Thiết Kế
Pathfinder trong ai: Khái niệm, các câu lệnh và cách sử dụng
Pathfinder là một công cụ quan trọng trong Adobe Illustrator, cho phép bạn tạo ra những hình dạng mới từ những hình dạng cơ bản. Bạn có thể sử dụng pathfinder để cắt, gộp, lấy giao nhau, loại bỏ hoặc phân chia các đối tượng vector. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, các nhóm lệnh và cách sử dụng pathfinder trong Ai.
Tìm hiểu pathfinder trong Ai
Để giúp những bạn đang học Ai online hiểu hơn về Pathfinder, chúng tôi sẽ giới thiệu khái niệm và các nhóm lệnh cơ bản của công cụ này ở phần dưới đây:
1. Pathfinder là gì?
Pathfinder trong ai là một bảng điều khiển, cho phép bạn thao tác trên hai hoặc nhiều đường path hoặc đối tượng. Cách mở pathfinder trong ai như sau:
- Cách thứ nhất: Bạn vào menu Windows > Path finder để có thể hiện bảng Palette Pathfinder trong photoshop trên màn hình làm việc.
- Cách thứ hai: Bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F9 để gọi ra bảng lệnh điều khiển. Trong bảng điều khiển, chúng ta sẽ có 2 nhóm lệnh chính là Shape Modes và Path finder được tách riêng biệt để bạn có thể dễ dàng nhận biết và thao tác với chúng.
Pathfinder là gì?
2. Các nhóm lệnh của Pathfinder
Bảng pathfinder trong ai gồm hai nhóm lệnh chính là Shape Modes và Pathfinder. Mỗi nhóm lệnh này sẽ gồm các lệnh con khác nhau. Để biết đó là những lệnh gì, mời bạn theo dõi phần nội dung dưới đây:
2.1. Shape Modes
Shape Modes là nhóm lệnh đầu tiên trong bảng pathfinder, gồm 4 lệnh con là Unite, Minus Front, Intersect và Exclude. Các lệnh này cho phép bạn kết hợp các hình dạng vector thành một hình dạng mới, với các tính chất khác nhau.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về lasso tool trong illustrator từ cơ bản tới nâng cao
2.2. Pathfinder
Pathfinder là nhóm lệnh thứ hai trong bảng pathfinder, gồm 6 lệnh con là Divide, Trim, Merge, Crop, Outline và Minus Back. Các lệnh này thay đổi các đường dẫn hiện có, được hiển thị bởi các điểm nút. Thao tác trong Pathfinder thường không tạo thành hình dạng mới, mà phá vỡ các hình ghép hiện tại thành các đường dẫn riêng biệt.
Các lệnh trong công cụ Shape Modes
Công cụ Shape Modes sẽ gồm 4 lệnh là Unite, Minus front, Intersect và Exclude. Chi tiết từng nút lệnh như sau:
1. Unite
Lệnh này gộp hai hoặc nhiều hình dạng vector thành một đối tượng vector mới. Màu sắc của đối tượng mới sẽ là màu của đối tượng nằm trên cùng.
Hình minh họa Unite
2. Minus front
Lệnh này loại bỏ các lớp hình dạng phía trên cùng và những phần giao nhau của nhóm đối tượng. Phần không giao nhau của đối tượng dưới cùng sẽ được giữ lại. Màu sắc của đối tượng mới sẽ được giữ nguyên như đối tượng gốc.
Minh họa lệnh Minus Front
3. Intersect
Intersect chỉ giữ lại những phần giao nhau của các đối tượng và loại bỏ các lớp hình dạng trên cùng và dưới cùng. Đối tượng mới sẽ có màu của đối tượng nằm trên cùng.
Minh họa lệnh Intersect
4. Exclude
Lệnh này loại trừ phần giao nhau của các đối tượng được chọn. Về màu sắc, đối tượng mới sẽ là màu của đối tượng trên cùng.
Exclude trong được dùng để loại bỏ hoặc giữ lại những phần giao nhau của các đối tượng được chọn
Học Illustrator từ cơ bản đến nâng cao bằng cách tham gia khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn nhanh chóng làm chủ phần mềm Adobe Illustrator, có được nền tảng kiến thức cơ bản để tạo ra các sản phẩm thiết kế nâng cao và chủ động trong thiết kế.
[course_id:263,theme:course]
[course_id:1612,theme:course]
[course_id:322,theme:course]
Các lệnh pathfinder trong illustrator
Công cụ Pathfinder sẽ có những lệnh con như là Divide, Trim, Merge, Crop, Outline và Minus Back. Chi tiết từng lệnh sẽ được giới thiệu ở phần dưới đây:
1. Divide
Lệnh này phân chia các đối tượng vừa chọn thành nhiều đối tượng mới. Các lớp trên cùng, phần chung và lớp dưới cùng để tạo thành nhiều đường dẫn riêng biệt. Đối tượng mới có màu sắc của phần không bị che lấp.
Path finder phân chia các đối tượng vừa chọn thành nhiều đối tượng mới
2. Trim
Trim được sử dụng trong trường hợp bạn cần tạo ra một tập hợp các đối tượng mới. Loại bỏ tất cả những phần bị che khuất của các đối tượng cũ, và giữ những phần có thể nhìn thấy được. Màu sắc của các đối tượng mới sẽ được giữ nguyên.
Minh họa lệnh Trim
3. Merge
Lệnh này giống như Trim, nhưng nó còn gộp các đối tượng có cùng màu sắc thành một.
Minh họa lệnh Merge
4. Crop
Lệnh này chỉ giữ lại phần chung của các đối tượng được chọn, loại bỏ tất cả những phần khác. Màu sắc của đối tượng mới sẽ là màu của đối tượng nằm trên cùng.
Minh họa lệnh Crop
5. Outline
Lệnh này chuyển đổi các đường dẫn thành các đường thẳng và các điểm nút. Điều này có thể hữu ích khi bạn muốn chỉnh sửa các đường dẫn một cách chi tiết.
>>> Xem thêm: Điểm mặt 3 cách vẽ đường cong trong AI chính xác, đơn giản nhất
6. Minus Back
Lệnh này loại bỏ các lớp hình dạng phía dưới cùng và những phần giao nhau của nhóm đối tượng. Phần không giao nhau của đối tượng trên cùng sẽ được giữ lại. Màu sắc của đối tượng mới sẽ được giữ nguyên như đối tượng gốc.
Minh họa lệnh Minus Back
Hướng dẫn cách dùng pathfinder trong Ai để cắt đối tượng, vật thể
Sau khi đã tìm hiểu khái niệm và những lệnh cơ bản trong pathfinder, chắc hẳn nhiều bạn sẽ mong muốn tìm hiểu cách sử dụng công cụ này. Chính vì vậy, ở phần dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý bạn cách dùng pathfinder trong ai:
1. Hướng dẫn nhanh cách sử dụng pathfinder trong illustrator
Vào Illustrator, chọn tab Window > Chọn Pathfinder (Ctrl + Shift + F9) > Chọn hai mẫu hình bất kỳ > Dùng Selection Tool khoanh vùng chọn hai hình vẽ > Lựa chọn một lệnh bất kỳ áp dụng vào hai đối tượng là hoàn thành.
2. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng pathfinder trong illustrator
- Bước 1: Trên thanh Menu, đầu tiên chọn tab Window sau đó lướt xuống dưới chọn mục Pathfinder hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift + F9 để mở hộp thoại Pathfinder.
Mở hộp thoại Pathfinder
Sau thao tác này, hộp thoại Pathfinder sẽ xuất hiện.
- Bước 2: Vẽ hình tròn và hình tam giác bất kỳ, có thể chồng lên nhau hoặc không. Bạn có thể sử dụng công cụ Ellipse Tool (L) để vẽ hình tròn, và thay đổi màu sắc cho chúng.
Sử dụng công cụ Ellipse Tool vẽ hình
- Bước 3: Chọn hình tròn và hình tam giác bằng công cụ Selection Tool (V) hoặc Direct Selection Tool (A).
- Bước 4: Mở bảng pathfinder bằng cách chọn Window > Pathfinder hoặc nhấn Shift + Ctrl + F9.
- Bước 5: Chọn lệnh bạn muốn áp dụng trong nhóm Shape Modes hoặc Pathfinder. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ chọn lệnh Unite để gộp hình tròn và hình tam giác lại thành một hình dạng mới.
- Bước 6: Sau khi áp dụng lệnh, bạn sẽ thấy kết quả như sau:
>>> Xem thêm: Mách bạn 6 cách cắt hình trong AI chi tiết, dễ hiểu cho người mới
Đây là cách sử dụng lệnh Unite trong nhóm Shape Modes của Pathfinder. Bạn có thể thử với các lệnh khác như Minus Front, Intersect hay Exclude để xem kết quả khác nhau. Tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng Pathfinder trong ai. Nếu bạn có thắc mắc hay góp ý, xin vui lòng để lại bình luận bên dưới. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
22/10/2019
9138 Lượt xem
Pen Tool trong Illustrator là gì? Cách sử dụng pen tool trong AI
Pen Tool là gì? Cách sử dụng Pen Tool trong AI như thế nào? là một trong những thắc mắc của các “gà mờ” khi bước chân vào con đường thiết kế đồ họa. Trong chia sẻ ngày hôm nay, UNICA sẽ giúp các bạn đi tìm câu trả lời chính xác cho những thắc mắc này, cùng khám phá ngay nhé.
1. Pen Tool trong Illustrator là gì?
Pen Tool có lẽ là công cụ chủ đạo nhất trong AI, tương tự như Pen Tool trong Photoshop, nó có thể được sử dụng để tạo ra vô số dòng, đường cong và hình dạng. Nó đóng một vai trò quan trọng trong khối xây dựng để minh họa và thiết kế. Công cụ này được sử dụng bằng cách tạo ra “điểm neo”, sau đó kết nối các điểm này với các đường thẳng, có thể được kết nối thêm để tạo các hình dạng khác.
Để sử dụng nhuần nhuyễn Pen Tool trong thiết kế đồ họa, không còn cách nào khác bằng việc thực hành thật nhiều lần. Không giống như nhiều công cụ phần mềm đồ họa có sử dụng rõ ràng và hạn chế, Pen Tool lại cực kỳ linh hoạt và khuyến khích sự sáng tạo.
Cách dùng pen tool trong ai
2. Hướng dẫn sử dụng Pen Tool trong Illustrator
Thực tế cách dùng pen tool trong AI không khó, tuy nhiên nếu là "gà mờ" mới làm quen với AI thì chắc chắn sẽ còn nhiều bỡ ngỡ. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng pen tool trong AI cho bạn tham khảo.
2.1. Sử dụng Pen Tool trong Illustrator để vẽ đường Line
- Bước 1: Chọn pentool
- Bước 2: Click một điểm để tạo điểm Neo thứ nhất
- Bước 3: Di chuyển chuột đến vị trí khác chọn điểm Neo thứ 2
- Bước 4: Nối 2 điểm Neo với nhau là xong
Vẽ đường line
2.2. Dùng Pen Tool trong Illustrator để đổi hướng đường Path
Để khép kín một đường Path, bạn hãy click về điểm bắt đầu.
>>> Xem ngay: Đường Path là gì? Cách sử dụng đường Path như thế nào?
2.3. Sử dụng Pen Tool trong Illustrator để vẽ đường tròn
Bước 1: Bạn chọn pentool
Bước 2: Click và rê chuột, đưa ra các cần điều khiển để tạo ra một điểm neo mềm.
2.4. Sử dụng Pen Tool trong Illustrator để thêm điểm Neo
Bước 1: Với Pen Tool đang được chọn, bạn hãy di chuyển đến đường Path, nơi mà bạn muốn thêm một điểm neo mới.
Bước 2: Khi thấy một biểu tượng dấu cộng (+) hiện lên cạnh cây bút
Bước 3: Bạn hãy click lên đường Path để tạo thành một điểm mới.
2.5. Hướng dẫn cách xóa điểm Neo bằng Pen Tool trong Illustrator
Bước 1: Bạn hãy di chuyển Pen Tool đến gần một điểm neo muốn xóa
Bước 2: Lúc này, một biểu tượng dấu trừ (-) sẽ xuất hiện cạnh cây bút
Bước 3: Bạn hãy click lên điểm neo này để bỏ nó đi.
2.6. Chuyển đổi điểm Neo bằng Pen Tool trong Illustrator
Bước 1: Bạn hãy di chuyển Pen Tool đến gần điểm neo muốn đổi
Bước 2: Đồng thời giữ phím Alt, Pen Tool sẽ thay đổi thành hình mũi tên nhỏ.
Bước 3: Bạn click lên điểm neo mềm để chuyển đổi nó thành một điểm neo nhọn.
Bước 4: Sau đó, click và rê chuột lên điểm neo thêm 1 lần nữa, nhằm thay đổi nó về thành một điểm neo mềm.
2.7. Hướng dẫn sử dụng Pen Tool trong Illustrator để di chuyển điểm Neo
Bước 1: Bạn chọn Direct Selection
Bước 2: Click lên điểm neo mà bạn muốn di chuyển.
Bước 3: Tiếp theo, click và thay đổi vị trí.
2.8. Sử dụng Pen Tool trong Illustrator để đổi hướng điểm Neo
Bước 1: Với Pen Tool được chọn
Bước 2: Hãy giữ phím Ctrl để chuyển nhanh Pentool Ai thành Direct Selection Tool.
Bước 3: Chọn điểm neo mà bạn muốn chỉnh sửa.
Bước 4: Xuất hiện điều khiển sẽ xuất hiện, bạn hãy nhả phím Ctrl và nhấn giữ phím Alt để chuyển nó thành Convert Anchor Tool.
Bước 5: Cuối cùng click và rê cần điều khiển để thay đổi hướng.
3. Một số lưu ý khi dùng pen tool illustrator
Sau khi đã biết cách dùng pen tool trong AI như thế nào, phần cuối cùng của bài viết Unica sẽ lưu ý cho bạn một số vấn đề quan trọng khi dùng pentool ai, hãy bỏ túi ngay cho mình nhé.
3.1. Hiểu về Anchor Points và Direction Handles
Trước khi sử dụng pen tool illustrator bạn cần hiểu rõ về Anchor Points và Direction Handles. Anchor Points (điểm neo) và Direction Handles (đường điều hướng) là hai thành phần quan trọng của Pen Tool trong Illustrator. Anchor Points là các điểm kết nối giữa các đường cong, trong khi Direction Handles là các thanh nối với các điểm neo.
Anchor Points có thể được chia thành hai loại: Corner Points và Smooth Points. Corner Points tạo ra các góc nhọn. Còn Smooth Points thì để tạo ra các đường cong mượt mà.
Direction Handles cho phép bạn điều chỉnh hình dạng của các đường cong. Bạn có thể kéo các Direction Handles để làm cho đường cong cong hơn hoặc thẳng hơn.
Khi sử dụng pen tool illustrator cần hiểu rõ về Anchor Points và Direction Handles
3.2. Alt/Option để điều chỉnh Direction Handles
Khi giữ phím Alt/Option, bạn có thể kéo các Direction Handles của một điểm neo để điều chỉnh hình dạng của đường cong. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra các đường cong mượt mà hơn và điều chỉnh các đường cong của mình một cách chính xác hơn.
3.3. Ctrl/Command để điều chỉnh Anchor Points
Khi vẽ pen tool trong ai bạn hãy sử dụng phím Ctrl/Command để điều chỉnh Anchor Points. Khi giữ phím Ctrl/Command, bạn có thể kéo các điểm neo của một đối tượng để điều chỉnh hình dạng của đối tượng. Bằng cách này, bạn có thể tạo ra các đường cong và hình dạng phức tạp hơn và điều chỉnh các đối tượng của mình một cách chính xác hơn.
3.4. Nhấn và giữ Ctrl/Command để tạo Corner Points
Trong quá trình học cách sử dụng pen tool trong ai bạn nhất định không được quên thao tác và giữ Ctrl/Command để tạo Corner Points. Mục đích của thao tác này là để tạo các đường thẳng hoặc các đường cong với các góc nhọn. Bằng cách sử dụng Ctrl/Command để tạo Corner Points một cách sáng tạo, bạn có thể tạo ra các đường thẳng và đường cong tuyệt đẹp trong Illustrator.
Thao tac với Pen tool trong AI
3.5. Kết hợp Straight và Curve Segments
Straight Segments và Curve Segments là hai loại đường cong có thể được tạo bằng công cụ Pen Tool trong Illustrator. Trong quá trình sử dụng phần mềm Illustrator, bạn có thể kết hợp Straight Segments và Curve Segments để tạo ra các đường cong phức tạp và ấn tượng.
Ví dụ, bạn có thể tạo một đường cong với một góc nhọn bằng cách sử dụng một Corner Point và kéo một Direction Handle theo hướng bạn muốn đường cong uốn cong. Bạn cũng có thể tạo một đường cong mượt mà bằng cách sử dụng một Smooth Point và kéo một Direction Handle để điều chỉnh hướng của đường cong.
Khi sử dụng công cụ Pen Tool, bạn có thể chọn loại đường cong bạn muốn tạo bằng cách nhấn và giữ phím Alt/Option khi bạn tạo một điểm neo. Nếu bạn nhấn và giữ phím Alt/Option, Direction Handles sẽ trở nên khớp với nhau, cho phép bạn tạo một Straight Segment. Nếu bạn không nhấn và giữ phím Alt/Option, Direction Handles sẽ không được khớp với nhau, cho phép bạn tạo một Curve Segment.
3. 6. Loại bỏ Direction Handles để tạo Corner Points
Direction Handles là hai đường mỏng xuất phát từ một Anchor Point và giúp kiểm soát độ cong của đoạn thẳng nối hai Anchor Point. Còn Corner Point là một loại Anchor Point không có Direction Handles, khiến cho đoạn thẳng nối nó với Anchor Point tiếp theo là một đoạn thẳng. Khi loại bỏ Direction Handles, Anchor Point sẽ trở thành Corner Point. Điều này có nghĩa là:
Loại bỏ Direction Handles để tạo Corner Points
- Đoạn thẳng nối hai Anchor Point sẽ trở thành một đoạn thẳng.
- Không thể chỉnh sửa độ cong của đoạn thẳng.
Do đó, bạn cần lưu ý các trường hợp sau:
- Nếu muốn chỉnh sửa độ cong của đoạn thẳng, cần giữ nguyên Direction Handles.
- Nếu muốn tạo một đoạn thẳng, có thể loại bỏ Direction Handles.
3.7. Thực hành nhiều và kiên nhẫn
Khi dùng Pen tool AI bạn cần thực hành nhiều và kiên nhẫn, dần dần bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm và sử dụng thành thục. Nếu bạn là người mới bắt đầu sử dụng Pen Tool, hãy thực hiện với những hình dạng đơn giản và dần dần nâng cao độ phức tạp của các hình dạng bạn vẽ. Bạn cũng có thể thử nghiệm với các phím tắt và tùy chọn khác nhau của Pen Tool để tìm ra những gì phù hợp với bạn nhất.
Khi làm quen với pen tool trong ai cần thật kiên nhẫn
3.8. Sử dụng các công cụ liên quan
Khi sử dụng công cụ Pen Tool trong Adobe Illustrator việc kết hợp sử dụng các công cụ và kỹ thuật liên quan là rất quan trọng, nó giúp bạn tạo ra các hình dạng vector phức tạp và chính xác hơn. Dưới đây là một số công cụ và kỹ thuật thường được kết hợp với Pen Tool:
- Công cụ Direct Selection Tool (A): Sử dụng công cụ này để chọn và điều chỉnh các điểm neo (anchor points) và các đoạn thẳng (segments) trên đường dẫn bạn đã tạo bằng Pen Tool. Bạn có thể kéo và thay đổi hình dạng của đường dẫn một cách tùy chỉnh.
- Công cụ Convert Anchor Point Tool (Shift + C): Đây là công cụ giúp bạn biến đổi điểm neo. Bằng cách sử dụng nó, bạn có thể thay đổi một điểm neo từ điểm neo thường thành điểm neo cắt góc hoặc điểm neo tròn, tùy thuộc vào cách bạn kéo và điều chỉnh nó.
Sử dụng pen tool hiệu quả cần kết hợp nhiều công cụ với nhau
- Công cụ Add Anchor Point Tool (+): Sử dụng công cụ này để thêm điểm neo mới vào đường dẫn. Điều này có thể hữu ích khi bạn muốn chỉnh sửa hoặc điều chỉnh một phần cụ thể của đường dẫn.
- Công cụ Delete Anchor Point Tool (-): Nếu bạn muốn loại bỏ một điểm neo trên đường dẫn, sử dụng công cụ này. Nhớ rằng loại bỏ điểm neo cũng có thể thay đổi hình dạng của đường dẫn.
- Công cụ Pathfinder Panel: Pathfinder Panel cung cấp nhiều tùy chọn để kết hợp, cắt, nối và tạo hình dạng mới từ các đường dẫn. Bạn có thể sử dụng nó để tạo ra các hình dạng phức tạp bằng cách kết hợp hoặc cắt đối tượng.
4. Kết luận
Qua bài viết này Unica đã làm rõ Pen tool là gì? Cách sử dụng Pen Tool trong AI đơn giản, hy vọng bài viết mang đến nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn rất nhiều trong công việc thiết kế của mình
Bạn đọc quan tâm nhanh tay đăng ký khoá học pts online trên Unica, được các chuyên gia bật mí các mẹo hay, thủ thuật giúp rút ngắn thời gian thiết kế và giúp cho bản thiết kế của bạn chất lượng nhất, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi!
21/10/2019
9694 Lượt xem
Top 14 tính năng mới của adobe illustrator trong năm 2023
Adobe Illustrator là phần mềm đồ họa vector hàng đầu thế giới, cho phép bạn tạo ra các logo, biểu tượng, hình vẽ, kiểu chữ và hình minh họa cho mọi mục đích. Trong phiên bản mới nhất của Adobe Illustrator 2023, bạn sẽ được trải nghiệm những tính năng mới và cải tiến đáng kể, giúp bạn làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn. Dưới đây là 14 tính năng mới của Adobe Illustrator 2023 mà những bạn đang học illustrator online không nên bỏ lỡ.
Các tính năng mới của adobe illustrator 2023
Phần mềm Adobe Illustrator 2023 được tích hợp nhiều tính năng mới nên sẽ đem tới trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Những tính năng nổi bật có thể kể tới của phần mềm này đó là:
1. Giao diện người dùng được cải thiện
Adobe Illustrator 2023 có giao diện người dùng được thiết kế lại, mang lại cho bạn một trải nghiệm làm việc trực quan và dễ dàng hơn. Bạn có thể tùy chỉnh thanh công cụ, bảng điều khiển và cửa sổ theo ý muốn, để phù hợp với quy trình làm việc của bạn. Bạn cũng có thể chuyển đổi giữa các chế độ hiển thị khác nhau, như chế độ xem trang, chế độ xem phác thảo hoặc chế độ xem pixel.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan đến phần mềm Adobe IIIustrator thì có thể tham khảo khóa học "Adobe Illustrator CC 2015 từ cơ bản đến nâng cao" của giảng viên Lê Đức Lợi có trên Unica.vn.
Tham khảo khóa học " Adobe IIIustrator CC 015 từ cơ bản đến nâng cao"
Lộ trình khóa học có 93 bài giảng với thời lượng 11 giờ 44 phút. Kết thúc khóa học, bạn sẽ nắm được toàn bộ kiến thức từ A-Z về Illustrator CC 2015, biết cách áp dụng nó cho những dự án đồ họa vector riêng của chính bạn, minh họa & biên tập được các ấn phẩm sách báo...
Xem chi tiết toàn bộ khóa học ngay tại đây
Adobe Illustrator CC 2015 từ cơ bản đến nâng cao
2. Tích hợp công cụ thiết kế 3D nâng cao
Tính năng mới của phần mềm Adobe Illustrator 2023 cho phép bạn tạo ra các hình minh họa 3D chất lượng cao, công cụ thiết kế 3D nâng cao. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Extrude & Bevel, Revolve, Rotate hoặc Perspective Grid để biến đổi các đối tượng vector thành các hình khối 3D. Bạn cũng có thể áp dụng các hiệu ứng ánh sáng, bóng và vật liệu để tăng thêm chiều sâu và hiện thực cho các hình minh họa của bạn.
3. Tối ưu hóa cho hiệu suất
Adobe Illustrator 2023 được tối ưu hóa cho hiệu suất, giúp bạn làm việc nhanh và mượt mà hơn. Bạn có thể mở và lưu các tệp lớn một cách nhanh chóng, không bị gián đoạn hoặc treo máy. Bạn cũng có thể tận dụng sức mạnh của GPU để kích hoạt tính năng GPU Performance, giúp bạn xử lý các đồ họa phức tạp một cách dễ dàng.
Adobe Illustrator 2023 được tối ưu hóa cho hiệu suất, giúp bạn làm việc nhanh và mượt mà hơn
4. Recolor Artwork
Recolor Artwork là tính năng mới của adobe illustrator cho phép bạn thay đổi màu sắc của các hình minh họa một cách thông minh và linh hoạt. Bạn có thể sử dụng công cụ Recolor Artwork để chọn một bảng màu từ các nguồn khác nhau, như Adobe Color, Adobe Stock hoặc các tệp khác.
Bạn cũng có thể điều chỉnh màu sắc theo các thuộc tính như hue, saturation, brightness hoặc temperature. Recolor Artwork giúp bạn thử nghiệm và khám phá các phối màu mới một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Recolor Artwork là tính năng mới của adobe illustrator cho phép bạn thay đổi màu sắc của các hình minh họa một cách thông minh và linh hoạt
Học Illustrator từ cơ bản đến nâng cao bằng cách tham gia khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn nhanh chóng làm chủ phần mềm Adobe Illustrator, có được nền tảng kiến thức cơ bản để tạo ra các sản phẩm thiết kế nâng cao và chủ động trong thiết kế.
[course_id:263,theme:course]
[course_id:1612,theme:course]
[course_id:322,theme:course]
5. Smart Glyph
Smart Glyph là tính năng mới của adobe illustrator giúp bạn chọn và sử dụng các ký tự đặc biệt, biểu tượng hoặc emoji một cách tiện lợi. Bạn có thể truy cập vào bảng Smart Glyph từ thanh công cụ hoặc menu Type và tìm kiếm các ký tự theo tên, loại hoặc mã. Bạn cũng có thể xem trước và chèn các ký tự vào văn bản của bạn một cách dễ dàng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách thêm artboard trong AI, chỉnh sửa và sao chép artboard
6. Cải tiến Type – Căn chỉnh văn bản theo chiều dọc
Adobe Illustrator 2023 cải tiến tính năng Type, giúp bạn căn chỉnh văn bản theo chiều dọc một cách chính xác và đẹp mắt. Bạn có thể sử dụng công cụ Vertical Type để nhập văn bản theo chiều dọc và sử dụng công cụ Vertical Area Type để nhập văn bản theo chiều dọc trong một khung văn bản. Bạn cũng có thể điều chỉnh khoảng cách giữa các ký tự, hàng hoặc đoạn văn bản theo chiều dọc.
Tính năng Type giúp bạn căn chỉnh văn bản theo chiều dọc một cách chính xác và đẹp mắt
7. Các biến thể độ cao phông chữ
Adobe Illustrator 2023 hỗ trợ các biến thể độ cao phông chữ, cho phép bạn tùy chỉnh độ cao của các ký tự trong một phông chữ. Bạn có thể sử dụng công cụ Character để chọn một phông chữ có hỗ trợ biến thể độ cao và sử dụng thanh trượt để điều chỉnh độ cao của các ký tự. Bạn cũng có thể xem trước và so sánh các biến thể độ cao khác nhau của một phông chữ.
8. Căn chỉnh theo giới hạn Glyph
Adobe Illustrator 2023 cho phép bạn căn chỉnh các đối tượng theo giới hạn Glyph, giúp bạn đảm bảo sự đồng nhất và cân bằng của các hình minh họa. Bạn có thể sử dụng công cụ Align để chọn một hoặc nhiều đối tượng và chọn Align to Glyph Bounds để căn chỉnh các đối tượng theo giới hạn Glyph của văn bản. Bạn cũng có thể lựa chọn căn chỉnh theo giới hạn Glyph trên, dưới, trái hoặc phải.
Adobe Illustrator 2023 cho phép bạn căn chỉnh các đối tượng theo giới hạn Glyph
9. Tiết kiệm thời gian với bộ lọc & tìm kiếm Lớp
Adobe Illustrator 2023 giúp bạn tiết kiệm thời gian với bộ lọc và tìm kiếm Lớp (layer), giúp bạn quản lý các lớp một cách hiệu quả và dễ dàng. Bạn có thể sử dụng công cụ Layers để truy cập vào bảng Layers, sử dụng thanh tìm kiếm để tìm kiếm các lớp theo tên, loại hoặc thuộc tính. Bạn cũng có thể sử dụng các bộ lọc để lọc ra các lớp theo trạng thái, như hiển thị, ẩn, khóa hoặc mở khóa.
10. Cải thiện PDF
Adobe illustrator 2023 đã cải thiện tính năng xuất PDF, giúp bạn xuất ra các tệp PDF chất lượng cao và tuân thủ các tiêu chuẩn. Bạn có thể sử dụng công cụ Save As để lưu tệp Illustrator của bạn thành tệp PDF và chọn một trong các tùy chọn PDF Preset như PDF/X, PDF/A hoặc PDF/E. Bạn cũng có thể tùy chỉnh các thiết lập PDF, như bảo mật, tương thích hoặc nén.
Adobe illustrator 2023 đã cải thiện tính năng xuất PDF
11. Chia sẻ để đánh giá
Adobe Illustrator 2023 cho phép bạn chia sẻ các hình minh họa của bạn để đánh giá và phản hồi từ người khác, một cách dễ dàng và nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng công cụ Share for Review để tạo ra một liên kết chia sẻ cho tệp Illustrator của bạn và gửi cho những người bạn muốn nhận ý kiến. Bạn cũng có thể xem và trả lời các bình luận từ người khác trên bảng Review, phần mềm cũng sẽ tự cập nhật các thay đổi vào tệp Illustrator của bạn.
12. Tích hợp AI và Machine Learning
Adobe Illustrator 2023 tích hợp AI và Machine Learning, giúp bạn tạo ra các hình minh họa sáng tạo và chuyên nghiệp hơn. Bạn có thể sử dụng công cụ Content-Aware Crop để cắt bớt các phần không mong muốn của hình minh họa, mà không làm mất đi các chi tiết quan trọng. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ Image Trace để chuyển đổi các hình ảnh bitmap thành các đồ họa vector, với nhiều tùy chọn về độ chi tiết, màu sắc và đường viền.
13. Hỗ trợ nền tảng đa
Adobe Illustrator 2023 hỗ trợ nền tảng đa, cho phép bạn làm việc trên nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại. Bạn có thể sử dụng Adobe Illustrator trên iPad để tạo ra các hình minh họa một cách tự do và linh hoạt, với các công cụ vẽ và chỉnh sửa được thiết kế riêng cho iPad. Bạn cũng có thể sử dụng Adobe Illustrator Draw trên Android hoặc iOS để vẽ và phác thảo các ý tưởng của bạn trên điện thoại, và đồng bộ hóa với Adobe Illustrator trên máy tính.
Adobe Illustrator 2023 hỗ trợ nền tảng đa, cho phép bạn làm việc trên nhiều thiết bị khác nhau
14. Tích hợp chặt chẽ với Creative Cloud
Tính năng mới của adobe illustrator 2023 là tích hợp chặt chẽ với Creative Cloud, giúp bạn kết nối và làm việc hiệu quả với các ứng dụng và dịch vụ khác của Adobe. Bạn có thể sử dụng Adobe Fonts để truy cập vào hàng ngàn phông chữ chất lượng cao, và áp dụng cho các hình minh họa của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng Adobe Stock để tìm kiếm và sử dụng hàng triệu hình ảnh, biểu tượng, mẫu hoặc video chuyên nghiệp.
>>> Xem thêm: 4 cách xóa background trong illustrator đơn giản mà bạn nên biết
Cấu hình tối thiểu cài đặt Adobe Illustrator CC 2023
Để cài đặt và sử dụng Adobe Illustrator CC 2023, bạn cần có máy tính đáp ứng các yêu cầu sau:
- Hệ điều hành: Windows 10 (64-bit) hoặc macOS Big Sur (11) hoặc cao hơn
- Bộ xử lý: Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5 hoặc cao hơn
- Bộ nhớ RAM: 8 GB hoặc cao hơn
- Ổ đĩa cứng: 4 GB dung lượng trống
- Màn hình: Độ phân giải 1280 x 800 hoặc cao hơn
- Card đồ họa: NVIDIA GeForce GTX 1050 hoặc AMD Radeon RX 560 hoặc cao hơn
Cấu hình máy để cài đặt Ai 2023
Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt Adobe Illustrator CC 2023
Để cài đặt Adobe Illustrator CC 2023, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Tải Adobe Illustrator CC 2023 từ Google về máy.
Bước 2: Sau khi tải file xuống bạn tiến hành giải nén, hãy tìm đến phần mềm Adobe Photoshop CC 2023 và mở nó lên.
Bước 3: Khi cửa sổ Adobe Illustrator CC 2023 hiện lên, nhấn chọn INSTALL để tiếp tục.
Nhấn chọn INSTALL
Bước 4: Sau đó chọn Continue để bắt đầu quá trình cài đặt phần mềm.
Chọn Continue
Bước 5: Chờ khoảng vài phút để quá trình cài đặt diễn ra.
Chờ cài đặt trong vài phút
Bước 6: Chọn OK để kết thúc quá trình cài đặt Illustrator.
Chọn OK
Kết quả sau khi cài đặt thành công:
Kết luận
Tính năng mới của adobe illustrator 2023 sẽ giúp bạn làm việc và thiết kế những mẫu đồ họa vector hàng đầu thế giới, mang lại cho bạn nhiều tính năng mới và cải tiến đáng kể. Bạn có thể tạo ra các hình minh họa chất lượng cao, sáng tạo và chuyên nghiệp, với các công cụ thiết kế 3D, Recolor Artwork, Smart Glyph, Image Trace và nhiều hơn nữa. Bạn cũng có thể làm việc trên nhiều thiết bị khác nhau, và kết nối với các ứng dụng và dịch vụ khác của Adobe. Để sử dụng Adobe Illustrator CC 2023, bạn cần có máy tính đáp ứng các yêu cầu cấu hình tối thiểu và kích hoạt bằng tài khoản Adobe hoặc công cụ kích hoạt. Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Photoshop cùng chuyên gia Huy Quần Hoa trong các khoá học siêu hấp dẫn khác ngay trên Unica nhé!
21/10/2019
5645 Lượt xem
Điểm danh các tính năng tuyệt vời của motion graphic
Cùng với sự phát triển của các phần mềm kỹ thuật, motion graphic ngày càng có những bước tiến đặc biệt quan trọng. Vậy thực chất đây là gì? có những tính năng nổi trội nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời chính xác nhất trong bài viết dưới đây.
Motion graphic là gì?
Nhiều người khi mới bắt đầu học về thiết kế thường không nắm được khái niệm motion graphic thực chất là gì. Motion graphic hay còn gọi đồ họa chuyển động, đây là một trong những xu hướng về thiết kế nghệ thuật mang tính độc đáo và ấn tượng cho người xem. Thông thường, motion graphic sẽ được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như thiết kế website, Digital Marketing, content Marketing, quảng cáo sáng tạo…
Motion graphic hay còn được gọi với cái tên khác là đồ họa chuyển động
Dưới con mắt của nhà chuyên môn, trong motion graphic, các hình ảnh đồ họa sẽ được sử dụng để dựng cảnh quay video hoặc animation, nhằm mục đích tạo ra những chuyển động xuất hiện ngay trong hình ảnh đó. Thông thường, nhà thiết kế sẽ kết hợp với âm thanh và hiển thị qua các công nghệ như: phenakistoscope, thaumatrope, stroboscope, praxinoscope, flip book, zoetrope…
Thực tế, để tạo nên motion graphic, người dùng cần sử dụng các công cụ hỗ trợ từ phần mềm graphic design thông dụng. Hiện nay, đồ họa chuyển động này ngày càng trở thành một xu hướng mang tính thời thượng trong lĩnh vực đồ họa truyền thông đa phương tiện, mà bất cứ người dùng nào cũng cần phải nắm vững.
Tìm hiểu thêm: Thiết kế quảng cáo với phần mềm CoreIDRAW
Tính năng tuyệt vời của motion graphic
Sau khi bạn đã nắm được motion graphic là gì thì sẽ tiếp tục khám phá về tính năng tuyệt vời của ứng dụng này. Cụ thể, bao gồm những tính năng sau đây:
Xây dựng thương hiệu một cách chuyên nghiệp
Không thể phủ nhận rằng, hình thức quảng cáo cho thương hiệu bằng banner, poster đang ngày càng trở nên nhàm chán và thiếu sức hút. Do đó, hình thức xây dựng thương hiệu thông qua đồ họa chuyển động đang ngày càng được sử dụng rộng rãi để thay thế. Nhờ tính sống động, motion graphic sẽ gây được sự ấn tượng và thu hút đối với người xem.
>> Cách làm Infographic marketing như thế nào cho hiệu quả?
Motion graphic là ứng dụng tuyệt vời trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu
Điều này càng có ý nghĩa hơn khi phát trên truyền hình, theo đó, đồ họa chuyển động sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian phát. Mặc dù video quảng cáo chỉ chiếm một phần nhỏ thời lượng nhưng vẫn truyền tải được hết thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Còn riêng đối với người dùng, việc kiên nhẫn xem hết video là điều dễ dàng bởi các hiệu ứng mà motion graphic mang lại vô cùng thú vị.
Tạo nên một bức tranh hoàn hảo
Sỡ dĩ khẳng định như vậy khi nhắc đến tính năng của motion graphic là bởi nó tích hợp đầy đủ các yếu tố hình ảnh và âm thanh trong cùng một video. Qua đó, người dùng có thể thấy rõ toàn bộ những thông điệp mà doanh nghiệp, công ty muốn truyền tải.
Dễ dàng để kể một câu chuyện
Đối với motion graphic, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng kể một câu chuyện thông qua việc sử dụng các con chữ. Chẳng cần phải sử dụng màu sắc cầu kỳ, hình ảnh trau chuốt, mà với những thiết kế đơn giản, bạn hoàn toàn có thể “chiếm trọn” trái tim người dùng bởi những tính năng về chuyển động cực ấn tượng mà motion graphic mang lại.
Phân tích khái niệm, định nghĩa dễ dàng hơn
Đối với những bài thuyết trình, luận văn, bản báo cáo hay đơn thuần là bài giảng, sẽ thật ấn tượng hơn nếu như sử dụng hiệu ứng motion graphic để làm rõ hơn các khái niệm, định nghĩa. Thực tế, ứng dụng này được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các lĩnh vực đồ họa hiện nay.
Thông qua motion graphic, các khái niệm sẽ được phân tích chi tiết và cụ thể hơn
Tạo sự thu hút đặc biệt với khách hàng về sản phẩm
Nhờ tính sống động trong từng hiệu ứng, sự hấp dẫn về màu sắc và phông chữ, đồ họa chuyển động được xem là phương thức tiếp cận khách hàng “nhanh - gọn - lẹ” nhất thông qua việc tiếp xúc thị giác. Sự thu hút này luôn mang đến tính tích cực hoàn hảo.
Cũng nhờ sự tạo thu hút và ấn tượng này mà việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng sẽ trở nên gần gũi hơn rất nhiều. Đây cũng chính là phương thức tăng doanh số nhanh chóng mà các chủ kinh doanh nên áp dụng.
>> Bật mí cách làm video quảng cáo hấp dẫn giúp doanh nghiệp “hốt tiền” nhanh chóng
Các phần mềm thiết kế motion graphic
Để có thể thiết kế nên những hiệu ứng motion graphic chuyên nghiệp nhất, chắc chắn không thể thiếu các phần mềm thiết kế hỗ trợ. Cụ thể, người dùng có thể tham khảo 2 dạng phần mềm sau đây.
Phần mềm hỗ trợ tạo và thiết lập hiệu ứng motion graphic
- Adobe After Effects
– Autodesk Combustion
– Apple Motion/Shake
– Max/MSP
– Apple Quartz Composer
– Various VJ Programs
– Smith Micro Software Anime Studio
– Adobe Flash
Chương trình 3D sử dụng motion graphic
– Maxon Cinema 4D
– Softimage XSI
– Autodesk 3d studio max
– Autodesk Maya
– NewTek Lightwave
– e-on Vue Infinite
– The Blender Foundation Blender software
– EI Technology Group Electric Image Animation System
Qua bài viết mà UNICA chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn đã nắm được motion graphic là gì cũng như các tính năng tuyệt vời mà ứng dụng này mang lại. Để có thể trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp, hãy biết cách ứng dụng motion graphic vào sản phẩm của mình ngay từ hôm nay.
21/10/2019
779 Lượt xem
Tổng kết phím tắt trong illustrator đơn giản cho dân thiết kế
Nếu bạn đang làm thiết kế hay có ý định dấn thân vào lĩnh vực thiết kế đồ hoạ, chắc chắn bạn cần biết sử dụng phần mềm Adobe Illustrator nói chung và sử dụng thành thạo các phím tắt trong Illustrator. Sử dụng phím tắt trong quá trình học Illustrator giúp người làm thiết kế tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức của mình. Bài viết sau là tổng hợp các phím tắt trong adobe illustrator, bạn hãy lưu lại ngay cho mình nhé.
1. Các phím tắt trong illustrator
Công dụng chính của phím tắt illustrator và các tổ hợp phím tắt adobe illustrator là giúp người dùng thao tác nhanh hơn với phần mềm, thay vì phải sử dụng chuột thực hiện từng thao tác thì bạn chỉ cần dùng phím tắt là xong. Điều này giúp cải thiện tốc độ làm việc đáng kể. Sau đây là tổng hợp chi tiết các phím tắt trong adobe illustrator cho bạn.
1.1. Những bộ phím tắt trong adobe illustrator thường được sử dụng
- Space + Giữ chuột trái: Tương đương với công cụ Hand tooL (H) được sử dụng để di chuyển màn hình làm việc. Đây là tổ hợp phím tắt trong AI được sử dụng nhiều nhất.
- Ctrl + 0: Đưa vùng làm việc của trang giấy về bằng với màn hình máy tính của bạn.
- Alt + Lăn chuột giữa: Tương tự với bộ phím Ctrl + – và Ctrl + +, cài đặt phím tắt trong illustrator bao gồm tổ hợp phím này nhằm phóng to và thu nhỏ màn hình làm việc của bạn. Trên đây là các phím tắt trong adobe illustrator mà bạn cần nắm được.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn 4 cách đổ bóng trong AI đơn giản cho người mới thiết kế
Các phím tắt trong illustrator
1.2. Nhóm lệnh phím tắt trong thanh công cụ (toolbar)
- Phím V: Mở công cụ Selection Tool, lựa chọn và di chuyển.
- Phím A: Lựa chọn điểm neo, sửa hình vẽ.
- Phím Q: Lựa chọn đối tượng theo vùng vẽ.
- Phím Y: Lựa chọn đối tượng theo màu.
- Phím P: Vẽ hình tự do phức tạp.
- Phím T: Viết text.
- Phím /: Tạo đường thẳng.
- Phím M: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông.
- Phím L: Vẽ hình elip, hình tròn.
- Phím B: Vẽ đường theo hình có sẵn.
- Phím N: Vẽ tự do.
- Tổ hợp phím Shift + B: Vẽ đường theo dạng hình tự do.
- Tổ hợp phím Shift + E: Tẩy
- Phím C: Cắt đường Path.
- Phím R: Xoay đối tượng được chọn.
- Phím O: Lật đối tượng được chọn.
- Tổ hợp phím Shift + W: Biến đổi đối tượng được chọn.
- Phím E: Biến đổi kích thước đối tượng.
- Tổ hợp phím Shift M trong Ai: Cắt, tách đối tượng được chọn.
- Tổ hợp phím Shift + P: Lưới mô phỏng không gian 3 chiều.
- Phím U: Tô màu dạng lưới.
- Phím G: Đổi màu dạng chuyển sắc.
- Phím I: Hút màu về đối tượng được chọn.
- Phím W: Hiệu chỉnh hiệu ứng Blend của đối tượng.
- Tổ hợp phím Shift + S: Tạo các Symbol và instance.
Các phím tắt trong ai
- Phím J: Tạo biểu đồ.
- Tổ hợp phím Shift + O: Hiệu chỉnh trang giấy.
- Tổ hợp phím Shift + K: Cắt ảnh được chọn thành các lát trước khi tối ưu hình đồ họa cho web.
- Phím H: Phím tắt trong illustrator này sử dụng để định dạng lại vị trí của khung xem artboad.
- Phím Z: Phóng to và thu nhỏ ảnh.
- Phím X: Đổ màu cho đối tượng.
- Phím D: Màu mặc định cho nền và hình viền.
- (<,>,/): Kiểu màu cho nền và viền cho ảnh trong ai.
- Phím F: Chế full màn hình.
- Tổ hợp phím Shift + D: Chế độ đối tượng vẽ mới đối tượng.
1.3. Nhóm phím tắt trong menu File
- Ctrl + N: Tạo file mới.
- Ctrl + O: Mở file.
- Ctrl + Alt + O: Mở file từ Adobe Bridge.
- CtrlL + W: Đóng file.
- Ctrl + S: Lưu.
- Ctrl + Shift + S: Lựa ra các dạng khác.
- Ctrl + alt + S: Lưu thêm 1 bản copy.
- Ctrl + P: In ảnh.
Phím tắt adobe illustrator
Trở thành chuyên gia Illustrator bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá Illustrator online học cùng chuyên gia với nội dung bài giảng chi tiết sẽ giúp bạn thành thạo công cụ chỉ trong một tuần, nắm được các kỹ thuật làm việc cơ bản với illustrator trong thiết kế đồ hoạ.
[course_id:352,theme:course]
[course_id:1231,theme:course]
[course_id:914,theme:course]
1.4. Nhóm phím tắt AI trong Edit
Dưới đây là một số các lệnh trong illustrator trong menu Edit thông thường bạn nhất định phải biết:
- Ctrl + Z: Hủy bỏ thao tác trước đó.
- Ctrl + Y: Làm lại thao tác vừa hủy bỏ.
- Ctrl + C: Sao chép đối tượng đã chọn.
- Ctrl + V: Dán đối tượng đã sao chép.
- Ctrl + X: Cắt đối tượng đã chọn.
- Ctrl + A: Chọn tất cả các đối tượng trên trang.
- Ctrl + Shift + C: Sao chép tất cả các đối tượng trên trang.
- Ctrl + Shift + V: Dán tất cả các đối tượng đã sao chép.
- Ctrl + Shift + X: Cắt tất cả các đối tượng trên trang.
- Ctrl + I: Kiểm tra chính tả.
- Ctrl + J: Nối hai đối tượng.
- Ctrl + K: Nhóm hai đối tượng.
- Ctrl + U: Gỡ nhóm hai đối tượng.
- Ctrl + Shift + U: Gỡ nhóm tất cả các nhóm đối tượng.
- Ctrl + P: In bản vẽ.
- Ctrl + S: Lưu bản vẽ.
Phím tắt AI trong menu Edit
Bên cạnh những phím tắt AI trong menu Edit thông thường bạn cũng cần phải nắm chắc những phím tắt AI nâng cao trong menu Edit, cụ thể như sau:
- Ctrl + Alt + Z: Hủy bỏ nhiều thao tác trước đó.
- Ctrl + Alt + Shift + C: Sao chép nhiều đối tượng đã chọn.
- Ctrl + Alt + Shift + V: Dán nhiều đối tượng đã sao chép.
- Ctrl + Alt + Shift + X: Cắt nhiều đối tượng đã chọn.
- Ctrl + Alt + Shift + I: Kiểm tra chính tả trong toàn bộ tài liệu.
- Ctrl + Alt + J: Nối hai đối tượng thành một đối tượng mới.
- Ctrl + Alt + K: Nhóm hai đối tượng thành một nhóm mới.
- Ctrl + Alt + U: Gỡ nhóm hai đối tượng thành hai đối tượng riêng biệt.
- Ctrl + Alt + Shift + U: Gỡ nhóm tất cả các nhóm đối tượng thành các đối tượng riêng biệt.
- Ctrl + Alt + P: In bản vẽ ở định dạng PDF.
- Ctrl + Alt + S: Lưu bản vẽ ở định dạng mới.
1.5. Tổ hợp phím tắt ai trong menu Object
Phím tắt trong menu Object
- Ctrl + D: Lặp lại các bước đã làm.
- Ctrl + Alt + Shift + D: Bảng điều chỉnh copy và di chuyển.
- Ctrl + 2: Khóa đối tượng.
- Ctrl + Alt + 2: Mở khóa đối tượng.
- Ctrl + Shift + [: Đẩy đối tượng xuống dưới cùng.
- Ctrl + [: Đẩy đối tượng lên trên.
- Ctrl +]: Đẩy đối tượng xuống dưới.
- Alt + Ctrl + B: Hủy lệnh Blend đã áp dụng.
- Ctrl + 7: Lệnh lồng hình vào trong 1 hình.
- Ctrl + 8: Với phím tắt illustrator này sử dụng để hợp nhất các đối tượng được chọn.
- Shift + Ctrl + M: Di chuyển đến 1 điểm.
1.6. Phím tắt trong AI - nhóm lệnh Select
- Ctrl + A: Chọn tất cả các đối tượng trong vùng làm việc của illustrator
- Ctrl + Alt + A : Chọn tất cả các trang giấy (nếu có) trong illustrator
- Ctrl + Shift + A: Chọn lại vùng chọn (các đối tượng được chọn) trong illustrator
Phím tắt trong AI - Nhóm lệnh Select
1.7. Phím tắt trong AI - nhóm lệnh View
- Ctrl + Y: Hiển thị đường viền.
- Ctrl + Shift + Alt + Y: Hiển thị chế độ in.
- Ctrl + Alt + Y: Hiển thị chế độ Pixel.
- Ctrl ++: Phóng lớn vùng làm việc.
- Ctrl + -: Thu nhỏ vùng làm việc.
- Ctrl + 0: Đưa trang giấy về giữa màn hình.
- Ctrl + Alt + 0: Đưa tất cả về giữa màn hình.
- Ctrl + Shift + H: Bật/tắt vùng nháp trang giấy.
- Ctrl + Shift + B: Bật/tắt khung tranfrom.
- Ctrl + Shift + D: Bật/tắt lưới trong suốt.
- Ctrl + Alt + G: Bật/tắt thanh điều chỉnh màu.
- Ctrl + U: Bật tia bắt dính đối tượng.
- Ctrl +”: Bật lưới Grid.
Phím tắt trong AI - nhóm lệnh View
1.8. Phím tắt trong AI - nhóm lệnh Window
- Shift + F7: Bảng căn gióng đối tượng.
- Shift + F6: Panel quản lý hiệu ứng của đối tượng.
- F5: Panel các kiểu Brush.
- F6: Panel màu.
- Shift + F3: Panel màu chỉ dẫn.
- Ctrl+ F9: Panel chỉnh màu gradient.
- Shift + F5: Gán kiểu cho hình vẽ.
- Ctrl + F8: Panel kích thước đối tượng được chọn.
- F7: Panel quản lý layer.
- Ctrl + Shift + F9: Panel bảng công cụ cắt.
- Ctrl + F10: Panel quản lý đường viền.
- Shift + Ctrl + F11: Panel quản lý Symbol.
- Shift + Ctrl + F1: Panel quản lý đối tượng riêng.
Phím tắt trong AI - nhóm lệnh Window
1.9. Bộ phím tắt cho công cụ vẽ hình
- Phím M: Công cụ để vẽ hình vuông và hình chữ nhật. Đây là phím tắt của công cụ Rectangel.
- Phím L: Là công cụ giúp vẽ hình tròn và hình elip. Phím tắt của công cụ Elip tool.
- Phím P: Đây là công cụ vẽ đối tượng tự do và là phím tắt của công cụ Pen Tool.
Những phím tắt trên là phím tắt trong illustrator được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thiết kế đồ họa. Nếu nắm chắc được những phím tắt này, bạn sẽ thao tác với phần mềm nhanh hơn rất nhiều lần.
>>> Xem thêm: Pathfinder trong ai: Khái niệm, các câu lệnh và cách sử dụng
2. Lỗi phím tắt trong AI và cách khắc phục
Phím tắt trong AI là một tính năng hữu ích giúp bạn tiết kiệm thời gian và cải thiện hiệu quả công việc. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể gặp lỗi phím tắt AI trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số lỗi phím tắt phổ biến và cách khắc phục:
- Lỗi phím tắt không hoạt động: Xuất hiện khi bạn nhấn phím tắt nhưng lệnh không hoạt động.
- Lỗi phím tắt hoạt động không đúng: Nhấn phím tắt này nhưng lại hoạt động thao tác khác.
Lỗi phím tắt trong AI thường thấy
Cách khắc phục lỗi phím tắt trong Illustrator như sau:
- Kiểm tra lại phím tắt bạn đang sử dụng.
- Hãy thử nhấn các phím tắt khác nhau để xem phím tắt có phải bị xung đột với một phím tắt khác.
- Kiểm tra cài đặt phím tắt của bạn để đảm bảo rằng phím tắt đó không bị vô hiệu hóa.
Nếu bạn gặp lỗi phím tắt trong AI, đã thử các cách khắc phục trên mà vẫn lỗi, hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ của Adobe để được trợ giúp.
3. Kết luận
Như vậy, Unica đã giới thiệu đến bạn tất tần tật các phím tắt và tổ hợp phím tắt trong illustrator. Để ghi nhớ và thành thạo các phím tắt này, bạn phải thực hành thường xuyên trong suốt quá trình học các phím tắt cơ bản Illustrator. Khi đã nằm lòng các phím tắt nêu trên, việc thiết kế sẽ dễ dàng và trở nên chuyên nghiệp hơn.
Và để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về cách thiết kế và sử dụng các tính năng trong illustrator mời bạn đọc tham khảo khoá học illustrator tại Unica, các chuyên gia sẽ bật mí đến bạn những mẹo trong thiết kế và các ý tưởng mới để giúp bạn thiết kế ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người dùng.
Chúc các bạn thành công!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Học Illustrator từ căn bản đến nâng cao"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
21/10/2019
13301 Lượt xem
Những lệnh thường gặp Layer trong AI hay dùng
Không giống với Photoshop, rất ít người sử dụng đến Layer trong AI. Nhưng nếu hiểu rõ và nắm được cách ứng dụng Layer trong Illustrator thì thao tác của bạn sẽ nhanh và chính xác hơn. Hãy cùng UNICA đi tìm hiểu và giải quyết các vấn đề về Layer trong Illustrator nhé!
Các nút Panel Layer
Các nút sử dụng Panel Layer trong Illustrator được sử dụng cụ thể như sau:
Make/release clipping mask : Nút này của Layer trong AI được sử dụng để tạo các mặt nạ xén từ hai hoặc nhiều đối tượng, giải phóng các đối tượng.
Create new subayer : Đây là nút cho phép bạn lựa chọn thêm một Layer con bên trong bảng Layer.
Create new Layer: Cho phép thêm một Layer mới ở trên Layer đã được chọn.
Delete Selection : Lệnh này cho phép bạn thực hiện một lệnh xóa xóa một Layer, Layer con, đường Path hoặc các nhóm layer.
>>> Xem thêm: Chàng trai Thanh Bình kiếm thu nhập 2X mỗi tháng nhờ thành thạo Autocad
Đăng ký nhận ưu đãi khóa học Autocad Online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn thành thạo Autocad Mechanical, Autocad 2D, biết cách triển khai toàn bộ các chi tiết cấu tạo thi công kiến trúc công trình chỉ sau 30 ngày.
[course_id:954,theme:course]
[course_id:636,theme:course]
[course_id:372,theme:course]
Những lệnh thường gặp khác với layer trong AI
Ở phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu nhóm lệnh thường xuyên và nhóm lệnh không thường xuyên gặp khác với layer trong AI.
Nhóm lệnh thường xuyên
Duplicate “Layer Name”: Cho phép thực hiện các thao tác tạo bản sao của Layer được chọn.
Option for “Layer Name”: Mở hộp thoại Layer potions.
Enter/Exit Iso lation mode: Thêm vào hoặc thoát chế độ Isolation mode khi đối tượng hoặc Layer được chọn trên Artboard.
