công thức tính toán đặt trọng số theo cấp số nhân, mọi người tính được EMA trong khoảng thời gian biến động giá gần nhất.
Các nhà giao dịch thường ưu tiên sử dụng đường EMA hơn so với SMA. Bởi vì đường SMA chỉ áp dụng cho những trọng số tính toán bằng nhau trong tất cả các chu kỳ. Trong khi EMA là biến đổi trọng số phù hợp với từng giai đoạn. Từ đó đường giá sẽ trở nên được mịn mượt hơn.
Đường EMA là gì?
Đặc điểm của đường EMA là gì?
Nếu các nhà đầu tư đang tìm kiếm một công cụ chỉ báo đi sau và phản ánh được xu hướng biến động về giá hoàn hảo thì đường EMA chính là một lựa chọn tuyệt vời. Đường EMA này có những đặc điểm nổi bật như:
-
Công cụ có khả năng cung cấp dữ liệu mới nhất và nhanh nhất về sự biến động của giá so với những chỉ báo khác
-
Sử dụng đường EMA sẽ không bị thay đổi dù cho loại bỏ hay thay đổi các số liệu cũ, tin tức lại được cập nhật nhanh chóng hơn. Nhưng do việc cập nhật giá quá nhanh mà EMA lại không thể kiểm soát được mức giá biến động ảo nên rất dễ xảy ra những trường hợp sai số. Thông thường sai số này đều bắt nguồn từ việc đảo chiều nhanh chóng của các tín hiệu trong giao dịch
-
Nếu lựa chọn khung thời gian dài hơn thì đường EMA có khả năng quan sát kỹ hơn và sẽ ít bị sai số hơn, tuy nhiên nó lại không thể kiểm soát được các điểm đổi chiều chính xác
-
Nếu sử dụng khung thời gian ngắn thì EMA có thể sớm bắt kịp theo xu hướng nhưng lại dễ bị mắc bẫy bởi các tín hiệu sai lệch
>>> Xem ngay: Lý thuyết Dow là gì? Những nguyên lý cơ bản trong đầu tư
Công thức tính đường EMA là gì?
Ngoài việc nắm được những khái niệm cũng như đặc điểm của đường EMA này thì tiếp theo bạn cần biết được cách tính nó chính xác nhất:
EMA(n) = Pt*k + EMA (t-1) * (1-k)
Trong đó:
-
n: chính là số chu kỳ
-
Pt: được hiểu là giá trị đầu tiên của EMA. Giá này thường được tính bằng đường SMA hoặc giá đóng cửa trước của đường SMA
-
k: là hệ số nhân được tính bằng công thức k= 2/(n+1)
-
EMA (t-1): là trung bình trượt của hàm mũ trong các phiên giao dịch trước đó
Hiện nay có rất nhiều công thức tính đường trung bình động và trên đây chỉ là công thức tính tiêu biểu nhất. Nếu bạn không biết cách tính thì cũng không có vấn đề gì vì hệ thống sàn sẽ tự tính cho bạn chỉ số này.
Khoá học online qua video về chủ đề chứng khoán sẽ giúp bạn nắm được tất tần tật những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán. Nắm được các những công cụ để đánh giá, phân tích và đầu tư chứng khoán đem về lợi nhuận khủng. Ngoài những kiến thức căn bản, khoá học còn đi sâu vào phân tích các Case Study ở Việt Nam để giúp bạn tối ưu hóa được danh mục đầu tư, thời điểm vàng đầu tư,...
Nên sử dụng đường EMA nào?
Đầu tiên chúng ta cần phải xác định được khung thời gian mà bạn sử dụng để phân tích. Việc sử dụng đường EMA nào còn phụ thuộc vào từng trader và chúng sẽ liên quan tới chiến lược giao dịch của mỗi trader.
Không có đường EMA nào là đúng và chính xác hơn đường EMA nào. Vì nó còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Thông thường, một vài trader sẽ sử dụng các con số mặc định như là: EMA9, EMA25, EMA99, EMA200...
Một vài nguyên tắc để áp dụng EMA cho đúng nhất
Trong một biểu đồ giá sẽ thường có 2 đường EMA, trong đó bao gồm 1 đường EMA nhanh và 1 đường EMA chậm.
- EMA chậm hay EMA dài thường thuộc các loại là: EMA50, EMA100 và EMA200
- EMA nhanh hoặc EMA ngắn đều thuộc loại: EMA9 và EMA25
Biểu đồ giá có đường EMA nhanh (hoặc có chu kì ngắn) sẽ dễ bị phá vỡ hơn so với đường EMA chậm (hay có chu kỳ dài). Tuy nhiên bù lại thì đường EMA nhanh sẽ bám sát đường giá hơn so với đường EMA chậm.
Ngoài ra dựa vào công thức tính cú nó thì có thể thấy đường giá phải có trước mới tạo ra được các đường EMA. Cho nên EMA luôn có độ trễ hơn so với các đường giá.
