Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

RSI là gì? Cách sử dụng chỉ số RSI trong đầu tư chứng khoán

Để có thể đầu tư chứng khoán một cách hiệu quả và thành công thì nhà đầu tư cần nắm được một vài thông tin cần thiết như là RSI. Đây là một chỉ báo quan trọng mà bất kỳ ai khi tham gia đầu tư cũng phải sử dụng đến nó. Vậy RSI là gì và cách sử dụng chỉ số này trong chứng khoán ra sao thì mời các bạn và Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé!

Tổng quan về RSI

Chỉ báo RSI là gì?

>>> Xem ngay: Chỉ số NAV là gì? Công thức tính NAV chính xác nhất

Tổng quan về RSI

Chỉ báo RSI là gì?

RSI được viết tắt của cụm từ Relative Strength Index (mang nghĩa chỉ số sức mạnh tương đối). Đây là một chỉ báo đặc biệt được sử dụng trong các phân tích kỹ thuật. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI dùng để đo lường mức độ thay đổi giá của cổ phiếu so với những biến động giá trong quá khứ bằng cách so sánh số ngày tăng điểm với số ngày giảm.

Chỉ số RSI chính là phát minh của J.Welles Wilder vào năm 1978 và được mô tả trong quyển sách "New Concepts in Technical Trading Systems".

Vào những năm 1978, một kỹ sư cơ khí là J. Welles Wilder đã đào tạo về phân tích kỹ thuật các trong giao dịch. Ông bắt đầu sự nghiệp tài chính của mình trong lĩnh vực bất động sản vào những thập niên sáu mươi. Đến năm 1972, sau khi bán hết cổ phần của mình cho các cộng sự, ông thu về lợi nhuận khoảng 100.000 đô la và bắt đầu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trong những năm đầu tham gia vào thị trường này, ông đã nghiên cứu để tìm kiếm các công cụ đáng tin cậy cho việc nhận ra các xu hướng giá có thể sinh lời. Năm 1978, Wilder đã biên soạn, nghiên cứu và biến kinh nghiệm của mình thành các công thức và chỉ số toán học mà các nhà giao dịch có thể sử dụng các giao dịch. Và chỉ báo sức mạnh tương đối là một trong những chỉ số đó.

Công thức tính RSI là gì?

RSI thường sẽ được tính bằng công thức sau: RSI = 100 – 100/(1+RS)

Trong đó:

  • RSI được tính= Mức tăng trung bình/ Mức giảm trung bình
  • RS sẽ = Sức mạnh tương đối (Relative Strength)

Ý nghĩa của chỉ số RSI trong đầu tư

Đối với các nhà đầu tư, RSI là một trong những chỉ báo quan trọng nhất của đầu tư chứng khoán. Dựa vào đây các nhà đầu tư sẽ biết thời gian nào nên vào lệnh và đóng lệnh. Sau đây là một vài ý nghĩa của đường RSI khi giao dịch chứng khoán cụ thể:

  • RSI sẽ biểu thị vùng quá mua (overbought)

Nếu đường RSI vượt ngưỡng 70 thì được coi là vùng quá mua. Lúc này giá đã lên đến đỉnh và có xu hướng điều chỉnh giảm giá.

  • RSI còn biểu thị vùng quá bán (oversold)

Trong trường hợp đường RSI xuống dưới ngưỡng 30 là vùng quá bán. Khi này giá đang trên đà chạm đáy và sẽ có những đợt điều chỉnh để giá tăng trở lại.

Nhìn chung khi biết được đâu là vùng quá mua và quá bán giúp cho các nhà đầu tư sẽ biết khi nào nên đặt lệnh mua và bán. Từ đó sẽ kiếm về nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân.

Nội dung của chỉ số RSI

Sau khi nắm được chỉ báo RSI là gì cũng như đặc điểm và ý nghĩa của nó thì tiếp theo nhà đầu tư cần nắm được nội dung của chỉ số này. Cụ thể đó là:

  • Khi tính toán chỉ số này, Wilder giả định rằng ngưỡng quá mua sẽ xuất hiện ngay sau khi thị trường đã tăng điểm trong một thời gian quá dài và ngưỡng quá bán cũng xảy ra sau một thời gian dài thị trường giảm điểm. Chỉ số RSI >70 được xem là nằm trong vùng quá mua và < 30 được coi là nằm trong vùng quá bán. Còn nếu nằm ở giữa mức 30 và 70 được coi là vùng trung tính, với mức 50 được cho là dấu hiệu không có xu hướng
  • Ngoài ra chỉ số sức mạnh tương đối RSI còn để đo lường sức mạnh của giá chứng khoán với giá lịch sử của chính chứng khoán đó chứ không phải với các loại chứng khoán khác
  • Thêm nữa là chỉ số RSI trong vòng 14 ngày chính là chỉ số được sử dụng nhiều nhất trong quá trình đầu tư
  • Mặc dù giai đoạn thời gian mặc định của RSI là 14 ngày, tuy nhiên các nhà giao dịch có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy (các giai đoạn thời gian ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (giai đoạn thời gian dài hơn). Do đó, RSI thời hạn 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với các biến động của các mức giá hơn là RSI 21 ngày. Ngoài ra các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể được điều chỉnh chỉ báo RSI để đạt 20 và 80 là các mức quá bán và quá mua (thay vì 30 và 70 như thông thường), nhờ vậy mà sẽ ít có khả năng cung cấp những tín hiệu sai hơn.

Trở thành nhà đầu tư chứng khoán thành công từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khoá học với giảng viên là những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về hoạt động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, chia sẻ cho bạn bí quyết đầu tư chứng khoán giúp bạn trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp

Kiến thức cơ bản thị trường chứng khoán cho người mới bắt đầu
Trần Quang Vinh
299.000đ
700.000đ

Bí quyết đầu tư chứng khoán từ vài chục triệu lên vài tỷ
Phạm Minh Hoàng
459.000đ
800.000đ

Đầu tư Chứng Khoán theo phương pháp CANSLIM
Nguyễn Trịnh Anh Khoa
799.000đ
1.000.000đ

Các phân kỳ của chỉ báo RSI

>>> Xem ngay: Chỉ số ebit là gì? Cách tính chỉ số ebit chính xác nhất

Các phân kỳ của chỉ báo RSI

Các phân kỳ của chỉ báo RSI

Bên cạnh các điểm số là RSI 30 và 70 - cho thấy tình trạng có thể quá bán và quá mua trên thị trường - thì các nhà đầu tư cũng tận dụng RSI để dự đoán các xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự thông qua việc sử dụng các phân kỳ dương và âm.

Phân kỳ dương được hiểu là tình trạng biến động giữa giá và RSI sẽ đi theo hai chiều ngược nhau. Đối với tình trạng này, RSI khi tăng sẽ tạo đáy cao trong khi giá giảm tạo đáy thấp. Đây được gọi là phân kỳ dương và chỉ báo rằng đang trên đà đi lên bất chấp xu hướng giảm của giá.

Ngược lại, phân kỳ âm có thể chỉ báo rằng mặc dù giá có tăng, nhưng thị trường lại đang bị mất đà. Do vậy RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi giá của nhiều loại tài sản tăng và tạo đỉnh cao.

Ngoài ra các nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng phân kỳ RSI không đáng tin cậy khi thị trường có các xu hướng mạnh. Điều này còn có nghĩa là lúc thị trường có xu hướng giảm mạnh vẫn có thể xuất hiện nhiều phân kỳ dương trước khi chạm đáy thực tế. Chính vì vậy các phân kỳ RSI sẽ phù hợp hơn với chủ yếu các thị trường ít có sự biến động (hoặc trong đó có các chuyển động đi ngang hoặc xu hướng không rõ ràng).

Cách sử dụng RSI hiệu quả 

RSI là một trong những chỉ báo quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định xu hướng của giá để vào lệnh một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cũng phải am hiểu về chỉ số này thì mới nhìn nhận được chính xác nhất. Dưới đây là một vài cách phân tích chỉ số RSI mà bạn có thể áp dụng ngay.

Phân tích RSI trên nhiều khung thời gian khác nhau

Bước 1: Xác định xu hướng

Trên khung D1 phần giá sẽ biểu thị ở mức quá bán hoặc quá mua. Cụ thể nếu thấy giá đi vào vùng quá bán khi RSI < 30 thì đây là dấu hiệu của thị trường đảo chiều từ giảm -> tăng. Lúc này bạn sẽ chuyển sang H4 để có thể vào lệnh mua.

Ngược lại nếu thấy giá đi vào vùng quá mua là RSI > 700 thì đây chính là dấu hiệu thị trường đảo chiều từ tăng -> giảm. Khi này bạn sẽ chuyển sang H4 để thực hiện lệnh bán.

Bước 2: Tìm kiếm điểm vào lệnh H4

Sau khi xác định được xu hướng của thị trường thì bạn cần chuyển sang H4 để tìm điểm mua và bán

  • Đầu tiên chờ giá vào vùng quá bán trên H4 để đặt lệnh mua
  • Tiếp theo là chờ giá vào vùng quá mua trên H4 để đặt lệnh bán

Giao dịch tại điểm giá phân kỳ 

Phân kỳ chính là thời điểm đường giá và đường RSI có hướng đi khác nhau. Thực tế có tới 4 điểm phân kỳ nhưng chỉ có 2 điểm rõ ràng nhất bao gồm:

  • Phân kỳ tăng(Bullish Divergence): Dấu hiệu nhận biết đó là "giá tạo đáy thấp hơn nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn". Phân kỳ tăng có thể dự báo về việc đảo chiều giá của thị trường từ giảm sang tăng
  • Phân kỳ giảm (Bearish Divergence) thì ngược với phân kỳ tăng, "giá tạo đỉnh cao hơn, RSI lại tạo đỉnh thấp hơn". Đây có thể là dấu hiệu của việc giá bị đảo chiều có xu hướng từ tăng sang giảm

Tổng kết

Unica hy vọng rằng những kiến thức tổng hợp trên sẽ giúp cho các nhà đầu tư nắm được những thông tin cần thiết đặc biệt về khái niệm chỉ báo RSI là gì cũng như ý nghĩa của nó trong đầu tư. Thêm nữa là biết cách sử dụng hiệu quả để mang lại nhiều lợi ích trong đầu tư chứng khoán kiếm được nhiều lợi nhuận trong tương lai.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Trở thành hội viên
Tác giả
Trần Quang Vinh PGĐ C.Ty Chứng Khoán FPT
Từ tháng 10/2008 đến nay: Phó giám đốc bộ phận môi giới chứng khoán - CTCP Chứng Khoán FPT. Từ tháng 4/2007 đến tháng 10/2008: Trưởng nhóm môi giới - CTCP Chứng Khoán FPT. Từ tháng...