Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Thiết Kế

Hướng dẫn 4 cách đổ bóng trong AI đơn giản cho người mới thiết kế
Hướng dẫn 4 cách đổ bóng trong AI đơn giản cho người mới thiết kế Đổ bóng là một kỹ thuật thiết kế đồ họa giúp tạo ra hiệu ứng chiều sâu và thực tế cho các đối tượng. Trong Illustrator, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ và lệnh khác nhau để tạo ra các loại bóng đổ khác nhau cho các vật thể. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 4 cách đổ bóng trong AI đơn giản cho người mới thiết kế. Muốn biết chi tiết về từng cách này, mời bạn cùng Unica theo dõi nội dung dưới đây. Đổ bóng trong Illustrator là gì? Đổ bóng trong Illustrator là một hiệu ứng được áp dụng cho một hoặc một nhóm đối tượng cụ thể. Nó giúp tạo ra một hình ảnh mờ có màu sắc và hình dạng tương tự như đối tượng gốc, nhưng được dịch chuyển và phủ lên các nội dung khác. Đổ bóng giúp tạo ra sự tương tác giữa đối tượng và các yếu tố xung quanh, giúp tăng khả năng hiển thị và thu hút sự chú ý của người xem. Đổ bóng ai là 1 lệnh được sử dụng với mục đích tạo ra bóng đổ Cách đổ bóng trong AI bằng công cụ Drop Shadow Drop Shadow là một công cụ quan trọng trong Illustrator. Nó cho phép bạn tạo ra các loại bóng đổ có màu đơn sắc và không thể tạo ra bóng đổ dạng gương cho vật thể. Để sử dụng Drop Shadow, bạn làm theo các bước sau: - Bước 1: Chọn một hoặc một nhóm đối tượng mà bạn muốn áp dụng hiệu ứng Drop Shadow. - Bước 2: Từ thanh công cụ, bạn chọn Menu > Effect > Stylize > Drop Shadow. Chọn menu - Bước 3: Một bảng điều khiển Drop Shadow sẽ hiện ra, bạn thiết lập các thông số sau: + Bật Preview: Để xem trước kết quả đổ bóng thời gian thực. + Color/ Darkness: Chọn màu cho việc đổ bóng, thông thường là màu đen (Darkness). Nếu muốn chọn màu khác, chọn mục Color và chọn các màu trong bảng màu. + Settings: Điều chỉnh các thông số và chế độ sao cho phù hợp nhất, gồm: * Mode: Chế độ hòa trộn, nên chọn Normal để đổ bóng không làm đè lên các nội dung khác. * Opacity: Độ đậm và nhạt của đổ bóng. * Y Offset: Di chuyển đổ bóng theo hướng chiều dọc. * X Offset: Di chuyển đổ bóng dọc chiều ngang. * Blur: Độ nhòe của đổ bóng, càng cao thì bóng sẽ càng mờ và thực tế hơn. Thiết lập các thông số - Bước 4: Sau khi hoàn tất, nhấn OK để tạo bóng đổ. Ngoài đổ bóng, bạn cũng có thể tô màu gradient cho text hoặc hình ảnh để bức hình của mình thêm hấp dẫn và thu hút.  2. Cách tắt drop shadow trong ai Nếu bạn muốn tắt hiệu ứng Drop Shadow, bạn có thể thực hiện cách bỏ drop shadow trong illustrator như sau: - Bước 1: Chọn đối tượng mà bạn muốn loại bỏ hiệu ứng Drop Shadow. - Bước 2: Từ thanh Menu, chọn Window, nhấn chọn Appearance (Shift + F6). Nhấn chọn Appearance - Bước 3: Ở bảng Appearance, hãy chọn Drop Shadow > nhấn Delete hoặc nhấn tắt con mắt để ẩn chế độ đổ bóng. Chọn Drop Shadow Kết quả xóa bóng Thành thục Illustrator chỉ trong thời gian ngắn bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá Illustrator giúp bạn nắm được toàn bộ kiến thức từ A-Z về Illustrator, bao gồm cả các kiến thức nâng cao giúp bạn trở thành một design chuyên nghiệp. [course_id:600,theme:course] [course_id:758,theme:course] [course_id:3120,theme:course] Các cách đổ bóng trong AI khác Ngoài Drop Shadow, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ và lệnh khác để tạo shadow trong ai, ví dụ như: 1. Tạo bóng đổ trên mặt gương bằng Mask và Gradient Đây là một cách tạo ra bóng đổ dạng gương cho vật thể, giúp tạo ra hiệu ứng phản chiếu ánh sáng trên mặt phẳng. Để làm được điều này, bạn cần sử dụng công cụ Mask và Gradient. Các bước thực hiện như sau: - Bước 1: Tạo một hình chữ nhật màu đỏ làm nền cho vật thể. - Bước 2: Tạo một vật thể bất kỳ trên nền đỏ, ví dụ ở đây mình sẽ đặt hình ảnh của bộ mỹ phẩm O Hui. - Bước 3: Dùng công cụ Rectangle tool vẽ một background, để đưa background xuống bên dưới đối tượng bạn nhấn Ctrl + [. Đưa background xuống bên dưới đối tượng - Bước 4: Vẽ thêm một hình chữ nhật màu trắng, chỉnh thông số ở bảng Transparency như sau: + Opacity: 40% + Blend mode: Overlay Chỉnh thông số ở bảng Transparency Tiếp tục ấn tổ hợp Ctrl + [ để đưa hình chữ nhật màu trắng xuống bên dưới đối tượng. - Bước 5: Dùng Selection tool chọn đối tượng, ấn phím O (Reflect tool), giữ phím Alt và click vào cạnh bên dưới của đối tượng. Giữ phím Alt và click vào cạnh bên dưới của đối tượng - Bước 6: Khi bảng điều khiển Reflect tool hiện ra, bạn thiết lập các thông số như hình bên dưới rồi click chọn Copy. Chỉnh thông số rồi nhấn Copy Nếu ảnh copy ở cách xa vật thể chính thì bạn dùng công cụ selection tool (V) để chi chuyển gần lại nhưng vẫn chừa một khoảng trống nhỏ. Dùng công cụ selection tool (V) để chi chuyển gần lại nhưng vẫn chừa một khoảng trống nhỏ - Bước 7: Chọn panel Transparency, chọn Blend mode là Softlight và click đúp vào ô vuông có đường chéo để kích hoạt chế độ Opacity Mask. Kích hoạt chế độ Opacity Mask - Bước 8: Bỏ tích chọn ô Clip, dùng Rectangle tool (M) vẽ một hình vuông to hơn hoặc bằng phần bóng của đối tượng. Vẽ một hình vuông to hơn hoặc bằng phần bóng của đối tượng Ấn vào nút Gradient ở dưới ô stroke Ấn vào nút Gradient ở dưới ô stroke - Bước 9: Bạn mở panel Transparency bên phải và thiết lập như hình dưới đây Mở panel Transparency + Đối với chế độ màu RGB (File > Document Color > RGB Color) Phần tối của Gradient, bạn phải nhấn đúp vào rồi vào Swatches bên dưới, sau đó chọn màu đen ở đây. Lúc này bạn để ý phần dưới của bóng đổ đã bị che đi một phần. Bóng đổ đã bị che đi một phần + Đối với chế độ màu CMYK (File > Document Color > CMYK Color) Bạn không cần chọn màu đen từ Swatches, chỉ cần kéo thanh trượt để phần bóng đổ xuống đối tượng cân đối là được. Đây là kết quả: Kết quả tạo bóng đổ >>> Xem thêm: Pen Tool trong illustrator là gì? Cách dùng công cụ pentool trong Ai 2. Cách đổ bóng trong illustrator với công cụ Mesh Mesh là một công cụ giúp bạn tạo ra các hiệu ứng màu sắc phức tạp cho các vật thể. Bạn có thể sử dụng Mesh để tạo ra các loại bóng đổ có màu sắc và hình dạng phù hợp với vật thể. Phương pháp này phù hợp với bóng nhọn, cách tạo bóng trong ai cụ thể như sau: - Bước 1: Vẽ một bản sao của hình tam giác ngược và tô nó bằng màu nền chính (trong ví dụ này là màu trắng). Đặt bản sao như hình bên dưới: - Bước 2: Chọn công cụ Mesh Tool (U), sau đó bạn cần đặt một dấu chấm trên bản sao. Điểm này cần nằm gần phần đỉnh nhọn nhất của tam giác.  - Bước 3: Với hình dạng đã chọn, sử dụng Công cụ Mesh (U) để vẽ một điểm ở đúng vị trí. Đặt màu của bóng đến điểm này. - Bước 4: Nếu bạn lưu tệp trong EPS 10, thì 2 điểm ngoài cùng bên phải có thể được đặt thành độ mờ 0%. Tạo bóng đổ trong ai với công cụ Mesh 3. Tạo bóng trong ai bằng công cụ Blend Cách tạo đổ bóng này chỉ áp dụng cho vật thể được vẽ bằng Illustrator hoặc đối tượng vector. Còn nếu bạn dùng hình ảnh trên mạng hay được chụp từ máy ảnh thì không thể tạo bóng bằng công cụ Blend được. Để thực hiện đổ bóng, bạn có thể tham khảo  - Bước 1: Tạo chữ viết bằng type tool (T), ở đây mình chọn font chữ Montserrat. Tạo chữ viết bằng type tool (T) - Bước 2: Để convert chữ thành đối tượng thường, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + O. Sau đó, bạn copy lại màu bức tường và tăng độ tối cho chữ một chút. Copy lại màu bức tường và tăng độ tối cho chữ một chút Copy chữ ra bên ngoài, đổ màu đen và lại nhân đôi một lần nữa, sau đó sắp xếp như sau: Nhân đôi chữ  Layer bên dưới bạn để Opacity là 0%, ấn tổ hợp phím tắt Ctrl + [ hoặc chuột phải chọn Arrange > Send Backward Nhấn Send Backward Chọn cả 2 layer, nhấn phím tắt Alt + Ctrl + B hoặc chọn menu Object > Blend > Make Chọn Make Tiếp tục vào Object > Blend > Blend Option và điều chỉnh như sau: Chỉnh thông số trong Blend Option - Bước 3: Sau khi tạo được bóng đổ, bạn kéo chồng lên đối tượng chính mà mình đã tạo ở trên cho khớp với nhau. - Bước 4: Nếu phần bóng quá dài hoặc quá ngắn, bạn nhấn đúp vào nó và chỉnh lại vị trí của 2 layer này. Chỉnh vị trí của bóng - Bước 5: Dùng tổ hợp phím Ctrl + [ hoặc chuột phải chọn Arrange > Send Backward để đưa phần bóng này ra sau đối tượng chính. Đưa bóng ra sau đối tượng - Bước 6: Với phần Fill của chữ bạn có thể dùng Gradient và thiết lập như sau cho nó trông thật hơn. Thiết lập thông số Ở stroke, mình để khoảng 0.2 px, mã màu #a8a8a8. Và đây là kết quả đổ bóng chữ trong ai: >>> Xem thêm: Artboard là gì? Cách thêm và sử dụng Artboard trong Adobe Illustrator Cách chỉnh sửa bóng đổ cho đối tượng trong Ai Sau khi tạo drop shadow trong ai, bạn có thể chỉnh sửa bóng đổ theo ý muốn của mình. Cách chỉnh sửa các yếu tố của bóng đổ như sau: 1. Chỉnh sửa kích thước, hình dạng và vị trí của bóng đổ - Bước 1: Chọn vật thể có bóng đổ, sau đó chọn Menu > Object > Expand.  - Bước 2: Khi thấy một cửa sổ xuất hiện, bạn chọn Object và Fill, sau đó nhấn OK. Vật thể và bóng đổ sẽ được chuyển thành các đường cong riêng biệt. - Bước 3: Chọn công cụ Selection Tool (V), sau đó kéo các điểm điều khiển trên vật thể để thay đổi kích thước, hình dạng và vị trí của bóng đổ. Bạn có thể nhấn phím Shift để giữ nguyên tỷ lệ, hoặc nhấn phím Alt để kéo từ tâm ra ngoài. Chỉnh sửa kích thước, hình dạng và vị trí của bóng đổ 2. Chỉnh sửa hình dạng và góc của bóng đổ - Bước 1: Chọn công cụ Direct Selection Tool (A), sau đó kéo các điểm điều khiển trên bóng đổ để thay đổi hình dạng và góc của bóng đổ. Bạn có thể nhấn phím Shift để chọn nhiều điểm cùng một lúc, hoặc nhấn phím Ctrl để chọn từng điểm một. - Bước 2: Nếu bạn muốn tạo ra các hiệu ứng cong vẹo cho bóng đổ, bạn có thể chọn công cụ Warp Tool (Shift + R), sau đó kéo trên bóng đổ để tạo ra các hiệu ứng khác nhau. Bạn có thể điều chỉnh kích thước và cường độ của công cụ Warp Tool trong bảng Control. >>> Xem thêm: Bật mí cách tạo brush trong Ai nhanh nhất chỉ tốn 2 phút 3. Chỉnh sửa màu của bóng đổ - Bước 1: Chọn công cụ Eyedropper Tool (I), sau đó nhấp vào một màu khác trên trang để thay đổi màu của bóng đổ.  - Bước 2: Nhấn phím Shift + I để chuyển sang công cụ Measure Tool, sau đó kéo từ bóng đổ đến màu bạn muốn để xem giá trị RGB hoặc CMYK của màu đó. Hoặc bạn có thể chọn bóng đổ, sau đó chọn một màu khác trong bảng Swatches (Window > Swatches) hoặc bảng Color (Window > Color). Chỉnh màu bóng đổ Cách xóa bóng đổ Việc tạo bóng đổ sẽ giúp đối tượng của bạn có chiều sâu hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn lại cần xóa hiệu ứng này đi. Để làm điều này, bạn có thể dùng công cụ Drop Shadow hoặc Blend như gợi ý dưới đây: 1. Xóa bóng đổ khi dùng Drop Shadow - Bước 1: Chọn vật thể cần xóa hiệu ứng Drop Shadow - Bước 2: Sau đó chọn Menu > Effect > Stylize > Drop Shadow. Trong cửa sổ xuất hiện, bỏ chọn ô Preview và nhấn OK. Hiệu ứng Drop Shadow sẽ bị xóa khỏi vật thể. Hoặc bạn có thể chọn vật thể có hiệu ứng Drop Shadow, sau đó chọn Menu > Effect > Clear Appearance. Hiệu ứng Drop Shadow sẽ bị xóa khỏi vật thể. Dùng Drop Shadow xóa đổ bóng 2. Xóa bóng đổ khi dùng Blend - Bước 1: Chọn vật thể có hiệu ứng Blend - Bước 2: Chọn Menu > Object > Blend > Release. Hiệu ứng Blend sẽ bị hủy bỏ và bạn sẽ được hai vật thể riêng biệt. Loại bỏ hiệu ứng Drop Shadow Tổng kết Trong bài viết này, tôi đã hướng dẫn bạn 4 cách đổ bóng trong AI đơn giản cho người mới thiết kế, bao gồm tạo bóng đổ bằng công cụ Drop Shadow, tạo bóng đổ trên mặt gương bằng Mask và Gradient, tạo bóng đổ trong Illustrator với công cụ Mesh và tạo bóng đổ bằng công cụ Blend. Đồng thời, bạn cũng đã biết cách chỉnh sửa và xóa bóng đổ cho các vật thể trong Illustrator. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng thiết kế của mình với Ai Nếu ngay bây giờ bạn muốn nâng cao kiến thức chuyên môn Illustrator của mình thì tuyệt đối không được bỏ qua khoá học Illustrator đến từ các giảng viên, chuyên gia hàng đầu Unica sẽ bật mí cho bạn những mẹo, thủ thuật hay để thao tác thiết kế được những video chất lượng thu hút nhiều người xem hơn.
28/10/2019
17893 Lượt xem
Blend trong AI là gì? Cách dùng công cụ Blend Tool đơn giản
Blend trong AI là gì? Cách dùng công cụ Blend Tool đơn giản Blend trong AI là gì? Là một nhà thiết kế đồ họa mà không biết đến khái niệm này, cũng như cách sử dụng công cụ Blend Tool trong Illustrator. Điều này gây không ít khó khăn cho các bạn mới bước chân vào con đường thiết kế hội họa. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giúp các bạn giải quyết những khúc mắc trên. Blend màu trong AI là gì? Để hiểu về blend trong AI, mời bạn theo dõi phần khái niệm và ứng dụng của công cụ này ở phần dưới đây: 1. Khái niệm Blend màu trong AI hay còn gọi là chế độ hòa trộn trong ai. Đây là một kỹ thuật đổ màu trong ai để tạo ra các hiệu ứng chuyển sắc từ hai hoặc nhiều đối tượng có màu khác nhau. Blend màu có thể được áp dụng cho các hình dạng, đường cong, văn bản hoặc ảnh. Blend màu giúp tạo ra sự hài hòa, động và phong phú cho thiết kế của bạn. Blend trong illustrator là một công cụ giúp tạo ra vô số các đối tượng trung gian  2. Ứng dụng của công cụ Blend Tool trong AI Công cụ Blend Tool trong AI là một công cụ hỗ trợ bạn thực hiện kỹ thuật blend màu một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng công cụ này để: - Tạo ra các hiệu ứng ánh sáng, bóng, khối, gradient,... - Tạo ra các hình ảnh phức tạp từ các hình đơn giản. - Tạo ra các bảng màu phù hợp với thiết kế của bạn. - Tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật như linocut, line art,... Blend màu tạo ra hiệu ứng nghệ thuật Cách sử dụng blend tool trong Ai Bạn có thể dùng công cụ blend trong Ai vào nhiều trường hợp khác nhau. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết của Unica cho bạn tham khảo: 1. Áp dụng hiệu ứng Blend lên đối tượng Để áp dụng hiệu ứng Blend lên đối tượng, bạn cần có ít nhất hai đối tượng có màu khác nhau. Sau đó, bạn có thể làm theo các bước sau: - Bước 1: Chọn hai đối tượng cần blend. - Bước 2: Chọn công cụ Blend Tool (phím tắt W) hoặc vào Object > Blend > Make (phím tắt Ctrl + Alt + B). - Bước 3: Nhấp vào đối tượng thứ nhất và nhấp vào đối tượng thứ hai. Bạn sẽ thấy các đối tượng trung gian xuất hiện giữa hai đối tượng ban đầu. Áp dụng hiệu ứng blend lên đối tượng 2. Quản lý hộp thoại Blend Tool trong Illustrator Hộp thoại Blend Tool trong Illustrator cho phép bạn điều chỉnh các thông số của hiệu ứng Blend như số lượng, khoảng cách, hướng và kiểu blend. Để mở hộp thoại này, bạn có thể làm theo các cách sau: - Bước 1: Chọn công cụ blend tool ai và nhấn Enter. - Bước 2: Chọn đối tượng đã blend và vào Object > Blend > Blend Options. - Bước 3: Nhấp chuột phải vào đối tượng đã blend và chọn Blend Options. Trong hộp thoại Blend Options, bạn có thể thay đổi các thông số sau: - Spacing: Xác định kiểu blend của các đối tượng trung gian. + Smooth Color: Illustrator sẽ tự tính toán số lượng trung gian sao cho có sự chuyển sắc mượt mà nhất giữa hai đối tượng ban đầu. + Specified Steps: Bạn có thể tự nhập số lượng trung gian mong muốn. + Specified Distance: Bạn có thể tự nhập khoảng cách giữa các trung gian mong muốn. - Orientation: Xác định hướng của các trung gian. + Align to Page: Các trung gian sẽ được căn theo chiều dọc của trang làm việc (Artboard). + Align to Path: Các trung gian sẽ được căn theo hướng của đường nối giữa hai đối tượng ban đầu. Blend Tool Học Illustrator từ cơ bản đến nâng cao bằng cách tham gia khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn nhanh chóng làm chủ phần mềm Adobe Illustrator, có được nền tảng kiến thức cơ bản để tạo ra các sản phẩm thiết kế nâng cao và chủ động trong thiết kế. [course_id:263,theme:course] [course_id:1612,theme:course] [course_id:322,theme:course] 3. Quản lý hộp thoại blend option trong Ai Hộp thoại blend option trong Ai cho phép bạn thay đổi kiểu blend của các đối tượng trung gian. Để mở hộp thoại này, bạn có thể làm theo các cách sau: - Bước 1: Chọn công cụ blend tool illustrator và nhấn Shift + Enter. - Bước 2: Chọn đối tượng đã blend và vào Object > Blend > Expand. - Bước 3: Nhấp chuột phải vào đối tượng đã blend và chọn Expand. Trong hộp thoại Blend Option, bạn có thể thay đổi các kiểu blend sau: - Normal: Kiểu blend mặc định, không có hiệu ứng nào được áp dụng. - Darken: Kiểu blend làm tối màu sắc của các trung gian theo màu sắc của đối tượng ban đầu. - Multiply: Kiểu blend nhân màu sắc của các trung gian với màu sắc của đối tượng ban đầu, tạo ra hiệu ứng bóng tối. - Color Burn: Kiểu blend làm giảm độ sáng của màu sắc của các trung gian theo màu sắc của đối tượng ban đầu, tạo ra hiệu ứng cháy màu. - Lighten: Kiểu blend làm sáng màu sắc của các trung gian theo màu sắc của đối tượng ban đầu. - Screen: Kiểu blend lấy nghịch đảo của màu sắc của các trung gian và nhân với nghịch đảo của màu sắc của đối tượng ban đầu, tạo ra hiệu ứng ánh sáng. - Color Dodge: Kiểu blend làm tăng độ sáng của màu sắc của các trung gian theo màu sắc của đối tượng ban đầu, tạo ra hiệu ứng phản chiếu ánh sáng. - Overlay: Kiểu blend kết hợp giữa kiểu Multiply và kiểu Screen, tạo ra hiệu ứng tăng cường độ tương phản. - Soft Light: Kiểu blend giống như kiểu Overlay nhưng nhẹ nhàng hơn, tạo ra hiệu ứng ánh sáng mềm mại. - Hard Light: Kiểu blend giống như kiểu Overlay nhưng mạnh mẽ hơn, tạo ra hiệu ứng ánh sáng cứng rắn. - Difference: Kiểu blend lấy hiệu số giữa màu sắc của các trung gian và màu sắc của đối tượng ban đầu, tạo ra hiệu ứng âm bản. - Exclusion: Kiểu blend giống như kiểu Difference nhưng nhẹ nhàng hơn, tạo ra hiệu ứng xám bạc. - Hue: Kiểu blend giữ nguyên độ sáng và độ bão hòa của các trung gian, chỉ thay đổi màu sắc theo màu sắc của đối tượng ban đầu. - Saturation: Kiểu blend giữ nguyên độ sáng và màu sắc của các trung gian, chỉ thay đổi độ bão hòa theo màu sắc của đối tượng ban đầu. - Color: Kiểu blend giữ nguyên độ sáng của các trung gian, chỉ thay đổi màu sắc và độ bão hòa theo màu sắc của đối tượng ban đầu. - Luminosity: Kiểu blend giữ nguyên màu sắc và độ bão hòa của các trung gian, chỉ thay đổi độ sáng theo màu sắc của đối tượng ban đầu. Để quản lý các thuộc tính của công cụ Blend bạn hãy truy cập hộp thoại Blend Option 4. Tạo blend trong AI từ các hình khác nhau Bạn có thể tạo Blend từ các hình khác nhau để tạo ra các hiệu ứng hình ảnh độc đáo và phong phú. Ví dụ, bạn có thể tạo Blend từ một hình tròn và một hình vuông để tạo ra một hình bầu dục, hoặc tạo Blend từ một hình tam giác và một hình ngũ giác để tạo ra một hình sao. Để tạo Blend từ các hình khác nhau, bạn cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Vẽ ba hình có hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau, ở đây tôi sẽ vẽ hình tròn, vuông và hình ngôi sao. Vẽ ba hình khác nhau - Bước 2: Chọn hình vuông và hình tròn, sau đó vào Object → Blend → Blend Options và chọn Spacing là Smooth Color. Chọn Smooth Color - Bước 3: Sau khi thiết lập xong các thông số, bạn ấn OK, vào lại Object → Blend → Make Blend để blend màu giữa hai đối tượng. Blend màu giữa hai đối tượng Nếu đổi Spacing thành Specified Steps, bạn sẽ được chọn số Steps (bước) cụ thể, sau đó ấn OK và lặp lại thao tác Object → Blend → Make Blend. Đổi Spacing thành Specified Steps Blend với Spacing là Specified Steps - Bước 4: Cuối cùng chọn Spacing với Specified Distance, lệnh này sẽ cho phép người dùng chọn khoảng cách cụ thể. Đặt Specified Distance và 50px - Bước 5: Nếu muốn thêm một shape khác vào các đối tượng đã blend, bạn chỉ cần nhấn phím tắt W và click chuột trái vào đối tượng muốn thêm vào là xong. Chỉ cần nhấn phím tắt W và click chuột trái vào đối tượng muốn thêm vào là xong - Bước 6: Bạn có thể sử dụng Direct Selection Tool (phím tắt là A) để di chuyển các shape và thay đổi đường blend. Đổi đường blend - Bước 7: Để hủy lệnh blend trong ai, bạn vào Object, chọn Release. Chọn Release Ngoài ra, còn có một lệnh là Expand để tách tất cả các đối tượng nằm xen kẽ giữa hai hình ban đầu, bạn vào Object → Upgroup. Chọn Upgroup - Bước 8: Sau khi Expand hình, click chuột phải > chọn Ungroup. Giờ đây bạn có thể kéo mọi đối tượng nằm giữa 2 đối tượng này. Có thể kéo mọi đối tượng nằm giữa 2 đối tượng này 5. Tạo blend trong AI từ các hình có màu Gradient Bạn cũng có thể tạo Blend từ các hình có màu Gradient để tạo ra các hiệu ứng chuyển sắc phức tạp và sinh động. Ví dụ, bạn có thể tạo Blend từ một hình tròn có màu Gradient xanh và một hình tròn có màu Gradient đỏ để tạo ra một hình tròn có màu Gradient nhiều sắc. Để tạo Blend từ các hình có màu Gradient, bạn cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Tạo hai hình được tô màu Gradient giống nhau và đặt chúng cách nhau một khoảng. Tạo hai hình có màu Gradient giống nhau - Bước 2: Vào Blend Options và đổi Spacing sang Specified Distance, chọn số thấp trong khoảng 3-4px là xong. Đổi Spacing sang Specified Distance - Bước 3: Lặp lại thao tác Object → Blend → Make Blend là màu của hai đối tượng đã được hòa trộn với nhau. Kết quả hòa trộn màu 6. Sử dụng công cụ Blend để tạo Palette màu Một ứng dụng khác của công cụ blend trong AI là giúp bạn tạo ra các Palette màu phù hợp với thiết kế của bạn. Bạn có thể sử dụng công cụ này để tạo ra các dải màu chuyển sắc từ hai hoặc nhiều màu cho trước. Để sử dụng công cụ Blend để tạo Palette màu, bạn cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Tạo hai hoặc nhiều đối tượng có màu khác nhau và đặt chúng thành một hàng ngang hoặc dọc. Tạo hai khối màu khác nhau - Bước 2: Sau đó vào Blend Options> chọn Specified Steps. Bạn cần áp dụng nguyên lý -2, tức là nếu bạn muốn tạo ra 7 màu thì chỉ cần chọn Steps là 5. Chọn Specified Steps - Bước 3: Vào Object → Blend → Make Blend là bạn đã có một Palette màu riêng cho mình. Kết quả tạo màu Hướng dẫn cách blend màu trong Ai Ngoài việc blend các đối tượng vector, bạn cũng có thể blend các ảnh bitmap trong Illustrator. Bạn có thể sử dụng công cụ này để tạo ra các hiệu ứng hòa trộn ảnh độc đáo và nghệ thuật. Để hòa trộn 2 màu trong ai, bạn có thể sử dụng các cách sau: 1. Sử dụng Opacity Opacity là độ trong suốt của một đối tượng. Bạn có thể sử dụng Opacity để hòa trộn 2 màu bằng cách giảm độ trong suốt của ảnh trên cùng để hiển thị phần nào của ảnh dưới cùng. Muốn dùng chế độ hòa trộn trong illustrator này, bạn cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Đặt hai ảnh chồng lên nhau, ảnh muốn hiển thị nhiều hơn sẽ nằm dưới cùng. - Bước 2: Chọn ảnh trên cùng và điều chỉnh Opacity của nó bằng cách sử dụng thanh trượt hoặc nhập giá trị trong hộp số ở góc trên bên phải của màn hình làm việc. - Bước 3: Bạn sẽ thấy ảnh trên cùng trở nên mờ dần và hiển thị phần nào của ảnh dưới cùng. Dùng Opacity hòa trộn màu 2. Sử dụng chế độ blending mode trong Ai Blending Mode là chế độ hòa trộn màu trong ai của các lớp hoặc đối tượng. Bạn có thể sử dụng blending mode illustrator để hòa trộn 2 ảnh bằng cách thay đổi cách mà màu sắc của ảnh trên cùng tương tác với màu sắc của ảnh dưới cùng. Để blend trong AI bằng Blending Mode, bạn cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Đặt hai ảnh chồng lên nhau, ảnh muốn hiển thị nhiều hơn sẽ nằm ở bên dưới. - Bước 2: Chọn ảnh trên cùng và chọn Blending Mode cho nó bằng cách sử dụng menu xổ xuống hoặc nhấn Shift + Alt + phím chữ cái tương ứng với từng chế độ. - Bước 3: Bạn sẽ thấy ảnh trên cùng hòa trộn với ảnh dưới cùng theo chế độ đã chọn. Hòa màu bằng Blending Mode Các Blending Mode phổ biến trong Illustrator bao gồm: - Normal: Chế độ mặc định, không có hiệu ứng hòa trộn nào được áp dụng. - Darken: Chế độ hòa trộn làm tối màu sắc của các điểm ảnh theo màu sắc của điểm ảnh tương ứng trên lớp dưới. - Multiply: Chế độ hòa trộn nhân màu sắc của các điểm ảnh với màu sắc của điểm ảnh tương ứng trên lớp dưới, tạo ra hiệu ứng bóng tối. - Color Burn: Chế độ hòa trộn làm giảm độ sáng của màu sắc của các điểm 3. Sử dụng Layer Mask với công cụ Gradient Tool Layer Mask là một tính năng cho phép bạn ẩn hoặc hiện một phần của lớp bằng cách sử dụng màu đen và trắng. Bạn có thể sử dụng Layer Mask với công cụ Gradient Tool để tạo ra hiệu ứng hòa trộn 2 ảnh theo dạng gradient. Để blend trong AI bằng Layer Mask với công cụ Gradient Tool, bạn cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Đặt hai ảnh chồng lên nhau, ảnh muốn hiển thị nhiều hơn sẽ nằm dưới cùng. - Bước 2: Chọn ảnh trên cùng và tạo một Layer Mask cho nó bằng cách nhấn vào biểu tượng hình chữ nhật có hình tam giác trắng ở góc dưới bên phải của thanh Layers. - Bước 3: Chọn công cụ Gradient Tool (phím tắt trong Ai là G) và chọn kiểu gradient là Black, White trong thanh Options. - Bước 4: Nhấn và kéo chuột từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc mong muốn trên ảnh trên cùng. Bạn sẽ thấy ảnh trên cùng hòa trộn với ảnh dưới cùng theo dạng gradient từ đen sang trắng. Sử dụng Layer Mask với công cụ Gradient Tool 4. Hòa trộn tự động bằng Auto-Blend Layers Auto-Blend Layers là một tính năng cho phép bạn hòa trộn tự động các lớp được chọn theo một trong hai chế độ là Panorama hoặc Stack Images. Bạn có thể sử dụng Auto-Blend Layers để hòa trộn 2 ảnh một cách thông minh và chính xác. Cách blend trong AI bằng Auto-Blend Layers sẽ được thực hiện như sau: - Bước 1: Đặt hai ảnh chồng lên nhau, ảnh muốn hiển thị nhiều hơn sẽ nằm dưới cùng. - Bước 2: Chọn cả hai lớp chứa hai ảnh và vào Edit > Auto-Blend Layers. - Bước 3: Trong hộp thoại Auto-Blend Layers, chọn chế độ Panorama để hòa trộn các ảnh theo chiều ngang hoặc chọn chế độ Stack Images để hòa trộn các ảnh theo chiều dọc. - Bước 4: Nhấn OK và đợi Illustrator xử lý. Bạn sẽ thấy hai ảnh được hòa trộn một cách tự nhiên và liền mạch. Blend trong AI bằng Auto-Blend Layers Có thể tạo ra blend cho đường path hay không? Câu trả lời là CÓ. Bạn có thể tạo ra blend cho đường path hay các đường cong trong Illustrator. Bạn có thể sử dụng blend để tạo ra các hiệu ứng như vân sóng, vân xoắn, vân răng cưa, vân vân. Để blend theo đường path trong ai, bạn cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Tạo hai đường path khác nhau và đặt chúng cách nhau một khoảng. - Bước 2: Chọn công cụ Blend Tool và nhấp vào hai đường path lần lượt. - Bước 3: Bạn sẽ thấy các đường path trung gian xuất hiện giữa hai đường path ban đầu. Bạn có thể điều chỉnh số lượng, khoảng cách và kiểu blend của chúng bằng cách sử dụng hộp thoại Blend Options. Tạo ra blend cho đường path Lưu ý khi sử dụng công cụ blend trong Ai Khi sử dụng công cụ Blend Tool trong Illustrator, bạn cần lưu ý một số điểm sau: - Bạn có thể thay đổi thứ tự của các đối tượng được blend bằng cách kéo chúng lên hoặc xuống trong thanh Layers. - Bạn có thể thay đổi màu sắc, kích thước hoặc hình dạng của các đối tượng được blend bằng cách chọn chúng và sử dụng các công cụ khác như Selection Tool, Direct Selection Tool, Pen Tool,... - Có thể thay đổi hướng của các đối tượng trung gian bằng cách kéo các điểm điều khiển trên đường nối giữa hai đối tượng ban đầu. - Có thể thêm hoặc bớt các đối tượng vào chuỗi blend bằng cách nhấp vào chúng bằng công cụ Blend Tool hoặc xóa chúng bằng phím Delete. Lưu ý khi sử dụng công cụ Blend Tool Tổng kết Blend trong AI là một kỹ thuật tạo ra các hiệu ứng hình ảnh và chuyển sắc từ hai hoặc nhiều đối tượng có màu khác nhau. Blend màu trong AI có nhiều ứng dụng trong thiết kế đồ họa như tạo ra các hiệu ứng ánh sáng, bóng, khối, gradient, vân vân. Để sử dụng blend trong phần mềm AI, bạn có thể sử dụng công cụ Blend Tool hoặc bảng lệnh Blend. Bạn cũng có thể điều chỉnh các thông số của hiệu ứng blend bằng hộp thoại Blend Options và Blend Option. Bạn cũng có thể sử dụng blend cho đường path hay các ảnh bitmap trong Illustrator.  Bên cạnh đó, bạn đọc muốn nâng cao kiến thức hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học adobe illustrator tại Unica với sự hướng dẫn và giảng dạy từ chuyên gia hàng đầu, các bài giảng được thiết kế chi tiết bài bản, dễ hiểu giúp người học có thể áp dụng luôn vào trong công việc thiết kế của mình. Cảm ơn bạn đọc quan tâm và the dõi!
28/10/2019
13777 Lượt xem
Thủ thuật tạo Pattern trong illustrator đơn giản, chi tiết
Thủ thuật tạo Pattern trong illustrator đơn giản, chi tiết Pattern là thành phần quan trọng của bản thiết kế, nó giúp tạo nên sự khác biệt, sản phẩm của bạn trở nên độc đáo và thu hút sự chú ý của mọi người hơn. Nhờ khả năng tùy chỉnh linh hoạt và tính sáng tạo cao, hiện nay Pattern đang được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế. Để hiểu rõ hơn Pattern là gì? Tạo Pattern trong illustrator như thế nào? Bài viết sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Pattern trong Ai, hãy tham khảo ngay nhé. 1. Pattern trong Illustrator là gì? Nếu bạn là người học thiết kế hay đã sử dụng phần mềm Adobe Illustrator lâu chắc chắn không còn xa lạ gì với thuật ngữ Pattern nữa. Pattern trong Illustrator là một mẫu hình lặp lại được tạo từ một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng. Hiểu một cách đơn giản, Pattern trong Ai là các hình dạng, biểu tượng, hoa văn được lặp đi lặp lại nhiều lần ở trên một bề mặt. Pattern được sử dụng để tạo các hiệu ứng khác nhau. Vì vậy nó được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, không chỉ trong lĩnh vực thiết kế mà còn trong lĩnh vực thời trang, kiến trúc, nội thất, nhiếp ảnh,... Illustrator là một phần mềm thiết kế đồ họa chuyên vẽ bằng cách sử dụng các thuật toán Illustrator được sử dụng với mục đích chính là vẽ hình minh họa, hỗ trợ tạo nhân vật và phối cảnh phim hoạt hình. AI Illustrator sử dụng các thuật toán nhằm tạo ra các đối tượng khác nhau. Điều này giúp cho các sản phẩm của bạn có thể được lưu trữ và in ở mọi kích thước mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, IIIlustrator là một phần mềm có khả năng sao chép đối tượng vượt trội. Đặc biệt là khả năng sao chép thuộc tính đa dạng, hỗ trợ nhiều loại đối tượng khác nhau cụ thể là chỉnh sửa pattern trong ai.  >>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tạo 3d text illustrator chỉ mất 3 phút 2. Các loại Pattern trong thiết kế đồ họa Pattern là một công cụ thiết kế hữu ích được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng khác nhau mang lại sự độc đáo cho các thiết kế đồ họa. Trong thiết kế đồ hoạ, Pattern được phân ra thành rất nhiều loại khác nhau, tiêu biểu nhất đó là: 2.1. Geometric Pattern (Họa tiết dạng hình học) Pattern dạng hình học giống như một tấm lưới, điểm giao nhau giữa các đường thẳng chính là nơi đặt hoạ tiết. Kết quả Pattern cuối cùng sẽ dựa vào khoảng cách và cách sắp xếp hình trên tấm lưới ấy. Pattern dạng hình học có vô vàn biến thể khác nhau, bạn có thể kết hợp chúng theo nhiều cách khác nhau. Pattern hình học thường mang lại cảm giác trật tự, cân bằng và hiện đại. 2.2. All-over Pattern All-over Pattern là họa tiết được lặp lại trên toàn bộ bề mặt đối tượng. All-over pattern thường được sử dụng trong thiết kế thời trang, nội thất và nghệ thuật. All-over pattern có thể được tạo ra từ các hình dạng, màu sắc và họa tiết khác nhau. All-over pattern tạo ra cảm giác năng động, vui tươi, hoặc bí ẩn, sang trọng. Vì vậy, nó thường được sử dụng để tạo điểm nhấn cho thiết kế, hoặc để tạo sự thống nhất giữa các yếu tố trong thiết kế. Ví dụ Pattern trong thiết kế đồ hoạ 2.3. Floral Pattern Nhắc đến các hoạ tiết phổ biến nhất trong thiết kế, chắc chắn ai cũng nghĩ ngay đến hoa. Floral Pattern tức là sử dụng các hình dạng và màu sắc của hoa lá để tạo ra các họa tiết lặp đi lặp lại. Với mỗi màu sắc và cách sắp xếp hoạ tiết hoa khác nhau sẽ mang đến một phong cách riêng. Pattern hoa thường mang lại cảm giác nhẹ nhàng, nữ tính và tự nhiên. >>> Xem thêm: Curve là gì? Cách sử dụng curve trong illustrator như thế nào? 2.4. Communicative Pattern Communicative Pattern hay Pattern hình minh hoạ. Đây là những Pattern sử dụng trong danh thiếp, bao bì hay giao diện website. Communicative Pattern là một cách tuyệt vời để truyền tải thông điệp của bạn tới người xem. Ưu điểm của Communicative Pattern đó là không bị giới hạn về kiểu hoạ tiết. Vì vậy bạn có thể thỏa sức sáng tạo để giúp cho sản phẩm thiết kế của mình trông nổi bật và ấn tượng hơn. 2.5. Texture Pattern Texture Pattern là hoạ tiết hoa văn được lặp lại một cách cụ thể. Hoạ tiết hoa văn thường thấy ở trong thiết kế đồ hoạ bởi tính nghệ thuật cao, đồng thời tạo hiệu ứng thị giác tốt. Pattern hoa văn thường mang lại cảm giác độc đáo, sáng tạo và ấn tượng. Nếu bạn đang muốn tạo nên những bản thiết kế đầy tính nghệ thuật và có chiều sâu, hãy áp dụng Texture Pattern nhé. Hoạ tiết hoa văn trong thiết kế đồ hoạ 2.6. Kết hợp nhiều loại Pattern Ngoài những loại Pattern như trên đã chia sẻ còn có một số loại pattern khác như: pattern phong cách retro, pattern phong cách art deco, pattern phong cách tối giản,... Mỗi loại pattern đều có những đặc điểm và phong cách riêng, phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau. Bạn có thể kết hợp nhiều loại Pattern để tạo nên những bản thiết kế độc đáo và ấn tượng nhất. Học Illustrator từ cơ bản đến nâng cao bằng cách tham gia khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn nhanh chóng làm chủ phần mềm Adobe Illustrator, có được nền tảng kiến thức cơ bản để tạo ra các sản phẩm thiết kế nâng cao và chủ động trong thiết kế. [course_id:263,theme:course] [course_id:1612,theme:course] [course_id:322,theme:course] 3. Hướng dẫn chi tiết cách tạo Pattern trong Illustrator Để biết cách sử dụng pattern trong illustrator như thế nào? Mời bạn tham khảo từng bước tạo chất liệu trong illustrator mà chúng tôi chia sẻ sau đây. 3.1. Bước 1. Tạo mẫu Bước đầu tiên trong quá trình tạo Pattern trong Illustrator đó là tạo mẫu. Tạo ra một tệp mới với bảng vẽ hình vuông, sau đó chèn một tập hợp các biểu tượng vào đó. Lúc này bạn có thể chèn bất cứ biểu tượng hay hình khối nào mà bạn muốn. Cách thực hiện như sau: - Từ thanh menu chọn Window => Chọn Symbols. Trong bảng chọn hiển thị ra ở cuối bảng Symbol bạn chọn Symbol Libraries. Lúc này, bạn chọn bất cứ biểu tượng nào mà mình yêu thích bằng cách kéo vào nền. Lựa chọn biểu tượng symbol yêu thích 3.2. Bước 2. Nền phụ trợ Tiếp theo bạn cần tạo một hình chữ nhật bao quanh bản vẽ. Cách tạo như sau: Lựa chọn công cụ Rectangle Tool (hoặc sử dụng phím tắt M) => Sử dụng Ctrl + Shift + [ (đối với Window) hoặc Command + Shift + [ (đối với Mac Os) để cho hình chữ nhật xuống lớp cuối cùng. Chọn công cụ Rectangle Tool 3.3. Bước 3. Bảng điều khiển để tạo Pattern trong Illustrator Bước tiếp theo bạn cần chọn tất cả các đối tượng bên trong bản vẽ. Để chọn bạn sử dụng công cụ Selection Tool hoặc nhấn tổ hợp phím Command + A (hoặc Ctrl + A). Tiếp theo từ thanh menu bạn chọn Object => Chọn Pattern => Chọn Make để hiển thị bảng điều khiển để tạo Pattern trong Illustrator Thao tác hiển thị bảng điều khiển để tạo Pattern >>> Xem thêm: Artboard là gì? Cách thêm và sử dụng Artboard trong Adobe Illustrator 3.4. Bước 4. Tạo Pattern trong Illustrator Bước tiếp theo trong quá trình học cách sử dụng pattern đó là loại bỏ nền hình chữ nhật, mục đích của việc này là để giúp cho việc tạo Pattern trong Illustrator được dễ dàng và thuận lợi hơn. Cũng như để vùng làm việc không bị tương phản với màu trắng của artboard. Cách loại bỏ nền hình chữ nhật như sau: Bạn nhấn tổ hợp phím Command + Shift + H (hoặc Ctrl + Shift + H). Khi này, toàn bộ trường làm việc sẽ biến thành màu trắng giúp bạn dễ dàng thêm Pattern trong Ai. Sau khi loại bỏ nền xong bạn có thể dễ dàng di chuyển, xoay, sao chép và thay đổi kích thước các biểu tượng cho đến thu về được một mẫu hoa văn đúng như mong muốn. Tạo Pattern trong Ai 3.5. Bước 5. Lưu Pattern trong Illustrator Sau khi tạo Pattern xong bạn tiến hành lưu kết quả. Để lưu Pattern trong Illustrator bạn thực hiện như sau: Tại bảng Pattern Options tiến hành đặt tên cho mẫu, sau đó nhấn Done ở phía dưới thanh menu. Lưu Pattern trong Illustrator 3.6. Bước 6. Làm việc với Pattern trong Illustrator Sau khi bạn đã áp dụng mẫu họa tiết cho hình chữ nhật thành công, bạn cần chuyển đến menu Object => Chọn Expand. Tại cửa sổ xuất hiện bạn chọn OK. Khi này mẫu đã trở thành một đối tượng vectơ trong một mặt nạ. Nếu bạn muốn đưa mẫu ra khỏi mặt nạ thì thực hiện như sau: Chọn Ungroup => nhấn chuột phải và chọn công cụ Release Clipping Mask. Chọn Ungroup để đưa mẫu ra khỏi mặt nạ 3.7. Bước 7. Chỉnh sửa Pattern Sau khi đã hoàn thành xong quá trình tạo Pattern trong Illustrator, cuối cùng bạn cần chỉnh sửa lại. Ở giai đoạn chỉnh sửa, bạn có thể dừng, nhóm các đối tượng và lưu chúng ở định dạng cần thiết (thường là EPS10). Trường hợp bạn là người vẽ minh họa chuyên nghiệp và cao cấp, tôi khuyên bạn mua để sử dụng lệnh Super Magic Eraser, tập lệnh này giúp tự động mất tất cả các lỗ hổng. Các phần không cần thiết của các phần tử và mặt nạ cũng tự động biến mất. Điều này tức là bản thiết kế của bạn sẽ trở nên thoáng, rộng và thoải mái hơn nhiều khi sử dụng. >>> Xem thêm: Tìm hiểu về lasso tool trong illustrator từ cơ bản tới nâng cao 4. Hướng dẫn đổi màu Pattern trong Ai Nếu bạn muốn tạo Pattern của mình trông thú vị và độc đáo hơn, bạn có thể đổi màu Patern. Cách đổi màu pattern trong illustrator như sau: - Đầu tiên bạn cần tắt màu trắng của nền bằng cách: Sử dụng phím tắt Command + Shift + H (hoặc Ctrl + Shift + H) => Chọn Rectangle Tool để tạo một hình vuông có kích thước bằng bản vẽ => Thực hiện thao tác Command + Shift + [(hoặc Ctrl + Shift + [) để chuyển hình vuông ra phía sau => tô lại nó trong một màu sắc phù hợp hơn. Đổi màu Pattern trong Ai - Tiếp theo, bạn sử dụng công cụ Recolor Artwork. Từ thanh menu bạn chọn Edit => Chọn Color Correction => Chọn Recolor Artwork. Cửa sổ công cụ xuất hiện, tại chỗ Assign hoặc trên bánh xe màu trong tab Edit bạn tiến hành thay đổi màu sắc. 5. Một số lưu ý bạn cần nhớ khi tạo Pattern trong Ai Trong quá trình tạo chất liệu trong illustrator bạn cần lưu ý một số những vấn đề sau: - Chọn đối tượng phù hợp: Đối tượng để tạo pattern phải có kích thước đủ lớn để có thể nhìn rõ các chi tiết và đảm bảo pattern lặp lại một cách liền mạch. - Chọn loại pattern phù hợp: Có nhiều loại pattern khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và hiệu ứng riêng. Bạn nên chọn loại pattern phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ, nếu bạn muốn tạo pattern để dùng làm nền, bạn nên chọn loại pattern có kích thước lớn và có màu sắc hài hòa. - Tùy chỉnh các thuộc tính của pattern: Bạn có thể tùy chỉnh các thuộc tính của pattern, chẳng hạn như kích thước, khoảng cách lặp lại và hướng. Việc tùy chỉnh các thuộc tính của pattern sẽ giúp bạn tạo ra các pattern độc đáo và phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. - Thử nghiệm các kết hợp khác nhau: Bạn nên thử nghiệm các kết hợp khác nhau để tìm ra kết hợp phù hợp nhất cho mình. 6. Kết luận Trên đây là chi tiết cách tạo Pattern trong Ai mà Unica chia sẻ với bạn. Với những chia sẻ này có thể thấy, cách tạo Pattern trong Illustrator khá đơn giản phải không nào. Ngoài công cụ Pattern, Adobe Illustrator còn vô vàn công cụ khác giúp bạn thực hiện hóa ý tưởng của mình. Do đó, bạn hãy chăm chỉ thực hành và tìm hiểu thêm nhiều kiến thức trong các khoá học adobe illustrator để thành thạo các công cụ trong AI nhé!  Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
28/10/2019
9002 Lượt xem
2 cách thiết kế Poster thu hút người xem từ cái nhìn đầu tiên
2 cách thiết kế Poster thu hút người xem từ cái nhìn đầu tiên Poster là một tác phẩm nghệ thuật được thiết kế để truyền đạt thông tin sản phẩm đến người xem. Cách thiết kế Poster mà tạo được ấn tượng, cuốn hút mọi người sẽ là chiếc chìa khóa giúp các sự kiện, truyền thông của các cửa hàng, doanh nghiệp thành công. Hãy cùng UNICA tìm hiểu cách làm Poster thu hút trong bài viết dưới đây nhé! Cách thiết kế Poster bằng phần mềm Photoshop Bước 1: Tải ảnh background Đầu tiên, bạn hãy tải ảnh nền vào phần mềm Photoshop bằng phím tắt Ctrl + O . hoặc vào File, chọn Open. Để bắt đầu chỉnh sửa, thay đổi kích thước cỡ ảnh, bạn bấm phím tắt Ctrl + T (Transform). Và để thay đổi màu nền ảnh, bạn chọn nhấn Ctrl + I (Invert) hoặc lựa chọn màu tại Color Overlay bằng cách vào Layer, chọn Layer Style.  Bạn tải ảnh nền vào phần mềm Photoshop bằng phím tắt Ctrl + O Bước 2: Tải ảnh trung tâm - Nếu chỉ có một tấm ảnh thì Poster sẽ thật đơn điệu đúng không nào! Nên bạn hãy tải thêm 1 tấm ảnh nữa và điều chỉnh kích thước phù hợp. Khi đã tải ảnh xuống, bạn thực hiện các thao tác như bước 1 nhé! - Bạn tạo độ bóng từ thanh Layer, nhấp chuột phải vào Drop Shadow và chọn Create Layer. - Sau đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + T (Transform) và nhấp chuột phải và chọn Warp. Lúc này, bạn có thể uốn cong, bóp méo tùy theo ý thích để hình ảnh nhìn tự nhiên và ấn tượng hơn. Cuối cùng, bạn nhấn Enter để kết thúc và lưu thay đổi mới. Xem thêm: Học Illustrator từ căn bản đến nâng cao Bước 3: Thêm chi tiết điểm nhấn - Với cách thiết kế Poster bằng phần mềm Photoshop, bạn chọn công cụ Rectangle Tool, rồi tạo 1 Layer mới. Sau đó, chọn Transform (Ctrl T) để chỉnh kích cỡ thành hình vuông. - Tiếp theo, bạn di chuyển hình vuông này ra chính giữa poster. - Nếu muốn che phủ một phần diện tích mà bạn muốn, thì hãy Tạo Layer Mask. Layer Mask sẽ giúp che phủ một phần diện tích mà bạn muốn. Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + N để tạo Layer thường. Để tạo Layer Mask, bạn hãy chọn icon hình cờ Nhật Bản ở thanh công cụ góc phải của giao diện. + Với Layer bên trái (Layer thường), bạn hãy chọn Brush màu đen, sau đó nhấn tổ hợp phím Alt + Backspace để đổ màu đen cho toàn bộ Layer. + Với Layer bên phải (Layer Mask), bạn hãy chọn Brush màu trắng rồi vẽ vào phần diện tích hình vuông mà bạn muốn hiện lên trên poster.  >> Tip hay giúp bạn áp dụng chuẩn xác tỷ lệ vàng trong thiết kế Bước 4: Chèn chữ - Để chèn chữ, bạn chọn biểu tượng chữ T trên thanh bên trái (Type) và thêm nội dung chữ mà bạn muốn. Lời khuyên dành cho bạn đó là chọn phông chữ Montserrat và Bold đậm. Để chỉnh sửa cỡ chữ phù hợp, bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + T. Và để làm nổi bật những nội dung quan trọng, bạn có thể chọn một loại phông chữ cách điệu hơn như Have Heart. Bước 5: Lưu file Có 2 cách để lưu File như sau: - Cách 1: Lưu File mềm bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + S, đây là loại file có định dạng PSD, khi lưu về sau này bạn vẫn có thể chỉnh sửa. - Cách 2: Lưu File cứng bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + S hoặc vào File > Save As > chọn định dạng JPEG hoặc PNG. Hai định dạng này là loại File cứng, tức là bạn sẽ lưu thiết kế vĩnh viễn và không thể chỉnh sửa được nữa. Cách làm Poster từ phần mềm Illustrator Bước 1: Khởi động phần mềm Illustrator - Đầu tiên, bạn Click vào New hoặc nhấn Control + N (Windows) hay Command + N (Mac OS). Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn File > New. Sau đó, chọn một thẻ mục lục ở trên như: Mobile, Web… Tiếp theo, bạn chọn cài đặt sẵn của thư mục trống. Bạn cũng có thể thiết kế Poster bằng phần mềm Illustrator Bước 2: Tạo một vài chỉnh sửa cơ bản - Khi bạn đã chọn 1 tiêu đề ở bảng vẽ, hãy thay đổi chúng. Quá trình chỉnh sửa này rất nhanh gọn, chỉ tốn của bạn vài click mà thôi. Bạn nhấn 3 lần vào đoạn Text hoặc kéo chúng theo dòng để chọn toàn bộ. Sau đó, sử dụng bảng Control phía trên màn hình để chỉnh sửa font, kích cỡ và style. - Với cách thiết kế Poster bằng Illustrator, bạn hãy thử một vài font chữ mới từ thư viện Adobe Typekit. Tuy nhiên, bạn cần phải sở hữu tài khoản thành viên Creative Cloud. Sau đó, click chọn đoạn văn bản. Vào menu kéo font chữ trong bảng Control, rồi chọn Add Fonts from Typekit. Bước 3: Đặt một ảnh nền cho Title - Tiếp theo, bạn chọn File > Place, đi tới tấm ảnh mà bạn muốn sử dụng, bỏ lựa chọn mục Link và click Place. Với con trỏ chuột được tải, bạn hãy nhấn và giữ để bức ảnh bao quát cả mảng vẽ. - Bạn có thể điều chỉnh lại vị trí của ảnh sau khi đặt xuống bằng cách chọn công cụ Selection trong bảng Tool, sau đó click và kéo từ trung tâm bức ảnh. Bước 4: Điều chỉnh cài đặt  - Khi bắt đầu với một cài đặt có sẵn thì bạn đang sử dụng cài đặt tốt nhất cho sản phẩm của mình bao gồm: số đo chính xác, trạng thái màu và độ phân giải. Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh cài đặt này bằng cách sử dụng công cụ Preset Details ở phía bên phải để thay đổi các mục. Như vậy, bạn đã hoàn thành cách thiết kế Poster bằng phần mềm Illustrator. >> Tổng hợp 6 phần mềm thiết kế Poster đẹp mắt cho người mới bắt đầu >> Phối màu chuẩn đẹp trong thiết kế theo bảng màu tương phản Qua bài viết này, UNICA đã cung cấp cho bạn 2 cách thiết kế Poster bằng phần mềm Photoshop và Illustrator. Với 2 phần mềm làm Poster trên, bạn hoàn toàn có thể tự tay thiết kế một sản phẩm Post ấn tượng. Chúc bạn thành công!
28/10/2019
909 Lượt xem
Kerning là gì? Phân biệt Kerning, Leading và Tracking 
Kerning là gì? Phân biệt Kerning, Leading và Tracking  Kerning là gì? là câu hỏi của nhiều bạn khi mới bắt đầu làm quen với lĩnh vực thiết kế. Ngoài thuật ngữ Kerning thì các nhà thiết kế còn phải nắm được cách phân biệt giữa Kerning, Tracking và Leading. Nếu bạn chưa có được những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!  Kerning là gì?  Trong thiết kế, Kerning là thuật ngữ được sử dụng để chỉ khoảng cách giữa các ký tự với nhau trong cùng một font chữ. Như vậy, nếu không có Kerning, các ký tự sẽ được đặt liền mạch với nhau. Còn đối với một font chữ, nếu áp dụng Kerning thì các ký tự có thể chồng chéo lên nhau theo chiều dọc. Điều này có nghĩa là, các ký tự không thực sự dính chặt vào nhau, mà thay vào đó 2 ký tự sẽ được cùng chung một không gian dọc.  Kerning là thuật ngữ dùng để chỉ khoảng cách giữa các ký tự với nhau trong cùng một font chữ Ví dụ, ký tự A và B được đặt cạnh nhau và nếu chồng chéo lên nhau thì sẽ chiếm ít không gian của thiết kế. Trong trường hợp Kerning được sử dụng cho 2 ký tự, nhà thiết kế có thể vẽ một đường thẳng bắt đầu từ phần trên cùng bên trái của chữ B, đồng thời đi qua phần bên phải của chữ A.  Có thể thấy, Kerning thực sự hữu ích trong thiết kế, bởi nó cho phép người dùng đặt được nhiều văn bản trong một không gian nhất định. Đặc biệt, đối với những bài báo, tạp chí cần được sắp xếp trong cùng một không gian trên trang giấy. Hiện nay, việc sử dụng Kerning đối với các ký tự vô cùng dễ dàng, bởi nó được tích hợp trong nhiều chương trình chỉnh sửa văn bản cũng như phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, điển hình nhất là Adobe Photoshop. Hầu hết các phần mềm này đều được tích hợp tính năng nâng cao nên quá trình sử dụng vô cùng dễ dàng.  Phân biệt Kerning, Leading và Tracking  Kerning Tracking Leading là 3 thuật ngữ mà bạn cần tìm hiểu để tránh trường hợp bị nhầm lẫn cũng như cách sử dụng chúng. Tìm hiểu về Kerning  Sau khi đã nắm được Kerning là gì thì nhà thiết kế cần tìm hiểu kỹ hơn về Kerning, nhằm phân biệt được rõ ràng giữa thuật ngữ này với Leading và Tracking.  Nhắc đến Kerning, người ta sẽ nghĩ ngay đến khoảng cách giữa 2 chữ cái. Do đó, nếu đặt quá gần nhau thì sẽ không thể đọc được, còn nếu đặt quá xa nhau thì sẽ y hệt như chữ viết. Thậm chí, một số chữ cái có khoảng cách rộng hoặc hẹp hơn thì sẽ khiến cho người đọc cảm thấy khó chịu và không thể lĩnh hội được toàn bộ thông tin.  Đối với Kerning, có 2 kiểu hỗ trợ chính như sau:  - Optical: Đây là kiểu hỗ trợ giúp điều chỉnh khoảng cách giữa các cặp ký tự một cách tự động thông qua các thuật toán. Do tính chất tự động nên kiểu chữ thiết kế không được như ý đồ mà nhà thiết kế đặt ra từ ban đầu. Còn trong trường hợp không được hỗ trợ sẵn Kerning tiếng Việt thì Optical chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.  - Metrics: Nếu như bạn muốn tự điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự thì nên sử dụng công cụ hỗ trợ Metrics. Tuy nhiên, công cụ này chỉ có thể sử dụng trong trường hợp được hỗ trợ Kerning.  Trong Kerning, có 2 dạng hỗ trợ thông dụng là Optical và Metrics Cách điều chỉnh Kerning trong Photoshop: - Cách 1: Tự điều chỉnh thông qua bảng character palette (window - character), trong đó trường Kerning nằm ở dưới dạng type size.  - Cách 2: Sử dụng con trỏ và đặt vào giữa các chữ cái bạn muốn kerning. Sau đó, giữ phím Option (MAC) hoặc Alt (Windows). Tiếp theo, dùng mũi tên hướng để di chuyển chữ cái sang trái hoặc sang phải cho đến khi vừa ý của bạn.  Trở thành chuyên gia Sketchup bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3D của SketchUp, nắm được tư duy thiết kế mô hình 3D nội thất, xây dựng, hoàn thiện bản vẽ 3D từ phác thảo ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh,... [course_id:2647,theme:course] [course_id:891,theme:course] [course_id:1177,theme:course] Tìm hiểu về Leading  Tương tự như một phần trong khái niệm Kerning là gì, Leading là một khía cạnh của thiết kế, quyết định đến việc văn bản sẽ được chia đều theo chiều dọc. Như vậy, trong trường hợp nội dung có nhiều dòng văn bản thì Leading sẽ đảm bảo khoảng cách giữa các dòng chữ, sao cho tạo được một khoảng trống thích hợp. Điều này sẽ giúp cho văn bản được rõ ràng và khoa học hơn.  Việc điều chỉnh phông chữ Leading trong Photoshop rất đơn giản. Đầu tiên, bạn mở bảng character palette (Window - Character) sau đó thay đổi số trong trường Leading như bình thường. Một mẹo nhỏ mà bạn nên áp dụng đó chính là làm nổi bật văn bản trước khi tiến hành điều chỉnh nó.  Tìm hiểu về Tracking  Nhiều nhà thiết kế và người dùng thường nhầm lẫn giữa Kerning và Tracking , tuy nhiên 2 thuật ngữ này cũng có một số điểm khác nhau. Cụ thể, Tracking thực hiện điều chỉnh khoảng cách trong toàn bộ từ. Và người dùng có thể sử dụng Tracking khi đã xác định khoảng cách giữa mỗi chữ cái và muốn thay đổi các văn bản cùng lúc.  Tracking thực hiện điều chỉnh khoảng cách trong toàn bộ từ Mặt khác, Tracking còn được sử dụng để lấp đầy các khoảng trống trong cùng một không gian lớn nhỏ khác nhau, sao cho phù hợp với các thông số của văn bản. Trong quá trình thay đổi Tracking, bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố vì có thể gây khó khăn cho người đọc. Vậy nên hai khái niệm tracking and kerning rất nhiều sẽ nhầm lẫn. Có thể thấy, thuật ngữ Kerning là gì không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ. Các bạn có thể nắm vững những thông tin nêu trên, nhằm giúp cho quá trình thiết kế sản phẩm được nhanh chóng, dễ dàng và đẹp mắt hơn. Còn rất nhiều kiến thức marketing mới mà bạn chưa biết hãy nhanh tay đăng ký các khoá học marketing để biết thêm thật nhiều kiến thức cho mình. >> Bố cục trong thiết kế đồ họa và những nguyên tắc bạn cần nắm >> Tip hay giúp bạn áp dụng chuẩn xác tỷ lệ vàng trong thiết kế >> Hướng dẫn 2 cách thêm Font chữ tiếng Việt vào phần mềm Photoshop cực đơn giản
28/10/2019
11638 Lượt xem
Mách bạn các ứng dụng cơ bản của màu Pastel
Mách bạn các ứng dụng cơ bản của màu Pastel Màu Pastel là thuật ngữ không quá xa lạ đối với những người chuyên về thiết kế, bởi đây là mẫu màu khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Vậy, màu Pastel được sử dụng chủ yếu trong những lĩnh vực nào? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.  Màu Pastel là gì?  Trước khi tìm hiểu về ứng dụng của màu Pastel thì bạn cần nắm được thực chất màu Pastel là gì, bởi nhiều nhà thiết kế “gà mờ” vẫn còn khá non trẻ về khái niệm này.  Theo định nghĩa cơ bản, màu pastel biểu đạt nhiều nghĩa khác nhau như: chì màu, màu xanh nhạt của cây, phấn màu… Hay hiểu một cách đơn giản, màu Pastel là những màu có tông phấn nhạt, mang lại cảm giác dịu mắt và dễ chịu cho người xem. Cũng chính điều này mà nhiều người ưu ái gọi tông màu này là đại diện cho sự nhẹ nhàng và tinh khiết. Một số tông màu Pastel được ưu thích nhất là: vàng, cam, xanh lá, xanh dương, hồng. Màu Pastel là những màu có tông phấn nhạt, giúp mang lại cảm giác dễ chịu cho người xem Trong bảng màu thiết kế, Pastel được chia thành 2 nhóm màu chính là ấm áp và dịu mát. Trong đó, tông màu ấm áp bao gồm: vàng sáng, xanh quả bơ, coral, còn tông màu dịu mát thì gồm các màu như: hồng, xanh dương baby, xanh bạc hà, tím Lavender.  Tham khảo thêm khóa học chuyên nghiệp về thiết kế: Thiết kế Web chuẩn SEO bằng Woldpress cho người mới bắt đầu Tính ứng dụng của màu Pastel  Trong thời trang  Ứng dụng đầu tiên cũng là ứng dụng rộng rãi, phổ biến nhất của màu Pastel đó chính là trong thời trang. Gam màu được nhiều tín đồ thời trang đặc biệt yêu thích và trở thành xu hướng trong những thập niên về trước. Sở dĩ có điều này vì tông màu Pastel mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch nhưng cũng không kém phần sang trọng.  Đến thời kỳ hiện đại, màu Pastel ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang bởi dễ mix đồ. Một số bảng màu Pastel được sử dụng nhiều nhất là: xanh biển nhạt, tím nhạt, màu da, hồng phấn, xanh ngọc, vàng nhạt. Để bộ đồ của bạn tạo được điểm nhấn thì bạn nên sử dụng những phụ kiện đậm màu đi kèm. Thực tế, quần áo được thiết kế theo gam màu Pastel thường chỉ thích hợp với nữ giới bởi sự nhẹ nhàng và nữ tính. Đặc biệt, vào mùa lạnh, nếu bạn sử dụng những bộ đồ có gam màu Pastel sẽ giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng, thay vì nặng nề, nhiều tầng như những gam màu đậm.  Màu Pastel được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang Đặc biệt, đối với những cô gái có làn da trắng thì màu pastel chính là sự lựa chọn hoàn hảo, bởi đây chính là gam màu giúp tôn da cực hữu hiệu. Đây cũng chính là lý do mà nhiều nhà thiết kế ưu ái gọi màu Pastel là kẹo ngọt.  Trong nội thất  Không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang, màu pastel còn được ứng dụng cả trong lĩnh vực nội thất và ngày càng trở nên thịnh hành. Trong đó, 2 phong cách sử dụng bảng màu Pastel nhiều nhất đó chính là Retro và Vintage trong những thập niên 50 - 60. Cho đến thời kỳ hiện đại, màu Pastel vẫn được ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất.  Và tông màu này vẫn được chia theo từng phong cách nội thất riêng, ví dụ có một thời gian, màu pastel đơn thuần chỉ có màu xanh và màu hồng được sử dụng chủ yếu trong các căn phòng của trẻ em. Còn đến thời nay, màu pastel lại được sử dụng khá nhiều trong thiết kế rèm cửa, ghế sofa.  Sự thay đổi màu sắc trong thiết kế màu sắc còn được thể hiện trong các vật dụng nhà bếp. Điển hình nhất đó chính là bát đĩa, nếu như trước đây, vật dụng này chỉ sử dụng 2 màu chủ yếu là trắng và đen thì nay trở nên đa dạng hơn với những gam màu Pastel được mix với nhau. Và những bạn yêu thích gam màu nữ tính, nhẹ nhàng thì vẫn hoàn toàn có thể sử dụng màu pastel để trang trí cho phòng khách của mình. Một số màu Pastel trong trang trí nội thất mà bạn có thể sử dụng như: trắng, vàng, hồng, xanh lá, xanh dương.  >> Quy tắc sử dụng màu nóng trong thiết kế nội thất Màu Pastel mang lại sự đột phá hoàn hảo cho lĩnh vực thiết kế nội thất Trong thiết kế đồ họa  Thiết kế đồ họa cũng là lĩnh vực không nằm ngoài sự ảnh hưởng của gam màu Pastel. Một số lĩnh vực trong thiết kế đồ họa sử dụng màu Pastel nhiều nhất đó chính là: thiết kế web, logo, poster, minh họa sách…  Sở dĩ màu Pastel được sử dụng nhiều trong thiết kế đồ họa bởi nó mang lại sự độc đáo và ấn tượng, đặc biệt là thiết kế logo. Một số sản phẩm thiết kế đồ họa yêu cầu sự tự nhiên, pha lẫn chút ngộ nghĩnh, đáng yêu thì màu Pastel chính là sự lựa chọn hoàn hảo, nó sẽ giúp cho sản phẩm của bạn nổi bật hơn bao giờ hết.  Riêng lĩnh vực thiết kế bìa sách thì màu pastel ưu tiên sử dụng cho những tác phẩm mang phong cách nhẹ nhàng, hơi hướng đượm buồn và trầm lắng. Những cuốn sách về mùa thu, mùa đông cũng rất thích hợp để sử dụng gam màu này.  Qua bài viết mà UNICA chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn đã nắm được khái niệm màu Pastel là gì, cũng như tính ứng dụng của bảng màu này trong từng lĩnh vực cụ thể. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ thực sự cần thiết cho công việc và học tập của bạn.  >> Phối màu chuẩn đẹp trong thiết kế theo bảng màu tương phản >> Bảng màu nóng lạnh là gì? Các nguyên tắc phối màu trong bảng màu nóng lạnh
28/10/2019
801 Lượt xem
Stroke trong illustrator – Hướng dẫn sử dụng Stroke trong Ai
Stroke trong illustrator – Hướng dẫn sử dụng Stroke trong Ai Trong quá trình là việc với phần mềm Adobe Illustrator chắc chắn bạn không còn xa lạ gì với 2 yếu tố là Fill và Stroke nữa. Fill là phần màu nền bên trong của đối tượng còn Stroke là màu viền. Để biết cụ thể Stroke trong Illustrator là gì? Cách sử dụng như thế nào hợp lý? Trong bài viết sau Unica sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, cùng khám phá để có câu trả lời cho mình nhé. 1. Stroke là gì? Stroke trong Illustrator hay còn được gọi với cái tên Stroke AI. Đây là một khái niệm để chỉ đường viền của đối tượng cụ thể. Nói theo cách khác, Stroke trong Ai chính là đường màu bao quanh khu vực giới hạn của màu Fill. - Stroke không chỉ được sử dụng với mục đích là tạo đường bao, tạo độ sắc nét, phân biệt mảng màu này với mảng màu khác, mà nó còn có thể tách ra như 1 đối tượng riêng biệt có đầy đủ thuộc tính của một đối tượng Vector. - Stroke trong Illustrator là thuộc tính đi liền với khái niệm đường Path, nhưng Stroke không phải là 1 đường Path. Chúng được cấu tạo từ rất nhiều các thuộc tính khác, không đơn thuần là 1 đường giới hạn như Path. Cách tạo viền chữ trong Illustrator 2. Stroke Panel Stroke Panel là bảng điều khiển quản lý thuộc tính của Illucctration. Stroke Panel là một công cụ hữu ích để định hình đường viền của đối tượng trong Adobe Illustrator. Bằng cách sử dụng bảng điều khiển, bạn có thể tạo các đường viền có màu sắc, độ dày và kiểu khác nhau để phù hợp với thiết kế của mình. 2.1. Các góc của Stroke Trong Adobe Illustrator, các góc của Stroke được xác định bởi các thuộc tính Cap và Join trong Stroke Panel. Cap xác định kiểu đầu đường viền. Có ba kiểu cap: - Butt Cap: Đầu đường viền kết thúc bằng một đường thẳng. - Round Cap: Đầu đường viền kết thúc bằng một vòng tròn. - Projecting Cap: Đầu đường viền kết thúc bằng một đoạn thẳng nhô ra ngoài. Join xác định kiểu cuối đường viền. Có ba kiểu join đó là: - Miter Join: Cuối đường viền được nối bằng một đường thẳng. - Round Join: Cuối đường viền được nối bằng một vòng tròn. - Bevel Join: Cuối đường viền được nối bằng một đoạn thẳng vát. Các góc của Stroke trong Ai 2.2. Kiểu hình dạng Stroke Kiểu hình dạng Stroke trong Adobe Illustrator là một thuộc tính cho phép bạn thay đổi hình dạng của đường viền đối tượng. Có ba kiểu hình dạng Stroke phổ biến đó là: - Solid: Đường viền có hình dạng liền mạch. Đây là kiểu hình dạng mặc định. - Dashed: Đường viền có hình dạng nét đứt. Bạn có thể điều chỉnh độ dài và khoảng cách của các đoạn trong đường viền nét đứt. - Dotted: Đường viền có hình dạng đường chấm. Bạn có thể thay đổi kích thước đối tượng và khoảng cách của các chấm trong đường viền chấm. 3. Hướng dẫn cách tạo stroke trong Ai Mặc dù cách tạo stroke trong illustrator không khó nhưng không phải ai cũng biết, nhất là người mới làm quen với phần mềm này. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn cách tạo viền trong Ai chi tiết cho bạn tham khảo. Bước 1: Đầu tiên bạn lựa chọn công cụ Type Tool (hoặc phím tắt T) để viết chữ trong Illustrator. Công cụ Type Tool Bước 2: Click vào khung làm việc và nhập nội dung mà bạn muốn. Nhập nội dung vào khung làm việc Bước 3: Tiếp theo bạn dùng công cụ Selection Tool (phím tắt V) chọn nội dung cần tạo viền và nhấp vào tab Properties.  bạn chọn Properties nhập nội dung cần tạo Bước 4: Hộp thoại Appearance xuất hiện thì bạn chọn màu viền cho chữ ở ô Stroke. Ví dụ như chữ mặc định là màu đen và không có viền chữ vì ô Stroke hiện đang gạch chéo.  Tiếp tục nhấp vào ô đó và chọn màu viền. Chọn lựa màu viền Sau khi mình chọn lựa được màu viền là màu đỏ thì chữ sẽ hiển thị viền đỏ. Chỉnh màu cho đường viền Bước 5: Bạn có thể dễ dàng điều chỉnh độ dày của viền chữ ở ô bên cạnh. Khi tăng độ viên lên từ 1- 2 pt thì độ dày viền chữ cũng sẽ tăng lên. Cách tạo viền cho chữ trong Ai khá đơn giản. Điều chỉnh độ dày của đường viền Bước 6: Trong quá trình thiết kế để chỉnh màu sắc của viền chữ, bạn hãy chọn công cụ Selection Tool (phím tắt V) nhấn vào chữ và chỉnh màu sắc ở ô màu viền phía dưới thanh công cụ. bạn chọn Selection Tool Thành thục Illustrator chỉ trong thời gian ngắn bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá Illustrator giúp bạn nắm được toàn bộ kiến thức từ A-Z về Illustrator, bao gồm cả các kiến thức nâng cao giúp bạn trở thành một design chuyên nghiệp. [course_id:600,theme:course] [course_id:758,theme:course] [course_id:3120,theme:course] 4. Sử dụng stroke trong AI Trong Ai có rất nhiều lệnh và bảng hỗ trợ quản lý đường viền. Vì vậy bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ để biết cách sử dụng Stroke trong Illustrator như thế nào. Sau đây là hướng dẫn cách sử dụng và quản lý stroke trong Ai cho bạn tham khảo. 4.1. Tô màu đường viền Để tô màu đường viền trong Ai, đầu tiên bạn cần phải tạo ra một đường path. Để tạo đường path bạn có thể sử dụng pen tool hay bất kỳ một công cụ tạo hình cơ bản nào. Tiếp theo, bạn tiến hành tô màu theo mong muốn bằng cách lựa chọn bảng màu dành cho stroke. Chi tiết cách thực hiện như sau: Bước 1: Trên thanh menu bạn chọn chế độ stroke box  . Bước 2: Click đúp trực tiếp lên Stroke box để bảng màu xuất hiện. Tiếp theo bạn click chuột sang chế độ màu gradient nếu muốn tô màu chuyển sắc (trong hình) Chọn màu sắc tô cho đường viền 4.2. Quản lý thuộc tính đường viền trong illustrator Như bên trên đã chia sẻ Stroke panel chính là bảng để quản lý thuộc tính đường viền trong Ai. Để sử dụng bảng này sẽ có 2 cách đó là:  - Một là bạn click trực tiếp vào chữ stroke màu vàng trên thanh điều khiển. - Hai là bạn cho nó hiển thị tại bằng cách từ thanh Menu chọn Stroke (ctrl+F10). Lúc này, trong bảng Stroke Panel, bạn sẽ chia thành 3 khu vực rõ ràng và quan tâm đến các thuộc tính sau: Hiển thị Stroke Khu vực hiển thị Stroke trong AI là khu vực quản lý các đường viền hiển thị so với đường Path. Cách chỉnh độ dày nét trong ai, bo góc, cũng như vị trí tương đối so với Path. Cụ thể: - Weight: Quản lý độ dày của đường viền, cho phép bạn thay đổi hoặc nhập độ dày mà bạn muốn thiết lập cho Stroke. - Cap: Đây là định dạng chế độ bo góc cho đầu đường viền, thuộc tính này chỉ áp dụng cho các đường viền là các đường thẳng hoặc các đường Path hở. - Corner: Corner cho phép bạn xác định góc bo cho các khu vực gấp khúc của đường Path. Có thể hiểu là bạn có thể thay đổi hiển thị đỉnh của nó với 3 chế độ là thẳng, vuông và tròn. - Align: Cho phép bạn xác lập vị trí của Stroke so với đường Path, có nghĩa là nó nằm trong, nằm ngoài hoặc nằm chính giữa của Path. >>> Xem thêm: Điểm mặt 3 cách vẽ đường cong trong AI chính xác, đơn giản nhất Kiểu Stroke Khu vực này cho phép thiết lập outline stroke trong illustrator của bạn là đường nét liền hoặc nét đứt, cũng như xác định độ dài, khoảng cách các nét đứt trên Stroke là bao nhiêu. Trong đó: - Dashes line: Cho phép bạn lựa chọn chế độ nét đứt, còn Align Dashes cho phép bạn tạo ra dấu gạch ngang tại các vị trí mà ở đó là các góc. Với Preserve thì cho phép bạn tạo hình gấp trên Stroke tại vị trí gấp. - Dash và Gap: Đây là thuộc tính xác định độ dài và khoảng cách nét đứt. Trong đó, Dash là độ dài của nét đứt, Gap là khoảng cách. Bạn có thể quản lý độ dày cũng như vị trí tương đối so với Path Loại hình Stroke Loại hình stroke illustrator cho phép bạn lựa chọn các loại hình dạng Stroke cụ thể. Tùy vào từng trường hợp bạn sẽ sử dụng 1 thuộc tính khác nhau của chế độ này. Cụ thể như sau: - Arrowheads: Cho phép bạn lựa chọn chế độ Stroke là mũi tên hoặc đường thẳng. Ngoài ra, nó còn thiết lập thông số tương đối của mũi tên so với độ dày đường viền. - Profile: Cho phép bạn biến đổi hình dạng tùy chọn của đường viền với các chế độ có sẵn. 4.3. Stroke với Width Tool Width Tool là một công cụ trong Adobe Illustrator cho phép bạn điều chỉnh độ dày của đường viền đối tượng. Công cụ này có thể được sử dụng để tạo các đường viền có độ dày khác nhau, từ mỏng đến dày. Để điều chỉnh Stroke với Width Tool bạn thực hiện như sau: Bước 1: Đầu tiên bạn chọn đối tượng cần điều chỉnh Stroke Bước 2: Tiếp theo bạn chọn công cụ Width Tool (phím tắt Shift + W), công cụ có chức năng thay đổi độ dày của Stroke. Công cụ Width Tool trong Ai Bước 3: Di chuột đến vị trí muốn tăng hoặc giảm độ dày Stroke. Thực hiện thao tác kéo thả chuột để điều chỉnh độ dày Stroke. Mỗi lần thao tác như vây sẽ tạo ra một điểm để điều chỉnh độ dày của Stroke. - Nếu muốn thay đổi vị trí các điểm, bạn chọn và kéo dọc theo đường path. - Nếu muốn chọn nhiều điểm, bạn giữ Shift và chọn các điểm cần chọn. Nếu muốn điều chỉnh các thông số về độ dày chính xác hơn bạn hãy click đúp chuột vào điểm để mở bảng Width Point Edit. Bên cạnh tạo đường viền cho đối tượng, nếu bạn muốn đối tượng thêm bắt mắt thì hãy áp dụng đổ bóng trong Ai.  4.4. Lưu Stroke vào Profiles Trong quá trình làm việc với công cụ Width Tool để điều chỉnh độ dày của Stroke, bạn có thể lưu kiểu Stroke mà mình thích nhất vào bảng Profiles. Mục đích của việc lưu này là để lần sau bạn có thể sử dụng dễ dàng hơn chỉ bằng một cái nhấp chuột. 4.5. Chuyển Stroke thành vector Mục đích của việc chuyển stroke thành vector là để có thể thực hiện các thao tác điều chỉnh phức tạp hơn. Cách chuyển stroke thành vector như sau: Bước 1: Đầu tiên bạn cần chọn đối tượng cần chuyển thành vector. Bước 2: Tại thanh menu bạn chọn hộp thoại Object => Chọn Path => Chọn Outline Stroke. Chọn Outline Stroke 4.6. Cách chuyển stroke thành shape Illustrator cho phép bạn biến đổi Stroke thành 1 đối tượng Vector độc lập bao gồm File và Stroke. Để thực hiện việc này, bạn sử dụng điều lệnh Expand hoặc Expand Appearance trên thanh Menu Object. Bạn cũng có thể thiết lập các thuộc tính Stroke cho 1 đối tượng là Text như thiết lập với đối tượng thông qua cách chuyển stroke thành vector trong Ai. 5. Phím tắt stroke trong photoshop Trong Adobe Illustrator, phím tắt để tạo stroke là Ctrl + Alt + B. Phím tắt này sẽ mở bảng điều khiển Stroke, đây chính là nơi để bạn tùy chỉnh các thuộc tính của đường viền như: màu sắc, độ dày, kiểu và các thuộc tính khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công cụ Stroke ( phím tắt Shift + F6) để tạo stroke. Công cụ này cho phép bạn tạo stroke cho các đối tượng đã được chọn. Phím tắt stroke trong Illustrator 6. Một số chú ý khác về stroke Stroke trong Adobe Illustrator là một thuộc tính quan trọng của đối tượng, giúp tạo ra các đường viền có màu sắc, độ dày và kiểu dáng khác nhau. Khi sử dụng Stroke trong Ai bạn cần chú ý một số vấn đề sau: - Stroke có thể được coi là một đối tượng riêng biệt có cấu tạo đặc biệt. Stroke không phải là một phần của đối tượng, mà là một đối tượng riêng biệt có đầy đủ các thuộc tính của một đối tượng vector. Điều này có nghĩa là bạn có thể tách stroke ra khỏi đối tượng và chỉnh sửa nó riêng biệt. - Stroke cho phép bạn tuỳ chỉnh hình dạng của các giải màu sắc. Stroke cho phép bạn tô màu ngay cả khi chúng được tạo nên từ một đường path hở. Stroke được định dạng là một giải màu liên tục hay giải màu dứt đoạn đều được. - Quá trình sử dụng Stroke bạn có thể dễ dàng lựa chọn các chế độ hiển thị so với đường Path. Điều này tức là bạn có thể hiển thị giải màu của đường viền sao cho chúng nằm ở trong, ở ngoài, hay chính giữa so với đường path đều được. 7. Kết luận Trên đây là tất tần tật các thông tin về stroke trong illustrator mà Unica đã tổng hợp được. Chúng tôi mong rằng với những hướng dẫn cụ thể về cách chỉnh stroke trong Ai này sẽ giúp bạn dễ dàng theo tác thực hiện trong công việc của mình. Cách sủ dụng Stroke trong AI với các bước làm vô cùng đơn giản phù hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu về cách thiết kế này. Mong rằng, các bạn đã tích lũy cho mình nhiều kiến thức mới trong quá trình tham gia các khoá học Illustrator cùng với Unica. 
25/10/2019
12657 Lượt xem
Tách đối tượng trong Illustrator đơn giản chi tiết, dễ hiểu nhất
Tách đối tượng trong Illustrator đơn giản chi tiết, dễ hiểu nhất Illustrator là một phần mềm thiết kế đồ họa vector chuyên nghiệp và phổ biến. Trong quá trình sử dụng Illustrator, bạn có thể gặp phải nhu cầu tách đối tượng trong Illustrator để chỉnh sửa, xóa nền, tạo hiệu ứng hay tạo ra các đối tượng mới. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tách đối tượng trong Ai bằng các công cụ và lệnh khác nhau, cũng như một số mẹo và lưu ý khi thực hiện. Tách đối tượng trong Illustrator bằng Magic Wand Tool trong Ai Công cụ Magic Wand là một công cụ hữu ích để tách đối tượng trong Illustrator dựa trên màu sắc hoặc nét bút. Công cụ này có thể giúp bạn chọn nhanh các đối tượng có màu sắc hoặc nét bút giống nhau chỉ bằng một cú nhấp chuột. Công cụ này thích hợp cho các hình ảnh có phông nền tương phản rõ ràng với đối tượng. Công cụ này cũng có thể được sử dụng để xóa background trong Illustrator. Để sử dụng công cụ Magic Wand để tách đối tượng trong Illustrator, bạn làm theo các bước sau: Bước 1: Chọn công cụ Magic Wand trong hộp công cụ ở trên trái màn hình trong phần mềm AI. Chọn Magic Wand Bước 2: Sau khi nhấp đúp vào công cụ Magic Wand, bạn sẽ nhìn thấy những tùy chọn khác nhau như trong hình dưới đây: Hiển thị tùy chọn Bước 3: Nếu đối tượng bạn muốn tách là một màu thuần, hãy chọn “Fill Color”. Với tùy chọn này, khi nhấp vào một đối tượng, công cụ Magic Wand sẽ chọn tất cả mọi thứ trong hình ảnh của bạn có màu sắc phù hợp với màu mà bạn đã nhấp chuột. Nếu bạn kích công cụ Magic Wand vào tam giác màu đỏ với phông nền màu hồng thì chỉ có tam giác màu đỏ được chọn. Còn nếu có nhiều hình dạng màu đỏ trên nền màu hồng thì tất cả các đối tượng màu đỏ sẽ được chọn. Nếu có nhiều hơn một đối tượng trong hình ảnh phù hợp với màu này, khi bạn kích vào đó ở bất kỳ vị trí nào trên ảnh thì tất cả chúng sẽ được chọn. Quản lý công cụ Bước 4: Chọn “Stroke Color”, đối tượng bạn chọn sẽ được bao quanh bởi một đường màu cụ thể. “Stroke Color” chỉ màu sắc của đường bao quanh một đối tượng, trong khi Fill Color lại chọn vùng bên trong của đối tượng bao quanh. Nếu bạn sử dụng Stroke Color làm tham số, thì bạn cần nhấp vào đường bao quanh đối tượng. Mục đích là để xác định màu sắc mà không phải bên trong đối tượng. Nếu bạn đang tách đối tượng trong Illustrator có phác thảo màu xanh trên phông nền thì hãy dùng “Stoke Color” để đường màu xanh được nằm trong vùng bạn lựa chọn. Khi đã kích vào công cụ Magic Wand trên một đường có màu nào đó, với tham số được chọn này, bạn sẽ thấy tất cả các đối tượng có đường viền màu đó sẽ được chọn. Bước 5: Nếu bạn chọn "Fill Color" hoặc "Stroke Color" làm tham số bạn hãy nhập số điểm ảnh tính theo Pixel (0-255 cho màu RGB, 0-100 cho CMYK) trong hộp "Tolerance" (dung sai). Khi bạn kích vào công cụ Magic Wand, số này sẽ ảnh hưởng đến độ linh hoạt của công cụ khi kết hợp tất cả các màu sắc. Số sẽ được đặt ở 32px theo mặc định - Theo mặc định, Tolerance sẽ được đặt ở 32px, tức là khi nhấp chuột vào một màu đơn thì bạn cần chọn tất cả mọi thứ phù hợp với màu đó, cộng với các biến thể cực nhỏ của màu đó (trong vòng 32 px). - Khi đối tượng có hệ màu là Gradient, bạn có thể tăng độ dung sai cho các màu bổ sung được chọn để tách màu trong ai. - Bạn có thể dùng như mặc định với hầu hết các đối tượng. Bước 6: Nhấn chuột vào “Stroke Weight” để chọn các đường có cùng độ dày với bất kỳ màu nào. Thao tác này cho phép bạn chọn tất cả các đường có cùng độ dày với một độ dày đã chọn. Bước 7: Tiếp theo, bạn hãy nhập một số từ 0-1000 (pixel) vào hộp "Tolerance" nếu bạn chọn "Stroke Weight" làm tham số. Khi số dung sai càng thấp thì độ chính xác sẽ càng cao. Nếu bạn kích vào một đường thẳng dày 15px với dung sai là 0, thì công cụ sẽ chỉ chọn các đường chính xác là 15px. Theo mặc định thì độ dung sai được đặt là 5px, thông số này có thể không đủ chi tiết cho các đường có độ dày mỏng. Bạn có thể thay đổi dung sai thành 0 nếu bạn cảm thấy tùy chọn mặc định đang chọn nhiều đường kẻ hơn bạn muốn. Bước 8: Nhấn vào đối tượng trên hình ảnh mà bạn muốn giữ lại. Sau đó, hãy nhấp một lần chuột vào đối tượng ở phía trước để chọn dựa trên tiêu chí được chỉ định trong cài đặt Magic Wand. Khi đã kích chuột vào đối tượng, lúc này một phác thảo gồm các chấm sẽ xuất hiện xung quanh vùng được chọn. Nếu vùng được chọn không phải là vùng bạn muốn, thì hãy nhấn Cmd + Shift + A (đối với Mac) hoặc tổ hợp phím Ctrl + Shift + A (đối với Windows) để bỏ chọn. Sau đó, hãy quay lại bảng Magic Wand để điều chỉnh các thông số và thử lại. Bước 9: Tiếp đến, bạn nhấn phím Shift và kích vào phông nền, thao tác này cho phép bạn chọn cả đối tượng phía trước và phông nền cùng một lúc. Cách tách hình trong ai Bước 10: Bạn nhấp chuột phải vào màn hình phía trước, rồi chọn “make Clipping Mask”, mục đích của thao tác này là xóa background trong Illustrator ngay lập tức. Lúc này, bạn sẽ cắt đối tượng trong ai Illustrator ra khỏi phông nền. Bước 11: Tiếp theo, bạn gỡ bỏ phần nền bằng cách làm cho nó trở nên trong suốt. Bạn hãy nhấn phím Y để chọn công cụ Magic Wand, sau đó kích chuột vào nền trắng rồi ấn phím Del. Như vậy, bạn đã hoàn thành cách cắt đối tượng trong ai, cũng tương tự như với cách tách chữ trong ai. Trở thành chuyên gia Illustrator bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá Illustrator online học cùng chuyên gia với nội dung bài giảng chi tiết sẽ giúp bạn thành thạo công cụ chỉ trong một tuần, nắm được các kỹ thuật làm việc cơ bản với illustrator trong thiết kế đồ hoạ. [course_id:352,theme:course] [course_id:1231,theme:course] [course_id:914,theme:course] 3 cách xóa background, tách nền trong Adobe Illustrator (AI) Ngoài công cụ Magic Wand, bạn cũng có thể sử dụng các cách khác để xóa background, tách nền trong Illustrator. Dưới đây là 3 cách phổ biến và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo: 1. Xóa nền vector Cách này dùng để xóa đối tượng trong Illustrator như là nền của các hình ảnh vector, tức là các hình ảnh được tạo ra bằng các đường cong và điểm neo. Các hình ảnh vector có thể được phóng to hay thu nhỏ mà không bị mất đi chất lượng. Cách tách đối tượng trong illustrator này như sau: Bước 1: Vào Ai, chọn File > chọn Open (phím tắt Ctrl + O). Chọn File > chọn Open Bước 2: Chọn file vector cần xóa nền, nhấn Open để mở file. Chọn file vector cần xóa nền Bước 3: Chọn tab Layer và chọn vào mũi tên xổ xuống kế bên vector đó. Chọn vào mũi tên xổ xuống kế bên vector đó Bước 4: Sau khi xổ vector xuống, bạn hãy nhấn vào layer background ở dưới cuối cùng rồi chọn biểu tượng thùng rác. Chọn vào biểu tượng thùng rác Lúc này bạn đã tách xong nền file vector, hãy tiến hành Export ảnh dưới định dạng .PNG để ảnh xuất ra file không có nền. Kêt quả sau khi xóa nền 2. Xóa background bằng Pen Tools & Clipping Mask Cách này dùng để xóa background của các hình ảnh bitmap, tức là các hình ảnh được tạo ra bằng các điểm ảnh hay pixel. Các hình ảnh bitmap có thể bị mờ hay vỡ khi được phóng to hay thu nhỏ. Để xóa background bằng Pen Tools & Clipping Mask, bạn làm theo các bước sau: Bước 1: Chọn File > Open (phím tắt Ctrl + O). Chọn File > chọn Open Bước 2: Chọn vào hình ảnh muốn xóa background > Nhấn Open. Chọn vào hình ảnh muốn xóa background Bước 3: Chọn công cụ Pen (P) trên thanh công cụ bên trái. Bạn có thể dùng phím tắt P để chọn công cụ này. Chọn công cụ Pen (P) trên thanh công cụ bên trái Bước 4: Đặt một điểm neo ở phía ngoài viền của đối tượng. Tiếp đó nối các điểm neo tiếp theo xung quanh đối tượng. Hãy nhấn Ctrl + + để phóng to, Ctrl + - để thu nhỏ cho dễ quan sát và vẽ các điểm neo hơn. Đồng thời, bạn cũng cần nhấn phím cách để di chuyển ảnh đến các phần không hiển thị trên màn hình. Đặt một điểm neo ở phía ngoài viền rồi nối các điểm neo tiếp theo xung quanh Bước 5: Ở các góc bầu, để tạo ra các đường cong bao quanh đối tượng, bạn chỉ cần vừa nhấn chuột vừa kéo để tạo ra độ cong phù hợp.  Vừa nhấn chuột vừa kéo Bước 6: Nhấp vào điểm neo ban đầu một lần nữa để hoàn tất đường viền khép kín xung quanh đối tượng. Nhấp vào điểm neo đầu tiên một lần nữa để hoàn tất đường Bước 7: Để thấy rõ đường viền quanh đối tượng bạn hãy đổ màu stroke màu đen trong hộp màu. Đổ màu stroke Bước 8: Hãy chọn công cụ Direct Selection Tool (phím tắt A) và nhấp vào điểm neo để điều chỉnh đường viền xung quanh đối tượng. Khi nhấp vào điểm neo, bạn sẽ thấy hai đường chấm mở rộng từ điểm neo, đây là nốt điều chỉnh đường cong Bezier, bạn có thể tùy chỉnh đường cong cho mượt mà hơn. Bước 9: Để tách nền đối tượng, bạn chọn công cụ Selection Tool (phím tắt V) nhấn vào hình đối đường và đường viền. Để chọn cả hai cùng lúc thì trong lúc chọn bạn hãy nhấn đè phím Shift. Chọn công cụ Selection Tool Bước 10: Sau khi chọn xong cả 2, bạn nhấn chuột phải vào đường viền > chọn Make Clipping Mask. Chọn Make Clipping Mask Sau thao tác này, bạn sẽ tách nền thành công, hãy xuất sang file PNG và lưu lại. Kết quả tách nền  3. Xóa background bằng Image Trace Cách này dùng để chuyển đổi một hình ảnh bitmap thành một hình ảnh vector và xóa background của nó. Cách này có thể giúp bạn tăng chất lượng của hình ảnh bitmap và dễ dàng chỉnh sửa hay tạo hiệu ứng cho nó. Cách tách đối tượng trong illustrator bằng Image Trace như sau: Bước 1: Vào AI, chọn File > chọn Open hoặc nhấn phím tắt Ctrl + O. Chọn File > chọn Open Bước 2: Chọn hình ảnh muốn xóa nền và nhấn nút Open. Chọn hình ảnh muốn xóa nền và nhấn nút Open Bước 3: Chọn công cụ Selection Tool (phím tắt V) rồi nhấn vào ảnh, lúc này bạn sẽ thấy tính năng Image Trace xuất hiện ở trên thanh công cụ. Nhấn vào ảnh sẽ thấy Image Trace xuất hiện Bước 4: Nhấn vào Image Trace, nhấp vào menu thả xuống bên cạnh, chọn High Fidelity Photo hoặc Low Fidelity Photo.  Chọn High Fidelity Photo hoặc Low Fidelity Photo Bước 5: Chờ ảnh chuyển đổi rồi nhấn Expand. Nhấn Expand Bước 6: Lúc này ảnh đã được chuyển thành dạng vecto, hãy nhấn chuột phải vào ảnh và chọn Ungroup để có thể dễ dàng chỉnh sửa từng mảng. Chọn Ungroup để có thể dễ dàng chỉnh sửa từng mảng Bước 7: Hãy xóa các mảng màu nền xung quanh để chừa mỗi đối tượng chính. Nhấn vào từng mảng màu hoặc nhấn chuột và kéo chọn một mảng lớn rồi nhấn Delete. Xóa từng mảng Kết quả tách nền bằng Image Trace Hướng dẫn cách tách layer trong ai Layer là một khái niệm quan trọng trong Illustrator. Layer là một lớp chứa các đối tượng trong một file Illustrator. Bạn có thể sử dụng layer để sắp xếp, nhóm, hiển thị hoặc ẩn các đối tượng theo ý muốn của bạn. Layer cũng giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa hoặc di chuyển các đối tượng mà không ảnh hưởng đến các đối tượng khác. Cách tách đối tượng trong illustrator này như sau: - Bước 1: Mở file Illustrator mà bạn muốn tách layer. - Bước 2: Chọn Window -> Layers để mở bảng Layers. Bảng này hiển thị danh sách các layer trong file của bạn. - Bước 3: Chọn layer mà bạn muốn tách ra khỏi layer khác. Bạn có thể nhấp vào biểu tượng mắt bên cạnh layer để hiển thị hoặc ẩn layer đó. - Bước 4: Nhấp chuột phải vào layer đã chọn và chọn Release to Layers (Sequence) hoặc Release to Layers (Build). Tùy chọn Release to Layers (Sequence) sẽ tạo ra một layer mới cho mỗi đối tượng trong layer đã chọn. Tùy chọn Release to Layers (Build) sẽ tạo ra một layer mới cho mỗi nhóm đối tượng trong layer đã chọn. - Bước 5: Sau khi đã tách layer xong, bạn có thể đổi tên, sắp xếp, nhóm hoặc xóa các layer mới theo ý muốn của bạn. Bạn cũng có thể di chuyển các đối tượng từ một layer sang một layer khác bằng cách kéo và thả trong bảng Layers. Cách tách layer trong Ai >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách group trong Ai, cách bỏ gộp siêu đơn giản và nhanh Tách màu thành các lớp khác nhau trong Adobe Illustrator Tách màu là một kỹ thuật để phân tích và phân chia một hình ảnh thành các màu cơ bản. Tách màu được sử dụng nhiều trong in ấn, vì nó giúp tiết kiệm mực và tăng chất lượng của hình ảnh. Ngoài ra, tách màu cũng giúp bạn tạo ra những hiệu ứng độc đáo và sáng tạo cho hình ảnh của bạn. Để tách màu thành các lớp khác nhau trong Adobe Illustrator, bạn thực hiện các bước sau: - Bước 1: Trước khi bắt đầu tách màu, hãy vào Cửa sổ > Layers> Swatches. Mở bảng màu Swatches - Bước 2: Chọn một trong các màu từ vectơ. Bỏ nhóm nếu thiết kế đang được đặt ở chế độ nhóm.  Chọn một trong các màu từ vectơ - Bước 3: Chọn Select > Same > Fill Color (hoặc FIll & Stroke nếu tác phẩm nghệ thuật của bạn có nét màu sắc). Chọn Fill Color Cả hai vùng màu cam trong thiết kế sẽ được chọn, bạn nên nhóm màu đã được chọn với nhau. Hai vùng màu được chọn - Bước 4: Sử dụng phím tắt Command + C hoặc Ctrl + C để sao chép màu đã chọn.  - Bước 5: Chuyển đến bảng điều khiển Layers và tạo một lớp mới. Tạo layer mới - Bước 6: Dán màu đã chọn lên lớp mới và đặt tên cho nó. Lặp lại các bước bên trên để tạo một lớp mới cho màu cam và xanh lá cây khác. Khi đã tách các màu thành các lớp khác nhau, bạn có thể xóa Layer 1 ban đầu và chỉ để lại các lớp có màu sắc trong thiết kế của bạn.   Xóa layer 1 - Bước 7: Khi bạn sao chép và dán, các phần màu có thể không dán vào vị trí của thiết kế gốc vì vậy bạn có thể cần phải sắp xếp lại vị trí của chúng. Sắp xếp lại các lớp màu Bởi vậy, chúng tôi khuyên bạn nên nhóm các màu giống nhau, bạn sẽ dễ dàng di chuyển màu (đối tượng) lại với nhau. Hướng dẫn cách tách chữ trong illustrator Tách chữ là một kỹ thuật để biến đổi chữ thành các đối tượng vector riêng biệt. Tách chữ giúp bạn có thể chỉnh sửa, biến dạng, xoay hay di chuyển từng ký tự của chữ theo ý muốn của bạn. Tách chữ cũng giúp bạn tạo ra những hiệu ứng độc đáo và sáng tạo cho chữ của bạn. Cách tách đối tượng trong illustrator này như sau: Bước 1: Mở file Illustrator mà bạn muốn tách chữ. Bước 2: Chọn công cụ Type (T) trên thanh công cụ bên trái. Bạn có thể dùng phím tắt T để chọn công cụ này. Bước 3: Nhập chữ mà bạn muốn tách vào khung văn bản. Bạn có thể kéo thả chuột để tạo ra một khung văn bản nếu bạn muốn. Bước 4: Chọn chữ mà bạn đã nhập bằng công cụ Selection (V) hoặc Direct Selection (A). Bạn có thể dùng phím tắt V hoặc A để chọn các công cụ này. Bước 5: Chọn Object -> Expand hoặc dùng phím tắt Ctrl + Shift + O để biến đổi chữ thành các đối tượng vector. Bạn sẽ thấy các điểm neo xung quanh các ký tự của chữ. Bước 6: Nhấp chuột phải vào chữ và chọn Ungroup hoặc dùng phím tắt Ctrl + Shift + G để tách các ký tự ra khỏi nhau. Bạn sẽ thấy mỗi ký tự trở thành một đối tượng vector riêng biệt. Bước 7: Sau khi đã tách chữ xong, bạn có thể di chuyển, xoay, biến dạng, sao chép hay xóa các ký tự theo ý muốn của bạn. Bạn có thể dùng công cụ Move (V) để di chuyển các ký tự, hoặc nhấn Ctrl + T để kích hoạt chế độ Free Transform và kéo thả các điểm neo để xoay hay biến dạng các ký tự. Bạn cũng có thể nhấn Ctrl + C để sao chép và Ctrl + V để dán các ký tự, hoặc nhấn Delete để xóa các ký tự. Hướng dẫn cách tách chữ trong Ai Tổng kết Trong bài viết này, tôi đã hướng dẫn bạn cách tách đối tượng trong Illustrator bằng các công cụ và lệnh khác nhau, cũng như một số mẹo và lưu ý khi thực hiện. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tách đối tượng trong Ai. Còn nếu ngay bây giờ bạn muốn nâng cao kiến thức chuyên môn Illustrator của mình thì tuyệt đối không được bỏ qua khoá học Illustrator đến từ các giảng viên, chuyên gia hàng đầu Unica sẽ bật mí cho bạn những mẹo, thủ thuật hay để thao tác thiết kế được những video chất lượng thu hút nhiều người xem hơn.
25/10/2019
18226 Lượt xem
4 cách xóa background trong illustrator đơn giản mà bạn nên biết
4 cách xóa background trong illustrator đơn giản mà bạn nên biết Illustrator là một phần mềm thiết kế đồ họa chuyên vẽ bằng cách sử dụng các thuật toán, các đối tượng hình học, các đường giới hạn, text kết hợp với nhau. Việc kết hợp này nhằm tạo thành một đối tượng vector, có thể thay đổi kích thước mà không bị mất chất lượng. Trong quá trình thiết kế, bạn có thể gặp phải những hình ảnh có nền không mong muốn, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và đồng bộ của sản phẩm. Vì vậy, việc xóa background trong illustrator là một kỹ năng cần thiết cho bất kỳ designer nào. Tại sao nên xóa nền trong Illustrator? Tách nền trên Ai có nhiều lợi ích, chẳng hạn như: - Giúp tập trung vào phần quan trọng của hình ảnh, làm nổi bật thông điệp và ý tưởng của bạn. - Giúp loại bỏ những chi tiết thừa, không cần thiết hoặc gây rối mắt cho người xem. - Tạo ra sự đồng nhất và hài hòa giữa các thành phần trong thiết kế, đặc biệt khi bạn muốn ghép nhiều hình ảnh lại với nhau. - Giúp tiết kiệm dung lượng file và thời gian tải khi xuất ra các định dạng khác nhau. Tách nền bằng Ai đem lại nhiều lợi ích cho người dùng 4 cách xóa background trong illustrator đơn giản Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn 4 cách xóa background trong illustrator đơn giản mà hiệu quả, bao gồm xóa nền vector, tách nền bằng Pen Tools & Clipping Mask, xóa nền bằng Image Trace, bỏ nền trắng bằng cách xuất hình ảnh dưới dạng tệp EPS. Từng phương pháp cụ thể sẽ được giới thiệu ở dưới đây: 1. Xóa nền vector Đây là cách xóa đối tượng trong Illustrator đơn giản cho những hình ảnh được vẽ bằng vector, tức là được tạo ra từ các điểm, đường thẳng và đường cong. Bạn có thể nhận biết được loại hình ảnh này bằng cách zoom vào và xem có xuất hiện các pixel hay không. Nếu không có pixel, tức là hình ảnh là vector. 1.1. Hướng dẫn nhanh cách tách nền trong illustrator Vào Ai, chọn File > Chọn Open (Ctrl + O) > Chọn file vector cần tách nền Ai> Nhấn Open > Chọn Layer > Nhấn vào mũi tên xổ xuống bên cạnh vector > Nhấn vào layer background ở dưới cuối cùng > Click vào thùng rác. 1.2. Hướng dẫn chi tiết cách tách nền trong illustrator Bước 1: Vào Ai, chọn File cần tách nền trong adobe illustrator, chọn Open hoặc nhấn phím tắt Ctrl + O. Chọn Open hoặc nhấn phím Ctrl+O Bước 2: Chọn vào file vector cần tách nền và nhấn Open để mở file. Chọn vào file vector cần tách nền và nhấn Open Bước 3: Chọn tab Layer và nhấn vào mũi tên xổ xuống bên cạnh vector đó. Nhấn vào mũi tên xổ xuống Bước 4: Sau khi xổ vector xuống, hãy nhấn vào layer background ở dưới cuối cùng rồi chọn biểu tượng thùng rác. Nhấn vào biểu tượng thùng rác ở góc dưới bên phải Sau khi tách nền trong Ai thành công, bạn hãy tiến hành Export ảnh dưới định dạng .PNG để ảnh xuất ra không có nền. Kết quả tách nền  >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chèn ảnh vào illustrator và quản lý hình ảnh trong AI Thành thục Illustrator chỉ trong thời gian ngắn bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá Illustrator giúp bạn nắm được toàn bộ kiến thức từ A-Z về Illustrator, bao gồm cả các kiến thức nâng cao giúp bạn trở thành một design chuyên nghiệp. [course_id:600,theme:course] [course_id:758,theme:course] [course_id:3120,theme:course] 2. Xóa background trong illustrator bằng Pen Tools & Clipping Mask Đây là cách xóa nền dành cho những hình ảnh có đường viền phức tạp, không thể xóa bằng cách đơn giản như cách trên. Bạn sẽ sử dụng công cụ Pen Tools để vẽ một đường viền bao quanh phần hình ảnh bạn muốn giữ lại, sau đó sử dụng chức năng Clipping Mask để cắt bỏ phần nền thừa. 2.1. Hướng dẫn nhanh cách tách nền bằng ai Mở file Illustrator chứa hình ảnh cần xóa nền > Chọn Pen Tool (P) và vẽ một đường viền bao quanh phần hình ảnh bạn muốn giữ lại. Chọn cả hình ảnh và đường viền vừa vẽ bằng Selection Tool (V). Sau đó, chọn Object > Clipping Mask > Make hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + 7 để tạo Clipping Mask. 2.2. Hướng dẫn chi tiết tách nền bằng ai - Bước 1: Mở file cần xóa nền ảnh trong illustrator. Bạn có thể kéo thả file vào biểu tượng của phần mềm hoặc chọn File > Open để mở file. Nhấn Open để mở file - Bước 2: Chọn công cụ Pen Tool (P) và vẽ một đường viền bao quanh phần hình ảnh bạn muốn giữ lại. Bạn có thể nhấp chuột để tạo các điểm neo, kéo chuột để tạo các đường cong và nhấn Esc để kết thúc đường viền. Bạn nên vẽ đường viền sao cho nó chạm vào đường biên của hình ảnh, để tránh bị cắt mất phần hình ảnh khi tạo Clipping Mask. Chọn Pen Tool Vẽ đường viền quanh đối tượng - Bước 3: Chọn cả hình ảnh và đường viền vừa vẽ bằng Selection Tool (V). Bạn có thể kéo chuột để tạo một hình chữ nhật bao quanh cả hai thành phần hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + A để chọn tất cả. Chọn Selection Tool (V) - Bước 4: Chọn Object > Clipping Mask > Make hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + 7 để tạo Clipping Mask. Bạn sẽ thấy phần nền thừa của hình ảnh bị cắt bỏ, chỉ còn lại phần hình ảnh nằm trong đường viền. Chọn Clipping Mask Kết quả sau khi xóa nền  3. Cách xóa background trong illustrator bằng Image Trace Đây là cách xóa nền dành cho những hình ảnh được nhập từ các nguồn khác, không phải là vector, mà là raster, tức là được tạo ra từ các pixel. Bạn sẽ sử dụng chức năng Image Trace để chuyển đổi hình ảnh từ raster sang vector, sau đó xóa nền theo cách đã hướng dẫn ở trên. 3.1. Hướng dẫn nhanh xóa nền trong ai Mở file ảnh muốn tách nền > Dùng công cụ Selection Tool chọn vào ảnh > Nhấp vào menu thả xuống bên cạnh Image Trace > Chọn High Fidelity Photo hoặc Low Fidelity Photo > Nhấn chọn Expand > Nhấn chuột phải vào ảnh > Chọn Ungroup > Nhấn vào các mảng màu background > Nhấn nút Delete > Lặp lại các bước đến khi xóa hết màu background. 3.2. Hướng dẫn chi tiết xóa nền trong ai - Bước 1: Mở file cần tách đối tượng trong Ai. Bạn có thể kéo thả file vào biểu tượng của phần mềm hoặc chọn File > Open để mở file. Nhấn Open để mở file cần tách nền - Bước 2: Chọn công cụ Selection Tool (V) và nhấp chuột vào hình ảnh. Bạn sẽ thấy một khung xanh lá cây bao quanh hình ảnh, có nghĩa là bạn đã chọn được hình ảnh. - Bước 3: Chọn Window > Image Trace để mở khung Image Trace. Đây là cửa sổ cho phép bạn điều chỉnh các thiết lập để chuyển đổi hình ảnh từ raster sang vector. Chọn Image Trace - Bước 4: Chọn chế độ màu phù hợp với hình ảnh của bạn, ví dụ High Fidelity Photo hoặc Low Fidelity Photo. Bạn có thể thấy sự thay đổi trên hình ảnh khi bạn chọn các chế độ khác nhau. Chọn High Fidelity Photo hoặc Low Fidelity Photo - Bước 5: Chọn số lượng màu tối đa bằng cách sử dụng thanh trượt. Bạn có thể tăng hoặc giảm số lượng màu để có được kết quả mong muốn. Nếu muốn xóa nền trắng trong Illustrator, bạn có thể giảm số lượng màu xuống càng ít càng tốt. - Bước 6: Nhấn Trace để chuyển đổi hình ảnh thành vector. Bạn sẽ thấy hình ảnh của bạn được biến thành các đường viền màu xám. - Bước 7: Nhấn Expand để chuyển đổi hình ảnh thành các đối tượng vector. Bạn sẽ thấy các điểm neo xuất hiện trên các đường viền, cho biết rằng bạn đã có thể chỉnh sửa các đối tượng vector. Nhấn Expand để chuyển đổi hình ảnh thành các đối tượng vector - Bước 8: Nhấn chuột phải vào hình ảnh và chọn Ungroup để tách các đối tượng vector ra khỏi nhau. Bạn có thể di chuyển hoặc xoay các đối tượng vector riêng biệt. Chọn Ungroup để tách các đối tượng vector ra khỏi nhau - Bước 9: Chọn các đối tượng nền và nhấn Delete để xóa nền Ai. Bạn có thể chọn nhiều đối tượng cùng một lúc bằng cách nhấn và giữ phím Shift khi nhấp chuột. Bạn có thể lặp lại bước này cho đến khi xóa hết nền của hình ảnh. Xóa từng mảng tới khi xóa hết nền Kết quả sau khi xóa xong nền 4. Cách tách nền trong ai bằng cách xuất hình ảnh dưới dạng tệp EPS  Cách tách nền trong ai bằng cách xuất hình ảnh dưới dạng tệp EPS phù hợp với những người muốn lưu hình ảnh trong suốt. Bạn có thể phóng to hình ảnh theo ý muốn mà không làm giảm chất lượng ảnh gốc. Phương pháp này cũng giúp bạn có thể dễ dàng xóa nền logo trong Illustrator.  4.1. Hướng dẫn nhanh cách xóa nền trong ai File > chọn Save as > chọn Illustrator EPS > Save > Đổi Tiff thành màu 8-bit > OK 4.2. Hướng dẫn chi tiết cách xóa nền trong ai - Bước 1. Vào File > chọn Save as . Trong mục Save as Type, bạn chọn Illustrator EPS và nhấn Save. - Bước 2. Trong Xem trước trong cửa sổ EPS, bạn cần đổi Tiff thành màu 8-bit. - Bước 3. Nhấn vào OK để lưu tệp là bạn sẽ có một tệp EPS với nền trong suốt. Kết quả xuất hình ảnh dưới dạng tệp EPS Trên đây là 4 cách xóa background trong illustrator đơn giản nhất dành cho những bạn mới tiếp xúc với thiết kế. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn với các công cụ để xóa phông trong quá trình học Illustrator và thực hành. Chúc các bạn thành công.
25/10/2019
14918 Lượt xem
Bật mí ngay cách xoay và lật ảnh trong AI không phải ai cũng biết
Bật mí ngay cách xoay và lật ảnh trong AI không phải ai cũng biết AI là viết tắt của Adobe Illustrator, một phần mềm thiết kế đồ họa vector chuyên nghiệp và phổ biến. Bạn có thể sử dụng AI để tạo ra nhiều loại hình ảnh, từ logo, biểu tượng, minh họa, poster, banner, đến các sản phẩm in ấn như sách, báo, tạp chí, tờ rơi, tờ gấp,… Trong quá trình thiết kế, bạn có thể cần xoay hoặc lật ảnh để điều chỉnh hướng, góc độ, đối xứng hay cân bằng của hình ảnh. Vậy làm thế nào để xoay và lật ảnh trong AI một cách nhanh chóng và hiệu quả? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các cách xoay và lật ảnh trong AI bằng công cụ Selection Tool và công cụ Rotate. Unica cũng sẽ chia sẻ một số mẹo nhỏ để bạn có thể xoay và lật ảnh theo ý muốn của mình. Cách xoay và lật ảnh trong AI bằng công cụ Selection Tool Selection Tool là công cụ di chuyển trên thanh công cụ của AI. Bạn có thể sử dụng công cụ này để chọn, kéo thả, di chuyển hay thay đổi kích thước của các đối tượng trên màn hình làm việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng Selection Tool để xoay và lật ảnh trong AI một cách dễ dàng. Đây là cách xoay và lật ảnh quanh trọng tâm của nó. Cách thực hiện như sau: - Bước 1: Từ thanh công cụ, bạn chọn công cụ di chuyển Selection Tool (V), sau đó click chọn đối tượng muốn xoay hoặc lật.  Phím tắt V - Bước 2: Di chuyển chuột về phía một góc bất kỳ của khung bao quanh đối tượng. Lúc này bạn sẽ thấy trỏ chuột xuất hiện dấu mũi tên hai chiều cong. Bây giờ, việc còn lại của bạn là xoay hoặc lật đối tượng một cách tự do quanh trọng tâm của nó. Mũi tên 2 chiều Ưu điểm của cách này là giúp bạn xoay hoặc lật đối tượng với góc bất kỳ ngay lập tức. Tuy nhiên, nó có hạn chế là không thể xác định được thông số góc quay, cũng như việc lựa chọn công cụ nhân bản đối tượng. Với những bức hình lớn, bạn có thể phải cắt hình trong AI trước khi thực hiện xoay và lật. Việc cắt hình lớn thành một hình nhỏ sẽ giúp thao tác di chuyển hình đơn giản và dễ dàng hơn.  Cách xoay và lật ảnh trong AI bằng công cụ Rotate Rotate là công cụ xoay ® trên thanh công cụ của AI. Bạn có thể sử dụng công cụ này để xoay đối tượng trong ai theo các thông số về góc quay hoặc theo một tâm xoay tuỳ ý. Với công cụ này, bạn có thể tạo ra nhiều hiệu ứng khác nhau cho thiết kế của mình. Tùy thuộc vào mỗi trường hợp, sẽ có cách sử dụng công cụ Rotate khác nhau. Cụ thể: 1. Cách 1: Xoay lật đối tượng quanh trọng tâm của nó Cách này cũng giống như việc bạn sử dụng công cụ di chuyển để xoay trong ai vậy. Nhưng với phương pháp này, bạn có thể điền các thông số về góc xoay và được phép lặp lại nó. Chúng ta có hai cách thực hiện xoay đối tượng như sau: 1.1. Xoay đối tượng tự do - Bước 1: Lựa chọn đối tượng cần xoay bằng công cụ di chuyển Selection Tool (V). Chọn đối tượng Chọn đối tượng - Bước 2: Từ thanh công cụ, bạn chọn công cụ Rotate hoặc nhấn phím R trên bàn phím. Lúc này, một điểm trọng tâm màu xanh sẽ xuất hiện ở vị trí trọng tâm của đối tượng mà bạn cần xoay. Điểm này được gọi là tâm xoay, bạn có thể di chuyển nó đến bất kỳ vị trí nào mà mình muốn.  Nhấn phím R - Bước 3: Tiếp theo, bạn click giữ chuột trái vào vị trí bất kỳ trên màn hình làm việc và di chuyển nó. Lúc này, đối tượng của bạn sẽ xoay theo hướng mà bạn di chuột, quanh tâm xoay bạn đã định. Thực hiện cách lật đối tượng trong ai >>> Xem thêm: Artboard là gì? Cách thêm và sử dụng Artboard trong Adobe Illustrator 1.2. Cách xoay và lật ảnh trong AI bằng sử dụng lệnh - Bước 1: Bạn vẫn phải lựa chọn đối tượng cần xoay bằng công cụ di chuyển Selection Tool (V). - Bước 2: Từ thanh công cụ bạn chọn công cụ Rotate hoặc ấn phím R trên bàn phím. Ở cách này bạn không thể lựa chọn được tâm xoay, mặc định của nó nằm ở trọng tâm của đối tượng. - Bước 3: Bạn ấn enter trên bàn phím để hiển thị bảng Rotate Option. Trong bảng này, bạn có thể nhập giá trị góc quay mong muốn vào ô Angle. Nếu bạn muốn nhân bản đối tượng khi xoay, bạn có thể chọn Copy hoặc Alt + Click vào ô Angle. Có 2 cách xoay, lật hình trong AI bằng công cụ Rotate  2. Cách 2: Cách lật ảnh trong ai với tâm tự do Cách này cho phép bạn xoay đối tượng quanh một điểm bất kỳ mà không phải là trọng tâm của nó. Bạn có thể thực hiện theo 3 bước như sau: - Bước 1: Lựa chọn đối tượng cần xoay bằng công cụ di chuyển đối tượng trong Ai Selection Tool (V). - Bước 2: Từ thanh công cụ, bạn chọn công cụ Rotate hoặc nhấn phím R trên bàn phím. - Bước 3: Bạn nhấn Alt + Click chuột trái vào điểm mà bạn muốn làm tâm xoay. Lúc này, bảng Rotate Option sẽ xuất hiện và bạn có thể nhập giá trị góc quay mong muốn vào ô Angle. Nếu bạn muốn nhân bản đối tượng khi xoay, bạn có thể chọn Copy. Trở thành chuyên gia Illustrator bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá Illustrator online học cùng chuyên gia với nội dung bài giảng chi tiết sẽ giúp bạn thành thạo công cụ chỉ trong một tuần, nắm được các kỹ thuật làm việc cơ bản với illustrator trong thiết kế đồ hoạ. [course_id:352,theme:course] [course_id:1231,theme:course] [course_id:914,theme:course] Hướng dẫn cách xoay và lật ảnh trong AI nhanh bằng Transform Tool Nếu bạn muốn lật hình trong illustrator, bạn có thể sử dụng công cụ Transform Tool trên thanh công cụ với các bước như sau: Bước 1: Chọn công cụ Selection Tool trên thanh công cụ hoặc nhấn phím tắt V và click chọn đối tượng muốn lật. Chọn công cụ Selection Tool Bước 2: Nhấn vào Transform trên thanh công cụ bạn sẽ thấy một mục lục được thả xuống, ở đây bạn sẽ chọn các kiểu lật hình là: Chọn kiểu lật hình + Flip Horizontal: Lật hình theo chiều ngang. + Flip Vertical: Lật hình theo chiều dọc. Hình minh họa trước và sau khi chọn lật hình theo chiều ngang (Flip Horizontal). Hình minh họa trước và sau khi chọn lật hình theo chiều dọc (Flip Vertical). Gợi ý cách dùng phím tắt xoay artboard trong Ai Artboard là khung làm việc của bạn trong AI. Bạn có thể tạo nhiều artboard khác nhau để thiết kế các sản phẩm khác nhau trên cùng một tệp. Đôi khi, bạn có thể cần xoay artboard để thay đổi hướng của thiết kế, ví dụ từ dọc sang ngang hoặc ngược lại. Để xoay artboard trong ai, bạn có thể sử dụng phím tắt sau: - Bước 1: Từ thanh công cụ, bạn chọn công cụ Artboard Tool (Shift + O) hoặc nhấn phím Shift + O trên bàn phím. Lúc này, bạn sẽ thấy các góc của artboard hiện lên các điểm vuông màu trắng. - Bước 2: Bạn di chuyển chuột đến một góc bất kỳ của artboard và nhấn giữ chuột trái. Lúc này, bạn sẽ thấy trỏ chuột xuất hiện dấu mũi tên hai chiều cong. - Bước 3: Bạn di chuyển chuột để xoay artboard theo hướng mong muốn. Bạn có thể nhìn vào thanh thông tin ở góc dưới bên trái màn hình để xem góc xoay hiện tại của artboard. Cách dùng phím tắt xoay Artboard trong Ai Cách làm nghiêng hình trong Ai Ngoài việc xoay và lật ảnh, bạn cũng có thể làm nghiêng hình trong ai để tạo ra hiệu ứng chuyển động hoặc biến dạng cho hình ảnh. Để làm nghiêng hình trong ai, bạn có thể sử dụng công cụ Shear (O) trên thanh công cụ của AI. Công cụ này cho phép bạn kéo dài hoặc co ngắn đối tượng theo một hướng nhất định. Bạn có thể thực hiện như sau: - Bước 1: Lựa chọn đối tượng cần làm nghiêng bằng công cụ di chuyển Selection Tool (V). - Bước 2: Từ thanh công cụ, bạn chọn công cụ Shear hoặc nhấn phím O trên bàn phím. - Bước 3: Bạn nhấn Alt + Click chuột trái vào điểm mà bạn muốn làm tâm nghiêng. Lúc này, bảng Shear Option sẽ xuất hiện và bạn có thể nhập giá trị góc nghiêng mong muốn vào ô Shear Angle. Nếu bạn muốn nhân bản đối tượng khi nghiêng, bạn có thể chọn lệnh Copy. Làm nghiên hình trong Ai Hướng dẫn cách xoay chữ trong Ai Xoay chữ trong ai là một kỹ thuật thường được sử dụng để tạo ra các hiệu ứng văn bản độc đáo và sinh động. Bạn có thể xoay chữ theo nhiều cách khác nhau, từ xoay quanh trọng tâm, xoay quanh tâm tự do, cho đến xoay theo đường cong hay vòng tròn. Trong phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xoay chữ theo vòng tròn trong Ai. Bạn có thể làm theo các bước sau: - Bước 1: Từ thanh công cụ, bạn chọn công cụ Ellipse Tool (L) hoặc nhấn phím L trên bàn phím. Sau đó, bạn vẽ một vòng tròn trên màn hình làm việc. Đây sẽ là đường cong mà bạn sẽ xoay chữ theo. - Bước 2: Trên thanh công cụ, bạn chọn công cụ Type on a Path Tool, một công cụ con của công cụ Type Tool (T). Sau đó, bạn di chuyển chuột đến vòng tròn vừa vẽ và nhấn chuột trái. Lúc này, bạn sẽ thấy một dấu nháy xuất hiện trên vòng tròn. Đây là vị trí mà bạn sẽ bắt đầu nhập văn bản. - Bước 3: Nhập văn bản mà bạn muốn xoay theo vòng tròn. Bạn có thể thay đổi kích thước đối tượng, font chữ, màu sắc hay căn chỉnh văn bản theo ý muốn. Bạn cũng có thể di chuyển vị trí của văn bản bằng cách kéo thả các điểm vuông màu trắng ở hai đầu của văn bản. Thực hiện cách xoay chữ trong Ai Một số lưu ý khi xoay và lật ảnh trong AI Khi thực hiện cách xoay và lật ảnh trong AI, bạn nên chú ý đến một số điểm sau: 1. Chọn đúng hình ảnh cần lật và xoay Bạn cần chọn hình ảnh cần lật và xoay bằng công cụ Selection Tool (V) hoặc Direct Selection Tool (A) để đảm bảo rằng bạn không làm ảnh hưởng đến các đối tượng khác trên màn hình làm việc. 2. Kiểm tra tỷ lệ và đối tượng Khi bạn xoay và lật ảnh, bạn nên kiểm tra xem tỷ lệ và đối tượng của hình ảnh có bị thay đổi hay không. Nếu có, bạn có thể điều chỉnh lại bằng cách kéo thả các điểm vuông xung quanh khung bao quanh hình ảnh hoặc nhập các thông số vào bảng Transform. Kiểm tra tỷ lệ đối tượng trước khi lật 3. Lưu phiên bản gốc Trước khi thực hiện cách lật hình trong ai, bạn nên sao chép và lưu phiên bản gốc của hình ảnh để dự phòng trong trường hợp bạn muốn quay lại hoặc so sánh kết quả. Bạn có thể sao chép hình ảnh bằng cách nhấn Ctrl + C và dán vào một layer khác bằng cách nhấn Ctrl + F. 4. Xem trước kết quả trước khi lưu Sau khi xoay và lật ảnh, bạn nên xem trước kết quả để kiểm tra xem có phù hợp với ý tưởng thiết kế của bạn hay không. Nếu không, bạn có thể hoàn tác lại bằng cách nhấn Ctrl + Z hoặc thử các cách khác để xoay và lật ảnh. 5. Sử dụng các công cụ khác khi xoay, lật ảnh Ngoài các công cụ Selection Tool, Rotate và Shear, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác để xoay và lật ảnh trong AI, ví dụ như Free Transform Tool (E), Reflect Tool (O), Scale Tool (S) hay Reshape Tool. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các công cụ này trong các khóa học Illustrator khác của UNICA. Dùng công cụ xoay lật phù hợp Tổng kết Trong bài viết này, Unica đã giới thiệu cho bạn hai cách xoay và lật ảnh trong AI bằng công cụ Selection Tool và công cụ Rotate. Chúng tôi cũng đã chia sẻ một số mẹo nhỏ để bạn có thể xoay và lật ảnh theo ý muốn của mình. Cuối cùng, chúng tôi cũng đã hướng dẫn bạn cách xoay artboard, làm nghiêng hình và xoay chữ trong ai. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm được cách xoay, lật ảnh trong AI một cách dễ dàng và hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc hay góp ý gì, bạn có thể để lại bình luận bên dưới. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi. Chúc bạn thành công!
25/10/2019
17238 Lượt xem
Artboard là gì? Cách thêm và sử dụng Artboard trong Adobe Illustrator
Artboard là gì? Cách thêm và sử dụng Artboard trong Adobe Illustrator Artboard là một khái niệm quan trọng trong Illustrator, cho phép bạn tạo ra nhiều bản vẽ khác nhau trên cùng một tài liệu. Đối với những người mới bắt đầu học Illustrator, việc tìm một khóa học cơ bản sẽ cung cấp đủ kiến thức để làm quen với cách thêm Artboard trong AI. Đừng lo lắng quá, UNICA sẽ hướng dẫn bạn cách thêm, chỉnh sửa và sao chép artboard trong AI, cùng với một số thao tác cơ bản khác liên quan đến artboard. Artboard là gì? Artboard (hay còn được gọi là bảng vẽ) là khu vực trống trên tờ giấy trong Illustrator, cho phép bạn thể hiện sự sáng tạo của mình bằng cách tạo ra các tác phẩm đồ họa. Bạn có thể tạo nhiều artboard trong cùng một tài liệu, mỗi artboard có kích thước và vị trí khác nhau. Các artboard có thể được quản lý và xem trên bảng Artboards hoặc bảng Properties. Artboard (bảng vẽ) là khu vực tờ giấy trắng trong Illustrator Cách tạo artboard trong ai từ khi tạo file mới Khi bạn tạo một file mới trong Illustrator, bạn có thể chọn số lượng và kích thước của artboard ngay từ đầu. Cách thêm artboard trong AI khi tạo file mới như sau: Bước 1: Khởi động Adobe Illustrator, sau đó chọn File và nhấn vào New (hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + N). Chọn New Bước 2: Tùy chỉnh chiều rộng (Width) và chiều cao (Height) của bản vẽ theo ý muốn của bạn. Ở phần Artboard, nhập số lượng bảng vẽ bạn muốn tạo. Ví dụ, nếu bạn muốn tạo 4 bảng vẽ với chiều cao 800px và chiều rộng 500 px. Hãy nhập 500 px ở ô width và 800 px ở ô Height, sau đó nhập số 4 và nhấn Create để tạo. Chọn Create Bây giờ bạn đã tạo thành công 4 bảng vẽ có cùng kích thước như hình dưới đây: Bước 3: Chọn công cụ Artboard Tool (phím tắt Shift + O), sau đó nhấn và kéo để điều chỉnh vị trí của các Artboard sao cho phù hợp với ý tưởng thiết kế của bạn. Chọn công cụ Artboard Tool >>> Xem thêm: Những lệnh thường gặp Layer trong AI hay dùng Hướng dẫn cách thêm artboard trong AI Nếu bạn đã có một file có sẵn và muốn thêm artboard vào file đó, bạn có thể làm như sau: Bước 1: Khi đã mở một bảng vẽ, chọn công cụ Artboard Tool (sử dụng phím tắt Shift + O). Chọn công cụ Artboard Tool Bước 2: Trên bảng Properties, trong phần điều khiển Artboards, nhấn vào New Artboard. Nhấn vào New Artboard Lúc này, bạn sẽ thêm một bảng vẽ mới với kích thước tương tự như bảng vẽ hiện có giống hình dưới đây: Hoặc, sau khi chọn công cụ Artboard Tool (phím tắt Shift + O), bạn có thể click chuột vào bảng vẽ hiện có, sau đó giữ phím Alt và kéo qua để tạo một bảng vẽ mới. Giữ phím Alt và kéo qua để tạo một bảng vẽ mới Trở thành chuyên gia Illustrator bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá Illustrator online học cùng chuyên gia với nội dung bài giảng chi tiết sẽ giúp bạn thành thạo công cụ chỉ trong một tuần, nắm được các kỹ thuật làm việc cơ bản với illustrator trong thiết kế đồ hoạ. [course_id:352,theme:course] [course_id:1231,theme:course] [course_id:914,theme:course] Cách tạo nhiều artboard trong illustrator Ngoài cách thêm từng artboard một, bạn cũng có thể tạo nhiều artboard cùng một lúc trong Illustrator. Cách thêm artboard trong AI này như sau: Bước 1: Chọn File > New From Template hoặc nhấn Ctrl + Alt + N (Windows) hoặc Command + Option + N (macOS) để mở hộp thoại New From Template. Bước 2: Chọn một template có sẵn trong thư mục Templates hoặc chọn Browse để tìm template ở vị trí khác trên máy tính của bạn. Bạn có thể xem trước template bằng cách nhấp vào nút Preview. Bước 3: Nhập tên cho file của bạn và chọn Profile phù hợp với mục đích thiết kế của bạn (ví dụ: Print, Web, Mobile…). Bước 4: Chọn số lượng artboard bạn muốn tạo ở phần Number of Artboards. Bạn có thể nhập số từ 1 đến 1000 hoặc sử dụng các nút mũi tên để tăng hoặc giảm số lượng. Bước 5: Chọn kích thước cho artboard của bạn ở phần Size. Bạn có thể chọn các kích thước định sẵn (ví dụ: A4, Letter, Business Card…) hoặc nhập kích thước tùy chỉnh ở phần Width và Height. Bước 6: Chọn hướng cho artboard của bạn ở phần Orientation. Bạn có thể chọn Portrait (dọc) hoặc Landscape (ngang). Bước 7: Chọn cách sắp xếp các artboard của bạn ở phần Arrange By. Bạn có thể chọn Grid by Row (lưới theo hàng), Grid by Column (lưới theo cột), Arrange by Row (sắp xếp theo hàng), Arrange by Column (sắp xếp theo cột) hoặc Custom (tùy chỉnh). Bước 8: Nhập khoảng cách giữa các artboard ở phần Spacing. Bạn có thể nhập số hoặc sử dụng các nút mũi tên để tăng hoặc giảm khoảng cách. Bước 9: Nhấn nút Create để tạo file mới với các artboard đã chọn. Tạo nhiều artboard trong AI Một số thao tác với artboard trong AI Sau khi đã tạo ra các artboard trong Illustrator, bạn có thể thực hiện một số thao tác khác với chúng như xóa, thay đổi kích thước, thay đổi thứ tự, sao chép và di chuyển. Cách thay xóa Artboard Ngoài cách thêm artboard trong AI, để xóa một artboard, bạn làm như sau: Bước 1: Mở Artboard Menu bằng cách chọn Window và chọn Artboard. Chọn Artboard Bước 2: Trong Artboard Menu, chọn bảng vẽ bạn muốn xóa và nhấn vào biểu tượng thùng rác hoặc nhấn phím Delete trên bàn phím để xóa. Nhấn phím Delete Cách thay đổi kích thước Artboard Bạn có thể thay đổi kích thước Artboard bằng cách chọn thông số trực tiếp hoặc chọn thông số có sẵn. Chi tiết như dưới đây: Chọn thông số trực tiếp Bước 1: Sử dụng công cụ Artboard Tool (phím tắt Shift + O) và nhấp vào bảng vẽ mà bạn muốn thay đổi kích thước. Nhấp vào bảng vẽ mà bạn muốn thay đổi kích thước Bước 2: Nhập các giá trị cho chiều rộng (Width) và chiều cao (Height) của bảng vẽ vào thanh công cụ phía trên. Ví dụ, nhập chiều rộng là 600 và chiều cao là 300 để tạo ra một bảng vẽ mới như được hiển thị trên ảnh. Thay đổi kích thước mong muốn Chọn thông số có sẵn (Preset) Bước 1: Sử dụng công cụ Artboard Tool (phím tắt Shift + O) và nhấp vào bảng vẽ mà bạn muốn thay đổi kích thước. Nhấp vào bảng vẽ mà bạn muốn thay đổi kích thước Bước 2: Trên thanh công cụ phía trên, chọn mục Custom và sau đó chọn một trong các kích thước có sẵn mà bạn mong muốn. Adobe Illustrator cung cấp nhiều kích thước tiêu chuẩn như thư, khổ giấy A4, A3, B5, B4, cũng như các kích thước màn hình điện thoại, máy tính bảng, và màn hình máy tính với các thông số chuẩn quốc tế. Chọn mục Custom và sau đó chọn một trong các kích thước có sẵn mà bạn mong muốn >>> Xem thêm: Top 14 tính năng mới của adobe illustrator trong Cách thay đổi thứ tự Artboard Sau khi thực hiện xong cách thêm artboard trong ai, chắc hẳn nhiều người sẽ cần thay đổi thứ tự các artboard. Để thay đổi thứ tự của các artboard, bạn làm như sau: Bước 1: Trong thanh công cụ, chọn Window và sau đó chọn Artboard để mở menu Artboard. Chọn Artboard để mở menu Artboard Bước 2: Kéo Artboard đến vị trí mong muốn. Ví dụ, nếu Artboard hiện tại là số 4 và bạn muốn chuyển nó đến vị trí thứ 2, bạn có thể kéo lên để đặt nó vào vị trí thứ 2. Khi bạn xuất ra dưới dạng file PDF, Artboard sẽ nằm ở vị trí thứ 2. Kéo lên xuống để thay đổi vị trí Hoặc bạn cũng có thể nhấp vào Artboard và sử dụng mũi tên lên xuống dưới menu Artboard để di chuyển vị trí của nó. Sử dụng mũi tên lên xuống dưới menu Artboard để di chuyển vị trí của nó Cách copy artboard trong AI Ngoài cách thêm artboard trong AI, để sao chép một artboard trong Illustrator, bạn có nhiều cách khác nhau như sau: Command + C Cách đơn giản nhất để sao chép một artboard trong AI là thực hiện lệnh Command + C. Các bước thực hiện chi tiết như sau: Bước 1: Chọn công cụ Selection (phím tắt V) trên thanh công cụ. Bước 2: Nhấn Command + A (macOS) hoặc Ctrl + A (Windows) để chọn tất cả các đối tượng trên artboard bạn muốn sao chép. Bước 3: Nhấn Command + C (macOS) hoặc Ctrl + C (Windows) để sao chép các đối tượng đã chọn. Bước 4: Chọn công cụ Artboard (phím tắt Shift + O) trên thanh công cụ. Bước 5: Nhấp vào nút New Artboard trên thanh Control hoặc thanh Properties để tạo một artboard mới. Bước 6: Nhấn Command + V (macOS) hoặc Ctrl + V (Windows) để dán các đối tượng đã sao chép vào artboard mới. Copy bằng Command + C Sao chép và di chuyển Ngoài sao chép, bạn còn có thể đồng thời thực hiện sao chép và di chuyển một artboard trong AI. Thực hiện các bước sau: Bước 1: Chọn công cụ Artboard (phím tắt Shift + O) trên thanh công cụ. Bước 2: Nhấp để chọn artboard bạn muốn sao chép. Bước 3: Nhấn Option + Shift (macOS) hoặc Alt + Shift (Windows) và kéo artboard để sao chép và di chuyển nó đến vị trí mới. Sao chép và di chuyển Artboard Cách di chuyển artboard trong ai Để di chuyển một artboard trong Illustrator, bạn thực hiện các bước sau: Bước 1: Chọn công cụ Artboard (phím tắt trong Ai là Shift + O) trên thanh công cụ. Bước 2: Nhấp để chọn artboard bạn muốn di chuyển. Bước 3: Kéo artboard đến vị trí mới trong tài liệu hoặc nhập giá trị vị trí mong muốn ở bảng Properties hoặc bảng Control. Di chuyển artboard trong AI Kết luận Artboard là một khái niệm quan trọng trong Illustrator, giúp bạn tạo ra nhiều bản vẽ khác nhau trên cùng một tài liệu. Bạn có thể thêm, chỉnh sửa và sao chép artboard trong AI một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bạn cũng có thể thay đổi kích thước, thứ tự và vị trí của các artboard theo ý muốn. Hy vọng bài viết cách thêm artboard trong AI này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về artboard trong Illustrator và cách làm việc với chúng. Chúc bạn thành công!
24/10/2019
22725 Lượt xem
Tổng quan về bố cục tạo hình kiến trúc chi tiết nhất
Tổng quan về bố cục tạo hình kiến trúc chi tiết nhất Bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian chính là sự thể hiện bố cục hình khối kiến trúc khi kết hợp với ánh sáng, mục đích để tạo nên không gian bắt mắt cho người xem. Bố cục này không chỉ đảm bảo các yếu tố nghệ thuật, mà còn phải hài hòa với không gian xung quanh. Để hiểu rõ hơn về bố cục này, bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé! 1. Phân loại bố cục tạo hình không gian kiến trúc 1.1. Phân loại theo giới hạn không gian - Không gian bên trong nội thất - Không gian nội thất kín: Không gian này thường được tạo nên từ kết cấu bao che như tường, cửa, sàn, mái, giới hạn 6 mặt tạo nên hình khối kiến trúc. - Không gian nội thất hở: Một vài mặt được giải phóng bởi các vách bao che như hiên, sân trời có giàn… - Không gian ước lệ, ảo hoặc ẩn dụ: Bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian ước lệ, ảo hoặc ẩn dụ, được giới hạn chủ thể kiến trúc hoặc một biểu tượng. - Không gian bên ngoài nội thất: Không gian này bao gồm không gian cận cảnh, ngoại thất sát kề công trình và không gian viễn cảnh, ngoại thất ngoài tầm ảnh hưởng công năng nhưng có đóng góp cho cảnh quan khu vực (Tham khảo khoá học thiết kế nội thất online) >>> Xem ngay: Cách đọc bản vẽ kết cấu chính xác cho người làm thiết kế Không gian bên ngoài nội thất bao gồm không gian cận cảnh 1.2. Phân loại theo công năng Về không gian sử dụng - Không gian chính: Phục vụ các yêu cầu chính của con người như: phòng ngủ, phòng khách, các phòng làm việc, phân xưởng nhà máy… - Không gian phụ: Không gian phục vụ cho các công trình chính như bếp, vệ sinh trong nhà… - Không gian giao thông: Không gian giao thông gồm có giao thông theo phương ngang (sảnh, hành lang…), giao thông theo phương đứng (cầu thang, thang máy, dốc thoải…), cùng các bộ phận liên hệ giữa bên trong và bên ngoài. Khi tạo nên những bố cục không gian như trên, đòi hỏi chủ thể kiến trúc phải biết cách tạo nên sự tương phản về màu sắc hoặc khối. Giữa các bố cục vừa có điểm nhất quán, lại vừa phản ánh được những điểm mâu thuẫn thì không gian sẽ có hồn và bộc lộ được cá tính riêng. Trở thành chuyên gia Thiết kế nội thất bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn tạo ra các bức ảnh kiến trúc, nội thất, quy hoạch đẹp trong thời gian ngắn nhất, tạo ra được những đoạn phim kiến trúc sinh động hơn. Đồng thời, bạn sẽ có được bí kíp để làm ảnh đẹp thông qua các bài về bố cục, màu sắc, ánh sáng. [course_id:2647,theme:course] [course_id:1665,theme:course] [course_id:1465,theme:course] 2. Những bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian 2.1. Bố cục theo mô thức Bố cục theo mô thứ có thể hiểu là sự sắp xếp, điều chỉnh lại các đường nét, hình khối, cũng như các mảng màu theo nhịp điệu lặp đi lặp lại hoặc được biến tấu hài hòa. Theo bố cục này, nếu các họa tiết, mảng màu và đường nét được sắp xếp có chủ ý sẽ tạo ra được không gian tuyệt đẹp, giàu cảm xúc và tính nghệ thuật cao. 2.2. Bố cục theo chủ đề Bố cục theo chủ đề có nghĩa là không gian sẽ được sáng tạo theo một chủ đề hoặc một phong cách nào đó. Với bố cục tạo hình kiến trúc trong không gian này, người xem sẽ cảm thấy dễ chịu, có nhiều cảm xúc và bị thu hút. Để từ đó, họ sẽ xác định được đâu là điểm nổi bật nhất của không gian đó. Bố cục theo chủ đề có nghĩa là không gian sẽ được sáng tạo theo một chủ đề 2.3. Bố cục đối xứng Bố cục đối xứng chính là không gian được chia làm đôi. Không gian này thường mất đi sự liên kết, không linh hoạt và không thu hút. 3. Sự tương phản, vi biến trong ứng dụng bố cục tạo hình không gian 3.1. Tương phản Đây là sự khác biệt rõ ràng giữa 2 vật thể, 2 hình thể nhằm làm nổi bật lên đặc điểm của chúng. Sự khác biệt về không gian và độ lớn, sự chênh lệch độ lớn càng mạnh thì đẩy cảm xúc của người xem càng mãnh liệt. Tương phản còn có thể khác biệt về màu sắc để bổ trợ nhau nổi bật. 3.2. Vi biến Người ta thường nói kiến trúc có tính chất vi biến khi các khối có hình khối, đổ bóng, màu sắc khác nhau. Vi biến nói lên 2 trạng thái của thuộc tính và là một thủ pháp quan trọng để đạt được hiệu quả thống nhất và biến hóa. Đây chính là sự tương phản nhẹ, chuyển biến dần dần, khác biệt nhau rất ít nhưng sự chuyển dần và thu nhỏ hình khối của những tòa tháp trong các ngôi đền cổ đại. 3.3. Tương phản, vi biến trong kích thước, hình dáng, chiều hướng Kích thước, hình dáng, chiều hướng có thể tạo ra bởi các yếu tố hình học đặc trưng cho ngôn ngữ tạo hình kiến trúc về khối, diện, tuyến. Tao thành hình tượng kiến trúc giàu sức biểu hiện qua tương phản và vi biến. 3.4. Tương phản thông qua các quan hệ ngôn ngữ hình thái học Thông thường, người ta thường dùng tương phản của đường, hình, số lượng để đạt được hiệu quả cần thiết. Sự tương phản và vi sai của hướng, hướng đứng, hướng ngang, sẽ làm phong phú hơn cho hình tượng kiến trúc. 3.5. Tương phản vi biến trong đặc và rỗng, kín và hở Những bộ phận khác nhau của kiến trúc là những mảng tường. Còn những phần rỗng của kiến trúc là những cửa sổ, cửa đi, hành lang, hiên… Hai yếu tố này trong bố cục tạo hình thiết kế tác động vào cảm giác của con người, gây ra những liên tưởng, những cảm giác khác nhau như: vững chắc, nhẹ nhàng, thanh thoát. >>> Xem ngay: Tổng hợp những kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất Những bộ phận khác nhau của kiến trúc là những mảng tường 3.6. Tương phản và vi biến của màu sắc, chất cảm và bóng Bóng do nguồn sáng gây ra, đây là yếu tố quan trọng tạo nên ấn tượng mỹ cảm, cũng như màu sắc và chất cảm của vật liệu. Khi tạo hình bằng hình khối kiến trúc, không gian này có hiệu quả hay không một phần do bóng quyết định. Do đó, bóng rất quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong nhà ở, ban công, cầu cống. Với những chia sẻ về bố cục tạo hình thiết kế trong không gian mà UNICA đã chia sẻ, hy vọng rằng các bạn đã bổ sung cho mình được nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt với những ai đang quan tâm đến kiến trúc.
24/10/2019
8292 Lượt xem