Đồng thời các nhà trader mới hay lựa chọn những chiến lược giao giao bằng cách kết hợp 2 đường EMA với nhau là: 1 đường EMA ngắn và 1 đường EMA dài để có thể dễ xác định xu hướng của thị trường hơn.
Cách sử dụng đường EMA trong chứng khoán
Dưới đây là một số cách sử dụng đường EMA tiêu biểu trong chứng khoán, bạn hãy tham khảo nhé:
Giao dịch dựa vào độ dốc của đường EMA để xác định xu hướng giá
Độ dốc của đường trung bình động luỹ thừa EMA là điểm quan trọng nhất mà nhà đầu tư phải chú ý quan sát và bám sát vào vì nó phản ánh quán tính của các giá thị trường, do đó xác định được xu hướng giá để đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả. Đặc biệt lưu ý rằng khi độ dốc của đường trung bình động luỹ thừa này rơi vào ba trường hợp sau:
Sử dụng đường EMA dốc lên – xu hướng tăng
Khi đường EMA tăng lên, lúc này xu hướng giá cũng đang tăng do đó chỉ nên lựa chọn giao dịch ở vị thế mua. Thời điểm thích hợp để đặt lệnh mua là khi đường giá giảm gần chạm tới đường trung bình động với số mũ EMA.
Nếu đang ở vị thế mua trong trường hợp này, thì hãy đặt lệnh cắt lỗ tại vị trí gần đáy nhất và quan sát đến khi thấy giá bắt đầu có dấu hiệu giảm thì nhanh chóng di chuyển nó đến điểm hoà vốn sớm nhất.
Chỉ bán khi đường EMA dốc xuống – xu hướng giảm
Khi đường EMA dốc xuống, thì xu hướng giá cũng giảm do vậy bạn chỉ nên giao dịch ở vị thế bán. Nên quan sát đến khi đường giá hướng lên gần đến đường này để thực hiện lệnh bán.
Nếu đang ở trong vị thế bán, thì nên đặt lệnh cắt lỗ tại đỉnh gần nhất. Khi giá đóng cửa ở mức cao hơn, tiến hành hạ lệnh xuống tới điểm hòa vốn.
Cách sử dụng đường EMA trong chứng khoán
Không thực hiện giao dịch khi đường EMA nằm ngang
Khi đường EMA nằm ngang hoặc không có sự biến động quá nhiều, chỉ nhúc nhích đôi chút, đây là biểu hiện cho thấy thị trường đang có xu hướng sang ngang – hay thị trường sideway (thời điểm này thị trường không có biến động, các mức giá của ngoại tệ hay cổ phiếu đều đang ở mức ổn định, không tăng và cũng không giảm). Ngoài ra không nên áp dụng các phương pháp có xu hướng vào trường hợp này. Tốt nhất là các nhà đầu tư nên chờ đợi những biến động mới của thị trường.
>>> Xem ngay: Lệnh MTL là gì? Các loại lệnh MTL trong chứng khoán
Giao dịch với cặp đôi đường EMA
Việc sử dụng kết hợp hai đường EMA với nhau, bạn nên chọn một đường ngắn hạn (EMA nhanh) và một đường trung hoặc dài hạn (EMA chậm) kết hợp với đồ thị giá.
Quan sát những biến động của hai đường trung bình động luỹ thừa này đến khi có các tín hiệu sau đây thì bắt đầu đặt lệnh mua hoặc bán:
-
Khi EMA nhanh cắt EMA chậm theo hướng đi xuống: tín hiệu này cho thấy giá thị trường đang giảm, nên đặt lệnh bán tại điểm giao cắt này.
-
Còn nếu EMA nhanh cắt EMA chậm theo hướng đi lên: thể hiện tín hiệu về sự tăng giá trên thị trường, nên tiến hành mua tại điểm giao cắt này.
Dùng đường EMA làm hỗ trợ và kháng cự
Khi sử dụng EMA làm đường hỗ trợ và kháng cự, bạn nên chú ý các quy tắc sau:
-
Nếu đường EMA có xu hướng tăng dài hạn nhưng vẫn nằm dưới đường giá. Sau đó đường giá bắt đầu giảm và chạm vào đường này thì đây chính là vùng hỗ trợ. Khi giá có dấu hiệu giảm liên tục, chạm vào đường EMA ở mức hỗ trợ và có dấu hiệu bật trở lại => Nên quyết định mua vào ngay tại thời điểm này.
-
Đường EMA trong xu hướng giảm dài hạn nhưng vẫn nằm trên đường giá. Khi đường giá tăng lên và chạm vào đường này thì đây sẽ là vùng kháng cự. Khi giá tiếp tục tăng, chạm vào đường EMA ở mức kháng cự và có dấu hiệu quay đầu lạ => Nên quyết định bán ra ngay thời điểm này.
Tổng kết
Hy vọng những chia sẻ về đường EMA là gì trên đây từ Unica sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quan về xu hướng đường này trong thị trường đầu tư chứng khoán. Nếu tận dụng tốt đường EMA này thì chắc chắn nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư trong tương lai.