Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Ký quỹ là gì? Kiến thức tổng quan về giao dịch ký quỹ

Hiện nay có rất nhiều hình thức tiết kiệm đầu tư sinh lời cho bản thân mỗi người. Một trong số đó rất phổ biến hiện nay đó là ký quỹ. Đây là một hình thức gửi tiền ngân hàng có kỳ hạn của các doanh nghiệp tại Ngân hàng có cung cấp dịch vụ gửi tiền kỹ quỹ. Vậy chính xác ký quỹ là gì, đặc điểm và cách thực hiện thế nào thì hãy cùng Unica tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Tổng quan về ký quỹ

tong-quan-ve-ky-quy

Tổng quan về ký quỹ

Khái niệm ký quỹ là gì?

Ký quỹ được hiểu một cách đơn giản là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hay các giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng nhằm có thể bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Tiền gửi ký quỹ là gì?

Tiền gửi ký quỹ chính là một loại tiền gửi có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn của một tổ chức tại ngân hàng để đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó đối với ngân hàng cũng như là các bên có liên quan.

Mức ký quỹ là gì?

Mức ký quỹ được biết đến là số tiền tối thiểu trong tài khoản mà bạn phải có để có thể duy trì được lệnh giao dịch.

Mức kỹ quỹ thường áp dụng hệ số 100:1 tương ứng với 0,01 (1%). Điều này được hiểu là bạn cần có vốn tiền mặt ban đầu tối thiểu là 1% so với tổng giá trị các lệnh mà bạn đang giao dịch.

Tài khoản ký quỹ là gì?

Tài khoản ký quỹ là những loại tài khoản do ngân hàng hay các tổ chức tín dụng đứng ra bảo đảm khả năng thanh toán của tổ chức và doanh nghiệp.

Khi tài khoản ký quỹ thực hiện một giao dịch thì gọi là giao dịch ký quỹ. Đây là quá trình thực hiện việc ký quỹ bằng tiền, kim khí quý hay đá quý… giữa các tổ chức, doanh nghiệp với ngân hàng và có sự tham gia của những bên có quyền được thanh toán.

Số dư kỹ quỹ

Số dư ký quỹ (hay Margin) là số tiền hoặc các chứng khoán được khách hàng gửi cho người môi giới để tài trợ một phần chi phí mua các chứng khoán đã được niêm yết trên sàn. Người môi giới sẽ tạm ứng số dư cần thiết và giữ chứng khoán đã mua làm tài sản thế chấp với tên của khách hàng và tính toán được lãi số tiền vay.

Đối tượng thực hiện giao dịch ký quỹ

doi-tuong-thuc-hien-giao-dich-ky-quy

Đối tượng thực hiện giao dịch ký quỹ

Có thể nói kỹ quỹ là hình thức sẽ phù hợp hơn với các nhà đầu tư lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trên thị trường đầu tư. Thêm nữa là có tâm lý vững vàng và nắm bắt thị trường tốt trong các giao dịch nói chung.

Nếu nhà đầu tư lựa chọn sai cổ phiếu thì sẽ gây ra những thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến các giao dịch của mình. Chính vì vậy để có thể hạn chế được rủi ro trong quá trình sử dụng giao dịch ký quỹ thì bạn cần chú ý vào một vài điểm dưới đây:

- Đầu tiên phải tìm hiểu rõ cơ chế hoạt động và các quy định của giao dịch ký quỹ cũng như các ngưỡng quản trị rủi ro khác

- Trong quá trình giao dịch ký quỹ, thì bắt buộc phải tìm hiểu, phân tích kỹ càng trước khi lựa chọn cổ phiếu để thực hiện các giao dịch. Cần có kế hoạch khả thi, rõ ràng trước khi đặt lệnh

- Hơn nữa bạn nên thực hiện các biện pháp giải ngân từng phần, tránh mua "full-margin" ở các cổ phiếu mà chưa khẳng định được xu hướng tăng trưởng

Phân loại giao dịch ký quỹ

Hiện nay trên thực tế có nhiều hình thức ký quỹ được hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Tuy nhiên thì có 3 loại ký quỹ phổ biến đó là:

- Ký quỹ mở L/C

- Ký quỹ bảo lãnh

- Ký quỹ với mục đích thực hiện kinh doanh đa ngành nghề

Ký quỹ L/C

Ký quỹ L/C có tên đầy đủ là Letter of Credit. Đây là một hình thức giao dịch giữa người mua (gồm bên tổ chức và doanh nghiệp nhập khẩu) với người bán (xuất khẩu) thông qua các Ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Lúc này L/C được ngân hàng tạo ra và có giá trị như một lá đơn theo yêu cầu chung của các bên. Nội dung của L/C đó là thỏa thuận và cam kết thanh toán hàng cho các bên xuất khẩu.

