Phong Cách Sống
Cách chăm sóc đào sau Tết 2022 của các nghệ nhân
Cách chăm sóc đào sau Tết là từ khóa được nhiều người tìm kiếm, bởi sau Tết, ai cũng muốn chăm bón cây đào phát triển tốt nhất cho mùa Tết năm sau. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc cây đào sau Tết đúng chuẩn nhất. Bạn hãy “bỏ túi” ngay nhé!
1. Cách chăm sóc đào sau Tết
Để cây đào sau Tết có thể phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt thì đòi hỏi người trồng phải nắm vững các kiến thức và kỹ thuật cơ bản. Cụ thể như sau:
1.1. Kỹ thuật trồng đào
Kỹ thuật đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải nắm đó chính là trồng đào. Thông thường, đào sau Tết thường nở hết lộc non và các nụ. Lúc này, trong bầu đất không còn nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy rất khó để có thể duy trì sự sống cho cây. Lúc này, bạn cần mang đào ra ngoài trồng.
Đầu tiên, bạn cần trồng đào trên một luống đất mới
1.2. Chuẩn bị đất trồng
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đất trồng. Đào là cây chịu ngập úng rất kém, vì vậy, bạn nên chọn vùng đất cao, có khả năng tháo nước tốt, đặc biệt đất phải tơi xốp. Khi trồng, bạn nên lên luống cao từ 25 - 30cm, rộng khoảng 70cm, bạn cũng cần chú ý tạo rãnh để thoát nước tốt nhất.
Một trong những lưu ý khi thực hiện cách chăm sóc đào sau Tết đối với kỹ thuật trồng đó chính là quy trình chăm bón. Cụ thể, bạn có thể sử dụng các chế phẩm để cây đào phát triển rễ tốt hơn như Orgamin. Cách thực hiện như sau, bạn hòa Orgamin với nước sạch theo hướng dẫn, sau đó tưới vào bầu đất cây đất từ 10 - 15 ngày trước khi trồng. Đây chính là điều kiện để cây sinh trưởng khỏe mạnh, siêu ra rễ.
Đối với đất trồng đào thì bạn cũng cần chú ý có sự pha trộn tỉ lệ đất với nhau. Bạn có thể đào đất trong chậu ra trồng nhưng nên pha với đất hữu cơ theo tỉ lệ, cứ 3 - 4 phần đất trong bầu thì trộn với 1 phần đất hữu cơ.
Để nhà cửa ngày tết thêm đẹp, bạn có thể cắm hoa trang trí bên cạnh treo câu đối đỏ và những vật dụng phong thủy. Nếu chưa biết cách cắm hoa, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Trong khóa này, giảng viên sẽ giới thiệu các kỹ năng cắm hoa cơ bản để bày phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... Mỗi bài giảng được thiết kế một cách ngắn gọn, trực quan và sinh động nên đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1048,theme:course]
[course_id:1047,theme:course]
[course_id:1112,theme:course]
1.3. Cắt sửa cành
Sau khi đã hoàn thành xong giai đoạn trồng đào, người trồng sẽ cắt cành lần thứ nhất. Lần cắt này thường sẽ sâu và đau hơn những lần sau để cành mới ra nhiều hơn và năm tới sẽ cho nhiều hoa hơn. Sau đó, đến hàng tháng sẽ cắt nhẹ vài lần. Cắt liên tục trong cho đến tháng 6 âm lịch. Trong quá trình cắt sửa, nghệ nhân trồng đào sẽ kết hợp tạo hình tán cây.
1.4. Kỹ thuật bón phân
Sau khi đã trồng đào xong, bạn cần thực hiện đúng chuẩn kỹ thuật bón phân, điều này sẽ giúp cho cây đào sinh trưởng khỏe mạnh cho đến mùa Tết năm sau. Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân, các bạn nên bón lót khoảng 3 - 5kg phân hữu cơ/cây, tuy nhiên tỉ lệ bón này còn tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của chậu đào.
Bạn cần bón phân đầy đủ để cây đào có thể sinh trưởng một cách tốt nhất
Cách chăm sóc đào sau Tết hữu hiệu nhất là nên bón phân cho cây từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm. Theo đó, mỗi cây sẽ bón khoảng 0.5 - 1kg NPK trộn với 2ml siêu phân bón NEB (tùy theo cây). Bạn nên bón cách gốc khoảng 30 - 50cm dựa theo hình chiếu của tán cây. Một điều quan trọng là trong thời kỳ bón phân, bạn nên tưới nước đủ ẩm cho cây. Đây là điều kiện để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân bón và sinh trưởng tốt nhất.
>> Hướng dẫn cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết
1.5. Hãm cây
Hãm cây nhằm mục đích hạn chế sự sinh trường của cây đào để cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.
Cách hãm cây vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng dao sắc khứa quanh một vòng xung quanh phần thân cây cho đứt vỏ và thấu vào tận gỗ ở vùng gần cổ cây. Sau khi hãm cây xong, một tuần sau lá vàng sẽ chuyển sang màu xanh nhạt có hơi rủ xuống là được.
Thời gian hãm thường rơi vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch. Những cây khỏe, lá xanh tốt sẽ được hãm trước, sau đó hãm những cây yếu sau. Chú ý không hãm những cây già.
1.6. Tuốt lá
Thường thì vào mùa đông, đào sẽ rụng lá. Sau khi lá rụng, nụ hoa sẽ phát triển và lớn nhanh. Vì thế để giúp hoa đào nở đẹp vào dịp Tết thì cần sử dụng kỹ thuật tuốt lá. Thời gian tuốt lá tùy thuộc vào từng giống đào, cây tơ hoặc cây già. Thông thường, đào bích sẽ tuốt lá trong khoảng từ mùng 5 đến 20/11 âm lịch, đào bạch từ mùng 1 đến mùng 15/10 âm lịch.
1.7. Thúc và hãm thời gian ra hoa
- Thúc hoa: Kỹ thuật thúc hoa giúp hoa nở nhanh hơn. Bạn có thể thúc hoa bằng cách bổ sung phân đạm Ure hoặc Sunfat Nitrat hoặc tưới nước nóng 35-40 độ C.
- Hãm hoa: Kỹ thuật hãm hoa giúp làm chậm quá trình nở hoa. Bạn ó thể áp dụng các biện pháp hãm hoa như che nắng, tạo bóng tối cho hoa ở cả ngày lẫn đêm.
1.8. Phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình trồng đào, rất khó để tránh khỏi các bệnh thường gặp như: rụng lá, vàng lá, nhện đỏ, vì vậy, bạn cần luân phiên phòng trừ sâu bệnh tốt nhất cho cây. Nếu cây đào mắc các bệnh nói trên, bạn hãy dùng thuốc Regent 800WG hoặc Sokupi để diệt trừ mầm bệnh.
Trong cách chăm sóc đào sau Tết đối với khâu phòng trừ sâu bệnh, nếu bạn thấy cây đào có dấu hiệu của bệnh đám lá, lở cổ rễ thì hãy dùng Anvil 10EC hoặc Penac P. để diệt mầm bệnh. Còn trong trường hợp cây đào bị rệp sáp thì hãy dùng Supracide để phun cho cây.
1.9. Tạo tán, tạo thế cho cây đào
Việc tạo dáng cho cây đào sẽ giúp bạn có một dáng đào đẹp để chơi Tết vào năm sau. Công đoạn này nên thực hiện liên tục từ 5 - 7 ngày/lần. Bạn chú ý kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau như uốn, buộc cành non với nhau để tạo khung, cắt tỉa để loại bỏ những cành không như ý muốn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp các cành khắc vẩy lên trên thân đào nhằm tạo dáng vẻ cổ cho cây đào của mình.
>> Thời gian cắt tỉa cành đào hợp lý nhất
Tạo dáng sẽ giúp cho cây đào có được dáng đẹp nhất
2. Để Tết không là ác mộng
Cả nước đang tấp nập chuẩn bị bước vào những ngày Tết nguyên đán 2022. Vào ngày Tết thì bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ, từ dọn dẹp cho đến sắm sửa, cúng viếng. Thực tế, nhiều người ngày càng lo ngại Tết bởi nó như một gánh nặng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt lo âu trong ngày Tết năm nay bằng cách tham gia khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
Đến với khóa học này, bạn sẽ được giảng viên chia sẻ những bí quyết trong công đoạn chuẩn bị ngày Tết, giúp mọi việc trở nên nhẹ nhàng và không còn là gánh nặng. Đặc biệt, bạn có thể đón một cái Tết ấm áp, hạnh phúc, an yên bên gia đình và người thân.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách chăm sóc đào sau Tết cũng như bí quyết đón một cái Tết trọn vẹn nhất. Hy vọng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Chúc bạn và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
>> Cách chăm sóc đào sau Tết của các nghệ nhân
20/01/2020
3500 Lượt xem
Cách làm giò dăm bông giòn ngon ngay tại nhà
Dăm bông là một món ăn rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt vào những ngày Tết Nguyên Đán. Cách làm giò dăm bông cũng rất đơn giản, chỉ cần bạn dành chút thời gian và học nấu ăn ngay với bí kíp làm giò dăm bông mà UNICA chia sẻ dưới đây là có thể chế biến cho gia đình thưởng thức.
Hướng dẫn cách làm giò dăm bông bằng thịt thăn
Chuẩn bị nguyên liệu
Đây là nguyên liệu chuẩn bị cho khẩu phần 4 người ăn:
500 gr thịt thăn.
500gr da heo.
500 gr giò sống.
5 nhánh hành lá.
10 tép tỏi.
8 củ hành tím.
5 gr rễ ngò rí.
2 ống Ấp xanh.
2 muỗng cà phê nước mắm.
1 muỗng canh bột năng.
20 gr Tiêu đen.
Một ít bột ngọt/đường.
Ngoài ra bạn nên chuẩn bị thêm khuôn ép gió 500 gr hoặc 1 kg và xửng hấp.
Chuẩn bị một số nguyên liệu làm món giò giăm bông thịt heo
Cách chế biến giò dăm bông bằng khuôn
Bước 1: Sơ chế sạch các nguyên liệu tươi sống.
Da heo làm sạch phần lông heo còn dính lại trên da rồi đem rửa sạch với nước muối.
Thịt thăn rửa sạch, đem ngâm với nước muối loãng trong vòng 5 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước rồi cắt thành những khối vuông bằng nhau có độ dài khoảng 1 - 1.5 cm.
Hành tím và tỏi rửa sạch, lột vỏ. Hành lá và ngò cắt bỏ phần gốc và rửa sạch phần bụi bẩn và đất cát dính vào lá rau.
Đập dập hành, ngò, tỏi, hành tím rồi băm nhuyễn hỗn hợp.
Sơ chế các nguyên liệu làm giò dăm bông thịt heo
Bước 2: Luộc da heo
Bắc 1 nồi nước lên bếp. Để cho giảm mùi hôi của da heo bạn cho thêm 3 củ hành tím. Khi nước bắt đầu nóng và sôi lăn tăn, bạn cho da heo vào luộc khoảng 20 phút với lửa vừa. Sau khi da heo mềm thì vớt ra và để nghỉ một lúc cho ráo nước.
