
Góc giải đáp: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì?
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, việc ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy, khi trẻ đi ngoài, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống như thế nào? Hãy cùng UNICA theo dõi lời khuyên từ chuyên gia hàng đầu được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài có thể xuất phát từ một trong số những nguyên nhân dưới đây:
- Đi ngoài do sữa mẹ không đảm bảo. Nguyên nhân là mẹ ăn uống những thực phẩm không tốt cho sữa như đồ chiên rán, đồ đóng hộp, đồ lên men, đồ cay nóng, đồ uống có ga....
- Trẻ bị vi khuẩn xâm nhập thông qua thực ăn hoặc những hành động không đảm bảo vệ sinh như: ngậm đồ chơi chưa được tiệt trùng, mút tay, uống nước nhiễm khuẩn.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hoặc sử dụng sữa công thức có những thành phần không phù hợp, gây nên hiện tượng tiêu chảy.
- Trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm dẫn đến tiêu chảy.
>>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh bị táo bón - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi "trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì", Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu một số biểu hiện của trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhé.
Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường không giống với người lớn, vì vậy mẹ cần biết cách phân biệt lúc nào trẻ đi ngoài bình thường và lúc nào thì bất thường. Cụ thể, nếu trẻ bị tiêu chảy thì sẽ có những dấu hiệu sau đây:
1. Đi ngoài nhiều hơn
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ đi ngoài khoảng 3 lần/ngày, chính vì vậy nhiều mẹ bỉm sữa sẽ vội vàng kết luận là trẻ bị tiêu chảy. Thực tế, việc đi ngoài còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Ví dụ, trẻ dưới 3 tháng tuổi sẽ đi ngoài khoảng 2 - 5 lần/ ngày, còn trẻ hơn 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài khoảng 1 - 2 lần. Vì vậy, nếu bé yêu nhà bạn đi ngoài nhiều hơn mức trung bình này thì có thể là bé đã bị tiêu chảy.
Nếu trẻ đi ngoài nhiều hơn mức trung bình thì chứng tỏ trẻ đã bị tiêu chảy
2. Phân lỏng hoặc rất lỏng
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tiếp theo đó chính là đi ra phân lỏng. Nếu trẻ ăn thức ăn chính là sữa mẹ thì phân sẽ có dạng lỏng và không nặng mùi. Còn nếu mẹ dùng sữa ngoài thì phân sẽ có mùi hơn.
Tuy nhiên, nếu phát hiện phân của bé lỏng hoặc rất lỏng, loãng đến mức chỉ toàn nước, mùi tanh, màu sắc có sự thay đổi hơn thường ngày thì chứng tỏ bé yêu của bạn đã mắc chứng tiêu chảy. Mẹ cần chú ý đến đặc điểm này để nhận biết kịp thời.
3. Phân có kèm theo máu
Trong trường hợp bé yêu của bạn đi ngoài có lẫn máu trong phân thì chứng tỏ đã bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Đây là một trường hợp đặc biệt nguy hiểm, nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu.
Bên cạnh việc phân kèm theo máu thì trẻ còn có những biểu hiện như: thường xuyên quấy khóc, khó chịu, bú kém, thậm chí có thể nôn ói kèm theo sốt cao. Đây là những dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất nên mẹ cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của con yêu.
4. Bé không chịu bú
Bé không chịu bú cũng chính là một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà mẹ cần nắm vững. Nguyên nhân là do khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước đồng thời hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém hơn, do đó trẻ không muốn bú mẹ, thậm chí bú vào sẽ bị nôn ói ra ngoài. Mẹ có thể theo dõi các dấu hiệu trên cơ thể hay biểu hiện của bé để kịp thời phát hiện và xử lý cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp cho bé hành trình lớn lên thật khỏe mạnh.
Bé không chịu bú, quấy khóc cũng chính là một biểu hiện của bệnh lý bị đi ngoài
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì?