Ký quỹ bảo lãnh

Đây chính là hình thức ký quỹ để thực thi hợp đồng và phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng, gồm 2 đối tượng chính là: chủ thầu và nhà đầu tư, trong đó ngân hàng là đơn vị trung gian.

Nội dung của ký quỹ bảo lãnh để thực thi hợp đồng vẫn là các điều khoản và thỏa thuận thanh toán cho bên nhà thầu.

Ký quỹ với mục đích kinh doanh đa ngành nghề

Đây là hình thức kỹ quỹ nhằm đảm bảo cho việc kinh doanh và tránh trường hợp bị vỡ nợ hoặc phá sản trong một vài lĩnh vực hay ngành nghề khác.

Nguyên nhân hình thành các giao dịch ký quỹ này là vì trong quá trình kinh doanh, chủ đầu tư phải đảm bảo cho việc duy trì được số tiền tối thiểu.

Đặc điểm của giao dịch ký quỹ

Nắm được khái niệm kỹ quỹ là gì tiếp theo bạn cần biết về đặc điểm và vai trò của nó trong các giao dịch cụ thể như thế nào? Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

- Loại tiền dùng để thực hiện ký quỹ thường sẽ là VNĐ hoặc các ngoại tệ phổ biến trên thị trường như: USD, EUR và GBP

- Số dư tối thiểu sẽ tùy thuộc vào mỗi loại hình ký quỹ

- Lãi suất áp dụng cho tiền gửi kỹ quỹ được tính theo 2 loại đó là có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn

Ngoài ra quá trình ký quỹ luôn luôn có sự tham gia của cả ba bên liên quan với nhau bao gồm là:

- Bên ký quỹ: chính là doanh nghiệp và các tổ chức có tài sản ký quỹ

- Là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng tiếp nhận tài sản ký quỹ

- Ngoài ra bên có quyền được thanh toán hay bồi thường thiệt hại từ các Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khi có sự cố xảy ra, thường là những đối tác kinh doanh của bên ký quỹ

Vai trò của giao ký quỹ là gì?

vai-tro-cua-giao-dich-ky-quy-la-gi

Vai trò của giao dịch ký quỹ là gì?

Bạn đã nghe rất nhiều về thuật ngữ ký quỹ những trên thực tế lợi ích của giao dịch này như thế nào thì còn nhiều bạn chưa nắm ro. Vậy sau đây cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Về bản chất thì ký quỹ cũng giống với việc thế chấp tài sản để tạo dựng niềm tin. Vậy lợi ích của việc ký quỹ này là gì?

- Đầu tiên là giúp cho các tổ chức và doanh nghiệp sẽ gây dựng được độ uy tín cũng như sự bảo đảm, yên tâm đối với đối tác khách hàng của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh

- Thêm nữa khoản tiền này khi ký gửi vào Ngân hàng thì vẫn có thể phát sinh lãi trong tài khoản ngân hàng

- Đối với tâm lý kinh doanh chung, thì việc ký quỹ sẽ mang lại tâm lý an toàn, thoải mái và tự tin đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cả đối tác

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kỹ quỹ

Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng 

- Được hưởng phí dịch vụ

- Yêu cầu các bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ khoản tiền ký quỹ

- Tiếp theo là thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ

- Hoàn trả tiền ký quỹ cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của các bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ

- Quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật dân sự và các Bộ luật khác liên quan được quy định cụ thể

Quyền, nghĩa vụ của bên ký quỹ

- Thỏa thuận với các tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với những bên có quyền

- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ phải thực hiện hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định chung. Đồng thời trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ

- Rút bớt hoặc bổ sung tiền ký quỹ hay đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp các bên có quyền đồng ý

- Thêm nữa là phải nộp đủ tiền ký quỹ tại các tổ chức tín dụng nơi ký quỹ

Quyền, nghĩa vụ của bên có quyền 

- Có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ và đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ

- Thực hiện đúng các thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này

Tổng kết

Unica mong rằng những chia sẻ thông tin trên về giao dịch ký quỹ sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức quan trọng để thực hiện nó một cách chính xác và phù hợp nhất. Thêm nữa việc nắm ký quỹ là gì, đặc điểm và vai trò của nó cũng làm cho nhà đầu tư nhận định được tình hình của ký quỹ để đưa ra quyết định có nên sử dụng nó hay không.

[Tổng số: 7 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên