Kinh Doanh
Thặng dư vốn cổ phần là gì? Công thức tính chuẩn
Khi đọc thông tin trong báo cáo tài chính của một công ty bất kỳ thì chắc hẳn bạn sẽ gặp khái niệm về thặng dư vốn cổ phần. Nhưng sẽ có nhiều bạn chưa thể hiểu được ý nghĩa của cụm từ này. Vậy thì để có thể nắm được khái niệm thặng dư vốn cổ phần là gì cũng như cách tính chính xác thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây với Unica nhé!
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
>>> Xem ngay: Nguyên tắc chung của việc lưu ký chứng khoán là gì?
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Khái niệm
Vốn luôn luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến trong nền kinh tế hiện nay, do vậy công ty cổ phần có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau.
Một trong những phương thức để tăng vốn điều lệ được nhiều công ty lựa chọn đó là kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ công ty.
Thặng dư vốn cổ phần hay còn được gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, được biến đến là khoản chênh lệch mệnh giá cổ phiếu so với giá thực tế phát hành và thường được tính theo công thức sau đây:
Thặng dư vốn cổ phần được tính = (Giá phát hành - mệnh giá) x số phát hành
Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và các khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, sau đó được kết chuyển thành vốn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai. Do đó mà khoản thặng dư này sẽ không được xem là vốn cổ phần cho tới khi được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư của mỗi công ty.
Thặng dư vốn cổ phần cũng chính là một khoản chênh lệch về mệnh giá của cổ phiếu so với giá phát hành, thặng dư vốn cổ phần còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, nó được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và thặng dư sẽ chuyển sang cổ phần, sau đó mới chuyển vào vốn đầu tư của chính chủ sở hữu trong tương lai.
Ví dụ cách tính thặng dư vốn cổ phần
Để hiểu rõ hơn về thặng dư vốn cổ phần là gì, thì sau đây sẽ là một ví dụ để các bạn có thể hiểu được đó là: Công ty A phát hành 100.000 cổ phần chào bán với giá 12.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, do nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty A nên nhiều nhà đầu tư mua cổ phần với giá cao hơn là 16.000 đồng/cổ phần. Như vậy, thặng dư vốn cổ phần trong trường hợp này sẽ là (16.000 – 12.000) x 100.000 = 400.000.000 đồng
Quy định chung về thặng dư vốn cổ phần
Các khoản chênh lệch tăng do quá trình thực hiện giao dịch mua – bán cổ phiếu quỹ, phần chênh lệch xuất phát từ việc hành thêm cổ phiếu mới cao hơn so với mệnh giá và được hạch toán trong tài khoản về thặng dư vốn sẽ không được hạch toán trong thu nhập tài chính của doanh nghiệp. Thông thường, khoản thặng dư sẽ không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng
Với trường hợp giá bán của cổ phiếu quỹ thấp hơn so với giá đã mua vào, hoặc giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm nhỏ hơn so với mệnh giá thông thường, lúc này phần chênh lệch sẽ bị giảm xuống. Doanh nghiệp sẽ không phải hạch toán trong mục chi phí
Ngoài ra bạn sẽ phải dùng vốn thặng dư để bù đắp mà không phải là dùng lợi nhuận trước thuế. Nếu nguồn vốn thặng dư không đủ cho việc chi trả này thì sẽ phải cần dùng đến lợi nhuận sau thuế và quỹ trong công ty để bù đắp vào.
Để trở thành nhà đầu tư chứng khoán thông minh là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần rất nhiều kỹ năng và có phương pháp phân tích chuẩn xác. Đăng ký khoá học online chứng khoán trên Unica để học đầu tư chứng khoán theo phương pháp phân tích kỹ thuật và có thêm bí quyết kinh nghiệm đầu tư chứng khoán thành công.
[course_id:559,theme:course]
[course_id:560,theme:course]
[course_id:641,theme:course]
Cách làm tăng và giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
>>> Xem ngay: Hướng dẫn phân biệt cổ phiếu Penny và cổ phiếu Midcap
Cách làm tăng và giám vốn điều lệ của công ty cổ phần
Cách tăng vốn điều lệ thặng dư
Đối với 2 trường hợp dưới đây, vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được điều chỉnh tăng cụ thể:
Trường hợp 1
Khi kết chuyển phần thặng dư vốn với mục đích làm tăng vốn điều lệ. Cần lưu ý rằng, kết chuyển thặng dư vốn phải đáp ứng đủ điều kiện về khoản chênh lệch tăng tính từ giá bán so với giá vốn mua vào trong cổ phiếu quỹ. Lúc này, các công ty có thể sử dụng tất cả phần chênh lệch để nhằm tăng vốn điều lệ.
Trường hợp 2
Nếu các doanh nghiệp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì khi đó công ty chỉ được sử dụng khoản chênh lệch tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn của cổ phiếu chưa bán, có bổ sung thêm việc tăng khoản vốn điều lệ.
Trong trường hợp phần vốn của cổ phiếu chưa được bán lớn hơn hoặc bằng nguồn vốn, thì nghĩa là công ty sẽ không thể điều chỉnh để tăng nguồn vốn điều lệ từ số vốn bán đầu.
Giảm vốn điều lệ của các công ty cổ phần
Điều kiện để có thể giảm giá vốn điều lệ đó là khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do thay đổi các ngành nghề sản xuất kinh doanh, hoạt động với quy mô nhỏ hơn hoặc buộc phải hủy bỏ cổ phiếu quỹ.
Ngoài ra, còn có thể giảm vốn khi công ty kinh doanh thua lỗ trong thời gian 3 năm liên tiếp, và có số lỗ lũy kế bằng 50% vốn của tất cả các cổ đông trở lên, tuy nhiên thì vẫn chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tổng kết
Mong rằng những chia sẻ trên về thặng dư vốn cổ phần là gì từ Unica sẽ giúp cho mọi người có thêm những kiến thức cần thiết để nắm được những thông tin bổ ích phục vụ cho việc đầu tư của mình hiệu quả hơn.
15/03/2022
2588 Lượt xem
Phân tích lợi ích khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi
Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán thì chắc hẳn mọi người đã quen thuộc với 2 khái niệm cổ phiếu và trái phiếu, tuy nhiên thì thêm một loại chứng khoán nữa cũng mang lại nhiều khoản sinh lời cho nhà đầu tư đó là trái phiếu chuyển đổi. Vậy lợi ích cũng như rủi ro mà trái phiếu này mang lại cho nhà đầu tư là gì cùng Unica tìm hiểu xem nhé!
Tổng quan về trái phiếu biến đổi
>>> Xem ngay: Hướng dẫn phân tích cơ bản chứng khoán chính xác nhất
Tổng quan về trái phiếu biến đổi
Khái niệm
Đây được hiểu là (tến tiếng anh Convertible Bond) là loại trái phiếu mà người sở hữu có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu tại một thời điểm xác định trong tương lai. Loại trái phiếu biến đổi được phát hành bởi công ty cổ phần và có đặc điểm là lãi suất cố định và khá thấp so với các loại trái phiếu khác.
Trái phiếu biến đổi hứa hẹn sẽ đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn những trái phiếu thường khác và đây cũng là điểm hấp dẫn mà nhà đầu tư khi lựa chọn trái phiếu chuyển đổi.
Về bản chất thì trái phiếu chuyển đổi còn được coi là một sản phẩm giữa trái phiếu doanh nghiệp và quyền mua cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. Trong đó thì quyền mua cổ phiếu cho phép người có cổ phiếu có quyền mà không cần có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại các thời điểm trong tương lai với mức giá đã được xác định từ trước.
Công thức tính
Nhiều người có thắc mắc rằng không biết giá của trái phiếu chuyển đổi sẽ được xác định theo cách tính giá của trái phiếu thông thường, hay được tính theo giá của cổ phiếu sau khi đã được chuyển đổi.
Dưới đây là công thức tính giá chính xác nhất cụ thể:
Giá trái phiếu chuyển đổi sẽ = Giá trị của trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi
Giá trị của trái phiếu thường được tính toán bằng cách lấy tổng dòng tiền thanh toán gốc cộng với lãi suất của trái phiếu đối với số tiền vốn ban đầu. Đây chính là số tiền mà nhà đầu tư bỏ ra để mua trái phiếu chuyển đổi kèm theo khoản tiền lãi dựa trên mức lãi suất quy định.
Giá trị quyền chuyển đổi nghĩa là giá quyền mua cổ phiếu sẽ bị phụ thuộc vào giá của cổ phiếu thường tại doanh nghiệp phát hành. Những nhà giao dịch trên thị trường sẽ tiến hành so sánh phần chênh lệch giữa giá trị quyền chuyển đổi với giá cổ phiếu để tìm ra giá trị thực của quyền mua.
Nếu khoản chênh lệch này là số âm, tức là quyền mua không có giá trị, bạn không cần thiết phải chuyển trái phiếu thành cổ phiếu.
Ngược lại, nếu khoản chênh lệch dương thì nhà đầu tư nên đầu tư vào trái phiếu biến đổi để có thể chuyển đổi thành cổ phiếu.
Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi
Trái phiếu này mang những đặc điểm sau đây mà các nhà đầu tư cần lưu ý như sau:
Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là yếu tố thể hiện số lượng cổ phiếu nhận được khi nó được chuyển đổi từ một loại trái phiếu. Tỷ lệ này thường được công ty ấn định ngay sau khi phát hành trái phiếu đó. Tỷ lệ này còn thể hiện cho biết rằng mỗi trái phiếu có thể được biến đổi được thành bao nhiêu cổ phiếu.
Tỷ lệ chuyển đổi sẽ thể hiện dưới dạng tỷ số hay mức giá chuyển đổi. Điều này được quy định cụ thể trong các hợp đồng giao dịch trái phiếu và đi kèm với một số điều kiện khác.
Thời hạn chuyển đổi
Thời hạn này đồng thời được các công ty phát hành trái phiếu quy định đa dạng, tùy vào các quyết định của công ty. Có loại chuyển đổi được bất kỳ lúc nào và cũng có loại chỉ chuyển đổi được tại một vài thời điểm nhất định.
Lãi suất của trái phiếu
Giống như những trái phiếu thông thường khác thì trái phiếu biến đổi cũng đem lại những khoản lãi suất định kỳ cho người đầu tư. Tuy nhiên thì mức lãi suất này sẽ thấp hơn so với cổ phiếu gốc.
Chuyển đổi bắt buộc
Đây là trường hợp khi giá của cổ phiếu cao hơn giá trị mà nó có thể đạt tới vào thời gian trái phiếu được thu hồi hay mua lại. Đặc tính này sẽ làm giảm khả năng tăng giá quá cao của trái phiếu bị chuyển đổi này.
Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
[course_id:608,theme:course]
[course_id:1240,theme:course]
[course_id:1310,theme:course]
Ưu và nhược điểm của trái phiếu biến đổi
>>> Xem ngay: Chứng quyền là gì? Những kiến thức cơ bản về chứng quyền
Ưu và nhược điểm của trái phiếu biến đổi
Việc xác định ưu nhược điểm của loại trái phiếu này sẽ giúp cho mọi người xác định được mục tiêu cũng như lựa chọn đầu tư một cách hiệu quả hơn.
Ưu điểm
Đầu tiên thì đây một loại trái phiếu mang một số đặc điểm tương tự như trái phiếu thông thường, nghĩa là các nhà đầu tư được thanh toán tiền lãi với mức lãi suất cố định. Và thông thường, thu nhập từ lãi suất trái phiếu sẽ thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu. Ngoài ra trái phiếu biến đổi này cũng có thể được mua lại với giá bằng mệnh giá ban đầu vào lúc đáo hạn
Nhà đầu tư nắm giữ loại trái phiếu này sẽ được hưởng các quyền ưu tiên hơn so với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty bị thanh lý hay phá sản
Trong những giai đoạn thị trường chứng khoán bị tụt dốc, giá thị trường của trái phiếu này thường có xu hướng ổn định hơn giá của các cổ phiếu. Đồng thời giá trị của loại trái phiếu này sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những trái phiếu đang phải cạnh tranh khác trên thị trường
Khi giá cổ phiếu của công ty phát hành trên thị trường có chiều hướng tăng, thì khả năng chuyển đổi của trái phiếu được cho là sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội sinh lợi nhuận hơn trong tương lai
Nhà đầu tư có quyền lựa chọn việc biến đổi trái phiếu hay là không. Trong lúc thị trường giá cổ phiếu đang tụt giảm, nhà đầu tư có thể lựa chọn không thực hiện quyền chuyển đổi mà đợi đến khi giá cổ phiếu tăng mạnh sau đó mới thực hiện việc chuyển đổi để thu được nhiều tiền sinh lời hơn
Nhược điểm
So với các loại trái phiếu khác thì những nhà đầu tư sở hữu loại trái phiếu này sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn
Do thời gian để một trái phiếu biến đổi thành cổ phiếu cần mất nhiều thời gian nên có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro
Trong các trường hợp công ty phải ngừng các hoạt động do việc: hợp nhất, sáp nhập hay giải thể thì các trái chủ sở hữu loại trái phiếu này sẽ bị mất đi quyền hạn chuyển đổi này
So sánh trái phiếu chuyển đổi với trái phiếu không chuyển đổi
Đặc điểm lớn nhất để có thể phân biệt trái phiếu biến đổi với những trái phiếu khác chính là quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của tổ chức phát hành. Đây chính là điểm thu hút với các nhà đầu tư trong trường hợp thị trường có những biến động xấu ảnh hưởng đến thu nhập từ trái phiếu.
Tuy nhiên, so với trái phiếu chuyển đổi thì những trái phiếu thông thường khác thường có mức lãi suất cao hơn, từ đó nâng cao thu nhập cho những người nắm giữ. Nếu bạn mong muốn nhận được khoản lãi lớn thì trái phiếu chuyển đổi không phải là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư mong chờ về giá trị của cổ phiếu sau khi chuyển đổi thì không thể bỏ qua loại trái phiếu này.
Nhìn chung thì đây vẫn là một loại chứng khoán đáng để đầu tư vì tính an toàn cũng như những lợi ích cao mang lại cho nhà đầu tư đã nêu ở trên. Tham gia đầu tư chứng khoán bạn có rất nhiều lựa chọn đầu tư, quan trọng là chiến lược của mỗi người mà bạn sẽ có được quyết định phù hợp nhất.
Tổng kết
Qua những thông tin về trái phiếu chuyển đổi ở trên thì Unica cũng mong rằng các nhà đầu tư sẽ có một cái nhìn tổng quan và đúng đắn nhất về loại trái phiếu này. Biết được lợi ích của nó thì đây cũng được xem là một trong những gợi ý đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà đầu tư. Chúc các bạn may mắn và thành công!
15/03/2022
1921 Lượt xem
Sàn OTC là gì? Tổng quan về thị trường OTC tại Việt Nam
Một kênh đầu tư phát triển dành cho tất cả mọi người tìm hiểu đó là sàn giao dịch OTC. Vậy chính xác thị trường OTC là gì và tại Việt Nam nó hoạt động và phát triển như thế nào thì mời các bạn cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!
Sàn giao dịch OTC là gì?
>>> Xem ngay: Chỉ số wacc là gì? Công thức tính wacc chính xác nhất
Sàn giao dịch OTC là gì?
OTC là gì? Được biết đến là thị trường tài chính phi tập trung, nhưng không có địa điểm giao dịch nào cụ thể. Ngoài ra sàn OTC là nơi giao dịch chứng khoán của nhiều trader có máy tính và kết nối mạng.
Về cơ bản, thị trường tài chính được phân thành 2 loại đó là: tập trung và phi tập trung.
Thị trường tập trung chính là thị trường có địa điểm giao dịch cụ thể, có hệ thống quy định các công cụ tài chính được giao dịch giống như các sở giao dịch chứng khoán (còn gọi là trading floor).
Thị trường phi tập trung sẽ không có địa điểm giao dịch cụ thể và OTC (Over The Counter) là một thị trường tương tự như vậy. Đồng thời OTC còn được coi là thị trường thứ cấp, là nơi diễn ra các giao dịch theo thỏa thuận song phương giữa những người tham gia. Hay nói cách khác, 2 bên mua và bên bán sẽ tự thương lượng và thỏa thuận về giá, mà không có sự can thiệp nào của các thị trường tập trung khác.
Do thị trường OTC không có địa điểm giao dịch cụ thể, nên khả năng một trong các bên không tuân thủ thỏa thuận cao hơn nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều cơ hội giao dịch lớn hơn, linh hoạt hơn cho các trader. Ngoài ra, dù không có địa điểm cụ thể nhưng những người tham gia vào sàn OTC, thị trường OTC đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý.
Cũng như những sở giao dịch chứng khoán hay các thị trường truyền thống, thị trường OTC được mở ra để giúp cho việc tăng trưởng kinh tế và tính thanh khoản. Đây là một giải pháp thay thế tốt nhất dành cho tt cả các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán phổ biến.
Ưu nhược điểm của sàn giao dịch OTC là gì?
Ưu điểm sàn OTC là gì?
Có thể nói thị trường OTC có rất nhiều những ưu điểm nhất định mà các nhà đầu tư cần nắm được cụ thể đó là:
Tất cả các điều kiện về hợp đồng đều linh hoạt vì không có những tiêu chuẩn cố định
Số vốn đầu tư thường nhỏ
Công cụ tài chính rẻ
Đa dạng các loại tài sản tài chính để đầu tư
Ngoài ra còn là nguồn tiếp cận tài chính cho những công ty chưa thể niêm yết trên các thị trường tập trung
Thời gian giao dịch thường dài hơn các phiên giao dịch có trên thị trường tập trung
Nhược điểm của thị trường OTC
Tính kém minh bạch. Các công ty khi tham gia vào thị trường OTC không cần phải cung cấp nhiều thông tin chi tiết của bản thân
Rủi ro cao hơn. Để giảm thiểu rủi thì các trader cần đa dạng hóa danh mục đầu tư, không đầu tư nhiều hơn mức có thể chi trả và phần bảo hiểm rủi ro...
Ngoài ra là tính thanh khoản thấp
Giá của các loại tài sản không cần phải công khai
Nắm bắt kiến thức và kỹ năng về đầu tư chứng khoán bằng cách tham gia khoá học online chứng khoán qua video. Khoá học giúp bạn nắm được chi tiết A-Z kiến thức về chứng khoán. Và giúp bạn tránh tất tần tật những rủi ro, cạm bẫy để tăng thu nhập từ đầu tư thị trường chứng khoán.
[course_id:260,theme:course]
[course_id:410,theme:course]
[course_id:2186,theme:course]
Tại sao nhà đầu tư giao dịch trên thị trường OTC?
Vì có lợi nhuận cao hơn
Chính vì giá cả mua bán là tự thoả thuận nên người mua và người bán có thể tự do đưa ra mức kỳ vọng của mình mà không phải chịu ảnh hưởng nhiều vào thị trường.
Đặc biệt là cổ phiếu của các ngân hàng, ví dụ như cổ phiếu của VPBank lúc lên sàn chỉ là 15.000 đồng/cổ phiếu, nhưng sau khi đưa lên thị trường OTC được đẩy cao tới mức giá 70.000 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra trên thị trường OTC còn thực hiện các giao dịch các mã cổ phiếu chưa lên sàn nữa, nên giá trị phần lớn là do các nhà đầu tư tự mình phân tích và dự đoán chứ chưa sát thực tế về nhu cầu của thị trường.
Nhiều cơ hội để lựa chọn hơn
Tại Việt Nam thì không có nhiều loại tài sản phái sinh ở các sàn giao dịch OTC, nhưng ở nước ngoài thì các sản phẩm chứng khoán phái sinh, quyền chọn nhị phân, CFD được giao dịch với khối lượng khổng lồ. Mặc dù ở thị trường nước ngoài nhưng các nhà đầu tư vẫn có thể tạo tài khoản và giao dịch các sản phẩm phái sinh trên thị trường quốc tế.
Chính vì vậy mà việc có nhiều loại tài sản để giao dịch giúp cho các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa được các danh mục sản phẩm đầu tư của mình.
Sự phát triển của tiên tiến của kỹ thuật số
Tiền ảo ở thời điểm hiện tại không còn ảo nữa rồi, thị trường cryptocurrency ngày nay lớn đến mức mà không thể sập được nữa khi giá trị vốn hoá thị trường của đồng Bitcoin cũng đã đạt ngưỡng 1.000 tỷ USD, chưa tính những crypto khác.
Do vậy nhiều sản phẩm phụ trợ cho thị trường crypto đã ra đời, tăng số lượng các danh mục đầu tư lên. Và thị trường OTC cũng không đứng ngoài cuộc đua trong trend đầu tư hiện nay.
Cho phép các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy
Đòn bẩy là một trong những ưu điểm nổi bật của CFD, nó giúp cho nhiều nhà đầu tư có thể đặt cược nhiều hơn số tiền mình hiện đang có.
Thị trường tài chính truyền thống tại Việt Nam không cho phép dùng đòn bẩy khi giao dịch, chúng chỉ phổ biến đối với thị trường nước ngoài. Hãy luôn ghi nhớ rằng việc sử dụng đòn bẩy sẽ giúp tài sản của bạn gia tăng nhiều lần nhưng cũng nhanh chóng có khả năng bị cháy tài khoản nếu giá đi ngược với vị thế giao dịch của bạn.
Ngày càng được bảo mật hơn trong các giao dịch hơn
Đối với thị trường OTC tại Việt Nam, nếu như trước đây sàn giao dịch OTC được xem là con ghẻ của thị trường chứng khoán thì giờ đây nó đã trở thành con cưng. Nhiều sàn OTC đã bắt đầu được đầu tư nhiều hơn giúp cho nó cũng được bảo mật cao hơn và các hoạt động diễn ra được mượt mà hơn.
Sàn OTC đang trở nên chuyên nghiệp và uy tín hơn không khác gì các sàn giao dịch tập trung như HOSE, HNX…tại Việt Nam.
Những rủi ro khi giao dịch trên sàn OTC
>>> Xem ngay: Momentum là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo Momentum
Những rủi ro khi giao dịch trên sàn OTC
Rủi ro từ chủ thể phát hành
Thị trường OTC như mọi người biết thì nó không được cập nhật thông tin một cách minh bạch và công khai như thị trường chứng khoán tập trung thông thường. Do vậy mà có rất nhiều công ty phát hành cổ phiếu cố gắng che giấu những thông tin xấu về cổ phiếu của mình, đồng thời luôn đưa ra các thông tin tích cực nhằm qua mắt nhiều nhà đầu tư.
Điều này sẽ gây rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư, tốt nhất nếu như bạn không có nhiều thông tin về công ty nào đó thì chưa vội đầu tư vào danh mục đó.
Rủi ro từ thị trường
Thị trường OTC cũng như thị trường chứng khoán bình thường, đều phải chịu sự ảnh hưởng ít nhiều của thị trường chung. Đa phần các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư trên sàn OTC sẽ ít cập nhật thông tin so với các sàn chứng khoán tập trung, do họ không có kênh thông tin chính nào mà toàn nghe ngóng và tự đánh giá cũng như tự ra quyết định đầu tư.
Do vậy mà rủi ro từ thị trường là điều không thể tránh khỏi với thị trường OTC, đặc biệt là thị trường OTC ở Việt Nam.
Rủi ro về thanh khoản
Chính vì những đặc điểm chung của sàn OTC là giao dịch tự do, thoả thuận mua bán với nhau nên người bán phải tự tìm đến người mua và người mua phải tự đi tìm người bán. Phần lớn đều nhờ sự hỗ trợ của các sàn OTC trung gian, khi thị trường này biến động giảm giá mạnh sẽ rất khó để bạn có thể tìm được người mua mã cổ phiếu này.
Những ai khi tham gia vào thị trường OTC thông qua nhà môi giới OTC thay vì sàn OTC sẽ giúp nhà đầu tư có cơ hội cắt lỗ chốt lời bất kỳ lúc nào vì họ đầu tư thông qua những biến động giá chứ không thật sự sở hữu chúng.
Rủi ro vì lừa đảo
Hoạt động của sàn OTC ở Việt Nam là hợp pháp nhưng những quy định cũng như hành lang pháp lý còn nhiều điều lỏng lẽo. Nhiều công ty ma hoặc các công ty cố gắng khuếch đại con số trong báo cáo tài chính làm nhà đầu tư bị sập bẫy. Đa số xảy ra với các công ty chưa được niêm yết nên chưa được thẩm định độc lập để có kết quả chính xác.
Nhà đầu tư cần phải sử dụng năng lực thẩm định của bản thân để đánh giá các danh mục đầu tư như thế nào trên thị trường OTC.
Cách giảm thiểu rủi ro khi tham gia sàn OTC
Một trong những nhược điểm lớn nhất của thị trường chứng khoán OTC là thiếu cơ quan giám sát khiến các bên có cơ hội vi phạm hợp đồng. Để giảm thiểu rủi ro này xuống mức tối đa, thì các trader cần sử dụng 1 sàn môi giới chứng khoán để tránh gặp scam.
Các sàn giao dịch OTC tốt nhất cần có:
Giấy phép kinh doanh. Thị trường tài chính luôn luôn tồn tại nhiều rủi ro. Tuy nhiên, việc giao dịch tại một sàn OTC phải có giấy phép kinh doanh, điều này sẽ giúp trader tránh được các hành vi sai trái và lừa đảo có thể xảy ra. Từ đó, giảm thiểu rủi ro xuống mức tối đa
Bảo mật tài khoản. Nếu sàn chứng khoán OTC tách biệt tài khoản của khách hàng với các tài khoản của công ty thì sẽ làm cho tài khoản của trader luôn khả dụng mọi lúc mọi nơi và sàn chứng khoán sẽ không thể dùng tiền của khách hàng để phục vụ cho các mục đích khác
Nhiều mức đòn bẩy. Để quản lý vị thế giao dịch một cách hiệu quả, trader cần có nhiều mức đòn bẩy khác nhau phù hợp với nhu cầu của bản thân
Tốc độ thực thi lệnh nhanh với mức trượt giá nhỏ. Có spread thấp là điểm cộng tuyệt vời và càng tuyệt vời hơn nữa nếu như sàn OTC có thể thực hiện lệnh ngay tại mức giá ask
Dịch vụ khách hàng. Sẽ thật tuyệt vời nếu dịch vụ khách hàng của sàn OTC sử dụng ngôn ngữ địa phương và có trụ sở đặt tại quốc gia mà trader đang sinh sống. Khi đó, các trader có thể trực tiếp đến trụ sở để giải đáp các thắc mắc hoặc vấn đề mà mình gặp phải
Đào tạo. Các sàn môi giới chứng khoán không được phép đưa ra lời khuyên đầu tư nhưng họ có thể cung cấp những kiến thức giao dịch cần thiết
Kết Luận
Những chia sẻ trên về sàn OTC, Unica mong rằng mọi người sẽ nắm rõ được khái niệm OTC là gì cũng như tất cả thông tin quan trọng về sàn giao dịch OTC tại Việt Nam. Điều này có tác động đến quá trình lựa chọn đầu tư của nhiều người. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo và theo dõi khoá học đầu tư chứng khoán online trên Unica, các chuyên gia sẽ bất mí cho bạn những cách phân tích, mẹo, kinh nghiệm hay, mời bạn tham khảo.
15/03/2022
3023 Lượt xem
Momentum là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo Momentum
Một trong những chỉ báo quan trọng trong lĩnh vực tài chính và ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư đó là Momentum. Vậy chính xác chỉ báo Momentum là gì và cách tính chỉ số này thế nào thì Unica sẽ hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng chỉ báo này cụ thể ở bài viết dưới đây nhé!
Chỉ báo Momentum là gì?
>>> Xem ngay: Sàn OTC là gì? Tổng quan về thị trường OTC tại Việt Nam
Chỉ báo Momentum là gì?
Khái niệm chung
Đối với những người mới bước chân vào tìm hiểu lĩnh vực đầu tư tài chính thì chắc hẳn đều thắc mắc momentum là gì? Hiểu theo cách đơn giản nhất, thì đây là chỉ số dùng để đo lường các phân tích kỹ thuật. Sự biến động của chỉ số momentum hàng ngày chính là thay đổi lên xuống của giá chứng khoán trên các sàn giao dịch. Do đó, các nhà đầu tư có thể đánh giá tổng quan về tình hình chứng khoán trong thời gian gần đây.
Ngoài ra chỉ báo momentum còn có liên quan mật thiết đến xu hướng thị trường. Các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào đó để đưa ra những suy luận logic nhất về tình hình biến động chứng khoán. Thông thường có hai xu hướng sẽ xảy ra là: đảo chiều hoặc tiếp tục tăng trưởng. Khi đó thì kả năng giá cổ phiếu "nằm bất động" sẽ ít có cơ hội xảy ra hơn.
Còn chỉ báo Momentum indicator được dùng để đánh giá sức mạnh của xu hướng thị trường. Nhờ đó, mà các trader mới có thể biết được xu hướng sẽ tiếp tục hay đảo chiều và ra quyết định giao dịch chính xác hơn.
Xu hướng thị trường là một khái niệm quan trọng trong việc phân tích kỹ thuật. Rất nhiều chiến lược giao dịch phụ thuộc vào xu hướng của thị trường - thị trường đang theo xu hướng hay đang đi ngang (sideway), xu hướng mới bắt đầu hay sắp kết thúc. Những thông tin này vô cùng cần thiết với trader và chỉ báo động lượng momentum chính là phương thức để trader xác định chính xác những thông tin trên.
Công thức tính Momentum
Momentum tính = (Closei / Closei-n ) x 100
Trong đó:
Closei được hiểu là giá đóng cửa tại phiên giao dịch (hay cây nến) thứ i và Closei-n sẽ là giá đóng cửa tại phiên giao dịch hay cây nến thứ i-n
Với n chính là khoảng thời gian (hoặc số kỳ) được xác định bởi mỗi nhà đầu tư, dựa vào những chiến lược cụ thể. Trên phần mềm MT4, giá trị n được mặc định là 14
Trong quá trình tính toán, cũng có những trường hợp người ta tính giá trị của Momentum theo một cách đơn giản hơn, đó là Momentum = Closei – Closei-n, với cách tính này thì chỉ báo Momentum sẽ chỉ phản ánh được sự thay đổi trong độ lớn của giá, còn với cách tính đầu tiên thì chỉ báo Momentum phản ánh rõ hơn về tốc độ thay đổi của giá, được biểu thị bằng phần trăm, gần với bản chất của động lượng. Trong phần mềm MT4, chỉ báo Momentum này được mặc định tính theo cách thứ nhất.
Đặc điểm của chỉ số Momentum
Sau khi tìm hiểu được chỉ báo Momentum là gì, tiếp theo là tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm của Momentum. Đường Momentum sẽ dao động xung quanh đường 100 và khoảng cách giữa 2 đường này càng xa có nghĩa là giá biến động càng mạnh. Chỉ báo này còn có thể được dùng trong bất kỳ thời điểm nào.
Giả sử:
Chỉ báo Momentum được thiết lập trên khung thời gian H1 với n=14 với Momentum = 100, 2 đường này nếu cắt nhau thì chứng tỏ giá đóng cửa tại thời điểm đang xem xét sẽ bằng với giá đóng cửa trong khoảng thời gian n, nghĩa là trong thời gian 14 giờ trước. Với trường hợp Momentum < 100 nghĩa là giá tại thời điểm xem xét thấp hơn giá ở 14 giờ trước và tương tự với Momentum > 100.
Ngoài ra tốc độ di chuyển của giá còn được phản ánh thông qua khoảng cách giữa đường Momentum và đường 100. Ví dụ Momentum = 110 % so với Momentum = 105% nghĩa là giá đang tăng với lực mạnh hơn. Ngược lại, Momentum = 98% đồng nghĩa với việc giá đang giảm với tốc độ mạnh hơn Momentum = 99%.
Để trở thành nhà đầu tư chứng khoán thông minh là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần rất nhiều kỹ năng và có phương pháp phân tích chuẩn xác. Đăng ký khoá học online chứng khoán trên Unica để học đầu tư chứng khoán theo phương pháp phân tích kỹ thuật và có thêm bí quyết kinh nghiệm đầu tư chứng khoán thành công.
[course_id:559,theme:course]
[course_id:560,theme:course]
[course_id:641,theme:course]
Cách đọc chỉ báo Momentum chính xác
>>> Xem ngay: Trader là gì? Bí quyết để trở thành Trader thành công
Cách đọc chỉ báo Momentum chính xác
Chỉ báo momentum thường sẽ xuất hiện trên thị trường chứng khoán. Đối với các trader đầu tư mạnh tay thì momentum còn có ảnh hưởng không nhỏ tới "túi tiền". Mức độ mạnh yếu của chỉ số momentum này sẽ quyết định tới giá chứng khoán tăng hay giảm theo thời gian.
Khi theo dõi biểu đồ chứng khoán chung trên các sàn giao dịch, bạn cần có cái nhìn tổng quan nhất. Giá hiện tại của chứng khoán có thể cao hơn phiên giao dịch trước đó nếu chỉ báo momentum lớn hơn 100. Đồng thời, các trader cũng cần quan tâm đến những cổ phiếu đang có chiều hướng giảm sút. Tỷ giá giao dịch sẽ ở mức thấp hơn ngày trước đó nếu chỉ số momentum nhỏ hơn 100.
Cách tính momentum cũng là kiến thức cơ bản nhất mà các trader cần hiểu rõ và áp dụng nhuần nhuyễn. Nhờ vào những ứng dụng của khoa học kỹ thuật, chỉ số momentum đã được máy móc tính toán rất chính xác. Tham gia trên các nền tảng giao dịch tiên tiến, trader sẽ không cần mất thời gian tính momentum. Chỉ cần với một vài cú nhấp chuột đơn giản, các thông tin mà nhà đầu tư mong muốn sẽ được hiển thị ngay lập tức.
Hướng dẫn cách giao dịch với chỉ báo Momentum
Tín hiệu trong trường hợp Momentum giao nhau với đường 100
Momentum thông thường nằm phía trên hoặc phía dưới của đường 100 do giá trên thị trường luôn luôn biến đổi không ngừng. Khi Momentum giao nhau với đường 100 thì đây là những thời điểm mà thị trường xuất hiện các tín hiệu mua hoặc bán nhưng những tín hiệu này thường không quá mạnh.
Nếu Momentum giao nhau với đường 100 theo hướng từ dưới lên trên có nghĩa là ưu thế đang thuộc về các nhà đầu tư ở vị thế Long (mua). Vì vậy đây được coi là tín hiệu tốt để các bạn truy cập lệnh Buy bởi khả năng cao giá sẽ còn tiếp tục tăng. Tương tự như vậy, nếu hướng cắt của Momentum với đường 100 là từ trên xuống dưới nghĩa là ưu thế sẽ thuộc về phe bán (Short) và bạn sẽ sử dụng tín hiệu này để vào lệnh Sell vì giá sẽ có khả năng tiếp tục giảm xuống.
Khi Momentum giao cắt với đường trung bình di động MA
Bên cạnh đường 100, thì đường trung bình di động MA cũng thường xuyên được các chuyên gia sử dụng để phân tích kỹ thuật. Những điểm này thường có khả năng giá sẽ đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới, tại đó sẽ được tín hiệu giao cắt của Momentum và đường MA tìm ra. Thông thường, mọi người sẽ thiết lập đường MA với số kỳ là 9, 14, 21 hoặc tùy vào lựa chọn của bạn. Độ mượt sẽ tỷ lệ thuận với độ dài của số kỳ, tuy nhiên thì tín hiệu nhận được sẽ chậm hơn so với tốc độ biến động của mức giá.
Tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ giữa đường giá và đường Momentum
Khi đáy sau được tạo bởi Momentum cao hơn đáy trước nhưng đáy sau được tạo bởi giá lại thấp hơn đáy trước thì sẽ xảy ra tình trạng hội tụ
Ngược lại nếu chỉ báo Momentum tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng giá lại tạo đỉnh sau cao hơn thì cũng sẽ xảy ra hiện tượng phân kỳ
Giả sử thị trường hiện nay đang có xu hướng tăng trước khi xuất hiện phân kỳ giữa giá và chỉ báo Momentum thì sau đó, giá sẽ bị đảo chiều và bắt đầu xu hướng mới khi chuyển từ tăng sang giảm.
Tuy nhiên khi xuất hiện hội tụ hoặc phân kỳ, các tín hiệu xuất hiện thường là các tín hiệu yếu. Do vậy mà rất dễ là những tính hiệu sai nếu giá đang trong một xu hướng mạnh. Như vậy việc phân tích sự đảo chiều của giá trong trường hợp này chỉ mang tính chất tương đối và không nên sử dụng các tín hiệu này một cách độc lập mà không có sự kết hợp với các chỉ báo khác.
Tổng kết
Qua những chia sẻ về chỉ báo Momentum này Unica mong rằng các nhà đầu tư mới vẫn có thể nắm được rõ khái niệm Momentum là gì cũng như cách sử dụng chỉ báo này một cách chính xác nhất. Chúc cho mọi người sẽ có thể nhận định được các xu hướng của thị trường kịp thời để điều chỉnh phù hợp với xu thế ngày nay.
14/03/2022
2743 Lượt xem
Trader là gì? Bí quyết để trở thành Trader thành công
Ngày nay đầu tư đang là một trong những lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm, có thể nói nó đã trở thành một trong những xu hướng của năm 2022 này. Do vậy mà sẽ có rất nhiều khái niệm phổ biến mà mọi người cần nắm được. Vậy cụ thể Trader là gì và làm thế nào để trở thành một Trader thành công thì hãy để Unica giải đáp kỹ hơn cho bạn ở bài viết này nhé!
Trader là gì?
>>> Xem ngay: Momentum là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo Momentum
Trader là gì?
Khái niệm chung
Trader có nghĩa tiếng việt là người thực hiện giao dịch. Cụ thể, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những người trực tiếp tham gia quá trình trao đổi mua, bán tài sản với mục đích thu về lợi nhuận từ việc chênh lệch giá giữa các phiên giao dịch trên thị trường.
Trong đó, tài sản có thể giao dịch đó là tiền điện tử, ngoại tệ, cổ phiếu…hay cả vàng, bạc, trang sức thông thường nhưng chủ yếu là trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
Với đặc điểm như vậy, Trader có thể hoạt động độc lập hoặc phục vụ cho một doanh nghiệp, tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng hay quỹ đầu tư… Ngoài ra thì các Trader sẽ không phải là một nghề quá khuôn mẫu về thời gian làm việc. Bạn có thể trở thành một người giao dịch full-time hoặc part-time. Đây cũng được xem là một trong những lý do tạo nên sức hút của lĩnh vực đầu tư này.
Sự khác biệt giữa Investor (nhà đầu tư) và Trader là gì? Có rất nhiều yếu tố để phân biệt hai thuật ngữ này. Trong đó, có 3 đặc điểm nổi bật bạn cần nắm được đó là:
Lợi nhuận của Investor thường sẽ đến chủ yếu từ việc nâng cao giá trị nội tại của tài sản, chính xác hơn là sự gia tăng mức giá của tài sản trên thị trường. Trong khi đó, thì lợi nhuận của Trader sẽ đến từ việc chênh lệch mức giá hay chính là những biến động về giá của tài sản trên thị trường, không phân biệt xu hướng tăng hay giảm.
Một kế hoạch đầu tư thường mang tính lâu dài hơn một quá trình giao dịch
Và các nhà đầu tư cần có số vốn ban đầu, có thể trực tiếp nhận về lợi nhuận hoặc chịu hoàn toàn các rủi ro
Đối với các trường hợp làm việc cho một công ty tài chính, ngân hàng, Trader sẽ phải sử dụng vốn của doanh nghiệp, lợi nhuận hoặc những rủi ro thuộc về doanh nghiệp.
Cách phân loại Trader phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay việc phân loại Trader cũng rất đơn giản, dựa vào một vài những yếu tố nhất định, cụ thể. Phụ thuộc vào tiêu chí phân loại, chúng ta có thể chia Trader thành những loại sau đây:
Theo chủ thể quản lý
Trader theo chủ thể quản lý sẽ bao gồm 2 loại:
Trader hoạt động độc lập: Sẽ sử dụng và chịu hoàn toàn trách nhiệm với tài sản của chính mình
Trader làm việc cho các đơn vị khác: Trường hợp này sử dụng tài sản của đơn vị quản lý và không trực tiếp hưởng lợi nhuận hay chịu rủi ro
Theo phong cách phân tích
Phân loại theo phong cách phân tích, Trader gồm có 4 nhóm là:
Trader phân tích cơ bản: Loại này sẽ có quyền đưa ra quyết định giao dịch dựa vào những tin tức, thông tin được công khai trên thị trường
Trader phân tích kỹ thuật: Đưa ra lệnh dựa vào các kết quả phân tích trên biểu đồ giá cũng như chỉ số phân tích
Trader phân tích tổng hợp: Sẽ được đưa ra các quyết định sau khi kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật
Trader phân tích tự do: Đưa ra lựa chọn giao dịch dựa vào những cảm tính cá nhân
Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
[course_id:608,theme:course]
[course_id:1240,theme:course]
[course_id:1310,theme:course]
Lợi ích của việc trở thành Trader là gì?
>>> Xem ngay: Chỉ số NAV là gì? Công thức tính NAV chính xác nhất
Lợi ích của việc trở thành Trader là gì?
Đa dạng các lĩnh vực và vị trí lựa chọn
Cũng giống như các nhà đầu tư, một Trader có thể tham gia vào việc mua bán, thực hiện giao dịch với nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu và vàng bạc… Sự xuất hiện của các loại, các dạng tài sản mới đồng nghĩa những người giao dịch có thêm nhiều sự lựa chọn. Ví dụ dễ nhận thấy chính là thị trường Crypto với các đồng tiền mã hóa như: BTC, ETH, XVG…đang hoạt động rất sôi động.
Cũng cần nhấn mạnh một lần nữa, tuy đa dạng là vậy nhưng lĩnh vực tài chính vẫn là trọng tâm được nhiều Trader hướng đến bởi tính linh hoạt, thuận tiện so với các loại tài sản khác. Xét theo chiều dọc, tức là từ vị trí công việc, khi đã có kinh nghiệm của một Trader, bạn có thể tiếp tục giao dịch kiếm lợi nhuận, trở thành một nhà tư vấn viên hoặc mở lớp đào tạo Trading của riêng mình…
Bí quyết để trở thành một Trader thành công
Rèn luyện được tư duy phản biện
Thương trường như chiến trường là câu nói được nhắc nhiều nhất trong quá trình tham gia vào lĩnh vực đầu tư, tính khắc nghiệt và nguy cơ rủi ro luôn tiềm ẩn sau những "miếng mồi béo bở" của thị trường. Nếu bạn không rèn luyện cho mình khả năng phản xạ nhanh nhạy, một tâm lý vững vàng cùng một tư duy phản biện, thì bạn sẽ rất khó nhận ra tiềm ẩn sau mỗi lần giao dịch. Thành công trong thị trường này không phải không có, chỉ là tỷ lệ thành công sẽ chỉ bằng một nửa của các nguy cơ thất bại.
Có những điều trong đầu tư sách vở sẽ không bao giờ dạy bạn, nhưng bạn vẫn phải luôn ý thức được rằng: đường tắt chưa chắc đã là đường thẳng, thành công đến sớm không hẳn là thành công lâu bền. Nhận thức được điều này, bạn sẽ có được cho mình những chiến lược và tâm lý vững vàng.
Lên kế hoạch chi tiết cho mỗi phiên giao dịch
Trader cần có một hệ thống giao dịch rõ ràng và cụ thể. Điều này sẽ không đảm bảo là bạn thành công 100%, nhưng ít nhất sẽ giúp giảm thiểu rủi ro thất bại. Hãy luôn đặt câu hỏi để bản thân có thể xác định các bước tiếp theo cần làm. Ví dụ như, làm thế nào để xác định được xu hướng của thị trường? Thời điểm cắt lỗ hay chốt lệnh là khi nào? Phải giữ khối tài sản trong bao lâu để có thể tối đa hóa được giá trị? Và làm sao để quản lý vốn một cách chặt chẽ?
Hãy hành động một cách có kế hoạch, thị trường này chắn chắn không dành cho những người hành xử theo bản năng.
Tham gia nhiều khóa đào tạo bài bản và chuyên nghiệp
Tài nguyên xung quanh bạn luôn luôn rất dồi dào. Bạn có thể đăng ký các khóa học về chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử, cổ phiếu hay trái phiếu…từ nhiều tên tuổi khác và có độ uy tín cao. Người xưa có câu: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học là điều cha ông ta vẫn dạy từ thuở ban sơ. Việc làm này sẽ giúp cho quá trình trở thành một Trader của bạn thành công hơn.
Hãy nên kết hợp với các yếu tố ban đầu, học một cách có chọn lọc và căn cứ, chỉ tiếp thu những gì bạn có thể kiểm chứng cũng như đối chiếu.
Lựa chọn các phong cách phù hợp
Bạn cần hiểu được rằng bản thân phù hợp với hình thức giao dịch nào nhất, loại hình kinh doanh ra sao. Có thể có rất nhiều Trader muốn tham gia vào quá trình đầu tư lâu dài, nhưng cũng sẽ có không ít người muốn giao dịch trong thời gian ngắn. Hình thức nào không quan trọng, quan trọng là bạn phải hiểu được chính mình phù hợp với loại hình nào hay tài sản đó phù hợp với cách giao dịch nào.
Điều này cũng vô cùng linh động. Bạn có thể thay đổi ngay cả khi thời cuộc bắt đầu có những sự biến đổi.
Tổng kết
Unica hy vọng rằng mọi người đã có thể hiểu được những kiến thức quan trọng về khái niệm Trader. Nắm được Trader là gì và cách để có thể trở thành một Trader chuyên nghiệp thế nào sẽ giúp cho rất nhiều người mới tham gia có thể định hình được chính xác. Đồng thời sẽ không bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm nhà đầu tư và Trader. Chúc cho các bạn thật thành công khi lựa chọn tham gia vào lĩnh vực đầu tư này!
14/03/2022
3102 Lượt xem
Chỉ số NAV là gì? Công thức tính NAV chính xác nhất
Trong đầu tư chứng khoán thì ngoài những chỉ số thông thường mà mọi người đã nắm được thì còn thêm những khái niệm quan trọng bạn cũng cần hiểu rõ đó chính là NAV. Vậy NAV là gì và công thức tính chỉ số này cụ thể thế nào thì mời các bạn cùng Unica tìm hiểu thêm ở bài viết này nhé!
Tổng quan về NAV
Chỉ số NAV là gì?
>>> Xem ngay: Trader là gì? Bí quyết để trở thành Trader thành công
Chỉ số NAV là gì?
NAV được viết tắt của cụm từ Net Asset Value mang nghĩa là chỉ số dùng để đánh giá tài sản của một công ty, nghĩa là chỉ số G sẽ bao gồm: vốn điều lệ (hay còn gọi là vốn của cổ đông công ty), vốn được tạo ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp và vốn thu hồi được từ việc phát hành cổ phiếu.
Với chỉ số này, các nhà đầu tư có thể xác nhận được giá trị thuần tài sản của công ty và của các cổ đông. Do đó, có thể nhận biết được bản chất thật bên trong các công ty có tương xứng với vỏ bọc bên ngoài hay không.
Vốn của các công ty thường được cung cấp bởi hai nguồn chính đó là:
Nguồn vốn từ các cổ đông
Các nguồn vốn vay khác
Nhìn chung các nguồn vốn này tạo ra tài sản cho công ty ví dụ như: mặt bằng, thiết bị, nhân công cùng các tài sản lưu động khác.
Công thức tính chỉ số NAV là gì?
Sau khi nắm được khái niệm về NAV tiếp theo là phải biết được cách tính chỉ số này. Để tính chỉ số NAV chính xác thì cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy tổng giá trị vốn sở hữu (bao gồm tổng tài sản trừ nợ, rồi trừ đi chứng khoán trái phiếu ưu tiên) sau đó chia cho tổng số cổ phiếu đã phát hành. Nhà đầu tư sẽ sử dụng chỉ số này để đánh giá bản chất tài sản của một công ty.
Công thức cụ thể:
NAV tính = (tổng tài sản – tổng nợ phải trả) / tổng số cổ phiếu đang lưu hành
Trong đó giá trị tài sản sẽ bao gồm:
Vốn của các cổ đông hay vốn điều lệ sẽ được hình thành từ lợi nhuận để lại
Nguồn vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra ngoài thị trường thường sẽ cao hơn mệnh giá lỗ. Có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh hay các quỹ dự trữ phát triển dự phòng
Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị của vốn sở hữu (được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ tổng tất cả các khoản nợ và chứng khoán trái phiếu có quyền ưu tiên) và chia cho tổng cổ phần đã phát hành.
Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
[course_id:608,theme:course]
[course_id:1240,theme:course]
[course_id:1310,theme:course]
Ý nghĩa của chỉ số NAV
Thông qua việc tính toán và phân tích chỉ số NAV là gì sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể đánh giá được cổ phiếu của một công ty, doanh nghiệp và đưa ra các quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu đó này hay không.
Đối với trường hợp mệnh giá của cổ phiếu công ty phát hành thấp hơn so với giá trị của NAV, điều này chứng tỏ rằng công ty có đủ nguồn vốn tích lũy phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn này thường được lấy chủ yếu từ nguồn lợi nhuận tạo ra của công ty. Các nhà đầu tư có thể yên tâm mua cổ phiếu của các công ty này
Ngoài ra, nếu chỉ số NAV không thay đổi nhưng doanh nghiệp tạo ra mức lợi nhuận cao. Nhà đầu tư có thể yên tâm bỏ vốn ra để mua cổ phiếu của công ty bởi nó có thể đem về cho bạn mức lợi nhuận lớn và trong một khoảng thời gian ngắn ở tương lai
Tuy nhiên, nếu vẫn giữ nguyên chỉ số NAV, thì doanh nghiệp làm ăn đang bị thua lỗ, số tiền vay nợ cao hơn rất nhiều so với giá trị của NAV, thì bạn nên xem xét lại về quyết định đầu tư của mình. Vì khi đầu tư vào những công ty này thì việc rủi ro xảy ra mà bạn có thể gặp phải là vô cùng lớn.
Cách để gia tăng chỉ số NAV
>>> Xem ngay: RSI là gì? Cách sử dụng chỉ số RSI trong đầu tư chứng khoán
Cách để gia tăng chỉ số NAV
Để có thể kéo giá NAV trên thị trường, các bạn có thể áp dụng những cách cụ thể sau:
Cách đầu tiên là bạn có thể mua lại những chứng chỉ quỹ trên thị trường như các doanh nghiệp đã được niêm yết việc mua cổ phiếu
Cách thứ 2 đó là VF1 sẽ trả mức cổ tức cao hơn 22%
Cuối cùng nếu như cả 2 phương án trên không thành công thì bạn có thể xin hoán đổi toàn bộ hoặc một phần thành quỹ mở.
Trên đây là một vài phương pháp giúp tăng chỉ số NAV mong rằng các nhà đầu tư có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất.
Sự khác nhau giữa chỉ số NAV với cổ phiếu
Trên thực tế sẽ có rất nhiều nhà đầu tư đang bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm là NAV và cổ phiếu. Vậy giữa chỉ số NAV và giá của cổ phiếu sẽ có những điểm giống nhau nhưng trên cơ bản là sự khác nhau. Cụ thể đó là:
Chỉ số NAV là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Còn giá cổ phiếu thường được hiểu là mức chi phí mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn ra để thực hiện giao dịch. Giá của cổ phiếu cũng có thể bị thao túng từ thị trường
Ngoài ra giá cổ phiếu có thể tăng hay giảm bởi người mua và bán tùy vào yếu tố cung cầu hoặc xu hướng chung của thị trường. Đồng thời, giá của các loại cổ phiếu có thể thấp hoặc cao hơn chỉ số NAV. Sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu và NAV cho thấy mức độ ổn định, thị trường có đang đánh giá chính xác về giá trị của doanh nghiệp này hay không
Chỉ số NAV sẽ được chốt theo ngày, và hoàn toàn phụ thuộc vào tài sản ròng hiện tại của doanh nghiệp. Ngược lại, giá của cổ phiếu cũng biến động theo từng thời điểm tùy vào quyết định của người bán và người mua
Ảnh hưởng của chỉ số NAV tới lựa chọn quỹ đầu tư
Với xu hướng thị trường ngày càng nhiều nhà đầu tư mới chọn hình thức mua chứng chỉ quỹ mở để giảm thiểu rủi ro, nhằm tăng lợi nhuận. Chỉ số NAV sẽ rất cần thiết để các doanh nghiệp đánh giá và lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp.
Chỉ số NAV còn đóng vai trò quan trọng giúp người chơi đánh giá được hiệu suất hoạt động đầu tư của quỹ có đang tốt và tăng trưởng hay không? Những tác động của chỉ số NAV lên tâm lý lựa chọn quỹ của các nhà đầu tư, được thể hiện như sau:
Giá của chứng chỉ quỹ ban đầu tại các quỹ thường được định giá như nhau, là 10.000 đồng/ chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động mỗi quỹ sẽ có những biến động giá NAV/CCQ khác nhau. Do đó mà nếu bạn so sánh giá chứng chỉ quỹ ở 2 quỹ khác nhau sẽ không hợp lý
Khi chỉ số này ở mức thấp, định giá cũng sẽ thấp do vậy nhà đầu tư sẽ mua được nhiều chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên điều này chứng tỏ quỹ chỉ mới hoạt động trong thời gian ngắn, hoạt động với hiệu suất thấp và chưa thu được nhiều lợi nhuận
Chỉ số NAV/CCQ cao còn khiến cho nhà đầu tư sẽ mua được ít chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, điều này còn chứng tỏ quỹ đang hoạt động thu lại lợi nhuận cao, có tốc độ tăng trưởng ổn định. Do vậy mà nhà đầu tư cần xem xét lại để đầu tư được lâu dài hơn
Giá của chứng chỉ quỹ không phải là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư quyết định quỹ nào, mà phải dựa trên lợi nhuận hoạt động của quỹ mang lại. Người chơi tham gia lựa chọn quỹ cũng cần chú ý thêm đến các yếu tố sau để đánh giá: Chiến lược đầu tư của quỹ, phân phổ tài sản và cách chi phí giao dịch khác
Tổng kết
Mong rằng những chia sẻ trên từ Unica về NAV là gì đã giúp cho các nhà đầu tư có thêm nhiều kiến thức cần thiết để ra quyết định đầu tư phù hợp và chính xác hơn. Từ đó có thể nâng cao được lợi nhuận cho mọi người trong tương lai gần. Unica cũng gửi lời chúc đầu tư thành công đến mọi người trong năm 2022 đầy biến động này nhé!
14/03/2022
2757 Lượt xem
Hướng dẫn cách đặt lệnh trước giờ giao dịch chính xác
Để trở thành một nhà đầu tư thông minh thì ngoài việc nắm được những kiến thức cần thiết về trao đổi mua bán thì bạn còn phải biết được thời gian để đặt lệnh trước giờ giao dịch. Điều này sẽ có tác động đến việc ra quyết định đầu tư của nhiều người hợp lý và chính xác hơn. Unica mời bạn cùng tìm hiểu kỹ hơn về việc đặt lệnh này nhé!
Đặt lệnh trước giờ giao dịch là gì?
>>> Xem ngay: Ngày giao dịch không hưởng quyền trong chứng khoán
Đặt lệnh trước giờ giao dịch là gì?
Khái niệm
Đặt lệnh trước giờ giao dịch được biết đến là loại lệnh đặt có kèm điều kiện. Và khi nhà đầu tư hoàn thành việc đặt lệnh, lệnh này ѕẽ ở trạng thái chờ kích hoạt. Sau đó hệ thống ѕẽ kiểm tra điều kiện đặt ᴠà sau đó sẽ tự động đẩу lệnh ᴠào ѕàn khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định.
Đối với trường hợp người dùng đặt lệnh mua
Khi người dùng đặt lệnh mua trước giờ giao dịch thì khi tới đúng ngàу hiệu lực thì hệ thống ѕẽ đẩу toàn bộ khối lượng đặt mua ᴠào ѕàn ᴠới giá ATO đối ᴠới ѕàn HOSE và giá trần đối ᴠới 2 ѕàn là HNX và UPCOM. Nếu kết thúc phiên mở cửa ATO, mà lệnh ATO không khớp hoặc chỉ khớp được một phần thì phần còn lại ѕẽ được tự động chuуển ѕang lệnh mua giá trần đối ᴠới ѕàn HOSE. Và ngược lại nếu kết thúc phiên khớp lệnh liên tục, lệnh mua giá trần không khớp hoặc khớp một phần thì phần còn lại ѕẽ tự động chuуển ѕang cho lệnh mua giá ATC đối ᴠới ѕàn HOSE và cả HNX.
Còn trong trường hợp người dùng đặt lệnh mua
Khi người dùng đặt lệnh bán trước giờ giao dịch thì khi tới ngàу hiệu lực, hệ thống ѕẽ đẩу toàn bộ khối lượng đặt bán ᴠào ѕàn chứng khoán. Đối với giá ATO trên ѕàn HOSE, giá ѕàn đối ᴠới ѕàn HNX cũng như UPCOM. Nếu kết thúc phiên mở cửa ATO, lệnh ATO không khớp hoặc chỉ khớp một phần thì nghiễm nhiên phần còn lại ѕẽ tự động chuуển ѕang lệnh bán giá ѕàn đối ᴠới ѕàn HOSE. Ngược lại kết thúc phiên khớp lệnh liên tục, lệnh bán giá ѕàn không khớp hoặc cũng là khớp một phần thì phần còn lại ѕẽ tự động bị chuуển ѕang lệnh bán giá ATC trên 2 ѕàn HOSE và HNX.
Ưu điểm của việc đặt lệnh trước
Đặt lệnh trước giờ giao dịch chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư trong trao đổi mua bán chứng khoán sàn. Cụ thể đó là:
Đầu tiên đặt lệnh cho phiên hôm ѕau từ 16h00 chiều hôm trước ngaу tại màn hình mua hoặc bán thông thường. Ngoài ra bạn không cần phải mở màn hình lệnh điều kiện để thiết lập các thông ѕố phức tạp giống như lệnh trước ngàу
Đồng thời các trạng thái lệnh được tự động hiển thị ngaу dưới màn hình mua hay bán. Bạn sẽ không cần phải chuуển ѕang màn hình theo dõi trạng thái riêng như các loại lệnh điều kiện khác
Thêm nữa là việc tự động cập nhật giá ѕàn, giá trần trong các phiên giao dịch tiếp theo của cổ phiếu được mua bán
Khác nhau giữa lệnh trước ngày và lệnh trước giờ giao dịch
Một khái niệm nữa sẽ dễ khiến bạn bị nhầm lẫn với lệnh trước giờ giao dịch đó là lệnh trước ngày giao dịch. Để giúp cho các nhà đầu tư có thể nắm được 2 khái niệm này và tránh nhầm lẫn trong quá trình thực hiện giao dịch, cũng như cụ thể 2 lệnh này có sự khác nhau như thế nào thì cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Lệnh trước giờ được hiểu là nhà đầu tư sẽ đặt lệnh cho phiên giao dịch kế tiếp ѕau khi thị trường đóng cửa. Còn lệnh trước ngày thường là giải pháp hữu hiệu cho những khách hàng không có thời gian nhưng muốn đầu tư dài hạn. Khi nhà đầu tư đã có kế hoạch của mình thì việc theo dõi thị trường và đặt lệnh liên tục không cần thiết lắm thì bạn có thể đặt ѕẵn lệnh trước ngàу. Sau đó hệ thống ѕẽ ngay lập tức tự động đặt lệnh hàng ngàу cho bạn đến khi khớp đủ ѕố lượng như nhà đầu tư mong muốn.
Có thể nói 2 lệnh có sự khác nhau về thời gian, cách thức cũng như hiệu lực tuy nhiên thì chúng đều là những lựa chọn tốt và phù hợp với mỗi nhà đầu tư trong quá trình đặt lệnh giao dịch trên thị trường đầu tư chứng khoán.
Để trở thành nhà đầu tư chứng khoán thông minh là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần rất nhiều kỹ năng và có phương pháp phân tích chuẩn xác. Đăng ký khoá học online chứng khoán trên Unica để học đầu tư chứng khoán theo phương pháp phân tích kỹ thuật và có thêm bí quyết kinh nghiệm đầu tư chứng khoán thành công.
[course_id:559,theme:course]
[course_id:560,theme:course]
[course_id:641,theme:course]
Cách đặt lệnh trước giờ giao dịch
>>> Xem ngay: Tìm hiểu về giờ giao dịch chứng khoán tại Việt Nam
Cách đặt lệnh trước giờ giao dịch
Sau khi tìm hiểu về khái niệm, ưu điểm cũng như sự khác biệt của lệnh trước giao dịch với lệnh trước ngày thì tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về cách đặt lệnh này sao cho chính xác và phù hợp nhất.
Trên thực tế các thao tác đặt lệnh trước giờ giao dịch ở đây dành cho hầu hết tất cả các ѕàn giao dịch chứng khoán cụ thể như ѕau:
Bước 1: Chọn phải thực hiện chọn lệnh "Đặt trước lệnh mua bán" hoặc ѕử dụng thanh công cụ nhanh được cung cấp sẵn.
Bước 2:
Tiếp theo bạn sẽ đặt giá điều kiện: Đặt điều kiện cho giá tham chiếu của chứng khoán
Sau đó đặt giá thực hiện: Đặt giá thực hiện khi các điều kiện được kích hoạt
Lệnh đã ghi: Khi lựa chọn Ghi thì lệnh sẽ được hiển thị ở dòng dưới. Và sau khi Ghi lệnh thì bạn chỉ cần nhập mật khẩu giao dịch để thực hiện "Gửi lệnh"
Ngoài ra bạn cũng có thể хem lại các lệnh mà bạn đã đặt trong mục lịch ѕử lệnh đã được đặt trước
Hướng dẫn đặc lệnh trước giờ giao dịch tại một vào công ty chứng khoán
Đặt lệnh trước giờ giao dịch tại VnDirect
Việc đặt lệnh trước giờ tại VnDirect này thì hệ thống ѕẽ không kiểm tra điều kiện tiền ᴠà chứng khoán. Nên việc nhà đầu tư đưa ra ѕố lượng cổ phiếu muốn giao dịch ᴠới mức giá mong muốn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Lệnh ѕẽ được kích hoạt ᴠà đẩу lên ѕàn ngaу khi thỏa mãn điều kiện ᴠề tiền ᴠà chứng khoán. Thaу ᴠì chỉ được kích hoạt một lần/ngàу như những công ty khác. Bạn cũng có thể ѕửa đổi hoặc hủу lệnh đã đặt tại Sổ lệnh trong ngàу một cách dễ dàng. Chỉ cần bạn thỏa mãn 3 điều kiện sau đây:
Đầu tiên số lượng cổ phiếu đặt mua hay bán phải được khớp hoàn toàn. Khi lệnh hết thời hạn theo ngàу mà các nhà đầu tư đã đặt lệnh
Hệ thống hỗ trợ nhà đầu tư chọn ngàу có hiệu lực tự động là 15 ngàу kể từ ngàу đặt lệnh. Ngàу hết hạn tối đa có thể chọn là trong vòng 30 ngàу kể từ ngàу bạn đặt lệnh
Nhà đầu tư sẽ tự hủу lệnh
Ngoài ra bạn cũng có thể đặt lệnh bất cứ thời gian nào trong ngàу. Sau khi lên ѕàn, ѕẽ được phép hủу hoặc ѕửa đổi tương tự như lệnh thường
Cách đặt lệnh trước giờ giao dịch tại SSI
Vào thời gian 8h30 sáng, các lệnh đặt trước giờ ѕẽ được gửi ᴠào hệ thống chờ gửi lệnh ᴠào ѕàn. Lệnh đặt trước giờ sẽ được hiển thị ngaу ở tab trạng thái.
Còn có hệ thống hỗ trợ đặt lệnh ATO/ATC/LO và sẽ không cho phép đặt lệnh MP/MTL/MOK/MAK. Đồng thời biên độ giá, giá trần ᴠà giá ѕàn được cũng được SSI tạm tính theo quу định, dựa trên giá đóng cửa ở cuối phiên (trên 2 sàn HOSE, HNX) ᴠà giá trung bình (sàn UPCOM)
Sức mua đối ᴠới tài khoản thường không dùng ứng trước tiền bán tự động đặt lệnh
Tổng ѕố tiền = Số dư khả dụng hiện tại + tiền chờ ᴠề ngàу hôm ѕau
Đối ᴠới những tài khoản thường có dùng ứng trước tiền bán tự động ᴠà tài khoản ký quỹ có thể đặt lệnh mua ᴠới:
Tổng ѕố tiền = Sức mua hiện tại
Số dư chứng khoán: Sẽ cho phép đặt lệnh bán một mã chứng khoán ᴠới:
Số dư CK được tính = Số dư CK khả dụng hiện tại + Số CK chờ ᴠề ngàу hôm ѕau
Các điều kiện khác đối ᴠới đặt lệnh trước giờ đều phải tuân thủ quу định ᴠề giao dịch của 3 ѕàn là: HOSE, HNX ᴠà UPCOM
Thêm nữa thì nhà đầu tư có thể hủу hay ѕửa lệnh trước giờ ᴠới những lệnh trạng thái là "Đang chờ". Khi bắt đầu ᴠào giờ giao dịch của ngàу giao dịch kế tiếp thì các lệnh hợp lệ ѕẽ được chuуển ᴠào hệ thống giao dịch của SSI ᴠà tiếp tục được chuуển tiếp ᴠào Sở giao dịch. Các lệnh đặt không hợp lệ ᴠào đầu ngàу giao dịch ѕẽ tự động bị hủу bỏ để có thể thực hiện việc đặt lệnh mới.
Kết Luận
Như vậy có thể nói việc đặt lệnh trước giờ giao dịch đã đem lại cho nhà đầu tư rất nhiều lợi ích, Unica hy vọng rằng mỗi người sẽ có thể nhìn nhận đúng về thời gian đặt lệnh để tận dụng tốt cơ hội đầu tư dành cho những người mới học chứng khoán cơ bản nhằm thu lại được nhiều lợi nhuận hơn trong năm 2022 này nhé!
12/03/2022
6216 Lượt xem
Tổng quan về phí giao dịch chứng khoán của các công ty
Phí giao dịch chứng khoán chính là một trong những yếu tố quan trọng đối với mỗi nhà đầu tư để có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán. Đây cũng là khoản chi phí cần thiết trả cho các công ty nếu muốn thực hiện giao dịch đầu tư. Vậy loại phí này đối với mỗi công ty chứng khoán cụ thể thế nào thì hãy cùng với Unica tìm hiểu nhé!
Phí giao dịch chứng khoán là gì?
>>> Xem ngay: Ce trong chứng khoán là gì? Cách tính Ce chính xác nhất
Phí giao dịch chứng khoán là gì?
Phí giao dịch chính là những loại phí phải trả khi nhà đầu tư thực hiện việc mua bán cổ phiếu qua các công ty chứng khoán, hiện khoảng 0,1 - 0,35% giá trị giao dịch.
Phí giao dịch chứng khoán (hay phí môi giới chứng khoán) sẽ là khoản chi phí mà nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch mua hay bán chứng khoán thành công (lệnh được khớp) tại công ty đó. Thông thường, các giao dịch có giá trị càng lớn thì phí giao dịch sẽ càng thấp, tương tự với các khách hàng thân thiết, khách hàng quan trọng khác.
Ngoài ra, trong quá trình giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư còn phải chịu thêm các loại phí khác như: phí mở tài khoản, phí sử dụng ứng dụng, phí lưu ký chứng khoán, phí ứng trước tiền bán chứng khoán, phí giao dịch ngoài sàn hay phí dịch vụ tin nhắn SMS...
Nhà đầu tư cần lưu ý gì về phí giao dịch chứng khoán
Phí giao dịch này sẽ được tính trên mỗi giao dịch mua và bán
Ví dụ như: Nhà đầu tư mua cổ phiếu LPB vào ngày giao dịch là T+0 sau đó 2 ngày, cổ phiếu này về tải khoản, cho đến ngày T+3 thì nhà đầu tư bán cổ phiếu LPB. Lúc này nhà đầu tư sẽ phải chịu phí trong cả quá trình giao dịch mua và giao dịch bán.
Chi phí chứng khoán được tạm trừ khi đặt lệnh và chỉ thu trên lệnh thực khớp
Ngay khi các nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh thì phí này sẽ ngay lập tức bị tạm trừ ở tài khoản của họ. Trong trường hợp hết ngày lệnh đó không được khớp thì công ty chứng khoán sẽ phải hoàn lại số tiền phí đã tạm khấu trừ. Nếu lệnh chưa được khớp, thì nhà đầu tư có thể được phép hủy lệnh, lúc này giá trị lệnh đặt và số tiền phí cũng được hoàn lại ngay về tài khoản của họ.
So sánh phí giao dịch của các Công ty chứng khoán
Theo quy định chung của Luật, Các Công ty Chứng khoán không được phép thu quá 0.5% giá trị của một lần giao dịch và không có quy định về mức tối thiểu. Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh mà mỗi công ty chứng khoán sẽ có một mức chi phí khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các phí giao dịch chứng khoán của một vài công ty hàng đầu tại Việt Nam cụ thể:
Công ty cổ phần Chứng khoán SSI
Đối với khách hàng giao dịch có môi giới tư vấn
Giao dịch qua kênh online là: 0.25%
Giao dịch qua các kênh khác ( qua nhân viên SSI). Dưới 100 triệu đồng đạt: 0.35%
Từ 100 triệu đồng - dưới 500 triệu đồng: 0.30%
Khoảng 500 triều đồng trở lên ở mức: 0.25%
Khách hàng chủ động giao dịch
Giao dịch qua kênh online chỉ là: 0.15%
Giao dịch qua các kênh khác cụ thể:
Dưới 100 triệu đồng: 0.35%
Từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng sẽ là: 0.30%
Từ 500 triều đồng trở lên: tương tự như có người môi giới 0.25%
Công ty chứng khoán HSC
Đứng ở vị trí thứ hai phải kể đến đó là chứng khoán HSC. Đây là một công ty được hoạt động trong nhiều năm và uy tín. Cụ thể mức chi phí giao dịch tại đây bao gồm:
Giao dịch qua kênh online: có hạn mức 0.20% (Từ số tiền là 1 tỷ đồng trở lên: 0.15%)
Giao dịch qua các chuyên viên môi giới thì
Dưới 100 triệu đồng là: 0.35%
Từ 100 triệu đồng cho đến dưới 300 triệu đồng: 0.30%
Từ 300 triệu đồng - 500 triệu đồng: 0.25%
Với 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng: 0.20%
Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0.15%
Để trở thành nhà đầu tư chứng khoán thông minh là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần rất nhiều kỹ năng và có phương pháp phân tích chuẩn xác. Đăng ký khoá học online chứng khoán trên Unica để học đầu tư chứng khoán theo phương pháp phân tích kỹ thuật và có thêm bí quyết kinh nghiệm đầu tư chứng khoán thành công.
[course_id:559,theme:course]
[course_id:560,theme:course]
[course_id:641,theme:course]
Công ty cổ phần chứng khoán Rồng việt - VNDS
Thêm nữa là công ty Rồng Việt cũng có những hạn mức chi phí phù hợp mà bạn có thể tham khảo cụ thể:
Giao dịch trực tuyến sẽ là: 0,15%
Đối với những giao dịch qua các kênh khác:
Giao dịch độc lập: 0,2%
Còn giao dịch có hỗ trợ là: 0,3%
Công ty chứng khoán FPTS
Dựa vào quy tắc: Tổng giá trị giao dịch/ tài khoản/ ngày
Trường hợp mức dưới 200 triệu: là 0.15%
Từ 200 triệu đến 1 tỷ: 0.14%
Mức 1 tỷ đến dưới 3 tỷ: 0.13%
Khoảng giá 3 tỷ đến dưới 5 tỷ: 0.12%
Trong khoảng 5 tỷ đến 10 tỷ: 0.11%
Đối khoảng 10 tỷ đến dưới 15 tỷ: 0.10%
Mức 15 tỷ đến dưới 20 tỷ: 0.09%
Cuối cùng là khoảng 20 tỷ đến dưới 30 tỷ: 0.08%
Công ty cổ phần chứng khoán VPS
Giao dịch trực tuyến: 0.20%
Giao dịch qua kênh khác:
Tổng giá trị nhỏ hơn 100 triệu VNĐ/ngày: 0.30%
Ở mức 100 đến dưới 300 triệu VNĐ/ngày: 0.27%
Từ 300 đến 500 triệu VNĐ/ngày: 0.25%
Khoảng 500 đến nhỏ 1 tỷ VNĐ/ngày: 0.22%
Từ 1 tỷ đến khoảng 2 tỷ VNĐ/ngày: 0.20%
Từ 2 tỷ trở lên VNĐ/ngày: 0.15%
Chứng khoán MBS
Giao dịch trực tuyến: 0.12%
Có các chuyên viên Môi giới quản lý tài khoản cho bạn
1 tỷ: 0.15% (Kênh điện tử), 0.15% (Quầy, Broker)
700 triệu – 1 tỷ: 0.15% (Kênh điện tử), 0.20% (Quầy, Broker)
500 – 700 triệu: 0.20% (Kênh điện tử), 0.25% (Quầy, Broker)
300 – 500 triệu: 0.25% (Kênh điện tử), 0.30% (Quầy, Broker)
100 – 300 triệu: 0.30% (Kênh điện tử), 0.325 (Quầy, Broker)
Dưới 100 triệu: 0.30% (Kênh điện tử), 0.35% (Quầy, Broker)
Hiện nay, mức phí môi giới của các công ty trung bình sẽ dao động từ 0,03 - 0,4% tổng giá trị giao dịch trong ngày tùy theo tài khoản. Hầu hết các công ty chứng khoán đều có những quy định riêng về phí môi giới đối với các giao dịch thực hiện qua những kênh giao dịch khác nhau.
Thông thường, giá trị giao dịch càng cao có nghĩa là mức phí càng rẻ. Một vài đơn vị quy định cụ thể phí môi giới đối với tài khoản được chuyên viên tư vấn chăm sóc riêng như là MBS, BSC hay VCBS.
Một số quy định về phí giao dịch chứng khoán
>>> Xem ngay: Chơi chứng khoán là gì? Hướng dẫn đầu tư cho người mới
Một số quy định về phí giao dịch chứng khoán
Mức thu phí
Phí giao dịch không được vượt qua ngưỡng quy định 0.5% của giá trị giao dịch và không quy định mức tối thiểu. Trên thực tế thì mức phí giao dịch hiện nay đang nằm trong khoảng 0.1% – 0.35%. Các công ty chứng khoán lâu năm thường sẽ có mức chi phí cao hơn các công ty mới. Nguyên nhân là do những công ty này đã có số lượng khách hàng ổn định nên không cần giảm phí để thu hút khách hàng mới.
Phí được tính cả khi mua lẫn bán
Trong khi mua cổ phiếu bạn cũng xác định phải mất khoản phí, khi bán bạn cũng phải mất phí.
Ví dụ: khi bạn mua 1 tỷ đồng cổ phiếu của Vietcombank (VCB) thì bạn phải trả 1 triệu đồng, sau đó bạn bán cổ phiếu này đi thì bạn phải trả thêm một triệu đồng nữa (giả sử giá VCB là không đổi, không tăng không giảm). Vậy là sau một lượt mua và bán cổ phiếu VCB bạn sẽ phải mất 2 triệu đồng (đây là việc áp dụng cho mức phí thấp nhất là 0.1%).
Với mức phí 0.15% thì số tiền phí định kỳ bạn phải trả là 3 triệu đồng cho cả 2 lượt mua và bán
Còn với mức phí 0.20% thì số tiền phí bạn phải trả sẽ là 4 triệu đồng cho cả 2 lượt mua và bán
Khoản phí được tạm tính khi đặt lệnh và được thực thu khi khớp lệnh thành công
Phí giao dịch này sẽ được hệ thống tạm tính ngay khi bạn đặt lệnh và được hiển thị cùng với các thông số khác. Bạn chỉ mất phí khi đã khớp lệnh thành công. Nếu khớp lệnh không thành công hoặc bạn hủy lệnh thì hệ thống sẽ hoàn lại tiền vào tài khoản cho bạn.
Với khoản giao dịch càng nhiều tiền, mức phí càng rẻ hơn
Mỗi công ty chứng khoán tùy vào chiến lược kinh doanh sẽ đưa ra các khung phí giao dịch khác nhau. Và khoản chi phí giao dịch của khách hàng sẽ được tính tạm thời theo từng giao dịch riêng lẻ. Cuối ngày mức phí sẽ được quyết toán lại dựa trên lịch sử giao dịch của các khách hàng (cũng là tổng số tiền giao dịch trong ngày).
Tổng kết
Mong rằng những chia sẻ trên từ Unica về phí giao dịch chứng khoán đã giúp mọi người phần nào hiểu được rõ hơn về các mức phí khi tham gia vào quá trình giao dịch trên thị trường chứng khoán. Từ đó bạn có thể tự tính toán và cân nhắc trong mỗi lần ra quyết định trao đổi mua bán một cách hợp lý nhất nhé!
12/03/2022
2148 Lượt xem
RSI là gì? Cách sử dụng chỉ số RSI trong đầu tư chứng khoán
Để có thể đầu tư chứng khoán một cách hiệu quả và thành công thì nhà đầu tư cần nắm được một vài thông tin cần thiết như là RSI. Đây là một chỉ báo quan trọng mà bất kỳ ai khi tham gia đầu tư cũng phải sử dụng đến nó. Vậy RSI là gì và cách sử dụng chỉ số này trong chứng khoán ra sao thì mời các bạn và Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!
Tổng quan về RSI
Chỉ báo RSI là gì?
>>> Xem ngay: Chỉ số NAV là gì? Công thức tính NAV chính xác nhất
Chỉ báo RSI là gì?
RSI được viết tắt của cụm từ Relative Strength Index (mang nghĩa chỉ số sức mạnh tương đối). Đây là một chỉ báo đặc biệt được sử dụng trong các phân tích kỹ thuật. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI dùng để đo lường mức độ thay đổi giá của cổ phiếu so với những biến động giá trong quá khứ bằng cách so sánh số ngày tăng điểm với số ngày giảm.
Chỉ số RSI chính là phát minh của J.Welles Wilder vào năm 1978 và được mô tả trong quyển sách "New Concepts in Technical Trading Systems".
Vào những năm 1978, một kỹ sư cơ khí là J. Welles Wilder đã đào tạo về phân tích kỹ thuật các trong giao dịch. Ông bắt đầu sự nghiệp tài chính của mình trong lĩnh vực bất động sản vào những thập niên sáu mươi. Đến năm 1972, sau khi bán hết cổ phần của mình cho các cộng sự, ông thu về lợi nhuận khoảng 100.000 đô la và bắt đầu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trong những năm đầu tham gia vào thị trường này, ông đã nghiên cứu để tìm kiếm các công cụ đáng tin cậy cho việc nhận ra các xu hướng giá có thể sinh lời. Năm 1978, Wilder đã biên soạn, nghiên cứu và biến kinh nghiệm của mình thành các công thức và chỉ số toán học mà các nhà giao dịch có thể sử dụng các giao dịch. Và chỉ báo sức mạnh tương đối là một trong những chỉ số đó.
Công thức tính RSI là gì?
RSI thường sẽ được tính bằng công thức sau: RSI = 100 – 100/(1+RS)
Trong đó:
RSI được tính= Mức tăng trung bình/ Mức giảm trung bình
RS sẽ = Sức mạnh tương đối (Relative Strength)
Ý nghĩa của chỉ số RSI trong đầu tư
Đối với các nhà đầu tư, RSI là một trong những chỉ báo quan trọng nhất của đầu tư chứng khoán. Dựa vào đây các nhà đầu tư sẽ biết thời gian nào nên vào lệnh và đóng lệnh. Sau đây là một vài ý nghĩa của đường RSI khi giao dịch chứng khoán cụ thể:
RSI sẽ biểu thị vùng quá mua (overbought)
Nếu đường RSI vượt ngưỡng 70 thì được coi là vùng quá mua. Lúc này giá đã lên đến đỉnh và có xu hướng điều chỉnh giảm giá.
RSI còn biểu thị vùng quá bán (oversold)
Trong trường hợp đường RSI xuống dưới ngưỡng 30 là vùng quá bán. Khi này giá đang trên đà chạm đáy và sẽ có những đợt điều chỉnh để giá tăng trở lại.
Nhìn chung khi biết được đâu là vùng quá mua và quá bán giúp cho các nhà đầu tư sẽ biết khi nào nên đặt lệnh mua và bán. Từ đó sẽ kiếm về nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân.
Nội dung của chỉ số RSI
Sau khi nắm được chỉ báo RSI là gì cũng như đặc điểm và ý nghĩa của nó thì tiếp theo nhà đầu tư cần nắm được nội dung của chỉ số này. Cụ thể đó là:
Khi tính toán chỉ số này, Wilder giả định rằng ngưỡng quá mua sẽ xuất hiện ngay sau khi thị trường đã tăng điểm trong một thời gian quá dài và ngưỡng quá bán cũng xảy ra sau một thời gian dài thị trường giảm điểm. Chỉ số RSI >70 được xem là nằm trong vùng quá mua và < 30 được coi là nằm trong vùng quá bán. Còn nếu nằm ở giữa mức 30 và 70 được coi là vùng trung tính, với mức 50 được cho là dấu hiệu không có xu hướng
Ngoài ra chỉ số sức mạnh tương đối RSI còn để đo lường sức mạnh của giá chứng khoán với giá lịch sử của chính chứng khoán đó chứ không phải với các loại chứng khoán khác
Thêm nữa là chỉ số RSI trong vòng 14 ngày chính là chỉ số được sử dụng nhiều nhất trong quá trình đầu tư
Mặc dù giai đoạn thời gian mặc định của RSI là 14 ngày, tuy nhiên các nhà giao dịch có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy (các giai đoạn thời gian ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (giai đoạn thời gian dài hơn). Do đó, RSI thời hạn 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với các biến động của các mức giá hơn là RSI 21 ngày. Ngoài ra các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể được điều chỉnh chỉ báo RSI để đạt 20 và 80 là các mức quá bán và quá mua (thay vì 30 và 70 như thông thường), nhờ vậy mà sẽ ít có khả năng cung cấp những tín hiệu sai hơn.
Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
[course_id:608,theme:course]
[course_id:1240,theme:course]
[course_id:1310,theme:course]
Các phân kỳ của chỉ báo RSI
>>> Xem ngay: Chỉ số ebit là gì? Cách tính chỉ số ebit chính xác nhất
Các phân kỳ của chỉ báo RSI
Bên cạnh các điểm số là RSI 30 và 70 - cho thấy tình trạng có thể quá bán và quá mua trên thị trường - thì các nhà đầu tư cũng tận dụng RSI để dự đoán các xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự thông qua việc sử dụng các phân kỳ dương và âm.
Phân kỳ dương được hiểu là tình trạng biến động giữa giá và RSI sẽ đi theo hai chiều ngược nhau. Đối với tình trạng này, RSI khi tăng sẽ tạo đáy cao trong khi giá giảm tạo đáy thấp. Đây được gọi là phân kỳ dương và chỉ báo rằng đang trên đà đi lên bất chấp xu hướng giảm của giá.
Ngược lại, phân kỳ âm có thể chỉ báo rằng mặc dù giá có tăng, nhưng thị trường lại đang bị mất đà. Do vậy RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi giá của nhiều loại tài sản tăng và tạo đỉnh cao.
Ngoài ra các nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng phân kỳ RSI không đáng tin cậy khi thị trường có các xu hướng mạnh. Điều này còn có nghĩa là lúc thị trường có xu hướng giảm mạnh vẫn có thể xuất hiện nhiều phân kỳ dương trước khi chạm đáy thực tế. Chính vì vậy các phân kỳ RSI sẽ phù hợp hơn với chủ yếu các thị trường ít có sự biến động (hoặc trong đó có các chuyển động đi ngang hoặc xu hướng không rõ ràng).
Cách sử dụng RSI hiệu quả
RSI là một trong những chỉ báo quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng của giá để vào lệnh một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng phải am hiểu về chỉ số này thì mới nhìn nhận được chính xác nhất. Dưới đây là một vài cách phân tích chỉ số RSI mà bạn có thể áp dụng ngay.
Phân tích RSI trên nhiều khung thời gian khác nhau
Bước 1: Xác định xu hướng
Trên khung D1 phần giá sẽ biểu thị ở mức quá bán hoặc quá mua. Cụ thể nếu thấy giá đi vào vùng quá bán khi RSI < 30 thì đây là dấu hiệu của thị trường đảo chiều từ giảm -> tăng. Lúc này bạn sẽ chuyển sang H4 để có thể vào lệnh mua.
Ngược lại nếu thấy giá đi vào vùng quá mua là RSI > 700 thì đây chính là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ tăng -> giảm. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để thực hiện lệnh bán.
Bước 2: Tìm kiếm điểm vào lệnh H4
Sau khi xác định được xu hướng của thị trường thì bạn cần chuyển sang H4 để tìm điểm mua và bán
Đầu tiên chờ giá vào vùng quá bán trên H4 để đặt lệnh mua
Tiếp theo là chờ giá vào vùng quá mua trên H4 để đặt lệnh bán
Giao dịch tại điểm giá phân kỳ
Phân kỳ chính là thời điểm đường giá và đường RSI có hướng đi khác nhau. Thực tế có tới 4 điểm phân kỳ nhưng chỉ có 2 điểm rõ ràng nhất bao gồm:
Phân kỳ tăng(Bullish Divergence): Dấu hiệu nhận biết đó là "giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn". Phân kỳ tăng có thể dự báo về việc đảo chiều giá của thị trường từ giảm sang tăng
Phân kỳ giảm (Bearish Divergence) thì ngược với phân kỳ tăng, "giá tạo đỉnh cao hơn, RSI lại tạo đỉnh thấp hơn". Đây có thể là dấu hiệu của việc giá bị đảo chiều có xu hướng từ tăng sang giảm
Tổng kết
Unica hy vọng rằng những kiến thức tổng hợp trên sẽ giúp cho các nhà đầu tư nắm được những thông tin cần thiết đặc biệt về khái niệm chỉ báo RSI là gì cũng như ý nghĩa của nó trong đầu tư. Thêm nữa là biết cách sử dụng hiệu quả để mang lại nhiều lợi ích trong đầu tư chứng khoán kiếm được nhiều lợi nhuận trong tương lai.
12/03/2022
3138 Lượt xem
Hướng dẫn cách đọc biểu đồ nến trong chứng khoán
Trong phân tích kỹ thuật chứng khoán thì việc nắm được các đồ thị nến là rất cần thiết, chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà đầu tư. Vậy ý nghĩa của biểu đồ nến trong chứng khoán cũng như các loại nến phổ biến cụ thể như thế nào thì sau đây hãy cùng Unica giải đáp ngay nhé!
Tổng quan về biểu đồ nến
>>> Xem ngay: Ứng dụng của nến heiken ashi trong giao dịch chứng khoán
Tổng quan về biểu đồ nến
Khái niệm chung
Biểu đồ hình nến trong chứng khoán được dùng để thể hiện sự tăng, giảm và các mức giá cao nhất hay thấp nhất của các loại tài sản trong thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền mã hóa riêng ở một khoảng thời gian nhất định. Đồ thị hình nến thường được các trader dùng để theo dõi sự biến động về giá của nhiều loại tài sản khác nhau của thị trường.
Biểu đồ này có nguồn gốc từ Nhật Bản và ra đời từ những năm 1600 với cái tên đầy đủ là Japanese Candlestick và nó được ứng dụng trong phân tích kỹ thuật nhiều hơn vào đầu những năm 90. Trước đây người Nhật dùng nó để phân tích giá gạo trong thị trường hàng hóa. Biểu đồ hình nến còn được nhà đầu tư sử dụng để phản ánh mức độ cung cầu của các tài sản trong lĩnh vực tài chính.
Ý nghĩa của biểu đồ nến trong giao dịch chứng khoán
Để có thể nắm được rõ đồ thị này và áp dụng đọc chính xác được những loại đồ thị nến này thì trước tiên bạn phải hiểu được ý nghĩa của chúng trong quá trình giao dịch đầu tư chứng khoán. Việc hiểu được ý nghĩa cơ bản của biểu đồ nến trong giao dịch sẽ là tiền đề giúp bạn nghiên cứu và vận dụng các đồ thị đặc biệt một cách đúng đắn nhất. Trong một biểu đồ hình nến, bạn cần quan tâm đến các yếu tố đó là: thân nến, bóng nến và các đỉnh của bóng nến.
Thân nến thường đại diện cho sức mua hoặc bán trên thị trường, hay chúng chính là khối lượng giao dịch trong các khoảng thời gian nhất định. Thân nến càng dài sẽ cho thấy thị trường đang ngày càng sôi động, có sức mua hay bán mạnh. Nếu nến này có màu xanh cho thấy rằng bên người mua đang chiếm thế áp đảo so với bên bán chứng khoán.
Và ngược lại, nếu nến có màu đỏ thì phe bán đang gây áp lực mạnh hơn phe mua. Còn thân nến ngắn thì thể hiện rằng thị trường đang giao dịch ảm đạm, cả hai phe đang có sự lưỡng lự và chưa ra được quyết định đầu tư.
Bóng nến, hay còn được gọi là bấc nến, chúng là một đường thẳng trên cây nến biểu thị sự dao động về giá so với giá mở cửa và giá đóng cửa. Một cây nến có thể có bóng nến trên và bóng nến dưới hoặc thậm chí là không có bóng nến. Bóng nến càng dài càng chứng tỏ thị trường đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa hai bên mua và bán.
Đồng thời cả hai phe đều đang cố gắng mua hoặc bán khiến cho giá cũng có xu hướng tăng và giảm liên tục. Còn đỉnh của bóng nến sẽ được sử dụng để đánh giá các mức kháng cự hoặc mức hỗ trợ của giá trên thị trường.
Nắm bắt kiến thức và kỹ năng về đầu tư chứng khoán bằng cách tham gia khoá học online chứng khoán qua video. Khoá học giúp bạn nắm được chi tiết A-Z kiến thức về chứng khoán. Và giúp bạn tránh tất tần tật những rủi ro, cạm bẫy để tăng thu nhập từ đầu tư thị trường chứng khoán.
[course_id:260,theme:course]
[course_id:410,theme:course]
[course_id:2186,theme:course]
Một vài loại nến cơ bản trong đầu tư chứng khoán
>>> Xem ngay: Ý nghĩa của vốn lưu động đối với mỗi doanh nghiệp
Một vài loại nến cơ bản trong đầu tư chứng khoán
Nến Marubozu
Marubozu được mọi người biết đến là mô hình nến thể hiện động lực mua hoặc bán của các tài sản tiền mã hóa. Mô hình này thường xuất hiện trong xu hướng tăng hoặc giảm giá mạnh. Đối với trường hợp xuất hiện ba cây nến Marubozu tăng liên tiếp thì sẽ báo hiệu giá của một tài sản bất kỳ đang tăng mạnh và ngược lại.
Nến Marubozu mang đặc điểm là có thân nến dài cho thấy giá của một tài sản tiền mã hóa đang tăng hoặc đang giảm giá rất mạnh. Ngoài ra thì nếu Marubozu không có bóng nến cho thấy giá đang ở mức thấp nhất, giá cao nhất sẽ trùng với giá mở cửa và giá đóng cửa. Điều này không cho thấy có sự do dự nào của các nhà đầu tư.
Nến Spinning Top
Đây là một mô hình nến Nhật có phần thân ngắn và bóng nến dài. Mô hình nến này cho thấy rằng tâm lý của các nhà đầu tư đang bị do dự trước sự tăng hoặc giảm của một đồng tiền mã hóa bất kỳ. Điều này còn giúp cho mọi người có cơ hội nhận thấy cung và cầu trên thị trường tiền mã hóa đang đạt ngưỡng cân bằng nhau.
Thân nến của Spinning Top ngắn thể hiện là giá đóng cửa và giá mở cửa có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Nếu bóng nến dài sẽ biểu hiện sự thiếu quyết đoán của các nhà đầu tư.
Với trường hợp, giá của một đồng tiền mã hóa nào đó đang có xu hướng đi ngang thì mô hình nến Spinning Top sẽ không có tính hiệu lực.
Nến Doji
Doji là một mẫu hình nến có giá đóng cửa và mở cửa của một tài sản tiền mã hóa bằng nhau, giống như dấu cộng (+). Đây là mô hình nến mà nó thể hiện được sự cân bằng nằm giữa cung và cầu của một đồng tiền mã hóa bất kỳ. Nếu nó xuất hiện, khả năng cao là giá của một đồng tiền mã hóa sẽ có những chuyển biến mới.
Khi mô hình nến Doji này xuất hiện, tâm lý của các nhà đầu tư sẽ ở trạng thái do dự và đây sẽ là cách mà nến Doji báo hiệu trong thời gian tới rằng sẽ có xu hướng tăng giá hoặc giảm giá. Trong một vài trường hợp khác, nếu giá một đồng coin bất kỳ vừa trải qua một đợt tăng giá mạnh thì rất có khả năng tín hiệu nến Doji sẽ bị vô hiệu hóa.
Nến Doji thường hay xuất hiện khi có quá nhiều cây nến tăng với volume nhỏ dần trong các phiên giao dịch. Đồng nghĩa với việc sau khi nhà đầu tư mua gần hết thì lực bán bắt đầu gia tăng. Điều này sẽ làm cho thị trường đảo chiều trong một thời gian ngắn.
Mô hình nến Hanging Man & Hammer
Hanging Man được coi là một mô hình nến Nhật thường xuất hiện trong các xu hướng tăng giá của các loại tài sản tiền mã hóa. Đây là tín hiệu cho thấy rằng giá của đồng tiền mã hóa bất kỳ có thể sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Điều này còn cho thấy phe bán đang được chiếm ưu thế, giá của một đồng tiền mã hóa bất kỳ do vậy mà bị giảm trong thời gian sắp tới.
Mô hình nến Hanging Man nhìn chung có nét tương đồng với mô nến hình Hammer vì cả 2 đều có đặc điểm là: thân nến ngắn, bóng nến dưới dài và bóng nến trên nhỏ. Hammer thường sẽ xuất hiện khi giá của một đồng tiền mã hóa bất kỳ đang ở dưới đáy của xu hướng giảm. Khi mô hình này xuất hiện thì giá của một đồng tiền mã hóa có thể sẽ đảo chiều từ chiều hướng giảm sang tăng.
Bearish Engulfing & Bullish Engulfing
Bearish Engulfing là mô hình nến đảo chiều thường sẽ xuất hiện ở cuối cùng xu hướng tăng cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế. Mô hình này được thể hiện bằng cây nến xanh kèm theo là cây nến đỏ nhấn chìm giá ngay sau đó. Khi mô hình Bearish Engulfing xuất hiện kéo theo giá của một đồng tiền mã hóa có thể sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.
Còn Bullish Engulfing là một trường hợp ngược lại của Bearish Engulfing, nó thường xuất hiện ở xu hướng giảm cho thấy bên phe mua sẽ chiếm ưu thế hơn. Mô hình này sẽ được thể hiện bằng vài cây nến đỏ kèm theo một vài cây nến xanh tăng mạnh ngay sau đó. Khi Bullish Engulfing xuất hiện thì giá của hầu hết đồng tiền mã hóa có thể sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng.
Tổng kết
Qua những chia sẻ về các loại biểu đồ nến phổ biến có trong các khóa học chứng khoán online trên trang Unica. Việc trang bị cho mình những kiến thức này còn giúp cho mọi người có thể tự mình nhận định xu hướng của thị trường kịp thời và chủ động. Mong rằng các nhà đầu tư sẽ nắm được những kiến thức cần thiết để có thể phục vụ cho việc phân tích kỹ thuật chứng khoán được chính xác và hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công trong nắm 2022 này nhé!
11/03/2022
3205 Lượt xem
Chỉ số ebit là gì? Cách tính chỉ số ebit chính xác nhất
Một trong những chỉ số tài chính quanh trọng mà ngay cả doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư cần nắm được đó là EBIT. Vậy chỉ số EBIT là gì và công thức tính chuẩn nhất của nó thế nào thì xin mời các bạn và Unica theo dõi hết bài viết này nhé!
Chỉ số EBIT là gì?
>>> Xem ngay: RSI là gì? Cách sử dụng chỉ số RSI trong đầu tư chứng khoán
Chỉ số EBIT là gì?
Khái niệm chung
EBIT (viết tắt của từ tiếng anh Earnings Before Interest and Taxes) được hiểu là lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay còn gọi là lợi nhuận trước thuế được thể hiện thông qua lợi nhuận kiếm được từ các hoạt động kinh doanh.
EBIT thường bao gồm tất cả những lợi nhuận mà trước khi được tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập. Vai trò của EBIT là loại bỏ được sự khác nhau giữa các cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các doanh nghiệp với nhau.
Trong đó:
Interest – I chính là lãi vay và nó liên quan trực tiếp đến nợ vay, nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn
Taxes – T là yếu tố liên quan tới thuế, nghĩa là doanh nghiệp đó có được ưu đãi về thuế hay không
Chính vì vậy với hệ số EBIT này đã có thể loại bỏ 2 yếu tố về lãi vay và thuế. Từ đó giúp làm rõ khả năng tạo lợi nhuận của các công ty, giúp dễ dàng hơn trong việc so sánh giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực.
Công thức tính EBIT là gì?
EBIT là một trong những chỉ số tài chính được sử dụng khá phổ biến trong việc đánh giá tiềm năng của một doanh nghiệp, cách tính EBIT cũng vô cùng đơn giản và chủ yếu được tính dựa trên 3 công thức sau đây:
EBIT được tính = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động
Hoặc = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay
Hay = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi Vay
Tiếp theo là ví dụ để mọi người có thể nắm được chỉ số này chính xác hơn đó là:
Ví dụ: Một công ty A có tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 150 tỷ đồng, chi phí hoạt động là 60 tỷ đồng, chi phí lãi vay là 2 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 50 tỷ đồng. Thuế thu nhập doanh nghiệp là 10,2 tỷ đồng.
Do đó Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN = 50 – 10,2 = 39,8 tỷ đồng.
Như vậy, Ebit sẽ được tính cụ thể như sau:
EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động = 150 – 60 = 90 tỷ đồng
Hoặc EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay = 50 + 2 = 52 tỷ đồng
Ngoài ra còn được tính EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay = 39,8 + 10,2 + 2 = 52 tỷ
Ý nghĩa của chỉ số EBIT là gì?
Có thể nói chỉ số này có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Cụ thể đó là:
Chi phí lãi vay có liên quan đến nợ vay (hay cấu trúc vốn) và các yếu tố khác
Ngoài ra còn các chi phí liên quan đến thuế (liệu doanh nghiệp có được ưu đãi thuế hay không?)
EBIT có vai trò giúp tăng cường khả năng tập trung vào việc tạo ra thu nhập từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của mỗi doanh nghiệp.
Đồng thời chỉ số EBIT này còn giúp nhà đầu tư đánh giá được hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
Có khả năng kiểm soát các chi phí của doanh nghiệp một cách tốt nhất
Hoạt động kinh doanh và nhiều hoạt động khác nhằm để tạo ra lợi nhuận cho bản thân
Thể hiện khả năng của các doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ và nguồn vốn để duy trì, phát triển cho những kế hoạch của mình trong tương lai
Chỉ số EBIT cũng được các nhà đầu tư áp dụng trong việc so sánh hai hoặc nhiều công ty thuộc cùng một lĩnh vực hoạt động nhưng ngược lại có mức thuế thu nhập khác nhau.
Hơn nữa việc sử dụng chỉ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn khách quan nhất về hiệu suất hoạt động và tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai.
Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
[course_id:608,theme:course]
[course_id:1240,theme:course]
[course_id:1310,theme:course]
Cách định giá cổ phiếu khi sử dụng chỉ số EBIT
>>> Xem ngay: Quỹ etf là gì? Những kiến thức cần biết về quỹ đầu tư etf
Cách định giá cổ phiếu khi sử dụng chỉ số EBIT
Do chỉ số EBIT thường được dùng trong phân tích tài chính nên nó sẽ có một số ý nghĩa khác. Ngoài những ý nghĩa được đề cập ở trên, thì bản chất của chỉ số EBIT chính là nhân tố quan trọng giúp định giá cho doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Hay còn được gọi là chỉ số EV/EBIT.
Chỉ số này được tính bằng công thức: EV/EBIT = Giá trị doanh nghiệp (EV) / EBIT
Trong đó: EV chính là toàn bộ giá trị của doanh nghiệp, không bao gồm cơ cấu vốn và các nguồn tiền mặt
Chỉ số này hiện nay được phần lớn các nhà đầu tư sử dụng, bởi vì nó giúp bao trùm được vấn đề về nợ hoặc các khoản tiền mặt. Chỉ số EV/EBIT sẽ gần giống với P/E. Nhưng cũng có một vài những nhà đầu tư sử dụng số nghịch đảo của EBIT/EV. Mặc dù chỉ số này phức tạp nhưng lại cực kỳ quan trọng của mỗi doanh nghiệp.
Ứng dụng của chỉ số EBIT trong đầu tư
Chỉ số Ebit được sử dụng để tính toán Ebit Margin
Ebit Margin được hiểu là một hệ số biên của của lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay. Chỉ số này thường được dùng để so sánh tình hình của một doanh nghiệp qua từng năm hoặc doanh nghiệp này so với những doanh nghiệp khác trong cùng một ngành hay chung lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Mô hình Dupont gồm 5 nhân tố
Ứng dụng tiếp theo của Ebit trong đầu tư đó là việc sử dụng để tính toán trong mô hình Dupont 5 nhân tố. Đây được biết đến là một mô hình được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích về những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đa phần các nhà đầu tư đều biết rằng, chỉ số tài chính quan trọng nhất dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một công ty chính là chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu).
Trong khi đó, thì ROE lại bị chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố bao gồm: hệ số gánh nặng thuế, hệ số gánh nặng lãi vay, Ebit Margin, doanh thu thuần trên tổng tài sản bình quân, tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân.
Tính toán khả năng thanh toán lãi vay
Thông qua khả năng thanh toán lãi vay, các nhà đầu tư có thể biết được lợi nhuận thu được của doanh nghiệp mình có đủ để thanh toán các khoản nợ hay không. Khả năng thanh toán lãi vay thường được tính theo công thức:
Khả năng thanh toán lãi vay được tính = EBIT/Chi phí lãi vay
Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng để trả các khoản nợ của mình.
Chỉ số EV/Ebit
Chỉ số EV/Ebit là một trong những chỉ số được dùng để định giá doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư. Trong đó, thì EV là giá trị doanh nghiệp được tính bằng công thức:
EV sẽ = (Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành) + Vay ngắn hạn và dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường của các cổ phiếu ưu đãi – Tiền và các khoản tương đương tiền.
Chỉ số EV/Ebit còn giúp các nhà đầu tư nhận biết được thời gian để có thể thu hồi vốn từ việc mua lại doanh nghiệp trong điều kiện Ebit không thay đổi. Nhìn chung giá trị EV/Ebit càng thấp thì sẽ càng có lợi cho nhà đầu tư nhiều hơn.
Tổng kết
Thông qua những kiến thức về EBIT mà Unica đã chia sẻ cho mọi người thì hy vọng rằng các nhà đầu tư sẽ nắm được chính xác tất cả thông tin quan trọng. Như EBIT là gì và cách tính chỉ số này như thế nào là chính xác nhất cũng như ý nghĩa của nó trong quá trình đầu tư chứng khoán. Unica cũng gửi lời chúc đến các nhà đầu tư trong việc kiếm thêm được nhiều khoản tiền sinh lời và đồng thời hạn chế được những rủi ro hay sai lầm trong những quyết định đầu tư của bản thân nhé!
11/03/2022
2743 Lượt xem
Quỹ etf là gì? Những kiến thức cần biết về quỹ đầu tư etf
Đối với nhiều nhà đầu tư thì có lẽ khái niệm về quỹ ETF này còn khá là mới. Đây là một quỹ đầu tư phụ thuộc vào những biến đổi của các chỉ số tham chiếu. Vậy cụ thể quỹ ETF là gì và có nên đầu tư vào quỹ này hay không thì hãy cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở dưới bài viết này nhé!
Quỹ ETF là gì?
ETF là tên gọi viết tắt của cụm từ "Exchange Traded Fund" có nghĩa là quỹ hoán đổi danh mục. Đây là một quỹ đầu tư được thành lập dựa trên cơ sở mô phỏng tỷ suất lợi nhuận của các chỉ số cổ phiếu, trái phiếu hoặc một loại tài sản, hàng hóa nào đó như giá vàng, giá dầu, tỷ giá hối đoái hay chỉ số VN30.
Quỹ ETF là gì?
Quỹ ETF mang đặc điểm của một quỹ đầu tư thông thường. Tuy nhiên, khi được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán, thì nó lại được xem như là một loại cổ phiếu.
Quỹ ETF được ra đời đầu tiên tại Mỹ vào những năm 1990. Cho đến hiện nay, nó đã phát triển ra nhiều quốc gia khác trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
Phân loại quỹ ETF
Hiện nay, trên thị trường sẽ có 3 loại quỹ ETF phổ biến đó là: quỹ ETF cổ phiếu, quỹ ETF trái phiếu và cuối cùng làquỹ ETF theo ngành. Mỗi loại sẽ có cách phân biệt và đặc điểm khác nhau cụ thể như sau:
Quỹ ETF cổ phiếu: Đây là quỹ đầu tư mô phỏng những biến động của các bộ chỉ số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như chỉ số VN100, chỉ số VN30 hay chỉ số S&P 500…
Quỹ ETF trái phiếu: Cũng tương tự như quỹ ETF cổ phiếu thì quỹ ETF trái phiếu là loại quỹ để mô phỏng những biến động của các bộ chỉ số trái phiếu như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, hoặc các trái phiếu có khả năng sinh lời cao…
Quỹ ETF theo ngành: Đây là loại quỹ mô phỏng biến động của một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất cụ thể nào đó. Ví dụ như trong ngành công nghiệp ô tô, công nghệ thực phẩm, nông nghiệp…hoặc của một loại hàng hóa cụ thể.
Ngoài ra còn rất nhiều các loại quỹ ETF khác như là: quỹ ETF tiền tệ, quỹ ETF nghịch đảo, quỹ ETF đầu tư thay thế….Nhưng trong đó 3 quỹ được kể ở trên là phổ biến và hay gặp nhất.
>>> Xem ngay: Chỉ số ebit là gì? Cách tính chỉ số ebit chính xác nhất
Các phương thức giao dịch của quỹ ETF
Đối với thị trường sơ cấp, quỹ ETF sẽ không bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ trực tiếp cho nhà đầu tư, mà chỉ phát hành theo số lượng lớn. Tại Việt Nam, một lô đơn vị quỹ ETF trên thị trường sơ cấp gồm tối thiểu là 100.000 chứng chỉ quỹ ETF.
Đa phần các nhà đầu trên thị trường sơ cấp không mua lô đơn vị quỹ bằng tiền, mà thay vào đó họ mua các lô đơn vị quỹ ETF bằng các danh mục chứng khoán cơ cấu – được mô phỏng theo danh mục của chỉ số tham chiếu đã được chấp thuận. Các nhà đầu tư khi mua các lô đơn vị quỹ thường lựa chọn những tổ chức đầu tư và các thành viên lập quỹ.
Sau khi mua các lô đơn vị quỹ này, nhà đầu tư có thể chia nhỏ ra và bán các chứng chỉ quỹ ETF trên thị trường thứ cấp. Điều này sẽ cho phép các nhà đầu tư khác mua các đơn vị quỹ riêng lẻ, thay vì việc mua lô lớn trên thị trường sơ cấp.
Quỹ ETF thường chỉ phát hành theo số lượng lớn
Ngoài ra nhà đầu tư muốn bán chứng chỉ quỹ ETF sẽ có hai sự lựa chọn đó là: bán chứng chỉ quỹ riêng lẻ cho các nhà đầu tư khác trên thị trường thứ cấp, hoặc bán các lô đơn vị quỹ ngược lại cho quỹ đầu tư ETF.
Chinh phục thị trường đầu tư chứng khoán với số vốn ít bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học cung cấp cho bạn kiến thức về thị trường chứng khoán, góc nhìn mới về tài chính hay những kiến thức và phương pháp đầu tư cần thiết. Từ đó bạn sẽ nắm được cách thức, các bước tham gia vào thị trường và nắm bắt được cơ hội đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao.
[course_id:2255,theme:course]
[course_id:1208,theme:course]
[course_id:703,theme:course]
Lợi ích khi đầu tư quỹ ETF
Đầu tư quỹ ETF mang lại rất nhiều loại ích, dưới đây là một số lợi ích tiêu biểu bạn nhất định phải biết:
Đa dạng hoá các danh mục đầu tư
Do quỹ ETF được tạo thành từ nhiều danh mục cổ phiếu mô phỏng các danh mục cổ phiếu của chỉ số tham chiếu, khi nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ ETF cũng có nghĩa là họ đang nắm giữ một danh mục có tỷ trọng giống như một chỉ số mà quỹ ETF đang mô phỏng.
Nếu nhà đầu tư nào tham gia vào ETF thì sẽ không cần phải hiểu biết chuyên sâu về từng loại cổ phiếu cụ thể:
Việc đầu tư vào từng mã chứng khoán riêng biệt đòi hỏi cần nhiều thời gian để phân tích cổ phiếu cũng như thời điểm giao dịch. Điều này sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn khi số lượng cổ phiếu niêm yết ngày một nhiều hơn. Khi đầu tư vào quỹ ETF sẽ giúp các nhà đầu tư không cần phải tìm hiểu thông tin về từng loại cổ phiếu cụ thể.
Linh hoạt mua bán
So với những loại hình đầu tư khác như bất động sản hay vàng phải đòi hỏi vốn lớn và không dễ bán ngay khi cần, đầu tư vào quỹ và hiện thực hóa lợi nhuận rất thuận tiện bất kỳ lúc nào bằng cách mua hoặc bán chứng chỉ quỹ thông qua chính công ty quản lý quỹ.
Đầu tư quỹ ETF mang lại rất nhiều loại ích
Rủi ro của đầu tư quỹ ETF là gì?
Ngoài việc nắm được khái niệm quỹ ETF là gì? thì chắc chắn một điều là bao giờ đầu tư ngoài việc mang lại nhiều lợi nhuận sinh lời cho các nhà đầu tư thì sẽ luôn đi kèm với các rủi ro và khi giao dịch ETF trading, các trader cần lưu ý những rủi ro dưới đây:
Rủi ro thị trường: Cơ cấu danh mục quỹ ETF thường được thiết kế để theo dõi các cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, và kể cả là cả hợp đồng phái sinh (ví dụ như hợp đồng tương lai). Do đó khi thị trường lên, trader sẽ kiếm được lợi nhuận và khi thị trường xuống, trader cũng gặp thua lỗ. Vì chúng ta không thể thay đổi được các cấu trúc của quỹ ETF, nên khi giao dịch nhà đầu tư cần theo dõi hiệu suất hoạt động của ETF để có thể đưa ra những chiến lược giao dịch hợp lý.
Quá nhiều lựa chọn - Khi quỹ ETF ngày càng phát triển, và sự lựa chọn đầu tư của chúng cũng vậy. Việc đầu tư vào quỹ ETF công nghệ sinh học nghe thì có vẻ đơn giản. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa quỹ ETF công nghệ sinh học hoạt động tốt nhất và quỹ ETF công nghệ sinh học kém nhất có thể lên đến 18% chỉ trong vài năm. Điều này thường xảy ra là vì một quỹ ETF đại diện một công ty đang tìm cách chữa bệnh ung thư, quỹ ETF còn lại thì đại diện cho các công ty chuyên cung cấp các công cụ cho ngành khoa học đời sống.
Rủi ro của đầu tư quỹ ETF là gì?
Còn với quỹ ETF chỉ số chứng khoán - như S&P 500 - đây là cách đầu tư vào quỹ ETF phổ biến nhất do nó có tính thanh khoản cao nhất, nên chi phí giao dịch cũng thấp nhất. Vì vậy mà ETF chỉ số chứng khoán là lựa chọn đầu tư tuyệt vời dành cho các nhà đầu tư mới.
>>> Xem ngay: Margin là gì? Có nên sử dụng Margin trong đầu tư không?
Cách giao dịch ETF như thế nào?
Để có thể giao dịch ETF một cách đơn giản, nhanh chóng thì bạn có thể thực hiện thông qua 2 cách cơ bản đó là:
Thực hiện mua bán trực tiếp trên các sàn giao dịch chứng khoán: Hiện nay, đa phần các chứng chỉ quỹ ETF đều được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán. Do đó mà bạn có thể dễ dàng mua bán, giao dịch thông qua các lệnh.
Mua sơ cấp từ nhà tạo lập quỹ đầu tư: Đối với việc mua sơ cấp này từ các nhà tạo lập quỹ, thì nhà đầu tư bắt buộc phải mua với số lượng tối thiểu là một lô đơn vị quỹ của ETF. Tại Việt Nam, một lô đơn vị quỹ của ETF sẽ bao gồm tối thiểu 100.000 chứng chỉ quỹ ETF.
Tuy nhiên, thì số lượng chứng chỉ ETF thường sẽ không cố định mà sẽ dao động lên xuống phụ thuộc vào cung cầu của thị trường cũng như được điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình phát hành ra và mua lại.
Tổng kết
Như vậy là mọi người đã hiểu quỹ ETF là gì và từ đó biết được rằng có nên đầu tư vào quỹ này hay không. Unica mong rằng mọi người sẽ có cái nhìn tốt nhất và lựa chọn việc ra các quyết định đầu tư một cách chính xác và hiệu quả nhất để mang lại nhiều lợi nhuận sinh lời cho bản thân trong tương lai.
11/03/2022
2670 Lượt xem