Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Support

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Âm Nhạc

7 Cách hát nốt cao chuẩn và cực dễ mà không hụt hơi
7 Cách hát nốt cao chuẩn và cực dễ mà không hụt hơi Có những người sinh ra đã sở hữu một giọng hát cao vút và đầy nội lực. Truy nhiên, nhiều người lại không có được giọng ca trời phú buộc họ phải học cách hát nốt cao để cải thiện chất giọng của mình. Bài viết sau, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn 7 Cách hát nốt cao chuẩn và cực dễ mà không hụt hơi. Tìm hiểu ngay. Lý do bạn không hát được các nốt cao? Có rất nhiều lý do khiến bạn không hát được các nốt cao hoặc hát được nhưng lại bị phô. Nguyên nhân do chưa biết cách bắt đúng tông bài hát hoặc bạn ngại hát những nốt cao vì sợ không hát được sẽ bị thô. Thêm một lý do khác mà rất nhiều người mắc phải là bị thiếu hơi hoặc hụt hơi khi hát. Vì, không biết cách lấy hơi đúng, nên khi thực hiện những nốt cao bạn sẽ không đủ hơi để lên cao được câu hát.  Nếu không lấy hơi đúng bạn sẽ dễ bị mất hơi hoặc hụt hơi khi hát nốt cao Các cách hát được những nốt cao hiệu quả Chọn tư thế phù hợp Khi bắt đầu việc luyện tập hát những nốt cao, bạn cần phải lưu ý đến tư thế của mình. Để quá trình luyện thanh được thoải mái và dễ dàng hơn, bạn hãy đứng thẳng lưng và thả lỏng toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên việc đứng quá lâu sẽ khiến bạn bị mỏi, lúc này bạn hãy đổi sang tư thế ngồi, nhưng đối với tư thế này bạn cũng phải ngồi sao cho lưng và cổ thẳng. Chọn được một tư thế đúng và phù hợp là một trong những cách hát được những nốt cao hiệu quả.  >>> Xem ngay: Làm sao để hát hay? 6 Bí quyết bạn nhất định phải nhớ Học cách lấy hơi đúng Cách lấy hơi đúng khi hát nốt cao Hít thở đều đặn: Bạn cần giữ hơi thở của mình được ổn định trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hãy hít thật sâu sao cho bụng của bạn co lại còn ngực nở ra, còn khi thở ra bụng sẽ hơi phình, ngực hơi xẹp lại. Bên cạnh đó, bạn nên dùng não bộ để điều chỉnh hơi thở sao cho hơi xuống phần bụng.  Đẩy hơi đúng cách: Đây là một trong những yếu tố quan trọng, giúp bạn thực hiện cách lấy hơi khi hát nốt cao mà không bị phô. Để có thể lên cao được, bạn tuyệt đối không lấy hơi từ mũi mà phải lấy hơi từ trong vòm miệng. Mọi người thường hay hát bằng giọng mũi nhưng với cách này sẽ khó lên cao và không thoát được trọn vẹn câu hát.  Tập phát âm Tập phát âm Để nắm được cách hát nốt cao, chỉ luyện tập hơi thở thì chưa đủ. Bạn nên thường xuyên tập phát âm, đặc biệt là các nguyên âm. Mỗi ngày, hãy dành cho mình khoảng 15 phút để luyện tập, đây cũng là cách khắc phục giọng hát yếu hiệu quả. Nếu chăm chỉ, bạn sẽ nhanh chóng có được một giọng hát hay và cảm xúc hơn. Để tự tin thể hiện giọng hát của mình trước đám đông, bạn hãy đăng ký ngay khoá học online trên Unica. Tham gia khoá học, giảng viên sẽ giúp bạn khắc phục những lỗi phát âm. Đồng thời, hiểu và thực hành đúng cách mở khẩu hình miệng, cách lấy hơi và giữ hơi. Từ đó, bạn có thể hát thật hay bằng cảm xúc riêng của mình, truyền tải mọi cảm xúc chân thật nhất. [course_id:1408,theme:course] [course_id:1255,theme:course] [course_id:795,theme:course] Điều chỉnh khuôn miệng Đây là việc làm quan trọng mà mỗi người cần phải thực hiện nếu muốn có cách lên nốt cao khi hát. Do đó, bạn hãy mở rộng khuôn miệng làm sao cho hai hàm tách nhau một khoảng nhỏ. Lúc này, lưỡi sẽ được điều chỉnh để chạm vào hàm dưới. Áp dụng bài tập này, giọng hát của bạn sẽ to và khỏe hơn, không những thế bạn cũng lấy hơi được dễ dàng hơn. >>> Xem ngay: 8 Cách luyện giọng hát karaoke siêu hiệu quả Mở rộng khuôn miệng sẽ giúp bạn lấy hơi cũng như hát các nốt cao dễ dàng  Chọn luyện tập với bài hát phù hợp Cách lên nốt cao đó là thay vì hát quá nhiều bài, bạn hãy chọn cho mình một bài hát phù hợp với chất giọng để luyện tập. Bởi vì mỗi người có một chất giọng khác nhau mà bài hát lại có tông giọng riêng. Mỗi nếu ngày bạn dành ra 5 đến 10 phút sẽ giúp bạn hát được những nốt cao tròn và rõ chữ hơn. Hướng cằm xuống khi hát nốt cao Hướng cằm xuống khi hát nốt cao Nếu để ý quan sát, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các ca sĩ thường mắc lỗi ngửa mặt khi lên các nốt cao. Thế nhưng, để hát nốt cao chuẩn, bạn nên hạ cằm xuống để khoang miệng được nới rộng nhất có thể, giúp phía sau miệng cong lên để có được cách hát cao dễ dàng hơn. Cải thiện nội lực giọng hát của bạn Muốn có cách hát giọng cao, bạn cần cải thiện và kiểm soát được làn hơi của mình trong khi hát. Nếu hơi quá yếu sẽ làm cho bạn gặp rất nhiều khó khăn ở những nốt cao. Bạn có thể khắc phục tình trạng nàng bằng cách luyện tập các kỹ thuật thanh nhạc tối thiểu 30 phút và thực hiện 4-5 buổi trên 1 tuần. Đây là một trong những thói quen bạn cần thiết lập nếu muốn mình tự tin hơn khi thể hiện các nốt cao. Kết luận Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn những cách để hát nốt cao đơn giản nhưng cực hiệu quả. Chắc chắn, nếu bạn chăm chỉ luyện tập mỗi ngày những nốt cao không còn là “chướng ngại vật” đối với bạn.
03/08/2019
14259 Lượt xem
Bật mí cách viết lời bài hát như nhạc sĩ chuyên nghiệp
Bật mí cách viết lời bài hát như nhạc sĩ chuyên nghiệp Nếu bạn đang định học sáng tác nhạc với các giai điệu hay sau khi đã hoàn thành một khóa học guitar cơ bản. Một bài hát thì việc học cách viết lời bài hát đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên một ca khúc ấn tượng. Bởi bài hát có thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào phần lời. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết viết lời bài hát cực hay mà không phải ai cũng biết. 1. Chọn chủ đề Chủ đề của bài hát Cách sáng tác nhạc đầu tiên là xác định ca khúc bạn định viết nói về nội dung gì? Bất cứ điều gì cũng có thể sáng tác, nhưng nếu muốn bài hát có ý nghĩa bạn nên chọn những chủ đề phù hợp và có tính lan truyền trong cộng đồng mạnh mẽ. Ví dụ như: - Các chủ đề quan trọng với bạn hoặc những trải nghiệm trong cuộc sống, mở rộng ra là thành phố, nền văn hóa và đất nước. - Những điều mà bạn cảm nhận được qua những cuộc trải nghiệm. - Nếu bạn viết về tình yêu, bạn có thể lựa chọn chủ đề liên quan đến sự chia ly, nỗi đau hoặc sự hạnh phúc... Lựa chọn chủ đề là bước đầu tiên trước khi viết lời bài hát Tự do viết về chủ đề đã chọn Khi đã chọn được chủ đề cho bài hát, cách sáng tác lời bài hát là hãy cố gắng không nghĩ quá nhiều khi viết. Bạn chỉ cần ghi nhanh những ý tưởng xuất hiện đầu tiên trong tâm trí bạn khi nghĩ về chủ đề đó. Mục đích của việc làm này là có thể sáng tạo ra nhiều ý tưởng mới. Sau đó, hãy xem lại những gì đã viết và chọn những từ ngữ hay nhất. Tìm sự kết nối Khi đã tìm ra các ý liên tưởng, bạn hãy đưa cảm xúc của mình vào các ca từ. Mỗi từ sẽ trở nên có ý nghĩa hơn khi bạn tạo nên các liên tưởng mang tính hàm ý, cho dù đó chỉ là một danh sách các từ ngẫu hứng. Những câu từ này không nhất thiết phải là lời bài hát, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cũng như kết nối lời bài hát. 2. Sáng tác điệp khúc Sáng tác điệp khúc - Để cách viết lời bài hát trở nên đơn giản hơn, bạn nên suy nghĩ về câu hát chủ đạo, đây là cách gọi khác của điệp khúc. Trước khi bắt đầu viết phần này, bạn hãy xem lại danh sách các từ vừa sáng tác. Sau đó lựa chọn những từ sinh động nhất, có ý nghĩa liên quan trực tiếp đến chủ đề bạn đã chọn. - Những đoạn điệp khúc thường gây ấn tượng và diễn đạt được toàn bộ cảm xúc của người viết, vì vậy, bạn nên để nó nằm ở vị trí trung tâm của bài hát. Đoạn điệp khúc không cần phải quá phức tạp nhưng phải lay động được người nghe. Để tự tin thể hiện giọng hát của mình trước đám đông, bạn hãy đăng ký ngay khoá học online trên Unica. Tham gia khoá học, giảng viên sẽ giúp bạn khắc phục những lỗi phát âm. Đồng thời, hiểu và thực hành đúng cách mở khẩu hình miệng, cách lấy hơi và giữ hơi. Từ đó, bạn có thể hát thật hay bằng cảm xúc riêng của mình, truyền tải mọi cảm xúc chân thật nhất. [course_id:1408,theme:course] [course_id:1255,theme:course] [course_id:795,theme:course] 3. Cách viết lời bài hát bằng phần lời chính - Một trong những yếu tố quan trọng nhất của phần lời chính là dẫn dắt câu chuyện trong bài hát. Bởi vì nó sẽ giúp bạn bày tỏ cảm xúc của mình một cách gián tiếp. Bên cạnh đó, hãy thêm các tính từ và trạng từ cuốn hút nhằm tạo tính hình ảnh cho lời bài hát. - Lời chính của bài hát có thể diễn tả sự kiện theo trình tự thời gian hoặc có thể mang tính tự sự. Câu đầu tiên của đoạn mở đầu được coi là quan trọng nhất vì nó có thể khiến người nghe có tiếp tục nghe bài hát của bạn không. 4. Hoàn thành bài hát - Để có thể hoàn thành cách viết nhạc bạn cần gắn kết các phần với nhau, làm sao cho tổng thể bài hát được hài hòa. Đoạn điệp khúc vẫn nên là trọng tâm cảm xúc bài hát. Tuy nhiên, phần lời chính cần phải làm nền tảng cho cảm xúc chủ đạo, để cách viết bài hát của bạn không làm cho người nghe khó cảm nhận. - Sau đó, bạn hãy đưa lời bài hát cho bạn bè xem và hát cho họ nghe, để tiếp thu ý kiến từ họ. Sử dụng những phản hồi của bạn bè sẽ giúp bạn quyết định được những phần nào của bài hát cần phải điều chỉnh. Để hoàn thành bài hát bạn cần gắn kết các phần lại với nhau 5. Củng cố lời bài hát về giai điệu - Để tạo nên một bài hát có nhịp vững chắc và ổn định, hãy bắt đầu giai điệu trong nhịp đầu tiên của vạch nhịp. Bên cạnh đó, bạn nên cân nhắc bắt đầu bài hát với âm vực thấp hơn hoặc cao hơn, như vậy, phần lời sẽ được nhấn mạnh và thu hút sự chú ý của người nghe hơn. - Đặc biệt hơn khi công nghệ phát triển nhanh chóng, bạn có thể sáng tác nội dung bài hát trên các nền tảng trực tuyến.  Trên đây Unica chia sẻ cách viết lời bài hát như nhạc sĩ chuyên nghiệp cho những ai muốn bước chân vào con đường sáng tác âm nhạc. Để có thêm nhiều kiến thức, ý tưởng sáng tác mới lạ cho mình mời bạn đọc tham khảo khoá học thanh nhạc online  hoặc web viết lời bài hát của chúng tôi trên Unica, sẽ được các chuyên gia hàng đầu chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác cũng như những cách hát để trở thành một ca sĩ. Chúc bạn thành công! Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Viết nhạc - không cần biết nhạc" XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
03/08/2019
16626 Lượt xem
Top 13 phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone siêu đỉnh
Top 13 phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone siêu đỉnh Hiện nay, có rất nhiều phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone giúp bạn có thể tự học sáng tác nhạc và học biên tập video cho riêng mình. Nhờ các ứng dụng này, con đường trở thành nhạc sĩ của bạn sẽ được rút ngắn hơn. Vậy, những phần mềm nào sẽ giúp bạn làm được điều đó? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  Phần mềm sáng tác nhạc trên điện thoại Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm làm nhạc trên điện thoại, hãy tham khảo ngay các gợi ý dưới đây: Phần mềm Audiotool Audiotool là một app sáng tác nhạc trên điện thoại dùng để sáng tác âm nhạc và được lưu trữ trực tuyến ngay trên trình duyệt của bạn mà không cần phải cài đặt vào trong máy tính. Bạn có thể lưu trữ các file nhạc mọi lúc, mọi nơi dưới nền tảng đám mây. Với phần mềm này, bạn có thể dễ dàng chia sẻ nhạc lên các mạng xã hội như Facebook, SoundCloud và Youtube. Audiotool là một app sáng tác nhạc trên điện thoại dùng để sáng tác âm nhạc và được lưu trữ trực tuyến ngay trên trình duyệt Cubasis Đây là một phần mềm sáng tác nhạc cho iPad do một công ty chuyên sản xuất phần mềm và thiết bị âm nhạc của Đức phát hành. Cubasis tích hợp hơn 300 âm MIDI, cung cấp hơn 70 âm thanh nhạc cụ ảo. Đồng thời, app làm nhạc này còn hỗ trợ tạo Cubase cho Window, OSX, Dropbox, SoundCloud và AudioCopy. Không những thế, phần mềm này còn có thể xuất và chia sẻ không giới hạn file âm thanh từ iTunes. Bạn cũng sáng tạo ra được những bản nhạc theo sở thích khi dùng Cubasis để pha trộn với 10 bộ xử lý hiệu ứng khác nhau. Cubasis tích hợp hơn 300 âm MIDI, cung cấp hơn 70 âm thanh nhạc cụ ảo Phần mềm sáng tác nhạc Drumgenius Phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone Drumgenius là ứng dụng mô phỏng trống và máy hòa âm giúp bạn nắm vững nhịp điệu cũng như cải thiện khả năng chơi trống của mình. Ứng dụng này có đến 367 đoạn hòa âm với các thể loại khác nhau như Pop, Jazz hoặc Rock. Drumgenius là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn, những gì mà bạn cần đều được tích hợp hết vào ứng dụng. WavePad Audio Editor Free Bạn có thể soạn được những bản thu âm chất lượng cao ngay trên điện thoại với ứng dụng này. Có thể nói, WavePad Audio Editor Free là một trong những phần mềm khá thú vị giúp bạn học sáng tác nhạc hiệu quả. Nếu muốn tạo ra những dấu ấn riêng cho mỗi đoạn nhạc thu âm của mình, hãy tải ngay WavePad Audio Editor Free về "dế yêu" của mình nhé. WavePad Audio Editor Free là phần mềm sáng tác nhạc chuyên nghiệp Phần mềm Soundation Soundation là một phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone miễn phí. Ngoài ra, phần mềm này còn có 3 phiên bản trả phí khác. Thông qua nền tảng này, bạn có thể bắt đầu vào việc sáng tác để tạo ra những bản nhạc yêu thích nhất. PitchLab Guitar Tuner Phần mềm soạn nhạc trên điện thoại PitchLab Guitar Tuner được thiết kế cho người mới chơi. Đến với website ghép nhạc vào video này, bạn sẽ dễ dàng soạn nhạc Online và điều chỉnh các hợp âm để tạo nên một giai điệu mới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể điều chỉnh giai điệu sao cho phù hợp với giọng hát riêng của mình. PitchLab Guitar Tuner sẽ giúp điều chỉnh các hợp âm để tạo nên một giai điệu mới Điều đặc biệt nhất của PitchLab Guitar Tuner là bạn có thể tùy chọn kiểu lên dây cho nhiều nhạc cụ khác nhau như Violin/Fiddle, Bouzouki, Ukulele, Banjo, Guitar và Pedal Steel. Hơn nữa, nó còn có trình soạn thảo tích hợp lên đến 100 kiểu chỉnh dây. Phần mềm Soundtrap Soundtrap là một app viết nốt nhạc được sử dụng trên nhiều thiết bị khác nhau. App soạn nhạc này không chỉ là một phòng thu âm nhạc trực tuyến mà nó còn hỗ trợ tính năng chia sẻ cho những người dùng khác trong các dự án sáng tác âm nhạc của mình.  Music Maker Jam  Music Maker Jam là phần mềm giúp tạo ra những bản nhạc theo phong cách Dubstep. Với phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone này, bạn có thể thay đổi cao độ, tốc độ của từng đoạn nhạc. Với từng thể loại khác nhau, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh bằng cách dùng các loop có sẵn. Sau khi sáng tạo nhạc xong, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng chia sẻ với bạn bè và lưu đoạn nhạc về máy.  Music Maker Jam được ví như một phòng thu ảo dành cho những người yêu thích âm nhạc. Đây là nơi sẽ giúp bạn thỏa sức tạo ra những tác phẩm âm nhạc của riêng mình theo những phong cách độc đáo và mới lạ.  Music Maker Jam là phần mềm giúp tạo ra những bản nhạc theo phong cách Dubstep BandLab Nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone thì cái tên BandLa là gợi ý không thể bỏ lỡ. BandLab cung cấp hơn 100 cài đặt cho các hiệu ứng âm thanh, bộ lọc, các loại nhạc cụ MIDI ảo,... Những tính năng có thể kế tới của BandLa đó là: Biên tập âm thanh, trộn và phối nhạc. Hiệu ứng và bộ lọc âm nhạc độc đáo, mới lạ. Tạo ra những bản nhạc độc đáo với đa dạng các loại nhạc cụ. Chia sẻ âm nhạc trên các mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến một cách dễ dàng. BandLab cung cấp hơn 100 cài đặt cho các hiệu ứng âm thanh, bộ lọc, các loại nhạc cụ MIDI ảo,... Trở thành chuyên gia video bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khoá học giúp bạn làm quen với các phần mềm làm video. Và tất tần tật những kiến thức về kỹ năng chỉnh sửa video từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó, có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. [course_id:1181,theme:course] [course_id:355,theme:course] [course_id:1432,theme:course] GarageBand GarageBand là phần mềm sáng tạo nhạc trực tuyến smartphone được nhiều người dùng vì dễ sử dụng, giao diện đơn giản, đẹp mắt. Cách sáng tác nhạc trên điện thoại khi dùng GarageBand được ưa chuộng là bởi phần mềm này cho phép:  - Cho phép người dùng tự thu âm và sáng tạo những bản nhạc cho riêng mình. - Thu và xuất âm thanh chất lượng cao lên tới 24 bit. - Giúp người dùng tạo ra được những sản phẩm âm nhạc độc đáo nhờ sở hữu âm thanh của hơn 32 loại nhạc cụ như Piano, Guitar, Trống, Violin,... - Cắt ghép để tạo ra đoạn nhạc mà mình thích. - Cho phép thu và xuất âm thanh chất lượng cao lên tới 24 bit. - Chia sẻ nhạc nhanh chóng và dễ dàng. GarageBand là phần mềm sáng tạo nhạc trực tuyến smartphone được nhiều người dùng vì dễ sử dụng, giao diện đơn giản, đẹp mắt N-Track Studio 9  Những tính năng tiêu biểu của phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone N-Track Studio 9 có thể kể tới đó là: Thu và chạy số lượng âm thanh MIDI ảo. Thêm hiệu ứng thời gian trên mỗi kênh. Tạo, nén, thông số, đồ họa, thông số với đồ họa EQ, tiếng vang, chỉnh âm thanh, điệp khúc, nén đa kênh, độ cao thấp, phân tích sóng âm. Hỗ trợ âm thanh vòm để tạo các DVD và audio bằng các kênh định dạng âm thanh vòm như là 5.1 6.1 7.1. Tải và lưu MID theo chuẩn file của MID. Ngoài ra, ứng dụng sáng tác nhạc N-Track Studio 9 còn sở hữu những tính năng mới như là: Piano Roll: Viết và chỉnh sửa dữ liệu MIDI để điều khiển nhạc cụ ảo bằng công cụ biên tập phím đàn piano được tích hợp sẵn. Step Sequencer: Tạo nhịp, hợp âm, phỏng chuỗi, rải dễ dàng bằng Step Sequencer mới. Screen Drumkit: Điều khiển Drumkit màn hình mới giúp nhịp trống của bạn sinh động, âm vang như chơi trống thực. Tích hợp Songtree: Hỗ trợ cộng tác âm nhạc trong môi trường DAW. Tích hợp ứng dụng Songtree cho phép bạn sáng tác nhạc online ở các nguồn khác. Hỗ trợ Pure Data: Giờ bạn có thể tải các bản vá Pure Data trong n-Track Studio và sử dụng âm thanh, hiệu ứng yêu thích trong bản nhạc. Widget âm thanh: Phần âm thanh giờ có các widget tăng/giảm âm nhanh và chỉnh sửa âm một cách chính xác. -... N-Track Studio 9 sở hữu nhiều tính năng để giúp bạn có được bản nhạc hoàn thiện nhất >>> Xem thêm: Phần mềm tách lời bài hát làm nhạc beat Phần mềm chuyển lời hát thành nốt nhạc trên android Để chuyển lời bài hát thành nốt nhạc trên android, bạn có thể tham khảo hai phần mềm là Smart Voice Recorder và MuseScore. Chi tiết từng phần mềm như sau: Smart Voice Recorder App viết lời bài hát Smart Voice Recorder sở hữu những tính năng vượt trội như là: Ghi âm nhanh và không giới hạn thời gian. Hỗ trợ hẹn giờ ghi âm. Hỗ trợ ghi chú về ngày, giờ ghi âm và nội dung chi tiết để giúp bạn có thể lưu trữ và quản lý file dễ dàng hơn. Cho phép cài bản nhạc được ghi âm thành nhạc chuông trong máy. Chia sẻ file nhạc qua bluetooth, tin nhắn SMS,... Smart Voice Recorder sở hữu những tính năng vượt trội MuseScore Phần mềm chuyển lời bài hát thành nốt nhạc này hoàn toàn miễn phí, không bị giới hạn. Những tính năng chính của MuseScore có thể kể tới là: Soạn nhạc theo phong cách WYSIWYG. Thêm nốt nhạc bằng bàn phím, chuột và bàn phím MIDI. Nhập và xuất bản nhạc dạng Music XML. Chỉnh lỗi viết nhạc. Hỗ trợ đặt tên cho điệp khúc. Xuất bản nhạc thuộc các định dạng MIDI, XML, PNG. MuseScore - Phần mềm chuyển lời bài hát thành nốt nhạc này hoàn toàn miễn phí, không bị giới hạn Lưu ý sử dụng phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone Khi sử dụng phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau: Quản lý và sao lưu dự án nhạc để tránh mất dữ liệu quan trọng Ngay sau khi sử dụng phần mềm viết nhạc trên điện thoại để hoàn thiện bản nhạc, bạn cần sao lưu thêm ít nhất một bản khác để lưu trữ và quản lý file nhạc. Thói quen này sẽ hạn chế tình trạng mất dữ liệu khi máy của bạn bị virus hoặc xảy ra bất thường nào đó. Bạn có thể lưu file này vào máy tính, thẻ nhớ hoặc trên bất kỳ nền tảng nào phù hợp.  Tìm hiểu các công cụ hỗ trợ sáng tác Trước khi sử dụng app viết nhạc trên smartphone, bạn cần tìm hiểu kỹ công cụ sáng tác nhạc đó để có thể sử dụng các tính năng được tích hợp nhuần nhuyễn và chính xác hơn. Với những công cụ khó thực hiện hoặc quá phức tạp, bạn nên cân nhắc sử dụng những phần mềm khác đơn giản và phù hợp hơn.  Tìm hiểu kỹ về phần mềm làm nhạc trên điện thoại Kiểm tra và chỉnh sửa để tạo ra sản phẩm nhạc chất lượng cao Muốn tạo ra một sản phẩm âm nhạc chất lượng, bạn cần kiểm tra lại thật kỹ, chỉnh sửa lại những lỗi có trên bản nhạc mình vừa tạo ra. Bạn cũng nên chia sẻ file nhạc của mình cho bạn bè hoặc những người hiểu biết về âm nhạc để nhận được những lời tư vấn và nhẫn xét khách quan. Từ đó, việc chỉnh sửa và hoàn thiện tác phẩm âm nhạc của bạn sẽ thuận lợi hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Ngoài việc tạo ra sản phẩm âm nhạc cho video của riêng mình, bạn cũng có thể sử dụng nhạc không bản quyền để chèn vào video.  Kết Luận Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn 13 phần mềm sáng tác nhạc trên smartphone vô cùng chất lượng. Chúng tôi hy vọng bạn đọc có thể tự mình viết nhạc Online thông qua các phần mềm này. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
02/08/2019
13230 Lượt xem
10 Bí quyết thu âm giọng hát hay hơn bạn nên ghi nhớ
10 Bí quyết thu âm giọng hát hay hơn bạn nên ghi nhớ Bạn tự học cách viết nhạc và có những sản phẩm của riêng mình. Bạn muốn tự học hát online và thể hiện bài hát của mình. Bạn chưa có kinh nghiệm thu âm tại phòng thu? Để có thể thu âm giọng hát hoàn chỉnh, bạn không chỉ cần có một giọng hát tốt mà phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thu. Vậy, làm thế nào để có được bản thu âm chất lượng? Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết khi thu âm để có được một bản thu hoàn hảo. 1. Ngủ đủ giấc trước ngày thu âm bài hát Đây là một yếu tố rất quan trọng để có thể thu âm giọng hát tốt cho ngày hôm sau. Bởi vì, nếu bạn ngủ đủ giấc, các bộ phận khác trên cơ thể cũng như cổ họng sẽ được nghỉ ngơi và phục hồi sau ngày làm việc vất vả. Nhờ đó, não bộ cũng được tỉnh táo và điều khiển các hoạt động khác với độ chính xác cao hơn. Vì vậy, bạn cần đảm bảo giấc ngủ trước ngày thu âm. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn tái tạo năng lượng tốt nhất cho cả ngày đi thu mệt mỏi. >>> Xem ngay: Bật mí: Bí quyết học hát tại nhà cực hiệu quả Ngủ đủ giấc sẽ giúp việc thu âm được thuận lợi hơn 2. Luyện thanh trước giờ thu âm giọng hát Cũng giống như những bài tập khởi động trước khi chơi một môn thể thao, luyện thanh trước khi thu âm là cách để hát hay khi ghi âm, đồng thời bạn có một giọng hát ấm và khỏe hơn. Do đó, bạn hãy dành ra 2 tiếng luyện thanh trước khi bắt đầu thu. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến giọng hát, bạn không nên luyện những nốt cao hoặc hát quá to. Bên cạnh đó, để giữ giọng được ổn định, hãy hạn chế nói chuyện và tuyệt đối không được uống nước đá trước và sau khi thu âm. 3. Ăn uống đầy đủ trước giờ thu Ăn uống đầy đủ trước giờ thu Nếu sức khỏe không được ổn định sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng hát của bạn trong quá trình thu âm. Bên cạnh đó, việc thu âm sẽ khiến cơ thể hao hụt đi một lượng lớn calo, khiến cho giọng hát có thể bị rung hoặc bị đuối khi thực hiện các nốt cao. Vì vậy, bạn nên ăn uống đầy đủ hoặc ăn nhẹ trước khi thu để có được một giọng hát tốt. Cách hát hay khi ghi âm đó là bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe đặc biệt tốt cho cổ họng và thanh quả của bạn nhé. 4. Học thuộc bài hát thu âm Học thuộc lời bài hát trước khi thu sẽ giúp bạn hát rõ ràng, không ngắt quãng hoặc xảy ra tình trạng nhầm lẫn câu trong suốt quá trình thu âm. Khi đã ngấm từng câu, từng chữ, bạn sẽ dễ dàng hòa mình vào ca khúc cũng như thể hiện cảm xúc cá nhân của mình tốt hơn. Nhờ vậy, quá trình thu âm giọng hát được thuận lợi và bản thu âm sẽ chạm đến trái tim người nghe. Việc ghi nhớ bài hát sẽ giúp bạn có thể tự tin và thoải mái thu âm một cách nhanh chóng và không bị mắc nhiều lỗi trong quá trình thực hiện. Học thuộc bài hát, bạn sẽ dễ dàng truyền tải cảm xúc của mình Để có một giọng hát hay, truyền đạt được cảm xúc một cách chân thật nhất, bạn cần phải chăm chỉ học tập và luyện tập. Đăng ký khoá học hát online trên Unica để luyện thanh, học các kỹ thuật hát đúng ngay tại nhà. Khoá học online qua video giúp bạn nắm được bí quyết để nhanh chóng tự tin khoe giọng hát của mình. [course_id:795,theme:course] [course_id:1539,theme:course] [course_id:1408,theme:course] 5. Không cười nói, la hét trước giờ thu Cách ghi âm giọng hát hay nhất đó là trong lúc thu âm, bạn hãy cố gắng để dây thanh quản co giãn tối đa. Nếu bạn la hét hoặc cười nói lớn sẽ khiến cho cổ họng bị ảnh hưởng, dây thanh quản bị tổn thương, đồng nghĩa với việc thu âm giọng hát không được tốt. Bởi, dây thanh quản là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với giọng hát của bạn. Do đó, hãy bảo vệ tốt dây thanh quản và tránh những việc làm ảnh hưởng như: uống nước đá, la hét... Nếu thời tiết lạnh, để dây thanh quản không bị co cứng, bạn nên giữ ấm cho cổ họng. 6. Bảo vệ sức khỏe và thanh quản Bảo vệ sức khỏe và thanh quản Để bảo vệ thanh quản cũng như tinh thần và sức khỏe trước giờ thu, bạn nên hạn chế di chuyển, chạy nhảy, chơi thể thao hoặc ăn vặt trong ngày thu âm. Những yếu tố như: khói bụi, đồ ăn vặt có thể làm bạn bị sặc thanh quản, khi bị sặc, ho thanh quản bị ảnh hưởng dẫn đến kết quả thu âm không được cao, nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị biến đổi giọng khi hát. Hãy sử dụng đồ uống ấm để giữ cho thanh quản của ban được ẩm và tốt nhất. 7. Xử lý trong phòng thu âm hát Dù bạn thu âm tại nhà hay ở trong cabin phòng thu, bạn cần hạn chế tối đa việc diễn tả cảm xúc bằng hành động. Bởi vì, mic phòng thu rất nhạy, chỉ cần một tiếng động nhỏ như tiếng nhịp chân đều có thể bị ghi lại, các tạp âm sẽ lẫn vào bản thu âm giọng hát của bạn. Do đó, bạn hãy diễn tả cảm xúc của mình bằng sự truyền cảm vào giọng hát để bản thu đạt chất lượng hơn. >>> Xem ngay: 8 Kỹ thuật thanh nhạc cơ bản cho người mới bắt đầu Diễn tả cảm xúc của mình bằng sự truyền cảm vào giọng hát  Khoảng cách lúc hát cần đảm bảo cân đối, để giọng hát lúc thu vào được đẹp nhất, không quá to cũng không quá nhỏ. Bạn hãy thu âm lại những đoạn nhạc mà bạn cảm thấy không vừa ý để trình bày được tốt hơn. 8. Đặt khoảng cách mic thu âm phù hợp Khác với các dòng Mic hát Karaoke thông thường, Mic thu âm thường có khả năng loại bỏ tạp âm xung quanh khá tốt và có độ nhạy khá cao. Do đó, khi hát người dùng không cần đặt Mic quá gần miệng, khoảng cách lý tưởng để đặt Mic khi thu âm giọng hát là 10-15cm. Với khoảng cách này bạn sẽ thu được giọng hát tuyệt vời với Mic thu âm, cho giọng hát không quá ồn hoặc quá yếu. Đực biệt bới dòng Mic thu âm, nó sẽ giúp bạn khắc phục một số điểm yếu trong giọng hát để có một bản nhạc thu âm hoàn hảo nhất.  9. Lấy giọng khi hát bằng Mic thu âm Lấy giọng khi hát bằng Mic thu âm Khi thể hiện những nốt cao, việc lấy hơi là rất quan trọng. Thế nhưng với Mic thu âm bạn không cần phải lấy hơi quá nhiều hoặc phải gồng lên ở các nốt cao vì nó có độ nhạy khá cao. Tuy nhiên để cho giọng hát được hay nhất, bạn nên lấy hơi đúng cách bằng cách lấy hơi từ bụng, tránh lấy hơi từ ngực, đẩu hơi lên cao vòm miệng của mình cho giọng hát của mình vang, to, xốp và dày hơn.  Đây chính là lý do tại sao mà bạn phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ thu âm thật tốt. Tổng kết Trên đây là những bí quyết mà UNICA đã chia sẻ để giúp bạn nắm được cách thu âm giọng hát hay. Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết này, bạn đã biết cách tạo điều kiện cho quá trình thu âm được thuận lợi và chất lượng hơn.  Chúc bạn thành công!
02/08/2019
6139 Lượt xem
Cách rung giọng khi hát chuẩn như ca sĩ chuyên nghiệp
Cách rung giọng khi hát chuẩn như ca sĩ chuyên nghiệp Cách rung giọng khi hát sẽ làm cho bài hát có độ âm vang hơn. Có thể nói đây là một trong những kỹ thuật khó và chỉ có những ca sĩ chuyên nghiệp mới làm được. Tuy nhiên, bạn cũng có thể rung giọng khi hát qua những bí quyết mà UNICA chia sẻ dưới đây. Thế nào là rung giọng khi hát? Cách ngân giọng khi hát là làm cho chữ nhả ra bị nhòe, không tròn vành, rõ chữ, ở mỗi dòng nghệ thuật ca hát truyền thống nó xuất hiện và mang màu sắc khác nhau như: Lối rung giọng chậm trong Tuồng, lối rung giọng nhẹ trong Chèo. Còn đối với Quan họ, hầu như không rung giọng để giữ được chất tự nhiên của giọng hát. >>> Xem ngay: 9 Cách cải thiện giọng hát tuyệt đỉnh bạn đã biết chưa? Rung giọng khi hát sẽ truyền tải được tình cảm đến với người nghe Tại sao phải rung giọng khi hát? Để tăng phần nổi bật, đi sâu vào lòng người, bên cạnh đó cách hát rung giọng sẽ giúp bạn truyền được tình cảm đến người nghe. Thông thường, ca sĩ khi hát những câu cuối hoặc điệp khúc đều có âm điệu rung dài hoặc ngân vang. Ngoài ra, học rung giọng sẽ giúp bạn phát hiện được âm sắc. Khi rung giọng, bạn sẽ không thể tự nghe mình hát như người khác nghe, mà sẽ cảm nhận giọng của mình rung bên trong đầu. Nhưng người khác vẫn nghe giọng của bạn lan truyền trong không khí. Bạn có thể ghi âm để cảm nhận rõ hơn độ rung trong giọng của mình. Luyện tập cách rung giọng khi hát     Kiểm soát được hơi  Kiểm soát được hơi  Ngân rung là một kỹ thuật thanh nhạc đòi hỏi bạn phải có một cột hơi thật tốt. Đồng thời, vị trí đặt âm thanh phải chính xác để âm phát ra không bị lệch cao độ. Để có kỹ thuật rung giọng đúng cao độ, bạn cần kiểm soát hơi của mình thật tốt. Vì đây chính là nhân tố tác động đến thanh đới. Bạn có thể luyện tập cách rung giọng khi hát bằng cách đứng thẳng hoặc ngồi trên ghế. Lựa chọn một âm nào đó vừa kéo dài, vừa đẩy hơi, sao cho âm thanh lên phía trước mặt của bạn. Ví dụ cách rung giọng hát trong 5 phút. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể nắm trọn các công thức luyện thanh và cải thiện giọng hát một cách hiệu quả với khóa học hát online tại nhà cùng nghệ sĩ hàng đầu Lương Bằng Quang. Ngoài ra anh còn sở hữu khoá học viết nhạc hiện đang được rất nhiều học viên quan tâm đăng ký trên Unica. Hát từ những tờ giấy Cách hát ngân rung đầu tiên là bạn hãy vẽ một đường thẳng trên tờ giấy, sau đó vẽ một đường uốn lượn lên xuống và cắt qua đường thẳng đã vẽ. Khi hát, bạn sẽ cảm thấy nốt bạn hát sẽ lên cao hơn hoặc trầm hơn nhưng nó sẽ thay đổi thay chóng. Tiếp theo, bạn hãy thử hát một vài nốt nhạc và điều chỉnh cao độ theo đường lượn sóng đã vẽ. Khi giọng hát bị run thì cũng đừng quá vội vàng, hãy thực hiện chậm rãi để mang lại kết cao quả cao hơn. Và hãy hát một nốt ngắn và làm cho cao độ thay đổi 3 lần (ah –ah – ah, sao cho cao độ xuống thấp hơn mỗi khi kết thúc âm ah). Khi bạn hát âm Uh, hãy hình dung nó giống như Ah –uh, Ah-uh, Ah-uh. Trong bài tập này, bạn không nên phát âm H và giữ liền hơi khi hát. Và hãy luyện tập đến khi nào bạn cảm thấy nhuần nhuyễn. >>> Xem ngay: Tone nhạc là gì? Làm sao để xác định tone giọng hát? Bạn cần luyện tập chăm chỉ để đạt được kết quả như mong đợi Luyện tập hát rung giọng liên tục Khi luyện tập, cơ thể của bạn sẽ nhận ra những gì bạn định làm và sẽ tự động đẩy nốt lên cao hơn. Hãy luyện tập tự nhiên, đừng cố ép buộc giọng hát của mình, nó sẽ xuất hiện trong khoảng vào tuần đến vài tháng. Bạn hãy phân chia thành 3 nhóm để giúp kiểm soát âm thanh được tốt hơn. Khi luyện tập, sẽ có hơi bật ra nhưng khó để bạn có thể cảm nhận được. Một lưu ý nhỏ là hàm dưới không ảnh hưởng gì nên bạn không được di chuyển nó trong khi hát. Đối với bài tập này, đòi hỏi bạn cần phải luyện tập chăm chỉ hơn để thành thục. Đây chỉ là một cách rung giọng khi hát để luyện cho tiềm thức của bạn cảm giác rung giọng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những khóa học hát trên UNICA để trang bị thêm kiến thức cũng như các kỹ năng về thanh nhạc cho mình. Để tự tin thể hiện giọng hát của mình trước đám đông, bạn hãy đăng ký ngay khoá học online trên Unica. Tham gia khoá học, giảng viên sẽ giúp bạn khắc phục những lỗi phát âm. Đồng thời, hiểu và thực hành đúng cách mở khẩu hình miệng, cách lấy hơi và giữ hơi. Từ đó, bạn có thể hát thật hay bằng cảm xúc riêng của mình, truyền tải mọi cảm xúc chân thật nhất. [course_id:1408,theme:course] [course_id:1255,theme:course] [course_id:795,theme:course] Một số lưu ý khi học cách rung giọng khi hát Lưu ý khi học cách rung giọng khi hát Không bao giờ bỏ cuộc: Rung giọng là một kỹ thuật khó, vì vậy bạn phải mất một thời gian dài luyện tập chăm chỉ thì mới có thể sử dụng được kỹ thuật này. Đừng ép bản thân mình tập rung giọng quá nhiều lần trong một ngày mà hay luyện tập 30p mỗi ngày để thanh quản của bạn có thể thích nghi dễ dàng và không bị gây tổn thương trong quá trình học rung giọng.  Uống 2 lít nước mỗi ngày: Trong quá trình học cách luyến khi hát, bạn sẽ thấy họng rất khô và cần nhiều nước để nôi trơn nó. Vì vậy bạn cần uống ít nhất 2 - 3 lít nước mỗi ngày để tốt cho phần họng của mình. Hãy biết ít nhất 2 cách lấy hơi khi hát: Khi hát ở những nốt cao, bạn sẽ tốn rất nhiều hơi. Đặc biệt là đoạn ngân rung sẽ cần một lượng hơi khá lớn để có thể hát hay và truyền cảm hơn. Vì vậy hãy kiểm soát hơi để luôn đủ năng lượng cho đến khi bài hát kết thúc.  Kết luận Trên đây là những cách rung giọng khi hát mà UNICA đã chia sẻ cho bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ học được cách rung giọng hay như ca sĩ chuyên nghiệp. Chúc bạn thành công! Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Học hát từ xa - nhanh và giản đơn" XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
02/08/2019
17461 Lượt xem
Bí quyết cải thiện giọng hát yếu hiệu quả ngay tại nhà
Bí quyết cải thiện giọng hát yếu hiệu quả ngay tại nhà Ca hát là niềm đam mê của nhiều người, nhưng không phải ai sinh ra cũng có được một giọng hát trời phú. Bạn thích ca hát nhưng lại e ngại vì giọng của mình không được hay. Đừng lo lắng, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những cách cải thiện giọng hát tuyệt đỉnh qua bài viết dưới đây.  1. Mở rộng khuôn miệng khi hát Khi bạn mở rộng khuôn miệng sẽ giữ cho hàm và cơ quanh miệng của bạn được tách rời. Qua đó, sẽ giúp cho bạn lấy hơi tốt hơn, nhờ vậy mà việc hát cũng trở nên thuận lợi hơn. Việc luyện tập nó cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng lưỡi để điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm đến phần răng dưới. Đây là một cách giúp các cột hơi của bạn được đầy hơn, độ vang của câu hát được hơn. >>> Xem ngay: 5 Cách học hát chuyên nghiệp tại nhà để bạn tự tin tỏa sáng Mở rộng khuôn miệng sẽ giúp cho bạn lấy hơi tốt hơn 2. Thả lỏng là cách cải thiện giọng hát hữu hiệu Tránh việc làm căng cứng cơ thể khi hát, bạn nên để cơ thể thả lỏng một cách thoải mái nhất. Khi thực hiện những nốt cao bạn nên lấy hơi sâu hơn, tuyệt đối không được gồng mình khi thực hiện các nốt cao. Vì khi bạn cố quá sức sẽ dễ bị lạc nhịp, hát sai tông. Bên cạnh đó, việc thả lỏng cơ thể sẽ giúp cho tinh thần bạn được thoải mái, việc luyện tập cũng trở nên dễ dàng. 3. Giữ hơi lâu và đầy khi hát Việc giữ hơi lâu và đầy khi hát là một cách cải thiện giọng hát rất hiệu quả. Nếu bạn học được cách giữ hơi lâu và đầy, bạn sẽ thực hiện được những nốt cao, những đoạn nhạc ngân xa hơn. Để thực hiện cách này, bạn chỉ cần hơi uốn lưỡi và uốn vòm môi lại, nó cũng sẽ giúp cho giọng hát của bạn được tạm nghỉ trước khi tiếp tục các phần giọng khác. Cùng với đó, bạn cũng có thể hiểu rõ hơn về cách giữ và lấy hơi hiệu quả cũng như luyện thanh hiệu quả tại khóa học hát tại nhà. 4. Khởi động Cũng giống như việc chơi một môn thể thao, trước khi hát bạn cần phải khởi động, Hãy khởi động 1 đến 2 phút trước khi hát bằng việc luyện thanh cơ bản. Bạn có thể bắt đầu khởi động từ những nốt thấp, dần dần lên các nốt cao hoặc ngược lại. Cách cải thiện giọng hát này sẽ giúp tông nhạc bạn được ổn định hơn khi hát và cổ họng của bạn được thả lỏng. Trước khi hát, bạn nên khởi động để giữ được tông giọng ổn định 5. Phát âm đúng  Phát âm đúng là bước cực kỳ quan trọng khi hát, vì chỉ khi bạn phát âm đúng, người nghe mới cảm nhận được giai điệu cũng như lời bài hát mà bạn thể hiện. Để có thể phát âm đúng, khi hát bạn hãy mở rộng khuôn miệng, giữ cho phần cơ quanh miệng và hàm tách rời. Ngoài ra, nó sẽ giúp bạn tránh được việc bị cuốn theo giai điệu quá nhanh hay quá chậm của bài hát.  Một số người cho rằng, việc mở rộng khuôn miệng sẽ khiến họ trông khoa trương. Tuy nhiên, đây lại là cách giúp bạn có thể phát âm được rõ nhất và giúp bạn lấy hơi khỏe hơn rất nhiều. Vì vậy, đừng ngại ngần, hãy tự tin để thực hiện bài hát tốt nhất bạn nhé! 6. Hát đúng nhịp  Sau khi luyện tập được một giọng hát chắc khỏe và nội lực bạn hãy chú ý đến nhịp điệu của bài hát. Nếu bạn hát lệch nhịp sẽ làm cho bài hát thành “thảm họa”. Vì vậy, bạn hãy dành thêm thời gian để luyện tập nhịp điệu. Trước tiên, hãy chọn những bài hát phù hợp với chất giọng của mình. Bạn không nên ép bản thân hát những nốt quá cao hay quá thấp so với tông giọng mà mình đang có. Tiếp theo, bạn hãy nghe lại bài hát nhiều lần, vì khi nghe và nhẩm theo lời bài hát sẽ giúp bạn ghi nhớ được giai điệu tốt hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ tự tin thể hiện bài hát khi đã thuộc lời và việc lệch nhịp sẽ ít xảy ra hơn. 7. Tránh các loại đồ uống không tốt cho giọng hát Muốn giọng hát luôn mềm mại, trong trẻo, bạn nên uống nhiều nước lọc ấm để giữ cho thanh quản luôn được bôi trơn và khỏe mạnh. Tránh xa các loại đồ uống có cồn, đồ uống có gas hoặc các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia bởi nó sẽ là những tác nhân gây nên tình trạng đau rọng, khô họng và rát họng, làm ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát của bạn.  >>> Xem ngay: Cách rung giọng khi hát chuẩn không cần chỉnh Nước ép dứa rất tốt cho giọng hát của bạn 8. Luyện tập tư thế chuẩn khi hát Luyện tập tư thế chuẩn khi hát đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bạn dễ lấy hơi hơn khi hát. Dù là tư thế đứng hay ngồi bạn cũng nên chú ý thẳng lưng, ưỡn ngực và cổ duỗi thẳng. Tư thế đứng hát cũng góp phần làm ảnh hưởng đến chất lượng giọng hát của bạn trong quá trình biểu diễn.  9. Lựa chọn những bài hát phù hợp với trình độ của bản thân Hãy chọn cho mình một vài bài tủ và tập luyện nó một cách kiên trì, thường xuyên. Mỗi ngày bạn nên dành ra 15-20 phút trong lúc tắm hoặc lúc nấu ăn cũng có thể ngân nga những giai điệu tuyệt vời để giúp cho việc luyện hát diễn ra hiệu quả hơn.  Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn những cách để cải thiện giọng hát đơn giản nhưng cực hiệu quả. Hy vọng, sau khi áp dụng những bí quyết trên, bạn sẽ có được một giọng hát hay và ghi dấu ấn trong mắt mọi người. Ngoài ra nếu bạn muốn gây ấn tượng mạnh mẽ cho mọi người thì hay tham gia ngay khoá học sáng tác nhạc để trở thành một ca sĩ - nhạc sĩ tài năng. Chúc bạn thành công!
21/07/2019
1099 Lượt xem
Hướng dẫn cách hát giọng gió hay và đơn giản cho mọi đối tượng
Hướng dẫn cách hát giọng gió hay và đơn giản cho mọi đối tượng Giọng gió là một trong những chất giọng được sử dụng nhiều nhất mỗi khi ca hát và được nhiều người học hát quan tâm. Vậy, giọng gió là gì? Làm thế nào để hát được giọng gió khỏe và bền hơn? Hãy cùng Unica tham khảo bài viết dưới đây trong chuỗi bài giảng về Âm nhạc. Giọng gió là gì? Hát giọng gió là gì? Giọng gió là như thế nào? Giọng gió còn có tên gọi tiếng Anh là falsetto, là cách hát hay còn gọi là kỹ thuật hát giả thanh nên sẽ hoàn toàn khác với giọng thật của bạn. Thay vì cách hát giọng thật thì ưu điểm hát giọng gió đó chính là giọng hát của bạn nhẹ nhàng, bay bổng hơn, trong sáng hơn. Khi hát lên các nốt cao câu hát mượt mà, trong sáng và mềm mại. Nhưng giọng hát này có nhược điểm khi hát sẽ thiếu sự cộng hưởng, thiếu đi sự ngân rung tự nhiên, thiếu độ dày. Hát giọng gió diễn ra thường xuyên còn có hại cho thanh quản của bạn. Cách hát giọng gió Để nắm được cách hát giọng gió cho nữ và nam thì bạn phải nắm được các quy tắc sau: Cách hát giọng gió Phát âm rõ ràng Để phát âm rõ ràng, ta phải tập đọc mỗi ngày vài mười trang sách, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thường ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp. Bạn hãy sử dụng một số loại loa chuyên dụng cho luyện phát âm như chiếc loa âm trần toa pc 658r hoặc toa pc-648r để luyện phát âm, đây là 2 chiếc loa chuyên dụng cho luyện âm được hãng Toa đầu tư rất kỹ lưỡng, do đó bảo đảm chất lượng. Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì tiếng hát là giọng nói tự đáy lòng, vậy nên ca hát chính là cách giúp bạn tìm được tiếng nói chung với mọi người, kể cả những người chưa quen biết, tiếng hát làm chúng ta xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, để hát được giọng gió hay thì bạn phải phát âm thật chuẩn, nếu phát âm sai đồng nghĩa với việc giọng hát của bạn sẽ sang một tông giọng khác.  >>> Xem ngay: 5 Cách hát hay đúng nhịp mà bạn nên “bỏ túi” ngay hôm nay Phát âm là phương pháp tốt nhất giúp cải thiện khả năng hát giọng gió Để tự tin thể hiện giọng hát của mình trước đám đông, bạn hãy đăng ký ngay khoá học online trên Unica. Tham gia khoá học, giảng viên sẽ giúp bạn khắc phục những lỗi phát âm. Đồng thời, hiểu và thực hành đúng cách mở khẩu hình miệng, cách lấy hơi và giữ hơi. Từ đó, bạn có thể hát thật hay bằng cảm xúc riêng của mình, truyền tải mọi cảm xúc chân thật nhất. [course_id:1408,theme:course] [course_id:1255,theme:course] [course_id:795,theme:course] Điều khiển được âm lượng và tốc độ nói - Âm lượng khi nói: Nói quá khẽ như người hụt hơi hoặc quá mạnh như quát mắng đều không thích đáng, nên khống chế giọng nói với âm lượng vừa phải, đảm bảo nhả chữ rành rọt khúc chiết trong sáng. Khi luyện tập, nên đứng trước gương cho dễ theo dõi chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể. Nếu muốn hạ thấp giọng thì trước hết phải điều chỉnh tâm trạng cho thật thoải mái, hoặc liên tưởng đến một số làn điệu quen thuộc. Ngoài ra còn phải luyện tập cách nói chuyện tỉ tê thầm thì, trong một đoạn có câu nói to cao giọng, có câu hạ thấp giọng thầm thì như gió thoảng, như vậy sẽ có tác dụng cuốn hút người nghe. - Tốc độ nói: Không nên nói với tiết tấu đều đều từ đầu đến cuối mà phải có lúc nhanh lúc chậm, nhằm tránh nhàm chán cho người nghe, đôi khi có thể dừng lại hẳn để mọi người suy nghĩ một chút. Nói quá nhanh, hoặc quá chậm cũng là một sai lầm rất đáng trách, hãy biết cách nói với tốc độ vừa phải và phù hợp. Nói nhanh quá làm cho người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn khiến cho não họ không xử lý, phân tích, đón nhận kịp, và khiến họ bị quá tải, nghe vài phút là mệt. Ngược lại, nói quá chậm cũng làm bộ não người nghe không cần phải làm việc nhiều, và cũng sinh buồn ngủ.Ta phải khéo điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng rề rà quá. Tạo ngữ điệu êm ái Ngữ điệu là một yếu tố khá quan trọng, nó là sự kết hợp trầm bổng các tiếng với nhau, phù hợp đến một mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu hiện. Ngữ điệu về cơ bản không đòi hỏi phải “màu mè”, là lướt như điệu nhạc tuy nhiên cũng cần sự êm ái ở mức nhất định. Một trong những cách mình hay dùng để kiểm tra ngữ điệu của mình đó là ghi lại âm giọng nói của mình sau đó nghe lại một lần, loại loa mình tin tưởng sử dụng đó là loa treo tường (một số mẫu chất lượng nhất bạn có thể xem thêm tại đây ) dòng loa này chuyên dùng để kiểm tra ngữ điệu, bạn có thể dùng 2 loại loa này rất phù hợp. Nói giọng bụng Nói giọng bụng Nói giọng bụng có nghĩa là lấy hơi thở từ cơ bụng, khi sử dụng thì nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng hơn, giọng bụng được nhiều MC, ca sỹ chuyên nghiệp sử dụng. Vậy làm thế nào để nói giọng bụng ? bạn phải tập cách để nói giọng bụng chuẩn. Bước 1: Tập lấy hơi  + Đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra. + Dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng (cái này trong chưởng nó gọi là “vận khí vào đan điền” ) + Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 ít. + Luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày. Bước 2: Luyện mở vòm cộng minh  Luyện mở vòm cộng minh  + Khi phát âm mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp bạn khi hát lên nốt cao không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, như vậy giảm đi tình trạng bị khản tiếng. + Vòm cộng minh sẽ giúp bạn phát âm to, tròn chữ, vang. + Thay đổi cao độ, phát âm từ âm trầm tới âm bổng thật hợp lý. + Thời gian đầu khi tập thì chắc chắn bạn sẽ chưa quen, chắc chắn dùng nhầm bằng cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản dẫn tới khản tiếng. Khản tiếng bạn nên tránh cố quá sức, ảnh hưởng tới chất giọng. + Khi phải phát âm to, sự điều khiển chủ yếu từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả. + Tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng nói rất nhiều. >>> Xem ngay: Cách hát hay cho người hát dở không hề khó như bạn nghĩ Ưu điểm của hát giọng gió Ưu điểm của hát giọng gió Nếu tìm hiểu kỹ thì các bạn sẽ biết ưu điểm của cách hát giọng gió là gì. Đó chính là giọng hát của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, bay bổng hơn và sáng hơn. Bạn có thể dễ dàng lên các nốt cao, giúp câu hát trở nên mượt mà cũng như mềm mại hơn. Cách hát giọng gió cũng giúp các ca sĩ nghiệp dư có đà chuyển giọng tốt hơn. Nhược điểm cách hát giọng gió Bên cạnh những ưu điểm như đã kể trên, thì hát giọng gió cũng có một số nhược điểm như sau: thiếu sự cộng hưởng. Đồng thời khiến cho bài hát ít đi sự màu sắc, sự ngân rung tự nhiên, và thiếu độ dày,… Đặc biệt khi hát giọng gió mà bạn không biết giữ gìn tốt thì hát giọng gió có hại cho thanh quản của bạn. Hy vọng, với những kiến thức bổ ích trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thể hát được giọng gió hay và làm say đắm lòng người. Chúc các bạn thành công!
18/07/2019
12280 Lượt xem
Hướng dẫn cách lấy hơi khi hát đơn giản mà bạn cần biết
Hướng dẫn cách lấy hơi khi hát đơn giản mà bạn cần biết Lấy hơi khi hát là một kỹ thuật không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với những người mới “chân ướt chân ráo” khi mới bước vào nghề ca sĩ. Vậy, lợi ích của việc lấy hơi là gì? Cách lấy hơi khi hát như thế nào? Lưu ý về cách lấy hơi khi hát ra sao? Các bạn hãy cùng UNICA tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé! Lợi ích của việc lấy hơi Lợi ích của việc lấy hơi Trước hết, lấy hơi không chỉ giúp cho tiếng hát được đầy đặn và khỏe khoắn mà còn giúp bài hát được khởi sắc hơn. Ngoài ra, lấy hơi khi hát còn góp phần biểu đạt cảm xúc, tâm tư tình cảm của người hát đến khán giả. Nhiều người tự tin rằng hơi của mình ngắn nên giọng hát yếu. Lý do một phần là do bẩm sinh còn một phần là do bạn chưa biết cách lấy hơi sao cho đúng.  Các cách lấy hơi đúng chuẩn Thông thường, người ta sẽ chia thành 4 cách lấy hơi như sau: Cách lấy hơi lớn Là lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa (giống như dấu chấm trong bài văn). Cách lấy hơi nhỏ  Là lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc), (giống như dấu phẩy trong bài văn). >>> Xem ngay: Cách hát hay cho người hát dở không hề khó như bạn nghĩ Lấy hơi nhỏ khi hát Cách lấy hơi trộm  Cách lấy hơi để hát là lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng như là không lấy hơi vậy (không để người khác nhận ra). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Ký hiệu bằng dấu phải ('), trong thanh nhạc dùng (v). Cướp hơi  Là lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát được rất nhiều ca sĩ áp dụng mỗi khi lên sân khấu. Hơn thế nữa, trong hợp ca, đây là cách có hơi dài hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, các ca viên phải nối hơi bằng cách thay nhau, kẻ trước người sau lấy hơi trộm: khi tiếp tục lại, phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy. Để có một giọng hát hay, truyền đạt được cảm xúc một cách chân thật nhất, bạn cần phải chăm chỉ học tập và luyện tập. Đăng ký khoá học hát online trên Unica để luyện thanh, học các kỹ thuật hát đúng ngay tại nhà. Khoá học online qua video giúp bạn nắm được bí quyết để nhanh chóng tự tin khoe giọng hát của mình. [course_id:795,theme:course] [course_id:1539,theme:course] [course_id:1408,theme:course] Nguyên tắc lấy hơi khi hát Nguyên tắc lấy hơi Trong câu nói, muốn đảm bảo ý nghĩa, ta chỉ ngắt sau một cụm từ, hoặc dừng lại sau một câu đầy đủ ý nghĩa. Trong bài hát cũng vậy, nhưng đôi khi cũng có những trường hợp ngoại lệ, buộc ta phải ngắt cầu nhiều hơn là câu văn cho phép. Hoặc buộc ta phải hát luôn, không ngừng sau mỗi cụm từ, như trong câu nói có thể cho phép. Trong những trường hợp đó, cách lấy hơi cho người mới học hát là bạn nên theo một số nguyên tắc sau: - Hãy lấy hơi trước mỗi câu hát để âm phát ra được đều đặn, đặc biệt là ở chỗ bài hát có ghi dấu lặng thì bạn nên lấy hơi cao hơn một chút. - Với những câu hát dài thì nên ngắt đúng lúc để lấy hơi bổ sung. - Cách giữ hơi khi hát đó là không nên lấy hơi nhiều lần. Những điều cần lưu ý về cách lấy hơi khi hát Cách lấy hơi và đẩy hơi khi hát Khi lấy hơi - Không nên lấy hơi hoàn toàn qua miệng, trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng. - Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc. - Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ … - Cách luyện hơi dài là không nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được. - Cách lấy hơi bụng khi hát chính là nên phình bụng ra trước khi lấy hơi: Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm. >>> Xem ngay: 12 Cách học hát hay giúp bạn tự tin tỏa sáng trên sân khấu Một số lưu ý khi lấy hơi Khi đẩy hơi - Không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các dấu cao, đành rằng có tốn nhiều hơi hơn hát dấu trầm (vì thanh đới không khép kín hoàn toàn khi hát dấu cao), nhưng nếu quá mạnh, sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc. - Không nên phí phạm hơi thở, phải biết điều chế hơi thở sao cho phù hợp với tính cách của từng câu, để âm thanh vẫn âm vang đầy đặn từ đầu đến cuối câu. Điều chế hơi thở nhờ hoành cách mô nâng lên dần dần và mềm mại với sự hỗ trợ của các cơ bụng, còn lồng ngực vẫn căng tạo thành một cột hơi phía trên luôn luôn liên tục, đầy đặn. Luyện tập hơi thở Sau khi đã tập luyện phần lấy hơi và đẩy hơi, những bài tập sau đây sẽ giúp bạn tăng cường hơi thở. Bnạ lưu ý không nên hít vào quá nhanh hoặc nâng ngực khi hít vào nhé. Bạn thực hiện bài tập luyện tập hơi thở như sau: Bước 1: - Hít vào đếm đến 10, mỗi nhịp bạn hít 2 lần ngắn. - Thở ra 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp - Sau đó bạn lại Hít vào đếm đến 10 như lần đầu tiên. - Thở ra 20 nhịp bằng một đợt thở dài và liên tục. - Sau cùng, hít vào trở lại đến 10, với hai đợt hít ngắn mỗi nhịp. Bước 2: - Hít vào đếm đến 10, ( lưu ý bước này bạn hít đúng 1 lần dài liên tục nhé ) - Thở ra 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp. - Hít vào lại trong 10 nhịp bằng một hơi liên tục và nhẹ. - Thở ra bằng một hơi liên tục trong 20 nhịp. - Hít vào lại cho đến 10 bằng một hơi chậm và dài. Sau khi đã thực hiện bước 2, bạn hát “aaaa”  thoải mái trong 20 nhịp. Vẫn cảm nhận sự nở ra của sườn suốt thời gian thở ra bạn nhé. Bài tập luyện hơi thở Bước 3: - Hít vào thật nhanh một lần. - Thở ra trong 20 nhịp bằng cách thở ngắn, 2 đợt mỗi nhịp. - Hít vào thật nhanh một lần. - Thở ra liên tục trong 20 nhịp - Hít vào thật nhanh một lần Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu về những kỹ thuật lấy hơi khi hát. Chúc bạn học hát thành công với sự hướng dẫn chuyên nghiệp và bài bản từ chuyên gia hàng đầu Unica.  Chúc các bạn thành công!
08/07/2019
9127 Lượt xem
Những lưu ý cần thiết khi học Harmonica tại nhà cho người mới bắt đầu
Những lưu ý cần thiết khi học Harmonica tại nhà cho người mới bắt đầu Kèn Harmonica là một trong những loại nhạc cụ dễ chơi mà bạn có thể tự học tại nhà như học Piano. Tuy nhiên, để học Harmonica tại nhà đạt hiệu quả cao ngoài cách kiên trì và thường xuyên tập luyện bạn cũng cần lưu ý những điều mà UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây.  Lựa chọn kèn phù hợp  Hiện nay, kèn Harmonica được chia thành 3 loại chính đó là Tremolo, Diatonic, Chromatic mỗi loại mang một âm sắc riêng biệt và phù hợp với các loại dòng nhạc khác nhau. Nếu như kèn Harmonica Chromatic phù hợp với những dòng nhạc cổ điển, nhạc Jazz; kèn Diatonic thích hợp với các dòng nhạc như Blues, Rock, Country… thì kèn Tremolo lại phù hợp với các ca khúc Việt Nam, Á Đông. Nếu bạn là một nghệ sĩ yêu thích kèn Harmonica và đã nắm vững những kiến thức nhạc lý về loại nhạc cụ này thì nên chọn các loại kèn khó chơi như Diatonic, Chromatic. Còn nếu bạn là người mới tập chơi Harmonica hoặc chỉ Harmonica để giải trí thì chỉ nên lựa chọn loại kèn Tremolo.  Khi mới bắt đầu tập chơi Harmonica bạn chỉ nên lựa chọn loại kèn Tremolo Bên cạnh đó, khi mới học Harmonica bạn không nên mua loại kèn quá đắt bởi sau một thời gian tập luyện có thể bạn lại muốn đổi loại kèn để chơi một dòng nhạc khác. Đây là một điểm lưu ý vô cùng quan trọng nếu bạn cũng đang học organ. Cách cầm kèn Khi học thổi kèn Harmonica nhiều người thường cho rằng, không nên quá quan trọng việc cầm kèn như thế nào mà chỉ cần cầm sao cho thoải mái là được. Tuy nhiên, đây là một trong những suy nghĩ sai lầm bởi cầm Harmonica đúng cách sẽ giúp bạn học thổi kèn nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn và ngược lại. Do đó, bạn cần phải học cách cầm kèn đúng chuẩn từ những buổi học đầu tiên. Khi học Harmonica tại nhà bạn cần chú ý học cách cầm kèn đúng chuẩn Dưới đây là cách cầm kèn Harmonica đúng cách mà bạn có thể tham khảo:  - Cầm kèn Harmonica bằng tay trái sao cho kèn nằm giữa ngón cái và ngón trỏ đồng thời 2 ngón này song song với thân kèn.  - Dùng lòng bàn tay phải ôm trọn tay trái.  Chú ý: Bạn cầm kèn từ trái qua phải, các nốt trầm nằm ở bên tay trái và nốt thanh nằm bên tay phải.  Chú ý kỹ thuật thở  Kèn Harmonica là loại nhạc cụ đòi hỏi người chơi phải kết hợp nhịp nhàng giữa hơi thở và các ngón tay. Do đó bên cạnh việc tập luyện ngón bạn cũng cần dành thời gian để tập kỹ thuật thở. Khi thổi Harmonica bạn nên hít thở đều đặn, nhịp nhàng, khi hít vào bạn nên kết hợp hít cả bằng miệng và mũi là tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lấy hơi khi chơi. Việc hít thở đúng kỹ thuật không chỉ giúp bạn chơi được một bản nhạc hoàn chỉnh, có hồn mà còn giúp bạn tránh những vấn đề về sức khỏe trong quá trình tập luyện.  Kỹ thuật thở đóng vai trò quan trọng quá trình học thổi Harmonica Học theo sự hướng dẫn của giảng viên chuyên nghiệp Hiện nay có nhiều người lựa chọn học kèn Harmonica tại nhà bằng cách học theo những video, clip trên Youtube hoặc các trang dạy học kèn Harmonica. Cách học này giúp người học đàn tiết kiệm được một khoản phí nhất định tuy nhiên kết quả mang lại sẽ không mấy khả quan, quá trình học chơi Harmonica sẽ tốn khá nhiều thời gian. Bên cạnh đó, chưa kể đến việc các video đăng tải có chất lượng không tốt, nếu bạn học theo có thể thổi sai kỹ thuật... Do đó, khi học Harmonica tại nhà bạn cần học theo sự hướng dẫn bài bản của những giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và biểu diễn kèn Harmonica. Nếu bạn không có đủ chi phí để thuê giáo viên đến tận nhà giảng dạy thì nên tham khảo những khóa học dạy kèn Harmonica online tại nhà với chi phí hợp lý. Khi tham gia các khóa học online bạn sẽ được giảng viên uy tín, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy chi tiết, bài bản giúp quá trình học thổi kèn Harmonica của bạn trở nên nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Trên đây là những lưu ý quan trọng, cần thiết khi học harmonica tại nhà mà những ai mới bắt đầu tập chơi loại nhạc cụ này không nên bỏ qua. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên bạn sẽ nhanh chóng chơi được những bản nhạc mình yêu thích trên nhạc cụ mang tên: HARMONICA. 
04/06/2019
1781 Lượt xem
Top 15 ca khúc cho đám cưới hay và lãng mạn nhất hiện nay
Top 15 ca khúc cho đám cưới hay và lãng mạn nhất hiện nay Đám cưới vốn là sự  kết tinh của những câu chuyện tình yêu, vì thế trong ngày trọng đại này thường xuất hiện các ca khúc mang âm hưởng bay bổng, lãng mạn. Vậy đi đám cưới nên hát bài gì? Đó là một trong những câu hỏi của khá nhiều người, bởi họ muốn dành tặng những tiết mục thật đặc sắc đến người thân, bạn bè nhân dịp trọng đại này. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chọn lựa những bài hát đám cưới phù hợp với không khí vui tươi của buổi lễ thành hôn. Vì vậy, hôm nay Unica sẽ “bật mí” đến các bạn những ca khúc được yêu thích nhất trong đám cưới nhé.  Những bài hát đám cưới hiện đại  Trong những đô thị và thành phố lớn, các hôn lễ thường được tổ chức tại những nhà hàng sang trọng, hiện đại với không gian lấp lánh và ngập tràn ánh sáng. Chính vì vậy mà các thiết bị âm thanh, loa đài được đầu tư chỉn chu hơn, phù hợp cho các cô dâu chú rể lựa chọn những bài hát hiện đại trữ tình đầy ý nghĩa. Một số bài hát nhạc đám cưới hiện đại, bắt tai Một số những bài hát đám cưới hiện đại thường được tổ chức trong các trung tâm tiệc cưới ngày nay là: Yes, I do - Bùi Anh Tuấn & Hiền Hồ. Ta là của nhau - Đông Nhi. Hơn cả yêu - Đức Phúc. Vợ tuyệt vời nhất - Vũ Duy Khánh. Em sẽ là cô dâu - Minh Vương. Ánh nắng của anh - Đức Phúc. Làm vợ anh nhé - Chi Dân. Cầu hôn - Văn Mai Hương. Một nhà - Da LAB. Cô dâu - Ái Phương. Cùng anh - Ngọc Dolil X NIB Nơi tình yêu bắt đầu - Bùi Anh Tuấn. Nắm lấy tay anh - Tuấn Hưng. Ngày chung đôi - Văn Mai Hương. Cơn mưa tình yêu - Hà Anh Tuấn & Phương Linh. Yêu là cưới - Phát Hồ. Cưới nhau đi - Bùi Anh Tuấn & Hiền Hồ. Qua đêm nay - Hà Anh Tuấn & Phương Linh. Cảm ơn tình yêu - Uyên Linh. Nơi này có anh - Sơn Tùng MTP. Tham gia khoá học online qua video trên Unica để biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề: luật hấp dẫn, phong thuỷ, kỹ năng sống,... Khoá học giúp bạn trở nên thông minh hơn, tự tin vào khả năng bản thân, tích cực và lạc quan trong mọi hoàn cảnh. [course_id:362,theme:course] [course_id:919,theme:course] [course_id:308,theme:course] Những bài hát đám cưới truyền thống  Bên cạnh những bài hát đám cưới hiện đại thì những bài hát đám cưới truyền thống gắn liền với những thế hệ đi trước thường được phát ở nông thôn. Nhà trai và nhà gái thường thuê hệ thống loa đài khá đơn giản và dựng rạp tại nhà, đình, khu văn hóa rồi mời khách đến chung vui cả ngày. Một số bài hát nhạc đám cưới truyền thống Do đó, những bài hát đám cưới truyền thống từ thời xưa thường được ưa chuộng và gần gũi hơn với những người lớn. Một số bài hát đám cưới truyền thống nổi tiếng là: Đám cưới như mơ - Quang Linh. Thuyền hoa - Hoài Lâm. Người đến từ Triều Châu - Quang Linh. Hỏi vợ ngoại thành - Giang Trường. Lời tỏ tình dễ thương - Ngọc Sơn. Mừng ngày cưới - Việt Quang. Ngày cưới hạnh phúc - Cẩm Vân Phạm & Hoàng Ka. Ngày hạnh phúc - Bằng Cường. Túp lều lý tưởng - Quốc Khánh & Hà Thanh Xuân. Vui trong ngày cưới - Ngọc Sơn. Đám cưới đầu xuân - Bảo Quyên. Rượu cưới ngày xuân - Hồ Việt Trung. Đám cưới trên đường quê - Hương Lan. Nhà anh, nhà em - Quang Lê. Rước tình về với quê hương - Cẩm Ly & Quốc Đại. Ngày cưới em - Tùng Anh. Mùa xuân cưới em - Mộng Cẩm & Khang Huy. Tà áo cưới - Hương Ngọc Vân. Chàng Cuội chung tình - Thanh Vũ & Cao Vũ. Anh về với em - Khánh Bình. Những bài hát đám cưới nhạc nước ngoài  Ngoài những bài hát đến từ nước Việt Nam, nhạc nước ngoài như US - UK cũng có rất nhiều bài hát tình ca hay và bất hủ dành cho những dịp đặc biệt như tiệc đám cưới. Một số bài hát đám cưới nhạc nước ngoài Một số bài hát đám cưới nhạc nước ngoài hay và bắt tai là: I do - 911. All of me - John Legend. Just the way you are - Bruno Mars. Beautiful in White - Westlife. Best day of my life - American Authors. Let’s get married - Yellow Claw. How long will I love you - Ellie Goulding. Marry me - Jason Derulo. Love to being loved by you - Marc Terenzi. From this moment on - Shania Twain. Until you - Shayne Ward. Everything - Michael Bublé. Your man - John Turner. I’m Yours - Jason Mraz. I will always love you - Whitney Houston. My love - Westlife. Nothing gonna change my love for you - Westlife. Take me to your heart - Michael Learns to Rock. Sugar - Maroon 5. Marry you - Bruno Mars. Nhạc bài hát đám cưới không lời  Bên cạnh những bài hát bắt tai có lời thì nhạc đám cưới không lời cũng là một trong những bài hát ưa chuộng với giai điệu nhẹ nhàng và thư giãn, nhưng vẫn rất tình cảm và du dương. Một số bài hát đám cưới nhạc không lời Một số nhạc bài hám đám cưới không lời là: Everything I do do it for you. Love in dreams. Right here waiting for you. When you say nothing at all. Empty seaport. A time for us. Alice has blue eyes. I can’t stop loving you. Romance de amour. Qianying. Love is blue. Yesterday once more. Long for love. By my side. Behind you. You raised me up.  A thousand years. How can I tell her. The moment. You’re beautiful. Và còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn cùng người thương của mình sánh đôi hát lên một bài hát kỷ niệm cho cả hai nhỉ. Đừng lo lắng hay quá tự ti về giọng hát của mình, bạn hoàn toàn có thể cải thiện giọng hát của mình ngay hôm nay với những bí quyết hát hay đỉnh cao từ khóa học Học hát từ xa - nhanh và giản đơn của giảng viên Lương Bằng Quang trên UNICA. Chi tiết khóa học "Học hát từ xa - nhanh và giản đơn" Khóa học là sự kết hợp hài hóa giữa thính giác và thị giác cùng kỹ thuật công nghệ cao trong giảng dạy thanh nhạc. Học hát từ xa - nhanh và giản đơn Sau khóa học, ngoài việc thanh nhạc của bạn được cải thiện, bạn còn nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc và tự tin hát trước đám đông. XEM NGAY: Học từ xa - Nhanh và giản đơn" Kết luận Trên đây, Unica đã giới thiệu đến các bạn những ca khúc được nhiều người ưa thích nhất trong ngày cưới. Các bạn hãy lưu ngay vào sổ tay cá nhân của mình để không phải bỡ ngỡ “hát bài gì cho ngày cưới” nữa nhé. Ngoài ra bạn có thể tham gia khoá học viết nhạc trên Unica để có thể tự tay sáng tác lên những bản nhạc cho ngày cưới của mình và người thân nhé. Bên cạnh đó chúng tôi còn mang đến cho bạn đọc những khoá học tình yêu, khoá học tán gái... đang được rất nhiều người quan tâm trên Unica.
28/05/2019
17604 Lượt xem
Hướng dẫn cách chỉnh dây đàn Ukulele chi tiết cho người mới
Hướng dẫn cách chỉnh dây đàn Ukulele chi tiết cho người mới Cấu tạo của dây đàn Ukulele thường được làm bằng nilon nên từ khi mua mới về hoặc qua quá trình sử dụng, dây đàn rất dễ bị dãn dẫn đến âm thanh không còn đạt chuẩn. Biết cách chỉnh dây, bạn có thể tạo ra những âm thanh chuẩn xác, đa dạng và cuốn hút hơn đối với người nghe. Nếu như bạn đang không biết cách chỉnh dây đàn Ukulele như thế nào, hãy cùng Unica tìm hiểu chi tiết bài viết sau đây. Cách chỉnh dây đàn Ukulele bằng máy lên dây Hiện tại, có rất nhiều cách chỉnh dây đàn ukulele được chia sẻ trên các trang mạng xã hội, có thể lên dây bằng máy hoặc sử dụng phần mềm lên dây ukulele. Khi bạn lên dây đàn bằng phần mềm mức chi phí rẻ hơn tuy nhiên độ chính xác lại không cao do dễ bị lẫn tạp âm bên ngoài.  Đối với những người chơi Ukulele chuyên nghiệp chia sẻ thì nên sử dụng máy (máy Tuner) lên dây Ukulele sẽ lọc âm, giúp bạn tạo âm thanh chuẩn xác hơn. Để lên dây đàn ukulele chính xác, bạn cần nắm vững cấu tạo của loại đàn này. Đàn ukulele có 4 dây đàn theo thứ tự dây La ký hiệu là A, dây Mi ký hiệu là E, dây Đô ký hiệu là C và dây Son ký hiệu là G. Mỗi dây đàn tương ứng với một tần số khác nhau. Ngoài ra trên phía đầu của đàn có 4 nút bạc phía trên của dây đàn. Cách lên dây, hay chỉnh dây đàn Ukulele được tiến hành như sau: Đầu tiên, bạn kẹp máy Tuner vào đầu cần đàn bật nguồn của máy lên dây đàn thì màn hình sẽ hiển thị các chế độ khác nhau là những chữ cái U, G, B,… Các chữ cái này tượng trưng cho từng loại nhạc cụ khác nhau. Hãy lựa chọn biểu tượng chữ U vì đây là viết tắt của đàn Ukulele. Sau khi màn hình đã hiển thị chữ cái U, bạn tiến hành thử từng dây đàn xem tần số và âm thanh đã chuẩn hay chưa. Phần mềm này rất đặc biệt, khi bạn đánh tương ứng với từng dây đàn màn hình sẽ hiển thị kí hiệu và số đi kèm. Nếu dây đàn bạn chỉnh đã đúng thì máy tuner sẽ hiện lên dấu tick, nếu sai máy sẽ chỉ sang thứ tự khác. Chính vì vậy khi có sự chênh lệch bạn hãy chỉnh lại các nút bạc phía trên và dùng máy kiểm tra cho tới khi hiện lên dấu tick xanh. Thực hiện kiểm tra 4 dây cho tới khi cả 4 dây đều hiện lên tick xanh là bạn đã thành công. Cách chỉnh đàn bằng máy lên dây đàn ukulele khá đơn giản nếu như bạn sử dụng Tuner. Ứng dụng này đã có trên thiết bị smartphone. Bạn hãy tải ngay về máy của mình và có thể tự chỉnh dây đàn được rồi. Sử dụng Tuner là công cụ đắc lực giúp bạn điều chỉnh chính xác dây đàn Ukulele Cách chỉnh dây đàn bằng phần mềm So với phương pháp sử dụng máy lên dây thì phương pháp chỉnh dây đàn bằng phần mềm thường kém chính xác hơn do dễ bị lẫn các tạp âm. Thế nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí sử dụng máy lên dây thì ứng dụng lên dây Ukulele trong điện thoại là một sự lựa chọn phù hợp.  Thông thường các phần mềm lên dây Guitar đều có chế độ chỉnh dây Ukulele. Trong đó, một trong những phần mềm được đánh giá cao là Chormatic Guiar Tuner. Bạn có thể sử dụng phầm mềm này để chỉnh nhiều loại nhạc cụ như Guitar, Violin, Bass và phù hợp với IOS lẫn Android. >>> Xem ngay: 6 Bước chinh phục hợp âm chuẩn Ukulele Cách chỉnh dây dựa trên các loại nhạc cụ khác Tương tự như học Piano thì việc chỉnh dây đàn Ukulele sẽ dựa theo các loại nhạc cụ khác như Piano, Organ khá đơn giản. Bạn chỉ cần nhấn các phím trên đàn Piano hoặc Organ và gảy các dây tương ứng trên đàn Ukulele. Dùng tay điều chỉnh các nút cho đến khi độ cao của dây Ukulele khớp với độ cao của phím đàn là được.  Làm chủ Ukulele bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách chơi nhạc cụ Ukulele đầy vui nhộn. Thông qua chơi nhạc cụ, bạn sẽ tự giúp bản thân giải trí, thư giãn, xả stress. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:156,theme:course] [course_id:193,theme:course] [course_id:2442,theme:course] Chỉnh theo 1 dây Với cách này, bạn cần nghe âm chuẩn của một dây, sau đó chỉnh nó lại một cách chính xác về âm thanh, tần số. Các dây còn lại thực hiện tương tự như vậy. Ví dụ bạn có thể lựa chọn chỉnh âm chuẩn cho dây G đầu tiên. Sau đó điều chỉnh đến dây A. Dùng đầu ngón tay bấm vào ngăn phím thứ 2 của dây G (Nốt A) và gảy thử, nếu dây G của bạn đạt chuẩn thì cao độ khi gảy như vậy sẽ trùng với độ cao của dây A. Sau đó, bạn thử gảy dây A, nếu giống như chơi dây G khi bấm ngăn phím thứ 2 thì dây A của bạn đã đạt tiêu chuẩn. Nếu có sự sai khác, bạn cần điều chỉnh núm ở cần đàn cho đến khi âm thanh đạt chuẩn.  >>> Xem ngay: 8 Cách chọn đàn ukulele đơn giản cho người mới bắt đầu Bật mí cách chỉnh dây đàn Ukulele cho người mới bắt đầu Cảm âm Cách chỉnh dây đàn Ukulele này được áp dụng với những người chơi đàn thành thạo. Dựa vào việc nghe âm thanh, tần số của từng nốt nhạc và tự điều chỉnh lại độ cao của các dây đàn mà không cần bất cứ công cụ hỗ trợ nào.  Kết luận Như vậy qua bài viết trên, bạn đã biết cách chỉnh dây đàn Ukulele như thế nào rồi chứ! Việc chỉnh dây đàn rất đơn giản, tuy nhiên nếu như bỏ qua bước này, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc học đàn cơ bản và hát đệm. Và đặc biệt, tuyệt đối đừng bỏ lỡ những kiến thức cơ bản giúp bạn thành công đệm hát bất kỳ bản nhạc nào mà bạn mong muốn với khoá học Ukulele siêu hấp dẫn.
24/05/2019
5934 Lượt xem
5 Bí quyết hát đúng nhạc và có cảm xúc đối với người nghe
5 Bí quyết hát đúng nhạc và có cảm xúc đối với người nghe Một bài hát được trình diễn thành công một trong những yếu tố đóng góp rất lớn là từ việc hát đúng nhạc, đúng kỹ thuật. Bởi lẽ nếu hát không đúng nhạc sẽ dễ dàng mắc phải các lỗi như lệch tông, vỡ nốt, lạc nhịp, phô chênh. Đây là điều mà bất cứ người đi hát nào cũng sẽ gặp phải và luôn cần phải rèn luyện để hoàn thiện giọng hát của mình hơn. Để biết rõ hơn về kỹ thuật hát đúng nhạc, mời bạn cũng Unica khám phá qua bài viết sau đây. Hát đúng nhạc cần thực hiện theo những nguyên tắc và các bước cụ thể  1. Xác định Tempo của bài hát  Cách hát đúng tone đó là nắm được Tempo bài hát một cách chính xác nhất. Tempo là độ nhanh hay chậm của giai điệu một bài hát. Việc làm chủ tempo giúp bạn định hình được các nốt nhạc lên xuống trong đầu. Từ đó có thể triển khai các câu “phiêu” của mình được tốt hơn. Ngoài ra, khi bạn đã cực kỳ “chắc nhịp” thì người ta còn có thể “giản nhịp” hoặc áp dụng các kỹ thuật cao hơn để bài hát tăng thêm cảm xúc một cách dễ dàng. >>> Xem ngay: Tone nhạc là gì? Làm sao để xác định tone giọng hát? Xác định Tempo của bài hát  2. Nghe nhiều lần để thuộcgiai điệu bài hát Làm sao để hát đúng tone? Lắng nghe nhiều bạn có thể cảm thụ được âm nhạc và hình thành trong trí nhớ về giai điệu. Khi bạn bắt đầu hát bạn có thể liên tưởng tới giai điệu của bản nhạc và hát theo một cách chuẩn xác.  Nếu muốn học hát một bản nhạc nhanh nhất, bạn nên nghe ít nhất 5 lần có thể nghe trong vô thức, tới lúc tâm trí bạn đã hình thành giai điệu, bạn sẽ tự giác hát được đúng nhạc, kể cả là những bản nhạc tiếng Anh. Đây là điều quan trọng và cơ bản nhất nếu bạn muốn thuộc được giai điệu một cách chính xác nhất. Lắng nghe nhiều lần sẽ giúp bạn nhanh chóng nhớ giai điệu Để tự tin thể hiện giọng hát của mình trước đám đông, bạn hãy đăng ký ngay khoá học online trên Unica. Tham gia khoá học, giảng viên sẽ giúp bạn khắc phục những lỗi phát âm. Đồng thời, hiểu và thực hành đúng cách mở khẩu hình miệng, cách lấy hơi và giữ hơi. Từ đó, bạn có thể hát thật hay bằng cảm xúc riêng của mình, truyền tải mọi cảm xúc chân thật nhất. [course_id:1408,theme:course] [course_id:1255,theme:course] [course_id:795,theme:course] 3. Tập hát theo  Cách tốt nhất để thuộc bài và đúng nhạc là hát theo khi nghe nhạc. Ban đầu bạn có thể hát sai, nhưng nếu hát đi hát lại nhiều lần thì bạn sẽ ghi nhớ lời và giai điệu thậm chí là hát đúng kỹ thuật. Cách hát đúng nốt nhạc tốt nhất đó là nên tải những bản Beat về rồi hát theo. Việc nhẩm theo bài hát sẽ dẫn giúp bạn ghi nhớ và định hình được lời bài hát tốt hơn, là cách hát không bị lệch tông và nhờ đó mà bạn cũng sẽ dễ thuộc lời bài hát hơn rất nhiều.  >>> Xem ngay: Làm sao để hát hay? 6 Bí quyết bạn nhất định phải nhớ Hát theo khi nghe là bước nên làm nếu như bạn muốn thuộc giai điệu và thuộc lời bài nhanh 4. Học một vài loại nhạc cụ Học một vài loại nhạc cụ sẽ giúp bạn hát nhạc sống đúng nhịp. Bạn có thể bắt đầu với việc chơi một số loại nhạc cụ như đàn guitar, Piano. Nó sẽ là phương pháp tuyệt vời giúp bạn cảm thụ nhịp. Việc học nhạc cụ sẽ khá khó khăn trong khoảng thời gian đầu tiên. Thế nhưng nếu kiên trì tập luyện bạn sẽ hiểu về nhịp và cải thiện được tình trạng hát chệch nhịp như trước kia. Những loại nhạc cụ này sẽ giúp bổ trợ rất tốt cho việc học nhạc của bạn sau này đấy. 5. Phải thuộc lời bài hát Yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất giúp bạn hát đúng nhạc là phải thuộc lời bài hát. Bạn nghĩ sao nếu bài hát của bạn hát mà ngay đến cả bản thân bạn cũng không thuộc lời? Đương nhiên việc không nhớ lời sẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn hát không đúng nhạc bài hát đúng không nào. Việc ghi nhớ bài hát sẽ khiến bạn tự tin hơn rất nhiều để thể hiện phần trình bày của bản thân tốt hơn mỗi ngày. Nếu bạn muốn nắm cách hát nhạc sống đúng chuẩn thì trước tiên phải thuộc lời bài hát để dễ dàng thể hiện được nét đặc trưng của loại âm nhạc này. Trên đây là 5 mẹo giúp bạn hát đúng nhạc và gây ấn tượng đối với người nghe. Hy vọng bài viết mang đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn, giúp bạn nắm được cách hát có cảm xúc cũng như cách để hát đúng tone. >>> Xem thêm: Cách hát đúng nhịp đơn giản và hiệu quả cho mọi đối tượng Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Học hát từ xa - Nhanh và giản đơn" XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
24/05/2019
11259 Lượt xem