Blog Unica
Đọc nhiều trong tuần






Đọc ngay cho nóng



Đòn bẩy kinh doanh là gì? Ví dụ và công thức tính đòn bẩy
Đòn bẩy kinh doanh được xem như là "vũ khí bí mật" giúp doanh nghiệp hiểu và quản lý tốt công việc kinh doanh, hạn chế rủi ro không đáng có. Biết cách áp dụng đòn bẩy kinh doanh thông minh, doanh nghiệp tốn ít vốn, ít nhân sự, nhưng vẫn có khả năng làm được nhiều và tạo ra kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng doanh thu nhanh chóng. Vậy đòn bẩy kinh doanh là gì mà lại có năng lực mạnh mẽ như vậy? Bài viết sau đây Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách áp dụng đòn bẩy đúng cách cho công việc kinh doanh của mình. Cùng khám phá nhé.
Đòn bẩy kinh doanh là gì?
Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động, là một khái niệm then chốt trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Nó phản ánh mức độ mà lợi nhuận hoạt động (EBIT) có thể bị ảnh hưởng khi doanh thu thay đổi trong bối cảnh chi phí cố định và biến đổi vẫn giữ nguyên. Nói cách khác, khi doanh thu tăng hoặc giảm, đòn bẩy kinh doanh sẽ cho ta thấy lợi nhuận sẽ biến động theo tỷ lệ bao nhiêu.
Đòn bẩy kinh doanh là gì?
Trong kinh doanh, đòn bẩy vận hành dựa trên nguyên lý chỉ cần một điều chỉnh nhỏ trong cách doanh nghiệp sử dụng chi phí hoặc nguồn vốn cũng có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể về kết quả lợi nhuận. Chính sự khuếch đại này khiến đòn bẩy trở thành một công cụ chiến lược nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nếu không được quản lý đúng cách.
Vai trò của đòn bẩy trong kinh doanh
Đòn bẩy tài chính là một công cụ linh hoạt được sử dụng để áp dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích rõ rệt. Vậy vai trò cốt lõi của đòn bẩy kinh doanh là gì? Dưới đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn.
Tăng cường khả năng đầu tư và mở rộng: Nhờ tận dụng nguồn vốn vay, doanh nghiệp không cần phụ thuộc hoàn toàn vào vốn tự có để triển khai các kế hoạch phát triển như: mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp trang thiết bị hay thâm nhập thị trường mới. Điều này giúp tối ưu nguồn lực, doanh nghiệp không bỏ lỡ các cơ hội tăng trưởng tiềm năng.
Tăng lợi nhuận và sinh lời: Khi chiến lược đầu tư được thực hiện đúng đắn và hoạt động kinh doanh hiệu quả, đòn bẩy tài chính có thể làm gia tăng lợi nhuận vượt trội. Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn bên ngoài, doanh nghiệp có điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, tăng doanh thu và cải thiện hiệu suất vận hành, từ đó nâng cao khả năng sinh lời.
Tận dụng cơ hội đầu tư lớn: Không ít thương vụ đầu tư hấp dẫn yêu cầu nguồn vốn ban đầu khá cao. Nếu chỉ dựa vào nội lực, doanh nghiệp chắc chắn không đủ khả năng tham gia. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tiếp cận được các dự án lớn, gia tăng khả năng sinh lợi dài hạn.
Tối ưu hóa cấu trúc vốn: Áp dụng đòn bẩy tài chính đúng cách sẽ hỗ trợ việc thiết lập lại cơ cấu vốn tối ưu. Đặc biệt trong trường hợp lãi suất vay thấp hơn mức lợi nhuận kỳ vọng, việc gia tăng tỷ trọng vốn vay không chỉ hợp lý mà còn giúp tiết giảm chi phí vốn tổng thể.
Đòn bẩy tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh
3 Loại đòn bẩy trong kinh doanh cho doanh nghiệp
Để tối ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát rủi ro, doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các loại đòn bẩy kinh doanh và nắm chắc cách vận hành của chúng. Mỗi loại đòn bẩy đóng vai trò khác nhau, nhưng đều có điểm chung là giúp doanh nghiệp khuếch đại kết quả kinh doanh từ những thay đổi nhỏ trong doanh thu hoặc cơ cấu vốn. Dưới đây là 3 loại đòn bẩy phổ biến phổ biến nhất cho anh em tham khảo
Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) đề cập đến việc doanh nghiệp sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, nhằm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính hoạt động dựa trên một nguyên lý chỉ cần một thay đổi nhỏ trong lợi nhuận hoạt động cũng có thể tạo ra sự biến động lớn trong EPS – tức thu nhập trên mỗi cổ phần. Chính sự khuếch đại này là yếu tố cốt lõi khiến đòn bẩy tài chính trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược tài chính của doanh nghiệp.
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Trong đó:
EPS: Thu nhập trên cổ phần = (Lợi nhuận sau thuế – Lợi nhuận sau thuế cổ phần ưu đãi được hưởng) / Tổng số cổ phiếu thường phát hành
I: Lãi vay
Q: Sản lượng bán ra
V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm
F: Định phí
Ví dụ: Công ty H muốn xác định độ nghiêng đòn bẩy tài chính với mức doanh số 300000 sản phẩm. Trong đó, định phí là 280 triệu, biến phí là 84 nghìn/sản phẩm và giá bán là 100 nghìn/sản phẩm, lãi vay phải trả là 60 triệu và mức thuế suất là 20%.
Công thức áp dụng: EBIT = 30.000 x (100.000 – 84.000) – 280.000.000 = 200.000.000
DFL = 200.000.000/ (200.000.000 – 60.000.000) = 1,43%
Giải thích: Sự thay đổi 1% trong lợi nhuận sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 1,43% trong thu nhập trên cổ phần (Nếu lợi nhuận tăng lên 1% thì EPS sẽ tăng thêm 1,43% – lợi nhuận giảm 1% thì EPS giảm 1,43%)
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Ý nghĩa đòn bẩy kinh doanh là gì? Đòn bẩy tài chính là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp khuếch đại tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Bằng cách sử dụng vốn vay trong cấu trúc tài chính, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nếu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đủ lớn.
Mức độ đòn bẩy tài chính thường được phản ánh qua hệ số nợ của doanh nghiệp. Khi hệ số nợ càng cao, tức là doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay hơn so với vốn chủ, thì độ lớn của đòn bẩy tài chính cũng tăng theo. Điều này đồng nghĩa với cơ hội sinh lời cao hơn, nhưng đi kèm với đó là mức độ rủi ro tài chính cũng lớn hơn.
Bên cạnh ưu điểm thì đòn bẩy tài chính cũng có nhược điểm. Đó là: Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng có thể dẫn đến biến động mạnh trong lợi nhuận sau thuế. Nếu lợi nhuận tạo ra không đủ để bù đắp chi phí lãi vay, lợi nhuận ròng trên cổ phần sẽ sụt giảm, thậm chí chuyển sang âm. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cần được tính toán cẩn thận để cân bằng giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro tiềm ẩn.
Đòn bẩy tổng hợp
Đòn bẩy tổng hợp kết hợp cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, phản ánh mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi doanh thu đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS). Bằng cách kết hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy kinh doanh sẽ thấy chỉ một sự thay đổi nhỏ trong trong doanh thu cũng sẽ khuếch đại thành thay đổi lớn hơn trong EPS. Sự khuếch đại này được gọi là độ lớn đòn bẩy tổng hợp. (DCL – Degree of Combined Leverage).
Công thức tính đòn bẩy tổng hợp
Công thức tính đòn bẩy tổng hợp
Trong đó:
EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
EPS: Lợi nhuận sau thuế trên cổ phần
I: Lãi vay
Q: Sản lượng bán ra
V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm
F: Định phí
Ví dụ: Nếu DCL = 2 thì sự thay đổi 1% trong doanh thu sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 2% trong EPS (Nếu doanh thu tăng lên 1% thì EPS sẽ tăng thêm 2%, doanh thu giảm 1% thì EPS giảm 2%).
Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp
Mức độ sử dụng đòn bẩy tổng hợp thể hiện một điều rằng: Nếu như doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định bằng cách sử dụng vốn vay thì sẽ xác định được lợi nhuận chủ sở hữu biến động như thế nào khi doanh thu thay đổi.
Đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage) là một khái niệm tài chính kinh doanh có khả năng phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Nó cho thấy sự ảnh hưởng của việc thay đổi doanh thu đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
Công thức tính đòn bẩy hoạt động:
Công thức tính đòn bẩy hoạt động
Trong đó:
EBIT: Lợi nhuận hoạt động (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) = Tổng doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí
Q: Sản lượng bán ra
V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm
F: Định phí
Ví dụ: Công ty X muốn xác định độ lớn của đòn bẩy hoạt động với mức doanh số là 70.0000 sản phẩm, trong đó: chi phí cố định là 120 triệu, chi phí biến đổi là 21 nghìn/sản phẩm và giá bán là 54 nghìn/sản phẩm.
Công thức tính như sau: DOL = 70000. (54000 – 21000) / 70000. (54000 – 21000) – 120000000 = 1,05%
Giải thích: Sự thay đổi 1% trong doanh thu sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 1,05% trong EBIT (Nếu doanh thu tăng lên 1% thì EBIT sẽ tăng thêm 1,05% – doanh thu giảm 1% thì EBIT giảm 1,05%)
Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động là công cụ giúp nhà quản lý dự báo mức lợi nhuận có thể đạt được khi doanh thu tăng lên. Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược sử dụng chi phí một cách tối ưu – đặc biệt là giữa chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí) nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Cấu trúc chi phí đóng vai trò then chốt trong việc quyết định mức độ đòn bẩy hoạt động. Cụ thể, nếu doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định cao hơn biến phí, mức độ đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn, đồng nghĩa với khả năng khuếch đại lợi nhuận khi doanh thu tăng là rất cao. Ngược lại, nếu chi phí biến đổi chiếm phần lớn, doanh nghiệp sẽ có mức đòn bẩy hoạt động thấp, và lợi nhuận tăng lên không đáng kể khi doanh thu tăng.
Tuy nhiên, đòn bẩy hoạt động luôn là "con dao hai lưỡi". Khi doanh thu giảm, lợi nhuận cũng sẽ sụt giảm theo cùng tỷ lệ, thậm chí còn mạnh hơn do hiệu ứng khuếch đại ngược. Chính vì thế, các doanh nghiệp luôn cố gắng đạt hoặc vượt qua điểm hòa vốn – mốc doanh thu mà tại đó doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận. Khi vượt qua ngưỡng này, đòn bẩy hoạt động sẽ phát huy tác dụng tích cực, giúp lợi nhuận tăng trưởng nhanh chóng theo từng phần trăm doanh thu tăng thêm.
Sơ đồ mối quan hệ giữa ba loại đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy hoạt động, tài chính và tổng hợp là ba loại đồn bẩy có liên quan mật thiết với nhau, chúng không hoạt động riêng lẻ mà có mối quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp từ doanh thu đến lợi nhuận ròng. Cùng xem sơ đồ sau để hiểu cách chúng kết nối và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Sơ đồ mối quan hệ giữa ba loại đòn bẩy kinh doanh
Sơ đồ trên cho thấy cách ba loại đòn bẩy trong kinh doanh vận hành và tác động lên từng giai đoạn trong chuỗi giá trị tài chính từ doanh thu, đến lợi nhuận hoạt động (EBIT) và cuối cùng là thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Để áp dụng hiệu quả, nhà quản trị cần hiểu rõ vai trò riêng của từng loại đòn bẩy, tránh nhầm lẫn chức năng và biết cách sử dụng đúng thời điểm, đúng mục tiêu.
Cách ứng dụng đòn bẩy kinh doanh hiệu quả
Để ứng dụng đòn bẩy kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp có thể xem xét các phương pháp sau:
Quản lý dòng tiền chặt chẽ: Kiểm soát tốt dòng tiền giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán và tận dụng cơ hội đầu tư kịp thời.
Tối ưu hóa cơ cấu chi phí: Cân bằng giữa chi phí cố định và biến đổi để tăng hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Sử dụng vốn vay hợp lý: Đánh giá khả năng tài chính và triển vọng kinh doanh trước khi quyết định vay vốn, nhằm tránh gánh nặng nợ nần và đảm bảo khả năng trả nợ.
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản: Theo dõi các chỉ số tài chính như ROA và ROE để đo lường mức độ sinh lời và hiệu quả sử dụng tài sản, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
Xây dựng quy trình quản lý hiệu quả: Thiết lập các quy trình quản lý rõ ràng giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu suất làm việc.
Đặt mục tiêu cụ thể và khả thi: Áp dụng nguyên tắc SMART (Cụ thể, Đo lường được, Khả thi, Liên quan, Thời hạn) để xác định và theo dõi tiến độ đạt được mục tiêu kinh doanh.
Phân tích báo cáo tài chính định kỳ: Thường xuyên xem xét báo cáo tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và điều chỉnh chiến lược kịp thời.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Phân bổ vốn vào nhiều lĩnh vực hoặc sản phẩm khác nhau để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội sinh lời.
Tận dụng công nghệ trong quản lý: Áp dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp để tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu sai sót.
Đào tạo và phát triển nhân sự: Nâng cao kỹ năng và kiến thức cho đội ngũ nhân viên giúp tăng hiệu suất làm việc và khả năng thích ứng với thay đổi trong kinh doanh.
Việc áp dụng các phương pháp trên sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy kinh doanh một cách hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng và đạt được lợi nhuận bền vững.
Kết luận
Hiểu rõ đòn bẩy kinh doanh là gì và cách vận dụng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao lợi nhuận và kiểm soát rủi ro một cách chủ động. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy cũng cần đi kèm với sự tính toán kỹ lưỡng và chiến lược rõ ràng để tránh những hệ quả không mong muốn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn đầy đủ hơn về vai trò và ứng dụng của đòn bẩy trong kinh doanh, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Cách tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp của bạn
Khởi nghiệp có ý tưởng và bản lĩnh thôi là chưa đủ, điều quan trọng và cần nhất vẫn là vốn. Nếu bạn đang trong quá trình start-up nhưng vốn tự có không đủ, hãy thực hiện các cách để kêu gọi vốn đầu tư. Kêu gọi vốn là bước ngoặt quan trọng giúp các startup và doanh nghiệp nhỏ vững bước trên hành trình phát triển của mình. Vậy cách tìm kiếm nhà đầu tư hiệu quả và phù hợp cho doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Unica khám phá trong bài viết sau nhé.
Cách tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp hiệu quả
Có rất nhiều cách để bạn kêu gọi vốn cho dự án khởi nghiệp của mình. Dưới đây là một số cách tìm kiếm nhà đầu tư hiệu quả mà Unica đã tổng hợp được và muốn chia sẻ cho những người muốn khởi nghiệp, bạn hãy tham khảo và bỏ túi ngay cho mình nhé.
Kêu gọi sự đầu tư của bạn bè, gia đình
Nếu bạn đang kinh doanh nhưng chưa biết cách tìm kiếm nhà đầu tư, hoặc chưa có đủ mối quan hệ để tiếp cận các quỹ lớn, thì việc huy động vốn từ gia đình và bạn bè chính là lựa chọn thực tế nhất. Họ là những người đã biết bạn từ trước – họ hiểu tính cách, biết bạn là người thế nào, có chí hướng hay không, có đáng để tin tưởng hay không. Đó chính là một lợi thế lớn mà bạn sẽ khó có được khi đi gọi vốn từ người ngoài.
Mặc dù cách tìm kiếm nhà đầu tư từ người quen không phải là hình thức đầu tư “chuyên nghiệp”, nhưng chính sự hỗ trợ từ những người thân thiết lại là bước đệm giúp bạn khởi đầu mọi thứ thuận lợi. Tuy nhiên, dù là người thân thì bạn cũng cần nghiêm túc với nhà đầu tư này như với bất kỳ nhà đầu tư nào. Hãy trình bày rõ ràng dự án, kế hoạch kinh doanh và cả những rủi ro có thể gặp phải. Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp duy trì mối quan hệ lâu dài, bất kể kết quả ra sao.
Kêu gọi sự đầu tư của bạn bè, gia đình là một lợi thế
Mở chiến dịch kêu gọi vốn cộng đồng
Nếu bạn đang có một ý tưởng thú vị nhưng chưa biết xoay vốn từ đâu thì crowdfunding – gọi vốn cộng đồng – là một lựa chọn rất đáng để thử. Hình thức này giúp bạn kêu gọi được vốn từ đông đảo mọi người trong thời gian ngắn. Đối với hình thức huy động vốn này, ý tưởng của bạn sẽ được đăng tải trên các trang web để tiếp cận mọi người.
Điểm hay của hình thức này là bạn không cần phải thuyết phục một nhà đầu tư lớn rót cả đống tiền. Thay vào đó, chỉ cần nhiều người tin vào ý tưởng của bạn, mỗi người góp một ít, là bạn đã có một khoản vốn kha khá để bắt đầu rồi. Vì vậy, cách đầu tư này đang được rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn.
Ngoài ra, gọi vốn cộng đồng còn có ưu điểm là giúp bạn kiểm chứng mức độ quan tâm từ thị trường. Nếu chiến dịch nhận được nhiều sự ủng hộ, đó là tín hiệu tốt cho thấy sản phẩm của bạn có sức hút. Ngược lại, nếu phản hồi ít, bạn cũng có cơ hội điều chỉnh trước khi dốc toàn lực.
Vay vốn đầu tư từ ngân hàng
Nếu bạn đang cần vốn để bắt đầu hoặc mở rộng kinh doanh, vay ngân hàng luôn là một trong những lựa chọn rõ ràng và thực tế nhất. Dù không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận được, nhưng nếu bạn có kế hoạch chỉn chu và chứng minh được khả năng hoàn trả, ngân hàng hoàn toàn có thể là nguồn vốn đầu tư dài hạn dành cho bạn.
Khác với kêu gọi từ người thân hay gọi vốn cộng đồng, vay vốn ngân hàng yêu cầu bạn phải có sự chuẩn bị kỹ hơn về giấy tờ, phương án kinh doanh, dòng tiền dự kiến, thậm chí là tài sản thế chấp. Tuy thủ tục vay vốn ngân hàng có vẻ rườm rà nhưng đổi lại bạn sẽ nhận được một khoản tiền tương đối lớn.
Để vay vốn ngân hàng hiệu quả, bạn cần nghiên cứu và lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, tập trung vào kế hoạch tài chính, cách bố trí và sử dụng nguồn vốn, lộ trình thu hồi và tái sinh dòng tiền. Ngoài ra, phải chịu trách nhiệm với khoản vay của mình, trả lãi và trả nợ ngân hàng đúng hẹn.
Tham gia cuộc thi về ý tưởng kinh doanh
Nếu bạn là sinh viên và có niềm đam mê mãnh liệt với kinh doanh, sao không thử tham gia các cuộc thi về ý tưởng kinh doanh để kêu gọi vốn. Tham gia những cuộc thi này bạn không chỉ có cơ hội nhận giải thưởng mà còn có thể gây ấn tượng với nhà đầu tư hoặc các quỹ tài trợ đang ngồi dưới ghế ban giám khảo.
Tham gia cuộc thi về ý tưởng kinh doanh để kêu gọi đầu tư
Hiện nay, có rất nhiều cuộc thi khởi nghiệp đã ra đời giúp những ý tưởng kinh doanh trở thành hiện thực. Nhiều startup nổi tiếng bây giờ cũng từng bước ra từ một cuộc thi như thế. Tham gia cuộc thi về ý tưởng kinh doanh không chỉ giúp việc huy động vốn thành công, mà quá trình chuẩn bị để tham gia những cuộc thi này còn giúp bạn “mài giũa” lại ý tưởng, học cách trình bày, phản biện, trả lời câu hỏi hóc búa – những kỹ năng sau này bạn sẽ rất cần khi đi gọi vốn thật sự.
Kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư cá nhân
Nếu là người mới khởi nghiệp, chắc chắn bạn không dễ gì chạm tới các quỹ đầu tư lớn và ngân hàng cũng rất khắt khe không cho phép bạn vay vốn. Khi này, cách tìm kiếm nhà đầu tư hiệu quả nhất đó là tìm đến những nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư cá nhân thường là những người có kinh nghiệm kinh doanh, có tiền nhàn rỗi và quan trọng nhất là họ có niềm tin vào con người hơn là số liệu. Họ đầu tư không chỉ vì nhìn thấy cơ hội kiếm lời, mà còn vì tin vào bạn – người sáng lập – và câu chuyện mà bạn đang theo đuổi.
Để thuyết phục thành công các nhà đầu tư cá nhân góp vốn vào dự án khởi nghiệp của mình, bạn phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu sản phẩm của mình từ trong ra ngoài, có kế hoạch - chiến lược thực hiện rõ ràng và biết cách trả lời câu hỏi: “Tại sao tôi nên tin bạn?”.
Sử dụng nguồn vốn tự có
Khởi nghiệp bằng nguồn vốn tự có - nghe có vẻ "cũ" trong thời đại gọi vốn rầm rộ, nhưng thực tế lại mang đến một sự vững chãi và tự chủ đáng ngạc nhiên. Thay vì "chạy đôn chạy đáo" tìm kiếm nhà đầu tư, bạn đang đặt nền móng cho đứa con tinh thần của mình bằng chính những đồng tiền mồ hôi nước mắt đã tích lũy.
Ưu điểm của việc kinh doanh bằng vốn tự có của bản thân đó là tự do. Bạn không bị áp lực bởi kỳ vọng của người khác, không phải chia sẻ quyền quyết định, và lợi nhuận. Đặc biệt là không bị áp lực bởi tiền lãi khi vay vốn từ bên ngoài.
Tuy nhiên, khởi nghiệp bằng vốn tự thường chỉ phù hợp với kinh doanh nhỏ và thị trường kinh doanh ít biến động. Trong trường hợp thị trường kinh doanh phát triển, bạn cần phải có vốn để mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phát triển của công việc. Tùy thuộc vào quy mô và hoạch định phát triển, tốt hơn hết bạn vẫn nên đi tìm nhà đầu tư cho ý tưởng kinh doanh cho công việc kinh doanh của mình.
Kinh doanh bằng vốn tự có giúp bạn chủ động hơn
Tìm kiếm nhà đầu tư qua các quỹ đầu tư mạo hiểm
Thêm một cách tìm kiếm nhà đầu tư hiệu quả nữa mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là tìm kiếm nhà đầu tư qua các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tức là tìm đến các tổ chức chuyên đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp với mục tiêu thu lợi nhuận cao.
Khác với các nhà đầu tư cá nhân hay nguồn vốn nhỏ lẻ, quỹ đầu tư mạo hiểm thường rót tiền theo kiểu “mạnh tay”, thậm chí lên đến hàng triệu đô, đổi lại họ sẽ sở hữu một phần cổ phần trong công ty của bạn. Tìm kiếm nhà đầu tư qua các quỹ đầu tư mạo hiểm bạn không chỉ có được tiền mà còn học hỏi được nhiều thứ khác như: kinh nghiệm thương trường, đội ngũ cố vấn, mạng lưới quan hệ,...
Để tiếp cận được quỹ đầu tư mạo hiểm, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng hơn bao giờ hết. Bao gồm: một bản kế hoạch kinh doanh vững chắc, dữ liệu thị trường rõ ràng, tầm nhìn dài hạn và nhất là khả năng thuyết phục người nghe,... Một số quỹ đầu tư uy tín mà doanh nghiệp có thể tham khảo đó là: CyberAgent Ventures (CAV), Mekong Capital, Vina Capital Venture, Golden Gate Venture, IDG Venture…
Lưu ý: Nếu lựa chọn hình thức tìm kiếm nhà đầu tư từ quỹ mạo hiểm doanh nghiệp cần chấp nhận chia sẻ cổ phần hoặc quyền sở hữu cho quỹ đầu tư mạo hiểm.
Kêu gọi vốn đầu tư bằng việc phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu là tức là bạn bán một phần sở hữu công ty cho các nhà đầu tư. Họ sẽ trở thành cổ đông, đồng hành và kỳ vọng vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đổi lại, bạn có được nguồn vốn đáng kể để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc chinh phục thị trường mới.
Khi doanh nghiệp đã đạt đến một giai đoạn nhất định và cần nguồn vốn lớn để mở rộng, phát hành cổ phiếu là một cách gọi vốn hiệu quả, vừa giúp huy động được tài chính, vừa tăng độ uy tín trên thị trường. Phát hành cổ phiếu không phải là bước đi dành cho những doanh nghiệp chỉ mới ở giai đoạn “thai nghén” ý tưởng.
Kêu gọi vốn đầu tư bằng việc phát hành cổ phiếu
Lưu ý cần biết trước khi tìm kiếm nhà đầu tư
Vốn luôn là một trong những rào cản lớn nhất khi bạn muốn biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Khi trong tay chưa có vốn, bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách tìm kiếm nhà đầu tư để họ rót vốn cho mình khởi nghiệp. Tuy nhiên trước khi vay vốn, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
Có kế hoạch cụ thể trước khi vay vốn kinh doanh
Trước khi tìm đến ngân hàng hay bất kỳ tổ chức tài chính nào, bạn cần tự hỏi: mình thật sự cần bao nhiêu tiền? Bạn cần dùng nó vào việc gì? Hãy viết ra một kế hoạch cụ thể: từ chi phí nhập hàng, thuê mặt bằng, marketing,… đến cả những khoản nhỏ như vận chuyển hay bảo trì.
Đừng quên tính cả lãi suất hàng tháng vào chi phí vận hành, để biết chắc rằng sau khi trừ mọi chi phí, bạn vẫn còn lời – hoặc ít nhất là đủ để trả nợ. Ngoài ra, bạn cũng cần dự đoán thời gian hoàn vốn, và lên lộ trình thanh toán rõ ràng: trả dần theo tháng hay trả một lần? Càng sớm dứt nợ, bạn càng nhẹ gánh để tập trung phát triển.
Lường trước những rủi ro có thể xảy ra
Dù bạn có tự tin vào mô hình kinh doanh của mình đến đâu thì thực tế vẫn luôn có thể “vùi dập” kế hoạch. Một số những vấn đề xảy ra như: Thị trường biến động, đối thủ xuất hiện, nguồn hàng gián đoạn,... bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh. Vì vậy, khi vay vốn đừng vay quá tay, và đừng bao giờ nghĩ đến việc “kiếm được tiền rồi trả nợ sau cũng được”.
Để việc vay vốn từ các nhà đầu tư không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống, bạn hãy lên kế hoạch cho một số tiền vay cụ thể. Ngoài ra, hãy đặt ra phương án dự phòng nếu doanh thu không như kỳ vọng, để không rơi vào cảnh vừa không trả được nợ, vừa áp lực tinh thần.
Trước khi kêu gọi đầu tư cần lường trước được những vấn đề có thể xảy ra
Tìm hiểu thông tin thị trường cụ thể
Thị trường kinh doanh rất biến động, không phải chỗ nào cũng sẵn sàng cho bạn vay và không phải nơi nào cho vay vốn cũng đáng tin. Vì vậy trước khi vay, bạn hãy dành thời gian để tìm kiếm các thông tin như:
Có những kênh vay vốn nào phù hợp với bạn? (ngân hàng, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ…)
Lãi suất cụ thể bao nhiêu? Có ưu đãi gì? Sau ưu đãi thì lãi thay đổi như thế nào?
Kỳ hạn thanh toán, phí phạt nếu trả chậm, các điều khoản "ẩn" đi kèm là gì?
Có dấu hiệu lừa đảo hoặc mập mờ nào trong hồ sơ vay không?
Kết luận
Tìm được nguồn vốn phù hợp chính là bước đệm quan trọng giúp ý tưởng kinh doanh của bạn có cơ hội trở thành hiện thực. Dù bạn lựa chọn vay ngân hàng, gọi vốn từ người thân, hay tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, điều quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu rõ mình đang cần gì. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hình dung rõ hơn về cách tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp với hành trình khởi nghiệp của mình.

KPI là gì? Hướng dẫn xây dựng và áp dụng KPI trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp không thể thiếu công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiêu biểu trong đó là KPI. KPI – chỉ số đo lường hiệu suất chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi và tối ưu nguồn lực. Tuy quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm KPI là gì? Bản chất và vai trò thực sự của KPI trong vận hành doanh nghiệp. Bài viết sau Unica sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin cần thiết về KPI, cùng khám phá nhé.
KPI là gì?
KPI là viết tắt của từ Key Performance Indicator, nghĩa tiếng việt là chỉ số đánh giá hiệu suất công việc. Chỉ số này cho biết các cá nhân hay doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra ban đầu, xác định xem doanh nghiệp/ cá nhân có đang đi đúng hướng hay không. Hiểu một cách đơn giản, KPI chính là những con số biết nói, giúp trả lời câu hỏi: “Chúng ta đang tiến gần đến mục tiêu như thế nào?”
KPI của doanh nghiệp thường bao gồm: lợi nhuận, chi phí trung bình hàng năm, số lượng bán hàng, doanh thu,.... Việc phân tích KPI thường xuyên giúp doanh nghiệp/ cá nhân có cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp để có những điều chỉnh cần thiết. KPI được xem là một trong những công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp theo dõi và định lượng mức độ hiệu quả trong hoạt động của cá nhân, phòng ban hay toàn tổ chức.
KPI là gì?
Trong môi trường doanh nghiệp, KPI được thiết lập ở nhiều cấp độ, từ tầm chiến lược đến vận hành nhằm vừa định hướng mục tiêu, vừa làm căn cứ để đo lường kết quả công việc theo từng giai đoạn. Ở cấp độ vĩ mô, KPI sẽ gắn với mục tiêu lớn như: Tăng trưởng 120% doanh thu trong tháng 10, triển khai thành công 35 dự án cấp tỉnh trong quý IV… Ở cấp độ vi mô, KPI tập trung vào những đầu việc cụ thể, ví dụ như: Tìm kiếm 150 khách hàng tiềm năng mỗi tháng, tuyển dụng 2 nhân sự mới mỗi tuần,…
Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng KPI
KPI giúp doanh nghiệp nhìn rõ bức tranh toàn cảnh về hiệu suất công việc. KPI giúp trả lời các câu hỏi: Ai đang làm tốt? Bộ phận nào đang chững lại? Mục tiêu nào đang trễ tiến độ? Nhờ việc đánh giá cụ thể thông qua KPI,, nhà quản lý có thể phân bổ nguồn lực hợp lý, điều chỉnh chiến lược kịp thời và thúc đẩy từng cá nhân phát huy tối đa năng lực của mình.
Không chỉ là công cụ đo lường, KPI còn là kim chỉ nam định hướng hành động, giúp mọi người trong tổ chức đi đúng hướng, cùng hướng đến mục tiêu chung một cách rõ ràng và nhất quán.
Vai trò của KPI trong việc kết nối nhân sự và phòng ban
Trong một tổ chức, mỗi phòng ban đều có vai trò riêng biệt, nhưng nếu thiếu sự liên kết, toàn bộ hệ thống sẽ vận hành rời rạc và thiếu hiệu quả. Đó là lý do KPI trở thành cầu nối quan trọng. Vậy vai trò cụ thể của KPI là gì? Dưới đây Unica sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn nắm rõ.
Kết nối các phòng ban, nhân sự tập trung vào 1 mục tiêu: KPI giúp gắn kết các phòng ban lại với nhau, mỗi phòng ban là một nhiệm vụ nhưng vẫn cùng nhau cống hiến để tiến về mục đích chung. KPI giúp gắn kết các phòng ban, nhân sự lại với nhau, đưa chúng về cùng một quỹ đạo chiến lược. Khi mọi người đều hướng đến các chỉ số cụ thể phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng thể, họ sẽ hiểu được rằng công việc của mình không chỉ phục vụ bộ phận, mà còn đóng góp trực tiếp vào thành công của cả doanh nghiệp.
Kết nối công việc của nhân viên với mục tiêu của doanh nghiệp: KPI không chỉ là công cụ đo lường mà còn là cách để truyền tải chiến lược một cách rõ ràng đến từng cá nhân. Khi có KPI cụ thể, nhân viên sẽ biết mình đang làm gì, vì sao công việc đó quan trọng, và nó đóng vai trò gì trong hoạt động phát triển của toàn công ty. Thay vì bị cuốn vào chuỗi nhiệm vụ hằng ngày mà không biết mình đang hướng về đâu, KPI giúp từng nhân viên xác định được mục tiêu rõ ràng, nhìn thấy giá trị mình tạo ra và hình dung được lộ trình phát triển phía trước.
KPI đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhân sự và phòng ban
Phân loại KPI trong doanh nghiệp
KPI đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận. Tùy thuộc vào lĩnh vực và mục tiêu cụ thể, KPI trong doanh nghiệp được phân chia thành các loại sau:
KPI kinh doanh
KPI kinh doanh là các chỉ số then chốt dùng để đo lường mức độ hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Đây là công cụ giúp ban lãnh đạo theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh một cách định lượng, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa hiệu suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Việc xây dựng và theo dõi KPI kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những gì đang diễn ra trong từng giai đoạn phát triển, mà còn phát hiện kịp thời những vấn đề để cải tiến quy trình và tối ưu nguồn lực.
Tùy vào mô hình và mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng nhiều KPI khác nhau. Dưới đây là những chỉ số KPI kinh doanh được sử dụng phổ biến hiện nay:
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate): Đo lường mức độ tăng trưởng doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định.
Chi phí thu hút khách hàng (Customer Acquisition Cost - CAC): Cho biết chi phí trung bình để có được một khách hàng mới.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate): Phản ánh khả năng doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại.
Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV): Ước tính tổng giá trị doanh thu mà một khách hàng mang lại trong suốt thời gian họ gắn bó với doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin): Đo lường hiệu quả trong việc quản lý chi phí đầu vào so với doanh thu.
Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover): Đánh giá tốc độ luân chuyển hàng hóa trong kho, giúp quản lý tồn kho hiệu quả hơn.
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư (Return on Investment - ROI): Phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận.
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng (Lead Conversion Rate): Đo lường khả năng biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.
KPI kinh doanh dùng để đo lường mức độ hiệu quả công việc đạt được
KPI tài chính
KPI tài chính là những chỉ số phản ánh tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp, thường được theo dõi sát sao bởi ban lãnh đạo và bộ phận tài chính. Thông qua các chỉ số này, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả quản lý dòng tiền cũng như mức độ sử dụng vốn.
Trong lĩnh vực tài chính KPI là gì? KPI tài chính được đánh giá là nhóm KPI cốt lõi, đóng vai trò then chốt trong việc ra quyết định chiến lược. KPI tài chính giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và tăng trưởng bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Dưới đây là một số KPI tài chính quan trọng:
Tỷ suất lợi nhuận (Profit Margin): Phản ánh tỷ lệ lợi nhuận thu được từ doanh thu sau khi đã trừ mọi chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Margin): Cho biết phần trăm lợi nhuận còn lại sau khi trừ chi phí hàng hóa hoặc dịch vụ.
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư – ROI (Return on Investment): Đo lường hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc chiến dịch kinh doanh.
Dòng tiền (Cash Flow): Thể hiện lượng tiền mặt thực tế ra vào doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể.
Tỷ suất quay vòng phải thu (Accounts Receivable Turnover): Đánh giá tốc độ thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.
Tỷ suất quay vòng phải trả (Accounts Payable Turnover): Cho biết mức độ nhanh chóng mà doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp.
Tỷ suất vốn hoạt động (Working Capital Ratio): So sánh tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn để đánh giá khả năng thanh khoản.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio): Đo lường mức độ sử dụng nợ vay so với nguồn vốn tự có.
Lợi nhuận gộp (Gross Profit): Khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bán hàng.
Lợi nhuận ròng (Net Profit): Khoản lợi nhuận cuối cùng sau khi đã trừ hết tất cả chi phí và thuế.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS (Earnings per Share): Phản ánh mức thu nhập mà cổ đông nhận được trên mỗi cổ phiếu.
KPI tài chính là chỉ số phản ánh tình hình tài chính tổng thể
KPI bán hàng
KPI bán hàng là những chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của đội ngũ kinh doanh trong việc đạt được mục tiêu doanh số. Chức năng theo dõi tiến độ, đánh giá hiệu suất làm việc cũng như phát hiện sớm các vướng mắc trong quy trình bán hàng. Việc sử dụng KPI bán hàng không chỉ giúp các cá nhân và nhóm bán hàng nắm bắt kết quả theo từng giai đoạn (ngày, tuần, tháng) mà còn là cơ sở để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược tiếp cận khách hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Một số KPI bán hàng phổ biến hiện nay
Doanh số bán hàng (Sales Revenue): Tổng doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng trong một khoảng thời gian cụ thể.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số (Sales Growth Rate): Đo tốc độ tăng doanh số theo thời gian – phản ánh hiệu quả mở rộng thị trường và gia tăng khách hàng.
Chi phí thu hút khách hàng mới (Customer Acquisition Cost - CAC): Tổng chi phí trung bình để có được một khách hàng mới.
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (Customer Conversion Rate): Phản ánh số lượng khách hàng tiềm năng trở thành người mua thực sự.
Giá trị đơn hàng trung bình (Average Order Value - AOV): Cho biết trung bình mỗi đơn hàng mang về bao nhiêu doanh thu, từ đó giúp tối ưu chiến lược tăng doanh số.
Tỷ lệ chuyển đổi từng bước trong quy trình bán hàng (Sales Pipeline Conversion Rate): Đo hiệu quả tại từng giai đoạn trong phễu bán hàng.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate): Đo lường khả năng doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện có.
Tỷ lệ bán thêm (Upsell Rate): Phản ánh khả năng tăng giá trị đơn hàng thông qua việc bán thêm sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung.
KPI bán hàng dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của đội ngũ kinh doanh
KPI Marketing
KPI Marketing là những số liệu cụ thể được đưa ra để giúp phòng Marketing theo dõi, đánh giá và tối ưu hiệu quả các chiến dịch quảng bá trên đa kênh như: digital, social, SEO, email, paid ads… Những chỉ số này cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng tiếp cận khách hàng, mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi. Từ đó, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kịp thời, nâng cao hiệu quả chi tiêu và gia tăng lợi nhuận.
Trong bộ phận marketing, KPI là gì? KPI Marketing cụ thể đó là:
Brand Awareness (Nhận diện thương hiệu): Đo lường mức độ khách hàng biết đến thương hiệu của bạn.
Website Traffic (Lưu lượng truy cập trang web): Cho biết số lượt truy cập website trong một khoảng thời gian cụ thể.
Click-Through Rate – CTR (Tỷ lệ nhấp chuột): Tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo hoặc đường link trong chiến dịch.
Social Media Engagement (Tương tác mạng xã hội): Tổng hợp các lượt thích, chia sẻ, bình luận trên nền tảng mạng xã hội.
Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi): Phản ánh tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn (mua hàng, đăng ký…).
Customer Acquisition Cost – CAC (Chi phí thu hút khách hàng): Tổng chi phí cần bỏ ra để có được một khách hàng mới.
Cost per Lead (Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng): Chi phí trung bình cho mỗi lead từ các chiến dịch marketing.
MQLs (Marketing Qualified Leads): Số lượng khách hàng tiềm năng được đánh giá đạt tiêu chuẩn từ marketing.
SQLs (Sales Qualified Leads): Khách hàng tiềm năng sẵn sàng chuyển sang bước bán hàng.
Social Program ROI (Lợi nhuận từ truyền thông xã hội): ROI trên từng nền tảng mạng xã hội cụ thể.
ROAS (Return on Ad Spend): Tỷ suất lợi nhuận thu về từ ngân sách chi cho quảng cáo.
ROI (Return on Investment): Đo hiệu quả tổng thể của các khoản đầu tư trong marketing.
Customer Lifetime Value (Giá trị vòng đời khách hàng): Tổng doanh thu ước tính một khách hàng sẽ mang lại trong suốt thời gian gắn bó.
KPI Marketing là chỉ số để đánh giá các chiến dịch quảng bá trên đa kênh
KPI phòng hành chính nhân sự
KPI phòng Hành chính – Nhân sự là hệ thống các chỉ số giúp đo lường hiệu quả công việc của bộ phận nhân sự từ tuyển dụng, đào tạo đến quản lý nhân sự và phát triển nguồn lực nội bộ. Việc áp dụng KPI trong quản trị nhân sự giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tạo điều kiện nâng cao chất lượng môi trường làm việc, gia tăng sự gắn kết và hiệu suất tổng thể của toàn tổ chức.
Một số KPI phổ biến cho phòng hành chính nhân sự đó là:
Employee Turnover Rate (Tỷ lệ luân chuyển nhân sự): Phản ánh tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên trong một khoảng thời gian.
Average Time to Hire (Thời gian tuyển dụng trung bình): Thời gian trung bình để hoàn tất quá trình tuyển dụng cho một vị trí.
Absenteeism Rate (Tỷ lệ nghỉ làm): Tỷ lệ vắng mặt không lý do của nhân viên so với tổng thời gian làm việc.
Training Participation Rate (Tỷ lệ tham gia đào tạo): Tỷ lệ nhân viên tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo nội bộ hoặc bên ngoài.
Employee Satisfaction Index (Chỉ số hài lòng của nhân viên): Đo lường mức độ hài lòng với môi trường làm việc, chính sách và văn hóa doanh nghiệp.
Employee Retention Rate (Tỷ lệ giữ chân nhân viên): Tỷ lệ nhân viên gắn bó với công ty trong thời gian dài.
Recruitment Success Rate (Tỷ lệ tuyển dụng thành công): Số lượng ứng viên được tuyển dụng và gắn bó sau thời gian thử việc.
Average Cost of Hire (Chi phí tuyển dụng trung bình): Tổng chi phí cho một quy trình tuyển dụng (marketing, nhân sự, thời gian, công cụ…).
Workforce Stability Index (Chỉ số ổn định nhân sự): Phản ánh sự ổn định của lực lượng lao động theo thời gian.
KPI phòng Hành chính – Nhân sự là các chỉ số đo lường hiệu quả công việc của bộ phận nhân sự
KPI phòng Kế toán
KPI phòng Kế toán là tập hợp các chỉ số dùng để đo lường hiệu suất làm việc, độ chính xác và mức độ tuân thủ quy trình tài chính – kế toán trong doanh nghiệp. KPI được đưa ra nhằm mục đích đánh giá khả năng kiểm soát dòng tiền, xử lý báo cáo, lập kế hoạch tài chính, đồng thời hỗ trợ đưa ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu tài chính đáng tin cậy và kịp thời.
Đối với bộ phận kế toán, KPI là gì? Một số KPI quan trọng cho phòng Kế toán bao gồm:
Financial Reporting Lead Time (Thời gian hoàn tất báo cáo tài chính): Khoảng thời gian từ khi kết thúc kỳ tài chính đến khi hoàn tất báo cáo.
Tax Submission Compliance (Tỷ lệ tuân thủ nộp thuế): Đo lường mức độ đúng hạn và chính xác trong việc kê khai, nộp thuế cho nhà nước.
Cash Flow Management Efficiency (Hiệu quả quản lý dòng tiền): Phản ánh khả năng theo dõi, kiểm soát và tối ưu hóa dòng tiền vào – ra của doanh nghiệp.
Timely Processing Rate (Tỷ lệ xử lý đúng hạn): Tỷ lệ hóa đơn, chứng từ, nghiệp vụ được xử lý đúng thời hạn đã đề ra.
Accounting Cost as a Percentage of Revenue (Chi phí kế toán trên doanh thu): Tỷ lệ chi phí vận hành bộ phận kế toán so với tổng doanh thu.
Accuracy of Financial Forecasting (Độ chính xác dự báo tài chính): So sánh giữa kế hoạch dự báo và kết quả thực tế.
Accounting Standards Compliance Rate (Tỷ lệ tuân thủ chuẩn mực kế toán): Đo mức độ phù hợp giữa các hoạt động kế toán với chuẩn mực, quy định hiện hành.
Accounting Process Automation Efficiency (Hiệu quả tự động hóa quy trình): Đánh giá hiệu suất của hệ thống tự động trong việc xử lý các nghiệp vụ kế toán.
KPI chăm sóc khách hàng
KPI chăm sóc khách hàng là những chỉ số cụ thể để đo lường hiệu quả hoạt động của bộ phận dịch vụ khách hàng. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp đánh giá được chất lượng hỗ trợ, mức độ hài lòng và trải nghiệm của khách hàng với dịch vụ chăm sóc khách hàng. Dựa vào KPI chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh – yếu trong dịch vụ, từ đó xây dựng chiến lược cải thiện nhằm giữ chân khách hàng và nâng cao uy tín thương hiệu.
Dưới đây là một số KPI phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng:
Total Number of Customer Complaints (Tổng số khiếu nại của khách hàng): Phản ánh số lượng phản hồi tiêu cực hoặc vấn đề khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Average Response Time (Thời gian phản hồi trung bình): Thời gian trung bình để đội ngũ hỗ trợ tiếp nhận và phản hồi yêu cầu từ khách hàng.
First Contact Resolution Rate (Tỷ lệ giải quyết ngay lần đầu): Tỷ lệ vấn đề được xử lý ngay trong lần liên hệ đầu tiên mà không cần tiếp xúc lại.
Customer Satisfaction Score – CSAT (Chỉ số hài lòng khách hàng): Được thu thập qua khảo sát, phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng sau khi nhận hỗ trợ.
Net Promoter Score – NPS (Chỉ số sẵn sàng giới thiệu): Đo mức độ sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người khác – một chỉ số quan trọng về lòng trung thành.
Customer Retention Rate (Tỷ lệ giữ chân khách hàng): Tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ sau một khoảng thời gian.
Average Resolution Time (Thời gian giải quyết trung bình): Thời gian trung bình để xử lý và hoàn tất một yêu cầu hoặc khiếu nại.
Cancellation Rate (Tỷ lệ hủy dịch vụ): Tỷ lệ khách hàng hủy hợp đồng, tài khoản hoặc ngừng sử dụng dịch vụ.
KPI chăm sóc khách hàng là những chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của bộ phận dịch vụ khách hàng
KPI quản lý dự án
KPI quản lý dự án là các chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả trong việc triển khai và hoàn tất một dự án. Chức năng giúp nhà quản lý theo dõi tiến độ, ngân sách, chất lượng công việc và hiệu suất của đội nhóm. Dựa vào KPI quản lý dự án, doanh nghiệp dễ dàng nhận diện rủi ro, tối ưu hóa tài nguyên và đảm bảo dự án đạt được mục tiêu đúng thời hạn.
Một số KPI phổ biến trong quản lý dự án có thể kể đến như:
Project Completion Time (Thời gian hoàn thành dự án): Đo khoảng thời gian thực tế so với thời gian dự kiến để hoàn tất toàn bộ dự án.
Cost Performance Index – CPI (Chỉ số hiệu suất chi phí): Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án thông qua tỷ lệ giữa giá trị công việc hoàn thành và chi phí đã chi tiêu.
Schedule Performance Index – SPI (Chỉ số hiệu suất tiến độ): Cho biết mức độ đáp ứng tiến độ dự án theo kế hoạch ban đầu.
Earned Value (Giá trị đạt được): Giá trị công việc đã hoàn thành tính theo ngân sách dự kiến, giúp so sánh với chi phí thực tế và thời gian thực hiện.
Project Scope Change Rate (Tỷ lệ thay đổi phạm vi dự án): Theo dõi số lần và mức độ thay đổi về yêu cầu, mục tiêu hoặc quy mô dự án.
Defect Density (Mật độ lỗi): Số lượng lỗi phát sinh trên mỗi đơn vị công việc – thường dùng trong dự án phần mềm hoặc kỹ thuật.
Resource Utilization (Mức độ sử dụng tài nguyên): Đo hiệu quả sử dụng nhân lực, thiết bị và ngân sách trong suốt quá trình triển khai dự án.
Customer Satisfaction (Mức độ hài lòng của khách hàng): Chỉ số phản ánh cảm nhận, đánh giá của khách hàng sau khi dự án được bàn giao.
Team Morale Index (Chỉ số tinh thần đội ngũ): Đánh giá mức độ gắn kết, động lực và sự hài lòng của nhân sự trong đội dự án.
5 Bước xây dựng KPI trong doanh nghiệp
Qua những nội dung chia sẻ ở trên, chắc chắn mọi người ai cũng hiểu tầm quan trọng của KPI. Tuy nhiên, làm sao để xây dựng KPI hiệu quả và các bước xây dựng KPI là gì thì không phải ai cũng biết. Thấu hiểu điều đó, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cụ thể từng bước.
Bước 1: Xác định bộ phận/người xây dựng KPI
Trước khi bắt tay vào xây dựng KPI, điều quan trọng đầu tiên là xác định rõ ai sẽ là người phụ trách công việc này. Thông thường, đó là trưởng các phòng ban – những người nắm rõ nhất cơ cấu, nhiệm vụ và đặc thù công việc của từng vị trí trong bộ phận mình. Với các phòng ban lớn, việc phân quyền cho quản lý cấp trung hoặc cấp thấp hơn tham gia xây dựng KPI là cách hợp lý để đảm bảo tính sát thực và bao quát.
Xác định bộ phận sẽ xây dựng KPI
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn cách giao nhiệm vụ xây dựng KPI cho bộ phận nhân sự hoặc đội ngũ chuyên trách về hoạch định chiến lược. Phương án này đảm bảo được tính khách quan và tính khoa học về phương pháp, nhưng đôi khi lại thiếu sự phù hợp với thực tiễn công việc hàng ngày của từng bộ phận.
Dù lựa chọn phương pháp nào để định bộ phận/người xây dựng KPI thì hệ thống KPI sau khi được thiết kế vẫn phải được thẩm định bởi chính các phòng ban chức năng. Việc rà soát, điều chỉnh sẽ giúp các chỉ số không chỉ mang tính đo lường mà còn phản ánh đúng vai trò và nhiệm vụ thực tế của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định các chỉ số KPI
Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều đảm nhận một vai trò khác nhau, vì thế hệ thống KPI cũng cần được thiết kế riêng biệt để phản ánh đúng trách nhiệm của từng vị trí. Các chỉ số KPI phải gắn liền với mục tiêu cụ thể của phòng ban cũng như định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. Chỉ khi đó, KPI mới thực sự có ý nghĩa trong việc đo lường hiệu quả công việc.
Khi đã xác định rõ mục tiêu cần đạt được, doanh nghiệp nên áp dụng nguyên tắc SMART để xây dựng từng chỉ số KPI: cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn rõ ràng. Nếu thiếu những tiêu chí này, KPI sẽ trở nên mơ hồ, khó theo dõi và dễ gây ra hiểu lầm trong quá trình đánh giá hiệu suất. Nghiêm trọng hơn, nó còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống quản trị và hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Bước 3: Đánh giá mức độ hoàn thành KPI
Khi hệ thống KPI đã được thiết lập cho từng vị trí, doanh nghiệp bắt đầu bước vào giai đoạn vận hành và đánh giá hiệu quả công việc dựa trên các chỉ số đó. Để việc theo dõi và phân tích trở nên chính xác hơn, các đầu việc có thể được phân loại thành 3 nhóm chính:
Nhóm A: Công việc tiêu tốn nhiều thời gian và có tác động lớn đến mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Nhóm B: Bao gồm các công việc hoặc mất ít thời gian nhưng ảnh hưởng đáng kể, hoặc tốn nhiều thời gian nhưng tác động không quá lớn.
Nhóm C: Những đầu việc đơn giản, ít tốn thời gian và ít ảnh hưởng đến kết quả chung.
Tùy theo mức độ quan trọng, mỗi nhóm sẽ được gán trọng số khác nhau để phản ánh đúng giá trị đóng góp vào mục tiêu của tổ chức — ví dụ phổ biến là: A (50%), B (30%) và C (20%).
Khi đánh giá hiệu suất của một nhân sự, cần dựa trên tổng thể cả 3 nhóm KPI, đảm bảo sự công bằng và phản ánh đúng năng lực thực tế. Đây là bước quan trọng để tạo cơ sở cho việc khen thưởng, điều chỉnh công việc hoặc đề xuất phát triển nhân sự phù hợp hơn trong tương lai.
Đánh giá mức độ hoàn thành KPI đảm bảo sự công bằng
Bước 4: Liên hệ giữa đánh giá KPI và lương thưởng
Sau khi đánh giá được mức độ hoàn thành KPI của mỗi cá nhân, việc gắn kết kết quả đó với chế độ lương – thưởng là điều cần thiết để tạo động lực và khuyến khích hiệu suất làm việc. Tùy vào tỷ lệ hoàn thành KPI, người lao động sẽ được nhận phần thưởng tương ứng, có thể là tiền mặt, phúc lợi bổ sung hoặc cơ hội thăng tiến.
Chính sách thưởng có thể được xác lập theo nhiều cách khác nhau: do ban lãnh đạo cấp cao định hướng sẵn, do trưởng bộ phận quyết định hoặc có thể là kết quả của sự thống nhất giữa người lao động và cấp quản lý. Dù được xây dựng theo phương pháp nào, điểm mấu chốt vẫn là sự rõ ràng, minh bạch và nhất quán trong cách áp dụng, giúp nhân viên hiểu được giá trị công sức mà họ bỏ ra.
Bước 5: Điều chỉnh và tối ưu KPI
Không có một hệ thống KPI nào là hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. Vì thế, sau khi áp dụng, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao hiệu quả thực tế để kịp thời điều chỉnh những chỉ số chưa phù hợp.
Ở giai đoạn đầu, việc điều chỉnh là điều gần như bắt buộc, việc điều chỉnh có thể sẽ mất vài tháng để tinh chỉnh và đồng bộ hóa KPI với mục tiêu dài hạn. Khi hệ thống KPI đã được tối ưu và chứng minh hiệu quả, doanh nghiệp nên duy trì ổn định ít nhất trong một chu kỳ (thường là 1 năm) để đánh giá một cách toàn diện.
Những sai lầm thường gặp khi xây dựng KPI
KPI khi sử dụng đúng cách sẽ là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả công việc. Tuy nhiên, nếu như xây dựng sai cách có thể nó sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”. Dưới đây là những lỗi phổ biến mà nhiều doanh nghiệp dễ mắc phải trong quá trình xây dựng và triển khai hệ thống KPI.
KPI không liên kết với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Một sai lầm nghiêm trọng nhưng rất thường gặp đó là việc đặt KPI chỉ để cho đủ nên nó không có liên quan gì đến mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. KPI đúng nghĩa là những chỉ số “chủ chốt” tức là phải gắn liền với mục tiêu chiến lược, phải phản ánh được những gì quan trọng nhất với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp hay phòng ban.
Nếu KPI không bám sát chiến lược, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng hoạt động sai hướng, đầu tư thời gian, nguồn lực cho những hoạt động không thực sự tạo giá trị. Ví dụ: Một website bán hàng đặt KPI là tăng lượng truy cập thay vì tăng tỷ lệ chuyển đổi, thì dù có nhiều lượt xem nhưng doanh số có thể vẫn không nhúc nhích.
Sai lầm hay gặp trong quá trình xây dựng KPI
Chỉ tập trung tới các chỉ số KPI kết quả mà bỏ qua KPI dẫn dắt
Sai lầm thứ hai của việc đặt KPI đó là chỉ quan tâm kết quả mà quên mất quá trình. KPI kết quả giúp đo lường đầu ra, nhưng để đạt được kết quả đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ nguyên nhân và quá trình để đạt được nó.
Ví dụ: KPI “tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng 20%” nghe có vẻ rõ ràng, nhưng nếu không có thêm các chỉ số như “ra mắt sản phẩm mới”, “cải tiến trải nghiệm mua hàng” thì nhân viên sẽ không biết nên làm gì để đạt được mục tiêu đó. Điều này khiến KPI trở nên chung chung, thiếu tính hành động.
Một hệ thống KPI hiệu quả cần là sự kết hợp nhịp nhàng giữa chỉ số kết quả và chỉ số quá trình để KPI không chỉ đo lường mà còn điều hướng hành vi thực tế.
Xây dựng KPIs cố định, không có sự cập nhật và tùy chỉnh theo thời gian
KPI không phải là con số cố định bất biến, mà cần được cập nhật thường xuyên dựa trên tình hình hoạt động thực tế. Nếu không linh hoạt, doanh nghiệp có thể tự giới hạn sự phát triển của chính mình. KPI cần liên tục được rà soát và điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tổ chức.
Ví dụ: Nếu KPI “tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 20%” đã được hoàn thành chỉ trong vòng 3 tháng thay vì cả năm, thì việc giữ nguyên KPI cũ sẽ khiến đội ngũ mất động lực. Ngược lại, khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn, không điều chỉnh KPI sẽ tạo ra áp lực không cần thiết và dễ gây chán nản.
Câu hỏi thường gặp
Để hiểu biết thêm được nhiều thông tin bổ ích khác xoay quanh chủ đề KIP là gì, bạn hãy tham khảo thêm nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
Ai là người xác định KPI cho doanh nghiệp?
Người xác định KPI cho doanh nghiệp có thể là bất kỳ ai. Tuy nhiên thông thường trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo từ cấp Managers, Leaders,... sẽ là người thiết lập KPI. Đối với các KPI tổng quan, Giám đốc điều hành và ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là người đặt ra KPI cụ thể.
KPI có cần review thường xuyên không?
Có. KPI bắt buộc phải được review thường xuyên, bởi trong quá trình hoạt động các mục tiêu của doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian. KPI quá cũ chắc chắn sẽ không phù hợp với thời điểm hiện tại. KPI cần review KPI thường xuyên, theo tháng, quý, thậm chí là mỗi tuần để phù hợp với thực tế.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề KPI là gì mà Unica đã tổng hợp được. KPI là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường, theo dõi và cải thiện hiệu suất làm việc một cách rõ ràng, khoa học. Khi được xây dựng đúng cách và gắn kết chặt chẽ với mục tiêu chiến lược, KPI sẽ trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng.

MBTI là gì? Tổng hợp các tính cách MBTI có thể bạn chưa biết
Khi nói đến tính cách, mọi người thường hay sử dụng thuật ngữ MBTI. MBTI nổi lên như một công cụ giúp mỗi người khám phá tính cách cá nhân của mình. Không chỉ phổ biến với giới trẻ muốn khám phá bản thân, MBTI còn là công cụ không thể thiếu của các nhà quản lý, chuyên viên tuyển dụng trong việc chọn lọc và phát triển nhân sự. Để hiểu cụ thể MBTI là gì? Các nhóm tính cách đặc trưng của MBTI như thế nào? Mời bạn đọc khám phá nội dung bài viết sau đây để hiểu rõ nhé.
MBTI là gì?
MBTI (viết tắt của Myers-Briggs Type Indicator) là công cụ phân loại tính cách con người dựa vào việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm. Thông qua một bộ câu hỏi trắc nghiệm, MBTI giúp xác định xu hướng hành vi, cách suy nghĩ và cách con người tương tác với thế giới xung quanh. MBTI giúp bạn hiểu rõ về bản thân, sở thích cũng như điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đồng thời, MBTI cũng giúp bạn nhận thức được khác biệt trong cách nhìn nhận và quyết định của mỗi người, từ đó tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác với người khác.
MBTI là gì?
MBTI được phát triển dựa trên học thuyết của nhà tâm lý học Carl Jung - bác sĩ tâm lý người Thụy Sĩ. Năm 1982, MBTI được hoàn thiện bởi 2 nhà khoa học là hai nhà khoa học Katharine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers. Hệ thống MBTI chia tính cách thành 4 cặp đối lập: Hướng ngoại (E) – Hướng nội (I), Cảm nhận (S) – Trực giác (N), Lý trí (T) – Cảm xúc (F), Nguyên tắc (J) – Linh hoạt (P). Từ sự kết hợp của 4 yếu tố này, MBTI đưa ra 16 nhóm tính cách khác nhau, mỗi nhóm mang những đặc điểm, điểm mạnh – điểm yếu riêng biệt.
MBTI được đánh giá là một công cụ vô cùng quan trọng. Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên sự phát triển nền tảng của ngành tâm lý học nên có độ chính xác rất cao. Hiện nay, MBTI đang trở nên phổ biến với số lượng người tham gia bài test này rất đông.
Những tiêu chí dùng để đánh giá tính cách MBTI
Tiêu chí đánh giá MBTI là gì là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Theo Unica tìm hiểu được thì MBTI đánh giá tính cách dựa trên 4 cặp tiêu chí đối lập. Cụ thể đó là:
Xu hướng tự nhiên
Hướng ngoại (Extraversion) >< Hướng nội (Introversion)
Tiêu chí này thể hiện cách bạn nạp lại năng lượng. Người hướng ngoại thường lấy năng lượng từ việc giao tiếp, tương tác xã hội. Trong khi đó, người hướng nội có xu hướng tìm sự yên tĩnh, thích suy ngẫm một mình để tái tạo năng lượng.
Nhận thức về thế giới
Giác quan (Sensing) >< Trực giác (Intuition)
Tiêu chí này phản ánh cách bạn tiếp nhận thông tin. Người thuộc nhóm "Giác quan" thường tin vào dữ liệu thực tế, chi tiết cụ thể. Họ nhận thức thế giới qua các giác quan cụ thể như: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi. Họ sắc bén với thực tế, tin vào thế giới dưới cái cách họ đang tiếp nhận qua 5 giác quan.
Ngược lại, nhóm "Trực giác" lại có xu hướng nhìn vào tổng thể, các khả năng tiềm ẩn và suy luận trừu tượng. Thế giới của những người thiên về trực giác sẽ gồm các mô hình, tưởng tượng.
Tiêu chí đánh giá tính cách MBTI
Quyết định và lựa chọn
Lý trí (Thinking) >< Cảm xúc (Feeling)
Tiêu chí này phản ánh cách bạn ra quyết định. Người thiên về “Lý trí” sẽ ưu tiên sự logic, phân tích và tính khách quan. Họ luôn suy luận logic, đưa ra đáp án cụ thể và có cơ sở. Trong khi đó, người thiên về “Cảm xúc” thường cân nhắc yếu tố con người, giá trị cá nhân và cảm xúc, dựa vào cảm tính để đưa ra quyết định.
Cách thức hành động
Nguyên tắc (Judging) >< Linh hoạt (Perceiving)
Tiêu chí này thể hiện phong cách sống và cách bạn tổ chức công việc. Nhóm “Nguyên tắc” thích sự lên kế hoạch, rõ ràng và đưa ra cho mình lộ trình để đạt được mục tiêu. Ngược lại nhóm “Linh hoạt” lại thích ứng linh động, dễ thay đổi theo hoàn cảnh và không gò bó vào khuôn mẫu cứng nhắc nào cả.
16 Nhóm tính cách MBTI
Từ 4 tiêu chí đã chia sẻ ở trên, MBTI được phân chia ra thành 16 nhóm tính cách của con người. Cụ thể 16 nhóm tính cách này như sau:
ISTJ - Người trách nhiệm
Những người thuộc nhóm ISTJ thường rất nguyên tắc, trung thành và đáng tin cậy. Họ sống có tổ chức, coi trọng trật tự, truyền thống và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Với lối sống thực tế và kỷ luật, họ có khả năng quản lý công việc hiệu quả và ổn định.
Nhược điểm: ISTJ có xu hướng bảo thủ, không dễ cởi mở với những thay đổi. Họ thường nghiêm túc quá mức và có thể thiếu linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề, dẫn đến căng thẳng không cần thiết.
Nghề nghiệp phù hợp: Kế toán, Kiểm toán, Luật sư, Cảnh sát, Quân đội, Quản lý hành chính, Giáo viên.
Nhóm tính cách người trách nhiệm rất đáng tin cậy và trung thành
ISFJ - Người bảo vệ
ISFJ là những người chu đáo, tận tâm và giàu lòng vị tha. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người thân thiết, và rất coi trọng trách nhiệm trong công việc cũng như cuộc sống. ISFJ thích sự ổn định, yêu hòa bình và sống thiên về cảm xúc.
Nhược điểm: Họ thường ngại thể hiện bản thân, dễ bị quá tải khi cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Sự dè dặt và khép kín khiến họ đôi khi bỏ lỡ những cơ hội phát triển cá nhân.
Nghề nghiệp phù hợp: Y tá, Nhân sự, Cố vấn tâm lý, Giáo viên, Thư ký, Chăm sóc khách hàng.
ENFJ - Người cho đi
ENFJ là những người lãnh đạo bẩm sinh, giàu cảm xúc và có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người khác. Họ thấu hiểu, quan tâm đến cảm xúc xung quanh và luôn cố gắng tạo ra môi trường tích cực, hòa hợp. ENFJ giỏi giao tiếp, định hướng tốt và thường đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu.
Nhược điểm: Nếu ôm đồm quá nhiều hoặc đặt kỳ vọng quá cao vào người khác họ dễ bị kiệt sức và cảm thấy thất vọng. Sự hy sinh của họ đôi khi bị hiểu lầm là can thiệp quá mức.
Nghề nghiệp phù hợp: Diễn giả, Giáo viên, Quản lý nhân sự, Tư vấn, Hoạt động xã hội, Nhà tổ chức sự kiện.
ENFP - Người truyền cảm hứng
ENFP là những cá nhân tràn đầy năng lượng, sáng tạo và có tầm nhìn xa. Họ yêu thích tự do, linh hoạt và thường mang đến nguồn cảm hứng tích cực cho mọi người xung quanh. Với trí tưởng tượng phong phú, ENFP dễ dàng kết nối với người khác và tạo ra những ý tưởng đột phá.
Nhược điểm: ENFP có xu hướng thiếu kiên nhẫn với các quy trình cứng nhắc và dễ mất tập trung khi có quá nhiều lựa chọn.
Nghề nghiệp phù hợp: Marketing, Truyền thông, Sáng tạo nội dung, Huấn luyện viên, Diễn viên, Nhà tâm lý học, Doanh nhân.
ENFP là những cá nhân tràn đầy năng lượng và sáng tạo
ENTJ - Nhà điều hành
ENTJ là những người lãnh đạo bẩm sinh, quyết đoán và có khả năng tổ chức tuyệt vời. Họ luôn hướng đến mục tiêu, giỏi lập kế hoạch chiến lược nên họ thường giữ vai trò dẫn dắt trong các tổ chức hoặc dự án lớn. ENTJ yêu thích thử thách và luôn muốn cải tiến mọi thứ để đạt hiệu quả tối nhất.
Nhược điểm: Do quá tập trung vào mục tiêu nên đôi khi trở nên cứng nhắc hoặc thiếu kiên nhẫn với những người không theo kịp.
Nghề nghiệp phù hợp: Quản lý cấp cao, Doanh nhân, Luật sư, Kỹ sư, Cố vấn chiến lược, Chính trị gia.
ENTP - Người có tầm nhìn
ENTP là những người năng động, sáng tạo và luôn tràn đầy ý tưởng mới. Họ không ngại thách thức những giới hạn cũ, thích tranh luận để khám phá quan điểm mới và luôn tìm kiếm những cơ hội để đổi mới. ENTP có khả năng nhìn xa trông rộng, phân tích vấn đề sắc bén. Vì vậy, họ thường là người khởi xướng, người dẫn đầu trong công việc.
Nhược điểm: ENTP thường nhanh chán nản nếu mọi việc quá an toàn, lặp đi lặp lại thiếu tính thử thách.
Nghề nghiệp phù hợp: Doanh nhân, Nhà sáng tạo nội dung, Cố vấn chiến lược, Marketing, Truyền thông, Luật sư, Nhà phát triển sản phẩm.
ESFJ - Người quan tâm
ESFJ là những người sống tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và luôn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu. Họ giỏi trong việc duy trì sự hòa hợp trong các mối quan hệ, đồng thời ESFI luôn là người hỗ trợ âm thầm nhưng đầy hiệu quả trong nhóm. ESFJ yêu thích sự ổn định, trung thành và rất coi trọng trách nhiệm cá nhân.
Nhược điểm: Đôi khi họ dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến người khác và có xu hướng an toàn quá mức để tránh xung đột.
Nghề nghiệp phù hợp: Giáo viên, Điều dưỡng, Nhân sự, Cố vấn tâm lý, Nhân viên xã hội, Quản lý dịch vụ khách hàng.
ESFJ là những người sống tình cảm, giàu lòng trắc ẩn
ESFP - Người trình diễn
ESFP là những cá nhân sống động, hào hứng và thích tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Họ có khả năng truyền năng lượng tích cực cho người xung quanh, giỏi giao tiếp và luôn là trung tâm của mọi cuộc vui. ESFP rèn luyện bản thân tích cực qua các trải nghiệm thực tế và luôn tìm kiếm những điều mới mẻ, thú vị.
Nhược điểm: ESFP dễ mất kiên nhẫn và nhanh chán với những công việc lặp đi lặp lại hoặc công việc quá khô khan.
Nghề nghiệp phù hợp: Diễn viên, Người dẫn chương trình, Chuyên viên tổ chức sự kiện, Nhân viên bán hàng, Hướng dẫn viên du lịch.
ESTJ - Người bảo hộ
Tính cách người ESTJ rất thực tế, nguyên tắc và rất giỏi trong việc tổ chức, quản lý. Họ yêu thích trật tự, kỷ luật và luôn hướng đến hiệu quả cao trong công việc. ESTJ thường là hình mẫu lãnh đạo truyền thống, đáng tin cậy và có trách nhiệm, luôn tuân thủ quy tắc và mong đợi điều đó ở người khác.
Nhược điểm: Nhóm tích cách này tương đối cứng nhắc và ít linh hoạt trong những tình huống cần sự thích nghi hoặc sáng tạo.
Nghề nghiệp phù hợp: Quản lý, Cảnh sát, Giám sát sản xuất, Nhân sự, Kiểm toán viên.
ESTP - Người thực thi
Tính cách người thuộc nhóm ESTP là rất năng động, táo bạo và cực kỳ linh hoạt. Họ thích hành động, yêu thích thử thách và luôn sẵn sàng lao vào giải quyết vấn đề ngay tại hiện trường. Với bản tính quyết đoán và giao tiếp tốt, ESTP thường thu hút người khác bởi sự tự tin và khả năng ứng biến nhanh nhạy.
Nhược điểm: Thiếu kiên nhẫn và không thích những công việc mang tính lặp lại hay những công việc đòi hỏi sự chi tiết.
Nghề nghiệp phù hợp: Bán hàng, Kinh doanh, Cảnh sát, Diễn viên, Huấn luyện viên thể thao.
Tính cách người thuộc nhóm ESTP là rất năng động
INFJ - Người che chở
INFJ là nhóm tính cách hiếm nhất, đại diện cho những người sâu sắc, giàu lòng trắc ẩn và có tầm nhìn xa. Họ sống nội tâm nhưng lại rất quan tâm đến thế giới xung quanh, luôn mong muốn tạo ra sự thay đổi tích cực cho cộng đồng. INFJ thường có trực giác mạnh mẽ, khả năng thấu hiểu người khác một cách sâu sắc và hành động âm thầm để giúp đỡ mọi người.
Nhược điểm: Dễ cảm thấy kiệt sức nếu không dành đủ thời gian để phục hồi năng lượng cá nhân.
Nghề nghiệp phù hợp: Nhà tư vấn tâm lý, Nhà văn, Giáo viên, Chuyên viên xã hội, Nghệ sĩ sáng tạo.
INFP - Người lý tưởng hóa
Tính cách chính của nhóm người INFP là sống bằng cảm xúc, đầy mơ mộng và luôn hướng đến những giá trị cốt lõi của bản thân. Họ có tâm hồn nhạy cảm, thích giúp đỡ người khác và thường tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc trong mọi việc mình làm. INFP sáng tạo, có trí tưởng tượng phong phú và thường chọn đi theo con đường riêng biệt, miễn là phù hợp với niềm tin và lý tưởng của họ.
Nhược điểm: Dễ rơi vào trạng thái mộng mơ, thiếu thực tế và hay thất vọng khi mọi thứ không như kỳ vọng. Họ cũng có xu hướng né tránh xung đột và khó ra quyết định dứt khoát.
Nghề nghiệp phù hợp: Nhà văn, Nghệ sĩ, Nhà tâm lý học, Cố vấn học đường, Nhà hoạt động xã hội.
INTJ - Nhà khoa học
INTJ là những nhóm người sở hữu bộ óc chiến lược, có tầm nhìn xa và luôn đặt ra mục tiêu lớn để chinh phục. Họ độc lập, logic, và thường xuyên phân tích mọi thứ một cách hệ thống. INTJ ít khi thể hiện cảm xúc nhưng luôn kiên định với con đường mình chọn. Họ yêu thích việc cải tiến và phát minh, không ngừng tối ưu mọi vấn đề.
Nhược điểm: Cứng đầu, ít linh hoạt trong giao tiếp và thường khó mở lòng. Dễ tỏ ra lạnh lùng và khó chịu với người không cùng tư duy logic.
Nghề nghiệp phù hợp: Nhà khoa học, Kỹ sư, Nhà chiến lược, Giám đốc điều hành, Nhà phân tích dữ liệu.
INTJ là những nhóm người sở hữu bộ óc chiến lược, có tầm nhìn xa
INTP - Nhà tư duy
INTP là người yêu thích tri thức và luôn tò mò về cách thế giới vận hành. Họ có tư duy logic vượt trội, thích phân tích sâu và thường đặt câu hỏi cho mọi giả định. INTP có xu hướng sống nội tâm và thường bị cuốn vào dòng suy nghĩ của chính mình. Dù không giỏi thể hiện cảm xúc, nhưng họ lại cực kỳ sáng tạo và đột phá.
Nhược điểm: Hay trì hoãn, mơ mộng và thiếu hành động thực tế. Khó tập trung lâu dài và không giỏi xử lý cảm xúc cá nhân lẫn xã hội.
Nghề nghiệp phù hợp: Nhà nghiên cứu, Lập trình viên, Nhà phát minh, Chuyên viên phân tích, Giảng viên đại học.
ISFP - Người nghệ sĩ
ISFP là những cá nhân sống đầy cảm xúc, yêu cái đẹp và thường thể hiện bản thân qua nghệ thuật hoặc hành động cụ thể. Họ nhẹ nhàng, thân thiện nhưng rất độc lập, không thích bị bó buộc vào khuôn mẫu. ISFP yêu sự yên bình, thường quan sát tinh tế và chọn cách hỗ trợ người khác một cách âm thầm.
Nhược điểm: Ngại va chạm, thiếu định hướng rõ ràng và dễ bị cảm xúc chi phối. Họ thường né tránh xung đột và sống khá khép kín.
Nghề nghiệp phù hợp: Họa sĩ, Nhiếp ảnh gia, Nhà thiết kế, Điều dưỡng, Nhạc sĩ.
ISTP - Nhà cơ học
Những người ISTP là rất thực tế, thích khám phá cách mọi thứ hoạt động thông qua việc làm hơn là nói. Họ giỏi xử lý tình huống bất ngờ, linh hoạt và độc lập trong suy nghĩ lẫn hành động. Với khả năng phân tích nhanh và kỹ năng tay nghề cao, ISTP thường giỏi trong các lĩnh vực kỹ thuật và sửa chữa.
Nhược điểm: Lạnh lùng, ít biểu lộ cảm xúc và không giỏi duy trì các mối quan hệ dài lâu. Có xu hướng rút lui khi mất hứng thú.
Nghề nghiệp phù hợp: Kỹ sư cơ khí, Kỹ thuật viên, Cảnh sát, Thợ máy, Lập trình viên.
Những người ISTP là rất thực tế, thích khám phá cách mọi thứ hoạt động
Ứng dụng của MBTI trong quản trị nhân sự như thế nào?
Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng yếu tố con người, việc thấu hiểu tính cách nhân sự là rất cần thiết. MBTI được đánh giá là một công cụ hữu hiệu trong quản trị nhân sự. Vậy trong quản trị nhân sự, công cụ MBTI được ứng dụng như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn.
Tuyển dụng nhân sự
MBTI không chỉ là công cụ khám phá bản thân, mà còn là trợ thủ đắc lực trong quá trình tuyển dụng. Thông qua bài trắc nghiệm MBTI, nhà tuyển dụng sẽ nhận diện được rõ nét tính cách của ứng viên. Bao gồm: cách họ suy nghĩ, hành động, phản ứng trong môi trường làm việc. Bên cạnh chuyên môn, yếu tố tính cách giúp xác định xem ứng viên có hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp và đội ngũ hiện tại hay không, từ đó đưa ra lựa chọn tuyển dụng chính xác và phù hợp hơn.
Quản lý nhân sự
Khi người quản lý hiểu rõ tính cách từng thành viên trong đội ngũ, họ không chỉ biết cách giao việc phù hợp mà còn nâng cao khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt. MBTI chính là chiếc công cụ quản lý nhân sự hiệu quả giúp người lãnh đạo nhìn thấu cách mỗi cá nhân phản ứng khi đối mặt với áp lực, khó khăn hoặc khi có sự thay đổi.
Bên cạnh đó, MBTI cũng là công cụ hữu hiệu trong việc hóa giải xung đột nội bộ. MBTI giúp mọi người hòa đồng, dễ dàng cảm thông và hỗ trợ nhau hơn. Doanh nghiệp từ đó xây dựng được một môi trường làm việc hài hòa, giảm va chạm, tăng hiệu quả cộng tác.
Cách đánh giá ứng viên / nhân viên qua MBTI
MBTI không chỉ là một công cụ khám phá bản thân, mà còn là “chìa khóa vàng” giúp nhà quản lý hiểu sâu hơn về con người phía sau bản CV. Thông qua kết quả phân tích MBTI, doanh nghiệp dễ dàng xác định đâu là điểm mạnh nổi bật, đâu là xu hướng hành vi tự nhiên của ứng viên hoặc nhân viên. Từ đó đưa ra đánh giá công bằng và sát với thực tế nhất.
Với nhân viên đang làm việc, MBTI giúp nhà quản trị nhận diện được tiềm năng ẩn giấu, hỗ trợ định hướng phát triển nghề nghiệp và xây dựng lộ trình thăng tiến phù hợp. Với ứng viên mới, MBTI giúp sàng lọc những cá nhân có phong cách làm việc phù hợp với văn hóa và nhu cầu của tổ chức, tăng tỷ lệ tuyển dụng thành công và giảm rủi ro nghỉ việc sớm.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến MBTI là gì? Có thể nói, MBTI là công cụ rất quan trọng để mỗi người hiểu rõ bản thân cũng như hiểu rõ tính cách người khác. Với những gì mà MBTI làm được, hiện nay nó đang dần trở thành trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trong bài viết hữu ích cho bạn. Tham khảo thêm những nội dung hữu ích khác tại blog Unica nhé.


Intern là gì? Vị Trí Intern Phổ Biến Dành Cho Sinh Viên
Intern là thuật ngữ tương đối quen thuộc với mọi người, đặc biệt là với sinh viên và người trẻ mới đi làm. Ở vị trí này, sinh viên và người mới đi làm có thể tiếp cận công việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng cho bản thân. Vậy Intern là gì và vì sao nó lại đóng vai trò quan trọng như vậy? Bạn hãy tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây để biết rõ câu trả lời nhé.
Intern là gì?
Intern là từ viết tắt của "Internship" nghĩa tiếng việt dùng để chỉ các thực tập sinh – những người đang làm việc tại một công ty hoặc tổ chức trong thời gian ngắn để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm để áp dụng kiến thức đã học được vào thực tế. Mục đích của người đảm nhiệm vị trí Intern đó là tìm hiểu, làm quen dần với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện bản thân, tích lũy kinh nghiệm và xây dựng các mối quan hệ cho bản thân.
Thông thường, vị trí Intern hay dành cho sinh viên năm cuối hoặc người mới tốt nghiệp đang tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực mình theo đuổi. Dù chưa phải là nhân viên chính thức nhưng Intern vẫn được phép tham gia vào các dự án, công việc thực tế dưới sự hướng dẫn của các quản lý hoặc người hướng dẫn.
Intern là gì?
Internship là gì?
Internship là chương trình thực tập dành cho sinh viên hoặc người mới ra trường, giúp họ tiếp cận môi trường làm việc thực tế và tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức bước vào thị trường lao động. Trong kỳ thực tập, Inter sẽ được giao các nhiệm vụ cụ thể, có cơ hội học hỏi từ các anh chị đi trước. Đồng thời được rèn luyện kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này.
Hiện nay, tùy thuộc vào quy mô cũng như chính sách của mỗi doanh nghiệp mà Internship có thể là chương trình có lương hoặc không lương, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Dù có lương hay không lương thì Internship cũng cho phép sinh viên/ người mới tốt nghiệp cơ hội để tìm hiểu về ngành nghề mình đang theo đuổi. Từ đó, xác định xem bản thân có phù hợp hay không.
4 Tiêu chí lựa chọn nơi thực tập
Việc lựa chọn nơi thực tập phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Để có được một kỳ thực tập ý nghĩa và hiệu quả, bạn nên cân nhắc kỹ các tiêu chí dưới đây:
Mức độ phù hợp
Trước khi đăng ký thực tập, hãy xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bản thân là gì? Bản thân muốn gì từ kỳ thực tập này. Bởi chỉ khi hiểu rõ mong muốn của bản thân thì mới có thể chọn được nơi thực tập phù hợp. Địa điểm thực tập lý tưởng là nơi giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, tuyệt đối không được lựa chọn phiên phiến. Cần lựa chọn kỹ để chọn được nơi phù hợp nhất.
Gợi ý cách để chọn nơi thực tập có mức độ phù hợp cao đó là: Nếu bạn học ngành kỹ thuật điện, hãy ưu tiên những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, điện tử, tự động hóa hay an ninh mạng để có thể áp dụng kiến thức và tích lũy kinh nghiệm thực tế phù hợp.
Xây dựng và mở rộng mối quan hệ
Một trong những lợi ích quan trọng mà kỳ thực tập mang lại chính là cơ hội xây dựng và phát triển các mối quan hệ có ích. Vì vậy, sinh viên khi lựa chọn địa chỉ thực tập hãy đánh giá khách quan xem nếu thực tập tại đây bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều người để mở rộng các mối quan hệ hay không? Hãy ưu tiên chọn thực tập tại những doanh nghiệp có nhiều phòng ban, đối tác và khách hàng để có cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ.
Việc xây dựng và mở rộng các mối quan hệ giúp bạn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho tương lai. Thêm nữa, việc được làm việc cùng những người có kinh nghiệm trong ngành còn giúp bạn dễ dàng tạo dựng kết nối nghề nghiệp có ích về sau. Đây chính là tiền đề để phát triển sự nghiệp lâu dài và tìm kiếm cơ hội việc làm chất lượng trong tương lai.
Ưu tiên lựa chọn những nơi thực tập giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ
Mức lương/đãi ngộ
Nếu đang trong quá trình tìm hiểu để lựa chọn địa điểm thực tập thì bạn có thể dựa vào tiêu chí lương, chế độ đãi ngộ để cân nhắc. Mặc dù hiện nay phần lớn chương trình thực tập dành cho sinh viên không đi kèm lương, nhưng vẫn có một số doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ các khoản phụ cấp hoặc thưởng cho thực tập sinh.
Không dừng lại ở đó, nhiều công ty còn tạo điều kiện cho sinh viên được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, hội thảo nội bộ hoặc các buổi gặp gỡ chuyên gia. Đây là những đãi ngộ không thể quy đổi thành tiền nhưng lại cực kỳ giá trị trong việc trau dồi kiến thức, kỹ năng và tạo thêm động lực cho bạn trong suốt quá trình thực tập.
Người hướng dẫn
Ở vị trí thực tập sinh tức là bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có nhiều kỹ năng chuyên môn nên rất cần một người hướng dẫn giỏi. Người hướng dẫn giỏi chính là "chìa khóa vàng" giúp bạn học hỏi nhanh hơn và hiệu quả hơn trong suốt kỳ thực tập. Vì vậy hãy chú ý tới tiêu chí này để lựa chọn được địa điểm thực tập phù hợp nhé.
Hãy tìm hiểu xem nơi thực tập có người hướng dẫn tận tình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm thực tế hay không. Người hướng dẫn không chỉ hỗ trợ bạn trong công việc hằng ngày mà còn truyền cảm hứng, giúp bạn định hình cách tư duy và tiếp cận công việc một cách chuyên nghiệp hơn. Đây chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thực tập và sự tiến bộ của bạn nên nhất định không được bỏ qua.
Top các vị trí Intern phổ biến hiện nay
Hầu như tất cả các ngành nghề đều có vị trí Intern, dưới đây là top các vị trí Intern phổ biến cho bạn đọc tham khảo.
Account Intern
Account Intern là vị trí thực tập sinh trong bộ phận Account - cầu nối giữa khách hàng và các bộ phận sản xuất nội dung, thiết kế, media,… trong công ty, đặc biệt là các công ty truyền thông, quảng cáo, marketing. Nhiệm vụ chính của một Account Intern là hỗ trợ các Account Executive hoặc Account Manager trong việc quản lý dự án, tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, phối hợp với nội bộ để đảm bảo tiến độ công việc, cũng như theo dõi, báo cáo hiệu quả dự án.
Account Intern không chỉ yêu cầu khả năng giao tiếp tốt mà còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm cao. Dù là thực tập sinh, Account Intern vẫn sẽ được rèn luyện các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, được tiếp cận trực tiếp với khách hàng và hiểu cách vận hành thực tế của ngành dịch vụ.
Account Intern là vị trí thực tập sinh trong bộ phận Account
HR Intern
HR Intern là vị trí thực tập sinh trong bộ phận Nhân sự – nơi phụ trách các công việc liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, quản lý hồ sơ nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và các chính sách nội bộ. Người làm HR Intern sẽ hỗ trợ các chuyên viên nhân sự trong các công việc hành chính như: đăng tin tuyển dụng, lọc CV, sắp xếp phỏng vấn, cập nhật dữ liệu nhân sự, giám sát và quản trị nhân sự hoặc tổ chức các hoạt động gắn kết nội bộ.
Design intern
Design Intern là thực tập sinh trong lĩnh vực thiết kế, thường thuộc các bộ phận như: thiết kế đồ họa (graphic design), thiết kế UI/UX, thiết kế truyền thông hoặc sáng tạo hình ảnh cho thương hiệu. Design intern là vị trí thực tập phù hợp cho những ai yêu thích sự sáng tạo, đam mê thiết kế đồ họa đang học ngành thiết kế hoặc có định hướng theo đuổi nghề này trong tương lai.
Công việc của một Design Intern thường xoay quanh việc hỗ trợ thiết kế các ấn phẩm truyền thông (poster, banner, brochure), chỉnh sửa hình ảnh, tham gia xây dựng giao diện người dùng, hỗ trợ lên ý tưởng thiết kế cùng team…
IT Intern
IT Intern là thực tập sinh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là vị trí dành cho sinh viên đang học hoặc mới tốt nghiệp các ngành liên quan đến CNTT như Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng, Hệ thống thông tin, v.v. Mục tiêu chính của vị trí này là giúp thực tập sinh tiếp cận thực tế công việc, áp dụng kiến thức đã học vào môi trường làm việc chuyên nghiệp và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
Tùy vào định hướng chuyên môn, một IT Intern có thể đảm nhiệm các công việc như hỗ trợ viết và kiểm thử code, xử lý lỗi phần mềm, hỗ trợ người dùng, quản lý hệ thống máy chủ, cập nhật tài liệu kỹ thuật hoặc tham gia vào các dự án phát triển ứng dụng.
Sales Intern
Sales Intern là vị trí thực tập sinh kinh doanh, dành cho những bạn sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp có định hướng theo đuổi lĩnh vực bán hàng. Vai trò của một Sales Intern là hỗ trợ đội ngũ kinh doanh trong các hoạt động liên quan đến tiếp cận khách hàng, tư vấn sản phẩm – dịch vụ, xây dựng mối quan hệ và chăm sóc khách hàng tiềm năng.
Sales Intern phù hợp với sinh viên có định hướng theo đuổi lĩnh vực bán hàng
Công việc cụ thể của Sales Intern thường bao gồm: tìm kiếm khách hàng mới, chuẩn bị tài liệu bán hàng, hỗ trợ nhập liệu dữ liệu khách hàng, cập nhật thông tin vào hệ thống CRM, tham gia các cuộc họp bán hàng hoặc gọi điện chào hàng. Ngoài ra, Sales Intern còn được quan sát cách xử lý tình huống thực tế từ đội ngũ Sales chính thức để học hỏi thêm kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục.
Marketing Intern
Marketing Intern là thực tập sinh trong lĩnh vực tiếp thị, đóng vai trò hỗ trợ các hoạt động truyền thông – quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Công việc của vị trí này thường bao gồm: viết nội dung cho các kênh truyền thông (Facebook, Instagram, website…), hỗ trợ chạy quảng cáo, lên kế hoạch cho các chiến dịch marketing, nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và thu thập phản hồi từ khách hàng.
Vị trí này phù hợp với những bạn yêu thích sự sáng tạo, năng động, thích học hỏi về thị trường và hành vi người tiêu dùng. Marketing Intern là cơ hội tuyệt vời để sinh viên tiếp xúc với thực tế, rèn luyện khả năng làm việc nhóm và quản lý dự án nhỏ.
Accounting Intern
Accounting Intern là thực tập sinh kế toán, hỗ trợ phòng tài chính – kế toán trong việc thu thập, xử lý và lưu trữ các chứng từ kế toán. Một số công việc điển hình của vị trí này bao gồm: nhập liệu hóa đơn, kiểm tra sổ sách, đối chiếu công nợ, hỗ trợ làm báo cáo thuế và lập báo cáo tài chính dưới sự hướng dẫn của kế toán viên.
Accounting Intern là vị trí lý tưởng để sinh viên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính được tiếp xúc với các nghiệp vụ thực tế trong doanh nghiệp, làm quen với phần mềm kế toán và nắm rõ quy trình quản lý tài chính nội bộ. Từ đó, rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ và tuân thủ quy định.
Customer Service Intern
Customer Service Intern là thực tập sinh chăm sóc khách hàng, có nhiệm vụ hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tiếp nhận phản hồi và duy trì mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp với khách hàng. Công việc của vị trí này bao gồm: trực tổng đài, trả lời email hoặc tin nhắn, hỗ trợ giải quyết khiếu nại đơn giản, theo dõi đơn hàng và cập nhật thông tin cho khách.
Vị trí Customer Service Intern giúp Intern rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Vị trí Customer Service Intern giúp Intern rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống. Đồng thời rèn luyện cách giữ bình tĩnh, kiên nhẫn và thể hiện thái độ chuyên nghiệp trong mọi hoàn cảnh. Đây là nền tảng quan trọng nếu bạn muốn theo đuổi nghề chăm sóc khách hàng hoặc chuyển hướng sang các bộ phận như kinh doanh, marketing.
Logistics Intern
Logistics Intern là thực tập sinh trong ngành hậu cần – chuỗi cung ứng, đảm nhiệm vai trò hỗ trợ các hoạt động liên quan đến vận chuyển, lưu kho, kiểm soát đơn hàng và quản lý chuỗi cung ứng. Một số nhiệm vụ cụ thể của Logistics Intern gồm: theo dõi tình trạng vận chuyển hàng hóa, nhập dữ liệu tồn kho, liên hệ với nhà cung cấp, phối hợp với bộ phận giao nhận hoặc lập các báo cáo logistics.
Vị trí này rất phù hợp với những bạn học chuyên ngành logistics, quản trị chuỗi cung ứng, hoặc kinh tế – quản trị kinh doanh. Khi làm việc thực tế, bạn sẽ hiểu rõ quy trình luân chuyển hàng hóa, các chứng từ liên quan và vai trò quan trọng của hậu cần trong hoạt động vận hành của doanh nghiệp.
Lưu ý khi trở thành Intern chuyên nghiệp
Để trở thành một Intern chuyên nghiệp và tạo được dấu ấn trong thời gian thực tập, sinh viên cần chú ý đến rất nhiều vấn đề. Cụ thể như sau:
Xác định mục tiêu: Trước khi bắt đầu kỳ thực tập bạn cần xác định mục tiêu cụ thể, bạn nên đặt ra cho mình câu hỏi: “Mình muốn đạt được điều gì sau kỳ thực tập này?” Mục tiêu càng rõ ràng, bạn càng dễ định hướng hành động của mình và tận dụng tốt thời gian thực tập.
Tìm hiểu về công ty/ tổ chức: Tìm hiểu các thông tin về công ty bao gồm: lĩnh vực hoạt động, văn hóa nội bộ, sứ mệnh và giá trị cốt lõi,... để bạn dễ dàng hòa nhập và ứng xử chuyên nghiệp hơn trong mọi tình huống.
Phong cách ăn mặc: Phong cách ăn mặc là phản ánh sự tôn trọng với môi trường làm việc. Vì vậy bạn cần ăn mực lịch sự, chỉn chu và phù hợp với tính chất công việc của mình để thể hiện mình là một người chuyên nghiệp.
Thái độ làm việc: Luôn luôn giữ thái độ cầu tiến và tích cực trong công việc. Ngoài ra bạn cũng phải là người trung thực, có ý chí phấn đấu, không ngại khó khăn hay nề hà bất kỳ điều gì. Tinh thần chủ động và ham học cũng sẽ giúp bạn được đánh giá cao và có thêm nhiều cơ hội phát triển lâu dài tại nơi thực tập.
Giờ giấc làm việc: Đừng vì là thực tập sinh mà cho phép mình đi trễ, về sớm hay làm việc thiếu tập trung. Nếu có việc cá nhân đột xuất, hãy thông báo trước và xin phép rõ ràng. Ngoài ra, một số công ty có thể yêu cầu làm thêm giờ – hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ và đồng ý với các quy định này trước khi bắt đầu.
Xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp: Chủ động giao tiếp, hợp tác trong công việc và thể hiện tinh thần đồng đội. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập, tiếp cận được nhiều kiến thức mới và biết đâu, đó lại là cầu nối giúp bạn mở ra cơ hội nghề nghiệp sau này.
Intern chuyên nghiệp cần ăn mặc phù hợp và có tinh thần cầu tiến
Cơ hội và mức lương của vị trí Intern
Intern là vị trí cho người trẻ rất nhiều cơ hội để thành công. Một thống kê gần đây nhất đã chỉ ra được rằng, có tới 35% intern có cơ hội trở thành nhân viên chính thức cho công ty ở vị trí tương đương. Đây là cơ hội rất tiềm năng để người trẻ tìm được công việc phù hợp với mong muốn của bản thân. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sử dụng chương trình thực tập như một vòng tuyển dụng thử. Nếu thể hiện tốt, bạn có thể được giữ lại làm nhân viên chính thức ngay sau khi thực tập kết thúc.
Mức lương ở vị trí Intern nhiều hay ít tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô doanh nghiệp và hình thức thực tập (part-time hay full-time). Thông thường, mức đãi ngộ dành cho Intern có thể dao động từ 1 – 5 triệu đồng/tháng. Một số công ty lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia có thể trả mức lương cao hơn, kèm theo hỗ trợ ăn trưa, gửi xe, thưởng KPI hoặc cơ hội tham gia các khóa đào tạo nội bộ.
Câu hỏi thường gặp
Để biết thêm được nhiều thông tin bổ ích khác xoay quanh chủ đề Intern là gì, bạn đọc hãy tham khảo những nội dung chia sẻ dưới dây nhé.
Unpaid internship là gì?
Unpaid Internship (thực tập không lương) là chương trình mà thực tập sinh không nhận được thù lao tài chính trong suốt thời gian làm việc. Tuy nhiên, đổi lại, họ có cơ hội tiếp cận môi trường thực tế, được đào tạo, rèn luyện kỹ năng, làm quen với văn hóa doanh nghiệp và mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp.
Unpaid internship đặc biệt phù hợp với những ai mới bắt đầu sự nghiệp, chưa có kinh nghiệm và mong muốn xây dựng nền tảng vững chắc trước khi bước vào thị trường lao động chính thức.
Remote internship là gì?
Remote Internship (thực tập từ xa) là hình thức thực tập mà sinh viên không cần đến trực tiếp văn phòng, thay vào đó sẽ làm việc và trao đổi công việc thông qua các phương tiện trực tuyến như email, nền tảng quản lý công việc, hoặc các công cụ họp trực tuyến như Zoom, Google Meet,... Dù không hiện diện tại nơi làm việc, sinh viên vẫn được phép tham gia vào các dự án thực tế, đảm nhận nhiệm vụ cụ thể và tương tác thường xuyên với người hướng dẫn.
Ưu điểm của Remote internship: Linh hoạt về thời gian và địa điểm, giúp sinh viên vừa học tập vừa tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.
Internship trái ngành có được không?
Có. Thực tập trái ngành không chỉ khả thi mà còn là cơ hội để sinh viên mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng đa dạng và khám phá những hướng đi mới cho sự nghiệp trong tương lai.
Nếu bạn có niềm đam mê hoặc hứng thú với một ngành nghề khác ngoài chuyên ngành đang học, hãy mạnh dạn ứng tuyển. Quan trọng là biết cách vận dụng những kỹ năng nền tảng sẵn có như: kỹ năng giao tiếp, phân tích, tư duy phản biện để thuyết phục nhà tuyển dụng và bản thân có thể nhanh chóng thích nghi với công việc.
Tuy nhiên, trước khi quyết định, bạn nên cân nhắc về mức độ phù hợp với định hướng cá nhân, khả năng học hỏi và cảm giác khi làm việc trong lĩnh vực mới. Nếu thấy thoải mái, tự tin và thực sự có hứng thú, thực tập trái ngành sẽ là trải nghiệm quý giá giúp bạn khám phá những khía cạnh khác của bản thân.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến chủ đề Intern là gì? Có thể nói, Intern là bước đệm quan trọng giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và khám phá môi trường làm việc thực tế. Dù là thực tập đúng ngành hay trái ngành, mỗi cơ hội đều có thể mở ra hướng đi mới nếu bạn biết nắm bắt và học hỏi. Để trở thành một Intern chuyên nghiệp, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng từ thái độ, kiến thức đến kỹ năng mềm nhé.

Đòn bẩy kinh doanh là gì? Ví dụ và công thức tính đòn bẩy
Đòn bẩy kinh doanh được xem như là "vũ khí bí mật" giúp doanh nghiệp hiểu và quản lý tốt công việc kinh doanh, hạn chế rủi ro không đáng có. Biết cách áp dụng đòn bẩy kinh doanh thông minh, doanh nghiệp tốn ít vốn, ít nhân sự, nhưng vẫn có khả năng làm được nhiều và tạo ra kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng doanh thu nhanh chóng. Vậy đòn bẩy kinh doanh là gì mà lại có năng lực mạnh mẽ như vậy? Bài viết sau đây Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách áp dụng đòn bẩy đúng cách cho công việc kinh doanh của mình. Cùng khám phá nhé.
Đòn bẩy kinh doanh là gì?
Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động, là một khái niệm then chốt trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Nó phản ánh mức độ mà lợi nhuận hoạt động (EBIT) có thể bị ảnh hưởng khi doanh thu thay đổi trong bối cảnh chi phí cố định và biến đổi vẫn giữ nguyên. Nói cách khác, khi doanh thu tăng hoặc giảm, đòn bẩy kinh doanh sẽ cho ta thấy lợi nhuận sẽ biến động theo tỷ lệ bao nhiêu.
Đòn bẩy kinh doanh là gì?
Trong kinh doanh, đòn bẩy vận hành dựa trên nguyên lý chỉ cần một điều chỉnh nhỏ trong cách doanh nghiệp sử dụng chi phí hoặc nguồn vốn cũng có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể về kết quả lợi nhuận. Chính sự khuếch đại này khiến đòn bẩy trở thành một công cụ chiến lược nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nếu không được quản lý đúng cách.
Vai trò của đòn bẩy trong kinh doanh
Đòn bẩy tài chính là một công cụ linh hoạt được sử dụng để áp dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích rõ rệt. Vậy vai trò cốt lõi của đòn bẩy kinh doanh là gì? Dưới đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn.
Tăng cường khả năng đầu tư và mở rộng: Nhờ tận dụng nguồn vốn vay, doanh nghiệp không cần phụ thuộc hoàn toàn vào vốn tự có để triển khai các kế hoạch phát triển như: mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp trang thiết bị hay thâm nhập thị trường mới. Điều này giúp tối ưu nguồn lực, doanh nghiệp không bỏ lỡ các cơ hội tăng trưởng tiềm năng.
Tăng lợi nhuận và sinh lời: Khi chiến lược đầu tư được thực hiện đúng đắn và hoạt động kinh doanh hiệu quả, đòn bẩy tài chính có thể làm gia tăng lợi nhuận vượt trội. Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn bên ngoài, doanh nghiệp có điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, tăng doanh thu và cải thiện hiệu suất vận hành, từ đó nâng cao khả năng sinh lời.
Tận dụng cơ hội đầu tư lớn: Không ít thương vụ đầu tư hấp dẫn yêu cầu nguồn vốn ban đầu khá cao. Nếu chỉ dựa vào nội lực, doanh nghiệp chắc chắn không đủ khả năng tham gia. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tiếp cận được các dự án lớn, gia tăng khả năng sinh lợi dài hạn.
Tối ưu hóa cấu trúc vốn: Áp dụng đòn bẩy tài chính đúng cách sẽ hỗ trợ việc thiết lập lại cơ cấu vốn tối ưu. Đặc biệt trong trường hợp lãi suất vay thấp hơn mức lợi nhuận kỳ vọng, việc gia tăng tỷ trọng vốn vay không chỉ hợp lý mà còn giúp tiết giảm chi phí vốn tổng thể.
Đòn bẩy tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh
3 Loại đòn bẩy trong kinh doanh cho doanh nghiệp
Để tối ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát rủi ro, doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các loại đòn bẩy kinh doanh và nắm chắc cách vận hành của chúng. Mỗi loại đòn bẩy đóng vai trò khác nhau, nhưng đều có điểm chung là giúp doanh nghiệp khuếch đại kết quả kinh doanh từ những thay đổi nhỏ trong doanh thu hoặc cơ cấu vốn. Dưới đây là 3 loại đòn bẩy phổ biến phổ biến nhất cho anh em tham khảo
Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) đề cập đến việc doanh nghiệp sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, nhằm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính hoạt động dựa trên một nguyên lý chỉ cần một thay đổi nhỏ trong lợi nhuận hoạt động cũng có thể tạo ra sự biến động lớn trong EPS – tức thu nhập trên mỗi cổ phần. Chính sự khuếch đại này là yếu tố cốt lõi khiến đòn bẩy tài chính trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược tài chính của doanh nghiệp.
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Trong đó:
EPS: Thu nhập trên cổ phần = (Lợi nhuận sau thuế – Lợi nhuận sau thuế cổ phần ưu đãi được hưởng) / Tổng số cổ phiếu thường phát hành
I: Lãi vay
Q: Sản lượng bán ra
V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm
F: Định phí
Ví dụ: Công ty H muốn xác định độ nghiêng đòn bẩy tài chính với mức doanh số 300000 sản phẩm. Trong đó, định phí là 280 triệu, biến phí là 84 nghìn/sản phẩm và giá bán là 100 nghìn/sản phẩm, lãi vay phải trả là 60 triệu và mức thuế suất là 20%.
Công thức áp dụng: EBIT = 30.000 x (100.000 – 84.000) – 280.000.000 = 200.000.000
DFL = 200.000.000/ (200.000.000 – 60.000.000) = 1,43%
Giải thích: Sự thay đổi 1% trong lợi nhuận sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 1,43% trong thu nhập trên cổ phần (Nếu lợi nhuận tăng lên 1% thì EPS sẽ tăng thêm 1,43% – lợi nhuận giảm 1% thì EPS giảm 1,43%)
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Ý nghĩa đòn bẩy kinh doanh là gì? Đòn bẩy tài chính là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp khuếch đại tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Bằng cách sử dụng vốn vay trong cấu trúc tài chính, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nếu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đủ lớn.
Mức độ đòn bẩy tài chính thường được phản ánh qua hệ số nợ của doanh nghiệp. Khi hệ số nợ càng cao, tức là doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay hơn so với vốn chủ, thì độ lớn của đòn bẩy tài chính cũng tăng theo. Điều này đồng nghĩa với cơ hội sinh lời cao hơn, nhưng đi kèm với đó là mức độ rủi ro tài chính cũng lớn hơn.
Bên cạnh ưu điểm thì đòn bẩy tài chính cũng có nhược điểm. Đó là: Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng có thể dẫn đến biến động mạnh trong lợi nhuận sau thuế. Nếu lợi nhuận tạo ra không đủ để bù đắp chi phí lãi vay, lợi nhuận ròng trên cổ phần sẽ sụt giảm, thậm chí chuyển sang âm. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cần được tính toán cẩn thận để cân bằng giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro tiềm ẩn.
Đòn bẩy tổng hợp
Đòn bẩy tổng hợp kết hợp cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, phản ánh mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi doanh thu đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS). Bằng cách kết hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy kinh doanh sẽ thấy chỉ một sự thay đổi nhỏ trong trong doanh thu cũng sẽ khuếch đại thành thay đổi lớn hơn trong EPS. Sự khuếch đại này được gọi là độ lớn đòn bẩy tổng hợp. (DCL – Degree of Combined Leverage).
Công thức tính đòn bẩy tổng hợp
Công thức tính đòn bẩy tổng hợp
Trong đó:
EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
EPS: Lợi nhuận sau thuế trên cổ phần
I: Lãi vay
Q: Sản lượng bán ra
V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm
F: Định phí
Ví dụ: Nếu DCL = 2 thì sự thay đổi 1% trong doanh thu sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 2% trong EPS (Nếu doanh thu tăng lên 1% thì EPS sẽ tăng thêm 2%, doanh thu giảm 1% thì EPS giảm 2%).
Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp
Mức độ sử dụng đòn bẩy tổng hợp thể hiện một điều rằng: Nếu như doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định bằng cách sử dụng vốn vay thì sẽ xác định được lợi nhuận chủ sở hữu biến động như thế nào khi doanh thu thay đổi.
Đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage) là một khái niệm tài chính kinh doanh có khả năng phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Nó cho thấy sự ảnh hưởng của việc thay đổi doanh thu đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
Công thức tính đòn bẩy hoạt động:
Công thức tính đòn bẩy hoạt động
Trong đó:
EBIT: Lợi nhuận hoạt động (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) = Tổng doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí
Q: Sản lượng bán ra
V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm
F: Định phí
Ví dụ: Công ty X muốn xác định độ lớn của đòn bẩy hoạt động với mức doanh số là 70.0000 sản phẩm, trong đó: chi phí cố định là 120 triệu, chi phí biến đổi là 21 nghìn/sản phẩm và giá bán là 54 nghìn/sản phẩm.
Công thức tính như sau: DOL = 70000. (54000 – 21000) / 70000. (54000 – 21000) – 120000000 = 1,05%
Giải thích: Sự thay đổi 1% trong doanh thu sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 1,05% trong EBIT (Nếu doanh thu tăng lên 1% thì EBIT sẽ tăng thêm 1,05% – doanh thu giảm 1% thì EBIT giảm 1,05%)
Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động là công cụ giúp nhà quản lý dự báo mức lợi nhuận có thể đạt được khi doanh thu tăng lên. Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược sử dụng chi phí một cách tối ưu – đặc biệt là giữa chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí) nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Cấu trúc chi phí đóng vai trò then chốt trong việc quyết định mức độ đòn bẩy hoạt động. Cụ thể, nếu doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định cao hơn biến phí, mức độ đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn, đồng nghĩa với khả năng khuếch đại lợi nhuận khi doanh thu tăng là rất cao. Ngược lại, nếu chi phí biến đổi chiếm phần lớn, doanh nghiệp sẽ có mức đòn bẩy hoạt động thấp, và lợi nhuận tăng lên không đáng kể khi doanh thu tăng.
Tuy nhiên, đòn bẩy hoạt động luôn là "con dao hai lưỡi". Khi doanh thu giảm, lợi nhuận cũng sẽ sụt giảm theo cùng tỷ lệ, thậm chí còn mạnh hơn do hiệu ứng khuếch đại ngược. Chính vì thế, các doanh nghiệp luôn cố gắng đạt hoặc vượt qua điểm hòa vốn – mốc doanh thu mà tại đó doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận. Khi vượt qua ngưỡng này, đòn bẩy hoạt động sẽ phát huy tác dụng tích cực, giúp lợi nhuận tăng trưởng nhanh chóng theo từng phần trăm doanh thu tăng thêm.
Sơ đồ mối quan hệ giữa ba loại đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy hoạt động, tài chính và tổng hợp là ba loại đồn bẩy có liên quan mật thiết với nhau, chúng không hoạt động riêng lẻ mà có mối quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp từ doanh thu đến lợi nhuận ròng. Cùng xem sơ đồ sau để hiểu cách chúng kết nối và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Sơ đồ mối quan hệ giữa ba loại đòn bẩy kinh doanh
Sơ đồ trên cho thấy cách ba loại đòn bẩy trong kinh doanh vận hành và tác động lên từng giai đoạn trong chuỗi giá trị tài chính từ doanh thu, đến lợi nhuận hoạt động (EBIT) và cuối cùng là thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Để áp dụng hiệu quả, nhà quản trị cần hiểu rõ vai trò riêng của từng loại đòn bẩy, tránh nhầm lẫn chức năng và biết cách sử dụng đúng thời điểm, đúng mục tiêu.
Cách ứng dụng đòn bẩy kinh doanh hiệu quả
Để ứng dụng đòn bẩy kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp có thể xem xét các phương pháp sau:
Quản lý dòng tiền chặt chẽ: Kiểm soát tốt dòng tiền giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán và tận dụng cơ hội đầu tư kịp thời.
Tối ưu hóa cơ cấu chi phí: Cân bằng giữa chi phí cố định và biến đổi để tăng hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Sử dụng vốn vay hợp lý: Đánh giá khả năng tài chính và triển vọng kinh doanh trước khi quyết định vay vốn, nhằm tránh gánh nặng nợ nần và đảm bảo khả năng trả nợ.
Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản: Theo dõi các chỉ số tài chính như ROA và ROE để đo lường mức độ sinh lời và hiệu quả sử dụng tài sản, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
Xây dựng quy trình quản lý hiệu quả: Thiết lập các quy trình quản lý rõ ràng giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu suất làm việc.
Đặt mục tiêu cụ thể và khả thi: Áp dụng nguyên tắc SMART (Cụ thể, Đo lường được, Khả thi, Liên quan, Thời hạn) để xác định và theo dõi tiến độ đạt được mục tiêu kinh doanh.
Phân tích báo cáo tài chính định kỳ: Thường xuyên xem xét báo cáo tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và điều chỉnh chiến lược kịp thời.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Phân bổ vốn vào nhiều lĩnh vực hoặc sản phẩm khác nhau để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội sinh lời.
Tận dụng công nghệ trong quản lý: Áp dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp để tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu sai sót.
Đào tạo và phát triển nhân sự: Nâng cao kỹ năng và kiến thức cho đội ngũ nhân viên giúp tăng hiệu suất làm việc và khả năng thích ứng với thay đổi trong kinh doanh.
Việc áp dụng các phương pháp trên sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy kinh doanh một cách hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng và đạt được lợi nhuận bền vững.
Kết luận
Hiểu rõ đòn bẩy kinh doanh là gì và cách vận dụng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao lợi nhuận và kiểm soát rủi ro một cách chủ động. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy cũng cần đi kèm với sự tính toán kỹ lưỡng và chiến lược rõ ràng để tránh những hệ quả không mong muốn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn đầy đủ hơn về vai trò và ứng dụng của đòn bẩy trong kinh doanh, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Cách tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp của bạn
Khởi nghiệp có ý tưởng và bản lĩnh thôi là chưa đủ, điều quan trọng và cần nhất vẫn là vốn. Nếu bạn đang trong quá trình start-up nhưng vốn tự có không đủ, hãy thực hiện các cách để kêu gọi vốn đầu tư. Kêu gọi vốn là bước ngoặt quan trọng giúp các startup và doanh nghiệp nhỏ vững bước trên hành trình phát triển của mình. Vậy cách tìm kiếm nhà đầu tư hiệu quả và phù hợp cho doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Unica khám phá trong bài viết sau nhé.
Cách tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án khởi nghiệp hiệu quả
Có rất nhiều cách để bạn kêu gọi vốn cho dự án khởi nghiệp của mình. Dưới đây là một số cách tìm kiếm nhà đầu tư hiệu quả mà Unica đã tổng hợp được và muốn chia sẻ cho những người muốn khởi nghiệp, bạn hãy tham khảo và bỏ túi ngay cho mình nhé.
Kêu gọi sự đầu tư của bạn bè, gia đình
Nếu bạn đang kinh doanh nhưng chưa biết cách tìm kiếm nhà đầu tư, hoặc chưa có đủ mối quan hệ để tiếp cận các quỹ lớn, thì việc huy động vốn từ gia đình và bạn bè chính là lựa chọn thực tế nhất. Họ là những người đã biết bạn từ trước – họ hiểu tính cách, biết bạn là người thế nào, có chí hướng hay không, có đáng để tin tưởng hay không. Đó chính là một lợi thế lớn mà bạn sẽ khó có được khi đi gọi vốn từ người ngoài.
Mặc dù cách tìm kiếm nhà đầu tư từ người quen không phải là hình thức đầu tư “chuyên nghiệp”, nhưng chính sự hỗ trợ từ những người thân thiết lại là bước đệm giúp bạn khởi đầu mọi thứ thuận lợi. Tuy nhiên, dù là người thân thì bạn cũng cần nghiêm túc với nhà đầu tư này như với bất kỳ nhà đầu tư nào. Hãy trình bày rõ ràng dự án, kế hoạch kinh doanh và cả những rủi ro có thể gặp phải. Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp duy trì mối quan hệ lâu dài, bất kể kết quả ra sao.
Kêu gọi sự đầu tư của bạn bè, gia đình là một lợi thế
Mở chiến dịch kêu gọi vốn cộng đồng
Nếu bạn đang có một ý tưởng thú vị nhưng chưa biết xoay vốn từ đâu thì crowdfunding – gọi vốn cộng đồng – là một lựa chọn rất đáng để thử. Hình thức này giúp bạn kêu gọi được vốn từ đông đảo mọi người trong thời gian ngắn. Đối với hình thức huy động vốn này, ý tưởng của bạn sẽ được đăng tải trên các trang web để tiếp cận mọi người.
Điểm hay của hình thức này là bạn không cần phải thuyết phục một nhà đầu tư lớn rót cả đống tiền. Thay vào đó, chỉ cần nhiều người tin vào ý tưởng của bạn, mỗi người góp một ít, là bạn đã có một khoản vốn kha khá để bắt đầu rồi. Vì vậy, cách đầu tư này đang được rất nhiều các bạn trẻ lựa chọn.
Ngoài ra, gọi vốn cộng đồng còn có ưu điểm là giúp bạn kiểm chứng mức độ quan tâm từ thị trường. Nếu chiến dịch nhận được nhiều sự ủng hộ, đó là tín hiệu tốt cho thấy sản phẩm của bạn có sức hút. Ngược lại, nếu phản hồi ít, bạn cũng có cơ hội điều chỉnh trước khi dốc toàn lực.
Vay vốn đầu tư từ ngân hàng
Nếu bạn đang cần vốn để bắt đầu hoặc mở rộng kinh doanh, vay ngân hàng luôn là một trong những lựa chọn rõ ràng và thực tế nhất. Dù không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận được, nhưng nếu bạn có kế hoạch chỉn chu và chứng minh được khả năng hoàn trả, ngân hàng hoàn toàn có thể là nguồn vốn đầu tư dài hạn dành cho bạn.
Khác với kêu gọi từ người thân hay gọi vốn cộng đồng, vay vốn ngân hàng yêu cầu bạn phải có sự chuẩn bị kỹ hơn về giấy tờ, phương án kinh doanh, dòng tiền dự kiến, thậm chí là tài sản thế chấp. Tuy thủ tục vay vốn ngân hàng có vẻ rườm rà nhưng đổi lại bạn sẽ nhận được một khoản tiền tương đối lớn.
Để vay vốn ngân hàng hiệu quả, bạn cần nghiên cứu và lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, tập trung vào kế hoạch tài chính, cách bố trí và sử dụng nguồn vốn, lộ trình thu hồi và tái sinh dòng tiền. Ngoài ra, phải chịu trách nhiệm với khoản vay của mình, trả lãi và trả nợ ngân hàng đúng hẹn.
Tham gia cuộc thi về ý tưởng kinh doanh
Nếu bạn là sinh viên và có niềm đam mê mãnh liệt với kinh doanh, sao không thử tham gia các cuộc thi về ý tưởng kinh doanh để kêu gọi vốn. Tham gia những cuộc thi này bạn không chỉ có cơ hội nhận giải thưởng mà còn có thể gây ấn tượng với nhà đầu tư hoặc các quỹ tài trợ đang ngồi dưới ghế ban giám khảo.
Tham gia cuộc thi về ý tưởng kinh doanh để kêu gọi đầu tư
Hiện nay, có rất nhiều cuộc thi khởi nghiệp đã ra đời giúp những ý tưởng kinh doanh trở thành hiện thực. Nhiều startup nổi tiếng bây giờ cũng từng bước ra từ một cuộc thi như thế. Tham gia cuộc thi về ý tưởng kinh doanh không chỉ giúp việc huy động vốn thành công, mà quá trình chuẩn bị để tham gia những cuộc thi này còn giúp bạn “mài giũa” lại ý tưởng, học cách trình bày, phản biện, trả lời câu hỏi hóc búa – những kỹ năng sau này bạn sẽ rất cần khi đi gọi vốn thật sự.
Kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư cá nhân
Nếu là người mới khởi nghiệp, chắc chắn bạn không dễ gì chạm tới các quỹ đầu tư lớn và ngân hàng cũng rất khắt khe không cho phép bạn vay vốn. Khi này, cách tìm kiếm nhà đầu tư hiệu quả nhất đó là tìm đến những nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư cá nhân thường là những người có kinh nghiệm kinh doanh, có tiền nhàn rỗi và quan trọng nhất là họ có niềm tin vào con người hơn là số liệu. Họ đầu tư không chỉ vì nhìn thấy cơ hội kiếm lời, mà còn vì tin vào bạn – người sáng lập – và câu chuyện mà bạn đang theo đuổi.
Để thuyết phục thành công các nhà đầu tư cá nhân góp vốn vào dự án khởi nghiệp của mình, bạn phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu sản phẩm của mình từ trong ra ngoài, có kế hoạch - chiến lược thực hiện rõ ràng và biết cách trả lời câu hỏi: “Tại sao tôi nên tin bạn?”.
Sử dụng nguồn vốn tự có
Khởi nghiệp bằng nguồn vốn tự có - nghe có vẻ "cũ" trong thời đại gọi vốn rầm rộ, nhưng thực tế lại mang đến một sự vững chãi và tự chủ đáng ngạc nhiên. Thay vì "chạy đôn chạy đáo" tìm kiếm nhà đầu tư, bạn đang đặt nền móng cho đứa con tinh thần của mình bằng chính những đồng tiền mồ hôi nước mắt đã tích lũy.
Ưu điểm của việc kinh doanh bằng vốn tự có của bản thân đó là tự do. Bạn không bị áp lực bởi kỳ vọng của người khác, không phải chia sẻ quyền quyết định, và lợi nhuận. Đặc biệt là không bị áp lực bởi tiền lãi khi vay vốn từ bên ngoài.
Tuy nhiên, khởi nghiệp bằng vốn tự thường chỉ phù hợp với kinh doanh nhỏ và thị trường kinh doanh ít biến động. Trong trường hợp thị trường kinh doanh phát triển, bạn cần phải có vốn để mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phát triển của công việc. Tùy thuộc vào quy mô và hoạch định phát triển, tốt hơn hết bạn vẫn nên đi tìm nhà đầu tư cho ý tưởng kinh doanh cho công việc kinh doanh của mình.
Kinh doanh bằng vốn tự có giúp bạn chủ động hơn
Tìm kiếm nhà đầu tư qua các quỹ đầu tư mạo hiểm
Thêm một cách tìm kiếm nhà đầu tư hiệu quả nữa mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là tìm kiếm nhà đầu tư qua các quỹ đầu tư mạo hiểm. Tức là tìm đến các tổ chức chuyên đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp với mục tiêu thu lợi nhuận cao.
Khác với các nhà đầu tư cá nhân hay nguồn vốn nhỏ lẻ, quỹ đầu tư mạo hiểm thường rót tiền theo kiểu “mạnh tay”, thậm chí lên đến hàng triệu đô, đổi lại họ sẽ sở hữu một phần cổ phần trong công ty của bạn. Tìm kiếm nhà đầu tư qua các quỹ đầu tư mạo hiểm bạn không chỉ có được tiền mà còn học hỏi được nhiều thứ khác như: kinh nghiệm thương trường, đội ngũ cố vấn, mạng lưới quan hệ,...
Để tiếp cận được quỹ đầu tư mạo hiểm, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng hơn bao giờ hết. Bao gồm: một bản kế hoạch kinh doanh vững chắc, dữ liệu thị trường rõ ràng, tầm nhìn dài hạn và nhất là khả năng thuyết phục người nghe,... Một số quỹ đầu tư uy tín mà doanh nghiệp có thể tham khảo đó là: CyberAgent Ventures (CAV), Mekong Capital, Vina Capital Venture, Golden Gate Venture, IDG Venture…
Lưu ý: Nếu lựa chọn hình thức tìm kiếm nhà đầu tư từ quỹ mạo hiểm doanh nghiệp cần chấp nhận chia sẻ cổ phần hoặc quyền sở hữu cho quỹ đầu tư mạo hiểm.
Kêu gọi vốn đầu tư bằng việc phát hành cổ phiếu
Phát hành cổ phiếu là tức là bạn bán một phần sở hữu công ty cho các nhà đầu tư. Họ sẽ trở thành cổ đông, đồng hành và kỳ vọng vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đổi lại, bạn có được nguồn vốn đáng kể để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc chinh phục thị trường mới.
Khi doanh nghiệp đã đạt đến một giai đoạn nhất định và cần nguồn vốn lớn để mở rộng, phát hành cổ phiếu là một cách gọi vốn hiệu quả, vừa giúp huy động được tài chính, vừa tăng độ uy tín trên thị trường. Phát hành cổ phiếu không phải là bước đi dành cho những doanh nghiệp chỉ mới ở giai đoạn “thai nghén” ý tưởng.
Kêu gọi vốn đầu tư bằng việc phát hành cổ phiếu
Lưu ý cần biết trước khi tìm kiếm nhà đầu tư
Vốn luôn là một trong những rào cản lớn nhất khi bạn muốn biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Khi trong tay chưa có vốn, bạn hoàn toàn có thể thực hiện cách tìm kiếm nhà đầu tư để họ rót vốn cho mình khởi nghiệp. Tuy nhiên trước khi vay vốn, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
Có kế hoạch cụ thể trước khi vay vốn kinh doanh
Trước khi tìm đến ngân hàng hay bất kỳ tổ chức tài chính nào, bạn cần tự hỏi: mình thật sự cần bao nhiêu tiền? Bạn cần dùng nó vào việc gì? Hãy viết ra một kế hoạch cụ thể: từ chi phí nhập hàng, thuê mặt bằng, marketing,… đến cả những khoản nhỏ như vận chuyển hay bảo trì.
Đừng quên tính cả lãi suất hàng tháng vào chi phí vận hành, để biết chắc rằng sau khi trừ mọi chi phí, bạn vẫn còn lời – hoặc ít nhất là đủ để trả nợ. Ngoài ra, bạn cũng cần dự đoán thời gian hoàn vốn, và lên lộ trình thanh toán rõ ràng: trả dần theo tháng hay trả một lần? Càng sớm dứt nợ, bạn càng nhẹ gánh để tập trung phát triển.
Lường trước những rủi ro có thể xảy ra
Dù bạn có tự tin vào mô hình kinh doanh của mình đến đâu thì thực tế vẫn luôn có thể “vùi dập” kế hoạch. Một số những vấn đề xảy ra như: Thị trường biến động, đối thủ xuất hiện, nguồn hàng gián đoạn,... bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh. Vì vậy, khi vay vốn đừng vay quá tay, và đừng bao giờ nghĩ đến việc “kiếm được tiền rồi trả nợ sau cũng được”.
Để việc vay vốn từ các nhà đầu tư không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống, bạn hãy lên kế hoạch cho một số tiền vay cụ thể. Ngoài ra, hãy đặt ra phương án dự phòng nếu doanh thu không như kỳ vọng, để không rơi vào cảnh vừa không trả được nợ, vừa áp lực tinh thần.
Trước khi kêu gọi đầu tư cần lường trước được những vấn đề có thể xảy ra
Tìm hiểu thông tin thị trường cụ thể
Thị trường kinh doanh rất biến động, không phải chỗ nào cũng sẵn sàng cho bạn vay và không phải nơi nào cho vay vốn cũng đáng tin. Vì vậy trước khi vay, bạn hãy dành thời gian để tìm kiếm các thông tin như:
Có những kênh vay vốn nào phù hợp với bạn? (ngân hàng, công ty tài chính, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ…)
Lãi suất cụ thể bao nhiêu? Có ưu đãi gì? Sau ưu đãi thì lãi thay đổi như thế nào?
Kỳ hạn thanh toán, phí phạt nếu trả chậm, các điều khoản "ẩn" đi kèm là gì?
Có dấu hiệu lừa đảo hoặc mập mờ nào trong hồ sơ vay không?
Kết luận
Tìm được nguồn vốn phù hợp chính là bước đệm quan trọng giúp ý tưởng kinh doanh của bạn có cơ hội trở thành hiện thực. Dù bạn lựa chọn vay ngân hàng, gọi vốn từ người thân, hay tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, điều quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu rõ mình đang cần gì. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hình dung rõ hơn về cách tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp với hành trình khởi nghiệp của mình.

KPI là gì? Hướng dẫn xây dựng và áp dụng KPI trong doanh nghiệp
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp không thể thiếu công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiêu biểu trong đó là KPI. KPI – chỉ số đo lường hiệu suất chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi và tối ưu nguồn lực. Tuy quan trọng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm KPI là gì? Bản chất và vai trò thực sự của KPI trong vận hành doanh nghiệp. Bài viết sau Unica sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin cần thiết về KPI, cùng khám phá nhé.
KPI là gì?
KPI là viết tắt của từ Key Performance Indicator, nghĩa tiếng việt là chỉ số đánh giá hiệu suất công việc. Chỉ số này cho biết các cá nhân hay doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra ban đầu, xác định xem doanh nghiệp/ cá nhân có đang đi đúng hướng hay không. Hiểu một cách đơn giản, KPI chính là những con số biết nói, giúp trả lời câu hỏi: “Chúng ta đang tiến gần đến mục tiêu như thế nào?”
KPI của doanh nghiệp thường bao gồm: lợi nhuận, chi phí trung bình hàng năm, số lượng bán hàng, doanh thu,.... Việc phân tích KPI thường xuyên giúp doanh nghiệp/ cá nhân có cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp để có những điều chỉnh cần thiết. KPI được xem là một trong những công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp theo dõi và định lượng mức độ hiệu quả trong hoạt động của cá nhân, phòng ban hay toàn tổ chức.
KPI là gì?
Trong môi trường doanh nghiệp, KPI được thiết lập ở nhiều cấp độ, từ tầm chiến lược đến vận hành nhằm vừa định hướng mục tiêu, vừa làm căn cứ để đo lường kết quả công việc theo từng giai đoạn. Ở cấp độ vĩ mô, KPI sẽ gắn với mục tiêu lớn như: Tăng trưởng 120% doanh thu trong tháng 10, triển khai thành công 35 dự án cấp tỉnh trong quý IV… Ở cấp độ vi mô, KPI tập trung vào những đầu việc cụ thể, ví dụ như: Tìm kiếm 150 khách hàng tiềm năng mỗi tháng, tuyển dụng 2 nhân sự mới mỗi tuần,…
Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng KPI
KPI giúp doanh nghiệp nhìn rõ bức tranh toàn cảnh về hiệu suất công việc. KPI giúp trả lời các câu hỏi: Ai đang làm tốt? Bộ phận nào đang chững lại? Mục tiêu nào đang trễ tiến độ? Nhờ việc đánh giá cụ thể thông qua KPI,, nhà quản lý có thể phân bổ nguồn lực hợp lý, điều chỉnh chiến lược kịp thời và thúc đẩy từng cá nhân phát huy tối đa năng lực của mình.
Không chỉ là công cụ đo lường, KPI còn là kim chỉ nam định hướng hành động, giúp mọi người trong tổ chức đi đúng hướng, cùng hướng đến mục tiêu chung một cách rõ ràng và nhất quán.
Vai trò của KPI trong việc kết nối nhân sự và phòng ban
Trong một tổ chức, mỗi phòng ban đều có vai trò riêng biệt, nhưng nếu thiếu sự liên kết, toàn bộ hệ thống sẽ vận hành rời rạc và thiếu hiệu quả. Đó là lý do KPI trở thành cầu nối quan trọng. Vậy vai trò cụ thể của KPI là gì? Dưới đây Unica sẽ chia sẻ cụ thể cho bạn nắm rõ.
Kết nối các phòng ban, nhân sự tập trung vào 1 mục tiêu: KPI giúp gắn kết các phòng ban lại với nhau, mỗi phòng ban là một nhiệm vụ nhưng vẫn cùng nhau cống hiến để tiến về mục đích chung. KPI giúp gắn kết các phòng ban, nhân sự lại với nhau, đưa chúng về cùng một quỹ đạo chiến lược. Khi mọi người đều hướng đến các chỉ số cụ thể phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng thể, họ sẽ hiểu được rằng công việc của mình không chỉ phục vụ bộ phận, mà còn đóng góp trực tiếp vào thành công của cả doanh nghiệp.
Kết nối công việc của nhân viên với mục tiêu của doanh nghiệp: KPI không chỉ là công cụ đo lường mà còn là cách để truyền tải chiến lược một cách rõ ràng đến từng cá nhân. Khi có KPI cụ thể, nhân viên sẽ biết mình đang làm gì, vì sao công việc đó quan trọng, và nó đóng vai trò gì trong hoạt động phát triển của toàn công ty. Thay vì bị cuốn vào chuỗi nhiệm vụ hằng ngày mà không biết mình đang hướng về đâu, KPI giúp từng nhân viên xác định được mục tiêu rõ ràng, nhìn thấy giá trị mình tạo ra và hình dung được lộ trình phát triển phía trước.
KPI đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhân sự và phòng ban
Phân loại KPI trong doanh nghiệp
KPI đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận. Tùy thuộc vào lĩnh vực và mục tiêu cụ thể, KPI trong doanh nghiệp được phân chia thành các loại sau:
KPI kinh doanh
KPI kinh doanh là các chỉ số then chốt dùng để đo lường mức độ hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Đây là công cụ giúp ban lãnh đạo theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh một cách định lượng, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa hiệu suất và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Việc xây dựng và theo dõi KPI kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những gì đang diễn ra trong từng giai đoạn phát triển, mà còn phát hiện kịp thời những vấn đề để cải tiến quy trình và tối ưu nguồn lực.
Tùy vào mô hình và mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng nhiều KPI khác nhau. Dưới đây là những chỉ số KPI kinh doanh được sử dụng phổ biến hiện nay:
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate): Đo lường mức độ tăng trưởng doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định.
Chi phí thu hút khách hàng (Customer Acquisition Cost - CAC): Cho biết chi phí trung bình để có được một khách hàng mới.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate): Phản ánh khả năng doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại.
Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV): Ước tính tổng giá trị doanh thu mà một khách hàng mang lại trong suốt thời gian họ gắn bó với doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin): Đo lường hiệu quả trong việc quản lý chi phí đầu vào so với doanh thu.
Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover): Đánh giá tốc độ luân chuyển hàng hóa trong kho, giúp quản lý tồn kho hiệu quả hơn.
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư (Return on Investment - ROI): Phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận.
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng (Lead Conversion Rate): Đo lường khả năng biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.
KPI kinh doanh dùng để đo lường mức độ hiệu quả công việc đạt được
KPI tài chính
KPI tài chính là những chỉ số phản ánh tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp, thường được theo dõi sát sao bởi ban lãnh đạo và bộ phận tài chính. Thông qua các chỉ số này, doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả quản lý dòng tiền cũng như mức độ sử dụng vốn.
Trong lĩnh vực tài chính KPI là gì? KPI tài chính được đánh giá là nhóm KPI cốt lõi, đóng vai trò then chốt trong việc ra quyết định chiến lược. KPI tài chính giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và tăng trưởng bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Dưới đây là một số KPI tài chính quan trọng:
Tỷ suất lợi nhuận (Profit Margin): Phản ánh tỷ lệ lợi nhuận thu được từ doanh thu sau khi đã trừ mọi chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Margin): Cho biết phần trăm lợi nhuận còn lại sau khi trừ chi phí hàng hóa hoặc dịch vụ.
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư – ROI (Return on Investment): Đo lường hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc chiến dịch kinh doanh.
Dòng tiền (Cash Flow): Thể hiện lượng tiền mặt thực tế ra vào doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể.
Tỷ suất quay vòng phải thu (Accounts Receivable Turnover): Đánh giá tốc độ thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.
Tỷ suất quay vòng phải trả (Accounts Payable Turnover): Cho biết mức độ nhanh chóng mà doanh nghiệp thanh toán cho nhà cung cấp.
Tỷ suất vốn hoạt động (Working Capital Ratio): So sánh tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn để đánh giá khả năng thanh khoản.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt-to-Equity Ratio): Đo lường mức độ sử dụng nợ vay so với nguồn vốn tự có.
Lợi nhuận gộp (Gross Profit): Khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bán hàng.
Lợi nhuận ròng (Net Profit): Khoản lợi nhuận cuối cùng sau khi đã trừ hết tất cả chi phí và thuế.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu – EPS (Earnings per Share): Phản ánh mức thu nhập mà cổ đông nhận được trên mỗi cổ phiếu.
KPI tài chính là chỉ số phản ánh tình hình tài chính tổng thể
KPI bán hàng
KPI bán hàng là những chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của đội ngũ kinh doanh trong việc đạt được mục tiêu doanh số. Chức năng theo dõi tiến độ, đánh giá hiệu suất làm việc cũng như phát hiện sớm các vướng mắc trong quy trình bán hàng. Việc sử dụng KPI bán hàng không chỉ giúp các cá nhân và nhóm bán hàng nắm bắt kết quả theo từng giai đoạn (ngày, tuần, tháng) mà còn là cơ sở để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược tiếp cận khách hàng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
Một số KPI bán hàng phổ biến hiện nay
Doanh số bán hàng (Sales Revenue): Tổng doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng trong một khoảng thời gian cụ thể.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số (Sales Growth Rate): Đo tốc độ tăng doanh số theo thời gian – phản ánh hiệu quả mở rộng thị trường và gia tăng khách hàng.
Chi phí thu hút khách hàng mới (Customer Acquisition Cost - CAC): Tổng chi phí trung bình để có được một khách hàng mới.
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (Customer Conversion Rate): Phản ánh số lượng khách hàng tiềm năng trở thành người mua thực sự.
Giá trị đơn hàng trung bình (Average Order Value - AOV): Cho biết trung bình mỗi đơn hàng mang về bao nhiêu doanh thu, từ đó giúp tối ưu chiến lược tăng doanh số.
Tỷ lệ chuyển đổi từng bước trong quy trình bán hàng (Sales Pipeline Conversion Rate): Đo hiệu quả tại từng giai đoạn trong phễu bán hàng.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate): Đo lường khả năng doanh nghiệp duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện có.
Tỷ lệ bán thêm (Upsell Rate): Phản ánh khả năng tăng giá trị đơn hàng thông qua việc bán thêm sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung.
KPI bán hàng dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của đội ngũ kinh doanh
KPI Marketing
KPI Marketing là những số liệu cụ thể được đưa ra để giúp phòng Marketing theo dõi, đánh giá và tối ưu hiệu quả các chiến dịch quảng bá trên đa kênh như: digital, social, SEO, email, paid ads… Những chỉ số này cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng tiếp cận khách hàng, mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi. Từ đó, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kịp thời, nâng cao hiệu quả chi tiêu và gia tăng lợi nhuận.
Trong bộ phận marketing, KPI là gì? KPI Marketing cụ thể đó là:
Brand Awareness (Nhận diện thương hiệu): Đo lường mức độ khách hàng biết đến thương hiệu của bạn.
Website Traffic (Lưu lượng truy cập trang web): Cho biết số lượt truy cập website trong một khoảng thời gian cụ thể.
Click-Through Rate – CTR (Tỷ lệ nhấp chuột): Tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo hoặc đường link trong chiến dịch.
Social Media Engagement (Tương tác mạng xã hội): Tổng hợp các lượt thích, chia sẻ, bình luận trên nền tảng mạng xã hội.
Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi): Phản ánh tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn (mua hàng, đăng ký…).
Customer Acquisition Cost – CAC (Chi phí thu hút khách hàng): Tổng chi phí cần bỏ ra để có được một khách hàng mới.
Cost per Lead (Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng): Chi phí trung bình cho mỗi lead từ các chiến dịch marketing.
MQLs (Marketing Qualified Leads): Số lượng khách hàng tiềm năng được đánh giá đạt tiêu chuẩn từ marketing.
SQLs (Sales Qualified Leads): Khách hàng tiềm năng sẵn sàng chuyển sang bước bán hàng.
Social Program ROI (Lợi nhuận từ truyền thông xã hội): ROI trên từng nền tảng mạng xã hội cụ thể.
ROAS (Return on Ad Spend): Tỷ suất lợi nhuận thu về từ ngân sách chi cho quảng cáo.
ROI (Return on Investment): Đo hiệu quả tổng thể của các khoản đầu tư trong marketing.
Customer Lifetime Value (Giá trị vòng đời khách hàng): Tổng doanh thu ước tính một khách hàng sẽ mang lại trong suốt thời gian gắn bó.
KPI Marketing là chỉ số để đánh giá các chiến dịch quảng bá trên đa kênh
KPI phòng hành chính nhân sự
KPI phòng Hành chính – Nhân sự là hệ thống các chỉ số giúp đo lường hiệu quả công việc của bộ phận nhân sự từ tuyển dụng, đào tạo đến quản lý nhân sự và phát triển nguồn lực nội bộ. Việc áp dụng KPI trong quản trị nhân sự giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tạo điều kiện nâng cao chất lượng môi trường làm việc, gia tăng sự gắn kết và hiệu suất tổng thể của toàn tổ chức.
Một số KPI phổ biến cho phòng hành chính nhân sự đó là:
Employee Turnover Rate (Tỷ lệ luân chuyển nhân sự): Phản ánh tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên trong một khoảng thời gian.
Average Time to Hire (Thời gian tuyển dụng trung bình): Thời gian trung bình để hoàn tất quá trình tuyển dụng cho một vị trí.
Absenteeism Rate (Tỷ lệ nghỉ làm): Tỷ lệ vắng mặt không lý do của nhân viên so với tổng thời gian làm việc.
Training Participation Rate (Tỷ lệ tham gia đào tạo): Tỷ lệ nhân viên tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo nội bộ hoặc bên ngoài.
Employee Satisfaction Index (Chỉ số hài lòng của nhân viên): Đo lường mức độ hài lòng với môi trường làm việc, chính sách và văn hóa doanh nghiệp.
Employee Retention Rate (Tỷ lệ giữ chân nhân viên): Tỷ lệ nhân viên gắn bó với công ty trong thời gian dài.
Recruitment Success Rate (Tỷ lệ tuyển dụng thành công): Số lượng ứng viên được tuyển dụng và gắn bó sau thời gian thử việc.
Average Cost of Hire (Chi phí tuyển dụng trung bình): Tổng chi phí cho một quy trình tuyển dụng (marketing, nhân sự, thời gian, công cụ…).
Workforce Stability Index (Chỉ số ổn định nhân sự): Phản ánh sự ổn định của lực lượng lao động theo thời gian.
KPI phòng Hành chính – Nhân sự là các chỉ số đo lường hiệu quả công việc của bộ phận nhân sự
KPI phòng Kế toán
KPI phòng Kế toán là tập hợp các chỉ số dùng để đo lường hiệu suất làm việc, độ chính xác và mức độ tuân thủ quy trình tài chính – kế toán trong doanh nghiệp. KPI được đưa ra nhằm mục đích đánh giá khả năng kiểm soát dòng tiền, xử lý báo cáo, lập kế hoạch tài chính, đồng thời hỗ trợ đưa ra quyết định quản trị dựa trên dữ liệu tài chính đáng tin cậy và kịp thời.
Đối với bộ phận kế toán, KPI là gì? Một số KPI quan trọng cho phòng Kế toán bao gồm:
Financial Reporting Lead Time (Thời gian hoàn tất báo cáo tài chính): Khoảng thời gian từ khi kết thúc kỳ tài chính đến khi hoàn tất báo cáo.
Tax Submission Compliance (Tỷ lệ tuân thủ nộp thuế): Đo lường mức độ đúng hạn và chính xác trong việc kê khai, nộp thuế cho nhà nước.
Cash Flow Management Efficiency (Hiệu quả quản lý dòng tiền): Phản ánh khả năng theo dõi, kiểm soát và tối ưu hóa dòng tiền vào – ra của doanh nghiệp.
Timely Processing Rate (Tỷ lệ xử lý đúng hạn): Tỷ lệ hóa đơn, chứng từ, nghiệp vụ được xử lý đúng thời hạn đã đề ra.
Accounting Cost as a Percentage of Revenue (Chi phí kế toán trên doanh thu): Tỷ lệ chi phí vận hành bộ phận kế toán so với tổng doanh thu.
Accuracy of Financial Forecasting (Độ chính xác dự báo tài chính): So sánh giữa kế hoạch dự báo và kết quả thực tế.
Accounting Standards Compliance Rate (Tỷ lệ tuân thủ chuẩn mực kế toán): Đo mức độ phù hợp giữa các hoạt động kế toán với chuẩn mực, quy định hiện hành.
Accounting Process Automation Efficiency (Hiệu quả tự động hóa quy trình): Đánh giá hiệu suất của hệ thống tự động trong việc xử lý các nghiệp vụ kế toán.
KPI chăm sóc khách hàng
KPI chăm sóc khách hàng là những chỉ số cụ thể để đo lường hiệu quả hoạt động của bộ phận dịch vụ khách hàng. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp đánh giá được chất lượng hỗ trợ, mức độ hài lòng và trải nghiệm của khách hàng với dịch vụ chăm sóc khách hàng. Dựa vào KPI chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định được điểm mạnh – yếu trong dịch vụ, từ đó xây dựng chiến lược cải thiện nhằm giữ chân khách hàng và nâng cao uy tín thương hiệu.
Dưới đây là một số KPI phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc khách hàng:
Total Number of Customer Complaints (Tổng số khiếu nại của khách hàng): Phản ánh số lượng phản hồi tiêu cực hoặc vấn đề khách hàng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Average Response Time (Thời gian phản hồi trung bình): Thời gian trung bình để đội ngũ hỗ trợ tiếp nhận và phản hồi yêu cầu từ khách hàng.
First Contact Resolution Rate (Tỷ lệ giải quyết ngay lần đầu): Tỷ lệ vấn đề được xử lý ngay trong lần liên hệ đầu tiên mà không cần tiếp xúc lại.
Customer Satisfaction Score – CSAT (Chỉ số hài lòng khách hàng): Được thu thập qua khảo sát, phản ánh mức độ hài lòng của khách hàng sau khi nhận hỗ trợ.
Net Promoter Score – NPS (Chỉ số sẵn sàng giới thiệu): Đo mức độ sẵn sàng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người khác – một chỉ số quan trọng về lòng trung thành.
Customer Retention Rate (Tỷ lệ giữ chân khách hàng): Tỷ lệ khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ sau một khoảng thời gian.
Average Resolution Time (Thời gian giải quyết trung bình): Thời gian trung bình để xử lý và hoàn tất một yêu cầu hoặc khiếu nại.
Cancellation Rate (Tỷ lệ hủy dịch vụ): Tỷ lệ khách hàng hủy hợp đồng, tài khoản hoặc ngừng sử dụng dịch vụ.
KPI chăm sóc khách hàng là những chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của bộ phận dịch vụ khách hàng
KPI quản lý dự án
KPI quản lý dự án là các chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả trong việc triển khai và hoàn tất một dự án. Chức năng giúp nhà quản lý theo dõi tiến độ, ngân sách, chất lượng công việc và hiệu suất của đội nhóm. Dựa vào KPI quản lý dự án, doanh nghiệp dễ dàng nhận diện rủi ro, tối ưu hóa tài nguyên và đảm bảo dự án đạt được mục tiêu đúng thời hạn.
Một số KPI phổ biến trong quản lý dự án có thể kể đến như:
Project Completion Time (Thời gian hoàn thành dự án): Đo khoảng thời gian thực tế so với thời gian dự kiến để hoàn tất toàn bộ dự án.
Cost Performance Index – CPI (Chỉ số hiệu suất chi phí): Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án thông qua tỷ lệ giữa giá trị công việc hoàn thành và chi phí đã chi tiêu.
Schedule Performance Index – SPI (Chỉ số hiệu suất tiến độ): Cho biết mức độ đáp ứng tiến độ dự án theo kế hoạch ban đầu.
Earned Value (Giá trị đạt được): Giá trị công việc đã hoàn thành tính theo ngân sách dự kiến, giúp so sánh với chi phí thực tế và thời gian thực hiện.
Project Scope Change Rate (Tỷ lệ thay đổi phạm vi dự án): Theo dõi số lần và mức độ thay đổi về yêu cầu, mục tiêu hoặc quy mô dự án.
Defect Density (Mật độ lỗi): Số lượng lỗi phát sinh trên mỗi đơn vị công việc – thường dùng trong dự án phần mềm hoặc kỹ thuật.
Resource Utilization (Mức độ sử dụng tài nguyên): Đo hiệu quả sử dụng nhân lực, thiết bị và ngân sách trong suốt quá trình triển khai dự án.
Customer Satisfaction (Mức độ hài lòng của khách hàng): Chỉ số phản ánh cảm nhận, đánh giá của khách hàng sau khi dự án được bàn giao.
Team Morale Index (Chỉ số tinh thần đội ngũ): Đánh giá mức độ gắn kết, động lực và sự hài lòng của nhân sự trong đội dự án.
5 Bước xây dựng KPI trong doanh nghiệp
Qua những nội dung chia sẻ ở trên, chắc chắn mọi người ai cũng hiểu tầm quan trọng của KPI. Tuy nhiên, làm sao để xây dựng KPI hiệu quả và các bước xây dựng KPI là gì thì không phải ai cũng biết. Thấu hiểu điều đó, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cụ thể từng bước.
Bước 1: Xác định bộ phận/người xây dựng KPI
Trước khi bắt tay vào xây dựng KPI, điều quan trọng đầu tiên là xác định rõ ai sẽ là người phụ trách công việc này. Thông thường, đó là trưởng các phòng ban – những người nắm rõ nhất cơ cấu, nhiệm vụ và đặc thù công việc của từng vị trí trong bộ phận mình. Với các phòng ban lớn, việc phân quyền cho quản lý cấp trung hoặc cấp thấp hơn tham gia xây dựng KPI là cách hợp lý để đảm bảo tính sát thực và bao quát.
Xác định bộ phận sẽ xây dựng KPI
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn cách giao nhiệm vụ xây dựng KPI cho bộ phận nhân sự hoặc đội ngũ chuyên trách về hoạch định chiến lược. Phương án này đảm bảo được tính khách quan và tính khoa học về phương pháp, nhưng đôi khi lại thiếu sự phù hợp với thực tiễn công việc hàng ngày của từng bộ phận.
Dù lựa chọn phương pháp nào để định bộ phận/người xây dựng KPI thì hệ thống KPI sau khi được thiết kế vẫn phải được thẩm định bởi chính các phòng ban chức năng. Việc rà soát, điều chỉnh sẽ giúp các chỉ số không chỉ mang tính đo lường mà còn phản ánh đúng vai trò và nhiệm vụ thực tế của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định các chỉ số KPI
Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều đảm nhận một vai trò khác nhau, vì thế hệ thống KPI cũng cần được thiết kế riêng biệt để phản ánh đúng trách nhiệm của từng vị trí. Các chỉ số KPI phải gắn liền với mục tiêu cụ thể của phòng ban cũng như định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. Chỉ khi đó, KPI mới thực sự có ý nghĩa trong việc đo lường hiệu quả công việc.
Khi đã xác định rõ mục tiêu cần đạt được, doanh nghiệp nên áp dụng nguyên tắc SMART để xây dựng từng chỉ số KPI: cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn rõ ràng. Nếu thiếu những tiêu chí này, KPI sẽ trở nên mơ hồ, khó theo dõi và dễ gây ra hiểu lầm trong quá trình đánh giá hiệu suất. Nghiêm trọng hơn, nó còn làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống quản trị và hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Bước 3: Đánh giá mức độ hoàn thành KPI
Khi hệ thống KPI đã được thiết lập cho từng vị trí, doanh nghiệp bắt đầu bước vào giai đoạn vận hành và đánh giá hiệu quả công việc dựa trên các chỉ số đó. Để việc theo dõi và phân tích trở nên chính xác hơn, các đầu việc có thể được phân loại thành 3 nhóm chính:
Nhóm A: Công việc tiêu tốn nhiều thời gian và có tác động lớn đến mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Nhóm B: Bao gồm các công việc hoặc mất ít thời gian nhưng ảnh hưởng đáng kể, hoặc tốn nhiều thời gian nhưng tác động không quá lớn.
Nhóm C: Những đầu việc đơn giản, ít tốn thời gian và ít ảnh hưởng đến kết quả chung.
Tùy theo mức độ quan trọng, mỗi nhóm sẽ được gán trọng số khác nhau để phản ánh đúng giá trị đóng góp vào mục tiêu của tổ chức — ví dụ phổ biến là: A (50%), B (30%) và C (20%).
Khi đánh giá hiệu suất của một nhân sự, cần dựa trên tổng thể cả 3 nhóm KPI, đảm bảo sự công bằng và phản ánh đúng năng lực thực tế. Đây là bước quan trọng để tạo cơ sở cho việc khen thưởng, điều chỉnh công việc hoặc đề xuất phát triển nhân sự phù hợp hơn trong tương lai.
Đánh giá mức độ hoàn thành KPI đảm bảo sự công bằng
Bước 4: Liên hệ giữa đánh giá KPI và lương thưởng
Sau khi đánh giá được mức độ hoàn thành KPI của mỗi cá nhân, việc gắn kết kết quả đó với chế độ lương – thưởng là điều cần thiết để tạo động lực và khuyến khích hiệu suất làm việc. Tùy vào tỷ lệ hoàn thành KPI, người lao động sẽ được nhận phần thưởng tương ứng, có thể là tiền mặt, phúc lợi bổ sung hoặc cơ hội thăng tiến.
Chính sách thưởng có thể được xác lập theo nhiều cách khác nhau: do ban lãnh đạo cấp cao định hướng sẵn, do trưởng bộ phận quyết định hoặc có thể là kết quả của sự thống nhất giữa người lao động và cấp quản lý. Dù được xây dựng theo phương pháp nào, điểm mấu chốt vẫn là sự rõ ràng, minh bạch và nhất quán trong cách áp dụng, giúp nhân viên hiểu được giá trị công sức mà họ bỏ ra.
Bước 5: Điều chỉnh và tối ưu KPI
Không có một hệ thống KPI nào là hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. Vì thế, sau khi áp dụng, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao hiệu quả thực tế để kịp thời điều chỉnh những chỉ số chưa phù hợp.
Ở giai đoạn đầu, việc điều chỉnh là điều gần như bắt buộc, việc điều chỉnh có thể sẽ mất vài tháng để tinh chỉnh và đồng bộ hóa KPI với mục tiêu dài hạn. Khi hệ thống KPI đã được tối ưu và chứng minh hiệu quả, doanh nghiệp nên duy trì ổn định ít nhất trong một chu kỳ (thường là 1 năm) để đánh giá một cách toàn diện.
Những sai lầm thường gặp khi xây dựng KPI
KPI khi sử dụng đúng cách sẽ là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả công việc. Tuy nhiên, nếu như xây dựng sai cách có thể nó sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”. Dưới đây là những lỗi phổ biến mà nhiều doanh nghiệp dễ mắc phải trong quá trình xây dựng và triển khai hệ thống KPI.
KPI không liên kết với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
Một sai lầm nghiêm trọng nhưng rất thường gặp đó là việc đặt KPI chỉ để cho đủ nên nó không có liên quan gì đến mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. KPI đúng nghĩa là những chỉ số “chủ chốt” tức là phải gắn liền với mục tiêu chiến lược, phải phản ánh được những gì quan trọng nhất với mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp hay phòng ban.
Nếu KPI không bám sát chiến lược, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng hoạt động sai hướng, đầu tư thời gian, nguồn lực cho những hoạt động không thực sự tạo giá trị. Ví dụ: Một website bán hàng đặt KPI là tăng lượng truy cập thay vì tăng tỷ lệ chuyển đổi, thì dù có nhiều lượt xem nhưng doanh số có thể vẫn không nhúc nhích.
Sai lầm hay gặp trong quá trình xây dựng KPI
Chỉ tập trung tới các chỉ số KPI kết quả mà bỏ qua KPI dẫn dắt
Sai lầm thứ hai của việc đặt KPI đó là chỉ quan tâm kết quả mà quên mất quá trình. KPI kết quả giúp đo lường đầu ra, nhưng để đạt được kết quả đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ nguyên nhân và quá trình để đạt được nó.
Ví dụ: KPI “tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng 20%” nghe có vẻ rõ ràng, nhưng nếu không có thêm các chỉ số như “ra mắt sản phẩm mới”, “cải tiến trải nghiệm mua hàng” thì nhân viên sẽ không biết nên làm gì để đạt được mục tiêu đó. Điều này khiến KPI trở nên chung chung, thiếu tính hành động.
Một hệ thống KPI hiệu quả cần là sự kết hợp nhịp nhàng giữa chỉ số kết quả và chỉ số quá trình để KPI không chỉ đo lường mà còn điều hướng hành vi thực tế.
Xây dựng KPIs cố định, không có sự cập nhật và tùy chỉnh theo thời gian
KPI không phải là con số cố định bất biến, mà cần được cập nhật thường xuyên dựa trên tình hình hoạt động thực tế. Nếu không linh hoạt, doanh nghiệp có thể tự giới hạn sự phát triển của chính mình. KPI cần liên tục được rà soát và điều chỉnh để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tổ chức.
Ví dụ: Nếu KPI “tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 20%” đã được hoàn thành chỉ trong vòng 3 tháng thay vì cả năm, thì việc giữ nguyên KPI cũ sẽ khiến đội ngũ mất động lực. Ngược lại, khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn, không điều chỉnh KPI sẽ tạo ra áp lực không cần thiết và dễ gây chán nản.
Câu hỏi thường gặp
Để hiểu biết thêm được nhiều thông tin bổ ích khác xoay quanh chủ đề KIP là gì, bạn hãy tham khảo thêm nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
Ai là người xác định KPI cho doanh nghiệp?
Người xác định KPI cho doanh nghiệp có thể là bất kỳ ai. Tuy nhiên thông thường trong doanh nghiệp, ban lãnh đạo từ cấp Managers, Leaders,... sẽ là người thiết lập KPI. Đối với các KPI tổng quan, Giám đốc điều hành và ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là người đặt ra KPI cụ thể.
KPI có cần review thường xuyên không?
Có. KPI bắt buộc phải được review thường xuyên, bởi trong quá trình hoạt động các mục tiêu của doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian. KPI quá cũ chắc chắn sẽ không phù hợp với thời điểm hiện tại. KPI cần review KPI thường xuyên, theo tháng, quý, thậm chí là mỗi tuần để phù hợp với thực tế.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề KPI là gì mà Unica đã tổng hợp được. KPI là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đo lường, theo dõi và cải thiện hiệu suất làm việc một cách rõ ràng, khoa học. Khi được xây dựng đúng cách và gắn kết chặt chẽ với mục tiêu chiến lược, KPI sẽ trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng.

MBTI là gì? Tổng hợp các tính cách MBTI có thể bạn chưa biết
Khi nói đến tính cách, mọi người thường hay sử dụng thuật ngữ MBTI. MBTI nổi lên như một công cụ giúp mỗi người khám phá tính cách cá nhân của mình. Không chỉ phổ biến với giới trẻ muốn khám phá bản thân, MBTI còn là công cụ không thể thiếu của các nhà quản lý, chuyên viên tuyển dụng trong việc chọn lọc và phát triển nhân sự. Để hiểu cụ thể MBTI là gì? Các nhóm tính cách đặc trưng của MBTI như thế nào? Mời bạn đọc khám phá nội dung bài viết sau đây để hiểu rõ nhé.
MBTI là gì?
MBTI (viết tắt của Myers-Briggs Type Indicator) là công cụ phân loại tính cách con người dựa vào việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm. Thông qua một bộ câu hỏi trắc nghiệm, MBTI giúp xác định xu hướng hành vi, cách suy nghĩ và cách con người tương tác với thế giới xung quanh. MBTI giúp bạn hiểu rõ về bản thân, sở thích cũng như điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đồng thời, MBTI cũng giúp bạn nhận thức được khác biệt trong cách nhìn nhận và quyết định của mỗi người, từ đó tăng cường khả năng giao tiếp và hợp tác với người khác.
MBTI là gì?
MBTI được phát triển dựa trên học thuyết của nhà tâm lý học Carl Jung - bác sĩ tâm lý người Thụy Sĩ. Năm 1982, MBTI được hoàn thiện bởi 2 nhà khoa học là hai nhà khoa học Katharine Cook Briggs và Isabel Briggs Myers. Hệ thống MBTI chia tính cách thành 4 cặp đối lập: Hướng ngoại (E) – Hướng nội (I), Cảm nhận (S) – Trực giác (N), Lý trí (T) – Cảm xúc (F), Nguyên tắc (J) – Linh hoạt (P). Từ sự kết hợp của 4 yếu tố này, MBTI đưa ra 16 nhóm tính cách khác nhau, mỗi nhóm mang những đặc điểm, điểm mạnh – điểm yếu riêng biệt.
MBTI được đánh giá là một công cụ vô cùng quan trọng. Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên sự phát triển nền tảng của ngành tâm lý học nên có độ chính xác rất cao. Hiện nay, MBTI đang trở nên phổ biến với số lượng người tham gia bài test này rất đông.
Những tiêu chí dùng để đánh giá tính cách MBTI
Tiêu chí đánh giá MBTI là gì là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Theo Unica tìm hiểu được thì MBTI đánh giá tính cách dựa trên 4 cặp tiêu chí đối lập. Cụ thể đó là:
Xu hướng tự nhiên
Hướng ngoại (Extraversion) >< Hướng nội (Introversion)
Tiêu chí này thể hiện cách bạn nạp lại năng lượng. Người hướng ngoại thường lấy năng lượng từ việc giao tiếp, tương tác xã hội. Trong khi đó, người hướng nội có xu hướng tìm sự yên tĩnh, thích suy ngẫm một mình để tái tạo năng lượng.
Nhận thức về thế giới
Giác quan (Sensing) >< Trực giác (Intuition)
Tiêu chí này phản ánh cách bạn tiếp nhận thông tin. Người thuộc nhóm "Giác quan" thường tin vào dữ liệu thực tế, chi tiết cụ thể. Họ nhận thức thế giới qua các giác quan cụ thể như: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi. Họ sắc bén với thực tế, tin vào thế giới dưới cái cách họ đang tiếp nhận qua 5 giác quan.
Ngược lại, nhóm "Trực giác" lại có xu hướng nhìn vào tổng thể, các khả năng tiềm ẩn và suy luận trừu tượng. Thế giới của những người thiên về trực giác sẽ gồm các mô hình, tưởng tượng.
Tiêu chí đánh giá tính cách MBTI
Quyết định và lựa chọn
Lý trí (Thinking) >< Cảm xúc (Feeling)
Tiêu chí này phản ánh cách bạn ra quyết định. Người thiên về “Lý trí” sẽ ưu tiên sự logic, phân tích và tính khách quan. Họ luôn suy luận logic, đưa ra đáp án cụ thể và có cơ sở. Trong khi đó, người thiên về “Cảm xúc” thường cân nhắc yếu tố con người, giá trị cá nhân và cảm xúc, dựa vào cảm tính để đưa ra quyết định.
Cách thức hành động
Nguyên tắc (Judging) >< Linh hoạt (Perceiving)
Tiêu chí này thể hiện phong cách sống và cách bạn tổ chức công việc. Nhóm “Nguyên tắc” thích sự lên kế hoạch, rõ ràng và đưa ra cho mình lộ trình để đạt được mục tiêu. Ngược lại nhóm “Linh hoạt” lại thích ứng linh động, dễ thay đổi theo hoàn cảnh và không gò bó vào khuôn mẫu cứng nhắc nào cả.
16 Nhóm tính cách MBTI
Từ 4 tiêu chí đã chia sẻ ở trên, MBTI được phân chia ra thành 16 nhóm tính cách của con người. Cụ thể 16 nhóm tính cách này như sau:
ISTJ - Người trách nhiệm
Những người thuộc nhóm ISTJ thường rất nguyên tắc, trung thành và đáng tin cậy. Họ sống có tổ chức, coi trọng trật tự, truyền thống và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Với lối sống thực tế và kỷ luật, họ có khả năng quản lý công việc hiệu quả và ổn định.
Nhược điểm: ISTJ có xu hướng bảo thủ, không dễ cởi mở với những thay đổi. Họ thường nghiêm túc quá mức và có thể thiếu linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề, dẫn đến căng thẳng không cần thiết.
Nghề nghiệp phù hợp: Kế toán, Kiểm toán, Luật sư, Cảnh sát, Quân đội, Quản lý hành chính, Giáo viên.
Nhóm tính cách người trách nhiệm rất đáng tin cậy và trung thành
ISFJ - Người bảo vệ
ISFJ là những người chu đáo, tận tâm và giàu lòng vị tha. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, đặc biệt là những người thân thiết, và rất coi trọng trách nhiệm trong công việc cũng như cuộc sống. ISFJ thích sự ổn định, yêu hòa bình và sống thiên về cảm xúc.
Nhược điểm: Họ thường ngại thể hiện bản thân, dễ bị quá tải khi cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Sự dè dặt và khép kín khiến họ đôi khi bỏ lỡ những cơ hội phát triển cá nhân.
Nghề nghiệp phù hợp: Y tá, Nhân sự, Cố vấn tâm lý, Giáo viên, Thư ký, Chăm sóc khách hàng.
ENFJ - Người cho đi
ENFJ là những người lãnh đạo bẩm sinh, giàu cảm xúc và có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người khác. Họ thấu hiểu, quan tâm đến cảm xúc xung quanh và luôn cố gắng tạo ra môi trường tích cực, hòa hợp. ENFJ giỏi giao tiếp, định hướng tốt và thường đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu.
Nhược điểm: Nếu ôm đồm quá nhiều hoặc đặt kỳ vọng quá cao vào người khác họ dễ bị kiệt sức và cảm thấy thất vọng. Sự hy sinh của họ đôi khi bị hiểu lầm là can thiệp quá mức.
Nghề nghiệp phù hợp: Diễn giả, Giáo viên, Quản lý nhân sự, Tư vấn, Hoạt động xã hội, Nhà tổ chức sự kiện.
ENFP - Người truyền cảm hứng
ENFP là những cá nhân tràn đầy năng lượng, sáng tạo và có tầm nhìn xa. Họ yêu thích tự do, linh hoạt và thường mang đến nguồn cảm hứng tích cực cho mọi người xung quanh. Với trí tưởng tượng phong phú, ENFP dễ dàng kết nối với người khác và tạo ra những ý tưởng đột phá.
Nhược điểm: ENFP có xu hướng thiếu kiên nhẫn với các quy trình cứng nhắc và dễ mất tập trung khi có quá nhiều lựa chọn.
Nghề nghiệp phù hợp: Marketing, Truyền thông, Sáng tạo nội dung, Huấn luyện viên, Diễn viên, Nhà tâm lý học, Doanh nhân.
ENFP là những cá nhân tràn đầy năng lượng và sáng tạo
ENTJ - Nhà điều hành
ENTJ là những người lãnh đạo bẩm sinh, quyết đoán và có khả năng tổ chức tuyệt vời. Họ luôn hướng đến mục tiêu, giỏi lập kế hoạch chiến lược nên họ thường giữ vai trò dẫn dắt trong các tổ chức hoặc dự án lớn. ENTJ yêu thích thử thách và luôn muốn cải tiến mọi thứ để đạt hiệu quả tối nhất.
Nhược điểm: Do quá tập trung vào mục tiêu nên đôi khi trở nên cứng nhắc hoặc thiếu kiên nhẫn với những người không theo kịp.
Nghề nghiệp phù hợp: Quản lý cấp cao, Doanh nhân, Luật sư, Kỹ sư, Cố vấn chiến lược, Chính trị gia.
ENTP - Người có tầm nhìn
ENTP là những người năng động, sáng tạo và luôn tràn đầy ý tưởng mới. Họ không ngại thách thức những giới hạn cũ, thích tranh luận để khám phá quan điểm mới và luôn tìm kiếm những cơ hội để đổi mới. ENTP có khả năng nhìn xa trông rộng, phân tích vấn đề sắc bén. Vì vậy, họ thường là người khởi xướng, người dẫn đầu trong công việc.
Nhược điểm: ENTP thường nhanh chán nản nếu mọi việc quá an toàn, lặp đi lặp lại thiếu tính thử thách.
Nghề nghiệp phù hợp: Doanh nhân, Nhà sáng tạo nội dung, Cố vấn chiến lược, Marketing, Truyền thông, Luật sư, Nhà phát triển sản phẩm.
ESFJ - Người quan tâm
ESFJ là những người sống tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và luôn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu. Họ giỏi trong việc duy trì sự hòa hợp trong các mối quan hệ, đồng thời ESFI luôn là người hỗ trợ âm thầm nhưng đầy hiệu quả trong nhóm. ESFJ yêu thích sự ổn định, trung thành và rất coi trọng trách nhiệm cá nhân.
Nhược điểm: Đôi khi họ dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến người khác và có xu hướng an toàn quá mức để tránh xung đột.
Nghề nghiệp phù hợp: Giáo viên, Điều dưỡng, Nhân sự, Cố vấn tâm lý, Nhân viên xã hội, Quản lý dịch vụ khách hàng.
ESFJ là những người sống tình cảm, giàu lòng trắc ẩn
ESFP - Người trình diễn
ESFP là những cá nhân sống động, hào hứng và thích tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Họ có khả năng truyền năng lượng tích cực cho người xung quanh, giỏi giao tiếp và luôn là trung tâm của mọi cuộc vui. ESFP rèn luyện bản thân tích cực qua các trải nghiệm thực tế và luôn tìm kiếm những điều mới mẻ, thú vị.
Nhược điểm: ESFP dễ mất kiên nhẫn và nhanh chán với những công việc lặp đi lặp lại hoặc công việc quá khô khan.
Nghề nghiệp phù hợp: Diễn viên, Người dẫn chương trình, Chuyên viên tổ chức sự kiện, Nhân viên bán hàng, Hướng dẫn viên du lịch.
ESTJ - Người bảo hộ
Tính cách người ESTJ rất thực tế, nguyên tắc và rất giỏi trong việc tổ chức, quản lý. Họ yêu thích trật tự, kỷ luật và luôn hướng đến hiệu quả cao trong công việc. ESTJ thường là hình mẫu lãnh đạo truyền thống, đáng tin cậy và có trách nhiệm, luôn tuân thủ quy tắc và mong đợi điều đó ở người khác.
Nhược điểm: Nhóm tích cách này tương đối cứng nhắc và ít linh hoạt trong những tình huống cần sự thích nghi hoặc sáng tạo.
Nghề nghiệp phù hợp: Quản lý, Cảnh sát, Giám sát sản xuất, Nhân sự, Kiểm toán viên.
ESTP - Người thực thi
Tính cách người thuộc nhóm ESTP là rất năng động, táo bạo và cực kỳ linh hoạt. Họ thích hành động, yêu thích thử thách và luôn sẵn sàng lao vào giải quyết vấn đề ngay tại hiện trường. Với bản tính quyết đoán và giao tiếp tốt, ESTP thường thu hút người khác bởi sự tự tin và khả năng ứng biến nhanh nhạy.
Nhược điểm: Thiếu kiên nhẫn và không thích những công việc mang tính lặp lại hay những công việc đòi hỏi sự chi tiết.
Nghề nghiệp phù hợp: Bán hàng, Kinh doanh, Cảnh sát, Diễn viên, Huấn luyện viên thể thao.
Tính cách người thuộc nhóm ESTP là rất năng động
INFJ - Người che chở
INFJ là nhóm tính cách hiếm nhất, đại diện cho những người sâu sắc, giàu lòng trắc ẩn và có tầm nhìn xa. Họ sống nội tâm nhưng lại rất quan tâm đến thế giới xung quanh, luôn mong muốn tạo ra sự thay đổi tích cực cho cộng đồng. INFJ thường có trực giác mạnh mẽ, khả năng thấu hiểu người khác một cách sâu sắc và hành động âm thầm để giúp đỡ mọi người.
Nhược điểm: Dễ cảm thấy kiệt sức nếu không dành đủ thời gian để phục hồi năng lượng cá nhân.
Nghề nghiệp phù hợp: Nhà tư vấn tâm lý, Nhà văn, Giáo viên, Chuyên viên xã hội, Nghệ sĩ sáng tạo.
INFP - Người lý tưởng hóa
Tính cách chính của nhóm người INFP là sống bằng cảm xúc, đầy mơ mộng và luôn hướng đến những giá trị cốt lõi của bản thân. Họ có tâm hồn nhạy cảm, thích giúp đỡ người khác và thường tìm kiếm ý nghĩa sâu sắc trong mọi việc mình làm. INFP sáng tạo, có trí tưởng tượng phong phú và thường chọn đi theo con đường riêng biệt, miễn là phù hợp với niềm tin và lý tưởng của họ.
Nhược điểm: Dễ rơi vào trạng thái mộng mơ, thiếu thực tế và hay thất vọng khi mọi thứ không như kỳ vọng. Họ cũng có xu hướng né tránh xung đột và khó ra quyết định dứt khoát.
Nghề nghiệp phù hợp: Nhà văn, Nghệ sĩ, Nhà tâm lý học, Cố vấn học đường, Nhà hoạt động xã hội.
INTJ - Nhà khoa học
INTJ là những nhóm người sở hữu bộ óc chiến lược, có tầm nhìn xa và luôn đặt ra mục tiêu lớn để chinh phục. Họ độc lập, logic, và thường xuyên phân tích mọi thứ một cách hệ thống. INTJ ít khi thể hiện cảm xúc nhưng luôn kiên định với con đường mình chọn. Họ yêu thích việc cải tiến và phát minh, không ngừng tối ưu mọi vấn đề.
Nhược điểm: Cứng đầu, ít linh hoạt trong giao tiếp và thường khó mở lòng. Dễ tỏ ra lạnh lùng và khó chịu với người không cùng tư duy logic.
Nghề nghiệp phù hợp: Nhà khoa học, Kỹ sư, Nhà chiến lược, Giám đốc điều hành, Nhà phân tích dữ liệu.
INTJ là những nhóm người sở hữu bộ óc chiến lược, có tầm nhìn xa
INTP - Nhà tư duy
INTP là người yêu thích tri thức và luôn tò mò về cách thế giới vận hành. Họ có tư duy logic vượt trội, thích phân tích sâu và thường đặt câu hỏi cho mọi giả định. INTP có xu hướng sống nội tâm và thường bị cuốn vào dòng suy nghĩ của chính mình. Dù không giỏi thể hiện cảm xúc, nhưng họ lại cực kỳ sáng tạo và đột phá.
Nhược điểm: Hay trì hoãn, mơ mộng và thiếu hành động thực tế. Khó tập trung lâu dài và không giỏi xử lý cảm xúc cá nhân lẫn xã hội.
Nghề nghiệp phù hợp: Nhà nghiên cứu, Lập trình viên, Nhà phát minh, Chuyên viên phân tích, Giảng viên đại học.
ISFP - Người nghệ sĩ
ISFP là những cá nhân sống đầy cảm xúc, yêu cái đẹp và thường thể hiện bản thân qua nghệ thuật hoặc hành động cụ thể. Họ nhẹ nhàng, thân thiện nhưng rất độc lập, không thích bị bó buộc vào khuôn mẫu. ISFP yêu sự yên bình, thường quan sát tinh tế và chọn cách hỗ trợ người khác một cách âm thầm.
Nhược điểm: Ngại va chạm, thiếu định hướng rõ ràng và dễ bị cảm xúc chi phối. Họ thường né tránh xung đột và sống khá khép kín.
Nghề nghiệp phù hợp: Họa sĩ, Nhiếp ảnh gia, Nhà thiết kế, Điều dưỡng, Nhạc sĩ.
ISTP - Nhà cơ học
Những người ISTP là rất thực tế, thích khám phá cách mọi thứ hoạt động thông qua việc làm hơn là nói. Họ giỏi xử lý tình huống bất ngờ, linh hoạt và độc lập trong suy nghĩ lẫn hành động. Với khả năng phân tích nhanh và kỹ năng tay nghề cao, ISTP thường giỏi trong các lĩnh vực kỹ thuật và sửa chữa.
Nhược điểm: Lạnh lùng, ít biểu lộ cảm xúc và không giỏi duy trì các mối quan hệ dài lâu. Có xu hướng rút lui khi mất hứng thú.
Nghề nghiệp phù hợp: Kỹ sư cơ khí, Kỹ thuật viên, Cảnh sát, Thợ máy, Lập trình viên.
Những người ISTP là rất thực tế, thích khám phá cách mọi thứ hoạt động
Ứng dụng của MBTI trong quản trị nhân sự như thế nào?
Trong bối cảnh doanh nghiệp ngày càng chú trọng yếu tố con người, việc thấu hiểu tính cách nhân sự là rất cần thiết. MBTI được đánh giá là một công cụ hữu hiệu trong quản trị nhân sự. Vậy trong quản trị nhân sự, công cụ MBTI được ứng dụng như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn.
Tuyển dụng nhân sự
MBTI không chỉ là công cụ khám phá bản thân, mà còn là trợ thủ đắc lực trong quá trình tuyển dụng. Thông qua bài trắc nghiệm MBTI, nhà tuyển dụng sẽ nhận diện được rõ nét tính cách của ứng viên. Bao gồm: cách họ suy nghĩ, hành động, phản ứng trong môi trường làm việc. Bên cạnh chuyên môn, yếu tố tính cách giúp xác định xem ứng viên có hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp và đội ngũ hiện tại hay không, từ đó đưa ra lựa chọn tuyển dụng chính xác và phù hợp hơn.
Quản lý nhân sự
Khi người quản lý hiểu rõ tính cách từng thành viên trong đội ngũ, họ không chỉ biết cách giao việc phù hợp mà còn nâng cao khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt. MBTI chính là chiếc công cụ quản lý nhân sự hiệu quả giúp người lãnh đạo nhìn thấu cách mỗi cá nhân phản ứng khi đối mặt với áp lực, khó khăn hoặc khi có sự thay đổi.
Bên cạnh đó, MBTI cũng là công cụ hữu hiệu trong việc hóa giải xung đột nội bộ. MBTI giúp mọi người hòa đồng, dễ dàng cảm thông và hỗ trợ nhau hơn. Doanh nghiệp từ đó xây dựng được một môi trường làm việc hài hòa, giảm va chạm, tăng hiệu quả cộng tác.
Cách đánh giá ứng viên / nhân viên qua MBTI
MBTI không chỉ là một công cụ khám phá bản thân, mà còn là “chìa khóa vàng” giúp nhà quản lý hiểu sâu hơn về con người phía sau bản CV. Thông qua kết quả phân tích MBTI, doanh nghiệp dễ dàng xác định đâu là điểm mạnh nổi bật, đâu là xu hướng hành vi tự nhiên của ứng viên hoặc nhân viên. Từ đó đưa ra đánh giá công bằng và sát với thực tế nhất.
Với nhân viên đang làm việc, MBTI giúp nhà quản trị nhận diện được tiềm năng ẩn giấu, hỗ trợ định hướng phát triển nghề nghiệp và xây dựng lộ trình thăng tiến phù hợp. Với ứng viên mới, MBTI giúp sàng lọc những cá nhân có phong cách làm việc phù hợp với văn hóa và nhu cầu của tổ chức, tăng tỷ lệ tuyển dụng thành công và giảm rủi ro nghỉ việc sớm.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến MBTI là gì? Có thể nói, MBTI là công cụ rất quan trọng để mỗi người hiểu rõ bản thân cũng như hiểu rõ tính cách người khác. Với những gì mà MBTI làm được, hiện nay nó đang dần trở thành trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trong bài viết hữu ích cho bạn. Tham khảo thêm những nội dung hữu ích khác tại blog Unica nhé.
Ngoại ngữ

5 Cách dạy trẻ học giỏi Tiếng Anh tại nhà
Hiện nay việc cho bé tiếp xúc với Tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ là một sự lựa chọn vô cùng thông minh của các bậc cha mẹ, giúp bé có thể làm quen và tạo nền tảng vững chắc về Tiếng Anh sau này. Vậy làm thế nào để có thể giúp bé học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà, hãy cùng Unica tham khảo các nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bí quyết giúp trẻ học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà
1. Tạo thói quen học Tiếng Anh
Cách tốt nhất giúp trẻ có thể học giỏi Tiếng Anh là thực hành mỗi ngày, do đó bạn nên thiết lập thói quen học tiếng Anh cho các bé. Cố định một thời gian cụ thể và bám sát vào nó. Các buổi học diễn ra trong thời lượng ngắn khoảng 15-20 phút là đủ để bé có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.
Việc cha mẹ tạo ra các buổi học Tiếng Anh với thời lượng ngắn và đan xen các yếu tố hài hước, thú vị sẽ có ích hơn rất nhiều so với các buổi học kéo dài, không thường xuyên.
Tạo thói quen học Tiếng Anh cho bé
2. Xem phim hoạt hình bằng Tiếng Anh
Việc xem quá nhiều các chương trình trên TV hoặc Youtube thường không tốt cho các bé, thậm chí nó còn gây hại cho mắt và não bộ của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn biết áp dụng hợp lý thì đây là một trong những phương pháp giáo dục trẻ và giúp trẻ học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà một cách hiệu quả.
Thông qua việc xem các chương trình giải trí dành cho thiếu nhi hoặc các bộ phim hoạt hình ý nghĩa bằng Tiếng Anh, trẻ không chỉ được làm quen, tiếp xúc với ngôn ngữ Tiếng Anh mà nó còn kích thích sự tò mò, mở rộng tư duy về những kiến thức xung quanh, nhờ đó mà trẻ có thể tìm kiếm và học hỏi được những kiến thức vô cùng bổ ích.
3. Đọc truyện tiếng Anh
Cùng bé đọc truyện bằng Tiếng Anh trước khi đi ngủ là một sự lựa chọn tuyệt vời giúp các bé có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin và não bộ sẽ nhớ lâu hơn. Ngoài ra đây còn là một cách giúp gắn kết tình cảm giữa bố, mẹ và các bé vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể chọn những quyển truyện có nội dung ngắn gọn, đơn giản bằng Tiếng Anh và đọc cho bé nghe. Sau đó giải thích các cụm từ và ý nghĩa của cả câu chuyện để bé có thể tóm tắt được nội dung và nhớ nó lâu hơn.
Đọc truyện Tiếng Anh
4. Học giỏi Tiếng Anh thông qua các hoạt động trong cuộc sống
Trẻ con sẽ thật sự cảm thấy bị khó chịu, gò bó khi phải mất quá nhiều thời gian một chỗ chỉ để ngồi học Tiếng Anh. Vậy thì tại sao cha mẹ không thử áp dụng phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” giúp bé học giỏi Tiếng Anh mỗi ngày thông qua các hoạt động của cuộc sống. Bằng những cách rất đơn giản như gọi tên rau củ, đồ vật hằng ngày bằng Tiếng Anh hoặc cùng mẹ đi siêu thị để chỉ tên các vật dụng bằng Tiếng Anh sẽ giúp bé ghi nhớ tự nhiên hơn và dễ dàng hơn cho việc học cho các giai đoạn về sau.
Như vậy với 5 bí quyết giúp bé học giỏi Tiếng Anh ngay tại nhà mà Unica chia sẻ, hy vọng các bậc cha mẹ sẽ áp dụng để bé có thể chinh phục được ngôn ngữ mang tầm cỡ quốc tế ngay hôm nay nhé. Ngoài ra tại Unica còn có rất nhiều khoá học tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn học tốt hơn tăng vốn từ vựng cũng như học ngữ pháp tiếng Anh một cách tốt nhất mời bạn đọc cùng tham khảo.
Chúc các bạn thành công!
>> Bật mí phương pháp giúp bé học tiếng Anh bằng màu sắc đơn giản, hiệu quả
>> 6 Cách luyện nói Tiếng Anh tại nhà hiệu quả

Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc tại nhà hiệu quả
Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế nhu cầu học tiếng Anh ngày càng nhiều để đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như giao tiếp. Nếu bạn đã từng biết về Tiếng Anh nhưng lại bị mất gốc sau một thời gian dài không sử dụng thì tại sao không thử 5 cách học Tiếng Anh cho người mất gốc mà Unica sẽ chia sẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Tại sao nên học tiếng Anh?
Trước khi tìm hiểu cách học Tiếng Anh cho người mất gốc, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu những lý do tại sao bạn nên học Tiếng Anh thay vì học những ngôn ngữ khác nhé.
Tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh phổ biến nhất
Học tiếng Anh sẽ giúp bạn có việc làm với mức lương cao hơn không chỉ các doanh nghiệp ở Anh và Mỹ, mà còn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Cambridge English cho thấy tiếng Anh quan trọng đối với hơn 95% nhà tuyển dụng, ngay cả ở nhiều quốc gia nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức.
Với tiếng Anh, bạn sẽ có giá trị đối với bất kỳ công ty nào. Và bạn cũng sẽ được thưởng cho kiến thức của mình. Một nghiên cứu cho thấy thông thạo tiếng Anh có thể tăng trung bình 28% lương mỗi giờ của bạn
Tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ của thế giới trực tuyến
Hơn một nửa số trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới là bằng tiếng Anh, khiến nó trở thành ngôn ngữ trực tuyến thống trị. Với hơn 1 tỷ người dùng internet gõ tiếng Anh , bạn sẽ có thể truy cập nhiều loại tài nguyên và nền tảng học tập để củng cố kỹ năng của mình.
Bạn sẽ được giải trí bằng các video và phim trên YouTube. Bạn sẽ có thể đọc các tiêu đề trên The New York Times. Bạn sẽ có thể tương tác với mọi người trên các ứng dụng trao đổi ngôn ngữ. Bạn thậm chí có thể tìm thấy tình yêu với các ứng dụng hẹn hò. Internet rất rộng lớn, vì vậy khả năng là vô tận!
>> Xem thêm: 13 Website học tiếng Anh online miễn phí chất lượng
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay.
[course_id:595,theme:course]
[course_id:286,theme:course]
[course_id:3177,theme:course]
Tiếng Anh là ngôn ngữ hữu ích khi đi du lịch
Với rất nhiều người nói tiếng Anh, việc đi du lịch khắp thế giới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều! Là ngôn ngữ thứ hai phổ biến, bạn thường có thể nói chuyện với mọi người bằng tiếng Anh để tìm hiểu về môi trường xung quanh và nền văn hóa của bạn.
Biết ngay cả một chút tiếng Anh chắc chắn sẽ hữu ích nếu bạn đang mắc kẹt ở đâu đó và cần tìm trạm xe buýt địa phương, hoặc nếu bạn muốn thương lượng giá hời ở chợ. Trong trường hợp khẩn cấp, nó thậm chí có thể cứu sống bạn hoặc người khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất gốc Tiếng Anh
Thiếu định hướng rõ ràng
Dù học bất cứ bộ môn gì, nếu không có định hướng rõ ràng thì chắc chắn bạn sẽ bị rơi vào bế tắc. Và tiếng Anh cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa tìm được cho mình một lộ trình học bài bản, khoa học. Hay nói cách khác, họ cảm thấy mơ hồ và chưa nhận ra được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống. Vì vậy, mà việc xác định mục tiêu học cũng như việc lập ra kế hoạch học tập không được cụ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng bỏ bê việc học Tiếng Anh ngày càng lâu hơn.
Thiếu quyết tâm khi học tiếng Anh
Có một số bạn đã nhận thức được vai trò của Tiếng Anh trong thời buổi hiện nay. Nhiều bạn cũng học Tiếng Anh với thái độ tích cực, thế nhưng việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nguyên nhân là bởi bạn thiếu đi sự quyết tâm, kiên nhẫn trong việc học. Khi nhìn thấy lượng kiến thức Tiếng Anh quá nhiều, bạn bế tắc không biết nên bắt đầu từ đâu, rèn luyện kỹ năng nào trước. Từ đó, bạn trở nên mơ hồi với việc học, tâm lý chán nản và bỏ cuộc.
Phương pháp học tập Tiếng Anh chưa phù hợp
Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mất gốc Tiếng Anh là không có phương pháp học tập phù hợp. Học Tiếng Anh kiểu học vẹt hay chỉ học lý thuyết, thiếu thực hành cũng là một trong những cách bạn cần loại bỏ ngay.
Xây dựng một phương pháp học tiếng anh cho người mất gốc phù hợp với năng lực của bản thân cùng với lộ trình khoa học sẽ giúp bạn cải thiện khả năng Tiếng Anh của mình.
Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc
Trau dồi vốn từ vựng mỗi ngày
Từ vựng là nền tảng vô cùng quan trọng để bạn có thể tự tin giao tiếp. Tuy nhiên việc nhồi nhét quá nhiều từ vựng trong một thời gian ngắn sẽ khiến bạn bị chán nản, Stress. Chính vì thế, để học từ vựng hiệu quả nhất, bạn cần học chọn lọc theo các chủ đề trong cuộc sống. Học thuộc các từ vựng bằng cách phát âm, tra nghĩa và gắn nó vào một ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu hơn những từ vựng đã học được.
Học Ngữ pháp tại nhà để cải thiện Tiếng Anh
Việc học ngữ pháp tiếng anh cho người mất gốc liên quan đến các loại câu như: câu so sánh, câu điều kiện, các thì trong tiếng Anh, câu trả lời…Muốn học ngữ pháp một cách chính xác nhất, bạn cần nắm được cấu trúc ngữ pháp để biết cách sử dụng văn phong, ngôn từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh nhất.
Cải thiện mất gốc Tiếng Anh bằng cách học phát âm
Phát âm chuẩn trong Tiếng Anh sẽ giúp người nghe hiểu được những gì bạn muốn nói và truyền đạt. Có một cách đơn giản giúp bạn có thể phát âm chuẩn trong một thời gian ngắn đó chính là thường xuyên nghe nhạc, xem phim hoặc các chương trình giải trí Tiếng Anh. Thông qua phương pháp học này, bạn có thể bắt chước cách phát âm theo kiểu Anh-Anh hoặc Anh -Mỹ và áp dụng vào chính mình. Theo dõi cử chỉ, điệu bộ, khẩu hình miệng và kiên trì luyện tập mỗi ngày, bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Cách học giỏi tiếng anh cho người mất gốc
Bắt đầu từ việc cải thiện luyện nghe
Một trong những cách học Tiếng Anh cho người mất gốc không thể bỏ qua đó chính là học nghe. Việc nghe thành thạo sẽ giúp bạn hiểu được đối tượng giao tiếp đang muốn nói gì. Để học nghe hiệu quả, bạn nên dành thời gian để xem phim ngắn có phụ đề, nghe nhạc, nghe Radio có sử dụng Tiếng Anh hoặc nghe trên các web học tiếng anh cho người mới bắt đầu. Cách để học nghe hiệu quả đó chính là thực hành điều đặn mỗi ngày và tăng khả năng nghe và hiểu của bạn.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp tự tin mỗi ngày
Học nói không nhất thiết là bạn phải nói những câu dài có nội dung phức tạp. Đối với những người mất gốc Tiếng Anh, học nói sẽ là một cản trở vô cùng lớn bởi sau một thời gian dài không thực hành, bạn sẽ mất đi khả năng phản xạ và tự ti trong việc thể hiện khẩu hình miệng của mình. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hành bắt đầu từ những câu đơn giản, ngắn gọn. Để cải thiện được tốc độ phản xạ, bạn có thể luyện tập trước gương hoặc giao tiếp với bạn bè trong các câu lạc bộ Tiếng Anh.
Tự học tiếng anh cho người mất gốc bằng phương pháp luyện viết mỗi ngày
Thay vì viết nhật ký bằng Tiếng Việt, bạn có thể chuyển qua Tiếng Anh. Không cần viết những đoạn văn quá dài, bạn chỉ cần liệt kê những công việc, hoạt động mình đã trải qua trong ngày. Hoặc bạn cũng có thể tự nghĩ cho mình một chủ đề yêu thích để viết Tiếng Anh dễ dàng hơn. Sau khi viết xong, bạn nên dành thời gian ngồi đọc lại để kiểm tra lỗi sai của mình. Qúa trình luyện tập kiên trì này sẽ giúp bạn cải thiện Tiếng Anh một cách nhanh chóng.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách học Tiếng Anh cho người mất gốc vô cùng hiệu quả. Hãy áp dụng ngay những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ để học Tiếng Anh dễ dàng hơn nhé.

4 Cách học tiếng Trung tại nhà hiệu quả
Tiếng Trung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Sở hữu tiếng Trung giúp bạn tăng cơ hội việc làm với mức lương khá và mở rộng cơ hội kinh doanh. Hiểu được tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn 4 cách học tiếng Trung hiệu quả mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.
Tại sao Tiếng Trung lại quan trọng ?
Trước khi tìm hiểu cách học tiếng Trung tại nhà, Unica mời bạn đọc cùng lý giải tạo sao tiếng Trung lại đóng vai trò quan trọng trong thế giới kinh doanh nhé.
Nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến một sự bùng nổ kinh hoàng trong những năm gần đây và đã phát triển thành một trong những nền kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của đất nước được coi là lớn thứ hai trên thế giới và đã ghi nhận mức tăng trưởng trung bình lớn nhất trong 30 năm qua. Với lĩnh vực sản xuất lớn nhất, số lượng hàng hóa xuất khẩu cao nhất và thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới, không có gì lạ khi ngôn ngữ đã trở thành một kỹ năng thiết yếu trong hầu hết mọi lực lượng lao động.
Tại sao tiếng Trung lại quạn trọng ?
Thị trường Trung Quốc đã bắt nguồn từ các ngành công nghiệp trên diện rộng, khiến cho việc truyền thông liên lục địa trở nên ngang tầm trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Từ công nghệ đến dược phẩm, CNTT đến kỹ thuật, hàng tiêu dùng đến ô tô, khu vực doanh nghiệp Trung Quốc là một gã khổng lồ cực kỳ mạnh mẽ về mặt kinh doanh quốc tế và khả năng giao tiếp với những người đóng vai trò chính bằng tiếng Trung sẽ giúp để xác lập bạn là người dẫn đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Với hơn 1,2 tỷ người bản ngữ và là ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc, Hồng Kông , Ma Cao, Đài Loan và hơn thế nữa, ngôn ngữ này đã lan rộng khắp thế giới và đang trở thành một lựa chọn ngôn ngữ phổ biến cho người phương Tây, những người hiểu được tầm quan trọng mới của ngôn ngữ này. Mặc dù ngôn ngữ Trung Quốc có thể được coi là một ngôn ngữ mới về tầm quan trọng của doanh nghiệp, nhưng rõ ràng là ngôn ngữ này vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh, học thuật và du lịch.
Cách học Tiếng Trung tại nhà
Tập trung vào lắng nghe
Bắt đầu bằng cách tập trung vào việc lắng nghe. Chỉ cần làm quen với âm thanh là bạn có thể học tiếng Trung một cách dễ dàng. Bạn nên đọc bất cứ thứ gì bạn đang nghe, nhưng hãy làm như vậy bằng cách sử dụng hệ thống viết phiên âm để hiểu rõ hơn về những gì bạn nghe được. Cuối cùng, bạn sẽ phải học các ký tự nhưng bạn có thể bỏ các ký tự đó lúc đầu, và thay vào đó, hãy cố gắng tìm hiểu một chút về ngôn ngữ.
Quá khó để bắt đầu học các ký tự khi bạn không có bất kỳ cảm giác nào về các từ, âm thanh của chúng hoặc cách chúng hoạt động cùng nhau. Một ngôn ngữ mới có thể nghe giống như tiếng ồn không phân biệt ngay từ đầu. Bước đầu tiên là làm quen với các âm thanh riêng lẻ của ngôn ngữ, học cách phân biệt các từ với nhau và thậm chí có một vài từ và cụm từ vang lên trong não của bạn.
Dành thời gian để ghi nhớ các ký tự
Việc nghiên cứu và học Tiếng Trung là một lộ trình dài hạn. Bởi nó sẽ giúp bạn làm quen với ngôn ngữ và văn hóa của hơn 20% nhân loại và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử thế giới. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên học chữ Hán nếu bạn định học ngôn ngữ này.
Khi bạn quyết định học chữ Hán, hãy học chúng mỗi ngày. Dành nửa giờ đến một giờ mỗi ngày chỉ để học các ký tự. Bởi vì bạn sẽ quên các ký tự gần như nhanh chóng khi bạn học chúng, và do đó bạn cần phải học chúng nhiều lần.
Cách học Tiếng Trung đơn giản tại nhà
Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc
Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc là một trong những cách học tiếng Trung tại nhà vô cùng đơn giản. Với hình thức học tập thú vị này, bạn sẽ học được cách phát âm chuẩn thông qua lời bài hát hoặc đoạn hội thoại trong phim. Để bắt chước được thanh điệu, cách phát âm trong ngôn ngữ này, bạn cần chọn những bộ phim có nội dung dễ hiểu, gần gũi với đời sống.
Chinh phục tiếng Trung từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay.
[course_id:210,theme:course]
[course_id:387,theme:course]
[course_id:1281,theme:course]
Kết luận
Để học tiếng Trung hiệu quả tại nhà, bạn có thể tham khảo những kiến thức đã được biên soạn trong khóa học Online. Với hình thức học này, bạn vừa có thể chủ động hơn trong việc học, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí so với học Offline tại trung tâm.
>>> Xem thêm: Tự học tiếng Nhật giao tiếp: Tôi đã vực dậy quyết tâm học thế nào?


Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc tại nhà hiệu quả
Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế nhu cầu học tiếng Anh ngày càng nhiều để đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như giao tiếp. Nếu bạn đã từng biết về Tiếng Anh nhưng lại bị mất gốc sau một thời gian dài không sử dụng thì tại sao không thử 5 cách học Tiếng Anh cho người mất gốc mà Unica sẽ chia sẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Tại sao nên học tiếng Anh?
Trước khi tìm hiểu cách học Tiếng Anh cho người mất gốc, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu những lý do tại sao bạn nên học Tiếng Anh thay vì học những ngôn ngữ khác nhé.
Tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh phổ biến nhất
Học tiếng Anh sẽ giúp bạn có việc làm với mức lương cao hơn không chỉ các doanh nghiệp ở Anh và Mỹ, mà còn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Cambridge English cho thấy tiếng Anh quan trọng đối với hơn 95% nhà tuyển dụng, ngay cả ở nhiều quốc gia nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức.
Với tiếng Anh, bạn sẽ có giá trị đối với bất kỳ công ty nào. Và bạn cũng sẽ được thưởng cho kiến thức của mình. Một nghiên cứu cho thấy thông thạo tiếng Anh có thể tăng trung bình 28% lương mỗi giờ của bạn
Tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ của thế giới trực tuyến
Hơn một nửa số trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới là bằng tiếng Anh, khiến nó trở thành ngôn ngữ trực tuyến thống trị. Với hơn 1 tỷ người dùng internet gõ tiếng Anh , bạn sẽ có thể truy cập nhiều loại tài nguyên và nền tảng học tập để củng cố kỹ năng của mình.
Bạn sẽ được giải trí bằng các video và phim trên YouTube. Bạn sẽ có thể đọc các tiêu đề trên The New York Times. Bạn sẽ có thể tương tác với mọi người trên các ứng dụng trao đổi ngôn ngữ. Bạn thậm chí có thể tìm thấy tình yêu với các ứng dụng hẹn hò. Internet rất rộng lớn, vì vậy khả năng là vô tận!
>> Xem thêm: 13 Website học tiếng Anh online miễn phí chất lượng
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay.
[course_id:595,theme:course]
[course_id:286,theme:course]
[course_id:3177,theme:course]
Tiếng Anh là ngôn ngữ hữu ích khi đi du lịch
Với rất nhiều người nói tiếng Anh, việc đi du lịch khắp thế giới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều! Là ngôn ngữ thứ hai phổ biến, bạn thường có thể nói chuyện với mọi người bằng tiếng Anh để tìm hiểu về môi trường xung quanh và nền văn hóa của bạn.
Biết ngay cả một chút tiếng Anh chắc chắn sẽ hữu ích nếu bạn đang mắc kẹt ở đâu đó và cần tìm trạm xe buýt địa phương, hoặc nếu bạn muốn thương lượng giá hời ở chợ. Trong trường hợp khẩn cấp, nó thậm chí có thể cứu sống bạn hoặc người khác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất gốc Tiếng Anh
Thiếu định hướng rõ ràng
Dù học bất cứ bộ môn gì, nếu không có định hướng rõ ràng thì chắc chắn bạn sẽ bị rơi vào bế tắc. Và tiếng Anh cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa tìm được cho mình một lộ trình học bài bản, khoa học. Hay nói cách khác, họ cảm thấy mơ hồ và chưa nhận ra được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống. Vì vậy, mà việc xác định mục tiêu học cũng như việc lập ra kế hoạch học tập không được cụ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng bỏ bê việc học Tiếng Anh ngày càng lâu hơn.
Thiếu quyết tâm khi học tiếng Anh
Có một số bạn đã nhận thức được vai trò của Tiếng Anh trong thời buổi hiện nay. Nhiều bạn cũng học Tiếng Anh với thái độ tích cực, thế nhưng việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nguyên nhân là bởi bạn thiếu đi sự quyết tâm, kiên nhẫn trong việc học. Khi nhìn thấy lượng kiến thức Tiếng Anh quá nhiều, bạn bế tắc không biết nên bắt đầu từ đâu, rèn luyện kỹ năng nào trước. Từ đó, bạn trở nên mơ hồi với việc học, tâm lý chán nản và bỏ cuộc.
Phương pháp học tập Tiếng Anh chưa phù hợp
Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mất gốc Tiếng Anh là không có phương pháp học tập phù hợp. Học Tiếng Anh kiểu học vẹt hay chỉ học lý thuyết, thiếu thực hành cũng là một trong những cách bạn cần loại bỏ ngay.
Xây dựng một phương pháp học tiếng anh cho người mất gốc phù hợp với năng lực của bản thân cùng với lộ trình khoa học sẽ giúp bạn cải thiện khả năng Tiếng Anh của mình.
Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc
Trau dồi vốn từ vựng mỗi ngày
Từ vựng là nền tảng vô cùng quan trọng để bạn có thể tự tin giao tiếp. Tuy nhiên việc nhồi nhét quá nhiều từ vựng trong một thời gian ngắn sẽ khiến bạn bị chán nản, Stress. Chính vì thế, để học từ vựng hiệu quả nhất, bạn cần học chọn lọc theo các chủ đề trong cuộc sống. Học thuộc các từ vựng bằng cách phát âm, tra nghĩa và gắn nó vào một ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu hơn những từ vựng đã học được.
Học Ngữ pháp tại nhà để cải thiện Tiếng Anh
Việc học ngữ pháp tiếng anh cho người mất gốc liên quan đến các loại câu như: câu so sánh, câu điều kiện, các thì trong tiếng Anh, câu trả lời…Muốn học ngữ pháp một cách chính xác nhất, bạn cần nắm được cấu trúc ngữ pháp để biết cách sử dụng văn phong, ngôn từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh nhất.
Cải thiện mất gốc Tiếng Anh bằng cách học phát âm
Phát âm chuẩn trong Tiếng Anh sẽ giúp người nghe hiểu được những gì bạn muốn nói và truyền đạt. Có một cách đơn giản giúp bạn có thể phát âm chuẩn trong một thời gian ngắn đó chính là thường xuyên nghe nhạc, xem phim hoặc các chương trình giải trí Tiếng Anh. Thông qua phương pháp học này, bạn có thể bắt chước cách phát âm theo kiểu Anh-Anh hoặc Anh -Mỹ và áp dụng vào chính mình. Theo dõi cử chỉ, điệu bộ, khẩu hình miệng và kiên trì luyện tập mỗi ngày, bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Cách học giỏi tiếng anh cho người mất gốc
Bắt đầu từ việc cải thiện luyện nghe
Một trong những cách học Tiếng Anh cho người mất gốc không thể bỏ qua đó chính là học nghe. Việc nghe thành thạo sẽ giúp bạn hiểu được đối tượng giao tiếp đang muốn nói gì. Để học nghe hiệu quả, bạn nên dành thời gian để xem phim ngắn có phụ đề, nghe nhạc, nghe Radio có sử dụng Tiếng Anh hoặc nghe trên các web học tiếng anh cho người mới bắt đầu. Cách để học nghe hiệu quả đó chính là thực hành điều đặn mỗi ngày và tăng khả năng nghe và hiểu của bạn.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp tự tin mỗi ngày
Học nói không nhất thiết là bạn phải nói những câu dài có nội dung phức tạp. Đối với những người mất gốc Tiếng Anh, học nói sẽ là một cản trở vô cùng lớn bởi sau một thời gian dài không thực hành, bạn sẽ mất đi khả năng phản xạ và tự ti trong việc thể hiện khẩu hình miệng của mình. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hành bắt đầu từ những câu đơn giản, ngắn gọn. Để cải thiện được tốc độ phản xạ, bạn có thể luyện tập trước gương hoặc giao tiếp với bạn bè trong các câu lạc bộ Tiếng Anh.
Tự học tiếng anh cho người mất gốc bằng phương pháp luyện viết mỗi ngày
Thay vì viết nhật ký bằng Tiếng Việt, bạn có thể chuyển qua Tiếng Anh. Không cần viết những đoạn văn quá dài, bạn chỉ cần liệt kê những công việc, hoạt động mình đã trải qua trong ngày. Hoặc bạn cũng có thể tự nghĩ cho mình một chủ đề yêu thích để viết Tiếng Anh dễ dàng hơn. Sau khi viết xong, bạn nên dành thời gian ngồi đọc lại để kiểm tra lỗi sai của mình. Qúa trình luyện tập kiên trì này sẽ giúp bạn cải thiện Tiếng Anh một cách nhanh chóng.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách học Tiếng Anh cho người mất gốc vô cùng hiệu quả. Hãy áp dụng ngay những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ để học Tiếng Anh dễ dàng hơn nhé.

4 Cách học tiếng Trung tại nhà hiệu quả
Tiếng Trung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Sở hữu tiếng Trung giúp bạn tăng cơ hội việc làm với mức lương khá và mở rộng cơ hội kinh doanh. Hiểu được tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn 4 cách học tiếng Trung hiệu quả mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.
Tại sao Tiếng Trung lại quan trọng ?
Trước khi tìm hiểu cách học tiếng Trung tại nhà, Unica mời bạn đọc cùng lý giải tạo sao tiếng Trung lại đóng vai trò quan trọng trong thế giới kinh doanh nhé.
Nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến một sự bùng nổ kinh hoàng trong những năm gần đây và đã phát triển thành một trong những nền kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của đất nước được coi là lớn thứ hai trên thế giới và đã ghi nhận mức tăng trưởng trung bình lớn nhất trong 30 năm qua. Với lĩnh vực sản xuất lớn nhất, số lượng hàng hóa xuất khẩu cao nhất và thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới, không có gì lạ khi ngôn ngữ đã trở thành một kỹ năng thiết yếu trong hầu hết mọi lực lượng lao động.
Tại sao tiếng Trung lại quạn trọng ?
Thị trường Trung Quốc đã bắt nguồn từ các ngành công nghiệp trên diện rộng, khiến cho việc truyền thông liên lục địa trở nên ngang tầm trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Từ công nghệ đến dược phẩm, CNTT đến kỹ thuật, hàng tiêu dùng đến ô tô, khu vực doanh nghiệp Trung Quốc là một gã khổng lồ cực kỳ mạnh mẽ về mặt kinh doanh quốc tế và khả năng giao tiếp với những người đóng vai trò chính bằng tiếng Trung sẽ giúp để xác lập bạn là người dẫn đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Với hơn 1,2 tỷ người bản ngữ và là ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc, Hồng Kông , Ma Cao, Đài Loan và hơn thế nữa, ngôn ngữ này đã lan rộng khắp thế giới và đang trở thành một lựa chọn ngôn ngữ phổ biến cho người phương Tây, những người hiểu được tầm quan trọng mới của ngôn ngữ này. Mặc dù ngôn ngữ Trung Quốc có thể được coi là một ngôn ngữ mới về tầm quan trọng của doanh nghiệp, nhưng rõ ràng là ngôn ngữ này vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh, học thuật và du lịch.
Cách học Tiếng Trung tại nhà
Tập trung vào lắng nghe
Bắt đầu bằng cách tập trung vào việc lắng nghe. Chỉ cần làm quen với âm thanh là bạn có thể học tiếng Trung một cách dễ dàng. Bạn nên đọc bất cứ thứ gì bạn đang nghe, nhưng hãy làm như vậy bằng cách sử dụng hệ thống viết phiên âm để hiểu rõ hơn về những gì bạn nghe được. Cuối cùng, bạn sẽ phải học các ký tự nhưng bạn có thể bỏ các ký tự đó lúc đầu, và thay vào đó, hãy cố gắng tìm hiểu một chút về ngôn ngữ.
Quá khó để bắt đầu học các ký tự khi bạn không có bất kỳ cảm giác nào về các từ, âm thanh của chúng hoặc cách chúng hoạt động cùng nhau. Một ngôn ngữ mới có thể nghe giống như tiếng ồn không phân biệt ngay từ đầu. Bước đầu tiên là làm quen với các âm thanh riêng lẻ của ngôn ngữ, học cách phân biệt các từ với nhau và thậm chí có một vài từ và cụm từ vang lên trong não của bạn.
Dành thời gian để ghi nhớ các ký tự
Việc nghiên cứu và học Tiếng Trung là một lộ trình dài hạn. Bởi nó sẽ giúp bạn làm quen với ngôn ngữ và văn hóa của hơn 20% nhân loại và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử thế giới. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên học chữ Hán nếu bạn định học ngôn ngữ này.
Khi bạn quyết định học chữ Hán, hãy học chúng mỗi ngày. Dành nửa giờ đến một giờ mỗi ngày chỉ để học các ký tự. Bởi vì bạn sẽ quên các ký tự gần như nhanh chóng khi bạn học chúng, và do đó bạn cần phải học chúng nhiều lần.
Cách học Tiếng Trung đơn giản tại nhà
Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc
Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc là một trong những cách học tiếng Trung tại nhà vô cùng đơn giản. Với hình thức học tập thú vị này, bạn sẽ học được cách phát âm chuẩn thông qua lời bài hát hoặc đoạn hội thoại trong phim. Để bắt chước được thanh điệu, cách phát âm trong ngôn ngữ này, bạn cần chọn những bộ phim có nội dung dễ hiểu, gần gũi với đời sống.
Chinh phục tiếng Trung từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay.
[course_id:210,theme:course]
[course_id:387,theme:course]
[course_id:1281,theme:course]
Kết luận
Để học tiếng Trung hiệu quả tại nhà, bạn có thể tham khảo những kiến thức đã được biên soạn trong khóa học Online. Với hình thức học này, bạn vừa có thể chủ động hơn trong việc học, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí so với học Offline tại trung tâm.
>>> Xem thêm: Tự học tiếng Nhật giao tiếp: Tôi đã vực dậy quyết tâm học thế nào?
Xem thêm bài viết
Tin học văn phòng

Cách thêm cột trong Word nhanh chóng và đơn giản nhất
Thao tác thêm hàng, thêm cột trong word được đánh giá là những thao tác cơ bản được sử dụng rất nhiều trong quá trình làm việc với văn bản trên Word. Tương tự như thêm dòng thì thao tác thêm cột trong word cũng tương đối dễ thực hiện, tuy nhiên thực tế vẫn còn rất nhiều chưa biết, không ít người gặp lúng túng vì không sao thêm được cột để giúp văn bản trông chuyên nghiệp hơn. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách thêm cột trong word nhanh chóng, đơn giản. Cùng khám phá nhé.
Khi nào cần chèn thêm cột trong Word
Có rất nhiều trường hợp bạn cần phải thực hiện cách thêm cột dọc trong word, có thể kể đến các trường hợp tiêu biểu sau:
Chèn thêm cột trong word
Cần bổ sung thêm thông số, số liệu mới vào bảng: Nếu bạn đang làm việc trên word với những số liệu nhiều và phức tạp, thay vì soạn thảo text dài dòng khó theo dõi thì bạn có thể tạo bảng và thêm các cột trong word. Điều này vừa giúp văn bản word trông khoa học, vừa tránh thiếu sót thông tin.
Sắp xếp, định dạng lại bảng: Khi muốn sắp xếp, định dạng lại bảng để trông chuyên nghiệp và đẹp mắt, bạn cũng nên thực hiện cách thêm bảng trong word. Việc tạo bảng thêm cột và thêm hàng trong word giúp bảng tính của bạn trông rất chuyên nghiệp, người thực hiện dễ dàng quản lý dữ liệu. Đồng thời người xem cũng thuận tiện theo dõi.
Khung bảng hiện tại không đủ rộng để hiển thị các thông tin cần thiết: Việc cố nhồi nhét thêm dữ liệu vào cột sẽ khiến văn bản trông rất rối và thiếu khoa học. Điều này chẳng những thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của người lập mà còn khiến người xem khó tiếp cận nội dung muốn truyền đạt trong văn bản. Trong trường hợp này, thao tác thêm cột là rất cần thiết.
Hướng dẫn cách thêm cột trong Word các phiên bản
Tuỳ từng phiên bản word sẽ có cách thêm cột khác nhau, sau đây là hướng dẫn chi tiết tuỳ từng phiên bản cho bạn tham khảo:
Word 2003
Đối với phiên bản Word 2003 thì sẽ có 2 cách thêm cột trong word, cụ thể như sau:
Cách 1: Đầu tiên bạn bôi đen cột ở vị trí cần chèn. Tiếp theo bạn nhấn chuột phải sau đó chọn Insert Columns. Như vậy là bạn đã thêm cột trong word thành công.
Chọn Insert Columns để thêm cột trong word
Cách 2: Bôi đen cột muốn chèn thêm sau đó chọn Insert ở thanh menu => Chọn tiếp Columns to the Left (chèn cột ở phía bên tay trái) hay Columns to the Right (chèn cột ở phía bên tay phải) cột đang chọn.
Lựa chọn thêm cột bên trái hoặc phải
Word 2007, 2010, 2013, 2016
Các phiên bản word 2007, 2010, 2013, 2016 có giao diện khá giống nhau nên cách thêm cột trong word trên các phiên bản này sẽ tương tự nhau. Cụ thể như sau:
Đầu tiên bạn đặt con trỏ chuột vào một vị trí cột bất kỳ mà bạn muốn chèn. Tiếp theo bạn nhấn chuột phải và chọn Insert => Chọn tiếp Insert Columns to the Right (Chèn thêm 1 cột vào bên phải cột hiện tại bạn đặt con trỏ).
Chọn chèn thêm cột vào bên trái vị trí đặt con trỏ
Phím tắt thêm cột trong Word
Ngoài những cách thêm cột trong word đã chia sẻ ở trên để thực hiện thao tác nhanh hơn thì bạn có thể sử dụng phím tắt thêm cột trong word. Dưới đây là một số phím tắt cơ bản mà có thể sử dụng:
Chèn cột: | Ctrl+ Space sau đó Ctrl + “+” |
Xóa cột: | Ctrl+ Space sau đó Ctrl + “-” |
Ưu điểm của việc sử dụng phím tắt thêm cột trong word đó là: Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tránh nhầm lẫn phím phải thực hiện lại nhiều lần. Chính vì những ưu điểm như vậy nên hiện nay khi làm việc với word mọi người hay ưu tiên sử dụng phím tắt hơn.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn chi tiết các cách thêm cột trong word đơn giản, nhanh chóng cho bạn tham khảo. Với những chia sẻ này, hy vọng rằng quá trình làm việc với word của bạn sẽ chủ động và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Chúc bạn thực hiện thành công nhé. Nếu muốn học thêm những kỹ năng làm việc với word khác, hãy tham gia khoá học word online trên Unica để được giảng viên hỗ trợ.

Cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin
Powerpoint là một phần mềm thuyết trình phổ biến và hữu ích, giúp bạn trình bày các nội dung, ý tưởng hay dự án của mình một cách sinh động và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn có biết rằng bạn có thể cài mật khẩu cho file powerpoint của mình để bảo vệ bí mật thông tin, ngăn chặn truy cập trái phép hay quản lý quyền truy cập không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tại sao cần đặt mật khẩu cho PowerPoint?
Đặt mật khẩu cho powerpoint là một cách để bảo mật file powerpoint của bạn bằng cách yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở hoặc chỉnh sửa file powerpoint. Bạn có thể đặt mật khẩu cho powerpoint vì các lý do sau đây:
1. Bảo vệ Thông Tin Nhạy Cảm
Nếu file powerpoint của bạn chứa các thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, thông tin khách hàng, thông tin tài chính, thông tin kinh doanh hay thông tin bảo mật, bạn nên cài mật khẩu file powerpoint để bảo vệ thông tin này. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc thông tin nhạy cảm của bạn bị rò rỉ, lộ, hay lạm dụng bởi những người không có quyền truy cập.
Cài mật khẩu giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm
2. Phòng Chống Truy Cập Trái Phép
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu quan trọng, ví dụ: một báo cáo, một dự án, một hợp đồng hay một bài giảng, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để phòng chống truy cập trái phép. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị mất, bị xóa, bị sao chép, bị chia sẻ hay bị truy cập bởi những người không được phép.
3. Quản lý Quyền Truy Cập
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được phân quyền truy cập, ví dụ: một tài liệu dành cho nhóm làm việc, một tài liệu dành cho khách hàng, một tài liệu dành cho giáo viên hay một tài liệu dành cho học sinh, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để quản lý quyền truy cập. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ quy định được ai có thể mở, ai có thể chỉnh sửa và ai không thể truy cập vào file powerpoint của bạn. Bạn cũng có thể thay đổi mật khẩu khi cần thiết, để cập nhật quyền truy cập cho file powerpoint của mình.
4. Ngăn Chặn Sửa Đổi Không Được Phê Duyệt
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu đã được hoàn thiện, ví dụ: một tài liệu đã được duyệt, một tài liệu đã được ký, một tài liệu đã được gửi, hay một tài liệu đã được trình bày, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị thay đổi, bị sửa lỗi, bị thêm bớt hay bị biến đổi bởi những người không có quyền chỉnh sửa.
Mật khẩu giúp ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt
5. An Toàn Trong Quá Trình Chuyển Giao
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được chuyển giao, ví dụ: một tài liệu cần được gửi qua email, một tài liệu cần được lưu trên đám mây, một tài liệu cần được in ấn hay một tài liệu cần được trình chiếu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để an toàn trong quá trình chuyển giao. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị mất, bị hỏng, bị virus, bị hack hay bị can thiệp trong quá trình chuyển giao.
6. Bảo vệ Bản Quyền sở hữu trí tuệ
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu có giá trị sáng tạo hay một tài liệu có kết quả nghiên cứu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị sao chép, bị trích dẫn, bị sử dụng hay bị phát tán mà không có sự cho phép của bạn.
Mật khẩu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:5]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách cài mật khẩu file powerpoint
Sau khi biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn có thể thực hiện cách cài mật khẩu file powerpoint bằng cách làm theo các bước sau đây:
1. Cách đặt mật khẩu mở file PowerPoint
Để đặt mật khẩu mở file powerpoint, bạn cần làm như sau:
- Bước 1: Nếu bạn có một file Powerpoint chứa những dữ liệu quan trọng, bạn có thể bảo vệ nó bằng mật khẩu. Để làm được điều này, bạn cần mở file Powerpoint lên, sau đó chọn File -> Info -> Protect Presentation. Tại đây, bạn chọn Encrypt with Password như hình minh họa bên dưới:
Chọn Encrypt with Password
- Bước 2: Một cửa sổ nhập mật khẩu sẽ xuất hiện. Bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn muốn sử dụng để bảo vệ file. Bạn nên chọn một mật khẩu khó đoán nhưng dễ nhớ cho bạn, tránh những mật khẩu quá đơn giản như 1235, abc… Sau khi nhập xong, bạn nhấn OK.
Đặt mật khẩu rồi nhấn OK
Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu một lần nữa để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu mà bạn đã chọn ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.
Nhập lại mật khẩu
- Bước 3: Khi bạn đã đặt mật khẩu thành công, file Powerpoint của bạn sẽ được bảo vệ. Những lần sau khi bạn mở file này, bạn sẽ phải nhập mật khẩu mới có thể xem được nội dung như hình ảnh dưới đây.
Nhập mật khẩu để mở file
Bạn đã hoàn thành cách đặt mật khẩu mở file powerpoint. Bằng cách này, bạn sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở file powerpoint của bạn. Nếu người dùng không biết mật khẩu, họ sẽ không thể xem nội dung của file powerpoint của bạn.
2. Cài mật khẩu file powerpoint để ngăn chỉnh sửa
Để tạo mật khẩu powerpoint ngăn chỉnh sửa, bạn cần làm như sau:
- Bước 1: Để lưu file Powerpoint mới với mật khẩu, bạn cần mở file Powerpoint cũ lên, rồi chọn File -> Save as. Bạn cũng có thể dùng phím tắt F12 (hoặc Fn + F12 trên một số laptop) để làm việc này.
Chọn save as
- Bước 2: Bạn chọn nơi lưu file mới, rồi chọn Tools -> General Options.
Click chọn General Options
- Bước 3: Bạn có hai lựa chọn để đặt mật khẩu cho file Powerpoint:
+ Nếu bạn muốn chỉ mình bạn mới có thể mở file, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Open. Cách này giống với cách đã hướng dẫn ở phần 1.
+ Nếu bạn muốn cho phép người khác xem file nhưng không cho phép chỉnh sửa, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Modify. Sau khi nhập mật khẩu, bạn nhấn OK.
Nhập mật khẩu
Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu đã nhập ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.
Nhập lại mật khẩu
- Bước 4: Khi bạn đã xác nhận mật khẩu, bạn nhấn Save để lưu file mới.
Chọn save
Kết quả là file Powerpoint của bạn đã được bảo vệ bằng mật khẩu. Khi bạn mở file này, bạn sẽ thấy một thông báo yêu cầu nhập mật khẩu. Nếu bạn chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa, bạn nhấn Read Only.
Nhấn Read Only để thiết lập chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa
>>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ
Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn.
[course_id:876,theme:course]
[course_id:2563,theme:course]
[course_id:2942,theme:course]
Gỡ bỏ cài mật khẩu file powerpoint
Nếu bạn muốn gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint, bạn cần làm như sau:
1. Gỡ bỏ khẩu mở file PowerPoint
- Bước 1: Vào tab File đã được đặt mật khẩu.
Vào tab File
- Bước 2: Chọn Info. Trong mục Protect Presentation, bạn chọn vào dòng thứ 2 Encrypt with Password.
Chọn Encrypt with Password
- Bước 3: Bạn sẽ thấy một hộp thoại mới hiện lên với một dòng chứa những ký tự mật khẩu hiện tại. Để bỏ mật khẩu cho file PowerPoint, bạn chỉ cần xóa hết những ký tự đó và nhấn OK. Như vậy, bạn đã gỡ mật khẩu cho file thành công.
Xóa mật khẩu
2. Gỡ mật khẩu PowerPoint ngăn chỉnh sửa
Bạn muốn tôi viết lại nội dung này theo cách diễn đạt khác? Được, tôi sẽ thử như sau:
- Bước 1: Để mở file, bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn đã đặt trước đó, rồi nhấn OK.
- Bước 2: Để xóa mật khẩu cho chế độ Ready-Only, bạn hãy nhấn Save As, rồi chọn nơi lưu file mới. Sau đó, bạn hãy nhấn Tools, rồi chọn General Options để mở cửa sổ nhập mật khẩu. Tại đây, bạn hãy xóa mật khẩu ở ô Password to Modify, rồi nhấn OK.
- Bước 3: Để lưu file mới, bạn hãy thoát cửa sổ lưu file mới, rồi nhấn Save. Lúc này, file Powerpoint của bạn sẽ không còn yêu cầu mật khẩu khi chỉnh sửa.
Tổng kết
Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin. Bạn đã biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Bằng cách cài mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi các rủi ro và nguy cơ về an ninh, bảo mật và quản lý. Bạn cũng sẽ tăng cường sự chuyên nghiệp và uy tín của bài thuyết trình của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cài mật khẩu cho powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với việc xử lý file powerpoint.

Tạo mục lục trong powerpoint, thao tác dễ dàng, chuyên nghiệp
Bạn có muốn tạo ra những bài thuyết trình chuyên nghiệp và có cấu trúc rõ ràng bằng cách thêm vào một slide mục lục? Bạn có biết rằng bạn có thể làm được điều đó một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng phần mềm powerpoint? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo mục lục trong powerpoint, cũng như những tác dụng và lưu ý khi tạo mục lục powerpoint.
Slide mục lục là gì? Tác dụng của slide mục lục
Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình, giúp bạn giới thiệu về nội dung và cấu trúc của bài thuyết trình. Slide mục lục thường bao gồm các tiêu đề chính và các tiêu đề phụ của các phần trong bài thuyết trình cũng như số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể tạo slide mục lục bằng cách sử dụng các tính năng có sẵn trong powerpoint hoặc bằng cách thiết kế theo ý thích của bạn. Bằng cách tạo slide mục lục trong powerpoint, bạn có thể đạt được những hiệu quả sau đây:
- Giúp người xem có cái nhìn tổng quan về bài thuyết trình, biết được mục tiêu, nội dung và thời lượng của bài thuyết trình.
- Giúp người xem dễ dàng theo dõi và hiểu bài thuyết trình, biết được bài thuyết trình được chia thành những phần nào và phần nào đang được trình bày.
- Giúp người xem dễ dàng tìm kiếm và quay lại các phần quan trọng của bài thuyết trình, biết được số trang của các slide liên quan.
- Giúp người trình bày có kế hoạch và sắp xếp bài thuyết trình một cách hợp lý, biết được thứ tự và mối liên hệ của các phần trong bài thuyết trình.
Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:5]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách tạo mục lục trong powerpoint
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
- Bước 1: Tạo một slide trống để đặt mục lục.
Tạo một slide trống để đặt mục lục
- Bước 2: Tạo Section để chứa nội dung của mục 1 Trên PowerPoint, bạn click chuột phải và chọn Add Section.
Chọn Add Section
Điền tên vào Section name > Click vào Rename.
Click vào Rename
Tiếp theo, bạn tạo một slide để viết tiêu đề của mục 1.
Làm slide chứa tiêu đề
Sao chép slide đó để tạo một slide khác để viết nội dung.
Làm slide chứa nội dung
- Bước 3: Tạo kết nối từ Section 1 về slide mục lục Trên slide tiêu đề, bạn chọn Insert > Chọn tiếp Zoom > Rồi chọn Section Zoom để tạo kết nối.
Chọn Section Zoom
Trong hộp thoại Insert Section Zoom, bạn chọn Section của mục 1 > Click vào Insert.
Click vào Insert
- Bước 4: Bật trình chiếu để xem kết quả.
Trình chiếu để xem kết quả
Tương tự như vậy, bạn sẽ làm cho mỗi phần nội dung một Section riêng. Sau đó, bạn sẽ tạo kết nối từ mỗi Section về slide mục lục. Như vậy, bạn sẽ có được một mục lục tự động cho slide của bạn.
- Bước 5: Tạo kết nối từ Section 2 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 2
- Bước 6: Tạo kết nối từ Section 3 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 3
- Bước 7: Tạo kết nối từ Section 4 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 4
>>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ
Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn.
[course_id:876,theme:course]
[course_id:2563,theme:course]
[course_id:2942,theme:course]
Cách tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint
Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint để làm cho mục lục của bạn trở nên đẹp mắt và phù hợp với bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint bằng cách sử dụng các cách sau đây:
1. Sử dụng phông chữ tùy chỉnh
Phông chữ là một yếu tố quan trọng trong thiết kế mục lục slide powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính nhất quán, rõ ràng, và chuyên nghiệp của mục lục. Bạn có thể sử dụng phông chữ tùy chỉnh cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng phông chữ, bao gồm các tùy chọn về kiểu, kích thước, màu sắc và hiệu ứng của phông chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tải về và sử dụng các phông chữ mới từ các nguồn khác nhau, ví dụ như Google Fonts, Font Squirrel hay DaFont.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn phông chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại phông chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi phông chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải.
Sử dụng phông chữ tùy chỉnh
2. Thêm hiệu ứng chữ
Hiệu ứng chữ là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên sinh động và nổi bật hơn, bằng cách thêm vào các hiệu ứng như đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng, hay chuyển động cho chữ. Bạn có thể thêm hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng hiệu ứng chữ bao gồm các tùy chọn về đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng và chuyển động của chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một hiệu ứng chữ mới bằng cách chọn nút Thêm hiệu ứng ở góc trên bên trái và chọn các tùy chọn theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn hiệu ứng chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi hiệu ứng chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải.
Thêm hiệu ứng chữ
3. Thay đổi bảng màu
Bảng màu là một yếu tố quan trọng trong tạo mục lục trong powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính hài hòa, nổi bật, và thẩm mỹ của mục lục. Bạn có thể thay đổi bảng màu cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng bảng màu, bao gồm các tùy chọn về bảng màu có sẵn, bảng màu tùy chỉnh, và bảng màu mới. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn, và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một bảng màu mới bằng cách chọn nút Tạo bảng màu mới ở góc trên bên trái, và chọn các màu sắc theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn bảng màu, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại bảng màu cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi bảng màu bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái và chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải.
Thay đổi bảng màu
4. Sắp xếp lại các đối tượng trong slide
Sắp xếp lại các đối tượng trong slide là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên gọn gàng và hợp lý hơn, bằng cách sắp xếp lại vị trí, kích thước, và hướng của các đối tượng như chữ, hình ảnh, biểu tượng, hay các đối tượng khác trong slide. Bạn có thể sắp xếp lại các đối tượng trong slide bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng sắp xếp, bao gồm các tùy chọn về cách sắp xếp các đối tượng trong slide, ví dụ như căn lề, căn giữa, căn đều, xoay, lật, nhóm hay phân tầng. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể kéo thả các đối tượng trong slide để sắp xếp theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành sắp xếp các đối tượng trong slide, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại sắp xếp cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi sắp xếp các đối tượng trong slide bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải.
Sắp xếp lại các đối tượng trong slide
Một số lưu ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint
Tạo mục lục trong powerpoint là một cách tiết kiệm thời gian và công sức nhưng cũng có một số lưu ý bạn cần chú ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
1. Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Giới thiệu”, “Nội dung”, “Kết luận”. Bạn có thể sử dụng tiêu đề chính bằng cách chọn bố cục có tiêu đề chính cho mỗi slide, hoặc bằng cách định dạng chữ của tiêu đề chính với kiểu Heading 1. Bằng cách sử dụng tiêu đề chính, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được các phần của bài thuyết trình, và tạo ra mục lục tự động theo đúng thứ tự và nội dung.
Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình
2. Sắp xếp theo cấp độ
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sắp xếp theo cấp độ cho các phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Mục tiêu”, “Phương pháp”, “Kết quả” là các tiêu đề phụ thuộc vào tiêu đề chính “Nội dung”.
Bạn có thể sắp xếp theo cấp độ bằng cách định dạng chữ của các tiêu đề phụ với kiểu Heading 2, Heading 3 hay các kiểu khác tùy theo cấp độ của chúng. Bằng cách sắp xếp theo cấp độ, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được mối liên hệ và cấu trúc của các phần trong bài thuyết trình và tạo ra mục lục tự động theo đúng cấp độ và thụt lề.
3. Chọn mẫu thiết kế có sẵn
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn trong powerpoint, ví dụ: “Mục lục cơ bản”, “Mục lục đơn giản”, “Mục lục đẹp”, hay “Mục lục chuyên nghiệp”.
Bạn có thể chọn mẫu thiết kế có sẵn bằng cách chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và chọn nút OK để chèn mục lục tự động vào bài thuyết trình của bạn. Bằng cách chọn mẫu thiết kế có sẵn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc thiết kế mục lục tự động cho bài thuyết trình của bạn.
Chọn mẫu thiết kế có sẵn
4. Cập nhật tự động lại mục lục
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần cập nhật tự động lại mục lục khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình. Bạn có thể cập nhật tự động lại mục lục bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Xem ở góc trên bên trái rồi chọn Up Slide. Sau đó, bạn chọn nút Cập nhật mục lục ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn có thể chọn một hoặc nhiều tùy chọn tùy theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn. Sau đó, chọn nút OK.
- Bước 3: Mục lục tự động của bạn sẽ được cập nhật lại theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn, bao gồm các tiêu đề chính, các tiêu đề phụ và số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và điều chỉnh nếu cần thiết.
- Bước 4: Bạn nên cập nhật tự động lại mục lục trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn là chính xác và cập nhật nhất. Bạn cũng nên cập nhật tự động lại mục lục mỗi khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình.
Tự động cập nhật mục lục
5. Kiểm tra trước khi trình bày
Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần kiểm tra trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn không có lỗi chính tả, ngữ pháp, hay định dạng.
6. Tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục, để làm cho mục lục của bạn trở nên phù hợp với bài thuyết trình của mình.
7. Chú ý đến các slide ẩn
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần chú ý đến các slide ẩn, là các slide không được hiển thị khi bạn trình bày bài thuyết trình, nhưng vẫn có trong bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể chú ý đến các slide ẩn bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Slide Table. Bạn sẽ thấy các slide trong bài thuyết trình của bạn được hiển thị ở bên trái màn hình. Bạn có thể nhận biết các slide ẩn bằng cách nhìn vào biểu tượng Slide ẩn ở góc dưới bên phải của mỗi slide, có hình một cái mắt bị gạch chéo.
- Bước 2: Bạn có thể ẩn hoặc hiện một slide bằng cách nhấn chuột phải vào slide đó, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide. Bạn cũng có thể ẩn hoặc hiện nhiều slide cùng một lúc bằng cách chọn nhiều slide, và nhấn chuột phải, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide.
- Bước 3: Bạn nên chú ý đến các slide ẩn vì chúng có thể ảnh hưởng đến mục lục tự động của bạn. Nếu muốn mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn, bạn cần chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn cần chọn ô Bao gồm các slide ẩn để mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn. Nếu bạn không muốn mục lục tự động của bạn bao gồm các slide ẩn, bạn cần bỏ chọn ô Bao gồm các slide ẩn. Sau đó, chọn nút OK để cập nhật mục lục tự động của bạn.
Chú ý tới các slide ẩn
Kết luận
Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn cách để tạo mục lục trong powerpoint. Unica cũng đã cung cấp cho bạn một số cách để tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint cũng như một vài lưu ý. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn làm mục lục tự động trong powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với bài thuyết trình của bạn!


Cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin
Powerpoint là một phần mềm thuyết trình phổ biến và hữu ích, giúp bạn trình bày các nội dung, ý tưởng hay dự án của mình một cách sinh động và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn có biết rằng bạn có thể cài mật khẩu cho file powerpoint của mình để bảo vệ bí mật thông tin, ngăn chặn truy cập trái phép hay quản lý quyền truy cập không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Hãy cùng theo dõi nhé!
Tại sao cần đặt mật khẩu cho PowerPoint?
Đặt mật khẩu cho powerpoint là một cách để bảo mật file powerpoint của bạn bằng cách yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở hoặc chỉnh sửa file powerpoint. Bạn có thể đặt mật khẩu cho powerpoint vì các lý do sau đây:
1. Bảo vệ Thông Tin Nhạy Cảm
Nếu file powerpoint của bạn chứa các thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, thông tin khách hàng, thông tin tài chính, thông tin kinh doanh hay thông tin bảo mật, bạn nên cài mật khẩu file powerpoint để bảo vệ thông tin này. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc thông tin nhạy cảm của bạn bị rò rỉ, lộ, hay lạm dụng bởi những người không có quyền truy cập.
Cài mật khẩu giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm
2. Phòng Chống Truy Cập Trái Phép
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu quan trọng, ví dụ: một báo cáo, một dự án, một hợp đồng hay một bài giảng, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để phòng chống truy cập trái phép. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị mất, bị xóa, bị sao chép, bị chia sẻ hay bị truy cập bởi những người không được phép.
3. Quản lý Quyền Truy Cập
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được phân quyền truy cập, ví dụ: một tài liệu dành cho nhóm làm việc, một tài liệu dành cho khách hàng, một tài liệu dành cho giáo viên hay một tài liệu dành cho học sinh, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để quản lý quyền truy cập. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ quy định được ai có thể mở, ai có thể chỉnh sửa và ai không thể truy cập vào file powerpoint của bạn. Bạn cũng có thể thay đổi mật khẩu khi cần thiết, để cập nhật quyền truy cập cho file powerpoint của mình.
4. Ngăn Chặn Sửa Đổi Không Được Phê Duyệt
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu đã được hoàn thiện, ví dụ: một tài liệu đã được duyệt, một tài liệu đã được ký, một tài liệu đã được gửi, hay một tài liệu đã được trình bày, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị thay đổi, bị sửa lỗi, bị thêm bớt hay bị biến đổi bởi những người không có quyền chỉnh sửa.
Mật khẩu giúp ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt
5. An Toàn Trong Quá Trình Chuyển Giao
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được chuyển giao, ví dụ: một tài liệu cần được gửi qua email, một tài liệu cần được lưu trên đám mây, một tài liệu cần được in ấn hay một tài liệu cần được trình chiếu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để an toàn trong quá trình chuyển giao. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị mất, bị hỏng, bị virus, bị hack hay bị can thiệp trong quá trình chuyển giao.
6. Bảo vệ Bản Quyền sở hữu trí tuệ
Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu có giá trị sáng tạo hay một tài liệu có kết quả nghiên cứu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị sao chép, bị trích dẫn, bị sử dụng hay bị phát tán mà không có sự cho phép của bạn.
Mật khẩu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:5]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách cài mật khẩu file powerpoint
Sau khi biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn có thể thực hiện cách cài mật khẩu file powerpoint bằng cách làm theo các bước sau đây:
1. Cách đặt mật khẩu mở file PowerPoint
Để đặt mật khẩu mở file powerpoint, bạn cần làm như sau:
- Bước 1: Nếu bạn có một file Powerpoint chứa những dữ liệu quan trọng, bạn có thể bảo vệ nó bằng mật khẩu. Để làm được điều này, bạn cần mở file Powerpoint lên, sau đó chọn File -> Info -> Protect Presentation. Tại đây, bạn chọn Encrypt with Password như hình minh họa bên dưới:
Chọn Encrypt with Password
- Bước 2: Một cửa sổ nhập mật khẩu sẽ xuất hiện. Bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn muốn sử dụng để bảo vệ file. Bạn nên chọn một mật khẩu khó đoán nhưng dễ nhớ cho bạn, tránh những mật khẩu quá đơn giản như 1235, abc… Sau khi nhập xong, bạn nhấn OK.
Đặt mật khẩu rồi nhấn OK
Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu một lần nữa để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu mà bạn đã chọn ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.
Nhập lại mật khẩu
- Bước 3: Khi bạn đã đặt mật khẩu thành công, file Powerpoint của bạn sẽ được bảo vệ. Những lần sau khi bạn mở file này, bạn sẽ phải nhập mật khẩu mới có thể xem được nội dung như hình ảnh dưới đây.
Nhập mật khẩu để mở file
Bạn đã hoàn thành cách đặt mật khẩu mở file powerpoint. Bằng cách này, bạn sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở file powerpoint của bạn. Nếu người dùng không biết mật khẩu, họ sẽ không thể xem nội dung của file powerpoint của bạn.
2. Cài mật khẩu file powerpoint để ngăn chỉnh sửa
Để tạo mật khẩu powerpoint ngăn chỉnh sửa, bạn cần làm như sau:
- Bước 1: Để lưu file Powerpoint mới với mật khẩu, bạn cần mở file Powerpoint cũ lên, rồi chọn File -> Save as. Bạn cũng có thể dùng phím tắt F12 (hoặc Fn + F12 trên một số laptop) để làm việc này.
Chọn save as
- Bước 2: Bạn chọn nơi lưu file mới, rồi chọn Tools -> General Options.
Click chọn General Options
- Bước 3: Bạn có hai lựa chọn để đặt mật khẩu cho file Powerpoint:
+ Nếu bạn muốn chỉ mình bạn mới có thể mở file, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Open. Cách này giống với cách đã hướng dẫn ở phần 1.
+ Nếu bạn muốn cho phép người khác xem file nhưng không cho phép chỉnh sửa, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Modify. Sau khi nhập mật khẩu, bạn nhấn OK.
Nhập mật khẩu
Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu đã nhập ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.
Nhập lại mật khẩu
- Bước 4: Khi bạn đã xác nhận mật khẩu, bạn nhấn Save để lưu file mới.
Chọn save
Kết quả là file Powerpoint của bạn đã được bảo vệ bằng mật khẩu. Khi bạn mở file này, bạn sẽ thấy một thông báo yêu cầu nhập mật khẩu. Nếu bạn chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa, bạn nhấn Read Only.
Nhấn Read Only để thiết lập chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa
>>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ
Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn.
[course_id:876,theme:course]
[course_id:2563,theme:course]
[course_id:2942,theme:course]
Gỡ bỏ cài mật khẩu file powerpoint
Nếu bạn muốn gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint, bạn cần làm như sau:
1. Gỡ bỏ khẩu mở file PowerPoint
- Bước 1: Vào tab File đã được đặt mật khẩu.
Vào tab File
- Bước 2: Chọn Info. Trong mục Protect Presentation, bạn chọn vào dòng thứ 2 Encrypt with Password.
Chọn Encrypt with Password
- Bước 3: Bạn sẽ thấy một hộp thoại mới hiện lên với một dòng chứa những ký tự mật khẩu hiện tại. Để bỏ mật khẩu cho file PowerPoint, bạn chỉ cần xóa hết những ký tự đó và nhấn OK. Như vậy, bạn đã gỡ mật khẩu cho file thành công.
Xóa mật khẩu
2. Gỡ mật khẩu PowerPoint ngăn chỉnh sửa
Bạn muốn tôi viết lại nội dung này theo cách diễn đạt khác? Được, tôi sẽ thử như sau:
- Bước 1: Để mở file, bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn đã đặt trước đó, rồi nhấn OK.
- Bước 2: Để xóa mật khẩu cho chế độ Ready-Only, bạn hãy nhấn Save As, rồi chọn nơi lưu file mới. Sau đó, bạn hãy nhấn Tools, rồi chọn General Options để mở cửa sổ nhập mật khẩu. Tại đây, bạn hãy xóa mật khẩu ở ô Password to Modify, rồi nhấn OK.
- Bước 3: Để lưu file mới, bạn hãy thoát cửa sổ lưu file mới, rồi nhấn Save. Lúc này, file Powerpoint của bạn sẽ không còn yêu cầu mật khẩu khi chỉnh sửa.
Tổng kết
Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin. Bạn đã biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Bằng cách cài mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi các rủi ro và nguy cơ về an ninh, bảo mật và quản lý. Bạn cũng sẽ tăng cường sự chuyên nghiệp và uy tín của bài thuyết trình của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cài mật khẩu cho powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với việc xử lý file powerpoint.

Tạo mục lục trong powerpoint, thao tác dễ dàng, chuyên nghiệp
Bạn có muốn tạo ra những bài thuyết trình chuyên nghiệp và có cấu trúc rõ ràng bằng cách thêm vào một slide mục lục? Bạn có biết rằng bạn có thể làm được điều đó một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng phần mềm powerpoint? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo mục lục trong powerpoint, cũng như những tác dụng và lưu ý khi tạo mục lục powerpoint.
Slide mục lục là gì? Tác dụng của slide mục lục
Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình, giúp bạn giới thiệu về nội dung và cấu trúc của bài thuyết trình. Slide mục lục thường bao gồm các tiêu đề chính và các tiêu đề phụ của các phần trong bài thuyết trình cũng như số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể tạo slide mục lục bằng cách sử dụng các tính năng có sẵn trong powerpoint hoặc bằng cách thiết kế theo ý thích của bạn. Bằng cách tạo slide mục lục trong powerpoint, bạn có thể đạt được những hiệu quả sau đây:
- Giúp người xem có cái nhìn tổng quan về bài thuyết trình, biết được mục tiêu, nội dung và thời lượng của bài thuyết trình.
- Giúp người xem dễ dàng theo dõi và hiểu bài thuyết trình, biết được bài thuyết trình được chia thành những phần nào và phần nào đang được trình bày.
- Giúp người xem dễ dàng tìm kiếm và quay lại các phần quan trọng của bài thuyết trình, biết được số trang của các slide liên quan.
- Giúp người trình bày có kế hoạch và sắp xếp bài thuyết trình một cách hợp lý, biết được thứ tự và mối liên hệ của các phần trong bài thuyết trình.
Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:5]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách tạo mục lục trong powerpoint
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
- Bước 1: Tạo một slide trống để đặt mục lục.
Tạo một slide trống để đặt mục lục
- Bước 2: Tạo Section để chứa nội dung của mục 1 Trên PowerPoint, bạn click chuột phải và chọn Add Section.
Chọn Add Section
Điền tên vào Section name > Click vào Rename.
Click vào Rename
Tiếp theo, bạn tạo một slide để viết tiêu đề của mục 1.
Làm slide chứa tiêu đề
Sao chép slide đó để tạo một slide khác để viết nội dung.
Làm slide chứa nội dung
- Bước 3: Tạo kết nối từ Section 1 về slide mục lục Trên slide tiêu đề, bạn chọn Insert > Chọn tiếp Zoom > Rồi chọn Section Zoom để tạo kết nối.
Chọn Section Zoom
Trong hộp thoại Insert Section Zoom, bạn chọn Section của mục 1 > Click vào Insert.
Click vào Insert
- Bước 4: Bật trình chiếu để xem kết quả.
Trình chiếu để xem kết quả
Tương tự như vậy, bạn sẽ làm cho mỗi phần nội dung một Section riêng. Sau đó, bạn sẽ tạo kết nối từ mỗi Section về slide mục lục. Như vậy, bạn sẽ có được một mục lục tự động cho slide của bạn.
- Bước 5: Tạo kết nối từ Section 2 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 2
- Bước 6: Tạo kết nối từ Section 3 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 3
- Bước 7: Tạo kết nối từ Section 4 về slide mục lục.
Tạo kết nối từ Section 4
>>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ
Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn.
[course_id:876,theme:course]
[course_id:2563,theme:course]
[course_id:2942,theme:course]
Cách tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint
Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint để làm cho mục lục của bạn trở nên đẹp mắt và phù hợp với bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint bằng cách sử dụng các cách sau đây:
1. Sử dụng phông chữ tùy chỉnh
Phông chữ là một yếu tố quan trọng trong thiết kế mục lục slide powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính nhất quán, rõ ràng, và chuyên nghiệp của mục lục. Bạn có thể sử dụng phông chữ tùy chỉnh cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng phông chữ, bao gồm các tùy chọn về kiểu, kích thước, màu sắc và hiệu ứng của phông chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tải về và sử dụng các phông chữ mới từ các nguồn khác nhau, ví dụ như Google Fonts, Font Squirrel hay DaFont.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn phông chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại phông chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi phông chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải.
Sử dụng phông chữ tùy chỉnh
2. Thêm hiệu ứng chữ
Hiệu ứng chữ là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên sinh động và nổi bật hơn, bằng cách thêm vào các hiệu ứng như đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng, hay chuyển động cho chữ. Bạn có thể thêm hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng hiệu ứng chữ bao gồm các tùy chọn về đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng và chuyển động của chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một hiệu ứng chữ mới bằng cách chọn nút Thêm hiệu ứng ở góc trên bên trái và chọn các tùy chọn theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn hiệu ứng chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi hiệu ứng chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải.
Thêm hiệu ứng chữ
3. Thay đổi bảng màu
Bảng màu là một yếu tố quan trọng trong tạo mục lục trong powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính hài hòa, nổi bật, và thẩm mỹ của mục lục. Bạn có thể thay đổi bảng màu cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng bảng màu, bao gồm các tùy chọn về bảng màu có sẵn, bảng màu tùy chỉnh, và bảng màu mới. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn, và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một bảng màu mới bằng cách chọn nút Tạo bảng màu mới ở góc trên bên trái, và chọn các màu sắc theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn bảng màu, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại bảng màu cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi bảng màu bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái và chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải.
Thay đổi bảng màu
4. Sắp xếp lại các đối tượng trong slide
Sắp xếp lại các đối tượng trong slide là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên gọn gàng và hợp lý hơn, bằng cách sắp xếp lại vị trí, kích thước, và hướng của các đối tượng như chữ, hình ảnh, biểu tượng, hay các đối tượng khác trong slide. Bạn có thể sắp xếp lại các đối tượng trong slide bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng sắp xếp, bao gồm các tùy chọn về cách sắp xếp các đối tượng trong slide, ví dụ như căn lề, căn giữa, căn đều, xoay, lật, nhóm hay phân tầng. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể kéo thả các đối tượng trong slide để sắp xếp theo ý thích của bạn.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành sắp xếp các đối tượng trong slide, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại sắp xếp cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi sắp xếp các đối tượng trong slide bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải.
Sắp xếp lại các đối tượng trong slide
Một số lưu ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint
Tạo mục lục trong powerpoint là một cách tiết kiệm thời gian và công sức nhưng cũng có một số lưu ý bạn cần chú ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:
1. Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Giới thiệu”, “Nội dung”, “Kết luận”. Bạn có thể sử dụng tiêu đề chính bằng cách chọn bố cục có tiêu đề chính cho mỗi slide, hoặc bằng cách định dạng chữ của tiêu đề chính với kiểu Heading 1. Bằng cách sử dụng tiêu đề chính, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được các phần của bài thuyết trình, và tạo ra mục lục tự động theo đúng thứ tự và nội dung.
Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình
2. Sắp xếp theo cấp độ
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sắp xếp theo cấp độ cho các phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Mục tiêu”, “Phương pháp”, “Kết quả” là các tiêu đề phụ thuộc vào tiêu đề chính “Nội dung”.
Bạn có thể sắp xếp theo cấp độ bằng cách định dạng chữ của các tiêu đề phụ với kiểu Heading 2, Heading 3 hay các kiểu khác tùy theo cấp độ của chúng. Bằng cách sắp xếp theo cấp độ, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được mối liên hệ và cấu trúc của các phần trong bài thuyết trình và tạo ra mục lục tự động theo đúng cấp độ và thụt lề.
3. Chọn mẫu thiết kế có sẵn
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn trong powerpoint, ví dụ: “Mục lục cơ bản”, “Mục lục đơn giản”, “Mục lục đẹp”, hay “Mục lục chuyên nghiệp”.
Bạn có thể chọn mẫu thiết kế có sẵn bằng cách chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và chọn nút OK để chèn mục lục tự động vào bài thuyết trình của bạn. Bằng cách chọn mẫu thiết kế có sẵn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc thiết kế mục lục tự động cho bài thuyết trình của bạn.
Chọn mẫu thiết kế có sẵn
4. Cập nhật tự động lại mục lục
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần cập nhật tự động lại mục lục khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình. Bạn có thể cập nhật tự động lại mục lục bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Xem ở góc trên bên trái rồi chọn Up Slide. Sau đó, bạn chọn nút Cập nhật mục lục ở góc trên bên phải.
- Bước 2: Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn có thể chọn một hoặc nhiều tùy chọn tùy theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn. Sau đó, chọn nút OK.
- Bước 3: Mục lục tự động của bạn sẽ được cập nhật lại theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn, bao gồm các tiêu đề chính, các tiêu đề phụ và số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và điều chỉnh nếu cần thiết.
- Bước 4: Bạn nên cập nhật tự động lại mục lục trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn là chính xác và cập nhật nhất. Bạn cũng nên cập nhật tự động lại mục lục mỗi khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình.
Tự động cập nhật mục lục
5. Kiểm tra trước khi trình bày
Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần kiểm tra trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn không có lỗi chính tả, ngữ pháp, hay định dạng.
6. Tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục
Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục, để làm cho mục lục của bạn trở nên phù hợp với bài thuyết trình của mình.
7. Chú ý đến các slide ẩn
Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần chú ý đến các slide ẩn, là các slide không được hiển thị khi bạn trình bày bài thuyết trình, nhưng vẫn có trong bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể chú ý đến các slide ẩn bằng cách làm như sau:
- Bước 1: Chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Slide Table. Bạn sẽ thấy các slide trong bài thuyết trình của bạn được hiển thị ở bên trái màn hình. Bạn có thể nhận biết các slide ẩn bằng cách nhìn vào biểu tượng Slide ẩn ở góc dưới bên phải của mỗi slide, có hình một cái mắt bị gạch chéo.
- Bước 2: Bạn có thể ẩn hoặc hiện một slide bằng cách nhấn chuột phải vào slide đó, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide. Bạn cũng có thể ẩn hoặc hiện nhiều slide cùng một lúc bằng cách chọn nhiều slide, và nhấn chuột phải, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide.
- Bước 3: Bạn nên chú ý đến các slide ẩn vì chúng có thể ảnh hưởng đến mục lục tự động của bạn. Nếu muốn mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn, bạn cần chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn cần chọn ô Bao gồm các slide ẩn để mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn. Nếu bạn không muốn mục lục tự động của bạn bao gồm các slide ẩn, bạn cần bỏ chọn ô Bao gồm các slide ẩn. Sau đó, chọn nút OK để cập nhật mục lục tự động của bạn.
Chú ý tới các slide ẩn
Kết luận
Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn cách để tạo mục lục trong powerpoint. Unica cũng đã cung cấp cho bạn một số cách để tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint cũng như một vài lưu ý. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn làm mục lục tự động trong powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với bài thuyết trình của bạn!
Xem thêm bài viết
Tài chính & Kế toán

Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết
Tái đầu tư chính là chiến lược đầu tư thông minh để tài sản luôn luôn được sinh lời. Tái đầu tư giúp bạn tận dụng tối đa lợi nhuận từ các khoản đầu tư và xây dựng một cơ sở tài chính vững chắc. Tái đầu tư được xem là “bệ phóng” giúp bạn thành công và thịnh vượng hơn trong tương lai. Để biết cụ thể tái đầu tư là gì? Có những cách nào? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Tái đầu tư là gì?
Tái đầu tư (hay Reinvestment) là quá trình bạn sử dụng các khoản thu như: cổ tức, tiền lãi từ gửi ngân hàng để mua thêm các tài sản đầu tư tương tự hoặc các tài khoản đầu tư khác chứ không rút chúng ra thành tiền mặt để sử dụng cho tiêu dùng cá nhân.
Tái đầu tư là gì?
Ví dụ tái đầu tư như sau:
Bạn đầu tư 100 triệu đồng vào một quỹ đầu tư. Sau một năm, quỹ này mang lại cho bạn lợi nhuận 30 triệu đồng. Thay vì rút 1 triệu đồng này ra, bạn quyết định để nó ở lại quỹ để tiếp tục sinh lời. Đó chính là tái đầu tư.
Tái đầu tư được xem là một cách đầu tư thông minh để bạn gia tăng giá trị của các khoản đầu tư. Lợi ích nổi bật của tái đầu tư đó chính là sử dụng sức mạnh của lãi kép. Việc đầu tư thêm từ khoản tiền lãi đầu tư trước đó không chỉ tái tạo lợi nhuận mà còn giúp thúc đẩy, phát triển tài sản nhanh chóng hơn so với việc giữ tiền mặt để sử dụng.
Hiện nay chính phủ cũng đang áp dụng hình thức tái đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe.
Ưu và nhược điểm của việc tái đầu tư
Tái đầu tư chính là bàn đạp giúp các khoản đầu tư của bạn càng ngày càng có giá trị cao. Nhờ đó, giá trị tài sản sẽ càng ngày càng gia tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích đang sở hữu thì tái đầu tư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế. Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của tái đầu tư cho bạn tham khảo.
Ưu điểm
Tăng cao giá trị tài sản trong tương lai: Khi bạn tái đầu tư tức là bạn đang đầu tư thêm tài sản dựa trên tài sản đã đầu tư trước đó. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian, không để tiền bị thừa thãi dẫn đến việc tiêu sai mục đích.
Nâng cao thu nhập: Tái đầu tư cũng có thể được xem là một hình thức giúp tăng thu nhập. Lý do bởi đầu tư càng nhiều thì càng có nhiều lãi, như vậy là bạn đã có thêm một nguồn thu nhập thụ động. Ví dụ: Bạn tái đầu tư cổ tức thì bạn sẽ nhận thêm được cổ phiếu, như vậy trong tương lai bạn sẽ nhận được càng nhiều cổ tức.
Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư: Tái đầu tư cũng có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro của các khoản đầu tư của mình. Ví dụ: Bạn mở công ty và bạn tái đầu tư cổ phiếu của công ty. Khi này, bạn sẽ tăng cao số lượng cổ phiếu đang sở hữu. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể biến động của giá cổ phiếu.
Tái đầu tư giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian
Nhược điểm
Giá trị tài sản có lúc sẽ bị giảm: Theo thời gian, giá trị tài sản mà bạn tái đầu tư có thể bị giảm, nhất là trong giai đoạn thị trường đang suy thoái. Trong trường hợp này, việc tái đầu tư có thể khiến bạn bị thua lỗ.
Lãi suất giảm thấp hơn so với lúc trước: Theo thời gian lãi suất khi tái đầu tư có thể bị giảm, điều này đồng thời cũng làm giảm giá trị của các tài sản có thu nhập cố định, ví dụ như: trái phiếu. Nếu bạn tái đầu tư vào tài sản có lãi suất thấp thì nó có thể khiến bạn bị thua lỗ.
Các hình thức tái đầu tư tại Việt Nam
Tại Việt Nam có rất nhiều loại tái đầu tư khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục tiêu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp/ công ty mà sẽ chia ra thành 2 hình thức tái đầu tư chính như sau:
Phân loại dựa theo nguồn vốn tái đầu tư
Dựa theo nguồn vốn tái đầu tư thì sẽ bao gồm 2 loại hình thức chính sau:
Tái đầu tư từ lợi nhuận: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ khoản đầu tư trước đó để mua thêm tài sản.
Tái đầu tư từ tiền thu được: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán tài sản trước đó đi để mua một tài sản khác.
Phân loại theo cách thức tái đầu tư
Hình thức tái đầu tư dựa theo cách thức cũng sẽ bao gồm 2 loại chính, đó là:
Tái đầu tư cổ tức: Bạn sử dụng các thanh khoản cổ tức mua thêm cổ tức của chính công ty đó. Thông thường, cổ tức sẽ được chi trả theo quý. Nếu bạn lựa chọn tái đầu tư cổ tức thì cổ tức bằng tiền mặt sẽ mua được cổ phiếu thay vì nhận tiền mặt.
Tái đầu tư phân phối: Hình thức này có tên tiếng anh là Dividend Reinvestment Plan - DRIP. Đây là hình thức đầu tư gián tiếp chỉ hành động cổ đông của công ty mua thêm cổ phiếu của công ty bằng chính cổ tức mà họ nhận được. Tái đầu tư phân phối thường được triển khai miễn phí cho các cổ đông, các cổ đông có thể dễ dàng đăng ký trực tuyến hoặc qua email.
Phân loại tái đầu tư tại Việt Nam
Đặc điểm của hình thức tái đầu tư
Đặc điểm của tái đầu tư là gì chắc chắn là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn hiểu rõ:
Tái đầu tư sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư.
Bản chất của tái đầu tư là sử dụng khoản tiền lãi thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư, Lúc này có thể là đầu tư kênh khác nhưng cũng có thể là đầu tư thêm vào kênh cũ.
Bằng việc thực hiện lãi kép, tái đầu tư có thể giúp bạn tăng lợi nhuận, tăng thu nhập đáng kể theo thời gian.
Bằng cách tăng số lượng cổ phiếu hoặc tài sản mà bạn sở hữu, tái đầu tư cũng có thể giúp bạn đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư của mình.
Cách tái đầu tư hiệu quả
Để tăng cơ hội thành công và giảm thiểu rủi ro khi tái đầu tư, bạn cần bỏ túi ngay cho mình những cách tái đầu tư hiệu quả sau:
Lựa chọn khoản đầu tư phù hợp
Trước khi quyết định xuống tiền tái đầu tư điều quan trọng nhất bạn cần làm đó là lựa chọn cho mình khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng của mình. Nếu không xác định được điều này bạn sẽ rất dễ thất bại.
Nếu như bạn có mục đích dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cần phải lựa chọn các khoản đầu tư có tiềm năng tăng trưởng cao, ví dụ như: cổ phiếu, quỹ tương hỗ,....
Nếu như bạn có mục tiêu ngắn hạn như mua nhà thì bạn nên chọn những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao, ví dụ như: trái phiếu, gửi tiết kiệm.
Chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mình hiểu rõ
Để tái đầu tư an toàn, tốt nhất bạn chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mà mình am hiểu và biết rõ. Tuyệt đối không nên mạo hiểm, đầu tư vào những lĩnh vực mà mình không biết gì hay đầu tư theo số đông mà không hiểu bản chất. Ngoài ra, khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó bạn cần phải nắm rõ những rủi ro khách quan và chủ quan. Cụ thể:
Rủi ro khách quan: tình hình chính trị, kinh tế, khách hàng, nhà cung cấp, công nghệ thay thế,...
Rủi ro chủ quan: nhân lực, đối tác rút vốn,...
Hiểu rõ lĩnh vực để tái đầu tư an toàn
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Để giảm thiểu rủi ro cho quá trình tái đầu tư, cách hiệu quả nhất đó là bạn hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bạn không nên chỉ đầu tư vào 1 tài sản duy nhất, thay vào đó nên đầu tư nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, tài sản thực, tiền mặt,... Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư.
Ưu tiên đầu tư nhân lực, tài lực, vật lực vững mạnh
Để doanh nghiệp phát triển vững mạnh và bền lâu, việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận vững chắc trong tương lai. Trường hợp bạn là một nhà đầu tư cá nhân thì hãy chú trọng đầu tư cho mình. Hãy không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân bằng các khoá học. Bên cạnh đó bạn cũng nên tích cực học hỏi, trao đổi với những nhà đầu tư chuyên nghiệp để củng cố chuyên môn của mình.
Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư
Hiện nay rất nhiều người vì ham muốn đầu tư mãnh liệt đã sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư mà không biết rằng điều này mang lại rủi ro rất cao. Cách tái đầu tư an toàn đó là bạn phải phân biệt rõ được đâu là khoản đầu tư sinh ra lợi nhuận chính, đâu là khoản đầu tư có tiềm ẩn rủi ro. Sau khi đã phân biệt được, hãy chia khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao một phần nhỏ. Điều này giúp đảm bảo nếu chẳng may đầu tư có mất trắng cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn.
Chú ý: Chỉ đầu tư khi có dư, tuyệt đối không vay mượn để tái đầu tư, bởi áp lực lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh của bạn.
Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư
Tự theo dõi hiệu quả đầu tư
Tái đầu tư không phải cứ thực hiện là xong để đó. Sau khi đã tái đầu tư vào hình thức phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, tiếp theo bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả khoản đầu tư của mình để đảm bảo rằng nó vẫn đang hoạt động tốt. Trong trường hợp theo dõi thấy nó đang hoạt động kém đi thì bạn cần có phương án xử lý kịp thời, khi này có thể cân nhắc bán nó đi để đầu tư vào khoản khác có tiềm năng sinh lời cao và ổn định hơn.
Tái đầu tư thường xuyên
Tái đầu tư không nên cố định mà nên càng thường xuyên càng tốt. Việc tái đầu tư thường xuyên giúp bạn có nhiều cơ hội để tận dụng lợi nhuận kép. Từ đó, xây dựng được một nguồn thu nhập ổn định, tăng cao giá trị tài sản của mình theo thời gian.
Câu hỏi liên quan
Để hiểu rõ hơn một số thông tin khác liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn, hãy tham khảo các câu hỏi phụ kèm đáp án trả lời sau nhé.
Câu 1: Các yếu tố cho thấy nên tái đầu tư là gì?
Một số trường hợp nên tái đầu tư đó là:
Trong quá trình theo dõi tái đầu tư, nếu như thấy hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao trong tương lai thì bạn vẫn nên giữ lại, tiếp tục tái đầu tư để tận dụng tiềm năng tăng trưởng của khoản đầu tư đó.
Nếu bạn có mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cũng nên tái đầu tư để đạt được mục tiêu đó.
Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro thì bạn cũng nên tái đầu tư để tăng lợi nhuận.
Câu 2: Khi nào không nên tái đầu tư?
Một số trường hợp không nên tái đầu tư đó là:
Bạn không nên tái đầu tư khi thấy khoản đầu tư đó đang hoạt động kém và có khả năng sinh lời thấp. Trong trường hợp thấy khoản đầu tư kém, bạn nên cân nhắc để bán nó đi, lấy tiền đó đầu tư khoản khác.
Khi bạn có mục tiêu tài chính ngắn hạn thì bạn cũng không nên tái đầu tư, khi này thay vì tái đầu tư thì nên tiết kiệm thì hơn.
Câu 2: Công thức tính tỷ lệ tái đầu tư là gì?
Công thức tái đầu tư như sau:
Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại /Lợi nhuận sau thuế × 100%)
Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)
Tỷ lệ tái đầu tư (tỷ số lợi nhuận giữ lại - Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì mà Unica đã tổng hợp được. Có thể nói, tái đầu tư là một cách hiệu quả và thông minh để bạn gia tăng tài sản của mình. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn đúng kênh đầu tư và đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn. Chúc bạn lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp và đầu tư thành công.
>>> Xem thêm:
Vay tín chấp là gì? Cách tính lãi suất vay ngân hàng
Tổng hợp các hình thức đầu tư hiệu quả hiện hành

Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Trong thời đại kinh tế thị trường, đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc hiểu rõ về các hình thức đầu tư không chỉ giúp bạn bảo vệ tài sản mà còn giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng tài sản trong tương lai. Bài viết sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về đầu tư giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Cùng khám phá nhé.
Đầu tư là gì?
Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực đang có sẵn như: tiền bạc, thời gian, kiến thức, kỹ năng,... để tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, đầu tư là việc bạn bỏ ra một số vốn nhất định để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm sản sinh ra một số tiền lãi nhất định. Đầu tư giúp bạn đạt được những lợi ích về kinh tế trong tương lai cao hơn so với trước kia.
Đầu tư là gì?
Thực tế thuật ngữ đầu tư chưa có khái niệm cụ thể, tuy nhiên theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đã có quy định về đầu tư kinh doanh. Đầu tư kinh doanh tức là nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Hình thức đầu tư
Trong luật đầu tư năm 2020 quy định các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư dự án, đầu tư mua cổ phiếu và đầu tư hợp đồng BCC. Cụ thể các hình thức đầu tư như sau:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đối với đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cụ thể hình thức đầu tư này như sau:
Đối với nhà đầu tư trong nước
Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, pháp luật quy định đối với đầu tư trong nước như sau: Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế về doanh nghiệp sẽ áp dụng pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư được thực hiện tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thành lập tổ chức.
Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường. Cụ thể điều kiện này như sau: Nhà đầu tư có thể áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường tương ứng với quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Đối với các trường hợp đăng ký ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề bị hạn chế tiếp cận ở nhà đầu tư nước ngoài thì bạn cần đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường sau:
Hình thức đầu tư
Phạm vi hoạt động đầu tư
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hay năng lực của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
Năng lực của nhà đầu tư và các đối tác cũng tham gia vào dự án (nếu có);
Các điều kiện khác theo quy định hiện hành.
Để thực hiện theo đúng quy trình, trước khi thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải có:
Dự án đầu tư
Đầy đủ giấy tờ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường,...
Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lưu ý: Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tính từ thời điểm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác đã được cấp.
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Tuy nhiên để có quyền này nhà đầu tư cần phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau:
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Điều kiện này bao gồm: hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, điều kiện khác theo quy định.
Đảm bảo quy định về quốc phòng - an ninh theo Luật Doanh nghiệp 2020.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đất đai, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn.
Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020 quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:
Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
Góp vốn vào công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại 2 điều trên.
Điều 25 Luật đầu tư 2020 cũng quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:
Mua cổ phần của công ty cổ phần từ phía công ty hoặc từ phía cổ đông.
Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đó trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn đó.
Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh với mục đích để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác nhưng không thuộc trường hợp quy định tại các điều đã nói ở trên.
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Thực hiện dự án đầu tư
Ngoài những hình thức đầu tư đã chia sẻ ở trên bạn cũng có thể đầu tư theo dự án. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là phương pháp đầu tư được thực hiện trên cơ sở cùng nhau hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hợp tác này thông qua ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.
Căn cứ theo mục 2, mục 3 chương IV Luật đầu tư 2020 có quy định về quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam như sau:
Lựa chọn nhà đầu khi thực hiện dự án đầu tư.
Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
Khi đã được chấp thuận dự án đầu tư nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng này được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật chứ không phải theo quy định của tổ chức kinh tế.
Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Theo quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2020 có quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau:
Nội dung bắt buộc phải có các thông tin gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư,...
Mục tiêu cũng như phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.
Những đóng góp của các bên tham gia hợp đồng.
Tiến hành phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên.
Thời gian thực hiện hợp đồng, báo cáo tiến độ.
Sửa chữa, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng.
Trách nhiệm cần có trong hợp đồng, phương pháp giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, từ việc hợp tác kinh doanh các bên tham gia hợp đồng sẽ ký với nhau hợp đồng thỏa thuận sử dụng tài sản để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2020 mà Unica đã tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin này, bạn đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu muốn biết thêm những kiến thức tài chính khác, bạn hãy tham khảo trên trang blog của Unica nhé.

Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích
Hiện nay, ngành bảo hiểm đang phát triển rất tích cực, để đáp ứng nhu cầu của mọi người, hàng loạt các loại bảo hiểm đã ra đời và bảo hiểm liên kết đầu tư là một trong số đó. Bảo hiểm liên kết đầu tư ra đời với vai trò chính là giúp các nhà đầu tư tránh khỏi được các rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh các sản phẩm tài chính. Để hiểu cụ thể bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích cụ thể, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau nhé.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư là một loại hình đặc biệt của bảo hiểm nhân thọ, ra đời nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho nhà đầu tư trước những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Ngoài mục đích bảo vệ tài chính, bảo hiểm liên kết đầu tư còn kết hợp thêm yếu tố đầu tư giúp người mua tăng được tài sản tích lũy của bản thân.
Phí đóng của bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ bao gồm 2 loại: phí bảo hiểm (chi phí ban đầu, phí quản lý và bảo hiểm) và phí đầu tư (tuỳ theo loại hình sản phẩm như tích lũy, sinh lời, tiết kiệm). Xét theo chức năng tích luỹ, người mua bảo hiểm sẽ được tích luỹ tài sản theo thời gian thông thông qua hoạt động tại các quỹ liên kết.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Hiện nay, bảo hiểm liên kết đầu tư đang được rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh quan tâm. Bởi chỉ với một loại bảo hiểm này, người tham gia vừa được đảm bảo quyền lợi trong quá trình đầu tư bằng cách bồi thường nếu giá trị sản phẩm tài chính bị rủi ro, vừa có cơ hội tích luỹ, tham gia đầu tư với mức lãi suất cao.
Đặc điểm của bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư không giống với những loại bảo hiểm khác, cụ thể đặc điểm của loại bảo hiểm này như sau:
Khách hàng sau khi mua bảo hiểm sẽ được nhận toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm sau khi đã trừ khi các khoản phí có liên quan. Trong suốt thời gian thực thi hợp đồng bảo hiểm, chủ sở hữu sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định tùy theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng đã kí. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, chủ sở hữu bảo hiểm sẽ nhận được khoản bồi thường nhất định, khoản này sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị đầu tư ban đầu.
Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm như: chi phí mua, chi phí đầu tư, hoạt động đầu tư, lợi nhuận của quỹ sẽ được tách biệt và công bố công khai, minh bạch với khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thể theo dõi được các hoạt động đầu tư của quỹ, nắm rõ được các khoản chi phí cố định cũng như chi phí phát sinh trong quá trình quản lỹ quỹ. Ngoài ra, chủ sở hữu bảo hiểm cũng sẽ được thông báo cụ thể về lợi nhuận của quỹ sau khi đã trừ đi các khoản phí có liên quan.
Tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, khách hàng có thể nắm rõ, biết được cụ thể phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Từ đó, khách hàng dễ dàng kiểm soát và có thể đưa ra được những quyết định lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào quỹ phù hợp nhất.
Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư hoàn toàn có thể tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của mình. Với đặc điểm này, người mua bảo hiểm sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và an tâm, đồng thời cũng được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân.
Người mua bảo hiểm đầu tư có quyền quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm
Khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, giá trị mà bên mua bảo hiểm nhận được sẽ là giá trị của các đơn vị quỹ đầu tư tương ứng với số tiền đã góp vào quỹ. Trong suốt quá trình đóng góp quỹ này, giá trị của các đơn vị quỹ sẽ không cố định, nó có thể tăng hoặc giảm tùy theo theo tình hình thị trường.
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được nhận các khoản phí từ người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận đã ký. Các khoản này sẽ được tính toán chính xác và cụ thể dựa theo mức độ rủi ro, số tiền cũng như thời hạn bảo hiểm được thoả thuận trong hợp đồng.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy với mức lãi suất cao cho các nhà đầu tư. Cụ thể những lợi ích nhận được khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư đó là:
Kết hợp bảo vệ và đầu tư: Khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư, người mua vừa có thể bảo vệ tài chính trong quá trình kinh doanh trước những rủi ro bất ngờ như: tai nạn, hiểm nghèo, tử vong,.. vừa có thể tích lũy được một số tiền đầu tư giúp tăng trưởng tài sản theo thời gian.
Tính linh hoạt cao: Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư, người tham gia có thể dễ dàng lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chịu rủi ro của mình. Đồng thời cũng có thể thay đổi tỷ lệ phân bổ giữa các quỹ đầu tư tuỳ theo mục tiêu tài chính và diễn biến của thị trường.
Thông tin trong bảo hiểm công khai, minh bạch: Tất cả các thông tin về phí, lợi nhuận, rủi ro đều được công khai minh bạch giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt. Thêm nữa, khách hàng khi mua bảo hiểm này còn nhận được báo cáo định kỳ về tình hình tài khoản để theo dõi quá trình đầu tư.
Quyền tự chủ trong quá trình đầu tư: Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư có quyền tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình.
Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy
Các loại bảo hiểm liên kết đầu tư hiện nay
Bảo hiểm liên kết đầu tư được chia thành 2 loại chính, đó là: bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị.
Bảo hiểm liên kết chung
Bảo hiểm liên kết chung có tên tiếng anh là Universal life insurance. Đây là loại bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm nhân thọ và đầu tư. Đối với loại bảo hiểm này, khách hàng sẽ phải đóng phí để mua và đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Tức là khoản phí mua bảo hiểm sẽ được phân bổ vào 2 khoản chính là: khoản để trả tiền bảo hiểm và khoản để đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm.
Sau khi đã sở hữu bảo hiểm liên kết chung, người mua sẽ nắm được toàn bộ thông tin có liên quan đến kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, được đảm bảo lãi suất nhận được, lãi suất này chắc chắn sẽ không bao giờ thấp hơn lãi suất mà 2 bên đã ký trên hợp đồng.
Tham gia bảo hiểm liên kết chung, khách hàng có thể lựa chọn các loại quỹ đầu tư khác nhau để phù hợp với mục tiêu cũng như khả năng tài chính của mình.
Bảo hiểm liên kết đơn vị
Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư vào đa dạng các danh mục tài sản như: trái phiếu, cổ phiếu,... Khi lựa chọn đầu tư bảo hiểm liên kết đơn vị, bạn bắt buộc phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư giúp. Điều này giúp hạn chế rủi ro vì bạn đã tận dụng được kinh nghiệm cũng như lợi thế của các công ty chuyên về đầu tư tài chính nên có khả năng sinh lợi rất nhanh.
Đối với loại bảo hiểm này, tiền phí bảo hiểm của khách hàng sẽ được đầu tư vào một loại quỹ duy nhất do doanh nghiệp bảo hiểm quản lý. Khi này, người mua được toàn quyền chọn tỷ lệ phân bổ đầu tư vào các quỹ. Giá trị đầu tư của khách hàng mua loại bảo hiểm này sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản của đơn vị quỹ.
Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư
So sánh bảo hiểm đầu tư với sản phẩm bảo hiểm truyền thống
Bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm truyền thống là hai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến, nhưng có những điểm khác biệt đáng kể. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần phân biệt được 2 loại bảo hiểm này.
Tiêu chí so sánh
Bảo hiểm liên kết đầu tư
Bảo hiểm truyền thống
Quyền lợi được hưởng
Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro bất ngờ xuất hiện như: tai nạn, tử vong, bệnh tật,...
Có quyền đầu tư vào các quỹ tài sản giúp tăng trưởng tài sản.
Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro như: tử vong, tai nạn thương tật, bệnh tật,...
Người mua bảo hiểm sẽ nhận được một khoản tiền khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn.
Trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người mua bảo hiểm sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm và các khoản lãi được chia.
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm linh hoạt và được công khai, minh bạch. Khoản phí này cũng sẽ được tách riêng giữa bảo vệ và đầu tư. Khách hàng mua bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được hưởng quyền lợi từ việc đầu tư vào các quỹ đầu tư có lãi suất cao.
Phí bảo hiểm thường ổn định, hầu như không có thay đổi gì mấy trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng.
Lựa chọn hình thức đầu tư
Linh hoạt lựa chọn hình thức đầu tư với các quỹ đầu tư khác nhau tuỳ vào mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi.
Không có quyền lựa chọn mà loại bảo hiểm này sẽ cố định về cách thức đầu tư số tiền bảo hiểm.
Rủi ro thị trường
Giá trị của các quỹ đầu tư có thể biến động theo thị trường, vì vậy bạn có thể chịu rủi ro mất vốn.
Ít chịu ảnh hưởng của biến động thị trường.
Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không?
Việc có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không là tùy mỗi người. Để có thêm gợi ý giúp dễ dàng ra quyết định nên hay không nên nên tham gia bảo hiểm đầu tư, bạn hãy tham khảo các yếu tố dưới đây.
Bảo vệ tài chính: Lựa chọn bảo hiểm liên kết đầu tư bạn có thể dễ dàng chọn quỹ đầu tư phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận được rủi ro. Bên cạnh đó nếu như có rủi ro xảy ra bạn còn được bảo vệ tài chính từ quỹ bảo hiểm.
Đa dạng hoá đầu tư: Loại bảo hiểm này cho phép bạn thoải mái đầu tư vào các quỹ đầu tư khác nhau. Bao gồm cả quỹ đầu tư ổn định và quỹ đầu tư có mức độ rủi ro cao. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư này giúp bạn tăng cơ hội tăng trưởng vốn đáng kể.
Hậu quả về chi phí: Bảo hiểm liên kết đầu tư có chi phí thấp hơn so với việc mua bảo hiểm truyền thống hoặc đầu tư bảo hiểm riêng lẻ. Lý do là vì các khoản phí bảo hiểm đã được trừ đi trước khi đầu tư vào quỹ. Thêm nữa quỹ bảo hiểm cũng có sức mua lớn hơn với việc đầu tư, chi phí giao dịch cũng vì vậy mà giảm đi.
Tính minh bạch: Bảo hiểm liên kết đầu tư có tính minh bạch cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Khi tham gia loại bảo hiểm này, bạn có thể kiểm soát các rủi ro đầu tư của mình bằng cách lựa chọn loại quỹ đầu tư phù hợp, sau khi lựa chọn xong các khoản phí sẽ được công bố một cách cụ thể, chi tiết, không có các khoản phí nào ẩn cả.
Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không?
Lưu ý khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư
Để việc mua bảo hiểm liên kết đầu tư mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước khi quyết định mua bảo hiểm bạn cần phải nắm rõ các điều khoản, quy định mà hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đưa ra, đặc biệt là các rủi ro và các điều kiện.
Lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với điều khoản và quy định của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời cân nhắc mức độ rủi ro của quỹ bảo hiểm này.
Xem xét kỹ các chi phí có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để đưa ra được những quyết định hợp lý nhất.
Tìm hiểu đơn vị bảo hiểm và quỹ đầu tư uy tín trước khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư để có quá trình đầu tư an toàn và đáng tin cây.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bảo hiểm liên kết đầu tư mà Unica đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bảo hiểm liên kết đầu tư. Có thể nói, bảo hiểm liên kết đầu tư là một sản phẩm tài chính linh hoạt kết hợp hoàn hảo giữa bảo vệ và đầu tư. Với cơ chế hoạt động minh bạch, đa dạng lựa chọn quỹ đầu tư và khả năng điều chỉnh danh mục, bảo hiểm liên kết đầu tư chắc chắn sẽ mang đến cho người tham gia nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tài chính.
>>> Xem thêm:
Có ít tiền nên đầu tư gì? Gợi ý 6 cách đầu tư an toàn, sinh lời cao
12 công thức đầu tư bất động sản thành công bạn nên biết


Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Trong thời đại kinh tế thị trường, đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc hiểu rõ về các hình thức đầu tư không chỉ giúp bạn bảo vệ tài sản mà còn giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng tài sản trong tương lai. Bài viết sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về đầu tư giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Cùng khám phá nhé.
Đầu tư là gì?
Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực đang có sẵn như: tiền bạc, thời gian, kiến thức, kỹ năng,... để tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, đầu tư là việc bạn bỏ ra một số vốn nhất định để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm sản sinh ra một số tiền lãi nhất định. Đầu tư giúp bạn đạt được những lợi ích về kinh tế trong tương lai cao hơn so với trước kia.
Đầu tư là gì?
Thực tế thuật ngữ đầu tư chưa có khái niệm cụ thể, tuy nhiên theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đã có quy định về đầu tư kinh doanh. Đầu tư kinh doanh tức là nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
Hình thức đầu tư
Trong luật đầu tư năm 2020 quy định các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư dự án, đầu tư mua cổ phiếu và đầu tư hợp đồng BCC. Cụ thể các hình thức đầu tư như sau:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đối với đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cụ thể hình thức đầu tư này như sau:
Đối với nhà đầu tư trong nước
Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, pháp luật quy định đối với đầu tư trong nước như sau: Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế về doanh nghiệp sẽ áp dụng pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư được thực hiện tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thành lập tổ chức.
Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường. Cụ thể điều kiện này như sau: Nhà đầu tư có thể áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường tương ứng với quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Đối với các trường hợp đăng ký ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề bị hạn chế tiếp cận ở nhà đầu tư nước ngoài thì bạn cần đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường sau:
Hình thức đầu tư
Phạm vi hoạt động đầu tư
Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hay năng lực của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
Năng lực của nhà đầu tư và các đối tác cũng tham gia vào dự án (nếu có);
Các điều kiện khác theo quy định hiện hành.
Để thực hiện theo đúng quy trình, trước khi thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải có:
Dự án đầu tư
Đầy đủ giấy tờ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường,...
Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Lưu ý: Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tính từ thời điểm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác đã được cấp.
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Tuy nhiên để có quyền này nhà đầu tư cần phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau:
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Điều kiện này bao gồm: hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, điều kiện khác theo quy định.
Đảm bảo quy định về quốc phòng - an ninh theo Luật Doanh nghiệp 2020.
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đất đai, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn.
Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020 quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:
Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
Góp vốn vào công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại 2 điều trên.
Điều 25 Luật đầu tư 2020 cũng quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:
Mua cổ phần của công ty cổ phần từ phía công ty hoặc từ phía cổ đông.
Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đó trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn đó.
Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh với mục đích để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác nhưng không thuộc trường hợp quy định tại các điều đã nói ở trên.
Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Thực hiện dự án đầu tư
Ngoài những hình thức đầu tư đã chia sẻ ở trên bạn cũng có thể đầu tư theo dự án. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là phương pháp đầu tư được thực hiện trên cơ sở cùng nhau hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hợp tác này thông qua ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP.
Căn cứ theo mục 2, mục 3 chương IV Luật đầu tư 2020 có quy định về quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam như sau:
Lựa chọn nhà đầu khi thực hiện dự án đầu tư.
Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
Khi đã được chấp thuận dự án đầu tư nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng này được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật chứ không phải theo quy định của tổ chức kinh tế.
Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Theo quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2020 có quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau:
Nội dung bắt buộc phải có các thông tin gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư,...
Mục tiêu cũng như phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh.
Những đóng góp của các bên tham gia hợp đồng.
Tiến hành phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên.
Thời gian thực hiện hợp đồng, báo cáo tiến độ.
Sửa chữa, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng.
Trách nhiệm cần có trong hợp đồng, phương pháp giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, từ việc hợp tác kinh doanh các bên tham gia hợp đồng sẽ ký với nhau hợp đồng thỏa thuận sử dụng tài sản để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2020 mà Unica đã tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin này, bạn đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu muốn biết thêm những kiến thức tài chính khác, bạn hãy tham khảo trên trang blog của Unica nhé.

Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích
Hiện nay, ngành bảo hiểm đang phát triển rất tích cực, để đáp ứng nhu cầu của mọi người, hàng loạt các loại bảo hiểm đã ra đời và bảo hiểm liên kết đầu tư là một trong số đó. Bảo hiểm liên kết đầu tư ra đời với vai trò chính là giúp các nhà đầu tư tránh khỏi được các rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh các sản phẩm tài chính. Để hiểu cụ thể bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích cụ thể, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau nhé.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư là một loại hình đặc biệt của bảo hiểm nhân thọ, ra đời nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho nhà đầu tư trước những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Ngoài mục đích bảo vệ tài chính, bảo hiểm liên kết đầu tư còn kết hợp thêm yếu tố đầu tư giúp người mua tăng được tài sản tích lũy của bản thân.
Phí đóng của bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ bao gồm 2 loại: phí bảo hiểm (chi phí ban đầu, phí quản lý và bảo hiểm) và phí đầu tư (tuỳ theo loại hình sản phẩm như tích lũy, sinh lời, tiết kiệm). Xét theo chức năng tích luỹ, người mua bảo hiểm sẽ được tích luỹ tài sản theo thời gian thông thông qua hoạt động tại các quỹ liên kết.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Hiện nay, bảo hiểm liên kết đầu tư đang được rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh quan tâm. Bởi chỉ với một loại bảo hiểm này, người tham gia vừa được đảm bảo quyền lợi trong quá trình đầu tư bằng cách bồi thường nếu giá trị sản phẩm tài chính bị rủi ro, vừa có cơ hội tích luỹ, tham gia đầu tư với mức lãi suất cao.
Đặc điểm của bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư không giống với những loại bảo hiểm khác, cụ thể đặc điểm của loại bảo hiểm này như sau:
Khách hàng sau khi mua bảo hiểm sẽ được nhận toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm sau khi đã trừ khi các khoản phí có liên quan. Trong suốt thời gian thực thi hợp đồng bảo hiểm, chủ sở hữu sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định tùy theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng đã kí. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, chủ sở hữu bảo hiểm sẽ nhận được khoản bồi thường nhất định, khoản này sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị đầu tư ban đầu.
Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm như: chi phí mua, chi phí đầu tư, hoạt động đầu tư, lợi nhuận của quỹ sẽ được tách biệt và công bố công khai, minh bạch với khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thể theo dõi được các hoạt động đầu tư của quỹ, nắm rõ được các khoản chi phí cố định cũng như chi phí phát sinh trong quá trình quản lỹ quỹ. Ngoài ra, chủ sở hữu bảo hiểm cũng sẽ được thông báo cụ thể về lợi nhuận của quỹ sau khi đã trừ đi các khoản phí có liên quan.
Tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, khách hàng có thể nắm rõ, biết được cụ thể phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Từ đó, khách hàng dễ dàng kiểm soát và có thể đưa ra được những quyết định lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào quỹ phù hợp nhất.
Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư hoàn toàn có thể tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của mình. Với đặc điểm này, người mua bảo hiểm sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và an tâm, đồng thời cũng được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân.
Người mua bảo hiểm đầu tư có quyền quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm
Khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, giá trị mà bên mua bảo hiểm nhận được sẽ là giá trị của các đơn vị quỹ đầu tư tương ứng với số tiền đã góp vào quỹ. Trong suốt quá trình đóng góp quỹ này, giá trị của các đơn vị quỹ sẽ không cố định, nó có thể tăng hoặc giảm tùy theo theo tình hình thị trường.
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được nhận các khoản phí từ người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận đã ký. Các khoản này sẽ được tính toán chính xác và cụ thể dựa theo mức độ rủi ro, số tiền cũng như thời hạn bảo hiểm được thoả thuận trong hợp đồng.
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư là gì?
Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy với mức lãi suất cao cho các nhà đầu tư. Cụ thể những lợi ích nhận được khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư đó là:
Kết hợp bảo vệ và đầu tư: Khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư, người mua vừa có thể bảo vệ tài chính trong quá trình kinh doanh trước những rủi ro bất ngờ như: tai nạn, hiểm nghèo, tử vong,.. vừa có thể tích lũy được một số tiền đầu tư giúp tăng trưởng tài sản theo thời gian.
Tính linh hoạt cao: Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư, người tham gia có thể dễ dàng lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chịu rủi ro của mình. Đồng thời cũng có thể thay đổi tỷ lệ phân bổ giữa các quỹ đầu tư tuỳ theo mục tiêu tài chính và diễn biến của thị trường.
Thông tin trong bảo hiểm công khai, minh bạch: Tất cả các thông tin về phí, lợi nhuận, rủi ro đều được công khai minh bạch giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt. Thêm nữa, khách hàng khi mua bảo hiểm này còn nhận được báo cáo định kỳ về tình hình tài khoản để theo dõi quá trình đầu tư.
Quyền tự chủ trong quá trình đầu tư: Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư có quyền tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình.
Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy
Các loại bảo hiểm liên kết đầu tư hiện nay
Bảo hiểm liên kết đầu tư được chia thành 2 loại chính, đó là: bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị.
Bảo hiểm liên kết chung
Bảo hiểm liên kết chung có tên tiếng anh là Universal life insurance. Đây là loại bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm nhân thọ và đầu tư. Đối với loại bảo hiểm này, khách hàng sẽ phải đóng phí để mua và đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Tức là khoản phí mua bảo hiểm sẽ được phân bổ vào 2 khoản chính là: khoản để trả tiền bảo hiểm và khoản để đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm.
Sau khi đã sở hữu bảo hiểm liên kết chung, người mua sẽ nắm được toàn bộ thông tin có liên quan đến kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, được đảm bảo lãi suất nhận được, lãi suất này chắc chắn sẽ không bao giờ thấp hơn lãi suất mà 2 bên đã ký trên hợp đồng.
Tham gia bảo hiểm liên kết chung, khách hàng có thể lựa chọn các loại quỹ đầu tư khác nhau để phù hợp với mục tiêu cũng như khả năng tài chính của mình.
Bảo hiểm liên kết đơn vị
Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư vào đa dạng các danh mục tài sản như: trái phiếu, cổ phiếu,... Khi lựa chọn đầu tư bảo hiểm liên kết đơn vị, bạn bắt buộc phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư giúp. Điều này giúp hạn chế rủi ro vì bạn đã tận dụng được kinh nghiệm cũng như lợi thế của các công ty chuyên về đầu tư tài chính nên có khả năng sinh lợi rất nhanh.
Đối với loại bảo hiểm này, tiền phí bảo hiểm của khách hàng sẽ được đầu tư vào một loại quỹ duy nhất do doanh nghiệp bảo hiểm quản lý. Khi này, người mua được toàn quyền chọn tỷ lệ phân bổ đầu tư vào các quỹ. Giá trị đầu tư của khách hàng mua loại bảo hiểm này sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản của đơn vị quỹ.
Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư
So sánh bảo hiểm đầu tư với sản phẩm bảo hiểm truyền thống
Bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm truyền thống là hai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến, nhưng có những điểm khác biệt đáng kể. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần phân biệt được 2 loại bảo hiểm này.
Tiêu chí so sánh
Bảo hiểm liên kết đầu tư
Bảo hiểm truyền thống
Quyền lợi được hưởng
Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro bất ngờ xuất hiện như: tai nạn, tử vong, bệnh tật,...
Có quyền đầu tư vào các quỹ tài sản giúp tăng trưởng tài sản.
Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro như: tử vong, tai nạn thương tật, bệnh tật,...
Người mua bảo hiểm sẽ nhận được một khoản tiền khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn.
Trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người mua bảo hiểm sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm và các khoản lãi được chia.
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm linh hoạt và được công khai, minh bạch. Khoản phí này cũng sẽ được tách riêng giữa bảo vệ và đầu tư. Khách hàng mua bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được hưởng quyền lợi từ việc đầu tư vào các quỹ đầu tư có lãi suất cao.
Phí bảo hiểm thường ổn định, hầu như không có thay đổi gì mấy trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng.
Lựa chọn hình thức đầu tư
Linh hoạt lựa chọn hình thức đầu tư với các quỹ đầu tư khác nhau tuỳ vào mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi.
Không có quyền lựa chọn mà loại bảo hiểm này sẽ cố định về cách thức đầu tư số tiền bảo hiểm.
Rủi ro thị trường
Giá trị của các quỹ đầu tư có thể biến động theo thị trường, vì vậy bạn có thể chịu rủi ro mất vốn.
Ít chịu ảnh hưởng của biến động thị trường.
Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không?
Việc có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không là tùy mỗi người. Để có thêm gợi ý giúp dễ dàng ra quyết định nên hay không nên nên tham gia bảo hiểm đầu tư, bạn hãy tham khảo các yếu tố dưới đây.
Bảo vệ tài chính: Lựa chọn bảo hiểm liên kết đầu tư bạn có thể dễ dàng chọn quỹ đầu tư phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận được rủi ro. Bên cạnh đó nếu như có rủi ro xảy ra bạn còn được bảo vệ tài chính từ quỹ bảo hiểm.
Đa dạng hoá đầu tư: Loại bảo hiểm này cho phép bạn thoải mái đầu tư vào các quỹ đầu tư khác nhau. Bao gồm cả quỹ đầu tư ổn định và quỹ đầu tư có mức độ rủi ro cao. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư này giúp bạn tăng cơ hội tăng trưởng vốn đáng kể.
Hậu quả về chi phí: Bảo hiểm liên kết đầu tư có chi phí thấp hơn so với việc mua bảo hiểm truyền thống hoặc đầu tư bảo hiểm riêng lẻ. Lý do là vì các khoản phí bảo hiểm đã được trừ đi trước khi đầu tư vào quỹ. Thêm nữa quỹ bảo hiểm cũng có sức mua lớn hơn với việc đầu tư, chi phí giao dịch cũng vì vậy mà giảm đi.
Tính minh bạch: Bảo hiểm liên kết đầu tư có tính minh bạch cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Khi tham gia loại bảo hiểm này, bạn có thể kiểm soát các rủi ro đầu tư của mình bằng cách lựa chọn loại quỹ đầu tư phù hợp, sau khi lựa chọn xong các khoản phí sẽ được công bố một cách cụ thể, chi tiết, không có các khoản phí nào ẩn cả.
Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không?
Lưu ý khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư
Để việc mua bảo hiểm liên kết đầu tư mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước khi quyết định mua bảo hiểm bạn cần phải nắm rõ các điều khoản, quy định mà hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đưa ra, đặc biệt là các rủi ro và các điều kiện.
Lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với điều khoản và quy định của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời cân nhắc mức độ rủi ro của quỹ bảo hiểm này.
Xem xét kỹ các chi phí có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để đưa ra được những quyết định hợp lý nhất.
Tìm hiểu đơn vị bảo hiểm và quỹ đầu tư uy tín trước khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư để có quá trình đầu tư an toàn và đáng tin cây.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bảo hiểm liên kết đầu tư mà Unica đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bảo hiểm liên kết đầu tư. Có thể nói, bảo hiểm liên kết đầu tư là một sản phẩm tài chính linh hoạt kết hợp hoàn hảo giữa bảo vệ và đầu tư. Với cơ chế hoạt động minh bạch, đa dạng lựa chọn quỹ đầu tư và khả năng điều chỉnh danh mục, bảo hiểm liên kết đầu tư chắc chắn sẽ mang đến cho người tham gia nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tài chính.
>>> Xem thêm:
Có ít tiền nên đầu tư gì? Gợi ý 6 cách đầu tư an toàn, sinh lời cao
12 công thức đầu tư bất động sản thành công bạn nên biết
Xem thêm bài viết
Chủ đề phổ biến
Bài viết phổ biến

Cách lọc dữ liệu trùng nhau trong 2 cột excel chính xác nhất

Cách thêm số 0 vào đầu giá trị trong excel siêu dễ dàng

Hướng dẫn học VBA excel dễ hiểu cho cả người không biết

Cách dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện trong Excel

Cách dùng hàm COUNTIFS - hàm đếm có nhiều điều kiện trong excel

Hàm nội suy trong Excel - Cách sử dụng hàm FORECAST và hàm TREND

Cách chuyển đổi tiền tệ trong Excel nhanh chóng và chính xác
.png?v=1728987886)
Cách sử dụng hàm SUBTOTAL trong Excel dễ hiểu, có ví dụ kèm theo

Hướng dẫn các bước tham gia khóa học online miễn phí trên Unica

Hướng dẫn cách tạo macro excel nhanh chóng và đơn giản