Một vài lưu ý khi luộc da heo:
Trước khi cho heo vào luộc, bạn làm sạch lông bằng cách nhúng da heo vào nước sôi khoảng 3 phút để da săn lại. Sau đó, lấy nhíp để nhổ hết phồng lông còn lại.
Lấy dao loại bỏ hết phần mỡ thừa dưới da để da giòn và ngon hơn.
Rửa da heo với nước muối và chanh để nó trắng và sạch hơn.
Để luộc da heo nhanh mềm, bạn cho da heo vào nước sôi và luộc khoảng 15 phút trong lửa lớn. Sau đó, vớt da heo ngâm trong tô nước lạnh để giữ độ giòn. Cũng không nên luộc quá lâu làm da heo bị nhũn, mất ngon.
Xiên đũa qua da để kiểm tra xem da đã mềm hay chưa, da mềm thì dễ dàng xiên qua được.
Luộc da heo để làm giò dăm bông thịt heo
Bước 3: Ướp thịt với gia vị
Cho phần thịt đã cắt nhỏ vào tô, cho thêm hành ngò đã băm nhuyễn, ướp các loại gia vị theo tỉ lệ như sau: 1 muỗng cà phê muối hồng, 2 ống áp xanh và 1 muỗng cà phê tiêu rang. Trộn đều hỗn hợp và để nghỉ trong 30 phút để ngấm gia vị.
Lưu ý:
Nếu không có muối hồng thì bạn ướp thay bằng 1/2 muỗng canh nước mắm.
Nên dùng tay bóp và trộn thịt để gia vị được ngấm vào thịt đều và ngon hơn.
Ướp gia vị cho thịt làm giò dăm bông thịt heo
Bước 4: Cắt da heo
Da heo sau khi luộc và để ngâm trong nước lạnh một lúc, bạn đem da heo cắt thành những miếng mỏng với độ dày từ 0,3 - 0,5 cm và có chiều dài khoảng 5cm cho vào thau. Bạn không nên cắt da heo quá mỏng sẽ làm giảm độ ngon của giăm bông.
Cắt nhỏ da heo thành những miếng vừa ăn
Bước 5: Trộn đều thịt heo và giò sống.
Cho toàn bộ phần thịt đã trộn gia vị và chung với da heo và giò sống. Nêm nếp lại với 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng canh bột năng, 2 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng canh tiêu đen đã rang. Nếu như bạn không ăn được bột ngọt có thể gia giảm tùy sở thích.
Dùng tay trộn đều và nhồi đều hỗn hợp cho thật quyện với nhau.
Trộn đều thịt heo và giò sống
Bước 6: Ép giăm bông
Làm sạch và lau khô khuôn ép 1kg và khuôn 500gr. Xiên cây ngang lỗ, cho nắp tròn có lỗ đặt ở dưới đáy. Cho lá chuối quấn quanh khuôn để tránh dính vào khuôn rồi mới cho phần thịt dăm bông.
Dùng tay nén chặt lại và cho lá chuối lên trên mặt phủ kín lại. Dùng miếng lót của khuôn còn lại ở bên trên rồi nén chặt dăm bông lại.
Bắt xưởng hấp lên bếp, đổ nước xâm xấp dưới xưởng hấp. Khi nước sôi thì cho khuôn chứa dăm bông vào nồi hấp với lửa nhỏ. Khi hấp được 30 phút thì siết chặn khung lại và tiếp tục hấp.
Khuôn 1kg thì hấp trong 1 tiếng.
Khuôn 500gr thì hấp trong 40 phút.
Khi hấp xong lấy ra để nguội và để trong tủ lạnh khoảng 5 - 6 tiếng.
Nếu bạn muốn học thêm bí quyết nấu các món ngon ngày Tết thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học "Món ăn ngày Tết - Trọn hết yêu thương" của giảng viên Chu Anh Tiệp trên UNICA.
Ép dăm bông bằng khuôn
Bước 7: Hoàn thành
Lấy dăm bông khỏi tủ lạnh, đem khuôn ra và gỡ cây sắt ở dưới. Dùng tay vặn bên trên nén hết mức để dăm bông được đẩy ra ngoài.
Lấy giò dăm bông ra khỏi khuôn
Bước 8: Thành phẩm
Miếng dăm bông đầy đặn có màu hồng bắt mắt. Cắt ra thấy những miếng da heo đan xen giữa thịt. Dăm bông dẻo, dai, thịt mềm, và giòn. Ăn kèm với muối tiêu sẽ khiến món ăn trở nên ngon miệng hơn.
Thành phẩm giò dăm bông được làm bằng khuôn
Xem thêm:
>>> Bí quyết làm chân giò muối ngon tuyệt cú mèo
Trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ẩm thực bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học ẩm thực - nấu ăn được hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia ẩm thực, đầu bếp quốc tế với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn học được các kỹ năng nấu ăn từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó, trở thành một đầu bếp tài ba, thỏa sức chế biến món ăn theo ý muốn.
[course_id:946,theme:course]
[course_id:1278,theme:course]
[course_id:303,theme:course]
Hướng dẫn cách làm giò dăm bông bằng thịt chân giò
Chuẩn bị nguyên liệu
2kg thịt giò heo đã được rút xương.
30gr hành tím, 30gr tỏi, 20gr gốc ngò.
30gr đường, 10gr bột ngọt, 20gr hạt nêm, 20gr nước mắm.
Phụ gia làm dăm bông bạn nên mua: 4g muối đỏ, 10g phụ gia jambon superbind P270.
Dấm ăn và muối hạt.
Cách chế biến giò dăm bông không dùng khuôn
Bước 1: Sơ chế thịt giò heo.
Cạo sạch lông còn thừa dính trên thịt chân giò heo đã rút xương. Rửa sạch thịt để loại bỏ bẩn ở bì, chú ý không để rách bì.
Hòa một chút muối hạt, dấm và khuấy cho tan. Sau đó, cho phần giò heo vào bóp đều để khử bớt mùi hôi.
Rửa đi rửa lại với nước sạch nhiều lần rồi để cho ráo nước.
Cách làm giò dăm bông thịt heo đơn giản
Bước 2: Ướp thịt giò heo với muối đỏ.
Hòa tan 4g muối đỏ vào với một chút nước rồi thêm phần thịt giò heo, bóp đều cho thấm. Bọc lại, cho vào ngăn tủ mát ướp lạnh trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
Ướp thịt heo với muối đỏ
Bước 3: Chuẩn bị nước ướp làm dăm bông
Bóc và làm sạch tỏi, hành tím và gốc ngò rửa sạch. Cho tất cả mọi thứ vào trong máy xoay, đổ khoảng 50gr nước vào xay cùng.
Chắt lấy nước cốt này để ướp thịt.
Nêm nếm gia vị vào phần nước cốt này: nước cốt hành, 20 gr đường, 10 gr bột ngọt, 20 gr bột nêm, 20 gr nước mắt và 10 gr phụ gia giăm bông. khuấy đầy cho tan hỗn hợp.
Làm nước cốt ướp giò dăm bông thịt heo
Bước 4: Ướp thịt giò heo với gia vị dăm bông.
Lấy thịt heo đã ướp khoảng 2 tiếng ra, cho toàn bộ phần nước ướp vừa làm vào và bóp thật đều.
Sau đó ướp phần thịt giò heo ít nhất khoảng 4 giờ đồng hồ trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bạn có thời gian thì nên để ướp qua đêm để ngấm đều gia vị.
Nên ướp thịt qua đêm để thịt được ngấm gia vị ngon hơn
Bước 5: Buộc giò heo
Dùng một miếng lưới để tạo hình dăm bông. Nếu không có lưới thì có thể lấy kim chỉ to để bước.
Lưu ý, phải để phần bì ra bên ngoài, phần thịt được cuộn chặt vào bên trong.
Buộc chặt túi lưới đựng thịt thành khối tròn đẹp.
Buộc giò heo bằng kim chỉ hoặc lưới để tạo hình cho giò dăm bông
Bước 6: Hấp giò heo dăm bông
Chuẩn bị một nồi hấp, đổ nước vào rồi đun sôi đến khi lăn tăn thì cho giò heo dăm bông vào hấp từ 1 tiếng đến 1 tiếng 15 phút.
Hấp chín giò heo dăm bông
Bước 7: Hoàn thành và thưởng thức.
Lấy miếng giò bông sau khi hấp xong, để ngoài cho nguội hoàn toàn thì lại bọc lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 1 ngày rồi mới dùng.
Để thưởng thức miếng giăm bông, bạn bỏ giò dăm bông ra thái miếng theo khuôn vừa miệng để ăn.
Miếng giò dăm bông có màu hồng bắt mắt, thơm mùi dăm bông và đậm đà, mềm mịn, ăn kè với những đồ muối chua sẽ ngon hơn.
Hoàn thành và thưởng thức giò giăm bông thịt heo
>>> Xem thêm:
2 cách nấu chân giò hầm thuốc bắc khiến ai cũng phải mê mẩn
Điểm danh 2 cách chế biến chân giò nấu giả cầy ngon hết ý
Cách bảo quản giò dăm bông hiệu quả
Món thịt dăm bông heo này bạn có thể để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 5 ngày. Bạn mua chất lượng thịt heo tốt và tủ lạnh tốt có thể để lâu hơn khoảng 7 ngày.
Để bảo quan thịt dăm bông lâu trong điều kiện tốt nhất, bạn nên bọc kín bằng màng bọc thực phẩm. Lúc nào thưởng thức nên dùng dao sạch cắt lượng vừa đủ rồi cất vào tủ lạnh ngay.
Không nên để dăm bông trong ngăn đá để bảo quan bởi vì khi rã đông sẽ làm hỏng kết cấu của giò dăm bông, làm ảnh hưởng đến mùi vị.
Kết luận
Trên đây là 2 cách làm giò dăm bông đơn giản ngay tại nhà. Mong rằng với bí quyết mà UNICA đã chia sẻ, các bạn có thể làm giò dăm bông ngay tại gian bếp của mình để cho gia đình thưởng thức vào dịp Tết năm nay.
17/01/2020
6505 Lượt xem
Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý
Sau một kỳ nghỉ lễ để đón Tết cổ truyền, mọi người dân Việt Nam bắt đầu cho một năm bận rộn làm ăn, học tập. Chính vì thế, khai xuân đầu năm sẽ giúp cho bản thân người đó gặp nhiều may mắn, tốt lành và tài lộc. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những việc làm cần thiết để khai xuân thuận lợi.
Ngày khai xuân đẹp nhất năm Canh Tý 2020
Theo chuyên gia phong thủy, việc khai xuân đầu năm rất quan trọng bởi vì “đầu xuôi, đuôi lọt” thì sẽ gặp may mắn trong cả năm đó. Khi khai xuân, bạn cần cố gắng tìm hiểu những ngày thật đẹp để khởi sự, với mong muốn vận thế của bản thân hợp với vận thế của đất trời để công việc được may mắn, thông hành, sự nghiệp tấn tới.
