Ros là gì? Hướng dẫn cách tính chỉ số Ros chính xác nhất

Ros là gì? Hướng dẫn cách tính chỉ số Ros chính xác nhất

Mục lục

Ros là một trong những chỉ số tài chính cơ bản và quan trọng của một doanh nghiệp. Phản ánh được tình hình hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp cụ thể. Vậy Ros là gì và cách tính chỉ số ros thế nào chính xác nhất thì hãy cùng Unica tìm hiểu ở bài viết này nhé!

1. Ros là gì? 

>>> Xem ngay: VN Index là gì? Cách tính chỉ số VN Index chính xác nhất

ros-la-gi

Ros là gì?

Khái niệm chung

Ros là gì? từ được viết tắt của tên tiếng anh Return On Sales, có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Chỉ số này sẽ cho biết được với 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ, sẽ tạo ra được tổng bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế).

Chỉ số Ros được tính theo tỷ lệ phần trăm - %. Ví dụ Ros = 40% tức là với 1 đồng doanh thu thuần bỏ ra thì sẽ thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế.

Ngoài ra chỉ số này còn thể hiện được hiệu quả của việc quản lý kiểm soát chi phí của mỗi doanh nghiệp. Tỷ lệ Ros càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt, ổn định và có khả năng sinh lời cao.

Công thức tính Ros

ROS tính = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100%

Trong đó:

- Lợi nhuận sau thuế và Doanh thu thuần được lấy ở báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

-  Công thức tính doanh thu thuần đó là:

Doanh thu thuần sẽ = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Các khoản giảm trừ doanh thu

Ý nghĩa

Nắm được khái niệm Ros là gì tiếp theo sẽ cần hiểu được ý nghĩa của chỉ số này. Tuy mọi người đều biết rằng Ros có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp. Vậy cụ thể chỉ số Ros này đem lại cho doanh nghiệp lợi ích như thế nào thì cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Theo như định nghĩa của nó, chỉ tiêu Ros cho biết một đơn vị doanh thu đem lại mấy đồng đơn vị lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao thì cho thấy rằng hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp càng tốt:

- Tỷ lệ Ros càng cao cho thấy khả năng sinh lợi từ doanh thu cũng tăng lên và ngược lại

- Trong một vài tình huống nhất định thì Ros có thể mang giá trị âm nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh này không hiệu quả, việc doanh nghiệp đang bị thua lỗ còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Cũng có thể doanh nghiệp chấp nhận việc thua lỗ thời gian ban đầu để thâu tóm thị trường hoặc những doanh nghiệp mới thành lập…

Dựa vào những kết luận trên, doanh nghiệp và công ty có thể tìm ra những hướng hoạt động tốt hơn trong tương lai, để đạt hiệu quả hơn về lợi nhuận, cũng như cải thiện được chỉ số này.

Như mọi người đều biết rằng doanh thu thuần luôn luôn là một con số dương, chính vì vậy mà kết quả chỉ số Ros âm hay dương sẽ phụ thuộc vào kết quả của lợi nhuận sau thuế. Cụ thể đó là:

- Nếu chỉ số ROS mà âm: có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh trong tình trạng thua lỗ. Điều này chứng tỏ rằng các nhà quản lý đang không kiểm soát được chi phí cho hoạt động kinh doanh (chi phí đầu vào, chi phí quản lý doanh nghiệp và cả chi phí cho bán hàng…)

- Chỉ số ROS dương: đây là dấu hiệu của một doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Đặc biệt nếu như chỉ số Ros càng lớn thì càng thể hiện được rằng công ty đang hoạt động tốt

2. Chỉ số Ros trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 

Với những ý nghĩa mà Ros mang lại được phân tích ở trên thì bạn cũng sẽ thắc mắc liệu cách thức để cải thiện chỉ số Ros cụ thể là gì. Sau đây sẽ là những chỉ tiêu để giúp bạn đánh giá được hiệu quả kinh doanh sản xuất của một doanh nghiệp nhất định đó là:

- Tăng cường, thúc đẩy mạnh doanh thu của công ty

- Theo dõi sát sao chu kỳ sống của mọi sản phẩm

- Kiểm soát tốt các loại chi phí của doanh nghiệp

Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến những yếu tố ảnh hưởng đến người mua như là: thu nhập của người mua, nhu cầu mua sản phẩm… và các yếu tố khác có liên quan đến đối thủ (giá, độ đa dạng của sản phẩm…). Với việc quan tâm đến những yếu tố này, bạn sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được chỉ số Ros như nào là tốt nhất, do đó có thể đẩy mạnh được chỉ số hoạt động của công ty.

