Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Marketing

Ý nghĩa của việc lập chỉ mục đoạn văn và xử lý ngôn ngữ tự nhiên với SEO
Ý nghĩa của việc lập chỉ mục đoạn văn và xử lý ngôn ngữ tự nhiên với SEO Các bản cập nhật gần đây của Google đem đến cho người làm SEO sự tự do và thoải mái hơn khi tập trung vào người dùng thay vì chỉ tập trung vào bot. Cụ thể việc lập chỉ mục đoạn văn và xử lý ngôn ngữ tự nhiên của Google đã tác động đến tương lai làm SEO sau này. Cụ thể, các thông báo gần đây của Google về việc mở rộng sử dụng các thuật toán hiểu ngôn ngữ tự nhiên thể hiện một bước tiến lớn trong việc xác định nội dung thông tin nào là phù hợp nhất để hiển thị trong kết quả tìm kiếm của người dùng. Đổi lại, các thuật toán này sẽ tác động đến cách Google tiếp cận nội dung và tối ưu hóa các nội dung đó. Lập chỉ mục đoạn văn và xếp hạng các đoạn cụ thể trong kết quả tìm kiếm  Hiện nay Google đang triển khai lập chỉ mục dựa trên các đoạn văn trong bài viết (trước mắt là đối với các ngôn ngữ tiếng Anh). Đây là một thay đổi cho phép Google xác định được các đoạn văn riêng lẻ trong một trang cụ thể và xử lý sao cho nội dung đoạn văn đó phù hợp nhất với câu hỏi tìm kiếm của người dùng - ngay cả khi đó không phải là chủ đề chính của bài viết. Lưu ý rằng Google không lập chỉ mục riêng biệt cho từng đoạn văn cụ thể xét trên phương diện kỹ thuật. Những thay đổi này sẽ tác động và làm thay đổi khoảng 7% kết quả tìm kiếm cho các truy vấn của mọi ngôn ngữ trên toàn cầu khi được triển khai rộng rãi. BERT tăng từ 10% cho đến gần 100% tất cả các câu hỏi tìm kiếm BERT tăng từ 10% cho đến gần 100% tất cả các câu hỏi tìm kiếm BERT - viết tắt của Bidirectional Encoder Representations from Transformers - được đánh giá là một bước đột phá mới trong công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên của Google và của Bing. Đây là một mô hình học có sẵn (pre-train model), một kỹ thuật dựa trên mạng nơ-ron để hiểu các ngôn ngữ tự nhiên và phân biệt được các ngữ cảnh của từ ngữ tốt hơn.  Hiện nay nó hỗ trợ hầu hết mọi câu hỏi tìm kiếm bằng tiếng Anh trên công cụ tìm kiếm Google và Bing. Có thể nói đây là một sự gia tăng đột phá đáng kể so với con số 1/10 thời điểm tháng 10 năm ngoái, khi mà Google lần đầu tiên công bố sự dụng công nghệ BERT trong thuật toán của mình. Việc ứng dụng rộng rãi của BERT đối với Google mà nói sẽ giúp cho Google cải thiện được "hiểu biết" của mình về nội dung và mục đích tìm kiếm của người dùng., nâng cao hơn chất lượng các kết quả tìm kiếm hướng đến người dùng. Cải thiện lỗi chính tả Theo Google thì cứ 10 câu hỏi tìm kiếm được search trên Google thì có 1 câu hỏi tìm kiếm bị sai chính tả. Để cải thiện hơn chất lượng tìm kiếm cũng như tăng trải nghiệm người dùng tốt nhất cho những câu hỏi đó, Google cũng đang áp dụng những tiến bộ mới về công nghệ "hiểu" ngôn ngữ để mô hình hóa tốt hơn các trường hợp bị sai chính tả. Các ngữ cảnh có thể yêu cầu bạn xác định lại lỗi và chỉnh sửa lại lỗi chính tả đó, hoặc khi Google "thấy" bạn sai chính tả trầm trọng thì chúng cũng yêu cầu bạn phải sửa lại.  Đối với những người học Seo có thể đã rất cố gắng tối ưu tốt nhất vấn đề lỗi chính tả. Những thay đổi này trong tương lai sẽ được triển khai vào cuối tháng này, đồng nghĩa với việc bạn không cần phải quá bận tâm quá nhiều nữa đến vấn đề đó, bạn sẽ có thể dành nhiều sự tập trung của mình cho những công việc khác tốt hơn. Ý nghĩa đối với SEO và xu hướng tìm kiếm của Google Người làm SEO được tự do hơn để tập trung vào độc giả chứ không phải trình thu thập thông tin tìm kiếm trên Google  Công nghệ BERT được Google sử dụng để hỗ trợ lập chỉ mục đoạn văn sẽ cho phép các thuật toán của Google xác định được nội dung đoạn văn riêng lẻ trong bài viết của bạn có nội dung phù  hợp nhất với các câu hỏi tìm kiếm của người dùng, ngay cả khi những nội dung còn lại của bài viết không liên quan nhiều bằng. Chuyên gia marketing của MOZ - tiến sỹ Peter Meyers cho biết: "Nếu có bất cứ điều gì, những cập nhật này sẽ hướng chúng ta đến với một thế giới mà ở đó chúng ta có thể tập trung nhiều hơn vào người dùng hơn là quan tâm nhiều đến các con bot, từ góc độ content và xếp hạng". ("If anything, these updates move us toward a world where we can focus more on users and not worry as much about bots, from a content and ranking perspective”) Ngoài ra ông còn cho biết thêm việc tạo ra các trang web thân thiện với Google Bot để thu thập dữ liệu và hành vi người dùng sẽ là quan trọng hơn nhiều nếu xét về góc độ kỹ thuật SEO. "Khi Google triển khai Đoạn trích nổi bật và tập trung nhiều hơn vào tầm quan trọng của chuyên đề đã có thêm một biến động nhỏ hướng đến nội dung và tập trung nhiều hơn vào nó" - tiến sỹ Peter Meyers nói thêm. Sự ưa chuộng các công cụ tìm kiếm của người dùng và nội dung tập trung đến có thể đã vô tình dồn người làm SEO vào một suy nghĩ rập khuôn, đó là người dùng và công cụ tìm kiếm bình đẳng như những ưu tiên khi tạo nội dung, chứ không phải là hướng đến người dùng.  “Nếu thuật toán có thể hiểu mức độ liên quan của các đoạn văn, chúng tôi hy vọng có thể thư giãn một chút về điều này và không đi quá đà. Ví dụ chúng tôi không cần một trang cho mọi câu hỏi mà người dùng có thể hỏi" (“If the algorithm can understand the relevance of passages, we can hopefully relax a bit about this and not go overboard. We don’t need a page for every question a visitor might ask, for example.”) Sự linh hoạt trong việc sắp xếp nội dung cho các công cụ tìm kiếm sẽ cho phép người làm SEO tự do hơn. Thay vào đó là tạo ra các nội dung phù hợp với ý định và thắc mắc của người tìm kiếm theo cách có nghĩa nhất đối với chủ đề hoặc câu hỏi mà người dùng đặt ra, dù nội dung đó trải dài hay laser -  tập trung.  Xác định được điều gì tốt, điều gì xấu và điều gì cần lưu ý Trong một số trường hợp, Google có thể hiểu và trình bày nội dung đoạn văn được lập chỉ mục như một cột mốc quan trọng khác của xu hướng tìm kiếm không cần nhấp chuột.  Ví dụ về cách lập chỉ mục đoạn văn sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động. Hình ảnh: Google. Kaushal Thakkar - Founder và là Giám đốc điều hành của Giải thưởng Search Engine Land Award 2020 - cơ quan đạt giải INFIDIGIT cho biết: "Việc hiển thị tốt hơn các thông tin liên quan đến đoạn văn trên Google SEPs có nghĩa là xác suất người dùng click vào kết quả tìm kiếm sẽ giảm, bởi nội dung mà họ đi tìm - chính là đoạn văn được liệt kê ra để hiển thị và cung cấp thông tin cho người tìm kiếm - sẽ cung cấp thông tin bổ sung cho người dùng trên chính là SERP, và không yêu cầu họ truy cập và trang đích nữa" (“The better display of passage-related information on Google SERPs means the probability of users clicking on the search result would reduce. Since the passage listed will provide additional information to the users on the SERP itself, not requiring them to visit the source page.”) Tuy nhiên xét về xu hướng lượng tìm kiếm tăng tổng thể qua mỗi năm, thì việc tụt giảm lưu lượng truy cập vào trang đích trên thực tế sẽ không ảnh hưởng hiểu và có thể không được chú ý đến. Còn Hamlet Batista - Giám đốc điều hành của RankSense thì cho biết:  "Là một người làm SEO, tôi sẽ chú ý nhiều hơn đến thông tin hiển thị tìm kiếm trong Search Console. Vậy nên tôi cũng có lời khuyến nghị tới những người làm SEO khác cũng nên theo dõi tỉ lệ nhấp, khả năng tương tác cũng như chất lượng click vào trang web của họ khi những thuật toán nào ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm của người dùng. Rất tiếc là tại thời điểm này, không có một báo cáo cụ thể nào trong Google Search Console hiển thị lượng truy cập từ các đoạn văn được lập chỉ mục, thế nhưng bạn vẫn có thể có được số lần hiển thị trang tăng lên nếu những đoạn văn đó được xếp hạng cho các câu hỏi tìm kiếm" (As an SEO, I'd pay more attention to search impressions data in Search Console. Recommending that SEOs also monitor their clickthrough rates, engagement and the quality of their traffic as these algorithms impact search results. Unfortunately, at this time there isn't a specific report in Google Search Console showing traffic from passage indexation, but you may see a rise in page impressions if those passages start ranking for queries.") "Tôi sẽ không từ bỏ việc nghiên cứu từ khóa, tuy nhiên sẽ điều chỉnh nó thành nghiên cứu mục tiêu" - anh nói thêm. Đồng thời còn nói thêm với các mục đích khác tương tự như vậy, chúng vẫn có thể được thể hiện bằng cách sử dụng các từ khóa khác nhau. Kỳ vọng của Google trong tương lai chỉ là 7% cho các câu hỏi tìm kiếm sẽ được cải thiện bằng lập chỉ mục đoạn văn, nghĩa là nghiên cứu từ khóa vẫn là một phần rất quan trọng của SEO, ít nhất là trong tương lai gần. " Những người làm SEO nửa vời sẽ nhận ra điều đó khi người dùng tìm kiếm nhiều hơn, cũng như các công cụ tìm kiếm cũng trở nên hữu ích hơn" (“Glass-half-full SEOs see this as people searching more as [search] engines become more useful").  Các kết quả tích cực cũng có thể xảy ra nếu như cập nhật các thuật toán này. Ngoài khối lượng người dùng tìm kiếm tiềm năng hơn, những cập nhật thế này cũng có thể hấp dẫn đến lưu lượng truy cập chất lượng cao hơn vì kết quả trả về có thể cũng phù hợp hơn với người dùng so với trước đây. Lập chỉ mục đoạn văn và xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong tương lai Những cập nhật mới này cũng nói lên những thiết sót của các công cụ tìm kiếm ở thời điểm hiện tại, cũng như hướng giải quyết mà Gogole đang thực hiện. Eric Enge - Tổng giám đốc tại Perficient Digital cho biết:  "Trước hết, việc lập chỉ mục đoạn văn có thể coi là một ví dụ minh họa một trong những thách thức lớn với người tìm kiếm, đó là trả lại một loạt các thông tin mà mọi người có thể đang tìm kiếm. Trong nhiều trường hợp, những thông tin này lại quá cụ thể và chi tiết. Nhưng Google cũng đã báo cáo rộng rãi rằng nó chỉ ảnh hưởng đến 7% tất cả các truy vấn tìm kiếm đó. Rất có thể nếu các thuật toán này được nâng cấp thì con số 7 % sẽ tăng lên đáng kể".  (“First of all, [passage indexation] illustrates one of the big challenges with search, which is the vast array of types of information that people might be looking for. Many times this is information that is so specific, yet we already see Google reporting that it impacts 7% of all search queries.) "Ngoài ra điều này làm nổi bật những thách thức mà tất cả chúng ta phải đối mặt với vai trò là người làm SEO, đó là bạn  và doanh nghiệp của mình phải tạo ra nhiều loại nội dung để trả lời được câu hỏi của người dùng và giải đáp được vấn đề của họ, mà theo dự đoán ban đầu của tôi nó sẽ phức tạp hơn nhiều" - anh cười nói thêm. Trong thời gian tới nếu Google tiếp tục cập nhật và cải tiến hơn khả năng hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên của mình, thì Google sẽ được trang bị tốt hơn để đánh giá mức độ liên quan. Do đó người làm SEO sẽ không cần phải tiếp cận nội dung theo cách cứng nhắc ban đầu nữa. Điều này càng khẳng định hơn Google đang nỗ lực đem đến cho người dùng bất kỳ thông tin mà họ muốn. Và là một người sáng tạo nội dung của trang web, bạn cần phải có trách nhiệm với điều đó. Xin cảm ơn bạn đọc đã đón đọc bài dịch "Ý nghĩa của việc lập chỉ mục đoạn văn và xử lý ngôn ngữ tự nhiên với SEO" của Unica. Chúc bạn thành công!
02/11/2020
1984 Lượt xem
Unique là gì? Lợi ích & 4 bước tạo nên Unique Selling Point
Unique là gì? Lợi ích & 4 bước tạo nên Unique Selling Point Ngày nay, khi thị trường kinh doanh đang cạnh tranh gay gắt, việc các doanh nghiệp tạo ra những bản sắc thương hiệu độc đáo sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt với các đối thủ khác. Dân Marketer chuyên nghiệp gọi đó là tính Unique của thương hiệu. Vậy Unique là gì và nó có vai trò gì đối với doanh nghiệp, mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin mà chúng tôi cung cấp thông qua bài viết dưới đây. Thuật ngữ Unique là gì? Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, Unique là điểm độc đáo riêng biệt mà chỉ thương hiệu đó có được để có thể phân biệt với thương hiệu của các đối thủ khác trên thị trường. Unique là tính độc đáo của thương hiệu Làm sao để tạo được Unique Brand cho thương hiệu Hiểu được Unique là gì, bản thân mỗi công ty hoặc thương hiệu cần có điểm bán hàng độc nhất (USP là gì) để làm cho nó trở nên độc đáo so với đám đông. Câu hỏi quan trọng là điều gì làm cho thương hiệu của bạn trở nên độc đáo trong mắt mắt khách hàng. - Bản sắc thương hiệu độc đáo - Bản sắc thương hiệu là tấm gương phản chiếu những gì thương hiệu của bạn muốn nói, những gì thương hiệu của bạn hứa hẹn với khách hàng trên thị trường, những gì làm cho sản phẩm của bạn trở nên đáng nhớ trong tâm trí người xem. Nhận dạng thương hiệu bao gồm nghiên cứu kỹ thuật của đối thủ cạnh tranh, biểu trưng độc đáo và cách bạn có thể phân biệt sản phẩm của mình trong ngành và các lĩnh vực liên quan. - Hãy thử chiến lược của riêng mình - Nếu bạn đang bán cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ đã có mặt trên thị trường, đừng sao chép đối thủ cạnh tranh của bạn, chỉ cần nghiên cứu xem họ đang thực hiện những bước nào để phát triển và làm thế nào bạn có thể tạo ra tác động trong tâm trí khách hàng, sau đó lập kế hoạch chiến lược của riêng bạn sẽ làm cho thương hiệu của bạn nổi bật. - Hãy làm cho nó trở nên cá nhân - Chỉ cần suy nghĩ như một khách hàng, hãy hỏi những câu hỏi rằng: Liệu thương hiệu của tôi có đang giải quyết vấn đề mà khách hàng đang gặp phải không, tại sao tôi sẽ sử dụng thương hiệu đó, điều gì khiến tôi khác biệt hơn những người khác, đó có thể là giá cả, dịch vụ bạn cung cấp, sự hài lòng của khách hàng, v.v. - Sẵn sàng đón đầu xu hướng mới nhất - Thị trường thay đổi liên tục, bạn phải chuẩn bị cho thương hiệu của mình những xu hướng và công nghệ mới nhất để trước tiên bạn có thể cạnh tranh với đối thủ và làm cho thương hiệu của bạn nổi bật nhanh chóng. - Tính nhất quán & Định hướng kết quả - Trong khi bạn đang bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, tính nhất quán và kết quả của bạn quan trọng rất nhiều. Hãy nhất quán để làm cho khách hàng của bạn cảm thấy hài lòng. Đây là cách giúp thương hiệu của bạn trở nên đáng nhớ trong tâm trí khách hàng. Làm sao để tạo được USP cho thương hiệu Đặc điểm của một USP Tất cả các công ty, doanh nghiệp nào cũng có thể nói rằng họ cung cấp dịch vụ tốt nhất. Vậy một USP hiệu quả thành công cần đảm  bảo những yếu tố sau: - USP của doanh nghiệp là độc nhất. - USP phải đủ “mạnh” để thu hút đối tượng mục tiêu và khiến họ bàn luận về cái đó. - USP không dễ dàng bị bắt chước và copy.  Lợi ích của USP mang lại cho doanh nghiệp USP được coi như một thông điệp để định vụ doanh nghiệp của bạn trong mắt khách hàng. Những lợi tích của USP mang lại cho doanh nghiệp như: Dễ dàng phân biệt  Điều này giúp cho doanh nghiệp của bạn không bị lẫn với bất cứ doanh nghiệp nào, giúp khách hàng dễ dàng phân biệt được và chính điều này khiến họ cân nhắc nên lựa chọn thương hiệu của bạn hay đổi thủ. Vậy nên, điểm khác biệt, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, giá trị khách hàng và danh tiếng thương hiệu sẽ góp phần tạo dựng nên 1 USP hiệu quả. Tối đa doanh thu:  Doanh thu của doanh nghiệp bạn có thể phát triển hay thậm chí vượt xa kì vọng mong đợi nhờ có USP. Khách hàng thường sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ nào đáp ứng đủ - đúng nhu cầu và khả năng hiện có (lợi ích sản phẩm mang lại + giá bán). Những người tiêu dùng thông minh có thể chi trả mức giá cao nhất cho những thương hiệu nổi tiếng mà họ cho rằng sản phẩm của họ là tốt nhất và bền nhất. Tạo sự trung thành của khách hàng Một sự thật đó là nếu như bạn thúc đẩy được USP và mang lại những giá trị tốt đẹp cho khách hàng, họ dễ dàng có xu hướng sử dụng dịch vụ của bạn nhiều lần trong tương lai.  Ví dụ như một người mua xe ô tô có thể quay lại nơi họ đã mua, quay lại với bất cứ nhân viên đại diện thương hiệu khi trải nghiệm khách hàng với sản phẩm trước thoải mái và an toàn. Đưa doanh nghiệp của bạn đứng đầu thị trường Unique Selling Point hiệu quả chắc chắn sẽ giúp bạn chiến thắng đối thủ và leo lên vị trí top 1 trong thị trường kinh doanh. Do đó, bạn sẽ dễ dàng chứng minh sự uy tín với khách hàng tiềm năng của bạn. Hoặc có những chương trình Upsell cho từng chiến dịch giúp tăng doanh số cho doanh nghiệp. 4 Bước tạo Unique Selling Point cho thương hiệu Bước 1: Thu thập phản hồi từ khách hàng của bạn Tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát sau khi mua hàng trên trang Web của bạn để tổng hợp các ý kiến, đóng góp từ phía khách hàng như: chất lượng sản phẩm, khâu chăm sóc khách hàng....Bạn lưu ý rằng các câu hỏi đều có kết thúc mở và điều này đặc biệt quan trọng vì bạn không muốn gieo rắc ý tưởng vào đầu khách hàng hoặc giới hạn câu trả lời của họ dựa trên các giả định của riêng bạn. Thực hiện một số cuộc phỏng vấn với khách hàng: Nói chuyện với một số khách hàng đã tin dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn để tìm hiểu những trải nghiệm của khách hàng về thương hiệu của bạn.  Bước 2: Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh Trước khi muốn đánh bại ai, bạn phải hiểu họ đang làm cái gì, làm như thế nào. Điều đó có nghĩa bạn phải nghiên cứu Website của họ, phương thức kinh doanh, cách họ chăm sóc khách hàng, quy trình tạo ra sản phẩm… Một việc quan trọng nữa là bạn phải nghiên cứu USP của đối thủ đang có là gì, phân tích xem họ vận dụng USP ra sao. Bước 3: Đặt mình vào vị trí khách hàng Để tìm hiểu được insight khách hàng bạn nên đặt mình vào vị trí khách hàng, xem họ cần những gì, sản phẩm của bạn đã đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng đặt ra khi sử dụng sản phẩm hay chưa? Từ đó có được thông tin và đưa ra kế hoạch cải tạo sản phẩm cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.  Bước 4: Tạo thông điệp dựa trên những gì mà bạn thu thập được Khi xác định được khách hàng của mình muốn gì và tại sao họ lại mua hàng của bạn, hãy soạn thảo một thông điệp tiếp thị xung quanh USP của bạn.  Ví dụ: Nếu khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn bởi tính năng dễ sử dụng, hãy nhấn mạnh USP đó trên những trang Web bán hàng của doanh nghiệp, trong các chiến dịch tiếp thị Email và quảng cáo có trả tiền. Nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn có mức giá phải chăng, hãy đảm bảo thị trường mục tiêu của bạn hiểu rõ được những giá trị mà họ nhận được khi mua hàng.  Ví dụ về điểm bán hàng độc đáo khi xây dựng thương hiệu TushBaby- điều tốt nhất cho bạn và con bạn Các thương hiệu hãng trẻ em thường tập trung vào sự an toàn và chất lượng như USP của họ, khiến USP của họ không quá độc đáo. TushBaby thì khác. Thay vào đó, thương hiệu ghế hông dành cho trẻ em hứa hẹn “điều tốt nhất cho bạn và con bạn”. Từ thiết kế tiện dụng đến đệm ngồi bằng mút hoạt tính và khóa an toàn, TushBaby luôn an toàn và thoải mái cho cả cha mẹ và trẻ em. USP từ thương hiệu TushBaby luôn được thể hiện một cách tốt nhất trên tất cả các phương tiện truyền thông xã hội và trang Web Shopify của TushBaby, cũng như trong chính sách giao hàng và trả hàng của họ.  TushBaby- điều tốt nhất cho bạn và con bạn Head & Shoulders Head & Shoulders là một trong những ví dụ đề xuất bán hàng độc đáo nổi tiếng nhất mọi thời đại. Đã được chứng minh lâm sàng để giảm gàu - rất đơn giản nhưng rất hiệu quả. Công ty này đã làm rất tốt khi xác định đề xuất bán hàng độc đáo của họ rằng Head & Shoulders gần như đồng nghĩa với thuốc trị gàu. Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi và các bạn tìm hiểu Unique là gì và những ví dụ về điểm bán hàng độc đáo (USP). Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây là hữu ích để có thể giúp các bạn xây dựng được những nét riêng biệt, độc đáo cho thương hiệu doanh nghiệp của mình trong tương lai. Cảm ơn và chúc các bạn thành công !
02/11/2020
1997 Lượt xem
Retention Rate là gì? Chiến lược tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng
Retention Rate là gì? Chiến lược tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng Việc thu hút khách hàng mới là việc làm rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đơn giản, nếu khách hàng chỉ mua hàng lần thứ 1 và không quay lại thì doanh nghiệp sẽ không thể nào đạt lợi nhuận cao và phát triển bền vững được.Chính vì thế, doanh nghiệp cần tìm cách giữ chân khách hàng khiến họ tin tưởng vào thương hiệu của mình. Một trong những việc làm quan trọng nhất đó chính là theo dõi sát sao chỉ số Retention Rate? Ngay sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn Retention Rate là gì? Retention Rate là gì? Hiểu một cách đơn giản thì nó có nghĩa là tỷ lệ duy trì khách hàng và thước đo rất quan trọng của doanh nghiệp. Nó thể hiện ở việc có bao nhiêu khách hàng quay lại và mua hàng của bạn. Tỷ lệ giữ chân cung cấp một con số cho phần trăm người dùng vẫn sử dụng một ứng dụng trong một số ngày nhất định sau khi cài đặt. Nó được tính bằng cách đếm những người dùng duy nhất kích hoạt ít nhất một phiên trong một ngày, sau đó chia tỷ lệ này cho tổng số lượt cài đặt trong một nhóm nhất định. Retention Rate là tỷ lệ giữ chân khách hàng ở lại với doanh nghiệp Tại sao tỷ lệ giữ chân lại vô cùng quan trọng Tỷ lệ duy trì giúp bạn hiểu doanh nghiệp của mình đang hoạt động tốt như thế nào theo thời gian trên mỗi người dùng. Nói chung, tỷ lệ giữ chân cao hơn về tổng thể sẽ tốt hơn bởi vì những người dùng hoạt động lâu hơn sẽ mang lại nhiều tương tác hơn cũng như cơ hội kiếm tiền lớn hơn. Giữ chân khách hàng không chỉ là việc xem đội ngũ tiếp thị và bán hàng của bạn đang thực hiện tốt như thế nào. Khi theo dõi con số này, bạn sẽ biết khi nào mình cần thực hiện những thay đổi quan trọng hoặc chuyển đổi cơ cấu để đạt được mục tiêu tăng trưởng và bán hàng của mình. Chi phí cao hơn gấp bảy lần để có được một khách hàng mới so với việc giữ lại một khách hàng cũ. Không chỉ cần nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực hơn để chuyển đổi và thuyết phục ai đó mới mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ của bạn - mà chính những khách hàng hiện tại của bạn là những người có nhiều khả năng giữ cho doanh nghiệp của bạn tiếp tục phát triển trong tương lai. Khách hàng hiện tại của bạn (hay còn gọi là mạch máu của doanh nghiệp bạn) có khả năng dùng thử sản phẩm mới cao hơn 50%. Trung bình họ sẽ chi tiêu nhiều hơn 31% so với khách hàng mới thông thường. Để hiểu thêm về Retention Rate là gì thì bạn cần nắm thêm một số lý do khác để nhận thấy việc giữ chân khách hàng rất quan trọng với sự thành công của doanh nghiệp: - Dự đoán doanh thu: Khách hàng hiện tại của bạn có khả năng trải nghiệm sản phẩm mới cao hơn 50% và chi tiêu nhiều hơn 31% so với khách hàng lần đầu tiên sử dụng. Do đó, tỷ lệ giữ chân khách hàng là một dự đoán tốt về việc doanh nghiệp của bạn sẽ tạo ra doanh thu cao hơn hay thấp hơn trong những giai đoạn sắp tới. - Lập chiến lược khách hàng thân thiết: Các chương trình khách hàng thân thiết có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ giữ chân khách hàng của bạn. Nếu tỷ lệ của bạn giảm, có thể là các chương trình khách hàng thân thiết của bạn không hoạt động hiệu quả. - Tăng cường các chương trình giới thiệu >> Xem thêm: USP là gì? Lợi ích & cách để biết USP có tối ưu cho doanh nghiệp Tỷ lệ CRR rất quan trọng đối với doanh nghiệp Cách tính tỷ lệ Retention Rate CRR = [CS/(CE – CN)] * 100% Trong đó: CE: Số khách hàng ở cuối giai đoạn CN: Số khách hàng mới trong giai đoạn đó CS: Số khách hàng ở đầu giai đoạn Ví dụ: Doanh nghiệp A cần tính tỷ lệ giữ chân khách hàng trong 1 quý (3 tháng vừa qua). Trong giai đoạn đầu kỳ, doanh nghiệp có 30,000 khách hàng. Qua 3 tháng, doanh nghiệp có thêm 1,000 khách hàng mới và tổng số khách hàng ở cuối kỳ của doanh nghiệp là 40,000. Vậy tỷ lệ giữ chân khách của doanh nghiệp trong quý đó là: [30,000/(40,000 – 1000)]*100% = 76,92% Lưu ý rằng công thức này sẽ tùy biến theo khoảng thời gian mà doanh nghiệp đó quy ước để tính toán tỷ lệ. Có doanh nghiệp tính theo tháng, có doanh nghiệp tính theo quý, lại có doanh nghiệp tính theo năm. Nhưng dù quy ước theo mốc thời gian nào, công thức này vẫn đưa ra cho nhà quản trị cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra được những thay đổi phù hợp để cải thiện số lượng khách hàng giữ chân được. Chiến lược tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng cho doanh nghiệp 12-15% khách hàng trung thành với một nhà bán lẻ duy nhất có thể tạo ra 55 - 70% doanh thu. Do đó, bạn không thể đánh giá thấp sức mạnh của một lượng khách hàng trung thành. Chính vì thế, để hiểu thêm bản chất về Retention Rate là gì thì bạn cần bỏ túi thêm cách làm sau: 1. Xác định mục tiêu khách hàng Đầu tiên bạn cần xác định mục tiêu khách hàng, cần tính toán tỷ lệ giữ chân khách hàng theo công thức trên, từ đó có được cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Tiếp đó cần xem lại tệp khách hàng mục tiêu và loại hình kinh doanh mà bạn đã chọn lựa. Vậy nên sau khi thực hiện được hai bước trên, hãy tiến hành việc thiết lập mục tiêu dựa trên những dữ liệu, thông tin vừa thu thập được. Cuối cùng, khi đặt mục tiêu thì hãy để tâm tới 5 yếu tố sau: - Cụ thể (Mục tiêu đã rõ ràng, cụ thể chưa?) - Khả thi (Mục tiêu đó có thể đạt được hay không?) - Đo lường (Mục tiêu đó có đo lường được hay không?) - Ngân sách (Mục tiêu đó có phù hợp với ngân sách hay không?)  Thời gian (Giới hạn thời gian của mục tiêu đó là bao lâu?) - Phác họa Customer Journey (bản đồ hành trình của khách hàng) Một trong những yếu tốt ảnh hưởng trực tiếp đấn việc khách hàng quay lại mua hàng, sử dụng dịch vụ của bạn đến từ trải nghiệm mua hàng. Vậy nên để nâng cao yếu tốt này doanh nghiệp cần phác họa Customer Journey. Bạn cần phác thảo được bản đồ hành trình của khách hàng thể hiện như cảm xúc, hành vi sau mỗi lần tương tác với doanh nghiệp thông qua các điểm chạm. Việc này giúp cho doanh nghiệp của bạn biết nên bắt đầu từ đâu, ở đây chính là việc xây dựng các điểm chạm. Từ các điểm chạm, mở rộng ra là cách tương tác và giao tiếp với khách hàng sao cho phù hợp, mang lại trải nghiệm tối đa cho họ và cuối cùng là tối đa hóa hiệu quả bán hàng. 2. Tạo ấn tượng ban đầu tốt Với những khách hàng mua hàng, sử dụng dịch vụ lần đầu thì những ấn tượng rất quan trọng như quy trình thanh toán, chăm sóc khách hàng...Doanh nghiệp cần đảm bảo những yếu tố đó sẽ giúp để lại trong tâm trí khách hàng một ấn tượng tốt, từ đó nâng cao khả năng khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm của bạn. Ngoài ra, những doanh nghiệp lớn họ còn gửi cả Email, thậm chí là thư tay tới khách hàng để thể hiện lòng nhiệt thành, sự cảm ơn tới khách hàng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ bên mình 3. Quan tâm tới giá trị thương hiệu  Tạo dựng thương hiệu thành công sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng lấy được lòng tin từ khách hàng. Và giá trị thương hiệu là thứ vô hình nó được thể hiện bằng chính sách, hành động, hình ảnh thương hiệu. 4. Đơn giản hóa hình thức thanh toán Trải nghiệm mua sắm luôn là thứ rất quan trọng mà doanh nghiệp cần để tâm tới, trong đó việc thanh toán là một bước quan trọng để khách hàng hoàn tất quá trình mua hàng của mình. Một quy trình thanh toán nhanh – gọn – đơn giản chắc chắn sẽ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho khách hàng hơn nhiều so với một quy trình rườm rà, phức tạp, nhiều công đoạn. 5. Tích cực tương tác với khách hàng Để giữ chân khách hàng thì doanh nghiệp cần có sự tương tác để duy trì mối quan hệ với họ. Hãy cố gắng tương tác thường xuyên với khách hàng ở các điểm chạm khác nhau, đơn giản nhất chính là trên các kênh mạng xã hội. Bạn chỉ cần tương tác với khách hàng như trả lời tin nhắn, bình luận của khách hàng và nó chính là cách để doanh nghiệp chiếm được thiện cảm của họ. 6. Xây dựng content chất lượng Trong thời đại số, khách hàng chỉ yếu tìm kiếm thông tin qua các công cụ như mạng xã hội, vậy nên để thu hút được khách hàng và níu chân họ ở lại bắt buộc bạn cần phải xây dựng nội dung content chất lượng. Một nội dung chất lượng, cung cấp đầy đủ thông tin, hấp dẫn và chi tiết là quá đủ để khách hàng “rút hầu bao” cho doanh nghiệp, thậm chí là trở thành khách hàng trung thành. 7. Thấu hiểu khách hàng Khách hàng bỏ tiền mua sản phẩm, dịch vụ khi chúng đáp ứng được nhu cầu và giải quyết được vấn đề của họ. Vậy nên việc thấu hiểu khách hàng là điều bắt buộc phải làm. Dù sản phẩm của bạn có tốt và quảng bá rầm rộ đến đâu nhưng nếu không giải quyết được chính xác vấn đề của khách hàng, họ sẽ không chọn sản phẩm đó. 8. Ưu đãi, chăm sóc khách hàng cũ Các doanh nghiệp thường xuyên có các chương trình, khuyến mãi, ưu đãi tri ân khách hàng cũ. Các chương trình koong cần phải phô trương hay quá hoành tráng, quan trọng nhất chỉ cần đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng.  >> Xem thêm: Customer Service là gì? Vai trò & cách tạo chiến lược dịch vụ khách hàng 9. Lưu ý đến Feedback của khách hàng Tiếp nhận những ý kiến phản hồi từ khách hàng dù cho là phản hồi tốt hay phản hồi xấu doanh nghiệp cũng nên tiếp nhận.  - Thứ nhất, nó thể hiện rằng doanh nghiệp coi trọng tiếng nói của khách hàng, ghi nhận những ý kiến của họ là thể hiện sự tôn trọng với khách hàng. Dĩ nhiên một khách hàng khi thấy bản thân được coi trọng như vậy, họ sẽ có cảm tình với doanh nghiệp. - Thứ hai, việc tiếp thu ý kiến phản hồi là để doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đưa ra những thay đổi, chỉnh sửa phù hợp để đáp ứng đúng những điều đó. Tất cả là để phục vụ chung một mục đích: Mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng. 10. Cung cấp các gói Upsell – Cross sell Upsell hay Cross-sell đều là những chiến thuật trong bán hàng, mục đích là cung cấp tới khách hàng những lựa chọn sản phẩm/dịch vụ cao cấp hơn, hoặc là bán kèm những sản phẩm bổ trợ để trải nghiệm sản phẩm được trọn vẹn, hiệu quả hơn. Có thể với nhiều người, Upsell hay Cross-sell chỉ là những mánh khóe của doanh nghiệp, nhằm “dụ dỗ” khách hàng chi thêm tiền nhưng để biết cách upsell hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Công bằng mà nói thì nhận định trên không phải là không có cơ sở, tuy nhiên nó vẫn để phục vụ mục đích là mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Khi khách hàng mua sản phẩm với trải nghiệm tốt, dĩ nhiên họ sẽ muốn quay lại để tiếp tục mua sau này. 11. Thử nghiệm A/B testing Phương pháp này rất dễ hiểu, nó chỉ đơn giản là phép thử đúng – sai. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong cách kinh doanh đều không thể chắc chắn 100% nó có hiệu quả hay không, chỉ có thử mới biết được. Bạn chỉ có thể biết được điều đó khi đưa nó vào thực tiễn, đo lường kết quả và lại tiếp tục thay đổi nếu chưa phù hợp. Liên tục thử nghiệm, thay đổi và từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra cách phù hợp nhất để mang lại trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng. 12. Tiếp thị qua Email Đạt được thành công trong hộp thư đến là điều quan trọng trong một chiến lược duy trì khách hàng mạnh mẽ. Giữa sự thống trị của các phương tiện truyền thông xã hội và các kênh tiếp thị khác, tiếp thị qua email tiếp tục là cách tiếp thị hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất. Trên thực tế, đây là kênh tiếp thị mạnh mẽ nhất mang lại 44 đô la cho mỗi 1 đô la chi tiêu. Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu phần nào cho các bạn nắm rõ về Retention Rate là gì. Không những thế, chúng tôi còn bật mí thêm cho bạn 3 cách để tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng đỉnh cao của những “ông lớn” trên thế giới. Bạn đọc muốn hiểu rõ hơn những kiến thức hữu ích về cách lập kế hoạch, tối ưu chiến dịch quảng cáo hãy truy cập vào trang web Unica.vn để tham khảo các khoá học marketing đang hot nhất hiện nay.  Hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích cho các bạn.
02/11/2020
2873 Lượt xem
Deposit là gì? Phân loại Deposit cơ bản
Deposit là gì? Phân loại Deposit cơ bản Nếu bạn là một người quan tâm đến các khoản tiền gửi ở ngân hàng thì cụm từ Deposit đã trở nên rất quen thuộc. Vậy Deposit là gì và nó có lợi ích gì đối với người dùng, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé ! Thuật ngữ Deposit là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất, Deposit là một khoản tiền được ngân hàng đứng ra chịu trách nhiệm nhận giữ của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Tiền gửi tại ngân hàng tuyệt đối an toàn và có tính bảo mật vô cùng cao. Deposit được hiểu là tiền gửi Thuật ngữ "tiền gửi" thường được sử dụng trong các giao dịch tài chính, nhưng nó có thể được sử dụng trong các trường hợp khác. Có hai cách để sử dụng thuật ngữ này, như một danh từ và một động từ. - Là một danh từ, ngân hàng dùng để chỉ tiền gửi là tiền của khách hàng được giữ tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. - Là một động từ, các ngân hàng đề cập đến thuật ngữ "tiền gửi" là hành động người gửi tiền, thêm tiền vào tài khoản ngân hàng của họ. Phân loại tiền gửi Có hai loại tiền gửi: không kỳ hạn và có kỳ hạn. - Tiền gửi không kỳ hạn là tài khoản tiết kiệm và ngân hàng thông thường. Bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.  - Tiền gửi có kỳ hạn là loại có thời gian cố định và thường trả một lãi suất cố định. Các tài khoản sinh lãi này cung cấp tỷ lệ cao hơn các tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn yêu cầu tiền phải được giữ trong tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định.  Cách thức hoạt động của một khoản tiền gửi Sau khi tìm hiểu thuật ngữ Deposit là gì cũng như phân loại các khoản tiền gửi. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cách thức hoạt động của các loại tiền gửi. Một khoản tiền gửi bao gồm hai ý nghĩa khác nhau. Một loại tiền gửi liên quan đến việc chuyển tiền cho một bên khác để giữ an toàn. Sử dụng định nghĩa này, tiền gửi đề cập đến số tiền mà nhà đầu tư chuyển vào tài khoản tiết kiệm hoặc séc được tổ chức tại ngân hàng hoặc hiệp hội tín dụng. Trong cách sử dụng này, số tiền được gửi vẫn thuộc về cá nhân hoặc tổ chức đã gửi tiền và cá nhân hoặc tổ chức đó có thể rút tiền bất kỳ lúc nào, chuyển vào tài khoản của người khác hoặc sử dụng tiền để mua hàng hóa. Tiền gửi có hai loại: có kỳ hạn và không có kỳ hạn Thông thường, một người phải gửi một số tiền nhất định để mở một tài khoản ngân hàng mới, được gọi là một khoản tiền gửi tối thiểu. Gửi tiền vào một tài khoản séc thông thường đủ điều kiện như một khoản tiền gửi giao dịch , có nghĩa là tiền sẽ có sẵn và có thể thanh toán ngay lập tức, không có bất kỳ sự chậm trễ nào. Định nghĩa khác của tiền ký quỹ đề cập đến khi một phần tiền được sử dụng làm tài sản đảm bảo hoặc thế chấp để phân phối hàng hóa. Một số hợp đồng yêu cầu một phần trăm tiền được thanh toán trước khi giao hàng như một hành động thiện chí. Ví dụ, các công ty môi giới thường yêu cầu các nhà giao dịch ký quỹ ký quỹ ban đầu để ký kết hợp đồng mới trong tương lai.  Ưu điểm khi sử dụng tiền gửi trực tiếp Hiểu được Deposit là gì, vậy tiền gửi trực tiếp có những lợi ích đặc biệt nào đối với người dùng.  - Tiện lợi: Việc gửi tiền trực tiếp giúp tiết kiệm thời gian cho người dùng đến ngân hàng vào ngày lĩnh lương. Điều này rất tốt cho những người lao động có lịch làm việc không thuận tiện với thời gian mở cửa của ngân hàng, đặc biệt là đối với người cần tiền ngay lập tức.  Tiền gửi trực tiếp cũng mang lại lợi ích cho nhân viên bằng cách cho phép họ gửi tiền vào các tài khoản khác nhau. Ví dụ, người lao động có thể chia tiền lương của họ thành các tài khoản tiết kiệm và quỹ hưu trí. Điều này có thể khuyến khích nhân viên tiết kiệm nhiều tiền hơn. Cuối cùng, tiền gửi trực tiếp có nghĩa là không có vấn đề gì khi trả lương cho nhân viên cho dù người sử dụng lao động ở cùng tòa nhà hay thành phố khác vào ngày lĩnh lương. Tương tự như vậy, nhân viên sẽ nhận được lương của họ vào đúng ngày ngay cả khi họ đang làm việc tại nhà, ốm đau hoặc nghỉ ngày hôm đó. Tiền gửi là khoản đầu tư sinh lời - Là hình thức đầu tư ít rủi ro: Với những người có khoản tiền gửi lớn thì đây được xem là một hình thức đầu tư ít rủi ro bởi lãi suất nhận được chính là một khoản sinh lời mà người gửi nhận được sau khi gửi tiền tại ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định.  - Nhân viên được trả lương đúng hạn: Một vấn đề khẩn cấp đột xuất có thể đồng nghĩa với việc tạm dừng các nhiệm vụ trả lương, đặc biệt là tại một doanh nghiệp nhỏ. Giảm nỗ lực cần thiết để xử lý các khoản tiền gửi trực tiếp, kết hợp với công nghệ thanh toán điện tử mới, có nghĩa là nhân viên có nhiều khả năng được thanh toán tiền lương đúng hạn.  Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Deposit là gì và lợi ích khi người dùng gửi tiền tại ngân hàng. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây là hữu ích để có thể giúp bạn hiểu đúng hơn về các khoản tiền gửi.  Cảm ơn và chúc các bạn thành công !
02/11/2020
2793 Lượt xem
Referral là gì? Lợi ích và cách tăng Referral Traffic cho website bạn nên biết
Referral là gì? Lợi ích và cách tăng Referral Traffic cho website bạn nên biết Theo các nghiên cứu cho biết: Có tới 65% tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến từ sự giới thiệu. Hiểu theo một nghĩa khác thì có đến ⅔ người tiêu dùng mua hàng vì ai đó giới thiệu sản phẩm (Referral). Nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, chắc chắn bạn không còn xa lạ gì với thuật ngữ Referral nữa. Tuy nhiên với người mới tham gia vào lĩnh vực này chắc chắn sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ chi tiết thông tin liên quan đến thuật ngữ Referral là gì? Lợi ích và cách tăng Referral Traffic cho website như thế nào? Cùng khám phá nhé. 1. Khái niệm Referral là gì? Referral (viết tắt là Ref), hiểu theo nghĩa tiếng việt có nghĩa là giới thiệu. Referral là việc hướng ai đó đến một nơi mà mình biết để tìm kiếm thông tin hay tìm kiếm sự giúp đỡ. Đối với những người học marketing thì nó là một sự giới thiệu sản phẩm từ tất cả các nguồn như online và offline chứ không phải do khách hàng tìm kiếm trực tiếp. Nói một cách đơn giản, tiếp thị giới thiệu là truyền bá về sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, thay vì quảng cáo truyền thống. Nó tạo ra một hiệu quả nhất định, thường đi kèm các hình thức như khuyến khích hoặc phần thưởng được đưa ra để khách hàng giới thiệu người khác. Ví dụ: Khách hàng sử dụng MOMO giới thiệu một người bạn đăng ký thành viên của họ sẽ nhận được một quà tặng trị giá 500.000 đồng và khách hàng mới được giới thiệu cũng nhận được một quà tặng là 500.000 đồng. Refferal Marketing là việc tiếp thị giới thiệu dịch vụ, sản phẩm doanh nghiệp 2. Các khái niệm liên quan đến Referral Xoay quanh thuật ngữ Referral là gì có rất nhiều khái niệm có liên quan. Sau đây là chia sẻ một số khái niệm phổ biến thường hay được tìm kiếm và sử dụng cho bạn tham khảo: 2.1. Referral Marketing  Referral Marketing (Tiếp thị giới thiệu) là một chiến lược marketing khuyến khích khách hàng hiện tại giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến bạn bè, người thân của họ. Tiếp thị giới thiệu là một hình thức tiếp thị dựa trên mối quan hệ và sự tin tưởng. Khách hàng hiện tại thường có mối quan hệ tốt với bạn bè, người thân của họ, vì vậy họ có thể giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Tiếp thị giới thiệu có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm: - Tăng lượng khách hàng tiềm năng: Tiếp thị giới thiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. - Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Khách hàng giới thiệu thường có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn khách hàng đến từ các kênh marketing khác. - Tăng lòng trung thành của khách hàng: Tiếp thị giới thiệu giúp doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Referral Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng 2.2. Referral Search  Khái niệm này được hiểu gần giống như Referral traffic, bao gồm những truy cập vào một backlink từ các nguồn bên ngoài không thông qua sử dụng công cụ tìm kiếm. Hiểu một cách đơn giản, Referral Search là một thuật ngữ được dùng để chỉ hoạt động truy cập vào website bằng một backlink (từ nguồn bên ngoài) mà không dùng đến công cụ tìm kiếm. Referral Search (của người dùng) sẽ mang đến cho website của bạn một lượng Referral Traffic. Referral Search thường được thực hiện thông qua các phương pháp sau: - Qua các kênh truyền thông xã hội: Người dùng chia sẻ đường link của website mình muốn giới thiệu trên các kênh truyền thông xã hội như: Facebook, Twitter, LinkedIn,... - Các email marketing: Doanh nghiệp gửi email marketing chứa đường link của website mình muốn giới thiệu đến khách hàng tiềm năng. - Thông qua các banner quảng cáo: Doanh nghiệp tiến hành đặt banner quảng cáo chứa đường link của website muốn giới thiệu trên các website khác. >> Xem thêm: Organic Search là gì? Vai trò của Organic Search trong SEO 2.3. Referral Traffic  Referral Traffic là lượng truy cập đến website của bạn từ các nguồn bên ngoài khác, chẳng hạn như các website khác, các kênh truyền thông xã hội, hoặc email marketing. Thông thường, Referral Traffic được tính dựa trên thông tin liên kết trỏ đến website của bạn. Khi người dùng nhấp vào liên kết này, họ sẽ được chuyển hướng đến website của bạn. Referral Traffic có thể mang lại nhiều lợi ích cho website của bạn, bao gồm: - Tăng lượng truy cập: website tiếp cận được nhiều người dùng hơn. - Tăng thứ hạng SEO: Referral Traffic có thể giúp website của bạn tăng thứ hạng SEO. - Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Người dùng đến từ Referral Traffic thường có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn người dùng đến từ các kênh marketing khác.  Referral Traffic là lượng truy cập đến website 2.4. Referral Recruitment Referral Recruitment hay còn có nghĩa là tuyển dụng giới thiệu. Khái niệm này tức là sử dụng mạng lưới chuyên nghiệp của nhân viên hiện tại để tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho các vị trí tuyển dụng còn trống. Nói một cách đơn giản, đây là hình thức doanh nghiệp khuyến khích nhân viên giới thiệu bạn bè, người thân hoặc các mối quan hệ của họ để ứng tuyển vào các vị trí phù hợp trong công ty. Referral Recruitment mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên. Thiết kế website chuẩn SEO sẽ giúp việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tới gần hơn với khách hàng. Để biết cách thiết kế website chuẩn, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Sau khi học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay: [course_id:277,theme:course] [course_id:1629,theme:course] [course_id:1668,theme:course] 3. Tầm quan trọng của Referral traffic là gì? Sau khi đã biết và hiểu rõ khái niệm Referral là gì nhiều người sẽ muốn tìm hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của Referral traffic. Sau đây là chia sẻ thông tin này cho bạn tham khảo. 3.1. Tăng traffic cho website Referral traffic là nguồn trafficc quan trọng cho webiste của bạn, nó là những lượng truy cập từ các webiste khác có cùng nhóm đối tượng mà bạn đang hướng đến. Điều đó đồng đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một nguồn khách hàng vô cùng tiềm năng.  3.2. Mang lại lượng khách hàng chất lượng Từ Referral bạn hoàn toàn có thể nắm được nhau cầu tìm kiếm của khách hàng hàng, sở thích của họ cũng như những chủ đề mà họ đang quan tâm. Những thôn đó sẽ giúp cho bạn biết cách tối ưu nội đung hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, biến họ thành khách hàng của bạn.  Referral traffic giúp tiếp cận nguồn khách hàng chất lượng 3.3. Hỗ trợ chiến lược SEO dài hạn của doanh nghiệp Với những người làm SEO thì Referral vô cùng có lợi. Việc có nhiều Referral traffic sẽ giúp website của bạn được đánh giá cao bởi Google, từ đó xuất hiện trên đầu của mục tìm kiếm. Ngoài ra, một cách gián tiếp, khi website của bạn được nhiều “lượt giới thiệu” thì chắc chắn sẽ có độ tin cậy và uy tín hơn đối với khách hàng. [trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 4. Hướng dẫn kiểm tra Referral Traffic Ngoài hiểu Referral là gì và tầm quan trọng của Referral mang Traffic mang lại thì bạn cũng cần phải biết cách kiểm tra Referral Traffic. Như vậy thì mới có thể tối ưu được các chiến lược truyền thông. Để kiểm tra Referral Traffic bạn có thể sử dụng trên công cụ Google Analytics. Các bước thực hiện như sau: - Bước 1: Đầu tiên cần chuẩn bị cho mình một tài khoản Google Analytics. - Bước 2: Tiếp theo bạn truy cập vào Google Analytics qua tài khoản đã tạo. - Bước 3: Tại giao diện đã truy cập thành công bạn chọn Acquisition (Sức thu hút). - Bước 4: Tiếp tục chọn All Traffic (Tất cả lượng truy cập).  - Bước 5: Khi bạn hoàn thành xong 4 bước trên một bảng thông tin Referral sẽ xuất hiện. Cuối cùng bạn có thể xem thông tin tại Referral là được. Lựa chọn Referral để kiểm tra Các chỉ số tại bảng bạn cần lưu ý đó là: - New User: Chỉ những người lần đầu truy cập website trong tháng gần nhất. - Page/Session: Hiển thị thông tin về số trang và phiên. - Bounce Rate: Ám chỉ tỷ lệ bỏ trang. - Average Session Duration: Thể hiện thời gian xem trung bình của người truy cập. 5. Cách tăng Referral Traffic cho website Để biết cách tăng Referral Traffic cho website như thế nào, bạn tuyệt đối không được bỏ qua nội dung tiếp theo của bài viết. Sau đây là 11 cách tăng Referral Traffic cho website có thể mang lại cho bạn nhiều điều hữu ích, hãy tham khảo ngay nhé. 5.1. Đăng bài trên blog cộng đồng Đây là cách cơ bản và phổ biến, cũng là cách mở ra vô vàn cơ hội thu hút độc giả cho website của bạn. Đăng bài lên blog sẽ tạo ra nhiều cơ hội thu hút người đọc nhấp vào trang webiste của bạn. Bởi các bài viết trên blog thường sẽ đặt external link, lời kêu gọi chia sẻ thông tin của tác giả. Đăng bài trên blog cộng đồng để tăng traffic cho website 5.2. Bình luận, nhận xét trên Blog Chỉ cần spam, cách thức này sẽ giúp bạn thu được rất nhiều người nhấp vào trang web của bạn. Một số lưu ý bạn cần biết đó là hãy đưa ra những bình luận, nhận xét có giá trị và để ý những nơi mà bạn có thể đặt link trang web vào phần bình luận. 5.3. Tận dụng triệt để các trang mạng xã hội Quảng bá thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram đang là xu hướng Marketing hiện nay. Nhưng không chỉ dừng ở mức xu hướng đó còn đang là một chiến thuật độc đáo giúp những người quản trị website tăng lượng traffic nhanh chóng và hiệu quả.  Để làm được cách này bạn cần tích cực đăng tải các bài viết lên mạng xã hội có đinh kèm liên kết về website. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể kêu gọi người dùng chia sẻ để nhiều người biết tới bài viết và trang web của bạn. 5.4. Gửi email cung cấp giá trị đúng lúc Email marketing luôn là một kênh mang về nhiều những referral traffic chất lượng. Để sử dụng chiến lược marketing hiệu quả bạn cần gửi email mang giá trị hữu ích đối với khách hàng, phân loại nhóm người dùng theo yếu tố đọ tuổi, giới tính... đặc biệt gắn kèm link dẫn tới website của bạn.  5.5. Hoạt động trên các trang diễn đàn Hoạt động trên các trang diễn đàn Một trong những nguồn Referral traffic chính là các trang diễn đàn. Để có thể thu hút được Referral traffic từ nguồn này bạn cần thực hiện những điều sau: - Thứ nhất đó là diễn đàn đó vẫn đang hoạt động. Bạn đừng phí công sức tại những trang diễn đàn mà trong một tháng gần đây đã không có thêm bài viết mới. - Thứ hai, tham gia vào các diễn đàn mà bạn có kiến thức nhất. - Thứ ba, chia sẻ các kiến thức, các bài học kinh nghiệm (tuyệt đối không được đưa ra mỗi lời khuyên) và dẫn những đường link về trang web của bạn. 5.6. Tạo chiến dịch Video Marketing Thay vì những nội dung “toàn chữ” thì bạn có thể sáng tạo ra những Video marketing để có thể thu hút người xem hơn, từ đó tăng lượng traffic cho website. Nếu quyết định sử dụng cách này, bạn cần phải có được những nội dung thực sự hấp dẫn, kết nối với người xem và có sử dụng nút calll to action (kêu gọi hành động). 5.7. Đưa website lên các trang review Thường khi mua hàng thì các khách hàng sẽ tham khảo những trang review trước và đây là một nguồn tuyệt vời để giúp bạn thu hút referral traffic. Cụ thể, bạn sẽ đưa trang web của bạn lên các trang review uy tín và trang review đó phải phù hợp với hoạt động kinh doanh của bạn. Ví dụ, bạn bán khóa học thì bạn cần đưa trang web của bạn lên những trang review về giáo gục, kiến thức… (đôi khi bạn sẽ phải mất tiền cho hoạt động đó). 5.8. Tạo Infographic (hình ảnh chứa thông tin) Một Infographic sẽ cung cấp được nhiều nội dung cũng như thu hút người đọc hơn là một bài viết thông thường. Nếu infographic bạn tạo ra hữu ích, được nhiều người đón nhận thì hãy nhớ, liên kết với trang web của bạn. Từ đó, bạn có thể có được một lượng Referral traffic tiềm năng. Tạo Infographic (hình ảnh chứa thông tin) 5.9. Guest Posting Đây là cách thức vô cùng hiệu quả, thậm chí hiệu quả hơn nhiều cách ở trên để có thể thu hút Referral traffic. Khi sử dụng cách này, bạn cần lưu ý một số điểm: - Xác định vấn đề bạn muốn viết - Lập một danh sách blog/website liên quan và có cùng tệp khách hàng mà bạn đang nhắm đến - Gửi email để thỏa thuận nội dung và mức phí cho mỗi bài viết. - Đợi phản hồi của họ dù tích cực hay không. 5.10. Email Marketing Để tăng Referral Traffic cho website bạn cũng nên áp dụng email marketing. Thực hiện email marketing hiệu quả bạn sẽ tối ưu được tệp khách hàng, xác định được đối tượng quan tâm đến nội dung. Email Marketing tăng Referal traffic dựa trên các tiêu chí như sau: - Nội dung email phải chứa giá trị hữu ích, cải thiện được tình trạng người dùng. - Gửi email thành nhiều khung giờ, mỗi tập người dùng sẽ nhận email vào khung giờ khác nhau. - Trước khi gửi email cần phân loại người dùng bao gồm: khu vực, giới tính, độ tuổi. - Nội dung email có gắn đường dẫn điều hướng về trang muốn tăng traffic. 5.11. Giới thiệu từ KOLs KOLs là những người có ảnh hưởng lớn đến một nhóm, cộng đồng có chung mối quan tâm. Họ có thể là những người nổi tiếng, chuyên gia trong lĩnh vực của họ, hoặc những người có tiếng nói trên mạng xã hội. Giới thiệu từ KOLs (Key Opinion Leader) là một cách hiệu quả để tăng Referral Traffic cho website của bạn. KOLs là những người có ảnh hưởng lớn đến một nhóm Khi KOLs giới thiệu website của bạn, họ sẽ mang đến cho bạn một lượng lớn khách truy cập tiềm năng. Những khách truy cập này thường có độ tin tưởng cao đối với KOLs, vì vậy họ có khả năng chuyển đổi thành khách hàng cao hơn. 6. Những lưu ý triển khai Referral là gì? Referral là một chiến lược marketing hiệu quả, tuy nhiên để triển khai mang lại hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau: - Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có khả năng giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến bạn bè, người thân của họ. Doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình để xây dựng chương trình referral phù hợp. - Xây dựng chương trình referral hấp dẫn: Chương trình referral cần hấp dẫn để khuyến khích khách hàng giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Chương trình referral có thể bao gồm các ưu đãi như giảm giá, quà tặng, điểm thưởng,... - Tạo trải nghiệm khách hàng tốt: Trải nghiệm khách hàng tốt sẽ khiến khách hàng hài lòng và muốn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến bạn bè, người thân của họ. Doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng, giá cả hợp lý, và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. - Theo dõi và đo lường hiệu quả: Doanh nghiệp cần theo dõi và đo lường hiệu quả của chương trình referral để có thể điều chỉnh cho phù hợp. Các chỉ số cần theo dõi bao gồm số lượng khách hàng được giới thiệu, tỷ lệ chuyển đổi,... 7. Kết luận Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ giúp các bạn nắm được cơ bản Referral là gì? Không những thế, chúng tôi còn bật mí được cho các bạn cách đã triển khai một chiến lược tiếp thị giới thiệu hoàn hảo. Hy vọng bạn tham khảo và hiểu bài viết, từ đó ap dụng được những phương pháp hiệu quả giúp phát triển và tăng lượng Ref cho website của mình. >> Xem thêm: Silo là gì? 4 Bước xây dựng cấu trúc Silo chi tiết
02/11/2020
5326 Lượt xem
Interactive là gì? Vũ khí lợi hại trong Content Marketing
Interactive là gì? Vũ khí lợi hại trong Content Marketing Khi triển khai các chiến dịch Marketing online quảng bá thương hiệu, sản phẩm cho doanh nghiệp, Content đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp tăng hiệu quả tương tác, tăng lượt follow từ phía khách hàng. Đối với dân Content “chính hiệu” thì Interactive đóng một vai trò vô cùng quan trọng khi xây dựng một Content chất lượng, sáng tạo. Vậy Interactive là gì, mời bạn đọc tìm hiểu nội dung thông qua bài viết dưới đây nhé.  Interactive là gì? Interactive Content là gì? Interactive, hay còn được biết đến với tên gọi khác là tương tác, là khả năng của một hệ thống hoặc sản phẩm để giao tiếp với người dùng hoặc các hệ thống khác. Trong lĩnh vực Content Marketing, Interactive Content hay nội dung tương tác, là loại nội dung được thiết kế để tương tác trực tiếp với người dùng, thay vì chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin.   Interactive là khả năng của một hệ thống hoặc sản phẩm để giao tiếp với người dùng Đối lập giữa Interactive Content với các dạng nội dung khác như đọc một bài báo, nghe podcast hoặc xem video đó là thay vì đọc, nghe hoặc xem một cách thụ động, với nội dung tương tác, người dùng tự tạo ra những hành động tích cực hơn đối với nội dung. Như phần thưởng cho hành động của họ, họ nhận được các kết quả và phản hồi liên quan tới vấn đề hoặc nội dung mà họ thực sự quan tâm. Nội dung tương tác thu hút người xem bằng những trải nghiệm chất lượng giúp nắm bắt thông tin chi tiết và cung cấp thông tin hữu ích. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về mặt nội dung từ phía khách hàng, các doanh nghiệp thông minh ngày nay đang ngày càng tận dụng tính tương tác trong tiếp thị nội dung của họ để tối đa hóa sự tương tác một cách toàn diện nhất.  Lợi ích của Content tương tác Content tương tác đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng như tăng tỷ lệ tương tác, thu thập data tiềm năng của khách hàng, minh chứng sức mạnh chiến dịch marketing, tăng hiển thị và trung thành với thương hiệu. Chi tiết như sau: Tạo tỷ lệ tương tác cao hơn Nội dung tương tác giúp tăng tỷ lệ tương tác của người dùng với nội dung. Do đó, việc tăng khả năng người dùng chia sẻ nội dung và tương tác với thương hiệu. Nội dung tương tác giúp tăng tỷ lệ tương tác của người dùng với nội dung Thu thập data khách hàng tiềm năng Nội dung tương tác cũng giúp thu thập dữ liệu từ người dùng như thông tin liên hệ, sở thích, hành vi,... giúp cho việc tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả hơn. Minh chứng sức mạnh chiến dịch marketing Nội dung tương tác có thể minh chứng sức mạnh của chiến dịch marketing của bạn bằng cách cho thấy mức độ tương tác và phản hồi từ phía người dùng. Tăng hiển thị và trung thành với thương hiệu Content tương tác giúp tăng hiển thị của thương hiệu và tạo ra sự trung thành từ phía khách hàng do khả năng tạo ra trải nghiệm tương tác và thú vị cho người dùng. >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết content storytelling  Content tương tác giúp tăng hiển thị của thương hiệu Số liệu thống kê nói gì về Interactive Content Sau khi đã tìm hiểu interactive là gì cũng như interactive content, hãy cùng khám phá những ưu điểm tuyệt vời của nội dung tương tác thông qua các chỉ số dưới đây. Trong một cuộc khảo sát, 81% nhà tiếp thị đã đồng ý rằng việc sử dụng nội dung tương tác hiệu quả hơn và thu hút nhiều sự chú ý hơn so với nội dung tĩnh. 88% nhà tiếp thị khẳng định rằng nội dung tương tác giúp phân biệt thương hiệu của họ. 66% nhà tiếp thị thông minh sử dụng nội dung tương tác và báo cáo rằng mức độ tương tác của khán giả đã tăng kể từ khi triển khai. Nội dung tương tác có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động Content Marketing Nội dung tương tác đóng vai trò quan trọng trong hoạt động Content Marketing: 88% nhà tiếp thị nói rằng nội dung tương tác giúp họ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. 70% nhà tiếp thị B2B đang tạo ra nhiều nội dung tương tác hơn so với một năm trước. Nghiên cứu của LinkedIn cho thấy nội dung tương tác tạo ra số lượt xem trang nhiều hơn 4 - 5 lần so với nội dung tĩnh. Một nghiên cứu độc lập khác của Inc tiết lộ rằng 93% nhà tiếp thị được khảo sát đồng ý rằng nội dung tương tác phần nào hoặc rất hiệu quả trong việc giáo dục người mua, so với chỉ 70% đối với nội dung tĩnh. Các giai đoạn chính của Interactive Content Interactive Content có 3 giai đoạn chính là giai đoanh nhận thức, giai đoạn đánh giá và giai đoạn quyết định.  Trong giai đoạn nhận thức: Trong giai đoạn này, khách hàng đang thực hiện việc tìm hiểu và nghiên cứu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Tạo nội dung phù hợp trong giai đoạn nhận thức giúp đáp ứng các câu hỏi "Tôi cần gì?" từ phía khách hàng. Giai đoạn đánh giá: Trong giai đoạn này, khách hàng đang xem xét các tùy chọn và đánh giá điểm mạnh và yếu của từng lựa chọn. Việc tạo ra nội dung trong giai đoạn này giúp bạn trả lời cho câu hỏi: "Tôi nên chọn giải pháp nào?" từ phía khách hàng. Giai đoạn quyết định: Trong giai đoạn này, khách hàng thường quan tâm đến việc cụ thể làm thế nào để có được sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Xây dựng nội dung dạng Showroom Online hoặc bộ chọn sản phẩm sẽ giúp khách hàng trong quá trình ra quyết định. Các giai đoạn chính của Interactive Content Nắm được các tuyệt chiêu viết content đỉnh cao bằng cách đăng ký học online qua video. Khoá học giúp bạn làm quen với các thể loại content, nắm vững kiến thức viết bài website hay viết bài content marketing. Và tất tần tật những kiến thức về kỹ năng viết content hay để thu hút người đọc. Đăng ký ngay. [course_id:402,theme:course] [course_id:1731,theme:course] [course_id:2169,theme:course] Một số hình thức tạo ra nội dung tương tác hiệu quả Muốn tạo ra nội dung tương tác hiệu quả, bạn có thể sử dụng câu đố, thăm dò ý kiến và khảo sát hoặc đánh giá. Chi tiết từng hình thức sẽ được trình bày dưới đây:   Câu đố Tạo ra các câu đố hoặc trò chơi trí tuệ để kích thích tư duy và tương tác của khách hàng. Câu đố có thể liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc lĩnh vực quan tâm của đối tượng mục tiêu. Câu đố Thăm dò ý kiến và khảo sát Tạo các bài thăm dò ý kiến hoặc khảo sát để thu thập ý kiến, thông tin và phản hồi từ khách hàng. Các câu hỏi có thể liên quan đến nhu cầu, sở thích, ý kiến về sản phẩm/dịch vụ hoặc các vấn đề liên quan khác. Khảo sát và thăm dò ý kiến là một hình thức của nội dung tương tác Đánh giá Tạo ra các bài đánh giá sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung để khuyến khích khách hàng tham gia đóng góp ý kiến. Đánh giá có thể bao gồm đánh giá sao, nhận xét, và chia sẻ trải nghiệm cá nhân. Những hình thức này không chỉ giúp tạo ra nội dung tương tác mà còn thúc đẩy sự tham gia và tương tác của khách hàng, từ đó tăng cơ hội tương tác và tạo ra một môi trường truyền thông năng động. Ngoài ra còn có branded content sẽ giúp bạn xây dựng nội dung cho thương hiệu theo cách riêng và để lại dấu ấn với người đọc. Livestream Livestream là một cách tuyệt vời để tạo ra nội dung tương tác. Bạn có thể trò chuyện trực tiếp với khán giả, trả lời câu hỏi của họ, và thậm chí thực hiện các hoạt động trực tiếp. Q&A Q&A (Hỏi & Đáp) là một cách tuyệt vời để tạo ra nội dung tương tác. Bạn có thể yêu cầu khán giả gửi câu hỏi và sau đó trả lời chúng. Điều này không chỉ giúp tăng sự tham gia, mà còn giúp khán giả cảm thấy rằng họ đang được lắng nghe. Q&A (Hỏi & Đáp) là một cách tuyệt vời để tạo ra nội dung tương tác Contest Tổ chức cuộc thi là một cách tuyệt vời để tạo ra nội dung tương tác. Bạn có thể yêu cầu khán giả tham gia và cung cấp phần thưởng cho người chiến thắng. Điều này không chỉ giúp tăng sự tham gia, mà còn tạo ra niềm vui và hứng thú. Tổng kết Như vậy, thông qua nội dung trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu interactive là gì. Interactive Content là một công cụ mạnh mẽ trong Content Marketing, giúp tạo ra sự tương tác giữa người dùng và nội dung, tăng hiệu suất của chiến dịch marketing và tạo ra sự trung thành với thương hiệu. Hãy thử áp dụng các nguyên tắc và kỹ thuật mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này để tạo ra nội dung tương tác hiệu quả cho chiến dịch marketing của bạn. Chúc bạn thành công!
02/11/2020
6231 Lượt xem
Tìm hiểu cơ bản nhất SEO là gì dành cho người mới
Tìm hiểu cơ bản nhất SEO là gì dành cho người mới Làm trong môi trường marketing online, nhất là đối với các bạn mới ra trường chắc hẳn ít nhiều cũng nghe đến khái niệm SEO web. Vậy SEO là gì? Tiềm năng nghề nghiệp của SEO lớn như thế nào? Vì sao các doanh nghiệp đều muốn đẩy mạnh SEO web cho doanh nghiệp của mình? Những giải đáp cơ bản nhất về SEO sẽ được giải đáp trong bài viết này! SEO là gì? SEO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Search Engine Optimization - tức Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Khi thực hiện SEO web, bạn sẽ cần thực hiện nhiều công việc nhỏ bên trong như tối ưu bài viết content trên website, tối ưu URL, các kênh social... để đạt được mục đích là tăng thứ hạng trên bảng website của Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Bạn có thể hiểu đơn giản làm SEO tức là cố gắng làm sao đẩy website của bạn đạt vị trí tốt trên kết quả tìm kiếm, và thông thường là Top 10 xếp hạng Google. Các loại hình SEO phổ biến hiện nay 6 loại hình SEO phổ biến Lợi ích của SEO SEO có nhiều loại hình như vậy, vậy lợi ích của SEO là gì đối với doanh nghiệp nói chung và các kế hoạch marketing nói riêng? Lợi ích SEO mang lại là rất lớn 1. Tối ưu tỉ lệ ROI - tỉ lệ doanh thu đem về so với ban đầu Thông qua các chỉ số ROI của website, bạn có thể đo lường được: - Lượng traffic truy cập website theo thời gian - Thống kê chi tiết lợi nhuận đem về bằng SEO - Tỉ lệ % chuyển đổi đơn hàng thành công của từng từ khóa - Nhìn ra những vấn đề, sai lầm đang gặp phải để khắc phục nhanh chóng và tối ưu tốt  hơn. 2. Chi phí marketing SEO hiệu quả Trên thực tế học SEO là một phương pháp marketing rất hiệu quả giúp thời gian và chi phí bỏ ra. Không như các kênh marketing khác như chạy ads, telesales thì SEO có khả năng đem về lượng khách hàng tiềm năng ổn định và bền vững theo thời gian hơn hẳn so với chạy ads bởi chúng nhắm đến những người có nhu cầu và đi tìm thông tin có độ tin cậy cao trên Google. Và nếu bạn là một trong những bên đem đến thông tin hấp dẫn và khôn ngoan tới người dùng họ hoàn toàn có thể trở thành một khách hàng trung thành của bạn! 3. Cải thiện trải nghiệm người dùng Khách hàng càng hài lòng, điều đó có nghĩa việc SEO web của bạn càng thành công. Không chỉ có người dùng, Google cũng dựa vào những thông tin trải nghiệm người dùng để đánh giá chất lượng web và chiến lược SEO của bạn.  4. Thấu hiểu hành vi khách hàng Nếu so với các kênh truyền thông khác, thì SEO web chính là một kênh giúp bạn thu thập được nhiều thông tin hành vi người dùng nhất. Bởi thông qua sự truy cập của người dùng trên website, bằng các công cụ thống kê như Google Analytics bạn có thể có được thông tin về: Nhân khẩu học người dùng, vị trí địa lý, hành vi thực tế, tâm lý người dùng,... hỗ trợ vô cùng đắc lực cho việc xây dựng và triển khai các chiến dịch marketing đạt hiệu quả cao nhất của doanh nghiệp.  5. Tạo dựng sự uy tin cho doanh nghiệp Giữa một doanh nghiệp nổi tiếng trên Facebook  nhưng không nổi trên Google và một doanh nghiệp không quá nổi bật trên Facebook nhưng xếp hạng top 5 của Google bạn sẽ lựa chọn doanh nghiệp nào? Chắc chắn là doanh nghiệp thuộc top 5 trên kết quả tìm kiếm của Google rồi, bởi nó còn đại diện phần nào sự uy tin và vị trí của bạn trên thị trường. Thứ hạng càng cao độ uy tin càng lớn, khách hàng sẽ càng tin tưởng và lựa chọn bạn. 6. Tạo dựng thương hiệu bền vững Không chỉ tạo sự uy tín cho doanh nghiệp, theo thời gian nếu bạn SEO web tốt và khôn khéo, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ có được một vị trí khó mà lung lay trên thị trường, trở thành một doanh nghiệp nổi tiếng, có sức ảnh hưởng và có nhiều khách hàng trung thành. Quy trình cơ bản của SEO  SEO là gì và những lợi ích của SEO đem lại cho doanh nghiệp bạn đã hiểu rồi. Vậy để có thể đem được những lợi ích đó cho doanh nghiệp một SEO-er cần phải thực hiện quy trình SEO như thế nào? Quy trình cơ bản của SEO  Bước 1: Nghiên cứu từ khóa, thống kê và phân tích đối thủ Để nghiên cứu từ khóa, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí hoặc trả phí, có thể kể ngay một số công cụ như Keywordtool, Google Search Console,... Thông qua các từ khóa được tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm, bạn sẽ hiểu được hoặc ít nhất biết được khách hàng mục tiêu của mình quan tâm vấn đề gì. Bước 2: Xây dựng và phát triển cấu trúc từ khóa  Việc xây dựng và phát triển cấu trúc từ khóa cho website hoặc landingpage sẽ giúp bạn biết cách làm thế nào để lên nội dung tập trung cho mục tiêu SEO của bạn, kết hợp với đó là từ khóa cho từng trang web, từng trang nội dung cụ thể. Bước 3: Tối ưu Onpage Công việc cơ bản của tối ưu onpage Các yếu tố onpage đó là: Từ khóa chính - phụ, title tiêu đề, thẻ meta, mô tả, các thẻ H1, H2, H3, hình ảnh, video,... SEO-er cần đặc biệt quan tâm để có thể lên nội dung chuẩn SEO nhất cho website của mình. Bước 4: Tối ưu Offpage Các yếu tố offpage là: hệ thống backlinks, liên kết từ các kênh mạng social như Facebook, Google, Twitter, Pinterest, SEO local trên Google Maps, hệ thống quảng cáo,... Trong đó quan trọng nhất là hệ thống backlinks trỏ về trang chủ. Bước 5: Theo dõi và tối ưu Sau khi thực hiện các công việc trên, việc tiếp theo đó là theo dõi và tiếp tục tối ưu hiệu quả của chúng để từ đó có các phương án kế hoạch mới trong tương lai. Bước 6: Phân tích thứ hạng và đo lường kết quả Xác định vị trí hiện tại của website trên thứ hạng của bảng xếp hạng Google tìm kiếm, nếu thứ hạng thấp cần có kế hoạch tối ưu, hoặc tìm cách giữ vững ổn định thứ hạng trên top xếp hạng Google, từ đó tối ưu CRO tốt để SEO hiệu quả nhất.   Như vậy chúng tôi đã giới thiệu tới bạn những thông tin cơ bản nhất về SEO là gì, về các loại hình, lợi ích và các bước để thực hiện SEO hiệu quả cho website. Hi vọng với những thông tin trên bạn đã hình dung ra được công việc và tầm quan trọng của SEO như thế nào. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
02/11/2020
1311 Lượt xem
Publisher là gì? Vai trò và cách kiếm tiền từ Publisher
Publisher là gì? Vai trò và cách kiếm tiền từ Publisher Theo học marketing ngày càng phát triển và là một cơ hội rất lớn cho những ai làm trong ngành Marketing Online. Affiliate có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người. Nhưng chúng ta còn khá thắc mắc mới những thuật ngữ được sử dụng trong nó, ví dụ như Publisher. Vậy, Publisher là gì? Publisher là gì? Publisher là nghề gì? Trong lĩnh vực digital marketing và truyền thông, một publisher (hay còn gọi là nhà xuất bản) là cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối nội dung trên các nền tảng trực tuyến như trang web, blog, ứng dụng di động, mạng xã hội, email marketing, podcast, video và các phương tiện truyền thông khác. Vai trò chính của một publisher là cung cấp nội dung hấp dẫn và có giá trị cho đối tượng đọc hoặc người sử dụng, nhằm thu hút sự quan tâm và tương tác. Công việc của một publisher bao gồm việc tạo ra, biên tập, quản lý và phân phối nội dung trên các nền tảng trực tuyến. Các nội dung này có thể là bài viết, video, podcast, hình ảnh, infographic và nhiều loại hình thức khác. Mục tiêu của một publisher thường là thu hút lượng lớn độc giả hoặc người sử dụng, từ đó tạo ra doanh thu từ các hình thức quảng cáo, liên kết hoặc các phương tiện khác. Nghề nghiệp của một publisher có thể bao gồm các vị trí như biên tập viên, nhà xuất bản trang web, chủ sở hữu blog, nhà sản xuất video, nhà phát sóng podcast và nhiều vai trò khác trong lĩnh vực truyền thông và digital marketing. Công việc của họ thường đòi hỏi kiến thức vững về nội dung, kỹ năng biên tập, quản lý nội dung, kỹ năng viết lách và hiểu biết về các xu hướng trong ngành. Publisher là những người chạy quảng cáo và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ Các hình thức phổ biến của publisher là gì? Các hình thức Publisher phổ biến gồm có PPC, Publisher Social Media, Publisher chuyên về phiếu giảm giá, Publisher sử dụng influencer,... Chi tiết từng hình thức sẽ được trình bày ở dưới đây: 1. Đối tác PPC Đối tác PPC (Pay-per-click) là những publisher kiếm tiền từ việc nhấp chuột vào quảng cáo trên trang web của họ. Mỗi lần một người dùng nhấp vào quảng cáo, publisher sẽ nhận được một khoản tiền nhất định. Đối tác PPC (Pay-per-click) là những publisher kiếm tiền từ việc nhấp chuột vào quảng cáo trên trang web của họ 2. Publisher Social Media Publisher Social Media là những người tạo ra nội dung và chia sẻ nó trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và nhiều hơn nữa. Họ có thể kiếm tiền từ việc quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc từ việc hợp tác với các thương hiệu. 3. Publisher chuyên về phiếu giảm giá Những publisher này tập trung vào việc cung cấp các mã giảm giá, phiếu giảm giá hoặc các ưu đãi đặc biệt cho người tiêu dùng. Họ kiếm tiền từ việc người tiêu dùng sử dụng các mã giảm giá hoặc ưu đãi này để mua hàng. Publisher chuyên về phiếu giảm giá 4. Publisher sử dụng influencer Những publisher này thường là những người nổi tiếng trên mạng xã hội hoặc trong một lĩnh vực cụ thể. Họ sử dụng sức ảnh hưởng của mình để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như kiếm tiền từ việc hợp tác với các thương hiệu. 5. Publisher tự tạo nội dung Những publisher này tạo ra nội dung độc đáo và chất lượng cao, họ kiếm tiền từ việc quảng cáo hoặc bán nội dung của họ. 6. Publisher sử dụng trang web so sánh mua sắm Những trang web này cung cấp cho người tiêu dùng thông tin để so sánh giá cả, chất lượng và các yếu tố khác của các sản phẩm hoặc dịch vụ. Publisher kiếm tiền từ việc người tiêu dùng mua hàng thông qua trang web của họ. Publisher sử dụng trang web so sánh mua sắm Vai trò của một publisher là gì trong Digital marketing? Trong lĩnh vực digital marketing, vai trò của một publisher là cung cấp nội dung và không gian quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến như trang web, blog, ứng dụng di động hoặc các nền tảng truyền thông xã hội. Cụ thể, các hoạt động của một publisher bao gồm: - Tạo ra và phát triển nội dung: Publisher thường sản xuất nội dung chất lượng để thu hút và giữ chân người đọc hoặc người sử dụng nền tảng của họ. Điều này có thể bao gồm bài viết blog, bài báo, video, podcast, hình ảnh và nhiều hình thức nội dung khác. - Cung cấp không gian quảng cáo: Publisher cung cấp không gian trên nền tảng của họ để các nhà quảng cáo có thể đặt quảng cáo. Các loại quảng cáo có thể bao gồm banner, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo video, quảng cáo bài viết,... - Quản lý và tối ưu hóa quảng cáo: Publisher thường thực hiện các hoạt động quản lý và tối ưu hóa quảng cáo như chọn lọc quảng cáo, định giá và đảm bảo hiệu quả cao nhất cho các chiến dịch quảng cáo của các nhà quảng cáo. - Tạo ra doanh thu: Bằng cách cung cấp không gian quảng cáo và thu hút lượng người xem đủ lớn, publisher có thể tạo ra doanh thu từ việc bán quảng cáo hoặc từ các mô hình thu nhập khác như trả tiền theo click (CPC), trả tiền theo ấn hiệu (CPM), hoa hồng từ doanh số bán hàng (affiliate marketing),... Vai trò của một publisher trong Digital marketing Cách kiếm tiền từ Publisher Trong thế giới digital marketing, việc trở thành một publisher có thể mang lại nhiều cơ hội kiếm tiền từ các nguồn khác nhau. Dưới đây là một số cách mà các publisher có thể tận dụng để tạo ra doanh thu: 1. Website dạng blog Kiếm tiền từ một website dạng blog có thể được thực hiện thông qua một số phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số cách phổ biến để tạo thu nhập từ một blog: - Quảng cáo hiển thị (Display Advertising): Đây là cách phổ biến nhất để kiếm tiền từ một blog. Bạn có thể đăng ký tham gia các chương trình quảng cáo như Google AdSense hoặc Media.net và đặt quảng cáo trên website của mình. Bạn sẽ nhận được thanh toán dựa trên số lần hiển thị quảng cáo hoặc số lần người dùng nhấp vào quảng cáo đó. - Quảng cáo tài trợ (Sponsored Content): Hợp tác với các công ty hoặc nhãn hiệu để viết bài đăng tài trợ trên blog của bạn. Bạn sẽ nhận được tiền hoặc sản phẩm miễn phí từ các đối tác tài trợ trong việc viết và đăng bài về sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. - Bán sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng bạn: Nếu bạn có sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn bán, bạn có thể sử dụng blog của mình để quảng cáo và bán hàng. Điều này có thể là các sản phẩm số như ebook, khóa học trực tuyến, hoặc sản phẩm vật lý như áo thun hoặc sách. - Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing): Tham gia các chương trình tiếp thị liên kết và chia sẻ liên kết theo dõi trong các bài đăng của bạn. Khi người đọc nhấp vào liên kết và mua sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn sẽ nhận được một phần trăm hoa hồng từ doanh số bán hàng. - Bán quảng cáo trực tiếp: Nếu blog của bạn có lượng lớn người đọc hoặc là trong một lĩnh vực đặc biệt, bạn có thể bán quảng cáo trực tiếp cho các công ty hoặc nhãn hiệu trong lĩnh vực đó. Bạn có thể đề xuất các gói quảng cáo hoặc tính phí theo lượt hiển thị quảng cáo. - Hội viên (Membership): Tạo ra một chương trình hội viên hoặc khu vực đặc quyền trên blog của bạn và thu phí từ người dùng để truy cập nội dung cao cấp hoặc các tiện ích đặc biệt. Trang web dạng blog 2. Hoàn tiền khi mua sắm Một cách khác để kiếm tiền là thông qua việc cung cấp dịch vụ hoàn tiền cho người mua sắm. Bạn có thể hợp tác với các đối tác thương mại điện tử và nhận phần trăm hoa hồng từ mỗi giao dịch được thực hiện thông qua liên kết của bạn. Email là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Email Marketing online, bạn sẽ biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay: [course_id:377,theme:course] [course_id:519,theme:course] [course_id:2052,theme:course] 3. Website so sánh Xây dựng một trang web so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ cũng có thể là một cách để kiếm tiền. Bằng cách đánh giá và so sánh các sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể thu hút lượng lớn lượt truy cập và thu nhập từ quảng cáo hoặc từ việc giới thiệu sản phẩm. 4. Social Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter để chia sẻ nội dung và tạo ra cơ hội kiếm tiền. Bạn có thể sử dụng các chương trình quảng cáo trả tiền hoặc bán các dịch vụ quảng cáo trên các nền tảng này. Sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter để chia sẻ nội dung và tạo ra cơ hội kiếm tiền 5. Email Marketing Xây dựng một danh sách email chất lượng và sử dụng email marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bạn có thể bán quảng cáo trực tiếp trong các email của mình hoặc tham gia vào các chương trình liên kết. 6. Website reviews Viết các đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ trên trang web của bạn và thu hút người đọc thông qua nội dung hữu ích và đáng tin cậy. Bạn có thể kiếm tiền từ quảng cáo hoặc từ việc giới thiệu sản phẩm thông qua các liên kết affiliate. Website reviews 7. Website cung cấp coupon, voucher Tạo ra một trang web cung cấp các mã giảm giá, coupon hoặc voucher có thể thu hút lượng lớn người mua sắm. Bạn có thể kiếm tiền thông qua việc bán quảng cáo cho các nhà bán lẻ hoặc thông qua việc nhận phần trăm hoa hồng từ mỗi giao dịch được thực hiện thông qua trang web của mình. 8. Quảng cáo PPC Tham gia vào các chương trình quảng cáo trả tiền theo click (PPC) để kiếm tiền từ việc hiển thị quảng cáo trên trang web của bạn. Bạn sẽ nhận được tiền mỗi khi một người dùng nhấp vào quảng cáo được hiển thị trên trang web của bạn. Tham gia vào các chương trình quảng cáo trả tiền theo click (PPC) Cách để trở thành Publisher chuyên nghiệp Sau khi đã hiểu publisher là gì, chắc hẳn nhiều người sẽ muốn thử sức với công việc này. Tuy nhiên, đây không phải là một công việc đơn giản, muốn trở thành Publisher chuyên nghiệp, bạn cần: 1. Xác định lĩnh vực hoặc chủ đề chính - Nắm bắt xu hướng và sở thích của độc giả: Điều quan trọng là hiểu rõ đối tượng độc giả mục tiêu và chọn lựa lĩnh vực hoặc chủ đề phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ. - Nghiên cứu cạnh tranh: Phân tích các publisher hoạt động trong cùng lĩnh vực để hiểu rõ thị trường và cách tiếp cận của họ. Xác định lĩnh vực hoặc chủ đề chính 2. Xây dựng nền tảng trực tuyến - Chọn phương tiện truyền thông phù hợp: Lựa chọn các nền tảng trực tuyến như website, blog, trang mạng xã hội, podcast, video, vv., dựa trên mục tiêu kinh doanh và đối tượng độc giả. - Thiết kế nền tảng hấp dẫn và dễ sử dụng: Tạo ra giao diện hấp dẫn, dễ dàng tiếp cận và tương tác cho độc giả. 3. Tạo nội dung chất lượng - Nghiên cứu và phân tích: Thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và nghiên cứu sâu để tạo ra nội dung chất lượng và độc đáo. - Viết và biên tập: Sử dụng kỹ năng viết và biên tập để tạo ra nội dung hấp dẫn, thông tin và đầy đủ. - Sử dụng hình ảnh và đồ họa: Sử dụng hình ảnh, video và đồ họa để minh họa và làm cho nội dung trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Tạo nội dung chất lượng 4. Phát triển kế hoạch nội dung - Xác định mục tiêu nội dung: Đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng loại nội dung và chuỗi nội dung. - Lên lịch và quản lý: Xác định thời gian phát hành và quản lý lịch trình sản xuất nội dung để đảm bảo tính liên tục và đều đặn. 5. Tương tác và xây dựng cộng đồng - Tương tác trên mạng xã hội: Tham gia và tương tác với độc giả trên các nền tảng mạng xã hội để tạo ra sự kết nối và tăng cường tương tác. - Phản hồi và hỗ trợ: Đáp ứng nhanh chóng và chăm sóc độc giả bằng cách cung cấp câu trả lời và hỗ trợ khi cần thiết. Tương tác và xây dựng cộng đồng 6. Tối ưu hóa và đo lường hiệu suất - Sử dụng công cụ phân tích: Sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics để đo lường hiệu suất của nội dung và hoạt động truyền thông. - Tối ưu hóa SEO: Tối ưu hóa nội dung để tăng cơ hội xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm và tăng lưu lượng truy cập. 7. Tạo ra doanh thu - Khai thác mô hình kinh doanh: Xác định và triển khai các mô hình kinh doanh như quảng cáo trực tuyến, bán hàng trực tuyến, đối tác hợp tác,... - Tạo ra giá trị thương mại từ nội dung: Phát triển nội dung có giá trị để thu hút sự quan tâm của đối tác quảng cáo và khách hàng. Tạo ra doanh thu 8. Sử dụng dụng cụ kỹ thuật số và công nghệ - Áp dụng công nghệ mới: Sử dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data để tối ưu hóa sản xuất nội dung và tương tác với độc giả. - Tích hợp dụng cụ kỹ thuật số: Sử dụng các dụng cụ và công nghệ như CMS (Hệ thống quản lý nội dung), email marketing tools, automation tools để tăng cường hiệu quả sản xuất và quản lý nội dung. 9. Học hỏi và phát triển - Liên tục cập nhật kiến thức: Theo dõi xu hướng và cập nhật kiến thức mới về ngành công nghiệp xuất bản và công nghệ. - Phát triển kỹ năng: Tham gia các khóa học, hội thảo và tìm kiếm cơ hội học hỏi để phát triển kỹ năng và kiến thức. >>> Xem thêm: Giới thiệu về MGID ? Học hỏi và phát triển Sự khác biệt của Advertiser, KOL và Publisher là gì? Publisher, Advertiser và KOL đều đóng vai trò quan trọng trong Digital marketing. Có thể nhiều người nghĩ rằng 3 khái niệm này là 1 nhưng chúng có những khác biệt quan trọng.  Định nghĩa - Publisher: Là cá nhân hoặc tổ chức sản xuất và phân phối nội dung trên các nền tảng trực tuyến để thu hút đối tượng đọc hoặc giới thiệu sản phẩm. - Advertiser: Là cá nhân hoặc tổ chức chi tiền để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên các nền tảng trực tuyến hoặc ngoại tuyến. - KOL: Là cá nhân hoặc tổ chức có uy tín và ảnh hưởng trong một lĩnh vực cụ thể, có khả năng thúc đẩy ý kiến và quyết định mua hàng của người theo dõi. Sự khác biệt của Publisher, Advertiser và KOL theo định nghĩa Mục tiêu chính - Publisher: Tạo ra nội dung chất lượng và thu hút đối tượng đọc để tạo ra doanh thu từ quảng cáo, liên kết hoặc các phương tiện khác. - Advertiser: Quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của họ để tăng doanh số bán hàng hoặc nhận diện thương hiệu. - KOL: Tạo ra ảnh hưởng và thúc đẩy ý kiến mua hàng của người theo dõi thông qua sự tương tác và sự ảnh hưởng. Nguồn doanh thu - Publisher: Doanh thu chủ yếu từ quảng cáo, liên kết hoặc các hình thức khác của quảng cáo trên trang web hoặc nền tảng của họ. - Advertiser: Doanh thu chủ yếu từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. - KOL: Có thể kiếm tiền thông qua việc tạo ra nội dung tài trợ, quảng cáo trực tiếp hoặc hợp tác với các nhãn hiệu. Sự khác biệt của Publisher, Advertiser và KOL theo nguồn doanh thu Phương tiện chính - Publisher: Trang web, blog, ứng dụng di động, mạng xã hội, email marketing, podcast. - Advertiser: Trang web, ứng dụng di động, mạng xã hội, email marketing, truyền thông truyền thống. - KOL: Mạng xã hội (Instagram, YouTube, Facebook), blog, video, podcast. >>> Xem thêm: Cách thu hút khách hàng tiềm năng  Mối quan hệ với người tiêu dùng - Publisher: Thường không có mối quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng. - Advertiser: Tương tác trực tiếp với người tiêu dùng thông qua quảng cáo và chiến lược tiếp thị. - KOL: Có mối quan hệ mật thiết và tương tác chặt chẽ với người theo dõi qua việc chia sẻ và tương tác trên các nền tảng truyền thông xã hội. Sự khác biệt của Publisher, Advertiser và KOL theo mối quan hệ với người tiêu dùng Cách tiếp cận - Publisher: Tạo ra nội dung hấp dẫn để thu hút lượng lớn người đọc hoặc lượt xem. - Advertiser: Sử dụng các chiến lược quảng cáo để tiếp cận người tiêu dùng mục tiêu. - KOL: Tạo ra nội dung hấp dẫn và tương tác chặt chẽ với người theo dõi để tạo ra sự ảnh hưởng. Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp Publisher là gì cũng như những thông tin liên quan. Mong rằng với những thông tin này, bạn sẽ nắm rõ được những kỹ năng, tố chất để trở thành một Publisher chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn đọc những bài viết liên quan, hãy truy cập vào website của Unica nhé. 
30/10/2020
3698 Lượt xem
POD là gì? Mô hình hoạt động và cách ứng dụng của POD
POD là gì? Mô hình hoạt động và cách ứng dụng của POD Trong thời đại công nghệ 4.0, thuật ngữ POD đang ngày càng trở nên phổ biến, trở thành một bước nhảy vọt cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu về POD và cách ứng dụng của nó như thế nào. Vậy POD là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến thế? Cùng Unica tìm hiểu cái nhìn tổng quan về POD và vai trò của nó trong hệ sinh thái của doanh nghiệp ngày nay qua bài viết dưới đây! POD là gì?  POD nghĩa là Print on Demand, chỉ một mô hình kinh doanh cho phép doanh nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm khi có đơn đặt hàng, thay vì phải duy trì một lượng lớn hàng tồn kho trước đó.  Bản chất của POD là một dạng khác của mô hình Dropshipping mà không cần phải quản lý tồn kho hay vận chuyển. POD cho phép khách hàng tùy chọn mẫu sản phẩm, thiết kế thậm chí là các nội dung được in trên sản phẩm rồi đi mới vào sản xuất. POD được ứng dụng phổ biến trong thị trường POD là thời trang, nội thất,... POD được viết tắt là Print on Demand Ví dụ về các bước trong quá trình POD như sau: Đưa các mẫu phác thảo sản phẩm như áo phông lên các sàn thương mại điện tử. Khi có khách đặt hàng và thanh toán trước, đơn hàng sẽ được chuyển tới nhà cung cung cấp POD và đơn hàng sẽ được in ấn khi người bán thanh toán các chi phí sản xuất. Nhà cung cấp POD bắt đầu sản xuất in áo theo nhu cầu. Khi hoàn tất, nhà cung cấp POD sẽ gửi trực tiếp sản phẩm đến người mua và thu lợi nhuận. Ưu và nhược điểm của mô hình POD Như bất kỳ các mô hình kinh doanh nào khác, POD cũng tồn tại song song những ưu và nhược điểm.  Ưu điểm  Dễ dàng để bắt đầu: Các nền tảng POD hiện nay đều có giao diện thân thiện với người dùng và cực dễ sử dụng. Bạn dễ dàng tạo sản phẩm và vận hành công việc kinh doanh chỉ với vài thao tác đơn giản như đăng ký tài khoản, tạo trang thông tin và đăng tải sản phẩm. Ra mắt sản phẩm thiết kế một cách nhanh chóng: Khác với những mô hình khác, POD cho phép bạn gửi các mẫu phác thác đơn giản lên trên nền tảng POD Bạn có thể ngay lập tức đăng tải sản phẩm mà không gặp bất kỳ một yêu cầu mang tính kỹ thuật cao nào. Không phải lo về vấn đề tồn kho: Mô hình POD giảm bớt nỗi lo về chi phí lưu kho của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử. Người bán chỉ nhận hàng và gửi mẫu thiết kế đi in ấn khi có khách đặt mua. Vì vậy, các vấn đề như hàng tồn kho, mẫu bán ế sẽ không xảy ra. Không phải lo về vấn đề vận chuyển: Nhà cung cấp POD không chỉ chịu trách nhiệm về sản phẩm mà cả các vấn đề giao hàng, vận chuyển. Do đó, bạn chỉ cần phải lo về các vấn đề chăm sóc và dịch vụ khách hàng. Giảm công đoạn Fulfillment: Đối với những doanh nghiệp nhỏ, nhà bán lẻ thì công đoạn hoàn tất đơn giản sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bị độn nhiều chi phí. Do đó các nền tảng POD sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ khía cảnh này để tối ưu tốt nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đầu tư thấp, ít rủi ro: Mô hình POD cho phép người dùng không cần phải giữ hàng, cũng không cần phải tính toán chi phí tồn kho và chỉ phát sinh chi phí khi đặt hàng. Nhờ đó, các doanh nghiệp hoàn toàn không cần phải đầu tư quá nhiều hay chịu quá nhiều rủi ro. Tự do kinh doanh theo thế mạnh của bản thân: Ưu điểm lớn nhất của mô hình POD phải kể đến là bạn hoàn toàn dành thời gian để tập trung vào việc bạn muốn làm mà không cần phải lo đến việc làm sản phẩm, kinh doanh,... Dễ dàng xây dựng thương hiệu: Nếu bạn sở hữu những sản phẩm độc đáo, thể hiện được cá tính của bạn thì việc xây dựng thương hiệu cho riêng mình là không khó. Một số ưu điểm của POD mang lại Nhược điểm  Biên lợi nhuận không cao: Khi làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ POD, chi phí dành cho sản phẩm cao hơn khi so với giá sỉ, điều này đồng nghĩa với việc lợi nhuận bạn sẽ bị giảm đi. Giới hạn trải nghiệm của khách hàng: Việc không tham gia toàn bộ vào quá trình fulfillment sẽ khiến bạn bị giới hạn, khó kiểm soát khâu đóng gói sản phẩm và hình thức vận chuyển. Chẳng hạn như bạn không thể thay đổi package hay thêm những lời cảm ơn khi giao hàng. Dữ liệu bị hạn chế: Nếu bạn cần thu thập dữ liệu thống kê từ thị trường để phân tích dữ liệu, đưa ra quyết định trong quá trình kinh doanh hay đưa ra những dự đoán về sản phẩm bán chạy thì chắc chắn POD không phải sự lựa chọn phù hợp.  Sản phẩm thiếu tính đa dạng: Các sản phẩm dùng để bán với mô hình POD bị giới hạn theo khả năng của nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ như chỉ những mẫu quần áo, túi xách đơn giản, basic chứ không thể in thêm những phụ kiện khác. Hơn nữa POD cũng không phù hợp với những nhà bán lẻ muốn đem đến nhiều dấu ấn cá nhân vào trong sản phẩm của mình. Mất nhiều thời gian để thực hiện một đơn đặt hàng: Mỗi sản phẩm khi có khách thanh toán mới được đưa vào sản xuất nên sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện 1 đơn giản khi có sẵn trong kho. Bên cạnh đó POD cũng tồn tại song song một vài nhược điểm Cách vận hành của mô hình POD Dưới đây là mô tả cách vận hành của mô hình POD qua các bước sau: Bước 1: Tạo dựng cửa hàng  Để bắt đầu bán sản phẩm POD, bạn cần xây dựng cửa hàng riêng của mình ở trên các nền tảng POD. Có hai cách dưới đây để bạn gia nhập mô hình POD: Tích hợp với một cửa hàng có sẵn: Các đơn vị cung cấp dịch vụ POD cho phép bạn liên kết giữa cửa hàng online và nền tảng thương mại điện tử. Nếu như bạn đã có sẵn cửa hàng online thì bạn chỉ cần liên kết là có thể kinh doanh ngay lập tức. Sử dụng dịch vụ POD có sẵn nền tảng thương mại điện tử: Nếu chưa có sẵn cửa hàng nào trên nền tảng mua sắm trực tiếp nào, bạn hãy tìm những đơn vị cung cấp POD cho phép tạo thông tin cá nhân trên nền tảng của họ. Bước 2: Chọn dòng sản phẩm bạn muốn bán và đăng tải các mẫu thiết kế Khi đã có một cửa hàng online trên nền tảng POD phù hợp, bạn cần đăng tải những thiết kế và sản phẩm lên trên cửa hàng online của bạn để tiếp cận đến khách hàng. Nếu bạn sử dụng dịch vụ POD fulfillment, việc lựa chọn loại sản phẩm để bán ra là tùy thuộc vào bạn, miễn là nhà cung cấp POD hỗ trợ sản phẩm đó. Ví dụ như việc bạn muốn bán mặt hàng áo phông, bạn chỉ chọn sản phẩm áo phông và đăng bán. Tương tự như các sản phẩm khác như túi vải, cốc, khẩu trang,... Mô hình cách vận hành của Print on Demand Bước 3: Bán sản phẩm của bạn  Lúc này, sản phẩm của bạn đã được đăng tải lên toàn thế giới. Bạn có thể bắt đầu marketing cho sản phẩm, kéo thêm traffic cho cửa hàng để tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn. Nếu bạn sử dụng sàn POD thì sàn sẽ thực hiện hết các hoạt động marketing cho bạn.  Bước 4: Nền tảng POD hoàn tất đơn hàng  Khi có khách hàng tạo đơn trên hệ thống và xác nhận thanh toán, sàn POD sẽ tự động in sản phẩm, đóng gói và vận chuyển đến tận tay khách hàng mà bạn không cần làm gì cả. Khi đơn hàng được hoàn tất, bạn sẽ nhận được tiền bán sản phẩm thành công. Những kỹ năng cần có để tham gia vào mô hình POD Để tham gia vào mô hình POD kiếm thêm thu nhập, bạn cần trang bị một số kỹ năng sau để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất trong mô hình này. Giao tiếp và xây dựng thương hiệu  Kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là sử dụng tiếng Anh là chìa khóa để thâm nhập vào mô hình POD trên các nền tảng quốc tế như Amazon và Etsy.  Không chỉ sử dụng ngôn ngữ để tạo ra nội dung quảng cáo, mô tả sản phẩm thu hút mà còn giúp bạn xây dựng thương hiệu trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, sự linh hoạt trong giao tiếp đóng vai trò then chốt trong việc truyền tải thông điệp độc đáo và kết nối mạnh mẽ với khách hàng trên toàn thế giới. Kỹ năng giao tiếp và xây dựng thương hiệu Quản lý thời gian và tổ chức Với cách thức hoạt động của mô hình POD, kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức giúp duy trì hiệu suất và đáp ứng các yêu cầu từ phía nhà sản xuất. Quản lý thời gian và tổ chức tốt giúp bạn nhanh chóng hoàn thiện các bước chuẩn bị (nghiên cứu thị trường, tìm nguồn thiết kế,...) và đưa sản phẩm đến với khách hàng. Ngoài ra, trong quá trình làm việc bạn cũng cần tổ chức kỹ lưỡng để theo dõi đơn hàng, tương tác với các nhà cung cấp POD để duy trì hiệu suất một cách mượt mà. Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức Khả năng học, thích ứng nhanh và linh hoạt Khi hoạt động trong lĩnh vực POD, bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với sự biến động liên tục của xu hướng thị trường và sự đổi mới trong ngành. Chính vì vậy mà kỹ năng thích ứng, tiếp thu nhanh nhạy rất quan trọng để bạn nhanh chóng điều chỉnh hành vi, bắt nhịp với xu hướng hiện tại. Ngoài ra, việc học nhanh cho phép bạn nắm bắt các kiến thức và áp dụng vào sản phẩm của mình cũng như điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi nhận được phản hồi của khách hàng. Khả năng học, thích ứng nhanh và linh hoạt Tư duy phân tích và đánh giá  Bên cạnh các kỹ năng trên, bạn cần phải luyện tập tư duy phân tích và đánh giá để thấu hiểu rõ hành vi của khách hàng, đo lường hiệu quả của các cách tiếp thị của mình. Điều này giúp bạn có thể tối ưu quá trình, thậm chí là tối ưu chi phí những chiến lược quảng cáo phải trả tiền. Tư duy phân tích và đánh giá giúp bạn tối ưu hiệu suất kinh doanh và hỗ trợ bạn tinh chỉnh chiến lược bán hàng hiệu quả trong lĩnh vực POD. Kỹ năng tư duy phân tích và đánh giá Những sản phẩm POD phổ biến  Có rất nhiều ngành hàng và sản phẩm POD hiện nay đang rất được nhiều ưa chuộng. Có thể kể đến những hành ngàng như: Ngành hàng  Sản phẩm Thời trang Đầm, váy liền, váy ngắn, váy dài,.. Áo phông, áo hoodie,... Quần ôm sát ống chân, quần ngắn, quần bó,... Phụ kiện thời trang Tất. Túi tote, túi vải các loại,... Mũ. Khẩu trang Vật dụng gia đình Cốc, cốc sứ,... Gối, vỏ gối,... Chăn, mền,... Khăn mặt, khăn tắm,.. Phụ kiện công nghệ Ốp điện thoại, ốp máy tính bảng,... Giá đỡ điện thoại, laptop,... Một số mặt hàng phổ biến của POD Sự khác biệt giữa Dropshipping và POD Dropshipping là hình thức kinh doanh thương mại điện tử mà bạn thuê một bên thứ ba về để thực hiện các hoạt động thu mua, lưu trữ và vận chuyển sản phẩm. Nhìn chung, POD và Dropshipping có nhiều điểm tương đồng.  Mô hình Dropshipping POD (Print on Demand) Điểm giống Đều cần làm việc với một bên thứ ba, họ cung cấp hàng hóa, đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến trực tiếp khách hàng. Điểm khác Người bán tự thiết kế và bán sản phẩm trên gian hàng của mình. Khi có đơn hàng, bạn gửi thiết kế tới nhà cung ứng. Nhà cung ứng có trách nhiệm sản xuất và giao sản phẩm đến tay khách hàng. Hợp tác cùng sản xuất và lưu trữ sản phẩm. Khi có đơn hàng thì thông tin sẽ được chuyển tới nhà cung ứng. Nhà cung ứng hỗ trợ đóng gói sản phẩm và giao tới khách hàng dưới danh nghĩa người bán. Câu hỏi thường gặp Làm POD thì học ngành gì? Để có thể làm tốt trong mô hình POD bạn cần có một số kỹ năng như thiết kế, phân tích, kinh doanh, marketing,... Để trau dồi những kỹ năng này bạn nên học một số ngành sau: Thiết kế đồ họa: Việc học thiết kế đồ họa giúp bạn tạo ra những sản phẩm POD độc đáo và thú vị với những đặc điểm riêng của sản phẩm. Bên cạnh đó bạn cũng trau đồi được kỹ năng về phối màu, hình ảnh và xu hướng thiết kế để tạo nên USP (Unique Selling Point) của sản phẩm. Thiết kế thời trang: Các sản phẩm phổ biến trong POD chủ yếu là mặt hàng thời gian vì việc nếu có kiến thức về thời trang, khả năng thiết kế sẽ giúp bạn có sẵn những hiểu biết về vật liệu, quy trình sản xuất và sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo tương tự như ngành Thiết kế đồ họa. Quản trị kinh doanh: Học quản trị kinh doanh giúp bạn dễ dàng đưa ra những kế hoạch chiến lược, quản lý tài chính để xây dựng một doanh nghiệp POD thành công. Nếu bạn xác định được mục tiêu kinh doanh, quản lý các rủi ro và phân tích thị trường thì bạn sẽ đảm bảo được sự ổn định và phát triển bền vững trong POD. Marketing và Quảng cáo: Việc học Marketing và quảng cáo giúp bạn biết cách tạo ra độ phủ của sản phẩm POD đến với đối tượng mục tiêu của mình. Ngoài ra, các kỹ năng như content, advertise sẽ giúp bạn có những chiến dịch quảng cáo hấp dẫn, tương tác mạnh mẽ với khách hàng qua các kênh truyền thông.  Công nghệ thông tin: Kiến thức về công nghệ thông tin hỗ trợ bạn tích hợp hiệu quả với nền tảng của nhà cung cấp POD. Bạn dễ dàng quản lý đơn giản, tương tác với khách hàng, giám sát hệ thống vận đơn,... cũng như bảo vệ thông tin khách hàng một cách tuyệt đối. Quản lý sản xuất và Logistics: Quy trình sản xuất, quản lý tồn kho và logistics là những yếu tố quan trọng trong quá trình POD. Mặc dù không cần trực tiếp gửi hàng cho khách hàng, nhưng bạn vẫn có thể đảm bảo rằng các sản phẩm POD vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để không làm ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn. Thu nhập khi làm POD là bao nhiêu? Thu nhập từ việc làm POD (Print on Demand) dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như sự sáng tạo, kích thước, quy mô, chiến lược tiếp thị,... của doanh nghiệp. Khi xem xét đánh giá thu nhập từ việc làm POD, bạn cần xét đến những yếu tố sau: Số lượng sản phẩm được bán ra mỗi tháng. Giá cá của sản phẩm POD phải hợp lý để đảm bảo lợi nhuận mà vẫn thu hút được một lượng lớn khách hàng. Chi phí sản xuất và quảng cáo sẽ bị khấu hao vào trong thu nhập của bạn. Lựa chọn phân khúc thị trường ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, phát sinh nhu cầu của sản phẩm. Xu hướng thời trang và mù vụ cũng quyết định đến sản phẩm bán ra và thu nhập của bạn. Khả năng tiếp thị và quảng bá thương hiệu quyết định nhận thức của khách hàng và doanh số bán hàng. Tóm lại, tùy vào nhiều yếu tố mà thu nhập có thể từ vài trăm đô tháng đối với người mới bắt đầu cho đến những doanh nghiệp nhỏ. Thậm chí những doanh nghiệp lớn, bắt đầu đúng xu hướng thời trang,.. có thể đạt tới hàng nghìn đô mỗi tháng.  Quan trọng nhất là bạn cần đầu tư thời gian, tập trung phát triển sản phẩm và quảng bá đúng đối tượng mục tiêu của sản phẩm để tạo ra doanh số lớn nhất Lời kết Hiểu rõ về khái niệm POD là gì không chỉ giúp bạn dễ dàng nắm bắt các quy trình triển khai các mô hình kinh doanh mới, mà còn mở ra những cơ hội khám phá sâu hơn về thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Bằng cách tận dụng POD một cách thông tin, bạn có thể tối ưu hóa hiệu suất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao năng lực kinh doanh của cá nhân hoặc của doanh nghiệp.
30/10/2020
11704 Lượt xem
Plugin là gì? Phân loại và cách tải Plugin cho website Wordpress cho người mới 
Plugin là gì? Phân loại và cách tải Plugin cho website Wordpress cho người mới  Khi sử dụng WordPress, bạn không thể không biết về khái niệm "plugin". Các nền tảng website mở rộng này mang lại nhiều cơ hội để bạn tùy chỉnh và cải tiến các tính năng của trang web kinh doanh của mình, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Vậy, Plugin là gì và làm sao để tải plugin cho website wordpress? Hãy cùng đi tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây. 1. Plugin là gì? Khái niệm Plugin là gì nhận được sự quan tâm lớn từ phía các SEO-er. Plugin là một chương trình được phát triển để mở rộng và cung cấp các chức năng bổ sung cho trang web WordPress. Plugin cho phép người dùng mở rộng khả năng và tính linh hoạt của trang web mà không cần thay đổi mã nguồn chính của WordPress. Các plugin thường được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và có thể thay đổi giao diện, chức năng, tích hợp dịch vụ bên ngoài, tối ưu hóa SEO và nhiều chức năng tiện ích khác. Khái niệm Plugin trong Wordpress 2. Tại sao phải cài đặt Plugin cho WordPress? Thông thường, để có nhiều tính năng cho trang web, lập trình viên sẽ phải dành thời gian viết mã cho các tính năng đó, sau đó tải lên máy chủ lưu trữ. Điều này còn đòi hỏi thời gian kiểm tra trước khi tải lên. Tuy nhiên, khi sử dụng Plugin, ứng dụng này mang lại nhiều lợi ích hơn cả:  - Tiết kiệm thời gian: Bạn chỉ cần mất chưa đến 5 phút để tìm và cài đặt một Plugin cho trang web của mình. - Giảm lỗi: Các Plugin đi kèm với WordPress có thể được sử dụng ngay lập tức, giúp bạn tránh mất thời gian viết mã và kiểm tra nhiều lần. - Dễ sử dụng: Bạn có thể dễ dàng cài đặt và gỡ bỏ các Plugin mà không ảnh hưởng đến trang web của bạn. Tuy nhiên, khi cài đặt Plugin, hãy lưu ý chỉ cài đặt những Plugin cần thiết. Việc cài quá nhiều Plugin có thể làm tăng tải trọng của trang web và ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. 3. Plugin gồm những loại nào? Plugin là gì? Gồm những loại nào? Dựa trên nhu cầu thực tế của hầu hết các trang web hiện nay, các plugin thường được chia thành các nhóm sau đây: 3.1. Nhóm Plugin tối ưu Một plugin tối ưu hóa website giúp cải thiện nhiều khía cạnh của trang web. Nó có thể tối ưu hóa hình ảnh, SEO và đọc hiểu bài viết để tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người đọc. Đồng thời, nó cũng có khả năng tối ưu hóa tốc độ tải trang của trang web. Các nhóm Plugin phổ biến trong Wordpress 3.2. Nhóm plugin bảo mật Nhóm plugin này được thiết kế để cung cấp bảo mật hiệu quả cho website. Chúng giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và bảo vệ trang web khỏi việc bị hack hoặc tấn công từ các nhóm hacker. Plugin trong nhóm này cung cấp các tính năng như tường lửa, phát hiện và ngăn chặn các hành vi độc hại, mã độc, quản lý quyền truy cập, và cung cấp các biện pháp bảo mật mạnh mẽ để đảm bảo an toàn cho website. 3.3. Nhóm plugins lưu trữ Trường hợp internet bị gián đoạn khi bạn đang đăng bài viết trên WordPress, các văn bản bạn đã soạn và hình ảnh bạn đã chuẩn bị vẫn sẽ được lưu trữ và không bị mất đi. Điều này là nhờ vào các plugin dạng sao lưu dữ liệu (data backup) có sẵn. Những plugin này giúp bạn dễ dàng sao lưu và lưu trữ dữ liệu của bạn một cách an toàn và tiện lợi. Khi internet trở lại, bạn có thể khôi phục dữ liệu đã sao lưu từ plugin để tiếp tục công việc mà không gặp bất kỳ mất mát nào. Điều này đảm bảo rằng công sức và thời gian bạn đã dành cho việc soạn thảo và chuẩn bị sẽ không bị phí hoài. Làm chủ kỹ năng SEO website bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách phân tích đối thủ SEO, biết cách nghiên cứu thị trường và từ khóa SEO, biết cách gom nhóm từ khóa SEO nhanh nhất, hiệu quả nhất và sở hữu phương pháp tối ưu SEO Onpage, tối ưu liên kết nội bộ, tối ưu Social và Entity. Đăng ký ngay: [course_id:2715,theme:course] [course_id:3096,theme:course] [course_id:1632,theme:course] 4. Top 10 Plugin WordPress phổ biến hiện nay Sau khi đã biết Plugin là gì thì chắc chắn bạn đã hiểu về tầm quan trọng của nó. Thấu hiểu điều đó, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn top 10 Plugin WordPress phổ biến nhất hiện nay. Cùng khám phá nhé. 4.1. Yoast SEO – plugin wordpress hữu dụng nhất cho SEO Trong việc tối ưu hóa website để đáp ứng yêu cầu của các công cụ tìm kiếm, Yoast SEO là một giải pháp phù hợp. Yoast SEO cung cấp các chức năng để chuẩn hóa SEO cho trang web của bạn. Nó cung cấp một công cụ thông báo trạng thái của trang web hoặc bài viết, giúp bạn biết xem chúng đã đáp ứng yêu cầu SEO hay chưa. Bằng cách chỉnh sửa cấu trúc bài viết, bạn có thể đạt được yêu cầu SEO mà Yoast SEO đề ra. Điều này giúp bạn tối ưu hóa website của mình để có hiệu suất tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm. Yoast SEO – Plugin Wordpress hữu ích nhất cho SEO 4.2. Google XML Sitemap Sitemap là một tập tin XML được tải lên host trực tiếp và có mục đích giúp công cụ tìm kiếm như Google nhận biết cấu trúc của trang web, tạo sitemap theo cách thông thường có thể phức tạp và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, sử dụng plugin Google XML Sitemap sẽ giúp bạn dễ dàng hoàn thành công việc đó. Google XML Sitemaps được coi là plugin tạo sitemap tốt nhất trên nền tảng WordPress hiện nay. Việc sử dụng plugin này giúp công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo có thể nhanh chóng và hiệu quả hơn khi lập chỉ mục trang web của bạn. Sitemap là một cấu trúc chứa tất cả các trang mà người dùng có thể truy cập. Mặc dù Google chưa công bố rõ ràng việc sử dụng sitemap có ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm hay không, nhưng các công cụ tìm kiếm đánh giá cao việc có sitemap đầy đủ và cấu trúc rõ ràng. Việc sử dụng sitemap tương tự như việc sử dụng bản đồ để điều hướng trong thành phố - luôn tốt hơn là không có công cụ hỗ trợ. 4.3. Contact Form Nếu bạn đang tìm kiếm một plugin để tích hợp các biểu mẫu và gửi email, Contact Form là một giải pháp tuyệt vời.  Công cụ này hỗ trợ gửi biểu mẫu bằng Ajax, bao gồm cả hỗ trợ CAPTCHA và bộ lọc email Akismet của WordPress. Contact Form có ưu điểm là rất tiện dụng và nhẹ nhàng, giúp bạn gửi biểu mẫu một cách hiệu quả. Bạn có thể tạo và tùy chỉnh các biểu mẫu liên hệ dễ dàng và linh hoạt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bạn trong việc thu thập thông tin từ người dùng và gửi email. Contact Form - Plugin Wordpress tích hợp form gửi mail ấn tượng 4.4. Akismet Anti-Spam Plugin này giúp bạn kiểm soát bình luận trên trang web của mình một cách hiệu quả. Với nó, bạn sẽ không bao giờ phải gặp phải những bình luận không lịch sự. Akismet sẽ tự động kiểm tra tất cả các bình luận và các thông tin liên hệ được gửi qua form liên hệ trên trang web của bạn. Để bảo vệ trang web khỏi nội dung độc hại và spam, Akismet sẽ so sánh chúng với cơ sở dữ liệu toàn cầu. Bạn có thể xem trước các bình luận spam mà Akismet đã phát hiện được trong giao diện quản trị của mình, tại mục "Bình luận". 4.5. WooCommerce Nếu bạn đang có kế hoạch phát triển trang web của mình thành một trang thương mại điện tử, thì WooCommerce là một plugin lý tưởng dành cho bạn. Được xem là một trong những plugin WordPress tốt nhất cho các website thương mại điện tử, WooCommerce mang đến các tính năng tối ưu. Bạn có thể tận dụng trang giỏ hàng, thanh toán an toàn với thẻ tín dụng và lựa chọn các phương thức giao hàng phù hợp cho khách hàng của mình. 4.6. WordFence Security WordFence Security là một plugin WordPress hàng đầu về bảo mật, được đánh giá cao bởi tính năng vượt trội của nó. Đặc biệt, plugin này cung cấp khả năng chặn nhiều hình thức tấn công phổ biến như Local Hack, XSS và SQL Injection. Bằng cách tích hợp mật khẩu 2 lớp, WordFence Security tăng cường đáng kể tính bảo mật của trang web của bạn. Ngoài ra, nó cũng có khả năng tự động quét và phát hiện các mã độc nguy hiểm nhất. Google XML Sitemap - Plugin tạo sitemap tốt nhất trên Wordpress 4.7. WP Super Cache WP Super Cache là một plugin hiệu quả giúp tăng tốc độ trang web. Plugin này sử dụng công nghệ tạo bộ nhớ cache cho các trang web nhỏ và trung bình, đặc biệt là dựa trên phương thức HTML Cache. Điều đáng chú ý là WP Super Cache được đánh giá cao bởi tính dễ sử dụng, khiến nó trở thành lựa chọn ưa chuộng trong cộng đồng người dùng. 4.8. Elementor Page Builder Elementor Page Builder là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn tạo giao diện website ấn tượng mà không cần viết mã cho phần front-end. Chức năng chính của Page Builder là tích hợp khả năng kéo và thả các phần tử trên trang web để chèn nội dung và hình ảnh theo ý muốn. Với Elementor Page Builder, bạn không cần có kiến thức về mã lập trình. Bạn có thể xây dựng một trang web hoàn chỉnh từ đầu đến cuối bằng Elementor, bao gồm cả phần header và footer. Elementor dễ sử dụng, nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả. Page Builder cũng giúp tăng tốc độ tải trang của website. Nếu bạn không hài lòng với một phần nào đó, bạn có thể chỉnh sửa trực tiếp trên trang web. Điều này giúp tiết kiệm thời gian thiết kế website đáng kể.  Elementor Page Builder - Plugin Wordpress sáng tạo giao diện 4.9. Smush Image Compression and Optimization Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng hình ảnh trên các trang web ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, hình ảnh cũng là một nguyên nhân gây chậm trễ cho trang web. Để giải quyết vấn đề này, sử dụng các plugin là một giải pháp hiệu quả. Và plugin Smush Image là một công cụ giúp tối ưu hóa hình ảnh trên trang web của bạn một cách tối đa. Với Smush Image, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước và tối ưu hóa hình ảnh. Điều này giúp cải thiện chất lượng hình ảnh và giảm kích thước tệp tin một cách đáng kể. 4.10. WP Rocket WP Rocket là một plugin hỗ trợ tăng tốc độ trang web WordPress một cách hiệu quả. Plugin này có một số tính năng nổi bật như lazy load, giúp tối ưu hóa sự hiển thị nội dung và giảm thời gian tải trang, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng. Bằng cách tích hợp WP Rocket vào website WordPress, bạn sẽ thấy hiệu quả của plugin này rõ rệt. Bạn có thể đo lường chỉ số về tốc độ trang web của mình thông qua các công cụ như Pingdom hay Google Speed Insight. WP Rocket giúp tối ưu hóa các yếu tố như tải trang, caching, tối ưu hóa CSS và JavaScript, giúp tăng tốc độ tải trang và cải thiện hiệu suất của website. ​​​​​​​ WP Rocket là một plugin hỗ trợ tăng tốc độ trang web WordPress 5. Cách tải và cài đặt Plugin WordPress Bên cạnh vấn đề Plugin là gì thì vấn đề cách tải và cài đặt Plugin WordPress như thế nào cũng là vấn đề được rất nhiều SEOer quan tâm. Trong nội dung bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn tham khảo. 5.1. Cách 1: Cài đặt trực tiếp từ thư viện plugin của WordPress (thư mục WordPress) - Bước 1: Đăng nhập vào trang quản lý WordPress mà bạn đang cần cài đặt plugin. - Bước 2: Trên thanh bên trái, di chuột qua mục "Plugins" và nhấp vào "Add New" hoặc "Thêm mới". Nhấp vào "Add New" hoặc "Thêm mới" - Bước 3: Tại trang "Add Plugins", bạn có thể tìm kiếm plugin bằng từ khóa hoặc tên plugin. - Bước 4: Khi plugin hiển thị trong kết quả, hãy nhấp vào nút "Install Now" để bắt đầu quá trình cài đặt. - Bước 5: Sau khi cài đặt thành công, hãy nhấp vào nút "Activate" để kích hoạt plugin. Chọn "Activate" - Bước 6: Plugin đã được cài đặt và kích hoạt, bạn có thể cấu hình và sử dụng nó theo hướng dẫn của từng plugin. Lưu ý: Quá trình cài đặt và kích hoạt plugin có thể khác nhau tùy vào giao diện và phiên bản WordPress bạn đang sử dụng. 5.2. Cách 2: Cài đặt thủ công từ tệp plugin Để cài đặt các plugin được tải xuống từ nguồn khác, bạn có thể làm thủ công theo hướng dẫn sau: - Bước 1: Tải xuống plugin từ nguồn tin cậy và lưu trữ trên máy tính dưới dạng tệp ".zip". - Bước 2: Đăng nhập vào trang quản lý WordPress của bạn. - Bước 3: Trên thanh bên trái, di chuột qua "Plugins" và nhấp vào "Add New" hoặc "Thêm mới". - Bước 4: Tại trang "Add Plugins", bạn sẽ thấy một nút "Upload Plugin" ở góc trên cùng của trang. Hãy nhấp vào nút đó. Thao tác mô tả cài đặt các plugin được tải xuống từ nguồn khác - Bước 5: Khi cửa sổ mới xuất hiện, bạn hãy nhấp vào nút "Choose File" hoặc "Chọn tệp" và chọn tệp plugin ".zip" bạn vừa tải xuống từ máy tính của bạn. - Bước 6: Sau khi chọn tệp plugin, hãy nhấp vào nút "Install Now" để bắt đầu quá trình cài đặt. Nhấp "Install Now" để bắt đầu quá trình cài đặt - Bước 7: Khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn sẽ thấy một thông báo về việc cài đặt thành công. Hãy nhấp vào nút "Activate Plugin" để kích hoạt plugin. ​​​​​​​ Nhấp vào nút "Activate Plugin" để kích hoạt plugin - Bước 8: Bây giờ, plugin đã được cài đặt và kích hoạt. Bạn có thể cấu hình và sử dụng nó theo hướng dẫn cụ thể của từng plugin. 5.3. Cách 3: Cài đặt plugin qua FTP Có một phương pháp khác để cài đặt plugin trong trường hợp bạn không thể sử dụng cách trên. Đó là sử dụng FTP để tải lên plugin vào thư mục plugins của trang web WordPress. Đây là cách phức tạp hơn và yêu cầu bạn có một số kiến thức về sử dụng FTP. Phương pháp này thích hợp khi bạn không thể cài đặt plugin thông qua tài khoản quản trị viên trong CMS hoặc khi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của bạn giới hạn kích thước tải lên PHP upload size. Dưới đây là hướng dẫn cài đặt plugin qua FTP chi tiết: - Bước 1: Tải xuống plugin từ nguồn tin cậy và giải nén tệp nếu cần. - Bước 2: Sử dụng một ứng dụng FTP như FileZilla để kết nối với máy chủ nơi trang web WordPress của bạn đang lưu trữ. Giải nén file wp-smushit - Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản FTP của bạn bằng cách cung cấp địa chỉ máy chủ, tên người dùng FTP, mật khẩu và cổng (thông thường là cổng 21). - Bước 4: Tìm đường dẫn đến thư mục gốc của trang web WordPress trên máy chủ. - Bước 5: Trong thư mục gốc, tìm đến thư mục "wp-content" và tiếp tục vào thư mục "plugins". Quản lý FileZilla - Bước 6: Tại thư mục "plugins", tạo một thư mục mới với tên của plugin bạn muốn cài đặt (nếu thư mục chưa tồn tại). - Bước 7: Mở thư mục plugin mới tạo ra và tải lên toàn bộ nội dung của plugin từ máy tính của bạn đến thư mục này trên máy chủ. - Bước 8: Sau khi tải lên hoàn tất, quay trở lại trang quản lý WordPress của bạn. - Bước 9: Trên thanh bên trái, di chuột qua mục "Plugins" và nhấp vào "Installed Plugins" hoặc "Các plugin đã cài đặt". - Bước 10: Trong danh sách các plugin đã cài đặt, bạn sẽ thấy plugin mới tải lên. Hãy nhấn chọn nút "Activate" để kích hoạt plugin. Chọn "Activate" để kích hoạt Plugin 6. Cách để tìm các Plugin tốt nhất cho Website Dưới đây là một số cách phổ biến để tìm các Plugin tốt nhất cho Website mà Unica đã tổng hợp được, bạn hãy tham khảo nhé. 6.1. Tìm ra nhu cầu của Website Trước khi tiến hành cài đặt plugin, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần xác định rõ nhu cầu cụ thể cho trang web của mình. Nếu bạn truy cập vào WordPress Plugin Repository hoặc các cửa hàng plugin khác mà không có ý tưởng rõ ràng về nhu cầu của trang web, bạn có thể gặp khó khăn. Điều này có thể dẫn đến việc lãng phí thời gian và không mang lại hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, trước khi tiến hành, hãy xem xét kỹ về loại tiện ích bổ sung nào là cần thiết cho trang web WordPress của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có một bức tranh rõ ràng hơn về những gì cần thiết để làm cho trang web hoạt động một cách đầy đủ và hiệu quả nhất. 6.2. Tìm kiếm các Plugin Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều plugin dành cho các trang web khác nhau và việc lựa chọn plugin phù hợp có thể gây khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn đã xác định rõ nhu cầu cho trang web của mình, bạn có thể tìm kiếm các plugin chất lượng cao từ các cửa hàng plugin đáng tin cậy như: WordPress Plugin Repository, CodeCanyon hoặc WPEverest.com. Tại WPEverest.com, bạn có thể sử dụng chức năng tìm kiếm để nhập các chức năng liên quan và cần thiết cho trang web của bạn. Khi nhập thông tin này, hệ thống sẽ hiển thị các plugin liên quan phù hợp cho bạn. Điều này giúp bạn tìm thấy những plugin đáp ứng chính xác mục tiêu của trang web của bạn. Tìm kiếm các plugin chất lượng cao từ các cửa hàng plugin đáng tin 6.3. Kiểm tra Rating, Review và Active installation Thực tế cho thấy việc chỉ tìm kiếm plugin thôi là không đủ. Bạn nên xem xét tổng quan các đánh giá và số lượng cài đặt đang hoạt động của từng plugin. Bạn có thể tìm thấy xếp hạng của các plugin miễn phí trong repository plugin của WordPress bằng cách kiểm tra thanh bên cạnh. Mỗi plugin sẽ được xếp hạng từ 1 đến 5 sao, với 1 là xếp hạng thấp nhất và 5 là xếp hạng cao nhất. Đánh giá của người sử dụng sẽ giúp bạn hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của từng plugin. Bạn có thể kiểm tra toàn bộ đánh giá về các plugin miễn phí trong WordPress.org dưới phần "Download". 6.4. Cập nhật và khả năng tương thích Một plugin chỉ được coi là an toàn cho trang web của bạn khi nó được cập nhật thường xuyên. Việc cập nhật đảm bảo tính tương thích của plugin với phiên bản WordPress hiện tại. Nếu phiên bản WordPress của bạn không được hỗ trợ bởi plugin, bạn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, đừng quên kiểm tra các phiên bản cập nhật của các plugin bạn đã lựa chọn! Bạn có thể kiểm tra các bản cập nhật của mọi loại plugin trên WordPress.org, trong tab "Description". Tại đây, bạn cũng có thể tìm hiểu về sự tương thích của phiên bản WordPress với plugin và xem liệu phiên bản WordPress hiện tại có được kiểm tra lại hay không. 6.5. Kiểm tra Support Support là một yếu tố quan trọng khác cần xem xét trước khi chọn một plugin. Diễn đàn hỗ trợ cho tất cả các plugin miễn phí trong kho plugin của WordPress có sẵn dưới tab "Support". Khi các nhà phát triển quan tâm và giải quyết các vấn đề của người dùng, bạn có thể nhận được sự trợ giúp khi gặp vấn đề với plugin trong quá trình sử dụng. Nếu không, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tiếp tục sử dụng plugin đó.  Support là yếu tố quan trọng cần xem xét trước khi chọn một plugin 7. Lưu ý khi cài đặt plugin là gì? - Hiểu rõ nhu cầu của trang web: Trước khi cài đặt Plugin, bạn cần đánh giá và hiểu rõ nhu cầu của trang web mình để chọn Plugin phù hợp. Điều này giúp tránh việc cài đặt những Plugin không cần thiết hoặc có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web. - Tìm kiếm các Plugin được đề xuất: Nếu bạn đã biết trang web của mình cần Plugin nào, hãy tìm kiếm và xem xét các Plugin đã được đề xuất trên trang web WordPress.org hoặc các nguồn tài nguyên uy tín khác. Đọc kỹ các đánh giá, bình luận và mô tả của Plugin để đảm bảo rằng nó đáp ứng đúng nhu cầu của bạn. - Kiểm tra tính tương thích: Trước khi cài đặt Plugin, hãy đảm bảo rằng nó tương thích với phiên bản WordPress và chủ đề hiện tại của bạn. Một Plugin không tương thích có thể gây ra lỗi và xung đột trên trang web. Kiểm tra thông tin về tương thích trên trang WordPress.org hoặc trang web của nhà phát triển Plugin để đảm bảo rằng bạn đang cài đặt phiên bản phù hợp. 8. FAQs về Plugin Thực tế không phải người làm SEOer cũng hiểu hết về Plugin là gì? Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ bật mí cho bạn một số câu hỏi kèm đáp án trả lời xoay quanh Plugin, cùng khám phá nhé. 8.1. Tại sao tôi không thể cài đặt được plugin trên website WordPress? Nếu bạn gặp vấn đề khi cài đặt plugin trên website WordPress, có một số nguyên nhân có thể làm cho việc này không thành công. Một số lý do phổ biến bao gồm phiên bản WordPress quá cũ, quyền truy cập bị hạn chế, xung đột với các plugin hoặc chủ đề khác, hoặc vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng. Hãy kiểm tra các yếu tố này để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp phù hợp. 8.2. Một website cần sử dụng bao nhiêu Plugin? Số lượng plugin mà một website cần sử dụng không có giới hạn cứng nhắc. Tuy nhiên, hãy tập trung vào việc sử dụng các plugin cần thiết và hợp lý. Chỉ cài đặt những plugin mà bạn thực sự cần để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của trang web. Điều quan trọng là tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo rằng các plugin không gây xung đột hoặc làm chậm trang web của bạn. ​​​​​​​ Số lượng plugin mà một website cần sử dụng không có giới hạn 8.3. Sử dụng plugin miễn phí có được hỗ trợ không? Trên kho plugin của WordPress, có nhiều plugin miễn phí có sẵn. Một số plugin miễn phí có hỗ trợ từ cộng đồng WordPress thông qua diễn đàn hỗ trợ. Tuy nhiên, cấp độ hỗ trợ có thể khác nhau và không đảm bảo như plugin trả phí. Nếu bạn cần hỗ trợ chuyên sâu hoặc ưu tiên sự ổn định và cập nhật liên tục, bạn có thể muốn xem xét sử dụng các plugin trả phí hoặc gói dịch vụ hỗ trợ từ nhà phát triển. 8.4. Làm sao để chọn Plugin miễn phí và trả phí? Khi chọn plugin, hãy đánh giá các tính năng, đánh giá từ người dùng, độ tương thích với phiên bản WordPress và chủ đề của bạn. Đối với plugin miễn phí, hãy đọc kỹ mô tả, đánh giá và xem xét lượng người dùng và độ phổ biến của plugin. Đối với plugin trả phí, ngoài các yếu tố trên, hãy xem xét chất lượng hỗ trợ, cập nhật và các tính năng bổ sung nhằm đảm bảo rằng plugin bạn chọn phù hợp với nhu cầu và mong đợi của bạn. 9. Kết luận Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ với bạn về khái niệm plugin là gì và lưu ý khi cài đặt plugin trên WordPress. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn sẽ cài đặt và hoạt động thành công plugin trên website của mình. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
30/10/2020
3704 Lượt xem
Proposal là gì? 6 Tips giúp bạn có Proposal xuất sắc
Proposal là gì? 6 Tips giúp bạn có Proposal xuất sắc Nếu bạn làm tiếp thị thì bạn không nên xem thường một bản proposal. Nó có thể xem là một vũ khí vô cùng tối thượng để doanh nghiệp gặt hái thành công và giữ chân khách hàng. Ngay sau hãy cùng UNICA đi tìm hiểu xem Proposal là gì và “giải phẫu” một bản Proposal. 1. Proposal là gì? Hiểu một cách đơn giản thì Proposal là các đề xuất, nội dung được trình bày để thể hiện ý tưởng, hình ảnh, phương án kế hoạch tổ chức sự kiện dành cho một tổ chức, dự án, công trình nào đó. Có thể coi nó một cách trình bày trang trọng những vấn đề của bạn đến khách hàng. Một cấu trúc của proposal gồm có 4 phần: - Giới thiệu - An introduction - Khách hàng mục tiêu - Client Centered - Nội dung trình bày chi tiết - Adetailed description of what you propose to do - Kinh nghiệm và chuyên môn - Your expertise and experience Proposal là một bản đề xuất dành cho một dự án nào đó 2. Cấu trúc của Proposal bao gồm những gì 2.1. Giới thiệu Nội dung phần mở đầu yêu cầu phải ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ những thông tin quan trọng. Các nội dung này bao gồm:  - Tên dự án định triển khai và hình thức của nó (Ví dụ: triểm lãm, hội thảo, hội chợ) - Người chịu trách nhiệm chính, thành viên tham gia vào dự án. - Những điều mong muốn. - Lên khung nội dung chương trình. - Cung cấp thông tin liên hệ. - Đặt tên ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. 2.2. Đặt khách hàng là trung tâm Đây là nội dung quan trọng giúp bạn tạo ra sự khác biệt và thành công cho ý tưởng đề xuất. Trong phần này, mục tiêu của bạn là là chứng minh công ty bạn hiểu những nguyện vọng, nhu cầu mà khách hàng tiềm năng cần và muốn.  - Lý do thực hiện chương trình. - Lợi ích của các bên tham gia. - Thời gian và địa điểm cụ thể. - Liệt kê khung thời gian chương trình. 2.3. Diễn tả chi tiết những đề xuất với khách hàng Sau khi đã mô tả về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, nội dung tiếp theo là mô tả về sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Đây được xem là nội dung quan trọng nhất bởi bạn phải đưa ra một ý tưởng dựa trên nghiên cứu bản đồ hành trình khách hàng để triển khai nó thành các đề xuất phù hợp nhất.  Để giúp khách hàng có thể dễ dàng nắm được được nội dung và tiến trình của dự án, bạn cần đưa các nội dung dạng thông tin như sua: - Trình bày ý tưởng cụ thể của bạn về dự án. - Lợi ích không ngờ mà dự án mang lại. - Mức chi phí chi trả cho dự án là bao nhiêu. Trong phần này, bạn nên trình bày ý tưởng theo một Concept ấn tượng. Bạn có thể đưa các yếu tố bao gồm chữ, hình ảnh, Video và kèm theo kịch bản chi tiết để khách hàng tiện theo dõi.  2.4. Chuyên môn và kinh nghiệm của công ty bạn Thông tin này được sử dụng để thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng bạn là sự lựa chọn tốt nhất để thực hiện dự án của họ. Nội dung thường bao gồm các mục như sau: - Lịch sự công ty và sự ra đời. - Cơ cấu tổ chức nhân sự. - Thành tích đạt được hoặc dự án thành công mà công ty bạn đã thực hiện.  - Các giải thưởng tiêu biểu, hoặc lời chứng thực từ khách hàng hài lòng.  3. 3 sai lầm một Marketer thường gặp khiến bản đề xuất thất bại  Vì vậy, tại sao rất nhiều nhà tiếp thị gặp khó khăn với các đề xuất của họ? Nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Chỉ mắc một sai lầm trong số này và đề xuất của bạn bắt đầu trông giống như mọi đề xuất chung chung khác làm tắc nghẽn hộp thư đến của khách hàng và làm lộn xộn bàn làm việc của họ. Làm mất sự quan tâm của khách hàng Khái niệm về Proposal là gì không còn quá quan trọng nếu như bạn làm mất lòng tin của khách hàng. Nếu đề xuất của bạn không thể thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, họ sẽ không dành thời gian để phát triển ấn tượng có ý nghĩa về bạn. Bất kỳ mối quan hệ kinh doanh tiềm năng nào cũng chết trước khi nó thực sự bắt đầu. Thật không may, hầu hết các đề xuất tiếp thị được đóng gói với chúng. Điều này giúp khách hàng có nhu cầu dễ dàng loại bỏ chúng; nếu một đề xuất không thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức và giữ nó, họ sẽ bỏ rác nó và chuyển sang đề xuất tiếp theo. Đây là điểm khác biệt chính giữa các thỏa thuận và đề xuất tiếp thị của bạn. Một tập trung vào việc bán hàng, trong khi phần xử lý các điều khoản và rủi ro pháp lý. Tập trung quá nhiều vào kinh nghiệm và đối tác  Tiếp tục về các kỹ năng, danh hiệu và thành tích trong quá khứ của bạn trong nỗ lực gây ấn tượng với khách hàng là điều hấp dẫn. Nếu các nhà tiếp không thể truyền đạt cho khách hàng rằng của họ hiểu được tình hình của hì làm sao họ có thể làm điều đó cho khách hàng của mình? Các đề xuất tập trung hoàn toàn vào thông tin đăng nhập và chuyên môn của nhà cung cấp dịch vụ khiến khách hàng cảm thấy như họ đang nhận được sự kết thúc ngắn. Những đề xuất đó không bao giờ trả lời câu hỏi cơ bản trong tâm trí mọi khách hàng. Không nên tập trung quá nhiều vào kinh nghiệm của bản thân Các vấn đề về cấu trúc và trình bày đề xuất tiếp thị Nắm rõ proposal là gì thì bạn sẽ hiểu được cách trình bày. Các đề xuất tiếp thị sẽ không thu hút và thuyết phục khách hàng chất lượng trừ khi thông tin đó được đóng gói một cách rõ ràng, hợp lý. Các chuyên gia tiếp thị lãng phí vô số giờ - giờ họ có thể giúp khách hàng phát triển doanh nghiệp của mình - vật lộn với những câu hỏi như: - Tôi nên nói về điều gì trong các đề xuất của mình? - Tôi nên loại bỏ đi những thông tin gì? - Làm thế nào để thông tin được gắn kết một cách chặt chẽ. Nếu bạn có thể tự trả lời được câu trả lời cho những câu hỏi đó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và sự thất vọng. Nó sẽ giúp đơn giản hóa các đề xuất của bạn và làm cho họ thuyết phục hơn cùng một lúc . Vì vậy, hãy bắt đầu khi bạn đã có cấu trúc cơ bản của một đề xuất chiến thắng, bạn có thể xác định nó với thông tin quan trọng tại sao bạn là lựa chọn tốt nhất để xử lý nhu cầu tiếp thị của khách hàng. 4. Ghi điểm với khách hàng với một bản proposal xuất sắc Để hiểu rõ hơn Proposal là gì thì bạn cần bỏ túi những mẹo ghi điểm với khách hàng như sau:  - Làm bản Proposal thật “thậm đà bản sắc”: Hãy điều chỉnh mỗi bản đề xuất cho từng khách hàng cụ thể của mình sao cho thật đặc sắc và nổi bật. Bạn tuyệt đối đừng copy những nội dung, ý tưởng từ những đề xuất, dự án lớn. - Nên tập trung vào cuộc đối thoại: Bạn cần thật sự lịch sự và cởi mở. Bạn có thể đưa đa ra những đánh giá một cách khách quan nhất về khách hàng để gắn kết thêm sự thân thiết. Giọng điệu của bạn cần gần gũi, thân thiện hoặc nghiêm chỉnh trong suốt bản đề xuất. Cách viết một bản đề xuất xuất sắc - Đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi là một cách ghi điểm lớn nhất với khách hàng trong bản Proposal, những câu hỏi cần cởi mở, có ý kiến đưa ra trong suốt quá trình. - Đề xuất: Khi bạn đã xác định được các vấn đề cốt lõi của khách hàng, bước tiếp theo là đề xuất một giải pháp tiếp thị phù hợp để giải quyết những vấn đề đó một cách hiệu quả. Đây là điểm mà bạn đề xuất một bộ dịch vụ cụ thể để đạt được kết quả mong muốn. Tránh liệt kê các dịch vụ được đề xuất của bạn mà không ràng buộc từng dịch vụ với các lợi ích hữu hình của khách hàng. Đó là những gì hầu hết các chuyên gia tiếp thị làm. - Báo cáo vấn đề trung thực: Tuyên bố vấn đề có lẽ là yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ đề xuất nào. Không bao gồm một (hoặc không bao gồm một vào đầu các đề xuất của bạn) là một công thức để tàng hình trong số các khách hàng tốt nhất. - Chỉnh sửa, rà soát nhiều lần: Một bản đề xuất ý tưởng sẽ bị khách hàng từ chối thẳng thừng nếu nó xuất hiện quá nhiều lỗi chính tả, câu cú khó hiểu lộn xộn. Bạn hãy nhớ nằng, Proposal không chỉ là nơi để bạn thể hiện ý tưởng mà nó còn nói lên phong cách làm việc của bạn. Việc rà soát nhiều lần sẽ giúp cho bản Proposal được chỉnh sửa chỉn chu hơn nhằm đem lại thiện cảm tốt đối với khách hàng.  Hầu hết mọi người sẽ không thuê bạn trừ khi họ được thuyết phục rằng bạn hiểu nhu cầu của họ. Đó là lý do tại sao việc xác định lý do cơ bản thúc đẩy các dự án tiếp thị là rất quan trọng. Như vậy, UNICA đã bật mí cho các bạn nắm được cơ bản khái niệm Proposal là gì. Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc có thể rút ra kinh nghiệm thiết kế bản proposal đỉnh cao. Bên cạnh đó bạn đọc muốn biết thêm nhiều thông tin về marketing hãy nhanh tay đăng ký vào theo dõi khoá học marketing online trên Unica được các giảng viên hướng dẫn bài bản chi tiết, đảm bảo sau khi kết thúc khoá học bạn sẽ nắm vững kiến thức và có thể áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình.
30/10/2020
1720 Lượt xem
Value Proposition là gì? Giải mãi 3 huyền thoại của Value Proposition
Value Proposition là gì? Giải mãi 3 huyền thoại của Value Proposition Trong các hoạt động phát triển và quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, Value Proposition đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp truyền tải những thông điệp tổng thể đến với những khách hàng tiềm năng. Hiểu được ý nghĩa đó, thế nhưng với những “tân binh mới” trong ngành Marketing thì cụm từ còn trở nên khá xa lạ. Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, mời bạn đọc tìm hiểu Value Proposition là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.  1. Thuật ngữ Value Proposition là gì? Hiểu theo dịch nghĩa, Value Proposition được hiểu là những đề xuất có giá trị. Trong marketing, Value Proposition là bản tóm tắt về thông điệp sản phẩm, dịch vụ một cách tổng thể, thống nhất nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng.  Doanh nghiệp có thể sử dụng các đề xuất có giá trị trong các phần khác nhau của chiến lược tiếp thị tổng thể của mình. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu biến nó thành tiêu điểm trên trang chủ website của mình. Ngoài ra, Value Proposition còn trình bày những lý do thuyết phục nhất tại sao một người mua tiềm năng nên trở thành khách hàng và nêu bật lợi ích, tính năng của của sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.  Value Proposition bao gồm một văn bản (chẳng hạn như dòng tiêu đề chính, dòng tiêu đề phụ và một đoạn văn bản) cùng với hình ảnh, video hoặc đồ họa.  Giải thích thuật ngữ  Value Proposition trong Marketing 2. Tiêu chí cơ bản của Value Prosition - Tập trung vào vấn đề: Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có khắc phục được các vấn đề của khách hàng hay không? - Tính độc quyền: Làm thế nào để những tuyên bố này có thể khiến thương hiệu của doanh nghiệp nổi nật và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Khi thị trường cạnh tranh khốc liệt thì lời tuyên bố cần có điểm nhấn. - Mang tính trực quan: Trực quan được hiểu là khi không cần có những giải thích kèm theo, khách hàng vẫn có thể nghe và hiểu được những giá trị mà sản phẩm mag lại. - Tiêu đề mạnh mẽ, rõ ràng: Tiêu đền ấn tượng sẽ truyền đạt được lợi ích để giới thiệu tới khách hàng. Tiêu đề nên là một câu nói đáng nhớ, một cụm từ hoặc thậm chí là một khẩu hiệu.  3. Những lưu ý để tạo một Value Proposition tốt - Luôn có sự nhất quán trong thông điệp để xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực đối với khách hàng tiềm năng. - Khách hàng cần thấy giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không chỉ là duy nhất hay khác biệt, các điểm bán hàng không chỉ thuật tiền mà cần có sự khác biệt, sáng tạo. - Một sản phẩm, dịch vụ có những nét độc đáo riêng biệt là điều quan trọng nhưng điều đó không đủ. Nổi bật giữ đám đông có thể khiến hàng chú ý nhưng điều đó sẽ không bắt buộc họ phải mua hàng từ bạn.  - Bạn cần cân nhắc những nhu cầu nào của khách hàng là phù hợp với doanh nghiệp. Tập trung khả năng của mình để thực hiện các chiến dịch và đưa ra nhưng Customer Value Proposition thích hợp.  4. Value Proposition huyền thoại trong lịch sử Sau khi giải thích thuật ngữ Value Proposition là gì, mời bạn đọc tham khảo một số Value Proposition huyền thoại trong lịch sử. Unbounce Thoát khỏi thế giới điện tử và ứng dụng hướng đến người tiêu dùng và chuyển sang lãnh thổ B2B, ví dụ đầu tiên về một Value Proposition mà Unica cung cấp đến từ nền tảng tối ưu hóa trang đích Unbounce. Như bạn có thể mong đợi từ một công ty chuyên về tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, đề xuất giá trị của Unbounce rất rõ ràng ngay từ khi bạn truy cập trang chủ, cụ thể là khả năng xây dựng, xuất bản và thử nghiệm các trang đích mà không cần bất kỳ hỗ trợ công nghệ thông tin nào. Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ (và thậm chí cả các công ty lớn hơn), chi phí kỹ thuật được nhận thức của thử nghiệm A / B là một rào cản lớn để gia nhập, làm cho đề xuất giá trị của Unbounce trở nên đặc biệt hấp dẫn. Logo của nền tảng Unbounce Digit (chữ số) Thế giới tài chính cá nhân là một môi trường cạnh tranh tàn khốc bởi có hàng chục nghìn ứng dụng được thiết kế để giúp mọi người dùng quản lý tiền của họ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ít có đề xuất giá trị nào tốt như Digit, một dịch vụ tương đối mới giúp người dùng “tiết kiệm tiền mà không cần suy nghĩ về nó”. Digit cho phép người dùng kết nối an toàn tài khoản ngân hàng của họ với dịch vụ Digit, dịch vụ này sau đó sẽ kiểm tra thói quen chi tiêu và chi phí thường xuyên của người dùng. Sau đó, nó bắt đầu “tối ưu hóa” tài khoản của người dùng để chuyển tiền từ chỗ này sang chỗ khác vào tài khoản tiết kiệm được FDIC đảm bảo, từ đó người dùng có thể rút tiền tiết kiệm của họ bất cứ lúc nào. Điểm khác biệt chính của Digit với các ứng dụng tiết kiệm khác là quá trình này hoàn toàn tự động. Người dùng thực sự không phải làm gì để Digit bắt đầu đưa tiền vào tài khoản tiết kiệm; một vài đô ở đây, một vài đô ở đó, và trước khi bạn biết điều đó, bạn đã có một khoản kha khá, trong khi vẫn duy trì đủ tiền để lo cho các chi phí bên ngoài khác. Đây là một ưu điểm thực sự rất tuyệt vời mà Digit mang lại. LessAccounting Đối với hầu hết mọi người, nếu bạn không phải là một CPA hoặc chuyên gia kế toán thì việc ghi sổ sách kế toán là một khó khăn bởi nó khó hiểu và tốn thời gian ngay cả khi số sách kinh doanh tương đối đơn giản. Đó là điều làm cho Value Proposition trở nên hấp dẫn.  Toàn bộ tiền đề của LessAccounting được xây dựng dựa trên việc đơn giản hóa kế toán và ghi sổ sách, đồng thời đề xuất giá trị của nó được củng cố trên toàn bộ trang web. Khẩu hiệu của trang chủ “Làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn với phần mềm kế toán của chúng tôi”  làm cho điều này trở nên rõ ràng ngay lập tức và khi bạn điều hướng qua trang web, bạn liên tục được nhắc nhở về đề xuất giá trị của sản phẩm, cụ thể là không có phần mềm kế toán nào khác làm cho việc kế toán trở nên đơn giản và tiết kiệm thời gian như LessAccounting. Giao diện LessAccounting Ngoài ra, huyền thoại trong lịch sử nhân loại còn xuất hiện rất nhiều những Value Proposition “đáng gờm” như”: Apple iPhone- trải nghiệm là sản phẩm, Slack- Năng suất hơn trong công việc với nỗ lực ít hơn, Uber- Cách thông minh nhất để di chuyển…. Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Value Proposition là gì. Unica hy vọng những minh chứng cụ thể về những Value Proposition tuyệt vời sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được những thông  điệp tiếp thị thống nhất và mang tính tổng thể để thu hút khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.  Cảm ơn và chúc các bạn thành công !
30/10/2020
0 Lượt xem