Bạn cần chọn ngày giờ hợp lý để khai xuân đầu năm
Khai xuân trong đầu xuân Canh Tý thì bạn nên chọn 3 ngày sau đây:
- Ngày 6/1/2020 âm lịch, tức ngày 30/1/2020 dương lịch, ngày Nhâm Thân, tháng Mậu Dần, được xem là ngày đại minh cát nhật.
- Ngày 8/1/2020 âm lịch, rơi vào ngày 1/2/2020 dương lịch, ngày Giáp Tuất, tháng Mậu Dần.
- Ngày 9/1/2020 âm lịch, tức ngày 2/2/2020, ngày Ất Hợi, tháng Mậu Dần.
Đây được xem là 3 ngày đạt cát, đạt lợi rất tốt để mọi người khai xuân cho một năm mới.
Chú ý khai xuân ngày đầu tiên đi làm
Ngày đầu tiên đi làm của năm mới được xem là việc khai xuân rất quan trọng, nên bạn hãy cố gắng để có hình ảnh đẹp nhất để cả năm được may mắn, tài lộc dồi dào, “thuận buồm xuôi gió”. Chính vì thế, hôm đầu tiên đi làm bạn cần chú ý không nên đi muộn, quần áo cần chỉnh tề.
Đầu tiên, bạn hãy chú ý xem dự báo thời tiết hôm đó là ngày như thế nào để có những lựa chọn thông minh trong việc lựa chọn quần áo cũng như trang bị những đồ dùng phù hợp. Vì là đầu năm mới, bạn nên chọn những bộ quần áo màu sắc tươi sáng. Bạn chú không được phép mặc cả bộ màu đen hoặc màu trắng trong ngày khai xuân đầu năm.
Khai bút vào đúng đêm giao thừa để đem lại nhiều may mắn trong học tập
Vì ngày mùng 6 hầu như tất cả mọi người lao động đã bắt đầu đi làm, nên việc tắc đường là điều không tránh khỏi. Chính vì thế, bạn cần lưu ý đi sớm trước giờ làm từ 5 đến 10 phút để phòng trường hợp đi muộn như vậy sẽ rất xui cho cả năm đó.
Những công việc nào được giao hoàn thành trước Tết thì bạn cũng nên cố gắng làm thật tốt, đừng để đầu năm đi làm đã bị giám đốc mắng, sẽ khiến bạn bị “dông” cả năm.
>> Những lưu ý khi xuất hành đầu năm
Khai xuân với sinh viên, học sinh
Đối với học sinh, sinh viên, khai xuân của họ chắc hẳn là việc cầm bút hay còn gọi là khai bút. Khai bút đầu năm là truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam mỗi độ xuân về, đặc biệt với các bạn học sinh, các sĩ tử, với mong muốn cầu chúc một năm học hành, thi cử thuận lợi.
Khai bút được xem là cấp độ nhỏ của khai xuân. Đặc biệt đối với các nhà thơ, thi sĩ, họ chọn khai bút bằng cách viết các bài thơ để thể hiện khai xuân của mình trong năm mới.
Tuy nhiên, khai bút cũng rất quan trọng. Có rất nhiều người chọn luôn đêm giao thừa để khai bút. Bởi vì, giao thừa được xem là dấu ấn trong năm mới, là sự giao thoa giữa năm cũ và năm mới, đất trời hòa làm một, con người nhìn những điều tốt đẹp ở phía trước. Vào đúng khoảnh khắc bước sang năm mới, chúng ta dùng bút viết những điều may mắn lên trang sách để mong muốn gặp nhiều may mắn, học hành tấn tới, ngày càng giỏi giang.
>> Cách khai bút đầu xuân để đón may mắn cả năm
Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học.
[course_id:1484,theme:course]
[course_id:683,theme:course]
[course_id:1110,theme:course]
Khai xuân với người chăn nuôi
Với người nông dân, khai cày là công việc vô cùng quan trọng. Đường cày đầu xuân, cây trồng đầu xuân, mua gia súc đầu xuân đều thể hiện sức lao động của con người đang chinh phục nông nghiệp, mong muốn một mùa màng bội thu, chăn nuôi thuận lợi, cây trồng phát triển.
Phong tục khai xuân này có từ rất lâu đời, để thuận lợi thì mọi người nên chọn ngày 6/1/2020 âm lịch làm ngày khai ruộng. Khi khai cày, khai đất mọi người chú ý chọn giờ hoàng đạo tốt nhất, thời tiết thuận lợi, không chọn lúc mưa to, hay gió to để khai cày.
Trồng cây được coi là một việc khai xuân rất quan trọng với người nông dân
Đi lễ đầu năm
Đi lễ đầu năm cũng là một khai xuân đẹp của người Việt Nam. Đình, chùa, đền là những nơi được mọi người lựa chọn nhiều nhất. Với ý nghĩa mong muốn mọi người trong gia đình được mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an và luôn vui vẻ. Với nhiều bạn trẻ, họ còn đi lễ chùa với mong muốn đi cầu tình duyên, để trong năm nay có thể gặp được người “trong mộng” hoặc tình cảm đôi lứa luôn bền chặt.
Đi làm, đi học, khai bút, khai cày, đi lễ chùa, trồng cây… đều được xem là những việc làm khai xuân có ý nghĩa rất lớn đối với mọi người Việt Nam. Nó tượng trưng cho sự thiêng liêng, may mắn, thuận lợi cho cả năm. Hy vọng rằng với những thông tin ở trên, bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp bạn học phong thủy và tìm hiểu sâu hơn về thế giới ngũ hành thần bí, tâm linh này nhé!
>> Những điều cần lưu ý khi đi chùa đầu năm xin lộc
17/01/2020
3355 Lượt xem
Những lưu ý khi xuất hành đầu năm
Người Việt Nam thường có quan niệm rằng, trong ngày Tết, khi gia chủ bước chân ra đường sẽ rất chú trọng đến giờ tốt và hướng tốt. Không những thế, việc xuất hành đầu năm còn giúp công việc thuận lợi, suôn sẻ. Các cụ có câu “đầu xuôi, đuôi lọt”, thế nên vào ngày đầu năm người ta thường đi xem hướng xuất hành để lựa chọn hướng tốt, tránh hướng xấu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý khi xuất hành đầu năm phù hợp nhất.
Chọn hướng xuất hành đầu năm ngày mùng 1 Tết
Nếu bạn muốn gia đình được nhiều đại cát, đạt lợi trong năm mới thì đêm 30 Tết khi đón giao thừa, gia chủ nên chọn hướng xuất hành Chính Đông, Chính Nam mà xông nhà hoặc đi hái lộc. Còn nếu bạn muốn gia đình mình có nhiều vận may thì chọn hướng Chính Đông.
Mùng 1 Tết nên chọn hướng Chính Đông để đem lại may mắn
Theo phong thủy, thì có 8 tất cả hướng là Bắc, Đông, Tây, Nam, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc. Mỗi hướng sẽ có sự sinh khắc và khắc chế lẫn nhau nên gia chủ cần chọn thật đúng hướng xuất hành đầu năm 2020. Nên chọn những hướng đúng với hướng xuất hành theo hướng tương sinh, sẽ mang lại cho bạn vận khí dồi dào, cả năm gặp vạn hỷ, may mắn.
Vào ngày mùng 1 Tết, là ngày mà ai cũng phải ra ngoài để đi chúc Tết họ hàng, chính vì thế bạn cần xem xét hướng xuất hành đầu năm thật chính xác để đầu năm thuận lợi, cả năm may mắn, cát lành với gia đình. Có hai hướng chính là Tài Thần và Hỷ Thần. Theo lịch vạn niên thì ngày mùng Tết Canh Tý là ngày Đinh Mão, ngũ hành Hỏa, sao Nữ. Chính vì thế nếu bạn muốn cầu may mắn, hỷ sử thì chọn hướng Chính Đông.
Còn giờ xuất hành thì bạn chọn giờ những giờ sau:
- Đại An từ 23 - 1h, đây là giờ mọi việc đều Tốt, cầu tài đi hướng Tây Nam, nhà cửa yên lành, mọi người đều bình an.
- Hoặc bạn chọn giờ Tốc hỷ từ 1 - 3h sáng, tin vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam để có nhiều may mắn, chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin vui về.
- Thậm chí, bạn nên chọn giờ Tiểu Các từ 7 - 9 h, đây là giờ rất tốt lành, khi xuất hành gặp may mắn, buôn bán thuận lợi, phụ nữ thì có tin vui, mọi việc đề hòa hợp, cầu bệnh, bệnh khỏi.
Xuất hành mùng 2 Tết
“Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ”, chính vì thế việc bạn chọn hướng xuất hành đầu năm ngày mùng 2 Tết cũng rất quan trọng trong cả năm Canh Tý 2020. Nếu như ngày mùng 1 của bạn xuất hành không được như ý thì mùng 2 Tết Canh Tý bạn nên chọn hướng để xuất hành khỏi nhà là hướng Đông Nam sẽ giúp đón Hỷ Thần, cả năm nhận may mắn, tin vui. Hoặc đi hướng chính Bắc để đón Tài Thần với mong muốn cả năm lo đủ, không lo kiệt quệ tài sản.
Bạn cần chọn hướng và ngày giờ xuất hành thật cẩn trọng
Không những thế, ngày mùng 2 Tết có giờ hoàng đạo Kim Quỹ nên bạn hãy chọn những giờ hoàng đạo sau để xuất hành: Dần (03h-05h); Thìn (07h-09h); Tỵ (9h-11h); Thân (15h-17h); Dậu (17h-19h); Hợi (21h-23h). Tuy nhiên có 3 giờ hoàng đạo đẹp nhất trong ngày này đó là:
- Từ 9 - 11h: Mọi việc đều thuận lợi, cầu tài đi hướng Tây Nam nên người xuất hành sẽ được bình yên.
- 11 - 13h: Bạn có thể chọn giờ này để xuất hành, đi về hướng Nam để gặp gỡ nhiều quan thần tài để được ban phát may mắn, tin mừng.
- Từ 17 - 19h: Rất tốt lành, xuất hành gặp nhiều may mắn, buôn bán thuận lợi, cầu may mắn đều được hanh thông.
>> Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý
Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học.
[course_id:1484,theme:course]
[course_id:683,theme:course]
[course_id:1110,theme:course]
Xuất hành mùng 3 Tết
Mùng 3 Tết rơi vào ngày 27/1/2020 dương lịch, thuộc hành Mộc, ngày Kim Dương, nếu xuất hành thì rất tốt, có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt, thứ kiện có nhiều lý phải nên thắng.
Mùng 3 Tết nếu có chọn là ngày xuất hành thì bạn nên đi hướng xuất hành là hướng Đông Bắc để đón Hỷ Thần, mang lại nhiều sự may mắn, hạnh phúc, vui vẻ, mạnh khỏe trong năm mới. Còn nếu bạn mong muốn tài chính dư giả, tiền vào nhiều, ít hao tổn những chuyện không đúng thì nên đi theo hướng Chính Nam.
Ngày mùng 3 Tết, giờ hoàng đạo các bạn có thể tham khảo như: Sửu (01h-03h); Thìn (07h-09h); Ngọ (11h-13h); Mùi (13h-15h); Tuất (19h-21h); Hợi (21h-23h).
