Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Phân Tích Dữ Liệu Nuôi dạy con Google sheet Tesst Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác Kinh Doanh - copy Kinh Doanh - copy Kinh Doanh - copy Kinh Doanh - copy

Blog Unica

Đọc ngay cho nóng

Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình MC nhất định phải biết Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình MC nhất định phải biết MC được xem như linh hồn của một sự kiện, một chương trình có hấp dẫn và thu hút người xem hay không cũng chính nhờ vào sự dẫn dắt khéo léo của MC. Tuy nhiên trong quá trình đảm nhiệm vai trò dẫn chương trình, không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra đúng kế hoạch. Có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra đòi hỏi MC phải thật bình tĩnh và có cách xử lý linh hoạt. Vậy cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình như thế nào để chuyên nghiệp nhất? Bài viết sau Unica sẽ chia sẻ cho bạn, cùng tìm hiểu nhé. Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình sự kiện Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu, khi bước lên sân khấu, MC vẫn có thể gặp phải những tình huống phát sinh bất ngờ. Dưới đây là những tình huống thường gặp nhất khi dẫn chương trình, cùng với cách xử lý thông minh mà bất kỳ MC nào cũng nên “bỏ túi”. MC để trống sân khấu Một trong những tình huống phổ biến rất hay xảy ra khi dẫn chương trình đó là MC để trống sân khấu hay còn gọi là “chết sân khấu”. Tình huống này thường xảy ra ở những MC mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa quen với những sự cố phát sinh trong quá trình dẫn. Ví dụ: MC mời khách mời trong sự kiện lên sân khấu nhưng khách mời lại chưa kịp lên. Lúc này nếu như MC đứng im không nói gì thì sân khấu sẽ rơi vào trạng thái im lặng khiến khách mời bị lúng túng cũng như khiến buổi sự kiện bị mất không khí. Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình hiệu quả và chuyên nghiệp Cách xử lý tình huống Khi chưa nhận được tín hiệu từ ban tổ chức mà sân khấu vẫn đang “trống”, MC có thể chủ động bước xuống giao lưu cùng khán giả để kéo lại không khí. Hãy lựa chọn những câu hỏi phù hợp với nội dung chương trình như: “Từ đầu chương trình đến giờ, bạn ấn tượng với tiết mục nào nhất?” “Hôm nay bạn đi cùng ai? Bạn mong chờ điều gì tiếp theo trong sự kiện này?” Tuy nhiên, MC cần tránh đặt các câu hỏi đóng, tức là những câu chỉ cần trả lời “Có” hoặc “Không” như: “Bạn có thích chương trình hôm nay không?” Những câu hỏi kiểu này dễ khiến cuộc trò chuyện rơi vào ngõ cụt và khiến MC lúng túng hơn khi phản hồi ngắn ngủi, thiếu sự tương tác. Ngoài ra, trong suốt quá trình giao lưu, MC cần quan sát tín hiệu từ ban tổ chức để biết thời điểm phù hợp kết thúc và quay lại kịch bản chính, tránh kéo dài quá lâu gây loãng chương trình. Lưu ý: Trước khi chương trình diễn ra, MC nên dành thời gian tìm hiểu kỹ thông tin về sự kiện, các tiết mục, khách mời và một số nội dung bên lề. Những chi tiết này sẽ giúp MC dễ dàng “lấp khoảng trống” trên sân khấu khi cần mà vẫn đảm bảo sự mạch lạc, chuyên nghiệp trong cách dẫn dắt. MC ngã trên sân khấu Dù không ai mong muốn, nhưng việc MC bị vấp hoặc ngã trên sân khấu vẫn có thể xảy ra, đặc biệt khi sân khấu trơn, giày không phù hợp hoặc MC di chuyển quá nhanh. Đây là tình huống dễ gây ngượng ngùng, làm gián đoạn chương trình và khiến khán giả bất ngờ. Trong một số trường hợp, tình huống MC bị ngã trên sân khấu còn gây ảnh hưởng đến tâm lý của MC. Nếu xử lý không khéo, MC có thể khiến không khí trở nên căng thẳng, bản thân mất tự tin, và ảnh hưởng đến toàn bộ mạch chương trình. Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình mà MC bị ngã Ngay khi bị ngã, điều đầu tiên MC cần làm là giữ bình tĩnh và nhanh chóng đứng dậy. Nếu sức khỏe không bị ảnh hưởng và có thể tiếp tục, hãy mỉm cười và tự trêu nhẹ bản thân để xua tan không khí ngại ngùng. Ví dụ: “May quá, cú ngã này giúp tôi tỉnh ngủ hẳn luôn đấy ạ!” “Đúng là chương trình đặc biệt, MC cũng phải góp vui bằng một pha hành động bất ngờ!” Cách xử lý hài hước, tự nhiên sẽ giúp khán giả cảm thấy thoải mái, đồng thời thể hiện bản lĩnh sân khấu và sự chuyên nghiệp của MC. Nếu sau cú ngã bạn cảm thấy đau hoặc gặp vấn đề về sức khỏe, hãy ra dấu hiệu cho bộ phận hậu trường để hỗ trợ kịp thời, tránh cố gắng tiếp tục dẫn trong tình trạng không ổn định. Lưu ý: Trước khi dẫn, MC nên kiểm tra mặt sân khấu, lựa chọn trang phục và giày phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro vấp ngã. MC giữ thái độ bình tĩnh để xử lý tình huống bị ngã trên sân khấu Hỏng mic Micro đột ngột mất tiếng, âm thanh chập chờn hoặc rè nhiễu là một trong những sự cố kỹ thuật phổ biến nhất mà MC hay gặp phải khi đang dẫn chương trình. Tình huống này không chỉ gây gián đoạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng truyền tải thông tin tới khán giả. Nếu không bình tĩnh xử lý, MC dễ rơi vào trạng thái lúng túng, làm mất nhịp chương trình và tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp. Cách xử lý tình huống Khi phát hiện micro không hoạt động, MC cần ngay lập tức giữ bình tĩnh và ra tín hiệu bằng ánh mắt hoặc cử chỉ cho bộ phận kỹ thuật. Trong lúc đó, có thể xử lý theo các cách sau: Di chuyển về gần loa để giọng nói vẫn có thể vang ra, nếu không có mic thay thế ngay lập tức. Nếu có micro dự phòng ở gần, nhanh chóng chuyển sang mic khác và tiếp tục dẫn chương trình bình thường, hạn chế giải thích dài dòng để tránh kéo dài sự cố. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt để giữ tương tác với khán giả trong vài giây chờ xử lý kỹ thuật. Lưu ý: Trước chương trình, MC nên kiểm tra mic cùng bộ phận kỹ thuật, nắm rõ vị trí đặt mic dự phòng và thống nhất tín hiệu báo sự cố để phối hợp nhịp nhàng nếu sự cố xảy ra. Dẫn sai tên riêng, sai kịch bản Sai tên khách mời, gọi nhầm chức danh, đọc lệch tên thương hiệu hay dẫn lệch mạch kịch bản là những lỗi tưởng chừng nhỏ nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến sự chuyên nghiệp của chương trình, đặc biệt trong các sự kiện doanh nghiệp, lễ vinh danh hoặc chương trình có yếu tố truyền thông. Nếu MC không nắm chắc nội dung, không luyện tập trước, tâm lý quá căng thẳng hoặc bị phân tâm trong quá trình dẫn thì sẽ rất hay mắc lỗi này. Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình mà sai kịch bản Ngay khi phát hiện mình vừa gọi sai tên riêng, sai nội dung kịch bản, MC nên: Chủ động xin lỗi, đính chính lại ngay lập tức nhưng bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tự nhiên, tránh làm quá lên hoặc tỏ ra bối rối. Ví dụ: “Xin được phép chỉnh lại một chút ạ, nhân vật tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu chính xác là ông ABC – Giám đốc điều hành công ty XYZ. Rất xin lỗi quý vị vì sự nhầm lẫn nhỏ vừa rồi.” Nếu lỡ dẫn lệch kịch bản (ví dụ nhảy tiết mục hoặc bỏ qua phần nội dung), hãy nhanh chóng quay lại đúng mạch bằng cách kết nối lại phần trước đó bằng một câu trung chuyển tự nhiên như: “Và để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ nội dung quan trọng nào trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng quay lại với phần…” Quan trọng nhất là giữ được sự tự tin, chuyên nghiệp trong thái độ. Một MC biết nhận lỗi và điều chỉnh khéo léo luôn được đánh giá cao hơn việc cố tình bỏ qua hoặc thể hiện sự hoang mang trên sân khấu. Lưu ý: Trước khi lên sân khấu, MC cần rà soát kỹ lại toàn bộ tên riêng, chức danh, thương hiệu và timeline kịch bản. MC nên dành thời gian in đậm, gạch chân hoặc đánh dấu những chi tiết quan trọng để tránh nhầm lẫn khi dẫn. MC chủ động xin lỗi khi dẫn sai tên riêng, sai kịch bản Lỗi kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, mic không hoạt động) Trong các buổi sự kiện, không tránh được có lúc MC gặp các vấn đề về lỗi kỹ thuật như: âm thanh bị mất, ánh sáng chập chờn, micro không hoạt động,... Đây là những tình huống mà bất kỳ MC nào cũng có thể gặp phải, dù chương trình lớn hay nhỏ. Mặc dù là lỗi ngoài tầm kiểm soát của MC, nhưng nếu biết cách xử lý khéo léo sẽ thể hiện bạn là MC chuyên nghiệp vì không gây ảnh hưởng đến cảm xúc của khán giả và tiến độ chương trình. Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình bị lỗi kỹ thuật Khi gặp sự cố kỹ thuật, MC cần: Giữ bình tĩnh, không thể hiện sự hoang mang hay mất kiểm soát. Chủ động sử dụng biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể để duy trì sự tương tác, ví dụ như mỉm cười, gật đầu, ra hiệu tay. Ra tín hiệu nhanh cho bộ phận kỹ thuật bằng ánh mắt hoặc cử chỉ đã thống nhất từ trước. Nếu âm thanh hoặc ánh sáng bị mất trong thời gian ngắn, MC có thể chuyển sang tương tác nhẹ nhàng với khán giả bằng cử chỉ hoặc xuống sân khấu để kéo không khí trở lại tự nhiên hơn. Nếu mic không hoạt động, MC có thể chuyển nhanh sang mic dự phòng (nếu được chuẩn bị sẵn) và tiếp tục chương trình mà không cần giải thích dài dòng. Lưu ý: Trước mỗi buổi dẫn chương trình, MC cùng bộ phận kỹ thuật phải kiểm tra kỹ: Mic, âm thanh, ánh sáng kỹ lưỡng, thống nhất các tín hiệu nếu cần can thiệp,... Khách mời đến trễ hoặc không xuất hiện Trong các sự kiện, việc khách mời đến muộn hoặc thậm chí không xuất hiện là tình huống không mong muốn nhưng vẫn có thể xảy ra do nhiều lý do khách quan. Tình trạng này dễ khiến chương trình bị gián đoạn, ảnh hưởng đến không khí và lịch trình chung. Trong trường hợp này, nếu như MC không biết cách xử lý nhanh chóng, khán giả sẽ cảm thấy không hài lòng khi phải chờ đợi lâu và có thể ban tổ chức cũng sẽ thấy không hài lòng. Cách xử lý tình huống Nếu như khách mời không đến hoặc đến trễ, điều đầu tiên MC cần làm đó là giữ bình tĩnh, chủ động thông báo cho khán giả về sự việc. Tuy nhiên MC cần thông báo làm sao giảm nhẹ mức độ, tránh để khán giả cảm thấy lo lắng và hoang mang. Sau khi đã thông báo với khán giả, tiếp theo MC nên đặt câu hỏi và mời khán giả chia sẻ để “lấp sân khấu” giúp kéo dài thời gian chờ khách mời đến. Lưu ý: MC nên chuẩn bị sẵn vài kịch bản dự phòng để xử lý các tình huống khách mời không đúng giờ hoặc vắng mặt, giúp chương trình không bị gián đoạn và giữ được sự chuyên nghiệp. Giao tiếp với khán giả để kéo dài thời gian chờ khách mời đến Khán giả mất trật tự hoặc phản ứng không mong muốn Trong quá trình diễn ra chương trình, không loại trừ khả năng xảy ra tình trạng khán giả mất trật tự, gây ồn ào hoặc có những phản ứng không phù hợp như la hét, tranh luận, hoặc phản đối nội dung. Đây là tình huống khó xử lý, có thể làm gián đoạn chương trình và ảnh hưởng đến không khí chung. Lúc này nếu như MC không xử lý khéo léo, sự việc sẽ trở nên căng thẳng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh chương trình và ban tổ chức. Cách xử lý tình huống Khi gặp sự cố khán giả mất trật tự hoặc có phản ứng không mong muốn, MC cần dùng giọng điệu nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở khán giả giữ trật tự. Nếu tình trạng mất trật tự vẫn tiếp tục, MC có thể chuyển sang phần nội dung khác để chuyển hướng sự chú ý của khán giả. Trong trường hợp MC đã cố gắng xử lý mà khán giả vẫn mất trật tự hay có phản ứng gây ảnh hưởng đến buổi dẫn, MC hãy phối hợp nhanh với bộ phận an ninh hoặc ban tổ chức để xử lý. Lưu ý: Trước chương trình, MC nên trao đổi với ban tổ chức về các phương án xử lý khi khán giả có hành vi không phù hợp. Đồng thời, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đối phó linh hoạt. Sự cố về sức khỏe của MC hoặc khách mời Ngoài những vấn đề đã chia sẻ ở trên, trong quá trình diễn ra sự kiện đôi khi MC hoặc khách mời cũng gặp phải tình huống không mong muốn liên quan đến sức khỏe như: choáng, tụt huyết áp, đau bụng, ho,... Đây là tình huống bất ngờ dễ khiến MC rơi vào trạng thái lúng túng và bối rối, không biết cách xử lý như thế nào hiệu quả. Đồng thời cũng dễ khiến khán giả hoang mang. Cách xử lý tình huống Trường hợp MC gặp sự cố sức khỏe: Nếu MC vẫn có thể tiếp tục trong vài phút, hãy cố gắng hoàn thành nội dung dang dở rồi chuyển giao lại phần dẫn cho người hỗ trợ. Nếu tình trạng không thể tiếp tục, cần lập tức nhường lại micro, ra hiệu với BTC và rời sân khấu nhẹ nhàng, tránh gây chú ý hoặc hoang mang cho khán giả. Trường hợp khách mời gặp sự cố sức khỏe: MC nên chuyển hướng sự chú ý của khán giả bằng cách mời khán giả vỗ tay động viên, sau đó khéo léo điều phối chương trình chuyển sang phần khác để tránh làm tình huống trở nên nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không đề cập chi tiết về tình trạng sức khỏe trên sân khấu, tránh gây ảnh hưởng tâm lý cho khán giả. Cách xử lý tình huống khi MC hoặc khách mời gặp sự cố  Thay đổi kịch bản đột ngột Trong nhiều sự kiện, việc thay đổi kịch bản vào phút chót là điều không hiếm gặp. Có thể do khách mời đến muộn, tiết mục bị lùi thời gian, phần nội dung phát sinh… hoặc có thể vì nhiều lý do khách quan khác. Trong trường hợp này nếu MC không đủ bình tĩnh và linh hoạt, chương trình dễ rơi vào lộn xộn, rối mạch và khiến khán giả mất cảm xúc. Cách xử lý tình huống Khi nhận được tín hiệu từ ban tổ chức là muốn thay đổi kịch bản, MC cần: Ngay lập tức xác nhận rõ phần thay đổi là gì? Thời lượng chương trình còn lại là bao lâu,... Tự rà lại dàn ý dẫn trong đầu và điều chỉnh lời dẫn phù hợp với diễn biến mới, giữ sự liền mạch và logic trong chương trình. Tận dụng khả năng ứng biến, chuyển mạch mềm mại như chưa từng có thay đổi nào xảy ra. Kỹ năng xử lý tình huống khi dẫn chương trình hay gặp Để xử lý trọn vẹn các tình huống phát sinh trên sân khấu, MC không chỉ cần kiến thức và kinh nghiệm, mà còn phải có kỹ năng xử lý tình huống chuyên nghiệp. Dưới đây là 4 kỹ năng quan trọng giúp MC giữ vững phong độ trên sân khấu khi dẫn chương trình trong mọi hoàn cảnh: Giữ thái độ chuyên nghiệp và bình tĩnh Dù xảy ra sự cố lớn hay nhỏ, việc đầu tiên MC cần làm đó là giữ bình tĩnh và sự tự tin vốn có của mình, tuyệt đối không được để lộ ra vẻ mặt lo lắng, bối rối. Một MC bối rối và thiếu bình tĩnh sẽ khiến không khí chương trình căng thẳng, khán giả bất an và ban tổ chức mất niềm tin. Thái độ điềm tĩnh, giọng nói vững vàng, nụ cười thân thiện sẽ giúp khán giả yên tâm và dễ dàng tiếp nhận các tình huống chuyển tiếp. MC lúc nào cũng phải giữ thái độ bình tĩnh và chuyên nghiệp trên sân khấu Linh hoạt điều chỉnh nội dung Trong trường hợp chương trình thay đổi kịch bản, rút gọn thời lượng, khách mời đến trễ,… MC cần linh hoạt tiếp nhận thông tin và vận dụng kỹ năng của bản thân để nhanh chóng điều chỉnh lời dẫn, sắp xếp lại mạch nội dung, giữ cho chương trình liền mạch và hợp lý. Việc này đòi hỏi MC phải có tư duy hệ thống và khả năng ứng biến tốt. Như vậy mới “xoay chuyển tình thế” mà không làm mất đi chất lượng chương trình. Linh hoạt ứng biến với ngôn ngữ cơ thể để làm chủ sân khấu Khi gặp tình huống trống sân khấu hoặc thiết bị kỹ thuật gặp trục trặc, ngôn ngữ cơ thể chính là “cứu cánh” cho MC. Trong tình huống này vẻ mặt lo lắng chỉ khiến cho tình hình thêm nghiêm trọng hơn, một nét mặt tự tin, cử chỉ tự nhiên, bước đi vững vàng sẽ giúp MC duy trì sự chú ý của khán giả, “giữ lửa” cho sân khấu và gián tiếp điều hướng tâm lý đám đông theo hướng tích cực. Giao tiếp hiệu quả với đội ngũ hậu trường Ngoài những kỹ năng đã chia sẻ ở trên, một MC chuyên nghiệp cũng phải biết cách giao tiếp với đội ngũ hậu trường. MC cần luôn duy trì kết nối chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, đạo diễn sân khấu và ban tổ chức. Việc quan sát, đọc tín hiệu và xử lý theo đúng yêu cầu từ hậu trường giúp MC phản ứng kịp thời với các thay đổi và sự cố nếu có. Đồng thời, thể hiện sự chuyên nghiệp của mình khi làm việc nhóm trong môi trường áp lực. Kết luận Trên đây là cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình mà Unica đã tổng hợp được. Đây đều là những tình huống phổ biến nên nếu có ý định trở thành MC bạn nên tham khảo kỹ để không bị bối rối hay hoang mang, lo sợ nếu chẳng may có gặp phải. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống thường xuyên, bạn hoàn toàn có thể trở thành một MC khéo léo, đầy bản lĩnh và chuyên nghiệp. Xem thêm: Cách làm MC sự kiện chuyên nghiệp không phải ai cũng biết Kịch bản MC sự kiện chi tiết, chuyên nghiệp và hay nhất Hướng dẫn MC cách cầm micro khi dẫn chương trình chuyên nghiệp
Hướng dẫn MC cách cầm micro khi dẫn chương trình chuyên nghiệp Nhắc đến kỹ năng dẫn chương trình, MC thường chỉ chú trọng đến giọng nói, kịch bản hay biểu cảm gương mặt mà quên mất một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là cách cầm micro khi dẫn chương trình. Dù chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng nếu cầm micro sai cách, MC chẳng những không truyền tải được giọng nói rõ ràng mà còn dễ gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười”. Vậy cách cầm micro như thế nào là đúng chuẩn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Unica nhé. Vì sao MC cần quan tâm đến cách cầm micro Một MC chuyên nghiệp không chỉ cần giọng nói thu hút mà còn phải biết cách sử dụng micro thật chuẩn xác. Việc cầm micro đúng cách tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại có tác động lớn đến chất lượng buổi dẫn chương trình. Dưới đây là những lý do tại sao MC cần chú ý tới cách cầm micro khi dẫn chương trình. Đảm bảo chất lượng âm thanh được tốt nhất: Cầm micro đúng cách giúp âm thanh phát ra rõ ràng, âm thanh truyền tải chất lượng, không bị rè hay bị nhỏ tiếng, giúp khán giả dễ dàng tiếp nhận thông tin. Tăng sự tự tin và chuyên nghiệp của MC: Khi micro được giữ chắc chắn và đảm bảo phát âm thanh rõ ràng, MC sẽ thoải mái di chuyển và biểu đạt. Điều này tạo ấn tượng chuyên nghiệp hơn cho MC khi dẫn trên sân khấu. Dễ dàng tương tác với khán giả: Micro được cầm đúng vị trí giúp MC dễ dàng duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ mà không cảm thấy bị vướng víu. Như vậy, việc tương tác với khán giả sẽ thoải mái và tự tin, tạo hiệu quả buổi dẫn chất lượng hơn rất nhiều. Giúp kiểm soát nhịp độ chương trình: MC cầm micro đúng cách sẽ không gặp sự cố với mic, dễ dàng phối hợp nhịp nhàng với âm thanh và các yếu tố kỹ thuật khác, đảm bảo giữ được sự mạch lạc trong buổi dẫn. Giảm thiểu sự cố kỹ thuật: Tránh việc micro bị cầm lệch, cầm quá chặt hay cầm quá lỏng khiến mic rung lắc hay chắn đầu khiến âm thanh bị lỗi, hạn chế những vấn đề âm thanh khó chịu trong lúc dẫn. MC cần cầm micro đúng cách để âm thanh phát ra rõ nhất Hướng dẫn cách cầm micro khi dẫn chương trình Để tạo được phong thái chuyên nghiệp trên sân khấu, một MC không chỉ cần nói hay mà còn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng micro. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản khi cầm micro dẫn chương trình cho bạn tham khảo: Giữ khoảng cách phù hợp với miệng Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi cầm micro là khoảng cách so với miệng. Nguyên tắc cầm Micro đó là: Micro nên được đặt cách miệng từ khoảng 3cm để đảm bảo giọng nói rõ ràng, không bị nhỏ hoặc rè. Nếu quá gần, âm thanh sẽ bị méo và phát ra tiếng thở; còn nếu quá xa, người nghe sẽ khó tiếp nhận thông tin. Khoảng cách cầm mic lý tưởng giúp âm thanh vừa đủ vang, vừa giữ được sự chuyên nghiệp. Lưu ý: Mặc dù đã chọn giữ khoảng cách micro phù hợp với miệng nhưng cũng phải tùy từng âm giọng nói mà bạn có sự thay đổi khoảng cách sao cho phù hợp. Nếu không muốn phát ra tiếng “hú” do âm thanh quá lớn thì tốt nhất bạn nên từ từ đưa micro ra xa miệng mỗi khi lên giọng để làm dịu âm thanh. Hướng cầm micro chuẩn – không quá thẳng, không quá chệch Hướng cầm micro khi dẫn chương trình cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh phát ra. Vì vậy, MC cần hết sức chú ý hướng cầm mic để đảm bảo âm thanh được thu vào tốt nhất. Hướng cầm micro chuẩn nhất đó là: Giữ mic hướng về phía miệng: MC nên cầm mic hướng thẳng vào miệng để âm thanh đi vào một cách trực tiếp cũng như để hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài. Chú ý khi nghiêng mic về phía miệng thì đừng để hướng mic quá cao hoặc quá thấp so với miệng vì như vậy âm thanh sẽ không đều. Điều chỉnh vị trí mic khi di chuyển: Trong quá trình di chuyển trên sân khấu, hãy luôn đảm bảo giữ vững hướng micro. Nếu bạn thay đổi tư thế đứng hoặc cần nói lớn hơn, hãy điều chỉnh vị trí micro một cách nhẹ nhàng, dứt khoát. Tránh các cử động mạnh hoặc xoay micro đột ngột vì nó có thể là nguyên nhân gây nhiễu âm, làm gián đoạn trải nghiệm nghe của khán giả. Hướng micro chuẩn là không thẳng đứng, check về phía miệng Không che mặt, không che miệng Nguyên tắc cơ bản và tối thiểu cần phải nhớ khi cầm micro đó là không che mặt, không che miệng. MC cần giữ kết nối và tạo thiện cảm với người xem không chỉ bởi giọng nói mà còn bởi gương mặt. Vì vậy, MC hãy cầm micro thấp hơn miệng một chút, tránh để micro che khuất phần môi hoặc nửa khuôn mặt. Khi khán giả nhìn thấy ánh mắt và nụ cười của bạn, họ sẽ cảm nhận được sự thân thiện và gần gũi hơn. Đây là chi tiết tuy nhỏ nhưng tạo nên sự chuyên nghiệp rõ rệt. Giữ micro chắc tay nhưng thoải mái và tự nhiên Ngoài những nguyên tắc đã chia sẻ ở trên, bạn cũng phải nhớ một nguyên tắc rất quan trọng khi cầm micro dẫn chương trình đó là: cầm chắc tay nhưng vẫn phải trông thoải mái, tự nhiên. Micro cần được giữ chắc chắn để tránh rơi rớt hay lắc tay gây mất tập trung. Tuy nhiên, việc siết chặt hoặc nắm cứng lại khiến bạn trông căng thẳng và kém linh hoạt. Cách cầm micro khi dẫn chương trình hiệu quả nhất đó là, MC hãy giữ micro bằng tay thuận, với một tư thế tự tin, thoải mái và dễ chịu nhất. Điều này vừa đảm bảo an toàn vừa tạo sự tự nhiên trong từng cử động. Sự thoải mái sẽ giúp MC tự tin hơn trong suốt chương trình. Tránh gây tiếng động khi di chuyển micro Một lỗi thường gặp là MC di chuyển micro quá mạnh tay, gây ra tiếng “lạch cạch” khó chịu. Những âm thanh này dễ lọt vào loa và khiến khán giả mất tập trung. Vì vậy, MC cần phải hết sức chú ý. Khi cần thay đổi tư thế hoặc đổi tay, hãy làm nhẹ nhàng và dứt khoát. Đặc biệt, tránh chạm vào đầu micro vì dễ làm nhiễu âm thanh. Sự tinh tế trong cách di chuyển sẽ thể hiện rõ đẳng cấp và sự chuyên nghiệp của bạn trên sân khấu. Tránh gây tiếng động khi di chuyển micro Cách cầm micro khi dẫn chương trình trong các tình huống Micro cần được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với không gian cũng như cách tương tác của MC. Dưới đây là một số tình huống thường gặp và cách cầm micro sao cho đúng kỹ thuật, tự nhiên và hiệu quả nhất: Khi đứng một mình trên sân khấu Nếu như là MC chính và dẫn chương trình một mình, cách cầm micro chuyên nghiệp nhất đó là giữ micro chắc tay và ở vị trí ổn định, cách miệng khoảng 3cm và có sự điều chỉnh linh hoạt mic phù hợp với âm giọng. Tay cầm mic nên đặt thoải mái trước ngực, tránh hạ quá thấp hoặc giơ cao khiến giọng nói bị lệch hoặc yếu. Đồng thời, giữ ánh mắt hướng về khán giả và sử dụng tay còn lại để tạo cử chỉ hỗ trợ cho lời nói, giúp phần trình bày thêm sinh động và thu hút khán giả hơn. Khi tương tác với khách mời Không phải lúc nào MC cũng sẽ dẫn chương trình một mình, đôi lúc họ sẽ phải tương tác với khách mời. Nếu MC và khách mời dùng chung một micro, hãy đảm bảo việc truyền mic được diễn ra micro nhẹ nhàng, đúng hướng về phía người đang nói. Không nên rút mic quá nhanh hoặc giật mic bất ngờ khi đối phương vừa nói xong. Điều này chẳng những tạo âm thanh khó nghe phát ra từ micro mà còn dễ tạo cảm giác không chuyên nghiệp. Trong trường hợp mỗi người có một micro riêng, hãy giữ khoảng cách hợp lý để tránh hiện tượng hú âm thanh. Khi di chuyển trong khán phòng hoặc sân khấu Nếu phải dẫn trong những chương trình phải di chuyển quá nhiều, hãy đảm bảo cầm mic chắc tay. Việc vừa đi vừa nói đòi hỏi MC phải giữ micro chắc tay hơn để tránh rung lắc. Hãy giữ micro gần miệng và cố định hướng thu âm trong suốt quá trình di chuyển. Nếu cần xoay người hay đổi tay, hãy thực hiện một cách tự nhiên và dứt khoát, tránh để micro phát ra tiếng va chạm hay cọ xát gây nhiễu âm thanh cho người nghe. Cách cầm micro khi dẫn chương trình chuyên nghiệp Khi kết hợp với đạo cụ hoặc trình chiếu Trong các chương trình có dùng đến đạo cụ hoặc trình chiếu slide, MC thường phải thao tác bằng tay hoặc điều khiển thiết bị. Khi đó, cách tốt nhất để dẫn chương trình hiệu quả đó là MC nên ưu tiên sử dụng micro cài áo (micro cài ve) để rảnh tay, hoặc luyện kỹ kỹ năng cầm micro bằng tay không thuận. Dù trong tình huống nào, hãy đảm bảo giọng nói vẫn rõ ràng và micro luôn ở vị trí thu âm hiệu quả. Lỗi thường gặp khi cầm micro và cách khắc phục Dù là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm dẫn chương trình, không ít MC vẫn gặp lỗi khi cầm micro. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi cầm micro và cách khắc phục cho bạn tham khảo. Cầm micro quá xa hoặc quá gần: Khi để micro cách miệng quá xa, âm thanh sẽ bị nhỏ, loãng và khó nghe. Ngược lại, nếu đặt quá gần dễ gây rè hoặc thu cả tiếng thở. Cách khắc phục trong trường hợp này đó là: Duy trì khoảng cách khoảng 3cm so với miệng, micro hơi nghiêng một góc nhỏ để thu âm tốt hơn. Di chuyển micro liên tục gây nhiễu âm thanh: Việc lắc micro khi nói hoặc thay đổi vị trí liên tục khiến âm thanh lúc to lúc nhỏ, đôi khi còn phát ra tiếng nhiễu khó chịu. Khi này cách khắc phục hiệu quả đó là MC cầm mic ổn định, chỉ điều chỉnh nhẹ nhàng khi thật sự cần thiết và luôn giữ micro hướng về miệng. Cầm lệch tay khiến âm thanh không đều: Nếu cầm micro lệch tay hoặc cầm quá thấp, giọng nói có thể bị méo hoặc không rõ ở một số góc đứng trên sân khấu. Cách cầm micro khi dẫn chương trình hiệu quả là luôn hướng đầu micro đúng trục với miệng và giữ tư thế thoải mái, không nghiêng lệch quá mức. Vô tình tạo tiếng ồn khi đổi tay hoặc điều chỉnh micro: Tiếng “lọc cọc” khi đổi tay hoặc chỉnh vị trí micro sẽ lọt vào hệ thống loa, gây mất tập trung cho khán giả. Do đó nếu trong trường hợp phải đổi tay thì MC nên thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát và tránh để tay chạm vào đầu micro. Kết luận Trong nội dung bài viết trên đây, Unica đã chia sẻ cho bạn đọc cách cầm micro khi dẫn chương trình hiệu quả. Một chiếc micro khi được sử dụng đúng cách không chỉ giúp giọng nói vang lên tròn trịa, rõ ràng mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp. Vì vậy, dù bạn là người mới hay là một MC chuyên nghiệp thì vẫn nên nắm chắc cách cầm mic và thường xuyên luyện tập, làm quen với mic để tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả khi dẫn chương trình nhé. Xem thêm: Cách làm MC dẫn chương trình đám cưới chuyên nghiệp
Voice Talent là gì? Công việc của Voice Talent là gì?
Voice Talent là gì? Công việc của Voice Talent là gì? Voice Talent chính là người đứng sau những video có giọng kể chuyện truyền cảm hứng hay những bộ phim hoạt hình được lồng tiếng hoàn hảo. Voice Talent sử dụng giọng nói như một công cụ nghệ thuật chuyên nghiệp để truyền tải cảm xúc, nội dung và thông điệp. Vậy cụ thể Voice Talent là gì? Công việc chính của Voice Talent bao gồm những gì? Hãy cùng Unica khám phá chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây nhé. Voice talent là gì? Voice Talent là thuật ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực truyền thông, giải trí để chỉ những người có kỹ năng sử dụng giọng nói chuyên nghiệp để ghi âm, thuyết minh hoặc lồng tiếng cho các sản phẩm truyền thông như: quảng cáo, phim ảnh, video giới thiệu, game, sách nói, chương trình truyền hình,... Voice talent không chỉ sở hữu chất giọng tốt mà còn biết cách kiểm soát nhịp điệu, cảm xúc và cách phát âm để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và lôi cuốn. Voice talent là gì? Phân biệt Voice Talent với các thuật ngữ liên quan Voice Talent tùy từng lĩnh vực hoạt động và vai trò cụ thể mà còn được gọi là Voice Actor, Voice-over Artist, hoặc Dubbing Artist. Phân biệt Voice Talent với các thuật ngữ liên quan như sau: Voice Actor (diễn viên lồng tiếng): Đây là một dạng voice talent chuyên về diễn xuất bằng giọng nói. Voice Actor hay được sử dụng để lồng tiếng cho phim hoạt hình, truyện audio. Họ không chỉ đơn giản là người đọc lời thoại lồng tiếng mà còn phải đọc làm sao thể hiện cảm xúc cũng như cá tính của nhân vật qua giọng nói. Về cơ bản Voice Actor gần giống như diễn xuất trên sân khấu nhưng không xuất hiện hình ảnh. Voice-over Artist (thu âm giọng nói): Đây là một dạng thu âm giọng nói để chèn vào video, clip hoặc nội dung hình ảnh như: quảng cáo, TVC, video giới thiệu doanh nghiệp hoặc nội dung học trực tuyến. Khác với voice actor, Voice-over Artist thường không phải nhập vai mà tập trung vào cách truyền tải thông điệp rõ ràng, chuyên nghiệp, đúng với mục tiêu truyền thông. Dubbing Artist (lồng tiếng hay cho giọng gốc): Dubbing Artist chuyên lồng tiếng thay cho giọng gốc trong các bộ phim, chương trình truyền hình hoặc nội dung quốc tế. Công việc của họ là khớp lời thoại và biểu cảm sao cho phù hợp với chuyển động môi miệng và sắc thái nhân vật trên màn hình. Kỹ năng đồng bộ hóa và khả năng thể hiện cảm xúc là yếu tố quan trọng với vai trò này. Phân biệt Voice Talent với các thuật ngữ liên quan Tìm hiểu Voice Talent trong các lĩnh vực Voice Talent không chỉ đơn thuần là người đọc thoại mà còn là nghệ sĩ thực thụ có khả năng truyền đạt cảm xúc, tạo nên dấu ấn riêng của mình thông qua giọng nói. Tùy vào từng lĩnh vực cụ thể, vai trò của họ sẽ có sự khác biệt rõ rệt và đòi hỏi những kỹ năng, phong cách thể hiện riêng. Lĩnh vực quay TVC quảng cáo Trong lĩnh vực TVC quảng cáo, giọng nói đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó có khả năng tạo ra ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ chỉ trong vài giây. Voice Talent trong lĩnh vực TVC làm nhiệm vụ chính là truyền tải thông điệp thương hiệu một cách rõ ràng, cảm xúc và thuyết phục. Người làm Voice Talent trong lĩnh vực TVC phải thể hiện đúng tone giọng phù hợp với sản phẩm. Tức là phải biết cách biến đổi tone giọng từ trẻ trung, vui tươi đến trầm ấm, tin cậy tùy vào lĩnh vực đang quảng cáo. Theo đánh giá của các chuyên gia làm trong lĩnh vực marketing cho biết: Một TVC thành công không chỉ nhờ hình ảnh bắt mắt mà còn bởi một giọng đọc có khả năng chạm tới cảm xúc người nghe. Voice Talent trong lĩnh vực TVC cần có tone giọng phù hợp với sản phẩm Lĩnh vực phim ảnh Người làm Voice Talent trong phim ảnh thường đảm nhận hai vai trò chính: Lồng tiếng (Dubbing Artist) cho phim nước ngoài Diễn xuất giọng nói (Voice Actor) cho phim hoạt hình hoặc phim 3D Trong phim lồng tiếng, giọng nói của Voice Talent phải đồng bộ hoàn toàn với khẩu hình và cảm xúc của nhân vật gốc. Để làm được điều này, nó đòi hỏi người làm Voice Talent trong lĩnh vực phim ảnh phải có kỹ thuật cao, phản xạ tốt và khả năng nhập vai mạnh mẽ. Đối với phim hoạt hình, Voice Talent tự tạo nhân vật từ giọng nói của mình làm sao xây dựng tính cách, cảm xúc và sức sống cho từng vai diễn. Từ đó, khiến khán giả “tin” và “thích” nhân vật, dù chỉ nghe chứ không thấy người thật. Công việc thường ngày của một Voice Talent Về cơ bản công việc chính của một Voice Talent chỉ xoay quanh việc đọc. Tuy nhiên, đọc ở đây có nhiều loại khác nhau. ưới đây là những đầu việc phổ biến mà một Voice Talent thường đảm nhiệm trong cuộc sống hằng ngày: Đọc quảng cáo Đọc quảng cáo là một trong những công việc phổ biến nhất. Voice Talent sẽ đọc các đoạn quảng cáo trên radio, TV, mạng xã hội hoặc video thương hiệu. Để thành thạo và tự tin khi đảm nhiệm công việc này, họ cần nắm rõ đặc điểm cũng như tinh thần của sản phẩm để điều chỉnh tone giọng theo yêu cầu (trẻ trung, nghiêm túc, sang trọng, hài hước...) và đọc sao cho lôi cuốn chỉ trong vài chục giây. Lồng tiếng Công việc này yêu cầu Voice Talent nhập vai nhân vật trong phim, hoạt hình hoặc chương trình truyền hình. Họ phải thể hiện cảm xúc, nhấn nhá đúng lúc và đồng bộ hoàn hảo với khẩu hình gốc. Đây là công việc yêu cầu tính kỹ thuật rất cao, thường đi kèm với việc tập luyện kịch bản nhiều lần trước khi thu âm chính thức. Công việc chính của Voice Talent là lồng tiếng Phát thanh viên Một số Voice Talent làm việc trong các đài phát thanh hoặc truyền hình, đảm nhận vai trò phát thanh viên. Họ giới thiệu bản tin, dẫn dắt chương trình hoặc đọc các thông điệp. Yêu cầu giọng đọc đối với một phát thanh viên đó là phải rõ ràng, chính xác và truyền cảm. Đọc sách nói Công việc của Voice Talent cũng có thể là đọc sách nói hay đọc trong các chương trình đọc truyện. Voice Talent đọc toàn bộ một cuốn sách, bao gồm cả lời dẫn, lời thoại và mô tả. Đây là công việc đòi hỏi khả năng giữ năng lượng ổn định trong thời gian dài, có thể biến hóa giọng nói cho từng nhân vật, và đặc biệt là giữ nhịp kể chuyện sao cho hấp dẫn từ đầu đến cuối. Kỹ năng cần để trở thành Voice Talent chuyên nghiệp Để trở thành một Voice Talent chuyên nghiệp, bạn không chỉ cần có chất giọng tốt, mà còn phải trang bị nhiều kỹ năng quan trọng khác. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng nhất để tạo nên một Voice Talent chuyên nghiệp, bạn hãy tham khảo để biết nhé: Giọng nói hay Giọng nói hay, rõ ràng và giàu cảm xúc chính là yếu tố quan trọng nhất mà một Voice Talent cần có. Công việc chính của Voice Talent là đọc, vì vậy nếu không có giọng hay và truyền cảm thì rất khó thành công. Giọng của Voice Talent hay thôi chưa đủ mà còn phải dễ nghe, rõ ràng và màu sắc riêng. Đặc biệt là giọng phải truyền cảm, truyền tải được cảm xúc phù hợp với từng bối cảnh. Dù là giọng trầm ấm hay cao trong, điều quan trọng là bạn phải biết cách kiểm soát và khai thác thế mạnh của nó. Như vậy thì bạn mới có thể trở thành một Voice Talent chuyên nghiệp. Khả năng diễn xuất bằng giọng nói Bên cạnh giọng đọc thì khả năng diễn xuất bằng giọng nói cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Voice Talent không chỉ đọc, mà còn phải “diễn” bằng giọng nói. Việc thể hiện cảm xúc, tính cách, hoàn cảnh nhân vật thông qua giọng nói là một kỹ năng không dễ. Nó đòi hỏi Voice Talent cần phải luyện tập nhiều để có khả năng thay đổi ngữ điệu, nhấn nhá, ngắt nghỉ sao cho tự nhiên và thuyết phục người nghe. Voice Talent chuyên nghiệp cần có khả năng diễn xuất bằng giọng nói Kỹ năng đọc kịch bản Voice Talent cần có kỹ năng đọc kịch bản một cách trôi chảy và chính xác để hiểu những yêu cầu của nhân vật hoặc sản phẩm. Không chỉ vậy, Voice Talent chuyên nghiệp cũng cần biết cách phân tích, hiểu rõ nội dung kịch bản để thể hiện đúng tinh thần. Việc nắm bắt nhanh thông điệp và ý đồ của khách hàng hoặc đạo diễn giúp cho phần thể hiện mượt mà và chính xác hơn. Đồng thời cũng giúp Voice Talent xử lý tình huống chuyên nghiệp nếu chẳng may có lỗi. Am hiểu về kỹ thuật âm thanh và phần mềm Mặc dù Voice Talent trong quá trình làm việc đã phối hợp chặt chẽ với ekip kỹ thuật nhưng để ghi âm và sản xuất được những bản ghi chất lượng, Voice Talent vẫn phải am hiểu về kỹ năng về âm thanh và phần mềm. Voice Talent cần hiểu cơ bản về các thiết bị ghi âm, phần mềm chỉnh sửa giọng và cách xử lý âm thanh. Điều này giúp bạn chủ động hơn trong công việc, đặc biệt khi làm freelance tại studio cá nhân. Kinh nghiệm làm việc với đối tác Để trở thành một Voice Talent chuyên nghiệp không thể thiếu được kỹ năng làm việc với đối tác. Biết cách lắng nghe yêu cầu, tiếp nhận phản hồi và làm việc đúng deadline được xem là yếu tố cần thiết nhất. Voice Talent thường cộng tác với nhiều đối tượng (đạo diễn, agency, khách hàng…), nên khả năng giao tiếp chuyên nghiệp sẽ giúp xây dựng uy tín lâu dài. Từ đó, cơ hội nghề nghiệp với nghề này mở rộng hơn rất nhiều. Kỹ năng phân tích và đánh giá Nhắc đến kỹ năng cần có của Voice Talent là gì, không thể không nhắc đến kỹ năng phân tích và đánh giá. Một Voice Talent giỏi cần có khả năng tự nghe lại bản thu của mình, phân tích và đánh giá để nhận ra những điểm chưa tốt của mình để điều chỉnh. Đây là yếu tố giúp cải thiện chất lượng công việc qua từng dự án. Kiên trì và tập trung Nghề Voice Talent không phải cứ đọc được là sẽ thành công, nói đòi hỏi sự kiên trì và tập trung cao độ. Có thể nói, Voice Talent là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh thần kiên nhẫn. Một dự án có thể yêu cầu bạn thu đi thu lại nhiều lần để đạt được độ hoàn hảo. Sự tập trung cao độ trong từng câu thoại chính là yếu tố quan trọng để bạn giữ chất lượng luôn ổn định. Người làm Voice Talent cần có sự kiên trì và tập trung cao độ Cơ hội nghề nghiệp và phát triển trong lĩnh vực Voice Talent Với sự bùng nổ mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện và nội dung số, Voice Talent đang dần trở thành một nghề nghiệp tiềm năng với nhiều cơ hội rộng mở. Công việc dành cho Voice Talent ngày càng đa dạng từ lồng tiếng quảng cáo, phim ảnh, game, đến đọc sách nói, dẫn chương trình, hay thậm chí là trở thành giọng đọc chính cho các khóa học e-learning, ứng dụng công nghệ AI giọng nói,... Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của podcast, livestream và các nền tảng video cũng tạo điều kiện cho Voice Talent mở rộng phạm vi hoạt động và tiếp cận khán giả theo cách riêng biệt. Voice Talent có thể hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nên không lo thất nghiệp. Không chỉ có cơ hội nghề nghiệp phong phú, lĩnh vực này còn mang đến khả năng làm việc linh hoạt, tự do về thời gian và không gian. Bạn có thể trở thành freelancer, cộng tác viên cho các studio lớn, hoặc tự xây dựng thương hiệu cá nhân để nhận dự án từ nhiều nguồn. Với một profile chuyên nghiệp và giọng đọc chất lượng, thu nhập của một Voice Talent rất hấp dẫn, đặc biệt khi hợp tác với các dự án quốc tế. Thực tế đã ghi nhận, mỗi đoạn TVC quảng cáo tuy chỉ dài chừng 15 đến 30 giây và đọc chỉ vài giây vẻn vẹn cũng có thể giúp bạn kiếm được một khoản thu nhập đáng kể. Câu hỏi thường gặp Trong quá trình tìm hiểu về thuật ngữ Voice Talent là gì, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Voice Talent Agency. Dưới đây là giải đáp chi tiết liên quan đến vấn đề này để cho bạn hiểu rõ. Voice Talent Agency là gì? Voice Talent Agency là các công ty chuyên đại diện chịu trách nhiệm quản lý các nghệ sĩ giọng nói (voice talent). Vai trò chính của Voice Talent Agency là kết nối Voice Talent với những dự án phù hợp từ phía khách hàng, đảm bảo các dự án âm thanh được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất. Voice Talent Agency có tư cách giống như là “người quản lý” chuyên nghiệp giúp Voice Talent tiếp cận thị trường. Hiểu đơn giản Voice Talent Agency như là cầu nối giúp Voice Talent dễ dàng tìm việc, thương lượng để nhận về những hợp đồng tốt hơn. Đồng thời Voice Talent Agency cũng giúp Voice Talent đảm bảo quyền lợi cá nhân trong suốt quá trình hợp tác. Vai trò của Voice Talent Agency trong các dự án âm thanh Không chỉ đơn thuần là cầu nối các Voice Talent với khách hàng, Voice Talent Agency còn đảm nhiệm hàng loạt nhiệm vụ quan trọng khác. Cụ thể vai trò của Voice Talent Agency như sau: Đại diện và kết nối: Voice Talent Agency là người đại diện chuyên nghiệp cho các nghệ sĩ giọng nói, thay mặt họ tìm kiếm và đề xuất những cơ hội phù hợp với năng lực và phong cách. Agency sẽ tiếp nhận yêu cầu từ phía khách hàng, sau đó lựa chọn voice phù hợp nhất để casting hoặc triển khai dự án. Quản lý hợp đồng: Một phần công việc quan trọng của Voice Talent Agency là đứng ra thương lượng và quản lý hợp đồng giữa voice talent và khách hàng. Họ đảm bảo các điều khoản rõ ràng, minh bạch và đầy đủ – từ lịch trình, chi phí, cho đến quyền sử dụng nội dung sau khi thu âm. Đàm phán giá trị: Không phải Voice Talent nào cũng có kinh nghiệm trong việc định giá công việc của mình. Voice Talent Agency sẽ thay họ đàm phán mức thù lao công bằng, phù hợp với năng lực và quy mô dự án, giúp nghệ sĩ tập trung hoàn toàn vào chuyên môn. Hỗ trợ kỹ thuật và sản xuất: Ngoài ra, Voice Talent Agency còn hỗ trợ sản xuất với các dịch vụ như: bố trí phòng thu, điều phối kỹ thuật viên, chỉnh sửa bản ghi âm và đảm bảo chất lượng đầu ra đạt tiêu chuẩn. Điều này tạo điều kiện để voice talent làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, giảm thiểu rủi ro kỹ thuật và nâng cao hiệu quả làm việc. Kết luận Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ voice talent là gì và hiểu vì sao nghề này lại hot như vậy. Dù là trong lĩnh vực quảng cáo, phim ảnh, sách nói hay phát thanh, Voice Talent luon phát huy vai trò quan trọng của mình để tạo nên trải nghiệm âm thanh chất lượng, thu hút người nghe nhất. Nếu bạn đang có đam mê với nghề sử dụng giọng nói để kiếm tiền, hãy tham khảo kỹ nội dung bài viết để hiểu rõ hơn về những kỹ năng cần trang bị cho mình nhé.
Rehearsal trong Event là gì? Thông tin cần biết về Rehearsal trong sự kiện
Rehearsal trong Event là gì? Thông tin cần biết về Rehearsal trong sự kiện Bí quyết đằng sau sự thành công của các buổi sự kiện hay chương trình quy mô lớn như hội nghị, concert chính là những buổi rehearsal. Rehearsal được coi như một giai đoạn then chốt, quan trọng trong ngành tổ chức sự kiện, để đảm bảo sự kiện được triển khai một cách có trật tự, thể hiện tính chuyên môn cao và diễn ra một cách suôn sẻ. Vậy rehearsal trong event là gì mà lại quan trọng như vậy? Cùng Unica tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé. Rehearsal trong Event là gì? Rehearsal còn gọi là tổng duyệt hoặc diễn tập - là một buổi luyện tập dượt toàn bộ chương trình trước khi sự kiện chính thức diễn ra. Rehearsal bao gồm việc kiểm tra kỹ thuật, diễn tập các tiết mục hay phối hợp giữa các thành viên tham gia. Rehearsal là bước chuẩn bị quan trọng, nó điều chỉnh ngay cả những chi tiết nhỏ nhất nhằm đảm bảo mọi khâu tổ chức thực hiện trơn tru, chính xác và đúng theo kịch bản đã đề ra.  Rehearsal trong Event là gì? Tùy vào quy mô và tính chất của chương trình, rehearsal có thể diễn ra một hoặc nhiều lần từ tổng duyệt toàn bộ đến các buổi tập dượt riêng lẻ cho từng phần. Mục tiêu chính của buổi rehearsal là đảm bảo mọi thứ hoạt động ổn định, suôn sẻ và diễn ra chuyên nghiệp nhất trong suốt quãng thời gian sự kiện diễn ra, tránh những sự cố không mong muốn. Tại sao cần rehearsal trước mỗi sự kiện Từ khái niệm rehearsal trong event là gì chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc này. Không chỉ là buổi tập dượt thông thường, rehearsal đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo một sự kiện diễn ra thành công, chuyên nghiệp và trọn vẹn nhất. Ngoài ra, rehearsal giúp phát hiện vấn đề, tối ưu kế hoạch. Dưới đây là những lý do giải đáp về tầm quan trọng của rehearsal trước mỗi sự kiện cho bạn đọc tham khảo: Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng Buổi tổng duyệt là cơ hội để các bên liên quan như: ban tổ chức, nghệ sĩ, diễn giả, MC,... gặp mặt và làm quen với nhau. Nhờ đó, mọi người hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Rehearsal giúp tăng khả năng phối hợp nhịp nhàng và giao tiếp hiệu quả giữa các bộ phận có liên quan, đảm bảo các vấn đề được cải thiện rõ rệt, giúp sự kiện vận hành mượt mà và đúng tiến độ. Phát hiện và khắc phục sự cố kỹ thuật Rehearsal giúp ban tổ chức nhận diện sớm các sai sót trong quá trình chuẩn bị từ lỗi kỹ thuật, sai lệch về thời gian đến những chi tiết vận hành chưa hợp lý. Việc phát hiện và khắc phục lỗi trước ngày diễn ra sự kiện sẽ giảm thiểu rủi ro, tránh được những tình huống ngoài ý muốn. Đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí, công sức xử lý sự cố sau này. Thử nghiệm kịch bản chương trình Thông qua rehearsal, ban tổ chức có thể kiểm tra hiệu quả thực tế của toàn bộ kế hoạch, bao gồm: thời lượng chương trình, tính liền mạch của nội dung, sự phân bổ nhân sự, trang thiết bị,… Đây là thời điểm quan trọng để rà soát lại toàn bộ kịch bản chương trình và đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo sự kiện đạt được chất lượng tốt nhất. Rehearsal giúp ban tổ chức thử nghiệm kịch bản chương trình Đảm bảo sự tự tin cho diễn giả và nghệ sĩ Rehearsal không chỉ là buổi chạy thử kịch bản để xem có khớp thời gian hay không, mà còn là lúc để diễn giả, nghệ sĩ, MC,… luyện tập phần trình bày và lấy lại tinh thần trước “giờ G”. Đồng thời, đội ngũ nhân viên tổ chức cũng được thực hành quy trình cụ thể, giúp họ tự tin hơn khi xử lý các tình huống phát sinh trong sự kiện thật. Tất cả những điều này giúp nâng cao sự tự tin cũng như chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho buổi sự kiện diễn ra chính thức. Đảm bảo an toàn Ngoài những lợi ích quan trọng đã chia sẻ ở trên, rehearsal còn đóng vai trò then chốt trong việc kiểm tra toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng, thiết bị điện, lối thoát hiểm,… và các phương án ứng phó khẩn cấp. Việc tập dượt trước không chỉ giúp ekip nhận diện rủi ro tiềm ẩn mà còn kiểm tra mức độ sẵn sàng của đội ngũ khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Điều này nhằm đảm bảo mọi sự kiện diễn ra một cách an toàn, chuyên nghiệp và kiểm soát tốt nhất. Các hạng mục cần rehearsal trước khi sự kiện diễn ra Như đã đề cập, rehearsal không chỉ giúp đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ mà còn góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và an toàn tổng thể. Để rehearsal đạt hiệu quả tối đa, ban tổ chức cần xác định rõ những hạng mục quan trọng cần được kiểm tra và diễn tập kỹ lưỡng. Dưới đây là một số những hạng mục quan trọng cần rehearsal trước khi sự kiện diễn ra. Nhân sự Rehearsal nhân sự là bước cần thiết để đảm bảo tất cả thành viên trong ekip tổ chức đều nắm rõ vai trò, nhiệm vụ của mình. Từ đó có sự phối hợp ăn ý trong suốt quá trình vận hành sự kiện: MC và diễn giả: Tập dượt bài phát biểu, cách di chuyển trên sân khấu, tương tác với khán giả và các điểm chuyển tiếp chương trình. Nhân viên hậu cần: Đảm bảo biết rõ quy trình sắp xếp, trang trí, bố trí khu vực ăn uống, hỗ trợ thiết bị… Tình nguyện viên: Được hướng dẫn chi tiết về vị trí làm việc, cách đón tiếp – hướng dẫn khách mời, phân phát tài liệu hoặc hỗ trợ các phần kỹ thuật cơ bản. Đội ngũ an ninh: Diễn tập các kịch bản khẩn cấp, nắm rõ sơ đồ thoát hiểm, điểm tập kết và phối hợp với lực lượng y tế nếu cần. Nhân viên kỹ thuật: Làm quen với hệ thống âm thanh, ánh sáng, trình chiếu, đảm bảo phối hợp nhịp nhàng và xử lý nhanh sự cố nếu xảy ra. Rehearsal đặc biệt quan trọng với những sự kiện quy mô lớn có sự tham gia của nhiều người như: hội thảo, hội nghị,... Nhân sự - hạng mục quan trọng cần rehearsal trước khi sự kiện diễn ra Kiểm tra âm thanh và ánh sáng Trong bất kỳ sự kiện nào, âm thanh và ánh sáng đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người tham dự. Rehearsal là thời điểm lý tưởng để ban tổ chức kiểm tra lại toàn bộ hệ thống âm thanh + ánh sáng nhằm đảm bảo nó hoạt động ổn định, đúng kịch bản và không xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Âm thanh: Cần kiểm tra kỹ tất cả các thiết bị như: micro, loa, bộ khuếch đại, mixer,… đảm bảo chất lượng âm thanh rõ ràng, không bị nhiễu hoặc chênh lệch âm lượng. Đặc biệt, rehearsal giúp xác định và điều chỉnh vị trí đặt thiết bị, hướng loa phù hợp giúp tránh hiện tượng dội âm hay âm thanh phân bố không đồng đều trong không gian sự kiện. Ánh sáng: Điều chỉnh cường độ, màu sắc và hiệu ứng ánh sáng theo từng phần của chương trình. Việc rehearsal giúp ban tổ chức kiểm tra khả năng chuyển cảnh ánh sáng, đồng bộ ánh sáng với tiết mục., tránh ánh sáng quá gắt gây khó chịu, hay đèn bị tắt bất ngờ làm gián đoạn chương trình. Thực hiện kịch bản chương trình Rehearsal kịch bản chương trình là bước chạy thử toàn bộ nội dung sự kiện theo đúng thứ tự đã lên kế hoạch, nhằm đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trôi chảy, đúng giờ và ăn khớp với nhau. Dưới đây là các phần cần được diễn tập chi tiết: Phần mở đầu: Lời chào mừng, giới thiệu đại biểu, khách mời và thực hiện đầy đủ các nghi thức khai mạc,... đảm bảo phần mở đầu chỉn chu, trang trọng. Chuyển tiếp giữa các phần: MC và các diễn giả cần rehearsal cách dẫn dắt, chuyển mạch nội dung giữa các phần sao cho liền mạch, mượt mà, tránh tình trạng lúng túng hoặc bỏ sót nội dung. Phần chính của chương trình: Diễn tập kỹ các bài phát biểu, hoạt động tương tác, phần thuyết trình hoặc tọa đàm, đảm bảo nội dung được truyền tải trọn vẹn và đúng trọng tâm. Thời lượng từng phần: Kiểm tra thời gian thực hiện mỗi phần, từ đó điều chỉnh hợp lý để đảm bảo tổng thể chương trình không bị kéo dài quá mức hoặc thiếu hụt thời gian. Phần kết thúc: Thực hành lời cảm ơn, chia tay khách mời và các nghi thức bế mạc để sự kiện kết thúc trong không khí trang trọng, ấn tượng và đúng quy chuẩn. Rehearsal kịch bản chương trình là bước chạy thử toàn bộ nội dung sự kiện  Diễn tập các tiết mục biểu diễn trên sân khấu Nhắc đến hạng mục cần rehearsal trong event là gì, không thể không nhắc đến việc diễn tập các tiết mục văn nghệ. Các tiết mục văn nghệ diễn ra trong sự kiện cần được tập thử để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tiết mục, tránh tiết mục này lộn xộn sang tiết mục khác hay tránh việc để khoảng trống sân khấu. Ngoài ra, việc diễn tập các tiết mục văn nghệ biểu diễn trên sân khấu cũng là thời điểm lý tưởng để nghệ sĩ, diễn viên và toàn bộ ekip làm quen với sân khấu, kiểm tra điều kiện thực tế và đồng bộ với các yếu tố kỹ thuật. Bao gồm: Âm thanh – ánh sáng: Nghệ sĩ có cơ hội kiểm tra micro, âm nhạc nền, hệ thống ánh sáng đi kèm từng tiết mục để đảm bảo không có sự cố kỹ thuật và hiệu ứng được hiển thị đúng như mong muốn. Vị trí sân khấu và vũ đạo: Diễn tập giúp nghệ sĩ làm quen với không gian biểu diễn, điều chỉnh vị trí đứng, di chuyển hoặc vũ đạo sao cho phù hợp với bố cục sân khấu thực tế. Hiệu chỉnh và cải thiện tiết mục: Rehearsal là lúc nghệ sĩ nhận phản hồi từ đạo diễn chương trình hoặc đồng nghiệp để tinh chỉnh giọng hát, biểu cảm, kỹ thuật biểu diễn hoặc phối hợp nhóm, góp phần nâng cao chất lượng trình diễn trong sự kiện chính thức. Kiểm tra lịch trình và thời gian Một trong những nội dung trọng yếu của buổi rehearsal chính là kiểm tra lại toàn bộ lịch trình và phân bổ thời gian cho từng phần của sự kiện. Ban tổ chức sẽ tiến hành chạy thử chương trình từ đầu đến cuối theo kịch bản đã định, qua đó đánh giá: Tính hợp lý của thời gian: Xác định xem mỗi phần đã được bố trí thời lượng phù hợp chưa, có phần nào đang kéo dài quá mức hoặc quá ngắn so với dự kiến. Duy trì nhịp độ chương trình: Việc diễn tập giúp kiểm soát mạch sự kiện, tránh để xảy ra khoảng trống thời gian không cần thiết hoặc chuyển cảnh bị đứt gãy, gây mất hứng cho người tham dự. Đảm bảo sự kiện kết thúc đúng giờ: Điều này đặc biệt quan trọng trong các sự kiện có khung thời gian cố định, hoặc có sự tham gia của khách mời quan trọng, giúp thể hiện tính chuyên nghiệp và tổ chức bài bản của chương trình. Kiểm tra lịch trình và thời gian - Hạng mục trọng yếu của buổi rehearsal  Kiểm tra thiết bị trình chiếu Trong các sự kiện có sử dụng slide trình bày, video hoặc hình ảnh minh họa, việc rehearsal thiết bị trình chiếu là bước kiểm tra không thể thiếu. Quá trình rehearsal này bao gồm: Máy chiếu, màn hình LED và các thiết bị hiển thị: Cần được kiểm tra kỹ lưỡng về khả năng kết nối, độ phân giải và vị trí đặt để đảm bảo hình ảnh rõ nét, dễ theo dõi từ mọi góc nhìn. Nội dung trình chiếu: Các slide, video, hình ảnh minh họa phải được chạy thử để kiểm tra độ tương thích, thời gian chuyển slide, âm thanh đi kèm (nếu có) và tránh lỗi font chữ, cắt xén hình ảnh. Thiết bị điều khiển: Các công cụ hỗ trợ như: remote điều khiển slide, clicker hoặc máy tính trình chiếu cũng cần rehearsal để đảm bảo thao tác mượt mà, đúng tiến độ với kịch bản chương trình. Bí quyết thực hiện rehearsal hiệu quả Việc tập dượt trước khi sự kiện diễn ra là bước then chốt đóng vai trò quan trọng không thể bỏ qua nếu bạn muốn chương trình thành công đúng như mong muốn. Vậy làm cách nào để rehearsal thật sự hiệu quả, không lãng phí thời gian? Unica sẽ chia sẻ với bạn một số bí quyết thiết thực dưới đây: Lập kế hoạch chi tiết Trước khi bắt đầu rehearsal, hãy chuẩn bị một kế hoạch cụ thể và chi tiết về thời gian, địa điểm, cũng như phân công rõ vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên tham gia để họ biết mình phải làm gì. Một kế hoạch cụ thể và sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho nhân sự giúp quá trình chạy thử diễn ra suôn sẻ, tránh nhầm lẫn và thiếu sót. Mô phỏng tình huống thực tế Sau khi đã lập kế hoạch chi tiết thành công, tiếp theo bạn phải làm sao cố gắng tái hiện đầy đủ các tình huống, kịch bản sẽ xảy ra trong ngày sự kiện. Đồng thời hãy sử dụng đầy đủ đạo cụ, âm thanh, ánh sáng giống như thực tế để có cái nhìn chân thực nhất về buổi sự kiện thực sự. Điều này giúp mọi người làm quen với không gian, trang thiết bị và tạo phản xạ tốt hơn khi gặp các tình huống ngoài dự kiến. Bí quyết thực hiện rehearsal hiệu quả Tập luyện đến khi hoàn hảo Quá trình rehearsal cần có thời gian chứ không nên vội vàng, ban tổ chức đừng vội kết thúc rehearsal chỉ sau một lần thử. Hãy lặp lại nhiều lần, liên tục để hoàn thiện từng chi tiết nhỏ, từng lời nói, hành động đến thao tác kỹ thuật nhỏ nhất. Điều này giúp đảm bảo mọi thứ trong buổi sự kiện thực sự vận hành nhịp nhàng, chuyên nghiệp. Lắng nghe phản hồi và điều chỉnh Sau mỗi lần tập dượt, hãy dành thời gian thu thập ý kiến phản hồi từ tất cả các thành viên tham gia. Những góp ý chân thành sẽ giúp bạn phát hiện điểm yếu, thiếu sót để điều chỉnh kịp thời, tránh sai sót khi sự kiện chính thức diễn ra. Lắng nghe phản hồi và đánh giá điều chỉnh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của sự kiện. Vì vậy, cần hết sức chú ý và không được bỏ qua. Kết luận Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Rehearsal trong Event là gì và tại sao nó lại đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tổ chức sự kiện. Không chỉ giúp phát hiện và khắc phục những sai sót tiềm ẩn, rehearsal còn là bước đệm vững chắc để mọi khâu vận hành trơn tru, đúng tiến độ và chuyên nghiệp. Dù là sự kiện lớn hay nhỏ, đừng bỏ qua công đoạn rehearsal nếu bạn muốn tạo ra một chương trình ấn tượng, chỉn chu và thành công trọn vẹn nhất nhé. Xem thêm: Quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và chi tiết
UTM là gì? Cách sử dụng link UTM để tracking nguồn marketing
UTM là gì? Cách sử dụng link UTM để tracking nguồn marketing Trong marketing online, việc theo dõi và đo lường hiệu suất của các chiến dịch marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. UTM được xem là công cụ đo lường và thống kê hiệu quả. Sử dụng UTM bạn sẽ biết được khách hàng đến từ nguồn nào? Lưu lượng truy cập ra sao? Vậy cụ thể UTM là gì? Cách sử dụng UTM như thế nào? Cùng Unica khám phá chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé. UTM là gì?  UTM là viết tắt của từ Urchin Tracking Module, nghĩa là một đoạn mã ngắn được thêm vào sau các đường dẫn URL, giúp theo dõi và phân tích chính xác nguồn gốc của lưu lượng truy cập vào website. Nhờ vào mã này, các doanh nghiệp có thể biết được người dùng đến từ đâu, thông qua phương tiện nào và đang tham gia chiến dịch marketing nào. Hiểu một cách đơn giản mỗi URL có sẵn trên website sẽ phải nhập thêm thông tin là code UTM nhằm mục đích phân tích nguồn truy cập. Chỉ cần gắn mã UTM đúng chuẩn vào liên kết, bạn có thể sử dụng nó ở nhiều kênh khác nhau như: email marketing, bài đăng mạng xã hội hay các mẫu quảng cáo trên Google Ads. Tìm hiểu khái niệm UTM Điều kiện để theo dõi dữ liệu từ UTM đó là: Website của bạn phải được tích hợp với Google Analytics. Khi người dùng nhấp vào liên kết có chứa UTM, Google Analytics sẽ ghi nhận các thông tin quan trọng như: Nguồn truy cập: Lượt traffic đến từ đâu? (ví dụ: Facebook, Google, Zalo...) Phương tiện truy cập: Người dùng tiếp cận liên kết qua hình thức nào? (ví dụ: CPC, email, social...) Chiến dịch: Đây là traffic đến từ chiến dịch marketing nào? Ví dụ về URL có gắn mã UTM Giả sử bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo trên Facebook để quảng bá sản phẩm mới trên website: Link gốc website (chưa gắn UTM): https://www.Unica.com/san-pham-moi Giờ bạn muốn theo dõi xem traffic từ chiến dịch quảng cáo Facebook có hiệu quả không. Bạn sẽ thêm mã UTM như sau: https://www.unica.com/san-pham-moi?utm_source=facebook&utm_medium=cpc&utm_campaign=ra_mat_8_3 Khi khách hàng bấm vào liên kết này, thông tin sẽ được ghi lại và bạn có thể theo dõi hiệu suất của quảng cáo đó. Lợi ích của việc sử dụng UTM Việc sử dụng mã UTM không chỉ đơn giản là thêm vài ký tự vào đường link. Đây thực sự là “vũ khí bí mật” giúp các marketer nắm bắt chính xác hiệu quả của từng hoạt động truyền thông. Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà UTM mang lại: Theo dõi chính xác nguồn lưu lượng truy cập: Mỗi lượt nhấp vào đường dẫn có gắn mã UTM đều mang theo thông tin về nguồn gốc của nó. Nhờ đó, bạn biết chính xác khách hàng đến từ kênh nào. Điều này giúp định hình bức tranh rõ ràng về hành vi người dùng. Tối ưu hóa chiến dịch marketing dễ dàng hơn: UTM giúp bạn xác định chiến dịch nào đang hoạt động hiệu quả, chiến dịch nào chưa mang lại kết quả như kỳ vọng. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh nội dung, ngân sách hoặc kênh truyền thông để tăng hiệu suất và giảm lãng phí. Nâng cao ROI: Khi có dữ liệu rõ ràng về từng nguồn traffic, bạn dễ dàng đánh giá đâu là khoản đầu tư hiệu quả. Nhờ đó, ngân sách quảng cáo được phân bổ thông minh hơn, giúp tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận từ các chiến dịch. UTM giúp maketer nắm được hiệu quả hoạt động truyền thông Cấu trúc của UTM Tracking Code Mã UTM được tạo thành từ các tham số được thêm vào cuối URL. Những tham số này cung cấp thông tin chi tiết cho Google Analytics về nguồn truy cập của người dùng. Việc hiểu rõ từng thành phần trong cấu trúc UTM là bước đầu tiên để bạn theo dõi và tối ưu hiệu quả các chiến dịch marketing. Dưới đây là 5 tham số chính trong mã UTM và cách sử dụng cụ thể: (1) Source (utm_source) – Nguồn truy cập Tham số này dùng để xác định traffic đến từ đâu? Utm_sourc là thành phần bắt buộc, giúp bạn biết người dùng truy cập từ nền tảng nào. Những nguồn phổ biến có thể kể đến như: Mạng xã hội: facebook, instagram, youtube, linkedin Công cụ tìm kiếm: google, bing, yahoo Bài hay và quảng cáo trả phí Các nguồn website khác Ví dụ thực tế: utm_source=facebook (2) Medium (utm_medium) – Phương tiện truy cập Medium là phương tiện truy cập, được dùng để xác định cách người dùng truy cập vào liên kết. Tham số này giúp phân loại loại hình chiến dịch bạn đang triển khai. Một số medium phổ biến đó là: email, cpc, social hoặc social media, referral (liên kết giới thiệu) Ví dụ thực tế: utm_medium=socialmedia Cấu trúc của UTM Tracking Code (3) Name (utm_campaign) – Tên chiến dịch Dùng để phân biệt các chiến dịch khác nhau trong báo cáo. Đây là phần do bạn tự đặt tùy ý miễn sao dễ quản lý và dễ nhận diện chiến dịch. Gợi ý cách đặt tên chiến dịch như: sale_20; black_friday_2025; summer_launch, noel_gift Ví dụ thực tế: utm_campaign=black_friday_2025. (4) Term (utm_term) – Từ khóa Tham số này chủ yếu dùng cho chiến dịch quảng cáo có trả tiền (như Google Ads), để theo dõi hiệu quả từng từ khóa được bid thủ công. Ví dụ thực tế: utm_term=marketing_software (5) Content (utm_content) – Nội dung quảng cáo Đây là phần giúp phân biệt các phiên bản nội dung khác nhau trong cùng một chiến dịch hoặc cùng một URL. Phần này rất hữu ích nếu bạn muốn A/B test nhiều mẫu quảng cáo hoặc nhiều nút CTA trong cùng một email. Ví dụ thực tế: utm_content=logolink: Nội dung chỉ người dùng nhấp vào logo utm_content=textlink: Nội dung ý muốn người dùng nhấp vào dòng chữ liên kết Hướng dẫn cách tạo mã UTM theo dõi chiến dịch Marketing  Việc tạo link UTM bằng bảng tính thủ công giúp bạn dễ kiểm soát các thành phần, linh hoạt theo dõi nhiều chiến dịch cùng lúc, và dễ quản lý khi làm việc theo nhóm. Cách tạo UTM thủ công trên file Google Bảng Tính Việc tạo link UTM bằng bảng tính thủ công giúp bạn dễ kiểm soát các thành phần, linh hoạt theo dõi nhiều chiến dịch cùng lúc, và dễ quản lý khi làm việc theo nhóm. Cách tạo mã UTM bằng bảng tính như sau: Bước 1: Đầu tiên bạn tạo file trên Google Bảng tính Lưu ý: Tất cả các cột UTM đều viết thường, không viết dấu, nếu có khoảng cách thì dùng Tạo UTM trên file Google bảng tính Bước 2: Tại cột UTM hoàn chỉnh bạn nhập công thức = B3 & "?utm_source=" & C3 & "&utm_medium=" & E2 & "&utm_campaign=" & F3 & IF(F2<>"", "&utm_term=" & F3, "") & IF(H3<>"", "&utm_content=" & H3, "") Trong đó: A2: là link gốc B2:F2: là các thành phần UTM tương ứng IF(...): là phần thêm các giá trị tùy chọn nếu có (utm_term và utm_content) Nhập công thức vào bảng tính Copy link và sử dụng Sau khi điền đầy đủ các thông tin thì cột cuối cùng sẽ tự động tạo ra link UTM hoàn chỉnh. Lúc này, bạn chỉ cần copy link hoàn chỉnh và sử dụng cho các chiến dịch như quảng cáo, email, mạng xã hội... Cách tạo UTM tự động trên Campaign URL Builder - công cụ của google  Có rất nhiều công cụ trực tuyến giúp bạn tạo UTM miễn phí, tiêu biểu là công cụ Campaign URL Builder - một công cụ của Google. Cách tạo UTM bằng công cụ này thực hiện như sau: Bước 1: Đầu tiên bạn mở công cụ này ra bằng cách truy cập vào đường link sau: https://ga-dev-tools.google/campaign-url-builder/ Truy cập vào Campaign URL Builder Bước 2: Nhập các thông tin cần thiết vào Campaign URL Builder. Tạo UTM trên Campaign URL Builder Bước 3: Sau khi hoàn tất thông tin bạn sẽ tạo thành công được một UTM. UTM tạo được Hướng dẫn cách gắn mã UTM theo dõi chiến dịch Marketing   Sau khi đã tạo được UTM thành công thì bạn có thể gắn vào các chiến dịch quảng cái để theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Ví dụ: Cách gắn link UTM cho chiến dịch quảng cáo trên google ads như sau: Bước 1: Từ UTM đã tạo được bạn copy Copy UTM đã tạo thành công Bước 2: Truy cập vào Google ads vào phần “Quảng cáo”, kéo xuống xem chiến dịch quảng cáo và chọn biểu tượng cái bút để chỉnh sửa. Sau đó đưa vào UTM vừa tạo. Gắn UTM vào chiến dịch quảng cáo Bước 3: Cuối cùng bạn nhấn “Lưu” là đã gắn theo dõi chuyển đổi thành công cho chiến dịch này. Hướng dẫn cách xem báo cáo UTM trên Google Analytics Khi bạn đã gắn mã UTM vào các chiến dịch marketing, bước tiếp theo cực kỳ quan trọng là phân tích hiệu quả thông qua Google Analytics. Với phiên bản GA4 mới nhất, bạn có thể kiểm tra dữ liệu từ UTM tại 4 khu vực chính: Acquisition Overview, User Acquisition, Traffic Acquisition và DebugView (Realtime). Báo cáo Acquisition Overview Đây là báo cáo tổng quan về các kênh mang lại traffic cho website của bạn. Cách truy cập như sau: Vào GA4 => Reports => Acquisition => Overview Tại đây, bạn sẽ thấy: Session medium: Phân loại theo phương tiện truy cập (email, social, CPC…) Session campaign: Hiển thị tên chiến dịch đã gắn trong utm_campaign Thao tác xem báo cáo Acquisition Overview Báo cáo User Acquisition Dành cho việc theo dõi nguồn gốc người dùng đầu tiên truy cập website, phù hợp nếu bạn muốn biết khách hàng đến từ đâu trong lần truy cập đầu tiên. Cách truy cập: Vào GA4 => Reports => Acquisition => User acquisition. Nhấn vào menu thả xuống (ở trên cột đầu tiên) => Chọn First user campaign. Thao tác xem báo cáo User Acquisition Báo cáo Traffic Acquisition Báo cáo này theo dõi phiên truy cập hiện tại, cho biết người dùng đến từ đâu tại thời điểm họ truy cập website. Cách truy cập: Vào GA4 => Reports => Acquisition => Traffic acquisition. Nhấn menu thả xuống => Chọn Session campaign. Thao tác xem báo cáo Traffic Kiểm tra DebugView Công cụ giúp bạn theo dõi người dùng đang truy cập website theo thời gian thực – rất hữu ích để test UTM vừa gắn. Cách truy cập: Vào GA4 => Reports => Realtime => Nhấn vào View user snapshot.  Chờ khoảng 5–10 giây cho sự kiện page_view hiển thị. Cuối cùng nhấp vào sự kiện page_view trên dòng thời gian bên trái. Mở rộng các thông số chiến dịch, nội dung, phương tiện và nguồn để xem từng giá trị thông số UTM. Thao tác kiểm tra DebugView Lưu ý quan trọng khi sử dụng UTM tracking Trong quá trình sử dụng UTM, nếu không cẩn thận bạn rất dễ gặp phải một số lỗi làm sai lệch dữ liệu chiến dịch. Dưới đây là những lỗi thường gặp và các lưu ý để tránh: Không chuẩn hóa thông tin: Viết hoa, viết thường hoặc dùng khoảng trắng sai sẽ khiến dữ liệu bị phân mảnh, khó tổng hợp. Hãy đặt quy ước dùng chữ thường, không dấu, thay khoảng trắng bằng dấu gạch dưới (_). Dùng từ khóa không phù hợp: Dùng từ khóa không liên quan đến chiến dịch hoặc đặt tên quá chung chung sẽ gây khó khăn khi theo dõi. Tốt nhất nên đặt từ khóa rõ ràng, sát với nội dung chiến dịch. Không sắp xếp và quản lý mã UTM: Nếu không lưu lại các mã UTM đã sử dụng, bạn dễ bị trùng lặp hoặc không nhớ đang theo dõi cái gì. Hãy dùng Google Sheets hoặc công cụ quản lý để ghi lại thông tin từng mã UTM nhé. Không phân tích dữ liệu sau chiến dịch: Sau khi chạy chiến dịch, nhiều người bỏ quên việc phân tích hiệu quả qua mã UTM. Để tránh điều này, bạn hãy xem lại báo cáo trên Google Analytics để biết chiến dịch nào hiệu quả, từ đó tối ưu cho lần sau. Kết luận  Bài viết là toàn bộ chia sẻ thông tin về UTM là gì. Có thể khẳng định, UTM là một công cụ vô cùng hữu ích giúp bạn theo dõi hiệu quả của từng chiến dịch Marketing. Khi được sử dụng đúng cách, mã UTM sẽ giúp bạn biết được lưu lượng truy cập đến từ đâu, bằng cách nào và từ chiến dịch nào. Tuy nhiên, để khai thác hết lợi ích mà UTM mang lại, bạn cần đặt mã UTM một cách nhất quán, có hệ thống và thường xuyên theo dõi – phân tích dữ liệu trong Google Analytics.
Checkpoint là gì? Hướng dẫn cách mở khóa Facebook bị Checkpoint
Checkpoint là gì? Hướng dẫn cách mở khóa Facebook bị Checkpoint Trong quá trình sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, hẳn bạn không ít lần bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Checkpoint. Đây là một khái niệm khá phổ biến, nó xuất hiện khiến không ít người dùng cảm thấy hoang mang khi tài khoản bỗng dưng bị khóa tạm thời. Vậy Checkpoint là gì? Nguyên nhân do đâu? Cách mở khóa checkpoint như thế nào? Bài viết sau Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của Checkpoint. Cùng tìm hiểu ngay. Checkpoint là gì? Checkpoint trong tiếng Anh mang ý nghĩa là điểm kiểm tra hoặc trạm kiểm soát. Hiểu đơn giản Checkpoint là một cơ chế bảo mật do Facebook và một số nền tảng khác sử dụng để xác minh danh tính người dùng khi phát hiện hoạt động bất thường trên tài khoản. Khi tài khoản bị checkpoint, người dùng sẽ tạm thời không truy cập được vào tài khoản cho đến khi hoàn tất bước xác minh được yêu cầu. Checkpoint là gì? Trong lĩnh vực marketing, đặc biệt là khi nói đến các nền tảng mạng xã hội như Facebook, khái niệm Checkpoint đã được hiểu theo một cách cụ thể hơn. Checkpoint giống như một cơ chế được các nền tảng đưa ra để tạm dừng hoạt động của tài khoản hay hệ thống khi thấy có dấu hiệu vi phạm hoặc khi có hành vi bất thường. Mục đích là để tiến hành xác minh, kiểm tra thông tin. Nếu xác minh thấy mọi thứ đều hợp lệ, tài khoản sẽ được kích hoạt trở lại và hoạt động bình thường. Checkpoint Facebook là gì? Checkpoint Facebook đóng vai trò như một "lá chắn bảo vệ" người dùng. Khi hệ thống phát hiện những hoạt động không giống với thói quen thường ngày, chẳng hạn như đăng nhập từ thiết bị lạ hoặc vị trí không quen thuộc, tài khoản sẽ tạm thời bị khóa để xác minh danh tính. Lúc này, Facebook sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện một số bước bảo mật nhằm xác nhận bạn chính là chủ tài khoản. Checkpoint không chỉ xuất hiện khi có hành vi xâm nhập trái phép từ bên thứ ba mà còn được kích hoạt ngay cả khi chính bạn thực hiện một hành động nào đó mà Facebook cho là đáng ngờ. Ví dụ như thay đổi mật khẩu liên tục, gửi quá nhiều lời mời kết bạn, hoặc tương tác với tốc độ bất thường. Đây là cách mà Facebook ngăn chặn các hành vi giả mạo và bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ bị chiếm đoạt tài khoản. Các loại Checkpoint Facebook phổ biến Facebook hiện đang áp dụng nhiều loại Checkpoint khác nhau để xác minh danh tính người dùng, trong đó phổ biến nhất gồm: Xác minh qua hình ảnh: chọn đúng ảnh đại diện của bạn bè trong danh sách hiển thị. Xác minh ngày sinh: cung cấp chính xác ngày, tháng, năm sinh đã đăng ký. Xác minh giấy tờ tùy thân: gửi ảnh chụp CMND, CCCD hoặc bằng lái xe. Xác minh qua trình duyệt quen thuộc: đăng nhập từ thiết bị hoặc trình duyệt đã từng sử dụng. Xác minh qua số điện thoại: nhập mã xác nhận gửi về số điện thoại đăng ký. Xác minh qua email: nhận mã code qua email và nhập chính xác để xác nhận. Xác nhận bình luận gần nhất: chọn đúng bình luận gần đây bạn đã đăng. Xác minh qua bạn bè tin cậy: mã xác nhận được gửi đến bạn bè, bạn cần lấy mã để mở tài khoản. Tùy theo mức độ nghi ngờ và dấu hiệu bất thường, Facebook có thể kích hoạt một hoặc nhiều hình thức Checkpoint. Để lấy lại quyền truy cập, bạn phải hoàn thành các bước xác minh tương ứng với loại Checkpoint được áp dụng. Facebook hiện đang áp dụng nhiều loại Checkpoint khác nhau Tại sao tài khoản Facebook của bạn lại bị checkpoint? Facebook luôn duy trì những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để bảo vệ tài khoản của người dùng một cách tối ưu nhất. Vì vậy, chỉ cần có dấu hiệu hoạt động bất thường, hệ thống sẽ nhanh chóng phát hiện và yêu cầu bạn thực hiện bước Checkpoint để đảm bảo an toàn. Điều đáng chú ý là nhiều nguyên nhân dẫn đến Checkpoint rất đơn giản, khiến không ít người trong chúng ta dễ vô tình gặp phải mà không hay biết. Đăng nhập quá nhiều tài khoản trên một thiết bị Khi bạn đăng nhập nhiều tài khoản Facebook cùng lúc trên một thiết bị, hệ thống sẽ xem đây là hoạt động bất thường. Nếu số lượng tài khoản vượt quá 10, bạn có thể bị đánh dấu là spam và tài khoản sẽ bị khóa để đảm bảo an toàn. Đăng nhập bằng tài khoản lạ Tình trạng này thường xảy ra khi bạn đăng nhập Facebook từ một địa điểm khác xa nơi bạn thường dùng. Facebook sẽ ngay lập tức gửi thông báo về tài khoản để cảnh báo. Nếu bạn đăng nhập bằng thiết bị lạ, Checkpoint chắc chắn sẽ được kích hoạt. Tuy nhiên, quá trình xác minh và mở khóa tài khoản thường rất nhanh chóng và đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Tài khoản bị báo cáo vi phạm chính sách của Facebook Trong trường hợp tài khoản của bạn bị người khác báo cáo, Facebook sẽ lập tức kích hoạt Checkpoint để rà soát. Bất kể nội dung bạn đăng tải có gây tác động tiêu cực hay không, hệ thống vẫn tiến hành kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Tình trạng này đặc biệt phổ biến với các tài khoản kinh doanh online, khi những bài đăng không phù hợp hoặc gây khó chịu cho khách hàng dễ khiến tài khoản bị chú ý và kiểm soát chặt chẽ hơn. Đăng tải nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng Những bài viết hoặc hình ảnh chứa nội dung nhạy cảm, bạo lực hay vi phạm chuẩn mực cộng đồng đều có khả năng khiến tài khoản Facebook bị Checkpoint. Điều này đặc biệt nghiêm ngặt đối với các tài khoản chạy quảng cáo Facebook Ads, bởi hệ thống sẽ kiểm duyệt kỹ hơn để đảm bảo không có sai phạm. Vì thế, việc tránh đăng tải các nội dung dễ gây vi phạm là cách tốt nhất để bảo vệ tài khoản của bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng quá đà một số tính năng như gửi lời mời kết bạn hàng loạt, nhắn tin hoặc bình luận có chứa link lặp lại nhiều lần, tham gia quá nhiều nhóm trong thời gian ngắn… thì nguy cơ bị Checkpoint cũng rất cao. Hệ thống sẽ nhận diện đây là hành vi bất thường và nhanh chóng đưa ra cảnh báo. Nguyên nhân khiến tài khoản bị Checkpoint Đăng nhập từ trình duyệt lạ Các hacker thường lợi dụng trình duyệt lạ để đột nhập vào tài khoản Facebook, vì vậy hệ thống luôn cảnh giác cao với những lần đăng nhập từ thiết bị không quen thuộc. Nếu bạn sử dụng trình duyệt lạ để truy cập, đặc biệt là nhiều lần liên tiếp, Facebook có thể kích hoạt Checkpoint nhằm xác minh bạn có thực sự là chủ tài khoản hay không. Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng dễ dẫn đến Checkpoint mà nhiều người hay bỏ qua chính là việc tạo tài khoản thiếu thông tin cơ bản, đặc biệt là không liên kết Email hoặc số điện thoại. Việc này khiến Facebook khó xác nhận danh tính và dễ đánh giá tài khoản là không an toàn. Để hạn chế rủi ro, bạn nên đảm bảo hồ sơ cá nhân được cập nhật đầy đủ và chính xác ngay từ đầu. Hướng dẫn cách mở khóa Facebook bị Checkpoint thành công Nếu một ngày bạn mở Facebook và nhận thấy tài khoản bị Checkpoint, đừng quá lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách khắc phục mà Unica chia sẻ dưới đây. Với thao tác đúng và đủ, tài khoản của bạn sẽ nhanh chóng được mở lại và sử dụng như bình thường. Dùng hình ảnh để gỡ Checkpoint Dùng hình ảnh để gỡ Checkpoint được đánh giá là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất. Cách gỡ Checkpoint này thực hiện như sau: Khi đăng nhập Facebook sẽ hiển thị một loạt hình ảnh và yêu cầu bạn xác định đúng tên bạn bè được gắn trong ảnh. Chỉ cần chọn chính xác khoảng 5/7 ảnh là tài khoản của bạn sẽ được mở khóa. Nếu bạn là chủ tài khoản thật sự, việc nhận ra bạn bè của mình không mấy khó khăn. Nhưng với những người có ý định chiếm đoạt tài khoản, việc đoán đúng tên người trong ảnh là điều gần như bất khả thi vì họ không hề quen biết những người này. Dùng ngày sinh để mở khóa Facebook bị Checkpoint Một trong những cách mở khóa Checkpoint Facebook đơn giản nhất là xác minh ngày sinh. Bạn chỉ cần nhập đúng ngày, tháng, năm sinh đã khai báo khi tạo tài khoản là có thể vượt qua bước xác minh này dễ dàng. Trong trường hợp quên thông tin, bạn có thể nhờ bạn bè truy cập vào trang cá nhân của mình để kiểm tra và cung cấp lại ngày sinh. Sau khi hoàn tất, tài khoản sẽ nhanh chóng được phê duyệt và bạn có thể đăng nhập bình thường trở lại. Gỡ checkpoint Facebook bằng cách dùng ngày sinh cá nhân Mở khóa Checkpoint bằng số điện thoại Nếu bạn đang tìm hiểu cách mở khóa Checkpoint là gì, việc mở khóa bằng số điện thoại chính là thao tác tiện nhận. Với dạng Checkpoint xác minh qua số điện thoại, Facebook sẽ có hai trường hợp xử lý khác nhau như sau: Nếu bạn chưa từng liên kết số điện thoại với tài khoản, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập một số điện thoại mới, đảm bảo rằng số này chưa từng được sử dụng cho bất kỳ tài khoản Facebook nào trước đó. Nếu tài khoản đã có số điện thoại đăng ký, bạn chỉ cần nhập lại số đó. Facebook sẽ gửi một mã xác nhận (code) về tin nhắn. Việc của bạn là điền mã này vào ô xác minh, sau đó tài khoản sẽ được mở lại và bạn có thể đăng nhập như bình thường. Mở Checkpoint phiên đăng nhập trên thiết bị Ở dạng Checkpoint này, Facebook sẽ yêu cầu bạn đăng nhập lại bằng trình duyệt hoặc thiết bị đã từng sử dụng trước đó. Sau khi truy cập thành công, hệ thống sẽ hiển thị một thông báo yêu cầu bạn xác nhận đăng nhập từ trình duyệt lạ. Lúc này, bạn chỉ cần nhấn “Tiếp tục” rồi chọn “Hoàn tất” để hoàn tất quá trình xác minh. Nếu đúng thiết bị quen thuộc, việc mở lại tài khoản sẽ diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ. Gỡ Checkpoint bằng cách nhận mã số từ email Với hình thức Checkpoint bằng mail, Facebook sẽ gửi một mã bảo mật về địa chỉ email bạn đã dùng để đăng ký tài khoản (Gmail, Yahoo, Outlook…). Bạn chỉ cần truy cập vào hộp thư, lấy mã và nhập chính xác dãy số vào khung yêu cầu của Facebook. Sau khi xác minh thành công, tài khoản của bạn sẽ được mở lại và sử dụng như bình thường. Xác minh bình luận gần nhất để gỡ Checkpoint Facebook sẽ hiển thị một danh sách các bình luận khác nhau và yêu cầu bạn xác định bình luận nào là của chính mình. Chỉ cần chọn đúng câu bạn đã từng đăng, hệ thống sẽ xác minh và khôi phục quyền truy cập tài khoản. Đây là một bước xác minh đơn giản nhưng khá hiệu quả trong việc bảo vệ tài khoản khỏi truy cập trái phép. Xác minh bình luận gần nhất để gỡ Checkpoint Gỡ checkpoint bằng xác minh giấy tờ cá nhân Khi gặp Checkpoint yêu cầu xác minh danh tính, bạn cần cung cấp giấy tờ tùy thân hợp lệ như CMND, CCCD, bằng lái xe hoặc hộ chiếu. Hãy chụp ảnh rõ nét, không bị mờ hoặc lóa sáng, và đảm bảo thông tin trùng khớp với những gì đã đăng ký trên tài khoản Facebook. Sau khi gửi ảnh, hệ thống sẽ tiến hành đối chiếu và xác minh. Nếu mọi thông tin chính xác, tài khoản của bạn sẽ được mở lại trong vòng 24–48 giờ. Đây là phương thức xác minh có độ tin cậy cao, đặc biệt khi các cách khác không thành công. Lưu ý để tránh bị Checkpoint Facebook hiệu quả Chỉ kết bạn với những người quen biết để việc xác minh hình ảnh trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tránh tạo nhiều tài khoản Facebook không cần thiết để giảm nguy cơ bị đánh dấu là hành vi bất thường. Hạn chế đăng nhập tài khoản trên quá nhiều thiết bị khác nhau nhằm bảo vệ an toàn và tránh bị checkpoint. Không sử dụng các liên kết hay trình duyệt không rõ nguồn gốc khi đăng nhập Facebook để tránh rủi ro bảo mật. Luôn tuân thủ chính sách và tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook, tránh đăng tải nội dung vi phạm để bảo vệ tài khoản của bạn. Kết luận Tóm lại, Unica đã chia sẻ tới bạn Checkpoint là gì? Hướng dẫn cách mở khóa Facebook bị Checkpoint thành công. Hy vọng những chia sẻ về Checkpoint và cách xử lý tài khoản Facebook sẽ giúp bạn bảo vệ thông tin cá nhân an toàn hơn. Chúc bạn thành công. 

Ngoại ngữ

Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc tại nhà hiệu quả Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc tại nhà hiệu quả
Cập nhật cuối: 29/07/2024 Lượt xem: 6757
Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế nhu cầu học tiếng Anh ngày càng nhiều để đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như giao tiếp. Nếu bạn đã từng biết về Tiếng Anh nhưng lại bị mất gốc sau một thời gian dài không sử dụng thì tại sao không thử 5 cách học Tiếng Anh cho người mất gốc mà Unica sẽ chia sẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây.  Tại sao nên học tiếng Anh? Trước khi tìm hiểu cách học Tiếng Anh cho người mất gốc, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu những lý do tại sao bạn nên học Tiếng Anh thay vì học những ngôn ngữ khác nhé.  Tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh phổ biến nhất Học tiếng Anh sẽ giúp bạn có việc làm với mức lương cao hơn không chỉ các doanh nghiệp ở Anh và Mỹ, mà còn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Cambridge English cho thấy tiếng Anh quan trọng đối với hơn 95% nhà tuyển dụng, ngay cả ở nhiều quốc gia nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức.  Với tiếng Anh, bạn sẽ có giá trị đối với bất kỳ công ty nào. Và bạn cũng sẽ được thưởng cho kiến ​​thức của mình. Một nghiên cứu cho thấy thông thạo tiếng Anh có thể tăng trung bình 28% lương mỗi giờ của bạn  Tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh Tiếng Anh là ngôn ngữ của thế giới trực tuyến Hơn một nửa số trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới là bằng tiếng Anh, khiến nó trở thành ngôn ngữ trực tuyến thống trị. Với hơn 1 tỷ người dùng internet gõ tiếng Anh , bạn sẽ có thể truy cập nhiều loại tài nguyên và nền tảng học tập để củng cố kỹ năng của mình.  Bạn sẽ được giải trí bằng các video và phim trên YouTube. Bạn sẽ có thể đọc các tiêu đề trên The New York Times. Bạn sẽ có thể tương tác với mọi người trên các ứng dụng trao đổi ngôn ngữ. Bạn thậm chí có thể tìm thấy tình yêu với các ứng dụng hẹn hò. Internet rất rộng lớn, vì vậy khả năng là vô tận!  >> Xem thêm: 13 Website học tiếng Anh online miễn phí chất lượng Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay. [course_id:595,theme:course] [course_id:286,theme:course] [course_id:3177,theme:course] Tiếng Anh là ngôn ngữ hữu ích khi đi du lịch Với rất nhiều người nói tiếng Anh, việc đi du lịch khắp thế giới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều! Là ngôn ngữ thứ hai phổ biến, bạn thường có thể nói chuyện với mọi người bằng tiếng Anh để tìm hiểu về môi trường xung quanh và nền văn hóa của bạn. Biết ngay cả một chút tiếng Anh chắc chắn sẽ hữu ích nếu bạn đang mắc kẹt ở đâu đó và cần tìm trạm xe buýt địa phương, hoặc nếu bạn muốn thương lượng giá hời ở chợ. Trong trường hợp khẩn cấp, nó thậm chí có thể cứu sống bạn hoặc người khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất gốc Tiếng Anh Thiếu định hướng rõ ràng Dù học bất cứ bộ môn gì, nếu không có định hướng rõ ràng thì chắc chắn bạn sẽ bị rơi vào bế tắc. Và tiếng Anh cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa tìm được cho mình một lộ trình học bài bản, khoa học. Hay nói cách khác, họ cảm thấy mơ hồ và chưa nhận ra được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống. Vì vậy, mà việc xác định mục tiêu học cũng như việc lập ra kế hoạch học tập không được cụ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng bỏ bê việc học Tiếng Anh ngày càng lâu hơn.  Thiếu quyết tâm khi học tiếng Anh Có một số bạn đã nhận thức được vai trò của Tiếng Anh trong thời buổi hiện nay. Nhiều bạn cũng học Tiếng Anh với thái độ tích cực, thế nhưng việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nguyên nhân là bởi bạn thiếu đi sự quyết tâm, kiên nhẫn trong việc học. Khi nhìn thấy lượng kiến thức Tiếng Anh quá nhiều, bạn bế tắc không biết nên bắt đầu từ đâu, rèn luyện kỹ năng nào trước. Từ đó, bạn trở nên mơ hồi với việc học, tâm lý chán nản và bỏ cuộc.  Phương pháp học tập Tiếng Anh chưa phù hợp Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mất gốc Tiếng Anh là không có phương pháp học tập phù hợp. Học Tiếng Anh kiểu học vẹt hay chỉ học lý thuyết, thiếu thực hành cũng là một trong những cách bạn cần loại bỏ ngay.  Xây dựng một phương pháp học tiếng anh cho người mất gốc phù hợp với năng lực của bản thân cùng với lộ trình khoa học sẽ giúp bạn cải thiện khả năng Tiếng Anh của mình.  Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc Trau dồi vốn từ vựng mỗi ngày Từ vựng là nền tảng vô cùng quan trọng để bạn có thể tự tin giao tiếp. Tuy nhiên việc nhồi nhét quá nhiều từ vựng trong một thời gian ngắn sẽ khiến bạn bị chán nản, Stress. Chính vì thế, để học từ vựng hiệu quả nhất, bạn cần học chọn lọc theo các chủ đề trong cuộc sống. Học thuộc các từ vựng bằng cách phát âm, tra nghĩa và gắn nó vào một ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu hơn những từ vựng đã học được. Học Ngữ pháp tại nhà để cải thiện Tiếng Anh Việc học ngữ pháp tiếng anh cho người mất gốc liên quan đến các loại câu như: câu so sánh, câu điều kiện, các thì trong tiếng Anh, câu trả lời…Muốn học ngữ pháp một cách chính xác nhất, bạn cần nắm được cấu trúc ngữ pháp để biết cách sử dụng văn phong, ngôn từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh nhất. Cải thiện mất gốc Tiếng Anh bằng cách học phát âm Phát âm chuẩn trong Tiếng Anh sẽ giúp người nghe hiểu được những gì bạn muốn nói và truyền đạt. Có một cách đơn giản giúp bạn có thể phát âm chuẩn trong một thời gian ngắn đó chính là thường xuyên nghe nhạc, xem phim hoặc các chương trình giải trí Tiếng Anh. Thông qua phương pháp học này, bạn có thể bắt chước cách phát âm theo kiểu Anh-Anh hoặc Anh -Mỹ và áp dụng vào chính mình. Theo dõi cử chỉ, điệu bộ, khẩu hình miệng và kiên trì luyện tập mỗi ngày, bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.  Cách học giỏi tiếng anh cho người mất gốc Bắt đầu từ việc cải thiện luyện nghe Một trong những cách học Tiếng Anh cho người mất gốc không thể bỏ qua đó chính là học nghe. Việc nghe thành thạo sẽ giúp bạn hiểu được đối tượng giao tiếp đang muốn nói gì. Để học nghe hiệu quả, bạn nên dành thời gian để xem phim ngắn có phụ đề, nghe nhạc, nghe Radio có sử dụng Tiếng Anh hoặc nghe trên các web học tiếng anh cho người mới bắt đầu. Cách để học nghe hiệu quả đó chính là thực hành điều đặn mỗi ngày và tăng khả năng nghe và hiểu của bạn.  Cải thiện kỹ năng giao tiếp tự tin mỗi ngày Học nói không nhất thiết là bạn phải nói những câu dài có nội dung phức tạp. Đối với những người mất gốc Tiếng Anh, học nói sẽ là một cản trở vô cùng lớn bởi sau một thời gian dài không thực hành, bạn sẽ mất đi khả năng phản xạ và tự ti trong việc thể hiện khẩu hình miệng của mình. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hành bắt đầu từ những câu đơn giản, ngắn gọn. Để cải thiện được tốc độ phản xạ, bạn có thể luyện tập trước gương hoặc giao tiếp với bạn bè trong các câu lạc bộ Tiếng Anh.  Tự học tiếng anh cho người mất gốc bằng phương pháp luyện viết mỗi ngày Thay vì viết nhật ký bằng Tiếng Việt, bạn có thể chuyển qua Tiếng Anh. Không cần viết những đoạn văn quá dài, bạn chỉ cần liệt kê những công việc, hoạt động mình đã trải qua trong ngày. Hoặc bạn cũng có thể tự nghĩ cho mình một chủ đề yêu thích để viết Tiếng Anh dễ dàng hơn. Sau khi viết xong, bạn nên dành thời gian ngồi đọc lại để kiểm tra lỗi sai của mình. Qúa trình luyện tập kiên trì này sẽ giúp bạn cải thiện Tiếng Anh một cách nhanh chóng.  Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách học Tiếng Anh cho người mất gốc vô cùng hiệu quả. Hãy áp dụng ngay những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ để học Tiếng Anh dễ dàng hơn nhé. 
4 Cách học tiếng Trung tại nhà hiệu quả
4 Cách học tiếng Trung tại nhà hiệu quả Tiếng Trung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Sở hữu tiếng Trung giúp bạn tăng cơ hội việc làm với mức lương khá và mở rộng cơ hội kinh doanh. Hiểu được tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn 4 cách học tiếng Trung hiệu quả mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.  Tại sao Tiếng Trung lại quan trọng ? Trước khi tìm hiểu cách học tiếng Trung tại nhà, Unica mời bạn đọc cùng lý giải tạo sao tiếng Trung lại đóng vai trò quan trọng trong thế giới kinh doanh nhé.  Nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến ​​một sự bùng nổ kinh hoàng trong những năm gần đây và đã phát triển thành một trong những nền kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của đất nước được coi là lớn thứ hai trên thế giới và đã ghi nhận mức tăng trưởng trung bình lớn nhất trong 30 năm qua. Với lĩnh vực sản xuất lớn nhất, số lượng hàng hóa xuất khẩu cao nhất và thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới, không có gì lạ khi ngôn ngữ đã trở thành một kỹ năng thiết yếu trong hầu hết mọi lực lượng lao động. Tại sao tiếng Trung lại quạn trọng ? Thị trường Trung Quốc đã bắt nguồn từ các ngành công nghiệp trên diện rộng, khiến cho việc truyền thông liên lục địa trở nên ngang tầm trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Từ công nghệ đến dược phẩm, CNTT đến kỹ thuật, hàng tiêu dùng đến ô tô, khu vực doanh nghiệp Trung Quốc là một gã khổng lồ cực kỳ mạnh mẽ về mặt kinh doanh quốc tế và khả năng giao tiếp với những người đóng vai trò chính bằng tiếng Trung sẽ giúp để xác lập bạn là người dẫn đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Với hơn 1,2 tỷ người bản ngữ và là ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc, Hồng Kông , Ma Cao, Đài Loan và hơn thế nữa, ngôn ngữ này đã lan rộng khắp thế giới và đang trở thành một lựa chọn ngôn ngữ phổ biến cho người phương Tây, những người hiểu được tầm quan trọng mới của ngôn ngữ này. Mặc dù ngôn ngữ Trung Quốc có thể được coi là một ngôn ngữ mới về tầm quan trọng của doanh nghiệp, nhưng rõ ràng là ngôn ngữ này vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh, học thuật và du lịch. Cách học Tiếng Trung tại nhà Tập trung vào lắng nghe Bắt đầu bằng cách tập trung vào việc lắng nghe. Chỉ cần làm quen với âm thanh là bạn có thể học tiếng Trung một cách dễ dàng. Bạn nên đọc bất cứ thứ gì bạn đang nghe, nhưng hãy làm như vậy bằng cách sử dụng hệ thống viết phiên âm để hiểu rõ hơn về những gì bạn nghe được. Cuối cùng, bạn sẽ phải học các ký tự nhưng bạn có thể bỏ các ký tự đó lúc đầu, và thay vào đó, hãy cố gắng tìm hiểu một chút về ngôn ngữ. Quá khó để bắt đầu học các ký tự khi bạn không có bất kỳ cảm giác nào về các từ, âm thanh của chúng hoặc cách chúng hoạt động cùng nhau. Một ngôn ngữ mới có thể nghe giống như tiếng ồn không phân biệt ngay từ đầu. Bước đầu tiên là làm quen với các âm thanh riêng lẻ của ngôn ngữ, học cách phân biệt các từ với nhau và thậm chí có một vài từ và cụm từ vang lên trong não của bạn. Dành thời gian để ghi nhớ các ký tự Việc nghiên cứu và học Tiếng Trung là một lộ trình dài hạn. Bởi nó sẽ giúp bạn làm quen với ngôn ngữ và văn hóa của hơn 20% nhân loại và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử thế giới. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên học chữ Hán nếu bạn định học ngôn ngữ này. Khi bạn quyết định học chữ Hán, hãy học chúng mỗi ngày. Dành nửa giờ đến một giờ mỗi ngày chỉ để học các ký tự. Bởi vì bạn sẽ quên các ký tự gần như nhanh chóng khi bạn học chúng, và do đó bạn cần phải học chúng nhiều lần.  Cách học Tiếng Trung đơn giản tại nhà Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc là một trong những cách học tiếng Trung tại nhà vô cùng đơn giản. Với hình thức học tập thú vị này, bạn sẽ học được cách phát âm chuẩn thông qua lời bài hát hoặc đoạn hội thoại trong phim. Để bắt chước được thanh điệu, cách phát âm trong ngôn ngữ này, bạn cần chọn những bộ phim có nội dung dễ hiểu, gần gũi với đời sống.  Chinh phục tiếng Trung từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:210,theme:course] [course_id:387,theme:course] [course_id:1281,theme:course] Kết luận Để học tiếng Trung hiệu quả tại nhà, bạn có thể tham khảo những kiến thức đã được biên soạn trong khóa học Online. Với hình thức học này, bạn vừa có thể chủ động hơn trong việc học, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí so với học Offline tại trung tâm.  >>> Xem thêm: Tự học tiếng Nhật giao tiếp: Tôi đã vực dậy quyết tâm học thế nào?
5 Cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả
5 Cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả IELTS là một cuộc thi vô cùng quan trọng giúp bạn đáp ứng được yêu cầu để đi du học hoặc làm việc tại nước ngoài. Để vượt qua được kỳ thi này, bạn cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng vô cùng cần thiết. Hiểu được tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn đọc 5 cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả để giúp bạn có thể tự tin chinh phục được kỳ thi IELTS trong thời gian sắp tới.  Cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả 1. Làm quen với cấu trúc thi IELTS Khi bạn không biết gì về bài thi IELTS, bước đầu tiên là bạn phải nghiên cứu và làm quen với nó. Sự chuẩn bị thông minh dựa trên các đề thi IELTS mẫu đã được sử dụng trong các kỳ thi trước đó. Sách Cambridge IELTS Student's Books là tài liệu tham khảo tốt trong bối cảnh này, với đầy đủ các đề thi IELTS trong quá khứ. Bạn cũng có thể xem qua các nguồn trực tuyến để xem cấu trúc bài thi. Hãy nhớ rằng, trong bước này, bạn chưa cần thực hàn hoặc làm thử bất kỳ bài kiểm tra thử nào. Chỉ cần đọc lướt qua các câu hỏi và làm quen với cấu trúc bài thi IELTS. Bởi vì 90% thí sinh IELTS phàn nàn rằng khi họ cố gắng giải quyết các câu hỏi ở phần khởi động, họ đã mắc lỗi. Việc mắc nhiều sai lầm trong giai đoạn đầu khiến họ không thể cố gắng hơn nữa và cuối cùng họ chẳng nhận được kết quả gì. Ví dụ, nếu bạn làm bài kiểm tra, không đọc toàn bộ đoạn văn trước và cố gắng giải quyết các câu hỏi? Thực ra thì, bạn có thể làm được điều đó, giải quyết các câu hỏi sau đó nhưng ngay từ đầu nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn có thể chỉ cần biết tổng quan về các dạng câu hỏi của bài thi đọc IELTS trong giai đoạn này, chẳng hạn như: hoàn thành câu, lựa chọn đúng - sai, tiêu đề đoạn văn, v.v. Cách tự học ielts ở nhà hiệu quả 2. Lắng nghe Một trong những cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả đó là tập trung vào phần lắng nghe. Bởi vì nghe được cho là phần dễ nhất trong bốn phần. Thí sinh sẽ nghe 4 đoạn ghi âm khác nhau và trả lời 40 câu hỏi trong vòng 30 phút. Phần khó là bạn sẽ nghe và viết câu trả lời cùng một lúc. Vì vậy, làm thế nào để bạn vượt qua phần nghe của kỳ thi? - Thực hành, thực hành và thực hành, làm nhiều bài kiểm tra tại nhà trước kỳ thi thực tế.  - Tập trung là chìa khóa, lắng nghe từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc trò chuyện được phát ra. Thông thường, việc mất tập trung trong vài giây sẽ khiến bạn không trả lời được một hoặc hai câu hỏi, đây là nguyên nhân khiến điểm số của bạn giảm xuống. - Cố gắng nắm vững các trọng âm khác nhau của tiếng Anh. - Khi bạn không tham gia các bài kiểm tra, hãy nghe podcast, theo dõi các kênh tin tức tiếng Anh và các chương trình tiếng Anh, điều này giúp cải thiện khả năng nghe của bạn và cũng hiểu được giọng của người bản ngữ nói tiếng Anh tốt hơn. Chinh phục IELTS từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học tổng hợp rất nhiều dạng kết hợp cùng học từ vững, 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết để giúp học viên trang bị tốt kiến thức giúp đạt được số điểm từ 6-7.0 IELTS trong một thời gian ngắn. Đăng ký ngay. [course_id:238,theme:course] [course_id:1071,theme:course] [course_id:1161,theme:course] 3. Đọc hiểu Phần đọc bao gồm 3 phần với 40 câu hỏi, và bạn cần trả lời chúng trong vòng 60 phút. Nếu nghe là để luyện tập, thì đọc là để quản lý thời gian. Unica sẽ gợi ý một số mẹo để bạn có thể đọc hiểu hiệu quả cho kỳ thi IELTS như sau: - Phần 3 tương đối khó hơn so với phần 1 và phần 2. Vì vậy, hãy dành càng ít thời gian càng tốt cho hai phần đầu tiên và luyện tập đủ cho phần thứ ba. - Rèn luyện kỹ năng từ vựng của bạn. Vì thời gian là yếu tố quyết định ở đây, bạn nên biết nghĩa của những từ phức tạp để tiến hành nhanh chóng. - Hãy xem qua các câu hỏi trước khi bạn đọc văn bản. Ghi lại các từ khóa khi bạn đọc. Điều này giúp bạn trả lời tốt hơn. - Khi bạn đọc cùng, hãy xây dựng ý chính của đoạn văn trong tâm trí của bạn. Writng là một kỹ năng không thể thiếu khi luyện thị IELTS 4. Viết Viết bao gồm 2 phần, nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ 1 bao gồm phân tích một tình huống hoặc phân tích một biểu đồ hoặc một sơ đồ. Trong nhiệm vụ 2, bạn sẽ được yêu cầu viết một bài luận dài về một chủ đề nhất định. Để viết tốt hơn trong IELTS, bạn cần lưu ý một vài điểm như sau: - Viết kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ của bạn theo nghĩa thực tế. Chuẩn bị tinh thần cho bố cục của bạn và suy nghĩ về cấu trúc của bài luận trước khi viết nó lên giấy. - Chia nội dung của bạn thành 4 đến 5 đoạn văn ngắn - Bắt đầu bằng phần giới thiệu hấp dẫn và kết thúc bằng phần kết luận có ý nghĩa. - Không lặp lại các từ; sử dụng rất nhiều từ đồng nghĩa. 5. Nói Bài kiểm tra nói diễn ra trước hoặc sau ba học phần còn lại vài ngày. Bài kiểm tra này đòi hỏi bạn phải tự tin để có một cuộc thi suôn sẻ. Toàn bộ bài thi kéo dài khoảng 15 phút và bao gồm ba phần, phần giới thiệu, phần trả lời dài của từng cá nhân và phần trò chuyện hai chiều giữa giám khảo và thí sinh. Để phần thi nói diễn ra hiệu quả, bạn cần - Bắt đầu và kết thúc câu tốt. - Không lặp lại các từ hoặc câu - Thực hành ở nhà bằng cách nói chuyện với bạn bè của bạn về các chủ đề khác nhau và yêu cầu họ đưa ra phản hồi. - Xây dựng các câu đơn giản, không mắc lỗi. - Phát âm đúng. Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu 5 cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả. >> Tại sao lại phải học IELTS?  >> 7 trang web học tiếng Anh miễn phí không thể bỏ qua
Xem thêm bài viết

Tin học văn phòng

Cách thêm cột trong Word nhanh chóng và đơn giản nhất Cách thêm cột trong Word nhanh chóng và đơn giản nhất Thao tác thêm hàng, thêm cột trong word được đánh giá là những thao tác cơ bản được sử dụng rất nhiều trong quá trình làm việc với văn bản trên Word. Tương tự như thêm dòng thì thao tác thêm cột trong word cũng tương đối dễ thực hiện, tuy nhiên thực tế vẫn còn rất nhiều chưa biết, không ít người gặp lúng túng vì không sao thêm được cột để giúp văn bản trông chuyên nghiệp hơn. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách thêm cột trong word nhanh chóng, đơn giản. Cùng khám phá nhé. Khi nào cần chèn thêm cột trong Word Có rất nhiều trường hợp bạn cần phải thực hiện cách thêm cột dọc trong word, có thể kể đến các trường hợp tiêu biểu sau: Chèn thêm cột trong word Cần bổ sung thêm thông số, số liệu mới vào bảng: Nếu bạn đang làm việc trên word với những số liệu nhiều và phức tạp, thay vì soạn thảo text dài dòng khó theo dõi thì bạn có thể tạo bảng và thêm các cột trong word. Điều này vừa giúp văn bản word trông khoa học, vừa tránh thiếu sót thông tin. Sắp xếp, định dạng lại bảng: Khi muốn sắp xếp, định dạng lại bảng để trông chuyên nghiệp và đẹp mắt, bạn cũng nên thực hiện cách thêm bảng trong word. Việc tạo bảng thêm cột và thêm hàng trong word giúp bảng tính của bạn trông rất chuyên nghiệp, người thực hiện dễ dàng quản lý dữ liệu. Đồng thời người xem cũng thuận tiện theo dõi. Khung bảng hiện tại không đủ rộng để hiển thị các thông tin cần thiết: Việc cố nhồi nhét thêm dữ liệu vào cột sẽ khiến văn bản trông rất rối và thiếu khoa học. Điều này chẳng những thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của người lập mà còn khiến người xem khó tiếp cận nội dung muốn truyền đạt trong văn bản. Trong trường hợp này, thao tác thêm cột là rất cần thiết. Hướng dẫn cách thêm cột trong Word các phiên bản Tuỳ từng phiên bản word sẽ có cách thêm cột khác nhau, sau đây là hướng dẫn chi tiết tuỳ từng phiên bản cho bạn tham khảo: Word 2003 Đối với phiên bản Word 2003 thì sẽ có 2 cách thêm cột trong word, cụ thể như sau: Cách 1: Đầu tiên bạn bôi đen cột ở vị trí cần chèn. Tiếp theo bạn nhấn chuột phải sau đó chọn Insert Columns. Như vậy là bạn đã thêm cột trong word thành công. Chọn Insert Columns để thêm cột trong word Cách 2: Bôi đen cột muốn chèn thêm sau đó chọn Insert ở thanh menu => Chọn tiếp Columns to the Left (chèn cột ở phía bên tay trái) hay Columns to the Right (chèn cột ở phía bên tay phải) cột đang chọn.  Lựa chọn thêm cột bên trái hoặc phải Word 2007, 2010, 2013, 2016 Các phiên bản word 2007, 2010, 2013, 2016 có giao diện khá giống nhau nên cách thêm cột trong word trên các phiên bản này sẽ tương tự nhau. Cụ thể như sau: Đầu tiên bạn đặt con trỏ chuột vào một vị trí cột bất kỳ mà bạn muốn chèn. Tiếp theo bạn nhấn chuột phải và chọn Insert => Chọn tiếp Insert Columns to the Right (Chèn thêm 1 cột vào bên phải cột hiện tại bạn đặt con trỏ). Chọn chèn thêm cột vào bên trái vị trí đặt con trỏ Phím tắt thêm cột trong Word Ngoài những cách thêm cột trong word đã chia sẻ ở trên để thực hiện thao tác nhanh hơn thì bạn có thể sử dụng phím tắt thêm cột trong word. Dưới đây là một số phím tắt cơ bản mà có thể sử dụng: Chèn cột: | Ctrl+ Space sau đó Ctrl + “+” | Xóa cột: | Ctrl+ Space sau đó Ctrl + “-” | Ưu điểm của việc sử dụng phím tắt thêm cột trong word đó là: Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tránh nhầm lẫn phím phải thực hiện lại nhiều lần. Chính vì những ưu điểm như vậy nên hiện nay khi làm việc với word mọi người hay ưu tiên sử dụng phím tắt hơn. Kết luận Trên đây là hướng dẫn chi tiết các cách thêm cột trong word đơn giản, nhanh chóng cho bạn tham khảo. Với những chia sẻ này, hy vọng rằng quá trình làm việc với word của bạn sẽ chủ động và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Chúc bạn thực hiện thành công nhé. Nếu muốn học thêm những kỹ năng làm việc với word khác, hãy tham gia khoá học word online trên Unica để được giảng viên hỗ trợ. Cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin
Cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin Powerpoint là một phần mềm thuyết trình phổ biến và hữu ích, giúp bạn trình bày các nội dung, ý tưởng hay dự án của mình một cách sinh động và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn có biết rằng bạn có thể cài mật khẩu cho file powerpoint của mình để bảo vệ bí mật thông tin, ngăn chặn truy cập trái phép hay quản lý quyền truy cập không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Hãy cùng theo dõi nhé! Tại sao cần đặt mật khẩu cho PowerPoint? Đặt mật khẩu cho powerpoint là một cách để bảo mật file powerpoint của bạn bằng cách yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở hoặc chỉnh sửa file powerpoint. Bạn có thể đặt mật khẩu cho powerpoint vì các lý do sau đây: 1. Bảo vệ Thông Tin Nhạy Cảm Nếu file powerpoint của bạn chứa các thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, thông tin khách hàng, thông tin tài chính, thông tin kinh doanh hay thông tin bảo mật, bạn nên cài mật khẩu file powerpoint để bảo vệ thông tin này. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc thông tin nhạy cảm của bạn bị rò rỉ, lộ, hay lạm dụng bởi những người không có quyền truy cập. Cài mật khẩu giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm 2. Phòng Chống Truy Cập Trái Phép Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu quan trọng, ví dụ: một báo cáo, một dự án, một hợp đồng hay một bài giảng, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để phòng chống truy cập trái phép. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị mất, bị xóa, bị sao chép, bị chia sẻ hay bị truy cập bởi những người không được phép. 3. Quản lý Quyền Truy Cập Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được phân quyền truy cập, ví dụ: một tài liệu dành cho nhóm làm việc, một tài liệu dành cho khách hàng, một tài liệu dành cho giáo viên hay một tài liệu dành cho học sinh, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để quản lý quyền truy cập. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ quy định được ai có thể mở, ai có thể chỉnh sửa và ai không thể truy cập vào file powerpoint của bạn. Bạn cũng có thể thay đổi mật khẩu khi cần thiết, để cập nhật quyền truy cập cho file powerpoint của mình. 4. Ngăn Chặn Sửa Đổi Không Được Phê Duyệt Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu đã được hoàn thiện, ví dụ: một tài liệu đã được duyệt, một tài liệu đã được ký, một tài liệu đã được gửi, hay một tài liệu đã được trình bày, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị thay đổi, bị sửa lỗi, bị thêm bớt hay bị biến đổi bởi những người không có quyền chỉnh sửa. Mật khẩu giúp ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt 5. An Toàn Trong Quá Trình Chuyển Giao Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được chuyển giao, ví dụ: một tài liệu cần được gửi qua email, một tài liệu cần được lưu trên đám mây, một tài liệu cần được in ấn hay một tài liệu cần được trình chiếu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để an toàn trong quá trình chuyển giao. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị mất, bị hỏng, bị virus, bị hack hay bị can thiệp trong quá trình chuyển giao. 6. Bảo vệ Bản Quyền sở hữu trí tuệ Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu có giá trị sáng tạo hay một tài liệu có kết quả nghiên cứu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị sao chép, bị trích dẫn, bị sử dụng hay bị phát tán mà không có sự cho phép của bạn. Mật khẩu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:5] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách cài mật khẩu file powerpoint Sau khi biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn có thể thực hiện cách cài mật khẩu file powerpoint bằng cách làm theo các bước sau đây: 1. Cách đặt mật khẩu mở file PowerPoint Để đặt mật khẩu mở file powerpoint, bạn cần làm như sau: - Bước 1: Nếu bạn có một file Powerpoint chứa những dữ liệu quan trọng, bạn có thể bảo vệ nó bằng mật khẩu. Để làm được điều này, bạn cần mở file Powerpoint lên, sau đó chọn File -> Info -> Protect Presentation. Tại đây, bạn chọn Encrypt with Password như hình minh họa bên dưới:  Chọn Encrypt with Password - Bước 2: Một cửa sổ nhập mật khẩu sẽ xuất hiện. Bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn muốn sử dụng để bảo vệ file. Bạn nên chọn một mật khẩu khó đoán nhưng dễ nhớ cho bạn, tránh những mật khẩu quá đơn giản như 1235, abc… Sau khi nhập xong, bạn nhấn OK. Đặt mật khẩu rồi nhấn OK Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu một lần nữa để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu mà bạn đã chọn ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.  Nhập lại mật khẩu - Bước 3: Khi bạn đã đặt mật khẩu thành công, file Powerpoint của bạn sẽ được bảo vệ. Những lần sau khi bạn mở file này, bạn sẽ phải nhập mật khẩu mới có thể xem được nội dung như hình ảnh dưới đây. Nhập mật khẩu để mở file Bạn đã hoàn thành cách đặt mật khẩu mở file powerpoint. Bằng cách này, bạn sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở file powerpoint của bạn. Nếu người dùng không biết mật khẩu, họ sẽ không thể xem nội dung của file powerpoint của bạn. 2. Cài mật khẩu file powerpoint để ngăn chỉnh sửa Để tạo mật khẩu powerpoint ngăn chỉnh sửa, bạn cần làm như sau: - Bước 1: Để lưu file Powerpoint mới với mật khẩu, bạn cần mở file Powerpoint cũ lên, rồi chọn File -> Save as. Bạn cũng có thể dùng phím tắt F12 (hoặc Fn + F12 trên một số laptop) để làm việc này.  Chọn save as - Bước 2: Bạn chọn nơi lưu file mới, rồi chọn Tools -> General Options.  Click chọn General Options - Bước 3: Bạn có hai lựa chọn để đặt mật khẩu cho file Powerpoint: + Nếu bạn muốn chỉ mình bạn mới có thể mở file, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Open. Cách này giống với cách đã hướng dẫn ở phần 1. + Nếu bạn muốn cho phép người khác xem file nhưng không cho phép chỉnh sửa, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Modify. Sau khi nhập mật khẩu, bạn nhấn OK. Nhập mật khẩu Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu đã nhập ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.  Nhập lại mật khẩu - Bước 4: Khi bạn đã xác nhận mật khẩu, bạn nhấn Save để lưu file mới. Chọn save Kết quả là file Powerpoint của bạn đã được bảo vệ bằng mật khẩu. Khi bạn mở file này, bạn sẽ thấy một thông báo yêu cầu nhập mật khẩu. Nếu bạn chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa, bạn nhấn Read Only. Nhấn Read Only để thiết lập chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa >>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn. [course_id:876,theme:course] [course_id:2563,theme:course] [course_id:2942,theme:course] Gỡ bỏ cài mật khẩu file powerpoint Nếu bạn muốn gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint, bạn cần làm như sau: 1. Gỡ bỏ khẩu mở file PowerPoint - Bước 1: Vào tab File đã được đặt mật khẩu. Vào tab File - Bước 2: Chọn Info. Trong mục Protect Presentation, bạn chọn vào dòng thứ 2 Encrypt with Password. Chọn Encrypt with Password - Bước 3: Bạn sẽ thấy một hộp thoại mới hiện lên với một dòng chứa những ký tự mật khẩu hiện tại. Để bỏ mật khẩu cho file PowerPoint, bạn chỉ cần xóa hết những ký tự đó và nhấn OK. Như vậy, bạn đã gỡ mật khẩu cho file thành công. Xóa mật khẩu 2. Gỡ mật khẩu PowerPoint ngăn chỉnh sửa Bạn muốn tôi viết lại nội dung này theo cách diễn đạt khác? Được, tôi sẽ thử như sau: - Bước 1: Để mở file, bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn đã đặt trước đó, rồi nhấn OK. - Bước 2: Để xóa mật khẩu cho chế độ Ready-Only, bạn hãy nhấn Save As, rồi chọn nơi lưu file mới. Sau đó, bạn hãy nhấn Tools, rồi chọn General Options để mở cửa sổ nhập mật khẩu. Tại đây, bạn hãy xóa mật khẩu ở ô Password to Modify, rồi nhấn OK. - Bước 3: Để lưu file mới, bạn hãy thoát cửa sổ lưu file mới, rồi nhấn Save. Lúc này, file Powerpoint của bạn sẽ không còn yêu cầu mật khẩu khi chỉnh sửa. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin. Bạn đã biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Bằng cách cài mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi các rủi ro và nguy cơ về an ninh, bảo mật và quản lý. Bạn cũng sẽ tăng cường sự chuyên nghiệp và uy tín của bài thuyết trình của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cài mật khẩu cho powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với việc xử lý file powerpoint.
Tạo mục lục trong powerpoint, thao tác dễ dàng, chuyên nghiệp
Tạo mục lục trong powerpoint, thao tác dễ dàng, chuyên nghiệp Bạn có muốn tạo ra những bài thuyết trình chuyên nghiệp và có cấu trúc rõ ràng bằng cách thêm vào một slide mục lục? Bạn có biết rằng bạn có thể làm được điều đó một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng phần mềm powerpoint? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo mục lục trong powerpoint, cũng như những tác dụng và lưu ý khi tạo mục lục powerpoint. Slide mục lục là gì? Tác dụng của slide mục lục Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình, giúp bạn giới thiệu về nội dung và cấu trúc của bài thuyết trình. Slide mục lục thường bao gồm các tiêu đề chính và các tiêu đề phụ của các phần trong bài thuyết trình cũng như số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể tạo slide mục lục bằng cách sử dụng các tính năng có sẵn trong powerpoint hoặc bằng cách thiết kế theo ý thích của bạn. Bằng cách tạo slide mục lục trong powerpoint, bạn có thể đạt được những hiệu quả sau đây: - Giúp người xem có cái nhìn tổng quan về bài thuyết trình, biết được mục tiêu, nội dung và thời lượng của bài thuyết trình. - Giúp người xem dễ dàng theo dõi và hiểu bài thuyết trình, biết được bài thuyết trình được chia thành những phần nào và phần nào đang được trình bày. - Giúp người xem dễ dàng tìm kiếm và quay lại các phần quan trọng của bài thuyết trình, biết được số trang của các slide liên quan. - Giúp người trình bày có kế hoạch và sắp xếp bài thuyết trình một cách hợp lý, biết được thứ tự và mối liên hệ của các phần trong bài thuyết trình. Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:5] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách tạo mục lục trong powerpoint Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tham khảo các bước sau đây: - Bước 1: Tạo một slide trống để đặt mục lục.  Tạo một slide trống để đặt mục lục - Bước 2: Tạo Section để chứa nội dung của mục 1 Trên PowerPoint, bạn click chuột phải và chọn Add Section. Chọn Add Section Điền tên vào Section name > Click vào Rename.  Click vào Rename Tiếp theo, bạn tạo một slide để viết tiêu đề của mục 1. Làm slide chứa tiêu đề Sao chép slide đó để tạo một slide khác để viết nội dung.  Làm slide chứa nội dung - Bước 3: Tạo kết nối từ Section 1 về slide mục lục Trên slide tiêu đề, bạn chọn Insert > Chọn tiếp Zoom > Rồi chọn Section Zoom để tạo kết nối. Chọn Section Zoom Trong hộp thoại Insert Section Zoom, bạn chọn Section của mục 1 > Click vào Insert.  Click vào Insert - Bước 4: Bật trình chiếu để xem kết quả. Trình chiếu để xem kết quả Tương tự như vậy, bạn sẽ làm cho mỗi phần nội dung một Section riêng. Sau đó, bạn sẽ tạo kết nối từ mỗi Section về slide mục lục. Như vậy, bạn sẽ có được một mục lục tự động cho slide của bạn.  - Bước 5: Tạo kết nối từ Section 2 về slide mục lục.  Tạo kết nối từ Section 2 - Bước 6: Tạo kết nối từ Section 3 về slide mục lục.  Tạo kết nối từ Section 3 - Bước 7: Tạo kết nối từ Section 4 về slide mục lục. Tạo kết nối từ Section 4 >>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn. [course_id:876,theme:course] [course_id:2563,theme:course] [course_id:2942,theme:course] Cách tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint để làm cho mục lục của bạn trở nên đẹp mắt và phù hợp với bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint bằng cách sử dụng các cách sau đây: 1. Sử dụng phông chữ tùy chỉnh Phông chữ là một yếu tố quan trọng trong thiết kế mục lục slide powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính nhất quán, rõ ràng, và chuyên nghiệp của mục lục. Bạn có thể sử dụng phông chữ tùy chỉnh cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải. - Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng phông chữ, bao gồm các tùy chọn về kiểu, kích thước, màu sắc và hiệu ứng của phông chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tải về và sử dụng các phông chữ mới từ các nguồn khác nhau, ví dụ như Google Fonts, Font Squirrel hay DaFont. - Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn phông chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại phông chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi phông chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải. Sử dụng phông chữ tùy chỉnh 2. Thêm hiệu ứng chữ Hiệu ứng chữ là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên sinh động và nổi bật hơn, bằng cách thêm vào các hiệu ứng như đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng, hay chuyển động cho chữ. Bạn có thể thêm hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải. - Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng hiệu ứng chữ bao gồm các tùy chọn về đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng và chuyển động của chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một hiệu ứng chữ mới bằng cách chọn nút Thêm hiệu ứng ở góc trên bên trái và chọn các tùy chọn theo ý thích của bạn. - Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn hiệu ứng chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi hiệu ứng chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải. Thêm hiệu ứng chữ 3. Thay đổi bảng màu Bảng màu là một yếu tố quan trọng trong tạo mục lục trong powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính hài hòa, nổi bật, và thẩm mỹ của mục lục. Bạn có thể thay đổi bảng màu cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải. - Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng bảng màu, bao gồm các tùy chọn về bảng màu có sẵn, bảng màu tùy chỉnh, và bảng màu mới. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn, và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một bảng màu mới bằng cách chọn nút Tạo bảng màu mới ở góc trên bên trái, và chọn các màu sắc theo ý thích của bạn. - Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn bảng màu, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại bảng màu cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi bảng màu bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái và chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải. Thay đổi bảng màu 4. Sắp xếp lại các đối tượng trong slide Sắp xếp lại các đối tượng trong slide là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên gọn gàng và hợp lý hơn, bằng cách sắp xếp lại vị trí, kích thước, và hướng của các đối tượng như chữ, hình ảnh, biểu tượng, hay các đối tượng khác trong slide. Bạn có thể sắp xếp lại các đối tượng trong slide bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải. - Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng sắp xếp, bao gồm các tùy chọn về cách sắp xếp các đối tượng trong slide, ví dụ như căn lề, căn giữa, căn đều, xoay, lật, nhóm hay phân tầng. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể kéo thả các đối tượng trong slide để sắp xếp theo ý thích của bạn. - Bước 3: Sau khi hoàn thành sắp xếp các đối tượng trong slide, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại sắp xếp cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi sắp xếp các đối tượng trong slide bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải. Sắp xếp lại các đối tượng trong slide Một số lưu ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint Tạo mục lục trong powerpoint là một cách tiết kiệm thời gian và công sức nhưng cũng có một số lưu ý bạn cần chú ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây: 1. Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Giới thiệu”, “Nội dung”, “Kết luận”. Bạn có thể sử dụng tiêu đề chính bằng cách chọn bố cục có tiêu đề chính cho mỗi slide, hoặc bằng cách định dạng chữ của tiêu đề chính với kiểu Heading 1. Bằng cách sử dụng tiêu đề chính, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được các phần của bài thuyết trình, và tạo ra mục lục tự động theo đúng thứ tự và nội dung. Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình 2. Sắp xếp theo cấp độ Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sắp xếp theo cấp độ cho các phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Mục tiêu”, “Phương pháp”, “Kết quả” là các tiêu đề phụ thuộc vào tiêu đề chính “Nội dung”.  Bạn có thể sắp xếp theo cấp độ bằng cách định dạng chữ của các tiêu đề phụ với kiểu Heading 2, Heading 3 hay các kiểu khác tùy theo cấp độ của chúng. Bằng cách sắp xếp theo cấp độ, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được mối liên hệ và cấu trúc của các phần trong bài thuyết trình và tạo ra mục lục tự động theo đúng cấp độ và thụt lề. 3. Chọn mẫu thiết kế có sẵn Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn trong powerpoint, ví dụ: “Mục lục cơ bản”, “Mục lục đơn giản”, “Mục lục đẹp”, hay “Mục lục chuyên nghiệp”.  Bạn có thể chọn mẫu thiết kế có sẵn bằng cách chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và chọn nút OK để chèn mục lục tự động vào bài thuyết trình của bạn. Bằng cách chọn mẫu thiết kế có sẵn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc thiết kế mục lục tự động cho bài thuyết trình của bạn. Chọn mẫu thiết kế có sẵn 4. Cập nhật tự động lại mục lục Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần cập nhật tự động lại mục lục khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình. Bạn có thể cập nhật tự động lại mục lục bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Xem ở góc trên bên trái rồi chọn Up Slide. Sau đó, bạn chọn nút Cập nhật mục lục ở góc trên bên phải. - Bước 2: Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn có thể chọn một hoặc nhiều tùy chọn tùy theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn. Sau đó, chọn nút OK. - Bước 3: Mục lục tự động của bạn sẽ được cập nhật lại theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn, bao gồm các tiêu đề chính, các tiêu đề phụ và số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và điều chỉnh nếu cần thiết. - Bước 4: Bạn nên cập nhật tự động lại mục lục trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn là chính xác và cập nhật nhất. Bạn cũng nên cập nhật tự động lại mục lục mỗi khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình. Tự động cập nhật mục lục 5. Kiểm tra trước khi trình bày Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần kiểm tra trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn không có lỗi chính tả, ngữ pháp, hay định dạng.  6. Tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục, để làm cho mục lục của bạn trở nên phù hợp với bài thuyết trình của mình. 7. Chú ý đến các slide ẩn Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần chú ý đến các slide ẩn, là các slide không được hiển thị khi bạn trình bày bài thuyết trình, nhưng vẫn có trong bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể chú ý đến các slide ẩn bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Slide Table. Bạn sẽ thấy các slide trong bài thuyết trình của bạn được hiển thị ở bên trái màn hình. Bạn có thể nhận biết các slide ẩn bằng cách nhìn vào biểu tượng Slide ẩn ở góc dưới bên phải của mỗi slide, có hình một cái mắt bị gạch chéo. - Bước 2: Bạn có thể ẩn hoặc hiện một slide bằng cách nhấn chuột phải vào slide đó, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide. Bạn cũng có thể ẩn hoặc hiện nhiều slide cùng một lúc bằng cách chọn nhiều slide, và nhấn chuột phải, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide. - Bước 3: Bạn nên chú ý đến các slide ẩn vì chúng có thể ảnh hưởng đến mục lục tự động của bạn. Nếu muốn mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn, bạn cần chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn cần chọn ô Bao gồm các slide ẩn để mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn. Nếu bạn không muốn mục lục tự động của bạn bao gồm các slide ẩn, bạn cần bỏ chọn ô Bao gồm các slide ẩn. Sau đó, chọn nút OK để cập nhật mục lục tự động của bạn. Chú ý tới các slide ẩn Kết luận Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn cách để tạo mục lục trong powerpoint. Unica cũng đã cung cấp cho bạn một số cách để tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint cũng như một vài lưu ý. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn làm mục lục tự động trong powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với bài thuyết trình của bạn! 
Xem thêm bài viết

Tài chính & Kế toán

Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết
Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết Tái đầu tư chính là chiến lược đầu tư thông minh để tài sản luôn luôn được sinh lời. Tái đầu tư giúp bạn tận dụng tối đa lợi nhuận từ các khoản đầu tư và xây dựng một cơ sở tài chính vững chắc. Tái đầu tư được xem là “bệ phóng” giúp bạn thành công và thịnh vượng hơn trong tương lai. Để biết cụ thể tái đầu tư là gì? Có những cách nào? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé. Tái đầu tư là gì? Tái đầu tư (hay Reinvestment) là quá trình bạn sử dụng các khoản thu như: cổ tức, tiền lãi từ gửi ngân hàng để mua thêm các tài sản đầu tư tương tự hoặc các tài khoản đầu tư khác chứ không rút chúng ra thành tiền mặt để sử dụng cho tiêu dùng cá nhân. Tái đầu tư là gì? Ví dụ tái đầu tư như sau: Bạn đầu tư 100 triệu đồng vào một quỹ đầu tư. Sau một năm, quỹ này mang lại cho bạn lợi nhuận 30 triệu đồng. Thay vì rút 1 triệu đồng này ra, bạn quyết định để nó ở lại quỹ để tiếp tục sinh lời. Đó chính là tái đầu tư. Tái đầu tư được xem là một cách đầu tư thông minh để bạn gia tăng giá trị của các khoản đầu tư. Lợi ích nổi bật của tái đầu tư đó chính là sử dụng sức mạnh của lãi kép. Việc đầu tư thêm từ khoản tiền lãi đầu tư trước đó không chỉ tái tạo lợi nhuận mà còn giúp thúc đẩy, phát triển tài sản nhanh chóng hơn so với việc giữ tiền mặt để sử dụng. Hiện nay chính phủ cũng đang áp dụng hình thức tái đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe. Ưu và nhược điểm của việc tái đầu tư Tái đầu tư chính là bàn đạp giúp các khoản đầu tư của bạn càng ngày càng có giá trị cao. Nhờ đó, giá trị tài sản sẽ càng ngày càng gia tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích đang sở hữu thì tái đầu tư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế. Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của tái đầu tư cho bạn tham khảo. Ưu điểm Tăng cao giá trị tài sản trong tương lai: Khi bạn tái đầu tư tức là bạn đang đầu tư thêm tài sản dựa trên tài sản đã đầu tư trước đó. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian, không để tiền bị thừa thãi dẫn đến việc tiêu sai mục đích. Nâng cao thu nhập: Tái đầu tư cũng có thể được xem là một hình thức giúp tăng thu nhập. Lý do bởi đầu tư càng nhiều thì càng có nhiều lãi, như vậy là bạn đã có thêm một nguồn thu nhập thụ động. Ví dụ: Bạn tái đầu tư cổ tức thì bạn sẽ nhận thêm được cổ phiếu, như vậy trong tương lai bạn sẽ nhận được càng nhiều cổ tức. Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư: Tái đầu tư cũng có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro của các khoản đầu tư của mình. Ví dụ: Bạn mở công ty và bạn tái đầu tư cổ phiếu của công ty. Khi này, bạn sẽ tăng cao số lượng cổ phiếu đang sở hữu. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể biến động của giá cổ phiếu. Tái đầu tư giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian Nhược điểm Giá trị tài sản có lúc sẽ bị giảm: Theo thời gian, giá trị tài sản mà bạn tái đầu tư có thể bị giảm, nhất là trong giai đoạn thị trường đang suy thoái. Trong trường hợp này, việc tái đầu tư có thể khiến bạn bị thua lỗ. Lãi suất giảm thấp hơn so với lúc trước: Theo thời gian lãi suất khi tái đầu tư có thể bị giảm, điều này đồng thời cũng làm giảm giá trị của các tài sản có thu nhập cố định, ví dụ như: trái phiếu. Nếu bạn tái đầu tư vào tài sản có lãi suất thấp thì nó có thể khiến bạn bị thua lỗ. Các hình thức tái đầu tư tại Việt Nam Tại Việt Nam có rất nhiều loại tái đầu tư khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục tiêu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp/ công ty mà sẽ chia ra thành 2 hình thức tái đầu tư chính như sau: Phân loại dựa theo nguồn vốn tái đầu tư Dựa theo nguồn vốn tái đầu tư thì sẽ bao gồm 2 loại hình thức chính sau: Tái đầu tư từ lợi nhuận: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ khoản đầu tư trước đó để mua thêm tài sản. Tái đầu tư từ tiền thu được: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán tài sản trước đó đi để mua một tài sản khác. Phân loại theo cách thức tái đầu tư Hình thức tái đầu tư dựa theo cách thức cũng sẽ bao gồm 2 loại chính, đó là: Tái đầu tư cổ tức: Bạn sử dụng các thanh khoản cổ tức mua thêm cổ tức của chính công ty đó. Thông thường, cổ tức sẽ được chi trả theo quý. Nếu bạn lựa chọn tái đầu tư cổ tức thì cổ tức bằng tiền mặt sẽ mua được cổ phiếu thay vì nhận tiền mặt. Tái đầu tư phân phối: Hình thức này có tên tiếng anh là Dividend Reinvestment Plan - DRIP. Đây là hình thức đầu tư gián tiếp chỉ hành động cổ đông của công ty mua thêm cổ phiếu của công ty bằng chính cổ tức mà họ nhận được. Tái đầu tư phân phối thường được triển khai miễn phí cho các cổ đông, các cổ đông có thể dễ dàng đăng ký trực tuyến hoặc qua email. Phân loại tái đầu tư tại Việt Nam Đặc điểm của hình thức tái đầu tư Đặc điểm của tái đầu tư là gì chắc chắn là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn hiểu rõ: Tái đầu tư sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư. Bản chất của tái đầu tư là sử dụng khoản tiền lãi thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư, Lúc này có thể là đầu tư kênh khác nhưng cũng có thể là đầu tư thêm vào kênh cũ. Bằng việc thực hiện lãi kép, tái đầu tư có thể giúp bạn tăng lợi nhuận, tăng thu nhập đáng kể theo thời gian. Bằng cách tăng số lượng cổ phiếu hoặc tài sản mà bạn sở hữu, tái đầu tư cũng có thể giúp bạn đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư của mình. Cách tái đầu tư hiệu quả Để tăng cơ hội thành công và giảm thiểu rủi ro khi tái đầu tư, bạn cần bỏ túi ngay cho mình những cách tái đầu tư hiệu quả sau: Lựa chọn khoản đầu tư phù hợp Trước khi quyết định xuống tiền tái đầu tư điều quan trọng nhất bạn cần làm đó là lựa chọn cho mình khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng của mình. Nếu không xác định được điều này bạn sẽ rất dễ thất bại. Nếu như bạn có mục đích dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cần phải lựa chọn các khoản đầu tư có tiềm năng tăng trưởng cao, ví dụ như: cổ phiếu, quỹ tương hỗ,.... Nếu như bạn có mục tiêu ngắn hạn như mua nhà thì bạn nên chọn những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao, ví dụ như: trái phiếu, gửi tiết kiệm. Chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mình hiểu rõ Để tái đầu tư an toàn, tốt nhất bạn chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mà mình am hiểu và biết rõ. Tuyệt đối không nên mạo hiểm, đầu tư vào những lĩnh vực mà mình không biết gì hay đầu tư theo số đông mà không hiểu bản chất. Ngoài ra, khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó bạn cần phải nắm rõ những rủi ro khách quan và chủ quan. Cụ thể: Rủi ro khách quan: tình hình chính trị, kinh tế, khách hàng, nhà cung cấp, công nghệ thay thế,... Rủi ro chủ quan: nhân lực, đối tác rút vốn,... Hiểu rõ lĩnh vực để tái đầu tư an toàn Đa dạng hóa danh mục đầu tư Để giảm thiểu rủi ro cho quá trình tái đầu tư, cách hiệu quả nhất đó là bạn hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bạn không nên chỉ đầu tư vào 1 tài sản duy nhất, thay vào đó nên đầu tư nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, tài sản thực, tiền mặt,... Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư. Ưu tiên đầu tư nhân lực, tài lực, vật lực vững mạnh Để doanh nghiệp phát triển vững mạnh và bền lâu, việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận vững chắc trong tương lai. Trường hợp bạn là một nhà đầu tư cá nhân thì hãy chú trọng đầu tư cho mình. Hãy không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân bằng các khoá học. Bên cạnh đó bạn cũng nên tích cực học hỏi, trao đổi với những nhà đầu tư chuyên nghiệp để củng cố chuyên môn của mình. Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư Hiện nay rất nhiều người vì ham muốn đầu tư mãnh liệt đã sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư mà không biết rằng điều này mang lại rủi ro rất cao. Cách tái đầu tư an toàn đó là bạn phải phân biệt rõ được đâu là khoản đầu tư sinh ra lợi nhuận chính, đâu là khoản đầu tư có tiềm ẩn rủi ro. Sau khi đã phân biệt được, hãy chia khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao một phần nhỏ. Điều này giúp đảm bảo nếu chẳng may đầu tư có mất trắng cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn. Chú ý: Chỉ đầu tư khi có dư, tuyệt đối không vay mượn để tái đầu tư, bởi áp lực lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh của bạn. Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư Tự theo dõi hiệu quả đầu tư Tái đầu tư không phải cứ thực hiện là xong để đó. Sau khi đã tái đầu tư vào hình thức phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, tiếp theo bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả khoản đầu tư của mình để đảm bảo rằng nó vẫn đang hoạt động tốt. Trong trường hợp theo dõi thấy nó đang hoạt động kém đi thì bạn cần có phương án xử lý kịp thời, khi này có thể cân nhắc bán nó đi để đầu tư vào khoản khác có tiềm năng sinh lời cao và ổn định hơn. Tái đầu tư thường xuyên Tái đầu tư không nên cố định mà nên càng thường xuyên càng tốt. Việc tái đầu tư thường xuyên giúp bạn có nhiều cơ hội để tận dụng lợi nhuận kép. Từ đó, xây dựng được một nguồn thu nhập ổn định, tăng cao giá trị tài sản của mình theo thời gian. Câu hỏi liên quan Để hiểu rõ hơn một số thông tin khác liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn, hãy tham khảo các câu hỏi phụ kèm đáp án trả lời sau nhé. Câu 1: Các yếu tố cho thấy nên tái đầu tư là gì? Một số trường hợp nên tái đầu tư đó là: Trong quá trình theo dõi tái đầu tư, nếu như thấy hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao trong tương lai thì bạn vẫn nên giữ lại, tiếp tục tái đầu tư để tận dụng tiềm năng tăng trưởng của khoản đầu tư đó. Nếu bạn có mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cũng nên tái đầu tư để đạt được mục tiêu đó. Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro thì bạn cũng nên tái đầu tư để tăng lợi nhuận. Câu 2: Khi nào không nên tái đầu tư? Một số trường hợp không nên tái đầu tư đó là: Bạn không nên tái đầu tư khi thấy khoản đầu tư đó đang hoạt động kém và có khả năng sinh lời thấp. Trong trường hợp thấy khoản đầu tư kém, bạn nên cân nhắc để bán nó đi, lấy tiền đó đầu tư khoản khác. Khi bạn có mục tiêu tài chính ngắn hạn thì bạn cũng không nên tái đầu tư, khi này thay vì tái đầu tư thì nên tiết kiệm thì hơn. Câu 2: Công thức tính tỷ lệ tái đầu tư là gì? Công thức tái đầu tư như sau: Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại /Lợi nhuận sau thuế × 100%) Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức) Tỷ lệ tái đầu tư (tỷ số lợi nhuận giữ lại - Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì mà Unica đã tổng hợp được. Có thể nói, tái đầu tư là một cách hiệu quả và thông minh để bạn gia tăng tài sản của mình. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn đúng kênh đầu tư và đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn. Chúc bạn lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp và đầu tư thành công. >>> Xem thêm:  Vay tín chấp là gì? Cách tính lãi suất vay ngân hàng Tổng hợp các hình thức đầu tư hiệu quả hiện hành
Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay Trong thời đại kinh tế thị trường, đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc hiểu rõ về các hình thức đầu tư không chỉ giúp bạn bảo vệ tài sản mà còn giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng tài sản trong tương lai. Bài viết sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về đầu tư giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Cùng khám phá nhé. Đầu tư là gì? Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực đang có sẵn như: tiền bạc, thời gian, kiến thức, kỹ năng,... để tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, đầu tư là việc bạn bỏ ra một số vốn nhất định để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm sản sinh ra một số tiền lãi nhất định. Đầu tư giúp bạn đạt được những lợi ích về kinh tế trong tương lai cao hơn so với trước kia. Đầu tư là gì? Thực tế thuật ngữ đầu tư chưa có khái niệm cụ thể, tuy nhiên theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đã có quy định về đầu tư kinh doanh. Đầu tư kinh doanh tức là nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức đầu tư Trong luật đầu tư năm 2020 quy định các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư dự án, đầu tư mua cổ phiếu và đầu tư hợp đồng BCC. Cụ thể các hình thức đầu tư như sau: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Đối với đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cụ thể hình thức đầu tư này như sau: Đối với nhà đầu tư trong nước Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, pháp luật quy định đối với đầu tư trong nước như sau: Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế về doanh nghiệp sẽ áp dụng pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư được thực hiện tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thành lập tổ chức. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Đối với nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường. Cụ thể điều kiện này như sau: Nhà đầu tư có thể áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường tương ứng với quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Đối với các trường hợp đăng ký ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề bị hạn chế tiếp cận ở nhà đầu tư nước ngoài thì bạn cần đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường sau: Hình thức đầu tư Phạm vi hoạt động đầu tư Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hay năng lực của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Năng lực của nhà đầu tư và các đối tác cũng tham gia vào dự án (nếu có); Các điều kiện khác theo quy định hiện hành.  Để thực hiện theo đúng quy trình, trước khi thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải có: Dự án đầu tư Đầy đủ giấy tờ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường,... Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lưu ý: Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tính từ thời điểm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác đã được cấp. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Tuy nhiên để có quyền này nhà đầu tư cần phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau: Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Điều kiện này bao gồm: hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, điều kiện khác theo quy định. Đảm bảo quy định về quốc phòng - an ninh theo Luật Doanh nghiệp 2020. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đất đai, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn. Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020 quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:  Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Góp vốn vào công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại 2 điều trên. Điều 25 Luật đầu tư 2020 cũng quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau: Mua cổ phần của công ty cổ phần từ phía công ty hoặc từ phía cổ đông. Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đó trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn đó. Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh với mục đích để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh. Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác nhưng không thuộc trường hợp quy định tại các điều đã nói ở trên. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Thực hiện dự án đầu tư Ngoài những hình thức đầu tư đã chia sẻ ở trên bạn cũng có thể đầu tư theo dự án. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là phương pháp đầu tư được thực hiện trên cơ sở cùng nhau hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hợp tác này thông qua ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP. Căn cứ theo mục 2, mục 3 chương IV Luật đầu tư 2020 có quy định về quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam như sau: Lựa chọn nhà đầu khi thực hiện dự án đầu tư. Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Khi đã được chấp thuận dự án đầu tư nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Triển khai thực hiện dự án đầu tư. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng này được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật chứ không phải theo quy định của tổ chức kinh tế. Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Theo quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2020 có quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau: Nội dung bắt buộc phải có các thông tin gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư,... Mục tiêu cũng như phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh. Những đóng góp của các bên tham gia hợp đồng. Tiến hành phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên. Thời gian thực hiện hợp đồng, báo cáo tiến độ. Sửa chữa, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng. Trách nhiệm cần có trong hợp đồng, phương pháp giải quyết tranh chấp. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, từ việc hợp tác kinh doanh các bên tham gia hợp đồng sẽ ký với nhau hợp đồng thỏa thuận sử dụng tài sản để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Kết luận Trên đây là toàn bộ chia sẻ về các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2020 mà Unica đã tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin này, bạn đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu muốn biết thêm những kiến thức tài chính khác, bạn hãy tham khảo trên trang blog của Unica nhé.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích Hiện nay, ngành bảo hiểm đang phát triển rất tích cực, để đáp ứng nhu cầu của mọi người, hàng loạt các loại bảo hiểm đã ra đời và bảo hiểm liên kết đầu tư là một trong số đó. Bảo hiểm liên kết đầu tư ra đời với vai trò chính là giúp các nhà đầu tư tránh khỏi được các rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh các sản phẩm tài chính. Để hiểu cụ thể bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích cụ thể, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau nhé. Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư là một loại hình đặc biệt của bảo hiểm nhân thọ, ra đời nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho nhà đầu tư trước những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Ngoài mục đích bảo vệ tài chính, bảo hiểm liên kết đầu tư còn kết hợp thêm yếu tố đầu tư giúp người mua tăng được tài sản tích lũy của bản thân. Phí đóng của bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ bao gồm 2 loại: phí bảo hiểm (chi phí ban đầu, phí quản lý và bảo hiểm) và phí đầu tư (tuỳ theo loại hình sản phẩm như tích lũy, sinh lời, tiết kiệm). Xét theo chức năng tích luỹ, người mua bảo hiểm sẽ được tích luỹ tài sản theo thời gian thông thông qua hoạt động tại các quỹ liên kết.  Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Hiện nay, bảo hiểm liên kết đầu tư đang được rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh quan tâm. Bởi chỉ với một loại bảo hiểm này, người tham gia vừa được đảm bảo quyền lợi trong quá trình đầu tư bằng cách bồi thường nếu giá trị sản phẩm tài chính bị rủi ro, vừa có cơ hội tích luỹ, tham gia đầu tư với mức lãi suất cao. Đặc điểm của bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư không giống với những loại bảo hiểm khác, cụ thể đặc điểm của loại bảo hiểm này như sau: Khách hàng sau khi mua bảo hiểm sẽ được nhận toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm sau khi đã trừ khi các khoản phí có liên quan. Trong suốt thời gian thực thi hợp đồng bảo hiểm, chủ sở hữu sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định tùy theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng đã kí. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, chủ sở hữu bảo hiểm sẽ nhận được khoản bồi thường nhất định, khoản này sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị đầu tư ban đầu. Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm như: chi phí mua, chi phí đầu tư, hoạt động đầu tư, lợi nhuận của quỹ sẽ được tách biệt và công bố công khai, minh bạch với khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thể theo dõi được các hoạt động đầu tư của quỹ, nắm rõ được các khoản chi phí cố định cũng như chi phí phát sinh trong quá trình quản lỹ quỹ. Ngoài ra, chủ sở hữu bảo hiểm cũng sẽ được thông báo cụ thể về lợi nhuận của quỹ sau khi đã trừ đi các khoản phí có liên quan. Tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, khách hàng có thể nắm rõ, biết được cụ thể phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Từ đó, khách hàng dễ dàng kiểm soát và có thể đưa ra được những quyết định lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào quỹ phù hợp nhất. Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư hoàn toàn có thể tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của mình. Với đặc điểm này, người mua bảo hiểm sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và an tâm, đồng thời cũng được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân. Người mua bảo hiểm đầu tư có quyền quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm Khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, giá trị mà bên mua bảo hiểm nhận được sẽ là giá trị của các đơn vị quỹ đầu tư tương ứng với số tiền đã góp vào quỹ. Trong suốt quá trình đóng góp quỹ này, giá trị của các đơn vị quỹ sẽ không cố định, nó có thể tăng hoặc giảm tùy theo theo tình hình thị trường. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được nhận các khoản phí từ người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận đã ký. Các khoản này sẽ được tính toán chính xác và cụ thể dựa theo mức độ rủi ro, số tiền cũng như thời hạn bảo hiểm được thoả thuận trong hợp đồng. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy với mức lãi suất cao cho các nhà đầu tư. Cụ thể những lợi ích nhận được khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư đó là: Kết hợp bảo vệ và đầu tư: Khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư, người mua vừa có thể bảo vệ tài chính trong quá trình kinh doanh trước những rủi ro bất ngờ như: tai nạn, hiểm nghèo, tử vong,.. vừa có thể tích lũy được một số tiền đầu tư giúp tăng trưởng tài sản theo thời gian. Tính linh hoạt cao: Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư, người tham gia có thể dễ dàng lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chịu rủi ro của mình. Đồng thời cũng có thể thay đổi tỷ lệ phân bổ giữa các quỹ đầu tư tuỳ theo mục tiêu tài chính và diễn biến của thị trường. Thông tin trong bảo hiểm công khai, minh bạch: Tất cả các thông tin về phí, lợi nhuận, rủi ro đều được công khai minh bạch giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt. Thêm nữa, khách hàng khi mua bảo hiểm này còn nhận được báo cáo định kỳ về tình hình tài khoản để theo dõi quá trình đầu tư. Quyền tự chủ trong quá trình đầu tư: Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư có quyền tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình. Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy Các loại bảo hiểm liên kết đầu tư hiện nay Bảo hiểm liên kết đầu tư được chia thành 2 loại chính, đó là: bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị. Bảo hiểm liên kết chung Bảo hiểm liên kết chung có tên tiếng anh là Universal life insurance. Đây là loại bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm nhân thọ và đầu tư. Đối với loại bảo hiểm này, khách hàng sẽ phải đóng phí để mua và đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Tức là khoản phí mua bảo hiểm sẽ được phân bổ vào 2 khoản chính là: khoản để trả tiền bảo hiểm và khoản để đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Sau khi đã sở hữu bảo hiểm liên kết chung, người mua sẽ nắm được toàn bộ thông tin có liên quan đến kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, được đảm bảo lãi suất nhận được, lãi suất này chắc chắn sẽ không bao giờ thấp hơn lãi suất mà 2 bên đã ký trên hợp đồng. Tham gia bảo hiểm liên kết chung, khách hàng có thể lựa chọn các loại quỹ đầu tư khác nhau để phù hợp với mục tiêu cũng như khả năng tài chính của mình. Bảo hiểm liên kết đơn vị Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư vào đa dạng các danh mục tài sản như: trái phiếu, cổ phiếu,... Khi lựa chọn đầu tư bảo hiểm liên kết đơn vị, bạn bắt buộc phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư giúp. Điều này giúp hạn chế rủi ro vì bạn đã tận dụng được kinh nghiệm cũng như lợi thế của các công ty chuyên về đầu tư tài chính nên có khả năng sinh lợi rất nhanh. Đối với loại bảo hiểm này, tiền phí bảo hiểm của khách hàng sẽ được đầu tư vào một loại quỹ duy nhất do doanh nghiệp bảo hiểm quản lý. Khi này, người mua được toàn quyền chọn tỷ lệ phân bổ đầu tư vào các quỹ. Giá trị đầu tư của khách hàng mua loại bảo hiểm này sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản của đơn vị quỹ. Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư  So sánh bảo hiểm đầu tư với sản phẩm bảo hiểm truyền thống Bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm truyền thống là hai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến, nhưng có những điểm khác biệt đáng kể. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần phân biệt được 2 loại bảo hiểm này. Tiêu chí so sánh Bảo hiểm liên kết đầu tư Bảo hiểm truyền thống Quyền lợi được hưởng Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro bất ngờ xuất hiện như: tai nạn, tử vong, bệnh tật,... Có quyền đầu tư vào các quỹ tài sản giúp tăng trưởng tài sản. Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro như: tử vong, tai nạn thương tật, bệnh tật,... Người mua bảo hiểm sẽ nhận được một khoản tiền khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn. Trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người mua bảo hiểm sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm và các khoản lãi được chia. Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm linh hoạt và được công khai, minh bạch. Khoản phí này cũng sẽ được tách riêng giữa bảo vệ và đầu tư. Khách hàng mua bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được hưởng quyền lợi từ việc đầu tư vào các quỹ đầu tư có lãi suất cao. Phí bảo hiểm thường ổn định, hầu như không có thay đổi gì mấy trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng. Lựa chọn hình thức đầu tư Linh hoạt lựa chọn hình thức đầu tư với các quỹ đầu tư khác nhau tuỳ vào mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi. Không có quyền lựa chọn mà loại bảo hiểm này sẽ cố định về cách thức đầu tư số tiền bảo hiểm. Rủi ro thị trường Giá trị của các quỹ đầu tư có thể biến động theo thị trường, vì vậy bạn có thể chịu rủi ro mất vốn. Ít chịu ảnh hưởng của biến động thị trường. Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không? Việc có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không là tùy mỗi người. Để có thêm gợi ý giúp dễ dàng ra quyết định nên hay không nên nên tham gia bảo hiểm đầu tư, bạn hãy tham khảo các yếu tố dưới đây. Bảo vệ tài chính: Lựa chọn bảo hiểm liên kết đầu tư bạn có thể dễ dàng chọn quỹ đầu tư phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận được rủi ro. Bên cạnh đó nếu như có rủi ro xảy ra bạn còn được bảo vệ tài chính từ quỹ bảo hiểm. Đa dạng hoá đầu tư: Loại bảo hiểm này cho phép bạn thoải mái đầu tư vào các quỹ đầu tư khác nhau. Bao gồm cả quỹ đầu tư ổn định và quỹ đầu tư có mức độ rủi ro cao. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư này giúp bạn tăng cơ hội tăng trưởng vốn đáng kể. Hậu quả về chi phí: Bảo hiểm liên kết đầu tư có chi phí thấp hơn so với việc mua bảo hiểm truyền thống hoặc đầu tư bảo hiểm riêng lẻ. Lý do là vì các khoản phí bảo hiểm đã được trừ đi trước khi đầu tư vào quỹ. Thêm nữa quỹ bảo hiểm cũng có sức mua lớn hơn với việc đầu tư, chi phí giao dịch cũng vì vậy mà giảm đi. Tính minh bạch: Bảo hiểm liên kết đầu tư có tính minh bạch cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Khi tham gia loại bảo hiểm này, bạn có thể kiểm soát các rủi ro đầu tư của mình bằng cách lựa chọn loại quỹ đầu tư phù hợp, sau khi lựa chọn xong các khoản phí sẽ được công bố một cách cụ thể, chi tiết, không có các khoản phí nào ẩn cả. Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không? Lưu ý khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư Để việc mua bảo hiểm liên kết đầu tư mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn bạn cần chú ý một số vấn đề sau: Trước khi quyết định mua bảo hiểm bạn cần phải nắm rõ các điều khoản, quy định mà hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đưa ra, đặc biệt là các rủi ro và các điều kiện. Lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với điều khoản và quy định của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời cân nhắc mức độ rủi ro của quỹ bảo hiểm này. Xem xét kỹ các chi phí có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để đưa ra được những quyết định hợp lý nhất. Tìm hiểu đơn vị bảo hiểm và quỹ đầu tư uy tín trước khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư để có quá trình đầu tư an toàn và đáng tin cây. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bảo hiểm liên kết đầu tư mà Unica đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bảo hiểm liên kết đầu tư. Có thể nói, bảo hiểm liên kết đầu tư là một sản phẩm tài chính linh hoạt kết hợp hoàn hảo giữa bảo vệ và đầu tư. Với cơ chế hoạt động minh bạch, đa dạng lựa chọn quỹ đầu tư và khả năng điều chỉnh danh mục, bảo hiểm liên kết đầu tư chắc chắn sẽ mang đến cho người tham gia nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tài chính. >>> Xem thêm:  Có ít tiền nên đầu tư gì? Gợi ý 6 cách đầu tư an toàn, sinh lời cao 12 công thức đầu tư bất động sản thành công bạn nên biết
Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết Tái đầu tư chính là chiến lược đầu tư thông minh để tài sản luôn luôn được sinh lời. Tái đầu tư giúp bạn tận dụng tối đa lợi nhuận từ các khoản đầu tư và xây dựng một cơ sở tài chính vững chắc. Tái đầu tư được xem là “bệ phóng” giúp bạn thành công và thịnh vượng hơn trong tương lai. Để biết cụ thể tái đầu tư là gì? Có những cách nào? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé. Tái đầu tư là gì? Tái đầu tư (hay Reinvestment) là quá trình bạn sử dụng các khoản thu như: cổ tức, tiền lãi từ gửi ngân hàng để mua thêm các tài sản đầu tư tương tự hoặc các tài khoản đầu tư khác chứ không rút chúng ra thành tiền mặt để sử dụng cho tiêu dùng cá nhân. Tái đầu tư là gì? Ví dụ tái đầu tư như sau: Bạn đầu tư 100 triệu đồng vào một quỹ đầu tư. Sau một năm, quỹ này mang lại cho bạn lợi nhuận 30 triệu đồng. Thay vì rút 1 triệu đồng này ra, bạn quyết định để nó ở lại quỹ để tiếp tục sinh lời. Đó chính là tái đầu tư. Tái đầu tư được xem là một cách đầu tư thông minh để bạn gia tăng giá trị của các khoản đầu tư. Lợi ích nổi bật của tái đầu tư đó chính là sử dụng sức mạnh của lãi kép. Việc đầu tư thêm từ khoản tiền lãi đầu tư trước đó không chỉ tái tạo lợi nhuận mà còn giúp thúc đẩy, phát triển tài sản nhanh chóng hơn so với việc giữ tiền mặt để sử dụng. Hiện nay chính phủ cũng đang áp dụng hình thức tái đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe. Ưu và nhược điểm của việc tái đầu tư Tái đầu tư chính là bàn đạp giúp các khoản đầu tư của bạn càng ngày càng có giá trị cao. Nhờ đó, giá trị tài sản sẽ càng ngày càng gia tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích đang sở hữu thì tái đầu tư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế. Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của tái đầu tư cho bạn tham khảo. Ưu điểm Tăng cao giá trị tài sản trong tương lai: Khi bạn tái đầu tư tức là bạn đang đầu tư thêm tài sản dựa trên tài sản đã đầu tư trước đó. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian, không để tiền bị thừa thãi dẫn đến việc tiêu sai mục đích. Nâng cao thu nhập: Tái đầu tư cũng có thể được xem là một hình thức giúp tăng thu nhập. Lý do bởi đầu tư càng nhiều thì càng có nhiều lãi, như vậy là bạn đã có thêm một nguồn thu nhập thụ động. Ví dụ: Bạn tái đầu tư cổ tức thì bạn sẽ nhận thêm được cổ phiếu, như vậy trong tương lai bạn sẽ nhận được càng nhiều cổ tức. Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư: Tái đầu tư cũng có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro của các khoản đầu tư của mình. Ví dụ: Bạn mở công ty và bạn tái đầu tư cổ phiếu của công ty. Khi này, bạn sẽ tăng cao số lượng cổ phiếu đang sở hữu. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể biến động của giá cổ phiếu. Tái đầu tư giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian Nhược điểm Giá trị tài sản có lúc sẽ bị giảm: Theo thời gian, giá trị tài sản mà bạn tái đầu tư có thể bị giảm, nhất là trong giai đoạn thị trường đang suy thoái. Trong trường hợp này, việc tái đầu tư có thể khiến bạn bị thua lỗ. Lãi suất giảm thấp hơn so với lúc trước: Theo thời gian lãi suất khi tái đầu tư có thể bị giảm, điều này đồng thời cũng làm giảm giá trị của các tài sản có thu nhập cố định, ví dụ như: trái phiếu. Nếu bạn tái đầu tư vào tài sản có lãi suất thấp thì nó có thể khiến bạn bị thua lỗ. Các hình thức tái đầu tư tại Việt Nam Tại Việt Nam có rất nhiều loại tái đầu tư khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục tiêu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp/ công ty mà sẽ chia ra thành 2 hình thức tái đầu tư chính như sau: Phân loại dựa theo nguồn vốn tái đầu tư Dựa theo nguồn vốn tái đầu tư thì sẽ bao gồm 2 loại hình thức chính sau: Tái đầu tư từ lợi nhuận: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ khoản đầu tư trước đó để mua thêm tài sản. Tái đầu tư từ tiền thu được: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán tài sản trước đó đi để mua một tài sản khác. Phân loại theo cách thức tái đầu tư Hình thức tái đầu tư dựa theo cách thức cũng sẽ bao gồm 2 loại chính, đó là: Tái đầu tư cổ tức: Bạn sử dụng các thanh khoản cổ tức mua thêm cổ tức của chính công ty đó. Thông thường, cổ tức sẽ được chi trả theo quý. Nếu bạn lựa chọn tái đầu tư cổ tức thì cổ tức bằng tiền mặt sẽ mua được cổ phiếu thay vì nhận tiền mặt. Tái đầu tư phân phối: Hình thức này có tên tiếng anh là Dividend Reinvestment Plan - DRIP. Đây là hình thức đầu tư gián tiếp chỉ hành động cổ đông của công ty mua thêm cổ phiếu của công ty bằng chính cổ tức mà họ nhận được. Tái đầu tư phân phối thường được triển khai miễn phí cho các cổ đông, các cổ đông có thể dễ dàng đăng ký trực tuyến hoặc qua email. Phân loại tái đầu tư tại Việt Nam Đặc điểm của hình thức tái đầu tư Đặc điểm của tái đầu tư là gì chắc chắn là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn hiểu rõ: Tái đầu tư sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư. Bản chất của tái đầu tư là sử dụng khoản tiền lãi thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư, Lúc này có thể là đầu tư kênh khác nhưng cũng có thể là đầu tư thêm vào kênh cũ. Bằng việc thực hiện lãi kép, tái đầu tư có thể giúp bạn tăng lợi nhuận, tăng thu nhập đáng kể theo thời gian. Bằng cách tăng số lượng cổ phiếu hoặc tài sản mà bạn sở hữu, tái đầu tư cũng có thể giúp bạn đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư của mình. Cách tái đầu tư hiệu quả Để tăng cơ hội thành công và giảm thiểu rủi ro khi tái đầu tư, bạn cần bỏ túi ngay cho mình những cách tái đầu tư hiệu quả sau: Lựa chọn khoản đầu tư phù hợp Trước khi quyết định xuống tiền tái đầu tư điều quan trọng nhất bạn cần làm đó là lựa chọn cho mình khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng của mình. Nếu không xác định được điều này bạn sẽ rất dễ thất bại. Nếu như bạn có mục đích dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cần phải lựa chọn các khoản đầu tư có tiềm năng tăng trưởng cao, ví dụ như: cổ phiếu, quỹ tương hỗ,.... Nếu như bạn có mục tiêu ngắn hạn như mua nhà thì bạn nên chọn những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao, ví dụ như: trái phiếu, gửi tiết kiệm. Chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mình hiểu rõ Để tái đầu tư an toàn, tốt nhất bạn chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mà mình am hiểu và biết rõ. Tuyệt đối không nên mạo hiểm, đầu tư vào những lĩnh vực mà mình không biết gì hay đầu tư theo số đông mà không hiểu bản chất. Ngoài ra, khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó bạn cần phải nắm rõ những rủi ro khách quan và chủ quan. Cụ thể: Rủi ro khách quan: tình hình chính trị, kinh tế, khách hàng, nhà cung cấp, công nghệ thay thế,... Rủi ro chủ quan: nhân lực, đối tác rút vốn,... Hiểu rõ lĩnh vực để tái đầu tư an toàn Đa dạng hóa danh mục đầu tư Để giảm thiểu rủi ro cho quá trình tái đầu tư, cách hiệu quả nhất đó là bạn hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bạn không nên chỉ đầu tư vào 1 tài sản duy nhất, thay vào đó nên đầu tư nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, tài sản thực, tiền mặt,... Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư. Ưu tiên đầu tư nhân lực, tài lực, vật lực vững mạnh Để doanh nghiệp phát triển vững mạnh và bền lâu, việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận vững chắc trong tương lai. Trường hợp bạn là một nhà đầu tư cá nhân thì hãy chú trọng đầu tư cho mình. Hãy không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân bằng các khoá học. Bên cạnh đó bạn cũng nên tích cực học hỏi, trao đổi với những nhà đầu tư chuyên nghiệp để củng cố chuyên môn của mình. Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư Hiện nay rất nhiều người vì ham muốn đầu tư mãnh liệt đã sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư mà không biết rằng điều này mang lại rủi ro rất cao. Cách tái đầu tư an toàn đó là bạn phải phân biệt rõ được đâu là khoản đầu tư sinh ra lợi nhuận chính, đâu là khoản đầu tư có tiềm ẩn rủi ro. Sau khi đã phân biệt được, hãy chia khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao một phần nhỏ. Điều này giúp đảm bảo nếu chẳng may đầu tư có mất trắng cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn. Chú ý: Chỉ đầu tư khi có dư, tuyệt đối không vay mượn để tái đầu tư, bởi áp lực lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh của bạn. Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư Tự theo dõi hiệu quả đầu tư Tái đầu tư không phải cứ thực hiện là xong để đó. Sau khi đã tái đầu tư vào hình thức phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, tiếp theo bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả khoản đầu tư của mình để đảm bảo rằng nó vẫn đang hoạt động tốt. Trong trường hợp theo dõi thấy nó đang hoạt động kém đi thì bạn cần có phương án xử lý kịp thời, khi này có thể cân nhắc bán nó đi để đầu tư vào khoản khác có tiềm năng sinh lời cao và ổn định hơn. Tái đầu tư thường xuyên Tái đầu tư không nên cố định mà nên càng thường xuyên càng tốt. Việc tái đầu tư thường xuyên giúp bạn có nhiều cơ hội để tận dụng lợi nhuận kép. Từ đó, xây dựng được một nguồn thu nhập ổn định, tăng cao giá trị tài sản của mình theo thời gian. Câu hỏi liên quan Để hiểu rõ hơn một số thông tin khác liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn, hãy tham khảo các câu hỏi phụ kèm đáp án trả lời sau nhé. Câu 1: Các yếu tố cho thấy nên tái đầu tư là gì? Một số trường hợp nên tái đầu tư đó là: Trong quá trình theo dõi tái đầu tư, nếu như thấy hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao trong tương lai thì bạn vẫn nên giữ lại, tiếp tục tái đầu tư để tận dụng tiềm năng tăng trưởng của khoản đầu tư đó. Nếu bạn có mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cũng nên tái đầu tư để đạt được mục tiêu đó. Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro thì bạn cũng nên tái đầu tư để tăng lợi nhuận. Câu 2: Khi nào không nên tái đầu tư? Một số trường hợp không nên tái đầu tư đó là: Bạn không nên tái đầu tư khi thấy khoản đầu tư đó đang hoạt động kém và có khả năng sinh lời thấp. Trong trường hợp thấy khoản đầu tư kém, bạn nên cân nhắc để bán nó đi, lấy tiền đó đầu tư khoản khác. Khi bạn có mục tiêu tài chính ngắn hạn thì bạn cũng không nên tái đầu tư, khi này thay vì tái đầu tư thì nên tiết kiệm thì hơn. Câu 2: Công thức tính tỷ lệ tái đầu tư là gì? Công thức tái đầu tư như sau: Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại /Lợi nhuận sau thuế × 100%) Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức) Tỷ lệ tái đầu tư (tỷ số lợi nhuận giữ lại - Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì mà Unica đã tổng hợp được. Có thể nói, tái đầu tư là một cách hiệu quả và thông minh để bạn gia tăng tài sản của mình. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn đúng kênh đầu tư và đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn. Chúc bạn lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp và đầu tư thành công. >>> Xem thêm:  Vay tín chấp là gì? Cách tính lãi suất vay ngân hàng Tổng hợp các hình thức đầu tư hiệu quả hiện hành Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay Trong thời đại kinh tế thị trường, đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc hiểu rõ về các hình thức đầu tư không chỉ giúp bạn bảo vệ tài sản mà còn giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng tài sản trong tương lai. Bài viết sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về đầu tư giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Cùng khám phá nhé. Đầu tư là gì? Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực đang có sẵn như: tiền bạc, thời gian, kiến thức, kỹ năng,... để tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, đầu tư là việc bạn bỏ ra một số vốn nhất định để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm sản sinh ra một số tiền lãi nhất định. Đầu tư giúp bạn đạt được những lợi ích về kinh tế trong tương lai cao hơn so với trước kia. Đầu tư là gì? Thực tế thuật ngữ đầu tư chưa có khái niệm cụ thể, tuy nhiên theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đã có quy định về đầu tư kinh doanh. Đầu tư kinh doanh tức là nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức đầu tư Trong luật đầu tư năm 2020 quy định các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư dự án, đầu tư mua cổ phiếu và đầu tư hợp đồng BCC. Cụ thể các hình thức đầu tư như sau: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Đối với đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cụ thể hình thức đầu tư này như sau: Đối với nhà đầu tư trong nước Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, pháp luật quy định đối với đầu tư trong nước như sau: Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế về doanh nghiệp sẽ áp dụng pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư được thực hiện tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thành lập tổ chức. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Đối với nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường. Cụ thể điều kiện này như sau: Nhà đầu tư có thể áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường tương ứng với quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Đối với các trường hợp đăng ký ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề bị hạn chế tiếp cận ở nhà đầu tư nước ngoài thì bạn cần đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường sau: Hình thức đầu tư Phạm vi hoạt động đầu tư Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hay năng lực của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Năng lực của nhà đầu tư và các đối tác cũng tham gia vào dự án (nếu có); Các điều kiện khác theo quy định hiện hành.  Để thực hiện theo đúng quy trình, trước khi thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải có: Dự án đầu tư Đầy đủ giấy tờ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường,... Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lưu ý: Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tính từ thời điểm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác đã được cấp. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Tuy nhiên để có quyền này nhà đầu tư cần phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau: Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Điều kiện này bao gồm: hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, điều kiện khác theo quy định. Đảm bảo quy định về quốc phòng - an ninh theo Luật Doanh nghiệp 2020. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đất đai, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn. Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020 quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:  Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Góp vốn vào công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại 2 điều trên. Điều 25 Luật đầu tư 2020 cũng quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau: Mua cổ phần của công ty cổ phần từ phía công ty hoặc từ phía cổ đông. Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đó trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn đó. Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh với mục đích để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh. Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác nhưng không thuộc trường hợp quy định tại các điều đã nói ở trên. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Thực hiện dự án đầu tư Ngoài những hình thức đầu tư đã chia sẻ ở trên bạn cũng có thể đầu tư theo dự án. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là phương pháp đầu tư được thực hiện trên cơ sở cùng nhau hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hợp tác này thông qua ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP. Căn cứ theo mục 2, mục 3 chương IV Luật đầu tư 2020 có quy định về quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam như sau: Lựa chọn nhà đầu khi thực hiện dự án đầu tư. Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Khi đã được chấp thuận dự án đầu tư nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Triển khai thực hiện dự án đầu tư. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng này được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật chứ không phải theo quy định của tổ chức kinh tế. Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Theo quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2020 có quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau: Nội dung bắt buộc phải có các thông tin gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư,... Mục tiêu cũng như phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh. Những đóng góp của các bên tham gia hợp đồng. Tiến hành phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên. Thời gian thực hiện hợp đồng, báo cáo tiến độ. Sửa chữa, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng. Trách nhiệm cần có trong hợp đồng, phương pháp giải quyết tranh chấp. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, từ việc hợp tác kinh doanh các bên tham gia hợp đồng sẽ ký với nhau hợp đồng thỏa thuận sử dụng tài sản để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Kết luận Trên đây là toàn bộ chia sẻ về các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2020 mà Unica đã tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin này, bạn đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu muốn biết thêm những kiến thức tài chính khác, bạn hãy tham khảo trên trang blog của Unica nhé.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích Hiện nay, ngành bảo hiểm đang phát triển rất tích cực, để đáp ứng nhu cầu của mọi người, hàng loạt các loại bảo hiểm đã ra đời và bảo hiểm liên kết đầu tư là một trong số đó. Bảo hiểm liên kết đầu tư ra đời với vai trò chính là giúp các nhà đầu tư tránh khỏi được các rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh các sản phẩm tài chính. Để hiểu cụ thể bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích cụ thể, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau nhé. Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư là một loại hình đặc biệt của bảo hiểm nhân thọ, ra đời nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho nhà đầu tư trước những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Ngoài mục đích bảo vệ tài chính, bảo hiểm liên kết đầu tư còn kết hợp thêm yếu tố đầu tư giúp người mua tăng được tài sản tích lũy của bản thân. Phí đóng của bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ bao gồm 2 loại: phí bảo hiểm (chi phí ban đầu, phí quản lý và bảo hiểm) và phí đầu tư (tuỳ theo loại hình sản phẩm như tích lũy, sinh lời, tiết kiệm). Xét theo chức năng tích luỹ, người mua bảo hiểm sẽ được tích luỹ tài sản theo thời gian thông thông qua hoạt động tại các quỹ liên kết.  Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Hiện nay, bảo hiểm liên kết đầu tư đang được rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh quan tâm. Bởi chỉ với một loại bảo hiểm này, người tham gia vừa được đảm bảo quyền lợi trong quá trình đầu tư bằng cách bồi thường nếu giá trị sản phẩm tài chính bị rủi ro, vừa có cơ hội tích luỹ, tham gia đầu tư với mức lãi suất cao. Đặc điểm của bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư không giống với những loại bảo hiểm khác, cụ thể đặc điểm của loại bảo hiểm này như sau: Khách hàng sau khi mua bảo hiểm sẽ được nhận toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm sau khi đã trừ khi các khoản phí có liên quan. Trong suốt thời gian thực thi hợp đồng bảo hiểm, chủ sở hữu sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định tùy theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng đã kí. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, chủ sở hữu bảo hiểm sẽ nhận được khoản bồi thường nhất định, khoản này sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị đầu tư ban đầu. Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm như: chi phí mua, chi phí đầu tư, hoạt động đầu tư, lợi nhuận của quỹ sẽ được tách biệt và công bố công khai, minh bạch với khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thể theo dõi được các hoạt động đầu tư của quỹ, nắm rõ được các khoản chi phí cố định cũng như chi phí phát sinh trong quá trình quản lỹ quỹ. Ngoài ra, chủ sở hữu bảo hiểm cũng sẽ được thông báo cụ thể về lợi nhuận của quỹ sau khi đã trừ đi các khoản phí có liên quan. Tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, khách hàng có thể nắm rõ, biết được cụ thể phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Từ đó, khách hàng dễ dàng kiểm soát và có thể đưa ra được những quyết định lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào quỹ phù hợp nhất. Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư hoàn toàn có thể tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của mình. Với đặc điểm này, người mua bảo hiểm sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và an tâm, đồng thời cũng được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân. Người mua bảo hiểm đầu tư có quyền quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm Khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, giá trị mà bên mua bảo hiểm nhận được sẽ là giá trị của các đơn vị quỹ đầu tư tương ứng với số tiền đã góp vào quỹ. Trong suốt quá trình đóng góp quỹ này, giá trị của các đơn vị quỹ sẽ không cố định, nó có thể tăng hoặc giảm tùy theo theo tình hình thị trường. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được nhận các khoản phí từ người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận đã ký. Các khoản này sẽ được tính toán chính xác và cụ thể dựa theo mức độ rủi ro, số tiền cũng như thời hạn bảo hiểm được thoả thuận trong hợp đồng. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy với mức lãi suất cao cho các nhà đầu tư. Cụ thể những lợi ích nhận được khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư đó là: Kết hợp bảo vệ và đầu tư: Khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư, người mua vừa có thể bảo vệ tài chính trong quá trình kinh doanh trước những rủi ro bất ngờ như: tai nạn, hiểm nghèo, tử vong,.. vừa có thể tích lũy được một số tiền đầu tư giúp tăng trưởng tài sản theo thời gian. Tính linh hoạt cao: Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư, người tham gia có thể dễ dàng lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chịu rủi ro của mình. Đồng thời cũng có thể thay đổi tỷ lệ phân bổ giữa các quỹ đầu tư tuỳ theo mục tiêu tài chính và diễn biến của thị trường. Thông tin trong bảo hiểm công khai, minh bạch: Tất cả các thông tin về phí, lợi nhuận, rủi ro đều được công khai minh bạch giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt. Thêm nữa, khách hàng khi mua bảo hiểm này còn nhận được báo cáo định kỳ về tình hình tài khoản để theo dõi quá trình đầu tư. Quyền tự chủ trong quá trình đầu tư: Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư có quyền tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình. Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy Các loại bảo hiểm liên kết đầu tư hiện nay Bảo hiểm liên kết đầu tư được chia thành 2 loại chính, đó là: bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị. Bảo hiểm liên kết chung Bảo hiểm liên kết chung có tên tiếng anh là Universal life insurance. Đây là loại bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm nhân thọ và đầu tư. Đối với loại bảo hiểm này, khách hàng sẽ phải đóng phí để mua và đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Tức là khoản phí mua bảo hiểm sẽ được phân bổ vào 2 khoản chính là: khoản để trả tiền bảo hiểm và khoản để đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Sau khi đã sở hữu bảo hiểm liên kết chung, người mua sẽ nắm được toàn bộ thông tin có liên quan đến kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, được đảm bảo lãi suất nhận được, lãi suất này chắc chắn sẽ không bao giờ thấp hơn lãi suất mà 2 bên đã ký trên hợp đồng. Tham gia bảo hiểm liên kết chung, khách hàng có thể lựa chọn các loại quỹ đầu tư khác nhau để phù hợp với mục tiêu cũng như khả năng tài chính của mình. Bảo hiểm liên kết đơn vị Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư vào đa dạng các danh mục tài sản như: trái phiếu, cổ phiếu,... Khi lựa chọn đầu tư bảo hiểm liên kết đơn vị, bạn bắt buộc phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư giúp. Điều này giúp hạn chế rủi ro vì bạn đã tận dụng được kinh nghiệm cũng như lợi thế của các công ty chuyên về đầu tư tài chính nên có khả năng sinh lợi rất nhanh. Đối với loại bảo hiểm này, tiền phí bảo hiểm của khách hàng sẽ được đầu tư vào một loại quỹ duy nhất do doanh nghiệp bảo hiểm quản lý. Khi này, người mua được toàn quyền chọn tỷ lệ phân bổ đầu tư vào các quỹ. Giá trị đầu tư của khách hàng mua loại bảo hiểm này sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản của đơn vị quỹ. Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư  So sánh bảo hiểm đầu tư với sản phẩm bảo hiểm truyền thống Bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm truyền thống là hai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến, nhưng có những điểm khác biệt đáng kể. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần phân biệt được 2 loại bảo hiểm này. Tiêu chí so sánh Bảo hiểm liên kết đầu tư Bảo hiểm truyền thống Quyền lợi được hưởng Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro bất ngờ xuất hiện như: tai nạn, tử vong, bệnh tật,... Có quyền đầu tư vào các quỹ tài sản giúp tăng trưởng tài sản. Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro như: tử vong, tai nạn thương tật, bệnh tật,... Người mua bảo hiểm sẽ nhận được một khoản tiền khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn. Trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người mua bảo hiểm sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm và các khoản lãi được chia. Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm linh hoạt và được công khai, minh bạch. Khoản phí này cũng sẽ được tách riêng giữa bảo vệ và đầu tư. Khách hàng mua bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được hưởng quyền lợi từ việc đầu tư vào các quỹ đầu tư có lãi suất cao. Phí bảo hiểm thường ổn định, hầu như không có thay đổi gì mấy trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng. Lựa chọn hình thức đầu tư Linh hoạt lựa chọn hình thức đầu tư với các quỹ đầu tư khác nhau tuỳ vào mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi. Không có quyền lựa chọn mà loại bảo hiểm này sẽ cố định về cách thức đầu tư số tiền bảo hiểm. Rủi ro thị trường Giá trị của các quỹ đầu tư có thể biến động theo thị trường, vì vậy bạn có thể chịu rủi ro mất vốn. Ít chịu ảnh hưởng của biến động thị trường. Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không? Việc có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không là tùy mỗi người. Để có thêm gợi ý giúp dễ dàng ra quyết định nên hay không nên nên tham gia bảo hiểm đầu tư, bạn hãy tham khảo các yếu tố dưới đây. Bảo vệ tài chính: Lựa chọn bảo hiểm liên kết đầu tư bạn có thể dễ dàng chọn quỹ đầu tư phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận được rủi ro. Bên cạnh đó nếu như có rủi ro xảy ra bạn còn được bảo vệ tài chính từ quỹ bảo hiểm. Đa dạng hoá đầu tư: Loại bảo hiểm này cho phép bạn thoải mái đầu tư vào các quỹ đầu tư khác nhau. Bao gồm cả quỹ đầu tư ổn định và quỹ đầu tư có mức độ rủi ro cao. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư này giúp bạn tăng cơ hội tăng trưởng vốn đáng kể. Hậu quả về chi phí: Bảo hiểm liên kết đầu tư có chi phí thấp hơn so với việc mua bảo hiểm truyền thống hoặc đầu tư bảo hiểm riêng lẻ. Lý do là vì các khoản phí bảo hiểm đã được trừ đi trước khi đầu tư vào quỹ. Thêm nữa quỹ bảo hiểm cũng có sức mua lớn hơn với việc đầu tư, chi phí giao dịch cũng vì vậy mà giảm đi. Tính minh bạch: Bảo hiểm liên kết đầu tư có tính minh bạch cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Khi tham gia loại bảo hiểm này, bạn có thể kiểm soát các rủi ro đầu tư của mình bằng cách lựa chọn loại quỹ đầu tư phù hợp, sau khi lựa chọn xong các khoản phí sẽ được công bố một cách cụ thể, chi tiết, không có các khoản phí nào ẩn cả. Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không? Lưu ý khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư Để việc mua bảo hiểm liên kết đầu tư mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn bạn cần chú ý một số vấn đề sau: Trước khi quyết định mua bảo hiểm bạn cần phải nắm rõ các điều khoản, quy định mà hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đưa ra, đặc biệt là các rủi ro và các điều kiện. Lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với điều khoản và quy định của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời cân nhắc mức độ rủi ro của quỹ bảo hiểm này. Xem xét kỹ các chi phí có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để đưa ra được những quyết định hợp lý nhất. Tìm hiểu đơn vị bảo hiểm và quỹ đầu tư uy tín trước khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư để có quá trình đầu tư an toàn và đáng tin cây. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bảo hiểm liên kết đầu tư mà Unica đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bảo hiểm liên kết đầu tư. Có thể nói, bảo hiểm liên kết đầu tư là một sản phẩm tài chính linh hoạt kết hợp hoàn hảo giữa bảo vệ và đầu tư. Với cơ chế hoạt động minh bạch, đa dạng lựa chọn quỹ đầu tư và khả năng điều chỉnh danh mục, bảo hiểm liên kết đầu tư chắc chắn sẽ mang đến cho người tham gia nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tài chính. >>> Xem thêm:  Có ít tiền nên đầu tư gì? Gợi ý 6 cách đầu tư an toàn, sinh lời cao 12 công thức đầu tư bất động sản thành công bạn nên biết
Xem thêm bài viết