Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Tesst Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác Phân Tích Dữ Liệu

Kinh Doanh

1688 là gì? Làm thế nào để order hàng 1688? 
1688 là gì? Làm thế nào để order hàng 1688?  Hiện nay, phương thức order hàng 1688 đang trở thành xu hướng lựa chọn hàng đầu của rất nhiều khách mua hàng ở nước ta. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ hướng dẫn các bạn cách order đặt mua hàng trên 1688 và vận chuyển về Việt Nam nhanh chóng nhất. 1688 là trang thương mại điện tử như thế nào? Khi nhắc đến những trang thương mại điện tử uy tín, chất lượng chuyên cung cấp các nguồn hàng hóa đa dạng, không thể không nhắc đến 1688. Trang thương mại điện tử này không chỉ được người dân “nước bạn” ưa chuộng, mà người dân trên thế giới, trong đó có Việt Nam cũng tin dùng. 1688.com là trang điện tử uy tín của tập đoàn Alibaba. Thật không ngoa khi nói, 1688 chính là một trong những “chợ” thương mại điện tử có quy mô, cũng như số lượng hàng hóa lớn nhất nhì ở đất nước tỷ dân này. Không chỉ cung cấp hàng lẻ, nếu muốn lấy hàng sỉ về để kinh doanh, buôn bán thì order hàng 1688 chính là sự lựa chọn số một. Bởi khi mua với số lượng lớn trên 1 sản phẩm tại 1688, khách hàng có thể mua được với giá ưu đãi, chi phí sẽ được giảm đến mức tối đa. Ngoài ra, kháng hàng còn có thể thỏa thích mua hàng theo 1 dây với tất cả các màu, các size mà nhà sản xuất đưa ra, mà không cần phải mua lẻ tẻ. Hướng dẫn cách order hàng 1688 Để thuận tiện trong quá trình order hàng trên 1688, bạn nên sử dụng trình duyệt Google Chrome với công cụ dịch tiện dụng, giúp bạn tránh được nhầm lẫn có thể xảy ra trong quá trình order hàng. Bởi, không phải khách hàng nào cũng biết tiếng Trung. Bạn có thể lựa chọn dịch toàn trang bằng cách click vào nút “Dịch” trong đề xuất của Google Chrome hoặc sử dụng công cụ Google dịch để dịch từ khóa cần tìm kiếm từ tiếng Việt sang tiếng Trung. Còn bây giờ, bạn có thể thực hiện order hàng 1688 với các bước đơn giản sau: Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm  Sau khi truy cập vào 1688.com, bạn hãy gõ tên sản phẩm muốn tìm kiếm Để có thể order hàng 1688, sau khi truy cập vào 1688.com, bạn có thể gõ tên sản phẩm muốn tìm kiếm đã được dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung vào thanh công cụ tìm kiếm. Sau đó, bạn ấn nút ENTER. Lúc này, sẽ có một list các sản phẩm liên quan đến từ khóa mà bạn cần tìm hiện ra. Bước 2: Phân loại các sản phẩm theo nhu cầu Nhằm chọn được sản phẩm ưng ý một cách dễ dàng hơn, bạn có thể phân loại cụ thể các dòng sản phẩm theo nhu cầu tìm kiếm của mình như sau: Bạn có thể phân loại cụ thể các dòng sản phẩm theo nhu cầu tìm kiếm của mình - Sắp xếp giá sản phẩm tăng theo mũi tên hướng lên và giảm theo mũi tên hướng xuống. - Lựa chọn khung giá sản phẩm và click vào chữ bên dưới. Bước 3: Lựa chọn sản phẩm và shop Lựa chọn sản phẩm Khi lựa chọn được sản phẩm, bạn cần quan tâm đến các thông số quan trọng như: giá, size, phí ship, màu, số lượng… Giá bán của mỗi sản phẩm là số tiền được tính bằng nhân dân tệ mà bạn phải trả để mua sản phẩm đó. Giá thành của sản phẩm bằng tiền Việt sẽ bằng con số này nhân với tỷ giá Nhân dân tệ. 1688.com là website bán buôn nên mỗi shop trên này sẽ đưa ra mức giá tương ứng với số lượng sản phẩm mà bạn đặt mua, mua càng nhiều, giá sẽ càng rẻ. Tùy vào từng màu, size… mà một sản phẩm có thể có một hoặc nhiều giá khác nhau. Do đó, bạn hãy chọn đầy đủ các yếu trên để biết được chính xác giá sản phẩm mình muốn mua là bao nhiêu. Nếu sản phẩm bạn chọn mua không có số lượng, đồng nghĩa với việc sản phẩm này đã được bán hết hàng. Đánh giá uy tín shop Khi order hàng 1688 bạn cần xem sự đánh giá của khách hàng về độ uy tín của shop, nhằm giúp chọn được sản phẩm tốt nhất. Độ uy tín sẽ được xếp hạng theo thứ tự từ thấp đến cao. Phía dưới tên shop là các đánh giá về mức độ tin cậy của shop đó, càng nhiều huy hiệu, tỷ lệ phần trăm bên dưới sẽ càng cao. Điều này chứng tỏ mức độ tin cậy của ship đó càng cao. Và để có thể đánh giá được tổng quan, chính xác nhất về uy tín của shop, bạn hãy xem đánh giá của khách hàng và thống kê giao dịch. Phía dưới tên shop là các đánh giá về mức độ tin cậy của shop đó Một số kinh nghiệm khi chọn hàng trên 1688 - Những nhà cung cấp hàng hóa trên 1688 có cấp độ đánh giá từ thấp đến cao sẽ là huy hiệu kim cương, vương miện. Càng nhiều vương miện, độ uy tín sẽ càng cao. - Nếu không rành tiếng Trung, bạn có thể sử dụng google dịch để nắm được các thông số cũng như thông tin về sản phẩm cần mua. - Bạn nên tránh lựa chọn các mặt hàng chưa được ai đặt mua. - Tìm hiểu thật kỹ phần đánh giá sản phẩm của những khách hàng trước đó, để biết được chất lượng sản phẩm. - Bạn không nên đặt mua ở nhiều shop, nhằm tránh tình trạng sót hàng hoặc hết hàng. Như vậy, UNICA đã giúp hưỡng dẫn bạn cách order hàng 1688 chuẩn xác nhất. Với những thông tin bổ ích trên, hy vọng rằng quý khách sẽ nắm được nhiều kiến thức cần thiết về dịch vụ mua hàng tại 1688. Bạn không biết tiếng Trung nhưng vẫn muốn nhập hàng giá "hời" tại các trang thương mại điện tử Trung Quốc? Tuyệt đối đừng bỏ lỡ khóa học nhập hàng Trung Quốc giá rẻ. Chúc bạn order hàng thành công! >> Nhập hàng Trung Quốc: Những lưu ý quan trọng cho người mới >> Kinh nghiệm mua hàng trên Taobao bạn không nên bỏ lỡ
05/10/2019
964 Lượt xem
Truyền thông là gì? Vai trò và cách xây dựng truyền thông
Truyền thông là gì? Vai trò và cách xây dựng truyền thông Chiến lược truyền thông Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển của doanh nghiệp/công ty.  Một chiến lược truyền thông hiệu quả đồng nghĩa với việc sẽ thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Vậy, làm thế nào để có được một chiến lược truyền thông chất lượng? Hãy cùng UNICA tham khảo trong bài viết dưới đây. Các hình thức truyền thông hiện nay Thực tế, có rất nhiều phương thức khác nhau trong truyền thông. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng mục tiêu truyền thông Marketing, doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình hình thức truyền thông phù hợp nhất. Nhưng vẫn có thể phân biệt được thành hai loại chính như sau: - Truyền thông trực tiếp: Gặp mặt trực tiếp giữa nhân viên bán hàng với khách hàng, thông qua trung tâm dịch vụ điện thoại. - Truyền thông gián tiếp: Sử dụng việc quảng cáo, thúc đẩy thương mại, truyền thông điện tử hoặc các tận dụng trưng bày tại điểm bán. Có thể nói, doanh nghiệp có khá nhiều hình thức truyền thông để lựa chọn. Họ có thể sử dụng một loại hoặc nhiều loại cùng lúc để đạt được hiệu quả tối đa trong khả năng ngân sách hạn hẹp. Ngoài việc xác định các hình thức truyền thông, việc lên kế hoạch triển khai các kênh Marketing cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho các chiến dịch Marketing được thực hiện hiệu quả. Truyền thông Marketing là một phần không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển Xây dựng chiến lược truyền thông Đối tượng mục tiêu Trước khi bắt tay vào xây dựng một chiến lược truyền thông Marketing, doanh nghiệp phải xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng là ai. Có như vậy, mới có thể phân định rõ ràng giữa khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Vì hai đối tượng này sẽ nhận những thông điệp không giống nhau. Do đó, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những thông điệp và phương tiện truyền thông khác nhau. Sự khác nhau có thể phân định bởi các yếu tố như: Tuổi tác, nhu cầu, địa lý, thu nhập, lối sống… Do đó, doanh nghiệp cần xem xét yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa nhóm khách hàng này với nhóm khách hàng khác. Việc xác định đối tượng mục tiêu càng chi tiết, thông điệp truyền thông sẽ càng cụ thể và có tính thuyết phục cao. >>> Đừng bỏ lỡ các khoá học marketing online hấp dẫn tại UNICA với vô vàn ưu đãi hấp dẫn Mục tiêu truyền thông Marketing Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu truyền thông mà mình muốn đạt được qua từng chương trình cụ thể. Việc này là bước đệm quan trọng xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu, làm tăng sự thu hút của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ hoặc thông báo về một chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm mới… Việc xác định mục tiêu truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông. Xác định mục tiêu truyền thông sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh Thông điệp truyền thông Nếu doanh nghiệp muốn thu hút được lượng lớn khách hàng thì phải định vị được thông điệp truyền thông. Bởi đây là cách thức để phân biệt khách hàng tiềm năng và không tiềm năng. Nếu định vị tốt, các chiến lược truyền thông Marketing của doanh nghiệp sẽ được khách hàng đón nhận. Đó là lý do mà việc đinh hướng mục tiêu và xây dựng chiến lược truyền thông với khóa học Lập kế hoạch Marketing chuyên nghiệp trong 7 ngày được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn thành công đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu cũng như giảm thiểu tối đa chi phí truyền thông và mang lại hiệu quả chuyển đổi một cách tốt nhất. Phương thức tiếp cận Chỉ bằng sự thấu hiểu về khách hàng và thị trường, doanh nghiệp mới có thể xây dựng một chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xác định rõ thông điệp mình muốn truyền tải đến khách hàng. Bởi, thông điệp phản ánh những ưu điểm, lợi ích của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng. Tùy vào đặc điểm khách hàng, thị trường và khả năng của doanh nghiệp, thông điệp đó có thể truyền được đến khách hàng bằng một phương tiện truyền thông đơn lẻ hoặc một tập hợp của nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Đo lường hiệu quả kinh doanh Truyền thông marketing phải mang lại hiệu quả trong kinh doanh, do đó cần phải được đo lường. Có thể đo lường hiệu quả truyền thông bằng cách so sánh hiệu quả đạt được với mục tiêu truyền thông đề ra. Doanh nghiệp cũng có thể so sánh chi phí phải bỏ ra giữa các phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể. Trên đây là những chiến lược xây dựng truyền thông Marketing mà UNICA chia sẻ. Với những thông tin bổ ích này, hy vọng doanh nghiệp sẽ xây dựng thành công chiến lược truyền thông của mình. Để tăng thêm hiệu quả bạn nên tham khảo thêm các khoá học quản trị kinh doanh online tại Unica. Tại đây bạn sẽ được đồng hành cùng những chuyên gia hàng đầu Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi thực chiến đấy nhé! >> Nguyên tắc 3R trong Content Marketing những điều cần lưu ý >> 4 cách viết content marketing hiệu quả làm mới thương hiệu >> Social media marketing là gì? 5 chiến lược chinh phục mọi người dùng
25/07/2019
1463 Lượt xem
Brand Identity là gì? Các yếu tố làm nên danh tính thương hiệu
Brand Identity là gì? Các yếu tố làm nên danh tính thương hiệu Có thể nói, thương hiệu là một điểm nhấn không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Bởi đây là phương thức để khách hàng có thể phân biệt được đâu là sản phẩm/dịch vụ uy tín, chất lượng. Với những doanh nghiệp thành công, họ thường xây dựng cho mình một bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng, đồng bộ và độc đáo. Vậy, nhận diện thương hiệu là gì? Hãy cùng UNICA đi tìm câu trả lời và những vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây. Nhận diện thương hiệu là gì? Nhận diện thương hiệu là bao gồm tất cả những gì khách hàng có thể nhìn thấy và nghe thấy về thương hiệu đó trên thị trường như: Logo công ty, slogan, bao bì, câu khẩu hiệu, nhãn mác, profile… Các yếu tố này kết hợp với nhau nhằm giúp cho khách hàng định dạng và phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác. Khách hàng sẽ nhớ đến doanh nghiệp và có ý định mua hàng khi doanh nghiệp có thương hiệu tốt, nổi bật và khác biệt. Có rất nhiều sản phẩm có chức năng, công dụng giống nhau nhưng khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm mà họ ghi nhớ và nhận diện được thương hiệu đó. Nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả những gì khách hàng có thể nhìn thấy và nghe thấy về thương hiệu Mục đích xây dựng bộ nhận hiệu thương hiệu Mục đích quan trọng nhất của một chiến lược thương hiệu là làm cho khách hàng nhận biết được thương hiệu của doanh nghiệp một cách dễ dàng, giúp cho quá trình kinh doanh được thuận lợi hơn. Chắc chắn, nếu doanh nghiệp có một hệ thống thương hiệu ấn tượng, thể hiện tính chuyên nghiệp thì chiến lược đó sẽ thành công. Nhằm tiết kiệm được chi phí cho việc quảng cáo thì doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu tốt để khách hàng dễ dàng biết đến sản phẩm. Đồng thời cũng phải thể hiện được tính chuyên nghiệp, chất lượng của sản phẩm. Vai trò của nhận diện thương hiệu Để nắm vững được vai trò của bộ nhận thương hiệu, doanh nghiệp cần phải nắm rõ khái niệm và mục đích xây dựng thương hiệu là gì? Do đó, nếu muốn tăng lợi nhuận nhanh chóng, doanh nghiệp cần phải tạo được tính ấn tượng cho thương hiệu với số đông khách hàng. Vì chỉ khi khách hàng tin tưởng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp, mức lợi nhuận mới có thể tăng theo cấp số nhân. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo được một nhóm khách hàng tiềm năng, giúp cho quá trình kinh doanh được thuận lợi hơn. Nhận diện thương hiệu có vai trò rất lớn trong kinh doanh Làm thế nào để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chất lượng?  - Thống nhất logo: Không được thay đổi bất kỳ chi tiết nào trên logo dù là một chi tiết nhỏ nhất như màu sắc. Cần phải đồng bộ trên tất cả các bao bì, mẫu mã sản phẩm. - Các chi tiết đơn giản, dễ nhớ: Làm nổi bật hình ảnh, các chữ cái, màu sắc nhưng phải dễ ghi nhớ.  - Nhận diện thương hiệu tại nơi làm việc: Trụ sở, đồng phục và quà tặng cho nhân viên phải đồng bộ. - Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ: Đây là điều cần thiết cho doanh nghiệp để nhận diện được thương hiệu của mình như logo, slogan… tránh việc sao chép thương hiệu từ các công ty khác. - Sử dụng đồng bộ nhận diện thương hiệu trong các hồ sơ cũng như tài liệu của công ty. - Bộ nhận diện phải độc nhất, không được có nhiều bộ nhận diện. - Thay đổi nhận diện thương hiệu cần phải rõ ràng và có chiến dịch dứt khoát để khách hàng không bị nhầm với nhận diện thương hiệu cũ. - Doanh nghiệp nên sử dụng nhận diện thương hiệu mọi lúc mọi nơi. Như vậy, qua bài viết trên, UNICA đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin như: Nhận diện thương hiệu là gì? Mục đích xây dựng nhận diện thương hiệu, vai trò quan trọng của xây dựng thương hiệu và cách để xây dựng được thương hiệu chất lượng. Có thể nói, thương hiệu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ biết cách phát triển thương hiệu cho bản thân cũng như doanh nghiệp.  Chúc bạn thành công! >> Tuyệt chiêu phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu chuẩn xác nhất >> Mách bạn cách đặt tên thương hiệu “chuẩn không cần chỉnh” >> Khái niệm, vai trò của hệ thống nhận dạng thương hiệu  
25/07/2019
917 Lượt xem
Tuyệt chiêu phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu chuẩn xác nhất
Tuyệt chiêu phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu chuẩn xác nhất Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta thường nghe đến khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu, đặc biệt là trong kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ được 2 thuật ngữ này và nghĩ rằng chúng là một. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giúp bạn phân biệt rõ khái niệm thương hiệu, nhãn hiệu một cách chuẩn xác nhất. Nhãn hiệu và thương hiệu là gì? Nhãn hiệu Nhãn hiệu là dấu hiệu giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình với các doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng cũng như đối tác của mình. Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Thương hiệu Thương hiệu là dấu hiệu đặc biệt để nhận biết một sản phẩm/hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hoặc cung cấp bởi một cá nhân, một tổ chức. Mối quan hệ giữa nhãn hiệu & thương hiệu Nhãn hiệu và thương hiệu có mối liên quan trực tiếp với nhau. Do đó, để nhận diện và lựa chọn được chính xác sản phẩm của doanh nghiệp, người tiêu dùng không chỉ dựa vào hình dáng bên ngoài, mà còn phân biệt thông qua nhãn hiệu. Nhãn hiệu lưu giữ hình ảnh và tạo nên sự khác biệt của một thương hiệu. Đây cũng chính là đối tượng dễ bị “nhái” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “lợi dụng” sự uy tín doanh nghiệp.  Vì vậy, để bảo vệ thương hiệu và ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ, doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.  >> Xem thêm: PoD là gì? Mối quan hệ giữa PoP và PoD trong Marketing là gì? Sự khác nhau giữa thương hiệu với nhãn hiệu Về mặt pháp lý Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu mà chưa có định nghĩa về thương hiệu. Do đó, chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ có thể “nhái” được nhãn hiệu vì nhãn hiệu được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận và bảo hộ. Thương hiệu được người tiêu dùng công nhận với kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp. Như vậy, nhãn hiệu là khái niệm pháp lý, thương hiệu là khái niệm của ngành marketing, đích đến của thương hiệu là khách hàng, người tiêu dùng và thị trường. Về thời gian tồn tại  Nhãn hiệu và thương hiệu còn khác nhau về thời gian tồn tại. Nhãn hiệu có tuổi thọ ngắn còn thương hiệu có tuổi thọ dài hơn, có những thương hiệu trường tồn mãi theo thời gian. Nhãn hiệu thường gắn với sản phẩm, còn thương hiệu thường gắn với nhà sản xuất. Doanh nghiệp có thể thay đổi nhãn hiệu theo những yếu tố bên ngoài như thị hiếu người tiêu dùng. Nhãn hiệu là một sự thể hiện của thương hiệu. Doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu nhưng thương hiệu chỉ có một. Ví dụ: Nutifood là một thương hiệu nhưng đi kèm với nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau như: sữa, cafe, ngũ cốc… Nhãn hiệu là hình tượng nhìn thấy được, thương hiệu là hình tượng trong tâm trí người dùng Về vật chất Nhãn hiệu là cái hữu hình còn thương hiệu là cái vô hình có thể cảm nhận được, người ta có thể thấy nhãn hiệu nhưng không nhìn thấy được thương hiệu. Nhãn hiệu hàng hóa hóa thể giúp khách hàng nhận diện bên ngoài như từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng đặc trưng hoặc kết hợp giữa các yếu tố đó. Khi nhắc đến thương hiệu, thông thường người ta sẽ nhắc đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa. Thương hiệu sẽ gắn liền trong tâm trí của người tiêu dùng, vì thế có thể nói thương hiệu là phần “hồn” còn nhãn hiệu là phần “xác”.  Về tính chất của nhãn hiệu, thương hiệu - Nhãn hiệu ở đây có thể là chữ cái, hình ảnh, hay sự kết hợp giữa chúng để tạo nên sự nhận biết giữa các giác quan thường là thị giác. Đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh... Ở một số nước như Hoa Kỳ còn nhân biết nhãn hiệu sản phẩm trong marketing bằng mùi hương. - Thương hiệu là cái vô hình chung, chúng ta chỉ có thể cảm nhận được nó mà không thể nhienf được như nhãn hiệu. Khi nói: “Sản phẩm này có thương hiệu rồi”, người ta sẽ liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng… Ví dụ: Khi nói đến Honda thì người ta sẽ nghĩ ngay đến các loại xe như Vision, Wave alpha, SH, Winner,… Quá trình sử dụng Khi nói về sản phẩm này có thương hiệu người xem sẽ liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu sản phẩm về giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng... >> Xem thêm: UGC là gì? Vũ lợi lợi hại trong tiếp thị nội dung của doanh nghiệp Sự định giá thương hiệu và nhãn hiệu - Nhãn hiệu được coi là một tài sản khi được xác lập truyền thông qua việc cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ, một tài sản có thể được định giá được nên nhãn hiệu cũng có thể định giá được. - Thương hiệu: được coi là một tài sản vô hình, mặc dù pháp luật Việt Nam chưa chính thức công nhận và có quy định cụ thể. Tài sản vô hình thì không thể định giá một cách dễ dàng được, việc tính toán giá trị thương hiệu do các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực định giá thương hiệu thực hiện. Nó phải được định giá thông qua bước: + Phân khúc thị trường. + Phân khúc tài chính. + Phân tích nhu cầu. + Tiêu chuẩn cạnh tranh. Như vậy, trong bài viết trên, UNICA đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về nhãn hiệu và thương hiệu. Hy vọng, doanh nghiệp có thể phân biệt rõ ràng và có được giải pháp an toàn nhằm bảo vệ cho các tài sản trí tuệ của mình. Xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp luôn là yếu tố hàng đầu giúp doanh nghiệp thành công đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng tiềm năng. Đó là lý do mà khóa học Xây dựng thương hiệu cá nhân trong thế giới phẳng chắc chắn sẽ là cuốn cẩm nang tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua. Chúc bạn thành công.
24/07/2019
1375 Lượt xem
Tính cách thương hiệu là gì? Các bước xây dựng tính cách thương hiệu 
Tính cách thương hiệu là gì? Các bước xây dựng tính cách thương hiệu  Thương hiệu phải có “linh hồn” và “tính cách” riêng thì khách hàng mới ghi nhớ một cách ấn tượng. Trong đó, tính cách thương hiệu đóng vai trò cốt lõi. Những thương hiệu có tên tuổi lớn luôn có một tính cách nổi trội hơn so với các thương hiệu bình dân. Vậy, tính cách thương hiệu là gì? Hãy cùng UNICA giải đáp thắc mắc này nhé! Tính cách thương hiệu là gì? Tính cách thương hiệu là tập hợp các điểm nổi bật nhất của một thương hiệu cụ thể. Nó xuất hiện khi người tiêu dùng sử dụng những từ ngữ mang tính chu đáo, hài hước, độc đáo, thẳng thắn, không trung thực, nổi loạn,… để gắn cho thương hiệu. Các công ty có thể xây dựng được sự khác biệt và lợi thế riêng khi cạnh tranh qua tính cách thương hiệu. Tùy thuộc vào mức độ mạnh mẽ trong tính cách mà giá trị tạo ra sẽ khác nhau. Tính cách thương hiệu rất quan trọng trong việc tạo dựng thương hiệu Thực tế, tính cách thương hiệu và hình ảnh thương hiệu không giống nhau. Hình ảnh thương hiệu bao gồm các đặc điểm hữu hình và thực tế, còn tính cách thương hiệu phụ thuộc vào các liên kết cảm xúc của thương hiệu.  Tại sao phải xây dựng tính cách thương hiệu? Cũng giống như quan hệ giữa người với người, quan hệ thương hiệu với khách hàng tốt sẽ tạo nên được những giá trị bền vững. Theo đó việc tạo nên những khách hàng tiềm năng, lâu dài được hay không phụ vào vào cảm xúc của khách hàng với thương hiệu đó. Tính cách thương hiệu không chỉ là cảm xúc của khách hàng mà còn là “thể xác” và “tâm hồn” của thương hiệu. Xác định tính cách thương hiệu Để xác định tính cách thương hiệu của một công ty có rất nhiều phương pháp. Do đó, bạn nên tìm cho mình những cách tiếp cận khác nhau nhằm vẽ lên tính cách thương hiệu chuẩn xác nhất. Sau đây là một trong những cách tiếp cận phổ biến nhất của môi trường doanh nghiệp Việt Nam. Bước 1: Tìm hiểu thị trường Đối thủ: Bạn hãy tìm hiểu xem thương hiệu đối thủ của bạn đang ở vị trí nào? Họ định vị thương hiệu ra sao? Thương hiệu đó có gì nổi bật? Tính cách thương hiệu của họ có gì khác biệt? Yếu tố thành công của doanh nghiệp là gì? Khách hàng mục tiêu: Tìm hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, cảm xúc, sở thích, tính cách của khách hàng. Mục tiêu khách hàng của doanh nghiệp là gì? Họ muốn điều gì? Thích gì? Họ thuộc độ tuổi nào, tầng lớp trẻ hay trung niên… Qua đó, bạn có thể xây dựng bộ chân dung về khách hàng mục tiêu. Xu hướng thị trường: Bạn hãy cập nhật tình hình xu hướng thị trường hiện nay xem có những xu hướng nào đang nổi trội, đồng thời dự kiến các xu hướng có thể diễn ra trong thời gian tới. Sau khi bạn đã nắm rõ những điều đó, bạn có thể mô tả được tính cách khách hàng. Bước 2: Định vị thương hiệu Một doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn thì bước định vị thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng. Định vị thương hiệu chính là bước đi để xác định được tầm nhìn, logo, slogan, sứ mệnh, những bộ phận nhận diện thông hiệu… Vì thế, để đi đúng hướng, doanh nghiệp nên cần hiểu rõ được chính bản thân mình bên cạnh việc hiểu rõ môi trường bên ngoài. Để thể hiện được tính cách, cần phải xác định rõ những giá trị cốt lõi, những đặc điểm lý tưởng của thương hiệu. Bước 3: Chọn từ ngữ đặc tả  Để có thể lựa chọn tính cách thương hiệu hoàn hảo nhất bạn có thể dựa trên sự kết hợp nét tính cách đặc trưng của nhóm khách hàng mục tiêu khi nghiên cứu thị trường tới định vị thương hiệu. Kết hợp với những nét đặc trưng với thương hiệu để chọn các từ ngữ miêu tả chính xác nhất. Để tạo được thương hiệu tốt, cần phải chọn từ ngữ đặc tả được  tính cách thương hiệu Bước 4: Tiêu chuẩn hóa tính cách Bạn chỉ nên chọn tính cách phù hợp nhất với thương hiệu của mình, loại bỏ những tính cách không phù hợp để xây dựng những tiêu chuẩn dựa trên đặc điểm lý tưởng của thương hiệu, sự khác biệt và có khả năng biểu đạt. Bên cạnh đó, bạn không nên để cảm xúc cá nhân can thiệp vào việc lựa chọn tính cách. Bước 5: Phối hợp tính cách thương hiệu Thông thương, tính cách thương hiệu thường có hai hoặc ba nét tính cách khác nhau. Bạn nên phối hợp hài hòa để các tính cách có thể bổ trợ cho nhau. Ngoài ra, với những tính cách phù hợp ở bước 4, bạn có thể thử kết hợp chúng lại với nhau để tạo nên một sản phẩm độc đáo. Xây dựng thương hiệu là một bước đi quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu hiện đại. Nếu bạn đi sai hướng sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực trong tiến trình phát triển. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về cách xây dựng hình ảnh cá nhân phù hợp và hiệu quả, nâng cao giá trị thương hiệu cá nhân và phát triển doanh nghiệp. >> Bỏ túi 4 bí quyết phát triển thương hiệu vững chắc nhất >> Khái niệm, vai trò của hệ thống nhận dạng thương hiệu >> Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu tạo nên thành công bền vững  
21/07/2019
2454 Lượt xem
Những câu slogan hay cho công ty dân kinh doanh cần biết
Những câu slogan hay cho công ty dân kinh doanh cần biết Slogan chính là “kim chỉ nam” giúp các công ty xây dựng được thương hiệu riêng biệt và duy nhất không có sự trùng hợp với doanh nghiệp nào. Hiện nay, các công ty ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh khởi nghiệp rất chú trọng trong việc sáng tạo slogan ấn tượng, hấp dẫn. Tuy nhiên, để tạo được một slogan hay cho công ty đòi hỏi tính sáng tạo rất cao. Bạn có thể tham khảo thêm những câu slogan hay về kinh doanh online dưới đây để học hỏi thêm kinh nghiệm nhé! Slogan là gì? Slogan là một trong những chiêu thức marketing bắt buộc trong việc xây dựng thương hiệu của công ty/ doanh nghiệp. Nó được hiển thị dưới dạng một dòng quảng cáo hoặc cụm từ với mục đích giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ. Câu slogan giống như một niềm tin thương hiệu làm nổi bật giá trị thương hiệu của sản phẩm. Một slogan kinh doanh hay cho công ty sẽ giúp tạo được sự chú ý và cảm tình từ phía khách hàng. Slogan hay sẽ giúp doanh nghiệp chạm đến khách hàng Những yếu tố cần có ở một Slogan thu hút khách hàng - Mục tiêu: Một doanh nghiệp muốn tạo ra được một slogan hay phải hướng tới một mục tiêu nhất định. Để khách hàng có thể ghi nhớ vào tâm trí của họ, slogan cần phải ngắn gọn, súc tích và phải dễ hiểu.  - Sự khác biệt: Nếu doanh nghiệp đang ở trong ngành có tính cạnh tranh cao, với rất nhiều đối thủ trên thị trường cung cấp các sản phẩm tương tự thì slogan phải khác biệt và đảm bảo tính Unique của thương hiệu giữa hàng ngàn đối thủ cùng phân khúc. Bởi slogan được xem là “linh hồn” của chiến dịch truyền thông, do đó cần phải xây dựng dựa trên tính hiệu quả. - Không phản cảm: Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải lưu ý. Phải tuyệt đối tránh điều này, vì nó có thể tạo nên những phản hồi mang tính tiêu cực. - Nhấn mạnh đến lợi ích của sản phẩm: Những tính năng, lợi ích của sản phẩm phải được thể hiện qua slogan. Qua đó, công ty sẽ thu hút khách hàng tiếp cận đến sản phẩm một cách nhanh nhất.  - Dễ nhớ: Một slogan hay sẽ giúp khách hàng nhớ rõ hơn thương hiệu của doanh nghiệp. Việc dễ ghi nhớ cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Ví dụ: “vị ngon trên từng ngón tay”, “hãy nói theo cách của bạn”, “nâng niu bàn chân Việt”… Ngoài ra doanh nghiệp của bạn cũng cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho chính công ty, doanh nghiệp của mình điều này giúp ích rất nhiều cho việc khách hàng nhớ tới doanh nghiệp của bạn. Slogan ảnh hưởng đến thương hiệu như thế nào? Một slogan hay về kinh doanh sẽ củng cố được vị trí của thương hiệu, thể hiện rõ sự khác biệt về sản phẩm và tiếp thị, khiến cho người tiêu dùng dễ dàng nhân biết và nhớ được thương hiệu kèm sản phẩm đi kèm và chất lượng.  Slogan thường gắn liền với những quảng cáo và câu cuối cùng mang thông tin mô tả thuyết phục đọng lại tâm trí người nghe. Đặc biệt là khi quảng cáo đóng vai trò then chốt trong tiếp thị và truyền thông thì câu khẩu hiệu thường được sử dụng như một cách thức trực tiếp đánh dấu sự khác biệt và tạo dựng hình ảnh thương hiệu Những slogan hay trong kinh doanh          Slogan trong kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng - “Không ngừng vươn xa”-  Công ty viễn thông Vinaphone - “Mọi lúc mọi nơi” – Công ty viễn thông Mobiphone - “Vươn cao Việt Nam” – Vinamilk - “Một phần Tất yếu của cuộc sống” – Nước khoáng Lavie - “Sunhouse”- Bếp là nhà - “Tinh hoa quà Việt” – Hồng Lam - “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” – Tập đoàn Vin Group -  “Vững tiến vươn xa” – Ô tô Trường hải Thaco Group - “Nâng giá trị cuộc sống” - Ngân hàng Viettinbank - “Giá trị tích lũy niềm tin” – Ngân hàng Habubank - “Khơi nguồn sáng tạo” - Cà phê Trung Nguyên - “Nâng niu bàn chân Việt”- Thương hiệu giày dép Biti’s - “Sẵn sàng một sức sống” – Sữa Cô gái Hà Lan - “Bản lĩnh đàn ông” – Bia Tiger - “Mạnh mẽ, bền bỉ, tin cậy” – Công ty viễn thông FPT - “Viết nên cuộc sống” – Bút bi Thiên Long - “Ngon từ thịt Ngọt từ xương” – Bột ngọt Ajingon - “1000 năm sau hoa sen vẫn nở” – Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm -“Trắng gì mà sáng thế” – Công ty bột giặt Viso - “Sức mạnh của giấc mơ” – The power of dreams – Honda - Niềm vui mua sắm – Tiki - Giá rẻ cho mọi nhà – BigC - Trao thành ý, bền tâm giao – Bánh kẹo Kinh Đô - Hợp tác thành công – Ngân hàng BIDV - Nâng niu bàn chân Việt – Thương hiệu giày dép Biti’s - Khơi nguồn sáng tạo – Cà phê Trung Nguyên - Giá trị tích luỹ niềm tin – Ngân hàng Habubank - Nâng giá trị cuộc sống – Ngân hàng Viettinbank - Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu – Công ty Prudential -  Ngon từ thịt Ngọt từ xương – Bột ngọt Ajingon - Thật sự thiên nhiên – TH True Milk - Hòa hợp cùng phát triển – Hòa Phát - Sải cánh vươn cao – Vietnam Ariline - Không chỉ 1040 màu sơn – Mykolor Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích về slogan hay cho công ty từ các thương hiệu nổi tiếng. Ngoài việc tạo ra một Slogan chất lượng, ấn tượng thì việc xây dựng thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tham khảo thêm những kiến thức trong khoá học kinh doanh để có cho mình những cách xây dựng chiến lược, lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình hơn. Chúc các bạn thành công!
20/07/2019
3107 Lượt xem
Đánh giá nhân viên là gì? Hướng dẫn quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả
Đánh giá nhân viên là gì? Hướng dẫn quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả Sai lầm trong việc đánh giá nhân viên là điều mà bất kì một nhà quản lý nào cũng có thế mắc phải. Việc này không chỉ dẫn đến việc đánh giá nhân viên chưa sát mà còn gây ra sự bất mãn trong nội bộ doanh nghiệp. Đánh giá nhân viên là một trong những nhiệm vụ cốt yếu của nhà quản lý. Việc tìm hiểu được cá nhân nào xuất sắc, cá nhân nào còn cần trau dồi thêm cần quá trình theo dõi và đánh giá sát sao. Để tránh những sai sót có thể xảy ra, nhà quản lý cần có những kiến thức cơ bản về các các sai lầm thường hay mắc phải. Nếu bạn chưa biết, dừng bỏ qua bài viết dưới đây. 1. Đánh giá nhân viên một chiều Có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đánh giá nhân viên một cách đơn giản: quản lý theo dõi kết quả làm việc của nhân viên và đưa ra kết luận. Tuy nhiên, sự đánh giá một chiều có thể đánh giá chưa sát sẽ gây ra sự bất đồng quan điểm. Các sai lầm thường gặp trong việc đánh giá nhân viên Là quản lý, đừng bao giờ kết thúc việc đánh giá trong sự ngạc nhiên của nhân viên. Hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên chính là điều tạo nên hiệu quả làm việc của doanh nghiệp. Bởi vậy, hãy cho nhân viên tham gia vào quá trình đánh giá những người đồng nghiệp của mình. Từ đó, kết quả đánh giá sẽ mang tính khách quan hơn. Quản lý có thể nhận các kết quả đánh giá từ nhiều nguồn khác nhau, tự đánh giá của nhân viên, đánh giá các đồng nghiệp, đánh giá của quản lý, đánh giá từ khách hàng,… tổng hợp để có kết quả toàn diện nhất. 2. Lỗi định kiến Trường hợp này rất nhiều người quản lý mắc phải, lỗi định kiến khiến cách nhận định về nhân viên theo hướng không đúng. Ví dụ như, sếp của bạn thường có định kiến với nhân viên về giới tính, quê quán, độ tuổi... hoặc những công ty đánh giá về các nhân viên ít năm làm việc không có năng lực bằng những nhân viên lâu năm.  Đây là các đánh giá sai lầm, đánh giá nhân viên cần phải sựa trên hiệu qảu công việc thay vì số năm công tác, làm việc. 3. Đánh giá tốt hơn cho những nhân viên giống mình Với cách đánh giá này thường gặp phải những người quản lý hay nhân viên được giao nhiệm vụ đánh giá nhân sự thường có xu hướng đánh giá cao những người giống mình. Họ cho rằng đây là điểm tốt nhưng ngoài ra cũng cần xem xét dựa trên năng lực, vị trí cố việc của nhân viên đó. Một người làm công việc sáng tạo cần có tiêu chí đánh giá khác với một nhà quản lý. Nếu ai cùng giống mình, liệu rằng doanh nghiệp có thể sáng tạo, đột phá mới không? 4. Không nắm được nhân viên đang làm gì Nếu bạn đang xem báo cáo của nhân viên mà phải đặt ra các câu hỏi như: sao dự án cả tháng trời vẫn chưa hoàn thành? Tiến độ công việc sao lại chậm thế?... thì bạn chưa thể tiến hành đánh giá nhân viên đó. Bởi vì bạn chưa thực sự giám sát nhân viên của mình thật tốt. Ngoài việc xem các báo cáo, bạn cần phải nói chuyện trực tiếp với nhân viên để nắm được các đầu công việc họ đang giải quyết. Từ đó có cái nhìn toàn diện về công việc và năng lực thật sự của nhân viên. 5. Thiếu tiêu chí đánh giá minh bạch Không có hệ thống các tiêu chí đánh giá minh bạch có thể dẫn đến những bất đồng của người quản lý và nhân viên. Nhà quản lý không có tiêu chí đánh giá cụ thể, nhân viên không có tiêu chí để cố gắng trong công việc. Nhà quản lý cần có các tiêu chí đánh giá nhân viên cụ thể Một số những lỗi cơ bản có thể gặp phải: -  Hiệu ứng Halo: Xu hướng đánh giá tổng thể cá nhân tốt / xấu chỉ từ một hoặc một vài yếu tố tốt / xấu riêng lẻ. Chẳng hạn, khi thấy nhân viên có khả năng design vượt trội, nhà quản lý có thể sẽ mặc định mọi kỹ năng khác của nhân viên đó đều xuất sắc. -  Hiệu ứng tương phản: Xu hướng đánh giá một cá nhân bằng cách so sánh với những người khác cho dù yêu cầu nhiệm vụ của họ là khác nhau, chẳng hạn như đánh giá nhân viên HR làm việc kém hơn nhân viên sales vì không mang lại doanh thu trực tiếp. - Lỗi thiên kiến - thiên vị: Xu hướng chỉ nhìn thấy ưu điểm mà cho qua hoặc “nhắm mắt làm ngơ” với các nhược điểm khi có cảm tình với nhân viên đó. 6. Không đánh giá bao quát trong thời gian dài Ai cũng có xu hướng quan tâm tới các sự kiện mới xảy ra gần đây, nhà quản lý cũng vậy. Trong doanh nghiệp, chắc chắn sẽ có những cá nhân chưa thực sự cố gắng, chẳng thu được kết quả gì nhưng bỗng nhiên cuối quý lại mang về một hợp đồng. Cũng có cá nhân chăm chỉ làm việc nhưng đến cuối quý thì lại mắc một sai lầm nhỏ. Nếu với vai trò quản lý, bạn không có sự theo dõi bao quát trong cả một thời gian dài thì rất có thể đưa ra những đánh giá chưa thực sự chính xác. Hãy đảm bảo rằng bạn có ghi lại những thành tựu, khuyết điểm của các nhân viên trong một thời gian nhất định để có sự đánh giá tổng thể, ghi nhận sự tiến bộ của mỗi nhân viên. Sự tiến bộ của nhân viên thể hiện ở cả quá trình trau dồi bản thân qua các chương trình đào tạo của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn có HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG SAU ĐÀO TẠO tốt, việc đánh giá có thể trở nên dễ dàng và chính xác hơn rất nhiều. Cần đánh giá nhân viên trong một khoảng thời gian dài để có kết quả chính xác 7. Truyền đạt kết quả đánh giá theo cách tiêu cực Những nhận xét của giá trị khá là có sức ảnh hưởng đối với nhân viên. Vì thế, nhà quản lý cần có cách truyền đạt thông điệp thông minh, làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng, sẵn sàng cố gắng hơn nữa trong công việc. Trong khi truyền đạt, hãy tránh các từ ngữ tiêu cực. Với những nhân viên đạt thành tích tốt, đừng tiếc những lời khen ngợi. Đối với các nhân viên có thành tích chưa tốt lắm, đừng tiết kiệm những lời động viên, khích lệ. Hãy nhớ rằng, đánh giá cũng là cơ sở cho sự tiếp tục cố gắng của nhân viên. Trên đây là những tổng hợp về 7 sai lầm trong việc đánh giá nhân viên của nhà quản lý hay mắc phải nhất. Vậy đã biết được những sai lầm này, với cương vị là một nhà quản lý, bạn cần khéo léo vận dụng các giải pháp của mình, mang lại tính công bằng, minh bách cho quá trình đánh giá mỗi nhân viên.  >> Cẩm nang Six Sigma dành cho người mới >> 5 vấn đề thường gặp với giao tiếp trong doanh nghiệp >> Quy trình xây dựng đội nhóm kinh doanh gắn kết & hiệu quả
18/07/2019
967 Lượt xem
Mentor Là Gì? Tại Sao Bạn Cần Có Một Mentor?
Mentor Là Gì? Tại Sao Bạn Cần Có Một Mentor? Các bước xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp từ A – Z là bổ cẩm nang bạn cần biết nếu doanh nghiệp của bạn có định hướng triển khai chương trình đào tạo này. Một trong những cách có tác động mạnh mẽ nhất đến việc cải thiện hiệu suất của nhân viên là chương trình mentor ship có sắp xếp. Nếu doanh nghiệp của bạn bắt đầu các chương trình từ con số 0 thì những kiến thức chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây là điều bạn không thể bỏ qua. 1. Chương trình mentorship là gì? Mentorship là một mối quan hệ trong đó một người có hiểu biết và giàu kinh nghiệm hơn (mentor) sẽ hướng dẫn một người còn non kém hơn (mentee). Mentor có thể lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn mentee, nhưng nhất định phải đủ "tầm" ở một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Dù bạn đang ở đâu trên quy trình xây dựng chương trình mentorship, luôn có cách để điều hướng tình hình thực tế sao cho khớp với chương trình. Chương trình mentoring mang lại nghiều lợi ích trong doanh nghiệp 2. Lợi ích của chương trình mentorship trong doanh nghiệp Một chương trình mentorship hiệu quả có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên: - Phát triển đội ngũ nhà quản lý và lãnh đạo tương lai. - Hỗ trợ sự phát triển cá nhân và lộ trình công danh. - Giữ gìn và phát huy các kiến ​​thức quan trọng trong tổ chức. - Cải thiện sự gắn kết và tinh thần nơi làm việc. - Tăng cường giữ chân nhân viên. - Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong một thị trường đầy biến động. >> Xem thêm: Cơ hội kinh doanh là gì? Cách tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả Phân loại Mentorship - Nhiều người cố vấn: nghĩa là có nhiều người cố vấn cho một người học, việc có nhiều cố vấn có thể mở rộng kiến thức cho người học bởi những người cố vấn khác nhau sẽ có những điểm mạnh khác nhau. - Người cố vấn nghề nghiệp hoặc thương mại: là người hiện đang làm trong lĩnh vực thương mại học nghề nghiệp mà người học đang tham gia, họ biết được những xu hướng, thay đổi quan trọng và những xu hướng mới hướng tới để đi trước đón đầu trong sự nghiệp. - Người cố vấn trong ngành: những người này không chỉ tập trung vào chuyên môn mà còn có cái nhìn sâu sắc về toàn bộ ngành. - Người cố vấn tổ chức: người hiểu biết về các giá trị, chiến lược và các sản phẩm trong tổ chứ khi nào chúng thay đổi là điều quan trọng.  - Người cố vấn về quy trình làm việc: người cố vấn có thể giải thích chi tiết của dự án và loại bỏ những thứ không cần thiết trong ngày làm việc của mentor. Người cố vấn này giúp bạn hoàn thiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. - Cố vấn công nghệ: Công nghệ đã được cải tiến nhanh chóng và trở thành một phần của các giao dịch hàng ngày trong các công ty. Một người cố vấn về công nghệ có thể trợ giúp về các lỗi kỹ thuật, tư vấn về các hệ thống để người học có thể hoạt động tốt hơn những gì đang sử dụng. 2. Xây dựng chương trình mentorship từ A – Z Bước 1: Xây dựng nền tảng cơ bản cho chương trình Trước khi khởi động chương trình mentorship, doanh nghiệp của bạn cần cân nhắc nhiều yếu tố: loại hình, đối tượng thời gian, ngân sách,… a. Loại hình mentoring Tùy thuộc vào số lượng nhân viên, mục đích cụ thể của chương trình mà doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức mentoring cho phù hợp. Hiện nay có các loại hình phổ biến như: mentor một – một hoặc mentor theo nhóm. Đối với một dự án cụ thể, doanh nghiệp có thể mời chuyên gia để tư vấn và đưa ra giải pháp chuyên môn. Thậm chí, bạn cũng có thể áp dụng mentor ngược để nhân viên cung cấp những thông tin cần thiết cho cấp trên. b. Bắt buộc hay không bắt buộc Chương trình mentorship của bắt buộc hay không bắt buộc có những ưu nhược điểm riêng. Chương trình bắt buộc luôn đi kèm với quy chuẩn, chính sách và trách nhiệm nhưng lại khiến nhân viên cảm thấy bị ép buộc. Bên cạnh đó, chương trình không bắt buộc sẽ thoải mái hơn, tuy nhiên nhân viên sẽ không thực sự có trách nhiệm với chương trình. c. Đối tượng tham gia Chương trình mentorship có thể được áp dụng cho tất cả nhân sự của doanh nghiệp. Nếu một bộ phận trong công ty mở rộng đội ngũ cũng hoàn toàn có thể áp dụng chương trình này. Xây dựng nền tảng cơ bản cho chương trình mentorship d. Thời điểm triển khai chương trình Doanh nghiệp nên có kế hoạch để có thời gian triển khai chương trình cụ thể. Thêm vào đó người tham gia có thể sắp xếp công việc, chuẩn bị tâm lý, kiến thức, tài liệu,… Bước 2: Lựa chọn ghép mentor và mentee Việc ghép cặp hoặc ghép nhóm là một trong những bước quan trọng trong quá trình xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp. Việc tiến hành ghép cặp, ghép nhóm dựa vào kỳ vọng, năng lực và phong cách của các thành viên. Hãy đảm bảo rằng các mentor của các cặp, các nhóm phải là người có đủ năng lực chuyên môn với lĩnh vực của nhóm. Các thành viên tham gia nhóm cũng nên được ghép cặp trên tình thần tự nguyện, sẵn sàng học tập.  Bước 3: Xử lý các trở ngại gặp phải Đây là một trong những bước quan trọng quyết định sự thành công khi xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp. Chìa khóa cho chương trình thành công là nuôi dưỡng các mối quan hệ thân thiết giữa mentor và mentee. Cả mentor và mentee đều có những trở ngại riêng trong việc tham gia chương trình, hãy phân tích, xem xét và xử lý vấn đề với mỗi bên. Hãy đảm bảo rằng mỗi bên đều cần phải kiên trì, cùng nhau thực hiện mục tiêu hai bên đã đề ra. Bước 4: Định hướng thực tiễn cho hoạt động mentorship Cần có hoạt động định hướng cho những người tham gia chương trình. Trước khi tham gia, hãy yêu cầu cả hai bên phác thảo lại những kỳ vọng, những điều mà họ muốn đạt được sau chương trình này để hai bên có trách nhiệm nhiều hơn. 5 bước xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp  Cũng nên khuyến khích cả mentor và mentee tập trung vào chương trình, tương tác với nhau nhiều hơn. Không nên đặt nặng việc chấm điểm hay giao bài tập về nhà một cách máy móc, thay vào đó hãy cùng nhau giải quyết vấn đề. >> Xem thêm: Các bước xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp Bước 5: Đo lường hiệu quả chương trình Doanh nghiệp chỉ có thể biết được hiệu quả của chương trình khi tiến hành đo lường, đánh giá thường xuyên. Các số liệu và phản hồi cần được nắm bắt trong suốt thời gian diễn ra chương trình. Cả mentor và mentee cần phải chủ động báo cáo tiến độ. Trong khi diễn ra chương trình, cần theo dõi các vấn đề xảy ra để có những giải pháp đúng đắn nhất. Các bảng so sánh các tiêu chí của những người tham gia chương trình và những người không tham gia cũng mang đến các thông tin chính xác. Trên đây chúng tôi đã thông tin chi tiết đến bạn đọc những bước xây dựng chương tình mentorship cho doanh nghiệp từ A - Z hiệu quả nhất, mong rằng những thông tin hữu ích với bạn đọc. Bên cạnh đó Unica còn mang đến cho bạn khoá học quản lý doanh nghiệp được các chuyên gia biên soạn chi tiết giúp người học có thể nắm bắt tất cả những kiến thức và kỹ năng giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất.