- Bạn nên chọn khung giờ hoàng đạo từ 7 - 9h: Đây là giờ rất đẹp và tốt, xuất hành gặp nhiều may mắn, buôn may bán tốt, cầu bệnh bệnh khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.
- Từ 11h -13h: Mọi việc đều tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam để được yên ổn làm ăn trong năm 2020.
- Từ 13 -15h: Đây là giờ xuất hành mà bạn sẽ gặp nhiều quý nhân phù hộ, chăn nuôi, buôn bán đều thuận lợi, có nhiều tin mừng.
Mùng 3 Tết bạn có thể xuất hành trong khoảng thời gian trưa để gặp quý nhân
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” chính vì thế trước khi đi làm ăn hay đi đâu, bạn hãy chọn hướng và giờ xuất hành đầu năm một cẩn trọng. Chọn những hướng tốt lành, giờ tốt, ngày tốt để cả năm được may mắn, suôn sẻ, có quý nhân hỗ trợ. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin để chọn hướng xuất hành phù hợp với bản thân.
>> Những lưu ý khi đi chùa đầu năm xin lộc
>> Cách xem tử vi năm 2020 của 12 con giáp cực chuẩn
17/01/2020
2216 Lượt xem
Cẩm nang chăm sóc mai vàng sau Tết không phải ai cũng biết
Bên cạnh hoa đào thì hoa mai cũng là một biểu tượng đặc trưng của ngày Tết. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn cách chăm sóc mai vàng sau Tết để bạn có thể chơi mai được lâu hơn, bạn hãy “bỏ túi” cho mình ngay nhé!
Cách chăm sóc mai vàng sau Tết
Đối với cây mai vàng, về kỹ thuật chăm sóc sau Tết sẽ được chia thành 2 loại là mai trồng đất ngoài vườn và mai trồng trong chậu để chưng trong nhà. Cụ thể như sau:
Mai trồng trong vườn
Đối với mai trồng trong vườn hoặc mai trồng trong chậu và để ngoài sân thì cách chăm sóc sau Tết không quá khó khăn, bởi mai đã thích nghi với môi trường sống tự nhiên rất tốt. Tuy nhiên, để mai có thể sinh trưởng tốt và bội hoa cho năm sau thì cần ngắt bỏ toàn bộ nụ và hoa mai. Điều này sẽ giúp cho cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây được khỏe mạnh hơn.
Mai trồng trong vườn có cách chăm sóc dễ dàng hơn
Bên cạnh đó, những cây mai trồng ở ngoài vườn sẽ quen chịu nắng nên sau Tết, bạn chỉ cần tiến hành chăm sóc bình thường mà không cần mang vào bóng râm mát như cây trồng trong nhà.
Mai vàng trồng trong chậu
Đối với cây mai trồng trong chậu để chưng trong nhà thì sẽ có cách chăm sóc mai vàng sau Tết khác so với mai trồng trong vườn. Theo phong tục chơi mai ngày Tết, cây mai sẽ được chưng trong nhà từ 27, 28 tháng Chạp đến mùng 6 Tết. Do đó, cây mai không được tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời. Đặc điểm là cành vươn dài nhưng mảnh, lá màu xanh nhạt, đây là biểu hiện của cây đang yếu và cần được chăm sóc cẩn thận.
Bên cạnh đó, trong tuần chưng Tết, cây mai phải dồn toàn bộ nhựa cây để nuôi hoa. Vì vậy, sau Tết, để mai không bị héo úa, thậm chí là chết thì bạn nên đem cây ra ngoài trời. Tuy nhiên, không được để mai ngoài ánh nắng mà nên để trong bóng râm. Bạn cũng cần cắt bỏ hết hoa và nụ mai để cây sinh trưởng tốt hơn.
>> Cách làm cây mai giả ngày Tết nhìn như thật
Đối với mai trồng trong chậu và chưng trong nhà thì cách chăm sóc phức tạp hơn
Kỹ thuật chăm sóc mai sau Tết
Bên cạnh cách chăm sóc mai vàng sau Tết nêu trên, bạn cũng cần nắm các kỹ thuật chăm sóc cây mai sau Tết. Cụ thể như sau:
Vệ sinh cây
Đây là quá trình rất quan trọng, giúp cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh, chống lại các mầm bệnh. Phương pháp vệ sinh cho cây mai rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng vòi nước phun thật mạnh vào cây để loại bỏ hết nấm mốc, rong rêu.
Bạn cũng có thể thay nước bằng phân urê và phun vào cây, chú ý tập trung vào những phần nhiều nấm mốc. Sau khi phun xong, hãy dùng một bàn chải để chải sạch nấm mốc còn sót lại trên thân cây.
Để nhà cửa ngày tết thêm đẹp, bạn có thể cắm hoa trang trí bên cạnh treo câu đối đỏ và những vật dụng phong thủy. Nếu chưa biết cách cắm hoa, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Trong khóa này, giảng viên sẽ giới thiệu các kỹ năng cắm hoa cơ bản để bày phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp,... Mỗi bài giảng được thiết kế một cách ngắn gọn, trực quan và sinh động nên đảm bảo bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán và buồn ngủ. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1048,theme:course]
[course_id:1047,theme:course]
[course_id:1112,theme:course]
Tỉa cành cây
Trong cách chăm sóc mai vàng sau Tết, bạn chú ý không bỏ qua công đoạn cắt tỉa cành cây. Thời gian lý tưởng nhất để cắt tỉa cây mai sau Tết là trước ngày 15 và sau ngày 20 âm lịch. Việc cắt tỉa các cành sẽ tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của cây mai.
Sau khi cắt tỉa xong, hãy hòa tan 10 lít nước cùng với 1 thìa phân urê, sau đó phun lên cây và tưới đều quanh gốc cây. Nếu thấy cây bắt đầu chồi lá, đâm lộc thì bạn không cần phun thuốc kích thích. Còn nếu cây đang có dấu hiệu yếu đi, bạn cần kích thích sự phát triển của cây bằng thuốc kích thích tăng trưởng.
Cắt tỉa cành mai sẽ giúp cây mai có dáng đẹp hơn
Đối với tán mai, bạn nên thực hiện cắt tỉa từ ngày 10 - 20 âm lịch. Việc tỉa tán mai sẽ giúp tạo lại tán mai cho cây, đồng thời giúp tạo chồi non để phát triển cành mới và nụ hoa cho mùa sau. Đối với những cành mới, bạn cũng cần chú ý cắt tỉa định kỳ để loại bỏ nấm bệnh và giúp cây ra nhiều hoa hơn.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã nắm được cách chăm sóc mai vàng sau Tết sao cho đúng chuẩn nhất. Vào những ngày Tết, bên cạnh việc chơi mai thì còn rất nhiều việc khác mà bạn cần phải làm. Và để Tết không trở thành gánh nặng thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
>> Hướng dẫn cách chăm sóc đào ra hoa đúng Tết
>> Thời gian cắt tỉa cành đào hợp lý nhất
17/01/2020
2448 Lượt xem
Bánh phồng tôm ăn với gì? Bí quyết nấu các món ngon ngày Tết
Bánh phồng tôm ăn với gì? chúng ta có thể ăn kèm bánh phồng tôm với rất nhiều món ăn khác nhau. Từ món ăn vặt, món khai vị cho đến món súp. Còn gì tuyệt vời hơn khi ngày Tết quây quần bên gia đình thưởng thức món bánh phồng tôm với các món ăn khác. Vậy, nên ăn bánh phồng tôm với các món ăn nào để tăng độ hấp dẫn? hãy “theo chân” UNICA khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bánh phồng tôm ăn với gì?
Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu bánh phồng tôm ăn với gì mới chuẩn vị. Những món có thể ăn với phồng tôm đó là:
Ăn kèm bánh phồng tôm với gỏi
Một món ăn kèm với bánh phồng tôm mà chúng ta phải kể đến đầu tiên đó là món gỏi. Món gỏi thường được dùng để khai vị, kích thích vị giác. Một đặc điểm nói chung của tất cả các món gỏi đó là có vị cay, chua và ngọt. Chính vì vậy, khi ăn kèm với bánh phồng tôm sẽ làm cho món ăn được bổ sung thêm vị giòn tan, bùi ngậy.
Bánh phồng tôm ăn kèm với gỏi được rất nhiều người yêu thích
Khi ăn kèm bánh phồng tôm với gỏi, bạn cho gỏi vào trong miếng bánh, cắn từng miếng và thưởng thức hương vị. Chắc chắn, ngay từ miếng đầu tiên, bạn sẽ bị món ăn này chinh phục. Như vậy, bạn đã biết bánh phồng tôm ăn với gì rồi đúng không!
>>> Xem thêm: Top 2 món gỏi chay khiến ai thưởng thức cũng không thể nào quên
Bánh phồng tôm nấu canh
Bánh phồng tôm nấu canh là một món ăn đậm chất của miền Tây Nam Bộ. Sự kết hợp hoàn hảo của nước lèo với vị ngọt của tôm tươi, cùng với sự góp mặt của củ cải và cà rốt giúp cho món canh được ngọt thơm chuẩn vị của người dân nơi đây. Bánh phồng tôm khi được nấu kèm với món canh này sẽ giúp tăng thêm độ bùi và béo. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hết sự tinh túy của món ăn.
Súp bánh phồng tôm
Cách làm món súp bánh phồng tôm rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một túi phồng tôm ngon, thêm ít thịt nạc băm, tôm khô, cà rốt. Để món ăn được đậm vị hơn, bạn có thể hầm xương để làm nước dùng. Bạn xào thịt cho đến khi săn lại thì cho tôm và tỏi vào phi thơm.
Sau đó, cho nước dùng vào đun sôi rồi bỏ cà rốt, bánh phồng tôm vào ninh cho đến khi mềm. Cuối cùng, bạn nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn. Để món ăn có độ sệt hơn, bạn có thể cho thêm một ít bột năng vào khuấy đều. Vậy là chúng ta đã có một món súp bánh phồng tôm thơm ngon, bổ dưỡng và lạ miệng.
Món súp bánh phồng tôm thơm ngon, bổ dưỡng và lạ miệng
Canh bánh phồng tôm chay
Bánh phồng tôm ăn với gì? không chỉ phù hợp với người ăn mặn, bánh phồng tôm còn rất thích hợp để ăn chay. Đây chính là lý do thực đơn các món ăn ngon với bánh phồng tôm không thể món canh bánh phồng tôm nấu chay. Nguyên liệu làm món ăn này cũng rất đơn giản, chỉ cần bánh phồng tôm chay và một số loại rau củ là bạn đã có thể thưởng thức món ăn này rồi.
Nếu bạn cho rằng, canh bánh phồng tôm chay nhạt nhẽo thì bạn hoàn toàn sai lầm. Bởi, món ăn này không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà vẫn béo ngọt không thua kém gì các món ăn mặn đâu nhé!
>> Mách bạn cách làm bánh phồng tôm đơn giản tại nhà
Trở thành đầu bếp chuyên nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học nấu ăn Online với các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn cập nhật kiến thức ẩm thực một cách thường xuyên để từ đó có thể làm chủ căn bếp của mình.
[course_id:1484,theme:course]
[course_id:1110,theme:course]
[course_id:1348,theme:course]
Bí quyết nấu các món ngon ngày Tết
Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các chị em thường phải tất bật chuẩn bị rất nhiều thứ. Từ việc dọn dẹp, mua sắm cho đến việc bếp núc. Ẩm thực trong ngày Tết cổ truyền rất quan trọng, nó không chỉ là nét văn hóa đẹp của dân tộc ta, mà còn có ý nghĩa tinh thần sâu sắc trong đời sống văn hóa tinh thần của mỗi gia đình.
Tết đang đến rất gần rồi, nếu bạn vẫn chưa biết ăn nấu các món ngon đặc trưng ngày Tết thì bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Bộ bí quyết công thức 20 món ăn Trung Hoa nổi tiếng của giảng viên Y Lợi Ẩn Tiệp trên UNICA. Tham gia khóa học này, bạn sẽ được giảng viên chia sẻ những bí quyết “đỉnh cao” để nấu các món ăn truyền thống và hiện đại của người Hoa.
Ngoài việc biết bánh phồng tôm ăn với gì, bạn còn nắm được công thứ chuẩn, tỉ lệ vàng của gia vị đối với từng món ăn. Cách trang trí sao cho đẹp mắt nhất, tránh được những lỗi thường gặp khi nấu ăn.
Tham gia khóa học bạn sẽ nắm được bí quyết nấu các món ngon
Với bề dày kinh nghiệm của mình, giảng viên sẽ hướng dẫn bạn “từ chân tơ đến kẽ tóc” các món ngon như món nộm, salad, các món táu, món vịt cay, món bánh bao...
Còn rất nhiều bài học thú vị, bổ ích đang đợi bạn khám phá trong khóa học này, vậy bạn cần chần chờ gì nữa mà không nhanh tay đăng ký khóa học ngay hôm nay!
>>> Đăng ký học ngay <<<
Kết luận
Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã biết bánh phồng tôm ăn với gì mới ngon rồi đúng không. Món ăn với món phồng tôm cũng được chế biến rất đơn giản, do đó bạn hoàn toàn có thể chế biến ngay tại nhà để chiêu đãi gia đình trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay.
Nếu bạn vẫn còn lăn tăn chư tìm thêm cho mình được những món ăn ngày tết từ món mặt trên bàn ăn bữa cơm gia đình đến những món ăn vặt tiếp đãi khách trên bàn nước thì hãy ghé thăm chuyên mục học nấu ăn cho người mới bắt đầu của Unica để tìm hiểu thêm các khoá học nhiều chủ đề hấp dẫn như: học làm bartender, học pha chế, học làm trà sữa trân châu, học nấu ăn chay, học nấu món Hoa,... để có một bữa ăn tươm tất, hấp dẫn, đa dạng món ăn cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!
Chúc bạn đón Tết vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình!
>> Chọn thực phẩm sạch cho ngày Tết an toàn và khỏe mạnh
17/01/2020
6499 Lượt xem
Mách bạn cách làm bánh phồng tôm đơn giản tại nhà
Cách làm bánh phồng tôm tại nhà vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn dành ít thời gian là có thể chế biến bánh phồng tôm thơm ngon, đảm bảo vệ sinh ngay tại nhà. Ngay bây giờ, hãy xắn tay áo vào bếp cùng UNICA tự học làm bánh tại nhà chiêu đãi thực khách vào dịp Tết Nguyên Đán năm nay nhé!
Cách làm bánh phồng tôm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
500g bột năng khô
500g tôm sú tươi
2 quả trứng vịt
1 muỗng đường phèn
2 tép tỏi khô
5 cây hành lá
Gia vị gồm muối, hạt tiêu xay, bột ngọt...
Bạn cần chuẩn bị đủ nguyên liệu để làm bánh phồng tôm
Các bước tiến hành:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn hãy bóc vỏ tôm khô, hành lá nhặt gốc, rửa sạch rồi thái khúc và để ráo nước.
Tôm tươi sau khi mua về bạn bóc sạch vỏ, bỏ đầu, dùng muối chà cho tôm trắng hơn. Sau đó, lột lớp màng màu đỏ bên ngoài, rút phần chỉ đen ở sống lưng tôm. Bạn rửa thật sạch tôm với nước và để cho thật ráo nước.
Khi tôm đã ráo nước, bạn cho phần tôm vào cối, cho thêm tỏi khô và hành vào giã nhỏ. Trong quá trình giã, đừng quên cho thêm ½ thìa cà phê hạt tiêu, hạt nêm, muối iốt vào giã cho hỗn hợp thật nhuyễn nhé!
Lưu ý: Bạn chỉ nên cho gia vị với một lượng vừa đủ để bánh không bị mặn và khi ăn sẽ mùi thơm hấp dẫn hơn.
Với cách làm bánh phồng tôm này, bạn đập trứng vịt ra tô, chỉ lấy phần lòng trắng, không sử dụng phần lòng đỏ. Bạn có thể dùng lòng đỏ để tận dụng nấu món ăn khác.
Bước 2: Nhào bột năng
Cho phần bột năng vào một cái tô, sau đó bỏ phần lòng trắng, cùng 1 ít nước và nhào thật đều tay. Sau đó, cho hỗn hợp tôm nhã nhuyễn vào nhào cho đến khi hỗn hợp được hòa quyện và tạo thành một khối đồng nhất.
Tiếp theo, bạn hãy chuẩn bị một chiếc khay hoặc mâm sạch, phủ lên mặt khay một lớp bột năng mỏng. Việc này sẽ giúp cho hỗn hợp bột ra khay không bị dính.
Dùng tay se bột thành một hoặc nhiều khối hình trụ dài có đường kính từ 5 đến 6cm.
Thao tác se bột cần phải thực hiện thật chắc thì bánh sau khi thành phẩm mới không bị rỗ và thơm ngon. Nếu bạn se bột không chặt, nó sẽ giữ không khí bên trong, khi cắt ra sẽ khiến cho bánh có những lỗ nhỏ, không được bắt mắt.
Thao tác se bột cần phải thực hiện thật chắc thì bánh mới không bị rỗ và thơm ngon
Bước 3: Hấp và phơi nắng bột
Khi đã se bột thành những khối hình trụ, bạn hãy cho chúng vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, lấy ra để cho khối bột nguội. Nếu không có nồi hấp thì bạn cho vào luộc trong khoảng 40 đến 50 phút để bột chín đều. Trong quá trình luộc, bạn nên cho thêm một ít muối để bột được đậm vị hơn.
Tiếp đến, cho những khối bột này vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 5 tiếng cho bột săn lại.
Kết thúc 5 tiếng, bạn lấy bột ra ngoài, sử dụng một con dao thật sắc cắt bột thành những lát mỏng và đều.
Sau đó, xếp từng lát bột này ra khay hoặc mâm và mang đi phơi nắng cho đến khi bột khô lại thì cho và một túi bóng bịt kín để bảo quản. Khi ăn bạn chỉ cần lấy bánh ra chiên là được. Cách làm bánh phồng tôm khá đơn giản đúng không!
Bước 4: Chiên bánh phồng tôm
Chiên bánh phồng tôm rất đơn giản, nhưng nếu không chú ý bạn sẽ dễ làm cho bánh bị cháy.
Để chiên bánh phồng tôm được ngon, bạn cho dầu vào chảo. Để tiết kiệm dầu thì bạn nên dùng chảo sâu lòng. Bật bếp và đợi cho dầu nóng già rồi hạ lửa thật nhỏ. Tiếp theo, bạn cho bánh vào chiên, mỗi lần chiên bạn chỉ nên cho vào một hoặc vài cái, vì bánh sẽ nở rất nhanh. Khi bánh nở phồng ra xung quanh thì nhanh tay lật bánh, ấn nhẹ cho bánh chìm hoàn toàn trong dầu. Khi bánh đã nở hết thì vớt ra, nếu bánh chín mà không vớt ra sẽ chuyển sang màu vàng nâu và bị cháy.
Bạn nên đặt lên đĩa giấy thấm dầu ăn để hút bớt lượng dầu thừa. Nếu bạn không dùng hết thì bạn hãy dùng một túi nilon lớn, lót giấy báo xuống đáy túi rồi xếp bánh phồng tôm đã nguội vào, buộc kín lại, bảo quản nơi khô ráo. Với cách bảo quản này, bạn có thể bảo quản trong vài ngày.
>> Bánh phồng tôm ăn với gì? Bí quyết nấu các món ngon ngày Tết
Cách làm bánh phồng tôm khá đơn giản
Trở thành đầu bếp chuyên nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học nấu ăn Online với các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn cập nhật kiến thức ẩm thực một cách thường xuyên để từ đó có thể làm chủ căn bếp của mình.
[course_id:1484,theme:course]
[course_id:1110,theme:course]
[course_id:683,theme:course]
Yêu cầu thành phẩm
Với cách làm bánh phồng tôm này, bánh sau khi hoàn thành phải có màu trắng đẹp, đều màu.
Bánh nở đều, chín và không bị cháy hoặc bị sống.
Bánh cần phải ráo dầu, khi thưởng thức có độ giòn tan, thơm, gia vị được nêm vừa, không quá mặn cũng không quá nhạt.
Kết luận
Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các bạn cách làm bánh phồng tôm đơn giản thơm ngon ngay tại nhà. Bánh phồng tôm là món ăn được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, các bạn có thể vào bếp trổ tài cho gia đình thưởng thức trong dịp Tết năm nay.
>> Chọn thực phẩm sạch cho ngày Tết an toàn và khỏe mạnh
>> Tư vấn ăn uống 3 ngày Tết mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm”
17/01/2020
4174 Lượt xem
Tìm hiểu về phong tục đi chùa đầu năm xin lộc
Phong tục đi chùa đầu năm là một hoạt động gắn liền với đạo Phật và trở thành một nét đẹp văn hóa được người dân Việt Nam duy trì hàng ngàn đời nay. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ người dân vẫn chưa hiểu được hết ý nghĩa cũng như cách ăn mặc, đi đứng, nói chuyện khi đi chùa. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu những việc cần làm khi đi chùa vào dịp đầu xuân nhé!
Ý nghĩa đi chùa đầu năm của người Việt
Đi chùa vào mỗi dịp đầu năm là một nét đẹp truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nhiều người đến chùa với ý nghĩa là học Phật, theo Phật, hành thiện tích đức còn một số ít người đến chốn cửa thiền để cầu phước, xin phúc lành vào mỗi dịp đầu xuân.
Đi chùa vào đầu năm là một nét đẹp bao đời nay của người Việt
Người dân Việt Nam đi chùa theo truyền thống gia đình, từ đời ông bà, cha mẹ, con cháu. Ai ai đến chùa vào dịp đầu nằm đều mong muốn mọi người trong gia đình được bình an, hạnh phúc, làm ăn phát tài.
Không những thế, những dịp đầu xuân, khi tìm đến nơi cửa Phật, ta như tìm thấy sự thanh tịnh, hương thơm của những cây hương trầm, màu sắc của đèn hoa hay những mái chùa cổ kính, đơn sơ, rêu phong theo năm tháng.
>> Xem thêm: Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười
Chuẩn bị đồ sắm lễ
Khi đi chùa đầu năm, không phải bạn muốn mang theo đồ lễ nào cũng được bởi vì từng ngôi chùa sẽ có những quy định riêng khác nhau. Ví dụ, sẽ có chùa chỉ cần bạn đến thắp nhang, không cần mang đồ cúng, chỉ cần bạn lòng thành thắp hương, cúng vái. Ngoài ra, nếu bạn muốn bày tỏ lòng thành kính đến các Ngài thì bạn cần tuân thủ theo như sau:
- Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ là đồ chay ví dụ như hương, hoa tươi, trái cây, bánh kẹo, oản phẩm, xôi, chè.
- Không được chuẩn bị các món ăn mặn thể hiện sự sát giới như thịt trâu, dê, thịt lợn, thịt gà, giò, chả…
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sửa soạn lễ mặn chỉ được chấp nhận ở những khu vực thờ các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng lên, không được cúng vái, Tuyệt đối, không được dâng đồ mặn tại các khu vực Phật Tổ chính điện của chùa như vậy sẽ phạm vào quy tắc của đình, chùa.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa, nếu bạn muốn đặt chỉ được phép đặt tại các cửa thần linh, Thánh Mẫu, Đức Ông.
- Hoa tươi chỉ được phép là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc, không được phép dùng hoa dại.
>> Sắm lễ ông Hoàng Mười cần những gì? Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười
Tham gia khoá học online qua video trên Unica để biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề: luật hấp dẫn, phong thuỷ, kỹ năng sống,... Khoá học giúp bạn trở nên thông minh hơn, tự tin vào khả năng bản thân, tích cực và lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
[course_id:362,theme:course]
[course_id:919,theme:course]
[course_id:308,theme:course]
Tiến hành xin lộc
Trước khi xin lộc, bạn cần bày biện đồ lễ thật chính xác theo lời dặn của các thầy tu trong chùa hướng dẫn. Sau đó, bạn thắp hương và làm lễ xin đặt bàn thờ Đức Ông trước tiên. Sau khi xin xong, bạn đến cửa chính diện, thắp ba nén nhang, thỉnh ba hồi chuông rồi lễ với các chư Phật, Bồ Tát.
Bạn cần thiết cung kính, trang nghiêm khi đi xin lộc
Tiếp theo đó, bạn đi thắp hương tại tất cả các ban thờ khác nhau trong chùa và vái lạy mỗi ban 3 lạy. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì bạn có thể đặt lễ vật, dâng hương và kêu cầu ý nguyện.
Ngoài việc, đi chùa đầu năm xin Phật Tổ, Bồ Tát ban phước này cho gia đình thì rất nhiều người còn xin chữ đầu năm ngay tại chùa. Hình ảnh các ông đồ già bày mực tàu giấy đỏ, nắn nót viết từng chữ là một nét đẹp thể hiện sự coi trọng chữ nghĩa, tri thức cũng như mong muốn xin được con chữ mình mong muốn thực hiện được trong năm mới như chữ An, Thành, Phú, Điền, Đức, Cát…
Lưu ý khi đi chùa xin lộc
Trang phục
Chùa là nơi linh thiêng, là cõi thanh tịnh, nơi thờ các Phật chính vì thế trang phục trang nghiêm là điều bắt buộc. Vào cửa chùa, bạn nên mặc những bộ quần áo lịch sự, kín đáo, tránh mặc váy hở hang, lòe loẹt, ngắn trên đầu gối.
Bạn có thể mặc những bộ đồ nâu, đen của nhà Phật hay mặc những tà áo dài thể hiện nét đẹp của người con gái Việt Nam trong ngày đầu năm.
Một số lưu ý khác
- Khi vào chùa, đi qua các cổng Tam quan bạn nên vào cửa Giả quan và đi ra bằng cửa Khổng quan. Không nên đi vào và ra bằng cửa Trung quan vì cửa đó chỉ dành cho bậc cao tăng, thiên từ, bậc khoa bảng đi vào chùa. Không những thể, bạn không được phép giẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa.
- Khi bạn muốn công đức cho chùa, thì nên đặt tiền vào hòm công đức chính, không lên đi đặt tiền tại các ban trong chùa.
- Vào chùa, bạn không nên chụp ảnh, quay phim các bức tượng trong chùa.
- Không đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật vì đó là vị trí cao của trụ trì.
- Không được tự ý lấy và sử dụng những đồ ở chùa về làm của riêng để sử dụng.
- Không được hút thuốc lá, nhai kẹo cao su trong chùa.
Cần ăn mặc quần áo lịch sử, không được hở hang khi đi chùa
- Trước các tượng Phật cần thể hiện lòng kính trọng, cung kính, trang nghiêm, không nhìn ngang, ngó dọc, khệnh khạng.
Phong tục đi chùa đầu năm xin lộc đã trở thành một thói quen ăn sâu trong tiềm thức người Việt, nhất là những vùng quê. Hy vọng rằng với những chia sẻ về ý nghĩa đi chùa xin lộc, các lưu ý khi đi chùa, các bạn sẽ “bỏ túi” thêm cho mình những kiến thức bổ ích.
>> Xem thêm: Cách xem chân gà cúng chuẩn phong thủy cho gia đình
17/01/2020
4482 Lượt xem
Tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất trong tháng 2?
Các cụ ta thường có câu“Đầu xuôi đuôi lọt”, điều này thể hiện việc chọn ngày khai trương rất quan trọng bởi vì khai trương thuận lợi sẽ đem đến nhiều may mắn, hưng thịnh trong suốt cả quá trình làm ăn. Vậy, đối với những tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất trong tháng 2 là câu hỏi mà rất nhiều người tìm kiếm. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc nhé!
Vì sao phải xem tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất?
Trong việc kinh doanh cửa hàng, nhà hàng, doanh nghiệp… việc khai trương được xem là việc làm rất quan trọng, một phần tâm linh nào đó nó ảnh hưởng đến sự phát triển, việc kinh doanh, buôn bán trong tương lai. Chính vì thế, những người chủ thường phải lựa chọn ngày khai trương thật đẹp.
Tuổi Canh Tý lựa chọn ngày khai trương rất quan trọng
Với những người sinh năm Canh Tý muốn khai trương vào năm Canh Tý để mang nhiều điều may mắn, thuận lợi thì việc lựa chọn ngày tốt để khai trương sẽ giúp cho tuổi này gặp nhiều may mắn, thuận lợi. Nếu bạn chọn nhầm ngày thì sẽ dẫn đến việc xung khắc, kinh doanh gặp nhiều đen đủi, tai ương, thậm chí là phá sản.
Phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng được người Á Đông đặc biệt quan tâm trong làm ăn, kinh doanh, nhà ở và nhiều lĩnh vực khác. Nếu bạn đang muốn học về phong thủy để cải thiện cuộc sống cá nhân, hãy tham khảo ngay khóa học của Unica:
[course_id:919,theme:course]
[course_id:138,theme:course]
[course_id:411,theme:course]
Tuổi Canh Tý nên chọn ngày nào khai trương?
Trong tháng 2, năm 2020 người Canh Tý nên chọn những ngày sau đây để mở cửa hàng khai trương để làm ăn được phát tài, phát lộc:
- Ngày 1/2/2020 dương lịch, tức ngày 8/1/2020 Giap Tuất, ngày Trực Thành, giờ hoàng đạo mà bạn có thể khai trường vào các khung giờ 3 - 5h, 7 - 9h, 15 - 17h, 17 - 19h, 21 - 23h.
- Ngày 3/2/2020, tức ngày 10/1/2020 Bính Tý, ngày Trực Khai, giờ hoàng đạo có thể lựa chọn là 23 - 1 h, 1 - 3h, 5 - 7h, 11 - 13h, 15 - 17h, 17 - 19h.
- Ngày 5/2/2020, rơi vào ngày 12/1/2020 Mậu Dần, ngày Trức Kiến, giờ hoàng đạo đẹp như 23 - 1h, 1 - 3h, 7 - 9h, 9 -11h, 13 -15h, 19 - 21h.
- Ngày 13/2/2020, rơi vào ngày 20/1/2020 Bính Tuất, ngày Trực Hành, giờ hoàng đạo là 3 - 5h, 7 - 9h, 9 - 11h, 15 - 17h, 17 -19h, 21 - 23h.
- Ngày 17/2/2020, tức ngày 24/1/2020 Canh Dần, ngày Trực Kiến, giờ hoàng đạo là 23-1h, 1-3h, 7-9h, 9-11h, 13-15h, 19-21h.
- Ngày 19/2/2020, tức ngày 26/1/2020 Nhâm Thìn, ngày Trực Mãn, giờ hoàng đạo 3-5h, 7-9h, 9-11h, 15-17h, 17-19h, 21-23h.
- Ngày 26/2/2020, tức ngày 4/2/2020 âm lịch, Kỷ Hợi, ngày Trực Hành, giờ hoàng đạo là 1-3h, 7-9h, 11-13h, 13-15h, 19-21h, 21-23h.
- Ngày 28/2/2020, âm lịch ngày 6/2/2020, Tân Sửu, ngày Trực Khai, giờ hoàng đạo là 3-5h, 5-7h, 9-11h, 15-17h, 19-21h, 21-23h.
>>Xem thêm: Tử vi tuổi canh tý nam mạng năm 2020 chuẩn nhất
Lưu ý khi khai trương của tuổi Canh Tý
Trong kinh doanh, việc khai trương sẽ giúp cho công việc buôn bán được diễn ra thuận lợi, tốt đẹp. Chính vì thế, mỗi một tuổi có một cách thực hiện và thủ tục khác. Để việc khai trương diễn ra suôn sẻ thì bạn cần lưu ý một số thủ tục cơ bản sau đây dành cho người tuổi Canh Tý:
Đồ cúng
Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ bao gồm các lễ vật sau: trái cây, hoa cúc hoặc hoa hồng, nhang rồng phụng, đền cầy, gạo, muối, trứng gà, rượu, nước lọc, thuốc lá, giấy cúng, bánh kẹo, chè, xôi, tam sên, gà, thịt lợn, bánh bao… Nhìn chung, đồ cúng là do tùy tâm bạn lựa chọn, dựa vào điều kiện kinh tế và tài chính mà bạn có thể sửa soạn lễ vật thích hợp. Tuy nhiên, tối thiểu đồ cúng cần có hoa quả, xôi, thịt gà, nước lọc và rượu.
Bạn cần chuẩn bị đồ cúng một cách chu đáo
Tiến hành làm lễ khai trương
Sau khi bạn đã tham khảo được tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất thì bạn có sẽ tiến hành làm lễ, đọc văn khấn báo cáo thần linh, gia tiên và công việc sắp tới mà bạn cửa hàng bạn kinh doanh.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:..............................................
Hôm nay là ngày…. tháng…năm…, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một địa điểm ở tại xứ này (địa chỉ)…..( nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh....... cúi mong soi xét.
Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bạn cần đọc đúng văn khấn khi làm lễ
Tuy nhiên, ngày nay nhiều người không tự mình khai trương cửa hàng mà họ thường có xu hướng mời các thầy ở chùa về làm lễ để cho mọi việc được tiến hành suôn sẻ, đúng giờ.
