Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Tìm hiểu các chỉ báo dao động phổ biến nhất hiện nay

Mua 3 tặng 1

Các chỉ báo dao động trên thị trường chứng khoán hiện nay đang rất phổ biến và được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy cụ thể những chỉ báo này có đặc điểm và vai trò cụ thể thế nào trong việc đầu tư thì mời các bạn cùng với Unica tìm hiểu cụ thể hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về các chỉ báo dao động

>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách xem vùng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán

tong-quan-ve-cac-chi-bao-dao-dong

Tổng quan về các chỉ báo dao động

Chỉ báo dao động được hiểu là một công cụ phân tích kỹ thuật vô cùng phổ biến, có sẵn trên hầu hết các nền tảng giao dịch và được nhiều nhà giao dịch trên toàn thế giới sử dụng. Công cụ này được phát triển bởi George Lane, ông là một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng, dựa trên tiền đề rằng trong quá trình tăng giá, giá thường có xu hướng đóng ở phần trên thân nến và ở phần dưới thân nến trong quá trình hạ giá. Ngoài ra chỉ báo dao động còn xác định mức giá đóng cửa xoay quanh phạm vi giá nhất định trong một khoảng thời gian đã chọn. Khi có xu hướng tăng, giá đóng thường nằm ở đỉnh một phạm vi cụ thể, ngược lại khi có xu hướng giảm, giá thường giảm xuống gần chạm đáy.

Chỉ báo dao động sẽ bao gồm hai đường cơ bản là: %K và %D. Các tín hiệu chính  #được thiết lập sẽ sử dụng %D.

Một vài các chỉ báo dao động cơ bản

Khái niệm chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm

Thông thường trong đầu tư sẽ có 2 loại chỉ báo chính đó là:

- Chỉ báo nhanh (tên tiếng anh: Leading indicator) là một loại chỉ báo dao động (hay Oscillator), dùng để đưa ra những tín hiệu trước khi xu hướng mới hoặc đảo chiều xảy ra

- Chỉ báo chậm (hoặc Lagging indicator) chính là chỉ báo động lượng (Momentum), để đưa ra một tín hiệu sau khi xu hướng đã có dấu hiệu bắt đầu

- Nếu trong trường hợp tất cả các chỉ báo nhanh luôn chính xác thì việc kiếm tiền từ đầu tư chứng khoán cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế các chỉ báo nhanh thường đưa ra nhiều tín hiệu sai hơn

Ngược lại, thì các chỉ báo chậm chỉ đưa ra tín hiệu sau khi giá đã thay đổi rõ ràng đang hình thành một xu hướng mới. Nhược điểm duy nhất đó là bạn phải vào lệnh chậm hơn thị trường.

Thông thường thì mức tăng lớn nhất của một xu hướng sẽ xảy ra trong một vài cây nến đầu tiên, dó vậy mà bằng cách sử dụng một chỉ báo chậm, bạn sẽ có thể bị bỏ lỡ phần lớn lợi nhuận của mình trong đầu tư chứng khoán.

Tổng quan về chỉ báo dao động Stochastic

Chỉ báo Stochastic được hiểu là những đường chỉ sự dao động của giá dựa trên các cơ sở quan sát như sau:

- Khi giá tăng, thì giá đóng cửa có xu hướng tiến gần đến biên trên của một khung giá (hay là price range)

- Còn nếu trường hợp giá giảm thì giá đóng cửa có khuynh hướng tiến gần đến biên dưới của một khung giá 

Mỗi chỉ báo Stochastic đều sử dụng hai đường, % K và %D. Có hai đường của Stochastic là: Slow Stochastic và Fast Stochastic. Sự khác biệt giữa hai đường này được thể hiện ở cách tính hai đường %K và %D. Đường Slow Stochastic thường chậm và nhẵn hơn so với đường Fast Stochastic.   

Công thức để tính chỉ báo dao động Stochastic

Để tính toán chính xác được chỉ báo Stochastic thì bạn chỉ cần áp dụng theo công thức dưới đây một cách đơn giản. Cụ thể là:

% K sẽ= 100 x [(Close – Lowest Low (n))/ (Highest High (n) – Lowest Low (n)]

% D được tính = 3 – Periods moving average of % K

n thì = Number of periods used in calculation

Ứng dụng của chỉ báo dao động Stochastic 

Đầu tiên là nó chỉ ra tình trạng overbought hoặc oversold cụ thể 

- Trên đường 80 - nghĩa là thị trường overbought  

- Dưới đường 20 - được hiểu là thị trường oversold  

Chỉ ra dấu hiệu mua hay bán trên thị trường

- %K và %D sẽ cắt xuống từ vùng trên 80 – cho thấy dấu hiệu bán 

- %K và %D cắt lên từ vùng dưới 20 – thể hiện dấu hiệu mua 

- %K và %D cắt lên từ vùng dưới 20 – thể hiện dấu hiệu mua 

Thêm nữa có thể dựa vào chỉ báo dao động Stochastic để xác định dấu hiệu mua hoặc bán, cũng như tình trạng chung của thị trường.