3. Quan hệ giữa chỉ số ROS với ROA và ROE

>>> Xem ngay: ROA là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ROA

quan-he-giua-chi-so-ros-voi-roa-va-roe

Quan hệ giữa chỉ số ROS với ROA và ROE

Dựa vào những thông tin đã được phân tích ở trên thì để đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, chúng ta cần kết hợp với việc đánh giá các chỉ số của ROE và ROA.

Cả ba chỉ số ROS, ROE và ROA có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng có mối liên quan mật thiết và bổ trợ lẫn nhau. Do vậy khi phân tích tình hình hoạt động của một doanh nghiệp thì cần chú ý cả 3 yếu tố này. Đồng thời phải thực hiện cùng lúc 3 chỉ số này để đưa ra những nhận định chính xác nhất.

ROA được hiểu rằng là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, thể hiện được mối quan hệ giữa mức sinh lợi của công ty so với chính tài sản của nó. Dựa vào chỉ số ROA này chúng ta có thể biết được hiệu quả của hoạt động của mỗi công ty trong việc sử dụng tài sản để thu nguồn lợi nhuận.

Còn chỉ số ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay còn được gọi với cái tên là lợi nhuận trên vốn. Chỉ số ROE sẽ thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp.

Cả 3 chỉ số ROS, ROA, ROE đều là các yếu tố được sử dụng nhiều để đánh giá xem công ty có đang thực sự hoạt động hiệu quả hay là không. Trong đó ROS được tính dựa trên hoạt động kinh doanh còn ROE và ROA sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán. Nhìn chung những chỉ số này có mối quan hệ tương đồng về mặt xu hướng đối với nhau.

Ngoài ra thì ROS và vòng quay tài sản thường sẽ có xu hướng trái ngược nhau. Chính vì vậy khi đánh giá tỷ số ROS người ta thường tìm hiểu nó kết hợp cùng với vòng quay tài sản để đưa ra những quyết định đầu tư chính xác hơn.

Công thức tính của các chỉ số trên là:

- ROS được tính = Lợi Nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

- Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản doanh nghiệp

- ROA sẽ = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng Tài sản

- Còn chỉ số ROE = Lợi nhuận sau Thuế/ Vốn Chủ Sở Hữu

4. Phân tích chỉ số Ros

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty A cụ thể, bạn có thể tính được chỉ tiêu Ros của công ty năm trước giải sử là 5%, năm nay là 7% và Ros trung bình ngành là 10%.

Những con số trên thể hiện được rằng:

Tỷ lệ Ros của công ty này có dấu hiệu tăng so với cùng kỳ trước, cho thấy được khả năng sinh lời về mặt doanh thu tăng hay nói cách khác, thì một đồng doanh thu năm nay sẽ tạo ra được bao nhiều đồng lợi nhuận hơn so với năm trước.

Tuy nhiên, so với chỉ tiêu trung bình ngành thì hệ số Ros của công ty này có vẻ đang thấp hơn, cho thấy công ty tạo ra lợi nhuận từ doanh thu thấp hơn mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Cũng như việc phản ánh rằng các doanh nghiệp này quản lý chi phí không hiệu quả bằng các doanh nghiệp khác.

5. Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?

Mỗi ngành nghề khác nhau đều sẽ có thước đo của ROS khác nhau, vì vậy chúng ta chỉ có thể đánh giá qua các chỉ số tốt hơn mức trung bình của ngành mà không thể so sánh các ngành chung với nhau. Vì lý do này, mỗi mức chỉ số ROS nhận được sẽ lại có một cách nhìn khác về tình hình hoạt động của công ty và doanh nghiệp.

Nhìn chung, nếu đánh giá riêng chỉ số ROS một cách độc lập (tức là không kết hợp đánh giá cả ROE và ROA) thì khi ROS > 10% tức là công ty đang hoạt động vững mạnh.

6. Tổng kết

Thông qua những kiến thức mà Unica đem lại cho bạn ở bài viết này hy vọng rằng các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về chỉ số Ros này. Biết được Ros là gì cũng như cách tính chính xác nhất. Đồng thời có thể hiểu được mối quan hệ của Ros với các chỉ số khác như Roe và Roa. Từ đó có thể tự mình nhận định, phân tích và đánh giá được tình hình tài chính của bất kỳ một công ty nào khác. 

Để tăng thêm khả năng sinh lời và tránh gặp những rủi ro không đáng có, cách tốt nhất mà nhà đầu tư cần nắm vững đó là tham khảo các kinh nghiệm của những nhà đầu tư đi trước hoặc từ các khóa học chứng khoán online của chuyên gia đến từ Unica sẻ chia sẻ đến bạn, bao gồm: phân tích thị trường, cách thức hạn chế rủi ro…

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên