Bị chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

Mục lục

Tại sao phụ nữ thường bị chuột rút khi mang thai? Làm gì để khắc phục tình trạng này? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em. Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân phụ nữ bị chuột rút khi mang thai

1. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh

Chuột rút được xem là một hiện tượng bình thường, nhưng đối với bà bầu chúng được xem như một chứng bệnh với tần số xuất hiện nhiều. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút ở bà bầu là do trọng lượng cơ thể mẹ ngày một tăng lên, gây áp lực nhiều hơn đến các cơ bắp ở chân. 
Hiện tượng này không chỉ làm cho mẹ bầu đau đớn, khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, giấc ngủ của mẹ và bé đều không được đảm bảo.

>>> Xem thêm: Bà bầu ăn gì để có đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi

bi-chuot-rut-khi-mang-thai.jpg

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút khi mang thai

2. Dây chằng bị kéo căng

Bị chuột rút khi mang thai là do dây chằng bị kéo căng. Vào đầu thai kỳ, thai phụ thường bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước và chất điện giải… dẫn đến chứng co cứng cơ.
Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con. Từ đó, các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng…

3. Thiếu canxi

Một nguyên khác khiến mẹ bầu bị chuột rút đó là thiếu canxi. Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt vào những tháng cuối, nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để phục vụ cho sự phát triển của con yêu. Khi lượng canxi không được cung cấp đủ, cơ thể mẹ sẽ rút canxi để truyền cho con. Tình trạng thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ bầu đau nhức, dễ căng cứng cơ và co rút…

Biểu hiện bị chuột rút khi mang thai

Chuột rút là một những hiện tượng phổ biến thường gặp của phụ nữ mang thai và nó có những dấu hiệu dễ nhận biết như sau:

- Thời gian dễ diễn ra hiện tượng chuột rút nhất là khi mẹ bầu vừa bắt đầu giấc ngủ.

- Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, chuột rút sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn do thai nhi đang lớn dần và đè vào các dây thần kinh từ trung ương não đến các dây thần kinh. Và tình trạng này sẽ xảy ra phổ biến hơn về ban đêm, làm ảnh ưởng đến sức khỏe của mẹ bầu nhưng không quá nguy hiểm. Bởi các cơn đau sẽ diễn ra dữ dội trong 1-2 phút và tự kết thúc ngay sau đó nếu được xoa bóp đúng cách.

- Chuột rút thường diễn ra ở bắp chân, bắp đùi, bàn chân. Nếu tình trạng chuột rút diễn ra kèm theo các triệu chứng như thai phụ ra máu, thân nhiệt tăng thì phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.   

bi-chuot-rut-khi-mang-thai-1.jpg

Biểu hiện của chuột rút

Mẹ bầu cần làm gì khi bị chuột rút?

Bị chuột rút khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến nên bà bầu sẽ khó tránh khỏi các triệu chứng khó chịu. Do đó, mẹ có thể sử dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng này:

- Xoa bóp, massage chân tay để máu lưu thông.

- Bổ sung canxi và chất điện giải cho bà bầu bằng thuốc theo chỉ định các bác sĩ. Ngoài ra, mẹ cần áp dụng thêm thực đơn theo sự tư vấn của bác sĩ khoa sản và chuyên gia dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm có lợi giúp mẹ bầu giảm chuột rút như: sữa, hải sản và rau xanh.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, không nhịn tiểu để bàng quang tạo áp lực lên các mạch máu.

>>> Xem thêm: 4 Cách chăm sóc da sau sinh an toàn, hiệu quả

bi-chuot-rut-khi-mang-thai.1.jpg

Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng chuột rút

- Vận động nhẹ nhàng thường xuyên, mẹ có thể massage hoặc tập yoga để thư giãn.
- Mẹ bầu cần chăm chỉ bóp chân hoặc ngâm chân vào nước ấm để các cơ được giảm áp lực. Không nên ngồi vắt chéo chân, vì dễ làm khả năng lưu thông máu dưới chân bị trì trệ. 
- Không đứng, ngồi một chỗ quá lâu, thường xuyên thay đổi tư thế để cột sống và các cơ được co giãn.
- Những ngày cận ngày sinh, mẹ bầu có thể đi bộ thường xuyên và xoa bóp nhiều hơn để giảm cảm giác chuột rút.
- Ăn nhiều trái cây tươi và ít ăn tinh bột để không bị táo bón, gây nặng nề xương chậu dẫn đến tình trạng chuột rút.
- Bị chuột rút khi mang thai, mẹ bầu không nên mặc quần áo quá chật, chất liệu dày dặn để dễ vận động hơn. 
- Kê chân, tay bằng gối mỏng, đệm êm để máu huyết lưu thông mỗi khi ngủ, đặc biệt là vào ban đêm.
- Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm, không nên tắm bằng nước lạnh để giữ ấm cho cơ thể và tránh tình trạng bị chuột rút.

Như vậy, UNICA đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc tại sao phụ nữ bị chuột rút khi mang thai và cách khắc phục tình trạng này. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ bầu đã biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.

Chúc mẹ một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc!

Đánh giá :

Tags: Mang Thai