Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Phân Tích Dữ Liệu Nuôi dạy con Google sheet Tesst Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác Kinh Doanh - copy Kinh Doanh - copy Kinh Doanh - copy Kinh Doanh - copy

Blog Unica

Đọc ngay cho nóng

Cổ đông sáng lập là gì? Vai trò và quyền lợi đặc biệt của họ Cổ đông sáng lập là gì? Vai trò và quyền lợi đặc biệt của họ Cổ đông sáng lập là thuật ngữ quen thuộc thường xuất hiện trong các công ty cổ phần để chỉ những người đang nắm giữ ít nhất 3 cổ phần trở lên. Mặc dù tương đối quen thuộc nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm cổ đông sáng lập là gì? Họ có những quyền lợi như thế nào? Cùng Unica tham khảo nội dung bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vị trí này nhé. Cổ đông sáng lập là gì? Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cổ đông sáng lập là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất 01 cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập được nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập công ty cổ phần. Cổ đông sáng lập là gì? Ngoài điều kiện sở hữu cổ phần và ký tên trong danh sách, theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 cổ đông sáng lập còn có nghĩa vụ góp vốn, cụ thể: Phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi thành lập công ty. Điều này có nghĩa là cổ đông sáng lập không có quyền sở hữu cổ phần phổ thông mà còn có nghĩa vụ phải mua cổ phần phổ thông tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp cần phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập, ngoại trừ công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH hoặc công ty được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác. Điều kiện để trở thành một cổ đông sáng lập là gì? Theo quy định tại Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và hướng dẫn liên quan, để trở thành cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần, cá nhân hoặc tổ chức cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông trong công ty tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập, danh sách này được nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp. Cùng các cổ đông sáng lập khác đăng ký mua tối thiểu 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký thành lập công ty. Ngoài ra, cổ đông sáng lập còn bị ràng buộc bởi một số quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ khi chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác hoặc được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Điều kiện để trở thành cổ đông sáng lập công ty cổ phần Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập công ty cổ phần Là những người đặt nền móng cho sự hình thành của công ty cổ phần, cổ đông sáng lập không chỉ nắm giữ vai trò quan trọng mà còn có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập được quy định rõ ràng như sau: Quyền của cổ đông sáng lập Cổ đông sáng lập được hưởng đầy đủ quyền của cổ đông phổ thông theo quy định tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm: tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, nhận cổ tức, được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán,... Tuy nhiên, cổ đông sáng lập sẽ bị giới hạn quyền chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong 03 năm đầu kể từ ngày thành lập công ty, cụ thể: Chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác. Muốn chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Các hạn chế trên không áp dụng đối với: Cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập. Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập Theo Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sáng lập có đầy đủ nghĩa vụ của cổ đông phổ thông, bao gồm: Thanh toán đầy đủ và đúng hạn số cổ phần đã cam kết mua khi thành lập công ty. Không được rút vốn đã góp dưới bất kỳ hình thức nào, trừ khi công ty hoặc người khác mua lại số cổ phần đó. Nếu tự ý rút vốn trái phép, cổ đông sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã rút và thiệt hại gây ra. Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty. Chấp hành các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Bảo mật thông tin do công ty cung cấp và chỉ được sử dụng thông tin để thực hiện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; nghiêm cấm sao chép, phát tán thông tin cho tổ chức/cá nhân khác. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập công ty cổ phần Cổ đông sáng lập có được chuyển nhượng cổ phần không? Việc cổ đông sáng lập có được chuyển nhượng cổ phần hay không còn phụ thuộc vào loại cổ phần mà họ đang sở hữu và thời điểm thực hiện chuyển nhượng. Cụ thể: Trường hợp 1: Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020: Trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chỉ được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác. Nếu muốn chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, cần phải có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Đáng lưu ý, cổ đông sáng lập muốn chuyển nhượng sẽ không được quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng của chính mình. Lưu ý: Các hạn chế nêu trên không áp dụng đối với cổ phần phổ thông mà cổ đông sáng lập có được sau khi đăng ký kinh doanh. Cổ phần phổ thông đã được chuyển nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập. Trường hợp 2: Cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập Theo khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2020: Cổ đông sáng lập được sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết (chỉ áp dụng với tổ chức được Chính phủ ủy quyền hoặc cổ đông sáng lập). Không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho bất kỳ ai, trừ trường hợp chuyển nhượng theo: Bản án/quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Hoặc thừa kế theo quy định pháp luật. Kết luận Cổ đông sáng lập là những cá nhân hoặc tổ chức có vai trò quan trọng ngay từ thời điểm thành lập công ty cổ phần. Việc hiểu rõ cổ đông sáng lập là gì cũng như các điều kiện, quyền và nghĩa vụ đi kèm sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch, tuân thủ đúng quy định pháp luật và đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong quá trình vận hành và phát triển lâu dài. Xem thêm Cổ đông chiến lược là gì? Đặc điểm, lợi ích và hạn chế Cổ đông là gì? Khái niệm, vai trò và quyền lợi chi tiết Cổ đông lớn là gì?  Tầm ảnh hưởng và vai trò trong doanh nghiệp C-Suite là gì? Giải mã cấp bậc lãnh đạo cao nhất doanh nghiệp
C-Suite là gì? Giải mã cấp bậc lãnh đạo cao nhất doanh nghiệp C-Level hay C-Suite là gì? Đây là khái niệm chung để chỉ những vị trí cấp cao nhất trong một doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm đưa ra các chiến lược và các quyết định quan trọng để làm sao đưa doanh nghiệp càng ngày càng phát triển bền vững trên thị trường. Thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng đầy đủ hết các cấp C-suite này. Tuy nhiên, việc hiểu chính xác nhân sự cấp C-Level vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Unica để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé. C-Suite là gì? C-Level hay còn gọi là C-Suite, là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm nhân sự quản lý cấp cao nhất trong một doanh nghiệp. Những người giữ vị trí này thường mang chức danh bắt đầu bằng chữ “C” – viết tắt của “Chief”, chẳng hạn như: CEO (Chief Executive Officer), CFO (Chief Financial Officer), CMO (Chief Marketing Officer),... C-Suite là gì? Nếu ví doanh nghiệp như một con tàu thì các vị trí C-Suite chính là thuyền trưởng. Họ là người định hướng con tàu hoạt động. Vị trí C-Suite là những cá nhân có quyền lực và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong bộ máy điều hành doanh nghiệp. Họ không chỉ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc xây dựng chiến lược tổng thể mà còn đưa ra quyết định trọng quyết, dẫn dắt tổ chức phát triển và giành được những thành tựu đúng theo mục tiêu ban đầu đề ra. Với kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, nhân sự C-Level là “bộ não trung tâm” giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, ra quyết định nhanh chóng và phản ứng linh hoạt trong môi trường kinh doanh nhiều biến động. Họ cũng chính là người gắn kết các bộ phận, thiết lập văn hóa doanh nghiệp và duy trì sự ổn định nội bộ, đảm bảo mọi hoạt động đều hướng về cùng một tầm nhìn chiến lược. Vai trò của vị trí C-Suite trong doanh nghiệp Các chức danh C-Suite tuy đa dạng và có thể khác nhau tùy theo quy mô, ngành nghề của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên về cơ bản đều hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật trong vai trò và trách nhiệm của nhóm nhân sự cấp cao này: Xây dựng chiến lược phát triển tổng thể của doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm hoạch định tầm nhìn, mục tiêu dài hạn và định hướng chiến lược cho toàn doanh nghiệp. Đưa ra các quyết định chiến lược ở cấp cao nhất nhằm đảm bảo doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đưa ra các quyết định trọng yếu: Là người ra quyết định cuối cùng trong các vấn đề quan trọng như: đầu tư, tài chính, nhân sự cấp cao, công nghệ, sản phẩm,... Đảm bảo mọi quyết sách đều phục vụ cho lợi ích tổng thể và phát triển bền vững. Gắn kết và điều phối các phòng ban: Giữ vai trò kết nối giữa các bộ phận trong công ty, giúp hoạt động vận hành thống nhất và hiệu quả. Hỗ trợ xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sự phối hợp liên phòng ban. Đại diện cho doanh nghiệp trong và ngoài tổ chức: Là gương mặt đại diện cho công ty trước nhà đầu tư, đối tác chiến lược, truyền thông và các bên liên quan. Tham gia các buổi họp cấp cao, hội nghị ngành, hoặc thương thảo các mối quan hệ hợp tác lớn. Quản lý rủi ro và khủng hoảng: C-Level phải có khả năng nhìn nhận các nguy cơ đang tiềm ẩn và lập kế hoạch dự phòng để ứng phó kịp thời khi nó xảy đến. Khi gặp khủng hoảng thực sự thì C-Suite có trách nhiệm giữ vững sự ổn định, bình tĩnh để trấn an các bên liên quan và đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả. Các vị trí C-Suite đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp Các vị trí C-Suite trong doanh nghiệp phổ biến Trong bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp, mỗi vị trí C-Suite đều có nhiệm vụ riêng biệt. Cụ thể như sau: CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc điều hành CEO là người nắm giữ vị trí quyền lực cao nhất trong đội ngũ điều hành của doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của doanh nghiệp, mọi cấp C khác đều phải có trách nhiệm báo cáo hiệu suất làm việc với CEO. Vai trò cốt lõi của CEO đó là giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò xây dựng tầm nhìn dài hạn, hoạch định chiến lược và đảm bảo tổ chức vận hành đúng định hướng. Đồng thời, CEO cũng là gương mặt đại diện của công ty trước các cổ đông, nhà đầu tư và đối tác lớn. Một CEO thành công cần có năng lực lãnh đạo xuất sắc, tư duy chiến lược và khả năng ra quyết định trong những tình huống phức tạp, nhiều áp lực. COO (Chief Operating Officer) – Giám đốc kinh doanh COO là người điều hành doanh nghiệp đứng sau CEO. Họ chịu trách nhiệm điều phối và giám sát toàn bộ hoạt động vận hành hàng ngày của doanh nghiệp, COO đảm bảo mọi quy trình sản xuất, logistics, dịch vụ khách hàng và quản lý chuỗi cung ứng diễn ra hiệu quả, đúng tiến độ và đạt chất lượng. Đây là vị trí đóng vai trò cầu nối giữa chiến lược và thực thi, giúp biến các kế hoạch của CEO thành hành động cụ thể trong toàn hệ thống. Một COO xuất sắc cần có khả năng quản lý tổng thể, hiểu sâu về cấu trúc tổ chức và biết cách tối ưu quy trình để nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra, COO cũng thường là người hỗ trợ CEO trong việc ra quyết định vận hành quan trọng và dẫn dắt đội ngũ đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn. CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính CFO là người đảm nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp, từ lập kế hoạch ngân sách, kiểm soát chi tiêu đến quản lý dòng tiền hay làm việc với các tổ chức tài chính. CFO đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo sự ổn định và bền vững về mặt tài chính, đồng thời hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh hoặc tái cấu trúc tổ chức. Đây là vị trí đòi hỏi sự chính xác, tư duy phân tích nhạy bén và khả năng dự báo tài chính chiến lược. CIO (Chief Information Officer) – Giám đốc thông tin  Giám đốc thông tin là người đứng đầu mảng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược CNTT và đảm bảo hạ tầng công nghệ hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động vận hành. Trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, vai trò của CIO ngày càng quan trọng trong việc lựa chọn, triển khai và quản lý các hệ thống công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, tối ưu chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Một CIO giỏi cần có hiểu biết sâu rộng về công nghệ, kỹ năng quản lý dự án phức tạp, đồng thời phải có khả năng phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác để đảm bảo công nghệ phục vụ đúng mục tiêu kinh doanh. Đây là vị trí vừa mang tính kỹ thuật, vừa yêu cầu tư duy chiến lược và nhạy bén với các xu hướng đổi mới. Giám đốc thông tin là người đứng đầu mảng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp CTO (Chief Technology Officer) – Giám đốc công nghệ CTO hay giám đốc công nghệ là người người chịu trách nhiệm định hướng và quản lý toàn bộ hoạt động công nghệ trong doanh nghiệp, CTO tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các giải pháp công nghệ để tạo ra giá trị cho sản phẩm, dịch vụ và khách hàng. Khác với CIO chỉ đảm bảo công nghệ phục vụ vận hành nội bộ, CTO đảm nhiệm vai trò dẫn dắt các chiến lược công nghệ gắn liền với sản phẩm và đổi mới sáng tạo. CTO đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các nền tảng kỹ thuật cốt lõi, xây dựng đội ngũ kỹ sư. Đồng thời, đảm bảo khả năng thích ứng công nghệ của doanh nghiệp trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Một CTO xuất sắc cần có nền tảng chuyên môn vững chắc, tư duy đổi mới mạnh mẽ và khả năng truyền cảm hứng cho đội ngũ phát triển công nghệ trong tổ chức. CMO (Chief Marketing Officer) – Giám đốc marketing Giám đốc marketing CMO là người chịu trách nhiệm phát triển và triển khai chiến lược marketing của doanh nghiệp nhằm xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường và thúc đẩy doanh số. CMO cần hiểu rõ hành vi tiêu dùng, phân tích dữ liệu thị trường và đón đầu các xu hướng để đưa ra những chiến dịch tiếp thị hiệu quả. Ngoài ra, CMO cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ phận như bán hàng, chăm sóc khách hàng và phát triển sản phẩm để đảm bảo mọi hoạt động tiếp thị đều phục vụ cho sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. CHRO (Chief Human Resources Officer) – Giám đốc nhân sự CHRO là vị trí quan trọng mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng có, kể cả doanh nghiệp mới. Giám đốc nhân sự là người đứng đầu bộ phận nhân sự, đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người. Đồng thời, chịu trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất làm việc, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp và đề xuất các chính sách phúc lợi. Bên cạnh đó, CHRO còn là người định hình văn hóa doanh nghiệp, góp phần duy trì môi trường làm việc tích cực, công bằng và bền vững. Với vai trò này, CHRO cần có tư duy chiến lược, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến lao động để vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, vừa đáp ứng mục tiêu phát triển nhân sự của tổ chức. CCO (Chief Content Officer ) – Giám đốc nội dung  CCO (Giám đốc nội dung) là người đứng đầu chiến lược nội dung của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tiếng nói thương hiệu, duy trì bản sắc truyền thông và kết nối với khách hàng mục tiêu. CCO hoạt động chính trong bộ phận tiếp thị hoặc quan hệ công chúng. Thông thường, giám đốc nội dung hay hợp tác chặt chẽ với CMO để thiết lập định hướng nội dung toàn diện. Bao gồm: Bài viết, hình ảnh, video đến các chiến dịch truyền thông mạng xã hội. Một CCO giỏi cần có tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý nội dung đa nền tảng và khả năng đảm bảo tính nhất quán thương hiệu trong mọi điểm chạm với khách hàng. Giám đốc nội dung là người đứng đầu chiến lược nội dung của doanh nghiệp CCO – Giám đốc tuân thủ (Chief Compliance Officer) Hiểu đơn giản đây giống như vị trí giám sát, đảm bảo doanh nghiệp vận hành đúng quy định pháp luật, chuẩn mực đạo đức và các chính sách nội bộ. CCO chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động tuân thủ, phát hiện rủi ro pháp lý tiềm ẩn và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, khắc phục. Trong môi trường kinh doanh ngày càng khắt khe về quy định và minh bạch, vai trò của CCO ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ uy tín doanh nghiệp và duy trì hoạt động ổn định, bền vững. Tại một số doanh nghiệp nhỏ, vị trí giám đốc tuân thủ sẽ không có mà kết hợp chung với vị trí nhân sự, mọi hoạt động trong công ty đều do nhân sự lâu năm gắn kết. CSO (Chief Security Officer) – Giám đốc an ninh  Giám đốc an ninh là người thiết lập và quản lý toàn bộ chính sách an ninh của doanh nghiệp, bao gồm cả an ninh vật lý và an ninh mạng. Vai trò chính của họ là bảo vệ tài sản, thông tin và con người trước các nguy cơ tấn công, rò rỉ hoặc phá hoại. Ngoài ra, CSO còn xây dựng các giao thức phản ứng khi có sự cố và đảm bảo nhân viên được đào tạo để tuân thủ các quy trình an toàn. CSO là vị trí đặc biệt quan trọng trong các tổ chức hoạt động trong môi trường dữ liệu nhạy cảm hoặc có quy mô lớn. CDO (Chief Data Officer) – Giám đốc dữ liệu  Giám đốc dữ liệu là người định hướng chiến lược dữ liệu của doanh nghiệp. CDO chịu trách nhiệm thu thập, phân tích và tối ưu hóa việc sử dụng dữ liệu để phục vụ cho các quyết định kinh doanh. Trong thời đại số hóa, dữ liệu được xem là tài sản chiến lược, và CDO chính là người đảm bảo doanh nghiệp biết khai thác đúng cách dữ liệu để tạo ra giá trị thực tiễn. Vai trò này đòi hỏi khả năng hiểu biết sâu về công nghệ, phân tích dữ liệu và tư duy định hướng tăng trưởng dựa trên insight. CINO (Chief Innovation Officer) – Giám đốc đổi mới  Giám đốc đổi mới là người dẫn dắt quá trình đổi mới trong doanh nghiệp. Họ trực tiếp giám sát hoạt động của bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D). Đồng thời, họ còn có nhiệm vụ khám phá các cơ hội sáng tạo, đề xuất ý tưởng đột phá và thúc đẩy văn hóa đổi mới trong doanh nghiệp. Một CINO hiệu quả không chỉ tìm kiếm các giải pháp mới mà còn biết cách thương mại hóa các sáng kiến để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Đây là vị trí lý tưởng cho những ai có tư duy sáng tạo, dám nghĩ lớn và sẵn sàng dẫn đầu thay đổi. CKO (Chief Knowledge Officer) – Giám đốc tri thức  Giám đốc tri thức là người phụ trách quản lý và phát triển tài sản tri thức trong doanh nghiệp, CKO đóng vai trò kết nối giữa dữ liệu, thông tin và hành động thực tiễn. Họ chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống lưu trữ, chia sẻ và khai thác tri thức hiệu quả, từ đó nâng cao hiểu biết về khách hàng, thị trường và các lĩnh vực chuyên môn nội bộ. Đồng thời, CKO giám sát các chính sách liên quan đến sở hữu trí tuệ, thúc đẩy học tập liên tục và giúp đội ngũ nhân sự áp dụng kiến thức vào hoạt động đổi mới, tiếp thị, bán hàng cũng như nâng cao hiệu quả tổ chức. CKO đóng vai trò kết nối giữa dữ liệu, thông tin và hành động thực tiễn CGO (Chief Green Officer) – Giám đốc xanh Giám đốc xanh tuy là vị trí còn tương đối mới mẻ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. CGO chịu trách nhiệm xây dựng và thực thi các chiến lược thân thiện với môi trường như: giảm khí thải carbon, tiết kiệm năng lượng tại trung tâm dữ liệu, hạn chế rác thải điện tử, và đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường – bao gồm cả OSHA. Với xu hướng ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) ngày càng lên ngôi, CGO ngày càng trở thành một mắt xích quan trọng trong việc định vị doanh nghiệp xanh, bền vững và có trách nhiệm xã hội. Những kỹ năng cần có để trở thành C-Level Để vươn lên vị trí C-Level, ngoài kinh nghiệm dày dặn và thành tích nổi bật, bạn cần sở hữu một tập hợp kỹ năng toàn diện, kết hợp giữa năng lực chuyên môn và khả năng lãnh đạo chiến lược. Cụ thể như sau: Kỹ năng lãnh đạo Nhà lãnh đạo C-Level cần thể hiện sự kiên định trong việc hướng dẫn, hỗ trợ đội ngũ đạt mục tiêu chiến lược. Lãnh đạo không chỉ là ra quyết định, mà còn là khả năng xây dựng tầm nhìn, truyền cảm hứng và phát triển con người. Họ cần biết cách phát hiện tiềm năng, tạo động lực làm việc và nuôi dưỡng một văn hóa doanh nghiệp tích cực, đoàn kết. Kỹ năng giao tiếp Giao tiếp hiệu quả giúp truyền đạt thông điệp rõ ràng, thúc đẩy sự thấu hiểu và đồng thuận trong tổ chức. Bên cạnh khả năng nói và viết tốt, nhà lãnh đạo cũng cần biết lắng nghe để tiếp nhận ý kiến đa chiều, từ đó đưa ra các quyết định hợp lý. Giao tiếp cũng là công cụ để kết nối với nhà đầu tư, cổ đông, đối tác và truyền thông. Kỹ năng tư duy  Một thành viên C-Level cần có khả năng tư duy tổng thể, định hướng dài hạn và dự báo các xu hướng phát triển. Họ phải liên tục phân tích dữ liệu, nhận diện cơ hội – rủi ro và điều chỉnh chiến lược phù hợp với thị trường. Tư duy chiến lược giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và tăng trưởng bền vững. C-Level cần có khả năng tư duy tổng thể, định hướng dài hạn Kỹ năng lập kế hoạch Ngoài những kỹ năng trên, các vị trí cấp C cũng phải có kỹ năng lập kế hoạch. Khả năng lập kế hoạch cho phép lãnh đạo C-Level thiết lập mục tiêu rõ ràng, xác định các bước hành động và phân bổ nguồn lực hợp lý. Ngoài ra, một kế hoạch tốt cần có tính linh hoạt để thích nghi với những thay đổi từ môi trường bên ngoài mà không làm gián đoạn tiến trình phát triển. Kỹ năng quản lý dự án Lãnh đạo cấp cao thường giám sát nhiều dự án trọng điểm. Họ cần có khả năng phân công công việc hiệu quả, theo dõi tiến độ, kiểm soát chi phí và đảm bảo kết quả đúng thời hạn. Đồng thời, họ phải nhận diện và xử lý kịp thời các rủi ro để duy trì chất lượng đầu ra và không ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược. Kỹ năng giải quyết vấn đề Trong môi trường kinh doanh phức tạp, kỹ năng giải quyết vấn đề bắt buộc phải có. Các nhà lãnh đạo cần nhanh chóng xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, đánh giá tình hình dựa trên dữ liệu, cân nhắc các giải pháp và đưa ra lựa chọn tối ưu. Đây là yếu tố quan trọng để giữ vững sự ổn định và duy trì niềm tin trong nội bộ. Kỹ năng sáng tạo Tư duy đổi mới giúp nhà lãnh đạo nhìn thấy cơ hội nơi người khác chỉ thấy rào cản. Kỹ năng sáng tạo hỗ trợ họ trong việc tìm ra giải pháp mới, cải tiến quy trình và tạo ra giá trị khác biệt. Một C-Level thành công không ngại thách thức lối mòn và luôn khuyến khích đội ngũ đổi mới tư duy để tạo đà phát triển cho tổ chức. Bí quyết thành công cho C-Level Để giữ vững vị trí và phát triển lâu dài ở cấp độ C-Level, các nhà lãnh đạo cần hội tụ nhiều yếu tố vượt trội. Dưới đây là những bí quyết then chốt giúp nhân sự C-Suite khẳng định giá trị và dẫn dắt doanh nghiệp bền vững: Xác định mục tiêu Muốn thành công khi đứng ở cương vị C-Level bạn bắt buộc phải biết cách xác định mục tiêu. Bao gồm xác định mục tiêu cá nhân và mục tiêu tổ chức một cách nhất quán, rõ ràng. Mục tiêu không chỉ xoay quanh việc tăng trưởng lợi nhuận mà còn cần bao gồm việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, phát triển đội ngũ và duy trì sự bền vững dài hạn. Khi định hướng rõ ràng, mọi chiến lược và quyết định đều sẽ bám sát giá trị cốt lõi của tổ chức. Xác định mục tiêu cá nhân và mục tiêu tổ chức một cách nhất quán Phát triển kỹ năng chuyên môn Để luôn đi đầu, lãnh đạo C-Suite cũng cần không ngừng cập nhật kiến thức và theo kịp các xu hướng mới nhất trong ngành. Việc hiểu sâu về tài chính, công nghệ, thị trường và vận hành giúp họ đưa ra các quyết định chính xác và chiến lược. Trình độ chuyên môn cao chính là nền tảng để nhà lãnh đạo đưa doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Nâng cao kỹ năng mềm Ngoài chuyên môn, khả năng giao tiếp, lãnh đạo, lắng nghe và quản lý cảm xúc cũng là những kỹ năng quan trọng không thể thiếu. Kỹ năng mềm giúp C-Level xây dựng niềm tin, duy trì sự gắn kết nội bộ và xử lý xung đột một cách khéo léo. Đây cũng là yếu tố giúp nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và xây dựng môi trường làm việc tích cực. Tích lũy kinh nghiệm quản lý Để trở thành một nhà quản lý giỏi, bạn bắt buộc phải tích lũy kinh nghiệm qua nhiều năm làm việc của mình. Cấp C-Level cần trải qua nhiều vai trò quản lý khác nhau để hiểu sâu về vận hành và quản trị tổ chức. Kinh nghiệm chính là “vốn sống” giúp họ tự tin giải quyết những tình huống phức tạp và ra quyết định chiến lược trong điều kiện bất định. Xây dựng mạng lưới quan hệ Mạng lưới quan hệ rộng mở là một lợi thế lớn với bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Các mối quan hệ chiến lược với đối tác, chuyên gia trong ngành và các nhà đầu tư giúp C-Level dễ dàng tiếp cận thông tin, cơ hội mới và giải pháp hữu ích. Đây cũng là kênh hỗ trợ mở rộng tầm ảnh hưởng cá nhân và nâng cao uy tín tổ chức. Theo dõi xu hướng Cấp C-Level cần liên tục cập nhật các xu hướng về công nghệ, nhân sự, kinh tế và chính sách để chủ động điều chỉnh chiến lược phù hợp. Khả năng nắm bắt xu hướng không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua các thách thức mà còn tận dụng cơ hội để vươn lên và đổi mới sáng tạo. Kết luận Bài viết trên đây Unica đã tổng hợp chi tiết cho bạn toàn bộ thông tin có liên quan đến vị trí C-Suite. Việc hiểu rõ định nghĩa C-Suite là gì? Vai trò, kỹ năng cần có và bí quyết thành công của C-Level sẽ là bước đệm vững chắc để bạn định hướng con đường sự nghiệp và tiến gần hơn tới những vị trí lãnh đạo cao nhất trong tổ chức. Xem thêm: CEO, COO, CFO, CTO là gì? Tổng hợp các chức vụ quan trọng trong công ty
Cổ đông lớn là gì?  Tầm ảnh hưởng và vai trò trong doanh nghiệp
Cổ đông lớn là gì?  Tầm ảnh hưởng và vai trò trong doanh nghiệp Cổ đông lớn là những người có tầm ảnh hưởng quan trọng trong doanh nghiệp. Đồng thời cũng là người nắm giữ cổ phiếu cao. Vậy cụ thể cổ đông lớn là gì? Họ có vai trò và trách nhiệm như thế nào trong mỗi doanh nghiệp? Cùng khám phá nội dung bài viết dưới đây của Unica để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé. Cổ đông lớn là gì? Theo khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Đối chiếu theo khoản này và căn cứ theo khoản 18 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 giải thích thuật ngữ cổ đông lớn như sau: Cổ đông lớn là người sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành. Trong doanh nghiệp, cổ đông lớn được cho là có quyền lực lớn hơn những cổ đông còn lại. Cổ đông lớn là gì? Về nguyên tắc, mỗi cổ phần phổ thông có quyền biểu quyết ngang nhau, bất kể cổ đông nắm giữ 1 hay 1 triệu cổ phần. Tuy nhiên, cổ đông lớn sẽ sở hữu số lượng cổ phần nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc cổ đông lớn sẽ có tổng số phiếu biểu quyết cao hơn, từ đó có ảnh hưởng lớn hơn đến các quyết định của công ty. Tùy vào tỷ lệ sở hữu cổ phần, chẳng hạn như: 5%, 10%, 36%, 51% hay 75% mà cổ đông sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Từ đó, họ có quyền đề cử, phủ quyết, đến khả năng chi phối hoặc kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông lớn Tùy thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần và quyền biểu quyết, cổ đông trong công ty cổ phần sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Cụ thể như sau: Quyền của cổ đông lớn theo tỷ lệ sở hữu cổ phần Tỷ lệ sở hữu Quyền tương ứng Từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên Được xem xét, tra cứu và trích lục các tài liệu như: biên bản, nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính định kỳ, báo cáo của Ban kiểm soát, các hợp đồng và giao dịch quan trọng.- Có quyền yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông trong một số trường hợp nhất định. Từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên Có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.- Tỷ lệ này có thể được điều chỉnh thấp hơn nếu Điều lệ công ty quy định. Từ 35% tổng số phiếu biểu quyết trở lên Có quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (theo khoản 1 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020). Trên 50% tổng số phiếu biểu quyết Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành hợp lệ khi số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết.- Nghị quyết được thông qua khi có trên 50% số phiếu biểu quyết đồng thuận, trừ những nội dung đặc biệt cần tỷ lệ cao hơn. Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên Có quyền quyết định các vấn đề trọng yếu như:+ Thay đổi loại cổ phần, tổng số cổ phần;+ Thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh;+ Cơ cấu tổ chức quản lý công ty;+ Dự án đầu tư hoặc bán tài sản ≥ 35% tổng giá trị tài sản;+ Tổ chức lại hoặc giải thể công ty;+ Các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định. Quyền của cổ đông lớn theo tỷ lệ sở hữu cổ phần Bên cạnh các quyền đặc biệt, cổ đông lớn trong công ty cổ phần cũng phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau: Thanh toán đầy đủ và đúng hạn số cổ phần đã cam kết mua: Cổ đông lớn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ góp vốn đúng theo cam kết về thời hạn và giá trị cổ phần đăng ký. Không được rút vốn góp dưới bất kỳ hình thức nào: Cổ đông lớn không được phép tự ý rút phần vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty, trừ trường hợp được công ty hoặc cá nhân, tổ chức khác mua lại số cổ phần đó. Nếu vi phạm, cổ đông sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và bồi thường thiệt hại phát sinh. Tuân thủ Điều lệ công ty và các quy chế nội bộ: Cổ đông lớn phải nghiêm túc chấp hành các quy định nội bộ được công ty ban hành. Thực hiện đầy đủ các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị: Việc tuân thủ các quyết định chung là nghĩa vụ bắt buộc nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản trị công ty. Bảo mật thông tin của công ty: Cổ đông lớn phải giữ bí mật các thông tin được cung cấp theo quy định của Điều lệ công ty và pháp luật. Mọi hành vi sao chép, tiết lộ hoặc phát tán thông tin cho bên thứ ba đều bị nghiêm cấm. Không được lạm dụng vị thế để gây thiệt hại cho công ty hoặc cổ đông khác: Cổ đông lớn phải hành động vì lợi ích chung, không sử dụng ảnh hưởng của mình để tạo ra các rào cản, làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công ty cũng như các cổ đông còn lại. Cổ đông lớn mua bán cổ phiếu có phải thông báo không? Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019, cổ đông lớn có nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ và kịp thời về tình trạng sở hữu cổ phần của mình tại công ty đại chúng, nhằm đảm bảo tính minh bạch và công khai trong hoạt động thị trường chứng khoán. Cụ thể: Cổ đông lớn mua bán cổ phiếu phải thông báo không? Thông báo với công ty và cơ quan quản lý chứng khoán Cổ đông lớn phải thông báo cho công ty và cơ quan quản lý chứng khoán trong các trường hợp sau: Khi đạt mức sở hữu từ 5% trở lên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Khi trở thành hoặc không còn là cổ đông lớn (tức vượt qua hoặc rơi xuống dưới ngưỡng 5%). Khi có sự thay đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần qua các ngưỡng 1%, ví dụ: từ 6% lên 7%, hoặc từ 10% xuống 9%... Khi đạt các ngưỡng sở hữu quan trọng khác: 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 50%, 75% và 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Thời hạn báo cáo: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh giao dịch hoặc thay đổi tỷ lệ sở hữu (bao gồm cả giao dịch mua bán hoặc thay đổi tỷ lệ không qua giao dịch). Nghĩa vụ này cũng áp dụng với nhóm người có liên quan và nhóm nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 5% trở lên cổ phần có quyền biểu quyết tại một tổ chức phát hành. Công bố thông tin công khai trên trang web của công ty Cổ đông lớn cần cung cấp và cập nhật các thông tin sau: Số lượng và tỷ lệ cổ phần sở hữu tại công ty. Thông tin về các giao dịch cổ phần: mua, bán, chuyển nhượng, hoặc việc sử dụng cổ phần cho mục đích khác. Thông tin cá nhân bao gồm: họ tên, quốc tịch và địa chỉ liên hệ của cổ đông lớn. Việc công bố thông tin đầy đủ và đúng hạn nhằm đảm bảo tính minh bạch và công khai trong mọi hoạt động giao dịch cổ phiếu. Từ đó, các cổ đông khác và nhà đầu tư có cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Kết luận Bài viết là toàn bộ thông tin liên quan đến khái niệm cổ đông lớn là gì? Tóm lại, cổ đông lớn là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu từ 5% trở lên số cổ phần có quyền biểu quyết trong một công ty cổ phần, đặc biệt là công ty đại chúng. Bên cạnh các quyền lợi tương xứng với tỷ lệ sở hữu, cổ đông lớn cũng phải tuân thủ nhiều nghĩa vụ quan trọng. Sự hiện diện và vai trò của cổ đông lớn là đóng vai trò quan trọng trong quản trị minh bạch và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. >> Xem thêm: Cổ đông chiến lược là gì? Đặc điểm, lợi ích và hạn chế
CFO là gì? Tất tần tật về Giám đốc tài chính bạn nên biết
CFO là gì? Tất tần tật về Giám đốc tài chính bạn nên biết Giám đốc tài chính (CFO) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp. Không chỉ là người  xây dựng chiến lược tài chính, CFO còn là người giám sát dòng tiền, đảm bảo doanh nghiệp có sự ổn định tài chính nhất định giúp vận hành bền vững. Để hiểu rõ và cụ thể khái niệm CFO là gì? Quyền hạn và trách nhiệm của vị trí này ra sao? Bạn đọc hãy tham khảo nội dung trong bài viết sau của Unica để biết cụ thể nhé. CFO là gì? Giám đốc tài chính, tiếng Anh là Chief Financial Officer (CFO), là người giữ vị trí cao nhất trong việc điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. CFO chịu trách nhiệm phân tích tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp, giám sát phòng tài chính – kế toán. Đồng thời, tính toán các khoản tài chính cụ thể, dự trù quỹ tài chính cụ thể cho doanh nghiệp. Nói chung, CFO phải đảm bảo bộ máy tài chính của doanh nghiệp lúc nào cũng được vận hành trơn tru, để giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường. CFO là gì? Trong cấu trúc lãnh đạo cấp cao, CFO thường làm việc sát cánh cùng các vị trí C-level khác như CEO hay COO để hoạch định chiến lược dài hạn và nâng cao hiệu suất tài chính. CEO sẽ báo cáo trực tiếp tình hình tài chính của doanh nghiệp cho CEO, chủ tịch hoặc COO. Tại một số doanh nghiệp, CFO còn là thành viên quan trọng trong Hội đồng quản trị. Vai trò của Giám đốc tài chính trong doanh nghiệp CFO được ví như một “kiến trúc sư tài chính” trong doanh nghiệp, họ hoạch định những “nguyên liệu” cần thiết cho doanh nghiệp của mình, đảm bảo doanh nghiệp vận hành kiên cố và bền vững. Cụ thể vai trò của CFO như sau: Lãnh đạo, giám sát Vai trò quan trọng và chủ chốt nhất của CFO đó là đảm nhận vị trí lãnh đạo và giám sát trong toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp. CFO chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của phòng tài chính – kế toán, từ việc kiểm soát ngân sách, báo cáo tài chính đến đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến tài chính. CFO không chỉ kiểm tra tính chính xác mà còn phải đảm bảo mọi số liệu phản ánh đúng tình hình kinh doanh thực tế. Ngoài ra, CFO còn đóng vai trò như “người gác cổng” trong việc đưa ra các quyết định tài chính then chốt. Mỗi dòng tiền, mỗi dự án đầu tư hay kế hoạch cắt giảm chi phí đều cần có cái nhìn sâu sắc và đánh giá khách quan từ CFO. Vai trò giám sát của họ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và duy trì tính minh bạch trong mọi hoạt động tài chính. Dẫn dắt đội nhóm Không chỉ là một chuyên gia tài chính, CFO còn là người truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ của mình. Họ cần xây dựng một đội ngũ tài chính chuyên nghiệp, có năng lực và có tinh thần trách nhiệm cao. Bằng cách phân công công việc hợp lý, thiết lập quy trình hiệu quả và hỗ trợ nhân viên phát triển, CFO góp phần hình thành nên một tập thể vững mạnh và có khả năng thích ứng tốt với mọi biến động của thị trường. Bên cạnh đó, CFO cũng phải là người gắn kết và phát triển văn hóa làm việc tích cực trong đội nhóm. Sự thành công của phòng tài chính – kế toán không chỉ đến từ kỹ năng chuyên môn mà còn từ sự phối hợp nhịp nhàng, tin tưởng lẫn nhau và tinh thần cùng hướng đến mục tiêu chung. CFO chính là chất keo kết nối toàn bộ nhân sự trong khối tài chính lại thành một khối thống nhất, đảm bảo doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự tài chính chất lượng giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững nhất. CFO là người truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ Kết nối doanh nghiệp với đối tác Trong vai trò là đại diện tài chính cao nhất, CFO sẽ có nhiệm vụ phải thường xuyên làm việc với các đối tác bên ngoài như: ngân hàng, nhà đầu tư, kiểm toán độc lập, cơ quan thuế hay các tổ chức tài chính khác. Việc duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững với các đối tác này giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội tiếp cận vốn, thúc đẩy hợp tác và gia tăng uy tín trên thị trường. Trong vai trò kết nối doanh nghiệp với đối tác, giám đốc tài chính là người truyền đạt thông tin chiến lược tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng, thuyết phục. Họ xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy trong mắt đối tác để tạo dựng niềm tin lâu dài, đồng thời đảm bảo các quyết định tài chính đưa ra đều mang lại lợi ích cho cả hai bên. Hoạch định chiến lược Bên cạnh những vai trò đã chia sẻ ở trên, CFO còn đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Dựa trên các phân tích tài chính và dữ liệu kinh doanh, CFO cung cấp cái nhìn dài hạn để giúp ban lãnh đạo định hướng mục tiêu, phân bổ nguồn lực hiệu quả và xác định các cơ hội đầu tư tiềm năng. Để hoạch định chiến lược đứng đắn, đòi hỏi giám đốc tài chính phải có tư duy tổng thể, nhạy bén với xu hướng thị trường và thực sự am hiểu về mô hình vận hành của doanh nghiệp. CFO phải nhìn xa trông rộng, cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận trong từng quyết định. Như vậy mới thực sự đưa ra được những kế hoạch tài chính bền vững giúp doanh nghiệp duy trì và tăng trưởng bền vững. Quản lý hệ thống tài chính CFO chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý toàn bộ hệ thống tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm:  ngân sách, báo cáo tài chính, dòng tiền và kiểm soát nội bộ, đảm bảo hệ thống tài chính hoạt động trơn tru, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu phát triển không ngừng của công ty.  Không chỉ dừng lại ở việc vận hành, CFO còn chủ động cải tiến và ứng dụng công nghệ vào quản lý tài chính. Các phần mềm ERP, công cụ phân tích dữ liệu hay hệ thống báo cáo tự động là những yếu tố giúp doanh nghiệp kiểm soát tài chính tốt hơn và ra quyết định nhanh hơn. Việc quản lý hệ thống tài chính vững chắc chính là nền tảng để doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. CFO chủ động cải tiến và ứng dụng công nghệ vào quản lý tài chính Mô tả chi tiết công việc của giám đốc tài chính Giám đốc tài chính không chỉ là người quản lý tiền bạc, mà còn là cố vấn chiến lược đắc lực cho CEO, đồng thời đóng vai trò trung tâm trong việc định hình tương lai tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là bản mô tả công việc cụ thể cho vị trí CFO trong doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động quản lý tài chính, bao gồm: tiền mặt, đầu tư, bảo hiểm, lập ngân sách và báo cáo tài chính. Đồng thời, đóng vai trò thúc đẩy và thực thi chiến lược tài chính tổng thể của công ty. Phối hợp xây dựng và điều phối ngân sách hàng năm, bao gồm: ngân sách hoạt động, ngân sách vốn cũng như các chương trình tài chính dài hạn, đồng thời đảm bảo các báo cáo đi kèm được thực hiện đúng chuẩn và minh bạch. Kiểm soát hoạt động ghi sổ, kế toán hàng ngày và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả để giám sát dòng tiền và đảm bảo tính ổn định trong vận hành tài chính Thiết lập và áp dụng các công cụ, quy trình và phương pháp tối ưu để doanh nghiệp vừa kiểm soát chặt chẽ tài chính, vừa linh hoạt trong việc phối hợp giữa các phòng ban và dự án. Thường xuyên cập nhật và áp dụng đúng các quy định của địa phương và quốc gia liên quan đến hoạt động kế toán và thuế, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về tài chính. Làm việc chặt chẽ với các bộ phận quản lý cấp cao để đề xuất ngân sách một cách hiệu quả. Đồng thời cung cấp thông tin tài chính kịp thời để ra quyết định. Nghiên cứu xu hướng thị trường và nội bộ doanh nghiệp, nhằm nhận diện cơ hội tăng doanh thu và đề xuất các giải pháp cắt giảm chi phí hợp lý, tối ưu hóa hiệu quả tài chính. Thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro tài chính, thông qua phân tích danh mục đầu tư, cơ cấu vốn, các khoản vay và xây dựng chiến lược gây quỹ phù hợp với mục tiêu phát triển. Phối hợp với bộ phận nhân sự trong việc kiểm soát chi phí nhân sự, bao gồm: lương, thưởng, phúc lợi và quản lý định biên, đảm bảo ngân sách nhân sự nằm trong kế hoạch tài chính chung. Theo dõi hiệu suất kinh doanh thông qua các công cụ đo lường hiệu quả tài chính, đồng thời thiết lập các giải pháp điều chỉnh nếu hoạt động không đạt kỳ vọng. Quản lý đội ngũ tài chính và hệ thống công nghệ thông tin tài chính, đảm bảo cả nhân sự và hạ tầng kỹ thuật đều đáp ứng tốt nhu cầu phát triển và số hóa của doanh nghiệp. Báo cáo kế hoạch cũng như tình hình tài chính trong mỗi giai đoạn với Ban giám đốc, đảm bảo hoạt động tài chính của công ty lúc nào cũng ổn định để công việc kinh doanh diễn ra trơn tru, không bị đình trệ. Giám đốc tài chính là cố vấn đắc lực cho CEO Quyền hạn và trách nhiệm của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp Là một trong những vị trí điều hành cấp cao, Giám đốc tài chính nắm giữ vai trò chiến lược và quyền hạn quan trọng trong hệ thống quản trị doanh nghiệp. Tùy vào quy mô, cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động mà quyền hạn và trách nhiệm của CFO có thể được tùy chỉnh. Tuy nhiên, về cơ bản giám đốc tài chính sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm sau: Ký duyệt và kiểm soát các văn bản liên quan đến bộ phận tài chính – kế toán, bao gồm: báo cáo, phiếu thu – chi, đề xuất ngân sách và các tài liệu nội bộ có liên quan đến tài chính. Quản lý ngân sách và các chính sách tài chính chung của doanh nghiệp. CFO có thẩm quyền đề xuất, điều chỉnh hoặc phản hồi các quy định tài chính để đảm bảo phù hợp với mục tiêu chiến lược và năng lực hiện tại của công ty. Xem xét các hợp đồng kinh tế, đánh giá rủi ro và năng lực tài chính của doanh nghiệp trước khi trình lên cấp cao hơn để phê duyệt cuối cùng. Phê duyệt các đề xuất liên quan đến ngân sách trong toàn bộ hoạt động của công ty, từ các khoản chi nhỏ đến các dự án lớn, dựa trên kế hoạch tài chính, định mức ngân sách, và các quy định tài chính nội bộ đã được thiết lập. Thực thi kế hoạch ngân sách đã được Ban giám đốc thông qua. Trong quá trình thực thi, CFO có quyền yêu cầu các phòng ban báo cáo công việc hoặc điều chỉnh các hoạt động nếu thấy không phù hợp với định hướng tài chính chung. Ký duyệt các báo cáo tài chính thuộc phạm vi trách nhiệm, kiểm tra tính chính xác và hợp lý của các số liệu trước khi trình lên Ban giám đốc hoặc Hội đồng quản trị để phê duyệt cuối cùng. Yêu cầu cần có của một giám đốc tài chính Để đảm nhận vị trí Giám đốc tài chính – một trong những vị trí cấp cao và có ảnh hưởng lớn trong doanh nghiệp bạn không chỉ cần có chuyên môn xuất sắc mà còn phải hội tụ nhiều yếu tố từ tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo đến kinh nghiệm thực tế. Dưới đây là những yêu cầu quan trọng mà một CFO cần đáp ứng: Kiến thức sâu rộng, chuyên môn về tài chính Một CFO giỏi trước tiên phải là người nắm vững kiến thức chuyên sâu về tài chính – kế toán. Từ nguyên tắc kế toán, quản lý rủi ro tài chính, điều phối dòng vốn cho đến phân tích và dự báo tài chính, tất cả đều cần được thực hiện một cách chính xác và có tầm nhìn. Ngoài ra, họ còn phải hiểu rõ các quy định, chuẩn mực pháp lý liên quan để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng luật và an toàn về mặt tài chính. Giám đốc tài chính cần phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng Thông thường, các ứng viên cho vị trí CFO sẽ sở hữu nền tảng học vấn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm trong ngành. Hơn nữa phải có đầy đủ các bằng cấp chuyên môn như: CPA (Certified Public Accountant), ACCA hoặc MBA chuyên ngành tài chính là điểm cộng lớn, thể hiện năng lực phân tích và quản trị tài chính bài bản. Nền tảng quản trị Trong thời đại số hóa, CFO không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn phải hiểu và sử dụng thành thạo các nền tảng quản trị. Bao gồm các phần mềm ERP (như SAP, Oracle), các nền tảng kế toán tích hợp, và các công cụ phân tích dữ liệu tài chính. Việc am hiểu công nghệ giúp CFO khai thác dữ liệu hiệu quả hơn, nhìn ra các xu hướng tài chính và ra quyết định chiến lược nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, nền tảng quản trị tốt còn hỗ trợ họ trong việc kiểm soát rủi ro, tăng tính minh bạch và tối ưu hiệu quả vận hành tài chính toàn doanh nghiệp. Kỹ năng mềm Ở cấp độ lãnh đạo, kỹ năng mềm chính là “vũ khí chiến lược” giúp CFO tạo ảnh hưởng tích cực trong tổ chức. Từ kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, tư duy phản biện, cho đến năng lực ra quyết định, quản lý rủi ro và lãnh đạo đội nhóm, tất cả đều cần được rèn luyện và phát triển liên tục. Việc sở hữu kỹ năng mềm giúp CEO tạo ra được sự kết nối trong tổ chức và giúp được sự đồng thuận với cổ đông và ban lãnh đạo. Ngoài ra, việc sở hữu kỹ năng mềm cũng giúp CFO lãnh đạo đội ngũ tài chính hiệu quả, thúc đẩy hiệu suất và quản lý  nguồn lực tài chính một cách chặt chẽ nhất.  Mặc dù không thể là người trực tiếp thực hiện mọi công việc nhưng CFO vẫn phải trau dồi kỹ năng mềm để đảm bảo mọi việc được thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ nhất. Kinh nghiệm thực tiễn Khi đạt đến cấp độ giám đốc tài chính thì chắc chắn kiến thức của bạn đã rất vững vàng. Tuy nhiên, kiến thức nếu như chỉ là lý thuyết suông chưa ứng dụng được vào thực tế thì sẽ không hiệu quả, không có tính thực tế cao. Vì vậy, để trở thành một CFO giỏi, bạn bắt buộc phải có kinh nghiệm thực tế. Kinh nghiệm “thực chiến” là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với một CFO. Chính từ những trải nghiệm thực tế này, CFO có thể nhanh chóng nhận diện rủi ro, phân tích dòng tiền, và đưa ra chiến lược tài chính phù hợp trong mọi tình huống, kể cả trong thời kỳ khủng hoảng. Đó là điều giúp CFO đưa ra chiến lược tài chính hiệu quả và dẫn dắt, cố gắng duy trì đưa doanh nghiệp vượt qua các thời kỳ khó khăn để đạt thành công bền vững. CFO cần có kinh nghiệm thực tế để phân tích dòng tiền chính xác So sánh giữa hai vị trí cấp cao CEO và CFO  Dù đều là những vị trí cấp cao trong bộ máy điều hành doanh nghiệp, CEO và CFO lại đảm nhận những chức năng và trọng trách hoàn toàn khác nhau. Trong khi CEO là người định hướng tổng thể và dẫn dắt toàn doanh nghiệp, thì CFO tập trung chuyên sâu vào các hoạt động tài chính. Dưới đây là những điểm khác biệt rõ rệt giữa hai vị trí này: Tiêu chí so sánh Giám đốc Tài chính (CFO) Giám đốc điều hành (CEO) Trách nhiệm tổng thể CFO chỉ tập trung vào lĩnh vực tài chính – kế toán. Họ quản lý ngân sách, kế toán, kiểm toán,... Vai trò của CFO là đảm bảo tính ổn định và minh bạch trong hoạt động tài chính, đồng thời hỗ trợ CEO ra quyết định bằng dữ liệu tài chính chính xác và chuyên sâu. CEO chịu trách nhiệm về hiệu suất tổng thể của công ty. Họ là người điều hành cao nhất, giám sát tất cả các phòng ban và đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đi đúng hướng với mục tiêu chiến lược dài hạn. Vai trò cốt lõi CFO đóng vai trò hỗ trợ tài chính cho chiến lược của doanh nghiệp. Họ đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để thực hiện kế hoạch đã đề ra, đồng thời kiểm soát rủi ro và đảm bảo tính khả thi về mặt ngân sách cho từng bước đi chiến lược. CEO là người hoạch định chiến lược tổng thể của doanh nghiệp, từ định hướng phát triển, mở rộng thị trường cho đến mô hình kinh doanh. Họ thiết lập tầm nhìn dài hạn và truyền cảm hứng cho toàn bộ tổ chức. Báo cáo công việc Đại diện cho bộ phận tài chính. Báo cáo trực tiếp cho CEO hoặc chủ tịch hội đồng quản trị Đại diện cho doanh nghiệp, bao cáo trực tiếp với HĐQT Liên kết và truyền thống đối ngoại CFO đảm nhận vai trò liên lạc tài chính, làm việc trực tiếp với ngân hàng, nhà đầu tư, kiểm toán viên và các tổ chức tài chính. CFO thảo luận các vấn đề như tín dụng, huy động vốn, hoặc cơ cấu tài chính với các bên liên quan để duy trì và củng cố nền tảng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp. CEO là “bộ mặt” của công ty, thường đại diện doanh nghiệp tham dự các sự kiện, gặp gỡ báo chí, lãnh đạo cộng đồng hoặc các đối tác chiến lược. Họ xây dựng hình ảnh thương hiệu và thiết lập mối quan hệ tầm cao. Phân tích và đánh giá CFO chuyên xử lý các phân tích tài chính chi tiết, từ việc theo dõi chi phí, doanh thu, cho đến phân tích dòng tiền, hiệu quả đầu tư và xu hướng thị trường. Họ chịu trách nhiệm đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hiệu quả và chi phí được kiểm soát chặt chẽ. CFO trình bày các kết quả tài chính cho CEO, từ đó CEO sẽ xem xét và đưa ra các điều chỉnh hoặc quyết định chiến lược phù hợp để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Phát triển nhân sự CFO tập trung vào việc xây dựng và phát triển đội ngũ tài chính – kế toán. Họ tìm kiếm nhân sự chuyên môn giỏi, đào tạo nội bộ và đảm bảo các vị trí trong bộ phận tài chính đều được vận hành bởi những người có năng lực phù hợp. CEO đóng vai trò định hướng phát triển lãnh đạo trong toàn tổ chức, từ việc phát hiện tài năng đến xây dựng đội ngũ kế thừa cho các vị trí quản lý. Họ quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp, truyền cảm hứng và nâng cao năng lực cho toàn bộ hệ thống nhân sự So sánh vị trí cấp cao CEO và CFO Phân biệt khác nhau CFO và Kế toán trưởng Trong các tập đoàn lớn và doanh nghiệp đa quốc gia, việc bổ nhiệm Giám đốc Tài chính (CFO) đã trở thành xu hướng tất yếu nhằm tối ưu hóa chiến lược tài chính và nâng cao hiệu quả vận hành. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), do hạn chế về nguồn lực và cơ cấu tổ chức, Kế toán trưởng thường kiêm nhiệm cả vai trò của CFO. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai vị trí này, hãy cùng xem bảng so sánh dưới đây: Tiêu chí CFO (Giám đốc Tài chính) Kế toán trưởng Đặc thù công việc Tập trung hoạch định chiến lược tài chính, phân tích hiệu suất và định hướng phát triển tài chính dài hạn. Thực hiện ghi chép, tổng hợp số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính định kỳ. Vai trò trong chiến lược doanh nghiệp Đóng vai trò chủ chốt trong việc phân tích tài chính, dự báo, và đưa ra các quyết định chiến lược. Thường chỉ đảm nhiệm các nghiệp vụ kế toán thường ngày, ít tham gia vào chiến lược cấp cao. Đầu mối liên lạc Làm việc trực tiếp với CEO, ban lãnh đạo cấp cao và hội đồng quản trị để đưa ra các đề xuất tài chính chiến lược. Phối hợp với các phòng ban nội bộ nhằm đảm bảo số liệu chính xác và tuân thủ quy định kế toán. Báo cáo công việc Báo cáo trực tiếp cho CEO hoặc hội đồng quản trị. Thường báo cáo cho CFO hoặc ban giám đốc tùy theo quy mô tổ chức. Lợi ích và hạn chế cho doanh nghiệp khi có CFO trong bộ máy Dưới đây là thông tin cơ bản về lợi ích và hạn chế của doanh nghiệp khi có vị trí giám đốc tài chính trong bộ máy, cùng khám phá nhé: Lợi ích Tăng cường năng lực lãnh đạo tài chính: CFO có khả năng xây dựng và dẫn dắt một đội ngũ tài chính – kế toán vững mạnh. Điều này góp phần tạo nên nền tảng tài chính vận hành ổn định, minh bạch và hiệu quả cho doanh nghiệp. Tăng lợi thế cạnh tranh: Với kiến thức sâu sắc về ngành nghề, CFO giúp doanh nghiệp đánh giá đúng vị thế trên thị trường. Từ đó, đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp để cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cùng lĩnh vực. Mở rộng quy mô và gọi vốn: CFO đóng vai trò then chốt trong các hoạt động như: sáp nhập, mua lại, huy động vốn và IPO. CFO giúp CEO hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp bền vững. Quản lý và kiểm soát rủi ro tài chính: CFO có khả năng nhận diện sớm các rủi ro tiềm ẩn về tài chính và xây dựng phương án kiểm soát hiệu quả. Đảm bảo sự ổn định và an toàn trong hoạt động, góp phần bảo vệ tài sản và danh tiếng doanh nghiệp. CFO có khả năng nhận diện sớm các rủi ro tiềm ẩn về tài chính  Hạn chế Hạn chế về quan điểm: CFO chỉ tập trung vào việc quản lý tài chính nên đôi khi sẽ thiếu khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh đang thay đổi nhanh chóng. Điều này khiến doanh nghiệp giảm khả năng cạnh tranh, bỏ lỡ các cơ hội phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ hoặc thích ứng thị trường. Hạn chế về góc nhìn chuyên môn và kinh nghiệm: Việc quá chú trọng vào yếu tố tài chính khiến CFO gặp khó khăn trong việc hiểu và tương tác với các bộ phận khác. Việc thiếu góc nhìn về các hoạt động kinh doanh khiến doanh nghiệp làm mất đi cơ hội phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Hạn chế về khả năng quản lý rủi ro: CFO chỉ giỏi đánh giá rủi ro tài chính, không giỏi đánh giá  các rủi ro khác như: rủi ro thương hiệu, rủi ro truyền thông, rủi ro thị trường hay rủi ro liên quan đến hình ảnh công ty. Tầm nhìn chiến lược ngắn hạn: Một số CFO chỉ tập trung vào kết quả tài chính ngắn hạn, mà thiếu đi định hướng dài hạn cho doanh nghiệp. Điều này dễ xảy ra nếu thiếu sự phối hợp với các cấp quản lý khác như COO, CMO, CRO,... Kết luận Trên đây là tất tần tật thông tin về vị trí CFO trong doanh nghiệp. Với những chia sẻ này, chắc chắn bạn đã hiểu rõ CFO là gì và làm sao để trở thành một giám đốc tài chính giỏi. Một CFO giỏi không chỉ cần kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phải có tư duy chiến lược, khả năng lãnh đạo và kinh nghiệm thực tế dày dạn. Vì vậy nếu muốn trở thành CFO, bạn hãy không ngừng học hỏi và trau dồi cho mình thật nhiều kỹ năng nhé. >> Xem thêm: CEO, COO, CFO, CTO là gì? Tổng hợp các chức vụ quan trọng trong công ty CTO là gì? Tất tần tật về vị trí CTO trong doanh nghiệp
Cổ đông là gì? Khái niệm, vai trò và quyền lợi chi tiết
Cổ đông là gì? Khái niệm, vai trò và quyền lợi chi tiết Cổ đông là người sở hữu một phần vốn của công ty cổ phần thông qua việc nắm giữ cổ phiếu. Khi trở thành cổ đông, cá nhân hoặc tổ chức không chỉ có quyền hưởng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà còn có tiếng nói trong việc định hướng và quản trị doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn khái niệm cổ động là gì? Tầm quan trọng và những quyền lợi được thưởng? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây để hiểu rõ nhé. Cổ đông là gì? Trong mô hình công ty cổ phần, vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những cổ phần này sẽ được chào bán cho các nhà đầu tư trên thị trường. Khi một nhà đầu tư mua cổ phần, đồng nghĩa với việc họ đã góp vốn vào doanh nghiệp. Đổi lại, họ sẽ nhận được cổ phiếu – một loại chứng từ xác nhận quyền sở hữu số cổ phần đã mua. Từ thời điểm sở hữu cổ phiếu, nhà đầu tư chính thức trở thành cổ đông của công ty. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần trong công ty cổ phần. Nói một cách dễ hiểu, cổ đông chính là người góp vốn vào công ty thông qua việc mua cổ phần, từ đó sở hữu một phần tài sản và quyền lợi tương ứng trong doanh nghiệp. Cổ đông là gì? Việc trở thành cổ đông không chỉ đơn thuần là nắm giữ cổ phần mà còn đi kèm với nhiều quyền lợi quan trọng. Cổ đông có quyền tham gia biểu quyết các vấn đề lớn của công ty tại Đại hội đồng cổ đông như: bầu chọn Hội đồng quản trị, thông qua chiến lược phát triển, quyết định phân chia lợi nhuận,... Đồng thời, cổ đông cũng được hưởng cổ tức – phần lợi nhuận được chia từ hoạt động kinh doanh của công ty, dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu. Tùy vào tỷ lệ cổ phần nắm giữ, cổ đông có ảnh hưởng ít hay nhiều đến việc ra quyết định trong công ty. Họ có thể là nhà đầu tư cá nhân, tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, hoặc chính những người sáng lập doanh nghiệp. Dù là ai, vai trò của cổ đông luôn gắn liền với sự phát triển và định hướng lâu dài của công ty cổ phần. Tầm quan trọng của cổ đông trong công ty Cổ đông không chỉ là người đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận từ cổ phiếu, mà còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình điều hành và kiểm soát doanh nghiệp. Sự hiện diện và hành động của họ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của công ty. Cụ thể như sau: Cung cấp tài trợ và vốn cho công ty Việc mua cổ phần từ các cổ đông chính là cách mà công ty huy động vốn để mở rộng hoạt động, đầu tư vào các dự án hoặc phát triển sản phẩm. Không chỉ các công ty niêm yết mới gọi vốn từ cổ đông, mà cả các doanh nghiệp khởi nghiệp hay công ty tư nhân cũng có thể huy động vốn từ nhà đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Quản trị công ty Cổ đông dù trực tiếp tham gia vào việc điều hành công ty hay không thì vẫn có quyền quản trị công ty. Thành viên hội đồng quản trị có trách nhiệm minh bạch với cổ đông về tình hình kinh doanh và chiến lược phát triển. Các lãnh đạo cấp cao thường dành thời gian để đối thoại với cổ đông, nhà phân tích và tổ chức đầu tư nhằm giải trình các quyết sách quản trị và củng cố niềm tin thị trường. Kiểm soát và quyết định Cổ đông có quyền bỏ phiếu để quyết định các vấn đề quan trọng như: sáp nhập, mua lại, thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc thậm chí thay đổi ban lãnh đạo. Trong một số trường hợp, họ còn có quyền ngăn chặn các đề xuất thâu tóm nếu cảm thấy không có lợi cho giá trị cổ đông. Nói chung, cổ đông có quyền kiểm soát phần lớn các hoạt động của công ty. Cổ đông có quyền bỏ phiếu, tham gia vào các quyết định quan trọng Phân loại cổ đông Trong công ty cổ phần, cổ đông thường được chia thành ba nhóm chính: cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu tiên. Mỗi loại cổ đông có những đặc điểm riêng biệt về quyền lợi và vai trò trong doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập Cổ đông sáng lập là những cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào quá trình hình thành công ty ngay từ đầu. Họ góp vốn ban đầu để công ty có thể đi vào hoạt động, đồng thời tham gia xây dựng ý tưởng, kế hoạch kinh doanh và cơ cấu tổ chức. Nhóm cổ đông này thường giữ vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược phát triển và văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn khởi đầu. Cổ đông phổ thông Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phiếu phổ thông – loại cổ phiếu phổ biến nhất trong công ty cổ phần. Họ có quyền biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, quyền ứng cử và bầu chọn Hội đồng quản trị, cũng như tham gia vào các quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động công ty. Ngoài ra, trong một số trường hợp, cổ đông phổ thông còn có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình nếu công ty có dấu hiệu sai phạm. Cổ đông ưu tiên Cổ đông ưu tiên là là những người nắm giữ cổ phiếu ưu tiên – loại cổ phiếu cho phép họ được ưu tiên nhận cổ tức trước cổ đông phổ thông, thường với mức tỷ lệ cố định. Tuy nhiên, đổi lại, họ không có quyền biểu quyết tại các cuộc họp cổ đông hay tham gia vào các quyết định điều hành. Trong trường hợp công ty gặp khó khăn tài chính, cổ đông ưu tiên vẫn được đảm bảo quyền nhận cổ tức theo cam kết, giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Cổ đông được phân ra thành 3 nhóm chính So sánh sự khác nhau giữa cổ đông phổ thông và cổ đông ưu tiên Để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa hai loại cổ đông phổ biến nhất trong công ty cổ phần, hãy cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây nhé: Tiêu chí Cổ đông phổ thông Cổ đông ưu tiên Phân phối cổ tức Các cổ đông được hưởng cổ tức từ lợi nhuận kinh doanh, nhưng không cố định và phải phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty. Được ưu tiên nhận cổ tức trước cổ đông phổ thông, tính theo tỷ lệ cố định, bất kể hiệu quả kinh doanh như thế nào. Quyền biểu quyết Có quyền tham gia biểu quyết, ứng cử, bầu cử tại Đại hội cổ đông. Cổ đông phổ thông ảnh hưởng đến các quyết định điều hành công ty. Không có quyền biểu quyết trong các vấn đề điều hành, quản trị doanh nghiệp. Khả năng sinh lời Có thể nhận cổ tức cao nếu công ty hoạt động tốt, nhưng cũng có rủi ro không được chia nếu công ty thua lỗ. Nhận cổ tức ổn định với tỷ lệ đã cam kết, không bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh hàng năm. Thứ tự ưu tiên khi phá sản Xếp sau cổ đông ưu tiên trong việc phân chia tài sản. Nếu như công ty mất khả năng thanh toán, cổ đông phổ thông có thể mất toàn bộ vốn đầu tư. Nếu công ty giải thể, cổ đông ưu tiên được ưu tiên phân chia tài sản trước cổ đông phổ thông. Phân loại cổ đông ưu tiên và cổ đông phổ thông Trách nhiệm và nghĩa vụ của cổ đông Tùy thuộc vào loại cổ phần nắm giữ, mỗi cổ đông trong công ty cổ phần sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ riêng. Dưới đây là chi tiết về quyền và trách nhiệm của từng nhóm cổ đông: Cổ đông phổ thông Căn cứ Điều 115 và Điều 166 Luật Doanh nghiệp, cổ đông phổ thông có các trách nhiệm và nghĩa vụ sau: Quyền tham dự, biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông: Cổ đông phổ thông có quyền tham dự, phát biểu và biểu quyết trực tiếp tại Đại hội đồng cổ đông để quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Họ có thể bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và thậm chí yêu cầu triệu tập cuộc họp. Nếu không thể tham dự, cổ đông có thể ủy quyền cho người đại diện. Quyền đề cử ứng viên vào cơ quan quản lý: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên (hoặc tỷ lệ thấp hơn nếu Điều lệ công ty quy định) có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Nếu là tổ chức, cổ đông có thể ủy quyền tối đa 3 người đại diện. Quyền chuyển nhượng cổ phần: Cổ đông phổ thông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình. Riêng cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu chỉ được chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác hoặc cần có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nếu chuyển cho người ngoài. Quyền được hưởng cổ tức: Cổ đông phổ thông được nhận cổ tức theo mức do Đại hội đồng cổ đông quyết định dựa trên kết quả kinh doanh của công ty. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, cổ đông cũng được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu. Quyền ưu tiên mua cổ phần: Khi công ty phát hành thêm cổ phần, cổ đông phổ thông được ưu tiên mua số lượng cổ phần tương ứng với tỷ lệ sở hữu hiện tại, nhằm bảo vệ quyền kiểm soát trong công ty. Quyền tiếp cận thông tin của công ty: Cổ đông phổ thông có quyền xem xét, tra cứu và sao chép các tài liệu như: danh sách cổ đông có quyền biểu quyết, Điều lệ công ty, biên bản và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông. Nhóm cổ đông từ 5% trở lên còn được tiếp cận sổ biên bản họp, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính và các hợp đồng lớn, trừ thông tin thuộc bí mật kinh doanh. Quyền khởi kiện: Cổ đông sở hữu từ 1% cổ phần phổ thông trở lên có thể tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu phát hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ, sử dụng tài sản công ty để tư lợi, làm trái quy định pháp luật hoặc điều lệ. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông là có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn số cổ phần đã cam kết mua, không được rút vốn đã góp, tuân thủ điều lệ công ty và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông phổ thông Cổ đông sáng lập Quyền tương tự cổ đông phổ thông: Cổ đông sáng lập có đầy đủ các quyền như cổ đông phổ thông, bao gồm quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông, biểu quyết, nhận cổ tức, ưu tiên mua cổ phần mới và tiếp cận thông tin công ty. Bị hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần trong 3 năm đầu: Trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được thành lập, cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho cổ đông sáng lập khác. Nếu muốn chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, cần có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Tự do chuyển nhượng sau thời hạn 3 năm: Sau khi hết thời hạn 3 năm, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình như các cổ đông phổ thông khác. Nghĩa vụ góp vốn tối thiểu 20% cổ phần phổ thông: Cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập có ghĩa vụ như cổ đông phổ thông, tức là có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ số cổ phần đã cam kết mua, không rút vốn góp, tuân thủ điều lệ công ty và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Cổ đông ưu tiên Cổ đông ưu tiên biểu quyết có quyền biểu quyết vượt trội: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được quyền biểu quyết với số phiếu cao hơn cổ đông phổ thông về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, không được chuyển nhượng loại cổ phần này cho người khác. Cổ đông ưu tiên cổ tức được nhận cổ tức cố định: Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức được nhận cổ tức với mức ổn định, được chi trả trước cổ đông phổ thông, kể cả khi công ty không có lãi. Tuy nhiên, họ không có quyền biểu quyết, tham dự Đại hội cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Cổ đông ưu tiên hoàn lại được ưu tiên khi giải thể: Khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại được ưu tiên hoàn vốn trước cổ đông phổ thông sau khi công ty đã thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ nợ. Không có quyền biểu quyết và tham dự Đại hội đồng cổ đông: Ngoài cổ đông ưu đãi biểu quyết, các loại cổ đông ưu đãi khác (cổ tức và hoàn lại) đều không có quyền biểu quyết, không được tham gia các cuộc họp cổ đông hay tham gia vào quá trình quản lý công ty. Nghĩa vụ của cổ đông ưu tiên đó là dù có những đặc quyền riêng, cổ đông ưu tiên vẫn có nghĩa vụ như cổ đông phổ thông. Họ vẫn phải thanh toán đúng hạn số cổ phần đã đăng ký, tuân thủ điều lệ công ty và không được rút vốn đã góp. Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông ưu tiên Cách để trở thành cổ đông Hiện nay, cá nhân hoặc tổ chức có thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần thông qua hai cách phổ biến, bao gồm: góp vốn trực tiếp vào công ty hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông hiện hữu. Cụ thể cách để trở thành cổ đông như sau: Góp vốn vào công ty cổ phần Cách phổ biến nhất để trở thành cổ đông là góp vốn vào công ty tại thời điểm thành lập hoặc mua cổ phần do công ty phát hành sau này. Trường hợp công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, cá nhân và tổ chức có thể mua cổ phiếu để trở thành cổ đông. Về hình thức góp vốn, nhà đầu tư sẽ sử dụng tiền mặt hoặc tài sản như: bất động sản, phương tiện, máy móc,... để thực hiện việc góp vốn. Sau khi góp vốn thành công và được công ty ghi nhận quyền sở hữu cổ phần, nhà đầu tư sẽ chính thức trở thành cổ đông. Việc góp vốn vào công ty cổ phần có thể làm thay đổi vốn điều lệ và số lượng cổ đông, do đó doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết như: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần; Thủ tục thay đổi thông tin về cổ đông trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Nhận chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần Một cách khác để trở thành cổ đông là thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông hiện hữu. Việc chuyển nhượng có thể diễn ra trên sàn giao dịch chứng khoán (đối với công ty đại chúng) hoặc thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa các bên liên quan. Quá trình chuyển nhượng cổ phần cần tuân thủ một số quy định sau: Cổ phần được phép chuyển nhượng bao gồm: cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng. Cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người ngoài công ty trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong thời gian này, họ chỉ được tự do chuyển nhượng cổ phần cho các cổ đông sáng lập khác. Cổ đông phổ thông thông thường được tự do chuyển nhượng cổ phần mà không bị hạn chế, trừ khi Điều lệ công ty có quy định khác. Kết Luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cổ đông là gì? Quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông ra sao cho bạn tham khảo. Có thể thấy, cổ đông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Cổ đông là một trong những thành phần cốt lõi cấu thành nên công ty cổ phần, không chỉ góp phần tạo nên nguồn vốn hoạt động mà còn có vai trò quan trọng trong quản trị, kiểm soát và định hướng phát triển công ty. >> Xem thêm: Cổ đông chiến lược là gì? Đặc điểm, lợi ích và hạn chế
TOP Prompt ChatGPT Phải Biết Khi Xây Kênh TópTóp / Shorts
TOP Prompt ChatGPT Phải Biết Khi Xây Kênh TópTóp / Shorts Bài viết này Unica sẽ “tiết lộ" 17 câu lệnh ChatGPT “thần thánh” giúp bạn xây kênh Toptop hoặc Reels. Ai đang muốn “nhảy” vào thị trường video ngắn mà còn lăn tăn thì phải lưu lại và đọc hết nha, và tất nhiên bạn cũng k cần lộ mặt. Ok, bạn nghĩ TikTok chỉ dành cho những người tự tin trước ống kính, giỏi ăn nói? Sai hoàn toàn! Giờ đây với AI thì đơn giản hơn nhiều. Quan trọng là bạn biết cách “sai bảo” AI thôi =))  Ý tưởng TikTok kiếm tiền? Prompt: “Gợi ý 5 ý tưởng làm TikTok về [gợi ý]. Không cần lộ mặt. Mỗi ý tưởng kèm một hook mở đầu khiến người xem dừng lại trong 3 giây đầu.”  => Đây không chỉ là ý tưởng, mà còn là “mồi nhử” để bạn câu kéo người xem ngay từ những giây đầu tiên. Tái chế nội dung cũ thành video mới hút view Prompt:  “Xem nội dung này: [dán nội dung cũ]. Gợi ý 3 cách biến nó thành video TikTok mới với góc nhìn mới lạ, kể chuyện khác hoặc style khác (hài hước, nghiêm túc, phản biện...).” => Bạn không cần liên tục nghĩ cái mới. Nội dung cũ hoàn toàn có thể “tái sinh” và thậm chí viral hơn nếu biết thay góc nhìn - đổi giọng kể - remix lại format. AI sẽ giúp bạn đào vàng từ chính kho content đã có! Nói về sản phẩm này sao cho hay? Prompt: “Viết cách nhắc đến sản phẩm [gợi ý] trong video theo kiểu chia sẻ chân thật - không quảng cáo - không ‘chốt đơn’.”  => Giờ đây, bạn không còn “rao bán” nữa, mà là “kể chuyện” về sản phẩm. Người xem sẽ tự động “móc hầu bao” mà không hề hay biết! Video bán hàng? Prompt: “Viết video giúp người xem nhận ra họ đang gặp vấn đề liên quan đến [gợi ý]. Dẫn dắt đến giải pháp - không kêu gọi mua hàng trực diện.”  => Người xem sẽ tự nhận ra vấn đề của họ và “ngấm” giải pháp từ bạn. Một cách bán hàng “đi vào lòng người”! Kịch bản TikTok 60s? Prompt: “Viết video TikTok 60s cho chủ đề [gợi ý], theo format: Hook - Nội dung chính - CTA cuối.”  => AI biến bạn thành nhà biên kịch chuyên nghiệp, kịch bản chuẩn chỉnh để video của bạn lên xu hướng là chuyện nhỏ =))) Video cho Shorts, TikTok, Reels? Prompt: “Chuyển nội dung này thành 3 phiên bản: TikTok, Reels, Shorts. Mỗi bản giữ thông điệp nhưng điều chỉnh thời lượng, ngôn từ, style.”  => Một nội dung, ba nền tảng, ba phong cách khác nhau. AI làm tất cả chỉ trong một nốt nhạc! Video quảng cáo sản phẩm? Prompt: “Tạo video kể chuyện 45s có cảm xúc hoặc tình huống bất ngờ. Sản phẩm chỉ được nhắc ở cuối - như một gợi ý nhẹ.”  => Đây là nghệ thuật quảng cáo đỉnh cao! Đừng quảng cáo lộ liễu, hãy để sản phẩm của bạn xuất hiện như một giải pháp “cứu cánh” bất ngờ! Viết caption/ tiêu đề cho video này? Prompt: “Viết 3 caption/ tiêu đề cho video sau [dán nội dung]. Yêu cầu: khiến người lướt phải dừng lại vì tò mò hoặc thấy có gì ‘sắp xảy ra’.”  => Thay vì một cái caption nhàm chán, AI sẽ tạo ra những câu chữ “gây nghiện” khiến người xem không thể không click! Giới thiệu sản phẩm? Prompt: “Mở đầu bằng một vấn đề phổ biến mà người dùng [gợi ý] hay gặp. Kết thúc bằng giải pháp - không cần gọi tên thương hiệu rõ ràng.”  => Đánh thẳng vào nỗi đau của khách hàng, sau đó tung ra “liều thuốc tiên” mà không cần “khoe khoang”. AI thật sự là một “phù thủy” marketing! Nội dung viral? Prompt: “Gợi ý 5 video dễ viral trong chủ đề [gợi ý]. Mỗi gợi ý kèm style thể hiện: kể chuyện, tình huống, bắt trend, phản biện...”  => AI không chỉ gợi ý, mà còn chỉ rõ phong cách nào sẽ khiến video của bạn “bùng nổ”! Dạng nội dung chia sẻ kiến thức? Prompt: “Viết video TikTok 60s chia sẻ một mẹo về [gợi ý]. Mở đầu bằng lỗi thường gặp - sau đó giải thích ngắn gọn - CTA cuối là ‘lưu video’ hoặc ‘bình luận thêm’.”  => Biến những kiến thức khô khan thành những video “mì ăn liền” mà ai cũng muốn xem và lưu lại. Tạo nội dung giới thiệu tính năng? Prompt: “Viết video nói về 1 tình huống cụ thể mà sản phẩm [gợi ý] giải quyết được - không liệt kê tính năng - chỉ kể câu chuyện.”  => Quên đi những danh sách tính năng nhàm chán! Hãy để AI kể chuyện về cách sản phẩm của bạn thay đổi cuộc sống của người dùng. Phân tích video nào đang viral trong ngách của tôi? Promtp: “Phân tích 3 video TikTok viral nhất trong chủ đề [gợi ý/dán nội dung]. Chỉ rõ: công thức mở đầu, nội dung chính, phong cách thể hiện, lý do viral.” => Khum cần phải đoán mò xem vì sao video của người khác lại hot. AI sẽ mổ xẻ công thức thành công để bạn học nhanh - bắt trend chuẩn - sáng tạo đúng hướng. Không cần "đụng hàng", vẫn có thể "đu trend" cực chất! Viết lời kết cho video? Prompt: “Gợi ý 3 cách kết video khiến người xem muốn bình luận, lưu lại hoặc tag người khác.”  => Lời kết không chỉ là “bye bye” mà còn là “cú chốt” để người xem tương tác. Tạo video giới thiệu bản thân? Prompt: “Viết video TikTok giới thiệu bản thân theo phong cách kể lại một bước ngoặt từng gặp trong quá trình làm [gợi ý].”  => Giới thiệu bản thân một cách “độc đáo” và “lôi cuốn” hơn là những lời giới thiệu khô khan. Tạo video nói về lỗi thường gặp? Prompt: “Viết video nêu 1 lỗi phổ biến mà người dùng [gợi ý] hay mắc - sau đó chia sẻ mẹo xử lý đơn giản.”  => Nắm bắt tâm lý người xem bằng cách chỉ ra những “sai lầm” mà họ hay mắc phải, rồi đưa ra giải pháp “nhanh gọn lẹ”. Chuyển nội dung này sang dạng Shorts? Prompt: “Tối ưu nội dung này thành bản phù hợp Reels: ngắn hơn - nhịp nhanh - không intro dài - giữ đúng 1 ý chính rõ ràng.”  => AI giúp bạn “biến hóa” nội dung để phù hợp với từng nền tảng, không còn tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nữa! TOP Prompt ChatGPT "Phải Biết" Để Làm Kênh TikTok Không Lộ Mặt Cho Người Hướng Nội Bạn là người hướng nội, ngại xuất hiện trước camera nhưng vẫn muốn làm nội dung TikTok? Đây là 10 câu lệnh giúp bạn làm video không lộ mặt mà vẫn viral. Prompt: “Gợi ý 5 ý tưởng làm video TikTok mà không cần lộ mặt, phù hợp với người hướng nội, nhưng vẫn truyền cảm hứng và giữ chân người xem.” => Biến sự ít nói thành lợi thế. TikTok không cần phải la hét mới lên trend! TOP Prompt ChatGPT Cho Ngành Bất Động Sản – Làm Video Dễ Hiểu, Không Sến Bạn làm môi giới? Đừng chỉ quay nhà – hãy kể chuyện! Dưới đây là 10 prompt giúp bạn biến “bán nhà” thành “bán giấc mơ”. Prompt: “Viết video 60s kể chuyện về một người mua nhà thành công vì biết ‘chốt’ đúng thời điểm. Không dùng từ chuyên ngành, dễ hiểu cho người mới.” => Người xem sẽ tự hỏi: “Ủa, sao giống mình quá vậy?” – và ở lại đến cuối video! TOP Prompt ChatGPT Cho Kênh Làm Cha Mẹ – Chia Sẻ Mà Không Bị Dạy Đời Làm nội dung cho bố mẹ không dễ – vừa chia sẻ, vừa tránh dạy dỗ. Dưới đây là 10 gợi ý giúp bạn chạm vào cảm xúc mà không bị “chảnh”. Prompt: “Viết video TikTok 45s chia sẻ 1 mẹo dạy con mà ai cũng từng sai. Mở đầu bằng 1 tình huống thực tế, kết bằng lời nhắn nhẹ nhàng.” => Cha mẹ sẽ cảm thấy được đồng cảm – không bị ‘lên lớp’. TOP Prompt ChatGPT Cho Người Làm Freelance – Xây Thương Hiệu Cá Nhân Mỗi Ngày Không có công ty nào đứng sau? Không sao! Đây là 10 cách để bạn tự làm nội dung xây dựng thương hiệu uy tín – chỉ với ChatGPT. Prompt: “Viết kịch bản video kể lại một lần bạn bị từ chối dự án – và cách bạn đã xoay chuyển tình thế thành hợp đồng lớn.” => Thương hiệu cá nhân = câu chuyện thật + cách bạn phản ứng! TOP Prompt ChatGPT Cho Chủ Shop Online – Bán Hàng Mỗi Ngày Không Cần Sale Không cần livestream, không cần khuyến mãi ầm ĩ. 10 prompt này giúp bạn kể chuyện sản phẩm sao cho người xem ‘móc ví’ trong im lặng. Prompt: “Viết video TikTok 30s kể một tình huống nhỏ trong đời sống mà sản phẩm [gợi ý] đã ‘cứu nguy’ bất ngờ.” => Câu chuyện thật, cảm xúc thật. Sản phẩm sẽ tự bán! TOP Prompt ChatGPT Cho Kênh Review – Không Bị Nghi Là Quảng Cáo Bạn đang làm kênh review sản phẩm nhưng sợ bị chê ‘PR trá hình’? Dưới đây là 10 prompt để bạn vừa trung lập vừa cuốn hút. Prompt: “Viết kịch bản review 1 sản phẩm [gợi ý] với cả ưu và nhược điểm, sử dụng ngôn từ vui vẻ, dễ gần, không quá nghiêm túc.” => Xem xong là người ta tin bạn – chứ không phải tin hãng! TOP Prompt ChatGPT Cho Kênh Podcast – Biến Giọng Nói Thành Nội Dung Video Cực Cuốn Chỉ cần giọng nói hay? Thế thì biến nó thành tài sản! 10 prompt này sẽ giúp bạn tạo video từ lời nói – dễ lên trend mà không cần lộ mặt. Prompt: “Viết kịch bản video TikTok 60s bắt đầu bằng 1 câu nói gây tranh cãi, sau đó dẫn chứng và kết bằng câu hỏi mở để kéo bình luận.” => Giọng nói hay + nội dung thông minh = podcast triệu view. TOP Prompt ChatGPT Cho Kênh Học Tiếng Anh – Không Nhàm Chán, Không Kiểu Truyền Thống Đừng chỉ dạy từ vựng, hãy kể chuyện bằng tiếng Anh. 10 prompt sau sẽ giúp bạn làm nội dung học tiếng dễ nhớ – dễ viral. Prompt: “Viết video 60s dạy 3 từ vựng tiếng Anh qua 1 tình huống hài hước, dễ gặp trong đời sống hàng ngày.” => Dạy tiếng Anh như kể chuyện – ai cũng muốn học! TOP Prompt ChatGPT Cho Kênh Làm Đẹp – Không Dùng Filter Vẫn Cuốn Hút Muốn bán mỹ phẩm, skincare nhưng không muốn quay mặt? Đây là 10 cách làm video hấp dẫn mà vẫn giữ thần thái chuyên gia. Prompt: “Viết video kể chuyện 1 khách hàng từng skincare sai cách – và cách họ phục hồi nhờ hiểu rõ làn da.” => Không cần 'before-after' lộ mặt, vẫn khiến người xem tin và mua! TOP Prompt ChatGPT Cho Người Mới Bắt Đầu Làm Nội Dung – Không Ý Tưởng, Không Sao! Bạn mới, bạn bí ý tưởng, bạn chưa biết bắt đầu từ đâu? Đây là 10 prompt “gỡ bí” giúp bạn tạo nội dung đầu tiên trong đời. Prompt: “Gợi ý 3 video đầu tiên cho kênh TikTok về chủ đề [gợi ý]. Mỗi video nên nói về một câu chuyện cá nhân, hoặc trải nghiệm thật.” => Người thật – chuyện thật – hành trình thật = nền tảng đầu tiên của kênh!

Ngoại ngữ

Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc tại nhà hiệu quả Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc tại nhà hiệu quả
29/07/2024 6931
Tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Chính vì thế nhu cầu học tiếng Anh ngày càng nhiều để đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như giao tiếp. Nếu bạn đã từng biết về Tiếng Anh nhưng lại bị mất gốc sau một thời gian dài không sử dụng thì tại sao không thử 5 cách học Tiếng Anh cho người mất gốc mà Unica sẽ chia sẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây.  Tại sao nên học tiếng Anh? Trước khi tìm hiểu cách học Tiếng Anh cho người mất gốc, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu những lý do tại sao bạn nên học Tiếng Anh thay vì học những ngôn ngữ khác nhé.  Tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh phổ biến nhất Học tiếng Anh sẽ giúp bạn có việc làm với mức lương cao hơn không chỉ các doanh nghiệp ở Anh và Mỹ, mà còn cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nghiên cứu của Cambridge English cho thấy tiếng Anh quan trọng đối với hơn 95% nhà tuyển dụng, ngay cả ở nhiều quốc gia nơi tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức.  Với tiếng Anh, bạn sẽ có giá trị đối với bất kỳ công ty nào. Và bạn cũng sẽ được thưởng cho kiến ​​thức của mình. Một nghiên cứu cho thấy thông thạo tiếng Anh có thể tăng trung bình 28% lương mỗi giờ của bạn  Tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh Tiếng Anh là ngôn ngữ của thế giới trực tuyến Hơn một nửa số trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới là bằng tiếng Anh, khiến nó trở thành ngôn ngữ trực tuyến thống trị. Với hơn 1 tỷ người dùng internet gõ tiếng Anh , bạn sẽ có thể truy cập nhiều loại tài nguyên và nền tảng học tập để củng cố kỹ năng của mình.  Bạn sẽ được giải trí bằng các video và phim trên YouTube. Bạn sẽ có thể đọc các tiêu đề trên The New York Times. Bạn sẽ có thể tương tác với mọi người trên các ứng dụng trao đổi ngôn ngữ. Bạn thậm chí có thể tìm thấy tình yêu với các ứng dụng hẹn hò. Internet rất rộng lớn, vì vậy khả năng là vô tận!  >> Xem thêm: 13 Website học tiếng Anh online miễn phí chất lượng Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay. [course_id:595,theme:course] [course_id:286,theme:course] [course_id:3177,theme:course] Tiếng Anh là ngôn ngữ hữu ích khi đi du lịch Với rất nhiều người nói tiếng Anh, việc đi du lịch khắp thế giới trở nên dễ dàng hơn rất nhiều! Là ngôn ngữ thứ hai phổ biến, bạn thường có thể nói chuyện với mọi người bằng tiếng Anh để tìm hiểu về môi trường xung quanh và nền văn hóa của bạn. Biết ngay cả một chút tiếng Anh chắc chắn sẽ hữu ích nếu bạn đang mắc kẹt ở đâu đó và cần tìm trạm xe buýt địa phương, hoặc nếu bạn muốn thương lượng giá hời ở chợ. Trong trường hợp khẩn cấp, nó thậm chí có thể cứu sống bạn hoặc người khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất gốc Tiếng Anh Thiếu định hướng rõ ràng Dù học bất cứ bộ môn gì, nếu không có định hướng rõ ràng thì chắc chắn bạn sẽ bị rơi vào bế tắc. Và tiếng Anh cũng vậy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa tìm được cho mình một lộ trình học bài bản, khoa học. Hay nói cách khác, họ cảm thấy mơ hồ và chưa nhận ra được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong cuộc sống. Vì vậy, mà việc xác định mục tiêu học cũng như việc lập ra kế hoạch học tập không được cụ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng bỏ bê việc học Tiếng Anh ngày càng lâu hơn.  Thiếu quyết tâm khi học tiếng Anh Có một số bạn đã nhận thức được vai trò của Tiếng Anh trong thời buổi hiện nay. Nhiều bạn cũng học Tiếng Anh với thái độ tích cực, thế nhưng việc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nguyên nhân là bởi bạn thiếu đi sự quyết tâm, kiên nhẫn trong việc học. Khi nhìn thấy lượng kiến thức Tiếng Anh quá nhiều, bạn bế tắc không biết nên bắt đầu từ đâu, rèn luyện kỹ năng nào trước. Từ đó, bạn trở nên mơ hồi với việc học, tâm lý chán nản và bỏ cuộc.  Phương pháp học tập Tiếng Anh chưa phù hợp Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mất gốc Tiếng Anh là không có phương pháp học tập phù hợp. Học Tiếng Anh kiểu học vẹt hay chỉ học lý thuyết, thiếu thực hành cũng là một trong những cách bạn cần loại bỏ ngay.  Xây dựng một phương pháp học tiếng anh cho người mất gốc phù hợp với năng lực của bản thân cùng với lộ trình khoa học sẽ giúp bạn cải thiện khả năng Tiếng Anh của mình.  Cách học Tiếng Anh cho người mất gốc Trau dồi vốn từ vựng mỗi ngày Từ vựng là nền tảng vô cùng quan trọng để bạn có thể tự tin giao tiếp. Tuy nhiên việc nhồi nhét quá nhiều từ vựng trong một thời gian ngắn sẽ khiến bạn bị chán nản, Stress. Chính vì thế, để học từ vựng hiệu quả nhất, bạn cần học chọn lọc theo các chủ đề trong cuộc sống. Học thuộc các từ vựng bằng cách phát âm, tra nghĩa và gắn nó vào một ngữ cảnh cụ thể sẽ giúp bạn nhớ nhanh và nhớ lâu hơn những từ vựng đã học được. Học Ngữ pháp tại nhà để cải thiện Tiếng Anh Việc học ngữ pháp tiếng anh cho người mất gốc liên quan đến các loại câu như: câu so sánh, câu điều kiện, các thì trong tiếng Anh, câu trả lời…Muốn học ngữ pháp một cách chính xác nhất, bạn cần nắm được cấu trúc ngữ pháp để biết cách sử dụng văn phong, ngôn từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh nhất. Cải thiện mất gốc Tiếng Anh bằng cách học phát âm Phát âm chuẩn trong Tiếng Anh sẽ giúp người nghe hiểu được những gì bạn muốn nói và truyền đạt. Có một cách đơn giản giúp bạn có thể phát âm chuẩn trong một thời gian ngắn đó chính là thường xuyên nghe nhạc, xem phim hoặc các chương trình giải trí Tiếng Anh. Thông qua phương pháp học này, bạn có thể bắt chước cách phát âm theo kiểu Anh-Anh hoặc Anh -Mỹ và áp dụng vào chính mình. Theo dõi cử chỉ, điệu bộ, khẩu hình miệng và kiên trì luyện tập mỗi ngày, bạn sẽ thấy kết quả rõ rệt.  Cách học giỏi tiếng anh cho người mất gốc Bắt đầu từ việc cải thiện luyện nghe Một trong những cách học Tiếng Anh cho người mất gốc không thể bỏ qua đó chính là học nghe. Việc nghe thành thạo sẽ giúp bạn hiểu được đối tượng giao tiếp đang muốn nói gì. Để học nghe hiệu quả, bạn nên dành thời gian để xem phim ngắn có phụ đề, nghe nhạc, nghe Radio có sử dụng Tiếng Anh hoặc nghe trên các web học tiếng anh cho người mới bắt đầu. Cách để học nghe hiệu quả đó chính là thực hành điều đặn mỗi ngày và tăng khả năng nghe và hiểu của bạn.  Cải thiện kỹ năng giao tiếp tự tin mỗi ngày Học nói không nhất thiết là bạn phải nói những câu dài có nội dung phức tạp. Đối với những người mất gốc Tiếng Anh, học nói sẽ là một cản trở vô cùng lớn bởi sau một thời gian dài không thực hành, bạn sẽ mất đi khả năng phản xạ và tự ti trong việc thể hiện khẩu hình miệng của mình. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hành bắt đầu từ những câu đơn giản, ngắn gọn. Để cải thiện được tốc độ phản xạ, bạn có thể luyện tập trước gương hoặc giao tiếp với bạn bè trong các câu lạc bộ Tiếng Anh.  Tự học tiếng anh cho người mất gốc bằng phương pháp luyện viết mỗi ngày Thay vì viết nhật ký bằng Tiếng Việt, bạn có thể chuyển qua Tiếng Anh. Không cần viết những đoạn văn quá dài, bạn chỉ cần liệt kê những công việc, hoạt động mình đã trải qua trong ngày. Hoặc bạn cũng có thể tự nghĩ cho mình một chủ đề yêu thích để viết Tiếng Anh dễ dàng hơn. Sau khi viết xong, bạn nên dành thời gian ngồi đọc lại để kiểm tra lỗi sai của mình. Qúa trình luyện tập kiên trì này sẽ giúp bạn cải thiện Tiếng Anh một cách nhanh chóng.  Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách học Tiếng Anh cho người mất gốc vô cùng hiệu quả. Hãy áp dụng ngay những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ để học Tiếng Anh dễ dàng hơn nhé. 
4 Cách học tiếng Trung tại nhà hiệu quả
4 Cách học tiếng Trung tại nhà hiệu quả Tiếng Trung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Sở hữu tiếng Trung giúp bạn tăng cơ hội việc làm với mức lương khá và mở rộng cơ hội kinh doanh. Hiểu được tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn 4 cách học tiếng Trung hiệu quả mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.  Tại sao Tiếng Trung lại quan trọng ? Trước khi tìm hiểu cách học tiếng Trung tại nhà, Unica mời bạn đọc cùng lý giải tạo sao tiếng Trung lại đóng vai trò quan trọng trong thế giới kinh doanh nhé.  Nền kinh tế Trung Quốc đã chứng kiến ​​một sự bùng nổ kinh hoàng trong những năm gần đây và đã phát triển thành một trong những nền kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của đất nước được coi là lớn thứ hai trên thế giới và đã ghi nhận mức tăng trưởng trung bình lớn nhất trong 30 năm qua. Với lĩnh vực sản xuất lớn nhất, số lượng hàng hóa xuất khẩu cao nhất và thị trường tiêu dùng phát triển nhanh nhất thế giới, không có gì lạ khi ngôn ngữ đã trở thành một kỹ năng thiết yếu trong hầu hết mọi lực lượng lao động. Tại sao tiếng Trung lại quạn trọng ? Thị trường Trung Quốc đã bắt nguồn từ các ngành công nghiệp trên diện rộng, khiến cho việc truyền thông liên lục địa trở nên ngang tầm trong nền kinh tế toàn cầu hóa. Từ công nghệ đến dược phẩm, CNTT đến kỹ thuật, hàng tiêu dùng đến ô tô, khu vực doanh nghiệp Trung Quốc là một gã khổng lồ cực kỳ mạnh mẽ về mặt kinh doanh quốc tế và khả năng giao tiếp với những người đóng vai trò chính bằng tiếng Trung sẽ giúp để xác lập bạn là người dẫn đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Với hơn 1,2 tỷ người bản ngữ và là ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc, Hồng Kông , Ma Cao, Đài Loan và hơn thế nữa, ngôn ngữ này đã lan rộng khắp thế giới và đang trở thành một lựa chọn ngôn ngữ phổ biến cho người phương Tây, những người hiểu được tầm quan trọng mới của ngôn ngữ này. Mặc dù ngôn ngữ Trung Quốc có thể được coi là một ngôn ngữ mới về tầm quan trọng của doanh nghiệp, nhưng rõ ràng là ngôn ngữ này vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục phát triển trong các lĩnh vực kinh doanh, học thuật và du lịch. Cách học Tiếng Trung tại nhà Tập trung vào lắng nghe Bắt đầu bằng cách tập trung vào việc lắng nghe. Chỉ cần làm quen với âm thanh là bạn có thể học tiếng Trung một cách dễ dàng. Bạn nên đọc bất cứ thứ gì bạn đang nghe, nhưng hãy làm như vậy bằng cách sử dụng hệ thống viết phiên âm để hiểu rõ hơn về những gì bạn nghe được. Cuối cùng, bạn sẽ phải học các ký tự nhưng bạn có thể bỏ các ký tự đó lúc đầu, và thay vào đó, hãy cố gắng tìm hiểu một chút về ngôn ngữ. Quá khó để bắt đầu học các ký tự khi bạn không có bất kỳ cảm giác nào về các từ, âm thanh của chúng hoặc cách chúng hoạt động cùng nhau. Một ngôn ngữ mới có thể nghe giống như tiếng ồn không phân biệt ngay từ đầu. Bước đầu tiên là làm quen với các âm thanh riêng lẻ của ngôn ngữ, học cách phân biệt các từ với nhau và thậm chí có một vài từ và cụm từ vang lên trong não của bạn. Dành thời gian để ghi nhớ các ký tự Việc nghiên cứu và học Tiếng Trung là một lộ trình dài hạn. Bởi nó sẽ giúp bạn làm quen với ngôn ngữ và văn hóa của hơn 20% nhân loại và có ảnh hưởng lớn đến lịch sử thế giới. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên học chữ Hán nếu bạn định học ngôn ngữ này. Khi bạn quyết định học chữ Hán, hãy học chúng mỗi ngày. Dành nửa giờ đến một giờ mỗi ngày chỉ để học các ký tự. Bởi vì bạn sẽ quên các ký tự gần như nhanh chóng khi bạn học chúng, và do đó bạn cần phải học chúng nhiều lần.  Cách học Tiếng Trung đơn giản tại nhà Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc Xem phim, nghe nhạc Trung Quốc là một trong những cách học tiếng Trung tại nhà vô cùng đơn giản. Với hình thức học tập thú vị này, bạn sẽ học được cách phát âm chuẩn thông qua lời bài hát hoặc đoạn hội thoại trong phim. Để bắt chước được thanh điệu, cách phát âm trong ngôn ngữ này, bạn cần chọn những bộ phim có nội dung dễ hiểu, gần gũi với đời sống.  Chinh phục tiếng Trung từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:210,theme:course] [course_id:387,theme:course] [course_id:1281,theme:course] Kết luận Để học tiếng Trung hiệu quả tại nhà, bạn có thể tham khảo những kiến thức đã được biên soạn trong khóa học Online. Với hình thức học này, bạn vừa có thể chủ động hơn trong việc học, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí so với học Offline tại trung tâm.  >>> Xem thêm: Tự học tiếng Nhật giao tiếp: Tôi đã vực dậy quyết tâm học thế nào?
5 Cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả
5 Cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả IELTS là một cuộc thi vô cùng quan trọng giúp bạn đáp ứng được yêu cầu để đi du học hoặc làm việc tại nước ngoài. Để vượt qua được kỳ thi này, bạn cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng vô cùng cần thiết. Hiểu được tầm quan trọng đó, Unica chia sẻ tới bạn đọc 5 cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả để giúp bạn có thể tự tin chinh phục được kỳ thi IELTS trong thời gian sắp tới.  Cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả 1. Làm quen với cấu trúc thi IELTS Khi bạn không biết gì về bài thi IELTS, bước đầu tiên là bạn phải nghiên cứu và làm quen với nó. Sự chuẩn bị thông minh dựa trên các đề thi IELTS mẫu đã được sử dụng trong các kỳ thi trước đó. Sách Cambridge IELTS Student's Books là tài liệu tham khảo tốt trong bối cảnh này, với đầy đủ các đề thi IELTS trong quá khứ. Bạn cũng có thể xem qua các nguồn trực tuyến để xem cấu trúc bài thi. Hãy nhớ rằng, trong bước này, bạn chưa cần thực hàn hoặc làm thử bất kỳ bài kiểm tra thử nào. Chỉ cần đọc lướt qua các câu hỏi và làm quen với cấu trúc bài thi IELTS. Bởi vì 90% thí sinh IELTS phàn nàn rằng khi họ cố gắng giải quyết các câu hỏi ở phần khởi động, họ đã mắc lỗi. Việc mắc nhiều sai lầm trong giai đoạn đầu khiến họ không thể cố gắng hơn nữa và cuối cùng họ chẳng nhận được kết quả gì. Ví dụ, nếu bạn làm bài kiểm tra, không đọc toàn bộ đoạn văn trước và cố gắng giải quyết các câu hỏi? Thực ra thì, bạn có thể làm được điều đó, giải quyết các câu hỏi sau đó nhưng ngay từ đầu nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn có thể chỉ cần biết tổng quan về các dạng câu hỏi của bài thi đọc IELTS trong giai đoạn này, chẳng hạn như: hoàn thành câu, lựa chọn đúng - sai, tiêu đề đoạn văn, v.v. Cách tự học ielts ở nhà hiệu quả 2. Lắng nghe Một trong những cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả đó là tập trung vào phần lắng nghe. Bởi vì nghe được cho là phần dễ nhất trong bốn phần. Thí sinh sẽ nghe 4 đoạn ghi âm khác nhau và trả lời 40 câu hỏi trong vòng 30 phút. Phần khó là bạn sẽ nghe và viết câu trả lời cùng một lúc. Vì vậy, làm thế nào để bạn vượt qua phần nghe của kỳ thi? - Thực hành, thực hành và thực hành, làm nhiều bài kiểm tra tại nhà trước kỳ thi thực tế.  - Tập trung là chìa khóa, lắng nghe từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc trò chuyện được phát ra. Thông thường, việc mất tập trung trong vài giây sẽ khiến bạn không trả lời được một hoặc hai câu hỏi, đây là nguyên nhân khiến điểm số của bạn giảm xuống. - Cố gắng nắm vững các trọng âm khác nhau của tiếng Anh. - Khi bạn không tham gia các bài kiểm tra, hãy nghe podcast, theo dõi các kênh tin tức tiếng Anh và các chương trình tiếng Anh, điều này giúp cải thiện khả năng nghe của bạn và cũng hiểu được giọng của người bản ngữ nói tiếng Anh tốt hơn. Chinh phục IELTS từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học tổng hợp rất nhiều dạng kết hợp cùng học từ vững, 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết để giúp học viên trang bị tốt kiến thức giúp đạt được số điểm từ 6-7.0 IELTS trong một thời gian ngắn. Đăng ký ngay. [course_id:238,theme:course] [course_id:1071,theme:course] [course_id:1161,theme:course] 3. Đọc hiểu Phần đọc bao gồm 3 phần với 40 câu hỏi, và bạn cần trả lời chúng trong vòng 60 phút. Nếu nghe là để luyện tập, thì đọc là để quản lý thời gian. Unica sẽ gợi ý một số mẹo để bạn có thể đọc hiểu hiệu quả cho kỳ thi IELTS như sau: - Phần 3 tương đối khó hơn so với phần 1 và phần 2. Vì vậy, hãy dành càng ít thời gian càng tốt cho hai phần đầu tiên và luyện tập đủ cho phần thứ ba. - Rèn luyện kỹ năng từ vựng của bạn. Vì thời gian là yếu tố quyết định ở đây, bạn nên biết nghĩa của những từ phức tạp để tiến hành nhanh chóng. - Hãy xem qua các câu hỏi trước khi bạn đọc văn bản. Ghi lại các từ khóa khi bạn đọc. Điều này giúp bạn trả lời tốt hơn. - Khi bạn đọc cùng, hãy xây dựng ý chính của đoạn văn trong tâm trí của bạn. Writng là một kỹ năng không thể thiếu khi luyện thị IELTS 4. Viết Viết bao gồm 2 phần, nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ 1 bao gồm phân tích một tình huống hoặc phân tích một biểu đồ hoặc một sơ đồ. Trong nhiệm vụ 2, bạn sẽ được yêu cầu viết một bài luận dài về một chủ đề nhất định. Để viết tốt hơn trong IELTS, bạn cần lưu ý một vài điểm như sau: - Viết kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ của bạn theo nghĩa thực tế. Chuẩn bị tinh thần cho bố cục của bạn và suy nghĩ về cấu trúc của bài luận trước khi viết nó lên giấy. - Chia nội dung của bạn thành 4 đến 5 đoạn văn ngắn - Bắt đầu bằng phần giới thiệu hấp dẫn và kết thúc bằng phần kết luận có ý nghĩa. - Không lặp lại các từ; sử dụng rất nhiều từ đồng nghĩa. 5. Nói Bài kiểm tra nói diễn ra trước hoặc sau ba học phần còn lại vài ngày. Bài kiểm tra này đòi hỏi bạn phải tự tin để có một cuộc thi suôn sẻ. Toàn bộ bài thi kéo dài khoảng 15 phút và bao gồm ba phần, phần giới thiệu, phần trả lời dài của từng cá nhân và phần trò chuyện hai chiều giữa giám khảo và thí sinh. Để phần thi nói diễn ra hiệu quả, bạn cần - Bắt đầu và kết thúc câu tốt. - Không lặp lại các từ hoặc câu - Thực hành ở nhà bằng cách nói chuyện với bạn bè của bạn về các chủ đề khác nhau và yêu cầu họ đưa ra phản hồi. - Xây dựng các câu đơn giản, không mắc lỗi. - Phát âm đúng. Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu 5 cách tự học IELTS ở nhà hiệu quả. >> Tại sao lại phải học IELTS?  >> 7 trang web học tiếng Anh miễn phí không thể bỏ qua
Xem thêm bài viết

Tin học văn phòng

Cách thêm cột trong Word nhanh chóng và đơn giản nhất Cách thêm cột trong Word nhanh chóng và đơn giản nhất Thao tác thêm hàng, thêm cột trong word được đánh giá là những thao tác cơ bản được sử dụng rất nhiều trong quá trình làm việc với văn bản trên Word. Tương tự như thêm dòng thì thao tác thêm cột trong word cũng tương đối dễ thực hiện, tuy nhiên thực tế vẫn còn rất nhiều chưa biết, không ít người gặp lúng túng vì không sao thêm được cột để giúp văn bản trông chuyên nghiệp hơn. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách thêm cột trong word nhanh chóng, đơn giản. Cùng khám phá nhé. Khi nào cần chèn thêm cột trong Word Có rất nhiều trường hợp bạn cần phải thực hiện cách thêm cột dọc trong word, có thể kể đến các trường hợp tiêu biểu sau: Chèn thêm cột trong word Cần bổ sung thêm thông số, số liệu mới vào bảng: Nếu bạn đang làm việc trên word với những số liệu nhiều và phức tạp, thay vì soạn thảo text dài dòng khó theo dõi thì bạn có thể tạo bảng và thêm các cột trong word. Điều này vừa giúp văn bản word trông khoa học, vừa tránh thiếu sót thông tin. Sắp xếp, định dạng lại bảng: Khi muốn sắp xếp, định dạng lại bảng để trông chuyên nghiệp và đẹp mắt, bạn cũng nên thực hiện cách thêm bảng trong word. Việc tạo bảng thêm cột và thêm hàng trong word giúp bảng tính của bạn trông rất chuyên nghiệp, người thực hiện dễ dàng quản lý dữ liệu. Đồng thời người xem cũng thuận tiện theo dõi. Khung bảng hiện tại không đủ rộng để hiển thị các thông tin cần thiết: Việc cố nhồi nhét thêm dữ liệu vào cột sẽ khiến văn bản trông rất rối và thiếu khoa học. Điều này chẳng những thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của người lập mà còn khiến người xem khó tiếp cận nội dung muốn truyền đạt trong văn bản. Trong trường hợp này, thao tác thêm cột là rất cần thiết. Hướng dẫn cách thêm cột trong Word các phiên bản Tuỳ từng phiên bản word sẽ có cách thêm cột khác nhau, sau đây là hướng dẫn chi tiết tuỳ từng phiên bản cho bạn tham khảo: Word 2003 Đối với phiên bản Word 2003 thì sẽ có 2 cách thêm cột trong word, cụ thể như sau: Cách 1: Đầu tiên bạn bôi đen cột ở vị trí cần chèn. Tiếp theo bạn nhấn chuột phải sau đó chọn Insert Columns. Như vậy là bạn đã thêm cột trong word thành công. Chọn Insert Columns để thêm cột trong word Cách 2: Bôi đen cột muốn chèn thêm sau đó chọn Insert ở thanh menu => Chọn tiếp Columns to the Left (chèn cột ở phía bên tay trái) hay Columns to the Right (chèn cột ở phía bên tay phải) cột đang chọn.  Lựa chọn thêm cột bên trái hoặc phải Word 2007, 2010, 2013, 2016 Các phiên bản word 2007, 2010, 2013, 2016 có giao diện khá giống nhau nên cách thêm cột trong word trên các phiên bản này sẽ tương tự nhau. Cụ thể như sau: Đầu tiên bạn đặt con trỏ chuột vào một vị trí cột bất kỳ mà bạn muốn chèn. Tiếp theo bạn nhấn chuột phải và chọn Insert => Chọn tiếp Insert Columns to the Right (Chèn thêm 1 cột vào bên phải cột hiện tại bạn đặt con trỏ). Chọn chèn thêm cột vào bên trái vị trí đặt con trỏ Phím tắt thêm cột trong Word Ngoài những cách thêm cột trong word đã chia sẻ ở trên để thực hiện thao tác nhanh hơn thì bạn có thể sử dụng phím tắt thêm cột trong word. Dưới đây là một số phím tắt cơ bản mà có thể sử dụng: Chèn cột: | Ctrl+ Space sau đó Ctrl + “+” | Xóa cột: | Ctrl+ Space sau đó Ctrl + “-” | Ưu điểm của việc sử dụng phím tắt thêm cột trong word đó là: Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tránh nhầm lẫn phím phải thực hiện lại nhiều lần. Chính vì những ưu điểm như vậy nên hiện nay khi làm việc với word mọi người hay ưu tiên sử dụng phím tắt hơn. Kết luận Trên đây là hướng dẫn chi tiết các cách thêm cột trong word đơn giản, nhanh chóng cho bạn tham khảo. Với những chia sẻ này, hy vọng rằng quá trình làm việc với word của bạn sẽ chủ động và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Chúc bạn thực hiện thành công nhé. Nếu muốn học thêm những kỹ năng làm việc với word khác, hãy tham gia khoá học word online trên Unica để được giảng viên hỗ trợ. Cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin
Cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin Powerpoint là một phần mềm thuyết trình phổ biến và hữu ích, giúp bạn trình bày các nội dung, ý tưởng hay dự án của mình một cách sinh động và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn có biết rằng bạn có thể cài mật khẩu cho file powerpoint của mình để bảo vệ bí mật thông tin, ngăn chặn truy cập trái phép hay quản lý quyền truy cập không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Hãy cùng theo dõi nhé! Tại sao cần đặt mật khẩu cho PowerPoint? Đặt mật khẩu cho powerpoint là một cách để bảo mật file powerpoint của bạn bằng cách yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở hoặc chỉnh sửa file powerpoint. Bạn có thể đặt mật khẩu cho powerpoint vì các lý do sau đây: 1. Bảo vệ Thông Tin Nhạy Cảm Nếu file powerpoint của bạn chứa các thông tin nhạy cảm như thông tin cá nhân, thông tin khách hàng, thông tin tài chính, thông tin kinh doanh hay thông tin bảo mật, bạn nên cài mật khẩu file powerpoint để bảo vệ thông tin này. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc thông tin nhạy cảm của bạn bị rò rỉ, lộ, hay lạm dụng bởi những người không có quyền truy cập. Cài mật khẩu giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm 2. Phòng Chống Truy Cập Trái Phép Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu quan trọng, ví dụ: một báo cáo, một dự án, một hợp đồng hay một bài giảng, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để phòng chống truy cập trái phép. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị mất, bị xóa, bị sao chép, bị chia sẻ hay bị truy cập bởi những người không được phép. 3. Quản lý Quyền Truy Cập Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được phân quyền truy cập, ví dụ: một tài liệu dành cho nhóm làm việc, một tài liệu dành cho khách hàng, một tài liệu dành cho giáo viên hay một tài liệu dành cho học sinh, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để quản lý quyền truy cập. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ quy định được ai có thể mở, ai có thể chỉnh sửa và ai không thể truy cập vào file powerpoint của bạn. Bạn cũng có thể thay đổi mật khẩu khi cần thiết, để cập nhật quyền truy cập cho file powerpoint của mình. 4. Ngăn Chặn Sửa Đổi Không Được Phê Duyệt Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu đã được hoàn thiện, ví dụ: một tài liệu đã được duyệt, một tài liệu đã được ký, một tài liệu đã được gửi, hay một tài liệu đã được trình bày, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ ngăn ngừa việc file powerpoint của bạn bị thay đổi, bị sửa lỗi, bị thêm bớt hay bị biến đổi bởi những người không có quyền chỉnh sửa. Mật khẩu giúp ngăn chặn sửa đổi không được phê duyệt 5. An Toàn Trong Quá Trình Chuyển Giao Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu cần được chuyển giao, ví dụ: một tài liệu cần được gửi qua email, một tài liệu cần được lưu trên đám mây, một tài liệu cần được in ấn hay một tài liệu cần được trình chiếu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để an toàn trong quá trình chuyển giao. Bằng cách cài mật khẩu file powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị mất, bị hỏng, bị virus, bị hack hay bị can thiệp trong quá trình chuyển giao. 6. Bảo vệ Bản Quyền sở hữu trí tuệ Nếu file powerpoint của bạn là một tài liệu có giá trị sáng tạo hay một tài liệu có kết quả nghiên cứu, bạn nên đặt mật khẩu cho powerpoint để bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Bằng cách đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi việc bị sao chép, bị trích dẫn, bị sử dụng hay bị phát tán mà không có sự cho phép của bạn. Mật khẩu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:5] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách cài mật khẩu file powerpoint Sau khi biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, bạn có thể thực hiện cách cài mật khẩu file powerpoint bằng cách làm theo các bước sau đây: 1. Cách đặt mật khẩu mở file PowerPoint Để đặt mật khẩu mở file powerpoint, bạn cần làm như sau: - Bước 1: Nếu bạn có một file Powerpoint chứa những dữ liệu quan trọng, bạn có thể bảo vệ nó bằng mật khẩu. Để làm được điều này, bạn cần mở file Powerpoint lên, sau đó chọn File -> Info -> Protect Presentation. Tại đây, bạn chọn Encrypt with Password như hình minh họa bên dưới:  Chọn Encrypt with Password - Bước 2: Một cửa sổ nhập mật khẩu sẽ xuất hiện. Bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn muốn sử dụng để bảo vệ file. Bạn nên chọn một mật khẩu khó đoán nhưng dễ nhớ cho bạn, tránh những mật khẩu quá đơn giản như 1235, abc… Sau khi nhập xong, bạn nhấn OK. Đặt mật khẩu rồi nhấn OK Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu một lần nữa để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu mà bạn đã chọn ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.  Nhập lại mật khẩu - Bước 3: Khi bạn đã đặt mật khẩu thành công, file Powerpoint của bạn sẽ được bảo vệ. Những lần sau khi bạn mở file này, bạn sẽ phải nhập mật khẩu mới có thể xem được nội dung như hình ảnh dưới đây. Nhập mật khẩu để mở file Bạn đã hoàn thành cách đặt mật khẩu mở file powerpoint. Bằng cách này, bạn sẽ yêu cầu người dùng nhập mật khẩu để mở file powerpoint của bạn. Nếu người dùng không biết mật khẩu, họ sẽ không thể xem nội dung của file powerpoint của bạn. 2. Cài mật khẩu file powerpoint để ngăn chỉnh sửa Để tạo mật khẩu powerpoint ngăn chỉnh sửa, bạn cần làm như sau: - Bước 1: Để lưu file Powerpoint mới với mật khẩu, bạn cần mở file Powerpoint cũ lên, rồi chọn File -> Save as. Bạn cũng có thể dùng phím tắt F12 (hoặc Fn + F12 trên một số laptop) để làm việc này.  Chọn save as - Bước 2: Bạn chọn nơi lưu file mới, rồi chọn Tools -> General Options.  Click chọn General Options - Bước 3: Bạn có hai lựa chọn để đặt mật khẩu cho file Powerpoint: + Nếu bạn muốn chỉ mình bạn mới có thể mở file, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Open. Cách này giống với cách đã hướng dẫn ở phần 1. + Nếu bạn muốn cho phép người khác xem file nhưng không cho phép chỉnh sửa, bạn nhập mật khẩu vào ô Password to Modify. Sau khi nhập mật khẩu, bạn nhấn OK. Nhập mật khẩu Bạn sẽ được yêu cầu nhập lại mật khẩu để xác nhận. Bạn hãy nhập đúng mật khẩu đã nhập ở bước trước, rồi nhấn OK để hoàn tất việc đặt mật khẩu.  Nhập lại mật khẩu - Bước 4: Khi bạn đã xác nhận mật khẩu, bạn nhấn Save để lưu file mới. Chọn save Kết quả là file Powerpoint của bạn đã được bảo vệ bằng mật khẩu. Khi bạn mở file này, bạn sẽ thấy một thông báo yêu cầu nhập mật khẩu. Nếu bạn chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa, bạn nhấn Read Only. Nhấn Read Only để thiết lập chỉ muốn xem file mà không muốn chỉnh sửa >>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn. [course_id:876,theme:course] [course_id:2563,theme:course] [course_id:2942,theme:course] Gỡ bỏ cài mật khẩu file powerpoint Nếu bạn muốn gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint, bạn cần làm như sau: 1. Gỡ bỏ khẩu mở file PowerPoint - Bước 1: Vào tab File đã được đặt mật khẩu. Vào tab File - Bước 2: Chọn Info. Trong mục Protect Presentation, bạn chọn vào dòng thứ 2 Encrypt with Password. Chọn Encrypt with Password - Bước 3: Bạn sẽ thấy một hộp thoại mới hiện lên với một dòng chứa những ký tự mật khẩu hiện tại. Để bỏ mật khẩu cho file PowerPoint, bạn chỉ cần xóa hết những ký tự đó và nhấn OK. Như vậy, bạn đã gỡ mật khẩu cho file thành công. Xóa mật khẩu 2. Gỡ mật khẩu PowerPoint ngăn chỉnh sửa Bạn muốn tôi viết lại nội dung này theo cách diễn đạt khác? Được, tôi sẽ thử như sau: - Bước 1: Để mở file, bạn hãy nhập mật khẩu mà bạn đã đặt trước đó, rồi nhấn OK. - Bước 2: Để xóa mật khẩu cho chế độ Ready-Only, bạn hãy nhấn Save As, rồi chọn nơi lưu file mới. Sau đó, bạn hãy nhấn Tools, rồi chọn General Options để mở cửa sổ nhập mật khẩu. Tại đây, bạn hãy xóa mật khẩu ở ô Password to Modify, rồi nhấn OK. - Bước 3: Để lưu file mới, bạn hãy thoát cửa sổ lưu file mới, rồi nhấn Save. Lúc này, file Powerpoint của bạn sẽ không còn yêu cầu mật khẩu khi chỉnh sửa. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách cài mật khẩu file powerpoint để đảm bảo bí mật thông tin. Bạn đã biết được tại sao cần đặt mật khẩu cho powerpoint, cách cài mật khẩu file powerpoint và cách gỡ bỏ đặt mật khẩu file powerpoint. Bằng cách cài mật khẩu cho powerpoint, bạn sẽ bảo vệ file powerpoint của bạn khỏi các rủi ro và nguy cơ về an ninh, bảo mật và quản lý. Bạn cũng sẽ tăng cường sự chuyên nghiệp và uy tín của bài thuyết trình của bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cài mật khẩu cho powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với việc xử lý file powerpoint.
Tạo mục lục trong powerpoint, thao tác dễ dàng, chuyên nghiệp
Tạo mục lục trong powerpoint, thao tác dễ dàng, chuyên nghiệp Bạn có muốn tạo ra những bài thuyết trình chuyên nghiệp và có cấu trúc rõ ràng bằng cách thêm vào một slide mục lục? Bạn có biết rằng bạn có thể làm được điều đó một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng phần mềm powerpoint? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo mục lục trong powerpoint, cũng như những tác dụng và lưu ý khi tạo mục lục powerpoint. Slide mục lục là gì? Tác dụng của slide mục lục Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình, giúp bạn giới thiệu về nội dung và cấu trúc của bài thuyết trình. Slide mục lục thường bao gồm các tiêu đề chính và các tiêu đề phụ của các phần trong bài thuyết trình cũng như số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể tạo slide mục lục bằng cách sử dụng các tính năng có sẵn trong powerpoint hoặc bằng cách thiết kế theo ý thích của bạn. Bằng cách tạo slide mục lục trong powerpoint, bạn có thể đạt được những hiệu quả sau đây: - Giúp người xem có cái nhìn tổng quan về bài thuyết trình, biết được mục tiêu, nội dung và thời lượng của bài thuyết trình. - Giúp người xem dễ dàng theo dõi và hiểu bài thuyết trình, biết được bài thuyết trình được chia thành những phần nào và phần nào đang được trình bày. - Giúp người xem dễ dàng tìm kiếm và quay lại các phần quan trọng của bài thuyết trình, biết được số trang của các slide liên quan. - Giúp người trình bày có kế hoạch và sắp xếp bài thuyết trình một cách hợp lý, biết được thứ tự và mối liên hệ của các phần trong bài thuyết trình. Slide mục lục là slide đầu tiên hoặc slide thứ hai của bài thuyết trình >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH POWERPOINT TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:5] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2939&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách tạo mục lục trong powerpoint Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tham khảo các bước sau đây: - Bước 1: Tạo một slide trống để đặt mục lục.  Tạo một slide trống để đặt mục lục - Bước 2: Tạo Section để chứa nội dung của mục 1 Trên PowerPoint, bạn click chuột phải và chọn Add Section. Chọn Add Section Điền tên vào Section name > Click vào Rename.  Click vào Rename Tiếp theo, bạn tạo một slide để viết tiêu đề của mục 1. Làm slide chứa tiêu đề Sao chép slide đó để tạo một slide khác để viết nội dung.  Làm slide chứa nội dung - Bước 3: Tạo kết nối từ Section 1 về slide mục lục Trên slide tiêu đề, bạn chọn Insert > Chọn tiếp Zoom > Rồi chọn Section Zoom để tạo kết nối. Chọn Section Zoom Trong hộp thoại Insert Section Zoom, bạn chọn Section của mục 1 > Click vào Insert.  Click vào Insert - Bước 4: Bật trình chiếu để xem kết quả. Trình chiếu để xem kết quả Tương tự như vậy, bạn sẽ làm cho mỗi phần nội dung một Section riêng. Sau đó, bạn sẽ tạo kết nối từ mỗi Section về slide mục lục. Như vậy, bạn sẽ có được một mục lục tự động cho slide của bạn.  - Bước 5: Tạo kết nối từ Section 2 về slide mục lục.  Tạo kết nối từ Section 2 - Bước 6: Tạo kết nối từ Section 3 về slide mục lục.  Tạo kết nối từ Section 3 - Bước 7: Tạo kết nối từ Section 4 về slide mục lục. Tạo kết nối từ Section 4 >>> Xem thêm: Khánh Minh chinh phục thành công Powerpoint và đạt điểm A cuối kỳ Đăng ký khoá học PowerPoint online qua video để nhận vô vàn ưu đãi hấp dẫn. Khoá học giúp bạn giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình tạo bài giảng điện tử với PowerPoint. Đồng thời, chia sẻ bí quyết để tạo hiệu ứng, tạo chuyển động đối tượng giúp bạn tự tay thiết kế những video Marketing như mong muốn. [course_id:876,theme:course] [course_id:2563,theme:course] [course_id:2942,theme:course] Cách tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint để làm cho mục lục của bạn trở nên đẹp mắt và phù hợp với bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint bằng cách sử dụng các cách sau đây: 1. Sử dụng phông chữ tùy chỉnh Phông chữ là một yếu tố quan trọng trong thiết kế mục lục slide powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính nhất quán, rõ ràng, và chuyên nghiệp của mục lục. Bạn có thể sử dụng phông chữ tùy chỉnh cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải. - Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng phông chữ, bao gồm các tùy chọn về kiểu, kích thước, màu sắc và hiệu ứng của phông chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tải về và sử dụng các phông chữ mới từ các nguồn khác nhau, ví dụ như Google Fonts, Font Squirrel hay DaFont. - Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn phông chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại phông chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi phông chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Phông chữ ở góc trên bên phải. Sử dụng phông chữ tùy chỉnh 2. Thêm hiệu ứng chữ Hiệu ứng chữ là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên sinh động và nổi bật hơn, bằng cách thêm vào các hiệu ứng như đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng, hay chuyển động cho chữ. Bạn có thể thêm hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải. - Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng hiệu ứng chữ bao gồm các tùy chọn về đổ bóng, viền, đường nét, độ sáng và chuyển động của chữ. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một hiệu ứng chữ mới bằng cách chọn nút Thêm hiệu ứng ở góc trên bên trái và chọn các tùy chọn theo ý thích của bạn. - Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn hiệu ứng chữ, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại hiệu ứng chữ cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi hiệu ứng chữ bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Hiệu ứng chữ ở góc trên bên phải. Thêm hiệu ứng chữ 3. Thay đổi bảng màu Bảng màu là một yếu tố quan trọng trong tạo mục lục trong powerpoint, vì nó ảnh hưởng đến tính hài hòa, nổi bật, và thẩm mỹ của mục lục. Bạn có thể thay đổi bảng màu cho mục lục slide powerpoint bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn, và chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải. - Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng bảng màu, bao gồm các tùy chọn về bảng màu có sẵn, bảng màu tùy chỉnh, và bảng màu mới. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn, và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể tạo một bảng màu mới bằng cách chọn nút Tạo bảng màu mới ở góc trên bên trái, và chọn các màu sắc theo ý thích của bạn. - Bước 3: Sau khi hoàn thành chọn bảng màu, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại bảng màu cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi bảng màu bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Thiết kế ở góc trên bên trái và chọn nút Bảng màu ở góc trên bên phải. Thay đổi bảng màu 4. Sắp xếp lại các đối tượng trong slide Sắp xếp lại các đối tượng trong slide là một cách để làm cho mục lục slide powerpoint của bạn trở nên gọn gàng và hợp lý hơn, bằng cách sắp xếp lại vị trí, kích thước, và hướng của các đối tượng như chữ, hình ảnh, biểu tượng, hay các đối tượng khác trong slide. Bạn có thể sắp xếp lại các đối tượng trong slide bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái. Sau đó, chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải. - Bước 2: Bạn sẽ thấy một bảng sắp xếp, bao gồm các tùy chọn về cách sắp xếp các đối tượng trong slide, ví dụ như căn lề, căn giữa, căn đều, xoay, lật, nhóm hay phân tầng. Bạn có thể chọn các tùy chọn phù hợp với bài thuyết trình của bạn và xem trước kết quả trên slide mục lục. Bạn cũng có thể kéo thả các đối tượng trong slide để sắp xếp theo ý thích của bạn. - Bước 3: Sau khi hoàn thành sắp xếp các đối tượng trong slide, chọn nút Đóng ở góc trên bên phải để lưu lại sắp xếp cho mục lục slide powerpoint của bạn. Bạn có thể thay đổi sắp xếp các đối tượng trong slide bất cứ lúc nào bằng cách chọn nút Trang chủ ở góc trên bên trái và chọn nút Sắp xếp ở góc trên bên phải. Sắp xếp lại các đối tượng trong slide Một số lưu ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint Tạo mục lục trong powerpoint là một cách tiết kiệm thời gian và công sức nhưng cũng có một số lưu ý bạn cần chú ý khi làm mục lục tự động trong powerpoint. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau đây: 1. Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Giới thiệu”, “Nội dung”, “Kết luận”. Bạn có thể sử dụng tiêu đề chính bằng cách chọn bố cục có tiêu đề chính cho mỗi slide, hoặc bằng cách định dạng chữ của tiêu đề chính với kiểu Heading 1. Bằng cách sử dụng tiêu đề chính, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được các phần của bài thuyết trình, và tạo ra mục lục tự động theo đúng thứ tự và nội dung. Sử dụng tiêu đề chính cho mỗi phần của bài thuyết trình 2. Sắp xếp theo cấp độ Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần sắp xếp theo cấp độ cho các phần của bài thuyết trình, ví dụ: “Mục tiêu”, “Phương pháp”, “Kết quả” là các tiêu đề phụ thuộc vào tiêu đề chính “Nội dung”.  Bạn có thể sắp xếp theo cấp độ bằng cách định dạng chữ của các tiêu đề phụ với kiểu Heading 2, Heading 3 hay các kiểu khác tùy theo cấp độ của chúng. Bằng cách sắp xếp theo cấp độ, bạn sẽ giúp powerpoint nhận biết được mối liên hệ và cấu trúc của các phần trong bài thuyết trình và tạo ra mục lục tự động theo đúng cấp độ và thụt lề. 3. Chọn mẫu thiết kế có sẵn Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn có thể chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn trong powerpoint, ví dụ: “Mục lục cơ bản”, “Mục lục đơn giản”, “Mục lục đẹp”, hay “Mục lục chuyên nghiệp”.  Bạn có thể chọn mẫu thiết kế có sẵn bằng cách chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn một trong các mẫu thiết kế có sẵn. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và chọn nút OK để chèn mục lục tự động vào bài thuyết trình của bạn. Bằng cách chọn mẫu thiết kế có sẵn, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc thiết kế mục lục tự động cho bài thuyết trình của bạn. Chọn mẫu thiết kế có sẵn 4. Cập nhật tự động lại mục lục Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần cập nhật tự động lại mục lục khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình. Bạn có thể cập nhật tự động lại mục lục bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn slide mục lục của bạn và chọn nút Xem ở góc trên bên trái rồi chọn Up Slide. Sau đó, bạn chọn nút Cập nhật mục lục ở góc trên bên phải. - Bước 2: Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn có thể chọn một hoặc nhiều tùy chọn tùy theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn. Sau đó, chọn nút OK. - Bước 3: Mục lục tự động của bạn sẽ được cập nhật lại theo sự thay đổi của bài thuyết trình của bạn, bao gồm các tiêu đề chính, các tiêu đề phụ và số trang của các slide tương ứng. Bạn có thể xem trước kết quả trên slide mục lục và điều chỉnh nếu cần thiết. - Bước 4: Bạn nên cập nhật tự động lại mục lục trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn là chính xác và cập nhật nhất. Bạn cũng nên cập nhật tự động lại mục lục mỗi khi bạn thay đổi nội dung, thứ tự hay số lượng của các slide trong bài thuyết trình. Tự động cập nhật mục lục 5. Kiểm tra trước khi trình bày Sau khi tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần kiểm tra trước khi trình bày bài thuyết trình, để đảm bảo mục lục tự động của bạn không có lỗi chính tả, ngữ pháp, hay định dạng.  6. Tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục Để làm mục lục tự động trong powerpoint, bạn cần tùy chỉnh kiểu và định dạng của mục lục, để làm cho mục lục của bạn trở nên phù hợp với bài thuyết trình của mình. 7. Chú ý đến các slide ẩn Để tạo mục lục trong powerpoint, bạn cần chú ý đến các slide ẩn, là các slide không được hiển thị khi bạn trình bày bài thuyết trình, nhưng vẫn có trong bài thuyết trình của bạn. Bạn có thể chú ý đến các slide ẩn bằng cách làm như sau: - Bước 1: Chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Slide Table. Bạn sẽ thấy các slide trong bài thuyết trình của bạn được hiển thị ở bên trái màn hình. Bạn có thể nhận biết các slide ẩn bằng cách nhìn vào biểu tượng Slide ẩn ở góc dưới bên phải của mỗi slide, có hình một cái mắt bị gạch chéo. - Bước 2: Bạn có thể ẩn hoặc hiện một slide bằng cách nhấn chuột phải vào slide đó, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide. Bạn cũng có thể ẩn hoặc hiện nhiều slide cùng một lúc bằng cách chọn nhiều slide, và nhấn chuột phải, và chọn Ẩn slide hoặc Hiện slide. - Bước 3: Bạn nên chú ý đến các slide ẩn vì chúng có thể ảnh hưởng đến mục lục tự động của bạn. Nếu muốn mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn, bạn cần chọn nút Xem ở góc trên bên trái và chọn Up Slide. Sau đó, chọn nút Tạo mục lục ở góc trên bên phải. Bạn sẽ thấy một hộp thoại xuất hiện, cho phép bạn chọn cập nhật mục lục theo nội dung, thứ tự, hay số lượng của các slide. Bạn cần chọn ô Bao gồm các slide ẩn để mục lục tự động của bạn bao gồm cả các slide ẩn. Nếu bạn không muốn mục lục tự động của bạn bao gồm các slide ẩn, bạn cần bỏ chọn ô Bao gồm các slide ẩn. Sau đó, chọn nút OK để cập nhật mục lục tự động của bạn. Chú ý tới các slide ẩn Kết luận Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn cách để tạo mục lục trong powerpoint. Unica cũng đã cung cấp cho bạn một số cách để tùy chỉnh nhanh mục lục slide powerpoint cũng như một vài lưu ý. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn làm mục lục tự động trong powerpoint một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúc bạn thành công với bài thuyết trình của bạn! 
Xem thêm bài viết

Tài chính & Kế toán

Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết
Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết Tái đầu tư chính là chiến lược đầu tư thông minh để tài sản luôn luôn được sinh lời. Tái đầu tư giúp bạn tận dụng tối đa lợi nhuận từ các khoản đầu tư và xây dựng một cơ sở tài chính vững chắc. Tái đầu tư được xem là “bệ phóng” giúp bạn thành công và thịnh vượng hơn trong tương lai. Để biết cụ thể tái đầu tư là gì? Có những cách nào? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé. Tái đầu tư là gì? Tái đầu tư (hay Reinvestment) là quá trình bạn sử dụng các khoản thu như: cổ tức, tiền lãi từ gửi ngân hàng để mua thêm các tài sản đầu tư tương tự hoặc các tài khoản đầu tư khác chứ không rút chúng ra thành tiền mặt để sử dụng cho tiêu dùng cá nhân. Tái đầu tư là gì? Ví dụ tái đầu tư như sau: Bạn đầu tư 100 triệu đồng vào một quỹ đầu tư. Sau một năm, quỹ này mang lại cho bạn lợi nhuận 30 triệu đồng. Thay vì rút 1 triệu đồng này ra, bạn quyết định để nó ở lại quỹ để tiếp tục sinh lời. Đó chính là tái đầu tư. Tái đầu tư được xem là một cách đầu tư thông minh để bạn gia tăng giá trị của các khoản đầu tư. Lợi ích nổi bật của tái đầu tư đó chính là sử dụng sức mạnh của lãi kép. Việc đầu tư thêm từ khoản tiền lãi đầu tư trước đó không chỉ tái tạo lợi nhuận mà còn giúp thúc đẩy, phát triển tài sản nhanh chóng hơn so với việc giữ tiền mặt để sử dụng. Hiện nay chính phủ cũng đang áp dụng hình thức tái đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe. Ưu và nhược điểm của việc tái đầu tư Tái đầu tư chính là bàn đạp giúp các khoản đầu tư của bạn càng ngày càng có giá trị cao. Nhờ đó, giá trị tài sản sẽ càng ngày càng gia tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích đang sở hữu thì tái đầu tư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế. Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của tái đầu tư cho bạn tham khảo. Ưu điểm Tăng cao giá trị tài sản trong tương lai: Khi bạn tái đầu tư tức là bạn đang đầu tư thêm tài sản dựa trên tài sản đã đầu tư trước đó. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian, không để tiền bị thừa thãi dẫn đến việc tiêu sai mục đích. Nâng cao thu nhập: Tái đầu tư cũng có thể được xem là một hình thức giúp tăng thu nhập. Lý do bởi đầu tư càng nhiều thì càng có nhiều lãi, như vậy là bạn đã có thêm một nguồn thu nhập thụ động. Ví dụ: Bạn tái đầu tư cổ tức thì bạn sẽ nhận thêm được cổ phiếu, như vậy trong tương lai bạn sẽ nhận được càng nhiều cổ tức. Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư: Tái đầu tư cũng có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro của các khoản đầu tư của mình. Ví dụ: Bạn mở công ty và bạn tái đầu tư cổ phiếu của công ty. Khi này, bạn sẽ tăng cao số lượng cổ phiếu đang sở hữu. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể biến động của giá cổ phiếu. Tái đầu tư giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian Nhược điểm Giá trị tài sản có lúc sẽ bị giảm: Theo thời gian, giá trị tài sản mà bạn tái đầu tư có thể bị giảm, nhất là trong giai đoạn thị trường đang suy thoái. Trong trường hợp này, việc tái đầu tư có thể khiến bạn bị thua lỗ. Lãi suất giảm thấp hơn so với lúc trước: Theo thời gian lãi suất khi tái đầu tư có thể bị giảm, điều này đồng thời cũng làm giảm giá trị của các tài sản có thu nhập cố định, ví dụ như: trái phiếu. Nếu bạn tái đầu tư vào tài sản có lãi suất thấp thì nó có thể khiến bạn bị thua lỗ. Các hình thức tái đầu tư tại Việt Nam Tại Việt Nam có rất nhiều loại tái đầu tư khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục tiêu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp/ công ty mà sẽ chia ra thành 2 hình thức tái đầu tư chính như sau: Phân loại dựa theo nguồn vốn tái đầu tư Dựa theo nguồn vốn tái đầu tư thì sẽ bao gồm 2 loại hình thức chính sau: Tái đầu tư từ lợi nhuận: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ khoản đầu tư trước đó để mua thêm tài sản. Tái đầu tư từ tiền thu được: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán tài sản trước đó đi để mua một tài sản khác. Phân loại theo cách thức tái đầu tư Hình thức tái đầu tư dựa theo cách thức cũng sẽ bao gồm 2 loại chính, đó là: Tái đầu tư cổ tức: Bạn sử dụng các thanh khoản cổ tức mua thêm cổ tức của chính công ty đó. Thông thường, cổ tức sẽ được chi trả theo quý. Nếu bạn lựa chọn tái đầu tư cổ tức thì cổ tức bằng tiền mặt sẽ mua được cổ phiếu thay vì nhận tiền mặt. Tái đầu tư phân phối: Hình thức này có tên tiếng anh là Dividend Reinvestment Plan - DRIP. Đây là hình thức đầu tư gián tiếp chỉ hành động cổ đông của công ty mua thêm cổ phiếu của công ty bằng chính cổ tức mà họ nhận được. Tái đầu tư phân phối thường được triển khai miễn phí cho các cổ đông, các cổ đông có thể dễ dàng đăng ký trực tuyến hoặc qua email. Phân loại tái đầu tư tại Việt Nam Đặc điểm của hình thức tái đầu tư Đặc điểm của tái đầu tư là gì chắc chắn là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn hiểu rõ: Tái đầu tư sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư. Bản chất của tái đầu tư là sử dụng khoản tiền lãi thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư, Lúc này có thể là đầu tư kênh khác nhưng cũng có thể là đầu tư thêm vào kênh cũ. Bằng việc thực hiện lãi kép, tái đầu tư có thể giúp bạn tăng lợi nhuận, tăng thu nhập đáng kể theo thời gian. Bằng cách tăng số lượng cổ phiếu hoặc tài sản mà bạn sở hữu, tái đầu tư cũng có thể giúp bạn đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư của mình. Cách tái đầu tư hiệu quả Để tăng cơ hội thành công và giảm thiểu rủi ro khi tái đầu tư, bạn cần bỏ túi ngay cho mình những cách tái đầu tư hiệu quả sau: Lựa chọn khoản đầu tư phù hợp Trước khi quyết định xuống tiền tái đầu tư điều quan trọng nhất bạn cần làm đó là lựa chọn cho mình khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng của mình. Nếu không xác định được điều này bạn sẽ rất dễ thất bại. Nếu như bạn có mục đích dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cần phải lựa chọn các khoản đầu tư có tiềm năng tăng trưởng cao, ví dụ như: cổ phiếu, quỹ tương hỗ,.... Nếu như bạn có mục tiêu ngắn hạn như mua nhà thì bạn nên chọn những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao, ví dụ như: trái phiếu, gửi tiết kiệm. Chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mình hiểu rõ Để tái đầu tư an toàn, tốt nhất bạn chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mà mình am hiểu và biết rõ. Tuyệt đối không nên mạo hiểm, đầu tư vào những lĩnh vực mà mình không biết gì hay đầu tư theo số đông mà không hiểu bản chất. Ngoài ra, khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó bạn cần phải nắm rõ những rủi ro khách quan và chủ quan. Cụ thể: Rủi ro khách quan: tình hình chính trị, kinh tế, khách hàng, nhà cung cấp, công nghệ thay thế,... Rủi ro chủ quan: nhân lực, đối tác rút vốn,... Hiểu rõ lĩnh vực để tái đầu tư an toàn Đa dạng hóa danh mục đầu tư Để giảm thiểu rủi ro cho quá trình tái đầu tư, cách hiệu quả nhất đó là bạn hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bạn không nên chỉ đầu tư vào 1 tài sản duy nhất, thay vào đó nên đầu tư nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, tài sản thực, tiền mặt,... Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư. Ưu tiên đầu tư nhân lực, tài lực, vật lực vững mạnh Để doanh nghiệp phát triển vững mạnh và bền lâu, việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận vững chắc trong tương lai. Trường hợp bạn là một nhà đầu tư cá nhân thì hãy chú trọng đầu tư cho mình. Hãy không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân bằng các khoá học. Bên cạnh đó bạn cũng nên tích cực học hỏi, trao đổi với những nhà đầu tư chuyên nghiệp để củng cố chuyên môn của mình. Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư Hiện nay rất nhiều người vì ham muốn đầu tư mãnh liệt đã sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư mà không biết rằng điều này mang lại rủi ro rất cao. Cách tái đầu tư an toàn đó là bạn phải phân biệt rõ được đâu là khoản đầu tư sinh ra lợi nhuận chính, đâu là khoản đầu tư có tiềm ẩn rủi ro. Sau khi đã phân biệt được, hãy chia khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao một phần nhỏ. Điều này giúp đảm bảo nếu chẳng may đầu tư có mất trắng cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn. Chú ý: Chỉ đầu tư khi có dư, tuyệt đối không vay mượn để tái đầu tư, bởi áp lực lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh của bạn. Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư Tự theo dõi hiệu quả đầu tư Tái đầu tư không phải cứ thực hiện là xong để đó. Sau khi đã tái đầu tư vào hình thức phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, tiếp theo bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả khoản đầu tư của mình để đảm bảo rằng nó vẫn đang hoạt động tốt. Trong trường hợp theo dõi thấy nó đang hoạt động kém đi thì bạn cần có phương án xử lý kịp thời, khi này có thể cân nhắc bán nó đi để đầu tư vào khoản khác có tiềm năng sinh lời cao và ổn định hơn. Tái đầu tư thường xuyên Tái đầu tư không nên cố định mà nên càng thường xuyên càng tốt. Việc tái đầu tư thường xuyên giúp bạn có nhiều cơ hội để tận dụng lợi nhuận kép. Từ đó, xây dựng được một nguồn thu nhập ổn định, tăng cao giá trị tài sản của mình theo thời gian. Câu hỏi liên quan Để hiểu rõ hơn một số thông tin khác liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn, hãy tham khảo các câu hỏi phụ kèm đáp án trả lời sau nhé. Câu 1: Các yếu tố cho thấy nên tái đầu tư là gì? Một số trường hợp nên tái đầu tư đó là: Trong quá trình theo dõi tái đầu tư, nếu như thấy hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao trong tương lai thì bạn vẫn nên giữ lại, tiếp tục tái đầu tư để tận dụng tiềm năng tăng trưởng của khoản đầu tư đó. Nếu bạn có mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cũng nên tái đầu tư để đạt được mục tiêu đó. Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro thì bạn cũng nên tái đầu tư để tăng lợi nhuận. Câu 2: Khi nào không nên tái đầu tư? Một số trường hợp không nên tái đầu tư đó là: Bạn không nên tái đầu tư khi thấy khoản đầu tư đó đang hoạt động kém và có khả năng sinh lời thấp. Trong trường hợp thấy khoản đầu tư kém, bạn nên cân nhắc để bán nó đi, lấy tiền đó đầu tư khoản khác. Khi bạn có mục tiêu tài chính ngắn hạn thì bạn cũng không nên tái đầu tư, khi này thay vì tái đầu tư thì nên tiết kiệm thì hơn. Câu 2: Công thức tính tỷ lệ tái đầu tư là gì? Công thức tái đầu tư như sau: Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại /Lợi nhuận sau thuế × 100%) Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức) Tỷ lệ tái đầu tư (tỷ số lợi nhuận giữ lại - Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì mà Unica đã tổng hợp được. Có thể nói, tái đầu tư là một cách hiệu quả và thông minh để bạn gia tăng tài sản của mình. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn đúng kênh đầu tư và đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn. Chúc bạn lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp và đầu tư thành công. >>> Xem thêm:  Vay tín chấp là gì? Cách tính lãi suất vay ngân hàng Tổng hợp các hình thức đầu tư hiệu quả hiện hành
Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay Trong thời đại kinh tế thị trường, đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc hiểu rõ về các hình thức đầu tư không chỉ giúp bạn bảo vệ tài sản mà còn giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng tài sản trong tương lai. Bài viết sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về đầu tư giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Cùng khám phá nhé. Đầu tư là gì? Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực đang có sẵn như: tiền bạc, thời gian, kiến thức, kỹ năng,... để tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, đầu tư là việc bạn bỏ ra một số vốn nhất định để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm sản sinh ra một số tiền lãi nhất định. Đầu tư giúp bạn đạt được những lợi ích về kinh tế trong tương lai cao hơn so với trước kia. Đầu tư là gì? Thực tế thuật ngữ đầu tư chưa có khái niệm cụ thể, tuy nhiên theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đã có quy định về đầu tư kinh doanh. Đầu tư kinh doanh tức là nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức đầu tư Trong luật đầu tư năm 2020 quy định các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư dự án, đầu tư mua cổ phiếu và đầu tư hợp đồng BCC. Cụ thể các hình thức đầu tư như sau: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Đối với đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cụ thể hình thức đầu tư này như sau: Đối với nhà đầu tư trong nước Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, pháp luật quy định đối với đầu tư trong nước như sau: Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế về doanh nghiệp sẽ áp dụng pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư được thực hiện tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thành lập tổ chức. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Đối với nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường. Cụ thể điều kiện này như sau: Nhà đầu tư có thể áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường tương ứng với quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Đối với các trường hợp đăng ký ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề bị hạn chế tiếp cận ở nhà đầu tư nước ngoài thì bạn cần đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường sau: Hình thức đầu tư Phạm vi hoạt động đầu tư Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hay năng lực của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Năng lực của nhà đầu tư và các đối tác cũng tham gia vào dự án (nếu có); Các điều kiện khác theo quy định hiện hành.  Để thực hiện theo đúng quy trình, trước khi thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải có: Dự án đầu tư Đầy đủ giấy tờ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường,... Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lưu ý: Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tính từ thời điểm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác đã được cấp. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Tuy nhiên để có quyền này nhà đầu tư cần phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau: Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Điều kiện này bao gồm: hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, điều kiện khác theo quy định. Đảm bảo quy định về quốc phòng - an ninh theo Luật Doanh nghiệp 2020. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đất đai, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn. Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020 quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:  Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Góp vốn vào công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại 2 điều trên. Điều 25 Luật đầu tư 2020 cũng quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau: Mua cổ phần của công ty cổ phần từ phía công ty hoặc từ phía cổ đông. Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đó trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn đó. Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh với mục đích để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh. Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác nhưng không thuộc trường hợp quy định tại các điều đã nói ở trên. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Thực hiện dự án đầu tư Ngoài những hình thức đầu tư đã chia sẻ ở trên bạn cũng có thể đầu tư theo dự án. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là phương pháp đầu tư được thực hiện trên cơ sở cùng nhau hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hợp tác này thông qua ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP. Căn cứ theo mục 2, mục 3 chương IV Luật đầu tư 2020 có quy định về quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam như sau: Lựa chọn nhà đầu khi thực hiện dự án đầu tư. Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Khi đã được chấp thuận dự án đầu tư nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Triển khai thực hiện dự án đầu tư. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng này được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật chứ không phải theo quy định của tổ chức kinh tế. Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Theo quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2020 có quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau: Nội dung bắt buộc phải có các thông tin gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư,... Mục tiêu cũng như phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh. Những đóng góp của các bên tham gia hợp đồng. Tiến hành phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên. Thời gian thực hiện hợp đồng, báo cáo tiến độ. Sửa chữa, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng. Trách nhiệm cần có trong hợp đồng, phương pháp giải quyết tranh chấp. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, từ việc hợp tác kinh doanh các bên tham gia hợp đồng sẽ ký với nhau hợp đồng thỏa thuận sử dụng tài sản để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Kết luận Trên đây là toàn bộ chia sẻ về các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2020 mà Unica đã tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin này, bạn đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu muốn biết thêm những kiến thức tài chính khác, bạn hãy tham khảo trên trang blog của Unica nhé.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích Hiện nay, ngành bảo hiểm đang phát triển rất tích cực, để đáp ứng nhu cầu của mọi người, hàng loạt các loại bảo hiểm đã ra đời và bảo hiểm liên kết đầu tư là một trong số đó. Bảo hiểm liên kết đầu tư ra đời với vai trò chính là giúp các nhà đầu tư tránh khỏi được các rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh các sản phẩm tài chính. Để hiểu cụ thể bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích cụ thể, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau nhé. Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư là một loại hình đặc biệt của bảo hiểm nhân thọ, ra đời nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho nhà đầu tư trước những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Ngoài mục đích bảo vệ tài chính, bảo hiểm liên kết đầu tư còn kết hợp thêm yếu tố đầu tư giúp người mua tăng được tài sản tích lũy của bản thân. Phí đóng của bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ bao gồm 2 loại: phí bảo hiểm (chi phí ban đầu, phí quản lý và bảo hiểm) và phí đầu tư (tuỳ theo loại hình sản phẩm như tích lũy, sinh lời, tiết kiệm). Xét theo chức năng tích luỹ, người mua bảo hiểm sẽ được tích luỹ tài sản theo thời gian thông thông qua hoạt động tại các quỹ liên kết.  Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Hiện nay, bảo hiểm liên kết đầu tư đang được rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh quan tâm. Bởi chỉ với một loại bảo hiểm này, người tham gia vừa được đảm bảo quyền lợi trong quá trình đầu tư bằng cách bồi thường nếu giá trị sản phẩm tài chính bị rủi ro, vừa có cơ hội tích luỹ, tham gia đầu tư với mức lãi suất cao. Đặc điểm của bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư không giống với những loại bảo hiểm khác, cụ thể đặc điểm của loại bảo hiểm này như sau: Khách hàng sau khi mua bảo hiểm sẽ được nhận toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm sau khi đã trừ khi các khoản phí có liên quan. Trong suốt thời gian thực thi hợp đồng bảo hiểm, chủ sở hữu sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định tùy theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng đã kí. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, chủ sở hữu bảo hiểm sẽ nhận được khoản bồi thường nhất định, khoản này sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị đầu tư ban đầu. Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm như: chi phí mua, chi phí đầu tư, hoạt động đầu tư, lợi nhuận của quỹ sẽ được tách biệt và công bố công khai, minh bạch với khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thể theo dõi được các hoạt động đầu tư của quỹ, nắm rõ được các khoản chi phí cố định cũng như chi phí phát sinh trong quá trình quản lỹ quỹ. Ngoài ra, chủ sở hữu bảo hiểm cũng sẽ được thông báo cụ thể về lợi nhuận của quỹ sau khi đã trừ đi các khoản phí có liên quan. Tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, khách hàng có thể nắm rõ, biết được cụ thể phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Từ đó, khách hàng dễ dàng kiểm soát và có thể đưa ra được những quyết định lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào quỹ phù hợp nhất. Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư hoàn toàn có thể tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của mình. Với đặc điểm này, người mua bảo hiểm sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và an tâm, đồng thời cũng được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân. Người mua bảo hiểm đầu tư có quyền quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm Khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, giá trị mà bên mua bảo hiểm nhận được sẽ là giá trị của các đơn vị quỹ đầu tư tương ứng với số tiền đã góp vào quỹ. Trong suốt quá trình đóng góp quỹ này, giá trị của các đơn vị quỹ sẽ không cố định, nó có thể tăng hoặc giảm tùy theo theo tình hình thị trường. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được nhận các khoản phí từ người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận đã ký. Các khoản này sẽ được tính toán chính xác và cụ thể dựa theo mức độ rủi ro, số tiền cũng như thời hạn bảo hiểm được thoả thuận trong hợp đồng. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy với mức lãi suất cao cho các nhà đầu tư. Cụ thể những lợi ích nhận được khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư đó là: Kết hợp bảo vệ và đầu tư: Khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư, người mua vừa có thể bảo vệ tài chính trong quá trình kinh doanh trước những rủi ro bất ngờ như: tai nạn, hiểm nghèo, tử vong,.. vừa có thể tích lũy được một số tiền đầu tư giúp tăng trưởng tài sản theo thời gian. Tính linh hoạt cao: Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư, người tham gia có thể dễ dàng lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chịu rủi ro của mình. Đồng thời cũng có thể thay đổi tỷ lệ phân bổ giữa các quỹ đầu tư tuỳ theo mục tiêu tài chính và diễn biến của thị trường. Thông tin trong bảo hiểm công khai, minh bạch: Tất cả các thông tin về phí, lợi nhuận, rủi ro đều được công khai minh bạch giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt. Thêm nữa, khách hàng khi mua bảo hiểm này còn nhận được báo cáo định kỳ về tình hình tài khoản để theo dõi quá trình đầu tư. Quyền tự chủ trong quá trình đầu tư: Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư có quyền tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình. Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy Các loại bảo hiểm liên kết đầu tư hiện nay Bảo hiểm liên kết đầu tư được chia thành 2 loại chính, đó là: bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị. Bảo hiểm liên kết chung Bảo hiểm liên kết chung có tên tiếng anh là Universal life insurance. Đây là loại bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm nhân thọ và đầu tư. Đối với loại bảo hiểm này, khách hàng sẽ phải đóng phí để mua và đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Tức là khoản phí mua bảo hiểm sẽ được phân bổ vào 2 khoản chính là: khoản để trả tiền bảo hiểm và khoản để đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Sau khi đã sở hữu bảo hiểm liên kết chung, người mua sẽ nắm được toàn bộ thông tin có liên quan đến kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, được đảm bảo lãi suất nhận được, lãi suất này chắc chắn sẽ không bao giờ thấp hơn lãi suất mà 2 bên đã ký trên hợp đồng. Tham gia bảo hiểm liên kết chung, khách hàng có thể lựa chọn các loại quỹ đầu tư khác nhau để phù hợp với mục tiêu cũng như khả năng tài chính của mình. Bảo hiểm liên kết đơn vị Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư vào đa dạng các danh mục tài sản như: trái phiếu, cổ phiếu,... Khi lựa chọn đầu tư bảo hiểm liên kết đơn vị, bạn bắt buộc phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư giúp. Điều này giúp hạn chế rủi ro vì bạn đã tận dụng được kinh nghiệm cũng như lợi thế của các công ty chuyên về đầu tư tài chính nên có khả năng sinh lợi rất nhanh. Đối với loại bảo hiểm này, tiền phí bảo hiểm của khách hàng sẽ được đầu tư vào một loại quỹ duy nhất do doanh nghiệp bảo hiểm quản lý. Khi này, người mua được toàn quyền chọn tỷ lệ phân bổ đầu tư vào các quỹ. Giá trị đầu tư của khách hàng mua loại bảo hiểm này sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản của đơn vị quỹ. Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư  So sánh bảo hiểm đầu tư với sản phẩm bảo hiểm truyền thống Bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm truyền thống là hai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến, nhưng có những điểm khác biệt đáng kể. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần phân biệt được 2 loại bảo hiểm này. Tiêu chí so sánh Bảo hiểm liên kết đầu tư Bảo hiểm truyền thống Quyền lợi được hưởng Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro bất ngờ xuất hiện như: tai nạn, tử vong, bệnh tật,... Có quyền đầu tư vào các quỹ tài sản giúp tăng trưởng tài sản. Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro như: tử vong, tai nạn thương tật, bệnh tật,... Người mua bảo hiểm sẽ nhận được một khoản tiền khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn. Trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người mua bảo hiểm sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm và các khoản lãi được chia. Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm linh hoạt và được công khai, minh bạch. Khoản phí này cũng sẽ được tách riêng giữa bảo vệ và đầu tư. Khách hàng mua bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được hưởng quyền lợi từ việc đầu tư vào các quỹ đầu tư có lãi suất cao. Phí bảo hiểm thường ổn định, hầu như không có thay đổi gì mấy trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng. Lựa chọn hình thức đầu tư Linh hoạt lựa chọn hình thức đầu tư với các quỹ đầu tư khác nhau tuỳ vào mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi. Không có quyền lựa chọn mà loại bảo hiểm này sẽ cố định về cách thức đầu tư số tiền bảo hiểm. Rủi ro thị trường Giá trị của các quỹ đầu tư có thể biến động theo thị trường, vì vậy bạn có thể chịu rủi ro mất vốn. Ít chịu ảnh hưởng của biến động thị trường. Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không? Việc có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không là tùy mỗi người. Để có thêm gợi ý giúp dễ dàng ra quyết định nên hay không nên nên tham gia bảo hiểm đầu tư, bạn hãy tham khảo các yếu tố dưới đây. Bảo vệ tài chính: Lựa chọn bảo hiểm liên kết đầu tư bạn có thể dễ dàng chọn quỹ đầu tư phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận được rủi ro. Bên cạnh đó nếu như có rủi ro xảy ra bạn còn được bảo vệ tài chính từ quỹ bảo hiểm. Đa dạng hoá đầu tư: Loại bảo hiểm này cho phép bạn thoải mái đầu tư vào các quỹ đầu tư khác nhau. Bao gồm cả quỹ đầu tư ổn định và quỹ đầu tư có mức độ rủi ro cao. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư này giúp bạn tăng cơ hội tăng trưởng vốn đáng kể. Hậu quả về chi phí: Bảo hiểm liên kết đầu tư có chi phí thấp hơn so với việc mua bảo hiểm truyền thống hoặc đầu tư bảo hiểm riêng lẻ. Lý do là vì các khoản phí bảo hiểm đã được trừ đi trước khi đầu tư vào quỹ. Thêm nữa quỹ bảo hiểm cũng có sức mua lớn hơn với việc đầu tư, chi phí giao dịch cũng vì vậy mà giảm đi. Tính minh bạch: Bảo hiểm liên kết đầu tư có tính minh bạch cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Khi tham gia loại bảo hiểm này, bạn có thể kiểm soát các rủi ro đầu tư của mình bằng cách lựa chọn loại quỹ đầu tư phù hợp, sau khi lựa chọn xong các khoản phí sẽ được công bố một cách cụ thể, chi tiết, không có các khoản phí nào ẩn cả. Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không? Lưu ý khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư Để việc mua bảo hiểm liên kết đầu tư mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn bạn cần chú ý một số vấn đề sau: Trước khi quyết định mua bảo hiểm bạn cần phải nắm rõ các điều khoản, quy định mà hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đưa ra, đặc biệt là các rủi ro và các điều kiện. Lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với điều khoản và quy định của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời cân nhắc mức độ rủi ro của quỹ bảo hiểm này. Xem xét kỹ các chi phí có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để đưa ra được những quyết định hợp lý nhất. Tìm hiểu đơn vị bảo hiểm và quỹ đầu tư uy tín trước khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư để có quá trình đầu tư an toàn và đáng tin cây. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bảo hiểm liên kết đầu tư mà Unica đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bảo hiểm liên kết đầu tư. Có thể nói, bảo hiểm liên kết đầu tư là một sản phẩm tài chính linh hoạt kết hợp hoàn hảo giữa bảo vệ và đầu tư. Với cơ chế hoạt động minh bạch, đa dạng lựa chọn quỹ đầu tư và khả năng điều chỉnh danh mục, bảo hiểm liên kết đầu tư chắc chắn sẽ mang đến cho người tham gia nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tài chính. >>> Xem thêm:  Có ít tiền nên đầu tư gì? Gợi ý 6 cách đầu tư an toàn, sinh lời cao 12 công thức đầu tư bất động sản thành công bạn nên biết
Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết Tái đầu tư là gì? 7 cách tái đầu tư hiệu quả các nhà đầu tư cần biết Tái đầu tư chính là chiến lược đầu tư thông minh để tài sản luôn luôn được sinh lời. Tái đầu tư giúp bạn tận dụng tối đa lợi nhuận từ các khoản đầu tư và xây dựng một cơ sở tài chính vững chắc. Tái đầu tư được xem là “bệ phóng” giúp bạn thành công và thịnh vượng hơn trong tương lai. Để biết cụ thể tái đầu tư là gì? Có những cách nào? Mời bạn tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé. Tái đầu tư là gì? Tái đầu tư (hay Reinvestment) là quá trình bạn sử dụng các khoản thu như: cổ tức, tiền lãi từ gửi ngân hàng để mua thêm các tài sản đầu tư tương tự hoặc các tài khoản đầu tư khác chứ không rút chúng ra thành tiền mặt để sử dụng cho tiêu dùng cá nhân. Tái đầu tư là gì? Ví dụ tái đầu tư như sau: Bạn đầu tư 100 triệu đồng vào một quỹ đầu tư. Sau một năm, quỹ này mang lại cho bạn lợi nhuận 30 triệu đồng. Thay vì rút 1 triệu đồng này ra, bạn quyết định để nó ở lại quỹ để tiếp tục sinh lời. Đó chính là tái đầu tư. Tái đầu tư được xem là một cách đầu tư thông minh để bạn gia tăng giá trị của các khoản đầu tư. Lợi ích nổi bật của tái đầu tư đó chính là sử dụng sức mạnh của lãi kép. Việc đầu tư thêm từ khoản tiền lãi đầu tư trước đó không chỉ tái tạo lợi nhuận mà còn giúp thúc đẩy, phát triển tài sản nhanh chóng hơn so với việc giữ tiền mặt để sử dụng. Hiện nay chính phủ cũng đang áp dụng hình thức tái đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục hoặc chăm sóc sức khỏe. Ưu và nhược điểm của việc tái đầu tư Tái đầu tư chính là bàn đạp giúp các khoản đầu tư của bạn càng ngày càng có giá trị cao. Nhờ đó, giá trị tài sản sẽ càng ngày càng gia tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích đang sở hữu thì tái đầu tư cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế. Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của tái đầu tư cho bạn tham khảo. Ưu điểm Tăng cao giá trị tài sản trong tương lai: Khi bạn tái đầu tư tức là bạn đang đầu tư thêm tài sản dựa trên tài sản đã đầu tư trước đó. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian, không để tiền bị thừa thãi dẫn đến việc tiêu sai mục đích. Nâng cao thu nhập: Tái đầu tư cũng có thể được xem là một hình thức giúp tăng thu nhập. Lý do bởi đầu tư càng nhiều thì càng có nhiều lãi, như vậy là bạn đã có thêm một nguồn thu nhập thụ động. Ví dụ: Bạn tái đầu tư cổ tức thì bạn sẽ nhận thêm được cổ phiếu, như vậy trong tương lai bạn sẽ nhận được càng nhiều cổ tức. Giảm thiểu rủi ro khi đầu tư: Tái đầu tư cũng có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro của các khoản đầu tư của mình. Ví dụ: Bạn mở công ty và bạn tái đầu tư cổ phiếu của công ty. Khi này, bạn sẽ tăng cao số lượng cổ phiếu đang sở hữu. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể biến động của giá cổ phiếu. Tái đầu tư giúp bạn tăng cao giá trị tài sản theo thời gian Nhược điểm Giá trị tài sản có lúc sẽ bị giảm: Theo thời gian, giá trị tài sản mà bạn tái đầu tư có thể bị giảm, nhất là trong giai đoạn thị trường đang suy thoái. Trong trường hợp này, việc tái đầu tư có thể khiến bạn bị thua lỗ. Lãi suất giảm thấp hơn so với lúc trước: Theo thời gian lãi suất khi tái đầu tư có thể bị giảm, điều này đồng thời cũng làm giảm giá trị của các tài sản có thu nhập cố định, ví dụ như: trái phiếu. Nếu bạn tái đầu tư vào tài sản có lãi suất thấp thì nó có thể khiến bạn bị thua lỗ. Các hình thức tái đầu tư tại Việt Nam Tại Việt Nam có rất nhiều loại tái đầu tư khác nhau. Tuỳ thuộc vào mục tiêu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp/ công ty mà sẽ chia ra thành 2 hình thức tái đầu tư chính như sau: Phân loại dựa theo nguồn vốn tái đầu tư Dựa theo nguồn vốn tái đầu tư thì sẽ bao gồm 2 loại hình thức chính sau: Tái đầu tư từ lợi nhuận: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ khoản đầu tư trước đó để mua thêm tài sản. Tái đầu tư từ tiền thu được: Bạn sử dụng số tiền kiếm được từ việc bán tài sản trước đó đi để mua một tài sản khác. Phân loại theo cách thức tái đầu tư Hình thức tái đầu tư dựa theo cách thức cũng sẽ bao gồm 2 loại chính, đó là: Tái đầu tư cổ tức: Bạn sử dụng các thanh khoản cổ tức mua thêm cổ tức của chính công ty đó. Thông thường, cổ tức sẽ được chi trả theo quý. Nếu bạn lựa chọn tái đầu tư cổ tức thì cổ tức bằng tiền mặt sẽ mua được cổ phiếu thay vì nhận tiền mặt. Tái đầu tư phân phối: Hình thức này có tên tiếng anh là Dividend Reinvestment Plan - DRIP. Đây là hình thức đầu tư gián tiếp chỉ hành động cổ đông của công ty mua thêm cổ phiếu của công ty bằng chính cổ tức mà họ nhận được. Tái đầu tư phân phối thường được triển khai miễn phí cho các cổ đông, các cổ đông có thể dễ dàng đăng ký trực tuyến hoặc qua email. Phân loại tái đầu tư tại Việt Nam Đặc điểm của hình thức tái đầu tư Đặc điểm của tái đầu tư là gì chắc chắn là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn hiểu rõ: Tái đầu tư sử dụng nguồn lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư. Bản chất của tái đầu tư là sử dụng khoản tiền lãi thu được từ khoản đầu tư trước đó để tiếp tục đầu tư, Lúc này có thể là đầu tư kênh khác nhưng cũng có thể là đầu tư thêm vào kênh cũ. Bằng việc thực hiện lãi kép, tái đầu tư có thể giúp bạn tăng lợi nhuận, tăng thu nhập đáng kể theo thời gian. Bằng cách tăng số lượng cổ phiếu hoặc tài sản mà bạn sở hữu, tái đầu tư cũng có thể giúp bạn đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư của mình. Cách tái đầu tư hiệu quả Để tăng cơ hội thành công và giảm thiểu rủi ro khi tái đầu tư, bạn cần bỏ túi ngay cho mình những cách tái đầu tư hiệu quả sau: Lựa chọn khoản đầu tư phù hợp Trước khi quyết định xuống tiền tái đầu tư điều quan trọng nhất bạn cần làm đó là lựa chọn cho mình khoản đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng của mình. Nếu không xác định được điều này bạn sẽ rất dễ thất bại. Nếu như bạn có mục đích dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cần phải lựa chọn các khoản đầu tư có tiềm năng tăng trưởng cao, ví dụ như: cổ phiếu, quỹ tương hỗ,.... Nếu như bạn có mục tiêu ngắn hạn như mua nhà thì bạn nên chọn những khoản đầu tư có tính thanh khoản cao, ví dụ như: trái phiếu, gửi tiết kiệm. Chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mình hiểu rõ Để tái đầu tư an toàn, tốt nhất bạn chỉ nên đầu tư vào lĩnh vực mà mình am hiểu và biết rõ. Tuyệt đối không nên mạo hiểm, đầu tư vào những lĩnh vực mà mình không biết gì hay đầu tư theo số đông mà không hiểu bản chất. Ngoài ra, khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó bạn cần phải nắm rõ những rủi ro khách quan và chủ quan. Cụ thể: Rủi ro khách quan: tình hình chính trị, kinh tế, khách hàng, nhà cung cấp, công nghệ thay thế,... Rủi ro chủ quan: nhân lực, đối tác rút vốn,... Hiểu rõ lĩnh vực để tái đầu tư an toàn Đa dạng hóa danh mục đầu tư Để giảm thiểu rủi ro cho quá trình tái đầu tư, cách hiệu quả nhất đó là bạn hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bạn không nên chỉ đầu tư vào 1 tài sản duy nhất, thay vào đó nên đầu tư nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, tài sản thực, tiền mặt,... Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư. Ưu tiên đầu tư nhân lực, tài lực, vật lực vững mạnh Để doanh nghiệp phát triển vững mạnh và bền lâu, việc xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận vững chắc trong tương lai. Trường hợp bạn là một nhà đầu tư cá nhân thì hãy chú trọng đầu tư cho mình. Hãy không ngừng học tập, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân bằng các khoá học. Bên cạnh đó bạn cũng nên tích cực học hỏi, trao đổi với những nhà đầu tư chuyên nghiệp để củng cố chuyên môn của mình. Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư Hiện nay rất nhiều người vì ham muốn đầu tư mãnh liệt đã sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư mà không biết rằng điều này mang lại rủi ro rất cao. Cách tái đầu tư an toàn đó là bạn phải phân biệt rõ được đâu là khoản đầu tư sinh ra lợi nhuận chính, đâu là khoản đầu tư có tiềm ẩn rủi ro. Sau khi đã phân biệt được, hãy chia khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao một phần nhỏ. Điều này giúp đảm bảo nếu chẳng may đầu tư có mất trắng cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn. Chú ý: Chỉ đầu tư khi có dư, tuyệt đối không vay mượn để tái đầu tư, bởi áp lực lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh của bạn. Không sử dụng toàn bộ lợi nhuận hoặc vay mượn để tái đầu tư Tự theo dõi hiệu quả đầu tư Tái đầu tư không phải cứ thực hiện là xong để đó. Sau khi đã tái đầu tư vào hình thức phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình, tiếp theo bạn cần thường xuyên theo dõi hiệu quả khoản đầu tư của mình để đảm bảo rằng nó vẫn đang hoạt động tốt. Trong trường hợp theo dõi thấy nó đang hoạt động kém đi thì bạn cần có phương án xử lý kịp thời, khi này có thể cân nhắc bán nó đi để đầu tư vào khoản khác có tiềm năng sinh lời cao và ổn định hơn. Tái đầu tư thường xuyên Tái đầu tư không nên cố định mà nên càng thường xuyên càng tốt. Việc tái đầu tư thường xuyên giúp bạn có nhiều cơ hội để tận dụng lợi nhuận kép. Từ đó, xây dựng được một nguồn thu nhập ổn định, tăng cao giá trị tài sản của mình theo thời gian. Câu hỏi liên quan Để hiểu rõ hơn một số thông tin khác liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì giúp bạn đầu tư hiệu quả hơn, hãy tham khảo các câu hỏi phụ kèm đáp án trả lời sau nhé. Câu 1: Các yếu tố cho thấy nên tái đầu tư là gì? Một số trường hợp nên tái đầu tư đó là: Trong quá trình theo dõi tái đầu tư, nếu như thấy hoạt động tốt và có khả năng sinh lời cao trong tương lai thì bạn vẫn nên giữ lại, tiếp tục tái đầu tư để tận dụng tiềm năng tăng trưởng của khoản đầu tư đó. Nếu bạn có mục tiêu dài hạn như nghỉ hưu thì bạn cũng nên tái đầu tư để đạt được mục tiêu đó. Nếu bạn có khả năng chấp nhận rủi ro thì bạn cũng nên tái đầu tư để tăng lợi nhuận. Câu 2: Khi nào không nên tái đầu tư? Một số trường hợp không nên tái đầu tư đó là: Bạn không nên tái đầu tư khi thấy khoản đầu tư đó đang hoạt động kém và có khả năng sinh lời thấp. Trong trường hợp thấy khoản đầu tư kém, bạn nên cân nhắc để bán nó đi, lấy tiền đó đầu tư khoản khác. Khi bạn có mục tiêu tài chính ngắn hạn thì bạn cũng không nên tái đầu tư, khi này thay vì tái đầu tư thì nên tiết kiệm thì hơn. Câu 2: Công thức tính tỷ lệ tái đầu tư là gì? Công thức tái đầu tư như sau: Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại /Lợi nhuận sau thuế × 100%) Tỷ lệ tái đầu tư = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức) Tỷ lệ tái đầu tư (tỷ số lợi nhuận giữ lại - Retention ratio): Là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận được công ty giữ lại để tái đầu tư sau khi chi trả cổ tức cho cổ đông. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề tái đầu tư là gì mà Unica đã tổng hợp được. Có thể nói, tái đầu tư là một cách hiệu quả và thông minh để bạn gia tăng tài sản của mình. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn đúng kênh đầu tư và đúng thời điểm để mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn. Chúc bạn lựa chọn được kênh đầu tư phù hợp và đầu tư thành công. >>> Xem thêm:  Vay tín chấp là gì? Cách tính lãi suất vay ngân hàng Tổng hợp các hình thức đầu tư hiệu quả hiện hành Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư tại Việt Nam hiện nay Trong thời đại kinh tế thị trường, đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc hiểu rõ về các hình thức đầu tư không chỉ giúp bạn bảo vệ tài sản mà còn giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng tài sản trong tương lai. Bài viết sau đây Unica sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về đầu tư giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Cùng khám phá nhé. Đầu tư là gì? Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực đang có sẵn như: tiền bạc, thời gian, kiến thức, kỹ năng,... để tạo ra lợi nhuận hoặc giá trị gia tăng trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, đầu tư là việc bạn bỏ ra một số vốn nhất định để thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm sản sinh ra một số tiền lãi nhất định. Đầu tư giúp bạn đạt được những lợi ích về kinh tế trong tương lai cao hơn so với trước kia. Đầu tư là gì? Thực tế thuật ngữ đầu tư chưa có khái niệm cụ thể, tuy nhiên theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đã có quy định về đầu tư kinh doanh. Đầu tư kinh doanh tức là nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức đầu tư Trong luật đầu tư năm 2020 quy định các hình thức đầu tư tại Việt Nam như sau: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư dự án, đầu tư mua cổ phiếu và đầu tư hợp đồng BCC. Cụ thể các hình thức đầu tư như sau: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Đối với đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì sẽ bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Cụ thể hình thức đầu tư này như sau: Đối với nhà đầu tư trong nước Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, pháp luật quy định đối với đầu tư trong nước như sau: Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế về doanh nghiệp sẽ áp dụng pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư được thực hiện tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thành lập tổ chức. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Đối với nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường. Cụ thể điều kiện này như sau: Nhà đầu tư có thể áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường tương ứng với quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Đối với các trường hợp đăng ký ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề bị hạn chế tiếp cận ở nhà đầu tư nước ngoài thì bạn cần đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường sau: Hình thức đầu tư Phạm vi hoạt động đầu tư Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hay năng lực của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Năng lực của nhà đầu tư và các đối tác cũng tham gia vào dự án (nếu có); Các điều kiện khác theo quy định hiện hành.  Để thực hiện theo đúng quy trình, trước khi thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải có: Dự án đầu tư Đầy đủ giấy tờ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường,... Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lưu ý: Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tính từ thời điểm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác đã được cấp. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tuân thủ điều kiện tiếp cận thị trường Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Tuy nhiên để có quyền này nhà đầu tư cần phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau: Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Điều kiện này bao gồm: hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư, năng lực của nhà đầu tư, điều kiện khác theo quy định. Đảm bảo quy định về quốc phòng - an ninh theo Luật Doanh nghiệp 2020. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đất đai, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện nhận quyền sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn. Theo Điều 25 Luật đầu tư 2020 quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau:  Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần. Góp vốn vào công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn. Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại 2 điều trên. Điều 25 Luật đầu tư 2020 cũng quy định đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau: Mua cổ phần của công ty cổ phần từ phía công ty hoặc từ phía cổ đông. Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, sau đó trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn đó. Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh với mục đích để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh. Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác nhưng không thuộc trường hợp quy định tại các điều đã nói ở trên. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Thực hiện dự án đầu tư Ngoài những hình thức đầu tư đã chia sẻ ở trên bạn cũng có thể đầu tư theo dự án. Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Đây là phương pháp đầu tư được thực hiện trên cơ sở cùng nhau hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Việc hợp tác này thông qua ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu tư PPP. Căn cứ theo mục 2, mục 3 chương IV Luật đầu tư 2020 có quy định về quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam như sau: Lựa chọn nhà đầu khi thực hiện dự án đầu tư. Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Khi đã được chấp thuận dự án đầu tư nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Triển khai thực hiện dự án đầu tư. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng này được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật chứ không phải theo quy định của tổ chức kinh tế. Hợp đồng BCC tức là hợp đồng hợp tác kinh doanh Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Theo quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2020 có quy định về nội dung hợp đồng BCC như sau: Nội dung bắt buộc phải có các thông tin gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư,... Mục tiêu cũng như phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh. Những đóng góp của các bên tham gia hợp đồng. Tiến hành phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên. Thời gian thực hiện hợp đồng, báo cáo tiến độ. Sửa chữa, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng. Trách nhiệm cần có trong hợp đồng, phương pháp giải quyết tranh chấp. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, từ việc hợp tác kinh doanh các bên tham gia hợp đồng sẽ ký với nhau hợp đồng thỏa thuận sử dụng tài sản để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Kết luận Trên đây là toàn bộ chia sẻ về các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư 2020 mà Unica đã tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin này, bạn đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu muốn biết thêm những kiến thức tài chính khác, bạn hãy tham khảo trên trang blog của Unica nhé.
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích
Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích Hiện nay, ngành bảo hiểm đang phát triển rất tích cực, để đáp ứng nhu cầu của mọi người, hàng loạt các loại bảo hiểm đã ra đời và bảo hiểm liên kết đầu tư là một trong số đó. Bảo hiểm liên kết đầu tư ra đời với vai trò chính là giúp các nhà đầu tư tránh khỏi được các rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh các sản phẩm tài chính. Để hiểu cụ thể bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Đặc điểm và lợi ích cụ thể, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau nhé. Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư là một loại hình đặc biệt của bảo hiểm nhân thọ, ra đời nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho nhà đầu tư trước những rủi ro tài chính có thể xảy ra. Ngoài mục đích bảo vệ tài chính, bảo hiểm liên kết đầu tư còn kết hợp thêm yếu tố đầu tư giúp người mua tăng được tài sản tích lũy của bản thân. Phí đóng của bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ bao gồm 2 loại: phí bảo hiểm (chi phí ban đầu, phí quản lý và bảo hiểm) và phí đầu tư (tuỳ theo loại hình sản phẩm như tích lũy, sinh lời, tiết kiệm). Xét theo chức năng tích luỹ, người mua bảo hiểm sẽ được tích luỹ tài sản theo thời gian thông thông qua hoạt động tại các quỹ liên kết.  Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Hiện nay, bảo hiểm liên kết đầu tư đang được rất nhiều nhà đầu tư, kinh doanh quan tâm. Bởi chỉ với một loại bảo hiểm này, người tham gia vừa được đảm bảo quyền lợi trong quá trình đầu tư bằng cách bồi thường nếu giá trị sản phẩm tài chính bị rủi ro, vừa có cơ hội tích luỹ, tham gia đầu tư với mức lãi suất cao. Đặc điểm của bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư không giống với những loại bảo hiểm khác, cụ thể đặc điểm của loại bảo hiểm này như sau: Khách hàng sau khi mua bảo hiểm sẽ được nhận toàn bộ kết quả đầu tư từ quỹ bảo hiểm sau khi đã trừ khi các khoản phí có liên quan. Trong suốt thời gian thực thi hợp đồng bảo hiểm, chủ sở hữu sẽ được hưởng các quyền lợi nhất định tùy theo quy định và thỏa thuận trong hợp đồng đã kí. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, chủ sở hữu bảo hiểm sẽ nhận được khoản bồi thường nhất định, khoản này sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị đầu tư ban đầu. Các yếu tố trong hợp đồng bảo hiểm như: chi phí mua, chi phí đầu tư, hoạt động đầu tư, lợi nhuận của quỹ sẽ được tách biệt và công bố công khai, minh bạch với khách hàng. Vì vậy, khách hàng có thể theo dõi được các hoạt động đầu tư của quỹ, nắm rõ được các khoản chi phí cố định cũng như chi phí phát sinh trong quá trình quản lỹ quỹ. Ngoài ra, chủ sở hữu bảo hiểm cũng sẽ được thông báo cụ thể về lợi nhuận của quỹ sau khi đã trừ đi các khoản phí có liên quan. Tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư, khách hàng có thể nắm rõ, biết được cụ thể phí bảo hiểm của mình được đầu tư vào đâu. Từ đó, khách hàng dễ dàng kiểm soát và có thể đưa ra được những quyết định lựa chọn đầu tư phí bảo hiểm vào quỹ phù hợp nhất. Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư hoàn toàn có thể tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính của mình. Với đặc điểm này, người mua bảo hiểm sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và an tâm, đồng thời cũng được linh hoạt hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của bản thân. Người mua bảo hiểm đầu tư có quyền quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm Khi đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, giá trị mà bên mua bảo hiểm nhận được sẽ là giá trị của các đơn vị quỹ đầu tư tương ứng với số tiền đã góp vào quỹ. Trong suốt quá trình đóng góp quỹ này, giá trị của các đơn vị quỹ sẽ không cố định, nó có thể tăng hoặc giảm tùy theo theo tình hình thị trường. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được nhận các khoản phí từ người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận đã ký. Các khoản này sẽ được tính toán chính xác và cụ thể dựa theo mức độ rủi ro, số tiền cũng như thời hạn bảo hiểm được thoả thuận trong hợp đồng. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư là gì? Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy với mức lãi suất cao cho các nhà đầu tư. Cụ thể những lợi ích nhận được khi tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư đó là: Kết hợp bảo vệ và đầu tư: Khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư, người mua vừa có thể bảo vệ tài chính trong quá trình kinh doanh trước những rủi ro bất ngờ như: tai nạn, hiểm nghèo, tử vong,.. vừa có thể tích lũy được một số tiền đầu tư giúp tăng trưởng tài sản theo thời gian. Tính linh hoạt cao: Đối với bảo hiểm liên kết đầu tư, người tham gia có thể dễ dàng lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và khả năng chịu rủi ro của mình. Đồng thời cũng có thể thay đổi tỷ lệ phân bổ giữa các quỹ đầu tư tuỳ theo mục tiêu tài chính và diễn biến của thị trường. Thông tin trong bảo hiểm công khai, minh bạch: Tất cả các thông tin về phí, lợi nhuận, rủi ro đều được công khai minh bạch giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt. Thêm nữa, khách hàng khi mua bảo hiểm này còn nhận được báo cáo định kỳ về tình hình tài khoản để theo dõi quá trình đầu tư. Quyền tự chủ trong quá trình đầu tư: Người tham gia bảo hiểm liên kết đầu tư có quyền tự chủ, quyết định mức phí và số tiền bảo hiểm sao cho phù hợp nhất với khả năng tài chính của mình. Bảo hiểm liên kết đầu tư có khả năng đáp ứng đồng thời nhu cầu bảo vệ và tích lũy Các loại bảo hiểm liên kết đầu tư hiện nay Bảo hiểm liên kết đầu tư được chia thành 2 loại chính, đó là: bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị. Bảo hiểm liên kết chung Bảo hiểm liên kết chung có tên tiếng anh là Universal life insurance. Đây là loại bảo hiểm kết hợp giữa bảo hiểm nhân thọ và đầu tư. Đối với loại bảo hiểm này, khách hàng sẽ phải đóng phí để mua và đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Tức là khoản phí mua bảo hiểm sẽ được phân bổ vào 2 khoản chính là: khoản để trả tiền bảo hiểm và khoản để đầu tư vào quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm. Sau khi đã sở hữu bảo hiểm liên kết chung, người mua sẽ nắm được toàn bộ thông tin có liên quan đến kết quả đầu tư từ quỹ liên kết chung của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời, được đảm bảo lãi suất nhận được, lãi suất này chắc chắn sẽ không bao giờ thấp hơn lãi suất mà 2 bên đã ký trên hợp đồng. Tham gia bảo hiểm liên kết chung, khách hàng có thể lựa chọn các loại quỹ đầu tư khác nhau để phù hợp với mục tiêu cũng như khả năng tài chính của mình. Bảo hiểm liên kết đơn vị Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư vào đa dạng các danh mục tài sản như: trái phiếu, cổ phiếu,... Khi lựa chọn đầu tư bảo hiểm liên kết đơn vị, bạn bắt buộc phải ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư giúp. Điều này giúp hạn chế rủi ro vì bạn đã tận dụng được kinh nghiệm cũng như lợi thế của các công ty chuyên về đầu tư tài chính nên có khả năng sinh lợi rất nhanh. Đối với loại bảo hiểm này, tiền phí bảo hiểm của khách hàng sẽ được đầu tư vào một loại quỹ duy nhất do doanh nghiệp bảo hiểm quản lý. Khi này, người mua được toàn quyền chọn tỷ lệ phân bổ đầu tư vào các quỹ. Giá trị đầu tư của khách hàng mua loại bảo hiểm này sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản của đơn vị quỹ. Bảo hiểm liên kết đơn vị là loại bảo hiểm bảo vệ kết hợp đầu tư  So sánh bảo hiểm đầu tư với sản phẩm bảo hiểm truyền thống Bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm truyền thống là hai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến, nhưng có những điểm khác biệt đáng kể. Để đưa ra quyết định phù hợp, bạn cần phân biệt được 2 loại bảo hiểm này. Tiêu chí so sánh Bảo hiểm liên kết đầu tư Bảo hiểm truyền thống Quyền lợi được hưởng Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro bất ngờ xuất hiện như: tai nạn, tử vong, bệnh tật,... Có quyền đầu tư vào các quỹ tài sản giúp tăng trưởng tài sản. Bảo vệ tài chính cho người mua và gia đình trước những rủi ro như: tử vong, tai nạn thương tật, bệnh tật,... Người mua bảo hiểm sẽ nhận được một khoản tiền khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn. Trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người mua bảo hiểm sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm và các khoản lãi được chia. Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm linh hoạt và được công khai, minh bạch. Khoản phí này cũng sẽ được tách riêng giữa bảo vệ và đầu tư. Khách hàng mua bảo hiểm liên kết đầu tư sẽ được hưởng quyền lợi từ việc đầu tư vào các quỹ đầu tư có lãi suất cao. Phí bảo hiểm thường ổn định, hầu như không có thay đổi gì mấy trong suốt thời gian diễn ra hợp đồng. Lựa chọn hình thức đầu tư Linh hoạt lựa chọn hình thức đầu tư với các quỹ đầu tư khác nhau tuỳ vào mức độ rủi ro và lợi nhuận mong đợi. Không có quyền lựa chọn mà loại bảo hiểm này sẽ cố định về cách thức đầu tư số tiền bảo hiểm. Rủi ro thị trường Giá trị của các quỹ đầu tư có thể biến động theo thị trường, vì vậy bạn có thể chịu rủi ro mất vốn. Ít chịu ảnh hưởng của biến động thị trường. Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không? Việc có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không là tùy mỗi người. Để có thêm gợi ý giúp dễ dàng ra quyết định nên hay không nên nên tham gia bảo hiểm đầu tư, bạn hãy tham khảo các yếu tố dưới đây. Bảo vệ tài chính: Lựa chọn bảo hiểm liên kết đầu tư bạn có thể dễ dàng chọn quỹ đầu tư phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận được rủi ro. Bên cạnh đó nếu như có rủi ro xảy ra bạn còn được bảo vệ tài chính từ quỹ bảo hiểm. Đa dạng hoá đầu tư: Loại bảo hiểm này cho phép bạn thoải mái đầu tư vào các quỹ đầu tư khác nhau. Bao gồm cả quỹ đầu tư ổn định và quỹ đầu tư có mức độ rủi ro cao. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư này giúp bạn tăng cơ hội tăng trưởng vốn đáng kể. Hậu quả về chi phí: Bảo hiểm liên kết đầu tư có chi phí thấp hơn so với việc mua bảo hiểm truyền thống hoặc đầu tư bảo hiểm riêng lẻ. Lý do là vì các khoản phí bảo hiểm đã được trừ đi trước khi đầu tư vào quỹ. Thêm nữa quỹ bảo hiểm cũng có sức mua lớn hơn với việc đầu tư, chi phí giao dịch cũng vì vậy mà giảm đi. Tính minh bạch: Bảo hiểm liên kết đầu tư có tính minh bạch cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Khi tham gia loại bảo hiểm này, bạn có thể kiểm soát các rủi ro đầu tư của mình bằng cách lựa chọn loại quỹ đầu tư phù hợp, sau khi lựa chọn xong các khoản phí sẽ được công bố một cách cụ thể, chi tiết, không có các khoản phí nào ẩn cả. Có nên tham gia bảo hiểm đầu tư không? Lưu ý khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư Để việc mua bảo hiểm liên kết đầu tư mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn bạn cần chú ý một số vấn đề sau: Trước khi quyết định mua bảo hiểm bạn cần phải nắm rõ các điều khoản, quy định mà hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đưa ra, đặc biệt là các rủi ro và các điều kiện. Lựa chọn các quỹ đầu tư phù hợp với điều khoản và quy định của hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để phù hợp với khả năng tài chính, đồng thời cân nhắc mức độ rủi ro của quỹ bảo hiểm này. Xem xét kỹ các chi phí có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư để đưa ra được những quyết định hợp lý nhất. Tìm hiểu đơn vị bảo hiểm và quỹ đầu tư uy tín trước khi mua bảo hiểm liên kết đầu tư để có quá trình đầu tư an toàn và đáng tin cây. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bảo hiểm liên kết đầu tư mà Unica đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bảo hiểm liên kết đầu tư. Có thể nói, bảo hiểm liên kết đầu tư là một sản phẩm tài chính linh hoạt kết hợp hoàn hảo giữa bảo vệ và đầu tư. Với cơ chế hoạt động minh bạch, đa dạng lựa chọn quỹ đầu tư và khả năng điều chỉnh danh mục, bảo hiểm liên kết đầu tư chắc chắn sẽ mang đến cho người tham gia nhiều cơ hội để đạt được mục tiêu tài chính. >>> Xem thêm:  Có ít tiền nên đầu tư gì? Gợi ý 6 cách đầu tư an toàn, sinh lời cao 12 công thức đầu tư bất động sản thành công bạn nên biết
Xem thêm bài viết