Nếu chỉ báo dao động Stochastic nằm trên vùng 80 có nghĩa rằng thị trường đang ở trạng thái mua quá mức (overbought). Lúc này bạn chỉ đưa ra lệnh bán khi chỉ báo dao động Stochastic có dấu hiệu quay đầu, nghĩa là đường %K sẽ cắt cắt đường %D từ trên xuống dưới vùng 80, thông thường khi hai đường đưa ra dấu hiệu cắt nhau đó là dấu hiệu của thị trường đang bán ra.         

Ngược lại nếu chỉ báo dao động Stochastic nằm ngưỡng dưới vùng 20 cho thấy thị trường đang ở trạng thái bán quá mức (oversold). Lúc này chỉ nên đưa ra lệnh mua khi chỉ báo dao động Stochastic có dấu hiệu quay đầu, nghĩa là đường %K cắt đường %D từ dưới lên trên ngưỡng vùng 20, thông thường khi hai đường đưa ra dấu hiệu cắt nhau đó là thị trường đang mua vào.   

Chỉ báo dao động Stochastic được hiểu rằng là chỉ báo đi sau (dự báo biến động sau diễn biến thị trường), chỉ báo này chỉ áp dụng đúng đắn (hiệu quả) cho thị trường không có xu hướng rõ ràng. Nếu thị trường đang diễn ra theo một xu hướng thì dấu hiệu theo xu hướng thị trường sẽ đáng tin cậy hơn. Chỉ báo này không được sử dụng nhiều trong trường hợp thị trường đang trong tình trạng dao động tích lũy trong một biên độ hẹp vì thế hai đường %K và %D có thể cắt nhau nhiều lần và dấu hiệu đưa ra không rõ ràng.

Ngoài cách áp đặt vùng 20 và vùng 80 (hay oversold - overbought) còn có thể sử dụng những con số thông dụng sau đây: 75-25, 70-30 và 85-15 . Thường đối với thị trường giao dịch thì các số mặc định 5-5-5 được để nguyên, còn đối với thị trường giao ngay có thể dùng 5-3-3.   

Ngoài ra cần kết hợp chỉ báo dao động Stochastic với các chỉ báo dao động khác và các chỉ báo xu hướng để có thể đưa ra chiến lược thích hợp với điểm vào hợp lý, các mức chốt lời cũng như chặn lỗ kỹ thuật.
 

Cách sử dụng chỉ báo động lượng để xác định xu hướng

>>> Xem ngay: Xu hướng là gì? Hướng dẫn cách xác định xu hướng đầu tư

cach-su-dung-chi-bao-dong-luong-de-xac-dinh-xu-huong

Cách sử dụng chỉ báo động lượng để xác định xu hướng

Có thể nói việc nắm bắt được những thông tin về các chỉ báo dao động này có vai trò quan trọng trong việc dự đoán tình hình, xu hướng phát triển của thị trường. Đồng thời còn góp phần cải thiện khả năng đầu tư hiệu quả của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới tham gia vào thị trường chứng khoán.

Các chỉ báo dao động dùng để xác nhận xu hướng đó là MACD và MA. Mặc dù các chỉ báo này đươc phát hiện và xác nhận xu hướng có độ trễ, tuy nhiên thì nó thường khá chính xác.

Cũng giống như bộ chỉ báo dao động, các bộ chỉ báo động lượng sẽ đưa các tín hiệu sai nếu không có sự kết hợp đầy đủ của cả 2 chỉ báo động lượng.

Trên các biểu đồ ngày của GBP/USD, mọi người thướng sử dụng EMA10 (màu xanh), EMA20 (thể hiện màu đỏ) cùng với chỉ báo MACD.

Vào ngày 15 tháng 10, EMA10 đã cắt lên trên EMA20, đồng thời thể hiện xu hướng tăng. Tương tự như vậy, thì chỉ báo MACD đã cắt nhau đi lên và đưa ra tín hiệu BUY. Nếu bạn vào lệnh BUY, thì bạn sẽ thu được một khoản lợi nhuận tương đối lớn.

Cuối cùng cả hai đường trung bình động và MACD đều cho một vài tín hiệu SELL. Nếu bạn thực hiện giao dịch này, các lệnh SELL đó sẽ mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Tổng kết

Mong rằng những chia sẻ này từ Unica sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm những kiến thức về các chỉ báo dao động cần thiết để có thể dự đoán xu hướng biến động của thị trường một cách hiệu quả nhất. Từ đó giúp cho các nhà đầu tư có những quyết định đầu tư hợp lý và chính xác hơn đồng thời đem lại kết quả đầu tư đầu tư trong tương lai ổn định và phát triển hơn nữa. Cuối cùng là chúc cho các nhà đầu tư sẽ thành công hơn nữa trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán này nhé!

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Trở thành hội viên