Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Chỉ số pe là gì? Ý nghĩa của chỉ số pe trong đầu tư

Mua 3 tặng 1

Bất kỳ nhà đầu tư nào chắc chắn cũng đã nghe đến khái niệm Pe, một chỉ số tài chính quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Nhưng chính xác chỉ số Pe là gì và ý nghĩa cũng như chỉ số này bao nhiêu là tốt thì sẽ được giải đáp kỹ hơn ở bài viết này cùng với Unica ngay nhé!

Tổng quan về chỉ số Pe

>>> Xem ngay: Lệnh MTL là gì? Các loại lệnh MTL trong chứng khoán

tong-quan-ve-chi-so-pe

Tổng quan về chỉ số Pe

Chỉ số Pe là gì?

Chỉ số Pe (được viết tắt của cụm từ: Price to Earning ratio) chính là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).

Theo nhận định của nhà đầu tư huyền thoại Benjamin Graham, cũng là cố vấn của Warren Buffett, thì chỉ số tài chính này là một trong những cách nhanh chóng và dễ dàng nhất giúp xác định xem cổ phiếu đang được định giá cao hay thấp. Ngoài ra chỉ số Pe còn cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một đồng cổ tức của chứng khoán hoặc lợi nhuận của công ty đang được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Công thức tính chỉ số Pe

           Giá thị trường của cổ phiếu
P/E =  -----------------------------------
          Thu nhập trên một cổ phiếu

Trong đó:

EPS được biết là mức lợi nhuận trên mỗi cổ phần đang lưu hành tại thị trường chứng khoán và được các doanh nghiệp phân bổ. Chỉ số này thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của cổ phần hay chính doanh nghiệp. Do vậy mà đây được coi là biến số quan trọng nhất với nhiều nhà đầu tư.

EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường = Tổng thu nhập trong kỳ / Tổng số cổ phần

Khi tính toán chỉ số EPS, bạn có thể sử dụng số cổ phiếu lưu hành vào thời điểm cuối kỳ hoặc bình quân trong kỳ để đưa ra được kết quả chính xác hơn.

Ví dụ là: Giả sử giá thị trường tại thời điểm 31/12/2021 của cổ phiếu A là 20.000 đồng, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong năm của công ty này là 2.000 đồng. Như vậy, hệ số Pe của cổ phiếu A này sẽ là 10.

Ý nghĩa của chỉ số Pe là gì?

Ý nghĩa của chỉ số Pe trong chứng khoán nói chung

Trong chứng khoán, thì chỉ số Pe được coi là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong đầu tư. Cùng với chỉ số P/B, nó tạo nên một bức tranh toàn cảnh về biểu đồ chứng khoán của doanh nghiệp cũng như thị trường đầu tư nói chung.

Ý nghĩa của Pe đối với doanh nghiệp

Có thể nói Pe góp phần giúp các doanh nghiệp nắm bắt được tình trạng kinh doanh của mình. Chỉ số Pe càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả. Và ngược lại, Pe mà thấp hoặc âm thì doanh nghiệp cần phải xem xét và điều chỉnh chiến lược phát triển cho phù hợp với tình trạng chung của doanh nghiệp.

Ngoài ra chỉ số Pe còn cho doanh nghiệp biết rằng phải mất bao nhiêu năm để kiếm đủ tiền trả cho thị giá hiện tại của cổ phiếu. Ví dụ: Pe của cổ phiếu A vào năm 2018 là 8 lần, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ mất khoảng 8 năm hoạt động để có thể trả đủ giá trị của cổ phiếu với mức giá tại năm 2018.

Ý nghĩa của chỉ số Pe đối với các nhà đầu tư

Như đã chia sẻ, thì Pe là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với mỗi nhà đầu tư. Đây là một bức tranh tương đối chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nhà đầu tư vừa biết số tiền mình "rót vào" đang được sử dụng tốt hay không, có tạo ra được nhiều lợi nhuận hay không, vừa có thể so sánh, đối chiếu tiềm năng của các doanh nghiệp để lựa chọn những khả năng đầu tư có lợi nhất.

Pe được sử dụng thế nào để lựa chọn cổ phiếu?

>>> Xem ngay: MACD là gì? Các giao dịch với MACD hiệu quả nhất

pe-duoc-su-dung-the-nao-de-lua-chon-co-phieu

Pe được sử dụng thế nào để lựa chọn cổ phiếu?