1. Sữa chua
Nếu bé bị tiêu chảy mẹ cần tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa cũng như các chế phẩm được làm từ sữa. Tuy nhiên, việc sử dụng sữa chua thay các chế phẩm từ sữa hoàn toàn tốt khi bé bị tiêu chảy. Bởi vì, trong sữa chua có nhiều vi khuẩn tốt cho ruột, sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh, nhờ đó mà hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn.
Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn tốt cho ruột và sẽ làm cân bằng hệ vi sinh
2. Chế độ ăn BRAT
Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? Theo các chuyên gia y tế, mẹ nên thay đổi sang chế độ ăn BRAT, đây là chế độ ăn gồm các loại thực phẩm: chuối, bánh mì, gạo, táo... Bởi những thực phẩm này rất lành mạnh, nhiều kali, ít đạm, ít chất béo, và dễ hấp thụ, có tác dụng duy trì tế bào tốt. Do đó, khi trẻ bị tiêu chảy mẹ nên ăn theo chế độ này để giúp con hết bệnh nhanh hơn.
3. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh
Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ cần được tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, lúc này, mẹ cần tích cực ăn rau xanh, trái cây để bổ sung thêm các vitamin và chất dinh dưỡng cho nguồn sữa của bé yêu. Nhờ đó mà con có đủ sức khỏe để chống chọi lại với bệnh tật.
4. Uống nhiều nước
Trẻ bị đi ngoài, đồng nghĩa với việc bị mất nước, do đó, mẹ cần bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ bú nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần uống nhiều nước để cơ thể đủ nước cung cấp cho con.
5. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng tuyệt vời trong việc thư giãn các cơ và giữ được lượng được trong cơ thể một cách hiệu quả. Chính vì vậy, mẹ có thể sử dụng trà hoa cúc để giúp trẻ cải thiện được tình trạng đi ngoài một cách đáng kể.
Sử dụng trà hoa cúc để cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa
6. Men vi sinh
Các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ đang trong thời gian cho con bú nên sử dụng men vi sinh nếu gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Những lợi khuẩn trong men vi sinh sẽ cải thiện chức năng đường ruột và hạn chế tình trạng đi ngoài mất nước kéo dài.
Mẹ không nên ăn gì khi trẻ bị đi ngoài?
Sau khi biết được câu trả lời trẻ bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? mẹ cũng cần biết các thực phẩm không nên ăn để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì việc ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Hơn nữa, sử dụng những thực phẩm không tốt vào thời điểm này sẽ làm cho tình trạng sức khỏe của con tồi tệ hơn.
1. Đồ ăn nhanh, cay nóng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn dạ dày chính là đồ ăn cay nóng, chúng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Do đó, khi trẻ bị đi ngoài mẹ cần tránh những thực đơn này để nguồn sữa không bị ảnh hưởng, giúp bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Để bảo vệ hệ tiêu hóa mẹ nên tránh xa đồ ăn cay nóng và bổ sung rau xanh, trái cây
2. Các chất kích thích
Khi trẻ bị đi ngoài, các mẹ đang cho con bú cần phải tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe... Vì đây là những tác nhân khiến chất lượng sữa của mẹ bị giảm sút và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.
3. Những thực phẩm dễ gây dị ứng
Trong thời gian cho con bú, mẹ cần tránh các sản phẩm có thể khiến con bị dị ứng như: sữa, đậu nành, hải sản. Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu sẽ không kịp thích ứng với những loại thực phẩm này.
Gợi ý thức ăn cho trẻ bị đi ngoài
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì? và không nên ăn gì? để con có thể hết đi ngoài nhanh nhất, ngoài ra, mẹ cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ “đẩy lùi” bệnh tật.
1. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ
Nguồn dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tháng tuổi chủ yếu là hấp thu từ sữa mẹ. Việc bú sữa mẹ sẽ giúp trẻ nhanh khỏi hơn khi bị tiêu chảy, vì trong sữa mẹ có chứa đường lactoza sẽ giúp trẻ hấp thu tốt khi bị tiêu chảy.
