Khi đọc thông tin trong báo cáo tài chính của một công ty bất kỳ thì chắc hẳn bạn sẽ gặp khái niệm về thặng dư vốn cổ phần. Nhưng sẽ có nhiều bạn chưa thể hiểu được ý nghĩa của cụm từ này. Vậy thì để có thể nắm được khái niệm thặng dư vốn cổ phần là gì cũng như cách tính chính xác thì mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây với Unica nhé!
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
>>> Xem ngay: Nguyên tắc chung của việc lưu ký chứng khoán là gì?
Thặng dư vốn cổ phần là gì?
Khái niệm
Vốn luôn luôn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến trong nền kinh tế hiện nay, do vậy công ty cổ phần có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau.
Một trong những phương thức để tăng vốn điều lệ được nhiều công ty lựa chọn đó là kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ công ty.
Thặng dư vốn cổ phần hay còn được gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, được biến đến là khoản chênh lệch mệnh giá cổ phiếu so với giá thực tế phát hành và thường được tính theo công thức sau đây:
Thặng dư vốn cổ phần được tính = (Giá phát hành - mệnh giá) x số phát hành
Thặng dư vốn cổ phần được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và các khoản thặng dư này sẽ được chuyển thành cổ phần, sau đó được kết chuyển thành vốn đầu tư của chủ sở hữu trong tương lai. Do đó mà khoản thặng dư này sẽ không được xem là vốn cổ phần cho tới khi được chuyển đổi thành cổ phần và kết chuyển vào vốn đầu tư của mỗi công ty.
Thặng dư vốn cổ phần cũng chính là một khoản chênh lệch về mệnh giá của cổ phiếu so với giá phát hành, thặng dư vốn cổ phần còn gọi là thặng dư vốn trong công ty cổ phần, nó được hình thành từ việc phát hành thêm cổ phần và thặng dư sẽ chuyển sang cổ phần, sau đó mới chuyển vào vốn đầu tư của chính chủ sở hữu trong tương lai.
Ví dụ cách tính thặng dư vốn cổ phần
Để hiểu rõ hơn về thặng dư vốn cổ phần là gì, thì sau đây sẽ là một ví dụ để các bạn có thể hiểu được đó là: Công ty A phát hành 100.000 cổ phần chào bán với giá 12.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, do nhận thấy tiềm năng phát triển của công ty A nên nhiều nhà đầu tư mua cổ phần với giá cao hơn là 16.000 đồng/cổ phần. Như vậy, thặng dư vốn cổ phần trong trường hợp này sẽ là (16.000 – 12.000) x 100.000 = 400.000.000 đồng
Quy định chung về thặng dư vốn cổ phần
- Các khoản chênh lệch tăng do quá trình thực hiện giao dịch mua – bán cổ phiếu quỹ, phần chênh lệch xuất phát từ việc hành thêm cổ phiếu mới cao hơn so với mệnh giá và được hạch toán trong tài khoản về thặng dư vốn sẽ không được hạch toán trong thu nhập tài chính của doanh nghiệp. Thông thường, khoản thặng dư sẽ không phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng
- Với trường hợp giá bán của cổ phiếu quỹ thấp hơn so với giá đã mua vào, hoặc giá bán cổ phiếu mới phát hành thêm nhỏ hơn so với mệnh giá thông thường, lúc này phần chênh lệch sẽ bị giảm xuống. Doanh nghiệp sẽ không phải hạch toán trong mục chi phí
Ngoài ra bạn sẽ phải dùng vốn thặng dư để bù đắp mà không phải là dùng lợi nhuận trước thuế. Nếu nguồn vốn thặng dư không đủ cho việc chi trả này thì sẽ phải cần dùng đến lợi nhuận sau thuế và quỹ trong công ty để bù đắp vào.
Để trở thành nhà đầu tư chứng khoán thông minh là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn cần rất nhiều kỹ năng và có phương pháp phân tích chuẩn xác. Đăng ký khoá học online chứng khoán trên Unica để học đầu tư chứng khoán theo phương pháp phân tích kỹ thuật và có thêm bí quyết kinh nghiệm đầu tư chứng khoán thành công.
Cách làm tăng và giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
>>> Xem ngay: Hướng dẫn phân biệt cổ phiếu Penny và cổ phiếu Midcap
Cách làm tăng và giám vốn điều lệ của công ty cổ phần
Cách tăng vốn điều lệ thặng dư
Đối với 2 trường hợp dưới đây, vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được điều chỉnh tăng cụ thể:
Trường hợp 1
Khi kết chuyển phần thặng dư vốn với mục đích làm tăng vốn điều lệ. Cần lưu ý rằng, kết chuyển thặng dư vốn phải đáp ứng đủ điều kiện về khoản chênh lệch tăng tính từ giá bán so với giá vốn mua vào trong cổ phiếu quỹ. Lúc này, các công ty có thể sử dụng tất cả phần chênh lệch để nhằm tăng vốn điều lệ.
Trường hợp 2
Nếu các doanh nghiệp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì khi đó công ty chỉ được sử dụng khoản chênh lệch tăng trong nguồn thặng dư với tổng giá vốn của cổ phiếu chưa bán, có bổ sung thêm việc tăng khoản vốn điều lệ.
Trong trường hợp phần vốn của cổ phiếu chưa được bán lớn hơn hoặc bằng nguồn vốn, thì nghĩa là công ty sẽ không thể điều chỉnh để tăng nguồn vốn điều lệ từ số vốn bán đầu.
Giảm vốn điều lệ của các công ty cổ phần
Điều kiện để có thể giảm giá vốn điều lệ đó là khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do thay đổi các ngành nghề sản xuất kinh doanh, hoạt động với quy mô nhỏ hơn hoặc buộc phải hủy bỏ cổ phiếu quỹ.
Ngoài ra, còn có thể giảm vốn khi công ty kinh doanh thua lỗ trong thời gian 3 năm liên tiếp, và có số lỗ lũy kế bằng 50% vốn của tất cả các cổ đông trở lên, tuy nhiên thì vẫn chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Tổng kết
Mong rằng những chia sẻ trên về thặng dư vốn cổ phần là gì từ Unica sẽ giúp cho mọi người có thêm những kiến thức cần thiết để nắm được những thông tin bổ ích phục vụ cho việc đầu tư của mình hiệu quả hơn.