Để ra những quyết định đầu tư hợp lý thì không chỉ sử dụng mỗi chỉ số Pe là được. Tuy nhiên thì đây cũng được coi là một trong những phương pháp dùng để đánh giá xu hướng của cổ phiếu. Giống như cách mà mọi người xem cổ phiếu đó như một công việc kinh doanh của chính mình.

Pe giúp lựa chọn được cổ phiếu có xu hướng tăng tăng trưởng hoặc mang đến lợi nhuận trong tương lai

- Chỉ số Pe cao có thể là biểu hiện của một doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, khiến cho chỉ số EPS cũng giảm thấp (thậm chí gần bằng mức 0) và đồng thời sẽ khiến chỉ số Pe ở mức lớn hơn

- Chỉ số Pe thấp cũng sẽ thể hiện rằng chỉ số EPS (thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu) đang ở mức cao. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sẽ mua vào những cổ phiếu này

Tuy nhiên nếu tỷ lệ Pe thấp cũng có thể là do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (từ việc bán tài sản, thanh lý tài sản…). Khoản  lợi nhuận này chỉ ở tại một thời điểm nhất định và sẽ không lặp lại trong tương lai chính điều này dẫn tới đã đẩy giá EPS lên cao đột xuất khiến chỉ số Pe cũng thấp hơn.

Ngoài ra các cổ đông đang nắm giữ cảm thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả nên họ đã quyết định bán số cổ phần đang nắm giữ của mình ra ngoài thị trường để chốt lời cũng khiến chỉ số Pe thấp.

Nhìn chung thị trường chứng khoán là vô cùng khó đoán và tỷ lệ Pe cao hay thấp chỉ là mức tạm thời ở tại một thời điểm xác định và chỉ có giá trị cho việc tham khảo hơn là dựa vào đó để mua bán.

Còn giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu có tính thanh khoản tốt

Các cổ phiếu có độ ổn định cao thường không mang lại mức tăng đột biến, vì vậy giá trị Pe của chúng thường cao hơn so với các cổ phiếu có vốn hóa trên thị trường lớn. Có thể chọn cổ phiếu có hệ số Pe cao nhưng cũng có tính thanh khoản tốt.

Ngoài ra trong cùng một ngành và sử dụng mức Pe trung bình của loại ngành đó để so sánh. 

Đầu tư ngoài có thể kiếm được nhiều lợi nhuận sinh lời thì cũng sẽ đi kèm với nhiều rủi ro, chính vì vậy việc nắm được những thông tin về các chỉ số này sẽ giúp cho việc ra quyết định của mọi người hiệu quả và chính xác hơn nhiều lần.

Chỉ số Pe bao nhiêu là tốt nhất?

Ngoài việc nắm được những thông tin cần thiết về khái niệm chỉ số Pe là gì cũng như ý nghĩa của nó thì một câu hỏi mà được nhiều người quan tâm đó là: chỉ số Pe thế nào là tốt nhất? Cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!

Về cơ bản, thì chỉ số Pe trong chứng khoán càng cao càng thể hiện hoạt động của doanh nghiệp đang hiệu quả. Ngoài ra các kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, chính xác hơn là tiềm năng sinh lời của cổ phiếu đang là rất lớn. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng luôn luôn chính xác. Trong một vài trường hợp, doanh nghiệp thua lỗ hoặc lợi nhuận trên đà xuống dốc khiến cho EPS giảm. Từ đó mà tỷ lệ Pe cũng tăng cao. 

Thêm nữa có thể doanh nghiệp đang kinh doanh tốt hơn trước, giúp hệ số EPS tăng lên và kéo chỉ số P/S giảm xuống. Cũng có thể cổ đông hiện hữu không còn thấy khả năng phát triển nên quyết định bán chốt lời, khiến cho giá của cổ phiếu giảm và Pe thấp…

Như vậy để xác định chỉ số Pe như thế nào là tốt, bạn không nên chỉ nhìn vào số liệu có sẵn mà cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các biến số liên quan, từ đó mới có thể nắm rõ nguyên nhân khiến cho tỷ lệ Pe của doanh nghiệp thay đổi.

Tổng kết

Hiểu được chỉ số Pe là gì sẽ góp phần giúp cho các nhà đầu tư nắm bắt thông tin tốt hơn trong việc xác định giá và lợi nhuận đầu tư của mình. Unica hy vọng rằng bản thân mỗi nhà đầu tư cần nắm chắc được những kiến thức học đầu tư chứng khoán này để có thể phục vụ cho quá trình đầu tư của mình trong tương lai.

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Trở thành hội viên