Trên đây là những chia sẻ đói với câu hỏi tuổi Canh Tý khai trương ngày nào tốt nhất trong tháng 2. Hy vọng rằng, bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Canh Tý có phải chuột vàng không?
17/01/2020
2221 Lượt xem
4 Cách khai bút đầu xuân để đón may mắn cả năm 2022
Khai bút đầu xuân là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt từ bao đời nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách khai bút đầu năm mới như thế nào để may mắn cả năm. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn những cách khai bút để hút tài lộc trong năm Canh Tý, bạn hãy tham khảo ngay nhé!
1. Ý nghĩa của tục khai bút đầu xuân
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ được phong tục khai bút đầu năm mới có ý nghĩa gì. Theo phong tục lâu đời của Việt Nam, khai bút nhân dịp năm mới như là một lời nhắc nhở đối với con cháu trong việc giữ vững tinh thần hiếu học, cố gắng vươn lên vượt khó khăn.
Khai bút đầu năm là để thể hiện tinh thần hiếu học của người Việt
Bên cạnh đó, khai bút đầu năm còn đồng nghĩa với hy vọng cả năm sẽ đạt được những điều mà mình mong muốn, từ học hành cho tới sự nghiệp, mọi điều đều thành công mỹ mãn. Trước đây, việc khai bút thường chỉ được thực hiện bởi các thầy đồ. Tuy nhiên, ngày nay phong tục này còn được thể hiện ở cả những bạn trẻ, do đó phong tục khai bút cũng mang tính mở rộng hơn rất nhiều.
2. Cách khai bút đầu xuân để luôn may mắn
Để có thể đón năm mới an lành, may mắn thì bạn phải nắm được các cách khai bút đúng chuẩn nhất. Cụ thể như sau:
Viết câu đối về Tết hoặc năm mới
Khi khai bút đầu xuân, sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn nếu như viết những câu đối chúc mừng năm mới, chào mừng mùa xuân và đón Tết. Ví dụ như những câu sau đây:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Tết trong nhà Tết ra ngoài phố
Lộc trên trời, lộc xuống nhân gian
Xuân sang cội phúc sinh nhàng lộc
Tết về cây đức trổ thêm hoa
Mai vàng nở rộ mừng năm mới
Đào hồng khoe sắc đón xuân sang
Xuân an khang đức tài như ý
Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên
Bạn có thể khai bút với những câu đối Tết ý nghĩa
Viết lời chúc cho mọi người
Bên cạnh những câu đối Tết, chào xuân năm mới thì bạn cũng có thể khai bút bằng những lời chúc tốt lành đến với mọi người. Bạn có thể gửi lời chúc của mình trên những tấm thiệp xuân cho bạn bè, người thân hoặc họ hàng. Chắc chắn, khi nhận được những lời chúc trên thiệp vào ngày đầu năm mới, ai cũng sẽ rất vui vẻ và phấn khởi.
>> Gửi những câu chúc Tết 2020 hay nhất đến tất cả mọi người
Chép một bài thơ hoặc đoạn văn
Nếu bạn là người yêu thích văn chương thì khai bút đầu xuân bằng một bài thơ hoặc đoạn văn thực sự là một gợi ý hoàn hảo. Bạn không cần nhất thiết phải chép bài thơ hoặc đoạn văn liên quan đến Tết, mà có thể chép lại bài thơ hoặc đoạn văn mà bạn tâm đắc hoặc cực kỳ yêu thích, ấn tượng.
Món ăn ngày Tết thường rất đa dạng và phong phú. Để mâm cơm ngày Tết thêm phần ấm cúng, bạn hãy tham gia ngay khóa học Làm món ăn ngày Tết của Unica. Mỗi bài giảng được thiết kế ngắn gọn, xúc tích nên bạn hoàn toàn có thể nấu được những món ăn ngon ngay sau khi học.
[course_id:1484,theme:course]
[course_id:683,theme:course]
[course_id:1110,theme:course]
Viết tâm nguyện của mình
Khai bút đầu năm mới với chính tâm nguyện của mình được xem là cách rước tài lộc và đón may mắn trong dịp đầu xuân năm mới. Theo đó, bạn hãy viết ra tâm nguyện, mong ước của bản thân mình trong năm mới, những dự định và kế hoạch cần đạt được… Từ đó, cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình.
Khi khai bút đầu năm mới, bạn cũng có thể viết lên những tâm nguyện của mình
3. Một số câu đối hay để khai bút đầu năm
Câu đối 1:
Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật
(Năm năm xuân như ý
Tuổi tuổi ngày bình an)
Câu đối 2:
Nhập môn tân thị kinh luân khách
Mãn tọa dai đồng cẩm tú nhân
(Vào cửa toàn khách kinh luân
Ngồi chơi toàn người cẩm tú)
Câu đối 3:
Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
(Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi
Thần tiên vui thú cảnh đời đời)
Ảnh minh họa
4. Bài thơ khai bút đầu xuân hay nhất
Bài thơ 1: Mơ Xuân (Thơ: Hồ Viết Bình)
Dẫu bây giờ không còn là trẻ dại
Vẫn thích lì xì để nhớ mãi tuổi thơ
Mùa xuân về thêu dệt những ước mơ
Xa xôi lắm cứ đợi chờ hy vọng
Hình như đó là niềm vui cuộc sống
Giúp tuổi già bỗng chốc hoá trẻ trung.
Bài thơ 2: Khai bút đầu xuân (Thơ: tự Hàn)
Đêm giao thừa nghe chân sen rất nhẹ
Di gót hài lay động những mầm xuân
Vườn tình em nắng son môi mở cửa
Lòng thênh thang nở vội những đóa hồng
Bài thơ 3: Khai bút mong thơ (Thơ: Nguyễn Đình Hưng)
Khai bút đầu Xuân với nước non
Mong thơ năm mới sẽ thêm tròn
Câu, từ cô đọng, giàu hình tượng
Niêm, luật chỉn chu, nhạc kết giòn
Mở rộng Văn Chương tăng bạn hữu
Học chân, thiện, nhẫn giữ lòng son
Con đường rèn trí nhờ thi phú
Sống khỏe, tuổi cao ước mỏi mòn
Theo phong thủy, để khai bút đầu xuân được thành công nhất thì bạn nên khai bút từ sau giao thừa đến ngày mùng 5 âm lịch. Hy vọng với những thông tin mà Unica chia sẻ, bạn sẽ đón một năm mới 2020 thật an lành và nhiều may mắn. Và đừng để những lo toan, bộn bề “giết chết” ngày Tết của bạn bằng cách tham gia khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
>> Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý
>> Những lưu ý khi đi chùa đầu năm xin lộc
17/01/2020
6229 Lượt xem
Giải đáp: Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?
Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì chính là thắc mắc chung của nhiều bạn đọc. Theo truyền thống của người Việt, tảo mộ là một phong tục quan trọng thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Và để biết cần chuẩn bị những gì khi đi tảo mộ thì bạn hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây.
1. Khái quát chung về phong tục tảo mộ
Trước khi nắm được đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì thì bạn đọc cần hiểu rõ về phong tục tảo mộ của người Việt. Cụ thể, đây là một việc làm quan trọng vào dịp Tết thanh minh. Việc làm này nhằm mục đích thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn, sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
Theo đó, cứ đến dịp Tết thanh minh, các gia đình, con cháu sẽ tiến hành đi tảo mộ, công việc chính là sửa sang lại phần mộ, dọn dẹp xung quanh sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Vì vậy, bên cạnh lễ vật, khi đi tảo mộ cần mang theo cuốc xẻng để vạt cỏ dại, xắn đất, lấp hang rắn, hang chuột xung quanh phần mộ. Khi đã hoàn thành xong công việc thì gia chủ sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.
Tảo mộ là phong tục tốt đẹp được thực hiện vào Tết thanh minh
2. Tảo mộ vào những ngày nào
Mọi người thường thực hiện nghi thức tảo mộ vào khoảng 20 tháng chạp cho đến chiều 30 Tết. Theo quan niệm của người Việt, mỗi năm Tết đến Xuân về, mọi thứ đề phải sửa sang cho mới mẻ, kể cả với những người đã mất. Tảo mộ được xem là một nét đẹp của văn hóa cổ truyền, một tục lệ không thể thiếu vào ngày Tết.
Ở nhiều vùng miền và tập quán khác nhau, có những nơi còn có tục rước ông bào vào trưa 30 tháng Chạp và đưa ông bà vào mùng 3 hoặc mùng 4 Tết tháng Giêng. Họ quan điểm rằng, việc đưa rước ông bà quay trở về nhà ăn tết với mình và quay trở về cuộc sống thường nhật khi Tết kết thúc sẽ được tổ tiên phù hộ những ngày sau đó.
3. Đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì?
Tảo mộ là một trong những phong tục và nghi thức rất quan trọng của người Việt. Do đó, khi đi tảo mộ, gia chủ cần chuẩn bị lễ lạt và quy trình thực hiện đầy đủ, đúng chuẩn. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị lễ cúng
Đầu tiên, gia chủ đi tảo mộ cần chuẩn bị đầy đủ lễ cúng. Theo lời của Đại Đức Thích Quảng Định trong sách văn khấn nôm tại nhà, lễ cúng tảo mộ cần có: trầu cau, hương đèn, rượu, thịt, tiền vàng, chân giò hoặc gà luộc. Lễ cúng Tết thanh minh này thì bạn cần dâng hương trước ở nhà, và người thực hiện là con trưởng của gia đình hoặc cháu trưởng của dòng tộc.
Còn khi đi cúng Tết thanh minh (tảo mộ) tại phần mộ của gia tiên thì cần chuẩn bị lễ đầy đủ như khi bạn cúng ở nhà. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm một số lễ vật như: quần áo, tiền vàng mã, ngựa giấy để hóa…
4. Văn khấn tảo mộ
Bên cạnh chuẩn bị lễ cúng thì văn khấn tảo mộ cũng chính là câu trả lời quan trọng cho thắc mắc đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì. Cụ thể, bạn cần thực hiện bài văn khấn theo Đại Đức Thích Thanh Tâm như sau:
Gia chủ cần chuẩn bị văn khấn khi đi tảo mộ
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ đang cai quản trong khu vực này.
Hôm nay ngày (đọc theo ngày âm lịch). Tín chủ chúng con là… Ngụ tại…
Nhân tiết thanh minh, tín chủ chúng con sắm ít hương lễ, trầu cau, thắp nén nhang trước án kính mời chư vị thần linh, tổ tôn chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của:... (kể phần mộ của tổ tiên mình). Phần mộ được táng tại nơi này, nay mong muốn được sửa sang xây đắp. Vì vậy, con xin kính cáo với các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con mong muốn được các thần cùng tổ tiên chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Cầu xin phù hộ cho tín chủ chúng con luôn mạnh khỏe, hưởng thái bình, an lạc.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Tham gia khoá học online qua video trên Unica để biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề: luật hấp dẫn, phong thuỷ, kỹ năng sống,... Khoá học giúp bạn trở nên thông minh hơn, tự tin vào khả năng bản thân, tích cực và lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
[course_id:362,theme:course]
[course_id:919,theme:course]
[course_id:308,theme:course]
5. Quy trình tảo mộ
Sau khi nắm được câu trả lời đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì, bạn cũng cần biết được quy trình tảo mộ cụ thể như thế nào. Theo phong tục của người Việt, lễ tảo mộ sẽ được tiến hành như sau:
Gia chủ cần hiểu rõ quy trình tảo mộ diễn ra như thế nào
- Đầu tiên, gia chủ cần thăm viếng phần mộ của mình trước rồi mới đến các phần mộ kề cận. Thứ tự dâng hương thì người đầu tiên nhiều tuổi nhất rồi đến con cháu dâng hương sau. Còn nếu tảo mộ theo gia đình thì người dâng hương sẽ là trưởng nam.
