Thiết Kế
Adobe muse là gì? Cập nhật ngay những tính năng mới nhất
Nhiều nhà thiết kế “gà mờ” khi được nhắc đến khái niệm Adobe muse thường không biết Adobe muse là gì. Để giúp bạn có thể thiết kế được những sản phẩm hoàn hảo nhất, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn cũng như cập nhật các tính năng mới nhất của Adobe muse.
Adobe muse là gì?
Đối với những người mới học thiết kế Website, chắc chắn không còn lạ lẫm gì với Adobe muse. Bởi, đây là một công cụ chuyên dùng để thiết kế Web mà không cần code lên kế hoạch. Thông qua công cụ này, người dùng có thể tự thiết kế và xuất bản trang {HTML} nguyên gốc dễ dàng như cách tạo các layout cho bản in.
>>> Xem ngay: Grid là gì? Grip được chia thành các dạng phổ biến nào
Adobe muse là một công cụ được chuyên dùng để thiết kế website
Ngoài ra, tính năng Adobe muse còn được sử dụng để tạo và xuất bản các trang web tự động trên các thiết bị di động hoặc máy tính. Ưu điểm lớn nhất mà Adobe muse mang lại đó chính là người dùng có thể tự thực hiện theo các tiêu chuẩn web mà không cần viết mã. Đây thực sự là một công cụ hữu ích được sử dụng với hàng trăm nguồn Web khác nhau.
Tham khảo thêm khóa học: Học thiết kế Web từ cơ bản đến nâng cao
Lợi ích khi sử dụng Adobe muse
Sau khi nắm được khái niệm Adobe muse là gì, nhiều nhà thiết kế sẽ tự đặt ra câu hỏi rằng, tại sao lại phải sử dụng phần mềm này mà không phải các phần mềm thiết kế Web khác. Thực tế, khi bắt tay vào thiết kế một website, bạn sẽ phải sử dụng code hoặc Css3, jquery. Nhưng đối với Adobe muse, bạn hoàn toàn có thể thiết kế Web trong chớp mắt mà không cần đến những công cụ này.
Đặc biệt, Adobe muse có thể import trực tiếp từ Illustrator hoặc Photoshop, giúp cho thời gian thiết kế sản phẩm được tiết kiệm hơn. Thông qua công cụ này, người dùng cũng có thể Demo được phần logic để thay đổi logic sao cho có được một sản phẩm chất lượng và hoàn hảo nhất.
Các tính năng mới nhất của Adobe muse
Khi thiết kế website, thay vì phải lập trình code bằng tay thì phần mềm Adobe lại cho phép sử dụng font chữ trên công cụ Muse, theo đó, bạn có thể tùy ý kéo thả cod, giúp cho việc thiết kế Web được dễ dàng hơn.
>>> Xem ngay: Photography là gì? Photography được thể hiện thế nào
Với phần mềm Adobe muse, việc thiết kế website sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết
Hiểu cụ thể hơn, bạn có thể thêm các font chữ đã mua từ các dịch vụ và tải lên Adobe muse cho website của mình. Đặc biệt, bạn cũng không phải mất quá nhiều thời gian trong quá trình tìm mua dịch vụ, vì Adobe muse đã tích hợp một số tiện ích cần thiết cho người dùng. Vậy, các tính năng mới nhất của Adobe muse là gì?
Đăng ký khoá học làm Adobe Photoshop online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn có kiến thức bải bản nhất về Photoshop, hiểu rõ về giao diện tổng quan và từng thông số trong Photoshop. Sau khóa học, bạn sẽ tự tin ứng tuyển vị trí thiết kế tại các doanh nghiệp, công ty hoặc mở dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp tự do tại nhà.
[course_id:591,theme:course]
[course_id:321,theme:course]
[course_id:1393,theme:course]
Cách tính năng cơ bản
Khi nhắc đến Adobe muse là gì, các nhà thiết kế website chuyên nghiệp sẽ đề cập ngay đến những tính năng cơ bản sau đây:
- Copy và paste các thuộc tính của website một cách thông minh và nhanh chóng hơn.
- Hiệu suất được cải thiện với sự ổn định cao.
- Các vật dụng đáp ứng tối ưu cho Form, Slideshow và Composition.
- Cho phép người dùng lựa chọn các phần tử đơn giản.
- Có thể mua phông chữ trực tiếp từ tính năng Typekit Marketplace.
- Được tích hợp với Adobe Animate CC.
- Cộng đồng tạo ra một thư viện với hơn 1.200 vật dụng.
- Có thể nhập được tệp gốc từ Adobe Illustrator CC trực tiếp.
- Hiệu ứng chuyển động và hiệu ứng cảm ứng
- Định vị và di chuyển các đối tượng trên trang dưới dạng nhóm.
- Thiết kế bố cục và không cần code.
- Tích hợp nhiều tỉ lệ màn hình khác nhau.
Tính năng mới nhất
Bên cạnh các tính năng cơ bản nêu trên, Adobe muse còn tích hợp nhiều tính năng mới, hỗ trợ người dùng trong việc thiết kế Web, cụ thể như sau:
Hỗ trợ ngôn ngữ từ phải sang trái
Với Adobe muse, bạn có thể dễ dàng tạo ra một website với các trang được hỗ trợ ngôn ngữ từ phải sang trái, tương tự như tiếng Do Thái hoặc tiếng Ả Rập. Trong đó, công cụ mạng xã hội hoặc hộp văn bản sẽ được người dùng tùy chỉnh theo các ngôn ngữ khác nhau.
Hiện nay, Adobe muse đã hỗ trợ ngôn ngữ viết từ phải sang trái
Chống spam với reCAPTCHA
Chống sam với reCAPTCHA cũng là một tính năng mới mà các nhà thiết kế cần cập nhật trong quá trình tìm hiểu về Adobe muse là gì. Đây là dịch vụ được sử dụng hoàn toàn miễn phí giúp người dùng có thể chống spam một cách hiệu quả.
Danh sách gạch đầu dòng, đánh số và Bullet
Giờ đây, trên công cụ Adobe muse, chỉ cần một cú nhấp chuột với Bullets và Glyphs là người dùng có thể dễ dàng thêm vào danh sách gạch đầu dòng hoặc đánh số. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm các ký tự và biểu tượng như: dấu chấm câu, ký hiệu toán học, điều chỉnh chiều cao, khoảng cách…
Làm việc với hình ảnh bằng phím tắt
Chỉ bằng một cú nhấp chuột phải, bạn đã có thể thực hiện các tác vụ thông thường với hình ảnh thông qua công cụ Adobe muse. Ví dụ như: đổi hình Background, dán hình ảnh tại chỗ, thay thế một hình ảnh…
Checkbox Contact form
Giờ đây, không cần lập trình code, chỉ với Adobe muse, bạn cũng có thể thêm vào các checkbox liên hệ thông qua việc sử dụng Contact Form.Ví dụ, bạn có thể thêm vào một số yếu tố như: bản đăng ký, điều khoản sử dụng…
Qua bài viết mà UNICA chia sẻ, chắc chắn các nhà thiết kế đã nắm được khái niệm Adobe muse là gì cũng như các tính năng mới nhất của công cụ này.
02/10/2019
5265 Lượt xem
Saturation là gì? Phân biệt Saturation và Vibrance trong thiết kế
Khi bước chân vào thế giới nghệ thuật, các nhà thiết kế hay nhiếp ảnh gia cần phải nắm rõ các Saturation là gì, các cấp độ màu sắc và các yếu tố liên quan như thế nào. Đặc biệt, đối với những người mới thì các khái niệm này trở nên rất quan trọng giúp họ đi sâu vào lĩnh vực này.Qua bài viết này, Unica sẽ cùng bạn tìm hiểu về Saturation và những ảnh hưởng của chúng trong thiết kế, hình ảnh.
Saturation là gì?
Khi sử dụng phần mềm Photoshop hoặc bất cứ phần mềm thiết kế đồ họa nào đi chăng nữa thì nhà thiết kế cũng cần phải nắm được thuật ngữ Saturation. Đây được xem là công cụ chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, giúp cho sản phẩm thiết kế của bạn trở nên hoàn hảo hơn.
Hiểu một cách đơn giản, Saturation là độ rực màu hoặc độ bão hòa của màu, nó còn được hiểu là mức độ sử dụng của một màu nhất định nhiều hay ít. Như vậy, nếu như bạn sử dụng màu nào đó với mức độ nhiều thì độ Saturation cũng tăng lên.
>>> Xem ngay: Packaging là gì? Nguyên tắc phân loại và đóng gói hàng hoá
Saturation là độ rực hay còn gọi là độ bão hòa của màu trong Photoshop
Điều này cũng đồng nghĩa với màu sắc đó càng tươi, rực rỡ và trở nên chói hơn. Ngược lại, nếu bạn sử dụng ít mức màu thì độ Saturation cũng giảm xuống, và màu đó sẽ trở nên nhạt và kém tươi hơn.
Tìm hiểu thêm các kiến thức về thiết kế ảnh trong khóa học: Photoshop cho người mới bắt đầu
Tính năng của Saturation
Nhìn chung, Saturation là công cụ mạnh mẽ được ứng dụng để tạo ra các hiệu ứng khác nhau trong hình ảnh. Những người hiểu rõ về tính năng này sẽ tạo ra được những bức ảnh đẹp và ấn tượng hơn. Đặc biệt khi kết hợp cùng với những hiệu ứng, màu sắc khác nhau.
Một số tính năng của Saturation
Một số tính năng của Saturation là:
Tăng độ bão hòa: Tạo ra những màu sắc sống động, tươi sáng và khiến bức ảnh trở nên bắt mắt, rực rỡ hơn.
Giảm độ bão hòa: Tạo ra những mảng màu sắc nhạt và mờ, phù hợp với những bức ảnh theo style trầm lắng, mộng mơ.
Điều chỉnh độ bão hòa của từng màu riêng lẻ: Với tính năng này, người dùng có thể tạo ra các hiệu ứng rất đặc biệt. Chẳng hạn như bạn tăng độ bão hòa của màu xanh lá để khiến bức tranh trở nên tươi mát, giảm độ bão hòa của màu đỏ để tạo một bức ảnh chân dung trầm lắng.
Cách sử dụng Saturation cho ảnh
Saturation được điều chỉnh bằng cách sử dụng công cụ chỉnh sửa ảnh, chẳng hạn như Lightroom, Photoshop,... Để sử dụng tính năng Saturation, bạn cần chọn công cụ này trong phần mềm chỉnh sửa hình ảnh. Do đó, bạn dễ dàng điều chỉnh độ bão hòa trong ảnh chỉ với thao tác kéo trượt đơn giản. Nếu bạn muốn chỉnh sửa độ bão hòa của từng màu, thì bạn nên sử dụng thêm công cụ Eyedropper.
Bước 1: Mở hộp thoại Hue/Saturation
Để bắt đầu, bạn ấn tổ hợp phím tắt Ctrl-U hoặc chọn theo thứ tự Menu: Layer > New Layer Adjustments > Hue/Saturation. Lúc này bạn sẽ thấy hộp thoại Hue/Saturation xuất hiện.
Mở hộp thoại Hue/Saturation bằng phím tắt Ctrl + U
Bước 2: Chọn không gian màu
Tại hộp thoại, tại mục Edit, bạn chọn Master để bắt đầu điều chỉnh tất cả các màu trên hình một cách đầu thời. Nếu bạn muốn chỉnh sửa một màu cụ thể, bạn có thể chọn thành phần màu mà bạn muốn rồi điều chỉnh.
Chọn không gian màu
Bước 3: Thay đổi màu sắc
Tại thanh Hue, bạn kéo thả chuột sang bên phải hoặc sang bên trái để điều chỉnh màu sắc của các thành phần đã chọn.
Điều chỉnh thanh Hue để thay đổi màu sắc
Bước 4: Điều chỉnh độ bão hòa
Tại thanh Saturation, bạn tăng độ bão hòa bằng cách kéo chuột sang phải hoặc kéo chuột sang trái để giảm độ bão hòa.
Điều chỉnh thanh Saturation để thay đổi độ bão hòa
Bước 5: Điều chỉnh độ sáng
Để điều chỉnh độ sáng, trên thanh Lightness, bạn rê chuột sang phải hoặc sang trái để tăng hoặc giảm. Khi hoàn tất, bạn đã hoàn tất hiệu chỉnh màu sắc cho bức ảnh.
Điều chỉnh thanh Lightness để thay đổi độ sáng
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
[course_id:1380,theme:course]
[course_id:1567,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
So sánh Saturation và Vibrance
Nhìn chung, công cụ Saturation và Vibrance đều là công cụ chỉnh sửa màu sắc trong Photoshop. Người dùng đều có thể sử dụng công cụ này để làm hài hòa hình ảnh, kết hợp chung để tạo ra chất lượng ảnh tốt nhất.
Nét tương đồng giữa Saturation và Vibrance
Đầu tiên, chúng ta có thể thấy được cả Saturation và Vibrance có chức năng tăng hoặc giảm mức độ màu sắc. Do đó, nhiều người sử dụng nó để tăng cảm nhận về màu sắc theo ý muốn. Hai công cụ này đều được tích hợp để sử dụng trong các công cụ chỉnh sửa ảnh như là Adobe Photoshop,.. Với khả năng linh hoạt cho người chỉnh sửa, nó dễ dàng kiểm soát mức độ màu sắc và tạo nên hiệu ứng đặc sắc.
Cả hai công cụ này đều đưa ra những tùy chọn đa dạng để người dùng dễ dàng làm nổi bật lên những cảm nhận về màu sắc. Điều này sẽ phụ thuộc vào người chỉnh sửa, tạo ra những góc độ sáng tạo độc đáo và truyền tải thông điệp rõ ràng hơn.
Ngoài ra, hai công cụ này được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng nhiếp ảnh và photoshop. Do đó, hai công cụ này đều phổ biến và có mức ảnh hưởng tương tự nhau.
So sánh Saturation và Vibrance
Điểm khác nhau giữa Saturation và Vibrance
Saturation
Vibrance
Tác động lên tất cả các dải màu trong bức hình.
Khiến các chi tiết mất đi tính chân thực vốn có.
Đòi hỏi người chỉnh ảnh phải có kỹ thuật tốt.
Chỉ tác động lên các dải màu có độ bão hòa thấp.
Ít tạo ra hiện tượng mờ màu.
Tăng độ sâu và độ sáng ảnh một cách từ từ.
>>> Xem ngay: Moodboard là gì? Cách tạo Moodboard đơn giản nhất
Những lưu ý khi điều chỉnh Saturation
Trong quá trình sử dụng tính năng điều chỉnh độ bão hòa Saturation trong nhiếp ảnh, bạn đang thay đổi cường độ màu sắc trên từng ảnh. Do đó, bạn cần chú ý rằng việc thay đổi độ bão hòa sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ màu của hình ảnh. Màu có thể quá mạnh dẫn đến những hình ảnh kém nét hoặc mất đi các chi tiết.
Đặc biệt, khi làm việc hình ảnh với chủ thể là con người, nếu tăng độ bão hòa quá mức sẽ khiến bức ảnh thiếu tự nhiên. Do đó, bạn cần hiểu tính năng Saturation để không làm mất đi sự cân bằng màu sắc trong thiết kế hình ảnh.
Tổng kết
UNICA hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã nắm được Saturation là gì, cách phân biệt giữa Saturation và Vibrance cũng như cách sử dụng Saturation đúng chuẩn.
02/10/2019
14233 Lượt xem
Nguyên lý thị giác là gì? 10 nguyên lý thị giác cần nắm vững
Nguyên lý thị giác trong thiết kế là một khái niệm không còn lạ lẫm đối với các Designer. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm được những định luật cũng như đặc tính về nguyên lý này. Và để cho sản phẩm thiết kế của bạn được hoàn hảo hơn, hãy tham khảo thêm bài viết sau đây.
Nguyên lý thị giác là gì?
Trong thiết kế, nguyên lý về thị giác đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đây được xem là những thói quen thị giác, hình thành trong quá trình sống của con người và có sự phát triển lâu dài. Thông qua thị giác, người dùng có thể cảm nhận được sự tinh tế về bề mặt hình dáng cũng như những tâm lý chiều sâu của sản phẩm thiết kế nói riêng, và các sản phẩm khác trong cuộc sống.
>>> Xem ngay: Vòng thuần sắc: Khái niệm và cách lên một vòng thuần sắc cơ bản
Nguyên lý thị giác là thước đo tâm lý chiều sâu và sự tinh tế trong thiết kế
Ví dụ, khi bạn nhìn một đôi giày trắng, chắc chắn nó khác hoàn toàn so với việc bạn nhìn một đôi giày đen. Do đó, các Designer có thể dựa vào đặc tính thị giác này để tạo sự vững chắc hoặc tính liên kết giữa người dùng và sản phẩm. Sản phẩm trở nên rối mắt hay thu hút người dùng đều dựa vào khả năng thiết kế dựa trên các nguyên lý về thị giác.
Định luật về nguyên lý thị giác
Khi nhắc đến lĩnh vực nguyên lý thị giác nền tảng của đồ họa, nhiều người thường nhắc đến các định luật mang tính vận dụng cao. Cụ thể như sau:
Định luật về khoảng cách
Định luật về khoảng cách hay còn được gọi là định luật về sự gần. Đúng như tên gọi của nó, đây là yếu tố biểu thị khoảng cách giữa các hình ảnh khác nhau nhằm tạo nên những tín hiệu khác nhau trong thị giác.
Thông qua khoảng cách này, các nét, các điểm sẽ được tạo thành một mối liên kết nhất định, có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tùy vào bố cục của sản phẩm. Cũng chính điều này mà gây nên những tác động nhất định vào thị giác của người xem, có thể mạnh hơn hoặc kém hơn.
Định luật trước và sau
Trong nguyên lý thị giác, định luật trước và sau đóng vai trò khá quan trọng, nó còn được gọi với cái tên là định luật hẹp và rộng (tùy theo cách hiểu của mỗi người). Cụ thể, các hình thể nhỏ và có khoảng cách hẹp sẽ được hiển thị ở phần trước của hình ảnh, còn những hình thể rộng hơn thì sẽ lùi về phía sau tương ứng như một background.
Dựa vào điều này mà tạo nên tính liên kết chắc chắn trong thiết kế. Tuy nhiên, tính chất của định luật này cũng sẽ có sự thay đổi nếu như có sự tác động của màu sắc.
Định luật trước và sau còn được hiểu là định luật hẹp và rộng
Định luật đồng đẳng
Đây là định luật của sự đồng đều, định luật của sự giống nhau. Cụ thể, hình thể của các tín hiệu thị giác sẽ có sự giống nhau khi được xếp cạnh những hình thể khác xen kẽ. Mặc dù giữa các yếu tố này có khoảng cách với nhau, tuy nhiên chúng vẫn có sự liên kết với nhau. Điều này sẽ giúp cho hình thể có sự bao quát hơn, đồng thời các chi tiết nhỏ nhặt cũng được loại bỏ khỏi tầm nhìn của người dùng.
Và để tạo được sự đồng đẳng giữa các yếu tố với nhau thì đòi hỏi nhà thiết kế phải có sự thống nhất về cấu trúc, hình thể, chất liệu và màu sắc. Từ đó, tạo hiệu quả thị giác về mặt không gian giữa sản phẩm thiết kế với người dùng. Đây cũng là điều quan trọng nhất trong nguyên lý thị giác.
Định luật liên tục
Đây được hiểu là sự liên kết theo chuỗi giữa các yếu tố trong một sản phẩm thiết kế. Ví dụ, bạn thiết kế một bông hoa và yêu cầu các nét vẽ phải liền mạch với nhau, không có sự đứt đoạn. Điều này giúp cho thị giác của người dùng có sự thống nhất và liên kết chặt chẽ hơn.
Định luật của sự khép kín
Để biểu thị chính xác định luật này, các hình thể bằng nhau và giống nhau sẽ được đặt cạnh nhau nhằm tạo nên sự khép kín cho thị giác của người xem. Từ đó, tạo nên được sự chặt chẽ trong một hình thể mới.
Sự khép kín của các hình thể nhằm tạo sự chặt chẽ cho thị giác của người dùng
Định luật liên tưởng
Một hình thể vô tình hiện lên trong mắt người dùng khi các tín hiệu 1 chiều hoặc 1 phía cùng xuất hiện. Về cơ bản, đây được hiểu là định luật của sự dồn nén, nhằm tạo nên những cảm xúc đẹp nhất. Đồng thời cũng tạo nên những điểm hứng thú, tò mò cho người xem.
Trong bố cục hướng đi của những nét lớn, gợi ta liên tưởng chiều hướng, nét ẩn trở thành điểm dị biệt gây sự tò mò và hứng thú.
Định luật của sự nhấn
Định luật của sự nhấn cũng thường xuyên xuất hiện trong nguyên lý thị giác. Đây là biểu thị khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác nhằm gây ấn tượng mạnh cho tổng thể. Thông thường, các tín hiệu này càng xa nhau thì hình thể sẽ dễ dàng bị phá vỡ.
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
[course_id:1380,theme:course]
[course_id:1567,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
Định luật về sự chuyển đổi
Hay còn được gọi là định luật âm dương, cụ thể khi 2 tín hiệu thị giác cùng xuất hiện trên cùng 1 mặt phẳng có tỉ lệ kích thước tương đồng nhau, sẽ tạo cho người xem sự chuyển đổi về thị giác.
Định luật cảm thụ sắc độ
Màu sắc nó bao gồm cả màu và sắc độ kết hợp lại. Mức độ đậm nhạt của màu gọi là sắc độ được chia thành nhiều mức khác nhau. Ví dụ trong 1 quyển sách có tên Nguyên lý thị giác thì sắc độ được chia thành 11 mức độ.
Bạn hoàn toàn có thể so sánh sắc độ của các màu tương đồng nếu nhìn nó thật kỹ. Ví dụ màu giống như trong hình ảnh trên.
Định luật lưu bóng tương phản
Khi bạn xem một chương trình trên tivi, hay khi mắt bạn chỉ tập trung nhìn vào một điểm màu sắc nào đó. Rồi bạn nhắm mắt lại sẽ xuất hiện ra một bóng ảnh có màu và sắc độ ngược tone với màu và sắc độ điểm bạn vừa xem. Đây gọi là hiện tượng lưu ảnh trong thần kinh võng mạc. Vì áp lực trong khoảng thời gian ngắn não bạn phải ghi nhớ và tự động cân bằng lại màu sắc bằng cách tạo ra bóng ngược tone với điểm đã nhìn ban đầu. Đây gọi là tương phản bổ túc. Nếu các designer ứng dụng được định luật này. Hiệu quả công việc sẽ rất cao đó.
Trên đây Unica đã chi tiết đến bạn đọc những thông tin nguyên lý thị giác là gì? 10 nguyên lý thị giác cần nắm vững, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Đặc biệt hơn hết, để nắm vững thêm các nền tảng về thiết kế thì bạn có thể tham khảo những khóa học thiết kế đỉnh cao trên UNICA.
30/09/2019
11634 Lượt xem
Gestalt là gì? Nguyên tắc Gestalt người làm thiết kế phải biết
Gestalt là gì chính là thắc mắc của những người mới bắt đầu học thiết kế. Vậy, thực chất định nghĩa này hàm ý chỉ điều gì? Có những nguyên tắc quan trọng nào mà dân học về Design cần nắm vững? Hãy cùng tìm đáp án trong bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa Gestalt là gì?
Gestalt là một thuật ngữ trong thiết kế, được bắt nguồn từ tiếng Đức. Mặc dù chỉ là một thuật ngữ nhỏ, tuy nhiên nó có sức ảnh hưởng vô cùng lớn, việc vận dụng thành thạo các nguyên tắc trong Gestalt sẽ giúp cho sản phẩm thiết kế trở nên hoàn hảo và gây được ấn tượng với người dùng hơn.
Vậy, thực chất Gestalt là gì, theo nhà tâm lý học Kurt Koffka, Gestalt được tóm gọn lại bằng một câu nói như sau: “Tổng thể của một sự vật không phải là một tập hợp từ những thành phần rời rạc lại với nhau”. Câu này có nghĩa là, khi người dùng tiếp xúc với một sản phẩm thiết kế, não bộ của họ sẽ tiếp nhận toàn bộ hình ảnh bao gồm cả những chi tiết đơn giản chứ không tách thành từng chi tiết đơn lẻ.
Gestalt là một thuật ngữ trong thiết kế, được bắt nguồn từ Đức
Còn theo định nghĩa khái quát nhất, Gestalt là một tập hợp các nguyên tắc tâm lý học, lý giải cách thức não người tiếp nhận một hình ảnh nào đó. Và dựa trên nguyên tắc này, người dùng có thể bóc tách các hình khối phức tạp thành các hình khối đơn giản hơn. Đây cũng chính là điểm tựa cho việc nắm bắt một cái nhìn tổng thể hơn trong cùng một khung hình.
Nguyên tắc Gestalt
Sau khi đã nắm được khái niệm Gestalt là gì, nhiều người thường đề cập đến các nguyên tắc trong Gestalt. Bởi, các nguyên tắc này đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế. Cụ thể, bạn cần nắm vững những nguyên tắc sau đây:
Quy luật của tạo hình tốt, quy luật của sự đơn giản
Đây được xem là nguyên tắc cơ bản trong Gestalt. Theo đóm các hình ảnh, sự vật sẽ được con người cảm nhận dưới hình dạng đơn giản nhất với cấp bậc rõ ràng. Điều này nhằm tạo nên sự an toàn và giúp người dụng có thể nhận biết và hiển thị ít bất ngờ hơn.
Nguyên tắc về sự liên kết
Nguyên tắc trong Gestalt tiếp theo mà UNICA chia sẻ cho bạn đó chính là nguyên tắc về sự liên kết. Thông thường, khi tiếp nhận một yếu tố phức tạp, người dùng mong muốn có thể nhìn một mẫu đơn và nhận biết được. Với sự liên kết này, người dùng sẽ thay thế sự kết hợp từng phần vào một hình dạng tổng thể đơn giản nhất. Và kết quả là mắt chúng ta sẽ tự điền các thông tin còn thiếu để tạo thành một hình hoàn hảo.
>>> Xem ngay: Concept Design là gì? Cách tạo ra Concept ấn tượng nhất
Nguyên tắc về sự liên kết giúp người dùng nhìn một yếu tố phức tạp thành đơn giản
Trong Gestalt, “chìa khóa” để mở ra sự liên kết đó chính là cung cấp đầy đủ thông tin cho mắt và não bộ để tìm ra những phần thông tin còn thiếu. Tuy nhiên, trong trường hợp quá nhiều thông tin thì sự liên kế sẽ không được xảy ra.
Tính đối xứng và thứ tự (order)
Khi nhắc đến định nghĩa Gestalt là gì, nhiều người thường có xu hướng nhận thức các yếu tố cụ thể thông qua một yếu tố trung tâm nhất định. Điều này nhằm tạo nên một trật tự nhất định, nhằm mang lại cảm giác vững chắc nhất. Và đây được gọi là nguyên tắc đối xứng và thứ tự (order) trong Gestalt.
Nguyên tắc về hình dạng/nền
Trong Gestalt, yếu tố về nhận thức sẽ được đề cập bằng 2 cách là hình dạng và phần không thuộc về hình dạng hay còn gọi là nền. Đây là mối quan hệ giữa không gian phía trong và những yếu tố chủ động. Mối quan hệ này có thể ổn định hoặc không, tuỳ thuộc vào các yếu tố cấu thành.
Theo đánh giá của các nhà thiết kế, mối quan hệ ổn định sẽ giúp người xem có sự dẫn dắt hơn, có thể tập trung vào những thứ mà họ muốn nhìn thấy. Cụ thể, được chia thành 2 dạng như sau:
- Khu vực: Hai vật thể xếp chồng lên nhau được nhìn thành một hình dạng, trong đó phần lớn hơn là nền, còn hình nhỏ hơn là hình dáng, không cần phân biệt màu sắc.
- Lồi lõm: Thường hình lồi sẽ có ưu thế hơn hình lõm và có thể được nhận ra như một hình dạng.
Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,...
[course_id:1380,theme:course]
[course_id:1567,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
Quan hệ về sự đồng điệu
Một nguyên tắc không thể bỏ qua khi nhắc đến Gestalt là gì đó chính là quan hệ về sự đồng điệu. Cụ thể, các yếu tố có liên kết trực quan được cho là có nhiều liên quan hơn so với những yếu tố không có sự liên kết.
>>> Xem ngay: Typography là gì? Quy tắc về Font chữ trong Typography
Các yếu tố có sự đồng điệu với nhau khá phổ biến trong Gestalt
Song song
Nguyên tắc song song cũng được áp dụng khá rộng rãi trong Gestalt, theo đó các nét sẽ được trình bày để dẫn người dùng tới một hướng cụ thể. Những nét song song này được thấy như chỉ ra một điểm và dịch chuyển theo cùng một hướng vì thế chúng có liên quan với nhau.
Nguyên tắc về sự tương tự
Trong Gestalt, những yếu tố có đặc điểm tương tự sẽ được nhận ra là có sự liên quan hơn so với những yếu tố không có đặc điểm chung. Thông thường, các đặc điểm chung được đề cập trong thiết kế như: màu, hình dáng, kích thước, chất liệu. Riêng sự tương đồng với Internet thì người dùng cần nhận biết qua màu của liên kết.
Nguyên tắc về sự đồng bộ
Một trong những nguyên tắc chính của Gestalt là sự động bộ, dựa vào những đặc điểm giống nhau như màu sắc, hình dạng, kích thước... những nhà thiết kế có thể gắn kết chúng với nhau cho dù chúng không có cùng vị trí trong bản thiết kế.
Với những thứ đơn giản, cũng có thể đảm bảo tính liên kết của chúng thông qua những bản thiết kế dựa vào sự tương đồng. Người xem có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của chúng.
Có thể thấy, thuật ngữ Gestalt cũng như các nguyên tắc trong thuật ngữ này khá rộng và mang ý nghĩa trừu tượng. Do đó, để có thể nắm vững được cũng như ứng dụng vào các sản phẩm thiết kế, đòi hỏi bạn phải nắm chắc khái niệm Gestalt là gì cũng như các nguyên tắc liên quan.
30/09/2019
8788 Lượt xem
Typography là gì? Quy tắc về Font chữ trong Typography
Typography là gì? là một khái niệm quan trọng mà các nhà thiết kế đều phải biết. Tuy nhiên, đối với những bạn mới học thiết kế thì vẫn còn rất mơ hồ khi nhắc đến khái niệm này. Và để hiểu hơn về Typography, bạn hãy tham khảo thêm những “thông tin vàng” dưới đây nhé!
Định nghĩa Typography là gì?
Nhiều người vẫn thường thắc mắc Typo là gì, thực chất Typo là tên viết tắt của Typography. Hiểu theo nghĩa đơn giản, khái niệm này được dùng để chỉ phong cách, sự trình bày và hiển thị của các chữ cái trên sản phẩm thiết kế. Đây còn được xem là nghệ thuật tương tác với chữ cái trong quá trình làm việc.
>>> Xem ngay: Gestalt là gì? Nguyên tắc Gestalt người làm thiết kế phải biết
Typography được dùng để chỉ về phong cách trình bày của text trong thiết kế
Thông thường, người dùng sẽ sử dụng Typography khi thiết kế bìa cho các tài liệu, dự án công việc hoặc học tập. Một số Designer nhận định rằng, phải những người thực sự có kiến thức, bề dày kinh nghiệm trong nghề thì mới có thể sử dụng Typography một cách đẹp, chất lượng. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn như vậy, điều quan trọng để có được sản phẩm tốt là bạn phải nắm chắc lý thuyết, kết hợp với “gu” thẩm mỹ ấn tượng.
Typeface và Font có giống nhau?
Với 2 định nghĩa này cũng đã không ít người nhầm là chúng giống nhau. Nhưng về mặt bản chất chúng khác nhau hoàn toàn.
Typeface được biết đến là hệ thống bao gồm những kiểu chữ và mỗi kiểu chữ đó là một Typeface riêng biệt. Ví dụ như Arial là một Typeface. Được chia thành 4 nhóm chính: Serif, Sanrif, Monoface và Display.
Trong khi đó Font là tập hợp hoàn chỉnh toàn bộ các chữ cái, các dấu câu, con số ký tự đặc biệt, ví dụ font chữ khác nhau như arial 14 và arial 16.
Font chữ ấn tượng trong Typography
Sau khi nắm được khái niệm Typography là gì, người dùng cần nắm được những font chữ Typography thường được sử dụng. Hiện nay có rất nhiều font chữ đẹp và ấn tượng được các designer lựa chọn để thiết kế trong Typography. Cụ thể như sau:
Font Sans - Serif
Font Sans - Serif
Trong tiếng Pháp, Sans mang nghĩa là “không có” và khi kết hợp với Serif thì có nghĩa là không có Serif. Do đó, kiểu chữ này được hiểu là kiểu chữ “không có chân”. Cũng nhờ đặc điểm này mà Sans - Serif được người dùng nhận định là mang phong cách hiện đại, sạch sẽ và thoáng hơn so với kiểu chữ có chân. Đặc biệt, đối với những người sử dụng máy tính bảng và điện thoại thì kiểu chữ này sẽ giúp đọc dễ dàng hơn.
Font Serif
Khác với font Sans - Serif, font chữ Serif là font có chân trong các dạng chữ của Typography. Phong cách chính của font chữ này đó là sự cổ điển, do đó nó thường được sử dụng để thiết kế những sản phẩm mang đậm chất truyền thống và xưa cũ. Bên cạnh đó, các sản phẩm báo giấy, tạp chí cũng chủ yếu sử dụng font chữ này.
>>> Xem ngay: Phong cách Rustic là gì? Đặc trưng Rustic trong thiết kế nội thất
Font chữ Serif mang đến phong cách cổ điển và đậm chất truyền thống
Display font
Font chữ thứ ba trong Typography đó chính là Display font. Đây là font chữ khá đa dạng với nhiều phong cách khác nhau. Ví dụ như: chữ viết tay (script), chữ Gô - tích (Black letter), kiểu chữ đặc biệt, chữ in hoa. Do đặc thù trong tính chất mà Display font chỉ thường sử dụng đối với đoạn text ngắn như: tiêu đề, chỉ mục, thiết kế đồ họa.
Quy tắc về font chữ
Việc nắm định nghĩa Typography là gì, các font chữ trong Typography khá quan trọng, tuy nhiên, để có được sản phẩm thiết kế hoàn hảo thì bạn cũng cần nắm được những quy tắc về cách sử dụng font chữ của Typography. Cụ thể như sau:
- Sử dụng quy tắc “Less is More”, tức là sử dụng ít nhất là 2 font chữ cho 1 dự án.
- Để tạo độ ấn tượng cho sản phẩm, bạn nên thay đổi kích cỡ, độ đậm nhạt của font chữ theo từng yếu tố nội dung cụ thể.
- Có thể kết hợp một số font chữ với nhau như: Sans Serif + Serif, font chữ thấp + cao, font chữ đơn giản + font chữ trang trí kết hợp. Việc tham khảo các dạng kết hợp này sẽ giúp cho phát triển tư duy sáng tạo trong thiết kế của bạn được tốt hơn.
Quy tắc về Font chữ trong Typography
Typography luôn truyền tải thông điệp đến người xem những cảm xúc, suy nghĩ. Đó có thể là một thông điệp cầu kỳ, sinh động, vui tươi nhưng cũng có thể là một điều gì đó kỳ lạ, độc đáo. Để tạo được những ấn tượng này bạn không thể bỏ qua những quy tắc về font chữ trong Typography.
Quy tắc về Font chữ trong Typography
- Những font chữ như Hobo, Jokerman, Curlz, Hobo, Brush Script, Comic Sans, Kristen, Papyrus hiện nay được coi là những font chữ lỗi thời người dùng tránh sử dụng. Tuy nhiên không có gì bị mất đi cả. Có rất nhiều font chữ mới được thiết kế có kiểu dáng, hình bóng tương tự nhưng được thiết kế hiện đại hơn nhiều. Bạn vẫn có thể sử dụng để sáng tạo cho thiết kế của mình.
- Đừng quên quy tắc Less is More. Nghĩa là bạn chỉ nên lựa chọn 1 đến 2 font chữ trong 1 bản thiết kế của mình. Đừng cố gắng gây ấn tượng, độc đáo bằng cách lựa chọn nhiều font chữ khác nhau kết hợp lại. Nếu như bạn muốn tạo điểm nổi bật trong thiết kế của mình với 2 font chữ thì sẽ có rất nhiều cách để bạn thao tác. Có thể thay đổi kích thước, đậm nhạt, nhấn nha pha màu sắc.
Less is More
- Để tạo thêm sức hút và chiều sâu cho tác phẩm của bạn bạn có thể lựa chọn quy tắc đối lập. Những thứ đối nhau thường hút nhau.
- Tuy nhiên sự sáng tạo không có điểm dừng. Bạn hãy tự do sáng tạo và thể hiện hết ra tác phẩm của mình để có một kiệt tác nghệ thuật nhé!
Các thuật ngữ cơ bản trong Typography
Đối với những nhà thiết kế chuyên nghiệp, chắc hẳn không còn lạ lẫm gì về những thuật ngữ cơ bản trong Typography. Nhưng đối với những người mới bắt đầu làm quen với dạng thiết kế này thì chắc chắn vẫn còn mơ hồ. Do đó, bạn cần phải nắm các thuật ngữ cơ bản sau đây:
Leading
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ khoảng giãn giữa 2 dòng, giúp cho người đọc cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình tiếp nhận thông tin. Tuy nhiên, nếu bạn chưa thành thạo trong việc sử dụng thuật ngữ này thì nên để ở chế độ mặc định, bởi việc giãn dòng quá bé hoặc quá lớn cũng sẽ khiến người đọc cảm thấy không vừa mắt.
Thuật ngữ Leading dùng để chỉ khoảng giãn giữa 2 dòng với nhau
Hierarchy
Khi nhắc đến Typography là gì, người ta thường nghĩ ngay đến thuật ngữ Hierarchy. Đây là thuật ngữ dùng để đóng hàng, cột của một văn bản, dùng để chỉ dẫn người đọc về những thông tin quan trọng nhất. Cụ thể, người đọc sẽ biết được mình nên bắt đầu từ đâu, ưu tiên dạng thông tin nào hơn cũng như cách sắp xếp nội dung.
Thông thường, khi sử dụng thuật ngữ này, các thông tin quan trọng sẽ được để lớn hơn, đậm hơn so với những thông tin mang tính phụ. Điều này sẽ tạo nên sự tương phản và kích thích sự chú ý của người xem.
Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất.
[course_id:543,theme:course]
[course_id:53,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
Kerning
Trong Typography, thuật ngữ Kerning được dùng để giãn cách giữa các chữ cái cụ thể trong cùng 1 từ. Nếu một chữ cái không được giãn cách chuẩn sẽ bị đánh giá là “kerning kém”.
Tracking
Thuật ngữ Tracking được dùng để biểu thị độ dài của một từ, có khá nhiều chương trình để bạn làm giãn rộng hoặc dày phần text thông qua Tracking. Trong thiết kế, việc vận dụng tốt thuật ngữ Tracking sẽ giúp bạn có thể tạo nên tính nghệ thuật cao cho sản phẩm.
Một số mẫu Typography đẹp mắt
Thực tế, Typography là khái niệm không quá cũ nhưng không phải là mới, do đó bạn cần nắm vững Typography là gì cũng như các kiến thức liên quan mà UNICA đã chia sẻ. Điều này sẽ giúp cho các bản thiết kế của bạn trở nên ấn tượng và thu hút hơn.
Ngoài ra mời bạn đọc quan tâm chủ đề thiết kế, nhiếp ảnh - dựng phim hãy cùng tìm hiểu những khóa học dưới đây và lựa chọn cho mình những khóa học hay và phù hợp nhất tại UNICA nhé.
27/09/2019
13409 Lượt xem
Cách làm kem đu đủ cực ngon chị em nên thử ngay
Đu đủ là loại trái cây không chỉ thơm ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng, do đó nó được chế biến thành nhiều món ăn vặt khác nhau, trong đó có món kem. Vậy. cách làm kem đu đủ như thế nào để có được hương vị thơm ngon nhất, hãy tham khảo ngay 2 tuyệt chiêu dưới đây nhé!
Cách làm kem đu đủ thứ nhất
Chuẩn bị nguyên liệu
Để làm được món kem đu đủ này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cần thiết sau đây:
- 350gr đu đủ chín
- 200ml kem tươi
- 2 lòng trắng trứng
- 50gr đường kính trắng
- 250ml sữa đặc
Nguyên liệu làm kem đu đủ rất đơn giản, dễ chuẩn bị
Cách thực hiện
- Bước 1: Đu đủ bạn đem gọt vỏ, cắt thành từng miếng rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Bước 2: Bạn dùng một bát to, lần lượt cho đường, sữa tươi, sữa đặc và lòng đỏ trứng vào và trộn đều. Sau đó, bạn cho toàn bộ hỗn hợp này vào nồi và đun sôi với lửa nhỏ. Trong quá trình đun, bạn nên chú ý khuấy đều tay để các nguyên liệu được tan đều.
- Bước 3: Bước tiếp theo trong cách làm kem đu đủ đó là khi hỗn hợp trên sôi thì bạn cho kem tươi vào và khuấy đều.
- Bước 4: Cuối cùng, cho đu đủ đã xay nhuyễn vào hỗn hợp và khuấy thật đều tay. Tắt bếp, cho hỗn hợp ra một chiếc hộp và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 2 - 3 tiếng. Để món kem có hương vị thơm ngon nhất, bạn nên đánh bông kem thêm một lần nữa rồi cho vào tủ lạnh. Lúc này, bạn có thể thưởng thức rồi! Chắc chắn, món kem đu đủ này sẽ khiến bạn thích thú bởi hương vị thơm ngon, thanh mát.
Món kem đu đủ có hương vị thơm ngon, thanh mát
Thành thạo cách làm kem truyền thống, kem trái cây và nhiều loại kem khác với khóa học Tự làm kem Online tại nhà. Khóa học giúp bạn nắm được cách chọn nguyên liệu tươi ngon và đảm bảo để làm kem cũng như cách để tạo ra món kem ngon miệng và bắt mắt. Hãy đăng ký ngay thôi nào:
[course_id:869,theme:course]
[course_id:1347,theme:course]
[course_id:1549,theme:course]
Cách làm món kem đu đủ thứ hai
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món kem đu đủ này rất đơn giản, bạn hãy chuẩn bị những thứ sau đây:
- ½ quả đu đủ chín
- 250ml nước dừa tươi
- Nước cốt chanh
- Sữa đặc
- Đá bào
Cách thực hiện
- Bước 1: Bước đầu tiên trong cách làm kem đu đủ này đó chính là sơ chế đu đủ. Cụ thể, bạn đem đu đủ gọt sạch vỏ, bỏ hạt và thái thành từng miếng.
- Bước 2: Cho lần lượt các nguyên liệu: sữa đặc, nước dừa tươi, nước cốt chanh và đá bào vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
- Bước 3: Cho kem ra ly và thưởng thức. Với món kem đu đủ này thì bạn không cần phải cho vào ngăn đá tủ lạnh để làm đông mà có thể thưởng thức ngay. Món kem này có vị thanh mát nên rất thích hợp để giải nhiệt vào mùa hè. Cách làm món kem này cũng rất đơn giản nên bạn có thể tự vào bếp để thực hiện.
Món kem đu đủ này có cách chế biến đơn giản, dễ thực hiện cùng hương vị thơm ngon
Với 2 cách làm kem đu đủ cực ngon, cực đơn giản mà UNICA chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn có thể tự tay vào bếp chế biến món ăn vặt thơm ngon cho cả nhà cùng thưởng thức. Cùng với đó Unica còn rất nhiều những công thức nấu ăn ngon hấp dẫn khác tại các khoá học nấu ăn online đang chờ đón bạn đấy nhé!
Chúc bạn thành công!
>> 2 cách làm kem cuộn tại nhà ngon đúng chuẩn “hàng hiệu”
>> Tổng hợp các cách làm kem đậu xanh mát lạnh ngay tại nhà
>> Bạn đã biết cách làm kem bơ thơm ngon, béo ngậy chưa?
26/09/2019
3120 Lượt xem
Nắm trong tay ngay xu hướng thiết kế mới nhất
Thiết kế đồ họa hiện đang là lĩnh vực cực phát triển và có xu hướng thay đổi tùy theo thời điểm nhất định. Đối với xu hướng thiết kế 2020, nhiều Designer đã tìm ra được điểm mạnh cho mình nhờ những điểm nhấn mạnh mẽ về sự sáng tạo và tư duy trong thiết kế.
Đánh trọng tâm vào những kiểu chữ mạnh mẽ
Xu hướng thiết kế 2020 đã mang lại một làn gió mới vô cùng ấn tượng khi cố tình làm nổi bật chủ thể bằng những kiểu chữ mạnh mẽ. Đây được xem là hình thức thiết kế đồ họa khá táo bạo, vì nó giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin hơn thông qua phần text. Đồng thời nó cũng thể hiện được sự mạnh mẽ, cá tính và đổi mới trong phong cách thiết kế của Designer.
Kiểu chữ mạnh mẽ ngày càng xuất hiện nhiều trong các sản phẩm thiết kế 2020
Với kiểu chữ đậm này, người dùng thường sử dụng cho những sản phẩm mang tính phá cách như các thương hiệu thể thao, poster quảng cáo phim kinh dị, phim viễn tưởng, các banner về các hội thảo hoặc hội nghị quảng bá sản phẩm mới của công ty/doanh nghiệp.
Gam màu sặc sỡ làm chủ xu hướng thiết kế 2020
Cùng với xu hướng mạnh mẽ trong chữ viết, phần màu sắc của sản phẩm thiết kế cũng được chú trọng với những gam màu mạnh, đậm và có phần sặc sỡ. Điển hình như màu vàng giàu năng lượng, màu xanh lục biểu thị cho sự sáng sủa, đổi mới. Điều này giúp các sản phẩm trở nên ấn tượng và thu hút hơn, thay vì đượm màu nhạt nhòa, cũ kỹ như những xu hướng thiết kế trước đó.
Theo nhận định của nhà các thiết kế chuyên nghiệp, sự đổi mới về màu sắc thực sự đã giúp làm mới cả một lĩnh vực thiết kế đồ họa. Mặc dù vậy thì các ấn phẩm vẫn chú trọng đến sự hài hòa trong màu sắc của sản phẩm. Ví dụ, phối màu xanh thành màu xanh lục, xanh nhạt, xanh da trời…
Tham khảo thêm khóa học: Học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp
Xuất hiện tư duy viễn tưởng
Một điểm có thể dễ dàng nhận thấy trong xu hướng thiết kế 2020 đó chính là xuất hiện tư duy viễn tưởng và trở thành phong cách chủ lưu. Theo đó, thay vì sử dụng những mẫu hoa văn đơn giản, thuần túy thì nhà thiết kế sẽ chú trọng phá cách và xây dựng nên những mẫu thiết kế mang tính viễn tưởng hơn.
Những mẫu thiết kế viễn tưởng ngày càng được nhiều người áp dụng
Điều này được người dùng đón nhận một cách nhiệt tình vì nó tạo sự ấn tượng và cực kè mới mẻ. Giờ đây, thay vì đi theo những khuôn mẫu thiết kế có sẵn thì nhà thiết kế có thể thỏa sức sáng tạo với những mẫu mới, làm sao cho sản phẩm thiết kế trở nên “ngầu” và “chất” nhất. Có thể thấy, tiên phong cho xu hướng này chính là lĩnh vực thời trang. Bởi suy cho cùng, thời trang là phá cách.
Hiệu ứng chuyển màu cực ấn tượng
Nếu như trước đây, màu sắc chỉ mang tính truyền thống, đỏ là đỏ, xanh là xanh không có sự pha trộn với những màu khác. Nhưng đến năm 2020, màu sắc đã có một sự tiến bộ vượt bậc với sự xuất hiện của hiệu ứng chuyển màu.
Cụ thể, trong cùng một khung hình, một vật mẫu có thể xuất hiện cùng lúc từ 2 - 3 màu trở lên. Các màu này được trộn lẫn với nhau tạo nên một màu mới với hiệu ứng vô cùng thu hút. Nó khiến người xem bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đây thực sự là xu hướng thiết kế 2020 độc đáo và “chất” nhất.
Có sự hiện diện của các mô hình trừu tượng
Khi nhìn vào một số sản phẩm thiết kế mới nhất trong thời điểm gần đây, nhiều người thường thắc mắc không biết nó là gì, bởi hình dáng tương tự một bản hình ảnh gốc nào đó nhưng cũng không hẳn là nó mà khá giống với một hình khác. Đây được gọi là mô hình trừu tượng trong thiết kế. Và để có thể tạo nên được phong cách thiết kế này, đòi hỏi người dùng phải thực sự có tư duy sáng tạo cao cùng với “gu” thẩm mỹ ấn tượng.
Mặc dù tính trừu tượng chiếm phần chủ đạo, nhưng sản phẩm thiết kế cũng phải thực sự hướng tới người dùng. Trong mỗi sản phẩm đều phải có tính thông điệp cụ thể, mỗi hình ảnh phải có giá trị nhân văn cao, chứ không phải chỉ tập trung đến tính ấn tượng, phá cách.
Mô hình trừu tượng mang tính phá cách nhưng vẫn có đề cập đến tính nhân văn
Sự ra đời của chi tiết hình học
Trong nhiếp ảnh, chi tiết hình ảnh được sử dụng khá rộng rãi trong một số bố cục như: đường dẫn, khung hình… Giờ đây, chi tiết hình học này cũng xuất hiện trong xu hướng thiết kế 2020 với sự vận dụng khá hài hòa và đồng nhất với các yếu tố khác.
Thông thường, nhà thiết kế sẽ sử dụng các chi tiết hình học như một yếu tố phụ của sản phẩm thiết kế, nhằm làm nổi bật lên các yếu tố chính. Nếu bỏ chi tiết này đi, vô tình lại khiến cho chủ thể trở nên mờ nhạt, thiếu ấn tượng. Đối với thiết kế nhỏ gọn, chi tiết hình học cũng được áp dụng với mục đích để chia tỷ lệ chuẩn cho sản phẩm.
Như vậy, qua bài viết mà UNICA chia sẻ, chắc chắn các bạn đã nắm được xu hướng thiết kế 2020. Có thể nhận định, đây thực sự là một sự đột phá tuyệt vời trong lĩnh vực thiết kế mà các Designer cần chú trọng nắm vững.
>> Tip hay giúp bạn áp dụng chuẩn xác tỷ lệ vàng trong thiết kế
>> Điểm mặt 5 phần mềm thiết kế đồ họa mà dân Designer không thể bỏ lỡ
>> Bố cục trong thiết kế đồ họa và những nguyên tắc bạn cần nắm
26/09/2019
2024 Lượt xem
Tỷ lệ vàng trong thiết kế là gì? Cách ứng dụng tỷ lệ vàng
Tỷ lệ vàng trong thiết kế là yếu tố quan trọng quyết định đến tính cân đối trong bố cục. Tuy nhiên, không phải nhà thiết kế nào cũng biết cách áp dụng kiến thức này vào sản phẩm thiết kế một cách chuẩn xác nhất. Vì vậy, để có thể trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp, hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây.
Khái niệm tỷ lệ vàng trong thiết kế
Khi nhắc đến các công trình kiến trúc, biểu tượng nổi tiếng như: Kim tự tháp Giza, bức họa Mona Lisa, Twitter, Pepsi, người ta sẽ nghĩ ngay đến một điểm chung đó chính là chúng đều được xây dựng dựa trên một tỷ lệ vàng nhất định.
Vậy tỷ lệ vàng là gì, theo định nghĩa cơ bản, tỷ lệ vàng hay còn được gọi là tỷ lệ toán học, nó xuất hiện khá rộng rãi trong tự nhiên. Còn trong thiết kế, tỷ lệ vàng đại diện cho tính cân đối và tính thẩm mỹ. Theo đó, một số người sẽ gọi tỷ lệ vàng là tỷ lệ thần thánh, ký tự Phi, giá trị trung bình, tiết diện vàng.
>>> Xem ngay: Thiết kế Voucher đẹp bằng phần mềm Adobe Illustrator
Trong thiết kế, tỷ lệ vàng là biểu tượng cho tính thẩm mỹ và cân đối
Tỷ lệ vàng được tồn tại khi lấy một đường thẳng chia làm 2 đoạn thẳng khác nhau. Sau đó, lấy đoạn thẳng dài hơn (a) chia cho đoạn (b) có kích thước nhỏ hơn sẽ bằng tổng chiều dài 2 đoạn cộng lại và chia cho a. Con số xấp xỉ mà bạn nhận được sẽ bằng 1.618.
Cách ứng dụng tỷ lệ vàng vào trong thiết kế
Tỷ lệ vàng trong thiết kế đóng vai trò hết sức quan trọng, do đó bạn phải biết cách ứng dụng vào sản phẩm một cách tốt nhất. Thực tế, tỷ lệ vàng có thể ứng dụng vào nhiều thành phần trong thiết kế, bao gồm: bố cục, nội dung, không gian, hình thức và hình ảnh. Cụ thể, bạn có thể áp dụng như sau:
Áp dụng tỷ lệ 1 : 1.618
Trước khi bắt đầu thiết kế một sản phẩm, bạn có thể sử dụng tỷ lệ 1: 1.618 để tạo được bố cục chuẩn. Ví dụ, bạn lấy chiều ngang là 960 pixel chia cho 1.618 thì sẽ được chiều cao là 594 pixel. Dựa theo kích thước chiều ngang và chiều cao này, bạn đã có được bố cục tương xứng và hài hòa theo tỷ lệ vàng chuẩn nhất.
Đây còn được gọi là dạng bố cục 2 cột, rất phù hợp cho việc thiết kế web, bạn có thể bắt gặp dạng thiết kế điển hình này trên trang National Geographic. Gọn gàng, dễ hiểu và được phân cấp rõ ràng chính là những nhận định chung về trang web này.
Người dùng có thể sử dụng tỷ lệ 1.618 để tạo được bố cục chuẩn cho sản phẩm
Tính toán khoảng trống
Ứng dụng của tỷ lệ vàng trong thiết kế tiếp theo đó chính là có thể tính toán được khoảng trống của bố cục. Đây được xem là phần kết hợp giữa âm dương, quyết định đến tính chất lượng, độ ấn tượng và thu hút của một sản phẩm thiết kế hoàn chỉnh.
Dựa theo tỷ lệ vàng, nhà thiết kế có thể tính toán được một cách kỹ lưỡng các tỷ lệ giữa khoảng trống và text, thay vì áp dụng một cách ước chừng như trước đó mà bạn vẫn hay thực hiện. Cũng dựa trên yếu tố này, bạn có thể biết cách bố trí các thành phần, các yếu tố với nhau để tạo nên sự hài hòa, thống nhất.
Đăng ký khoá học làm Adobe Photoshop online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn có kiến thức bải bản nhất về Photoshop, hiểu rõ về giao diện tổng quan và từng thông số trong Photoshop. Sau khóa học, bạn sẽ tự tin ứng tuyển vị trí thiết kế tại các doanh nghiệp, công ty hoặc mở dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp tự do tại nhà.
[course_id:591,theme:course]
[course_id:321,theme:course]
[course_id:1393,theme:course]
Xác định kích thước cho các yếu tố
Đối với các nhà thiết kế chuyên nghiệp, một bộ nhận diện thương hiệu sẽ bao gồm logo, khối nhan đề, bộ hình nghệ thuật và một số yếu tố thiết kế khác. Và để đạt được sự cân đối, các yếu tố này nên được thiết kế theo kích thước dựa theo tỷ lệ vàng nhất định.
Ví dụ, khi thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu cho một lễ hội, hãy áp dụng tỷ lệ vàng để xác định được phần đính logo, phần mô tả thương hiệu. Cụ thể, đối với những phần có kích thước nhỏ, bạn nên đặt logo, còn đối với phần có kích thước lớn hơn, bạn nên đặt mô tả cho thương hiệu. Như vậy, sẽ tạo được sự nổi bật. Đây cũng chính là tính ứng dụng lớn nhất mà tỷ lệ vàng trong thiết kế mang lại.
>>> Xem ngay: File thiết kế là gì? Các định dạng phổ biến nhất hiện nay
Dựa vào tỷ lệ vàng, nhà thiết kế có thể chia đều kích thước cho các yếu tố
Quy tắc một phần ba cho hình ảnh
Bố cục hình ảnh là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó không chỉ tạo tính thẩm mỹ cho bức hình mà còn giúp truyền tải thông tin đến với người xem. Và nhà thiết kế có thể áp dụng quy tắc một phần ba trong tỷ lệ vàng cho bức ảnh của mình. Cụ thể, bạn sẽ chia bức ảnh thành 3 phần không bằng nhau và hãy cố gắng đặt chủ thể vào các điểm giao nhau, nhằm tạo nên một bố cục hoàn chỉnh.
Hình thức theo vòng tròn vàng
Tỷ lệ vàng còn có thể mở rộng để tạo nên hình chữ nhật hoặc hình vuông theo tỷ lệ hài hòa nhất, một số nhà thiết kế cũng áp dụng để tạo nên các đường tròn. Thông thường, vòng tròn có tỷ lệ chuẩn sẽ được chia theo tỷ lệ 1:1.618. Và tỷ lệ này thường được áp dụng khi đặt cạnh hình tròn với các hình vuông.
Content
Các đường xoắn ốc với tỷ lệ vàng chính là nơi mà chúng ta thường đặt content tại đó. Bởi mắt bạn luôn nhìn về một điểm có tâm là đường xoắn ốc một cách tự nhiên nhất. Bởi vậy bạn hãy tập trung thiết kế ở đường xoắn ốc đó.
Tỷ lệ vàng trong thiết kế đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Do đó, các nhà thiết kế hãy cố gắng áp dụng những kiến thức mà UNICA chia sẻ vào sản phẩm của mình để tạo được sự ấn tượng và thu hút nhất nhé!
26/09/2019
3841 Lượt xem
Card visit là gì? Cách thiết kế Card visit đẹp chất lượng
Hiện nay, việc thiết kế Card visit ngày càng trở nên thịnh hành, bởi đây là hình thức quảng cáo tạo được ấn tượng mạnh đối với khách hàng. Vậy, quy trình thiết kế này bao gồm mấy bước, hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây để có được câu trả lời thỏa đáng nhé!
Card visit là gì?
Card visit hay còn gọi là name card ở Việt Nam ta thường gọi là danh thiếp. Là một tấm thẻ nhỏ bằng giấy hoặc nhựa chứa thông tin cá nhân và thông tin doanh nghiệp. Nó được sử dụng khá phổ biến được thiết kế đa dạng như vuông, bo tròn, dập in chìm, dập nổi.
Chuẩn bị thiết kế Card visit
Theo kinh nghiệm của những nhà thiết kế chuyên nghiệp, khi bắt tay vào thiết kế một Card visit, bạn cần chuẩn bị 2 thành phần quan trọng đó là logo của bạn và màu sắc thương hiệu mà bạn đang xây dựng. Đây là yếu tố chủ đạo của một Card visit.
>>> Xem ngay: Top 8 phần mềm thiết kế Name Card đơn giản nhất
Trước khi bắt tay vào thiết kế Card visit thì bạn cần chuẩn bị logo và màu sắc thương hiệu
Dựa vào 2 yếu tố này, người thiết kế có thể xây dựng bố cục màu sắc, layout cũng như cách sắp xếp các thành phần trong một Card visit sao cho đạt được độ chuẩn đẹp nhất. Ngoài việc xác định 2 yếu tố nêu trên, nhà thiết kế còn phải biết cách thấu hiểu bản thân. Có nghĩa là, nhà thiết kế phải thực sự có gu thẩm mỹ trong việc chọn màu sắc hay lên bố cục thiết kế, sao cho thông điệp có thể truyền tải một cách tốt nhất.
Yếu tố cơ bản tạo nên điểm nhấn của Card Visit
Logo: Được biết đến như là bộ mặt của công ty, vì vậy khi thiết kế Card Visit nhất định phải thêm logo vào để thêm sự tin tưởng. Giúp khách hàng dễ định dạng được thương hiệu.
Màu sắc: Thiết kế màu sắc dịu nhẹ, đơn giản dễ nhìn cũng sẽ giúp cho thành công của doanh nghiệp
Khoảng trống: Một card visit đẹp điều đầu tiên phải là thiết kế dễ nhìn, những khoảng trống được thiết kế đều nhau để không làm rối mắt ảnh hưởng đến quá trình đọc thông tin của khách hàng.
Thông tin liên hệ: Mục đích của Card visit chính là để khách nắm bắt được thông tin một cách nhanh nhất. Quan trọng là số điện thoại, địa chỉ công ty được in rõ ràng để tránh gây nhầm lẫn.
Cách thiết kế một Card visit chất lượng
Thực tế, quy trình thiết kế Card visit bao gồm 8 bước chính mà bất cứ nhà thiết kế nào cũng cần phải thực hiện. Cụ thể như sau:
Bước 1: Chọn hình dạng cho Card visit
Hình dạng của Card visit rất quan trọng, vì nó quyết định đến bố cục mà nhà thiết kế có ý định xây dựng. Thông thường, hình chữ nhật là hình dạng truyền thống và được lựa chọn nhiều để thiết kế một Card visit. Tuy nhiên, trong thiết kế tính sáng tạo luôn được đề cao, do đó bạn có thể loại bỏ hình thức khuôn mẫu này và lựa chọn những hình dạng mang tính khác biệt hơn.
Ví dụ, bạn có thể thiết kế một chiếc Card visit theo hình tròn, hình vuông hoặc hình của một đồ vật như bình thủy tinh chẳng hạn. Với cách thiết kế này, chắc chắn sẽ khiến cho người xem vô cùng ấn tượng. Và dù là hình dạng nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần chú ý đến tính tối giản, thích hợp để bỏ túi.
Bước 2: Chọn kích thước
Sau khi đã chọn được hình dáng thì bạn sẽ tiến hành chọn kích thước cho Card visit. Thông thường, khi thiết kế Card visit, Designer có thể tham khảo một số kích thước chuẩn như sau:
- Kích thước tiêu chuẩn Châu u: 3.346 × 2.165 in. (85 × 55 mm).
- Kích thước tiêu chuẩn Bắc Mỹ: 3.5 × 2 in. (88.9 × 50.8 mm).
Trước khi thiết kế, bạn nên lựa chọn kích thước phù hợp cho Card visit
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố khi lên kích thước cho Card visit, bao gồm:
- Trim line: Đường cắt mép.
- Bleed area: Vùng vượt ra ngoài mép.
- Safety line: Vùng an toàn (không để text ra ngoài vùng này).
Bước 3: Tạo logo và các yếu tố đồ họa
Logo là thứ không thể thiếu đối với một chiếc Card visit. Thông thường, logo sẽ được đặt ở một mặt còn mặt còn lại thì đề các thông tin cần thiết. Ngoài yếu tố logo thì các yếu tố đồ họa khác cũng quan trọng. Bạn hãy cố gắp sắp xếp sao cho chúng có sự hài hòa với nhau, tránh để khoảng trắng quá nhiều. Và sự hài hòa màu sắc giữa các yếu tố đồ họa cũng đóng vai trò rất quan trọng, các nhà thiết kế cần chú ý hơn.
Bước 4: Bổ sung text
Khi thiết kế Card visit, bạn không thể bỏ qua các thông tin chứa text, bao gồm: Tên chủ nhân, tên công ty, vị trí, số điện thoại, Email, Website, Social media, slogan, địa chỉ. Đây là những thông tin quan trọng mà qua đó, khách hàng sẽ liên hệ với chủ nhân của Card visit nếu có nhu cầu.
Bước 5: Lựa chọn font chữ và cỡ chữ
Tùy theo bố cục của Card visit mà nhà thiết kế có thể lựa chọn font chữ và cỡ chữ sao cho phù hợp. Trong đó, nhà thiết kế cần nắm vững một số tiêu chí như:
- Font chữ: Font chữ phải dựa theo đặc tính của thương hiệu.
- Cỡ chữ: Phải phù hợp với khả năng đọc của người dùng, tối thiểu của cỡ chữ là 8 pts. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi kích thước lớn hơn đối với những phần thông tin cần nhấn mạnh.
>>> Xem ngay: Postcard là gì? Cách để tạo ra một Postcard ấn tượng
Font chữ và cỡ chữ phải phù hợp với bố cục của Card visit
Bước 6: Lựa chọn hình thức in ấn
Để có được một mẫu Card visit đẹp, ấn tượng thì bạn cần phải chú trọng đến hình thức in ấn. Theo đó, bạn hãy chú ý lựa chọn đơn vị in ấn chất lượng, bạn cũng nên tham khảo trước các chất liệu giấy in và chọn loại phù hợp với hình thức mà bạn muốn truyền tải trong Card visit. Một số loại giấy thường gặp khi thiết kế Card visit bao gồm: giấy ford, giấy couche, giấy crystol, giấy bristol…
Bước 7: Lựa chọn người thiết kế
Đây là bước thiên về công ty/doanh nghiệp, sau khi đã lên toàn bộ ý tưởng về Card visit thì công ty/doanh nghiệp có thể tiến hành lựa chọn người thiết kế. Còn nếu không có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thì có thể thuê trọn bộ về phía nhà thiết kế.
Bước 8: Hoàn thành Card visit
Sau khi đã hoàn thành xong các bước nêu trên, bạn nên đánh giá lại một lần nữa chất lượng cũng như tính thiết thực của Card visit. Bạn cũng cần chú ý chất lượng về màu sắc, bố cục cũng như các yếu tố khác.
Trên đây là toàn bộ 8 bước thiết kế Card visit chuẩn đẹp nhất mà các nhà thiết kế cần nắm. Chắc chắn, nếu nắm vững và áp dụng thành thạo, bạn có thể tự tay thiết kế được những chiếc Card visit ấn tượng và tạo được thu hút đối với khách hàng.
26/09/2019
1661 Lượt xem
Học thiết kế logo đơn giản với 4 khóa học online hay nhất
Học thiết kế logo là một trong những phần kiến thức quan trọng mà bất cứ Designer nào cũng cần phải nắm vững. Nhằm giúp cho công việc thiết kế logo của bạn trở nên đơn giản và chất lượng hơn, UNICA đã kết hợp với những giảng viên giàu chuyên môn xây dựng nên 4 khóa học “tuyệt đỉnh” sau đây.
>>> Xem ngay: Tổng hợp các nguyên tắc thiết kế logo chuyên nghiệp nhất
Khóa học “Photoshop cho người mới bắt đầu”
Khóa học thiết kế logo đầu tiên mà UNICA chia sẻ cho các nhà thiết kế đó chính là “Photoshop cho người mới bắt đầu” của giảng viên Nguyễn Văn Dinh. Đây là khóa học không chỉ thích hợp với những người mới bắt đầu, mà còn thích hợp với cả những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và muốn trau dồi thêm kiến thức chuyên môn.
Đến với khóa học này, bạn sẽ hiểu rõ được bản chất của Photoshop cũng như cách sử dụng phần mềm này sao cho thành thạo nhất. Và dựa trên nền tảng này, bạn có thể tự thiết kế được những logo bắt mắt nhất cho khách hàng.
Khóa học sẽ giúp bạn làm chủ được phần mềm Photoshop
Xem chi tiết toàn bộ khóa học tại đây
Xem ngay: Photoshop cho người mới bắt đầu
Cụ thể, giảng viên sẽ hướng dẫn cho bạn bộ kiến thức qua 5 chương với cách trình bày khoa học, dễ hiểu. Bao gồm: Tổng quan về Photoshop, tìm hiểu thanh công cụ Tool box, chỉnh sửa hình ảnh với Photoshop và tổng kết khóa học. Sau khi nắm vững các kiến thức mà giảng viên chia sẻ trong khóa học, chắc chắn việc thiết kế logo sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Học thiết kế logo với “Học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp”
Khóa học “Học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp” của giảng viên Bùi Thành Tùng trên UNICA là khóa học thiết kế chuyên sâu, giúp bạn có thể xử lý hình ảnh và thiết kế các sản phẩm một cách chuyên nghiệp thông qua 2 phần mềm chính là Photoshop và Illustrator.
Như vậy, khi đăng ký khóa học này, bạn không chỉ được học thiết kế logo bài bản mà còn được học thiết kế nhiều dạng đồ họa khác nhau. Cũng nhờ vậy mà việc trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Cụ thể, trong khóa học này, giảng viên sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh sửa ảnh với Photoshop với các cách thức như: tối ưu hóa không gian làm việc trong Photoshop, tạo vùng chọn cơ bản, bảng Layer, cắt hình bằng pen tool, sử dụng text trong Photoshop. Bên cạnh đó, bạn còn được học cách chỉnh sửa ảnh và retouch để chất lượng hình ảnh đạt được chất lượng cao nhất.
Sau khóa học, bạn có thể sử dụng thành thạo Illustrator và Photoshop
Xem chi tiết toàn bộ khóa học tại đây
Xem ngay: Học thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp
Về phần mềm Illustrator, bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn các kiến thức chuyên môn bao gồm: Tổng quan về Illustrator, các công cụ cơ bản, màu sắc trong in ấn, khởi tạo trang in, căn lề và cắt ghép đối tượng, các bài tập về logo. Ngoài ra, bạn còn được giảng viên chia sẻ về các công cụ nâng cao của Illustrator cũng như màu sắc và tư duy bố cục trong thiết kế.
Khóa học “Thiết kế nhanh nhận diện thương hiệu với CoreIDraw”
Nếu bạn muốn học thiết kế logo chuyên nghiệp cũng như thiết kế các sản phẩm đồ họa khác thì không nên bỏ lỡ khóa học “Thiết kế nhanh nhận diện thương hiệu với CoreIDraw” của giảng viên Phạm Đào Đình Luân. Đến với khóa học này, bạn sẽ được cung cấp các thao tác từ cơ bản đến nâng cao với phần mềm thiết kế CoreIDraw. Từ đó, bạn có thể tự tay sáng tạo nên những sản phẩm thiết kế chất lượng, ấn tượng.
Bạn có thể sử dụng thành thạo phần mềm CoreIDraw sau khóa học
Xem chi tiết toàn bộ khóa học tại đây
Xem ngay: Thiết kế nhanh nhận diện thương hiệu với CorelDraw
Cụ thể, giảng viên sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức liên quan, bao gồm: tư duy thiết kế và nền tảng của thiết kế, cách làm quen với phần mềm CoreIDraw với các tính năng quan trọng nhất, cách làm việc với phần mềm và hiện thực hóa ý tưởng thiết kế của mình trên một sản phẩm hoàn chỉnh.
Sau khóa học này, bạn sẽ không chỉ sử dụng thành thạo phần mềm CoreIDraw để thiết kế logo và thiết kế những sản phẩm khác, mà còn biết cách phát triển tư duy sáng tạo trong thiết kế, nhằm tạo ra những sản phẩm ấn tượng nhất.
Khóa học “Thiết kế quảng cáo với phần mềm CoreIDraw”
Logo là một trong những thành phần quan trọng của lĩnh vực thiết kế quảng cáo. Do đó, để học thiết kế logo chuyên nghiệp thì đòi hỏi bạn phải thành thạo thiết kế quảng cáo. Và để làm được điều này thì bạn có thể tham khảo thêm khóa học “Thiết kế quảng cáo với phần mềm CoreIDraw” của giảng viên Nguyễn Đức Minh trên UNICA.
Khóa học sẽ giúp bạn có thể thiết kế thành thạo nhiều ấn phẩm
Xem chi tiết toàn bộ khóa học tại đây
Xem ngay: Thiết kế quảng cáo với phần mềm CorelDRAW
Trong khóa học này, giảng viên sẽ tập trung xây dựng và truyền đạt cho các học viên về các kiến thức chuyên môn, bao gồm: kỹ năng thiết kế liên quan đến ngành quảng cáo - in ấn; cách thiết kế các ấn phẩm in ấn, bao bì, nhãn mác; cách thiết kế dàn trang cho một tờ báo, tạp chí; cách thiết kế logo, sản phẩm quảng cáo cho doanh nghiệp/công ty; thiết kế một số ấn phẩm quảng cáo như card visit, thiệp cưới, áo đồng phục và cách thiết kế các sản phẩm truyền thông khác.
Với 4 khóa học thiết kế logo nói riêng và các sản phẩm thiết khác nói chung mà UNICA đã chia sẻ cho bạn trong bài viết ở trên, chắc chắn bạn có thể làm chủ được ý tưởng cũng như sản phẩm của mình. Để biến ước mơ trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp sớm trở thành hiện thực, hãy đăng ký tham gia khóa học ngay từ hôm nay bạn nhé!
>>> Xem ngay: Top 7 phần mềm thiết kế logo miễn phí sử dụng nhiều nhất
26/09/2019
3249 Lượt xem
Mẹo hay giúp bạn phát triển tư duy thiết kế cực đỉnh
Trong quá trình thiết kế sản phẩm, tư duy thiết kế đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến mức độ gây tượng với khách hàng. Và để cho sản phẩm thiết kế của bạn trở nên hoàn hảo nhất, bạn hãy áp dụng các mẹo phát triển tư duy trong thiết kế mà UNICA đã tích lũy trong bài viết dưới đây.
Phát triển tư duy thiết kế bằng kết thừa và phát huy
Nguyên tắc “rượu mới bình cũ” luôn luôn phù hợp với mọi lĩnh vực và ngành nghề, trong đó có thiết kế. Nguyên tắc này được duy trì dựa trên tính kế thừa và phát huy. Trong đó, bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm của những nhà thiết kế đi trước, để nắm được lỗi mà mình đang mắc phải, từ đó có thể sửa chữa và áp dụng vào những phần học tiếp theo.
Tham khảo kinh nghiệm của những nhà thiết kế đi trước sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi mắc phải
Việc kế thừa còn được xem là phương pháp học quý báu, giúp bạn có được những kiến thức “xương máu”, đồng thời nâng cao khả năng tư duy của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhà thiết kế cũng chỉ biết kế thừa mà phải biết cả phát huy.
Phát huy ở đây bao gồm cả sáng tạo trong tư duy và hình thức triển khai.Việc bạn cứ giữ khăng khăng những kiến thức cũ sẽ khiến cho bạn bị thụt lùi so với những nhà thiết kế đi trước. Và điều này cũng sẽ làm cho tư duy thiết kế trong bạn bị bào mòn, từ đó sản phẩm tạo nên không thực sự hoàn hảo.
Tìm hiểu thêm cách thiết kế một sản phẩm đồ họa hoàn chỉnh trong khóa học: Học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp
Chia sẻ ý tưởng với nhau
Nếu muốn phát triển tư duy thiết kế, bạn nên học cách chia sẻ ý tưởng với những người trong cùng lĩnh vực. Đây cũng là lý do hình thành nên những nhóm, hội cùng nhau xây dựng và phát triển trong quá trình thiết kế sản phẩm.
Bên cạnh đó, nó còn là cơ hội để bạn học hỏi và tiếp thu kiến thức từ những người giàu kinh nghiệm trước đó. Hoặc nếu bạn có những ý tưởng mới, có thể chia sẻ với họ để thấy được điểm hay, điểm dở. Bởi, suy cho cùng, mỗi người đều có một giới hạn tư duy nhất định và hợp tác là cách duy nhất để thành công.
Xây dựng cảm hứng từ các mẫu thiết kế
Có những mẫu thiết kế trải qua bao thời đại vẫn luôn là “tường thành” vững chắc và là nguồn cảm hứng cho những nhà thiết kế thuộc thế hệ sau. Do đó, nếu bạn muốn hình thành một tư duy hoàn hảo trong việc thiết kế các sản phẩm của mình, thì hãy học cách lấy cảm hứng từ các mẫu thiết kế nổi tiếng nhé!
Các mẫu thiết kế nổi tiếng chính là nguồn cảm hứng để phát huy tính sáng tạo
Bạn có thể học cách phát triển tư duy thiết kế thông qua việc thu thập các mẫu thiết kế nổi tiếng và đặc sắc. Những lúc bí ý tưởng, đây có thể là nguồn cảm hứng bất tận cho trí tưởng tượng sáng tạo của bạn được phát huy tốt hơn.
Tiếp nhận các sản phẩm mới
Trong thiết kế, nếu bạn chỉ chăm chăm tập trung vào một lĩnh vực, một sản phẩm cụ thể thì bạn sẽ mãi không thể phát triển được tư duy sáng tạo của mình. Do đó, hãy cố gắng tiếp cận nhiều lĩnh vực mới, sản phẩm mới để làm quen với nhiều hình thức thiết kế cũng như bố cục và cách thức mới.
Sau khi tiếp nhận sản phẩm mới, hãy toàn tâm toàn ý cho sản phẩm của mình và hoàn thành sản phẩm một cách tốt nhất. Sau khi hoàn thành, bạn hãy chia sẻ sản phẩm của mình với những giàu kinh nghiệm để tìm được lỗi sai cũng như phát triển thêm các điểm mạnh.
Học thêm mọi lúc mọi nơi
Tư duy thiết kế của bạn càng phát triển khi bạn chăm chỉ học hỏi và tích lũy kiến thức. Hiện nay, việc học thiết kế ngày càng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bởi bạn không chỉ học ở trung tâm mà còn có thể học ở trên Internet hoặc các khóa học online.
Học thêm những kiến thức mới sẽ giúp cho việc thiết kế của bạn được thuận lợi hơn
Trong đó, hình thức học online được nhiều người đánh giá cao bởi tính tiện lợi, chi phí rẻ, đặc biệt bạn có thể tiếp nhận kiến thức một cách tối đa. Đặc biệt, với những giảng viên giàu kinh nghiệm, bạn có thể phát triển tư duy một cách toàn diện.
Học cách vẽ phác thảo những thứ bạn thích
Nếu yêu thích một bông hoa, một con thú nhồi bông hay các hình họa chibi đáng yêu, hãy bắt tay vào và vẽ phác họa nó. Đây là cách không chỉ giúp bạn thỏa sức đam mê mà còn nâng cao khả năng thiết kế của bạn. Đặc biệt, trong quá trình vẽ phác thảo, bạn có thể sáng tạo nên nhiều tư duy thiết kế vô cùng ấn tượng và thu hút.
Học thêm chụp ảnh
Việc chụp ảnh có thể giúp cho yếu tố nghệ thuật trong bạn được phát triển tốt hơn. Đây cũng chính là nền tảng cho sự khả năng tư duy trong thiết kế được phát triển tốt hơn. Vì vậy, bên cạnh học thiết kế, hãy đầu tư cho tính nghệ thuật trong bạn nhiều hơn bằng việc học thêm nhiếp ảnh nhé!
Thực tế, việc phát triển tư duy thiết kế cần một quá trình kết hợp giữa học hỏi và thực hành. Vì vậy, để có được tư duy tốt nhất, bạn hãy cố gắng trau dồi kiến thức và thực hành thường xuyên để trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp nhé!
>> Tư duy thiết kế là gì? Các đặc điểm của tư duy thiết kế
>> Học thiết kế đồ họa ở đâu? Câu trả lời thỏa mãn nhất
>> Điểm mặt 5 phần mềm thiết kế đồ họa mà dân Designer không thể bỏ lỡ
25/09/2019
475 Lượt xem
Kiến thức “xương máu” về lý thuyết màu sắc Designer phải biết
Lý thuyết màu sắc là phần kiến thức quan trọng mà bất cứ Designer nào cũng cần phải nắm vững. Nhằm giúp bạn có thể nắm tất tần tật kiến thức về chủ điểm này từ A - Z, UNICA đã tổng hợp những thông tin “xương máu” trong bài viết dưới đây.
Hệ thống màu sắc trong thiết kế
Hệ thống màu sắc là phần lý thuyết quan trọng mà bất cứ nhà thiết kế nào cũng cần nắm vững. Theo lý thuyết màu sắc, có 2 hệ thống màu chính là additive (pha màu theo phép cộng màu) và subtractive (pha màu theo phép trừ màu).
Hệ thống màu additive
Hệ thống màu additive hay còn gọi là pha màu theo phép cộng màu. Theo đó, bất cứ vật nào phát hoặc tỏa ra ánh sáng đều được cộng lại với nhau. Cụ thể, người dùng sẽ tiến hành pha trộn các bước sóng khác nhau trong ánh sáng để tạo nên một màu mới. Qua phép cộng này, màu sắc tạo nên có thể sáng hơn hoặc nhạt hơn so với màu gốc.
Hệ thống màu additive được tạo nên từ việc cộng các màu sắc lại với nhau
Thông thường, màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương là 3 màu được sử dụng chủ điểm theo phép cộng màu. Đây cũng là 3 màu được sử dụng nhiều nhất trên màn hình. Cũng trong bảng cộng màu, màu trắng không phải là đơn kê mà sự kết hợp của các màu với nhau, còn màu đen thì hoàn toàn không sử dụng.
Hệ thống màu subtractive
Theo lý thuyết màu sắc, hệ thống màu subtractive hay còn được gọi là pha màu theo phép trừ màu. Hệ thống màu này được hoạt động trên cơ chế phản xạ màu sắc. Theo đó, thay vì đẩy ánh sáng ra ngoài thì màu sắc này lại chú trọng phải chiếu những bước sóng khác nhau lên thị giác của người xem.
Trong hệ thống màu subtractive, có ba màu chính là đỏ tươi, lục lam và vàng. Khác với additive, trong subtractive màu màu trắng hoàn toàn không sử dụng, còn màu đen là màu có sự kết hợp với các màu khác. Một số sắc tố có sẵn cũng thể đáp ứng được cho việc hấp thụ ánh sáng, vì vậy phải áp dụng mô sắc tố màu sắc khác.
Thành phần của màu sắc
Một kiến thức lý thuyết màu sắc cũng rất quan trọng mà các nhà thiết kế không thể bỏ qua đó chính là thành phần màu sắc. Cụ thể, bao gồm 3 thành phần chính sau đây:
Sắc độ (Hue)
Sắc độ là yếu tố đại diện cho một màu sắc cụ thể, xuất hiện tại một vị trí nhất định trên vòng thuần sắc. Và xung quanh vòng thuần sắc sẽ đề cập đến số độ của sắc độ. Ví dụ, màu vàng sẽ nằm ở vị trí giữa 50 và 60 độ, còn màu vàng đậm chuẩn thì sẽ nằm ở mức 56 độ, màu xanh thì nằm ở vị trí 120 độ.
Sắc độ là yếu tố đại diện cho một màu sắc cụ thể trên vòng thuần sắc
Độ sáng (Brightness)
Độ sáng của màu sắc thường được đề cập theo số liệu phần trăm từ 0 - 100%. Ví dụ, nếu để màu vàng ở vị trí 0% thì sẽ chuyển thành màu đen, và để có được màu vàng chuẩn thì phải nằm ở mức 100%.
Độ bão hòa (Saturation)
Độ bão hòa trong màu sắc là độ tụ của một màu nhất định. Do đó, nếu độ bão hòa càng thấp thì màu sắc tổng thể sẽ ít hơn, và nếu độ bão hòa bằng 0 thì màu sắc tổng thể có thể chuyển thành màu xám. Tương tự độ sáng thì độ bão hòa cũng được tính theo mức phần trăm từ 0 - 100%.
Khái niệm gam màu
Theo nhận định về lý thuyết màu sắc, gam màu là cách mô tả đầy đủ phạm vị của một màu sắc cụ thể mà hệ thống màu có thể mô phỏng được. Tuy nhiên, phạm vi phổ màu sắc trong RGB sẽ khác so với CMYK. Điều này là do tính chất của hệ thống khác nhau dẫn đến phạm vị phổ màu cũng khác nhau.
Gam màu là thước đo các màu sắc cụ thể trong hệ thống màu sắc
Bên cạnh đó, nhiều nhà thiết kế cũng đưa ra nhận định rằng, việc phổ màu khác nhau còn do màn hình công nghệ biểu thị màu sắc cũng như việc phản chiếu ánh sáng bị hạn chế. Từ đó làm giảm độ bão hòa và gây nên hiện tượng phổ màu không đều.
Khái quát chung về vòng thuần sắc
Vào thế kỷ 18, khái niệm vòng thuần sắc đã ra đời, nhằm giúp cho việc phân tích mối quan hệ giữa các màu sắc khác nhau được dễ dàng hơn. Cụ thể, những vòng đầu tiên sẽ vẽ các màu chính, thông qua các vòng, các màu sẽ được pha với nhau để tạo nên một tỷ lệ hoàn hảo để tạo thành các màu tam cấp và thứ cấp.
Cũng theo lý thuyết màu sắc, vòng thuần sắc sẽ cho người dùng thấy được các mối quan hệ màu với nhau, ví dụ màu kết hợp với nhau để tạo nên ánh sáng, màu tương tự nằm cạnh nhau, màu bộ ba (ba màu cũng đặt cạnh nhau, cách nha 120 độ trên vòng thuần sắc). Thông qua sự phối màu, nhà thiết kế có thể tạo nên những gam màu độc đáo, ấn tượng cho sản phẩm thiết kế của mình.
Với những kiến thức về lý thuyết màu sắc mà UNICA chia sẻ trong bài viết nêu trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập và làm việc của mình. Chúc ước mơ trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp của bạn sớm thành hiện thực.
>> Bảng màu nóng lạnh là gì? Các nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh
>> Bạn có biết 6 phần mềm thiết kế đồ họa 3D “đỉnh” nhất hiện nay?
>> Bố cục trong thiết kế đồ họa và những nguyên tắc bạn cần nắm
25/09/2019
886 Lượt xem