Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

ROA là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ROA

Mua 3 tặng 1

Cũng là một trong những chỉ số tài chính quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. ROA thể hiện khả năng sinh lời và thông qua đó các công ty, doanh nghiệp có thể nhận định tình hình chính xác tài chính của công ty, doanh nghiệp mình và cũng giúp các nhà đầu tư nắm bắt được sự phát triển của công ty này. ROA là gì? Và công thức tính cụ thể ra sao thì Unica sẽ giới thiệu cho bạn ngay sau đây nhé!

1. ROA là gì?

>>> Xem ngay: Quỹ mở là gì? Có nên đầu tư vào quỹ mở hay không?

roa-la-gi

ROA là gì?

Khái niệm ROA là gì?

Chỉ số ROA được viết tắt bởi Return On Asset hay còn được gọi lợi nhuận trên tổng tài sản chính là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một doanh nghiệp.

ROA cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về độ hiệu quả sử dụng tài sản của mỗi doanh nghiệp, trước khi đưa ra các quyết định đầu tư của mình vào những doanh nghiệp này.

Công thức tính

ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông phổ thường / Tổng tài sản

ROA sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản nhất định). Chí số ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào các ngành kinh doanh khác nhau. Điều này cũng lý giải vì sao khi sử dụng ROA để so sánh với các công ty, bạn nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đương với nhau.

Tài sản của một công ty được hình thành từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này đều được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Việc chuyển đổi vốn đầu tư thành lợi nhuận đều được thể hiện qua ROA. Chỉ số ROA này càng cao thì càng tốt vì cho thấy rằng công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên nguồn vốn đầu tư mà mình bỏ ra.

Ví dụ như: Nếu công ty A có thu nhập ròng là 15 tỷ đồng, nhưng tổng tài sản là 60 tỷ đồng, khi đó tỷ lệ ROA sẽ là 25%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự như trên nhưng tổng tài sản là 100 tỷ đồng, ROA của B sẽ là 15%. Do đó, bạn có thể nhận thấy được là việc cùng dùng mức lợi nhuận 10 tỷ đồng nhưng công ty A lại có hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Ngoài ra các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ khác. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà dùng chi trả cho các hoạt động đầu tư, thì đây không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu chỉ số ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang tận dụng tốt đòn bẩy tài chính.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%), thể hiện một đống vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho các hoạt động đó sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ ROE càng cao thì càng thể hiện được việc hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Việc tính toán chỉ số ROE này mang lại nhiều ý nghĩa cho các doanh nghiệp cụ thể đó là:

- Giúp cho các phác thảo trở nên rõ ràng hơn, với tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của các cổ đông vốn chủ sở hữu công ty

- Ngoài ra còn giúp cho các nhà đầu tư so sánh được hiệu suất của các khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau. Đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến các chiến lược đầu tư trong tương lai của họ

2. Chỉ số ROA thế nào là tốt?

Hiện nay một doanh nghiệp được cho là hoạt động hiệu quả khi đạt mức ROE từ 15% trở lên và ROA từ 7.5% trở lên. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc xác định chỉ số ROA bao nhiêu là tốt cho mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau.

Điều này còn phụ thuộc vào yếu tố như: lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động là gì, so sánh ROA các đối thủ cùng ngành, so sánh ROA với các kết quả trong quá khứ. Thêm một điều cần lưu ý đó là các nhà đầu tư nên xem xét và phân tích chỉ số ROA của một doanh nghiệp trong ba năm liên tiếp để thấy rõ được hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Với các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng như: sản xuất, chế biến thép, xi măng, lắp ráp ô tô…đòi hỏi cần có nguồn tài sản cố định rất lớn. Vì vậy mà chỉ số ROA thường sẽ khá thấp. Ngược lại, các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin, truyền thông…yêu cầu về tài sản cố định thường thấp hơn, kéo theo ROA sẽ tăng cao. Do vậy mà nhà đầu tư không nên so sánh ROA giữa các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau.

Chỉ số ROA là một phương pháp đánh giá doanh nghiệp tương đối hiệu quả dành cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thì nhà đầu tư nên kết hợp với những chỉ số khác và sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích chiến lược đầu tư của mình.

3. Mối quan hệ giữa chỉ số ROA với ROE

>>> Xem ngay: Chỉ số EPS là gì? Những điều cần biết về chỉ số EPS

moi-quan-he-giua-chi-so-roa-voi-roe

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

ROA và ROE là hai chỉ số luôn được phân tích cùng nhau vì mối quan hệ tương quan với nhau. Cũng thuộc những chỉ số phân tích tài chính của một doanh nghiệp cụ thể. Vậy chính xác mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE thế nào hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Công thức tính chỉ số ROE:

Thông thường có rất nhiều thường hợp ROE tăng cao chủ yếu lại đến từ việc doanh nghiệp tăng cương sử dụng đòn bẩy tài chính, thay vì việc phải nâng cao hiệu quả sản suất.

Trong khi đó thì các chỉ tiêu tài sản trong ROA bao gồm cả vốn chủ sở hữu và nợ vay sẽ giúp bạn khắc phục được vấn đề trên.

Tuy nhiên việc kết hợp giữa 2 chỉ số ROA và ROE cũng cho chúng ta biết rằng, các doanh nghiệp đang sử dụng các khoản vay nợ để tài trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Mức độ hiệu quả quản lý tài sản của NTP là chưa cao (ROA thấp hơn BMP) và cơ cấu tài chính cũng nhiều rủi ro hơn là BMP.

Khi kết hợp cặp chỉ số này với nhau, bạn không những đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn có cái nhìn rõ hơn về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp này.

4. Chỉ số ROA và ROE trong kinh doanh

Thông thường, hầu hết trên các sàn chứng khoán, các nhà đầu tư thường sẽ dành sự chú ý của mình tới cổ phiếu của công ty mà có chỉ số ROA và ROE có mức tăng trưởng đều đặn qua các kỳ. Và đây cũng được đánh giá là chỉ số chính để các nhà đầu tư có thể nhận định cổ phiếu của một công ty đó có khả năng phát triển tốt hay không.

Tuy nhiên, trong khi phân tích ROA và ROE thì bạn cũng vẫn cần quan tâm tới ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Bởi vì giữa hai doanh nghiệp hoạt động trong 2 lĩnh vực khác nhau thường sẽ có sự chênh lệch rất lớn giữa 2 chỉ số này. Ngay trong trường hợp là ROE và ROA bằng nhau hoặc khác nhau thì các nhà đầu tư cũng cần phân tích thêm về nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp trước khi thực hiện việc đầu tư.

Do vậy mà nếu chỉ dựa vào ROA thì sẽ không giúp cho những người phân tích nhận thấy được khả năng sinh lời trong kinh doanh của doanh nghiệp mình mang đến lợi nhuận như thế nào từ vốn góp của các cổ đông. Ngoài ra, thì cũng cần kết hợp phân tích thêm các yếu tố khác như: tỷ lệ vốn vay, lãi suất ngân hàng…

5. Tổng kết

Những chia sẻ của Unica về chỉ số ROA là gì và ý nghĩa của nó ra sao sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm những kiến thức quan trọng trong việc phân tích và nhận định được doanh nghiệp nào nên đầu tư. Cũng giúp cho các nhà đầu tư tránh được những rủi ro và sai lầm trong quá trình tham gia đầu tư chứng khoán.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Trở thành hội viên