- Tại nghĩa trang, gia chủ sẽ đặt lễ cúng vào phần mộ chung, sau đó thắp hương và khấn vái theo bài văn khấn Unica gợi ý ở trên. Khấn vái xong thì không thụ lễ ngay mà phải chờ cho hương tàn hết. Trong khoảng thời gian chờ hương tàn, gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp, sửa sang xung quanh phần mộ. Khi thắp hương thì bạn cần thắp số lẻ theo nén 1, 3. Riêng nến thì dùng số chẵn.
- Sau khi hương tàn được khoảng ⅔, gia chủ tiến hành hóa vàng và xin lộc để làm lễ tại gia thần và gia tiên ở nhà. Nếu viết bài cúng ra giấy thì nên hóa cùng vàng mã.
6. Một số lưu ý khi đi tảo mộ ngày Tết
- Không đi tảo mộ một mình ở những nơi ít người, hẻo lánh: Theo quan niệm dân gian, những nơi chôn cất phần mộ thường có nhiều tà khí. Vì vậy mọi người thường đi thành đoàn chứ không đi riêng lẻ một mình để tránh bị ám tà. Và khi về đến nhà, những người đi tảo mộ thường bước qua chậu lửa để có thể xua đuổi được tà ma và vận xấu.
- Không được quên cúng thần linh xung quanh mộ: Ngoài bái lạy tổ tiên, khi khi tảo mộ, bạn nhất định phải bái lạy các vị thần linh xung quanh. Bởi theo quan niệm xa xưa, thần linh là bậc tối cao, là người che chở và bảo vệ cho ông bà tổ tiên đã khuất của chúng ta.
- Tuyệt đối không được dẫm đạp lên phần mộ người khác: Mỗi phần mộ đều có ý nghĩa tâm linh nhất định. Trong quá trình dọn dẹp phần mộ cho tổ tiên, bạn không nên làm ảnh hưởng đến những phần mộ bên cạnh.
- Không chụp ảnh tập thể xung quanh mộ: Chụp ảnh ở không gian nghĩa trang hay đi tảo mộ được khuyên là một trong những việc cấm kị không nên làm. Bởi việc quay lưng hoặc dàn hàng ngang chụp ảnh trước phần mộ là một hành động thiếu sự tôn trọng với người đã mất.
- Phụ nữ mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt không nên đi tảo mộ: Phụ nữ mang thai hoặc có kinh nguyệt cơ thể sẽ yếu hơn bình thường. Nếu đến những nơi có nhiều âm khí sẽ rất dễ bị cảm lạnh hoặc trúng gió độc.
Qua bài viết trên đây, chắc chắn bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi đi tảo mộ cần chuẩn bị những gì. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn. Và để Tết 2020 được an lành, ấm áp và hạnh phúc hơn thì bạn nên tham khảo các bí quyết trong khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên Unica.
>> Những việc làm khi khai xuân cần lưu ý
>> Những lưu ý khi xuất hành đầu năm
>> Những lưu ý khi đi chùa đầu năm xin lộc
17/01/2020
2702 Lượt xem
Mách bạn cách trồng cây quất sau Tết hiệu quả ngay tại nhà
Mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều người thường lựa chọn những cây quất cảnh để trưng bày và mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng cây quất sau Tết để sử dụng cho mùa xuân năm sau. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây quất sau dịp tết đơn giản ngay tại nhà.
Cách trồng cây quất sau Tết
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
- Đất trồng là yếu tố quan trọng nhất giúp cho cây quất sau ngày Tết được phát triển. Bạn nên chọn đất trồng có độ tơi, xốp, thoáng khí, nhưng vẫn phải đủ ẩm và giàu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh độ pH đất từ 5 - 6 để cây có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.
- Nếu bạn có điều kiện trồng cây quất ngoài vườn thì bạn nên lựa chọn những phần đất cao. Không nên chọn những vị trí ứ nước, điều này sẽ làm cho cây bị thối rễ. Còn nếu trồng cây trong chậu thì bạn nên ưu tiên những chậu có kích thước lớn hơn tán cây, có chỗ thoát nước. Mặt khác, khi cây phát triển mạnh, bạn cần phải thay chậu có kích thước lớn hơn.
Đất trồng là yếu tố quan trọng nhất giúp cho cây quất sau ngày Tết được phát triển
Bước 2: Tạo chất dinh dưỡng cho cây quất
Để cách trồng cây quất sau Tết được hiệu quả, sau khi trồng được khoảng 5 đến 7 ngày, bạn nên xới nhẹ vùng đất xung quanh gốc cây, cách gốc khoảng 20 đến 30cm. Việc này sẽ giúp cho đất tơi xốp hơn, đồng thời cây cũng có thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.
Ngoài việc cần lưu ý đánh tơi đất quanh gốc, sau khi trồng khoảng 15 ngày, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân. Bạn có thể hòa lẫn phân bón vào nước rồi tưới quanh gốc cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể bón phân trực tiếp vào đất. Nên chọn phân bón NPK (12:5:10), phân chuồng hoại mục hoặc phân hữu cơ vi lượng PTS9. Tùy thuộc vào kích thước của cây mà bạn sử dụng liều lượng sao cho phù hợp.
Tết đến xuân về, ngoài việc trang trí nhà cửa, cây cảnh chưng Tết, bạn còn phải chuẩn bị rất nhiều việc để đón Tết. Để hạn chế tối đa thời gian chuẩn bị, bạn hãy tham khảo ngay khóa học “Để Tết không là ác mộng” của giảng viên Đặng Thị Hạnh trên UNICA.
Bước 3: Tạo dáng cho cây
Thông thường, quất cảnh đã có sẵn dáng cây khá đẹp, nên khi trồng lại, bạn chỉ cần tỉa bớt lá cây cho gọn. Nhưng nếu bạn không thích hình dáng cũ của cây thì bạn có thể trồng cho cây phát triển đến khi cành lá xanh tốt rồi cắt tỉa tạo dáng mới. Tuy nhiên, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của dụng cụ chuyên dụng tỉa cây để không làm hỏng cảnh. Một vấn đề mà bạn cần “khắc cốt ghi tâm” đó là việc cắt tỉa phải được tiến hành vào những ngày nắng ráo.
Thời gian thích hợp để tỉa lá, cắt cành hoặc uốn cành định kỳ khoảng 10 đến 15 ngày. Việc tỉa cành không chỉ giúp định hình kiểu dáng cho cây mà còn giúp chúng hấp thu được nhiều ánh sáng, chất dinh dưỡng. Từ đó, kích thích lá mọc được nhiều, hoa cũng nở nhiều hơn và đậu quả vào dịp Tết năm sau.
Bước 4: Phòng trừ sâu, bệnh cho cây
Cách trồng cây quất sau Tết mà bạn không thể bỏ qua đó là phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây. Trong thời gian trồng cây quất,khó có thể tránh được một số bệnh theo mùa. Đặc biệt vào những ngày trời ẩm ướt, cây quất rất dễ bị nhiễm nấm gây hại. Ngoài ra, nó còn phải đối mặt với sự tấn công của sâu rệp vào thân, lá và rễ. Chính vì vậy, khi tưới cây hàng ngày, bạn cần kiểm tra xem cây có xuất hiện những dấu hiệu nhiễm bệnh nào không để kịp thời xử lý.
Cách trồng cây quất sau Tết mà bạn không thể bỏ qua đó là phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây
Còn nếu bạn sử dụng cây quất cho mục đích khác ngoài việc chơi Tết như dùng quả để ăn, nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ em, thì bạn không nên phun thuốc trừ sâu. Bởi việc này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vì phun thuốc, bạn có thể dùng dụng cụ làm vườn để bắt sâu bọ. Trong trường hợp cây bị nhiễm nấm thì bạn có thể dùng nước vôi hoặc nước muối pha loãng để rửa lá, bón gốc cho cây.
Bước 5: Đảo quất
Để trồng cây quất lại sau Tết, bạn cần phải đánh bầu, đảo quất. Nếu bạn trồng cây quất ở ngoài vườn thì vào tháng 6 dương lịch, bạn hãy mang cây quất trồng vào trong chậu để tiếp tục chăm sóc. Còn nếu bạn đang trồng cây trong chậu thì cần chuyển cây sang một cái chậu lớn hơn. Việc này sẽ giúp cây kích thích ra hoa.
Lưu ý, với cách trồng cây quất sau Tết này, trước khi đảo quất từ đất ngoài vào chậu mới, bạn nên tưới quanh gốc cây sao cho đất đủ độ ẩm. Sau đó, dùng một thanh gỗ đâm xung quanh gốc, cách gốc khoảng 20 đến 30cm để các phần đất liên kết với nhau, tránh được tình trạng nứt, vỡ bầu.
Tiếp theo, bạn dùng cuốc cuốc đất xa gốc cây từ 60 đến 100cm, đồng thời đào rãnh sâu khoảng 40cm, rộng 20cm. Sau đó, bỏ bớt phần đất đến phần đường kính bầu đã định. Trong khi bỏ bớt phần đất, bạn nên chặt bỏ những phần rễ có đường kính lớn hơn 1cm. Còn các loại rễ nhỏ, mềm mại thì bạn quấn quanh bầu và dùng nilon buộc chặt rễ qua gốc.
Để trồng cây quất lại sau Tết, bạn cần phải đánh bầu, đảo quất
Bước 6: Kích thích tạo quả
Bạn để bầu quất vào nơi râm mát trong khoảng 5 đến 7 ngày, ngắt bớt ½ lá rồi cho vào trồng trong chậu và chăm sóc như bình thường. Nếu cây ra hoa vào đợt đầu vào tháng 7, 8 thì bạn nên hái bớt quả, lá và hoa. Tiếp tục bón phân đạm, kali vào tháng 9, 10 để cây phát triển, nở hoa vào tháng 11 và quả chín vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.
Qua bài viết trên, UNICA đã gợi ý cho bạn cách trồng cây quất sau Tết ngay tại nhà, các bạn có thể áp dụng để trồng lại cây quất cảnh cho mùa xuân năm sau. Chúc các bạn trồng lại thành công!
>> Cách chăm sóc đào sau Tết của các nghệ nhân
>> Cẩm nang chăm sóc mai vàng sau Tết không phải ai cũng biết
>> “Bỏ túi” cách trang trí nhà ở hợp phong thủy Tết 2020
17/01/2020
1202 Lượt xem