Locate object: Cho phép người dùng định vị một mục tương ứng trong Panel Layers.
Merge Selected: Thực hiện trộn tất cả các cảnh trong Layer hoặc nhóm thành một Layer đơn.
Flatten Artwork: Cho phép người dùng di chuyển các ảnh trong tất cả Layer nhìn thấy được vào một Layer. Cung cấp tùy chọn để loại bỏ hoặc giữ lại ảnh trên các Layer ẩn.
Collect In New Layer: Tiến hành di chuyển đối tượng trên Artboard đến một Layer mới.
Release To Layers (sequence): Cho phép di chuyển đối tượng trên Layer được chọn đến Layer khác.
>>> Xem thêm: Rectangle là gì? Cách sử dụng lệnh Rectangle trong Illustrator
Có nhiều lệnh thường gặp khác với layer trong AI
Nhóm lệnh không thường xuyên
Release to Layers (Build): Tiến hành di chuyển đối tượng trên Layer được chọn đến Layer riêng của nó và sao chép các đối tượng.
Reverse order: Cho phép đảo ngược thứ tự xếp các Layer.
Template: Thực hiện tạo Layer khuôn mẫu tự động khóa và làm mờ nội dung.
Show All Layers/Hide others: Tiến hành chuyển đổi hiển thị của tất cả trừ Layer được chọn.
Preview All Layers/outline others: Cho phép người dùng chuyển đổi chế độ xem của tất cả trừ Layer được chọn.
Unlock All Layer/lock others: Thực hiện chuyển đổi khóa hoặc mở khóa khả năng hiển thị của tất cả trừ Layer được chọn.
Paste Remember Layers: Quyết định nơi ảnh sao chép sẽ đặt ở đâu khi được dán trở lại một File.
Panel Option: Tùy chọn này sẽ điều chỉnh kích cỡ hàng và sự hiển thị thumbnail của một Layer đã được chọn.
Các thao tác với Layer trong Illustrator 2019
Trong Illustrator 2019, bạn có thể cần tạo một layer mới, xóa một layer, nhân bản một layer. Cách để thực hiện các thao tác này như sau:
Tạo ra một layer mới
Với phiên bản adobe Illustrator 2019, việc tạo ra một layer mới rất dễ dàng, bằng cách nhấp chuột trái vào trang sách bị bẻ gốc như hình bên dưới. Biểu tượng tạo layer mới trong ai thường nằm bên góc phải giao diện màn hình.
>>> Xem thêm: Đường Path là gì? Cách sử dụng đường Path như thế nào?
Tạo ra một layer mới
Xóa một layer
Cách xóa layer trong ai, bạn chỉ cần click vào layer cần xóa rồi kéo biểu tượng đó xuống icon có hình thùng rác nằm ở góc phải màn hình.
Xóa một layer
Nhân bản layer
Với phiên bản adobe Illustrator 2019, khi bạn nhân đôi layer trong ai bản layer, thực hiện như sau:
Bước 1: Click chuột phải vào layer cần nhân bản.
Bước 2: Kéo thả layer vào biểu tượng new layer nằm bên dưới bảng layer. Hoặc giữ phím Alt rồi kéo rê vùng hình của layer qua vị trí khác. Mặt khác, bạn cũng có thể click chuột phải vào layer và chọn Duplicate Layer.
Kết luận
Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn những thông tin quan trọng về Layer trong AI. Hy vọng rằng, qua bài viết trên sẽ giúp bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức về Layer cũng như thiết kế đồ họa thành thạo bằng phần mềm này. Bạn đọc quan tâm hãy tham khảo thêm khóa học autocad cơ bản để có thể thiết kế, chỉnh sửa cho mình những video chất lượng.
Những ai quan tâm và muốn biết thêm nhiều hơn những công cụ hỗ trợ trong thiết kế bản vẽ hãy tham khảo phần mềm học solidworks trên Unica, các bài giảng được hướng dẫn chi tiết dễ hiểu và bạn có thể áp dụng vào trong các bản vẽ của mình.
Cảm ơn bạn đọc quan tâm và theo dõi!
21/10/2019
15246 Lượt xem
Packaging là gì? Nguyên tắc phân loại và đóng gói hàng hoá
Packaging là gì là một trong những thuật ngữ quan trọng, được nhiều người làm thiết kế nhắc đến. Để nắm rõ hơn thuật ngữ này cũng như những thông tin liên quan, bạn hãy tham khảo thêm bài viết mà UNICA chia sẻ dưới đây.
Khái niệm Packaging là gì?
Packaging là một thuật ngữ dùng để chỉ công việc đóng gói hàng hóa, cụ thể nó là một sản phẩm của công nghiệp đặc biệt dùng để đóng gói hoặc chứa đựng sản phẩm. Mục đích của hoạt động này là giúp cho việc bảo quản, vận chuyển được an toàn và thuận tiện hơn.
>>> Xem ngay: Calligraphy là gì? Cách vẽ Calligraphy tại nhà đơn giản nhất
Packaging là một thuật ngữ dùng để chỉ công việc đóng gói hàng hóa
Đối với dân thiết kế, thuật ngữ Packaging Design được sử dụng khá rộng rãi bởi việc thiết kế các sản phẩm bao bì đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình kinh doanh. Đây cũng là hình thức chủ yếu để gia tăng giá trị nhận thương hiệu của công ty, doanh nghiệp, đồng thời gây ấn tượng và tạo được sự thu hút với người tiêu dùng.
Cách phân loại bao bì đóng gói hàng hóa
Có 5 hình thức phân loại đóng gói bao bì thường dùng nhất là
Dưa trên sự lưu thông của hàng hóa
Trong phần này cũng có thể chia nhỏ thành 3 mục nhỏ như sau
- Bao bì trong: Nó có tác dụng chống ẩm mốc, chống thấm, chống va chạm mạnh gây tổn hại đến hàng hóa
- Bao bì ngoài: Mục đích tránh gây hư hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ kho sản xuất đến tay khách hàng. Đảm bảo hàng hóa còn nguyên vẹn không bị bóp méo khi vận chuyển.
- Bao bì giữa: Nó là đệm, xốp, giấy, những vật ở giữa bao bì trong và bao bì ngoài. Mục đích là để giảm bị va chạm trong quá trình di chuyển hàng.
Thành thạo Adobe Photoshop với khóa học Photoshop Online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn thành thạo những công cụ cơ bản, cần phải biết trong phần mềm Adobe Photoshop. Để từ đó, bạn có thể tạo ra những bức ảnh đẹp mắt, sáng tạo và ấn tượng với Photoshop. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:591,theme:course]
[course_id:1260,theme:course]
[course_id:1393,theme:course]
Dựa trên bao bì được sử dụng nhiều lần
Chia thành 2 loại chính
- Loại sử dụng 1 lần như: túi giấy, túi nilon.
- Loại có thể sử dụng được nhiều lần: Thùng cartong, các loại bình chứa, bình nén, container.
Dựa trên đặc tính chịu nén của hàng hóa
Chia thành 3 dạng chính:
- Dạng bao bì cứng: Loại bao bì có thể chịu đựng được sự tác động của ngoại lực. Làm cho bao bì không bị bến dạng, bóp méo khi di chuyển hàng hóa. Giữ cho hàng hóa được nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển
- Dạng bao bì mềm: Loại bao bì là loại bao bì có thể bị bóp méo, biến dạng trong quá trình di chuyển hàng
- Dạng bao bì vừa cừng vừa mềm: Loại có khả năng đàn hồi được thiết kế để chứa bao bì bên trong. Tuy nhiên, nó cũng chịu sự ảnh hưởng tác động của ngoại lực.
Dựa vào tính chất chuyên môn của bao bì
Được chia thành 2 loại:
- Loại bao bì thông dụng: có thể chứa được đa dạng các loại hàng hóa khác nhau.
- Loại bao bì hàng hóa chuyên môn: Chỉ phù hợp cho một loại hàng hóa duy nhất vì kích thước, khối lượng của hàng hóa đó.
Dựa vào chất liệu của bao bì
Gồm 4 loại khác nhau:
- Bao bì kim loại
- Bao bì gỗ
- Bao bì hàng dệt
- Bao bì được làm bằng giấy hoặc carton.
Các hình thức Packaging
Sau khi đã nắm được Packaging là gì thì dân thiết kế nên hiểu được chi tiết các hình thức Packaging, hay còn gọi là các hình thức đóng gói. Cụ thể, bao gồm những hình thức sau đây:
Đóng gói theo nhóm
Đóng gói theo nhóm hay còn được gọi bằng thuật ngữ là Bulking packaging. Điều này có nghĩa là hàng hóa sẽ được tập hợp theo một nhóm cụ thể theo hình thức nhà bán lẻ hoặc nhà phân phối. Sao đó, toàn bộ hàng sẽ cho vào thùng giấy và tập hợp trên pallet.
Sau khi đã tập hợp trên pallet, kiện hàng sẽ được gắn thẻ SSCC, nhằm xác định được số lượng cụ thể cũng như hạn sử dụng hàng hóa, bộ lô hàng… giúp cho việc phân phối, bảo quản được dễ dàng hơn.
Đóng gói theo đơn vị
Đây là hình thức đóng gói nhỏ lẻ, tùy theo từng đơn vị của người mua. Theo đó, bao bì đóng gói sẽ được sử dụng sao cho phù hợp với hàng hóa, có mã vạch cụ thể và có thể sử dụng trong một thời gian dài. Điều này giúp cho việc thanh toán được thuận tiện và nhanh chóng hơn.
>>> Xem ngay: Saturation là gì? Phân biệt Saturation và Vibrance trong thiết kế
Hình thức đóng gói theo đơn vị được áp dụng trong trường hợp mua bán nhỏ lẻ theo từng khách cụ thể
Đóng gói hàng trong kho
Khi nhắc đến hình thức đóng gói trong thuật ngữ Packaging là gì, chắc chắn không thể bỏ qua hình thức đóng gói trong kho hay còn gọi là Warehouse Packaging. Cụ thể, các sản phẩm sẽ được lưu trữ trên hệ thống kệ, giá đỡ, tùy theo từng vị trí mà sẽ có kích thước khác nhau.
Đối với kho đóng gói thì sẽ được đóng mở thường xuyên, sao cho tránh khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây ô nhiễm cũng như độ ẩm, côn trùng và nấm mốc…
Đóng gói bao bì vận chuyển
Riêng đối với hình thức đóng gói bao bì vận chuyển thì sẽ được xác định dựa trên những yếu tố như: nâng hạ hàng hóa, thời gian vận chuyển, tuyến đường vận chuyển, điều kiện vận chuyển tại các khu vực có liên quan…
Bên cạnh đó, hình thức đóng gói bao bì vận chuyển phải tuân thủ các tiêu chuẩn của bao bì quốc tế, đặc biệt là IOS hoặc các tiêu chí khác như: Ủy ban kỹ thuật 122, WPO - tổ chức bao bì thế giới.
Một số yêu cầu khi Packaging Design
Khi thực hiện Packaging Design cho việc đóng gói bao bì, nhà thiết kế phải nắm vững một số yêu cầu để sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất. Cụ thể như sau:
Nhà thiết kế cần nắm vững một số yêu cầu quan trọng khi thực hiện thiết kế bao bì
- Bao bì đóng gói phải phù hợp với loại hình vận chuyển.
- Kích thước của bao bì phải phù hợp tùy theo vị trí lưu trữ hàng hóa như: kho bãi, container hoặc pallet.
- Chất lượng của bao bì phải đáp ứng được những yêu cầu cần thiết như: độ dẻo dai, độ bền, chịu được va chạm trong quá trình bốc xếp, lưu trữ cũng như vận chuyển trên những tuyến đường khác nhau.
- Thích nghi được với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
- Tích hợp nhiều tính năng trong quá trình bảo vệ sản phẩm như: chống ẩm mốc, hư hỏng, nhiễm mùi…
- Trên bao bì cần ghi rõ những thông tin chú ý về quá trình xếp hàng, vận chuyển nhằm giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong quá trình bốc xếp.
Qua bài viết mà UNICA chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn đã nắm được khái niệm Packaging là gì cũng như những thông tin liên quan. Việc nắm chắc những thông tin này sẽ giúp cho quá trình thiết kế bao bì được thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên để trở thành một dân thiết kế toàn năng thì bạn không thể bỏ qua những khóa học thiết kế đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica sẽ bật mí cho bạn những kiến thức hay cùng với đó là rất nhiều những ưu đãi hấp dẫn đang chờ bạn khám phá đấy nhé!
21/10/2019
7759 Lượt xem
Illustrator là gì? Học Illustrator có thể làm được những gì?
Adobe Illustrator (Ai) là một phần mềm thiết kế đồ hoạ vectơ quan trọng, đóng vai trò nền tảng trong lĩnh vực thiết kế. Nếu bạn đang tìm một phần mềm thiết kế 2D và 3D chuyên nghiệp để phục vụ cho việc thiết kế của mình thì Ai chính là công cụ hữu ích dành cho bạn. Để biết Illustrator là gì? Học Illustrator có thể làm được những gì? Mời bạn tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Phần mềm illustrator là gì?
Adobe Illustrator được đánh giá là một phần mềm thiết kế đồ hoạ quan trọng gần như là bậc nhất hiện nay. Nếu bạn yêu thích thiết kế và muốn theo đuổi con đường học thiết kế thì chắc chắn bạn phải hiểu rõ và sử dụng thành tạo phần mềm này.
1.1. Giới thiệu về adobe illustrator
Adobe Illustrator là một phần mềm thiết kế chuyên dùng để vẽ rất nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ mà có lẽ không ai là không biết đến. Illustrator sử dụng các thuật toán, các đối tượng hình học kết hợp text để tạo thành một đối tượng vectơ. Vectơ là các đối tượng được tạo thành từ các đường và đường cong, bạn có thể thoải mái thay đổi kích thước mà không lo làm giảm chất lượng của chúng. Nhờ đó, sản phẩm được tạo nên từ Ai có thể được lưu trữ và in ra ở mọi kích thước mà không lo ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng.
Adobe illustrator là gì?
Nói một cách dễ hiểu, Adobe Illustrator là tên gọi của một phần mềm thiết kế đồ họa. Chúng cung cấp một môi trường làm việc, mà ở đó chúng ta có thể thỏa sức sáng tạo. Sử dụng phần mềm Ai bạn có thể tạo ra những sản phẩm thiết kế mà không cần đến sự hiển diện của những bức ảnh được chụp từ máy ảnh.
Illustrator được sử dụng với mục đích chính là vẽ hình minh hoạ. Vì vậy, Illustrator sở hữu một bộ công cụ phong phú cho phép người dùng tạo các đồ họa phức tạp. Bạn có thể sử dụng Ai để tạo nhân vật và phối cảnh phim hoạt hình.
1.2. Adobe illustrator dùng để làm gì
Sau khi đã biết phần mềm adobe illustrator là gì? Tiếp theo bạn cần phải biết adobe illustrator để làm gì? Adobe Illustrator có thể làm được rất nhiều thứ như sáng tạo icon, sáng tạo ấn phẩm truyền thông, vẽ hình minh hoạ, nhân vật hoạt hình, xoay và lật ảnh,... Do nó có thể làm được rất nhiều thứ nên hiện nay, Illustrator được sử dụng rộng rãi bởi các nhà thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa, và các nhà thiết kế web. Phần mềm này cũng được sử dụng bởi các doanh nghiệp để tạo logo, biểu tượng, và các tài liệu marketing khác.
Hiện nay, các trường đào tạo về thiết kế hay các công ty về đồ họa đang yêu cầu rất khắt khe, bắt buộc phải có chuẩn đầu ra Ai. Vì vậy nếu như bạn muốn theo đuổi con đường thiết kế, bắt buộc bạn phải thành thạo phần mềm này.
Adobe illustrator dùng để vẽ hình minh hoạ
2. Điểm khác biệt của Illustrator là gì?
Không phải ngẫu nhiên mà Adobe Illustrator được đánh giá là một trong những phần mềm thiết kế đồ hoạ bậc nhất hiện nay. Ai chắc chắc không giống như những phần mềm thiết kế thông thường, nó mang sức mạnh mà khó có những phần mềm nào hiện nay có thể sánh bằng được. Vậy điểm khác biệt của illustrator là gì? Sau đây Unica sẽ giải đáp cho bạn.
Illustrator là phần mềm của sự sáng tạo
Khác với những phần mềm thiết kế khác, Illustrator được đánh giá là phần mềm thiên về sự sáng tạo. Phần mềm này thường được ưu tiên sử dụng để tạo ra các đối tượng mới dựa trên tưởng tượng. Bởi vậy nên nó giúp thiết kế lên những sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân của người thiết kế. Nếu như Photoshop chỉ giúp chỉnh sửa hình ảnh thông thường thì Illustrator lại giúp vẽ hình ảnh mới. Photoshop và Illustrator đã bổ trợ rất tốt cho nhau. Chính vì vậy mà nó được nhận xét là cặp bài trùng mà ai học thiết kế cũng đều phải sử dụng thành thạo.
Illustrator giúp người dùng thoả sức sáng tạo hình ảnh mới
Illustrator là phần mềm tạo vector mạnh mẽ
Ngoài điểm khác biệt trên, Illustrator còn được đánh giá là phần mềm vectơ mạnh mẽ. Do là phần mềm vẽ hình vectơ nên sản phẩm mà nó tạo nên cũng là đối tượng vectơ. Ưu điểm của đối tượng vectơ đó là dễ dàng thay đổi kích thước mà không lo bị giảm chất lượng. Điều này tạo ra ưu thế khi thiết kế nhằm mục đích in ấn. Với AI bạn chỉ cần thiết kế 1 đối tượng kích thước bằng hạt đậu nhưng bạn hoàn toàn có thể in ấn, thu phóng nó ra ở mọi kích thước khác nhau.
Ngoài ra, thiết kế bằng phần mềm Ai cũng tương thích tốt với các phần mềm khác. Nếu bạn thiết kế nhân vật hoạt hình hay để marketing thương hiệu, bạn bắt buộc phải thiết kế bằng AI vì nó tương thích với các phần mềm khác như: AE, PR tốt hơn các phần mềm vector khác.
Mặc dù phần mềm Adobe Illustrator được đánh giá rất cao, việc học Ai là rất cần thiết để trở thành bậc thầy thiết kế và kiếm được ra tiền. Tuy nhiên việc học Ai không hề đơn giản. Bạn hãy kiên trì và chăm chỉ theo đuổi nó nhé.
Illustrator là phần mềm tạo vector mạnh mẽ
Học Illustrator từ cơ bản đến nâng cao bằng cách tham gia khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn nhanh chóng làm chủ phần mềm Adobe Illustrator, có được nền tảng kiến thức cơ bản để tạo ra các sản phẩm thiết kế nâng cao và chủ động trong thiết kế.
[course_id:263,theme:course]
[course_id:1612,theme:course]
[course_id:322,theme:course]
3. Illustrator có ưu và nhược điểm gì?
Cũng giống như những phần mềm khác, Adobe Illustrator cũng có ưu điểm và nhược điểm. Sau đây là chi tiết tầt tật tật những ưu điểm và nhược điểm của phần mềm này cho bạn tham khảo:
3.1. Ưu điểm
- Giao diện quen thuộc: Ưu điểm của Illustrator là gì? Nếu bạn là fan của adobe thì bạn có thể dễ dàng nhận ra một giao diện hết sức quen thuộc. Vậy điểm quen thuộc này là gì? Các phần mềm đồ họa tĩnh xuyên suốt cho Photoshop, Illustrator, Indesign… chúng có giao diện tương đồng, từ màu sắc, thanh công cụ, thanh điều khiển, màn hình làm việc, menu… Từ đó, chúng ta đều nhìn thấy nét vừa quen thuộc nhưng lại rất riêng của adobe.
- Hỗ trợ người dùng tối đa: Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, Illustrator là phần mềm vector cho phép thực hiện hầu hết các yêu cầu cơ bản, tất nhiên không bao gồm việc chỉnh sửa ảnh. Bên cạnh đó, giúp người dùng thao tác dễ dàng, nhanh chóng, nét vẽ mượt mà, chỉnh sửa các đối tượng nhanh chóng. Hơn nữa, nó còn hỗ trợ dàn trang, phối màu, điều chỉnh kích thước, cũng như các hiệu ứng phức tạp khác…
So với corel thì màu sắc hiển thị trong phần mềm Illustrator đẹp và trung thực hơn
- Tính tương thích: Tính tương thích của phần mềm Adobe Illustrator tốt hơn rất nhiều so với các phần mềm khác.
- Màu sắc tuyệt vời: So với corel thì màu sắc hiển thị trong phần mềm Illustrator đẹp và trung thực hơn rất nhiều. Màu sắc hiển thị trong Illustrator tươi tắn, bắt mắt, nhờ đó mà những sản phẩm thiết kế trở nên ấn tượng hơn.
- In ấn ở mọi kích thước: Illustrator là phần mềm đồ họa vector, do đó sản phẩm của phần mềm này cho phép thiết kế ở mọi kích thước. Bạn chỉ cần thiết kế 1 file rất nhỏ mà có thể in ở kích thước vô cùng lớn. Đặc biệt là chế độ link ảnh, cho phép file thiết kế cực nhỏ và nhẹ.
- Tốc độ sao chép ấn tượng: Illustrator là một phần mềm có khả năng sao chép đối tượng vượt trội. Đặc biệt là khả năng sao chép thuộc tính đa dạng, hỗ trợ nhiều loại đối tượng khác nhau.
3.2. Nhược điểm
- Gây khó khăn cho người mới bắt đầu: Nhược điểm lớn nhất của Illustrator là gì? Có thể nói, chinh phục được phần mềm này khá khó, đa số người làm thiết kế đều cho rằng, khi bắt đầu với Illustrator cực kỳ khó khăn.
- Tốc độ căn chỉnh chậm: Adobe Illustrator có khả năng căn chỉnh tương đối chậm. Khi sử dụng Illustrator bạn phải lựa chọn align và sử dụng chuột để tiến hành chọn lệnh căn chỉnh, nhưng trong Corel thì bạn chỉ cần chọn phím tắt là được. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tốc độ làm việc của người thiết kế.
- Không được nhiều người làm in ấn sử dụng: Phần mềm Illustrator được đông đảo người làm thiết kế sử dụng. Tuy nhiên, đối với cộng đồng người làm in ấn, quảng cáo thì
Nhược điểm của phần mềm Adobe Illustrator
>>> Xem thêm: 4 cách xóa background trong illustrator đơn giản mà bạn nên biết
4. Ứng dụng của Illustrator trong đời sống thế nào
Sau khi đã biết Illustrator là gì? Ưu nhược điểm của phần mềm này như thế nào? Phần tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn về tính ứng dụng adobe illustrator. Hiện nay, Illustrator đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Tiêu biểu như sau:
4.1. Vẽ minh họa
Để tạo vector và chỉnh sửa theo các đặc tính riêng như hình dáng, độ dày, màu sắc. Illustrator hỗ trợ bạn vẽ lại các bản vẽ tay nhân vật trong phim hoạt hình trên phần mềm, hoặccó thể sáng tạo không giới hạn các hình vẽ mới. Ai là phần mềm gì và trong mỗi phần mềm AI thì bạn có thể dùng pen để vẽ, sử dụng kết hợp cùng công cụ gradient để tạo hình sống động.Unica sẽ lấy ví dụ cho bạn hình vẽ được thực hiện trên Adobe Illustrator, cùng xem nhé:
4.2. Bộ nhận dạng thương hiệu
Nằm trong 8 dạng thiết kế đồ hoạ quan trọng, bộ nhận diện thương hiệu là chức năng cơ bản của Illustrator. illustrator hỗ trợ đặc biệt tốt từ việc thiết kế logo, các chi tiết hay thiết kế bao bì về nhận diện thương hiệu. Điều này bởi vì Illustrator là công cụ tuyệt vời để vẽ với các vector, hình học, giúp cho designers dễ dàng thực hiện kế hoạch phác thảo, đồ lại hình vẽ hoặc chỉnh sửa.
Thông thường, các designers sẽ phác thảo sẵn logo hoặc một bộ thương hiệu các nhân nào đó theo brand guideline, sau đó sẽ thiết kế để vẽ lại trên phần mềm adobe illustrator với các công cụ thường dùng như pen tool, shape. Có khá nhiều dạng logo như biểu tượng hoặc biểu tượng logo kết hợp lại. Nhưng trải qua mỗi thời kì sẽ có những thay đổi xu hướng để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
4.3. Sử dụng Illustrator thiết kế ấn phẩm truyền thông
Với việc thị trường truyền thông truyền thống kết hợp với công nghệ số ngày càng phát triển, làm thế nào để sản phẩm của bạn nổi bật thu hút khách hàng trên Mạng xã hội hay Offline?
Câu trả lời là bạn nên tìm hiểu thiết kế sản phẩm trên phần mềm Adobe Illustrator. Không đơn thuần là hình ảnh chỉnh sửa đơn giản như Photoshop, thiết kế qua Illustrator tự do sáng tạo và chất lượng màhình ảnh đem lại sống động hơn với các nét vẽ màu sắc. Với các sản phẩm, sự kiện đòi hỏi sự sáng tạo, lôi cuốn bắt mắt khách hàng thì Illustrator là sự lụa chọn hàng đầu cho bạn
4.4. INFOGRAPHIC
Là viết tắt của Information Graphic, Infographic là một hình thức đồ họa trực quan cho phép sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, truyển tải dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện chúng một cách nhanh gọn và rõ ràng. Như vậy, nhiệm vụ của infographic là truyền tải thông tin một cách dễ hiểu, đơn giản và đẹp mắt! Để làm Infographic, đa phần các anh em designers sử dụng phần mềm Illustrator.
4.5. Sáng tạo icon
Nếu trong một khoảng khắc nào đó, bạn có ý tưởng cho các icon, hay thử phác hoạ emoji theo sở thích, thì Adobe Illustrator là trợ thủ đắc lực cho bạn. Với hệ thống Grid System, bạn có thể tạo được các icon với những shape đơn giản như vuông, tròn, tam giác..v.v
>>> Xem thêm: Mách bạn 3 cách crop trong ai chi tiết, dễ hiểu nhất dành cho người mới
5. Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm adobe illustrator
Để sử dụng phần mềm Adobe Illustrator đầu tiền bạn cần phải vào trang chính thức của Adobe để tải phần mềm về máy, sau đó tiến hành cài đặt. Lưu ý: Illustrator khá nặng nên nó đòi hỏi máy tính của bạn phải đáp ứng đủ yêu cầu. Như vậy mới có thể sử dụng phần mềm để tạo nên những bản thiết kế một cách trơn tru và mượt mà nhất.
Sau khi đã tải phần mềm Adobe Illustrator về máy thành công, tuỳ từng mục đích cũng như nhu cầu mà sẽ sử dụng các công cụ trên Illustrator tương ứng. Adobe Illustrator được đánh giá là một phần mềm khó sử dụng, tuy nhiên không phải mọi thao tác đều khó, nếu bạn chỉ sử dụng Ai để thiết kế thông thường thì hoàn toàn có thể sử dụng dễ dàng.
Sử dụng Adobe Illustrator như thế nào sẽ tuỳ vào nhu cầu mỗi người
Một số mẹo sử dụng Adobe Illustrator:
- Để sử dụng hiệu quả Illustrator, bạn nên tìm hiểu về các công cụ và tính năng của phần mềm này. Có rất nhiều tài nguyên trực tuyến và sách hướng dẫn giúp bạn học cách sử dụng Illustrator.
- Bạn cần phải thường xuyên thực hành để cải thiện kỹ năng thiết kế đồ họa vector của mình. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo các dự án đơn giản và dần dần nâng cao độ phức tạp của các dự án của mình.
- Bạn nên tham gia các cộng đồng thiết kế đồ họa để chia sẻ ý tưởng và học hỏi từ những người khác.
6. Kết luận
Trên đây là chi tiết toàn bộ thông tin về phần mềm Adobe Illustrator là gì? mà Unica đã tổng hợp được. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc phần mềm Ai là gì? Cũng như hiểu rõ về ưu và nhược điểm của phần mềm này. Việc học illustrator cơ bản không hề dễ dàng, do đó, bạn cần phải kiên trì và trau dồi thêm nhiều kiến thức mới để trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Học Illustrator từ căn bản đến nâng cao"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
18/10/2019
9971 Lượt xem
Header là gì? Header quan trọng như thế nào trong thiết kế web
Đối với những nhà thiết kế trong lĩnh vực kinh doanh, quảng cáo thì chắc chắn không thể bỏ qua thuật ngữ Header. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu Header là gì trong từng lĩnh vực cụ thể. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn thuật ngữ này, UNICA đã tổng hợp những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây, bạn hãy tham khảo thêm nhé!