Nếu mẹ ít sữa hoặc không có sữa, mẹ có thể cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trẻ vẫn ăn trước đó, tuy nhiên, mẹ cần phải pha loãng hơn và cho trẻ ăn ít nhất 3 giờ/1 lần.
2. Đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên
Trẻ trên 6 tháng tuổi không chỉ bú sữa mẹ mà còn cần bổ sung thêm chế độ ăn dặm. Mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm sau khi trẻ bị đi ngoài:
- Bổ sung cho trẻ những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, thịt gà, thịt lợn nạc, khoai tây, cà rốt, hồng xiêm, chuối tiêu, sữa chua, sữa đậu nành và các chất béo để trẻ tăng thêm năng lượng cúng như xây dựng khẩu phần ăn của trẻ.
- Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
- Thức ăn cho trẻ trong giai đoạn này được cần nấu chín kỹ. Bên cạnh đó, mẹ cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
>>> Xem ngay: Trẻ bị nổi nốt đỏ như muỗi đốt: Nguyên nhân và cách khắc phục
Thức ăn cho trẻ cần được nấu chín kỹ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
- Mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn cho con. Ngoài ra, mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ bát, đũa, cốc, chén… và cẩn thận hơn có thể tráng bằng nước đun sôi trước bữa ăn.
- Cho trẻ ăn thêm trái cây chín hoặc nước ép của các loại quả: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Mẹ cũng có thể ninh nhừ táo hoặc nướng để giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.
Cách điều trị khi trẻ bị tiêu chảy
Nhiều mẹ khi bé yêu bị tiêu chảy thường tỏ ra rất lo lắng, tuy nhiên cách điều trị chứng tiêu chảy ở trẻ không quá phức tạp, mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:
1. Bổ sung nước cho trẻ
Khi bị tiêu chảy, trẻ sẽ đi ngoài rất nhiều lần, đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ bị mất nước nhanh chóng hơn. Vì vậy, mẹ cần chú ý bổ sung thêm nước cho bé yêu. Cách tốt nhất là mẹ nên cho bé uống nước Oresol để được cấp nước nhanh hơn thay vì uống nước thông thường. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý cho bé bú đủ lượng sữa mỗi ngày, bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh.
2. Vệ sinh tay sạch sẽ khi thay tã cho bé
Nếu phát hiện cách dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ cần chú ý đến quá trình vệ sinh cho bé yêu. Bởi, nếu để các nguồn vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ thể bé sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng nặng thêm. Theo đó, trong quá trình vệ sinh thay tã và lau người cho bé, mẹ cần phải rửa tay thật sạch.
Trước khi cho bé bú, mẹ cũng nên vệ sinh đầu vú, còn nếu mẹ cho bé bú bình thì nên vệ sinh theo đúng các bước theo lời khuyên của bác sĩ. Có như vậy, tình trạng bệnh mới được đẩy lùi một nhanh chóng.
Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé
3. Đưa bé đến gặp bác sĩ
Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: suy hô hấp, suy thận, thậm chí là tử vong. Vì vậy, bên cạnh việc kết hợp các cách điều trị nêu trên thì mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị một cách kịp thời.
Các mẹ tuyệt đối không được dùng thuốc tùy tiện mà không theo các bản kê đơn của bác sĩ. Bởi điều này có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm kèm theo những biến chứng cực nguy hiểm.
Trên đây, là những thông tin bổ ích mà UNICA đã chia sẻ cho các mẹ khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? không nên ăn gì? cũng như chế độ ăn giúp con nhanh chóng khỏi bệnh. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ sẽ biết cách chăm sóc con để trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Cùng với đó, khóa học Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên luôn được biết đến với những bí quyết "vàng" giúp mẹ hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc con hiệu quả để bảo vệ trẻ tuyệt đối.
Tags: Chăm sóc trẻ Nuôi con