Blog Unica
Đọc nhiều trong tuần
Ngứa tai trái là điềm báo gì? Lý giải hiện tượng chi tiết
Cách nhắn tin làm quen bạn gái lần đầu khiến nàng đổ gục
Mắt trái giật ở nữ là điềm báo gì? Hên hay xui
Cách lọc dữ liệu trùng nhau trong 2 cột excel chính xác nhất
Cách quan tâm người yêu qua tin nhắn giúp gắn kết tình cảm
Cách nhắn tin làm quen bạn gái trên Facebook thu hút
Đọc ngay cho nóng
Hướng dẫn cách đọc số đếm tiếng Trung đơn giản, dễ nhớ
Số đếm tiếng Trung là một trong những nội dung cơ bản mà bất kỳ người học nào cũng cần nắm vững. Để nhớ được cách đếm số trong tiếng Trung, các bạn cần nắm được các quy tắc quan trọng để ứng dụng trong thực tế. Qua bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn cách đọc số đếm tiếng Trung từ 0 đến hàng nghìn, số lẻ, phân số, phần trăm hoặc số điện thoại và địa chỉ nhà trong thực tế.
Cách đếm từ 0 đến 10 bằng tiếng Trung
Số đếm trong tiếng Trung là một phần kiến thức cơ bản và cực kỳ quan trọng để bạn áp dụng vào các tình huống thực tế như mua sắm, làm việc, học tập hoặc du lịch tại Trung Quốc, Đài Loan. Vì thế, việc nắm vững cách đọc số đếm tiếng Trung từ 0 đến 10 là bước đầu tiên bạn cần thực hiện để tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Số
Chữ Hán
Phiên âm
Nghĩa Hán Việt
0
零
Líng
Linh
1
一
Yī
Nhất
2
二
Èr
Nhị
3
三
Sān
Tam
4
四
Sì
Tứ
5
五
Wǔ
Ngũ
6
六
Liù
Lục
7
七
Qī
Thất
8
八
Bā
Bát
9
九
Jiǔ
Cửu
10
十
Shí
Thập
Ở Trung Quốc, người ta sử dụng một vài ký hiệu tay để thể hiện giá trị từ 0 đến 10
Cách đếm số từ 11 dến 99 trong tiếng Trung
Số đếm từ 11 đến 99 có cách đọc tương đối đơn giản trong tiếng Trung, chỉ cần tuân theo một số quy tắc cơ bản dưới đây:
Cạch đọc số từ 11 đến 19
Để đọc các số từ 11 đến 19, bạn chỉ cần thêm số từ 1 đến 9 sau từ 十 (Shí), nghĩa là "mười". Công thức như sau:
十 (Shí) + Số từ 1 đến 9
Số
Chữ Hán
Phiên âm
Nghĩa Hán Việt
11
十一
Shíyī
Thập nhất
12
十二
Shí’èr
Thập nhị
13
十三
Shísān
Thập tam
14
十四
Shísì
Thập tứ
15
十五
Shíwǔ
Thập ngũ
16
十六
Shíliù
Thập lục
17
十七
Shíqī
Thập thất
18
十八
Shíbā
Thập bát
19
十九
Shíjiǔ
Thập cửu
Hướng dẫn cách đến số từ 11 đến 99 trong tiếng Trung
Cách đọc số từ 20 đến 99
Với các số từ 20 đến 99, bạn chỉ cần thêm số hàng chục, số 十 (Shí, nghĩa là "mươi") và số lẻ ở phía sau. Công thức như sau:
Số hàng chục + 十 (Shí) + Số lẻ (nếu có)
Số
Chữ Hán
Phiên âm
Nghĩa Hán Việt
20
二十
Èrshí
Nhị thập
26
二十六
Èrshíliù
Nhị thập lục
34
三十四
Sānshísì
Tam thập tứ
49
四十九
Sìshíjiǔ
Tứ thập cửu
80
四十九
Bāshí
Bát thập
Nhớ rằng, từ 十 (Shí) chỉ biểu thị "mươi" trong số hàng chục. Việc nắm rõ cách ghép này sẽ giúp bạn dễ dàng đọc được các số lớn hơn một cách chính xác.
Cách đếm số tiếng Trung hàng trăm đến hàng tỷ
Dưới đây là các quy tắc và ví dụ chi tiết để giúp bạn hiểu cách đọc số đếm tiếng Trung từ hàng trăm đến hàng tỷ.
Cách đọc số đếm từ 100 đến 999
Khi học số đếm hàng trăm trong tiếng Trung, bạn cần ghi nhớ từ vựng mới 百 (bǎi) nghĩa là "trăm". Công thức như sau:
Số từ 1 đến 9 + 百 (bǎi)
Trường hợp đặc biệt: Các số từ 100 đến 109 luôn cần thêm từ 零 (líng), nghĩa là "lẻ".
Ví dụ:
100 = 1 (Yī) + hàng trăm (bǎi) = yībǎi
102 = 1 (Yī) + hàng trăm (bǎi) + lẻ (líng) + 2 (èr) = yībǎi líng èr
Trường hợp từ 110 đến 999: Bạn chỉ cần dọc theo thứ tự hàng trăm → hàng chục → số lẻ.
Cách đếm số từ 100 đến 999 trong tiếng Trung
Ví dụ:
110 = 1 (Yī) + hàng trăm (bǎi) + 1 (Yī) + hàng chục (shí) = yībǎi yī shí
455 = 4 (Sì) + hàng trăm (bǎi) + 5 (Wǔ) + hàng chục (shí) + 5 (Wǔ) = sìbǎi wǔshíwǔ
Cách đọc số đếm hàng nghìn
Trong tiếng Trung, từ vựng để chỉ hàng nghìn là 千 (qiān). Công thức:
Số từ 1 đến 9 + 千 (qiān)
Ví dụ:
Số 4000 (四千) /Sìqiān/.
Số 5678 (五千六百七十八): /Wǔqiān liùbǎi qīshíbā/.
Số 1000 (一千) / Yīqiān/.
Số 1998 (一千九百九十八) /Yīqiān jiǔbǎi jiǔshíbā/.
Số 3678 (三千六百七十八) /Sānqiān liùbǎi qīshíbā/.
Cách đếm số đếm đến hàng nghìn trong tiếng Trung
Cách đọc số đếm hàng chục nghìn
Hàng chục nghìn trong tiếng Trung sử dụng từ 万 (wàn), nghĩa là "vạn". Công thức:
Số từ 1 đến 9 + 万 (wàn)
Ví dụ:
Số 50.000 (五万) /Wǔ wàn/.
số 10.000 (一万) /Yī wàn/.
Số 23491 (二万三千四百九十一) /Èr wàn sānqiān sìbǎi jiǔshíyī/.
Số 29.999 (两万九千九百九十九) /Liǎng wàn jiǔqiān jiǔbǎi jiǔshíjiǔ/.
Số 34.948 (三万四千九百四十八) /Sān wàn sìqiān jiǔbǎi sìshíbā/.
Cách đếm số đếm hàng chục nghìn trong tiếng Trung
Cách đọc số đếm hàng trăm nghìn
Số hàng trăm nghìn vẫn sử dụng từ 万 (wàn). Công thức:
Số từ 1 đến 9 + 万 (wàn)
Ví dụ:
Số 600.000 (六十万) /Liùshí wàn/.
Số 800.000 (八十万) /Bāshí wàn/.
Số 125.444 (十二万五千四百四十四) /Shí’èr wàn wǔqiān sìbǎi ssìshísì.
Số 220.038 (二十二万零三十八) /Èrshí’èr wàn líng sānshíbā/.
Số 184.000 (十八万四千) /Shíbā wàn sìqiān/.
Cách đếm số hàng trăm nghìn trong tiếng Trung Quốc
Cách đọc số đếm hàng triệu
Hàng triệu trong tiếng Trung vẫn dựa vào từ 万 (wàn) nhưng đọc kèm số lớn hơn.
Ví dụ:
Số 7.0000.000 (七百万) /Qībǎi wàn/.
Số 9.876.543 (九百八十七万六千五百四十三) /Jiǔbǎi bāshíqī wàn liùqiān wǔbǎi sìshísān/
Số 1.065.000 (一百零六万五) /Yībǎi líng liù wàn wǔ/.
Cách đọc số đếm hàng triệu trong tiếng Trung
Cách đọc số đếm hàng tỷ
Hàng tỷ trong tiếng Trung dùng từ 亿 (yì).
Ví dụ:
Số 3.000.000.000 (三十亿) /Sānshí yì/.
Số 13.078.923.456 (一百三十亿七千八百九十二万三千四百五十六) /Yībǎi sānshí yì qīqiān bābǎi jiǔshí’èr wàn sānqiān sìbǎi wǔsshíliù/.
Cách đếm số đếm hàng tỷ trong tiếng Trung là dùng từ 亿
Cách đọc số lẻ, phân số, phần trăm trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung, việc nắm vững cách đọc số lẻ, phân số và phần trăm là một phần không thể thiếu để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày hoặc học tập. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng dạng, giúp bạn hiểu và áp dụng một cách dễ dàng.
Cách đọc số lẻ trong tiếng Trung
Số lẻ, hay còn gọi là số thập phân, được đọc bằng cách kết hợp phần nguyên và phần thập phân. Đầu tiên, bạn đọc phần nguyên, tiếp theo sử dụng từ “点” (diǎn) để biểu thị dấu chấm thập phân, sau đó đọc từng chữ số trong phần thập phân.
Ví dụ:
Số 3,14 (三点一四 ) /sān diǎn yī sì/.
Số 7,89 (七点八九) /qī diǎn bā jiǔ/.
Số 0,56 (零点五六 ) /líng diǎn wǔ liù/.
Số 12,34 (十二点三四) /shí’èr diǎn sān sì/.
Thêm 点 để biểu thị dấu chấm thập phân
Cách đọc phân số trong tiếng Trung
Phân số trong tiếng Trung sử dụng cấu trúc đặc biệt với từ “分之” (fēn zhī). Từ này đóng vai trò nối giữa tử số và mẫu số, nhưng cách đọc được đảo ngược: mẫu số được đọc trước, tử số đọc sau.
Ví dụ:
Phân số ½ (二分之一) /èr fēn zhī yī/ được hiểu là một phần của hai.
Phân số ¾ (四分之三) /sì fēn zhī sān/.
Phân số ⅚ (六分之五) /liù fēn zhī wǔ/.
Để đọc phân số trong tiếng Trung ta thêm 分之 để kết nối giữa mẫu số và tử số
Cách đọc phần trăm trong tiếng Trung
Khi đọc phần trăm, tiếng Trung sử dụng cụm từ “百分之” (bǎi fēn zhī) để diễn tả. Cách đọc bắt đầu bằng giá trị phần trăm, tiếp theo là từ “百分之” và cuối cùng là số cụ thể.
Ví dụ:
Số 50% (百分之五十) /bǎi fēn zhī wǔ shí/.
Số 75% (百分之七十五) /bǎi fēn zhī qī shí wǔ/.
Số 100% (百分之一百) /bǎi fēn zhī yī bǎi/.
Số 25.5% (百分之二十五点五) /bǎi fēn zhī èr shí wǔ diǎn wǔ/.
Cách đọc phần trăm trong tiếng Trung
Cách đọc số điện thoại Trung Quốc
Số điện thoại Trung Quốc thường có 11 chữ số và được chia thành ba phần: mã vùng (3 số đầu), cụm giữa (4 số), và cụm cuối (4 số). Nguyên tắc đọc là đọc từng số một theo thứ tự từng nhóm.
Ví dụ: Số điện thoại 138 0012 3456 sẽ được đọc như sau:
Mã vùng 138: 一三八 (yī sān bā)
Cụm giữa 0012: 零零一二 (líng líng yī èr)
Cụm cuối 3456: 三四五六 (sān sì wǔ liù)
Lưu ý đặc biệt:
Số 0 (零, líng) thường được đọc tách rời, nhưng trong giao tiếp hàng ngày, người bản địa có thể nói liền các số để nhanh hơn.
Các cụm số thường được chia nhóm 3-4 để dễ nhớ và thuận tiện hơn trong thực tế.
Hướng dẫn cách đọc số điện thoại Trung Quốc
Cách đọc địa chỉ nhà trong tiếng Trung
Địa chỉ trong tiếng Trung được sắp xếp từ lớn đến bé, khác với tiếng Việt. Trật tự bắt đầu từ quốc gia, tỉnh/thành phố, quận/huyện, đường phố, số nhà, và cuối cùng là căn hộ (nếu có).
Ví dụ: Địa chỉ: Số 15, Đường Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam. Trong tiếng Trung: 越南,河内市,二征夫人郡,红梅路15号 (Yuènán, Hénèi shì, Èrzhēng fūrén qū, Hóngméi lù 15 hào)
Một số từ vựng quan trọng:
国家 (guójiā): Quốc gia
省 (shěng): Tỉnh
市 (shì): Thành phố
区 (qū): Quận/Huyện
路 (lù): Đường
号 (hào): Số nhà
楼 (lóu): Tòa nhà
室 (shì): Căn hộ
Ở Trung Quốc, người ta đọc địa chỉ nhà theo thứ tự từ lớn đến bé
Cách nói tuổi trong tiếng Trung
Cách nói tuổi trong tiếng Trung rất đơn giản, chỉ cần kết hợp số đếm với từ “岁” (suì) để chỉ tuổi.
Cấu trúc chung: [Số tuổi] + 岁 (suì)
Ví dụ:
1 tuổi: 一岁 (yī suì)
23 tuổi: 二十三岁 (èr shí sān suì)
Cháu trai tôi 2 tuổi: 我的侄子今年两岁了 (Wǒ de zhízi jīnnián liǎng suì le)
Tôi 88 tuổi: 我今年八十八岁了 (Wǒ jīnnián bā shí bā suì le)
Lưu ý quan trọng:
Số 2 trong tiếng Trung có hai cách đọc là “二” (èr) và “两” (liǎng). Khi biểu thị số lượng hoặc đứng trước đơn vị như tuổi, người ta dùng “两” thay vì “二”. Ví dụ: 两岁 (liǎng suì) thay vì 二岁 (èr suì).
Trong giao tiếp hàng ngày, cách nói tuổi thường kèm thêm cụm “今年” (jīnnián) để nói về tuổi ở thời điểm hiện tại.
Cách nói tuổi trong tiếng Trung quốc có công thức chung đơn giản
Những quy tắc cần lưu ý khi đọc số đếm tiếng Trung
Để nói chuyện trôi chảy và giảm thiểu lỗi sai khi học số đếm tiếng Trung, việc luyện tập thường xuyên là yếu tố không thể thiếu. Hãy tập trung ghi nhớ các cụm từ số đếm đã học và áp dụng vào các tình huống giao tiếp thực tế. Học cách phát âm đúng và làm quen với ngữ điệu sẽ giúp bạn giao tiếp tự nhiên hơn với người bản xứ.
Một phương pháp hiệu quả để bắt đầu là học thuộc 100 từ vựng tiếng Trung cơ bản. Đây là bước nền tảng quan trọng giúp bạn tiếp cận ngôn ngữ một cách dễ dàng. Để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn nên kết hợp các phương pháp ghi nhớ hiện đại và luyện tập đều đặn.
Ngoài ra, các công cụ học tập có tính năng nhắc nhở ôn tập định kỳ dựa trên thuật toán ghi nhớ cũng rất hữu ích. Các bài học thực tế và hệ thống phản xạ theo tình huống sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng đọc số đếm một cách chuẩn xác. Sự kiên trì và thực hành hàng ngày chính là chìa khóa giúp bạn làm chủ các quy tắc đọc số đếm trong tiếng Trung.
Tổng kết
Số đếm tiếng Trung không chỉ là nền tảng trong việc học ngôn ngữ mà còn mở ra cánh cửa giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày. Từ cách đọc số cơ bản như 0 đến 10, các số hàng trăm, đến cách nói tuổi, đọc số điện thoại hay địa chỉ, mỗi kiến thức đều mang lại giá trị thiết thực. Hãy kiên trì luyện tập và áp dụng ngay vào thực tế để biến số đếm tiếng Trung trở thành công cụ đắc lực trên hành trình chinh phục ngôn ngữ này.
Hướng dẫn nói xin chào tiếng Trung thông dụng nhất
Biết cách nói xin chào tiếng Trung là bước cơ bản nhưng rất quan trọng trong việc học và sử dụng ngôn ngữ này. Lời chào không chỉ thể hiện phép lịch sự mà còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp. Qua bài viết này, Unica sẽ cung cấp các mẫu câu chào hỏi đa dạng theo thời gian, đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, giúp bạn ứng dụng linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc.
Văn hóa chào hỏi tại Trung Quốc
Ở Trung Quốc, hành động thường có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn lời nói. Các cử chỉ chào hỏi không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp tạo ấn tượng tốt khi giao tiếp. Dưới đây là một số cử chỉ phổ biến bạn có thể sử dụng để chào hỏi người Trung Quốc:
Gật đầu
Khi chào hỏi, một cái gật đầu nhẹ nhàng kèm theo nụ cười ấm áp là cách thể hiện sự thân thiện và tôn trọng. Đây là cách chào hỏi phổ biến và lịch sự, thích hợp trong hầu hết các tình huống, từ gặp gỡ bạn bè đến giao tiếp trong công việc. Bạn cũng có thể chỉ cần gật đầu nhẹ khi đi ngang qua một người quen biết để chào hỏi.
Bắt tay
Mặc dù người Trung Quốc truyền thống ít khi bắt tay, nhưng cử chỉ này đã trở nên phổ biến, đặc biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế. Trong các cuộc họp hay khi giao tiếp với đối tác nước ngoài, người Trung Quốc có thể quen với việc bắt tay như một cách để thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng.
Không chỉ có lời chào mà ở Trung Quốc còn kết hợp sử dụng cả những cử chỉ phổ biến như gật đầu, bắt tay, cúi đầu,..
Cúi đầu
Cúi đầu chào là cử chỉ chỉ sử dụng trong những dịp trang trọng, đòi hỏi sự kính trọng cao. Cử chỉ này thường không được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nó rất quan trọng trong các sự kiện chính thức hoặc khi gặp gỡ những người có địa vị cao hơn. Cúi chào từ vai và cúi thấp hơn khi chào các bậc trưởng bối hoặc người có vị trí cao trong xã hội.
Vẫy tay
Giống như trong nhiều nền văn hóa khác, vẫy tay là một cách chào hỏi quen thuộc ở Trung Quốc, nhưng chỉ nên sử dụng với những người bạn quen biết hoặc có địa vị tương đồng. Việc vẫy tay được xem là cử chỉ thân mật, vì vậy bạn không nên vẫy tay với những người có vị trí cao hơn như sếp hoặc giáo viên.
Một số từ vựng để nói xin chào tiếng Trung
Để có thể giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Trung, việc nắm vững các từ vựng chào hỏi cơ bản là vô cùng cần thiết. Vậy "xin chào tiếng Trung" nói như thế nào và đâu là những từ phổ biến trong chủ đề này? Dưới đây là danh sách từ vựng thường gặp khi chào hỏi trong tiếng Trung, giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Hán tự
Phiên âm
Nghĩa tiếng Việt
你好
Nǐhǎo
Xin chào
早上
Zǎoshang
Buổi sáng
下午
Xiàwǔ
Buổi chiều
晚上
Wǎnshang
Buổi tối
很
Hěn
Rất (như rất vui, rất khỏe,..)
高兴
Gāoxìng
Vui vẻ, hạnh phúc
认识
Rènshi
Quen biết, gặp mặt
也
Yě
Cũng
再见
Zàijiàn
Tạm biệt
谢谢
Xièxie
Cảm ơn
对不起
Duìbuqǐ
Xin lỗi
不客气
Bú kèqi
Không có gì (Đừng khách sáo)
没关系
Méiguānxi
Không sao, không vấn đề gì
Một số từ vựng xin chào ở Trung Quốc
Tổng hợp những mẫu câu nói xin chào tiếng Trung
Mẫu câu xin chào tiếng Trung cơ bản
Trong tiếng Trung, cấu trúc chào hỏi thường tuân theo mô hình: Đại từ nhân xưng/Tên riêng + 好 (hǎo) – Nghĩa là chúc ai đó tốt đẹp, khỏe mạnh.
Một số câu chào hỏi phổ biến là
Hán tự
Phiên âm
Nghĩa tiếng Việt
你好
Nǐ hǎo
Chào bạn/Xin chào
您好
Nín hǎo
Chào ngài (thể hiện sự lịch sự)
你们好
Nǐmen hǎo
Chào mọi người
大家好
Dàjiā hǎo
chào cả nhà
妈妈好
Māma hǎo
chào mẹ
阿姨好
Āyí hǎo
Chào dì
老师好
Lǎoshī hǎo
Chào thầy/Chào cô
王老师好
Wáng lǎoshī hǎo
Chào thầy Vương
Lưu ý: Để chào hỏi ai đó bằng tên, bạn chỉ cần thay thế đại từ nhân xưng bằng tên riêng + 好. Ví dụ: Lý tiên sinh hǎo (李先生好).
Mẫu câu xin chào tiếng Trung theo thời gian trong ngày
Bên cạnh việc chào hỏi thông thường, người Trung Quốc cũng chào hỏi theo các mốc thời gian trong ngành giống trong tiếng Anh.
Hán tự
Phiên âm
Nghĩa tiếng Việt
早上好
Zǎoshang hǎo
Chào buổi sáng
中午好
Zhōngwǔ hǎo
Chào buổi trưa
下午好
Xiàwǔ hǎo
Chào buổi chiều
晚上好
Wǎnshang hǎo
Chào buổi tối
Ở Trung Quốc cũng có những câu chào tương ứng với thời gian trong ngày
Mẫu câu xin chào tiếng Trung khách sáo
Trong giao tiếp tiếng Trung, những câu nói khách sáo khi chào hỏi thể hiện sự lịch sự, tôn trọng và giúp cuộc trò chuyện trở nên thân thiện hơn. Dưới đây là một số mẫu câu thông dụng:
Hán tự
Phiên âm
Nghĩa tiếng Việt
认识你我很高兴
Rènshi nǐ wǒ hěn gāoxìng
Rất vui được gặp bạn
遇到你是我的荣幸
Yùdào nǐ shì wǒ de róngxìng
Gặp bạn là vinh dự của tôi
真巧啊 / 这么巧
Zhēn qiǎo a / Zhème qiǎo
Thật trùng hợp
真有缘分
Zhēn yǒu yuánfèn
Thật có duyên
不见不散
Bùjiàn bú sàn
Không gặp không về
别害羞
Bié hàixiū
Đừng ngại nhé
好久不见
Hǎojiǔ bùjiàn
Lâu lắm không gặp
Lưu ý: Những câu nói khách sáo trong tiếng Trung thường được sử dụng trong các buổi gặp mặt lần đầu hoặc các tình huống xã giao nhằm thể hiện sự tôn trọng và phép lịch sự. Khi sử dụng đúng cách, chúng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp.
Mẫu câu xin chào tiếng Trung theo các đối tượng nhất định
Khi chào hỏi bằng tiếng Trung, cách diễn đạt có thể thay đổi tùy vào đối tượng giao tiếp để thể hiện sự tôn trọng và phù hợp với ngữ cảnh. Dưới đây là một số mẫu câu thông dụng:
Chào bạn bè, người thân:
你好 (Nǐ hǎo) – Xin chào.
你们好 (Nǐmen hǎo) – Chào mọi người.
Chào người lớn tuổi, người có địa vị cao:
您好 (Nín hǎo) – Chào ngài/bác (lịch sự).
王老师好 (Wáng lǎoshī hǎo) – Chào thầy Vương.
Chào trong gia đình:
妈妈好 (Māma hǎo) – Chào mẹ.
爷爷好 (Yéye hǎo) – Chào ông nội.
Chào trong môi trường học tập và làm việc:
老师好 (Lǎoshī hǎo) – Chào thầy/cô giáo.
经理好 (Jīnglǐ hǎo) – Chào giám đốc.
Lưu ý: Khi giao tiếp với người lớn tuổi hoặc trong môi trường trang trọng, nên dùng Nín hǎo (您好) để thể hiện sự tôn trọng cao hơn.
Ở Trung Quốc đối với các đối tượng khác nhau cũng sẽ có lời chào khác nhau
Mẫu câu xin chào tiếng Trung qua các câu hỏi thăm
Ngoài những lời chào thông thường, người Trung Quốc thường kết hợp câu chào với các câu hỏi thăm sức khỏe hoặc tình trạng đối phương để thể hiện sự quan tâm:
Câu chào hỏi sức khỏe:
你最近怎么样? (Nǐ zuìjìn zěnmeyàng?) – Dạo này bạn thế nào?
你身体好吗? (Nǐ shēntǐ hǎo ma?) – Bạn có khỏe không?
Câu chào hỏi công việc:
工作顺利吗? (Gōngzuò shùnlì ma?) – Công việc thuận lợi chứ?
你今天忙吗? (Nǐ jīntiān máng ma?) – Hôm nay bạn bận không?
Câu hỏi thăm cuộc sống:
最近有什么新鲜事吗? (Zuìjìn yǒu shénme xīnxiān shì ma?) – Gần đây có gì mới không?
吃饭了吗? (Chīfàn le ma?) – Bạn đã ăn chưa?
Lưu ý: Trong văn hóa Trung Quốc, câu hỏi “Bạn đã ăn chưa?” (吃饭了吗?) là một cách chào hỏi phổ biến, thể hiện sự quan tâm đến đối phương chứ không nhất thiết để hỏi về bữa ăn. Việc sử dụng các mẫu câu chào hỏi linh hoạt sẽ giúp bạn giao tiếp tự nhiên và để lại ấn tượng tốt trong mắt người bản xứ.
Mẫu câu xin chào tiếng Trung bằng câu hỏi thăm
Trong giao tiếp hàng ngày, người Trung Quốc thường sử dụng các câu hỏi thăm để bày tỏ sự quan tâm và lịch sự. Dưới đây là những mẫu câu hỏi thăm phổ biến bằng tiếng Trung:
Hán tự
Phiên âm
Tiếng Việt
你好吗?
Nǐ hǎo ma
Bạn có khỏe không?
您好吗?
Nín hǎo ma
Ngài có khỏe không?
你怎么样?
Nǐ zěnme yàng
Dạo này bạn thế nào?
最近你怎么样?
Zuìjìn nǐ zěnme yàng
Dạo này bạn thế nào rồi?
最近好吗?
Zuìjìn hǎo ma
Dạo này ổn không?
吃了吗?
Chīle ma
Ăn gì chưa?
吃过饭吗?
Chīguò fàn ma
Đã ăn cơm chưa?
你吃了吗?
Nǐ chī le ma
Bạn ăn gì chưa?
干嘛呢?
Gàn ma ne
Đang làm gì đấy?
去哪儿?
Qù nǎ’er
Đi dâu đấy? (Thường dùng khi gặp ai đang di chuyển hoặc sắp đi đâu đó)
去做什么?
Qù zuò shénme
Đang định làm gì? (Hỏi về dự định sắp tới, mang tính thân mật và gần gũi)
Lưu ý:
Các câu chào hỏi trên có thể kết hợp với các câu như "你呢?" (Nǐ ne?) – Còn bạn thì sao? để duy trì cuộc hội thoại.
Trong giao tiếp hằng ngày, người Trung Quốc thường dùng những câu hỏi thăm nhẹ nhàng thay vì các câu hỏi sức khỏe trực tiếp.
Câu chào hỏi 你吃了吗?bạn có thể đáp lại là 吃了
Mẫu câu xin chào tiếng Trung khác
Dưới đây là một số cách nói "Xin chào" tiếng Trung trong các tình huống khác nhau, giúp bạn thể hiện sự quan tâm, thân mật hoặc lịch sự khi giao tiếp:
Hán tự
Phiên âm
Tiếng Việt
喂
Wèi
Alo (Thường dùng khi gọi điện thoại hoặc trả lời điện thoại)
你也来了!
Nǐ yě láile!
Bạn cũng đến này! (Chào hỏi thân mật khi tình cờ gặp ai khác)
你怎么在这里?
Nǐ zěnme zài zhèlǐ
Làm sao bạn lại ở đây? (Chào hỏi thân mật khi bất ngờ gặp ở một địa điểm)
Lưu ý: Những câu trên không chỉ đơn thuần là cách chào hỏi mà còn thể hiện sự vui mừng và thân mật trong các tình huống giao tiếp.
Tổng hợp mẫu hội thoại xin chào tiếng Trung thường gặp
Xin chào là một trong những câu giao tiếp cơ bản và quan trọng khi học tiếng Trung. Dưới đây, Unica sẽ giới thiệu các mẫu hội thoại xin chào trong tiếng Trung được sử dụng phổ biến trong nhiều tình huống khác nhau.
Hội thoại thân mật giữa bạn bè bằng tiếng Trung
Khi gặp gỡ bạn bè, bạn sẽ sử dụng những mẫu câu xin chào thân mật và gần gũi. Dưới đây là một ví dụ về cách chào hỏi giữa bạn bè trong tiếng Trung:
A: 你好! 好久不见! /Nǐ hǎo! Hǎojiǔ bùjiàn!/ - Xin chào! Lâu rồi không gặp!
B: 你好! 我也很久没见你了! 最近怎么样? /Nǐ hǎo! Wǒ yě hěn jiǔ méi jiàn nǐ le! Zuìjìn zěnme yàng?/ - Xin chào! Mình cũng lâu rồi không gặp bạn! Dạo này bạn thế nào?
A: 一切都好,谢谢! /Yīqiè dōu hǎo, xièxiè!/ - Mọi thứ đều ổn, cảm ơn bạn!.
B: 很高兴听到这个! /Hěn gāoxìng tīngdào zhège!/ - Rất vui khi nghe điều này!
Trong hội thoại này, các từ như "你好" (Nǐ hǎo - Xin chào) và "好久不见" (Hǎojiǔ bùjiàn - Lâu rồi không gặp) là những câu chào hỏi thân mật thường dùng giữa bạn bè. Câu hỏi thăm "最近怎么样?" (Zuìjìn zěnme yàng? - Dạo này thế nào?) là cách để tiếp tục cuộc trò chuyện.
Hội thoại trang trọng tại nơi làm việc bằng tiếng Trung
Khi giao tiếp tại nơi làm việc, bạn cần sử dụng những câu xin chào trang trọng và lịch sự. Dưới đây là một ví dụ về hội thoại trang trọng trong môi trường công sở:
A: 您好,王经理。今天工作怎么样? /Nín hǎo, Wáng jīnglǐ. Jīntiān gōngzuò zěnme yàng?/ - Xin chào, Giám đốc Vương. Hôm nay công việc thế nào?
B: 您好,李先生。今天还不错,谢谢! /Nín hǎo, Lǐ xiānshēng. Jīntiān hái bùcuò, xièxiè!/ - Xin chào, ông Lý. Hôm nay cũng ổn, cảm ơn!
A: 工作顺利,谢谢您的辛勤工作! /Gōngzuò shùnlì, xièxiè nín de xīnqín gōngzuò!/ - Chúc công việc thuận lợi, cảm ơn công sức làm việc của bạn!
B: 不客气,我们一起努力。/Bù kèqi, wǒmen yīqǐ nǔlì./ - Không có gì, chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng.
Ở đây, "您好" (Nín hǎo - Xin chào) là cách chào trang trọng được sử dụng trong các tình huống công sở, thể hiện sự tôn trọng đối với cấp trên hoặc đối tác.
Bạn cần chú ý đến ngữ cảnh để lựa chọn lời chào hỏi cho phù hợp
Hội thoại tiếng Trung trên điện thoại
A: 喂,您好! 是李小姐吗? /Wèi, Nín hǎo! Shì Lǐ xiǎojiě ma?/ - Alo, xin chào! Có phải là cô Lý không?
B: 是的,您好吗? /Shì de, nín hǎo ma?/ - Đúng vậy, bạn khỏe không?
A: 我很好,谢谢。您最近怎么样? /Wǒ hěn hǎo, xièxiè. Nín zuìjìn zěnme yàng?/ - Tôi rất khỏe, cảm ơn. Dạo này bạn thế nào?
Câu chào "喂" (Wèi - Alo) thường được dùng khi nhận điện thoại, và sau đó sẽ là các câu hỏi thăm như "您好吗?" (Nín hǎo ma? - Bạn có khỏe không?) trong cuộc trò chuyện qua điện thoại.
Lưu ý khi chào hỏi bằng tiếng Trung
Khi chào hỏi bằng tiếng Trung, ngoài việc hiểu được phiên âm và chữ viết của các câu xin chào, bạn cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng để giao tiếp hiệu quả và gây ấn tượng tốt với người đối diện:
Đúng ngữ cảnh là yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp. Việc lựa chọn câu chào phù hợp với từng thời điểm trong ngày hoặc tình huống giao tiếp sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt ngay từ ban đầu. Ví dụ, bạn không nên sử dụng câu chào buổi sáng để nói vào buổi chiều, hoặc ngược lại. Nếu không chắc chắn, bạn có thể sử dụng các câu chào chung chung như 认识你我很高兴 (Rất vui khi gặp cậu) để thể hiện sự thân thiện và lịch sự.
Câu nói tự nhiên không chỉ giúp mối quan hệ của bạn tiến triển mà còn tạo ra một không khí giao tiếp thoải mái và dễ chịu. Thay vì chỉ nói một câu chào đơn giản như 挺好的 (Rất tốt), bạn có thể dùng câu như 好久不见了 (Lâu rồi không gặp) để thể hiện sự thân mật và gần gũi hơn. Việc lựa chọn những câu nói tự nhiên sẽ khiến bạn tạo được sự kết nối sâu sắc và tạo ấn tượng tốt với người nghe.
Tổng kết
Việc sử dụng thành thạo các mẫu câu xin chào tiếng Trung sẽ giúp bạn mở đầu cuộc trò chuyện một cách lịch sự và chuyên nghiệp hơn. Việc luyện tập thường xuyên để cải thiện kỹ năng giao tiếp, từ những mẫu câu cơ bản đến phức tạp. Bên cạnh đó, nắm bắt rõ từng ngữ cảnh sử dụng sẽ giúp bạn tránh những sai sót không đáng có, tạo ấn tượng tốt với người đối diện và xây dựng mối quan hệ giao tiếp hiệu quả trong học tập cũng như công việc.
Tổng hợp từ vựng HSK 3 có file PDF và ví dụ đầy đủ
Việc ghi nhớ và sử dụng thành thạo từ vựng HSK 3 là một thử thách lớn đối với nhiều người học tiếng Trung. Để hỗ trợ quá trình ôn luyện của bạn, Unica đã tổng hợp danh sách từ vựng HSK 3 đầy đủ theo quy định mới nhất, kèm theo ví dụ minh họa thực tế. Đây sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn nâng cao khả năng ngôn ngữ và tự tin bước vào kỳ thi HSK 3
HSK 3 có bao nhiêu từ vựng?
Để đạt được chứng chỉ HSK 3, bạn cần nắm vững khoảng 600 từ vựng. Cụ thể, HSK 1 yêu cầu 150 từ vựng; HSK 2 cần 300 từ, bao gồm 150 từ từ cấp độ 1 và bổ sung thêm 150 từ mới. Đối với HSK 3, bạn sẽ cần tổng cộng 600 từ vựng, bao gồm 300 từ của cấp 1 và cấp 2, cùng với 300 từ bổ sung.
Do đó, để chinh phục HSK 3 thành công, bạn cần học và ghi nhớ tổng cộng 600 từ vựng.
Người học cần phải nắm được 600 từ vựng để đủ trình độ HSK 3
Tổng hợp từ vựng HSK 3 trong tiếng Trung
Để chinh phục kỳ thi HSK 3, việc nắm vững từ vựng là yếu tố then chốt giúp bạn thành công. Với tổng cộng 600 từ vựng, bao gồm cả những từ đã học ở HSK 1 và HSK 2, người học cần hệ thống lại kiến thức và bổ sung thêm từ mới. Dưới đây là danh sách từ vựng HSK 3 trong tiếng Trung được tổng hợp đầy đủ, giúp bạn dễ dàng tra cứu và ôn tập.
Tiếng Hán
Phiên âm
Từ loại
Nghĩa
Ví dụ
阿姨
āyí
Danh từ
Dì, cô (ruột)
这是我的阿姨。 (Đây là dì của tôi.)
啊
a
Thán từ
A, ồ, ờ (dùng để biểu lộ cảm xúc)
啊,我明白了。 (A, tôi hiểu rồi.)
矮
ǎi
Tính từ
Thấp
他很矮。 (Anh ấy rất thấp.)
爱好
àihào
Danh từ
Sở thích
他的爱好是唱歌。 (Sở thích của anh ấy là hát.)
安静
ānjìng
Tính từ
Yên tĩnh
教室里很安静。 (Phòng học rất yên tĩnh.)
把
bǎ
Giới từ
(Dùng trước danh từ để chỉ đối tượng của động từ
把书放在桌子上。 (Đặt quyển sách lên bàn.)
班
bān
Danh từ
Lớp, tổ
我在三班。 (Tôi ở lớp 3.)
搬
bān
Động từ
Di chuyển, dời
他搬到新房子里去了。 (Anh ấy chuyển đến nhà mới.)
半
bàn
Lượng từ
Nửa
一半 (Một nửa)
办法
bànfǎ
Danh từ
Cách, phương pháp
我找不到办法解决这个问题。 (Tôi không tìm ra cách giải quyết vấn đề này.)
办公室
bàngōngshì
Danh từ
Văn phòng
我在公司办公室工作。(Tôi làm việc ở văn phòng công ty)
帮忙
bāngmáng
Động từ
Giúp đỡ
能帮我一个忙吗? (Bạn có thể giúp tôi một chút được không?)
包
bāo
Danh từ
Bao, gói
我买了一个包子。(Tôi mua một cái bánh bao)
饱
bǎo
Tính từ
No
我已经吃饱了。(Tôi đã ăn no rồi)
北方
běifāng
Danh từ
Phương Bắc
北京在北方. (Bắc Kinh ở miền Bắc)
被
bèi
Giới từ
Bị (trong câu bị động)
书被我放在桌子上。(Quyển sách được tôi đặt trên bàn)
比较
bǐjiào
Động từ/Trạng từ
So sánh
这两个苹果,我比较喜欢这个红的. (Hai quả táo này, tôi thích quả đỏ hơn)
比赛
bǐsài
Danh từ
Cuộc thi
我们学校要举办一场篮球比赛。(Trường chúng tôi sắp tổ chức một trận đấu bóng rổ).
必须
bìxū
Phó từ
Phải, nhất định
你必须按时完成作业。(Bạn phải hoàn thành bài tập đúng giờ)
变化
biànhuà
Động từ
Thay đổi
天气变化无常。(Thời tiết thay đổi thất thường)
表示
biǎoshì
Động từ
Biểu thị
他用微笑表示同意。(Anh ấy dùng nụ cười để biểu thị sự đồng ý)
表演
biǎoyǎn
Động từ
Biểu diễn
他们将在晚会上表演节目。(Họ sẽ biểu diễn chương trình vào buổi tối)
别人
biérén
Danh từ
Người khác
不要打扰别人。(Đừng làm phiền người khác)
宾馆
bīngguǎn
Danh từ
Khách sạn
我们住在这家宾馆 (Chúng tôi ở khách sạn này)
冰箱
bīngxiāng
Danh từ
Tủ lạnh
我把牛奶放在冰箱里。(Tôi để sữa vào tủ lạnh)
才
cái
Phó từ
Mới, vừa mới
我才吃了饭。(Tôi mới ăn cơm xong)
菜单
càidān
Danh từ
Thực đơn
你想点什么菜?请看菜单。(Bạn muốn gọi món gì? Xin mời xem thực đơn)
参加
cānjiā
Động từ
Tham gia
我要参加这次会议。(Tôi sẽ tham gia cuộc họp này)
草
cǎo
Danh từ
Cỏ
小草绿油油的。(Có xanh mơn mởn)
层
céng
Danh từ
Tầng, lớp
我家住在五层。(Nhà tôi ở tầng 5)
差
chà
Động từ/Tính từ
Kém, thiếu
我的数学成绩很差。
(Điểm toán của tôi rất kém.)
超市
chāoshì
Danh từ
Siêu thị
我们去超市买点水果吧。
(Chúng ta đi siêu thị mua ít trái cây nhé.)
衬衫
chènshān
Danh từ
Áo sơ mi
他今天穿了一件白色的衬衫。( Hôm nay anh ấy mặc một chiếc áo sơ mi trắng.)
成绩
chéngjì
Danh từ
Thành tích, kết quả
他的考试成绩很好。(Kết quả thi của cậu ấy rất tốt.)
城市
chéngshì
Danh từ
Thành phố
这个城市很美丽。(Thành phố này rất đẹp.)
迟到
chídào
Động từ
Đến muộn
今天我上课迟到了。
(Hôm nay tôi đi học muộn.)
出现
chūxiàn
Động từ
Xuất hiện
他突然出现在门口。
(Anh ấy đột nhiên xuất hiện trước cửa.)
厨房
chúfáng
Danh từ
Nhà bếp
我妈妈正在厨房做饭。
(Mẹ tôi đang nấu ăn trong bếp.)
除了
chúle
Giới từ
Ngoài ra
除了汉语,我还会说英语。 (Ngoài tiếng Trung, tôi còn biết nói tiếng Anh.)
春
chūn
Danh từ
Mùa xuân
春天是一个美丽的季节。 (Mùa xuân là một mùa đẹp.)
词语
cíyǔ
Danh từ
Từ ngữ
这个词语是什么意思?(Từ ngữ này có nghĩa là gì?)
聪明
cōngming
Tính từ
Thông minh
她是一个非常聪明的学生。 (Cô ấy là một học sinh rất thông minh.)
打扫
dǎsǎo
Động từ
Quét dọn
我们一起打扫房间吧 (Chúng ta cùng nhau quét dọn phòng nhé.)
打算
dǎsuàn
Động từ
Dự định
你打算明天做什么?
(Bạn dự định ngày mai làm gì?)
带
dài
Động từ
Mang, dẫn
请带上你的雨伞。(Hãy mang theo ô của bạn.)
担心
dānxīn
Động từ
Lo lắng
妈妈担心我的健康。(Mẹ lo lắng cho sức khỏe của tôi.)
蛋糕
dàngāo
Danh từ
Bánh ngọt
今天是我的生日,我买了一个蛋糕。(Hôm nay là sinh nhật tôi, tôi đã mua một chiếc bánh ngọt.)
当然
dāngrán
Phó từ
Đương nhiên
你当然可以参加。(Đương nhiên bạn có thể tham gia.)
地
de
Trợ từ
Trợ từ dùng sau trạng từ
他认真地学习汉语。( Anh ấy học tiếng Trung một cách nghiêm túc.)
灯
dēng
Danh từ
Đèn
请把灯关掉。(Hãy tắt đèn đi.)
低
dī
Tính từ
Thấp
他的声音很低。(Giọng nói của anh ấy rất thấp.)
地方
dìfāng
Danh từ
Địa điểm, nơi chốn
这个地方很美丽。(Địa điểm này rất đẹp.)
地铁
dìtiě
Danh từ
Tàu điện ngầm
我每天坐地铁上班。(Tôi đi làm bằng tàu điện ngầm mỗi ngày.)
地图
dìtú
Danh từ
Bản đồ
你能给我一张地图吗?(Bạn có thể cho tôi một tấm bản đồ không?)
电梯
diàntī
Danh từ
Thang máy
我们乘电梯上去吧。(Chúng ta đi thang máy lên nhé.)
电子邮箱
diànzǐ yóuxiāng
Danh từ
Hộp thư điện tử
请告诉我你的电子邮箱。(Hãy cho tôi biết địa chỉ email của bạn.)
东
dōng
Danh từ
Phía Đông
太阳从东方升起。(Mặt trời mọc từ phía Đông.)
冬
dōng
Danh từ
Mùa đông
冬天很冷。(Mùa đông rất lạnh.)
动物
dòngwù
Danh từ
Động vật
动物园里有很多动物。(Trong sở thú có rất nhiều động vật.)
短
duǎn
Tính từ
Ngắn
这条裙子太短了。(Chiếc váy này quá ngắn.)
段
duàn
Danh từ
Đoạn
这是一段有趣的故事。(Đây là một câu chuyện thú vị.)
锻炼
duànliàn
Động từ
Rèn luyện, tập thể dục
他每天早上锻炼身体。(Anh ấy tập thể dục mỗi sáng.)
多么
duōme
Phó từ
Biết bao, bao nhiêu
这里多么美丽啊!(Nơi này đẹp biết bao!)
饿
è
Tính từ
Đói
我饿了,想吃东西。(Tôi đói rồi, muốn ăn gì đó.)
而且
érqiě
Liên từ
Hơn nữa
他聪明,而且很努力。(Anh ấy thông minh, hơn nữa còn rất chăm chỉ.)
耳朵
ěrduo
Danh từ
Tai
他的耳朵很大。(Tai của anh ấy rất to.)
发烧
fāshāo
Động từ
Phát sốt, bị sốt
我今天发烧了。(Hôm nay tôi bị sốt.)
发现
fāxiàn
Động từ
Phát hiện
我发现了一个新问题。(Tôi phát hiện ra một vấn đề mới.)
方便
fāngbiàn
Tính từ
Thuận tiện
这里买东西很方便。(Mua đồ ở đây rất tiện lợi.)
放
fàng
Động từ
Đặt, để
请把书放在桌子上。(Hãy đặt sách lên bàn.)
放心
fàngxīn
Động từ
Yên tâm
请放心,我会按时完成任务。(Hãy yên tâm, tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.)
分
fēn
Danh từ/Động từ
Phút, chia ra
现在是三点十分。(Bây giờ là ba giờ mười phút.)
附近
fùjìn
Danh từ
Gần đây, lân cận
我家附近有一个超市。(Gần nhà tôi có một siêu thị.)
复习
fùxí
Động từ
Ôn tập
我正在复习明天的考试。(Tôi đang ôn tập cho bài kiểm tra ngày mai.)
干净
gānjìng
Tính từ
Sạch sẽ
这个房间很干净。(Căn phòng này rất sạch sẽ.)
敢
gǎn
Động từ
Dám
他不敢说真话。(Anh ấy không dám nói thật.)
感冒
gǎnmào
Động từ/Danh từ
Cảm, bị cảm
我感冒了,需要休息。(Tôi bị cảm, cần nghỉ ngơi.)
刚才
gāngcái
Danh từ
Vừa nãy
刚才有人找你。(Vừa nãy có người tìm bạn.)
跟
gēn
Giới từ
Cùng, với
我跟他一起去学校。(Tôi đi học cùng anh ấy.)
根据
gēnjù
Giới từ
Căn cứ vào, dựa theo
根据天气预报,明天会下雨。(Theo dự báo thời tiết, ngày mai sẽ mưa.)
更
gèng
Phó từ
Hơn nữa
他比我更高。(Theo dự báo thời tiết, ngày mai sẽ mưa.)
公园
gōngyuán
Danh từ
Công viên
我喜欢去公园散步。(Tôi thích đi dạo trong công viên.)
故事
gùshì
Danh từ
Câu chuyện
这个故事很感人。(Câu chuyện này rất cảm động.)
刮风
guāfēng
Động từ
Nổi gió, gió thổi
今天刮风了,出门小心。(Hôm nay có gió, cẩn thận khi ra ngoài.)
关
guān
Động từ
Đóng, tắt
请关门。(Hãy đóng cửa lại.)
关系
guānxì
Danh từ
Quan hệ
我们的关系很好。(Quan hệ của chúng tôi rất tốt.)
关心
guānxīn
Động từ
Quan tâm
他很关心朋友。(Anh ấy rất quan tâm bạn bè.)
关于
guānyú
Giới từ
Về, liên quan đến
这是关于环境保护的文章。(Đây là bài viết về bảo vệ môi trường.)
国家
guójiā
Danh từ
Quốc gia, đất nước
中国是一个美丽的国家。(Trung Quốc là một đất nước đẹp.)
果汁
guǒzhī
Danh từ
Nước ép trái cây
我喜欢喝橙汁。(Tôi thích uống nước cam.)
过去
guòqù
Danh từ
Quá khứ
过去的事情就让它过去吧。(Hãy để quá khứ trôi qua.)
还是
háishì
Phó từ
Hay là
你想喝茶还是咖啡?(Bạn muốn uống trà hay cà phê?)
害怕
hàipà
Động từ
Sợ hãi, lo sợ
我害怕黑暗。(Tôi sợ bóng tối.)
河
hé
Danh từ
Con sông
长江是一条著名的河。(Trường Giang là một con sông nổi tiếng.)
黑板
hēibǎn
Danh từ
Bảng đen
老师在黑板上写字。(Giáo viên viết chữ trên bảng đen.)
护照
hùzhào
Danh từ
Hộ chiếu
我需要办理护照去旅行。(Giáo viên viết chữ trên bảng đen.)
花
huā
Danh từ/Động từ
Hoa; tiêu tốn (tiền, thời gian)
她喜欢养花。 / 我花了很多钱。(Cô ấy thích trồng hoa. / Tôi đã tiêu rất nhiều tiền.)
花园
huāyuán
Danh từ
Vườn hoa
他们家有一个漂亮的花园。(Nhà họ có một vườn hoa đẹp.)
画
huà
Động từ/Danh từ
Vẽ, bức tranh
她喜欢画画。/ 这幅画很美。(Cô ấy thích vẽ tranh. / Bức tranh này rất đẹp.)
坏
huài
Tính từ
Hỏng, xấu
这台电脑坏了。(Chiếc máy tính này bị hỏng rồi.)
还
hái
Phó từ
Vẫn, còn
他还没回来。(Anh ấy vẫn chưa về.)
环境
huánjìng
Danh từ
Môi trường
这里的环境很好。(Môi trường ở đây rất tốt.)
换
huàn
Động từ
Đổi, thay đổi
我想换一件衣服。(Tôi muốn đổi một bộ quần áo.)
黄
huáng
Tính từ
Màu vàng
她穿了一件黄色的衣服。(Cô ấy mặc một chiếc áo màu vàng.)
会议
huìyì
Danh từ
Cuộc họp
他们正在开会议。(Họ đang họp).
或者
huòzhě
Liên từ
Hoặc là, hoặc
你可以喝茶或者咖啡。(Bạn có thể uống trà hoặc cà phê.)
机会
jīhuì
Danh từ
Cơ hội
这是一个很好的机会。(Đây là một cơ hội rất tốt.)
几乎
jīhū
Phó từ
Hầu như, gần như
他几乎每天都运动。(Anh ấy gần như tập thể dục mỗi ngày.)
极
jí
Phó từ
Cực kỳ, vô cùng
这本书极好看。(Cuốn sách này cực kỳ hay.)
记得
jìdé
Động từ
Nhớ
我记得他以前是老师。(Tôi nhớ anh ấy trước đây là giáo viên.)
季节
jìjié
Danh từ
Mùa, mùa vụ
春天是一个美丽的季节。(Mùa xuân là một mùa đẹp.)
检查
jiǎnchá
Động từ
Kiểm tra
医生在检查我的身体。(Bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe của tôi.)
简单
jiǎndān
Tính từ
Đơn giản
这个问题很简单。(Câu hỏi này rất đơn giản.)
健康
jiànkāng
Danh từ/Tính từ
Sức khỏe; khỏe mạnh
健康是最重要的。(Sức khỏe là điều quan trọng nhất.)
见面
jiànmiàn
Động từ
Gặp mặt
我们下周见面吧。(Chúng ta gặp nhau vào tuần sau nhé.)
讲
jiǎng
Động từ
Giảng, nói
老师正在讲课。(Giáo viên đang giảng bài.)
教
jiāo
Động từ
Dạy
她教我们汉语。(Cô ấy dạy chúng tôi tiếng Trung.)
角
jiǎo
Danh từ
Góc, sừng
房间的角落很干净。(Góc phòng rất sạch sẽ.)
脚
jiǎo
Danh từ
Chân
我的脚疼。(Chân tôi bị đau.)
接
jiē
Động từ
Đón, tiếp nhận
我去接朋友。(Tôi đi đón bạn.)
街道
jiēdào
Danh từ
Đường phố
这条街道很热闹。(Con phố này rất náo nhiệt.)
结婚
jiéhūn
Động từ
Kết hôn
他们去年结婚了。(Họ kết hôn năm ngoái.)
结束
jiéshù
Động từ
Kết thúc
比赛已经结束了。(Trận đấu đã kết thúc.)
节目
jiémù
Danh từ
Chương trình
这个节目很有趣。(Chương trình này rất thú vị.)
节日
jiérì
Danh từ
Ngày lễ, dịp lễ
春节是中国的传统节日。(Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống của Trung Quốc.)
解决
jiějué
Động từ
Giải quyết
这个问题需要解决。(Vấn đề này cần được giải quyết.)
借
jiè
Động từ
Mượn, vay
我借了一本书。(Tôi đã mượn một cuốn sách.)
经常
jīngcháng
Phó từ
Thường xuyên
他经常去图书馆。(Anh ấy thường xuyên đến thư viện.)
经过
jīngguò
Động từ
Đi qua, trải qua
我们经过了一个公园。(Chúng tôi đi qua một công viên.)
经历
jīnglì
Danh từ/Động từ
Kinh nghiệm; trải qua
他有很多工作经历。(Anh ấy có nhiều kinh nghiệm làm việc.)
久
jiǔ
Tính từ
Lâu, dài (thời gian)
我等了很久。(Tôi đã đợi rất lâu).
旧
jiù
Tính từ
Cũ
这本书很旧。(Cuốn sách này rất cũ.)
举行
jǔxíng
Động từ
Tổ chức (hội họp, lễ)
学校举行了一次比赛。(Trường học tổ chức một cuộc thi.)
句子
jùzi
Danh từ
Câu
这个句子很长。(Câu này rất dài.)
决定
juédìng
Động từ/Danh từ
Quyết định
我决定明天去旅行。(Tôi quyết định đi du lịch ngày mai.)
课
kè
Danh từ
Bài học, tiết học
今天的汉语课很有趣。(Tiết học tiếng Trung hôm nay rất thú vị.)
可爱
kě'ài
Tính từ
Dễ thương, đáng yêu
这个小猫很可爱。(Con mèo này rất đáng yêu.)
刻
kè
Danh từ
Khắc, phút (giờ)
现在是三点一刻。(Bây giờ là ba giờ mười lăm phút.)
客人
kèrén
Danh từ
Khách
我们家今天来了很多客人。(Nhà tôi hôm nay có nhiều khách.)
空调
kōngtiáo
Danh từ
Điều hòa
这间房间有空调。(Phòng này có điều hòa.)
口
kǒu
Danh từ
Miệng
他张开了口要说话。(Anh ấy mở miệng để nói.)
哭
kū
Động từ
Khóc
她难过得哭了。(Cô ấy buồn đến mức khóc.)
裤子
kùzi
Danh từ
Quần
他穿了一条蓝色的裤子。(Anh ấy mặc một chiếc quần màu xanh.)
筷子
kuàizi
Danh từ
Đũa
中国人用筷子吃饭。(Người Trung Quốc dùng đũa để ăn.)
蓝
lán
Tính từ
Màu xanh lam
天空是蓝色的。(Bầu trời có màu xanh lam.)
老
lǎo
Tính từ
Già, cũ
他年纪很老了。(Anh ấy đã già rồi.)
离开
líkāi
Động từ
Rời khỏi, rời đi
我们已经离开学校了。(Chúng tôi đã rời khỏi trường.)
礼物
lǐwù
Danh từ
Quà tặng
生日那天我收到很多礼物。(Vào ngày sinh nhật, tôi nhận được nhiều quà.)
历史
lìshǐ
Danh từ
Lịch sử
他喜欢研究中国历史。(Anh ấy thích nghiên cứu lịch sử Trung Quốc.)
脸
liǎn
Danh từ
Khuôn mặt, mặt
她的脸很漂亮。(Khuôn mặt của cô ấy rất đẹp.)
练习
liànxí
Động từ
Luyện tập
他每天练习写汉字。(Anh ấy luyện tập viết chữ Hán mỗi ngày.)
辆
liàng
Lượng từ
Chiếc (xe cộ)
我家有两辆车。(Nhà tôi có hai chiếc xe.)
了解
liǎojiě
Động từ
Hiểu, tìm hiểu
我了解你的想法。(Tôi hiểu ý tưởng của bạn.)
邻居
línjū
Danh từ
Hàng xóm
我的邻居很友好。(Hàng xóm của tôi rất thân thiện.)
楼
lóu
Danh từ
Tòa nhà, tầng
我住在五楼。(Tôi sống ở tầng năm.)
马
mǎ
Danh từ
Con ngựa
那匹马很快。(Con ngựa kia chạy rất nhanh.)
马上
mǎshàng
Trạng từ
Ngay lập tức
我马上就到。(Tôi đến ngay lập tức.)
满意
mǎnyì
Động từ
Hài lòng
老师对我的表现很满意。(Giáo viên rất hài lòng với biểu hiện của tôi.)
帽子
màozi
Danh từ
Mũ, nón
她戴了一顶红色的帽子。(Cô ấy đội một chiếc mũ màu đỏ.)
米
mǐ
Danh từ
Gạo, mét
这袋米有五公斤。(Bao gạo này có 5 kg.)
面包
miànbāo
Danh từ
Bánh mì
我早餐吃面包。(Tôi ăn bánh mì vào buổi sáng.)
面条
miàntiáo
Danh từ
Mì sợi
他喜欢吃面条。(Anh ấy thích ăn mì sợi.)
明白
míngbai
Động từ
Hiểu rõ
我明白你的意思了。(Tôi hiểu rõ ý bạn rồi.)
拿
ná
Động từ
Cầm, lấy
请帮我拿一下书。(Làm ơn cầm giúp tôi cuốn sách.)
奶奶
nǎinai
Danh từ
Bà nội
奶奶很喜欢看电视。(Bà nội rất thích xem TV.)
南
nán
Danh từ
Phía nam
我家在城市的南边。(Nhà tôi ở phía nam thành phố.)
难
nán
Tính từ
Khó khăn
这道题很难。(Câu hỏi này rất khó.)
难过
nánguò
Tính từ
Buồn bã
她听到这个消息后很难过。(Cô ấy buồn khi nghe tin này.)
年级
niánjí
Danh từ
Khối lớp
他是三年级的学生。(Anh ấy là học sinh lớp 3.)
年轻
niánqīng
Tính từ
Trẻ trung
她看起来很年轻。(Cô ấy trông rất trẻ trung.)
鸟
niǎo
Danh từ
Chim
树上有一只鸟。(Trên cây có một con chim.)
努力
nǔlì
Động từ
Nỗ lực, chăm chỉ
她学习非常努力。(Cô ấy học rất chăm chỉ.)
爬山
páshān
Động từ
Leo núi
我们周末去爬山。(Cuối tuần chúng tôi đi leo núi.)
盘子
pánzi
Danh từ
Đĩa (bát đĩa)
桌子上有很多盘子。(Trên bàn có nhiều chiếc đĩa.)
胖
pàng
Tính từ
Béo
他最近有点胖了。(Gần đây anh ấy hơi béo.)
啤酒
píjiǔ
Danh từ
Bia
他喝了一瓶啤酒。(Anh ấy uống một chai bia.)
葡萄
pútao
Danh từ
Nho
这些葡萄很甜。(Nho này rất ngọt.)
普通话
pǔtōnghuà
Danh từ
Tiếng Phổ thông
他说普通话说得很好。(Anh ấy nói tiếng Phổ thông rất tốt.)
骑
qí
Động từ
Cưỡi, đi (xe đạp)
我每天骑自行车上学。(Tôi đạp xe đi học mỗi ngày.)
其实
qíshí
Trạng từ
Thực ra
其实我不太喜欢吃辣。(Thực ra tôi không thích ăn cay lắm.)
其他
qítā
Đại từ
Khác
还有其他问题吗?(Còn vấn đề nào khác không?)
奇怪
qíguài
Tính từ
Kỳ lạ
他今天的行为很奇怪。(Hành động của anh ấy hôm nay rất kỳ lạ.)
铅笔
qiānbǐ
Danh từ
Bút chì
我用铅笔写字。(Tôi dùng bút chì để viết chữ.)
清楚
qīngchu
Tính từ
Rõ ràng
你说得很清楚。(Bạn nói rất rõ ràng.)
秋
qiū
Danh từ
Mùa thu
秋天的天气很凉快。(Thời tiết mùa thu rất mát mẻ.)
裙子
qúnzi
Danh từ
Váy
她穿了一条白色的裙子。(Cô ấy mặc một chiếc váy trắng)
然后
ránhòu
Liên từ
Sau đó
我们先吃饭,然后看电影 (Chúng ta ăn cơm trước, sau đó xem phim.)
热情
rèqíng
Tính từ
Nhiệt tình
她对每个人都很热情。(Cô ấy rất nhiệt tình với mọi người.)
认为
rènwéi
Động từ
Cho rằng
我认为这个主意很好。(Tôi cho rằng ý tưởng này rất hay.)
认真
rènzhēn
Tính từ
Nghiêm túc
他学习很认真。(Anh ấy học rất nghiêm túc.)
容易
róngyì
Tính từ
Dễ dàng
这道题很容易。(Câu hỏi này rất dễ.)
如果
rúguǒ
Liên từ
Nếu như
如果下雨,我就不去公园了。(Nếu trời mưa, tôi sẽ không đi công viên.)
伞
sǎn
Danh từ
Cái ô
外面下雨了,你带伞了吗?(Trời đang mưa, bạn mang ô chưa?)
上网
shàngwǎng
Động từ
Lên mạng
我每天晚上都会上网看新闻。(Tôi lên mạng đọc tin tức mỗi tối.)
生气
shēngqì
Động từ
Tức giận
他生气了,不想跟我说话。(Anh ấy tức giận và không muốn nói chuyện với tôi.)
声音
shēngyīn
Danh từ
Âm thanh
你的声音很好听。(Giọng nói của bạn rất hay.)
使
shǐ
Động từ
Khiến, làm cho
这件事使我很高兴。(Chuyện này khiến tôi rất vui.)
世界
shìjiè
Danh từ
Thế giới
世界很大,我们应该多去看看。( Thế giới rất rộng lớn, chúng ta nên đi khám phá nhiều hơn.)
瘦
shòu
Tính từ
Gầy, ốm
他最近变瘦了。(Gần đây anh ấy gầy đi.)
舒服
shūfu
Tính từ
Thoải mái
我今天感觉不太舒服。(Hôm nay tôi cảm thấy không thoải mái.)
叔叔
shūshu
Danh từ
Chú
叔叔送给我一本书。(Chú tặng tôi một quyển sách.)
树
shù
Danh từ
Cái cây
公园里有很多树。(Trong công viên có rất nhiều cây.)
数学
shùxué
Danh từ
Môn Toán
我喜欢学习数学。(Tôi thích học môn Toán.)
刷牙
shuāyá
Động từ
Đánh răng
我每天早上刷牙。(Tôi đánh răng mỗi sáng.)
双
shuāng
Lượng từ
Đôi, cặp
我买了一双鞋。(Tôi đã mua một đôi giày.)
水平
shuǐpíng
Danh từ
Trình độ
他的汉语水平很高。(Trình độ tiếng Trung của anh ấy rất cao.)
司机
sījī
Danh từ
Tài xế
司机开车很稳。(Tài xế lái xe rất vững.)
虽然
suīrán
Liên từ
Mặc dù
虽然天气冷,我还是去公园了。(Mặc dù trời lạnh, tôi vẫn đi công viên.)
太阳
tàiyáng
Danh từ
Mặt trời
今天太阳很大。(Hôm nay mặt trời rất to.)
糖
táng
Danh từ
Đường (kẹo)
这个糖很甜。(Viên kẹo này rất ngọt.)
特别
tèbié
Tính từ
Đặc biệt
他特别喜欢吃苹果。(Anh ấy đặc biệt thích ăn táo.)
疼
téng
Tính từ
Đau
我的头疼。(Tôi bị đau đầu.)
提高
tígāo
Động từ
Nâng cao
我要提高我的汉语水平。(Tôi muốn nâng cao trình độ tiếng Trung.)
体育
tǐyù
Danh từ
Thể thao
我喜欢体育活动。(Tôi thích các hoạt động thể thao.)
甜
tián
Tính từ
Ngọt
这个苹果很甜。(Quả táo này rất ngọt.)
条
tiáo
Lượng từ
Chiếc, cái (dài)
我买了一条裤子。(Tôi mua một cái quần.)
同事
tóngshì
Danh từ
Đồng nghiệp
我和同事一起吃午饭。(Tôi và đồng nghiệp cùng ăn trưa.)
同意
tóngyì
Động từ
Đồng ý
我同意你的看法。(Tôi đồng ý với quan điểm của bạn.)
头发
tóufa
Danh từ
Tóc
她的头发很长。(Tóc của cô ấy rất dài.)
突然
tūrán
Trạng từ
Đột nhiên
他突然生病了。(Anh ấy đột nhiên bị ốm.)
图书馆
túshūguǎn
Danh từ
Thư viện
我喜欢去图书馆看书。(Tôi thích đến thư viện đọc sách.)
腿
tuǐ
Danh từ
Chân
我的腿有点疼。(Chân tôi hơi đau.)
完成
wánchéng
Động từ
Hoàn thành
我完成了作业。(Tôi đã hoàn thành bài tập.)
碗
wǎn
Danh từ
Cái bát
我吃了一碗面条。(Tôi ăn một bát mì.)
万
wàn
Số từ
Mười nghìn
这个城市有五万人。(Thành phố này có 50.000 người.)
忘记
wàngjì
Động từ
Quên
我忘记带书了。(Tôi quên mang sách rồi.)
位
wèi
Lượng từ
Vị, người (lịch sự)
这位老师很有经验。(Vị giáo viên này rất có kinh nghiệm.)
为
wèi
Giới từ
Vì, cho
我为你准备了礼物。(Tôi chuẩn bị quà cho bạn.)
为了
wèile
Liên từ
Để, nhằm
为了健康,我每天锻炼身体。(Để khỏe mạnh, tôi tập thể dục mỗi ngày.)
文化
wénhuà
Danh từ
Văn hóa
我喜欢中国文化。(Tôi thích văn hóa Trung Quốc.)
西
xī
Danh từ
Phía Tây
学校在城市的西边。(Trường học ở phía Tây thành phố.)
习惯
xíguàn
Động từ
Thói quen
我习惯早起。(Tôi có thói quen dậy sớm.)
洗手间
xǐshǒujiān
Danh từ
Nhà vệ sinh
洗手间在哪里?(Nhà vệ sinh ở đâu?)
洗澡
xǐzǎo
Động từ
Tắm rửa
我每天晚上洗澡。(Tôi tắm mỗi tối.)
喜欢
xǐhuan
Động từ
Thích
我喜欢听音乐。(Tôi thích nghe nhạc.)
现
xiàn
Danh từ
Hiện tại
我现在在家。(Hiện tại tôi đang ở nhà.)
香蕉
xiāngjiāo
Danh từ
Chuối
我买了一斤香蕉。(Tôi mua một cân chuối.)
相同
xiāngtóng
Tính từ
Giống nhau
我们的看法相同。(Quan điểm của chúng tôi giống nhau.)
相信
xiāngxìn
Động từ
Tin tưởng
我相信你能做到。(Tôi tin bạn có thể làm được.)
像
xiàng
Động từ
Giống như
他长得像他爸爸。(Anh ấy trông giống bố mình.)
小心
xiǎoxīn
Động từ
Cẩn thận
过马路要小心。(Qua đường phải cẩn thận.)
校长
xiàozhǎng
Danh từ
Hiệu trưởng
我们的校长很和蔼。(Hiệu trưởng của chúng tôi rất hòa nhã.)
鞋
xié
Danh từ
Giày
我买了一双新鞋。(Tôi mua một đôi giày mới.)
新闻
xīnwén
Danh từ
Tin tức
我每天看新闻。(Tôi xem tin tức hàng ngày.)
新鲜
xīnxiān
Tính từ
Tươi mới
这些水果很新鲜。(Những loại trái cây này rất tươi.)
信
xìn
Danh từ
Thư, niềm tin
我收到了一封信。(Tôi nhận được một bức thư.)
行李箱
xínglǐxiāng
Danh từ
Va li
我把行李箱放在了车里。(Tôi để va li trong xe.)
兴趣
xìngqù
Danh từ
Sở thích
他对摄影很有兴趣。(Anh ấy có sở thích về nhiếp ảnh.)
熊猫
xióngmāo
Danh từ
Gấu trúc
熊猫是中国的国宝。(Gấu trúc là quốc bảo của Trung Quốc.)
需要
xūyào
Động từ
Cần thiết
我需要一些帮助。(Tôi cần một chút giúp đỡ.)
选择
xuǎnzé
Động từ
Lựa chọn
你可以选择去旅行。(Bạn có thể lựa chọn đi du lịch.)
眼镜
yǎnjìng
Danh từ
Kính mắt
他戴着一副眼镜。(Anh ấy đeo một chiếc kính.)
要求
yāoqiú
Danh từ/Động từ
Yêu cầu
老师要求我们每天学习。(Giáo viên yêu cầu chúng tôi học mỗi ngày.)
爷爷
yéye
Danh từ
Ông nội
我的爷爷很喜欢看电视。(Ông tôi rất thích xem tivi.)
一定
yīdìng
Trạng từ
Chắc chắn
你一定会成功的。(Bạn chắc chắn sẽ thành công.)
一共
yīgòng
Trạng từ
Tổng cộng
一共三个人参加了会议。(Tổng cộng có ba người tham gia cuộc họp.)
一会儿
yíhuìr
Danh từ
Một lát
我们一会儿见面。(Chúng ta sẽ gặp nhau một lát nữa.)
一样
yīyàng
Tính từ
Giống nhau
他们穿着一样的衣服。(Họ mặc đồ giống nhau.)
以后
yǐhòu
Danh từ/Thời gian
Sau này, sau khi
我以后会去北京。(Sau này tôi sẽ đi Bắc Kinh.)
以前
yǐqián
Danh từ/Thời gian
Trước đây, trước khi
以前我住在上海。(Trước đây tôi sống ở Thượng Hải.)
以为
yǐwéi
Động từ
Nghĩ rằng, tưởng rằng
我以为他会迟到。(Tôi tưởng anh ấy sẽ đến muộn.)
一般
yìbān
Tính từ
Bình thường
这个问题很一般。(Vấn đề này khá bình thường.)
一边
yībiān
Liên từ
Một bên
他一边吃饭一边看电视。(Anh ấy vừa ăn vừa xem tivi.)
一直
yìzhí
Trạng từ
Liên tục, mãi
我一直在学习中文。(Tôi liên tục học tiếng Trung.)
音乐
yīnyuè
Danh từ
Âm nhạc
我喜欢听音乐。(Tôi thích nghe nhạc.)
银行
yínháng
Danh từ
Ngân hàng
他在银行工作。(Anh ấy làm việc tại ngân hàng.)
应该
yīnggāi
Động từ
Nên, phải
你应该多运动。(Bạn nên tập thể dục nhiều hơn.)
影响
yǐngxiǎng
Động từ/Danh từ
Ảnh hưởng
这个问题影响了他的决定。(Vấn đề này đã ảnh hưởng đến quyết định của anh ấy.)
用
yòng
Động từ
Dùng, sử dụng
我用电脑工作。(Tôi dùng máy tính để làm việc.)
游戏
yóuxì
Danh từ
Trò chơi
我们玩一个游戏。(Chúng ta chơi một trò chơi.)
又
yòu
Liên từ
Lại, thêm nữa
今天又下雨了。(Hôm nay lại mưa nữa.)
有名
yǒumíng
Tính từ
Nổi tiếng
他是一个有名的歌手。(Anh ấy là một ca sĩ nổi tiếng.)
遇到
yùdào
Động từ
Gặp phải, đối mặt
我在街上遇到我的朋友。(Tôi gặp bạn tôi trên phố.)
月亮
yuèliàng
Danh từ
Mặt trăng
今晚的月亮很亮。(Mặt trăng đêm nay rất sáng.)
云
yún
Danh từ
Mây
天上的云很美。(Mây trên trời rất đẹp.)
站
zhàn
Danh từ
Ga, trạm
火车站离这里很远。(Ga tàu rất xa đây.)
长
cháng
Tính từ
Dài, lâu
这条路很长。(Con đường này rất dài.)
着急
zhāojí
Tính từ/Động từ
Lo lắng, vội vã
我很着急,因为我要赶时间。(Tôi rất lo lắng vì tôi phải vội.)
照顾
zhàogù
Động từ
Chăm sóc
我每天照顾我的宠物。(Tôi chăm sóc thú cưng mỗi ngày.)
照片
zhàopiàn
Danh từ
Bức ảnh
这是我在旅行中的照片。(Đây là bức ảnh của tôi trong chuyến du lịch.)
照相机
zhàoxiàngjī
Danh từ
Máy ảnh
他买了一个新的照相机。(Anh ấy mua một chiếc máy ảnh mới.)
只
zhī
Lượng từ
Chỉ, duy nhất
这里只有我一个人。(Chỉ có một mình tôi ở đây.)
中间
zhōngjiān
Danh từ
Ở giữa
桌子中间有一本书。(Ở giữa bàn có một quyển sách.)
中文
zhōngwén
Danh từ
Tiếng Trung
我在学中文。(Tôi đang học tiếng Trung.)
终于
zhōngyú
Trạng từ
Cuối cùng
他终于来了。(Cuối cùng anh ấy cũng đến.)
种
zhǒng
Danh từ
Loại, giống
我们种了很多花。(Chúng tôi trồng rất nhiều hoa.)
重要
zhòngyào
Tính từ
Quan trọng
这是一个重要的问题。(Đây là một vấn đề quan trọng.)
主要
zhǔyào
Tính từ
Chính, chủ yếu
这本书的主要内容是历史。(Nội dung chính của cuốn sách này là lịch sử.)
周末
zhōumò
Danh từ
Cuối tuần
我们周末去旅游。(Cuối tuần chúng tôi đi du lịch.)
祝
zhù
Động từ
Chúc
祝你生日快乐!(Chúc bạn sinh nhật vui vẻ!)
注意
zhùyì
Động từ
Chú ý
请注意安全。(Hãy chú ý an toàn.)
字典
zìdiǎn
Danh từ
Từ điển
我正在查字典。(Tôi đang tra từ điển.)
自己
zìjǐ
Đại từ
Bản thân
我为自己做决定。(Tôi tự quyết định cho mình.)
自行车
zìxíngchē
Danh từ
Xe đạp
我骑自行车去学校。(Tôi đi xe đạp đến trường.)
总是
zǒngshì
Trạng từ
Luôn luôn
他总是很忙。(Anh ấy luôn luôn bận rộn.)
嘴
zuǐ
Danh từ
Miệng
他的嘴很大。(Miệng anh ấy rất lớn.)
最后
zuìhòu
Trạng từ
Cuối cùng
最后我们吃了晚饭。(Cuối cùng chúng tôi ăn tối.)
最近
zuìjìn
Trạng từ
Gần đây
最近我很忙。(Dạo này tôi rất bận.)
作业
zuòyè
Danh từ
Bài tập
我今天有很多作业。(Hôm nay tôi có rất nhiều bài tập.)
作用
zuòyòng
Danh từ
Tác dụng
这个药对我有很大的作用。(Thuốc này có tác dụng rất lớn đối với tôi.)
>>> Xem thêm: File tổng hợp đầy đủ từ vựng HSK 3 TẠI ĐÂY
Tổng kết
Làm chủ từ vựng HSK 3 là bước quan trọng để cải thiện kỹ năng tiếng Trung của bạn và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Với danh sách từ vựng chi tiết và ví dụ minh họa, bạn có thể học tập một cách có hệ thống và hiệu quả hơn. Hãy tiếp tục kiên trì ôn luyện và sử dụng các tài liệu hỗ trợ để đạt được mục tiêu ngôn ngữ của mình
200+ Tên tiếng Trung hay và ý nghĩa nhất
Tên Trung Quốc không chỉ đẹp về âm điệu mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, phản ánh văn hóa và tư tưởng truyền thống. Bài viết giới thiệu hơn 200+ tên Trung Quốc hay dành cho nam và nữ, được phân loại theo phẩm chất, vẻ bề ngoài, ngũ hành, cung hoàng đạo và nhiều nguồn cảm hứng khác. Cùng Unica khám phá ngay để tìm kiếm một cái tên Trung Quốc phù hợp và đầy ý nghĩa!
Tên Trung Quốc hay và ý nghĩa dành cho nam
Trong văn hóa Trung Quốc, việc chọn một cái tên không chỉ đơn giản là một phần trong thủ tục, mà còn mang một ý nghĩa sâu sắc và quan trọng. Một cái tên đẹp, phù hợp với ngũ hành và tuổi tác có thể mang lại may mắn, thành công và thuận lợi trong cuộc sống. Dưới đây là danh sách 100+ tên Trung Quốc hay cho nam mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình hoặc con trai của mình:
Tên tiếng Trung Quốc cho nam thể hiện phẩm chất tốt đẹp
Nếu bạn muốn chọn một cái tên Trung Quốc cho nam để thể hiện phẩm chất tốt đẹp và nhân cách mạnh mẽ, đây là một số gợi ý thú vị:
Tích Thành (悌成) /Tì Chéng/ - Thành công trong lòng hiếu thảo.
Nhân Tâm (仁心) /Rén Xīn/ - Trái tim nhân ái.
Thành Trí (成智) /Chéng Zhì/ - Thành đạt trong trí tuệ.
Minh Quân (明君) /Míng Jūn/ - Vị vua sáng suốt, minh minh.
Trí Nhân (智仁) /Zhì Rén/ - Thông minh và nhân hậu.
Khắc Kỷ (刻奇) /Kè Qí/ - Tài năng đặc biệt.
Thành Nhân (成仁) /Chéng Rén/ - Trở thành người nhân từ.
Khắc Nhân (刻仁) /Kè Rén/ - Tâm hồn nhân từ.
Quyết Tâm (決心) /Jué Xīn/ - Quyết tâm và kiên định.
Trung Chính (忠正) /Zhōng Zhèng/ - Trung thành, liêm chính.
Học Bác (学博) /Xué Bó/ - Học thức cao và có sự hiểu biết rộng.
Minh Triết (明哲) /Míng Zhé/ - Sáng suốt, thông minh.
Quân Tử (君子) /Jūn Zǐ/ - Người quân tử, có đạo đức tốt đẹp.
Nhã Viên (雅远) /Yǎ Yuǎn/ - Thanh tao, tao nhã.
Hiên Hào (轩昂) /Xuān Ang/ - Khí phách anh hùng.
Tên tiếng Trung Quốc cho nam theo vẻ bề ngoài
Tên gọi cũng có thể phản ánh vẻ ngoài, phong thái và khí chất của người sở hữu. Những cái tên dưới đây thể hiện vẻ đẹp bề ngoài, mạnh mẽ và đầy cuốn hút:
Minh Triết (明哲) /Míng Zhé/ - Sáng suốt, thông minh, có khí chất.
Dũng Mãnh (勇猛) /Yǒng Měng/ - Can đảm, mạnh mẽ.
Tuấn Kiệt (俊杰) /Jùn Jié/- Tuấn tú, kiệt xuất, tài năng.
Văn Khải (文楷) /Wén Kǎi/ - Vừa đẹp trai vừa có học thức.
Thiên Dật (天逸) /Tiān Yì/ - Khí chất phi phàm, xuất chúng.
Vương Giả (王者) /Wáng Zhě/ - Sự quý phái và uy quyền của vị vua.
Ngự Phong (御风) /Yù Fēng/ - Ngựa gió, sức mạnh và uy lực.
Vô Địch (无敌) /Wú Dí/ - Vô đối và không thể đánh bại.
Huyền Diệu (玄妙) /Xuán Miào/ - Bí ẩn và kỳ diệu.
Thiên Dương (天阳) /Tiān Yáng/ - Vẻ đẹp rạng rỡ, ấm áp.
Mộ Thần (慕晨) /Mù Chén/ - Vẻ đẹp bí ẩn, thu hút.
Phong Vũ (风舞) /Fēng Wǔ/ - Khí chất mạnh mẽ, phóng khoáng.
Tuấn Thần (俊宸) /Jùn Chén/ - Vẻ đẹp tuấn tú, vương giả.
Hạo Nhiên (浩然) /Hào Rán/ - Vẻ đẹp cao lớn, vĩ đại.
Thiên Hạo (天皓) /Tiān Hào/ - Vẻ đẹp sáng ngời, rực rỡ.
Chọn tên tiếng Trung cho con trai như một lời chúc con luôn mạnh mẽ, thông minh và thành đạt.
Tên tiếng Trung Quốc cho nam theo ngũ hành
Việc lựa chọn tên Trung Quốc theo ngũ hành không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn có thể giúp cân bằng vận mệnh và thu hút may mắn cho người sở hữu. Dưới đây là những cái tên Trung Quốc cho nam dựa trên mệnh của người sở hữu:
Mệnh Kim:
Kim Phong (金锋) /Jīn Fēng/: Mang ý nghĩa về sự sắc bén, mạnh mẽ, thành công.
Vũ Kiệt (武杰) /Wǔ Jié/: Thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, tài giỏi võ nghệ.
Minh Quân (明君) /Míng Jūn/: Biểu tượng cho vị vua sáng suốt, minh minh, trị vì đất nước thái bình.
Hạo Nhiên (浩然) /Hào Rán/: Mang ý nghĩa về khí chất phi thường, vĩ đại, bao la.
Quân Dục (君钰) /Jūn Yù/: Thể hiện phẩm chất quý giá, thanh tao, như viên ngọc quý.
Mệnh Mộc:
Mộc Dương (沐阳) /Mù Yáng/: Mang ý nghĩa về sự ấm áp, an lành, sức sống mãnh liệt.
Thanh Phong (清风) /Qīng Fēng/: Thể hiện cho làn gió trong lành, thanh tao, mang đến sự may mắn.
Thiên Dật (天逸) /Tiān Yì/: Biểu tượng cho khí chất phi phàm, xuất chúng, như chim bằng bay cao.
Hạo Quân (浩钧) /Hào Jūn/: Mang ý nghĩa về sự to lớn, bao la, rộng rãi.
Văn Khải (文楷) /Wén Kǎi/: Thể hiện cho sự thông minh, uyên bác, am hiểu rộng.
Những cái tên liên quan đến mặt trời, lửa, hoặc các mùa vụ sẽ rất phù hợp.
Mệnh Thủy:
Hạo Vũ (浩宇) /Hào Yǔ/: Mang ý nghĩa về vũ trụ bao la, rộng lớn, ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu.
Thiên Hạo (天皓) /Tiān Hào/: Biểu tượng cho ánh sáng rực rỡ, tinh khiết, thanh cao.
Minh Triết (明哲) /Míng Zhé/: Thể hiện cho sự sáng suốt, thông minh, trí tuệ hơn người.
Dĩ An (亦安) /Yì An/: Mang ý nghĩa về sự bình an, an yên, cuộc sống thanh thản.
Trí Nhân (智仁) /Zhì Rén/: Biểu tượng cho sự thông minh, trí tuệ, lòng nhân ái bao dung.
Mệnh Hỏa:
Minh Vũ (明武) /Míng Wǔ/: Thể hiện cho sự thông minh, tài giỏi, văn võ song toàn.
Dũng Mãnh (勇猛) /Yǒng Měng/: Mang ý nghĩa về sự dũng cảm, mạnh mẽ, không ngại gian khó.
Phong Vũ (风舞) /Fēng Wǔ/: Biểu tượng cho khí chất phóng khoáng, tự do, bay bổng như gió.
Thiên Dương (天阳) /Tiān Yáng/: Thể hiện cho sự ấm áp, rực rỡ, tràn đầy sức sống.
Hạo Nhiên (浩然) /Hào Rán/: Mang ý nghĩa về khí chất phi thường, vĩ đại, như ngọn lửa bùng cháy.
Mệnh Thổ:
Trí Tuệ (智慧) /Zhì Huì/: Thể hiện cho sự thông minh, sáng dạ, học thức uyên bác.
Bác Học (博学) /Bó Xué/: Mang ý nghĩa về học thức cao và sự hiểu biết sâu rộng, uyên bác.
Văn Khải (文楷) /Wén Kǎi/: Biểu tượng cho sự thông minh, uyên bác, am hiểu rộng.
Minh Quân (明君) /Míng Jūn/: Thể hiện cho vị vua sáng suốt, minh minh, trị vì đất nước thái bình.
Kiên Cường (坚强) /Jiān Qiáng/: Mang ý nghĩa về sự mạnh mẽ, kiên định, không khuất phục trước khó khăn.
Tên tiếng Trung Quốc cho nam theo người nổi tiếng
Dưới đây là những tên Trung Quốc phổ biến và ý nghĩa của những người nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo khi chọn tên cho con trai:
Dịch Dương Thiên Tỉ (易烊千玺) /Yì Yáng Qiān Xǐ/: Nghĩa là "trải qua ngàn năm biến đổi, vẫn giữ nguyên cốt cách.
Vương Nhất Bác (王一博) /Wáng Yī Bó/: Thể hiện khí chất anh hùng, tài ba.
Tiêu Chiến (肖战) /Xiào Zhàn/: Nghĩa là chiến thắng phiền muộn, hướng đến tương lai tươi sáng.
Vương Gia Nhĩ (王嘉尔) /Wáng Jiā Ěr/: Nghĩa là vinh quang rực rỡ, vui vẻ an nhàn.
Dương Dương (杨洋) /Yáng yáng/: Nghĩa là ánh dương rực rỡ, tràn đầy hy vọng.
Trần Vệ Tinh (陈伟霆) /Chén Wěi Tíng/: Nghĩa là vĩ đại, phi thường, uy phong lẫm liệt.
Trương Nhất Sơn (张艺兴) /Zhāng Yì Xīng/: Nghĩa là nghệ thuật tinh thông, chí hướng cao xa.
Một cái tên hay, độc đáo sẽ giúp con trai bạn luôn tự hào về bản thân.
Tên tiếng Trung Quốc cho nam theo cung hoàng đạo
Dưới đây là một số gợi ý tên tiếng Hoa cho nam theo cung hoàng đạo hay, ý nghĩa nhất:
Cung Bạch Dương (21/03 - 19/04):
Hạo Phong (浩风) /Hào Fēng/: Mạnh mẽ, phóng khoáng như cơn gió lớn.
Thiên Dương (天阳) /Tiān Yáng/: Rực rỡ, tràn đầy sức sống, như ánh mặt trời.
Dũng Mãnh (勇猛) /Yǒng Měng/: Can đảm, mạnh mẽ, luôn sẵn sàng đối mặt thử thách.
Cung Kim Ngưu (20/04 - 20/05):
Trí Bình (智平) /Zhì Píng/: Bình an, thông minh, tĩnh tại.
Hải Long (海龙) /Hǎi Lóng/: Mạnh mẽ, vững chắc, như rồng bay trên biển cả.
An Khang (安康) /Ān Kāng/: Mang lại sự an yên và thịnh vượng.
Cung Song Tử (21/05 - 20/06):
Quân Trạch (君泽) /Jūn Zé/: Thanh tao, thông minh, sáng suốt.
Phong Vũ (风雨) /Fēng Yǔ/: Tự do, sáng tạo, luôn đổi mới.
Tuấn Hào (俊豪) /Jùn Háo/: Vẻ ngoài tuấn tú, tài năng vượt trội.
Cung Cự Giải (21/06 - 22/07):
Thiên An (天安) / Tiān Ān/: Thanh thản, bình an, tâm hồn yên bình.
Hạo Nhiên (浩然) /Hào Rán/: Khí chất bao la, phi thường, đầy lòng nhân ái.
Khải Minh (启明) /Qǐ Míng/: Ánh sáng mở ra, trí tuệ thông thái.
Cung Sư Tử (23/07 - 22/08):
Dương Hào (阳豪) /Yáng Háo/: Rạng rỡ, mạnh mẽ, như ánh dương mùa hạ.
Hùng Vĩ (雄伟) /Xióng Wěi/: Uy nghiêm, dũng cảm, đầy quyền lực.
Minh Triết (明哲) /Míng Zhé/: Thông minh, sáng suốt, luôn dẫn đầu.
Cung Xử Nữ (23/08 - 22/09):
Mộc Thanh (木清) /Mù Qīng/: Thanh tao, thuần khiết, tâm hồn trong sáng.
Trúc Lâm (竹林) /Zhú Lín/: Cao quý, thanh cao, ý chí kiên định.
Hạo Nhiên (浩然) /Hào Rán/: Rộng lớn, phi thường, khí chất anh hùng.
Nếu bạn muốn tìm một cái tên thật ý nghĩa, hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm.
Cung Thiên Bình (23/09 - 22/10):
Thiên An (天安) /Tiān Ān/: Bình an, thanh thản, cuộc sống may mắn.
Minh Vũ (明武) /Míng Wǔ/: Sáng suốt, dũng mãnh, tài ba.
Hải Dương (海洋) /Hǎi Yáng/: Rộng lớn, bao la, tâm hồn phóng khoáng.
Cung Bọ Cạp (23/10 - 21/11):
Dũng Khánh (勇庆) /Yǒng Qìng/: Dũng cảm, mạnh mẽ, ăn mừng chiến thắng.
Trí Nguyên (智远) /Zhì Yuǎn/: Thông minh, sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng.
Minh Huy (明辉) /Míng Huī/: Sáng suốt, rực rỡ, tỏa sáng.
Cung Nhân Mã (22/11 - 21/12):
Hạo Thiên (浩天) /Hào Tiān/: Rộng lớn, bao la, như bầu trời.
Minh Phong (明风) /Míng Fēng/: Sáng suốt, phóng khoáng, tự do.
Vũ Phi (武飞) /Wǔ Fēi/: Dũng mãnh, phi thường, bay cao bay xa.
Cung Ma Kết (22/12 - 19/01):
Kiên An (坚安) /Jiān Ān/: Kiên định, vững vàng, cuộc sống bình an.
Minh Đức (明德) /Míng Dé/: Sáng suốt, đạo đức tốt đẹp.
Viễn Long (远龙) /Yuǎn Lóng/: Tầm nhìn xa trông rộng, như rồng bay cao.
Cung Bảo Bình (20/01 - 18/02):
Khải Minh (启明) /Qǐ Míng/: Mở ra ánh sáng, thông minh, sáng suốt.
Thịnh Vũ (盛武) /Shèng Wǔ/: Rực rỡ, mạnh mẽ, tài ba.
Hải Phong (海风) /Hǎi Fēng/: Mát lành, rộng lớn, tràn đầy hy vọng.
Cung Song Ngư (19/02 - 20/03):
Hạo Vũ (浩宇) /Hào Yǔ/: Vũ trụ bao la, tràn đầy bí ẩn.
Trí Tuệ (智慧) /Zhì Huì/: Thông minh, trí tuệ, thấu hiểu sâu sắc.
Nhân Đức (仁德) /Rén Dé/: Tâm hồn nhân hậu, đạo đức sáng ngời.
Tên tiếng Trung Quốc cho nam ngắn gọn, dễ nhớ
Cùng khám phá một số tên Trung Quốc hay cho nam giới, ngắn gọn và ý nghĩa:
Quân (群) /Qún/: Đoàn kết và mạnh mẽ.
Hải (海) /Hǎi/: Rộng lớn như biển.
Linh (灵) /Líng/: Tinh thần và linh hoạt.
Hưng (兴) /Xīng/: Thịnh vượng và phồn thịnh.
Khánh (庆) /Qìng/: Mừng vui và hoan hỉ.
Quang (光) /Quāng/: Ánh sáng và rực rỡ.
Tài (泰) /Tài/: Sự giàu có, tài lộc, thành công.
Minh (明) /Míng/: Sáng sủa và minh mẫn.
Tuấn (俊) /Jùn/: Xuất sắc và lịch lãm.
Thành (成) /Chéng/: Mọi sự đều thành công, hoàn thành mục tiêu.
Đại (大) /dà/: Lớn và quan trọng.
Trí (智) /zhì/: Trí tuệ và thông minh.
Nhân (仁) /rén/: Nhân ái và tốt bụng.
Vinh (荣) /róng/ : Vinh quang và danh dự.
Thắng (胜) /shèng/: Chiến thắng và vượt qua.
Tên lót và tên đệm sẽ giúp cái tên của con bạn trở nên đặc biệt hơn.
Tên Trung Quốc hay và ý nghĩa dành cho nữ
Tên tiếng Trung không chỉ là cách gọi mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, phản ánh nét đẹp truyền thống và những kỳ vọng tốt đẹp từ gia đình. Đối với các bé gái, tên tiếng Trung thường mang ý nghĩa về sự dịu dàng, thông minh, kiên cường hay quý phái, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn lẫn ngoại hình. Một cái tên hay không chỉ giúp bé tự tin mà còn là lời gửi gắm yêu thương và mong ước về một tương lai rạng ngời, thành công.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ với ý nghĩa trân bảo quý giá
Dưới đây là những tên tiếng Trung dành cho nữ mang ý nghĩa quý giá, thể hiện sự trân trọng mà ba mẹ có thể tham khảo:
Tiểu Ngọc (小玉) /Xiǎo Yù/: Con là viên ngọc bé nhỏ của gia đình.
Mộng Dao (梦瑶) /Mèng Yáo/: Có nghĩa là viên ngọc trong mơ.
Giai Kỳ (佳琦) /Jiā Qí/: Giai nghĩa là đẹp còn Kỳ là viên ngọc quý hiếm.
Diễm Lan (艳琳) /Yàn Lín/: Loại ngọc trân quý, sáng giá.
Châu Anh (珠瑛) /Zhū Yīng/: Một viên ngọc sáng, sang trọng.
Châu Hoa (珠花) /Zhū Huā/: Vẻ đẹp giản dị nhưng quý phái.
Kha Nguyệt (珂玥) /Kē Yuè/: Chỉ sự quý hiếm, gắn liền với nhiều câu chuyện ý nghĩa.
Nhã Lâm (雅琳) /Yǎ Lín/: Vẻ đẹp trang nhã, thanh tao như bảo ngọc.
Tiệp Trân (婕珍) /Jié Zhēn/: Biểu tượng cho sự quyền quý và trân trọng.
Tĩnh Tuyền (静璇) /Jìng Xuán/: Người con gái trầm tĩnh, thông minh, mang vẻ đẹp dịu dàng.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ với ý nghĩa xinh đẹp, đoan trang
Ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm những cái tên mang ý nghĩa con gái xinh đẹp, đoan trang và tràn đầy sức sống:
Diễm Tinh (艳晶) /Yàn Jīng/: Người con gái xinh đẹp tựa ánh dương.
Giai Ý (佳懿) /Jiā Yì/: Người con gái đức hạnh, hiền hòa.
Hân Nghiêng (欣妍) /Xīn Yán/: Mang ý nghĩa luôn vui vẻ, xinh đẹp.
Mạn Nhu (曼柔) /Màn Róu/: Người con gái dịu dàng, uyển chuyển và ôn nhu.
Mộng Đình (梦婷) /Mèng Tíng/: Nàng công chúa xinh đẹp, thơ mộng.
Ngôn Diễm (言艳) /Yán Yàn/: Người con gái đoan trang, diễm lệ và xuất chúng.
Nhã Tịnh (雅静) /Yǎ Jìng/: Vẻ đẹp nhã nhặn, trầm tĩnh, ôn hòa.
Thư Nhiễm (舒苒) /Shū Rǎn/: Nét đẹp thuần khiết, ngây thơ tựa hoa cỏ.
Tịnh Thi (静诗) /Jìng Shī/: Người con gái xinh đẹp, tài hoa.
Mộng Khiết (梦洁) /Mèng Jié/: Cô gái với tâm hồn thuần khiết, luôn mơ mộng.
Tên con gái thường được ví như những bông hoa đẹp, mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ với ý tưởng từ người nổi tiếng
Ba mẹ có thể cân nhắc chọn tên từ những sao Hoa ngữ nổi tiếng. Tuy nhiên, khi đặt tên, cần lưu ý không chỉ chọn theo người nổi tiếng mà còn nên xem xét ý nghĩa và phong thủy phù hợp. Dưới đây là các tên tiêu biểu:
Lưu Diệc Phi (刘亦菲) /Liú Yì Fēi/ : Lưu (刘) nghĩa là bảo vệ, Diệc Phi (亦菲) tượng trưng cho sự thanh lịch.
Dương Tử (杨紫) /Yáng Zǐ/: Dương (杨) mạnh mẽ, Tử (紫) là màu tím, thể hiện sự quý phái.
Chương Tử Di (章子怡) /Zhāng Zǐ Yí/: Tử Di mang nghĩa niềm vui và hạnh phúc.
Châu Tấn (周迅) /Zhōu Xùn/: Tấn nghĩa là nhanh nhẹn, thông minh.
Chúc Tịnh Y (鞠婧祎) /Jū Jìng Yī/: Tịnh Y chỉ vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết.
Vương Ngữ Yên (王语嫣) /Wáng Yǔ Yān/: Ngữ Yên nghĩa là ngôn từ của sự duyên dáng, mềm mại.
Cao Viên Viên (高圆圆) /Gāo Yuán Yuán/: Nghĩa là tượng trưng cho sự hoàn mỹ, trọn vẹn.
Triệu Lệ Dĩnh (赵丽颖) /Zhào Lì Yǐng/: Đây là biểu thị vẻ đẹp thông minh và duyên dáng.
Trần Kiều Ân (陈乔恩) /Chén Qiáo Ēn/: Kiều Ân mang ý nghĩa là tính cách hiền hòa, đáng yêu.
Triệu Lộ Tư (赵露思) /Zhào Lù Sī/: Thể hiện sự tư duy sáng suất và minh mẫn.
Châu Đông Vũ (周冬雨) /Zhōu Dōng Yǔ/: Đông Vũ nghĩa là cơn mưa đông, tượng trưng cho sự kiên cường.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ với ý nghĩa thông minh, lanh lợi
Những tên này không chỉ đẹp mà còn thể hiện kỳ vọng về trí tuệ và sự sáng suốt của bé gái:
Vũ Đình (雨婷) /Yǔ Tíng/: Biểu trưng cho sự thông minh và tinh tế.
Hiểu Khê (晓溪 ) /Xiǎo Xī/: Tượng trưng cho sự hiểu biết sâu rộng, trong trẻo như dòng suối nhỏ.
Giai Tuệ (佳慧) /Jiā Huì/: Mang ý nghĩa tài năng và lanh lợi, sáng dạ.
Tâm Di (心妤) /Xīn Yú/: Chỉ sự nhạy bén, tinh tế và thông minh.
Diệu Linh (妙灵) /Miào Líng/: Tên này mang nghĩa là khéo léo, nhanh nhẹn và linh hoạt.
Ngọc Bảo (玉宝) /Yù Bǎo/: Thể hiện biểu tượng cho sự quý giá và trí tuệ.
Việc đặt tên cho con là một quyết định quan trọng, hãy chọn một cái tên thật đẹp và ý nghĩa để làm quà tặng cho con.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ với ý nghĩa kiên cường, mạnh mẽ
Những cái tên dưới đây phản ánh sự mạnh mẽ và tự lập, phù hợp với mong muốn về một tương lai vững vàng cho con gái:
Phượng Vũ (凤雨) /Fèng Yǔ/: Gợi lên hình ảnh mặt trời rực rỡ sau cơn mưa, biểu tượng của sự kiên cường.
Phương Thảo (芳草) /Fāng Cǎo/: Tên này thể hiện sự kiên định, tươi mới và sống động.
Đan Vy (丹薇) /Dān Wēi/: Như bông hoa độc lập, vươn mình giữa thiên nhiên hoang dã.
Thủy Linh (水泠) /Shuǐ Líng/: Sự mạnh mẽ và linh hoạt, giống như dòng nước bền bỉ vượt qua mọi thử thách.
Anh Thư (英舒) /Yīng Shū/: Chỉ người tài năng, kiên cường và nỗ lực không ngừng.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ theo bảng chữ cái
Tên tiếng Trung không chỉ đẹp về mặt âm điệu mà còn mang theo những ý nghĩa sâu sắc, gửi gắm tình yêu và kỳ vọng của ba mẹ. Dưới đây là những gợi ý đặt tên tiếng Hoa cho bé gái theo từng chữ cái, kèm phiên âm và ý nghĩa chi tiết:
Bắt đầu bằng chữ A
Ánh Nguyệt (映月) /Yìng Yuè/: Hy vọng con như ánh sáng tỏa ra từ mặt trăng.
Á Hiên (亚轩) /Yà Xuān/: Hy vọng con có khí chất hiên ngang.
Bắt đầu bằng chữ B
Bạch Ngọc (白玉) /Bái Yù/: Con gái là viên ngọc màu trắng.
Bảo Ngọc (宝玉) /Bǎo Yù/: Con gái là viên ngọc quý, xinh đẹp nhưng khó có được.
Bạch Dương (白羊) /Bái Yáng/: Con gái là chú cừu trắng trong trẻo, ngây thơ.
Băng Thanh (冰清) /Bīng Qīng/: Con gái sở hữu vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo.
Bắt đầu bằng chữ C
Châu Anh (珠瑛) /Zhū Yīng/: Con gái trong sáng như một viên ngọc.
Cẩn Huyên (瑾萱) /Jǐn Xuān/: Loài cỏ giúp người ta quên đi ưu phiền.
Chi Lan (芝兰) /Zhī Lán/: Như một loài cỏ thơm xinh đẹp.
Chỉ Nhược (芷若) /Zhǐ Ruò/: Một cô gái yêu thương và biết giúp đỡ người khác.
Bắt đầu bằng chữ D
Diễm Lâm (艳琳) /Yàn Lín/: Con gái là một viên ngọc đẹp.
Di Giai (怡佳) /Yí Jiā/: Phóng khoáng, xinh đẹp, ung dung.
Diễm An (艳安) /Yàn Ān/: Xinh đẹp, diễm lệ, bình yên.
Di Nguyệt (怡月) /Yí Yuè/: Như mặt trăng vui vẻ.
Dung Nguyệt (溶月) /Róng Yuè/: Ánh trăng lung linh, mờ ảo.
Bắt đầu bằng chữ G
Giác Ngọc (珏玉) /Jué Yù/: Viên ngọc xinh đẹp.
Giai Ý (佳懿) /Jiā Yì/: Xinh đẹp, đức hạnh, thuần mỹ.
Giai Kỳ (佳琦) /Jiā Qí/: Thanh bạch, cao quý như ngọc.
Giai Tuệ (佳慧) /Jiā Huì/: Tài trí, thông minh hơn người.
Tên đệm và tên lót sẽ giúp cái tên của con gái bạn trở nên đặc biệt hơn.
Bắt đầu bằng chữ H
Hải Quỳnh (海琼) /Hǎi Qióng/: Viên ngọc đẹp.
Hải Nguyệt (海月) /Hǎi Yuè/: Mặt trăng tỏa sáng trên biển.
Hân Nghiên (欣妍) /Xīn Yán/: Vui vẻ, xinh đẹp.
Hâm Dao (歆瑶) /Xīn Yáo/: Viên ngọc quý được nhiều người ao ước.
Hoài Diễm (怀艳) /Huái Yàn/: Vẻ đẹp thuần khiết, gây thương nhớ.
Hiểu Tâm (晓心) /Xiǎo Xīn/: Tình cảm, thấu tình đạt lý.
Hồ Điệp (蝴蝶) /Hú Dié/: Như loài bướm bay lượn, vui tươi.
Hi Văn (熙雯) /Xī Wén/: Đám mây xinh đẹp.
Bắt đầu bằng chữ K
Kiều Nga (娇娥) /Jiāo É/: Mang vẻ đẹp tuyệt sắc, dung mạo hơn người.
Kha Nguyệt (珂玥) /Kē Yuè/: Viên ngọc thạch quý hiếm.
Khả Hân (嘉欣) /Jiā Xīn/: 嘉 (Jiā) nghĩa là tốt đẹp, 欣 (Xīn) nghĩa là vui mừng, hạnh phúc.
Bắt đầu bằng chữ L
Linh Châu (玲珠) /Líng Zhū/: Như viên ngọc sáng lung linh.
Lộ Tuyết (露雪) /Lù Xuě/: Thuần khiết, trong sáng, mỏng manh.
Bắt đầu bằng chữ M
Mẫn Hoa (敏花) /Mǐn Huā/: Thanh tịnh, nhẹ nhàng.
Mộng Dao (梦瑶) /Méng Yáo/: Như viên ngọc trong mơ.
Mỹ Lâm (美琳) /Měi Lín/: Lương thiện, hoạt bát, xinh đẹp.
Mỹ Liên (美莲) /Měi Lián/: Xinh đẹp như hoa sen.
Mỹ Ngọc (美玉) /Měi Yù/: Viên ngọc đẹp một cách hoàn mỹ.
Mỹ Ân (美善) /Měi Shàn/: Xinh đẹp, nhân ái, tốt bụng.
Bắt đầu bằng chữ N
Ngôn Diễm (言艳) /Yán Yàn/: Đoan trang, thùy mị.
Ngọc Trân (玉珍) /Yù Zhēn/: Trân quý như ngọc.
Nhã Lâm (雅琳) /Yǎ Lín/: Xinh đẹp, tao nhã.
Nhã Tịnh (雅静) /Yǎ Jìng/: Điềm đạm, nho nhã.
Nguyệt Thảo (月草) /Yuè Cǎo/: Ánh trăng sáng rực trên thảo nguyên.
Như Tuyết (茹雪) /Rú Xuě/: Xinh đẹp, trong trẻo, lương thiện như tuyết.
Tên tiếng Trung không chỉ là một âm thanh, mà còn là một biểu tượng của văn hóa và truyền thống.
Bắt đầu bằng chữ P
Phương Hoa (芳华) /Fāng Huá/: Xinh đẹp, rực rỡ.
Phong Hi (风希) /Fēng Xī/: Như một cơn gió nhẹ nhàng.
Phong Miên (风眠) /Fēng Mián/: Như đang ngủ quên giữa rừng cây khi cơn gió nhẹ thổi qua.
Phương Lâm (芳林) /Fāng Lín/: Như một khu rừng muôn màu, muôn vẻ.
Bắt đầu bằng chữ T
Thư Nhiễm (珺瑶) /Jùn Yáo/: Xinh tươi, mềm mại.
Tố Ngọc (素玉) /Sù Yù/: Trắng nõn, trong sạch, không vướng bụi trần.
Tịnh Hương (舒苒) /Shū Rǎn/: Điềm đạm, nho nhã, xinh đẹp.
Tiểu Ngọc (小玉) /Xiǎo Yù/: Viên ngọc nhỏ bé.
Tịnh Kỳ (静琪) /Jìng Qí/: An tĩnh, ngoan ngoãn.
Tịnh Thi (婧诗) /Jìng Shī/: Có tài năng thi họa.
Tú Ảnh (秀影) /Xiù Yǐng/: Thanh tú, xinh đẹp.
Tuyết Lệ (雪丽) /Xuě Lì/: Đẹp đẽ như tuyết.
Tuyết Nhàn (雪娴) /Xuě Xián/: Nhã nhặn, thanh tao, hiền thục.
Thanh Nhã (清雅) /Qīng Yǎ/: Nhã nhặn, thanh tao.
Thi Hàm (诗涵) /Shī Hán/: Có tài văn chương.
Thi Nhân (诗茵) /Shī Yīn/: Nho nhã, lãng mạn.
Thi Tịnh (诗婧) /Shī Jìng/: Xinh đẹp như thi họa.
Thư Di (书怡) /Shū Yí/: Dịu dàng, được lòng nhiều người.
Thục Tâm (淑心) /Shū Xīn/: Nhu mì, đoan trang, đức hạnh.
Tú Linh (秀零) /Xiù Líng/: Tươi mới, bình yên trong cuộc sống.
Bắt đầu bằng chữ U
Uyển Như (婉如) /Wǎn Rú/: Khéo léo, mềm mại, uyển chuyển.
Uyển Ngưng (婉凝) /Wǎn Níng/: Dịu dàng, thanh tao.
Uyển Đồng (婉瞳) /Wǎn Tóng/: Đôi mắt đẹp, có chiều sâu, duyên dáng.
Uyển Ân (婉恩) /Wǎn Ēn/: 婉 (Wǎn) nghĩa là dịu dàng, 恩 (Ēn) nghĩa là ân huệ.
Bắt đầu bằng chữ V
Vũ Gia (雨嘉) /Yǔ Jiā/: Thuần khiết, ưu tú.
Viên Hân (媛欣) /Yuàn Xīn/: Xinh đẹp, vui vẻ, vô tư.
Vân Diễm (云艳) /Yún Yàn/: Vẻ đẹp của mây.
Vân Tuyết (云雪) /Yún Xuě/: Trong sáng, mỏng manh.
Vĩnh Hi (永曦) /Yǒng Xī/: Như tia sáng vĩnh cửu.
Bắt đầu bằng chữ Y
Y Na (依娜) /Yī Nà/: Phong thái xinh đẹp.
Y Sương (依霜) /Yī Shuāng/: Tiểu thư nhẹ nhàng, thanh thoát.
Tổng kết
Tên Trung Quốc không chỉ thể hiện nét đẹp ngôn ngữ mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và con người. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn được một cái tên Trung Quốc phù hợp, độc đáo và mang ý nghĩa đặc biệt, tạo điểm nhấn trong cuộc sống và giao tiếp.
Tổng hợp 214 bộ thủ tiếng Trung và ý nghĩa chi tiết
Bộ thủ tiếng Trung là thành phần không thể thiếu khi học chữ Hán, giúp phân loại và hiểu sâu hơn về cấu trúc của từng từ. Với tổng cộng 214 bộ thủ, mỗi bộ mang ý nghĩa riêng và đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ngữ nghĩa. Sau đây, Unica sẽ chi sẻ danh sách đầy đủ các bộ thủ trong tiếng trung và hướng dẫn học bộ thủ tiếng Trung hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay.
Bộ thủ trong tiếng Trung là gì?
Bộ thủ tiếng Trung (部首) là những yếu tố cơ bản tạo nên chữ Hán trong tiếng Trung Quốc. Một chữ Hán thường bao gồm một hoặc nhiều bộ thủ, và các bộ thủ này thường mang ý nghĩa hoặc gợi ý về cách đọc của chữ. Tổng cộng có 214 bộ thủ, được coi như mấu chốt để học và hiểu chữ Hán một cách hiệu quả.
Từ thời cổ đại, các bộ thủ đã xuất hiện và được hệ thống hóa trong cuốn từ điển Thuyết Văn Giải Tự (说文解字) do Hứa Thận biên soạn vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Từ đó, bộ thủ trở thành công cụ không thể thiếu trong việc phân loại, tra cứu chữ Hán. Ngoài ra, chúng còn giúp người học hiểu sâu hơn về cấu trúc và ý nghĩa của từng ký tự.
Trong các cuốn từ điển chữ Hán qua các thời kỳ, chữ viết thường được nhóm lại theo từng bộ thủ. Nhờ đó, việc tìm kiếm và hiểu ý nghĩa của chữ Hán dựa vào bộ thủ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bộ thủ tiếng Trung là những yếu tố cơ bản tạo nên chữ Hán trong tiếng Trung Quốc
Ví dụ về bộ thủ trong tiếng trung:
Mẹ: 妈妈 /Māma/
Chị gái: 姐姐 /Jiějie/
Em gái: 妹妹 /Mèimei/
Cô ấy: 她 /Tā/
Những chữ này đều có chung bộ Nữ: 女 /nǚ/, thể hiện mối liên quan đến người phụ nữ hoặc con gái.
Ý nghĩa và công dụng của bộ thủ tiếng Trung
Ý nghĩa
Hệ thống 214 bộ thủ tiếng Trung mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc học Hán ngữ như sau:
Dễ dàng tra cứu chữ Hán: Nhờ vào bộ thủ, người học có thể tra cứu ý nghĩa chữ Hán nhanh chóng. Ví dụ, các từ như 妈妈 (mẹ), 姐姐 (chị gái), 妹妹 (em gái), 她 (cô ấy) đều có chung bộ Nữ: 女 /nǚ/, thể hiện rằng những từ này liên quan đến phụ nữ.
Hỗ trợ ghi nhớ cách viết: Bộ thủ trong tiếng Trung giúp người học dễ dàng ghi nhớ và viết đúng, đủ nét. Đồng thời, ý nghĩa của một chữ Hán có thể được suy luận từ các bộ thủ cấu thành. Ví dụ: Bộ Mộc 木 /mù/ (ý chỉ một cái cây) 林 /lín/ (rừng, với hai cây ghép lại) 森 /sēn/ (rừng rậm, với ba cây đứng cạnh nhau).
Dự đoán cách phát âm: Cách phát âm chữ Hán có thể đoán được thông qua bộ thủ. Ví dụ: Với bộ Thanh 青 /qīng/, các từ chứa bộ này thường có âm "qing" với thanh điệu khác nhau, như 请 /qǐng/ (mời), 清 /qīng/ (trong suốt), 情 /qíng/ (tình cảm), 晴 /qíng/ (trời nắng).
Bộ thủ không chỉ hỗ trợ người học dễ dàng ghi nhớ tiếng Trung hơn mà còn hỗ trợ phân loại chữ Hán trở nên khoa học và có hệ thống hơn
Công dụng
214 bộ thủ tiếng Trung đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại chữ Hán. Dựa vào các bộ thủ, quá trình biên soạn từ điển chữ Hán trở nên khoa học và có hệ thống hơn.
Ngoài ra, bộ thủ còn có công dụng biểu thị ý nghĩa của chữ, giúp người học suy ra nội dung gốc. Một số ví dụ:
Chữ 看 (Khán): Nghĩa là nhìn. Chữ này gồm bộ Thủ 手 (tay) bên trên và bộ Mục 目 (mắt) bên dưới, gợi ý hình ảnh bàn tay che mắt để nhìn rõ hơn.
Chữ 柏 (Bách): Nghĩa là một loại cây gỗ. Chữ này có bộ Mộc 木 (cây) bên trái và chữ Bạch 白 (trắng) bên phải, ám chỉ đặc điểm liên quan đến cây gỗ.
Không chỉ giới hạn trong tiếng Trung, 214 bộ thủ còn được sử dụng để gợi nghĩa trong chữ Nôm của người Việt, mang đến giá trị ứng dụng đa dạng và lâu dài.
Thứ tự và vị trí các bộ thủ trong tiếng Trung
Thứ tự của các bộ thủ tiếng Trung được sắp xếp dựa trên số nét, từ đơn giản đến phức tạp. Bộ thủ đơn giản nhất chỉ có một nét, trong khi những bộ thủ phức tạp nhất có thể lên tới 17 nét. Theo thời gian, số lượng bộ thủ đã thay đổi, nhưng ngày nay, 214 bộ thủ thông dụng vẫn được công nhận. Những bộ thủ này được rút ra từ các nguồn như Khang Hy tự điển (1716), Trung Hoa đại tự điển (1915) và Từ hải (1936).
Thứ tự của bộ thủ trong tiếng Trung được sắp xếp dựa trên số nét, từ đơn giản đến phức tạp
Vị trí của bộ thủ trong chữ Hán không cố định mà thay đổi tùy theo từng chữ. Dưới đây là các vị trí thường gặp:
Bên trái: 略 (lược): Gồm bộ 田 (điền) và 各 (các).
Bên phải: 期 (kỳ): Gồm bộ 月 (nguyệt) và 其 (kỳ).
Trên: 苑 (uyển): Gồm bộ 艸 (thảo) và 夗 (uyển) hoặc trong chữ 男 (nam): Gồm bộ 田 (điền) và 力 (lực).
Dưới: 志 (chí): Gồm bộ 心 (tâm) và 士 (sĩ).
Trên và dưới:亘 (tuyên): Gồm bộ 二 (nhị) và 日 (nhật).
Giữa: 昼 (trú): Gồm bộ 日 (nhật) ở giữa, 尺 (xích) ở trên, và 一 (nhất) ở dưới.
Góc trên bên trái: 房 (phòng): Gồm bộ 戸 (hộ) và 方 (phương).
Góc trên bên phải: 式 (thức): Gồm bộ 弋 (dặc) và 工 (công).
Góc dưới bên trái: 起 (khởi): Gồm bộ 走 (tẩu) và 己 (kỷ).
Đóng khung: 国 (quốc): Gồm bộ 囗 (vi) và 玉 (ngọc).
Khung mở bên dưới: 間 (gian): Gồm bộ 門 (môn) và 日 (nhật).
Khung mở bên trên: 凷 (khối): Gồm bộ 凵 (khảm) và 土 (thổ).
Khung mở bên phải: 医 (y): Gồm bộ 匚 (phương) và 矢 (thỉ).
Trái và phải: 街 (nhai): Gồm bộ 行 (hành) và 圭 (khuê).
Tổng hợp 214 bộ thủ tiếng Trung đầy đủ
Hệ thống 214 bộ thủ tiếng Trung được chia thành các nhóm dựa trên số lượng nét, từ đơn giản đến phức tạp. Việc phân loại theo số nét không chỉ giúp người học dễ dàng ghi nhớ mà còn hỗ trợ hiệu quả trong việc tra cứu từ điển và hiểu ý nghĩa chữ Hán. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết các bộ thủ tiếng Trung, bắt đầu từ nhóm 1 nét đến nhóm 17 nét.
Bộ thủ 1 nét
Nhóm bộ thủ đơn giản nhất chỉ có 1 nét, là cơ sở hình thành các chữ Hán cơ bản. Tuy số nét ít nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên nhiều chữ phức tạp hơn.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
1
一
Nhất
yi
Số một
2
〡
Cổn
gǔn
Nét sổ
3
丶
Chủ
zhǔ
Điểm, chấm
4
丿
Phiệt
piě
Nét sổ xiên qua trái
5
乙
Ất
yǐ
Vị trí thứ hai trong thiên can
6
亅
Quyết
jué
Nét sổ có móc
Bộ thủ 2 nét
Bộ thủ 2 nét là nhóm có mức độ phổ biến cao, thường xuất hiện trong các chữ Hán liên quan đến ý nghĩa nền tảng, dễ học và dễ ghi nhớ.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
7
二
Nhị
ér
Số hai
8
亠
Đầu
tóu
Không có ý nghĩa
9
人 (亻)
Nhân
rén
Người
10
儿
Nhi
ér
Trẻ con
11
入
Nhập
rù
Vào
12
八
Bát
bā
Số tám
13
冂
Quynh
jiǒng
Vùng biên giới xa, hoang địa
14
冖
Mịch
mì
Trùm khăn lên
15
冫
Băng
bīng
Nước đá
16
几
Kỷ
jī
Ghế dựa
17
凵
Khảm
kǎn
Há miệng
18
刀 (刂)
Đao
dāo
Con dao, cây đao (vũ khí)
19
力
Lực
lì
Sức mạnh
20
勹
Bao
bā
Bao bọc
21
匕
Chủy
bǐ
Cái thìa (cái muỗng)
22
匚
Phương
fāng
Tủ đựng
23
匸
Hệ
xǐ
Che đậy, giấu diếm
24
十
Thập
shí
Số mười
25
卜
Bốc
bǔ
Xem bói
26
卩
Tiết
jié
Đốt tre
27
厂
Hán
hàn
Sườn núi, vách đá
28
厶
Khư, tư
sī
Riêng tư
29
又
Hựu
yòu
Lại nữa, một lần nữa
Bộ thủ 2 nét có tính phổ biến cao và được ứng dụng cao trong các từ tiếng Hán
Bộ thủ 3 nét
Nhóm bộ thủ 3 nét mở rộng hơn về sự đa dạng, cung cấp thêm các hình thái và ý nghĩa đặc trưng trong hệ thống chữ Hán.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
30
囗
Khẩu
kǒu
Cái miệng
31
囗
Vi
wéi
Vây quanh
32
土
Thổ
tǔ
Đất
33
士
Sĩ
shì
Kẻ sĩ
34
夂
Tuy
sūi
Đi chậm
35
夊
Truy
zhǐ
Đến sau
36
夕
Tịch
xì
Đêm tối
37
大
Đại
dà
To lớn
38
女
Nữ
nǚ
Nữ giới, con gái, đàn bà
38
子
Tử
zǐ
Con, tiếng tôn xưng là “Thầy, ngài”
40
宀
Miên
mián
Mái nhà, mái che
41
寸
Thốn
cùn
Đơn vị đo chiều dài tấc
42
小
Tiểu
xiǎo
Nhỏ bé
43
尢
Uông
wāng
Yếu đuối
44
尸
Thi
shī
Xác chết, thây ma
45
屮
Triệt
chè
Mầm non
46
山
Sơn
shān
Núi non
47
川、巛
Xuyên
chuān
Sông ngòi
48
工
Công
gōng
Người thợ, công việc
49
己
Kỷ
jǐ
Bản thân mình
50
巾
Cân
jīn
Cái khăn
51
干
Can
gān
Thiên can, can dự
52
幺
Yêu
yāo
Nhỏ nhắn
53
广
Nghiễm
ān
Mái nhà
54
廴
Dẫn
yǐn
Bước dài
55
廾
Củng
gǒng
Chắp tay
56
弋
Dặc
yì
Bắn, chiếm lấy
57
弓
Cung
gōng
Cái cung (để bắn tên)
58
彐
Kệ
jì
Đầu con nhím
59
彡
Sam
shān
Lông tóc dài
60
彳
Xích
chì
Bước chân trái
Bộ thủ 4 nét
Các bộ thủ 4 nét bắt đầu thể hiện sự phức tạp hơn, là nền tảng cho việc hình thành những chữ mang ý nghĩa cụ thể trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
61
心 (忄)
Tâm
xīn
Quả tim, tâm trí, tấm lòng
62
戈
Qua
gē
Cây qua (thứ binh khí dài)
63
户
Hộ
hù
Cửa một cánh
64
手 (扌)
Thủ
shǒu
Tay
65
支
Chi
zhī
Cành nhánh
66
攴 (攵)
Phộc
pù
Đánh khẽ
67
文
Văn
wén
Nét vằn
68
斗
Đẩu
dōu
Cái đấu để đong
69
斤
Cân
jīn
Cái búa, rìu
70
方
Phương
fāng
Vuông
71
无(旡)
Vô
wú
Không
72
日
Nhật
rì
Ngày, mặt trời
73
曰
Viết
yuē
Nói rằng
74
月
Nguyệt
yuè
Tháng, mặt trăng
75
木
Mộc
mù
Gỗ. cây cối
76
欠
Khiếm
qiàn
Khiếm khuyết, thiếu vắng
77
止
Chỉ
zhǐ
Dừng lại
78
歹
Đãi
dǎi
Xấu xa, tệ hại
79
殳
Thù
shū
Binh khí dài
80
毋
Vô
wú
Chớ, đừng
81
比
Tỷ
bǐ
So sánh
82
毛
Mao
máo
Lông
83
氏
Thị
shì
Họ
84
气
Khí
qì
Hơi nước
85
水(氵、氺)
Thủy
shǔi
Nước
86
火 (灬)
Hỏa
huǒ
Lửa
87
爪
Trảo
zhǎo
Móng vuốt cầm thú
88
父
Phụ
fù
Cha
89
爻
Hào
yáo
Hào âm, hào dương (Kinh dịch)
90
爿(丬)
Tường
qiáng
Mảnh gỗ, cái giường
91
片
Phiến
piàn
Mảnh, tấm, miếng
92
牙
Nha
yá
Răng
93
牛(牜
Ngưu
níu
Trâu
94
犬 (犭)
Khuyển
quǎn
Con chó
Cách viết bộ thủ 4 nét trong tiếng Trung
Bộ thủ 5 nét
Nhóm bộ thủ 5 nét nằm ở mức trung bình về độ phức tạp, thường gặp trong nhiều chữ Hán mang ý nghĩa miêu tả hoặc biểu thị sự vật, hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống. Các bộ thủ này giúp người học dễ dàng liên kết và ghi nhớ thông qua các nét đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
95
玄
xuán
Màu đen huyền bí
96
玉
yù
Đá quý, ngọc quý
97
瓜
guā
Quả dưa
98
瓦
wǎ
Ngói
99
甘
gān
Ngọt
100
生
shēng
Sinh sôi, nảy nở
101
用
yòng
Dùng
102
田
tián
Ruộng
103
疋( 匹)
pǐ
Đơn vị đo chiều dài, tấm (vải)
104
疒
nǐ
Bệnh tật
105
癶
bǒ
Gạt ngược lại, trở lại
106
白
bái
Màu trắng
107
皮
pí
Da
108
皿
mǐn
Bát dĩa
109
目(罒)
mù
Mắt
110
矛
máo
Cây giáo để đâm
111
矢
shǐ
Cây tên, mũi tên
112
石
shí
Đá
113
示 (礻)
shì
Chỉ thị; thần đất
114
禸
róu
Vết chân, lót chân
115
禾
hé
Lúa
116
穴
xué
Hang, hang lỗ
117
立
lì
Đứng, thành lập
Bộ thủ 6 nét
Với 6 nét, các bộ thủ này đã mang tính phức tạp đáng kể, đòi hỏi sự tập trung cao hơn trong việc ghi nhớ và nhận diện.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
118
竹
Trúc
zhú
Tre trúc
119
米
Mễ
mǐ
Gạo
120
糸 (糹, 纟)
Mịch
mì
Sợi tơ nhỏ
121
缶
Phẫu
fǒu
Đồ sành
122
网(, 罓)
Võng
wǎng
Cái lưới
123
羊
Dương
yáng
Con dê
124
羽 (羽)
Vũ
yǚ
Lông vũ
125
老
Lão
lǎo
Già
126
而
Nhi
ér
Mà, và
127
耒
Lỗi
lěi
Cái cày
128
耳
Nhĩ
ěr
Lỗ tai
129
聿
Duật
yù
Cây bút
130
肉
Nhục
ròu
Thịt
131
臣
Thần
chén
Bầy tôi
132
自
Từ
zì
Tự bản thân, kể từ
133
至
Chí
zhì
Đến
134
臼
Cữu
jiù
Cái cối giã gạo
135
舌
Thiệt
shé
Cái lưỡi
136
舛
Suyễn
chuǎn
Sai lầm
137
舟
Chu
zhōu
Cái thuyền
138
艮
Cấn
gèn
quẻ Cấn trong kinh dịch, dừng, bền cứng
139
色
Sắc
sè
Màu sắc, dáng vẻ, nữ sắc
140
艸 (艹)
Thảo
sè
Cỏ
141
虍
Hổ
hū
Vặn, vện của chú hổ
142
虫
Trùng
chóng
Sâu bọ
143
血
Huyết
xuè
Máu
144
行
Hành
xíng
Đi, thi hành, làm được
145
衣(衤)
Y
yī
Áo
146
襾
Á
yà
Che đậy, úp lên
Bộ thủ 7 nét
Nhóm bộ thủ 7 nét không chỉ phong phú về ý nghĩa mà còn thể hiện những đặc điểm tinh tế trong cấu trúc chữ Hán.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
147
見(见)
Kiến
jiàn
Trông thấy
148
角
Giác
jué
Góc, sừng thú
149
言
Ngôn
yán
Nói
150
谷
Cốc
gǔ
Khe nước chảy giữa hai núi, thung lũng
151
豆
Đậu
dòu
Hạt đậu, cây đậu
152
豕
Thỉ
shǐ
Con heo, con lợn
153
豸
Trãi
zhì
Loài sâu không chân
154
貝 (贝)
Bối
bèi
Vật báu. kho báu
155
赤
Xích
chì
Màu đỏ
156
走(赱)
Tẩu
zǒu
Đi, chạy
157
足
Túc
zú
Chân, đầy đủ
158
身
Thân
shēn
Thân thể, thân mình
159
車 (车)
Xa
chē
Chiếc xe
160
辛
Tân
xīn
Cay
161
辰
Thần
chén
Nhật, nguyệt, tinh, tháng (12 chi)
162
辵(辶)
Sước
chuò
Chợt bước đi, chợt dừng lại
163
邑(阝)
Ấp
yì
Vùng đất, đất phong cho quan
164
酉
Dậu
yǒu
Một trong 12 địa chỉ
165
釆
Biện
biàn
Phân biệt
166
里
Lý
lǐ
Dặm, làng xóm
Hướng cách viết chữ Lý trong tiếng Trung
Bộ thủ 8 nét
Bộ thủ 8 nét nằm ở mức trung bình về độ phức tạp, thường được sử dụng để cấu tạo nên các chữ có ý nghĩa liên quan đến hành động hoặc trạng thái.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
167
金
Kim
jīn
Chỉ các kim loại nói chung, vàng
168
長 (镸 , 长)
Trường
cháng
Dài, lớn (tăng trưởng)
169
門 (门)
Môn
mén
Cửa hai cánh
170
阜 (阝- )
Phụ
fù
Đống đất, gò đất
171
隶
Đãi
dài
Kịp, đến kịp
172
隹
Truy, chuy
zhuī
Chim non
173
雨
Vũ
yǔ
Mưa
174
青 (靑)
Thanh
qīng
Màu xanh
175
非
Phi
fēi
Không
Bộ thủ 9 nét
Bộ thủ 9 nét đánh dấu sự gia tăng về độ phức tạp, thường xuất hiện trong các chữ Hán mang ý nghĩa liên quan đến thiên nhiên, hành động hoặc trạng thái.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
176
面 (靣)
Diện
miàn
Mặt, bề mặt
177
革
Cách
gé
Da thú, thay đổi
178
韋 (韦)
Vi
wéi
Da đã thuộc rồi
179
韭
Phỉ, cửu
jiǔ
Rau hẹ
180
音
Âm
yīn
Âm thanh, tiếng
181
頁(页)
Hiệt
yè
Đầu, trang giấy
183
風(凬, 风)
Phong
fēng
Gió
183
飛 (飞 )
Phi
fēi
Bay
184
食 (飠, 饣 )
Thực
shí
Ăn
185
首
Thủ
shǒu
Đầu
186
香
Hương
xiāng
Mùi thơm
187
馬 (马)
Mã
mǎ
Con ngựa
188
骨
Cốt
gǔ
Xương
189
高
Cao
gāo
Cao
190
髟
Bưu, tiêu
biāo
Tóc dài
191
鬥 (斗)
Đấu
dòu
Đánh nhau
192
鬯
Sưởng
chàng
Ủ rượu nếp
193
鬲
Cách
gé
Nồi, chõ
194
鬼
Quỷ
gǔi
Con quỷ
Bộ thủ 11 nét
Nhóm bộ thủ 11 nét bắt đầu cho thấy sự tỉ mỉ và chi tiết hơn trong việc ghép chữ, là phần không thể thiếu trong hệ thống chữ Hán phong phú.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
195
魚 (鱼)
Ngư
yú
Con cá
196
鳥(鸟)
Điểu
niǎo
Con chim
197
鹵
Lỗ
lǔ
Đất mặn
198
鹿
Lộc
lù
con hươu
199
麥 (麦)
Mạch
mò
Lúa mạch
200
麻
Ma
má
Cây gai
Bộ thủ 12 nét
Bộ thủ 12 nét nằm trong nhóm có độ phức tạp trung bình cao. Các bộ thủ này thường được sử dụng trong các chữ Hán biểu thị những khái niệm hoặc đối tượng cụ thể, yêu cầu người học phải nắm vững cấu trúc chữ để phân biệt và ghi nhớ dễ dàng hơn.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
201
黃
Hoàng
huáng
Màu vàng
202
黍
Thử
shǔ
Lúa nếp
203
黑
Hắc
hēi
Màu đen
204
黹
Chỉ
zhǐ
May áo, khâu vá
Thông thường các bộ thủ nhiều nét thường phức tạp hơn và ít hơn
Bộ thủ 13 nét
Bộ thủ 13 nét đại diện cho sự tinh tế trong việc biểu đạt ý nghĩa của chữ Hán, với mức độ chi tiết và đa dạng cao.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
205
黽
Mãnh
mǐn
Loài bò sát
206
鼎
Đỉnh
dǐng
Cái đỉnh
207
鼓
Cổ
gǔ
Cái trống
208
鼠
Thử
shǔ
Con chuột
Bộ thủ 14 nét
Bộ thủ 14 nét thuộc nhóm các bộ thủ phức tạp, thường thấy trong những chữ Hán biểu đạt các khái niệm trừu tượng hoặc các sự vật mang tính chi tiết cao.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
209
鼻
Tỵ
bí
Cái mũi
210
齊 (斉 , 齐)
Tề
qí
Bằng nhau
Bộ thủ 15 nét
Nhóm bộ thủ 15 nét đòi hỏi người học cần có kỹ năng nhận diện tốt, bởi chúng xuất hiện trong nhiều chữ Hán mang tính phức tạp cao.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
211
齒(齿, 歯 )
Xỉ
chǐ
Răng
Bộ thủ 16 nét
Với 16 nét, các bộ thủ trong nhóm này là minh chứng cho sự sáng tạo và phong phú trong hệ thống chữ Hán.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
212
龍(龙 )
Long
lóng
Con rồng
213
龜 (亀, 龟 )
Quy
guī
Con rùa
Bộ thủ 17 nét
Là nhóm phức tạp nhất, bộ thủ 17 nét yêu cầu sự tập trung và kiên trì để học và ghi nhớ, nhưng một khi nắm vững, bạn sẽ hiểu sâu hơn về ý nghĩa chữ Hán.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
214
龠
Dược
yuè
Sáo ba lỗ
Tổng kết
Nắm vững 214 bộ thủ tiếng Trung là chìa khóa để hiểu và học tốt chữ Hán. Mỗi bộ thủ không chỉ giúp phân loại mà còn mang ý nghĩa riêng biệt, hỗ trợ tối đa trong việc phân tích cấu trúc từ vựng. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, giúp bạn học tập hiệu quả và chinh phục tiếng Trung dễ dàng hơn.
HSK là gì? Những điều cần biết về kỳ thi và chứng chỉ HSK
HSK là chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Trung phổ biến nhất hiện nay với 6 cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Việc sở hữu chứng chỉ HSK không chỉ giúp bạn chứng minh khả năng ngôn ngữ mà còn mở ra nhiều cơ hội trong học tập và làm việc. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ HSK là gì? Những điều cần biết về kỳ thi và chứng chỉ HSK. Cùng tìm hiểu ngay.
HSK là gì?
HSK là viết tắt của cụm từ Hanyu Shuiping Kaoshi (汉语水平考试), tức Kỳ thi năng lực Hán ngữ quốc tế. Đây là kỳ thi tiêu chuẩn nhằm đánh giá trình độ tiếng Trung của người học là người nước ngoài, do Trung tâm Khảo thí Hán ngữ Quốc tế (CTHKHQT) trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc tổ chức.
Từ năm 2021, khi đăng ký thi HSK, bạn cần thi kèm thêm chứng chỉ HSKK (Hanyu Shuiping Kouyu Kaoshi - 汉语水平口语考试), tức kỳ thi đánh giá năng lực khẩu ngữ. HSKK tập trung vào kỹ năng nói, được chia thành 3 cấp độ với yêu cầu điểm đỗ là từ 60 điểm trở lên:
HSKK Sơ cấp.
HSKK Trung cấp.
HSKK Cao cấp.
Quy định về việc thi HSKK kèm HSK như sau:
HSK 1-2: Không cần thi kèm HSKK.
HSK 3: Thi kèm HSKK Sơ cấp.
HSK 4: Thi kèm HSKK Trung cấp.
HSK 5-6: Thi kèm HSKK Cao cấp
HSK là Kỳ thi năng lực Hán ngữ quốc tế dành cho người học là người nước ngoài
Kể từ tháng 11/2022, hệ thống HSK đã có sự thay đổi đáng kể khi mở rộng từ 6 cấp độ lên 9 cấp độ, trong đó: HSK cấp độ 7-9: Áp dụng cho đối tượng học tiếng Trung ở trình độ chuyên sâu như ngôn ngữ thứ hai. Đối tượng bao gồm sinh viên chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Trung Quốc, sinh viên chuyên ngành Hán ngữ từ các quốc gia khác, hoặc những người sử dụng tiếng Trung trong nghiên cứu học thuật, giao lưu kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, HSK cấp độ 1-6 hiện tại vẫn giữ nguyên và tiếp tục có hiệu lực trong khoảng 2-3 năm tới.
4 Lợi thế khi có chứng chỉ HSK
Kỳ thi HSK không chỉ là một chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Trung mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong học tập, công việc và cuộc sống. Dưới đây là những lý do bạn nên tham gia kỳ thi HSK:
Miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT: Theo khoản 1, Điều 32, Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh THPT sở hữu chứng chỉ HSK3 trở lên sẽ được miễn thi bài thi ngoại ngữ và được quy đổi 10 điểm cho bài thi này trong kỳ thi xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Miễn thi ngoại ngữ trong một số trường đại học: Đối với sinh viên đại học, nếu bạn có chứng chỉ HSK phù hợp, bạn có thể được miễn thi môn ngoại ngữ nếu trường không bắt buộc học tiếng Anh hoặc yêu cầu ngoại ngữ 2. Ngoài ra, nó còn đảm bảo tốt nghiệp đúng hạn nếu trường có yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ khi ra trường.
Một số lợi thế khi sở hữu chứng chỉ HSK tiếng Trung
Điều kiện cần để du học Trung Quốc và Đài Loan: Nếu bạn có ý định du học Trung Quốc hoặc Đài Loan, chứng chỉ HSK (hoặc TOCFL đối với Đài Loan) là yêu cầu bắt buộc. Để xin học bổng, bạn cần đạt điểm thi HSK cao, bởi các chương trình học bổng thường ưu tiên những ứng viên có trình độ tiếng Trung tốt. Đối với cấp bậc đại học với chứng chỉ HSK4. cấp bậc thạc sĩ yêu cầu chứng chỉHSK5, còn bậc tiến sĩ yêu cầu HSK6.
Mở rộng cơ hội việc làm: Chứng chỉ HSK là một lợi thế cạnh tranh lớn khi bạn ứng tuyển vào các công việc yêu cầu sử dụng tiếng Trung. Một số số lợi ích như là tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Trung mà doanh nghiệp yêu cầu, tăng cơ hội thăng tiến trong các lĩnh vực ngoại thương, du lịch, giáo dục, xuất nhập khẩu,..
Chứng chỉ tiếng Trung HSK có bao nhiêu cấp bậc?
Chứng chỉ HSK (Hanyu Shuiping Kaoshi) là bài kiểm tra năng lực tiếng Trung chuẩn hóa quốc tế, được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Trung của người nước ngoài. HSK hiện có 6 cấp độ cơ bản và đã mở rộng lên 9 cấp độ từ năm 2022.
Cấp độ HSK 1 (Cấp độ)
HSK 1 là cấp độ khởi đầu, tập trung vào khoảng 150 từ vựng cơ bản và các cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Người học có thể hiểu và sử dụng những câu hỏi, câu khẳng định cơ bản như "你好吗?" (Bạn khỏe không?) hoặc "我是学生" (Tôi là học sinh).
Ở cấp độ này cần nắm người học cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nắm được 150 từ vựng cơ bản.
Ngữ pháp cơ bản với những câu đơn giản chủ ngữ - động từ - tân ngữ.
Chứng chỉ HSK 1 là cấp độ dành cho người mới bắt đầu học tiếng Trung
Cấp độ HSK 2 (Cấp độ 2)
Tiếp theo, HSK 2 mở rộng vốn từ lên 300 từ vựng, cho phép giao tiếp đơn giản trong các tình huống quen thuộc. Người học sẽ sử dụng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn như câu ghép và các phó từ như "很" (rất) và "也" (cũng). Ví dụ: "我喜欢吃苹果" (Tôi thích ăn táo).
Ở cấp độ này cần nắm người học cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nắm được 300 từ vựng.
Ngữ pháp các câu ghép, các phó từ chỉ mức độ như 很 (rất), 也 (cũng).
Chứng chỉ HSK yêu cầu người học giao tiếp đơn giản trong các tình huống quen thuộc
Cấp độ HSK 3 (Cấp độ 3)
Ở cấp độ HSK 3, lượng từ vựng được mở rộng lên khoảng 600 từ, khả năng giao tiếp cũng được nâng cao với các cấu trúc câu phức tạp hơn. Người học có thể diễn đạt các tình huống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, học tập và công việc. Ví dụ: "我昨天去了图书馆" (Hôm qua tôi đã đi thư viện).
Ở cấp độ này cần nắm người học cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nắm được 600 từ vựng.
Ngữ pháp thành thục các các thì và câu phức có nhiều mệnh đề.
Chứng chỉ HSK 3 yêu cầu người dùng có thể giao tiếp nâng cao được với những cấu trúc phức tạp
Cấp độ HSK 4 (Cấp độ 4)
HSK 4 yêu cầu khoảng 1200 từ vựng, tập trung vào các chủ đề rộng hơn như văn hóa, xã hội. Người học có thể thảo luận các chủ đề phức tạp và viết các đoạn văn ngắn với cấu trúc nâng cao. Ví dụ: "这个问题非常复杂,需要仔细分析" (Vấn đề này rất phức tạp, cần phải phân tích kỹ lưỡng).
Ở cấp độ này cần nắm người học cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nắm được 1200 từ vựng.
Yêu cầu ngữ pháp phải sử dụng được các câu phức tạp, khả năng viết đoạn văn ngắn.
Chứng chỉ HSK 4 mở rộng ra các chủ đề văn hóa, xã hội, đòi hỏi người học phải thảo luận được với các chủ đề phức tạp
Cấp độ HSK 5 (Cấp độ 5)
HSK 5 là cấp độ nâng cao với khoảng 2500 từ vựng, đòi hỏi khả năng đọc hiểu các văn bản dài, tạp chí và báo chí tiếng Trung. Người học có thể viết bài luận ngắn và thảo luận chuyên sâu bằng tiếng Trung. Ví dụ: "由于全球化的影响,许多文化开始相互融合" (Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nhiều nền văn hóa bắt đầu hòa nhập với nhau).
Ở cấp độ này cần nắm người học cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nắm được 2500 từ vựng.
Yêu cầu khả năng giao tiếp nâng cao, phân tích được các văn bản dài.
HSK 5 là cấp độ nâng cao với khoảng 2500 từ vựng, đòi hỏi người học đọc hiểu được các loại văn bản dài
Cấp độ HSK 6 (Cấp độ 6)
HSK 6 là cấp độ cao nhất trong hệ thống cũ, yêu cầu khoảng 5000 từ vựng. Người học có thể giao tiếp thành thạo như người bản ngữ, đọc hiểu các văn bản học thuật và viết các bài phân tích chuyên sâu. Ví dụ: "随着科技的发展,人类的生活方式发生了巨大的变化" (Với sự phát triển của công nghệ, cách sống của con người đã thay đổi đáng kể).
Nắm được 5000 từ.
Yêu cầu thành thạo như người bản ngữ, khả năng viết luận học thuật phức tạp.
HSK 6 là cấp độ cao nhất trong hệ thống cũ, yêu cầu người học phải thành thạo như người bản xứ
Từ tháng 11/2022, hệ thống HSK đã mở rộng lên 9 cấp độ, trong đó HSK 7 đến HSK 9 được thiết kế cho người học trình độ cao, có nhu cầu sử dụng tiếng Trung trong môi trường học thuật và chuyên ngành. Hiện tại, các cấp độ mới này chỉ được tổ chức thi trên máy tính và chưa áp dụng thi trên giấy. Tuy nhiên, hệ thống 6 cấp độ cũ vẫn còn hiệu lực trong 2-3 năm tới, tạo điều kiện cho người học tiếp tục sử dụng chứng chỉ hiện tại.
Ngoài HSK, hệ thống chứng chỉ còn có HSKK (Hanyu Shuiping Kouyu Kaoshi), tập trung đánh giá kỹ năng nói tiếng Trung. HSKK gồm ba cấp độ: Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp. HSKK Sơ cấp đánh giá khả năng giao tiếp cơ bản, Trung cấp yêu cầu thảo luận các chủ đề quen thuộc, trong khi HSKK Cao cấp tập trung vào khả năng diễn đạt trôi chảy trong các tình huống chuyên môn và học thuật. Từ năm 2021, HSK 3 trở lên yêu cầu bắt buộc phải thi kèm HSKK.
Các địa điểm thi HSK và hình thức thi HSK
Địa điểm thi HSK
Tại Việt Nam, kỳ thi chứng chỉ tiếng Trung HSK được tổ chức tại nhiều địa điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh ở các vùng miền khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết về các địa điểm thi HSK uy tín tại Việt Nam, bao gồm số điện thoại và địa chỉ cụ thể để bạn có thể liên hệ và đăng ký thi một cách dễ dàng.
Đại học Thành Đông là một trong những trung tâm tổ chức thi HSK tại miền Bắc. Thí sinh có thể liên hệ qua số điện thoại 098 627 0395 hoặc đến trực tiếp tại tầng 3, tòa B, Trường Đại học Thành Đông, số 3 Vũ Công Đán, Tứ Minh, Hải Dương để được tư vấn chi tiết. Đây là địa điểm phù hợp cho các thí sinh ở khu vực Hải Dương và các tỉnh lân cận.
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm thi HSK uy tín với số lượng thí sinh đăng ký lớn mỗi năm. Trung tâm tọa lạc tại đường Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 096 884 2383. Với cơ sở vật chất hiện đại, đây là lựa chọn hàng đầu cho các thí sinh khu vực Hà Nội và miền Bắc.
Viện Khổng Tử – Trường Đại học Hà Nội cũng là địa điểm tổ chức kỳ thi HSK chuyên nghiệp. Thí sinh có thể đến trực tiếp Văn phòng tầng 1, nhà D3, Trường Đại học Hà Nội hoặc gọi qua số điện thoại 0869 651 828 để được hỗ trợ. Viện Khổng Tử là trung tâm thi đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng và quy trình tổ chức theo đúng yêu cầu quốc tế.
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều cơ sở thi HSK để thuận tiện cho học sinh trên toàn quốc có thể tham gia thi
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế là địa điểm thi HSK tiêu biểu tại miền Trung. Địa chỉ tổ chức thi tại Khoa Trung, phòng A.I.2, Nhà A, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Số điện thoại liên hệ: 0985 148 151. Với vị trí thuận lợi, đây là trung tâm phù hợp cho thí sinh khu vực Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận.
Trung tâm Huấn luyện và Khảo thí Duy Tân LTC tại Đà Nẵng cũng tổ chức kỳ thi HSK với cơ sở vật chất hiện đại. Thí sinh có thể đăng ký thi tại Trung tâm LTC Đại học Duy Tân, tầng 5, 254 Nguyễn Văn Linh (209 Phan Thanh), Đà Nẵng hoặc liên hệ qua số điện thoại 0236 365 0001.
Đại học Sư phạm TP. HCM là trung tâm tổ chức thi HSK uy tín tại miền Nam. Địa điểm tổ chức thi tại phòng A410, dãy nhà A, Khoa Trung, Đại học Sư phạm TP.HCM, số 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM. Thí sinh có thể liên hệ qua số điện thoại 0908 77 92 77 hoặc 0946 141 151 để được tư vấn chi tiết về lịch thi và thủ tục đăng ký.
Hình thức thi HSK
Kỳ thi HSK hiện nay có hai hình thức thi phổ biến là thi trên giấy và thi trên máy tính. Cả hai hình thức này đều có nội dung, thời gian và cấu trúc bài thi giống nhau. Tuy nhiên, để lựa chọn hình thức thi phù hợp, thí sinh cần hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng loại.
Thi HSK trên giấy
Thi HSK trên giấy là phương thức truyền thống, trong đó đề thi và các câu hỏi được in sẵn trên giấy. Điều này giúp thí sinh dễ dàng theo dõi toàn bộ nội dung bài thi một cách tổng quan và có thể nhanh chóng đối chiếu thông tin trong phần nghe. Việc điền đáp án cũng trở nên trực quan và tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là chất lượng âm thanh của phần thi nghe. Do phòng thi thường rộng và loa phát đặt ở phía đầu phòng, âm thanh có thể không rõ ràng, ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu. Ngoài ra, trong phần thi viết, nếu thí sinh không nhớ chính xác cách viết chữ Hán, việc viết tay có thể gây khó khăn đáng kể.
Hiện nay, người học có thể lựa chọn thi HSK trên giấy hoặc trên máy tính
Thi HSK trên máy tính
Thi HSK trên máy tính (hay còn gọi là thi online) là hình thức thi hiện đại, trong đó thí sinh làm bài trực tiếp trên máy tính. Một ưu điểm nổi bật của hình thức này là thí sinh được trang bị tai nghe cá nhân, đảm bảo chất lượng âm thanh tốt và rõ ràng trong phần thi nghe. Ở phần viết, thí sinh chỉ cần nhớ phiên âm, bộ gõ tiếng Trung trên máy sẽ tự động gợi ý các ký tự phù hợp, giảm áp lực phải nhớ cách viết từng nét chữ.
Tuy nhiên, hạn chế chính là màn hình máy tính không hiển thị toàn bộ bài thi cùng lúc, thí sinh cần kéo chuột lên xuống để theo dõi nội dung, dễ gây mất thời gian. Ngoài ra, hệ thống sẽ tự động khóa từng phần khi hoàn thành, nên nếu thí sinh không chú ý phân bổ thời gian hợp lý, việc kiểm tra lại bài làm sẽ bị hạn chế.
Gợi ý lộ trình học HSK
Để chinh phục kỳ thi HSK ở các cấp độ, bạn cần một lộ trình học tập khoa học và rõ ràng. Dưới đây là gợi ý lộ trình phù hợp cho từng cấp độ, giúp bạn dễ dàng theo dõi và đạt được mục tiêu.
Lộ trình chinh phục HSK 1 và HSK 2
Ở cấp độ HSK 1-2, bạn sẽ bắt đầu với những kiến thức cơ bản. Lý tưởng nhất là học từ vựng cơ bản, những từ thường được sử dụng trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Bạn nên luyện tập nghe và nói qua các đoạn hội thoại đơn giản, đồng thời thực hành nói theo để cải thiện khả năng phát âm và ngữ điệu. Bên cạnh đó, bạn cần luyện đọc các đoạn văn ngắn và viết lại các câu đơn giản để cải thiện kỹ năng viết của mình.
Lộ trình chinh phục HSK 3 và HSK 4
Khi đã vững vàng ở cấp độ 1-2, bạn sẽ bước vào giai đoạn mở rộng từ vựng và nâng cao kỹ năng ngữ pháp. Bạn sẽ học thêm các từ vựng liên quan đến nhiều chủ đề đa dạng hơn và nắm vững các cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn. Điều quan trọng là thực hành giao tiếp thông qua các buổi hội thoại hoặc trò chuyện với người bản ngữ hoặc sử dụng các ứng dụng học tiếng Trung để duy trì sự phản xạ và khả năng ứng dụng ngôn ngữ.
Bạn cần có lộ trình học tập rõ ràng để đạt được cấp độ đúng với mục tiêu và mong muốn của mình
Lộ trình chinh phục HSK 5 và HSK 6
Ở cấp độ HSK 5-6, bạn cần tập trung vào việc học các từ vựng chuyên ngành và học thuật, vì đây là giai đoạn bạn cần đọc và hiểu các tài liệu phức tạp. Đọc sách, báo, và tài liệu học thuật bằng tiếng Trung sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng đọc hiểu. Đồng thời, luyện viết các bài luận, báo cáo và văn bản phức tạp sẽ giúp bạn nâng cao khả năng diễn đạt bằng tiếng Trung.
Cuối cùng, tham gia các cuộc thảo luận, hội thảo bằng tiếng Trung hoặc luyện nghe các bài giảng, bài nói chuyện chuyên ngành sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe và nói chuyên sâu.
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Học bao lâu thì tham gia được kỳ thi HSK?
Thời gian chuẩn bị để tham gia kỳ thi HSK phụ thuộc vào cấp độ bạn muốn đạt được. Để thi HSK 1 và HSK 2, bạn cần học khoảng 300 từ vựng cơ bản. Cụ thể, HSK 1 yêu cầu bạn nắm vững 150 từ vựng, trong khi HSK 2 yêu cầu 300 từ. Đối với cấp độ HSK 3, bạn cần học khoảng 500-600 từ vựng để có thể tự tin tham gia. HSK 4 đòi hỏi bạn nắm ít nhất 1200 từ vựng. Nếu bạn muốn thi HSK 5, bạn cần đạt được từ vựng trên 2500 từ. Để có thể thi HSK 6, bạn cần học hơn 5000 từ vựng.
Câu 2: Thời gian nhận chứng chỉ HSK mất bao lâu?
Sau khi tham gia kỳ thi HSK, kết quả thi sẽ được công bố trên website chính thức của đơn vị tổ chức thi sau 15 ngày đối với kỳ thi HSK, và sau 30 ngày đối với kỳ thi HSKK. Lưu ý là thời gian này không tính các ngày nghỉ lễ ở Trung Quốc. Để tra cứu kết quả, bạn cần sử dụng thông tin cá nhân trong phiếu dự thi HSK để truy cập vào website Chinesetest. Sau 60 ngày kể từ ngày thi, bạn có thể nhận chứng chỉ HSK tại địa điểm đăng ký thi ban đầu.
Tổng kết
Chứng chỉ HSK đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực tiếng Trung quốc tế. Nắm rõ các cấp độ, yêu cầu kiến thức và lựa chọn lộ trình học phù hợp sẽ giúp bạn chinh phục kỳ thi HSK dễ dàng hơn. Việc sở hữu chứng chỉ này không chỉ là thước đo khả năng ngôn ngữ mà còn mang lại nhiều cơ hội phát triển học tập và sự nghiệp lâu dài.
Hướng dẫn cách đọc số đếm tiếng Trung đơn giản, dễ nhớ
Số đếm tiếng Trung là một trong những nội dung cơ bản mà bất kỳ người học nào cũng cần nắm vững. Để nhớ được cách đếm số trong tiếng Trung, các bạn cần nắm được các quy tắc quan trọng để ứng dụng trong thực tế. Qua bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn cách đọc số đếm tiếng Trung từ 0 đến hàng nghìn, số lẻ, phân số, phần trăm hoặc số điện thoại và địa chỉ nhà trong thực tế.
Cách đếm từ 0 đến 10 bằng tiếng Trung
Số đếm trong tiếng Trung là một phần kiến thức cơ bản và cực kỳ quan trọng để bạn áp dụng vào các tình huống thực tế như mua sắm, làm việc, học tập hoặc du lịch tại Trung Quốc, Đài Loan. Vì thế, việc nắm vững cách đọc số đếm tiếng Trung từ 0 đến 10 là bước đầu tiên bạn cần thực hiện để tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
Số
Chữ Hán
Phiên âm
Nghĩa Hán Việt
0
零
Líng
Linh
1
一
Yī
Nhất
2
二
Èr
Nhị
3
三
Sān
Tam
4
四
Sì
Tứ
5
五
Wǔ
Ngũ
6
六
Liù
Lục
7
七
Qī
Thất
8
八
Bā
Bát
9
九
Jiǔ
Cửu
10
十
Shí
Thập
Ở Trung Quốc, người ta sử dụng một vài ký hiệu tay để thể hiện giá trị từ 0 đến 10
Cách đếm số từ 11 dến 99 trong tiếng Trung
Số đếm từ 11 đến 99 có cách đọc tương đối đơn giản trong tiếng Trung, chỉ cần tuân theo một số quy tắc cơ bản dưới đây:
Cạch đọc số từ 11 đến 19
Để đọc các số từ 11 đến 19, bạn chỉ cần thêm số từ 1 đến 9 sau từ 十 (Shí), nghĩa là "mười". Công thức như sau:
十 (Shí) + Số từ 1 đến 9
Số
Chữ Hán
Phiên âm
Nghĩa Hán Việt
11
十一
Shíyī
Thập nhất
12
十二
Shí’èr
Thập nhị
13
十三
Shísān
Thập tam
14
十四
Shísì
Thập tứ
15
十五
Shíwǔ
Thập ngũ
16
十六
Shíliù
Thập lục
17
十七
Shíqī
Thập thất
18
十八
Shíbā
Thập bát
19
十九
Shíjiǔ
Thập cửu
Hướng dẫn cách đến số từ 11 đến 99 trong tiếng Trung
Cách đọc số từ 20 đến 99
Với các số từ 20 đến 99, bạn chỉ cần thêm số hàng chục, số 十 (Shí, nghĩa là "mươi") và số lẻ ở phía sau. Công thức như sau:
Số hàng chục + 十 (Shí) + Số lẻ (nếu có)
Số
Chữ Hán
Phiên âm
Nghĩa Hán Việt
20
二十
Èrshí
Nhị thập
26
二十六
Èrshíliù
Nhị thập lục
34
三十四
Sānshísì
Tam thập tứ
49
四十九
Sìshíjiǔ
Tứ thập cửu
80
四十九
Bāshí
Bát thập
Nhớ rằng, từ 十 (Shí) chỉ biểu thị "mươi" trong số hàng chục. Việc nắm rõ cách ghép này sẽ giúp bạn dễ dàng đọc được các số lớn hơn một cách chính xác.
Cách đếm số tiếng Trung hàng trăm đến hàng tỷ
Dưới đây là các quy tắc và ví dụ chi tiết để giúp bạn hiểu cách đọc số đếm tiếng Trung từ hàng trăm đến hàng tỷ.
Cách đọc số đếm từ 100 đến 999
Khi học số đếm hàng trăm trong tiếng Trung, bạn cần ghi nhớ từ vựng mới 百 (bǎi) nghĩa là "trăm". Công thức như sau:
Số từ 1 đến 9 + 百 (bǎi)
Trường hợp đặc biệt: Các số từ 100 đến 109 luôn cần thêm từ 零 (líng), nghĩa là "lẻ".
Ví dụ:
100 = 1 (Yī) + hàng trăm (bǎi) = yībǎi
102 = 1 (Yī) + hàng trăm (bǎi) + lẻ (líng) + 2 (èr) = yībǎi líng èr
Trường hợp từ 110 đến 999: Bạn chỉ cần dọc theo thứ tự hàng trăm → hàng chục → số lẻ.
Cách đếm số từ 100 đến 999 trong tiếng Trung
Ví dụ:
110 = 1 (Yī) + hàng trăm (bǎi) + 1 (Yī) + hàng chục (shí) = yībǎi yī shí
455 = 4 (Sì) + hàng trăm (bǎi) + 5 (Wǔ) + hàng chục (shí) + 5 (Wǔ) = sìbǎi wǔshíwǔ
Cách đọc số đếm hàng nghìn
Trong tiếng Trung, từ vựng để chỉ hàng nghìn là 千 (qiān). Công thức:
Số từ 1 đến 9 + 千 (qiān)
Ví dụ:
Số 4000 (四千) /Sìqiān/.
Số 5678 (五千六百七十八): /Wǔqiān liùbǎi qīshíbā/.
Số 1000 (一千) / Yīqiān/.
Số 1998 (一千九百九十八) /Yīqiān jiǔbǎi jiǔshíbā/.
Số 3678 (三千六百七十八) /Sānqiān liùbǎi qīshíbā/.
Cách đếm số đếm đến hàng nghìn trong tiếng Trung
Cách đọc số đếm hàng chục nghìn
Hàng chục nghìn trong tiếng Trung sử dụng từ 万 (wàn), nghĩa là "vạn". Công thức:
Số từ 1 đến 9 + 万 (wàn)
Ví dụ:
Số 50.000 (五万) /Wǔ wàn/.
số 10.000 (一万) /Yī wàn/.
Số 23491 (二万三千四百九十一) /Èr wàn sānqiān sìbǎi jiǔshíyī/.
Số 29.999 (两万九千九百九十九) /Liǎng wàn jiǔqiān jiǔbǎi jiǔshíjiǔ/.
Số 34.948 (三万四千九百四十八) /Sān wàn sìqiān jiǔbǎi sìshíbā/.
Cách đếm số đếm hàng chục nghìn trong tiếng Trung
Cách đọc số đếm hàng trăm nghìn
Số hàng trăm nghìn vẫn sử dụng từ 万 (wàn). Công thức:
Số từ 1 đến 9 + 万 (wàn)
Ví dụ:
Số 600.000 (六十万) /Liùshí wàn/.
Số 800.000 (八十万) /Bāshí wàn/.
Số 125.444 (十二万五千四百四十四) /Shí’èr wàn wǔqiān sìbǎi ssìshísì.
Số 220.038 (二十二万零三十八) /Èrshí’èr wàn líng sānshíbā/.
Số 184.000 (十八万四千) /Shíbā wàn sìqiān/.
Cách đếm số hàng trăm nghìn trong tiếng Trung Quốc
Cách đọc số đếm hàng triệu
Hàng triệu trong tiếng Trung vẫn dựa vào từ 万 (wàn) nhưng đọc kèm số lớn hơn.
Ví dụ:
Số 7.0000.000 (七百万) /Qībǎi wàn/.
Số 9.876.543 (九百八十七万六千五百四十三) /Jiǔbǎi bāshíqī wàn liùqiān wǔbǎi sìshísān/
Số 1.065.000 (一百零六万五) /Yībǎi líng liù wàn wǔ/.
Cách đọc số đếm hàng triệu trong tiếng Trung
Cách đọc số đếm hàng tỷ
Hàng tỷ trong tiếng Trung dùng từ 亿 (yì).
Ví dụ:
Số 3.000.000.000 (三十亿) /Sānshí yì/.
Số 13.078.923.456 (一百三十亿七千八百九十二万三千四百五十六) /Yībǎi sānshí yì qīqiān bābǎi jiǔshí’èr wàn sānqiān sìbǎi wǔsshíliù/.
Cách đếm số đếm hàng tỷ trong tiếng Trung là dùng từ 亿
Cách đọc số lẻ, phân số, phần trăm trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung, việc nắm vững cách đọc số lẻ, phân số và phần trăm là một phần không thể thiếu để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày hoặc học tập. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng dạng, giúp bạn hiểu và áp dụng một cách dễ dàng.
Cách đọc số lẻ trong tiếng Trung
Số lẻ, hay còn gọi là số thập phân, được đọc bằng cách kết hợp phần nguyên và phần thập phân. Đầu tiên, bạn đọc phần nguyên, tiếp theo sử dụng từ “点” (diǎn) để biểu thị dấu chấm thập phân, sau đó đọc từng chữ số trong phần thập phân.
Ví dụ:
Số 3,14 (三点一四 ) /sān diǎn yī sì/.
Số 7,89 (七点八九) /qī diǎn bā jiǔ/.
Số 0,56 (零点五六 ) /líng diǎn wǔ liù/.
Số 12,34 (十二点三四) /shí’èr diǎn sān sì/.
Thêm 点 để biểu thị dấu chấm thập phân
Cách đọc phân số trong tiếng Trung
Phân số trong tiếng Trung sử dụng cấu trúc đặc biệt với từ “分之” (fēn zhī). Từ này đóng vai trò nối giữa tử số và mẫu số, nhưng cách đọc được đảo ngược: mẫu số được đọc trước, tử số đọc sau.
Ví dụ:
Phân số ½ (二分之一) /èr fēn zhī yī/ được hiểu là một phần của hai.
Phân số ¾ (四分之三) /sì fēn zhī sān/.
Phân số ⅚ (六分之五) /liù fēn zhī wǔ/.
Để đọc phân số trong tiếng Trung ta thêm 分之 để kết nối giữa mẫu số và tử số
Cách đọc phần trăm trong tiếng Trung
Khi đọc phần trăm, tiếng Trung sử dụng cụm từ “百分之” (bǎi fēn zhī) để diễn tả. Cách đọc bắt đầu bằng giá trị phần trăm, tiếp theo là từ “百分之” và cuối cùng là số cụ thể.
Ví dụ:
Số 50% (百分之五十) /bǎi fēn zhī wǔ shí/.
Số 75% (百分之七十五) /bǎi fēn zhī qī shí wǔ/.
Số 100% (百分之一百) /bǎi fēn zhī yī bǎi/.
Số 25.5% (百分之二十五点五) /bǎi fēn zhī èr shí wǔ diǎn wǔ/.
Cách đọc phần trăm trong tiếng Trung
Cách đọc số điện thoại Trung Quốc
Số điện thoại Trung Quốc thường có 11 chữ số và được chia thành ba phần: mã vùng (3 số đầu), cụm giữa (4 số), và cụm cuối (4 số). Nguyên tắc đọc là đọc từng số một theo thứ tự từng nhóm.
Ví dụ: Số điện thoại 138 0012 3456 sẽ được đọc như sau:
Mã vùng 138: 一三八 (yī sān bā)
Cụm giữa 0012: 零零一二 (líng líng yī èr)
Cụm cuối 3456: 三四五六 (sān sì wǔ liù)
Lưu ý đặc biệt:
Số 0 (零, líng) thường được đọc tách rời, nhưng trong giao tiếp hàng ngày, người bản địa có thể nói liền các số để nhanh hơn.
Các cụm số thường được chia nhóm 3-4 để dễ nhớ và thuận tiện hơn trong thực tế.
Hướng dẫn cách đọc số điện thoại Trung Quốc
Cách đọc địa chỉ nhà trong tiếng Trung
Địa chỉ trong tiếng Trung được sắp xếp từ lớn đến bé, khác với tiếng Việt. Trật tự bắt đầu từ quốc gia, tỉnh/thành phố, quận/huyện, đường phố, số nhà, và cuối cùng là căn hộ (nếu có).
Ví dụ: Địa chỉ: Số 15, Đường Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam. Trong tiếng Trung: 越南,河内市,二征夫人郡,红梅路15号 (Yuènán, Hénèi shì, Èrzhēng fūrén qū, Hóngméi lù 15 hào)
Một số từ vựng quan trọng:
国家 (guójiā): Quốc gia
省 (shěng): Tỉnh
市 (shì): Thành phố
区 (qū): Quận/Huyện
路 (lù): Đường
号 (hào): Số nhà
楼 (lóu): Tòa nhà
室 (shì): Căn hộ
Ở Trung Quốc, người ta đọc địa chỉ nhà theo thứ tự từ lớn đến bé
Cách nói tuổi trong tiếng Trung
Cách nói tuổi trong tiếng Trung rất đơn giản, chỉ cần kết hợp số đếm với từ “岁” (suì) để chỉ tuổi.
Cấu trúc chung: [Số tuổi] + 岁 (suì)
Ví dụ:
1 tuổi: 一岁 (yī suì)
23 tuổi: 二十三岁 (èr shí sān suì)
Cháu trai tôi 2 tuổi: 我的侄子今年两岁了 (Wǒ de zhízi jīnnián liǎng suì le)
Tôi 88 tuổi: 我今年八十八岁了 (Wǒ jīnnián bā shí bā suì le)
Lưu ý quan trọng:
Số 2 trong tiếng Trung có hai cách đọc là “二” (èr) và “两” (liǎng). Khi biểu thị số lượng hoặc đứng trước đơn vị như tuổi, người ta dùng “两” thay vì “二”. Ví dụ: 两岁 (liǎng suì) thay vì 二岁 (èr suì).
Trong giao tiếp hàng ngày, cách nói tuổi thường kèm thêm cụm “今年” (jīnnián) để nói về tuổi ở thời điểm hiện tại.
Cách nói tuổi trong tiếng Trung quốc có công thức chung đơn giản
Những quy tắc cần lưu ý khi đọc số đếm tiếng Trung
Để nói chuyện trôi chảy và giảm thiểu lỗi sai khi học số đếm tiếng Trung, việc luyện tập thường xuyên là yếu tố không thể thiếu. Hãy tập trung ghi nhớ các cụm từ số đếm đã học và áp dụng vào các tình huống giao tiếp thực tế. Học cách phát âm đúng và làm quen với ngữ điệu sẽ giúp bạn giao tiếp tự nhiên hơn với người bản xứ.
Một phương pháp hiệu quả để bắt đầu là học thuộc 100 từ vựng tiếng Trung cơ bản. Đây là bước nền tảng quan trọng giúp bạn tiếp cận ngôn ngữ một cách dễ dàng. Để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn nên kết hợp các phương pháp ghi nhớ hiện đại và luyện tập đều đặn.
Ngoài ra, các công cụ học tập có tính năng nhắc nhở ôn tập định kỳ dựa trên thuật toán ghi nhớ cũng rất hữu ích. Các bài học thực tế và hệ thống phản xạ theo tình huống sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng đọc số đếm một cách chuẩn xác. Sự kiên trì và thực hành hàng ngày chính là chìa khóa giúp bạn làm chủ các quy tắc đọc số đếm trong tiếng Trung.
Tổng kết
Số đếm tiếng Trung không chỉ là nền tảng trong việc học ngôn ngữ mà còn mở ra cánh cửa giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày. Từ cách đọc số cơ bản như 0 đến 10, các số hàng trăm, đến cách nói tuổi, đọc số điện thoại hay địa chỉ, mỗi kiến thức đều mang lại giá trị thiết thực. Hãy kiên trì luyện tập và áp dụng ngay vào thực tế để biến số đếm tiếng Trung trở thành công cụ đắc lực trên hành trình chinh phục ngôn ngữ này.
Hướng dẫn nói xin chào tiếng Trung thông dụng nhất
Biết cách nói xin chào tiếng Trung là bước cơ bản nhưng rất quan trọng trong việc học và sử dụng ngôn ngữ này. Lời chào không chỉ thể hiện phép lịch sự mà còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp. Qua bài viết này, Unica sẽ cung cấp các mẫu câu chào hỏi đa dạng theo thời gian, đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, giúp bạn ứng dụng linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc.
Văn hóa chào hỏi tại Trung Quốc
Ở Trung Quốc, hành động thường có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn lời nói. Các cử chỉ chào hỏi không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp tạo ấn tượng tốt khi giao tiếp. Dưới đây là một số cử chỉ phổ biến bạn có thể sử dụng để chào hỏi người Trung Quốc:
Gật đầu
Khi chào hỏi, một cái gật đầu nhẹ nhàng kèm theo nụ cười ấm áp là cách thể hiện sự thân thiện và tôn trọng. Đây là cách chào hỏi phổ biến và lịch sự, thích hợp trong hầu hết các tình huống, từ gặp gỡ bạn bè đến giao tiếp trong công việc. Bạn cũng có thể chỉ cần gật đầu nhẹ khi đi ngang qua một người quen biết để chào hỏi.
Bắt tay
Mặc dù người Trung Quốc truyền thống ít khi bắt tay, nhưng cử chỉ này đã trở nên phổ biến, đặc biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế. Trong các cuộc họp hay khi giao tiếp với đối tác nước ngoài, người Trung Quốc có thể quen với việc bắt tay như một cách để thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng.
Không chỉ có lời chào mà ở Trung Quốc còn kết hợp sử dụng cả những cử chỉ phổ biến như gật đầu, bắt tay, cúi đầu,..
Cúi đầu
Cúi đầu chào là cử chỉ chỉ sử dụng trong những dịp trang trọng, đòi hỏi sự kính trọng cao. Cử chỉ này thường không được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nó rất quan trọng trong các sự kiện chính thức hoặc khi gặp gỡ những người có địa vị cao hơn. Cúi chào từ vai và cúi thấp hơn khi chào các bậc trưởng bối hoặc người có vị trí cao trong xã hội.
Vẫy tay
Giống như trong nhiều nền văn hóa khác, vẫy tay là một cách chào hỏi quen thuộc ở Trung Quốc, nhưng chỉ nên sử dụng với những người bạn quen biết hoặc có địa vị tương đồng. Việc vẫy tay được xem là cử chỉ thân mật, vì vậy bạn không nên vẫy tay với những người có vị trí cao hơn như sếp hoặc giáo viên.
Một số từ vựng để nói xin chào tiếng Trung
Để có thể giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Trung, việc nắm vững các từ vựng chào hỏi cơ bản là vô cùng cần thiết. Vậy "xin chào tiếng Trung" nói như thế nào và đâu là những từ phổ biến trong chủ đề này? Dưới đây là danh sách từ vựng thường gặp khi chào hỏi trong tiếng Trung, giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Hán tự
Phiên âm
Nghĩa tiếng Việt
你好
Nǐhǎo
Xin chào
早上
Zǎoshang
Buổi sáng
下午
Xiàwǔ
Buổi chiều
晚上
Wǎnshang
Buổi tối
很
Hěn
Rất (như rất vui, rất khỏe,..)
高兴
Gāoxìng
Vui vẻ, hạnh phúc
认识
Rènshi
Quen biết, gặp mặt
也
Yě
Cũng
再见
Zàijiàn
Tạm biệt
谢谢
Xièxie
Cảm ơn
对不起
Duìbuqǐ
Xin lỗi
不客气
Bú kèqi
Không có gì (Đừng khách sáo)
没关系
Méiguānxi
Không sao, không vấn đề gì
Một số từ vựng xin chào ở Trung Quốc
Tổng hợp những mẫu câu nói xin chào tiếng Trung
Mẫu câu xin chào tiếng Trung cơ bản
Trong tiếng Trung, cấu trúc chào hỏi thường tuân theo mô hình: Đại từ nhân xưng/Tên riêng + 好 (hǎo) – Nghĩa là chúc ai đó tốt đẹp, khỏe mạnh.
Một số câu chào hỏi phổ biến là
Hán tự
Phiên âm
Nghĩa tiếng Việt
你好
Nǐ hǎo
Chào bạn/Xin chào
您好
Nín hǎo
Chào ngài (thể hiện sự lịch sự)
你们好
Nǐmen hǎo
Chào mọi người
大家好
Dàjiā hǎo
chào cả nhà
妈妈好
Māma hǎo
chào mẹ
阿姨好
Āyí hǎo
Chào dì
老师好
Lǎoshī hǎo
Chào thầy/Chào cô
王老师好
Wáng lǎoshī hǎo
Chào thầy Vương
Lưu ý: Để chào hỏi ai đó bằng tên, bạn chỉ cần thay thế đại từ nhân xưng bằng tên riêng + 好. Ví dụ: Lý tiên sinh hǎo (李先生好).
Mẫu câu xin chào tiếng Trung theo thời gian trong ngày
Bên cạnh việc chào hỏi thông thường, người Trung Quốc cũng chào hỏi theo các mốc thời gian trong ngành giống trong tiếng Anh.
Hán tự
Phiên âm
Nghĩa tiếng Việt
早上好
Zǎoshang hǎo
Chào buổi sáng
中午好
Zhōngwǔ hǎo
Chào buổi trưa
下午好
Xiàwǔ hǎo
Chào buổi chiều
晚上好
Wǎnshang hǎo
Chào buổi tối
Ở Trung Quốc cũng có những câu chào tương ứng với thời gian trong ngày
Mẫu câu xin chào tiếng Trung khách sáo
Trong giao tiếp tiếng Trung, những câu nói khách sáo khi chào hỏi thể hiện sự lịch sự, tôn trọng và giúp cuộc trò chuyện trở nên thân thiện hơn. Dưới đây là một số mẫu câu thông dụng:
Hán tự
Phiên âm
Nghĩa tiếng Việt
认识你我很高兴
Rènshi nǐ wǒ hěn gāoxìng
Rất vui được gặp bạn
遇到你是我的荣幸
Yùdào nǐ shì wǒ de róngxìng
Gặp bạn là vinh dự của tôi
真巧啊 / 这么巧
Zhēn qiǎo a / Zhème qiǎo
Thật trùng hợp
真有缘分
Zhēn yǒu yuánfèn
Thật có duyên
不见不散
Bùjiàn bú sàn
Không gặp không về
别害羞
Bié hàixiū
Đừng ngại nhé
好久不见
Hǎojiǔ bùjiàn
Lâu lắm không gặp
Lưu ý: Những câu nói khách sáo trong tiếng Trung thường được sử dụng trong các buổi gặp mặt lần đầu hoặc các tình huống xã giao nhằm thể hiện sự tôn trọng và phép lịch sự. Khi sử dụng đúng cách, chúng sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong giao tiếp.
Mẫu câu xin chào tiếng Trung theo các đối tượng nhất định
Khi chào hỏi bằng tiếng Trung, cách diễn đạt có thể thay đổi tùy vào đối tượng giao tiếp để thể hiện sự tôn trọng và phù hợp với ngữ cảnh. Dưới đây là một số mẫu câu thông dụng:
Chào bạn bè, người thân:
你好 (Nǐ hǎo) – Xin chào.
你们好 (Nǐmen hǎo) – Chào mọi người.
Chào người lớn tuổi, người có địa vị cao:
您好 (Nín hǎo) – Chào ngài/bác (lịch sự).
王老师好 (Wáng lǎoshī hǎo) – Chào thầy Vương.
Chào trong gia đình:
妈妈好 (Māma hǎo) – Chào mẹ.
爷爷好 (Yéye hǎo) – Chào ông nội.
Chào trong môi trường học tập và làm việc:
老师好 (Lǎoshī hǎo) – Chào thầy/cô giáo.
经理好 (Jīnglǐ hǎo) – Chào giám đốc.
Lưu ý: Khi giao tiếp với người lớn tuổi hoặc trong môi trường trang trọng, nên dùng Nín hǎo (您好) để thể hiện sự tôn trọng cao hơn.
Ở Trung Quốc đối với các đối tượng khác nhau cũng sẽ có lời chào khác nhau
Mẫu câu xin chào tiếng Trung qua các câu hỏi thăm
Ngoài những lời chào thông thường, người Trung Quốc thường kết hợp câu chào với các câu hỏi thăm sức khỏe hoặc tình trạng đối phương để thể hiện sự quan tâm:
Câu chào hỏi sức khỏe:
你最近怎么样? (Nǐ zuìjìn zěnmeyàng?) – Dạo này bạn thế nào?
你身体好吗? (Nǐ shēntǐ hǎo ma?) – Bạn có khỏe không?
Câu chào hỏi công việc:
工作顺利吗? (Gōngzuò shùnlì ma?) – Công việc thuận lợi chứ?
你今天忙吗? (Nǐ jīntiān máng ma?) – Hôm nay bạn bận không?
Câu hỏi thăm cuộc sống:
最近有什么新鲜事吗? (Zuìjìn yǒu shénme xīnxiān shì ma?) – Gần đây có gì mới không?
吃饭了吗? (Chīfàn le ma?) – Bạn đã ăn chưa?
Lưu ý: Trong văn hóa Trung Quốc, câu hỏi “Bạn đã ăn chưa?” (吃饭了吗?) là một cách chào hỏi phổ biến, thể hiện sự quan tâm đến đối phương chứ không nhất thiết để hỏi về bữa ăn. Việc sử dụng các mẫu câu chào hỏi linh hoạt sẽ giúp bạn giao tiếp tự nhiên và để lại ấn tượng tốt trong mắt người bản xứ.
Mẫu câu xin chào tiếng Trung bằng câu hỏi thăm
Trong giao tiếp hàng ngày, người Trung Quốc thường sử dụng các câu hỏi thăm để bày tỏ sự quan tâm và lịch sự. Dưới đây là những mẫu câu hỏi thăm phổ biến bằng tiếng Trung:
Hán tự
Phiên âm
Tiếng Việt
你好吗?
Nǐ hǎo ma
Bạn có khỏe không?
您好吗?
Nín hǎo ma
Ngài có khỏe không?
你怎么样?
Nǐ zěnme yàng
Dạo này bạn thế nào?
最近你怎么样?
Zuìjìn nǐ zěnme yàng
Dạo này bạn thế nào rồi?
最近好吗?
Zuìjìn hǎo ma
Dạo này ổn không?
吃了吗?
Chīle ma
Ăn gì chưa?
吃过饭吗?
Chīguò fàn ma
Đã ăn cơm chưa?
你吃了吗?
Nǐ chī le ma
Bạn ăn gì chưa?
干嘛呢?
Gàn ma ne
Đang làm gì đấy?
去哪儿?
Qù nǎ’er
Đi dâu đấy? (Thường dùng khi gặp ai đang di chuyển hoặc sắp đi đâu đó)
去做什么?
Qù zuò shénme
Đang định làm gì? (Hỏi về dự định sắp tới, mang tính thân mật và gần gũi)
Lưu ý:
Các câu chào hỏi trên có thể kết hợp với các câu như "你呢?" (Nǐ ne?) – Còn bạn thì sao? để duy trì cuộc hội thoại.
Trong giao tiếp hằng ngày, người Trung Quốc thường dùng những câu hỏi thăm nhẹ nhàng thay vì các câu hỏi sức khỏe trực tiếp.
Câu chào hỏi 你吃了吗?bạn có thể đáp lại là 吃了
Mẫu câu xin chào tiếng Trung khác
Dưới đây là một số cách nói "Xin chào" tiếng Trung trong các tình huống khác nhau, giúp bạn thể hiện sự quan tâm, thân mật hoặc lịch sự khi giao tiếp:
Hán tự
Phiên âm
Tiếng Việt
喂
Wèi
Alo (Thường dùng khi gọi điện thoại hoặc trả lời điện thoại)
你也来了!
Nǐ yě láile!
Bạn cũng đến này! (Chào hỏi thân mật khi tình cờ gặp ai khác)
你怎么在这里?
Nǐ zěnme zài zhèlǐ
Làm sao bạn lại ở đây? (Chào hỏi thân mật khi bất ngờ gặp ở một địa điểm)
Lưu ý: Những câu trên không chỉ đơn thuần là cách chào hỏi mà còn thể hiện sự vui mừng và thân mật trong các tình huống giao tiếp.
Tổng hợp mẫu hội thoại xin chào tiếng Trung thường gặp
Xin chào là một trong những câu giao tiếp cơ bản và quan trọng khi học tiếng Trung. Dưới đây, Unica sẽ giới thiệu các mẫu hội thoại xin chào trong tiếng Trung được sử dụng phổ biến trong nhiều tình huống khác nhau.
Hội thoại thân mật giữa bạn bè bằng tiếng Trung
Khi gặp gỡ bạn bè, bạn sẽ sử dụng những mẫu câu xin chào thân mật và gần gũi. Dưới đây là một ví dụ về cách chào hỏi giữa bạn bè trong tiếng Trung:
A: 你好! 好久不见! /Nǐ hǎo! Hǎojiǔ bùjiàn!/ - Xin chào! Lâu rồi không gặp!
B: 你好! 我也很久没见你了! 最近怎么样? /Nǐ hǎo! Wǒ yě hěn jiǔ méi jiàn nǐ le! Zuìjìn zěnme yàng?/ - Xin chào! Mình cũng lâu rồi không gặp bạn! Dạo này bạn thế nào?
A: 一切都好,谢谢! /Yīqiè dōu hǎo, xièxiè!/ - Mọi thứ đều ổn, cảm ơn bạn!.
B: 很高兴听到这个! /Hěn gāoxìng tīngdào zhège!/ - Rất vui khi nghe điều này!
Trong hội thoại này, các từ như "你好" (Nǐ hǎo - Xin chào) và "好久不见" (Hǎojiǔ bùjiàn - Lâu rồi không gặp) là những câu chào hỏi thân mật thường dùng giữa bạn bè. Câu hỏi thăm "最近怎么样?" (Zuìjìn zěnme yàng? - Dạo này thế nào?) là cách để tiếp tục cuộc trò chuyện.
Hội thoại trang trọng tại nơi làm việc bằng tiếng Trung
Khi giao tiếp tại nơi làm việc, bạn cần sử dụng những câu xin chào trang trọng và lịch sự. Dưới đây là một ví dụ về hội thoại trang trọng trong môi trường công sở:
A: 您好,王经理。今天工作怎么样? /Nín hǎo, Wáng jīnglǐ. Jīntiān gōngzuò zěnme yàng?/ - Xin chào, Giám đốc Vương. Hôm nay công việc thế nào?
B: 您好,李先生。今天还不错,谢谢! /Nín hǎo, Lǐ xiānshēng. Jīntiān hái bùcuò, xièxiè!/ - Xin chào, ông Lý. Hôm nay cũng ổn, cảm ơn!
A: 工作顺利,谢谢您的辛勤工作! /Gōngzuò shùnlì, xièxiè nín de xīnqín gōngzuò!/ - Chúc công việc thuận lợi, cảm ơn công sức làm việc của bạn!
B: 不客气,我们一起努力。/Bù kèqi, wǒmen yīqǐ nǔlì./ - Không có gì, chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng.
Ở đây, "您好" (Nín hǎo - Xin chào) là cách chào trang trọng được sử dụng trong các tình huống công sở, thể hiện sự tôn trọng đối với cấp trên hoặc đối tác.
Bạn cần chú ý đến ngữ cảnh để lựa chọn lời chào hỏi cho phù hợp
Hội thoại tiếng Trung trên điện thoại
A: 喂,您好! 是李小姐吗? /Wèi, Nín hǎo! Shì Lǐ xiǎojiě ma?/ - Alo, xin chào! Có phải là cô Lý không?
B: 是的,您好吗? /Shì de, nín hǎo ma?/ - Đúng vậy, bạn khỏe không?
A: 我很好,谢谢。您最近怎么样? /Wǒ hěn hǎo, xièxiè. Nín zuìjìn zěnme yàng?/ - Tôi rất khỏe, cảm ơn. Dạo này bạn thế nào?
Câu chào "喂" (Wèi - Alo) thường được dùng khi nhận điện thoại, và sau đó sẽ là các câu hỏi thăm như "您好吗?" (Nín hǎo ma? - Bạn có khỏe không?) trong cuộc trò chuyện qua điện thoại.
Lưu ý khi chào hỏi bằng tiếng Trung
Khi chào hỏi bằng tiếng Trung, ngoài việc hiểu được phiên âm và chữ viết của các câu xin chào, bạn cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng để giao tiếp hiệu quả và gây ấn tượng tốt với người đối diện:
Đúng ngữ cảnh là yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp. Việc lựa chọn câu chào phù hợp với từng thời điểm trong ngày hoặc tình huống giao tiếp sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt ngay từ ban đầu. Ví dụ, bạn không nên sử dụng câu chào buổi sáng để nói vào buổi chiều, hoặc ngược lại. Nếu không chắc chắn, bạn có thể sử dụng các câu chào chung chung như 认识你我很高兴 (Rất vui khi gặp cậu) để thể hiện sự thân thiện và lịch sự.
Câu nói tự nhiên không chỉ giúp mối quan hệ của bạn tiến triển mà còn tạo ra một không khí giao tiếp thoải mái và dễ chịu. Thay vì chỉ nói một câu chào đơn giản như 挺好的 (Rất tốt), bạn có thể dùng câu như 好久不见了 (Lâu rồi không gặp) để thể hiện sự thân mật và gần gũi hơn. Việc lựa chọn những câu nói tự nhiên sẽ khiến bạn tạo được sự kết nối sâu sắc và tạo ấn tượng tốt với người nghe.
Tổng kết
Việc sử dụng thành thạo các mẫu câu xin chào tiếng Trung sẽ giúp bạn mở đầu cuộc trò chuyện một cách lịch sự và chuyên nghiệp hơn. Việc luyện tập thường xuyên để cải thiện kỹ năng giao tiếp, từ những mẫu câu cơ bản đến phức tạp. Bên cạnh đó, nắm bắt rõ từng ngữ cảnh sử dụng sẽ giúp bạn tránh những sai sót không đáng có, tạo ấn tượng tốt với người đối diện và xây dựng mối quan hệ giao tiếp hiệu quả trong học tập cũng như công việc.
Tổng hợp từ vựng HSK 3 có file PDF và ví dụ đầy đủ
Việc ghi nhớ và sử dụng thành thạo từ vựng HSK 3 là một thử thách lớn đối với nhiều người học tiếng Trung. Để hỗ trợ quá trình ôn luyện của bạn, Unica đã tổng hợp danh sách từ vựng HSK 3 đầy đủ theo quy định mới nhất, kèm theo ví dụ minh họa thực tế. Đây sẽ là công cụ hữu ích giúp bạn nâng cao khả năng ngôn ngữ và tự tin bước vào kỳ thi HSK 3
HSK 3 có bao nhiêu từ vựng?
Để đạt được chứng chỉ HSK 3, bạn cần nắm vững khoảng 600 từ vựng. Cụ thể, HSK 1 yêu cầu 150 từ vựng; HSK 2 cần 300 từ, bao gồm 150 từ từ cấp độ 1 và bổ sung thêm 150 từ mới. Đối với HSK 3, bạn sẽ cần tổng cộng 600 từ vựng, bao gồm 300 từ của cấp 1 và cấp 2, cùng với 300 từ bổ sung.
Do đó, để chinh phục HSK 3 thành công, bạn cần học và ghi nhớ tổng cộng 600 từ vựng.
Người học cần phải nắm được 600 từ vựng để đủ trình độ HSK 3
Tổng hợp từ vựng HSK 3 trong tiếng Trung
Để chinh phục kỳ thi HSK 3, việc nắm vững từ vựng là yếu tố then chốt giúp bạn thành công. Với tổng cộng 600 từ vựng, bao gồm cả những từ đã học ở HSK 1 và HSK 2, người học cần hệ thống lại kiến thức và bổ sung thêm từ mới. Dưới đây là danh sách từ vựng HSK 3 trong tiếng Trung được tổng hợp đầy đủ, giúp bạn dễ dàng tra cứu và ôn tập.
Tiếng Hán
Phiên âm
Từ loại
Nghĩa
Ví dụ
阿姨
āyí
Danh từ
Dì, cô (ruột)
这是我的阿姨。 (Đây là dì của tôi.)
啊
a
Thán từ
A, ồ, ờ (dùng để biểu lộ cảm xúc)
啊,我明白了。 (A, tôi hiểu rồi.)
矮
ǎi
Tính từ
Thấp
他很矮。 (Anh ấy rất thấp.)
爱好
àihào
Danh từ
Sở thích
他的爱好是唱歌。 (Sở thích của anh ấy là hát.)
安静
ānjìng
Tính từ
Yên tĩnh
教室里很安静。 (Phòng học rất yên tĩnh.)
把
bǎ
Giới từ
(Dùng trước danh từ để chỉ đối tượng của động từ
把书放在桌子上。 (Đặt quyển sách lên bàn.)
班
bān
Danh từ
Lớp, tổ
我在三班。 (Tôi ở lớp 3.)
搬
bān
Động từ
Di chuyển, dời
他搬到新房子里去了。 (Anh ấy chuyển đến nhà mới.)
半
bàn
Lượng từ
Nửa
一半 (Một nửa)
办法
bànfǎ
Danh từ
Cách, phương pháp
我找不到办法解决这个问题。 (Tôi không tìm ra cách giải quyết vấn đề này.)
办公室
bàngōngshì
Danh từ
Văn phòng
我在公司办公室工作。(Tôi làm việc ở văn phòng công ty)
帮忙
bāngmáng
Động từ
Giúp đỡ
能帮我一个忙吗? (Bạn có thể giúp tôi một chút được không?)
包
bāo
Danh từ
Bao, gói
我买了一个包子。(Tôi mua một cái bánh bao)
饱
bǎo
Tính từ
No
我已经吃饱了。(Tôi đã ăn no rồi)
北方
běifāng
Danh từ
Phương Bắc
北京在北方. (Bắc Kinh ở miền Bắc)
被
bèi
Giới từ
Bị (trong câu bị động)
书被我放在桌子上。(Quyển sách được tôi đặt trên bàn)
比较
bǐjiào
Động từ/Trạng từ
So sánh
这两个苹果,我比较喜欢这个红的. (Hai quả táo này, tôi thích quả đỏ hơn)
比赛
bǐsài
Danh từ
Cuộc thi
我们学校要举办一场篮球比赛。(Trường chúng tôi sắp tổ chức một trận đấu bóng rổ).
必须
bìxū
Phó từ
Phải, nhất định
你必须按时完成作业。(Bạn phải hoàn thành bài tập đúng giờ)
变化
biànhuà
Động từ
Thay đổi
天气变化无常。(Thời tiết thay đổi thất thường)
表示
biǎoshì
Động từ
Biểu thị
他用微笑表示同意。(Anh ấy dùng nụ cười để biểu thị sự đồng ý)
表演
biǎoyǎn
Động từ
Biểu diễn
他们将在晚会上表演节目。(Họ sẽ biểu diễn chương trình vào buổi tối)
别人
biérén
Danh từ
Người khác
不要打扰别人。(Đừng làm phiền người khác)
宾馆
bīngguǎn
Danh từ
Khách sạn
我们住在这家宾馆 (Chúng tôi ở khách sạn này)
冰箱
bīngxiāng
Danh từ
Tủ lạnh
我把牛奶放在冰箱里。(Tôi để sữa vào tủ lạnh)
才
cái
Phó từ
Mới, vừa mới
我才吃了饭。(Tôi mới ăn cơm xong)
菜单
càidān
Danh từ
Thực đơn
你想点什么菜?请看菜单。(Bạn muốn gọi món gì? Xin mời xem thực đơn)
参加
cānjiā
Động từ
Tham gia
我要参加这次会议。(Tôi sẽ tham gia cuộc họp này)
草
cǎo
Danh từ
Cỏ
小草绿油油的。(Có xanh mơn mởn)
层
céng
Danh từ
Tầng, lớp
我家住在五层。(Nhà tôi ở tầng 5)
差
chà
Động từ/Tính từ
Kém, thiếu
我的数学成绩很差。
(Điểm toán của tôi rất kém.)
超市
chāoshì
Danh từ
Siêu thị
我们去超市买点水果吧。
(Chúng ta đi siêu thị mua ít trái cây nhé.)
衬衫
chènshān
Danh từ
Áo sơ mi
他今天穿了一件白色的衬衫。( Hôm nay anh ấy mặc một chiếc áo sơ mi trắng.)
成绩
chéngjì
Danh từ
Thành tích, kết quả
他的考试成绩很好。(Kết quả thi của cậu ấy rất tốt.)
城市
chéngshì
Danh từ
Thành phố
这个城市很美丽。(Thành phố này rất đẹp.)
迟到
chídào
Động từ
Đến muộn
今天我上课迟到了。
(Hôm nay tôi đi học muộn.)
出现
chūxiàn
Động từ
Xuất hiện
他突然出现在门口。
(Anh ấy đột nhiên xuất hiện trước cửa.)
厨房
chúfáng
Danh từ
Nhà bếp
我妈妈正在厨房做饭。
(Mẹ tôi đang nấu ăn trong bếp.)
除了
chúle
Giới từ
Ngoài ra
除了汉语,我还会说英语。 (Ngoài tiếng Trung, tôi còn biết nói tiếng Anh.)
春
chūn
Danh từ
Mùa xuân
春天是一个美丽的季节。 (Mùa xuân là một mùa đẹp.)
词语
cíyǔ
Danh từ
Từ ngữ
这个词语是什么意思?(Từ ngữ này có nghĩa là gì?)
聪明
cōngming
Tính từ
Thông minh
她是一个非常聪明的学生。 (Cô ấy là một học sinh rất thông minh.)
打扫
dǎsǎo
Động từ
Quét dọn
我们一起打扫房间吧 (Chúng ta cùng nhau quét dọn phòng nhé.)
打算
dǎsuàn
Động từ
Dự định
你打算明天做什么?
(Bạn dự định ngày mai làm gì?)
带
dài
Động từ
Mang, dẫn
请带上你的雨伞。(Hãy mang theo ô của bạn.)
担心
dānxīn
Động từ
Lo lắng
妈妈担心我的健康。(Mẹ lo lắng cho sức khỏe của tôi.)
蛋糕
dàngāo
Danh từ
Bánh ngọt
今天是我的生日,我买了一个蛋糕。(Hôm nay là sinh nhật tôi, tôi đã mua một chiếc bánh ngọt.)
当然
dāngrán
Phó từ
Đương nhiên
你当然可以参加。(Đương nhiên bạn có thể tham gia.)
地
de
Trợ từ
Trợ từ dùng sau trạng từ
他认真地学习汉语。( Anh ấy học tiếng Trung một cách nghiêm túc.)
灯
dēng
Danh từ
Đèn
请把灯关掉。(Hãy tắt đèn đi.)
低
dī
Tính từ
Thấp
他的声音很低。(Giọng nói của anh ấy rất thấp.)
地方
dìfāng
Danh từ
Địa điểm, nơi chốn
这个地方很美丽。(Địa điểm này rất đẹp.)
地铁
dìtiě
Danh từ
Tàu điện ngầm
我每天坐地铁上班。(Tôi đi làm bằng tàu điện ngầm mỗi ngày.)
地图
dìtú
Danh từ
Bản đồ
你能给我一张地图吗?(Bạn có thể cho tôi một tấm bản đồ không?)
电梯
diàntī
Danh từ
Thang máy
我们乘电梯上去吧。(Chúng ta đi thang máy lên nhé.)
电子邮箱
diànzǐ yóuxiāng
Danh từ
Hộp thư điện tử
请告诉我你的电子邮箱。(Hãy cho tôi biết địa chỉ email của bạn.)
东
dōng
Danh từ
Phía Đông
太阳从东方升起。(Mặt trời mọc từ phía Đông.)
冬
dōng
Danh từ
Mùa đông
冬天很冷。(Mùa đông rất lạnh.)
动物
dòngwù
Danh từ
Động vật
动物园里有很多动物。(Trong sở thú có rất nhiều động vật.)
短
duǎn
Tính từ
Ngắn
这条裙子太短了。(Chiếc váy này quá ngắn.)
段
duàn
Danh từ
Đoạn
这是一段有趣的故事。(Đây là một câu chuyện thú vị.)
锻炼
duànliàn
Động từ
Rèn luyện, tập thể dục
他每天早上锻炼身体。(Anh ấy tập thể dục mỗi sáng.)
多么
duōme
Phó từ
Biết bao, bao nhiêu
这里多么美丽啊!(Nơi này đẹp biết bao!)
饿
è
Tính từ
Đói
我饿了,想吃东西。(Tôi đói rồi, muốn ăn gì đó.)
而且
érqiě
Liên từ
Hơn nữa
他聪明,而且很努力。(Anh ấy thông minh, hơn nữa còn rất chăm chỉ.)
耳朵
ěrduo
Danh từ
Tai
他的耳朵很大。(Tai của anh ấy rất to.)
发烧
fāshāo
Động từ
Phát sốt, bị sốt
我今天发烧了。(Hôm nay tôi bị sốt.)
发现
fāxiàn
Động từ
Phát hiện
我发现了一个新问题。(Tôi phát hiện ra một vấn đề mới.)
方便
fāngbiàn
Tính từ
Thuận tiện
这里买东西很方便。(Mua đồ ở đây rất tiện lợi.)
放
fàng
Động từ
Đặt, để
请把书放在桌子上。(Hãy đặt sách lên bàn.)
放心
fàngxīn
Động từ
Yên tâm
请放心,我会按时完成任务。(Hãy yên tâm, tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.)
分
fēn
Danh từ/Động từ
Phút, chia ra
现在是三点十分。(Bây giờ là ba giờ mười phút.)
附近
fùjìn
Danh từ
Gần đây, lân cận
我家附近有一个超市。(Gần nhà tôi có một siêu thị.)
复习
fùxí
Động từ
Ôn tập
我正在复习明天的考试。(Tôi đang ôn tập cho bài kiểm tra ngày mai.)
干净
gānjìng
Tính từ
Sạch sẽ
这个房间很干净。(Căn phòng này rất sạch sẽ.)
敢
gǎn
Động từ
Dám
他不敢说真话。(Anh ấy không dám nói thật.)
感冒
gǎnmào
Động từ/Danh từ
Cảm, bị cảm
我感冒了,需要休息。(Tôi bị cảm, cần nghỉ ngơi.)
刚才
gāngcái
Danh từ
Vừa nãy
刚才有人找你。(Vừa nãy có người tìm bạn.)
跟
gēn
Giới từ
Cùng, với
我跟他一起去学校。(Tôi đi học cùng anh ấy.)
根据
gēnjù
Giới từ
Căn cứ vào, dựa theo
根据天气预报,明天会下雨。(Theo dự báo thời tiết, ngày mai sẽ mưa.)
更
gèng
Phó từ
Hơn nữa
他比我更高。(Theo dự báo thời tiết, ngày mai sẽ mưa.)
公园
gōngyuán
Danh từ
Công viên
我喜欢去公园散步。(Tôi thích đi dạo trong công viên.)
故事
gùshì
Danh từ
Câu chuyện
这个故事很感人。(Câu chuyện này rất cảm động.)
刮风
guāfēng
Động từ
Nổi gió, gió thổi
今天刮风了,出门小心。(Hôm nay có gió, cẩn thận khi ra ngoài.)
关
guān
Động từ
Đóng, tắt
请关门。(Hãy đóng cửa lại.)
关系
guānxì
Danh từ
Quan hệ
我们的关系很好。(Quan hệ của chúng tôi rất tốt.)
关心
guānxīn
Động từ
Quan tâm
他很关心朋友。(Anh ấy rất quan tâm bạn bè.)
关于
guānyú
Giới từ
Về, liên quan đến
这是关于环境保护的文章。(Đây là bài viết về bảo vệ môi trường.)
国家
guójiā
Danh từ
Quốc gia, đất nước
中国是一个美丽的国家。(Trung Quốc là một đất nước đẹp.)
果汁
guǒzhī
Danh từ
Nước ép trái cây
我喜欢喝橙汁。(Tôi thích uống nước cam.)
过去
guòqù
Danh từ
Quá khứ
过去的事情就让它过去吧。(Hãy để quá khứ trôi qua.)
还是
háishì
Phó từ
Hay là
你想喝茶还是咖啡?(Bạn muốn uống trà hay cà phê?)
害怕
hàipà
Động từ
Sợ hãi, lo sợ
我害怕黑暗。(Tôi sợ bóng tối.)
河
hé
Danh từ
Con sông
长江是一条著名的河。(Trường Giang là một con sông nổi tiếng.)
黑板
hēibǎn
Danh từ
Bảng đen
老师在黑板上写字。(Giáo viên viết chữ trên bảng đen.)
护照
hùzhào
Danh từ
Hộ chiếu
我需要办理护照去旅行。(Giáo viên viết chữ trên bảng đen.)
花
huā
Danh từ/Động từ
Hoa; tiêu tốn (tiền, thời gian)
她喜欢养花。 / 我花了很多钱。(Cô ấy thích trồng hoa. / Tôi đã tiêu rất nhiều tiền.)
花园
huāyuán
Danh từ
Vườn hoa
他们家有一个漂亮的花园。(Nhà họ có một vườn hoa đẹp.)
画
huà
Động từ/Danh từ
Vẽ, bức tranh
她喜欢画画。/ 这幅画很美。(Cô ấy thích vẽ tranh. / Bức tranh này rất đẹp.)
坏
huài
Tính từ
Hỏng, xấu
这台电脑坏了。(Chiếc máy tính này bị hỏng rồi.)
还
hái
Phó từ
Vẫn, còn
他还没回来。(Anh ấy vẫn chưa về.)
环境
huánjìng
Danh từ
Môi trường
这里的环境很好。(Môi trường ở đây rất tốt.)
换
huàn
Động từ
Đổi, thay đổi
我想换一件衣服。(Tôi muốn đổi một bộ quần áo.)
黄
huáng
Tính từ
Màu vàng
她穿了一件黄色的衣服。(Cô ấy mặc một chiếc áo màu vàng.)
会议
huìyì
Danh từ
Cuộc họp
他们正在开会议。(Họ đang họp).
或者
huòzhě
Liên từ
Hoặc là, hoặc
你可以喝茶或者咖啡。(Bạn có thể uống trà hoặc cà phê.)
机会
jīhuì
Danh từ
Cơ hội
这是一个很好的机会。(Đây là một cơ hội rất tốt.)
几乎
jīhū
Phó từ
Hầu như, gần như
他几乎每天都运动。(Anh ấy gần như tập thể dục mỗi ngày.)
极
jí
Phó từ
Cực kỳ, vô cùng
这本书极好看。(Cuốn sách này cực kỳ hay.)
记得
jìdé
Động từ
Nhớ
我记得他以前是老师。(Tôi nhớ anh ấy trước đây là giáo viên.)
季节
jìjié
Danh từ
Mùa, mùa vụ
春天是一个美丽的季节。(Mùa xuân là một mùa đẹp.)
检查
jiǎnchá
Động từ
Kiểm tra
医生在检查我的身体。(Bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe của tôi.)
简单
jiǎndān
Tính từ
Đơn giản
这个问题很简单。(Câu hỏi này rất đơn giản.)
健康
jiànkāng
Danh từ/Tính từ
Sức khỏe; khỏe mạnh
健康是最重要的。(Sức khỏe là điều quan trọng nhất.)
见面
jiànmiàn
Động từ
Gặp mặt
我们下周见面吧。(Chúng ta gặp nhau vào tuần sau nhé.)
讲
jiǎng
Động từ
Giảng, nói
老师正在讲课。(Giáo viên đang giảng bài.)
教
jiāo
Động từ
Dạy
她教我们汉语。(Cô ấy dạy chúng tôi tiếng Trung.)
角
jiǎo
Danh từ
Góc, sừng
房间的角落很干净。(Góc phòng rất sạch sẽ.)
脚
jiǎo
Danh từ
Chân
我的脚疼。(Chân tôi bị đau.)
接
jiē
Động từ
Đón, tiếp nhận
我去接朋友。(Tôi đi đón bạn.)
街道
jiēdào
Danh từ
Đường phố
这条街道很热闹。(Con phố này rất náo nhiệt.)
结婚
jiéhūn
Động từ
Kết hôn
他们去年结婚了。(Họ kết hôn năm ngoái.)
结束
jiéshù
Động từ
Kết thúc
比赛已经结束了。(Trận đấu đã kết thúc.)
节目
jiémù
Danh từ
Chương trình
这个节目很有趣。(Chương trình này rất thú vị.)
节日
jiérì
Danh từ
Ngày lễ, dịp lễ
春节是中国的传统节日。(Tết Nguyên Đán là ngày lễ truyền thống của Trung Quốc.)
解决
jiějué
Động từ
Giải quyết
这个问题需要解决。(Vấn đề này cần được giải quyết.)
借
jiè
Động từ
Mượn, vay
我借了一本书。(Tôi đã mượn một cuốn sách.)
经常
jīngcháng
Phó từ
Thường xuyên
他经常去图书馆。(Anh ấy thường xuyên đến thư viện.)
经过
jīngguò
Động từ
Đi qua, trải qua
我们经过了一个公园。(Chúng tôi đi qua một công viên.)
经历
jīnglì
Danh từ/Động từ
Kinh nghiệm; trải qua
他有很多工作经历。(Anh ấy có nhiều kinh nghiệm làm việc.)
久
jiǔ
Tính từ
Lâu, dài (thời gian)
我等了很久。(Tôi đã đợi rất lâu).
旧
jiù
Tính từ
Cũ
这本书很旧。(Cuốn sách này rất cũ.)
举行
jǔxíng
Động từ
Tổ chức (hội họp, lễ)
学校举行了一次比赛。(Trường học tổ chức một cuộc thi.)
句子
jùzi
Danh từ
Câu
这个句子很长。(Câu này rất dài.)
决定
juédìng
Động từ/Danh từ
Quyết định
我决定明天去旅行。(Tôi quyết định đi du lịch ngày mai.)
课
kè
Danh từ
Bài học, tiết học
今天的汉语课很有趣。(Tiết học tiếng Trung hôm nay rất thú vị.)
可爱
kě'ài
Tính từ
Dễ thương, đáng yêu
这个小猫很可爱。(Con mèo này rất đáng yêu.)
刻
kè
Danh từ
Khắc, phút (giờ)
现在是三点一刻。(Bây giờ là ba giờ mười lăm phút.)
客人
kèrén
Danh từ
Khách
我们家今天来了很多客人。(Nhà tôi hôm nay có nhiều khách.)
空调
kōngtiáo
Danh từ
Điều hòa
这间房间有空调。(Phòng này có điều hòa.)
口
kǒu
Danh từ
Miệng
他张开了口要说话。(Anh ấy mở miệng để nói.)
哭
kū
Động từ
Khóc
她难过得哭了。(Cô ấy buồn đến mức khóc.)
裤子
kùzi
Danh từ
Quần
他穿了一条蓝色的裤子。(Anh ấy mặc một chiếc quần màu xanh.)
筷子
kuàizi
Danh từ
Đũa
中国人用筷子吃饭。(Người Trung Quốc dùng đũa để ăn.)
蓝
lán
Tính từ
Màu xanh lam
天空是蓝色的。(Bầu trời có màu xanh lam.)
老
lǎo
Tính từ
Già, cũ
他年纪很老了。(Anh ấy đã già rồi.)
离开
líkāi
Động từ
Rời khỏi, rời đi
我们已经离开学校了。(Chúng tôi đã rời khỏi trường.)
礼物
lǐwù
Danh từ
Quà tặng
生日那天我收到很多礼物。(Vào ngày sinh nhật, tôi nhận được nhiều quà.)
历史
lìshǐ
Danh từ
Lịch sử
他喜欢研究中国历史。(Anh ấy thích nghiên cứu lịch sử Trung Quốc.)
脸
liǎn
Danh từ
Khuôn mặt, mặt
她的脸很漂亮。(Khuôn mặt của cô ấy rất đẹp.)
练习
liànxí
Động từ
Luyện tập
他每天练习写汉字。(Anh ấy luyện tập viết chữ Hán mỗi ngày.)
辆
liàng
Lượng từ
Chiếc (xe cộ)
我家有两辆车。(Nhà tôi có hai chiếc xe.)
了解
liǎojiě
Động từ
Hiểu, tìm hiểu
我了解你的想法。(Tôi hiểu ý tưởng của bạn.)
邻居
línjū
Danh từ
Hàng xóm
我的邻居很友好。(Hàng xóm của tôi rất thân thiện.)
楼
lóu
Danh từ
Tòa nhà, tầng
我住在五楼。(Tôi sống ở tầng năm.)
马
mǎ
Danh từ
Con ngựa
那匹马很快。(Con ngựa kia chạy rất nhanh.)
马上
mǎshàng
Trạng từ
Ngay lập tức
我马上就到。(Tôi đến ngay lập tức.)
满意
mǎnyì
Động từ
Hài lòng
老师对我的表现很满意。(Giáo viên rất hài lòng với biểu hiện của tôi.)
帽子
màozi
Danh từ
Mũ, nón
她戴了一顶红色的帽子。(Cô ấy đội một chiếc mũ màu đỏ.)
米
mǐ
Danh từ
Gạo, mét
这袋米有五公斤。(Bao gạo này có 5 kg.)
面包
miànbāo
Danh từ
Bánh mì
我早餐吃面包。(Tôi ăn bánh mì vào buổi sáng.)
面条
miàntiáo
Danh từ
Mì sợi
他喜欢吃面条。(Anh ấy thích ăn mì sợi.)
明白
míngbai
Động từ
Hiểu rõ
我明白你的意思了。(Tôi hiểu rõ ý bạn rồi.)
拿
ná
Động từ
Cầm, lấy
请帮我拿一下书。(Làm ơn cầm giúp tôi cuốn sách.)
奶奶
nǎinai
Danh từ
Bà nội
奶奶很喜欢看电视。(Bà nội rất thích xem TV.)
南
nán
Danh từ
Phía nam
我家在城市的南边。(Nhà tôi ở phía nam thành phố.)
难
nán
Tính từ
Khó khăn
这道题很难。(Câu hỏi này rất khó.)
难过
nánguò
Tính từ
Buồn bã
她听到这个消息后很难过。(Cô ấy buồn khi nghe tin này.)
年级
niánjí
Danh từ
Khối lớp
他是三年级的学生。(Anh ấy là học sinh lớp 3.)
年轻
niánqīng
Tính từ
Trẻ trung
她看起来很年轻。(Cô ấy trông rất trẻ trung.)
鸟
niǎo
Danh từ
Chim
树上有一只鸟。(Trên cây có một con chim.)
努力
nǔlì
Động từ
Nỗ lực, chăm chỉ
她学习非常努力。(Cô ấy học rất chăm chỉ.)
爬山
páshān
Động từ
Leo núi
我们周末去爬山。(Cuối tuần chúng tôi đi leo núi.)
盘子
pánzi
Danh từ
Đĩa (bát đĩa)
桌子上有很多盘子。(Trên bàn có nhiều chiếc đĩa.)
胖
pàng
Tính từ
Béo
他最近有点胖了。(Gần đây anh ấy hơi béo.)
啤酒
píjiǔ
Danh từ
Bia
他喝了一瓶啤酒。(Anh ấy uống một chai bia.)
葡萄
pútao
Danh từ
Nho
这些葡萄很甜。(Nho này rất ngọt.)
普通话
pǔtōnghuà
Danh từ
Tiếng Phổ thông
他说普通话说得很好。(Anh ấy nói tiếng Phổ thông rất tốt.)
骑
qí
Động từ
Cưỡi, đi (xe đạp)
我每天骑自行车上学。(Tôi đạp xe đi học mỗi ngày.)
其实
qíshí
Trạng từ
Thực ra
其实我不太喜欢吃辣。(Thực ra tôi không thích ăn cay lắm.)
其他
qítā
Đại từ
Khác
还有其他问题吗?(Còn vấn đề nào khác không?)
奇怪
qíguài
Tính từ
Kỳ lạ
他今天的行为很奇怪。(Hành động của anh ấy hôm nay rất kỳ lạ.)
铅笔
qiānbǐ
Danh từ
Bút chì
我用铅笔写字。(Tôi dùng bút chì để viết chữ.)
清楚
qīngchu
Tính từ
Rõ ràng
你说得很清楚。(Bạn nói rất rõ ràng.)
秋
qiū
Danh từ
Mùa thu
秋天的天气很凉快。(Thời tiết mùa thu rất mát mẻ.)
裙子
qúnzi
Danh từ
Váy
她穿了一条白色的裙子。(Cô ấy mặc một chiếc váy trắng)
然后
ránhòu
Liên từ
Sau đó
我们先吃饭,然后看电影 (Chúng ta ăn cơm trước, sau đó xem phim.)
热情
rèqíng
Tính từ
Nhiệt tình
她对每个人都很热情。(Cô ấy rất nhiệt tình với mọi người.)
认为
rènwéi
Động từ
Cho rằng
我认为这个主意很好。(Tôi cho rằng ý tưởng này rất hay.)
认真
rènzhēn
Tính từ
Nghiêm túc
他学习很认真。(Anh ấy học rất nghiêm túc.)
容易
róngyì
Tính từ
Dễ dàng
这道题很容易。(Câu hỏi này rất dễ.)
如果
rúguǒ
Liên từ
Nếu như
如果下雨,我就不去公园了。(Nếu trời mưa, tôi sẽ không đi công viên.)
伞
sǎn
Danh từ
Cái ô
外面下雨了,你带伞了吗?(Trời đang mưa, bạn mang ô chưa?)
上网
shàngwǎng
Động từ
Lên mạng
我每天晚上都会上网看新闻。(Tôi lên mạng đọc tin tức mỗi tối.)
生气
shēngqì
Động từ
Tức giận
他生气了,不想跟我说话。(Anh ấy tức giận và không muốn nói chuyện với tôi.)
声音
shēngyīn
Danh từ
Âm thanh
你的声音很好听。(Giọng nói của bạn rất hay.)
使
shǐ
Động từ
Khiến, làm cho
这件事使我很高兴。(Chuyện này khiến tôi rất vui.)
世界
shìjiè
Danh từ
Thế giới
世界很大,我们应该多去看看。( Thế giới rất rộng lớn, chúng ta nên đi khám phá nhiều hơn.)
瘦
shòu
Tính từ
Gầy, ốm
他最近变瘦了。(Gần đây anh ấy gầy đi.)
舒服
shūfu
Tính từ
Thoải mái
我今天感觉不太舒服。(Hôm nay tôi cảm thấy không thoải mái.)
叔叔
shūshu
Danh từ
Chú
叔叔送给我一本书。(Chú tặng tôi một quyển sách.)
树
shù
Danh từ
Cái cây
公园里有很多树。(Trong công viên có rất nhiều cây.)
数学
shùxué
Danh từ
Môn Toán
我喜欢学习数学。(Tôi thích học môn Toán.)
刷牙
shuāyá
Động từ
Đánh răng
我每天早上刷牙。(Tôi đánh răng mỗi sáng.)
双
shuāng
Lượng từ
Đôi, cặp
我买了一双鞋。(Tôi đã mua một đôi giày.)
水平
shuǐpíng
Danh từ
Trình độ
他的汉语水平很高。(Trình độ tiếng Trung của anh ấy rất cao.)
司机
sījī
Danh từ
Tài xế
司机开车很稳。(Tài xế lái xe rất vững.)
虽然
suīrán
Liên từ
Mặc dù
虽然天气冷,我还是去公园了。(Mặc dù trời lạnh, tôi vẫn đi công viên.)
太阳
tàiyáng
Danh từ
Mặt trời
今天太阳很大。(Hôm nay mặt trời rất to.)
糖
táng
Danh từ
Đường (kẹo)
这个糖很甜。(Viên kẹo này rất ngọt.)
特别
tèbié
Tính từ
Đặc biệt
他特别喜欢吃苹果。(Anh ấy đặc biệt thích ăn táo.)
疼
téng
Tính từ
Đau
我的头疼。(Tôi bị đau đầu.)
提高
tígāo
Động từ
Nâng cao
我要提高我的汉语水平。(Tôi muốn nâng cao trình độ tiếng Trung.)
体育
tǐyù
Danh từ
Thể thao
我喜欢体育活动。(Tôi thích các hoạt động thể thao.)
甜
tián
Tính từ
Ngọt
这个苹果很甜。(Quả táo này rất ngọt.)
条
tiáo
Lượng từ
Chiếc, cái (dài)
我买了一条裤子。(Tôi mua một cái quần.)
同事
tóngshì
Danh từ
Đồng nghiệp
我和同事一起吃午饭。(Tôi và đồng nghiệp cùng ăn trưa.)
同意
tóngyì
Động từ
Đồng ý
我同意你的看法。(Tôi đồng ý với quan điểm của bạn.)
头发
tóufa
Danh từ
Tóc
她的头发很长。(Tóc của cô ấy rất dài.)
突然
tūrán
Trạng từ
Đột nhiên
他突然生病了。(Anh ấy đột nhiên bị ốm.)
图书馆
túshūguǎn
Danh từ
Thư viện
我喜欢去图书馆看书。(Tôi thích đến thư viện đọc sách.)
腿
tuǐ
Danh từ
Chân
我的腿有点疼。(Chân tôi hơi đau.)
完成
wánchéng
Động từ
Hoàn thành
我完成了作业。(Tôi đã hoàn thành bài tập.)
碗
wǎn
Danh từ
Cái bát
我吃了一碗面条。(Tôi ăn một bát mì.)
万
wàn
Số từ
Mười nghìn
这个城市有五万人。(Thành phố này có 50.000 người.)
忘记
wàngjì
Động từ
Quên
我忘记带书了。(Tôi quên mang sách rồi.)
位
wèi
Lượng từ
Vị, người (lịch sự)
这位老师很有经验。(Vị giáo viên này rất có kinh nghiệm.)
为
wèi
Giới từ
Vì, cho
我为你准备了礼物。(Tôi chuẩn bị quà cho bạn.)
为了
wèile
Liên từ
Để, nhằm
为了健康,我每天锻炼身体。(Để khỏe mạnh, tôi tập thể dục mỗi ngày.)
文化
wénhuà
Danh từ
Văn hóa
我喜欢中国文化。(Tôi thích văn hóa Trung Quốc.)
西
xī
Danh từ
Phía Tây
学校在城市的西边。(Trường học ở phía Tây thành phố.)
习惯
xíguàn
Động từ
Thói quen
我习惯早起。(Tôi có thói quen dậy sớm.)
洗手间
xǐshǒujiān
Danh từ
Nhà vệ sinh
洗手间在哪里?(Nhà vệ sinh ở đâu?)
洗澡
xǐzǎo
Động từ
Tắm rửa
我每天晚上洗澡。(Tôi tắm mỗi tối.)
喜欢
xǐhuan
Động từ
Thích
我喜欢听音乐。(Tôi thích nghe nhạc.)
现
xiàn
Danh từ
Hiện tại
我现在在家。(Hiện tại tôi đang ở nhà.)
香蕉
xiāngjiāo
Danh từ
Chuối
我买了一斤香蕉。(Tôi mua một cân chuối.)
相同
xiāngtóng
Tính từ
Giống nhau
我们的看法相同。(Quan điểm của chúng tôi giống nhau.)
相信
xiāngxìn
Động từ
Tin tưởng
我相信你能做到。(Tôi tin bạn có thể làm được.)
像
xiàng
Động từ
Giống như
他长得像他爸爸。(Anh ấy trông giống bố mình.)
小心
xiǎoxīn
Động từ
Cẩn thận
过马路要小心。(Qua đường phải cẩn thận.)
校长
xiàozhǎng
Danh từ
Hiệu trưởng
我们的校长很和蔼。(Hiệu trưởng của chúng tôi rất hòa nhã.)
鞋
xié
Danh từ
Giày
我买了一双新鞋。(Tôi mua một đôi giày mới.)
新闻
xīnwén
Danh từ
Tin tức
我每天看新闻。(Tôi xem tin tức hàng ngày.)
新鲜
xīnxiān
Tính từ
Tươi mới
这些水果很新鲜。(Những loại trái cây này rất tươi.)
信
xìn
Danh từ
Thư, niềm tin
我收到了一封信。(Tôi nhận được một bức thư.)
行李箱
xínglǐxiāng
Danh từ
Va li
我把行李箱放在了车里。(Tôi để va li trong xe.)
兴趣
xìngqù
Danh từ
Sở thích
他对摄影很有兴趣。(Anh ấy có sở thích về nhiếp ảnh.)
熊猫
xióngmāo
Danh từ
Gấu trúc
熊猫是中国的国宝。(Gấu trúc là quốc bảo của Trung Quốc.)
需要
xūyào
Động từ
Cần thiết
我需要一些帮助。(Tôi cần một chút giúp đỡ.)
选择
xuǎnzé
Động từ
Lựa chọn
你可以选择去旅行。(Bạn có thể lựa chọn đi du lịch.)
眼镜
yǎnjìng
Danh từ
Kính mắt
他戴着一副眼镜。(Anh ấy đeo một chiếc kính.)
要求
yāoqiú
Danh từ/Động từ
Yêu cầu
老师要求我们每天学习。(Giáo viên yêu cầu chúng tôi học mỗi ngày.)
爷爷
yéye
Danh từ
Ông nội
我的爷爷很喜欢看电视。(Ông tôi rất thích xem tivi.)
一定
yīdìng
Trạng từ
Chắc chắn
你一定会成功的。(Bạn chắc chắn sẽ thành công.)
一共
yīgòng
Trạng từ
Tổng cộng
一共三个人参加了会议。(Tổng cộng có ba người tham gia cuộc họp.)
一会儿
yíhuìr
Danh từ
Một lát
我们一会儿见面。(Chúng ta sẽ gặp nhau một lát nữa.)
一样
yīyàng
Tính từ
Giống nhau
他们穿着一样的衣服。(Họ mặc đồ giống nhau.)
以后
yǐhòu
Danh từ/Thời gian
Sau này, sau khi
我以后会去北京。(Sau này tôi sẽ đi Bắc Kinh.)
以前
yǐqián
Danh từ/Thời gian
Trước đây, trước khi
以前我住在上海。(Trước đây tôi sống ở Thượng Hải.)
以为
yǐwéi
Động từ
Nghĩ rằng, tưởng rằng
我以为他会迟到。(Tôi tưởng anh ấy sẽ đến muộn.)
一般
yìbān
Tính từ
Bình thường
这个问题很一般。(Vấn đề này khá bình thường.)
一边
yībiān
Liên từ
Một bên
他一边吃饭一边看电视。(Anh ấy vừa ăn vừa xem tivi.)
一直
yìzhí
Trạng từ
Liên tục, mãi
我一直在学习中文。(Tôi liên tục học tiếng Trung.)
音乐
yīnyuè
Danh từ
Âm nhạc
我喜欢听音乐。(Tôi thích nghe nhạc.)
银行
yínháng
Danh từ
Ngân hàng
他在银行工作。(Anh ấy làm việc tại ngân hàng.)
应该
yīnggāi
Động từ
Nên, phải
你应该多运动。(Bạn nên tập thể dục nhiều hơn.)
影响
yǐngxiǎng
Động từ/Danh từ
Ảnh hưởng
这个问题影响了他的决定。(Vấn đề này đã ảnh hưởng đến quyết định của anh ấy.)
用
yòng
Động từ
Dùng, sử dụng
我用电脑工作。(Tôi dùng máy tính để làm việc.)
游戏
yóuxì
Danh từ
Trò chơi
我们玩一个游戏。(Chúng ta chơi một trò chơi.)
又
yòu
Liên từ
Lại, thêm nữa
今天又下雨了。(Hôm nay lại mưa nữa.)
有名
yǒumíng
Tính từ
Nổi tiếng
他是一个有名的歌手。(Anh ấy là một ca sĩ nổi tiếng.)
遇到
yùdào
Động từ
Gặp phải, đối mặt
我在街上遇到我的朋友。(Tôi gặp bạn tôi trên phố.)
月亮
yuèliàng
Danh từ
Mặt trăng
今晚的月亮很亮。(Mặt trăng đêm nay rất sáng.)
云
yún
Danh từ
Mây
天上的云很美。(Mây trên trời rất đẹp.)
站
zhàn
Danh từ
Ga, trạm
火车站离这里很远。(Ga tàu rất xa đây.)
长
cháng
Tính từ
Dài, lâu
这条路很长。(Con đường này rất dài.)
着急
zhāojí
Tính từ/Động từ
Lo lắng, vội vã
我很着急,因为我要赶时间。(Tôi rất lo lắng vì tôi phải vội.)
照顾
zhàogù
Động từ
Chăm sóc
我每天照顾我的宠物。(Tôi chăm sóc thú cưng mỗi ngày.)
照片
zhàopiàn
Danh từ
Bức ảnh
这是我在旅行中的照片。(Đây là bức ảnh của tôi trong chuyến du lịch.)
照相机
zhàoxiàngjī
Danh từ
Máy ảnh
他买了一个新的照相机。(Anh ấy mua một chiếc máy ảnh mới.)
只
zhī
Lượng từ
Chỉ, duy nhất
这里只有我一个人。(Chỉ có một mình tôi ở đây.)
中间
zhōngjiān
Danh từ
Ở giữa
桌子中间有一本书。(Ở giữa bàn có một quyển sách.)
中文
zhōngwén
Danh từ
Tiếng Trung
我在学中文。(Tôi đang học tiếng Trung.)
终于
zhōngyú
Trạng từ
Cuối cùng
他终于来了。(Cuối cùng anh ấy cũng đến.)
种
zhǒng
Danh từ
Loại, giống
我们种了很多花。(Chúng tôi trồng rất nhiều hoa.)
重要
zhòngyào
Tính từ
Quan trọng
这是一个重要的问题。(Đây là một vấn đề quan trọng.)
主要
zhǔyào
Tính từ
Chính, chủ yếu
这本书的主要内容是历史。(Nội dung chính của cuốn sách này là lịch sử.)
周末
zhōumò
Danh từ
Cuối tuần
我们周末去旅游。(Cuối tuần chúng tôi đi du lịch.)
祝
zhù
Động từ
Chúc
祝你生日快乐!(Chúc bạn sinh nhật vui vẻ!)
注意
zhùyì
Động từ
Chú ý
请注意安全。(Hãy chú ý an toàn.)
字典
zìdiǎn
Danh từ
Từ điển
我正在查字典。(Tôi đang tra từ điển.)
自己
zìjǐ
Đại từ
Bản thân
我为自己做决定。(Tôi tự quyết định cho mình.)
自行车
zìxíngchē
Danh từ
Xe đạp
我骑自行车去学校。(Tôi đi xe đạp đến trường.)
总是
zǒngshì
Trạng từ
Luôn luôn
他总是很忙。(Anh ấy luôn luôn bận rộn.)
嘴
zuǐ
Danh từ
Miệng
他的嘴很大。(Miệng anh ấy rất lớn.)
最后
zuìhòu
Trạng từ
Cuối cùng
最后我们吃了晚饭。(Cuối cùng chúng tôi ăn tối.)
最近
zuìjìn
Trạng từ
Gần đây
最近我很忙。(Dạo này tôi rất bận.)
作业
zuòyè
Danh từ
Bài tập
我今天有很多作业。(Hôm nay tôi có rất nhiều bài tập.)
作用
zuòyòng
Danh từ
Tác dụng
这个药对我有很大的作用。(Thuốc này có tác dụng rất lớn đối với tôi.)
>>> Xem thêm: File tổng hợp đầy đủ từ vựng HSK 3 TẠI ĐÂY
Tổng kết
Làm chủ từ vựng HSK 3 là bước quan trọng để cải thiện kỹ năng tiếng Trung của bạn và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Với danh sách từ vựng chi tiết và ví dụ minh họa, bạn có thể học tập một cách có hệ thống và hiệu quả hơn. Hãy tiếp tục kiên trì ôn luyện và sử dụng các tài liệu hỗ trợ để đạt được mục tiêu ngôn ngữ của mình
200+ Tên tiếng Trung hay và ý nghĩa nhất
Tên Trung Quốc không chỉ đẹp về âm điệu mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, phản ánh văn hóa và tư tưởng truyền thống. Bài viết giới thiệu hơn 200+ tên Trung Quốc hay dành cho nam và nữ, được phân loại theo phẩm chất, vẻ bề ngoài, ngũ hành, cung hoàng đạo và nhiều nguồn cảm hứng khác. Cùng Unica khám phá ngay để tìm kiếm một cái tên Trung Quốc phù hợp và đầy ý nghĩa!
Tên Trung Quốc hay và ý nghĩa dành cho nam
Trong văn hóa Trung Quốc, việc chọn một cái tên không chỉ đơn giản là một phần trong thủ tục, mà còn mang một ý nghĩa sâu sắc và quan trọng. Một cái tên đẹp, phù hợp với ngũ hành và tuổi tác có thể mang lại may mắn, thành công và thuận lợi trong cuộc sống. Dưới đây là danh sách 100+ tên Trung Quốc hay cho nam mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình hoặc con trai của mình:
Tên tiếng Trung Quốc cho nam thể hiện phẩm chất tốt đẹp
Nếu bạn muốn chọn một cái tên Trung Quốc cho nam để thể hiện phẩm chất tốt đẹp và nhân cách mạnh mẽ, đây là một số gợi ý thú vị:
Tích Thành (悌成) /Tì Chéng/ - Thành công trong lòng hiếu thảo.
Nhân Tâm (仁心) /Rén Xīn/ - Trái tim nhân ái.
Thành Trí (成智) /Chéng Zhì/ - Thành đạt trong trí tuệ.
Minh Quân (明君) /Míng Jūn/ - Vị vua sáng suốt, minh minh.
Trí Nhân (智仁) /Zhì Rén/ - Thông minh và nhân hậu.
Khắc Kỷ (刻奇) /Kè Qí/ - Tài năng đặc biệt.
Thành Nhân (成仁) /Chéng Rén/ - Trở thành người nhân từ.
Khắc Nhân (刻仁) /Kè Rén/ - Tâm hồn nhân từ.
Quyết Tâm (決心) /Jué Xīn/ - Quyết tâm và kiên định.
Trung Chính (忠正) /Zhōng Zhèng/ - Trung thành, liêm chính.
Học Bác (学博) /Xué Bó/ - Học thức cao và có sự hiểu biết rộng.
Minh Triết (明哲) /Míng Zhé/ - Sáng suốt, thông minh.
Quân Tử (君子) /Jūn Zǐ/ - Người quân tử, có đạo đức tốt đẹp.
Nhã Viên (雅远) /Yǎ Yuǎn/ - Thanh tao, tao nhã.
Hiên Hào (轩昂) /Xuān Ang/ - Khí phách anh hùng.
Tên tiếng Trung Quốc cho nam theo vẻ bề ngoài
Tên gọi cũng có thể phản ánh vẻ ngoài, phong thái và khí chất của người sở hữu. Những cái tên dưới đây thể hiện vẻ đẹp bề ngoài, mạnh mẽ và đầy cuốn hút:
Minh Triết (明哲) /Míng Zhé/ - Sáng suốt, thông minh, có khí chất.
Dũng Mãnh (勇猛) /Yǒng Měng/ - Can đảm, mạnh mẽ.
Tuấn Kiệt (俊杰) /Jùn Jié/- Tuấn tú, kiệt xuất, tài năng.
Văn Khải (文楷) /Wén Kǎi/ - Vừa đẹp trai vừa có học thức.
Thiên Dật (天逸) /Tiān Yì/ - Khí chất phi phàm, xuất chúng.
Vương Giả (王者) /Wáng Zhě/ - Sự quý phái và uy quyền của vị vua.
Ngự Phong (御风) /Yù Fēng/ - Ngựa gió, sức mạnh và uy lực.
Vô Địch (无敌) /Wú Dí/ - Vô đối và không thể đánh bại.
Huyền Diệu (玄妙) /Xuán Miào/ - Bí ẩn và kỳ diệu.
Thiên Dương (天阳) /Tiān Yáng/ - Vẻ đẹp rạng rỡ, ấm áp.
Mộ Thần (慕晨) /Mù Chén/ - Vẻ đẹp bí ẩn, thu hút.
Phong Vũ (风舞) /Fēng Wǔ/ - Khí chất mạnh mẽ, phóng khoáng.
Tuấn Thần (俊宸) /Jùn Chén/ - Vẻ đẹp tuấn tú, vương giả.
Hạo Nhiên (浩然) /Hào Rán/ - Vẻ đẹp cao lớn, vĩ đại.
Thiên Hạo (天皓) /Tiān Hào/ - Vẻ đẹp sáng ngời, rực rỡ.
Chọn tên tiếng Trung cho con trai như một lời chúc con luôn mạnh mẽ, thông minh và thành đạt.
Tên tiếng Trung Quốc cho nam theo ngũ hành
Việc lựa chọn tên Trung Quốc theo ngũ hành không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn có thể giúp cân bằng vận mệnh và thu hút may mắn cho người sở hữu. Dưới đây là những cái tên Trung Quốc cho nam dựa trên mệnh của người sở hữu:
Mệnh Kim:
Kim Phong (金锋) /Jīn Fēng/: Mang ý nghĩa về sự sắc bén, mạnh mẽ, thành công.
Vũ Kiệt (武杰) /Wǔ Jié/: Thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, tài giỏi võ nghệ.
Minh Quân (明君) /Míng Jūn/: Biểu tượng cho vị vua sáng suốt, minh minh, trị vì đất nước thái bình.
Hạo Nhiên (浩然) /Hào Rán/: Mang ý nghĩa về khí chất phi thường, vĩ đại, bao la.
Quân Dục (君钰) /Jūn Yù/: Thể hiện phẩm chất quý giá, thanh tao, như viên ngọc quý.
Mệnh Mộc:
Mộc Dương (沐阳) /Mù Yáng/: Mang ý nghĩa về sự ấm áp, an lành, sức sống mãnh liệt.
Thanh Phong (清风) /Qīng Fēng/: Thể hiện cho làn gió trong lành, thanh tao, mang đến sự may mắn.
Thiên Dật (天逸) /Tiān Yì/: Biểu tượng cho khí chất phi phàm, xuất chúng, như chim bằng bay cao.
Hạo Quân (浩钧) /Hào Jūn/: Mang ý nghĩa về sự to lớn, bao la, rộng rãi.
Văn Khải (文楷) /Wén Kǎi/: Thể hiện cho sự thông minh, uyên bác, am hiểu rộng.
Những cái tên liên quan đến mặt trời, lửa, hoặc các mùa vụ sẽ rất phù hợp.
Mệnh Thủy:
Hạo Vũ (浩宇) /Hào Yǔ/: Mang ý nghĩa về vũ trụ bao la, rộng lớn, ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu.
Thiên Hạo (天皓) /Tiān Hào/: Biểu tượng cho ánh sáng rực rỡ, tinh khiết, thanh cao.
Minh Triết (明哲) /Míng Zhé/: Thể hiện cho sự sáng suốt, thông minh, trí tuệ hơn người.
Dĩ An (亦安) /Yì An/: Mang ý nghĩa về sự bình an, an yên, cuộc sống thanh thản.
Trí Nhân (智仁) /Zhì Rén/: Biểu tượng cho sự thông minh, trí tuệ, lòng nhân ái bao dung.
Mệnh Hỏa:
Minh Vũ (明武) /Míng Wǔ/: Thể hiện cho sự thông minh, tài giỏi, văn võ song toàn.
Dũng Mãnh (勇猛) /Yǒng Měng/: Mang ý nghĩa về sự dũng cảm, mạnh mẽ, không ngại gian khó.
Phong Vũ (风舞) /Fēng Wǔ/: Biểu tượng cho khí chất phóng khoáng, tự do, bay bổng như gió.
Thiên Dương (天阳) /Tiān Yáng/: Thể hiện cho sự ấm áp, rực rỡ, tràn đầy sức sống.
Hạo Nhiên (浩然) /Hào Rán/: Mang ý nghĩa về khí chất phi thường, vĩ đại, như ngọn lửa bùng cháy.
Mệnh Thổ:
Trí Tuệ (智慧) /Zhì Huì/: Thể hiện cho sự thông minh, sáng dạ, học thức uyên bác.
Bác Học (博学) /Bó Xué/: Mang ý nghĩa về học thức cao và sự hiểu biết sâu rộng, uyên bác.
Văn Khải (文楷) /Wén Kǎi/: Biểu tượng cho sự thông minh, uyên bác, am hiểu rộng.
Minh Quân (明君) /Míng Jūn/: Thể hiện cho vị vua sáng suốt, minh minh, trị vì đất nước thái bình.
Kiên Cường (坚强) /Jiān Qiáng/: Mang ý nghĩa về sự mạnh mẽ, kiên định, không khuất phục trước khó khăn.
Tên tiếng Trung Quốc cho nam theo người nổi tiếng
Dưới đây là những tên Trung Quốc phổ biến và ý nghĩa của những người nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo khi chọn tên cho con trai:
Dịch Dương Thiên Tỉ (易烊千玺) /Yì Yáng Qiān Xǐ/: Nghĩa là "trải qua ngàn năm biến đổi, vẫn giữ nguyên cốt cách.
Vương Nhất Bác (王一博) /Wáng Yī Bó/: Thể hiện khí chất anh hùng, tài ba.
Tiêu Chiến (肖战) /Xiào Zhàn/: Nghĩa là chiến thắng phiền muộn, hướng đến tương lai tươi sáng.
Vương Gia Nhĩ (王嘉尔) /Wáng Jiā Ěr/: Nghĩa là vinh quang rực rỡ, vui vẻ an nhàn.
Dương Dương (杨洋) /Yáng yáng/: Nghĩa là ánh dương rực rỡ, tràn đầy hy vọng.
Trần Vệ Tinh (陈伟霆) /Chén Wěi Tíng/: Nghĩa là vĩ đại, phi thường, uy phong lẫm liệt.
Trương Nhất Sơn (张艺兴) /Zhāng Yì Xīng/: Nghĩa là nghệ thuật tinh thông, chí hướng cao xa.
Một cái tên hay, độc đáo sẽ giúp con trai bạn luôn tự hào về bản thân.
Tên tiếng Trung Quốc cho nam theo cung hoàng đạo
Dưới đây là một số gợi ý tên tiếng Hoa cho nam theo cung hoàng đạo hay, ý nghĩa nhất:
Cung Bạch Dương (21/03 - 19/04):
Hạo Phong (浩风) /Hào Fēng/: Mạnh mẽ, phóng khoáng như cơn gió lớn.
Thiên Dương (天阳) /Tiān Yáng/: Rực rỡ, tràn đầy sức sống, như ánh mặt trời.
Dũng Mãnh (勇猛) /Yǒng Měng/: Can đảm, mạnh mẽ, luôn sẵn sàng đối mặt thử thách.
Cung Kim Ngưu (20/04 - 20/05):
Trí Bình (智平) /Zhì Píng/: Bình an, thông minh, tĩnh tại.
Hải Long (海龙) /Hǎi Lóng/: Mạnh mẽ, vững chắc, như rồng bay trên biển cả.
An Khang (安康) /Ān Kāng/: Mang lại sự an yên và thịnh vượng.
Cung Song Tử (21/05 - 20/06):
Quân Trạch (君泽) /Jūn Zé/: Thanh tao, thông minh, sáng suốt.
Phong Vũ (风雨) /Fēng Yǔ/: Tự do, sáng tạo, luôn đổi mới.
Tuấn Hào (俊豪) /Jùn Háo/: Vẻ ngoài tuấn tú, tài năng vượt trội.
Cung Cự Giải (21/06 - 22/07):
Thiên An (天安) / Tiān Ān/: Thanh thản, bình an, tâm hồn yên bình.
Hạo Nhiên (浩然) /Hào Rán/: Khí chất bao la, phi thường, đầy lòng nhân ái.
Khải Minh (启明) /Qǐ Míng/: Ánh sáng mở ra, trí tuệ thông thái.
Cung Sư Tử (23/07 - 22/08):
Dương Hào (阳豪) /Yáng Háo/: Rạng rỡ, mạnh mẽ, như ánh dương mùa hạ.
Hùng Vĩ (雄伟) /Xióng Wěi/: Uy nghiêm, dũng cảm, đầy quyền lực.
Minh Triết (明哲) /Míng Zhé/: Thông minh, sáng suốt, luôn dẫn đầu.
Cung Xử Nữ (23/08 - 22/09):
Mộc Thanh (木清) /Mù Qīng/: Thanh tao, thuần khiết, tâm hồn trong sáng.
Trúc Lâm (竹林) /Zhú Lín/: Cao quý, thanh cao, ý chí kiên định.
Hạo Nhiên (浩然) /Hào Rán/: Rộng lớn, phi thường, khí chất anh hùng.
Nếu bạn muốn tìm một cái tên thật ý nghĩa, hãy tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm.
Cung Thiên Bình (23/09 - 22/10):
Thiên An (天安) /Tiān Ān/: Bình an, thanh thản, cuộc sống may mắn.
Minh Vũ (明武) /Míng Wǔ/: Sáng suốt, dũng mãnh, tài ba.
Hải Dương (海洋) /Hǎi Yáng/: Rộng lớn, bao la, tâm hồn phóng khoáng.
Cung Bọ Cạp (23/10 - 21/11):
Dũng Khánh (勇庆) /Yǒng Qìng/: Dũng cảm, mạnh mẽ, ăn mừng chiến thắng.
Trí Nguyên (智远) /Zhì Yuǎn/: Thông minh, sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng.
Minh Huy (明辉) /Míng Huī/: Sáng suốt, rực rỡ, tỏa sáng.
Cung Nhân Mã (22/11 - 21/12):
Hạo Thiên (浩天) /Hào Tiān/: Rộng lớn, bao la, như bầu trời.
Minh Phong (明风) /Míng Fēng/: Sáng suốt, phóng khoáng, tự do.
Vũ Phi (武飞) /Wǔ Fēi/: Dũng mãnh, phi thường, bay cao bay xa.
Cung Ma Kết (22/12 - 19/01):
Kiên An (坚安) /Jiān Ān/: Kiên định, vững vàng, cuộc sống bình an.
Minh Đức (明德) /Míng Dé/: Sáng suốt, đạo đức tốt đẹp.
Viễn Long (远龙) /Yuǎn Lóng/: Tầm nhìn xa trông rộng, như rồng bay cao.
Cung Bảo Bình (20/01 - 18/02):
Khải Minh (启明) /Qǐ Míng/: Mở ra ánh sáng, thông minh, sáng suốt.
Thịnh Vũ (盛武) /Shèng Wǔ/: Rực rỡ, mạnh mẽ, tài ba.
Hải Phong (海风) /Hǎi Fēng/: Mát lành, rộng lớn, tràn đầy hy vọng.
Cung Song Ngư (19/02 - 20/03):
Hạo Vũ (浩宇) /Hào Yǔ/: Vũ trụ bao la, tràn đầy bí ẩn.
Trí Tuệ (智慧) /Zhì Huì/: Thông minh, trí tuệ, thấu hiểu sâu sắc.
Nhân Đức (仁德) /Rén Dé/: Tâm hồn nhân hậu, đạo đức sáng ngời.
Tên tiếng Trung Quốc cho nam ngắn gọn, dễ nhớ
Cùng khám phá một số tên Trung Quốc hay cho nam giới, ngắn gọn và ý nghĩa:
Quân (群) /Qún/: Đoàn kết và mạnh mẽ.
Hải (海) /Hǎi/: Rộng lớn như biển.
Linh (灵) /Líng/: Tinh thần và linh hoạt.
Hưng (兴) /Xīng/: Thịnh vượng và phồn thịnh.
Khánh (庆) /Qìng/: Mừng vui và hoan hỉ.
Quang (光) /Quāng/: Ánh sáng và rực rỡ.
Tài (泰) /Tài/: Sự giàu có, tài lộc, thành công.
Minh (明) /Míng/: Sáng sủa và minh mẫn.
Tuấn (俊) /Jùn/: Xuất sắc và lịch lãm.
Thành (成) /Chéng/: Mọi sự đều thành công, hoàn thành mục tiêu.
Đại (大) /dà/: Lớn và quan trọng.
Trí (智) /zhì/: Trí tuệ và thông minh.
Nhân (仁) /rén/: Nhân ái và tốt bụng.
Vinh (荣) /róng/ : Vinh quang và danh dự.
Thắng (胜) /shèng/: Chiến thắng và vượt qua.
Tên lót và tên đệm sẽ giúp cái tên của con bạn trở nên đặc biệt hơn.
Tên Trung Quốc hay và ý nghĩa dành cho nữ
Tên tiếng Trung không chỉ là cách gọi mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, phản ánh nét đẹp truyền thống và những kỳ vọng tốt đẹp từ gia đình. Đối với các bé gái, tên tiếng Trung thường mang ý nghĩa về sự dịu dàng, thông minh, kiên cường hay quý phái, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn lẫn ngoại hình. Một cái tên hay không chỉ giúp bé tự tin mà còn là lời gửi gắm yêu thương và mong ước về một tương lai rạng ngời, thành công.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ với ý nghĩa trân bảo quý giá
Dưới đây là những tên tiếng Trung dành cho nữ mang ý nghĩa quý giá, thể hiện sự trân trọng mà ba mẹ có thể tham khảo:
Tiểu Ngọc (小玉) /Xiǎo Yù/: Con là viên ngọc bé nhỏ của gia đình.
Mộng Dao (梦瑶) /Mèng Yáo/: Có nghĩa là viên ngọc trong mơ.
Giai Kỳ (佳琦) /Jiā Qí/: Giai nghĩa là đẹp còn Kỳ là viên ngọc quý hiếm.
Diễm Lan (艳琳) /Yàn Lín/: Loại ngọc trân quý, sáng giá.
Châu Anh (珠瑛) /Zhū Yīng/: Một viên ngọc sáng, sang trọng.
Châu Hoa (珠花) /Zhū Huā/: Vẻ đẹp giản dị nhưng quý phái.
Kha Nguyệt (珂玥) /Kē Yuè/: Chỉ sự quý hiếm, gắn liền với nhiều câu chuyện ý nghĩa.
Nhã Lâm (雅琳) /Yǎ Lín/: Vẻ đẹp trang nhã, thanh tao như bảo ngọc.
Tiệp Trân (婕珍) /Jié Zhēn/: Biểu tượng cho sự quyền quý và trân trọng.
Tĩnh Tuyền (静璇) /Jìng Xuán/: Người con gái trầm tĩnh, thông minh, mang vẻ đẹp dịu dàng.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ với ý nghĩa xinh đẹp, đoan trang
Ba mẹ cũng có thể tham khảo thêm những cái tên mang ý nghĩa con gái xinh đẹp, đoan trang và tràn đầy sức sống:
Diễm Tinh (艳晶) /Yàn Jīng/: Người con gái xinh đẹp tựa ánh dương.
Giai Ý (佳懿) /Jiā Yì/: Người con gái đức hạnh, hiền hòa.
Hân Nghiêng (欣妍) /Xīn Yán/: Mang ý nghĩa luôn vui vẻ, xinh đẹp.
Mạn Nhu (曼柔) /Màn Róu/: Người con gái dịu dàng, uyển chuyển và ôn nhu.
Mộng Đình (梦婷) /Mèng Tíng/: Nàng công chúa xinh đẹp, thơ mộng.
Ngôn Diễm (言艳) /Yán Yàn/: Người con gái đoan trang, diễm lệ và xuất chúng.
Nhã Tịnh (雅静) /Yǎ Jìng/: Vẻ đẹp nhã nhặn, trầm tĩnh, ôn hòa.
Thư Nhiễm (舒苒) /Shū Rǎn/: Nét đẹp thuần khiết, ngây thơ tựa hoa cỏ.
Tịnh Thi (静诗) /Jìng Shī/: Người con gái xinh đẹp, tài hoa.
Mộng Khiết (梦洁) /Mèng Jié/: Cô gái với tâm hồn thuần khiết, luôn mơ mộng.
Tên con gái thường được ví như những bông hoa đẹp, mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ với ý tưởng từ người nổi tiếng
Ba mẹ có thể cân nhắc chọn tên từ những sao Hoa ngữ nổi tiếng. Tuy nhiên, khi đặt tên, cần lưu ý không chỉ chọn theo người nổi tiếng mà còn nên xem xét ý nghĩa và phong thủy phù hợp. Dưới đây là các tên tiêu biểu:
Lưu Diệc Phi (刘亦菲) /Liú Yì Fēi/ : Lưu (刘) nghĩa là bảo vệ, Diệc Phi (亦菲) tượng trưng cho sự thanh lịch.
Dương Tử (杨紫) /Yáng Zǐ/: Dương (杨) mạnh mẽ, Tử (紫) là màu tím, thể hiện sự quý phái.
Chương Tử Di (章子怡) /Zhāng Zǐ Yí/: Tử Di mang nghĩa niềm vui và hạnh phúc.
Châu Tấn (周迅) /Zhōu Xùn/: Tấn nghĩa là nhanh nhẹn, thông minh.
Chúc Tịnh Y (鞠婧祎) /Jū Jìng Yī/: Tịnh Y chỉ vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết.
Vương Ngữ Yên (王语嫣) /Wáng Yǔ Yān/: Ngữ Yên nghĩa là ngôn từ của sự duyên dáng, mềm mại.
Cao Viên Viên (高圆圆) /Gāo Yuán Yuán/: Nghĩa là tượng trưng cho sự hoàn mỹ, trọn vẹn.
Triệu Lệ Dĩnh (赵丽颖) /Zhào Lì Yǐng/: Đây là biểu thị vẻ đẹp thông minh và duyên dáng.
Trần Kiều Ân (陈乔恩) /Chén Qiáo Ēn/: Kiều Ân mang ý nghĩa là tính cách hiền hòa, đáng yêu.
Triệu Lộ Tư (赵露思) /Zhào Lù Sī/: Thể hiện sự tư duy sáng suất và minh mẫn.
Châu Đông Vũ (周冬雨) /Zhōu Dōng Yǔ/: Đông Vũ nghĩa là cơn mưa đông, tượng trưng cho sự kiên cường.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ với ý nghĩa thông minh, lanh lợi
Những tên này không chỉ đẹp mà còn thể hiện kỳ vọng về trí tuệ và sự sáng suốt của bé gái:
Vũ Đình (雨婷) /Yǔ Tíng/: Biểu trưng cho sự thông minh và tinh tế.
Hiểu Khê (晓溪 ) /Xiǎo Xī/: Tượng trưng cho sự hiểu biết sâu rộng, trong trẻo như dòng suối nhỏ.
Giai Tuệ (佳慧) /Jiā Huì/: Mang ý nghĩa tài năng và lanh lợi, sáng dạ.
Tâm Di (心妤) /Xīn Yú/: Chỉ sự nhạy bén, tinh tế và thông minh.
Diệu Linh (妙灵) /Miào Líng/: Tên này mang nghĩa là khéo léo, nhanh nhẹn và linh hoạt.
Ngọc Bảo (玉宝) /Yù Bǎo/: Thể hiện biểu tượng cho sự quý giá và trí tuệ.
Việc đặt tên cho con là một quyết định quan trọng, hãy chọn một cái tên thật đẹp và ý nghĩa để làm quà tặng cho con.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ với ý nghĩa kiên cường, mạnh mẽ
Những cái tên dưới đây phản ánh sự mạnh mẽ và tự lập, phù hợp với mong muốn về một tương lai vững vàng cho con gái:
Phượng Vũ (凤雨) /Fèng Yǔ/: Gợi lên hình ảnh mặt trời rực rỡ sau cơn mưa, biểu tượng của sự kiên cường.
Phương Thảo (芳草) /Fāng Cǎo/: Tên này thể hiện sự kiên định, tươi mới và sống động.
Đan Vy (丹薇) /Dān Wēi/: Như bông hoa độc lập, vươn mình giữa thiên nhiên hoang dã.
Thủy Linh (水泠) /Shuǐ Líng/: Sự mạnh mẽ và linh hoạt, giống như dòng nước bền bỉ vượt qua mọi thử thách.
Anh Thư (英舒) /Yīng Shū/: Chỉ người tài năng, kiên cường và nỗ lực không ngừng.
Tên tiếng Trung Quốc cho nữ theo bảng chữ cái
Tên tiếng Trung không chỉ đẹp về mặt âm điệu mà còn mang theo những ý nghĩa sâu sắc, gửi gắm tình yêu và kỳ vọng của ba mẹ. Dưới đây là những gợi ý đặt tên tiếng Hoa cho bé gái theo từng chữ cái, kèm phiên âm và ý nghĩa chi tiết:
Bắt đầu bằng chữ A
Ánh Nguyệt (映月) /Yìng Yuè/: Hy vọng con như ánh sáng tỏa ra từ mặt trăng.
Á Hiên (亚轩) /Yà Xuān/: Hy vọng con có khí chất hiên ngang.
Bắt đầu bằng chữ B
Bạch Ngọc (白玉) /Bái Yù/: Con gái là viên ngọc màu trắng.
Bảo Ngọc (宝玉) /Bǎo Yù/: Con gái là viên ngọc quý, xinh đẹp nhưng khó có được.
Bạch Dương (白羊) /Bái Yáng/: Con gái là chú cừu trắng trong trẻo, ngây thơ.
Băng Thanh (冰清) /Bīng Qīng/: Con gái sở hữu vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo.
Bắt đầu bằng chữ C
Châu Anh (珠瑛) /Zhū Yīng/: Con gái trong sáng như một viên ngọc.
Cẩn Huyên (瑾萱) /Jǐn Xuān/: Loài cỏ giúp người ta quên đi ưu phiền.
Chi Lan (芝兰) /Zhī Lán/: Như một loài cỏ thơm xinh đẹp.
Chỉ Nhược (芷若) /Zhǐ Ruò/: Một cô gái yêu thương và biết giúp đỡ người khác.
Bắt đầu bằng chữ D
Diễm Lâm (艳琳) /Yàn Lín/: Con gái là một viên ngọc đẹp.
Di Giai (怡佳) /Yí Jiā/: Phóng khoáng, xinh đẹp, ung dung.
Diễm An (艳安) /Yàn Ān/: Xinh đẹp, diễm lệ, bình yên.
Di Nguyệt (怡月) /Yí Yuè/: Như mặt trăng vui vẻ.
Dung Nguyệt (溶月) /Róng Yuè/: Ánh trăng lung linh, mờ ảo.
Bắt đầu bằng chữ G
Giác Ngọc (珏玉) /Jué Yù/: Viên ngọc xinh đẹp.
Giai Ý (佳懿) /Jiā Yì/: Xinh đẹp, đức hạnh, thuần mỹ.
Giai Kỳ (佳琦) /Jiā Qí/: Thanh bạch, cao quý như ngọc.
Giai Tuệ (佳慧) /Jiā Huì/: Tài trí, thông minh hơn người.
Tên đệm và tên lót sẽ giúp cái tên của con gái bạn trở nên đặc biệt hơn.
Bắt đầu bằng chữ H
Hải Quỳnh (海琼) /Hǎi Qióng/: Viên ngọc đẹp.
Hải Nguyệt (海月) /Hǎi Yuè/: Mặt trăng tỏa sáng trên biển.
Hân Nghiên (欣妍) /Xīn Yán/: Vui vẻ, xinh đẹp.
Hâm Dao (歆瑶) /Xīn Yáo/: Viên ngọc quý được nhiều người ao ước.
Hoài Diễm (怀艳) /Huái Yàn/: Vẻ đẹp thuần khiết, gây thương nhớ.
Hiểu Tâm (晓心) /Xiǎo Xīn/: Tình cảm, thấu tình đạt lý.
Hồ Điệp (蝴蝶) /Hú Dié/: Như loài bướm bay lượn, vui tươi.
Hi Văn (熙雯) /Xī Wén/: Đám mây xinh đẹp.
Bắt đầu bằng chữ K
Kiều Nga (娇娥) /Jiāo É/: Mang vẻ đẹp tuyệt sắc, dung mạo hơn người.
Kha Nguyệt (珂玥) /Kē Yuè/: Viên ngọc thạch quý hiếm.
Khả Hân (嘉欣) /Jiā Xīn/: 嘉 (Jiā) nghĩa là tốt đẹp, 欣 (Xīn) nghĩa là vui mừng, hạnh phúc.
Bắt đầu bằng chữ L
Linh Châu (玲珠) /Líng Zhū/: Như viên ngọc sáng lung linh.
Lộ Tuyết (露雪) /Lù Xuě/: Thuần khiết, trong sáng, mỏng manh.
Bắt đầu bằng chữ M
Mẫn Hoa (敏花) /Mǐn Huā/: Thanh tịnh, nhẹ nhàng.
Mộng Dao (梦瑶) /Méng Yáo/: Như viên ngọc trong mơ.
Mỹ Lâm (美琳) /Měi Lín/: Lương thiện, hoạt bát, xinh đẹp.
Mỹ Liên (美莲) /Měi Lián/: Xinh đẹp như hoa sen.
Mỹ Ngọc (美玉) /Měi Yù/: Viên ngọc đẹp một cách hoàn mỹ.
Mỹ Ân (美善) /Měi Shàn/: Xinh đẹp, nhân ái, tốt bụng.
Bắt đầu bằng chữ N
Ngôn Diễm (言艳) /Yán Yàn/: Đoan trang, thùy mị.
Ngọc Trân (玉珍) /Yù Zhēn/: Trân quý như ngọc.
Nhã Lâm (雅琳) /Yǎ Lín/: Xinh đẹp, tao nhã.
Nhã Tịnh (雅静) /Yǎ Jìng/: Điềm đạm, nho nhã.
Nguyệt Thảo (月草) /Yuè Cǎo/: Ánh trăng sáng rực trên thảo nguyên.
Như Tuyết (茹雪) /Rú Xuě/: Xinh đẹp, trong trẻo, lương thiện như tuyết.
Tên tiếng Trung không chỉ là một âm thanh, mà còn là một biểu tượng của văn hóa và truyền thống.
Bắt đầu bằng chữ P
Phương Hoa (芳华) /Fāng Huá/: Xinh đẹp, rực rỡ.
Phong Hi (风希) /Fēng Xī/: Như một cơn gió nhẹ nhàng.
Phong Miên (风眠) /Fēng Mián/: Như đang ngủ quên giữa rừng cây khi cơn gió nhẹ thổi qua.
Phương Lâm (芳林) /Fāng Lín/: Như một khu rừng muôn màu, muôn vẻ.
Bắt đầu bằng chữ T
Thư Nhiễm (珺瑶) /Jùn Yáo/: Xinh tươi, mềm mại.
Tố Ngọc (素玉) /Sù Yù/: Trắng nõn, trong sạch, không vướng bụi trần.
Tịnh Hương (舒苒) /Shū Rǎn/: Điềm đạm, nho nhã, xinh đẹp.
Tiểu Ngọc (小玉) /Xiǎo Yù/: Viên ngọc nhỏ bé.
Tịnh Kỳ (静琪) /Jìng Qí/: An tĩnh, ngoan ngoãn.
Tịnh Thi (婧诗) /Jìng Shī/: Có tài năng thi họa.
Tú Ảnh (秀影) /Xiù Yǐng/: Thanh tú, xinh đẹp.
Tuyết Lệ (雪丽) /Xuě Lì/: Đẹp đẽ như tuyết.
Tuyết Nhàn (雪娴) /Xuě Xián/: Nhã nhặn, thanh tao, hiền thục.
Thanh Nhã (清雅) /Qīng Yǎ/: Nhã nhặn, thanh tao.
Thi Hàm (诗涵) /Shī Hán/: Có tài văn chương.
Thi Nhân (诗茵) /Shī Yīn/: Nho nhã, lãng mạn.
Thi Tịnh (诗婧) /Shī Jìng/: Xinh đẹp như thi họa.
Thư Di (书怡) /Shū Yí/: Dịu dàng, được lòng nhiều người.
Thục Tâm (淑心) /Shū Xīn/: Nhu mì, đoan trang, đức hạnh.
Tú Linh (秀零) /Xiù Líng/: Tươi mới, bình yên trong cuộc sống.
Bắt đầu bằng chữ U
Uyển Như (婉如) /Wǎn Rú/: Khéo léo, mềm mại, uyển chuyển.
Uyển Ngưng (婉凝) /Wǎn Níng/: Dịu dàng, thanh tao.
Uyển Đồng (婉瞳) /Wǎn Tóng/: Đôi mắt đẹp, có chiều sâu, duyên dáng.
Uyển Ân (婉恩) /Wǎn Ēn/: 婉 (Wǎn) nghĩa là dịu dàng, 恩 (Ēn) nghĩa là ân huệ.
Bắt đầu bằng chữ V
Vũ Gia (雨嘉) /Yǔ Jiā/: Thuần khiết, ưu tú.
Viên Hân (媛欣) /Yuàn Xīn/: Xinh đẹp, vui vẻ, vô tư.
Vân Diễm (云艳) /Yún Yàn/: Vẻ đẹp của mây.
Vân Tuyết (云雪) /Yún Xuě/: Trong sáng, mỏng manh.
Vĩnh Hi (永曦) /Yǒng Xī/: Như tia sáng vĩnh cửu.
Bắt đầu bằng chữ Y
Y Na (依娜) /Yī Nà/: Phong thái xinh đẹp.
Y Sương (依霜) /Yī Shuāng/: Tiểu thư nhẹ nhàng, thanh thoát.
Tổng kết
Tên Trung Quốc không chỉ thể hiện nét đẹp ngôn ngữ mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và con người. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn được một cái tên Trung Quốc phù hợp, độc đáo và mang ý nghĩa đặc biệt, tạo điểm nhấn trong cuộc sống và giao tiếp.
Tổng hợp 214 bộ thủ tiếng Trung và ý nghĩa chi tiết
Bộ thủ tiếng Trung là thành phần không thể thiếu khi học chữ Hán, giúp phân loại và hiểu sâu hơn về cấu trúc của từng từ. Với tổng cộng 214 bộ thủ, mỗi bộ mang ý nghĩa riêng và đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ngữ nghĩa. Sau đây, Unica sẽ chi sẻ danh sách đầy đủ các bộ thủ trong tiếng trung và hướng dẫn học bộ thủ tiếng Trung hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay.
Bộ thủ trong tiếng Trung là gì?
Bộ thủ tiếng Trung (部首) là những yếu tố cơ bản tạo nên chữ Hán trong tiếng Trung Quốc. Một chữ Hán thường bao gồm một hoặc nhiều bộ thủ, và các bộ thủ này thường mang ý nghĩa hoặc gợi ý về cách đọc của chữ. Tổng cộng có 214 bộ thủ, được coi như mấu chốt để học và hiểu chữ Hán một cách hiệu quả.
Từ thời cổ đại, các bộ thủ đã xuất hiện và được hệ thống hóa trong cuốn từ điển Thuyết Văn Giải Tự (说文解字) do Hứa Thận biên soạn vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Từ đó, bộ thủ trở thành công cụ không thể thiếu trong việc phân loại, tra cứu chữ Hán. Ngoài ra, chúng còn giúp người học hiểu sâu hơn về cấu trúc và ý nghĩa của từng ký tự.
Trong các cuốn từ điển chữ Hán qua các thời kỳ, chữ viết thường được nhóm lại theo từng bộ thủ. Nhờ đó, việc tìm kiếm và hiểu ý nghĩa của chữ Hán dựa vào bộ thủ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bộ thủ tiếng Trung là những yếu tố cơ bản tạo nên chữ Hán trong tiếng Trung Quốc
Ví dụ về bộ thủ trong tiếng trung:
Mẹ: 妈妈 /Māma/
Chị gái: 姐姐 /Jiějie/
Em gái: 妹妹 /Mèimei/
Cô ấy: 她 /Tā/
Những chữ này đều có chung bộ Nữ: 女 /nǚ/, thể hiện mối liên quan đến người phụ nữ hoặc con gái.
Ý nghĩa và công dụng của bộ thủ tiếng Trung
Ý nghĩa
Hệ thống 214 bộ thủ tiếng Trung mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc học Hán ngữ như sau:
Dễ dàng tra cứu chữ Hán: Nhờ vào bộ thủ, người học có thể tra cứu ý nghĩa chữ Hán nhanh chóng. Ví dụ, các từ như 妈妈 (mẹ), 姐姐 (chị gái), 妹妹 (em gái), 她 (cô ấy) đều có chung bộ Nữ: 女 /nǚ/, thể hiện rằng những từ này liên quan đến phụ nữ.
Hỗ trợ ghi nhớ cách viết: Bộ thủ trong tiếng Trung giúp người học dễ dàng ghi nhớ và viết đúng, đủ nét. Đồng thời, ý nghĩa của một chữ Hán có thể được suy luận từ các bộ thủ cấu thành. Ví dụ: Bộ Mộc 木 /mù/ (ý chỉ một cái cây) 林 /lín/ (rừng, với hai cây ghép lại) 森 /sēn/ (rừng rậm, với ba cây đứng cạnh nhau).
Dự đoán cách phát âm: Cách phát âm chữ Hán có thể đoán được thông qua bộ thủ. Ví dụ: Với bộ Thanh 青 /qīng/, các từ chứa bộ này thường có âm "qing" với thanh điệu khác nhau, như 请 /qǐng/ (mời), 清 /qīng/ (trong suốt), 情 /qíng/ (tình cảm), 晴 /qíng/ (trời nắng).
Bộ thủ không chỉ hỗ trợ người học dễ dàng ghi nhớ tiếng Trung hơn mà còn hỗ trợ phân loại chữ Hán trở nên khoa học và có hệ thống hơn
Công dụng
214 bộ thủ tiếng Trung đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại chữ Hán. Dựa vào các bộ thủ, quá trình biên soạn từ điển chữ Hán trở nên khoa học và có hệ thống hơn.
Ngoài ra, bộ thủ còn có công dụng biểu thị ý nghĩa của chữ, giúp người học suy ra nội dung gốc. Một số ví dụ:
Chữ 看 (Khán): Nghĩa là nhìn. Chữ này gồm bộ Thủ 手 (tay) bên trên và bộ Mục 目 (mắt) bên dưới, gợi ý hình ảnh bàn tay che mắt để nhìn rõ hơn.
Chữ 柏 (Bách): Nghĩa là một loại cây gỗ. Chữ này có bộ Mộc 木 (cây) bên trái và chữ Bạch 白 (trắng) bên phải, ám chỉ đặc điểm liên quan đến cây gỗ.
Không chỉ giới hạn trong tiếng Trung, 214 bộ thủ còn được sử dụng để gợi nghĩa trong chữ Nôm của người Việt, mang đến giá trị ứng dụng đa dạng và lâu dài.
Thứ tự và vị trí các bộ thủ trong tiếng Trung
Thứ tự của các bộ thủ tiếng Trung được sắp xếp dựa trên số nét, từ đơn giản đến phức tạp. Bộ thủ đơn giản nhất chỉ có một nét, trong khi những bộ thủ phức tạp nhất có thể lên tới 17 nét. Theo thời gian, số lượng bộ thủ đã thay đổi, nhưng ngày nay, 214 bộ thủ thông dụng vẫn được công nhận. Những bộ thủ này được rút ra từ các nguồn như Khang Hy tự điển (1716), Trung Hoa đại tự điển (1915) và Từ hải (1936).
Thứ tự của bộ thủ trong tiếng Trung được sắp xếp dựa trên số nét, từ đơn giản đến phức tạp
Vị trí của bộ thủ trong chữ Hán không cố định mà thay đổi tùy theo từng chữ. Dưới đây là các vị trí thường gặp:
Bên trái: 略 (lược): Gồm bộ 田 (điền) và 各 (các).
Bên phải: 期 (kỳ): Gồm bộ 月 (nguyệt) và 其 (kỳ).
Trên: 苑 (uyển): Gồm bộ 艸 (thảo) và 夗 (uyển) hoặc trong chữ 男 (nam): Gồm bộ 田 (điền) và 力 (lực).
Dưới: 志 (chí): Gồm bộ 心 (tâm) và 士 (sĩ).
Trên và dưới:亘 (tuyên): Gồm bộ 二 (nhị) và 日 (nhật).
Giữa: 昼 (trú): Gồm bộ 日 (nhật) ở giữa, 尺 (xích) ở trên, và 一 (nhất) ở dưới.
Góc trên bên trái: 房 (phòng): Gồm bộ 戸 (hộ) và 方 (phương).
Góc trên bên phải: 式 (thức): Gồm bộ 弋 (dặc) và 工 (công).
Góc dưới bên trái: 起 (khởi): Gồm bộ 走 (tẩu) và 己 (kỷ).
Đóng khung: 国 (quốc): Gồm bộ 囗 (vi) và 玉 (ngọc).
Khung mở bên dưới: 間 (gian): Gồm bộ 門 (môn) và 日 (nhật).
Khung mở bên trên: 凷 (khối): Gồm bộ 凵 (khảm) và 土 (thổ).
Khung mở bên phải: 医 (y): Gồm bộ 匚 (phương) và 矢 (thỉ).
Trái và phải: 街 (nhai): Gồm bộ 行 (hành) và 圭 (khuê).
Tổng hợp 214 bộ thủ tiếng Trung đầy đủ
Hệ thống 214 bộ thủ tiếng Trung được chia thành các nhóm dựa trên số lượng nét, từ đơn giản đến phức tạp. Việc phân loại theo số nét không chỉ giúp người học dễ dàng ghi nhớ mà còn hỗ trợ hiệu quả trong việc tra cứu từ điển và hiểu ý nghĩa chữ Hán. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết các bộ thủ tiếng Trung, bắt đầu từ nhóm 1 nét đến nhóm 17 nét.
Bộ thủ 1 nét
Nhóm bộ thủ đơn giản nhất chỉ có 1 nét, là cơ sở hình thành các chữ Hán cơ bản. Tuy số nét ít nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo nên nhiều chữ phức tạp hơn.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
1
一
Nhất
yi
Số một
2
〡
Cổn
gǔn
Nét sổ
3
丶
Chủ
zhǔ
Điểm, chấm
4
丿
Phiệt
piě
Nét sổ xiên qua trái
5
乙
Ất
yǐ
Vị trí thứ hai trong thiên can
6
亅
Quyết
jué
Nét sổ có móc
Bộ thủ 2 nét
Bộ thủ 2 nét là nhóm có mức độ phổ biến cao, thường xuất hiện trong các chữ Hán liên quan đến ý nghĩa nền tảng, dễ học và dễ ghi nhớ.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
7
二
Nhị
ér
Số hai
8
亠
Đầu
tóu
Không có ý nghĩa
9
人 (亻)
Nhân
rén
Người
10
儿
Nhi
ér
Trẻ con
11
入
Nhập
rù
Vào
12
八
Bát
bā
Số tám
13
冂
Quynh
jiǒng
Vùng biên giới xa, hoang địa
14
冖
Mịch
mì
Trùm khăn lên
15
冫
Băng
bīng
Nước đá
16
几
Kỷ
jī
Ghế dựa
17
凵
Khảm
kǎn
Há miệng
18
刀 (刂)
Đao
dāo
Con dao, cây đao (vũ khí)
19
力
Lực
lì
Sức mạnh
20
勹
Bao
bā
Bao bọc
21
匕
Chủy
bǐ
Cái thìa (cái muỗng)
22
匚
Phương
fāng
Tủ đựng
23
匸
Hệ
xǐ
Che đậy, giấu diếm
24
十
Thập
shí
Số mười
25
卜
Bốc
bǔ
Xem bói
26
卩
Tiết
jié
Đốt tre
27
厂
Hán
hàn
Sườn núi, vách đá
28
厶
Khư, tư
sī
Riêng tư
29
又
Hựu
yòu
Lại nữa, một lần nữa
Bộ thủ 2 nét có tính phổ biến cao và được ứng dụng cao trong các từ tiếng Hán
Bộ thủ 3 nét
Nhóm bộ thủ 3 nét mở rộng hơn về sự đa dạng, cung cấp thêm các hình thái và ý nghĩa đặc trưng trong hệ thống chữ Hán.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
30
囗
Khẩu
kǒu
Cái miệng
31
囗
Vi
wéi
Vây quanh
32
土
Thổ
tǔ
Đất
33
士
Sĩ
shì
Kẻ sĩ
34
夂
Tuy
sūi
Đi chậm
35
夊
Truy
zhǐ
Đến sau
36
夕
Tịch
xì
Đêm tối
37
大
Đại
dà
To lớn
38
女
Nữ
nǚ
Nữ giới, con gái, đàn bà
38
子
Tử
zǐ
Con, tiếng tôn xưng là “Thầy, ngài”
40
宀
Miên
mián
Mái nhà, mái che
41
寸
Thốn
cùn
Đơn vị đo chiều dài tấc
42
小
Tiểu
xiǎo
Nhỏ bé
43
尢
Uông
wāng
Yếu đuối
44
尸
Thi
shī
Xác chết, thây ma
45
屮
Triệt
chè
Mầm non
46
山
Sơn
shān
Núi non
47
川、巛
Xuyên
chuān
Sông ngòi
48
工
Công
gōng
Người thợ, công việc
49
己
Kỷ
jǐ
Bản thân mình
50
巾
Cân
jīn
Cái khăn
51
干
Can
gān
Thiên can, can dự
52
幺
Yêu
yāo
Nhỏ nhắn
53
广
Nghiễm
ān
Mái nhà
54
廴
Dẫn
yǐn
Bước dài
55
廾
Củng
gǒng
Chắp tay
56
弋
Dặc
yì
Bắn, chiếm lấy
57
弓
Cung
gōng
Cái cung (để bắn tên)
58
彐
Kệ
jì
Đầu con nhím
59
彡
Sam
shān
Lông tóc dài
60
彳
Xích
chì
Bước chân trái
Bộ thủ 4 nét
Các bộ thủ 4 nét bắt đầu thể hiện sự phức tạp hơn, là nền tảng cho việc hình thành những chữ mang ý nghĩa cụ thể trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
61
心 (忄)
Tâm
xīn
Quả tim, tâm trí, tấm lòng
62
戈
Qua
gē
Cây qua (thứ binh khí dài)
63
户
Hộ
hù
Cửa một cánh
64
手 (扌)
Thủ
shǒu
Tay
65
支
Chi
zhī
Cành nhánh
66
攴 (攵)
Phộc
pù
Đánh khẽ
67
文
Văn
wén
Nét vằn
68
斗
Đẩu
dōu
Cái đấu để đong
69
斤
Cân
jīn
Cái búa, rìu
70
方
Phương
fāng
Vuông
71
无(旡)
Vô
wú
Không
72
日
Nhật
rì
Ngày, mặt trời
73
曰
Viết
yuē
Nói rằng
74
月
Nguyệt
yuè
Tháng, mặt trăng
75
木
Mộc
mù
Gỗ. cây cối
76
欠
Khiếm
qiàn
Khiếm khuyết, thiếu vắng
77
止
Chỉ
zhǐ
Dừng lại
78
歹
Đãi
dǎi
Xấu xa, tệ hại
79
殳
Thù
shū
Binh khí dài
80
毋
Vô
wú
Chớ, đừng
81
比
Tỷ
bǐ
So sánh
82
毛
Mao
máo
Lông
83
氏
Thị
shì
Họ
84
气
Khí
qì
Hơi nước
85
水(氵、氺)
Thủy
shǔi
Nước
86
火 (灬)
Hỏa
huǒ
Lửa
87
爪
Trảo
zhǎo
Móng vuốt cầm thú
88
父
Phụ
fù
Cha
89
爻
Hào
yáo
Hào âm, hào dương (Kinh dịch)
90
爿(丬)
Tường
qiáng
Mảnh gỗ, cái giường
91
片
Phiến
piàn
Mảnh, tấm, miếng
92
牙
Nha
yá
Răng
93
牛(牜
Ngưu
níu
Trâu
94
犬 (犭)
Khuyển
quǎn
Con chó
Cách viết bộ thủ 4 nét trong tiếng Trung
Bộ thủ 5 nét
Nhóm bộ thủ 5 nét nằm ở mức trung bình về độ phức tạp, thường gặp trong nhiều chữ Hán mang ý nghĩa miêu tả hoặc biểu thị sự vật, hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống. Các bộ thủ này giúp người học dễ dàng liên kết và ghi nhớ thông qua các nét đơn giản nhưng đầy ý nghĩa.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
95
玄
xuán
Màu đen huyền bí
96
玉
yù
Đá quý, ngọc quý
97
瓜
guā
Quả dưa
98
瓦
wǎ
Ngói
99
甘
gān
Ngọt
100
生
shēng
Sinh sôi, nảy nở
101
用
yòng
Dùng
102
田
tián
Ruộng
103
疋( 匹)
pǐ
Đơn vị đo chiều dài, tấm (vải)
104
疒
nǐ
Bệnh tật
105
癶
bǒ
Gạt ngược lại, trở lại
106
白
bái
Màu trắng
107
皮
pí
Da
108
皿
mǐn
Bát dĩa
109
目(罒)
mù
Mắt
110
矛
máo
Cây giáo để đâm
111
矢
shǐ
Cây tên, mũi tên
112
石
shí
Đá
113
示 (礻)
shì
Chỉ thị; thần đất
114
禸
róu
Vết chân, lót chân
115
禾
hé
Lúa
116
穴
xué
Hang, hang lỗ
117
立
lì
Đứng, thành lập
Bộ thủ 6 nét
Với 6 nét, các bộ thủ này đã mang tính phức tạp đáng kể, đòi hỏi sự tập trung cao hơn trong việc ghi nhớ và nhận diện.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
118
竹
Trúc
zhú
Tre trúc
119
米
Mễ
mǐ
Gạo
120
糸 (糹, 纟)
Mịch
mì
Sợi tơ nhỏ
121
缶
Phẫu
fǒu
Đồ sành
122
网(, 罓)
Võng
wǎng
Cái lưới
123
羊
Dương
yáng
Con dê
124
羽 (羽)
Vũ
yǚ
Lông vũ
125
老
Lão
lǎo
Già
126
而
Nhi
ér
Mà, và
127
耒
Lỗi
lěi
Cái cày
128
耳
Nhĩ
ěr
Lỗ tai
129
聿
Duật
yù
Cây bút
130
肉
Nhục
ròu
Thịt
131
臣
Thần
chén
Bầy tôi
132
自
Từ
zì
Tự bản thân, kể từ
133
至
Chí
zhì
Đến
134
臼
Cữu
jiù
Cái cối giã gạo
135
舌
Thiệt
shé
Cái lưỡi
136
舛
Suyễn
chuǎn
Sai lầm
137
舟
Chu
zhōu
Cái thuyền
138
艮
Cấn
gèn
quẻ Cấn trong kinh dịch, dừng, bền cứng
139
色
Sắc
sè
Màu sắc, dáng vẻ, nữ sắc
140
艸 (艹)
Thảo
sè
Cỏ
141
虍
Hổ
hū
Vặn, vện của chú hổ
142
虫
Trùng
chóng
Sâu bọ
143
血
Huyết
xuè
Máu
144
行
Hành
xíng
Đi, thi hành, làm được
145
衣(衤)
Y
yī
Áo
146
襾
Á
yà
Che đậy, úp lên
Bộ thủ 7 nét
Nhóm bộ thủ 7 nét không chỉ phong phú về ý nghĩa mà còn thể hiện những đặc điểm tinh tế trong cấu trúc chữ Hán.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
147
見(见)
Kiến
jiàn
Trông thấy
148
角
Giác
jué
Góc, sừng thú
149
言
Ngôn
yán
Nói
150
谷
Cốc
gǔ
Khe nước chảy giữa hai núi, thung lũng
151
豆
Đậu
dòu
Hạt đậu, cây đậu
152
豕
Thỉ
shǐ
Con heo, con lợn
153
豸
Trãi
zhì
Loài sâu không chân
154
貝 (贝)
Bối
bèi
Vật báu. kho báu
155
赤
Xích
chì
Màu đỏ
156
走(赱)
Tẩu
zǒu
Đi, chạy
157
足
Túc
zú
Chân, đầy đủ
158
身
Thân
shēn
Thân thể, thân mình
159
車 (车)
Xa
chē
Chiếc xe
160
辛
Tân
xīn
Cay
161
辰
Thần
chén
Nhật, nguyệt, tinh, tháng (12 chi)
162
辵(辶)
Sước
chuò
Chợt bước đi, chợt dừng lại
163
邑(阝)
Ấp
yì
Vùng đất, đất phong cho quan
164
酉
Dậu
yǒu
Một trong 12 địa chỉ
165
釆
Biện
biàn
Phân biệt
166
里
Lý
lǐ
Dặm, làng xóm
Hướng cách viết chữ Lý trong tiếng Trung
Bộ thủ 8 nét
Bộ thủ 8 nét nằm ở mức trung bình về độ phức tạp, thường được sử dụng để cấu tạo nên các chữ có ý nghĩa liên quan đến hành động hoặc trạng thái.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
167
金
Kim
jīn
Chỉ các kim loại nói chung, vàng
168
長 (镸 , 长)
Trường
cháng
Dài, lớn (tăng trưởng)
169
門 (门)
Môn
mén
Cửa hai cánh
170
阜 (阝- )
Phụ
fù
Đống đất, gò đất
171
隶
Đãi
dài
Kịp, đến kịp
172
隹
Truy, chuy
zhuī
Chim non
173
雨
Vũ
yǔ
Mưa
174
青 (靑)
Thanh
qīng
Màu xanh
175
非
Phi
fēi
Không
Bộ thủ 9 nét
Bộ thủ 9 nét đánh dấu sự gia tăng về độ phức tạp, thường xuất hiện trong các chữ Hán mang ý nghĩa liên quan đến thiên nhiên, hành động hoặc trạng thái.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
176
面 (靣)
Diện
miàn
Mặt, bề mặt
177
革
Cách
gé
Da thú, thay đổi
178
韋 (韦)
Vi
wéi
Da đã thuộc rồi
179
韭
Phỉ, cửu
jiǔ
Rau hẹ
180
音
Âm
yīn
Âm thanh, tiếng
181
頁(页)
Hiệt
yè
Đầu, trang giấy
183
風(凬, 风)
Phong
fēng
Gió
183
飛 (飞 )
Phi
fēi
Bay
184
食 (飠, 饣 )
Thực
shí
Ăn
185
首
Thủ
shǒu
Đầu
186
香
Hương
xiāng
Mùi thơm
187
馬 (马)
Mã
mǎ
Con ngựa
188
骨
Cốt
gǔ
Xương
189
高
Cao
gāo
Cao
190
髟
Bưu, tiêu
biāo
Tóc dài
191
鬥 (斗)
Đấu
dòu
Đánh nhau
192
鬯
Sưởng
chàng
Ủ rượu nếp
193
鬲
Cách
gé
Nồi, chõ
194
鬼
Quỷ
gǔi
Con quỷ
Bộ thủ 11 nét
Nhóm bộ thủ 11 nét bắt đầu cho thấy sự tỉ mỉ và chi tiết hơn trong việc ghép chữ, là phần không thể thiếu trong hệ thống chữ Hán phong phú.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
195
魚 (鱼)
Ngư
yú
Con cá
196
鳥(鸟)
Điểu
niǎo
Con chim
197
鹵
Lỗ
lǔ
Đất mặn
198
鹿
Lộc
lù
con hươu
199
麥 (麦)
Mạch
mò
Lúa mạch
200
麻
Ma
má
Cây gai
Bộ thủ 12 nét
Bộ thủ 12 nét nằm trong nhóm có độ phức tạp trung bình cao. Các bộ thủ này thường được sử dụng trong các chữ Hán biểu thị những khái niệm hoặc đối tượng cụ thể, yêu cầu người học phải nắm vững cấu trúc chữ để phân biệt và ghi nhớ dễ dàng hơn.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
201
黃
Hoàng
huáng
Màu vàng
202
黍
Thử
shǔ
Lúa nếp
203
黑
Hắc
hēi
Màu đen
204
黹
Chỉ
zhǐ
May áo, khâu vá
Thông thường các bộ thủ nhiều nét thường phức tạp hơn và ít hơn
Bộ thủ 13 nét
Bộ thủ 13 nét đại diện cho sự tinh tế trong việc biểu đạt ý nghĩa của chữ Hán, với mức độ chi tiết và đa dạng cao.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
205
黽
Mãnh
mǐn
Loài bò sát
206
鼎
Đỉnh
dǐng
Cái đỉnh
207
鼓
Cổ
gǔ
Cái trống
208
鼠
Thử
shǔ
Con chuột
Bộ thủ 14 nét
Bộ thủ 14 nét thuộc nhóm các bộ thủ phức tạp, thường thấy trong những chữ Hán biểu đạt các khái niệm trừu tượng hoặc các sự vật mang tính chi tiết cao.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
209
鼻
Tỵ
bí
Cái mũi
210
齊 (斉 , 齐)
Tề
qí
Bằng nhau
Bộ thủ 15 nét
Nhóm bộ thủ 15 nét đòi hỏi người học cần có kỹ năng nhận diện tốt, bởi chúng xuất hiện trong nhiều chữ Hán mang tính phức tạp cao.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
211
齒(齿, 歯 )
Xỉ
chǐ
Răng
Bộ thủ 16 nét
Với 16 nét, các bộ thủ trong nhóm này là minh chứng cho sự sáng tạo và phong phú trong hệ thống chữ Hán.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
212
龍(龙 )
Long
lóng
Con rồng
213
龜 (亀, 龟 )
Quy
guī
Con rùa
Bộ thủ 17 nét
Là nhóm phức tạp nhất, bộ thủ 17 nét yêu cầu sự tập trung và kiên trì để học và ghi nhớ, nhưng một khi nắm vững, bạn sẽ hiểu sâu hơn về ý nghĩa chữ Hán.
STT
Bộ thủ
Tên bộ thủ
Phiên âm
Ý nghĩa
214
龠
Dược
yuè
Sáo ba lỗ
Tổng kết
Nắm vững 214 bộ thủ tiếng Trung là chìa khóa để hiểu và học tốt chữ Hán. Mỗi bộ thủ không chỉ giúp phân loại mà còn mang ý nghĩa riêng biệt, hỗ trợ tối đa trong việc phân tích cấu trúc từ vựng. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, giúp bạn học tập hiệu quả và chinh phục tiếng Trung dễ dàng hơn.
HSK là gì? Những điều cần biết về kỳ thi và chứng chỉ HSK
HSK là chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Trung phổ biến nhất hiện nay với 6 cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Việc sở hữu chứng chỉ HSK không chỉ giúp bạn chứng minh khả năng ngôn ngữ mà còn mở ra nhiều cơ hội trong học tập và làm việc. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ HSK là gì? Những điều cần biết về kỳ thi và chứng chỉ HSK. Cùng tìm hiểu ngay.
HSK là gì?
HSK là viết tắt của cụm từ Hanyu Shuiping Kaoshi (汉语水平考试), tức Kỳ thi năng lực Hán ngữ quốc tế. Đây là kỳ thi tiêu chuẩn nhằm đánh giá trình độ tiếng Trung của người học là người nước ngoài, do Trung tâm Khảo thí Hán ngữ Quốc tế (CTHKHQT) trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc tổ chức.
Từ năm 2021, khi đăng ký thi HSK, bạn cần thi kèm thêm chứng chỉ HSKK (Hanyu Shuiping Kouyu Kaoshi - 汉语水平口语考试), tức kỳ thi đánh giá năng lực khẩu ngữ. HSKK tập trung vào kỹ năng nói, được chia thành 3 cấp độ với yêu cầu điểm đỗ là từ 60 điểm trở lên:
HSKK Sơ cấp.
HSKK Trung cấp.
HSKK Cao cấp.
Quy định về việc thi HSKK kèm HSK như sau:
HSK 1-2: Không cần thi kèm HSKK.
HSK 3: Thi kèm HSKK Sơ cấp.
HSK 4: Thi kèm HSKK Trung cấp.
HSK 5-6: Thi kèm HSKK Cao cấp
HSK là Kỳ thi năng lực Hán ngữ quốc tế dành cho người học là người nước ngoài
Kể từ tháng 11/2022, hệ thống HSK đã có sự thay đổi đáng kể khi mở rộng từ 6 cấp độ lên 9 cấp độ, trong đó: HSK cấp độ 7-9: Áp dụng cho đối tượng học tiếng Trung ở trình độ chuyên sâu như ngôn ngữ thứ hai. Đối tượng bao gồm sinh viên chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Trung Quốc, sinh viên chuyên ngành Hán ngữ từ các quốc gia khác, hoặc những người sử dụng tiếng Trung trong nghiên cứu học thuật, giao lưu kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, HSK cấp độ 1-6 hiện tại vẫn giữ nguyên và tiếp tục có hiệu lực trong khoảng 2-3 năm tới.
4 Lợi thế khi có chứng chỉ HSK
Kỳ thi HSK không chỉ là một chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Trung mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong học tập, công việc và cuộc sống. Dưới đây là những lý do bạn nên tham gia kỳ thi HSK:
Miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT: Theo khoản 1, Điều 32, Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh THPT sở hữu chứng chỉ HSK3 trở lên sẽ được miễn thi bài thi ngoại ngữ và được quy đổi 10 điểm cho bài thi này trong kỳ thi xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Miễn thi ngoại ngữ trong một số trường đại học: Đối với sinh viên đại học, nếu bạn có chứng chỉ HSK phù hợp, bạn có thể được miễn thi môn ngoại ngữ nếu trường không bắt buộc học tiếng Anh hoặc yêu cầu ngoại ngữ 2. Ngoài ra, nó còn đảm bảo tốt nghiệp đúng hạn nếu trường có yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ khi ra trường.
Một số lợi thế khi sở hữu chứng chỉ HSK tiếng Trung
Điều kiện cần để du học Trung Quốc và Đài Loan: Nếu bạn có ý định du học Trung Quốc hoặc Đài Loan, chứng chỉ HSK (hoặc TOCFL đối với Đài Loan) là yêu cầu bắt buộc. Để xin học bổng, bạn cần đạt điểm thi HSK cao, bởi các chương trình học bổng thường ưu tiên những ứng viên có trình độ tiếng Trung tốt. Đối với cấp bậc đại học với chứng chỉ HSK4. cấp bậc thạc sĩ yêu cầu chứng chỉHSK5, còn bậc tiến sĩ yêu cầu HSK6.
Mở rộng cơ hội việc làm: Chứng chỉ HSK là một lợi thế cạnh tranh lớn khi bạn ứng tuyển vào các công việc yêu cầu sử dụng tiếng Trung. Một số số lợi ích như là tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Trung mà doanh nghiệp yêu cầu, tăng cơ hội thăng tiến trong các lĩnh vực ngoại thương, du lịch, giáo dục, xuất nhập khẩu,..
Chứng chỉ tiếng Trung HSK có bao nhiêu cấp bậc?
Chứng chỉ HSK (Hanyu Shuiping Kaoshi) là bài kiểm tra năng lực tiếng Trung chuẩn hóa quốc tế, được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Trung của người nước ngoài. HSK hiện có 6 cấp độ cơ bản và đã mở rộng lên 9 cấp độ từ năm 2022.
Cấp độ HSK 1 (Cấp độ)
HSK 1 là cấp độ khởi đầu, tập trung vào khoảng 150 từ vựng cơ bản và các cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Người học có thể hiểu và sử dụng những câu hỏi, câu khẳng định cơ bản như "你好吗?" (Bạn khỏe không?) hoặc "我是学生" (Tôi là học sinh).
Ở cấp độ này cần nắm người học cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nắm được 150 từ vựng cơ bản.
Ngữ pháp cơ bản với những câu đơn giản chủ ngữ - động từ - tân ngữ.
Chứng chỉ HSK 1 là cấp độ dành cho người mới bắt đầu học tiếng Trung
Cấp độ HSK 2 (Cấp độ 2)
Tiếp theo, HSK 2 mở rộng vốn từ lên 300 từ vựng, cho phép giao tiếp đơn giản trong các tình huống quen thuộc. Người học sẽ sử dụng các cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn như câu ghép và các phó từ như "很" (rất) và "也" (cũng). Ví dụ: "我喜欢吃苹果" (Tôi thích ăn táo).
Ở cấp độ này cần nắm người học cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nắm được 300 từ vựng.
Ngữ pháp các câu ghép, các phó từ chỉ mức độ như 很 (rất), 也 (cũng).
Chứng chỉ HSK yêu cầu người học giao tiếp đơn giản trong các tình huống quen thuộc
Cấp độ HSK 3 (Cấp độ 3)
Ở cấp độ HSK 3, lượng từ vựng được mở rộng lên khoảng 600 từ, khả năng giao tiếp cũng được nâng cao với các cấu trúc câu phức tạp hơn. Người học có thể diễn đạt các tình huống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, học tập và công việc. Ví dụ: "我昨天去了图书馆" (Hôm qua tôi đã đi thư viện).
Ở cấp độ này cần nắm người học cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nắm được 600 từ vựng.
Ngữ pháp thành thục các các thì và câu phức có nhiều mệnh đề.
Chứng chỉ HSK 3 yêu cầu người dùng có thể giao tiếp nâng cao được với những cấu trúc phức tạp
Cấp độ HSK 4 (Cấp độ 4)
HSK 4 yêu cầu khoảng 1200 từ vựng, tập trung vào các chủ đề rộng hơn như văn hóa, xã hội. Người học có thể thảo luận các chủ đề phức tạp và viết các đoạn văn ngắn với cấu trúc nâng cao. Ví dụ: "这个问题非常复杂,需要仔细分析" (Vấn đề này rất phức tạp, cần phải phân tích kỹ lưỡng).
Ở cấp độ này cần nắm người học cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nắm được 1200 từ vựng.
Yêu cầu ngữ pháp phải sử dụng được các câu phức tạp, khả năng viết đoạn văn ngắn.
Chứng chỉ HSK 4 mở rộng ra các chủ đề văn hóa, xã hội, đòi hỏi người học phải thảo luận được với các chủ đề phức tạp
Cấp độ HSK 5 (Cấp độ 5)
HSK 5 là cấp độ nâng cao với khoảng 2500 từ vựng, đòi hỏi khả năng đọc hiểu các văn bản dài, tạp chí và báo chí tiếng Trung. Người học có thể viết bài luận ngắn và thảo luận chuyên sâu bằng tiếng Trung. Ví dụ: "由于全球化的影响,许多文化开始相互融合" (Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nhiều nền văn hóa bắt đầu hòa nhập với nhau).
Ở cấp độ này cần nắm người học cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Nắm được 2500 từ vựng.
Yêu cầu khả năng giao tiếp nâng cao, phân tích được các văn bản dài.
HSK 5 là cấp độ nâng cao với khoảng 2500 từ vựng, đòi hỏi người học đọc hiểu được các loại văn bản dài
Cấp độ HSK 6 (Cấp độ 6)
HSK 6 là cấp độ cao nhất trong hệ thống cũ, yêu cầu khoảng 5000 từ vựng. Người học có thể giao tiếp thành thạo như người bản ngữ, đọc hiểu các văn bản học thuật và viết các bài phân tích chuyên sâu. Ví dụ: "随着科技的发展,人类的生活方式发生了巨大的变化" (Với sự phát triển của công nghệ, cách sống của con người đã thay đổi đáng kể).
Nắm được 5000 từ.
Yêu cầu thành thạo như người bản ngữ, khả năng viết luận học thuật phức tạp.
HSK 6 là cấp độ cao nhất trong hệ thống cũ, yêu cầu người học phải thành thạo như người bản xứ
Từ tháng 11/2022, hệ thống HSK đã mở rộng lên 9 cấp độ, trong đó HSK 7 đến HSK 9 được thiết kế cho người học trình độ cao, có nhu cầu sử dụng tiếng Trung trong môi trường học thuật và chuyên ngành. Hiện tại, các cấp độ mới này chỉ được tổ chức thi trên máy tính và chưa áp dụng thi trên giấy. Tuy nhiên, hệ thống 6 cấp độ cũ vẫn còn hiệu lực trong 2-3 năm tới, tạo điều kiện cho người học tiếp tục sử dụng chứng chỉ hiện tại.
Ngoài HSK, hệ thống chứng chỉ còn có HSKK (Hanyu Shuiping Kouyu Kaoshi), tập trung đánh giá kỹ năng nói tiếng Trung. HSKK gồm ba cấp độ: Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp. HSKK Sơ cấp đánh giá khả năng giao tiếp cơ bản, Trung cấp yêu cầu thảo luận các chủ đề quen thuộc, trong khi HSKK Cao cấp tập trung vào khả năng diễn đạt trôi chảy trong các tình huống chuyên môn và học thuật. Từ năm 2021, HSK 3 trở lên yêu cầu bắt buộc phải thi kèm HSKK.
Các địa điểm thi HSK và hình thức thi HSK
Địa điểm thi HSK
Tại Việt Nam, kỳ thi chứng chỉ tiếng Trung HSK được tổ chức tại nhiều địa điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh ở các vùng miền khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết về các địa điểm thi HSK uy tín tại Việt Nam, bao gồm số điện thoại và địa chỉ cụ thể để bạn có thể liên hệ và đăng ký thi một cách dễ dàng.
Đại học Thành Đông là một trong những trung tâm tổ chức thi HSK tại miền Bắc. Thí sinh có thể liên hệ qua số điện thoại 098 627 0395 hoặc đến trực tiếp tại tầng 3, tòa B, Trường Đại học Thành Đông, số 3 Vũ Công Đán, Tứ Minh, Hải Dương để được tư vấn chi tiết. Đây là địa điểm phù hợp cho các thí sinh ở khu vực Hải Dương và các tỉnh lân cận.
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm thi HSK uy tín với số lượng thí sinh đăng ký lớn mỗi năm. Trung tâm tọa lạc tại đường Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 096 884 2383. Với cơ sở vật chất hiện đại, đây là lựa chọn hàng đầu cho các thí sinh khu vực Hà Nội và miền Bắc.
Viện Khổng Tử – Trường Đại học Hà Nội cũng là địa điểm tổ chức kỳ thi HSK chuyên nghiệp. Thí sinh có thể đến trực tiếp Văn phòng tầng 1, nhà D3, Trường Đại học Hà Nội hoặc gọi qua số điện thoại 0869 651 828 để được hỗ trợ. Viện Khổng Tử là trung tâm thi đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng và quy trình tổ chức theo đúng yêu cầu quốc tế.
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều cơ sở thi HSK để thuận tiện cho học sinh trên toàn quốc có thể tham gia thi
Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế là địa điểm thi HSK tiêu biểu tại miền Trung. Địa chỉ tổ chức thi tại Khoa Trung, phòng A.I.2, Nhà A, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Số điện thoại liên hệ: 0985 148 151. Với vị trí thuận lợi, đây là trung tâm phù hợp cho thí sinh khu vực Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận.
Trung tâm Huấn luyện và Khảo thí Duy Tân LTC tại Đà Nẵng cũng tổ chức kỳ thi HSK với cơ sở vật chất hiện đại. Thí sinh có thể đăng ký thi tại Trung tâm LTC Đại học Duy Tân, tầng 5, 254 Nguyễn Văn Linh (209 Phan Thanh), Đà Nẵng hoặc liên hệ qua số điện thoại 0236 365 0001.
Đại học Sư phạm TP. HCM là trung tâm tổ chức thi HSK uy tín tại miền Nam. Địa điểm tổ chức thi tại phòng A410, dãy nhà A, Khoa Trung, Đại học Sư phạm TP.HCM, số 280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM. Thí sinh có thể liên hệ qua số điện thoại 0908 77 92 77 hoặc 0946 141 151 để được tư vấn chi tiết về lịch thi và thủ tục đăng ký.
Hình thức thi HSK
Kỳ thi HSK hiện nay có hai hình thức thi phổ biến là thi trên giấy và thi trên máy tính. Cả hai hình thức này đều có nội dung, thời gian và cấu trúc bài thi giống nhau. Tuy nhiên, để lựa chọn hình thức thi phù hợp, thí sinh cần hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng loại.
Thi HSK trên giấy
Thi HSK trên giấy là phương thức truyền thống, trong đó đề thi và các câu hỏi được in sẵn trên giấy. Điều này giúp thí sinh dễ dàng theo dõi toàn bộ nội dung bài thi một cách tổng quan và có thể nhanh chóng đối chiếu thông tin trong phần nghe. Việc điền đáp án cũng trở nên trực quan và tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất là chất lượng âm thanh của phần thi nghe. Do phòng thi thường rộng và loa phát đặt ở phía đầu phòng, âm thanh có thể không rõ ràng, ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu. Ngoài ra, trong phần thi viết, nếu thí sinh không nhớ chính xác cách viết chữ Hán, việc viết tay có thể gây khó khăn đáng kể.
Hiện nay, người học có thể lựa chọn thi HSK trên giấy hoặc trên máy tính
Thi HSK trên máy tính
Thi HSK trên máy tính (hay còn gọi là thi online) là hình thức thi hiện đại, trong đó thí sinh làm bài trực tiếp trên máy tính. Một ưu điểm nổi bật của hình thức này là thí sinh được trang bị tai nghe cá nhân, đảm bảo chất lượng âm thanh tốt và rõ ràng trong phần thi nghe. Ở phần viết, thí sinh chỉ cần nhớ phiên âm, bộ gõ tiếng Trung trên máy sẽ tự động gợi ý các ký tự phù hợp, giảm áp lực phải nhớ cách viết từng nét chữ.
Tuy nhiên, hạn chế chính là màn hình máy tính không hiển thị toàn bộ bài thi cùng lúc, thí sinh cần kéo chuột lên xuống để theo dõi nội dung, dễ gây mất thời gian. Ngoài ra, hệ thống sẽ tự động khóa từng phần khi hoàn thành, nên nếu thí sinh không chú ý phân bổ thời gian hợp lý, việc kiểm tra lại bài làm sẽ bị hạn chế.
Gợi ý lộ trình học HSK
Để chinh phục kỳ thi HSK ở các cấp độ, bạn cần một lộ trình học tập khoa học và rõ ràng. Dưới đây là gợi ý lộ trình phù hợp cho từng cấp độ, giúp bạn dễ dàng theo dõi và đạt được mục tiêu.
Lộ trình chinh phục HSK 1 và HSK 2
Ở cấp độ HSK 1-2, bạn sẽ bắt đầu với những kiến thức cơ bản. Lý tưởng nhất là học từ vựng cơ bản, những từ thường được sử dụng trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. Bạn nên luyện tập nghe và nói qua các đoạn hội thoại đơn giản, đồng thời thực hành nói theo để cải thiện khả năng phát âm và ngữ điệu. Bên cạnh đó, bạn cần luyện đọc các đoạn văn ngắn và viết lại các câu đơn giản để cải thiện kỹ năng viết của mình.
Lộ trình chinh phục HSK 3 và HSK 4
Khi đã vững vàng ở cấp độ 1-2, bạn sẽ bước vào giai đoạn mở rộng từ vựng và nâng cao kỹ năng ngữ pháp. Bạn sẽ học thêm các từ vựng liên quan đến nhiều chủ đề đa dạng hơn và nắm vững các cấu trúc ngữ pháp phức tạp hơn. Điều quan trọng là thực hành giao tiếp thông qua các buổi hội thoại hoặc trò chuyện với người bản ngữ hoặc sử dụng các ứng dụng học tiếng Trung để duy trì sự phản xạ và khả năng ứng dụng ngôn ngữ.
Bạn cần có lộ trình học tập rõ ràng để đạt được cấp độ đúng với mục tiêu và mong muốn của mình
Lộ trình chinh phục HSK 5 và HSK 6
Ở cấp độ HSK 5-6, bạn cần tập trung vào việc học các từ vựng chuyên ngành và học thuật, vì đây là giai đoạn bạn cần đọc và hiểu các tài liệu phức tạp. Đọc sách, báo, và tài liệu học thuật bằng tiếng Trung sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng đọc hiểu. Đồng thời, luyện viết các bài luận, báo cáo và văn bản phức tạp sẽ giúp bạn nâng cao khả năng diễn đạt bằng tiếng Trung.
Cuối cùng, tham gia các cuộc thảo luận, hội thảo bằng tiếng Trung hoặc luyện nghe các bài giảng, bài nói chuyện chuyên ngành sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe và nói chuyên sâu.
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Học bao lâu thì tham gia được kỳ thi HSK?
Thời gian chuẩn bị để tham gia kỳ thi HSK phụ thuộc vào cấp độ bạn muốn đạt được. Để thi HSK 1 và HSK 2, bạn cần học khoảng 300 từ vựng cơ bản. Cụ thể, HSK 1 yêu cầu bạn nắm vững 150 từ vựng, trong khi HSK 2 yêu cầu 300 từ. Đối với cấp độ HSK 3, bạn cần học khoảng 500-600 từ vựng để có thể tự tin tham gia. HSK 4 đòi hỏi bạn nắm ít nhất 1200 từ vựng. Nếu bạn muốn thi HSK 5, bạn cần đạt được từ vựng trên 2500 từ. Để có thể thi HSK 6, bạn cần học hơn 5000 từ vựng.
Câu 2: Thời gian nhận chứng chỉ HSK mất bao lâu?
Sau khi tham gia kỳ thi HSK, kết quả thi sẽ được công bố trên website chính thức của đơn vị tổ chức thi sau 15 ngày đối với kỳ thi HSK, và sau 30 ngày đối với kỳ thi HSKK. Lưu ý là thời gian này không tính các ngày nghỉ lễ ở Trung Quốc. Để tra cứu kết quả, bạn cần sử dụng thông tin cá nhân trong phiếu dự thi HSK để truy cập vào website Chinesetest. Sau 60 ngày kể từ ngày thi, bạn có thể nhận chứng chỉ HSK tại địa điểm đăng ký thi ban đầu.
Tổng kết
Chứng chỉ HSK đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực tiếng Trung quốc tế. Nắm rõ các cấp độ, yêu cầu kiến thức và lựa chọn lộ trình học phù hợp sẽ giúp bạn chinh phục kỳ thi HSK dễ dàng hơn. Việc sở hữu chứng chỉ này không chỉ là thước đo khả năng ngôn ngữ mà còn mang lại nhiều cơ hội phát triển học tập và sự nghiệp lâu dài.
Ngoại ngữ
5 Cách dạy trẻ học giỏi Tiếng Anh tại nhà
Hiện nay việc cho bé tiếp xúc với Tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ là một sự lựa chọn vô cùng thông minh của các bậc cha mẹ, giúp bé có thể làm quen và tạo nền tảng vững chắc về Tiếng Anh sau này. Vậy làm thế nào để có thể giúp bé học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà, hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bí quyết giúp trẻ học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà
1. Tạo thói quen học Tiếng Anh
Cách tốt nhất giúp trẻ có thể học giỏi Tiếng Anh là thực hành mỗi ngày, do đó bạn nên thiết lập thói quen học tiếng Anh cho các bé. Cố định một thời gian cụ thể và bám sát vào nó. Các buổi học diễn ra trong thời lượng ngắn khoảng 15-20 phút là đủ để bé có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.
Việc cha mẹ tạo ra các buổi học Tiếng Anh với thời lượng ngắn và đan xen các yếu tố hài hước, thú vị sẽ có ích hơn rất nhiều so với các buổi học kéo dài, không thường xuyên.
Tạo thói quen học Tiếng Anh cho bé
2. Xem phim hoạt hình bằng Tiếng Anh
Việc xem quá nhiều các chương trình trên TV hoặc Youtube thường không tốt cho các bé, thậm chí nó còn gây hại cho mắt và não bộ của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn biết áp dụng hợp lý thì đây là một trong những phương pháp giáo dục trẻ và giúp trẻ học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà một cách hiệu quả.
Thông qua việc xem các chương trình giải trí dành cho thiếu nhi hoặc các bộ phim hoạt hình ý nghĩa bằng Tiếng Anh, trẻ không chỉ được làm quen, tiếp xúc với ngôn ngữ Tiếng Anh mà nó còn kích thích sự tò mò, mở rộng tư duy về những kiến thức xung quanh, nhờ đó mà trẻ có thể tìm kiếm và học hỏi được những kiến thức vô cùng bổ ích.
3. Đọc truyện tiếng Anh
Cùng bé đọc truyện bằng Tiếng Anh trước khi đi ngủ là một sự lựa chọn tuyệt vời giúp các bé có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin và não bộ sẽ nhớ lâu hơn. Ngoài ra đây còn là một cách giúp gắn kết tình cảm giữa bố, mẹ và các bé vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể chọn những quyển truyện có nội dung ngắn gọn, đơn giản bằng Tiếng Anh và đọc cho bé nghe. Sau đó giải thích các cụm từ và ý nghĩa của cả câu chuyện để bé có thể tóm tắt được nội dung và nhớ nó lâu hơn.
Đọc truyện Tiếng Anh
4. Học giỏi Tiếng Anh thông qua các hoạt động trong cuộc sống
Trẻ con sẽ thật sự cảm thấy bị khó chịu, gò bó khi phải mất quá nhiều thời gian một chỗ chỉ để ngồi học Tiếng Anh. Vậy thì tại sao cha mẹ không thử áp dụng phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” giúp bé học giỏi Tiếng Anh mỗi ngày thông qua các hoạt động của cuộc sống. Bằng những cách rất đơn giản như gọi tên rau củ, đồ vật hằng ngày bằng Tiếng Anh hoặc cùng mẹ đi siêu thị để chỉ tên các vật dụng bằng Tiếng Anh sẽ giúp bé ghi nhớ tự nhiên hơn và dễ dàng hơn cho việc học cho các giai đoạn về sau.
Như vậy với 5 bí quyết giúp bé học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà mà Unica chia sẻ, hy vọng các bậc cha mẹ sẽ áp dụng để bé có thể chinh phục được ngôn ngữ mang tầm cỡ quốc tế ngay hôm nay nhé. Ngoài ra tại Unica còn có rất nhiều khoá học tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn học tốt hơn tăng vốn từ vựng cũng như học ngữ pháp tiếng Anh một cách tốt nhất mời bạn đọc cùng tham khảo.
Chúc các bạn thành công!
>> Bật mí phương pháp giúp bé học tiếng Anh bằng màu sắc đơn giản, hiệu quả
>> 6 Cách luyện nói Tiếng Anh tại nhà hiệu quả
Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc tại nhà hiệu quả
Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế nhu cầu học tiếng Anh ngày càng nhiều để đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như giao tiếp. Nếu bạn đã từng biết về Tiếng Anh nhưng lại bị mất gốc sau một thời gian dài không sử dụng thì tại sao không thử 5 cách học Tiếng Anh cho người mất gốc mà Unica sẽ chia sẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Tại sao nên học tiếng Anh?
Trước khi tìm hiểu cách học Tiếng Anh cho người mất gốc, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu những lý do tại sao bạn nên học Tiếng Anh thay vì học những ngôn ngữ khác nhé.
Tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh phổ biến nhất
Học tiếng Anh sẽ giúp bạn có việc làm với mức lương cao hơn không chỉ các doanh nghiệp ở Anh và Mỹ, mà còn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Cambridge English cho thấy tiếng Anh quan trọng đối với hơn 95% nhà tuyển dụng, ngay cả ở nhiều quốc gia nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức.
Với tiếng Anh, bạn sẽ có giá trị đối với bất kỳ công ty nào. Và bạn cũng sẽ được thưởng cho kiến thức của mình. Một nghiên cứu cho thấy thông thạo tiếng Anh có thể tăng trung bình 28% lương mỗi giờ của bạn
Tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ của thế giới trực tuyến
Hơn một nửa số trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới là bằng tiếng Anh, khiến nó trở thành ngôn ngữ trực tuyến thống trị. Với hơn 1 tỷ người dùng internet gõ tiếng Anh , bạn sẽ có thể truy cập nhiều loại tài nguyên và nền tảng học tập để củng cố kỹ năng của mình.
Bạn sẽ được giải trí bằng các video và phim trên YouTube. Bạn sẽ có thể đọc các tiêu đề trên The New York Times. Bạn sẽ có thể tương tác với mọi người trên các ứng dụng trao đổi ngôn ngữ. Bạn thậm chí có thể tìm thấy tình yêu với các ứng dụng hẹn hò. Internet rất rộng lớn, vì vậy khả năng là vô tận!
>> Xem thêm: 13 Website học tiếng Anh online miễn phí chất lượng
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay.
[course_id:595,theme:course]
[course_id:286,theme:course]
[course_id:3177,theme:course]
Tiếng Anh là ngôn ngữ hữu ích khi đi du lịch
Với rất nhiều người nói tiếng Anh, việc đi du lịch khắp thế giới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều! Là ngôn ngữ thứ hai phổ biến, bạn thường có thể nói chuyện với mọi người bằng tiếng Anh để tìm hiểu về môi trường xung quanh và nền văn hóa của bạn.
Biết ngay cả một chút tiếng Anh chắc chắn sẽ hữu ích nếu bạn đang mắc kẹt ở đâu đó và cần tìm trạm xe buýt địa phương, hoặc nếu bạn muốn thương lượng giá hời ở chợ. Trong trường hợp khẩn cấp, nó thậm chí có thể cứu sống bạn hoặc người khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất gốc Tiếng Anh
Thiếu định hướng rõ ràng
Dù học bất cứ bộ môn gì, nếu không có định hướng rõ ràng thì chắc chắn bạn sẽ bị rơi vào bế tắc. Và tiếng Anh cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa tìm được cho mình một lộ trình học bài bản, khoa học. Hay nói cách khác, họ cảm thấy mơ hồ và chưa nhận ra được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống. Vì vậy, mà việc xác định mục tiêu học cũng như việc lập ra kế hoạch học tập không được cụ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng bỏ bê việc học Tiếng Anh ngày càng lâu hơn.
Thiếu quyết tâm khi học tiếng Anh
Có một số bạn đã nhận thức được vai trò của Tiếng Anh trong thời buổi hiện nay. Nhiều bạn cũng học Tiếng Anh với thái độ tích cực, thế nhưng việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nguyên nhân là bởi bạn thiếu đi sự quyết tâm, kiên nhẫn trong việc học. Khi nhìn thấy lượng kiến thức Tiếng Anh quá nhiều, bạn bế tắc không biết nên bắt đầu từ đâu, rèn luyện kỹ năng nào trước. Từ đó, bạn trở nên mơ hồi với việc học, tâm lý chán nản và bỏ cuộc.
Phương pháp học tập Tiếng Anh chưa phù hợp
Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mất gốc Tiếng Anh là không có phương pháp học tập phù hợp. Học Tiếng Anh kiểu học vẹt hay chỉ học lý thuyết, thiếu thực hành cũng là một trong những cách bạn cần loại bỏ ngay.
Xây dựng một phương pháp học tiếng anh cho người mất gốc phù hợp với năng lực của bản thân cùng với lộ trình khoa học sẽ giúp bạn cải thiện khả năng Tiếng Anh của mình.
Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc
Trau dồi vốn từ vựng mỗi ngày
Từ vựng là nền tảng vô cùng quan trọng để bạn có thể tự tin giao tiếp. Tuy nhiên việc nhồi nhét quá nhiều từ vựng trong một thời gian ngắn sẽ khiến bạn bị chán nản, Stress. Chính vì thế, để học từ vựng hiệu quả nhất, bạn cần học chọn lọc theo các chủ đề trong cuộc sống. Học thuộc các từ vựng bằng cách phát âm, tra nghĩa và gắn nó vào một ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu hơn những từ vựng đã học được.
Học Ngữ pháp tại nhà để cải thiện Tiếng Anh
Việc học ngữ pháp tiếng anh cho người mất gốc liên quan đến các loại câu như: câu so sánh, câu điều kiện, các thì trong tiếng Anh, câu trả lời…Muốn học ngữ pháp một cách chính xác nhất, bạn cần nắm được cấu trúc ngữ pháp để biết cách sử dụng văn phong, ngôn từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh nhất.
Cải thiện mất gốc Tiếng Anh bằng cách học phát âm
Phát âm chuẩn trong Tiếng Anh sẽ giúp người nghe hiểu được những gì bạn muốn nói và truyền đạt. Có một cách đơn giản giúp bạn có thể phát âm chuẩn trong một thời gian ngắn đó chính là thường xuyên nghe nhạc, xem phim hoặc các chương trình giải trí Tiếng Anh. Thông qua phương pháp học này, bạn có thể bắt chước cách phát âm theo kiểu Anh-Anh hoặc Anh -Mỹ và áp dụng vào chính mình. Theo dõi cử chỉ, điệu bộ, khẩu hình miệng và kiên trì luyện tập mỗi ngày, bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Cách học giỏi tiếng anh cho người mất gốc
Bắt đầu từ việc cải thiện luyện nghe
Một trong những cách học Tiếng Anh cho người mất gốc không thể bỏ qua đó chính là học nghe. Việc nghe thành thạo sẽ giúp bạn hiểu được đối tượng giao tiếp đang muốn nói gì. Để học nghe hiệu quả, bạn nên dành thời gian để xem phim ngắn có phụ đề, nghe nhạc, nghe Radio có sử dụng Tiếng Anh hoặc nghe trên các web học tiếng anh cho người mới bắt đầu. Cách để học nghe hiệu quả đó chính là thực hành điều đặn mỗi ngày và tăng khả năng nghe và hiểu của bạn.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp tự tin mỗi ngày
Học nói không nhất thiết là bạn phải nói những câu dài có nội dung phức tạp. Đối với những người mất gốc Tiếng Anh, học nói sẽ là một cản trở vô cùng lớn bởi sau một thời gian dài không thực hành, bạn sẽ mất đi khả năng phản xạ và tự ti trong việc thể hiện khẩu hình miệng của mình. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hành bắt đầu từ những câu đơn giản, ngắn gọn. Để cải thiện được tốc độ phản xạ, bạn có thể luyện tập trước gương hoặc giao tiếp với bạn bè trong các câu lạc bộ Tiếng Anh.
Tự học tiếng anh cho người mất gốc bằng phương pháp luyện viết mỗi ngày
Thay vì viết nhật ký bằng Tiếng Việt, bạn có thể chuyển qua Tiếng Anh. Không cần viết những đoạn văn quá dài, bạn chỉ cần liệt kê những công việc, hoạt động mình đã trải qua trong ngày. Hoặc bạn cũng có thể tự nghĩ cho mình một chủ đề yêu thích để viết Tiếng Anh dễ dàng hơn. Sau khi viết xong, bạn nên dành thời gian ngồi đọc lại để kiểm tra lỗi sai của mình. Qúa trình luyện tập kiên trì này sẽ giúp bạn cải thiện Tiếng Anh một cách nhanh chóng.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách học Tiếng Anh cho người mất gốc vô cùng hiệu quả. Hãy áp dụng ngay những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ để học Tiếng Anh dễ dàng hơn nhé.
4 Cách học tiếng Trung tại nhà hiệu quả
Tiếng Trung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Sở hữu tiếng Trung giúp bạn tăng cơ hội việc làm với mức lương khá và mở rộng cơ hội kinh doanh. Hiểu được tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn 4 cách học tiếng Trung hiệu quả mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.
Tại sao Tiếng Trung lại quan trọng ?
Trước khi tìm hiểu cách học tiếng Trung tại nhà, Unica mời bạn đọc cùng lý giải tạo sao tiếng Trung lại đóng vai trò quan trọng trong thế giới kinh doanh nhé.
Nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến một sự bùng nổ kinh hoàng trong những năm gần đây và đã phát triển thành một trong những nền kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của đất nước được coi là lớn thứ hai trên thế giới và đã ghi nhận mức tăng trưởng trung bình lớn nhất trong 30 năm qua. Với lĩnh vực sản xuất lớn nhất, số lượng hàng hóa xuất khẩu cao nhất và thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới, không có gì lạ khi ngôn ngữ đã trở thành một kỹ năng thiết yếu trong hầu hết mọi lực lượng lao động.
Tại sao tiếng Trung lại quạn trọng ?
Thị trường Trung Quốc đã bắt nguồn từ các ngành công nghiệp trên diện rộng, khiến cho việc truyền thông liên lục địa trở nên ngang tầm trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Từ công nghệ đến dược phẩm, CNTT đến kỹ thuật, hàng tiêu dùng đến ô tô, khu vực doanh nghiệp Trung Quốc là một gã khổng lồ cực kỳ mạnh mẽ về mặt kinh doanh quốc tế và khả năng giao tiếp với những người đóng vai trò chính bằng tiếng Trung sẽ giúp để xác lập bạn là người dẫn đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Với hơn 1,2 tỷ người bản ngữ và là ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc, Hồng Kông , Ma Cao, Đài Loan và hơn thế nữa, ngôn ngữ này đã lan rộng khắp thế giới và đang trở thành một lựa chọn ngôn ngữ phổ biến cho người phương Tây, những người hiểu được tầm quan trọng mới của ngôn ngữ này. Mặc dù ngôn ngữ Trung Quốc có thể được coi là một ngôn ngữ mới về tầm quan trọng của doanh nghiệp, nhưng rõ ràng là ngôn ngữ này vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh, học thuật và du lịch.
Cách học Tiếng Trung tại nhà
Tập trung vào lắng nghe
Bắt đầu bằng cách tập trung vào việc lắng nghe. Chỉ cần làm quen với âm thanh là bạn có thể học tiếng Trung một cách dễ dàng. Bạn nên đọc bất cứ thứ gì bạn đang nghe, nhưng hãy làm như vậy bằng cách sử dụng hệ thống viết phiên âm để hiểu rõ hơn về những gì bạn nghe được. Cuối cùng, bạn sẽ phải học các ký tự nhưng bạn có thể bỏ các ký tự đó lúc đầu, và thay vào đó, hãy cố gắng tìm hiểu một chút về ngôn ngữ.
Quá khó để bắt đầu học các ký tự khi bạn không có bất kỳ cảm giác nào về các từ, âm thanh của chúng hoặc cách chúng hoạt động cùng nhau. Một ngôn ngữ mới có thể nghe giống như tiếng ồn không phân biệt ngay từ đầu. Bước đầu tiên là làm quen với các âm thanh riêng lẻ của ngôn ngữ, học cách phân biệt các từ với nhau và thậm chí có một vài từ và cụm từ vang lên trong não của bạn.
Dành thời gian để ghi nhớ các ký tự
Việc nghiên cứu và học Tiếng Trung là một lộ trình dài hạn. Bởi nó sẽ giúp bạn làm quen với ngôn ngữ và văn hóa của hơn 20% nhân loại và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử thế giới. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên học chữ Hán nếu bạn định học ngôn ngữ này.
Khi bạn quyết định học chữ Hán, hãy học chúng mỗi ngày. Dành nửa giờ đến một giờ mỗi ngày chỉ để học các ký tự. Bởi vì bạn sẽ quên các ký tự gần như nhanh chóng khi bạn học chúng, và do đó bạn cần phải học chúng nhiều lần.
Cách học Tiếng Trung đơn giản tại nhà
Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc
Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc là một trong những cách học tiếng Trung tại nhà vô cùng đơn giản. Với hình thức học tập thú vị này, bạn sẽ học được cách phát âm chuẩn thông qua lời bài hát hoặc đoạn hội thoại trong phim. Để bắt chước được thanh điệu, cách phát âm trong ngôn ngữ này, bạn cần chọn những bộ phim có nội dung dễ hiểu, gần gũi với đời sống.
Chinh phục tiếng Trung từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay.
[course_id:210,theme:course]
[course_id:387,theme:course]
[course_id:1281,theme:course]
Kết luận
Để học tiếng Trung hiệu quả tại nhà, bạn có thể tham khảo những kiến thức đã được biên soạn trong khóa học Online. Với hình thức học này, bạn vừa có thể chủ động hơn trong việc học, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí so với học Offline tại trung tâm.
>>> Xem thêm: Tự học tiếng Nhật giao tiếp: Tôi đã vực dậy quyết tâm học thế nào?
5 Cách dạy trẻ học giỏi Tiếng Anh tại nhà
Hiện nay việc cho bé tiếp xúc với Tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ là một sự lựa chọn vô cùng thông minh của các bậc cha mẹ, giúp bé có thể làm quen và tạo nền tảng vững chắc về Tiếng Anh sau này. Vậy làm thế nào để có thể giúp bé học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà, hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bí quyết giúp trẻ học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà
1. Tạo thói quen học Tiếng Anh
Cách tốt nhất giúp trẻ có thể học giỏi Tiếng Anh là thực hành mỗi ngày, do đó bạn nên thiết lập thói quen học tiếng Anh cho các bé. Cố định một thời gian cụ thể và bám sát vào nó. Các buổi học diễn ra trong thời lượng ngắn khoảng 15-20 phút là đủ để bé có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.
Việc cha mẹ tạo ra các buổi học Tiếng Anh với thời lượng ngắn và đan xen các yếu tố hài hước, thú vị sẽ có ích hơn rất nhiều so với các buổi học kéo dài, không thường xuyên.
Tạo thói quen học Tiếng Anh cho bé
2. Xem phim hoạt hình bằng Tiếng Anh
Việc xem quá nhiều các chương trình trên TV hoặc Youtube thường không tốt cho các bé, thậm chí nó còn gây hại cho mắt và não bộ của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn biết áp dụng hợp lý thì đây là một trong những phương pháp giáo dục trẻ và giúp trẻ học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà một cách hiệu quả.
Thông qua việc xem các chương trình giải trí dành cho thiếu nhi hoặc các bộ phim hoạt hình ý nghĩa bằng Tiếng Anh, trẻ không chỉ được làm quen, tiếp xúc với ngôn ngữ Tiếng Anh mà nó còn kích thích sự tò mò, mở rộng tư duy về những kiến thức xung quanh, nhờ đó mà trẻ có thể tìm kiếm và học hỏi được những kiến thức vô cùng bổ ích.
3. Đọc truyện tiếng Anh
Cùng bé đọc truyện bằng Tiếng Anh trước khi đi ngủ là một sự lựa chọn tuyệt vời giúp các bé có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin và não bộ sẽ nhớ lâu hơn. Ngoài ra đây còn là một cách giúp gắn kết tình cảm giữa bố, mẹ và các bé vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể chọn những quyển truyện có nội dung ngắn gọn, đơn giản bằng Tiếng Anh và đọc cho bé nghe. Sau đó giải thích các cụm từ và ý nghĩa của cả câu chuyện để bé có thể tóm tắt được nội dung và nhớ nó lâu hơn.
Đọc truyện Tiếng Anh
4. Học giỏi Tiếng Anh thông qua các hoạt động trong cuộc sống
Trẻ con sẽ thật sự cảm thấy bị khó chịu, gò bó khi phải mất quá nhiều thời gian một chỗ chỉ để ngồi học Tiếng Anh. Vậy thì tại sao cha mẹ không thử áp dụng phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” giúp bé học giỏi Tiếng Anh mỗi ngày thông qua các hoạt động của cuộc sống. Bằng những cách rất đơn giản như gọi tên rau củ, đồ vật hằng ngày bằng Tiếng Anh hoặc cùng mẹ đi siêu thị để chỉ tên các vật dụng bằng Tiếng Anh sẽ giúp bé ghi nhớ tự nhiên hơn và dễ dàng hơn cho việc học cho các giai đoạn về sau.
Như vậy với 5 bí quyết giúp bé học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà mà Unica chia sẻ, hy vọng các bậc cha mẹ sẽ áp dụng để bé có thể chinh phục được ngôn ngữ mang tầm cỡ quốc tế ngay hôm nay nhé. Ngoài ra tại Unica còn có rất nhiều khoá học tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn học tốt hơn tăng vốn từ vựng cũng như học ngữ pháp tiếng Anh một cách tốt nhất mời bạn đọc cùng tham khảo.
Chúc các bạn thành công!
>> Bật mí phương pháp giúp bé học tiếng Anh bằng màu sắc đơn giản, hiệu quả
>> 6 Cách luyện nói Tiếng Anh tại nhà hiệu quả
Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc tại nhà hiệu quả
Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế nhu cầu học tiếng Anh ngày càng nhiều để đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như giao tiếp. Nếu bạn đã từng biết về Tiếng Anh nhưng lại bị mất gốc sau một thời gian dài không sử dụng thì tại sao không thử 5 cách học Tiếng Anh cho người mất gốc mà Unica sẽ chia sẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Tại sao nên học tiếng Anh?
Trước khi tìm hiểu cách học Tiếng Anh cho người mất gốc, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu những lý do tại sao bạn nên học Tiếng Anh thay vì học những ngôn ngữ khác nhé.
Tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh phổ biến nhất
Học tiếng Anh sẽ giúp bạn có việc làm với mức lương cao hơn không chỉ các doanh nghiệp ở Anh và Mỹ, mà còn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Cambridge English cho thấy tiếng Anh quan trọng đối với hơn 95% nhà tuyển dụng, ngay cả ở nhiều quốc gia nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức.
Với tiếng Anh, bạn sẽ có giá trị đối với bất kỳ công ty nào. Và bạn cũng sẽ được thưởng cho kiến thức của mình. Một nghiên cứu cho thấy thông thạo tiếng Anh có thể tăng trung bình 28% lương mỗi giờ của bạn
Tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ của thế giới trực tuyến
Hơn một nửa số trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới là bằng tiếng Anh, khiến nó trở thành ngôn ngữ trực tuyến thống trị. Với hơn 1 tỷ người dùng internet gõ tiếng Anh , bạn sẽ có thể truy cập nhiều loại tài nguyên và nền tảng học tập để củng cố kỹ năng của mình.
Bạn sẽ được giải trí bằng các video và phim trên YouTube. Bạn sẽ có thể đọc các tiêu đề trên The New York Times. Bạn sẽ có thể tương tác với mọi người trên các ứng dụng trao đổi ngôn ngữ. Bạn thậm chí có thể tìm thấy tình yêu với các ứng dụng hẹn hò. Internet rất rộng lớn, vì vậy khả năng là vô tận!
>> Xem thêm: 13 Website học tiếng Anh online miễn phí chất lượng
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay.
[course_id:595,theme:course]
[course_id:286,theme:course]
[course_id:3177,theme:course]
Tiếng Anh là ngôn ngữ hữu ích khi đi du lịch
Với rất nhiều người nói tiếng Anh, việc đi du lịch khắp thế giới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều! Là ngôn ngữ thứ hai phổ biến, bạn thường có thể nói chuyện với mọi người bằng tiếng Anh để tìm hiểu về môi trường xung quanh và nền văn hóa của bạn.
Biết ngay cả một chút tiếng Anh chắc chắn sẽ hữu ích nếu bạn đang mắc kẹt ở đâu đó và cần tìm trạm xe buýt địa phương, hoặc nếu bạn muốn thương lượng giá hời ở chợ. Trong trường hợp khẩn cấp, nó thậm chí có thể cứu sống bạn hoặc người khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất gốc Tiếng Anh
Thiếu định hướng rõ ràng
Dù học bất cứ bộ môn gì, nếu không có định hướng rõ ràng thì chắc chắn bạn sẽ bị rơi vào bế tắc. Và tiếng Anh cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa tìm được cho mình một lộ trình học bài bản, khoa học. Hay nói cách khác, họ cảm thấy mơ hồ và chưa nhận ra được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống. Vì vậy, mà việc xác định mục tiêu học cũng như việc lập ra kế hoạch học tập không được cụ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng bỏ bê việc học Tiếng Anh ngày càng lâu hơn.
Thiếu quyết tâm khi học tiếng Anh
Có một số bạn đã nhận thức được vai trò của Tiếng Anh trong thời buổi hiện nay. Nhiều bạn cũng học Tiếng Anh với thái độ tích cực, thế nhưng việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nguyên nhân là bởi bạn thiếu đi sự quyết tâm, kiên nhẫn trong việc học. Khi nhìn thấy lượng kiến thức Tiếng Anh quá nhiều, bạn bế tắc không biết nên bắt đầu từ đâu, rèn luyện kỹ năng nào trước. Từ đó, bạn trở nên mơ hồi với việc học, tâm lý chán nản và bỏ cuộc.
Phương pháp học tập Tiếng Anh chưa phù hợp
Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mất gốc Tiếng Anh là không có phương pháp học tập phù hợp. Học Tiếng Anh kiểu học vẹt hay chỉ học lý thuyết, thiếu thực hành cũng là một trong những cách bạn cần loại bỏ ngay.
Xây dựng một phương pháp học tiếng anh cho người mất gốc phù hợp với năng lực của bản thân cùng với lộ trình khoa học sẽ giúp bạn cải thiện khả năng Tiếng Anh của mình.
Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc
Trau dồi vốn từ vựng mỗi ngày
Từ vựng là nền tảng vô cùng quan trọng để bạn có thể tự tin giao tiếp. Tuy nhiên việc nhồi nhét quá nhiều từ vựng trong một thời gian ngắn sẽ khiến bạn bị chán nản, Stress. Chính vì thế, để học từ vựng hiệu quả nhất, bạn cần học chọn lọc theo các chủ đề trong cuộc sống. Học thuộc các từ vựng bằng cách phát âm, tra nghĩa và gắn nó vào một ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu hơn những từ vựng đã học được.
Học Ngữ pháp tại nhà để cải thiện Tiếng Anh
Việc học ngữ pháp tiếng anh cho người mất gốc liên quan đến các loại câu như: câu so sánh, câu điều kiện, các thì trong tiếng Anh, câu trả lời…Muốn học ngữ pháp một cách chính xác nhất, bạn cần nắm được cấu trúc ngữ pháp để biết cách sử dụng văn phong, ngôn từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh nhất.
Cải thiện mất gốc Tiếng Anh bằng cách học phát âm
Phát âm chuẩn trong Tiếng Anh sẽ giúp người nghe hiểu được những gì bạn muốn nói và truyền đạt. Có một cách đơn giản giúp bạn có thể phát âm chuẩn trong một thời gian ngắn đó chính là thường xuyên nghe nhạc, xem phim hoặc các chương trình giải trí Tiếng Anh. Thông qua phương pháp học này, bạn có thể bắt chước cách phát âm theo kiểu Anh-Anh hoặc Anh -Mỹ và áp dụng vào chính mình. Theo dõi cử chỉ, điệu bộ, khẩu hình miệng và kiên trì luyện tập mỗi ngày, bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Cách học giỏi tiếng anh cho người mất gốc
Bắt đầu từ việc cải thiện luyện nghe
Một trong những cách học Tiếng Anh cho người mất gốc không thể bỏ qua đó chính là học nghe. Việc nghe thành thạo sẽ giúp bạn hiểu được đối tượng giao tiếp đang muốn nói gì. Để học nghe hiệu quả, bạn nên dành thời gian để xem phim ngắn có phụ đề, nghe nhạc, nghe Radio có sử dụng Tiếng Anh hoặc nghe trên các web học tiếng anh cho người mới bắt đầu. Cách để học nghe hiệu quả đó chính là thực hành điều đặn mỗi ngày và tăng khả năng nghe và hiểu của bạn.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp tự tin mỗi ngày
Học nói không nhất thiết là bạn phải nói những câu dài có nội dung phức tạp. Đối với những người mất gốc Tiếng Anh, học nói sẽ là một cản trở vô cùng lớn bởi sau một thời gian dài không thực hành, bạn sẽ mất đi khả năng phản xạ và tự ti trong việc thể hiện khẩu hình miệng của mình. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hành bắt đầu từ những câu đơn giản, ngắn gọn. Để cải thiện được tốc độ phản xạ, bạn có thể luyện tập trước gương hoặc giao tiếp với bạn bè trong các câu lạc bộ Tiếng Anh.
Tự học tiếng anh cho người mất gốc bằng phương pháp luyện viết mỗi ngày
Thay vì viết nhật ký bằng Tiếng Việt, bạn có thể chuyển qua Tiếng Anh. Không cần viết những đoạn văn quá dài, bạn chỉ cần liệt kê những công việc, hoạt động mình đã trải qua trong ngày. Hoặc bạn cũng có thể tự nghĩ cho mình một chủ đề yêu thích để viết Tiếng Anh dễ dàng hơn. Sau khi viết xong, bạn nên dành thời gian ngồi đọc lại để kiểm tra lỗi sai của mình. Qúa trình luyện tập kiên trì này sẽ giúp bạn cải thiện Tiếng Anh một cách nhanh chóng.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách học Tiếng Anh cho người mất gốc vô cùng hiệu quả. Hãy áp dụng ngay những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ để học Tiếng Anh dễ dàng hơn nhé.
4 Cách học tiếng Trung tại nhà hiệu quả
Tiếng Trung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Sở hữu tiếng Trung giúp bạn tăng cơ hội việc làm với mức lương khá và mở rộng cơ hội kinh doanh. Hiểu được tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn 4 cách học tiếng Trung hiệu quả mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.
Tại sao Tiếng Trung lại quan trọng ?
Trước khi tìm hiểu cách học tiếng Trung tại nhà, Unica mời bạn đọc cùng lý giải tạo sao tiếng Trung lại đóng vai trò quan trọng trong thế giới kinh doanh nhé.
Nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến một sự bùng nổ kinh hoàng trong những năm gần đây và đã phát triển thành một trong những nền kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của đất nước được coi là lớn thứ hai trên thế giới và đã ghi nhận mức tăng trưởng trung bình lớn nhất trong 30 năm qua. Với lĩnh vực sản xuất lớn nhất, số lượng hàng hóa xuất khẩu cao nhất và thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới, không có gì lạ khi ngôn ngữ đã trở thành một kỹ năng thiết yếu trong hầu hết mọi lực lượng lao động.
Tại sao tiếng Trung lại quạn trọng ?
Thị trường Trung Quốc đã bắt nguồn từ các ngành công nghiệp trên diện rộng, khiến cho việc truyền thông liên lục địa trở nên ngang tầm trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Từ công nghệ đến dược phẩm, CNTT đến kỹ thuật, hàng tiêu dùng đến ô tô, khu vực doanh nghiệp Trung Quốc là một gã khổng lồ cực kỳ mạnh mẽ về mặt kinh doanh quốc tế và khả năng giao tiếp với những người đóng vai trò chính bằng tiếng Trung sẽ giúp để xác lập bạn là người dẫn đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Với hơn 1,2 tỷ người bản ngữ và là ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc, Hồng Kông , Ma Cao, Đài Loan và hơn thế nữa, ngôn ngữ này đã lan rộng khắp thế giới và đang trở thành một lựa chọn ngôn ngữ phổ biến cho người phương Tây, những người hiểu được tầm quan trọng mới của ngôn ngữ này. Mặc dù ngôn ngữ Trung Quốc có thể được coi là một ngôn ngữ mới về tầm quan trọng của doanh nghiệp, nhưng rõ ràng là ngôn ngữ này vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh, học thuật và du lịch.
Cách học Tiếng Trung tại nhà
Tập trung vào lắng nghe
Bắt đầu bằng cách tập trung vào việc lắng nghe. Chỉ cần làm quen với âm thanh là bạn có thể học tiếng Trung một cách dễ dàng. Bạn nên đọc bất cứ thứ gì bạn đang nghe, nhưng hãy làm như vậy bằng cách sử dụng hệ thống viết phiên âm để hiểu rõ hơn về những gì bạn nghe được. Cuối cùng, bạn sẽ phải học các ký tự nhưng bạn có thể bỏ các ký tự đó lúc đầu, và thay vào đó, hãy cố gắng tìm hiểu một chút về ngôn ngữ.
Quá khó để bắt đầu học các ký tự khi bạn không có bất kỳ cảm giác nào về các từ, âm thanh của chúng hoặc cách chúng hoạt động cùng nhau. Một ngôn ngữ mới có thể nghe giống như tiếng ồn không phân biệt ngay từ đầu. Bước đầu tiên là làm quen với các âm thanh riêng lẻ của ngôn ngữ, học cách phân biệt các từ với nhau và thậm chí có một vài từ và cụm từ vang lên trong não của bạn.
Dành thời gian để ghi nhớ các ký tự
Việc nghiên cứu và học Tiếng Trung là một lộ trình dài hạn. Bởi nó sẽ giúp bạn làm quen với ngôn ngữ và văn hóa của hơn 20% nhân loại và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử thế giới. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên học chữ Hán nếu bạn định học ngôn ngữ này.
Khi bạn quyết định học chữ Hán, hãy học chúng mỗi ngày. Dành nửa giờ đến một giờ mỗi ngày chỉ để học các ký tự. Bởi vì bạn sẽ quên các ký tự gần như nhanh chóng khi bạn học chúng, và do đó bạn cần phải học chúng nhiều lần.
Cách học Tiếng Trung đơn giản tại nhà
Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc
Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc là một trong những cách học tiếng Trung tại nhà vô cùng đơn giản. Với hình thức học tập thú vị này, bạn sẽ học được cách phát âm chuẩn thông qua lời bài hát hoặc đoạn hội thoại trong phim. Để bắt chước được thanh điệu, cách phát âm trong ngôn ngữ này, bạn cần chọn những bộ phim có nội dung dễ hiểu, gần gũi với đời sống.
Chinh phục tiếng Trung từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay.
[course_id:210,theme:course]
[course_id:387,theme:course]
[course_id:1281,theme:course]
Kết luận
Để học tiếng Trung hiệu quả tại nhà, bạn có thể tham khảo những kiến thức đã được biên soạn trong khóa học Online. Với hình thức học này, bạn vừa có thể chủ động hơn trong việc học, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí so với học Offline tại trung tâm.
>>> Xem thêm: Tự học tiếng Nhật giao tiếp: Tôi đã vực dậy quyết tâm học thế nào?
Xem thêm bài viết
Tin học văn phòng
Cách thêm cột trong Word nhanh chóng và đơn giản nhất
Thao tác thêm hàng, thêm cột trong word được đánh giá là những thao tác cơ bản được sử dụng rất nhiều trong quá trình làm việc với văn bản trên Word. Tương tự như thêm dòng thì thao tác thêm cột trong word cũng tương đối dễ thực hiện, tuy nhiên thực tế vẫn còn rất nhiều chưa biết, không ít người gặp lúng túng vì không sao thêm được cột để giúp văn bản trông chuyên nghiệp hơn. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách thêm cột trong word nhanh chóng, đơn giản. Cùng khám phá nhé.
Khi nào cần chèn thêm cột trong Word
Có rất nhiều trường hợp bạn cần phải thực hiện cách thêm cột dọc trong word, có thể kể đến các trường hợp tiêu biểu sau:
Chèn thêm cột trong word
Cần bổ sung thêm thông số, số liệu mới vào bảng: Nếu bạn đang làm việc trên word với những số liệu nhiều và phức tạp, thay vì soạn thảo text dài dòng khó theo dõi thì bạn có thể tạo bảng và thêm các cột trong word. Điều này vừa giúp văn bản word trông khoa học, vừa tránh thiếu sót thông tin.
Sắp xếp, định dạng lại bảng: Khi muốn sắp xếp, định dạng lại bảng để trông chuyên nghiệp và đẹp mắt, bạn cũng nên thực hiện cách thêm bảng trong word. Việc tạo bảng thêm cột và thêm hàng trong word giúp bảng tính của bạn trông rất chuyên nghiệp, người thực hiện dễ dàng quản lý dữ liệu. Đồng thời người xem cũng thuận tiện theo dõi.
Khung bảng hiện tại không đủ rộng để hiển thị các thông tin cần thiết: Việc cố nhồi nhét thêm dữ liệu vào cột sẽ khiến văn bản trông rất rối và thiếu khoa học. Điều này chẳng những thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của người lập mà còn khiến người xem khó tiếp cận nội dung muốn truyền đạt trong văn bản. Trong trường hợp này, thao tác thêm cột là rất cần thiết.
Hướng dẫn cách thêm cột trong Word các phiên bản
Tuỳ từng phiên bản word sẽ có cách thêm cột khác nhau, sau đây là hướng dẫn chi tiết tuỳ từng phiên bản cho bạn tham khảo:
Word 2003
Đối với phiên bản Word 2003 thì sẽ có 2 cách thêm cột trong word, cụ thể như sau:
Cách 1: Đầu tiên bạn bôi đen cột ở vị trí cần chèn. Tiếp theo bạn nhấn chuột phải sau đó chọn Insert Columns. Như vậy là bạn đã thêm cột trong word thành công.
Chọn Insert Columns để thêm cột trong word
Cách 2: Bôi đen cột muốn chèn thêm sau đó chọn Insert ở thanh menu => Chọn tiếp Columns to the Left (chèn cột ở phía bên tay trái) hay Columns to the Right (chèn cột ở phía bên tay phải) cột đang chọn.
Lựa chọn thêm cột bên trái hoặc phải
Word 2007, 2010, 2013, 2016
Các phiên bản word 2007, 2010, 2013, 2016 có giao diện khá giống nhau nên cách thêm cột trong word trên các phiên bản này sẽ tương tự nhau. Cụ thể như sau:
Đầu tiên bạn đặt con trỏ chuột vào một vị trí cột bất kỳ mà bạn muốn chèn. Tiếp theo bạn nhấn chuột phải và chọn Insert => Chọn tiếp Insert Columns to the Right (Chèn thêm 1 cột vào bên phải cột hiện tại bạn đặt con trỏ).
Chọn chèn thêm cột vào bên trái vị trí đặt con trỏ
Phím tắt thêm cột trong Word
Ngoài những cách thêm cột trong word đã chia sẻ ở trên để thực hiện thao tác nhanh hơn thì bạn có thể sử dụng phím tắt thêm cột trong word. Dưới đây là một số phím tắt cơ bản mà có thể sử dụng:
Chèn cột: | Ctrl+ Space sau đó Ctrl + “+” |
Xóa cột: | Ctrl+ Space sau đó Ctrl + “-” |
Ưu điểm của việc sử dụng phím tắt thêm cột trong word đó là: Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tránh nhầm lẫn phím phải thực hiện lại nhiều lần. Chính vì những ưu điểm như vậy nên hiện nay khi làm việc với word mọi người hay ưu tiên sử dụng phím tắt hơn.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết các cách thêm cột trong word đơn giản, nhanh chóng cho bạn tham khảo. Với những chia sẻ này, hy vọng rằng quá trình làm việc với word của bạn sẽ chủ động và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Chúc bạn thực hiện thành công nhé. Nếu muốn học thêm những kỹ năng làm việc với word khác, hãy tham gia khoá học word online trên Unica để được giảng viên hỗ trợ.
Cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin
Powerpoint là một phần mềm thuyết trình phổ biến và hữu ích, giúp bạn trình bày các nội dung, ý tưởng hay dự án của mình một cách sinh động và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn có biết rằng bạn có thể cài mật khẩu cho file powerpoint của mình để bảo vệ bí mật thông tin, ngăn chặn truy cập trái phép hay quản lý quyền truy cập không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tại sao cần đặt mật khẩu cho PowerPoint?
Đặt mật khẩu cho powerpoint là một cách để bảo mật file powerpoint của bạn bằng cách yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở hoặc chỉnh sửa file powerpoint. Bạn có thể đặt mật khẩu cho powerpoint vì các lý do sau đây:
1. Bảo vệ Thông Tin Nhạy Cảm
Nếu file powerpoint của bạn chứa các thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, thông tin khách hàng, thông tin tài chính, thông tin kinh doanh hay thông tin bảo mật, bạn nên cài mật khẩu file powerpoint để bảo vệ thông tin này. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc thông tin nhạy cảm của bạn bị rò rỉ, lộ, hay lạm dụng bởi những người không có quyền truy cập.
Cài mật khẩu giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm
2. Phòng Chống Truy Cập Trái Phép
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu quan trọng, ví dụ: một báo cáo, một dự án, một hợp đồng hay một bài giảng, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để phòng chống truy cập trái phép. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị mất, bị xóa, bị sao chép, bị chia sẻ hay bị truy cập bởi những người không được phép.
3. Quản lý Quyền Truy Cập
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được phân quyền truy cập, ví dụ: một tài liệu dành cho nhóm làm việc, một tài liệu dành cho khách hàng, một tài liệu dành cho giáo viên hay một tài liệu dành cho học sinh, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để quản lý quyền truy cập. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ quy định được ai có thể mở, ai có thể chỉnh sửa và ai không thể truy cập vào file powerpoint của bạn. Bạn cũng có thể thay đổi mật khẩu khi cần thiết, để cập nhật quyền truy cập cho file powerpoint của mình.
4. Ngăn Chặn Sửa Đổi Không Được Phê Duyệt
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu đã được hoàn thiện, ví dụ: một tài liệu đã được duyệt, một tài liệu đã được ký, một tài liệu đã được gửi, hay một tài liệu đã được trình bày, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị thay đổi, bị sửa lỗi, bị thêm bớt hay bị biến đổi bởi những người không có quyền chỉnh sửa.
Mật khẩu giúp ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt
5. An Toàn Trong Quá Trình Chuyển Giao
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được chuyển giao, ví dụ: một tài liệu cần được gửi qua email, một tài liệu cần được lưu trên đám mây, một tài liệu cần được in ấn hay một tài liệu cần được trình chiếu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để an toàn trong quá trình chuyển giao. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị mất, bị hỏng, bị virus, bị hack hay bị can thiệp trong quá trình chuyển giao.
6. Bảo vệ Bản Quyền sở hữu trí tuệ
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu có giá trị sáng tạo hay một tài liệu có kết quả nghiên cứu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị sao chép, bị trích dẫn, bị sử dụng hay bị phát tán mà không có sự cho phép của bạn.
Mật khẩu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:5]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách cài mật khẩu file powerpoint
Sau khi biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn có thể thực hiện cách cài mật khẩu file powerpoint bằng cách làm theo các bước sau đây:
1. Cách đặt mật khẩu mở file PowerPoint
Để đặt mật khẩu mở file powerpoint, bạn cần làm như sau:
- Bước 1: Nếu bạn có một file Powerpoint chứa những dữ liệu quan trọng, bạn có thể bảo vệ nó bằng mật khẩu. Để làm được điều này, bạn cần mở file Powerpoint lên, sau đó chọn File -> Info -> Protect Presentation. Tại đây, bạn chọn Encrypt with Password như hình minh họa bên dưới:
Chọn Encrypt with Password
- Bước 2: Một cửa sổ nhập mật khẩu sẽ xuất hiện. Bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn muốn sử dụng để bảo vệ file. Bạn nên chọn một mật khẩu khó đoán nhưng dễ nhớ cho bạn, tránh những mật khẩu quá đơn giản như 1235, abc… Sau khi nhập xong, bạn nhấn OK.
Đặt mật khẩu rồi nhấn OK
Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu một lần nữa để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu mà bạn đã chọn ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.
Nhập lại mật khẩu
- Bước 3: Khi bạn đã đặt mật khẩu thành công, file Powerpoint của bạn sẽ được bảo vệ. Những lần sau khi bạn mở file này, bạn sẽ phải nhập mật khẩu mới có thể xem được nội dung như hình ảnh dưới đây.
Nhập mật khẩu để mở file
Bạn đã hoàn thành cách đặt mật khẩu mở file powerpoint. Bằng cách này, bạn sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở file powerpoint của bạn. Nếu người dùng không biết mật khẩu, họ sẽ không thể xem nội dung của file powerpoint của bạn.
2. Cài mật khẩu file powerpoint để ngăn chỉnh sửa
Để tạo mật khẩu powerpoint ngăn chỉnh sửa, bạn cần làm như sau:
- Bước 1: Để lưu file Powerpoint mới với mật khẩu, bạn cần mở file Powerpoint cũ lên, rồi chọn File -> Save as. Bạn cũng có thể dùng phím tắt F12 (hoặc Fn + F12 trên một số laptop) để làm việc này.
Chọn save as
- Bước 2: Bạn chọn nơi lưu file mới, rồi chọn Tools -> General Options.
Click chọn General Options
- Bước 3: Bạn có hai lựa chọn để đặt mật khẩu cho file Powerpoint:
+ Nếu bạn muốn chỉ mình bạn mới có thể mở file, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Open. Cách này giống với cách đã hướng dẫn ở phần 1.
+ Nếu bạn muốn cho phép người khác xem file nhưng không cho phép chỉnh sửa, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Modify. Sau khi nhập mật khẩu, bạn nhấn OK.
Nhập mật khẩu
Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu đã nhập ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.
Nhập lại mật khẩu
- Bước 4: Khi bạn đã xác nhận mật khẩu, bạn nhấn Save để lưu file mới.
Chọn save
Kết quả là file Powerpoint của bạn đã được bảo vệ bằng mật khẩu. Khi bạn mở file này, bạn sẽ thấy một thông báo yêu cầu nhập mật khẩu. Nếu bạn chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa, bạn nhấn Read Only.
Nhấn Read Only để thiết lập chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa
>>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ
Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn.
[course_id:876,theme:course]
[course_id:2563,theme:course]
[course_id:2942,theme:course]
Gỡ bỏ cài mật khẩu file powerpoint
Nếu bạn muốn gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint, bạn cần làm như sau:
1. Gỡ bỏ khẩu mở file PowerPoint
- Bước 1: Vào tab File đã được đặt mật khẩu.
Vào tab File
- Bước 2: Chọn Info. Trong mục Protect Presentation, bạn chọn vào dòng thứ 2 Encrypt with Password.
Chọn Encrypt with Password
- Bước 3: Bạn sẽ thấy một hộp thoại mới hiện lên với một dòng chứa những ký tự mật khẩu hiện tại. Để bỏ mật khẩu cho file PowerPoint, bạn chỉ cần xóa hết những ký tự đó và nhấn OK. Như vậy, bạn đã gỡ mật khẩu cho file thành công.
Xóa mật khẩu
2. Gỡ mật khẩu PowerPoint ngăn chỉnh sửa
Bạn muốn tôi viết lại nội dung này theo cách diễn đạt khác? Được, tôi sẽ thử như sau:
- Bước 1: Để mở file, bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn đã đặt trước đó, rồi nhấn OK.
- Bước 2: Để xóa mật khẩu cho chế độ Ready-Only, bạn hãy nhấn Save As, rồi chọn nơi lưu file mới. Sau đó, bạn hãy nhấn Tools, rồi chọn General Options để mở cửa sổ nhập mật khẩu. Tại đây, bạn hãy xóa mật khẩu ở ô Password to Modify, rồi nhấn OK.
- Bước 3: Để lưu file mới, bạn hãy thoát cửa sổ lưu file mới, rồi nhấn Save. Lúc này, file Powerpoint của bạn sẽ không còn yêu cầu mật khẩu khi chỉnh sửa.
Tổng kết
Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin. Bạn đã biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Bằng cách cài mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi các rủi ro và nguy cơ về an ninh, bảo mật và quản lý. Bạn cũng sẽ tăng cường sự chuyên nghiệp và uy tín của bài thuyết trình của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cài mật khẩu cho powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với việc xử lý file powerpoint.
Tạo mục lục trong powerpoint, thao tác dễ dàng, chuyên nghiệp
Bạn có muốn tạo ra những bài thuyết trình chuyên nghiệp và có cấu trúc rõ ràng bằng cách thêm vào một slide mục lục? Bạn có biết rằng bạn có thể làm được điều đó một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng phần mềm powerpoint? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo mục lục trong powerpoint, cũng như những tác dụng và lưu ý khi tạo mục lục powerpoint.
Slide mục lục là gì? Tác dụng của slide mục lục
Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình, giúp bạn giới thiệu về nội dung và cấu trúc của bài thuyết trình. Slide mục lục thường bao gồm các tiêu đề chính và các tiêu đề phụ của các phần trong bài thuyết trình cũng như số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể tạo slide mục lục bằng cách sử dụng các tính năng có sẵn trong powerpoint hoặc bằng cách thiết kế theo ý thích của bạn. Bằng cách tạo slide mục lục trong powerpoint, bạn có thể đạt được những hiệu quả sau đây:
- Giúp người xem có cái nhìn tổng quan về bài thuyết trình, biết được mục tiêu, nội dung và thời lượng của bài thuyết trình.
- Giúp người xem dễ dàng theo dõi và hiểu bài thuyết trình, biết được bài thuyết trình được chia thành những phần nào và phần nào đang được trình bày.
- Giúp người xem dễ dàng tìm kiếm và quay lại các phần quan trọng của bài thuyết trình, biết được số trang của các slide liên quan.
- Giúp người trình bày có kế hoạch và sắp xếp bài thuyết trình một cách hợp lý, biết được thứ tự và mối liên hệ của các phần trong bài thuyết trình.
Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:5]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách tạo mục lục trong powerpoint
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
- Bước 1: Tạo một slide trống để đặt mục lục.
Tạo một slide trống để đặt mục lục
- Bước 2: Tạo Section để chứa nội dung của mục 1 Trên PowerPoint, bạn click chuột phải và chọn Add Section.
Chọn Add Section
Điền tên vào Section name > Click vào Rename.
Click vào Rename
Tiếp theo, bạn tạo một slide để viết tiêu đề của mục 1.
Làm slide chứa tiêu đề
Sao chép slide đó để tạo một slide khác để viết nội dung.
Làm slide chứa nội dung
- Bước 3: Tạo kết nối từ Section 1 về slide mục lục Trên slide tiêu đề, bạn chọn Insert > Chọn tiếp Zoom > Rồi chọn Section Zoom để tạo kết nối.
Chọn Section Zoom
Trong hộp thoại Insert Section Zoom, bạn chọn Section của mục 1 > Click vào Insert.
Click vào Insert
- Bước 4: Bật trình chiếu để xem kết quả.
Trình chiếu để xem kết quả
Tương tự như vậy, bạn sẽ làm cho mỗi phần nội dung một Section riêng. Sau đó, bạn sẽ tạo kết nối từ mỗi Section về slide mục lục. Như vậy, bạn sẽ có được một mục lục tự động cho slide của bạn.
- Bước 5: Tạo kết nối từ Section 2 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 2
- Bước 6: Tạo kết nối từ Section 3 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 3
- Bước 7: Tạo kết nối từ Section 4 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 4
>>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ
Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn.
[course_id:876,theme:course]
[course_id:2563,theme:course]
[course_id:2942,theme:course]
Cách tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint
Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint để làm cho mục lục của bạn trở nên đẹp mắt và phù hợp với bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint bằng cách sử dụng các cách sau đây:
1. Sử dụng phông chữ tùy chỉnh
Phông chữ là một yếu tố quan trọng trong thiết kế mục lục slide powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính nhất quán, rõ ràng, và chuyên nghiệp của mục lục. Bạn có thể sử dụng phông chữ tùy chỉnh cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng phông chữ, bao gồm các tùy chọn về kiểu, kích thước, màu sắc và hiệu ứng của phông chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tải về và sử dụng các phông chữ mới từ các nguồn khác nhau, ví dụ như Google Fonts, Font Squirrel hay DaFont.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn phông chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại phông chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi phông chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải.
Sử dụng phông chữ tùy chỉnh
2. Thêm hiệu ứng chữ
Hiệu ứng chữ là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên sinh động và nổi bật hơn, bằng cách thêm vào các hiệu ứng như đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng, hay chuyển động cho chữ. Bạn có thể thêm hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng hiệu ứng chữ bao gồm các tùy chọn về đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng và chuyển động của chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một hiệu ứng chữ mới bằng cách chọn nút Thêm hiệu ứng ở góc trên bên trái và chọn các tùy chọn theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn hiệu ứng chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi hiệu ứng chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải.
Thêm hiệu ứng chữ
3. Thay đổi bảng màu
Bảng màu là một yếu tố quan trọng trong tạo mục lục trong powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính hài hòa, nổi bật, và thẩm mỹ của mục lục. Bạn có thể thay đổi bảng màu cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng bảng màu, bao gồm các tùy chọn về bảng màu có sẵn, bảng màu tùy chỉnh, và bảng màu mới. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn, và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một bảng màu mới bằng cách chọn nút Tạo bảng màu mới ở góc trên bên trái, và chọn các màu sắc theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn bảng màu, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại bảng màu cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi bảng màu bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái và chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải.
Thay đổi bảng màu
4. Sắp xếp lại các đối tượng trong slide
Sắp xếp lại các đối tượng trong slide là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên gọn gàng và hợp lý hơn, bằng cách sắp xếp lại vị trí, kích thước, và hướng của các đối tượng như chữ, hình ảnh, biểu tượng, hay các đối tượng khác trong slide. Bạn có thể sắp xếp lại các đối tượng trong slide bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng sắp xếp, bao gồm các tùy chọn về cách sắp xếp các đối tượng trong slide, ví dụ như căn lề, căn giữa, căn đều, xoay, lật, nhóm hay phân tầng. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể kéo thả các đối tượng trong slide để sắp xếp theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành sắp xếp các đối tượng trong slide, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại sắp xếp cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi sắp xếp các đối tượng trong slide bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải.
Sắp xếp lại các đối tượng trong slide
Một số lưu ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint
Tạo mục lục trong powerpoint là một cách tiết kiệm thời gian và công sức nhưng cũng có một số lưu ý bạn cần chú ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
1. Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Giới thiệu”, “Nội dung”, “Kết luận”. Bạn có thể sử dụng tiêu đề chính bằng cách chọn bố cục có tiêu đề chính cho mỗi slide, hoặc bằng cách định dạng chữ của tiêu đề chính với kiểu Heading 1. Bằng cách sử dụng tiêu đề chính, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được các phần của bài thuyết trình, và tạo ra mục lục tự động theo đúng thứ tự và nội dung.
Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình
2. Sắp xếp theo cấp độ
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sắp xếp theo cấp độ cho các phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Mục tiêu”, “Phương pháp”, “Kết quả” là các tiêu đề phụ thuộc vào tiêu đề chính “Nội dung”.
Bạn có thể sắp xếp theo cấp độ bằng cách định dạng chữ của các tiêu đề phụ với kiểu Heading 2, Heading 3 hay các kiểu khác tùy theo cấp độ của chúng. Bằng cách sắp xếp theo cấp độ, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được mối liên hệ và cấu trúc của các phần trong bài thuyết trình và tạo ra mục lục tự động theo đúng cấp độ và thụt lề.
3. Chọn mẫu thiết kế có sẵn
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn trong powerpoint, ví dụ: “Mục lục cơ bản”, “Mục lục đơn giản”, “Mục lục đẹp”, hay “Mục lục chuyên nghiệp”.
Bạn có thể chọn mẫu thiết kế có sẵn bằng cách chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và chọn nút OK để chèn mục lục tự động vào bài thuyết trình của bạn. Bằng cách chọn mẫu thiết kế có sẵn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc thiết kế mục lục tự động cho bài thuyết trình của bạn.
Chọn mẫu thiết kế có sẵn
4. Cập nhật tự động lại mục lục
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần cập nhật tự động lại mục lục khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình. Bạn có thể cập nhật tự động lại mục lục bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Xem ở góc trên bên trái rồi chọn Up Slide. Sau đó, bạn chọn nút Cập nhật mục lục ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn có thể chọn một hoặc nhiều tùy chọn tùy theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn. Sau đó, chọn nút OK.
- Bước 3: Mục lục tự động của bạn sẽ được cập nhật lại theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn, bao gồm các tiêu đề chính, các tiêu đề phụ và số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và điều chỉnh nếu cần thiết.
- Bước 4: Bạn nên cập nhật tự động lại mục lục trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn là chính xác và cập nhật nhất. Bạn cũng nên cập nhật tự động lại mục lục mỗi khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình.
Tự động cập nhật mục lục
5. Kiểm tra trước khi trình bày
Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần kiểm tra trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn không có lỗi chính tả, ngữ pháp, hay định dạng.
6. Tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục, để làm cho mục lục của bạn trở nên phù hợp với bài thuyết trình của mình.
7. Chú ý đến các slide ẩn
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần chú ý đến các slide ẩn, là các slide không được hiển thị khi bạn trình bày bài thuyết trình, nhưng vẫn có trong bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể chú ý đến các slide ẩn bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Slide Table. Bạn sẽ thấy các slide trong bài thuyết trình của bạn được hiển thị ở bên trái màn hình. Bạn có thể nhận biết các slide ẩn bằng cách nhìn vào biểu tượng Slide ẩn ở góc dưới bên phải của mỗi slide, có hình một cái mắt bị gạch chéo.
- Bước 2: Bạn có thể ẩn hoặc hiện một slide bằng cách nhấn chuột phải vào slide đó, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide. Bạn cũng có thể ẩn hoặc hiện nhiều slide cùng một lúc bằng cách chọn nhiều slide, và nhấn chuột phải, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide.
- Bước 3: Bạn nên chú ý đến các slide ẩn vì chúng có thể ảnh hưởng đến mục lục tự động của bạn. Nếu muốn mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn, bạn cần chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn cần chọn ô Bao gồm các slide ẩn để mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn. Nếu bạn không muốn mục lục tự động của bạn bao gồm các slide ẩn, bạn cần bỏ chọn ô Bao gồm các slide ẩn. Sau đó, chọn nút OK để cập nhật mục lục tự động của bạn.
Chú ý tới các slide ẩn
Kết luận
Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn cách để tạo mục lục trong powerpoint. Unica cũng đã cung cấp cho bạn một số cách để tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint cũng như một vài lưu ý. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn làm mục lục tự động trong powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với bài thuyết trình của bạn!
Cách thêm cột trong Word nhanh chóng và đơn giản nhất
Thao tác thêm hàng, thêm cột trong word được đánh giá là những thao tác cơ bản được sử dụng rất nhiều trong quá trình làm việc với văn bản trên Word. Tương tự như thêm dòng thì thao tác thêm cột trong word cũng tương đối dễ thực hiện, tuy nhiên thực tế vẫn còn rất nhiều chưa biết, không ít người gặp lúng túng vì không sao thêm được cột để giúp văn bản trông chuyên nghiệp hơn. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách thêm cột trong word nhanh chóng, đơn giản. Cùng khám phá nhé.
Khi nào cần chèn thêm cột trong Word
Có rất nhiều trường hợp bạn cần phải thực hiện cách thêm cột dọc trong word, có thể kể đến các trường hợp tiêu biểu sau:
Chèn thêm cột trong word
Cần bổ sung thêm thông số, số liệu mới vào bảng: Nếu bạn đang làm việc trên word với những số liệu nhiều và phức tạp, thay vì soạn thảo text dài dòng khó theo dõi thì bạn có thể tạo bảng và thêm các cột trong word. Điều này vừa giúp văn bản word trông khoa học, vừa tránh thiếu sót thông tin.
Sắp xếp, định dạng lại bảng: Khi muốn sắp xếp, định dạng lại bảng để trông chuyên nghiệp và đẹp mắt, bạn cũng nên thực hiện cách thêm bảng trong word. Việc tạo bảng thêm cột và thêm hàng trong word giúp bảng tính của bạn trông rất chuyên nghiệp, người thực hiện dễ dàng quản lý dữ liệu. Đồng thời người xem cũng thuận tiện theo dõi.
Khung bảng hiện tại không đủ rộng để hiển thị các thông tin cần thiết: Việc cố nhồi nhét thêm dữ liệu vào cột sẽ khiến văn bản trông rất rối và thiếu khoa học. Điều này chẳng những thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của người lập mà còn khiến người xem khó tiếp cận nội dung muốn truyền đạt trong văn bản. Trong trường hợp này, thao tác thêm cột là rất cần thiết.
Hướng dẫn cách thêm cột trong Word các phiên bản
Tuỳ từng phiên bản word sẽ có cách thêm cột khác nhau, sau đây là hướng dẫn chi tiết tuỳ từng phiên bản cho bạn tham khảo:
Word 2003
Đối với phiên bản Word 2003 thì sẽ có 2 cách thêm cột trong word, cụ thể như sau:
Cách 1: Đầu tiên bạn bôi đen cột ở vị trí cần chèn. Tiếp theo bạn nhấn chuột phải sau đó chọn Insert Columns. Như vậy là bạn đã thêm cột trong word thành công.
Chọn Insert Columns để thêm cột trong word
Cách 2: Bôi đen cột muốn chèn thêm sau đó chọn Insert ở thanh menu => Chọn tiếp Columns to the Left (chèn cột ở phía bên tay trái) hay Columns to the Right (chèn cột ở phía bên tay phải) cột đang chọn.
Lựa chọn thêm cột bên trái hoặc phải
Word 2007, 2010, 2013, 2016
Các phiên bản word 2007, 2010, 2013, 2016 có giao diện khá giống nhau nên cách thêm cột trong word trên các phiên bản này sẽ tương tự nhau. Cụ thể như sau:
Đầu tiên bạn đặt con trỏ chuột vào một vị trí cột bất kỳ mà bạn muốn chèn. Tiếp theo bạn nhấn chuột phải và chọn Insert => Chọn tiếp Insert Columns to the Right (Chèn thêm 1 cột vào bên phải cột hiện tại bạn đặt con trỏ).
Chọn chèn thêm cột vào bên trái vị trí đặt con trỏ
Phím tắt thêm cột trong Word
Ngoài những cách thêm cột trong word đã chia sẻ ở trên để thực hiện thao tác nhanh hơn thì bạn có thể sử dụng phím tắt thêm cột trong word. Dưới đây là một số phím tắt cơ bản mà có thể sử dụng:
Chèn cột: | Ctrl+ Space sau đó Ctrl + “+” |
Xóa cột: | Ctrl+ Space sau đó Ctrl + “-” |
Ưu điểm của việc sử dụng phím tắt thêm cột trong word đó là: Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tránh nhầm lẫn phím phải thực hiện lại nhiều lần. Chính vì những ưu điểm như vậy nên hiện nay khi làm việc với word mọi người hay ưu tiên sử dụng phím tắt hơn.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết các cách thêm cột trong word đơn giản, nhanh chóng cho bạn tham khảo. Với những chia sẻ này, hy vọng rằng quá trình làm việc với word của bạn sẽ chủ động và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Chúc bạn thực hiện thành công nhé. Nếu muốn học thêm những kỹ năng làm việc với word khác, hãy tham gia khoá học word online trên Unica để được giảng viên hỗ trợ.
Cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin
Powerpoint là một phần mềm thuyết trình phổ biến và hữu ích, giúp bạn trình bày các nội dung, ý tưởng hay dự án của mình một cách sinh động và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn có biết rằng bạn có thể cài mật khẩu cho file powerpoint của mình để bảo vệ bí mật thông tin, ngăn chặn truy cập trái phép hay quản lý quyền truy cập không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tại sao cần đặt mật khẩu cho PowerPoint?
Đặt mật khẩu cho powerpoint là một cách để bảo mật file powerpoint của bạn bằng cách yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở hoặc chỉnh sửa file powerpoint. Bạn có thể đặt mật khẩu cho powerpoint vì các lý do sau đây:
1. Bảo vệ Thông Tin Nhạy Cảm
Nếu file powerpoint của bạn chứa các thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, thông tin khách hàng, thông tin tài chính, thông tin kinh doanh hay thông tin bảo mật, bạn nên cài mật khẩu file powerpoint để bảo vệ thông tin này. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc thông tin nhạy cảm của bạn bị rò rỉ, lộ, hay lạm dụng bởi những người không có quyền truy cập.
Cài mật khẩu giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm
2. Phòng Chống Truy Cập Trái Phép
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu quan trọng, ví dụ: một báo cáo, một dự án, một hợp đồng hay một bài giảng, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để phòng chống truy cập trái phép. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị mất, bị xóa, bị sao chép, bị chia sẻ hay bị truy cập bởi những người không được phép.
3. Quản lý Quyền Truy Cập
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được phân quyền truy cập, ví dụ: một tài liệu dành cho nhóm làm việc, một tài liệu dành cho khách hàng, một tài liệu dành cho giáo viên hay một tài liệu dành cho học sinh, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để quản lý quyền truy cập. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ quy định được ai có thể mở, ai có thể chỉnh sửa và ai không thể truy cập vào file powerpoint của bạn. Bạn cũng có thể thay đổi mật khẩu khi cần thiết, để cập nhật quyền truy cập cho file powerpoint của mình.
4. Ngăn Chặn Sửa Đổi Không Được Phê Duyệt
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu đã được hoàn thiện, ví dụ: một tài liệu đã được duyệt, một tài liệu đã được ký, một tài liệu đã được gửi, hay một tài liệu đã được trình bày, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị thay đổi, bị sửa lỗi, bị thêm bớt hay bị biến đổi bởi những người không có quyền chỉnh sửa.
Mật khẩu giúp ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt
5. An Toàn Trong Quá Trình Chuyển Giao
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được chuyển giao, ví dụ: một tài liệu cần được gửi qua email, một tài liệu cần được lưu trên đám mây, một tài liệu cần được in ấn hay một tài liệu cần được trình chiếu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để an toàn trong quá trình chuyển giao. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị mất, bị hỏng, bị virus, bị hack hay bị can thiệp trong quá trình chuyển giao.
6. Bảo vệ Bản Quyền sở hữu trí tuệ
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu có giá trị sáng tạo hay một tài liệu có kết quả nghiên cứu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị sao chép, bị trích dẫn, bị sử dụng hay bị phát tán mà không có sự cho phép của bạn.
Mật khẩu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:5]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách cài mật khẩu file powerpoint
Sau khi biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn có thể thực hiện cách cài mật khẩu file powerpoint bằng cách làm theo các bước sau đây:
1. Cách đặt mật khẩu mở file PowerPoint
Để đặt mật khẩu mở file powerpoint, bạn cần làm như sau:
- Bước 1: Nếu bạn có một file Powerpoint chứa những dữ liệu quan trọng, bạn có thể bảo vệ nó bằng mật khẩu. Để làm được điều này, bạn cần mở file Powerpoint lên, sau đó chọn File -> Info -> Protect Presentation. Tại đây, bạn chọn Encrypt with Password như hình minh họa bên dưới:
Chọn Encrypt with Password
- Bước 2: Một cửa sổ nhập mật khẩu sẽ xuất hiện. Bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn muốn sử dụng để bảo vệ file. Bạn nên chọn một mật khẩu khó đoán nhưng dễ nhớ cho bạn, tránh những mật khẩu quá đơn giản như 1235, abc… Sau khi nhập xong, bạn nhấn OK.
Đặt mật khẩu rồi nhấn OK
Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu một lần nữa để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu mà bạn đã chọn ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.
Nhập lại mật khẩu
- Bước 3: Khi bạn đã đặt mật khẩu thành công, file Powerpoint của bạn sẽ được bảo vệ. Những lần sau khi bạn mở file này, bạn sẽ phải nhập mật khẩu mới có thể xem được nội dung như hình ảnh dưới đây.
Nhập mật khẩu để mở file
Bạn đã hoàn thành cách đặt mật khẩu mở file powerpoint. Bằng cách này, bạn sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở file powerpoint của bạn. Nếu người dùng không biết mật khẩu, họ sẽ không thể xem nội dung của file powerpoint của bạn.
2. Cài mật khẩu file powerpoint để ngăn chỉnh sửa
Để tạo mật khẩu powerpoint ngăn chỉnh sửa, bạn cần làm như sau:
- Bước 1: Để lưu file Powerpoint mới với mật khẩu, bạn cần mở file Powerpoint cũ lên, rồi chọn File -> Save as. Bạn cũng có thể dùng phím tắt F12 (hoặc Fn + F12 trên một số laptop) để làm việc này.
Chọn save as
- Bước 2: Bạn chọn nơi lưu file mới, rồi chọn Tools -> General Options.
Click chọn General Options
- Bước 3: Bạn có hai lựa chọn để đặt mật khẩu cho file Powerpoint:
+ Nếu bạn muốn chỉ mình bạn mới có thể mở file, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Open. Cách này giống với cách đã hướng dẫn ở phần 1.
+ Nếu bạn muốn cho phép người khác xem file nhưng không cho phép chỉnh sửa, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Modify. Sau khi nhập mật khẩu, bạn nhấn OK.
Nhập mật khẩu
Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu đã nhập ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.
Nhập lại mật khẩu
- Bước 4: Khi bạn đã xác nhận mật khẩu, bạn nhấn Save để lưu file mới.
Chọn save
Kết quả là file Powerpoint của bạn đã được bảo vệ bằng mật khẩu. Khi bạn mở file này, bạn sẽ thấy một thông báo yêu cầu nhập mật khẩu. Nếu bạn chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa, bạn nhấn Read Only.
Nhấn Read Only để thiết lập chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa
>>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ
Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn.
[course_id:876,theme:course]
[course_id:2563,theme:course]
[course_id:2942,theme:course]
Gỡ bỏ cài mật khẩu file powerpoint
Nếu bạn muốn gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint, bạn cần làm như sau:
1. Gỡ bỏ khẩu mở file PowerPoint
- Bước 1: Vào tab File đã được đặt mật khẩu.
Vào tab File
- Bước 2: Chọn Info. Trong mục Protect Presentation, bạn chọn vào dòng thứ 2 Encrypt with Password.
Chọn Encrypt with Password
- Bước 3: Bạn sẽ thấy một hộp thoại mới hiện lên với một dòng chứa những ký tự mật khẩu hiện tại. Để bỏ mật khẩu cho file PowerPoint, bạn chỉ cần xóa hết những ký tự đó và nhấn OK. Như vậy, bạn đã gỡ mật khẩu cho file thành công.
Xóa mật khẩu
2. Gỡ mật khẩu PowerPoint ngăn chỉnh sửa
Bạn muốn tôi viết lại nội dung này theo cách diễn đạt khác? Được, tôi sẽ thử như sau:
- Bước 1: Để mở file, bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn đã đặt trước đó, rồi nhấn OK.
- Bước 2: Để xóa mật khẩu cho chế độ Ready-Only, bạn hãy nhấn Save As, rồi chọn nơi lưu file mới. Sau đó, bạn hãy nhấn Tools, rồi chọn General Options để mở cửa sổ nhập mật khẩu. Tại đây, bạn hãy xóa mật khẩu ở ô Password to Modify, rồi nhấn OK.
- Bước 3: Để lưu file mới, bạn hãy thoát cửa sổ lưu file mới, rồi nhấn Save. Lúc này, file Powerpoint của bạn sẽ không còn yêu cầu mật khẩu khi chỉnh sửa.
Tổng kết
Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin. Bạn đã biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Bằng cách cài mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi các rủi ro và nguy cơ về an ninh, bảo mật và quản lý. Bạn cũng sẽ tăng cường sự chuyên nghiệp và uy tín của bài thuyết trình của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cài mật khẩu cho powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với việc xử lý file powerpoint.
Tạo mục lục trong powerpoint, thao tác dễ dàng, chuyên nghiệp
Bạn có muốn tạo ra những bài thuyết trình chuyên nghiệp và có cấu trúc rõ ràng bằng cách thêm vào một slide mục lục? Bạn có biết rằng bạn có thể làm được điều đó một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng phần mềm powerpoint? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo mục lục trong powerpoint, cũng như những tác dụng và lưu ý khi tạo mục lục powerpoint.
Slide mục lục là gì? Tác dụng của slide mục lục
Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình, giúp bạn giới thiệu về nội dung và cấu trúc của bài thuyết trình. Slide mục lục thường bao gồm các tiêu đề chính và các tiêu đề phụ của các phần trong bài thuyết trình cũng như số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể tạo slide mục lục bằng cách sử dụng các tính năng có sẵn trong powerpoint hoặc bằng cách thiết kế theo ý thích của bạn. Bằng cách tạo slide mục lục trong powerpoint, bạn có thể đạt được những hiệu quả sau đây:
- Giúp người xem có cái nhìn tổng quan về bài thuyết trình, biết được mục tiêu, nội dung và thời lượng của bài thuyết trình.
- Giúp người xem dễ dàng theo dõi và hiểu bài thuyết trình, biết được bài thuyết trình được chia thành những phần nào và phần nào đang được trình bày.
- Giúp người xem dễ dàng tìm kiếm và quay lại các phần quan trọng của bài thuyết trình, biết được số trang của các slide liên quan.
- Giúp người trình bày có kế hoạch và sắp xếp bài thuyết trình một cách hợp lý, biết được thứ tự và mối liên hệ của các phần trong bài thuyết trình.
Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:5]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách tạo mục lục trong powerpoint
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
- Bước 1: Tạo một slide trống để đặt mục lục.
Tạo một slide trống để đặt mục lục
- Bước 2: Tạo Section để chứa nội dung của mục 1 Trên PowerPoint, bạn click chuột phải và chọn Add Section.
Chọn Add Section
Điền tên vào Section name > Click vào Rename.
Click vào Rename
Tiếp theo, bạn tạo một slide để viết tiêu đề của mục 1.
Làm slide chứa tiêu đề
Sao chép slide đó để tạo một slide khác để viết nội dung.
Làm slide chứa nội dung
- Bước 3: Tạo kết nối từ Section 1 về slide mục lục Trên slide tiêu đề, bạn chọn Insert > Chọn tiếp Zoom > Rồi chọn Section Zoom để tạo kết nối.
Chọn Section Zoom
Trong hộp thoại Insert Section Zoom, bạn chọn Section của mục 1 > Click vào Insert.
Click vào Insert
- Bước 4: Bật trình chiếu để xem kết quả.
Trình chiếu để xem kết quả
Tương tự như vậy, bạn sẽ làm cho mỗi phần nội dung một Section riêng. Sau đó, bạn sẽ tạo kết nối từ mỗi Section về slide mục lục. Như vậy, bạn sẽ có được một mục lục tự động cho slide của bạn.
- Bước 5: Tạo kết nối từ Section 2 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 2
- Bước 6: Tạo kết nối từ Section 3 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 3
- Bước 7: Tạo kết nối từ Section 4 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 4
>>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ
Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn.
[course_id:876,theme:course]
[course_id:2563,theme:course]
[course_id:2942,theme:course]
Cách tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint
Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint để làm cho mục lục của bạn trở nên đẹp mắt và phù hợp với bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint bằng cách sử dụng các cách sau đây:
1. Sử dụng phông chữ tùy chỉnh
Phông chữ là một yếu tố quan trọng trong thiết kế mục lục slide powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính nhất quán, rõ ràng, và chuyên nghiệp của mục lục. Bạn có thể sử dụng phông chữ tùy chỉnh cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng phông chữ, bao gồm các tùy chọn về kiểu, kích thước, màu sắc và hiệu ứng của phông chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tải về và sử dụng các phông chữ mới từ các nguồn khác nhau, ví dụ như Google Fonts, Font Squirrel hay DaFont.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn phông chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại phông chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi phông chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải.
Sử dụng phông chữ tùy chỉnh
2. Thêm hiệu ứng chữ
Hiệu ứng chữ là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên sinh động và nổi bật hơn, bằng cách thêm vào các hiệu ứng như đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng, hay chuyển động cho chữ. Bạn có thể thêm hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng hiệu ứng chữ bao gồm các tùy chọn về đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng và chuyển động của chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một hiệu ứng chữ mới bằng cách chọn nút Thêm hiệu ứng ở góc trên bên trái và chọn các tùy chọn theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn hiệu ứng chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi hiệu ứng chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải.
Thêm hiệu ứng chữ
3. Thay đổi bảng màu
Bảng màu là một yếu tố quan trọng trong tạo mục lục trong powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính hài hòa, nổi bật, và thẩm mỹ của mục lục. Bạn có thể thay đổi bảng màu cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng bảng màu, bao gồm các tùy chọn về bảng màu có sẵn, bảng màu tùy chỉnh, và bảng màu mới. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn, và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một bảng màu mới bằng cách chọn nút Tạo bảng màu mới ở góc trên bên trái, và chọn các màu sắc theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn bảng màu, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại bảng màu cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi bảng màu bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái và chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải.
Thay đổi bảng màu
4. Sắp xếp lại các đối tượng trong slide
Sắp xếp lại các đối tượng trong slide là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên gọn gàng và hợp lý hơn, bằng cách sắp xếp lại vị trí, kích thước, và hướng của các đối tượng như chữ, hình ảnh, biểu tượng, hay các đối tượng khác trong slide. Bạn có thể sắp xếp lại các đối tượng trong slide bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng sắp xếp, bao gồm các tùy chọn về cách sắp xếp các đối tượng trong slide, ví dụ như căn lề, căn giữa, căn đều, xoay, lật, nhóm hay phân tầng. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể kéo thả các đối tượng trong slide để sắp xếp theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành sắp xếp các đối tượng trong slide, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại sắp xếp cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi sắp xếp các đối tượng trong slide bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải.
Sắp xếp lại các đối tượng trong slide
Một số lưu ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint
Tạo mục lục trong powerpoint là một cách tiết kiệm thời gian và công sức nhưng cũng có một số lưu ý bạn cần chú ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
1. Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Giới thiệu”, “Nội dung”, “Kết luận”. Bạn có thể sử dụng tiêu đề chính bằng cách chọn bố cục có tiêu đề chính cho mỗi slide, hoặc bằng cách định dạng chữ của tiêu đề chính với kiểu Heading 1. Bằng cách sử dụng tiêu đề chính, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được các phần của bài thuyết trình, và tạo ra mục lục tự động theo đúng thứ tự và nội dung.
Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình
2. Sắp xếp theo cấp độ
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sắp xếp theo cấp độ cho các phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Mục tiêu”, “Phương pháp”, “Kết quả” là các tiêu đề phụ thuộc vào tiêu đề chính “Nội dung”.
Bạn có thể sắp xếp theo cấp độ bằng cách định dạng chữ của các tiêu đề phụ với kiểu Heading 2, Heading 3 hay các kiểu khác tùy theo cấp độ của chúng. Bằng cách sắp xếp theo cấp độ, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được mối liên hệ và cấu trúc của các phần trong bài thuyết trình và tạo ra mục lục tự động theo đúng cấp độ và thụt lề.
3. Chọn mẫu thiết kế có sẵn
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn trong powerpoint, ví dụ: “Mục lục cơ bản”, “Mục lục đơn giản”, “Mục lục đẹp”, hay “Mục lục chuyên nghiệp”.
Bạn có thể chọn mẫu thiết kế có sẵn bằng cách chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và chọn nút OK để chèn mục lục tự động vào bài thuyết trình của bạn. Bằng cách chọn mẫu thiết kế có sẵn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc thiết kế mục lục tự động cho bài thuyết trình của bạn.
Chọn mẫu thiết kế có sẵn
4. Cập nhật tự động lại mục lục
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần cập nhật tự động lại mục lục khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình. Bạn có thể cập nhật tự động lại mục lục bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Xem ở góc trên bên trái rồi chọn Up Slide. Sau đó, bạn chọn nút Cập nhật mục lục ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn có thể chọn một hoặc nhiều tùy chọn tùy theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn. Sau đó, chọn nút OK.
- Bước 3: Mục lục tự động của bạn sẽ được cập nhật lại theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn, bao gồm các tiêu đề chính, các tiêu đề phụ và số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và điều chỉnh nếu cần thiết.
- Bước 4: Bạn nên cập nhật tự động lại mục lục trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn là chính xác và cập nhật nhất. Bạn cũng nên cập nhật tự động lại mục lục mỗi khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình.
Tự động cập nhật mục lục
5. Kiểm tra trước khi trình bày
Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần kiểm tra trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn không có lỗi chính tả, ngữ pháp, hay định dạng.
6. Tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục, để làm cho mục lục của bạn trở nên phù hợp với bài thuyết trình của mình.
7. Chú ý đến các slide ẩn
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần chú ý đến các slide ẩn, là các slide không được hiển thị khi bạn trình bày bài thuyết trình, nhưng vẫn có trong bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể chú ý đến các slide ẩn bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Slide Table. Bạn sẽ thấy các slide trong bài thuyết trình của bạn được hiển thị ở bên trái màn hình. Bạn có thể nhận biết các slide ẩn bằng cách nhìn vào biểu tượng Slide ẩn ở góc dưới bên phải của mỗi slide, có hình một cái mắt bị gạch chéo.
- Bước 2: Bạn có thể ẩn hoặc hiện một slide bằng cách nhấn chuột phải vào slide đó, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide. Bạn cũng có thể ẩn hoặc hiện nhiều slide cùng một lúc bằng cách chọn nhiều slide, và nhấn chuột phải, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide.
- Bước 3: Bạn nên chú ý đến các slide ẩn vì chúng có thể ảnh hưởng đến mục lục tự động của bạn. Nếu muốn mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn, bạn cần chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn cần chọn ô Bao gồm các slide ẩn để mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn. Nếu bạn không muốn mục lục tự động của bạn bao gồm các slide ẩn, bạn cần bỏ chọn ô Bao gồm các slide ẩn. Sau đó, chọn nút OK để cập nhật mục lục tự động của bạn.
Chú ý tới các slide ẩn
Kết luận
Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn cách để tạo mục lục trong powerpoint. Unica cũng đã cung cấp cho bạn một số cách để tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint cũng như một vài lưu ý. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn làm mục lục tự động trong powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với bài thuyết trình của bạn!
Xem thêm bài viết
Tài chính & Kế toán
Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết
Tái đầu tư chính là chiến lược đầu tư thông minh để tài sản luôn luôn được sinh lời. Tái đầu tư giúp bạn tận dụng tối đa lợi nhuận từ các khoản đầu tư và xây dựng một cơ sở tài chính vững chắc. Tái đầu tư được xem là “bệ phóng” giúp bạn thành công và thịnh vượng hơn trong tương lai. Để biết cụ thể tái đầu tư là gì? Có những cách nào? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Tái đầu tư là gì?
Tái đầu tư (hay Reinvestment) là quá trình bạn sử dụng các khoản thu như: cổ tức, tiền lãi từ gửi ngân hàng để mua thêm các tài sản đầu tư tương tự hoặc các tài khoản đầu tư khác chứ không rút chúng ra thành tiền mặt để sử dụng cho tiêu dùng cá nhân.
Tái đầu tư là gì?
Ví dụ tái đầu tư như sau:
Bạn đầu tư 100 triệu đồng vào một quỹ đầu tư. Sau một năm, quỹ này mang lại cho bạn lợi nhuận 30 triệu đồng. Thay vì rút 1 triệu đồng này ra, bạn quyết định để nó ở lại quỹ để tiếp tục sinh lời. Đó chính là tái đầu tư.
Tái đầu tư được xem là một cách đầu tư thông minh để bạn gia tăng giá trị của các khoản đầu tư. Lợi ích nổi bật của tái đầu tư đó chính là sử dụng sức mạnh của lãi kép. Việc đầu tư thêm từ khoản tiền lãi đầu tư trước đó không chỉ tái tạo lợi nhuận mà còn giúp thúc đẩy, phát triển tài sản nhanh chóng hơn so với việc giữ tiền mặt để sử dụng.
Hiện nay chính phủ cũng đang áp dụng hình thức tái đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe.
Ưu và nhược điểm của việc tái đầu tư
Tái đầu tư chính là bàn đạp giúp các khoản đầu tư của bạn càng ngày càng có giá trị cao. Nhờ đó, giá trị tài sản sẽ càng ngày càng gia tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích đang sở hữu thì tái đầu tư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế. Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của tái đầu tư cho bạn tham khảo.
Ưu điểm
Tăng cao giá trị tài sản trong tương lai: Khi bạn tái đầu tư tức là bạn đang đầu tư thêm tài sản dựa trên tài sản đã đầu tư trước đó. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian, không để tiền bị thừa thãi dẫn đến việc tiêu sai mục đích.
Nâng cao thu nhập: Tái đầu tư cũng có thể được xem là một hình thức giúp tăng thu nhập. Lý do bởi đầu tư càng nhiều thì càng có nhiều lãi, như vậy là bạn đã có thêm một nguồn thu nhập thụ động. Ví dụ: Bạn tái đầu tư cổ tức thì bạn sẽ nhận thêm được cổ phiếu, như vậy trong tương lai bạn sẽ nhận được càng nhiều cổ tức.
Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư: Tái đầu tư cũng có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro của các khoản đầu tư của mình. Ví dụ: Bạn mở công ty và bạn tái đầu tư cổ phiếu của công ty. Khi này, bạn sẽ tăng cao số lượng cổ phiếu đang sở hữu. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể biến động của giá cổ phiếu.
Tái đầu tư giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian
Nhược điểm
Giá trị tài sản có lúc sẽ bị giảm: Theo thời gian, giá trị tài sản mà bạn tái đầu tư có thể bị giảm, nhất là trong giai đoạn thị trường đang suy thoái. Trong trường hợp này, việc tái đầu tư có thể khiến bạn bị thua lỗ.
Lãi suất giảm thấp hơn so với lúc trước: Theo thời gian lãi suất khi tái đầu tư có thể bị giảm, điều này đồng thời cũng làm giảm giá trị của các tài sản có thu nhập cố định, ví dụ như: trái phiếu. Nếu bạn tái đầu tư vào tài sản có lãi suất thấp thì nó có thể khiến bạn bị thua lỗ.
Các hình thức tái đầu tư tại Việt Nam
Tại Việt Nam có rất nhiều loại tái đầu tư khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục tiêu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp/ công ty mà sẽ chia ra thành 2 hình thức tái đầu tư chính như sau:
Phân loại dựa theo nguồn vốn tái đầu tư
Dựa theo nguồn vốn tái đầu tư thì sẽ bao gồm 2 loại hình thức chính sau:
Tái đầu tư từ lợi nhuận: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ khoản đầu tư trước đó để mua thêm tài sản.
Tái đầu tư từ tiền thu được: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán tài sản trước đó đi để mua một tài sản khác.
Phân loại theo cách thức tái đầu tư
Hình thức tái đầu tư dựa theo cách thức cũng sẽ bao gồm 2 loại chính, đó là:
Tái đầu tư cổ tức: Bạn sử dụng các thanh khoản cổ tức mua thêm cổ tức của chính công ty đó. Thông thường, cổ tức sẽ được chi trả theo quý. Nếu bạn lựa chọn tái đầu tư cổ tức thì cổ tức bằng tiền mặt sẽ mua được cổ phiếu thay vì nhận tiền mặt.
Tái đầu tư phân phối: Hình thức này có tên tiếng anh là Dividend Reinvestment Plan - DRIP. Đây là hình thức đầu tư gián tiếp chỉ hành động cổ đông của công ty mua thêm cổ phiếu của công ty bằng chính cổ tức mà họ nhận được. Tái đầu tư phân phối thường được triển khai miễn phí cho các cổ đông, các cổ đông có thể dễ dàng đăng ký trực tuyến hoặc qua email.
Phân loại tái đầu tư tại Việt Nam
Đặc điểm của hình thức tái đầu tư
Đặc điểm của tái đầu tư là gì chắc chắn là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn hiểu rõ:
Tái đầu tư sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư.
Bản chất của tái đầu tư là sử dụng khoản tiền lãi thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư, Lúc này có thể là đầu tư kênh khác nhưng cũng có thể là đầu tư thêm vào kênh cũ.
Bằng việc thực hiện lãi kép, tái đầu tư có thể giúp bạn tăng lợi nhuận, tăng thu nhập đáng kể theo thời gian.
Bằng cách tăng số lượng cổ phiếu hoặc tài sản mà bạn sở hữu, tái đầu tư cũng có thể giúp bạn đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư của mình.
Cách tái đầu tư hiệu quả
Để tăng cơ hội thành công và giảm thiểu rủi ro khi tái đầu tư, bạn cần bỏ túi ngay cho mình những cách tái đầu tư hiệu quả sau:
Lựa chọn khoản đầu tư phù hợp
Trước khi quyết định xuống tiền tái đầu tư điều quan trọng nhất bạn cần làm đó là lựa chọn cho mình khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng của mình. Nếu không xác định được điều này bạn sẽ rất dễ thất bại.
Nếu như bạn có mục đích dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cần phải lựa chọn các khoản đầu tư có tiềm năng tăng trưởng cao, ví dụ như: cổ phiếu, quỹ tương hỗ,....
Nếu như bạn có mục tiêu ngắn hạn như mua nhà thì bạn nên chọn những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao, ví dụ như: trái phiếu, gửi tiết kiệm.
Chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mình hiểu rõ
Để tái đầu tư an toàn, tốt nhất bạn chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mà mình am hiểu và biết rõ. Tuyệt đối không nên mạo hiểm, đầu tư vào những lĩnh vực mà mình không biết gì hay đầu tư theo số đông mà không hiểu bản chất. Ngoài ra, khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó bạn cần phải nắm rõ những rủi ro khách quan và chủ quan. Cụ thể:
Rủi ro khách quan: tình hình chính trị, kinh tế, khách hàng, nhà cung cấp, công nghệ thay thế,...
Rủi ro chủ quan: nhân lực, đối tác rút vốn,...
Hiểu rõ lĩnh vực để tái đầu tư an toàn
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Để giảm thiểu rủi ro cho quá trình tái đầu tư, cách hiệu quả nhất đó là bạn hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bạn không nên chỉ đầu tư vào 1 tài sản duy nhất, thay vào đó nên đầu tư nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, tài sản thực, tiền mặt,... Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư.
Ưu tiên đầu tư nhân lực, tài lực, vật lực vững mạnh
Để doanh nghiệp phát triển vững mạnh và bền lâu, việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận vững chắc trong tương lai. Trường hợp bạn là một nhà đầu tư cá nhân thì hãy chú trọng đầu tư cho mình. Hãy không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân bằng các khoá học. Bên cạnh đó bạn cũng nên tích cực học hỏi, trao đổi với những nhà đầu tư chuyên nghiệp để củng cố chuyên môn của mình.
Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư
Hiện nay rất nhiều người vì ham muốn đầu tư mãnh liệt đã sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư mà không biết rằng điều này mang lại rủi ro rất cao. Cách tái đầu tư an toàn đó là bạn phải phân biệt rõ được đâu là khoản đầu tư sinh ra lợi nhuận chính, đâu là khoản đầu tư có tiềm ẩn rủi ro. Sau khi đã phân biệt được, hãy chia khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao một phần nhỏ. Điều này giúp đảm bảo nếu chẳng may đầu tư có mất trắng cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn.
Chú ý: Chỉ đầu tư khi có dư, tuyệt đối không vay mượn để tái đầu tư, bởi áp lực lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh của bạn.
Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư
Tự theo dõi hiệu quả đầu tư
Tái đầu tư không phải cứ thực hiện là xong để đó. Sau khi đã tái đầu tư vào hình thức phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, tiếp theo bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả khoản đầu tư của mình để đảm bảo rằng nó vẫn đang hoạt động tốt. Trong trường hợp theo dõi thấy nó đang hoạt động kém đi thì bạn cần có phương án xử lý kịp thời, khi này có thể cân nhắc bán nó đi để đầu tư vào khoản khác có tiềm năng sinh lời cao và ổn định hơn.
Tái đầu tư thường xuyên
Tái đầu tư không nên cố định mà nên càng thường xuyên càng tốt. Việc tái đầu tư thường xuyên giúp bạn có nhiều cơ hội để tận dụng lợi nhuận kép. Từ đó, xây dựng được một nguồn thu nhập ổn định, tăng cao giá trị tài sản của mình theo thời gian.
Câu hỏi liên quan
Để hiểu rõ hơn một số thông tin khác liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn, hãy tham khảo các câu hỏi phụ kèm đáp án trả lời sau nhé.
Câu 1: Các yếu tố cho thấy nên tái đầu tư là gì?
Một số trường hợp nên tái đầu tư đó là:
Trong quá trình theo dõi tái đầu tư, nếu như thấy hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao trong tương lai thì bạn vẫn nên giữ lại, tiếp tục tái đầu tư để tận dụng tiềm năng tăng trưởng của khoản đầu tư đó.
Nếu bạn có mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cũng nên tái đầu tư để đạt được mục tiêu đó.
Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro thì bạn cũng nên tái đầu tư để tăng lợi nhuận.
Câu 2: Khi nào không nên tái đầu tư?
Một số trường hợp không nên tái đầu tư đó là:
Bạn không nên tái đầu tư khi thấy khoản đầu tư đó đang hoạt động kém và có khả năng sinh lời thấp. Trong trường hợp thấy khoản đầu tư kém, bạn nên cân nhắc để bán nó đi, lấy tiền đó đầu tư khoản khác.
Khi bạn có mục tiêu tài chính ngắn hạn thì bạn cũng không nên tái đầu tư, khi này thay vì tái đầu tư thì nên tiết kiệm thì hơn.
Câu 2: Công thức tính tỷ lệ tái đầu tư là gì?
Công thức tái đầu tư như sau:
Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại /Lợi nhuận sau thuế × 100%)
Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)
Tỷ lệ tái đầu tư (tỷ số lợi nhuận giữ lại - Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì mà Unica đã tổng hợp được. Có thể nói, tái đầu tư là một cách hiệu quả và thông minh để bạn gia tăng tài sản của mình. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn đúng kênh đầu tư và đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn. Chúc bạn lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp và đầu tư thành công.
Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Trong thời đại kinh tế thị trường, đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc hiểu rõ về các hình thức đầu tư không chỉ giúp bạn bảo vệ tài sản mà còn giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng tài sản trong tương lai. Bài viết sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về đầu tư giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Cùng khám phá nhé.
Đầu tư là gì?
Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực đang có sẵn như: tiền bạc, thời gian, kiến thức, kỹ năng,... để tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, đầu tư là việc bạn bỏ ra một số vốn nhất định để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm sản sinh ra một số tiền lãi nhất định. Đầu tư giúp bạn đạt được những lợi ích về kinh tế trong tương lai cao hơn so với trước kia.
Đầu tư là gì?
Thực tế thuật ngữ đầu tư chưa có khái niệm cụ thể, tuy nhiên theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đã có quy định về đầu tư kinh doanh. Đầu tư kinh doanh tức là nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Hình thức đầu tư
Trong luật đầu tư năm 2020 quy định các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư dự án, đầu tư mua cổ phiếu và đầu tư hợp đồng BCC. Cụ thể các hình thức đầu tư như sau:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đối với đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cụ thể hình thức đầu tư này như sau:
Đối với nhà đầu tư trong nước
Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, pháp luật quy định đối với đầu tư trong nước như sau: Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế về doanh nghiệp sẽ áp dụng pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư được thực hiện tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thành lập tổ chức.
Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường. Cụ thể điều kiện này như sau: Nhà đầu tư có thể áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường tương ứng với quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Đối với các trường hợp đăng ký ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề bị hạn chế tiếp cận ở nhà đầu tư nước ngoài thì bạn cần đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường sau:
Hình thức đầu tư
Phạm vi hoạt động đầu tư
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hay năng lực của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
Năng lực của nhà đầu tư và các đối tác cũng tham gia vào dự án (nếu có);
Các điều kiện khác theo quy định hiện hành.
Để thực hiện theo đúng quy trình, trước khi thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải có:
Dự án đầu tư
Đầy đủ giấy tờ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường,...
Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lưu ý: Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tính từ thời điểm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác đã được cấp.
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Tuy nhiên để có quyền này nhà đầu tư cần phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau:
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Điều kiện này bao gồm: hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, điều kiện khác theo quy định.
Đảm bảo quy định về quốc phòng - an ninh theo Luật Doanh nghiệp 2020.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đất đai, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn.
Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020 quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:
Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
Góp vốn vào công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại 2 điều trên.
Điều 25 Luật đầu tư 2020 cũng quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:
Mua cổ phần của công ty cổ phần từ phía công ty hoặc từ phía cổ đông.
Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đó trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn đó.
Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh với mục đích để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác nhưng không thuộc trường hợp quy định tại các điều đã nói ở trên.
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Thực hiện dự án đầu tư
Ngoài những hình thức đầu tư đã chia sẻ ở trên bạn cũng có thể đầu tư theo dự án. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là phương pháp đầu tư được thực hiện trên cơ sở cùng nhau hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hợp tác này thông qua ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.
Căn cứ theo mục 2, mục 3 chương IV Luật đầu tư 2020 có quy định về quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam như sau:
Lựa chọn nhà đầu khi thực hiện dự án đầu tư.
Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
Khi đã được chấp thuận dự án đầu tư nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng này được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật chứ không phải theo quy định của tổ chức kinh tế.
Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Theo quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2020 có quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau:
Nội dung bắt buộc phải có các thông tin gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư,...
Mục tiêu cũng như phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.
Những đóng góp của các bên tham gia hợp đồng.
Tiến hành phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên.
Thời gian thực hiện hợp đồng, báo cáo tiến độ.
Sửa chữa, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng.
Trách nhiệm cần có trong hợp đồng, phương pháp giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, từ việc hợp tác kinh doanh các bên tham gia hợp đồng sẽ ký với nhau hợp đồng thỏa thuận sử dụng tài sản để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2020 mà Unica đã tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin này, bạn đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu muốn biết thêm những kiến thức tài chính khác, bạn hãy tham khảo trên trang blog của Unica nhé.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm, lợi ích? Có nên tham gia không?
Hiện nay, ngành bảo hiểm đang phát triển rất tích cực, để đáp ứng nhu cầu của mọi người, hàng loạt các loại bảo hiểm đã ra đời và bảo hiểm liên kết đầu tư là một trong số đó. Bảo hiểm liên kết đầu tư ra đời với vai trò chính là giúp các nhà đầu tư tránh khỏi được các rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh các sản phẩm tài chính. Để hiểu cụ thể bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích cụ thể, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau nhé.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư là một loại hình đặc biệt của bảo hiểm nhân thọ, ra đời nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho nhà đầu tư trước những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Ngoài mục đích bảo vệ tài chính, bảo hiểm liên kết đầu tư còn kết hợp thêm yếu tố đầu tư giúp người mua tăng được tài sản tích lũy của bản thân.
Phí đóng của bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ bao gồm 2 loại: phí bảo hiểm (chi phí ban đầu, phí quản lý và bảo hiểm) và phí đầu tư (tuỳ theo loại hình sản phẩm như tích lũy, sinh lời, tiết kiệm). Xét theo chức năng tích luỹ, người mua bảo hiểm sẽ được tích luỹ tài sản theo thời gian thông thông qua hoạt động tại các quỹ liên kết.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Hiện nay, bảo hiểm liên kết đầu tư đang được rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh quan tâm. Bởi chỉ với một loại bảo hiểm này, người tham gia vừa được đảm bảo quyền lợi trong quá trình đầu tư bằng cách bồi thường nếu giá trị sản phẩm tài chính bị rủi ro, vừa có cơ hội tích luỹ, tham gia đầu tư với mức lãi suất cao.
Đặc điểm của bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư không giống với những loại bảo hiểm khác, cụ thể đặc điểm của loại bảo hiểm này như sau:
Khách hàng sau khi mua bảo hiểm sẽ được nhận toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm sau khi đã trừ khi các khoản phí có liên quan. Trong suốt thời gian thực thi hợp đồng bảo hiểm, chủ sở hữu sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định tùy theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng đã kí. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, chủ sở hữu bảo hiểm sẽ nhận được khoản bồi thường nhất định, khoản này sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị đầu tư ban đầu.
Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm như: chi phí mua, chi phí đầu tư, hoạt động đầu tư, lợi nhuận của quỹ sẽ được tách biệt và công bố công khai, minh bạch với khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thể theo dõi được các hoạt động đầu tư của quỹ, nắm rõ được các khoản chi phí cố định cũng như chi phí phát sinh trong quá trình quản lỹ quỹ. Ngoài ra, chủ sở hữu bảo hiểm cũng sẽ được thông báo cụ thể về lợi nhuận của quỹ sau khi đã trừ đi các khoản phí có liên quan.
Tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, khách hàng có thể nắm rõ, biết được cụ thể phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Từ đó, khách hàng dễ dàng kiểm soát và có thể đưa ra được những quyết định lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào quỹ phù hợp nhất.
Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư hoàn toàn có thể tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của mình. Với đặc điểm này, người mua bảo hiểm sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và an tâm, đồng thời cũng được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân.
Người mua bảo hiểm đầu tư có quyền quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm
Khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, giá trị mà bên mua bảo hiểm nhận được sẽ là giá trị của các đơn vị quỹ đầu tư tương ứng với số tiền đã góp vào quỹ. Trong suốt quá trình đóng góp quỹ này, giá trị của các đơn vị quỹ sẽ không cố định, nó có thể tăng hoặc giảm tùy theo theo tình hình thị trường.
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được nhận các khoản phí từ người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận đã ký. Các khoản này sẽ được tính toán chính xác và cụ thể dựa theo mức độ rủi ro, số tiền cũng như thời hạn bảo hiểm được thoả thuận trong hợp đồng.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy với mức lãi suất cao cho các nhà đầu tư. Cụ thể những lợi ích nhận được khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư đó là:
Kết hợp bảo vệ và đầu tư: Khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư, người mua vừa có thể bảo vệ tài chính trong quá trình kinh doanh trước những rủi ro bất ngờ như: tai nạn, hiểm nghèo, tử vong,.. vừa có thể tích lũy được một số tiền đầu tư giúp tăng trưởng tài sản theo thời gian.
Tính linh hoạt cao: Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư, người tham gia có thể dễ dàng lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chịu rủi ro của mình. Đồng thời cũng có thể thay đổi tỷ lệ phân bổ giữa các quỹ đầu tư tuỳ theo mục tiêu tài chính và diễn biến của thị trường.
Thông tin trong bảo hiểm công khai, minh bạch: Tất cả các thông tin về phí, lợi nhuận, rủi ro đều được công khai minh bạch giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt. Thêm nữa, khách hàng khi mua bảo hiểm này còn nhận được báo cáo định kỳ về tình hình tài khoản để theo dõi quá trình đầu tư.
Quyền tự chủ trong quá trình đầu tư: Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư có quyền tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình.
Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy
Các loại bảo hiểm liên kết đầu tư hiện nay
Bảo hiểm liên kết đầu tư được chia thành 2 loại chính, đó là: bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị.
Bảo hiểm liên kết chung
Bảo hiểm liên kết chung có tên tiếng anh là Universal life insurance. Đây là loại bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm nhân thọ và đầu tư. Đối với loại bảo hiểm này, khách hàng sẽ phải đóng phí để mua và đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Tức là khoản phí mua bảo hiểm sẽ được phân bổ vào 2 khoản chính là: khoản để trả tiền bảo hiểm và khoản để đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm.
Sau khi đã sở hữu bảo hiểm liên kết chung, người mua sẽ nắm được toàn bộ thông tin có liên quan đến kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, được đảm bảo lãi suất nhận được, lãi suất này chắc chắn sẽ không bao giờ thấp hơn lãi suất mà 2 bên đã ký trên hợp đồng.
Tham gia bảo hiểm liên kết chung, khách hàng có thể lựa chọn các loại quỹ đầu tư khác nhau để phù hợp với mục tiêu cũng như khả năng tài chính của mình.
Bảo hiểm liên kết đơn vị
Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư vào đa dạng các danh mục tài sản như: trái phiếu, cổ phiếu,... Khi lựa chọn đầu tư bảo hiểm liên kết đơn vị, bạn bắt buộc phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư giúp. Điều này giúp hạn chế rủi ro vì bạn đã tận dụng được kinh nghiệm cũng như lợi thế của các công ty chuyên về đầu tư tài chính nên có khả năng sinh lợi rất nhanh.
Đối với loại bảo hiểm này, tiền phí bảo hiểm của khách hàng sẽ được đầu tư vào một loại quỹ duy nhất do doanh nghiệp bảo hiểm quản lý. Khi này, người mua được toàn quyền chọn tỷ lệ phân bổ đầu tư vào các quỹ. Giá trị đầu tư của khách hàng mua loại bảo hiểm này sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản của đơn vị quỹ.
Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư
So sánh bảo hiểm đầu tư với sản phẩm bảo hiểm truyền thống
Bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm truyền thống là hai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến, nhưng có những điểm khác biệt đáng kể. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần phân biệt được 2 loại bảo hiểm này.
Tiêu chí so sánh
Bảo hiểm liên kết đầu tư
Bảo hiểm truyền thống
Quyền lợi được hưởng
Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro bất ngờ xuất hiện như: tai nạn, tử vong, bệnh tật,...
Có quyền đầu tư vào các quỹ tài sản giúp tăng trưởng tài sản.
Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro như: tử vong, tai nạn thương tật, bệnh tật,...
Người mua bảo hiểm sẽ nhận được một khoản tiền khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn.
Trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người mua bảo hiểm sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm và các khoản lãi được chia.
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm linh hoạt và được công khai, minh bạch. Khoản phí này cũng sẽ được tách riêng giữa bảo vệ và đầu tư. Khách hàng mua bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được hưởng quyền lợi từ việc đầu tư vào các quỹ đầu tư có lãi suất cao.
Phí bảo hiểm thường ổn định, hầu như không có thay đổi gì mấy trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng.
Lựa chọn hình thức đầu tư
Linh hoạt lựa chọn hình thức đầu tư với các quỹ đầu tư khác nhau tuỳ vào mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi.
Không có quyền lựa chọn mà loại bảo hiểm này sẽ cố định về cách thức đầu tư số tiền bảo hiểm.
Rủi ro thị trường
Giá trị của các quỹ đầu tư có thể biến động theo thị trường, vì vậy bạn có thể chịu rủi ro mất vốn.
Ít chịu ảnh hưởng của biến động thị trường.
Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không?
Việc có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không là tùy mỗi người. Để có thêm gợi ý giúp dễ dàng ra quyết định nên hay không nên nên tham gia bảo hiểm đầu tư, bạn hãy tham khảo các yếu tố dưới đây.
Bảo vệ tài chính: Lựa chọn bảo hiểm liên kết đầu tư bạn có thể dễ dàng chọn quỹ đầu tư phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận được rủi ro. Bên cạnh đó nếu như có rủi ro xảy ra bạn còn được bảo vệ tài chính từ quỹ bảo hiểm.
Đa dạng hoá đầu tư: Loại bảo hiểm này cho phép bạn thoải mái đầu tư vào các quỹ đầu tư khác nhau. Bao gồm cả quỹ đầu tư ổn định và quỹ đầu tư có mức độ rủi ro cao. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư này giúp bạn tăng cơ hội tăng trưởng vốn đáng kể.
Hậu quả về chi phí: Bảo hiểm liên kết đầu tư có chi phí thấp hơn so với việc mua bảo hiểm truyền thống hoặc đầu tư bảo hiểm riêng lẻ. Lý do là vì các khoản phí bảo hiểm đã được trừ đi trước khi đầu tư vào quỹ. Thêm nữa quỹ bảo hiểm cũng có sức mua lớn hơn với việc đầu tư, chi phí giao dịch cũng vì vậy mà giảm đi.
Tính minh bạch: Bảo hiểm liên kết đầu tư có tính minh bạch cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Khi tham gia loại bảo hiểm này, bạn có thể kiểm soát các rủi ro đầu tư của mình bằng cách lựa chọn loại quỹ đầu tư phù hợp, sau khi lựa chọn xong các khoản phí sẽ được công bố một cách cụ thể, chi tiết, không có các khoản phí nào ẩn cả.
Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không?
Lưu ý khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư
Để việc mua bảo hiểm liên kết đầu tư mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước khi quyết định mua bảo hiểm bạn cần phải nắm rõ các điều khoản, quy định mà hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đưa ra, đặc biệt là các rủi ro và các điều kiện.
Lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với điều khoản và quy định của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời cân nhắc mức độ rủi ro của quỹ bảo hiểm này.
Xem xét kỹ các chi phí có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để đưa ra được những quyết định hợp lý nhất.
Tìm hiểu đơn vị bảo hiểm và quỹ đầu tư uy tín trước khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư để có quá trình đầu tư an toàn và đáng tin cây.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bảo hiểm liên kết đầu tư mà Unica đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bảo hiểm liên kết đầu tư. Có thể nói, bảo hiểm liên kết đầu tư là một sản phẩm tài chính linh hoạt kết hợp hoàn hảo giữa bảo vệ và đầu tư. Với cơ chế hoạt động minh bạch, đa dạng lựa chọn quỹ đầu tư và khả năng điều chỉnh danh mục, bảo hiểm liên kết đầu tư chắc chắn sẽ mang đến cho người tham gia nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tài chính.
Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết
Tái đầu tư chính là chiến lược đầu tư thông minh để tài sản luôn luôn được sinh lời. Tái đầu tư giúp bạn tận dụng tối đa lợi nhuận từ các khoản đầu tư và xây dựng một cơ sở tài chính vững chắc. Tái đầu tư được xem là “bệ phóng” giúp bạn thành công và thịnh vượng hơn trong tương lai. Để biết cụ thể tái đầu tư là gì? Có những cách nào? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Tái đầu tư là gì?
Tái đầu tư (hay Reinvestment) là quá trình bạn sử dụng các khoản thu như: cổ tức, tiền lãi từ gửi ngân hàng để mua thêm các tài sản đầu tư tương tự hoặc các tài khoản đầu tư khác chứ không rút chúng ra thành tiền mặt để sử dụng cho tiêu dùng cá nhân.
Tái đầu tư là gì?
Ví dụ tái đầu tư như sau:
Bạn đầu tư 100 triệu đồng vào một quỹ đầu tư. Sau một năm, quỹ này mang lại cho bạn lợi nhuận 30 triệu đồng. Thay vì rút 1 triệu đồng này ra, bạn quyết định để nó ở lại quỹ để tiếp tục sinh lời. Đó chính là tái đầu tư.
Tái đầu tư được xem là một cách đầu tư thông minh để bạn gia tăng giá trị của các khoản đầu tư. Lợi ích nổi bật của tái đầu tư đó chính là sử dụng sức mạnh của lãi kép. Việc đầu tư thêm từ khoản tiền lãi đầu tư trước đó không chỉ tái tạo lợi nhuận mà còn giúp thúc đẩy, phát triển tài sản nhanh chóng hơn so với việc giữ tiền mặt để sử dụng.
Hiện nay chính phủ cũng đang áp dụng hình thức tái đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe.
Ưu và nhược điểm của việc tái đầu tư
Tái đầu tư chính là bàn đạp giúp các khoản đầu tư của bạn càng ngày càng có giá trị cao. Nhờ đó, giá trị tài sản sẽ càng ngày càng gia tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích đang sở hữu thì tái đầu tư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế. Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của tái đầu tư cho bạn tham khảo.
Ưu điểm
Tăng cao giá trị tài sản trong tương lai: Khi bạn tái đầu tư tức là bạn đang đầu tư thêm tài sản dựa trên tài sản đã đầu tư trước đó. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian, không để tiền bị thừa thãi dẫn đến việc tiêu sai mục đích.
Nâng cao thu nhập: Tái đầu tư cũng có thể được xem là một hình thức giúp tăng thu nhập. Lý do bởi đầu tư càng nhiều thì càng có nhiều lãi, như vậy là bạn đã có thêm một nguồn thu nhập thụ động. Ví dụ: Bạn tái đầu tư cổ tức thì bạn sẽ nhận thêm được cổ phiếu, như vậy trong tương lai bạn sẽ nhận được càng nhiều cổ tức.
Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư: Tái đầu tư cũng có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro của các khoản đầu tư của mình. Ví dụ: Bạn mở công ty và bạn tái đầu tư cổ phiếu của công ty. Khi này, bạn sẽ tăng cao số lượng cổ phiếu đang sở hữu. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể biến động của giá cổ phiếu.
Tái đầu tư giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian
Nhược điểm
Giá trị tài sản có lúc sẽ bị giảm: Theo thời gian, giá trị tài sản mà bạn tái đầu tư có thể bị giảm, nhất là trong giai đoạn thị trường đang suy thoái. Trong trường hợp này, việc tái đầu tư có thể khiến bạn bị thua lỗ.
Lãi suất giảm thấp hơn so với lúc trước: Theo thời gian lãi suất khi tái đầu tư có thể bị giảm, điều này đồng thời cũng làm giảm giá trị của các tài sản có thu nhập cố định, ví dụ như: trái phiếu. Nếu bạn tái đầu tư vào tài sản có lãi suất thấp thì nó có thể khiến bạn bị thua lỗ.
Các hình thức tái đầu tư tại Việt Nam
Tại Việt Nam có rất nhiều loại tái đầu tư khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục tiêu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp/ công ty mà sẽ chia ra thành 2 hình thức tái đầu tư chính như sau:
Phân loại dựa theo nguồn vốn tái đầu tư
Dựa theo nguồn vốn tái đầu tư thì sẽ bao gồm 2 loại hình thức chính sau:
Tái đầu tư từ lợi nhuận: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ khoản đầu tư trước đó để mua thêm tài sản.
Tái đầu tư từ tiền thu được: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán tài sản trước đó đi để mua một tài sản khác.
Phân loại theo cách thức tái đầu tư
Hình thức tái đầu tư dựa theo cách thức cũng sẽ bao gồm 2 loại chính, đó là:
Tái đầu tư cổ tức: Bạn sử dụng các thanh khoản cổ tức mua thêm cổ tức của chính công ty đó. Thông thường, cổ tức sẽ được chi trả theo quý. Nếu bạn lựa chọn tái đầu tư cổ tức thì cổ tức bằng tiền mặt sẽ mua được cổ phiếu thay vì nhận tiền mặt.
Tái đầu tư phân phối: Hình thức này có tên tiếng anh là Dividend Reinvestment Plan - DRIP. Đây là hình thức đầu tư gián tiếp chỉ hành động cổ đông của công ty mua thêm cổ phiếu của công ty bằng chính cổ tức mà họ nhận được. Tái đầu tư phân phối thường được triển khai miễn phí cho các cổ đông, các cổ đông có thể dễ dàng đăng ký trực tuyến hoặc qua email.
Phân loại tái đầu tư tại Việt Nam
Đặc điểm của hình thức tái đầu tư
Đặc điểm của tái đầu tư là gì chắc chắn là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn hiểu rõ:
Tái đầu tư sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư.
Bản chất của tái đầu tư là sử dụng khoản tiền lãi thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư, Lúc này có thể là đầu tư kênh khác nhưng cũng có thể là đầu tư thêm vào kênh cũ.
Bằng việc thực hiện lãi kép, tái đầu tư có thể giúp bạn tăng lợi nhuận, tăng thu nhập đáng kể theo thời gian.
Bằng cách tăng số lượng cổ phiếu hoặc tài sản mà bạn sở hữu, tái đầu tư cũng có thể giúp bạn đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư của mình.
Cách tái đầu tư hiệu quả
Để tăng cơ hội thành công và giảm thiểu rủi ro khi tái đầu tư, bạn cần bỏ túi ngay cho mình những cách tái đầu tư hiệu quả sau:
Lựa chọn khoản đầu tư phù hợp
Trước khi quyết định xuống tiền tái đầu tư điều quan trọng nhất bạn cần làm đó là lựa chọn cho mình khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng của mình. Nếu không xác định được điều này bạn sẽ rất dễ thất bại.
Nếu như bạn có mục đích dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cần phải lựa chọn các khoản đầu tư có tiềm năng tăng trưởng cao, ví dụ như: cổ phiếu, quỹ tương hỗ,....
Nếu như bạn có mục tiêu ngắn hạn như mua nhà thì bạn nên chọn những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao, ví dụ như: trái phiếu, gửi tiết kiệm.
Chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mình hiểu rõ
Để tái đầu tư an toàn, tốt nhất bạn chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mà mình am hiểu và biết rõ. Tuyệt đối không nên mạo hiểm, đầu tư vào những lĩnh vực mà mình không biết gì hay đầu tư theo số đông mà không hiểu bản chất. Ngoài ra, khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó bạn cần phải nắm rõ những rủi ro khách quan và chủ quan. Cụ thể:
Rủi ro khách quan: tình hình chính trị, kinh tế, khách hàng, nhà cung cấp, công nghệ thay thế,...
Rủi ro chủ quan: nhân lực, đối tác rút vốn,...
Hiểu rõ lĩnh vực để tái đầu tư an toàn
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Để giảm thiểu rủi ro cho quá trình tái đầu tư, cách hiệu quả nhất đó là bạn hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bạn không nên chỉ đầu tư vào 1 tài sản duy nhất, thay vào đó nên đầu tư nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, tài sản thực, tiền mặt,... Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư.
Ưu tiên đầu tư nhân lực, tài lực, vật lực vững mạnh
Để doanh nghiệp phát triển vững mạnh và bền lâu, việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận vững chắc trong tương lai. Trường hợp bạn là một nhà đầu tư cá nhân thì hãy chú trọng đầu tư cho mình. Hãy không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân bằng các khoá học. Bên cạnh đó bạn cũng nên tích cực học hỏi, trao đổi với những nhà đầu tư chuyên nghiệp để củng cố chuyên môn của mình.
Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư
Hiện nay rất nhiều người vì ham muốn đầu tư mãnh liệt đã sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư mà không biết rằng điều này mang lại rủi ro rất cao. Cách tái đầu tư an toàn đó là bạn phải phân biệt rõ được đâu là khoản đầu tư sinh ra lợi nhuận chính, đâu là khoản đầu tư có tiềm ẩn rủi ro. Sau khi đã phân biệt được, hãy chia khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao một phần nhỏ. Điều này giúp đảm bảo nếu chẳng may đầu tư có mất trắng cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn.
Chú ý: Chỉ đầu tư khi có dư, tuyệt đối không vay mượn để tái đầu tư, bởi áp lực lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh của bạn.
Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư
Tự theo dõi hiệu quả đầu tư
Tái đầu tư không phải cứ thực hiện là xong để đó. Sau khi đã tái đầu tư vào hình thức phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, tiếp theo bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả khoản đầu tư của mình để đảm bảo rằng nó vẫn đang hoạt động tốt. Trong trường hợp theo dõi thấy nó đang hoạt động kém đi thì bạn cần có phương án xử lý kịp thời, khi này có thể cân nhắc bán nó đi để đầu tư vào khoản khác có tiềm năng sinh lời cao và ổn định hơn.
Tái đầu tư thường xuyên
Tái đầu tư không nên cố định mà nên càng thường xuyên càng tốt. Việc tái đầu tư thường xuyên giúp bạn có nhiều cơ hội để tận dụng lợi nhuận kép. Từ đó, xây dựng được một nguồn thu nhập ổn định, tăng cao giá trị tài sản của mình theo thời gian.
Câu hỏi liên quan
Để hiểu rõ hơn một số thông tin khác liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn, hãy tham khảo các câu hỏi phụ kèm đáp án trả lời sau nhé.
Câu 1: Các yếu tố cho thấy nên tái đầu tư là gì?
Một số trường hợp nên tái đầu tư đó là:
Trong quá trình theo dõi tái đầu tư, nếu như thấy hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao trong tương lai thì bạn vẫn nên giữ lại, tiếp tục tái đầu tư để tận dụng tiềm năng tăng trưởng của khoản đầu tư đó.
Nếu bạn có mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cũng nên tái đầu tư để đạt được mục tiêu đó.
Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro thì bạn cũng nên tái đầu tư để tăng lợi nhuận.
Câu 2: Khi nào không nên tái đầu tư?
Một số trường hợp không nên tái đầu tư đó là:
Bạn không nên tái đầu tư khi thấy khoản đầu tư đó đang hoạt động kém và có khả năng sinh lời thấp. Trong trường hợp thấy khoản đầu tư kém, bạn nên cân nhắc để bán nó đi, lấy tiền đó đầu tư khoản khác.
Khi bạn có mục tiêu tài chính ngắn hạn thì bạn cũng không nên tái đầu tư, khi này thay vì tái đầu tư thì nên tiết kiệm thì hơn.
Câu 2: Công thức tính tỷ lệ tái đầu tư là gì?
Công thức tái đầu tư như sau:
Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại /Lợi nhuận sau thuế × 100%)
Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)
Tỷ lệ tái đầu tư (tỷ số lợi nhuận giữ lại - Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì mà Unica đã tổng hợp được. Có thể nói, tái đầu tư là một cách hiệu quả và thông minh để bạn gia tăng tài sản của mình. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn đúng kênh đầu tư và đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn. Chúc bạn lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp và đầu tư thành công.
Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Trong thời đại kinh tế thị trường, đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc hiểu rõ về các hình thức đầu tư không chỉ giúp bạn bảo vệ tài sản mà còn giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng tài sản trong tương lai. Bài viết sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về đầu tư giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Cùng khám phá nhé.
Đầu tư là gì?
Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực đang có sẵn như: tiền bạc, thời gian, kiến thức, kỹ năng,... để tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, đầu tư là việc bạn bỏ ra một số vốn nhất định để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm sản sinh ra một số tiền lãi nhất định. Đầu tư giúp bạn đạt được những lợi ích về kinh tế trong tương lai cao hơn so với trước kia.
Đầu tư là gì?
Thực tế thuật ngữ đầu tư chưa có khái niệm cụ thể, tuy nhiên theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đã có quy định về đầu tư kinh doanh. Đầu tư kinh doanh tức là nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Hình thức đầu tư
Trong luật đầu tư năm 2020 quy định các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư dự án, đầu tư mua cổ phiếu và đầu tư hợp đồng BCC. Cụ thể các hình thức đầu tư như sau:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đối với đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cụ thể hình thức đầu tư này như sau:
Đối với nhà đầu tư trong nước
Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, pháp luật quy định đối với đầu tư trong nước như sau: Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế về doanh nghiệp sẽ áp dụng pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư được thực hiện tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thành lập tổ chức.
Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường. Cụ thể điều kiện này như sau: Nhà đầu tư có thể áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường tương ứng với quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Đối với các trường hợp đăng ký ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề bị hạn chế tiếp cận ở nhà đầu tư nước ngoài thì bạn cần đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường sau:
Hình thức đầu tư
Phạm vi hoạt động đầu tư
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hay năng lực của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
Năng lực của nhà đầu tư và các đối tác cũng tham gia vào dự án (nếu có);
Các điều kiện khác theo quy định hiện hành.
Để thực hiện theo đúng quy trình, trước khi thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải có:
Dự án đầu tư
Đầy đủ giấy tờ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường,...
Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lưu ý: Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tính từ thời điểm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác đã được cấp.
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Tuy nhiên để có quyền này nhà đầu tư cần phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau:
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Điều kiện này bao gồm: hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, điều kiện khác theo quy định.
Đảm bảo quy định về quốc phòng - an ninh theo Luật Doanh nghiệp 2020.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đất đai, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn.
Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020 quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:
Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
Góp vốn vào công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại 2 điều trên.
Điều 25 Luật đầu tư 2020 cũng quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:
Mua cổ phần của công ty cổ phần từ phía công ty hoặc từ phía cổ đông.
Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đó trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn đó.
Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh với mục đích để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác nhưng không thuộc trường hợp quy định tại các điều đã nói ở trên.
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Thực hiện dự án đầu tư
Ngoài những hình thức đầu tư đã chia sẻ ở trên bạn cũng có thể đầu tư theo dự án. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là phương pháp đầu tư được thực hiện trên cơ sở cùng nhau hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hợp tác này thông qua ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.
Căn cứ theo mục 2, mục 3 chương IV Luật đầu tư 2020 có quy định về quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam như sau:
Lựa chọn nhà đầu khi thực hiện dự án đầu tư.
Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
Khi đã được chấp thuận dự án đầu tư nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng này được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật chứ không phải theo quy định của tổ chức kinh tế.
Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Theo quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2020 có quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau:
Nội dung bắt buộc phải có các thông tin gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư,...
Mục tiêu cũng như phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.
Những đóng góp của các bên tham gia hợp đồng.
Tiến hành phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên.
Thời gian thực hiện hợp đồng, báo cáo tiến độ.
Sửa chữa, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng.
Trách nhiệm cần có trong hợp đồng, phương pháp giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, từ việc hợp tác kinh doanh các bên tham gia hợp đồng sẽ ký với nhau hợp đồng thỏa thuận sử dụng tài sản để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2020 mà Unica đã tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin này, bạn đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu muốn biết thêm những kiến thức tài chính khác, bạn hãy tham khảo trên trang blog của Unica nhé.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm, lợi ích? Có nên tham gia không?
Hiện nay, ngành bảo hiểm đang phát triển rất tích cực, để đáp ứng nhu cầu của mọi người, hàng loạt các loại bảo hiểm đã ra đời và bảo hiểm liên kết đầu tư là một trong số đó. Bảo hiểm liên kết đầu tư ra đời với vai trò chính là giúp các nhà đầu tư tránh khỏi được các rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh các sản phẩm tài chính. Để hiểu cụ thể bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích cụ thể, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau nhé.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư là một loại hình đặc biệt của bảo hiểm nhân thọ, ra đời nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho nhà đầu tư trước những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Ngoài mục đích bảo vệ tài chính, bảo hiểm liên kết đầu tư còn kết hợp thêm yếu tố đầu tư giúp người mua tăng được tài sản tích lũy của bản thân.
Phí đóng của bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ bao gồm 2 loại: phí bảo hiểm (chi phí ban đầu, phí quản lý và bảo hiểm) và phí đầu tư (tuỳ theo loại hình sản phẩm như tích lũy, sinh lời, tiết kiệm). Xét theo chức năng tích luỹ, người mua bảo hiểm sẽ được tích luỹ tài sản theo thời gian thông thông qua hoạt động tại các quỹ liên kết.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Hiện nay, bảo hiểm liên kết đầu tư đang được rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh quan tâm. Bởi chỉ với một loại bảo hiểm này, người tham gia vừa được đảm bảo quyền lợi trong quá trình đầu tư bằng cách bồi thường nếu giá trị sản phẩm tài chính bị rủi ro, vừa có cơ hội tích luỹ, tham gia đầu tư với mức lãi suất cao.
Đặc điểm của bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư không giống với những loại bảo hiểm khác, cụ thể đặc điểm của loại bảo hiểm này như sau:
Khách hàng sau khi mua bảo hiểm sẽ được nhận toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm sau khi đã trừ khi các khoản phí có liên quan. Trong suốt thời gian thực thi hợp đồng bảo hiểm, chủ sở hữu sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định tùy theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng đã kí. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, chủ sở hữu bảo hiểm sẽ nhận được khoản bồi thường nhất định, khoản này sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị đầu tư ban đầu.
Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm như: chi phí mua, chi phí đầu tư, hoạt động đầu tư, lợi nhuận của quỹ sẽ được tách biệt và công bố công khai, minh bạch với khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thể theo dõi được các hoạt động đầu tư của quỹ, nắm rõ được các khoản chi phí cố định cũng như chi phí phát sinh trong quá trình quản lỹ quỹ. Ngoài ra, chủ sở hữu bảo hiểm cũng sẽ được thông báo cụ thể về lợi nhuận của quỹ sau khi đã trừ đi các khoản phí có liên quan.
Tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, khách hàng có thể nắm rõ, biết được cụ thể phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Từ đó, khách hàng dễ dàng kiểm soát và có thể đưa ra được những quyết định lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào quỹ phù hợp nhất.
Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư hoàn toàn có thể tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của mình. Với đặc điểm này, người mua bảo hiểm sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và an tâm, đồng thời cũng được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân.
Người mua bảo hiểm đầu tư có quyền quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm
Khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, giá trị mà bên mua bảo hiểm nhận được sẽ là giá trị của các đơn vị quỹ đầu tư tương ứng với số tiền đã góp vào quỹ. Trong suốt quá trình đóng góp quỹ này, giá trị của các đơn vị quỹ sẽ không cố định, nó có thể tăng hoặc giảm tùy theo theo tình hình thị trường.
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được nhận các khoản phí từ người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận đã ký. Các khoản này sẽ được tính toán chính xác và cụ thể dựa theo mức độ rủi ro, số tiền cũng như thời hạn bảo hiểm được thoả thuận trong hợp đồng.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy với mức lãi suất cao cho các nhà đầu tư. Cụ thể những lợi ích nhận được khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư đó là:
Kết hợp bảo vệ và đầu tư: Khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư, người mua vừa có thể bảo vệ tài chính trong quá trình kinh doanh trước những rủi ro bất ngờ như: tai nạn, hiểm nghèo, tử vong,.. vừa có thể tích lũy được một số tiền đầu tư giúp tăng trưởng tài sản theo thời gian.
Tính linh hoạt cao: Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư, người tham gia có thể dễ dàng lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chịu rủi ro của mình. Đồng thời cũng có thể thay đổi tỷ lệ phân bổ giữa các quỹ đầu tư tuỳ theo mục tiêu tài chính và diễn biến của thị trường.
Thông tin trong bảo hiểm công khai, minh bạch: Tất cả các thông tin về phí, lợi nhuận, rủi ro đều được công khai minh bạch giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt. Thêm nữa, khách hàng khi mua bảo hiểm này còn nhận được báo cáo định kỳ về tình hình tài khoản để theo dõi quá trình đầu tư.
Quyền tự chủ trong quá trình đầu tư: Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư có quyền tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình.
Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy
Các loại bảo hiểm liên kết đầu tư hiện nay
Bảo hiểm liên kết đầu tư được chia thành 2 loại chính, đó là: bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị.
Bảo hiểm liên kết chung
Bảo hiểm liên kết chung có tên tiếng anh là Universal life insurance. Đây là loại bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm nhân thọ và đầu tư. Đối với loại bảo hiểm này, khách hàng sẽ phải đóng phí để mua và đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Tức là khoản phí mua bảo hiểm sẽ được phân bổ vào 2 khoản chính là: khoản để trả tiền bảo hiểm và khoản để đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm.
Sau khi đã sở hữu bảo hiểm liên kết chung, người mua sẽ nắm được toàn bộ thông tin có liên quan đến kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, được đảm bảo lãi suất nhận được, lãi suất này chắc chắn sẽ không bao giờ thấp hơn lãi suất mà 2 bên đã ký trên hợp đồng.
Tham gia bảo hiểm liên kết chung, khách hàng có thể lựa chọn các loại quỹ đầu tư khác nhau để phù hợp với mục tiêu cũng như khả năng tài chính của mình.
Bảo hiểm liên kết đơn vị
Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư vào đa dạng các danh mục tài sản như: trái phiếu, cổ phiếu,... Khi lựa chọn đầu tư bảo hiểm liên kết đơn vị, bạn bắt buộc phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư giúp. Điều này giúp hạn chế rủi ro vì bạn đã tận dụng được kinh nghiệm cũng như lợi thế của các công ty chuyên về đầu tư tài chính nên có khả năng sinh lợi rất nhanh.
Đối với loại bảo hiểm này, tiền phí bảo hiểm của khách hàng sẽ được đầu tư vào một loại quỹ duy nhất do doanh nghiệp bảo hiểm quản lý. Khi này, người mua được toàn quyền chọn tỷ lệ phân bổ đầu tư vào các quỹ. Giá trị đầu tư của khách hàng mua loại bảo hiểm này sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản của đơn vị quỹ.
Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư
So sánh bảo hiểm đầu tư với sản phẩm bảo hiểm truyền thống
Bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm truyền thống là hai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến, nhưng có những điểm khác biệt đáng kể. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần phân biệt được 2 loại bảo hiểm này.
Tiêu chí so sánh
Bảo hiểm liên kết đầu tư
Bảo hiểm truyền thống
Quyền lợi được hưởng
Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro bất ngờ xuất hiện như: tai nạn, tử vong, bệnh tật,...
Có quyền đầu tư vào các quỹ tài sản giúp tăng trưởng tài sản.
Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro như: tử vong, tai nạn thương tật, bệnh tật,...
Người mua bảo hiểm sẽ nhận được một khoản tiền khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn.
Trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người mua bảo hiểm sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm và các khoản lãi được chia.
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm linh hoạt và được công khai, minh bạch. Khoản phí này cũng sẽ được tách riêng giữa bảo vệ và đầu tư. Khách hàng mua bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được hưởng quyền lợi từ việc đầu tư vào các quỹ đầu tư có lãi suất cao.
Phí bảo hiểm thường ổn định, hầu như không có thay đổi gì mấy trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng.
Lựa chọn hình thức đầu tư
Linh hoạt lựa chọn hình thức đầu tư với các quỹ đầu tư khác nhau tuỳ vào mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi.
Không có quyền lựa chọn mà loại bảo hiểm này sẽ cố định về cách thức đầu tư số tiền bảo hiểm.
Rủi ro thị trường
Giá trị của các quỹ đầu tư có thể biến động theo thị trường, vì vậy bạn có thể chịu rủi ro mất vốn.
Ít chịu ảnh hưởng của biến động thị trường.
Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không?
Việc có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không là tùy mỗi người. Để có thêm gợi ý giúp dễ dàng ra quyết định nên hay không nên nên tham gia bảo hiểm đầu tư, bạn hãy tham khảo các yếu tố dưới đây.
Bảo vệ tài chính: Lựa chọn bảo hiểm liên kết đầu tư bạn có thể dễ dàng chọn quỹ đầu tư phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận được rủi ro. Bên cạnh đó nếu như có rủi ro xảy ra bạn còn được bảo vệ tài chính từ quỹ bảo hiểm.
Đa dạng hoá đầu tư: Loại bảo hiểm này cho phép bạn thoải mái đầu tư vào các quỹ đầu tư khác nhau. Bao gồm cả quỹ đầu tư ổn định và quỹ đầu tư có mức độ rủi ro cao. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư này giúp bạn tăng cơ hội tăng trưởng vốn đáng kể.
Hậu quả về chi phí: Bảo hiểm liên kết đầu tư có chi phí thấp hơn so với việc mua bảo hiểm truyền thống hoặc đầu tư bảo hiểm riêng lẻ. Lý do là vì các khoản phí bảo hiểm đã được trừ đi trước khi đầu tư vào quỹ. Thêm nữa quỹ bảo hiểm cũng có sức mua lớn hơn với việc đầu tư, chi phí giao dịch cũng vì vậy mà giảm đi.
Tính minh bạch: Bảo hiểm liên kết đầu tư có tính minh bạch cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Khi tham gia loại bảo hiểm này, bạn có thể kiểm soát các rủi ro đầu tư của mình bằng cách lựa chọn loại quỹ đầu tư phù hợp, sau khi lựa chọn xong các khoản phí sẽ được công bố một cách cụ thể, chi tiết, không có các khoản phí nào ẩn cả.
Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không?
Lưu ý khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư
Để việc mua bảo hiểm liên kết đầu tư mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước khi quyết định mua bảo hiểm bạn cần phải nắm rõ các điều khoản, quy định mà hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đưa ra, đặc biệt là các rủi ro và các điều kiện.
Lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với điều khoản và quy định của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời cân nhắc mức độ rủi ro của quỹ bảo hiểm này.
Xem xét kỹ các chi phí có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để đưa ra được những quyết định hợp lý nhất.
Tìm hiểu đơn vị bảo hiểm và quỹ đầu tư uy tín trước khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư để có quá trình đầu tư an toàn và đáng tin cây.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bảo hiểm liên kết đầu tư mà Unica đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bảo hiểm liên kết đầu tư. Có thể nói, bảo hiểm liên kết đầu tư là một sản phẩm tài chính linh hoạt kết hợp hoàn hảo giữa bảo vệ và đầu tư. Với cơ chế hoạt động minh bạch, đa dạng lựa chọn quỹ đầu tư và khả năng điều chỉnh danh mục, bảo hiểm liên kết đầu tư chắc chắn sẽ mang đến cho người tham gia nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tài chính.
Xem thêm bài viết
Chủ đề phổ biến
Bài viết phổ biến
Cách lọc dữ liệu trùng nhau trong 2 cột excel chính xác nhất
Cách thêm số 0 vào đầu giá trị trong excel siêu dễ dàng
Hướng dẫn học VBA excel dễ hiểu cho cả người không biết
Cách dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện trong Excel
Cách dùng hàm COUNTIFS - hàm đếm có nhiều điều kiện trong excel
Hàm nội suy trong Excel - Cách sử dụng hàm FORECAST và hàm TREND
Cách chuyển đổi tiền tệ trong Excel nhanh chóng và chính xác
Cách sử dụng hàm SUBTOTAL trong Excel dễ hiểu, có ví dụ kèm theo
Hướng dẫn các bước tham gia khóa học online miễn phí trên Unica
Hướng dẫn chi tiết cách tạo macro excel nhanh chóng và đơn giản