Header là gì trong Photoshop?
Header Design là một phần không thể thiếu trong Photoshop, nhằm hỗ trợ cho quá trình thiết kế website được ấn tượng và thu hút hơn. Thực tế, việc thiết lập Header trong Photoshop khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước sau đây:
Header là một phần quan trọng trong Photoshop
- Bước 1: Tạo một tab mới, sau đó sử dụng Rectangle tool để tạo khung. Tiếp theo, bạn sử dụng một màu bất kỳ để tô khung sao cho ấn tượng hơn.
- Bước 2: Đặt vào góc bên trái của khung một hình 3D liên quan đến chủ đề mà bạn thiết kế. Để làm mờ đi một phần ảnh, bạn hãy sử dụng brush mềm.
- Bước 3: Đặt tiếp một hình ảnh bất kỳ liền kề bức ảnh trước vào trong Header và tiếp tục sử dụng brush để làm mờ ảnh.
- Bước 4: Đặt một bức ảnh 3D vào vị trí cuối cùng trong Header và bạn cũng làm mờ ảnh.
- Bước 5: Thêm chữ vào Header, bạn chú ý chọn font chữ và màu chữ sao cho phù hợp và nổi bật nhất.
- Bước 6: Tạo menu riêng cho Header. Sau khi hoàn thành, bạn hãy lưu lại. Như vậy, bạn đã tạo thành công Header trong Photoshop.
Tham khảo thêm: Thiết kế web chuẩn Seo bằng Wordpress cho người mới bắt đầu
Header trong HTML
Trong HTML, Header là gì cũng là thắc mắc được nhiều nhà thiết kế đặc biệt quan tâm. Theo kiến thức cơ bản, Header trong HTML được hiểu là một tiêu đề trang thường xuất hiện ở trên đầu của một trang web cụ thể. Tác dụng của Header này là nhằm gây ấn tượng và tạo sự thu hút cho người xem, đồng thời khái quát toàn bộ nội dung của website.
Header trong HTML được hiểu là tiêu đề của trang
Đặc biệt, đối với những sử dụng wordpress để thiết kế website thì Header là một phần không thể thiếu, nhằm giúp cho bố cục của website được chuyên nghiệp hơn. Và việc thiết kế Header trong web còn giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin, sản phẩm, dịch vụ…
Theo đánh giá của các nhà thiết kế chuyên nghiệp, một Header chuẩn cần đảm bảo các yếu tố bao gồm: slogan, logo, phần tìm kiếm và banner quảng cáo. Đây cũng chính là những yếu tố để đánh giá độ uy tín của một website cũng như SEO website lên top nhanh hơn.
Header trong world
Khi nhắc đến khái niệm Header là gì, nhiều người thường chỉ chú trọng Header trong Photoshop hoặc Header trong HTML mà quên mất rằng Header trong word cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Cụ thể, khi sử dụng Header trong word, người dùng có thể đánh dấu được bản quyền cho một đoạn văn bản nào đó. Ngoài ra, còn giúp làm nổi bật được sản phẩm của bạn đối với người xem.
Sử dụng Header trong word giúp cho văn bản thêm phần ấn tượng hơn
Thực tế, các môn học hay đồ ăn, dự án, tiểu luận… đều cần đến Header nhằm giúp cho văn bản được khoa học hơn. Thông thường, với mỗi loại văn bản khác nhau sẽ có cách tạo Header khác nhau sao cho tạo được điểm nhấn với những phần quan trọng nhất.
Trở thành chuyên gia Thiết kế website bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet. Bạn sẽ biết cách dùng các công cụ hỗ trợ đánh giá đo lường và làm seo hiệu quả để xây dựng và phát triển kinh doanh online bền vững.
[course_id:277,theme:course]
[course_id:357,theme:course]
[course_id:1629,theme:course]
Header trong website quan trọng như thế nào
- Header là một thẻ quan trọng trong website nó là tiêu đề của trang web xuất hiện trên mỗi trang và hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
- Nó là đoạn text phải ánh đúng nội dung của bài viết trên trang của bạn
- Header thường xuất hiện trên logo, slogan, và thanh menu điều hướng. Đôi khi nó còn thêm công cụ tìm kiếm.
- Header tạo sự chuyên nghiệp cho trang web mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng
Tùy vào từng công cụ khác nhau thì khái niệm Header là gì và vai trò của nó cũng khác nhau. Điều quan trọng là nhà thiết kế phải nắm được tác dụng của Header cũng như cách thiết lập để có được sản phẩm hoàn hảo và ấn tượng nhất.
18/10/2019
6168 Lượt xem
Cách pha màu da người đầy đủ tone khi vẽ
Pha màu da người để được màu sắc như ý muốn không phải là đơn giản. Màu sắc không chỉ tác động đến tâm lý của người xem, mà còn là ngôn ngữ riêng để tác giả truyền tải thông điệp của mình. Bởi có rất nhiều màu sắc ngoài tự nhiên mà không phải nằm trong bộ màu cơ bản, để có những màu này, buộc người pha chế màu phải nắm được một số cách pha màu cơ bản. Bài viết sau, Unica sẽ chia sẻ Cách pha màu da người đầy đủ tone khi vẽ. Tìm hiểu ngay.
Vài nét về màu sắc
Màu bột là một loại chất liệu được điều chế từ khoáng thạch, quặng kim loại hoặc từ các hợp chất hóa học. Màu bột thường có 2 loại được sử dụng phổ biến đó là bột khô, khi vẽ phải pha keo và nước và bột hỗn hợp với dung dịch keo đóng trong tuýp hoặc lọ, khi vẽ chỉ cần pha với nước.
Màu bột thường có 2 loại được sử dụng phổ biến
Cách pha màu da người từ màu bột đã có từ lâu đời. Một số bích họa ở Ai Cập cổ đại, lưu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc... đều sử dụng nguyên liệu màu bột. Ở Châu Âu, sơn dầu cũng được phát triển từ màu bột. Màu bột có thể phủ từ màu này lên màu khác, hơn nữa nó còn độ bám tốt, lại có thể rửa màu khi cần thiết. Chính vì lý do này, màu được được sử dụng khá rộng rãi như: tranh giá vẽ, tranh tường, thiết kế trang trí, quảng cáo đều dùng màu bột. Kỹ thuật vẽ khá đa dạng, nhưng có thể chia làm 2 cách sau đây:
Cách vẽ ướt dùng tương đối nhiều nước, vẽ liên tục khi màu còn đang ướt, để tạo cho bức tranh cảm giác mềm mại.
Cách vẽ khô ít dùng nước, có thể phủ từ màu này lên màu khác để diễn tả hình khối và chiều sâu không gian.
>>> Xem ngay: Bảng màu CMYK là gì? Chuyển đổi từ RGB sang CMYK
Trở thành chuyên gia Sketchup bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3D của SketchUp, nắm được tư duy thiết kế mô hình 3D nội thất, xây dựng, hoàn thiện bản vẽ 3D từ phác thảo ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh,...
[course_id:2647,theme:course]
[course_id:891,theme:course]
[course_id:1177,theme:course]
Hướng dẫn cách pha màu da người tone cơ bản
Màu da người được đánh giá là có xu hướng gần giống với màu nâu đất song nó khó pha hơn. Nếu như bạn chỉ pha màu nude với những màu đơn thuần như trắng + đỏ + cam + nâu thì vẫn chưa đủ khả năng lột tả hết độ thật của da. Tuy nhiên, về cơ bản cách pha màu nude tone cơ bản đều sẽ dựa vào các màu sắc như: Đỏ, vàng, trắng kết hợp với màu nâu, tím,…
Pha màu da người theo tone nâu sáng
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực hội hoạ bạn sẽ thấy tone nâu sáng được sử dụng khá nhiều. Để pha ra được màu này, bạn áp dụng công thức sau: Vàng + nâu + đỏ + trắng.
Lưu ý: Màu trắng sẽ pha nhiều hơn so với những màu còn lại một chút.
Pha màu da người theo tone nâu sáng
Pha màu da người theo tone nâu chủ đạo
Tone nâu là một trong những tone màu cơ bản nhất để tạo nên màu da người, tuy nhiên việc pha trộn nó với màu sắc khác để tạo nên được một màu sắc tự nhiên và phù hợp với từng cá nhân không hề đơn giản. Để pha được màu da người tone nâu thì bạn cần sử dụng màu nâu là chủ đạo, sau đó kết hợp với các màu là: Vàng + nâu + đỏ.
cách pha màu da người theo tone nâu chủ đạo
Pha màu da người theo tone vàng
Người Châu Á chủ yếu là da vàng, vì vậy nếu bức tranh của bạn đang thể hiện vẻ đẹp của con người Châu Á thì bạn cần biết cách pha màu da người theo tone vàng. Gợi ý cho bạn công thức pha màu da người tone vàng như sau: Vàng + trắng + đỏ + nâu. Để pha được chính xác tone màu da vàng, bạn cần sử dụng nhiều màu vàng và trắng hơn so với màu đỏ và nâu.
Bảng màu kết hợp giữa màu đỏ và các màu khác khi pha màu da người
Pha màu da người đẹp theo màu trắng hồng nude
Tone trắng hồng nude là một trong những tone màu da được yêu thích bởi sự nhẹ nhàng, thanh lịch và phù hợp với nhiều phong cách. Để pha được màu da này, bạn cần kết hợp một số màu sắc cơ bản với nhau theo tỉ lệ phù hợp. Công thức pha màu này như sau: Vàng + đỏ thẫm + trắng (tỷ lệ 3:1:6).
Cách pha màu da người tone nâng cao
Nắm được công thức pha màu da người cơ bản thôi là chưa đủ để bạn ứng dụng được trong mọi trường hợp. Để bức tranh trông chân thực, đẹp và có hồn hơn bạn cần nắm được kỹ năng pha màu da người nâng cao. Phương pháp pha màu da người này tương đối khó vì nó đòi hỏi bạn phải biết cách chọn màu và biết cách chọn tỷ lệ màu sao cho chuẩn. Sau đây là hướng dẫn.
Pha màu da người trắng trẻo
Để pha màu da người trắng trẻo, bạn cần phải biết cách phối màu đúng tỷ lệ với nhau. Cụ thể công thức pha màu da người trắng trẻo, tinh khôi như sau: Vàng + đỏ + trắng theo tỉ lệ 3:1:6.
Pha màu da người trắng hồng hào
Tương tự như cách pha màu da người trắng trẻo, đối với pha màu da người trắng hồng hào bạn áp dụng công thức: Vàng + đỏ + trắng theo tỉ lệ: 3:2:5 là được. Màu da trắng hồng hào thường mang lại cảm giác tươi trẻ, rạng rỡ và phù hợp với nhiều phong cách nên đang được ứng dụng rất nhiều trong hội hoạ.
Pha màu da người nude
Màu da nude là một trong những tone màu được yêu thích trong hội họa và trang điểm bởi sự tự nhiên, mềm mại. Công thức pha màu da người nude như sau: Vàng + đỏ + trắng + vàng đất. Tỷ lệ phù hợp nhất của các màu này là 3:2:4:1.
Pha màu da người hơi ngăm
Nếu bạn đang vẽ bức tranh phong cảnh về người nông dân và muốn pha màu da người hơi ngăm cho chân thực, thể hiện rõ chân dung con người nông dân chân chất thì bạn cần phải học cách pha màu da người ngăm đen. Để pha được màu da này bạn áp dụng công thức sau: Đỏ + vàng đất + trắng + vàng + tím + tím than theo tỷ lệ 1:1:4:3:1.
Pha màu da người ngăm
Màu da ngăm mang đến vẻ đẹp khỏe khoắn và ấm áp. Vì vậy nên được ưa chuộng sử dụng trong hội hoa. Cách pha màu da người ngăm như sau: Bạn lựa chọn các màu: Đỏ + vàng đất + trắng + vàng + [tím than – tím] kết hợp với nhau theo tỉ lệ: 1:1:4:3:1.
Pha màu da người ngăm đen
Để pha màu da người ngăm đen không hề đơn giản, bạn cần phải biết chọn màu và lựa chọn tỷ lệ phối màu sao cho phù hợp nhất. Cụ thể công thức phối màu da người ngăm đen như sau: Kết hợp màu đỏ + vàng đất + trắng + vàng + [tím Than – tím – nâu] lại với nhau theo tỉ lệ: 1:1:4:3:1.
Các nguyên tắc pha màu da người
Khi pha màu theo các công thức đã chia sẻ ở trên, bạn dễ dàng nhận được màu da tương ứng. Tuy nhiên để được màu pha chân thực và đúng chuẩn với mong muốn thì bạn cũng phải đặc biệt chú ý tới một số những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc phối màu không sắc: Nguyên tắc này thường chỉ dùng cho màu đen, trắng và xám.
Nguyên tắc phối màu tương tự: Dùng 3 màu liền nhau trong bánh xe màu kết hợp thêm thêm sắc độ sáng, tối.
Nguyên tắc phối màu chỏi: Nguyên tắc này thường được dùng trong các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ sung trên vòng tròn màu.
Nguyên tắc phối màu trung tính: Dùng một màu chính phối với màu sáng hơn hoặc màu sậm hơn.
Nguyên tắc phối màu bổ sung từng phần: Dùng một màu chính và màu bổ sung.
Nguyên tắc phối màu căn bản: Dùng 3 màu chính căn bản đó là: màu đỏ, màu vàng, màu xanh.
Nguyên tắc bổ sung cấp thứ hai: Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung trong cấp thứ hai.
Nguyên tắc màu bổ sung cấp thứ ba: Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ sung trong cấp thứ ba.
>>> Xem ngay: Màu tương phản là gì? Sử dụng màu tương phản trong thiết kế
Cách pha màu da người bạn cần chú ý đến các nguyên tắc
Lưu ý trong cách pha màu da
Để pha màu da người đạt hiệu quả đúng như mong muốn bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Cách pha màu da người chính xác đó là pha nhạt trước đậm sau. Tức là màu nào sáng hơn thì cho vào trước, còn màu tối hơn thì cho vào sau để làm thay đổi màu sáng.
Thuốc pha màu không phải loại nào cũng giống loại nào, mỗi loại sẽ có một sức hấp dẫn khác nhau và màu da sẽ được trộn với dung môi để tạo ra màu cuối cùng. Trong trường hợp bạn chỉ trộn màu khô thì sản phẩm cuối cùng có thể sẽ không được như mong muốn.
Để pha màu da chuẩn thường bạn chỉ nên dùng ít dầu để trộn màu, bởi nếu như dùng nhiều thì sẽ làm vón cục.
Kết luận
Trên đây là cách pha màu da người màu hiệu quả và chính xác mà Unica đã tổng hợp được. Việc áp dụng theo phương pháp này sẽ giúp bạn thể hiện lên được những bức tranh đẹp và có hồn nhất. Thời gian đầu khi mới bắt tay vào thực hiện sẽ khá khó khăn, vì vậy bạn cần phải thường xuyên luyện tập cách pha hoặc có thể tham khảo thêm các khoá học thiết kế từ các chuyên gia. Chúc bạn pha màu thành công!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Giải mã màu sắc và bố cục trong thiết kế"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
05/10/2019
23671 Lượt xem
Cách kết hợp màu sắc chuẩn từng milimet trước khi thiết kế
Trước khi thiết kế, các Designer cần thực hiện kết hợp màu sắc với nhau nhằm tạo nên màu sắc phù hợp cho sản phẩm của mình. Và để có được sản phẩm thiết kế chất lượng nhất, bạn hãy tham khảo thêm các cách kết hợp “chuẩn đẹp” mà UNICA giới thiệu dưới đây.
Tìm hiểu chung về màu sắc trong thiết kế
Trước khi tìm hiểu về các cách kết hợp màu sắc trong thiết kế, người dùng nên tìm hiểu chung về màu sắc như: bánh xe màu là gì, các thuật ngữ cần chú ý về màu sắc.
Bánh xe màu sắc
Bánh xe màu sắc hay còn được hiểu là the Color Wheel. Trong màu sắc, có 3 màu chính đó là đỏ, vàng và xanh nước biển. Còn trong bánh xe màu sắc thì có đến 12 màu khác nhau thường được sử dụng bởi các họa sĩ. Và nhìn vào bảng bánh xe màu sắc này, người dùng có thể thấu hiểu được mối quan hệ giữa các màu sắc với nhau.
Bánh xe màu sắc có chứa đến 12 màu khác nhau
Bên cạnh đó, thông qua bánh xe màu sắc, bạn có thể biết cách phối màu sao cho hợp lý nhất. Cụ thể, thông qua các màu sắc chính, bạn có thể kết hợp chúng lại với nhau để tạo nên những màu phụ mới như: tím, xanh lá cây, cam… Chính điều này sẽ tạo ra sự đa dạng trong màu sắc của các sản phẩm thiết kế.
Tham khảo thêm các kiến thức về thiết kế trong khóa học: Thành thạo Adobe Illustrator từ cơ bản đến nâng cao
Thuật ngữ về màu sắc
Để có thể kết hợp màu sắc trong thiết kế một cách chuẩn xác nhất, các Designer cần nắm vững được những thuật ngữ về màu sắc. Cụ thể, bao gồm các thuật ngữ chính sau đây:
- Hue: Thuật ngữ này đồng nghĩa với từ color, là tên của một màu nhất định, đồng nghĩa với việc ám chỉ 1 trong 12 màu của bánh xe màu sắc.
- Tone: Màu làm giảm sắc tố bởi màu ghi.
- Shade: Màu sắc được phủ hoặc làm tối đi.
- Saturation: Cường độ màu sắc.
- Tint: Màu làm tăng sắc tố với màu trắng.
- Value: Sắc sáng và tối của màu sắc.
Các cách kết hợp màu sắc với nhau
Thực tế, có nhiều cách phối hợp màu sắc với nhau dựa theo bánh xe màu sắc. Và người dùng có thể áp dụng trong quá trình thiết kế sản phẩm của mình sao cho phù hợp, cụ thể như sau:
Kết hợp màu theo kiểu bổ sung
Trong bảng màu, những màu được đặt ở vị trí đối diện nhau là màu bổ sung, tác dụng của việc kết hợp này là nhằm tạo điểm nhấn cho đối tượng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng cho những đối tượng có kích thước vừa phải, tránh áp dụng trên diện tích quá lớn sẽ gây khó chịu và chói mắt cho người xem.
Việc kết hợp màu theo kiểu bổ sung giúp tạo điểm nhấn cho đối tượng
Bên cạnh đó, việc kết hợp màu theo kiểu bổ sung không phù hợp cho chữ viết vì nó gây nên tình trạng lòe loẹt, rối và thiếu ấn tượng. Do đó, nhà thiết kế cần phải chú ý đến điều này.
Kết hợp màu kiểu bộ 3
Kết hợp màu kiểu bộ 3 cũng là kiểu kết hợp màu sắc trong thiết kế được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau: đầu tiên, bạn chọn 3 màu ở 3 đỉnh của 1 tam giác đều và đặt vào phổ màu. Một điều mà bạn chú ý là chỉ chọn màu có cấp độ bão hòa thấp để tránh gây chói mắt cho người xem. Trong đó, một màu bạn lấy làm chính còn những màu khác chỉ làm công cụ để tôn màu chính lên, tránh trường hợp để cả 3 màu đều là màu chính.
Kết hợp kiểu tương tự
Trong bánh xe màu sắc, các màu sắc tương tự thường được đặt cạnh nhau. Và bạn hoàn toàn có thể kết hợp những màu này với nhau, bởi đây được đánh giá là sự kết hợp mang lại cảm giác dễ chịu cho người xem.
Tuy nhiên, để có được kết quả hoàn hảo nhất thì bạn phải lựa chọn bảng màu có sự tương phản nhất định, nếu không sản phẩm sẽ gây nên cảm giác chói mắt. Và để đạt được điều này thì bạn nên chọn một màu làm chủ đạo, một màu phụ và một màu thứ 3 tương ứng như một chất phụ gia để tạo nên sự hài hòa.
Kết hợp màu theo hình vuông
Với cách kết hợp màu sắc theo hình vuông, người dùng sẽ đặt tất cả 4 màu cách đều nhau xung quanh một vòng tròn màu sắc. Tương tự như các cách kết hợp khác, bạn nên chọn một màu chủ đạo và tiếp đến là các màu phụ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến cân bằng nóng - lạnh trong màu sắc để đạt được hiệu quả một cách tối đa.
Kết hợp màu sắc theo hình vuông cần chú ý đến sự cân bằng nóng lạnh
Kết hợp màu theo hình chữ nhật
Tương tự như các kết hợp màu theo hình vuông, việc kết hợp màu theo hình chữ nhật cũng cần chọn ra 4 màu được sắp xếp thành 2 cặp tương phản với nhau. Và để tạo được sự cân bằng về màu sắc giữa màu nóng và màu lạnh, thì bạn cũng cần chọn một màu chủ đạo và 3 màu còn lại đóng vai trò là màu bổ sung.
Qua bài viết mà UNICA chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được các cách kết hợp màu sắc chuẩn xác và phù hợp nhất trong thiết kế. Bạn nên chú ý áp dụng những cách thức này nhằm giúp cho sản phẩm thiết kế được hoàn hảo hơn. Chúc bạn thành công!
>> Bật mí ý nghĩa màu sắc trong thiết kế các Designer nên biết
>> Những kiến thức lý thuyết màu sắc cơ bản trong thiết kế
>> Phối màu chuẩn đẹp trong thiết kế theo bảng màu tương phản
02/10/2019
752 Lượt xem
Màu tương phản là gì? Dùng màu tương phản trong thiết kế
Trong thiết kế, bảng màu tương phản đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Và chất lượng cũng như độ hoàn hảo của sản phẩm sẽ được dựa trên sự phối màu của nhà thiết kế. Vậy, bảng màu tương phản là gì? Cách phối màu thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bảng màu tương phản là gì?
Trong tiếng Anh, màu tương phản được gọi với cái tên là A contrasting colour: P.couleur contostee. Nó biểu thị cho 2 màu được đặt cạnh nhau tuy nhiên lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác biệt và tạo sự đối lập. Mặc dù vậy thì 2 màu này vẫn có sự hỗ trợ với nhau, nhằm tôn nhau và làm nổi bật lên. Cụ thể, tính hiệu quả của màu tương phản được xác định dựa trên những yếu tố sau đây:
>>> Xem ngay: Hướng dẫn cách pha màu da người chuẩn tone nhất
Bảng màu tương phản
- Tương phản sắc: Đây là sự tương phản của màu đó với chính bản thân nó.
- Tương phản giữa những màu nóng và màu lạnh, tương phản giữa màu nguyên chất và màu bổ túc, tương phản giữa độ nhạt nhất và độ đậm nhất của màu sắc.
Màu tương phản là 2 màu được đặt cạnh nhau nhưng mang ý nghĩa hoàn toàn đối lập
- Tương phản của 2 chất màu hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: một chất màu xù xì được đặt đối lập với một chất màu rất mịn.
- Tương phản về lượng: Sự tương phản này xuất hiện trong bảng màu tương phản khi một mảng màu to được đặt bên cạnh một mảng màu rất nhỏ. Nhiều họa sĩ thường tận dụng đặc điểm này của bảng màu tương phản để tạo sự thu hút, ấn tượng của người xem với tác phẩm của mình. Ví dụ, màu đen được đặt cạnh màu đỏ, màu đỏ được đặt cạnh màu vàng, màu đen hoặc trắng được đặt cạnh màu xanh cô - ban. Thông thường, các tranh áp phích, quảng cáo vẽ quốc kỳ thường xuất hiện loại màu tương phản này.
Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất.
[course_id:543,theme:course]
[course_id:53,theme:course]
[course_id:1630,theme:course]
Cách phối màu trong bảng màu tương phản
Để có được những màu sắc đẹp và chất lượng nhất dựa theo bảng màu tương phản thì người dùng cần nắm được những thủ thuật phối màu chuẩn nhất. Cụ thể, bạn có thể áp dụng một số cách như sau:
Các màu cơ bản
Màu cơ bản hay còn gọi là màu cấp 1 trong hệ thống màu tương phản. Theo lý thuyết, có 3 màu cơ bản đó là vàng (yellow), xanh (blue) và đỏ (red). Cụ thể, người dùng có thể sử dụng 3 màu này để pha trộn với nhau với các tỉ lệ khác nhau để tạo thành những màu mới, tùy theo mục đích sử dụng.
Các màu cấp 2
Đối với màu cấp 2, số lượng màu cũng như sự pha trộn tăng lên và không còn khá đơn giản như màu cấp 1 và đây là kết quả của sự pha trộn giữa 2 màu cơ bản với nhau. Cụ thể, có 3 màu cấp 2 như sau: màu tím (purple) được trộn từ màu xanh và màu đỏ, màu xanh lá cây (green) được trộn từ màu xanh và màu vàng, và màu cam (orange) được trộn từ màu vàng và màu đỏ.
>>> Xem ngay: Tìm hiểu cách trộn màu CMYK và màu RGB chi tiết nhất
Màu cấp 2 là màu được pha trộn dựa trên 3 màu cơ bản ở cấp 1
Các màu cấp 3
Màu cấp 3 cũng được tạo nên từ sự pha trộn giữa các màu trong bảng màu tương phản, bao gồm 6 màu. Cụ thể là: blue - green, yellow - green, red - violet, blue - violet, yellow - orange và red - orange. 6 màu này được pha trộn từ các màu cơ bản ở cấp 2.
Thủ thuật phối màu tương phản trong thiết kế
Bên cạnh 3 cách phối màu với 3 cấp độ khác nhau nếu trên, bạn cũng cần nắm được những thủ thuật phối màu tương phản trong thiết kế, nhằm giúp cho sản phẩm có được màu sắc ấn tượng và thu hút nhất. Theo đó, bạn có thể áp dụng một số thủ thuật sau đây:
Chọn màu đơn sắc
Chọn màu đơn sắc ở đây có nghĩa là bạn chỉ được chọn một màu duy nhất trong bánh xe màu sắc. Ưu điểm của việc chọn màu này sẽ giúp cho không gian thiết kế trở nên có tính gắn kết hơn, tránh được những cảm giác lộn xộn, rời rạc, từ đó giúp liên kết tốt hơn giữa thị giác của người dùng với sản phẩm.
Màu đơn sắc cũng có thể pha trộn được với những màu khác nhằm tạo nên độ đậm nhạt khác nhau. Và để có được điều này thì bạn nên pha màu đơn sắc cùng với màu trắng hoặc màu đen.
Chọn các màu liền kề nhau
Để tạo nên một không gian với nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫn giữ được độ gần gũi và gắn kết thì bạn nên chọn những màu sắc liền kề nhau trong bảng màu tương phản. Theo đó, bạn hãy sử dụng những màu đứng cạnh nhau trong bánh xe và chỉ nên chọn từ 4 nhóm màu trở xuống.
Khi chọn màu liền kề thì bạn chỉ nên chọn từ 4 màu trở xuống
Chọn theo các cặp màu tương phản
Cụ thể, người dùng hãy sử dụng các cặp màu được đặt đối xứng nhau trong bánh xe màu sắc. Điều này sẽ giúp tạo điểm nhấn cho sản phẩm thiết kế của bạn đối với người xem.
Chọn thêm cặp màu tương phản bổ sung
Cặp màu bổ sung thường được diễn tả theo hình chữ T trên bánh xe màu sắc với 3 màu hợp nhất với nhau. Cụ thể, nó sẽ bao gồm 1 màu chính và 2 màu tương phản với nó. Việc áp dụng thủ thuật phối màu này sẽ giúp tạo nên sự tương phản rõ ràng và giúp cho việc sử dụng màu sắc được đa dạng hơn, đồng nghĩa với việc sản phẩm của bạn có tính thu hút hơn.
Qua những “thông tin vàng” mà UNICA chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được bảng màu tương phản trong thiết kế là gì cũng như các cách phối màu “đỉnh cao” nhất. Tham khảo thêm khoá học thiết kế trên Unica để có thêm những mẹo, các thủ thuật trong thiết kế,... mời bạn đọc cùng theo dõi.
02/10/2019
15162 Lượt xem