Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cách nhận biết sóng Elliott trong các hoạt động giao dịch

Mua 3 tặng 1

Một trong những công cụ dùng để phân tích hành vi thị trường trong các hoạt động giao dịch đầu tư đó là sóng Elliott. Câu hỏi mà nhiều người quan tâm đó là làm thế nào để biết sóng Elliott trong tất cả các hoạt động giao dịch. Để có thể giúp các bạn nắm được thông tin chính xác nhất thì sau đây mời các bạn cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Sóng Elliott là gì?

song-elliot-la-gi

Sóng Elliott là gì?

Elliott được biết đến là một trong những lý thuyết được phát minh bởi các kế toán viên chuyên nghiệp người Mỹ Ralph Nelson Elliott vào những năm 1930. Dựa vào lý thuyết này, ông đã phát hiện ra rằng thị trường không biến động một cách hỗn loạn mà luôn "chạy" theo những quy luật có tính chu kỳ và phụ thuộc vào tâm lý của con người.

Ngày nay trong những thị trường tài chính chung thì đều áp dụng được lý thuyết sóng này. Ngoài ra Elliott được thể hiện qua các mẫu sóng lặp đi lặp lại. Nhìn chung thì sóng này sẽ mô tả chi tiết hành vi của nhóm đám đông. Tuy nhiên thì bản chất cốt lõi của nó chính là lòng tham, sự sợ hãi, hy vọng và cố chấp, đồng thời chúng đều là những tâm lý không bao giờ thay đổi theo thời gian.

Chính vì vậy, khi cùng thực hiện phân tích một vấn đề trên biểu đồ với một tâm lý giống nhau, thì các hành động giao dịch cũng sẽ tương tự như nhau. Những hành động này thường được biểu diễn trên đường giá và cũng vì thế mà những đợt sóng này cũng có tính chất lặp đi lặp lại giống nhau.

Ngoài ra theo cha đẻ của sóng Elliott, nếu trên thị trường không có sự chuyển động tăng hay giảm giá thì đây cũng được coi là thị trường "chết". Thêm nữa sóng này là một trong những mô hình giúp các nhà đầu tư dự báo được các xu hướng của giá cũng như cho biết là thị trường đang ở trong giai đoạn nào. Do đó có thể xác định được điểm entry tốt hơn, điểm stop loss ngắn hơn và điểm take profit dài hơn.

Cấu tạo của sóng Elliot là gì?

Sau khi đã hiểu được khái niệm và ý nghĩa của Eliott là gì thì tiếp theo bạn cần phải nắm được đặc điểm cấu tạo của loại sóng này để có thể hiểu và vận dụng nó một cách hợp lý.

Mô hình sóng đẩy

Mô hình sóng đẩy sẽ bao gồm 5 sóng đầu tiên. Sóng 1, 3 và 5 là những sóng tăng còn sóng 2 và 4 là những sóng giảm. Độ dài của những con sóng này thường phải bằng nhau. Đặc điểm của những con sóng này cụ thể là:

- Sóng 1 biểu thị giai đoạn thị trường đang có xu hướng bắt đầu đi lên. Điều này là do một vài nhà đầu tư nhận thấy rằng giá đang ở thời điểm thích hợp để mua, do vậy họ đặt lệnh mua vào khiến cho giá bị đẩy lên cao hơn

- Sóng 2 thường được hình thành khi nhà đầu tư dừng mua và đóng lệnh vì họ cảm thấy là lợi nhuận đã đạt được đúng mục tiêu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá giảm một chút nhưng sẽ không bị giảm xuống thấp như là đáy 1

- Sóng 3 sẽ được hình thành khi giá có sự tăng nhẹ và là thời cơ thuận lợi để nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào thị trường, làm cho giá trên thị trường bị đẩy lên cao hơn. Nó cũng thường là sóng mạnh và dài nhất

- Sóng 4 xuất hiện khi nhiều nhà trader chốt lời vì nhận thấy thị trường đã tăng đủ. Sóng này bị đánh giá là yếu hơn so với các sóng trước vì còn nhiều nhà giao dịch kỳ vọng rằng giá sẽ tăng cao nữa để vào lệnh với giá tốt hơn

- Sóng 5 là giai đoạn mà đa số tất cả mọi người đều phải "đổ xô" vào thị trường để mua một cách ồ ạt. Điều này khiến giá cả trở nên đắt hơn bao giờ hết

Đặc biệt, một vài vấn đề mà các bạn cần lưu tâm đó là trong 3 sóng đẩy 1, 3 và 5 thì luôn có một sóng mở rộng hơn hai sóng còn lại, một cách đơn giản là luôn có một sóng dài nhất trong số 3 sóng và thường là sóng 3 hoặc sóng 5.

Mô hình sóng elliott điều chỉnh

Sau giai đoạn sóng đẩy chính là mô hình sóng điều chỉnh (hay còn gọi sóng hồi), gồm các hành động giá đi ngược lại so với xu hướng chính của hiện tại. Khi thị trường đang đi trong xu hướng chủ đạo là đi lên, thì sóng điều chỉnh có thể là những đợt sóng đi ngang hoặc là đi xuống.

Nếu mô hình sóng đẩy này được đánh số các sóng theo thứ tự từ 1 đến 5 thì các sóng điều chỉnh sẽ được ký hiệu theo bảng chữ cái cụ thể là: a,b,c.

Một lưu ý rằng, cấu tạo của mô hình sóng điều chỉnh không bao giờ quá 5 sóng, thường sẽ chỉ bao gồm 3 sóng.

Sóng điều chỉnh này bao gồm: 3 dạng mô hình căn bản, chúng là nguồn gốc phát triển của 18 mô hình còn lại đó là: mô hình zíc zắc, mô hình phẳng và mô hình tam giác.

Cách giao dịch theo sóng Elliott

cach-giao-dich-theo-song-elliott

Cách giao dịch theo sóng Elliott

Chiến lược giao dịch theo Elliott này chắc chắn là điều mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm để giúp bản thân có thể áp dụng thành công trong các giao dịch trên thị trường.

- Bước 1: Phân tích thị trường 

Ví dụ là bạn nhận ra sóng Elliott đang di chuyển theo một chiều hướng giảm. Trong đó, sóng điều chỉnh ở vị trí: a, b, c đang chuyển động trong giai đoạn sideway và từ đó dần tạo thành một mô hình phẳng. Do vậy, trên thị trường chỉ có thể hình thành một sóng đẩy mới khi sóng c này có dấu hiệu chấm dứt, kết thúc đợt sóng này.

- Bước 2: Thực hiện vào lệnh

Tại thời điểm bắt đầu đợt sóng thì bạn thực hiện vào lệnh bán, đây được xem là điểm vào lệnh tiềm năng giúp bạn có thể bắt kịp xu hướng đầu của một đợt sóng đẩy mới. 

- Bước 3: Cắt lỗ

Điểm cắt lỗ (hay Stop loss) thường được thể hiện ở phía trên đỉnh của sóng 4 và cách đỉnh này khoảng một vài pips.

Để có thể giao dịch thành công theo lý thuyết sóng này, các trader cần ghi nhớ những đặc điểm nổi bật. Sóng điều chỉnh chính là công cụ để giúp các nhà đầu tư có khả năng xác định được cơ hội mở lệnh để đón đầu một đợt sóng đẩy mạnh cao hơn sau đó. Ngoài ra , sau khi sóng điều chỉnh di chuyển trong xu hướng tăng, nghĩa là giá sẽ đi lên cao hơn, đây cũng là thời điểm hợp lý để bạn vào lệnh buy. Ngoài ra bạn sẽ vào lệnh sell để kiếm lời khi các đợt sóng điều chỉnh đi trong các giai đoạn giảm.

Mối quan hệ giữa Elliott và Fibonacci

Vào những năm 1930, Nelson Elliott đã nghiên cứu và phát minh ra các nguyên tắc sóng nhưng vẫn chưa áp dụng được nguyên tắc này vào giao dịch thực tế vì nó rất khó để tìm ra điểm vào lệnh. Vào thời điểm đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng Elliott là lý thuyết suông và không có tính ứng dụng cao. 

Mãi cho đến năm 1940, ông kết hợp cùng với dãy số Fibonacci vào mô hình sóng này. Điều này khắc phục được những nhược điểm trước đây của nguyên tắc sóng. Bắt đầu từ đó lý thuyết sóng Elliott đã được rất nhiều nhà đầu tư đón nhận và "sùng bái". Một tỷ phú thương nhân người Mỹ còn từng khẳng định rằng lý thuyết Elliott là một trong "bốn Kinh Thánh của kinh doanh".

Qua đây có thể thấy rằng mối quan hệ giữa nguyên lý sóng Elliott và dãy số Fibonacci là vô cùng mật thiết. Lý thuyết sóng này đã tạo ra hình mẫu khung sườn còn tỷ lệ Fibonacci là thước đo giúp đo lường cả về biên độ biến động của giá lẫn thời gian kết thúc. Sự kết hợp này hiện nay đã được rất nhiều nhà giao dịch đánh giá là một sự liên kết khoa học.

Tổng kết

Unica hy vọng rằng những thông tin về sóng Elliott đã được phân tích ở trên sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm kinh nghiệm và một phương thức nghiên cứu giao dịch đầu tư phù hợp và hiệu quả hơn. Nếu nắm chắc được kiến thức và vận dụng nó một cách hợp lý thì sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho các nhà đầu tư.

[Tổng số: 5 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên