Marketing
Thẻ Meta Keywords và những điều cần biết
Thẻ meta keywords hẳn đã không còn quá xa lạ với những người làm SEO để tối ưu và cải thiện thứ hạng của Website. Việc tối ưu các thẻ Heading, Meta Keywords hay Meta Description,... không chỉ giúp thân thiện với người dùng mà cũng giúp Website được đánh giá cao hơn bởi Google. Vậy Meta Keywords là gì và làm thế nào để tối ưu thẻ Meta Keywords trong SEO?
Thẻ Meta Keywords là gì? Vai trò của trong SEO
Meta Keywords là một thẻ HTML nằm ở phần head trong HTML của trang web, giúp xác định chủ đề mà website muốn truyền tải.
Meta Keywords HTML được hiển thị dưới dạng:
Điều quan trọng khi lựa chọn meta keywords là bạn cần đảm bảo rằng từ khóa này phản ánh chính xác nhất nội dung mà trang web muốn truyền tải. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu tăng lượng truy cập của một trang web chuyên về làm đẹp bằng các từ khóa như “meta keywords là gì” hay “SEO là gì” phải không nào?
Trước đây, thẻ Meta Keywords thường đóng vai trò rất quan trọng trong SEO, tuy nhiên, sau một thời gian các công cụ tìm kiếm nhận ra rằng SEO mũ đen thường cố gắng nhồi nhét rất nhiều các từ khóa dài và từ khóa mũ đen nhằm tăng lượng truy cập về trang web khiến thẻ ta này bị “rớt giá” trầm trọng. Vì vậy, giờ đây nhiều Website thậm chí không còn thêm thẻ meta keywords trong HTML và nó cũng không làm ảnh hưởng đến việc Google xếp hạng cho Website, việc thêm thẻ này chỉ là công cụ để tối ưu cho các công cụ tìm kiếm khác.
>> Xem thêm: Headline là gì? 4 Tips viết headline thần thánh
Cách kiểm tra thẻ Meta Keywords trên trang
Cách 1: Kiểm tra bằng View Page Source
Bước 1: Bấm phím Ctrl + U
Bước 2: Bấm phím Ctrl + F và tìm kiếm từ khóa “keywords”
Thẻ meta keywords sẽ nằm ở phần head dưới dạng
Cách 2: Kiểm tra bằng Seoquake
Seoquake được biết đến là công cụ phổ biết nhất khi làm SEO, giúp tối ưu Website cũng như nắm được các vấn đề trong quá trình SEO.
Bước 1: Cài đặt Seoquake trên trình duyệt Chrome hoặc Firefox.
Bước 2: Truy cập website (từng danh mục) và kiểm tra bằng seoquake đã được cài đặt.
Bước 3: Chọn DIAGNOSIS, mục Meta Keywords sẽ cho bạn biết trang web đã có thẻ meta keywords hay chưa.
Diagnosis giúp bạn có thể theo dõi được các lỗi mà website đang gặp phải như URL, meta description, title hay các thẻ Heading,...kịp thời phát hiện và điều chỉnh nhằm tối ưu website.
Cách meta keywords hiển thị khi kiểm tra bằng Seoquake
Cách tối ưu thẻ Meta Keywords
Thẻ meta keywords đã không còn quá quan trọng đối với website nhưng nếu Website của bạn có thẻ meta này sẽ có thể giúp Google phân loại Website và trích xuất kết quả phù hợp khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan.
meta keywords seo
Vậy làm thế nào để tối ưu thẻ Meta Keywords?
- Keywords: chứa từ khóa chính liên quan đến dịch vụ, thương hiệu.
- Các keywords là khác nhau, tuyệt đối không lặp lại dễ khiến Google đưa bạn vào lỗi Duplicate Content.
- Không quá lạm dụng các từ khóa dài.
- Chỉ đặt 2 - 5 keywords trong thẻ meta keywords.
SEO Youtube chắc hẳn không còn là khái niệm xa lạ với những người chuyên làm SEO. Tuy nhiên, để SEO Youtube thành công, bạn cần tham gia những khóa học chuyên sâu. Thông qua những khóa học này, bạn sẽ biết cách SEO video Youtube chiếm hết vị trí TOP đầu trên Youtube, google trong 5 giờ, biết cách phát triển kênh Youtube cá nhân và kênh Youtube thương hiệu,... Đăng ký ngay:
[course_id:2702,theme:course]
[course_id:3046,theme:course]
[course_id:1091,theme:course]
Cách bật thẻ Meta keyword trong Wordpress
Hiện nay ở giao diện với thẻ meta keyword thì thẻ này đã loại bỏ, Unica sẽ hướng dẫn cách bật thẻ meta keywords trong wordpress.
Đối với các trang được viết bở các Wordpress đã cài Plugin SEO By Yoast thì thẻ khai báo từ khóa đã có nhưng mặc đinh nó sẽ bị ẩn. Nếu bạn muốn hiển thị lại thì cần làm theo những bước dưới đây:
Bước 1: Vào Plugin SEO chọn Dashboard => Chọn Title & Metas => Click Other.
meta keyword là gì
Bước 2: Chọn Enabled ở phần Use meta keyword tag. Và nhớ bấm lưu.
Bước 3: Sau khi lưu, thẻ sẽ hiện thị trong Yoast SEO (dưới không gian nhập nội dung).
Tối ưu Website là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo sự thân thiện với người dùng đồng thời là cơ sở để google xếp hạng website của bạn, từ đó chốt sale hiệu quả, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về SEO cũng như cách xây dựng kế hoạch SEO hiệu quả nhất qua khóa học seo.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn có rất nhiều khóa học marketing online như Facebook, Youtube, SEO... với sự hướng dẫn của những chuyên gia hàng đầu được nhiều người săn đón nhất trên Unica.
>> Xem thêm: Organic Search là gì? Vai trò của Organic Search trong SEO
28/03/2019
5437 Lượt xem
Cách nói xin chào bằng tiếng Nhật “chuẩn nhất”!
Khi chúng ta gặp một người bạn mới, việc đầu tiên chúng ta làm là gì?
Đúng rồi! Chắc chắn là việc chào hỏi rồi.! Vậy trong tiếng Nhật có những cách nào để nói “xin chào”, sau đây mời các bạn cùng Unica tìm hiểu cách nói “xin chào” bằng tiếng Nhật chuẩn nhất nhé!
Cách nói xin chào thông dụng nhất
1. Chào buổi sáng
おはようございます (ohayou gozaimasu)
Ý nghĩa của câu này : “chào buổi sáng”, đây là cách nói tiêu chuẩn dùng để chào vào buổi sáng sớm đến khoảng 10h. So với những câu chào khác thì cách này lịch sự và dễ dàng sử dụng nhất. Câu này tương đương với từ “Good morning” trong tiếng Anh.
2. Chào buổi chiều
こんにちは (konnichiha)
Ý nghĩa của câu này là “Xin chào” và được dùng với khoảng thời gian vào buổi trưa. Tuy nhiên tại Nhật Bản nếu sử dụng câu này với người lớn hơn bạn phải cúi đầu để thể hiện sự tôn kính, câu này thường dùng với bạn bè hay là người ít tuổi hơn thì sẽ phù hợp. Giống như trường hợp “Hi” trong tiếng Anh dùng với bạn bè ít tuổi hơn, không nên dùng với người lớn và “Hello” thì thông dụng cho mọi trường hợp.
3. Chào buổi tối
こんばんは (konbanwa)
Như một lời chúc buổi tối tốt lành, konbanwa là lời chào tiêu chuẩn để sử dụng trong suốt buổi tối. .
4. Chúc ngủ ngon
おやすみなさい (oyasuminasai)
Câu này sử dụng để chúc ai đó ngủ ngon. Tương tự với từ “Good night” trong tiếng Anh.
Lưu ý: Tại Nhật Bản, khi bạn chào hỏi hãy cúi đầu khoảng 15 độ để thể hiện sự tôn trọng người đối diện. Nhật Bản rất quan tâm vấn đề này nên bạn hãy chú ý đừng quên nhé!
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu một số câu xin chào tiếng Nhật thường được sử dụng trong cuộc sống thực tế. Để có thể sử dụng nhuần nhuyễn nhất những câu chào hỏi này trong cuộc sống thực tế bạn cần luyện tập thường xuyên. Đó là lý do mà việc nắm vững cách phát âm, hệ thống ngữ pháp cũng như luyện nghe và tăng khả năng phản xạ được xem là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn chinh phục ngôn ngữ đặc biệt này.
>> Bí kíp giúp tôi tự học tiếng Nhật và đạt N5 chỉ sau vài tháng
>> Những lầm tưởng khi học tiếng Nhật Online
>> “Một bước tới Nhật” với top 3 khóa học tiếng Nhật online đỉnh cao
28/03/2019
1938 Lượt xem
Giải mã chi tiết mô hình 7P trong marketing?
Vào thời kỳ nguyên thủy con người săn bắn, hái lượm và trao đổi bằng hiện vật. Tuy nhiên nhân loại phát triển lên một tầm cao mới, các hoạt động sản xuất bắt đầu nảy sinh và dẫn tới sự ra đời của marketing. Trong thời đại cũ những năm 1960 E. Jerome McCarthy đã đưa ra lý thuyết marketing mix với 4 biến số là Product (sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Xúc tiến), Place (địa điểm). Thế nhưng thời đại mới lý thuyết này không còn phù hợp nữa và chính vì vậy lý thuyết marketing 7P ra đời. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thế nào là mô hình 7P trong marketing.
1. Marketing mix 4P
Product (sản phẩm)
Là bất cứ thứ gì có thể đem ra trao đổi trên thị trường. Sản phẩm phải đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và phải cung cấp được những giá trị vượt trội.
Price (giá)
Yếu tố giá vô cùng linh hoạt trong marketing. Nó phản ánh giá trị mà người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra để chi trả cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Giá cả bao gồm thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm.
Giá là một trong những yếu tố quan trọng của hoạt động marketing
Đối với mỗi thời điểm, mỗi loại sản phẩm bạn cần có định giá khác nhau và linh hoạt. Việc xác định thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình định giá. Nếu bạn lựa chọn phân khúc thị trường cao cấp nhưng lại đưa ra mức giá quá thấp khách hàng sẽ đánh giá thấp sản phẩm của bạn, ở thị trường bình dân mà đưa ra mức giá quá cao bạn sẽ không đảm bảo được mục tiêu về doanh số hay lợi nhuận…
Place (địa điểm)
Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong marketing nữa đó chính là địa điểm phân phối. Khách hàng luôn mong chờ sự tiện lợi, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cần phân phối ở những địa điểm dễ dàng tiếp xúc được với khách hàng mục tiêu nhất. Ví dụ bạn cung cấp sản phẩm là kem. Vậy điểm bán lý tưởng chính là ở các tiệm tạp hóa, các quầy gần vị trí thu ngân trong siêu thị, khu vực ngã ba, ngã tư đường. Thói quen tiêu dùng của người Việt thường là mua ở các địa điểm dễ tiếp cận như vậy chứ không thể mua kem ở tận trong trung tâm thành phố hay những địa điểm khó tìm khác được.
Promotion (xúc tiến)
Promotion (xúc tiến)
Bản chất của hoạt động này là truyền thông tin về sản phẩm và dịch vụ, thông tin về doanh nghiệp đến khách hàng để thuyết phục họ mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Các công cụ được sử dụng bao gồm: khuyến mãi - quảng cáo, PR, xúc tiến bán hàng, bán hàng cá nhân và trong thời gian gần đây công cụ Social Media đang được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động truyền thông. Những công cụ này được sử dụng để đưa thông điệp của tổ chức đến đúng đối tượng với mọi cách và đem lại cho họ sự thỏa mãn, hài lòng.
Vào cuối những năm 70, các nhà marketer đã nhận thấy rằng Marketing Mix nên được cập nhật. Điều này dẫn đến công cụ Marketing Mix vào năm 1981 đã được Booms & Bitner bổ sung 3 yếu tố mới. Điều này mang lại sự thay đổi đáng kể và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lẫn sản phẩm vật chất.
Bạn đọc quan tâm mời tham khảo thêm kiến thức về Case study
Đăng ký khoá học Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao trong Marketing, tầm quan trọng và lý do tại sao phải lập kế hoạch Marketing, biết cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:266,theme:course]
[course_id:733,theme:course]
[course_id:1222,theme:course]
2. Mở rộng Marketing mix 7P
People (con người)
Con người tạo ra sản phẩm dịch vụ, cũng chính họ là người phân phối hay thực hiện các hoạt động xúc tiến cho nó.
Con người có vai trò vô cùng quan trọng và gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp. Từ giám đốc, ban lãnh đạo đến từng cá nhân các nhân viên trong tổ chức cần được đào tạo thường xuyên, nắm bắt những cái mới và tạo được văn hóa làm việc chuyên nghiệp, văn minh.
Ngoài ra, yếu tố con người còn bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Điều quan trọng là bạn phải tuyển dụng đúng người vào các bộ phận khác như như chăm sóc khách hàng, lập trình viên, copywriter. Nhân viên được tuyển dụng tốt, có trình độ và kinh nghiệm sẽ góp phần vào sự phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Processes (Quy trình cung ứng dịch vụ)
Quy trình cung ứng dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng cần được kiểm soát để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc thường xuyên tinh chỉnh và cải tiến quy trình có thể giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn nhằm giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Physical Evidence( Cơ sở vật chất)
Điều kiện cơ sở vật chất chính là máy móc thiết bị phục vụ quá trình làm việc hay là sản xuất, là không gian tiếp xúc với khách hàng,...Doanh nghiệp cũng cần đầu tư và chú trọng hơn về vấn đề này để giảm thiểu tối đa những rủi ro và lấy đó làm lợi thế so với đối thủ của mình.
3. Marketing Mix 4C's - Sự mở rộng của mô hình 7P Marketing Mix
Vào năm 1900, Robert F.Lauterborn đã sáng tạo ra mô hình 4C Marketing . Đây là một sửa đổi của mô hình 4Ps.
Dưới đây là các thành phần của mô hình Digital Marketing này:
1. Cost: Gía không chỉ đơn thuần là chi phí phát sinh khi mua sản phẩm mà nó còn là chi phí cơ hội giúp bạn có thể sở hữu sản phẩm.
2. Consumer wants and needs: Tìm hiểu xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng để lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp.
3. Communication: Gaio tiếp là một trong những vấn đề gây khó khăn trong quá trình hợp tác. Vì thế các Marketers nên đặt mục tiêu tạo ra một cuộc đối thoại mở với khách hàng tiềm năng dựa trên nhu cầu và mong muốn của họ.
4. Convenience: Đặt các sản phẩm ở những nơi mà khách hàng có thể nhìn thấy để có thể dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định mua hàng.
Sau 59 năm kể từ khi lý thuyết marketing mix ra đời, marketing mix vẫn được áp dụng rất nhiều cho các hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà marketing giỏi sẽ biết cách kết hợp các biến số trên hợp lý nhất để đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trên đây Unica.vn chúng tôi đã chi tiết đến bạn đọc mô hình 7P trong marketing, hi vọng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đọc trong quá trình làm marketing. Chúc các bạn thành công!
28/03/2019
3918 Lượt xem
6 Bí quyết chốt sale thành công với Content Marketing
Có thể khẳng định rằng chốt sale là khâu quan trọng bậc nhất trong bán hàng quyết định giao dịch của bạn với khách hàng có thành công hay không. Cũng chính vì thế nó đặt ra không ít thách thức đối với người bán, những khó khăn có thể xuất phát từ phía khách hàng nhưng cũng có thể từ ngay chính người bán. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một phương pháp giúp tăng hiệu quả chốt sale, đó chính là áp dụng content marketing.
1. Hãy biến nội dung thành một cuộc trò chuyện
Nhiều người vì nóng lòng muốn bán được sản phẩm của mình mà ngay từ những giấy đầu tiên đã cung cấp cho khách hàng hàng tá các thông tin về sản phẩm của mình. Đây là một sai lầm rất lớn. Bởi cách mà bạn đang thực hiện sẽ làm khách hàng bị loạn thông tin và mất đi thiện cảm dành cho bạn. Thay vào đó, hãy hành động một cách khôn ngoan để làm cho khách hàng thực sự thoải mái. Hãy trò chuyện với khách hàng như những người bạn. Hướng họ tới nội dung mà bạn muốn truyền đạt một cách tự nhiên nhất. Khi họ thấy được sự nhiệt tình và gần gũi mà bạn dành cho họ thì những thông tin mà bạn đưa ra sẽ có tính thuyết phục rất cao và họ sẽ không ngần ngại bỏ tiền ra để mua sản phẩm của bạn.
>>> Có thể bạn quan tâm: 4 Bước xây dựng kịch bản Telesale chất lượng, hiệu quả 99%
Có thể chốt sale bằng những cuộc trò chuyện
2. Dùng nội dung để “giữ chân” khách hàng
Đừng nghĩ rằng khi ai đó đã sử dụng sản phẩm của bạn họ sẽ luôn trung thành với nó. Con người thường thích những điều mới mẻ, họ sẵn sàng dùng thử một sản phẩm mới có nội dung quảng cáo bắt mắt thay vì những sản phẩm đã quen thuộc. Vì thế hãy luôn đổi mới nội dung của bạn và thường xuyên gửi nó tới cho khách hàng. Điều này không chỉ giúp thương hiệu của bạn in sâu vào tâm trí người tiêu dùng mà còn khiến cho khách hàng cảm nhận được sự quan tâm mà bạn dành cho họ. Từ đó họ sẽ trở thành những khách hàng trung thành và rất có thể chính học là những người bán hàng gián tiếp cho doanh nghiệp của bạn đấy.
3. Dùng nội dung để thay đổi quan điểm của khách hàng
Nếu khách hàng tỏ ra không thiện chí với sản phẩm của bạn ngay từ lần tiếp cận đầu tiên thì cũng đừng nản chí. Có thể, nội dung của bạn chưa đủ hay hoặc nó được gửi sai thời điểm. Hãy kiên nhẫn gửi lại thông tin sản phẩm của bạn tới họ có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như gọi điện, gửi email, gửi các tệp đính kèm nội dung, hình ảnh, video hấp dẫn, thu hút. Đây là phương pháp hiệu quả biến những khách hàng chưa quan tâm tới sản phẩm trở thành những khách hàng tiềm năng cho thương hiệu của bạn.
Trở thành chuyên gia sale bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách thu hút khách hàng biết đến bạn 1 cách tự nhiên, Làm chủ bối cảnh, xoay chuyển ý định của khách hàng theo ý bạn, Tạo lập lý do khiến khách hàng không thể từ chối,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi:
[course_id:176,theme:course]
[course_id:77,theme:course]
[course_id:1307,theme:course]
4. Dùng nội dung để xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Theo thống kê, hàng năm doanh nghiệp mất khoảng 20% khách hàng do không thể duy trì và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ. Trong khi đó, chi phí để có thêm một khách hàng mới lại cao gấp 5 lần so với việc giữ chân một khách hàng hiện tạo.
Để có thể nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng nhằm phục vụ cho quá trình chốt sales sau này diễn ra nhanh chóng, bạn cần thường xuyên chăm sóc khách hàng bằng những bài viết chất lượng trong từng bước chu kỳ mua hàng của họ. Ngoài ra, bạn có thể thử mời khách hàng trong vai trò một người cố vấn nhằm tạo ra những góp ý hữu ích cho những sản phẩm mới của thương hiệu. Những tương tác thường xuyên này sẽ giúp bạn định vị hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Sales Executive là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có của SE
5. Dùng chính khách hàng để Marketing truyền miệng
Trong kinh doanh, khách hàng không chỉ giúp bạn tăng trưởng về doanh số mà khách hàng chính là công cụ hữu ích giúp truyền bá thương hiệu của bạn đến mọi người. Từ đó, sẽ có nhiều người khác xung quanh biết đến sản phẩm của bạn để bạn chốt được nhiều giao dịch thông qua lời giới thiệu.
Để có thể nuôi dưỡng được nguồn khách hàng tiềm năng, bạn cần bỏ túi cho mình những bí quyết như sau:
- Thường xuyên tổ chức các chương trình giới thiệu để thúc đẩy khác hàng chia sẻ sản phẩm/dịch vụ của bạn thông qua phương thức truyền miệng.
- Lập những hội nhóm Online dành riêng cho khách hàng để được nghe những quan điểm, phản hồi tích cực sau quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- Khuyến khích khách hàng cung cấp bài viết, hình ảnh vào Blog của bạn hoặc chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích khi mua sản phẩm.
6. Bắt kịp xu hướng Content Marketing
Theo thống kê, có tới 80% dân sale thường dành thời gian để gọi điện tư vấn cho khách hàng mà quên mất việc khai thác các xu hướng content marketing để phục vụ cho công việc chốt sales. Hãy dành thời gian để xây dựng nội dung chất lượng cùng với các yếu tố liên quan đến sản phẩm nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong việc chốt sale. Và đặc biệt, tuyệt đối đừng bỏ lỡ bí quyết giúp bạn xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả, từ đó bùng nổ doanh số với khóa học 2 giờ xây dựng kế hoạch Content Marketing.
Chúc các bạn thành công!
27/03/2019
3755 Lượt xem
Kế hoạch marketing là gì? Tầm quan trọng và những sai lầm khi lập kế hoạch marketing
Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, việc xây dựng chiến lược marketing hiệu quả là yếu tố then chốt dẫn đến thành công. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần có một kế hoạch marketing bài bản và chi tiết. Kế hoạch marketing là gì? Đây là một tài liệu hướng dẫn các hoạt động marketing của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, nó bao gồm các mục tiêu marketing, chiến lược marketing, chiến thuật marketing và ngân sách marketing. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn học marketing đồng thời hướng dẫn bạn biết một kế hoạch marketing cần thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo nhé.
1. Kế hoạch marketing là gì?
Trước khi tìm hiểu về định nghĩa kế hoạch marketing hãy cùng tìm hiểu trước về khái niệm Marketing là gì? Theo Philip Kotler: Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn thông qua trao đổi. Đây là một hoạt động thiết yếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp và là một yếu tố quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm và phát triển tối đa nhất để tồn tại lâu dài trên thị trường.
Kế hoạch marketing (marketing plan) là một tài liệu bằng văn bản bao gồm những nội dung triển khai lộ trình của hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Kế hoạch marketing được xây dựng từ những phân tích, nghiên cứu từ môi trường và thị trường để đề ra những chiến lược lớn với mục tiêu trung hạn, ngắn hạn cho cả công ty hoặc cho một nhóm sản phẩm, dịch vụ cụ thể của công ty.
Trong bản kế hoạch marketing sẽ nêu rõ các phương tiện cần thực hiện, những hành động cần thực hiện, khoản ngân sách chi ra và thu vào để thực hiện mục tiêu trên. Một kế hoạch marketing hiệu quả sẽ giúp một công ty hiểu được thị trường mà nó nhắm đến và sự cạnh tranh trong không gian đó, hiểu được tác động và kết quả của các quyết định marketing. Bản kế hoạch marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những định hướng những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp trong tương lai. Bạn cũng cần xác định hình thức marketing của doanh nghiệp mình là gì là markrting trực tiếp hay gián tiếp.
Kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp định hướng những chiến lược kinh doanh hiệu quả
2. Tầm quan trọng của một bản kế hoạch Marketing
Khi xây dựng một chiến dịch tiếp thị, một bản kế hoạch marketing chính là chìa khóa để đạt được thành công. Bản kế hoạch marketing định hướng và xác định các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là những lợi ích quan trọng của một bản kế hoạch marketing chất lượng:
2.1. Định hướng chiến lược
Kế hoạch marketing là một "bản đồ" để xác định mục tiêu và hướng đi cần phải thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Nó bao gồm cách tiếp cận thị trường, lựa chọn đối tác, quảng cáo, PR và tất cả các hoạt động khác cần phải thực hiện.
2.2. Tối ưu hóa nguồn lực
Bằng cách chỉ định trước các hoạt động cần thực hiện, kế hoạch marketing giúp tối ưu hóa nguồn lực như thời gian, tiền bạc và nhân lực. Điều này đảm bảo rằng không có chi phí không cần thiết và mọi nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được những nền tảng cốt lõi của marketing, hình thành tư duy marketing cơ bản cũng như biết được tất tần tật những kiến thức về marketing để hỗ trợ công việc kinh doanh của mình. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1752,theme:course]
[course_id:207,theme:course]
[course_id:538,theme:course]
2.3. Đảm bảo tính thống nhất
Một kế hoạch marketing đảm bảo tính thống nhất trong các hoạt động tiếp thị. Nó xây dựng một cấu trúc và một khung thời gian cho các hoạt động tiếp thị, đồng thời định rõ các thông điệp và hình ảnh thương hiệu. Tính thống nhất giúp tạo ra một trải nghiệm nhất quán cho khách hàng và tăng cường nhận diện thương hiệu.
2.4. Công cụ truyền thông nội bộ hiệu quả
Kế hoạch marketing không chỉ tập trung vào việc tiếp cận khách hàng bên ngoài, mà còn quan tâm đến việc truyền thông nội bộ trong tổ chức. Nó xác định cách truyền tải thông tin về chiến lược tiếp thị và mục tiêu kinh doanh đến đội ngũ nhân viên. Một công cụ truyền thông nội bộ hiệu quả giúp đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong tổ chức đều hiểu và đồng lòng với chiến lược tiếp thị chung.
Kế hoạch marketing đóng góp rất lớn cho sự thành công của doanh nghiệp
2.5. Xây dựng thương hiệu
Kế hoạch marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và quản lý thương hiệu. Nó xác định các hoạt động cần thiết để tạo dựng và phát triển thương hiệu, từ việc lựa chọn tên thương hiệu, thiết kế logo, đến việc xây dựng hình ảnh và giá trị thương hiệu. Kế hoạch marketing giúp định hình và duy trì một thương hiệu mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng.
2.6. Đối phó với sự cạnh tranh
Một kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp đối phó với sự cạnh tranh trong thị trường. Nó phân tích và đánh giá cạnh tranh, cung cấp thông tin về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Kế hoạch marketing cung cấp chiến lược và các biện pháp để tạo ra sự khác biệt và cạnh tranh một cách hiệu quả. Nó giúp doanh nghiệp tìm ra cách tiếp cận thị trường, tăng cường giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ, và thu hút khách hàng khỏi đối thủ cạnh tranh.
3. Một bản kế hoạch Marketing cần chuẩn bị những gì?
Để lập được một bản kế hoạch marketing bạn sẽ phải làm làm rất nhiều việc. Dưới đây là một số việc cần thiết bạn cần phải đặc biệt quan tâm.
3.1. Executive Summary – Tóm tắt hoạt động
Hạng mục đầu tiên cần có trong một kế hoạch marketing là mục tóm tắt hoạt động. Mục này cung cấp một tổng hợp ngắn gọn về ý tưởng và kiến nghị marketing phù hợp với doanh nghiệp hiện tại. Điều này giúp ban lãnh đạo đánh giá tính phù hợp của kế hoạch và xác định liệu nó đang hướng tới mục tiêu chung hay không. Tuy nhiên, để đạt được sự phê duyệt và hiểu rõ từ ban lãnh đạo, mục tóm tắt cần được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, tránh sự lan man. Chỉ khi ban lãnh đạo hiểu và phê duyệt dự án, các bước tiếp theo mới có thể được tiến hành. Do đó, trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, các nhà tiếp thị cần chú ý đặc biệt đến cách trình bày mục tóm tắt để đảm bảo sự hiểu rõ và chấp nhận từ phía ban lãnh đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
3.2. Current Marketing Situation – Tình hình marketing hiện tại của doanh nghiệp
Trong phần này, bạn cần trình bày chi tiết về tình hình marketing hiện tại của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi bạn phải cung cấp thông tin chi tiết về thị trường, sản phẩm, đối thủ và kênh phân phối:
- Phân tích thị trường: Phải tổng hợp và đưa ra dữ liệu chính xác về thị trường, bao gồm xu hướng tiêu dùng, tâm lý người dùng, và mức độ tăng trưởng của thị trường.
- Phân tích sản phẩm: Bạn cần cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ, bao gồm chi phí sản xuất, giá bán, doanh thu và lợi nhuận, vị trí sản phẩm trên thị trường.
- Phân tích đối thủ: Thu thập và phân tích thông tin về đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp trên thị trường, bao gồm quy mô, sản phẩm, kênh tiếp thị, và chiến lược tiếp thị mà họ đang thực hiện.
- Phân tích kênh phân phối: Phải cung cấp thông tin về quy mô, kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, và mức độ phổ biến của sản phẩm với khách hàng.
Định vị thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
3.3. Opportunities and Issue Analysis – Phân tích cơ hội và vấn đề
Phân tích cơ hội và thách thức sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn trong kế hoạch marketing. Tại phần này, bạn cần chú trọng vào các yếu tố sau:
- Phân tích cơ hội/thách thức: Đề cập đến những cơ hội nào có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và những thách thức nào có thể ảnh hưởng tiêu cực. Phân tích này giúp nhà quản trị nhận biết những vấn đề quan trọng mà họ cần chú ý.
- Phân tích điểm mạnh/điểm yếu: Nắm bắt điểm mạnh và yếu của sản phẩm hoặc doanh nghiệp có thể giúp bạn tìm ra cách tối ưu hóa và cải thiện kế hoạch marketing. Đặc biệt, điểm mạnh cần được tăng cường, còn điểm yếu cần phải được giảm thiểu.
- Phân tích vấn đề: Dựa trên cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu, bạn có thể xác định chính xác những vấn đề cần phải giải quyết trong kế hoạch marketing của doanh nghiệp.
3.4. Objectives – Mục tiêu
Việc xác định mục tiêu trong kế hoạch Marketing rất quan trọng. Điều này giúp doanh nghiệp hướng tới một mục đích cụ thể và hiệu quả, đồng thời cung cấp hướng dẫn cho việc thực hiện chiến lược và hoạt động Marketing.
- Xác định một phương pháp cụ thể để sản phẩm tiếp cận đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu.
- Giảm khoảng cách giữa doanh nghiệp và mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
- Xác định và nắm bắt vị thế của doanh nghiệp sau một khoảng thời gian hoạt động.
- Đưa ra kết quả mà doanh nghiệp có thể đạt được.
- Đánh giá cân nhắc chi phí và lợi ích để xác định có rủi ro nào không.
3.5. Marketing Strategy – Chiến lược Marketing
Dựa vào dữ liệu và thông tin đã thu thập và phân tích từ các phần trước, bạn có thể tạo ra một chiến lược Marketing hiệu quả và phù hợp.
Trong chiến lược này, cần lưu ý những yếu tố sau:
- Đồng nhất và hướng đi chung: Chiến lược phải được nhất quán với mục tiêu và kế hoạch tổng thể, đồng thời phải tương đồng với các phần khác trong kế hoạch.
- Lập lộ trình và thời gian: Cần thiết lập một kế hoạch cụ thể và lộ trình để thực hiện mỗi hoạt động Marketing.
- Phù hợp với giai đoạn: Mỗi chiến lược cần phải phù hợp với giai đoạn cụ thể trong kế hoạch Marketing tổng thể, đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng thời điểm và điều chỉnh cho phù hợp.
Xây dựng chiến lược marketing phù hợp
3.6. Action Programs – Chương trình hành động
Trong hạng mục này, bạn cần tạo danh sách chi tiết về các hoạt động trong kế hoạch marketing, bao gồm các yếu tố sau:
- Liệt kê công việc và hoạt động cụ thể
- Thời gian thực hiện kế hoạch
- Những nhân sự cần thiết
- Chi phí dự tính
3.7. Project Profit-and-Loss Statement – Dự tính lỗ lãi
Trong hạng mục này, bạn cần thực hiện dự toán lỗ - lãi cho doanh nghiệp khi triển khai kế hoạch marketing. Đây là một bước quan trọng để ban lãnh đạo có thể đưa ra quyết định về việc triển khai kế hoạch. Nếu kế hoạch không thành công, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những hậu quả tiềm tàng.
- Ước tính mức doanh thu và lợi nhuận có thể đạt được
- Ước tính chi phí vận hành kế hoạch
- Ước tính các chi phí liên quan khác
3.8. Controls – Kiểm soát
Trong hạng mục này cần có sự kiểm soát để đảm bảo kế hoạch diễn ra đúng thời gian và mang lại hiệu quả tối đa. Và để thực hiện được thì cần xác định những cá nhân có trách nhiệm kiểm soát toàn bộ hoạt động trong kế hoạch.
Những cá nhân này nên có năng lực và tận tụy trong công việc. Thông thường, đội ngũ kiểm soát bao gồm giám đốc, trưởng phòng marketing và các người lãnh đạo trong các bộ phận tương ứng. Họ có kiến thức sâu về hoạt động marketing và có khả năng thúc đẩy nhân viên thực hiện mục tiêu được đề ra một cách đều đặn.
Việc có một đội ngũ kiểm soát chất lượng giúp đảm bảo rằng kế hoạch marketing được thực thi một cách hiệu quả và theo kế hoạch. Họ có trách nhiệm giám sát tiến độ, đánh giá kết quả, và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo hoạt động được thực hiện đúng hẹn và đạt được kết quả mong đợi.
4. 9 Bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả
Để lập được một bản kế hoạch marketing hiệu quả bạn sẽ phải trải qua rất nhiều bước. Dưới đây là một số bước cơ bản nhất, bạn hãy tham khảo và thực hiện đúng theo nhé.
4.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Để bắt đầu, doanh nghiệp cần tiến hành một quá trình nghiên cứu thị trường chi tiết về môi trường kinh doanh của mình. Nghiên cứu này bao gồm việc tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường hiện tại, yếu tố kinh tế - xã hội, các kênh phân phối và những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Qua quá trình nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu và thông tin quan trọng, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược. Cụ thể, điều này bao gồm việc lựa chọn mục tiêu thị trường, phân đoạn thị trường, xác định giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ, lựa chọn các kênh tiếp thị hiệu quả, và phát triển thông điệp và chiến dịch tiếp thị phù hợp.
Nghiên cứu thị trường cung cấp cho doanh nghiệp một cơ sở thông tin đáng tin cậy, giúp họ đưa ra những quyết định chiến lược đúng đắn. Qua đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng tương tác với thị trường, tối ưu hóa tiếp cận khách hàng và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
4.2. Bước 2: Xác định mục tiêu Marketing
Mục tiêu Marketing là những kết quả mà doanh nghiệp hướng đến thông qua các hoạt động Marketing. Để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của mục tiêu, chúng cần được xác định cụ thể, có khả năng đo lường, có khả năng đạt được, có liên quan và có thời hạn (SMART). Việc thiết lập mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp rõ ràng về những gì cần đạt được, thời hạn để đạt được và cách đo lường hiệu quả của mục tiêu.
Những mục tiêu này sẽ hướng dẫn quyết định về việc lựa chọn công cụ và kênh Marketing, phân bổ ngân sách và tài nguyên, đồng thời xác định nội dung và thông điệp trong chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Bằng cách thiết lập mục tiêu rõ ràng và cụ thể, doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động cần thiết để đạt được kết quả mong muốn và tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch Marketing.
Thiết lập mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp hiểu mình cần gì?
4.3. Bước 3: Xác định đối tượng khách hàng
Khách hàng mục tiêu là nhóm người có nhu cầu và khả năng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu về đặc điểm, nhu cầu và hành vi của nhóm khách hàng này, từ đó tạo ra thông điệp và chiến lược Marketing phù hợp.
Để phân đoạn thị trường, doanh nghiệp có thể chia nhỏ thị trường dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, địa lý, thu nhập, sở thích và hành vi tiêu dùng. Mỗi phân đoạn sẽ có những đặc điểm riêng và đòi hỏi các chiến lược Marketing khác nhau.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần tạo ra một hồ sơ chi tiết về khách hàng mục tiêu, bao gồm thông tin về đặc điểm cá nhân, nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng, mục tiêu và các vấn đề mà họ đang gặp phải. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch Marketing phù hợp và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu một cách tốt nhất.
4.4. Bước 4: Xác định thông điệp và giá trị
Trong bước này, doanh nghiệp cần xác định thông điệp và giá trị mà muốn truyền tải đến khách hàng. Thông điệp Marketing cần được thiết kế sao cho ngắn gọn, dễ hiểu và truyền tải được giá trị cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ. Qua thông điệp này, doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu, thu hút sự chú ý và thuyết phục khách hàng.
4.5. Bước 5: Xác định USP
USP (Unique Selling Proposition) là yếu tố đặc biệt, khác biệt mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mang lại so với đối thủ cạnh tranh. Trong bước này, doanh nghiệp cần xác định USP để tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng. USP có thể là một tính năng độc đáo, lợi ích đặc biệt hoặc giá trị độc nhất.
4.6. Bước 6: Chọn công cụ và kênh Marketing phù hợp
Doanh nghiệp cần lựa chọn các công cụ và kênh Marketing phù hợp để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Các công cụ và kênh Marketing có thể bao gồm quảng cáo trực tuyến, email marketing, mạng xã hội, sự kiện, PR, hay các hình thức quảng cáo truyền thống. Việc lựa chọn đúng công cụ và kênh giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng.
Doanh nghiệp cần chọn công cụ marketing phù hợp
4.7. Bước 7: Xác định ngân sách
Trong bước này, doanh nghiệp cần xác định ngân sách dành cho hoạt động Marketing. Điều này giúp định rõ phạm vi và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Xác định ngân sách rõ ràng và hợp lý giúp doanh nghiệp phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn.
4.8. Bước 8: Lập kế hoạch triển khai chi tiết
Sau khi đã xác định các yếu tố trước đó, doanh nghiệp cần lập kế hoạch triển khai chi tiết cho các hoạt động Marketing. Kế hoạch này nên bao gồm các bước cụ thể, mục tiêu, lịch trình, nguồn lực cần thiết và các hoạt động cần thực hiện. Kế hoạch triển khai chi tiết giúp đảm bảo sự tổ chức và quản lý tốt các hoạt động Marketing.
4.9. Bước 9: Đánh giá, điều chỉnh và báo cáo
Cuối cùng, sau khi triển khai kế hoạch Marketing, doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá, điều chỉnh và báo cáo kết quả. Điều này giúp đo lường hiệu quả của các hoạt động Marketing, điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết và báo cáo cho các bên liên quan. Việc đánh giá và điều chỉnh giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa chiến dịch Marketing trong tương lai.
Đánh giá, điều chỉnh, báo cáo
5. Một số sai lầm khi xây dựng Marketing Plan
Trong quá trình xây dựng Marketing Plan không tránh khỏi có lúc mắc phải những sai lầm. Dưới đây là một số những sai lầm phổ biến bạn cần phải biết để tránh nhé.
5.1. Không phân biệt rõ giữa chiến lược và chiến thuật
Một sai lầm phổ biến khi xây dựng Marketing Plan là không phân biệt rõ giữa chiến lược và chiến thuật. Chiến lược là phương pháp tổng thể và dài hạn để đạt được mục tiêu, trong khi chiến thuật là các hành động cụ thể và ngắn hạn được sử dụng để thực hiện chiến lược. Việc không phân biệt rõ hai khái niệm này có thể dẫn đến việc mất định hướng và không thể hiện rõ mục tiêu cũng như không đạt được hiệu quả mong muốn.
5.2. Không có sự phối hợp giữa các phòng ban
Một Marketing Plan hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, một sai lầm thường gặp là thiếu sự liên kết và phối hợp giữa các bộ phận như bộ phận Marketing, bộ phận kinh doanh và bộ phận nghiên cứu và phát triển. Việc thiếu sự phối hợp này có thể dẫn đến thông tin không liên thông, thiếu khả năng thích ứng nhanh chóng và không tận dụng hết tiềm năng của các bộ phận trong doanh nghiệp.
5.3. Thiếu nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một yếu tố quan trọng để xây dựng một Marketing Plan thành công. Tuy nhiên, một sai lầm phổ biến là thiếu quá trình nghiên cứu thị trường hoặc chỉ dựa vào thông tin chung chung. Không nghiên cứu kỹ thị trường có thể dẫn đến việc không hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng, từ đó làm mất đi cơ hội tiếp cận đúng đối tượng khách hàng và tạo ra một chiến dịch không hiệu quả.
Các hoạt động marketing - mix trong doanh nghiệp
5.4. Không xác định mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu là điểm đến mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua Marketing Plan. Tuy nhiên, một sai lầm thường gặp là không xác định mục tiêu rõ ràng hoặc mục tiêu không đo lường được. Mục tiêu cần được cụ thể, có thể đo lường và thời gian cụ thể để đánh giá kết quả. Thiếu mục tiêu rõ ràng làm mất đi sự tập trung và định hướng, gây khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả và chỉnh sửa chiến lược.
5.5. Không phân tích đối thủ
Phân tích đối thủ là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng Marketing Plan. Tuy nhiên, một sai lầm thường gặp là không tiến hành phân tích đối thủ hoặc chỉ dựa vào thông tin chung chung. Phân tích đối thủ giúp hiểu rõ về thị trường, cạnh tranh và các ưu điểm, nhược điểm của đối thủ. Thiếu phân tích đối thủ có thể dẫn đến việc bị lạc hậu trong cạnh tranh và không tận dụng được điểm mạnh của doanh nghiệp.
5.6. Thiếu kế hoạch Digital Marketing
Trong kế hoạch Digital Marketing, việc tiếp cận khách hàng thông qua kênh trực tuyến đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, một sai lầm phổ biến mà nhiều doanh nghiệp mắc phải là thiếu kế hoạch Digital Marketing hoặc không đưa nó vào xem xét khi xây dựng Marketing Plan. Điều này là một sai lầm lớn trong thời đại số hóa ngày nay, khi mà người tiêu dùng ngày càng thích ứng với công nghệ và sử dụng mạng Internet hàng ngày.
Việc thiếu kế hoạch Digital Marketing có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội quan trọng trong việc tiếp cận và tương tác với đối tượng khách hàng trực tuyến. Không có một chiến lược Digital Marketing rõ ràng, doanh nghiệp có thể bị lạc hậu và không thể tận dụng được tiềm năng của các nền tảng và công cụ số hóa.
5.7. Thiếu tính khả thi
Đôi khi, các kế hoạch và chiến lược trong Marketing Plan có thể quá lý tưởng hoặc không phù hợp với tài nguyên và khả năng của doanh nghiệp. Thiếu tính khả thi có thể dẫn đến việc không thực hiện được kế hoạch hoặc gặp khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu đề ra. Do đó, đảm bảo tính khả thi của Marketing Plan là điều cần thiết để đảm bảo sự thành công và hiệu quả của các hoạt động Marketing.
6. Kết luận
Như vậy, ta nắm được rằng, Marketing có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, nó xem như là một quả tim điều hành hoạt động kinh doanh. Ngay này, công nghệ và tốc độ phát triển nhanh, doanh nghiệp cần thay đổi để thích ứng.
Tóm lại, trong bài viết trên đây Unica đã bật mí cho bạn đọc biết khái niệm về kế hoạch marketing là gì? kế hoạch marketing bao gồm những gì, cách lập kế hoạch marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ mang lại hữu ích cho người đọc.
Chúc bạn thành công!
26/03/2019
10419 Lượt xem
Nguyên nhân từ khóa dậm chân tại chỗ và cách khắc phục
Trong cuộc chiến SEO khốc liệt của các doanh nghiệp như hiện nay thì mong muốn từ khóa của doanh nghiệp mình lên Top đầu là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, tuy nhiên có khi nào bạn gặp trường hợp từ khóa của doanh nghiệp bạn luôn dậm chân tại chỗ? Để trả lời cho câu hỏi này, thông qua bài viết dưới đây tôi sẽ cho bạn biết những nguyên nhân bạn mắc phải khiến từ khóa của doanh nghiệp bạn dậm chân tại chỗ và cách khắc phục vấn đề này hiệu quả quả nhất.
Nguyên nhân từ khóa của bạn dậm chân tại chỗ
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao từ khóa của bạn luôn dậm chân tại chỗ, tôi muốn bạn hiểu rằng việc từ khóa của bạn dậm chân tại chỗ không phải một điều quá tồi tệ với website doanh nghiệp của bạn. Nó thông báo cho bạn biết rằng website của bạn đang đủ điều kiện ổn định ở vị trí đó và bạn cần phải có những bước cải thiện website tốt hơn nữa để có thể vươn lên những vị trí cao hơn. Và để có thể cải thiện trang web doanh nghiệp của bạn, bạn cần biết nguyên nhân vì sao từ khóa của bạn dậm chân tại chỗ? Một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:
- Website doanh nghiệp của bạn là một trang web mới, như vậy Google sẽ cần có thời gian để đánh giá nội dung, chất lượng các liên kết trong website của bạn và điều này mất một khoảng thời gian dài khiến từ khóa của website dậm chân tại chỗ.
- Nguyên nhân thứ hai khiến từ khóa website của bạn dậm chân tại chỗ có thể do website của đối thủ cạnh tranh tốt hơn website của bạn. Nếu các đối thủ cạnh tranh làm SEO từ khóa đó tốt hơn bạn hoặc tương tự như bạn thì chắc chắn từ khóa của bạn sẽ khó vươn lên vị trí Top đầu được.
- Đối với nguyên nhân do các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh thì việc xây dựng nội dung website doanh nghiệp của bạn thấp hơn so với các website của đối thủ hay chất lượng các liên kết trong website của bạn kém hơn các doanh nghiệp đối thủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến từ khóa của bạn bị dậm chân tại chỗ.
- Nhồi nhét từ khóa quá nhiều trong bài viết là một trong những nguyên nhân khiến từ khóa của bạn dậm chân tại chỗ. Nhồi nhét từ khóa đó là bạn sử dụng quá nhiều từ khóa trong một bài viết, nhồi nhét một cách không hợp lý, thường là nhồi nhét quá nhiều từ khóa chính và không có các từ khóa liên quan. Điều này gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và gây ảnh hưởng xấu đến thứ hạng website của bạn.
- Các vấn đề liên quan đến liên kết như Backlink chưa được Google Index, Backlink trả về từ nguồn không chất lượng hay các Internal Link kém chất lượng cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng website của bạn, khiến từ khóa của bạn bị dậm chân tại chỗ. Nếu các liên kết trên website của bạn không đảm bảo về mặt chất lượng, số lượng hay liên kết nội không vững sẽ không tối ưu hóa hết sức mạnh mà backlink mang lại gây ảnh hưởng đến chất lượng website và thứ hạng website trên Google của doanh nghiệp bạn.
- Chưa tối ưu website của doanh nghiệp trên thiết bị di động cũng là một trong những nguyên nhân kể đến khiến từ khóa của bạn dậm chân tại chỗ. Hiện nay, số lượng người dùng thiết bị di động để truy cập các trang web là khá lớn, chính vì thế tối ưu website của doanh nghiệp trên thiết bị di động là một công việc cần thiết doanh nghiệp của bạn cần nhanh chóng thực hiện ngay bây giờ. Hãy thử nghĩ xem nếu khách hàng sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm thông tin nhưng tốc độ tải trang quá chậm, giao diện website không tương thích,...điều này sẽ khiến khách hàng đánh giá thấp website của bạn và thoát ra khỏi trang web nhanh chóng.
Vì sao từ khóa của bạn luôn dậm chân tại chỗ?
Cách khắc phục nhanh chóng từ khóa dậm chân tại chỗ
Từ những nguyên nhân trên, chắc chắn bạn có thể tự đúc kết ra những giải pháp giúp cải thiện nhanh chóng vấn đề từ khóa của doanh nghiệp bị dậm chân tại chỗ. Một số giải pháp cụ thể thường được các doanh nghiệp áp dụng như sau:
- Đối với nguyên nhân từ khóa dậm chân tại chỗ do website của bạn là một website mới thì cách xử lý khá đơn giản đó là hãy tiếp tục kiên trì làm nội dung và các liên kết chất lượng cho trang web của bạn. Bên cạnh đó bạn hãy khai báo website của mình với Google để được nhanh chóng Index thông qua webmaster tool hoặc submit lên các công cụ tìm kiếm khác.
Xây dựng một hệ thống các liên kết chất lượng cho website của bạn từ các website vệ tinh, các diễn đàn hay những trang web uy tín khác có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn. Bạn có thể tham khảo bài viết 9 cách để nhận được Backlinks chất lượng giúp tối ưu website của bạn hiệu quả.
“Content is King” - Xây dựng nội dung trên website là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn cải thiện chất lượng website của bạn cao hơn đối thủ cạnh tranh, làm tăng thứ hạng từ khóa SEO của bạn.Một website có nội dung hay, ấn tượng sẽ giúp bạn thu hút khách hàng tiềm năng nhiều hơn, làm tăng lượng traffic organic giúp từ website của bạn nhanh chóng lên Top đầu trong trang kết quả tìm kiếm của Google .
Xây dựng nội dung trên website tối ưu
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn những nguyên nhân khiến từ khóa của bạn dậm chân tại chỗ và cách khắc phục vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hi vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những phương pháp tốt nhất giúp các chiến dịch SEO của bạn hoạt động hiệu quả, mang lại doanh số và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Ngoài ra trên Unica còn rất nhiều khoá học SEO hấp dẫn đến từ những chuyên gia hàng đầu Việt Nam chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những tuyệt chiêu, kiến thức, kỹ năng SEO chuyên nghiệp, bài bản.
>> Top 5 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí
>> Từ khoá rớt top Google: nguyên nhân và giải pháp
>> 7 phương pháp tăng tốc độ web - cải thiện chuyển đổi 7 %
26/03/2019
2505 Lượt xem
23 cuốn sách hay về Content Marketing "thần thánh"
Bạn là người có đam mê và yêu thích nghề Content Marketing? Bạn mong muốn trở thành 1 Copywriter chuyên nghiệp? Bạn mong muốn được học hỏi và tìm hiểu thêm những kiến thức về Content Marketing? Nếu vậy thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua những cuốn sách hay về Content Marketing mà Unica sẽ giới thiệu trong bài viết dưới đây. Hãy cùng khám phá ngay nhé.
Những cuốn sách hay về Content Marketing nên đọc
Content Marketing là một nghề đang dành được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Tham khảo những cuốn sách hay về Content Marketing giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Dưới đây là tổng hợp một số cuốn sách hay cho bạn tham khảo:
Thôi miên bằng ngôn từ tác giả Joe Vitale
Cuốn sách được viết bởi Joe Vitale, nhà tiếp thị thôi miên đầu tiên trên thế giới chia sẻ những kỹ thuật thuyết phục, giao tiếp và bán hàng đỉnh cao mà bạn có thể phải tích lũy nhiều năm kinh nghiệm làm việc mới có được. Tôi tin chắc rằng bạn sẽ không thể rời mắt khi đã cầm cuốn sách này trên tay. Bởi nó là sự kết hợp giữa tâm linh và kiến thức marketing. Bằng việc đưa ra các ví dụ cụ thể cuốn sách chỉ ra các thủ thuật và lời khuyên về những cách thức để tạo ra các bài viết hấp dẫn giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng.
Cuốn sách Thôi miên bằng ngôn từ tác giả Joe Vitale
Content trong thời đại Marketing 4.0
Đây là một trong số những ấn phẩm tiêu biểu của Rio Book. Cuốn sách gồm 4 phần (Gam Marketing- Design; Gam Branding; Gam Communication và Gam Digital Marketing) cuốn sách về viết content bàn luận về xu thế Marketing trong thời đại mới. Thông qua cuốn sách này người đọc có cái nhìn bao quát về Marketing ngày nay từ đó có thể xác định hướng đi cho doanh nghiệp của mình.
Cuốn sách Content trong thời đại Marketing 4.0
Content Đúng Là King
Điều bạn cần hiểu khi đọc cuốn sách này đó là content marketing là gì và làm như thế nào để có được một chiến lược content marketing hiệu quả nhất. Bạn sẽ có được những kiến thức sau khi đọc xong cuốn sách này chính là biết được mô hình ba bước đơn giản để thực hiện content marketing thành công, giúp bạn tập trung vào những điều đúng đắn chứ không phải mỗi ngày chỉ biết viết.
Hơn nữa tác giả sẽ giúp cho bạn có được cách nhìn đơn giản về cuộc sống bằng việc cung cấp các tài liệu. Ngoài ra bạn nên áp dung các nguyên tắc 3r trong content giúp nội dung sáng tạo.
Cuốn sách Content Đúng Là King
Content Marketing Trong Kỷ Nguyên 4.0
Cuộc sống của mỗi con người đều gắn với những câu chuyện khác nhau, trong kinh doanh cũng vậy. Một câu chuyện phù hợp sẽ quyết định giá trị của công ty bạn, thương hiệu gắn liền với sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó.
Vì vậy cuốn sách content marketing trong kỷ nguyên 4.0 là cuốn sách hướng dẫn cho bạn hoàn thiện và thực tế về nghệ thuật kể chuyện. Tác giả Alexander Jutkowitz đã đưa ra những cách:
Tìm kiếm nguồn lực độc đáo đem lại sự kinh ngạc và tri thức và niềm vui trong công ty bạn.
Thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân và tập thể.
Giúp bạn hiểu được chiến lược kể chuyện từ những thương hiệu lớn trên thế giới.
Nắm được những bí mật của những người kể chuyện chiến lược vĩ đại trong quá khứ.
Nếu bạn nắm được những điều này bạn sẽ trở thành những người kể chuyện thu hút. Những câu chuyện ý nghĩa nhất của bạn sẽ không chỉ được hiện ra từ những cuốn sách mà thay vào đó được kể bằng những âm thanh hình ảnh công nghệ và giúp người nghe dễ hiểu cũng như truyền tải đến người nghe nhanh hơn.
Content Marketing Trong Kỷ Nguyên 4.0
Khiêu vũ với ngòi bút
Khiêu vũ với ngòi bút là một cuốn sách của Joseph Sugarman, một nhà quảng cáo nổi tiếng người Mỹ. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1977 và đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong ngành quảng cáo.Cuốn sách này là một tài liệu hữu ích dành cho những ai quan tâm đến việc viết lách, sáng tạo nội dung. Khiêu vũ với ngòi bút có điểm mạnh là nội dung dễ hiểu và thú vị, Sugarman dùng "ngòi bút" chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình trong việc sử dụng lời văn để gây ấn tượng và kết nối với khách hàng giúp thúc đẩy doanh số.
Cuốn sách này được chia thành ba phần:
Phần 1: Giới thiệu về các nguyên tắc cơ bản của viết quảng cáo hiệu quả.
Phần 2: Hướng dẫn từng bước về cách viết từng phần của một quảng cáo, từ tiêu đề đến lời kêu gọi hành động.
Phần 3: Chia sẻ các ví dụ về các quảng cáo hiệu quả.
Content hay nói thay nước bọt - MediaZ
Nếu bạn là dân trong ngành content chắc chắn bạn sẽ biết tới cuốn sách "Content hay nói thay nước bọt". Cuốn sách này giống như một cuốn sách đầu giường về ngành content mà ai làm content cũng nhất định phải đọc để có định hướng nghề nghiệp trở thành một Content Marketing hay Content Creator.
Content hay nói thay nước bọt là một cuốn sách của MediaZ - một công ty marketing uy tín tại Việt Nam. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2016 và đã trở thành tác phẩm bán chạy nhất trong lĩnh vực content marketing tại Việt Nam. Cuốn sách này là một hướng dẫn thực tế về cách tạo ra nội dung thu hút và hiệu quả. MediaZ chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết của mình về cách xác định đối tượng mục tiêu, xây dựng chiến lược nội dung, sáng tạo nội dung độc đáo và đo lường hiệu quả của nội dung.
Cuốn sách này được chia thành bốn phần:
Phần 1: Giới thiệu về content marketing và tầm quan trọng của nó.
Phần 2: Hướng dẫn cách xác định đối tượng mục tiêu và xây dựng chiến lược nội dung.
Phần 3: Chia sẻ các bí quyết sáng tạo nội dung độc đáo và thu hút.
Phần 4: Hướng dẫn cách đo lường hiệu quả của nội dung.
Cuốn sách này là một tài liệu hữu ích cho bất kỳ ai muốn học cách tạo ra nội dung hiệu quả. Nó cũng là một cuốn sách thú vị cho bất kỳ ai quan tâm đến lĩnh vực content marketing.
Để nâng cao tay nghề viết content của bản thân, bạn hãy đăng ký khoá học online qua video ngay. Khoá học giúp bạn tư duy đúng về nghề content, gợi ý cách viết content đơn giản nhưng vẫn có sức hút, đồng thời chia sẻ công cụ giúp bạn viết content rảnh tay mà vẫn mang lại hiệu quả cao.
[course_id:2283,theme:course]
[course_id:2366,theme:course]
[course_id:1156,theme:course]
Từ câu sai đến câu hay – Đức Dân Nguyễn
Ngữ pháp cũng như chính tả trong ngành content đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đã làm content, việc viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, ngắt nghỉ câu rõ ràng,... là cơ bản bắt buộc phải thực hiện đúng. Điều này thể hiện sự chỉn chu và có đầu tư cho nội dung mà mình đã sáng tạo ra. Cuốn sách "Từ câu sai đến câu hay" của tác giá Đức Dân Nguyễn sinh ra là để dành cho bạn.
Nội dung cuốn sách này viết về việc sử dụng Tiếng Việt trong tất cả các lĩnh vực. Trong cuốn sách, tác giả chỉ ra những lỗi sai mà người viết content thường hay mắc phải, kèm theo đó là những ví dụ minh hoạ từ kho tàng văn học, báo chí. Bên cạnh đó, trong nội dung cuốn sách tác giả còn hướng dẫn bạn phát hiện ra những lỗi sai, cách đáng giá mức độ sai và cách để thay thế cho phù hợp. Làm hết tất cả những bước trên là bạn có thể sửa câu sai thành câu đúng. Tuy nhiên câu đúng chưa chắc đã hay, vì vậy trong cuốn sách này tác giả còn hướng dẫn bạn cách viết content hay, làm sao để thu hút người đọc nhất.
Nếu bạn là người mới bắt đầu học content marketing, hãy sắm ngay cho mình cuốn sách này để chinh phục ngữ pháp nhé.
Inbound Marketing
Inbound Marketing cũng là một trong những cuốn sách hay về Content Marketing bạn không nên bỏ qua. Cuốn sách này được viết bởi một chuyên gia marketing hàng đầu có tên là Justin Champion. Justin Champion không chỉ một chuyên gia đầu ngành mà còn là "cha đẻ" của HubSpot Academy’s Content Marketing Course - một chứng chỉ marketing uy tín chất lượng trên toàn thế giới.
Nội dung cuốn sách Inbound Marketing viết về chiến lược thu hút khách hàng đến sản phẩm/ dịch vụ thông qua việc chia sẻ những nội dung có giá trị và hữu ích với cộng đồng. Để làm được điều đó, các phương pháp sử dụng chủ yếu trong Inbound Marketing là: social media, video, blogs, email marekting, seo, xây dựng thương hiệu. Đọc cuốn sách Inbound Marketing, bạn sẽ biết cách để lên kế hoạch sản xuất một Inbound Content. Thêm nữa, bạn cũng sẽ biết được chiến lược phát triển từ các công cụ như: Facebook, Instagram, Google +, Twitter,...
Những kiến thức được trình bày trong cuốn sách Inbound Marketing ngắn gọn, có chọn lọc và được phân tích dễ hiểu, chi tiết nên bạn dễ dàng áp dụng vào thực tế. Có thể nói, Inbound Marketing là một cuốn sách hay, có thể hỗ trợ cho bạn rất nhiều kiến thức bổ ích.
Bút chì sắc ý tưởng lớn quảng cáo để đời
Bút chì sắc ý tưởng lớn quảng cáo để đời là một cuốn sách của Luke Sullivan, một nhà sáng tạo quảng cáo nổi tiếng người Mỹ. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2009 và đã trở thành tác phẩm kinh điển trong ngành quảng cáo. Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách hay về Content Marketing thì bạn cũng có thể tham khảo cuốn sách này.
Cuốn sách này là một bộ sưu tập hơn 60 ý tưởng quảng cáo sáng tạo và hiệu quả từ khắp nơi trên thế giới. Sullivan phân tích từng chiến dịch quảng cáo và giải thích lý do tại sao nó thành công. Bên cạnh đó, cuốn sách này cũng là một nguồn cảm hứng cho bất kỳ ai muốn học cách tạo ra các chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
Cuốn sách được chia làm 3 phần chính như sau:
Phần 01: Bút chì sắc
Phần 02: Ý tưởng lớn
Phần 03: Quảng cáo để đời
Mỗi phần đều được lồng ghét khéo léo những câu chuyện thú vị, hài hước giúp cuốn sách trở nên hấp dẫn, lôi cuốn chứ không hề khô khan, nhàm chán.
Content đắt có bắt được Trend
Hiện nay trong thời buổi mạng xã hội lên ngôi, bất kỳ một hiện tượng nào cũng có thể trở thành "trend" một cách nhanh chóng. Tuy nhiên để xây dựng nội dung bắt trend không phải là một việc đơn giản. Có lẽ vì điều đó mà cuốn sách "Content đắt có bắt được Trend không" đã ra đời.
Nội dung cuốn sách hướng dẫn mọi người cách để tạo ra một quy trình viết bài content từ việc nghiên cứu, tiếp cận, sáng tạo, sản xuất và phân tích. Cuốn sách giúp giải quyết vấn đề khi sáng tạo nội dung, đồng thời đưa ra những ký kiến giúp bạn tạo ra những nội dung truyền thông đắt giá nhất. Nhờ vậy mà các chiến dịch của bạn mang lại hiệu quả cao hơn. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn sách còn cung cấp cho độc giả lộ trình khi sáng tạo nội dung, cách để giảm áp lực trong nghề cũng như cách để tiết kiệm thời gian triển khai.
Kỹ Nghệ Chơi Chữ Ngón Nghề Content
Kỹ thuật chơi chữ ngón nghề content là một cuốn sách của Mark Shaw, một nhà sáng tạo nội dung và diễn giả nổi tiếng. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2011 và đã trở thành tác phẩm bán chạy nhất trong lĩnh vực content marketing.
Cuốn sách này là một hướng dẫn thực tế về cách sử dụng chơi chữ để tạo ra nội dung thu hút và hiệu quả. Shaw chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết của mình về cách tạo ra các câu chữ dí dỏm, thông minh và đáng nhớ để thu hút khách hàng mục tiêu hiệu quả.
Cuốn sách này được chia thành ba phần:
Phần 1: Giới thiệu về khái niệm chơi chữ và các lợi ích của việc sử dụng nó trong content marketing.
Phần 2: Hướng dẫn cách sử dụng các kỹ thuật chơi chữ khác nhau, such as puns, alliteration, and metaphors.
Phần 3: Chia sẻ các ví dụ về content marketing hiệu quả sử dụng chơi chữ.
Cuốn sách này là một tài liệu hữu ích cho bất kỳ ai muốn học cách tạo ra nội dung thu hút và hiệu quả. Nó cũng là một cuốn sách thú vị cho bất kỳ ai quan tâm đến ngôn ngữ và nghệ thuật viết. Có thể xem cuốn sách "Kỹ thuật chơi chữ ngón nghề content" như một giáo trình dạy sáng tạo nội dung quảng cáo hiệu quả. Khi bạn đọc xong và hiểu kỹ về cuốn sách này, chắc chắn bạn sẽ có thể tự tin bước chân vào ngành Content Marketing.
Xây Dựng Câu Chuyện Thương Hiệu – Donald Miller
Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách vừa giúp viết content hay, vừa giúp xây dựng thương hiệu nhanh chóng thì cuốn sách "Xây dựng câu chuyện thương hiệu" của tác giả Donald Miller chính là cuốn sách lý tưởng dành cho bạn. Đây là một cuốn sách rất hữu ích và đáng để đọc xoay quanh lĩnh vực xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong cuốn sách này, Donald Miller không chỉ chia sẻ kiến thức mà còn giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của việc kể câu chuyện trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Điểm đặc biệt của cuốn sách này đó là giải thích về quá trình tạo ra câu chuyện thương hiệu một cách chi tiết, rõ ràng và cụ thể nhất. Nội dung cuốn sách tác giả sẽ chỉ ra cho bạn thấy được cách mà câu chuyện có thể thay đổi cái nhìn và sự tương tác của người dùng đối với thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, sách cũng cung cấp cho độc giả một phương pháp cụ thể để bạn áp dụng đối với việc xây dựng thương hiệu của mình.
Tất cả nội dung được viết trong cuốn sách "Xây dựng câu chuyện thương hiệu" đều được viết từ trải nghiệm cá nhân thành câu chuyện có tính thương hiệu. Vì vậy nó rất dễ gần, dễ ghi nhớ và tạo ấn tượng sâu sắc cho người xem.
Content Bạc Tỷ – Diệp Tiểu Ngư
Cuốn sách "Content bạc tỷ" ngay từ khi xuất hiện đã được rất nhiều người săn đón, đặc biệt là những người đang theo học trong lĩnh vực marketing. "Content bạc tỷ" được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2017 và đã trở thành tác phẩm bán chạy nhất trong lĩnh vực content marketing tại Việt Nam.
Cuốn sách này là một hướng dẫn thực tế về cách tạo ra nội dung thu hút và hiệu quả. Viết nội dung hay cần có cảm xúc, phải thả hồn mình vào nội dung. Nội dung không nên quá cứng nhắc mà phải mềm mại, khéo léo khơi gợi được sự hứng thú và tò mò của người đọc. Đặc biệt, khi viết content bạn không được lan man, cần tập trung vào việc sáng tạo nội dung chính để đạt được hiệu quả và mục đích đề ra.
Cuốn sách này được chia thành ba phần:
Phần 1: Giới thiệu về content marketing và tầm quan trọng của nó.
Phần 2: Hướng dẫn cách tạo ra nội dung thu hút và hiệu quả.
Phần 3: Chia sẻ các bí quyết để xây dựng chiến lược content marketing thành công.
Nghệ thuật “câu” like – Ann Handley
Cuốn sách "Nghệ thuật “câu” like" cũng là một cuốn sách rất hay mà người làm sáng tạo nội dung cần đọc để nội dung mình đăng lên lúc nào cũng nhận được sự tương tác tốt từ phía người đọc. Nội dung chính của cuốn sách này là hướng dẫn bạn cách sử dụng nội dung để tương tác làm sao thu hút sự chú ý của người đọc nhất trên các nền tảng xã hội.
Ann Handley là một nguuời có tên tuổi dẫn đầu trong lĩnh vực tiếp thị nội dung. Vì vậy bà đã biến việc tạo nội dung thành một nghệ thuật. Cuốn sách "nghệ thuật "câu" like" được bà tạo ra để cung cấp cho độc giả các chiến lược và lời khuyên cụ thể về cách viết nội dung hấp dẫn, cách để tạo ra các câu chuyện kể sao bắt kịp xu hướng nhất.
Một trong những điểm hay và ấn tượng của cuốn sách này đó là trình bày dễ hiểu, hướng dẫn chi tiết cách thực hiện các chiến lược trong việc tạo content có kèm theo các ví dụ cụ thể. Cuốn sách này ra đời không chỉ dành riêng cho người làm trong lĩnh vực content marketing mà còn phù hợp cho bất kỳ ai muốn cải thiện khả năng viết và tạo ra nội dung thú vị trên mạng xã hội.
Bút chì sắc, ý tưởng lớn, quảng cáo để đời – Luke Sullivan và Sam Bennett
Cuốn sách “Bút chì sắc, ý tưởng lớn, quảng cáo để đời” của tác giả Luke Sullivan và Sam Bennett thực sự là một kim chỉ nam cho những ai muốn học cách sáng tạo và đưa ra những ý kiến sáng tạo trong ngành quảng cáo. Không chỉ hướng dẫn về cách viết content, cuốn sách còn có nội dung phê phán đối với những content cứng nhắc, cũ kỹ và không có sự thay đổi phù hợp để phù hợp với thời đại.
Cuốn sách “Bút chì sắc, ý tưởng lớn, quảng cáo để đời” của tác giả Luke Sullivan và Sam Bennett như một kim chỉ nam của những “bậc thầy” trong nghề về việc sáng tạo và đưa ra những ý tưởng táo bạo, bên cạnh đó là những sự phê phán đối với những sự cứng nhắc, cũ kỹ, không chịu thay đổi để phù hợp với thời đại, từ đó đem lại kết quả không khả quan đối với việc sáng tạo nội dung.
Ba phần của cuốn sách được trình bày một cách logic và dễ hiểu:
Phần 1: Bút chì sắc tập trung vào kỹ năng sáng tạo và cách thức để đưa ra những ý tưởng mới.
Phần 2: Ý tưởng lớn đề cập đến cách thức để phát triển và triển khai những ý tưởng này.
Phần 3: Quảng cáo để đời cung cấp những ví dụ về các chiến dịch quảng cáo thành công, từ đó giúp người đọc học hỏi và áp dụng vào thực tế.
Điểm nổi bật của cuốn sách này là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Hai tác giả không chỉ chia sẻ kiến thức chuyên môn mà còn kể lại những câu chuyện thực tế trong quá trình làm việc của họ. Điều này giúp cho cuốn sách trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, đồng thời giúp người đọc dễ dàng hiểu và áp dụng những kiến thức được trình bày.
Quảng cáo theo phong cách Ogilvy
David Ogilvy với phương châm "tôi chúa ghét những phong cách" đã tự viết ra những cách thức riêng của mình để tạo được những quảng cáo tốt cả về mặt hình thức bên ngoài lẫn nội dung bên trong. Nội dung được chia sẻ trong cuốn sách của ông kỹ lưỡng đến từng yếu tố nhỏ nhất. Ví dụ như: font chữ nên chọn như nào?, bố cục viết ra làm sao?, tiêu đề trình bày như nào cho thu hút?,...
Không chỉ vậy, cuốn sách còn chia sẻ thêm rất nhiều kinh nghiệm thực tế. Từ cách lựa chọn nhân sự, các nguyên tắc trong quản trị đến cách thuyết phục khách hàng. Tất cả đều sẽ được ông phân tích một cách bài bản và chi tiết nhất.
Cuốn sách không chỉ là cẩm nang cho dân content nói chung mà còn là cẩm nang quý báu cho những ai muốn trở nên tốt hơn chính mình ngày hôm qua.
Tiếp thị 4.0 – dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số
Tiếp thị 4.0 – dịch chuyển từ truyền thống sang công nghệ số cũng là một cuốn sách đang được dân content nói riêng và dân marketing tìm kiếm rất nhiều. Bởi nội dung của cuốn sách này rất hay và thú vị. Phần đầu tiên của cuốn sách, tác giả sẽ cho chúng ta thấy từ cái nhìn tổng quát đến chi tiết của quá trình thay đổi. Đặc biệt, tác giả còn đào sâu hơn về các nhóm đối tượng tiềm năng trong tương lai như: Phụ nữ, giới trẻ, cộng đồng mạng,...
Phần thứ hai bài viết tac giả sẽ hướng dẫn chi tiết về hành vi của khách hàng trong kỷ nguyên số. Từ đó, người tiếp thị có thể gia tăng doanh số một cách vượt bậc. Bên cạnh đó cũng cung cấp cho bạn một hệ thống chỉ số để đánh giá hiệu quả tiếp thị.
Phần cuối cùng cuốn sách, tác giả sẽ cụ thể hoá các chiến lược tiếp thị chủ đạo trong thời đại 4.0. Song song với đó sẽ hướng dẫn cho bạn các phương thức tiếp thị đa kênh với mục đích đẩy mạnh doanh thu mạnh mẽ.
Sách Content Marketing hay bằng tiếng Anh
Bên cạnh những cuốn sách hay về Content marketing bằng tiếng việt thì cũng có rất nhiều cuốn sách content marketing hay bằng tiếng anh. Dưới đây là chia sẻ cho bạn:
Content - The Atomic Particle of Marketing của Rebecca Lieb
Content - The Atomic Particle of Marketing tên tựa tiếng việt là Content - Hạt nhân của marketing, đây là một trong những cuốn sách học content marketing, mô tả chi tiết về cách sản xuất nội dung tương tác truyền thông xã hội dựa trên việc nghiên cứu thực tế qua hoạt động của một số nhà tiếp thị cao cấp của những thương hiệu hàng đầu thế giới. Qua đó, khẳng định tầm quan trọng của Content không chỉ mang lại giá trị cho các sáng kiến truyền thông "sở hữu" (chẳng hạn như trang web của công ty hoặc blog) mà còn đóng vai trò thiết yếu trong tất cả các sáng kiến tiếp thị khác, từ phương tiện truyền thông xã hội đến quảng cáo đến các kênh ngoại tuyến. Đồng thời, cuốn sách còn giúp bạn có thể đưa ra các quyết định về tổ chức, nhân sự, công cụ và quy trình cần thiết để đưa nội dung lên và chạy qua các bộ phận và hầm chứa của tổ chức.
Cuốn sách về Content - The Atomic Particle of Marketing
The lead machine của Rich Brooks
Đây là cuốn cẩm nang tuyệt vời hướng dẫn doanh nghiệp các bước để tạo ra các bài đăng trên blog đến phát triển danh sách email, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chuyển đổi khách truy cập trang web thành khách hàng
Cuốn sách The lead machine của Rich Brooks
Với 7 cuốn sách mà tôi đã chia sẻ chắc chắn bạn sẽ khám phá ra được những kiến thức mới lạ và góc nhìn mới lạ về học viết Content Marketing. Đây đều là những cuốn sách tiêu biểu trong kho tàng kiến thức về marketing. Hi vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ nhận được những kiến thức bổ ích trong quá trình học hỏi và tìm hiểu về Content Marketing của mình.
Epic Content Marketing của Joe Pulizzi
Đúng như cái tên, cuốn sách này được đánh giá là một cuốn sách có nội dung hay nhất viết về Marketing. Nó mang tới cái nhìn bao quát nhất, đưa ra các chiến lược cụ thể đồng thời cung cấp công cụ hữu ích giúp Marketers thực hiện thành công những chiến lược đó. Cuốn sách viết content sẽ hướng dẫn và giúp cho người đọc có được những ý tưởng, chiến lược hay hơn trong quá trình viết content.
Cuốn sách Epic Content Marketing của Joe Pulizzi
Content Inc. – Joe Pulizzi
Content Inc. là một cuốn sách về tiếp thị nội dung và xây dựng doanh nghiệp lấy nội dung làm chiến lược tiếp thị trung tâm rất hay. Nội dung cuốn sách này cho thấy một điều rằng: Ý tưởng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra nội dung hữu ích, giá trị cho doanh nghiệp.
Joe Pulizzi cho biết: Việc tạo ra nội dung hấp dẫn, tìm thấy khách hàng mục tiêu và xây dựng lôis sống từ việc sản xuất nội dung chất lượng là một quá trình dài. Vì vậy từng bước thực hiện đều phải chắc chắn.
Cuốn sách Content Inc. – Joe Pulizzi rất phù hợp với những ai mới bắt đầu và muốn tìm hiểu về lĩnh vực tiếp thị nội dung. Đồng thời cũng thích hợp cho người muốn nâng cao kiến thức về cách xây dựng doanh nghiệp dựa trên nội dung.
The New Rules of Marketing and PR – David Meerman Scott
The New Rules of Marketing and PR – David Meerman Scott là một cuốn sách được giới thiệu rộng rãi cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu các chiến lược tiếp thị và PR hiện đại. Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2000, nó đã được sửa đổi và cập nhật nhiều lần để phản ánh bối cảnh tiếp thị luôn thay đổi. Cuốn sách này được coi là một tác phẩm kinh điển về kinh doanh hiện đại, đã bán được hơn 350.000 bản và được dịch sang 27 thứ tiếng.
Nội dung chính của cuốn sách này đó là giới thiệu đến người đọc những quy tắc mới trong tiếp thị và PR. Tác giả bàn về cách để tạo nội dung giá trị, xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng qua các kênh truyền thông xã hội và cách để làm cho thương hiệu trở nên hiện đại hơn trong môi trường kỹ thuật số.
Cái hay của cuốn sách The New Rules of Marketing and PR – David Meerman Scott đó là chứa nhiều ví dụ thực tế và câu chuyện minh hoạ cụ thể. Vì vậy, cuốn sách đã trở thành một tài liệu rất hữu ích cho marketing.
Contagious – Jonah Berger
Khác với những cuốn sách về content khác, cuốn sách này sẽ tập trung vào việc giải thích về việc tại sao những sản phẩm/ thông điệp/ ý tưởng của doanh nghiệp lại có sức "lan toả" đến nhiều người, thậm chí còn viral như vậy.
Cuốn sách khiến người đọc chìm sâu vào thế giới con chữ để khám phá các yếu tố và nguyên tắc đằng sau sự lan truyền của thông điệp trong thời đại kỹ thuật số. Trong vài viết, tác giả sử dụng từ ngữ chi tiết, trình bày minh họa cách mà những nguyên tắc này có thể áp dụng trong việc tạo nội dung và sản phẩm để chúng có thể trở thành xu hướng.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp 23 cuốn sách hay về Content Marketing, bao gồm cả sách tiếng anh và tiếng việt cho bạn tham khảo. Nếu bạn định theo đuổi ngành này, bạn hãy dành thời gian để tham khảo hết những cuốn sách này nhé. Nếu muốn biết thêm những kiến thức hữu ích khác, bạn đọc có thể truy cập website Unica để khám phá những kiến thức về marketing thông qua khoá học marketing được các giảng viên, chuyên gia đầu ngành hướng dẫn.
22/03/2019
5046 Lượt xem
2 Xu hướng trình bày nội dung đi vào lòng người
Ngày nay, trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ không ngừng các hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua mạng xã hội để tiếp cận, thu hút khách hàng là điều tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng sử dụng. Tuy nhiên, trước hiện trạng quảng cáo xuất hiện liên tục trong khi người dùng truy cập các trang mạng xã hội cũng khiến người dùng cảm thấy vô cùng “khó chịu” trước quảng cáo của doanh nghiệp. Nhiều người sẵn sàng kích vào nút bỏ qua mỗi khi quảng cáo xuất hiện, thậm chí không ít người còn bỏ tiền để mua các ứng dụng chặn quảng cáo. Vậy vấn đề của doanh nghiệp là làm thế nào để tạo ra những quảng cáo chiếm được cảm tình của cộng đồng mạng? Thông qua bài viết dưới đây, tôi sẽ giới thiệu đến bạn xu hướng trình bày nội dung trên mạng xã hội giúp thu hút người dùng hiệu quả nhất.
1. Trình bày nội dung sử dụng hình vẽ minh họa
Những hình vẽ minh họa vui nhộn, bắt mắt chẳng hạn như ảnh chế, comic, Inforgraphic thường thu hút sự chú ý của mọi người nhiều hơn gấp 2 - 3 lần so với một bài viết chỉ sử dụng câu chữ. Chính vì thế nó là một trong những xu hướng trình bày nội dung “hot” để tạo nên những content hấp dẫn. Thông qua các hình vẽ minh hạo bạn có thể thỏa sức sáng tạo, phóng đại nội dung, thông điệp bạn muốn truyền đạt tới khách hàng một cách hiệu quả. Hơn nữa ban có thể sử dụng nhiều loại vẽ minh họa để mô tả cho sản phẩm của mình như: comic, vector graphic, character, reto, beauty,...
>>Xem thêm: Làm sao để cải thiện hiệu quả tiếp thị nội dung?
Sử dụng comic trong xây dựng nội dung trên mạng xã hội
- Character: là xây dựng các nhân vật mang màu sắc, đặc điểm riêng để đại diện cho thương hiệu của mình. các nhân vật thường gắn với một thông điệp nào đó của thương hiệu.
- Vector graphic: Vẽ ra những hình ảnh hay những đồ họa máy tính dựa trên các hình ảnh có trong thực tế bằng việc sử dụng các đường thẳng, các góc, điểm, các khối hình học,...
- Retro: Là những hình ảnh mang những nét hoài cổ những năm đầu thập niên 90. Vì vậy các nhân vật được thiết kế từ đầu tóc, dáng dấp, trang phục đặc trưng của thời kì này. Ví dụ như hãng Grap sử dụng poster retro để quảng bá cho thương hiệu của mình.
- Beauty: Là các hình ảnh được vẽ dựa trên thực tế tỉ lệ của cơ thể người hay đồ vật. Phong cách này thường được sử dụng trong các sản phẩm thời trang,làm đẹp,...
- Comic: Comic hiểu nôm na là truyện tranh, bắt nguồn từ phương Tây. Nội dung comix thường xoay quanh một nhân vật với những hình ảnh đơn giản, hài hước
2. Trình bày nội dung theo hình thức kể chuyện
Khi người tiêu dùng ngày càng tỉnh táo hơn khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội thì việc truyền tải nội dung quảng cáo thông qua một câu chuyện thường chiếm được thiện cảm và sự tin tưởng của mọi người hơn. Hãy kể chuyện dựa trên quan điểm cá nhân hoặc từ quan điểm của người khác, một câu chuyện hay sẽ gây thiện cảm tốt cho người đọc, thể hiện được sự gần gũi, khiến mọi người đồng cảm từ đó đi đến hành động. Một ví dụ cho việc thông qua kể chuyện để mang sản phẩm tới gần người tiêu dùng hơn đó là quảng có của thương hiệu dầu gội Dove nhân ngày của mẹ. Câu chuyện được xây dựng dựa trên góc nhìn của khán giả về hàng loạt những lo lắng của phái đẹp về vấn đề chăm sóc tóc, đan xen vào đó là tình cảm gia đình từ đó tác động trực tiếp vào cảm xúc của mỗi người thôi thúc họ chăm sóc bản thân cung như những người họ yêu quý.
>> Xem thêm: 17 Cách tìm ý tưởng nội dung độc đáo, sáng tạo nhất
Truyền tải nội dung quảng cáo thông qua một câu chuyện
Chúng ta có thể thấy rằng việc tạo nên ấn tượng đối với khách hàng là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm và chú trọng. Bởi vậy việc truyền đạt nội dung là vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công khi quảng bá sản phẩm. Hi vọng những thông tin chia sẻ tại bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra được 2 xu hướng trình bày nội dung hiệu quả nhất tạo nên những nội dung hay, dễ dàng đi vào lòng người. Cùng với đó, việc xây dựng định hướng nội dung với khóa học 2 giờ xây dựng kế hoạch Content Marketing được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn thành công trong việc xây dựng thương hiệu, xây dựng nội dung quảng cáo thu hút giúp bạn tối ưu chi phí quảng cáo, truyền thông một cách hiệu quả nhất. Từ đó thành công đưa sản phẩm của bạn đến gần nhất với khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số một cách hiệu quả nhất. Và còn rất nhiều những khoá học content marketing hấp dẫn khác đang chờ bạn khám phá.
Chúc bạn thành công!
22/03/2019
2710 Lượt xem
Cách lập bảng cân đối tài khoản kế toán trong excel
Đối với nghiệp vụ hành chính văn phòng, đặc biệt là Kế toán thì sẽ rất quen thuộc với Bảng cân đối kế toán. Đây là một trong những báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, nó thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm đầu kỳ hoặc cuối kỳ kinh doanh. Bài dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách lập bảng cân đối tài khoản kế toán.
Chúng ta sẽ lập bảng cân đối kế toán theo Mẫu bảng cân đối kế toán - Mẫu số B01 - DNN Thông tư 200/2014/TT-BTC
Biến bản thân thành chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng cách đăng ký khoá học online. Khoá học giúp bạn nắm lòng nguyên lý kế toán từ A - Z ngay cả khi chưa biết gì. Và hướng dẫn thực hành làm kế toán và lập báo cáo tài chính.
[course_id:1274,theme:course]
[course_id:1078,theme:course]
[course_id:463,theme:course]
Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán
– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
– Căn cứ vào sổ , thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước ( để trình bày cột đầu năm ).
– Cột ” Số đầu năm “: Lấy số liệu cột ” Số cuối kỳ ” của bảng CĐKT ngày 31/12 năm trước.
– Cột “ Số cuối kỳ : Lấy “Số dư cuối kỳ ” của các account liên tưởng trên bảng cân đối phát sinh năm nay.
Chú ý: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133. Bạn có thể tìm hiểu thêm về kế toán và cách lập báo cáo chính xác với khóa học kế toán Thành thạo kế toán tổng hợp trên excel sau 30 ngày. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.
Chúc bạn thành công!
>> Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn xác nhất
>> 4 lợi ích tuyệt vời của khóa học “Thành thạo sổ sách kế toán và báo cáo tài chính trên Excel”
>> Sổ cái là gì, có những hình thức nào?
22/03/2019
4621 Lượt xem
Trùng lặp nội dung là gì? Cách xử lý nội dung trùng lặp đơn giản và nhanh chóng
Với những người làm SEO nội dung là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp website của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chính vì thế, bất cứ ai làm SEO cũng sẽ lo ngại một vấn đề đó là trùng lặp nội dung. Vậy trùng lặp nội dung là gì và có những dạng trùng lặp nội dung nào trên website? Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
1. Trùng lặp nội dung là gì?
Trùng lặp nội dung (Duplicate Content) là sự giống nhau hoặc tương tự nhau giữa nội dung website của bạn và một trang web khác hay nhiều trang web khác trên mạng internet. Việc gây ra sự trùng lặp nội dung khi xây dựng nội dung website có thể là cố tình hoặc vô ý, tuy nhiên nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trang web của bạn và rất có thể website của bạn sẽ không thể hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Chính vì vậy, khi làm nội dung website, bạn cần làm mới nội dung của mình và tránh không để xảy ra việc trùng lặp nội dung.
Biệt hiệu trùng lặp là gì?
2. Ảnh hưởng của SEO khi trùng lặp nội dung
Nội dung trùng lặp trong SEO dẫn đến rất nhiều hậu quả tiêu cực, dưới đây là một số ảnh hưởng điển hình của SEO khi trùng lặp nội dung bạn cần hết sức chú ý:
2.1. Thứ hạng từ khóa giảm
Trùng lặp nội dung là một vấn đề nghiêm trọng đối với SEO gây ảnh hưởng rất nhiều thứ. Ảnh hưởng nghiêm trọng đầu tiên đó là dẫn đến giảm thứ hạng từ khóa. Khi Google phát hiện ra nội dung trùng lặp, công cụ tìm kiếm sẽ gặp khó khăn trong việc xác định trang web nào cung cấp nội dung chất lượng cao và đúng nhất cho một truy vấn cụ thể. Điều này, có thể dẫn đến việc Google xếp hạng tất cả các trang web có nội dung trùng lặp ở thứ hạng thấp hơn. Khi làm SEO từ khoá không hiển thị trong top 10 hoặc hiển thị ở vị trí thấp thì sẽ không mang lại hiệu quả chuyển đổi cao. Vì vậy bạn hãy hết sức chú ý vấn đề này nhé.
2.2. Loại bỏ Index trang
Ảnh hưởng tiếp theo của SEO khi nội dung trùng lặp đó là loại bỏ index trang. Index trang tức là nội dung bài đăng mới của bạn sẽ xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.
Google sử dụng một số yếu tố để xác định xem một trang web có phù hợp để lập chỉ mục hay không, bao gồm:
- Chất lượng nội dung: Google đánh giá cao các trang web cung cấp nội dung chất lượng cao và độc đáo. Nội dung trùng lặp cho thấy trang web của bạn không cung cấp nội dung chất lượng cao.
- Khả năng sử dụng: Google muốn người dùng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần. Nội dung trùng lặp có thể khiến người dùng khó tìm thấy thông tin họ cần.
- Độ tin cậy: Google muốn người dùng tin tưởng vào các kết quả tìm kiếm của họ. Nội dung trùng lặp có thể khiến người dùng tin rằng Google không cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác.
Khi Google phát hiện ra nội dung trùng lặp, công cụ tìm kiếm có thể loại bỏ index trang đó. Điều này có nghĩa là trang đó sẽ không còn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google.
Hình phạt của Google với website xuất hiện các nội dung trùng lặp
2.3. Pha loãng giá trị liên kết
Liên kết là một tín hiệu quan trọng đối với SEO. Các liên kết từ các trang web có thẩm quyền sẽ giúp trang web của bạn xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google. Khi các liên kết đến một trang web có nội dung trùng lặp, Google sẽ khó xác định trang web nào cung cấp nội dung chất lượng cao nhất. Điều này có thể dẫn đến việc Google giảm giá trị của các liên kết đến tất cả các trang có nội dung trùng lặp.
Để tránh nội dung trùng lặp gây pha loãng giá trị liên kết, bạn cần đảm bảo rằng mỗi trang web của mình có nội dung độc đáo và có giá trị. Khi làm SEOer cần tránh sao chép nội dung từ các trang web khác. Nếu bạn cần sử dụng nội dung từ một trang web khác, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp nguồn cho nội dung đó.
Thiết kế website chuẩn SEO sẽ giúp việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tới gần hơn với khách hàng. Để biết cách thiết kế website chuẩn, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Sau khi học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay:
[course_id:277,theme:course]
[course_id:1629,theme:course]
[course_id:1668,theme:course]
3. Tại sao có nội dung trùng lặp?
Có rất nhiều lý do khiến nội dung của bạn bị trùng lặp, nếu không phải là do lỗi từ phía content copy thì chắc chắn là do lỗi kỹ thuật. Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến nội dung bị trùng lặp cho bạn tham khảo.
3.1. Hai URL cùng một nội dung
Trong trường hợp cơ sở dữ liệu CMS chỉ lưu một bài nhưng trên website lại hiển thị hai URL khác nhau có cùng một nội dung. Điều này chính là một trong những nguyên nhân tiêu biểu gây trùng lặp nội dung trên Google.
Hai URL cùng một nội dung gây hiện tượng trùng lặp
3.2. Session ID
Để theo dõi khách hàng truy cập và cho phép họ lưu các mặt hàng muốn mua vào giỏ hàng thì bạn sẽ phải cấp cho họ một "session". Session chính là một lịch sử ngắn gọn về những gì khách hàng của bạn đang thao tác trên website. Đồng thời cũng giúp bạn biết được những sản phẩm khách đang thêm trong giỏ hàng.
Để duy trì session, khi khách hàng click từ trang này sang trang khác sẽ cần 1 mã định danh duy nhất, mã này gọi là session ID và sẽ được lưu trữ ở đâu đó. Giải pháp phổ biến nhất lúc này là sử dụng cookie. Khi sử dụng session ID trong URL tại mọi link Internal link trên website thì nó tạo ra một URL mới. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nội dung bị trùng lặp.
3.3. Tham số URL được sử dụng để theo dõi và sắp xếp
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác khiến nội dung bị trùng lặp đó là sử dụng các tham số URL nhưng không thay đổi nội dung của trang. Nếu 2 URL cùng chứa một nội dung, trong đó URL thứ 2 cho phép theo dõi mọi người đến từ đâu thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.
Có thể bạn chưa biết nhưng nguyên tắc đánh giá nội dung trùng lặp không chỉ dành cho các thông số theo dõi mà còn phù hợp với mọi thông số được thêm vào URL khi không thay đổi phần nội dung quan trọng.
3.4. Bị sao chép nội dung
Content sao chép nội dung là một trong những lỗi phổ biến và rất điển hình khiến nội dung bị trùng lặp. Nếu bạn viết content mới nhưng bị đối thủ sao chép đăng tải lên website của họ thì rất có thể nội dung của bạn sẽ bị đánh trùng lặp. Bởi không phải lúc nào nội dung sao chép cũng link đến bài viết gốc. Website càng phổ biến, càng lên top cao thì sẽ càng bị sao chép nội dung. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến website của bạn.
Đối thủ copy khiến nội dung bài viết bị trùng lặp
3.5. Thứ tự các tham số
Thứ tự các tham số cũng là nguyên nhân điển hình khiến nội dung bị trùng lặp. CMS sẽ không sử dụng các URL ngắn gọn, trong khi đó các URL như /?id=1&cat=2, ID đề cập đến bài viết và danh mục. URL /?cat=2&id=1 sẽ hiển thị các kết quả giống nhau trong hầu hết các hệ thống website, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau đối với công cụ tìm kiếm.
3.6. Phân trang bình luận
Trong wordpress và một vài nền tảng website hiện nay đang cho phép phân trang các nhận xét của bạn. Chính điều này đã khiến cho nội dung bị trùng lặp khi URL bài viết sẽ trùng với URL bài viết + / comment-page-1 /, / comment-page-2 / v.v.
3.7. WWW vs. non-WWW
Hiện nay một số các công cụ tìm kiếm vẫn hiểu sai nội dung trùng lặp WWW vs. non-WWW, khi cả hai phiên bản website của bạn đều có thể truy cập được. Một tình huống khác, ít phổ biến hơn nhưng có thể gặp phải là trang HTTP trùng lặp với trang HTTPS. Từ đó khiến nội dung bị trùng lặp.
>>Xem thêm: Thủ thuật sử dụng Facebook icon hiệu quả đến 99%
Xây dựng nội dung website mới để tránh nội dung trùng lặp
4. Cách khắc phục trùng lặp nội dung
Để có thể khắc phục lỗi trùng lặp nội dung trên website đầu tiên bạn cần biết phát hiện các nội dung trùng lặp bằng cách nào? Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để phát hiện nội dung trùng lặp:
- Sử dụng Google: Đầu tiên bạn chỉ cần lấy một phần nội dung văn bản từ website của bạn và đặt nó trong thanh kết quả tìm kiếm của Google và tiến hành tìm kiếm. Lúc này, Google sẽ cho bạn biết có bao nhiêu nội dung mà nó tìm thấy trong chỉ mục của trang web
- Sử dụng các công cụ tìm kiếm: Bạn có thể dùng các công cụ tìm kiếm trùng lặp nội dung ví dụ như Copyscape, Copygator, Plagium,...giúp bạn kiểm tra nội tỷ lệ trùng lặp nội dung trong trang web của bạn và xác định nội dung trùng lặp ở đâu.
Sau khi phát hiện được những nội dung trùng lặp bạn sẽ thực hiện các biện pháp khắc phục để có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề trùng lặp nhanh chóng nhất. Một số cách khắc phục trùng lặp nội dung bạn có thể tham khảo dưới đây:
4.1. Chuyển hướng 301
Khi bạn gặp phải các trường hợp nội dung trùng lặp do các vấn đề về URL bạn có thể sử dụng chuyển hướng 301. Công cụ này giúp bạn thông báo với Google rằng trang web của bạn đã chuyển qua một địa chỉ URL mới, lúc này khi người dùng tìm kiếm trang web của bạn Google sẽ chuyển người dùng đến trang URL đích không bị trùng lặp nội dung.
Sử dụng chuyển hướng 301 khắc phục nội dung trùng lặp
4.2. Sử dụng Rel=”canonical”
Ngoài cách chuyển hướng 301 bạn có thể sử dụng thẻ Rel=”canonical” để phân chia các trang danh mục của bạn giúp các bots tìm kiếm của Google thu thập thông tin trên một trang có gắn thẻ canonical sẽ hiểu và loại bỏ các nội dung trùng lặp trên các trang khác trong website của bạn.
4.3. Sử dụng Meta Robots
Sử dụng Meta Robots
Sử dụng các thẻ Meta Robots với các giá trị no index, no follow sẽ giúp đặc biệt hữu ích với vấn đề ngắt trang giúp cho các Bots của Google tìm kiếm trang trên một mục nhất định nhưng không đưa những link trùng lặp đó trong nội dung xếp hạng.
4.4. Phân phối nội dung hợp lý cho từng nền tảng khác nhau
Để tránh nội dung trùng hợp bạn cũng cần phải biết cách phân phối nội dung hợp lý cho website của mình. Chú ý đảm bảo làm sao phân phối đều cho từng nền tảng khác nhau. Bên cạnh đó cần lưu ý mỗi website hay bài viết trùng lặp nội dung đều đã được gắn backlink về bài viết gốc của bạn. Hoặc yêu cầu người sử dụng nội dung trên website của bạn phải dùng thẻ Meta Noindex. Thẻ Meta Noindex có tác dụng ngăn các công cụ tìm kiếm của Google lập chỉ mục phiên bản
[trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
5. 11 công cụ check trùng lặp nội dung
Để hạn chế tính trạng trùng lặp nội dung thì các SEOer có thể sử dụng phần mềm để check. Dưới đây là 11 công cụ check trùng lặp nội dung phổ biến đang được rất nhiều người sử dụng, bạn hãy tham khảo nhé.
5.1. Small SEO Tool
Small SEO Tools là công cụ SEO miễn phí và trả phí được sử dụng để cải thiện thứ hạng tìm kiếm của trang web. Bên cạnh công cụ để kiểm tra thứ hạng từ khoá, Small SEO Tool còn được sử dụng để kiểm tra xem nội dung của bạn có bị sao chép từ các trang web khác hay không.
Công cụ kiểm tra đạo văn Small SEO Tools rất dễ sử dụng. Chỉ cần bạn nhập hoặc dán nội dung vào hộp văn bản và nhấp vào nút "Kiểm tra đạo văn". Công cụ sau đó sẽ nhanh chóng quét nội dung của bạn đối với bất kỳ sự trùng lặp nào và cung cấp cho bạn danh sách các trang web có chứa nội dung tương tự.
Công cụ kiểm tra đạo văn Small SEO Tools là một công cụ có giá trị để đảm bảo rằng nội dung của bạn là nguyên bản và duy nhất. Nó có thể giúp bạn tránh bị phạt bởi Google vì nội dung trùng lặp và cải thiện thứ hạng tìm kiếm của trang web của bạn.
Công cụ Small SEO Tool check đạo văn
5.2. Copyscape
Bên cạnh Small SEO Tools thì Copyscape cũng là công cụ check trùng lặp nội dung rất đáng để sử dụng. Copyscape cung cấp nhiều tùy chọn kiểm tra hơn, bao gồm: kiểm tra đạo văn giữa các URL, văn bản dán và tải file. Ngoài ra, công cụ còn có tính năng "Copysentry" để theo dõi và thông báo khi nội dung của bạn bị sao chép. Ưu điểm của copyscape là sử dụng cơ sở dữ liệu khổng lồ và thuật toán phức tạp nên khi check trùng lặp nội dung có độ chính xác cao hơn, tinh vi hơn.
Copyscape cho phép check miễn phí, tuy nhiên để khai thác hết tính năng của nó thì bạn sẽ phải trả phí .
5.3. Plagium
Plagium là công cụ kiểm tra trùng lặp nội dung trực tuyến miễn phí và dễ sử dụng. Công cụ này giúp bạn so sánh nội dung của mình với hàng triệu nguồn thông tin khác nhau và báo cáo chi tiết về mức độ trùng lặp. Trong quá trình sử dụng Plagium để check trùng lặp nội dung, nó cho phép bạn kiểm tra với hơn 25000 ký tự hoặc tệp tin. Điều này giúp bạn kiểm tra trùng lặp nội dung nhanh và tiện hơn, tiết kiệm đáng kể thời gian. Có thể nói, Plagium là một công cụ check đạo văn miễn phí và có tốc độ kiểm tra khá nhanh rất đáng để sử dụng.
5.4. Duplichecker
Duplichecker là một công cụ trực tuyến miễn phí cung cấp nhiều chức năng hữu ích cho việc kiểm tra đạo văn, tối ưu hóa nội dung và quản lý SEO. Công cụ check đạo văn của phần mềm Duplichecker đang được đánh giá rất cao và được nhiều người tin dùng. Ưu điểm của phần mềm này đó là:
- Duplichecker so sánh nội dung của bạn với hàng tỷ trang web và tài liệu để xác định mức độ trùng lặp nên có tính chính xác rất cao.
- Nhận báo cáo chi tiết về các đoạn văn bản trùng lặp, bao gồm nguồn gốc và tỷ lệ trùng lặp.
- Tính năng cho phép so sánh hai đoạn văn bản bất kỳ để xác định mức độ tương đồng.
Duplichecker là một công cụ trực tuyến miễn phí
5.5. DMCA Scan
DMCA Scan với mục đích cao cả là bảo vệ bản quyền cho tác giả của các tác phẩm kỹ thuật số trên mạng internet. Không chỉ bảo vệ nội dung bằng chữ, công cụ còn bảo vệ cả những nội dung như hình ảnh, video, ứng dụng, chương trình do tác giả tạo ra. Sau khi đăng ký bản quyền cho website, công cụ sẽ giúp bạn phạt những trang web nếu như họ có hành vi cố tình sử dụng sản phẩm của bạn mà không ghi nguồn.
DMCA Scan hoạt động theo cơ chế quét internet và tìm kiếm các trường hợp sao chép trái phép để giúp bạn bảo vệ bản quyền nội dung. Công cụ này sử dụng các thuật toán tiên tiến để so sánh nội dung của bạn với hàng tỷ trang web khác để xác định các trường hợp trùng lặp.
5.6. Copygator
Nếu bạn đang có ý định kiểm tra trùng lặp nội dung bài viết chuẩn bị đăng trên website của mình nhưng không biết nên sử dụng công cụ nào thì có thể lựa chọn Copygator. Copygator được biết đến là một công cụ hữu ích dành cho những ai muốn theo dõi RSS feed website nhưng không muốn phải chi trả bất kỳ một khoản chi phí nào.
Sử dụng Copygator bạn sẽ tối ưu unique bài viết của mình. Từ đó, đưa ra được những bài viết có sự trùng lặp một cách chính xác. Một vài tính năng nổi bật mà Copygator đang sở hữu có thể kể đến như: Kiểm tra đạo văn, kiểm tra lỗi chính tả, ưu tiên kiểm tra tiếng việt nhanh chóng, lưu trữ thông tin nguyên bản.
Sử dụng Copygator bạn sẽ tối ưu unique bài viết của mình
5.7. Plagiarisma
Plagiarisma là một công cụ trực tuyến giúp bạn kiểm tra đạo văn trong bài viết của mình nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết. Công cụ hoạt động bằng cách so sánh văn bản của bạn với cơ sở dữ liệu khổng lồ gồm các bài báo, sách và các tài liệu khác. Sau đó, nó sẽ tạo ra một báo cáo cho bạn biết phần nào trong bài viết của bạn là nguyên bản và phần nào bị sao chép từ các nguồn khác.
Plagiarisma sở hữu một số tính năng, bao gồm:
- Kiểm tra đạo văn: So sánh văn bản của bạn với cơ sở dữ liệu khổng lồ gồm: các bài báo, sách và các tài liệu khác để xác định đạo văn.
- Báo cáo chi tiết: Cung cấp báo cáo chi tiết cho bạn biết phần nào trong bài viết của bạn là nguyên bản và phần nào bị sao chép từ các nguồn khác.
- Tích hợp API: Cho phép bạn tích hợp Plagiarisma vào trang web hoặc ứng dụng của mình.
5.8. Plagspotter
Plagspotter là công cụ tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn trong top những phần mềm check trùng lặp nội dung đang được yêu thích sử dụng nhất hiện nay. Plagspotter cung cấp nội dung chi tiết về văn bản sao chép, đồng thời nó cũng cho phép bạn kiểm tra nội dung vi phạm bản quyền trên internet và nhiều tính năng khác. Bên cạnh đó, công cụ còn cung cấp các thông tin hữu ích khác cho SEOer như: thời gian tải trang, số lượng từ trên mỗi trang, liên kết hỏng, chuyển hướng,...
Plagspotter sử dụng thuật toán để so sánh tất cả các trang web, đánh giá liên kết trang và xác nhận trang nào mạnh mẽ nhất. Vì vậy nên kết quả công cụ đưa ra có độ chính xác rất cao. Hiện nay, bạn có thể sử dụng Plagspotter miễn phí nhưng phiên bản trả phí sẽ có nhiều tính năng hơn. Nếu bạn cần sử dụng thêm, bạn có thể sử dụng dịch vụ trả phí.
Plagspotter sử dụng thuật toán để so sánh tất cả các trang web
5.9. Dustball
Dustball là một công cụ kiểm tra đạo văn hiệu quả với nhiều ưu điểm vượt trội so với các công cụ khác, giúp bạn đảm bảo tính nguyên bản cho nội dung của mình một cách nhanh chóng và chính xác. Dưới đây là một số lý do chính bạn nên sử dụng Dustball để check đạo văn:
- Dustball sử dụng thuật toán tiên tiến cho phép bạn quét hàng ngàn từ trong vài giây. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian so với các phương pháp kiểm tra thủ công.
- Dustball áp dụng thuật toán phân tích tinh vi để phân biệt các trường hợp trùng lặp thực sự với các đoạn văn tương đồng ngẫu nhiên, đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác và đáng tin cậy.
- Dustball sở hữu giao diện trực quan và dễ sử dụng, phù hợp cho cả người mới bắt đầu và người dùng chuyên nghiệp.
Với những ưu điểm vượt trội, Dustball là công cụ kiểm tra đạo văn hiệu quả và đáng tin cậy giúp bạn đảm bảo tính nguyên bản cho nội dung của mình. Sử dụng Dustball giúp bạn tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng bài viết và tránh vi phạm bản quyền.
5.10. Article Checker
Article Checker là một công cụ check đạo văn hiệu quả và đáng tin cậy, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Sử dụng Article Checker giúp bạn tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng bài viết, tránh vi phạm bản quyền và cải thiện thứ hạng SEO.
Ưu điểm của phần mềm Article Checker đó là:
- Giao diện thân thiện với người dùng, phù hợp cho cả người mới bắt đầu và người dùng chuyên nghiệp.
- Article Checker giúp bạn xác định và sửa lỗi đạo văn trong bài viết, đảm bảo tính nguyên bản cho nội dung.
- Article Checker tự động quét và so sánh nội dung bài viết của bạn với hàng tỷ nguồn tài liệu trực tuyến, từ đó bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc kiểm tra thủ công.
Article Checker là một công cụ check đạo văn hiệu quả
5.11. Quetext.com
Quetext.com là phần mềm dịch vụ đám mây dùng để kiểm tra đạo văn và hỗ trợ trích dẫn nguồn tham khảo . Phần mềm sử dụng công nghệ DeepSearch™ và ColorGrade™ để phát hiện ra các nội dung trùng lặp nên có tính chính xác cao và trực quan. Đặc biệt, với công nghệ thuật toán thông minh, Quetext.com còn có tốc độ check đạo văn rất chính xác và rất nhanh giúp người dùng rút ngắn thời gian chờ đợi.
Quetext.com thân thiện với người dùng, phù hợp với đa dạng đối tượng người dùng, bao gồm: giáo viên, học sinh, sinh viên, nhà sáng tạo nội dung, doanh nghiệp,...
6. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề trùng lặp nội dung cho bạn tham khảo. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo những khóa học Content Marketing, SEO... từ Unica.vn để có thêm nhiều thông tin cũng như kỹ năng viết content cho mình. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ khắc phục được tình trạng trùng lặp nội dung một cách chính xác nhất.
Chúc bạn thành công!
19/03/2019
7367 Lượt xem
Top 10 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí tốt nhất hiện nay
Từ khóa là một trong những yếu tố vô cùng quan trong khi làm SEO, xây dựng được bảng từ khoá hiệu quả doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nhanh chóng với những khách hàng tiềm năng. Để nghiên cứu từ khoá chính xác và hiệu quả bạn nhất định phải cần đến sự hỗ trợ của công cụ nghiên cứu từ khoá. Với công cụ này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tìm ra được những từ khóa hiệu quả, mang tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. Trong nội dung bài viết sau, Unica sẽ bật mí cho bạn top 10 công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí tốt và hiệu quả nhất cho SEO, bạn hãy bỏ túi ngay cho mình nhé.
1. Nghiên cứu từ khoá là gì?
Nghiên cứu từ khóa là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ hoặc cụm từ khóa mà người dùng sử dụng trong các công cụ tìm kiếm như Google, YouTube,... nhằm phát hiện và tổng hợp các từ khóa phù hợp. Sau đó sử dụng chúng để tối ưu hóa nội dung trang web hoặc chiến lược marketing để tăng lượng truy cập. Khi nghiên cứu từ khoá, doanh nghiệp sẽ tìm được những từ khoá phù hợp với tệp khách hàng của mình. Sau đó cần phải chọn lọc trước khi đưa vào sử dụng giúp dánh trúng tâm lý khách hàng, hạn chế việc tập trung nguồn lực không đúng chỗ.
Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng và là một phần không thể thiếu trong quá trình làm SEO. Nó không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình mà còn cung cấp thông tin về những gì khách hàng đang tìm kiếm. Đồng thời cung cấp các từ, cụm từ chính xác mà họ sử dụng. Thực hiện nghiên cứu từ khoá một cách chính xác, bạn sẽ cho ra được một bộ từ khoá tốt, quyết định không hề nhỏ đến hiệu quả của một chiến dịch SEO.
2. Tại sao phải nghiên cứu từ khóa SEO?
Nghiên cứu từ khóa SEO là một bước quan trọng trong SEO, giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình. Mặc dù công cuộc nghiên cứu từ khoá SEO có thể tốn thời gian và công sức của bạn. Tuy nhiên nó rất quan trọng, là nền tảng cơ bản của mọi chiến dịch SEO. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn bắt buộc phải nghiên cứu từ khóa SEO:
- Tạo chiến lược SEO tốt: Nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm. Bạn có thể biết được họ quan tâm đến những gì? Họ đang ở giai đoạn nào trong hành trình mua hàng? Và họ sử dụng những từ khóa nào để tìm kiếm thông tin?
- Giúp bạn lựa chọn các từ khóa phù hợp: Nghiên cứu từ khóa giúp bạn lựa chọn được các từ khóa có lượng tìm kiếm cao, mức độ cạnh tranh phù hợp, phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Từ đó, lựa chọn được từ khoá trọng tâm phù hợp với mục tiêu và khách hàng mục tiêu của mình.
- Tối ưu hóa nội dung trang web, tăng thứ hạng SEO: Nghiên cứu từ khóa giúp bạn tối ưu hóa nội dung trang web của mình để phù hợp với các từ khóa mà bạn đã lựa chọn. Điều này sẽ giúp bạn tăng thứ hạng SEO cho trang web, tiếp cận được nhiều khách tiềm năng truy cập vào website hơn.
- Hỗ trợ tạo các chiến dịch marketing hiệu quả hơn: Nghiên cứu từ khóa giúp bạn tạo các chiến dịch marketing hiệu quả hơn. Bạn có thể sử dụng các từ khóa mà bạn đã nghiên cứu để nhắm mục tiêu khách hàng của mình và tăng hiệu quả của các chiến dịch marketing.
Xây dựng được bộ từ khoá đúng đắn và chất lượng giống như tìm kiếm được chìa khóa để mở kho báu. Vì vậy, đây được đánh giá là bước đầu cũng là bước quan trọng nhất để thực hiện dự án SEO.
Thiết kế website chuẩn SEO sẽ giúp việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tới gần hơn với khách hàng. Để biết cách thiết kế website chuẩn, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Sau khi học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay:
[course_id:277,theme:course]
[course_id:1629,theme:course]
[course_id:1668,theme:course]
3. Những yếu tố khác cần xem xét khi dùng công cụ nghiên cứu từ khoá
Có rất nhiều các công cụ nghiên cứu từ khoá khác nhau cho bạn tha hồ lựa chọn. Dưới đây là top 10 công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí đang được nhiều người sử dụng nhất cho bạn tham khảo:
3.1. KeywordTool.io
KeywordTool.io thích hợp giúp bạn nghiên cứu những từ khóa dài có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ của bạn với khối lượng từ khóa khổng lồ, đa dạng và phong phú. Công cụ nghiên cứu từ khóa keywordTool.io sẽ giúp bạn xác định được số lượng tìm kiếm bình quân trong tháng trên phạm vi toàn cầu, đất nước và cho bạn biết người dùng đang quan tâm đến điều gì và những điều gì liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm của bạn.
Công cụ nghiên cứu từ khóa keywordTool.io
3.2. Ahrefs.com
Chắc hẳn các SEOer không còn xa lạ gì với công cụ toàn năng Ahrefs. Đây là một công cụ mất phí, tuy nhiên bạn có thể dùng thử 14 ngày trước khi quyết định có nên mua hay không. Ahrefs là một công cụ toàn năng hỗ trợ đắc lực cho các SEOer nhờ các công cụ phân tích dữ liệu, thu nhập thông tin, phân tích backlink. Tuy nhiên đây cũng là một công cụ nghiên cứu từ khoá đỉnh cao mà bạn không thể bỏ qua.
Công cụ này giúp người dùng nghiên cứu sâu và chi tiết các từ khoá. Ahrefs còn hỗ trợ người dùng thêm thông tin về độ khó từ khoá - Keyword Difficulty. Nhờ công cụ Ahrefs bạn sẽ lên được một từ khoá chi tiết để phục vụ cho chính mình.
Công cụ nghiên cứu từ khoá Ahrefs.com
3.3. Google Trends
Google Trends là công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí của Google cho phép chúng ta xem thống kê về xu hướng tìm kiếm của các từ khóa nào đó. Kết quả nhận được biểu diễn số liệu dưới dạng biểu đồ theo thời gian giúp bạn nhận biết được tần suất mức độ quan tâm của một từ khóa tăng cao, khi nào thì giảm xuống thấp theo một vị trí địa lý cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể so sánh mức độ phổ biến của nhiều từ khóa với nhau bằng cách nhập nhiều từ khóa, mỗi từ khóa vào một ô ở mục Search terms.
Google Trends sở hữu hai tính năng liên quan đến Trends, đó là Hot Searches và Top Charts. Hot searches sẽ giúp bạn biết được từ khóa của bạn đang hot ở một nước nào đó và vào một thời điểm nhất định. Top Charts sẽ hiển thị mức độ phổ biến của từ khóa đó theo từng lĩnh vực.
Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Trends
3.4. Google Keyword Planner
Google Keyword Planner là một công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí của Google, được sử dụng để tìm kiếm và phân tích các từ hoặc cụm từ khóa mà người dùng sử dụng trong các công cụ tìm kiếm như Google, YouTube,... nhằm phát hiện và tổng hợp các từ khóa phù hợp. Sau đó sử dụng chúng để tối ưu hóa nội dung trang web hoặc chiến lược marketing để tăng lượng truy cập.
Google Keyword Planner cung cấp một số tính năng hữu ích cho nghiên cứu từ khóa, bao gồm:
- Tìm kiếm từ khóa: Bạn có thể nhập một từ khóa hoặc cụm từ khóa để xem lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, và các từ khóa liên quan.
- Khám phá từ khóa: Bạn có thể sử dụng tính năng này để tìm kiếm các từ khóa mới dựa trên các từ khóa hiện có.
- Phân tích từ khóa: Bạn có thể sử dụng tính năng này để phân tích các từ khóa tiềm năng dựa trên các yếu tố như lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, và chủ đề liên quan.
3.5. Google search box
Nhắc đến công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí và đơn giản nhất không thể nào không nhắc đến công cụ Google search box. Đối với công cụ này, chỉ cần bạn nhập một từ hoặc một cụm từ bất kỳ vào ô tìm kiếm, Google sẽ tự động gợi ý cho bạn cho bạn những từ khoá có liên quan đang được tìm kiếm nhiều nhất. Những từ khoá này hầu hết đều là những từ khoá có liên quan đến chủ đề và là từ khoá trend. Ngoài ra, khi kéo xuống dưới chân trang, thuật toán của Google cũng đề xuất ra cho bạn các từ khóa mà người dùng hay tìm kiếm.
Ưu điểm của công cụ Google search box đó là: tiện lợi, nhanh chóng, dễ làm và hoàn toàn miễn phí. Chính bởi vì những ưu điểm này nên hiện nay Google search box đang là công cụ được rất nhiều người yêu thích lựa chọn làm công cụ đầu tiên sử dụng khi nghiên cứu từ khoá. Tuy nhiên nhược điểm của công cụ này đó là số lượng từ khóa trả về rất hạn chế. Trong một số trường hợp với những từ khóa gần giống nhau thì phần gợi ý cũng dễ bị trùng lặp.
3.6. Moz Keyword Explorer
Moz Keyword Explorer cũng là một công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí đang được mọi người yêu thích lựa chọn. Công cụ này được phát triển bởi Moz - một trong những nhà cung cấp phần mềm SEO hàng đầu thế giới. Sử dụng Moz Keyword Explorer bạn có thể tìm hiểu và phân tích rõ được lượng truy cập, lượng tìm kiếm, câu hỏi liên quan đến từ khoá,...
Ưu điểm của công cụ nghiên cứu từ khoá Moz Keyword Explorer đó là:
- Cung cấp dữ liệu từ khoá chính xác, đáng tin cậy. Từ đó người dùng có thể đưa ra được những quyết định dựa trên thông tin thực tế.
- Moz Keyword Explorer vừa cung cấp thông tin lượng tìm kiếm từ khoá mà còn cung cấp thông tin về độ khó từ khoá, cơ hội, trạng thái từ khoá.
- Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và nhiều quốc gia. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để bạn mở rộng chiến lược SEO của mình ra toàn cầu.
- Tính năng lưu danh sách giúp bạn tổ chức và quản lý các từ khoá hiệu quả. Từ đó bạn dễ dàng theo dõi và cải thiện chiến lược SEO của mình.
3.7. Spineditor
Spineditor có tên gọi đầy đủ là Spineditor.com, là một phần mềm được tạo thành từ người Việt trong lĩnh vực lập trình trang web. Chức năng của Spineditor đó là dùng để check thứ hạng từ khoá, thiết kế nội dung web, check đạo văn,... Spineditor.com được người làm SEO đánh giá rất cao về độ tiến lợi và sự chính xác. Vì vậy, Spineditor.com đã luôn thường xuyên góp mặt trong danh sách những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất dành cho SEOer.
Sử dụng Spineditor để nghiên cứu từ khoá, bạn sẽ có ngay một bộ từ khoá gợi ý có liên quan. Khi tra từ khoá chính cần kiểm tra, công cụ đồng thời cũng cho thấy toàn bộ những chỉ tiêu có liên quan về lượt tìm kiếm, độ cạnh tranh từ khoá chính cùng với một danh sách gợi ý từ khoá có liên quan.
[trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
3.8. LSI Graph
LSI Graph là một phần mềm nghiên cứu từ khóa chuyên biệt được phát triển bởi công ty tư vấn SEO SEOmoz. Phần mềm này sử dụng thuật toán LSI (Latent Semantic Indexing) để phân tích các từ khóa và tìm ra các từ khóa liên quan nên có tính chính xác rất cao. Để sử dụng LSI Graph, bạn cần tạo một tài khoản SEOmoz. Sau khi tạo tài khoản, bạn có thể truy cập LSI Graph bằng cách nhấp vào liên kết "LSI Graph" trong menu "Tools".
Ưu điểm của phần mềm LSI Graph đó là:
- Miễn phí sử dụng, cho phép tìm kiếm từ khoá hiệu quả mà không phải trả bất cứ khoản phí nào.
- Giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng.
- Hoạt động mượt trên nhiều nền tảng và nhiều công cụ SEO khác nhau.
- Thường xuyên có bản cập nhật, phân tích dữ liệu.
3.9. SEMRush
Nhắc đến một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình nghiên cứu từ khoá không thể không nhắc tới SEMRush. Đây là một công cụ phân tích các chỉ số website và SEO hiệu quả đang được rất nhiều SEOer sử dụng. Công cụ này có chức năng nghiên cứu từ khoá, phân tích đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh khả năng phân tích tuyệt vời của Google Tag Manager, công cụ SEMrush còn giúp bạn tối ưu SEO và chiến lược quảng cáo Google Ads tốt nhất.
Ưu điểm của phần mềm SEMRush đó là:
- Giao diện thận thiện với tất cả người dùng, người dùng dễ dàng gắn các website dưới dạng những “projects”.
- Không chỉ là công cụ nghiên cứu từ khoá, sử dụng SEMRush bạn còn dễ dàng biết được từ khoá của mình đã lên top hay chưa và bài viết của bạn đang đứng ở vị trí nào so với đối thủ.
- Sử dụng SEMRush, SEOer còn có thể phân tích đối thủ cạnh tranh, tạo nội dung quảng cáo lôi cuốn hơn, sắp xếp từ khoá vào nhóm từ khoá đang triển khai.
3.10. Google Keyword Tools – Google Adwords
Google Keyword Tools - Google Adwords là một công cụ nghiên cứu và phân tích từ khoá miễn phí cuối cùng mà Unia muốn chia sẻ với bạn. Chức năng của phần mềm này đó là: Tìm kiếm, khám phá các từ khoá, so sánh các xu hướng từ khoá đồng thời, lên kế hoạch quảng cáo nhóm từ khoá,.... Với kho dữ liệu khổng lồ, Google Keyword Tools - Google Adwords cung cấp cho người dùng những số liệu chi tiết về nhiều mặt như: số nhấp chuột vào quảng cáo, tỷ lệ cạnh tranh trong quảng cáo, số lượng tìm kiếm từ khoá,...
Bên cạnh đó, Google Keyword Tools – Google Adwords cũng cung cấp một số thông số khác kèm theo như: các yếu tố nhân khẩu học, vị trí địa lý,... Nắm bắt được cách sử dụng Google Keyword Tools – Google Adwords sẽ giúp người sử dụng dễ dàng phân tích được xu hướng khách hàng. Từ đó, chọn lựa được lượng khách hàng mục tiêu phù hợp giúp gia tăng tối đa hiệu quả kinh doanh.
4. Kết luận
Trên đây chúng tôi đã thông tin đến bạn đọc top 10 công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí tối nhất giúp ích cho bạn trong quá trình học marketing. Hy vọng rằng bài viết mang tới nhiều hữu ích cho bạn đọc.
Chúc bạn thành công!
19/03/2019
6728 Lượt xem
Bài học “vàng” về content marketing - Sáng tạo hay là chết
Trong kỷ nguyên của thông tin và công nghệ số, sáng tạo là khác biệt và là điều kiện tiên quyết để quyết định thành công. Một cá nhân sáng tạo là một cá nhân nổi bật, một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp có nhiều nhân tố sáng tạo. Doanh nghiệp cần ý thức được content marketing không đơn thuần là cung cấp thông tin, mà đó là nghệ thuật, là tinh hoa có giá trị đến cộng đồng.
Content is King
Đây cũng chính là những gì anh Tạ Ngọc Tiến - Chuyên gia Content Marketing tại TNI Group chia sẻ trong khóa học 2 Giờ Xây dựng kế hoạch Content Marketing trên Unica của mình. Cùng dành 5 phút để nghiền ngẫm về những chia sẻ của Co-founder giàu kinh nghiệm, luôn mang trong mình sứ mệnh giúp cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập thế giới nhé!
Đây là khóa học content marketing online cơ bản về nền tảng, dành cho những bạn mới bắt đầu, những bạn start-up muốn xây dựng thương hiệu với nguồn vốn hạn chế. Trong đó giảng viên sẽ đề cập đến khái niệm và tầm quan trọng của Content, quy trình 3 bước để làm content marketing sáng tạo để tạo ra giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đề cập đến phần những bài học “vàng” mà giảng viên đúc kết qua 3 phần của khóa học.
Trong suốt nội dung khóa học, các bài giảng được truyền tải nhẹ nhàng bằng kinh nghiệm thực tế, không đặt nặng lý thuyết. Qua đó học viên sẽ tự tìm được định nghĩa riêng về content cho riêng mình và rút ra bài học từ những người đi trước. Như anh Tiến chia sẻ "Content marketing không có gì xa lạ, nó là đời".
Trước khi sáng tạo, cần đi tìm giá trị
Đa phần các blog hay website thành công đều viết về các sự kiện mang tính thời sự, các sự kiện nóng hổi mà xã hội đang quan tâm. Điều này sẽ thu hút một lượng truy cập (traffic) cực kỳ lớn cho doanh nghiệp.
Vậy bạn tìm giá trị ở đâu và tìm như thế nào?
- Thông qua phân khúc thị trường mục tiêu của mặt hàng, công ty kinh doanh mà bạn đã xác định, hãy tìm hiểu khách hàng đang muốn gì, quan tâm đến gì. Ví dụ bạn cung cấp sản phẩm đồ dùng học tập, thì khách hàng là phụ huynh, học sinh và sinh viên, những đối tượng này quan tâm đến vấn đề gì? Bạn cần điều tra, tìm hiểu đối tượng này từ hành vi của họ, nhu cầu quan tâm để từ đó chuẩn bị nội dung sáng tạo về sau.
- Bạn có thể sử dụng công cụ Google Trends để theo dõi các vấn đề nổi trội nhất và sáng tạo theo đó.
Sáng tạo ra giá trị
Để có thể sáng tạo, bạn cần có mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể. Một vấn đề- ba giải pháp và năm hành động thực tế.
Bước 1: Xác định mục tiêu hành động
Bạn có thể đặt mục tiêu là số lượng hay chất lượng và tạo concept cho nó. Lý do nằm ở Google. Các trang sản xuất trên 4 nội dung 1 ngày thông thường sẽ nhận nhiều hơn 55% lượng traffic từ công cụ tìm kiếm.
Và hãy nhớ rằng, nội dung sản xuất ra phải có ý nghĩa, đừng viết tràn lan đại hải nhưng không rút ra được bài học hay chia sẻ hữu ích gì cho cộng đồng.
Bước 2: Xác định dạng nội dung
Dạng nội dung tức là hình thức trình bày mà bạn sử dụng, ví dụ hình ảnh, bài viết, video, meme, infographic…. Mỗi một nội dung sẽ được thể hiện theo các cách khác nhau. Ví dụ bạn viết về quy trình bán hàng, thay vì một bài viết đầy chữ thì bạn chuyển đổi nó thành quy trình sẽ dễ dàng hơn cho người đọc và nhận được nhiều truy cập hơn. Đây là phần vô cùng quan trọng mà nhiều người làm Content bỏ qua.
Bước 3: Xác định kênh truyền tải
Có 3 kênh để bạn có thể truyền tải như:
+ Kênh trả phí: TV, kênh của người nổi tiếng, báo,...các kênh này có sẵn đối tượng công chúng mục tiêu và bạn cần trả phí để được chia sẻ trên đó.
+ Kênh media: Blog, Website, Facebook,... các kênh này kiểm soát và xây dựng dễ dàng.
+ Kênh Earned media: Là những kênh sinh ra do hoạt động truyền miệng...
Thông thường chúng ta nên sử dụng những kênh mà bạn có thể kiểm soát nội dung và đo lường trên đó được. Bạn cần xác định nhu cầu, nguồn lực, đối tượng muốn truyền tải là ai để xác định sẽ dùng kênh nào.
Truyền tải giá trị
Khi đã tìm và sáng tạo, bước không thể nào bỏ qua là truyền tải giá trị đến cộng đồng.
Bước 1: Tạo lịch trình quản lý nội dung
Đây là bước rất quan trọng, giúp bạn kiểm soát số lượng, tần suất nội dung trên các kênh, dễ dàng phân chia nguồn lực, đánh giá được hiệu quả trên các kênh và kịp thời đưa ra các điều chỉnh phù hợp.
Bước 2: Sáng tạo từng mẩu nội dung
Tại bước này, bạn sẽ được học cách sáng tạo nội dung sao cho thu hút khách hàng nhất, với nội dung thông tin đa dạng, bắt trend hoặc mang tính thời sự cao sẽ thu hút hàng trăm ngàn người đọc.
Bước 3: Đo lường nội dung
Có thể thấy quy trình mà giảng viên Tạ Ngọc Tiến đưa ra vô cùng chi tiết, tỉ mỉ. Giống như một sơ đồ, một bản kế hoạch chi tiết để nhìn vào đó, người sáng tạo nội dung không đi lệch hướng và nâng cao hiệu suất cạnh tranh của mình.
Kết thúc khóa học, anh Tiến đã giúp cho các bạn học viên của mình nắm được các yếu tố, các điểm mấu chốt quyết định đến sự thành công trong content marketing. Content không chỉ là viết lách hay “chém gió” mà đó là sự lao động sáng tạo của khối óc!
Chúc bạn thành công!
>> Nguyên tắc 3R trong Content Marketing những điều cần lưu ý
>> Content Marketing: Chiến lược học hỏi từ đối thủ cạnh tranh
>> 5 Bí quyết tạo ra content "thần sầu" mà bạn chưa biết
19/03/2019
1734 Lượt xem