17/07/2019
1996 Lượt xem
Cẩm nang Six Sigma dành cho người mới
Cẩm nang Six Sigma dành cho người mới Cẩm nang Six Sigma dành cho người mới sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về phương pháp cải tiến kinh doanh và quản lý chất lượng hiệu quả này. Trong vòng gần 1 thế kỷ vừa qua, ngành công nghiệp trên thế giới đã đạt được hiệu quả cao hơn ba giờ hết. Điều này được góp phần lớn bởi những lý thuyết và phương pháp cải tiến được áp dụng một cách chặt chẽ. Một trong số đó là phương pháp Six Sigma. Six Sigma là giải pháp được hình thành trong sản xuất, nhanh chóng phát huy hiệu quả và được áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhiều công ty lớn trên thế giới. Vậy phương pháp Six Sigma là gì? Bắt nguồn từ đâu? Lợi ích của phương pháp này là gì? 1. Six Sigma là gì? Điều đầu tiên cần tìm hiểu trong cẩm nang Six Sigma dành cho người mới là phương pháp này là gì? Six Sigma là hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi, xác định nguyên nhân và xử lý làm tăng độ chính xác của quy trình. Hệ phương pháp này mang đến một tư duy mới: thay vì xử lý các sản phẩm lỗi, hãy cải thiện quy trình để ngăn các lỗi có thể xảy ra, tạo sự ổn định gần như hoàn toàn. Six Sigma sử dụng phương pháp thống kế để đếm số lỗi phát sinh trong quá trình, sau đó tìm ra cách khắc phục tối đa. Khi nào quy trình không tồn tại hơn 3,4 lỗi trên 1 triệu cơ hội sản phẩm, nó đạt đến tiêu chuẩn của Six Sigma. Mức độ hoàn hảo của Six Sigma được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Tỉ lệ lỗi theo các cấp độ trong tiêu chuẩn Six Sigma 2. Hệ phương pháp Lean Six Sigma Lean là phương pháp sản xuất do Toyota Nhật Bản khởi xướng nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động theo hướng tinh gọn. Đây là mô hình kết hợp nguyên tắc quản lý của Lean với các phương pháp Six Sigma. Lean giúp giảm thiểu chất thải, rút ngắn chu kỳ sản xuất trong khi Six Sigma tập trung cải thiện độ chính xác. >> Xem thêm: Upsell là gì? Ưu - nhược điểm & nghệ thuật bán hàng cho doanh nghiệp 3. Nguyên tắc của phương pháp Six Sigma #1: Luôn hướng tới khách hàng Muốn tồn tại và phát triển lâu dài, thì dù là phương pháp Six Sigma hay những triết lý kinh doanh khác thì việc tập trung vào "Customers  Voice - tiếng nói của khách hàng" là yếu tố vô cùng quan trọng. Mọi sự cải tiến, sửa đổi đều phải được xác định dựa trên nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. #2: Đề cao dữ liệu và dữ kiện Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định liên quan sự thay đổi nào, doanh nghiệp cần trả lời 2 câu hỏi:  - Những dự kiện nào thực sự cần thiết? - Áp dụng chúng vào Six Signma như thế nào cho hiệu quả? Mọi thông tin xoay quanh việc áp dụng phương pháp Six Sigma không phải dựa trên sự phán đoán mơ hồ mà đều cần đo lường chính xác, có căn cứ, giống như cách đo lường để cho ra con số 3,4 phần triệu trong độ lệch chuẩn.  #3: Quản trị chủ động Nguyên lý hoạt động của hệ phương pháp Six Signma tập trung vào tìm kiếm và xử lý những khiếm khuyến nhằm tăng độ chính xác của quy trình. Ngoài ra, nó còn chủ động để ngăn ngừa chứ không để mặc các khuyết điểm đó tạo ra sản phẩm lỗi rồi mới thụ động xử lý. Tiếp nhận những phản hồi đánh giá của khách hàng sau quá trình sử dụng và trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. #4: Cộng tác không có rào cản Để có thể tạo ra một quy trình thống nhất và trơn tru từ đầu đến cuối, hệ phương pháp này tuân theo nguyên tắc cộng tác không giới hạn giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, bao gồm cả chiều dọc, chiều ngang và đan chéo. #5: Hướng tới sự hoàn thiện nhưng vẫn cho phép mắc sai lầm Với hệ phương pháp Six Sigma, tiêu chuẩn của chúng là 3.4 lỗi trên một triệu khả năng. Điều đó đồng nghĩa với việc là quy trình này có thể thất bại, miễn là hậu quả được giới hạn và rút ra được bài học sau đó.  4. Lợi ích của hệ phương pháp Six Sigma Câu chuyện thành công của Motorola, Samsung, Ford Việt Nam là minh chứng cho hiệu quả của phương pháp Six Sigma. Các chuyên gia cũng khẳng định Six Sigma mang lại lợi ích và có thể áp dụng được với tất cả các công ty, doanh nghiệp quy mô dù lớn hay nhỏ. #1: Xây dựng lòng trung thành của khách hàng Six Sigma tập trung và sự hiểu thấu nhu cầu khách hàng nên có tính định hướng khách hàng rất cao. Sản phẩm không những không có lỗi mà còn đáp ứng được kỳ vọng của người dùng, xây dựng nên sự trung thành của khách hàng. #2: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận Nhờ vào tỉ lệ xảy ra lỗi cực kỳ ít và không tái diễn, doanh nghiệp của bạn sẽ loại bỏ được những lãng phí không cần thiết vào nhân công, vật liệu, thời gian. Số sản phẩm lỗi không bán được giảm xuống nhiều nhất cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn. Lợi ích của hệ phương pháp Six Sigma #3: Cải thiện văn hóa doanh nghiệp Quy trình làm việc hoàn hảo của phương pháp Six Sigma sẽ là yếu tố gắn kết doanh nghiệp với nhân viên. Đây cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ cải thiện môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Thêm vào đó, Six Sigma còn có thể giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong quy trình kinh doanh nhờ vào phương pháp đo lường minh bạch và thái độ chủ động trong công việc. #4: Xây dựng kế hoạch chiến lược Six Sigma đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ tầm nhìn chiến lược nào. Phương pháp này giúp bạn tập trung vào các lĩnh vực cần cải thiện. Nó cũng hỗ trợ doanh nghiệp loại bỏ những điều không cần thiết trong quy trình nội bộ trong những chiến lược dài hơi. #5: Mở rộng quy mô kinh doanh Khi Six Sigma đã loại bỏ tối đa những lỗi, xây dựng được quy trình đạt chuẩn thì việc mở rộng quy mô kinh doanh không còn khó khăn nữa. 5. Áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp – Quy trình DMAIC Quy trình áp dụng vào doanh nghiệp mà cẩm nang Six Sigma dành cho người mới đề cập với doanh nghiệp của bạn bao gồm 5 bước (DMAIC): ·         D – Define – Xác định: Nhận định về khách hàng và các yêu cầu chất lượng quan trọng cần có ở sản phẩm, dịch vụ khách hàng. Tự đánh giá xem doanh nghiệp đã đạt được yêu cầu chưa, khu vực cần triển khai Six Sigma. Để xác định rõ định hướng và lên kế hoạch triển khai một cách hiệu quả, các khóa học quản trị doanh nghiệp chắc chắn là cuốn cẩm nang tuyệt vời giúp doanh nghiệp nhanh chóng vạch ra hướng đi rõ ràng nhất cho chính mình và thành công điều hành cách vận hành một cách hiệu quả. Quy trình DMAIC - áp dụng Six Sigma vào doanh nghiệp ·         M – Measure – Đo lường: Thu thập dữ liệu, đánh giá và nhận dạng các vấn đề phát sinh để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các khuyết điểm. ·         A – Analyze – Phân tích: Doanh nghiệp cần xác định khoảng cách giữa mục tiêu và kết quả đã đạt được ở thời điểm hiện tại. Nếu có vấn đề, cần có những giải pháp và phương án dự phòng. ·         I – Improve – Cải tiến: Khi triển khai các biện pháp cải tiến, doanh nghiệp của bạn cần theo dõi sát sao để có thể đưa ra quyết định bổ sung hoặc thay đổi khi cần thiết. ·         C – Control – Kiểm soát: Kế hoạch giám sát và kiểm soát mục tiêu đã đề ra ban đầu, tránh đi sai so với định hướng. Cẩm nang Six Sigma dành cho người mới đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và nền tảng nhất về phương pháp này. Doanh nghiệp muốn cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất cần sẵn sàng cho những cải tiến mới. Ngoài Six Sigma, có rất nhiều công cụ, giải pháp nâng cao năng suất lao động, xây dựng nền tảng để phát triển bền vững. Doanh nghiệp tiên phong áp dụng GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 sẽ sớm gặt hái được những thành công.
16/07/2019
1287 Lượt xem
Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc
Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc của nhà quản lý doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn đưa doanh nghiệp vượt đà phát triển. Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu cũng như vai trò và chức năng của nó là gì? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Quản trị tài chính doanh nghiệp có tên Tiếng Anh là Financial Management trong kinh tế học là việc lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo, kiểm soát các hoạt động tài chính ví dụ như: mua sắm, sử dụng các quỹ tài chính của doanh nghiệp vào các hoạt động cần thiết. Quản trị tài chính doanh nghiệp gắn bó liền với tài chính kế toán. Nó được thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính (mà cụ thể là bảng cân đối kế toán ở trong nó). Việc quản trị tài chính trong doanh nghiệp cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý chung cho các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?  Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả Có rất nhiều nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một vài nguyên tắc dưới đây: Trade-off: Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao Việc chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro như thế nào để đảm bảo lợi nhuận thu lại từ việc đầu tư hiệu quả nhất là một trong những nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng phải xem xét cẩn thận. Tác động của thuế Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định) doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất, tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể sẽ tác động theo chiều ngược lại. Vốn vay và vốn chủ sở hữu: Tận dụng đòn bẩy tài chính Sẽ có nhiều rào cản nếu chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để tối ưu hóa lợi nhuận, vốn vay hay đòn bẩy tài chính sẽ là một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả kinh doanh song đồng thời nếu sử dụng không hiệu quả nó cũng là gánh nặng tương ứng cho bản thân doanh nghiệp. Nguyên tắc quản trị tài chính cho doanh nghiệp cần chú ý Các yếu tố trong quản trị tài chính doanh nghiệp Có thể bạn chưa biết nhưng trong quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ bao gồm rất nhiều các yếu tố, sau đây là một số các yếu tố tiêu biểu: Quyết định đầu tư Bao gồm đầu tư vào tài sản cố định hay còn gọi là ngân sách vốn. Đầu tư vào tài sản hiện tại cũng là một phần của quyết định đầu tư được gọi là quyết định vốn lưu động. Quyết định tài chính Các quyết định này liên quan đến việc huy động tài chính từ nhiều nguồn lực khác nhau, sẽ phụ thuộc vào quyết định về loại nguồn vốn, chi phí tài chính và lợi tức lúc đó. Quyết định cổ tức Người làm công tác quản lý tài chính phải đưa ra quyết định liên quan đến phân phối lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng được chia thành 2 loại: Cổ tức cho cổ đông và lợi nhuận giữ lại Mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp Mục tiêu chính của quản trị tài chính doanh nghiệp đó chính là để xác định dòng tiền ra vào trong trên tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nếu chia nhỏ ra thì mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Mục tiêu ngắn hạn Việc quản trị tài chính hướng đến mục tiêu ngắn hạn là giúp doanh nghiệp có các danh mục đầu tư an toàn, quỹ đầu tư cần phải được đầu tư vào dự án an toàn để có tỷ lệ lợi nhuận ổn định. Bên cạnh đó, mục tiêu ngắn hạn trong việc quản trị tài chính còn là giúp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hợp lý nhất, đảm bảo sự cân bằng giữa chủ đầu tư và vốn của chủ đầu tư nhằm tối ưu chi phí mà vẫn đạt hiệu quả như mong muốn. Mục tiêu dài hạn Mục tiêu quan trọng nhất của tài chính doanh nghiệp đó chính là đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng cho các cổ đông, tối ưu hoá chi phí lợi nhuận sau thuế và tối ưu lợi nhuận trên mỗi cổ phần của công ty. Thiết lập quản trị doanh nghiệp công ty luôn phát triển vững mạnh, kể cả khi không may có gặp sự cố bất ngờ xảy đến. Việc quản lý tài chính hướng đến mục tiêu dài hạn và ngắn hạn Phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả Để có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả và tối ưu nhất không phải là một việc đơn giản. Sau đây Unia sẽ chia sẻ cho bạn một số phương pháp. Hoạch định chi tiết chiến lược: Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất mà nhà quản lý nào cũng cần phải thực hiện. Việc xây dựng rõ ràng, chi tiết các chiến lược phần nào xác định được mục tiêu hoạt động cũng như phương hướng cần thực hiện cho toàn bộ hệ thống. Từ đó, thúc đẩy quá trình dự án thực hiện một cách xuyên suốt, ổn định và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, việc hoạch định chi tiết chiến lược cũng tạo động lực cho nhân viên làm việc, tăng năng suất hơn. Phân bổ công việc cho từng bộ phận: Sau khi đã xác định được chiến lược, tiếp theo sẽ tiến hành phân bổ công việc cho từng bộ phận. Việc này không hề đơn giản, thậm chí nó còn tốn rất nhiều thời gian bởi người quản lý phải nắm rõ được khả năng của từng bộ phận, từng nhân sự thì mới phân bổ hợp lý được. Thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp: Để quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả, sau khi đã phân bổ công việc xong sẽ tiến hành thiết kế cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với chiến lược cũng như những điều kiện, môi trường của doanh nghiệp. Việc thiết kế cơ cấu tổ chức này phải bắt đầu từ những vấn đề chung nhất cho đến những vấn đề phức tạp.  Kiểm soát dữ liệu: Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ cần phải kiểm soát được các dữ liệu gồm: sản phẩm ra vào, dòng tiền, khoản thu nợ, hàng tồn kho. Phương pháp để quản trị doanh nghiệp đạt hiệu quả cao Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp sở hữu rất nhiều chức năng. Sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp tiêu biểu: Ước tính các yêu cầu về vốn Người quản trị tài chính doanh nghiệp phải lập dự toán liên quan đến các yêu cầu về vốn của công ty. Điều này sẽ phụ thuộc vào chi phí và lợi nhuận dự kiến của các chương trình với chính sách trong tương lai. Các ước tính phải được thực hiện một cách đầy đủ để có thể tăng khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp. Xác định thành phần vốn Khi dự toán đã được thực hiện, cơ cấu vốn phải được quyết định. Điều này liên quan đến phân tích nợ ngắn hạn và dài hạn. Điều này sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ vốn chủ sở hữu của một công ty đang sở hữu và các quỹ bổ sung phải được huy động từ bên ngoài. Lựa chọn nguồn vốn Để có thể kiếm thêm lợi nhuận, một doanh nghiệp cần phải đưa ra nhiều lựa chọn như: Phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Các khoản cho vay được lấy từ ngân hàng và các tổ chức tài chính. Tiền gửi công khai được rút ra như hình thức trái phiếu. Lựa chọn yếu tố sẽ phụ thuộc vào giá trị tương đối và mức độ thiệt hại của từng nguồn và thời gian tài trợ. Đầu tư của các quỹ Người quản trị phải quyết định phân bổ tiền vào các dự án có lợi nhuận, nghĩa là mang về doanh thu lớn để có sự an toàn về đầu tư và lợi nhuận thường xuyên của những người làm kinh tế. Đầu tư vào những dự án có lợi nhuận cao được đánh giá là phương pháp đầu tư an toàn. Quản trị tài chính doanh nghiệp mang lại rất nhiều những chức năng tuyệt vời Quăng bỏ thặng dư Quyết định về lợi nhuận ròng phải được thực hiện bởi người quản trị tài chính. Điều này có thể được thực hiện theo 2 cách dưới đây: Tuyên bố cổ tức: Bao gồm việc xác định tỷ lệ cổ tức và các lợi ích khác như tiền thưởng. Lợi nhuận giữ lại: Phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng, đổi mới, đa dạng hóa của công ty Quản lý tiền mặt Người chịu trách nhiệm quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định liên quan đến việc quản lý tiền mặt. Tiền mặt được yêu cầu cho nhiều mục đích như thanh toán tiền lương, tiền điện nước, thanh toán chủ nợ, đáp ứng các khoản nợ tới hạn, duy trì cổ phiếu, mua nguyên vật liệu… Kiểm soát tài chính Người quản lý tài chính doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch sử dụng quỹ tài chính mà còn phải kiểm soát tài chính kinh tế. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều kỹ thuật như phân tích tỷ lệ dự báo tài chính, chi phí và kiểm soát lợi nhuận… Người quản lý tài chính doanh nghiệp giúp lập kế hoạch sử dụng quỹ tài chính  Các công cụ quản trị tài chính Để có thể quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả người quản lý không chỉ thực hiện thủ công mà cần phải có công cụ. Cụ thể các công cụ quản trị tài chính điển hình đó là: Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán sẽ bao gồm: thống kê chi phí cho từng khoản chi, thống kê phân bổ kế hoạch vốn và bảng quỹ vốn dự phòng. Mục đích của bảng cân đối kế toán đó là giúp doanh nghiệp định hình được rõ quỹ vốn đang sử dụng hiện tại, sau đó dần dần cân đối chi tiêu, bớt đi những khoản không cần thiết để tài chính doanh nghiệp được ổn định hơn. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh chắc chắn là một công cụ không thể thiếu. Bởi nếu không có báo cáo từng tuần, tháng, quý, năm thì doanh nghiệp sẽ không thể nắm rõ được tình hình kinh doanh. Mục đích của báo cáo là để có cái nhìn rõ nhất về tình hình kinh doanh đang phát triển hay đi xuống. Từ đó, biết được tài chính công ty đang như nào để định hướng lại kế hoạch kinh doanh. Lưu chuyển tiền tệ Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tổng hợp lại tình hình tài chính, thu chi của công ty trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đóng vai trò rất quan trọng, nó chính là công cụ để phản ánh tình trạng đầu ra và đầu dòng tiền của doanh nghiệp. Nhờ đó. nhà quản lý có cái nhìn rõ ràng và cụ thể nhất về tổng vốn của doanh nghiệp. Công cụ lưu chuyển dòng tiền trong quản trị tài chính doanh nghiệp Báo cáo dòng tiền Báo cáo dòng tiền về cơ bản cũng như báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nó chính là một dạng báo cáo tổng hợp hết mọi biến động dòng tiền của doanh nghiệp. Bảng báo cáo dòng tiền bắt buộc phải có: Thông tin các khoản thanh toán cho sản phẩm/ dịch vụ, tiền chi ra (lương, phúc lợi, thuế thu nhập), tiền lãi từ ngân hàng. Phân tích điểm cân bằng (Break-even analysis) Điểm cân bằng được xem như là ngưỡng để xác định doanh thu, nghĩa là sau khi đạt được điểm cân bằng doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra được lợi nhuận. Phân tích được điểm cân bằng vốn sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mức giá ổn định để đưa ra thị trường, biết được mục tiêu mà doanh nghiệp đang đi có phù hợp hay không. Bên cạnh đó, phân tích rõ ràng điểm cân bằng cũng giúp doanh nghiệp phân tích cụ thể được hiệu quả của dự án kinh doanh. Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay: [course_id:1547,theme:course] [course_id:1564,theme:course] [course_id:3162,theme:course] Phân tích điểm rơi (số đóng cửa) Bên cạnh những công cụ trên, để quản trị tài chính hiệu quả doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ càng điểm rơi. Điểm rơi chính là tiền doanh nghiệp chi trả mà không mang lại lợi nhuận gì. Việc phân tích được điểm rơi giúp nêu ra các tiêu chí về tình hình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu nguồn vốn để thực hiện cho những công việc khác. Quản lý vốn (Capital management) Quản lý vốn chính là mục tiêu chốt của quản trị tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, công cụ quản lý vốn là bắt buộc phải có, công cụ này đóng vai trò vô cùng quan trọng để doanh nghiệp nắm bắt được tài chính. Từ đó, đưa ra được những quyết định đầu tư hiệu quả hay linh động vốn cho những việc khác được tốt hơn. Công cụ quản trị tài chính doanh nghiệp  Khó khăn khi quản trị tài chính doanh nghiệp Trong quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tiêu biểu như: khó khăn thiếu thông tin, thiếu kiến thức về tài chính, khó khăn về quản lý dòng tiền hay thay đổi giá cả. Cụ thể Thiếu thông tin và kiến thức về tài chính Doanh nghiệp để quản trị tài chính thường xuyên gặp khó khăn khi không thể tổng hợp được hết các thông tin về dòng tiền. Thêm nữa lại không có nhiều kiến thức về tài chính. Khi những thông tin hay kiến thức về tài chính không đủ sẽ không thể quản lý được rõ ràng quỹ tài chính của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm công cụ hỗ trợ hay chiêu mộ, tuyển dụng những người có kiến thức về tài chính. Khó khăn trong quản lý dòng tiền Khó khăn trong quản lý dòng tiền thường bắt nguồn từ việc chưa kiểm soát được công ty, chưa có chính sách xử lý nợ dẫn đến thiếu hụt tiền. Ngoài ra, khó khăn trong quản lý dòng tiền cũng thể hiện ở việc kiểm soát không chặt chẽ hàng hóa, xuất nhập tồn kho chưa chính xác. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp cần phải chú ý tập trung cao độ, lập báo cáo đầy đủ tất cả các khoản thu chi ra, kể cả các khoản chưa thu hồi được công nợ. Thay đổi giá cả và rủi ro thị trường Giá cả thị trường thường xuyên lên xuống, biến động không ngừng, điều này gây khó khăn trực tiếp đến quá trình quản trị tài chính của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp nên có một bảng thống kê cho quỹ dự phòng để sử dụng khi giá cả thay đổi hay khi gặp rủi ro thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp được chủ động hơn, quản lý được chi tiết tài chính Tổng  kết Trên đây Unica đã chia sẻ đến các bạn những điều cần biết về những điều cần biết về quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc, mục tiêu quản trị. Hy vọng bài viết mang đến nhiều hữu ích cho bạn đọc. Bạn đọc quan tâm tới kinh doanh hãy tham khảo ngay những khoá học kinh doanh trên Unica để có được những kiến thức và những chiến thuật mới nhất.
17/05/2019
8256 Lượt xem
Dropship là gì? Nên học kiếm tiền với Dropshipping ở đâu tốt?
Dropship là gì? Nên học kiếm tiền với Dropshipping ở đâu tốt? Nếu bạn đang bước chân vào mô hình kiếm tiền online thì điều quan trọng là phải hiểu được bản chất và nắm được luật chơi của mô hình đó. Kiếm tiền với dropshipping là một mô hình rất hay mà lại dễ dàng hơn các hình thức khác như affiliate, không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật làm website, SEO, hay chạy facebook marketing, google adword cho thời gian ban đầu. Ngay sau đây xin mời bạn cùng Unica tìm hiểu thế nào là kiếm tiền với dropshipping và nên lựa chọn học tập ở đâu để có khởi đầu tốt nhất. Kiếm tiền với Dropshipping là gì? Bạn đã nắm được bản chất của hình thức kiếm tiền với dropshipping? > Xem thêm: Shopify là gì? Bí kíp kiếm tiền với Shopify nhanh chóng và hiệu quả bạn nên biết Như đã đề cập, hình thức kiếm tiền này không hề khó khăn như các hình thức MMO khác. Có 5 ưu điểm của hình thức kiếm tiền này như: Không cần bạn có quá nhiều vốn liếng để bắt đầu, với 200.000đ nộp vào thẻ VISA là đủ vốn liếng để kiếm lời. Không cần thiết phải ôm hàng tồn kho, không cần sở hữu hay sản xuất sản phẩm, có thể lấy sản phẩm người khác để kinh doanh. Không cần lo lắng đến khâu vận chuyển, chỉ thực hiện việc đặt hàng từ trang nguồn. Việc còn lại bạn không cần quan tâm. Môi trường tiếng Anh tuy nhiên bạn không nhất thiết phải biết tiếng Anh. Về sản phẩm bạn hoàn toàn có thể copy từ các nguồn khác và chỉnh sửa lại theo ngôn ngữ của mình.  Về bản chất Dropshipping là mua thấp bán giá cao, bạn lấy sản phẩm của người khác với tư cách là cộng tác viên (CTV) rồi rao bán, tất nhiên bạn phải lựa chọn một thị trường khác với nhà cung cấp. Ví dụ một ông Thái Lan bán gạo tại thị trường Việt Nam, bạn muốn kiếm tiền thì đầu tiên phải xin làm CTV hoặc đăng ký nhượng quyền để được bán sản phẩm này. Việc còn lại là tìm thị trường khác, ông này đã bán ở Việt Nam rồi thì bạn phải lựa chọn Mỹ hay Trung Quốc để bán, họ sẽ cho phép bạn lấy sản phẩm với số lượng không ép buộc, bạn có thể lấy ít hoặc nhiều tùy theo sức bán của bạn, mà không phải mất tiền ôm hàng. Tóm lại là Dropshipping giúp bạn kiếm tiền dựa trên chênh lệch tỷ giá, chênh lệch địa lý, chênh lệch vùng miền, giữa thành phố hay nông thôn. Có rất nhiều người đã kiếm hàng chục triệu từ mô hình này. Đây cũng chính là hình thức marketing đem lại giá trị thực cho khách hàng và hưởng chênh lệch từ ngoại tệ, đôi bên đều có lợi.  Tuy nhiên không phải cứ làm là được, bạn cần học hỏi một chút mẹo, các lưu ý để đi đúng hướng, biết cách chọn lựa sản phẩm thị trường sao cho lãi cao nhất. Mời bạn cùng Unica đến với phần tiếp theo… Nên học kiếm tiền với Dropshipping ở đâu tốt? Nên học dropshipping ở đâu tốt? Hiện tại có rất nhiều người thành công chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để bạn học tập, chỉ cần “Google” là có hàng ngàn kết quả cho bạn lựa chọn. Thế nhưng học đúng người với phương pháp nhanh chóng, đơn giản sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian và đến với thành công nhanh hơn. Xin giới thiệu với bạn khóa học: “89 NGÀY THÀNH TÀI VỚI AMAZON SHIPPING”. Khóa học được giảng dạy bởi Chuyên gia Marketing Online Vương Mạnh Hoàng sẽ giúp bạn từ A-Z để bắt đầu kinh doanh. Lý do bạn cần tham gia ngay thị trường Amazon? Lý do 1: Không cần vốn: Bạn bắt đầu kinh doanh mà không cần phải cần vốn để kinh doanh và khi phát sinh doanh số thì bạn mới phải nhập hàng Lý do 2: Không cần hiểu kỹ thuật: Bạn không cần biết quảng cáo, không cần biết SEO, không cần biết Photoshop Lý do 3: Đòn bẩy tài chính: Bạn có thể dùng thẻ tín dụng để mua hàng, bán hàng và tận dụng vốn của Ngân hàng Lý do 4: Không cần nhiều người: Bạn có thể vận hành business kinh doanh hàng chục nghìn $/ tháng mà chỉ cần có vài người Lý do 5: Thời gian làm linh hoạt: Bạn có thể ngồi mọi nơi mọi lúc để làm mà không bị giới hạn Lý do 6: Tiền của bạn nằm ở Mỹ: Tiền của các bạn sẽ nằm ở Mỹ và không bị đánh thuế nếu rút về Việt Nam Nội dung khóa học có gì? Khóa học với 5 chuyên đề, 56 bài giảng sẽ giúp bạn nắm được toàn bộ bí mật kinh doanh theo hình thức Dropshipping trên Amazon. Bắt đầu từ những bước cơ bản nhất như đăng ký tài khoản cho đến cách bán hàng, cách mua hàng và đặc biệt là hình thức dropshipping nâng cao. Ai sẽ là người đồng hành cùng bạn? Chuyên gia Vương Mạnh Hoàng - người sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ gốm sứ battrang.info lớn nhất Việt Nam, sở hữu 03 công ty công nghệ triển khai Marketing online. Người nằm trong Top các chuyên gia Marketing Online giàu kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa kiến thức Marketing hàn lâm và kỹ thuật Marketing online thực tiễn để tạo nên phương pháp bán hàng hiệu quả. Hiện anh là giảng viên đào tạo Marketing online cho các tập đoàn lớn: VTC, CMC, FPT... các trường ĐH: Ngoại thương, ĐH Quốc gia, Học viện Bưu chính viễn thông... Với 12 năm kinh nghiệm làm Marketing online, những kiến thức được chia sẻ tại đây là những kinh nghiệm thực tiễn hữu ích đã được giảng viên triển khai thành công cho hoạt động kinh doanh của trên 2000 doanh nghiệp. Còn chần chờ gì nữa, bạn hãy nhanh tay đăng ký ngay khóa học để làm chủ con đường sự nghiệp của mình nhé!   >> Xem thêm: Cách kiếm tiền từ Momo, Kiếm ngay 500k vô cùng dễ dàng
17/05/2019
1896 Lượt xem
12 App kiếm tiền online trên điện thoại phổ biến nhất hiện nay
12 App kiếm tiền online trên điện thoại phổ biến nhất hiện nay Kiếm tiền trên điện thoại từ những ứng dụng là hình thức đang được rất nhiều người tham gia. Thông qua việc cài đặt ứng dụng của các nhà phát triển, bạn sẽ làm các nhiệm vụ nhỏ như khảo sát, đọc bài viết, xem quảng cáo, like, share bài viết và sẽ được thanh toán thông qua thẻ cào, tiền mặt, thẻ game, hoặc rút về tài khoản PayPal... Sau đây, Unica sẽ chia sẻ 12 App kiếm tiền online trên điện thoại phổ biến nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay. MoMo - App kiếm tiền online MoMo là ứng dụng ví điện tử hàng đầu Việt Nam và được liên kết hầu hết các ngân hàng Việt Nam như: BIDV, Vietcombank, VPBank, TPBank, Vietinbank, ACB, OCB, Eximbank, Sacombank...  Ví điện tử MoMo được sử dụng để thanh toán các dịch vụ như: trả tiền đồ ăn, mua thẻ cào điện thoại, trả hóa đơn điện nước, cước Internet, đặt vé máy bay, mua vé xem phim, nhận thanh toán, chuyển tiền cho người thân hoặc giao dịch mua bán online….  Ví điện tử MoMo Đặc biệt, ví điện tử MoMo có chương trình nhận hoa hồng lên tới 100.000đ/lượt giới thiệu người khác cài đặt và sử dụng MoMo. Bạn sẽ nhận được 100.000đ đầu tiên sau khi cài đặt thành công ứng dụng và tạo tài khoản liên kết đến một ngân hàng. Sau đó, mỗi khi bạn giới thiệu được một người tham gia và liên kết tài khoản ngân hàng thành công, bạn sẽ nhận được 100.000đ. Bạn có thể chia sẻ cho bạn bè, người thân và gửi cho họ mã giới thiệu của bạn (số điện thoại của bạn). Cứ mỗi một người tham gia hoàn thành việc đăng ký tài khoản, liên kết tài khoản và sử dụng mã khuyến mại của bạn là bạn sẽ nhận ngay 100.000đ.  Thẻ quà tặng này không thể quy đổi sang tiền mặt, bạn sử dụng để trả tiền đồ ăn, nạp tiền điện thoại, mua thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn hoặc dịch vụ trên ứng dụng MoMo, thời hạn sử dụng của khuyến mại là trong vòng 30 ngày, áp dụng cho 1 giao dịch duy nhất. Ngoài ra bạn cũng sẽ được nhận các voucher như vé xem phim với giá 9.000đ, giảm giá 30% đồ uống… >>> Xem thêm: Kiếm tiền bằng đọc báo có phải là một hình thức lừa đảo? Báo Mới - Ứng dụng kiếm tiền uy tín Báo Mới là trang tin tức tổng hợp tại Việt Nam, bao gồm các tin tức nóng hổi, các sự kiện quan trọng diễn ra trong ngày. Ứng dụng báo mới của trang tin tức Baomoi.com tại Việt Nam Bên cạnh việc đọc báo, bạn có thể kiếm thu nhập bằng việc tham gia chương trình giới thiệu người khác sử dụng app. Bạn sẽ được nhận xu và khi đủ số xu theo quy định thì bạn có thể đổi lấy thẻ điện thoại 10.000đ hoặc 50.000đ. Thẻ 10k = 500 xu thẻ 50k = 2.500 xu. Mặc dù phần thưởng không quá lớn nhưng bạn hoàn toàn không mất nhiều công sức đúng không nào.  Veeu App - Kiếm tiền băng xem video Đây là một ứng dụng của nước ngoài và hiện tại được khá nhiều người sử dụng. Vì là app nước ngoài nên họ sử dụng hình thức thanh toán qua PayPal hoặc Amazon Gift Card. Nếu bạn chưa có tài khoản PayPal thì có thể đăng ký với form có sẵn có tại tài khoản này. Hiện nay, Veeu đã hỗ trợ rút tiền về ví MoMo để giúp bạn thuận tiện hơn. Tuy nhiên thời gian đăng ký thanh toán qua MoMo sẽ có thể lên đến 2 tháng chờ đợi. Vì vậy để nhận tiền nhanh nhất thì bạn nên sử dụng tài khoản Paypal.  Ứng dụng này yêu cầu bạn làm các công việc như: xem video, điểm danh hàng ngày, làm nhiệm vụ hàng ngày để kiếm xu. Khi đã đủ xu thì bạn hoàn toàn có thể rút tiền mặt. Xem video kiếm tiền Veeu App Veeu sẽ thanh toán cho bạn tương ứng:  150.000 xu = $15 = 340.000đ 300.000 xu = $30 = 680.000đ Ngoài ra cũng còn 1 số mức 500 xu khác để quy đổi ra tiền. Bạn chỉ được rút tiền vào chủ nhật hàng tháng và lệnh rút tiền trong vòng 7-15 ngày.  VN Ngày nay - Ứng dụng kiếm tiền hiệu quả Chương trình đọc báo nhận tiền của VN ngày nay Cũng như Báo mới, bạn vừa có thể cập nhật tin tức mỗi ngày mà lại có thể kiếm thêm thu nhập, ứng dụng này hiện nay cũng được rất nhiều người cài đặt và sử dụng. Một điểm cộng nữa là app này có sẵn trên cả Android lẫn iOS. Để kiếm được tiền, người sử dụng ứng dụng cần đọc báo, đọc thông tin online mỗi ngày. Bạn sẽ tích xu và đến khi đủ số xu quy định thì bạn có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng. Tỷ giá 1 xu = 100đ. 10.000 xu = 1 triệu. Ngoài ra khi bạn giới thiệu bạn bè, người thân cài đặt và sử dụng app qua mã giới thiệu của mình thì bạn sẽ nhận được 10.000đ. Bạn muốn khởi nghiệp kiếm tiền online thành công từ con số 0, hãy đăng ký ngay khoá học online qua video. Khoá học cung cấp cho bạn các bước trong kinh doanh online ra đơn từ xây dựng kịch bản đến kỹ năng chốt sale khiến khách không cưỡng lại được. Đăng ký ngay nhé. [course_id:162,theme:course] [course_id:57,theme:course] [course_id:1680,theme:course] Confetti - Ứng dụng chơi game kiếm tiền Confetti ra mắt tại thị trường Việt Nam vào tháng 12/2018. Giống như gameshow, loại game này được chơi dưới hình thức livestream trực tuyến trên Fanpage Confetti Việt Nam.  Cách chơi Confetti Việt Nam rất đơn giản:  Bước 1: Đăng ký theo dõi và like fanpage Confetti Việt Nam.  Bước 2: Theo dõi lịch phát sóng của gameshow này và nhấn xem và chơi trực tiếp trên điện thoại. ( Lịch phát sóng vào 21h thứ 5 hàng tuần). Bước 3: Mỗi tập chơi Confetti có 10 câu hỏi trắc nghiệm, với 3 đáp án có sẵn, tổng thời gian livestream tầm 25-30 phút. Để kiếm được tiền, bạn cần trả lời đúng tất cả 10/ 10 câu hỏi. Tiền thưởng sẽ được trả qua tài khoản PayPal.  Hiện nay trò chơi này cũng được giới trẻ rất yêu thích, có những buổi phát sóng trực tiếp lên đến 1.8 triệu lượt xem. Việc của bạn là phải nhanh tay “Google” để trả lời đúng càng nhiều câu hỏi càng tốt. Akulaku - App kiếm tiền trên điện thoại Giao diện của Akulaku Giống như Tiki, Lazada, Shopee Akulaku là ứng dụng thương mại điện tử trên trên điện thoại. Hiện tại ứng dụng này hoạt động ở các nước như: Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Tuy nhiên Akulaku có một số điểm khác biệt là tích hợp thêm tính năng mua hàng trả góp mà không cần đến thẻ tín dụng giúp người dùng mua hàng online nhanh chóng. Giống như việc bạn được vay tiền để chi tiêu vậy. Hiện nay, Akulaku đang có chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tặng ngay 160.000đ cho người dùng mới. Để kiếm tiền từ Akulaku, việc đầu tiên là bạn đăng ký trở thành cộng tác viên của họ và chia sẻ app cho mọi người để họ vào đặt app và đăng ký tài khoản thành công. Mỗi người đăng ký thành công thì bạn sẽ được nhận 35.000đ tiền mặt (rút về ngân hàng được) và một phiếu giảm giá 100.000đ. Ngoài ra, khi mỗi người dùng mua hàng trả góp trên Akulaku lần đầu tiên bạn sẽ nhận thêm 65.000đ tiền hoa hồng. Mofiin - App kiếm tiền cho giới trẻ  Ứng dụng Morfin dành cho giới trẻ Mofiin cũng là trang tin tức như Báo mới hay là VN ngày nay. Ứng dụng này giúp bạn có thể kiếm tiền online với việc đọc báo mỗi ngày và đổi những phần quà có giá trị như thẻ cào, phiếu giảm giá… Đây là ứng dụng được phát triển bởi công ty giải trí Yeah1 Network. Để kiếm tiền với Mofiin, bạn thu thập xu qua. Đọc báo kiếm tiền: đọc báo, xem video, comment, chia sẻ. Làm nhiệm vụ. Chơi game. Mời bạn bè. Mỗi tin đọc được 10 điểm, mời bạn bè nhận 2000 điểm, làm nhiệm vụ 3000 điểm. Tối đa lượt mời bạn bè từ mofiin kiếm tiền là 100 người. Khi đủ số xu bạn quy đổi ra tiền mặt và dùng nó để đổi các thẻ cào điện thoại mệnh giá 50.000 VNĐ/ lần đổi. Alivar - App xem quảng cáo kiếm tiền App quảng cáo kiếm tiền Aliver Đây là một app xem quảng cáo kiếm tiền rất độc đáo. Dù bạn có click vào quảng cáo hay không thì bạn vẫn nhận được tích điểm. App này sẽ chạy ẩn dưới nền trong điện thoại của bạn. Mỗi điểm sẽ tương ứng với 1vnđ, cụ thể: Khi bạn mở khóa điện thoại sẽ có 1 quảng cáo banner hiện lên và có 2 tùy chọn, 1 là hủy bỏ quảng cáo, 2 là truy cập trang web, nếu bạn chọn hủy bỏ sẽ được 15 điểm, chọn truy cập trang web sẽ được 30 điểm. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiếm thêm 1000 điểm thông qua việc giới thiệu bạn bè tham gia. InfoQ - App kiếm tiền từ làm khảo sát InfoQ là website khảo sát của Tập đoàn GMO Internet Nhật Bản và công ty cổ phần GMO RUNSYSTEM (một trong những công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm cho thị trường Nhật Bản và các dịch vụ, giải pháp về Internet). Mỗi khảo sát tại InfoQ khoảng 5 đến 40 câu hỏi, thông thường là khoảng 10 câu hỏi, 1 điểm = 100 vnđ. App nfoQ kiếm tiền từ làm khảo sát Hiện tại, InfoQ cung cấp 2 phương thức thanh toán là mã thẻ cào điện thoại và thanh toán tiền mặt qua Bảo Kim (ví điện tử Việt Nam). Số điểm tối thiểu để quy đổi là 500 điểm = 50.000vnđ. VinaResearch - Ứng dụng kiếm tiền từ làm khảo sát VinaResearch là một website khảo sát kiếm tiền của công ty Cổ phần W&S, một doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản tiên phong trong lĩnh vực Nghiên cứu thị trường trực tuyến tại Việt Nam. Ứng dụngVinaResearch Khảo sát tại VinaResearch  được chia thành 4 loại khác nhau: Khảo sát riêng tư: Mỗi khảo sát từ 30 đến 40 câu hỏi, khi hoàn thành bạn sẽ nhận được 100 đến 500 điểm, tương ứng 10.000vnđ – 50.000vnđ. Khảo sát công khai: Dạng khảo sát này điểm ít hơn khảo sát riêng, mỗi khảo sát từ 1 đến 20 câu hỏi, khi hoàn thành bạn sẽ nhận được 1 đến 20 điểm, tương ứng 100vnđ – 2000vnđ câu hỏi khảo sát cũng ít hơn. Khảo sát nhanh: Phần này là các câu hỏi khảo sát của thành viên đóng góp. Mỗi khảo sát chỉ có 1 câu hỏi và có thể có nhiều đáp án trả lời. Điểm thưởng là 1 điểm/khảo sát.  Khảo sát thông tin: Khảo sát này không tặng điểm thưởng cho thành viên. Tuy nhiên, các thành viên tham gia trả lời sẽ có cơ hội nhận được nhiều thư mời khảo sát hơn từ đối tác của W&S, với mức thưởng từ 20 – 280 điểm. VinaResearch cung cấp 2 phương thức thanh toán, 1 là đổi lấy mã thẻ cào điện thoại, 2 là đổi tiền mặt rút qua ví điện tử Ngân Lượng. Tỉ lệ quy đổi là 1 điểm = 100 vnđ. Số điểm tối thiểu để quy đổi là 500 điểm = 50.000 vnđ. Hago - App chơi Game kiếm tiền uy tín Hago là một ứng dụng kiếm tiền dành cho Android hoặc IOS. Hình thức kiếm tiền thông qua Hago được thực hiện bằng cách xây nhà, trồng cây. Ngoài ra, ứng dụng này còn có tính năng vô cùng tuyệt vời là kết nối những người thích chơi game lại với nhau. Ngoài ra, App Hago còn cung cấp các thể loại Game vô cùng đa dạng như bắn súng, chiến thuật, thể thao và hành động. Với ứng dụng này, người dùng không phải cài đặt mà có thể thi đấu trực tiếp với bất kỳ đối thủ nào mà họ muốn.  Với 10 ứng dụng kiếm tiền trên điện thoại mà Unica chia sẻ trên đây, chắc chắn bạn đã nắm được cách sử dụng cũng như lựa chọn được cho mình những App kiếm tiền vào thời gian rảnh rỗi rồi đúng không nào. App Hago chơi game kiếm tiền >> Xem thêm: Cách kiếm tiền trên TikTok hiệu quả Timebucks - Ứng dụng kiếm tiền trên điện thoại Timebucks là một trong những phần mềm cho phép người dùng kiếm tiền bằng nhiều hình thức khác nhau như: tiếp thị liên kết, xem Video, làm khảo sát trực tuyến, đăng ký tài khoản. Timebucks xuất hiện từ năm 2014 được phát triển bởi Australia cùng với cộng đồng người Ả Rập. Dù là App kiếm tiền trên iphone/Android uy tín nhưng việc kiếm tiền từ Timebucks cũng không hề dễ dàng. Chính vì vậy, bạn cần phải dành nhiều thời gian và tìm hiểu chi tiết trước khi kiếm tiền với Timebucks.  Tuy nhiên các hình thức này là vô cùng nhỏ trong lĩnh vực MMO (kiếm tiền online). Nếu bạn muốn tiến xa hơn trong con đường kiếm tiền này thì phải nâng cấp lên các hình thức khác cao cấp hơn như Affiliate, Clickbank, Assentrade. Kinh doanh online chưa bao giờ là câu chuyện hết "hot" giúp bạn thu về một khoản thu nhập thụ động ổn định, nắm trọn những bí kíp kinh doanh online ngay tại các khóa học kinh doanh với sự chia sẻ từ các chuyên gia hàng đầu tại Unica. Khóa học sẽ giúp bạn có những nền tảng vững chắc nhất, giúp bạn khởi nghiệp thành công và kiếm bộn tiền từ đam mê của chính mình. Kết luận Như vậy, Kiếm tiền trên app là hình thức gia tăng thu nhập nhanh trong thời gian ngắn cho mọi người. Hi vọng bài chia sẻ trên của Unica đã giúp bạn lựa chọn được ứng dụng kiếm tiền phù hợp với bản thân.  >>> Xem thêm:  Affiliate Marketing là gì? Cách thức hoạt động và thanh toán. Cách kiếm tiền với Affiliate Marketing thụ động mà hiệu quả. 25+ Cách kiếm tiền Online nhanh an toàn ngay tại nhà.
16/05/2019
12332 Lượt xem