Trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm: 8 Cách điều trị triệt để mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm: 8 Cách điều trị triệt để mẹ nên biết

Mục lục

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm là một tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên nếu mẹ không nắm rõ nguyên nhân cũng như có cách xử lý hiệu quả sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giúp các mẹ tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như có cách chữa trị hiệu quả với lời khuyên từ các chuyên gia qua bài viết dưới đây:

Nguyên nhân khiến trẻ nghẹt mũi về đêm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm. Mũi là một bộ phận nhạy cảm của cơ thể và có mối liên kết với tai và họng. Do đó, chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến trẻ bị nghẹt mũi về đêm. Khi mạch máu và các mô trong khoang mũi bị lấp đầy quá nhiều sẽ xảy ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ. Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi là:

- Trẻ mắc bệnh cảm cúm hoặc các bệnh do virus.

- Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngạt mũi là trẻ bị viêm xoang mũi hoặc bệnh về đường hô hấp.

- Khi trẻ mọc răng sẽ tạo áp lực lên dây thần kinh, khiến trẻ đau nhức, khó thở và ngạt mũi.

>>> Xem ngay: Trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt: Nguyên nhân và cách khắc phục

tre-so-sinh-nghet-mui-ve-dem.jpg

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm

- Chất dịch đờm, chất nhầy khô lại trong ống mũi của trẻ.

- Trẻ bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết.

- Bụi cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng khiến trẻ nghẹt mũi về đêm.

- Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai hoặc đường hô hấp.

- Khói thuốc là là tác nhân ảnh hưởng đến sự hô hấp của trẻ sơ sinh.

Cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm

1. Sử dụng nước muối nhỏ mũi

Cách điều trị tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm hiệu quả nhất là sử dụng nước muối nhỏ mũi cho trẻ. Mẹ có thể nhỏ nước muối vào hai hốc mũi của trẻ để loại bỏ chất nhầy. 

Dung dịch nước muối này chỉ có muối và nước mà không có bất kỳ thành phần khác. Mẹ nên nhỏ cho trẻ mỗi ngày 3 lần để đạt kết quả tốt nhất. Áp dụng phương pháp này, tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh sẽ nhanh chóng bị “đánh bay”.

trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm

Nhỏ nước muối sẽ nhanh chóng đánh bay tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

2. Nâng cao nệm, giường

Nâng cao phần đầu của nệm hoặc giường lên một chút sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên đặt gối dưới đầu trẻ, vì việc làm này sẽ tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ chỉ nên đặt một chiếc khăn bên dưới để nâng đầu con thêm một chút.

3. Xông hơi cho trẻ

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm, mẹ hãy xả nước nóng vào chậu rồi cho trẻ ngồi xông hơi một lúc. Hơi nước ấm sẽ giúp nới lỏng các chất nhầy có trong mũi của trẻ. Trong quá trình xông hơi, mẹ nên tránh không để bé chạm vào nước.

Việc xông hơi không chỉ làm giúp thông mũi, giảm ho, giảm tức ngực mà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản ở trẻ. Bên cạnh đó, khi mũi trẻ được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy đã có trong mũi.

4. Vỗ nhẹ lên lưng trẻ

Vỗ nhẹ lưng sẽ làm lỏng chất nhầy trong ngực trẻ, từ đó có thể giúp bé bớt tức ngực và thở dễ hơn. Mẹ hãy đặt con nằm úp trên đầu gối của mình và lấy tay nhẹ nhàng vỗ vào lưng. 

tre-so-sinh-nghet-mui-ve-dem.3.jpg

Vỗ nhẹ lưng sẽ làm lỏng chất nhầy trong ngực trẻ, từ đó có thể giúp bé thở dễ hơn

5. Hút dịch mũi cho trẻ

Mẹ có thể dùng máy hút mũi để hút sạch chất nhầy và khai thông đường thở cho trẻ. Hiện nay, các dụng cụ hút mũi được bán rất nhiều ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên, trước và sau khi sử dụng, mẹ cần rửa lại dụng cụ hút mũi bằng nước sạch nhiều lần.
Việc sử dụng phương pháp này có thể khiến bé sợ, khóc và cử động nhiều. Do đó, mẹ cần có người hỗ trợ làm cùng. Trước khi hút mũi, nên nhỏ nước muối sinh lý hoặc xông hơi cho trẻ.

6. Cho trẻ bú hoặc uống nhiều nước    

Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm, trẻ phải thở bằng miệng, từ đó khiến bé bị mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ bú nhiều hơn, với những bé lớn hơn mẹ có thể cho uống thêm nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch bù điện giải.

7. Giữ ấm cho trẻ

Khi trời chuyển về đêm, nhiệt độ sẽ thường thấp hơn so với ban ngày, đặc biệt là vào mùa đông. Chính vì vậy, mẹ hãy luôn chú ý việc giữ ấm cơ thể cho trẻ bởi nhiệt độ giảm đột ngột sẽ khiến trẻ dễ bị sổ mũi, dẫn đến nghẹt mũi.

8. Chườm nóng

Khi trẻ bị nghẹt mũi về đêm, mẹ có thể sử dụng khăn ẩm và ấm để chườm nóng cho trẻ nhằm giúp cho các tĩnh mạch ở mũi lưu thông tốt hơn, để trẻ không cảm thấy nặng ở mũi và dễ thở hơn. Tuy nhiêm, mẹ cần lưu ý để nhiệt độ ở khăn ẩm phù hợp để trẻ không bị bỏng da trong khi chườm nóng. 

tre-bi-nghet-mui-ve-dem-1.jpeg

Chườm nóng phần mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn

Khi nào cần cho trẻ đi khám?

Các phương pháp nêu trên sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi ở trẻ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu sau, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời:

- Trẻ thường xuyên sốt cao.

- Chất nhầy trong mũi có màu vàng hoặc xanh.

- Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh.

- Trẻ khó chịu ở tai.

- Nổi phát ban.

- Tình trạng nghẹt mũi cùng với sưng trán, mắt, mũi hoặc má.

- Trẻ nghẹt mũi liên tục trong 2 tuần.

- Bỏ bú, biếng ăn hoặc khó khăn khi ăn uống.

- Thường xuyên quấy khóc và có biểu hiện đau đớn.

Trên đây là những thông tin bổ ích liên quan đến vấn đề trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm. Chắc chắn, qua bài viết này, UNICA đã giúp các mẹ giải đáp nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng trẻ bị nghẹt mũi. Hy vọng rằng, mẹ thông thái sẽ có thêm những kinh nghiệm quý báu trong hành trang nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu. 

Đánh giá :

Tags: Chăm sóc trẻ Nuôi con